Luận án Nghiên cứu kinh giáng bút của thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN QUANG HUY NGHIÊN CỨU KINH GIÁNG BÚT CỦA THIỆN ĐÀN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62 22 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Khoái HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các nguồn tư liệu, thông tin có liên quan đến đề tài do các nhà khoa học trước đây nghiên cứu, thực hiệ

pdf284 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu kinh giáng bút của thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện, khi trích dẫn, tôi đều trích nguồn một cách trung thực, rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của luận án. Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2016 Tác giả luận án Trần Quang Huy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT - HV: Hán văn. - QA: quốc âm. - TVQGVN: Thư viện Quốc gia Việt Nam. - VNCHN: Viện Nghiên cứu Hán Nôm. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG TRIỂN KHAI CỦA LUẬN ÁN ............................... 6 1.1. Giới thuyết một số từ ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận án ................. 6 1.2. Các bình diện có liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu .............................. 17 1.3. Hướng nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 24 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN KINH GIÁNG BÚT CỦA THIỆN ĐÀN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ............................................................ 27 2.1. Danh mục kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ....... 27 2.2. Các bộ phận cấu thành kinh giáng bút ............................................................. 40 2.3. Phân loại kinh theo cấu trúc sắp đặt ................................................................ 54 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 68 CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ, CHỦ ĐỀ VÀ THỂ LOẠI TRONG KINH GIÁNG BÚT CỦA THIỆN ĐÀN ...................................................................................... 70 3.1. Chủ thể của kinh giáng bút ............................................................................. 70 3.2. Tính chủ đề và các chủ điểm nội dung của kinh giáng bút .............................. 83 3.3. Thể loại có trong kinh giáng bút ..................................................................... 90 3.4. Tương ứng Quần Chân với thể loại, chủ đề và ngôn ngữ giáng bút ....................... 98 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 102 CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ CƠ BẢN TRONG KINH GIÁNG BÚT CỦA THIỆN ĐÀN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................. 104 4.1. Giá trị tư liệu kinh giáng bút của Thiện đàn .................................................. 104 4.2. Giá trị nội dung trong kinh giáng bút của Thiện đàn ..................................... 107 4.3. Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của Thiện đàn ...................................... 136 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................ 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các bảng thống kê .................................................................................. 1 Phụ lục 1.1: Bảng thống kê 117 Thiện đàn ............................................................... 2 Phụ lục 1.2: Danh mục 158 văn bản kinh giáng bút lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam (có niên đại từ năm 1884 đến năm 1945) ...... 6 Phụ lục 1.3: Danh sách 162 Quần Chân thuộc Đạo giáo ........................................ 65 Phụ lục 1.4: Danh sách 55 Quần Chân thuộc Phật giáo .......................................... 69 Phụ lục 1.5: Danh sách 16 Quần Chân thuộc Nho giáo .......................................... 71 Phụ lục 1.6: Danh sách 99 Quần Chân thuộc đạo Mẫu ........................................... 72 Phụ lục 1.7: Danh sách 22 Quần Chân có tính huyền thoại và truyền thuyết. ......... 76 Phụ lục 1.8: Danh sách 45 Quần Chân thuộc Thành hoàng .................................... 77 Phụ lục 1.9: Danh sách 212 Quần Chân là các nhân vật lịch sử, văn hóa................ 79 Phụ lục 2: Phụ lục chữ Nôm (ảnh chụp) ................................................................. 84 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn là một trong những minh chứng cho các hoạt động của Thiện đàn, một hiện tượng xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng cuốn hút nhiều tầng lớp xã hội cũng như đông đảo dân chúng vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hoạt động của Thiện đàn bao gồm trong mình nhiều phương diện như hướng mọi thiện nam tín nữ nói chung đến với điều thiện; hướng họ đến những vấn đề cấp bách của xã hội đương thời; thầm kín và bằng cách của mình thể hiện những vấn đề về số phận và hoàn cảnh quốc gia dân tộc Những điều đó được phản ánh khá rõ trong các tài liệu có tính minh chứng là kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn. Với số lượng 158 văn bản, tác phẩm kinh giáng bút của Thiện đàn trong giai đoạn những thập niên nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hiện còn được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam, đó thực sự là một trong những chứng tích có tính minh chứng cao. Tìm hiểu chúng không chỉ nhằm làm rõ các đặc điểm chủ yếu của nhóm văn bản, tác phẩm này mà còn cung cấp một nguồn tư liệu thư tịch cho các công trình nghiên cứu về xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai đoạn giao thời Âu - Á, giai đoạn có nhiều hiện tượng xã hội mang tính chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội cận hiện đại dưới ách của chế độ thực dân phong kiến. Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề Nghiên cứu kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Hán Nôm của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Lập danh mục kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia 1 Việt Nam. Đồng thời, phân tích các thành tố có trong danh mục đó theo một số chỉ số có tính cấu trúc như: cấu trúc tên gọi, cấu trúc sắp đặt các bộ phận của kinh. Qua đó, làm cơ sở cho việc tìm hiểu những đặc điểm của loại hình văn bản, tác phẩm kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như: chủ thể, chủ đề, thể loại của loại hình văn bản, tác phẩm kinh giáng bút; từ đó đề cập đến một số giá trị của nhóm văn bản, tác phẩm này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê, hệ thống hóa và lập danh mục các kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam theo các chỉ số thông tin phục vụ cho việc nắm bắt văn bản, tác phẩm; - Khảo sát, giám định và xử lý văn bản kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Phân tích danh mục, phân tích cấu trúc tên, cấu trúc có tính sắp đặt trên các phương diện như cách thức trình bày, cấu trúc mục lục để tạo nên một sự hình dung tổng quát về các bộ phận cấu thành một kinh giáng bút; - Phân tích các đặc điểm của kinh giáng bút trên các phương diện: chủ thể văn bản, đối tượng mà văn bản hướng vào, các vấn đề được văn bản hóa hay các chủ đề nội dung của kinh giáng bút, các thể loại được sử dụng trong kinh giáng bút; - Khai thác giá trị kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam trên một số phương diện chủ yếu như: giá trị tư liệu, giá trị nội dung và giá trị tư liệu cho sự tìm hiểu về quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của Thiện đàn; - Biên dịch một số văn bản, tác phẩm kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các văn bản, tác phẩm kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở hai phương diện sau đây: - Phạm vi về thời gian: cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà theo đó, luận án chỉ đề cập đến những văn bản và tác phẩm kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn có niên đại từ năm 1884 đến năm 1945. - Phạm vi về tư liệu: kinh giáng bút của Thiện đàn từ hai nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án quán triệt các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy vốn thư tịch cổ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, luận án vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm nhằm sưu tập kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn, giám định văn bản và công bố tư liệu. - Phương pháp nghiên cứu ngữ văn Hán Nôm nhằm phiên âm và dịch nghĩa, phiên Nôm, cũng như các nguyên tắc phân tích văn bản, tác phẩm từ góc nhìn của soạn thảo văn bản. 3 - Phương pháp nghiên cứu trường hợp có tính đại diện. - Cách tiếp cận liên ngành nhằm khai thác và phát huy giá trị nội dung nguồn tư liệu Hán Nôm về kinh giáng bút. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới sau đây: - Lập danh mục văn bản, tác phẩm kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam có ghi niên đại in ấn từ sau năm 1884 đến năm 1945 theo các chỉ số mang tính thông tin, phục vụ cho việc nắm bắt nguồn tư liệu trên cơ sở đã làm rõ các khái niệm có liên quan đến đối tượng của đề tài. - Phân tích danh mục theo các chỉ số, làm nổi bật kết cấu tên kinh, cấu trúc sắp xếp và các bộ phận cấu thành của kinh qua phân tích kết cấu mục lục. - Nêu lên một số đặc điểm cơ bản của văn bản kinh giáng bút trên các phương diện như: xác định chủ thể của giáng bút; xác lập các vấn đề được văn bản hóa trong kinh giáng bút trong mối quan hệ: chủ thể văn bản, đối tượng văn bản hướng vào cũng như các vấn đề về phương diện thể loại của kinh giáng bút. - Nghiên cứu giá trị kinh giáng bút trên một số bình diện chủ yếu như: giá trị tư liệu, giá trị nội dung, quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm nâng cao nhận thức về giá trị kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn trong vai trò như là một nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu các vấn đề về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của người Việt Nam trong việc vận dụng các nhân tố vốn có trong các điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể cho 4 các hoạt động phát triển giáo dục, văn hóa và nâng cao lòng yêu nước cho người dân. Đề tài đã cung cấp một trải nghiệm lịch sử, thực tiễn giáo dục khuyến thiện, vận động xã hội và tuyên truyền yêu nước mà người Việt đã làm vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua văn bản kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và hướng triển khai của luận án Chương 2: Khảo sát văn bản kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chương 3: Chủ thể, chủ đề và thể loại trong kinh giáng bút của Thiện đàn Chương 4: Giá trị cơ bản trong kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG TRIỂN KHAI CỦA LUẬN ÁN Chương này nhằm giới thuyết một số từ ngữ và khái niệm mà luận án sử dụng, cũng như tổng quan những thành tựu mà các giới nghiên cứu đã đạt được trong nghiên cứu về kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để từ đó đưa ra hướng triển khai của luận án. 1.1. Giới thuyết một số từ ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận án Để tiến hành tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cần phải giới thuyết một số từ ngữ và khái niệm có tính then chốt của đề tài mà trọng tâm là Thiện đàn, kinh giáng bút của Thiện đàn cũng như giới hạn thời gian kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho đề tài luận án. 1.1.1. Thiện đàn Thiện đàn 善壇 là khái niệm hay cách gọi được dùng để trỏ các đàn được lập ra nhằm hướng con người đến với điều thiện, làm điều thiện theo cách tự trách, cảnh báo, giới trừng con người về đường họa phúc. “積善之家必有餘慶. 