Luận án Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- KIM SANG HO NGHIÊN CỨU SO SÁNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- KIM SANG HO NGHIÊN CỨU SO SÁNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa

pdf177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học: PGS.TS. Lê Thị Lan Hà Nội, năm 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Lê Quý Đôn ............................................ 5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Jeong Yak Yong .................................. 14 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 26 Chƣơng 2: BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, TƢ TƢỞNG THỜI LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG ............................................................................. 27 2.1. Bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời đại Lê Quý Đôn ........................... 27 2.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội ........................................................................ 27 2.1.2. Tiền đề tư tưởng ....................................................................................... 32 2.2. Bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời đại Jeong Yak Yong .................... 41 2.2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội ........................................................................ 41 2.2.2. Tiền đề tư tưởng ....................................................................................... 49 2.3. Những điểm tƣơng đồng và khác biệt về bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong ........................................................ 59 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 68 Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG ............................................................................................................. 69 3.1. Tƣ tƣởng chính trị của Lê Quý Đôn ............................................................... 69 3.1.1. Tư tưởng về nguồn gốc, bản chất của chính trị ........................................ 69 3.1.2. Tư tưởng về vương đạo, bá đạo và quan điểm trị đạo dung hoà .............. 76 3.1.3. Tư tưởng về vai trò của các thành phần trong cơ cấu quyền lực xã hội ... 84 3.2. Tƣ tƣởng chính trị của Jeong Yak Yong ....................................................... 95 3.2.1. Tư tưởng về nguồn gốc và bản chất của chính trị hay cách luận giải của Jeong Yak Yong về Thiên mệnh ........................................................................ 96 3.2.2. Tư tưởng về vương đạo .......................................................................... 104 3.2.3. Tư tưởng về Đế mệnh và hầu đới hay phương thức hình thành quyền lực chính trị ....................................................................................................... 112 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 124 Chƣơng 4: SỰ TƢƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG ..................................................................................................................... 125 4.1. Một số khía cạnh tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ tƣởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong ......................................................................... 126 4.1.1. Mối quan hệ giữa chính trị và tu dưỡng ................................................. 126 4.1.2. Quan niệm thiên mệnh và các vấn đề về quyền chính trị ....................... 129 4.1.3. Vương đạo và bá đạo, đức trị và pháp luật ............................................. 133 4.1.4. Vai trò của dân chúng trong cơ cấu quyền lực ....................................... 138 4.2. Đóng góp của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị Việt Nam và Hàn Quốc ......................................................................... 141 4.2.1. Một số đóng góp của tư tưởng chính trị Lê Quý Đôn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ................................................................................................ 144 4.2.2. Một số đóng góp của tư tưởng chính trị Jeong Yak Yong trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc ........................................................................................... 147 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................. 151 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Câu hỏi “chính trị là gì?” đã được đặt ra từ lâu với những lời giải đáp rất khác biệt. Ở phương Đông và phương Tây, khái niệm chính trị được quan niệm không giống nhau. Đặc biệt, khái niệm chính trị trong Nho giáo, như những gì có thể thấy qua mối quan hệ giữa các nội dung „tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ‟ của sách Đại học, cho thấy ý nghĩa chính trị đã có ngay từ việc cai quản gia đình. Như vậy, trong tư tưởng Nho học, chính trị không tách rời đạo đức con người và đạo lý gia đình, T tu thân và trị quốc không tách rời nhau. Trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và Hàn Quốc, Nho học đã từng thống trị đời sống chính trị và tinh thần của mỗi quốc gia. Với cả hai nước, Nho học là hệ tư tưởng du nhập từ Trung Quốc từ rất lâu đời và ngày nay đã trở thành một thành tố trong nền văn hóa truyền thống của mỗi nước. Mặc dù Nho giáo đã được truyền bá vào Việt Nam và Hàn Quốc từ rất lâu, trong những bối cảnh lịch sử khác nhau và với những nội dung khác nhau và ở mỗi nước, tư tưởng Nho giáo lại phát triển trong những bối cảnh xã hội khác nhau,nhưng nó đều đã từng đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ chính trị của mỗi nước. Vì thế, trong bối cảnh xã hội mỗi nước đang tiếp thu tích cực tư tưởng chính trị của phương Tây như ngày nay, việc so sánh tư tưởng Nho học của hai nước vừa có tác dụng đem lại sự hiểu biết mới mẻ hơn về nền tảng tư tưởng chính trị truyền thống của hai nước, vừa có tác dụng làm phong phú thêm tư tưởng chính trị của mỗi bên. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn tư tưởng chính trị của hai nhà Nho học tiêu biểu của hai nước là Lê Quý Đôn của Việt Nam và Jeong Yak Yong của Hàn Quốc làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Trong quá trình phát triển của Nho giáo mỗi nước, cũng giống như Nho giáo Việt Nam phát triển rực rỡ vào thời Hậu Lê - vương triều phong kiến kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam, Nho giáo Hàn Quốc phát triển nhất từ sau khi vương triều Joseon thành lập vào cuối thế kỷ 14. Ở thời kỳ này, hai nước đều tiếp thu Tính lý học, hệ học vấn mang tính hệ thống tư duy logic để bổ sung, phát triển cho Nho giáo của mình. Và cùng với sự phát triển Nho giáo, nền văn hóa cũng phát triển với chuẩn mực cao và hoạt động sáng tác trở nên sôi nổi. 1 Trong số những nhân vật xuất hiện trong thời kỳ này, Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong là hai nhà Nho lớn của Việt Nam và Hàn Quốc, đều có ý thức quyết liệt cải cách hiện thực, đã đưa ra nhiều tư tưởng chính trị riêng, đồng thời để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng về tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, khuynh hướng học vấn của hai nhân vật này lại khác nhau. Nếu như Lê Quý Đôn tích cực tiếp thu ảnh hưởng của Tống Nho thì Jeong Yak Yong lại vượt ra khỏi khuynh hướng học vấn của Tống Nho và trở thành nhà „tập đại thành‟ của Thực học. Nếu như cho rằng Lê Quý Đôn là nhà Nho chịu nhiều ảnh hưởng từ Tính lý học Tống Nho, chúng ta có thể so sánh ông với hai học giả tiêu biểu của Tính lý học thời Joseon là Toegye (退溪) Lee Hwang (李滉, Lý Hoảng, 1501~1570) và Yulgok (栗谷) Lee I (李珥, Lý Nhĩ, 1536~1584). Nhưng Toegye và Yulgok thì sống trong thời kỳ vương quyền của nhà Joseon tương đối ổn định, còn Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong thì lại sống trong thời kỳ tương đương nhau về mặt thời gian, và cả hai xã hội đều chứa đựng những bất ổn báo hiệu cho những hỗn loạn trong giai đoạn sau. Vì thế, với bước đầu thực hiện nghiên cứu so sánh Nho giáo giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thì việc so sánh hai học giả này là sự lựa chọn hợp lý hơn. Đặc biệt, vì chúng ta có thể so sánh tình hình chính trị, xã hội của hai xã hội đương thời thông qua nghiên cứu về tư tưởng chính trị, nên luận án này sẽ là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu khoa học sau này. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, trên cơ sở đó chỉ ra những tương đồng, khác biệt và những đóng góp của hai nhà tư tưởng nói trên trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam và Hàn Quốc. Nhiệm vụ: - Làm rõ bối cảnh hình thành tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, trên cơ sở đó đưa ra sự so sánh yếu tố thời đại và đời sống chính trị mỗi nước. - Phân tích một số nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong. 2 - Bước đầu so sánh đối chiếu một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, từ đó đưa ra một số nhận định về đóng góp của tư tưởng chính trị của hai ông trong lịch sử tư tưởng chính trị mỗi quốc gia. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án được xác định là tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong thể hiện trong một số tác phẩm quan trọng nhất của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này giới hạn trong các tư tưởng triết học chính trị cốt lõi của hai học giả về nội trị, cụ thể là các quan điểm về thiên mệnh, vương đạo, đức trị, vai trò của dân chúng trong hệ thống quyền lực v.v. để xem xét bản chất của các tư tưởng đó và sự tương đồng – khác biệt giữa chúng. Nghiên cứu này không nhằm tìm hiểu các tư tưởng kinh thế (như các phương án cải cách ruộng đất, các lý luận về chế độ đẳng cấp, tư tưởng về quốc gia - dân tộc trong tương quan đối ngoại, các chính sách được hai học giả đưa ra v.v.) với tư cách cụ thể hoá các quan điểm triết học chính trị vào việc trị nước của hai học giả. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý luận của luận án này là tư tưởng Nho học. Cụ thể là những thành phần ra đời trong quá trình phát triển của Nho học như Tính lý học Tống Nho, Nho học Việt Nam, Tính lý học và Nho học Hàn Quốc, Nho học của Lê Quý Đôn cũng như của Jeong Yak Yong. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện nghiên cứu trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích những nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam với các nước khác, giữa Hàn Quốc với các nước khác. - Để giải thích về những vấn đề được đề cập đến trong luận văn này, chúng tôi sẽ không chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học mà còn tham khảo thêm phương pháp nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn hóa. 3 5. Đóng góp mới của luận án Luận án có 3 đóng góp mới: - Trình bày những sự kiện nổi bật về tình hình chính trị, xã hội và tư tưởng ở Việt Nam thời Lê Quý Đôn và ở Hàn Quốc thời Jong Yak Yong có ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng chính trị của hai học giả trong sự so sánh bối cảnh của hai nước. - Nêu và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học chính trị của hai học giả - So sánh sự tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng chính trị của hai ông, bước đầu lý giải nguyên nhân khác biệt và ý nghĩa của các tư tưởng chính trị đó trong lịch sử tư tưởng của Việt Nam và Hàn Quốc. