BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
LÂM THANH MINH
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ CHẤT
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHÚ Ý CÓ CHỦ ĐỊNH
CỦA TRẺ (6 - 9 TUỔI) CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DẠNG NHẸ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
LÂM THANH MINH
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ CHẤT
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHÚ Ý CÓ CHỦ ĐỊNH
CỦA
209 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định của trẻ (6 - 9 tuổi) chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẺ (6 - 9 TUỔI) CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DẠNG NHẸ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trịnh Hữu Lộc
2. GS.TS. Huỳnh Văn Sơn
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kì
một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Lâm Thanh Minh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 5
1.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước về người khuyết tật ..................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú
ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ .......................... 6
1.2.1. Lý luận về khả năng chú ý có chủ định ............................................................ 6
1.2.2. Lý luận về trẻ chậm phát triển trí tuệ ............................................................. 11
1.2.3. Lý luận về giáo dục thể chất và bài tập thể chất ........................................... 17
1.2.4. Lý luận về lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định của
trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ......................................................................... 25
1.2.5. Vài nét về giáo dục thể chất cho trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
ở thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 34
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả
năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ ...................... 36
1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về trẻ chậm phát triển trí tuệ, giáo
dục thể chất cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả
năng chú ý cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ............................................................... 36
1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về trẻ chậm phát triển trí tuệ .......... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 52
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .. 54
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 54
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 54
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 54
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 55
2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu .................................................................... 55
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................ 56
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ..................................................................... 63
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ..................................................................... 63
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................................. 65
2.2.6. Phương pháp toán thống kê ........................................................................... 66
2.3. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 69
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 69
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu ...................................................................................... 69
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................... 71
3.1. Đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định và thể lực của trẻ 6 - 9
tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh ...................... 71
3.1.1. Đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát
triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 71
3.1.1.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá khả năng chú ý có chủ định cho trẻ 6 - 9 tuổi
chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ .............................................................................. 71
3.1.1.2. Đánh giá thực trạng khả năng chú ý của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí
tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 73
3.1.2. Đánh giá thực trạng thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
ở thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 79
3.1.2.1. Lựa chọn các test đánh giá thực trạng thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát
triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 79
3.1.2.2. Đánh giá thực trạng thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng
nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 83
3.1.3. Bàn luận mục tiêu 1 ........................................................................................ 91
3.2. Lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định cho trẻ
6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh .............. 94
3.2.1. Qui trình việc lựa chọn bài tập thể chất nhằm nâng cao khả năng chú ý có
chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí
Minh........................................................................................................................... 94
3.2.2. Kết quả lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định
của trẻ 6-9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh ......... 98
3.2.3. Xây dựng kế hoạch và tiến trình thực nghiệm các bài tập thể dục cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ dạng nhẹ ...................................................................................... 101
3.2.4. Bàn luận mục tiêu 2 ...................................................................................... 102
3.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập thể chất đã lựa chọn nhằm nâng cao khả
năng chú ý có chủ định và thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng
nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 104
3.3.1. Đánh giá tác động của bài tập thể chất đã lựa chọn với khả năng chú ý có chủ
định của trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ................................................................ 104
3.3.1.1. Đánh giá tác động của bài tập thể chất đã lựa chọn với khả năng chú ý có
chủ định ở nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm .................................................... 104
3.3.1.2. Đánh giá khả năng chú ý có chủ định ở nhóm đối chứng sau thực nghiệm
................................................................................................................................. 108
3.3.2. Kiểm định hiệu quả các bài tập thể chất đã lựa chọn đối với việc nâng cao
khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ sau
thực nghiệm ............................................................................................................. 111
3.3.3. Đánh giá tác động của các bài tập thể chất đã được lựa chọn trên bình diện
thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ .................................... 113
3.3.3.1. Kết quả kiểm tra thể lực của trẻ sau thực nghiệm .................................... 113
3.3.3.2. So sánh thể lực ban đầu của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ...... 114
3.3.3.3. Đánh giá sự phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
sau thực nghiệm ...................................................................................................... 116
3.3.4. Bàn luận mục tiêu 3 ....................................................................................... 147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 150
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Bài tập thể chất : BTTC
Chỉ số thông minh : IQ
Chậm phát triển trí tuệ : CPTTT
Chú ý có chủ định : CYCCĐ
Điểm trung bình : ĐTB
Đối chứng : ĐC
Giáo dục thể chất : GDTC
Giáo dục đặc biệt : GDĐB
Giáo viên : GV
Hiệp hội khuyết tật trí tuệ Hoa Kỳ : AAMR
Học sinh : HS
Hội khuyết tật trí tuệ và phát triển Hoa Kỳ : AAIDD
Kĩ năng sống : KNS
Sổ tay chẩn đoán, thống kê rối nhiễu tâm thần : DSM-IV
Thành phố Hồ Chí Minh : TPHCM
Thể dục Thể thao : TDTT
Thể dục : TD
Thực nghiệm : TN
Trung bình : TB
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
Tên bảng Trang
1.1
Ma trận định hướng lựa chọn BTTC nhằm nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ CPTTT
34
2.1 Bảng thống kê số lượng khách thể theo lứa tuổi 54
2.2 Bảng thống kê số lượng khách thể theo nhóm TN và nhóm ĐC 54
2.3 Tiêu chí đánh giá khả năng CYCCĐ của trẻ CPTTT dạng nhẹ
Sau
trang 62
2.4 Kế hoạch nghiên cứu 69
3.1
Kết quả lựa chọn các thuộc tính đánh giá khả năng CYCCĐ cho
trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ dựa trên lấy ý kiến của GV
(n=80)
Sau
trang 71
3.2
Các mức độ của thuộc tính đánh giá khả năng CYCCĐ của trẻ
6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
72
3.3
Thực trạng sự tập trung chú ý ở trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
(n=146)
74
3.4
Thực trạng sự bền vững chú ý ở trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
(n=146)
75
3.5
Thực trạng sự phân phối chú ý ở trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
(n = 146)
77
3.6
Thực trạng sự di chuyển chú ý ở trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
(n=146)
78
3.7
Kết quả kiểm định của 2 lần phỏng vấn để chọn một số test
đánh giá thể lực của trẻ 6-9 tuổi CPTTT các trường chuyên biệt
ở TPHCM
82
3.8
Thực trạng thể lực của trẻ nữ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
ở TPHCM
Sau
trang 83
3.9
Thực trạng thể lực của trẻ nam 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
ở TPHCM
Sau
trang 87
2
3.10
Kết quả tổng hợp BTTC theo qui trình lựa chọn bài tập thể chất
nâng cao khả năng CYCCĐ
Sau
trang 97
3.11
Kết quả lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM qua
phỏng vấn GV (n=30)
98
3.12
Tiến trình hướng dẫn thực hiện các nhóm bài tập thể chất
cho trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ
Sau
trang 101
3.13
So sánh về sự tập trung của chú ý ở nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm (n=75)
104
3.14
So sánh về sự bền vững của chú ý ở nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm (n=75)
105
3.15
So sánh về sự phân phối của chú ý ở nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm (n=75)
106
3.16
So sánh về sự di chuyển của chú ý ở nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm (n=75)
107
3.17
So sánh về sự tập trung của chú ý ở nhóm đối chứng
sau thực nghiệm (n=71)
108
3.18
So sánh về sự bền vững của chú ý ở nhóm đối chứng
sau thực nghiệm (n=71)
109
3.19
So sánh về sự phân phối của chú ý ở nhóm đối chứng
sau thực nghiệm (n=71)
109
3.20
So sánh về sự di chuyển của chú ý ở nhóm đối chứng
sau thực nghiệm (n=71)
110
3.21
So sánh điểm trung bình khả năng CYCCĐ ở nhóm thực
nghiệm (nTN=75) và nhóm đối chứng (nĐC=71) trước thực
nghiệm
111
3.22
So sánh điểm trung bình khả năng CYCCĐ ở nhóm thực
nghiệm (nTN=75) và nhóm đối chứng (nĐC=71) sau thực nghiệm
112
3.23
Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nhóm thực nghiệm nữ
sau thực nghiệm
Sau
trang 113
3.24
Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nhóm đối chứng nữ sau
thực nghiệm
Sau
trang 113
3.25
Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nhóm thực nghiệm nam
sau thực nghiệm
Sau
trang 113
3.26
Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nhóm đối chứng nam
sau thực nghiệm
Sau
trang 113
3.27
So sánh thể lực ban đầu của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng nữ
114
3.28
So sánh thể lực ban đầu của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng nam
Sau
trang 115
3.29
Kết quả sự phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm nữ
sau thực nghiệm
116
3.30
Kết quả sự phát triển thể lực của nhóm đối chứng nữ
sau thực nghiệm
Sau
trang 121
3.31
Kết quả sự phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm nam
sau thực nghiệm
Sau
trang 126
3.32
Kết quả sự phát triển thể lực của nhóm đối chứng nam
sau thực nghiệm
Sau
trang 130
3.33
So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực trẻ nữ ở nhóm thực nghiệm
và đối chứng
Sau
trang 135
3.34
So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực trẻ nam CPTTT dạng nhẹ
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
141
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
hiệu
Tên bảng Trang
3.1
So sánh sự cải thiện các thuộc tính của khả năng chú ý có chủ
định của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
108
3.2
So sánh sự cải thiện các thuộc tính của khả năng chú ý có chủ
định của nhóm đối chứng sau thực nghiệm
110
3.3
So sánh các thuộc tính chú ý có chủ định ở nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
113
3.4 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực ở nhóm thực nghiệm nữ 121
3.5
So sánh nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá thể lực ở
nhóm đối chứng nữ
126
3.6
So sánh nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá thể lực ở
nhóm thực nghiệm nam
134
3.7
So sánh nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá thể lực ở
nhóm đối chứng nam
135
1
MỞ ĐẦU
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), số lượng người khuyết tật
hiện nay chiếm 10% dân số thế giới và phân thành nhiều loại khác nhau. Ở Việt
Nam, có hơn 7 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng 3 triệu trẻ em khuyết
tật. Theo đó, số trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm đông nhất (ước tính 27%). Đây cũng
là nhóm trẻ gặp nhiều khó khăn nhất về nhận thức, hành vi thích ứng và khả năng
hòa nhập xã hội [3]. Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách phù hợp để giáo
dục, trang bị cho trẻ khuyết tật những kĩ năng sống giúp các em hồi phục chức năng,
hòa nhập cộng đồng và có thể chất khỏe mạnh. Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giáo dục dành cho người khuyết tật và tàn tật
với mục tiêu “Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những
người khác. Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học tập văn hoá, học nghề,
phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hoà nhập cộng đồng”.
Đây là cơ sở pháp lý trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chăm sóc đối với
các em khuyết tật, trong đó có trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2007, Luật Thể dục, thể thao nước ta bắt đầu có
hiệu lực. Về TDTT người khuyết tật, Luật quy định: “Nhà nước tạo điều kiện cho
người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe,
hòa nhập cộng đồng; đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động
viên thể thao khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.”
(Điểm 1, điều 14). Trong các mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ thì trẻ chậm
phát triển trí tuệ dạng nhẹ chiếm đa số. Khoảng 85% các em ở loại này. Trẻ chậm
phát triển trí tuệ dạng nhẹ có thể đạt IQ từ 50-55 đến khoảng 70 [41].
