Luận án Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp i và kiện tướng Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO HOÀNG THỊ ÚT NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HUẤN LUYỆN KHAI CUỘC CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA CẤP I VÀ KIỆN TƯỚNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO HOÀNG THỊ ÚT NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HUẤN LUYỆN KHAI CUỘC CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA CẤP I VÀ KIỆN TƯỚNG VIỆT NAM Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9

pdf216 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp i và kiện tướng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Dũng 2. PGS.TS. Đinh Quang Ngọc HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Hoàng Thị Út MỤC LỤC Trang bìa. Trang Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt trong luận án Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án Danh mục các ký hiệu trong môn cờ vua Danh mục các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ trong luận án Phần mở đầu 1 Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6 1.1. Đặc điểm huấn luyện cờ vua hiện đại 6 1.1.1. Đặc điểm huấn luyện môn cờ vua hiện đại 6 1.1.2. Đặc điểm trình độ tập luyện của vận động viên Cờ vua 7 1.1.3. Đặc điểm phong cách chơi của vận động viên Cờ vua 13 1.1.4. Yếu tố quyết định của ván đấu, đặc điểm của đối thủ 14 1.1.5. Quan điểm của các danh thủ về huấn luyện khai cuộc cờ 15 vua 1.1.6. Một số giai đoạn phát triển của công tác nghiên cứu khai 18 cuộc 1.1.7. Quy trình huấn luyện khai cuộc cho vận động viên cờ 21 vua 1.1.8. Tỷ trọng nội dung huấn luyện khai cuộc 25 1.2. Các quan điểm nghiên cứu về khai cuộc, nội dung huấn 28 luyện khai cuộc và xu hướng sử dụng khai cuộc trong cờ vua 1.2.1. Khái niệm khai cuộc 28 1.2.2. Phân loại. 30 1.2.3. Một số khai cuộc cơ bản 32 1.2.4. Mã nguồn khai cuộc 37 1.2.5. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc 39 1.2.6. Mối liên hệ giữa khai cuộc và trung cuộc trong ván đấu 40 cờ vua 1.2.7. Nội dung khai cuộc 43 1.2.8. Xu hướng, hiệu quả sử dụng khai cuộc của vận động viên 44 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 47 1.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 47 1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 50 1.4. Kết luận chương 54 Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 55 2.1. Đối tượng nghiên cứu 55 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 55 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 55 2.2. Phương pháp nghiên cứu 55 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 56 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 56 2.2.3. Phương pháp kiểm tra tâm lý 57 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 58 2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm 60 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 62 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 62 2.3. Tổ chức nghiên cứu 65 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 65 2.3.2. Thời gian nghiên cứu 65 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 65 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 66 3.1. Thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động 66 viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.1.1. Thực trạng chương trình và nội dung huấn luyện cho nữ 66 vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.1.2. Xác định tiêu chí và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực khai cuộc của nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện 68 tướng 3.1.3. Thực trạng năng lực khai cuộc của nữ vận động viên cờ 77 vua cấp I và kiện tướng 3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc 84 cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.2. Xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua 99 cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.2.1. Xác định nội dung khai cuộc cho nữ vận động viên cờ 99 vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.2.2. Xác định thời lượng, quy trình và phân bổ thời lượng 123 trong quy trình huấn luyện khai cuộc 3.2.3. Bàn luận về nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận 126 động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt 130 Nam 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 130 3.3.2. Đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt 131 Nam 3.3.3. Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I 141 và kiện tướng Việt Nam Kết luận – Kiến nghị 147 Kết luận 147 Kiến nghị 148 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN EQ - Trí tuệ xúc cảm FM - Kiện tướng Fide GM - Đại kiện tướng HA - Huyết áp HLTT - Huấn luyện thể thao. HLV - HLV. IM - Kiện tướng quốc tế IQ - Chỉ số thông minh KHGD - Khoa học Giáo dục TDTT - Thể dục thể thao TT - Thứ tự VĐV - VĐV WFM - Kiện tướng nữ Fide WGM - Đại kiện tướng nữ WIM - Kiện tướng quốc tế nữ DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN Bis/s - Bít/giây cm - Centimet đ - Điểm l/min - Lần/phút l/2 min - Lần/2 phút kg - Kilôgam s - Giây mmHg - Milimét Thuỷ ngân DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TRONG MÔN CỜ VUA I. Các ký hiệu đặc biệt trong cờ vua II. Cách ghi nước đi trong cờ vua. 2.1.Một nước đi trong cờ vua được ghi chép lần lượt là nước đi quân Trắng, sau đó đến nước đi quân Đen. 2.2. Cách ghi nước đi trong cờ vua: Ghi ký hiệu quân cờ trước, ký hiệu ô cờ sau. Ví dục: 1.d4 d5 (nước thứ nhất tốt Trắng lên ô d4, tốt Đen lên ô d5). 2. Mf3 Mc6 (Nước thứ 2 Mã Trắng lên ô f3, Mã Đen lên ô c6). DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể Số Nội dung Trang loại Biểu 1.1 Top 100 VĐV hệ số Elo cao nhất thế giới Sau tr.9 bảng 1.2 Top 100 VĐV hệ số Elo cao nhất Việt Nam Sau tr.9 Danh mục mã nguồn các dạng thức khai cuộc cơ 1.3 Sau tr.37 bản Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải World 1.4 Sau tr.45 Champion đoạn 2006 - 2008 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải World Cup năm 1.5 Sau tr.45 2007 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải Moscow 1.6 Sau tr.45 Aeroflot giai đoạn 2006 - 2008 Thống kê sử dụng khai cuộc tại giải Morelia Linares 1.7 Sau tr.45 giai đoạn 2006 - 2008 Thống kê hiệu quả sử dụng các khai cuộc các giải 1.8 46 cờ vua thế giới giai đoạn 2006 - 2008 Thực trạng chương trình huấn luyện nữ VĐV cờ vua 3.1 66 cấp I và kiện tướng Thực trạng phân bổ thời lượng trong quy trình huấn 3.2 luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện 68 tướng Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá năng 3.3 lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện 69 tướng (n = 45) Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá năng lực 3.4 khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Sau tr.71 (n = 45) Tính thông báo của các test đánh giá năng lực khai 3.5 73 cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Độ tin cậy của các test đánh giá năng lực khai cuộc 3.6 74 của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng 3.7 So sánh kết quả kiểm tra giữa nữ VĐV cờ vua cấp I Sau tr.76 với kiện tướng Thể Số Nội dung Trang loại Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá năng lực 3.8 Sau tr.76 khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá năng lực 3.9 Sau tr.76 khai cuộc của nữ VĐV cờ vua kiện tướng Biểu Bảng điểm đánh giá năng lực khai cuộc của nữ 3.10 Sau tr.76 bảng VĐV cờ vua cấp I Bảng điểm đánh giá năng lực khai cuộc của nữ 3.11 Sau tr.76 VĐV cờ vua kiện tướng Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng lực khai cuộc 3.12 77 của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng năng lực khai 3.13 Sau tr.77 cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng năng lực khai 3.14 Sau tr.77 cuộc của nữ VĐV cờ vua kiện tướng Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV 3.15 cờ vua cấp I và kiện tướng qua tiêu chuẩn tổng hợp 79 các test đã xây dựng Thống kê số lượng sai lầm của nữ VĐV cờ vua cấp I 3.16 và kiện tướng Việt Nam tại các giải vô địch cờ vua 80 toàn quốc giai đoạn 2014 – 2015 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV tại giải 3.17 Sau tr.81 vô địch khu vực 3.3 năm 2015 (n = 90) Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua Sau 3.18 tại giải vô địch nữ châu Á năm 2014 (n = 141) tr.81 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua Sau 3.19 tại giải vô địch thế giới năm 2015 (n = 202) tr.81 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV tại giải 3.20 Sau tr.83 vô địch cá nhân năm 2014 Thực trạng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV tại giải 3.21 Sau tr.83 vô địch cá nhân năm 2015 Xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua Sau 3.22 cấp I và kiện tướng tr.102 3.23 Xác định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc 124 ở nữ VĐV cấp I và kiện tướng (n = 45) Thể Số Nội dung Trang loại Phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai 3.24 126 cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV cấp I Sau 3.25 ở thời điểm ban đầu và sau 6 tháng tr.131 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV kiện Sau 3.26 tướng ở thời điểm ban đầu và sau 6 tháng tr.131 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV cấp I Sau 3.27 ở thời điểm sau 6 tháng và sau 12 tháng tr.132 So sánh kết quả kiểm tra các test của nữ VĐV kiện Sau 3.28 tướng ở thời điểm sau 6 tháng và sau 12 tháng tr.132 So sánh kết quả kiểm tra năng lực khai cuộc trước 3.29 và sau thực nghiệm sư phạm qua tiêu chuẩn đã xây 134 dựng Biểu So sánh số lượng sai lầm trong khai cuộc trước và bảng 3.30 sau thực nghiệm ở nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện 135 tướng 3.31 Sử dụng khai cuộc trước thực nghiệm của VĐV số 1 136 3.32 Sử dụng khai cuộc sau thực nghiệm của VĐV số 1 137 3.33 Sử dụng khai cuộc trước thực nghiệm của VĐV số 2 139 3.34 Sử dụng khai cuộc sau thực nghiệm của VĐV số 2 140 So sánh số lượng các sai lầm trong khai cuộc trước 3.35 141 và sau thực nghiệm Sơ đồ 1.1 Sơ đồ ván đấu cờ vua 6 Biểu Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá năng đồ 3.1 lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện 69 tướng Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV 3.2 cờ vua cấp I và kiện tướng qua tiêu chuẩn đã xây 79 dựng Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ 3.3 VĐV cờ vua tại các giải quốc tế 82 3.4 Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ 84 VĐV cờ vua tại các giải quốc gia Thể Số Nội dung Trang loại Các dạng thức khai cuộc cơ bản hay được sử dụng 3.5 của nữ VĐV cờ vua tại các giải quốc gia, quốc tế 84 Hiệu quả sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại 3.6 các giải quốc gia, quốc tế 99 3.7a Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV cấp I 133 Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV cấp I (tiếp Sau 3.7b theo) tr.133 Sau 3.8a Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV kiện tướng tr.133 Nhịp tăng trưởng của các test ở nữ VĐV kiện tướng 3.8b 134 (tiếp theo) 1.1 Thống kê kết quả các ván đấu theo màu quân 23 1.2 Hiệu quả các sơ đồ khai cuộc 23 1.3 Tra cứu khai cuộc trên phần mềm chessbase 9. 