BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
-----------------------
LÊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG TRONG
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
BẮC NINH – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
-----------------------
LÊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG TRONG
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRÊN ĐỊ
209 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu mô hình câu lạc bộ cầu lông trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Giáo dục học
Mã số : 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. BÙI QUANG HẢI
2. PGS.TS. LÊ ĐỨC CHƯƠNG
BẮC NINH – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào.
Tác giả luận án
Lê Thanh Hà
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD-ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CLB : Câu lạc bộ
Cm : centimet
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CP : Chính phủ
CSVC : Cơ sở vật chất
CT : Chỉ thị
GD : Giáo dục
GDTC : Giáo dục thể chất
GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo
GS : Giáo sư
GV : Giảng viên
HLV : Huấn luyện viên
m : mét
mi : Tần suất lặp lại
NĐ : Nghị định
NQ : Nghị quyết
QĐ : Quyết định
s : giây
SV : Sinh viên
TDTT : Thể dục thể thao
TDTT NK : Thể dục thể thao ngoại khóa
THCS : Trung học cơ sở
Tp. : Thành phố
TS : Tiến sĩ
TW : Trung ương
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các đơn vị đo lường
Mục lục
Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Mục đích nghiên cứu 3
Nhiệm vụ nghiên cứu 3
Giả thuyết khoa học 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể 6
thao trong trường học
1.2. Tác dụng của tập luyện Cầu lông 12
1.3. Khái quát về Câu lạc bộ Thể dục thể thao và Câu lạc bộ Thể 18
dục thể thao trong trường học các cấp
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể dục thể thao trong các 24
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý sinh viên đại học 30
1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan 37
Nhận xét chương 1 45
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47
2.1. Phương pháp nghiên cứu 47
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo 47
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 48
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 49
2.1.4.Phương pháp kiểm tra sư phạm 50
2.1.5. Phương pháp phân tích Swot 55
2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 56
2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 56
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 57
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 58
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 60
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 61
3.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện thể thao trong 61
các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện thể 61
dục thể thao trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.2. Thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông trong các 74
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.3. Thực trạng kết quả tập luyện thể dục thể thao trong các 82
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 91
3.2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả mô hình Câu 102
lạc bộ Cầu lông đã lựa chọn trong một số trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội
3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cho 102
sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.2. Xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên các 111
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình Câu lạc bộ 126
Cầu lông cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142
A. Kết luận 142
B. Kiến nghị 143
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan 144
đến luận án
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Thể Số
Nội dung Trang
loại TT
3.1. Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt 62
động TDTT của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội
(n=36)
3.2. Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ tập luyện thể dục 64
thể thao tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội (n=1464)
3.3. Kết quả khảo sát nhu cầu và động cơ tập luyện thể dục thể Sau
thao tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Tr.65
(n=1328)
3.4. Sự quan tâm của lãnh đạo các trường về công tác giáo dục 67
thể chất nội khóa và hoạt động thể dục thể thao ngoại
khóa (n=51)
3.5. Thực trạng chương trình giáo dục thể chất nội khóa tại các Sau
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (n=11) Tr.67
3.6. Thực trạng cở sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT trong 70
Bảng Bảng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (n=11)
3.7. Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao trong các 72
trường đại học tại Hà Nội (n=11 trường)
3.8. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động thể dục thể thao Sau
ngoại khóa trong các trường đại học tại Hà Nội (n=11) Tr.73
3.9. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn Cầu 75
lông trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội (n=11)
3.10. Thực trạng đội ngũ giảng viên hướng dẫn tập luyện môn 76
Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội (n=11
trường)
3.11. Thực trạng và nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Cầu 78
lông của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội (n=1328)
3.12. Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện môn cầu lông 80
trong các trường đại học tại Hà Nội (n=11)
3.13. Thực trạng tính pháp lý và tình hình sở hữu các Câu lạc Sau
bộ Cầu lông cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội Tr.80
(n=35 CLB)
3.14. Kết quả học tập môn học giáo dục thể chất trong các 83
trường đại học tại Hà Nội (n=4400)
3.15. Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 84
viên các trường đại học tại Hà Nội (n=1328)
3.16. Thực trạng hình thức tập luyện và hình thức tổ chức hoạt 87
động TDTT ngoại khóa của sinh viên các trường đại học
tại Hà Nội (n=635)
3.17. Thực trạng khó khăn của sinh viên khi tham gia tập luyện 88
Bảng thể dục thể thao ngoại khóa (n=1328)
3.18. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên các trường đại Sau
học tại Hà Nội (n=2200) Tr.89
3.19. Kết quả phân loại trình độ thể lực của sinh viên các 90
trường đại học tại Hà Nội theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (n=2200)
3.20. Sử dụng phân tích SWOT để đánh giá thực trạng các yếu Sau
tố ảnh hưởng tới phát triển phong trào tập luyện Cầu lông Tr.103
trong các trường đại học tại Hà Nội
3.21. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí xác định mô hình Sau
Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên các trường đại học trên Tr.106
địa bàn thành phố Hà Nội (n=31)
3.22. Kết quả phỏng vấn xác định mô hình Câu lạc bộ Cầu lông 110
cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội (n=31)
3.23. Mức độ phù hợp của mô hình hoạt động Câu lạc bộ Cầu 125
lông cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội (n=22)
3.24. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả Sau
ứng dụng mô hình Câu lạc bộ Cầu lông trong các trường Tr.128
đại học tại Hà Nội (n=30)
3.25. Kết quả phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong 131
các trường đại học tại Hà Nội (n=4 trường)
3.26 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên và HLV, 132
hướng dẫn viên khi tham gia Câu lạc bộ Cầu lông ngoại
khóa tại các trường đại học tại Hà Nội (n=103)
3.27 So sánh sự khác biệt trình độ thể lực của đối tượng thực 134
nghiệm sau 01 năm thực nghiệm (n=92)
3.28 So sánh kết quả phân loại trình độ thể lực của đối tượng 135
thực nghiệm thời điểm trước và sau thực nghiệm (n=92)
3.29 So sánh trình độ chuyên môn của đối tượng thực nghiệm 136
thời điểm trước và sau thực nghiệm (n=92)
3.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động TDTT của sinh 63
viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2. Nội dung tập luyện môn Cầu lông trong các trường đại 79
học tại Hà Nội
3.3. Mô hình Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý trong 111
Sơ đồ Sơđồ các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.4. Mô hình Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường kết hợp với 119
tư nhân quản lý trong các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội
3.1. Tỷ lệ các môn thể thao bắt buộc và tự chọn trong chương 69
trình GDTC chính khóa tại các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội
3.2. Tỷ lệ các môn thể thao được tổ chức ngoại khóa tại các 74
Biểu đồ đồ Biểu trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3. Tỷ lệ tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên các 85
trường đại học tại Hà Nội
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, với những mục tiêu dân giàu – nước
mạnh – xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay con người là nguồn
nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, chính trị nước nhà. Đảng và nhà
nước ta khẳng định con người “vừa là mục tiêu, vừa là động lực” phát triển
kinh tế xã hội. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là chúng ta phải thực hiện chiến lược giáo
dục, phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả về
phẩm chất đạo đức, thể lực lẫn trí lực, phát triển toàn diện: “trí, đức, thể, mỹ,
lao”.
Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Trong
thông tư liên tịch “Hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác TDTT
trường học giai đoạn 2006-2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: TDTT
trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể
lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí. TDTT trường học là môi trường
thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất
nước. Phát triển TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất
lượng giờ học nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa,
đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với
người học.
Giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng là bộ phận hữu cơ
của TDTT trường học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời
là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo lớp người mới, có
năng lực, phẩm chất, và sức khỏe, lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Có thể khẳng định rằng việc duy trì và tăng cường thể chất con người
Việt Nam phải được bắt đầu từ thế hệ trẻ. Rèn luyện TDTT là một biện pháp
quan trọng đem lại sức khỏe và thể chất cường tráng cho thế hệ trẻ hiện nay
và mai sau. Bởi vậy việc làm cần thiết và đặc biệt quan trọng của sự nghiệp
giáo dục đào tạo nước ta là chuẩn bị nguồn lực con người cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã nêu
rõ “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học làm cho việc tập luyện
TDTT trở thành một nếp sống hàng ngày của học sinh, SV, thanh niên, chiến
sĩ, các lực lượng vũ trang, cán bộ viên chức và một số bộ phận của nhân dân”.
Rèn luyện thể chất là một yếu tố không thể thiếu ở bất cứ một trường học nào
từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Điều đó đã góp phần nâng cao thể chất cho
học sinh, SV một cách toàn diện và tạo một sân chơi lành mạnh cho thế hệ trẻ
trong thời gian học tập trong nhà trường.
Thực hiện quan điểm TDTT của Đảng và Nhà nước, công tác GDTC
trong nhà trường những năm qua tuy đã có nhiều cố gắng, tiến bộ, song nhìn
chung còn nhiều yếu kém và bất cập. Cụ thể là: việc tổ chức các hoạt động
GDTC trong nhà trường chưa đạt được hiệu quả cao. Giờ học Thể dục nội
khóa hai tiết một tuần không đủ để thực hiện một lượng vận động có tác dụng
tăng cường thể lực cho học sinh nhất là mới thực hiện ở 55% tổng số trường
học trong cả nước. Hơn thế nữa, do thiếu giảng viên và điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ tập luyện, do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
GDTC mà nhiều trường còn tự ý cắt xén giờ học Thể dục hoặc thực hiện một
cách miễn cưỡng, hình thức. Hiện nay hoạt động TDTT ngoại khóa mới được
thực hiện ở 15% tổng số trường học trong cả nước, chủ yếu ở thành phố, thị
xã [14].
Thực trạng đó đang được đặt ra cho các ngành GD-ĐT và Ngành Văn
hóa Thể thao và Du lịch nhiều việc phải giải quyết, từ cải tiến nội dung,
chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo bồi dưỡng
giảng viên TDTT, tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện đến việc nghiên
cứu các hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoài giờ học của học sinh, sinh
viên.
Trong những năm qua, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến
công tác giảng dạy chuyên môn GDTC trong các trường đại học, thể hiện qua
việc thường xuyên cải cách và ban hành các nội dung học đa dạng (bóng rổ,
cầu lông, đá bóng, bóng chuyền) phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất
nước, tổ chức các phong trào TDTT, khuyến khích học sinh, SV tham gia giải
3
thi đấu của Ngành GDĐT và của Ngành TDTT. Tuy nhiên, do mỗi trường đại
học có đặc thù riêng về môi trường sư phạm và điều kiện sinh hoạt của SV
nên gặp nhiều những khó khăn nhất định.
