Luận án Nghiên cứu quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng ninh (Việt Nam) và của người kinh tỉnh Quảng tây (Trung Quốc)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ----------*---------- 裴龙(PEI LONG) Bùi Long NGHIÊN CỨU QUAN HỆ GIỮA HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ----------*---------- 裴龙(PEI LONG) Bùi Long NGHIÊN CỨU QUA

pdf216 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng ninh (Việt Nam) và của người kinh tỉnh Quảng tây (Trung Quốc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N HỆ GIỮA HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Chí Bền 教授: 范宏贵 GS.Phạm Hồng Quý Hà Nội - 2018 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ Nghiên cứu quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và của người Kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là do tôi viết và chưa công bố. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa những nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và có trích dẫn đầy đủ. Kết quả nêu trong luận án là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh 裴龙(Pei Long) Bùi Long 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÁT CỬA ĐÌNH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ...................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 40 Tiểu kết ................................................................................................................. 47 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) ......................................................................... 48 2.1. Lịch sử phát triển hát múa trong hội Ha tiết người Kinh Quảng Tây, Trung Quốc ...................................................................................................................... 48 2.2. Học hỏi người Việt tỉnh Quảng Ninh để phục hồi hát múa trong hội Ha tiết .... 84 Tiểu kết ................................................................................................................. 99 Chương 3: SO SÁNH HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC)...................................................................................................100 3.1. Điểm giống nhau giữa hát múa cửa đình của người Việt tỉnh Quảng Ninh và hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh tỉnh Quảng Tây ......................................... 101 3.2. Điểm khác biệt giữa hát múa cửa đình của người Kinh(Việt) tỉnh Quảng Ninh,Việt Nam và hát múa trong hội Ha tiết người Kinh tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc .................................................................................................................... 122 3.3. Nguyên nhân của sự giống và khác nhau ...................................................... 132 Tiểu kết ............................................................................................................... 136 Chương 4: TRAO ĐỔI VÀ BÀN LUẬN .......................................................... 138 4.1. Vấn đề ngoại vi và trung tâm ........................................................................ 138 4.2. Vấn đề sáng tạo từ truyền thống .................................................................... 140 4.3. Vấn đề phát triển xuyên quốc gia của một loại hình nghệ thuật ..................... 143 Tiểu kết ............................................................................................................... 167 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 191 3 BẲNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa - DSTL : Di sản tư liệu - Nxb : Nhà xuất bản - QNVN : Quảng Ninh, Việt Nam - QTTQ : Quảng Tây, Trung Quốc - TCN : Trước công nguyên - TK : Thế kỷ - Tr : Trang - TƯ : Trung ương - UBND : Ủy ban nhân dân - UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UBQG : Ủy ban quốc gia - VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VVHNTQGVN : Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - VHTT : Văn hóa - Thông tin 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tác giả và tác phẩm với ca trù.................................................................22 Bảng 1.2: Những sách vở liên quan đến việc miêu tả Hát cửa đình........................24 Bảng 2.1: Độ tuổi nhân khẩu người Kinh (Dựa theo tư liệu điều tra nhân khẩu năm 2010 của Trung Quốc) .............................................................................44 Bảng 2.2: Tình hình giáo dục của dân tộc Kinh (năm 2010)....................................48 Bảng 2.3: Hát cửa đình ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc ...........78 Bảng 4.1: Các địa phương giáp biên của Trung Quốc và Việt Nam ..................... 142 Bảng 4.2: Các dân tộc xuyên biên giới ở Việt Nam và Trung Quốc ..................... 142 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) là dân tộc chủ thể, còn ở Trung Quốc, dân tộc Kinh là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng 56 dân tộc. Người Kinh là dân tộc xuyên biên giới, tuy sinh sống ở hai quốc gia khác nhau, nhưng lại có cùng một nguồn gốc. Về văn hóa, họ cũng có những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng có độc đáo. Lễ hội hát múa trong hội Ha tiết (Cáp tiết - 哈节) của người Kinh ở Trung Quốc và nghệ thuật hát cửa đình của người Kinh( Việt) ở Việt Nam là một ví dụ. Đây đều là loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian truyền thống. Tùy theo mức độ giao lưu văn hóa giữa hai nước, đồng bào sinh sống tại biên giới Việt- Trung cũng lấy việc giao lưu văn hóa văn nghệ dân gian này để vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc Hát cửa đình của người Kinh ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hát cửa đình còn được người Kinh tại Tam Đảo, thành phố Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc bảo tồn đến tận hôm nay. Tùy vào bối cảnh văn hóa khác nhau, nghệ thuật hát cửa đình hay Cáp tiết giữa hai quốc gia cũng có sự phát triển và biến đổi nhất định. Ngoài ra, một bộ phận người Việt Nam mà đa phần là người Kinh còn định cư tại Mỹ, Thái Lan, Lào, Anh, Pháp và một số quốc gia khác. Liệu họ có còn bảo tồn được nghệ thuật hát cửa đình truyền thống hay không? Đây thực sự là một vấn đề rất đáng để tiếp tục suy ngẫm và nghiên cứu. Hát cửa đình là một thể loại âm nhạc dân gian liên quan đến tín ngưỡng cúng tế thành hoàng làng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa học và âm nhạc dân tộc học. Hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thể loại, với những tên gọi khác nhau, như: hát nhà tơ, hát cửa đình, hát ca trù, hát ả đảo, hát cô đầu, hát cửa quyền... Mỗi tên gọi này đều bắt nguồn từ một lí do nhất định. Hát cửa đình còn được gọi là hát cửa đền, hát tế lễ, là loại hình ca múa trước cửa đình nhằm ca ngợi Thành hoàng. Hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở Việt Nam từ khi lưu truyền đến vùng Tam Đảo,thành phố Phòng Thành,tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nơi cũng có người Kinh cư trú được gọi là Cáp tiết. Thông qua điền dã điều tra, chúng tôi thấy rằng hát múa trong hội Ha tiết người Kinh ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và hát nhà trò, hát nhà tơ của người Kinh ở tỉnh 6 Quảng Ninh (Việt Nam) có nhiều sự tương đồng về nội dung lời hát, đều là hình thức diễn xướng phục vụ nghi lễ và nhu cầu giải trí. Bên cạnh đó, ở hai địa phương này cũng có nhiều điểm khác biệt thú vị. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và của người Kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ trước đến nay, hát cửa đình trong tín ngưỡng cúng tế thành hoàng luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, như: văn hóa học, âm nhạc dân tộc học Những năm gần đây, nhiều hội thảo khoa học về nghệ thuật hát cửa đình đã được tổ chức, minh chứng cho sự hấp dẫn của nghệ thuật hát cửa đình. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, ý thức tìm kiếm các giá trị dân tộc cổ xưa ngày càng cao, người dân ngày càng xem trọng kho tàng dân gian quý báu. Bởi vậy, nghiên cứu nghệ thuật hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh ở thành phố Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng góp một phần công sức nhỏ bé vào quá trình này. Tuy nhiên đa phần các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến đặc trưng tổng thể, phân tích giai điệu âm nhạc, miêu tả nghi thức hát của nghệ thuật hát cửa đình. Việc nghiên cứu so sánh giữa nghệ thuật và văn hóa hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở Quảng Ninh (Việt Nam) và người Kinh Quảng Tây (Trung Quốc), hầu như còn rất ít được nghiên cứu. Nghệ thuật hát cửa đình của tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) được hình thành trong bối cảnh văn hóa của đình làng Việt, là một loại hình nghệ thuật dung hòa trong nó rất nhiều yếu tố văn hóa Việt Nam, là sản phẩm văn hóa đặc trưng mang giá trị nghệ thuật cao. Nghệ thuật hát múa trong hội Ha tiết của dân tộc Kinh ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được hình thành từ sự tán tụng các vị tổ tiên có công khai thiên lập địa của người Kinh ở Quảng Tây (Trung Quốc) vùng đất này, là hoạt động văn hóa dân gian được hợp thành từ hoạt động tôn giáo, thờ cúng tổ tiên và vui chơi giải trí. Ở Việt Nam, nghệ thuật hát cửa đình chủ yếu phân bố ở miền Bắc, tương đối phong phú đa dạng. Còn các công trình nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật hát cửa đình của dân tộc Kinh ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vô cùng ít ỏi. Chính vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu so sánh giữa hát cửa 7 đình của người Kinh (Việt) ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh ở Quảng Tây (Trung Quốc). 3. Phương pháp nghiên cứu Với hệ thống quan hệ thực tế trong xã hội, văn hóa và tín ngưỡng đi nghiên cứu hát cửa đình, phải kết hợp những phương pháp của các khoa học như xã hội học, sử học, nhân học ,văn hóa học, - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết nội dung và hình thức, lý thuyết biến đổi văn hóa, trong đó bao gồm việc nghiên cứu các tư liệu, số liệu, sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa học, dân tộc nhạc học, âm nhạc học, sử học. Trên cơ sở nghiên cứu tư liệu, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và so sánh để nêu lên các đặc điểm của văn hóa bản địa và âm nhạc dân gian. - Phương pháp nghiên cứu điền dã: Trong quá trình sử dụng phương pháp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra, phỏng vấn trên thực tế. Cụ thể, người viết luận án đã có quá trình và điều tra điền dã ở Việt Nam trong 4 năm. Phạm vi điều tra là một số thành phố và vùng nông thôn có liên quan đến hát cửa đìnhLấy trọng tâm là tìm hiểu nghệ thuật hát cửa đình của người Việt ở Quảng Ninh (Việt Nam) và người Kinh Quảng Tây (Trung Quốc), chúng tôi chủ yếu quan sát cuộc sống sinh hoạt, thói quen, phương thức sinh sống và tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân, tham gia những hoạt động nghi lễ, phỏng vấn những người có liên quan, từ đóthu thập được thêm nhiều tư liệu mới. - Phương pháp nghiên cứu thống kê: Chúng tôi đã thu thập các tư liệu lịch sử và tôn giáo tín ngưỡng có liên quan đến hát cửa đình ở Viện nghiên cứu Văn hóa, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, Viện nghiên cứu Âm nhạc (Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam), Viện nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Trong đó phải tìm hiểu về các tư liệu văn hiện lịch sử, hồ sơ, sử sách, các dấu lạ, chữ Hán Nôm, thôn chí, bia đá, hương ước, gia phả, hồ sơ di tích lịch sử, mở khả năng tìm hiểu các thông tin có giá trị mà có sự thật. Bên cảnh đó, thu tập các tư liệu quan trọng thông qua phòng vấn, tìm ra giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử trên các tư liệu. