Luận án Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH LƯU THIÊN SƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC MẠNH CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH LƯU THIÊN SƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC MẠNH CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ch

pdf164 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyên ngành: Huấn luyện thể thao Mã số : 62140104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Hiệp 2. GS.TS Chang Keun Kim TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Khái lược lịch sử phát triển của môn cử tạ 1.1.1. Môn cử tạ thời cổ đại 1.1.2. Môn cử tạ thế giới cận đại 1.1.3. Đặc điểm của cử tạ hiện đại 1.1.3. Sự phát triển môn cử tạ của Việt Nam 5 5 6 8 9 1.2. Sinh lý học của cơ xương (cơ vân) 1.2.1. Cấu trúc của cơ xương 1.2.2. Cơ chế của sự co cơ 1.2.3. Đặc điểm sinh lý sợi cơ 1.2.4. Nguyên lý của sự thay đổi kích thước cơ 1.2.5. Sinh lí học tế bào cơ gốc (skeletal muscle stem cells- satellite cells) 10 11 13 14 16 17 1.3. Cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh trong cử tạ 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Đặc điểm cơ học của lực 1.3.3. Phân loại sức mạnh 1.3.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh 1.3.5. Nhiệm vụ và phương pháp huấn luyện sức mạnh 1.3.6. Sức mạnh cơ của các VĐV cử tạ 27 27 28 29 31 33 36 1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan 38 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 43 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.1.2. Phương pháp nhân trắc học 2.1.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học chức năng 2.1.3.1. Phương pháp xác định thành phần cơ thể 2.1.3.2. Phương pháp xác định mật độ khoáng xương 2.1.3.3. Phương pháp sinh thiết cơ 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.5. Phương pháp toán thống kê 43 43 43 49 49 53 53 57 58 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.2. Khách thể nghiên cứu 2.2.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu 2.2.4. Qui trình nghiên cứu 2.2.5. Kế hoạch nghiên cứu 2.2.6. Địa điểm nghiên cứu 60 60 60 61 61 62 62 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 63 3.1. Đặc điểm hình thái, thành phần cơ thể và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ TP.HCM. 3.1.1. Đặc điểm hình thái (hình thể) của nam VĐV cử tạ TP.HCM 3.1.2. Thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ Tp.Hồ Chí Minh 3.1.3. Xác định mật độ xương (MĐX) của nam VĐV cử tạ TP.HCM 63 63 67 71 3.2. Vai trò của di truyền, đặc điểm cấu trúc sợi cơ và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam VĐV cử tạ TP.HCM. 3.2.1. Vai trò của di truyền trong thể thao 75 75 3.2.2. Đặc điểm sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 76 3.3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời nhằm phát triển sức mạnh cho nam vận động viên cử tạ TP. Hồ Chí Minh. 3.3.1. Cơ sở khoa học của việc tập luyện bài tập trở kháng tức thời đến hoạt động của tế bào cơ gốc (tế bào vệ tinh - SC). 3.3.2. Cơ sở sinh lý của quá trình tổng hợp protein 3.3.3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời đến hoạt động của tế bào cơ gốc - tế bào vệ tinh (skeletal muscle stem -satellite cell) trong cơ trên nam vận động viên cử tạ TP.HCM 3.3.4. Sự biến đổi protein trong cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM trước và sau khi tập luyện các bài tập trở kháng tức thời. 89 89 91 98 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 125 125 127 128 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT 1RM (– 1 Repetition Maximum) 1 lần lặp lại tối đa BMD (Bone Mineral Density) Độ đặc chất khoáng xương CSA (cross-sectional area) Tiết diện cắt ngang CSTL Cột sống thắt lưng CXĐ Cổ xương đùi DXA (dual energy X-ray absorptiometry) Hấp thu năng lượng tia X kép HLSM Huấn luyện sức mạnh LVĐ Lượng vận động MĐX Mật độ xương SC (Satellite cell) Tế bào vệ tinh SM Sức mạnh TDTH Thể dục thể hình TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT Thể thao VĐV Vận động viên DANH MỤC BIỂU BẢNG Số Tên bảng Trang 1.1 Những đặc tính chung của sợi cơ loại I và loại II 15 1.2 Thành phần sợi cơ của các VĐV tài năng ở các môn thể thao sức bền, công suất và người bình thường (McArdle, 2001) 16 1.3 25 tương tác mạng lưới sinh học bị kích thích trong quá trình hoạt hóa của SC 21 2.1 Các bài tập thực nghiệm 58 3.1 Tọa độ thực trạng hình thể somatotype của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 63 3.2 Tọa độ cấu trúc hình thể somatotype của VĐV cử tạ TP.HCM và VĐV TDTT TP.HCM (Vũ Việt Bảo, 2011) 65 3.3 Tọa độ cấu trúc hình thể somatotype của VĐV cử tạ TP.HCM và VĐV TDTT, Cử tạ Ấn Độ (Mohd. Imram, 2011) 66 3.4 Thực trạng thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 68 3.5 Mật độ xương trung bình của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 72 3.6 Tương quan giữa MĐX trung bình tại các vị trí với kết quả kiểm tra sức mạnh tương đối thông qua test cử giật và cử đẩy của VĐV cử tạ TP.HCM 73 3.7 Thành phần sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 77 3.8 Tiết diện ngang cơ (µm2) của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 79 3.9 Số lượng nhân/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 81 3.10 Tiết diện sợi cơ/vùng nhân cơ (µm2) của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 82 3.11 Tỷ lệ sợi cơ vùng trung tâm (%) của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 84 3.12 Số lượng Pax7/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 85 3.13 Số lượng Pax7/tiết diện sợi cơ (mm2) - Pax7/Fiber area(㎟) 86 3.14 Tỷ lệ Pax7/vùng nhân cơ (%) - Pax7/Myonuclear(%) 87 3.15 Tương quan giữa tiết diện sợi cơ và tỷ lệ sợi cơ với sức mạnh tương đối thông qua kết quả kiểm tra test cử giật và cử đẩy của VĐV cử tạ TP.HCM 88 3.16 Sự biến đổi tiết diện sợi cơ (µm2) của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 99 3.17 Sự biến đổi của thành phần và kích thước cơ đối với các loại hình tập luyện (theo McArdle và cộng sự, 2000) 101 3.18 Sự thích nghi sinh lý cơ đối với tập luyện sức mạnh (McArdle, 2000) 102 3.19 Tiết diện sợi cơ (µm2) của 3 nhóm nghiên cứu của David Aguayo (2014) 102 3.20 Sự biến đổi số lượng nhân cơ/sợi cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 103 3.21 Sự biến đổi tiết diện cơ/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 105 3.22 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 106 3.23 Sự biến tỷ lệ Pax7/tiết diện cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 109 3.24 Sự biến đổi Pax7/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 110 3.25 Sự biến đổi tỷ lệ Ki67/CD56 của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 113 3.26 Sự biến đổi protein trong cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM trước và sau khi tập luyện các bài tập trở kháng tức thời 114 3.27 Tương quan giữa phosphoryl hóa protein với tiết diện cơ sau tập luyện trở kháng tức thời 122 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số Tên biểu đồ Trang 3.1 Thực trạng tỷ lệ thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 70 3.2 Tỷ lệ thành phần sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 78 3.3 Tiết diện ngang cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 79 3.4 Số lượng nhân/sợi cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 81 3.5 Tiết diện sợi cơ/vùng nhân cơ (µm2) của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 83 3.6 Tỷ lệ sợi cơ vùng trung tâm của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 84 3.7 Số lượng Pax7/sợi cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 85 3.8 Số lượng Pax7/tiết diện sợi cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 86 3.9 Tỷ lệ Pax7/vùng nhân cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 87 3.10 Sự biến đổi tiết diện cắt ngang cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 100 3.11 Sự biến đổi số lượng nhân cơ/sợi cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 104 3.12 Sự biến đổi tiết diện cơ/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 106 3.13 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 107 3.14 Sự biến đổi tế bào vệ tinh Pax7/sợi cơ sau 24 giờ tập bài tập trở kháng tức thời theo kết quả nghiên cứu của David Aguayo (2014) 108 3.15 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/tiết diện cơ trên nam VĐV cử tạ 110 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.16 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 111 3.17 Sự biến đổi tỷ lệ tế bào vệ tinh Pax7/vùng nhân cơ sau 24 giờ tập bài tập trở kháng tức thời theo kết quả nghiên cứu của David Aguayo (2014) 112 3.18 Sự biến đổi tỷ lệ Ki67/CD56 trong cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 113 3.19 Phosphoryl hóa tổng hợp protein m-TOR trong cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 115 3.20 Phosphoryl hóa tổng hợp protein Akt trong cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 116 3.21 Phosphoryl hóa tổng hợp protein p70S6K trong cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 117 3.22 Phosphoryl hóa tổng hợp protein 4E-BP1 trong cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 118 DANH MỤC HÌNH Số Tên hình Trang 1.1 Cấu trúc cơ xương Sau trang 12 1.2 Vai trò của tế bào cơ gốc trong sự phát triển của cơ bắp 19 1.3 Đồ thị của sức mạnh tốc độ 29 2.1 Minh họa hình thể dạng nội mô 46 2.2 Minh họa hình thể dạng trung mô 46 2.3 Minh họa hình thể dạng ngoại mô 47 2.4 Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của VĐV một số môn thể thao 49 2.5 Thiết bị DXA kiểm tra thành phần cơ thể 51 2.6 Xác định BMD toàn thân, thành phần cơ thể bằng thiết bị DXA 51 2.7 Xác định BMD tại vị trí hông bằng thiết bị DXA Sau trang 51 2.8 Xác định BMD thắt lưng cột sống bằng thiết bị DXA Sau trang 51 2.9 Sinh thiết cơ tứ đầu đùi (a); hình ảnh hóa mô cơ dưới kính hiển vi điện tử hay kính hiển vi quang học 54 3.1 Cấu trúc hình thể somatype của nam VĐV cử tạ TP.HCM trên mạng lưới Health Carter theo hạng cân 64 3.2 Cấu trúc hình thể somatype của nam VĐV TDTH TP.HCM sau thực nghiệm (a) thời kỳ huấn luyện nở cơ; (b) thời kỳ huấn luyện cắt nét 65 3.3 Cấu trúc hình thể somatotype VĐV TDTH, cử tạ Ấn Độ và nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân trên mạng lưới Health Carter 66 3.4 Xác định thành phần sợi cơ (I, IIa, IIx), diện tích mặt cắt ngang (CSA) 77 3.5 (A) phì đại cơ do tăng miền nhân cơ và số lượng nhân (B) teo cơ do giảm miền nhân cơ và số lượng nhân (Tim Snijders, 2014) 90 3.6 Tác động của tập luyện đến việc hoạt hóa tế bào vệ tinh, tăng sinh và tự đổi mới (Tim Snijders, 2014) 91 3.7 Con đường tổng hợp protein dưới tác động của tập luyện 93 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, một số môn thể thao (TT) Việt Nam đã tiếp cận được nền TT thế giới, trong đó môn TT thế mạnh đã giành được huy chương trên đấu trường Olympic là môn Cử tạ. Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2020 đã xác định Cử tạ là một trong 10 môn trọng điểm loại I cần được quan tâm đầu tư để có huy chương vàng Olympic 2016 [21, tr.32]. Trước sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với môn TT mũi nhọn này, bản thân nhận thấy được điểm nóng đang được các nhà quản lý, các nhà chuyên môn chú tâm. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về thành tích môn Cử tạ. Thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc 2010, TP.HCM đạt hạng 2 toàn đoàn với 7 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 6 huy chương đồng. Thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, TP.HCM đạt hạng 1 toàn đoàn phá 13 kỷ lục quốc gia với 15 huy chương vàng, 04 huy chương bạc và 09 huy chương đồng. Đặc biệt, vận động viên (VĐV) Thạch Kim Tuấn đạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic trẻ 2010. Gần đây Thạch Kim Tuấn đạt huy chương bạc tại Á vận hội Seoul 2014. Mục tiêu của môn cử tạ ở kỳ Thế vận hội tiếp theo là giành huy chương. Tổng cục TDTT đã quyết định đưa Trần Lê Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn vào nhóm VĐV trọng điểm, tập trung đầu tư để tranh tài tại các đấu trường quốc tế, cụ thể là đấu trường Olympic lần thứ 31 tại Rio De Zanero, Brazil 2016. Thành tích thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cấu trúc bên trong của thành tích thể thao được thể hiện qua các mối quan hệ hữu cơ tồn tại một cách khách quan giữa các yếu tố xác định thành tích và được gọi là cấu trúc thành tích [6]. Các yếu tố xác định thành tích thể thao cá nhân rất quan trọng đối với việc đạt được các thành tích thể thao cao ở mỗi môn thể thao. Tuy nhiên tầm quan trọng và tỷ lệ ảnh hưởng của nó lại mang tính chất riêng biệt ở mỗi môn thể thao. 2 Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác kỹ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. Thi đấu cử tạ gồm cử giật và cử đẩy. Như vậy, sức mạnh là một trong những yếu tố quyết định thành tích thi đấu của VĐV cử tạ [7], [8], [28]. Sức mạnh cơ bắp là kết quả của sự kết hợp của ba yếu tố: Sức mạnh sinh lý (phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước cơ bắp, diện tích mặt cắt ngang của cơ và phản ứng của tập luyện); sức mạnh thần kinh (yếu hay mạnh như thế nào là tín hiệu báo cho các cơ bắp co lại) và độ bền cơ học (trong đó đề cập đến lực kéo của cơ bắp và cách những lực lượng có thể được thay đổi bằng cách sử dụng xương và khớp như đòn bẩy) [99]. Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc trực tiếp vào tiết diện mặt cắt ngang của cơ bắp, do đó, nếu sau một thời gian huấn luyện, kích thước cơ bắp tăng lên 50%, có nghĩa là lực sinh ra của cơ thể cũng tăng 50%. Đối với mỗi 1 centimet vuông diện tích mặt cắt ngang, các sợi cơ có thể phát huy một lực tối đa khoảng 30-40 Newtons (trọng lượng 3-4 kg) [99]. Theo Chad Tackett, Chủ tịch Hội GHF- Galveston Historical Foundation các nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh gồm: loại sợi cơ, tuổi, giới tính, các chi và độ dài cơ bắp, điểm bám tận của gân, chương trình huấn luyện tốt (kỹ thuật, lượng vận động, quãng nghỉ, hồi phục), di truyền (hình thể, gân, xương, cơ) [44]. Sức mạnh tối đa của cơ chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố chính: Một là nhóm yếu tố về sinh lí: đơn vị vận động, ngưỡng, sợi cơ trên trục cơ. Hai là nhóm yếu tố về giải phẫu: thành phần sợi cơ, tỷ lệ sợi cơ chậm/cơ nhanh, tiết diện sợi cơ, góc độ co cơ. Ba là nhóm yếu tố về sinh cơ: hệ số ma sát, nhớt đàn hồi, loại và tốc độ co cơ, cánh tay đòn [57]. Sức mạnh tối đa của cơ chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố chính là: một là các yếu tố trong cơ ở ngoại vi: Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòn của lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bán trên xương; Chiều 3 dài ban đầu của cơ; Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ. Hai là các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự huy động số lượng đơn vị vận động, thời điểm co cơ, phối hợp vận động giữa các sợi cơ và cơ. Theo Carol A. Oatis (2009), có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh cơ gồm: kích thước cơ, cánh tay đòn, độ dài cơ, tốc độ co cơ, thành phần cơ và số lượng các sợi cơ tham gia vận động [43]. Tế bào cơ gốc giống như tế bào gốc, là những tế bào vô định hình nằm ở ngoại vi của tế bào cơ. Thông thường, tế bào cơ gốc nằm im lặng; tuy nhiên, đến khi cơ bị tổn thương, những phản ứng hocmon và chất dịch kích hoạt tế bào cơ gốc và làm cho chúng nảy nở và phân tách, sau đó liên kết với sợi cơ. Khi các tế bào cơ gốc hợp nhất với sợi cơ, chúng hiến nhân của chúng và làm tăng hiệu quả của năng lực tổng hợp protein của tế bào cơ. Đây là điều cốt yếu, bởi vì bằng sự tăng lên của số lượng nhân của chúng, cơ bắp lúc này được tăng khả năng tăng trưởng. Và điều đó rất là quan trọng cho việc đánh giá những tế bào cơ gốc có thể tái sinh, cho phép cơ bắp hồi phục [38]. Trong vài nghiên cứu gần đây, các báo cáo thảo luận về vai trò của tế bào vệ tinh có liên quan đến phì đại cơ trong cơ người trưởng thành [38]. Các tế bào vệ tinh có liên quan đến tăng trưởng cơ bắp trong quá trình thai nhi và phát triển sau khi sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa và tái sinh của các sợi cơ bị hư hỏng. Các tế bào vệ tinh cũng là rất cần thiết cho sợi cơ phì đại và duy trì khối lượng cơ bắp trong người lớn. Mona Lindström [82]. Để tiếp tục khám phá các chức năng và tính không đồng nhất của tế bào vệ tinh đối với các dấu hiệu khác nhau trong cơ xương của con người bằng cách nghiên cứu những ảnh hưởng của tập luyện sức mạnh [82]. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu một số nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của vận động viên, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức mạnh ở vận động viên cử tạ Việt Nam là vấn đề thời sự cần thiết của khoa học TDTT hiện nay. Do vậy, chúng tôi 4 lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích của đề tài: nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của VĐV cử tạ TP.HCM. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu 1. Đặc điểm hình thái, thành phần cơ thể và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2. Vai trò của di truyền, đặc điểm cấu trúc sợi cơ và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời nhằm phát triển sức mạnh cho nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết khoa học của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thành công đặc điểm hoạt động và sự biến đổi của tế bào gốc và tổng hợp protein trong cơ của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện các phương pháp tập luyện các bài tập phức hợp (complex exercises – bài tập trở kháng truyền thống kết hợp với bài tập bật nhảy) và phương pháp tập luyện các bài tập tổ hợp (compound exercises – bài tập trở kháng truyền thống) qua đó bước đầu xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển sức mạnh cơ của vận động viên cử tạ. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lược lịch sử phát triển môn cử tạ 1.1.1. Môn cử tạ thời cổ đại [7], [8] Thời cổ đại, hầu hết các nước trên thế giới đều dùng hình thức nâng vật có trọng lượng nặng để thi đấu sức mạnh và dũng khí với nhau. Có rất nhiều chứng cứ chứng minh rằng người Hy Lạp dùng phương pháp nâng trọng lượng của hòn đá để thi đấu sức mạnh. Người Hy Lạp cũng chính là dân tộc dùng tạ tay sớm trước nhất để tập luyện sức khỏe. Những năm đầu người Tây Ban Nha thích tập các bài tập nâng hòn đá lớn đặt trên vai để tăng cường sức mạnh. Đã từng có 1 đại lực sĩ có thể nâng hòn đá nặng 200kg từ dưới đất đặt lên vai sau đó thả xuống thực hiện 7 lần liên tiếp nhau trong 5 phút. Hình thức vận động này được người Tây Ban Nha lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Ở các vùng nông thôn của Pháp và của Tây Ban Nha, hình thức nâng hòn đá để thi đấu sức mạnh với nhau được diễn ra rất phổ biến. Hòn đá họ nâng có tên gọi là Easarone, hình trụ tròn, có 2 đầu cầm, rất giống với trục lăn lúa của vùng nông thôn miền bắc của Trung quốc. Trong võ lâm cổ đại của Trung quốc, tập võ công cần phải có sức mạnh phi thường, họ phải dùng rất nhiều công cụ và nhiều hình thức để tăng cường sức mạnh, nên cử tạ là môn tập bắt buộc giành cho những người tập võ. Trên đây chỉ là một số tình hình của các hoạt động thi đấu cử tạ của các nước. Các loại hình tập luyện biểu diễn và thi đấu sức mạnh này diễn ra liên tục, so với ngày hôm nay, dù cho các hoạt động của môn cử tạ trong thời cổ đại chỉ mang tính chất nguyên thủy nhưng có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức mạnh, phòng chống bệnh tât, phòng thân ngừa địch, .v.v. do đó được lưu truyền cho đến ngày nay. 1.1.2. Môn cử tạ thế giới cận đại [7], [8] 6 Môn cử tạ thế giới cận đại bắt đầu từ đầu thế kỉ 18, khi đó ở nhiều nước Châu Âu như Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Đức, .v.v. đã có môn tạ đĩa và tạ tay. Theo sổ sách ghi chép của của lịch sử TT, năm 1825 đã tổ chức thi đấu cho các đại lực sĩ tại Pari; năm 1840 thì xuất hiện tại Luân Đôn và Brúc-xen; năm 1868 xuất hiện tại New York; năm 1873 xuất hiện tại Vác-xa-va; năm 1880 xuất hiện tại Viên (thủ đô Áo), .v.v. Đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 xuất hiện hàng loạt các đại lực sĩ nổi tiếng. Người đại diện nổi tiếng nhất là đại lực sĩ người Đức Eugen Sandow (1867-1925). Năm 1896, giải vô địch cá nhân cử tạ Châu Âu tổ chức lần đầu tiên tại Luân Đôn (Anh), năm 1898 tổ chức tại Viên. Thời kì đầu dụng cụ thi đấu chỉ là tạ tay loại nhỏ và loại lớn. Sau đó phát triển thành tạ đòn hình cầu tròn (Globe- Ended Barbell), trọng lượng phần lớn không đổi, mà làm 2 đầu rổng giữa để có thể tùy ý tăng thêm trọng lượng trong thi đấu. Sau đó, trong các giải thi đấu quốc tế đều sử dụng hình thức tăng các bánh tạ để tăng trọng lượng trong thi đấu. Bánh tạ có đường kính là 45-55cm, đòn gánh tạ có đường kính là 3cm, dài 187cm. Sau khi xuất hiện loại tạ này đã đẩy nhanh tốc độ nâng cao thành tích thi đấu và nâng cao trình độ kĩ thuật. Năm 1896 lần đầu tiên môn cử tạ được liệt kê vào danh sách những môn thi đấu chính trong thế vận hội Olympic, không phân chia hạng cân thi đấu và cũng chỉ cho phép các VĐV nghiệp dư tham gia. Trong thi đấu chia thành nâng tạ 1 tay và nâng tạ 2 tay, thành tích thi đấu rất thấp. Những giải thi đấu cử tạ thế giới và thế vận hội Olympic đầu tiên, do dụng cụ thi đấu chưa được tiêu chuẩn hóa, và trong thi đấu còn gộp chung với biểu diễn sức mạnh do đó các hình thức nâng tạ rất đa dạng hóa bao gồm cử bổng, cử giật, cử đẩy, cử nâng tự do, và còn có cả phân ra nâng tạ 1 tay và nâng tạ 2 tay. Năm 1905 tại giải vô địch thế giới lần thứ tư ở Bec-lin (Đức) lần đầu tiên trong thi đấu của môn cử tạ có phân chia thi đấu theo hạng cân, khi đó chỉ chia thành 3 hạng cân là 70, 80 và 80+. Năm 1913 xuất hiện những qui tắc thi đấu mới, 7 đến năm 1920 bắt đầu đi vào con đường phát triển đúng đắn và có nề nếp. Từ sau năm 