BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
PHAN THÙY LINH
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH
ĐỘ TẬP LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY TRUNG
BÌNH (800 m, 1500 m) CẤP CAO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
PHAN THÙY LINH
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ
LY TRUNG BÌNH (80
199 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m) cấp cao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 m, 1500 m) CẤP CAO VIỆT NAM
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Hà Việt
2. TS. Nguyễn Kim Lan
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Phan Thùy Linh
MỤC LỤC
Trang bìa.
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án.
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 7
1.1. Những luận điểm cơ bản về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn
luyện thể thao..................................................................................... 7
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp
cao.. .................................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm về vận động viên cấp cao. .......................................... 13
1.2.2. Đặc điểm tâm lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. ... 13
1.2.3. Đặc điểm sinh lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. .. 15
1.2.4. Đặc điểm sinh lý về trình độ tập luyện. ....................................... 17
1.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao. ....................... 19
1.3.1. Yếu tố hình thái. ......................................................................... 19
1.3.2. Yếu tố chức năng cơ thể.............................................................. 21
1.3.3. Yếu tố tố chất thể lực. ................................................................. 24
1.3.4. Yếu tố tâm lý. ............................................................................. 25
1.3.5. Yếu tố kỹ - chiến thuật. ............................................................... 27
1.4. Khái quát về t u h ể tr v đị h hƣớ ƣ vậ độ
tro đá h á trì h độ tập luyện vậ động viên chạy cự ly trung
bình cấp cao. .................................................................................... 29
1.5. Cơ sở lý luận về á phƣơ pháp kiể tr , đá h á trì h độ tập
luyện của vậ động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. ............... 36
1.5.1. Các phương pháp kiểm tra quá trình huấn luyện. ........................ 36
1.5.2. Các phương pháp kiểm tra sư phạm đánh giá trình độ tập luyện
vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. ............................. 38
1.6. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực kiểm tra
đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên điền kinh ở Việt
Nam. ................................................................................................. 42
1.7. Nhận xét. .......................................................................................... 48
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 50
2.1. Đố tƣ ng và khách thể nghiên cứu. ............................................... 50
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 50
2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................ 50
2.2. Phƣơ pháp h ứu. ............................................................... 51
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ............................... 51
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ............................................... 52
2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học. ............................................... 52
2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý. ..................................................... 59
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................. 62
2.2.6. Phương pháp kiểm chứng sư phạm. ............................................ 66
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................. 67
2.3. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 70
2.4. Tổ chức nghiên cứu. ........................................................................ 71
2.4.1. Thời gian nghiên cứu. ................................................................. 71
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 72
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. ..................... 73
3.1. Xá định hệ thố t u h đá h á trì h độ tập luyện của vận
động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. ...................... 73
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam. ........................................................................................... 73
3.1.2. Xác định độ tin cậy, tính thông báo các tiêu chí đánh giá trình độ
tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam.... ........................................................................................ 80
3.1.3. Bàn luận về hệ thống tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của vận
động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. .................... 84
3.2. Xá đị h đặ đ ểm và mối quan hệ giữ á hó t u h đánh giá
trì h độ tập luyện của vậ động viên chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam. ......................................................................................... 91
3.2.1. Xác định mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam..... 91
3.2.2. Đề xuất các bước xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. ....... 93
3.2.3. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần trong
đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam. .............................................................. 95
3.2.4. Xác định đặc điểm diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giai đoạn hoàn thiện thể thao. ................................................... 105
3.2.5. Bàn luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh
giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp
cao Việt Nam. ........................................................................... 107
3.3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của
vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam ................. 114
3.3.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm. ........................................................ 114
3.3.2. Kiểm định tính phân bố chuẩn các nội dung đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam.... ...................................................................................... 115
3.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. .......................... 116
3.3.4. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam trong thực tiễn huấn
luyện. ........................................................................................ 119
3.3.5. Bàn luận về kết quả xây dựng, ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình
độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam. ......................................................................................... 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 136
A. Kết luận. ........................................................................................... 136
B. Kiến nghị. ......................................................................................... 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 119
PHỤ LỤC .................................................................................................... 70
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNV - Chướng ngại vật.
DTS - Dung tích sống.
HCV - Huy chương vàng.
HCB - Huy chương bạc.
HCĐ - Huy chương đồng.
HLV - Huấn luyện viên.
LVĐ - Lượng vận động.
TDTT - Thể dục thể thao.
TĐC - Tốc độ cao.
TĐTL - Trình độ tập luyện.
VĐV - Vận động viên.
XPC - Xuất phát cao.
XPT - Xuất phát thấp.
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại Số Nội dung Trang
Biểu
bảng
1.1 Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong một số
nội dung thi đấu của môn điền kinh (theo Gunter
Lange - 2006). 31
1.2 Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động
của cơ bắp khi nỗ lực tối đa (theo Gunter Lange -
2006). 31
1.3 Tiêu chí kiểm tra, đánh giá sức bền ưa khí đối với
các VĐV chạy cự ly trung bình và dài tại Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng (theo Lê
Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012). 32
1.4 Chỉ số VCR và yêu cầu huấn luyện sức bền ưa khí
đối với các VĐV chạy cự li trung bình - dài tại
Trung tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng (theo Lê Hồng
Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012). 33
1.5 Trình độ sức bền ưa khí và thành tích đạt được tại
SEA Games 26 (theo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn
Anh - 2012). 34
3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV chạy cự trung bình cấp
cao ở Việt Nam (n = 24). Sau 78
3.2 Kết quả xác định mối tương quan giữa các tiêu chí
đánh giá trình độ tập luyện với thành tích thi đấu của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. 81
3.3 Kết quả xác định độ tin cậy các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam. Sau 82
3.4 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần ứng
dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (n = 8). Sau 92
3.5 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần ứng
dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (n = 7). Sau 92
Thể loại Số Nội dung Trang
Biểu
bảng
3.6 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ
số tương quan của các yếu tố đó với thành tích thi
đấu của nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam. 102
3.7 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ
số tương quan của các yếu tố đó với thành tích thi
đấu của nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam. 102
3.8 Tỷ trọng ảnh hưởng () của các nhóm yếu tố thành
phần với thành tích thi đấu trong đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam. 103
3.9 Diễn biến trình độ tập luyện của nam VĐV chạy cự
ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam qua
các giai đoạn kiểm tra (n = 8) (tbảng = 2.145). Sau 105
3.10 Diễn biến trình độ tập luyện của nữ VĐV chạy cự ly
trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam qua các
giai đoạn kiểm tra (n = 7) (tbảng = 2.179). Sau 105
3.11 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nam VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam - thời điểm ban đầu (n = 8). Sau 115
3.12 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nam VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam - thời điểm sau 1 năm tập
luyện (n = 8). Sau 115
3.13 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam - thời điểm ban đầu (n = 7). Sau 115
3.14 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam - thời điểm sau 1 năm tập luyện (n
= 7). Sau 115
3.15 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm ban đầu. Sau 116
3.16 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện. Sau 116
Thể loại Số Nội dung Trang
Biểu
bảng
3.17 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm ban đầu. Sau 116
3.18 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện. Sau 116
3.19 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm ban đầu. Sau 116
3.20 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện. Sau 116
3.21 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm ban đầu. Sau 116
3.22 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện. Sau 116
3.23 Tổng điểm của các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện sau khi đã quy đổi theo tỷ trọng ảnh hưởng của
từng nhóm yếu tố thành phần. 118
3.24 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nam VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm ban đầu. Sau 118
3.25 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nam VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm sau 1 năm
tập luyện. Sau 118
3.26 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm ban đầu. Sau 118
3.27 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm sau 1 năm
tập luyện. Sau 118
Thể loại Số Nội dung Trang
Biểu
bảng
3.28 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh
giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng. 119
3.29 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu
chuẩn của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng -
thời điểm ban đầu. Sau 121
3.30 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu
chuẩn của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng -
thời điểm sau 1 năm tập luyện. Sau 121
3.31 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu chuẩn
của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng - thời
điểm ban đầu. Sau 121
3.32 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu chuẩn
của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng - thời
điểm sau 1 năm tập luyện. Sau 121
3.33 Kết quả kiểm tra ngược thông qua tiêu chuẩn đánh
giá trình độ tập luyện - thời điểm sau 1 năm tập
luyện. 122
3.34 Tổng hợp sự phân chia các giai đoạn của hệ thống
huấn luyện nhiều năm. 126
Biểu đồ
3.1 Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần
trong đánh giá trình độ tập luyện đến thành tích thi
đấu của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam. 103
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quy trình huấn luyện nhiều năm, công tác tuyển chọn, huấn
luyện và kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) đối với vận động viên
(VĐV) có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Việc kiểm tra đánh giá
TĐTL cho VĐV trong các giai đoạn của quá trình huấn luyện là một trong
những khâu quan trọng không thể thiếu được trong quy trình huấn luyện
nhiều năm. Đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá TĐTL thường gắn với trạng
thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao,
nhằm giúp cho các HLV có những thông tin khách quan, tin cậy để điều chỉnh
kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học.
Đánh giá TĐTL của VĐV ở bất cứ môn thể thao nào đều phải được
xem xét một cách toàn diện thông qua các chỉ số hình thái, chức năng, kỹ
thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý của cơ thể VĐV theo một quy trình và trong
một hệ thống khoa học, chặt chẽ. Trong những yếu tố cấu thành TĐTL ấy thì
hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực là một bộ phận quan trọng, vì chỉ
có thông qua sự biến đổi hình thái, chức năng sinh lý, yếu tố thể lực kết hợp
với kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý mới đánh giá được TĐTL của VĐV một cách
chính xác. Như vậy một trong những yếu tố thành phần trong quy trình tập
luyện nhiều năm là kiểm tra, đánh giá TĐTL, để từ đó giúp các HLV đánh giá
kết quả và điều chỉnh các chỉ tiêu trong nội dung kế hoạch huấn luyện.
Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL là thước đo chính xác phản ánh hiệu quả
của quá trình huấn luyện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL trên
từng đối tượng ở từng thời điểm và từng giai đoạn huấn luyện, đặc biệt là giai
đoạn hoàn thiện thể thao phải được tiến hành một cách khoa học và chính xác.
Vì thế, khi đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao trong huấn luyện, nhất định phải
định lượng được những thành tố bên trong cơ thể, đó là các chỉ tiêu y sinh học
(hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ), đồng thời xác định những thành tố biểu
2
hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn,
kỹ - chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào những thời
điểm sung mãn nhất (thời điểm trước khi thi đấu).
Chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) là một trong những nội dung thi
đấu của môn điền kinh. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu đòi hỏi VĐV
phải có sức bền, tốc độ và kỹ chiến thuật tốt. Trong tập luyện và thi đấu điền
kinh, thành tích đạt được ở mỗi nội dung thi đấu, thậm chí mỗi một cự ly thi
đấu lại phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau: các môn tốc độ phụ thuộc chủ
yếu vào sức nhanh và sức mạnh tốc độ; những môn sức bền chủ yếu phụ
thuộc vào khả năng cung cấp ôxy và khả năng hoạt động với cường độ không
lớn nhưng thời gian dài Ở nội dung chạy cự ly trung bình, sức bền ưa khí
có vai trò quan trọng quyết định chủ yếu đến thành tích của VĐV, đảm bảo
phát triển thành tích thể thao cao và bền vững. Do đó, trong đánh giá TĐTL
của VĐV, ngoài các yếu tố về tố chất thể lực, hình thái, tâm lý thì yếu tố chức
năng sinh lý đóng vai trò quan trọng. Hay nói cách khác, các yếu tố về tố chất
thể lực, hình thái, chức năng tâm - sinh lý là những nhóm yếu tố cơ bản cần
xem xét trong đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao.