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: So sánh văn hóa hát cửa đình giữa người Việt ở Quảng Ninh (Việt Nam) và người Kinh Quảng Tây (Trung Quốc), từ đó tìm 8 hiểu về tính thống nhất và sự khác biệt cũng như tính phức tạp của văn hóa hai nước. Tìm hiểu về quy luật biến đổi của hát cửa đình. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Đây là một chuyên luận nghiên cứu so sánh giữa hát cửa đình của người Việt tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và người Kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cũng là luận án so sánh hát cửa đình xuyên biên giới Việt - Trung. Đề tài làm rõ sức sống của một loại hình nghệ thuật dân gian của cùng một tộc người, nhưng lại hiện hữu ở hai quốc gia khác nhau, nên có những nét độc đáo riêng, chứng tỏ bản sắc văn hóa Việt. Đề tài sẽ góp phần vào việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở cả Việt Nam và Trung Quốc. 5. Phạm vi nghiên cứu Hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở Việt Nam là một trong 24 thể loại/loại hình âm nhạc được xác định bởi các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, âm nhạc dân tộc học Việt Nam. Đó chính là Ca trù. Không gian lưu truyền/phổ biến của Ca trù rộng suốt từ Bắc vào Nam, sau năm 1954, phát triển cả ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận án chỉ đề cập đến hát cửa đình của người Việt ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) Ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), người Kinh là một dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống ở vùng Tam Đảo, địa phương có nhiều di sản văn hóa phi vật thể. Trong phạm vi của đề tài, luận án cũng chỉ nghiên cứu hát cửa đình của người Kinh ở Quảng Tây (Trung Quốc) . Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình truyền bá của hát cửa đình từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng như dưới ảnh hưởng của văn hóa Việt - Trung, nghệ thuật hát cửa đình ở hai nước đã có những thay đổi và khác biệt gì. 6. Đóng góp khoa học của luận án Luận án sẽ làm rõ quá trình phát triển, truyền bá của hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh, huyện Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, chỉ ra nguồn gốc của nó từ người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở so sánh hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và của người Kinh, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), 9 chỉ ra giá trị của một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian của một tộc người xuyên quốc gia. Từ kết quả nghiên cứu, xem xét một số vấn đề đặt ra như sáng tạo truyền thống/truyền thống sáng tạo, sự phát triển xuyên quốc gia của một loại hình nghệ thuật dân gian trên cơ sở của các lý thuyết, như lý thuyết vùng văn hóa. Đây là chuyên luận nghiên cứu về hát cửa đình của hai tộc người có cùng một truyền thống văn hóa, cùng một một nguồn gốc nhưng lại sinh sống ở hai quốc gia. Góp phần khẳng định về mối quan hệ nhiều mặt giữa hát cửa đình của người Việt ở Quảng Ninh (Việt Nam) và người Kinh Quảng Tây (Trung Quốc) Bổ sung thêm nguồn tư liệu về hát cửa đình, góp phần tìm hiểu nguồn gốc hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở Việt Nam, làm rõ quá trình hát của đình truyền bá từ Việt Nam sang Quảng Tây, Trung Quốc. Cung cấp thêm những tư liệu và nghiên cứu mới về hát cửa đình của Việt Nam và Trung Quốc. Chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt trong hát cửa đình ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). 7. Cấu trúc luận án Luận án gồm hai phần: chính văn và phụ lục. Phần chính văn, ngoài phần Mở đầu (5 trang ), Kết luận (4 trang ), Tài liệu tham khảo (15 trang ), nội dung luận án chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu hát cửa đình ở Việt Nam và Trung Quốc, cơ sở lý luận (38 trang) Chương 2: Mối quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và của người Kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) (51 trang ) Chương 3: So sánh hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) (38 trang) Chương 4: Trao đổi và bàn luận (30 trang) Phần phụ lục của luận án gồm: Bản đồ lưu hành hát múa trong hội Ha tiết tỉnh Quảng Tây Trung Quốc; bản đồ lưu hành hát cửa đình tỉnh Quảng Ninh Việt Nam; ảnh minh họa; danh sách nghệ nhân và câu hỏi phỏng vấn (25 trang) 10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÁT CỬA ĐÌNH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Hát cửa đình của người Việt tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đều thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở Trung Quốc và Việt Nam. 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hát cửa đình của người Việt ở Việt Nam Hát cửa đình ở Việt Nam có lịch sử nghiên cứu từ rất sớm. Ghi chép sớm nhất có liên quan đến hát cửa đình (hát Ả đảo, Ca trù...) của người Việt ở Việt Nam được tìm thấy trong Đại Việt sử ký toàn thư [45]. Khi ghi chép về 17 loại nhạc cụ của Đại Việt, sách có ghi về đàn đáy, một nhạc cụ liên quan đến ca trù, trong đó có hát cửa đình. Phạm Đình Hổ (1768-1839) trong Vũ trung tùy bút chép rằng “những đồ nhạc khí chốn giáo phường có một cái nhịp bằng tre già, hình dẹp, dài độ ba bốn thước; khi các nhạc công đủ rồi, thì một mụ già gõ để làm nhịp cho các tiếng âm nhạc, còn như những cái trúc địch, yêu cổ, đới cầm, địch cổ, thì mỗi người quản giáp (kép) cầm một cái, trúc địch tục gọi là sáo, thường phải hòa với các tiếng âm nhạc, chứ không hay thổi một mình, vì thổi sáo ít người giỏi, yêu cổ tục gọi là trống cơm, tang trống như cái thùng nhỏ mà dài, lúc sắp dùng thì phải xoa cơm nếp cài hai mặt trống cho nó âm tiếng, hai bên ứng hòa với nhau. Địch quản tục gọi là quyển nhị, hòa với các tiếng âm nhạc hay thổi một mình nghe cũng hay. Đới cầm tục gọi là đàn đáy, cũng giống như đàn tàu ba dây, nhưng đáy nó vuông, dọc đàn dài, trên dọc gắn mười sáu phím” [98, tr 58]. Từ ghi chép của Phạm Đình Hổ, có thể thấy rằng đàn đáy chính là loại tương ứng với đàn tam huyền, nhưng có một tính chất riêng trong đó. Vào những năm Hồng Đức (1470-1497) thời vua Lê Thánh Tông, ca trù có rất nhiều ca khúc khác nhau, trong đó một số khúc điệu cổ dần dần 11 bị lãng quên, một số ca khúc mới cũng xuất hiện. Trong đoạn văn có miêu tả đàn đáy là nhạc cụ gắn với đặc trưng của ca trù, ngoài ra còn có kèn, trống, hình thức hát cửa quyền và hát cửa đình. Trong khoảng thời gian vua Lê Thánh Tông khi thượng triều cùng các thần Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh cùng các chư công học sĩ, mượn vũ đạo để thượng triều như coi trong âm luật trung xuyên như quốc và được xem là đồng văn và tiếng nhạc tao nhã, đồng văn chủ yếu là âm luật mà tiếng nhạc tao nhã chính là tiếng hát của những người dân hàng đầu đến từ các giáo phường được phân chia theo cấp bậc. Ngô Thì Sĩ trong Việt sử tiêu án [74] cho rằng vào khoảng năm thứ hai trước công nguyên, dưới triều vua Triệu Đà, tại làng Đồng Sâm, Thái Bình, Việt Nam có một vị ca nương rất nổi tiếng, ca hát rất hay, mỗi năm vào ngày 6 tháng 8 đều tổ chức nghi lễ cúng tế. Tổ sư giáo phường miêu tả như sau: Hai vợ chồng Đinh Dự và Đường Hoa ở Thanh Hóa, Việt Nam rất thuần thục trong việc đàn và ca hát, họ chọn Lỗ Khê là nơi để làm lễ, thành lập giáo phường, đồng thời đem việc ca hát và đàn truyền thụ cho người dân nơi đây. Hai vợ chồng họ còn dùng tiếng đàn và ca hát để trị hết bệnh cho vua Lê Thái Tổ, giúp đỡ vua giành được thắng lợi. Tuy đây chỉ là truyền thuyết, nhưng qua đó có thể nhận thấy rằng ca trù đã có sự phát triển mạnh ở giai đoạn này. Thể cách ca trù giải thích khúc điệu dâng hương, thét nhạc, hát vọng, cung bắc, cuối cùng là thể cách ca trù. Có gần 30 khúc điệu ca trù được ghi chép và giải thích, ngoài ra còn ghi chép ca hát và gõ trống. Trong một quyển thể cách ca trù khác thì nội dung được ghi chép phong phú hơn. Bài Quốc phong trường dẫn trong đoạn mở đầu của sách chủ yếu nói đến lý luận về âm nhạc dân tộc, ngũ cung, phương thức biến âm, hướng dẫn trước khi đánh đàn. Nội dung chủ yếu trong cuốn sáchđều liên quan đến thể cách của 53 khúc điệu âm nhạc. Một số làn điệu cổ xưa rất ít xuất hiện trong các tuyển tập và các ghi chép khác. Thính ca pháp, đả cổ pháp, ca trù tạp lục, đạo nương ca trù. Nếu như đàn đáy là loại nhạc cụ đặc trưng của ca trù, vậy thì tiếng trống chính là chủ thể của hình thức âm nhạc này. Tiếng trống có vai trò giữ nhịp, thẩm định nghệ thuật, là căn cứ để thưởng đào nương. Nhũng tuyển 12 tập này đều nhắc đến phương pháp gõ trống trong lúc nghe nhạc. Đả cổ pháp tuy chỉ có bát thiên, nhưng nó nói lên một cách rõ ràng về ý nghĩa của việc gõ trống. Nghe nhạc cùng với nghe tiếng trống chính là cách đánh giá tốt nhất về ca trù, khi hát tốt thì bắt đầu gõ trống, đồng thời gõ rất nhiều tiếng, đào nương và tiểu sinh thì lấy tiếng trống đề làm hiệu lệnh. Đầu tiên, 5 tiếng trống dài thể hiện sự chuẩn bị, đào nương liền vào vị trí, quản giáp gảy đàn; tiếp theo là 3 tiếng trống để nhắc nhở việc vào vị trí để chuẩn bị hát; nếu vẫn chưa kịp, có thể tiếp tục đánh thêm 2 tiếng nữa để hối thúc. Đến lúc hát, dựa trên mỗi chữ, mỗi câu hoặc khi hát xong một bài thì bắt đầu gõ 1, 2, 3 tiếng, hình thức như là ngắt đoạn ngắt câu trong đọc sách. Về việc ghi chép trên văn bia: văn bia chủ yếu điêu khắc trên đá, như ghi trên bia của đình làng, bia của giáo phường, bia của ca trù, bia ca hát v.v... Dù tên gọi khác nhau nhau, nhưng nội dung về căn bản là giống nhau, đều là những thể loại hát cửa đình trong các hợp ước khế ước mua bángiữa các giáo phường với nhau. Trong những văn bia này, văn bia sớm nhất được khai quật vào năm 1657, muộn nhất là năm 1913. Đa số các văn bia này tập trung ở Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, niên đại trải dài, địa điểm phân bố rộng và có số lượng lớn. Giáo phường chính là tổ chức quản lý đào nương (nữ giới) và quản giáp (nam giới), những người chuyên đi biểu diễn ca trù. Giáo phường muốn tổ chức cho đào nương và quản giáp đi biểu diễn, phải mua bản quyền hát cửa đình. Ngược lại, trong những thời gian nhàn rỗi, họ thông qua việc biểu diễn lấy tiền thù lao để duy trì cuộc sống; Thứ hai, khế ước, hợp ước của các bia đá này làm nên tiền tài, quan hệ quyền lực rất rõ ràng và nghiêm trọng, họ đem nguyện vọng của mình khắc trên bia đá, để các hoạt động trên khế ước, hợp ước có thể kéo dài mãi mãi về sau; Một lần nữa, các bia đá này đã phản ánh sự buôn bán về quyền lợi của hát cửa đình, nó chẳng những cho biết các hoạt động của giáo phường trước đây diễn ra ở đâu, hiện tại còn lưu giữ được những gì. Đây cũng chính là những tư liệu quý báu giúp chúng ta phục hồi bộ môn nghệ thuật này. 13 Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có các sinh hoạt văn hóa âm nhạc tương ứng. Triều nhà Đinh (968-979), các hoạt động như bơi thuyền, ca hát, nhảy múa vẫn được phát triển trong lao động