積不善之家必有餘殃. Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương. Nhà tích thiện ắt thừa phúc lớn. Nhà tích điều chẳng thiện ắt có thừa tai họa”. Đền Ngọc Sơn là trụ sở của Hội Hướng Thiện, hội của những người thờ Văn Xương Đế Quân có thể được xem là một trong những đàn khuyến thiện có quy mô tổ chức sớm nhất. Nhiều câu đối ở đền Ngọc Sơn thể hiện tinh thần này: “天上主司有眼單看心田. 人間文字無權全憑陰德. Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đan khán tâm điền. Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức. Chuyện chữ nghĩa ở chốn nhân gian chẳng có sức mạnh quyền hành gì 6 mà chỉ toàn dựa vào âm đức. Quan chủ tư trên trời có mắt, chỉ nhìn xét cõi lòng mà thôi”. Quan chủ tư ở đây là Văn Xương Đế Quân, chủ quản sĩ nhân lộc mệnh. Lúc đầu, hoạt động cầu phúc ở các đàn có phần mê tín, chỉ gắn liền với các hoạt động của Đạo giáo. Tại các cung quán của Đạo giáo thường diễn ra các cuộc cầu phúc trừ tai, mong muốn mọi điều may mắn mang sắc thái thần linh, ảo diệu và có những bản kinh của Đạo giáo (Kinh Âm chất, Kinh Văn Xương Đế Quân, Kinh Quan Thánh Đế Quân) đọc giảng cho mọi thiện nam, tín nữ. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các cuộc giáng bút, giảng thiện không còn giới hạn ở các đền của Đạo giáo nữa mà nó được tổ chức ở các Thiện đàn. Thiện đàn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình v.v.. với nhiều tên gọi cụ thể như: Chính Tâm đàn 正心壇, Lạc Đạo đàn 樂道壇, Hội Thiện đồng 會善仝, Phổ Thiện đường 普善堂, Khuyến Thiện đàn 勸善壇, Thất Diệu đàn 七妙壇, Vi Thiện đàn 爲善壇, Lạc Thiện đường 樂善堂, Công Thiện đường 公善堂 Theo thống kê bước đầu của chúng tôi qua các tập kinh giáng bút hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) và Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN), vào thời điểm bấy giờ có 117 Thiện đàn có ấn loát kinh giáng bút (xin xem phụ lục 1.1). Theo Thiên thu kim giám chân kinh 千秋金鑑真經, AB.250 của đường Hướng Lạc Hợp Thiện đường, phố Phù Liên, tỉnh Thái Nguyên thì Văn Xương Đế Quân có chỉ thị về cách tổ chức đàn này như sau: “Nay ta đưa ra quy thức truyền lại, các ngươi hãy kính cẩn mà làm theo. Phía trên điện, kính cẩn mà bố trí tôn vị Ngọc Hoàng rồi đến tôn vị đức Thánh. Lư hương có thắp hai ngọn nến. Hương, hoa quả, vật phẩm mọi đồ cúng lễ phải thật tinh khiết, thanh tịnh. Lấy sự thành kính để mong được hồng ân. Ngoài Cấm môn, đặt một hương án để thờ các vị thần ở điện Thống Minh và các bộ Tam cung phối 7 theo. Bên tả, ở ban trên thờ Trần vương (Trần Hưng Đạo đại vương), Đổng vương (Phù Đổng Thiên Vương); Ban giữa thờ Tản Viên thần, Lý Tôn thần (Lý Phục Man); Ban dưới thờ Nhị thập bát tú (dùng 28 ngọn đèn). Bên hữu, ở ban trên thờ Dao Trì Vương Mẫu; Ban giữa thờ Quán Âm Bồ Tát và Vân Hương Thánh Mẫu; Ban dưới thờ các công chúa nước Nam (các nữ thần phối theo Thánh Mẫu trời Nam). Ngoài sân có bày một hương án thờ các thần trung nghĩa âm dương (cả nam lẫn nữ). Kê bút, dùng một cành đào mọc ở phương Đông dài 3 thước, chu vi 3 tấc, đầu lấy 3 vuông vải sô màu vàng bọc lại. Phía trên có xuyên một lỗ, lấy tơ ngũ sắc bện dây, xâu qua đầu ra 2 bên. Mỗi bên tả hữu cho một tiểu đồng cầm đầu dây. Ở dưới kê bút đặt cái long kỷ cao 3 thước. Trên kỷ đặt bàn gỗ bọc vải đỏ, duy trước mặt chừa một lỗ nhỏ. Bên kê bút, có Quan Thánh đế cầm thanh long đao đứng hầu để nhận chữ (chữ được viết trên gạo hoặc trên cát đặt trên mâm). Văn, Lã nhị vị đứng hầu hai bên tả và hữu. Bên hữu cấm môn có sự xuất hiện của Đổng vương cầm gươm dài đứng hầu. Ngoài đàn, có thiên khu giám sát. Ngoài đàn, Trấn quan giám sát. Phàm từ Ngọc giá đến các liệt thần đều dùng trang phục khăn mũ mang dải chỉnh tề. Mọi người không được tùy tiện qua lại, to nhỏ. Lời nói của các tả hầu giá liệt thần, tất cả đều phải nghe1”. Từ sự trình bày ở trên, có thể mô hình hóa cách tổ chức Thiện đàn này như sau:  Phía trên hết chính giữa (chính giữa cao trên hết) đặt tôn vị Ngọc Hoàng 1文昌帝君示:“.玆將规式傳示生等敬而.咱之一臺之上殿敬設玉皇尊位至聖尊位.爐香二黄臘 ,二香花菓,品務潯清潔.以彰敬意以沐鸿恩.通明殿列神,三宮列部從配之.一左院上班奉陳王董王.中 班奉,傘大王李尊神.下班奉二十八宿.(灯用二十八板).一右院上班奉瑤宮王母.中班奉觀音佛祖,雲 鄕聖母.下班奉南邦諸公主配之.一庭外設一香案,一爐香以奉陰陽(忠義列神).一乩筆用東方桃枝長 三尺,周圍三寸,管首以黄縐三方色之上穿一孔以五色絲結懸屋上去一寸下穿一孔.亦用五色絲貫之穿 出園外左右一小童捧絲頭筆下置.關聖帝,認字刀用黄縐三方包之.文呂二帝侍立左右,皆用新捐红絹 長袖衣帯各一.一禁門之左陳王推長劍侍立.一禁門之右董王樞長劍侍立.一外壇天樞檢察.外壇鎮官 檢察.凡代玊駕臨辰各司其聴不潯往来嘈雜右侯駕列神一一欽此. 8  Ngoài cấm môn đặt hương án thờ các vị thần ở điện Thống Minh và các bộ Tam cung phối theo.  Bên tả: Ở ban trên thờ Trần Hưng Đạo đại vương (Trần Vương), Phù Đổng Thiên Vương (Đổng Vương); Ban giữa thờ Tản Viên thần, Lý Tôn thần (hay còn gọi là Lý Phục Man); Ban dưới thờ Nhị thập bát tú.  Bên hữu: Ở ban trên thờ Dao Trì Vương Mẫu; Ban giữa thờ Quán Âm Bồ Tát và Vân Hương Thánh Mẫu; Ban dưới thờ các công chúa nước Nam (các nữ thần phối theo Thánh Mẫu trời Nam).  Ngoài sân có bày một hương án thờ các thần trung nghĩa âm dương (cả nam lẫn nữ).  Kê bút: dùng một cành đào mọc ở phương Đông dài 3 thước, chu vi 3 tấc, đầu lấy 3 vuông vải sô màu vàng bọc lại. Phía trên có xuyên một lỗ, lấy tơ ngũ sắc bện dây, xâu qua đầu ra 2 bên. Mỗi bên tả hữu cho một tiểu đồng cầm đầu dây. Ở dưới kê bút, đặt cái long kỷ cao 3 thước. Trên kỷ đặt bàn gỗ bọc vải đỏ, duy trước mặt chừa một lỗ nhỏ. Bên kê bút, có Quan Thánh đế cầm thanh long đao đứng hầu để nhận chữ (chữ được viết trên gạo hoặc trên cát đặt trên mâm). Văn, Lã nhị vị đứng hầu hai bên tả và hữu. Bên hữu cấm môn có sự xuất hiện của Đổng vương cầm gươm dài đứng hầu. Sự bài trí như thế đã tạo nên vẻ thành kính, trang nghiêm, thần bí của Thiện đàn. Đấy là ở một Thiện đàn có tầm cỡ quy mô. Còn ở các nơi khác, có thể có cách bài trí khác, nhưng tất cả đều có những sự trần thiết cần để tạo nên sự linh thiêng huyền bí. Đến với đàn là những thiện nam, tín nữ được gọi chung là chư sinh 諸生. Chư sinh là thiện nam thì được gọi là đàn sinh 壇生. Chư sinh là tín nữ thì được gọi là viên sinh 媛生. Họ như là những tín đồ của đạo Thiện. Các đấng quyền linh giáng bút thì được gọi là: Quần Chân 群真, Chư Tôn 諸尊, Liệt Thánh 列聖, Quần Tiên 群仙 v.v... 9 Bên cạnh thuật ngữ Thiện đàn, là Thiện thư là khái niệm nhằm trỏ các sách mà nội dung của nó hướng vào việc khuyến thiện, trừng ác, cảnh báo con người về họa phúc. Các sách thuộc phạm trù Thiện thư, chẳng hạn như: Âm chất văn chú chứng2 陰騭文註證; Âm chất thi văn tiên3 陰騭詩文箋 mà nội dung chủ yếu đề cập đến các vấn đề thần hóa và nhân hóa dưới màu sắc quả báo. Có thể nói, Thiện đàn và Thiện thư là hai nhân tố chủ chốt làm phương tiện quảng bá cho đạo Thiện. Các tín đồ Thiện thư, các đàn sinh, viên sinh và mọi thiện nam, tín nữ nói chung đến Thiện đàn, nghe giảng Thiện thư để mà làm các điều thiện. Vì vậy, Bảo xích tục biên chân kinh 保赤续编真經, AB.503 có lời kêu gọi hướng đến chư sinh của mình hãy đến Thiện đàn, đọc Thiện thư như sau: “Thiện đàn chiếu mát, Thiện thư võng đào”. Cũng với tinh thần đó, điều này đã được diễn tả trong một câu của Hồi xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經, AB.237 như sau: “Nay vui tới chốn Thiện đài, Bút đào4 tay viết một vài câu chơi”. 1.1.2. Kinh giáng bút Kinh giáng bút là khái niệm nhằm trỏ hệ thống các văn bản, tác phẩm có tính ngôn từ được hình thành theo quy trình cầu cơ giáng bút mang tính tâm linh, siêu việt do các Quần Chân ban giáng ở các Thiện đàn. Giáng bút 降筆 vốn khởi nguồn là một hoạt động có tính chất thần bí gắn liền với Đạo giáo, được gọi là phù cơ 扶箕, phù loan 扶鸞, phù tiên 扶仙, phù kê 扶乩... Theo như Trung Hoa Đạo giáo đại từ điển 中華道教大辭典 [98] thì 2 Sách do Cần Tư Đường biên tập, Tây Hà Đôn Mục Đường hiệu chú, in năm Thanh Đạo Quang (Trung Quốc) thứ 10 (1863). 3 Sách do Trình Quốc Nhân, đốc học Quảng Đông biên chú, in năm Thanh Quang Tự (Trung Quốc) thứ 11 (1885). 4 Bút đào: là một loại bút làm từ cành đào dùng để chép kinh giáng bút trong những buổi xin các thánh, thần giáng bút. 10 phù kê được nói đến như sau: “Phù kê 扶乩 là một loại hình chiêm bốc thời cổ đại, còn gọi là phù loan 扶鸞. Đến thời nhà Đường, giáng bút xuất hiện ngày một rộng rãi hơn. Đến triều Minh Thanh, thì rất được thịnh hành trong giới sĩ đại phu”. Như vậy, ta thấy rằng hiện tượng giáng bút xuất hiện từ khá lâu, còn niên đại của nó thì hiện vẫn chưa ai xác định được cả. Cầu cơ 求箕 xuất phát từ một truyền thuyết vào thời Nam Triều ở Trung Quốc, có một cô gái tên là Tử Cô làm thiếp trong một gia đình, bị bà vợ cả đố kỵ ghen ghét thường bắt cô phải làm những việc nặng nhọc liên quan đến thứ nhơ nhớp, bẩn thỉu. Vì quá uất ức, ngày rằm tháng giêng, Tử Cô quyết định tìm đến cái chết để tự giải phóng mình. Cho nên về sau cứ vào ngày này (tức 15 tháng giêng), người trong dân gian thường nặn tượng có dáng dấp của cô đặt ở bên cạnh chuồng lợn, nhà vệ sinh để mong muốn cô nhập vào tượng đó rồi cho hay những điều dữ lành. Lúc chuẩn bị thỉnh cô về nhập vào tượng, hoa quả rượu ngon được những người cầu cơ sắp xếp bày biện một cách chỉnh tề. Khi cô giáng trần nhập vào tượng thì cũng là lúc tượng nặn đó sẽ lung lay không ngừng. Và theo ghi chép của học giả Lưu Kính Uyển 劉敬宛 trong quyển thứ 5 của bộ sách Uyển dị 宛异 thì vào thời đại trước đời Đường, dân gian không dùng đến cầu cơ mà chỉ dùng đến tượng nặn để khấn xin nữ thần Tử Cô giáng nhập mà thôi. Sau khi bị ảnh hưởng bởi trào lưu cầu cơ giáng bút của thời nhà Đường, chuyện cầu cơ dưới thời đại nhà Tống trị vì cũng được lưu hành rộng khắp trong dân gian. Thần được người dân thỉnh về bao gồm tất cả các vị thần tiên, quỷ thần như: Ngọc Hư chân nhân 玉虚真人, Quan Vũ 關羽, Văn Xương Đế Quân 文昌帝君 v.v Rồi từ đó, những lời giảng dụ của các thần tiên thông qua phù kê sẽ được tập hợp lại thành Đạo thư 道書 truyền thụ cho Đạo giáo. Nội dung các tác phẩm phù kê trong Đạo giáo thường là những vấn đề xoay quanh thuốc men, sự nghi hoặc, vấn đề cát hung v.v 11 Công cụ của phép bốc tức giáng bút này chủ yếu gồm có kê giá5 乩架 được làm bằng gỗ, kê bút6 乩笔 được làm từ cây gỗ thẳng dùng để treo lên kê giá nhằm viết chữ, kê bàn7 乩盘 là một mâm cát để kê bút viết chữ lên trên. Đồng nhân 僮人: Đồng nhân là người ngồi đồng trùm khăn che kín mặt, trực tiếp cầm kê để thánh thần nhập vào giáng bút. Vị đồng nhân không phân biệt nam hay nữ, trẻ hay già. Tuy nhiên trong các buổi giáng bút, vị đồng nhân này thường là người có trình độ học vấn không phải cao, song không phải là người không biết chữ. Thông thường tại các Thiện đàn, kê bàn thường được bày ngay chính giữa, kê bút hoặc được treo lên kê giá, hoặc được người cầm kê hay còn gọi là đồng nhân trực tiếp cầm để viết. Trong các cuộc giáng bút thường có sự xuất hiện của án hương đốt hương trầm nghi ngút khói cùng điệu văn cầu du dương. Đáng chú ý, một mâm ngũ quả được bày biện chỉnh chu là việc không thể không có trong các cuộc giáng