Hiện nay, xu hướng tổ chức hoạt động tập luyện thi đấu thể thao theo
hình thức CLB không chỉ phổ biến trong xã hội mà còn phát triển trong các
trương trình đại học, hình thức phát triển của các CLB diễn ra mạnh mẽ như
Bóng rổ, Bóng đá, Cờ vua, Cầu lông Trong đó, CLB Cầu lông tại các
trường đại học đã thu hút đông đảo SV tham gia. Nhưng thực tiễn cho thấy
các phong trào ngoại khóa diễn ra còn mang tính tự phát,chưa được tổ chức
chặt chẽ và khoa học nên chất lượng chưa cao. Hoạt động của các CLB TDTT
nói chung và CLB Cầu lông nói riêng chưa được nghiên cứu và đánh giá hiệu
quả về công tác tổ chức, quản lý cũng như chưa có các chỉ tiêu, tiêu chuẩn
đánh giá trình độ của người tập
Việc nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CLB
TDTT cho SV trong các trường học ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả
nghiên cứu: Nguyễn Hữu Bính (2000); Nguyễn Gắng (2000); Nguyễn Văn
Thầm (2001); Tô Thị Việt Châu (2006); Lương Phúc Thành (2010); Phạm
Thị Điều (2012) Những công trình trên có ý nghĩa to lớn trong việc nâng
cao chất lượng hoạt động CLB thể thao trường học. Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu về mô hình CLB Cầu lông SV trong các
trường đại học.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích phát triển phong trào
tập luyện môn Cầu lông, cũng như nâng cao sức khỏe thể lực cho SV trong
các trường đại học tại Thành phố Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:
“Nghiên cứu mô hình CLB Cầu lông trong một số trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình CLB Cầu lông phù hợp với nhu cầu tập luyện của
SV và điều kiện của một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4
Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoàn
thành mục tiêu đào tạo của các trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện thể thao trong
các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Quá trình giải quyết nhiệm vụ 1 được tiến hành theo các bước:
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện thể dục thể
thao trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông trong các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực trạng kết quả tập luyện thể dục thể thao trong các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả mô hình CLB
Cầu lông đã lựa chọn trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội
Quá trình nghiên cứu nhiệm vụ 2 được tiến hành theo các bước:
Cơ sở khoa học xây dựng mô hình câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Xây dựng mô hình câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình câu lạc bộ Cầu lông
cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2
Giả thuyết khoa học
Qua tìm hiểu thực trạng phong trào tập luyện Cầu lông của các trường
đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể thấy đa số còn yếu về số lượng
và chất lượng do nội dung, tổ chức hoạt động, cũng như trình độ huấn luyện
5
viên và hướng dẫn viên chưa được xây dựng thành một mô hình đặc trưng và
chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học cần thiết. Nếu xây dựng được mô hình
phùhợp, có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả phát triển phong trào tập luyện Cầu
lông trong trường học, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực cho SV và góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Ý nghĩa khoa học của luận án
Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn
đề liên quan tới hoạt động TDTT NK cũng như về CLB TDTT, các kiến thức
chuyên môn về mô hình tập luyện CLB TDTT ngoại khóa nói riêng và mô
hình hoạt động CLB Cầu lông ngoại khóa nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Đánh giá được thực trạng phong trào tập luyện TDTT nói chung và tập
luyện ngoại khóa môn Cầu lông nói riêng tại một số trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt
động CLB Cầu lông cho các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội,
bước đầu ứng dụng mô hình lựa chọn trong thực tế đã cho thấy hiệu quả thiết
thực trong cả phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông và
trong việc nâng cao thể lực cho SV.
6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể
thao trong trường học
Thể dục thể thao trường học bao gồm hoạt động GDTC bắt buộc và hoạt động
TDTT tự nguyện của HS, SV trong trường học các cấp thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân, là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta. Vấn
đề này đã được làm rõ trong các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về
lĩnh vực GDTC và TDTT trường học.
Đặc biệt trong Hội nghị Trung ương lần 8 khoá III đã ra nghị quyết,
nhấn mạnh phải đẩy mạnh hoạt động y tế và TDTT. Trong nghị quyết có
đoạn: “Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào
chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học”
[60].
Năm 1970, Trung ương Đảng tiếp tục ra Chỉ thị 180 CT/TW về tăng
cường công tác TDTT trong tình hình mới nhấn mạnh: “Cần tăng cường xây
dựng và bồi dưỡng hướng dẫn viên, cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên
thể thao... và có chủ chương biện pháp cải tiến công tác của các trường TDTT
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ mới.”
[60].
Năm 1975, khi đất nước được thống nhất, Đảng ta đã kịp thời ra Chỉ thị
221 CT/TW (6/1975) về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng.
Chỉ thị này nêu rõ: “Nội dung giáo dục phổ thông phải toàn diện, bao gồm
giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hoá khoa học, giáo dục
kỹ thuật, giáo dục lao động và giáo dục thể chất.” [60].
Trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013
tại Điều 37 đã quy định: "Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo
điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo
đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động
sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc". [42]
7
Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng đã
xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn trong công tác TDTT của
thời kỳ đổi mới. Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân luôn
được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể
chất cường tráng, tinh thần phấn khởi. Vận động TDTT là một biện pháp hiệu
quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà.
Đó chính là những quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT ở
Việt Nam. [1], [2].
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960 đến Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, năm 2011, trong các văn kiện và nghi ̣ quyết Đại hội,
Trung ương đều nêu quan điểm chỉ đạo công tác TDTT trong cả nhiệm kỳ.
Đồng thời trong một số nhiệm kỳ, Ban chấp hành Trung ương đảng đã ban
hành chỉ thi ̣, nghi ̣ quyết chuyên đề về công tác TDTT.
Hoạt động TDTT lần đầu tiên được luật hóa thông qua là Pháp lệnh
TDTT được ban hành năm 2000 [40]. Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm
2006 Luật TDTT được Quốc hội thông qua, ghi dấu ấn mới cho sự phát triển
TDTT của nước nhà. Luật TDTT đã dành riêng một mục gồm 6 điều để quy
định về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, đây là cơ sở
pháp lý để tăng cường trách nhiệm đối với công tác TDTT nói chung, công
tác TDTT trong trường học nói riêng [61].
Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho học sinh SV chính là mục tiêu
quan trọng, nhằm tạo ra những con người đầy đủ chí và lực, đáp ứng được
những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Từ nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chăm lo
GDTC trong nhà trường và đạt được những thành quả nhất định. Năm 1996,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy hoạch phát triển TDTT Ngành
Giáo dục và Đào tạo 1996-2001 và định hướng tới năm 2025 (tháng 12/1996).
Hai ngành đã phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh nâng
cao chất lượng GDTC trong trường học. Công tác GDTC trong các trường
Đại học có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội
8
ngũ tri thức mới, để thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh”. Giai đoạn học tập trong các trường Đại học của SV, là một
giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuyển biến từ những bậc học mầm non
đến hết phổ thông. Sau khi tốt nghiệp ra trường, lớp SV trở thành những
người cán bộ khoa học, có đầy đủ sức khoẻ, trí thức, có phẩm chất đạo đức và
có thể hoạt động một cách độc lập sáng tạo trong chuyên ngành của mình.
Trong toàn hệ thống giáo dục thì GDTC có vai trò rất to lớn, thông qua các
hoạt động TDTT, SV đại học phát triển một cách hài hoà, cân đối, tăng cường
sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc, nhanh chóng thích nghi với điều kiện
học tập, sinh hoạt mới. [60]
Năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quyết định
203/QĐ-GDTC ngày 23/01/1998 quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khoá cho học sinh, SV. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng giúp phát triển hoạt
động TDTT ngoại khóa cho học sinh, SV trong trường học các cấp. [60]
Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Thủ tướng Chính
phủ “Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường”: “GDTC
trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình
giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, HS,
SV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập
thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. [54]
Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng
một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học. Đề cập
đến những yếu kém, tồn tại của công tác GDTC, chiến lược đã nêu: “Công tác
GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS, SV
chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho
HS, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt
Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực Chương trình chính
khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý,
không hấp dẫn HS tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa” [52]. Trong
đó đã nêu ra các chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số trường phổ thông thực
9
hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa, 45% số trường phổ thông có CLB
TDTT, có CSVC đủ phục vụ cho hoạt động TDTT, có đủ GV và hướng dẫn
viên TDTT, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa, 75% số HS được
đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể [52].
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về
TDTT đến năm 2020: “Mục tiêu của Nghị Quyết này là nhằm tiếp tục hoàn
thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
thể dục, thể thao; tăng cường CSVC, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công
nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT; đến
năm 2020” [3]; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
số 08NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh
mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ) đã khẳng định: “Đổi mới chương
trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo
dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV. Mở rộng và
nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng: Nâng cao chất lượng
phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận
động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao;
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể
thao” [53].
Song song với việc phát triển TDTT với ngân sách Nhà nước, ngay từ
năm 1994, Chỉ thị 36-CT/TW ban hành ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khoá VII về “công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới” đã
nêu rõ: “Phát triển thể dục thể thao là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội,
trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt. Xã hội hóa tổ chức hoạt động thể
dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước”... để sự nghiệp TDTT
Việt Nam ngày càng phát triển, trên cơ sở những thành tích đã đạt được, cần
10
có những giải pháp thiết thực, cụ thể... Năm 1999, Thủ tướng chính phủ đã
ban hành nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể thao; Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; tới năm 2006, Chính phủ ban hành
Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; năm
2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa với các hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Năm 2012, Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 về Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37-TB/TW ngày
26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp
công”;. Đặc biệt, trong luật TDTT sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua,
các nội dung sửa đổi tập việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm khuyến
khích, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động TDTT như Nhà nước khuyến khích tổ
chức, cá nhân, thành lập các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, đào tạo vận
động viên, huấn luyện viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp; khắc
phục những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động
TDTT
Xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục - thể
thao: là chủ trương của Đảng và Nhà nước về vận động và tổ chức sự tham
gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao; xây dựng cộng đồng
trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi
trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục -
đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao; phát triển rộng rãi các
hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành trong khuôn
khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mở rộng các cơ hội cho
11
các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động
trên; mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực
và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn
hoá, thể dục - thể thao phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn.
Tóm lại, các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã thể hiện tư
tưởng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trò của TDTT trong xã hội, trong đó
có TDTT trong trường học các cấp. GDTC là một môn học thuộc chương
trình giáo dục quốc dân, là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, chủ
nhân tương lai của đất nước nhằm đào tạo cho đất nước một thế hệ phát triển
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy,
đổi mới công tác GDTC và TDTT trong trường học các cấp và tăng cường
công tác xã hội hóa trong hoạt động TDTT cũng là vấn đề cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay.
1.2. Tác dụng của tập luyện Cầu lông
1.2.1. Lịch sử phát triển môn Cầu lông ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1.1. Lịch sử phát triển môn Cầu lông trên thế giới
Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng
Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.
Theo các tài liệu của Trung Quốc thì môn Cầu lông được bắt nguồn từ
trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona
và có tiền thân giống ...ọc xong
26
chưa tập trung cao độ. Mức tập trung chú ý cao thể hiện ở học sinh tập trung
chú ý lắng nghe giảng giải, phân tích, thị phạm và chú ý đúng sai của bản thân
cũng như bạn bè trong thực hiện các bài tập kỹ thuật, cũng như thể lực.