sản xuất của quần chúng nhân dân. Bà Phạm Thị Trân, đã nhận được sự công nhận của vua Đinh, phong chức là Ưu tú. Triều nhà Lý (1009-1225), sau khi vua Lý Thái Tổ đăng cơ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư đến Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long. Lúc bấy giờ có một nữ Ưu tên là Đào Thị, ca hát rất hay, thường xuyên được sự tán thưởng của vua. Tiếng hát của Đào Thị cũng được rất nhiều người ngưỡng mộ. Do vậy, từ đó về sau những người phụ nữ hành nghề hát xướng đều được gọi là Đào Nương [45]. Vua Lý Thái Tổ quyết định lập ra một chức quan chuyên trông coi quản lý các ca nữ, nhạc sư. Giáo phường chính thức ra đời (1025). Thế kỷ XX, trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát trong tiểu luận Hát ả đào [38] miểu tả bộ nhạc cụ của lối hát ả đào chỉ có bốn nhạc khí. Số lượng nhạc cụ tuy ít ỏi nhưng đầy đủ, không thiếu, không thừa. Mỗi một nhạc cụ có một nhiệm vụ riêng. Người hát giữ phần chính. Còn phần phụ họa thì một là giao cho cây đàn đáy, đứng địa vị làm khuôn cho giọng hát; hai là cỗ phách, mà ta có thể coi là cái hồn của giọng hát; cuối cùng là tiếng trống, nhận trách nhiệm phân chia đưa từng đoạn từng câu cho một bản nhạc. Trong khúc điệu của hát ả đào, đào nương trong khi hát có thể rất linh hoạt, có thể chuyển điệu bất ngờ. Trong điệu hát hát ả đào, không có mấy điệu hát là không chuyển điệu, chỉ vài câu trong điệu hát cũng có thể chuyển điệu hai ba lần. Các bài tỳ bà, thiên thai, thét nhạc cũng đều có thể chuyển điệu. Mỗi một lối âm nhạc lại có một kiểu giai điệu riêng; nghĩa là mỗi một dân tộc lại có một cách riêng, theo khoa học, theo tập quán hay theo tính tình/tính cách, để đặt các tiếng vào quãng giữa hai tiếng đồng thanh mà khác bậc kia cho thành một âm giai. Cho nên châu Âu có kiểu của châu Âu, Á đông có kiểu của Á đông, thượng cổ có kiểu của thượng cổ và cận đại có kiểu của cận đại. Trong âm nhạc có bao nhiêu điều kiện khiến một bản nhạc trở nên linh hoạt, thì trong lối hát ả đảo ta đều có cả: cải tấu độ, biến thể, chuyển âm. Có thể kết luận rằng lối hát ả đảo 14 là một nghệ thuật rất thuần túy. Mỗi dân tộc đều có đặc tính âm nhạc riêng biệt cho mình. Mọi người trên thế giới không thể nào hát một loại hình âm nhạc giống nhau. Cách hát của bất kì một dân tộc nào cũng đều có mối liên hệ với ngôn ngữ của dân tộc ấy. Tiếng Việt Nam các thanh huyền, ngã, hỏi, nặng, sắc, khiến cho cùng một âm của mình khi nói giọng cao và giọng thấp lại có những ý nghĩa khác nhau. Sau năm 1954, Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề đã viết Việt Nam ca trù Biên khảo [15], trong đó có nhắc đến Đinh Lễ và đàn đáy. Đinh Lễ (cha Đinh Đự) tên ban đầu là Nguyên Sinh, người làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Người này không thích công danh, thườngng xuyên ôm đàn nguyệt cầm đến bên cạnh con suối nhỏ để đàn hát. Một ngày Nguyên Sinh ôm cây đàn và bình rượu đi vào rừng sâu, trong rừng gặp phải hai vị bô lão. Một vị bên Nguyên Sinh và nói: “Ta là Lý Thiết Quải, ông ta là đại tiên, chúng ta đều cảm thấy ngươi có tiềm năng, chúng ta sẽ đem cây đàn này tặng cho ngươi, ngươi phải đem truyền lại cho đời sau,. Cây đàn này còn có thể diệt trừ yêu quái”. Nguyên Sinh gật đầu cảm tạ, lúc tỉnh dậy thì thấy hai người này đã không còn bên cạnh nữa, Nguyên Sinh bắt đầu về nhà luyện đàn. Một ngày, Nguyên Sinh đến huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chơi đàn. Ở đây có một ông quan huyện tên là Bạch Định Sa, rất giàu có, 40 tuổi mới sinh được con gái. Con gái quan huyện sắc đẹp như hoa, nên có tên gọi là Bạch Hoa. Lên 10 tuổi Bạch Hoa vẫn không biết nói cười. Khi Nguyên Sinh đàn hát bên cạnh con suối, rất nhiều dân làng đã bị thu hút đến xem. Quan huyện nghe nói việc Nguyên Sinh ca hát, phái người đi mời Nguyên Sinh đến nhà biểu diễn. Nguyên Sinh đến nhà của quan huyện và bắt đầu đàn hát. Sau khi Bạch Hoa nghe xong, liền lấy một chiếc đũa bằng gỗ để gõ nhịp đệm cho Nguyên Sinh.. Bắt đầu từ đó, Bạch Hoa bỗng nhiên giống những người bình thường khác, có thể nói cười. Quan huyện rất vui, bày tỏ sự cảm ơn Nguyên Sinh, bèn hứa ghép đôi cùng với Bách, vào mùa xuân thì tổ chức hôn lễ long trọng. Câu chuyện này có nhắc đến đàn và một cặp đũa làm bằng gỗ, có khả năng đây là nhạc cụ của hát cửa đình ngày nay. Hát cửa đình ở các triều đại phong kiến không ngừng phát triển và thay đổi. Nghệ thuật hát cửa 15 đình ở triều nhà Lý không giống với triều nhà Lê, hát Cửa Đình ở triều nhà Lê lại không giống với triều nhà Nguyễn. Quyển sách này đã giới thiệu nội dung chi tiết biểu diễn hát cửa đình, sân khấu cũng như quy trình tế lễ của hát cửa đình. GS Trần Văn Khê viết trong cuốn Hát ả đào [38] như sau: Bộ môn nghệ thuật hát ả đào, chỉ có ở miền trung và miền Bắc Việt Nam mới có thể tìm hiểu rõ ràng. Hiện nay cũng có rất nhiều quyển sách viết về nguồn gốc của Hát ả đào, mỗi một nơi đều có một kịch bản. Tương truyền bộ môn nghệ thuật này xuất hiện từ Mãn Đường Hoa công chúa và Thanh Xà đại vương ở Thanh Hóa. Hát ả đào mỗi năm đều tổ chức hai lần vào mùa xuân và mùa thu, sư tổ của lễ cúng tế là Đông Phương Sóc và Lữ Đồng Tân. Đông Phương Sóc là từ phú gia của Tây Hán, Trung Quốc, Lữ Đồng Tân là sư tổ đạo giáo ở triều nhà Đường, Trung Quốc. Hai người này có quan hệ như thế nào với sự xuất hiện của hát ả đào? Nội dung tài liệu còn nhắc đến đàn đáy là một loại nhạc cụ đặc sắc của hát ả đào, tương truyền là do Lý Thiết Quải một trong tám vị của bát tiên truyền lại, khẳng định đàn đáy là nhạc cụ đặc sắc của Việt Nam. Giáo phường xuất hiện vào thời nhà Lê, là nơi truyền thụ âm nhạc. Ở Việt Nam, giáo phường nhất từ xuất hiện nhiều nhất vào thời Hồng Đức nhà Lê (1470-1497). Bước vào thế kỷ XVII, dựa theo ý kiến của De Marini Romanin, đào nương vào thời kỳ ấy đều phải có một mái tóc đen dài óng ả thì mới được sự yêu thích của mọi người. Đào nương thường hát vào các buổi tối, nếu được sự yêu thích của tài tử công chúa, họ có thể được tiến cung làm cung nữ hoặc ca nữ. Đào nương lúc bấy giờ chỉ có thể dùng tiếng hát để kiếm tiền sinh nhai. Thế kỷ XVII, thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, ở miền Nam các chúa Nguyễn thích tuồng, khiến cho hình thức biểu diễn này trở nên hưng thịnh; còn ở miền Bắc ca khúc của các đào nương được các hoàng đế, quan viên, quần chúng nhân dân yêu thích, từ đó nghệ thuật này phát triển rộng rãi ở miền Bắc. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, Gustave Dumoutier khi đến Việt Nam nghiên cứu phong tục tập quán của người dân nơi đây có nói đến: Những đào nương chuyên nghiệp không được lập gia đình, nếu như lập gia đình họ sẽ không thể tiếp tục theo nghề này. 16 GS Trần Văn Khê có nói đến ca khúc của đào nương, thông qua các tư liệu được ghi nhận, trước đây tác phẩm kiệt xuất của đào nương xuất hiện là Baron (Ba - rôn). Baron sinh năm 1685, vào năm 1732 tại Churechill tuyển tập thứ 3 đã xuất bản có nhắc đến đến tác phẩm vũ đạo ca khúc của đào nương. Baron miêu tả rằng đây là vũ đạo ca khúc...h viên xã hội của dân tộc Kinh mà còn mang ý nghĩa tôn giáo thực tiễn, mở rộng phát triển thành tính tổng thể về văn hóa của dân tộc Kinh, được sử dụng đối với thân phận tiêu chí văn hóa biên giới của dân tộc Kinh; Phạm vi hành chính quốc gia đã kéo dài thời gian hoạt động của ngày lễ, làm cho giới hạn giữa hành chính quốc gia và tôn giáo dân gian trở nên mơ hồ; Liên hệ về văn hóa xuyên quốc gia biên giới được công khai thúc đẩy tuyên truyền. Tác giả Lã Tuấn Bưu có bài viết Từ chúc mừng cùng dân đến hoàn trả phong tục cho dân - dẫn chứng từ lễ hội Ha của dân tộc Kinh [137]. Trong quá trình bảo vệ và truyền bá văn hóa lễ hội Ha của dân tộc Kinh, chính quyền địa phương đã trải qua chuyển biến của việc cùng dân chúc mừng đến việc trả lại phong tục tập quán cho dân. Bất luận quyền lực của chính quyền đối với việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quan trọng như thế nào, cũng không thể bỏ qua ý nghĩa thực tại của lực lượng nhân dân xem thường Chỉ khi trong phương hướng phát triển của di sản văn hóa phi vật thể trong chủ thể văn hóa, trong đó truyền nhận và bảo vệ mới là cội nguồn động lực vĩnh hằng cần đạt được. Lấy lễ hội Ha làm việc cúng tế, trở thành đặc trưng của văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh. Trong ngôn ngữ của dân tộc Kinh, chữ Ha không có ý nghĩa, đa số mang ý nghĩa là ca hoặc ca hát. Ha của người dân tộc Kinh, âm điệu ca khúc đơn giản du dương, ca từ đẹp, mang đậm không khí sinh hoạt, chứa đựng tính chất hưng thịnh rất mạnh, từ đó rất được người Kinh yêu thích. Lễ hội Ha của dân tộc Kinh, tuy nổi tiếng nhờ chữ Ha, nhưng do một thống hoạt động nghi thức dân gian cúng tế thần linh là quan trọng nhất, xuyên suốt qua toàn bộ quá trình là lễ hội Ha của dân tộc Ha, đồng thời thể hiện đặc điểm người và thần cùng nhau giải trí. Mặc dù thời gian tổ chức lễ hội Ha ở mỗi nơi khác nhau có sự không đồng nhất, quy mô cũng không giống nhau, nhưng nội dung cơ bản của nghi thức hoạt động về cơ bản vẫn tương đối giống nhau. Nghi thức lễ hội Ha truyền thống của dân tộc Kinh thường bao gồm bốn phần quan trọng là: đón thần, tế 31 thần, hương ẩm, tống thần. Người ta cho rằng lễ hội Ha mang tính đại diện cho văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh, thể hiện lòng kính trọng của họ đối với tự nhiên, sự sùng bái và lòng biết ơn đối với tổ tiên cũng như sự kỳ vọng đối với cuộc sống của họ trong tương lai. Lễ hội Ha trong giai đoạn những năm 50 đến 70 của thế kỷ XX, nhưng trong những năm 80 của thế kỷ XX đã được phục hồi và phát triển. Ngày 20 tháng 5 năm 2006, lễ hội Ha của dân tộc Kinh đã trở thành một trong những lễ hội đầu tiên được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Trung Quốc. Tháng 1 năm 2007, lễ hội Ha và nghệ thuật đàn bầu của người Kinh đã được chọn đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp khu tự trị. Sau đó không lâu, lại có danh sách di sản văn hóa phi vật thể không cùng cấp ở thành phố Đông Hưng, thành phố cảng Phòng Thành, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây bao gồm 13 hạng mục chữ Hán Nôm. Tác giả Lô Khắc Cương trong bài viết Cúng tế trong lễ hội Ha và nghiên cứu âm nhạc [136] cho rằng hát lễ hội Ha chứa đựng ý nghĩa tế thần, các hoạt động cúng tế tổ tiên, dựa trên việc mời các vị thần về dự lễ, cúng tế và tiễn thần. Hoạt động chủ yếu của lễ hội Ha là hát Ha, bao gồm hát, nhảy và âm nhạc xuyên suốt quá trình làm lễ. Chính là lời và hình thức cơ chế, hát nhạc điệu Ha bao gồm ba bộ phận lớn: nhạc chiêng trống, hát nhạc Ha, múa hát. Nhạc chiêng trống có thể sử dụng nhiều loại nhạc cụ phát ra âm thanh tiết tấu như chiêng, trống, nhiêu, bạt, trúc bảng, mộc ngư, là thành phần quan trọng tổ hợp nên âm nhạc trong lễ hội Ha. Trong các trình tự đón thần, tế thần, tiễn thần, đa số có tiếng chiêng trống phối hợp; trong lúc hát điệu Ha có thêm vũ đạo, cũng sử dụng nhiều tiếng chiêng trống. Có chiêng trống tế thần và chiêng trống vũ đạo. Hát điệu Ha: trong hát điệu tất cả nhạc của em gái Ha hát được gọi là hát điệu Ha. Những bài hát này bình thường thường không hát, đến ngày lễ thì do em gái Ha thay phiên nhau hát trong đình hoặc hát đối. Âm nhạc của dân ca Ha tao nhã, tiết tấu có nhiều diễn biến thay đổi, âm luật thấp trở trên uyển chuyển, sử dùng nhiều tần âm, đệm thêm âm rung, có âm dài và luyến láy, đa số hát ngâm