bút. Sau khi kê bút, kê bàn, kê giá vào các vị trí cố định của mình, chọn hai loan sinh đứng hầu giữ hai đầu dây kê giá. Việc đứng giữ hai đầu kê giá này 5 Kê giá 乩架: là một dụng cụ có hình chữ Y được làm từ thân cây liễu dùng để treo kê bút, giúp cho người cầm kê được thoải mái viết chữ hơn. Song chỉ có một số nơi là dùng đến kê giá, còn đâu những buổi cầu cơ giáng bút ở Việt Nam kê giá thường được thay bằng 2 đồng tử giữ hai đầu dây, hoặc đầu dây buộc kê bút sẽ treo trực tiếp lên xà nhà. 6Kê bút 乩笔: là dụng cụ để các đồng nhân cầm viết chữ lên trên mâm gạo (mâm cát) sau khi đã được nhập thần. Kê bút thường được làm từ cành đào mọc ở phía đông. Việc những buổi giáng bút thường dùng cành đào mọc ở phía Đông làm kê bút là vì người dân trong dân gian quan niệm rằng cây đào là loại cây được trồng trong các vườn tiên. Cho nên người ta coi việc sử dụng cành đào làm kê bút để giúp cho việc cầu tiên diễn ra thuận tiện và linh ứng hơn. Kê bút đa phần dài 3 thước, chu vi 3 tấc, đầu được vót nhọn tựa như đầu ngòi bút chì bây giờ. Có kê bút thì được sơn son thếp vàng ở thân. Phía cuối kê được đục một lỗ để luồn đầu dây qua để cho 2 đồng tử mỗi người cầm một đầu. Cũng có kê bút ở đầu đẽo hình giống như mỏ con hạc, biểu tượng của sự trường sinh cho nên cũng có lúc người ta gọi kê bút là hạc bút. Phía cuối của kê bút cũng có lỗ nhưng là để luồn dây treo lên cột xà của nhà hoặc treo lên kê giá. Cũng có buổi giáng bút, kê bút được dùng một cành đào mọc ở phương đông, ở dưới bút đặt cái long kỳ cao 3 thước, trên kỳ đặt bàn gỗ đào được bọc vải có màu đỏ đồng thời có khoét một lỗ nhỏ. 7Kê bàn 乩盤: hay còn gọi là mâm kê, một dụng cụ để đựng cát hoặc gạo giúp cho chữ mà người cầm kê viết ra sẽ được hình thành, để từ đó người thị độc đọc cho người thị tả chép lại. Trước khi cho gạo (cát) vào, mâm kê này thường được phủ một lớp vải đỏ ở dưới đáy, và khi bắt đầu cầu cơ, mâm kê này luôn đặt trước một án thờ có khói hương trầm nghi ngút. 12 nhằm góp phần giúp người cầm kê viết được chữ lên mâm không bị rung, bị hỏng nét chữ. Người được chọn làm người cầm kê sẽ tiến lại gần chỗ treo kê bút, đồng thời ngồi trước kê bàn. Người cầm kê này sẽ được phủ một lớp khăn (thường có màu đỏ) lên đầu. Hương trầm được đốt, thần chú được niệm để mời thần về giáng bút. Thần nhập vào người cầm kê để giáng bút rồi thì kê bút bắt đầu chuyển động viết thành chữ trên mâm cát. Lúc này, hai người ngồi hai bên người cầm kê, hay còn gọi là người hầu bút sẽ bắt đầu làm công việc của mình. Người thị độc – tức người nhìn vào nét chữ in trên mâm gạo (mâm cát) do người cầm kê vạch ra sẽ đọc to chữ đó cho người hầu bút còn lại hay còn gọi là thị tả nghe và ghi lại từng câu, từng chữ đó lên trên nền giấy dó. Sau công đoạn này là việc của người chính tả chuẩn lại cho đúng. Khi đã thấy đúng chữ, đúng ngữ nghĩa rồi thì sẽ hoàn tất khâu viết rõ chữ đồng thời chuyển sang cho đám thợ khắc in ngay. Tuy nhiên, trong trường hợp, nếu người chính tả thấy chữ, câu do thị tả đọc chưa đúng, chưa phù hợp, người cầm kê sẽ gõ nhẹ vào mâm gạo (mâm cát) nhằm mục đích xin thần giáng lại câu, chữ đó rồi mới cho khắc in. Sau khi thần lui, điệu văn du dương hết, lúc này kê bút trên tay người cầm kê sẽ ngừng chuyển động. Mọi người tham gia cuộc giáng bút thu dọn dụng cụ, chờ các bản kinh hoàn tất công đoạn khắc in sau đó phân phát ngay. Các buổi giáng bút này còn được tổ chức đúng vào các ngày sóc, vọng (tức ngày mùng một, ngày rằm của tháng). Theo như những người tiến hành giáng bút cho biết thì nguyên nhân của việc chọn thời điểm trên để tổ chức giáng bút, in ấn các bản kinh là do lúc này tiên thánh sẽ dễ hiển linh, theo tiếng nhạc, hương trầm nghi ngút khói mà nhập vào đồng nhân cầm kê để giáng bút. Nhưng nói thế không phải các bản kinh giáng bút lúc nào cũng được các vị nữ thần tiên thánh giáng trong một đêm, vào đúng thời điểm ngày sóc, 13 vọng, vì trong kho tàng kinh giáng bút hiện còn cho thấy vẫn có những bản kinh hoàn thiện sau nhiều ngày, nhiều giờ khác nhau. Do đặc thù muốn mời chư vị tiên nữ, thánh thần hiển linh để nhập thần vào đồng nhân cầm kê, nên ngoài thời gian là các ngày sóc, vọng, giờ đẹp trong ngày ra, các buổi giáng bút luôn được tổ chức, tiến hành tại các chốn Thiện đàn đã được lập nên. Từ những trình bày ở trên cho thấy, kinh giáng bút Thiện đàn là hệ thống các văn bản và tác phẩm được các vị trong giới Quần Chân vâng mệnh Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho người cầu kinh qua người đồng nhân, sau đó người đồng nhân viết ra; được những người thị độc đọc; được những người thị tả ghi lại; được những người chính tả hiệu chỉnh; được tổ chức khắc in và lưu hành ngay. Ngôn từ đó có thể là Hán văn (HV), có thể là quốc âm (QA)/Nam âm. Nếu là HV thì được ghi bằng chữ Hán. Nếu là QA thì được ghi bằng chữ Nôm. Với một chu trình tạo văn bản và tác phẩm như thế, có thể xác lập các nhân tố cho sự tạo thành văn bản kinh giáng bút như sau: chủ thể theo nghĩa hẹp của các văn bản là các vị trong giới Quần Chân. Chủ thể văn bản theo nghĩa rộng nhất của các văn bản kinh được giáng xuống là Ngọc Hoàng Thượng đế vì các vị trong giới Quần Chân phụng mệnh và nhân danh Ngọc Hoàng Thượng đế mà giáng bút. Chính điều này làm nên tính linh thiêng tín ngưỡng của kinh giáng bút. Đối tượng mà văn bản hướng vào là các đàn sinh, viên sinh, họ là các thiện nam, tín nữ nói chung. Những vấn đề được văn bản hóa trong kinh giáng bút là những cái mà chủ thể muốn truyền cho người xin kinh và chúng làm nên bình diện nội dung của kinh giáng bút. Bình diện nội dung của kinh giáng bút lại có thể phân tách thành các chủ đề hay nhóm chủ đề, chúng phản ánh một phần nào đó có tính lịch sử của cuộc sống xã hội lúc bấy giờ. Thể thức văn bản của kinh giáng bút chính là các thể loại văn học được Quần Chân sử dụng như: thi, ca, tán, dụ, ngâm, tự v.v.. 14 Theo quy chế đó, sau mỗi một cuộc giáng bút có thể có một bộ kinh được ấn tống. Chúng ta không thể hình dung nổi con số kinh được ấn tống vì số lượng Thiện đàn lên tới hàng trăm và mỗi một Thiện đ... A.238, 42 tr, 16 x 26 cm, in tại Ngọc Sơn từ (Hà Nội) và trùng với bản Thái Thượng cảm ứng thiên tụng thức 太上感應篇誦式 (1904), in, AC.80, 42 tr, 18 x 30 cm, đều có bài giáng của Trần triều điện soái Thượng tướng quân Phạm Tôn thần (HV xen QA). 7. Tỉnh thân chân kinh 省身真經 (1900), in, VHv.1052/1-5, 784 tr, 15 x 27 cm trùng với bản Tỉnh thân chân kinh 省身真經 (1900), in, VHv.1051/1-5, 784 tr, 15 x 27 cm và bản Tỉnh thân chân kinh 省身真經 (1900), in, A.2383/1- 5, 784 tr, 15 x 27 cm, đều có 78 bài giáng bút, trong đó có: 5 ca (HV), 23 thi (HV), 4 thoại (HV), 32 văn (HV), 2 tán (HV), 1 thị (HV), 1 dụ (HV), 1 tự (HV), 2 dẫn (HV), 1 từ (HV), 1 minh (HV), 1 châm (HV), 1 lệ (HV). 8. Văn Xương Đế Quân cứu kiếp bảo sinh kinh 文昌帝君救劫保生經 (1911), in AC.548, 86 tr, 16 x 27 cm, in ở Ngọc Sơn từ (Hà Nội) trùng với bản Văn Xương Đế Quân cứu kiếp bảo sinh kinh 文昌帝君救劫保生經 (1911), in, AC.685, 86 tr, 16 x 27 cm, đều có 7 bài giáng bút, trong đó có: 5 tán (HV), 1 tự (HV), 1 minh (HV). 32 9. Quan Đế minh thánh kinh 關帝明聖經 (1898), in, AC.684, 132 tr, 16 x 26 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội), trùng nội dung với các bản: Quan Đế minh thánh kinh 關帝明聖經 (1898), in, AC.683, 132 tr, 16 x 27 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội); bản Quan Đế minh thánh kinh 關帝明聖經 (1898), in, AC.111, 122 tr, 16 x 27 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội); bản Quan Đế minh thánh kinh 關帝明聖經 (1900), in, AC.596, 132 tr, 16 x 26 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội) đều có 8 bài giáng bút, trong đó có: 2 tán (HV), 1 kệ (HV), 3 chú (HV), 1 bảo cáo (HV), 1 sắc (HV). Các hiện tượng trùng này cho thấy, chúng chỉ là các biến thể của một kinh. Do vậy, chúng chỉ được quy vào một đơn vị tác phẩm. Đó là những trường hợp một tác phẩm có nhiều văn bản hoặc là được in ở các lần khác nhau và các nơi in khác nhau. Hoặc đơn giản, có nhiều văn bản của một bộ sách được thu thập về đây và chúng được đăng ký bằng nhiều ký hiệu khác nhau. Có thể coi đó là hiện tượng trùng sách trong nội bộ kho sách Hán Nôm. 2.1.4. Số lượng kinh giáng bút ở Thư viện Quốc gia Việt Nam Tại TVQGVN, chúng tôi thống kê được 53 văn bản kinh giáng bút với độ dày 5.786 trang. Nhận xét chúng theo các chỉ số như độ dày mỏng, về thời gian xuất hiện, chúng tôi thấy như sau: Bản kinh giáng bút: Quan Đế minh thánh kinh giải 關帝明聖經觧, in, R.4859, 66 tr, 15 x 27 cm, có 8 bài giáng bút, in vào năm 1892 tại Phúc Liên tự là văn bản có ghi niên đại sớm nhất trong giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1945 hiện đang lưu giữ tại TVQGVN. Bản kinh Quan Đế cứu kiếp chân kinh 關帝救劫真經, in, R.3951,36 tr, 15 x 25 cm, có 1 bài giáng bút của Quan Đế thánh quân (QA), được in vào năm 1942 tại Ngọc Sơn từ (Hà Nội) là bản kinh giáng bút có niên đại muộn nhất. Cùng với đó, liên quan đến độ dày, mỏng của các bản kinh giáng bút, căn cứ theo phạm vi nghiên cứu của luận án, hiện ở TVQGVN, văn bản: Thập ân 33 kinh diễn ca 拾恩經演歌 (1922), in, R.1773, 12 x 18 cm, Phúc Văn đường với độ dày 10 trang là bản kinh giáng bút mỏng nhất. Bản kinh giáng bút Tỉnh thân chân kinh 省身真經 (1900), in, ký hiệu: R.5515, được in tại Khuyến Thiện đàn (Nam Định) với 784 trang là bản kinh có độ dày nhất. 2.1.5. Nhận xét và tổng hợp hai nguồn tư liệu để đi đến danh mục chung Sau khi lập được danh mục các bản kinh cho từng nguồn như đã được trình bày ở trên đây, chúng tôi lấy danh mục nguồn VNCHN làm bản vị, tiến hành đối chiếu hai nguồn nhằm đi đến một danh mục chung theo yêu cầu của đề tài. Tình hình cụ thể như sau: Có 12 bản kinh ở TVQGVN trùng với các bản kinh ở VNCHN. Đó là các bản kinh sau: 1. Bản thiện kinh 本善經 (1908), in, R.5068, 208 tr, 16 x 27 cm, Phổ Tế từ (Hà Đông) trùng với bản Bản thiện kinh 本善經 (1908), in, AB.355, 208 tr, 16 x 27 cm đều có 101 bài giáng bút. 2. Minh đức bảo kinh 明德寶經 (1909), in, R.4855, 160 tr, 16 x 25 cm, Chí Thiện đàn (Hà Đông) trùng với bản Minh đức bảo kinh 明德寶經 (1909), in, AB.259, 160 tr, 16 x 25cm, đều có 117 bài giáng bút. 3. Minh thánh kinh thị độc 明聖經示讀 (1901), in, R.4850, 78 tr, 16 x 25 cm, Hà Yên từ (Hà Nội) trùng với bản Minh thánh kinh thị độc 明聖經示讀 (1901), in, VHv.1065, 78 tr, 16 x 25 cm, đều có 9 bài giáng bút. 4. Ngọc Hoàng giáng phong tâm hương kinh 玉皇降封心香經 (1909), in, R.3948, 174 tr, 15,5 x 25,5cm, Phổ Tế đàn (Hà Đông) trùng với bản Ngọc hoàng giáng phong tâm hương kinh 玉皇降封心香經 (1909), in, AC.239, 174 tr, 15,5 x 25,5 cm, Phổ Tế đàn (Hà Đông), đều có 132 bài giáng bút. 5. Quan Đế minh thánh kinh 關帝明聖經 (1898), in, R.10, 132tr, 16 x 26cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội) trùng với bản Quan Đế minh thánh kinh 34 關帝明聖經 (1898), in, AC.684 (AC.596, AC.683, AC.111), 132tr, 16 x 26 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội) đều có 8 bài giáng bút. 6. Quan Thánh đế khuyến hiếu văn 關聖帝勸孝文 (1907), in, R.4852, 44 tr, 15 x 26cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội) trùng với bản Quan Thánh đế khuyến hiếu văn 關聖帝勸孝文 (1907), in, AC.441, 44 tr, 15 x 26 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội), đều có bài giáng bút của Quan Thánh Đế Quân (HV). 7. Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經 (1906), in, R.5069, 30 tr, 14 x 26cm, Chủ Thiện đường (Sơn Tây) trùng với bản Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經 (1906), in, A.2475, 30 tr, 14 x 26 cm, Chủ Thiện đường (Sơn Tây) có 9 bài giáng bút. 8. Trần triều hiển thánh chính kinh sơ biên 陳朝顯聖正經初編 (1904), in, R.682, 40 tr, 16 x 26 cm, Hà Yên từ (Hà Nội) trùng với bản Trần triều hiển thánh chính kinh sơ biên 陳朝顯聖正經初編 (1904), in, A.1799, 40 tr, 16 x 26 cm, Hà Yên từ (Hà Nội), đều có 2 bài giáng bút. 9. Việt Nam Nội đạo Tam Thánh thường tụng chân kinh 越南內道三聖常誦真經 (1936), in, R.1774, 52 tr, 26 x 36 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội) trùng với bản Việt Nam Nội đạo Tam Thánh thường tụng chân kinh 越南內道三聖常誦真經 (1936), in, A.2974/1-2, 52 tr, 26 x 36 cm, Ngọc Sơn từ (Hà Nội), đều có 4 bài giáng bút. 10. Tam bảo quốc âm 三宝國音 (1906), in, R.375, 144 tr, 15 x 27cm, Thiên Hoa đường trùng với bản Tam bảo quốc âm 三宝國音 (1906), in, VNv.529, 144 tr, 15 x 27 cm, Thiên Hoa đường, đều có 315 bài giáng bút. 11. Tỉnh thân chân kinh 省身真經 (1900), in, R.5515, 784 tr, 15 x 27 cm, Khuyến Thiện đàn (Nam Định) trùng với bản Tỉnh thân chân kinh 省身真經 (1900), in, VHv.1052/1-5 (A.2383/1-5, VHv.1051/1-5), Khuyến Thiện đàn (Nam Định), đều có 78 bài giáng bút. 35 12. Cổ kim truyền lục 古今傳錄 (1907), in, R.1573, 126 tr, 15 x 26cm trùng với bản Cổ kim truyền lục 古今傳錄 (1907), in VHv.2945, 126 tr, 15 x 26 cm, đều có 49 bài giáng bút. Do vậy, trong bảng tổng hợp của chúng tôi về hai nguồn, những bản kinh này chỉ được tính một lần theo danh mục của VNCHN. Bên cạnh các kinh giữa hai nguồn hoàn toàn trùng nhau như trên đây đã trình bày lại còn có 12 trường hợp chỉ trùng tên nhưng khác nội dung cũng như nhiều chỉ số khác nữa. Đó là các trường hợp như sau: 1. Táo Vương kinh 灶王經 có 3 bản in sau năm 1884 và có nội dung khác nhau gồm: - Bản in AC.63, 58 tr, 16 x 27 cm, in năm 1895, có bài giáng bút của Táo Vương (HV xen QA). - Bản in AC.556, 128 tr, 18 x 29 cm, in năm 1906 ở Đồng Lạc Khuyến Thiện đàn (Nam Định), có 6 bài giáng bút, trong đó có: 1 thi (HV), 2 văn (HV), 1 chú (HV), 1 bảo cáo (HV). - Bản in VHb.132, 24 tr, 23 x 20 cm in năm 1928 ở Ngọc Sơn từ (Hà Nội) có 1 bài bảo cáo của Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân (HV). 2. Văn Xương Đế Quân kiếu kinh chính văn 文昌帝君孝經正文 có 2 bản in với các bài giáng bút, năm ấn hành khác nhau gồm: - Bản có ký hiệu AC.273 ấn hành năm 1892 tại Tam Thánh từ, in, 40 tr, 15 x 27 cm, có 1 bài giáng của Văn Xương Đế Quân (HV). - Bản có ký hiệu AC.13 ấn hành năm 1901 tại Ngọc Sơn từ, in, 54 tr, 18 x 29 cm, có mục lục, có 4 bài giáng bút gồm 1 ca (HV), 1 tự (HV), 1 kệ (HV), 1 chú (HV). 3. Dược Sơn kỷ tích toàn biên 藥山紀績全編 có 2 bản khác nhau gồm: - Bản in A.709, 244 tr, 15 x 26 cm, in năm 1903, có 2 bài giáng bút, trong đó có: 1 luận (HV) và một của Trần triều hiển thánh (HV). 36 - Bản in VHv.2951, 244 tr, 14 x 26,5 cm, không có bìa, không rõ năm in, nơi xuất xứ. Nội dung đề cập tới các phép trị bệnh (HV). 4. Nhật tụng luyện thần chân kinh 日誦練神真經 có 2 bản đều in năm 1908 ở Thủ Thiện từ (Nam Định) nhưng có các bài giáng bút khác nhau gồm: - Bản in, A.1348, 14 tr, 14,5 x 19 cm, có 3 bài giáng, trong đó có: 1 thi (HV), 2 tự (1HV-1QA). - Bản in, A.2888, 176tr, 14,5 x 26,5 cm, có hình minh họa, có mục lục, có 119 bài giáng, trong đó có: 70 thi (HV), 7 thoại (HV), 19 tán (HV), 1 tự (HV), 18 kệ (HV), 1 bạt (Hán), 1 lệ (HV). 5. Phạm Thư trai thi tập 范書齋詩集 có 2 bản in vào 2 năm và có các bài giáng bút khác nhau: - Bản in A.2828, 122 tr, 15 x 17 cm, in vào năm 1908, có 26 bài giáng bút (phụng họa - HV) của các vị tiên thánh. - Bản in A.2900/1-4, 262 tr, 15 x 26 cm, in vào năm 1911, gồm các bài giáng vịnh cảnh (HV). 6. Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經 có 3 bản in với các bài giáng bút, nội dung khác nhau gồm: - Bản in A.2412, 36 tr, 15 x 25 cm, in vào năm 1906 ở Hưng Phúc tự (Bắc Ninh), có 12 bài giáng bút, trong đó có: 7 tán (HV), 3 bảo cáo (HV), 1 lệ (HV). - Bản in A.2585, 36 tr, 15 x 25 cm, in vào năm 1907 ở Hướng Thiện đàn, cũng có 12 bài giáng bút trùng nội dung với bản A.2412. - Bản in A.2475, 30 tr, 14 x 26 cm, in vào năm 1906 ở Chủ Thiện đường, trang đầu không phải trang bìa như bản A.2412 và A.2585 mà thay vào đó là bài giáng “Đệ tam Thánh Mẫu giáng lập thân ca 第三聖母降立身歌” (QA) và “Đệ nhị Thánh Mẫu thi 第二聖母詩” (QA), có 9 bài giáng bút, trong đó có: 1 huấn (HV), 4 tán (HV), 1 kệ (HV), 2 bảo cáo (HV), 1 lệ (HV). 37 7. Thanh tâm đồ 聲心塗 có 3 bản với các bài giáng bút, nội dung khác nhau gồm: - Bản in A.2476, 256 tr, 15 x 27 cm, in vào năm 1905 ở Tam Thánh từ (Hà Nội), có 208 bài giáng bút, trong đó có: 10 ca (HV), 98 thi (HV), 1 thoại (HV), 9 văn (HV), 12 huấn (HV), 6 tán (HV), 21 thị (HV), 21 dụ (HV), 6 tự (HV), 1 minh (HV), 1 sắc (HV). - Bản in R.5629, 258 tr (bị rách một số trang không ảnh hưởng đến nội dung), 16 x 27 cm, in vào năm 1905 ở Tam Thánh từ (Hà Nội), có 200 bài giáng bút, trong đó có: 13 ca (HV), 98 thi (HV), 18 thoại (HV), 8 văn (HV), 8 huấn (HV), 3 tán (HV), 16 thị (HV), 22 dụ (HV), 2 vịnh (HV), 4 tự (HV), 1 ngâm (HV), 1 kệ (HV). - Bản in R.4309, 276 tr, 16 x 27 cm, in vào năm 1905 ở Tam Thánh từ (Hà Nội), có 268 bài giáng bút, trong đó có: 3 ca (HV), 107 thi (HV), 49 thoại (HV), 2 văn (HV), 38 huấn (HV), 2 tán (HV), 42 thị (HV), 19 dụ (HV), 3 tự (HV), 2 sắc (HV). 8. Văn Đế bách hạnh thiên 文帝百行篇 có 2 bản với các bài giáng bút và nội dung khác nhau gồm: - Bản in AC.266, 132 tr, 14 x 26 cm, in vào năm 1901 ở Đồng Lạc Khuyến Thiện đường (Nam Định), có 17 bài giáng bút, trong đó có: 2 tự (HV), 14 thuật (HV). - Bản in AC.238, 122 tr, 14 x 26 cm, in vào năm 1908 ở Kế Thiện đường (Hải Dương), có 143 bài giáng bút, trong đó có: 2 thi (HV), 2 huấn (HV), 68 tán (HV), 2 tự (HV), 59 thuật (HV), 6 minh (HV), 1 bạt (HV), 1 luận (HV). 9. Văn Xương Đế Quân cứu kiếp bảo sinh kinh 文昌帝君救劫保生經 có 3 bản với các bài giáng bút và nội dung khác nhau gồm: - Bản in AC.548, 86 tr, 16 x 27 cm, in vào năm 1911 ở Ngọc Sơn từ (Hà Nội), có 7 bài giáng bút, trong đó có: 5 tán (HV), 1 tự (HV), 1 minh (HV). 38 - Bản in AC.107, 26 tr, 22 x 31 cm, in vào năm 1903, có 6 bài giáng bút, trong đó có: 4 tán (HV), 1 tự (HV), 1 bảo cáo (HV). - Bản in, R.4843, 110 tr, 15 x 26,5 cm, in vào năm 1910 ở Ngọc Sơn từ (Hà Nội), có 12 bài giáng bút, trong đó có: 2 huấn (QA), 4 tán (HV), 2 tự (HV), 1 chú (HV), 1 bảo cáo (HV), 1 tụng (HV), 1 sắc (HV). 10. Vạn hóa quy nguyên chân kinh 萬华归元真經 gồm 2 bản nội và ngoại tập với các bài giáng bút và nội dung khác nhau gồm: - Bản in AB.263 (nội tập), 84 tr, 15,5 x 26 cm, in vào năm 1911 ở Hướng Lạc Hợp Thiện từ (Thái Nguyên), có 29 bài giáng bút, trong đó có: 7 ca (6HV-1QA), 19 thi (HV), 1 dụ (HV), 1 vịnh (HV). - Bản in AB.257 (ngoại tập), 88 tr, 15,5 x 26 cm, in vào năm 1911 ở Hướng Lạc Hợp Thiện từ (Thái Nguyên), có 43 bài giáng bút, trong đó có: 15 ca (QA), 21 thi (QA), 1 huấn (QA), 1 tự (QA), 4 ngâm (QA), 1 bạt (QA). 11. Phổ độ âm dương bảo kinh 普渡阴陽宝經 có 2 bản với các bài giáng bút và nội dung khác nhau gồm: - Bản in A.1997, 62 tr, 16 x 26,5 cm, in vào năm 1912 ở Khuyến Thiện đường (Thái Bình), có 2 bài giáng bút, trong đó có: 2 tán (HV). - Bản in A.2494, 78 tr, 15,5 x 26,5 cm, là bản trùng san in vào năm 1921 ở Trùng Thiện đường, có 17 bài giáng bút, trong đó có: 2 thi (HV), 1 huấn (HV), 7 tán (HV), 1 tự (HV), 1 chú (HV), 3 bảo cáo (HV), 1 bạt (HV), 1 sắc (HV). 12. Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經 có 2 bản với các bài giáng bút và nội dung khác nhau gồm: - Bản in A.2412, 36 tr, 15 x 25 cm, in vào năm 1906 ở Hưng Phúc tự (Bắc Ninh), có 12 bài giáng bút, trong đó có: 7 tán (HV), 3 bảo cáo (HV), 1 lệ (HV). - Bản in A.2475, 30 tr, 14 x 26 cm, in vào năm 1906 ở Chủ Thiện đường, trang đầu không phải trang bìa như bản A.2412 và A.2585 mà thay vào đó là bài giáng “Đệ tam Thánh Mẫu giáng lập thân ca 第三聖母降立身歌” (QA) 39 và “Đệ nhị Thánh Mẫu thi 第二聖母詩” (QA), có 9 bài giáng bút, trong đó có: 1 huấn (HV), 4 tán (HV), 1 kệ (HV), 2 bảo cáo (HV), 1 lệ (HV). 12 bản kinh giáng bút có các văn bản trùng tên song có nội dung và các bài giáng bút khác nhau sẽ trở thành các đơn vị được ghi tên trong danh mục tổng hợp. Sau khi lập thống kê, so sánh toàn bộ các văn bản kinh giáng bút tại hai nguồn: VNCHN và TVQGVN, chúng tôi đã lập được danh mục tổng hợp với 158 bản kinh giáng bút (xin xem thêm phụ lục 1.2) với tổng số 6.109 bài giáng bút (tương đương 18.534 trang), trong đó có 5.843 bài giáng bút có thể loại văn học. 2.2. Các bộ phận cấu thành kinh giáng bút Nhóm văn bản tác phẩm kinh giáng bút mang trong mình các bộ phận cấu thành có tính sắp đặt để thành một bộ kinh hoàn chỉnh thành một quyển sách hoàn chỉnh. Ở đây các bộ phận cấu thành có tính chất trình bày và sắp đặt như: bìa, cấu trúc tên kinh, trình tự sắp đặt các yếu tố thành viên trong từng kinh. Qua đó, có thể có được một sự hình dung về cấu trúc có tính sắp đặt của loại hình văn bản, tác phẩm kinh giáng bút. 2.2.1. Trình bày bìa của các kinh giáng bút Bìa các kinh giáng bút có thể được chia làm hai loại. Loại trang trí đơn giản và loại trang trí có họa tiết. Loại đơn giản chỉ có tên kinh trên nền giấy mà không kèm theo họa tiết nào. Chẳng hạn như Tam bảo quốc âm 三宝國音 (1906), VNv.529. 40 Ở trang bìa của bản kinh này được chia làm 3 ô rõ rệt: -Ô giữa đề: Tam bảo quốc âm 三寳國音. -Ô bên phải đề:“ Thành Thái, Bính Ngọ niên, trọng đông, thượng hoán tân thuyên 成泰,丙午年,仲冬,上浣新鐫. San khắc mới vào tiết thượng nguyên (thượng tuần) tháng trọng đông năm Bính Ngọ niên hiệu Thành Thái (1906)”. -Ô bên trái đề: “Đông Đồ xã Thiên Hoa đường tàng bản 東塗社天花堂藏板. Bản cất giữ ở Thiên Hoa đường, xã Đông Đồ (nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội)”. Rất nhiều kinh mà bìa của chúng có họa tiết đôi phượng chầu tên sách như các kinh được dẫn ra làm minh họa ở dưới đây: + Bản Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh 曾廣明善國音真經 (1904), AB.143: 41 Ở trang bìa của bản kinh này được trang trí hoa văn với đôi phượng (2 con chim phượng) đang uốn lượn chầu tên sách (nằm ở thân giữa): “Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh 曾廣明善國音真經” nằm ở thân giữa. Phía trên trán là mặt nhật. Xung quanh là đám mây uốn lượn. Hình thức trang trí hoa văn với đôi phượng (2 con chim phượng) xuất hiện ở trang bìa cũng thấy ở văn bản Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經 (1906), A.2412 dưới đây: Ở trang bìa bản kinh này được trang trí hoa văn với trên trán là hình mặt nhật, xung quanh là áng mây lượn quanh. Hai bên xuất hiện đôi phượng chầu tên sách (nằm ở thân giữa): “Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經”. Họa tiết đôi rồng chầu tên sách cũng khá phổ biến. Trường hợp bản kinh Hồi xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經 (1910), AB.237 dưới đây là một ví dụ. 42 Nhìn vào trang bìa của bản kinh này, ta thấy trên trán được trang trí bởi đường triện bao quanh vân ám nhật (mây vẩn quanh mặt trời). Bên dưới trán là hình chữ nhật chia làm 3 ô. Ở giữa