Tuy nhiên, thực tiễn giảng dạy huấn luyện và phát triển của môn điền
kinh ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra rằng, trong nhiều
trường hợp công tác đào tạo VĐV điền kinh (trong đó bao gồm cả các VĐV
nội dung chạy cự ly trung bình) không đạt kết quả cao là do hệ quả của việc
tuyển chọn, đánh giá TĐTL không đúng đối tượng, mặc dù việc tuyển chọn
được tiến hành với một khối lượng lớn, thời gian dài. Mặt khác, tuyển chọn,
đánh giá và định hướng sai cho thanh thiếu niên đã dẫn đến những mất mát
lớn không chỉ về thời gian, vật chất, mà còn làm tổn thương về mặt tâm lý,
đồng thời không cho phép nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo.
3
Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện và toạ đàm với các HLV, các
chuyên gia làm công tác đánh giá TĐTL và đào tạo VĐV chạy cự ly trung
bình ở một số Trung tâm Huấn luyện thể thao mạnh đã cho thấy một thực tế là
công tác đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung bình (ở các giai đoạn huấn
luyện) chủ yếu thông qua năng lực chuyên môn, kết quả thi đấu của VĐV ở
các giải thi đấu và dựa theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn. Sau khi
cho VĐV tập luyện một cách thường xuyên với khoảng thời gian từ 6 - 12
tháng, nếu có sự phát triển về khả năng kỹ - chiến thuật, thể lực, thành tích thi
đấu, nhận thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại đào tạo, mà chưa xây dựng được
hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá một cách hợp lý, có đầy đủ cơ sở khoa học.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự chững lại của thành tích thi đấu điền
kinh hiện nay, cũng như tìm kiếm lực lượng VĐV trẻ kế cận tại Việt Nam. Và
như vậy, hiệu quả của quá trình huấn luyện, kiểm tra - đánh giá TĐTL của
VĐV tài năng điền kinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng thi đấu, mà còn
phụ thuộc vào mức độ biểu hiện năng lực, trình độ của VĐV ở các nội dung
chuyên môn thông qua khả năng, chức phận của các cơ quan trong cơ thể, qua
đó giúp các HLV có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình huấn luyện.
Ở Việt Nam, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể
kể đến công trình nghiên cứu của tác giả: Dương Nghiệp Chí (1981 - 1985);
Võ Đức Phùng (1981 - 1983); Phạm Tiến Bình, Phan Đình Cường (1981 -
1990); Nguyễn Kim Minh (1985 - 1992); Hoàng Vĩnh Giang (1985 - 1997);
Vũ Đức Thượng, Nguyễn Hoàng An (1991 - 1993); Nguyễn Đại Dương
(1995 - 1996); Hoàng Mạnh Cường (1995 - 1996), Dương Đức Thuỷ (1997);
Đinh Hùng Sơn (1999); Đàm Quốc Chính (2000); Đàm Thuận Tư (2004),
Nguyễn Thành Long (2015), Phạm Văn Liệu (2016) Kết quả nghiên cứu
của các tác giả đã đưa ra được các số liệu đánh giá về năng lực chuyên môn,
4
TĐTL của VĐV ở các giai đoạn huấn luyện khác nhau, từ đó làm cơ sở cho
công tác tuyển chọn, kiểm tra - đánh giá trình độ VĐV sau này. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu đánh giá TĐTL cho VĐV chạy cự ly trung bình (800m,
1500m) cấp cao ở giai đoạn hoàn thiện thể thao còn chưa thực sự được quan
tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích nâng cao hiệu quả
công tác kiểm tra - đánh giá TĐTL của VĐV điền kinh cấp cao Việt Nam ở
nội dung chạy cư ly trung bình giai đoạn hoàn thiện thể thao, tiến hành nghiên
cứu luận án: “N h ứu nội dung, tiêu chuẩ đá h á trì h độ tập
luyện vậ động viên chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m) cấp cao Việt
N ”.
Mụ đ h h ứu.
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá TĐTL của
VĐV điền kinh ở các giai đoạn huấn luyện, luận án tiến hành lựa chọn hệ
thống các tiêu chí, từ đó xây dựng và kiểm nghiệm trong thực tiễn hệ thống
tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình (800m, 1500m)
cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Mụ t u h ứu.
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết
các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1. Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV chạy
cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Trên cơ sở các mô hình thành tích của các VĐV chạy cự ly trung bình,
cũng như diễn biến phát triển của các yếu tố chuyên môn đặc thù, luận án xác
định những yếu tố cơ bản - đặc trưng có tương quan với thành tích của các
VĐV điền kinh (nội dung chạy cự ly trung bình), cũng như đưa ra được
những test (sư phạm), các tiêu chí thuộc nhóm yếu tố hình thái, chức năng,
5
tâm lý đặc trưng có đủ độ tin cậy, tính thông báo dùng trong đánh giá TĐTL
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao giai đoạn hoàn thiện thể thao. Các nội
dung cụ thể khi giải quyết mục tiêu nghiên cứu này bao gồm:
Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các tiêu chí
đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu.
Khảo sát ý kiến chuyên gia (bằng phương pháp phỏng vấn) lựa chọn
các tiêu chí đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu.
Tổ chức kiểm tra sư phạm, kiểm tra y sinh học và kiểm tra tâm lý xác
định tính thông báo, độ tin cậy các tiêu chí đánh giá TĐTL của đối tượng
nghiên cứu.
Mục tiêu 2. Xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí
đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này với các nội dung cụ thể như sau:
Theo dõi đặc điểm, diễn biến các tiêu chí lựa chọn nhằm đánh giá
TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện
thể thao (theo từng giới tính).
Lựa chọn, phân nhóm các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến TĐTL của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao, gồm: Nhóm yếu tố hình thái, nhóm yếu
tố chức năng - tâm lý, nhóm yếu tố chuyên môn.
Xác lập mối quan hệ (mối tương quan tuyến tính) giữa các tiêu chí lựa
chọn của đối tượng nghiên cứu theo từng giới tính.
Xác lập mối quan hệ (mối tương quan đa nhân tố, tỷ trọng ảnh hưởng)
giữa các nhóm yếu tố thành phần theo đến thành tích thi đấu từng giới tính.
Mục tiêu 3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án xác định các nội dung cụ
thể như sau:
6
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL (bao gồm các bảng phân loại,
bảng điểm theo thang điểm 10) cho từng tiêu chí.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng
của các nhóm yếu tố thành phần đã xác định.
Ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng trong
thực tiễn tuyển đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giai đoạn hoàn thiện thể thao.
G ả thuyết ho họ ủ uậ á .
Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam (nội dung chạy 800m, 1500m) còn nhiều hạn chế, chưa
có hệ thống, mang tính chủ quan, chưa đảm bảo cơ sở khoa học. Vì thế nếu xây
dựng được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có đủ cơ sở khoa học trong
chương trình huấn luyện năm sẽ giúp cho các HLV điều chỉnh phương pháp
huấn luyện, cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình huấn
luyện, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho các VĐV.
7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Những luận điểm cơ bản về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn
luyện thể thao.
Trong thể thao hiện đại vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của VĐV có
một vị trí hết sức quan trọng. Việc tiến hành đánh giá trình độ tập luyện một
cách khoa học bằng các phương pháp khách quan sẽ cho phép HLV luôn nắm
được những thông tin cần thiết, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn tác
động của lượng vận động tập luyện để điều khiển quá trình huấn luyện, đồng
thời nâng cao hiệu quả của công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV qua các giai
đoạn của quá trình huấn luyện, cũng như giúp cho VĐV có thể tự đánh giá
năng lực thể thao của mình.
Việc đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV có trình độ khác nhau là
không giống nhau. Nếu với các VĐV lớn tuổi có trình độ thành tích thể thao
cao thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích. Nhưng với các VĐV
trẻ, thành tích thể thao còn ở mức độ thấp thì cần quan tâm đánh giá kết quả
kiểm tra trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy cần phải có hệ thống các
test đánh giá trình độ tập luyện khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề trình độ tập luyện của VĐV [2], [7], [8], [14],
[22], [29], [44], [46].
Chỉ số cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể thao của VĐV chỉ
có thể đạt được sau nhiều năm tập luyện một cách khoa học, bền bỉ và công
phu. Hơn nữa, thành tích thể thao chỉ đạt được trong một giai đoạn ngắn
(trạng thái sung sức thể thao) trong mỗi chu kỳ tập luyện. Thành tích thể thao
luôn là hiện tượng đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong
những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của mỗi cá thể phụ thuộc vào
năng khiếu và mức độ đào tạo VĐV. Năng khiếu của VĐV là tiền định, còn
trình độ đào tạo thì luôn thay đổi nhờ kết quả của tập luyện. Khái niệm trình
8
độ tập luyện và thành tích thể thao không hoàn toàn đồng nhất. Khái niệm hay
định nghĩa về trình độ tập luyện trong các sách báo hiện đại có những cách
thể hiện và nhìn nhận còn khác nhau [1], [2], [3], [16], [29].
Theo quan điểm của D. Harre thì: “Trình độ tập luyện của VĐV thể
hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập
luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác”. Các yếu tố của
TĐTL thể thao bao gồm các năng lực thể chất, năng lực phối hợp vận động,
năng lực trí tuệ, kỹ xảo kỹ thuật, năng lực chiến thuật và các phẩm chất tâm
lý. Thông qua lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu, lượng vận
động tâm lý, trình độ từng yếu tố của năng lực vận động một mặt được nâng
cao, mặt khác giữa chúng cũng hình thành các mối quan hệ bền vững. Bên
cạnh đó, việc phát huy đầy đủ các tiềm năng thể chất của VĐV thông qua sự
nỗ lực ý chí ở mức cao nhất cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năng lực thể
thao cao nhất mà VĐV đạt được trong từng thời kỳ thi đấu phù hợp với trình
độ tập luyện của họ được gọi là trạng thái sung sức thể thao [20]. Theo D.
Harre, các thông tin về trình độ tập luyện của VĐV được thể hiện ở các cuộc
thi đấu và kiểm tra thành tích. Các tiêu chuẩn cơ bản có thể sử dụng trong
việc đánh giá trình độ tập luyện và dự báo tiềm năng của VĐV là [20]:
Tiêu chuẩn về trình độ của thành tích.
Tiêu chuẩn về nhịp độ phát triển của thành tích.
Tiêu chuẩn về sự ổn định thành tích và khả năng tăng trưởng.
Tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng lượng vận động.
Bốn tiêu chuẩn trên thể hiện 4 mặt khác nhau của việc đánh giá tổng
hợp năng lực thể thao.
Các tác giả Nôvicôp A.D và Mátveep L.P cho rằng: “Trình độ tập luyện
thường liên quan phần lớn đến những thay đổi thích ứng sinh học (hình thái
và chức năng) xẩy ra trong cơ thể VĐV dưới những tác động của LVĐ tập
9
luyện và những thay đổi đó biểu hiện ở sự phát triển năn...ly, đặc biệt cuối cự ly nhu cầu oxy tăng cực đại. Như vậy, các
yếu tố tạo nên công suất của cơ thể để đạt thành tích thể thao thì bên cạnh các
yếu tố chức năng của cơ thể còn có các yếu tố tố chất thể lực như sức nhanh,
sức mạnh, sức bền Trong đó người ta quan tâm đến tố chất thể lực chuyên
môn và tố chất thể lực đặc trưng. Yếu tố thể lực đặc trưng là những nhân tố
ảnh hưởng lớn và có tỷ trọng cao đến thành tích các cự ly trung bình (800m
và 1500m).