vần, tình cảm đơn thuần, thành tâm cung kính. Cũng có một bộ phận 32 trong lúc lễ tiệc hát điệu ha để chúc mừng, tình tiết rất náo nhiệt, hào phóng. Danh sách các ca khúc tiêu biều gồm có “Bài ca chúc hương”, “Bài ca thưởng nguyệt”, “Bài ca kết nghĩa”, “Bài ca chúc mừng”, “Bài ca kính rượu”. Ca múa: trong hát điệu Ha thường có thêm vũ đạo, ngoài việc dùng chiêng trống, nhịp phách, trúc bảng và một số nhạc cụ gõ tiết tấu khác, thường vừa hát vừa nhảy, để ca, nhảy và nhạc dung hòa thành một. Múa kính hương chính là dựa trên ca từ của “Bài ca chúc hương” trong điệu Ha để biên đạo ra, dựa theo tiếng hát và nhịp trống để múa, nhạc lên thì bắt đầu múa. Múa nhảy đèn là sự phối hợp của ca múa “ai đội đèn hoa đăng ở dưới ánh trăng”, vừa hát vừa múa. Những vũ đạo này cũng có một phần trong điệu hát Ha, nó đều có âm luật của tính ca hát, nghiêng về tự tình nhiều hơn, có thể diễn một mình; Cũng chứa đựng động tác của vũ đạo và cảm nhạc, kết hợp vũ đạo, trong đó gửi gắm nội dung tư tưởng vũ đạo rõ ràng. Sự phát triển của lễ hội Ha có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của âm nhạc dân gian dân tộc Kinh, nó là cơ hội tốt thể hiện nền âm nhạc dân gian dân tộc kinh. Đồng thời, trong bầu không khí đó, đã tạo nên một tầng lớp em gái Ha vừa hát vừa nhảy và anh trai ha có đàn tấu, là cơ hội tốt để họ phát huy được sự thông minh của mình. Hát điệu Ha không có sự biểu diễn tốt mới được thể hiện cùng với những người đảm nhiệm có bản lĩnh cao hơn, từ đó thúc đẩy bản lĩnh của họ, tiến hành biên đạo hát số lượng lớn, làm cho dân ca, vũ đạo dân giản của dân tộc Kinh trường tồn mãi mãi. Tác giả Lưu Kiến Bình có nghiên cứu Thăm dò sơ bộ lễ hội Ha của dân tộc Kinh [133]. Dân tộc Kinh là dân tộc thiểu số ven biển ở Trung Quốc, chủ yếu sinh sống ở trên Tam Đảo, thị trấn Giang Bình, Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây. Lễ hội Ha là một trong những ngày lễ truyền thống chứa định tính chất tiêu biểu, thể hiện được sự sinh động và lịch sử lâu đời của dân tộc Kinh, tâm lý trong tập quán sinh hoạt độc đáo và diện mạo văn hóa đa dang rực rỡ. Bài luận này chủ yếu nghiên cứu thảo luận vấn đề về nội dung, hình thức hoạt động của ngày lễ. Hát lễ hội Ha là một ngày lễ mang tính chất cúng tế, chủ yếu là người dân sùng bái và thờ cúng tổ tiên và thần biển, tập tục kỳ lạ được nảy sinh trong thời đại lúc bấy giờ.Thần biển mà người dân 33 tộc Kinh tin vào bắt đầu phát triển từ các quan niệm tôn sùng tự nhiên. Địa vị của thần Biển được đặt ở vị trí hàng đầu, đã cho thấy rằng tín ngưỡng có tính quyết định cơ bản đến phương thức phát triển kinh tế và môi trường sinh thái. Mặt khác nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ đó cũng chính là do các thiên thần đã chỉ ra: các cách suy nghĩ của người xưa về sự tồn tại, về mối quan hệ đối với giới tự nhiên, là tất cả các vấn đề rất cao của triết học, giống tất cả các tôn giáo khác, trong đó nguồn gốc là do quan niệm hạn hẹp ngu ngốc của chế độ ngu dân. Tác giả Hoàng An Huy trong: Nghiên cứu nhà đình trong hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh Trung Quốc [125] cho biết Đình Ha là kiến trúc dân tộc chứa đựng sắc thái thần thánh của dân tộc Kinh Trung Quốc. Bài viết bắt đầu nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau, như: nguyên nhân hình thành đình Ha, diễn biến lịch sử, ngoại quan, bố cục, tổ chức quản lý và cấm kỵ. Đối với việc tìm hiểu về lễ hội Ha, có thể đúc kết thành hai điểm: một là ý nghĩa của ăn, lễ tế thần (Thần ăn), lễ hương ẩm (người ăn); hai là ca, nghĩa là ca hát. Tại Sơn Tâm, Tam Đảo, người Kinh ở đây đã cho rằng Ha là ăn, gọi thần đình là ăn đình. Nhân dân ở Vu Đầu và Vạn Vĩ lại hiểu Ha là Hát, nghĩa là ca hát, gọi thần đình là đình Ha. Như vậy, người Kinh ở Tam Đảo có những tên gọi khác nhau về thần đình, nhưng lâu nay các nhà nghiên cứu văn hóa lịch dân tộc vẫn sử dụng cách gọi là đình Ha. Dân tộc Kinh được xem là những cư dân di cư từ biển vào, tùy vào số lượng dân số và sự phát triển kinh tế, những nhóm người này bắt đầu tụ tập xây dựng các miếu thần. Dân tộc Kinh ở Trung Quốc có truyền thống tập tục xây dựng miếu thần, có thể là đem tổ tiên tại nơi sinh sống ở Việt Nam sang nơi ở mới, bởi vì dân tộc Hán, dân tộc Choang những như các dân tộc xung quanh khu vực của người Kinh sinh sống đều không xây dựng đình giống như đình Ha. Cho đến ngày nay, một số làng xã của dân tộc Kinh Việt Nam vẫn còn lưu giữ các đình được xây dựng trước kia, các bố cục cơ bản của việc xây dựng miếu. Tại rất nhiều làng xã ở Việt Nam, đình là nơi tập họp của những người đàn ông, miếu là nơi tập họp của những người phụ nữ, từ trước đến nay mọi người đều tuân, tương đồng với những tập quán của người Kinh 34 ở Trung Quốc. Bước vào thế kỷ XXI, đình Ha của dân tộc Kinh bắt đầu phát sinh nhiều thay đổi. Bất luận là vật liệu xây dựng hay là diện tích xây dựng, bất luận là xây dựng đình Hoa hay trang trí nội thất, so với trước kia đều có sự thay đổi rất lớn. Tác giả Quá Vĩ trong bài viết Văn hóa dân gian dân tộc Kinh và Hát múa trong hội Ha tiết [153] đã nghiên cứu truyền thống văn hóa trên nhiều phương diện nội hàm của lễ hội Ha, phân biệt nghiên cứu từ nhiều góc độ như độ tuổi của tập tục, tập tục tín ngưỡng, tập tục làng xã, tập tục tôn giáo dân tộc, tập tục văn hóa giải trí trong đó có truyền thống di sản văn hóa. Đem lễ hội Ha của dân tộc Kinh trở thành diễn đàn phân tích nghiên cứu truyền thống văn hóa quan trọng của thành phố cảng Phòng Thành [119] là Đề án của Học viện chủ nghĩa xã hội của thành phố cảng Phòng Thành. Lễ hội Ha của dân tộc Kinh là sự thể hiện tập trung văn hóa truyền thống của người Kinh, cũng là một diễn đàn quan trọng trên mặt trận công tác thống nhất triển khai văn hóa của cả thành phố cảng Phòng Thành. Từ đó, có thể dựa trên đặc điểm thời gian độc đáo của lễ hội Ha để tổ chức chúc mừng lễ hội Ha, tăng cường bồi dưỡng lực lượng nối tiếp thị trường văn hóa của lễ hội Ha, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh nguồn tài nguyên, tăng cường hợp tác và nỗ lực đem lễ hội Ha trở thành diễn đàn quan trọng trên mặt trận thống nhất văn hóa của thành phố cảng Phòng Thành. Hai tác giả Liêu Quốc Nhất, Bạch Ái Bình có bài viết Từ lễ hội Ha đến cái nhìn giao thoa xuyên quốc gia của dân tộc Kinh tại Vịnh Bắc Bộ [140]. Bài viết đánh giá dân tộc Kinh ở vùng biên giới Trung Việt và dân tộc Kinh ở Việt Nam có cùng nguồn gốc, có cùng thời gian tổ chức ngày lễ hội Ha truyền thống. Lễ hội Ha trở thành hình thức giao lưu xuyên quốc gia của dân tộc Kinh hai nước Trung - Việt. Giới học thuật rất quan tâm đến di sản văn hóa phi vật thể của người Kinh và đã triển khai nghiên cứu ở nhiều góc độ, nhiều cấp bậc khác nhau. Liên quan đến việc nghiên cứu lễ hội Ha của dân tộc Kinh, không những bao gồm việc truyền tải và nghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Kinh, mà còn là việc nghiên cứu nội hàm văn hóa của lễ hội Ha, vừa mang hàm ý giáo dục bao phủ và 35 nghi thức cũng như ca múa trong lễ hội Ha. Đó là ngày lễ truyền thống chỉ có ở dân tộc Kinh, cũng chính là ngày lễ quan náo nhiệt nhất, quan trọng nhất trong năm của tộc người này. Lễ hội Ha chủ yếu phân bố ở các làng xã lân cận thuộc ba làng Sơn Tâm, Vạn Vĩ, Vu Đầu, nơi có dân cư Kinh sinh sống. Ngoài ra, lễ hội này còn phân bố ở các làng có người Kinh(Việt) sinh sống như bán đảo Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Dân tộc Kinh ở Trung Quốc di cư từ Việt Nam sang, tổ tiên của họ là những ngư dân có nguồn gốc từ Đồ Sơn, Hải Phòng (Việt Nam) di dân đến thị trấn Giang Bình, thành phố Đông Hưng, Trung Quốc. Dân tộc Kinh ở Tam Đảo (huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và dân tộc Kinh phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có cùng nguồn gốc dân tộc, ngôn ngữ và tập quán về cơ bản là giống nhau. Đảo Trà Cổ (Việt Nam) trải qua ngày lễ hội sớm hơn một tuần so với các cư dân trên đảo Vạn Vĩ (Trung Quốc), vì vậy lần nào người dân Trà Cổ cũng mời dân làng Vạn Vĩ tham gia lễ hội Ha cùng với mình. Người Việt ở Việt Nam không có quy định cấm kỵ phụ nữ vào đình Ha để cúng tế, tất cả con gái đều có thể tham gia lễ hội Ha. Tác giả Hứa Tiểu Minh với bài Từ hệ thống tính ngưỡng tôn giáo đến ranh giới đặc trưng văn hóa của dân tộc Kinh [130], yêu cầu về vị trí địa lý của dân tộc Kinh, nguồn gốc dân tộc và khu vực phát triển kinh tế Vịnh Bắc Bộ, đã thể hiện rõ định tính ranh giới văn hóa. Hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh độc lập, đa dạng và năng động, trong đó thể hiện một đặc trưng ranh giới văn hóa. Dân tộc Kinh nên tranh thủ ưu thế về văn hóa ranh giới, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh về mặt văn hóa kinh tế xã hội. Tác giả Trần Gia Liễu trong bài Từ nghi thức truyền thống đến tinh thần văn hóa - thăm dò về ngày lễ Ha của dân tộc Kinh [164] cho rằng lễ hội Ha là ngày lễ long trọng nhất nhất của dân tộc Kinh, từ khi hình thành đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng vẫn bảo tồn được những tinh túy của lễ hội truyền thống. Các nghi thức của lễ hội Ha đã thể hiện tinh thần văn hóa phong phú của dân tộc Kinh. Lễ hội Ha đã gửi gắm tình cảm thẩm mỹ và theo đuổi lý tưởng của dân tộc Kinh, trở 36 thành tiêu chí cho sự gắn kết dân tộc và sự đồng cảm, trở thành phương thức gắn kết dân tộc quan trọng; Lễ hội Ha đã thể hiện được ý thức ghi nhớ lịch sự cội nguồn tổ tiên sâu sắc của người Kinh; Văn hóa biển hiện diện xuyên suốt trong lễ hội Ha, thể hiện được bản tính lương thiện và tình cảm mà tôi dành cho nó. Lễ hội Ha là văn hóa dân tộc của dân tộc Kinh, là một thể bộ sưu tập tinh hoa văn hóa truyền thống. Truyền thống văn hóa lịch sử này đã ảnh hưởng đến dân tộc Kinh trong hiện tại và tương lai, là tiêu chí phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Dân tộc Kinh cũng là dân tộc sinh sống ven biển duy nhất của Trung Quốc. Các hạng mục hoạt động của lễ hội Ha chủ yếu tổ chức ở Đình Ha. Đình Ha vào thời kì đầu tương đối đơn giản, chỉ là một mái đình khung gỗ lợp lá. Trải qua quá trình cải tạo, sửa chửa không ngừng, đình Ha sau này đã trở thành những ngôi đình tường gạch mái ngói. Ngày nay, nó còn mang cả dáng dấp của các kiến trúc hiện đại. Đình Ha là hình thức kết cấu “nhị tiến”, mái cong, phía trên lợp ngói màu đỏ, đối lập với kiến trúc chủ thể tươi sáng của màu trắng, bờ nóc thường đắp nổi đồ án song long chầu ngọc. Đình Ha gồm chính điện và chia làm hai chái hai bên, chính điện thờ cúng Long Hải đại vươngcùng với bài vị tổ tiên dòng tộc và các thần linh. Do ở chính điện thờ cúng Long Hải đại vương nên được người Kinh gọi là Hải Long Vương, còn có tên gọi là Long Đình. Lễ hội Ha trong các hoạt động tuyên truyền lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc đã hoàn thành vai trò chuyển tải và giáo dục tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa, quy phạm đạo đức đối với những người trong gia tộc đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ví dụ như em gái ha hát các từ trong điệu Ha chủ yếu có: tín ngưỡng tôn giáo dân gian, mục đích là nhờ sự trợ giúp của thần linh để tiến hành giáo dục đạo đức; các câu chuyện truyền thuyết của dân tộc Kinh, truyện thơ Nôm như Tống Trân, Cúc Hoa, tuyên truyền tính thiện tính ác, theo đuổi cuộc sống tốt đẹp...; thơ ca cổ điển của người Hán, chủ yếu là thơ tự sự và thơ trữ tình, như: Tì bà hành của