24 Danh sách ván đấu trong dữ liệu của phần mềm 1.4 25 chessbase 1.5 Các dạng thức khai cuộc thoáng cơ bản 33 Hình vẽ 1.6 Các dạng thức khai cuộc nửa thoáng cơ bản 34 1.7 Hệ thống khai cuộc tốt hậu 35 1.8 Hệ thống phòng thủ Ấn Độ 36 1.9 Các trả lời khác của đen đối với nước d4 36 1.10 Các khai cuộc cánh 37 1.11 Sự chuyển biến giữa các mã nguồn khai cuộc 38 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, sự nghiệp Thể dục thể thao (TDTT) đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Đạt được những thành tích đó, đầu tiên phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền và sự phấn đấu hết mình của những người làm công tác TDTT từ cơ sở tới Trung ương. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã chính thức thông qua Luật Thể dục, thể thao. Đây là văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng đối với công tác thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Cùng với Luật Thể dục, thể thao, Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác TDTT. Đề cập tới thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ thể thao thành tích cao còn có những hạn chế: “...thiếu hụt nguồn vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), trọng tài quy chế tuyển dụng VĐV nước ngoài đối với các đội tuyển thể thao chưa phù hợp với thực tiễn phát triển thể thao chuyên nghiệp. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức trong thi đấu, thưởng thức thể thao chưa được quan tâm đúng mức, còn để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực, nhất là trong thi đấu bóng đá; còn có hiện tượng, trường hợp sử dụng doping; chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao, thiếu chính sách và các quy định về đào tạo nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao, nhất là đối với thể thao thành tích cao”...[48 tr.4]. 2 Vì vậy, Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu phát triển thể thao tình tích cao như sau: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước”. [48 tr.6]. Cờ vua là một môn thể thao trí lực, là cuộc đấu trí chủ yếu giữa hai đấu thủ trên bàn cờ. Trong quá trình thi đấu, hai đấu thủ không chỉ đua tranh với nhau về thể lực, kỹ - chiến thuật, chiến lược và tâm lý thi đấu, mà còn là sự đấu trí quyết liệt giữa 2 đấu thủ về năng lực tính toán, phán đoán sự đáp trả của đối phương sau mỗi nước cờ, thế cờ [6], [17]. Cờ vua, cũng như các môn thể thao trí lực khác rất phù hợp với đặc điểm thể chất và trí tuệ người Việt Nam. Mặc dù đầu năm 1980 phong trào cờ vua mới chính thức hình thành, song các VĐV cờ vua Việt Nam đã thu được những thành tích khả quan trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới như: Vô địch thế giới nữ lứa tuổi 12, 20, vô địch thế giới nam lứa tuổi 10, 14, 16, vô địch châu Á nữ lứa tuổi 20..., nhiều VĐV được Liên đoàn cờ vua thế giới phong danh hiệu Đại kiện tướng, kiện tướng. Tại các kỳ SEA Games, cờ vua Việt Nam luôn xuất sắc giành được nhiều huy chương vàng, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của đoàn Thể thao Việt Nam tại đấu trường khu vực. Đặc biệt, với việc Lê Quang Liêm vô địch thế giới nội dung cờ chớp năm 2013, đương kim vô địch châu Á, 2 lần liên tiếp vô địch Giải cờ vua Aeroflot mở rộng; Võ Thị Kim Phụng vô địch Châu Á 2017 là những thành tích đáng tự hào cờ vua Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. 3 Mặc dù cờ vua đã thu được những kết quả khả quan như vậy, song việc phấn đấu đạt được các mục tiêu của Ngành TDTT và Liên đoàn Cờ Việt Nam đặt ra đối với môn cờ vua trong những năm tới thì khó khăn không phải nhỏ. Những năm qua, bên cạnh những việc làm tốt, cờ vua Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, về đào tạo và bồi dưỡng tài năng, về đội ngũ HLV và đặc biệt là vấn đề huấn luyện, trang bị cho VĐV những kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn trong đó có việc giảng dạy, huấn luyện khai cuộc cho VĐV. Qua tìm hiểu và phân tích biên bản các giải thi đấu, chúng tôi nhận thấy công tác huấn luyện khai cuộc cho VĐV cờ vua trong nước mặc dù đã được các HLV coi trọng song lại chưa mang lại kết quả như mong muốn. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân như: việc sử dụng phương pháp huấn luyện khai cuộc chưa hợp lý; VĐV ít có cơ hội thi đấu, cọ sát tại các giải Quốc tế ... thì một trong những nguyên nhân chính là nội dung huấn luyện khai cuộc chưa phù hợp, chưa cập nhập kịp thời những thông tin mới về các phương án khai cuộc, chưa bắt kịp xu hướng sử dụng các khai cuộc của VĐV châu lục và thế giới... Cách tiếp cận hoàn thiện nội dung khai cuộc cho VĐV còn mang sắc thái chủ quan của HLV. Hầu hết HLV chỉ dạy VĐV những khai cuộc mà mình am hiểu chứ chưa thực sự nghiên cứu xu hướng sử dụng khai cuộc cũng như đặc điểm các dạng thức khai cuộc phù hợp với phong cách cá nhân VĐV. Khai cuộc là giai đoạn bắt đầu ván đấu, có ảnh hưởng quyết định tới kết quả một ván đấu cờ vua. Việc thường xuyên cập nhật những thông tin mới về khai cuộc sẽ giúp ít cho các HLV và các VĐV có cách tiếp cận tốt hơn để thuận lợi cho công tác huấn luyện và tập luyện chuẩn bị cho thi đấu. Tuy nhiên, vấn đề này chưa thực sự được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, mới có tác giả như Hoàng Hải (2010) [25], Nguyễn Thị Thu Hương (2014) [31], Hoàng Thị Út (2014) [54] nghiên cứu về thực trạng và xu hướng sử dụng các dạng thức khai cuộc của nam VĐV cờ vua tại các giải toàn quốc, hay một số công trình nghiên cứu của các 4 tác giả Đàm Công Sử (2000) [43], Đặng Văn Dũng (1999, 2006) [11], [12], Nguyễn Hồng Dương (2008, 2015) [14][16], [17], Nguyễn Hải Bằng (2017) [2], Trần Văn Trường (2008, 2018) [51], [52] ... đã đề cập tới phần nào công tác huấn luyện, đánh giá trình độ khai cuộc của sinh viên, VĐV cờ vua ... Song việc nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV cờ vua đặc biệt là nữ VĐV có đẳng cấp lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV cờ vua hiện nay cho thấy, các em bắt đầu tham gia tập luyện và thi đấu cờ vua từ rất sớm (5 – 6 tuổi), tuy nhiên đến khoảng 11-13 tuổi, khi mà các em đã đạt được trình độ nhất định (theo quy trình huấn luyện nhiều năm trong môn cờ vua phải đạt cấp I) thì bắt đầu phân chia thành hai xu hướng: Thứ nhất, vẫn tập luyện và thi đấu cờ vua nhưng chỉ mang tính chất nghiệp dư và tập trung chủ yếu vào con đường học văn hóa; thứ hai, xác định tập luyện và thi đấu cờ vua mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy, đến thời điểm này, các HLV cờ vua mới xây dựng được kế hoạch đào tạo lâu dài cho các VĐV của mình. Nội dung huấn luyện khai cuộc đã được trình bày cụ thể trong các chương trình đào tạo VĐV cờ vua các cấp, song đó mới chỉ là phần “cứng”, nhằm trang bị cho VĐV kiến thức cơ bản về khai cuộc cũng như các hệ thống khai cuộc mà chưa quan tâm tới những yếu tố phần “mềm” như: sự thay đổi của các phương án khai cuộc; sự thay đổi về xu hướng sử dụng khai cuộc của các VĐV cờ vua trên thế giới; đặc điểm trình độ huấn luyện của VĐV; đặc điểm sở trường, phong cách của VĐV ...Vì vậy, việc xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV đẳng cấp cao (cấp I và kiện tướng) đảm bảo các điều kiện trên có vai trò quyết định tới thành tích và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thành tích thể thao của VĐV cờ vua. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu 5 Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành đánh giá thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng, từ đó lựa chọn và ứng dụng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo VĐV cờ vua. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiê ên mục đích nghiên cứu, luận án đã giải quyết 3 mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Mục tiêu 2: Xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Giả thuyết khoa học Giả thuyết rằng, thực trạng công tác huấn luyê ên nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến thành tích của VĐV và hiê êu quả công tác huấn luyê ên, trong đó nguyên nhân cơ bản là viê êc lựa chọn và sử dụng nội dung huấn luyê ên khai cuộc cho VĐV chưa thực sự phù hợp và hiê êu quả. Vì vâ êy, nếu lựa chọn và ứng dụng nội dung huấn luyê ên khai cuộc khoa học, phù hợp đă êc điểm đối tượng sẽ góp phần nâng cao trình độ và thành tích của VĐV. 6 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm huấn luyện cờ vua hiện đại 1.1.1. Đặc điểm huấn luyện môn cờ vua hiện đại Đặc trưng của cờ vua là "ván đấu". Ván đấu cờ vua thường có 3 giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc, người chơi cần dẫn dắt ván đấu cờ vua đi đến kết quả cuối cùng (thắng, thua hoặc hòa). Muốn vậy, phải phân tích đánh giá và lập kế hoạch phục vụ cho tấn công hoặc phòng thủ thông qua việc sử dụng các phương tiện thực hiện ván đấu gồm: kỹ thuật, chiến thuật và chiến lược. Điều này được thể hiện qua sơ đồ ván đấu cờ vua được trình bày ở sơ đồ 1.1. [6], [17] Đặc trưng của cờ Ván đấu vua Các giai đoạn Khai cuộc Trung cuộc Tàn cuộc của ván đấu Kỹ thuật Chiến thuật Chiến lược Các phương tiện thực hiện ván đấu партию Phân tích – đánh giá Kế hoạch Các phương pháp tiến hành ván đấu Tấn công Phòng thủ Kết quả của ván đấu Thắng Hòa Thua Sơ đồ 1.1. Sơ đồ ván đấu cờ vua [6], [17] Ván đấu cờ vua được thực hiện thông qua một loạt các nước đi tuần tự của đấu thủ cầm quân Trắng và đấu thủ cầm quân. Tuy nhiên để lựa mỗi nước đi, đấu thủ cần tư duy nhanh hoặc sâu thông qua nhãn quan phối hợp hoặc cảm giác thế cờ, trên cơ sở tính toán các phương án phục vụ cho việc thực hiện đoàn phối hợp hoặc phân tích đánh giá - lập kế hoạch. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các chương 7 trình cờ vua trên máy tính, các loại máy chơi cờ ngày càng phong phú và có tính năng mạnh hơn. Vì vậy, việc lưu trữ và phân tích các ván đấu, các tình huống cờ trên máy đã cho phép đánh giá chính xác hơn bản chất của thế cờ. Từ đó, việc xác định kế hoạch và lựa chọn phương án chơi tiếp theo chuẩn xác hơn. Nhiều nước cờ, phương án trước kia được coi là yếu, thì nay với sự trợ giúp của máy tính thông qua các chương trình cờ vua được xác định lại là phương án, nước đi mạnh, là những nước đi mới trong cờ vua [17]. Như vậy trong quá trình đào tạo, đòi hỏi VĐV cờ vua phải thường xuyên tiếp cận với những kiến thức mới song song với việc củng cố kiến thứ cũ, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các năng lực chuyên môn. Điều đó cho thấy lượng kiến thức phục vụ ván đấu trong cờ vua là rất lớn, đòi hỏi VĐV phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống, có sự trợ giúp đắc lực của các phương tiện công nghệ thông tin như máy chơi cờ, các phần mềm chuyên khảo về cờ vua, các thông tin lấy từ các Website cờ vua trên mạng Internet và phải được thường xuyên tham gia thi đấu, cọ sát với các VĐV trong khu vực, châu lục và thế giới [14][17]. 