Luận án Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ DỤNG HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 62.22.02.40 LUẬN ÁN TIỄN SĨ NGÔN NGỮ HỌC GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VŨ THỊ SAO CHI 2. TS. ĐỖ THỊ HIÊN HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cô

pdf181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Thị Thanh Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, lãnh đạo Khoa Ngôn ngữ học cùng toàn thể các cán bộ, các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Sao Chi và TS. Đỗ Thị Hiên – tập thể người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình, nghiêm túc và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn đồng hành, động viên để tôi thực hiện luận án được đúng tiến độ. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .. 7 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 7 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 48 CHƯƠNG 2: HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HÀNH VI TÁI HIỆN) ................... 50 2.1. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 50 2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUNG ...................................................................... 52 2.3. HÀNH VI NGÔN NGỮ TÁI HIỆN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT ............................................................................................................. 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 90 CHƯƠNG 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT ........ 93 3.1. CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 93 3.2. CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................... 115 3.3. KHẢO SÁT LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN TỜ TRÌNH ............................. 132 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 150 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ........................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 155 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 165 QUY ƯỚC VIẾT TẮT HVNN Hành vi ngôn ngữ TTr Tờ trình HVTH Hành vi tái hiện HP Hiến pháp HVĐK Hành vi điều khiển Lt Luật HVTB Hành vi tuyên bố L Lệnh HVCK Hành vi cam kết NĐ Nghị định VBHC Văn bản hành chính TT Thông tư VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật CT Chỉ thị VBCB Văn bản cá biệt QĐ Quyết định ĐTNVTH Động từ ngữ vi tái hiện CV Công văn BTNVTH Biểu thức ngữ vi tái hiện BC Báo cáo PNNVTH Phát ngôn ngữ vi tái hiện TB Thông báo LC Luận cứ BB Biên bản KL Kết luận Đ Đơn LCPL Luận cứ pháp lí HĐ Hợp đồng LCTT Luận cứ thực tế VB Văn bản DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN STT Tên bảng biểu, sơ đồ Trang 1 Bảng 1: Thống kê các HVNN trong VBHC 52 2 Bảng 2: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp1 trong 58 HVTH tường minh 3 Bảng 3: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp1 trong HVTH tường 59 minh 4 Bảng 4: Thống kê các động từ ngữ vi tái hiện trong HVTH 61 tường minh 5 Bảng 5: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp2 trong 64 HVTH tường minh 6 Bảng 6: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp2 trong HVTH tường 65 minh 7 Bảng 7: Thống kê các loại PNNVTH trong VBHC 71 8 Bảng 8: Thống kê các nhóm HVTH trong VBHC 77 9 Bảng 9: Thống kê tần số tác tử lập luận trong VBHC 115 10 Bảng 10: Thống kê kết tử lập luận 2 vị trí trong VBHC thông 121 thường 11 Bảng 11: Thống kê kết tử lập luận 3 vị trí trong VBHC thông 121 thường 12 Bảng 12: Thống kê các kết tử trong TTr 147 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 1: Thống kê các HVNN trong VBHC 52 2 Biểu đồ 2: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp1 58 trong HVTH tường minh 3 Biểu đồ 3: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp1 trong 59 HVTH tường minh 4 Biểu đồ 4: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp2 64 trong HVTH tường minh 5 Biểu đồ 5: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp2 trong 65 HVTH tường minh 6 Biểu đồ 6: Thống kê các loại PNNVTH trong VBHC 71 7 Biểu đồ 7: Thống kê các nhóm HVTH trong VBHC 77 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Văn bản hành chính tiếng Việt (VBHC) là loại văn bản được sử dụng trong hoạt động quản lí, tổ chức và điều hành xã hội để truyền đạt thông tin quản lí như các quy định, quyết định, mệnh lệnh, ý kiến trao đổi, giao dịch, cam kết, thỏa thuận về công việc, thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan, tổ chức, công dân với đối tác liên quan trên cơ sở pháp lí. VBHC vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của quá trình quản lý, là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, điều chỉnh những quan hệ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Nội dung chủ yếu của VBHC là phản ánh các thông tin mang tính pháp lí, quản lí và những thông tin này có sự ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Do đó, việc truyền tải thông tin trong VBHC phải đảm bảo sự chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Để biểu đạt thông tin trong VBHC, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Muốn VBHC đạt hiệu quả giao tiếp thì ngôn ngữ sử dụng phải phản ánh đúng mục đích giao tiếp của văn bản; ngôn ngữ phải đạt tính trang trọng, lịch sự, tuân thủ đúng tôn ti, trật tự hành chính; phải trình bày vấn đề có lí lẽ, mạch lạc hay nói cách khác là phải lập luận chặt chẽ và nội dung thông tin của văn bản phải được diễn đạt một cách tường minh Với ý nghĩa quan trọng như vậy, ngôn ngữ VBHC đã được quan tâm từ nhiều phía: Nhà nước, chủ thể soạn thảo, đối tượng tiếp nhận và các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có những quy định về ngôn ngữ trong VBHC tại các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Thông tư liên tịch số 55/TTLT- VPCP-BNV ngày 06/5/2005 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch, 1 Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 09/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính. Hoặc các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật soạn thảo văn bản của các cơ sở đào tạo nghiệp vụ hành chính cũng dành một phần nhất định hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản để đảm bảo tính chính xác, phổ thông, nhất quán. Riêng đối với các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ hành chính đã được quan tâm từ phương diện phong cách học. Các kết quả nghiên cứu đã phần nào làm sáng tỏ đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ hành chính hoặc yêu cầu về cách sử dụng ngôn ngữ trong VBHC nhằm đạt hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về ngôn ngữ VBHC trên phương diện dụng học. Chúng tôi cho rằng, lí thuyết dụng học – lí thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng nếu được soi chiếu vào VBHC thì sẽ làm sáng tỏ được nhiều nội dung của ngôn ngữ VBHC. Chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy được trong VBHC, hành vi ngôn ngữ nào là hành vi chủ đạo, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành vi đó như thế nào; hoặc lập luận được tổ chức như thế nào, có khác biệt gì so với lập luận đời thường để đạt hiệu quả giao tiếp hành chính Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học” với mong muốn làm sáng tỏ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hành chính trên một số phương diện chủ yếu của dụng học như: hành vi ngôn ngữ (HVNN); cấu trúc, cách thức lập luận và ngữ cảnh sử dụng chúng trong VBHC để đạt hiệu quả giao tiếp. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ một số đặc điểm của ngôn ngữ hành chính trên phương diện dụng học như: HVNN, cách thức lập luận, ngữ cảnh chi phối tới cách thức sử dụng HVNN và lập luận để từ đó giúp cho việc định hướng trong việc sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo VBHC. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 2 - Hệ thống hóa một số vấn đề nằm trong lí thuyết đại cương của dụng học về HVNN, lập luận và một số vấn đề lí thuyết cơ bản về VBHC... để làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu của đề tài. - Khảo sát các HVNN có trong VBHC, xác định HVNN chủ đạo trong VBHC. Nghiên cứu trường hợp hành vi tái hiện (HVTH) trong VBHC. - Nhận diện, phân loại các dạng lập luận trong VBHC; xác định, miêu tả cấu trúc, quan hệ lập luận, hiệu lực lập luận trong VBHC; các chỉ dẫn lập luận (tác tử, kết tử, ...) thường dùng trong VBHC. Khảo sát lập luận trong thể loại tờ trình (TTr). 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ VBHC tiếng Việt hiện đại trên phương diện dụng học. 3.2 Phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu Dụng học là khoa học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể. Theo Nguyễn Thiện Giáp, ngữ dụng học nghiên cứu những mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ và những người sử dụng các hình thức ấy; nghiên cứu cái nghĩa ngữ cảnh, nghiên cứu hiện tượng cái được thông báo lớn hơn cái được nói như thế nào và nghiên cứu sự thể hiện của khoảng cách tương đối giữa người nói và người nghe [34, Tr.14,15,16]. Độ bao phủ của lí thuyết dụng học rất rộng, gồm nhiều nội dung như: hội thoại, quy chiếu và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn và lập luận. Do đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ trong VBHC – ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp gián tiếp bằng văn bản viết với yêu cầu khắt khe về sự chính xác, tường minh, không dung chứa nghĩa hàm ẩn, cho nên phạm vi nghiên cứu được chúng tôi giới hạn, tập trung vào hai phương diện chính yếu là HVNN (nghiên cứu trường hợp HVTH) và lập luận. Để đảm bảo tính hiện đại, thời sự, nguồn ngữ liệu khảo sát được chúng tôi lựa chọn là một số thể loại VBHC của các cơ quan, tổ chức từ cấp Trung ương đến địa phương được ban hành từ năm 2005 đến nay. Số lượng là 129 VBHC (1067 trang A4) 3 thuộc các thể loại: Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định, báo cáo, tờ trình, biên bản, công văn, thông báo, hợp đồng, đơn và một số loại giấy như giấy giới thiệu, giấy xác nhận 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó có một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp miêu tả: phương pháp này được sử dụng để miêu tả các HVNN chủ đạo, miêu tả các dạng lập luận được sử dụng trong VBHC tiếng Việt. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: phương pháp này sẽ giúp cho việc nhận diện, phân tích đặc điểm, đánh giá vai trò của một số HVNN chủ đạo trong VBHC; đồng thời phương pháp này không chỉ giúp cho việc tìm hiểu lập luận bộ phận mà còn tìm hiểu cấu trúc, đặc điểm của đại lập luận trong VBHC. - Thủ pháp thống kê: giúp thống kê, xử lí tư liệu ngôn ngữ. Nhờ phương pháp này mà luận án có được các bảng thống kê về tần số xuất hiện các HVNN trong VBHC, tần số xuất hiện từng HVNN trong từng thể loại văn bản và tần suất sử dụng chúng; tần suất sử dụng các cấu trúc lập luận, tần suất sử dụng các tác tử, kết tử lập luận...trong VBHC làm cơ sở để phát hiện ra những đặc điểm sử dụng các HVNN, cấu trúc lập luận hay các tác tử, kết tử lập luận trong VBHC. - Thủ pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh đặc điểm của HVTH với đặc điểm của một số hành vi khác như hành vi điều khiển (HVĐK), hành vi cam kết (HVCK) trong VBHC để tìm ra một số đặc trưng chung của HVNN trong loại hình văn bản này... Hoặc để tìm sự tương đồng, khác biệt của các thành phần lập luận trong văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản cá biệt (VBCB) và VBHC thông thường... 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ trong VBHC tiếng Việt từ góc độ dụng học, luận án đã xác định HVĐK và HVTH là hai HVNN chủ đạo trong VBHC tiếng Việt. Do đặc điểm và hoàn cảnh sử dụng nên hành vi tuyên bố (HVTB), HVCK xuất 4 hiện với tần số thấp hơn. Riêng hành vi biểu cảm (HVBC) rất ít được sử dụng do đặc trưng của VBHC quy định. Khảo sát trường hợp HVTH trong VBHC, luận án đã chỉ ra được: Dấu hiệu để nhận diện HVTH; đưa ra khái niệm HVTH trong VBHC; chỉ ra đặc điểm biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi của HVTH trong VBHC; phân loại HVTH trong VBHC và đặc biệt là xác định được ngữ cảnh sử dụng HVTH trong VBHC. Về phương diện lập luận, luận án đã chỉ ra những điểm riêng biệt của lập luận trong VBHC là luôn dùng luận cứ pháp lí (LCPL) và luận cứ thực tế (LCTT) để làm cơ sở lập luận; lập luận trong VBHC có sự hồi chiếu, liên kết với các văn bản bên ngoài và với những sự việc, vấn đề của thực tế quản lí, thực tế hoạt động có liên quan tới cơ quan, đơn vị, tổ chức. Luận án xác định được mô hình lập luận trong VBQPPL, VBCB và trong VBHC thông thường; chỉ ra cách trình bày luận cứ để có kết luận tường minh cho VBHC. Kết luận trong VBHC phải đúng quy định về pháp lí, phù hợp thực tiễn thì văn bản mới có tính khả thi. Luận án xác định được các loại tác tử, kết tử dùng cho VBHC. Ngoài những tác tử thông thường, VBHC dùng một loại tác tử đặc biệt, đó là sử dụng thành phần tên loại, cơ quan ban hành, thời gian ban hành văn bản để tăng hiệu lực lập luận. VBHC thông thường dùng nhiều kết tử lập luận, VBQPPL không dùng kết tử vì cả văn bản là một lập luận đơn. Trên cơ sở lập luận của VBHC nói chung, luận án khảo sát lập luận trong tờ trình (TTr). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc lập luận điển hình, đặc điểm và cách trình bày luận cứ, kết luận trong TTr để giúp cho việc đệ trình lên cấp có thẩm quyền đạt hiệu quả cao nhất. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Ý nghĩa lý luận: Luận án đóng góp một phần vào việc làm sáng tỏ những đặc điểm của ngôn ngữ hành chính trên phương diện dụng học, cụ thể là về HVTH và về lập luận trong một dạng văn bản cụ thể - VBHC. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc soạn thảo VBHC tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện nay và cho công tác giảng dạy bộ môn Kỹ thuật soạn thảo VBHC và Tiếng Việt thực hành trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo về nghiệp vụ hành chính. 5 7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận án được tổ chức thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Hành vi ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt (Nghiên cứu trường hợp hành vi tái hiện) Chương 3: Lập luận trong văn bản hành chính tiếng Việt. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nghiên cứu về ngữ dụng học Trên thế giới, trong khoảng 30 năm qua, ngữ dụng học đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng có một vị trí đặc biệt trong ngôn ngữ học. Số lượng các chuyên khảo về ngữ dụng học cũng như các công trình đề cập tới những phương diện khác nhau của ngành này ngày một tăng. Ở Việt Nam, ngữ dụng học cũng được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh việc tìm hiểu sâu về mặt lý luận thì các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới việc ứng dụng các lý thuyết này vào nghiên cứu từng kiểu loại văn bản để nâng cao hiệu quả giao tiếp, hiệu quả tác động của văn bản cũng như chỉ ra các đặc điểm về chiếu vật, chỉ xuất; về lập luận, về hội thoại, về các HVNN đang tồn tại trong các thể loại văn bản/diễn ngôn. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ VBHC. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ hành chính 1.1.2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hành chính từ góc độ phong cách học Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính dưới góc độ phong cách học có các tác giả nước ngoài tiêu biểu: V. K. Bhatia [140], N.M. Cogina [16], V.M. Bugôxơlapxki [8], L.G.Báclát [5]. Các tác giả cho rằng phong cách hành chính công vụ luôn có hiện tượng dùng lặp đi, lặp lại những câu, những từ, những cấu trúc có sẵn và đó chính là “khuôn sáo hành chính”; màu sắc phong cách đặc biệt của văn bản hành chính - công vụ là yêu cầu phải thực hiện, bắt buộc phải thi hành điều đã được thông báo; những quy luật của phong cách hành chính - công vụ không cho phép những sự thay đổi về hình thức của tài liệu theo cá tính của tác giả. Ở Việt Nam các nhà phong cách học khi nghiên cứu đã thật sự quan tâm đến phong cách hành chính công vụ và VBHC. Điển hình là Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa [9], Nguyễn Hữu Đạt [26], Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa [65]; Cù Đình Tú [115]. Trong công trình của mình, các tác giả đều đưa ra khái 7 niệm, chức năng, đặc trưng của phong cách hành chính – công vụ và phân loại các văn bản hành chính – công vụ. Các nhà phong cách học Việt Nam đều cho rằng, phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ có tính chính xác, mạch lạc, tính nghiêm túc khách quan và tính khuôn mẫu. Ngôn ngữ hành chính mang tính lí trí, khô khan, lạnh lùng, không biểu cảm Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt [9] khi bàn về phong cách hành chính – công vụ đã cho rằng, ngôn ngữ hành chính – công vụ thực hiện chức năng thông báo và làm nhiệm vụ giao dịch giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, giữa cơ quan này với cơ quan khác, giữa nước này với nước khác. Tuy nhiên, tác giả chưa bàn tới sự chi phối của ngữ cảnh giao tiếp hành chính tới việc sử dụng ngôn ngữ mà chỉ đơn thuần chỉ ra bốn đặc trưng của phong cách này là tính khuôn mẫu, tính có hiệu lực, tính ngắn gọn và tính chính xác. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt [65] đã bàn khá cụ thể về phong cách hành chính – công vụ. Theo đó, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về phong cách hành chính – công vụ là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính – công vụ. Nói một cách cụ thể hơn, đó là vai của nhà luật pháp, người quản lí, người làm đơn, người xin thị thực, người làm biên bản, người kí hợp đồngtất cả những ai tham gia vào guồng máy tổ chức, điều hành các mặt của đời sống xã hội. Tác giả cũng cho rằng, phong cách hành chính – công vụ được sử dụng trong những hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế vai bằng nhau hay không bằng nhau giữa những người giao tiếp. Dựa vào hai tiêu chí là nội dung ý nghĩa sự vật – logic và đặc điểm về kết cấu, về tu từ các tác giả đã phân loại văn bản hành chính – công vụ thành các kiểu/thể loại cụ thể. Đặc biệt, các tác giả đã xác định chức năng của ngôn ngữ trong phong cách hành chính – công vụ là chức năng giao tiếp lí trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến). Đặc trưng của phong cách này là tính chính xác – minh bạch, tính nghiêm túc – khách quan và tính khuôn mẫu đã chi phối đặc điểm của việc dùng từ ngữ trong văn bản hành chính – công vụ là màu sắc tu từ học sách vở vừa phải; tỉ lệ phần trăm cao của các phương tiện khuôn mẫu; hệ thống thuật ngữ ít trừu tượng hơn so với phong 8 cách khoa học; khuôn sáo hành chính luôn luôn được tái hiện; từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn; từ ngữ được lựa chọn khắt khe, không thể có những từ ngữ chung chung, mơ hồ, mang tính hình ảnh, biểu tượngCú pháp sách vở, rập khuôn; chủ yếu sử dụng câu tường thuật, cầu khiến, không sử dụng câu hỏi, cảm thán; dùng nhiều câu phức với các thành phần đồng chức; dùng câu tỉnh lược, câu tách biệt cú pháp Như vậy, khi đề cập tới vai giao tiếp của văn bản hành chính – công vụ, các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa đã tiếp cận VBHC ở góc độ dụng học. Điều này có nghĩa là vai giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp sẽ chi phối việc sử dụng ngôn ngữ trong VBHC. Còn Hữu Đạt, khi bàn về phong cách hành chính – công vụ trong [26], tuy không gọi tên vai giao tiếp như Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, nhưng tác giả đã chỉ ra đặc điểm về quan hệ của người tham gia giao tiếp trong phong cách này là tính không bình đẳng trong quan hệ của người tham gia giao tiếp. Tính không bình đẳng này thể hiện ở tính trên – dưới, tổ chức – cá nhân với mục đích nhằm thực thi công việc sự vụ. Tác giả cho rằng, tính chất của văn bản phụ thuộc trực tiếp vào các vai giao tiếp và phạm vi giao tiếp, trong đó phạm vi giao tiếp đóng vai trò quyết định. Trong phong cách hành chính – công vụ, ngôn ngữ hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện chức năng thông báo. Tính khuôn mẫu; tính phi biểu cảm; tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất; tính ngắn gọn, súc tích, không đa nghĩa; tính trang trọng và tính quốc tế; tính quy ước và khả biến theo thời gian là những đặc trưng của phong cách hành chính – công vụ. Như vậy, nhìn một cách tổng quan, các tác giả đều thống nhất cho rằng, chức năng thông báo là chức năng cơ bản của phong cách hành chính – công vụ. Các công trình nghiên cứu về sau của Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa và của Hữu Đạt ngoài việc đưa ra khái niệm, phân loại văn bản hành chính – công vụ đã đứng trên góc nhìn của dụng học để chỉ ra vai giao tiếp, đặc điểm về quan hệ của người tham gia giao tiếp. Nói cách khác, vấn đề ngữ cảnh và sự chi phối của nó tới việc sử dụng ngôn ngữ trong VBHC đã bắt đầu được các tác giả đề cập tới. 1.1.2.2. Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trong văn bản hành chính Nếu như có rất nhiều công trình nghiên cứu về các HVNN trong các tác phẩm văn chương hay văn bản quảng cáo thì đến nay chưa có nhiều công trình chuyên sâu 9 nghiên cứu về HVNN trong VBHC. Hai công trình tiêu biểu là Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành chính của Vũ Ngọc Hoa [47], Hành động cam kết trong văn bản hành chính của Đoàn Diễm Hường [57]. Vũ Ngọc Hoa [47] với đề tài: “Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành chính” đã chỉ ra đặc điểm của biểu thức ngôn hành cầu khiến trong VBHC là mang tính bao trùm, tính khuôn mẫu, tính lặp lại nhiều lần một động từ ngôn hành cầu khiến, một phụ từ cầu khiến trong một biểu thức ngôn hành cầu khiến và tính trực tiếp của biểu thức ngôn hành cầu khiến. Ngoài sự mô tả các đặc trưng, tác giả còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tính bao trùm, tính khuôn mẫu, tính lặp lại...của biểu thức ngôn hành cầu khiến. Dựa theo dấu hiệu chỉ dẫn lực ngôn trung, tác giả phân loại biểu thức ngôn hành cầu khiến trong VBHC được phân loại thành: biểu thức ngôn hành cầu khiến tường minh là là các biểu thức ngôn hành có các động từ ngôn hành cầu khiến: xin, kiến nghị, đề nghị, yêu cầu, chỉ thị dùng ở chức năng ngôn hành; và biểu thức ngôn hành nguyên cấp là những biểu thức ngôn hành cầu khiến không có động từ ngôn hành cầu khiến mà có động từ tình thái nên/cần/phải/(không) được/mong, các cụm từ có trách nhiệm/có nhiệm vụ/có nghĩa vụ/có bổn phận/chịu trách nhiệm/có quyền/có thể hoặc quan hệ của biểu thức ngôn hành với ngữ cảnh. Tác giả đã phân tích khá kĩ cường độ lực ngôn trung cầu khiến phụ thuộc vào các yếu tố: loại BTNH cầu khiến, vị thế của người phát ngôn và người tiếp nhận, phần mở rộng của BTNH cầu khiến, những phát ngôn trước hoặc sau phát ngôn cầu khiến và loại VBHC. Như vậy, yếu tố ngữ cảnh đã chi phối rất mạnh tới việc lựa chọn và sử dụng hành động ngôn từ cầu khiến trong VBHC. Tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu đặc điểm của lịch sự ở hành động ngôn từ cầu khiến trong VBHC và miêu tả hai nhóm biện pháp thể hiện phép lịch sự khi cầu khiến trong VBHC: Những biện pháp thể hiện sự thừa nhận, tuân thủ các chuẩn mực luật pháp và các chuẩn mực xã hội khác; những biện pháp trang trọng hóa HĐNTCK. Đoàn Diễm Hường [57] khi nghiên cứu về HVCK trong VBHC đã phân loại biểu thức ngữ vi cam kết thành biểu thức ngữ vi cam kết tường minh trong VBHC là biểu thức ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành động ngôn ngữ cam kết, trong đó, động từ ngữ vi của nhóm cam kết được dùng đúng theo hiệu lực ngữ vi; biểu thức ngữ 10 vi cam kết nguyên cấp trong VBHC là những cách thức nói năng có hiệu lực ở lời cam kết mà không dùng động từ ngữ vi. Ngoài ra, tác giả cũng bàn khá kĩ về phát ngôn cam kết trong VBHC với việc chỉ ra vai trò của hành động cam kết trong VBHC là trong nhiều trường hợp bộc lộ trực tiếp mục đích tạo văn bản của chủ thể và chi phối toàn bộ đích ở lời của hầu hết các phát ngôn trong văn bản, hoàn cảnh nảy sinh lời cam kết trong VBHC và phân chia phát ngôn cam kết trong VBHC thành 3 loại: i) phát ngôn cam kết nảy sinh từ thỏa thuận giữa hai bên, ii) phát ngôn cam kết nảy sinh từ yêu cầu, đề nghị hoặc khai báo của chủ thể, iii) phát ngôn cam kết nảy sinh từ yêu cầu chính thức của người đọc. Với việc chỉ ra hoàn cảnh phát sinh lời cam kết trong VBHC, tác giả đã gắn ngữ cảnh với việc lựa chọn và sử dụng phát ngôn cam kết trong VBHC để tạo hiệu quả giao tiếp và đạt mục đích ban hành văn bản. Như vậy, trong số 5 hành vi ngôn ngữ theo sự phân loại của J.R. Searle thì HVĐK, HVCK trong VBHC đã được quan tâm nghiên cứu. Còn các hành vi như HVTH, HVTB và HVBC trong loại văn bản này cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được tác giả nào nghiên cứu. 1.1.2.3. Nghiên cứu lập luận trong văn bản hành chính Đã có nhiều nghiên cứu về lập luận trong các tác phẩm văn học, chính luận hay quảng cáo. Tuy nhiên, bàn về lập luận trong VBHC, mới chỉ có Nguyễn Thị Hường khi nghiên cứu Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình thuộc VBHC – công vụ [59] đã bàn đến quan hệ lập luận trong các văn bản tờ trình và tìm ra các quan hệ lập luận xuất hiện phổ biến trong loại văn bản này bao gồm: i) Quan hệ lập luận giản đơn với hai dạng: dạng lập luận chứa quan hệ đồng hướng giữa các luận cứ với kết luận, dạng lập luận chứa quan hệ nghịch hướng giữa các luận cứ với kết luận; ii) Quan hệ lập luận phức tạp (tam đoạn luận) với hai dạng: dạng tam đoạn luận hoàn chỉnh, dạng tam đoạn luận giản ước. Trong đó dạng tam đoạn luận hoàn chỉnh hầu như không xuất hiện trong các văn bản tờ trình được khảo sát; iii) Mạng quan hệ lập luận rất ít được dùng trong tờ trình. Tác giả cũng chỉ ra một số lỗi như chưa đảm bảo chặt chẽ quan hệ giữa tiền đề và kết luận, dùng từ không chính xác dẫn đễn cách hiểu không chính xác về nội dung của tờ trình. 11 Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu ra những kiểu cấu trúc lập luận dùng trong tờ trình để làm cơ sở phân tích mạch lạc trong loại văn bản này mà ít hoặc chưa nghiên cứu kĩ các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận trong tờ trình, từ đó rút ra đặc điểm, cách trình bày luận cứ và trình bày kết luận trong tờ trình như thế nào. Xem xét tổng thể các công trình nghiên cứu như vừa kể trên, chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về lập luận trong VBHC, đặc biệt là các thành phần luận cứ, kết luận, tác tử, kết tử trong VBHC. Đây là cơ sở để chúng tôi hướng đề tài nghiên cứu về lập luận trong VBHC. 1.1.2.4. Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính ở phương diện ứng dụng thực tế Ở phương diện này, ngôn ngữ hành chính được nghiên cứu gắn với sự hành chức của nó trong giao tiếp công sở và đặc biệt là trong tạo lập VBHC. Về phía Nhà nước, ngôn ngữ trong VBHC đã được đề cập đến trong Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL, Điều 6 Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân [76], [77], Điều 18 Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 [110], Điều 11 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn kĩ thuật trình bày văn bản hành chính [111] đều đặt ra quy định về ngôn ngữ trong VBHC. Các tác giả nghiên cứu về thể thức, thẩm quyền, kĩ thuật soạn thảo văn bản quản lí nhà nước, VBHC như Tạ Hữu Ánh [4], Vương Đình Quyền [97], Nguyễn Văn Thâm [106]; Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân Lự với [106], Nguyễn Thế Truyền [126], Bùi Khắc Việt [136] đã lồng ghép một số nhận xét về vai trò của ngôn ngữ trong VBHC, sơ lược nêu ra những yêu cầu về việc dùng ngôn ngữ để soạn thảo văn bản nhằm diễn đạt chính xác nội dung pháp lí, quản lí. Dương Thị Hiền [43], Lê Hùng Tiến [112] khi phân tích đặc điểm ngôn ngữ văn bản luật pháp tiếng Việt theo đường hướng phân tích diễn ngôn đã đề cập đến vai trò của các phương tiện từ vựng, ngữ pháp trong việc thể hiện chức năng của văn bản luật pháp là “chỉ dẫn, đặt ra nghĩa vụ, ban phát quyền hành và các hình phạt”. Vũ Thị Sao Chi [14] đã nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống các vấn đề lí luận về ngôn ngữ hành chính, khảo sát và đánh giá ngôn ngữ tron...p luận đơn và lập luận phức hợp. Lập luận đơn là lập luận chỉ có một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ. Lập luận phức hợp là lập luận mà có R là kết luận chung, đi từ các kết luận bộ phận r1, r2, r3 Từ luận cứ p1, q1 ta có kết luận r1; r1 đóng vai trò luận cứ để có kết luận r2; r2 đóng vai trò luận cứ để có kết luận r3 cứ thế tiếp tục cho đến khi ta có kết luận chung, tổng thể R. Lập luận phức hợp có 2 dạng chính: Dạng 1: LC 1, LC 2 → KL 1 → KL 2 → KL chung R Trong dạng này, luận cứ 1, luận cứ 2 đóng vai trò là luận cứ của kết luận 1. Kết luận 1 lại là luận cứ của kết luận 2 Cứ như vậy cho tới kết luận chung. Dạng 2: LC1, LC2 → KL r1 LC3, LC4 → KL r2 KL chung R LC5, LC6 → KL r3 b) Lập luận diễn dịch, quy nạp, so sánh, nhân quả, phản đề Dựa vào tính chất, vị trí quan hệ giữa luận cứ và kết luận, có thể phân chia lập luận thành: lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận so sánh, lập luận phản đề và lập luận nhân quả. Quy nạp là “quá trình suy nghĩ, vận động từ sự xem xét những hiện tượng, đối tượng riêng lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau, từ đó nhân lên thành nhận định khái quát, trừu tượng về những dấu hiệu chung của chúng () Khi chứng minh, biện luận, phương pháp này có sức thuyết phục lớn vì nó dựa trên sự kiện thực 27 tế, trên những nhận xét cụ thể, được công nhận dần dần rồi từng bước chắc chắn tới kết luận cuối cùng [10, Tr. 208-209]. Diễn dịch là “quá trình vận động của tư duy từ cái chung, cái khái quát, đến cái riêng, cái cụ thể () Diễn dịch là phương pháp lập luận được sử dụng rộng rãi nhất. Nó có sức thuyết phục lớn nếu tiền đề nêu lên là một chân lí hiển nhiên và những luận chứng đưa ra sát hợp. [10, Tr.211]. Lập luận nhân quả nhằm truy tìm nguồn gốc của các hiện tượng, sự kiện hoặc lí giải sự xuất hiện của các hiện tượng, sự kiện. Theo Nguyễn Đức Dân [19, Tr.210-212], có những kiểu lập luận nhân quả sau: Lập luận theo điều kiện có thể, lập luận theo điều kiện cần, lập luận theo điều kiện tất yếu, lập luận theo điều kiện duy nhất. Lập luận so sánh: là đối chiếu các đối tượng, các vấn đề, các sự kiện để phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng nhằm đi đến khẳng định, bênh vực, đề cao hay bác bỏ một vấn đề nào đó. Lập luận phản đề: là quá trình lập luận xuất phát từ một luận điểm cần bác bỏ, người lập luận đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh luận điểm đó trái ngược với chân lí, với sự thật. 1.2.2.6. Các chỉ dẫn lập luận Trong lập luận, các chỉ dẫn lập luận có vai trò rất quan trọng. Về cơ bản, tác tử (operateurs) cùng với các kết tử (connecteurs) được xếp vào nhóm các chỉ dẫn lập luận. Chỉ dẫn lập luận được coi là những dấu hiệu hình thức nhờ chúng mà người nghe nhận ra được hướng lập luận và đặc tính lập luận của các luận cứ trong một quan hệ lập luận. Đồng thời, chỉ dẫn lập luận có giá trị quy ước được các thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận. Hễ cứ xuất hiện những chỉ dẫn trên thì tất cả mọi người trong cùng một cộng đồng phải thống nhất rằng cái lập luận nghe được phải được hiểu như vậy và tổ chức lập luận sao cho phù hợp với chúng. Như vậy, tìm hiểu các chỉ dẫn lập luận chính là tìm ra các dấu hiệu hình thức mà nhờ chúng người nghe, người đọc nhận ra được hướng lập luận và các đặc tính lập luận của các luận cứ trong một quan hệ lập luận. 28 Do đó, để tạo lập nên những lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục cũng như để hiểu được lập luận, hiểu được diễn ngôn, việc