Theo I.V Aulic (1982) thì: “Ở những môn thể thao có chu kỳ mà sức
bền là tố chất thể lực trội nhất, thì thành tích của VĐV phụ thuộc trực tiếp vào
khả năng tiêu thụ oxy của cơ thể và trình độ thể lực và trình độ tập luyện hầu
như trùng nhau” [2]. Qua đó cho thấy, xác định mức độ phát triển các tố chất
thể lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV chạy cự ly trung bình. Trình độ thể lực của VĐV chạy cự ly trung bình
thể hiện tình trạng chức năng của cơ thể và đặc biệt thể hiện ở các tố chất thể
lực: sức nhanh, sức mạnh và sức bền. Trong đó, tố chất sức bền chung và sức
bền chuyên môn đóng một vai trò rất quan trọng. Sức bền chuyên môn giúp
25
cho VĐV không chỉ giữ được tốc độ cao trung bình trên toàn cự ly mà còn
thực hiện được việc tăng tốc độ phối hợp với kế hoạch chiến thuật. Mức độ
phát triển múc bền chung cao là cơ sở để hoàn thiện sức bền chuyên môn và
giúp cho VĐV thi đấu có kết quả cả ở những cự ly dài hơn. Tốc độ cực đại
của VĐV cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành tích cao.
Những VĐV chạy cự ly trung bình tốt nhất có thể chạy 100m với thành tích
10.50 - 11.00 giây và điều này họ đạt được tốc độ thi đấu trung bình cao,
ngoài ra những VĐV tốc độ cao có ưu thế khi tăng tốc độ chạy và trong lúc
lao về đích. Song không chỉ tốc độ và sức bền mang lại thành tích. Để có
bước chạy dài, hiệu quả và tiết kiệm, cần phải có sức mạnh cơ chân và có độ
mềm dẻo, linh hoạt trong các khớp. Ngoài ra VĐV cần phải có kỹ thuật chạy
hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm. Do đó việc huấn luyện VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao cần phải là tổ hợp phản ánh những đặc điểm cá nhân của VĐV.
1.3.4. Yếu tố tâm lý.
Trình độ tập luyện của VĐV cao hay thấp thông thường được quyết
định bởi trình độ phát triển hình thái cơ thể, tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật,
tâm lý và trí năng. Nhưng đối với VĐV có trình độ cao (đẳng cấp thế giới) thì
phẩm chất tâm lý của VĐV tốt sẽ quyết định phần thắng hay thua trong các
cuộc thi đấu.
Các công trình nghiên cứu cho thấy, loại hình thần kinh là một trong
những nhân tố có liên quan đến thành tích chạy. Những VĐV có loại hình
thần kinh mạnh, ít nhạy cảm thì có khả năng vận động cao, kéo dài tốt hơn
những VĐV có hệ thống thần kinh yếu, nhạy cảm [79], [83].
Thành tích thể thao mà VĐV chạy cự ly trung bình đạt được không chỉ
gắn liền với trình độ phát triển các tố chất vận động, các chức năng sinh lý mà
còn phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần kinh. Các công trình nghiên cứu cho
thấy loại hình thần kinh là một trong những nhân tố có liên quan đến thành
26
tích chạy. Những VĐV có loại hình thần kinh mạnh, ít nhạy cảm thì có khả
năng vận động cao, kéo dài tốt hơn những VĐV có hệ thống thần kinh yếu,
nhạy cảm.
Kết quả nghiên cứu của trường Đại học tâm lý thuộc Viện hàn lâm
khoa học Liên Xô (cũ), đã chứng minh rằng: Hệ thống thần kinh yếu có đặc
điểm là ngưỡng cảm giác thấp. Vì vậy, các kích thích là ngưỡng cho các hệ
thần kinh mạnh đến cao hơn các ngưỡng của các hệ thần kinh yếu. Từ đó,
những người có hệ thống thần kinh yếu có độ nhạy cảm cao đối với các kích
thích có cường độ nhỏ nhất: Khi tăng cường độ kích thích, hệ thống thần kinh
yếu tiến tới giới hạn chức năng nhanh hơn so với ở hệ thần kinh mạnh, kích
thích với cường độ tối đa gây ra cho những người có hệ thần kinh yếu sự
giảm sút hiệu quả hoạt động theo sự tăng lên kích thích [85], [86], [89].
Các VĐV trình độ cao có sự khác biệt lớn về thời gian phản ứng: Trung
bình là 239 ms, đối với kích thích âm thanh có cường độ thấp 40 dB. Đối với
họ tỷ lệ thời gian phản ứng với hai loại cường độ kích thích 40 dB và 120 dB:
Trung bình là 1.72 và hệ số “b” cao, trong khoảng 1.38 - 2.75. Như vậy các
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao có đặc điểm là giá trị ngưỡng thính giác
và xúc giác cao. Các VĐV này có hệ thần kinh mạnh và ít nhạy cảm. Đối với
các VĐV trình độ thấp (chưa đạt tiêu chuẩn VĐV cấp I) thì tất cả các chỉ số
đã nêu trên đều thấp hơn đáng kể, đó là những VĐV có hệ thần kinh yếu,
nhạy cảm [87], [88].
Trong điều kiện hoạt động căng thẳng kéo dài, những VĐV có hệ thống
thần kinh yếu bị rơi vào tình trạng bất lợi. Các quá trình cung cấp năng lượng
không ổn định, gây ra rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể dẫn đến giảm khả
năng vận động [84], [90], [95].
Thực tế về mối quan hệ chặt chẽ, tuyến tính giữa các chỉ số sức mạnh
cảm giác của hệ thần kinh và trình độ tập luyện nói lên rằng, sức bền phụ
27
thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thống thần kinh của VĐV. Vì thế, việc đạt
thành tích cao trong chạy cự ly trung bình chỉ có được ở những VĐV có hệ
thần kinh linh hoạt với điều kiện phải tập luyện có hệ thống và có mục đích
[1], [16], [21], [32].
1.3.5. Yếu tố kỹ - chiến thuật.
Về yếu tố kỹ thuật:
Theo các tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) thì: “Kỹ
thuật thể thao là cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu
quả cao nhất” [64]. Còn theo tác giả V.P.Philin (1996) thì: “Việc đạt được
thành tích trong thể thao ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào huấn luyện kỹ thuật
và chiến thuật thể thao hợp lý” [47]. Cũng theo tác giả, kỹ thuật hoàn thiện là
tập hợp các cách thức thực hiện động tác thể thao có hiệu quả nhằm mục đích
đạt được thành tích tốt nhất. Kỹ thuật hoàn thiện được hình thành trên cơ sở
các quy luật sinh cơ và sinh hóa cho phép VĐV thực hiện các động tác và các
hoạt động tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn.
Trong chạy cự ly trung bình, mục đích của kỹ thuật là đạt được tốc độ
dự kiến nhanh nhất, duy trì tốc độ và tạo điều kiện cần thiết để tăng tốc trong
giai đoạn rút về đích. Có hai chỉ tiêu kỹ thuật chạy là: công suất nỗ lực và tính
tiết kiệm của động tác chạy. Chỉ số công suất liên quan đến trình độ huấn
luyện tốc độ - sức mạnh của VĐV chạy, chỉ số thứ hai liên quan tới sự tiết
kiệm tiêu hao năng lượng, sức bền và đặc biệt sức bền mạnh.
Theo các tác giả Trịnh Hùng Thanh và Trần Văn Đạo (1997), trong
chạy cự ly trung bình, mục đích của kỹ thuật là đạt được tốc độ dự kiến nhanh
nhất, duy trì tốc độ và tạo điều kiện cần thiết để tăng tốc trong giai đoạn rút về
đích. Có hai chỉ tiêu kỹ thuật chạy là: Công suất nỗ lực và tính tiết kiệm của
động tác chạy. Chỉ số công suất liên quan đến trình độ huấn luyện tốc độ - sức
mạnh của VĐV chạy, chỉ số thứ hai liên quan tới sự tiết kiệm tiêu hao năng
28
lượng, sức bền và đặc biệt sức bền mạnh. Trong chạy ngắn chỉ tiêu công suất
nỗ lực cơ bắp là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến việc nâng cao chỉ số
tích cực > 1 (tương quan giữa thời gian bay và thời gian chống), tăng độ dài
bước và tần số bước. Còn trên cự ly trung bình, thì hai chỉ số này có ý nghĩa
như nhau đối với việc đạt thành tích cao. Nếu cự ly càng dài, tầm quan trọng
của nhân tố tiết kiệm được nâng cao hơn so với nhân tố công suất và điều này
được phản ánh trong việc giảm chỉ số tích cực chạy < 1, giảm độ dài và tần
số bước [60].
Sự đối lập giữa công suất và tính tiết kiệm của hoạt động chạy là sự
phản ánh các quy luật nhất định vốn có trong tự nhiên (ví dụ giữa hiệu suất ưa
khí và yếm khí). Không thể đạt được đồng thời cả sự tiết kiệm cao và khả
năng động viên tối đa quá trình thủy phân glucoza. Điều này được khẳng định
bởi các số liệu cụ thể ghi được trong các phòng thí nghiệm khác nhau của các
chuyên gia trên thế giới ở các VĐV chạy maratong và cự ly trung bình. Ở
VĐV maratong khả năng huy động quá trình yếm khí nhỏ hơn nhiều, còn ở
các VĐV chạy cự ly trung bình các chỉ số ngưỡng chuyển hóa yếm khí được
ghi nhận cao hơn và VO2max thấp hơn so với các VĐV chạy cự ly dài.
Vì vậy kỹ thuật động tác chạy hợp lý về cấu trúc tự nhiên cần phải phù
hợp với cự ly lựa chọn để chuyên môn hóa, có nghĩa là phù hợp với trình độ
huấn luyện kỹ thuật cần thiết mà tiêu chuẩn của kỹ thuật là các thông số được
đo một cách khách quan: Thời gian của bước đôi (gồm hai bước, một bước từ
chân phải và một bước từ chân trái), độ dài bước và tần số bước, thời gian
chống, chỉ số A, góc gấp tối đa và tối thiểu của chân ở các khớp.