Các hành vi chỉ mức độ tham gia vào hoạt động trong học tập cũng
gồm có 4 mức: Mức thờ ơ trong việc tham gia các hoạt động học tập, mức
học tập thụ động, chỉ đâu làm đấy. Mức tham gia đầy đủ các nội dung học tập
và mức học tập một cách chủ động và tích cực.
Khi phân loại tính tích cực học tập của người học cần căn cứ vào các
tiêu chí để xác định mức độ tích cực của mỗi loại biểu hiện ở người học trong
giờ học để có đánh giá tổng hợp để phân loại rất tích cực, tích cực, bình
thường và không tích cực để từ đó có đối sách nâng cao tính tích cực học tập
cho người học [61].
1.4.1.3. Nhu cầu tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong
muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh
lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Thể dục thể thao ngoại khóa, còn gọi là Thể dục ngoại khóa là hoạt
động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá
phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho
người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao
[8].
Nhu cầu tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV nằm trong nhóm
nhu cầu vận động và là một trong những nhu cầu tự nhiên như ăn, uống, thở
của con người.
1.4.1.4. Động cơ tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên
Động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người.
Động cơ định hướng và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất
định nhằm thỏa mãn những nhu cầu và tình cảm của con người.
Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan
tâm. Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con
27
người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình
nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ thường được dùng như một khái
niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người. Các nhà tâm lí học nghiên
cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt
động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để
đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc
con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được
mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. Trong quá trình học tập nói
chung, học tập môn học GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa nói riêng,
động cơ có vai trò vô cùng quan trọng và được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu [61].
1.4.2. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động Thể dục thể
thao ngoại khóa trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.4.2.1. Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự ủng hộ
của Ban giám hiệu Nhà trường và các bộ phận chức năng
Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự ủng hộ của
Ban giám hiệu Nhà trường và các bộ phận chức năng có ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học các cấp nói chung và trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Lãnh đạo nào, phong
trào đấy. Nếu lãnh đạo quan tâm, phong trào sẽ phát triển mạnh mẽ, ngược
lại, nếu lãnh đạo không quan tâm, sự phát triển phong trào sẽ gặp nhiều khó
khăn.
Trong những năm gần đây, sự phát triển TDTT quần chúng nói riêng và
TDTT trong trường học các cấp nói chung đều được Đảng, Nhà nước và các
trường ủng hộ. Cụ thể được trình bày trong phần 1.1 của luận án.
Như vậy, có thể thấy việc phát triển TDTT ngoại khóa cho học sinh
trong trường học các cấp đã được Đảng, Nhà nước và các trường quan tâm
chỉ đạo.
1.4.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động Thể dục thể thao ngoại
khóa
28
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa có ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động ngoại khóa của học sinh, SV nói chung và
của SV các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Nhận
thức rõ điều này, ngày 30/9/2013, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Quy
hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”. Theo Quy hoạch, đến năm 2020 hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật thể dục, thể thao (TDTT) quốc gia cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện
TDTT của nhân dân, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nâng cao thành
tích thi đấu thể thao và đủ khả năng đăng cai tổ chức thành công các giải thi
đấu thể thao thành tích cao của khu vực, châu lục và một số giải thi đấu thể
thao thành tích cao của thế giới. Đến năm 2020, đất dành cho hoạt động
TDTT trên cả nước duy trì ổn định từ 3,5m2 đến 4m2/người dân; hoàn thành
cơ bản xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thể thao hiện đại, các trung
tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các cơ sở đào đạo TDTT. Tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba công trình TT cơ bản cấp tỉnh
(sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi), hoàn thành xây dựng một số công trình
thể thao phù hợp với các môn thể thao là thế mạnh của địa phương đây là
những điều kiện quan trọng để phát triển phong trào TDTT quần chúng của
nhân dân, trong đó có TDTT ngoại khóa của học sinh, SV trong trường học
các cấp. [52]
1.4.2.3. Kinh phí cho hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa
Kinh phí là điều kiện rất quan trọng để có thể tổ chức các hoạt động
TDTT ngoại khóa, nhưng không phải là yếu tố quyết định tuyệt đối đến sự
thành bại của hoạt động này.
Kinh phí dành cho hoạt động TDTT ngoại khóa hàng năm của các trường
học các cấp, trong đó có các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rất cụ thể: “Hằng năm, nhà trường dành
khoản kinh phí từ nguồn ngân sách được cấp, học phí và các nguồn thu hợp
pháp khác để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác tổ chức các
hoạt động học tập, tập luyện và thi đấu thể thao cho học sinh, SV”. Kinh phí
chi cho việc thực hiện các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao được thực
29
hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ
Tài chính, Thông tư liên tịch số 106/2006/TTLT-BTC-UBTDTT ngày
17/11/2006 của Bộ Tài chính và Ủy ban TDTT, Quyết định số 234/2006/QĐ-
TTg ngày 18/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác hiện
hành. Ngoài ra, kinh phí cho các hoạt động nói trên được trích từ các nguồn
sau: “Ngân sách nhà nước theo quy định; Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Các nguồn
thu hợp pháp khác của nhà trường; Các nguồn thu do tự nguyện đóng góp của
thành viên hội thể thao, CLB thể thao và người tham gia” [60]
Các nguồn huy động kinh phí cho hoạt động TDTT ngoại khóa của SV
trước hết là từ Nhà trường, ngoài ra, có thể thu hút kinh phí từ các nguồn như:
Phí tham gia các CLB thể thao của SV, phí sân bãi, bồi dưỡng cán bộ hướng
dẫn hay thu hút tài trợ từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ thông qua các
giải thi đấu thể thao tổ chức hàng năm
1.4.2.4. Nhân sự cho hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa
Đội ngũ cán bộ, giảng viên, hướng dẫn viên GDTC đóng vai trò hạt
nhân trong việc giảng dạy GDTC nội khóa cũng như công tác phong trào
TDTT ngoại khóa.
Theo đà phát triển chung của các trường (các giảng viên trình độ dưới đại
học và thậm chí có bằng đại học tại chức, chuyên tu cũng không đủ tiêu chuẩn
giảng dạy ở đại học kể cả các hệ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp). Chính vì
vậy, đã có rất nhiều giảng viên GDTC thuộc các trường đại học được nhà trường
khuyến khích hoặc tự giác học nâng cao chuyên môn sau đại học nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội. Hơn nữa, với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghề cùng sự
mở rộng đa dạng nội dung tự chọn giảng dạy ở GDTC nội khóa, các giảng viên
GDTC, ngoài chuyên sâu chính sở trường của mình, vẫn có thể hướng dẫn,
giảng dạy tốt những môn thể thao khác.
Khi nghiên cứu về nhân sự cho hoạt động TDTT ngoại khóa cần phải
phân tích cả yếu tố người học và yếu tố người thầy. Cụ thể:
Về yếu tố người học
30
Với lý luận và phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm thì học
sinh là 1 yếu tố quyết định đến kết quả học tập của người trò và kết quả dạy
học của người thầy. Xong trong yếu tố của người học ngoài các yếu tố di
truyền và môi trường xã hội, môi trường giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả học tập của người học, yếu tố về xác định động cơ mục đích học tập và
lựa chọn phương pháp học tập thích hợp cũng là yếu tố ảnh hưởng to lớn đến
kết quả học tập của học sinh. Ngày nay phần lớn các nước tiên tiến đều đổi
mới phương pháp dạy học để tích cực hoá quá trình học tập của học sinh.
Trong tập luyện TDTT ngoại khóa, yếu tố người học ngày càng trở
nên quan trọng bởi đây là hoạt động tập luyện tự nguyện, hiệu quả tập luyện
phụ thuộc phần lớn vào yếu tố tự giác, tích cực của người học.
Yếu tố người thầy
Các chuyên gia sư phạm trong và ngoài nước đều cho rằng: Mặc dù
trong dạy học không lấy người thầy làm nhân vật trung tâm như giáo dục cổ
điển xong vẫn xác định vai trò dẫn dắt quan trọng của người tầy. Giáo dục
hiện đại yêu cầu người thầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức chuẩn mực
thì còn cần có trình độ tri thức lý luận và thực hành cao, năng lực sư phạm tốt,
có thể cuốn hút và khai thác được các tiềm năng học tập và làm việc theo
nhóm, biết tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
Trong GDTC ngoại khóa, người thầy có vai trò hướng dẫn, định hướng
người học.
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý sinh viên đại học
1.5.1. Khái niệm về giai đoạn tuổi sinh viên
Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có
nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri
thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ "Student" trong tiếng
Anh, "Etudiant" trong tiếng Pháp và "Ctygenm" trong tiếng Nga. "SV" là để
chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo
học ở bậc phổ thông. Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "SV" được diễn nghĩa ra là
người bước vào cuộc sống, cuộc đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm
"SV" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học [19].
31
Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm "sinh viên" là những người đang học
tập tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu xã hội.
Về tuổi sinh học, đa số SV thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi
một số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên. Vì vậy, sự phát triển
và trưởng thành về giải phẫu và sinh lí của tuổi thanh niên là đặc trưng cho
lứa tuổi SV.
1.5.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên
Thời kì này sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự nâng cao năng
lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng, có năng lực
giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, có tiến
bộ rõ rệt trong các lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức. Ở lứa tuổi này
trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ đã phát triển thành khả năng hình thành ý
tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập. Một đặc
trưng quan trọng trong phát triển trí tuệ của thời kì chuyển tiếp là “tính nhạy
bén cao độ”. SV có khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng
cảm tính nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có trước đây. Chính sự
phát triển nêu trên kết hợp với óc quan sát tích cực, nghiêm túc sẽ tạo cho SV
biết cách lĩnh hội một cách tối ưu và đó chính là cơ sở của toàn bộ quá trình
học tập ở đại học và cả sau khi tốt nghiệp. [44]
Sự phát triển tình cảm của SV được đặc trưng bằng “thời kỳ bão táp và
căng thẳng”. Đây là một thời kỳ đầy xúc cảm đối với mỗi cá nhân. Có nhiều
tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống SV, đòi hỏi phải phán đoán và quyết
định trong khi họ còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội. Vì vậy, dễ nảy
sinh những tình cảm không thích hợp khi phải ứng xử trước những tình huống
đó. Do quá nhạy cảm, SV thường bị lúng túng khi phải giải quyết các tình
huống mới, nhất là khi bị phê bình, nhận xét nặng lời, thiếu tôn trọng....Khi bị
lâm vào hoàn cảnh đó SV dễ xuất hiện phản ứng như: thiếu tự tin, “khùng”, từ
chối công việc hoặc làm một cách miễn cưỡng... [60], [61]
Đặc điểm tâm lí quan trọng của thời kỳ chuyển tiếp ở lứa tuổi SV là sự
phát triển tự ý thức. Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống
32
cá nhân, có chức năng điều chỉnh nhận thức và thái độ đối với bản thân. Tự ý
thức là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá về hành
động, kết quả của hành động của chính bản thân về mặt tư tưởng, tình cảm,
phong cách, đạo đức, hứng thú....Tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và
hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Tự ý thức
của SV được hình thành trong quá trình xã hội hóa và liên quan chặt chẽ với
tính tích cực nhận thức của SV. [67].