nghiên cứu hoạt động và chức năng của các chỉ dẫn lập luận là vô cùng quan trọng và cần thiết. a) Tác tử lập luận Theo Đỗ Hữu Châu, tác tử lập luận là một yếu tố tình thái khi được đưa vào nội dung miêu tả nào đấy sẽ là thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó [11, Tr.180]. So sánh: (1) Bây giờ mới 8 giờ và Bây giờ đã 8 giờ thì hướng tới 2 kết luận: (1) Từ từ đã, chưa vội đâu và (2) Muộn rồi, khẩn trương lên do 2 tác tử mới và đã thay đổi tiềm năng lập luận. Theo Nguyễn Đức Dân, tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa tạo nên tiềm năng cho một lập luận xác định. Trong tiếng Việt, tác tử lập luận có số lượng không nhiều. Thí dụ: Hướng về kết luận “khẩn trương lên”, có tác tử đã rồi; hướng về kết luận “cứ từ từ”, có tác tử mới thôi; hướng về kết luận “ít, nhẹ”, có tác tử chỉ là nhiều; hướng về kết luận “nhiều, nặng”, có tác tử những, là ít; hoặc: Không thì cũng, đã lại, đã mà lại, vả lại, lại, chán, đấy chứ, thì có, có, thôi, những, kia, không thì b) Kết tử lập luận Theo Đỗ Hữu Châu, kết tử lập luận là những yếu tố như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ và các trạng ngữ phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận [11, Tr.184]. Theo Nguyễn Đức Dân, kết tử lập luận là yếu tố liên kết tiền đề với kết đề trong một lập luận. Kết tử lập luận thường thấy là tuy nhưng; tuy song; “còn đã ; mới đã; chưa đã; đã vẫn ; đã còn ; đã vẫn còn ; đã vẫn chưa; đã cũng vẫn; đã cũng còn; mới cũng đã Phân loại kết tử lập luận: - Dựa theo số lượng luận cứ và kết luận trong lập luận, kết tử được chia thành: kết tử 2 vị trí, kết tử 3 vị trí. 29 Kết tử 2 vị trí là những kết tử chỉ cần có một luận cứ và một kết luận là đủ thành một lập luận, không nhất thiết phải có thêm luận cứ. Kết tử 2 vị trí là những cặp liên từ tạo nên câu ghép: + vì nên, bởi vì... cho nên, bởi vì ... thành ra, bởi vì... thành thử, do... nên, tại... nên, bởi vì nên, + Hễthì, nếu ...thì, giả sử...thì, giá như... thì + và, hoặc hoặc, + để, để cho, giúp cho + chắc chắn, đương nhiên, nhất định, thế nào cũng, tất nhiên Thí dụ: Do điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, nên chưa có chủ trương đầu tư xây dựng được Kho lưu trữ chuyên dụng của tỉnh theo đúng yêu ầc u về kỹ thuật. Kết tử 3 vị trí là những kết tử đòi hỏi phải có hai luận cứ và một kết luận mới thành một lập luận. Kết tử 3 vị trí gồm: nhưng, mặc dùThí dụ: (9) Đối với các thửa đất ở thuộc vị trí 2, 3,4 cách chỉ giới hè đường, phố từ 200m trở lên được xem xét giảm giá mức( quy định là 5%, 10%,15%), kiến nghị không áp dụng quy định này trong GPMB vì thực tế áp dụng tại một số dự án vấp phải sự phản ứng của những người bị thu hồi đất có cùng vị trí nhưng giá đất đền bù chênh lệch nhau dẫn đến tiến độ GPMB chậm. (Tờ trình liên ngành Về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2006) - Dựa theo mối quan hệ luận cứ và kết luận, kết tử được phân loại thành: Kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết luận đưa ra một nội dung (hay một hành vi ở lời) vào làm luận cứ cho một lập luận [19, Tr.185]. Đó là những kết tử như: vì, tại vì, vả lại, hơn nữa, chẳng nhữngmà còn, không nhữngmà còn, đãlại (lại còn), không phảimà là, v.vThí dụ: (10) Về tuổi của người lái xe, nhất là đối với lái xe kinh doanh vận tải hành khách qua tổng kết 6 năm thi hành Luật năm 2001, có nhiều ý kiến tham gia, đặc biệt là các địa phương đề nghị theo hướng nâng độ tuổi của lái xe chở người vì lý do để bảo đảm an toàn giao thông, nhất là đối với vận tải hành khách, việc nâng độ tuổi, thâm niên kinh nghiệm của lái xe 30 ô tô chở người là cần thiết nhằm bảo đảm người lái có tâm lý ổn định, có kinh nghiệm để xử lý các tình huống giao thông trên đường và ứng xử với khách. (Tờ trình số 27/TTr-CP ngày 01/4/2008 của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi) Kết tử dẫn nhập kết luận là kết tử nối một nội dung (hoặc một hành vi ở lời) đóng vai trò kết luận cho lập luận với luận cứ [19, Tr.185]. Đó là những kết tử như: thì, nên, vậy nên, cho nên, vậy, dù thế nào cũng, dù sao cũng, vì vậy Thí dụ: (11) Thực hiện dán tem hàng nhập khẩu là biện pháp tích cực để chống nhập lậu và tiêu thụ hàng nhập lậu. Công tác này có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và có các loại hình kinh doanh, lại phải triển khai trong thời gian ngắn. Do đó, sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy, ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, các ngành cần coi đây là một công tác trọng tâm, đột xuất; phải tập trung chỉ đạo sát sao theo yêu cầu của Chỉ thị này và Thông tư số 30/1998/TTLT - BTC - BNV - TCHQ ngày 16/3/1998 của Liên bộ Tài Chính - Thương mại - Nội vụ - Tổng cục Hải quan. (Chỉ thị của UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác chống nhập lậu) - Dựa theo định hướng lập luận, kết tử được chia thành kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng lập luận. Kết tử đồng hướng lập luận là những kết tử kết nối các luận cứ cùng hướng đến một kết luận. Đó là những kết tử như: và, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, lại còn, đãlại, chẳng nhữngmà còn, huống hồ, huống chi, quả thật, thật vậy, nữa làThí dụ: (12) Năm 2009, Hậu Giang chịu ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp (sản xuất giảm, hàng hoá khó tiêu thụ, công nhân thiếu việc làm, mất việc, các doanh nghiệp đầu tư chậm lại) ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta; thêm vào đó, sự xuất hiện của dịch cúm A/H1N1, đã gây thêm khó khăn cho sản xuất và đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. (Báo cáo số 205/BC-UBND ngày 04/12/2009 của UBND tỉnh Hậu Giang kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành năm 2009 và nhiệm vụ công tác năm 2010 của UBND tỉnh) Kết tử nghịch hướng lập luận là những kết tử nối các luận cứ hướng đến những kết luận phủ định nhau, thậm chí ngược chiều nhau. Đó là những kết tử: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhiên, tuy nhưng, tuy vậy Thí dụ: 31 (13) Trong thời gian qua, Quảng Nam đã tích cực chỉ đạo các ngành, cơ quan, doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu thực hiện việc chỉnh lý và bảo quản tài liệu. Tuy nhiên, do hạn chế diện tích và điều kiện bảo quản của Kho lưu trữ, một số lượng lớn tài liệu khoảng hơn 1.200 mét hiện nay chưa được thu về bảo quản, phải gửi lại các đơn vị không được bảo quản thống nhất, dễ mất mát và hư hỏng. Đây là một khó khăn trở ngại rất lớn trong quá trình thực hiện quy định của Nhà nước về lưu trữ tài liệu. (Báo cáo số 146/BC-UBND ngày 27/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam Đầu tư xây dựng Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Quảng Nam). 1.2.3. Khái quát về giao tiếp trong lĩnh vực hành chính 1.2.3.1. Đặc thù của giao tiếp trong lĩnh vực hành chính Ngữ dụng học nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu, [11,15], giao tiếp là một hoạt động có các nhân tố sau đây góp phần hình thành nên: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. - Ngữ cảnh gồm: + Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp, quan hệ liên cá nhân. + Hiện thực ngoài diễn ngôn là các yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của cuộc giao tiếp. Hiện thực ngoài diễn ngôn gồm đề tài diễn ngôn, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường (hoàn cảnh giao tiếp hẹp), ngữ huống giao tiếp. - Ngôn ngữ: Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên. - Diễn ngôn: Gồm có câu, phát ngôn, diễn ngôn; chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn. Hymes năm 1972 đã dùng từ SPEAKING để tóm tắt các nhân tố có mặt trong một hoạt động giao tiếp. Đó là: S – Setting: thời gian, không gian Scence: (tạm dịch thoại cảnh): thoại trường tâm lí (psychological setting): quy ước, phi quy thức; hội lễ (festive) trang trọng (serious) 32 P – Participants: người tham gia: người nói/người phát; người nghe/người nhận, thính giả. E- Ends (Purposes) đích: mục đích, hiệu quả A – Acts sequence: chuỗi hành vi: thông điệp, hình thức và nội dung K – Key: giọng: sắc điệu (tone), cách thức hay tinh thần I – Instrumentalities (tính phương tiện): đường kênh (không khí hay viết) và hình thức (ngôn ngữ chung, phương ngữ, ngữ vực) như là phương tiện nói. N – Norms of interaction (chuẩn mực của tương tác): đặc tính bị chi phối bởi quy tắc của sự nói (liên tục, thì thầm trong nhà thờ) Norms of interpretation (chuẩn mực thuyết giải) cách thức theo đó mà người này thuyết giải hành vi của người kia. Genres (loại thể): thơ, bài giảng (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, 39]) Do tính chất hành chính quy định cho nên bên cạnh những đặc điểm chung của giao tiếp như vừa nêu trên, giao tiếp trong lĩnh vực hành chính còn có những đặc thù riêng, khác với các lĩnh vực giao tiếp khác. Tác giả Vũ Thị Sao Chi trong Nghiên cứu, khảo sát ngôn ngữ hành chính phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam [14] đã chỉ ra rằng, thực hiện chức năng quản lí, tổ chức điều hành công việc chung của xã hội hay của cơ quan, tổ chức có liên quan đến lợi ích công cộng, tập thể hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, đặc thù nổi bật của giao tiếp hành chính đó là hoạt động giao tiếp mang tính chất pháp lí, tính chất công vụ, đòi hỏi lí trí cao, do đó hạn chế, thậm chí triệt tiêu yếu tố cảm tính, chủ quan cá nhân. Điều đó được phản ánh rõ nét ở tất cả các nhân tố trong giao tiếp hành chính. Các nhân tố cụ thể trong giao tiếp hành chính gồm: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, đề tài giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung và hình thức của phát ngôn. a) Về hoàn cảnh giao tiếp Trên thực tế, Nhà nước quản lí các lĩnh vực hoạt động trong xã hội thông qua các quy phạm pháp luật. Những luật lệ được hình thành đã xác lập các quy tắc xử sự chung, tạo nên “hành lang” pháp lí, hướng dẫn, điều chỉnh, chi phối tất cả các quan hệ 33 xã hội. Về nguyên tắc, mọi hoạt động hành chính diễn ra đều phải trong khuôn khổ pháp lí, căn chuẩn theo khuôn thước pháp lí. Do đó, khung cảnh chung của giao tiếp hành chính là khung cảnh pháp lí, mang tính quy thức rất cao. Những biểu hiện vượt qua giới hạn pháp lí trong giao tiếp hành chính đều bị coi là lệch chuẩn, là sai phạm. Về mặt trực quan dễ nhận thấy, không gian và thời gian lí tưởng của giao tiếp hành chính là ở nơi công sở, trong “giờ hành chính” (giờ làm việc theo quy định chung của Luật Lao động hiện hành hoặc nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức), đó là bối cảnh có sự chế định bởi những phép tắc, nghi thức nghiêm