Về yếu tố chiến thuật:
Theo quan điểm của tác giả Valich. B (1981) thì: “Chiến thuật là nghệ
thuật tiến hành thi đấu thể thao - nó là mưu kế và hành động được sử dụng
nhằm đạt được mục đích của thi đấu bằng năng lực của mình (đội mình được
29
phát huy một cách hợp lý)” [78]. Trong môn điền kinh, chiến thuật chạy cự ly
trung bình có thể là phân phối sức hợp lý, thời điểm đeo bám và vượt đối
phương mạnh là những yếu tố chiến thuật quan trọng nhằm đạt thành tích
cao. Chiến thuật trong thể thao thành tích cao là vấn đề rất phức tạp, ít được
đề cập tới trong các giáo trình về lý luận và phương pháp thể dục, thể thao
hoặc huấn luyện thể thao ở nước ta. Bởi vì, trong thể thao thành tích cao,
chiến thuật khác nhau đối với từng nhóm môn, từng môn thể thao. Trong thực
tiễn thi đấu, thành tích của các VĐV chạy cự ly trung bình phụ thuộc vào
chiến thuật chạy rất lớn. Chiến thuật là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể
thao, nói đến chiến thuật cho VĐV là nói đến 2 công việc liên quan với nhau:
Thứ nhất: Lập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến khả năng của từng
VĐV, đặc điểm của đối phương (các mặt mạnh, yếu trên cùng sự chuẩn bị)
và điều kiện cụ thể của cuộc thi đấu;
Thứ hai: Thực hiện kế hoạch chạy cụ thể đã được chuẩn bị từ trước,
các chiến thuật dẫn, núp và bứt phá là tổng hợp những hành động của VĐV
trong thi đấu và được biểu hiện qua diễn biến tốc độ chạy trên các đoạn và
trên toàn bộ cự ly thi đấu; là sự phối hợp cách chạy của 2 VĐV đồng đội với
nhau. Đây là phương án quan trọng mà HLV cần phải vạch ra và thực hiện
ngay trước khi thực hiện các bài tập chuyên môn trong suốt giai đoạn chuẩn
bị thi đấu. Thực tiễn chứng minh không ít VĐV đã bị thất bại hoặc không đạt
được thành tích mong muốn, mà nguyên nhân chính là do việc thực hiện
chiến thuật chạy (phân phối tốc độ chạy trên các phần của cự ly thi đấu)
không hợp lý. Các VĐV chạy cự ly trung bình nếu ai có chiến thuật tốt, có sự
đeo bám và vượt đúng thì dẫn đến thành công và việc đó phụ thuộc rất lớn ở
việc am hiểu đánh giá chính xác trình độ của các đối thủ.
1.4. Khá quát về t u h ể tr v đị h hƣớ ƣ vậ độ tro
đá h á trì h độ tập uyệ vậ độ v hạy ự y tru bì h ấp o.
30
Trong môn điền kinh nói chung và nội dung chạy cự ly trung bình, dài
nói riêng thì sức bền ưa khí có vai trò quan trọng quyết định chủ yếu đến
thành tích của VĐV, đảm bảo phát triển thành tích thể thao cao và bền vững.
Tuy nhiên, để giải quyết nhiệm vụ huấn luyện này đòi hỏi phải có một quy
trình huấn luyện nghiêm ngặt và thống nhất. Đặc biệt quan trọng là việc kiểm
tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV theo giai đoạn để điều chỉnh kế
hoạch huấn luyện hợp lý và kịp thời. Thực tiễn đã cho thấy, nhiệm vụ phát
triển sức bền ưa khí được giải quyết trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị
chung, đây là giai đoạn chiếm tỷ lệ thời gian nhiều nhất, đặc biệt là đối với
các VĐV cấp cao. Nhiều HLV đã gặp khó khăn trong việc xác định tiêu chí
đánh giá khả năng sức bền ưa khí của VĐV, qua đó không có cơ sở để xác
định các phương tiện huấn luyện phù hợp, dẫn tới thực trạng công tác huấn
luyện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và suy đoán cá nhân của HLV.
Theo từng giai đoan huấn luyện, từ tuyển chọn ban đầu đến chuyên
môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu và hoàn thiện thể thao nhất thiết cần
phải xác định rõ các tiêu chí kiểm tra phù hợp nhằm mục đích đánh giá đúng
trình độ tập luyện của VĐV để có định hướng và điều chỉnh kế hoạch huấn
luyện đúng và kịp thời [1], [13], [15]. Hiện nay, các tài liệu trong nước về
công tác tuyển chọn, huấn luyện VĐV điền kinh cự ly trung bình và dài chủ
yếu tập trung vào nghiên cứu ở giai đoạn tuyển chọn và huấn luyện ban đầu,
chưa có tác giả nào đề cập đến việc xác định các tiêu chí kiểm tra đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV điền kinh cấp cao ở cự ly trung bình và dài trong
giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu và hoàn thiện thể thao.
Các HLV chủ yếu dựa vào test chạy 3000m hoặc thành tích kiểm tra,
thi đấu toàn cự ly để đánh giá trình độ sức bền ưa khí của VĐV. Điều này sẽ
dẫn đến trường hợp tập luyện đốt cháy giai đoạn khi sử dụng các bài tập có
cường độ cao, sản sinh axit lactic làm hạn chế khả năng ưa khí của VĐV và
31
hoàn toàn mâu thuẫn với tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong các môn
của điền kinh (tham khảo trong bảng 1.1).
BẢNG 1.1. TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC HỆ NĂNG LƢỢNG TRONG MỘT SỐ
NỘI DUNG THI ĐẤU CỦA MÔN ĐIỀN KINH (theo Gunter Lange - 2010) [100]
Nội dung ATP/CRPH Anaerobic-Lac Aerobic
800m 10% 30% 60%
1500m 8% 20% 72%
3000m 5% 15% 80%
5000m 4% 10% 86%
10.000m 3 - 2% 12 - 8% 85 - 90%
42.195m 0% 5 - 2% 95 - 98%
Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ bắp khi nỗ lực
tối đa cũng có giới hạn nhất định. Việc sử dụng bài tập không đúng sẽ không
phát huy được hết công suất hoạt động của các hệ năng lượng, mặt khác còn
tạo ra phản xạ ức chế hoạt động của các hệ năng lượng khác.
BẢNG 1.2. CÁC HỆ THỐNG NĂNG LƢỢNG CUNG CẤP CHO HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ BẮP KHI NỖ LỰC TỐI ĐA (Theo Gunter Lange - 2010) [100]
TT Hệ năng lượng
Thời gian cung cấp
(tương đối)
1. ATP - CRPH: Yếm khí không Lactac Khoảng từ 1 - 3 giây
2. naerobic glycolisis: Đường yếm khí sinh Lactac Khoảng 1 phút
3. erobic glycolisis: Đường ưa khí Từ 30 phút - 40 phút
4. Lipolysis: Đốt mỡ trong điều kiện đủ oxy Trên 1 giờ
Cũng theo tác giả cho thấy, năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ
bắp khi nỗ lực tối đa của VĐV như sau (bảng 1.2). Căn cứ vào tỷ lệ đóng góp
và thời gian cung cấp của các hệ năng lượng như đã trình bày trong bảng 1.1
và 1.2 cho thấy, thời gian đủ để đánh giá về sức bền đối với các VĐV điền
kinh cự ly trung bình và dài phải từ 30 phút trở lên. Từ kinh nghiệm huấn
luyện và các cơ sở khoa học, các chuyên gia, HLV đội tuyển điền kinh trung
bình và dài tại Trung tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng đã lựa chọn tiêu chí kiểm
tra, đánh giá về sức bền ưa khí đối với các VĐV chạy cự ly trung bình và dài
32
gồm: Kiểm tra chạy nhanh liên tục 30 - 45 hoặc 60 phút tùy theo đặc điểm
trình độ của VĐV, tính tốc độ chạy trung bình (m/s) - chỉ số Vcr (bảng 1.3).
BẢNG 1.3. TIÊU CHÍ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SỨC BỀN ƢA KHÍ ĐỐI VỚI CÁC
VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH VÀ DÀI TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN
THỂ THAO QUỐC GIA ĐÀ NẴNG
(Theo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012) [56]
Tiêu chí kiểm tra, đánh giá
Tiêu chí Nội dung Thời gian và mục đích kiểm tra
Vcr (m/s)
Chạy nhanh liên
tục 60 phút
Đầu chu kỳ huấn luyện và sau 3 đến 4 tuần tập
luyện để định hướng và điều chỉnh yêu cầu LVĐ
Đị h hƣớ ƣ ng vậ động huấn luyện sức bề ƣ h đối với các
VĐV hạy cự ly trung bình và dài cấp cao:
Từ những căn cứ đã phân tích trên, phương pháp huấn luyện sức bền ưa
khí cũng phải căn cứ theo thời gian và tỷ lệ cung cấp của các hệ năng lượng.
Định hướng lượng vận động theo phương pháp huấn luyện được khái quát như
sau [7], [17], [48], [76], [78], [92], [94]:
Phương pháp tập luyện khoảng cách (ngắt quãng): Để nâng cao công
suất hoạt động của hệ năng lượng naerobic glycolisis (đường yếm khí sinh
Lactac), tổng khối lượng từ 6km đến 12km, cường độ > 100% Vcr, tỷ lệ trong
1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 10%.
Phương pháp tập luyện liên tục: Được sử dụng theo các mục đích huấn
luyện sau: [9], [78], [98], [104], [109]
Nâng cao công suất hoạt động của hệ năng lượng Aerobic glycolisis
(đường ưa khí): Chạy nhanh liên tục từ 30 đến 60 phút, cường độ từ 90% - 97%
Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 10%; chạy đều liên tục 60 phút,
cường độ từ 85% - 90% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 60%.
Nâng cao công suất hoạt động của hệ năng lượng Lipolysis (mỡ): Chạy
đều liên tục từ 90 phút đến 180 phút, cường độ 85% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ
huấn luyện vi mô là 60%.
33
Nâng cao khả năng hồi phục: Chạy thoải mái từ 15 - 30 phút, cường độ
70% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 30%.
Phương pháp Fartlek: Được sử dụng để tránh sự nhàm chán trong tập
luyện, các bài tập được sử dụng không ấn định cường độ, với thời gian hoạt
động liên tục từ 30 đến 90 phút, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 10%.
BẢNG 1.4. CHỈ SỐ VCR VÀ YÊU CẦU HUẤN LUYỆN SỨC BỀN ƢA KHÍ ĐỐI
VỚI CÁC VĐV CHẠY CỰ LI TRUNG BÌNH - DÀI TẠI TRUNG TÂM HLTT
QUỐC GIA ĐÀ NẴNG
(Theo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012) [56]
Vcr
(m/s)
Các phương pháp huấn luyện
Tập luyện
hồi phục
Tập luyện liên tục
Khoảng cách
(ngắt quãng)
70% Vcr 85% Vcr 90% Vcr 97% Vcr > 100% Vcr
Tốc độ/km Tốc độ/km Tốc độ/km Tốc độ/km Tốc độ/km
3,8 6:16 5:10 4:52 4:31 4:03-4:13
3,9 6:06 5:02 4:45 4:24 3:56-4:06
4,0 5:57 4:54 4:38 4:15 3:50-4:00
4,1 5:43 4:47 4:31 4:11 3:44-3:54
4,2 5:40 4:40 4:25 4:05 3:38-3:48
4,3 5:32 4:34 4:19 4:00 3:33-3:43
4,4 5:25 4:27 4:13 3:54 3:27-3:37
4,5 5:17 4:21 4:07 3:49 3:22-3:32
4,6 5:11 4:16 4:02 3:44 3:17-3:27
4,7 5:04 4:10 3:56 3:39 3:13-3:23
4,8 4:53 4:05 3:51 3:35 3:08-3:18
4,9 4:52 4:00 3:47 3:30 3:04-3:14
5,0 4:46 3:55 3:42 3:26 3:00-3:10
Qua việc xác định tiêu chí kiểm tra và định hướng lượng vận động huấn
luyện sức bền ưa khí đối với các VĐV chạy cự ly trung bình - dài cấp cao, các
HLV đưa ra được những yêu cầu cụ thể cho từng bài tập theo các phương
pháp huấn luyện đã sử dụng. Từ thực tiễn trong công tác huấn luyện đã tổng
hợp được những kết quả cụ thể (bảng 1.4 ở trên) [56]. Từ kết quả tổng hợp ở
bảng 1.4 đã cho thấy việc xác định tiêu chí kiểm tra và định hướng lượng vận
34
động huấn luyện sức bền ưa khí đối với các VĐV cấp cao là hoàn toàn phù
hợp, giúp cho HLV điều chỉnh kịp thời các yêu cầu về lượng vận động, đảm
bảo phát triển thành tích thể thao cao và bền vững. Chỉ số kiểm tra Vcr của
các VĐV tham dự SEA Games 26 ở đầu và cuối giai đoạn chuẩn bị chung đã
đạt được mục tiêu đặt ra và quyết định chủ yếu đến chỉ tiêu thành tích của
VĐV, điều đó được thể hiện trong bảng 1.5.