Bạch Cư Dịch, Niệm nộ kiều và Xích Bích hoài cổ của Tô Thức đều được dịch thành tiếng Kinh để hát; tình ca, ngoài những em gái ha hát trong đình ra, nam nữ thanh niên dân tộc Kinh đều có thể tự do hát ngoài đình tại các khu rừng. 37 Tác giả Chung Kha có bài viết Khảo sát tên gọi và nghi thức tổ chức của Lễ hội Ha Vạn Trụ (Trà Cổ) Việt Nam [115]. Lễ hội Ha là lễ hội cúng tế thần biển quan trọng của dân tộc Kinh ở đất nước Trung Hoa, so với lễ hội của người Việt ở Trà Cổ Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng. Bài viết thông qua việc điều tra thực địa về lễ hội Ha ở Trà Cổ (Việt Nam) phân tích quá trình tổ chức và nội hàm văn hóa của nghi thức cúng tế, quy nạp điểm khác nhau của lễ hội Ha ở hai nơi. Lễ hội Ha ở Trà Cổ chủ yếu tưởng nhớ sáu vị tổ tiên có công khai phá vùng đất nơi họ cư trú. Dưới sự lãnh đạo của sáu vị tổ tiên, khắc phục khó khăn, cần cù lao động của người dân, Trà Cổ dần dần phát triền phồn vinh, xây làng lập xã. Người dân Trà Cổ vì thế xây dựng đình làng, hằng năm tổ chức nghi lễ cúng tế để tưởng nhớ công lao to lớn của tổ tiên, nhắc nhở người sau không được quên lịch sử, nỗ lực phấn đấu giành lấy cuộc sống hạnh phúc. Hoạt động cúng tế này ở Trà Cổ luôn diễn ra từ mồng 1 đến mồng 3 tháng 6 âm lịch, chủ yếu gồm hai phần: một là nghi thức cúng thần, hai là hoạt động giải trí. Tác giả Liêu Thế Hùng qua bài viết Bàn về vũ đạo của lễ hội Ha dân tộc Kinh [139] cho biết chủ yếu đây là loại hình vũ đạo cúng tế dân gian lồng ghép vào trong hoạt động nghi thức cúng tế của lễ hội Ha, lưu truyền đến người Kinh ở Tam Đảo, tỉnh Quảng Tây. Lồng ghép trong các nghi thức của lễ hội là hoạt động ca múa do nhạc công đệm nhạc, đào nương biểu diễn, hoặc là độc vũ, hoặc là bốn người cùng hát múa. Múa dâng rượu, múa dâng hương, múa gậy hoa, múa đèn đều là ca múa thuộc nghi thức cúng tế, đều phải nghiêm khắc tiến hành theo trình tự cúng tế, lồng ghép biểu diễn vào trong nghi thức. Lúc biểu diễn, các đào nương hướng mặt về bàn thờ, thể hiện sự thành kính, không khí trang nghiêm. Hái trà bắt ốc thuộc về thể loại ca hát mang tính chất biểu diễn văn nghệ. Lúc biểu diễn, nó đã thể hiện tình yêu và đời sống lao động của thanh niên dân tộc Kinh, tiết tấu vui vẻ, không khí vũ đạo chứa đựng hơi thở của cuộc sống. Vũ đạo lễ hội Ha là vũ đạo truyền thống tiêu biểu nhất cho dân tộc Kinh, đều do con gái biểu diễn, động tác uyển chuyển, nghiêng về tình cảm nội tâm, điệu múa đoan trang, toát lên vẻ đẹp của người con gái dân tộc Kinh, 38 đặc trưng cho tính cách hiền hòa và mang đậm trí tưởng trong phong cách vũ đạo của các dân tộc miền Bắc, hình thành một sự so sánh rõ ràng. Hơn nữa, hoạt động đan lưới, kéo lưới của người Kinh đều phải sử dụng cổ tay uyển chuyển để thực hiện; trong lúc kéo lưới, từ ngón cái đến ngón trỏ nắm chặt lấy lưới, hai tay thay phiên nhau kéo về phía sau. Đời sống lao động đã hình thành nên vũ đạo luân chuyển ngón tay, các vòng hoa đính trên ngón tay và bộ pháp cuí người và lùi bước về phía sau. Tổ tiên của dân tộc Kinh có tục thờ cúng tổ tiên và truyền thống thờ cúng thần linh. Thường thì làng của người Kinh nhất định phải có Đình, có Đình thì nhất định phải cúng tế, cúng tế sẽ không thể không có âm nhạc và ca hát. Vũ đạo âm nhạc lễ hội Ha có thể chia làm hai loại là đánh nhạc cụ và hát nhạc dân ca. Đánh nhạc cụ là hình thức tiết tấu chủ yếu của vũ đạo trong lễ hội Ha. Hát dân ca là mượn những làn điện dân ca hiện tại của dân tộc kinh làm âm nhạc để hát cho vũ đạo của lễ hội Ha. Kết cấu loại hình dân ca này thương rất đơn giản, đa số một hỏi một trả lời. Luận án tiến sĩ Nghiên cứu Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh Trung Quốc [135] của Hoàng An Huy có không chỉ giới thiệu tình hình hoạt động trong lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh, mà quan trọng hơn là mượn diễn đàn của lễ hội, thông qua bóc tách các hoạt động của ngày lễ để tìm hiểu về các tổ chức xã hội của người Kinh, về nguyên nhân của sự hình thành và các hoạt động trong ngày lễ. Luận án thông qua việc giới thiệu sơ lược về các hoạt động của lễ hội Ha, phân tích sâu về các hiện tượng văn hóa liên quan đến lễ hội Ha, bộ phận quan trọng nhất của truyền thống văn hóa dân tộc Kinh. Những hoạt động văn hóa của lễ hội Ha không chỉ có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh, đồng thời cũng liên quan đến hình thức tổ chức xã hội của họ. Quá trình của hoạt động lễ hội Ha là trọng tâm nghiên cứu của luận án này. Quá trình hoạt động lễ hội Ha được chia làm 5phần: đón thần, tế thần, nhập tiệc, nghe điệu Ha và tiễn thần. Lễ hội là ngày lễ truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Kinh, nó chứa đựng sự điều tiết con người với nhau trong mối liên hệ mật thiết giữa dân tộc trong sinh hoạt thực tế, thực hiện việc truyền tải đạo đức cao đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh, tăng cường 39 tính đoàn kết dân tộc trong cộng đồng, tăng cường ý nghĩa và chức năng của nhà nước trong việc nhìn nhận mọi mặt. Không giống với các dân tộc thiểu số khác trong nước, dân tộc Kinh vừa là một dân tộc xuyên quốc gia, vừa là những ngư dân vùng biển. Từ đó, lễ hội Ha đã bao hàm ý nghĩa và chức năng phù hợp với phương kế sinh nhai và đặc tính dân tộc. Thông qua phân tích tư liệu, chúng tôi nhận thấy tài liệu này tập trung vào một số điểm sau đây: giới thiệu đặc trưng văn hóa của nghệ thuật hát múa trong hội Ha tiết dân tộc Kinh ở Trung Quốc, quan hệ giữa hành chính quốc gia và văn hóa địa phương; giới thiệu nghi thức của hát múa trong hội Ha tiết dân tộc Kinh Trung Quốc, các yếu tố âm nhạc và vũ đạo; giới thiệu trình tự nghi thức cúng tế của nghệ thuật hát cửa đình... Hát nhà tơ, hát múa trong hội Ha tiết là di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Ninh đã tồn tại từ hàng nghìn năm, gắn liền với lịch sử của quá trình hình thành và phát triển cư dân ở các làng xã ven biển, đảo và vùng biên giới từ Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, thành phố Móng Cái và sang cả một số làng người Việt ở Sơn Tâm, Vạn Vĩ, Vu Đầu tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Di sản văn hóa phi vật thể hát nhà tơ, hát múa cửa đình hiện nay chỉ còn tập trung xã Vạn Ninh, Quảng Nghĩa (thành phố Móng Cái), thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà), xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn) và một vài nơi khác thuộc huyện Hải Hà, Tiên Yên. Làn điệu hát múa có nơi cũng không giữ được đầy đủ theo nguyên bản mà đã bị cải biên khá nhiều. Hát múa trong hội Ha tiết (còn gọi là hát ca trù hay hát ả đào) ở thành phố Móng Cái thường được tổ chức trong dịp lễ hội năm mới ở ngay tại đình làng. Trước đây, ở thành phố Móng Cái có nhiều ngôi đình lớn chứng kiến tất cả các cuộc hát múa trong lễ hội như: đình Làng Bầu (xã Quảng Nghĩa), đình Quất Đông (Xóm Cháy, nay chuyển về thôn Cát Bạc nên gọi là đình Cát Bạc thuộc xã Hải Đông), đình Xuân Lạn (đình Xuân Lạn xưa đã mất, chưa được phục dựng lại, nay chỉ còn lại chùa mang tên chùa Xuân Lạn thuộc xã Hải Xuân), đình Đồng Chùa xưa nay là đình Vạn Ninh (xã Vạn Ninh). Thời gian diễn ra lễ hội và hát nhà tơ tại đình thường diễn ra từ ngày 04/1 đến 16/1 âm lịch hàng năm (có nơi thì từ 04/1 đến 06/1, hoặc từ 10/1 đến 11/1, hay 40 từ 15/1 đến 16/1 âm lịch). Ở Vân Đồn, Hát nhà tơ chủ yếu tập trung tại xã Đoàn Kết, thường được biểu diễn vào dịp lễ hội, ngày 10/4 âm lịch hàng năm tại đình Đoàn Kết. Hát múa trong hội Ha tiết ở Đầm Hà, trước kia cả tổng Đầm Hà có 7 ngôi đình, lễ hội đình của các làng thưởng tổ chức trong khoảng thời gian từ rằm tháng giêng cho đến hết tháng giêng. Chính vì những lẽ trên, tất cả thể loại đều là hát thờ ở đình, đồng thời cũng chính là hát ở trong đình, tức hát cửa đình. Với giới hạn phạm vi luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số hình thức âm nhạc trong hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh ở Quảng Tây (Trung Quốc) và người Kinh (Việt) ở Quảng Ninh (Việt Nam), nghiên cứu những về quá trình hát múa trong hội Ha tiết Việt Nam lưu truyền sang Trung Quốc và những khác biệt giữa hát múa trong hội Ha tiết ở hai địa phương này, dưới sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa khác nhau, đồng thời so sánh sự khác biệt và mối quan hệ qua lại giữa hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh ở Quảng Tây (Trung Quốc) và hát múa trong hội Ha tiết người Việt ở Quảng Ninh (Việt Nam). 1.2. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là những lý thuyết mà chúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: lý thuyết nội dung và hình thức, lý thuyết vùng văn hóa và lý thuyết biến đổi văn hóa. 1.2.1. Lý thuyết nội dung và hình thức Nội dung chỉ sự tổng hòa các yếu tố nội tại cấu thành nên sự vật; hình thức chỉ phương thức cấu tạo hay phương thức biểu hiện của các yếu tố nội tại của sự vật. Nội dung bao gồm các dạng mâu thuẫn nội tại của sự vật cùng những xu hướng phát triển, quá trình vận động và đặc tính do các mâu thuẫn ấy quyết định. Nội dung là cơ sở tồn tại của sự vật. Cùng một kiểu nội dung trong những điều kiện khác nhau có thể mang những hình thức khác nhau, cùng một kiểu hình thức ở những điều kiện khác biệt cũng có thể biểu hiện cho những nội dung khác nhau. Nội dung và hình thức có quan hệ tương hỗ, hạn chế quy định lẫn nhau, ở những điều kiện xác 41 định có thể chuyển hóa cho nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức dựa vào nội dung, hình thức dựa theo sự phát triển của nội dung mà phát triển. Hình thức có tác dụng thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của nội dung. Nội dung là tổng hòa các yếu tố nội tại của sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại của nội dung, là kết cấu và tổ chức của nội dung. Nội dung và hình thức là thể thống nhất biện chứng. Không có nội dung không có hình thức, cũng không có hình thức không mang nội dung. Nhưng hình thức cũng có ảnh hưởng tới nội dung. Khi hình thức phù hợp với nội dung, nó có tác dụng tạo lực thúc đẩy nội dung phát triển, ngược lại, thì tạo nên sự cản trở lớn. Quan hệ giữa nội dung và hình thức cũng là tương đối, cái làm nên hình thức của một nội dung nào đó cũng có thể trở thành nội dung của một hình thức khác. Phép biện chứng giữa nội dung và hình thức yêu cầu ta khi quan sát vấn đề, đầu tiên cần chú trọng nội dung của sự vật, đồng thời cũng không xem nhẹ hình thức và tác dụng của nó. Do sự phát triển của lịch sử, nhu cầu của xã hội nhất định, cùng lúc với việc phát triển nội dung, cần thiết phải có hình thức mới và chúng phải thích ứng với nhau, cho nên, cần phá vỡ hình thức cũ, tạo ra hình thức mới. Mà hình thức mới này cần phải kế thừa và chọn lọc từ trên cơ sở hình thức cũ, khiến nó đủ khả năng phục vụ cho nội dung mới. Cáp tiết của dân tộc Kinh Quảng Tây, Trung Quốc và hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh (Việt) Việt Nam là thể thống nhất lẫn nhau giữa nội dung và hình thức. Về mặt nội dung chúng có bộ phận tương tự nhau, còn khi thể hiện ra ngoài thì mang những hình thức không giống nhau. 1.2.2. Lý thuyết vùng văn hóa Tác giả người Đức Robert Fritz Graebner (1877-1934) và Schmidt Wilhelm (1868-1954) là người đề xuất ra lý thuyết vòng văn hóa. Họ nhận định rằng một nhóm người tạo thành một tập thể xã hội có đặc trưng văn hóa tương đồng sẽ hình thành nên một vòng văn hóa. Họ phản đối quan