BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN VĂN HOÀNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÂM LÝ TRƯỚC THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP. Hồ Chí Minh, 2018
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN VĂN HOÀNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÂM
226 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ TRƯỚC THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Lê Quý Phượng
2. PGS.TS Đỗ Vĩnh
TP. Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Quý Phượng và PGS.TS Đỗ Vĩnh. Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Văn Hoàng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt
Thuật ngữ tiếng Việt
TTĐ
Trước thi đấu
TT.TLTTĐ
Trạng thái tâm lý trước thi đấu
TĐTL
Trình độ tập luyện
ISSF
Liên đoàn bắn súng thế giới
CLB
Câu lạc bộ
BP, LP
Biện pháp, liệu pháp
NLTT
Năng lực thể thao
LVĐ
Lượng vận động
HCV
Huy chương vàng
HCB
Huy chương bạc
HCĐ
Huy chương đồng
VĐTQG
Vô địch trẻ quốc gia
VĐĐNA
Vô địch Đông Nam Á
KHHL
Kế hoạch huấn luyện
HLV
Huấn luyện viên
VĐV
Vận động viên
TDTT
Thể dục thể thao
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTTĐ
Thành tích thi đấu
CKHL
Chu kỳ huấn luyện
TKHL
Thời kỳ huấn luyện
GĐHL
Giai đoạn huấn luyện
GĐCBC
Giai đoạn chuẩn bị chung
GĐCBCM
Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
GĐTTĐ
Giai đoạn tiền thi đấu
GĐCT
Giai đoạn chuyển tiếp
GĐTĐ
Giai đoạn thi đấu
ĐTTBS
Đội tuyển trẻ bắn súng
Mean
Giá trị trung bình
Sd
Độ lệch chuẩn
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 1.1
Phân biệt mức độ tác dụng của các nhân tố quyết định lên năng lực thi đấu của các VĐV của các nhóm môn khác nhau
8
Bảng 3.1
Sự ảnh hưởng ngoại tại của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
56
Bảng 3.2
Trị số KMO and Bartlett's Test
58
Bảng 3.3
Các hệ số tải và hệ số tích lũy Total Variance Explained
58
Bảng 3.4
Ma trận xoay các yếu tố thành phần Rotated Component Matrixa
58
Bảng 3.5
Trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đối với tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
59
Bảng 3.6
Các chỉ tiêu phản ảnh tâm lý tước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
60
Bảng 3.7
Bảng tần số ($T1 Frequencies) về kết quả phỏng vấn xác định các chỉ tiêu, các test đánh giá tâm lý của VĐV bắn súng trẻ
61
Bảng 3.8
Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
62
Bảng 3.9
Mô tả mẫu nghiên cứu về các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
63
Bảng 3.10
Trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
64
Bảng 3.11
Tần số và tần suất trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
65
Bảng 3.12
Mô tả thống kê về trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM theo Washman
67
Bảng 3.13
Đánh giá trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
68
Bảng 3.14
Mô tả thống kê về mức độ lo lắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
69
Bảng 3.15
Đánh giá trạng thái lo lắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
69
Bảng 3.16
Mô tả thống kê về hưng phấn cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
71
Bảng 3.17
Phân loại hưng phấn cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
71
Bảng 3.18
Mô tả thống kê về về nhịp tim của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
72
Bảng 3.19
Phân loại diễn biến nhịp tim trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
73
Bảng 3.20
Mô tả thống kê về trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM theo Tapping test
74
Bảng 3.21
Phân loại trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM thông qua Tapping test
74
Bảng 3.22
Mô tả thống kê về ý chí chiến thắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
76
Bảng 3.23
Phân loại ý chí chiến thắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
76
Bảng 3.24
Mô tả thống kê về sự nỗ lực ý chí để đạt mục đích của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
Sau 77
Bảng 3.25
Kết quả nỗ lực ý chí
Sau 77
Bảng 3.26
Mô tả thống kê về năng lực xử lý thông tin
79
Bảng 3.27
Phân loại năng lực xử lý thông tin của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
79
Bảng 3.28
Mô tả thống kê về độ ổn định chú ý
80
Bảng 3.29
Phân loại độ ổn định chú ý của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
81
Bảng 3.30
Mô tả thống kê về phân phối chú ý
82
Bảng 3.31
Phân loại phân phối chú ý của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
82
Bảng 3.32
Mô tả thống kê về chức năng tâm vận động
84
Bảng 3.33
Phân loại phản xạ tâm vận động của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
84
Bảng 3.34
Sự ảnh hưởng của các chỉ số cảm xúc đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa )
86
Bảng 3.35
Sự ảnh hưởng của nỗ lực ý chí đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa)
89
Bảng 3.36
Sự ảnh hưởng của các yếu tố năng lực trí tuệ đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa)
90
Bảng 3.37
Sự ảnh hưởng của các chỉ số phản xạ tâm vận động đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Coefficientsa)
92
Bảng 3.38
Mức độ tương quan của các yếu tố đối với thành tích thi đấu (Correlation Matrixa)
93
Bảng 3.39
Mức độ phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng (Model Summaryc)
93
Bảng 3.40
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng
94
Bảng 3.41
Các biểu hiện của tâm lý trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (Descriptive Statistics – Thống kê mô tả)
97
Bảng 3.42
Khả năng kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
100
Bảng 3.43
Kết quả phỏng vấn các biện pháp tác động kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM (N=40)
Sau 101
Bảng 3.44
Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn lựa chọn các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu
102
Bảng 3.45
Chu kỳ huấn luyện năm 2015
112
Bảng 3.46
Chu kỳ huấn luyện và tác động thực nghiệm năm 2016
113
Bảng 3.47
Phân phối thời lượng thực nghiệm các biện pháp, liệu pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu
115
Bảng 3.48
Kết quả mô tả thống kê về thành tích thi đấu (Descriptives) của các VĐV bắn súng trẻ sau các chu kỳ huấn luyện tác động thực nghiệm
Sau 121
Bảng 3.49
Kết quả phân tích phương sai về thành tích thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện
123
Bảng 3.50
Kết quả so sánh thành tích thi đấu (Multiple Comparisons) của các chu kỳ huấn luyện
124
Bảng 3.51
Kết quả kiểm tra XAN test trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab)
125
Bảng 3.52
Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái cảm xúc theo Washman trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab)
Sau 127
Bảng 3.53
Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái lo lắng trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab)
Sau 128
Bảng 3.54
Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái sẵn sàng trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab)
130
Bảng 3.55
Kết quả kiểm tra hưng phấn cảm xúc trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện
134
Bảng 3.56
Kết quả kiểm tra ý chí chiến thắng trước thi đấu ở từng chu kỳ huấn luyện
Sau 136
Bảng 3.57
Kết quả thống kê mô tả về sự nỗ lực ý chí của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
138
Bảng 3.58
Kết quả phân tích phương sai của sự nỗ lực ý chí
139
Bảng 3.59
Kiểm nghiệm sự khác biệt về sự nỗ lực ý chí của các VĐV bắn súng trẻ (Multiple Comparisons)
140
Bảng 3.60
Kết quả kiểm tra năng lực trí tuệ trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ ở từng chu kỳ huấn luyện thực nghiệm
Sau 140
Bảng 3.61
Kết quả kiểm tra trước thi đấu về phản xạ đơn ở các chu kỳ huấn luyện
Sau 144
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 3.1
Sự ảnh hưởng của tâm lý đối với thành tích thi đấu
57
Biểu đồ 3.2
Tần số của trạng thái cảm xúc X của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
65
Biểu đồ 3.3
Tần số trạng thái cảm xúc N của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
66
Biểu đồ 3.4
Tần số trạng thái cảm xúc A của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
66
Biểu đồ 3.5
Trạng thái cảm xúc của VĐV theo Washman
68
Biểu đồ 3.6
Trạng thái lo lắng trước thi đấu
70
Biểu đồ 3.7
Tần số hưng phấn cảm xúc của VĐV trước thi đấu
71
Biểu đồ 3.8
Tần số hiệu suất nhịp tim của VĐV trước thi đấu
73
Biểu đồ 3.9
Tần số Tapping test của VĐV trước thi đấu
74
Biểu đồ 3.10
Tần số ý chí chiến thắng của VĐV bắn súng
77
Biểu đồ 3.11
Tần số các mức nỗ lực ý chí để đạt mục tiêu của các VĐV bắn súng
Sau 77
Biểu đồ 3.12
Tần số năng lực xử lý thông tin trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
79
Biểu đồ 3.13
Tần số độ ổn định chú ý trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
81
Biểu đồ 3.14
Tần số phân phối chú ý trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
82
Biểu đồ 3.15
Tần số phản xạ tâm vận động trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
84
Biểu đồ 3.16
Khả năng kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
101
Biểu đồ 3.17
Diễn biến thành tích thi đấu của các VĐV nam qua các chu kỳ huấn luyện
Sau 121
Biểu đồ 3.18
Diễn biến thành tích thi đấu của các VĐV nữ qua các chu kỳ huấn luyện
122
Biểu đồ 3.19
Diễn biến cảm xúc XAN của các VĐV nam bắn súng trẻ
Sau 125
Biểu đồ 3.20
Diễn biến cảm xúc XAN của các VĐV nữ bắn súng trẻ
Sau 125
Biểu đồ 3.21
Diễn biến cảm xúc trước thi đấu theo Washman của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ
Sau 127
Biểu đồ 3.22
Diễn biến trang thái lo lắng trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ
129
Biểu đồ 3.23
Diễn biến trang thái sẵn sàng trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ
131
Biểu đồ 3.24
Diễn biến hiệu suất nhịp tim trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ
132
Biểu đồ 3.25
Diễn biến trạng thái hưng phấn cảm xúc trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ
135
Biểu đồ 3.26
Diễn biến ý chí chiến thắng trước thi đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ
137
Biểu đồ 3.27
Diễn biến kết quả nỗ lực ý chí trước thi đấu của VĐV nam ở các chu kỳ huấn luyện
Sau 138
Biểu đồ 3.28
Diễn biến kết quả nỗ lực ý chí trước thi đấu của VĐV nữ ở các chu kỳ huấn luyện
Sau 138
Biểu đồ 3.29
Diễn biến kết quả kiểm tra năng lực xử lý thông tin trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳ huấn luyện
139
Biểu đồ 3.30
Diễn biến kết quả kiểm tra độ ổn định chú ý trước thi đấu của VĐV nam – nữ ở các chu kỳ huấn luyện
139
Biểu đồ 3.31
Diễn biến kết quả kiểm tra độ phân phối chú ý trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳ huấn luyện
139
Biểu đồ 3.32
Diễn biến kết quả kiểm tra phản xạ tâm vận động trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳ huấn luyện
145
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thao khác nhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong đó có một số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căng thẳng để giành chiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đối mặt với những khó khăn, những căng thẳng đến giới hạn cả về tinh thần và thể chất. Trong đó, tâm lý thể thao trước thi đấu là mặt rất quan trọng cần chuẩn bị tốt cho các vận động viên (VĐV) thể thao bước vào thi đấu đạt thành tích thể thao cao nhất có thể.
Thi đấu thể thao đòi hỏi con người những hoạt động cơ bắp tối đa trong những hình thức khác nhau nhất, hoạt động này luôn mang tính chất thi đấu và thường xuyên thể hiện dưới những hình thức tranh đấu thể thao. Mặt khác, thi đấu thể thao cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con người, luôn gắn liền với những trạng thái cảm xúc khác nhau. Sự căng thẳng về cảm xúc kết hợp với sức chịu đựng lớn về thể lực trong nhiều môn thể thao đã tác động đáng kể tới cơ thể và đó là sự thử thách quan trọng về khả năng thích ứng của cơ thể. Trong thể thao hiện đại diễn ra sự đồng đều về trình độ chuẩn bị kỹ thuật, chiến thuật và thể lực. Theo đó, nguồn dự trữ khả năng chuẩn bị thể lực khi chưa được sử dụng bị co hẹp lại và lòng khao khát chiến thắng thúc đẩy sự ganh đua thể thao mãnh liệt và không nhân nhượng. Do đó, nhiều hiện tượng chấn thương tâm lý trong thi đấu thể thao xuất hiện. Ở một số VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu xuất hiện những rối loạn cảm xúc khác nhau, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thành tích. Vì vậy, cùng với việc chuẩn bị về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật thì việc chuẩn bị về tâm lý cũng chiếm tỷ lệ tương đương. Sự hiểu biết về các quy luật chủ yếu trong lĩnh vực thần kinh - tinh thần của VĐV, dự phòng những rối loạn của trạng thái thần kinh - tâm lý, làm rõ những tình huống chấn thương tâm lý xuất hiện trước và trong thời gian thi đấu là cần thiết đối với vận động viên thể thao.
Thành tích thể thao đòi hỏi năng lực chịu đựng của VĐV ở mức cao nhất cường độ, lượng vận động (LVĐ). LVĐ càng lớn, kích thích tác động lên cơ thể càng sâu. Phản ứng với tác động càng mạnh, sự thay đổi các chức năng cơ thể càng rõ, sự thích nghi của VĐV sẽ đạt tới mức lớn nhất theo khả năng của từng người. Do đó, VĐV phải cố gắng vượt qua chính mình, chịu đựng LVĐ cao tới giới hạn có thể cả về thể chất lẫn tâm lý. Thành tích thể thao càng được nâng cao, việc huấn luyện VĐV bên cạnh sự chuẩn bị về kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thì việc chuẩn bị về tâm lý ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khoa học thể thao hiện đại cũng như thực tế chứng minh: ngày nay, các VĐV trên thế giới có sự đồng đều về mặt thể lực, kỹ chiến thuật, hơn kém nhau, chênh lệch không bao nhiêu, yếu tố tâm lý trở thành quyết định thắng thua trong thi đấu. Các VĐV có cùng trình độ, điều kiện, chế độ tập luyện thì tâm lý của VĐV là yếu tố quyết định thắng thua trong trận thi đấu - có khi đạt tới 90% (Grosser, M & Starischa, S - 1982); (Willy Pieter & John Heymans, 1997).