Theo Jean Piaget, nhà Tâm lý học Thuỵ Sĩ, đây là giai đoạn thao tác cụ thể:
trẻ có thể hiểu được thế giới theo cách lý luận hơn là tri giác đơn giản thông qua
các ý niệm về đối tượng bên ngoài [23]. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
nhận xét chung là trẻ chậm phát triển trí tuệ thường rất khó khăn trong việc ghi
2
nhớ tài liệu học tập, nếu không có sự luyện tập thường xuyên thì trẻ sẽ quên kiến
thức đã học. Đó là hiện tượng chậm nhớ, chóng quên ở những trẻ này. Cũng do
hạn chế về tư duy nên trẻ chậm phát triển trí tuệ có sự hạn chế về khả năng tìm ra
những dấu hiệu cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng cần nhớ, đặc biệt là trong
hoạt động học tập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái trên, là do
khả năng chú ý đặc biệt là chú ý có chủ định của trẻ chậm phát triển trí tuệ rất hạn
chế. Tuy nhiên, vẫn chưa có những biện pháp phát triển chuyên biệt chú ý của trẻ
chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ, trong khi để giáo dục hòa nhập đối tượng này thì
việc phát triển khả năng chú ý, nhất là phát triển khả năng chú ý có chủ định trở
nên rất quan trọng và cần thiết. Giáo dục sự phát triển chú ý cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ hiện nay chỉ được xem là một hoạt động gắn liền với hoạt động giáo
dục phát triển các quá trình nhận thức khác như cảm giác - tri giác, tư duy
Khả năng chú ý có chủ định không hình thành sớm từ những năm tháng đầu
đời của một đứa trẻ. A.A. Liublinxcaia cho rằng, ban đầu, chú ý xuất hiện ở trẻ
trước hết như là phản ứng đối với cái mới, cái sáng, cái khác thường. Sau đó, chú
ý được phát triển, phức tạp hóa và hoàn thiện thêm và dần trở thành một hành
động có chủ định [26].
Do đó, để nâng cao khả năng chú ý có chủ định của trẻ và nhất là trẻ chậm
phát triển trí tuệ cần có những hoạt động tích cực tác động đến đứa trẻ thông qua
hoạt động giáo dục mà giáo dục thể chất có thể xem lại một phương thức tác động
trực tiếp làm biến đổi căn bản hoạt động và các quá trình nhận thức của trẻ góp
phần phát triển tư duy, duy trì sức khỏe. Quá trình đó giúp các em nhanh nhẹn
trong ứng xử, giao tiếp, làm nền tảng cho các sự phát triển khác, góp phần bù đắp
cho khiếm khuyết về các chức năng hoạt động sống của các em [13].
Đến nay, ở Việt Nam còn rất ít các công trình nghiên cứu chuyên biệt về
tác động cụ thể của bài tập thể chất lên khả năng chú ý có chủ định của trẻ chậm
phát triển trí tuệ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định
3
của trẻ (6 - 9 tuổi) chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí
Minh” được tiến hành.
Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn bài tập thể chất nhằm nâng cao khả năng chú ý có chủ định và thể
lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở một số trường chuyên biệt
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định và thể lực của
trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở một số trường chuyên biệt tại thành
phố Hồ Chí Minh.
- Xác định một số thuộc tính và tiêu chí đánh giá khả năng chú ý và test
đánh giá thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ tại các
trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng khả năng chú ý có chủ định và thể lực của trẻ 6 - 9
tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở một số trường chuyên biệt tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý
có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Lựa chọn các bài tập thể chất nhằm nâng cao khả năng chú ý của trẻ 6 -
9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ tại thành phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng kế hoạch và tiến trình áp dụng các bài tập thể chất nhằm nâng
cao khả năng chú ý của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ tại thành
phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của bài tập thể chất đã lựa chọn trong việc
nâng cao khả năng chú ý có chủ định và sự phát triển thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi
chậm phát triển trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
4
- Đánh giá hiệu quả các bài tập thể chất đã được lựa chọn nhằm nâng cao
khả năng chú ý của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở các trường
chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá hiệu quả các bài tập thể chất đã được lựa chọn nhằm nâng cao
thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở các trường chuyên
biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Chỉ nghiên cứu khả năng chú ý có chủ định;
+ Chỉ nghiên cứu tác động các bài tập thể chất nhằm nâng cao khả năng chú
ý có chủ định và thể lực của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ. Trong
đó tập trung vào kết quả sàng lọc trẻ dựa trên chỉ số IQ chứ không quan tâm đến
các khuyết tật hay đa tật;
- Về địa bàn: 02 trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ là đối tượng khá đặc biệt, có nhiều hạn
chế về kĩ năng, ngôn ngữ, giao tiếp và đặc biệt là sự tập trung chú ý. Do vậy, nếu
sử dụng bài tập thể chất cho trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ tập luyện thì ngoài
việc tăng cường sức khỏe, khả năng vận động còn giúp trẻ tập trung chú ý thông
qua đó phát triển chú ý có chủ định. Vì vậy, có thể nói bài tập thể chất có thể nâng
cao khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ.
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước về người khuyết tật
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em và đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công
tác này trong từng thời kỳ, hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Nhà nước đã ban
hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách, chiến lược, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, giáo dục và đào tạo được một lớp người giàu lòng yêu nước, có sức khỏe,
có văn hóa, hết lòng hết sức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (sẵn
sàng xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa phồn vinh, tươi sáng).
Trẻ em khuyết tật được trợ giúp trong việc điều trị, phục hồi chức năng, giáo
dục văn hoá và dạy nghề dưới nhiều hình thức. Đến nay, cả nước có trên 100 cơ sở
giáo dục chuyên biệt cho trẻ em bị khuyết tật về nghe, nói, nhìn với khoảng 4000
em, 67.000 trẻ em được trợ giúp trong việc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng,
32.000 trẻ em được trợ cấp học tập trong các lớp học và hàng chục nghìn lượt trẻ
em được điều trị, chữa trị các khuyết tật và được học nghề, tạo việc làm phù hợp.
Đưa tỷ lệ trẻ em khuyết tật được trợ giúp trong việc điều trị, phục hồi chức năng,
giáo dục, học nghề và tạo việc làm đạt khoảng 45-55% số trẻ em khuyết tật.
Hiểu một cách chung nhất, người khuyết tật là những người có những khiếm
khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan, vì vậy họ gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống, trong lao động và trong các mối quan hệ xã hội.
Trong các quyền được công nhận và được bảo vệ như những người bình
thường, Điều 30 của Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật khẳng định
người khuyết tật có quyền được tham gia trong lĩnh vực văn hóa, giải trí, TDTT.
Điểm 5 của Điều này quy định: “Nhằm hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào các
hoạt động thể thao, giải trí, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, các quốc
gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm:
6
Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia một cách đầy đủ nhất của người khuyết
tật trong các hoạt động thể thao hòa nhập ở tất cả các cấp.
Đảm bảo rằng người khuyết tật có cơ hội tổ chức, phát triển và tham gia vào
các hoạt động giải trí và thể thao cụ thể dành cho người khuyết tật. Để đạt được
mục tiêu này cần khuyến khích việc cung cấp các hướng dẫn, đào tạo và nguồn
lực phù hợp, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
Đảm bảo rằng người khuyết tật tiếp cận được các địa điểm du lịch, thể thao
và giải trí”. Điều 182 của Luật Lao động đối với người khuyết tật quy định chính
sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật, đã chỉ rõ:
Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người khuyết tật và khuyến khích việc
thu nhận, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người khuyết tật
phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp
để người khuyết tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống.
Những doanh nghiệp thu nhận người khuyết tật vào học nghề, tập nghề được
xét giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác.
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả
năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
1.2.1. Lý luận về khả năng chú ý có chủ định
1.2.1.1. Khái niệm về khả năng chú ý có chủ định
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, khả năng được
hiểu theo hai nghĩa: (1). Cái có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định, (2).
Năng lực, tiềm lực [62].
Theo quan điểm Triết học, khả năng là cái hiện chưa có, chưa đạt tới nhưng
sẽ tới, sẽ có khi có các điều kiện thích hợp. Mọi khả năng đều là khả năng thực tế,
nghĩa là đều tồn tại thực sự do hiện thực sinh ra. Khả năng trong những điều kiện
thích hợp sẽ trở thành hiện thực và từ trong hiện thực, do sự vận động nội tại của
nó, sẽ hình thành khả năng mới, khả năng mới này lại tiếp tục trở thành hiện thực
khi có điều kiện thích hợp [1]. Như vậy, theo cách hiểu của Triết học, khả năng và
7
hiện thực là hai phạm trù khác nhau nhưng không tách rời nhau mà luôn luôn
chuyển hóa lẫn nhau. Nếu tách chúng ra thì trong hoạt động thực tiễn sẽ không
thấy được năng lực tiềm tàng của sự vận động, phát triển.
Theo cách hiểu thông thường, “khả năng” được tác giả Vũ Xuân Thái giải
thích: “Khả” là có thể, “năng” là sự tài giỏi có thể làm nổi việc. “Khả năng” nghĩa
là: Tài sức có thể làm nổi việc [48].
Theo từ điển Tâm lý học Liên Xô, khả năng hay năng lực được định nghĩa
là những đặc điểm tâm lý - cá nhân của con người, là điều kiện để thực hiện thành
công một hoạt động nào đó. Khả năng được biểu hiện trong quá trình hoạt động.
Tính cá nhân, sự thành thạo càng cao thì sự dễ dàng và mức độ chắc chắn tìm ra
những phương pháp tổ chức và cách giải quyết hoạt động càng nhiều. Khả năng
có liên quan chặt chẽ đến xu hướng của cá nhân, với độ ổn định của con người khi
thực hiện hoạt động đó [9]. Trong thành quả của một hoạt động, có thể có sự đóng
góp của nhiều khả năng nhưng sẽ có khả năng đóng vai trò quyết định nhất. Ngược
lại, một khả năng có thể khiến con người thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khả năng có thể hình thành. Có những khả năng chung thỏa mãn yêu cầu của
nhiều hoạt động và cũng có những khả năng chuyên biệt đáp ứng một loại hoạt
động nhất định. Như vậy, với cách hiểu này thì khả năng và năng lực có sự đồng
nhất với nhau. Khả năng chính là mức độ thấp nhất khi nói về năng lực.
Theo tác giả Lê Thị Bừng, khả năng là hệ thống phức hợp các quá trình,
các thuộc tính của cá nhân, nhờ đó con người có thể giải quyết được những yêu
cầu đặt ra cho bản thân trên con đường phát triển. Khả năng gồm có kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo, thói quen, thái độ, ý chí, xúc cảm, khí chất, chúng kết hợp với nhau,
tham gia vào hoạt động, tạo ra kết quả của hoạt động. Tuy nhiên, khác với năng
lực, khả năng là cái đảm bảo xác suất thực hiện một thao tác tư duy hay một hành
động thực tiễn, nó không phản ánh trực tiếp mức độ phát triển một năng lực, nó
phụ thuộc vào sự luyện tập. Trong khi đó, năng lực cho thấy xác suất tiến bộ,
tương lai và mức độ mà khả năng của một người có thể vươn tới mà không cần có
sự nỗ lực quá mức. Ví dụ, một người có năng lực toán thì tiếp thu dễ dàng, có chất
8
lượng và nhanh chóng các tri thức toán học mà không cần cố gắng nhiều [6, tr.218-
219]. Quan điểm của tác giả Lê Thị Bừng cho thấy, khả năng chính là cái nền, trên
đó, năng lực được thể hiện và phát triển. Khả năng chính là điều kiện, là tiền đề
nảy sinh năng lực, ngược lại, năng lực là một bậc cao hơn so với khả năng và phản
ánh mức độ mà khả năng có thể vươn tới. Cách hiểu này, cho thấy sự khác nhau
về chất giữa hai khái niệm. Sự phân định trên có ý nghĩa quan trọng khi xem xét
bản chất của khả năng và năng lực.
Trong đề tài này, tác giả nhất trí với quan điểm của tác giả Lê Thị Bừng,
trên cơ sở đó, đưa ra định nghĩa sau đây để tiếp cận nghiên cứu: Khả năng là tổ
hợp các quá trình, các thuộc tính tâm lý của cá nhân, làm cơ sở để năng lực được
hình thành và phát triển; nhờ đó, con người có thể giải quyết được những yêu cầu
đặt ra cho bản thân trong quá trình hoạt động của mình.