có dòng chữ “Hồi xuân Nam âm chân kinh 回春南音真經”. Ở 2 bên, có in hình lưỡng long (đôi rồng) chầu tên sách. Ở ô giữa, bốn góc tiếp tục xuất hiện đường triện bao quanh tên sách. Bốn góc của hình chữ nhật là biểu tượng của 4 bông hoa chanh giống nhau. Có thể thấy rằng, bìa của các kinh với hình ảnh của các linh vật như hình ảnh rồng, phượng và nhất là hình ảnh của phượng thể hiện mối quan hệ của kinh với đạo Mẫu. Ngoài bìa ra, trong nhiều bản kinh còn có hình ảnh của các đức Thánh Mẫu. Những hình ảnh này chủ yếu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX khi có các đức Thánh Mẫu tham gia giáng kinh. Bên cạnh đó, còn có hình ảnh của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Dưới đây là hai hình ảnh đó trong Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh 曾廣明善國音真經 (1904), AB.143: 43 Bức tranh Quán Thế Âm Bồ Tát và Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu Các kinh có niên đại cuối thế kỷ XIX khi đó, Chư Tôn giáng bút thuộc phạm trù Tam Thánh gồm: Văn Xương Đế Quân, Quan Thánh Đế Quân, Lã Động Tân. Về sau, từ đầu thế kỷ XX, Chư Tôn giáng kinh có sự tham gia tích cực của 3 vị Thánh Mẫu trong đạo Mẫu, cách gọi Tam Thánh lại mang một nội dung khác, khi đó Tam Thánh là ba vị Thánh Mẫu của đạo Mẫu. Điều này cũng được thể hiện và phản ánh qua hệ thống tranh ảnh trong nhiều kinh. 2.2.2. Cấu trúc tên kinh Tên các kinh thường là một ngữ danh từ với trung tâm ngữ luôn đặt ở phía cuối. Theo đó chúng tôi phân xuất ra các nhóm văn bản như sau: 2.2.2.1. Nhóm tên kinh có chữ “kinh 經” Nhóm này gồm 109 văn bản như: Phù Hựu Đế Quân tỉnh tâm chân kinh 孚佑帝君醒心真經, AC.62; Quán Âm giải kiếp giác thế chân kinh 觀音解劫覺世真經, AC.43; Quan Đế minh thánh kinh 關帝明聖經, AC.684; 44 Táo Vương kinh 灶王經, AC.63; Văn Xương Đế Quân hiếu kinh chính văn 文昌帝君孝經正文, AC.13; Minh thánh kinh 明聖經, AC.103; Đại hóa thần kinh 大化神經, A.2305; Kính tích tự chỉ chân kinh 敬惜字祇真經, AC.576; Minh thánh kinh thị độc 明聖經示讀, VHv.1065; Ngọc hoàng kinh 玉皇經, AC.490; Ngũ phúc chân kinh 五福真經, AC.96; Nguyên Từ quốc mẫu lập mệnh quốc âm chân kinh 元慈國母立命國音真經, AB.436 (AB.459); Nguyên Từ quốc mẫu lập mệnh quốc âm chân kinh 元慈國母立命國音真經, AB.253; Nhật tụng luyện thần chân kinh 日誦練神真經, A.1348; Nhật tụng luyện thần chân kinh 日誦練神真經, A.2888 v.v.. Trung tâm ngữ là kinh cho ta biết những văn bản kinh giáng bút này là kết quả của các cuộc cầu cơ giáng bút của Thiện đàn theo cơ chế đồng nhân nhận tự, thị độc đọc lại, thị tả viết ra, chính tả chuẩn lại và sau đó được in tống. 2.2.2.2. Nhóm tên có chữ “lục 錄”làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 5 văn bản: Địch cát bảo lục 迪吉寶錄, A.1888; Cổ kim truyền lục 古今傳錄, VHv.2945; Phượng Sơn nữ kính bảo lục 鳳山女敬宝录, AB.501; Phượng Sơn nữ kính bảo lục 鳳山女敬宝录, AB.501; Vũ thị liệt nữ thần lục 武氏烈女神錄, A.1841; Chỉ chí thiện lục 止至善錄, R.5070. Trung tâm ngữ lục cho biết các văn bản kinh này thường được xây dựng theo lối tập hợp văn bản để thành sách. 2.2.2.3. Nhóm tên có chữ “tập 集” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 5 văn bản: Kê bút văn sao tập 乩筆文捎集, in, A.2630; Phụng hoạ phụng tiến tập 奉和奉薦集, in, A.2637; Phạm Thư trai thi tập 范書齋詩集, A.2828; Phạm Thư trai thi tập 范書齋詩集, A.2900/1-4; Tiên thánh văn tập 仙聖文集, AB.458. Trung tâm ngữ tập cũng như trung tâm ngữ lục cho ta thấy, sự tập hợp các văn bản để hình thành nên sách. 45 2.2.2.4. Nhóm tên kinh có chữ “thi 詩”, phú 賦, huấn 訓” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 4 văn bản: Liệt phụ thi 列婦詩, AC.23; Tỉnh mê phú 醒迷賦, AB.644; Phụng hoạ Lã Tổ quốc âm thi 奉和呂祖國音詩, AB.590; Thiên Trường cung huấn 千長宮訓, AB.302. Trung tâm ngữ của các danh xưng này cho ta biết, các bản kinh giáng bút này thiên về sự tập hợp theo từng thể loại cụ thể. 2.2.2.5. Nhóm tên có chữ “thư 書” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 3 văn bản: Bách hạnh thiện thư 百行善書, VHv.42; Tạo phúc bảo thư 造福寶書, A.1864; Ngọc dụ toàn thư 玉諭全書, R.5920. Trung tâm ngữ thư thể hiện sự biên tập thành sách từ các tài liệu có được trước đó. 2.2.2.6. Nhóm tên có chữ “văn 文” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 3 văn bản: Quan Thánh Đế Quân cảnh thế văn 關聖帝君警世文, AB.119; Quan Thánh Đế khuyến hiếu văn 關聖帝勸孝文, AC.441; Quan Thánh Đế Quân diệu dược linh văn 關聖帝君妙藥靈文, VHv.1084 (VHv.1085, VHv.1086, VHv.1087, VHv.1088, VHv.1089, AC.547). Trung tâm ngữ văn cho thấy đây là sự tập hợp các bài của Quần Chân, Chư Tôn, Liệt Thánh để thành bản kinh giáng bút. 2.2.2.7. Nhóm tên có chữ “biên 編” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 4 văn bản: Dược Sơn kỷ tích toàn biên 藥山紀績全編, A.709; Hiệu đính công quá cách tập biên 校訂功過格輯編, AC.39 (VHv.2830/1-2); Công quá cách hiệu biên 功過格校編, R.1787; Ngũ thánh kinh văn hợp biên 五聖經文合編, R.5072. Trung tâm ngữ biên cho thấy đây là sự tập hợp, biên tập các tư liệu thành sách. 46 2.2.2.8. Nhóm tên có chữ “sám 懺” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 4 văn bản: Lã Tổ tuyết quá tu chân tiên sám 吕祖雪過修真仙懺, R.1975; Văn Đế giải ách bảo sám 文帝解厄寶懺 (1909), AC.233; Ngọc cục tâm sám 玉局心懺, A.2662; Ngọc Hoàng kinh sám 玉皇經懺, R.5066. Nhóm trung tâm ngữ này cho thấy tính sám hối của người đọc kinh. 2.2.2.9. Nhóm tên có chữ “thiên 篇” làm trung tâm ngữ Nhóm này gồm 3 văn bản: Ngọc lịch chí bảo thiên 玉歷至寶篇, AC.46; Phục Ma pháp sư thiên 伏魔法師篇, A.2296; Văn Đế bách hạnh thiên 文帝百行篇, AC.266. Trung tâm ngữ thiên cho thấy sự tập hợp đơn vị văn bản để thành kinh của sách. 2.2.2.10. Nhóm tên kinh có chữ “cáo, bảo cáo, sao truyền, tụng thức” Nhóm này gồm 8 văn bản: Lã Tổ trung hiếu cáo 呂祖忠孝告, AC.48; Nhân quả ngọc lịch sao truyền 因果玉歷 抄傳, AC.531; Thái Thượng cảm ứng thiên tụng thức 太上感應篇誦式, A.238 (AC.80); Thanh tâm đồ 聲心塗, A.2476; Thánh kinh huấn độc 聖經訓讀, R.3967; Thanh tâm đồ 青心圖, R.5629; Thanh tâm đồ 青心圖, R.4309; Hoạt thế lương phương 活世良方, R.1788. Trung tâm ngữ loại này thể hiện các văn bản được tập hợp mà ở trong đó, nội dung của nó mang tính huấn đạt của Chư Tôn, Quần Chân. 2.2.2.11. Nhóm tên kinh có các chữ “giải âm, quốc âm, Nam âm, diễn nghĩa, diễn ca” làm trung tâm ngữ Nhóm tên kinh theo kiểu này gồm 10 văn bản: 感應篇解音 Cảm ứng thiên giải âm, AB.116; Quan Thánh Đế Quân cứu kiếp khuyến thế bảo huấn diễn âm 關聖帝君救劫勸世寶訓演音, AB.526; Tam bảo quốc âm 三宝國音, VNv.529; Cảm ứng thiên diễn quốc âm 感應篇演國音, AB.247; Tam cực bảo kinh Nam âm 三極寶經南音, R.1643; Ngọc Hoàng phổ độ tôn kinh quốc âm 47 玉皇普度尊經國音 (1936), in, R.3960; Nam Hải tam thừa diễn nghĩa 南海三乘演義, R.2014 v.v... Trung tâm ngữ thuộc nhóm này nhấn mạnh vào tính giải âm, diễn nghĩa của kinh, tính chất QA của kinh. Có thể thấy rằng, tên của các kinh giáng bút khá đa dạng về các chữ được dùng làm trung tâm ngữ. Trung tâm ngữ không có sự thống nhất một cách tuyệt đối. Lúc thì được gọi là kinh, lúc thì được gọi là lục, thiên, sám v.v.. Tuy vậy, mức độ phổ biến và lớn nhất là loại tên có chữ kinh hay chân kinh làm trung tâm ngữ với 109 bản kinh giáng bút, chiếm 70% tổng số văn bản, tác phẩm kinh giáng bút tại hai nguồn lưu trữ mà luận án nghiên cứu. Điều này góp phần quan trọng cho việc lý giải tại sao lại có cách gọi kinh giáng bút đối với nhóm văn bản thuộc phạm trù cầu cơ giáng bút của các Thiện đàn. Còn các chữ làm trung tâm ngữ khác tuy không phải là kinh cũng có thể được coi đồng nghĩa với kinh bởi chúng đều có đặc trưng văn bản hóa là văn bản viết, là sách có tính dạy bảo, khuyến trừng. Các tên có trung tâm ngữ là các chữ giải âm, quốc âm, Nam âm, diễn nghĩa, diễn ca cho thấy, chúng nhấn mạnh vào nhân tố ngôn ngữ là QA/Nam âm của các văn bản kinh giáng bút. Bên cạnh các từ làm trung tâm ngữ nhằm định danh các kinh, thì bộ phận định ngữ của chúng cũng cho ta thấy tính định hướng có tính chủ đề của các Chư Tôn, Quần Chân vào các phương diện như: cảnh giới, khuyến trừng. Đó là những lời huấn dạy cho các đàn sinh, viên sinh hay cho các thiện nam, tín nữ nói chung. Điều này một lần nữa cho ta thấy đặc trưng của nhóm các văn bản kinh giáng bút ngay qua cấu trúc tên gọi của chúng. 2.2.3. Các bộ phận cấu thành cấu trúc sắp đặt kinh giáng bút 2.2.3.1. Mục lục như là sự thể hiện cấu trúc của kinh giáng bút Cách gọi “cấu trúc” của loại hình văn bản tác phẩm kinh giáng bút ở đây nhằm trỏ cách thức bố trí, sắp đặt các bộ phận có trong đó để hình thành nên 48 một bộ kinh hay một đơn vị kinh của loại văn bản, tác phẩm này. Do vậy, cấu trúc của các kinh giáng bút trước hết được thể hiện qua mục lục của chúng. Mục lục của chúng cho chúng ta thấy sự sắp xếp, bố trí các bộ phận có trong đó. Dưới đây chúng tôi xin dẫn ra một số mục lục cụ thể. Với Bản thiện kinh 本善經, AB.355 do Bồ Tát hội đệ tử tổ chức in. Hoàng Nam, Duy Tân năm thứ 2, tháng 12, ngày 15 giáng trước (1908), tàng bản ở Đàn Phổ Tế, xã Phụ Chính, tổng Văn La, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông có mục lục như sau: Bản thiện kinh nhất quyển mục lục: Tản Viên sơn thần giáng tự; Chu tướng quân giáng dẫn; Phù Đổng Thiên Vương thi ngâm; Trần Hưng Đạo đại vương thi ngâm; Chử Đồng đại tiên thi ngâm; Quan thái tử thi; Trung Liệt đại thần giáng thi ngâm; Đông Đại tiên thi ngâm; Bắc phương Trấn Vũ thần giáng thi ngâm; Hoa Lư động chủ thi ca; Tản Viên sơn thần giáng thi ngâm; Bản xã Thành hoàng tam vị thi tán (tr.1a); Hà Đại tiên thi phú; Lý Đại tiên thi ngâm; Đinh Tiên Hoàng thi; Lý triều hoàng đế thi ngâm; Ngũ ôn thần tướng quân giáng dẫn; Viên nội đô thiên đại thánh thi; Hậu Vĩnh thượng đẳng thi phú; Thái Bình thượng đẳng thi ca; Ổ Vực thượng đẳng thi ca; Hỏa thần giáng giới thế nhân ca; Phù An hoàng đế thi; Bảo từ đại vương thi 49 ngâm; Bản phủ Thành hoàng thi, ca (tr.1b); Vũ Lao thượng đẳng thi ca; Tào Thiên tiên thi ngâm; Viên ngoại đệ tam Thành hoàng thi ca; Lai thành Vân Mộng thi vịnh ca thán; Trưng Nữ vương thi; Đệ nhất Thánh Mẫu thi; Đệ nhị Thánh Mẫu thi; Đệ tam Thánh Mẫu thi; Hà thành Giám Thương công chúa thi; Lai thành Vân Mộng mục kinh bạt; Huấn thiện tín chư ca; Quan Thánh Đế Quân; Quan Thái tử giáng thị; Bản tổng Thành hoàng thi ca (tr.2a); Nguyễn thôn Thành hoàng thi ca thoại; Khả Lãm đại vương thi ca; Lai thành Vân Mộng đại vương huấn thi; Hàn Đại tiên thi ca; Hán Đại tiên thi ca; Doanh điền sứ quan thi ca; Lã Đại tiên thi; Từ Đạo Hạnh thi ca; Lam Sơn Đại tiên thi phú; Bình Đà thượng đẳng thi ngâm; Nhị Thập bát tú đồng giáng thi; Bản phủ Cao Sơn ; Linh quốc đại vương thi văn; Quan Thái tử thi ngâm. Với Thiên thu kim giám chân kinh 千秋金鑑真經, AB.250 do Hướng Lạc Hợp đường ở phủ Phù Liễn, tỉnh Thái Nguyên in năm Duy Tân năm thứ năm (1911) có mục lục như sau: Nội tập mục lục: Hiển thánh Trần đại vương tự văn; Cao Sơn đại vương thi ca; Quý Minh đại vương thi ca; Trương Bá đại vương thi ca; Đổng Thiên vương thi ca; Trương Thúc đại vương thi ca; Lý Hiệu úy thi ca; Lý Đại tiên 50 thi ca; Văn Thừa tướng thi ca; Liêu tướng quân thi chân tu thoại; Quan thái tử thi ca; Trấn đàn Phạm đại vương hạ kinh thành thi ca; Ngoại tập mục lục: Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu thi ca; Đệ nhị Thánh Mẫu thi ca; Đệ tam Thánh Mẫu thi ca (tr.14a); Lý triều Thánh hậu thi ca; Tháp Sơn công chúa thi ca; Đông Ngạc tiết phụ thi ca; Hoàng Ân công chúa thi ca; Nhị Giang công chúa thi ca; Tháp Sơn trùng giáng thi ca; Thượng Ngàn công chúa thi ca; Hàn Lâm học sĩ thi ca thoại; Đông Ngạc phụ tiết tổng huấn ca; Trấn đàn quan nghênh tống văn; Văn Xương Đế Quân huấn chấp sự. Hai mục lục được dẫn ở trên như là những ví dụ cho ta thấy sự bố trí sắp đặt của các bộ phận trong một kinh. Mục lục ấy thể hiện các đơn vị thành viên của kinh giáng bút. Các đơn vị thành viên ấy lại có cả chủ thể giáng bút, thể loại giáng bút cũng như nội dung giáng bút theo thể loại. Từ toàn bộ các kinh được nghiên cứu, một trật tự lý tưởng cho việc sắp đặt các bộ phận của các bộ kinh đã được tái lập một cách ước lệ như sau: “kinh lệ - các đơn vị giáng bút cụ thể”. Các đơn vị giáng bút cụ thể lại có thể được tách ra thành những thành phần có chức năng khác nhau như: “tự - các đơn vị giáng bút cụ thể - bạt”. Dưới đây là sự giới thiệu sơ lược các thành tố như: kinh lệ, tự, bạt. 2.2.3.2. Kinh lệ, đàn quy Kinh lệ, đàn quy từ tên gọi của chúng đã cho thấy đây là những chú dẫn có tính quy định cũng như các nguyên tắc trong các quan hệ đối xử với kinh. Cách ghi kinh lệ cũng khác nhau. Chẳng hạn, trong Địch cát bảo lục 迪吉寶錄, A.1888, do Công Thiện đường biên tập có dòng ghi như sau: “是書恭錄天神寶訓.