Trạng thái tâm lý thi đấu mà thành phần chủ yếu của nó là động cơ và cảm xúc, rất đa dạng về sắc thái và cường độ. Nó có thể giúp cho vận động viên phấn chấn, tự tin, cảm giác sung mãn, nhanh nhạy. Nếu nói theo ngôn ngữ của tâm lý học là hoạt hóa được các chức năng tâm lý và phát huy đầy đủ khả năng của bản thân. Ngược lại vận động viên thấy thiếu tự tin, căng thẳng, lo lắng hoặc chán nản, các phản ứng trở nên trì trệ chậm chạp, phối hợp hoạt động trở nên rối loạn. Nếu nói theo ngôn ngữ của nhà tâm lý học thì họ ở trạng thái các chức năng tâm lý không được hoạt hóa, bị kìm hãm, do đó không phát huy được các năng lực của bản thân. [17], [31], [105]
Theo tiến trình thi đấu, trạng thái tâm lý được phân ra thành 3 giai đoạn: trạng thái tâm lý trước thi đấu, trong thi đấu và sau thi đấu. Trong đó, trạng thái tâm lý trước thi đấu được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì lý do trạng thái tâm lý này có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái kế tiếp. [44]
Bắn súng là một trong các môn thể thao mũi nhọn của ngành thể thao Việt Nam. Bắn súng đã dành nhiều thứ hạng cao tại các đấu trường khu vực, châu lục và quốc tế, từ đó khẳng định vị thế của môn thể thao này. Bắn súng là môn thể thao đòi hỏi độ chính xác rất cao nên cần phải quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Thành tích thi đấu của môn bắn súng là sự phối hợp các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý. Trong các cuộc thi đòi hỏi các vận động viên phải nỗ lực rất lớn, đặc biệt là về mặt tâm lý mới có thể nâng cao được thành tích. Trong huấn luyện cũng như trong tập luyện thường thấy các vận động viên trong thi đấu vẫn chưa thể hiện được khả năng vốn có của mình. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân rất quan trọng là trạng thái tâm lý của VĐV. Thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát trạng thái tâm lý của bản thân để có được trạng thái tâm lý ổn định. Vì vậy huấn luyện tâm lý là một bộ phận cần thiết và không thể tách rời quá trình đào tạo vận động viên thể thao.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực huấn luyện và thi đấu thể thao ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm soát trạng thái tâm lý trong tập luyện và thi đấu của các vận động viên còn ít quan tâm. Bên cạnh đó, môn bắn súng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các biện pháp tác động để kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên ngày càng tốt hơn. Đó là lý do để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.”
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của VĐV. Từ đó, xác định các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu phù hợp nhằm ổn định và nâng cao tâm lý trước thi đấu góp phần nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Xác định và ứng dụng các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
Giả thuyết khoa học:
Tuy phức tạp vì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và luôn biến động nhưng cũng như các hiện tượng khác, tâm lý cũng có những quy luật của mình. Sự hiểu biết về những quy luật của tâm lý giúp huấn luyện viên (HLV) chuẩn đoán, nhận biết, dự báo cũng như có thể kiểm soát, điều chỉnh giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tâm lý của VĐV. Nếu được chuẩn đoán bằng những test đáng tin cậy và có những biện pháp kiểm soát, điều chỉnh hiệu quả sẽ hình thành ở VĐV bắn súng trẻ tâm lý tích cực tạo điều kiện nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn.
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
. Năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Năng lực, theo các chuyên gia tâm lý học, đó là tổng hợp những đặc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả [9], [30], [94], [99].
Năng lực thể thao là đặc điểm mang tính cá thể, cho phép vận động viên thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ vận động nào đó, với một thành tích nhất định, được hình thành trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao [32], [58].
Quá trình hình thành các năng lực diễn ra trên cơ sở của các dấu hiệu tiềm ẩn về đặc điểm giải phẫu – sinh lý bẩm sinh, mà trước hết là đặc điểm năng lực bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương, cấu trúc của cơ thể, của các thuộc tính của bộ máy thần kinh – cơ, ...các thuộc tính thần kinh không quyết định đến quá trình phát triển năng lực, nhưng trên nền tảng của chúng sẽ làm giảm nhẹ quá trình hình thành nhân cách, trong khi năng lực là sự phối hợp nhất quán của cả năng lực tâm lý và sinh lý. Mức độ phát triển năng lực thể thao diễn ra không đồng đều và có đặc tính giai đoạn [27], [61], [93], [110].
Tâm lý, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là thuộc tính của vật chất có tổ chức cao (não bộ), là hình thức đặc biệt của sự phản ánh hiện thực khách quan – kết quả của sự tác động qua lại của chủ thể sống với môi trường xung quanh [54], hoặc tâm lý, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là tổng thể sự nhận thức, tình cảm, ý chí của mỗi một con người [63] hoặc tâm lý là toàn bộ thế giới tinh thần của con người [61]. Tâm lý tồn tại dưới những hình thức khác nhau: quá trình, trạng thái, thuộc tính [54].
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, biểu hiện và phát triển của tâm lý trong quá trình tiến hóa của thế giới sinh vật (phát sinh chủng loài) và trong quá trình phát sinh cá thể ở người [54], hoặc tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu nguyên lý nảy sinh và vận hành thế giới tinh thần trong đời sống hàng ngày của con người [61], hoặc tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của con người [63].
Tâm lý học thể thao là một lĩnh vực chuyên ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự biểu hiện và phát triển tâm lý của cá nhân hoạt động (vận động viên) trong những điều kiện đặc thù của hoạt động thể thao [57], [60].
Trạng thái tâm lý là đặc điểm hoạt động của các chức năng/hiện tượng tâm lý (hoạt tính tâm lý) tại một thời điểm/khoảng thời gian nào đó [61], [64].
Trạng thái tâm lý trước thi đấu là trạng thái của các chức năng tâm lý của vận động viên xảy ra trước các cuộc thi đấu từ hàng tuần đến vài ngày, vài giờ, thậm chí ngay trước lúc xuất phát [61], [64].
Biện pháp, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể [63].
Liệu pháp, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là cách chữa bệnh [63]. Thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong y học (tiếng Anh là: therapy, therapeutics).
Biểu hiện, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là sự biểu lộ cảm xúc bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...trong một hoàn cảnh nhất định [63].
Hiện tượng, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là khái niệm nói lên cái xuất hiện ra với chúng ta trong kinh nghiệm, thông qua các giác quan. Hiện tượng biểu hiện một cái gì ẩn giấu. Hiện tượng tâm lý là hiện tượng ‘tinh thần’ thuộc về chủ quan, nảy sinh và phát triển trong quá trình hoạt động giao tiếp, phản ánh, thích ứng với cải tạo thế giới khách quan [63].
1.1.2. Các nhân tố quyết định năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao.
Sự cao thấp về năng lực thi đấu của VĐV bất kỳ môn thể thao nào đều được quyết định bởi các năng lực như tâm lý, kỹ thuật, thể lực, trí lực. Trong đó thể lực lại bao gồm trạng thái về ba phương diện là hình thái, cơ năng và tố chất; năng lực kĩ thuật, chiến thuật của VĐV có thể khái quát thành kỹ năng (hình 1.1).
Tâm lý
Hình thái
Cơ năng
Tố chất
Kỹ thuật
Chiến thuật
Trí lực
Năng lực thi đấu
Thể lực
Kỹ Năng
Nguồn: Nguyễn Tiên Tiến và cộng sự (2017) [44]
Hình 1.1. Các nhân tố cấu thành năng lực thể thao
Thế nhưng, tác dụng của các nhân tố kể trên lên năng lực thể thao tổng thể của VĐV lại căn cứ vào sự khác nhau về đặc điểm của nhóm môn thể thao mà có sự khác biệt rõ ràng (xem bảng 1).
Bảng 1.1. Phân biệt mức độ tác dụng của các nhân tố quyết định lên năng lực thi đấu của các VĐV của các nhóm môn khác nhau
Loại thể năng
Loại kĩ năng
Sức bền tốc độ
Tốc độ
Sức bền
Tính biểu hiện
Tính đối kháng
Khó đẹp
Chuẩn xác
Cách lưới
Cùng sân
Quyền cước
Hình thái
∆∆
∆∆
∆∆
∆∆
∆
∆∆
∆∆
∆∆
Cơ năng
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆
∆∆
∆∆
∆∆
∆∆
Tố chất
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆
∆∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
Kĩ thuật
∆∆
∆∆
∆∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
Chiến thuật
∆
∆
∆∆
∆
∆
∆∆∆
∆∆∆
∆∆∆
Tâm lí
∆∆
∆∆
∆∆
∆∆
∆∆∆
∆∆
∆∆
∆∆
Trí năng
∆
∆
∆
∆
∆
∆∆
∆∆
∆∆
* ∆∆∆: tác dụng mang tính quyết định, ∆∆: tác dụng quan trọng, ∆: tác dụng mang tính cơ sở
Nguồn: Nguyễn Tiên Tiến và cộng Sự (2017) [44]
Mức độ phát triển tố chất sức bền động lực và năng lực làm việc của hệ thống tim mạch đối với các VĐV nhóm môn sức bền loại thể năng, là nhân tố mang tính quyết định trình độ năng lực thi đấu của VĐV, đối với các VĐV thể dục dụng cụ, mức độ quan trọng của tố chất sức bền lại được giảm thấp một cách đáng kể. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác huấn luyện VĐV nhóm môn đối kháng của loại thể năng là bồi dưỡng ý thức chiến thuật mãnh liệt trong các hoạt động mang tính đối kháng mạnh và nỗ lực nâng cao khả năng làm ra phản ứng thích ứng đối với các hoạt động của đối thủ, tiếp đó là năng lực chiến thuật khắc chế đối thủ để giành chiến thắng; còn trong huấn luyện bắn súng, thì cần tập trung vào việc bồi dưỡng VĐV không chịu sự quấy nhiễu của đối thủ và môi trường thi đấu, tập trung cao độ sự chú ý vào năng lực tự khống chế tâm lý. VĐV thể dục nghệ thuật và trượt băng nghệ thuật thì mỗi một động tác nhấc tay, một bước đặt chân đều cần phải chú ý cái đẹp của tư thế thân người, biểu hiện ra khí chất thanh cao, lòng nhiệt tình biểu diễn, đối với các VĐV ném đẩy vật thì căn bản không cần phải quá chú ý đến tư thế của mình có tạo cảm giác tốt cho người khác không, đương nhiên cũng không nhất thiết phải đặt nặng một cách có ý thức cảm giác đẹp về hình thể, năng lực thi đấu được phát triển cao độ của họ được biểu hiện một cách đầy đủ ở việc ném dụng cụ đi được càng xa hoặc vật ngã đối thủ [44], [90], [101].
Cùng là một loại năng lực thể thao, tác dụng của nó đối với năng lực thể thao chỉnh thể của VĐV cũng cùng với sự khác nhau của nhóm môn thể thao mà có sự khác biệt rõ rệt. Ví dụ, trình độ kỹ thuật của VĐV đối với việc phát triển năng lực thể thao cao độ của VĐV mỗi môn thể thao đều có ý nghĩa quan trọng không thể xem nhẹ. Nhưng đối với các nhóm môn khác nhau, sự khác nhau về mức độ tác dụng của nó vẫn biểu hiện ra sự khác biệt rõ nét.
1.2. Đặc điểm chung về tâm sinh lý của vận động viên thể thao.
1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý tuổi 16 – 20 [35], [43], [60], [62].
Đặc điểm phát triển sinh lý học tuổi 16-20:
Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh và có ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Khả năng tư duy phân tích tổng hợp trừu tượng hóa và khả năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện làm sự nhận thức được mở rộng. Độ linh hoạt của các quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế được cân bằng, các loại hình hoạt động thần kinh thể hiện rõ rệt. Sự phối hợp động tác tới kỹ xảo. Hệ thần kinh trung ương đã phát triển đầy đủ, do đó hoạt động phân tích và tổng hợp của nó đã trở nên tốt hơn. Hệ thống tín hiệu thứ hai đã phát triển đạt mức hoàn thiện cao thể hiện không chỉ ở ngôn ngữ miệng và viết của học sinh đã phát triển đạt trình độ cao, mà cả ngôn ngữ bên trong cũng biểu hiện rất đa dạng.
Hệ vận động:
- Hệ xương: Vẫn tiếp tục được cốt hóa mãi tới năm 24 – 25 tuổi mới hoàn thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 – 44% trọng lượng toàn thân. Sự cốt hóa bộ xương, điều đó có nghĩa là đã giảm sự phát triển chiều dài. Quá trình đó xảy ra do các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn.
- Hệ cơ: Cùng với lứa tuổi khối lượng cơ tăng dần, tuy nhiên sự tăng trưởng cơ xảy ra không đều, trong 15 năm đầu sự tăng trưởng của cơ vào khoảng 9%, còn 2 – 4 năm sau là 12%, ở người trưởng thành là 40%. Từ 20 tuổi khối lượng cơ tăng lên 7 – 8 lần, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ khác tăng 9 – 14 lần.Các cơ phát triển tương đối nhanh, các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi.
Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim ở mức cao hơn trẻ em, ví dụ: trẻ em 8 – 10 tuổi trọng lượng tim tuyệt đối vào khoảng 96g; 15 tuổi 200g và 18 – 20 tuổi khoảng 300g. Tần số co bóp của tim ở người trưởng thành, lứa tuổi 17 – 20 nam khoảng 70 – 80 lần/phút và của nữ khoảng 75 – 85 lần/phút. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng. Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi trưởng thành là 120 – 140ml. Huyết áp tăng dần theo lứa tuổi, khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 – 110mmHg, ở người trưởng thành là 110 – 130mmHg. Huyết áp tối thiểu đến 15 – 16 tuổi tăng 80 – 95mmHg, người trưởng thành là khoảng 70 – 90mmHg. Sau hoạt động mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với những bài tập có cường độ và khối lượng tương đối lớn. Ở lứa tuổi này tỷ lệ giữa khối lượng tim và cơ cấu các mạch máu đã đạt mức tiêu chuẩn, tần số mạch và mức huyết áp đã gần đạt mức của người lớn; hoạt động của tim đã trở nên ổn định hơn [35].
Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam vào khoảng 75 – 80cm, nữ 80 – 85cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 120 – 150cm , dung lượng phổi 4 – 5 lít. Tần số hô hấp giảm hơn ở trẻ em, tần số hô hấp của trẻ 7 – 8 tuổi là 25 – 30 lần/phút và giảm dần ở tuổi trưởng thành khoảng 18 – 20 lần/phút. Độ sâu hô hấp ở lứa tuổi trưởng thành vào khoảng 450 – 500ml. Dung tích sống của nam lứa tuổi này khoảng 3500ml, của nữ khoảng 2800ml. Sự hấp thụ oxy khi yên tĩnh của lứa tuổi trưởng thành cũng cao hơn so với trẻ em cho nên sẽ hồi phục nhanh chóng trong thời gian nghỉ ngơi sau các bài tập với cường độ và khối lượng lớn.
Quá trình phát triển các chỉ số năng lượng sinh học theo lứa tuổi có sự khác biệt ở nam giới cường độ yếm khí tăng nhanh đến tuổi 20, chỉ số cường độ của quá trình ưa khí VO2 max ở nam cực đại tuổi 25.
Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là sự phát triển hình thành cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra chậm. Nhu cầu về đường, đạm, mỡ, nước, muối khoáng ít hơn so với tuổi dậy thì. Sự trao đổi đường tốt hơn cơ thể người trưởng thành và có thể huy động nguồn đường dự trữ nhanh hơn và duy trì cường độ cao trong hoạt động, tuổi này lượng đường huyết giảm chậm hơn trong tập luyện và thi đấu thể thao căng thẳng. Nhu cầu về nước ở lứa tuổi này là 40 – 50g/kg trọng lượng/ngày. Nước chiếm gần 80% trọng lượng cơ thể trẻ em và giảm dần 68 – 72% ở tuổi trưởng thành.
Bắt đầu từ lứa tuổi này (từ 14 – 15 đến 17 – 18 tuổi) quá trình dậy thì đã kết thúc. Ở lứa tuổi này nhịp độ phát triển chiều cao chậm dần, còn mức phát triển trọng lượng tăng lên. Ngoài ra, việc cốt hóa vẫn tiếp tục (nó thường kết thúc chỉ vào lúc 24 – 25 tuổi), các cơ tăng khối lượng và đã đạt đến 43 – 44% trọng lượng toàn thân. Sức mạnh cơ bắp và sức bền thể lực đã phát triển rất lớn, khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt. Vì vậy, các học sinh lớp cao đã có thể áp dụng tất cả các loại bài tập có dùng sức mạnh và sức bền, các em có thể tham gia thi đấu các môn thể thao tốc độ mà không có hại gì cho cơ thể.
Đặc điểm tâm lý tuổi 16-20:
Bước sang tuổi này, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo.
Hoạt động học tập của các em lứa tuổi này trở nên phức tạp hơn nhiều không chỉ về mặt nội dung mà cả về tính chất và phương pháp hoạt động. Quá trình này đòi hỏi các em phải có tính tích cực và tính tự lập cao. Sở dĩ như vậy là vì các em không thể tiếp thu được chương trình các môn học ngày càng phức tạp ở lớp 9 – 10 nếu không biết tự phân tích các sự kiện của hiện thực, tự rút ra những kết luận và sử dụng dễ dàng các khái niệm có tính chất khái quát.
Ở lứa tuổi này vẫn tiếp tục phát triển tất cả các loại hình và các tính chất chú ý. Đặc biệt vai trò của chú ý có ý thức tăng lên rất cao: các em có thể tập trung chú ý vào cái không gây hứng thú trực tiếp, nhưng là quan trọng tới việc tiếp thu kiến thức. Nếu tổ chức tốt công t...g ta biết rằng stress đang có mặt.
- Không cố gắng làm cho thư giãn nhanh xảy ra: Thư giãn không giống như chạy, chạy nhanh để mau đến đích. Ngược lại, thư giãn là một kỹ thuật đòi hỏi sự tinh tế đạt được bằng yên lặng, tĩnh tâm. Ta không nên chế ngự bằng ép buộc, dùng sức mạnh của ý chí.
- Không vội vã: Thư giãn không giống như các thao tác công việc, làm nhanh để sớm kết thúc để nghỉ ngơi. Luyện tập thư giãn đòi hỏi sự thư thả, thảnh thơi giống như nằm trên bãi biển, trên boong tàu nghe tiếng sóng vỗ, nhìn những con hải âu đùa giỡn
- Tự nhận biết, tự quan sát: Trong những tuần đầu tiên thực hành thư giãn, ta hãy ưu tiên cho sự nhận biết sự khác nhau giữa hai trạng thái căng và thả lỏng cơ. Tập trung vào sự nhận biết, quan sát nội tâm, điều này giúp ta phát triển tính nhạy cảm đối với những dấu hiệu căng thẳng.
- Không lo lắng sợ hãi khi bắt gặp các cảm giác lạ: Khi thực hành thư giãn, ở một số người có thể xuất hiện cảm giác như mất kiểm soát, lo lắng hoặc ảo giác. Nhìn chung những ảo giác này qua nhanh, khi người thực hành được cảnh báo trước và bản thân họ trải nghiệm những cái lợi của phương pháp thư giãn. Họ có thể dễ dàng thoát ra khỏi quá trình thư giãn, dừng các cảm giác lạ lại, bằng cách chủ động “rùng mình” hoặc bấm mạnh vào đầu ngón chân cái.
Do vậy người tập có thể thư giãn 16 nhóm cơ theo trình tự: cánh tay phải, cánh tay trái, bàn tay phải, bàn tay trái, cơ vai, cơ cổ, nhóm cơ trán – mắt – da đầu, nhóm cơ miệng – răng lưỡi, nhóm cơ vùng ngực, nhóm cơ vùng dạ dày – bụng, nhóm cơ lưng, nhóm cơ mông, đùi phải, đùi trái, chân và cổ chân phải, chân và cổ chân trái. Có thể giảm 16 nhóm cơ xuống còn 8 hoặc 4 nhóm bằng cách cùng một lúc phối hợp thư giãn nhiều nhóm cơ.
Người tập phải tự theo dõi và quan sát những phản ứng căng thẳng cơ thể trong tập luyện, cả khi không tập luyện và ghi vào sổ những dấu hiệu cảm nhận được những thói quen này giúp cho người tập nhạy cảm với các tác nhân bên trong và bên ngoài gây Stress.
Người tập đã quen với thư giãn được yêu cầu tưởng tượng mức căng cơ của mình lúc đầu là 90 đến 100 điểm và giảm dần xuống còn 25 điểm so với lúc ban đầu. Mục đích của việc giảm cường độ của pha căng cứng là để tăng mức độ nhạy cảm của cơ thể, do đó có thể cảm nhận được sự căng thẳng bất kỳ khi nào nó vừa có mặt và bất kỳ ở đâu khi nó vừa xảy ra. Cách luyện tập này tăng khả năng cảm nhận được những căng thẳng tinh tế nhất, đồng thời sẽ giúp cho ta có năng lực đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn hoàn toàn một cách nhanh nhất [61], [64], [66], [70], [72], [78], [106], [112].
1.6.1.2. Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng.
Phương pháp trị liệu này nhấn mạnh đến tưởng tượng và tự ám thị, thư giãn, người tập đồng thời quán tưởng những cảnh như cảnh đẹp thanh bình, cũng có thể tưởng tượng ra một khuôn mặt người thân yêu, âm thanh dễ chịu Tất cả các kỹ thuật tưởng tượng đều nhằm kiểm soát tâm trí và cơ thể. Thư giãn sâu bằng quán tưởng có thể sinh ra sóng Alpha, một loại sóng não có bước sóng thấp, thường xuyên xuất hiện khi ta vừa ngủ hoặc sắp tỉnh giấc. Có thể học cách kiểm soát nhịp Alpha bằng phương pháp thư giãn tĩnh qua thông tin phản hồi sinh học.
Liệu pháp thư giãn tĩnh là một phương pháp kiểm soát Stress có hiệu quả do một bác sĩ chuyên khoa tâm thần người Đức - Johannes Schultz (1932) đề xướng (1932). Theo Schultz và các cộng sự, thư giãn tĩnh là phương pháp luyện tập nhằm đạt tới sự cân bằng tâm sinh lý bên trong của cơ thể, bằng phương pháp này, người tập có thể đạt đến ngưỡng cửa của sự vô thức. Mục tiêu của thư giãn tĩnh là phát triển một mối liên hệ giữa một ý nghĩ thông qua tưởng tượng và quán tưởng bằng lời với trạng thái thư giãn mong muốn.
Luyện tập thư giãn tĩnh đòi hỏi có sự tập trung tâm trí cao của người tập: Mỗi người học cách thư giãn tĩnh phải được chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận trạng thái tỉnh thức, thay thế trạng thái tâm thần hiện tại. Biết duy trì sự tập trung thụ động trong luyện tập là rất quan trọng cho việc luyện tập thành công phương pháp thư giãn tĩnh. Trong khi tập có thể xuất hiện các cảm giác lạ. Khi cảm giác ngoại lai xảy ra, không cố gắng chống đỡ, cứ để chúng trôi qua như là một phần của quá trình luyện tập. Tập thư giãn tĩnh có thể chọn các tư thế thoải mái nhất, nhắm mắt tưởng tượng các thay đổi của cảnh quan xung quanh, của từng bộ phận cơ thể và nhắc thầm (ví dụ: “Tay phải nặng lên”, làm 3-6 lần, mỗi lần 30-60 giây). Khi kết thúc lắc vai hoặc lắc đầu, đây chính là sự xả bỏ toàn thân để ra khỏi trạng thái đờ đẫn, rồi từ từ mở mắt. Sau khi đã trải qua các giai đoạn luyện tập cơ bản của phương pháp thư giãn tĩnh, người tập sẽ chuyển sang các bài tập thư giãn tĩnh nâng cao như: thư giãn tưởng tượng nhìn vào trán, thư giãn bằng tưởng tượng với màu sắc, quán tưởng màu tương phản, nhìn màu - liên tưởng, quán tưởng các đồ vật, chuyên tâm vào những ý nghĩ trừu tượng, chuyên tâm vào một trạng thái xúc cảm đang thức tỉnh [61], [64], [74], [76], [88], [100].
1.6.2. Các liệu pháp thở, tĩnh công dưỡng sinh.
1.6.2.1. Liệu pháp thở của A. Puni và O. Chernikova.
Gồm 3 kiểu:
Hít vào – ngừng thở – thở ra
Hít vào – thở ra – ngừng thở
Hít vào – ngừng thở – thở ra – ngừng thở
Có thể tập với bất kỳ kiểu nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo đúng sơ đồ.
Độ sâu của hô hấp không cần phải thay đổi.
Thời gian nghỉ có thể từ 1 đến 5 giây và có thể theo dõi bằng cách đếm thầm. Thực hiện khoảng 5-10 lần.
Hiệu quả của phương pháp này đã được kiểm chứng trên các VĐV cấp cao và sinh viên Nga bằng các máy đo hiện đại.
1.6.2.2. Phương pháp tập thở.
- Phình bụng hít vào, thót bụng bụng thở ra.
- Hai vai bất động; chân tay thả lỏng.
- Êm, chậm, sâu, đều; tập trung theo dõi.
- Luồng ra, luồng vào; bình thường qua mũi.
- Khi gấp qua miệng; đứng ngồi hay nằm.
- Ở đâu cũng được; lúc nào cũng được.