Để tìm hiểu thuật ngữ “chú ý có chủ định”, trước hết, cần đề cập đến khái
niệm về “chú ý”
Theo quan niệm thông thường, “chú ý” là dành sự quan tâm cho một đối
tượng cụ thể nào đó [6].
Theo từ điển Tâm lý học, “chú ý” là sự tập trung của ý thức vào một hay
một nhóm đối tượng hoặc sự vật để định hướng hoạt động và bảo đảm các điều
kiện vật chất, tâm lý thần kinh cần thiết cho hoạt động đó và làm cho nó được thực
hiện một cách hiệu quả cao. Chú ý được nhìn nhận như là một trạng thái diễn ra
cùng với hoạt động tâm lý khác. Ví dụ, chăm chú nhìn, lắng tai nghe, tập trung
suy nghĩ Vì vậy, chú ý được coi là một điều kiện của hoạt động có ý thức [10].
Theo Maurice Reuchlin, “chú ý” là sự tập trung ý thức vào một số đối tượng
tri giác hoặc đối tượng ghi nhớ, đồng thời tách đối tượng ấy khỏi những đối tượng
khác, là một hành động của ý thức hướng vào một đối tượng nhất định. Trong chú
ý thể hiện tính lựa chọn của ý thức [42].
Theo P.A.Rudick, “chú ý” là xu hướng và tính tập trung của hoạt động tâm
lý nhằm vào một đối tượng nào đó [43].
9
Theo Bùi Văn Huệ, “chú ý” là một trạng thái tâm lý tham gia vào mọi quá
trình tâm lý tạo điều kiện cho một đối tượng (hay một số đối tượng) được phản
ánh một cách tốt nhất [22].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “chú ý” là sự định hướng ... tương tác.
Là một hiện tượng xã hội, phương tiện phục vụ xã hội và phương tiện cơ
bản của quá trình GDTC, bài tập thể chất tác động đến sự phát triển tinh thần của
con người theo những qui luật về GDTC và phát triển trí tuệ của trẻ. Với ý nghĩa
đó, việc lựa chọn xây dựng bài tập thể chất phù hợp sẽ là cơ sở để thúc đẩy sự phát
triển nhận thức của trẻ CPTTT.
24
Mối quan hệ giữa bài tập thể chất và khả năng CYCCĐ của trẻ CPTTT
Cơ thể con người là một khối thống nhất, trí lực và thể lực đều do hệ thống
thần kinh trung ương điều khiển. Cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp con
người phát triển trí óc của mình. Giáo dục thể chất một cách khoa học sẽ tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thần kinh, giúp cho hoạt động
nhận thức và chú ý phát triển tốt. Trong quá trình luyện tập, giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học khác nhau, tác động lên quá trình nhận thức của trẻ yêu cầu
trẻ phải tập trung chú ý để có thể ghi nhớ và nhớ lại cách thức thực hiện bài tập
thể chất. Muốn giáo dục ở trẻ cảm xúc tích cực đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái
vui tươi, góp phần vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực, giúp phát triển khả
năng chú ý nói chung và CYCCĐ nói riêng.
Trẻ CPTTT thường chú ý các đối tượng chậm hơn trẻ bình thường. Trong
một thời gian nhất định thì khối lượng chú ý ít hơn so với trẻ bình thường (khoảng
40% so với trẻ bình thường). Điều đó nói lên rằng khả năng chú ý của trẻ phát
triển rất hạn chế, trẻ không có khả năng phân biệt, bắt chước các hình dạng. Trẻ
bình thường, khi quan sát chỉ liếc mắt nhìn là nhận biết ngay và tập trung chú ý
được đối tượng. Còn trẻ CPTTT phải nhìn kĩ, nhìn liên tục, nhìn lần lượt từng chi
tiết mới nhận biết và chú ý được đối tượng. Có những trường hợp, trẻ không thể
tập trung chú ý được đối tượng ngay cả khi có sự hỗ trợ của người lớn, đây là thực
tế cần được ghi nhận và quan tâm.
Nói cách khác, trẻ CPTTT vẫn có khả năng phát triển được một số thuộc
tính của chú ý như sự tập trung của chú ý; sự bền vững của chú ý; sự phân phối
của chú ý; sự di chuyển của chú ý nhưng còn nghèo nàn, hạn chế trong phạm vi
nhất định. Điều này gây khó khăn cho sự định hướng của trẻ trong hoàn cảnh mới,
làm cho tốc độ học tập có phần chậm hơn các trẻ khác [16].
Cũng giống như mặt nhận thức, phần lớn các trẻ CPTTT gặp khó khăn khi
phải tập trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó trong một thời gian
dài. Trẻ rất khó khăn lựa chọn những thông tin cần thiết, tập trung chú ý vào những
thông tin đó và bỏ qua những kích thích không có liên quan [47]. Đôi khi trẻ
25
CPTTT phán đoán sai do chúng không xác định được những thông tin chính, trẻ
thường chú ý đến những thông tin phụ. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát bức tranh “con
vật quanh em”, sau đó cho trẻ thực hiện “bài tập ném bóng” vào “tường” có vẽ
hình các con vật thì trẻ có thể thu nhận được hình ảnh được quan sát rồi ném vào
đúng con vật đã quan sát. Như vậy, để nâng cao khả năng chú ý cho trẻ CPTTT
thì việc tổ chức các hoạt động thông qua các bài tập thể chất có vai trò quan trọng,
bởi vì trẻ CPTTT gặp khó khăn trong các lĩnh vực vận động cảm giác, nhưng các
em vẫn có khả năng thể hiện mình trong các vận động giải trí. Chính vì vậy, các
bài tập thể chất được lựa chọn và xây dựng nếu đáp ứng nhu cầu, hứng thú và thỏa
mãn sự tò mò, sẽ là động cơ để trẻ tham gia. Điều này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy
khả năng chú ý của trẻ CPTTT phát triển.
1.2.4. Lý luận về lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có
chủ định của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
1.2.4.1. Khái niệm lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý
có chủ định của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc cân nhắc, tính toán để
quyết định việc sử dụng loại phương tiện này hay cách thức tối ưu trong số những
điều kiện hay cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu. Lựa chọn liên quan đến
việc ra quyết định. Nó có thể bao gồm đánh giá giá trị của nhiều lựa chọn và chọn
một hoặc nhiều trong số chúng. Người ta có thể đưa ra lựa chọn giữa các tùy chọn
tưởng tượng hoặc giữa các tùy chọn thực tế theo sau là hành động tương ứng. Sự
lựa chọn có thể bao gồm các yếu tố thúc đẩy phức tạp hơn như nhận thức, bản
năng và cảm giác.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoạt động vận động hạn chế, hoặc
thường thiếu hoàn toàn, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm các vấn
đề về tư thế (như vẹo cột sống vô căn), tình trạng soma, thừa cân và béo phì, vấn
đề lưu thông và thậm chí tử vong sớm. Ngày càng có nhiều bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa việc thiếu hoạt động thể chất và các biện pháp sức
khỏe tâm thần. Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên thừa cân không
26
luyện tập thể thao dễ bị rủi ro hơn, bao gồm các nỗ lực tự tử và nghiện cả rượu và
ma túy bất hợp pháp [83, tr.1].
Báo cáo từ Hiệp hội Thể dục và Thể thao Quốc gia Ba Lan [76, tr.32-34]
nhấn mạnh rằng trẻ em nên dành nhiều thời gian nhất có thể để tham gia vào các
hoạt động đòi hỏi phải vận động thể chất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Fonds
Gesundes Osterreich [73, tr.131-137] nêu rõ trẻ nên dành ít nhất 60 phút mỗi ngày
cho hoạt động thể chất (như đi bộ đến trường, đi bộ lên cầu thang và đi xe
đạp). Hơn nữa, trẻ em nên tăng cường cơ bắp và xương bằng cách rèn luyện sức
mạnh ít nhất hai đến ba lần một tuần [66]. Cơ sở của những lập luận trên đã được
đưa ra rằng những trẻ không tập thể dục sẽ không bao giờ phát triển đầy đủ tiềm
năng di truyền về các kĩ năng vận động [82].
Bên cạnh những nghiên cứu về tác động của hoạt động thể chất đến sự phát
triển của trẻ nói chung, còn có các đề tài chỉ ra những lợi ích của hoạt động thể
chất lên sự phát triển tinh thần của trẻ CPTTT. Tác giả Khalili & Elkins (2009) đề
xuất một số bài tập aerobic dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong nghiên cứu của
mình. Nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên với phân tích cố ý điều trị và đánh giá
điểm mù. 44 trẻ em 12 tuổi mắc hội chứng Down hoặc khuyết tật trí tuệ khác có
IQ trung bình là 42 (SD = 8). Nhóm thử nghiệm thực hiện bài tập aerobic trong 30
phút, năm ngày mỗi tuần, trong tám tuần. Bài tập được giám sát đi bộ, chạy và đạp
xe, với mục tiêu cường độ vừa phải. Nhóm kiểm soát tiếp tục các hoạt động thông
thường và không thực hiện bài tập cụ thể nào. Chức năng phổi như FEV1 và FVC
tính bằng lít được đo bằng phế dung kế lúc ban đầu và sau can thiệp sau tám tuần.
Trước các biện pháp cơ bản, những người tham gia đều trải qua quá trình làm quen
với đo phế dung trong một tuần. Lúc ban đầu, FEV1 của trẻ CPTTT là trung bình
của 87% (95% CI 83 đến 91) và FVC là 94% (95% CI 91 đến 97) của các giá trị
bình thường dự đoán. Sau khi can thiệp, FEV1 đã tăng thêm 160 ml (95% CI 30
đến 290) và FVC thêm 330 ml (95% CI 200 đến 460) trong nhóm thử nghiệm so
với nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy, chương trình tập thể dục nhịp điệu kéo dài
8 tuần giúp cải thiện đáng kể chức năng phổi ở trẻ CPTTT [78, tr.171-175].
27
Như vậy có thể thấy BTTC có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về
nhận thức, chú ý của trẻ nói chung, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
CPTTT. Lựa chọn bài tập thể chất là quá trình cân nhắc, quyết định sử dụng các
BTTC nhằm phục vụ việc học tập, rèn luyện và được tổ chức tuân thủ các qui luật
GDTC, đặc trưng của GDTC. Trong đó, BTTC được lựa chọn phải cuốn hút được
trẻ tham gia, phù hợp với đặc điểm của trẻ CPTTT thì mới tác động đến việc phát
triển khả năng CYCCĐ của các em.
Xuất phát từ những nghiên cứu thực tiễn trên và từ lý luận về CYCCĐ, trẻ
CPTTT, giáo dục thể chất, lựa chọn, bài tập thể chất, đề tài cho rằng lựa chọn bài
tập thể chất nhằm nâng cao khả năng CYCCĐ của trẻ CPTTT dạng nhẹ được hiểu
là: “Lựa chọn BTTC là quá trình cân nhắc, quyết định những bài tập thể chất
chuyên biệt, có chủ đích để phục vục việc học tập, rèn luyện nhằm phát huy sự nỗ
lực của ý thức ở trẻ làm cơ sở để góp phần phát triển khả năng CYCCĐ”.
1.2.4.2. Nguyên tắc lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý
có chủ định của trẻ chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ
Để có thể lựa chọn các BTTC nhằm nâng cao khả năng chú ý cho trẻ 6 - 9
tuổi CPTTT dạng nhẹ ở TPHCM, trước hết đề tài lựa chọn trên nguyên tắc: tính
sư phạm, mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu của đề tài, đặc điểm tâm sinh
lý, điều kiện thực tế của Trường. Các BTTC được lựa chọn phải lấy trọng tâm là
việc nâng cao khả năng chú ý cho trẻ 6 - 9 tuổi CPTTT dạng nhẹ.