1.5.2.1. Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới
Hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của SV có
những nét đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với các lứa tuổi trước đó.
Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường đại học,
cao đẳng, SV phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội
cũng như các sinh hoạt trong đời sống tập thể SV. Quá trình thích nghi
này tập trung chủ yếu ở các mặt: Nội dung học tập mang tính chuyên
ngành; Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học; Môi
trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế; Nội dung
và cách thức giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội
phong phú, đa dạng... [67].
1.5.2.2. Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên
Bản chất hoạt động nhận thức của những người SV trong các
trường đại học, cao đẳng là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những
chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối
tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các khoa học đó, với mục đích
trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định. Hoạt động nhận
thức của họ một mặt phải kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu
đã có, mặt khác lại phải tiệm cận với những thành tựu của khoa học đương
đại và có tính cập nhật, thời sự. Vì vậy, nét đặc trưng cho hoạt động học tập
của SV là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư
duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. [44],
[62]
1.5.2.3. Sự phát triển của động cơ học tập ở sinh viên
33
Theo các nhà tâm lý học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai
trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực
thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi
động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu.
Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ
phấn đấu. Động cơ hoạt động của SV rất phong phú và thường bộc lộ rõ tính
hệ thống. Trong đó việc học tập và hoạt động chung của SV thường bị tác
động bởi nhiều động cơ. Qua nghiên cứu của A.N.Ghebơxơ, việc hình thành
động cơ học tập của SV phụ thuộc vào các yếu tố: Ý thức mục tiêu và mục
đích của việc học; Mức độ am hiểu lý luận vả thực tiễn các tri thức được lĩnh
hội; Tính mới mẽ, hấp dẫn của thông tin khoa học; Tính nghề nghiệp được
thể hiện rõ trong tài liệu được trình bày; Năng lực sư phạm khi truyền đạt
thông tin của giảng viên. Trong đó, vai trò của giảng viên chi phối khá mạnh
động cơ học tập của SV. [61], [62]
1.5.2.4. Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên
Sinh viên có đời sống xúc cảm - tình cảm đóng một vai trò quan trọng
trong đời sống con người nói chung và thể thao nói riêng. Sau khi phát sinh
trong mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường trong quá trình
học tập, lao động, tập luyện thi đấu, cảm xúc trở thành yếu tố tác động đến
tính chất và hiệu quả của những hoạt động đó. Một khi rơi vào tình trạng “đói
tình cảm” thì toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình
thường được.
Bên cạnh tình bạn thì tình yêu và các mối quan hệ khác giới cũng xuất
hiện. Do vị thế xã hội, trình độ học vấn và tuổi đời quy định nên lứa SV bước
vào lĩnh vực với một tư thế hoàn toàn khác so với tuổi trước đó. Nhìn chung
tình yêu nam nữ ở tuổi SV rất đẹp, lãng mạn, thi vị, thuần khiết và chưa rõ
ràng, chưa dứt khoát ranh giới giữa tình bạn và tình yêu. Các nhà tâm lý học
gọi tình cảm này là tình yêu đương bạn bè. Nếu xác định thì tình yêu cũng là
nguồn động viên SV trong học tập. Tuy nhiên tình yêu tuổi SV gặp nhiều
mâu thuẫn nội tại và để giải quyết những vấn đề này sẽ đối mặt với nhiều khó
khăn và đã có lúc đi vào bế tắc. Vì vậy, đa số SV chọn cách tập trung cho học
34
tập, học nghề trong thời gian học đại học, qua đó giúp họ gặt hái thành quả
chuyên ngành và vững vàng, chính chắn hơn trong cuộc sống. [44]
1.5.3. Đặc điểm sinh lý của sinh viên
Ở lứa tuổi 18 đến 22, hình thể đã đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và
sự phối hợp các chức năng. Đầu thời kỳ này, con người đạt được 9/10 chiều
cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể trưởng thành. Riêng não bộ đã đạt được
trọng lượng tối đa (trung bình là 1400 gram) và số tế bào thần kinh đã phát
triển đầy đủ tới trên một trăm tỷ nơron. Quan trọng hơn, chính ở lứa tuổi này,
hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức trưởng thành. Khoa học đã chứng
minh rằng: ở nơron của lứa tuổi SV hoàn hảo hơn, cách ly tốt hơn, đốt nhánh
nhiều; nhiều tế bào thần kinh não đến tuổi SV có thể nhận tin từ 1200 nơron
trước và gửi đi 1200 nơron sau. Điều này đảm bảo một sự liên lạc vô cùng
rộng, chi tiết, tinh tế giữa vô số kênh vào và vô số kênh ra, làm cho trí tuệ của
SV vượt xa trí tuệ của học sinh phổ thông. Ước tính có tới 2/3 số kiến thức
học được trong một đời người do được tích luỹ trong thời gian này. [27]
Ở lứa tuổi 18 – 22 về cơ bản các hệ thống cơ quan quan trọng và thể
chất của con người đã hoàn thiện. Lứa tuổi này xương và khớp bắt đầu ổn
định, từ 20 – 25 tuổi xương có thể cốt hoá hoàn toàn và không thể phát triển
thêm nữa. Mặt khác, cơ thể lại phát triển mạnh theo bề ngang và tăng trọng
lượng cơ thể. Nếu được tập luyện TDTT thường xuyên thì mức độ linh hoạt
của các khớp xương có thể thay đổi. Song khả năng giải phẫu sinh lý của
khớp phải là yếu tố quyết định khi lựa chọn động tác trong tập luyện TDTT.
Ở lứa tuổi từ 18 – 22 cơ bắp đã phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện
phát triển sức mạnh và sức bền. Cơ thể con người có năng lực hoạt động cao.
Tập luyện TDTT có hệ thống, khoa học sẽ làm tăng lực co cơ chính là nhờ
tăng số lượng tiết diện ngang cũng như tăng độ đàn hồi của cơ. [28]
Các khả năng sinh học của cơ thể trưởng thành cho phép tập luyện tất cả
các môn thể thao và ở lứa tuổi này có thể đạt được những thành tích xuất sắc
trong các môn thể thao mang tính nghệ thuật (thể dục dụng cụ, thể dục nghệ
thuật), cũng như trong bơi lội và các môn thể thao tốc độ. Những môn thể thao
sức mạnh, sức bền thì thành tích cao nhất lại đạt vào lứa tuổi 25 – 30.
35
1.5.3.1. Hệ thần kinh
Ở lứa tuổi 18-22 hệ thần kinh đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào. Trọng
lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ-ron thần kinh lên mức cao nhất (14-
16 tỉ), với chất lượng hoàn hảo nhờ quá trình myelin hóa cao độ. Hưng phấn
chiếm ưu thế, khả năng phân tích tổng hợp, tiếp nhận thông tin cao và sâu
sắc, dễ thành lập phản xạ và cũng khó phai mờ, hệ thần kinh thực vật hoạt
động mạnh, tình cảm, tâm lý, cảm xúc thể hiện rõ nét trước và trong thi đấu
TDTT. [43]
1.5.3.2. Hệ vận động
Hầu hết ở lứa tuổi 18 – 22, lứa tuổi thanh niên, đây là những năm tháng
phát triển rực rỡ của sức mạnh tinh thần lẫn thể chất. Ở lứa tuổi này cấu trúc
xương và khớp bắt đầu ổn định, xương giảm tốc độ phát triển sau lứa tuổi 20 –
25. Sự phát triển về mặt giải phẫu của chiều cao chậm so với lứa tuổi thiếu
niên. Sự tăng kích thước của cơ thể diễn ra vào những năm đầu của tuổi
thanh thiếu niên sau đó chậm dần và tăng nhanh lần nữa ở tuổi thanh niên,
sau đó chậm lại và đến tuổi 20-23 thì các em gái chậm hơn các em trai. Sự
tăng kích thước cơ thể về chiều rộng hơn chiều dài. Độ cứng của những xương
chủ yếu đã hình thành, trừ những xương ống to. Bộ xương trở nên vững chắc
hơn, ít bị cong vẹo. Lượng cơ lứa tuổi 18 – 22 đạt tới chất lượng mới, sức
mạnh cơ tăng lên. [27], [28], [43]
1.5.3.3. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của SV ở lứa tuổi 18 - 22 đang phát triển và hoàn thiện.
Hệ thống tim mạch trong giai đoạn hoàn thiện về cấu trúc và chức
năng. Dưới ảnh hưởng của quá trình phát triển sinh học tự nhiên và sự tác
động của tập luyện đã tạo nên những biến đổi thích ứng. Tần số giảm trong
yên tĩnh, buồng tim giãn rộng, thành tim dầy lên và lực co bóp tim tăng là cơ
sở tăng lưu lượng phút, lưu lượng tâm thu, huyết áp tối đa trong vận động.
[27], [28], [43]
1.5.3.4. Hệ hô hấp
Theo số liệu y học, độ tuổi SV đã phát triển hoàn thiện. Phổi phải nặng
khoảng 700 gram, phổi trái nặng khoảng 600 gram. Phổi có từ 350-700 triệu
36
phế - nang, đủ che rợp một diện tích 200m2. Theo ước tính, mỗi nhịp thở
phổi lại nạp một dung tích là 0.5 lít không khí, cứ một ngày một đêm có
khoảng 10.000 lít không khí lưu thông qua buồng phổi (nghĩa là 746 triệu lít
khí cho cả đời người).
Tuổi trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ hô
hấp, tỷ lệ thở ra hít vào, thay đổi độ sâu, chu kỳ hô hấp. Ở lứa tuổi từ 18-22
hệ hô hấp của các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, các cơ hô hấp đã phát
triển mạnh, sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương đối với việc thở được bền
vững và nhịp nhàng. [27], [28], [43]
1.5.3.5. Hệ bài tiết: Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết. Ở
người trưởng thành, trọng lượng thận dao động trong khoảng 120-200 gram,
với chiều dài từ 4-10 cm, chiều rộng từ 5-6 cm và bề dày từ 3-5 cm.
1.5.3.6. Hệ tiêu hóa: Trong cơ thể, gan, dạ dày và ruột là những cơ
quan chủ yếu của hệ thống tiêu hóa. Năng lực tiêu hoá của các bộ phận này
tốt sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với sức khoẻ con người, SV thường xuyên
tham gia các hoạt động xã hội, tập luyện TDTT ngoại khóa, sẽ nâng cao được
công năng tiêu hoá của gan, dạ dày và ruột, đồng thời còn có tác dụng trị liệu
và phòng ngừa một số bệnh về hệ thống tiêu hóa và các hệ cơ quan khác
trong cơ thể. [27], [28], [43]
1.5.3.7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là bản chất của sự sống. Trong
hoạt động, mức tiêu hao năng lượng cho quá trình vận động rất lớn, phụ thuộc
vào cường độ, thời gian, khối lượng vận động và yếu tố môi trường.