BẢNG 1.5. TRÌNH ĐỘ SỨC BỀN ƢA KHÍ VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƢỢC
TẠI SEA GAMES 26
(Theo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012) [56]
VĐV
Môn thi
đấu
chính
Chỉ số Vcr (m/s)
Thành tích tại SEA
Games 26
Vcr đầu
giai đoạn
chuẩn bị
chung
Vcr cuối
giai đoạn
chuẩn bị
chung
Thành
tích
Huy
chương
Trương Thanh Hằng
800m
4,35 4,63
2:02:65 HCV
1500m 4:15:75 HCV
Đỗ Thị Thảo
800m
4,2 4,41
2:05:62 HCB
1500m 4:18:94 HCB
Dương Văn Thái 800m 4,42 4,72 1:49:42 HCV
Nguyễn Đình Cương 1500m 4,4 4,75 3:49:48 HCĐ
Nguyễn Đăng Đức Bảo 3000CNV 4,6 4,83 8:57:88 HCĐ
Nguyễn Văn Lý 3000CNV 4,5 4,72 9:09:66 Hạng 4
Phạm Thị Bình
10.000m
4,37 4,68
36:04:83 HCB
42195m 2:48:43 HCĐ
Có thể khẳng định rằng, trong huấn luyện thể thao thành tích cao, đặc
biệt là đối với các VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao, việc xây dựng các tiêu
chí để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV trong từng giai đoạn huấn luyện
là rất quan trọng. Đây sẽ là cơ sở để các HLV điều chỉnh kịp thời giáo án
nhằm đạt được mục tiêu huấn luyện đã đặt ra.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các quan điểm của các tác
giả trong và ngoài nước thì quá trình kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao là quá trình tổng hợp và thống nhất của hệ
35
thống các tiêu chí về: hình thái cơ thể, hệ thống chức năng của cơ thể, tố chất
thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật. Trong đó, các tiêu chí hình thái mang tính
chất hỗ trợ, đánh giá được sự ảnh hưởng nhất định đến thành tích của các
VĐV chạy cự ly trung bình. Từ những quan điểm đã được trình bày cho thấy,
căn cứ vào đặc điểm hoạt động vận động thì các nhóm chỉ tiêu đánh giá năng
lực thực chất về thành tích cự ly trung bình là nhóm các tiêu chí của hệ thống
chức năng cơ thể, cũng như đánh giá mức độ phát triển các tố chất thể lực
chuyên biệt (sức bền tốc độ, sức mạnh bền).
Tổng hợp từ những quan điểm trên cùng với việc tham khảo các nguồn
tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, cũng
như khảo sát quá trình kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện tại các Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia cho thấy: Hệ thống các tiêu chí có thể tham
khảo để ứng dụng vào quá trình kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện cho
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao gồm các nhóm sau: [55], [56], [72], [73].
Nhóm các tiêu chí về hình thái bao gồm: Chiều cao, cân nặng, chiều
dài thân (cm), trọng lượng cơ thể (kg), bề mặt tuyệt đối của cơ thể, vòng ngực
(cm), bề mặt tương đối của cơ thể (cm2), vòng đùi (cm), vòng cẳng chân (cm),
vòng cổ chân (cm), dài chân/dài thân (%).
Nhóm các tiêu chí về hệ thống chứ ă ơ thể bao gồm: Dung tích
sống tuyệt đối (ml), dung tích sống tương đối (ml/kg), thông khí phổi tối đa
(lít/phút), thể tích khí hít vào (l/phút), thể tích khí thở ra (l/phút), thể tích tuyệt
đối của tim (cm
3
), thể tích tương đối của tim (cm
3
), khả năng hấp thu oxy tối đa
VO2 max (lít/phút), VO2 max tương đối (ml/p/kg), chí số oxy mạch (ml/phút),
thương số hô hấp (mmol/lít), PWC 170 (kgm/ph), PWC 170 (kgm/ph/kg).
Nhóm các tiêu chí về tố chất thể lực chuyên môn bao gồm: Thời
gian duy trì vận tốc tới hạn, vận tốc chạy ở mức tới hạn (m/s), bật xa 3 bước
tại chỗ (m), chạy 60m (s), chạy 100m (s), chạy 300m (s), chạy 400m (s), chạy
36
800 m (s), chạy 1500m (phút), chạy 2000m (phút), chạy 5.000m (phút), chạy
10.000m (phút)
Nhóm các tiêu chí về tâm lý hệ thần kinh bao gồm: Thời gian phản
xạ đơn, thời gian phản xạ phức, soát vòng hở Londont, thời gian phản ứng đối
với kích thích có cường độ 40DB (Deciben). Tỷ lệ giữa thời gian phản ứng
với âm thanh có cường độ 40 DB với âm thanh có cường độ 120 DB
1.5. Cơ sở ý uậ về á phƣơ pháp ể tr , đá h á trì h độ tập
uyệ ủ vậ độ v hạy ự y tru bì h ấp o.
1.5.1. Các phương pháp kiểm tra quá trình huấn luyện.
Hệ thống huấn luyện hiện đại cho các VĐV chạy cự ly trung bình có
đặc điểm là cường độ của quá trình huấn luyện và thi đấu rất cao. Cách thức
chủ yếu để đánh giá tình trạng của VĐV là qua việc tham gia các cuộc thi
đấu, trong đó thành tích thể thao và động thái của thành tích (tốt lên, ổn định
hay giảm xút) mà VĐV thể hiện sẽ được đánh giá. Song thành tích thể thao
không mang trong nó toàn bộ các thông tin cần thiết để đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV, bởi vì nó còn có những nhân tố chưa rõ làm trở ngại đến việc
thể hiện thành tích cao hơn. Mục đích chính của việc kiểm tra là đánh giá tình
trạng chức năng của VĐV, các thông số của lượng VĐV tập luyện, kỹ thuật
thực hiện bài tập, các đặc điểm tiến hành thi đấu. Căn cứ vào độ dài thời gian
cần thiết để chuyển từ một tình trạng này sang tình trạng khác, người ta phân
biệt 3 dạng tình trạng [2], [3], [20], [40], [44], [78], [112], [113]:
Thứ nhất: Tình trạng thường xuyên, có nghĩa là tình trạng được duy trì
trong khoảng thời gian tương đối dài. Để đánh giá tình trạng này cần sử dụng
các số liệu kiểm tra giai đoạn trong đó gồm cả theo dõi y học và thử nghiệm
đánh giá trình độ huấn luyện thể lực chuyên môn. Phân tích số liệu của những
theo dõi này và đối chiếu chúng với các thông số chủ yếu của lượng vận động
được thực hiện cho phép ta xây dựng chiến lược huấn luyện trong một thời kỳ
huấn luyện tương đối dài.
37
Thứ hai: Tình trạng hiện tại được thay đổi do ảnh hưởng của một hay
một vào buổi tập. Việc xem xét tình trạng hiện tại của VĐV giúp ta có cơ sở
để lập kế hoạch các buổi huấn luyện cùng đặc điểm và độ lớn của lượng vận
động trong các buổi huấn luyện đó. Phương tiện kiểm tra chủ yếu tình trạng
VĐV chạy cự ly trung bình là các số liệu của các chỉ số tâm - sinh lý phản
ảnh đủ khách quan tính chất tác động lên cơ thể của VĐV của lượng vận động
được sử dụng.
Thứ ba: Tình trạng thi đấu của VĐV bị thay đổi dưới ảnh hưởng của
một buổi tập thể lực, và đây có thể là tình trạng rất không ổn định của VĐV
(ví dụ, mệt mỏi do một đợt chạy gây ra hay là nâng cao tạm thời khả năng
hoạt động do ảnh hưởng của khởi động). Tình trạng thi đấu của VĐV được
thay đổi trong quá trình một buổi tập và HLV, VĐV cần phải tính đến khi lập
kế hoạch các đoạn nghỉ giữa các đợt chạy lặp lại hay các nhóm bài tập. Trong
trường hợp này, phương tiện kiểm tra chủ yếu tình trạng của VĐV là tần số
mạch cũng như một vài dấu hiệu chủ quan bên ngoài (màu da, lượng mồ hôi
tiết ra, đau cơ). Một trong những hình thức kiểm tra quan trọng nhất là tự
kiểm tra. VĐV nhất thiết phải ghi nhật ký trong đó cần nêu nội dung huấn
luyện, lượng các bài tập chủ yếu, nhận xét về các đặc điểm kỹ thuật, tình
trạng sức khoẻ bản thân và kết quả kiểm tra. Việc ghi nhật ký giúp tính toán
chính xác khối lượng các phương tiện được áp dụng trong bất kỳ giai đoạn
huấn luyện nào, thực hiện quá trình huấn luyện sáng tạo và vì vậy HLV và
đặc biệt bản thân VĐV sẽ thấy tính hiệu quả nhất định không chỉ từ một ngày
mà từ mỗi bài tập thực hiện. Ngoài ra việc phân tích nhật ký trong một vài
năm ở giai đoạn hoàn thiện thể thao sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng
chương trình huấn luyện cá nhân với độ tin cậy cao để có thể duy trì và đạt
được thành tích riêng cao nhất. Ngoài ra, để đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện thể thao đạt được kết quả cao,
38
các nhà khoa học thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp kiểm
tra y sinh, phương pháp kiểm tra tâm lý và phương pháp kiểm tra sư phạm.
Trong đó, phương pháp kiểm tra y sinh được sử dụng nhằm nghiên cứu về
đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan trong cơ thể. Nó có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với việc đánh giá trình độ tập luyện, và có quan hệ chặt
chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể.
Để đánh giá chính xác mức độ phát triển về giải phẫu và chức năng các
cơ quan của cơ thể VĐV cần phải tiến hành cả trạng thái nghỉ ngơi và vận
động, đặc biệt là trạng thái vận động gắng sức tối đa.
1.5.2. Các phương pháp kiểm tra sư phạm đánh giá trình độ tập
luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kiểm tra sư phạm trong thể
thao là kiểm tra trạng thái của VĐV. Có thể chia các hình thức cơ bản trong
kiểm tra sư phạm trạng thái của các VĐV nói chung và VĐV chạy cự ly trung
bình nói riêng thành 3 hình thức sau [2], [3], [44], [51], [54], [72], [102]:
Kiểm tra tức thời:
Mục đích của hình thức này nhằm đánh giá trạng thái của VĐV trong
một thời điểm nào đó. Hiệu quả huấn luyện (như các thay đổi diễn ra trong cơ
thể trong thời gian thực hiện bài tập và trong các thời kỳ hồi phục) sẽ được
xác định trong quá trình kiểm tra tức thời. Hướng thực tiễn của hình thức
kiểm tra này trước hết nhằm đánh giá sự hồi phục của VĐV sau khi thực hiện
một bài tập hay tổ hợp bài tập. Sau 1 lần thực hiện bài tập, trong cơ thể sẽ
diễn ra giai đoạn nghỉ ngơi hồi phục, mỗi giai đoạn này sẽ được phân biệt
bằng các chỉ số khả năng làm việc cơ bắp như sức mạnh, tốc độ, sức bền và
khả năng phối hợp vận động. Trong giai đoạn thứ nhất của nghỉ ngơi, tất cả
các chỉ số khả năng làm việc của cơ thể ở trong mức độ thấp hơn khởi điểm;
trong giai đoạn thứ 2 các chỉ số sức mạnh, tốc độ ở mức cao hơn so với mức
39
khởi điểm còn sức bền thấp hơn; ở giai đoạn thứ 3 tất cả các chỉ số cao hơn
không đáng kể so với mức khởi điểm ban đầu. Xem xét, tính toán quy luật
này có thể chỉ ra phương hướng tác động đến sự phát triển khả năng của VĐV
chạy cự ly trung bình [105], [106], [107].