1.1.2. Đặc điểm trình độ tập luyện của VĐV Cờ vua 1.1.2.1. Đặc điểm trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua và nữ VĐV cờ vua Đối với các môn thể thao khác sự phân biệt giải đấu giữa nam và nữ là điều hiển nhiên, do hầu hết các môn thể thao là hoạt động cơ bắp, nơi mà không cần có sự chứng minh bằng khoa học thì sự công nhận khác biệt giữa nam và nữ vẫn là điều tất yếu. Tuy nhiên, cờ vua là môn thể thao trí tuệ không đòi hỏi của hoạt động cơ bắp, thậm chí các VĐV cờ vua trong quá trình chuẩn bị và ngay cả trong khi tham gia thi đấu thường ít vận động. Cờ vua được coi là môn thể thao trí lực với đặc trưng của nó là sự căng thẳng về cảm xúc, tư duy. Điều này dẫn đến dấu hỏi cho việc, liệu có hay không sự khác biệt giữa nam và nữ trong tập luyện và thi đấu của môn thể thao này [9]. Thực tế chứng minh, cờ vua cũng là một môn thể thao đòi hỏi rất lớn 8 đến hoạt động thể lực. Thậm chí, thể lực là một trong những nhân tố chính để tạo nên thành tích của VĐV. Tuy nhiên, thể lực trong hoạt động tập luyện, thi đấu cờ vua không đơn giản là các chỉ số hình thái cơ thể, cân nặng, chiều cao mà là các chỉ số sinh lý, sinh hóa và mức độ chịu đựng căng thẳng về các tác nhân tâm lý, thần kinh. Với VĐV cờ vua, trong thời gian thực hiện ván đấu, xuất hiện những căng thẳng về cảm xúc, điều đó dẫn đến lượng hóc môn và chất hoạt tính sinh vật trong máu tăng, có tác dụng kích thích tuần hoàn của cơ thể VĐV. Trong thời gian thi đấu, các VĐV cờ vua đều có sự tăng lên đáng kể của huyết áp động mạch và tần số mạch đập. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe của VĐV xấu đi và thực tế, ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của VĐV. Như vậy, khả năng khắc phục có kết quả sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh nảy sinh trong quá trình thi đấu chính là khả năng xác định trạng thái sung sức thể thao của VĐV cờ vua [9]. Các dấu hiệu thể lực ảnh hưởng đến VĐV cờ vua: Trạng thái trầm uất, đau đầu, thiếu máu não, thần kinh bị kích động thậm chí xuất hiện các triệu chứng của bệnh tâm thần (cựu vô địch thế giới W. Steinitz đã phải điều trị các chứng bệnh này tại bệnh viện tâm thần Maxcova). Ngoài ra, các căn bệnh thuộc hệ tim - mạch cũng cần phải lưu ý đối với VĐV cờ vua. Hai cựu vô địch thế giới thứ 3 và thứ 4 Capapblanca và A.A. Lekhin đều mất ở tuổi 54 bởi hậu quả của các tai biến mạch máu trầm trọng [9]. Mỗi ván đấu cờ vua thường kéo dài trong nhiều giờ và một giải đấu thường kéo dài trong nhiều ngày. Thể lực và sự hồi phục của nam giới luôn tốt hơn nữ giới do đặc điểm sinh lý, cấu trúc cơ thể (tĩnh mạch lớn hơn, lưu lượng máu được phân bố đồng đều hơn, tế bào hồng cầu trong máu của nam giới thường lớn hơn 20% so với nữ giới, tần số mạch đập, huyết áp của nam giới điều tiết tốt hơn). Qua nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Học viện Karolinska (Thụy Điển) đã nhận thấy, nữ giới chỉ sản sinh một nửa lượng serotonin - chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của 9 mỗi người so với nam giới. Việc lượng serotonin giảm, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của nữ bị kém hơn. Do đó, nữ giới sẽ dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu hơn nam và dẫn đến trạng thái sung sức thể thao kém hơn. Chính vì vậy, môn cờ vua có sự phân biệt nam và nữ, trong đó, nữ có thể được thi đấu sang bảng nam nhưng không có trường hợp ngược lại. Thực tiễn chứng minh rằng, trình độ của nam luôn cao hơn trình độ của nữ thể hiện ở bảng xếp hạng theo phương thức tính điểm Elo (Phương thức tính toán điểm cho trình độ của người chơi cờ). Trong 100 người có Elo cờ vua cao nhất thế giới thì duy nhất chỉ có 2 nữ VĐV lọt vào top này. Một là J.Polgar người Hunggari, nữ VĐV duy nhất có hệ số Elo cao hơn 2700 và xếp hạng 8 thế giới (Bà cũng đồng thời là một trong 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới). Hai là nữ VĐV người Trung Quốc Hou, Yifan hiện đứng hạng 75 thế giới. Bảng xếp hạng hệ số Elo top 100 tính đến tháng 2 năm 2020 hiện nay của Fide trình bày ở bảng 1.1. (lưu ý những VĐV không tham gia thi đấu trong năm hoặc nghỉ đấu sẽ không được xếp hạng trong bảng đấu này). Tương tự, top 100 người có hệ số Elo cao nhất Việt Nam thể hiện ở bảng 1.2. thì chỉ có 22 VĐV nữ, trong đó VĐV có hệ số Elo cao nhất là Phạm Lê Thảo Nguyên (đạt IM – Kiện tướng nam Quốc tế) cũng chỉ được xếp hạng thứ 20 tại Việt Nam. Từ bảng 1.1; 1.2 cho thấy sự khác biệt về trình độ giữa nam và nữ. Chính vì vậy, Fide phong đẳng cấp VĐV cũng có sự khác biệt trong cùng một đẳng cấp quốc tế, VĐV nam luôn phải đạt hệ số Elo cao hơn. Ví dụ muốn đạt được Đại kiện tướng nam hệ số Elo phải có là 2.500 nhưng Đại kiện tướng nữ thì chỉ cẩn đạt 2.300 (cụ thể tại 1.1.2.2). Trình độ khác biệt của nam và nữ đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng trong phương pháp huấn luyện, nội dung huấn luyện cho 2 đối tượng này. Cũng tại Top 100 của Fide, hiện tại Việt Nam Lê Quang Liêm là đại diện duy nhất và đang có thứ hạng 30 trên thế giới. Bảng 1.1. Top 100 VĐV có hệ số Elo cao nhất thế giới tính đến tháng 2/2020 [79] Quốc Quốc TT Họ tên Elo TT Họ tên Elo tịch tịch 1. Carlsen, Magnus NOR 2862 52. Li, Chao b CHN 2683 2. Caruana, Fabiano USA 2842 53. Shankland, Sam USA 2683 3. Ding, Liren CHN 2805 54. Salem, A.R. Saleh UAE 2682 4. Grischuk, Alexander RUS 2777 55. Jones, Gawain C B ENG 2681 5. Nepomniachtchi, Ian RUS 2774 56. McShane, Luke J ENG 2680 6. Aronian, Levon ARM 2773 57. Bacrot, Etienne FRA 2679 7. So, Wesley USA 2770 58. Areshchen, Alexander UKR 2678 8. MShakhriyar AZE 2770 59. Kamsky, Gata USA 2677 9. VachierMaxime FRA 2770 60. Amin, Bassem EGY 2675 10. Radjabov, Teimour AZE 2765 61. Maghsoodloo, Parham IRI 2674 11. Giri, Anish NED 2763 62. Sjugirov, Sanan RUS 2674 12. Dominguez Leinier USA 2758 63. Robson, Ray USA 2673 13. Rapport, Richard HUN 2758 64. Shirov, Alexei ESP 2672 14. Wang, Hao CHN 2758 65. Fedoseev, Vladimir RUS 2671 15. Anand, Viswanathan IND 2755 66. Ragger, Markus AUT 2670 16. Duda, Jan-Krzysztof POL 2755 67. Abasov, Nijat AZE 2670 17. Karjakin, Sergey RUS 2752 68. Wang, Yue CHN 2669 18. Topalov, Veselin BUL 2738 69. Van Foreest, Jorden NED 2667 19. Nakamura, Hikaru USA 2736 70. Malakhov, Vladimir RUS 2667 20. Wei, Yi CHN 2732 71. Ni, Hua CHN 2667 21. Vitiugov, Nikita RUS 2731 72. Guseinov, Gadir AZE 2666 22. Artemiev, Vladislav RUS 2728 73. Howell, David W L ENG 2665 23. Firouzja, Alireza FID 2726 74. Nyzhnyk, Illya UKR 2665 24. Andreikin, Dmitry RUS 2726 75. Hou, Yifan (woman) CHN 2664 25. Svidler, Peter RUS 2723 76. Leko, Peter HUN 2663 26. Vidit, Gujrathi IND 2721 77. Melkumyan, Hrant ARM 2663 27. Wojtaszek, Radoslaw POL 2720 78. Kasimdzhanov, Rustam UZB 2661 28. Navara, David CZE 2717 79. Najer, Evgeniy RUS 2661 29. Harikrishna, Pentala IND 2713 80. Sevian, Samuel USA 2660 30. Le, Quang Liem VIE 2713 81. Volokitin, Andrei UKR 2660 31. Xiong, Jeffery USA 2709 82. Lagarde, Maxime FRA 2659 32. Yu, Yangyi CHN 2709 83. Grandelius, Nils SWE 2659 33. Bu, Xiangzhi CHN 2705 84. Morozevich, Alexander RUS 2659 34. Tomashevsky, Ev....6. Ứng dụng khai cuộc vào tập luyện và thi đấu Ứng dụng khai cuộc sở trường trong tập luyện và thi đấu là công việc rèn luyện hết sức quan trọng, giúp cho VĐV nắm bắt được chiến thuật, chiến lược của ván đấu. Hình thức tập luyện khá phổ biến đó là: Cờ chớp nhoáng, cờ nhanh và cờ tiêu chuần. Việc ứng dụng trong thi đấu chỉ sau khi VĐV đã được trang bị sơ đồ khai cuộc. Cờ chớp nhoáng (thời gian mỗi bên là 5 phút) giúp cho VĐV có thể thuộc được các nước đi cũng như thực hiện các ý đồ chiến thuật, chiến lược của khai cuộc ở mức ban đầu. Tập luyện cờ nhanh và cờ tiêu chuẩn giúp cho VĐV có những kỹ năng phát hiện nước đi sai lầm trong khai cuộc, ứng dụng những ý tưởng về chiến thuật, chiến lược cao hơn [12], [17]. 1.1.7.7. Phân tích ván đấu Khi VĐV thi đấu xong, công việc của HLV là phân tích ván đấu và chỉ ra những sai lầm mắc phải về chiến thuật, chiến lược trong giai đoạn khai cuộc. Hiện nay phần mềm Fritz, Chessbase cho phép xác định những sai lầm thường mắc của VĐV hoặc tra cứu các nước đi của cả hai bên có đúng khai cuộc hay không (hình 1.4) [12], [17]. 25 Hình 1.3. Tra cứu khai cuộc trên phần mềm chessbase 1.1.7.8. Chuẩn bị ván đấu: Nghiên cứu đối thủ và sơ đồ chơi của đối thủ Nghiên cứu đối thủ và sơ đồ chơi của đối phương là công việc của HLV. HLV phải phân tích được ưu nhược điểm trong sơ đồ chơi của đối phương. Từ đó chỉ đạo, chuẩn bị khai cuộc cho VĐV của mình thi đấu [12], [17]. Để có thể nghiên cứu đối thủ, HLV phải có File dữ liệu các giải đấu trên phần mềm chessbase (như hình 1.5). Các File dữ liệu này có thể cập nhật thường xuyên vào chessbase hoặc tải trên các webiste như Chessdb.com, chess.com.... Hình 1.4. Danh sách ván đấu trong dữ liệu phần mềm chessbase 26 HLV có thể nghiên cứu các ván đấu của VĐV tại các giải đấu. Từ đó giúp cho VĐV có sơ đồ chơi hợp lý cũng như tạo tâm lý tốt khi thi đấu. 1.1.8. Tỷ trọng nội dung huấn luyện khai cuộc Trong quá trình đào tạo VĐV cờ vua, trước kia còn tồn tại những xu hướng huấn luyện phiến diện như chỉ chú ý đến mặt lý thuyết và thực hành còn các thành phần khác như; tâm sinh lý, thể lực thì lại không được quan tâm đến. Tuy nhiên, quan điểm này thường tồn tại ở những nơi có phong trào cờ vua kém phát triển vào những năm 80. Hiện nay giới chuyên môn cờ vua trên thế giới đều thống nhất với quan điểm và xu hướng huấn luyện cờ vua hiện đại của Liên Xô (cũ) - Một cường quốc cờ vua đã đứng vững trước thử thách của thời gian. Xu hướng đó là: Quá trình đào tạo VĐV cờ vua phải được tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các mặt với tỷ trọng các thành phần như sau: Lý thuyết và thực hành chiếm 60% (trong đó tỷ trọng lý thuyết và thực hành bằng 50%) còn lại là 40% cho các mặt tâm lý, sinh lý, thể lực. Trong phần lý thuyết thì lý thuyết khai cuộc chiếm 50%, lý thuyết trung cuộc là 30% và lý thuyết tàn cuộc là 20% (vào những năm 70 thì tỷ trong giữa các phần lý thuyết khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc là bằng nhau). Xu hướng này sẽ đạt được hiệu quá cao nhất với hình thức đào tạo tập trung trong quá trình huấn luyện nhiều năm [6], [12], [17]. Tuy nhiên, đối với VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam , tầm quan trọng và thời gian dành cho nghiên cứu khai cuộc chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Mặt bằng trình độ các giải thi đấu càng cao, đối thủ chơi càng mạnh, thì vai trò của công tác chuẩn bị khai cuộc càng quan trọng. Theo Đại kiện tướng Gburov, 90 cường độ chuẩn bị của Đại kiện tướng dành cho việc mài giũa các phương án khai cuộc. Đơn giản là vì chất lượng thế trận ở các giai đoạn tiếp theo mà bước cuối cùng là kết quả nhận được phụ thuộc vào việc người chơi xây dựng khai cuộc như thế nào. Trong chương trình luyện tập của VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam , khâu chuẩn bị của khai cuộc cũng đóng vai trò đáng kể. Điều này không dễ thực hiện - việc tổ chức nội dung khai 27 cuộc để nghiên cứu có hiệu quả trong thời đại hiện