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên hiện nay so sánh tư tưởng Nho học của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua tư tưởng chính trị của hai nhà Nho tiêu biểu của hai quốc gia là Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong. Vì thế luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu so sánh lĩnh vực lịch sử tư tưởng và văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Ngoài ra, những kết luận rút ra từ nghiên cứu tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong cũng đem lại những gợi ý quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng, đối với đời sống chính trị hiện tại và với đời sống văn hoá và giao lưu của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. 7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận án gồm 4 chương và 9 tiết. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn (黎貴惇, 1726~1784) và Jeong Yak Yong (丁若鏞, Đinh Nhược Dung, 1762~1836) - hai nhà nho, nhà chính trị và nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam và Hàn Quốc, và để có thể so sánh được tư tưởng của hai học giả, trước hết ta phải xem xét đến bối cảnh lịch sử và đời sống tư tưởng, sau đó xem xét thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi học giả, và các khía cạnh của tư tưởng chính trị của họ. Đã có nhiều nghiên cứu về những vấn đề đó ở mỗi quốc gia về mỗi nhà tư tưởng đều đã được tiến hành ở các mức độ khác nhau, nhưng việc nghiên cứu Lê Quý Đôn ở Hàn Quốc cũng như nghiên cứu Jeong Yak Yong ở Việt Nam, hoặc nghiên cứu so sánh giữa hai học giả, mới chỉ có một số thành tựu bước đầu. Do đó, để thuận tiện, chúng tôi sẽ xem xét tình hình nghiên cứu ở mỗi nước riêng biệt và cả một số nghiên cứu gần đây so sánh giữa hai học giả, trong các mảng đề tài tương đương với các bước triển khai của luận án: nghiên cứu về bối cảnh lịch sử và tư tưởng, nghiên cứu về triết học của hai học giả, nghiên cứu về tư tưởng chính trị của hai học giả. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Lê Quý Đôn Theo ý kiến của phần đông các nhà nghiên cứu Việt Nam, Lê Quý Đôn là tác gia có số lượng tác phẩm nhiều nhất trong số các nhà tư tưởng trước thời Nguyễn. Số lượng các tác phẩm của ông còn lại đến nay - dù trải qua thời kỳ khó khăn khi bị nhà Nguyễn kỳ thị và thậm chí ra lệnh tiêu huỷ - vẫn còn khá nhiều. Dựa trên di sản này, cùng với nhiều tài liệu về thời kỳ sinh thời Lê Quý Đôn, về tư tưởng Việt Nam nói chung, v.v các công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn đã được tiến hành và cho đến nay đã có được những thành tựu đáng kể. Ở đây chúng tôi xem xét các công trình cho thấy điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng của Lê Quý Đôn – gồm các tác phẩm về thời đại Lê Quý Đôn, về Nho giáo Việt Nam nói chung và Nho giáo thời kỳ thế kỷ 18; các những công trình nghiên cứu về bản thân Lê Quý Đôn và tư tưởng của ông để làm nền tảng cho những tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn. Trước tiên chúng tôi xem xét mảng tài liệu về lịch sử - bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế của sinh thời Lê Quý Đôn và cả sau này, để qua đó xem xét các tiền đề 5 và điều kiện về kinh tế, xã hội, chính trị hình thành nên tư tưởng của Lê Quý Đôn. Với mảng tài liệu này, số lượng sách đã xuất bản và các công trình nghiên cứu là khá phong phú. Đầu tiên có thể kể đến là các bộ sách về lịch sử Việt Nam đã được biên soạn từ thời phong kiến hay trong thời hiện đại. Đó là các bộ sách như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục (của Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học dịch từ năm 1957 đến 1960, xuất bản lần đầu năm 1998); Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (xuất bản lần đầu năm 1920); Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh (xuất bản lần đầu năm 1957), Lịch sử Việt Nam (Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, xuất bản lần đầu năm 1971); Đại cương lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành lần đầu năm 1998), Lịch sử Việt Nam tập 2 do Phan Huy Lê chủ biên, Nxb. Giáo dục xuất bản năm 2012, v.v Từ những bộ sử này, có thể hình dung một cách khái quát bối cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội thời kỳ Lê Quý Đôn - thể chế vua Lê chúa Trịnh đã phát triển đến giai đoạn nào, đời sống của nhân dân ra sao, kinh tế như thế nào, văn hoá phát triển ở mức độ nào, khoa cử hỗn loạn và thay đổi như thế nào, v.v Bên cạnh các bộ sử - trình bày diễn biến lịch sử theo thời gian – có thể kể đến những tác phẩm nghiên cứu trình bày những phương diện cụ thể của đời sống xã hội đương thời. Trong số đó, tác phẩm nổi bật là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (soạn xong năm 1819, biên dịch và chú giải bởi Tổ biên dịch của Viện Sử học Việt Nam, in lần đầu năm 1960). Lịch triều hiến chương loại chí trình bày theo hình thức „chí‟ (ghi chép), là bộ bách khoa về đời sống xã hội và tinh thần của thời kỳ phong kiến mà đậm nét nhất là thời phong kiến mạt kỳ - sinh thời tác giả, cũng là thời đại của Lê Quý Đôn (Phan Huy Chú có thể coi là lớp hậu học trực tiếp ngay sau thời Lê Quý Đôn). Trong tác phẩm, Phan Huy Chú cũng có nhiều chỗ đề cập đến Lê Quý Đôn - giới thiệu Lê Quý Đôn như một nhà bác học của thế kỷ 18, các sách vở của ông được đề cập ở “Văn tịch chí”, các mục khác có trích dẫn sách, thơ và các ý kiến của ông. Nhận xét chung thì có thể thấy Lịch triều cho phép hình dung một cách toàn diện về đời sống đương thời, còn xem xét riêng trường hợp của Lê Quý Đôn thì có thể thấy ảnh hưởng của Lê Quý Đôn – ảnh hưởng của sự nghiệp sáng tác cũng như quan điểm, tư tưởng của ông – đối với bản thân Phan Huy Chú cũng như đối với đời sống trí thức thời ông. Ngoài ra, chính những tác phẩm của Lê Quý Đôn có thể coi là một nguồn tư liệu quý về đương thời ông. Bởi Lê Quý Đôn là nhà bách khoa thư, nên ngoài những 6 sách lý luận, các sách mà ông biên soạn, sưu tầm, ghi chép có những giá trị về mặt lịch sử rất lớn. Các sách sử từ thời sau của Việt Nam luôn luôn dựa vào nguồn tư liệu này. Những tác phẩm trong mảng này có thể kể đến là Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, và Vân đài loại ngữ. Kiến văn tiểu lục nghĩa là ghi chép tản mạn về những điều mắt thấy tai nghe. Các thiên trong sách có thể cung cấp những tư liệu quan trọng về các quan niệm đạo đức đương thời, về lễ nghi, chế độ của các triều đại Việt Nam từ Lý, Trần đến Lê, về tình hình các khu vực trên đất Việt đương thời, về một số nhân vật lịch sử, các vấn đề liên quan đến Phật giáo, v.v.. Kiến văn tiểu lục ngoài giá trị khảo cứu, còn cho thấy một số quan điểm của Lê Quý Đôn như cách nhìn rất mềm dẻo về đạo Phật, thể hiện xu hướng „tam giáo nhất nguyên‟ nổi bật của thời đại ông. Phủ biên tạp lục thì được coi là tài liệu đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu về các mặt kinh tế, xã hội của xứ Đàng Trong của Việt Nam. Mảng tài liệu tiếp theo mà chúng tôi xem xét là các tài liệu về lịch sử Nho giáo Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử Nho giáo của thế kỷ 18, để qua đó có được một hình dung cụ thể về đời sống tư tưởng đương thời Lê Quý Đôn – chính là tiền đề về lý luận hình thành nên tư tưởng của ông. Số lượng các tài liệu ở phạm vi này có thể nói là nhiều, gồm cả sách đã xuất bản và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các luận án, luận văn đã được bảo vệ, với các nội dung cụ thể hết sức đa dạng. Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình có tính khái quát về lịch sử tư tưởng Việt Nam và Nho giáo ở Việt Nam: Triết học và tư tưởng (Trần Văn Giàu, in năm 1988); Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 (Nguyễn Tài Thư chủ biên, xuất bản năm 1993); Nho giáo tại Việt Nam (Viện Triết học, xuất bản năm 1994); Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam (Phan Đại Doãn chủ biên, ấn hành năm 1999); bộ sách của Nguyễn Đăng Thục Lịch sử tư tưởng Việt Nam gồm 6 tập, trong đó có một tập riêng về tư tưởng của Lê Quý Đôn (in lần đầu vào những năm 1970, tái bản năm 1998); Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh (Nguyễn Hoài Văn chủ biên, xuất bản năm 2002), Nho giáo ở Việt Nam (Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard – Yenching chủ biên, xuất bản năm 2006), Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Nguyễn Tài Đông chủ biên, xuất bản năm 2016) v.v.. Các công trình này đem lại một cái nhìn tương đối tổng quát về Nho giáo tại Việt Nam, lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển và đặc điểm của mỗi giai đoạn, để từ đó ta có thể hình dung được về đời sống tinh thần của một thời kỳ cụ thể là thời kỳ Lê Quý Đôn. 7 Lê Quý Đôn sống và hoạt động trong một thời kỳ lịch sử phức tạp, thời kỳ Việt Nam bị chia cắt với nhiều thế lực phong kiến cạnh tranh lẫn nhau, kinh tế có mầm mống phát triển nhưng bị nhân dân bị bóc lột rất nặng nề, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi, khoa cử tiêu cực, nhưng đời sống học thuật lại có phần sôi động hơn trước. Lê Quý Đôn xuất thân khoa bảng, ban đầu làm quan trong triều đình, sau được biệt phái sang phủ Chúa, giữ nhiều chức quan ở cả triều đình và phủ Chúa, chịu nhiều thăng giáng, nhiều người kính trọng mà cũng nhiều người ghét bỏ. Các sách vở trước tác của ông đều trong thời kỳ đương chức, đó cũng là một điểm cần lưu ý khi xem xét các quan điểm của ông. Ngay khi sinh thời Lê Quý Đôn, giới Nho sĩ và quan lại đã có nhiều đánh giá trái ngược về ông. Sau khi Lê Quý Đôn mất, Việt Nam trải qua thời kỳ biến động – các tập đoàn phong kiến khủng hoảng và sụp đổ, nhà Tây Sơn dẹp chúa Nguyễn ở phía Nam, dẹp họ Trịnh ở phía Bắc và sau đó đại thắng quân Thanh, lên nắm quyền thay nhà Lê. Sau đó ít lâu Tây Sơn lại bị đánh đổ, nhà Nguyễn thành lập. Vương triều Nguyễn xuất phát từ dòng dõi chúa Nguyễn ở thời Lê Quý Đôn, là thế lực phong kiến cai trị xứ Đàng Trong, đối lập với quyền lực của chúa Trịnh ở xứ Đàng Ngoài. Lê Quý Đôn là sủng thần của chúa Trịnh, đương nhiên không có được thiện cảm từ thế lực nhà Nguyễn. Sách Phủ biên tạp lục mà Lê Quý Đôn soạn khi ông là trấn thủ đất Quảng Nam có những lời bình tiêu cực về chúa Nguyễn cũng như cách cai trị của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Vì lý đó, đến thời vương triều Nguyễn, sách vở của Lê Quý Đôn không được khắc in. Ở thời Minh Mệnh (năm 1838) còn có một đạo dụ tiêu huỷ Bản kỷ tục biên là sách Lê Quý Đôn cùng các sử quan nhà Lê soạn, lý do là sách này chỉ được chép để tôn họ Trịnh dìm vua Lê, “trái ngược như mũ giày điên đảo”, “làm hãm đắm lòng người”. Bộ sử lớn nhất do sử thần nhà Nguyễn soạn, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, có những lời hết sức nặng nề về nhân cách của Lê Quý Đôn. Cái nhìn chính thống như vậy về Lê Quý Đôn không thể không để lại hậu quả trong việc đánh giá nhân vật lịch sử này ở những thời kỳ sau. Đến tận những năm 1960, một số sách vở vẫn đề cập đến Lê Quý Đôn như là „tay sai của họ Trịnh‟. Tuy nhiên, có một sự thật là dù nhà Nguyễn áp đặt một cách đánh giá như vậy đối với Lê Quý Đôn, thì trong giới nho sĩ cũng như trong dư luận rộng rãi, những lời bình tốt đẹp về ông vẫn không thay đổi. Đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam đã xuất hiện những công trình tìm cách chỉnh sửa những nhận định sai lầm về Lê Quý Đôn trong Cương mục. 8 Từ khoảng thời gian đầu thế kỷ 20 đến những năm 1950, các tác phẩm có đề cập đến ông hầu hết đều nhận xét về Lê Quý Đôn với những lời tích cực. Ví dụ, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (in lần đầu tiên năm 1943) có đánh giá về Lê Quý Đôn: “Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học về đời Lê mạt; một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tuy tác phẩm của ông nay đã thất lạc mất ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hoá của nước ta.” [53; tr.298]. Người ta vẫn dựa vào sử Nguyễn trong đó có ghi chép những sự kiện tác động xấu đến danh tiếng của Lê Quý Đôn, nhưng không phải vì thế mà danh tiếng của ông bị mai một đi. Sách vở của ông tuy không được khắc in nhưng vẫn được lưu truyền; thậm chí, trên thực tế, nhà Nguyễn khi soạn các bộ sách lịch sử và địa dư cũng đã dựa ít nhiều vào sách của ông, coi đó như nguồn tư liệu không thể bỏ qua được. Cho đến nay, những lời hạ thấp phẩm chất của Lê Quý Đôn hầu như không còn trong các công trình nghiên cứu và cả trong các sách vở viết cho đối tượng là dân chúng rộng rãi (những sách giới thiệu gương danh nhân, phổ biến các thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của những bậc anh tài, v.v.). Tuy vậy, như chúng tôi nhận thấy, từ trước đến nay những lời đánh giá về Lê Quý Đôn hầu như chỉ dừng lại ở việc xem xét về nhân cách và những đóng góp của ông trên các phương diện biên soạn, sưu tầm tài liệu; về mặt tư tưởng thì thường là quan tâm đến những khía cạnh nhà bác học, nhà thư mục học, nhà phê bình văn học, nhà sử học v.v. của ông, khía cạnh nhà tư tưởng mới được quan tâm một cách tản mạn và số lượng tài liệu nghiên cứu tư tưởng Lê Quý Đôn trên thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số các công trình nghiên cứu về ông. Điều này được thấy rõ qua một vài biểu hiện sau. Một mặt, tác phẩm của Lê Quý Đôn đã được dịch và phát hành rất sớm: các sách Vân đài loại ngữ, Quần thư khảo biện được dịch và xuất bản năm 1962, Kiến văn tiểu lục năm 1963, Phủ biên tạp lục năm 1964. Các bài viết về Lê Quý Đôn trên tạp chí chuyên ngành cũng xuất hiện từ thời gian đó. Có thể kể đến những bài như: “Vài nét trong quan điểm văn học của Lê Quý Đôn” của Trần Thanh Mại, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 năm 1960; “Vài nét vê Lê Quý Đôn nhà bác học lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến” của Văn Tân, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 49, năm 1963; “Quan điểm lịch sử của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện” của Hà Thúc Minh, Thông báo triết học, số 11 năm 1968; một số bài viết của Nguyễn Tài Thư: “Mấy tư tưởng cơ bản của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện” trên Thông báo triết học, số 2, năm 1971, “Vài nét về đạo lý làm người của Lê 9 Quý Đôn” trên tạp chí Triết học, số 8, năm 1975, “Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII” trên tạp chí Triết học, số 3, năm 1976; bài viết của Phạm Tú Châu “Tinh thần thực tế và ý thức dân tộc của Lê Quý Đôn qua Kiến văn tiểu lục” và bài viết của Cao Xuân Huy “Lê Quý Đôn và học thuyết lý khí”, trong tạp chí Văn học, số 6, năm 1976; “Lê Quý Đôn qua nhận xét của người xưa” của Trần Thị Băng Thanh, tạp chí Văn học, số 1, năm 1977, v.v.. Mặt khác, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu các khía cạnh văn học, Hán học, thư mục học, sử học v.v. của Lê Quý Đôn, số lượng các nghiên cứu đề cập đến tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của ông chiếm tỉ trọng tương đối khiêm tốn. Trong khoảng thời gian 40 năm trở lại đây, việc nghiên cứu sâu hơn về tư tưởng của Lê Quý Đôn đã được đẩy mạnh. Có thể thấy điều này thông qua sự xuất hiện nhiều hơn của các công trình lấy tư tưởng của Lê Quý Đôn làm đối tượng nghiên cứu. Những sách chỉ lấy riêng tư tưởng Lê Quý Đôn (tư tưởng triết học chứ không phải các vấn đề lý luận khác) làm đối tượng nghiên cứu có thể kể đến: Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII do Ty văn hoá thông tin tỉnh Thái Bình xuất bản năm 1979; tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam – tư tưởng tổng hợp của Lê Quý Đôn của tác giả Nguyễn Đăng Thục (xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1974, tái bản năm 1998), Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII của Hà Thúc Minh (xuất bản năm 1998). Sách Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII vốn là kỷ yếu của hội thảo “Những cống hiến khoa học của Lê Quý Đôn” tổ chức nhằm kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông. Như tên gọi, sách không chỉ xem xét Lê Quý Đôn với tư cách nhà tư tưởng, mà còn có các bài viết về Lê Quý Đôn với tư cách nhà bác học, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, nhà thư mục học v.v.. Trong số các bài nghiên cứu về tư tưởng của Lê Quý Đôn được in trong sách đó, có thể kể đến: “Để tiến tới một cái nhìn đúng đắn về nhân cách chính trị của Lê Quý Đôn” của Hoàng Lê, bài viết này xem xét chủ yếu các sự kiện lịch sử trong các văn bản chứ không xem xét tác phẩm của Lê Quý Đôn, nhưng đưa ra các dẫn chứng để phản bác cách đánh giá tiêu cực về Lê Quý Đôn vốn chịu ảnh hưởng từ Việt sử thông giám cương mục. thông qua đó, tác giả cũng trình bày nhiều thông tin và suy nghĩ về đường lối chính trị, các quyết sách chính trị thực tế và tư duy cải cách của Lê Quý Đôn. Bài viết “Lê Quý Đôn trong lĩnh vực tư tưởng của dân tộc thế kỷ XVIII” của Nguyễn Tài Thư, trong bài viết này tác giả cho rằng, không như nhiều người (lúc đó) vẫn suy nghĩ, Lê Quý Đôn không chỉ là nhà nghiên cứu mà còn là nhà tư tưởng, các tư tưởng của ông 10 được trình bày rất rõ ràng và nhất quán trong nhiều trước tác của ông. Tác giả cho rằng tư tưởng của Lê Quý Đôn tuy có hạn chế về mặt lịch sử, nhưng cũng có rất nhiều đóng góp mới mẻ cho lịch sử tư tưởng Việt Nam đương thời. Trên thực tế, GS. Nguyễn Tài Thư cũng là người có rất nhiều nghiên cứu về Lê Quý Đôn cho đến tận mãi sau này, các nghiên cứu được đăng tải trong các sách về lịch sử tư tưởng Việt Nam và trong tạp chí, đặc biệt là tạp chí Triết học của viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Các nghiên cứu của GS. Nguyễn Tài Thư về Lê Quý Đôn là nguồn tư liệu rất quan trọng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Ngoài các bài nghiên cứu, sách Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII còn cung cấp các thông tin quý giá cho người đọc về Lê Quý Đôn, đó là Tiểu sử Lê Quý Đôn và một thư mục về Lê Quý Đôn. “Tiểu sử Lê Quý Đôn” được soạn tương đối kỹ, với rất nhiều thông tin phong phú về cuộc đời và tác phẩm của ông, tiểu sử này là do GS. Cao Xuân Huy biên soạn, được in trong sách Vân đài loại ngữ (bản dịch, xuất bản năm 1962). “Thư mục Lê Quý Đôn” do Phạm Hồng Toàn biên soạn, gồm các tài liệu nghiên cứu về Lê Quý Đôn ngay từ thế kỷ 19, trải qua các thăng trầm trong đánh giá về Lê Quý Đôn, cho đến thời điểm 1979. Trong đó có thể thấy các tài liệu „nghiên cứu về tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn‟ được liệt kê chỉ có 10 trong tổng số hơn 130 tài liệu (chưa kể một số bài nghiên...cách thức nghiên cứu về Mạnh Tử trong khuôn khổ của học phái Seongho. Thông qua ba học giả trên, Ham Young Dae đã luận nghị về việc các nhân vật của học phái Seong-ho đã vượt bỏ lập trường tôn sùng Chu Hy và xây dựng một trào lưu học thuật mới, thổi một luồng gió mới vào đời sống học thuật đương thời. Luận án của TS. Jeon Sung Kun có tên “Nghiên cứu tư tưởng lễ trị của Dasan” (Đại học Korea, năm 2010) là luận án so sánh tư tưởng lễ trị của Jeong Yak Yong và Chu Hy. Các nghiên cứu về lễ học và lễ trị của Jeong Yak Yong hiện mới có rất ít, trong bối cảnh đó nghiên cứu sâu sắc của Jeon Sung Kun đã đạt được thành tựu lớn. Ông đã so sánh tư tưởng của Jeong Yak Yong và Chu Hy về vấn đề tu kỷ và trị nhân để từ đó đưa ra luận nghị của bản thân. Ông cho rằng để vượt qua Lễ luận của Chu Hy, Jeong Yak Yong đã tái giải thích Chu lễ và đưa ra căn cứ lý luận chính trị. Dựa trên luận điểm này ông đã tiến hành so sánh tư tưởng lễ trị của Jeong Yak Yong và Chu Hy. Năm 2016, TS. Kim Gyung Hee đã bảo vệ thành công luận án với nhan đề “Nghiên cứu so sánh giải thích của Chu Hy – Ito Jinsai – Jeong Yak Yong về Mạnh Tử” tại Đại học Sungkyunkwan. Kim Gyung Hee đã so sánh và phân tích cách thức giải thích Mạnh Tử của Ito Jinsai - nhà tư tưởng Nhật Bản cũng có khuynh hướng thoát Tính lý học, Jeong Yak Yong và Chu Hy. Có thể thấy đây là một nghiên cứu có ý nghĩa vì đã nghiên cứu so sánh Jeong Yak Yong với học giả ngoại quốc, tức là đã mở rộng phạm vi nghiên cứu Jeong Yak Yong trong bối cảnh đã có rất nhiều nghiên cứu về Jeong Yak Yong trong nước. Kim Gyung Hee cho rằng cả Ito Jinsai và Jeong Yak Yong đều triển khai tư tưởng của mình từ quan điểm thoát Tính lý học và có khuynh hướng áp dụng các thành quả nghiên cứu kinh học vào các nghiên cứu kinh thế, từ đó cho rằng cần phải nghiên cứu rộng hơn các giá trị mang tính Đông Á của Nho học của các nhà tư tưởng đó. 23 Luận án của TS. Lương Mỹ Vân có nhan đề “So sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong – thông qua các giải thích về Thượng thư” đã được bảo vệ tại Đại học Chungnam năm 2017. Với luận án này, Lương Mỹ Vân là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra phương hướng nghiên cứu so sánh giữa Lê Quý Đôn nhà nho Việt Nam và Jeong Yak Yong nhà nho Hàn Quốc. Đặc biệt luận án đã thông qua việc so sánh Thượng thư – tác phẩm chứa đựng tư tưởng chính trị điển hình của Nho học, để cho thấy các đặc trưng về kinh học và tư tưởng kinh thế của hai học giả hai nước. Đặc trưng của luận án này là trực tiếp so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong dựa trên Thượng thư là kinh điển Nho giáo, ra khỏi khuôn khổ những nghiên cứu so sánh vốn có từ quan điểm thoát Tính lý học. Do đó có thể nói luận án này đã đưa ra cách thức nghiên cứu so sánh mới khác với các nghiên cứu từ trước. Các công trình nghiên cứu trên chỉ là một phần rất nhỏ trong số những nghiên cứu đã được tiến hành về tư tưởng của Jeong Yak Yong. Sở dĩ những nghiên cứu về Jeong Yak Yong được tiến hành một cách rộng rãi theo chiều rộng là bởi Jeong Yak Yong nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực, không chỉ triết học, luật học, chính trị, xã hội, lịch sử mà cả khoa học tự nhiên và y học, cũng như để lại một lượng tác phẩm rất lớn; hơn nữa, tư tưởng của Jeong Yak Yong có thể nói ẩn chứa tính hiện đại nên có thể nối kết với những vấn đề nghiên cứu của thời hiện tại. Giới học thuật Hàn Quốc hiện đang tiến hành những nghiên cứu về tính hiện đại và những mầm mống tư bản chủ nghĩa trong Thực học, trào lưu bao hàm cả tư tưởng của Jeong Yak Yong. Từ những năm 1960, trong quá trình hình thành nhà nước Hàn Quốc, đã diễn ra sự tái đánh giá tư tưởng Nho giáo mà trước đây theo quan điểm của “Nho giáo vong quốc luận” thì nó chính là nguyên nhân sụp đổ của quốc gia Joseon, và người ta cũng nỗ lực tìm kiếm tính hiện đại chứa đựng trong tư tưởng Nho giáo, cái được coi như nền tảng có khả năng đem lại sự phát triển lịch sử. Nỗ lực này đã tạo dựng được tính phong phú về chất và lượng của những nghiên cứu Thực học nói chung và tư tưởng