Khả năng năng lượng sinh học của cơ thể là một yếu tố sinh hóa quan
trọng xác định năng lực vận động tối đa của con người. Tùy thuộc vào khả
năng cung cấp năng lượng mà cơ thể có thể thu nhận năng lượng từ hai quá
trình chuyển hóa yếm khí và ưa khí. Mỗi loại hình hoạt động thể lực khác
nhau tùy thuộc đặc điểm kỹ thuật và tố chất chuyên môn riêng biệt của nó, đòi
hỏi một quá trình trao đổi chất chuyển hóa năng lượng đặc trưng. Như vậy,
tập luyện nâng cao thành tích thể thao cũng chính là quá trình tập luyện nâng
cao năng lực thích nghi của một hệ thống trao đổi chất nào đó với cường độ
37
và khối lượng vận động của môn thể thao tương ứng, là cơ sở của sự nâng cao
năng lực vận động và thành tích của môn thể thao đó.
Quá trình phát triển các chỉ số năng lượng sinh học theo lứa tuổi có sự
khác biệt phụ thuộc vào giới tính, ở nam giới cường độ yếm khí tăng nhanh
đến tuổi 20, cao nhất tuổi 30 và sau đó giảm dần. Chỉ số cường độ của quá
trình ưa khí – VO 2 max, ở nam cực đại tuổi 25, ổn định cho đến 40 tuổi, sau
đó giảm dần. Lượng Acid lactic máu cao nhất của nam và nữ đạt được ở tuổi
22, sau đó giảm nhanh ngay sau 30 tuổi. [27], [28], [43]
1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.6.1.1. Các công trình nghiên cứu về Cầu lông
Cầu lông là môn thể thao được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu
về môn Cầu lông trên thế giới đã được tiến hành và thu được nhiều kết quả tốt
thiết thực. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau:
Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu phát triển thành tích môn Cầu lông:
Năm 1997, tác giả Bành Mỹ Lệ, Hậu Chính Khánh (Lê Đức Chương
dịch năm 2000) đã nghiên cứu về môn Cầu lông và đưa ra các nội dung kiểm
tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Cầu lông [33]. Nghiên cứu của các
tác giả Bành Mỹ Lệ và Hậu Chính Khánh không chỉ đưa ra các nội dung kiểm
tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Cầu lông mà còn đưa ra được tỷ lệ
điểm của từng chỉ tiêu trên tổng điểm kiểm tra, hay nói cách khác là tầm quan
trọng của mỗi chỉ tiêu trong đánh giá. Đây là bước quan trọng giúp đánh giá
chính xác trình độ tập luyện của VĐV.
Theo Bo.Omosegoard (2005), (tài liêu huấn luyện Cầu lông của Liên
đoàn Cầu lông Thành phố Hồ Chí Minh), khi huấn luyện thể lực chuyên môn
cho VĐV trẻ đã sử dụng 08 chỉ tiêu đánh giá [34]. Trong kết quả nghiên cứu
của mình, Bo.Omosegoard đã quan tâm tới nhiều tố chất thể lực trong quá
trình đánh giá trình độ thể lực của VĐV, đã đánh giá cả thể lực chung và thể
lực chuyên môn, sử dụng các phương tiện đa dạng trong các test đánh giá
Tuy nhiên, Bo.Omosegoard lại chưa đưa ra được tỷ trọng ảnh hưởng của từng
38
tố chất thể lực trong công tác kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực của VĐV
cũng như tầm quan trọng của thể lực chung hay chuyên môn trong từng giai
đoạn tập luyện.
Tương tự như Bo.Omosegoard, tác giả D.P Gunalan, nguyên Tổng thư
ký Liên đoàn Cầu lông Châu Á, khi đánh giá thể lực chuyên môn cho các
VĐV Cầu lông đã sử dụng 06 chỉ tiêu đánh giá [22]. D.P Gunalan đã quan
tâm rất nhiều tới sức nhanh và tính linh hoạt của chân trong di chuyển môn
Cầu lông. Tuy nhiên, cũng như Bo.Omosegoard, ông cũng chưa làm rõ được
tỷ trọng ảnh hưởng của sức nhanh và linh hoạt của chân với thành tích thi đấu
của VĐV hay với trình độ thể lực của VĐV.
Cũng nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của VĐV, Kikkilsen và Boo
Mose đã sử dụng 08 chỉ tiêu để đánh giá trình độ thể lực của VĐV Cầu lông
12 – 13 tuổi. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã quan tâm
nhiều hơn tới các test đánh giá thể lực chung. Điều này hoàn toàn phù hợp với
thực tế và với quy luật huấn luyện, vì lứa tuổi 12-13, VĐV Cầu lông trẻ mới
chỉ ở giai đoạn huấn luyện sơ bộ, chưa bước vào chuyên môn hóa nên việc
phát triển thể lực chung của VĐV là vấn đề quan trọng, làm tiền đề cho phát
triển thể lực chuyên môn cũng như thành tích thể thao cao sau này.
Tiếp cận từ góc độ sinh lý học, có nhiều tác giả đã quan tâm tới môn
Cầu lông. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau: tác giả D Cabello
Manrique and J J González – Badillo (2003) [68], sự đáp ứng mạch đập trong
thi đấu đơn Cầu lông của tác giả Young Chul Kim, Han Kook Sung, Hai Mo
Gu (2002) [70], đặc điểm thi đấu môn Cầu lông của tác giả Faude O, Meyer
T, Rosenberger F, Fries M, Huber G, Kindermann W (2007) [71], luận án còn
thu thập được một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Theo tác giả
Asok Kumar (2008) [69], (mạch đập và nồng độ lactate khi thực hiện đập
cầu). Các nghiên cứu về yêu cầu sinh lý trong thi đấu Cầu lông, dựa trên
mạch đập từ trước đến nay trên thế giới có (Coad et al, 1979, Mikkelsen,
1979, Abe et al, 1989; Kim et al, 2002), dựa trên mạch đập và lactate máu có
(Mikkelsen, 1979; Abe et al. 1990; Ghosh et al, 1990) và đáp ứng chuyển hóa
trong thi đấu có (Coad et al, 1979; Mikkelsen, 1979, Faccini and Dal Monte,
39
1996; Cabello et al, 2003). Nghiên cứu về sinh cơ học và phân tích chuyển
động có (Gowitzke, 1978; Gowitzke & Waddell, 1977 a, 1977 b, 1978, 1979;
Hong, 1993; Jack et al, 1978; Jack & Adrian, 1979). Đặc điểm thi đấu dựa
trên yêu cầu về năng lượng, nhịp độ trận đấu có (Cabello & Gonzalez -
Badillo, 2003; Cabello et al, 2003) [68].
Về đặc điểm sinh lý của VĐV đỉnh cao và cận đỉnh cao môn Cầu lông,
tác giả Ooi CH, Tan A, Ahmad A, Kwong KW, Sompong R, Ghazali KA,
Liew SL, Chai WJ, Thompson MW, (2009) [72].; Về đặc điểm sinh lý
VĐV đỉnh cao trẻ, nhóm tác giả Kerry Ann và Lieshout (2002) [73]
Các tác giả trên đã nghiên cứu rất sâu về đặc điểm sinh lý của VĐV
trong tập luyện môn Cầu lông. Tuy nhiên, để áp dụng những tiêu chí trên
trong thực tế còn gặp nhiều vấn đề bất cập như: Sự không đồng nhất về trình
độ tập luyện của VĐV giữa các quốc gia; các phương tiện đánh giá và cách
thức đánh giá không đồng nhất Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
của các tác giả trên đã tạo nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho thực tiễn
huấn luyện cũng như nghiên cứu về môn Cầu lông tại nước ta hiện nay.
1.6.1.2. Các công trình nghiên cứu về Thể dục thể thao ngoại khóa
Nghiên cứu về TDTT ngoại khóa trong trường học các cấp cũng là vấn
đề được nhiều nhà khoa học thuộc các quốc gia trên thế giới quan tâm và tiếp
cận dưới nhiều góc độ. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau:
Năm 1998, tác giả Thẩm Hải Cầm (Trung Quốc) đã tiến hành nghiên
cứu về quá trình sinh trưởng và phát dục của học sinh thiếu niên, nhi đồng
Trung Quốc, nghiên cứu về quy luật phát dục của Thiếu niên, Nhi đồng; tình
hình sinh trưởng của Thiếu niên Nhi đồng qua gốc tích của các em thuộc các
loại phát dục khác nhau; thành phần cơ thể của Thiếu niên Nhi đồng và tiêu
chuẩn đánh giá sự phát dục của Thiếu niên Nhi đồng Trung Quốc [74]. Đây là
công trình nghiên cứu khoa học rất có ý nghĩa trong việc theo dõi sự phát
triển của thiếu niên, nhi đồng, làm cơ sở tác động các giải pháp về dinh
dưỡng, y học, tập luyện TDT...Những ý kiến còn thiếu sót, xin các thầy (cô) ghi bổ sung ở ô trống phía dưới
và cho luôn sự đánh giá.
Câu hỏi. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ phù hợp của mô hình
Câu lạc bộ Cầu lông đã xây dựng cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội ?
* Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường quản lý
Đánh giá chung về mô hình
Tính mục đích
Tính nhiệm vụ
Tính nội dung
Tính đặc điểm
Các cấp quản lý
Cơ cấu tổ chức
Đối tượng tham gia
Cơ sở pháp lý
Chức danh trong CLB
Kinh phí hoạt động
* Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý
Đánh giá chung về mô hình
Tính mục đích
Tính nhiệm vụ
Tính nội dung
Tính đặc điểm
Các cấp quản lý
Cơ cấu tổ chức
Đối tượng tham gia
Cơ sở pháp lý
Chức danh trong CLB
Kinh phí hoạt động
Mức độ phát triển thể lực của người tập
Mức độ phát triển trình độ chuyên môn của người tập
Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s)
Di chuyển tiến lùi nửa sân 10 lần (s)
Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 5 vòng (s)
Phát cầu ngắn vào ô 30x30cm 20 lần (số lần vào ô)
Đập cầu vào ô 30x30cm 20 lần (số lần vào ô)
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s)
Tấn công 2 góc cuối sân 10 lần (s)
Chi tiết mô hình:
1. Mô hình câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý
Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý bao gồm CLB Cầu lông
hoạt động dưới hình thức đội tuyển Cầu lông của các trường và CLB Cầu
lông phong trào đều có chung mô hình hoạt động nhưng có mục đích, nhiệm
vụ, nội dung tập luyện khác nhau.
Có thể khái quát mô hình CLB Cầu lông do nhà trường quản lý qua sơ
đồ 1.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành Ban Giám hiệu Trường Hội thể thao Đại học và
ph ố Hà Nội (Bộ môn GDTC, Đoàn thể) chuyên nghiệp Việt Nam
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
Tiểu ban tài chính và cơ Tiểu ban chuyên Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban khác
sở vật ch ất môn vận động tài trợ (nếu có) (nếu có)
Các lớp tập
Sơ đồ 1. Mô hình Câu lạc bộ cầu lông do nhà trường quản lý trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Giải thích mô hình:
Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường quản lý trong các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội trước hết là loại hình Câu lạc bộ TDTT công
lập, do nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và cử cán bộ,
giảng viên Nhà trường tham gia Ban chủ nhiệm CLB, quản lý và hướng dẫn
tập luyện. Đây là hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên, tổ chức theo
nguyên tắc tự tập luyện, có huy động sự đóng góp kinh phí hoạt động của sinh
viên, các cơ quan đoàn thể, xã hội.