điểm coi mọi nhân tố văn hóa đều khởi nguồn từ một trung tâm, đồng tình với quan điểm văn hóa xã hội có tính đa nguyên. Học giả Franz Boas (1858- 1942) lại căn cứ vào đặc điểm văn hóa chính 42 yếu của con người và phân bố địa lý để tiến hành phân loại, đề xuất ra khái niệm “vùng văn hóa”, nhận định rằng những người cư trú tại vùng trung tâm, thường sẵn có toàn bộ phẩm chất của vùng văn hóa đó, có thể coi là người sáng tạo nên những phẩm chất văn hóa này; mà người ở cách càng xa khu vực trung tâm thì bảo lưu những đặc tính, phẩm chất này càng ít. A L Kroeber (1869-1972) căn cứ trên nghiên cứu của Boas lại đề xuất ra mối quan hệ giữa vùng văn hóa và môi trường khác biệt, khiến nhân loại khi nghiên cứu sự biến thiên văn hóa xã hội bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa văn hóa loài người với môi trường sinh thái. GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng vùng văn hóa là một lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác (GS·TS·Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tr 64). Các nhà xã hội học và dân tộc học đề cập tới “vùng văn hóa” hoặc “vòng văn hóa”, thường xem văn hóa là một hiện tượng tự tồn tại độc lập. Stalin (1878–1953) vào năm 1913 đã nói: “Dân tộc là nhóm người trải qua quá trình lịch sử hình thành nên một cộng đồng ổn định có cùng chung ngôn ngữ, cùng chung địa vực, cùng chung đời sống kinh tế và trên phương diện văn hóa chung biểu hiện ở chỗ có chung tố chất tâm lý” Trong cuốn “Từ tác phẩm của Stalin về vấn đề ngôn ngữ học bàn về ý nghĩa phương pháp luận của nghiên cứu nguồn gốc dân tộc”, Tuy nhiên cần chỉ ra rằng, loại hình kinh tế - văn hóa không phải là tập hợp cơ giới các loại “yếu tố” văn hóa, như các nhà dân tộc học giai cấp tư sản đặt ra chủ trương về “vòng văn hóa” hoặc “cụm văn hóa” tức là vô số các cộng đồng ly khai (một hoặc vài) tộc gốc để tồn tại, mà phải là hệ thống các hiện tượng có liên hệ với nhau do một số tộc người nhất định dựa trên cơ sở kinh tế nào đó phát triển lên mà thành, hệ thống này chỉ có dựa theo những tộc người kia mới có thể tồn tại và sinh ra biến đổi được. Tất nhiên, loại hình kinh tế - văn hóa được hình thành nên trong một quá trình lịch sử và môi trường địa lý nhất định, dưới một số điều kiện quy định, là vô cùng ổn định, thậm chí ngay cả khi thiên di tới một vùng môi trường tự nhiên mới vẫn 43 được bảo tồn dài lâu. Ví dụ như người dân tộc Kinh từ thế kỷ XVI đã từ Việt Nam di cư tới vùng Tam Đảo (Trung Quốc), trong điều kiện hoàn cảnh môi trường sống mới họ vẫn bảo tồn được gần như không thể xâm phạm những tập tục văn hóa và kinh tế xưa cũ đã hình thành nên từ bao thế kỷ. Người Việt Nam từ xưa tới giờ đều lấy biển làm chốn mưu sinh, nhờ đánh bắt hải sản làm sinh kế, mặt khác có tục thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng; những nét văn hóa – kinh tế này khi được thiên di tới v...ghệ thuật ngôn từ và vấn đề không gian - thời gian nghệ thuật trong Hát Nhà tơ - Hát cửa đình ở Quảng Ninh”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 4, tr 24-26. 58. Nguyễn Hải Nam (2013), “Ca trù Cổ Đạm xưa và nay”, Tạp chí Thế giới di sản, số 1+2, tr 56 - 57. 59. Hoài Nam (2011), “Ca trù Đông Môn”, Tạp chí Thế giới Di sản, số 8, tr 42 - 43. 60. Nguyễn Văn Nghĩa (2011), Hát nhà trò, nhà tơ ở xứ Nghệ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 61. Hoàng Bích Ngọc (2005), “Âm vang nghệ thuật ca trù”, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, số 4, tr 52 - 53. 62. Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú (1987), Tuyển tập thơ ca trù, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Tú Ngọc (1958), Hát xoan (Dân ca Phú Thọ), Phòng nghiên cứu âm nhạc dân gian, Vụ Nghệ thuật, Hà Nội. 64. Tú Ngọc (1981), Bước đầu tìm hiểu hát xoan Vĩnh Phú, Ty Văn hóa Thông tin Vĩnh Phú. 65. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 66. Tú Ngọc (1997), Hát xoan (dân ca lễ nghi - phong tục), Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Ngọc (1932), Đào nương ca, Vĩnh Hưng Long thư quán, Hà Nội. 68. Nguyễn Nghĩa Nguyên (2011), Hát nhà trò, nhà tơ ở xứ Nghệ. Nxb Văn hóa – thông tin 69. Minh Nguyệt (2008), “Ca trù Lỗ Khê”, Tạp chí Thế giới di sản, số 10, tr 48 - 49. 70. Trần Việt Ngữ (2002), Hát xẩm, Nxb Âm Nhạc, Hà Nội. 71. Nhiều tác giả (2003), Ca trù, nhìn từ nhiều phía, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 72. Vũ Ngọc Phan (1971), Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội. 73. Hữu Phong (2010), “Ca trù Chanh Thôn”, Tạp chí Thế giới Di sản, số 8, tr 46 - 47. 74. Nguyên Phùng (1999), Ca trù Cổ Đạm trên đường dài. Ca trù nhìn từ nhiều phía tr 446-460. 178 75. Thái Văn Sinh (2008), “Vài suy nghĩ về bảo tồn và phát huy giá trị di sản ca trù qua các hoạt động văn hóa du lịch và thể nghiện đưa ca trù vào trường học ở Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, số 120, tr 32 - 33. 76. Ngô Thì Sĩ (1775), Việt sử tiêu án. Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch 1960 77. Hoàng Sơn (dịch) (1940), Hát ả đào: Bộ ca trù thể cách tân biên, Quang Tế, Hà Nội. 78. Hoàng Sơn(1997), Múa hát cửa đình Lỗ Khê và hát ả đào, Báo cáo khoa học lưu tại viện âm nhạc 79. Dương Đình Minh Sơn (2006), Ca trù cung đình Thăng Long - nhạc truyền thống Hà Nội, Hà Nội. 80. Thanh Sơn (2014), “Nhịp phách tiễn người giữ lửa ca trù”, Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận, số 4, tr 50 - 51. 81. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), Sưu tầm tục hát Nhà tơ (hát cửa đình) tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa lưu tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 82. Lê Trần Sửu (2008), “Ca trù tổ sư lịch sử - các danh hiệu”, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, số 114 + 115, tr 40 - 42. 83. Nguyễn Thanh (2008), “Một số tư liệu mới phát hiện về ca trù ở Thái Bình;” trong Thông báo văn hóa Dân gian 2007, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Bùi Thị Thiên Thai (2004), Hát cửa đình của người Kinh ở Tuyên Quang, trong Thông báo văn hóa dân gian 2003, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 85. Hồng Thao (1997), Dân ca quan họ, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 86. Nguyễn Đức Thăng (1998), Hát nói Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chi Minh. 87. Vũ Nhật Thăng (2007), “Ca trù: lối hát, thể hát”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 3 tr 34 - 39; số 4, tr 32 - 38. 179 88. Vũ Nhật Thăng (2008), “Phương tiện trình diễn ca trù”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 284, tr 45 - 50. 89. Bùi Quang Thắng (chủ biên,2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 90. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 91. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (chủ biên, 2005), Folklore thế giới, một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 92. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2014), Giá trị văn hóa Việt Nam, truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 93. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (chủ biên, 2005), Folklore,một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 94. Ngô Đức Thịnh (2007), Tín ngưỡng lễ hội truyền thống, Nxb Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội. 95. Giang Thu (2001), Nghệ thuật ca trù, một nét văn hóa của Hải Phòng, xưa đáng tự hào, nay ra sao?, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 96. Giang Thu, Vũ Thiệu Loan (2002), Tìm hiểu ca trù Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 97. Vũ Hồng Thuật (2014), “Lễ hội đình Tràng Vĩ”, tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, tr 3-10. 98. Vũ Hồng Thuật (2017), “Hội làng xuyên biên giới: Quan hệ người Kinh hai nước Việt - Trung và sự thừa nhận của quốc gia”, trong Những vấn đề cơ bản cấp bách về dân tộc, tộc người ở nước ta hiện nay: Lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia), Nxb Khoa học xã hội. 99. Đặng Thị Toan (2012), Tìm hiểu sinh hoạt ca trù ở Thượng Mỗ - Đan Phượng - Hà Nội, luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 100. Lê Huy Trâm (2002), Khảo sát hát ca công ở Thanh Hoá, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 180 101. Ngô Văn Trụ (2010), “Ca trù một thời vàng son ở Bắc Giang”, Tạp chí Nguồn sáng Dân gian, số 3. 102. Nguyễn Quảng Tuân (2003), Ca trù - thú xưa tao nhã, Nxb Văn học, Hà Nội. 103. Nguyễn Quảng Tuân (2005), Ca trù hồn thơ dân tộc, Nxb Tp .Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh. 104. Nguyễn Quảng Tuân (2010), “Ca trù mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội”, Tạp chí Hồn Việt, số 40, tháng 9. 105. Nguyễn Quảng Tuân (2011), Ca trù - Nhạc thơ hân thưởng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 106. Đào Dục Tú (1999), “Ghé thăm quê Hát cửa đình”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 2. 107. Hoàng Minh Tường (2003), “Mùa xuân nghĩ về ca trù xứ Thanh”, Tạp chí Sự kiện và Dư luận, số 144, tr 39. 108. Trịnh Cao Tưởng (1978), Non nước Đồ Sơn, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 109. Lê Thị Bạch Vân (2006), “Góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca trù”, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, số 4, tr 30 - 36. 110. Viện Âm Nhạc (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế hát ca trù người Việt. 111. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2009), Lễ hội Thánh Gióng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 112. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Quảng Ninh (2011), Sưu tầm tục hát Nhà tơ (hát cửa đình), tháng 12 năm 2011. 113. Đỗ Trọng Vĩ (biên soạn, ghi chép), Bắc Ninh dư địa chí, Đỗ Anh Tuấn dịch. 114. Lý Tế Xuyên (khoảng cuối thế kỳ 13 đến đầu thế kỳ 14), Việt điện u linh, Trịnh Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh hiệu đính, tái bản, có sửa chữa và bổ sung, (1972) Nxb Văn học, Hà Nội. 115. Nguyễn Khắc Xương (1979), “Tìm hiểu tín ngưỡng của Hát Xoan trong Sưu tập dân tộc học”, Viện Dân tộc học. 181 116. “600 năm ca trù Lỗ Khê” (2005), Tạp chí Văn hiến Việt Nam, số 3, tr 5 - 6. Tiếng Trung 117. 钟珂 Chung Kha (2011), 越南万柱“哈节”的举行仪式及名称考察 (Khảo sát tên gọi và nghi lễ của Hát múa trong hội Ha tiết Vạn chúc Việt Nam), 广西民族研究, 第 1 期. 118. 葛兰言 Cát Lan Ngôn (2005), 中国古代的节庆与歌谣 (Ca dao và nghi lễ thời cổ Trung Quốc), 赵丙祥译, 桂林 广西师范大学出版社. 119. 干满堂 Can Mãn Đường (2007), 村庙与社区公共生活 (Cuộc sống công cộng phường xã và thôn làng) 社会科学文献出版社, 北京. 120. 周光大 Chu Quang Đạt, 张有隽 Trương Hữu Tuyền (1984), 民族问题基本 知识(Tri nhận cơ bản về vấn đề dân tộc), dẫn Chủ nghĩa Mác và Vấn đề dân tộc, Stalin toàn tập Quyển 2, tr.306 广西民族出版社 引用《马克思 主义与民族问题》,《斯大林全集》第二卷第 294 页. 121. 防城港市社会主义学院课题组 Đề án Học viện Xã hội chủ nghĩa thành phố Phòng Thành,把京族哈节打造成防城港市文化传统重要平台分析研 究 (Nghiên cứu phân tích về việc làm thế nào lấy Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh thành một loại văn hóa truyền thống của thành phố Phòng Thành quan trọng). 122. 覃乃军 Đàm Nãi Quân (1992), 京族民歌的哼鸣与正规唱法的关系 (Quan hệ giữa ngâm hạt dân ca Dân tộc Kinh và cách hát cửa ca hát Trung Quốc) 中国音乐, 第 2 期. 123. 段展Đoàn Triển (1908), 安南风俗(Phong tục An Nam) 124. 杨民康 Dương Dân Khang (2003), 信仰,仪式与仪式音乐, 宗教学\仪式学 与仪式音乐民族志方法论的比较研究宗教学 (Sự so sánh nghiên cứu 182 tôn giáo học về tín ngưỡng nghi lễ và âm nhạc nghi lễ, tôn giáo học, nghi lễ học và phương pháp dân tộc chí nghi lễ), 艺术探索, 第 3 期. 125. 