Nguyên tắc đúng mục tiêu
Nguyên tắc này yêu cầu khi lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ CPTTT dạng nhẹ cần chú ý đến những hạn chế của trẻ. Ở lứa tuổi
6 - 9, trẻ CPTTT dạng nhẹ có những đặc điểm, biểu hiện tâm lý riêng biệt (vừa có
đặc điểm tâm lý phát triển của trẻ độ tuổi nhi đồng, vừa có đặc điểm rối nhiễu tâm
lý của trẻ CPTTT). Chính vì vậy, việc lựa chọn các bài tập thể chất cho những trẻ
này cần đơn giản không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật; gần gũi với thiên nhiên và
cuộc sống thường ngày của trẻ, không có tính đối kháng; không yêu cầu cao về cơ
sở vật chất và dụng cụ tập luyện; đảm bảo nguyên tắc vừa sức và hạn chế chấn
28
thương trong tập luyện. Mặt khác, những bài tập thể chất được lựa chọn còn phải
dựa trên đến những hạn chế sau đây của trẻ để khắc phục:
- Hạn chế về nhận thức
Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình là một trong những hạn chế lớn nhất
của người CPTTT nói chung và trẻ bị chậm phát triển trí tuệ nói riêng. Sự hạn chế
về chức năng trí tuệ phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ, mức
CPTTT càng nặng thì sự hạn chế về khả năng trí tuệ của trẻ càng lớn. Chính sự
hạn chế về khả năng trí tuệ đã dẫn đến hạn chế trong hoạt động nhận thức của trẻ
như: cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ... [18].
Phát triển tư duy cho trẻ CPTTT là việc làm khó khăn, lâu dài nhưng có thể
thực hiện được nếu giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Nhiệm
vụ của giáo viên là phải tìm phương pháp tốt nhất, giúp đỡ trẻ bỏ dần các biểu
tượng cụ thể, riêng lẻ, tiến đến mức độ nhận thức cao hơn đó là sự khái quát tư
duy bằng lời.
- Hạn chế về khả năng chú ý
Phần lớn các trẻ CPTTT gặp khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú
ý vào một công việc nào đó trong một thời gian dài. Trẻ khó khăn lựa chọn những
thông tin cần thiết, tập trung chú ý vào những thông tin đó và bỏ qua những kích
thích không có liên quan [47]. Đôi khi các trẻ chậm phát triển trí tuệ phán đoán
sai do chúng không xác định được những thông tin chính, trẻ thường chú ý đến
những thông tin phụ. Vì vậy, khả năng chú ý thực càng nhiều hạn chế của CYCCĐ
là cở sở quan trọng.
- Hạn chế về các kĩ năng vận động
Kĩ năng giác động là những kĩ năng liên quan đến cảm giác và vận động
toàn thân [5]. Kĩ năng cảm giác thuộc về cách mà đứa trẻ ghi nhận, xử lý và giải
thích thông tin tiếp nhận qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ, chạm). Kĩ
năng vận động gồm các kĩ năng vận động thô và vận động tinh - hai kĩ năng này
có liên quan mật thiết với nhau. Nhiều hoạt động yêu cầu có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa hai nhóm kĩ năng trên (ví dụ như phối hợp tay - mắt). Trẻ CPTTT
29
thường bị hạn chế trong vực phối hợp trên nên khi thực hiện một hoạt động, nhiệm
vụ nào đó sẽ gặp khó khăn, ví dụ như tập bài tập thể dục, viết chữ Đây là căn
cứ quan trọng khi lựa chọn BTTC.
- Hạn chế về kĩ năng xã hội
Những trẻ CPTTT, thường yếu kém về kĩ năng xã hội. Các trẻ này thường
khó khăn trong các tình huống như [5]: Chơi cùng nhau, làm cùng nhau; Lắng
nghe người khác nói, luân phiên chờ đến lượt mình; Rất khó để hiểu rằng có rất
nhiều cách nhìn nhận người khác khác với cách nhìn nhận của mình; Khó biểu
hiện được thái độ đúng mực và phù hợp với ai đó hay với mọi người trong những
tình huống nào đó; Khó nhận biết thái độ, ý định của người khác qua những biểu
hiện trên nét mặt hay tư thế.
- Hạn chế về ngôn ngữ
Ở người bình thường, để có thể giao tiếp có hiệu quả cần phải có kĩ năng
diễn đạt ngôn ngữ (diễn đạt ý nghĩ thành ngôn từ) và kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ
(hiểu những gì người khác nói). Trẻ chậm phát triển trí tuệ có sự hạn chế về cả hai
kĩ năng này, đặc biệt là kĩ năng ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm
phát triển trí tuệ không mất nhiều thời gian hơn và trình độ ngôn ngữ của trẻ thấp
hơn so với trẻ bình thường hai tuổi [5].
- Một số hạn chế khác
Do sự hạn chế về chức năng nhận thức, ngôn ngữ, khả năng chú ý, khó khăn
về thể chất và tâm thần nên trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có các hành vi
không mong muốn [3]. Không những thế, đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ thường
không hoàn thành nhiệm vụ nào đó hoặc qua nhiều lần thất bại sẽ dẫn đến trẻ dễ
nản chí. Do vậy trẻ kém hăng hái, không muốn học những cái mới hoặc đối mặt
với tình huống mới, trẻ hay ỷ lại và trông đợi sự giúp đỡ của người khác. Có trẻ
có thể làm được nhưng lại thiếu tự tin nên không đủ quyết tâm để thực hiện. Vì
vậy, việc lựa chọn bài tập thể chất không chỉ xuất phát từ những hạn chế của trẻ
mà cần phải bám sát nhu cầu của trẻ, động viên và khuyến khích trẻ tham gia.
Nguyên tắc hiệu quả
30
Khi lựa chọn các bài tập thể chất nâng cao khả năng CYCCĐ của trẻ CPTTT
dạng nhẹ cần dựa vào các đặc điểm cơ bản của hoạt động giáo dục thể chất.
Nguyên tắc này đặt trong hoạt động GDTC sẽ nhận thấy rõ ý nghĩa và tác động
của hoạt động GDTC. Cụ thể: Củng cố sức khỏe, phát triển hài hòa nhân cách;
phát huy tối ưu thành tích cần thiết để thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội;
phương pháp thi đấu giúp nâng cao hiệu quả của giờ học thể dục chứ không phải
là thành phần bắt buộc của hoạt động; Hoạt động GDTC đòi hỏi có sự nỗ lực ý chí
và thể chất tương đối cao nhưng không tới mức tối đa [54].
Với những hạn chế trên của hoạt động giáo dục thể chất, trẻ CPTTT dạng
nhẹ có thể sẽ gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn trong việc rèn luyện, thực hiện các
bài tập thể chất vì những đặc điểm khiếm khuyết về tâm lý và vận động của mình.
Vì vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ CPTTT dạng nhẹ cần
được xây dựng một cách bài bản và bám sát đặc điểm tâm lý của trẻ.
1.2.4.3. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
Ở độ tuổi 6 - 9, trẻ đã có thói quen vận động và những nét tính cách trong
các hoạt động khác nhau. Đây là thời kỳ đặc biệt thuận lợi để tiếp thu, xây dựng,
củng cố các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Dĩ nhiên sự phát triển của trẻ phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, việc tổ chức cuộc sống và việc giáo dục
nhất là giáo dục thể chất cho trẻ. Vì vậy, hình thức tổ chức phải đa dạng, phong
phú là điều kiện quan trọng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất hiệu quả.
Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án
tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; trong
đó có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC.
Một trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là: “Đảm bảo chất lượng
giờ học giáo dục thể chất chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS,
xây dựng chương trình GDTC hợp lý...” và “Tận dụng các công trình TDTT trên
địa bàn để phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học” [51].
31
Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là sự tổng
hợp đa dạng các hoạt động, đồng thời tận dụng được các nguồn lực có sẵn tại các
cơ sở giáo dục và ở bên ngoài xã hội. Sự tổng hòa những hình thức đó tạo nên chế
độ vận động nhất định, rất cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất, củng cố
sức khỏe của trẻ. Những hình thức đó là:
Các buổi học giáo dục thể chất
Đây là hình thức tổ chức cơ bản của GDTC và giảng dạy một cách có hệ
thống, có tổ chức và tác động có mục đích thông qua những bài tập thể chất nhằm
trang bị những kĩ năng vận động và hoàn thiện các kĩ xảo vận động.
Các buổi luyện tập thể dục giữa giờ
Đây là hình thức tập luyện tập thể tích cực, giúp học sinh thư giãn, cải thiện
trí nhớ hồi phục năng lượng, giảm sự căng thẳng thông qua các bài tập thể chất
đơn giản là những tư thế thể dục cơ bản.
Các buổi buổi tập có tổ chức trò chơi vận động
Đây là hình thức được kết hợp trong các buổi học thể dục thể chất. Các bài
tập thể chất được thiết kế dưới dạng trò chơi vận động giúp trẻ tăng sự hưng phấn
làm cho quá trình tiếp nhận nhiệm vụ vận động được thuận lợi.
Tất cả các hình thức trên đều giúp đáp ứng được các nhiệm vụ chung của
GDTC đối với trẻ. Mỗi hình thức đó đều có các nhiệm vụ chuyên môn tương ứng
với nhiệm vụ chung đã qui định trong chương trình cụ thể về giáo dục thể chất
tương ứng.
1.2.4.4. Các định hướng lựa chọn bài tập thể chất nhằm nâng cao khả năng
chú ý có chủ định của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trong thực tiễn, các BTTC rất đa dạng và phong phú. Song một điều quan
trọng có tính nguyên tắc là không một bài tập nào khi sử dụng riêng lẻ lại được
đánh giá là duy nhất có giá trị. Kết quả tác động của BTTC chỉ đạt được khi biết
vận dụng một cách khoa học toàn bộ tổ hợp những bài tập đã được khoa học và
thực tiễn xác minh, đồng thời phải tính toán đến đặc điểm của người tập, điều kiện
tập luyện. BTTC là quá trình thực hiện các hoạt động vận động chuyên biệt do con
32
người sáng tạo ra nhằm phục vụ việc học tập, rèn luyện và tuân thủ các qui luật
GDTC, đặc trưng của GDTC.
Trong quá trình GDTC, BTTC được chia thành 4 nhóm: Nhóm thể dục;
Nhóm thể thao, Nhóm trò chơi; Nhóm du lịch. Đó là sự phân loại theo hệ thống
phương tiện, phương pháp GDTC đã được hình thành trong lịch sử hoạt động của
xã hội loài người. Còn nhiều hướng phân loại khác như [56]:
Theo mục đích của huấn luyện thể thao, BTTC được chia thành 3 nhóm:
Bài tập thi đấu; Bài tập chuẩn bị chung; Bài tập chuẩn bị chuyên môn.
Theo tố chất vận động, BTTC có thể chia thành các loại sau: Các bài tập
sức mạnh - tốc độ mà đặc điểm tiêu biểu là có cường độ hay công suất hoạt động
tối đa (chạy ngắn, cử tạ, ném đẩy, các môn nhảy...); Các bài tập sử dụng trong các
môn hoạt động có chu kỳ: chạy cự ly trung bình, dài, bơi, đi bộ, chèo thuyền, đua
xe đạp...; Các bài tập phối hợp vận động theo chương trình định mức chặt chẽ
như: TD thi đấu, nhào lộn, thể dục nghệ thuật...; Các bài tập đòi hỏi tố chất vận
động tổng hợp trong điều kiện các tình huống và hình thức vận động luôn thay đổi
như: các môn đối kháng cá nhân, các môn bóng.
Theo khoa học giải phẩu vận động, BTTC cũng có cách phân loại các theo
quan điểm riêng như: Trong sinh cơ người ta phân thành 3 loại: Bài tập có chu kỳ,
Bài tập không chu kỳ và Bài tập hỗn hợp; trong giải phẩu người ta còn có thể phân
loại các bài tập theo các bộ phận cơ thể như: bài tập tay, bài tập chân, bài tập bụng,
bài tập lườn... và bài tập phối hợp.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại BTTC khác nữa. Sự phong phú của việc
phân loại BTTC có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp ta thuận lợi trong việc định
hướng, lựa chọn và sử dụng đúng mục đích.