Jeong Yak Yong nói riêng, nhưng rất khó để tìm ra một hướng nghiên cứu nhất quán và chỉnh lý công việc này theo hệ thống. Vấn đề này có thể là do trong bản thân tư tưởng của Jeong Yak Yong có mâu thuẫn. Trong số những luận án tiến sĩ triết học, những nghiên cứu về tư tưởng kinh thế và chính trị của Jeong Yak Yong là tương đối hiếm hoi. Ngoài ra, việc nghiên cứu so sánh giữa tư tưởng của Jeong Yak Yong với một học giả nước ngoài (không phải 24 Chu Hy) thì hầu như mới chỉ được tiến hành trong thời gian gần đây. Vì vậy chúng tôi cho rằng việc so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong trên tổng thể không chỉ mở ra một cách nhìn mới về tư tưởng chính trị của Jeong Yak Yong, mà còn có thể góp phần đem lại một hướng nghiên cứu mới về tư tưởng của hai học giả này.1 Tuy nhiên, bởi số lượng tác phẩm của Jeong Yak Yong là rất lớn nên việc tập hợp và xử lý tất cả các tư liệu về ông là không thể làm được. Chúng tôi phải chọn lọc và tiến hành xử lý chứ không thể nắm bắt toàn bộ. Do vậy, chúng tôi sẽ tập hợp tư liệu và triển khai nghiên cứu các luận điểm trên theo thứ tự tác giả đã có thành tựu trong nghiên cứu về Jeong Yak Yong, tác giả nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Jeong Yak Yong, tác giả đã tiến hành luận án về Jeong Yak Yong và sau đó tiếp tục nghiên cứu về ông. Như thế, chúng tôi sẽ tập trung vào các tác giả Lee Eul Ho, Geum Jang Tae là hai tác giả mà chúng tôi đã điểm sách ở trên, những người đã tìm hiểu toàn diện về tất cả các mặt trong tư tưởng của Jeong Yak Yong. Tiếp theo trong thứ tự ưu tiên xem xét của chúng tôi là tác phẩm của các tác giả chuyên nghiên cứu về tư tưởng kinh thế, tư tưởng chính trị của Jeong Yak Yong. Còn các tác phẩm của Jeong Yak Yong mà chúng tôi coi là tài liệu chủ yếu cho luận án sẽ là các tác phẩm chứa đựng tư tưởng chính trị của ông: Kinh thế di biểu, Mục dân tâm thư, Khâm khâm tân thư, cùng với những tác phẩm chú giải Tứ thư Lục kinh của ông. Bởi, dù sẽ rất tốt nếu nghiên cứu được toàn bộ tác phẩm của Jeong Yak Yong, nhưng số lượng tác phẩm là quá lớn và cũng như chính Jeong Yak Yong đã nói “tu dưỡng bản thân bằng Lục kinh và Tứ thư, trị quốc bình thiên hạ bằng “Nhất biểu nhị thư”, như vậy có thể bao quát toàn bộ từ đầu đến cuối”, chúng tôi cho rằng nên tập trung vào những tác phẩm kể trên. Đặc biệt, để nghiên cứu so sánh với Quần thư khảo biện và Thư kinh diễn nghĩa là các tác phẩm chủ yếu chứa đựng các tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn, chúng tôi cũng chú trọng đến những tác phẩm nghiên cứu về Thư kinh của Jeong Yak Yong. 1 Luận án của TS. Lương Mỹ Vân mà chúng tôi đề cập ở trên, tuy có cùng đối tượng nghiên cứu là tư tưởng chính trị của hai nhà Nho Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, nhưng được tiếp cận từ một hướng hoàn toàn khác với luận án này: từ phương diện kinh học, so sánh cụ thể và chi tiết các giải thích của hai học giả về một kinh điển Nho học là Thượng thư. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi có thể nói là rộng hơn và các kết luận sẽ mang tính tổng quát, chứ không mang tính chuyên ngành hẹp như luận án nói trên. 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trên thực tế, việc khảo sát tình hình nghiên cứu về tư tưởng nói chung và tư tưởng chính trị nói riêng của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong buộc phải tiến hành riêng biệt từ nguồn tư liệu của hai nước. Bởi chưa có tài liệu nào đưa việc so sánh tư tưởng hai tác giả này hoặc các lĩnh vực khác của hai quốc gia thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Vì vậy các kết luận rút ra khi khảo sát cũng tuỳ thuộc vào tình hình khảo sát mà khác biệt nhau. Từ tình hình nghiên cứu về tư tưởng của Lê Quý Đôn, chúng tôi rút ra một vài kết luận như sau. Thứ nhất, số lượng tác phẩm của Lê Quý Đôn đã được phổ biến rộng rãi và số lượng các công trình nghiên cứu về tư tưởng của ông là không nhỏ, đặc biệt nếu so với các tác gia khác trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Điều này tạo ra một thuận lợi lớn cho các nghiên cứu tiếp theo về Lê Quý Đôn trong đó có đề tài của chúng tôi. Thứ hai, mặc dù vậy, trong lĩnh vực cụ thể là tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn thì các công trình nghiên cứu là chưa nhiều, tài liệu nghiên cứu chuyên sâu và trực tiếp về đề tài đó hầu như không có. Đây có thể vừa là một thử thách, vừa là một thuận lợi cho chúng tôi trong việc triển khai đề tài của mình, bởi chúng tôi sẽ tập trung vào chính văn của Lê Quý Đôn và không tiếp nhận ảnh hưởng từ một bậc tiền bối lỗi lạc nào. Trong khi đó, tình hình nghiên cứu về Jeong Yak Yong được tiến hành ở Hàn Quốc cho thấy, lượng tác phẩm của Jeong Yak Yong đã được xuất bản là rất lớn, và khối lượng các tác phẩm nghiên cứu về Jeong Yak Yong cũng như về tư tưởng của ông có thể nói là cực kỳ đồ sộ. Điều này, có phần nghịch lý, lại khiến việc tiến hành nghiên cứu về Jeong Yak Yong trở nên khó khăn. Jeong Yak Yong là nhà tư tưởng thời phong kiến được nghiên cứu nhiều nhất trong thời kỳ hiện đại, đến mức nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chủ đề liên quan đến tư tưởng của ông không còn gì mới mẻ nữa. Nhưng mặt khác cũng có thể thấy rằng, nghiên cứu trực tiếp về tư tưởng chính trị của Jeong Yak Yong từ phương diện triết học cũng chưa thực sự có nhiều, tức là ở đây ta vẫn có thể tìm kiếm được những điểm mới mẻ đóng góp cho việc nghiên cứu về Jeong Yak Yong. Đặc biệt, nghiên cứu so sánh Jeong Yak Yong với một nhà tư tưởng Việt Nam thì mới chỉ được tiến hành trong gần 10 năm trở lại đây. Như vậy có thể coi luận án này sẽ góp phần mở ra hướng nghiên cứu so sánh tư tưởng của hai tác gia Hàn Quốc và Việt Nam, để từ đó tiến hành nghiên cứu so sánh lịch sử tư tưởng nói chung của hai quốc gia. 26 Chƣơng 2 BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, TƢ TƢỞNG THỜI LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG 2.1. Bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời đại Lê Quý Đôn 2.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội Lê Quý Đôn (黎貴惇), thủa nhỏ tên là Lê Danh Phương (黎名芳), tự là Doãn Hậu (允厚), hiệu là Quế Đường (桂堂), sinh năm 1726 (năm Bảo Thái thứ 7) tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và mất năm 1784 (năm Cảnh Hưng thứ 45) tại quê mẹ (tỉnh Hà Nam). Như vậy, cuộc đời Lê Quý Đôn ở trọn trong thế kỷ 18, trải qua các đời vua của nhà Lê Trung hưng: Dụ Tông (ở ngôi 1706~1729), Lê đế Duy Phường (1729~1732), Thuần Tông (1732~1735), Ý Tông (1735~1740), Hiển Tông (1740~1786), và các đời chúa Trịnh: Trịnh Cương (ở ngôi 1709~1729), Trịnh Giang (1729~1740), Trịnh Doanh (1740~1767), Trịnh Sâm (1767~1782), Trịnh Cán (2 tháng), Trịnh Khải (1782~1786). Có thể thấy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn ngủi của lịch sử mà quyền lực cao nhất đã bị chuyển giao nhiều lần. Vậy đây thực sự là giai đoạn như thế nào? Trả lời câu hỏi này rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của Lê Quý Đôn, bởi đối với những nhân vật như ông, bối cảnh lịch sử không đơn thuần chỉ là cái phông nền trên đó Lê Quý Đôn tạo dựng các nghiệp tích của mình, mà còn là chính kết quả của những hoạt động của ông nữa. Chúng tôi muốn nói trong những thay đổi của thế cuộc có sự can dự tích cực và chủ động của bản thân Lê Quý Đôn. Đối chiếu với các sự biến mang tính đảo lộn của các thế kỷ trước và sau thế kỷ 182 thì giai đoạn sinh thời Lê Quý Đôn có thể coi là giai đoạn tương đối ổn định. Trong khoảng 60 năm đó, cả Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam đều không phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm, cũng không có nguy cơ chính thể bị lật đổ. Tuy nhiên nếu cho rằng thời gian Lê Quý Đôn đã sống và hoạt động là thời gian thịnh trị thì lại không đúng với thực tế. Về thời kỳ này, Trương Hữu Quýnh nhận xét: “Cuộc sống [đàng Ngoài] trở lại ổn định trong một thời gian. Nhưng, chính sách phong thưởng 2 Các sự kiện như ở thế kỷ 17 là chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự phân đôi Việt Nam; cuối thế kỷ 18 và đến hết thế kỷ 19 là những sự kiện: chiến thắng quân Mãn Thanh xâm lược, sự sụp đổ của vương triều Lê rồi vương triều Tây Sơn, sự lên ngôi của nhà Nguyễn, Việt Nam mất độc lập vào tay thực dân Pháp. 27 và ban cấp ruộng đất cho công thần, quan tướng, quân đội và theo đó là tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ, cường hào; tệ tham nhũng của quan lại, sự đình trệ của ngoại thương và chính sách ức thương của nhà nước, v.v đưa dần đất nước vào cuộc khủng hoảng.” [96; tr.391] Có thể nói nếu các sự biến của thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 giống như những cơn cuồng phong thì giai đoạn thời Lê Quý Đôn, Việt Nam ở trong những đợt sóng ngầm liên tục xói dần vào nền tảng xã hội, và chính sự xói mòn này gây ra những sụp đổ dữ dội tiếp theo. Chúng ta hãy xem xét cụ thể các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội để rõ hơn về giai đoạn này. Tình hình chính trị Trong suốt hơn 1000 năm phong kiến Việt Nam, đây là thời kỳ chứng kiến những thay đổi mạnh nhất về mặt thể chế, đó là sự tồn tại của thể chế vua – chúa cùng cai trị đất nước, là hình thức thống trị rất mới lạ so với toàn bộ thời kỳ trước và cả thời kỳ sau này. Như ta đã biết, từ nửa đầu thế kỷ 16, trong cuộc chiến tranh Lê - Mạc, trên đất Việt Nam đã nảy sinh những mầm mống của sự phân quyền phong kiến giữa các tập đoàn phong kiến sau này. Khi nhà Lê bị nhà Mạc truất quyền, vai trò phù Lê diệt Mạc ban đầu ở trong tay Nguyễn Kim (阮金, 1468~1545), sau đó khi Nguyễn Kim bị hạ sát thì Trịnh Kiểm (鄭檢, 1503~1570) – con rể của Nguyễn Kim – lên thay. Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525~1613) lo sợ cho tính mạng của mình nên đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hoá. Đó là mầm mống khởi đầu của hai thế lực sẽ bành trướng toàn bộ đất Việt Nam trong thế kỷ 17 và 18. Ở phía Bắc, họ Trịnh phò tá vua Lê diệt được nhà Mạc, đưa vua Lê trở lại ngai vàng, nhưng quyền lực thực sự lại nằm trong tay họ Trịnh. Đến đời Trịnh Tùng (鄭 松, 1550- 1623) thì họ Trịnh xưng vương. Miền Bắc Việt Nam chính thức ở dưới chế độ chính trị có hai thiết chế cung vua và phủ chúa với hai vị nguyên thủ nắm quyền, gọi là chế độ „lưỡng đầu‟. Ở miền Nam, họ Nguyễn mở rộng đất xuống phía Nam, vẫn dưới danh nghĩa thờ vua Lê, khi thế lực đã đủ mạnh thì cũng tự xưng vương. Sau cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn kéo dài gần 50 năm trong thế kỷ 17 (từ 1627 đến 1672), sông Gianh đã được định làm giới tuyến và từ đó cho đến năm 1774 – trận chiến cuối cùng giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn (nhưng có sự tham gia thật sự mạnh mẽ của thế lực thứ 3 – đội quân Tây Sơn) – đất nước bị chia thành hai miền Đàng Ngoài và Đàng Trong với 28 3 ranh giới là sông Gianh với sự cai trị của hai chính quyền riêng biệt. Đàng Ngoài thời kỳ Lê Quý Đôn ở dưới sự cai trị của chính quyền Lê – Trịnh. Chính quyền Lê – Trịnh có những đặc điểm rất khác biệt với các chính quyền phong kiến trước và sau đó trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điểm khác biệt lớn nhất chính là ở vai trò thống trị tối cao và những vấn đề xung quanh đó. Trong nhà nước quân chủ phong kiến, kẻ thống trị tối cao, duy nhất và tuyệt đối là vua. Nhưng ở thời Lê – Trịnh, đất nước không chỉ có vua mà còn có chúa, và vai trò của chúa, ở đây là chúa Trịnh, có thể coi như vị nguyên thủ thứ hai, đã khiến cho chính trị thời kỳ này khác hẳn các thời kỳ trước và sau đó. Thời kỳ Lê - Trịnh, vua Lê chỉ có hư danh, chúa Trịnh thực sự nắm toàn bộ quyền lực của nhà nước, từ quyền lập pháp đến hành pháp và tư pháp, điều khiển quân đội, nắm giữ nền tài chính quốc gia4. Chúa Trịnh từ Trịnh Tùng được phong tước vương, được thiết lập vương phủ và tổ chức một bộ máy hành chính riêng là Phủ liêu tách biệt với triều đình trung ương. Bộ máy hành chính này ban đầu gồm 3 cơ quan gọi là 3 phiên, đến năm 1718 chúa Trịnh thiết lập đủ 6 phiên trong Phủ liêu, với tên gọi tương đương 6 bộ bên triều đình. Trên danh nghĩa phiên là cơ quan phụ giúp các công vụ cho bộ tương ứng, nhưng trên thực tế các phiên lại dần dần nắm toàn bộ công việc của các bộ. Việc phân chia quyền hạn trong bộ máy hành chính trung ương cho thấy rõ vai trò của chúa Trịnh trong sự so sánh với vua Lê. Vua Lê cũng như lục bộ chỉ còn cầm quyền về mặt hình thức, chúa Trịnh với lục phiên nắm toàn bộ quyền lực thực tế và điều khiển mọi công việc cai trị trong nước. Từ hệ thống lục phiên của Phủ liêu có thể thấy chúa Trịnh không đơn thuần chỉ là người phụ tá cao nhất của nhà vua, mà thực sự là một thế lực át hết quyền hành của vua Lê. Chúa Trịnh không phải là một vị quan đứng đầu trăm quan, tước của nhà Trịnh là tước vương chứ không phải là công hầu. Tước vị này được truyền nối theo dòng thống giống như dòng họ của vua vậy.5 Sự mô tả trên cho thấy, thực tế chính trị thời bấy giờ có nhiều điều dường như đi ngược lại lý luận tôn quân và chính danh vốn là nền tảng tư tưởng của chế độ 3 Chúng tôi không xem xét tình hình Đàng Trong vì trên thực tế tình hình ấy ít ảnh hưởng đến sự hình thành và triển khai của tư tưởng Lê Quý Đôn. 4 Trong bản Sách văn phong tước Vương cho Trịnh Tùng, Trịnh Tùng được tiến phong là „Đô nguyên suý Tổng quốc chính Thượng phụ Bình an vương (都元帥 總國政 尙父 平安王)‟ [tham khảo: 86; tr.136]. Như vậy Trịnh Tùng nắm tất cả quyền bính về phía quân đội và toàn bộ nền chính trị quốc gia, giúp đỡ phụ tá nhà vua, có địa vị trên mọi quan khác. 5 Chính vì vai trò to lớn ngang với vua như vậy của chúa Trịnh nên nhà nghiên cứu Lê Kim Ngân trong Văn hoá chính tr ị Việt Nam – chế độ chính tr ị Việt Nam thế kỷ 17 và 18 (1974) đã gọi thể chế của thời đại này là thể chế lưỡng đầu – hai vị nguyên thủ cùng cai trị một lãnh thổ nhất định. [Tham khảo: 86] 29 quân chủ phong kiến phương Đông. Tuy nhiên, thể chế cai trị vua Lê chúa Trịnh đã tồn tại vững chắc ở miền Bắc Việt Nam trong hơn hai thế kỷ, với sự giúp sức của không ít những nhân vật tài ba mà Lê Quý Đôn là một ví dụ. Điều đó rõ ràng không phải là một ngẫu nhiên hay may mắn. Nhà Trịnh ngồi vững trên ngôi cao, theo nhiều nhà nghiên cứu sau này, chính là do nhà Trịnh đã khôn khéo giữ được danh nghĩa bề tôi, là một người phò tá cho đức vua trong khi lấn át về mặt thực quyền. “Trên phương diện pháp lý, vua Lê vẫn là vị nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nền hành chính trong nước, mà chúa Trịnh chỉ là người phụ tá” [86; tr.163]. Có lẽ chính vì giữ lễ thần tử nghiêm ngặt, và trong 200 năm cầm quyền từ vị chúa đầu tiên là Trịnh Kiểm (chưa nhận tước vương) hầu như – ít nhất về mặt danh nghĩa – không có mưu đồ soán đoạt ngôi báu từ tay nhà Lê dù quyền lực trên thực tế át hoàn toàn vua Lê,6 nên vị trí của nhà Trịnh mới được vững vàng, các vị danh nho đức cao vọng trọng vẫn theo phò tá, chữ chính danh và tôn quân vẫn coi như được duy trì. Tuy nhiên, dù sao đây vẫn là một thể chế khác thường so với thể chế độc tôn quân chủ thông thường ở phương Đông, nên đã tác động theo nhiều chiều đến đời sống tư tưởng đương thời. Chữ „chính danh‟ tuy được nhà Trịnh cẩn thận giữ gìn, nhưng trong thiên hạ không thể không có những nghi ngờ. Ngay trong các sách chính sử cũng chép những sự kiện sĩ phu nổi loạn vì cho rằng danh phận đã từ lâu không còn sáng tỏ77. Tuy nhiên theo chúng tôi, bối cảnh „danh phận không sáng tỏ đã lâu‟ này, cũng là điều kiện khiến cho những tư tưởng khá cấp tiến được dịp hình thành và phát triển, ví dụ lập trường của Lê Quý Đôn ủng hộ việc tích cực sử dụng pháp luật và quan điểm bá đạo. Việt Nam trong thời Lê Quý Đôn, tồn tại đồng thời hai chính quyền, trong đó có một chính quyền được vận hành theo lối „hai nguyên thủ cùng cai trị‟ như trên, đã trải qua một giai đoạn tuy không có biến động đặc biệt lớn, nhưng vẫn có nhiều sự biến không thể bỏ qua, đó là các cuộc khởi nghĩa nông dân. Những cuộc khởi nghĩa 6 Chúa Trịnh „không mưu đồ cướp ngôi vua‟ nhưng lại có khả năng chi phối tuyệt đối trong việc chọn người ngồi vào vị trí thiên tử nhà Lê. Hơn nữa không phải tác giả nào cũng thống nhất với nhận định trên, nhất là các tác giả đương thời có tư tưởng trung với nhà Lê. Có thể thấy ví dụ trong sách Lê quý dật sử, tác giả viết: “Khi đó (khoảng giữa thế kỷ 18) binh quyền và chính quyền trong nước đều do phủ nguyên soái của họ Trịnh nắm giữ. Vua Lê chỉ ôm hư vị. Chúa Trịnh không noi theo ý trung thành giúp rập của tiên tổ, rắp tâm mưu đồ tiếm đoạt.” [77; tr.22] 7 Ví dụ Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “(năm 1738, tháng 12) Phạm Công Thế đương giữ chức Đông các hiệu thư, theo Duy Mật dấy quân, đánh nhau bị bại trận và bị bắt. Bầy tôi trong triều trách Công Thế rằng: “Nhà ngươi là người trong khoa giáp làm sao lại đi theo bọn phản nghịch?” Công Thế cười nói: “Danh phận không sáng tỏ đã lâu rồi, còn phân biệt thế nào là thuận với nghịch nữa?” rồi vươn cổ chịu chém.” [95; chính biên, quyển 38] 30 này diễn ra ngày càng nhiều và mạnh mẽ ở cả hai miền, cùng với sự tranh đoạt quyền lực diễn ra trong nội bộ các tập đoàn nắm quyền, vừa là kết quả của bối cảnh chính trị nói trên, vừa tác động rất mạnh đến các sự biến mang tính bước ngoặt ở giai đoạn sau. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài diễn ra chủ yếu ngay chính trong giai đoạn sinh thời Lê Quý Đôn, từ năm 1739 đến khoảng 1769. Trong sử sách không thấy có ghi chép về các vụ nổi dậy trong thời gian nhà Trịnh „phù Lê diệt Mạc‟ và sau đó. Chỉ đến thời Trịnh Giang, một là do nhà chúa vô đạo, hai là do hậu quả của nhiều năm mất mùa và đói kém liên tiếp, nên các cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở rất nhiều nơi trong nước. Những cuộc khởi nghĩa lớn đều lấy danh nghĩa „phù Lê diệt Trịnh‟, cho thấy vấn đề „chính danh‟ dù được nhà Trịnh giữ gìn nghiêm cẩn cũng không thể hoàn toàn thuyết phục được dư luận đương thời. Chỉ trong khoảng 30 năm, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra: “Ở các trấn bấy giờ có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi lên tại làng Ninh Xá, huyện Đường An (Hải Dương); Hoàng Công Chất, Võ Đình Dung ở đất Sơn Nam; ở Sơn Tây có Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Diên, Tế, Bồng; tại vùng duyên hải có Nguyễn Hữu Cầu, ở Thanh Nghệ có sự hoạt động của Lê Duy Mật (ở Thăng Long chạy vào). Đây là những tổ chức phiến loạn lớn, còn các đám cướp hay giặc cỏ thì nhiều không kể xiết. () Toán đông có tới hàng vạn người theo, toán nhỏ cũng tới hàng ngàn đi cướp phá thành thị, thôn quê, quan quân địa phương dẹp không nổi.” [96; tr.350] Tất cả các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Ngoài đều lần lượt bị quân triều đình đánh bại, tuy nhiên sau hơn 30 năm hỗn loạn như vậy, đời sống của nhân dân không thể phục hồi lại như thời Trịnh Cương. Cùng với những thay bậc đổi ngôi liên tiếp trong nội bộ giới lãnh đạo do sự tranh giành quyền lực giữa con cháu chúa Trịnh, nạn kiêu binh88 hoành hành, từ nửa sau thế kỷ 18 trở đi, chính cuộc Đàng Ngoài không còn giữ được thế ổn định như trước. Một số yếu tố mới về xã hội Sau thời kỳ giao tranh Trịnh - Nguyễn, ở cả hai miền đều có sự ổn định tương 8 Kiêu binh: khi họ Trịnh giúp vua Lê trung hưng, binh lính Thanh Nghệ (thuộc 3 phủ Hà Trung, Thiệu Hoá và Tĩnh Gia, nên còn gọi là „lính tam phủ‟) là lực lượng có công rất lớn nên kể từ đó về sau ở kinh kỳ chỉ sử dụng quân lính này làm túc v ệ. Đạo quân ấy ngày càng cậy công và cậy quyền, thường hay làm loạn mà loạn lớn nhất là trong thời kỳ tôn Trịnh Khải lên ngôi chúa. 31 đối nên các hoạt động kinh tế đã có điều kiện để phục hồi. Do nhu cầu ngày càng tăng nên trong dân chúng, thủ công nghiệp phát triển mạnh, hình thành các làng nghề chuyên sản xuất các đồ thủ công như làm gốm, dệt lụa, rèn, làm giấy, v.v.. Giao thông thuận lợi hơn trước cùng với chính sách thuế được nới lỏng thời kỳ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 đã thúc đẩy sự giao lưu về hàng hoá. Chợ mọc lên ở khắp nơi trên cả nước với các quy mô khác nhau. Trong các thời kỳ trước đó, các quốc gia mà Đại Việt có quan hệ ngoại giao chỉ là các nước lân bang, mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất là Trung Quốc. Đến thời kỳ của Lê Quý Đôn, mối quan hệ với các quốc gia phương Tây – lúc đó đang tìm đường mở rộng thị trường tư bản ra toàn thế giới – đã bắt đầu nhưng mới chủ yếu là trên lĩnh vực thương mại. Mối quan hệ này còn rất hạn chế, bị ràng buộc từ phía triều đình, từ nền tảng thói quen và giá trị đương thời giữ thái độ xa lạ với người nước ngoài và từ bản thân quá trình „hội nhập‟ mới chỉ ở bước đầu tiên. Tuy nhiên, những quan hệ này đã mang lại một số nét đổi thay đáng chú ý. Các thuyền buôn nước ngoài cập cảng Việt Nam và xin mở thương điếm; các khu vực có cảng biển hoặc cảng sông, có đường giao thông thuận tiện đã phát triển thành đô thị. Trên thực tế các „đô thị‟ lớn thời kỳ này đều giống chợ hơn thành phố, và khi chính sách ngoại thương và ngoại giao thay đổi, thậm chí chỉ do sự đổi dòng của sông hay sự bồi lấp của cảng biển (khiến con đường giao thương chính của khu vực đô thị đó bị ngăn trở) thì đô thị đã nhanh chóng suy tàn. Dù sao, bước đầu hội nhập cũng đã tác động không ít đến đời sống tư tưởng đương thời, mang lại những điểm mới mà các thời kỳ trước vốn chỉ đóng khung trong quan hệ về tư tưởng với Trung Quốc đã không thể có được. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong chính tư tưởng của Lê Quý Đôn. 2.1.2. Tiền đề tư tưởng Việt Nam sau một thời gian dài loạn lạc và nội chiến (sự suy thoái trong các đời vua sau của thời Lê sơ, chiến tranh Lê - Mạc, phân tranh Trịnh - Nguyễn) thì đã có được một thời kỳ ổn định tương đối từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Sự phục hồi và phát triển tương đối của kinh tế , với những yếu tố mới xuất hiện trong đời sống xã hội như sự hình thành các làng nghề, sự phát triển của thủ công nghiệp và giao thương buôn bán, v.v., khiến cho đời sống của nhân dân được cải thiện một phần. Đặc biệt, nền văn hoá dân tộc đến đời này tiếp tục được củng cố và có điều kiện để nở rộ. Có thể nói chính trong thời kỳ này, với nhiều thành tựu rực rỡ, văn hoá dân tộc Việt được định hình rõ rệt và trở thành nền tảng truyền thống cho các giai đoạn sau của lịch sử. 32 Có một số yếu tố văn hóa - tôn giáo mới được du nhập vào Việt Nam trong thế kỷ 17 như Ki tô giáo, khi đến thế kỷ 17-18 cùng với việc hình thành chữ quốc ngữ đã có ảnh hưởng mạnh đến sự chuyển biến văn hoá của Việt Nam thời kỳ này và giai đoạn sau. Tuy nhiên, ở thời Lê Quý Đôn, các sự kiện đó vẫn chưa tác động nhiều đến đời sống chính trị và xã hội đương thời. Trên thực tế, ảnh hưởng của những hoạt động đó trong giai đoạn này mới chỉ mang tính gián tiếp: cùng với sự truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây, các yếu tố mới lạ của văn hoá, tri thức phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Các yếu tố đó còn đi theo một con đường vòng hơn nữa: chúng được du nhập vào Trung Quốc và thông qua sự giao lưu giữa các nhà Nho Trung Quốc và Việt Nam mà được giới thiệu ở Việt Nam. Chúng bắt đầu hé ra một cánh cửa, cho thấy những tia sáng khác lạ trước mắt những nhà Nho Việt Nam vốn chỉ biết đến thế giới của Khổng Mạnh, Trình Chu. Chúng có ảnh hưởng nhiều đến các nhà Nho có cái nhìn cởi mở và óc suy xét độc lập, trong đó đại diện tiêu biểu chính là Lê Quý Đôn. Dù sao, những yếu tố mới đó cũng chỉ đóng một vai trò tương đối phụ trong đời sống tinh thần của Đại Việt thời Lê Quý Đôn. Đóng vai trò thống trị vẫn là những yếu tố đã có sẵn, đã thành quen thuộc, thậm chí lại ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Trong đời sống tư tưởng thời kỳ này, nổi bật nhất chính là Nho giáo. Từ thời kỳ độc lập (thế kỷ 10) cho đến hết vương triều Lý - Trần, Hồ, tuy ảnh hưởng của Phật giáo là chủ đạo và hết sức rõ nét trong đời sống văn hóa, tư tưởng nhưng ở phương diện cai trị, quản lý nhà nước thì giai cấp thống trị lại chủ động sử dụng Nho giáo. Nho giáo đã được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng như lý luận cai trị: để tổ chức chính quyền và hệ thống cai trị, là nền tảng lý luận của các thiết chế giáo dục, kinh tế, xã hội. Ảnh hưởng của Nho giáo theo thời gian tăng dần lên cùng với sự thoái lui dần ảnh hưởng của Phật giáo. Đến cuối thời Trần, Nho sĩ được đào tạo thông qua hệ thống giáo dục và khoa cử đã trở thành một tầng lớp quan trọng nắm giữ tri thức và nắm giữ quyền hành. Tầng lớp này đã có ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động cai trị, là chủ thể của đời sống trí thức đương thời thông qua giáo dục và khoa cử, đẩy ảnh hưởng của Phật giáo rút lại trong phạm vi tôn giáo và văn hóa. Từ thời Lê sơ, mà đặc biệt là dưới thời gian trị vì của Lê Thánh Tông (黎聖宗, trị vì 1460~1497), chủ trương độc tôn Nho học được nhà nước phong kiến thực hiện thông qua hàng loạt chính sách nhất quán. Chế độ giáo dục, khoa cử được hoàn 33 thiện và từ đây hình thành tầng lớp quan liêu Nho sĩ đặc trưng của nhà nước phong kiến Nho giáo. Các nghi lễ, phẩm phục, mọi luật lệ quy tắc điều hành xã hội đều được quy định trên cơ sở các quan hệ cương thường theo tư tưởng Nho giáo. Sử sách cũng ghi lại một số biểu hiện của sự độc tôn Nho giáo và hạn chế sự mở rộng của các tư tưởng, tôn giáo khác9. Từ trên nền tảng này, đến thời kỳ Lê Quý Đôn, Nho giáo tiếp tục thực sự thống lĩnh đời sống tư tưởng của xã hội từ trong khuôn khổ học giới cho đến sinh hoạt đời thường của người dân. Cụ thể, lĩnh vực giáo dục và khoa cử là kênh chủ yếu tuyển chọn người nắm giữ quyền điều khiển nền chính trị của quốc gia, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội ở các quốc gia phong kiến nằm trong tầm ảnh hưởng của Nho giáo như Việt Nam và Hàn Quốc, từ nhà Lê trở đi đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Ngay trong thời Hồng Đức, giáo dục được thúc đẩy bằng các chính sách từ triều đình trung ương: đặt các chức quan nghiên cứu kinh sách, in và cấp sách thánh hiền cho địa phương, mở rộng các thiết chế giáo dục từ trung ương đến địa phương, v.v.. Các kỳ thi được tổ chức đều đặn, các hình thức thi cử được chuẩn hoá10. Nhìn chung, cho đến sinh thời Lê Quý Đôn, các chế định giáo dục và thi cử đã có một nền tảng vững chắc và thành truyền thống lâu đời. Truyền thống được tạo dựng và duy trì vững chắc hàng trăm năm về tổ chức khoa cử, đề cao giáo dục đã đem lại cho thế kỷ 18 một kết quả tích cực về phương diện tư tưởng: tầng lớp trí thức Nho sĩ hình thành, các...kẻ làm quan không quan tâm đến đời sống của bách tính nhưng kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, đã có những dấu vết của sự hình thành tự ý thức của tầng lớp dân chúng và, có phần còn hơn Đại Việt đương thời, các yếu tố mới lạ từ phương Tây được du nhập khá nhiều. Trong đời sống tư tưởng, tuy Tính lý học vẫn là Nho học quan phương, giống như Đại Việt, nhưng Thực học hình thành từ thế kỷ 17 đến lúc đó đã trở thành một trào lưu lớn, có những phản tư mạnh mẽ đối với Tính lý học và đưa ra nhiều yêu cầu cải cách. Trong bối cảnh chính trị và xã hội và tư tưởng ấy, Lê Quý Đôn ở Việt Nam và Jeong Yak Yong ở Hàn Quốc đều nổi lên như những trí thức Nho giáo tiêu biểu của thời đại. Lê Quý Đôn với tư cách một nhà Nho theo Chu Tử, xem xét chính trị theo hướng từ trên xuống (quan điểm Thiên mệnh truyền thống), chính trị là trách nhiệm của kẻ sĩ Nho học, đường lối của nền chính trị lý tưởng là vương đạo, đức trị, và trong hệ thống quyền lực xã hội, dân chúng chỉ là kẻ bị trị. Nhưng là nhà tư tưởng có cái nhìn thực tế và linh hoạt, trong tư tưởng chính trị của ông có những yếu tố rất tiến bộ. 152 Ông không gạt bỏ bá đạo, thậm chí cho rằng các đường lối của bá đạo cũng hữu dụng trong thực tế, ông ủng hộ việc dùng pháp luật cùng với đức trị, ủng hộ thái độ quan tâm đến các việc thực tế và có quan điểm lo cho dân, „vì dân‟, theo chủ nghĩa dân bản tích cực. Đối với Jeong Yak Yong, ông có một hệ thế giới quan „thoát Chu Tử học‟ nên các quan điểm về chính trị của ông cũng có nhiều nét rất độc đáo, khác với Nho giáo truyền thống. Vẫn là một nhà Nho, ông cũng sử dụng các lý luận mà Nho giáo sử dụng như Thiên mệnh, vương đạo, chính trị hữu vi vô vi, dưỡng dân, v.v., nhưng đã đưa ra những cách hiểu tương đối khác và mới: Thiên mệnh có hai loại, „đắc vị chi mệnh‟ mang tính chính trị mà chỉ ngôi vị vua mới được nhận, và „phú tính chi mệnh‟ mang tính đạo đức; ủng hộ chính trị hữu vi, phản đối đường lối chính trị vô vi; cho nền chính trị vương đạo chính là dưỡng dân, coi giáo dân được thực hiện thông qua dưỡng dân, ủng hộ nhiều mặt tích cực của đường lối bá đạo, ủng hộ thái độ quan tâm đến hoạt động thực tế, ủng hộ cải cách chế độ. Hơn nữa, ông còn có quan điểm mới mẻ về vai trò của dân chúng trong cơ cấu quyền lực: dân chúng có tự ý thức và tự mình quyết định việc hình thành cũng như việc thay đổi hệ thống cai trị thông qua việc suy tôn và bãi nhiệm. Ở đây Jeong Yak Yong đã thể hiện cái nhìn đặc biệt tiến bộ, vượt qua tư tưởng „dân bản chủ nghĩa‟ truyền thống và tiếp cận tư tưởng dân quyền. Nhưng dù sao Jeong Yak Yong vẫn là một nhà Nho phong kiến, bởi ông vẫn ủng hộ cho sự phân biệt thân phận, đẳng cấp trong xã hội. Khi xem xét và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau. Về tư tưởng Lê Quý Đôn, ông là nhà Nho theo Chu Tử với thế giới quan Chu Tử học, nhưng trong tư tưởng có những đặc điểm rất tương đồng với Thực học Hàn Quốc như: tính cởi mở và khai phóng, học phong bách khoa, tinh thần thực tế, tinh thần tự chủ độc lập. Từ đó, dù lý luận chính trị của ông xây dựng trên nền tảng thế giới quan Chu Tử học, nhưng các quan điểm chính trị của Lê Quý Đôn vẫn có những nét tích cực và tiến bộ. Đánh giá rằng ông là nhà tư tưởng tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn trong Nho học Việt Nam thế kỷ 18 là một đánh giá có cơ sở đúng đắn. Về tư tưởng Jeong Yak Yong, ông không chỉ là đại diện của trào lưu Thực học tiến bộ, mà trong tư tưởng của ông có những nét mang tính cận đại, tức là đã vượt khỏi khuôn khổ của Nho gia truyền thống, tiếp cận tư tưởng phương Tây đương thời. Điều này thể hiện rất rõ trong tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của ông, đặc biệt trong quan niệm về quyền tự quyết của dân chúng trong lĩnh vực chính trị. 153 Thông qua hai tác gia tiêu biểu này, có thể thấy Tính lý học Việt Nam và Tính lý học Hàn Quốc đương thời có những nét khác biệt khá rõ ràng. Trong khi Tính lý học Hàn Quốc đã rơi vào những tệ đoan xa rời hiện thực, chìm sâu vào lý luận suông và bỏ mặc bách tính, thì Tính lý học Việt Nam thời đó vẫn có những nét tích cực, mà các đặc điểm tích cực trong tư tưởng của Lê Quý Đôn có thể coi là điển hình. Tuy nhiên, xét trên bình diện sự phát triển của Nho học nói chung, thì dường như Nho học Hàn Quốc đã phát triển hơn một bước so với Nho học Việt Nam đương thời. Nho học Việt Nam thế kỷ XVIII vẫn là nền Nho học tổng hợp bao gồm cả Nho giáo Khổng Mạnh, Hán Nho và Tính lý học Chu Tử. Mặc dù Tính lý học Chu Tử đã được các nhà Nho Việt Nam, điển hình là Lê Quý Đôn tiếp nhận và phát triển cả bề rộng và chiều sâu và có nhiều thành tựu lý luận nảy sinh, nhưng cũng khó có thể so sánh về mặt số lượng và chất lượng với Tính lý học Hàn Quốc đã phát triển về mặt lý luận cách đó hàng trăm năm, bởi sự khác biệt và đặc thù trong sự phát triển Nho học của mỗi nước. Hơn nữa, vào thế kỷ 18, trong Nho học Hàn Quốc đã xuất hiện dòng phái Thực học là một dòng Nho học tiến bộ, thì ở Việt Nam đương thời, tư tưởng thực học mới chỉ là hiện tượng đơn lẻ trong Nho học thời kỳ này như Lê Quý Đôn. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể nói đến những nét tương đồng của một số nhân vật tiêu biểu như Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, chứ chưa thể so sánh về dòng phái hay trào lưu. Như vậy, thông qua nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, ta có thể có được một hình dung tổng quát về Nho giáo thế kỷ 18 ở Việt Nam và Hàn Quốc, về tư tưởng chính trị của hai nước trong thời gian đó. Trong đó tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong có thể được đặt vào trong một bức tranh chung rộng lớn. Từ nghiên cứu này có thể gợi mở và tạo nền tảng cho những nghiên cứu so sánh tiếp theo về tư tưởng giữa hai quốc gia. Nếu ta nhìn nhận một thực tế là, từ trước đến nay những nghiên cứu so sánh với đối tượng là Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các lần giao lưu ít ỏi trong lịch sử, hoặc những điểm tương đồng khác biệt trong thời hiện đại, thì hướng nghiên cứu này – so sánh lịch sử tư tưởng của hai quốc gia, thông qua việc so sánh trực tiếp tư tưởng chính trị của hai nhà tư tưởng lỗi lạc Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong – là hướng nghiên cứu cần được tiếp tục. 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011 (viết chung). 2. “Dasan Jeong Yak Yong (1762~1836) – nhà tập đại thành của Thực học Hàn Quốc”, Triết học, số 3 (274), 2014. 3. “Tư tưởng triết học của Dasan Jeong Yak Yong”, Triết học, số 3 (286), 2015. 4. Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2015 (sách dịch). 5. “Quan niệm của Lê Quý Đôn về bản chất của chính trị”, Triết học, số 7, 2019. 6. “Hầu đới luận – tư tưởng của Jeong Yak Yong về vai trò của nhân dân”, Nhân lực khoa học xã hội, số 11, 2019. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO Kinh điển Nho giáo 1. Đại học 大 學 2. Luận ngữ 論 語 3. Mạnh Tử 孟 子 4. Thư kinh 書 經 5. Trung dung 中 庸 6. Chu Đôn Di 周敦頤: Thái cực đồ thuyết 太極圖說 7. Chu Hy 朱熹: Chu thư bách tuyển 朱書百選 8. Chu Hy 朱熹: Chu Tử ngữ loại 朱子語類 9. Chu Hy 朱熹: Chu Tử văn tập 朱子文集 10. Chu Hy 朱熹: Chu Văn Công văn tập 朱文公文集 11. Chu Hy 朱熹: Đại học chương cú 大學章句 12. Chu Hy 朱熹: Luận ngữ tập chú 論語集註 13. Chu Hy 朱熹: Mạnh Tử tập chú 孟子集註 14. Chu Hy 朱熹: Trung dung chương cú 中庸章句 15. Jeongjo thực lục 正祖實錄 Tài liệu tiếng Việt 16. Đào Duy Anh (2006), Lịch sử Việt Nam - từ nguồn gốc đến thế kỷ 19, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 17. Đào Duy Anh (1964), “Sách Phủ biên tạp lục và bản dịch”, Nghiên cứu lịch sử, số 7. 