Ban chủ nhiệm CLB chịu sự quản lý của: Sở Giáo dục và Đào tạo
thành phố Hà Nội (quản lý các vấn đề liên quan tới cấp phép chuyên môn,
quyền lợi của CLB với các giải đấu do Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức);
Ban Giám hiệu Trường (Quản lý về chủ trương, quyết định thành lập CLB,
phương thức hoạt động, kinh phí hoạt động, nhân sự hoạt động, cơ cấu tổ
chức); Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam (chỉ đạo, hướng
dẫn tổ chức các Đại hội TDTT trường, các giải vô địch trường môn Cầu lông,
thi đấu hữu nghị môn Cầu lông giữa các lớp, các khoa, thi đấu giao hữu với
trường bạn)
Ban chủ nhiệm CLB: Thường gồm Hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng
phụ trách hoạt động TDTT hoặc công tác đoàn thể là Trưởng ban. Có ít nhất 2
phó chủ nhiệm: Phó chủ nhiệm phụ trách tài chính, cơ sở vật chất thường do
01 phó hiệu trưởng phụ trách và phụ trách chuyên môn thường do trưởng bộ
môn GDTC phụ trách. Ngoài ra có thể có thêm các phó chủ nhiệm đại diện
các tổ chức xã hội trong trường như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh
viên, Công đoàn trường. Ban chủ nhiệm CLB có trách nhiệm quản lý và điều
hành tất cả các vấn đề liên quan tới CLB, xây dựng kế hoạch hoạt động từng
năm cũng như các kế hoạch dài hạn, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động
CLB.
Các tiểu ban: Có 2 tiểu ban bắt buộc phải có trong mô hình CLB Cầu
lông do nhà trường quản lý trong các trường đại học tại Hà Nội gồm Tiểu ban
Chuyên môn và Tiểu ban tài chính – cơ sở vật chất. Trong đó:
Tiểu ban chuyên môn: Thường do phó chủ nhiệm phụ trách chuyên
môn (trưởng bộ môn GDTC) phụ trách. Nhân sự của tiểu ban gồm các HLV,
hướng dẫn viên, các giảng viên Cầu lông. Tiểu ban chuyên môn có trách
nhiệm: Xây dựng kế hoạch huấn luyện và thi đấu hàng năm trình Ban chủ
nhiệm duyệt; tổ chức hướng dẫn, huấn luyện các lớp theo kế hoạch; Tổ chức
các buổi thi đấu, hội thao nội bộ trường, tham gia các giải thi đấu ngoài
trường theo kế hoạch; Kiểm tra đánh giá thành tích và kết quả tập luyện của
các hội viên CLB; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên hướng dẫn tập
luyện; Trực tiếp quản lý, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện được giao
theo kế hoạch
Tiểu ban tài chính và cơ sở vật chất: Thường do phó chủ nhiệm CLB
(phó hiệu trưởng) phụ trách. Tham gia tiểu ban thường có đại diện các tổ chức
như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên, đại diện giảng viên và các
nhà tài trợ Tiểu ban tài chính và cơ sở vật chất có trách nhiệm quản lý hội
viên, quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước; mua sắm và quản lý cơ
sở vật chất của CLB, Thực hiện các chế độ chính sách cho HLV, hướng dẫn
viên, cán bộ quản lý CLB
Tiểu ban tuyên truyền và vận động tài trợ: Thường do đ/c Bí thư đoàn
trường hoặc chủ tịch Hội sinh viên trường phụ trách. Thành viên trong tiểu
ban thường gồm đại diện các tổ chức như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội
sinh viên, đại diện giảng viên và các nhà tài trợ. Tiểu ban này có trách nhiệm
tuyên truyền vận động sinh viên, cán bộ giảng viên tham gia CLB; vận động
tài trợ của các cơ quan đoàn thể xã hội và các cá nhân; tạo các nguồn thu hợp
pháp theo Quy định của Nhà nước. Với những CLB có quy mô nhỏ, tiểu ban
tuyên truyền và vận động tài trợ có thể ghép với tiểu ban tài chính và cơ sở
vật chất.
Ngoài ra, khi CLB phát triển hơn nữa sẽ có thể tách nhỏ các tiểu ban
như: Tiểu ban huấn luyện, tiểu ban thi đấu, tiểu ban vận động tài trợ, tiểu ban
truyền truyền, tiểu ban thi đua – khen thưởng
Các tiểu ban có tác động qua lại 2 chiều với nhau trong quá trình hoạt
động CLB.
Các lớp tập: Lớp tập thường bao gồm các thành viên CLB. Với những
CLB phát triển mạnh, đông sinh viên thường có nhiều lớp tập có phân theo
thời gian tập luyện khác nhau tùy theo thời gian rảnh của sinh viên hoặc phân
theo trình độ chuyên môn môn Cầu lông của người tập để nâng cao hứng thú
tập luyện cho các thành viên CLB.
Chi tiết về mô hình CLB Cầu lông hoạt động dưới hình thức đội
tuyển
Tên gọi: Đội tuyển Cầu lông Trường Đại học.
1. Mục đích hoạt động:
Là loại hình tổ chức tập luyện TDT ngoại khóa của sinh viên trong
trường nhằm bồi dưỡng những sinh viên có năng khiếu môn Cầu lông, tổ
chức huấn luyện để sinh viên đạt được thành tích tốt nhất trong các giải thi
đấu chính thức có sự tham gia của Nhà trường.
2. Nhiệm vụ:
Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng đội tuyển Cầu lông của trường để
chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu các giải thể thao chính thức trong năm.
Phát hiện và bồi dưỡng VĐV có năng khiếu môn Cầu lông, chuẩn bị
lực lượng tham gia các giải thi đấu giao hữu, các giải thi đấu ngoài trường
hàng năm.
3. Nội dung tập luyện
Tiểu ban chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch huấn luyện chi tiết cho đội
tuyển theo từng năm và căn cứ vào kế hoạch từng giải thi đấu trong năm sao
cho:
- Huấn luyện chuyên môn: Kỹ thuật, chiến thuật cầu lông nâng cao.
Tập trung nhiều vào huấn luyện chiến thuật và thi đấu môn cầu lông
- Huấn luyện thể lực: Phát triển toàn diện cả thể lực chung và chuyên
môn, trong đó tập trung vào phát triển thể lực chuyên môn, đặc biệt là các tố
chất thể lực chuyên môn đặc thù môn Cầu lông
- Huấn luyện tâm lý: Chú trọng huấn luyện tâm lý trong quá trình tập
luyện và thi đấu Cầu lông
- Chuẩn bị tham gia các giải thi đấu thể thao, hội thao các cấp theo lịch
hàng năm
- Đánh giá thành tích, kết quả tập luyện của các hội viên CLB.
4. Đặc điểm CLB
Là tổ chức xã hội dành cho các bạn sinh viên có năng khiếu môn Cầu
lông, tự nguyên tham gia.
Là loại hình sự nghiệp TDTT công lập
5. Các cấp quản lý
Các lớp tập luyện chịu sự quản lý của:
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, Ban Giám hiệu Nhà trường,
Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm CLB và các
tiểu ban.
6. Cơ cấu tổ chức
Gồm Ban chủ nhiệm CLB (01 chủ nhiệm CLB và từ 02 Phó chủ nhiệm
trở lên; Từ 02 tiểu ban trở lên (Bắt buộc có Ban chuyên môn và Ban Tài chính
– Cơ sở vật chất, ngoài ra có thể có ban Tuyên truyền và vận động tài trợ, ban
thi đua khen thưởng. tùy quy mô của CLB).
7. Đối tượng tham gia
Là sinh viên Nhà trường, có năng khiếu môn Cầu lông, yêu thích và tự
nguyện tham gia tập luyện.
8. Cơ sở pháp lý
Có quyết định thành lập CLB của trường chủ quản.
9. Chức danh trong CLB
Chủ nhiệm CLB: Người đứng đầu CLB, chịu trách nhiệm chính về hoạt
động của CLB.
Phó chủ nhiệm CLB: Giúp việc cho chủ nhiệm CLB, phụ trách các
mảng công việc được giao.
Trưởng các tiểu ban: Phụ trách các ban chuyên môn theo sự phân công
của chủ nhiệm CLB.
Phó trưởng các tiểu ban: Giúp việc các trưởng tiểu ban trong hoạt động
chuyên môn của các tiểu ban.
Huấn luyện viên: Tổ chức huấn luyện các lớp tập theo kế hoạch chuyên
môn được phê duyệt. Chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện VĐV.
Hướng dẫn viên: Trợ giúp HLV trong tổ chức huấn luyện theo kế
hoạch chuyên môn được phê duyệt.
Thành viên CLB: Là những sinh viên có năng khiếu Cầu lông, tự
nguyện tham gia tập luyện và thi đấu theo kế hoạch được phê duyệt của CLB.
10. Kinh phí hoạt động
Hoạt động theo kinh phí được Nhà trường cấp. Ngoài ra, có thể sử dụng
nguồn kinh phí tài trợ, xã hội hóa để tổ chức các hoạt động của CLB theo quy
định của pháp luật.
Chi tiết về mô hình CLB Cầu lông phong trào
Tên gọi: Câu lạc bộ Cầu Lông Trường Đại học ..
1. Mục đích hoạt động:
Là loại hình tổ chức tập luyện TDT ngoại khóa của sinh viên trong
trường nhằm:
Bổ sung chương trình GDTC chính khóa; phát triển thể chất, đào tạo
con người phát triển toàn diện; Bước đầu phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
môn Cầu lông.
Là loại hình hoạt động TDTT thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập
luyện, giao lưu, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, góp phần ngăn chặn sự xâm
nhập những tiêu cực, tệ nạn xã hội vào trường học.
2. Nhiệm vụ:
Giáo dục đạo đức, ý chí, góp phần phát triển thể chất cho sinh viên, tạo
cho sinh viên thói quen tập tự tập luyện, rèn luyện thể chất suốt đời.
Tạo môi trường sinh hoạt và giao lưu văn hóa thể chất lành mạnh
Tổ chức hướng dẫn phổ cập kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông cho sinh
viên, giúp cho sinh viên có thể tự tập luyện, tự tổ chức chơi, giao lưu, thi đấu
môn Cầu lông.
Tổ chức các buổi thi đấu giao hữu môn Cầu lông, hội thao nội bộ
trường
Phát hiện và bồi dưỡng VĐV năng khiếu môn Cầu lông.
3. Nội dung tập luyện
Hướng dẫn phổ cập môn Cầu lông
Trang bị các kiến thức cơ bản về rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất
Trang bị các kiến thức cơ bản về tự tập luyện TDTT và phương pháp tự
tập luyện TDTT
Trang bị các kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu môn Cầu lông cũng
như các kiến thức thường thức môn Cầu lông
Hướng dẫn tổ chức thi đấu và trọng tài Cầu lông
4. Đặc điểm CLB
Là tổ chức xã hội dành cho các bạn sinh viên có yêu thích và tự nguyện
tham gia tập luyện môn Cầu lông.