Do vậy, đề tài tiếp cận việc phân loại BTTC theo hướng tác động quá trình
nhận thức tri giác đến trẻ CPTTT dạng nhẹ gồm 02 nhóm: Nhóm bài tập thể chất
và Nhóm bài tập trò chơi làm hướng nghiên cứu của đề tài.
Nhóm bài tập thể chất
33
Là dạng bài tập bao gồm các tư thế vận động cơ bản và tư thế trong lao
động, cuộc sống thường ngày được tổ chức theo qui luật và đặc trưng của quá trình
GDTC giúp tác động đến quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành
động của trẻ.
Nhóm bài tập dưới dạng trò chơi
Là dạng bài tập có thể gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như bóng đá, bóng
chuyền hoặc các trò chơi vận động đơn giản được tổ chức theo theo chủ đề, đa
dạng về hình thức, nội dung sáng tạo có yêu cầu cao về sự tập trung, chú ý của
con người qua luật chơi. Bên cạnh đó, dạng bài tập này còn tạo nên sự đua tranh
giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm người và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ. Qua
các tài liệu tham khảo, căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của khách thể
nghiên cứu và tình hình thực tế tại các trường chuyên biệt trên địa bàn TPHCM.
Luận án đã lựa chọn được 2 nhóm bài tập chính:
Nhóm 1: Các bài tập thể dục
Trong nhóm này sẽ bao gồm bài tập như: đi, chạy, nhảy và các bài tập thể
dục tư thế cơ bản của đầu, tay, thân, chân, các bài tập mô phỏng hình ảnh cuộc
sống gần gũi hàng ngày, giúp cho trẻ bước đầu làm quen với việc vận động, tạo
sự hứng thú bước đầu hỗ trợ cho việc tăng cường chú ý.
Với các tư thế vận động cơ bản, sau khi thực hiện các bài tập sẽ giúp trẻ
hình thành kĩ năng vận động cơ bản: đi, đứng, ngồi Bên cạnh đó, các bài tập thể
dục dạng mô phỏng hình các con vật, dụng cụ lao động mà trẻ có thể gặp trong
cuộc sống sẽ tạo hứng thú đối với trẻ. Để thực hiện được các động tác này thì đòi
hỏi trẻ phải tập trung chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên, nhìn hình minh
họa hoặc làm theo động tác của giáo viên. Nhóm bài tập này không chỉ giúp trẻ
phát triển sự khéo léo, mà còn hỗ trợ cho việc nâng cao khả năng chú ý ở trẻ
CPTTT dạng nhẹ.
Nhóm 2: Các bài tập dạng trò chơi
Nhóm bài tập này yêu cầu độ chính xác có sự kết hợp khả năng vận động,
sự tập trung và tính chính xác về các mục tiêu của bài tập. Các bài tập này sẽ giúp
34
cũng cố khả năng tập trung, khả năng phân phối và di chuyển của chú ý. Nhóm
bài tập dưới dạng trò chơi mô phỏng một số môn thể thao cụ thể như bóng đá,
bóng ném, bóng chuyền
Mỗi nhóm bài tập có mục đích khác nhau, nhưng khi xét trên sự phát triển
chung thì cả 2 nhóm bài tập này có sự hỗ trợ cho nhau, từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp. Khi thực hiện các bài tập này sẽ giúp trẻ cải thiện ở 4 thuộc
tính của CYCCĐ: sự tập trung của chú ý, sự bền vững của chú ý, sự phân phối của
chú ý và sự di chuyển của chú ý. Căn cứ vào thuộc tính của chú ý và đặc điểm về
phân loại BTTC, chúng tôi định hướng lựa chọn BTTC nhằm nâng cao khả năng
CYCCĐ của trẻ CPTTT theo ma trận sau:
Bảng 1.1. Ma trận định hướng lựa chọn BTTC nhằm nâng cao
khả năng chú ý có chủ định của trẻ CPTTT
Thuộc tính của
CYCCĐ
Hướng tiếp cận từ
phân loại BTTC
Định hướng lựa chọn
nội dung bài tập
Sự tập trung của chú ý Bài tập thể dục tiếp cận để
phát triển sự tập trung và
sự bền vững của chú ý
Kĩ năng vận động cơ bản
Sự bền vững của chú ý
Động tác mô phỏng hình ảnh
thường gặp trong cuộc sống
Sự phân phối của chú ý
Bài tập dạng trò chơi tiếp
cận để phát triển sự phân
phối và sự di chuyển của
chú ý
Trò chơi vận động
(Từ đơn giản đến phức tạp
theo hướng khắc phục các
hạn chế về vận động của trẻ)
Sự di chuyển của chú ý
1.2.5. Vài nét về giáo dục thể chất cho trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí
tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, năm học 2018 -2019,
toàn thành phố có 21 trường chuyên biệt, 12 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập tiếp nhận học sinh chuyên biệt (học sinh khuyết tật mức độ nặng) và 725
trường công lập từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT dạy học sinh hòa nhập
(học sinh khuyết tật mức độ nhẹ, đủ khả năng học hòa nhập với học sinh bình
thường tại các trường phổ thông công lập). So với năm học trước đó, tổng số học
sinh hòa nhập tăng 376 em ở 8 trường và 28 lớp. Một số, cơ sở giáo dục chuyên
35
biệt dân lập phải tự túc kinh phí và dụng cụ giảng dạy. Cơ sở vật chất còn nhỏ hẹp,
thiếu sân chơi, thiếu đồ chơi vận động ngoài trời; các trường hòa nhập thiếu phòng
học cho trẻ khuyết tật hoạt động cá nhân.
Trong khi đó, số trẻ khuyết tật và những dị tật khác ngày càng tăng nhiều.
Đối với quận huyện chưa có trường chuyên biệt, hầu hết phụ huynh có con khuyết
tật đành để con ở nhà, hoặc đến những quận xa để được học tập, giáo dục. Không
chỉ cơ sở vật chất, mà ngay cả vấn đề nhân lực cũng rất thiếu, gây không ít khó
khăn cho các trường chuyên biệt nếu muốn mở thêm phòng học để nhận trẻ. Hiện
tại, hầu hết trường chuyên biệt nào cũng thiếu giáo viên (GV) đứng lớp, một phần
do tỷ lệ trẻ khuyết tật hằng năm đều tăng, mặt khác trình độ chuyên môn của GV
không đồng đều, đa số GV đều được chuyển từ các trường mầm non qua sau đó
đi học chuẩn hóa.
Trẻ khuyết tật có nhu cầu về đầu tư giáo dục nhiều trẻ bình thường chính vì
thế trường chuyên biệt cho trẻ khuyết tật cần những yêu cầu riêng, đặc biệt như
lối đi riêng, nhà vệ sinh riêng, chưa kể những phương tiện dạy học tối thiểu khác.
Hầu hết các trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật đều khó khăn từ việc trang bị đồ
dùng học tập, đồ chơi, sách vở cũng như bổ sung nguồn giáo viên, cán bộ y tế, bảo
mẫu... Báo cáo của các trường cho thấy, cơ sở vật chất thì xuống cấp đã lâu, đa số
các trường đều tận dụng những phòng học cũ để lại nên rất khó. GV các trường
chuyên biệt chưa đảm bảo được tỉ lệ 1,5 GV/lớp theo quy định, GV các lớp có HS
học hòa nhập chưa được bồi dưỡng chuyên sâu khó nâng cao chất lượng giảng dạy
HS khuyết tật.
Hiện nay, hầu hết các trường chuyên biệt còn chưa có một chương trình
giáo dục cụ thể, thống nhất. Nhiều trường mới chú trọng dạy trẻ phát triển về ngôn
ngữ và các hành vi giao tiếp thông thường, các hoạt động giáo dục thể chất chưa
có chương trình chi tiết mà chủ yếu là thực hiện các hoạt động vận động theo dạng
trò chơi do GV chủ nhiệm đảm nhận, chưa có chương trình tập luyện sử dụng
phương tiện cơ bản nhất của quá trình GDTC là BTTC. Các trường chưa có GV
GDTC chuyên trách, các hoạt động GDTC chủ yếu do giáo viên chuyên ngành
36
GDĐB, GDTH đảm nhận nên ít nhiều cũng có những hạn chế về giáo dục thể chất
nói riêng.
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về lựa chọn bài tập thể chất nâng cao
khả năng chú ý có chủ định của trẻ 6 - 9 tuổi chậm phát triển trí tuệ
Trẻ CPTTT là đối tượng đặc biệt, để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của trẻ
CPTTT cần phải có những biện pháp y tế, chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc phù
hợp. Xuất phát từ quan điểm này, người ta tin tưởng trẻ CPTTT có khả năng phát
triển nhờ vào giáo dục và đào tạo. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp y tế, chế độ nuôi
dưỡng và chăm sóc cần có hệ thống các đơn vị thực hiện công tác giáo dục chuyên
biệt dành cho đối tượng đặc biệt này. Giáo dục cho trẻ CPTTT là cung cấp cho trẻ
những kiến thức văn hóa và kỹ năng tương ứng nhằm giúp các em có được cơ hội
tối đa để có thể sống độc lập và phát triển đến mức cao nhất.
1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về trẻ chậm phát triển trí
tuệ, giáo dục thể chất cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, lựa chọn bài tập thể chất
nâng cao khả năng chú ý cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Thực tế cho thấy những nghiên cứu trực tiếp về lựa chọn bài tập thể chất
giúp nâng cao khả năng chú ý cho trẻ CPTTT dạng nhẹ không có nhiều, mà chủ
yếu những nghiên cứu liên quan đến vai trò của các bài tập thể chất trong việc
nâng cao khả năng chú ý của trẻ, như các nghiên cứu lý luận về bài tập thể chất
giúp nâng cao kĩ năng, biện pháp phát triển khả năng chú ý của trẻ, các nghiên cứu
về giáo dục thể chất cho trẻ... Trong nghiên cứu tổng quan, chúng tôi phân chia
thành ba nhóm các công trình nghiên cứu liên quan:
Nhóm thứ nhất: Các nghiên cứu lý thuyết về đặc điểm tâm lý và chú ý của
trẻ CPTTT
Khi nghiên cứu về bản chất của chú ý, N.Ph. Đabrưnhin đã đề cập đến giá
trị của nó. Theo ông, chú ý - sự định hướng hoạt động tâm lý và sự tập trung của
nó vào đối tượng có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân [11]. Sau đó, các tác giả
I.V. Poliacop, L.X. Khalacopxki cũng nhấn mạnh tính chất đặc thù của chú ý chính
là việc tách cái chính trong khách thể, cái có ý nghĩa với hoạt động của con người.
37
Ngoài ra những nghiên cứu của A.V. Daparogiet lại chứng minh quan điểm
“chú ý là hoạt động định hướng ban đầu”, được đề xướng từ lý thuyết phản xạ
định hướng và hoạt động định hướng của Paplop [9]. Đây là cơ sở quan trọng cho
thấy việc quan tâm đến chú ý, giáo dục chú ý và giáo dục chú ý ở trẻ em luôn là
nhiệm vụ quan trọng.
Tác giả P.Ia. Ganperin cũng bằng giả thuyết và thực nghiệm khoa học, đưa
ra quan điểm mới về chú ý và con đường hình thành chú ý ở tuổi tiểu học, đặc biệt
là ở những trẻ kém chú ý. Ông cho rằng, chú ý không được biểu hiện ra bên ngoài
như một quá trình độc lập, theo những cái quan sát được thì nó giống với sự định
hướng, sự tập trung của bất kỳ một quá trình tâm lý nào khác. Do đó, nó chỉ được
nhìn nhận như một mặt hay một tính chất của hoạt động đó. Ngoài ra, theo tác giả,
chú ý không có sản phẩm đặc thù cho riêng mình. Kết quả của nó là sự nâng cao
một hoạt động bất kỳ mà nó đi kèm. Thế nên, chú ý không được nhìn nhận như
một dạng riêng của hoạt động tâm lý [12].