1.6.2.3. Phương pháp tĩnh công dưỡng sinh.
Đây cũng là phương pháp loại bỏ các căng thẳng cảm xúc rất có hiệu quả. Luyện thở bụng - tĩnh công dưỡng sinh có những yêu cầu cơ bản: thư giãn toàn thân, kiểm soát hơi thở, tập trung quán tưởng. Ba yêu cầu trên có quan hệ mật thiết với nhau theo kiểu nhân quả: có tập trung tư tưởng mới kiểm soát được hơi thở, có thư giãn yên lặng mới thở được êm nhẹ, có yên lặng mới tập trung được tư tưởng, có thở êm nhẹ mới thư giãn thật sự. Tác dụng của phương pháp luyện thở cũng nhằm kiểm soát sự cân bằng hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Trong đó các hình thức luyện thở rất đa dạng:
- Luyện thở 2 thì: Chọn một tư thế thích hợp thoải mái (đứng, nằm, ngồi đều được) thả lỏng tất cả các cơ, bế ngũ quan, điều hòa hô hấp, ổn định nhịp tim, tập trung theo đường thở, từ từ hít sâu vào bụng dưới (Đan điền), sau đó từ từ thở ra bằng miệng. Mục đích là chú tâm vào quá trình thở, thanh lọc cảm xúc và ý nghĩ. Đồng thời luyện thở sâu, đều, chậm. Người tập có thể luyện thở bất kỳ thời gian nào, bất kỳ ở đâu nếu thấy tiện lợi mỗi lần ít nhất 10 lượt thở.
- Luyện thở 3 thì: Chọn một tư thế thích hợp thoải mái, tốt nhất là tư thế ngồi kiết già hoặc bán kiết già, bế ngũ quan, điều hòa hô hấp, ổn định nhịp tim, tập trung vào hơi thở, từ từ hít vào khí đi từ mũi xuống theo trục trung tâm và xuống bụng dưới sau đó ngưng thở, nén khí lại ở Đan điền. Cuối cùng từ từ thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng. Mục đích của thở 3 thì là nâng cao hiệu suất của sự thở, nén nhiệt tại Đan điền để đốt tinh thành khí. Cách thở này giúp lặp lại sự cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm, vì vậy làm giảm Stress của cơ thể. Có thể luyện tập phép thở này vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mỗi lần tập ít nhất thở 10-15 lần.
- Luyện thở 4 thì: chọn tư thế thoải mái, tập trung kiểm soát hơi thở rồi từ từ hít vào theo đường trung tâm, ngưng thở nén khí ở bụng dưới sau đó từ từ thở ra bằng mũi. Cuối cùng thở ra hết thì ngưng thở một lúc rồi điều hòa hô hấp trở lại. Khi ngưng thở nén khí nên buông lỏng toàn thân, tập trung quán ý vào bụng dưới, không nên cố nén quá, kích động hoạt động của phủ tạng ở mức vừa phải để không gây biến loạn bất lợi (như: ho sặc sụa) tỷ lệ thời gian của thì ngưng nén cao hơn, còn lại ba thì kia như nhau.
- Luyện thở 4 thì kép: là phép thở giống như luyện thở 4 thì nhưng ở pha thứ nhất được ngắt làm hai lần (lần đầu hít 50% thẳng xuống bụng dưới). Phép thở này tốt cho việc điều tiết hoạt động của tim và thận, tạo sự giao hòa trong hoạt động của hai bộ phận này [20], [21], [108], [111], [113].
1.6.3. Liệu pháp điều chỉnh niềm tin xúc cảm Albert Ellis.
Theo Albert Ellis: những ý nghĩ và niềm tin không hợp lý gây ra những phản ứng mang dấu ấn của Stress, có thể chia ra các loại sau:
- Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hóa: nhìn sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực (hoặc là tất cả hoặc không có gì). Nhưng có phải lúc nào ta cũng làm tốt? Lúc nào ta cũng nhận thức được sự đồng tình ủng hộ của người khác? Thế là thất vọng tràn trề, niềm tin đổ vỡ.
- Trầm trọng hóa, quan trọng hóa mọi vấn đề: kiểu này liên quan đến việc nhìn nhận một thất bại nhỏ không đáng kể như là một tai họa, một tổn thất lớn.
- Tự giám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh bất lợi.
- Khái quát hóa một cách vội vã, thái quá: chỉ căn cứ vào 1 – 2 biểu hiện đã vội vã kết luận khái quát.
- Cảm giác vô tích sự, vô giá trị của cá nhân: đây là một biến thể của kiểu khái quát vội vàng. Nhưng người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì.
Mục đích của liệu pháp này là điều chỉnh lại những niềm tin không hợp lý. Sự điều chỉnh này là một quá trình trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: nhận diện ý nghĩa dựa trên những niềm tin không phù hợp.
- Giai đoạn 2: tìm bằng chứng phản bác lại những niềm tin phi lý này. Loại chú tâm đem lại lợi ích lớn cho sự phát triển, sự tỉnh thức và tỉnh thức chính là sự thanh lọc để đạt tới sự cân bằng tâm lý. Vì vậy, ảnh hưởng của Stress được kiểm soát.
- Giai đoạn 3: nảy sinh ý nghĩ mới dựa trên những niềm tin và mong muốn hợp lý.
Cách tập: Chọn cho mình một tư thế thoải mái, chú tâm vào bụng, hơi thở đều tự nhiên không quá ngắn hoặc quá dài, tập trung tâm ý theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Ta hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Đây cũng chính là một phương pháp tập thiền rất có hiệu quả để phát triển khả năng chú ý và định tâm.
Trong khi thực tập cần chú tâm quan sát những tư tưởng phát sinh từ tâm thức và ý nghĩ như: tư tưởng ham muốn, tưởng tượng, hình ảnh Cần chánh niệm, ghi nhận cho đến khi chúng tự biến mất. Sau đó ta lại chú tâm vào sự phồng xẹp của hơi thở. Phương pháp này cũng giúp phát triển khả năng định tâm.
Khi cảm thấy tâm bất an và dao động, hay chánh niệm ghi nhận, quan sát xem dao động đến và đi khi nào. Trong bất kì tình huống nào cũng không đồng hóa mình với sự bất an và dao động [22], [23], [102].
1.6.4. Liệu pháp điều chỉnh nhận thức của Aeron Beck.
Liệu pháp này cũng dựa trên giả thuyết cho rằng: Những rối nhiễu tâm lý được duy trì bởi những nhận thức không phù hợp và cần chủ động loại bỏ bằng cách điều chỉnh, cấu trúc lại nhận thức. Theo Aeron Beck: Những rối nhiễu tâm lý xảy ra khi người ta nhìn nhận thế giới này như là nơi rất nguy hiểm và đầy sự đe dọa. Khi điều này xảy ra với ai thì rõ ràng người ấy “có vấn đề” trong quá trình xử lý thông tin bình thường và trong khả năng suy luận. Có sáu lỗi trong quá trình nhận thức và xử lý thông tin [24], [96], [107], [108].
- Suy luận tùy tiện: rút ra kết luận khi không có bằng chứng đầy đủ và hợp lý.
- Khái quát hóa thái quá: rút ra kết luận chung dựa vào một bằng chứng ngẫu nhiên duy nhất.
- Chú ý vào chi tiết: tập trung thái quá vào một chi tiết mà bỏ qua bối cảnh chung.
- Tự vận vào mình: tự vận vào mình một sự kiện không hề có liên quan.
- Suy nghĩ tuyệt đối hóa: suy nghĩ thái quá theo kiểu hoặc là tất cả, hoặc là không có gì.
- Quan trọng hóa hoặc coi thường: nhìn một sự việc hoặc là quá quan trọng, hoặc là quá coi thường.
- Theo Aeron Beck: mục tiêu của việc trị liệu là điều chỉnh lại quá trình nhận thức và xử lý thông tin. Cụ thể qua các bước:
Đánh giá lại sự kiện, phân tích lại tình huống.
Thách thức những giả thuyết cơ bản của người bệnh.
Nhìn sự vật từ quan điểm của người khác.
Thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan tích cực và thực tế hơn.
1.7. Khát quát về môn bắn súng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bắn súng là một trong 4 môn thể thao trọng điểm của quốc gia, từng giành huy chương cao quý của khu vực và thế giới. Bắn súng đang là một môn thể thao có tiềm năng và phát triển mạnh ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Trong các giải thi đấu của quốc gia, TP.HCM với 8 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ, đoàn TP.HCM vừa bảo vệ thành công ngôi vô địch toàn đoàn tại Giải bắn súng trẻ thanh thiếu niên toàn quốc năm 2013. Đây chính là thành quả của việc đầu tư khá bài bản của môn bắn súng thành phố trong thời gian qua.
Mặc dù là địa phương đi sau những địa phương khác về việc thành lập và phát triển bộ môn bắn súng (Hà Nội, Bắc Ninh), nhưng trong những năm gần đây, TP.HCM luôn đứng trong top đầu ở những giải trẻ quốc gia và đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia tham dự nhiều giải quốc tế.
Tháng 4/2012, bộ môn bắn súng TP.HCM lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch bắn súng trẻ thành phố và đạt được những thành công nhất định. Tại giải trẻ toàn quốc chỉ 4 tháng sau đó, đoàn TP.HCM gây ấn tượng mạnh, đoạt vị trí nhất toàn đoàn với 14 HCV, 7 HCB, 3 HCĐ. Bên cạnh đó, xác lập 4 kỷ lục quốc gia ở các nội dung súng ngắn thể thao nữ, súng ngắn thể thao nam, súng ngắn tiêu chuẩn nam và kỷ lục súng ngắn bắn nhanh nam. Kỷ lục trẻ quốc gia ở nội dung cá nhân duy nhất tại giải cũng thuộc về nữ xạ thủ trẻ Triệu Thị Hoa Hồng của đoàn TP.HCM.
Thành tích bất ngờ đó là một thách thức lớn đối với các tay súng trẻ TP.HCM khi đến giải quốc gia trong năm các đối thủ tham dự giải đã có những “cảnh giác” nhất định. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho giải đấu này hết sức kỹ càng. Giải bắn súng trẻ thanh thiếu niên TP.HCM lần 2 năm 2013 diễn ra từ 23/6 đến 29/6 tại CLB bơi lội Đại Đồng (Bình Thạnh, TP.HCM), do vậy đây chính là bước chuẩn bị tốt của bắn súng TP.HCM cho Giải bắn súng trẻ thanh thiếu niên toàn quốc 2013. Giải đấu năm nay đã đánh dấu bước chuẩn bị công phu của bắn súng TP.HCM.
Tại Giải bắn súng trẻ thanh thiếu niên toàn quốc năm 2013, các xạ thủ TP.HCM xuất sắc bảo vệ thành công ngôi vô địch toàn đoàn với 8 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ. Kết quả này phản ánh sự chuẩn bị khá kỹ càng từ cấp cơ sở.
Hiện nay hầu hết các đơn vị mạnh đều tập trung vào những xạ thủ tiêu biểu như Hoàng Xuân Vinh, Hà Minh Thành, Lê Hoàng Ngọc nhưng những tay súng này đã tương đối lớn tuổi. Vì vậy, với việc đầu tư vào lứa xạ thủ trẻ, có thể nói các tay súng TP.HCM là luồng gió mới của bắn súng Việt Nam. Tại Cúp bắn súng quốc gia, các xạ thủ TP.HCM giành 2 HCV nội dung cá nhân súng trường nam (Phan Quang Vinh) và đồng đội súng ngắn thể thao nam. Vừa qua ngày 18 - 20/6, 2 xạ thủ của TP.HCM (súng ngắn hơi nam và súng ngắn hơi nữ) tham dự tuyển chọn đội hình tham dự Đại hội thể thao trẻ châu Á tổ chức tại Trung Quốc, cả 2 xạ thủ thi đấu thành công và được tuyển chọn.
Đây cũng chính là thành quả của việc phát triển phong trào bắn súng ở các quận, huyện. Với việc mở các phòng tập bắn súng tại các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú, môn bắn súng trở nên gần gũi với quần chúng qua đó thu hút nhiều bạn trẻ tham dự. Hiện nay, mỗi phòng tập này có trên 20 VĐV tập luyện thường xuyên. Mới đây, vào ngày 31/7, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TP.HCM (số 02 - 04 Lê Đại Hành, quận 11) diễn ra lễ ra mắt CLB bắn súng thể thao. Với CLB bắn súng mới này, với các trang thiết bị tập luyện cho các nội dung súng ngắn và súng trường hơi 10m, các xạ thủ thành phố có thêm một địa điểm tập luyện để nâng cao kỹ năng đồng thời mở rộng hơn phong trào bắn súng thành phố.
CLB bắn súng thể thao TP.HCM là một trong 4 CLB bắn súng trên toàn thành phố được thành lập trong thời gian vừa qua (cùng với CLB bắn súng Tây Thạnh, CLB bắn súng Đại Đồng, CLB bắn súng Gò Vấp) nhằm đưa bắn súng đến gần hơn với công chúng, đồng thời phục vụ cho việc tập luyện của VĐV và tuyển chọn những VĐV có năng khiếu. CLB chỉ mới đưa vào sử dụng 10 bệ bắn với cự ly 10m cho nội dung bắn súng thể thao. CLB bắn súng thể thao được thành lập dựa trên nền móng sẵn có của môn bắn súng thành phố. Tuy nhiên, CLB chưa đủ điều kiện tốt nhất để các VĐV và những ai yêu thích bắn súng tập luyện một cách chuyên nghiệp nhất. Với một đội ngũ HLV và VĐV có trình độ chuyên môn cao, hy vọng bắn súng thành phố sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới.
Hiện tại, với sự định hướng của các chuyên gia, thể thao TP.HCM xác định sẽ đào tạo lứa VĐV tốt nhất chuẩn bị cho ASIAD năm 2019 được tổ chức tại Việt Nam và tập trung vào những nội dung thế mạnh là súng ngắn và súng trường hơi nam, nữ. Hy vọng đây sẽ là một trong những mỏ vàng của thể thao TP.HCM trong những năm tới.
Với lứa xạ thủ trẻ đầy triển vọng cùng những thành tích khả quan bước đầu vừa đạt được, bắn súng TP.HCM đang tự tin hướng tới những bước chuyển mình mạnh mẽ trong tương lai không xa.