Với sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật có thể đánh giá mức độ
hồi phục sau khi thực hiện các bài tập. Thí dụ: dùng đồng hồ lực kế xác định
chỉ số độ cứng của các cơ chính đảm bảo sự thực hiện các bài tập huấn luyện.
Khi không có các phương tiện đó, để đánh giá trạng thái tức thời của VĐV,
HLV có thể sử dụng chỉ số mạch đập. Mạch đập tối ưu thể hiện mức độ sẵn
sàng của VĐV thực hiện lặp lại bài tập trong đoạn dưới 80m không bị giảm
tốc độ chạy là vào khoảng 115 - 118 lần/phút.
Một nhiệm vụ rất quan trọng được giải quyết trong quá trình kiểm tra
tức thời đó là sự điều chỉnh độ lớn khối lượng VĐV trong giờ huấn luyện. Ý
nghĩa của nó thể hiện ở chỗ giúp cho HLV xác định đúng số lần lặp lại các bài
tập hoặc các tổ hợp bài tập trong 1 buổi tập.
Ở một chừng mực nào đó thì nhiệm vụ chính trong huấn luyện VĐV
chạy cự ly trung bình là nâng cao khả năng sức bền tốc độ. Nhiệm vụ này
được thực hiện trong hình thức kiểm tra tức thời qua sự xác định số lượng
chung các bài tập ưa khí trong huấn luyện. Ở cự ly trung bình, mức độ ảnh
hưởng của khả năng ưa khí của VĐV chiếm đến 60 - 72%. Do vậy trong huấn
luyện cự ly trung bình, luôn xem các bài tập ưu khí là quan trọng cơ bản đầu
tiên và là nền tảng để phát triển các tố chất vận động khác. Sự giảm sút tốc độ
chạy qua các cự ly (được so sánh với tốc độ tốt nhất đã đạt được) là chỉ tiêu
chính của sự giảm sút hiệu quả khối lượng huấn luyện nhằm hoàn thiện sức
bền tốc độ chạy và khả năng tăng tốc độ. Trong trường hợp này chế độ huấn
luyện sẽ phù hợp với việc hoàn thiện không phải là tốc độ mà là sức bền tốc
độ (sức bền chuyên môn đặc trưng của VĐV chạy cự ly trung bình). Nó chính
40
là khả năng của con người duy trì hoạt động vận động có ưu thế về sức nhanh,
sức mạnh có sự phối hợp phức tạp trong các điều kiện biến đổi liên tục đòi
hỏi cơ thể VĐV hoạt động trong thời gian nợ dưỡng kéo dài vì thế trên cơ sở
huấn luyện sức bền chung, sức bền chuyên môn cũng được huấn luyện cùng
với các bài tập phát triể...UẬN ÁN
1. Phan Thùy Linh (2017), “Nghiên cứu các test đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam”, Tạp chí
khoa học thể dục thể thao, (Số 06), Viện Khoa học Thể dục thể thao,
tr. 33 - 36.
2. Phan Thùy Linh (2017), “Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam sau 1 năm tập luyện”, Tạp chí
Khoa học và đào tạo thể dục thể thao, (Số 04), Trường Đại học TDTT
thành phố Hồ Chí Minh, tr. 45 - 47.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt:
1. Nguyễn Hoàng n và cộng sự (1990), Tuyển chọn ban đầu VĐV điền kinh
trẻ, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
2. Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp
huấn luyện thể thao, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ,
Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, Tài liệu
dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Cừ (1996), “Cơ sở sinh lý của năng lực vận động”, Y học thể
thao, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, Viện khoa học
TDTT, Hà Nội, tr. 3 - 4.
7. Phan Đình Cường, Hoàng Mạnh Cường (1995), Chương trình định hướng
dành cho đối tượng năng khiếu mục tiêu môn điền kinh (nhóm tập
luyện 2 năm đầu), Hà Nội.
8. Hoàng Mạnh Cường (1994), Mô hình hoá các chỉ số thể lực chuyên môn
nhằm đánh giá trình độ tập luyện và dự báo thành tích của VĐV chạy
100 - 200m ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại
học TDTT I.
9. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng,
Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng
(2000), Điền kinh, Nxb TDTT, Hà Nội.
10. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn
(2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
11. Đàm Quốc Chính (2000), Nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện (dưới
góc độ sư phạm) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyển chọn và dự
báo thành tích của VĐV trẻ chạy 100 m ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
giáo dục học, Viện Khoa học thể dục thể thao, Hà Nội.
12. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội.
13. Delitrenok (1998), “Tuyển chọn và dự báo khả năng của VĐV chạy
100m”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (số 198), Dịch: Nguyễn
Kim Minh, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
14. Dilietriok (1996), “Điều khiển quá trình huấn luyện VĐV chạy ngắn trẻ -
tuyển chọn VĐV chạy 100 m trẻ”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT,
(6), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
15. Nguyễn Đại Dương (1993), Tuyển chọn và định hướng thể thao cho trẻ
em và thiếu niên chuyên sâu chạy sức bền, Luận án Phó Tiến sĩ khoa
học, trường Đại học TDTT Matxcơva, Liên bang Nga.
16. Nguyễn Đại Dương (1997), “Tuyển chọn và định hướng thể thao đối với
VĐV trẻ trong chạy cự ly trung bình và cự ly dài”, Tuyển tập nghiên
cứu khoa học TDTT trường Đại học TDTT I, Nxb TDTT, Hà Nội.
17. Nguyễn Đại Dương, Hồ Thị Từ Tâm (2011), “Nghiên cứu diễn biến tốc
độ chạy 800m của vận động viên Trương Thanh Hằng”, Tạp chí thể
thao, (số 17), Tổng cục Thể dục thể thao, Hà Nội, tr. 17 - 19.
18. Goikhơman. P.N (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà
Nội, Dịch: Nguyễn Quang Hưng.
19. Goikhơman. P.N (1996), Điền kinh trong trường phổ thông, Nxb TDTT,
Hà Nội, Dịch: Nguyễn Quang Hưng.
20. Harre. D (1996), Học thuyết huấn luyện, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch:
Trương nh Tuấn, Bùi Thế Hiển.
21. Lê Đình Hải (2009), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của vận
động viên chạy cự ly 800m - 1500m đội tuyển điền kinh Khánh Hòa
sau một năm tập luyện, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại
học TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
22. Bùi Quang Hải, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Kim Xuân, Nguyễn Danh
Hoàng Việt (2009), Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao, Nxb
TDTT Hà Nội.
23. Hebbelluck. M (1992), “Nhận biết sự phát triển các tài năng trong thể
thao”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), Viện Khoa học TDTT,
Hà Nội.
24. Lưu Quang Hiệp (1994), “Tập bài giảng sinh lý học TDTT”, Tài liệu dùng
cho các học viên cao học TDTT, Hà Nội.
25. Lưu Quang Hiệp, Phạm thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT,
Hà Nội.
26. Ivanôv. V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Nxb TDTT, Hà
Nội, Dịch: Trần Đức Dũng.
27. Kharitơnôva. L.G (1998), “Nghiên cứu tổng thể quá trình thích nghi của
cơ thể thiếu niên với các lượng vận động thể chất”, Thông tin khoa
học kỹ thuật TDTT, (2), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
28. Nguyễn Kim Lan (2004), Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên thể dục nghệ thuật trẻ từ - 10 tuổi, Luận
án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học thể dục thể thao, Hà Nội.
29. Lê Văn Lẫm (1976), “Sự khác biệt trong các tố chất vận động ở thiếu
niên”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (12), Viện Khoa học TDTT,
Hà Nội.
30. Lê Văn Lẫm (1999), “Làm thế nào đánh giá hiệu quả tập luyện”, Thông
tin khoa học công nghệ thể thao, (11), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
31. Phạm Văn Liệu (2016), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên các môn thể thao hoạt động có chu kỳ lứa tuổi 15 -
17 tại Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học
Thể dục thể thao, Hà Nội.
32. Nguyễn Thành Long (2015), Tuyển chọn định hướng thể thao cho vận
động viên điền kinh trẻ cự ly trung bình - dài lứa tuổi 13 - 15, Luận án
Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội.
33. Hà Khả Luân (1997), Nghiên cứu bước đầu xây dựng các tiêu chí tuyển
chọn về hình thái - tố chất - tâm lý - chuyên môn thông qua tuổi xương
cho VĐV các môn bơi lội - điền kinh và bóng chuyền, Báo cáo kết quả
nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
34. Nôvicôp, Matvêep (1980), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất,
Nxb TDTT, Hà Nội.
35. Mensicov. V.V - Volcov. N.I (1997), Sinh hoá học thể dục thể thao, Nxb
TDTT, Hà Nội, Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ.
36. Nguyễn Kim Minh (1984), “Chiều cao và trọng lượng cơ thể của các
VĐV tham dự Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần I”, Bản tin khoa học
kỹ thuật TDTT, (2), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
37. Nguyễn Kim Minh (1991), “Phương pháp tuyển chọn trong điền kinh”,
Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (5), Viện Khoa học TDTT, Hà
Nội.
38. Phan Hồng Minh (1991), “Một số ý kiến về phát hiện tài năng thể thao từ
góc độ sinh học người”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (1 + 6),
Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
39. Phan Hồng Minh (1996), “Dự báo chiều cao tối đa từ tuổi xương”, Thông
tin khoa học kỹ thuật TDTT, (5 + 6), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
40. Nabatnhicôva .M.Ia (1985), Quản lý và đào tạo VĐV trẻ, Nxb TDTT, Hà
Nội, Dịch: Phạm Trọng Thanh.
41. Nabatnhicôva. M.Ia (1985), “Mối liên hệ giữa trình độ chuẩn bị thể lực
toàn diện và thành tích thể thao của VĐV trẻ”, Thông tin khoa học kỹ
thuật TDTT, (3), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
42. Nadori. L (1985), “Tìm kiếm những tài năng thể thao”, Thông tin khoa
học kỹ thuật TDTT, (4), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
43. Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh, Lâm Quang Thành, Chung Tấn
Phong, Đào Công Sanh, Nguyễn Đăng Khoa (2000), Nghiên cứu sự
biến đổi nồng độ axit lactic máu của VĐV cấp cao trong hai môn điền
kinh, bơi lội khi tập luyện ở những lượng vận động khác nhau, Đề tài
KHCN cấp thành phố, thành phố Hồ Chí Minh.
44. Phạm Xuân Ngà (1996), Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ,
Nxb TDTT, Hà Nội.
45. Vũ Quỳnh Như (2017), Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên
năng khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13
- 15, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học thể dục thể
thao, Hà Nội.
46. Ozolin. M.G (1980), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
47. Philin. V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT, Hà
Nội, Dịch: Nguyễn Quang Hưng.
48. Philin V.P, Phomin H (1980), Cơ sở lý luận của thể thao thiếu niên, Nxb
TDTT Matxcơva.
49. Chung Tấn Phong (2000), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV bơi trẻ từ 9 - 12 tuổi trong giai đoạn huấn luyện ban
đầu, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học thể dục thể thao,
Hà Nội.