Bên cạnh những nghiên cứu liên quan đến vấn đề chú ý, thì những đặc điểm
tâm lý và chú ý của trẻ CPTTT cũng được quan tâm nghiên cứu. Những nghiên
cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chậm phát triển trí tuệ bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh
thiếu niên trước tuổi 18. Trong hầu hết trường hợp, nó tồn tại trong suốt cuộc đời
trưởng thành. Chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ được thực hiện cho thấy cá nhân
có mức độ hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, cũng như hạn chế đáng chú ý
trong hai hoặc nhiều lĩnh vực liên quan đến kỹ năng thích ứng. Chức năng trí tuệ
mức độ được xác định bởi các bài kiểm tra tiêu chuẩn đo lường khả năng suy luận
về mặt chỉ số thông minh tuổi [89].
Theo (Howard, 2004) trẻ CPTTT là những người có điểm số thông minh
dưới 70 – 75, thì kỹ năng thích ứng là một vấn đề cần đề cập đến vì đây là các kỹ
năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Những kỹ năng như vậy bao gồm khả
năng sản xuất và hiểu ngôn ngữ (giao tiếp); kỹ năng sống tại nhà; sử dụng cộng
đồng tài nguyên; sức khỏe, an toàn, giải trí, tự chăm sóc và kỹ năng xã hội; tự định
hướng; chức năng kỹ năng học tập (đọc, viết và số học) và các kỹ năng liên quan
38
đến công việc. Với những người CPTTT thì đây là nhữn...ndations for the military and other active
populations based on expedited systematic reviews. Am. J. Prev.
Med. 2010;38:S156–S181. doi: 10.1016/j.amepre. 2009.10.023.
66. Chiviacowsky, S., Wulf, G., & Ávila, L. T. G. (2013). An external focus of
attention enhances motor learning in children with intellectual
disabilities. Journal of Intellectual Disability Research
67. DSM-IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4th edition.
American Psychiatric Association Washington DC, 1997.
68. Corder WO. Effects of physical education on the intellectual, physical, and social
development of educable mentally retarded boys. Exceptional
Children. 1966;32:357-364.
69. Das JP, Nagrangi JA, Kirby JR. Assessment of cognitive
processes. Needham Heights, MA: Allyn và Bacon; 1994.
70. Ellis NR. A behavioral research strategy in mental retardation: defense and
critique. American Journal of Mental Deficiency. 1969;73:557-566.
71. Elisabeth M. Dykes (1998), Exercise and Sports in Children and Adolescents
with Developmental Disabilities: Positive Physical and Psychosocial
Effects, Child and Adolescent Psychiatric Clinics of North America
7(4):757-71, viii.
72. Frischenschlager E., Gosch J. Active Learning-Leichter lernen durch Bewegung.
[Active Learning-Easier learning through physical activity] Erzieh.
Unterr. 2012; 162:131-137.
73. Golubović, Š., Maksimović, J., Golubović, B., & Glumbić, N. (2012).
Effects of exercise on physical fitness in children with intellectual
disability. Research in developmental disabilities, 33(2)
74. Esch, Han van; Wright, Barry; Jong, Pieter de; Loo, Fred vd; Hodes, Marja;
Hubbard, Ken; Mildenberg, Maryam; Samsom, Linda: Lectures on special
education for intellectually disabled children. Training course for future
lecturers and professionals in special education of intellectually disabled
children. Training and Development Center for Special education, Hanoi
Pedagogic University, 1999- 2001.
75. Graf C. Aktiv in jedem Alter-Sport und Ernährung in den verschiedenen
Lebensphasen: Kinder [Active at any age-Sports and nutrition in various
stages of life: Children] Aktuel Ernahrungsmed. 2016;41:32-34.
76. Howard, BJ (2004). Mental retardation challenges. Paediatric News.
77. Khalili, M. A., & Elkins, M. R. (2009). Aerobic exercise improves lung
function in children with intellectual disability: a randomised
trial. Australian Journal of Physiotherapy
78. Kramer AF, Hahn S, Cohen NJ, Banich MT, McAuley E, Harrison CR, et
al. Ageing, fitness and neurocognitive function.
Nature. 1999a; 400 :418419.
79. Kramer AF, Hahn S, Gopher D. Task coordination and aging: explorations
of executive control processes in the task switching paradigm. Acta
Psychologica. 1999b; 1010 :339-378.
80. Lotan, M., Isakov, E., Kessel, S., & Merrick, J. (2004). Physical fitness and
functional ability of children with intellectual disability: Effects of a short-
term daily treadmill intervention. The scientific world journal,
81. Myer G.D., Faigenbaum A.D., Edwards N.M., Clark J.F., Best T.M., Sallis
R.E. Sixty minutes of what? A developing brain perspective for activating
children with an integrative exercise approach. Br. J. Sports
Med. 2015;49:1510-1516. doi: 10.1136/bjsports-2014-093661.
82. Ilona Bidzan-Bluma and Małgorzata Lipowska, Physical Activity and Cognitive
Functioning of Children: A Systematic Review, Int J Environ Res Public Health.
2018 Apr.
83. Ismail AH. The effects of a well-organized physical education programme
on intellectual performance. Research in Physical Education.
84. James, W. (2007), The principles of psychology, Vol.1 (1st ed.), New York:
Cosimo Classics.
85. Javan, A. T., Framarzi, S., Abedi, A., & Nattaj, F. H. (2014). Effectiveness
of Rhythmic play on the Attention and Memory functioning in Children with
Mild Intellectual Disability (MID). International Letters of Social and
Humanistic Sciences
86. Johnson, D.A., & Proctor, D.R.W (2004), Attention: Theory and practice,
Thousand Oaks, CA: Sage Publications, Inc.
87. Phillip D. Tomporowski, Catherine L. Davis, Patricia H. Miller, and Jack A.
Naglieri (2009), Exercise and Children's Intelligence, Cognition, and
Academic Achievement, Educ Psychol Rev. 2008 Jun 1; 20(2): 111-13.
88. Saddock, BJ, & Saddock, VA (2003). Synopsis of Psychiatry, 9th
Edition . New York: Lippincott Williams & Wilkins
89. Sue, D, Sue, DW, & Sue, S. (2006). Understanding abnormal behavior (8Th
Ed).
90. Ward, A. (2005). Attention: A neuropsychological approach (1st ed.), New
York, NY: Psychology Press.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính thưa Quý Thầy Cô!
Nhằm thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ
CHẤT NÂNG CAO KHẢ NĂNG CYCCĐ CỦA TRẺ (6 - 9 TUỔI) CHẬM
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DẠNG NHẸ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
chúng tôi đang nghiên cứu về khả năng CYCCĐ trong giờ học của trẻ 6 - 9 tuổi
chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) dạng nhẹ. Những đánh giá khách quan của Quý
Thầy/Cô sẽ giúp đỡ rất nhiều trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi nói riêng và
cho công tác giáo dục trẻ nói chung.
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
3. Câu hỏi: Xin Quý Thầy Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ phù
hợp của những thuộc tính đánh giá khả năng CYCCĐ ở trẻ CPTTT dạng nhẹ từ 6
– 9 tuổi dưới đây. Quý Thầy/Cô hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn
STT THUỘC TÍNH
LỰ CHỌN
Đồng ý
không
đồng ý
1 Sự tập trung chú ý (điểm)
Khả năng chú ý vào một phạm vi hẹp
Chỉ chú ý đến một hay một số đối tượng cần thiết
Khả năng chú ý không bị phân tán, bị nhiễu do
những kích thích khác không liên quan
2 Sự bền vững chú ý (điểm)
Khả năng duy trì chú ý từ 1-3 phút
Khả năng duy trì chú ý trên 3-5 phút
Khả năng duy trì chú ý trên 5-7 phút
Khả năng duy trì chú ý trên 7-10 phút
Khả năng duy trì chú ý trên 10 phút
3 Sự phân phối chú ý (điểm)
Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối
tượng một cách có chủ định
Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều hoạt
động một cách có chủ định
Chú ý đến hai hoạt động cùng một lúc
Chú ý đến ba hoạt động cùng một lúc
Chú ý nhiều hơn ba hoạt động cùng lúc
4 Sự di chuyển chú ý (điểm)
Khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối
tượng khác theo yêu cầu của hoạt động và có mục
đích rõ ràng
Chú ý khi kết thúc giờ ra chơi bắt đầu vào học
Chú ý khi chuyển từ hoạt động vui chơi (trò chơi)
vào hoạt động học
Chú ý khi chuyển từ hoạt động động sang hoạt động
tĩnh
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính thưa: Quý Thầy/Cô, Chuyên gia giáo dục thể chất
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất
nâng cao khả năng CYCCĐ của trẻ (6 - 9 tuổi) chậm phát triển trí tuệ dạng
nhẹ ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Để đánh giá được ảnh hưởng của các bài tập
vận động đối với trẻ CPTTT cần có được những test đánh giá thích hợp. Do đó,
những ý kiến của quý Thầy/Cô sẽ là những thông tin hữu ích cho quá trình nghiên
cứu này. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác!
Quý Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (✓) vào ô trống
phù hợp với ý kiến, sự chọn lựa của quý Thầy/Cô và có thể bổ sung những ý kiến
khác (nếu có) ở cuối bảng hỏi.
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
3. Ý kiến của quý Thầy/Cô về mức độ thích hợp của các test (chỉ tiêu) dưới đây
trong việc đánh giá thể lực cho trẻ em CPTTT từ 6-9 tuổi:
Mức độ thích hợp tăng dần từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng
ý)
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng
ý
Không
đồng ý
Không đồng ý
cũng không
phản đối
Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
TT Test (chỉ tiêu)
Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
1 Chạy 20m XPC (s)
2 Chạy 10m XPC (S)
3 Lực bóp tay thuận (kg)
4 Bật cao tại chỗ (cm)
5 Bật xa tại chỗ (cm)
6
Ném túi cát 200 gam bằng hai tay
trúng đích 10 lần (lần)
7
Ném túi cát 200 gam bằng hai tay
sau đầu (m)
8 Ngồi dẻo gập thân (cm)
9 Đứng dẻo gập thân (cm)
10 Chạy con thoi 4x10m (s)
11 Đứng thăng bằng trên 1 chân (s)
12 Bắt bóng nẩy 30 giây (lần)
13
Ném bóng trúng đích 10 quả
(quả)
Những test (chỉ tiêu) khác mà quý Thầy/Cô đề xuất thêm (nếu có):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô!
PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Kính thưa Quý Thầy/Cô!
Nhằm mục đích cải thiện hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ chậm phát
triển trí tuệ (CPTTT), chúng tôi đang nghiên cứu về khả năng chú ý có chủ định
của trẻ 6 - 9 tuổi. Những đánh giá khách quan của Quý Thầy, Cô sẽ giúp đỡ rất
nhiều trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi nói riêng và cho công tác giáo dục
trẻ nói chung.
Xin Quý Thầy Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề
sau bằng cách đánh dấu vào ý kiến mà Thầy/Cô lựa chọn.
CYCCĐ là loại chú ý có mục đích tự giác, có biện pháp để hướng chú ý vào
đối tượng, đòi hỏi phải có một sự nỗ lực ý chí nhất định.