1.8. Một số công trình nghiên cứu có liên quan.
Từ những năm 90 trở lại đây, tâm lý học TDTT đã có những bước tiến đáng kể: Khoa học phát triển kéo theo những nghiên cứu mới cả về tự nhiên lẫn xã hội. Huấn luyện thể thao không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn phải ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để mang lại hiệu quả huấn luyện. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về tâm lý trong lĩnh vực TDTT: Phạm Ngọc Viễn (1997) Tâm lý học TDTT; Trần Thanh Bình trong luận văn “Nghiên cứu một số biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV Taekwondo trẻ tỉnh Bình Thuận lứa tuổi 15 - 17 năm 2006” đã công bố kết quả về phản xạ vận động (ánh sáng đơn – mắt, chân), độ run (Toremor), nhịp vận động, độ ổn định chú ý, chỉ số cảm xúc Xan test, tự đánh giá trạng thái cảm xúc Washman và D.Rish [34].
Nguyễn Mạnh Hùng (2001) Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo [11]; Phan Thành Lễ (2003) Nghiên cứu đánh trình độ chuẩn bị tâm lý vận động viên Thể dục cấp cao [19]; Trần Hồng Quang (2004) Những vấn đề huấn luyện tâm lý cho vận động viên bóng bàn trẻ hiện nay [37]; Trần Thanh Bình (2006) Nghiên cứu một số biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV Taekwondo trẻ tỉnh Bình Thuận [3]; Trần Huỳnh Thị Phương Thúy (2007), Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu cho nữ VĐV Vovinam trẻ thành phố Hồ Chí Minh [45]; Trần Thị Kim Hương (2007) Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của các bài tập ổn định trạng thái tâm lý cho VĐV Karatedo trước thi đấu [13]; Trần Trường Sơn (2008) Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý của vận động viên bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh [32]; Trần Hồng Quang (2011) Nghiên cứu các bài tập nâng cao khả năng tập trung chú ý cho vận động viên bóng bàn 11-12 và 13-14 tuổi ở TP.HCM [38]; Hoàng Công Dân (2012) Các trạng thái tâm lý trong hoạt động thể thao và phương pháp khắc phục [7]; Lý Vĩnh Trường (2017), Mối tương quan giữa trạng thái tâm lý trước thi đấu và thành tích thi đấu của vận động viên các đội futsal tham dự giải futsal cup quốc gia năm 2016 [71]; Nguyễn Nam Hải (2017) Nghiên cứu một số bài tập nâng cao phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam [10] các công trình nghiên cứu trên chủ yếu là nghiên cứu biện pháp điều chỉnh trạng thái sốt xuất phát, năng lực chú ý, trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV ở một vài môn thể thao là chủ yếu, riêng về nghiên cứu các biện pháp điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho các VĐV bắn súng trẻ thì rất ít tác giả đề cập đến. Do đó Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề này đế góp phần nâng cao tâm lý trước thi đấu, tạo tiền đề quan trọng nhằm nâng cao thành tích cho các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM trong các giải thi đấu lớn trong nước và quốc tế.
Kết luận chương:
Năng lực thể thao là đặc điểm mang tính cá thể, cho phép vận động viên thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ vận động nào đó, với một thành tích nhất định, được hình thành trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao. Trong cấu trúc năng lực thi đấu của VĐV thì tâm lý có vai trò hết sức quan trọng. Trạng thái tâm lý trước thi đấu là trạng thái các chức năng tâm lý của vận động viên xảy ra trước các cuộc thi đấu (từ hàng tuần lễ đến vài ngày, vài giờ thậm chí ngay trước lúc xuất phát). Tùy thuộc vào trạng thái tâm lý trước thi đấu, người ta chia làm 4 loại: sẵn sàng thi đấu, sốt xuất phát, thờ ơ và tự yên tâm. Trong lịch sử loài người đã biết áp dụng các phương pháp tâm lý để kiểm soát các xúc cảm và hành vi của mình bằng các liệu pháp hữu hiệu. Ngày nay để phục vụ cho việc điều chỉnh tâm lý, ngành tâm lý học lâm sàng đã phát triển trên 100 liệu pháp khác nhau dùng cho việc điều chỉnh tâm lý và một số liệu pháp được ứng dụng trong tâm lý thể thao.
Qua tổng hợp các công trình khoa học đã công bố ở trong nước, cho thấy, phần lớn liên quan đến các biện pháp điều chỉnh trạng thái sốt xuất phát, năng lực chú ý, trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV ở một số môn thể thao như bóng bàn, karatedo, taekwondo, bóng đá, futsal...là chủ yếu. Các nghiên cứu về biện pháp điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho các vận động viên bắn súng và bắn súng trẻ thì rất ít tác giả đề cập đến, do vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án sẽ góp phần nâng cao trạng thái tâm lý trước thi đấu của vận động viên ngày càng tốt hơn, tạo tiền đề quan trọng giúp VĐV bắn súng trẻ TP.HCM nâng cao thành tích của mình trong các giải thi đấu lớn trong nước và quốc tế.
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: Tâm lý là một khái niệm có phạm trù rất rộng, nên việc kiểm soát tâm lý rất phức tạp bao gồm rất nhiều quá trình, hiện tượng, thuộc tính tâm lý rất khó thực hiện. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu cho vận động viên bắn súng trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu:
1) Khách thể đo lường thực trạng và thực nghiệm:
Đội tuyển bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh: 09 vận động viên nam và 06 vận động viên nữ . Trình độ tập luyện từ tương đương cấp I trở lên.
2) Khách thể phỏng vấn:
Phỏng vấn mức độ ảnh hưởng ngoại tại: 60 người.
Phiếu phỏng vấn thu thập thông tin: 15 người
Phỏng vấn các chỉ tiêu đo lường: 26 người.
Phỏng vấn các biện pháp: 40 người.
2.2. Phương pháp nghiên cứu [5], [18], [36], [40].
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan.
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu trong nghiên cứu nhằm để hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận và các giả thiết khoa học, các mục tiêu, mục đích của đề tài nghiên cứu. Đề tài đã nghiên cứu và tham khảo 116 tài liệu, trong đó có 63 tài liệu bằng tiếng Việt, 9 tài liệu bằng tiếng Anh, 41 tài liệu bằng tiếng Trung và 3 website.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
- Phỏng vấn trực tiếp: 15 huấn luyện viên bắn súng TP.HCM nhằm nghiên cứu Ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM.
- Phỏng vấn gián tiếp: Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan, các vấn đề cần giải quyết các mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phỏng vấn bằng phiếu được thực hiện hai lần trên cùng một khách thể. Thời gian phỏng vấn lần 1 cách lần 2 là 2 tuần, cụ thể là:
+ Đã phỏng vấn 26 chuyên gia, HLV bắn súng để xác định các test đánh giá tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM.
+ Đã phỏng vấn 40 chuyên gia, HLV bắn súng để xác định các biện pháp kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM.
- Trao đổi mạn đàm (thảo luận trực tiếp): thảo luận để thống nhất ý kiến và để có thêm thông tin làm sâu sắc và toàn diện hơn những nội dung đã phỏng vấn bằng phiếu hoặc một số vấn đề chuyên môn mang tính định tính là chính.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp này được sử dụng để ban huấn luyện đội tuyển bắn súng trẻ TP.HCM quan sát, đánh giá thông qua phiếu đánh giá các biểu hiện tâm lý trước thi đấu của VĐV trẻ bắn súng TP.HCM trong quá trình nghiên cứu nhằm làm cơ sở quan trọng xác định các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý.
Phương pháp kiểm tra tâm lý được sử dụng để nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các VĐV.
Nghiên cứu tâm lý có thể tiến hành thông qua các thiết bị đo lường và các bản hỏi. Trong luận án chúng tôi sử dụng các test để đo lường và đánh giá một số biện pháp để kiểm soát tâm lý trước thi đấu cho một số đối tượng nghiên cứu. [31], [56]
2.2.4.1. Chỉ số cảm xúc Xan – Test.
Phương pháp này do các nhà khoa học của viện hàn lâm khoa học Lenigrat đề xướng nhằm xác định trạng thái cảm xúc.
Nội dung của phương pháp này là để cho các VĐV tự đánh giá bản thân qua 3 dấu hiệu: cảm giác, tích cực hoạt động và tâm trạng ở trước lúc thi đấu 2 giờ.
Cách tiến hành: đánh dấu vào “X”, “A”, “N” (“X” là cảm giác, “A” là hành động tích cực, “N” là tâm trạng) vào các con số giữa hai tính chất đối lập nhau (vào đúng chỗ phản ánh tâm trạng chính xác nhất của VĐV). Mỗi tâm trạng
(X, A, N) được đánh giá bằng các trị trung bình của tổng điểm 5 cặp chữ cái chia cho 10. Giá trị trung bình đó là trạng thái mà VĐV tự đánh giá mình ở thời điểm kiểm tra. (Phụ lục 5):
“X” gồm các cặp số sau: 1-2, 7-8, 13-14, 19-20, 25-26.
“A” gồm các cặp số sau: 3-4, 9-10, 15-16, 21-22, 27-28.
“N” gồm các cặp số sau: 5-6, 11-12, 17-18, 23-24, 29-30.
Đánh giá: 9-10 điểm: tốt
7-8 điểm: khá
5-6 điểm: trung bình
3-4 điểm: yếu
1-2 điểm: kém.
2.2.4.2. Tự đánh giá trạng thái cảm xúc của A.Washman và D.Risd.
- Phương pháp tự đánh giá cảm xúc: Đây là phương pháp xác định trạng thái cảm xúc của VĐV trước khi tập luyện và thi đấu. Bảng đánh giá bao gồm 4 loại trạng thái: Mỗi trạng thái được chia thành 10 mức và được đánh giá theo điểm từ 1 đến 10.
Bình tĩnh – hồi hộp, lo lắng
Nghị lực sảng khoái – mệt mỏi
Hưng phấn – ức chế
Tin tưởng vào bản thân – bất lực
- Thiết bị nghiên cứu: phiếu phỏng vấn.
- Quy cách thực hiện: VĐV tự đánh giá tâm trạng của mình bằng cách đánh dấu vào các số thứ tự ứng với nhận định phù hợp với tâm trạng của mình. Có bốn trạng thái và mỗi trạng thái được chia thành 10 mức độ. Mỗi trạng thái VĐV chỉ được đánh dấu nhanh không cần suy nghĩ nhiều 1 trong số 10 mức độ.
- Đánh giá kết quả: Trạng thái tâm lý của VĐV được đánh giá theo công thức:
P = P1 + P2 + P3 + P4
Trong đó:
P1, P2, P3, P4, điểm ứng với các trạng thái thành phần của VĐV tại thời điểm cần đánh giá.
P trạng thái tâm lý tổng hợp của VĐV tại thời điểm cần đánh giá.
Đánh giá:
36-40 điểm: trạng thái tâm lý rất tốt.
29-35 điểm: trạng thái tâm lý tốt (ổn định).
21-28 điểm: trạng thái tâm lý kém.
2.2.4.3. Độ rung (thông số Tơremor).
- Cơ sở lý luận: Tơremor là sự dao động với một biên độ không lớn bộ phận ngoại vi của các chi. Nó là một phản xạ sinh lý bình thường của các tác động điều hòa trung ương thần kinh tới cơ bắp, tới hô hấp và sự co bóp của tim. Tơremor không phải là thông số đặc trưng cho năng lực phối hợp vận động, nhưng nó là một trong những thông số cơ bản về mức độ chung của sự hưng phấn của cảm xúc. Khi thay đổi trạng thái cảm xúc, Tơremor được thay đổi theo biên độ: trạng thái hưng phấn lớn thì biên độ tăng, trạng thái bình tĩnh thì biên độ giảm. Dưới đây là đo thông số Tơremor tĩnh của A Trecnhicova.
- Thiết bị thí nghiệm: thiết bị đo cảm xúc đa năng (bộ phận đo Tơremor tĩnh có 9 lỗ tròn với đường kính từ 2 – 10mm) và một đồng hồ bấm giây.
- Quy cách thực hiện: để xác định trạng thái cảm xúc như là thông số của độ tin cậy tâm lý, ta đo Tơremor tĩnh. Thiết bị đo cảm xúc đa năng được đặt ở ngang tầm ngực. Người được thí nghiệm đặt que sắt vào giữa lỗ quy định với nhiệm vụ là đừng để que sắt chạm vào phần lỗ. Thời gian mỗi lần đo là 10 giây.
- Đánh giá kết quả: Mỗi lỗ tròn ứng với một điểm số theo thứ tự lỗ thứ nhất đến lỗ thứ 9 (ví dụ: lỗ tròn thứ 8 được 8 điểm). VĐV chạm ở lỗ tròn nào thì cho điểm tương ứng với lỗ tròn đó. VĐV càng lâu chạm vào các lỗ tròn, nghĩa là điểm càng lớn càng chứng tỏ trạng thái cảm xúc ở thời điểm thực hiện test càng ổn định.
2.2.4.4. Nhịp vận động tối đa (Tapping test).
- Cơ sở lý luận: nhịp vận động tối đa của một bộ phận nào đó trên cơ thể (trong thí nghiệm này là bàn tay) chịu sự chi phối của trạng thái tâm lý. Vì vậy, thông qua sự thay đổi của nhịp vận động tối đa có thể đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV.
- Thiết bị thí nghiệm: Một tờ giấy A4 được chia thành 6 ô và một cây bút.