tại, khi thông tin bùng nổ vũ bão, đòi hỏi phải được chế biến hợp lý. Thứ nhất, là điều cần được đặc biệt lưu ý- đó là việc lựa chọn quỹ khai cuộc hợp lý cho phép VĐV có đầy đủ điều kiện tự hoàn thiện khi chơi nhiều phương án khai cuộc đa dạng. Nên xây dựng quỹ khai cuộc với đầy đủ các hệ thống để VĐV có thể sử dụng hợp lý tuỳ theo đối thủ cụ thể, hiện trạng thi đấu trong giải Nhìn chung, quỹ khai cuộc càng rộng thì càng tốt, song mối nguy hiểm của việc nghiên cứu hời hợt các phương án sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả thi đấu. Đối với VĐV đẳng cấp cao, “quỹ khai cuộc” phải được gọt giũa hoàn thiện kỹ lưỡng-không cho phép có khe hở trong chương trình chuẩn bị khai cuộc. Đành rằng việc lựa chọn này hay khác khá ngẫu nhiên, song phải đáp ứng được những yêu cầu sau: thật cụ thể, hợp phong cách với người chơi, và điều cơ bản nhất là mang lại được kết quả thực tế. Mỗi một ván cờ đã chơi phải được rà soát lại phần khai cuộc thật nghiêm khắc: những sơ đồ ra quân kém chất lượng phải được thay thế ngay lập tức. Chỉ sau khi quá trình lựa chọn kết thúc, ngươì chơi cờ mới bắt đầu nghiên cứu chi tiết các phương án. Đầu tiên, nên xem lại các ván cờ cổ điển, tìm hiểu xem các Đại kiện tướng mạnh chơi các sơ đồ đó như thế nào và theo dõi diễn biến mỗi ván cờ như thế cho đến tận cờ tàn. Bước tiếp theo, nghiên cứu phương án hiện đại nhất: người ta có thường xuyên áp dụng hay không, ai là người chơi hiệu quả nhất, lý thuyết hiện đại đánh giá chúng ra sao. Viktor Korchno kể lại rằng trước khi chơi ván cờ theo phòng thủ Grunfeld đầu tiên, ông đã nghiên cứu quãng gần 1000 ván cờ. VĐV đẳng cấp cao phải biết cách để thông tin “xuyên” qua bản thân, không tin vào bất cứ đánh giá hoặc lời bình luận hùng hồn nào. Phân tích các biến thường hay sử dụng phải được tiến hành càng sâu càng tốt, thậm chí tới tận cờ tàn - điều này cùng một lúc tạo ra hai lợi ích: vừa tăng cường kiến thức và kỹ thuật, vừa hình thành kỹ năng vận dụng các đấu pháp chiến lược tiêu biểu cho mỗi một dạng thế cờ [6], [12], [17]. Tất nhiên, VĐV phải nắm vững tất cả thông tin trong khai cuộc của 28 mình, không bỏ sót bất cứ thành tựu nào mới nhất của lý thuyết, biết định hướng sử dụng bất kỳ tài liệu cờ hiện đại nào. Những ván cờ hoặc tư tưởng quan trọng nhất dưới quan điểm lý thuyết về loại khai cuộc đang chơi phải được lựa chọn và hệ thống hoá. Người trợ thủ đắc lực nhất cho công việc này là máy tính cá nhân, song cũng có đơn giản là các phiếu khai cuộc, hoặc ghi chép lại vào vở. Để kiểm tra và hoàn thiện các phương án khai cuộc trước khi tham gia thi đấu các giải quan trọng, VĐV nên chơi một số ván đấu tập với các hình thức kiểm tra khác nhau tuỳ theo độ khó cũng như mức độ lĩnh hội các phương án [6], [12], [17]. Tất cả công việc kể trên tạo thành công tác chuẩn bị khai cuộc. Đây là một quá trình phải dược tiến hành đều đặn thường kỳ, khá nặng nhọc và đòi hỏi cần nhiều cố gắng – song rất cần thiết cho tất cả những ai muốn có thành tích cao trong thi đấu. Tuy nhiên, đừng để công việc này gây thiệt hại đến các mặt khác của chương trình luyện tập, đặc biệt là đối với các VĐV trẻ. 1.2. Các quan điểm nghiên cứu về khai cuộc, nội dung huấn luyện khai cuộc và xu hướng sử dụng khai cuộc trong cờ vua 1.2.1. Khái niệm khai cuộc: Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc [6], [17]. Khai cuộc là giai đoạn mở đầu của mỗi ván cờ, nên cách bố trí lực lượng trong khai cuộc là nền tảng cho những thành công trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Kết quả của ván cờ thường phụ thuộc rất nhiều vào những nước đi ở giai đoạn khai cuộc. Chính vì thế mà hàng nghìn, hàng vạn cuốn sách khai cuộc ra đời để chỉ dẫn cho người chơi ở giai đoạn này [6], [17]. Tuy nhiên, không cần thiết phải tìm hiểu quá sâu vào tất cả các phương án khai cuộc chi tiết, mà chỉ cần làm quen và nắm vững những nguyên lý và ý đồ cơ bản nhất, và một số hệ thống khai cuộc cần thiết. Còn những cuốn sách đặc biệt về vấn đề khai cuộc, chỉ giành cho những VĐV đã được trải qua giai 29 đoạn huấn luyện nào đó. Theo quan điểm chung nhất, khai cuộc là sự tập trung huy động các quân của hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này, cần phải tiến Tốt lên chiếm giữ trung tâm và tạo không gian để phát triển Tượng và Mã. Sau khi các quân nhẹ như Tượng và Mã phát triển, thì có thể nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn), đưa Xe ra các cột mở. Đến đây, về cơ bản thì lực lượng hai bên đã phát triển xong [6], [17]. Những người chơi cờ vua thường tự đặt ra câu hỏi, vậy thì khai cuộc kéo dài trong bao nhiêu nước đi? Khi nào thì ván cờ chuyển sang giai đoạn trung cuộc? Nếu xét mối liên hệ giữa khai cuộc với giai đoạn khác của ván đấu, thì việc phân chia rõ ràng như vậy không thể thực hiện được. Giai đoạn khai cuộc thường kéo dài khoảng từ 10 - 15 nước đi. Cả hai bên vừa phải triển khai thật nhanh lực lượng của mình, vừa tìm cách cản trở đối phương thực hiện chính ý đồ đó. Khi một bên đã phát triển xong lực lượng của mình trước đối phương thì nhiệm vụ của giai đoạn này coi như đã hoàn thành. Đây chính là ý đồ cơ bản nhất mà người mới chơi cờ cần phải nắm vững ở giai đoạn này. Tất cả các điều vừa trình bày ở trên, đã được tổng kết thành một số nguyên tắc mà người mới học chơi cờ phải tuân thủ để tránh xảy ra những sơ xuất ngay từ những nước đi đầu tiên. Nếu tuân thủ triệt để những nguyên tắc này thì sẽ nhận được những thế cờ tốt, ngay cả trong những phương án không quen biết. Dù ý đồ chiến lược có khác nhau như thế nào trong mỗi dạng thức, nhưng trong giai đoạn khai cuộc những người chơi cờ đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Nhanh chóng khống chế khu trung tâm; Triển khai nhanh chóng và hài hoà toàn bộ lực lượng; Xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc [6], [17]. Thuật ngữ "khai cuộc" dùng để chỉ giai đoạn ra quân, có hàng loạt các kiểu ra quân với tên gọi khác nhau như phòng thủ Ấn Độ, phòng thủ Xixilia, phòng thủ Alêkhin... Và mỗi loại khai cuộc trên đều có nguồn gốc, xuất xứ tên gọi của nó. 30 Hầu hết các Đại kiện tướng, các nhà vô địch thế giới về cờ vua đều có những đóng góp quan trọng nhằm hình thành lý luận khai cuộc, các tư tưởng, hệ thống, phương án khai cuộc như: Alekhin (với khai cuộc có tên gọi là phòng thủ Alekhin); Philidor (với khai cuộc có tên gọi là Phòng thủ Philidor); Nhimzovich (với khai cuộc có tên gọi là Phòng thủ Nhimzoich) ... Bên cạnh đó, hàng nghìn cuốn sách khai cuộc được viết bởi các nhà Vô địch thế giới, các HLV cờ vua hàng đầu thế giới. Đồng thời khai cuộc luôn là một phần quan trọng, không thể thiếu trong các phần mềm, chương trình cờ vua trên máy tính như Chessbase, Frizt, ..... Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả đề cập tới lĩnh vực khai cuộc trong các công trình nghiên cứu, giáo trình, chương trình đào tạo, tài liệu tham khảo như: Đàm Quốc Chính (1999) và cộng sự [6], Đặng Văn Dũng (2006) [12], Lương Trọng Minh; Hoàng Hải (2010) [24], Hoàng Thị Út (2014) [53], Nguyễn Hồng Dương (2015) [17] ... Như vậy, khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc. 1.2.2. Phân loại Dựa vào những nước đi đầu tiên của 2 bên sẽ có 2 cách phân loại khai cuộc cơ bản: Theo A. Sokolsky (1981), Đàm Quốc Chính (1999) và Nguyễn Hồng Dương (2015), khai cuộc được chia thành 3 hệ thống [6], [17], [65]: Hệ thống khai cuộc thoáng: là những khai cuộc được bắt đầu bằng nước đi 1.e4 e5. Đặc trưng của loại khai cuộc này là cuộc chiến căng thẳng giành trung tâm và đe dọa các vị trí điểm yếu của nhau của cả 2 bên. Cả 2 đều nhanh chóng triển khai lực lượng, ván cờ xảy ra sôi động với những đòn chiến thuật hoặc các thế biến phức tạp đòi hỏi người chơi phải tính toán chính xác các thế biến. Hệ thống khai cuộc nửa thoáng: là những khai cuộc được bắt đầu bởi 31 Trắng đi 1. e4 nhưng Đen đáp lại khác e5 (1. e4 # e5). Trong hệ thống khai cuộc này, không phải Đen nhường trung tâm cho Trắng và không tham gia cuộc đấu tranh giành trung tâm, mà ở đây Đen tạm thời "nhường" trung tâm cho Trắng, sau đó dùng quân gây áp lực lên các Tốt trung tâm của Trắng. Trong hệ thống khai cuộc này, cuộc đấu tranh giữa 2 bên được thực hiện với nhịp độ chậm hơn so với khai cuộc thoáng. Hệ thống khai cuộc kín:là những khai cuộc được bên Trắng bắt đầu bằng nước đi không phải là 1.e4 (1.# e4...). Các cách ra quân thuộc khai cuộc kín có rất nhiều và phần lớn đều rất phức tạp và khó nắm vững. khai cuộc kín dựa trên cơ sở đối chọi giữa áp lực bằng quân và trung tâm Tốt. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự am hiểu những nét tinh tế trong lối chơi thế trận. Nếu trong khai cuộc thoáng, tư tưởng chỉ đạo là phối hợp-chiến thuật, thì trong khai cuộc kín lại là vận chuyển-chiến lược. Theo Yakov Estrin (1985), khai cuộc được chia thành 5 hệ thống: Hệ thống khai cuô ôc thoáng: Những khai cuô êc được bắt đầu bằng nước đi 1.e4 e5. Cuô êc chiến xung quanh ý đồ chiến lược này là đô êng cơ chủ yếu cho hoạt đô êng của hai bên trong các khai cuô êc thoáng. Hệ thống khai cuô ôc nửa thoáng: Những khai cuô êc mà Trắng thực hiê ên nước đi đầu tiên bằng Tốt trước mă êt Vua lên hai ô (1.e4), nhưng Đen đáp lại khác e5 (1. e4 # e5). Thông thường, thế cờ đối xứng sẽ mang lại ưu thế cho bên lợi temp (bên Trắng). Nhằm thoát khỏi thế cờ đối xứng, bên Đen có thể hy vọng sẽ nhâ ên được cơ hô êi phản công khi chuyển cuô êc chiến sang cánh khác. Ở đây ưu thế lợi temp không rõ ràng lắm. Chiến lược chơi như vâ êy rất phổ biến, vì các khai cuô êc nửa mở có thể huy động được nhiều lực lượng ở cánh khác. Hệ thống khai cuô ôc kín: Những khai cuô êc mà Trắng thực hiê ên nước đi đầu tiên bằng Tốt trước mă tê hậu lên hai ô (1.d4), Đen đáp lại 1d5. Ở đây diễn ra sự đối chọi trực tiếp của các tốt ở trung tâm. Hệ thống khai cuô ôc nửa kín: Nhóm này gồm các khai cuô êc, khi đáp 32 lại nước đi đầu tiên của Trắng 1.d4, Đen thực hiê ên mô êt nước đi bất kỳ ngoài nước 1...d5. Phần lớn những khai cuô êc này (phòng thủ Nhimsôvích, phòng thủ Gluphenđ, phòng thủ Ấn đô ê cổ) nảy sinh do tránh dẫn đến Gambít Hâ êu theo ý đồ của Trắng. Ða số những khai cuô êc loại này, bên Đen có cấu trúc Tốt ở trung tâm và hoạt đô êng của các quân mang đă êc tính mềm dẻo nhằm khống chế lại Trắng. Hệ thống các khai cuô ôc cánh: Những khai cuộc thuộc nhóm này có đặc tính tương đối độc lập, Trắng từ chối tiến tốt Hậu lên hai nước ở nước đi đầu tiên, mà tiến hành thực hiện chiến lược bằng phương pháp đẩy mạnh hoạt động các quân và Tốt ở trung tâm. Thông thường dạng thức khai cuộc này kèm theo Phiankét Tượng trước khi tác chiến trên các cánh. Cần nhận xét rằng các khai cuộc cánh (ngoại trừ khai cuộc Anh) kém tích cực trong việc giành lợi thế cho phép ở nước đi đầu tiên. Ngoài ra còn quan điểm khác nhau về vệc phân chia các hệ thống khai cuộc. Ví dụ hiện nay có quan điểm phân chia nhỏ hơn thành 7 hệ thống khai cuộc. Theo quan điểm của Bách khoa mở trên Website (chess opening - Wikipedia) khai cuộc được phân thành: 1. Khai cuộc mở: 1.e4 e5; 2. Khai cuộc nửa mở: 1.e4 đen đi một nước khác ngoài 1 ... e5; 3. Khai cuộc kín: 1.d4 d5; 4. Khai cuộc hệ thống phòng thủ Ấn Độ: 1.d4 Mf6; 5. Khai cuộc nửa kín: khi trắng đi 1.d4 mà đen đi khác hơn 1 ... d5 và 1 ... Mf6 6. Khai cuộc bên cánh (bao gồm khai cuộc Anh, Reti) 1.b3, 1.b4, 1.c4; 7. Khai cuộc những nước đi bất thường của trắng:1.d3; 1.e3[77] Sự phân loại hệ thống khai cuộc chỉ mang tính chất tương đối và luôn có sự chuyển biến giữa các hệ thống khai cuộc Đề tài lựa chọn quan điểm phân loại hệ thống khai cuộc thành 3 hệ thống (hệ thống khai cuộc thoáng, nửa thoáng và kín) để làm căn cứ lý luận chung nhất, là quan điểm của tác giả và xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. 