1. Thầy/Cô đánh giá sự tập trung chú ý của trẻ CPTTT như thế nào?
Sự tập trung chú ý
Mức độ
Rất
thấp
Thấp
Trung
bình
Khá Cao
Khả năng chú ý vào một phạm vi hẹp
Chỉ chú ý đến một hay một số đối tượng
cần thiết
Khả năng chú ý không bị phân tán, bị
nhiễu do những kích thích khác không
liên quan
2. Thầy/Cô đánh giá sự bền vững của chú ý ở các em CPTTT như thế nào?
Sự bền vững của chú ý
Mức độ
Rất
thấp
Thấp
Trung
bình
Khá Cao
Khả năng duy trì chú ý từ 3-5 phút
Khả năng duy trì chú ý từ 5-7 phút
Khả năng duy trì chú ý từ 7-10 phút
Khả năng duy trì chú ý trên 10 phút
3. Thầy/Cô đánh giá sự phân phối chú ý của các em CPTTT như thế nào?
Sự phân phối chú ý
Mức độ
Rất
thấp
Thấp
Trung
bình
Khá Cao
Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến
nhiều đối tượng một cách có chủ định
Khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến
nhiều hoạt động một cách có chủ định
Chú ý đến hai hoạt động cùng một lúc
Chú ý đến ba hoạt động cùng một lúc
Chú ý nhiều hơn ba hoạt động cùng lúc
4. Thầy Cô đánh giá sự di chuyển chú ý của các em CPTTT như thế nào?
Sự di chuyển chú ý
Mức độ
Rất
thấp
Thấp
Trung
bình
Khá Cao
Khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang
đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động và
có mục đích rõ ràng
Chú ý khi kết thúc giờ ra chơi bắt đầu vào học
Chú ý khi chuyển từ hoạt động vui chơi (trò
chơi) vào hoạt động học
Chú ý khi chuyển từ hoạt động động sang
hoạt động tĩnh
Xin Thầy Cô cho biết đôi điều về bản thân (mọi thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn)
Họ và tên (nếu có thể) ................................. Tuổi: ....................................................
Đơn vị công tác (trường): .........................................................................................
Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................
Chuyên ngành được đào tạo: ....................................................................................
Số năm công tác: ......................................................................................................
Chân thành cám ơn sự hợp tác của Quý Thầy Cô!
PHỤ LỤC 4
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi: Thầy /cô
Đơn vị công tác: ..................
Chuyên môn nghiệp vụ: .................
Chức vụ: .................................
Nhằm có tư liệu phục vụ cho công việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn
bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định của trẻ (6 - 9 tuổi) chậm
phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh”
Kính mong quý thầy cô góp ý và lựa chọn trả lời những câu hỏi sau đây của
chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin mà quý thầy/cô cung cấp sẽ
rất cần thiết và bổ ích trong công việc thực hiện đề tài.
Câu hỏi: Để có thể nâng cao thể lực và cải thiện khả năng chú ý của trẻ 6-9
tuổi chậm phát triển dạng, theo quí thầy/cô thì các bài tập vận động nào dưới đây
là phù hợp?
BÀI TẬP
Đồng
ý
Không
đồng ý
Nhóm 1: Bài tập thể dục
Kĩ năng vận động cơ bản
Đi
Đi trên vạch thẳng
Đi giữ thăng bằng (tay cầm muỗng gỗ có quả trứng)
Đi giữ thăng bằng vật trên đầu
Đi luồn qua cọc (mắc cơ bóng đá)
Đi bước ngang trên đường thẳng
Đi bước qua vật cản (mắc cơ bóng đá)
Chạy
Chạy trên vạch thẳng
Chạy qua các ô của thang dây
Chạy lượn vòng qua các cọc mắc cơ bóng đá
Chạy con thoi 4x5m
Chạy vòng bên phải
Chạy vòng bên trái
Nhảy
Chụm chân qua các ô của thang dây
Bật ra vào ô của thang dây theo hướng phải trái
Bật chụm chân qua thang dây (quay 90o)
Lò cò qua các ô của thang dây
Các bài tập dạng mô phỏng hình ảnh gần gũi trong cuộc
sống
Các con vật
Thế Con cá
Thế Con rùa
Thế Con ốc sên
Thế Con rắn
Thế Con chim bồ câu
Thế Con ếch
Thế Con cò
Thế Con chó
Thế Con mèo
Hình tượng thường gặp trong cuộc sống
Thế Cái kẹp
Thế Cái bánh xe
Thế Cái bàn
Thế Cây cung
Thế Cây lau
Thế Cây nến
Thế Cái cây
Thế tấm ván
Nhóm 2: Bài tập dạng trò chơi
Trò chơi vận động (từ đơn giản đến phức tạp)
Ném bóng vào rổ (cự ly 2m, nâng dần cự ly)
Tại chỗ chuyền bóng cho bạn (chuyền ngang bên phải, bên
trái, chuyền sau đầu)
Bắt bóng nẩy
Lăn bóng vào khung thành (cự ly 3,5m, nâng dần cự ly)
Ném bóng tennis vào ô hình chuẩn (Cô chỉ hình, cho bốc thăm
hình, cô đọc hình)
Đá bóng vào khung thành (cự ly 3,5m, nâng dần cự ly)
Chạy con thoi 4x5m nhặt bóng vào giỏ
Xin qui thầy/cô vui lòng đánh dấu (x) vào ô mình chọn.
Ý kiến đóng góp khác: ...................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô đã hợp tác.
PHỤ LỤC 5
THUYẾT MINH BÀI TẬP THỂ CHẤT
DÀNH CHO TRẺ 6 - 9 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DẠNG NHẸ
Nhóm 1: Bài tập thể dục
1. Kĩ năng vận động cơ bản
1.1. Các bài tập “Đi”:
(1). Bài tập1: Đi trên vạch thẳng
- Dụng cụ: Thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 10m và vạch thẳng
dài 10m.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, học
sinh đi trên đường thẳng theo vạch kẽ để đến vạch đích sau đó quay về vị trí ban
đầu thực hiện lại.
- Yêu cầu: Thực hiện lập lại 4 lần, mỗi lần nghỉ 30 giây.
(2). Bài tập 2: Đi giữ thăng bằng
- Dụng cụ: muỗng gỗ, 1 quả trứng gỗ, thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 10m và vạch thẳng
10m.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, học
sinh 1 tay cầm muỗng đặt quả trứng lên muỗng và di chuyển với quãng đường kẽ
thẳng 10m sau đó quay về vị trí vạch xuất phát (nếu bị rớt trứng trẻ nhặt lên và di
chuyển tiếp).
- Yêu cầu: Thực hiện lập lại 4 lần, mỗi lần nghỉ 30 giây
(3) Bài tập 3: Đi luồn qua cọc
- Dụng cụ: Mắc cơ bóng đá, thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ 2 đường thẳng song song rộng cách nhau 2 m, dài 10m: đặt
các cọc mắc cơ bóng đá ở giữa trên 1 đường thẳng giữa 2 vạch song song. Mỗi
cọc cách nhau 1m trên quãng đường đi.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu học
sinh đi luồng qua từng cọc, di chuyển đến đích và đi vòng về vị trí vạch xuất phát.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 4 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây
(4). Bài tập 4: Đi bước ngang trên đường thẳng
- Dụng cụ: Thước dây
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 10m và vạch thẳng
dài 10m.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát vai hướng đích. Khi có hiệu
lệnh bắt đầu, học sinh di chuyển bước ngang trên đường kẽ di chuyển đến vạch
đích rồi di chuyển về vị trí ban đầu
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 4 lần mỗi lần cách nhau 30 giây
(5). Bài tập 5: Đi bước qua vật cản
- Dụng cụ: Mắc cơ bóng đá, thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch thẳng 10m, đặt mỗi mắc cơ cách nhau 50cm
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu học
sinh di chuyển trên đường thẳng đến gặp vật cản thì bước qua các mắc cơ
- Yêu cầu: thực hiện lặp lại 4 lần mỗi lần cách nhau 30 giây
1.2. Các bài tập “Chạy”:
(1). Bài tập 1: Chạy trên vạch thẳng
- Dụng cụ: Thước dây
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 10m và vạch thẳng
dài 10m.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu,
học sinh chạy nhanh trên đường thẳng đến vạch đích
Yêu cầu: thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng số lần lặp
lại lên 4 lần).
(2). Bài tập 2: Chạy qua các ô của thang dây trên đường thẳng
- Dụng cụ: Thước dây, thang dây
- Chuẩn bị: Trải thang dây trên sàn giãn cách mỗi ô thang dây 50cm. Tổng cộng 9
ô.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau ô số 1 của thang dây. Khi có hiệu lệnh bắt
đầu, học sinh thực hiện chạy đặt chân trái (phải) vào từng ô thang dây, thực hiện
liên tục đến ô cuối cùng của thang dây
- Yêu cầu: thực hiện lặp lại 2 lần mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng
số lần lặp lại lên 4 lần).
(3). Bài tập 3: Chạy lượn vòng
- Dụng cụ: Mắc cơ bóng đá, thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: 8 mắc cơ bóng đá, thước dây, kẽ vạch thẳng 10m, đặt mỗi mắc
cơ cách nhau 1m
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có lệnh bắt đầu, học sinh
di chuyển lượn vòng qua mắc cơ đầu tiên lần lượt đến mắc cơ cuối cùng và đến
đích
- Yêu cầu: thực hiện 2 lặp lại lần mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng
số lần lặp lại lên 4 lần).
(4). Bài tập 4: Chạy vòng bên phải
- Dụng cụ: Thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch xuất phát, tiếp kẽ vạch dài 7m, Vẽ đường cong về bên
phải 2m, kẽ tiếp đường thẳng 1m và vạch đích.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có lệnh bắt đầu, học sinh
chạy đến đường vòng chạy vòng bên phải sau đó chạy tiếp đến đích.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng
số lần lặp lại lên 4 lần).
(5). Bài tập 5: Chạy vòng bên trái
- Dụng cụ: Thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Vẽ vạch xuất phát, tiếp kẽ vạch dài 7m, kẽ đường cong về bên
trái 2m, kẽ tiếp đường thẳng 1m và vạch đích.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch xuất phát. Khi có lệnh bắt đầu, học sinh
chạy đến đường vòng chạy vòng bên trái sau đó chạy tiếp đến đích.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng
số lần lặp lại lên 4 lần).
1.3. Các bài tập “Nhảy”:
(1). Bài tập 1: Nhảy chụm chân qua các ô của thang dây
- Dụng cụ: Thước dây, thang dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Trải thang dây trên sàn giãn cách mỗi ô thang dây 50cm. Tổng
cộng 9 ô.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau ô số 1 của thang dây. Khi có hiệu lệnh bắt
đầu, học sinh thực hiện bật nhảy chụm 2 chân vào từng ô thang dây, thực hiện liên
tục đến ô cuối cùng của thang dây
- Yêu cầu: Thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng số lần
lặp lại lên 4 lần).
(2). Bài tập 2: Bật ra vào ô của thang dây theo hướng phải trái
- Dụng cụ: Thang dây
- Chuẩn bị sân bãi: Trải thang dây trên sàn giãn cách mỗi ô thang dây 50cm. Tổng
cộng 9 ô.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng bên cạnh (trái (phải)) ô số 1 của thang dây. Khi
có hiệu lệnh bắt đầu, học sinh thực hiện bật nhảy 2 chân vào ô đầu tiên của thang
dây, sau đó bật nhảy 2 chân ra phía bên phải (trái) của thang dây và nhảy vào ô
thứ 2 sau đó nhảy qua phía bên trái (phải) của thang dây, cứ như vậy thực hiện
liên tục cho đến ô cuối cùng của thang dây.
- Yêu cầu: thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng số lần
lặp lại lên 4 lần).
(3). Bài tập 3: Bật chụm chân qua thang dây (quay 90o)
- Dụng cụ: Thang dây
- Chuẩn bị sân bãi: Trải thang dây trên sàn giãn cách mỗi ô thang dây 50cm. Tổng
cộng 9 ô.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau ô số 1 của thang dây. Khi có hiệu lệnh bắt
đầu, học sinh thực hiện nhảy 2 chân vào ô số 1 thang dây, bật nhảy vào ô số 2
quay 90o bên trái (phải); tiếp bật nhảy vào ô số 3 quay 90o bên phải (trái); tiếp bật
nhảy vào ô số 4 quay 90o bên trái (phải); tiếp bật nhảy vào ô số 4 quay 90o bên
phải (trái); cứ như vậy thực hiện liên tục cho đến ô cuối cùng của thang dây.