ngặt. Do vậy, đôi khi người ta cũng cảm thấy gò bó, cứng nhắc nên có trường hợp đã tìm tới những bối cảnh khác thoải mái hơn như ở nhà hàng, sân gôn vừa ăn tiệc, vui chơi, vừa bàn bạc, trao đổi công việc, tuy nhiên đó cũng chỉ được coi là giao tiếp “tiền hành chính” (chữ dùng của Nguyễn Văn Khang), hỗ trợ cho hiệu quả của cuộc giao tiếp hành chính chính danh tại trụ sở cơ quan, nơi mà các thông tin, quyết định quản lí chính thức được ban hành. b) Về nhân vật giao tiếp Trong giao tiếp hành chính, các nhân vật giao tiếp có tư cách công dân hay tư cách là thành viên của một cơ quan, tổ chức, xã hội hoặc đại diện cho một cơ quan, tổ chức, nói tiếng nói chung của cơ quan, tổ chức. Trong tư cách ấy, các nhân vật giao tiếp có vị trí xã hội gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định rõ ràng; nói cách khác là các nhân vật giao tiếp có tư cách pháp nhân. Do đó, mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là quan hệ quyền lực – pháp lí, quan hệ cộng sự hay quan hệ về công việc, được xác định trong mối tương quan với vị trí xã hội, vị trí công vụ mà họ nắm giữ; có nghĩa là về nguyên tắc không phụ thuộc vào tuổi tác hay quan hệ dòng tộc, tình cảm, thân sơ. Chẳng hạn, giao tiếp hành chính giữa A và B, nếu A so với B có số tuổi ít hơn hay thức bậc thấp hơn trong một gia đình, dòng tộc song lại giữ vị trí cao hơn trong một cơ quan/ tổ chức thì A vẫn ở vị thế cao hơn B, có quyền lực pháp lí lớn hơn đối với B, được quyền chỉ đạo, điều hành B trong công vụ. c) Về đề tài giao tiếp Đề tài của giao tiếp hành chính là những vấn đề thuộc hoạt động quản lí, tổ chức điều hành các công việc của tập thể, xã hội theo nguyên tắc, khuôn khổ pháp lí. Nói 34 chung, trong giao tiếp hành chính không có đề tài về tình cảm riêng tư hay những cách giải quyết công việc theo tình cảm cá nhân, chủ quan, cảm tính. d) Về mục đích giao tiếp Mục đích chính và cơ bản nhất của giao tiếp hành chính là trao đổi các thông tin – quản lí, thông tin – pháp lí, phục vụ cho công tác quản lí, điều hành, thực thi công vụ. Vì lẽ đó, trong giao tiếp hành chính, luôn tôn chỉ, mặc định một mục đích chung, được đặt lên hàng đầu, đó là phải phục vụ hay phải vì lợi ích hợp pháp mà thường là lợi ích công cộng, lợi ích chung của tập thể, xã hội. Cũng có khi là lợi ích của cá nhân nhưng phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp và không tổn hại đến lợi ích tập thể, xã hội. Theo Nguyễn Văn Khang, “đối với giao tiếp hành chính thì mục đích luôn rõ ràng, cụ thể. Nói cách khác, dường như, không có giao tiếp nào có mục đích rõ ràng như giao tiếp hành chính. Vì thế, hiệu quả của giao tiếp hành chính luôn đặt lên hang đầu, thậm chí luôn “có sẵn” để định hướng giao tiếp” [62. Tr.10]. e) Về nội dung và hình thức của phát ngôn Nội dung của các phát ngôn trong giao tiếp hành chính mang thông tin – quản lí, thông tin – pháp lí, tức là phải có liên quan đến công việc, tác động, ảnh hưởng tới hiệu quả giải quyết công việc. Và đặc biệt là các phát ngôn trong giao tiếp hành chính đều gắn với trách nhiệm pháp lí, có tính hiệu lực, phải được thi hành, do đó đòi hỏi tính chính xác, đúng đắn, nghiêm túc cao. Người phát ngôn, nhất là những phát ngôn đại diện cho tiếng nói của cơ quan, tổ chức nhà nước và được văn bản hóa, phải hết sức thận trọng, cân nhắc, chính xác, không được phép tùy tiện “nói bừa”, “nói chơi” hay “lỡ lời”. Mỗi phát ngôn sai lệch về nội dung hay hình thức, biểu đạt tất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và nếu mức độ gây hại cao, nguy hiểm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí. Đặc thù của giao tiếp hành chính phản ánh qua các nhân tố nêu trên đã chi phối việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hành chính, để từ đó định hình diện mạo, tính chất của ngôn ngữ hành chính nói chung, tiếng Việt hành chính nói riêng. 35 1.2.3.2. Khái quát về văn bản hành chính a) Khái niệm văn bản hành chính Có nhiều quan niệm về VBHC. Phần lớn các tác giả đều cho rằng đây là loại văn bản được sử dụng trong lĩnh vực quản lí, tổ chức và điều hành xã hội, nhưng nhìn từ phương diện tác giả (chủ thể ban hành) và tên gọi của loại văn bản này thì còn có nhiều quan niệm khác nhau. Tiêu biểu là các quan niệm sau đây: Quan niệm thứ nhất cho rằng VBHC là văn bản được ban hành bởi cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cơ quan khác. Tiêu biểu cho quan niệm này là tác giả Vương Đình Quyền: “VBHC là công cụ được dùng để truyền đạt chủ trương, chính sách luật pháp và các thông tin cần thiết khác của Đảng, Nhà nước và các cơ quan tổ chức khác” [98, Tr.207]. Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt tuy không trực tiếp nêu tên chủ thể ban hành VBHC là các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cơ quan khác song đã nêu rõ VBHV là văn bản “tạo ra bởi “khuôn” phong cách hành chính công vụ trong đó thể hiện vai của người tham gia vào giao tiếp trong lĩnh vực hành chính – công vụ tức những người tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành tất cả các mặt của đời sống xã hội” [66, Tr.67]. “Những người tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành tất cả các mặt của đời sống xã hội” ở nước ta cũng chính là các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các tổ chức , cơ quan khác. VBHC gồm các thể loại như: mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, hướng dẫn trong kiểu văn bản quân sự; công điện, giác thư, công hàm, hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước, điều ước, nghị định thư, chứng thư nhà nước trong kiểu văn bản ngoại giao; Hiến pháp, sắc lệnh, mệnh lệnh, điều lệ, nghị định, thong tư, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, đơn từ, báo cáo, biên bản, phúc trình, giấy khen, văn bằng, giấy chứng nhận các loại, hợp đồng, hóa đơn, giấy biên nhận, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép trong kiểu văn bản văn thư [65, Tr.67]. Tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng [113, Tr31] cho rằng, chủ thể ban hành VBHC ngoài các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội còn có thể là nhân dân. VBHC là “loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí, điều hành 36 xã hội và thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân và ngược lại; giữa các cơ quan Nhà nước với nhau; giữa các tổ chức đoàn thể xã hội với nhau và với quần chúng”. Và VBHC bao gồm “các văn bản luật, các văn bản hội nghị (như biên bản, nghị quyết, báo cáo hoặc đề án công tác), các văn bản về thủ tục hành chính (đơn từ, công văn, chỉ thị, quyết định)”. Lại có quan niệm cho rằng VBHC là văn bản được các cơ quan hành pháp ban hành. Tiêu biểu cho quan niệm này là các tác giả Đoàn Trọng Truyến: “VBHC là hình thức thể hiện của quyết định hành chính nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc áp dụng pháp luật cho các chủ thể xác định trong các trường hợp nhất định. Nói các khác, VBHC là các quyết định hành chính được ban hành thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, mang tính quyền lực nhà nước ()” [125]. Tác giả Hành chính học đại cương xác định VBHC gồm: 1) các văn bản pháp quy như nghị quyết và nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ; nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cơ quan chính quyền ở địa phương; 2) các “VBHC thông thường mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản pháp quy hoặc dung để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi về công việc trong quá trình thực thi các nhiệm vụ theo chức năng quản lí hành chính nhà nước” [125, Tr.216]. Cũng theo các tác giả của quan niệm này thì VBHC là một loại nhỏ hơn của hệ thống văn bản quản lí nhà nước. Chúng tôi thống nhất với quan niệm VBHC gắn với lĩnh vực hành chính theo nghĩa rộng. Theo đó, khái niệm văn bản hành chính được chúng tôi xác định: Văn bản hành chính là loại văn bản được sử dụng trong hoạt động quản lí, tổ chức và điều hành xã hội để truyền đạt thông tin quản lí như các quy định, quyết định, mệnh lệnh, ý kiến trao đổi, giao dịch, cam kết, thỏa thuận vềcông việc; thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan, tổ chức, công dân với đối tác có liên quan trên cơ sở pháp lí. 37 b) Các loại văn bản hành chính - Theo chủ thể ban hành, có các loại VBHC: văn bản của Đảng, văn bản của các cơ quan nhà nước (còn gọi là văn bản quản lí nhà nước), văn bản của các đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế ngoài nhà nước. - Theo hiệu lực pháp lí, tính chất nội dung và tên loại, có các loại VBHC: 1) Văn bản quy phạm pháp luật Theo Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 [76], văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống VBQPPL gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Tại khoản 2, Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 quy định: VBQPPLcủa Hội đồng nhân dân là nghị quyết; VBQPPL của Uỷ ban nhân dân là quyết định, chỉ thị. 2) Văn bản cá biệt Theo Nghị định số 09/2010/NĐ-Cp ngày 08/02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2014 của Chính phủ về công tác văn thư, văn bản cá biệt (VBCB) còn gọi là văn bản áp dụng pháp 38 luật, là loại VBHC không mang nội dung quy phạm pháp luật, được áp dụng một lần để giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của cơ quan ban hành, nó chỉ có hiệu lực cho một đối tượng, một chủ thể nhất định. Thể loại: Nghị quyết cá biệt, Chỉ thị cá biệt, Quyết định cá biệt 3) Văn bản hành chính thông thường VBHC thông thường là những văn bản có nội dung chứa đựng các thông tin mang tính chất điều hành tác nghiệp trong các cơ quan tổ chức như: triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, phản ánh tình hình, đánh giá kết quả các hoạt động hoặc trao đổi, giao dịch, liên kết hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân... văn bản hành chính thông thường không đưa ra các quyết định quản lí, do đó không được dùng thay thế cho VBQPPL hoặc VBCB. Văn bản hành chính thông thường bao gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận, phiếu chuyển, phiếu gửi, thư công, đơn từ... 4) Văn bản quản lí chuyên môn: Là loại văn bản do cơ quan quản lí một lĩnh vực nhất định, được Nhà nước ủy quyền ban hành, dùng để quản lí một lĩnh vực điều hành của bộ máy Nhà nước. Loại văn bản này mang tính chất đặc thù và thuộc thẩm quyền ban hành riêng của từng cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức khác có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải theo hình thức của chúng (tức là phải theo đúng mẫu văn bản đã quy định). Văn bản chuyên môn gồm nhiều loại