- Quy cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh, người được thí nghiệm cố gắng tối đa chấm càng nhiều chấm lên các ô giấy càng tốt. Thời gian chấm mỗi ô là 5 hoặc 10 giây, lần lượt từ ô thứ nhất đến ô thứ sáu.
Trắc nghiệm được tiến hành 2 lần: một lần trong trạng thái bình thường để xác định nhịp vận động cơ bản và một lần trong trạng thái cần đánh giá.
- Đánh giá kết quả: so sánh tổng số nhịp vận động cơ bản và nhịp vận động của trạng thái cần đánh giá. Theo B.A Viatkin (1978), nếu nhịp vận động:
+ Tăng 3% đến 5% trở lên là dấu hiệu chứng tỏ VĐV ở trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
+ Giảm từ 5% đến 7% dấu hiệu chứng tỏ VĐV ở trạng thái sốt xuất phát.
+ Giảm từ 8% đến 10% trở lên là chứng tỏ VĐV ở trạng thái thờ ơ, lãnh đạm. (B.A Viatkin 1978).
2.2.4.5. Phản xạ tâm vận động.
- Cơ sở lý luận: Phản xạ vận động là một hành động trả lời khi có tính hiệu tác động (ở đây là ánh sáng đơn). Phản xạ vận động là thông số biểu hiện mức phản xạ nhanh hay chậm của hệ thần kinh, qua đó đánh giá mức độ phản ứng của VĐV ở thời điểm thực hiện test.
- Thiết bị thí nghiệm: máy đo phản ứng chi dưới với ánh sáng đơn.
- Quy cách thực hiện: thí nghiệm được tiến hành cho từng cá nhân. Người được thí nghiệm đứng 2 chân vào thảm. Khoảng cách 2 chân bằng vai, khớp gối khụy 450, mắt nhìn thẳng vào máy phát tín hiệu ánh sáng. Khi người thực hiện thí nghiệm bất ngờ bật nút phát tín hiệu ánh sán...hấy mình rất tự nhiên
8
4
Nhìn chung là tin tưởng và không hồi hộp
7
5
Không có gì đặc biệt quấy rầy tôi, chỉ thấy hơi thiếu tự nhiên một chút
6
6
Hơi lo lắng, cảm thấy mình hơi hồi hộp một chút
5
7
Lo lắng sợ hãi, hồi hộp có một cái gì không xác định
4
8
Thiếu tin tưởng, sợ hãi. Lo bị chấn thương vì một điều gì đó không xác định.
3
9
Bận tâm lo lắng suy nghĩ nhiều. Bị nỗi sợ hãi dày vò làm kiệt sức
2
10
Hoàn toàn sợ hãi. Mất lý trí. Sợ không giải quyết nổi các khó khăn
1
II. “Nghị lực sảng khoái – mệt mỏi”
1
Không để ý đến những trở ngại. Sức mạnh tràn đầy
10
2
Năng lực tràn trề, nghị lực lớn, ước mong được hoạt động
9
3
Nhiều năng lượng, có nhu cầu hoạt động lớn
8
4
Cảm thấy sảng khoái, nhiều năng lượng dự trữ
7
5
Cảm thấy sảng khoái vừa phải
6
6
Mệt nhẹ. Hơi lười một chút. Cảm thấy thiếu năng lượng
5
7
Tương đối mệt, bơ phờ. Năng lượng dự trữ không nhiều
4
8
Mệt nhiều. Uể oải, dự trữ năng lượng hết
3
9
Mệt kinh khủng. Hoàn toàn không thể hoạt động được. Hoàn toàn mất hết năng lượng
2
10
Thở hắt ra. Không có khả năng cố gắng dù là nhỏ nhất
1
III. “Hưng phấn - ức chế”
1
Hưng phấn mạnh, phấn chấn, vui vẻ
10
2
Rất hưng phấn và trong trạng thái hân hoan
9
3
Hưng phấn và ở trong trạng thái tinh thần tốt
8
4
Cảm thấy mình khỏe. Yêu đời
7
5
Cảm thấy tương đối khỏe và mọi việc đâu vào đấy
6
6
Cảm thấy hơi ức chế, “vừa phải”
5
7
Tâm trạng hơi ức chế và hơi chán nản
4
8
Nặng nề và cảm thấy mình rất ức chế
3
9
Rất nặng và cảm thấy mình thật khủng khiếp
2
10
Rất trì trệ và chán nản. Bị ức chế. Tất cả mọi thứ đều trở nên tối tăm và xám xịt
1
IV. “Tin tưởng vào bản thân”
1
Đối với tôi không có gì là không thể. Tôi có thể làm bất cứ cái gì tôi muốn
10
2
Tin tưởng rất nhiều vào bản thân, tin vào các thành tựu của mình
9
3
Rất tin vào khả năng của mình
8
4
Cảm thấy mình có đủ khả năng và có tương lai tốt
7
5
Cảm thấy mình tương đối thông thạo mọi việc
6
6
Cảm thấy kiến thức và năng lực của mình tương đối hạn chế
5
7
Cảm thấy mình không có khả năng
4
8
Buồn vì sự yếu kém và thiếu năng lực của mình
3
9
Cảm thấy mình đáng thương và không may mắn
2
10
Cảm thấy ức chế vì sự yếu kém và bất lực của bản thân. Tôi sẽ không thành công trong bất kỳ công việc gì
1
PHỤ LỤC 8
PHIẾU KIỂM TRA Ý CHÍ CHIẾN THẮNG
(WILL WIN QUENTIONNAIRE) (P8)
Họ tên VĐV: ------------------------------------------------
Đội thể thao: -------------------------------------------------
Thời gian kiểm tra: ------------------------------------------
Mã hóa
Nội dung
Mức đánh giá
YC1
Tôi ghét thất bại
Đúng
Sai
YC2
Mỗi khi tôi thi đấu không tốt tôi rất bực bội với chính tôi
Đúng
Sai
YC3
Tôi có nhiều khả năng bật ra lời thề khi tôi bị thất bại hơn là khi tôi chiến thắng
Đúng
Sai
YC4
Tôi không phản đối việc thử áp dụng những chiến thuật thi đấu khác ngay dù chúng có thể là nguyên nhân cho việc gặp thất bại trong thi đấu
Đúng
Sai
YC5
Tôi sẽ tham gia vào tất cả những trận đấu mà tôi tin rằng tôi sẽ giành chiến thắng
Đúng
Sai
YC6
Trong một trận đấu, tôi thường thấy tiếc cho các đối thủ của tôi
Đúng
Sai
YC7
Tôi không phản đối nếu như những đồng đội của tôi chơi kém nhưng chúng tôi chiến thắng
Đúng
Sai
YC8
Một đội thể thao có thể xem là thành công mà không cần chiến thắng trong thi đấu
Đúng
Sai
YC9
Chiến thắng là lý do quan trọng cho việc tham gia thi đấu
Đúng
Sai
YC10
Tôi quan tâm nhiều hơn vào việc có được niềm vui hơn là giành chiến thắng
Đúng
Sai
YC11
Thất bại trong một trận đấu mà mình chơi tốt cũng đáng hài long
Đúng
Sai
YC12
Lý do chính cho việc tập luyện thể thao là giành được chiến thắng trong thi đấu
Đúng
Sai
YC13
Tôi bận tâm khi đồng đội thi đấu không đạt 100% khả năng
Đúng
Sai
YC14
Thất bại trong một trận đấu mà chúng tôi đáng lẽ chiến thắng làm tôi đau đớn
Đúng
Sai
PHỤ LỤC 9
PHIẾU PHỎNG VẤN (P9)
Những hiện tượng tâm lý thường xuất hiện trong giai đoạn trước thi đấu từ 1 đến 7 ngày
(Dành cho ban huấn luyện đội bắn súng trẻ đánh giá)
Thông tin chung:
Họ và tên VĐV:
Giới tính: --------
Đẳng cấp:---------
Nội dung thi đấu chính:
Thành tích thi đấu cao nhất hiện tại:
Nhịp tim cơ sở trước thi đấu 3 ngày:
Nhịp tim cơ sở trong ngày thi đấu:
Thâm niên tập luyện: 52 - 4 năm 55 - 8 năm 5 9 – 12 năm 5 ˃ 13năm
Nội dung đánh giá:
Mã hóa
Biểu hiện
Tần suất
Ít xuất hiện
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
T1
VĐV có cảm giác và tâm trạng kém
o
o
o
T2
Hồi hộp, bồn chồn quá mức
o
o
o
T3
Lo lắng thậm chí sợ thi đấu
o
o
o
T4
Cảm xúc trầm buồn, ngại giao tiếp
o
o
o
T5
VĐV cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy xuống sức
o
o
o
T6
VĐV thường bị ức chế
o
o
o
T7
Không tin tưởng vào chính bản thân mình
o
o
o
T8
Không hưng phấn, háo hức, mong được thi đấu
o
o
o
T9
VĐV thường sốt xuất phát trước thi đấu
o
o
o
T10
VĐV thường lãnh đạm, thờ ơ trước thi đấu
o
o
o
T11
Trước thi đấu cảm thấy thoải mái
o
o
o
T12
Trước thi đấu cảm thấy căng thẳng
o
o
o
Y1
Không quan tâm đến giành chiến thắng trong thi đấu
o
o
o
Y2
Sự nỗ lực ý chí để đạt được mục đích nhưng vẫn còn ở mức độ chưa cao
o
o
o
Y3
Không nghĩ đến thành tích, giải thưởng, huy chương sẽ đạt được
o
o
o
Y4
Kém tự tin, kém khát khao giành chiến thắng
o
o
o
Y5
Suy sụp tinh thần, mất tự tin
o
o
o
Y6
Đưa chỉ tiêu cao gây sức ép cho bản thân
o
o
o
Y7
Suy nghĩ nhiều về thành tích
o
o
o
Y8
Tư duy kỹ thuật – chiến thuật nhiều lần trong đêm hôm trước thi đấu
o
o
o
N1
Năng lực xử lý thông tin thấp
o
o
o
N2
Giảm khả năng tập trung chú ý
o
o
o
N3
Không duy trì sự tập trung chú ý ở mức cao trong một thời gian dài
o
o
o
N4
Động tác, cử chỉ hấp tấp, mất tính nhịp điệu
o
o
o
N5
Không tập trung tư tưởng
o
o
o
K1
Khó ngủ
o
o
o
K2
Mất ngủ hoàn toàn
o
o
o
K3
Ăn không thấy ngon
o
o
o
K4
Rối loạn tiêu hóa
o
o
o
3. Ý kiến khác:
Đại diện ban huấn luyện
PHỤ LỤC 10
SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO TP.HCM
BỘ MÔN BẮN SÚNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN (P10)
Các biện pháp kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu
cho vận động viên bắn súng trẻ TP.HCM
Kính gửi:
Nhằm khắc phục những hiện tượng tâm lý tiêu cực trước thi đấu, góp phần nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên bắn súng trẻ, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài khoa học “Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM”. Để đề tài có thể hoàn thành rất cần sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm thực tiễn như quý Thầy/Cô. Những ý kiến của Ông (Bà) sẽ là sự giúp đỡ quý báu, là nguồn động viên tinh thần cho chúng tôi.
Bằng kinh nghiệm của mình, Ông (Bà) hãy cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng.
Ngoài những phương án đã có sẵn trong câu hỏi, chúng tôi cũng rất mong muốn nhận được thêm các thông tin, các ý kiến khác.
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà).
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG:
Họ và tên: ........................................................................... Nam, Nữ: ............................
Nơi làm việc: ....................................................................................................................
Đã là VĐV bắn súng từ năm: .............................................. Đẳng cấp: ..........................
Đã là HLV bắn súng từ năm: ............................................................................................
Đã nghiên cứu bắn súng từ năm: ......................................................................................
Trình độ học vấn: Đại học TDTT o Cao đẳng TDTT o
Trung học TDTT o Các trường hợp khác o
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH:
Câu 1. Khả năng kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ.
Hoàn toàn không kiểm soát được
o
Ít kiểm soát được
o
Kiểm soát được một phần
o
Kiểm soát được nhiều
o
Hoàn toàn kiểm soát được
o
Câu 2. Các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM.
Mã hóa
Biện pháp
Mức đo
Không cần sử dụng
Cần sử dụng
BP1
Biện pháp tác động thông qua đàm thoại
BP2
Biện pháp vận động và âm nhạc
BP3
Biện pháp hồi tưởng
BP4
Biện pháp cảnh giác với những với chiến thuật tâm lý chiến
BP5
Biện pháp khởi động trước thi đấu, thường xuyên thay đổi địa điểm, điều kiện môi trường luyện tập và thi đấu.
BP6
Biện pháp tăng cường huấn luyện thành thạo kỹ - chiến thuật
BP7
Biện pháp tăng cường số lần thi đấu
BP8
Biện pháp xoa bóp
BP9
Thủ pháp tâm lý
BP10
Liệu pháp thở của A.Puni và O.Chernikova
BP11
Liệu pháp thư giãn
BP12
Liệu pháp thở, tĩnh công dưỡng sinh
BP13
Liệu pháp điều chỉnh niềm tin cảm xúc Albert Ellis
BP14
Liệu pháp điều chỉnh nhận thức Aeron Beck
BP15
Biện pháp tác động các bài tập yoga
BP16
Biện pháp dinh dưỡng
BP17
Biện pháp xây dựng niềm tin và ý chí quyết tâm
BP18
Biện pháp tập luyện qua phương pháp động niệm
PHẦN III: NHỮNG BIỆN PHÁP KHÁC:
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ông (Bà)!