50. Trần Phúc Phong (1999), “Bàn về nghiên cứu thể chất thiếu niên và nhi
đồng”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, (2), Viện Khoa học
TDTT, Hà Nội.
51. Võ Đức Phùng, Dương Nghiệp Chí (1975), Giáo trình Điền kinh, Nxb
TDTT, Hà Nội.
52. Võ Đức Phùng. Nguyễn Kim Minh. Trần Quốc Tuấn. Ngô Đức Nhuận.
Nguyễn Thị Tuyết (1999), Bước đầu đánh giá trình độ luyện tập và dự
báo triển vọng của VĐV bóng đá U17 quốc gia trong chương trình
Quốc gia về thể thao tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I
Nhổn - Hà Nội, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
53. Bùi Huy Quang (1990), Bước đầu nghiên cứu công tác tuyển chọn và đào
tạo VĐV Bóng bàn 9 - 12 tuổi, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học,
Sở TDTT, Hà Nội.
54. P.D. Siris, P. M. Gaidarsca, K. I. Rachep (1992), “Chuyên đề điền kinh:
Tuyển chọn và dự báo khả năng của VĐV chạy cự ly trung bình và
dài”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), Biên dịch: Nguyễn Kim
Minh, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 39, 25 - 44.
55. Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn nh (2012), “Xác định tiêu chí kiểm tra và
định hướng lượng vận động huấn luyện sức bền ưa khí”, Chuyên mục
Khoa học thể thao - Tạp chí thể thao, www.tapchigthethao.vn.
56. Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn nh (2012), Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng công tác huấn luyện VĐV quốc gia (nghiên
cứu trường hợp VĐV điền kinh và bơi lội tại Trung tâm Huấn luyện
thể thao quốc gia Đà Nẵng, Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
57. Sakaev. V (1984), “Những tiêu chuẩn nhân trắc của sự tiết kiệm sức ở
VĐV chạy”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), Viện Khoa học
TDTT, Hà Nội.
58. Nguyễn Danh Thái (1990), “Một số vấn đề tuyển chọn vận động viên
bóng bàn trẻ”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (6), Viện Khoa học
TDTT, Hà Nội.
59. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1993), Cơ sở sinh học và sự phát
triển tài năng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
60. Trịnh Hùng Thanh, Trần Văn Đạo (1997), Huấn luyện chạy cự ly trung
bình, dài và marathon, Nxb TDTT, Hà Nội
61. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1988), Sinh cơ và
huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.
62. Trịnh Hùng Thanh (2002), Hình thái học thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
63. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, Nxb
TDTT, Hà Nội.
64. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục
thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
65. Trịnh Toán (2013), Xác định quan hê giữa thành tích thi đấu với chức
năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự
ly trung bình ở lứa tuổi 16 - 18, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục,
Viện khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội.
66. Phạm Danh Tốn (1991), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb
TDTT, Hà Nội.
67. Nguyễn Tiên Tiến (2001), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV bóng bàn nam 12 - 15 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện
khoa học thể dục thể thao, Hà Nội.
68. Đồng Văn Triệu (1998), Nghiên cứu diễn biến một số chỉ số sinh lý của
VĐV trẻ trường Đại học TDTT I, Kết quả nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học TDTT I.
69. Nguyễn Thế Truyền (1985), “Di truyền và tuyển chọn thể thao”, Bản tin
khoa học kỹ thuật TDTT, (11), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
70. Nguyễn Thế Truyền (1990), “Độ tuổi và những năng lực thể thao”, Thông
tin khoa học kỹ thuật TDTT, (3), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
71. Nguyễn Thế Truyền (1992), “Năng khiếu và tài năng thể thao”, Thông tin
khoa học kỹ thuật TDTT, (5), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
72. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), “Tiêu
chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể
thao”, Sách chuyên đề dùng cho các trường Đại học TDTT và trung
tâm đào tạo VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 77, 108 - 110, 206 - 231.
73. Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận,
Nguyễn Thị Tuyết (1999), Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV ở một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình
quốc gia về thể thao, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
74. Trương nh Tuấn (1997), “Cần tiếp tục đổi mới đào tạo VĐV theo chương
trình mục tiêu”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, trường Đại học
TDTT I, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 21.
75. Utkin. V.L (1996), Sinh cơ học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội,
Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Phạm Xuân Ngà.
76. Uỷ ban TDTT (1997), “Tài liệu lớp tập huấn nâng cao trình độ huấn luyện
viên điền kinh”, Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ
HLV điền kinh, Hà Nội.
77. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao,
Nxb TDTT, Hà Nội.
78. Valich. B (1981), Huấn luyện VĐV điền kinh trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội.
79. Phạm Ngọc Viễn (1991), “Tâm lý học thể dục thể thao”, Sách giáo khoa
dùng cho sinh viên các trường Đại học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.
78 - 81, 103 - 105.
80. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ
(1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
81. Đặng Hà Việt (2007), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho vận động viên đội tuyển bóng rổ nam quốc gia, Luận
án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội.
82. Chen Hong Wu (1993), “Việc phát hiện các tài năng thể thao ở Trung
Quốc”, Thông tin khoa học TDTT, (3), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
83. Lê Văn Xem (1999), “Đặc điểm tâm lý của loại hình thể thao và phương
pháp nghiên cứu”, Thông tin khoa học TDTT, (2), Viện Khoa học
TDTT, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo tiếng Nga.
84. Зкличенок В. Б. (1998), Критерии отбора как основа
комплектования сборных национальных команд по легкой
атлетике, Москва, Издательство “Физкультура с спорт”.
85. Верхошанский Ю. В, Добровольский И. М. Щуплецов, С. Н,
Лункина А. И, Рева В. К (1979), Теория и практика физической
культуры, Москва, Издательство “Физкультура с спорт”.
86. B. п. ryбa (2008), Teopия и прakтиka спортивнorooтбopa и paннeй
opиeнтaции B виды спортa, Москва, Издательство “Физкультура
и спорт”.
87. Алабин В. Г., Алабин А. В., Котеньев К. Р. Особенности организации
спортивного отбора детей младшего школьного возраста/отбор
и многолетнее планирование в спорте: Тез. Докл. Науч.- практ.
Конф. - Ивано-Франковск, 1986. - с.5-6.
88. Артамонов В. Н., Мотылянская Р. Е. Методические рекомендации по
спортивному отбору и ориентации (врачебно - физиологич.
раздел): Для слушателей ФПК и ВШТ. - М., 1986. - 65с
89. Головко Н. Г. Методы педагогического тестирования при отборе
юных бегунов на 00м//Теория и практика физ. культуры. - 1976.
- №7. - с. 38 - 42.
90. Лук В. А., Мартыненко А. М. Важный критерий: об отборе в
ДЮСШ//Физ. Культура в школе. - 1968. - №5. - С. 23.
91. Карпман В. Л., Белоцерковский З. Б., Гудков И. А. Исследование
физической работоспособности у спортсменов -М.: Физкультура
и спорт, 1974. - 96с.
92. Козловский В.И. Формирование выносливости бегунов на средние и
длинные дистанции. - Киев: Вища школа, 1985. - 1985. - С. 35 - 38.
93. И.С. Пальма. Л.Г. Эльгорт (1971), Применение Метода корреляции в
строительстве - Москва, с. 116 - 134.
94. Суслов Ф. П. Бег на средние дистанции: Отбор и начальная
подготовка//Легкая атлетика. - 1984. - №2. - С.22.
95. Филипович В.М., Туревский И.М. О принципах спортивной
ориентации детей и подростков в связи с возрастной
изменчивостью структуры двигательных способностей//Теория
и практика физ. культуры. - 1977. № 4. - С. 39 - 44
Tài liệu tham khảo tiếng Anh.
96. Bill Bowerman, Bill Freeman, High - performance training for track and
field, pp. 10, 85.
97. Brian Mackenzie (2005), 101 Performance evaluation tests, pp 15 - 16.
98. Daijiro Abe - Kazumasa Yanagawa - Kaoru Yamanobe - Keiji Tamura
(1998), Assessment of middle - distance running performance in sub -
elite young runners using energy cost of running, pp. 321.
99. George Blough Dintiman, EdD, Robert D. Ward, PED. Tom Tellez, Med,
Dr. Barry Sears (1998), Sport speed, pp. 25 - 27.
100. G. Lange (2010), Testing endurance.
101. J.E.L. Carter (2002), The Heath CarterAnthropometric, Somatotype San
Diego, CA, USA, pp. 6 - 8.
102. J. E. Lindsay Carter (1982), Physical structure of Olympic athlete, pp.
48, 73 - 74.
103. Peter Janssen, MD (2001), Lactate threshold training, Copyright by
Human Kinetics Publishers, pp. 107 - 149.
104. Larry Greene and Russ Pate (1997), Training for young distance
runners, pp. 34 - 37, 41.
105. Martin, D.E., and P.N. Coe (1991), Better training for distance runners,
pp. 59 - 61, 93 - 96, 98, 104 - 105.
106. Maughan, Ron; Gleeson, Michael (2004), The Biochemical basic, of
sports performance, Oxford University Pres, pp. 93, 109 - 110.
107. MC. Graw - Hill (2003), Anatomy & Physiology, pp. 430.
108. William J. Bowerman (1992), High - performance training for track and
field, pp. 85.
109. Williams, Keith (1990), Biomechanical relationships in distance
running, Track Technique, pp. 110.
110. Thomas W. Rowland, MD (2005), Children’s exercise physiology,
Human Kinetics.
111. Vivian H. Heyward (1998), Fitness Assessment & Exercise Prescription,
3rd Edition, pp.48.
112. R.J. Shephard & P.O. Astrand (1992), “Endurance in Sport”. London.
113. Tudor O. Bompa, Ph.D.(1994), Theory and Methodology of training,
Kendall/hunt publishing company, Toronto, Ontario Canada.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU PHỎNG VẤN.
BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
V ệ ho họ TDTT Độ ập - Tự do - Hạ h phú
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:......................................................
Đơn vị:.........................................................
Nhằm tìm hiểu thực trạng việc đánh giá trình độ tập luyện VĐV chạy
cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao trên phạm vi toàn quốc, mong đồng
chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời
bằng cách gạch chân và đánh dấu vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng
chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các
phương pháp, các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly
trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Xin chân thành cảm ơn!
Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân.
Họ và tên: ....................................................... Tuổi: ..................................
Trình độ chuyên môn: ...............................................................................
Chức vụ: ....................................................................................................
Đơn vị công tác: .........................................................................................
Thâm niên làm công tác giảng dạy - Huấn luyện điền kinh: ......................
Câu hỏi 1: Trong công tác tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện, huấn
luyện VĐV chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao của
đồng chí (hoặc đơn vị đồng chí), nhóm các tiêu chí nào sau đây đã
và đang được áp dụng (nếu có nhóm yếu tố nào khác có thể bổ
sung thêm vào ô trống) và mức độ ưu tiên quan trọng trong đánh
giá (đánh dấu vào ô thích hợp).
1. Nhóm yếu tố hình thái.
2. Nhóm yếu tố chức năng - tâm lý.
3. Nhóm yếu tố chuyên môn.
4. ................................................................................................................................................
5. ................................................................................................................................................
Câu hỏi 2: Các chỉ số, các test nào sau đây được đ/c (hoặc đơn vị đ/c) sử
dụng hoặc cho rằng cần thiết phải sử dụng trong đánh giá trình
độ tập luyện nữ VĐV chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp
cao giai đoạn hoàn thiện thể thao, (nếu có tiêu chí nào khác có
thể bổ sung thêm vào ô trống) và mức độ ưu tiên quan trọng
trong đánh giá (đánh dấu vào ô thích hợp).