慎勿褻瀆.自取災殃. Thị thư cung lục thiên thần bảo huấn, thận vật tiết độc, tự thủ tai ương. Kinh này kính cẩn trích lục những lời bảo huấn của các thiên thần, cẩn thận, chớ có khinh nhờn, tự chuốc lấy tai ương”. 51 Ở nhiều trường hợp khác lại ghi dài hơn. Chẳng hạn, Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三位聖母景世真經, A.2412 lại ghi như sau: “第一聖母降經例,是經關聖准賜寶誥與其經目.讀者宜謹.是經從來未有.原 承諸尊彎駕,續降明善樂善等經,故命.是經,何處奉事,係有設壇宣講,誠心處誦者, 方可印送.是經讀者,宜凈心凈口,整粛衣巾,潔净几案,處誦方可邀福.是經凡遇吾 我字,臨讀應改爲聖母字,以示有法.字左從木,右從卯,字上從木,下從口.臨讀避音 ,以示改謹. Đệ nhất Thánh Mẫu giáng kinh lệ, thị kinh: Quan Thánh chuẩn tứ bảo cáo dữ kỳ kinh mục. Độc giả nghi cẩn. Thị kinh tòng lai vị hữu. Nguyên thừa chư tôn loan giá, tục giáng Minh thiện, Lạc thiện đẳng kinh, cố mệnh. Thị kinh, hà xứ phụng sự, hệ hữu thiết đàn tuyên giảng, thành tâm xử tụng giả, phương khả ấn tống. Thị kinh độc giả, nghi tịnh tâm, tịnh khẩu, chỉnh túc y cân, khiết tịnh kỷ án, xử tụng phương khả yêu phúc. Thị kinh phàm ngộ ngô ngã tự, lâm độc ứng cải vi “Thánh Mẫu” tự, dĩ thị hữu pháp. Nhất tự tả tòng mộc, hữu tòng mão, nhất tự thượng tòng mộc, hạ tòng khẩu. Lâm độc tị âm, dĩ thị cải cẩn. Đệ nhất Thánh Mẫu giáng kinh lệ như sau: Kinh này do Quan Thánh Đế chuẩn ban 寳誥 Bảo cáo và 經目Kinh mục. Người đọc khi đó phải hết sức cẩn thận, không được chớt chát, cẩu thả. Kinh này từ trước đến giờ chưa có. Vốn nhân các đấng Chư Tôn loan giá xuống cõi trần, đã giáng các kinh Minh thiện 明善, Lạc thiện 樂善 nên mệnh cho giáng tiếp. Kinh này, nơi nào phụng sự, lập đàn tuyên giáng thì chỉ có những ai mà thành...ên con 文昌帝君救劫葆生 chú (HV), 1 Quân, Văn người ta tu 經 bảo cáo Xương Đế đức hướng (HV), 1 tụng Quân thiện (HV), 1 sắc (HV) 140. Ngọc dụ toàn thư In, 16 x 27 Có 77 bài 5 ca (HV), 49 R.5920 148 1912 Tích Thiện Phục Thánh Khuyên con 玉諭全書 cm giáng bút thi (HV), 2 đường (Sơn công, Thuật người ta tu thoại (HV), 4 Tây) Thánh công, đức hướng văn (HV), 1 Á Thánh thiện, không tán (HV), 2 công, Văn được làm thị (HV), 6 Xương Đế điều xằng dụ (HV), 2 tự Quân, Quan bậy, nếu làm (HV), 2 ngâm Thánh Đế như thế sau (HV), 1 thuật Quân, Trần này mới (HV), 1 bạt thánh đại mong được (HV), 1 tụng vương,.. hưởng phúc (HV), 1 luận lợi. (HV) 58 141. Cảm đàm quốc âm In, 14 x 29 Có 37 bài 1 ca (QA), 15 R.2225 150 1919 (?) Chu Đại Nói tới phẩm chân kinh cm (có vài giáng bút thi (QA), 4 tướng quân, hạnh của 敢談國音真經 trang bị ngâm (QA). Khải đàn người phụ rách, mất Vương Thiên nữ là phải chữ) quân, Trần công dung, triều Hưng ngôn hạnh; Đạo đại khuyên tu vương, Đào đức hướng Hoa công thiện chúa, Đào tướng công, Địa soái Nguyễn tiên sinh, Tham tán Nguyễn Tướng công 142. Cảm đàm quốc âm In, 14 x 29 Có 60 bài 3 ca (QA), 36 R.2226 146 1919 (?) Hoàng Mai Khuyên chân kinh cm (rách giáng bút thi (QA), 4 Doãn công người đời 敢談國音真經 một vài huấn (QA), 1 chúa, Dao Trì giữ trọn đạo trang) thị (QA), 1 Tây Vương hiếu, trung dụ (QA) Mẫu, Chu quân, ái Đại tướng quốc, không quân, Vân sa đọa vào Hương đệ con đường tệ nhất Thánh nạn Mẫu 59 143. Linh Hương tam vị In, 16 x 27 Có 5 bài 1 văn (QA), 3 R.2233 60 1933 (?) Trần triều Khuyên con Thánh Mẫu cảnh cm giáng bút tán (QA), 1 Nguyên Từ người ta làm thế chân kinh diễn tự (QA quốc mẫu, điều thiện, âm Thị nữ Bạch tránh xa điều 靈鄉三位聖母警世 Hoa công ác 真經演音 chúa, Thị nữ Quỳnh Hoa công chúa, Tống triều Thiên hậu.. 144. Ngọc Hoàng phổ độ In, 15 x 27 R.3934 1 tán (HV), 1 R.3934 118 1932 Thượng Thái Hoàng Khuyên con tôn kinh cm tự (HV), 1 Cát, Hạ Trì, thượng đế, người ta giữ 玉皇普度尊經 chú (HV), 1 Từ Liêm Ngọc Hoàng trọn đạo bạt (HV), 2 (Hà Đông) thượng đế, hiếu, làm chiếu (HV) Thiên Hoàng, điều thiện để Nguyên Thủy sau này được tiên, Ngọc hưởng phúc thần đại lợi quân 145. Ngũ thánh kinh văn In, 15 x 26 Có 7 bài 1 ca (HV), 5 R.5072 78 1928 Ngọc Sơn Thái thượng Nói tới việc hợp biên cm giáng bút bảo cáo từ (Hà Nội) Lão Quân, làm điều 五聖經文合編 (HV), 1 chú Văn Xương thiện, tránh (HV) Đế Quân, điều ác sẽ Quan Thánh giúp con Đế Quân, Lã người ta Tổ, Đại sống cuộc vương sống an nhàn, không gặp trắc trở; 60 đề cập tới các phẩm hạnh của người phụ nữ 146. Quan đế cứu kiếp In, 15 x 25 Có 1 bài HV R.3951 36 1942 Ngọc Sơn Quan Đế Đề cập tới chân kinh cm giáng bút từ (Hà Nội) đạo hiếu 關帝救劫真經 trung, khuyên tránh xa điều trái đạo cương thường 147. Trần triều tam giới In, 15 x 24 Có 11 bài 5 tán (HV), 2 R.5073a 32 1924 Vĩnh Phong Trần triều Khuyên con động kì bảo kinh cm giáng bút chú (HV), 2 từ Đại vương, người ta tu 陳朝三界洞祈寶經 kệ (HV), 2 Đại Thánh, đức hướng bảo cáo (HV) Trần Vương, thiện, tránh Trần Đại xa những vương, Tam điều trái với Thánh, Tản lẽ cương Viên Cao sơn thường đại vương 148. Ngọc Hoàng phổ độ In, 16 x 27 Có 6 bài 1 ca (QA), 2 R.3960 154 1936 (?) Ngọc Hoàng, Nói tới đạo tôn kinh quốc âm cm giáng bút thi (QA), 1 Tản Sơn trung hiếu, 玉皇普度尊經國音 huấn (QA), 1 thánh, Tản sống trong dụ (QA), 1 Viên sơn xã hội, bản dẫn (QA) thánh thân con người chúng ta phải biết kính trọng 61 cha mẹ, giúp đỡ yêu thương lẫn nhau 149. Hoạt thế lương In, 16 x 26 Có 5 bài 1 tán (QA), 3 R.1788 196 1931 Chí Thiện Dao Trì Khuyên giữ phương cm giáng bút chú (3HV), 1 đàn, xã Phú Vương Mẫu, trọn đạo 活世良方 sắc (HV) Khang Quán Thế hiếu, làm Âm Bồ Tát, việc thiện, Lã Tổ, Thái tránh xa cái thượng Lã ác, tạo phúc chân quân cho đời sau 150. Quan đế đào viên In, 15,5 x Có 5 bài 1 tán (HV), 4 R.1978 78 1941 Ngọc Sơn Chu đại Khuyên con minh thánh kinh 26 cm giáng bút bảo cáo (HV) từ (Hà tướng quân, người ta 關帝桃園明聖經 Thành) Quan Thánh hướng thiện, thái tử, Linh trọn và làm quan Vương những việc Thiên quân, có ích cho Quan Thánh người thân, đại đế xã hội 151. Thổ địa chân kinh In, 14,5 x Có 2 bài 2 bảo cáo R.1978 72 1934 Thiên Đài Thổ địa, Táo Nói tới việc 土地真經 20 cm giáng bút (HV) (Hà Đông) vương con người sống trong xã hội phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau 62 152. Thổ địa táo vương In, 15 x Có 15 bài 1 tán (HV), 9 R.3950 42 1940 Ngọc Sơn Trần thánh, Khuyên con kinh 27,5 cm giáng bút chú (HV), 2 từ (Hà Nội) Thánh đế người ta tu 土地竈王經 bảo cáo Ngọc Hoàng, đức hướng (HV), 3 sắc Quan đế, Bắc thiện, không (HV) Đẩu cửu tinh, làm điều trái Phù Hựu Đế với đạo Quân, Thổ cương địa, Táo thường vương 153. Nam Hải tam thừa In, 16 x 27 Có 28 bài 1 tán (HV), 1 R.2014 126 1921 Đồng Lạc Trần thánh Khuyên con diễn nghĩa cm (trang giáng bút thị (HV), 26 Khuyến vương, Trúc người ta coi 南海三乘演義 bìa bị rách) thuật (HV) Thiện đàn Lâm đệ nhất trọng đạo (Nam Phật tổ, Bắc hiếu, không Định) Kỳ tổng nên làm điều thành hoàng trái đạo, có Nam Hải như vậy sau Triệu Việt này mới vương, Trúc được hưởng Lâm đệ nhị phúc phần thánh tổ 154. Tuỵ chân bảo lục In, 15,5 x Có 38 bài 11 ca (QA), R.1786 64 1937 Minh Tân Tháp tiên Nói tới việc chân kinh 26 cm giáng bút 23 thi (QA), đàn (Phúc Thanh y phật, con người ta 萃珍寶錄真經 (trang cuối 2 văn (QA), 1 Yên) Lý triều khi sống bị rách, một kệ (QA), 1 Quốc sư, Từ trong xã hội số chữ bạt (QA) Đại vương, cần phải yêu không đọc Sóc Sơn thương, đùm được) Đổng Thiên bọc lẫn Vương nhau, tránh điều ác 63 155. Tản Viên sơn thánh In, 15 x 26 Có 9 bài 1 huấn (HV), R.2239 42 1931 Quan Thái tử, Khuyên phải chân kinh cm giáng bút 4 tán (HV), 1 Tản Viên sơn hiếu đễ, sống 傘圓山聖眞經 tự (HV), 3 thánh, Cao chan hòa với bảo cáo (HV) Sơn đại người thân, vương, Nam tránh những Quốc liệt điều ác thần 156. Thập ân kinh diễn In, 12 x 18 Có bài giáng (QA) R.1773 10 1922 Phúc Văn Do sách rách Làm điều ca cm (sách bị bút đường nên không thiện ắt gặp 拾恩經演歌 rách một số xác định việc tờ) được chủ thể thiện;làm giáng bút điều ác sẽ gặp quả báo 157. Cứu thế linh kinh In, 16 x 26 Có 9 bài 3 tán (HV), 5 R.5648 42 1910 Tu Thiện Quần Chân Khuyên 救世靈經 cm giáng bút chú (HV), 1 đường người đời bảo cáo (HV) phải sống chan hòa với người xung quanh 158. Phổ độ âm dương In, 15 x Có 13 bài 1 thi (HV), 6 R.3933 60 1909 Trùng Thị nữ Quỳ Khuyên con bảo kinh 26,5 cm giáng bút tán (HV), 2 Thiện Hoa công người ta phải 普度陰陽寳經 chú (HV), 2 đường chúa, Thị nữ tu đức bảo cáo Tĩnh Huệ hướng thiện, (HV), 1 kệ công chúa, tránh xa (HV), 1 bạt Vân Hương những điều (HV) tam vị Thánh sai trái.. Mẫu 64 PHỤ LỤC 1.3: DANH SÁCH 162 QUẦN CHÂN THUỘC ĐẠO GIÁO STT Quần Chân STT Quần Chân 1. Tô Đại tiên 蘇大仙 2. Lý Trích tiên 李擿仙 3. Kim Khuyết Đỗ đại tiên 金闕杜大仙 4. Ngọc Hoàng thượng đế 玉皇上帝 5. Xích Cước đại tiên 赤脚大仙 6. Bồng Lai tiên tử 篷萊仙子 7. Kim Khuyết đông phương đại tiên 8. Quả lão đại tiên 菓老大仙 金闕東方大仙 9. Kim Khuyết hoàng phổ đại tiên 金闕皇普大仙 10. Thiết tiên 鐵仙 11. Kim Khuyết Tô đại tiên 金闕蘇大仙 12. Lam tiên 藍仙 13. Kim Khuyết Lý đại tiên 金闕李大仙 14. Nam Đẩu tiên ông 南斗仙翁 15. Kim Tai đại tiên 金哉大仙 16. Thái Âm tinh quân 太陰星君 17. Phổ Tế đế quân Hàn tiên 普济帝君寒仙 18. Thái Bạch tinh quân 太白星君 19. Kim tiên đại đế 金仙大帝 20. Thủy Diệu tinh quân 始妙星君 21. Đông Đại tiên 東大仙 22. Thổ Tú tinh quân 土宿星君 23. Hà Đại tiên 荷大仙 24. Tử Vi đại đế 紫微大帝 25. Lý Thái tiên 李太仙 26. Quảng tuệ tinh 廣慧星 27. Lý Đại tiên 李大仙 28. Tham ngoan tinh 貪頑星 29. Hàn Đại tiên 韩大仙 30. Lệ tôn tinh 棣尊星 31. Hán Đại tiên 漢大仙 32. Văn Khúc tinh 文曲星 33. Lam Đại tiên 蓝大仙 34. Liêm Trinh tinh 廉貞星 35. Nhị thập bát tú 二十八宿 36. Phá quân tinh 破君星 37. Tào Đại tiên 曹大仙 38. Tả phụ tinh 左輔星 39. Đào Đại tiên 桃大仙 40. Hữu bật tinh 右弼星 41. Đông Nhạc đại đế 東岳大帝 42. La Hầu tinh quân 羅候星君 65 43. Bát Hải đại vương 八海大王 44. Kế Đô tinh quân 繼都星君 45. Đông Trù tư mệnh Táo quân 東厨斯命竈君 46. Hoàng tiên 皇仙 47. Vĩnh Thuận Lý tiên 永順理仙 48. Thủy cung tiên 始宮仙 49. Giám đàn Trương Đại tiên 鍳壇張大仙 50. Hỏa cung diên thọ 火宮延夀 51. Cát Tiên ông 割仙翁 52. Ngọc Hoàng thiên tôn 玉皇天尊 53. Đỗ Đại tiên 杜大仙 54. Giác Nguyên tinh quân 角原星君 55. Lưu Đại tiên 劉大仙 56. Thị Phòng tinh quân 視房星君 57. Từ Đại tiên 慈大仙 58. Tâm Vĩ tinh quân 心尾星君 59. Bắc Đẩu tinh quân 北斗星君 60. Cơ Đẩu tinh quân 箕斗星君 61. Nam Tào tinh quân 南曹星君 62. Thất Bích tinh quân 室璧星君 63. Hoa Sơn xứ sĩ trấn đồ Nam Đại tiên 64. Khuê số tinh quân 圭數星君 花山處士鎮塗南大仙 65. Tô Tử Khanh đại tiên 蘇仔卿大仙 66. Tất tham tinh quân 必貪星君 67. Tử Vi tinh quân 紫微星君 68. Giác tỉnh tinh quân 覺省星君 