1920, các phương pháp nâng tạ trong thi đấu được đơn giản hóa dần, hạng cân được phân chia ngày càng cụ thể hơn, qui tắc trong thi đấu cũng không ngừng được hoàn thiện. Năm 1912, tại Xtôckhôm đã tổ chức đại hội trù bị về tổ chức liên hợp của cử tạ và vật tự do, tuy đại diện đến tham dự cũng có nhiều hạn chế nhưng trong cuộc họp cũng đã đưa ra được một số qui định chặt chẽ. Ví dụ như phân ra 4 hạng cân thi đấu rõ ràng đó là 60, 70, 80 và 80+; phương pháp thi đấu có nâng tạ 1 tay (tay trái, phải), cử đẩy và cử bổng bằng 2 tay. Năm 1913 tại Béclin tổ chức đại hội công bố sự thành lập chính thức của tổ chức liên hợp cử tạ thi đấu thế giới (bao gồm cử tạ, vật tự do và quyền anh). Trong cuộc họp đã phân ra làm 5 hạng cân để thi đấu và cũng qui định ra 5 phương pháp nâng tạ; trước và sau khi lập kỉ lục phải tiến hành cân trọng lượng của dụng cụ thi đấu và trọng lượng của VĐV. Năm 1920 tổ chức liên hợp cử tạ quốc tế được sáng lập do người Pháp khởi xướng, cho nên tên gọi đầu tiên là dùng tiếng pháp để đặt tên có tên gọi tắt là FIH và đến năm 1927 mới đặt tên lại bằng tiếng anh. Sau khi tổ chức liên hợp cử tạ quốc tế được thành lập các lãnh đạo tuyên truyền môn cử tạ, qui định qui tắc trong thi đấu, tích cực tìm nguồn vốn dự trữ, xác định quyền uy của mình đồng thời cố gắng để đưa môn cử tạ vào trở thành môn thi đấu chính trong thế vận hội Olympic (năm 1920 và 1924 vì tạ thi đấu chưa có một tiêu chuẩn nhất định nào nên không được liệt kê vào trong các môn thi đấu chính thức tại thế vận hội Olympic. Năm 1925 cử tạ được chính thức liệt kê vào môn thi đấu chính trong thế vận hội Olympic. - Năm 1947 tổ chức liên hợp quốc tế đổi tên thành “Tổ chức liên hợp thể hình cử tạ quốc tế”, mỗi năm ngoài tổ chức các giải thi đấu cử tạ quốc tế ra còn tổ chức các giải thi đấu thể hình quốc tế. 8 - Năm 1968 tổ chức của môn thể dục thể hình và môn cử tạ được phân ra làm 2 rất rõ ràng, và tổ chức quốc tế của môn cử tạ vẫn lấy lại tên cũ là liên hợp cử tạ quốc tế. Mục đích chính của tổ chức liên hợp quốc tế là đẩy mạnh sự phát triển của môn cử tạ đến tất cả các nước trên thế giới, tăng cường mối quan hệ các tổ chức cử tạ của các nước, kiểm tra giám sát hoạt động của các liên hợp cử tạ của các châu trên thế giới, phê duyệt các qui tắc trong thi đấu, tổ chức các lớp học bồi dưỡng cho huấn luyện viên và cho trọng tài, .v.v. 1.1.3. Đặc điểm của cử tạ hiện đại: [7], [28] Môn cử tạ trải qua quá trình phát triển lâu dài, qua nhiều lần cải cách dần dần được hoàn thiện hơn. Sau đây là giới thiệu về xu hướng phát triển và một số đặc điểm của môn cử tạ hiện đại. Đặc điểm nổi bật nhất của môn thi đấu cử tạ hiện đại là ngày càng đa dạng hóa, đơn nhất hóa, tiêu chuẩn hóa và dần dần biến thành môn vận động mang tính chất sức mạnh tốc độ. Sức mạnh tốc độ hay công suất (power) là sản phẩm của hai năng lực sức mạnh và tốc độ và được xem là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất [23]. Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác kỹ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. Thi đấu cử tạ gồm cử giật và cử đẩy. Như vậy, sức mạnh tốc độ là một trong những yếu tố quyết định thành tích thi đấu của VĐV cử tạ. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao thành tích của VĐV cử tạ. Nhìn từ góc độ vĩ mô cho thấy, xã hội ngày càng tiến bộ, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, khoa học thể thao ngày càng phát triển, điều kiện tập luyện được cải thiện, môn cử tạ ngày càng phổ biến rộng rãi đây là những nguyên nhân thúc đẩy thành tích thể thao ngày càng đi lên. Ngoài ra kĩ thuật động tác ngày càng tiến bộ, qui tắc ngày càng chặt chẽ, các dụng cụ tập luyện ngày càng hiện đại cũng là những nguyên nhân giúp nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV cử tạ. So 9 với những yếu tố kể trên thì sự tiến bộ của hệ thống tập luyện (bao gồm rất nhiều phương diện chẳng hạn như khoa học tuyển chọn, tập luyện khoa học, dinh dưỡng hợp lí, các biện pháp hồi phục sức khỏe, v.v.. ngày càng khoa học hóa, hợp lí hóa) là nguyên nhân chính giúp nâng cao thành tích thi đấu. 1.1.4. Sự phát triển môn cử tạ của Việt Nam Khoảng năm 1993 môn cử tạ được du nhập vào Việt Nam và thuộc Liên đoàn Thể dục – Thể hình. Năm 1995 môn cử tạ được giảng dạy tại Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ năm 2012 môn cử tạ được giảng dạy tại Trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh. Xu hướng trong thời gian tới sẽ thành lập Liên đoàn Cử tạ Việt Nam. Chỉ tiêu đạt huy chương tại Olympic lần thứ 31 được tổ chức tại Brazil vào năm 2016. Trong những năm gần đây, thành tích thi đấu môn cử tạ Việt Nam đã có vị trí trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Cử tạ Việt Nam đã giành thành tích xuất sắc tại Olympic Bắc Kinh năm 2008 với tấm Huy chương Bạc quý giá của VĐV Hoàng Anh Tuấn ở nội dung 56 kg. Cử tạ TP.HCM cũng đạt được nhiều thành tích xuất sắc với VĐV tiêu biểu Thạch Kim Tuấn. Năm 2010: Thế vận hội Thanh niên Mùa hè 2010 tại Singapore, Thạch Kim Tuấn đã giành được huy chương vàng ở hạng 56 kg với tổng thành tích 256 kg. Với thành tích trong năm, anh được một tạp chí bình chọn trong "Top 10 vận động viên Việt được nhắc nhiều nhất 2010. Năm 2011: Ở Giải cử tạ trẻ thế giới diễn ra vào tháng 6 tại Malaysia, Thạch Kim Tuấn giành được 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Đến tháng 9, tại Giải cử tạ trẻ châu Á, anh giành trọn cả 3 huy chương vàng hạng 56 kg. Tại SEA Games 26, niềm hi vọng số 1 của cử tạ Việt Nam hạng 56 kg, Thạch Kim Tuấn chỉ giành được huy chương đồng với tổng cử 271 kg (giật 123 kg, 10 đẩy 148 kg). Năm 2013: Tháng 6 tại Giải cử tạ vô địch châu Á, Thạch Kim Tuấn giành 3 HCB (125 kg cử giật, 156 kg cử đẩy, 281 kg tổng cử), đến tháng 9, Thạch Kim Tuấn giành 3 HCV (131 kg cử giật, 150 kg cử đẩy, 281 kg tổng cử) tại Giải cử tạ vô địch toàn quốc, trong đó nội dung cử giật với thành tích 131 kg đã phá vỡ kỷ lục quốc gia của Hoàng Anh Tuấn (130 kg, lập tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008). Tháng 10 năm 2013, tại Giải vô địch cử tạ thế giới, Thạch Kim Tuấn giành được 3 HCĐ (126 kg cử giật, 157 kg cử đẩy, 283 kg tổng cử). Cũng tại giải này, người đồng đội Trần Lê Quốc Toàn xếp hạng 4 cả 3 nội dung (125 kg cử giật, 153 kg cử đẩy, 278 kg tổng cử). Ngày 13/12/2013, tại Sea Games 27 ở Myanmar, Thạch Kim Tuấn giành tấm HCV hạng cân 56 kg với thành tích tổng cử 285 kg (129 kg cử giật, 156 kg cử đẩy), phá 2 kỷ lục SEA Games ở nội dung cử giật và tổng cử. Năm 2014: Tháng 6, Thạch Kim Tuấn đã giành HCV hạng cân 56 kg ở Giải vô địch cử tạ trẻ thế giới với thành tích cử giật 133 kg, cử đẩy 160 kg, tổng cử 293 kg, phá kỷ lục trẻ thế giới của Long Quingquan tại Thế vận hội 2008 ở 2 nội dung cử giật (132 kg) và tổng cử (292 kg). Tháng 9, Thạch Kim Tuấn giành HCB ở Á Vận Hội 201...) [113]. Ba đồng dạng FOXO đã được nghiên cứu và có đặc tính tốt FOXO-I, FOXO-3a và FOXO-4. Các đồng dạng FOXO được chủ yếu nằm ở các nhân nơi chúng được kích hoạt. Tuy nhiên, khi chúng được phosphoryl hóa, chủ yếu là do protein Akt, những protein FOXO được đẩy đến bào tương, và chúng không có khả năng gây ra phiên mã của gen liên quan đến teo cơ, chẳng hạn như atrogin-I / MAFbx và MuRF, hai cơ ligases E3 cụ thể, đó là các thành phần của hệ thống ubiquitin proteasome. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tín hiệu đường Akt bị ức chế có sự gia tăng trong phiên mã atrogin-I, và ngược lại, FOXO-I giảm trong phì đại cơ [73], [74]. Những kết quả này thừa nhận chắc chắn cho thấy rằng phì đại cơ xương gây ra bởi huấn luyện sức mạnh ở người khỏe mạnh một phần liên quan đến FOXO-I ức chế bởi Akt [105]. Hiệu quả của giảm huấn luyện cũng đã được nghiên cứu, và đi ngược với đó là một số quan sát thấy trong phản ứng tập sức mạnh, các tín hiệu mô tả cho Akt phosphoryl hóa giảm [73] và có sự sụt giảm trong phosphoryl hóa GSK3β, trong đó nhấn mạnh rằng con đường này cũng tham gia vào các quá trình teo cơ xương gây ra bởi sự gián đoạn của huấn luyện sức mạnh. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy sự kích hoạt của con đường này là phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, sự thay đổi trong các loại hình và cường độ thực hiện của bài tập, cơ chế co cơ (đồng tâm / lệch tâm). Hơn nữa, sự khác biệt trong loại sợi cơ I và sợi II kích hoạt cường độ phát triển trong ảnh hưởng phosphoryl hóa các protein truyền tín hiệu chính [67], [104]. 1.3. Cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh trong cử tạ 1.3.1. Khái niệm: Sức mạnh là một trong những tố chất nền tảng của thể lực con người, nó đặc biệt quan trọng trong huấn luyện và thi đấu thể thao. Chính vì vậy, nghiên cứu về sức mạnh dành được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Con người sẽ không thực hiện được bất kỳ động tác vận động nào 28 nếu không có sự phát triển sức cơ. Sức mạnh của cơ biểu hiện bằng mức độ căng cơ tối đa. Tuy nhiên, nếu chỉ phát triển sức căng của cơ thì chỉ thực hiện được các loại hình vận động tĩnh. Khi thực hiện các động tác, các bài tập có tính chất động thì cơ không chỉ căng mà còn co lại, trong những trường hợp đó, sức mạnh của cơ trong các động tác động phụ thuộc không những vào độ căng cơ mà còn phụ thuộc sức co bóp của cơ. Nhờ có tính chất phối hợp cao của thần kinh mà cùng một nhóm cơ có thể phát triển các độ căng cơ khác nhau, điều này có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện phối hợp động tác (cơ thể có thể điều chỉnh sức cơ cho phù hợp, quyết định sự chính xác của phối hợp động tác). Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng khái niệm về sức mạnh được hầu hết các nhà khoa học cả trong nước và ngoài nước viết như sau: Sức mạnh là khả năng sinh ra lực bằng nỗ lực cơ bắp, là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản bằng sự nỗ lực của cơ bắp [4], [6], [11], [28], [35] 1.3.2. Đặc điểm cơ học của lực [7], [25]. Dựa theo định luật 2 Niutơn, lực (F) bằng tích của khối lượng (m) nhân với gia tốc (a), tức là F=m*a. Từ đó có thể thấy, để tăng thêm sức mạnh ta có thể thông qua việc thay đổi một trong hai nhân tố là khối lượng hoặc là gia tốc. Khối lượng hoặc gia tốc thay đổi sẽ dẫn đến sức mạnh cũng thay đổi, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình huấn luyện sức mạnh. Hai công thức cơ học thường được dùng là: Công thức 1: Fmax=mmax*a Công thức 2: Fmax=m*amax Trong đó: Fmax là sức mạnh cực đại, mmax là khối lượng cực đại, amax là gia tốc cực đại. Trong công thức thứ nhất, có thể thông qua khối lượng cực đại để phát triển sức mạnh. Khối lượng tạ nâng luôn tồn tại một mối tương quan tỉ lệ nghịch với tốc độ nâng và thời gian kéo dài của phát lực đó. Tức khi một nhân tố nào đó được 29 tăng lên, thì cùng lúc đó nhân tố còn lại sẽ giảm xuống. Do đó, cả tốc độ và thời gian đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của huấn luyện sức mạnh. Hình 1.3. Đồ thị của sức mạnh tốc độ Chú thích: 1—cử tạ; 2—đẩy tạ; 3—ném bóng chày; 4—vung tay không có tải trọng 1.3.3. Phân loại sức mạnh (SM): [2], [3], [6], [40] Tập luyện SM bao gồm nhiều loại SM khác nhau, mỗi loại đều có một vai trò nhất định đối với từng môn thể thao và từng VĐV khác nhau. Phân loại SM có nhiều cách khác nhau [2, 23] -Trước tiên, người ta phân loại ra sức mạnh chung và chuyên môn: Sức mạnh chung (general strength): Là nền tảng của toàn bộ chương trình huấn luyện sức mạnh (HLSM). Phải tập trung HLSM chung trong giai đoạn huấn luyện ban đầu (thích nghi về giải phẫu) cũng như trong suốt những năm đầu của kế hoạch huấn luyện VĐV năng khiếu. Trình độ SM chung thấp sẽ hạn chế khả năng phát triển toàn diện của VĐV, làm VĐV dễ bị chấn thương, cơ thể phát triển không cân đối hay làm giảm khả năng phát triển SM cơ bắp. Sức mạnh chuyên môn (specific strength): Là SM của một số nhóm cơ (chủ yếu là các cơ chính) tham gia vào các hoạt động của một môn TT nhất định. Như thuật ngữ nêu trên, loại SM này mang tính đặc thù cho từng môn TT. Vì vậy bất kỳ sự so sánh nào giữa trình độ SM chuyên môn ở các môn TT khác 30 nhau đều ít có giá trị. Đối với VĐV trình độ cao, SM chuyên môn phải đạt mức độ cao nhất vào cuối giai đoạn chuẩn bị. - Phân loại theo tính chất tương đối, tuyệt đối có tính trọng lượng cơ thể của người tập: Sức mạnh tuyệt đối (absolute strength): là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến trọng lượng cơ thể. Ở một số môn TT như đẩy tạ, ném lao, ném dĩa hay các hạng cân siêu nặng trong cử tạ đòi hỏi VĐV phải đạt trình độ rất cao về sức mạnh tuyệt đối. Vì VĐV tập theo 1 chương trình huấn luyện có hệ thống, sự phát triển SM tuyệt đối sẽ tăng lên song song với tăng trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tối đa (Maximum strength): Đề cập đến lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ thống thần kinh cơ trong một lần co cơ tối đa. Nó thể hiện bằng trọng lượng tối đa VĐV có thể nâng được 1 lần, và được biểu hiện bằng 1 lần lập lại tối đa (1RM – 1 Repetition Maximum). Nó rất quan trọng đối với mục đích huấn luyện vì biết được SM tối đa của VĐV trong mỗi bài tập, là cơ sở để tính toán trọng lượng tạ cho từng giai đoạn HLSM. Sức mạnh tương đối (Relative strength): là tỉ số giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng cơ thể. SM tương đối có ý nghĩa quan trọng trong các môn thể dục hay các môn thi đấu theo hạng cân (võ thuật, quyền anh ). Thí dụ: VĐV thể dục dụng cụ sẽ không thực hiện được động tác treo người vuông góc trên vòng nếu không có SM tương đối của nhóm cơ thực hiện động tác đạt tỉ lệ tối thiểu là 1,0. Điều này có nghĩa là SM tuyệt đối của VĐV đó ít nhất là phải bằng hay lớn hơn trọng lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể càng tăng thì tỉ lệ cũng thay đổi (SM tương đối giảm xuống). Sức mạnh dự trữ (Strenght reserve): là sự chênh lệch giữa SM tuyệt đối và chỉ số SM cần thiết để thực hiện 1 kỹ thuật trong điều kiện thi đấu. Dùng các kỹ thuật đo đạc SM để đánh giá SM tối đa của VĐV chèo thuyền trong mỗi lần thực hiện động tác chèo cho thấy: giá trị đạt đến 106 kg; SM trung bình của mỗi cuộc đua là 56kg (Bompa et al., 1978). Cùng VĐV đó đạt được SM tuyệt đối 31 trong động tác cử tạ đẩy là 90 kg. Lấy SM tuyệt đối (90kg) trừ đi SM trung bình ở mỗi cuộc đua (56 kg) ta có kết quả: SM dự trữ của VĐV đó là 34 kg. Tỉ lệ của SM trung bình và SM tuyệt đối là 1: 1,6. Tương tự, qua nghiên cứu cho thấy ở 1 số đối tượng có thể đạt đến tỉ lệ 1:1,85.Các đối tượng này thường đạt được thành tích cao hơn trong chèo thuyền. Từ đó có thể kết luận rằng: VĐV nào có SM dự trữ cao hơn sẽ có khả năng đạt thành tích cao hơn. Cho dù quan niệm SM dự trữ có thể không có ý nghĩa với tất cả các môn TT, nhưng nó vẫn có giá trị với một số môn như: bơi lội, chèo thuyền, ca nô, cũng như các môn nhảy và ném. - Phân loại theo đặc tính chuyển động: + Sức mạnh tĩnh lực (Stactic): khả năng tăng trương lực của cơ bắp trong các động tác tĩnh (ví dụ như các động tác gồng, treo, chống, hãm, ) +Sức mạnh động lực (Dynamic): khả năng tăng trương lực của cơ bắp khi chuyển động. -Phân loại sức mạnh gắn với yếu tố thời gian: + Sức mạnh bền hay sức bền cơ bắp (Endurance strength or Muscular endurance): được định nghĩa là khả năng của cơ chịu đựng lượng vận động (LVĐ) trong một thời gian dài. + Sức mạnh tốc độ, công suất (Power): là sản phẩm của hai năng lực sức mạnh và tốc độ và được xem là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất. 1.3.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh [1], [17], [69], [104] Sức mạnh cơ phát ra phụ thuộc vào: 1) Số lượng đơn vị vận động (số sợi cơ) tham gia căng cơ. 2) Chế độ co của các sợi cơ đó 3) Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co Cơ bắp sinh ra lực trong những trường hợp sau: 1) Không thay đổi độ dài của cơ 2) Giảm độ dài của cơ 32 3) Tăng độ dài của cơ. Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Khả năng phát triển sức mạnh của cơ liên quan với một loạt các yếu tố như: sự thay đổi về mặt cấu trúc hình thái, sinh hóa, chức năng và sự điều khiển hoạt động của hệ thần kinh.  Phát triển sức mạnh của cơ (độ căng cơ tối đa) phụ thuộc vào độ dài, thiết diện, cách sắp xếp các sợi cơ và số lượng các sợi cơ. Khi thiết diện ngang (độ dày) lớn thì có thể phát triển độ căng cơ lớn, tăng tiết diện ngang của cơ do tập luyện. Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ tăng lên. Sự phì đại xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dày lên. Theo một số tác giả khi sợi cơ đã dày lên đến mức nhất định, chúng có thể tách dọc ra để tạo thành những sợi cơ có cùng một đầu gân chung với sợi cơ mẹ. Ngoài ra sự sắp xếp các sợi cơ dạng đan xen làm tăng thiết diện sinh lực.  Tập luyện sức mạnh cũng như các loại hình tập luyện khác không làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi cơ (tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm). Tuy nhiên, tập sức mạnh có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh gluco – phân nhóm II-B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh oxy hóa nhóm II-A, làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh.  Tăng khả năng trữ sinh hóa trong cơ có vai trò quan trọng trong phát triển sức mạnh. Trong quá trình rèn luyện với các bài tập sức mạnh diễn ra: tăng hàm lượng các protein cấu trúc của cơ (myosin, actin, actin – myosin), tăng dự trữ năng lượng (glycogen), tăng tốc độ phân hủy ATP, tăng hoạt động của hệ thống enzyme (myosin-ATP-aza), Creatin photphokinaza, tăng hàm lượng glycogen, oxy và myoglobin trong cơ làm tăng cường hiệu quả của quá trình chuyển hóa yếm khí và thúc đẩy quá trình tái tổ hợp ATP ái khí và yếm khí.  Các cơ chế sinh lý tăng cường phát triển sức mạnh bằng cách cải thiện sự phối hợp của các chức năng vận động và chức năng thực vật. 33 - Tăng huy động các đơn vị vận động trong cơ. - Kìm hãm của hoạt động của các cơ đối kháng. - Tăng cường các xung động đến các cơ quan hệ thần kinh thực vật. Thực nghiệm đã chứng minh, trong các phản xạ vận động không điều kiện chỉ có khoảng 20-30% sợi cơ vận động. Nhưng ở người đã hình thành phản xạ có điều kiện thúc đẩy sự huy động một số lượng lớn các đơn vị vận động tham gia thực hiện các hoạt động thể lực. Trong trạng thái vận động, hệ thần kinh giao cảm ở trạng thái hưng phấn tác động lên cơ và trung khu thần kinh thông qua các phản ứng thích nghi dinh dưỡng làm tăng mức độ hưng phấn của chúng. Thông qua hệ thần kinh thực vật, điều hòa sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho cơ và điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết. Như vậy, khả năng phát triển sức mạnh cơ liên quan đến các biến đổi sinh hóa, hình thái và chức năng trong chính các cơ và sự tổ chức lại hoạt động của hệ thống thần kinh. 1.3.5. Nhiệm vụ và phương pháp huấn luyện sức mạnh [9], [10], [24], [71], [77] Nhiệm vụ huấn luyện sức mạnh là tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các loại hình sức mạnh cơ bản: sức mạnh tĩnh lực và sức mạnh động, sức mạnh chung và sức mạnh tốc độ. Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ. Hoạt động thể lực (tập luyện) làm cho cơ trở nên khỏe hơn; không tập luyện cơ sẽ giảm kích thước và trở nên yếu. Sức mạnh của cơ được phát triển trong tập luyện với các bài tập động và bài tập tĩnh. Với các bài tập động có định hướng thì sau khoảng 10-20 buổi tập, sức mạnh của các nhóm cơ riêng biệt có thể tăng 35-80%. Lực và sức bền của cơ xác định khả năng sức mạnh của cơ thể. Sức mạnh của cơ có thể nâng cao nhờ thực hiện chương trình tập các bài tập thể lực với một trong số hai hình thức co cơ sau: 34 - Co cơ đẳng trương (co cơ động): Khi thực hiện những bài tập, cơ thay đổi chiều dài khi phát lực nhưng không thay đổi độ căng (trương lực) của mình, ví dụ, khi nâng vật nặng, cơ phát triển một lực lực cản lớn, khớp bắt buộc phải chuyển động, còn cơ thì co lại, khi cơ tay co lại, chúng bắt khớp khủy khép lại, dẫn đến chuyển động của cẳng tay và kết quả là vật nặng được nâng lên. - Co cơ đẳng trường (co cơ tĩnh): Khi thực hiện những bài tập, cơ phát lực nhưng không thay đổi chiều dài của mình mà chỉ thay đổi độ căng cơ, ví dụ, khi ta gắng sức để đẩy bức tường, lực phát ra của cơ bằng hoặc nhỏ hơn lực cản và không dẫn đến chuyển động của khớp. Nhiệm vụ của rèn luyện sức mạnh là tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các loại hình sức mạnh cơ bản: Sức mạnh tĩnh lực và sức mạnh động; sức mạnh chung và sức mạnh tốc độ, phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ. Phương pháp rèn luyện sức mạnh là sử dụng các bài tập sức mạnh với lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất của lực đối kháng các bài tập sức mạnh được chia ta ba nhóm: - Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài (các bài tập với các dụng cụ nặng, thể dục dụng cụ, các bài tập dùng lực đối kháng của người cùng tập). - Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể. - Các bài tập kết hợp khắc phục trọng lượng cơ thể và trọng lượng của vật bên ngoài. Phương pháp thường dùng là khắc phục vật nặng, lực cản. Những nhân tốc ảnh hưởng đến LVĐ trong phương pháp này là trọng lượng vật thể, số đợt (tổ) tập lặp lại, số lần tập luyện lặp lại trong một đợt, thời gian cách quãng LVĐ tổng cộng của bài tập = trọng lượng khắc phục x số lần x số tổ tập. - Huấn luyện sức mạnh chung: Các bài tập phát triển sức mạnh chung chủ yếu nhất của huấn luyện sức mạnh là các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể của bản thân, các bài tập với người cùng tập, các bài tập trên dụng cụ thể dục 35 dụng cụ và các bài tập với các dụng cụ nặng. Mục đích của HLSM bằng các bài tập phát triển chung là làm khỏe toàn bộ cơ bắp hoặc những nhóm cơ lớn. Năng lực sức mạnh tối đa là sức mạnh cao nhất mà VĐV có thể thực hiện khi co cơ tối đa theo ý muốn. Người ta cần các giá trị tuyệt đối cao nhất về năng lực sức mạnh tối đa cho các loại hình vận động trong đó cần phải khắc phục lực cản bên ngoài lớn như cử tạ, vật, hay mang vác các vật nặng trong cuộc sống