Luận án Nghiên cứu phát triển các môn thể thao dân tộc cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên

1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được xác định là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Sứ mệnh của GDĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự học của học sinh. Trong tất cả các cấp học đều giảm số lượng môn học

pdf40 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển các môn thể thao dân tộc cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt buộc và tăng các môn học, các chủ đề, hoạt động giáo dục tự chọn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với năng lực của học sinh. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có thế mạnh các môn thể thao dân tộc (TTDT), có ưu thế là kinh phí đầu tư ít và dễ chơi, thu hút nhiều người, nhiều đối tượng tham gia. Như vậy, phát triển các môn TTDT là những nét truyền thống văn hóa của địa phương, góp phần củng cố sự đoàn kết, sức mạnh dân tộc. Từ cơ sở tiếp cận, chúng tôi thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu phát triển các môn thể thao dân tộc cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng các môn TTDT, làm phong phú nội dung giáo dục thể chất (GDTC), đáp ứng nhu cầu của học sinh các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu quả GDTC và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với cấp học trung học cơ sở (THCS) tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC và tập luyện các môn TTDT trong các trường phổ thông và THCS tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả tập luyện các môn TTDT, góp phần nâng cao hiệu quả GDTC ở cấp học THCS tỉnh Thái Nguyên. Giả thuyết khoa học: Nếu ứng dụng thành công các môn TTDT trong chương trình môn học thể dục phần tự chọn, sẽ làm phong phú nội dung GDTC, đáp ứng nhu cầu của học sinh các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu quả GDTC, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục ở cấp học THCS tỉnh Thái Nguyên, bảo tồn và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 2 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đánh giá được thực trạng công tác GDTC và tập luyện các môn TTDT của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên thông qua: Chương trình môn học thể dục tại các trường THCS thực hiện đúng quy định của Bộ GDĐT; Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt, nhiệt huyết và yêu nghề, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và các hoạt động TDTT trong các trường học; Đánh giá được hình thái, chức năng và tố chất thể lực của học sinh; Thực trạng đưa các môn TTDT và chương trình giảng dạy còn nhiều hạn chế. - Đã lựa chọn được 4 môn TTDT: Tung còn, Kéo co, Đẩy gậy, Võ cổ truyền vào nội dung học chính khóa và phần tự chọn cho học sinh THCS 12 tiết/năm học. Đề tài đã ứng dụng các nội dung môn học cho học sinh lớp 6 đến lớp 9 cho một số trường THCS ở Thái Nguyên và hoạt động ngoại khoa cho học sinh. Kết quả cho thấy các môn TTDT đã đáp ứng sự phát triển thể lực của học sinh. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. Luận án được trình bày 126 trang gồm: Phần mở đầu: (4 trang); Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (38 trang); Chương II: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (11 trang); Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (71 trang); Phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong luận án có 39 bảng và 8 biểu đồ. Luận án sử dụng 100 tài liệu tham khảo (trong đó 91 tài liệu trong nước, 9 tài liệu nước ngoài) và 14 phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước ta về GDĐT: 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT ở nước ta: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 3 1.1.2. Nội dung cơ bản phát triển GDĐT và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025: Mục tiêu của giáo dục phổ thông Việt Nam được xác định trong Luật Giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chƣơng trình và nguyên tắc của GDTC: 1.2.1. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của GDTC Mục đích chung của hệ thống GDTC ở trường phổ thông là phải thực hiện hoàn thiện thể chất liên tục ở mỗi giai đoạn lứa tuổi và trên cơ sở đảm bảo khi kết thúc thời gian học phải đạt mức cần thiết về trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện để tham gia các hình thức hoạt động xã hội quan trọng tiếp theo trong cuộc sống. 1.2.2. Nội dung, chƣơng trình môn TD trong trƣờng phổ thông: Chương trình dạy học thể dục trường học là một văn bản cụ thể hóa mục tiêu dạy học, quy định phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung dạy học, phương pháp, hình thức hoạt động dạy học, chuẩn mực và cách thức đánh giá kết quả dạy học đối với các môn học ở lớp và toàn bộ một bậc học, cấp học, trình độ đào tạo. Bộ GDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non, chương trình các cấp học, bậc học của giáo dục phổ thông trên cơ sở thẩm định của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình. 1.2.3. Những nguyên tắc của hệ thống GDTC: Những yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc phát triển con người toàn diện; Những yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn lao động và quốc phòng; Những yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc nâng cao sức khoẻ: 1.3. Thể thao dân tộc là một phương tiện GDTC: 1.3.1. Quan điểm phát triển TTDT của Đảng, Nhà nước: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Thông tư số 12/2014/TT-BVHTTDL, ngày 10/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vùng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu tiên để phát triển TDTT như hỗ trợ phát triển các môn thể thao truyền thống của các dân tộc thiểu số. 4 1.3.2. TTDT một bộ phận của nền văn hóa dân tộc: Mỗi một dân tộc đều có một truyền thống, một nền văn hoá của dân tộc mình. Nền văn hoá đó chứa đựng bản sắc độc đáo về sự hình thành đến sự phát triển sáng tạo không ngừng trên các phương tiện văn hoá, nghệ thuật. Những loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật được nảy sinh trong dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Nó là sản phẩm sáng tạo của người xưa nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong cộng đồng và đã lưu truyền qua bao nhiều thế hệ. 1.4. Khái quát phát triển TTDT khu vực miền núi phía Bắc: Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, các tỉnh miền núi phía Bắc luôn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước luôn thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tri thức là người thiểu số. Đảng và nhà nước luôn có những chủ trương chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thu hẹp khoảng cách nhằm phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh và phát triển đồng bộ văn hóa, xã hội. Có thể khẳng định TTDT ở khu vực miền núi phía bắc được hình thành những trò chơi dân gian mang tính chất thể thao dần được cải tiến về hình thức, nội dung, luật và dụng cụ, sân bãi thi đấu với đấy đủ phương tiện, phương pháp tập luyện mang tính khoa học, dân tộc và nhân dân. 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở: 1.5.1. Đặc điểm sinh lý: Ở tuổi 11 - 13 quá trình ức chế vỏ não đã đạt trình độ nhất định, năng lực phân tích tổng hợp bắt đầu được nâng cao và hình thành nhiều phản xạ phức hợp có điều kiện. Đến 14 tuổi, phản xạ tiềm phục rút ngắn, năng lực phân hoá tăng cao, có thể nắm được các động tác khó và phức tạp trong hoạt động tập luyện. 