69. Bát tiên 八仙 70. Quỷ liễu tinh quân 鬼柳星君 71. Trác Đại tiên 卓大仙 72. Tinh Trương tinh quân 星張星君 73. Lã Đại tiên 呂大仙 74. Dực chẩn tinh quân 翼診星君 75. Trần Đại tiên 陳大仙 76. Tây Nhạc đại đế 西嶽大帝 77. Tiết Đại tiên 薛大仙 78. Táo quân tư mệnh 竈君胥命 79. Thiết Đại tiên 鐵大仙 80. Quảng Tuệ thiên tinh 廣慧天星 81. Lưu Tiên chủ 劉仙主 82. Nhân tiên giả sinh 人仙賈生 83. Thái cực khung cao Ngọc hoàng thượng đế 84. Phụ pháp đế quân Lý tiên 負法帝君李仙 太極穹皋玉皇上帝 85. Đông Phương Sóc đại tiên 東方槊大仙 86. Phổ tế đế quân Hàn tiên 普济帝君翰仙 87. Đẩu khẩu Vương thiên quân 斗口王天君 88. Linh Cung thiên vương quân 灵躬天王君 66 89. Bắc cực tử vi 北極紫微 90. Lý Đại thiên tôn 李大天尊 91. Trấn đàn Trương tiên 鎮壇張仙 92. Đông Phương đại tiên 東方大仙 93. Thái thượng Lão Quân 太上老君 94. Trương chân nhân thiên tôn 張真人天尊 95. Lý Thanh liên đại tiên 李青蓮大仙 96. Bồng Lai liệt tiên 蓬萊烈仙 97. Xích cước Lý đại tiên 赤脚李大仙 98. Thiên Thai tiên tử 天胎仙紫 99. Liễu chân nhân 柳真人 100. Tứ Dao Trì thiên đài Thánh Mẫu 肆瑤池天臺聖母 101. Bát bộ chân tiên 八部真仙 102. Cao Sơn đại tiên 高山大仙 103. Dao Trì Vương Mẫu 瑶池王母 104. Thiên cung nguyệt tỉ 天宮月姉 105. Dương Quý Phi 楊貴妃 106. Dao cung Bạch Hà y lục bộ bồi tiên 瑤宮白河衣六部培仙 107. Thái Sơn tiên nữ 太山仙女 108. Duyên Y lục bộ bồi tiên 鉛衣六部培仙 109. Thanh Y thị nữ 青衣侍女 110. Dao cung thập nhị tiên cô 瑤宮十二仙姑 111. Lục Y thị nữ 六衣侍女 112. Ngưu Nữ tinh quân 牛女星君 113. Hoàng Y thị nữ 黄衣侍女 114. Châu Long tiên nữ 洲龙仙女 115. Xích Y thị nữ 赤衣侍女 116. Thập nhị tiên nương 十二仙娘 117. Bạch Y thị nữ 白衣侍女 118. Ma Tiên cô 磨仙姑 119. Hắc Y thị nữ 黑衣侍女 120. Thiên tiên Hà cô 天仙荷姑 121. Thanh Hư phủ lưu tiên chúa 青虛府劉仙主 122. Lý Thanh Liên Hoằng Hóa đại tiên 李青蓮闳化大仙 123. Liễu Đại tiên 柳大仙 124. Dao cung trùng giá thập nhị tiên nương 瑤宮重價十二仙娘 125. Thiệu tiên nữ hiệp hầu chi nữ 126. Dao Trì kim mẫu 瑤池金母 邵仙女洽候枝女 127. 荷仙姑 Hà tiên cô 128. Lục bộ thị nữ 六部侍女 129. Dao cung tứ bộ thị nữ đồng thời tiên 130. Đông Trù tư mệnh 東厨司命 瑤宮肆部侍女同時仙 131. Lã Động Tân 呂洞宾 132. Quan Đế 關帝 67 133. Táo Vương 竈王 134. Quan Thánh Đế 關聖帝 135. Lã Tổ 呂祖 136. Bồng Lai Liễu tiên 蓬來柳仙 137. Quế điện Đẩu khẩu Khôi thần 桂殿斗口魁神 138. Thái Thượng Lã chân quân 太上呂真君 139. Thuần Dương Tử 純楊子 140. Trương Tiên thiên quân 張仙天君 141. Linh Quan vương thiên quân 靈官王天君 142. Hữu giang tiên tử 右江僊子 143. Phi Thiên ma vương 飛天魔王 144. Bắc Cực tử vi tinh 北極紫微星 145. Linh hầu Quan Thái tử 灵候關太子 146. Thái Dương tinh quân 太陽星君 147. Thái Âm tinh quân 太陰星君 148. Mộc Đức tinh quân 木德星君 149. Cự môn tinh 巨門星 150. Lộc tồn tinh 禄存星 151. Vũ Khúc tinh 武曲星 152. Tả Phụ tinh 左輔星 153. Lôi phủ Lưu thiên quân 雷府劉天君 154. Lôi phủ Trương thiên quân 雷府張天君 155. Giác Kháng tinh quân 角亢星君 156. Lý Thái Bạch 李太白 157. Lã Thuần 呂純 158. Lã Mông 呂蒙 159. Gia Cát Võ hầu 茄割武候 160. Quảng Tuệ tinh Gia Cát Võ hầu 廣慧星茄割武候 161. Mã Soái 馬帥 162. Lã Quý Phi 呂貴妃 68 PHỤ LỤC 1.4: DANH SÁCH 55 QUẦN CHÂN THUỘC PHẬT GIÁO STT Quần Chân STT Quần Chân 1. Từ Đạo Hạnh 徐道行 2. Ca Lam chân tể 伽藍眞宰 3. Thích Ca Như Lai 釋咖如徠 4. Viên Khê thiền sư 圓溪禪師 5. Quán Âm tôn phật 觀音尊佛 6. Di Đà Phật tổ 弥陀佛祖 7. Địa tàng vương 地藏王 8. Di Lặc tôn phật 弥勒尊佛 9. Hương Sơn tôn phật 香山尊佛 10. Phật tổ Như Lai 佛祖如萊 11. Hoa Điện sư 花甸師 12. Thiền sư Nguyễn Minh Không 禪師阮明空 13. Nhạc sư Lưu Ly Quang vương phật 14. Tây Trúc thiện hộ 西竹善護 嶽師琉璃光王佛 15. Không Lộ thiền sư 空路禪師 16. Dược sư quang vương phật 葯師光王佛 17. Từ Đạo Hạnh thiền sư 徐道行禅师 18. Sài Sơn Từ đại thiền thượng thừa 柴山徐大禪上承 19. Hương Tích phật tổ 香跡佛祖 20. Lưu Ly Quang vương phật Bồ Tát 琉璃光王佛菩薩 21. Chung Ly đạo tổ 鐘離道祖 22. Đại giác thần sư Bồ Tát 大覺神師菩薩 23. Huyền Quang thiền sư 玄光禅師 24. Từ Quang Phật 慈光佛 25. Khổng Thiền sư 孔禅師 26. Trúc Lâm Đệ nhị Thánh tổ 竹林第二聖祖 27. Nam Hải Đệ nhất Thiền sư 南海第一禪師 28. Đại từ Hoàng Bồ Tát 大慈黄菩薩 69 29. Di đà tôn phật 弥陀尊佛 30. Di Lặc phật giáo 弥勒佛教 31. Quán Âm Bồ Tát 觀音菩薩 32. Nam Thiên Đệ nhất thánh tổ thiền sư Bồ Tát 南天第一聖祖禪師菩薩 33. Quán Thế Âm kinh 觀世音經 34. Quan Tự tại Bồ Tát 觀自在菩薩 35. Quán Âm Đại sĩ 觀音大士 36. Thân mẫu Bồ Tát 親母菩薩 37. Quán Âm Phật tổ 觀音佛祖 38. Địa tàng Vương Bồ Tát 地藏王菩薩 39. Cao Vương Quán Thế Âm 高王觀世音 40. Hương Sơn động Quán Âm Phật tổ (Hương Sơn Phật tổ) 香山洞觀音佛祖 41. Quán Âm Bồ Tát động Hương Tích 42. Nam Hải Quán Âm 南海觀音 觀音菩薩洞香跡 43. Ngọc Thanh động Quán Âm 玉青洞觀音 44. Địa tàng Bồ Tát 地藏菩薩 45. Vương Bồ Tát 王菩薩 46. Đại từ Bồ Tát 大慈菩薩 47. Lưu Ly Phật tổ 琉璃佛祖 48. Khổng Minh Không thần sư Bồ Tát 孔明空神師菩薩 49. Mã Thiên chân tể 满天真宰 50. Minh Đạo tổ sư 明道祖師 51. Pháp Giác Phật 法角佛 52. Trúc Lâm Đệ nhất Phật Tổ 竹林第一佛祖 53. Trúc Lâm Đệ tam Thánh tổ 竹林第三聖祖 54. Nam Hải Đệ nhị Thiền sư 南海第二禪師 55. Thượng Sư Không vương phật 上師空王佛 70 PHỤ LỤC 1.5: DANH SÁCH 16 QUẦN CHÂN THUỘC NHO GIÁO STT Quần Chân 1. Đại hiền Tử Cống 大賢梓貢 2. Đại hiền Tử Du 大賢梓游 3. Tiên hiền Chu thiên tử 仙賢周天子 4. Tiên hiền Trình Y Xuyên phu tử 仙賢程伊穿夫子 5. Tiên hiền Trịnh Phu tử 仙賢鄭夫子 6. Tiên hiền Chu Phu tử 仙賢周夫子 7. Khổng Thánh tiên sư 孔聖仙師 8. Phục thánh Nhan đế 復聖顏帝 9. Á Thánh Mạnh tử 亞聖孟子 10. Đường đại Nho Liễu tử hậu 唐大儒柳子厚 11. Phục thánh Nhan đế 復聖颜帝 12. Đại hiền Trọng Do 大賢仲由 13. Chu Văn công 朱文公 14. Phục Thánh công 復聖公 15. Thuật Thánh công 述聖公 16. Á Thánh công 亞聖公 71 PHỤ LỤC 1.6: DANH SÁCH 99 QUẦN CHÂN THUỘC ĐẠO MẪU STT Quần Chân STT Quần Chân 1. Dao Trì Vương Mẫu 瑶池王母 2. 本天聖母 Bản thiên Thánh Mẫu 3. Quế cung nguyệt tỉ 桂宮月姉 4. Tứ phủ chầu cô 四府朝姑 5. Dao Trì kim mẫu 瑤池金母 6. Chầu cô thủy phủ 朝姑始府 7. Đệ nhất Thánh Mẫu 第一聖母 8. Vương nữ công chúa 王女公主 9. Đệ nhị Thánh Mẫu 第二聖母 10. Đệ nhất Động tiên nương 第一洞仙娘 11. Vân Hương đệ nhị Thánh Mẫu 雲鄕第二聖母 12. Đệ nhị Động tiên nương 第二洞仙娘 13. Đệ tam Thánh Mẫu 第三聖母 14. Đệ tam Động tiên nương 第三洞仙娘 15. Cửu thiên huyền nữ 九天玄女 16. Nhất vị Thánh Mẫu 一位聖母 17. Bảo mẫu đại vương 寳母大王 18. Tứ bộ hỏa quan tòng vương mẫu 四部火官從王母 19. Quế Hoa công chúa 桂花公主 20. Thiếu nữ thần 少女神 21. Đào Hoa công chúa 桃花公主 22. Vân Hương 雲鄕 23. Bạch Hoa công chúa 白花公主 24. Tinh Nương 晶娘 25. Hồng Hoa công chúa 红花公主 26. Thị nữ Quế hoa công chúa 侍女桂花公主 27. Quỳnh Hoa công chúa 瓊花公主 28. Tây Thiên mẫu 西天母 72 29. Thủy Tinh công chúa 始晶公主 30. Tây cung tả bộ ngọc nữ 西宮左部玊女 31. Thượng Ngàn công chúa 上岸公主 32. Thanh Hồng công chúa 清紅公主 33. Khai Thanh Dương công chúa 開清楊公主 34. Cửu thiên công chúa 九天公主 35. Tĩnh Huệ công chúa 静惠公主 36. Đệ nhất Vương cô 第一王姑 37. Quỳ Hoa công chúa 葵花公主 38. Ma thị Thánh Mẫu 魔侍聖母 39. Liên Hoa công chúa 蓮花公主 40. Cửu trùng công chúa 九重公主 41. Lựu Hoa công chúa 榴花公主 42. Phủ thiên Thánh Mẫu 府天聖母 43. Cúc Hoa công chúa 菊花公主 44. Vọng phu công chúa 望夫公主 45. Hạnh Hoa công chúa 杏花公主 46. Đệ nhất Vương nữ 第一王女 47. Vân Hương đệ nhất Mẫu 雲鄕第一母 48. Đệ nhị Vương nữ 第二王女 49. Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu 雲鄕第一聖母 50. Bảo mẫu đại vương 保母大王 51. Đệ nhất Thánh cô 第一聖姑 52. Quỳnh Hoa đào hoa nhị vị công chúa 瓊花桃花二位公主 53. Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu 雲鄕第三聖母 54. Trấn đàn Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu 鎮壇雲鄕第三聖母 55. Trương công chúa 張公主 56. Trấn đàn quan đệ tam Thánh Mẫu 鎮壇官第三聖母 57. Thánh Mẫu điểm duyệt 聖母点閲 58. Vân Hương tam vị Thánh Mẫu 雲鄕三位聖母 59. Hà Thành giám thương công chúa 60. Bạch Hạc Thánh Mẫu 白鶴聖母 73 河城鍳商公主 61. Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh 62. Trần miếu vương phi 陳廟王妃 雲鄕第一聖母柳杏 63. Huệ Hoa công chúa 惠花公主 64. Vân Cát thần nữ 雲割神女 65. Giám kinh thành Doãn công chúa 66. Cửu trùng Thánh Mẫu 九重聖母 鉴經城尹公主 67. Thủy Cung công chúa 始宮公主 68. Thánh Mẫu triều 聖母朝 69. Giám thương Trần công chúa 鉴商陳公主 70. Thượng Ngàn Thánh Mẫu 上岸聖母 71. Liễu Hoa công chúa 柳花公主 72. Ngũ vị thánh phi 五位聖妃 73. Liễu Hạnh công chúa 柳杏公主 74. Ngoại cảnh thánh phi 外景聖妃 75. Vân Hương Liễu Hạnh công chúa Thánh Mẫu 76. Lục cung phi 六宮妃 雲鄕柳杏公主聖母 77. Từ Thánh Mẫu 慈聖母 78. Thập nhị cô nương 十二姑娘 79. Thanh Dương Khai công chúa 青楊開公主 80. Thiên thành công chúa 天城公主 81. Vân Hương tiên chủ 雲鄕仙主 82. Trần triều đệ nhất Vương cô 陳朝第一王姑 83. Địa tiên Thánh Mẫu 地仙聖母 84. Trần vương Thánh Mẫu 陳王聖母 85. Thiên tiên Thánh Mẫu 天仙聖母 86. Thị nữ Quỳnh Hoa công chúa 侍女瓊花公主 87. Thị nữ Quỳ Hoa công chúa 侍女葵花公主 88. Thị nữ Tĩnh Huệ công chúa 侍女静惠公主 89. Vân Nương thần nữ 雲娘神女 90. Mai Hoa công chúa 梅花公主 74 91. Đệ nhị Thánh cô 第二聖姑 92. Thị nữ Hồng Lưu quận chúa 侍女紅瑠郡主 93. Thị nữ Hồng Lưu quận chúa Giang Phu nhân 94. Lê quận chúa 黎郡主 侍女紅瑠郡主江夫人 95. Thiều Hoa công chúa 韶花公主 96. Càn Hải công chúa 乾海公主 97. Châu Hoa công chúa 珠花公主 98. Quỳ Hoa Tiên chúa 葵花仙主 99. Cẩm Vân công chúa 錦雲公主 75 PHỤ LỤC 1.7: DANH SÁCH 22 QUẦN CHÂN CÓ TÍNH HUYỀN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT STT Quần Chân STT Quần Chân 1 Chử Đồng Tử 褚橦子 2 Tam Đảo sơn thần 三島山神 3 Cao Sơn đại vương 高山大王 4 Độc Cước đại vương 独脚大王 5 Cao Mang đại vương 皋芒大王 6 Hùng trấn Quách Gia đại vương 雄鎮郭嘉大王 7 Đổng Thiên đại vương 董天大王 8 Trương Hoàn hầu đại đế 張桓候大帝 9 Từ Đạo đại vương 徐导大王 10 Bạch Hạc sơn thần 白鶴山神 11 Tản Viên đại vương 傘圓大王 12 Ông Trọng Doãn đại vương 翁仲尹大王 13 Kim Bài xã tôn thần đại vương 14 Văn La xã phù Lê Đại vương 文羅社扶黎大王 金牌社尊神大王 15 Bạch Hạc thần 白鹤神 16 Lân Hương tiểu thần 隣鄕小神 17 Mã Linh quan 馬靈官 18 Kim Giáp thần 金甲神 19 Thủy quan 水官 20 Chu Y thần 朱衣神 21 Lang Đại vương 郎大王 22 Cống Đại vương 貢大王 76 PHỤ LỤC 1.8: DANH SÁCH 45 QUẦN CHÂN THUỘC THÀNH HOÀNG STT Quần Chân STT Quần Chân 1. Phụ An tổng Thành hoàng 阜安總城隍 2. Bản phủ Thành hoàng 本府城隍 3. Nghĩa Sơn tổng Thành hoàng 義山總城隍 4. Bản tổng thành hoàng 本總城隍 5. Bình Xuyên tổng Thành hoàng 平穿總城隍 6. Nguyễn Thôn Thành hoàng 阮村城隍 7. Hà Tĩnh tổng Thành hoàng 河静總城隍 8. Vân Ngoại đệ tam Thành hoàng 雲外第三城隍 9. Quảng tục tổng Thành hoàng 廣俗總城隍 10. Bản cảnh Thành hoàng 本境城隍 11. Gia Định tổng Thành hoàng 嘉定總城隍 12. Đương cảnh Thành hoàng đại vương 當境城隍大王 13. Bình Định tổng Thành hoàng 平定總城隍 14. Bản xã Thành hoàng 本社城隍 15. Đại đô tổng Thành hoàng 大都總城隍 16. Trịnh ngoại đệ tam Thành hoàng 鄭外第三城隍 17. Thừa thiên tổng Thành hoàng 承天總城隍 18. Hà Nội tổng Thành hoàng 河内總城隍 19. Hưng Hóa tổng Thành hoàng 興化總城隍 20. Thành hoàng 城隍 21. Tuyên Quang tổng Thành hoàng 22. Bản tinh tổng Thành hoàng 本晶總城隍 宣光總城隍 23. Thái Nguyên tổng Thành hoàng 24. Đông Hải tổng Thành hoàng 東海總城隍 太源總城隍 25. Lạng Sơn tổng Thành hoàng 諒山總城隍 26. Tây Sơn tổng Thành hoàng 西山總城隍 27. Quảng An tổng Thành hoàng 廣安總城隍 28. Nam Hải tổng Thành hoàng 南海總城隍 77 29. An biên tổng Thành hoàng 安邊總城隍 30. Bắc Hà tổng Thành hoàng 北河總城隍 31. Ninh Bình tổng Thành hoàng 寧平總城隍 32. Thanh đạo tổng Thành hoàng 青道總城隍 33. Hưng Yên tổng Thành hoàng 興安總城隍 34. Bắc Kỳ tổng Thành hoàng 北圻總城隍 35. Xuân Lôi xã Thành hoàng 春雷社城隍 36. Nam Kỳ tổng Thành hoàng 南圻總城隍 37. Bạch Lưu tổng Thành hoàng 白劉總城隍 38. Trung Kỳ tổng Thành hoàng 中圻總城隍 39. Sắc Xuân tổng Thành hoàng 色春總城隍 40. Tả trực kỳ tổng Thành hoàng 左直畿總城隍 41. Lương Điền tổng Thành hoàng 42. Hữu trực kỳ tổng Thành hoàng 右直畿總城隍 良田總城隍 43. Đồng Phú Tổng Thành hoàng 橦賦總城隍 44. Nam Hải đô Thành hoàng 南海都城隍 45. Bản xã Thành hoàng tam vị 本社城隍三位 78 PHỤC LỤC 1.9: DANH SÁCH 212 QUẦN CHÂN LÀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ, VĂN HÓA STT Quần Chân STT Quần Chân 1. Tống Tiểu tống trạng nguyên 宋小宋狀元 2. Chư Ái Vũ hầu 諸愛宇候 3. Nguyễn Quang Phục 阮光復 4. Mạc Trạng nguyên 莫狀元 5. Yên Bạch Hạc 湮白鹤 6. Bạch Y sứ giả 白伊使者 7. Chân Vũ Đãng 眞武蕩 8. Lý Đại vương 李大王 9. Chu tướng quân 周將軍 10. Trình Bạch Vân 程白雲 11. Trần triều Lê Thái Sử 陳朝黎太史 12. Ngũ hổ thần tướng 