Là loại hình sự nghiệp TDTT công lập
5. Các cấp quản lý
Các lớp tập luyện chịu sự quản lý của:
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, Ban Giám hiệu Nhà trường,
Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm CLB và các
tiểu ban.
6. Cơ cấu tổ chức
Gồm Ban chủ nhiệm CLB (01 chủ nhiệm CLB và từ 02 Phó chủ nhiệm
trở lên; Từ 02 tiểu ban trở lên (Bắt buộc có Ban chuyên môn và Ban Tài chính
– Cơ sở vật chất, ngoài ra có thể có ban Tuyên truyền và vận động tài trợ, ban
thi đua khen thưởng. tùy quy mô của CLB).
7. Đối tượng tham gia
Là cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường, yêu thích và tự nguyện
tham gia tập luyện.
Là người ngoài trường có nhiệt tình tham gia đóng góp cơ sở vật chất
để xây dựng và duy trì hoạt động CLB.
8. Cơ sở pháp lý
Có quyết định thành lập CLB của trường chủ quản.
9. Chức danh trong CLB
Chủ nhiệm CLB: Người đứng đầu CLB, chịu trách nhiệm chính về hoạt
động của CLB.
Phó chủ nhiệm CLB: Giúp việc cho chủ nhiệm CLB, phụ trách các
mảng công việc được giao.
Trưởng các tiểu ban: Phụ trách các ban chuyên môn theo sự phân công
của chủ nhiệm CLB.
Phó trưởng các tiểu ban: Giúp việc các trưởng tiểu ban trong hoạt động
chuyên môn của các tiểu ban.
Huấn luyện viên: Tổ chức huấn luyện các lớp tập theo kế hoạch chuyên
môn được phê duyệt. Chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện VĐV.
Hướng dẫn viên: Trợ giúp HLV trong tổ chức huấn luyện theo kế
hoạch chuyên môn được phê duyệt.
Thành viên CLB: Là những cán bộ, giảng viên, sinh viên yêu thích và
tự nguyện tham gia tập luyện và thi đấu theo kế hoạch được phê duyệt của
CLB. Những người ngoài trường có nhiệt tình tham gia đóng góp cơ sở vật
chất để xây dựng và duy trì hoạt động CLB
10. Kinh phí hoạt động
Hoạt động theo kinh phí được Nhà trường cấp. Ngoài ra, có thể sử dụng
nguồn kinh phí tài trợ, xã hội hóa để tổ chức các hoạt động của CLB theo quy
định của pháp luật.
2. Mô hình câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp
quản lý
Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý bao gồm
CLB Cầu lông có thu phí, có người hướng dẫn và CLB Cầu lông có thu phí,
không có người hướng dẫn. Hai loại hình hoạt động CLB có chung mô hình
hoạt động, có chung mục đích, nhiệm vụ, nội dung hoạt động dưới hình
thức CLB có thu phí, chỉ khác nhau ở có và không có người hướng dẫn trong
CLB.
Có thể khái quát mô hình CLB Cầu lông do nhà trường và cá nhân kết
hợp quản lý qua sơ đồ 2.
Sở Giáo dục và Đào Ban Giám hiệu Trường Hội thể thao Đại học và Cá nhân/ đơn vị
tạo thành phố Hà Nội (Bộ môn GDTC, Đoàn th ể) chuyên nghiệp Việt Nam (Tư nhân)
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
Tiểu ban tài chính và cơ Tiểu ban chuyên Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban khác
sở vật chất môn vận động tài trợ (nếu có) (nếu có)
Các lớp tập
Sơ đồ 2. Mô hình Câu lạc bộ cầu lông do nhà trường kết hợp với tư nhân
quản lý trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Giải thích mô hình:
Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý trong
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trước hết là loại hình Câu
lạc bộ TDTT bán công lập, do nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, hoặc cho thuê
cơ sở vật chất, đơn vị hoặc cá nhân (gọi tắt là: Tư nhân) đứng ra tổ chức hoạt
động CLB, nguồn kinh phí hoạt động được tiến hành thông qua kinh phí đóng
góp của các thành viên CLB. Đây là hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh
viên, tổ chức theo nguyên tắc tự tập luyện, có thu phí tập luyện.
Ban chủ nhiệm CLB chịu sự quản lý của: Sở Giáo dục và Đào tạo
thành phố Hà Nội (quản lý các vấn đề liên quan tới cấp phép chuyên môn,
quyền lợi của CLB với các giải đấu do Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức);
Ban Giám hiệu Trường (Quản lý về chủ trương, quyết định thành lập CLB,
phương thức hoạt động, kinh phí hoạt động, nhân sự hoạt động, cơ cấu tổ
chức); Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam (chỉ đạo, hướng
dẫn tổ chức các Đại hội TDTT trường, các giải vô địch trường môn Cầu lông,
thi đấu hữu nghị môn Cầu lông giữa các lớp, các khoa, thi đấu giao hữu với
trường bạn) và Cá nhân hoặc đơn vị (tư nhân) đứng ra chịu trách nhiệm về
hoạt động CLB.
Ban chủ nhiệm CLB: Khác với Ban chủ nhiệm của CLB Cầu lông do
nhà trường quản lý, Ban Chủ nhiệm CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân
kết hợp quản lý cũng có 1 Chủ nhiệm CLB (thường là đại diện cá nhân/ đơn
vị (tư nhân) đứng ra tổ chức CLB). Từ 03 phó chủ nhiệm trở lên, trong đó có
01 Phó chủ nhiệm thuộc trường (Bộ môn GDTC hoặc Đoàn thanh niên, Hội
sinh viên hay Công đoàn trường) làm công tác quản lý chung tình hình CLB
và 02 phó chủ nhiệm là đại diện cá nhân/ đơn vị (tư nhân) đứng ra tổ chức
CLB quản lý về chuyên môn và tài chính – cơ sở vật chất hoạt động CLB.
Ban chủ nhiệm CLB có trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các vấn đề
liên quan tới CLB, xây dựng kế hoạch hoạt động từng năm cũng như các kế
hoạch dài hạn, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động CLB.
Các tiểu ban: Có 2 tiểu ban bắt buộc phải có trong mô hình CLB Cầu
lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý trong các trường đại học tại Hà
Nội gồm Tiểu ban Chuyên môn và Tiểu ban tài chính – cơ sở vật chất. Trong
đó:
Tiểu ban chuyên môn: Do đại diện cá nhân/ đơn vị (tư nhân) đứng ra
tổ chức CLB phụ trách. Nhân sự của tiểu ban gồm các HLV, hướng dẫn viên,
các giảng viên Cầu lông. Tiểu ban chuyên môn có trách nhiệm: Xây dựng kế
hoạch huấn luyện và thi đấu hàng năm trình Ban chủ nhiệm duyệt; tổ chức
hướng dẫn, huấn luyện các lớp theo kế hoạch; Tổ chức các buổi thi đấu, hội
thao nội bộ trường, tham gia các giải thi đấu ngoài trường theo kế hoạch;
Kiểm tra đánh giá thành tích và kết quả tập luyện của các hội viên CLB; Tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện; Trực tiếp quản
lý, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện được giao theo kế hoạch
Với loại hình CLB Cầu lông có thu phí, không có người hướng dẫn,
tiểu ban chuyên môn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tập luyện hàng năm,
định hướng nội dung tập luyện cũng như tổ chức các buổi thi đấu giao hữu,
giao lưu giữa các CLB.
Tiểu ban tài chính và cơ sở vật chất: Do đại diện cá nhân/ đơn vị (tư
nhân) đứng ra tổ chức CLB phụ trách. Tham gia tiểu ban thường có đại diện
các tổ chức như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên, đại diện giảng
viên và các nhà tài trợ Tiểu ban tài chính và cơ sở vật chất có trách nhiệm
quản lý hội viên, quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước; mua sắm và
quản lý cơ sở vật chất của CLB, Thực hiện các chế độ chính sách cho HLV,
hướng dẫn viên, cán bộ quản lý CLB
Tiểu ban tuyên truyền và vận động tài trợ: Thường do đ/c Bí thư đoàn
trường hoặc chủ tịch Hội sinh viên trường phụ trách. Thành viên trong tiểu
ban thường gồm đại diện các tổ chức như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội
sinh viên, đại diện giảng viên và các nhà tài trợ. Tiểu ban này có trách nhiệm
tuyên truyền vận động sinh viên, cán bộ giảng viên tham gia CLB; vận động
tài trợ của các cơ quan đoàn thể xã hội và các cá nhân; tạo các nguồn thu hợp
pháp theo Quy định của Nhà nước. Với những CLB có quy mô nhỏ, tiểu ban
tuyên truyền và vận động tài trợ có thể ghép với tiểu ban tài chính và cơ sở
vật chất.
Ngoài ra, khi CLB phát triển hơn nữa sẽ có thể tách nhỏ các tiểu ban
như: Tiểu ban huấn luyện, tiểu ban thi đấu, tiểu ban vận động tài trợ, tiểu ban
truyền truyền, tiểu ban thi đua – khen thưởng
Các tiểu ban có tác động qua lại 2 chiều với nhau trong quá trình hoạt
động CLB.
Các lớp tập: Lớp tập thường bao gồm các thành viên CLB. Với những
CLB phát triển mạnh, đông sinh viên thường có nhiều lớp tập có phân theo
thời gian tập luyện khác nhau tùy theo thời gian rảnh của sinh viên hoặc phân
theo trình độ chuyên môn môn Cầu lông của người tập để nâng cao hứng thú
tập luyện cho các thành viên CLB.
Chi tiết về mô hình CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết
hợp quản lý
Tên gọi: Câu lạc bộ Cầu Lông (Tên do đơn vị tổ chức CLB
đặt) Trường Đại học ..
1. Mục đích hoạt động:
Là loại hình tổ chức tập luyện TDT ngoại khóa của sinh viên trong
trường nhằm:
Bổ sung chương trình GDTC chính khóa; phát triển thể chất, đào tạo
con người phát triển toàn diện; Bước đầu phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
môn Cầu lông.
Là loại hình hoạt động TDTT thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập
luyện, giao lưu, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, góp phần ngăn chặn sự xâm
nhập những tiêu cực, tệ nạn xã hội vào trường học.
2. Nhiệm vụ:
Giáo dục đạo đức, ý chí, góp phần phát triển thể chất cho sinh viên, tạo
cho sinh viên thói quen tập tự tập luyện, rèn luyện thể chất suốt đời.
Tạo môi trường sinh hoạt và giao lưu văn hóa thể chất lành mạnh
Tổ chức hướng dẫn phổ cập kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông cho sinh
viên, giúp cho sinh viên có thể tự tập luyện, tự tổ chức chơi, giao lưu, thi đấu
môn Cầu lông.
Tổ chức các buổi thi đấu giao hữu môn Cầu lông, hội thao nội bộ
trường
Phát hiện và bồi dưỡng VĐV năng khiếu môn Cầu lông.