1.5.2. Đặc điểm tâm lý: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi lứa tuổi học sinh THCS có nhiều diễn biến rất phức tạp. Quá trình diễn biến tâm lý của các em trong học tập thường được biểu hiện ở: Động cơ, chú ý, khả năng ghi nhớ, năng lực tư duy và giao tiếp 5 1.5.3. Đặc trưng tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số: Thừa hưởng và kế thừa truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đã được tích luỹ lâu đời, trở thành nếp sinh hoạt ổn định. Đồng bào các dân tộc thiểu số có rất nhiều truyền thống tốt đẹp như truyền thống đấu tranh cách mạng, đoàn kết, lòng thương người, đức tính cần cù, thật thà, chất phác, tinh thần dũng cảm. Đặc biệt tinh thần quý trọng người đem “cái chữ”, ánh sáng văn minh cho mình, sống tình nghĩa, quý sự chân thành, tuân thủ người đứng đầu. Là những giá trị quý báu vẫn tồn tại vững chắc trong tâm lý đồng bào miền núi. 1.6. Những công trình nghiên cứu liên quan: 1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Thể thao dân tộc có nguồn gốc từ trò chơi dân gian. Vì vậy, xác định bản chất hoạt động chơi là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi của trẻ em. Những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói riêng. 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Tác giả Lê Anh Thơ nghiên cứu "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi"; Hoàng Công Dân (2005), nghiên cứu phát triển thể chất học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc; Nguyễn Ngọc Kim Anh (2013), nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc; Nguyễn Đức Thụy (2016), Nghiên cứu một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc. Kết luận chương I: Có thể nói TTDT được hình thành tự nhiên lúc sơ khai từ một số hoạt động trò chơi mang tính chất thể thao trong lễ hội và được tồn tại dưới hai dạng mang rõ tính chất truyền dạy và giáo dục. Từ các nội dung hoạt động TTDT trên, trong các thời kỳ lịch sử đã thực sự góp phần vào việc rèn luyện thể lực, truyền dạy kỹ năng, kỹ xảo cho các thế hệ. Đồng thời đây cũng chính là những hoạt động tạo nên, tinh thần thượng võ của dân tộc hình thành và được hun đúc để giáo dục các thế hệ con cháu trong từng dòng họ, ở từng địa phương trên khắp đất nước. Đó chính là sự góp phần làm phong phú thêm hoạt động TTDT, góp phần vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại; thiết thực thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 6 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển các môn TTDT trong các trường THCS tỉnh Thái Nguyên. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh THCS thuộc các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên (Tày, Nùng), số lượng khách thể nghiên cứu từ 1300- 1500 học sinh; từ 300-500 cán bộ, giáo viên, 20- 30 chuyên gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng 8 phương pháp: Phân tích và tổng hợp tài liệu; Phỏng vấn, tọa đàm; Điều tra xã hội học; Quan sát sư phạm; Kiểm tra y sinh; Kiểm tra sư phạm; Thực nghiệm sư phạm; Toán thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu: 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học TDTT; Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên; Các phòng GDĐT thuộc tỉnh Thái Nguyên; Các trường THCS tỉnh Thái Nguyên. 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2012 đến tháng 5/2016 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC và tập luyện các môn TTDT trong các trường phổ thông và THCS tỉnh Thái Nguyên: 3.1.1. Thực trạng GDTC và TTDT trong trƣờng phổ thông tỉnh Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Gồm có 02 thành phố; 01 thị xã và 6 huyện. Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Triển vọng phát triển kinh tế và xã hội đến năm 2020: Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng. Có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Công tác GD ĐT được các cấp, các ngành quan tâm cơ sở vật chất phục vụ GDTC và hoạt động TDTT trường học tỉnh Thái Nguyên được trình bày ở bảng 3.1. 7 Bảng 3.1. Thực trạng số lƣợng học sinh, giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của tỉnh Thái Nguyên TT Nội dung Tiểu học THCS THPT Tổng số 1 Học sinh (em) 100.448 66.506 38.362 205.316 2 Giáo viên thể dục (người) 212 146 161 519 3 Tỷ lệ giáo viên/học sinh 1/473 1/455 1/238 1/395 4 Diện tích đất choGDTC m 2 338.052 364.446 64.416 766.914 5 Nhà tập đa năng (nhà) 05 12 24 41 6 Sân tập (sân) 231 189 32 452 7 Phòng tập đa năng - - 05 05 8 Sân vận động (sân) 28 37 28 93 Qua bảng 3.1 cho thấy: Đối với giáo viên dạy môn thể dục đến tháng 6/2017 theo từng cấp học, đạt 100% tốt nghiệp đúng chuyên ngành GDTC: Cấp Tiểu học: 212 giáo viên, trình độ trung cấp: 16, cao đẳng: 47, đại học: 149; Cấp THCS: 146 giáo viên, trình độ Cao đẳng: 44, Đại học: 98, Thạc sĩ: 04; Cấp TH T: 161 giáo viên, trình độ Đại học 155, Thạc sĩ: 06 người. Phát triển các môn TTDT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc góp. Được sự quan tâm của Bộ GDĐT, Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các nhà trường đưa các môn TTDT và giảng dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Tuy vậy, rất ít trường đưa vào giảng dạy, đến đầu năm học 2015-2016 mới có 5/198 trường THCS đưa môn Kéo co, Võ cổ truyền ở nội dung môn thể thao tự chọn. Nguyên nhân do lãnh đạo các nhà trường, giáo viên chưa chú ý và quan tâm đến những môn TTDT. Nhìn chung các môn TTDT chỉ được tập luyện khi các nhà trường, phòng GDĐT, địa phương, Sở GDĐT tổ chức các giải thi đấu, hay chuẩn bị cho HK Đ học sinh mới tham gia tập luyện. 8 3.1.2. Thực trạng GDTC các trường THCS tỉnh Thái Nguyên: THCS tỉnh Thái Nguyên có 189 trong đó có 140 trường đạt chuẩn cấp quốc gia, có tổng số 1.896 lớp với 66.506 học sinh. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về chính sách các dân tộc miền núi nên các huyện miền núi như Định Hóa, Võ Nhai, hú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ đều có các trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS cho con em đồng bào dân tộc ăn học tập nội trú tại trường. Trình bày bảng 3.2. Hoạt động chính khóa: Việc thực hiện dạy môn thể dục ở các trường THCS tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo chương trình của ộ GDĐT, Trình bày bảng 3.3. Hoạt động ngoại khóa: Thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ- GDĐT ngày 23/12/2008 của ộ GDĐT, Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 về việc quy định GDTC và hoạt động thể thao trong trường học. Sở GDĐT đã thành lập Hội thể thao học sinh chỉ đạo các đơn vị tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển và thành lập mới Hội thể thao học sinh cấp cơ sở ở các trường. Các nhà trường đều thành lập CLB TDTT như: CLB Cờ vua, Bóng rổ, óng đá, Cầu lông, ơi, các môn thể thao dân tộc 3.1.3. Thực trạng phát triển thể chất học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên: Để có cơ sở đánh giá thực trạng phát triển thể chất học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên, từ lớp 6 đến lớp 9 (lứa tuổi 11-14), đã tiến hành chọn mẫu chủ định trong tổng thể với tiêu chí là các trường có điều kiện đặc điểm kinh tế-xã hội ở mức trung bình, với tỷ lệ học sinh các dân tộc