PHỤ LỤC 11: SỐ LIỆU THÔ VỀ TÂM LÝ TRƯỚC THI ĐẤU
PHỤ LỤC 12: DỮ LIỆU ĐÃ XỬ LÝ
Bảng 1. Trạng thái cảm xúc của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Xan Test
Đánh giá
X
N
A
TB
Xếp loại
TB
Xếp loại
TB
Xếp loại
1
Thái Xuân
Thông
7.8
Khá
7.5
Khá
3.3
Tương đối tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng tốt, hoạt động tương đối tích cực
2
Nguyễn Ngân
Lâm
8.3
Tốt
8.1
Tốt
2.3
Tích cực
Cảm giác tốt, tâm trạng tốt, hoạt động tích cực
3
Nguyễn Nam
Nguyên
6.4
TB
6.7
Khá
3.8
Tương đối tích cực
Cảm giác trung bình, tâm trạng khá, hoạt động tương đối tích cực
4
Bùi Bảo
Châu
6.6
Khá
6.9
Khá
3
Tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tích cực
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
6.8
Khá
6.6
Khá
3.7
Tương đối tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tương đối tích cực
6
Diệp Dũng
Giang
7.8
Khá
7.8
Khá
2.3
Tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tích cực
7
Nguyễn Minh
Hòa
6.9
Khá
6.9
Khá
3.5
Tương đối tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tương đối tích cực
8
Thái Minh
Nhật
6.2
TB
6.6
Khá
4.8
TB
Cảm giác trung bình, tâm trạng khá, hoạt động tích cực trung bình
9
Nguyễn Anh
Tú
5.7
TB
5.7
TB
6.4
Kém
Cảm giác trung bình, tâm trạng trung bình, hoạt động kém tích cực
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
7.8
Khá
7.8
Khá
3.2
Tương đối tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tương đối tích cực
11
Trần Lệ
Thượng
7.7
Khá
7.7
Khá
2.9
Tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tích cực
12
Nguyễn Thị
Hường
8
Tốt
8
Tốt
2.3
Tích cực
Cảm giác tốt, tâm trạng tốt, hoạt động tích cực
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
6.5
Khá
6.5
Khá
3.6
Tương đối tích cực
Cảm giác khá, tâm trạng khá, hoạt động tương đối tích cực
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
8
Tốt
7.8
Khá
4.4
Tương đối tích cực
Cảm giác tốt, tâm trạng khá, hoạt động tương đối tích cực
15
Iwaki
Ai
8
Tốt
8.5
Tốt
2.8
Tích cực
Cảm giác tốt, tâm trạng tốt, hoạt động tích cực
Bảng 2. Đánh giá cảm xúc của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
A.Washman và D.Risd
Đánh giá
Bình tĩnh - Hồi hộp lo lắng
Nghị lực sảng khoái mệt mỏi
Hưng phấn ức chế
Tin tưởng vào bản thân
Tổng
điểm
1
Thái Xuân
Thông
7
7
8
7
29
Ổn định
2
Nguyễn Ngân
Lâm
7
8
7
8
30
Ổn định
3
Nguyễn Nam
Nguyên
7
7
8
7
29
Ổn định
4
Bùi Bảo
Châu
6
6
6
4
22
Kém
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
6
6
5
5
22
Kém
6
Diệp Dũng
Giang
6
6
5
4
21
Kém
7
Nguyễn Minh
Hòa
6
6
7
7
26
Kém
8
Thái Minh
Nhật
5
6
5
6
22
Kém
9
Nguyễn Anh
Tú
5
6
6
7
24
Kém
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
6
7
6
5
24
Kém
11
Trần Lệ
Thượng
6
6
6
6
24
Kém
12
Nguyễn Thị
Hường
7
7
7
8
29
Ổn định
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
5
5
6
5
21
Kém
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
7
6
6
4
23
Kém
15
Iwaki
Ai
7
8
7
8
30
Ổn định
Bảng 3. Hưng phấn cảm xúc của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Độ rung Toremor
Điểm
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
6
Tương đối ổn định
2
Nguyễn Ngân
Lâm
6
Tương đối ổn định
3
Nguyễn Nam
Nguyên
6
Tương đối ổn định
4
Bùi Bảo
Châu
6
Tương đối ổn định
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
5
Ổn định trung bình
6
Diệp Dũng
Giang
5
Ổn định trung bình
7
Nguyễn Minh
Hòa
5
Ổn định trung bình
8
Thái Minh
Nhật
5
Ổn định trung bình
9
Nguyễn Anh
Tú
5
Ổn định trung bình
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
6
Tương đối ổn định
11
Trần Lệ
Thượng
6
Tương đối ổn định
12
Nguyễn Thị
Hường
7
Tương đối ổn định
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
6
Tương đối ổn định
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
7
Tương đối ổn định
15
Iwaki
Ai
7
Tương đối ổn định
Bảng 4. Trạng thái lo lắng của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Mức độ lo lắngTR.Slipbeger
Tổng điểm
Mức độ
1
Thái Xuân
Thông
30
Trung bình
2
Nguyễn Ngân
Lâm
33
Trung bình
3
Nguyễn Nam
Nguyên
32
Trung bình
4
Bùi Bảo
Châu
38
Trung bình
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
40
Trung bình
6
Diệp Dũng
Giang
42
Trung bình
7
Nguyễn Minh
Hòa
37
Trung bình
8
Thái Minh
Nhật
46
Cao
9
Nguyễn Anh
Tú
47
Cao
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
45
Cao
11
Trần Lệ
Thượng
33
Trung bình
12
Nguyễn Thị
Hường
30
Trung bình
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
33
Trung bình
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
38
Trung bình
15
Iwaki
Ai
29
Thấp
Bảng 5. Nhịp tim mạch cơ sở của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Nhịp tim cơ sở (lần/phút)
Nhịp tim trước thi đấu (lần /phút)
Kết quả
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
62
74
12
Dưới trung bình
2
Nguyễn Ngân
Lâm
62
73
11
Dưới trung bình
3
Nguyễn Nam
Nguyên
63
80
17
Trung bình
4
Bùi Bảo
Châu
64
81
17
Trung bình
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
66
82
16
Dưới trung bình
6
Diệp Dũng
Giang
65
82
17
Trung bình
7
Nguyễn Minh
Hòa
66
82
16
Dưới trung bình
8
Thái Minh
Nhật
68
85
17
Trung bình
9
Nguyễn Anh
Tú
69
86
17
Trung bình
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
71
93
22
Trung bình
11
Trần Lệ
Thượng
70
92
22
Trung bình
12
Nguyễn Thị
Hường
70
82
12
Dưới trung bình
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
73
86
13
Dưới trung bình
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
71
84
13
Dưới trung bình
15
Iwaki
Ai
70
81
11
Dưới trung bình
Bảng 6. Trạng thái sẵn sàng trước thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Tapping test
Mức tăng %
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
3
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
2
Nguyễn Ngân
Lâm
4
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
3
Nguyễn Nam
Nguyên
5
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
4
Bùi Bảo
Châu
3
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
6
Trạng thái sốt xuất phát.
6
Diệp Dũng
Giang
6
Trạng thái sốt xuất phát.
7
Nguyễn Minh
Hòa
4
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
8
Thái Minh
Nhật
7
Trạng thái thờ ơ, lãnh đạm
9
Nguyễn Anh
Tú
8
Trạng thái thờ ơ, lãnh đạm
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
6
Trạng thái sốt xuất phát.
11
Trần Lệ
Thượng
6
Trạng thái sốt xuất phát.
12
Nguyễn Thị
Hường
3
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
3
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
4
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
15
Iwaki
Ai
3
Trạng thái tối ưu sẵn sàng cho thi đấu.
Bảng 7. Ý chí chiến thắng của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Ý chí chiến thắng
Xếp loại
Đánh giá
Tập trung vào chiến thắng
Tập trung vào cải thiện kỹ thuật
Đúng
Sai
Đúng
Sai
1
Thái Xuân
Thông
5
2
2
5
A
Quan tâm rất lớn vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
2
Nguyễn Ngân
Lâm
4
3
3
4
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
3
Nguyễn Nam
Nguyên
5
2
2
5
A
Quan tâm rất lớn vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
4
Bùi Bảo
Châu
4
3
3
4
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
4
3
5
2
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
6
Diệp Dũng
Giang
5
2
2
5
A
Quan tâm rất lớn vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
7
Nguyễn Minh
Hòa
4
3
2
5
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
8
Thái Minh
Nhật
4
3
2
5
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
9
Nguyễn Anh
Tú
4
3
3
4
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
6
1
5
2
C
Quan tâm rất lớn vào việc cải thiện kỹ thuật tham gia thi đấu cho vui
11
Trần Lệ
Thượng
4
3
2
5
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
12
Nguyễn Thị
Hường
5
2
2
5
A
Quan tâm rất lớn vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
6
1
3
4
A
Quan tâm rất lớn vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
4
3
3
4
B
Quan tâm vừa phải vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
15
Iwaki
Ai
5
2
2
5
A
Quan tâm rất lớn vào việc giành chiến thắng trong thi đấu
Bảng 8. Sự nỗ lực ý chí để đạt mục đích của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Sự nỗ lực ý chí để đạt mục đích
Lần 1
Lần 2
Kết quả
1
Thái Xuân
Thông
211
219
8
2
Nguyễn Ngân
Lâm
209
217
8
3
Nguyễn Nam
Nguyên
202
211
9
4
Bùi Bảo
Châu
205
213
8
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
198
205
7
6
Diệp Dũng
Giang
191
198
7
7
Nguyễn Minh
Hòa
190
195
5
8
Thái Minh
Nhật
189
194
5
9
Nguyễn Anh
Tú
190
197
7
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
159
165
6
11
Trần Lệ
Thượng
160
169
9
12
Nguyễn Thị
Hường
163
173
10
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
161
171
10
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
160
171
11
15
Iwaki
Ai
164
174
10
Bảng 9. Năng lực xử lý thông tin của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Năng lực xử lý thông tin
Kết quả
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
1.23
Trung bình
2
Nguyễn Ngân
Lâm
1.15
Trung bình kém
3
Nguyễn Nam
Nguyên
1.21
Trung bình
4
Bùi Bảo
Châu
1.11
Trung bình kém
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
1.25
Trung bình
6
Diệp Dũng
Giang
1.23
Trung bình
7
Nguyễn Minh
Hòa
1.22
Trung bình
8
Thái Minh
Nhật
1.12
Trung bình kém
9
Nguyễn Anh
Tú
1.23
Trung bình
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
1.24
Trung bình
11
Trần Lệ
Thượng
1.22
Trung bình
12
Nguyễn Thị
Hường
1.56
Tốt
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
1.23
Trung bình
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
1.24
Trung bình
15
Iwaki
Ai
1.56
Tốt
Bảng 10. Độ ổn định chú ý của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Độ ổn định chú ý
Kết quả
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
5.18
Trung bình
2
Nguyễn Ngân
Lâm
6.11
Trung bình
3
Nguyễn Nam
Nguyên
6.21
Trung bình
4
Bùi Bảo
Châu
5.78
Trung bình
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
5.29
Trung bình
6
Diệp Dũng
Giang
6.43
Trung bình
7
Nguyễn Minh
Hòa
6.56
Trung bình
8
Thái Minh
Nhật
6.77
Trung bình
9
Nguyễn Anh
Tú
6.65
Trung bình
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
5.43
Trung bình
11
Trần Lệ
Thượng
6.67
Trung bình
12
Nguyễn Thị
Hường
6.23
Trung bình
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
6.66
Trung bình
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
6.44
Trung bình
15
Iwaki
Ai
6.35
Trung bình
Bảng 11. Phân phối chú ý của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Phân phối chú ý
Kết quả
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
4.02
Trung bình – khá
2
Nguyễn Ngân
Lâm
4.44
Trung bình
3
Nguyễn Nam
Nguyên
5.18
Trung bình
4
Bùi Bảo
Châu
5.2
Trung bình
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
5.29
Trung bình
6
Diệp Dũng
Giang
5.07
Trung bình
7
Nguyễn Minh
Hòa
6
Yếu
8
Thái Minh
Nhật
6.25
Kém
9
Nguyễn Anh
Tú
6.65
Trung bình
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
5.43
Trung bình
11
Trần Lệ
Thượng
4.45
Trung bình
12
Nguyễn Thị
Hường
4.42
Trung bình
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
5.02
Trung bình
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
4.33
Trung bình – khá
15
Iwaki
Ai
3.89
Khá
Bảng 12. Phản xạ vận động của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Phản xạ đơn (m/s)
Kết quả
Đánh giá
1
Thái Xuân
Thông
166.9
Khá
2
Nguyễn Ngân
Lâm
179.8
Khá
3
Nguyễn Nam
Nguyên
168.3
Khá
4
Bùi Bảo
Châu
162.8
Khá
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
173.6
Khá
6
Diệp Dũng
Giang
212.3
Yếu
7
Nguyễn Minh
Hòa
185
Trung bình
8
Thái Minh
Nhật
190
Trung bình
9
Nguyễn Anh
Tú
201.6
Yếu
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
211.4
Yếu
11
Trần Lệ
Thượng
181.7
Trung bình
12
Nguyễn Thị
Hường
174.8
Khá
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
200.7
Yếu
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
201
Yếu
15
Iwaki
Ai
172.7
Khá
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN BẮN SÚNG
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN NĂM 2016
MÔN BẮN SÚNG
ĐỘI TUYỂN TRẺ
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TP.HCM
BỘ MÔN BẮN SÚNG
Số: /KH-BS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày tháng năm 2016
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN NĂM 2016
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN
Mục đích:
Ổn định kỹ thuật – Thể lực – Trạng thái tâm lý trước, trong và sau thi đấu.