- Yêu cầu: thực hiện 2 lần mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng số lần
lặp lại lên 4 lần).
(4). Bài tập 4: Lò cò qua các ô của thang dây
- Dụng cụ: Thang dây
- Chuẩn bị sân bãi: Trải thang dây trên sàn giãn cách mỗi ô thang dây 50cm. Tổng
cộng 9 ô.
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau ô số 1 của thang dây. Khi có hiệu lệnh bắt
đầu, học sinh thực hiện nhảy lò cò 1 chân vào ô số 1 của thang dây, sau đó nhảy
vào ô thứ 2 - 2 tách ngang bên ngoài thang dây, cứ như vậy thực hiện liên tục cho
đến ô cuối cùng của thang dây (luân phiên chân lò cò).
- Yêu cầu thực hiện 2 lần mỗi lần cách nhau 30 giây (lứa tuổi 10-11, tăng số lần
lặp lại lên 4 lần).
2. Các bài tập dạng mô phỏng hình ảnh gần giũ trong cuộc sống
2.1. Các con vật
(1). Thế con cá
- Tư thế nằm ngửa, 2 chân khép sát lại, 2 tay áp sát người, lòng bàn tay sấp;
- Hít vào, ngẩng cổ sao cho đỉnh đầu chạm sàn, ấn khủy tay xuống sànnâng vai,
nâng ngực;
- Giữ lại 5 giây hít thở đều;
- Hạ xuống như lúc ban đầu, thở ra;
- Lặp lại từ 3-5 lần tùy sức.
(2). Thế con ếch
- Tư thế ngồi trên gót chân;
- Từ từ mở 2 gối rộng hơn vai, 2 gót chân mở ra, 2 bàn tay chống sàn;
- Từ từ trườn người về phía trước, 2 tay áp sát sànduỗi thẳng về phía trước sao cho
ngực – cằm chạm sàn;
- Giữ lại 5 giây hít thở đều;
- Lùi tay lại, trở về ngồi trên gót như tư thế ban đầu, thở ra;
- Lặp lại từ 3-5 lần tùy sức.
(3). Thế con chó
- Chuẩn bị tư thế bò, 2 tay chống thẳng song song, 2 gối và 2 bàn chân rộng bằng
vai, chống các ngón chân lên và thẳng góc với sàn
- Hít vào, từ từ nâng người lên, đẩy hông ra sau sao cho 2 gót chân chạm sàn, đầu
giữa 2 bắp tay, thở ra;
- Giữ lại 5 giây hít thở đều;
- Trở lại tư thế ban đầu, thở ra;
- Lặp lại từ 3-5 lần tùy sức.
Chống chỉ định: huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình khi thực hiện, đầu
ngẩng cao hơn tim.
2.2. Hình tượng thường gặp trong cuộc sống
(1). Thế cái kẹp
- Tư thế ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi thẳng về phía trước khép sát lại, ngón chân
hướng lên trần,2 tay đặt sấp 2 bên hông;
- Hít vào, 2 tay duỗi về phía trước, từ từ vươn thẳng lên trần, lòng bàn tayhướng
về phía trước;
- Thở ra, từ từ gập người về phía trước, ngực sát đùi, trán chạm vào cẳng chân,
hạ trỏ tay chạm sàn, 2 tay nắm bàn chân;
- Giữ lại 5 giây hít thở đều;
- Vươn thẳng 2 tay lên trần, hít vào, chậm rãi hạ 2 tay đặt sấp xuống sàn, thở ra;
- Lặp lại từ 3-5 lần tùy sức.
(2). Thế cái cây
- Tư thế đứng thẳng, 2 chân khép sát, 2 tay xuôi dọc theo người;
- Từ từ nhấc chân trái, lòng bàn chân đạt vào bên hông đùi chân phải, 2 tay dang
ngang và đưa lên cao áp sát tai chấp lại, hít vào;
- Giữ 5 giây hít thở đều;
- Hạ tay, hạ chân về tư thế ban đầu, thở ra;
- Lặp lại từ 3-5 lần tùy sức, sau đó đổi chân.
(3). Thế tấm ván
- Tư thế nằm sấp, 2 chân mở rộng bằng vai, ngón chân chống sàn, 2 bàn tay sấp
đặt ngang vai, 2 trỏ áp sát hông, cằm chạm sàn;
- Hít vào, từ từchống thẳng 2 tay nâng người lên sao cho từ đầu đến gót chân là 1
đường thẳng;
- Giữ lại 5 giây hít thở đều;
- Chậm rãi hạ xuống tư thế ban đầu, thở ra;
- Lặp lại từ 3-5 lần tùy sức.
Nhóm 2: Bài tập dạng trò chơi
Trò chơi vận động (từ đơn giản đến phức tạp)
(1). Bài tập 1: Ném bóng vào rổ
- Dụng cụ: Trụ rổ (thiết kế cho những trường không có sân tập), 10 bóng rổ
nhỏ, rổ đựng bóng, thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Kẻ vạch ném cách rổ (ban đầucách 1,5m, sau đó kéo dài
cự ly ném rổ và độ cao của rổ)
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch đứng ném rổ. Khi có hiệu lệnh
bắt đầu, học sinh thực hiện nhặt bóng ném vào rổ, cứ như vậy hực hiện hết 10 quả.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần 10 quả bóng, mỗi lần cách nhau
30 giây, có thể kéo dài cự ly vạch đứng ném và độ cao của rổ.
(2). Tại chỗ chuyền bóng cho bạn (chuyền ngang bên phải, bên trái, chuyền
sau đầu)
- Dụng cụ: bóng đá nhỏ.
- Chuẩn bị: Sân tập ở trường.
- Cách thực hiện: 10 học sinh sắp hàng ngang (chuyền ngang bên phải, bên
trái), hàng dọc (đứng chuyền sau đầu) cách nhau 1 cánh tay. Khi có hiệu lệnh bắt
đầu, học sinh thực hiện cầm bóng chuyền cho bạn theo hướng ngang bên phải hoặc
chuyền sau đầu, sau đó chuyền ngược lại (chuyền sau đầu, học sinh quay sau
chuyền ngược lại)
- Yêu cầu: Thực hiện 2 lượt liên tục.
(3). Bắt bóng nẩy
- Dụng cụ: bóng rổ nhỏ.
- Chuẩn bị: Sân tập ở trường.
- Cách thực hiện: Học sinh sắp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, học
sinh thực hiện cầm bóng trên tay sau đó thả xuống sàn, khi bóng nẩy nên thì chụp
lại, nẩy bóng và bắt bóng liên tục thời gian thực hiện 30 giây.
- Yêu cầu: Lặp lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây.
(4). Ném bóng tennis vào ô hình chuẩn
- Dụng cụ: Tranh có in những con thú và các đồ vật trong các thế Yoga,
đường kính mỗi tranh là 30cm), 10 quả bóng tennis, rổ đựng bóng, thước dây.
- Chuẩn bị sân bãi: Tranh có 6 hình, 10 quả bóng tennis. Kẻ vạch ném cách
tranh (ban đầu cách 1,5m, sau đó kéo dài cự ly ném hình trong tranh).
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch đứng ném bóng. Khi giáo viên
chỉ hình nào thì học sinh thực hiện nhặt bóng ném vào hình đã được chỉ định trên
tranh; độ khó thay đổi cô đọc tên hình học sinh thực hiện nhặt bóng ném vào hình
cô đọc trên tranh; bước tiếp theo giáo viên cho bốc thăm trúng hình nào thì ném
vào hình đó.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần 10 quả bóng, mỗi lần cách nhau
30 giây, có thể kéo dài cự ly vạch đứng ném.
(5). Lăn bóng vào khung thành
- Dụng cụ: Khung thành (thiết kế cho những trường không có sân tập), 5
bóng đá nhỏ, rổ đựng bóng, thước dây.
- Chuẩn bị: Khung thành bóng đá nhỏ, kẻ vạch đứng lăn bóng cách khung
thành (ban đầu cách 3m sau đó kéo dài cự ly lăn bóng).
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch đứng ném bóng. Khi có hiệu lệnh
bắt đầu, học sinh thực hiện nhặt bóng lăn vào khung thành, cứ như vậy thực hiện
hết 10 quả. Có thể tăng độ khó bằng cách tăng chiều dài cự ly lăn bóng 4 - 6m.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần 10 quả bóng, mỗi lần cách nhau
30 giây, có thể kéo dài cự ly vạch đứng lăn bóng.
(6). Đá bóng vào khung thành
- Dụng cụ: Khung thành (thiết kế cho những trường không có sân tập), 5
bóng đá nhỏ, rổ đựng bóng, thước dây.
- Chuẩn bị: Khung thành bóng đá nhỏ, kẻ vạch đứng lăn bóng cách khung
thành (ban đầu cách 3m, sau đó kéo dài cự ly đá bóng).
- Cách thực hiện: Học sinh đứng sau vạch đứng đá bóng. Khi có hiệu lệnh
bắt đầu, học sinh thực hiện nhặt bóng đá vào khung thành, cứ như vậy thực hiện
hết 5 quả. Có thể tăng độ khó bằng cách tăng chiều dài cự ly đá bóng 4 - 6m.
- Yêu cầu: Thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần 10 quả bóng, mỗi lần cách nhau
30 giây, có thể kéo dài cự ly vạch đứng đá bóng.
PHỤ LỤC 5
TIẾN TRÌNH BIỂU
TT
NỘI DUNG
BÀI TẬP
HỌC KỲ 1 TẾT HỌC KỲ 2
T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
Nhóm 1: Bài thể dục
Kĩ năng vận động cơ bản
1.1. Đi: 4 nội dung
1 Đi trên vạch thẳng x x x x x x x
2
Đi luồn qua cọc (mắc cơ
bóng đá)
x x x x x x x x x x x x x x x x
3
Đi bước ngang trên
đường thẳng
x x x x x x x
4
Đi bước qua vật cản (mắc
cơ bóng đá)
x x x x x x x x x x x x x
1.2. Chạy: 5 nội dung
1 Chạy trên vạch thẳng x x x x x x x x
2
Chạy qua các ô của thang
dây
x x x x x x x x x x x x x
3
Chạy lượn vòng qua cọc
mắc cơ bóng đá
x x x x x x x x x x x x x x x x x x
1.3. Nhảy x x
1
Chụm chân qua các ô của
thang dây
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
2
Bật ra vào ô của thang
dây theo hướng phải trái
x x x x x x x x x x x x x x
3
Lò cò qua các ô của thang
dây
x x x x x x x x x x x x x
Các bài tập dạng mô phỏng
Các con vật: 3 thế
1 Thế Con cá x x x x x x x x x
2 Thế Con ếch x x x x x x x x x
3 Thế Con chó x x x x x x x x x
Hình tượng: 3 thế
1 Thế Cáí kẹp x x x x
2 Thế Cái cây x x x x
3 Thế tấm ván x x x x
Nhóm 2: Bài tập dạng trò chơi
1
Ném bóng vào rổ (cự
ly2m, nâng dần cự ly)
x x x x x x x x x x x x x x x x x
2
Lăn bóng vào khung
thành (cự ly 3.5m, nâng
dần cự ly)
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
3
Ném bóng tennis vào ô
hình chuẩn (nâng độ khó
trẻ chọn hình và ném vào
hình chọn)
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
4
Đá bóng vào khung thành
(cự ly3. 5m, nâng dần cự
ly)
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
5
Tại chỗ chuyền bóng
(chuyền ngang bên phải,
bên trái, chuyền sau đầu)
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
6 Bắt bóng nẩy x x x x x x x x x x x x