Tày, Nùng đến 95%. Phân bổ cơ cấu mẫu khảo sát trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4. Phân bố cơ cấu khảo sát thực trạng phát triển thể chất học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên TT Trường Nam Nữ Tổng cộng 1 THCS Dương Tự Minh 114 135 249 2 TDTNT hú Lương 120 131 251 3 THCS Bản Ngoại 105 130 235 4 TDTNT Đại Từ 118 134 252 Tổng số 457 530 987 Bảng 3.2. Thực trạng về trường, lớp cấp trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên TT Đơn vị Số trường Trường chuẩn QG Tổng số lớp Lớp Tổng số học sinh Học sinh Bình quân HS/lớp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1 Đại từ 30 27 272 69 67 63 73 8,723 2,208 2,188 1,941 2,386 32 2 Định Hóa 23 15 154 39 37 38 40 4,468 1,199 1,072 1,041 1,156 29 3 hú Lương 17 11 183 45 42 45 51 5,869 1,489 1,446 1,389 1,545 31 4 Võ Nhai 22 7 135 35 33 34 33 3,926 1,059 983 959 925 29 5 Đồng Hỷ 19 15 184 48 47 45 44 6,851 1,896 1,705 1,645 1,605 37 6 Phú Bình 21 17 234 58 60 58 58 8,599 2,185 2,197 2,059 2,158 37 7 Phổ Yên 17 17 233 60 58 58 57 8,869 2,379 2,216 2,125 2,149 38 8 Sông Công 6 4 90 24 23 20 23 3,462 968 864 728 902 38 9 Thành phố 30 27 367 94 88 86 99 14,368 3,640 3,451 3,380 3,897 39 10 THCS Bình Yên 4 1 1 1 1 177 38 40 56 43 40 THPT Bình Yên (DTNT) 8 2 2 2 2 236 60 68 55 53 30 11 DTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 8 2 2 2 2 250 65 65 60 60 30 12 DTNT Đại Từ 1 8 2 2 2 2 240 60 60 58 62 30 13 DTNT hú Lương 1 8 2 2 2 2 235 60 60 59 56 33 14 DTNT Đồng Hỷ 1 8 2 2 2 2 233 60 57 58 58 30 Tổng cộng 189 140 1896 483 466 458 489 66,506 17,366 16,472 15,613 17,055 Bảng 3.3. Nội dung môn học thể dục cấp trung học cơ sở của tỉnh Thái Nguyên TT Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Nội dung Số tiết Nội dung Số tiết Nội dung Số tiết Nội dung Số tiết 1 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 2 Đội hình đội ngũ 8 Đội hình đội ngũ 6 Đội hình đội ngũ 4 Đội hình đội ngũ 2 3 ài thể dục phát triển chung 6 ài thể dục phát triển chung 6 ài thể dục phát triển chung ài TD 6 ài thể dục phát triển chung ài TD 6 4 Nhảy cao, nhảy xa ( ật nhảy) 12 Nhảy cao, nhảy xa ( ật nhảy) 6 Chạy ngắn 10 Chạy ngắn 10 5 Chạy ngắn 10 Chạy ngẵn 10 Chạy bền 6 Chạy bền 6 6 Chạy bền 6 Chạy bền 6 Nhảy xa 8 Nhảy xa 9 7 Đá cầu 6 Đá cầu 6 Nhảy cao 8 Nhảy cao 9 8 Thể thao tự chọn 12 Thể thao tự chọn 12 Đá cầu 6 Đá cầu 6 9 Ôn tập, kiểm tra học kỳ I,II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 Ôn tập, kiểm tra học kỳ I,II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 Thể thao tự chọn 12 Thể thao tự chọn 12 10 Ôn tập, kiểm tra học kỳ I,II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 Ôn tập, kiểm tra học kỳ I,II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 Tổng số: 70 70 70 70 9 Thực trạng phát triển thể lực học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so với Chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định 53/2008/BGDĐT: Thực trạng phát triển thể lực học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so với Chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định 53/2008/ GDĐT, trình bày ở các bảng 3.9 - 3.13, cho thấy tỷ lệ phân bố các chỉ số so với chuẩn đánh giá riêng từng chỉ tiêu như sau: Học sinh lớp 6 (11 tuổi): Đối với lực bóp tay thuận (kg), nam có 89/128 học sinh (69.54%) đạt trở lên, nữ 75/124 học sinh (77.39%) đạt trở lên; Nằm ngửa gập bụng (lần), nam có 124/128 học sinh (96.87%) đạt trở lên, nữ 119/124 học sinh (95.96%) đạt trở lên; Bật xa tại chỗ (cm), nam 89/128 học sinh (69.53%) đạt trở lên, nữ 104/124 học sinh (83.87%) đạt trở lên; Chạy 30mXPC (giây), nam 44/128 học sinh (34.38%) đạt tốt, ngược