3. Nội dung tập luyện
Hướng dẫn phổ cập môn Cầu lông
Trang bị các kiến thức cơ bản về rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất
Trang bị các kiến thức cơ bản về tự tập luyện TDTT và phương pháp tự
tập luyện TDTT
Trang bị các kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu môn Cầu lông cũng
như các kiến thức thường thức môn Cầu lông
Hướng dẫn tổ chức thi đấu và trọng tài Cầu lông
4. Đặc điểm CLB
Là tổ chức xã hội dành cho các bạn sinh viên có yêu thích và tự nguyện
tham gia tập luyện môn Cầu lông.
Là loại hình sự nghiệp TDTT bán công lập.
5. Các cấp quản lý
Các lớp tập luyện chịu sự quản lý của:
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, Ban Giám hiệu Nhà trường,
Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, đại diện cá nhân/ đơn vị tổ
chức CLB, Ban chủ nhiệm CLB và các tiểu ban.
6. Cơ cấu tổ chức
Gồm Ban chủ nhiệm CLB (01 chủ nhiệm CLB và từ 03 Phó chủ nhiệm
trở lên; Từ 02 tiểu ban trở lên (Bắt buộc có Ban chuyên môn và Ban Tài chính
– Cơ sở vật chất, ngoài ra có thể có ban Tuyên truyền và vận động tài trợ, ban
thi đua khen thưởng. tùy quy mô của CLB).
7. Đối tượng tham gia
Là cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường, yêu thích và tự nguyện
tham gia tập luyện.
Là người ngoài trường có nhiệt tình tham gia và thực hiện nghiêm túc
quy định của CLB.
8. Cơ sở pháp lý
Có quyết định thành lập CLB của trường chủ quản.
9. Chức danh trong CLB
Chủ nhiệm CLB: Người đứng đầu CLB, chịu trách nhiệm chính về hoạt
động của CLB.
Phó chủ nhiệm CLB: Giúp việc cho chủ nhiệm CLB, phụ trách các
mảng công việc được giao.
Trưởng các tiểu ban: Phụ trách các ban chuyên môn theo sự phân công
của chủ nhiệm CLB.
Phó trưởng các tiểu ban: Giúp việc các trưởng tiểu ban trong hoạt động
chuyên môn của các tiểu ban.
Huấn luyện viên: Tổ chức huấn luyện các lớp tập theo kế hoạch chuyên
môn được phê duyệt. Chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện VĐV.
Hướng dẫn viên: Trợ giúp HLV trong tổ chức huấn luyện theo kế
hoạch chuyên môn được phê duyệt.
(Với CLB Cầu lông có thu phí, không có người hướng dẫn sẽ không có
chức danh HLV và Hướng dẫn viên)
Thành viên CLB: Là những cán bộ, giảng viên, sinh viên yêu thích và
tự nguyện tham gia tập luyện và thi đấu theo kế hoạch được phê duyệt của
CLB. Những người ngoài trường có nhiệt tình tham gia đóng góp cơ sở vật
chất để xây dựng và duy trì hoạt động CLB
10. Kinh phí hoạt động
Hoạt động theo kinh phí đóng góp của các thành viên CLB và nguồn
kinh phí huy động tài trợ theo quy định của Nhà nước.
Trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC 7. Phiếu phỏng vấn tiêu chí xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả
ứng dụng mô hình CLB Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------- --------------------------------
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi..
Chức vụ:..
Đơn vị công tác: .
Với mục đích xác định chính xác các tiêu chí cần thiết khi đánh giá
hiệu quả mô hình CLB Cầu lông đã xây dựng cho sinh viên các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội, kính mong ông (bà) trả lời giúp các câu
hỏi dưới đây:
Cách trả lời cụ thể theo 5 mức:
Rất không cần thiết: 1 điểm
Không cần thiết: 2 điểm
Trung bình: 3 điểm
Cần thiết: 4 điểm
Rất cần thiết: 5 điểm
Những ý kiến còn thiếu sót, xin các thầy (cô) ghi bổ sung ở ô trống
phía dưới và cho luôn sự đánh giá.
Câu hỏi 1. Theo thầy (cô), các tiêu chí nào sau đây cần thiết để đánh
giá hiệu quả ứng dụng mô hình CLB Cầu lông trong các trường đại học tại Hà
Nội?
* Mức độ phát triển phong trào tập luyện Cầu lông tại trường
Số lượng CLB Cầu lông tại trường
Số lượng thành viên trong các CLB
Số giải thi đấu giao hữu được tổ chức trong năm
Số lượng VĐV tham gia các giải giao hữu trong năm
Số lượng các giải Cầu lông chính thức đã tham gia trong
năm
Số lượng VĐV tham gia các giải chính thức trong năm
Thành tích đạt được trong các giải thi đấu chính thức trong
năm
Đảm bảo nhiệm vụ chung của TDTT trường học (GDTC,
giáo dưỡng thế chất; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể
thao)
Có mục đích riêng phù hợp từng loại hình CLB (không trái
với mục đích chung của TDTT trường học)
* Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của mô hình đã xây dựng
Nhận xét chung về hoạt động CLB Cầu lông tại Trường
Mức độ đáp ứng nhu cầu được vận động, vui chơi lành
mạnh, phát triển thể chất
Thuận tiện cho cán bộ, giáo viên và sinh viên tham gia tập
luyện
Chương trình tập luyện phù hợp với đối tượng người tập
Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đảm bảo nhu cầu
Thành viên CLB có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, minh
bạch, phù hợp
Thành viên CLB được trang bị các kiến thức về tập luyện
an toàn, phòng tránh chấn thương và tự tập luyện
Mô hình hoạt động giúp thành viên CLB giao lưu tốt với
nhau và với các CLB khác
Đáp ứng nhu cầu hoạt động tập thể của thành viên CLB
Sinh viên nhận được sự tôn trọng của HLV, hướng dẫn
viên và các thành viên khác trong CLB
Giúp phát hiện và bồi dưỡng thành viên có năng khiếu
Mức độ phát triển thể lực của người tập
Mức độ phát triển trình độ chuyên môn của người tập
* Mức độ phát triển trình độ chuyên môn của người tập
Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s)
Di chuyển tiến lùi nửa sân 10 lần (s)
Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 5 vòng (s)
Phát cầu ngắn vào ô 30x30cm 20 lần (số lần vào ô)
Đập cầu vào ô 30x30cm 20 lần (số lần vào ô)
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s)
Tấn công 2 góc cuối sân 10 lần (s)
Trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC 8. Phiếu phỏng vấn mức độ hài lòng khi tham gia
CLB Cầu lông ngoại khóa
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------- --------------------------------
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:..
Chức vụ:..
Đơn vị công tác: .
Với mục đích đánh giá chính xác hài lòng của ông (bà, anh, chị) khi
tham gia hoạt động ngoại khóa môn Cầu lông tại Câu lạc bộ, kính mong ông
(bà, anh, chị) trả lời giúp các câu hỏi dưới đây:
Cách trả lời cụ thể theo 5 mức:
Rất không hài lòng: 1 điểm
Không hài lòng: 2 điểm
Trung bình: 3 điểm
Hài lòng: 4 điểm
Rất hài lòng: 5 điểm
Những ý kiến còn thiếu sót, xin các ông (bà, anh, chị) ghi bổ sung ở ô
trống phía dưới và cho luôn sự đánh giá.
Câu hỏi. Xin ông (bà, anh, chị) cho biết mức độ hài lòng của mình khi
tham gia hoạt động ngoại khóa môn Cầu lông tại Câu lạc bộ ?
Nhận xét chung về hoạt động CLB Cầu lông tại Trường
Mức độ đáp ứng nhu cầu được vận động, vui chơi lành mạnh, phát
triển thể chất
Thuận tiện cho cán bộ, giáo viên và sinh viên tham gia tập luyện
Chương trình tập luyện phù hợp với đối tượng người tập
Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đảm bảo nhu cầu
Thành viên CLB có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, minh bạch, phù
hợp
Mô hình hoạt động giúp thành viên CLB giao lưu tốt với nhau và với
các CLB khác
Đáp ứng nhu cầu hoạt động tập thể của thành viên CLB
Sinh viên nhận được sự tôn trọng của HLV, hướng dẫn viên và các
thành viên khác trong CLB
Giúp phát hiện và bồi dưỡng thành viên có năng khiếu.
Trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC 9. Danh sách các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong diện khảo sát của luận án
1. Trường Đại học Thương Mại
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
4. Trường Đại học Hà Nội
5. Trường Đại học Công đoàn
6. Trường Đại học Thủy Lợi
7. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
8. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9. Trường Đại học Kinh doanh công nghệ
10. Học viện Tài Chính
11. Trường Đại học Quốc gia
PHỤ LỤC 10. Xác định tính thông báo của các test đánh giá năng lực
chuyên môn cho sinh viên CLB Cầu lông tại Hà Nội (nnam = nnữ = 30)
Nam (n=30) Nữ (n=30)
TT Nội dung
r P r P
1 Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s) 0.81 <0.05 0.82 <0.05
2 Di chuyển tiến lùi nửa sân 10 lần (s) 0.79 <0.05 0.80 <0.05
Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên
3 0.83 <0.05 0.79 <0.05
sân 5 vòng (s)
Phát cầu ngắn vào ô 30x30cm 20 lần
4 0.82 <0.05 0.83 <0.05
(số lần vào ô)
Đập cầu vào ô 30x30cm 20 lần (số lần
5 0.83 <0.05 0.81 <0.05
vào ô)
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m
6 0.81 <0.05 0.83 <0.05
đập cầu 10 lần (s)
PHỤ LỤC 11. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá năng lực chuyên môn cho sinh viên CLB Cầu lông tại Hà Nội
(nnam = nnữ = 30)
Nam (n=30) Nữ (n=30)
TT Nội dung kiểm tra
Lần 1 ( x ± δ ) Lần 2 ( x ± δ ) r Lần 1 ( x ± δ ) Lần 2 ( x ± δ ) r
1 Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s) 15.18 ± 1.51 14.97 ± 1.57 0.83 17.46 ± 1.88 17.41 ± 1.82 0.83
2 Di chuyển tiến lùi nửa sân 10 lần (s) 19.33 ± 0.97 19.38 ± 0.93 0.85 20.61 ± 1.04 20.65 ± 1.06 0.85
Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên
3 65.47 ± 2.98 65.41 ± 2.94 0.82 68.54 ± 3.37 68.51 ± 3.32 0.82
sân 5 vòng (s)
Phát cầu ngắn vào ô 30x30cm 20
4 11.51 ± 1.32 11.59 ± 1.31 0.84 11.21 ± 1.52 11.26 ± 1.56 0.84
lần (số lần vào ô)
Đập cầu vào ô 30x30cm 20 lần (số
5 10.54 ± 1.19 10.51 ± 1.13 0.83 10.33 ± 0.96 10.37 ± 0.92 0.86
lần vào ô)
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m
6 25.29 ± 2.22 25.20 ± 2.24 0.81 29.19 ± 2.65 29.16 ± 2.659 0.83
đập cầu 10 lần (s)