杨秀昭 Dương Tú Chiêu, 卢克刚 Lô Khắc Cương, 何洪 Hà Hồng, 叶菁 Diệp Thanh , 广西少数民族乐器考(khảo nhạc khí dân tộc thiếu số của Quảng Tây),漓江出版社. 126. 黄安辉Hoàng An Huy (2001), 中国京族哈亭研究 (Nghiên cứu nhà đình trong Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh Trung Quốc), 广西民族研究 第1期. 127. 黄安辉 (Hoàng An Huy) (2008), 中国京族哈节研究 (Nghiên cứu Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh Trung Quốc) 中央民族大学民族学与社会 学学院,民族学专业. 128. 何政荣 Hà Chính Vinh (2011), 时空·仪式·音声——中国京族哈节仪式音乐 文化系列研究之一 (Một số nghiên cứu về văn hóa âm nhạc nghi lễ Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh trong thời gian, nghi lễ, âm nhạc) 中 国音乐, 第 3 期. 129. 黄玲Hoàng Linh, 中越跨境民族文学比较研究 (Nghiên cứu so sánh văn học dân tộc biên giới Trung Việt). 陕西师范大学博士论文,2011.5 月. 130. 黄玉华Hoàng Ngọc Hòa, 马冰Mã Băng, 白如辰Bạch Như Thần (2015), 京 族哈节的文化价值及其在文化创新中的实现 (Những giá trị trong văn hóa tính mới trong Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh)第 30卷第 9期 钦州学院学报. 183 131. 防城县编纂委员会 (Huyện Phòng Thành Ủy ban biên soạn) (1993), 防城县 志 (Phòng Thành huyện chí) 南宁, 广西民族出版社. 132. 许晓明 Hứa Tiểu Minh (2008), 从宗教信仰体系看京族的边际文化特征 (Từ góc thế hệ tín ngưỡng tôn giáo nhìn những đặc trưng văn hóa biên giới người Kinh) 民族艺术. 133. 韩肇明 Hàn Triệu Minh (1993), 京族 (Dân tộc Kinh), 北京, 民族出版社. 134. 兰强 Lan Cường, 徐方宇 Từ Phương Vũ, 李华杰 Lý Hoa Kiệt (2012), 越南 概论 ( Khái luận Việt Nam) 世界图书出版公司, 广州. 135. 刘建平 Lưu Kiến Bình (1992), 京族哈节初探 (Thăm dò sơ bộ lễ hội Ha của dân tộc Kinh), 广西民族研究, 第 3 期. 136. 卢克刚 Lô Khắc Cương (1997), 京族哈节祭祀及其音乐研究 (Nghiên cứu nghi lễ và âm nhạc Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh), 艺术探索, 第 1期. 137. 卢克刚 Lô Khắc Cương (2010), 京族民歌研究 (Nghiên cứu dân ca người Kinh). 歌海, 第 5 期. 138. 卢克刚 Lô Khắc Cương (1997), 京族哈节祭祀和音乐研究(Cúng tế trong lễ hội Ha và nghiên cứu âm nhạc). 139. 吕俊彪 Lã Tuấn Bưu (2013), 从“与民同庆”到“还俗于民”—— 以京族哈节 为例 (Từ Chúc mừng cùng dân đến Hoàn trả phong tục cho dân - sử dụng lễ hội Ha của dân tộc Kinh làm dẫn chứng) 民族艺术, 文学、文化 ,第 6 期. 184 140. 吕俊彪 Lã Tuấn Bưu (2014), “他者”的自我维系:京族人的族群认同及其变 迁 (Sự tương đồng và biến đổi với nhóm tộc người Kinh), 广西民族大 学学报(哲学社会科学版), 第 36 卷第 5 期, 9 月. 141. 廖世雄 Liêu Thế Hùng (1987), 谈京族哈节舞蹈 (Bàn về vũ đạo của lễ hội Ha dân tộc Kinh) 民族艺术, 第 2 期. 142. 廖国一 Liêu Quốc Nhất, 白爱平 Bạch Ái Bình, 从哈节看北部湾京族的跨 国交往 (Từ lễ hội Ha đến cái nhìn giao thoa xuyên quốc gia của dân tộc Kinh tại Vịnh Bắc Bộ). 西南民族大学学报 (人文社会科学版). 143. 李远龙 Lý Viễn Long (2003), 沿海沿边小康人:京族 (Những người giàu ở duyên hải: Dân tộc Kinh)昆明, 云南人民出版社、云南大学出版社. 144. 明峥 Minh Tranh (1958), 越南史略 (Lược sử Việt Nam), 范宏科、吕谷译. 北京:生活.读书.新知三联书店. 145. 阮志坚 Nguyễn Chí Bền (2011), 越南风俗与传统文化 (Văn hóa Truyền thống và Việt Nam phong tục), 郑晓云翻译,云南人民出版社. 146. 东南亚和中国之间交流和合作历史研究(Nghiên cứu lịch sử hợp tác và giao lưu giữa Trung Quốc và Đông Nam Á)(2007)(vòng văn hóa) 民族出版社,北京. 147. 阮大荣 Nguyễn Đại Vinh (1987), 广西京族社会历史调查 (Điều tra lịch sử xã hội người Kinh Quảng Tây) 南宁, 广西民族出版社. 148. 阮鸿峰 Nguyễn Hồng Phong (1983), 越南村社 (Xã thôn Việt Nam) 梁红奋 译, 昆明, 云南省东南亚研究所. 185 149. 阮苏兰 Nguyễn Tô Lan (2012), 越南京族庙会民间演唱活动研究 — 基于 汉喃文献资料考察 (Nghiên cứu hoạt động diễn xướng dân gian trong hội đình người Kinh Việt Nam - từ tư liệu khảo sát văn hiến Hán Nôm), 广西民族师范学院学报, 第 4 期. 150. 符达升 Phù Đạt Thăng (1993), 京族风俗志 (Phong tục chí người Kinh), 北 京, 中央民族学院出版社. 151. 范宏贵 Phạm Hồng Quý (2007), 同根生民族 (Dân tộc cùng nguồn) 北京民 族出版社, 北京. 152. 范宏贵 Phạm Hồng Quý (2013), 岱、侬、泰同根生民族 (Nhóm tộc Tày, Nùng, Thái, Quảng Tây) 广西民族出版社,广西. 153. 范宏贵 Phạm Hồng Quý, 刘志强 Lưu Chí Cường (2008), 越南语言文化研 究 (Nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ Việt Nam) 北京民族出版社, 北京. 154. 范宏贵Phạm Hồng Quý, 刘志强Lưu Chí Cường, 中越边境民族研究(Nghiên cứu dân tộc biên giới Việt Trung), 社会科学文献出版社. 155. 过伟 Quá Vĩ (1991), 哈节与京族民间文化 (Văn hóa dân gian dân tộc Kinh và Hát cửa đình) 广西师范学院哲学社会科学版. 156. 过伟 Quá Vĩ (2002), 越南民间文化对比研究 (Nghiên cứu so sánh văn hóa dân gian Việt Nam) 广西师范学院. 157. 京族简史编写组 Tổ biên tập lược sử Dân tộc Kinh (1984), 京族简史 (Lược sử dân tộc Kinh) 南宁, 广西民族出版社. 186 158. 中国民族民间舞蹈集成 Tổ biên tập tổng tập vũ đạo dân gian dân tộc Trung Quốc (1986), 京族舞蹈 (vũ đạo người Kinh) 编辑部编. 159. 孙衍峰 Tôn Diễn Phong (2003), 越南人的城隍信仰 (Tín ngưỡng thành hoàng và người Việt Nam), 解放军外国语学院学报. 160. 苏维芳 Tô Duy Phương, 过伟 Quá vỹ (1993), 京族文学史 (Văn học sử dân tộc Kinh) 广西教育出版社. 161. 苏维芳 Tô Duy Phương, 苏凯 Tô Khải (2012), 京族社会历史的文献文书综 合(Tổng hợp văn hiến văn thư trong lịch sử xã hội người Kinh)中国京 族汉喃文化传播中心. 162. 苏维芳 Tô Duy Phương, 苏凯 Tô Khải (2013), 魅力三岛 (Hấp dẫn tam đảo). 163. 苏维芳 Tô Duy Phương, 苏沛雄 Tô Bái Hùng, 苏凯 Tô Khải (2015), 京族 海洋文化 (Văn hóa biển dân tộc Kinh) 广西民族出版社. 164. 苏维光 Tô Duy Quang (1988), 京族民歌选 (Tuyển tập dân ca dân tộc Kinh) 南宁, 广西民族出版社. 165. 苏维光 Tô Duy Quang, 过伟 Quá Vỹ, 韦建平 Vi Kiên Bình: 京族文学历史 (Lịch sử văn học Kinh tộc)广西教育出版社. 166. 陈家柳 Trần Gia Liễu (2008), 从传统仪式到文化精神——京族哈节探微 (Từ nghi thức truyền thống đến tinh thần văn hóa - thăm dò về ngày lễ Ha của dân tộc Kinh) 广西民族研究, 第 4 期. 187 167. 谢林 Tạ Lâm (2008), 京族“哈节”祭祀仪式的音乐文化研究 (Nghiên cứu văn hóa âm nhạc trong nghi lễ Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh) 中国少数民族音乐学会第十一届年会论文集. 168. 薛艺兵 Tiết Nghệ Binh (2003), 神圣的娱乐——中国民间祭祀仪式及其音 乐的人类学研究 (Nghiên cứu dân loại học về âm nhạc và nghi lễ dân gian Trung Quốc) 北京,宗教文化出版社. 169. 苏润光 Tô Nhuận Quang (1984), 京族民间故事集选 (Tuyển tập dân gian người Kinh) 中国民间文艺出版社. 170. 广西省民族委员会 tỉnh Quảng Tây dân tộc Ủy ban (1954), 防城越族情况调 查 (Điều tra tình hình người Việt Phòng Thành). 171. 张兆和 Trương Triệu Hòa, 跨国族群意识与非物质文化遗产——广西中越 边境京族文化边界的个案研究 (Nghiên cứu một số vấn đề về biên giới văn hóa người Kinh Trung Việt về di sản Văn hóa Phi vật thể và ý thức tộc người) 文化遗产研究. 172. 张兆和 Trương Triệu Hòa , 广西中越边境京族边境文化研究——非物质文 化遗产和边境民族群众意识 (Ý thức quần chúng dân tộc xuyên quốc gia và di sản văn hóa phi vật chất-đề án nghiên cứu của văn hóa biên giới dân tộc Kinh tại vùng biên giới Trung Việt tỉnh Quảng Tây). 173. 陈增瑜 Trần Tăng Du (2007), 京族喃字史歌集 (Tuyển tập sử ca Hán Nôm của dân tộc Kinh), 北京, 民族出版社. 174. 徐方宇 Từ Phương Vũ (2012), 越南雄王信仰研究 (Nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương Việt Nam) 世界图书出版公司, 广州. 188 175. 徐霄鹰 Từ Tiêu Ưng (2006), 歌唱与敬神——村镇视野中的客家妇女生活 (Tầm mắt cuộc sống phụ nữ người Hẹ trong ca hát và tiến thần) 桂林, 广西师范大学出版社. 176. 宋永志 Tống Vĩnh Chí (2015), 城隍信仰和寺庙研究 (Nghiên cứu chùa làng và tín ngưỡng thần hoàng làng), 广东人民出版社. 177. 史晖 Sử Huy, 中越边境京族哈节文化媒介与传播——以广西东兴市江平 镇京族三村与越南广宁省芒街市茶古坊考察为例 (Những truyền bá văn hóa Hát múa trong hội Ha tiết người Kinh của Trung - Việt, lấy 3 thôn người Kinh ở thị trấn Giang Bình, thành phố Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc và Trà Cổ thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Việt Nam làm ví dụ),节日研究, 第五辑, 节日与传播专辑. 178. 武洪述Vũ Hồng Thuật (2013),中越京族符咒文化比较研究 (Nghiên cứu so sánh văn hóa bùa chú của người Kinh hai nước Việt- Trung) 博 士论文,云南大学,民族学学院,民族学系. 179. 武洪述 Vũ Hồng Thuật (2015) “团结海外人群的独特信仰——以中国京族 三岛对陈朝圣翁的供奉为例(Tín ngưỡng độc đáo đoàn kết cộng đồng hải ngoại - Lấy việc thờ cúng Thánh ông triều Trần của tộc Kinh Tam Đảo Trung Quốc làm ví dụ)栽自:《魅力京岛》广西民族出版社. 180. 中国科学院民族研究所 Viện Nghiên cứu Dân tộc thuộc Viện Khoa học Trung Quốc、广东少数民族社会历史调查组 tổ điệu tra lịch sử Xã hội Dân tộc thiểu số Quảng Đông (1964), 京族社会历史调查 (Điều tra 189 lịch sử xã hội dân tộc Kinh, tổ điều tra lịch sử Xã hội Dân tộc thiểu số Quảng Đông) 内部资料. 181. 韦凡州 Vi Phàm Châu (2010), 中越城隍信仰研究 (Nghiên cứu tín ngưỡng Thành hoàng Trung Việt), 东南亚纵横. 182. 于在照 Vu Tại Chiếu (2001), 越南文学史 (Văn học sử Việt Nam), 世界图书 出版社, 广州. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM NGHIÊN CỨU QUAN HỆ GIỮA HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2018 191 MỤC LỤC Phụ lục 1: Bản đồ lưu hành hát múa trong hội Ha tiết tỉnh Quảng Tây Trung Quốc ...................................................................................................... 193 Phụ lục 2: Bản đồ lưu hành hát cửa đình tỉnh Quảng Ninh Việt Nam .... 194 Phụ lục 3: Ảnh minh họa ......................................................................... 195 Phụ lục 4: Danh sách Nghệ nhân ......................................................... 209 Phụ lục 5: Câu hỏi phỏng vấn .............................................................. 211 192 PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ LƯU HÀNH HÁT MÚA TRONG HỘI HA TIẾT TỈNH QUẢNG TÂY TRUONG QUỐC 193 PHỤ LỤC 2: BĂN ĐỒ LƯU HÀNH HÁT CỬA ĐÌNH TỈNH QUẢNG NINH VIỆT NAM 194 PHỤ LỤC 3: ẢNH MINH HỌA Ảnh: Sắc phong Thanh Xa Đại vương, NCS chụp, ngày18 tháng 5 năm 2016 Ảnh:Sắc phong Thanh Xà Đại vương năm Gia Long, NCS chụp, ngày 18 tháng 5 năm 2016 Ảnh: Sắc phong Mãn Đường Hoa Công Chúa năm Gia Long, NCS chụp, ngày18 tháng 5 năm 2016 195 Ảnh: Sắc phong Ca Công Phường năm Khải Định, NCS chụp, ngày 18 tháng 5 năm 2016 Năm Ảnh: Sắc phong Thanh Xà Đại vương năm Thành Thái, NCS chụp, ngày18 tháng 5 năm 2016 196 Ảnh:Sắc phong Mãn Đường Hoa Công Chúa, NCS chụp, ngày 18 tháng 5 năm 2016 Ảnh: Sắc phong Mãn Đường Hoa Công Chúa năm Khải Định, NCS chụp, ngày 18 tháng 5 năm 2016 197 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HÁT CỬA ĐÌNH Ảnh(trái): Cổng đình Lỗ Khê, huyện Đông Anh, tp Hà Nội, NCS chụp, ngày 26 tháng 3 năm2016 Ảnh(phải): Thầy Bền khảo sát thực địa, NCS chụp, ngày 26 tháng 3 năm2016 Ảnh(trái): Thầy Bền phỏng vấn Bác Khôi, ngày 26 tháng 3 năm2016 Ảnh(phải):Phỏng vấn nghệ nhân Bùi Thị Vẽ và Phạm Tiến Đặng ngày 2tháng 7 năm 2016 Ảnh(trái): Phỏng vấn Lê Thị Lộc, ngày 02 tháng7 năm 2016 Ảnh(phải): Phỏng vấn Lê Mạnh Hà, ngày 02 tháng 7 năm 2016 198 Ảnh(trái): Kháp đình Vạn Vĩ do GS.TS Kiều Thu Hoạch chụp Ảnh(phải): Đình hát Vạn Vĩ, NCS chụp, ngày 24 tháng7 năm 2015 Ảnh: Đình ăn Sơn Tâm Ảnh: Đình hát Vu Đầu Ảnh: Dân ca truyền thống dân tộc Kinh, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 199 Ảnh: CLB hát cửa đình Hải Phòng, năm 2014 Ảnh(trái): Đường hoa sen, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải): Ngồi mâm, NCS chụp, ngày 24 tháng7 năm 2015 Ảnh(trái): Thánh cung vạn tuế, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải): Ngũ Thánh Uy Linh, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 200 Ảnh(trái): Anh hùng dân tộc Đỗ Quang Huy, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm2015 Ảnh(phải): Mặt trước đình Vạn Ninh, NCS chụp, ngày 02 tháng 7 năm2016 Ảnh(trái): Đình Trà Cổ, NCS chụp, ngày 16 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải): Lễ hội Đình Trà Cổ, NCS chụp, ngày 16 tháng 7 năm 2015 Ảnh(trái): Lễ hội Đình Trường Vĩ, NCS chụp, ngày 16 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Ông đám nuôi voi, NCS chụp, ngày 16 tháng 7 năm 2015 201 Ảnh(trái): Thần voi (lợn), NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải): Ca công tử, NCS chụp, ngày 11tháng 5 năm 2016 Ảnh(trái):Nghênh Thần, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải): Hương Dân Cung Bái, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(trái):Nghi lễ thờ cúng, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải): Dàn Nhạc, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 202 Ảnh(trái):Nghi thức điệu múa, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Biểu diễn văn nghệ, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(trái): Cô đầu Tô Thu Bình, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Cây trúc, NCS chụp, ngày 18 tháng 5 năm 2016 Ảnh(trái):Múa dâng