lại 84/128 họ sinh (64.63%) chưa đạt; nữ 124/124 học sinh (100%) đạt trở lên; Chạy con thoi 4x10m (giây), nam 112/128 học sinh (87.51%) đạt trở lên, nữ 121/124 học sinh (97.58%) đạt trở lên; Chạy tuỳ sức 5 phút, nam 97/128 học sinh (75.78%) đạt trở lên, nữ 85/124 học sinh (68.55%) đạt trở lên. Học sinh lớp 7 (12 tuổi): Đối với lực bóp tay thuận (kg), nam có 109/123 học sinh (88.62%) đạt trở lên, nữ 58/119 học sinh (48.74%) đạt trở lên; Nằm ngửa gập bụng (lần), nam có 122/123 học sinh (99.19%) đạt trở lên, nữ 113/119 học sinh (94.96%) đạt trở lên; Bật xa tại chỗ (cm), nam 96/123 học sinh (78.05%) đạt trở lên, nữ 92/119 học sinh (73.31%) đạt trở lên; Chạy 30mXPC (giây), nam 53/123 học sinh (43.09%) đạt tốt trở lên, ngược lại 56.91% chưa đạt; nữ 114/119 học sinh (95.80%) đạt trở lên; Chạy con thoi 4x10m (giây), nam 93/123 học sinh (75.61%) đạt trở lên, nữ 113/119 học sinh (94.96%) đạt trở lên; Chạy tuỳ sức 5 phút, nam 91/123 học sinh (73.98%) đạt trở lên; nữ 82/119 học sinh (68.91%) đạt trở lên. Học sinh lớp 8 (13 tuổi): Đối với lực bóp tay thuận (kg), nam có 87/112 học sinh (77.68%) đạt trở lên, nữ 120/150 học sinh (80.0%) đạt trở lên; Nằm ngửa gập bụng (lần), nam có 112/112 học sinh (100%) đạt trở lên, nữ 146/150 học sinh (97.33%) đạt trở lên; Bật xa tại chỗ (cm), nam 54/112 học sinh (73.21%) đạt trở lên, nữ 110/150 học sinh (73.33%) đạt trở lên; Chạy 30mXPC (giây), nam 33/112 học sinh (29.46%) đạt tốt trở lên, ngược lại 70.54% chưa đạt; nữ 124/150 học sinh (82.67%) đạt trở lên; Chạy con thoi 4x10m (giây), nam 95/112 học sinh (84.82%) đạt trở lên, nữ 139/150 học sinh (92.67%) đạt trở lên; Chạy tuỳ sức 5 phút, nam 87/112 học sinh (77.68%) đạt trở lên; nữ 110/150 học sinh (73.33%) đạt trở lên. 10 Học sinh lớp 9 (14 tuổi): Đối với lực bóp tay thuận (kg), nam có 76/96 học sinh (79.17%) đạt trở lên, nữ 107/138 học sinh (77.54%) đạt trở lên; Nằm ngửa gập bụng (lần), nam có 94/116 học sinh (97.92%) đạt trở lên, nữ 122/138 học sinh (88.41%) đạt trở lên; Bật xa tại chỗ (cm), nam 62/96 học sinh (64.58%) đạt trở lên, nữ 104/138 học sinh (75.36%) đạt trở lên; Chạy 30mXPC (giây), nam 31/96 học sinh (32.29%) đạt tốt, ngược lại số chưa đạt rất cao 97.91%; nữ 133/138 học sinh (96.38%) đạt trở lên; Chạy con thoi 4x10m (giây), nam 85/96 học sinh (88.54%) đạt trở lên, nữ 129/138 học sinh (93.48%) đạt trở lên; Chạy tuỳ sức 5 phút, nam 68/96 học sinh (70.83%) đạt trở lên; nữ 118/138 học sinh (76.81%) đạt trở lên. Đánh giá thực trạng phát triển thể lực toàn diện học sinh THCS các dân tộc tỉnh Thái Nguyên so với Chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định số 53/2008/ GDĐT, cho thấy: Học sinh lớp 6 (11 tuổi): đối với nam 57/128 em (44.53%) đạt tốt, 26/128 em (20.31%) đạt, như vậy 87/128 em (64.84%) đạt trở lên; đối với nữ 71/124 em (58.06% đạt tốt, 30/124 em đạt, như vậy 101/124 em (81.45%) đạt trở lên. Học sinh lớp 7 (12 tuổi): đối với nam 62/123 em (50.41%) đạt tốt, 25/123 em (20.33%) đạt, như vậy 87/123 em (70.73%) đạt trở lên; đối với nữ 66/119 em (55.46%) đạt tốt, 32/119 (26.89%) đạt, như vậy 98/119 em đạt trở lên. Học sinh lớp 8(13 tuổi): đối với nam 46/112 em (41.07%) đạt tốt, 25/112 em (22.32%) đạt, như vậy 71/112 em (63.39%) đạt trở lên; đối với nữ 41/150 em (35.71%) đạt tốt, 69/150 em (45.47%) đạt, như vậy 73.33 em đạt trở lên. Học sinh lớp 9 (14 tuổi): đối với nam 42/96 em (43.75%) đạt tốt, 22/96 em (22.92%) đạt, như vậy 66/96 em (66.67%) đạt trở lên; đối với nữ 65/138 em (47.10%) đạt tốt, 39/138 em (28.26%) đạt, như vậy 104/138 em (75.36%) em đạt trở lên. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng phát triển thể lực so với chuẩn đánh giá thể lực theo Quyết định số 53/2008/ GDĐT, cho thấy, nhìn chung thể lực của học sinh THCS các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đạt ở mức đạt và tốt với tỷ lệ từ 70% trở lên; Chủ yếu với các chỉ tiêu về sức mạnh (lực bóp tay, nằm ngửa gập bụng...), nhưng sức nhanh và đặc biệt là sức bền (chạy 30mXPC và chạy tuỳ sức 5 phút) tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn còn chiếm từ 25% trở lên, kể cả với học sinh lớp 9. Các nhận xét này tương đồng với một số công trình nghiên cứu đã công bố. Bảng 3.9. Thực trạng phát triển thể lực của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (lớp 6- 11 tuổi) TT Test Nam (n=128) Nữ (n=124) Tốt % Đạt % Chưa đạt % Tốt % Đạt % Chưa đạt % 1 Lực bóp tay thuận (kg) 45 35.16 44 34.38 39 30.47 33 26.61 42 33.87 49 39.52 2 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) 105 82.03 19 14.84 4 3.13 103 83.06 16 12.9 5 4.03 3 Bật xa tại chỗ (cm) 30 23.44 59 46.09 39 30.47 43 33.59 61 49.19 20 17.22 4 Chạy 30m XPC (giây) 44 34.38 60 46.88 34 19.53 112 90.32 12 9.68 0 0 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 108 84.38 4 3.13 16 12.5 89 71.77 32 25.81 3 2.42 6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 9 7.03 88 68.75 31 24.22 25 20.16 60 48.39 35 31.45 Bảng 3.10.Thực trạng phát triển thể lực của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (lớp 7- 12 tuổi) TT Test Nam (n=123) Nữ (n=119) Tốt % Đạt % Chưa đạt % Tốt % Đạt % Chưa đạt % 1 Lực bóp tay thuận (kg) 80 62.5 29 22.66 14 10.94 58 46.77 44 35.48 17 13.71 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 100 78.13 22 17.19 1 0.78 103 83.06 10 8.06 6 4.84 3 Bật xa tại chỗ (cm) 52 40.63 44 34.38 27 21.09 53 42.74 39 31.45 27 21.77 4 Chạy 30m XPC (giây) 53 41.41 0 0 70 54.69 84 67.74 30 24.19 5 4.03 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 80 62.5 13 10.16 30 23.44 90 72.58 23 18.55 6 4.84 6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 17 13.82 74 54.11 32 32.07 36 27.07 46 41.18 37 31.75 Bảng 3.11.Thực trạng phát triển thể lực của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (lớp 8- 13 tuổi) TT Test Nam (n=112) Nữ (n=150) Tốt % Đạt % Chưa đạt % Tốt % Đạt % Chưa đạt % 1 Lực bóp tay thuận (kg) 42 37.5 47 41.96 23 20.54 46 30.67 74 49.33 30 20 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 99 88.39 13 11.61 0 0 119 79.33 27 18 4 2.67 3 Bật xa tại chỗ (cm) 28 25 54 48.21 30 26.79 51 34 73 48.67 26 17.33 4 Chạy 30m XPC (giây) 33 29.46 0 0 79 70.54 99 66 44 29.33 7 4.67 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 72 64.29 23 20.54 17 15.18 100 66.67 39 26.0 11 7.33 6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 14 12.50 73 65.18 25 22.32 15 10.0 95 63.33 40 26.67 Bảng 3.12. Thực trạng phát triển thể lực của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (lớp 9- 13 tuổi) TT Test Nam (n=96) Nữ (n=138) Tốt % Đạt % Chưa đạt % Tốt % Đạt % Chưa đạt % 1 Lực bóp tay thuận (kg) 49 43.75 27 24.11 20 17.86 54 36.0 53 35.33 31 20.67 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 57 50.89 37 33.04 2 1.79 65 43.33 57 38 16 10.67 3 Bật xa tại chỗ (cm) 30 26.79 32 28.57 34 30.36 41 27.33 63 42 34 22.67 4 Chạy 30m XPC (giây) 31 27.68 0 0 65 58.04 101 67.33 32 21.33 5 3.33 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 79 70.54 6 5.36 11 9.82 115 76.67 14 9.33 9 6 6 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 16 16.67 52 54.17 28 29.16 18 13.01 88 63.77 22 23.22 Bảng 3.13. Thực trạng phát triển thể lực của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực toàn diện theo QĐ53/2008/BGDĐT TT Khối lớp Nam (n = 459) Nữ (n = 531) Tốt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ % Tốt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ % 1 Lớp 6 (nam=128, nữ=124) 57 44.53 26 20.31 45 35.16 71 58.06 30 24.19 23 18.55 2 Lớp 7 (nam=123, nữ=119) 62 49.59 25 20.33 36 29.27 66 55.46 32 26.89 21 17.65 3 Lớp 8 (nam=112, nữ=150) 46 41.07 25 22.32 41 35.71 69 45.7 48 31.79 33 21.19 4 Lớp 9 (nam=96, nữ=138) 42 43.75 22 22.92 32 33.33 65 47.1 39 28.26 34 23.91 Ghi chú: Tổng hợp 4/6 test theo Quyết định số 53/2008/BGDĐT 11 3.1.4. Bàn luận mục tiêu 1: Về thực trạng GDTC và TTDT ở tỉnh Thái Nguyên: Trong những năm qua, thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác GDTC và Thể thao trong nhà trường đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: HK Đ toàn quốc được tổ chức theo chu kỳ 4 năm/lần, cấp tỉnh cấp huyện 2 năm/1lần, cấp trường tổ chức hằng năm, cùng với hàng chục giải thể thao học sinh phổ thông cấp quốc gia được tổ chức hằng năm đã thực sự trở thành sân chơi bổ ích cho hàng triệu học sinh các bậc, cấp học rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe và thể hiện tài năng. Đã có nhiều VĐV đỉnh cao trưởng thành từ các sân chơi này. Công tác giảng dạy môn học thể dục ở tỉnh Thái Nguyên từng bước được nâng lên, việc thực hiện dạy môn học thể dục với 100% các trường học đều đảm bảo dạy đúng, dạy đủ 2 tiết/tuần theo chương trình của ộ GDĐT quy định. Các hoạt động thể thao ngoại khóa trong các nhà trường đã thực hiện tốt hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho học sinh, dần đi vào nền nếp, tạo cho học sinh có thói quen tự rèn luyện và tập luyện TDTT; Thành lập được Hội Thể thao học sinh ở một số trường học, một số nhà trường có các CLB thể thao cuốn hút các em học sinh tham gia tập luyện. Các trường THSC, TH T, có đủ giáo viên dạy môn thể dục, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt nhiệt huyết và yêu nghề, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và các hoạt động TDTT trong và ngoài trường học. Nhận xét chung về hình thái, chức năng và tố chất thể lực học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên phát triển bình thường. Tuy là mẫu theo dõi ngang nhưng cũng phán ánh quy luật thế tục, nghĩa là lớp đàn anh, đàn chị có sự phát triển thể chất tốt hơn đàn em. So với kết quả điều tra thể chất nhân dân (2001), sự phát triển thể chất học sinh THCS các dân tộc tỉnh Thái nguyên đã có cải thiện về hình thái, chức năng và tố chất thể lực. Nhưng sự phát triển này là chưa đồng đều, chưa ưu việt, thậm chí có những chỉ tiêu, test chỉ tương đương, chậm phát triển hoặc kém hơn; yếu về sức bền thể hiện trong chạy tuỳ sức 5 phút. Từ kết quả đánh giá về hình thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực học sinh THCS các dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho thấy, phát triển bình thường, theo quy luật, nhỉnh hơn người Việt Nam cùng độ tuổi thời điểm năm 2001; Là dấu hiệu phát triển kinh tế, xã hội sau 30 năm đổi mới. Tuy vậy, thể chất của học sinh còn hạn chế, cần đặt ra giải pháp tích cực để phát triển thể chất học sinh, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập. 12 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả tập luyện các môn TTDT, góp phần nâng cao hiệu quả GDTC ở cấp học THCS tỉnh Thái Nguyên: 3.2.1. Cơ sở xây dựng chƣơng trình tập luyện các môn TTDT phù hợp với điều kiện vật chất, văn hóa vùng dân tộc tỉnh Thái Nguyên: Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8, xác định mục tiêu của đổi mới. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ và chất lượng, hiệu quả GDĐT, nhằm đáp ứng tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phat_trien_cac_mon_the_thao_dan_toc_cho_h.pdf
Tài liệu liên quan