nhỏ, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa, tư pháp... Thí dụ hóa đơn tài chính của ngành tài chính; văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp của ngành giáo dục đào tạo; hồ sơ bệnh án của ngành y tế; giấy khai sinh, cáo trạng, quyết định khởi tố của ngành tư pháp; công hàm, bị vong lục, hiệp định của ngành ngoại giao... Trong luận án này, chúng tôi không khảo sát các văn bản quản lí chuyên môn mà chỉ xem xét các văn bản quy phạm, văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường vì những văn bản này phản ánh rõ nhất đặc thù của hoạt động quản lí. 39 c) Chức năng của văn bản hành chính Được hình thành trong hoạt động quản lí, tổ chức và điều hành xã hội nói chung, VBHC vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của quá trình quản lí, được sử dụng để ghi chép và truyền đạt các thông tin quản lí từ đối tượng quản lí đến đối tượng bị quản lí và ngược lại, hoặc được sử dụng làm công cụ để cụ thể hóa pháp luật, điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lí của Nhà nước hay các tổ chức chính trị xã hội. Tác giả Vương Đình Quyền [98] cho rằng, cùng với mục đích và tính chất nội dung ban hành, VBHC có những chức năng rất điển hình đó là: chức năng thông tin, chức năng quản lí, chức năng pháp lí. * Chức năng thông tin Thông tin đóng vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi loại hoạt động nói chung cũng như hoạt động quản lí nói riêng. Trong hoạt động quản lí, nhu cầu thông tin rất lớn, đa dạng và luôn luôn biến đổi. Thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí được phản ánh bằng nhiều phương tiện, nhiều kênh khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, truyền miệng tuy nhiên chủ yếu vẫn là bằng văn bản. Thông qua văn bản, các cá nhân, bộ phận, đơn vị trong cơ quan, tổ chức có thể thu thập những thông tiên cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động của cơ quan mình đạt hiệu quả cao nhất. Theo Vương Đình Quyền, các cơ quan đã sử dụng văn bản để ghi chép và truyền đạt các loại thông tin sau đây: - Thông tin về quy phạm pháp luật, nhằm điều tiết các mối quan hệ xã hội; - Thông tin về tổ chức, nhân sự, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác; - Thông tin phản ánh tình hình lên cấp trên; - Thông tin mang tính chất thông báo, đề nghị, kiến nghị; - Thông tin trao đổi công việc giữa các cơ quan với nhau, giữa các cơ quan với cán bộ, viên chức hoặt với quần chúng nhân dân” [98, 54-55]. Nói chung, tất cả các loại VBHC đều có chức năng thông tin. * Chức năng quản lí Theo Vương Đình Quyền [98], đây là một chức năng chuyên biệt của VBHC, được biểu hiện ở các điểm cơ bản sau: 40 - VBHC là phương tiện truyền đạt hữu hiệu các quyết định quản lí Trong hoạt động quản lí, truyền đạt quyết định là khâu tất yếu. Các quyết định quản lí, các chủ trương, chính sách, biện pháp công tác sẽ được truyền đạt tới các đối tượng thi hành sau khi đã được thể chế hóa thành các văn bản mang tính pháp lí, tính mệnh lệnh hành chính. Do vậy, việc truyền đạt các quyết định quản lí là chức năng quan trọng của VBHC. Nếu văn bản xây dựng, ban hành và chu chuyển một cách khoa học thì nó có khả năng truyền đạt các quyết định quản lí một cách nhanh chóng, chính xác và có độ tin cậy cao. ...”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2010, Tr. 46-59. 47. Vũ Ngọc Hoa (2012), Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành chính, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 157 48. Nguyễn Thị Thái Hòa, (1997), Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm “khuyên”, “ra lệnh”, “nhờ” Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 49. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Học viện Hành chính (2013), Lí luận hành chính nhà nước, Giáo trình đại học (Lưu hành nội bộ). 51. Nguyễn Thị Hồng, (2008), HĐNTCK và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ , Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 52. Nguyễn Thượng Hùng (1991), “Nghi thức ngôn ngữ trong giao tiếp của tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, Tr.58-60. 53. Đỗ Việt Hùng (2011), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Trần Thế Hùng (2006) Lập luận trong ngôn ngữ - nghiên cứu trên ngữ liệu tiếng Pháp. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia. 55. Trần Thế Hùng (2010) Tác tử, lập luận kết luận. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia. 56. Mai Xuân Huy (1999), Về lập luận trong quảng cáo, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, số 10, tr.15 – 17 và 24 – 25. 57. Đoàn Diễm Hương (2011), Hành động cam kết trong VBHC, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 58. Nguyễn Thị Hường (2004) Tìm hiểu mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và quan hệ lập luận trong một số VBHC (cấp chính quyền cơ sở). Tạp chí ngôn ngữ, số 4. 59. Nguyễn Thị Hường (2010) Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình thuộc VBHC – công vụ. Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, HVKHXH Hà Nội 60. Lê Văn In, Phạm Hưng (1998), Phương pháp soạn thảo văn bản hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Khang (2000), Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hành chính, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội tương tác. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội . 62. Nguyễn Văn Khang chủ biên (2010), Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 158 63. Mai Hữu Khuê (chủ biên), Bùi Văn Nhơn (2002) Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb Lao động. 64. D. Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Bản dịch tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 65. Đinh Trọng Lạc chủ biên, Nguyễn Thái Hòa (1998), Phong cách học tiếng Việt, tái bản lần thứ 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 66. Trần Thị Lan (1994), Tìm hiểu kết tử đồng hướng lập luận trong tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSPHN. 67. Đào Thanh Lan (2004), “Ý nghĩa tình thái cầu khiến của các động từ nên, cần, phải trong câu tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 11, tr. 23-29. 68. Đào Thanh Lan (2005), ”Vai trò của hai động từ mong, muốn trong việc biểu thị nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 7, tr.12-17. 69. Đào Thanh Lan (2005), “Cách biểu hiện hành động ngôn từ cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi – cầu khiến”, Tạo chí Ngôn ngữ số 11, tr.28-32. 70. Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp – ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Đào Thanh Lan (2011), “Nhận diện hành động mời và rủ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, Tr15-19. 72. Đào Thanh Lan (2011), “Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, Tr59- 66. 73. Khuất Thị Lan, (2000) Hành vi ngôn ngữ rào đón thuộc phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, Luận án tiến sĩ ĐHSP hà Nội. 74. Nguyễn Minh Lộc (1994), Tìm hiểu kết tử nghịch hướng lập luận “NHƯNG” trong tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 75. Lê Đức Luận (2002), “Chiến lược lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8, Tr13-15. 76. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2008. 77. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND, UBND 2004. 159 78. Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt, Luận án Phó Tiến sĩ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội. 79. Đỗ Thị Kim Liên (2005), “Vai trò của lập luận trong hội thoại”, Ngôn ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. 80. Trần Thị Thùy Linh (2011), Mô hình lập luận ưa dùng trong diễn ngôn quảng cáo. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8. 81. Lyons. J (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 82. Đỗ Thị Thanh Nga (2003), Câu trong văn bản hành chính, Luận văn Thạc sĩ, Đai học Sư phạm Hà Nội. 83. Vũ Tố Nga (2000), Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết và tiếp nhận hành vi cam kết, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 84. Vũ Tố Nga (2001), Một cách biểu thị hành vi cam kết trong đời sống hàng ngày 85. Đào Thị Thúy Nga (1999), Cấu trúc ngữ nghĩa, chức năng của các thành phần tạo nên các phát ngôn ngữ vi mời và rủ. Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 86. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Các hành động thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 87. Nguyễn Thị Ngận (1994) Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm thông tin Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 88. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 89. Nguyễn Quang Ngoạn (2008), “Một số quan điểm và nghiên cứu về quyền lực trong giao tiếp ngôn từ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 4), tr.63-71. 90. Tôn Nữ Mĩ Nhật (1999), “Bước đầu tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 8,T.31-T. 37. 91. Hoàng Phê chủ biên (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 92. Đào Nguyên Phúc (2003), “Biểu thức rào đón trong hành động ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội thoại của P.Grice, Tạp chí Ngôn ngữ (số 6), tr.24-29. 160 93. Đào Nguyên Phúc (2004), “Một số chiến lược lịch sự trong hội thoại Việt ngữ có sử dụng hành động ngôn ngữ “xin phép”, Tạp chí Ngôn ngữ số 10, tr.49-57. 94. Trần Kim Phượng (2001), “Về các điều kiện của động từ ngôn hành tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, tr.39-44. 95. Perelman và Olbrechts – Tyteca (1958), Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới 96. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 97. Vương Đình Quyền (2002), Văn bản quản lí nhà nước và công tác công văn giấy tờ thời phong kiến Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 98. Vương Đình Quyền (2006), Lí luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 99. Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn trong hành động ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 100. Đặng Thị Hảo Tâm (1997), Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Đại học Sư phạm Hà Nội. 101. Tạ Thị Thanh Tâm (2005), “Vai giao tiếp và phép lịch sự trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr.31 – 40. 102. Kiều Tập (1996), Các kết tử lập luận “nhưng”, “tuynhưng”, “thế mà/ vậy mà” và các topoi – cơ sở của lập luận. Luận văn thạc sĩ ĐHSP Hà Nội. 103. Lê Quốc Thái (1997), Hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của các tác tử “chỉ”, “những”, “’đến”. Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 1997. 