lao động hàng ngày. Phương pháp phổ biến nhất để HLSM là dùng tạ. Tùy trình độ rèn luyện, người tập có thể dùng loại tạ phù hợp.Trọng lượng tạ tập luyện được phân ra bốn mức. -Trọng lượng tối đa: bằng 90-100% trọng lượng tối đa mà người tập có thể nâng được. -Trọng lượng lớn: bằng 60-90% trọng lượng tối đa mà người tập có thể nâng được. -Trọng lượng trung bình: bằng 30-60% trọng lượng tối đa mà người tập có thể nâng được. -Trọng lực nhỏ: thấp hơn 30% trọng lượng tối đa mà người tập có thể nâng được. Số lần lặp lại khoảng 8-12 lần.Dù chia thành bao nhiêu đợt (tổ) tập cũng không được giảm số lần lặp lại trên.Thời gian cách quãng khoảng 2-5 phút. Chú ý, nếu mới bắt đầu tập rèn sức mạnh chỉ nên dùng trọng lượng bằng khoảng 30-40% trọng lượng tối đa. - Huấn luyện sức mạnh tốc độ: Năng lực sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao (ví dụ: trong bóng ném, nhảy cao, nhảy xa, chạy cự ly ngắn). Sự phát triển mạnh tốc độ đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tối đa. Trong huấn luyện sức mạnh tốc độ thường dùng LVĐ và cường độ (trọng lượng) nhỏ, nhưng động tác phải nhanh và liên tục. 36 - Huấn luyện sức mạnh bền: Năng lực sức mạnh bền là khả năng chống lại mệt mỏi của người tập khi hoạt động sức mạnh kéo dài (ví dụ: trong đua thuyền, bơi). Sức mạnh bền được đặc trưng bởi một năng lực sức mạnh tương đối cao kết hợp với một khả năng sức bền quan trọng. Trong huấn luyện sức mạnh bền, thường dùng trọng lượng nhỏ, số lần lặp lại nhiều thậm chí đến mức nhiều nhất (cực hạn). Trong rèn luyện sức mạnh, phại chọn đúng các phương tiện thích hợp, phải đáp ứng đúng nhu cầu phát triển các nhóm cơ của cơ thể. Trong quá trình huấn luyện phải kết hợp huấn luyện sức mạnh cục bộ và sức mạnh toàn thân, sức mạnh nhóm cơ lớn và nhóm cơ nhỏ để tránh phát triển lệch lạc. 1.3.6. Sức mạnh cơ của các VĐV cử tạ [7], [28] Để so sánh sức mạnh ở những người có trọng lượng khác nhau người ta đưa ra khái niệm “sức mạnh tương đối” (tương quan giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng cơ thể). Sức mạnh cơ phụ thuộc và nhiều nhân tố. Với các điều kiện khác nhau, sức mạnh cơ tỷ lệ với tiết diện ngang của cơ (nguyên tắc Veber). Khi các điều kiện khác nhau, việc co cơ tối đa tỷ lệ với độ dài của sợi cơ (nguyên tắc Bernul). Ở các VĐV cử tạ, điều nổi bật khi đo đạt lực cơ, trước hết là mức độ phát triển cao của lực các cơ duỗi. Ở các VĐV cử tạ có trình độ cao, tương quan lực các cơ duỗi đối với lực các cơ gấp được thể hiện cụ thể như sau: đối với cánh tay (khớp khuỷu): 1,6:1; đối với thân trên (khớp chậu – đùi và thắt lưng): 4,3:1; đối với cẳng chân (khớp cổ chân): 5,4:1; đối với đùi (khớp gối): 4,3:1). Trong cử tạ người ta đo sức mạnh cơ ở các tư thế mà VĐV tiếp nhận khi nâng tạ. Việc xác định sức mạnh cơ của các VĐV cử tạ ở những tư thế đặc trưng đối với họ trong chế độ đẳng trường có ý nghĩa thực tiễn lớn. - Sức mạnh co rút cơ phụ thuộc vào cấu trúc cơ: với các điều kiện khác là như nhau, sự căng cơ (trương lực cơ) hay sức mạnh được phát huy phụ thuộc vào tình trạng sinh lí và độ dài ban đầu của nó. 37 - Việc nâng cao hưng phấn của hệ thần kinh trung ương đến mức giới hạn tạo thuận lợi cho việc thể hiện sức mạnh của các cơ xương. Trạng thái hưng phấn cao có liên quan mật thiết với sự hưng phấn mang tính xúc cảm, tạo ra phức hợp các biến đổi về thực vật và sinh dưỡng. Kích thích xúc cảm dẫn đến giải phóng một lượng lớn adrenalin, noradrenalin, acetincôlin và một số chất có hoạt tính sinh lý khác có tác dụng kích thích làm việc của cơ bắp. - Các bài tập có tải trọng lớn (trở kháng) có ảnh hưởng chuyên biệt đến việc trao đổi chất, hiệu quả huấn luyện phát triển sức mạnh phần lớn phụ thuộc vào tính chất của dinh dưỡng. Dư thừa protid và sự kích thích tập luyện phù hợp là điều kiện cần thiết để nở to cơ bắp, Để tăng sức mạnh cơ bắp cần hơn 1g protid trên 1kg trọng lượng, ngoài ra cần bổ sung một lượng mỡ, hydracacbon, vitamin, muối khoáng nhất định, có nghĩa là cần phải cân bằng dinh dưỡng tốt. - Sức mạnh cơ còn phụ thuộc vào thời gian trong một ngày đêm. Sự thay đổi sức mạnh trong một khoảng ngày đêm đặc biệt rõ: cực đại trong nữa đầu của ngày (trước bữa ăn trưa), hơi giảm sau thời gian ăn trưa và giảm đột ngột từ 2 – 4 giờ đêm. - Thiếu oxy mô cũng ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp: thiếu oxy mô sẽ có tác dụng thúc đẩy các mặt chuyển hoá khác nhau, tính hưng phấn của hệ thần kinh trung ương được nâng cao. Trong khoảng 3-4 tuần đầu tiên sống ở trên núi, những thay đổi này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng hoạt động, vì vậy việc tập luyện trên vùng núi thường được áp dụng rộng rãi để huấn luyện VĐV các môn nói chung và cử tạ nói riêng. - Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sức mạnh cơ là bức xạ tử ngoại. Việc phơi nắng cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả nói chung của quá trình huấn luyện. Một số công trình nghiên cứu đã phát hiện ra ảnh hưởng có lợi của việc phơi nắng tới tình trạng sức khoẻ, khả năng hoạt động của VĐV, phát triển các tố chất thể lực trong đó có cả sức mạnh. 38 - Qua thực tiễn mọi người đều biết đến tầm quan trọng của giấc ngủ như một nhân tố quyết định đến khả năng hoạt động. Trong một ngày đêm, VĐV nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng. - Có thể nâng cao khả năng hoạt động bằng cách kích thích các cơ quan giác quan trong một số trường hợp sẽ có ảnh hưởng tốt tới sức mạnh cơ. Việc sưởi ấm cũng nâng cao được hoạt tính của cơ lên 20%. - Người ta cũng phát hiện ra rằng khi tác động lạnh (tắm lạnh, thiết bị lạnh, nhiệt độ thấp của môi trường) lên cơ thể sinh vật, hàm lượng catecholamin corticoit, hóc môn tryreoidin trong máu được nâng lên. Vì vậy, việc kích thích hoạt động cơ bắp của con người bằng cách tác động lạnh lên cơ thể có liên quan trước hết đến việc tạo ra nhiều hocmon. Một trong số nhóm hocmon được nêu trên sẽ kích thích hoạt động của hệ thống tim mạch và hô hấp. 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan. Công trình nghiên cứu của Vũ Việt Bảo (2011) [2], Nghiên cứu tác động của các bài tập sức mạnh đến vận động viên thể dục thể hình, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KH TDTT: sự tác động của các bài tập sức mạnh đến hình thái, chức năng sinh lý và sức mạnh trong các thời kỳ tập luyện của VĐV TDTH. Kết quả xác định cấu trúc hình thể của VĐV TDTT TP.HCM trước và sau thời kỳ huấn luyện nở cơ, trước và sau thời kỳ huấn luyện cắt nét. Ngoài ra, kết quả còn xác định tỉ lệ % mỡ của các VĐV trước và sau hai thời kỳ huấn luyện này. Công trình TS.BS Nguyễn Thị Ngọc (2012) [16], nghiên cứu mật độ xương của một số vận động viên thể thao trong thời gian tập luyện và thi đấu bằng phương pháp hấp thu tia X năng lượng kép: Xác định MĐX của VĐV ở một số môn thể thao và mối liên quan của MĐX với một số yếu tố, thói quen sinh hoạt của VĐV và khảo sát sự thay đổi MĐX của VĐV thuộc một số môn thể thao sau một năm luyện tập và thi đấu. 39 Công trình nghiên cứu của Bùi Trọng Toại (2006) [22], Nghiên cứu hệ thống các bài tập sức mạnh và hiệu quả ứng dụng trên vận động viên bóng chuyền nữ trình độ cao, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT: Đánh giá sự biến đổi các thông số: tỉ lệ % số lượng sợi cơ nhanh (IIa, IIb) và cơ chậm (I); tiết diện và tỉ lệ % tiết diện các loại sợi cơ; số lượng mao mạch trên từng sợi cơ; tiết diện trung bình của mao mạch, ... sau một quá trình tập luyện, qua đó đánh giá hiệu quả của chương trình huấn luyện. Công trình nghiên cứu của Đặng Hà Việt (2006) [26], Bước đầu nghiên sự biến đổi chức năng sinh lý của vận động viên bóng rổ cấp cao Việt Nam trong huấn luyện sức bền chuyên môn, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT: so sánh tỷ lệ số lượng sợi cơ, thiết diện sợi cơ, mật độ mao mạch của VĐV bóng rổ Việt Nam với VĐV một số môn khác. Công trình nghiên cứu của Ulla Svantesson, Martina Zander, Sofia Klingberg and Frode Slinde (2008) [112], Body composition in male elite athletes, comparison of bioelectrical impedance spectroscopy with dual energy X-ray absorptiometry, Journal of Negative Results in BioMedicine, Published: 22 January 2008: so sánh thành phần cơ thể thông qua kết quả kiểm tra điện sinh học (BIS) với kết quả từ hấp thu năng lượng tia X kép (DXA) trên 33 nam VĐV ưu tú Thụy Điển (bóng đá và khúc côn cầu trên băng). Công trình nghiên cứu của Mohd. Imram, Ikram Hussain, S. Tariq Murtaza, Farkhunda Jabin, Mohd. Arshad Bari (2011), A Comparative Study of Body Builders and Weight Lifters on Somatotypes, Journal of Education and Practice, Vol 2, No 3: So sánh cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV TDTH và VĐV cử tạ Ấn Độ tuổi từ 19-25 [82]. Công trình nghiên cứu của Steven J. Fleck (1983) [102], Body composition of elite American athletes, The American Journal of Sports Medicine, Vol. 11.No. 6: So sánh thành phần cơ thể của 528 nam VĐV tham gia 26 sự kiện Olympic và 298 VĐV nữ tham gia trong 15 sự kiện Olympic. 40 Công trình nghiên cứu của Thomas L. Kellys, Kevin E. Wilson, Steven B. Heymsfield (2009) [106], Dual Energy X-Ray Absorptiometry Body Composition, PLoS ONE www.plosone.org, (Volume 4- Issue 9- e7038): Xác định giá trị tham chiếu về thành phần cơ thể của dân cư 15 quận trên khắp Hoa Kỳ (từ năm 1999 thông qua năm 2004) từ 8 đến 85 năm tuổi được phân chia theo giới tính và sắc tộc. [Da trắng (nam: 4638, nữ: 4666); Da đen (nam: 2834, nữ: 2559); Mỹ gốc Mexico (nam: 3088, nữ: 2768)]. Công trình nghiên cứu của Neil R.W. Martin1,2 and Mark P. Lewis, Satellite cell activation and number following acute and chronic exercise: A mini review, October 2012, Volume 1, Issue 1: tác động của bài tập tức thời và kéo dài đến việc kích hoạt tế bào vệ tinh, dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời làm tăng tỷ lệ tế bào vệ tinh qua thể CD56, Pax7; dưới tác động của bài tập sức bền làm tăng tỷ lệ tế bào vệ tinh qua thể Myf5 [87]. Công trình nghiên cứu của David Aguayo (2014) [50]: Những thay đổi về số lượng tế bào vệ tinh sau tập thể dục tức thời và kéo dài trong cơ thể người trên 3 nhóm đối tượng người Ấn độ là WBV (n=8): 26.8±1.2 tuổi, BFR (n=9): 27.7±4.6 tuổi, WBVBFR (n=8): 26.6±4.0 tuổi. Kết quả nghiên cứu của David Aguayo (2014), trên 3 nhóm đối tượng người Ấn độ là WBV (n=8): 26.8±1.2 tuổi, BFR (n=9): 27.7±4.6 tuổi, WBVBFR (n=8): 26.6±4.0 tuổi. Tất cả người tham gia được yêu cầu hỗ trợ một vị trí nửa ngồi xổm tĩnh trong một góc uốn cong đầu gối 135° (180°: đầu gối hoàn toàn mở rộng). Các góc đầu gối đã tiếp tục được kiểm tra bằng cách sử dụng một giác kế. Bàn chân được đặt với độ rộng của xương chậu và vẫn song song. Nhóm WBV thực hiện các bài tập nửa ngồi xổm tĩnh đứng trên một tấm rung Galileo® (NOVOTEC, Pforzheim, Đức) dao động ở mức 30 Hz với biên độ 2,56 ± 0,42 mm. Trong nhóm BFR, còng garô (0,09 m chiều rộng, chiều dài 076 m; VBM, Sulz aN, Đức) đã được gắn liền với các khu vực gấp bẹn đùi của người tham gia và thổi phồng đến 200 mmHg (26.7 kPa) trong khi thực hiện bài tập ngồi xổm. Những người tham gia 41 trong nhóm WBVBFR thực hiện các bài tập nửa ngồi xổm tĩnh WBV và BFR sử dụng. Đối với tất cả các nhóm, thực hiện 3 tổ, sau mỗi bài tập nghỉ 4 phút và 3 phút sau mỗi tổ. Trong thời gian nghỉ ngơi, còng garô đã xì hơi đến 100 mmHg (13.3 kPa) trong 1 phút và sau đó xì hơi đến 0 mmHg cho thời gian còn lại (chỉ có nhóm BFR và WBVBFR). Lấy mẫu sinh thiết cơ: sinh thiết cơ lần đầu tiến hành trước khi có sự can thiệp tập luyện 14-21 ngày, sinh thiết thứ hai được thực hiện sau 24 giờ sau khi thực hiện bài tập cho cả 3 nhóm WBV, BFR hoặc WBVBFR. Tất cả những người tham gia được hướng dẫn để tránh tập thể dục trong vòng 24 giờ trước mỗi lần sinh thiết. Kết quả phân tích thành phần sợi cơ, tiết diện sợi cơ, số lượng nhân/sợi cơ. Andrew C.Fry, Brian K. Schilling, Robert S. Staron, Fredrick C. Hagerman, Robert S. Hikida, and John T. Thrush, (2003) [29], Muscle fiber characteristics and Performance correlates of male Olympic-Style Weightlifters, Journal of Strength and Conditioing Research, 17 (4): 746-754, National Strength & Conditioning Assosition: Thành tích của cử tạ và bật cao có tương quan với sợi cơ loại II. Kết quả cho thấy rằng cử tạ thành tích cử tạ không phụ thuộc vào sợi cơ loại IIB. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy tập trung vào các vấn đề: so sánh thành phần cơ thể thông qua kết quả kiểm tra điện sinh học (BIS) với kết quả từ hấp thu năng lượng tia X kép (DXA); so sánh thành phần cơ thể của các VĐV nam nữ người Mỹ tham gia 26 sự kiện Olympic; Xác định giá trị tham chiếu về thành phần cơ thể của dân cư 15 quận trên khắp Hoa kỳ; xác định mật độ xương của VĐV ở một số thể thao bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép và mối liên quan của MĐX với một số yếu tố trong thời gian tập luyện và thi đấu; cấu trúc hình thể VĐV TDTT TP.HCM + VĐV TDTH và cử tạ Ấn Độ, thành phần cơ thể của VĐV một số môn thể thao. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về thành phần sợi cơ, tiết diện sợi cơ, số lượng nhân/sợi cơ, tác động của bài tập tức thời và kéo dài đến việc kích hoạt tế bào vệ 42 tinh, đến tổng hợp một số protein ở người bình thường trẻ tuổi, người già cả nam và nữ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của VĐV cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận chương: Ngày nay vai trò của sức mạnh hết sức quan trọng trong thể thao, đặc biệt là trong môn cử tạ. Sức mạnh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng quan điểm chung nhất, Sức mạnh là khả năng sinh ra lực bằng nỗ lực cơ bắp, là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh cơ bắp là kết quả của sự kết hợp của ba yếu tố: Sức mạnh sinh lý (phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước cơ bắp, diện tích mặt cắt ngang của cơ và phản ứng của tập luyện); sức mạnh thần kinh (yếu hay mạnh như thế nào là tín hiệu báo cho các cơ bắp co lại) và độ bền cơ học (trong đó đề cập đến lực kéo của cơ bắp và cách những lực lượng có thể được thay đổi bằng cách sử dụng xương và khớp như đòn bẩy). Các nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh gồm: loại sợi cơ, tuổi, giới tính, các chi và độ dài cơ bắp, điểm bám tận của gân, chương trình huấn luyện tốt (kỹ thuật, lượng vận động, quãng nghỉ, hồi phục), di truyền (hình thể, gân, xương, cơ). Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy tập trung vào các vấn đ...Olympic-Style Weightlifters, Journal of Strength and Conditioing Research, 17 (4): 746- 754, National Strength & Conditioning Assosition. 30. Abigail L. Mackey PhD, Michael Kjaer MD, PhD, Nadia Charifi PhD, Jan Henriksson MD, PhD, Jens Bojsen-Moller PhD, Lars Holm MSc and Fawzi Kadi PhD (2009), Assessment of satellite cell number and activity status in human skeletal muscle biopsies, Muscle Nerve 40: 455-465. 31. Alexander Mauro (1961), Satellite Cell of Skeletal Muscle Fibers, Received for publication, september 1. 32. Alison R. Angione, Chunhui Jiang, Dongning Pan, Yong-Xu Wang and Shihuan Kuang, PPARS Regulates Satellite Cell Proliferation and Skeletal Muscle Regeneration, Skeletal Muscle 2011, 1:33, . 33. Arden NK, Spector TD (1997), Genetic influences on muscle strength, lean body mass, and bone mineral density: a twin study, J Bone Miner Res 12:2076-2081. 132 34. Atherton PJ, Barba J, Smith J, Singh M, Renne J et al. (2005), Selective activation of AMPK-PGG-lalpha or PKB-TSC2-mTOR signaling can explain adaptive responses to endurance or resistance training-like electrical muscle stimulation, FASEB J. 19: 786-788. 210 Skeletal Muscle – From Myogenesis to Clinical Relations. 35. Australian Sports Commisson (2000), Physiologycal test for elite athletics, Human Kinetics. 36. Authors: Son H.J., Kim H.J., Kim C.K., The effect of resistance and endurance exercise training on muscle proteome expression in human skeletal muscle, Biology of Sport, vol. 29 No2, 2012. 37. Baar K, Esser K (1999), Phosphorylation of p70S6k correlates with increased skeletal muscle mass following resistance exercise, Am J Physiol Cell Physiol 276: C120–C127. 38. Bert Blaauw, Carlo Reggiani (2014), The role of satellite cells in muscle hypertrophy, J Muscle Res Cell Motil, DOI 10.1007/s10974-014-9376-y. 39. Bodine SC, Stitt TN, Gonzalez M, Kline WO, Stover GL, et al. Akt/mTOR pathway is a crucial regulator of skeletal muscle hypertrophy and can prevent muscle atrophy in vivo, Nat Cell Biol 2001; 3:1014-9. 40. Bompa T.O, (1999), Periodization training for sports – Programs for peak strength in 35 sports, Human Kinetic. 41. Cameron J. Mitchell, Tyler A. Churchward-Venne, Daniel W.D. West, Nicholas A. Burd, Leigh Breen, Steven K. Baker and Stuart M. Phillips, Resistance Exercise Load Does Not Determine Training-Mediated Hypertrophic Gains in Young Men, This information is curent as of November 17, 2014. 42. Cameron J. Mitchell, Tyler A. Churchward-Venne,Gianni Parise, Leeann Bellamy, Steven K. Baker, Kenneth Smith, Philip J. Atherton, Stuart M. Philips, Acute Post-Exercise Myofibrella Protein Synthesis Is Not 133 Correlated with Resistance Training-Induced Muscle Hypertrophy in Young Men, February 2014/volume 9/issue 2/e89431 <Plos One/ www.plosone.org>. 43. Carol A. Oatis (PhD) (2009), Kinesiology: The mechanics and Pathomechanics of Human Movement, 2nd edition, Wolters Khiwer Health (chapter 4: Biomechanics of Skeletal Muscle). 44. Chad Tackett, Chủ tịch Hội GHF (Galveston Historical Foundation), . 45. Chapman D, Newton M, Sacco P, Nosaka K (2006), Greater muscle damage induced by fast versus slow velocity eccentric exercise, Int J Sports Med. 27:591-8. 46. Chris Gratton and Ian Jones (2004), Research methods for sport study, Published in USA and Canada by Routledge. 47. Christopher L. Dearth, Qingnian Goh, Joseph S. Marino, Peter A. Cicinelli, Maria J. Torres-Palsa, Philippe Pierre, Randall G. Worth, Francis X.Pizza, Skeletal Muscle Cells Express ICAM-1 affer Muscle Overload and ICAM-1 Contributes to the Ensuing Hypertrophic Response, March 2013/volume 8/issue 3/e58486 <Plos One/ www.plosine.org>. 48. Coffer PJ & Woodgett JR (1991), Molecular cloning and characterization of a novel putative protein-serine kinase related to the cAMP-dependent and protein kinase C families, Eur. J. Biochem, 201:475-481. 49. Datta, SR, Brunet A, Greenberg ME (1999), Cellular survival: A play in three Akts. Genes Dev, 13: 2905-2927. 50. David Aguayo (2014), Changes in satellite cell quantity following acute and long-term exercise in humans, A thesis submitted to attain the degree of doctor of sciences of Eth Zurich, diss. Eth No. 22439. 134 51. Dreyer HC, Fujita S, Glynn EL, Drummond MJ, Volpi E, et al. (2010), Resistance exercise increases leg muscle protein synthesis and mTOR signalling independent of sex, Acta Physiol (Oxf) 199:71-81. 52. Eliasson J, Elfegoun T, Nilsson J, Köhnke R, Ekblom B et al. (2006), Maximal lengthening contractions increase p70 S6 kinase phosphorylation in human skeletal muscle in the absence of nutritional supply, Am J Physiol Endocrinol Metab. 291:E1197-205. 53. Enoka RM (1996), Eccentric contractions require unique activation strategies by the nervous system, J Appl Physiol. 81:2339-46. 54. Fawzi Kadi, Nadia Charifi, Jan Henriksson (2006), the number of satellite cells in slow and fast fibers from human vastus lateralis muscle, Histochem Cell Biol 126:83-87, DOI 10.1007/s00418-005-0102-0. 55. Fleck SJ (1983), Body composition of elite American athletes, Am J Sports Med 11:398-403 56. Franke TF, Yang SI, Chan TO, Datta K, Kazlauskas A, Morrison DK et al.(1995), The protein kinase encoded by the Akt proto-oncogene is a target of the PDGF-activated phosphatidylinositol 3-kinase, Cell. 81:727- 36. 57. Gary L. Smidt and Mark W. Roser (1982), Factors contributing to the regulation and clinical assessment of muscular strength, Journal of the American physical therapy association, volume 62, number 9, september 1982. 58. Gibala MJ, Interisano SA, Tarnopolsky MA, Roy BD, MacDonald JR, et al. (2000), Myofibrillar disruption following acute concentric and eccentric resistance exercise in strength-trained men, Can J Physiol Pharmacol. 78:656-61. 59. Glass, DJ (2005), Skeletal muscle hypertrophy and atrophy signaling pathways, Int J Biochem Cell Biol, 37:1974-1984. 135 60. Gollnick,P., Amstrong, R., Saubert, C., Saltin, B. (1972), Enzyme activity and fiber composition in skeletal muscle of untrained and train men, J.Appl.Physiology, 33 (3). 61. Goran Markovié and Damir Sekulié (2006), Modeling the influence of body size on Weightlifting and Powerlifting Performance, Coll. Antropol. 30 : 607-613, Original scientific paper. 62. Green, H.J., J.A. Thomson, W.D. Daub and D.A Ranney (1979), Fiber composition, fiber size and enzyme activitives in vastus lateralis of elite athletes involved in high intensity exercise, Eur.J.Appl. Physiology, 41, pp.109-117. 63. Gwinn DM, Shackelford DB, Egan DF, Mihaylova MM, Mery A et al. (2008), AMPK phosphorylation of raptor mediates a metabolic checkpoint Mol Cell, 30: 214-226. 64. Hawke TJ: Muscle stem cells and exercise training, Exerc Sport Sci Rev 2005; 33: 63–68. 65. Hortobágyi T, Dempsey L, Fraser D, Zheng D, Hamilton G et al (2000), Changes in muscle strength, muscle fiber size and myofibrillar gene expression after immobilization and retraining in humans, J Physiol. 524:293-304. 66. Hulmi JJ, Walker S, Ahtiainen JP, Nyman K, Kraemer WJ et al. (2012), Molecular signaling in muscle is affected by the specificity of resistance exercise protocol, Scand J Med Sci Sports: 22:240-8. 67. Hwee DT, Bodine SC (2009), Age-related deficit in load-induced skeletal muscle growth, J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 64: 618–628. 68. J.E.L. Carter (2002), the Heath – Carter Anthropometric Somatotype, San Diego, CA, 92182 -7251.U.S.A. 69. Jack H.Willmore, David L.Costill (1999), Physiology of sport and exercise, Second Edition, Human Kinetics. 