hương, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Múa dâng hoa, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 203 Ảnh(trái): Múa hoa côn, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Đàn bầu biểu diễn, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(trái):Ngồi mâm, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Ông chúc đọc chúc Thờ Thần, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(trái):Phong đình đòn, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Cô đầu hát đào, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 204 Ảnh(trái):Giao nhận, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Ảnh(phải):Nghệ nhân Việt Nam bài hát, NCS chụp, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Nghệ nhân dân gian Ảnh: Nghệ nhân dân gian, ngày 11 tháng 5 năm 2016 Ảnh: Nghệ nhân dân gian, ngày 12 tháng 7 năm 2016 205 Ảnh: Nghệ nhân dân gian, năm 2014 Ảnh: Nghệ nhân dân gian, năm 2016 Ảnh: Nghệ nhân dân gian, năm 2015 Ảnh: Nghệ nhân dân gian, ngày 24 tháng7 năm 2015 206 Ảnh: Thờ cúng, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(trái):Thờ cúng, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(phải): Hương án, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(trái): Múa giấy ngưa, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(phải):Múa thờ cúng, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 207 Ảnh(trái): Trong hát ca Tam Huyền Cầm, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(phải): Đàn Bầu biểu diễn, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(trái): Múa thiên đăng, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 Ảnh(phải): Trở về đánh cá, do cố GS Phạm Hồng Quý chụp năm 1983 208 Phụ lục 4: Danh sách Nghệ nhân Số thứ tự Họ và tên Địa chỉ Độ tuổi 1 Đặng Thị Tự xã Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh VN 95 tuổi 2 Hoàng Thị Thảo xã Vạn Ninh tỉnh Quảng Ninh VN 70 tuổi 3 Nguyễn Thị Từ xã Vạn Ninh tỉnh Quảng Ninh VN 86 tuổi 4 Phùng Thị Gái xã Vạn Ninh tỉnh Quảng Ninh VN 68 tuổi 5 Phạm Tiến Đặng Xã Vạn Ninh thôn Bắc tỉnh Quảng Ninh VN 85 tuổi 6 Bùi Thị Vẽ Xã Vạn Ninh thôn Bắc tỉnh Quảng Ninh VN 84 tuổi 7 Lê thị lộc xã Vạn Ninh tỉnh Quảng Ninh VN 50 tuổi 8 Trần Đăng Canh xã Vạn Ninh tỉnh Quảng Ninh VN 60 tuổi 9 Nguyễn Thanh Nhẫn Phường Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh VN 80 tuổi 10 Lê Mạnh Hà PhườngTrà Cổ tỉnh Quảng Ninh VN 62 tuổi 11 Vũ Thụy Trân Tổ 12 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 70 tuổi 12 Hoàng Ngọc Anh Tổ15 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 62 tuổi 13 Tô Thu Bình Tổ14 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 42 tuổi 14 Ngô Quế Lan Tổ17 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 45 tuổi 15 Nhuyễn Thiếu Linh Tổ16 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 45 tuổi 16 Bùi Anh Bình Tổ17 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 37 tuổi 17 La Hiểu Bình Tổ16 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 39 tuổi 18 Bùi Vĩnh Triều Tổ16 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 76 tuổi 209 19 Tô Quyền Thành Tổ12 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 76 tuổi 20 Ngô Khải Văn Tổ7 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 67 tuổi 21 Bùi Vĩnh Phương Tổ14 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 82 tuổi 22 Tô Xuân Phát Tổ17 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 65 tuổi 23 Tô Hải Binh Tổ14 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 35 tuổi 24 Nguyễn Chí Thành Tổ16 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 50 tuổi 25 Vũ Minh Chí Tổ16 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 49 tuổi 26 Tô Duy Phương Tổ17 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 82 tuổi 27 Trịnh Hiền Phương Tổ18 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 76 tuổi 28 Cung Chấn Hưng Tổ16 Vạn Vĩ tỉnh Quảng Tây TQ 72 tuổi 29 Bùi Vĩnh Anh Vu Đầu tỉnh Quảng Tây TQ 72 tuổi 30 Ngô Toàn Tú Vu Đầu tỉnh Quảng Tây TQ 73 tuổi 31 Lưu Vĩnh Bình Vu Đầu tỉnh Quảng Tây TQ 40 tuổi 32 Ngô Toàn Mai Vu Đầu tỉnh Quảng Tây TQ 74 tuổi 33 Bùi Vĩnh Anh Vu Đầu tỉnh Quảng Tây TQ 72 tuổi 34 Bùi Vĩnh Liên Vu Đầu tỉnh Quảng Tây TQ 53 tuổi 35 Nguyễn Thành Hào Sơn Tâm tỉnh Quảng Tây TQ 76 tuổi 210 PHỤ LỤC 5: CÂU HỎI PHỎNG VẤN 1. Nội dung phỏng vấn với người quản lý 1.1 Hiện nay ở vùng này có khoảng bao nhiêu người dân? Có những dân tộc gì đang sinh sống tại đây? Có những cây kính tế chủ yếu nào? Có những tư liệu địa chí và tư liệu liên quan ở vùng này không? 1.2 Hàng năm ở vùng này có những lễ hội truyền thống gì? Có những hoạt động vui chơi giải trí cho dân chúng không? Ngày xưa người dân thường chơi những hoạt động gì? Còn hiện nay có gì khác biệt? 1.3 Hiện nay, chương trình “Hát cửa đình” được ai tổ chức? (Chính phủ? Các làng quê? Câu lạc bộ?) 1.4 “Hát cửa đình” của TPQN bắt nguồn từ bao giờ? Do gì mà hình thành “Hát cửa đình”? Có những truyền thuyết gì không? Có những tư liệu ghi chép nào không? 1.5 Chữ Hát trong “Hát cửa đình” có nghĩa gì? 1.6 Hình giáng của Đình trong “Hát cửa đình” ở TPQN có những thay đổi gì không? Với vật liệu và cấu tạo có những quy định như thế nào? Trong đình thờ cúng những bài vị nào? Có những truyền thuyết gì không? (VD ở người Kinh TQ thì thờ cúng vua Trấn Hải, vua Cao Sơn, vua Hưng Đạo, vua Quảng Đạt, vua An Linh vv...) 1.7 Với giữ gìn nghệ thuật “Hát cửa đình”, chúng tôi đã có những biện pháp gì? 2. Nọi dung phỏng vấn nghệ nhân 2.1 Lễ hội “Hát cửa đình” chia thành mấy bộ phần tiến hành? Mỗi phần có những nội dung cụ thể nào? “Hát cửa đình” hiện nay về nội dung hát dùng chữ gì để lưu chữ? Chữ Hán Nôm? Chữ tiếng Việt? 2.2 Nội dung Văn tế trong khi làm cúng tế như thế nào? Sử dụng chữ gì để ghi chép? 2.3 Trong “Hát cửa đình” hát về những nội dung gì? Có lời ca và nhạc phổ nào hay không? 211 2.4 Ngày xưa do nguyên nhân và nội dung gì mà xuất hiện hoặc hình thành “Hát cửa đình”? 2.5 Trong khi hát, các nghệ nhân mặc những trang phục gì? 2.6 Có những kiêng kị gì trong “Hát cửa đình” không? (VD có những ai không được tham gia?) 3. Phỏng vấn nhóm thanh niên, học sinh, sinh viên 3.1 Hiện nay, các học sinh, sinh viên có thích nghe nhạc cổ hay nhạc mới? 3.2 Học sinh hiện này có chơi những vui chơi giải trí gì? Còn thích nghe nhạc cổ không? Có hay chơi các thủ công xưa không? Quan điểm của thanh niên như thế nào? 3.3 Các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có muốn về quê xây dựng quê hương không? 3.4 Giáo viên trong trường có dạy cho học sinh, sinh viên các nội dung về văn hóa nghệ thuật dân gian không? VD như nghệ thuật “Hát cửa đình”, hoặc các phong tục quê hương không? 3.5 Lễ hội hàng năm các sinh viên có vẻ tụ nguyện tham gia không? Với sự yêu tích của họ như thế nào? 3.6 Các bạn có tìm hiểu về “Hát cửa đình” không? Có những suy nghĩ gì riêng mình về vấn đề này không? 4. Về tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội. 4.1 Người dân có tín ngưỡi tôn giáo gì? Tình hình giỗ tổ và tín ngưỡng dân gian như thế nào? 4.2 Các hoạt động lễ hội bắt đầu từ năm nào? Trong đó có những năm nào bị gián đoạn? Mà bao giờ được khôi phục? 4.3 Lễ hội được ai tổ chức? Trong đó thường là những ai là thành viên tích cực và ai tham gia biểu diễn?(tuổi tác? Giới tính?). Trong lễ hội này, những người làm nhận vật quan trọng thường phải có những yếu tố gì? Sự ảnh hưởng của họ trong thôn và địa phương như thế nào? 212 4.4 Sự tham gia trong lễ hội của nhóm người thanh niên như thế nào? Họ có hay xem chương trình này không? Họ có muốn mất nhiều thời gian để tham gia lễ hội không? Tại sao? 4.5 Sự cảm nhận của người dân khi được tham gia lễ hội như thế nào? 4.6 Có những chương trình biểu diễn gì trong lễ hội? Có thể cho tôi xem một tờ giấy giới thiệu chương trình của một năm nào đó được không? 4.7 Tư tưởng của lễ hội thường biểu lộ những quan điểm gì? Trong khi đó có thể hiện được tâm tư tình cảm của người dân hiện này không? 4.8 Các cơ sở Chùa, Đền của thôn hiện nay như thế nào? Có đông người vào Chừa, Đền để cúng không? Thường ai phụ trách sửa chữa, quản lý các Chừa Đền trong Làng? Và kinh phí từ đầu ra? 213 Phiếu điều tra 1. Xin hỏi bạn là người địa phương hay người ngoại địa( bao gồm cả người sống ở địa phương chưa đầy 1 năm)? A người bản địa B sinh sống tại địa phương từ 1 năm trở xuống 2. Bạn năm nay bao nhiều tuổi? A 10-20 tuổi B 20-40 tuổi C 40-60 tuổi D trên 60 tuổi 3. Nghề nghiệp hiện tại của bạn? A Nông dân B Học sinh, Sinh viên C Thương nhân D Nhân viên công tác tại địa phương E Nghề nghiệp khác. 4. Bạn có biết về “quy định bảo hộ di sản văn hóa phi vật thể” không? A Biết rất rõ B Có nghe nói qua C Không rõ lắm D Không quan tâm 5. Bạn có nghe nói đến “Hát cửa đình” bao giờ chưa? A Biết rất rõ B Có nghe nói qua C Không rõ lắm D Không quan tâm 6. Vậy bạn cho rằng “di sản văn hóa phi vật thể” có thể là những hình thức nào dưới đây? ( nhiều lựa chọn) A Lưu truyền bằng miệng, bao gồm cả văn học dân gian B Nghệ thuật biểu diễn truyền thống C Các ngày lễ tết, nghi thức, hoạt động phong tục D Tay nghề thủ công mý nghệ truyền thống E Kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức về truyền thống F Các địa điểm diễn ra các hoạt động tập thể G Đáp án khác 7. Xin hỏi bạn đã từng tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể do chính quyền địa phương hay các tổ chức khác tổ chức hay chưa? A Chưa từng tham gia B Đã từng tham gia C Đã tham gia, bản thân là người thừa kế D Sau này sẽ tham gia 8. Theo bạn Hát cửa đình của dân tộc kinh thuộc loại hình nào dưới đây? A Hoạt động lễ tết thông thường B Biểu diễn truyền thống C Nghi thức truyền thống D Hoạt động tôn giáo 214 9. Theo bạn Hát cửa đình có ý nghĩa quan trọng với dân tộc kinh hay không? A Vô cùng quan trọng B Khá quan trọng C Bình thường D Không quan trọng lắm 10. Theo bạn tính quan trọng của Hát cửa đình trong văn hóa của dân tộc kinh là? A Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của dân tộc kinh B Duy trì đoàn kết nội bộ dân tộc C Có tầm quan trọng khác 11. Theo bạn người thừa kế di sản văn hóa phi vật thể cần có những tố chất gì? A Hứng thú B Trời phú C Xuất thân từ gia đình truyền thống C Phương án khác 12. Bạn cho rằng nếu trở thành truyền nhân của Hát cửa đình thì nguyên nhân chủ yếu là? A Hứng thú B Trời phú C Trợ cấp từ chính phủ D Phương án khác 13. Theo bạn đối với các di sản văn hóa phi vật thể tương tự như Hát cửa đình có cần thiết được bảo về hay không? A Cần thiết B Không cần thiết C Không quan tâm 14. Đối với bạn di sản văn hóa phi vật thể có quan trọng không? A Quan trọng B Bình thường C Không quan trọng 15. Bạn cho rằng trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thuộc về ai? A Trách nhiệm của chính phủ B Trách nhiệm của các tổ chức xã hội C Trách nhiệm của doanh nghiệp D Trách nhiệm của cá nhân E Phương án khác 16. Thông qua bài phỏng vấn cũng như giới thiệu về Hát cửa đình, vậy mức hiểu biết của bạn hiện nay về loại hình nghệ thuật này là? A Rất rõ ràng B Về cơ bản là hiểu, có thể nhận biết được C Không rõ lắm 17. Vậy bạn có biện pháp hữu hiệu nào đưa ra để bảo về Hát cửa đình ? 18. Xin hỏi bây giờ bạn còn có vấn đề gì liên quan tới Hát cửa đình không? Nếu có xin hãy đưa ra ý kiến.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_quan_he_giua_hat_cua_dinh_cua_nguoi_kinh.pdf
Tài liệu liên quan