18. Trần Ngọc Ánh (2002), “Quan niệm của Lê Quý Đôn về tư cách người cầm quyền qua Thư kinh diễn nghĩa”, Khoa học xã hội, số 6 (58). 156 19. Bùi Huy Bích (1963), “Bài văn của học trò tế lễ Quế Đường tiên sinh”, trong Hợp tuyển văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 20. Đặng Việt Bích (1998), Lê Quý Đôn – nhà thư viện thư mục học Việt Nam thế kỷ 18, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 21. Hồ Hoàng Biên (1977), “Tư tưởng kết hợp „lý‟ và „thế‟ của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện”, Luận án, lớp chuyên tu Hán Nôm. 22. Bùi Hạnh Cẩn (1985), Lê Quý Đôn, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 23. Phạm Tú Châu (1976), “Tinh thần thực tế và ý thức dân tộc của Lê Quý Đôn qua Kiến văn tiểu lục”, Văn học, số 6. 24. Phan Huy Chú (phiên dịch và chú giải: tổ phiên dịch Viện Sử học Việt Nam) (1992), Lịch triều hiến chương loại chí (3 tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Lý Xuân Chung (1997), “Bước đầu tìm hiểu quan hệ bang giao Việt – Hàn trong lịch sử qua các thư tịch Hán văn”, Thông báo Hán Nôm học năm 1996. 26. Lâm Khánh Chương (2009), “Nghiên cứu tác phẩm Quần thư khảo biện của Lê Quý Đôn”, trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nho giáo Việt Nam và văn hoá Đông Á , Hà Nội. 27. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 28. Phan Đại Doãn (1997), “Mấy vấn đề Nho học – Nho giáo ở miền Bắc Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19”, Triết học, số 2. 29. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính tr ị quốc gia, Hà Nội. 30. Phan Đại Doãn (2005), “Về một khuynh hướng thực học ở Việt Nam thế kỷ XVIII, trường hợp Lê Quý Đôn”, Xưa và nay, số 243. 31. Lê Anh Dũng (1994), Con đường tam giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Trần Hữu Duy (1975), “Tìm hiểu quan điểm lịch sử của Lê Quý Đôn qua Quần thư khảo biện”, Luận án, lớp chuyên tu Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 33. Tiên Đàm (1944), “Phương pháp viết sử của Lê Quý Đôn”, Tri tân, số 143. 34. Nguyễn Đình Đầu (2001), “Lê Quý Đôn nói về Thiên chúa giáo trong Vân 157 đài loại ngữ”, Nghiên cứu tôn giáo, số 4 (10) và số 5 (11). 35. Lê Quý Đôn (Nguyễn Thị Tuyết dịch chú, Trần Thị Băng Thanh hiệu đính) (2018), Bắc sứ thông lục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 36. Lê Quý Đôn (Ngô Thế Long dịch) (2012), Đại Việt thông sử (2 tập), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Lê Quý Đôn (Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích) (2013), Kiến văn tiểu lục (2 tập), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 38. Lê Quý Đôn (Ngô Thế Long, Trần Văn Quyền dịch) (1993), Kinh Thư diễn nghĩa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 39. Lê Quý Đôn (Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính) (2007), Phủ biên tạp lục, Viện Sử học, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 40. Lê Quý Đôn (Trần Văn Quyền dịch và chú giải) (1995), Quần thư khảo biện, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Lê Quý Đôn (Trần Lê Nhân dịch) (1963), Thánh mô hiền phạm, Bản chép tay của Thư viện Viện Triết học, Hà Nội. 42. Lê Quý Đôn (Đào Phương Bình tuyển, dịch, chú thích) (1976), Thơ (tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Văn hoá Thái Bình xuất bản. 43. Lê Quý Đôn (Nguyễn Bích Ngô dịch) (2010), Tứ thư ước giải, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 44. Lê Quý Đôn (Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích) (2006), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 45. Vu Hướng Đông (1994), “Phủ biên tạp lục – quá trình biên soạn, thể lệ và các truyền bản”, Nghiên cứu Hán Nôm, số 4. 46. Nguyễn Tài Đông (2011), “Vấn đề bản thể luận trong học thuyết lý khícủa Lê Quý Đôn”, Triết học, số 8. 47. Nguyễn Tài Đông (2013), “Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn hoá Việt Nam”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (66). 48. Nguyễn Tài Đông (2013), “Nho giáo Việt Nam nhìn từ góc độ tiếp biến văn hoá”, Khoa học xã hội, số 6 (178). 49. Nguyễn Tài Đông (cb.) (2016), Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 50. Phạm Văn Đức, Nguyễn Tài Đông (2013), “Trách nhiệm xã hội của trí 158 thức Nho giáo Việt Nam xưa”, Lý luận chính trị, số 6. 51. Trần Văn Giáp (2003), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm – tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, t.1, 2, Nxb Khoa h ọc xã hội, Hà Nội. 52. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám, t.1 - Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Chính tr ị quốc gia, Hà Nội. 53. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 54. Đinh Thị Minh Hằng (1996), Lê Quý Đôn trên tiến trình ý thức văn học dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Tưởng Thu Hoá (2009), “Tìm hiểu tác phẩm Thư kinh diễn nghĩa của Lê Quý Đôn”, trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nho giáo Việt Nam và văn hoá Đông Á , Hà Nội. 56. Lâm Nguyệt Huệ (2009), “Luận lý khícủa Lê Quý Đôn”, trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nho giáo Việt Nam và văn hoá Đông Á , Hà Nội. 57. Lại Văn Hùng (2012), “Lê Quý Đôn với Vân đài loại ngữ”, Từ điển học và bách khoa thư, số 5 (19). 58. Cao Xuân Huy (1976), “Lê Quý Đôn và học thuyết lý khí”, Văn học, số 6. 59. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội. 60. Đỗ Huy (2004), “Lê Quý Đôn và các tư tưởng đạo đức của ông”, Triết học, số 06. 61. Phan Ngọc Huyền (2017), “Liêm chính trong đạo làm quan của Lê Quý Đôn”, Khoa học xã hội, số 4 (224). 62. Trần Đình Hượu (2007), Tuyển tập, tập 1: Những vấn đề triết học và lịch sử tư tưởng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 63. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1979), Văn học Việt Nam thế kỷ 10 - nửa đầu thế kỷ 18, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 64. Vũ Khiêu (2005), Đức trị và pháp trị trong Nho giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Vũ Khiêu (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 159 66. Dương Văn Khoa (2008), “Quan niệm về cách dùng người của Lê Quý Đôn”, Xưa và nay, số 319. 67. Lâm Duy Kiệt (2009), “Nội hàm thông diễn học trong Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn”, trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nho giáo Việt Nam và văn hoá Đông Á , Hà Nội. 68. Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 69. Nguyễn Văn Kim (2012), “Tri thức về biển và tư duy hướng biển của Lê Quý Đôn”, Nghiên cứu lịch sử, số 7 (435). 70. Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ Vũ (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Phạm Văn Kính (1977), “Tìm hiểu tình hình k inh tế nông nghiệp Đàng Trong qua tác phẩm Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn”, Nghiên cứu lịch sử, số 4 (175). 72. Lê Thị Lan (2009), “Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, Triết học, số 12 (223). 73. Lê Thị Lan (2012), “Tư tưởng chính tr ị nhị nguyên của Lê Quý Đôn, Triết học, số 6 (253). 74. Nguyễn Thị Lâm (2008), “Tác giả Lê Quý Đôn với văn chương chữ Nôm”, Thông báo Hán Nôm học 2007. 75. Phan Huy Lê (1959), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 76. Phan Huy Lê (cb.) (2012), Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Bùi Dương Lịch (Phạm Văn Thắm dịch) (1987), Lê quý dật sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 78. Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích) (2000), Đại Việt sử ký toàn thư (3 tập), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 79. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 80. Trần Thanh Mại (1960), “Vài nét trong quan điểm văn học của Lê Quý Đôn”, Nghiên cứu văn học, số 4. 81. Hà Thúc Minh (1998), Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ 18, Nxb 160 Giáo dục, Hà Nội. 82. Hà Thúc Minh (2007), Nghiên cứu văn bản Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, Luận án tiến sĩ ngữ văn. 83. Hà Thúc Minh (1968), “Quan điểm lịch sử của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện”, Thông báo triết học, số 11. 84. Thúc Minh (1970), “Tìm hiểu thêm về quan điểm chính tr ị của Lê Quý Đôn”, Thông báo triết học, số 18. 85. Vương Giới Nam (2005), “Ảnh hưởng của chế độ khoa cử Trung Quốc tới Việt Nam”, Nghiên cứu Hán Nôm, số 4. 86. Lê Kim Ngân (1974), Văn hoá chính trị Việt Nam - chế độ chính tr \ị Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Phân khoa Khoa học xã hội, viện đại học Vạn Hạnh xuất bản, Sài Gòn. 87. Đặng Kim Ngọc (1998), “Tư tưởng Lê Quý Đôn về quan chế Việt Nam truyền thống”, Luật học, số 10. 88. Lãng Nhân (biên soạn) (1992), Giai thoại làng Nho, Nxb Văn nghệ, TPHCM. 89. Niculin, N.I., (Lưu Liên dịch) (1987), “Quan hệ văn học Việt Nam – Triều Tiên của thế kỷ 16-18”, Văn học, số 2 (224). 90. Tôn Diễn Phong (2004), “Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam”, Nghiên cứu Hán Nôm, số 4. 91. Trần Duy Phương (2000), Lê Quý Đôn cuộc đời và giai thoại, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 92. Nguyễn Tường Phượng (1944), “Ông Bảng nhãn Lê Quý Đôn (diễn thuyết tại hội quán trí th ể dục Thái Bình ngày 26/4/1944)”, tài liệu của Viện Thông tin Khoa học xã hội. 93. Chung Thái Quân (2009), “Ý thức văn hoá trong Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn”, trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nho giáo Việt Nam và văn hoá Đông Á , Hà Nội. 94. Văn Quỳnh (2009), “Lê Quý Đôn nói về Thiên chúa giáo trong Vân đài loại ngữ”, Công giáo và dân tộc, số 1 (169). 95. Quốc sử quán triều Nguyễn (viện Sử học dịch) (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 161 96. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (cb) (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 97. Trần Lê Sáng (1997), “Về đạo dịch trong tác phẩm của Lê Quý Đôn”, Thông tin khoa học xã hội, số 4 (172). 98. Albert Schroeder (1904), Đại Nam lịch đại kỷ niên, biên tập Ernest Leroux, Paris. 99. Đặng Đức Siêu (bs) (2000), Tổng tập văn học Việt Nam (trọn bộ 42 tập), tập 14, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 100. Nguyễn Kim Sơn (1995), “Tìm hiểu nguồn sách Lê Quý Đôn đã đọc qua khảo sát Vân đài loại ngữ”, Hán Nôm, số 2. 101. Nguyễn Kim Sơn (1995), “Tư liệu thư tịch cuối thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII và khuynh hướng khảo chứng học”, Nghiên cứu lịch sử, số 4. 102. Phạm Văn Sơn (1983), Việt sử toàn thư, Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Nam nghệ xã tái bản. 103. Lê Minh Tâm (1997), “Bàn về mấy đặc điểm trong tư tưởng pháp luật của Lê Quý Đôn”, Luật học, số 4. 104. Tập thể tác giả (1979), Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ 18 (Kỷ yếu hội nghị chuyên đề “Những cống hiến khoa học của Lê Quý Đôn” nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông), Ty Văn hoá và thông tin tỉnh Thái Bình xuất bản. 105. Tập thể tác giả (1998), Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam – những gương mặt tiêu biểu, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 106. Bùi Duy Tân (1976), “Phủ biên tạp lục và quan niệm thống nhất của Lê Quý Đôn”, Văn học, số 6 (162). 