五虎神將 13. Tham tám Nguyễn Tướng công 參贊阮相公 14. Bản xã Tiên hiền Chu tiến sĩ 本社仙賢周進士 15. Nam Khuyết đế tinh 南闕帝星 16. Bản xã tiến sĩ Nguyễn Tướng Công 本社進士阮將公 17. Phong Đô Ngự sử 酆都御使 18. Trần Hoàng tử tôn thần 陳皇子尊神 19. Liêu Tướng quân 寥將軍 20. Trần Đế Cơ 陳帝基 21. Mã tướng quân 馬將軍 22. Nguyễn Kim Tố 阮金素 23. Quan Thế tử 觀世子 24. Lý Hiệu Úy 李校慰 25. Vân hầu Thái tử 雲候太子 26. Phạm Thượng Quận 范上郡 27. Triệu tướng quân 趙將軍 28. Thái Sơn Quý vương 泰山貴王 29. Địa Soái Nguyễn Tiên sinh 地師阮先生 30. Nghĩa Xuyên đại vương tôn thần 義川大王尊神 31. Lôi phủ Hoàng tướng quân 雷府黃將軍 32. Lý Ông Trọng 李翁仲 33. Lai thành Vân mộng tiên vương 34. Phạm Tôn thần 范尊神 徕城雲夢仙王 35. Vương tướng quân 王将軍 36. Cống Tướng công 貢將公 37. Lôi bộ Đại Nguyên Soái Ôn Thiên quân 38. Lý Thái Tôn 李太孫 雷部大元帥温天君 39. Chính Dương đế quân 正楊帝君 40. Trương Bá đại vương 張伯大王 79 41. Mã Lĩnh Quan 馬領冠 42. Hoàng Tổng đốc 黄總督 43. Đương niên Sở Vương 當年楚王 44. Trần Quận công 陳郡公 45. Trạng nguyên Đào Tướng công 狀元陶相公 46. Phùng Bố Cái đại vương 馮布盖大王 47. Phù Dung công chúa 扶庸公主 48. Đào Thiên quân 陶天君 49. Tĩnh Tuệ công chúa 靜慧公主 50. Chính Giám đốc Đại vương 正鍳篤大王 51. Mị Nương phu nhân 媚娘夫姻 52. Phùng đại vương 馮大王 53. Tiên hiền Chu tử 仙賢周子 54. Phùng Tướng công 馮將公 55. Tiên hiền tử 仙賢子 56. Trương Trung thần 張忠神 57. Ngô Quý tử 呉貴子 58. Lý Hải Tiết Nghĩa 李海節義 59. Khổng Minh đạo tổ 孔明道祖 60. Lam Kinh Trần thánh vương 蓝驚陳聖王 61. Từ Đại vương 徐大王 62. Lục Tướng quân 陆將軍 63. Trung thiên đại tướng 忠天大將 64. Trương Quý đại vương 張貴大王 65. Tân Thiện Quân 宾善君 66. Phạm Tuân thần 范遵神 67. Lý Thiết Quải 李鐵拐 68. Sơn Đông xã Lê Tướng công 山東社黎將公 69. Trương Đại vương 張大王 70. Vũ hiển Đại học sĩ Nguyễn Tướng công 武顯大學士阮將公 71. Võ Giang 武江 72. Lý Thanh Liên 李清蓮 73. Triệu Thiên quân 趙天君 74. Trương tướng công 張將公 75. Vương Thuần Nho nguyên 王纯儒元 76. Trần triều Nguyên Từ quốc mẫu 陳朝元慈國母 77. Bá Ngư tử 伯魚梓 78. Trưng Nữ vương 徴女王 79. Mã Nguyên Soái 馬元帥 80. Triệu Nữ vương 趙女王 81. Thiệu Khang Tiết 邵康契 82. Chiêm Thành mị diêm phu nhân 詹城媚閻夫人 83. Triệu Ẩu nữ vương 趙嫗女王 84. Nam Định kỳ đài công chúa 南定期臺公主 85. Tống triều hoàng hậu 宋朝皇后 86. Thục Thành công chúa 蜀城公主 80 87. Sắt Bà Lê Hoàng Phi 瑟琶黎皇妃 88. Trưng Bá vương 徵伯王 89. Nguyễn Tiến Sĩ 阮進士 90. Xuyên Mị công chúa 川媚公主 91. Trần Mạc trạng nguyên 陳幕狀元 92. Thiên Cảm hoàng hậu 天感皇后 93. Trần triều Hưng Đạo đại vương (Trần Hưng 94. Huấn Hòa thôn Lê Thị Tiêu 訓和村黎氏焦 Đạo đại vương) 陳朝興道大王 95. Trần triều đệ nhất vương 陳朝第一王 96. Đông Ngạc tiết phụ 東萼薛妇 97. Trần triều Nguyên từ 陳朝原慈 98. Trần triều đệ nhất Công chúa 陳朝第一公主 99. Hàn lâm Ngô học sĩ 翰林呉学士 100. Nguyên Từ quốc mẫu 元慈國母 101. Trung Liệt đại thần 忠烈大神 102. Kim Hoa học sĩ Ngô Liệt nữ 金花學士呉烈女 103. Đinh Tiên Hoàng 丁先皇 104. Lý Thánh hậu 李聖后 105. Lý Triều Hoàng đế 李朝皇帝 106. Trần triều Tĩnh Huệ công chúa 陳朝靜蕙公主 107. Doanh Điền sứ giả 营田使者 108. Thị vệ Nguyễn Phụng 侍衛阮奉 109. Nguyễn triều Hoàng Quý Công 阮朝黄貴公 110. Trần triều Vương nữ đệ nhất công vương 陳朝王女第一公王 111. Tô Bạch Vân 蘇白雲 112. Vương phi Nguyên Từ quốc mẫu 王妃元慈國母 113. Sùng Ninh phó tướng 崇寧副相 114. Hoàng Mai Doãn công chúa 黄梅尹公主 115. Trạng nguyên Võ Quỳnh 狀元武瓊 116. Tam Giang Trương công chúa 三江張公主 117. Lê triều Ngô tướng công 黎朝呉相公 118. Thục triều Mị Châu công chúa 蜀朝媚珠公主 119. Phạm Ngũ Hồ 范五壺 120. Trần triều Xuyên Mị công chúa 陳朝穿媚公主 121. Lý triều Ngô Quý Công 李朝呉貴公 122. Trinh Huệ công nương 貞蕙公娘 123. Nguyễn triều Cách Bi 阮朝格碑 124. Ngô Thị Liệt nữ 呉氏烈女 125. Đỗ Đại Thiên 杜大偏 126. Lý triều Thánh hậu 李朝聖后 127. Nguyễn triều Tôn thần 阮朝尊神 128. Thiên Thành công chúa 遷城公主 129. Lê triều tiến sĩ Lương Tướng Công 130. Trần triều đệ nhất Vương cô 陳朝第一王姑 黎朝進士粱相公 131. Đốc giảng Nguyễn Văn Tranh 督講阮文爭 132. Trần triều Thái hoàng thái hậu 陳朝太皇太后 81 133. Hoàng Hổ tướng quân 皇虎將軍 134. Trần vương Thánh Mẫu 陳王聖母 135. Trần triều điện soái quan nội hầu Phạm Đại 136. Hàn lâm Ngô thị nữ 韓林呉氏女 Vương 陳朝甸帥官内候范大王 137. Trần Đại vương 陳大王 138. Khải An quốc mẫu 啓安國母 139. Văn Cức tướng 文亟相 140. Bảo mẫu quận phu nhân 保母郡夫姻 141. Thân vương Trần Quốc Tuấn 申王陳國俊 142. Trần quận phu nhân 陳郡夫姻 143. Văn thừa tướng 文承相 144. Khâm Sai công chúa 欽差公主 145. Phạm tướng quân 范相軍 146. Lê triều Hoàng hậu 黎朝皇后 147. Nguyễn Thái Bảo 阮太寳 148. Trình Ân công chúa 程殷公主 149. Nguyễn Chí Sĩ 阮志士 150. Đại Càn quốc mẫu 大乾母國 151. Lý triều Thượng tướng quân 李朝上相軍 152. Trần phủ đệ nhất Vương nữ 陳府第一王女 153. Sùng Vương 崇王 154. Bản hương Kim Hoa công chúa 本香金花公主 155. Côn Sơn lão ẩu 昆山老嫗 156. Gia từ Hoàng Thái hậu 嘉徐皇太后 157. Nguyễn triều tiến sĩ đại nhân 阮朝進士大人 158. Trần triều đệ nhị vương 陳朝第二王 159. Bạch vân Trình Quốc Công 白雲程國公 160. Tiên cung Trần Quý Nữ 仙宮陳貴女 161. Bùi Tướng công 裴相公 162. Thanh Dương quan công chúa 青楊官公主 163. Linh Hầu thái tử 玲候太子 164. Tiên Dung công chúa 仙蓉公主 165. Hưng Võ đại vương 興武大王 166. Thục Thành công chúa 蜀城公主 167. Hiến tổ Hoàng đế 獻祖皇帝 168. Lý Hoàng nữ quân 李皇女君 169. Nguyễn Phúc thần 阮福神 170. Kim Sơn công chúa 金山公主 171. Điện Soái Phạm Thiên quân 殿帥范天君 172. Hàn lâm Ngô thị nữ học sĩ 韩林呉侍女學士 173. Trình Quốc Nguyễn trạng nguyên 174. Tứ Hiệu 肆效 程國阮狀元 175. Hậu Lý hoàng đế 后李皇帝 176. Trưng Vương 徵王 177. Doanh điền sứ quán 营填使馆 178. Triệu Vương 趙王 179. Nam Bang học tổ sĩ vương 南邦學祖士王 180. Cố Lê Nguyễn Cung phi 顧黎阮宮妃 82 181. Phụng Tu Trần 奉脩陳 182. Trung Thành công chúa 忠誠公主 183. Trình trạng nguyên Ngũ phúc 程狀元五福 184. Phạm Điện Soái 范殿帥 185. Lý Tôn thần 李尊神 186. Trương Tướng quân 張相軍 187. Trần triều Vương phi 陳朝王妃 188. Vương nữ Đệ nhị công chúa 王女第二公主 189. Lý triều phụ quốc 李朝輔國 190. Bản đàn trinh tiết Nguyễn Nghi Nhân 本壇貞節阮宜人 191. Tả giang Lê Hoàng Phi 左江黎皇妃 192. Phúc giang Lý Hoàng hậu 福江李皇后 193. Ngọc Giang Hoa nương 玉江花娘 194. Giám đàn Tiến sĩ Nguyễn Thần Quân 監坛進士阮神君 195. Trần triều Thượng tướng 陳朝上將 196. Minh Mệnh hoàng đế 明命皇帝 197. Trạng nguyên Trình Quốc Công 198. Bản xã Nguyễn công chúa 本社阮公主 狀元程國公 199. Bản xã Trần công chúa 本社陳公主 200. Đất Sơn xã công chúa 坦山社公主 201. Tiên Định xã công chúa 先定社公主 202. Dương Sơn thái hậu 楊山太后 203. Trần Vương phi Nguyễn phu nhân 204. Tam Nguyên đại thần 三元大臣 陳王妃阮夫人 205. Văn Tuyên vương 文宣王 206. Tứ Dương Mẫn 賜楊敏 207. Tứ Nguyễn Cảnh 賜阮景 208. Thánh tổ Minh Hoàng đế 聖祖明皇帝 209. Sở vương 楚王 210. Phạm Sư Mạnh 范師孟 211. Lê Công Cự 黎功巨 212. Đỗ Bộ Soái 杜部師 83 PHỤ LỤC 2: PHỤ LỤC CHỮ NÔM (ẢNH CHỤP) 84 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.1 (Bài Liễu Hạnh công chúa. Tự - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 85 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.2 (Bài Bạt văn - Hồi xuân Nam âm chân kinh) 86 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.3 (Bài Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu. Thi, Ca – Hồi xuân Nam âm chân kinh) 87 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.4 (Bài Vân Hương đệ nhị Thánh Mẫu. Thi, ca – Hồi xuân Nam âm chân kinh) 88 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.5 (Bài Hưng Đạo đại vương. Ngâm – Bản thiện kinh) 89 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.6 (Bài Thủy Tinh công chúa. Dụ - Hồi xuân Nam âm chân kinh) 90 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.7 (Bài Bạt văn – Hồi xuân Nam âm chân kinh) 91 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.8 (Bài Quốc Vương công chúa. Ca - Tam bảo quốc âm) 92 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.9 (Bài Quốc Vương công chúa. Ca – Tam bảo quốc âm) 93 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.10 (Bài Liễu Hạnh công chúa. Tự -Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 94 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.11 (Bài Liễu Hạnh công chúa. Tự - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 95 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.12 (Bài Dẫn – Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 96 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.13 (Bài Tản Viên sơn thánh. Tự - Bản thiện kinh) 97 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.14 (Bài Quý Minh đại vương. Dẫn – Thiên thu kim giám chân kinh) 98 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.15 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca – Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 99 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.16 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 100 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.17 (Bài Hoàng Mai doãn công chúa. Ca – Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 101 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.18 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca – Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 102 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.19 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 103 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.20 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 104 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.21 (Bài Cúc Hoa công chúa. Ca - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 105 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.22 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca – Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 106 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.23 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca - Tăng quảng Minh thiện quốc âm chân kinh) 107 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.24 (Bài Trung Liệt đại thần. Ngâm – Bản thiện kinh) 108 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.25 (Bài Đông Đại tiên. Ngâm – Bản thiện kinh) 109 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.26 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. An phận ca – Điểm hóa quốc âm chân kinh) 110 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.27 (Bài Đệ nhị Thánh Mẫu. Ca - Điểm hóa quốc âm chân kinh) 111 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.28 (Vân Hương đệ tam Thánh mẫu. Thi – Bảo xích tục biên chân kinh) 112 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.29 (Bài Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu. Bảo xích ca – Bảo xích tục biên chân kinh) 113 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.30 (Bài Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu. Ca – Bảo xích tục biên chân kinh) 114 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.31 (Vân Hương đệ tam Thánh mẫu. Ca – Bảo xích tục biên chân kinh) 115 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.32 (Bài Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu. Ca – Bảo xích tục biên chân kinh) 116 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.33 (Bài Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu. Ca - Bảo xích tục biên chân kinh) 117 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.34 (Bài Vân Hương đệ tam Thánh Mẫu. Ca - Bảo xích tục biên chân kinh) 118 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.35 (Bài Khải An quốc mẫu. Tự - Bảo xích tục biên chân kinh) 119 PHỤ LỤC CHỮ NÔM 2.36 (Bài Hương Sơn động Quán Âm Phật tổ. Tự - Hồi xuân Nam âm chân kinh) 120

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_kinh_giang_but_cua_thien_dan_cuoi_the_ky.pdf
Tài liệu liên quan