104. Lưu Kiếm Thanh (1999), Ngữ dụng học với ngôn ngữ VBHC”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ dụng học lần 1, Hà Nội, Tr 83-85. 105. Phạm Tất Thắng (2002), “Về các khuôn ngôn ngữ hành chính”, Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính”, Nxb Văn hóa–Thông tin. Hà Nội, tr.17– 27. 106. Nguyễn Văn Thâm (1995) Soạn thảo và xử lí văn bản trong công tác của cán bộ lãnh đạo và quản lí. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân Lự, (2001), Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính. Nxb Thống kê, Hà Nội. 161 108. Phạm Văn Thấu (1997), “Lực ngôn trung gián tiếp: cơ chế và sự biểu hiện”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr.22 – 29. 109. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 110. Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch. 111. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn kí thuật trình bày VBHC. 112. Lê Hùng Tiến (1999), Một số đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật pháp tiếng Việt (có so sánh đối chiếu với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch Việt – Anh), Luận án Tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. 113. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2009), Tiếng Việt thực hành, tái bản lần thứ 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 114. Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 115. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 116. Kiều Tuấn (2000), Các kết tử lập luận “thật ra/ thực ra”, “mà” và quan hệ lập luận. Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 117. Bùi Thị Kim Tuyến (2005), Hành động cầu khiến trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 118. Lê Đình Tường (2003), Các yếu tố ngữ nghĩa của phát ngôn cầu khiến đích thực, Luận án Tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. 119. Nguyễn Thị Thu Trang(2010), “Kết tử “vả lại” trong lập luận tiếng Việt”. Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. 120. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), “Vai trò của kết tử với việc tổ chức lập luận trong tiếng Việt”. Tạp chí KH&CN, ĐH Thái Nguyên, số 8. 162 121. Nguyễn Thị Thu Trang (2011), “Kết tử nghịch hướng“tuy vậy/tuy thế” trong tiếng Việt”. Kỷ yếu hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 122. Nguyễn Thị Thu Trang, “Kết tử vì trong lập luận tiếng Việt” Tạp chí ngôn ngữ số 3,Tr.59-66. 123. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), “Kết tử đồng hướng với việc tổ chức lập luận trong tiếng Việt”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 06, Tr.1-7 124. Nguyễn Thị Thu Trang (2013), “Kết tử nghịch hướng trong lập luận tiếng Việt”, Đề tài khoa học, ĐHSP Thái Nguyên. 125. Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 126. Nguyễn Thế Truyền (2004), “Tìm hiểu tính chính xác của ngôn ngữ luật pháp tiếng Viêt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr.36-43. 127. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 128. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 129. G. Yule (1997) Dụng học (dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 130. Hà Thị Hải Yến (2001) Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 131. Nguyễn Thị Hải Yến (2000) Hành vi chê với biểu thức, phát ngôn và tham thoại tiếp nhận chê, Luận án tiến sĩ ĐHSP Hà Nội. 132. Nguyễn Thị Hồng Vân (2001), Tìm hiểu câu ngữ vi cầu khiến tường minh trên ba phương diện: kết học – nghĩa học – dụng học, Luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội. 133. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. 134. Viện Ngôn ngữ học (2002), Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 135. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp luật, Hà Nội. 163 136. Bùi Khắc Việt (1990), “Thử phân tích vấn đề ‘viết cho ai’trong phong cách hành chính”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2. II. Tiếng Anh 137. Anna Wierbicka (1987) English Speech Act Verbs. Acdemic Press. 138. Armengaud (1985) Pragmatics, Presses universitaire de France. 139. Austin, J.L (1962), How to do things with words, Oxford University Press. 140. Bhatia, V.K (1987), “The language of the law”, Language Teaching, 20: 227-34. 141. Brown, P. & Levinson, S.C. (1987), Politeness Some Universal in Language Usage, Cambridge University Press. 142. Fairclough, N. (1989), Language and Power, London, Long man. 143. Gu, Y. (1990), “Politeness phenomena in modern Chinese”, Journal of Pragmatics, No14, P.237 – 257. %20paper%20ocr.pdf. 144. Gibbons, J. (1994), Language and the Law, Longman, London. 145. Gregerson (1980) Pragmatics and the search for Context in linguistics, Philippin Journal of Linguistics. Tập 11, số 1. 146. Holmes, J. &Stubbe, M. (2003), Power and Politeness in the Workplace, Longman, London. 147. Maley, Y. (1994), “The language of the law”, Language and the Law, Longman, London. 148. Levison, S.C. (1983) Pragmatics, Cambridge University Press. 149. N S.H. (1995), “Power of Language and Power behind Language”. Jounal of Language and Social Psychology, p.347 – 350. 150. Thomas. J (1995) Meaning in Interaction to Pragmatics, Longman Malaysia, PP. 151. Trosborg, A. (1997), Rhetorical Strategies in Legal Language, Gunter Narr Verlag Tubingen Press. 152. Searle, J.R. (1969), Speech Acts, Cambridge University Press. 153. Searle, J.R. (1975), Indirect Speech Acts, Syntax and Sematics, New York Academin Press. 154. Searle, J.R. (1979), Expression and Meaning, Cambridge University Press. 164 PHỤ LỤC DANH MỤC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CUNG CẤP NGỮ LIỆU 1. Hiến pháp nước CHXHCNVN 2013. 2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 3. Luật Xử lí vi phạm hành chính ban hành năm 2012. 4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. 5. Luật Cán bộ Công chức 2008. 6. Lệnh số 01/2013/L-CTN ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. 7. Lệnh số 13/2015/L-CTN ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch nước công bố Luật Ngân sách nhà nước. 8. Lệnh số 32/2012/L-CTN ngày 03 tháng 12 năm 2012 công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. 9. Lệnh số 27/2012/L-CTN ngày 03 tháng 12 năm 2012 về công bố Luật Thủ đô. 10. Lệnh số 18/2013/L-CTN ngày 08 tháng 12 năm 2013 của Chủ tịch nước về việc công bố Hiến pháp nước CHXHCNVN. 11. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức. 12. Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 13. Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 14. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. 15. Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP. 165 16. Thông tư số 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNN ngày 20/7/2012 Quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được. 17. Thông tư 0/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 18. Thông tư số 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 nãm 2007 Bộ Công thương Hướng dẫn xuất khẩu than. 19. Thông tý 26/2008/TT-BGDÐT 09-05-2008 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự. 20. Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 nãm 2008 Hýớng dẫn thực hiện một số quy ðịnh tại Nghị ðịnh số 119/2007/NÐ-CP ngày 18 tháng 7 nãm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. 21. Chỉ thị của UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác chống nhập lậu. 22. Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 30/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội V/v thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính trong công tác quản lí xuất nhập cảnh đối với cán bộ, công chức, công dân. 23. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 Thủ tường Chính phủ Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. 24. Chỉ thị số: 002/CT-BCT ngày 10 tháng 9 năm 2007 Bộ Công thương Về một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chợ, góp phần kiểm soát và kiềm chế tăng giá hàng tiêu dùng. 25. Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg, ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Thủ tường Chính phủ Về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. 26. Chỉ thị 01/2008/CT-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2008 UBND tỉnh An Giang Về việc triển khai thực hiện Nghị định 38/2006/NĐ-CP. 27. Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 Tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. 166 28. Chỉ thị số: 10/2006/CT-TTg, ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. 29. Chỉ thị số: 20/2007/CT-TTg Ngày 24 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 30. Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. 31. Quyết định Số: 6710/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dư án Xử lý cấp bách chống sạt lở những vị trí đặc biệt nguy hiểm bờ tả sông Bùi thuộc thôn 5, xã Quảng Bị, Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 32. Quyết định số Số: 27/2015/QĐ-UBND, ngày 24/9/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 33. Quyết định số 2345QĐ/XHNV-ĐT, ngày 24/9/2007 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1101QĐ/ XHNV-ĐT, ngày 01/9/ 2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường ĐHKHXH&NV. 34. Quyết định số 1268/QĐ-HVTC ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Học viện Tài chính ban hành Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Tài chính. 35. Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 36. Quyết định số 1463/2007/QĐ-CTN ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Chủ tịch nước Về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam. 37. Quyết định số 81/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2005 Về việc thực hiện cam kết Hiệp định về thương mại Hàng dệt, may ký giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 38. Quyết định số 36/2007/QĐ-BCN ngày 06 tháng 8 năm 2007 của Bộ Công nghiệp Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy đến năm 2010. 167 39. Quyết định số 842 /QĐ–ĐHNV ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tiếp nhận 02 thí sinh vào học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo chế độ tuyển thẳng năm 2013. 40. Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần Thơ Ban hành Quy định thực hiện Chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2015 – 2020. 41. Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2015của UBND thành phố Cần Thơ Quy định quản lý thu phí, lệ phí. 42. Quyết định số 1062/QĐ-BTP ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Kế hoạch Triển khai tập huấn Hướng dẫn cài đặt, sử dụng chữ ký số cho Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 43. Quyết định số: 868/QĐ-BTP ngày 07 tháng 5 năm 2015của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội. 44. Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 45. Quyết Quyết định số:12 /QĐ-ĐHNV ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chuyển đổi vị trí công tác bà Nguyễn Thị Tuyết Mai. 46. Công văn số 578/ĐHNV ngày 10/5/2016 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về việc tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri. 47. Công văn số 1348/SGD&ĐT-VP ngày 06/11/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội V/v khắc phục hậu quả thiên tai. 48. Công văn số 50/HDTĐ-KT ngày 27/3/2012 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội V/v hướng dẫn khen thưởng tổng kết Nghị định số 150/2006/NĐ-CP. 49. Công văn số 1023/BTC-TCNH ngày 18/01/2007 của Bộ Tài chính gửi các Công ty Xổ số kiến thiết các tỉnh, thành phố để hướng dẫn các biện pháp kiểm soát hoạt động xổ số kiến thiết. 168 50. Công văn số 2752/BNV-CCVC ngày 24/9/2007 của Bộ Nội vụ V/v thực hiện Nghị định số 143/2007/NĐ-CP của Chính phủ. 51. Công văn số 662/VTLTNN-TCCB ngày 29/7/2008 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước V/v tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu. 52. Công văn số 2057/BTP-HCTP ngày 09/5/2007 của Bộ Tư pháp V/v công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. 53. Công văn số 102/SLĐTBXH ngày 13/8/2007 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh về thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. 54. Công văn số 1468/ĐHNV-TCCB của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ngày 05/12/2014 về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại đối với đơn vị, công chức, viên chức và người lao động năm 2014. 55. Công văn số 19/UBND ngày 16/02/2012 của UBND huyện Thái Thụy về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện. 56. Báo cáo số 212/BC-ĐHNV ngày 25/5/2015 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổng kết công tác tháng 5 và phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 năm 2015. 57. Báo cáo số 146/BC-UBND ngày 27/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam Đầu tư xây dựng Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Quảng Nam. 58. Báo cáo số 69/BC-UBND ngày 05/6/2009 của UBND huyện Trấn Yên về công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện và tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong tháng 5. 59. Báo cáo số 1209/BC-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh Hậu Giang kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành công tác năm 2009 và nhiệm vụ công tác năm 2010. 60. Báo cáo số 180/BC-UBND ngày 16/11/2012 của UBND thành phố Hà Nội về tình hình hoạt động chỉ đạo, điều hành năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. 61. Báo cáo số 34/BC-UBND ngày 18/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội về kết quả kê khai, xác minh tài sản thu nhập năm 2008 của thành phố Hà Nội. 169 62. Báo cáo vụ việc tai nạn lao động tại công trường thi công công trình cầu La Ngàn. 63. Báo cáo số 151/BC-ĐHNV ngày 03/7/2014 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014. 64. Báo cáo số 113/BC-UBND ngày 30/ 9/2009 của UBND TP Hồ Chí Minh Về thực trạng tổ chức làm việc ngày thứ bảy hàng tuần tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 65. Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 29/6/2012 của UBND huyện Trạm Tấu về công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012 và kế hoạch 6 tháng cuối năm. 66. Thông báo số 41/TB-CTXDĐT ngày 23/5/2009 của Công ty Xây dựng Đô Thành về mẫu chữ kí của Giám đốc mới được bổ nhiệm. 67. Thông báo của Vụ Thông tin báo chí V/v hoãn chuyến thăm Đà Nẵng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. 68. Thông báo số 507/TB-BYT ngày 12/6/2009 của Bộ Y tế về đại dịch cúm A(H1N1). 69. Thông báo số 5828/TB-SXD ngày 31/7/2013 của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về tham dự Hội nghị tập huấn công tác quản lí chất lượng, sử dụng VLXD trong công trình. 70. Thông báo số 177/TB/ĐHKT-QTTB ngày 24 tháng 11 năm 2009 của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội bán thanh lí xe ô tô. 71. Thông báo 05/TB-VPCP 10-01-2008 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp ngày 28 tháng 12 năm 2007. 72. Thông báo số 54/TB-BGDĐT ngày 23/01/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Kết luận của Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long tại Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2009 qua cầu truyền hình Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 170 73. Thông báo số 10/TB-VPCP ngày 21-01-2008 kết luận của Thủ týớng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về ðào tạo theo nhu cầu xã hội và thực hiện cho vay để học ðại học, cao ðẳng và học nghề. 74. Thông báo số 489 /ÐHSPHN-HCTH ngày 01 tháng 10 nãm 2007 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Về việc Làm Danh bạ ðiện thoại toàn trýờng. 75. Thông báo số 4153/TB-BNN-VP ngày 21/7/2009 về Ý kiến kết luận của Thứ trýởng Bùi Bá Bổng tại Hội nghị giao ban Sõ kết vụ lúa Hè Thu 2009 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa Thu Ðông, Mùa 2009 ở vùng ðổng bằng sông Cửu Long. 76. Biên bản bàn giao tài liệu giữa Khoa Hành chính học và Khoa Khoa học chính trị. 77. Biên bản vi phạm Luật giao thông. 78. Biên bản về việc mất tài sản tại phòng làm việc của Khoa Hành chính học. 79. Biên bản vi phạm quy chế tuyển sinh. 80. Biên bản họp Hội đồng tuyển dụng viên chức. 81. Biên bản bóc đề thi tuyển sinh. 82. Biên bản bàn giao tài sản kiểm kê cuối năm. 83. Biên bản Hội nghị cán bộ chủ chốt. 84. Biên bản Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 85. Biên bản họp xét thi đua khen thưởng. 86. Tờ trình liên ngành Về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2006. 87. Tờ trình số 51/TTr – UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v quy định phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện theo cơ chế một cửa tỉnh Bắc Ninh. 88. Tờ trình Số: 51/TTr-UBND của UBND quận Gò Vấp ngày 04 tháng 7 năm 2006 Về điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách các phường đông dân. 89. Tờ trình số 4023/TTr-UBND ngày 13/7/2005 của UNND Thành phố Hồ Chí Minh về "Nhiệm vụ quy hoạch chung Khu ðô thị Tây Bắc Tp Hồ Chí Minh. 90. Tờ trình số 27/TTr-CP ngày 01/4/2008 của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. 91. Tờ trình số 284/SXD-QH ngày 11/6/2009 của Sở Xây dựng Quảng Ninh. 171 92. Tờ trình Số 272/TTr-VKH ngày 22/11/2011 của Viện Khoa học tổ chức nhà nước V/v bổ nhiệm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ năm 2011 và thành lập Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 93. Tờ trình số 63/TTr-VKH ngày 18/3/2009 của Viện Khoa học tổ chức nhà nước V/v đăng kí đề tài Độc lập cấp nhà nước năm 2009. 94. Tờ trình số 82/TTr-BXD ngày 19/9/2008 của Bộ Xây dựng trình Chính phủ. 95. Tờ trình 1011/TTr-UBND ngày 15/6/2009 UBND tỉnh Bắc Ninh Về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Từ Sơn theo hình thức đầu tư Xây dựng - Chuyển giao (BT). 96. Tờ trình số 65 /TTr-UBND ngày 06/10/2009 của UBND huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế. 97. Tờ trình số: 82/TTr-BXD ngày 19/ 9 /2008 của Bộ Xây dựng về một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. 98. Tờ trình số: 65/TTr-UBND ngày 06/10/2009 của UBND huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc đề nghị khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân đã có thành tích tiêu biểu trong công tác phòng chống cơn bão số 9 năm 2009. 99. Tờ trình số: 51/TTr-UBND của UBND quận Gò Vấp ngày 04 tháng 7 năm 2006 Về điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách các phường đông dân theo đề nghị của UBND phường 11, 12 và phường 17). 100. Tờ trình số 161/TTr-CP ngày 13/10/2008 của Chính phủ về Dự án Luật Bồi thường nhà nước. 101. Giao thông đường bộ (sửa đổi). 102. Tờ Tờ trình Số 27/TTr-CP ngày 01/4/2008 của Chính phủ về Dự án Luật 103. Tờ trình số 97/TTr-UBND ngày 18/5/2009 của UBND huyện Hương Trà về việc xin chủ trương và thỏa thuận quy mô đầu tư xây dựng công trình cải tạo, mở rộng trụ sở HĐND và UBND huyện Hương Trà. 104. Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 21/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. 105. TTr số 173/TTr-UBND ngày 29/6/2015 của UBND huyện Long Mỹ. 172 106. Tờ trình số 148/TTR-SKHĐT ngày 10/7/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang V/v xin điều chỉnh Kế hoạch vốn XDCB năm 2015 huyện Long Mỹ. 107. Tờ trình số 1011/TTr-UBND ngày 15/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Từ Sơn. 108. Tờ trình số 1011/TTr-UBND ngày 15/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Từ Sơn. 109. Tờ trình số 4023/TTr-UBND ngày 13/7/2004 của UBND Tp Hồ Chí Minh về Quy hoạch khu đô thị tây bắc Thành phố. 110. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa. 111. Đơn bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cư vào Việt Nam . 112. Đơn xin thường trú. 113. Đơn xin nghỉ học. 114. Đơn xin đăng kí dự tuyển trình độ thạc sĩ. 115. Đơn xin bảo lưu kết quả học tập. 116. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền giữa Công ty Cổ phần Truyền thông & Giải pháp công nghệ DLC Việt Nam và Công ty TNHH Thường Xuân. 117. Hợp đồng thuê chỗ ở giữa BQL Ký túc xá Bách khoa và sinh viên 118. Hợp đồng lao động giữa trường Đại học Nội vụ Hà Nội với Bà Phạm Thị Mai. 119. Hợp đồng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử giữa Chi nhành NHTMCP Ngoại thương Vietcombank với khách hàng. 120. Hợp đồng chi trả kinh phí đào tạo sinh viên cử tuyển năm 2008 của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai với Trường Đại học Sài Gòn. 121. Giấy kê khai phát hành của Công ty Phát hành sách Trí Tuệ. 122. Giấy giới thiệu của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội . 123. Giấy giới thiệu của Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. 124. Giấy ủy quyền của PGS.TS Trần Đình Thảo – Trưởng khoa TC&QLNS. 125. Giấy xác nhận thâm niên công tác đối với người dự tuyển nghiên cứu sinh. 173 126. Giấy xác nhận hộ nghèo xã Thành Công. 127. Giấy đi đường. 128. Giấy nghỉ phép cấp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 129. Giấy chứng nhận con em gia đình có công với Cách mạng . 130. Giấy mời họp của Tổ dân phố 46 phường Dịch Vọng Hậu. 174

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ngon_ngu_trong_van_ban_hanh_chinh_tieng_v.pdf
Tài liệu liên quan