107. Văn Tân (1963), “Vài nét về Lê Quý Đôn nhà bác học lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến”, Nghiên cứu lịch sử, số 49. 108. Trần Thị Băng Thanh (1984), “Bắc sứ thông lục, một tập ký đặc sắc”, Văn học, số 6. 109. Trần Thị Băng Thanh (1977), “Lê Quý Đôn qua nhận xét của người xưa”, Văn học, số 1. 110. Hoàng Văn Thảo (2005), “Vấn đề bản thể luận trong Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn”, Triết học, số 4. 111. Nguyễn Thu (Hoa Bằng dịch) (1974), Lê quý kỷ sự, Nxb Khoa học xã hội, 162 Hà Nội. 112. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam. tập 7 – tư tưởng tổng hợp của Lê Quý Đôn (1726-1784), Nxb Thành phố Hồ ChíMinh, TPHCM. 113. Nguyễn Cẩm Thuý, Nguyễn Kim Hưng (1977), “Về những sáng tác Nôm của Lê Quý Đôn”, Văn học, số 1. 114. Nguyễn Tài Thư (1971), “Mấy tư tưởng cơ bản của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện”, Thông báo triết học, số 12. 115. Nguyễn Tài Thư (1975), “Vài nét về đạo lý làm người ở Lê Quý Đôn”, Triết học, số 8. 116. Nguyễn Tài Thư (1976), “Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ thứ XVIII”, Triết học, số 3. 117. Nguyễn Tài Thư (1984), “Tư tưởng Lê Quý Đôn và khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông”, Triết học, số 3. 118. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 119. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Nguyễn Tài Thư (2010), “Kinh dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Triết học, số 10. 121. Phạm Hồng Toàn (2008), Lê Quý Đôn với sự phát triển của nền thư tịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngữ văn. 122. Ngô Tất Tố (1952), Thơ văn bình chú, tập 1: nhà Lê - Mạc - Tây Sơn, Nhà in Mai Lĩnh, Hà Nội. 123. Phạm Quang Trung (1994), Học giả với thi nhân: tìm hiểu ý kiến về văn chương của Lê Quý Đôn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 124. Nguyễn Minh Tuân (2001), “Tấm bia nói về Lê Trọng Thứ thân phụ của Lê Quý Đôn”, Thông báo Hán Nôm học năm 2000. 125. Nguyễn Minh Tuân (1999), “Thêm bốn bài thơ xướng hoạ giữa Lê Quý Đôn với sứ thần Triều Tiên”, Hán Nôm, số 4. 126. Nguyễn Minh Tường (2008), “Triết vương Trịnh Tùng người mở đầu cho sự nghiệp dòng họ chúa Trịnh”, Xưa và nay, số 311. 127. Nguyễn Minh Tường (2009), “Cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Đại Việt Lê Quý 163 Đôn và sứ thần Hàn Quốc Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung tại Bắc Kinh năm 1760”, Hán Nôm, số 1 (91). 128. Nguyễn Minh Tường (2009), “Khái niệm „thành‟ của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Triết học, số 11. 129. Phan Đình Ứng (1991), “Chữ viết Hán Nôm qua nhận định của Lê Quý Đôn và Phạm Đình Hổ”, Hán Nôm, số 1. 130. Nguyễn Hoài Văn (2002), Tìm hiểu tư tưởng chính tr ị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 131. Đinh Công Vĩ (1989), “Hiểu biết của Lê Quý Đôn về kim thạch văn”, Nghiên cứu Hán Nôm, số 1. 132. Đinh Công Vĩ (1991), “Tìm hiểu việc sưu tầm và bình lu ận sử sách trong Quần thư khảo biện của Lê Quý Đôn”, Hán Nôm, số 01. 133. Đinh Công Vĩ (1994), Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 134. Trần Nguyên Việt (cb.) (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam Văn tuyển (tư tưởng Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thời Lý), Nxb Chính tr ị quốc gia, Hà Nội. 135. Trần Nguyên Việt (cb.) (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam Văn tuyển (tư tưởng Việt Nam thời kỳ Trần – Hồ), Nxb Chính tr ị quốc gia, Hà Nội. 136. Trần Nguyên Việt (2012), “Nho giáo Việt Nam thế kỷ XVIII và mối quan hệ của nó với Phật giáo”, Triết học, số 1 (248). 137. Trần Nguyên Việt (2013), “Vấn đề nguồn gốc vũ trụ trong tư tưởng Lê Quý Đôn”, Triết học, số 1. 138. Trần Nguyên Việt (2015), “Vấn đề con người trong triết học phương đông và thời đại ngày nay”, Triết học, số 8 (291). 139. Viện Triết học (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 140. Viện Triết học (1972), Tư tưởng Việt Nam thế kỷ 18 (trích tuyển tư liệu), bản in Ronéo của thư viện Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu tiếng Hàn 141. 강광식(2000), “신유학사상과 조선조 유교정치문화”, 집문당, 서울. 142. 강만길 외(1986), “정다산과 그 시대”, 민음사, 서울. 164 143. 강만길(1990), “다산학의 탐구”, 민음사, 서울 144. 강만길 외(1990), “다산의 정치경제사상”, 창작과 비평사, 서울. 145. 금장태(1978), 「동서교섭과 근대한국사상의 추이에 관한 연구-18, 9 세기 조선사회에 있어서 유학과 서학의 교섭을 중심으로」, 성균관대 박사논문, 서울. 146. 금장태(1984), “동서교섭과 근대한국사상”, 성균관대 출판부, 서울. 147. 금장태(1987), “한국실학사상연구”, 집문당, 서울. 148. 금장태(1999), “다산 정약용-실학의 세계”, 성균관대출판부, 서울. 149. 금장태(2000), “한국의 선비와 선비정신”, 서울대학교출판부, 서울. 150. 금장태(2001), “다산실학탐구”, 소학사, 서울. 151. 금장태(2003), “조선후기 유교와 서학”, 서울대학교출판부, 서울. 152. 금장태(2004), “한국 유학의 탐구”, 서울대학교출판부, 서울. 153. 금장태(2005), “다산-정약용과 서학의 창조적 종합자”, 살림, 서울. 154. 금장태외(2005), “한국유학사상사대계”, 3 – 철학사상편(하), 예문서원, 경북. 155. 김경희(2016), 「맹자에 관한 주희-이토 진사이- 정약용의 해석의 비교연구」, 성균관대학교 박사학위논문, 서울. 156. 김권집 외(1996), “조선조 행정개혁론 연구”, 한림원, 대전. 157. 김문식(1996), “조선후기 경학사상연구-정조와 경기학인을 중심으로”, 일조각, 서울. 158. 김비환(2004)외, “근대 극복을 꿈꾸는 동아시아의 도전”, 청아람미디어, 서울. 159. 김상회(2009), “근대의 위기와 정치적 위기”, 국민대출판부, 서울. 165 160. 김선희(2010), 「천, 상제, 리, 조선 유학과 천주실의」, “한국실한연구” 20호. 161. 김승혜(1990), “원시유교”, 믿음사, 서울. 162. 김영일(2003), “정약용의 상제사상”, 경인문화사, 서울. 163. 김영평외(2010), “다산의 행정개혁 : 현대적 해석과 평가”, 대영문화사, 서울. 164. 김용욱(1988), “조선시대의 정치체계”, 원광대출판부, 이리. 165. 김운태외(1982), “한국정치행정의 체계”, 박영사, 서울. 166. 김익수(2005), 「다산 실학에 있어서 경학과 경세학의 관련성 연구」, 경상대 박사논문, 진주. 167. 김인규(2012), 「조선후기 실학파의 ‘민’에 대한 인식과정치권력론의 새로운 지평」, “온지논총”31 권. 168. 김준석(2003), “조선후기 정치사상사 연구”, 지식산업사, 서울. 169. 김치완(2005), 「주자학 전통에서 본 다산의 인간관 연구」, 부산대 박사논문, 부산. 170. 김치완(2006), 「天-上帝論과 理氣說을 중심으로 본 茶山 인간관의 기초」, “대동철학”, 34 집. 171. 김태영(1990), “다산의 정치경제사상”, 창작과 비평사, 서울. 172. 김한식(1979), “실학의 정치사상”, 일지사, 서울. 173. 김형효 외(1998), “다산의 사상과 그 현대적 의의”, 한국정신문화연구원, 성남. 174. 다산학술문화재단 (1999), 다산 경학과 경세학의 교류와 접점, 다산학술 문화재단, 서울. 166 175. 김형효(2000), “원효에서 다산까지”, 청계출판사, 서울. 176. 민족문화추진회(역, 1996), “국역 다산시문집” (1-10), 솔출판사, 서울. 177. 몽배원(홍원식외 옮김, 2011), “성리학의 개념들”, 예원서원, 서울. 177. 박석무(역, 1999), “역주 흠흠신서” (1-3), 현대실학사, 서울. 178. 박현모(2003), 「정약용의 군주론: 정조와의 관계를 중심으로」, “정치사상연구”8 집. 179. 박현모(2009), “정치가 정조”, 푸른역사, 서울. 180. 박흥기(2000), 다산 정약용과 아담 스미스 , 백산서당, 서울. 181. 박홍식외(2005), 다산 정약용 : 한국의 사상가 10 人 , 예문동양사상연구원, 서울. 182. 방호범(2004), 다산 실천윤리사상, 샘물, 광주. 183. 배병삼(1993), 「다산 정약용의 정치사상에 관한 연구-경학해석을 중심으로」, 경희대 박사논문, 서울. 184. 백민정(2007), 「정약용 철학의 형성과 체계에 관한 연구 : 주자학과 서학에 대한 비판적 수용과정을 중심으로」, 연세대 박사논문, 서울. 185. 백민정(2007), “정약용의 철학”, 이학사, 서울. 186. 부남철(1996), “조선시대 7 인의 정치사상”, 사계절출판사, 서울. 187. 송영배(2011), 「정약용 철학과 성리학적 이기관의 해체」, “철학사상” 13 호, 서울대철학사상연구소, 서울. 188. 송영오(2008), 「다산 정약용의 목민관윤리에 관한 연구」, 단국대 박사논문, 서울. 189. 송주영(1979), “한국실학사상대요”, 박영사, 서울. 190. 신용하(1997), “조선후기 실학파의 사회사상 연구”, 지식산업사, 167 서울. 191. 실시학사경학연구회(역, 1996), “다산과 문산의 인성논쟁”, 한길사, 서울. 192. 실시학사경학연구회(역, 2000), “다산과 대산․연천의 경학논쟁”, 한길사, 서울. 193. 실시학사경학연구회(역, 2002), “茶山의 경학세계”, 한길사, 서울. 194. 성균관대 대동문화연구소(1988), “대학, 중용, 논어, 맹자”, 성균관대 대동문화연구소, 서울. 195. 안갑준(1974), “다산의 목민정신”, 정문출판사, 서울. 196. 안갑준(1998), “공인과 목민심서”, 아세아문화사, 서울. 197. 안병직(1999), 「다산의 후대론」, “한국실학연구” 1 집, 한국실학학회. 198. 양창삼(1993), “한국의 경영사상”, 양영각, 서울. 199. 유근호(2004), 「조선조 주자학의 정치사상적 성격」, “교육연구” 38호, 성신여자대학교 교육문제연구소. 200. 유승국(1976), “다산의 목민정신”, 근역서재, 서울. 201. 유초하(1991), 「정약용의 우주관」, 고려대 박사논문, 서울. 202. 유초하(1994), “한국사상사의 인식”, 한길사, 서울. 203. 윤사순(1986), 「다산의 생애와 사상」, “철학”25 호, 한국철학회, 서울. 204. 윤사순(1990), “정약용”, 고대출판부, 서울. 205. 윤사순(1998), “한국의 성리학과 실학”, 삼인, 서울. 206. 이경원(1999), 「한국 근대 천사상 연구-인격천관을 중심으로」, 성균관대 박사논문, 서울. 207. 이을호(1966), “다산 경학사상 연구-원리론을 중심으로”, 을유문화사, 168 서울. 208. 이을호(1967), 「다산 경학사상 연구(다산경학사상 연구정다산의 수사학적 인간상의 문제다산실학의 수사학적 구조: 그의 원리론을 중심으로)」, 서울대 박사논문, 서울. 209. 이을호(1975), “다산학의 이해”, 현암사, 서울. 210. 이을호(1975), “다산학제요”, 대양서적, 서울. 211. 이을호(1983), “다산학 입문”, 중앙일보사, 서울. 212. 이을호(1985), “정다산의 생애와 사상”, 박영사, 서울. 213. 이을호(1989), 외, “정다산의 경학”, 민음사, 서울. 214. 이익성(역, 1997), “경세유표” (Ⅰ-Ⅲ), 한길사, 서울. 215. 임형택(2004), 「정약용의 경학과 최한기의 기학 – 동서의 학적 만남의 두 길」, “대동문화연구”45 집, 성균관대학교. 216. 장동희(1986), “정약용의 행정사상”, 일지사, 서울. 217. 장복동(2002), “다산의 실학적 인간학”, 전남대 출판부, 광주. 218. 장승구(2001), “정약용의 실천의 철학 : 다산 철학의 근대성탐구”, 서광사, 서울. 219. 장승희(1998), 「다산 정약용의 도덕적 자율성에 관한 연구」, 서울대 박사논문, 서울. 220. 장승희(2005), “다산 윤리사상 연구”, 경인문화사, 서울. 221. 전광수(2009), 「다산 법사상의 윤리적 성격에 관한 연구」, 부산대 박사논문, 부산. 222. 전성건(2010), 「다산의 예치사상 연구」, 고려대 박사논문대학원, 서울. 169 223. 정병련(1998), 「다산 중용주의 경학적 연구」, 성균관대학교 박사논문, 서울. 224. 정성철(1989), “실학파의 철학사상과 사회정치적 견해”, 한마당, 서울. 225. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 1권, 사암출판사, 서울. 226. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 2권, 사암출판사, 서울. 227. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 3권, 사암출판사, 서울. 228. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 4권, 사암출판사, 서울. 229. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 6권, 사암출판사, 서울. 230. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 7권, 사암출판사, 서울. 231. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 8권, 사암출판사, 서울. 232. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 9권, 사암출판사, 서울. 233. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 10권, 사암출판사, 서울. 234. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 11권, 170 사암출판사, 서울. 235. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 12권, 사암출판사, 서울. 236. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 13권, 사암출판사, 서울. 237. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 14권, 사암출판사, 서울. 238. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 24권, 사암출판사, 서울. 239. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 25권, 사암출판사, 서울. 240. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 28권, 사암출판사, 서울. 242. 정약용, 다산문화재단 편저(2013), 정본 여유당전서(與猶堂全書), 30권, 사암출판사, 서울. 243. 정일균(1996), 「다산 정약용의 세계관에 대한 사회학적 연구」, 서울대 박사논문, 서울. 244. 조남호(역, 1999), “조선의 유학” (다카하시 도오루 저), 소나무, 서울. 245. 주칠성(1996), “실학파의 철학사상”, 예문서원, 서울. 246. 진덕규(2007), “한국정치의 역사적 기원”, 지식산업사, 서울. 247. 천광우(1970), 「한국실학사상사」, “한국문화사대계”6 권, 고대민족연구소, 서울. 248. 최병선외(2010), 다산의 행정사상 : 현대적 해석과 평가, 대영문화사, 171 서울. 249. 최한규(2004), 「다산 정약용 목민사상의 실학적 담론에 관한 연구」, 단국대 박사논문, 서울. 250. 최형우(2007), 「로크와 다산의 정교사상 비교」, 한국학 중앙연구원 박사논문, 성남. 251. 최희남(2005), 「정다산의 경제윤리사상 연구」, 성균관대 박사논문, 서울. 252. 하갑룡(2006), 「정약용의 경세사상 전개에 관한 연구」, 부산대, 부산. 253. 하우봉(2002), “조선유학의 개념들”, 예문서원, 서울. 254. 하우봉(1989), “조선후기 실학자의 일본관 연구”, 일지사, 서울. 255. 한국사상사연구회(편, 1996), “실학의 철학”, 예문서원, 서울. 256. 한국철학사연구회(편, 2002), “한국 철학 사상가 연구”, 철학과 현실사, 서울. 257. 한국철학사연구회(2004), “다산경학의 현대적 이해”, 심산, 서울. 258. 한국철학사연구회(2005), “주자학의 형성과 전개”, 심산, 서울. 259. 한국학진흥원(2005), “한국유학사상대계”(3 권), 상지사, 서울. 260. 함영대(2008), 「성호학파의 ‘맹자’해석에 관한 연구」, 성균관대학교 박사학위논문, 서울. 261. 한영우(1989), “조선후기 사학사 연구”, 일지사, 서울. 262. 한형조(1989), 「정약용의 화이론 경학 연구의 예시 모형」, “정신문화연구" 36 호, 한국정신문화연구원, 성남. 263. 한형조(1993), 「주희에서 정약용에로의 철학적 사유의 전환」, 172 국정신문화연구원, 한국학대학원 박사논문, 성남. 264. 한형조(1996), “주희에서 정약용으로”, 세계사, 서울. 265. 한형조(2001), 「다산과 서학 – 조선 주자학의 연속과 단절」, “다산학” 2 호, 다산학술문화재단, 서울. 266. 한형조(2004), 「주자 神 學 논고 시론」, “한국실학연구”8 호, 한국실학학회. 267. 함규진(2008), “정약용 정치사상의 재조명”, 한국학술정보(주), 파주. 268. 홍덕기(1990), 「다산 정약용의 토지개혁사상 연구 : 여전론을 중심으로」, 전남대 박사논문, 광주. 269. 홍덕기(2001), “다산 정약용의 토지개혁사상”, 전남대 출판부, 광주. 270. 홍이섭(1959), “정약용의 정치경제사상 연구”, 한국연구도서관, 서울. 271. 홍이섭(1963), 「정약용의 정치경제 사상 연구」, 고려대 박사논문, 서울. 173

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_so_sanh_tu_tuong_chinh_tri_cua_le_quy_don.pdf
  • jpgScan0028.JPG
  • jpgScan0029.JPG
  • pdfTrichyeu_KimSangHo.pdf
  • pdfTT KimSangHo.pdf
Tài liệu liên quan