Củng cố lực lượng vận động viên.
Nâng cao thể lực chung, thể lực chuyên môn, tăng khả năng chịu đựng và sức bền thần kinh.
Đào tạo thêm lực lượng trẻ kế thừa.
Cung cấp VĐV trẻ cho đội tuyển quốc gia.
Thi đấu giải trong nước và quốc tế.
Nhiệm vụ:
Huấn luyện và tập luyện nghiêm túc nhằm đạt được thành tích cao nhất.
Giúp VĐV nắm bắt được đầy đủ các kỹ thuật cơ bản, tinh thần tập luyện được nâng cao.
Bổ sung đầy đủ luật bắn súng cho VĐV.
Có những bài tập nâng cao thể lực chuyên môn, khả năng xử lý và sức bền thần kinh theo trình độ của từng VĐV.
Giáo dục tư tưởng và đạo đức cho VĐV để nâng cao phong cách tự tin, xử lý tình huống trong tập luyện và thi đấu.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĐV BẮN SÚNG TRẺ
Trong năm vừa qua, được sự quan tâm của ban huấn luyện cùng bộ môn bắn súng đã tạo điều kiện cho VĐV trẻ được thi đấu nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như cọ xát về mặt tâm lý, củng cố kỹ thuật cho VĐV trẻ, nâng cao kỹ năng – kỹ xảo cho VĐV.
Trình độ tập luyện của VĐV không đồng đều, tâm lý trước thi đấu của VĐV khó đoán và kiểm soát.
Tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ qua các giải thi đấu cũng thấy các VĐV trẻ trưởng thành và chững chạc hơn nhiều. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sai sót và kinh nghiệm xử lý chưa được tốt.
Một số trang thiết bị còn hư hỏng và phân thiết bị không đồng đều nên cũng gây ảnh hưởng đến thành tích.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào các giải đấu năm 2016 theo chương trình quốc gia.
Chu kỳ
Chu kỳ 1
Chu kỳ 2
Chu kỳ 3
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Các giải thi đấu
Cúp QG
18- 28
Tay súng xuất sắc QG
06 - 16
Súng hơi TTN
20 - 30
VĐ trẻ QG
15 - 25
VĐ QG
08 -18
VĐ Đông Nam Á
04 - 13
Chuyển tiếp
Thời gian tác động
CT
Kiểm tra tâm lý trước thi đấu
Lần 2
(Kiểm tra - thi đấu)
Lần 3
(Kiểm tra – thi đấu
Lần 4 (Kiểm tra – thi đấu)
Chuyển tiếp
Chu kỳ Huấn Luyện:
Chu kỳ 1: từ 02/01 đến 30/05/2016.
Nhiệm vụ chính: Rút kinh nghiệm các giải đấu năm trước, tập trung vào chuyên môn nhưng vẫn duy trì thể lực nhằm thể lực tốt cho các VĐV để đáp ứng với giáo án nâng cao thể lực chuyên môn. Cũng cố và tăng cường thể lực chung cho các VĐV và trang bị kiến thức chuyên môn hơn nữa và dùng các bài tập phối hợp các động tác kỹ thuật bồi dưỡng ý chí và tinh thần quyết tâm đạt thành tích cho VĐV.
Thời kỳ chuẩn bị: 02/01 – 17/03
Giai đoạn này chủ yếu tập khối lượng nâng cao thể lực chuyên môn và ít bắn đạn và đồng thời tập thể lực nhiều để nâng cao các tố chất thể lực, khối lượng vận động khoảng 60% và cường độ vận động khoảng 70%.
Thời kỳ thi đấu: 18/03 đến 30/05.
18 – 28 cho 1 số VĐV trẻ tham gia giải cúp để cọ xát với các VĐV lớn, khối lượng vận động 70% và cường độ vận động 85%. Dựa vào đó để đánh giá một số VĐV tham gia đạt kết quả ở trình độ nào về chuyên môn sau thời gian sàng lọc lại một số em trẻ đó cho đi đấu giải tay súng xuất sắc và khối lượng vận động khoảng 70% và cường độ vận động khoảng 90%.
Sau khi thi đấu hai giải đó cho các VĐV thi đấu nghỉ 1 tuần.
Chu kỳ 2: từ ngày 01/06 đến ngày 31/08/2016.
Nhiệm vụ chính: Đánh giá mức độ phát triển của các VĐV trẻ lại và củng cố các kỹ thuật, tinh thần và ý chí phấn đấu của các VĐV trẻ. Tập trung vào chuyên môn nhưng vẫn duy trì mức thể lực và phối hợp các bài tập tâm lý và kỹ chiến thuật, kỹ thuật để tìm cách giải quyết tốt nhất nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các VĐV trẻ tham gia thi đấu giải súng hơi thanh thiếu niên quốc gia và giải vô địch trẻ quốc gia, đây là 2 giải chính để cho các HLV đánh giá lại cách huấn luyện trẻ của mình.
Thời kỳ chuẩn bị: Từ 01/06 đến 19/06/2016.
Dựa vào kết quả của các VĐV trẻ để chuẩn bị đánh giá cho các VĐV tham gia giải súng hơi thanh thiếu niên và giải vô địch trẻ.
Thời kỳ thi đấu:
+ Từ ngày 20/06 đến ngày 30/06/2016 tham gia giải súng hơi thanh thiếu niên.
+ Từ ngày 15/08 đến ngày 25/08/2016 tham gia giải vô địch trẻ.
Sau thi đấu giải cho các VĐV tham gia thi đấu nghỉ 1 tuần đối với một số em không làm nhiệm vụ cho giải vô địch quốc gia, còn các em mà tham gia giải vô địch quốc gia được nghỉ 2 ngày.
Chu kỳ 3: từ ngày 04/09 đến ngày 31/12/2016.
Nhiệm vụ chính: đây là chu kỳ có cường độ vận động cao nhất để cho 1 số em VĐV trẻ tham gia thi đấu giải vô địch quốc gia và giải Đông Nam Á.
Thời kỳ chuẩn bị: Đây là thời kỳ cho các vận động viên trẻ nổ lực hết mình với cường độ cao nhất và lượng vận động khoảng 70%.
Thời kỳ thi đấu: Tham gia giải vô địch quốc gia và giải Đông Nam Á tại Việt Nam với cường độ 95% và lượng vận động 70%.
Thời kỳ quá độ: Cho vận động viên nghỉ 02 tuần để đi du lịch tham quan.
Thời kỳ chuyển tiếp: VĐV tiếp tục tập luyện thể lực là chủ yếu, chuyên môn tập trung vào kỹ thuật và tổng kết rồi rút kinh nghiệm cho năm sau. Đánh giá mức độ phát triển cho VĐV trẻ và đồng thời nhìn nhận ưu – khuyết điểm của VĐV để sàng lọc lại đội hình có chất lượng cho năm sau.
Dự kiến HLV, VĐV năm 2016:
STT
Họ tên
Năm sinh
Chức vụ
Môn
Ghi chú
1
Huỳnh Phương Loan
1983
HLV
ST, SN
2
Đinh Thị Xuê
1985
HLV
SN
3
Cao Thanh Nam
1979
HLV
SN
4
Lưu A Sầu
1983
HLV
SN
5
Nguyễn Thị Thùy Trang
1983
HLV
ST
6
Nguyễn Văn Hoàng
1981
HLV
ST
Các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM
STT
Họ và
Tên
Năm sinh
Giới tính
Thâm niên
Thành tích thi đấu
Điểm thi đấu
1
Thái Xuân
Thông
1995
Nam
4
HCĐ VĐĐNA
561
2
Nguyễn Ngân
Lâm
1995
Nam
5
HCB VĐT QG
544
3
Nguyễn Nam
Nguyên
1995
Nam
1
HCV Đội trẻ
569
4
Bùi Bảo
Châu
1996
Nam
1.6
HCV giải VĐT quốc gia
539
5
Nguyễn Hữu Hoàng
Nhân
1997
Nam
2
HCB giải Thanh Thiếu niên quốc gia
532
6
Diệp Dũng
Giang
1997
Nam
1
525
7
Nguyễn Minh
Hòa
1999
Nam
3.6
HCV Thanh Thiếu Niên
542
8
Thái Minh
Nhật
2000
Nam
0.6
530
9
Nguyễn Anh
Tú
2000
Nam
0.7
555
10
Phạm Thị Ngọc
Châu
1995
Nữ
0.6
376
11
Trần Lệ
Thượng
1995
Nữ
1
365
12
Nguyễn Thị
Hường
1998
Nữ
3
HCB Giải vô địch trẻ quốc gia
365
13
Triệu Thị Nguyệt
Nga
1999
Nữ
3.6
HCV Đồng đội Đại hội 2014
390
14
Nguyễn Chính Ngọc
Liên
1998
Nữ
0.6
HCB Giải vô địch trẻ quốc gia
369
15
Iwaki
Ai
2000
Nữ
3
HCĐ giải Châu Á
396
Đánh giá lực lượng:
Lực lượng còn lại ít và mỏng nên việc tập trung vào từng cá nhân phát triển thành tích được thuận lợi.
Cần tuyển chọn và đào tạo lực lượng kế thừa bổ sung cho nhóm trên tham gia hệ thống giải quốc gia và quốc tế.
Một số VĐV đã hết tuổi tham gia thi đấu giải súng hơi thanh thiếu niên toàn quốc và vô địch trẻ quốc gia làm mất cân bằng lực lượng thi nội dung đồng đội ở các nhóm môn.
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN ĐƯỢC BỐ TRÍ.
Tổng thời gian huấn luyện năm 2016 là 288 ngày. Mỗi ngày tập 4 giờ chuyên môn + 2 giờ thể lực = 6 giờ (khi cần thiết có thể tăng lên 7 giờ trong ngày)
288 ngày x 6 giờ = 1728 giờ.
288 ngày x 4 giờ chuyên môn = 1152 giờ chuyên môn
288 ngày x 2 giờ thể lực = 576 giờ thể lực
1152 giờ - 114 giờ các biện pháp kiểm soát tâm lý = 1038 giờ tập thực hành chuyên môn.
1038 giờ - 56 giờ lý thuyết = 982 giờ tập thực hành chuyên môn
Lượng vận động:
Lượng vận động
Số giờ tập chuyên môn
Số lần giương súng
1 giờ
Tổng số lần giương súng
Trên lớn
7
90 đến 100
630 đến 700
Lớn
5 giờ 30 phút
70 đến 90
385 đến 495
Trung bình
3 giờ 30 phút
60 đến 70
210 đến 245
Thấp
2 giờ 30 phút
50 đến 60
125 đến 150
Cường độ vận động :
Cường độ vận động
Số đạn bắn kết hợp hơi và thể thao
Thời gian bắn trong ngày
Mật độ kiểm tra bắn tính điểm trong tháng
Trên lớn
80 – 120 viên
3h / ngày
6 – 8 lần
Lớn
60 – 100 viên
2h / ngày
4 – 6 lần
Trung bình
40 – 60 viên
1h / ngày
3 – 4 lần
Thấp
30 viên
30 phút / ngày
1 – 2 lần
Về lượng vận động: luôn luôn ở mức trên trung bình hàng ngày VĐV tập từ 5 – 7h (trừ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật, các ngày lễ lớn)
Thời gian tập luyện:
Sáng tập từ 7h30 à 11h30 (nếu VĐV có học văn hóa buổi chiều)
Chiều tập từ 14h à 16h (nếu VĐV có học văn hóa buổi sáng)
16h30 à 18h00 tập thể lực.
Phải linh hoạt chuyển hóa dụng cụ tập luyện giữa các em không đi học và các em vừa đi học vừa tập luyện.
Lượng đạn:
Lapua: 20.000 viên
Final: 200.000 viên
Diabolo RWS 50.000 viên
Xuyên phá: 50 kg
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO.
Cơ sở vật chất:
Nhiều khẩu súng hơi đã bắt đầu hỏng, khó đảm bảo thành tích trong thi đấu.
Súng trường hơi còn thiếu nên việc tập trung chuyên hơi chưa đảm bảo thời gian tập luyện.
Quần áo và giày bắn đã thay đổi theo Luật quốc tế mới nên cần trang bị lại để VĐV tham gia các giải quốc tế.
Lượng đạn sử dụng còn hạn chế.
So với lực lượng hiện tại, súng ngắn hơi không đủ đáp ứng nhu cầu tập luyện.
Kiến nghị:
Đề nghị cho các nhóm súng ngắn được tham gia thi đấu - tập huấn trong và ngoài nước để nâng cao kinh nghiệm nhằm bồi dưỡng lực lượng chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc 2018.
Nhằm đáp ứng mục tiêu ăn ở, tập luyện và học tập tập trung.
Được trang bị mới:
2 khung bia điện tử 25m
10 máy bia điện tử 10m
6 khẩu súng ngắn hơi
2 khẩu súng ngắn ổ quay
6 khẩu súng trường hơi (4 báng nhôm – 2 báng gỗ)
10 khẩu súng trường hơi phổ thông
6 - 8 đôi giày súng trường Anschutz
4 đôi giày súng ngắn Anschutz
6 bộ quần áo Hàn Quốc
12 găng tay súng trường
4 giá đỡ súng
4 kính bắn súng ngắn
6 ống kính
6 bộ quần áo lót bắn
8 vali đựng đồ chuyên dụng
BAN CHUYÊN MÔN