33 1.2.3. Một số khai cuộc cơ bản 1.2.3.1.Hệ thống khai cuộc thoáng: Bắt đầu 1.e4 e5 Có 14 Khai cuộc cơ bản Phòng thủ 2 mã Khai cuộc Tượng Ván cờ Viên 33 Ván cờ trung tâm Gambit Đan Mạch Gambit vua Ván cờ Mã cánh vua Phòng thủ Philidor Phòng thủ Petro (Nga) Ván cờ Scoland Ván cờ 3 mã Ván cờ 4 mã Ván cờ Ý Ván cờ Tây Ban Nha Hình 1.5. Các dạng thức khai cuộc thoáng cơ bản 34 1.2.3.2.Hệ thống khai cuộc nửa thoáng: Có 9 Khai cuộc cơ bản Dạng thức KC mới của e4 Phòng thủ Nimzovich Phòng thủ Scandinavian Phòng thủ Alekhine's Phòng thủ Ufimtsev cổ điển Phòng thủ Ufimtsev hiện đại Phòng thủ Caro–Kann Phòng thủ Xixilia Phòng thủ Pháp Hình 1.6. Các dạng thức khai cuộc nửa thoáng cơ bản 1.2.3.3.Hệ thống khai cuộc kín: Hệ thống khai cuộc kín được chia thành 4 hệ thống nhỏ như sau: Hệ thống khai cuộc tốt hậu: Là khi trắng đi 1.d4 và đen trả lời d5. Có 8 dạng thức Khai cuộc cơ bản: 35 Gambit hậu Gambit tiếp nhận Phòng thủ slav Hệ thống Luân Đôn Gambit không chấp nhận Hệ thống Colle Tấn công Tore Gambit Hình 1.7: Hệ thống khai cuộc tốt hậu Hệ thống phòng thủ Ấn Độ: Là khi trắng đi 1.d4 đen trả lời Mf6. Có 6 dạng thức Khai cuộc cơ bản sau: 36 Khai cuộc Benoni Phòng thủ Nimzovich Phòng thủ Ấn Độ mới Khai cuộc Catalan Phòng thủ Grünfeld Phòng thủ Ấn Độ cổ Hình 1.8: Hệ thống phòng thủ Ấn Độ Các trả lời khác của đen đối với nước d4: Có 2 dạng thức khai cuộc cơ bản Phòng thủ Hà Lan Phòng thủ Benoni Hình 1.9: Các trả lời khác của đen đối với nước d4 Khai cuộc cánh: Là khi trắng không đi 1.d4 hoặc 1.e4. Có 6 dạng thức khai cuộc cơ bản sau: 37 Khai cuộc không phổ biến Khai cuộc không phổ biến Khai cuộc không phổ biến Khai cuộc không phổ biến Khai cuộc Reti Khai cuộc Anh Hình 1.10: Các khai cuộc cánh 1.2.4. Mã nguồn khai cuộc Vào năm 1966, để quá trình nghiên cứu tìm hiểu các dạng thức khai cuộc dễ dàng và cụ thể hơn, các nhà chuyên môn đã tiến hành mã hóa các hệ thống khai cuộc để khi nghiên cứu các tài liệu, sách vở hoặc các phần mềm như Bách khoa Khai cuộc (Small Encyclopedia of Chess Opening), Chessbase, Frizt, Stockfish... chúng ta có sự chọn lọc đúng khai cuộc mình cần tìm một cách dễ dàng. Các dạng khai cuộc đã được xuất bản thành năm tập trong bộ Bách khoa toàn thư khai cuộc, với thứ tự các tập lần lượt từ A đến E, mỗi danh mục lớn lại được phân thành 100 mục nhỏ (từ 00 đến 99) như trình bày tại bảng 1.3. [77] Như vậy, dù theo cách phân chia nào thì các hệ thống khai cuộc cũng được mã hóa với từng nước đi cụ thể. Bảng 1.3. Danh mục mã nguồn các dạng thức khai cuộc cơ bản [77] Mã nguồn Tên khai cuộc Nước đi bắt đầu Những khai cuộc không phổ A00 –A03 c3, Mc3, e3, d3.... biến A04-A09 Khai cuộc Réti 1. Mf3 A10 – A39 Khai cuộc Anh 1. c4 A40 – A50 Khai cuộc tốt cánh hậu 1. d4 A51- A52 Gambit Budapest 1. d4 Mf6 2.c4 e5 Phòng thủ Ấn Độ cổ phương A53- A55 1. d4 Mf6 2.c4 b6 (a6...) án không phổ biến 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mc3 c5 4.d5 ed A56 – A79 Phòng thủ Benoni 5.cd d6 A80 – A99 Phòng thủ Hà Lan 1.d4 f5 B00 Dạng khai cuộc mới của e4 1.e4 Mc6; 1.e4 b6... B01 Phòng thủ Scandinavi 1.e4 d5 B02 – B05 Phòng thủ Alekhin 1.e4 Mf6 B06 – B09 Phòng thủ Ufimsef 1.e4 d6 (g6) B10 – B19 Phòng thủ Karo - can 1.e4 c6 B20 – B99 Phòng thủ Xixilia 1.e4 c5 C00 – C19 Phòng thủ Pháp 1.e4 e6 C20 – C29 Khai cuộc e4 mở 1.e4 e5 2. Tc4 (2.Mc3...) C30 – C39 Khai cuộc Gambit Vua 1.e4 e5 2.f4 C40 Khai cuộc Mã cánh Vua 1.e4 e5 2.Mf3 C41 Phòng thủ Philidor 1.e4 e5 2.Mf3 d6 C42 – C43 Ván cờ Nga 1.e4 e5 2.Mf3 Mf6 C44 – C45 Ván cờ Scotland 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.d4 C46 Ván cờ ba Mã 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Mc3 C47 – C49 Ván cờ tứ Mã 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Mc3 Mf6 C50 – C56 Ván cờ Italia 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 1.e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Mf6 5. C57 – C59 Phòng thủ 2 mã Mg5 C60 – C99 Ván cờ Tây Ban Nha 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 D00 – D05 Các dạng khai cuộc Tốt hậu 1.d4 D06 – D09 Gambit hậu 1.d4 d5 2. c4 D10 – D19 Phòng thủ Slavo 1.d4 d5 2.c4 c6 D20 – D29 Gambit Hậu tiếp nhận 1.d4 d5 2.c4 e6 D30- D69 Gambit Hậu không tiếp nhận 1.d4 d5 2.c4 e6 D70 – D99 Phòng thủ Grunfeld 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.Mc3 d5 E00 – E09 Phòng thủ Catalon 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.g3 d5 4.Tg2 dc E10 – E19 Phòng thủ Ấn độ mới 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mf3 E20 – E59 Phòng thủ Nhimsovich 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mc3 E60 – E99 Phòng thủ Ấn độ cổ 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.Mc3 Tg7 38 Mã nguồn khai cuộc có sự phân bổ từ A00 đến E99. Mỗi mã nguồn khai cuộc lại có các loại khai cuộc với tên gọi riêng. Tên gọi này có thể biểu hiện cho địa phương xuất xứ của khai cuộc (Ván cờ ý, Phòng thủ Pháp); biểu hiện cho đặc tính của khai cuộc (Ván cờ Tượng, khai cuộc Trung tâm, Gambit vua); hoặc lấy tên từ người sáng tạo ra nó (Phòng thủ Alekhin, Phòng thủ Nhimzovich). Tuy nhiên, có sự chuyển biến của các mã nguồn. Các nước đi bắt đầu là mã nguồn này nhưng sau 1 số nước đi nhất định lại xuất hiện 1 thế biến giống hệt với mã nguồn khác. Ví dụ: ván đấu giữa WGM. Võ Thị Kim Phụng gặp IM. Harika, Dronavalli có mã nguồn A41 nhưng đến nước cờ thứ 13 lại có thế cờ giống hệt mã nguồn E99 (hệ thống Ấn Độ cổ) của ván đấu giữa GM.Shirov, Alexei gặp GM. Radjabov, Teimour (hình 1.11). Như vậy, để có thể chơi được chính xác khai cuộc cần có sự thấu hiểu rất sâu về các dạng thức chuyên biệt của Hệ thống Ấn Độ cổ. WGM. Vo,Thi Kim Phung (2380) – GM.Shirov,Alexei (2745) – IM.Harika,Dronavalli (2504) [A41] GM.Radjabov,Teimour (2756) [E99] 1.d4 d6 2.Mf3 g6 3.c4 Tg7 4.Mc3 Mf6 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.Mc3 Tg7 4.e4 d6 5.Te2 5.e4 0–0 6.Te2 e5 7.0–0 Mc6 8.d5 Me7 0–0 6.Mf3 e5 7.0–0 Mc6 8.d5 Me7 9.Me1 9.Me1 Md7 10.Te3 f5 11.f3 f4 12.Tf2 g5 Md7 10.Te3 f5 11.f3 f4 12.Tf2 g5 13.Md3 13.Md3 Hình 1.11. Sự chuyển biến giữa các mã nguốn khai cuộc Mã nguồn khai cuộc còn có thể có những chuyển biến rất lớn. Thậm chí không chỉ là thay đổi phương án khai cuộc này thành phương án khai cuộc 39 khác mà còn có thể thay đổi cả hệ thống khai cuộc. Có thể chuyển biến từ hệ thống khai cuộc thoáng sang nửa thoáng, thậm chí sang kín. Dẫn đến chiến lược chơi khác hoàn toàn nhau [83]. Ví dụ trong phòng thủ Ufimshep hiện đại, sau các nước đi: 1. e4 g6 2. d4 Tg7. Ở đây bên trắng có 2 lựa chọn cơ bản: Lựa chọn 1: 3. Mc3 d6 4. f4 c6 5. Mf3 Tg4 sẽ có mã nguồn là B06, thuộc hệ thống khai cuộc nửa thoáng và là phương án cơ bản của dạng thức khai cuộc Ufimshep hiện đại. Tuy nhiên, trắng có thể có lựa chọn thứ 2 với những thay đổi hoàn toàn khác về mã nguồn và hệ thống khai cuộc: Lựa chọn 2: 3. c4 d6 4. Mc3 Mc6 5. Te3 e5 6. d5 Mce7 lựa chọn này sẽ có mã nguồn khai cuộc là A40 và thuộc hệ thống khai cuộc kín. Từ những phân tích trên cho thấy: Dù chỉ đánh một hệ thống khai cuộc nhưng cần phải nghiên cứu những dạng khai cuộc xung quanh để hiểu rõ thế trận. Những người có sự hiểu biết sâu về khai cuộc luôn có lợi thế trong việc chuyển biến thế cờ về thế trận quen thuộc và có lợi temp cho mình. Khi nghiên cứu khai cuộc không phải học vẹt từng biến thế mà phải hiểu những điểm mạnh, điểm yếu tổng quát của các dạng thức khai cuộc, các sơ đồ thế trận khai cuộc cơ bản, từ đó xây dựng được chiến lược chơi chuẩn xác. Ví như bạn có thể chỉ sử dụng khai cuộc Pháp để chống lại e4, tuy nhiên, chắc chắn rằng không một VĐV cờ vua có đẳng cấp cao nào không từng nghiên cứu hệ thống phòng thủ xixilia, dù rằng, sau khi nghiên cứu, VĐV có thể không sử dụng chúng trong thực tiễn. 1.2.5. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc 1.2.5.1. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc thoáng Đặc trưng của loại khai cuộc này là cuộc chiến căng thẳng giành trung tâm và đe dọa các vị trí điểm yếu của nhau của cả 2 bên. Cả 2 đều nhanh chóng triển khai lực lượng, ván cờ xảy ra sôi động với những đòn chiến thuật 40 hoặc các thế biến phức tạp đòi hỏi người chơi phải tính toán chính xác các thế biến [6], [17]. 1.2.5.2. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc nửa thoáng Trong hệ thống khai cuộc này, không phải Đen nhường trung tâm cho Trắng và không tham gia cuộc đấu tranh giành trung tâm, mà ở đây Đen tạm thời "nhường" trung tâm, sau đó dùng quân gây áp lực lên các Tốt trung tâm của Trắng. Trong hệ thống khai cuộc này, cuộc đấu tranh giữa 2 bên được thực hiện với nhịp độ chậm hơn so với khai cuộc thoáng. 1.2.5.3. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc kín Các cách ra quân thuộc khai cuộc kín có rất nhiều và phần lớn đều rất phức tạp và khó nắm vững. Khai cuộc kín dựa trên cơ sở đối chọi giữa áp lực bằng quân và trung tâm Tốt. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự am hiểu những nét tinh tế trong lối chơi thế trận. Nếu trong khai cuộc thoáng, tư tưởng chỉ đạo là phối hợp - chiến thuật, thì trong khai cuộc kín lại là vận chuyển thế trận – chiến lược. Cách phân loại trên chỉ là tương đối và mang nặng tính lịch sử. Nhiều khai cuộc như khai cuộc Tây Ban Nha là khai cuộc thoáng, nhưng lại có những phương án kín và ngược lại, khai cuộc gambít Hậu thuộc khai cuộc kín nhưng lại có những phương án thoáng với những đường mở... 1.2.6. Mối liên hệ giữa khai cuộc và trung cuộc trong ván đấu cờ vua Khai cuộc gắn bó với các giai đoạn khác của ván cờ và nhiều khi các phương án của khai cuộc có thể dẫn đến các tình huống thông dụng ở ván cờ mà ta đã rõ. Hơn thế nữa, nhiều khi xuất hiện cách bố phòng các Tốt theo một sơ đồ cụ thể và chúng sẽ có thể tác động đến cách chơi trong giai đoạn tàn cuộc [6], [17]. Trong cuốn sách hướng dẫn chơi cờ của mình, Lasker là người phân chia ván cờ thành ba phần khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Tuy nhiên, ba bộ phận này gắn bó chặt chẽ với nhau, VĐV sẽ không thể đạt được kết quả tốt nếu chỉ nghiên cứu khai cuộc mà không tính đến trung cuộc hoặc tàn cuộc [53] 41 Khai cuộc trong ván đấu cờ vua có mối quan hệ không thể chia cắt với giai đoạn trung cuộc bởi bản chất của một ván cờ là một quá trình đấu tranh thống nhất. Lý thuyết trong giai đoạn khai cuộc là sự tổng hợp của việc huy động lực lượng và sự chuẩn bị cụ thể cho trung cuộc. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố khai cuộc bao gồm cả việc nghiên cứu trung cuộc, thậm chí tàn cuộc từ những điều logic xuất hiện ở giai đoạn khai cuộc. Sự phát triển của lý thuyết khai cuộc giúp VĐV hiểu được chiến lược chơi cơ bản trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Nếu VĐV không coi trọng học lý thuyết khai cuộc, không đầu tư nghiên cứu kỹ, chỉ dùng kỹ năng tính toán thì VĐV rất khó, thậm chí không thể lập được kế hoạch chuẩn xác trong các giai đoạn tiếp theo của ván cờ. Học lý thuyết khai cuộc và nghiên cứu chiến lược chơi tiếp theo trong các giai đoạn khác của ván cờ giúp VĐV đỡ hao tổn sức lực - yếu tố đảm bảo thành tích mà VĐV nào cũng cần giữ gìn và bảo toàn trong các giải đấu căng thẳng. Ở đây có không ít các kế hoạch điển hình, phụ thuộc vào thế trận, trước hết là các dạng thức trung tâm, cấu trúc tốt. Một trong những tính chất và kế hoạch chung là phương pháp đơn giản hoá và chuyển về cuộc chiến có lợi ở tàn cuộc. Hầu hết các Hệ thống khai cuộc đều dẫn đến trạng thái cân bằng nếu hai VĐV có sự lựa chọn các phương án chính xác. Điều này không có nghĩa là ván cờ sẽ kết thúc hòa. Theo quy luạt khả năng cân bằng trong khai cuộc khẳng định toàn bộ phương hướng các khả năng của đối thủ trong cuộc đấu tranh tiếp sau đó. Giai đoạn trung cuộc, VĐV phải biết vận dụng chiến lược chậm rãi, tích luỹ những ưu thế nhỏ cho thế trận có lợi. Sau đây là một số ví dụ cho thấy mối liên quan giữa giai đoạn khai cuộc đến các giai đoạn khác của ván đấu: Ví dụ 1: Karpov – Andersson [83] (Hệ thống Chigorin trong ván cờ Tây Ban Nha) 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 a6 4.Ta4 Mf6 5.0–0 Te7 6.Xe1 b5 7.Tb3 42 d6 8.c3 0–0 9.h3. Sự huy động lực lượng dựa trên các nguyên tắc cơ bản đã được thực hiện. Trắng có dự định đi nước d2 - d4, Mb1 - d2. Trong nhiều trường hợp (chẳng hạn, trong phương án của Smylov với nước h7 - h6, Xf8 - e8 và Te7 - f8) bên trắng có sự lựa chọn giữa sự di chuyển Md2 - f1 - g3 và Tb3 - c2, b2 - b4, Tc1 - b2 để phát triển lực lượng. Đen có sự lựa chọn đa dạng hơn: 9Ma5, 9h6, 9Tb7, 9Md7, 9a5, 9Hc7 và thậm chí cả việc Mã trở về vị trí ban đầu: 9Mb8. Mỗi nước đi từ thế trận này đều dựa vào cơ sở của từng nước đó chỉ là việc lựa chọn kế hoạch trung cuộc. 9...Ma5 10.Tc2 c5 11.d4 Hc7 12.Mbd2 Mc6 13.d5. Ván cờ đã chuyển sang trung cuộc. Nước đi cuối giai đoạn khai cuộc 13.d5 của trắng trong nhiều trường hợp đã xác định được chiến lược chơi trong trung cuộc. Với nước đi này, Trắng khóa trung tâm và thế trận chủ yếu xảy ra tại cánh. Trắng không hề dấu diếm ý đồ tấn công chủ yếu của mình nhắm vào cánh vua, có thể đoán sự đe doạ của đen vào cánh hậu không nguy hiểm. 13...Tc8 14.Mf1 Td7 15.b3 Mb7 16.c4 Xfb8 17.Me3 Tf8 18.Mf5 Md8 19.Mh2 Me8 20.h4 f6 21.h5 Mf7 22.Xe3 Mg5 23.Mh4 Hd8 24.Xg3 Mc7 25.M2f3 h6 26.Mg6 a5 27.a4! bxc4 28.bxc4 Ma6 29.He2 Xa7 30.Td2 Xab7 31.Tc3 Mb4 32.Td1 Ma6 33.Md2 Mb4 34.Xe3 Te8 35.Mf1 Xc8 36.Mg3 Td7 37.Hd2 Mh7 38.Te2 Vf7 39.Hd1 Te7 40.Mf1 Td8 41.Mh2 Vg8 42.Tg4 Mg5 43.Txd7 Hxd7 44.Mf1 f5 45.exf5 Hxf5 46.Mg3 Hf7 47.He2 Tf6 48.Xf1! Hd7 49.f4 exf4 50.Xxf4 Txc3 51.Xxc3 Xe8 52.Xe3 Xbb8 53.Hf2 Mh7 54.Mf5 Xxe3 55.Hxe3 Mf6 56.Mge7+ Vh8 57.Mxh6 Xe8 58.Mf7+ Vh7 59.Xe4! Xxe7 60.Xxe7 Đen đầu hàng. Cùng xem xét thêm 1 ví dụ về sự chuyển biến linh hoạt từ giai đoạn trung cuộc sang khai cuộc ở ván cờ sau: Ví dụ 2: Anand – Beliavxki (Phòng thủ Xixilia) 43 1.e4 c5 2.Mf3 d6 3.d4 cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.Mc3 a6 6.Te3 e6 7.f3!? (một trong những nước đi thể hiện ý đồ không dấu diếm của Trắng, đó là cuộc chuẩn bị cho chiến lược tấn công vào cánh Vua) 7...b5 8.g4 h6 9.Hd2 Mbd7 10.0–0–0 Tb7 11.h4 b4 12.Mce2 d5 13.Th3 dxe4 14.g5 hxg5 15.hxg5 exf3 16.Mf4 Me4 17.He1 f2 18.Txf2 Hxg5 19.Te3 Hh4 20.Mdxe6 Hxe1 (trong trường hợp 20...fxe6 21.Txe6 Hxh1 22.Txd7+ Vd8 23.Me6+, trắng thắng) 21.Mxg7+ Vd8 22.Xhxe1 Xxh3 23.Mxh3 Txg7 24.Mg5! Ve8? (sai lầm quyết định. Nước đi chính xác là 24...Vc8, với khả năng tốt để hoà cờ) 25.Mxf7 Me5 26.Md6+ Mxd6 27.Xxd6 Vf8 28.Th6 Txh6+ 29.Xxh6 Mf7 30.Xb6 Td5 31.Xxb4, trắng thắng [81]. Như vậy, với nước cờ 7. f3!? Trắng đã lên kế hoạch tấn công cánh vua ở giai đoạn trung cuộc bằng cách xây dựng cấu trúc tốt phù hợp ngay từ giai đoạn khai cuộc. Đây là một trong nh...ĐV xếp loại năng lực khai cuộc yếu và kém; các sai lầm trong khai cuộc giảm mạnh và có sự khác biệt ở ngưỡng P< 0,01; VĐV khắc phục được điểm yếu trong khai cuộc, nâng cao vốn khai cuộc và hiệu quả thi đấu. KIẾN NGHỊ Từ những kết luận trên, đề tài có những kiến nghị sau: 1. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thực tiễn cao trong công tác huấn luyện Khai cuộc nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam. Phân định rõ ràng chương trình huấn luyện nói chung, thời lượng quy trình huấn luyện khai cuộc nói riêng giữa VĐV cấp I và kiện tướng cũng như phân biệt nội dung khai cuộc dựa vào đặc điểm từng VĐV giúp HLV xây dựng vốn khai cuộc phù hợp, sát với thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện khai cuộc. 2. Cần có những nghiên cứu bổ sung toàn diện sâu và rộng hơn (mở rộng đối tượng nghiên cứu, tăng số lượng đối tượng thực nghiệm và thời gian thực nghiệm) để có kết luận khách quan và chính xác hơn, nhằm xác định, hoàn thiện hệ thống nội dung huấn luyện chuyên môn cho VĐV cờ vua các cấp. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Thị Út, Nguyễn Thanh Lâm (2019), Đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua đẳng cấp kiện tướng bằng phần mềm cờ vua Stockfish, Tạp chí Khoa học Thể thao, Viện Khoa học Thể dục thể thao, số (2), tr. 15 – 18. 2. Hoàng Thị Út, Lê Anh Hòa (2019), Thực trạng sử dụng khai cuộc trong ván đấu của các nữ vận động viên cờ vua, Tạp chí Khoa học Thể thao, Viện Khoa học Thể dục thể thao, số (4), tr. 60 – 64. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Aulic I. V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao Dịch: Phạm Ngọc Trâm, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Nguyễn Hải Bằng (2017), Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, luận án tiến sĩ GDH, Bắc Ninh 3. Phạm Đình Bẩm (2000), “Phương pháp lập kế hoạch huấn luyện”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, trường Đại học TDTT I, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Dương Thanh Bình (2005): Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 12 - 13 tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, trường Đại học TDTT 2. 5. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương (1999), Giáo trình Cờ vua, Nxb TDTT Hà Nội. 7. Đàm Quốc Chính (2015), Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý VĐV cấp cao một số môn thể thao Olympic cơ bản ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ 8. A.A. Kôtov (1985), Những bí mật tư duy của VĐV Cờ vua, Dịch: Hoàng Mỹ Sinh, Nxb TDTT, Hà Nội. 9. Dlôtnhic (1996), Cờ vua: Khoa học - Kinh nghiệm - Trình độ, Dịch: Đàm Quốc Chính. 10. Hà Minh Dịu (2015), Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện VĐV cờ vua lứa tuổi 8 - 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ GDH, Hà Nội 11. Đặng Văn Dũng (1998), Nghiên cứu ứng dụng các Test đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Cờ vua các đẳng cấp khác nhau tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, trường ĐH TDTT I. 12. Đặng Văn Dũng (2006), Lượng vận động tập luyện và thi đấu của VĐV Cờ vua trong chu kỳ chuẩn bị năm, Luận án tiến sỹ KHGD, Trường Đại học Tổng hợp TDTT Quốc gia Nga - Matxcơva. 13. Đặng Văn Dũng (2019), Chuẩn bị tâm lý VĐV Cờ vua, Nxb Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Hồng Dương (2008), Xác định các yếu tố chuyên môn cơ bản cấu thành năng lực tư duy cờ vua và hệ thống bài tập nâng cao năng lực tư duy cờ vua của nam VĐV cờ vua Việt Nam, luận án tiến sĩ KHGD, Hà Nội 15. Nguyễn Hồng Dương (2008), Hệ thống các bài tập Cờ vua, Nxb TDTT, Hà Nội 16. Nguyễn Hồng Dương (2013), Xây dựng giáo án điện tử môn chuyên sâu Cờ vua ngành sư phạm thể dục cho sinh viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đề tài NCKH cấp cơ sở, trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 17. Nguyễn Hồng Dương (2015), Giáo trình Cờ vua, Nxb TDTT Hà Nội. 18. M.I. Dvoretxtki (2001), Lối chơi thế trận, Dịch: Lương Trọng Minh, Liên đoàn Cờ Việt Nam. 19. M.I. Dvoretxtki (2001), Lối chơi phối hợp, Dịch: Lương Trọng Minh, Liên đoàn Cờ Việt Nam. 20. Ia.B. Extrin (1995), Lý thuyết và thực hành Cờ vua, Dịch: Phùng Duy Quang, Nxb TDTT Hà Nội. 21. Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS - Excel, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. V.E. Golennhishev (1996), Chương trình đào tạo VĐV Cờ vua trẻ, quyển 1, Dịch: Lương Trọng Minh, Liên đoàn Cờ Việt Nam. 23. V.E. Golennhishev (1996), Chương trình đào tạo VĐV Cờ vua trẻ, quyển 2, Dịch: Lương Trọng Minh, Liên đoàn Cờ Việt Nam. 24. V.E. Golennhishev (1996), Chương trình đào tạo VĐV Cờ vua trẻ, quyển 3, Dịch: Lương Trọng Minh, Liên đoàn Cờ Việt Nam. 25. Hoàng Hải (2010), Xu hướng sử dụng khai cuộc của VĐV hiện nay, đề tài cấp bộ môn, trường Đại học TDTT Bắc Ninh 26. D. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội. 27. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 28. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 29. Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 30. Đậu Bình Hương (2000), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp “Ván đấu” và phương pháp “Phân tích tư duy bằng lời” trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Cờ vua giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, trường Đại học TDTT I. 31. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Nghiên cứu ứng dụng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV Cờ vua nghiệp dư lứa tuổi 7 - 8 thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, luận văn cao học TDTT, Bắc Ninh. 32. Ivanôp V. X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội. 33. Liên đoàn Cờ Việt Nam (2003), Học Cờ vua qua các thế cờ chuẩn, Liên đoàn Cờ Việt Nam. 34. Liên đoàn Cờ Việt Nam (2017), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ V và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI của Liên đoàn Cờ Việt Nam. 35. Bùi Ngọc, Nguyễn Hồng Dương (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn phương pháp huấn luyện kỹ năng khai cuộc cho VĐV cờ vua trẻ hiện nay, Tạp chí Khoa học và Huấn luyện TDTT số 3, trang 11-15 36. Phan Trọng Ngọ (2001), Tâm lý học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 37. Nhimsovich (1974), Hệ thống của tôi, Dịch: Nguyễn Văn Giảng, Lương Trọng Minh dịch, Nxb TDTT, Hà Nội. 38. Nôvicốp A. D, Mátvêép L. P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội. 39. Perxitx B.Đ (1997), Vai trò trung tâm trong Cờ vua, Dịch: Lê Quý Phượng, Nxb TDTT Hà Nội. 40. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 41. Rudich P. A (1980), Tâm lý học thể dục thể thao, Dịch: Phạm Ngọc Viễn, Nxb TDTT, Hà Nội. 42. Nguyễn Xuân Sinh (2007), Giáo trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 43. Đàm Công Sử (1998), Nghiên cứu ứng dụng các trong Test tuyển chọn VĐV Cờ vua, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐH TDTT I. 44. Ngô Xán Tân, Điền Nải Cát (2003), Phương pháp động não tốt nhất, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 45. Lâm Quang Thành (1998), Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo VĐV, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT. 46. Lâm Quang Thành (2017), Ứng dụng KH & CN TDTT trong đào tạo VĐV cấp cao, sách chuyên khảo dùng cho nghiển cứu và giảng dạy sau Đại học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 47. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục. 48. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. 49. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 50. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 51. Trần Văn Trường (2006), Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Chessbase 8.0 trong giảng dạy khai cuộc cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua Trường Đại học TDTTI, đề tài cấp bộ môn, trường Đại học TDTT Bắc Ninh 52. Trần Văn Trường (2018), Ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, luạn án tiến sĩ GDH, Bắc Ninh. 53. Võ Tấn (1998), Thế giới Cờ vua, NXB Đà Nẵng 54. Hoàng Thị Út (2014), Nghiên cứu ứng dụng các dạng thức khai cuộc cho nam VĐV Cờ vua trẻ tập luyện tại trường PTNK TDTT Olympic, đề tài cấp cơ sở, trường Đại học TDTT Bắc Ninh 55. Uỷ ban TDTT (2007), Luật Cờ vua, Nxb TDTT Hà Nội. 56. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 57. Lê Văn Xem (2004), Tâm lý học thể dục, thể thao, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 58. A. Vôntrôc (1995), Cờ vua chiến thuật và chiến lược, Dịch: Đàm Quốc Chính, Phùng Lê Quang, Nxb TDTT. 59. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (2002), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 60. Nguyễn Kim Xuân (2000), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV thể dục ở giai đoạn huấn luyện ban đầu (6 - 8 tuổi), Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Tiếng Anh 61. Chess Informant (2014), Small Encyclopedia of Chess Opening, S1 Editrice 62. E. Mednis, How to play good openings 63. A. Nimzowitsch (1991), My system, Dallas, Texas. 64. J. Nunn (1988), Nunn’s chess opennings, Everyman Publisher PLC. 65. A. Sokolsky (1981), your first move, Progress Publishers Moscow, translated from the Russian by Athur Krivovyaz 66. A. Suetin (1988), Plan like a Grandmaster, Batsford. Tiếng Nga 67. Эстрин Я., Калиниченко Н.М. (Estrin Yakov, Kalinichenko Nikolay Mikhailovich), Шахматные дебюты. Полный курс (Khai cuộc cờ vua, Khóa học đầy đủ), Издательство: Издательство Калиниченко, 2019, 704 стр. 68. Грабузов С.Г., Линовицкий Е.П, Кобалия М.Р, Данг В.3. (Grabuzov S.G., Linovitsky E.P., Kobalia M. R, Dang V.D.), Подготовка шахматистов старших разрядов (Đào tạo VĐV cờ vua đẳng cấp cao): учебное пособие - М.: Физическая культура, 2006. - 128 с 69. Данг Ван 3унг (Dang Van Dung), Обоснование годичного цикла системы подготовки шахматистов высокой квалификации (Cơ sở chu kỳ năm của hệ thống đào tạo vận động viên cờ vua trình độ chuyên môn cao), Издательство: "ТВТ Дивизион", Москва, Россия, 2019 г., 160 стр 70. Карпов А.Е., Калиниченко Н.М (Karpov A.E., Kalinichenko N.M.),, Начальный курс дебютов. Том 1 (Khóa học ban đầu về khai cuộc. Tập 1), Russian Chess House / Русский Шахматный Дом, 2007, 168 стр. 71. Карпов А.Е., Калиниченко Н.М (Karpov A.E., Kalinichenko N.M.), Начальный курс дебютов. Открытые и полуоткрытые дебюты. Том 1 (Khóa học ban đầu về khai cuộc. Khai cuộc mở và nửa mở 72. Карпов А.Е., Калиниченко Н.М (Karpov A.E., Kalinichenko N.M.), Начальный курс дебютов. Том 2 (Khai cuộc mở. Tập 2), Russian Chess House / Русский Шахматный Дом, 2007 г., 168 стр. 73. Калиниченко Н.М. (Kalinichenko N.M.),, Дебютный репертуар позиционного шахматиста (Nguồn dự trữ khai cuộc của các VĐV cờ vua thế trận), Издательство:Russian Chess House / Русский Шахматный Дом, 2005 г.,, 240 стр. 74. Калиниченко Н.М. (Kalinichenko N.M.), Дебютный репертуар атакующего шахматиста (Nguồn dự trữ khai cuộc của các VĐV cờ vua tấn công), Издательство: Russian Chess House / Русский Шахматный Дом, 2005, 248 стр. Tài liệu trên mạng internet 75. Chess.com 76. Chess-db.com 77. Chess opening Wikipedia 78. Chess-result.com 79. Fide.com 80. Lâm Quang Thành, Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành TDTT là một nhu cầu cấp bách hiện nay, (bài đăng trên Wesite: tdtt.gov.vn). 81. Trung tâm Thông tin TDTT (2013), Ứng dụng CNTT trong tổ chức thi đấu và huấn luyện thể thao của một số quốc gia trên thế giới, thông tin tổng hợp, Bản tin nội bộ phục vụ quản lý Nhà nước ngành TDTT, số 25. 82. Vietnamchess.vn Phần mềm Cờ vua trên máy tính 83. ChessBase 13, 15 84. Chess MiddleGame. 85. Fritz 12,13,15 86. Houdini 6, 9 87. Stockfish 9 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU PHỎNG VẤN BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC TDTT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN - Kính gửi: Ông (bà) - Nghề nghiệp: - Nơi công tác: Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu nội dung huấn luyện Khai cuộc cho nữ VĐV Cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam”, bằng những hiểu biết về thực tế giảng dạy, huấn luyện của mình kính mong Ông (bà) trả lời những câu hỏi sau. Cách trả lời: Đánh dấu vào cột, ô vuông hoặc khoanh tròn vào phương án mà Ông (Bà) cho là đúng nhất. Câu 1: Ông (bà) sử dụng/hoặc lựa chọn sử dụng tiêu chí đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng? TT Tiêu chí đánh giá Rất Không Quan Bình quan quan trọng thường trọng trọng 1. Sử dụng các test sư phạm 2. Sử dụng các test tâm lý 3. Sử dụng các test y sinh 4. Số lượng sai lầm trong khai cuộc 5. Qua sử dụng khai cuộc trong thi đấu 6. Qua kết quả giải đấu Câu 2: Để đánh giá năng lực khai cuộc cho nữ VĐV Cờ vua cấp I và kiện tướng, theo ông (bà) cần sử dụng các test nào sau đây và xếp theo mức độ ưu tiên của các test. Rất Không Quan Bình Test, chỉ số quan quan trọng thường trọng trọng Các test tâm lý 1 Xác định loại hình thần kinh 2 Cộng trừ số học (l/2 min). 3 Trí nhớ thị giác (%) 4 Trí nhớ thao tác (đ) 5 Vòng hở Landolt (bis/s). 6 Trắc nghiệm IQ (Raven) (đ). 7 Trắc nghiệm EQ (đ). 8 Khả năng phân phối chú ý (%) 9 Tương quan số học (đ). 10 Cảm giác thời gian (s). 11 Gỡ đường rối (đ). 12 Xác định tư duy thao tác (đ). Các test khác Các test y sinh 13 Điện tâm đồ 14 Điện não đồ 15 Huyết áp (mmHg) 16 Tần số mạch (l/min) Các chỉ số khác Các test sư phạm 17 Trí nhớ thị giác (đ) 18 Trí nhớ thực hành (đ) 19 Xử lý ưu thế trong khai cuộc (đ) Xác định chiến lược chơi trong khai 20 cuộc (đ) 21 Chuyển đổi khai cuộc (đ) 22 Lập kế hoạch theo khai cuộc (đ) 23 Tính toán (đ) 24 Lập kế hoạch (đ) 25 Thi đấu khai cuộc online (đ) 26 Thi đấu cờ chớp 3'+2s (đ) 27 Thi đấu cờ nhanh 15 phút + 10s (đ) 28 Thi đấu cờ truyền thống (đ) Các test khác Câu 3: Theo Ông (bà), thời lượng dành cho việc huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng Việt Nam trong quy trình huấn luyện năm chiếm tỷ lệ bao nhiêu (không kể thời gian dành cho các cuộc thi đấu chính thức trong năm): Thời lượng huấn luyện khai cuộc Cấp I Kiện tướng 20% tổng thời gian 30% tổng thời gian 40% tổng thời gian 50% tổng thời gian 60% tổng thời gian 70% tổng thời gian Ý kiến khác Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Người được phỏng vấn Người phỏng vấn NCS. Hoàng Thị Út PHỤ LỤC 2. NỘI DUNG PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC TDTT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NỘI DUNG PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP - Kính gửi: Ông (bà) - Nghề nghiệp: - Nơi công tác: Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu nội dung huấn luyện Khai cuộc cho nữ VĐV Cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam”, bằng những hiểu biết về thực tế giảng dạy, huấn luyện của mình kính mong Ông (bà) trả lời những câu hỏi sau. Cách trả lời: Ghi rõ đồng ý hoặc không đồng ý, có ý kiến khác, bổ sung vào cột Ý kiến trả lời. Câu 1: Theo Ông (bà), đặc điểm, định hướng nội dung khai cuộc và nội dung khai cuộc cho các VĐV dưới đây có phù hợp, chính xác không? Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) Kiện N01 - Phong cách chơi: Có xu - Lựa chọn các - Cầm Trắng: Tiếp tục sử dụng hệ thống khai tướng hướng thiên về lối chơi phối phương án khai cuộc kín, hoàn thiện cách đánh trong các thế hợp cuộc có nhiều yếu trận đơn giản của các khai cuộc tốt hậu (A40- - Ưu điểm: Mạnh về chiến tố chiến thuật để A50, D00-D05, D10 –D19); thuật, xử lý tốt các phương phát huy điểm - Cầm Đen: án phức tạp, nhiều yếu tố mạnh. + Chống e4 tiếp tục hoàn thiện Phòng thủ chiến thuật. - Cần nghiên cứu scandinavi, xixilia; - Nhược điểm: Xử lý chưa thêm các phương + Chống d4,c4, Mf3: tiếp tục hoàn thiện các tốt các ván cờ có lối chơi thế án khai cuộc có phương án vận chuyển thế trận và xử lý tinh tế trận, đặc biệt các ván cờ đơn thế trận đơn giản trong các thế cờ ít vấn đề: Khai cuộc tốt cánh giản, thoáng và ít vấn đề vận chuyển thế hậu, slavo. chiến thuật. trận, chiến lược để hoàn thiện điểm yếu. Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) N02 - Phong cách chơi: Là VĐV - Yêu cầu nghiên - Cầm Trắng: Ngoài việc hoàn thiện khai cuộc có tư duy thế trận chặt chẽ cứu nhiều hơn các tốt hậu (A40-A50) và (D00-D05) quen thuộc nhưng cũng có khả năng dạng thức khai cần nghiên cứu thêm các hệ thống khai cuộc chơi các thế cờ phức tạp. cuộc để đa dạng phức tạp Nhimzovich, Ấn Độ cổ và gambit hậu. Tuy nhiên phần mạnh của cách chơi và phát Những hệ thống khai cuộc này khiến các VĐV VĐV này vẫn thiên hướng huy được tư duy mạnh khác phải gặp bất ngờ trước lối chơi về lối chơi phối hợp vượt trội về cả 2 phong phú, đa dạng của VĐV này. - Ưu điểm: Mạnh về chiến mặt chiến thuật - Cầm Đen: thuật, xử lý tốt các phương và chiến lược của + Chống e4: Cần nghiên cứu thêm hệ thống khai án phức tạp, nhiều yếu tố VĐV; cuộc Pháp bên cạnh hệ thống khai cuộc Xixilia chiến thuật. - Tăng cường + Chống d4,c4, Mf3:: Nghiên cứu sâu 3 hệ Biết cách xử lý tinh tế kể cả thêm thời gian thống khai cuộc: Ấn Độ Cổ (E9) và Nhimzovich các trường hợp đơn giản, đòi nghiên cứu Khai (E41) và Gambit hậu chấp nhận. Đa dạng cách hỏi tư duy thế trận tốt. cuộc, nghiên cứu chơi và đi vào sâu các phương án phức tạp đòi - Nhược điểm: Ỷ lại việc có các ván đấu mẫu hỏi sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn tư duy, kỹ thuật tốt nên có của VĐV hàng xác. biểu hiện của việc ngại đầu thế giới để nghiên cứu Khai cuộc. Sử hoàn thiện trình dụng các hệ thống khai cuộc độ. đơn giản, ít phải nghiên cứu, học tập, tìm tì. Đây là một trong những điểm yếu của VĐV cờ vua Việt Nam có năng khiếu và tư chất vượt trội – 1 hạn chế chủ yếu là mang tính tâm lý. Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) - Phong cách chơi: Thiên về - Hoàn thiện các - Cầm Trắng: Hoàn thiện các khai cuộc có xu lối chơi thế trận phương án khai hướng lối chơi thế trận. (Khai cuộc Anh, Khai - Ưu điểm: Xử lý tốt các ván cuộc có xu hướng cuộc tốt cánh hậu). cờ kín, tư duy thế trận tốt. lối chơi thế trận. Tuy nhiên, khi đấu tập HLV phải đưa thêm các - Nhược điểm: Hay sót chiến - Không dùng cho dạng thức khai cuộc phức tạp yêu cầu VĐV này thuật. Chưa xử lý tốt các ván thi đấu nhưng cần xử lý để sửa chữa điểm yếu trong lối chơi phối N03 cờ có vấn đề hoặc các thế áp dụng một số hợp; đòi hỏi tính toán chính xác, dạng thức khai - Cầm Đen: phức tạp. cuộc phức tạp + Chống e4: Hoàn thiện hệ thống khai cuộc trong đấu tập để Karo-can (B10-B19) – lựa chọn các biến thế khắc phục điểm đơn giản, thế trận và cân bằng. yếu. + Chống d4,c4, Mf3:: Hoàn thiện các hệ thống khai cuộc tốt Hậu (A40-A50) và (D00-D05). N04 Là VĐV có đặc điểm và - Hoàn thiện các - Cầm Trắng: Hoàn thiện các khai cuộc có xu phong cách chơi khá giống phương án khai hướng lối chơi thế trận. (Khai cuộc Anh, Khai VĐV thứ 3 cuộc có xu hướng cuộc tốt cánh hậu). - Phong cách chơi: Thiên về lối chơi thế trận. Tuy nhiên, khi đấu tập HLV phải đưa thêm các lối chơi thế trận - Không dùng cho dạng thức khai cuộc phức tạp yêu cầu VĐV này - Ưu điểm: Xử lý tốt các ván thi đấu nhưng cần xử lý để sửa chữa điểm yếu trong lối chơi phối cờ kín, tư duy thế trận tốt. áp dụng một số hợp; - Nhược điểm: Hay sót chiến dạng thức khai + Chống e4: Hoàn thiện hệ thống khai cuộc thuật. Chưa xử lý tốt các ván cuộc phức tạp Xixilia (hệ thống VĐV này chọn lựa trước khi cờ có vấn đề hoặc các thế trong đấu tập để thực nghiệm – hệ thống chưa đạt hiệu quả cao). đòi hỏi tính toán chính xác, khắc phục điểm Cần hoàn thiện thêm khai cuộc Karo-can cho phức tạp yếu. phù hợp với phong cách chơi. + Chống d4,c4, Mf3:: Hoàn thiện các hệ thống khai cuộc tốt Hậu (A40-A50) và (D00-D05). Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) N05 Là VĐV có phẩm chất xuất - Yêu cầu nghiên - Cầm Trắng: Ngoài việc hoàn thiện khai cuộc sắc gần giống VĐV thứ 2. cứu nhiều hơn các tốt hậu (A40-A50) và (D00-D05) quen thuộc Có tư duy thế trận tốt nhưng dạng thức khai cần nghiên cứu thêm các hệ thống khai cuộc vẫn chơi khá tốt ở các thế cuộc để đa dạng phức tạp Nhimzovich, Ấn Độ cổ và gambit hậu. trận phức tạp đòi hỏi chiến cách chơi và phát Những hệ thống khai cuộc này khiến các VĐV thuật cao. Tuy nhiên, xu huy được tư duy mạnh khác phải gặp bất ngờ trước lối chơi hướng của VĐV này vẫn vượt trội về cả 2 phong phú, đa dạng của VĐV này. thiên về lối chơi thế trận. mặt chiến thuật - Cầm Đen: - Ưu điểm: và chiến lược của + Chống e4: Cần nghiên cứu thêm hệ thống khai Biết cách xử lý tinh tế kể cả VĐV; cuộc Pháp bên cạnh hệ thống khai cuộc Xixilia các trường hợp đơn giản, đòi - Tăng cường + Chống d4,c4, Mf3:: Nghiên cứu sâu hơn nữa hỏi tư duy thế trận tốt. Tuy thêm thời gian và đa dạng hơn ngoài hệ thống khai cuộc Slavo, nhiên vẫn có khả năng xử lý nghiên cứu Khai Gambit hậu tiếp nhận thì cần nghiên cứu thêm tốt các phương án phức tạp, cuộc, nghiên cứu Phòng thủ Hà Lan để phát huy thêm được lối nhiều yếu tố chiến thuật. các ván đấu mẫu chơi phối hợp - Nhược điểm: Ỷ lại việc có của VĐV hàng tư duy, kỹ thuật tốt nên có đầu thế giới để biểu hiện của việc ngại hoàn thiện trình nghiên cứu Khai cuộc. Sử độ. dụng các hệ thống khai cuộc đơn giản, ít phải nghiên cứu, học tập, tìm tòi. Đây là một trong những điểm yếu của VĐV cờ vua Việt Nam có năng khiếu và tư chất vượt trội – 1 hạn chế chủ yếu là mang tính tâm lý. Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) Là VĐV có đặc điểm và - Hoàn thiện các - Cầm Trắng: Hoàn thiện các khai cuộc có xu phong cách chơi khá giống phương án khai hướng lối chơi thế trận. (Khai cuộc Anh, Khai VĐV thứ 3 cuộc có xu hướng cuộc tốt cánh hậu). - Phong cách chơi: Thiên về lối chơi thế trận. Tuy nhiên, khi đấu tập HLV phải đưa thêm các lối chơi thế trận - Không dùng cho dạng thức khai cuộc phức tạp yêu cầu VĐV này - Ưu điểm: Xử lý tốt các ván thi đấu nhưng cần xử lý để sửa chữa điểm yếu trong lối chơi phối cờ kín, tư duy thế trận tốt. áp dụng một số hợp; N06 - Nhược điểm: Hay sót chiến dạng thức khai + Chống e4: Hoàn thiện hệ thống khai cuộc thuật. Chưa xử lý tốt các ván cuộc phức tạp scandinavo, Cần hoàn thiện thêm khai cuộc cờ có vấn đề hoặc các thế trong đấu tập để Karo-can cho phù hợp với phong cách chơi. đòi hỏi tính toán chính xác, khắc phục điểm + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện các hệ thống phức tạp yếu. khai cuộc tốt Hậu (A40-A50) và (D00-D05). Không nên sử dụng nhiều phương án khai cuộc phức tạp Cấp I N01 - Phong cách chơi: lối chơi - Huấn luyện các - Cầm Trắng: Chơi e4, tiếp tục phát huy điểm phối hợp. phương án khai mạnh ở dạng thức khai cuộc thoáng và các ván - Ưu điểm: Chơi tốt với hệ cuộc có xu hướng đấu đòi hỏi lối chơi phối hợp như Khai cuộc thống khai cuộc Thoáng. lối chơi phối hợp. Xixilia. - Hạn chế: - Bổ sung vốn - Cầm Đen: Chơi chưa tốt ở khai cuộc khai cuộc kín và + Chống e4: Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống kín hoặc các phương án kín các phương án khai cuộc thuộc dạng thức khai cuộc thoáng: Ý, thiên về chiến lược, thế trận. khai cuộc thiên về nhưng cần hoàn thiện thêm 1 số dạng thức khai thế trận để khắc cuộc nửa kín như Ufimshep, xixilia. phục điểm yếu. + Chống d4,c4, Mf3: Tiếp tục hoàn thiện các phương án giúp ván cờ thoáng như Khai cuộc tốt hậu nhưng cần xem thêm Khai cuộc Ấn Độ cổ để đa dạng cách chơi Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) - Phong cách chơi: lối chơi - Huấn luyện các - Cầm Trắng: Tiếp tục phát huy điểm mạnh ở thế trận. phương án khai dạng thức khai cuộc kín đòi hỏi tư duy thế trận - Ưu điểm: Chơi tốt Khai cuộc có xu hướng như Khai cuộc Reti cuộc Reti thuộc hệ thống lối chơi thế trận. - Cầm Đen: khai cuộc kín, đòi hỏi nhiều - Bổ sung vốn + Chống e4: Hoàn thiện khai cuộc Pháp và N02 tư duy thế trận. khai cuộc: Karo-can. Lựa chọn các phương án thiên về vận - Hạn chế: Vốn khai cuộc Thoáng và nửa chuyển thế trận chưa phong phú, chủ yếu sử thoáng. + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện khai cuộc tốt dụng hệ thống khai cuộc kín, cánh hậu. chơi không tốt ở hệ thống khai cuộc thoáng. N03 - Phong cách chơi: lối chơi - Cần hoàn thiện, - Cầm Trắng: Tiếp tục phát huy điểm mạnh ở thế trận. đi sâu vào từng dạng thức khai cuộc kín đòi hỏi tư duy thế trận - Ưu điểm: Chơi tốt Khai phương án khai như Khai cuộc Anh, Hà Lan, Nhimzovich cuộc Anh, biết khá nhiều các cuộc lựa chọn. - Cầm Đen: hệ thống khai cuộc kín - Bổ sung kiến + Chống e4: Hoàn thiện khai cuộc Pháp và (Nhimzovich, Hà Lan) thức khai cuộc Karo-can. Lựa chọn các phương án thiên về vận - Hạn chế: Vốn khai cuộc thoáng, nửa chuyển thế trận phong phú nhưng không sâu. thoáng. + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện khai cuộc Chưa có Khai cuộc sở Grunphen và các hệ thống Ấn Độ. trường Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) N04 - Phong cách chơi: lối chơi - Huấn luyện các - Cầm Trắng: Hoàn thiện sâu các biến thế của phối hợp. phương án khai khai cuộc tốt hậu (D00-D05). - Ưu điểm: Là VĐV có tư cuộc có xu hướng - Cầm Đen: duy tương đối tốt cả về thế lối chơi phối hợp, + Chống e4: Ngoài việc hoàn thiện phòng thủ trận và phối hợp nhưng chơi phức tạp. Xixilia cần bổ sung kiến thức Phòng thủ Pháp tốt hơn ở hệ thống khai cuộc - Bổ sung vốn để tăng tư duy thế trận. phức tạp, có nhiều chiến khai cuộc thiên về + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện hệ thống thuật. thế trận đơn giản phòng thủ Slavo, Gambit hậu không tiếp nhận. - Hạn chế: Ỷ lại việc có tư để khắc phục duy, kỹ thuật tốt nên có biểu điểm yếu. hiện của việc ngại nghiên cứu Khai cuộc. Chỉ sử dụng 1 dạng khai cuộc tốt hậu (D00-D05) nhưng lại chưa chịu nghiên cứu sâu. Đây là một trong những điểm yếu của VĐV cờ vua Việt Nam có năng khiếu và tư chất vượt trội – 1 hạn chế chủ yếu là mang tính tâm lý. Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) N05 - Phong cách chơi: lối chơi - Lựa chọn dạng - Cầm Trắng: Hoàn thiện sâu các biến thế của thế trận. thức khai cuộc khai cuộc tốt hậu (D00-D05). - Ưu điểm: Chơi tốt Khai kín, vận chuyển - Cầm Đen: cuộc tốt hậu thuộc hệ thống thế trận để phát + Chống e4: Ngoài việc hoàn thiện phòng thủ khai cuộc kín, đòi hỏi nhiều huy được thế Xixilia phương án B30-33 cần nghiên cứu sâu tư duy thế trận. mạnh trong tư thêm hệ thống Scheveningen B8 để hiểu sâu - Hạn chế: Vốn khai cuộc duy lối chơi thế cách thức chơi hệ thống khai cuộc này. Ngoài ra chưa phong phú, chủ yếu sử trận. cũng nên hoàn thiện các phương án mở 1. e4, e5 dụng khai cuộc tốt Hậu. - HLV cần đưa + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện hệ thống Chơi không tốt ở hệ thống thêm các phương phòng thủ Slavo, Gambit hậu không tiếp nhận. khai cuộc thoáng. Còn sót án phức tạp, đa nhiều chiến thuật trong các dạng trong hệ dạng khai cuộc phức tạp. thống tốt hậu để hạn chế điểm yếu và làm phong phú kiến thức khai cuộc. Ý kiến trả lời (đồng ý/ Đẳng Định hướng nội VĐV Đặc điểm Nội dung khai cuộc không đồng ý/ý kiến cấp dung khai cuộc khác, bổ sung) - Phong cách chơi: lối chơi - Huấn luyện các - Cầm Trắng: Tiếp tục phát huy điểm mạnh ở thế trận. phương án khai dạng thức khai cuộc kín đòi hỏi tư duy thế trận - Ưu điểm: Hiểu khá rõ dạng cuộc có xu hướng sâu như khai cuộc tốt hậu D00-D05. Tuy nhiên thức khai cuộc tốt hậu. lối chơi thế trận. cần đa dạng hơn cách chơi để hoàn thiện Nghiên cứu sâu và hiểu rõ - Bổ sung vốn - Cầm Đen: thế trận của khai cuộc sử khai cuộc: + Chống e4: Hoàn thiện khai cuộc Pháp và dụng Thoáng và nửa Karo-can. Lựa chọn các phương án thiên về vận N06 - Hạn chế: Vốn khai cuộc thoáng. chuyển thế trận chưa phong phú, chủ yếu sử + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện khai cuộc tốt dụng khai cuộc tốt Hậu. cánh hậu. Chơi không tốt ở hệ thống khai cuộc thoáng. Còn sót nhiều chiến thuật trong các dạng khai cuộc phức tạp. Câu 2: Ông (bà) có đồng ý hoặc có ý kiến gì về phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng dưới đây? Cấp I Ý kiến Kiện tướng Ý kiến TT Nội dung Số giờ Tỷ lệ trả lời Số giờ Tỷ lệ trả lời 1 Trang bị các nguyên - - - - tắc cơ bản 2 Huấn luyện kỹ năng phát hiện các sai lầm và nâng cao kỹ năng 40 13.89 20 5.33 xử lý ưu thế trong khai cuộc 3 Trang bị các sơ đồ khai cuộc sở trường cho 40 13.89 80 21.33 VĐV 4 Trang bị các ý đồ chiến thuật, chiến lược của 48 16.67 30 8.00 khai cuộc 5 Xác định hiệu quả sơ đồ khai cuộc hoặc của 20 6.94 20 5.33 các phương án trong khai cuộc 6 Ứng dụng khai cuộc vào tập luyện và thi 60 20.83 80 21.33 đấu 7 Phân tích ván đấu 40 13.89 80 21.33 8 Nghiên cứu đối thủ và 40 13.89 65 17.33 sơ đồ chơi của đối thủ ∑ 288 100 375 100 Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Người được phỏng vấn Người phỏng vấn NCS. Hoàng Thị Út

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_noi_dung_huan_luyen_khai_cuoc_cho_nu_van.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN HOÀNG THỊ ÚT.pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN HOÀNG THỊ ÚT.pdf
Tài liệu liên quan