136 70. Jason P. Mihalik, Jeremiah J. Libby, Claudio L. Battaglini and Robbert G. McMurray (2008), Comparing short-term complex and compound training programs on vertical jump height and power output, Journal of Strength and Conditioning Research, Volume 22, Number 1, January 2008, P47-53. 71. Jones DA, Rutherford OM (1987), Human muscle strength training: the effects of three different regimens and the nature of the resultant changes, J Physiol. 391:1-11. 72. Jones PF, Jakubowicz T, Pitossi FJ, Maurer F & Hemmings BA (1991), Molecular cloning and identication of a serine/threonine protein kinase of the second-messenger subfamily, Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A., 88: 4171- 4175. 73. Léger B, Cartoni R, Praz M, Lamon S, Deriaz O et al. (2006), Akt signalling throung GSK-3b, mTOR and FOXO1 is involved in human skeletal muscle hypertrophy and atrophy, J. Physiol. 576: 923-933. 74. Léger B, Vergani L, Soraru G, Hespel P, Derave W et al. (2006), Human skeletal muscle atrophy in amyotrophic lateral sclerosis reveals a reduction in Akt and an increase in atrogin-1, FASEB J. 20: 583-585. 75. M. B Ranke, Tubingen. V. Popovic-Brkic, Belgrade, Hormone Research, Stresa, Italy, March 2006. 76. MacDougall, J.D., D.J. Sale, J.R. Moroz and H. Howard (1979), Mitochondrial volume density in human skeletal muscle following heavy resistance training, medicine Sci. Sport Exercise.11, 164-166. 77. Marefat Siahkouhian, Hassan Kordi, The Effects of training Volume on the Performance of young Elite Weightlifters, Journal of Human Kinetics volume 26 2010, 137 – 145 (Section III – sport, Physical Education & Recreation). 137 78. Matthew G. Mackenzie, David Lee Hamilton, Mark Pepin, Amy Patton, Keith Baar, Inhibition of Myostatin Signaling through Notch Activation following Acute Resistance Exercis, July 2013/ Volume 8/Issue 7/e68743 . 79. McArdle W.D., Frank I. Katch, Victor L.Katch (2001), Exercise physiology, chapter 18: Skeletal muscle: structure and funtion, Lippincott William & Wilkins. 80. McArdle W.D., Frank I.Katch, Victor L.Katch (2000), Essentials of exercise physiology, chapter 15: Training muscle to become stronger, Lippincott William & Wilkins. 81. McMullen JR, Shioi T, Zhang L, Tarnavski O, Sherwood MC et al. (2003), Phosphoinositide 3-kinase (p110alpha) plays a critical role for the induction of physiological, but not pathological, cardiac hypertrophy, Proc Natl Acad Sci U S A. 100(21):12355-60. 82. Mohd. Imran, Ikram Hussain, S. Tariq Murtaza, Farkhunda Jabin, Mohd. Arshad Bari (2011), A Comparative Study of Body Builders and Weight Lifters on Somatotypes, Journal of Education and Practice, Vol 2, No 3. 83. Mona Lindström (2009), Satellite cells in human skeletal muscle: molecular identification, quantification and function , doctor thesis. 84. Moore DR, Phillips SM, Babraj JA, Smith K, Rennie MJ (2005), Myofibrillar and collagen protein synthesis in human skeletal muscle in young men after maximal shortening and lengthening contractions, Am J Physiol Endocrinol Metab. 288(6):E1153-9. 85. Nader GA & Esser KA (2001), Intracellular signaling specificity in skeletal muscle in response to different modes of exercise, J. Appl. Physiol. 90:1936-1942. 138 86. Neil Kubica, Douglas R. Bolster, Peter A. Farrell, Scot R. Kimball and Leonard S Jefferson, Resistance Exercise Increases Muscle Protein Synthesis and Translation of eukaryotic Initiation Factor 2B. 87. Neil R.W. Martin1,2 and Mark P. Lewis, Satellite cell activation and number following acute and chronic exercise: A mini review, October 2012, Volume 1, Issue 1. 88. Nguyen TV, Howard GM, Kelly PJ, Eisman JA (1998) Bone mass, lean mass, and fat mass: same genes or same environments? Am J Epidemiol 147:3-16. 89. Nguyen TV, Jones G, Sambrook PN, White CP, Kelly PJ, Eisman JA (1995), Effects of estrogen exposure and reproductive factors on bone mineral density and osteoporotic fractures, J Clin Endocrinol Metab 80:2709-2714. 90. Nicholas A. Burd, Andrew M.Holwerda, Keegan C. Selby, Daniel W. D. West, Aaron W. Staples, Nathan E. Cain, Joshua G. A. Cashaback, James R. Potvin, Steven K. Baker and Stuart M. Phillips, Resistance exercise volume affects myofibrillar protein synthesis and anabolic signalling molecule phosphorylation in young men, DOI: 10.1113/jphysion.2010.192856 (Downloaded from J physyol by guest on November 17, 2014). 91. Nicholas H Farina, Melissa Hausburg, Nicole Dalla Betta, Crystal Pulliam, Deepak Srivastava, DDW Cornelison and Bradley B Olwin (2012), Skeletal muscle, BioMed Central. 92. Norton, K.I & Olds, T.S (2000), The evolution of the size and shape of athletes: cause and consequences, In Kinathropometry VI (Norton. K & Olds. T, eds) ISAK, Adelaide: 3-36. 139 93. Olds, T.S (2009), The Olympic textbook of science in sport, Body composition and sports performance (p.131-144), International Olympic committee, Blackwell Publishing Ltd. 94. Parkington JD, Siebert AP, LeBrasseur NK, Fielding R (2003), Differential activation of mTOR signaling by contractile activity in skeletal muscle, Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol. 285: R1086– R1090. 95. Peter B. Murphy and Jason R. Clarke (2008), Oncogene proteins: structure, funtions and analysis, Nova Science Publishers Inc. 96. Philp ADL. Hamilton DL, Baar K (2010), Signals mediating skeletal muscle remodeling by resistance exercise: PI3-kinase independent activation of mTORC1, J Appl Physiol. 110: 561-8. 97. Roschel H, Ugrinowistch C, Barroso R, Batista MA, Souza EO, et al. (2011), Effect of eccentric exercise velocity on akt/mtor/p70(s6k) signaling in human skeletal muscle, Appl Physiol Nutr Metab. 36:283-90. 98. Schunk S. (1999), Skeletal muscle fiber characteristics in women athletes and non-athletes, Eur.Journal Appl.Physiology, 82. Pp.219-224. 99. Science Learning Hub ©2007-2015 The University of Waikato, Newzeland < Ideas-and-Concepts/Muscle-performance>. 100. Seeman E, Hopper JL, Young NR, Formica C, Goss P, Tsalamandris C (1996), Do genetic factors explain associations between muscle strength, lean mass, and bone density? A twin study, Am J Physiol 270:E320-327. 101. Smith GI, Atherton PJ, Reeds DN, Mohammed BS, Jaffrey H, et al. (2009), No major sex differences in muscle protein synthesis rates in the postabsorptive state and during hyperinsulinemia-hyperaminoacidemia in middle-aged adults, J Appl Physiol.107:1308-15. 140 102. Steven J. Fleck, (1983), Body composition of elite American athletes, The American Journal of Sports Medicine, Vol. 11.No. 6 103. Stitt TN, Drujan D, Clarke BA.; Panaro F, Timofeyva Y et al. (2004), The IGF-1/PI3K/Akt pathaway prevents expression of muscle atrophy-induced ubiquitin ligases by inhibiting FOXO transcription factors, Mol Cell, 14:395-403. 104. Tannerstedt J, Apro W, Blomstrand E, Maximal Lengthening Contractions Induce Different Signaling Responses in The Type 1 and Type 2 Fibers of human skeletal muscle, J. Appl. Physiol., 2009 vol. 106 (4) pp.1412-8 . 105. Thalacker-Mercer A, Stec M, Cui X, Cross J, Windham S, Bamman M, Cluster analysis reveals differential transcript profiles associated with resistance training-induced human skeletal muscle hyertropy, Physiol. Genomics, 2013 vol.45(12) pp.499-507 . 106. Thomas L. Kellys, Kevin E. Wilson, Steven B. Heymsfield, (2009), Dual Energy X-Ray Absorptiometry Body Composition, PLoS ONE , (Volume 4- Issue 9- e7038). 107. Thomson DM, Gordon SE (2006), Impaired overload-induced muscle growth is associated with diminished translational signalling in aged rat fast twitch skeletal muscle, J Physiol 574:291– 305. 108. Thorstensson, A., L. Larsson, P.Tesch, J.Karlsson (1977), Muscle strength and fiber composition in athletes and sedentary men, Medicine Science Sports, 9. 109. Tiago Fernandes, Úrsula P.R. Soci, Stéphano F.S. Melo, Cléber R. Alves and Edilamar M. Oliveira (2012), Chapter 9: Signaling Pathways that Mediate Skeletal Muscle Hypertrophy: Effects of Exercise Training, Oliveira et al., licensee InTech, . 141 110. Tim Snijders (2014), Satellite cells in skeletal muscle atrophy and hypertrophy, Maastricht 2014, ISBN 978 94 6159 375 7. 111. Trappe TA, Raue U, Tesch PA (2004), Human soleus muscle protein synthesis following resistance exercise, Acta Physiol Scand 182: 189– 196. 112. Ulla Svantesson, Martina Zander, Sofia Klingberg and Frode Slinde, (2008), Body composition in male elite athletes, comparison of bioelectrical impedance spectroscopy with dual energy X-ray absorptiometry, Journal of Negative Results in BioMedicine, Published: 22 January 2008. 113. Van Der Heide LP, Hoekman MF & Smidt MP (2004), The ins and outs of FOXO shuttling: mechanisms of FOXO translocation and transcriptional regulation, Biochem. J. 380: 297-309. 114. Vissing K, Mcgee SL, Farup J, Kjolhede T, Vandelbo MH et al. (2011), Differentiated mTOR but not AMPK signaling after strength vs endurance exercise in trainingaccustomed individuals, Scand J Med Sci Sports, doi:10.1111/j.1600-0838.2011.01395. 115. Yamada AK, Verlengia R, Bueno Jr, CEB (2012), Mechanotransduction pathways in skeletal muscle hypertrophy, J Recept Signal Transduct Res. 32:42-4. 116. Wang L, Mascher H, Psilander N, Blomstrand E, Sahlin K. (2011), Resistance exercise enhances the molecular signaling of mitochondrial biogenesis induced by endurance exercise in human skeletal muscle, J Appl Physiol. 111:1335-44. 117. Wang X & Proud CG (2006), The mTOR pathway in the control of protein synthesis, Physiology, 21:362-369. 118. William J.Kraemer, Barry A. Spiering (2006), Skeletal muscle physiology: Plasticity and responses to exercise, Hormone Research Vol.66, Suppl. 1. 142 Phụ lục 1a: Bản thỏa thuận tham gia công trình nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM NCKH&YH TDTT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN THỎA THUẬN V/v Tham gia công trình nghiên cứu Họ và tên: . Ngày sinh:. Đội tuyển: Sau khi nghe hướng dẫn và giải thích kỹ về công trình nghiên cứu cấp thành phố với tên đề tài: “Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh” Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lê Quý Phượng Cơ quan chủ trì: Trường Đại học TDTT TP. HCM Đơn vị phối hợp: - Trường Đại học TDTT Quốc gia Hàn Quốc - Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM - Trung tâm HLTT Quốc gia TP.HCM Tôi tình nguyện tham gia chương trình nghiên cứu với tư cách là khách thể nghiên cứu và đồng ý với các điều sau: 1. Tôi tình nguyện làm khách thể nghiên cứu và hiểu rõ quyền lợi cùng nghĩa vụ của mình. 2. Tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tiểu sử bệnh của gia đình cùng tình trạng bệnh lý đã và đang mắc phải (nếu có của bản thân) 3. Tôi chịu sự hướng dẫn của Ban chủ nhiệm đề tài và sẽ thực hiện các yêu cầu của Ban chủ nhiệm đề tài với tất cả khả năng của mình. 4. Tôi nhất trí cho phép Ban chủ nhiệm đề tài toàn quyền sử dụng các dữ liệu thu được của bản thân tôi cho việc tính toán, thống kê và báo cáo khoa học. Tôi hiểu được tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, tôi xin hứa sẽ cân nhắc kỹ trước khi quyết định và xin tình nguyện tham gia. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Xác nhận của HLV đội Tình nguyện viên 143 Phụ lục 1b: Bản thỏa thuận tham gia công trình nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP. HCM TRUNG TÂM NCKH&YH TDTT BẢNG HỎI CÁC VẤN ĐỀ VỀ Y HỌC CÓ LIÊN QUAN Cá nhân: Họ và tên: Giới tính: Ngày sinh: Ngày kiểm tra: .. Đội tuyển: Địa chỉ: . Điện thoại NR:.ĐT di động: Tiền sử bệnh lý của gia đình: Đề nghị ghi rõ các vấn đề về sức khỏe của gia đình bạn.. .............. .............. Có người nào trong gia đình bạn bị đột tử (trước 50) Có Không. Đề nghị cho biết lý do qua đời:. Trong gia đình bạn có mắc các chứng bệnh sau không:  Huyết áp cao  Thiếu máu  Các vấn đề về tim  Động kinh  Ung thư hay u, bướu  Viêm khớp  Đau nửa đầu  Rối loạn chức năng thận/bàng quang  Vấn đề về cảm xúc  Rối loạn chức năng dạ dày  Tiểu đường  Dị ứng/ Hen suyễn  Ruột  Rối loạn về gen (máu không đông, hội chứng Marfan)  Vấn đề khi mang thai  Bệnh khác (ghi rõ tên): .. Tình trạng sức khỏe hiện tại: Tôi vừa khỏi bệnh hoặc đang bị bệnh sau:  Dị ứng  Thị trường hay thị lực bị hạn chế  Có vấn đề về mũi hay cổ họng  Có vấn đề về thính giác  Đau đầu, chóng mặt, yếu, choáng, ngất hay các vấn đề về khả năng phối hợp vận động hay thăng bằng. 144  Bị tê liệt 1 phần cơ thể  Có xu hướng bị run rẩy hay co giật  Cúm, thở nông, đau ngực, chóng mặt, hay hồi hộp (cảm thấy tim đập nhanh) khi thực hiện bài tập.  Ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, đại tiện không bình thường (tiêu chảy, tiêu ra máu, )  Các triệu chứng đối với cơ, xương hay khớp (cứng cơ, sung hay đau, )  Các triệu chứng đối với da như loét, phát ban, ngứa, cảm giác bỏng rát,  Các triệu chứng khác. Đề nghị ghi chi tiết các vấn đề có liên quan đến bệnh tật, sức khỏe hay loại dược phẩm đã sử dụng. Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hay loại dược phẩm đã sử dụng Ngày Thời gian điều trị, tên và địa chỉ bệnh viện hay bác sỹ đã điều trị Tôi..xin hứa các thông tin trên đây hoàn toàn là sự thật, được viết bằng tất cả sự hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và đồng ý cho phép Ban chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì được sử dụng các thông tin này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tình nguyện viên 145 Phụ lục 2. Một số từ thuật ngữ chuyên môn: 1. 4EBP1 (4Elongation-binding protein 1) = 4E kết dính protein 1; 2. Akt (Protein kinase B (PKB), còn được gọi là Akt, là một serine/threonine cụ thể protein kinase mà đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tế bào như trao đổi chất glucose, apoptosis, tăng sinh tế bào, sao chép và di chuyển của tế bào) 3. AMPK = AMP (adenosine monophosphate) (một hợp chất gồm một phân tử adenosine ngoại quan đến ba nhóm phosphate, hiện diện trong tất cả các mô sống. Sự vỡ một liên kết phosphate (để tạo thành adenosine diphosphate, ADP) cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh lý như sự co cơ.) – kích hoạt kinase protein; 4. ATP (adenosine triphosphate) 5. BMP (Bone morphogenetic protein) là tổng hợp các nhân tố tăng trưởng gồm Cytokines (tập hợp lỏng lẻo của các protein nhỏ giúp truyền tín hiệu trong tế bào) và Metabologen (tập hợp những phân tử tín hiệu – morphogen giúp kích thích sự trao đổi chất và cân bằng nội môi) kích thích sự hình thành của xương và sụn. 6. CD56: Neural phân tử kết dính tế bào (NCAM), cũng được gọi là CD56, là một glycoprotein homophilic ràng buộc thể hiện trên bề mặt của tế bào thần kinh, thần kinh đệm, cơ xương và tế bào sát thủ tự nhiên. NCAM đã từng liên quan là có một vai trò trong việc kết dính tế bào-tế bào, neurite quả tự nhiên, dẻo khớp thần kinh, và học tập và trí nhớ. 7. CSA (cross-sectional area): Tiết diện cắt ngang 8. eIF (eukaryotic initiation factors) yếu tố khởi nhân điển hình, bao gồm 4E và 2B; 9. eIF2 (eukaryotic initiation factors 2) = nhân điển hình khởi đầu nhân tố 2; 146 10. ERK (extracellular signal regulated protein kinase) = tín hiệu ngoại bào điều chỉnh protein kinase; 11. Fiber Area: tiết diện sợi cơ 12. FOXO (Forkhead box) = hộp Forkhead; 13. IGF-1 (Insulin Growth Factor 1) là một hoạt chất trung gian hòa giải chính của những tác động của hormone tăng trưởng (GH). Hóc môn tăng trưởng được thực hiện trong tuyến yên, vào trong máu, và sau đó kích thích gan sản xuất IGF-1. Sau đó, IGF-1 kích thích sự tăng trưởng của cơ thể, đồng thời thúc đẩy tác động tăng trưởng trên hầu hết các tế bào trong, đặc biệt là cơ xương, khớp, sụn, gan, thận, phổi, dây thần kinh, da và tạo tế bào máu. Ngoài các hóc môn tăng trưởng, IGF-1 cũng điều tiết tăng trưởng và phát triển tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh, cũng như các tế bào DNA tổng hợp. IGF-1 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao, tạo cơ bắp ở trẻ em và kích thích hiệu ứng đồng hóa (xây dựng cơ bắp) ở người lớn. Khi cơ thể không đủ IGF-1, mất cân bằng một nội tiết sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Đặc biệt, nếu thiếu lượng lớn IGF-1, trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Laron (hội chứng lùn Laron). 14. IL4 (INTERLUEKIN 4 là cytokine được sản xuất bởi các tế bào CD4 T). IL4 đóng vai trò quan trọng trong việc chống viêm và làm lành vết thương ở cơ. Sự hiện diện của IL - 4 ở các mô ngoại mạch thúc đẩy hoạt thay thế của các đại thực bào thành tế bào M2 và ức chế hoạt hóa cổ điển của các đại thực bào thành tế bào M1. Sự gia tăng trong đại thực bào sửa chữa (M2) được kết hợp với nội tiết tố IL - 10 và TGF - β mà dẫn đến sự suy giảm của bệnh lý viêm. Nó tạo ra các arginase, proline, polyaminases và TGF - β của các tế bào M2 hoạt tính giúp làm lành vết thương và điều trị xơ hóa. 147 15. IL6 (INTERLUEKIN 6 - Interleukin là một nhóm các cytokines (protein được tiết ra và phân tử tín hiệu) lần đầu tiên được nhìn thấy phải được thể hiện bằng các tế bào máu trắng (bạch cầu). IL - 6 được tiết ra bởi các tế bào T và đại thực bào để kích thích phản ứng miễn dịch, ví dụ: trong quá trình nhiễm trùng và sau khi chấn thương, đặc biệt là bỏng hoặc tổn thương mô khác dẫn đến tình trạng viêm. 16. Kháng nguyên KI-67 còn được gọi là Ki-67 hoặc MKI67 là một protein ở người được mã hóa bởi gen MKI67 (kháng nguyên được xác định bằng kháng thể đơn dòng Ki-67. Kháng nguyên KI-67 là một loại protein hạt nhân đó là liên kết với và có thể cần thiết cho sự tăng sinh tế bào. Hơn nữa nó được kết hợp với ribosome RNA phiên mã. bất hoạt các kháng nguyên KI-67 dẫn đến ức chế tổng hợp RNA ribosome. 17. Ki67/CD56 activate ratio: sử dụng các kháng nguyên tăng sinh nhân tế bào Ki67 trong việc đánh giá tỷ lệ các tế bào vệ tinh đang hoạt động. Sau vận động tỷ lệ này càng cao càng tốt vì hoạt hóa tế bào để tạo thành tế bào mới. 18. Macrophages là Đại thực bào - những tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu cũng như hệ miễn dịch đặc hiệu ở động vật có xương sống. Vai trò chính của chúng là bắt lấy và tiêu hóa các thành phần cặn bã của tế bào và các tác nhân gây bệnh. Chúng kết hợp với IL4 và IL6 khởi động hệ thống miễn dịch của cơ thể. 19. Mesangioblasts là tế bào gốc giúp tái tạo sợi cơ bắp mới bằng cách liên kết với các sợi còn lại 20. m-TOR (mammalia target of rapamycin): mTOR là một protein kinase serine/threonine giữ vai trò chính trong sự tăng sinh và phát triển tế bào, tổng hợp protein, và phiên mã. mTOR thuộc phosphatidylinositol 3- kinase liên quan đến gia đình protein kinase. 148 21. mTORC1 là chất điều hòa chủ yếu sự tổng hợp chung protein xuôi chiều theo con đường PI3K/Akt. Sự điều hòa truyền tín hiệu của mTORC1 diễn ra phức tạp, được điều biến bởi các chất gây phân bào, các yếu tố tăng trưởng, năng lượng và chất dinh dưỡng. 22. MuRF1 (muscle RING finger 1) = cơ ngón tay RING 1; 23. Myonuclei: nhân tế bào cơ 24. Myostatin là một nhân tố tăng trưởng có nhiệm vụ kiểm soát kích thước của cơ bắp ngay từ giai đoạn đầu phát triển của phôi thai và tiếp tục đến hết cuộc đời. Myostatin hoạt động bằng cách ức chế sự tăng trưởng của cơ bắp, ngăn ngừa chúng phì đại (phát triển quá lớn). Myostatin còn được gọi là nhân tố tăng trưởng và biệt hóa số 8 (growth and differentiation factor 8 - GDF-8). 25. NCAM được cho là tín hiệu để gây neurite quả tự nhiên thông qua các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi thụ (FGFR) và hành động theo con đường tín hiệu p59Fyn. 26. P70S6K: p70S6 kinase hoặc p70S6K là một kinase serine / threonine mà hành hạ lưu của PIP3 và phosphoinositide phụ thuộc kinase-1 trong những con đường PI3 kinase, bề mặt mục tiêu của nó là các protein ribosome S6. Sự phosphoryl hóa S6 gây ra sự tổng hợp protein ở các ribosome. 27. Pax7 (Paired box protein): là một protein ở người được mã hóa bởi gen PAX7. Có 9 pax protein từ Pax 1 – Pax 9. 28. Pax1: development of vertebral and embryo segmentation (phát triển của phân khúc xương cột sống và phôi) 29. Pax2: development of kidney and optic nerve (phát triển của thận và thần kinh thị giác) 30. Pax3: development of ear, eye and face (phát triển của tai, mắt và khuôn mặt) 149 31. Pax4: development of pancreatic beta cells (phát triển của các tế bào beta tuyến tụy) 32. Pax5: development of neural and spermatogenesis (phát triển của thần kinh và sinh tinh) 33. Pax6: development of eye, sensory organs, neural epidermal tissues (phát triển của mắt, các giác quan, các mô biểu bì thần kinh) 34. Pax7: development of myogensis (phát triển myogensis) plays a role myogenis through regulation of muscle precursor cells prolification. Pax7 directs postnatal renewal and propofation of myogenic satellite cells. Pax7 là một yếu tố phiên mã có đóng một vai trò trong myogenesis thông qua quy định của các tế bào tiền thân cơ phổ biến. Nó có thể liên kết với DNA như một heterodimer với PAX3. Cũng tương tác với PAXBP1; sự tương tác liên kết PAX7 đến một WDR5 chứa histone methyltransferase phức tạp bởi sự tương đồng, tương tác với DAXX. 35. Pax8: development of thyroid specific expression (sự phát triển của tuyến giáp) 36. Pax9: development of skeleton especially teeth (phát triển của bộ xương đặc biệt là răng) 37. PGC-1α = peroxisome proliferator (tăng nhanh các bào quan) (một bào quan nhỏ đó là hiện diện trong tế bào chất của tế bào và có chứa các enzyme giảm catalase và thường là một số oxidase)-tiếp nhận kích hoạt -γ coactivator 1α. 38. PI3K (phosphatidylinositol 3 kinase) 39. SRF (Serum response factor – Yếu tố phản ứng huyết thanh) là một yếu tố phiên mã, đóng vai trò trung tâm trong sự hình thành các mô cơ bắp. 40. TSC2 (tuberous sclerosis complex) = củ xơ cứng phức tạp 2;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_nhan_to_anh_huong_den_suc_manh_cua.pdf
Tài liệu liên quan