- Nhóm yếu tố hình thái:
Chiều cao đứng (cm).
Cân nặng (kg)
Quetelet (g/cm).
Chỉ số độ dài chân A (%)
Chỉ số dài chân C/dài chân H;
Chỉ số dài chân B - dài cẳng chân A;
Chỉ số vòng cổ chân/dài gân Achille
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Nhóm yếu tố chứ ă - tâm lý:
Dung tích sống tương đối (ml/kg)
VO2max tương đối (ml/kg/phút)
Chỉ số công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Soát vòng hở Landol (bit/s)
Phản xạ phức (ms)
Loại hình thần kinh.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Nhóm yếu tố chuyên môn:
Chạy 30m TĐC (s)
Chạy 100m XPT (s)
Chạy 300m (s)
Bật xa tại chỗ (m)
Chạy 600m (s)
Test Cooper (m)
Chạy 3000m (phút)
Bật xa 3 bước tại chỗ (m)
Hất tạ qua đầu ra sau (m)
Chạy 800m (s)
Chạy 1500m (phút)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./.
Ngày ..... tháng ..... năm 201.
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
(Ký tên)
PHAN THÙY LINH
PHỤ LỤC 2.
BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
V ệ ho họ TDTT Độ ập - Tự do - Hạ h phú
PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TEST
Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin (soát vòng hở Landol)
Họ và tên VĐV: .........................................................................
Ngày sinh: ......../......../........ Giới tính: Nam Nữ
Đơn vị: .......................................................................................
Trình độ (đẳng cấp) VĐV:.........................
Nội dung thi đấu sở trường (cự ly trung bình): 800m 1500m
Thành tích cao nhất đạt được hiện tại: ........................................
Kết quả kiểm tra: .................................. Nhận xét: ..............................................
NGƢỜI KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƢỜI ĐƢỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 3. TRÍCH CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VĐV CHẠY CỰ
LY TRUNG BÌNH CẤP CAO - GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN THỂ THAO
(THEO CHU KỲ HUẤN LUYỆN NĂM)
- Phân chia chu kỳ huấn luyệ ă .
Căn cứ vào nhiệm vụ, chương trình thi đấu quốc tế và trong nước, Ban
huấn luyện chia kế hoạch huấn luyện năm ra làm 2 chu kỳ lớn và 1 chu kỳ
chuyển tiếp.
* Chu kỳ 1: từ tuần 1 đến tuần 35.
* Chu kỳ 2: từ tuần 36 đến tuần 48.
* Chuyển tiếp từ tuần 49 đến tuần 52.
- Nhiệm vụ huấn luyện chi tiết trong chu kỳ huấn luyện.
* Nhóm I
- Chu kỳ I: Từ tuần 1 đến tuần 35 (trong đó có 2 tuần nghỉ tết).
Chuẩn bị chung 1: Từ tuần 1 đến tuần 14.
Chuẩn bị chuyên môn 1: Từ tuần 15 đến tuần 27.
Chuẩn bị thi đấu và thi đấu 1: Từ tuần 28 đến tuần 35.
Tuần 36 là tuần quá độ.
- Chu kỳ II: Từ tuần 37 đến tuần 48.
Chuẩn bị chung 2: Từ tuần 37 đến tuần 42.
Chuẩn bị chuyên môn 2: Từ tuần 43 đến tuần 46.
Chuẩn bị thi đấu và thi đấu: Từ tuần 47 đến tuần 48.
Tuần 49 đến tuần 52 là giai đoạn chuyển tiếp.
* Nhóm II
- Chu kỳ I: Từ tuần 1 đến tuần 29 (trong đó có 2 tuần nghỉ tết).
Chuẩn bị chung: Từ tuần 1 đến tuần 16.
Chuẩn bị chuyên môn 1: Từ tuần 17 đến tuần 23.
Chuẩn bị thi đấu và thi đấu 1: Từ tuần 24 đến tuần 29.
Tuần 30 là tuần quá độ.
- Chu kỳ II: Từ tuần 31 đến tuần 48.
Chuẩn bị chung 2: Từ tuần 31 đến tuần 34.
Chuẩn bị chuyên môn 2: Từ tuần 35 đến tuần 41.
Chuẩn bị thi đấu và thi đấu: Từ tuần 42 đến tuần 48.
Tuần 49 đến tuần 52 là giai đoạn chuyển tiếp.
- Dự kiế ƣ ng vậ động:
Nhóm I (Nam): Tổng khối lượng chạy: từ 5.600km - 6.350km. Các bài
tập phát triển sức mạnh khắc phục trọng lượng tạ: từ 625.760kg - 686.460kg.
Nhóm II (Nữ): Tổng khối lượng chạy: từ 4.750km - 9.250km.
Các bài tập phát triển sức mạnh khắc phục trọng lượng tạ: từ 460.320kg
- 536.320kg.
*Nhiệm vụ và biện pháp của từng giai đoạn huấn luyện:
Giai đoạn chuẩn bị chung:
1. Chu kỳ 1
a. Giai đoạn chuẩn bị chung:
* Mục đích: Củng cố thể lực trung, chú trọng đến sức bền ưa khí và các
bài tập sức mạnh phì đại cơ.
* Nhiệm vụ:
- Củng cố và rèn luyện các hệ thống chức năng của cơ thể.
- Chữa trị chấn thương sau một năm tập luyện và thi đấu căng thẳng.
- Kiểm tra y học VĐV.
- Kiểm tra các chỉ số chuyên môn.
- Chuẩn bị lại nền tảng thể lục chung, ưu tiên phát triển khả năng ưa
khí.
* Biện pháp:
- Các bài tập việt dã trên các địa hình tự nhiên: Dốc, đồi và bãi biển.
- Các bài tập lập lại các đoạn từ 1000m đến 5000m (yêu cầu về cường
độ và số lần lập lại tùy thuộc vào trình độ tập luyện của từng VĐV).
- Các bài tập chạy hỗn hợp, biến tốc.
- Các bài tập bật nhảy.
- Các bài tập phát triển sức mạnh bền: tập tại phòng tập tạ liên hoàn, tập
với tạ gánh.
- Tập các bài tập bổ trợ cho từng nhóm cơ: Cơ đùi trước, cơ đùi sau, cơ
bụng, cơ lưng
Trong giai đoạn chuẩn bị có kiểm tra sức bền tại giải Việt dã Báo Tiền
phong.
b. Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn:
* Mục đích: Duy trì sức bền ưa khí đạt được ở giai đoạn chuẩn bị
chung và phát triển sức bền chuyên biệt, các bài tập sức mạnh chuyên biệt để
làm cơ sở phát triển tốc độ chuyên biệt.
* Nhiệm vụ:
- Tiếp tục cũng cố và tăng cường thể lực đã tích lũy được; chú ý đi sâu
phát triển sức mạnh tốc độ, tốc độ gốc và sức bền tốc độ (sức bền chuyên
môn).
- Phát triền các tố chất chuyên môn phục vục cho môn chuyên sâu.
- Tổ chức kiểm tra, thi đấu để rèn luyện trạng thái, ý chí cho VĐV.
- Thông qua quá trình tập luyện và kiểm tra để xây dựng và bồi dưỡng
chiến thuật cho VĐV.
* Biện pháp:
- Các bài tập phát triền sức nhanh, bền phục vụ cho cự ly chuyên sâu
của mỗi VĐV.
- Các bài tập chạy lặp lại với các đoạn: (100m, 200m, 300m, 400m,
600m, 800m, 1000m, 1200m, 1500m, 2000m) tùy theo cự ly chính.
- Các bài tập chạy việt dã trung bình trong sân.
- Tăng cường các bài tập lặp lại phân đoạn của từng cự ly với tốc độ
mục tiêu.
- Tăng cường các bài tập hỗn hợp như: biến tốc, chạy xen kẽ, lên dốc,
xuống dốc
- Các bài tập phát triển sức mạnh có trọng tải phụ như: Gánh tạ, kéo tạ
chạy.
- Các bài tập bổ trợ, các bài tập dẻo cho các nhóm cơ.
+ Chú ý sắp xếp, điều chỉnh cường độ, khối lượng, mật độ bài tập phù
hợp với khả năng hồi phục của VĐV.
Trong giai đoạn này ban huấn luyện có kế hoạch đề nghị lãnh đạo cho
đi tập huấn tại nước ngoài để thay đổi môi trường tập luyện giúp VĐV phát
huy hết năng lực của cá nhân.
c. Giai đoạn thi đấu:
* Mục đích: Hoàn thiện các tố chất chuyên môn, chiến thuật cho từng
cuộc thi, ổn định trạng thái tâm lý, sẵn sàng thi đấu với khả năng tốt nhất.
* Nhiệm vụ:
- Tiếp tục hoàn thiện kỹ chiến thuật chuyên môn.
- Phát triển mạnh các bài tập nâng cao tốc độ gốc để phát triền tốc độ
mục tiêu của cự ly.
- Huấn luyện các bài tập trực chiến: Xuất phát, cảm giác từng đoạn
chạy.
- Tổ chức kiểm tra, đấu tập để rèn luyện chiến thuật và bản lĩnh thi đấu.
* Biện pháp:
- Lặp lại các đoạn từ 30 - 50m để phát triển sức nhanh.
- Lặp lại các đoạn 200m, 400m, 600 để VĐV có cảm giác tốc độ từng
vòng của cự ly thi đấu.
- Hoàn thiện tốc độ mục tiêu.
- Tập lặp lại các bài tập chuyên sâu của từng cự ly và thực hiện chiến
thuật chạy dựa trên ưu điểm của từng VĐV.
- Tổ chức kiểm tra, đấu tập để rèn luyện tâm lý, chiến thuật.
- Chú ý điều chỉnh thời gian tập, nhịp sinh học của VĐV phù hợp với
chương trình thi đấu.
Kết thúc chu kỳ 1 tham gia thi đấu đỉnh 1 tại giải quốc tế, sau thi đấu
tổng kết đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm cho chu kỳ 2.
2. Chu kỳ 2:
* Mục đích nhiệm vụ và biện pháp tập luyện như chu kỳ 1 nhưng phải
rút kinh nghiệm bổ khuyết điều chỉnh cho từng VĐV để có kết quả thi đấu tại
Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII tốt hơn để làm cơ sở cho SEA Games
30 năm 2019.
Chu kỳ chuyển tiếp:
* Mục đích chính của giai đoạn này là nghỉ ngơi về tâm lý, thả lỏng,
hổi phục sinh học và duy trì thể lực trung Vì vậy, cần đặt ra các bài tập,
hình thức tập luyện và hồi phục cho VĐV để VĐV sẵn sàng cho giai đoạn
huấn luyện tiếp theo.
- Có bổ sung thực phẩm chức năng, thuốc cho VĐV trong từng giai
đoạn tập trung cao độ về thể lực và chuyên môn.
BIỂU ĐỒ 1: DIỄN BIẾN LƢỢNG VẬN ĐỘNG TUẦN
THỜI KỲ CHUẨN BỊ CHUNG
Thứ
LVĐ
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Cực lớn
Lớn
Trung bình
Nhẹ
BIỂU ĐỒ 2: DIỄN BIẾN LƢỢNG VẬN ĐỘNG TUẦN
THỜI KỲ CHUẨN BỊ CHUYÊN MÔN
Thứ
LVĐ
1 2 3 4 5 6 7
Cực lớn
Lớn
Trung bình
Nhẹ