1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN.
1. MỞ ĐẦU.
Trong số các môn thể thao, thể dục Aerobic đã bước đầu được thử
nghiệm đưa vào tổ chức tập luyện ngoại khoá tại một số trường tiểu học trên
địa bàn tỉnh Hải Dương, đặc biệt là các trường tiểu học ở khu vực thành thị.
Tuy nhiên, việc phổ cập môn thể dục Aerobic trong chương trình ngoại khoá
tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều hạn chế, một
trong những nguyên nhân có thể xác định là cơ sở vật chất, năng lực và trình
độ
36 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khóa đối với học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo viên thể dục tại các trường tiểu học, đặc biệt tại các vùng nông thôn
còn nhiều hạn chế.
Ở Việt Nam cho đến nay, thể dục Aerobic đã có những bước chuyển biến
sâu rộng, xâm nhập vào môi trường học đường các cấp. Việc hình thành hệ
thống thi đấu chính thức tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc và các giải vô địch
của lứa tuổi học sinh cho thấy cần thiết phải phổ cập rộng rãi môn thể thao này
trong chương trình ngoại khoá TDTT. Xuất phát từ những lý do nêu trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi
đấu thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khóa đối với học sinh tiểu học”
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC,
và phong trào tập luyện, thi đấu môn thể dục Aerobic tại các trường tiểu học,
luận án tiến hành xây dựng, ứng dụng thí điểm nội dung tập luyện ngoại khoá
môn thể dục Aerobic tại một số trường tiểu học (lẫy dẫn chứng ở các trường
tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương), và bước đầu đánh giá hiệu quả của nội
dung tập luyện đã xây dựng trong việc phát triển thể chất của học sinh tiểu học
lứa tuổi 6 - 10.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và phong trào tập
luyện, thi đấu môn thể dục Aerobic tại các trường tiểu học trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
Mục tiêu 2: Xác định nội dung tập luyện ngoại khoá môn thể dục Aerobic cho
học sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung tập luyện ngoại khoá
môn thể dục Aerobic cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
2
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung, hoàn chỉnh làm phong phú
thêm vốn kiến thức trong lĩnh vực tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện TDTT
ngoại khoá trong nhà trường nói chung và trong các trường Tiểu học ở môn thể
dục Aerobic nói riêng. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng và
hoàn chỉnh phương thức tổ chức hoạt động tập luyện ngoại khoá các môn thể
thao, góp phần nhằm nâng cao tầm vóc và thể lực cho lứa tuổi học sinh tiểu
học đang là yêu cầu cấp thiết theo định hướng của Chính phủ và của Ngành
Thể dục thể thao (theo Đề án nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Luận án được trình bày trong 146 trang A4 bao gồm: Đặt vấn đề (6
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (49 trang); Chương 2: Đối
tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (18 trang); Chương 3: Kết quả
nghiên cứu và bàn luận (71 trang); phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong
luận án có 32 biểu bảng, 12 biểu đồ và 01 hình vẽ. Ngoài ra, luận án đã sử
dụng 100 tài liệu tham khảo, trong đó có 84 tài liệu bằng tiếng Việt, 07 tài liệu
bằng tiếng Anh, 06 tài liệu bằng tiếng Nga, 03 Website trên Internet của các
Liên đoàn, Hiệp hội thể dục Aerobic trên thế giới và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Để xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu hiệu quả tập luyện và
thi đấu thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khóa đối với học sinh tiểu học,
quá trình nghiên cứu đã tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công
trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy:
1. Thể dục Aerobic là một hệ thống các bài tập được chọn lọc, sáng tạo
và phân định mức độ tập và thực hiện trong một chế độ nhất định, nhằm phát
triển sức chịu đựng của người tập. Thể dục Aerobic là các động tác liên hoàn
có khả năng thực hiện một cách liên tục các cấu trúc chuyển động phức tạp và
có cường độ cao, phù hợp với âm nhạc, bắt nguồn từ điệu nhảy Aerobic truyền
thống. Bài biểu diễn thể dục Aerobic phải thể hiện những chuyển động liên tục,
sự mềm dẻo, sức mạnh và sử dụng 7 bước cơ bản với sự thực hiện hoàn hảo ở
mức độ cao, những động tác khó.
3
2. Bài tập thể dục Aerobic là loại bài tập phát triển toàn diện tố chất vận
động, khả năng phối hợp động tác theo nhịp nhạc. Bài tập đa dạng động tác cho
từng bộ phận chủ yếu của cơ thể; thực hiện ở các tư thế khác nhau. Các bài tập
Aerobic giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, tăng cường nhận
thức, tự tin, khả năng sáng tạo. Chúng tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan, sự mềm dẻo; các yếu tố nhận thức và thực hiện, các yếu tố tâm lý, tính
nghệ thuật và các mối liên hệ khác.
3. Lứa tuổi học sinh Tiểu học (6 - 10 tuổi) là lứa tuổi bắt đầu tham gia tập
luyện thể dục Aerobic. Do đó, trong quá trình dạy học động tác phải luôn kiểm
tra các hoạt động của học sinh, có thể tự kiểm tra bằng cách sử dụng gương
làm mẫu phải đẹp và dễ hiểu, tất cả các động tác phải được thực hiện theo
hướng khác nhau. Phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Khi dạy học thể dục Aerobic cho học sinh tiểu học phải đảm bảo các
nguyên tắc sư phạm là: Dễ hiểu, dễ nhìn, chắc chắn, cẩn thận, có hệ thống, độ
khó của bài tập phải phù hợp với khả năng của học sinh. Cường độ bài tập và
độ khó, sự đa dạng của bài tập phải được nâng cao dần.
Các động tác lựa chọn khi biên soạn bài tập thể dục Aerobic cần phong
phú và đa dạng. Do vậy khi biên soạn bài tập, giáo án phải xác định mục đích
cần phát triển của đối tượng tập luyện để hình thành tổ hợp cần hướng vào giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể.
4. Tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân, các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy chăm lo sức khỏe
và công tác GDTC cần được quan tâm và đầu tư đúng hướng có hiệu quả. Việc
nghiên cứu sự phát triển thể chất và các ảnh hưởng của các hoạt động tập luyện
TDTT ngoại khoá nói chung và ảnh hưởng của tập luyện ngoại khoá thể dục
Aerobic nói riêng tới sự phát triển thể chất cho học sinh tiểu học cần được đầu
tư và tiến hành một cách kịp thời có chất lượng trên cả nước, trên cơ sở đó sẽ
có chương trình GDTC và các tiêu chuẩn RLTT phù hợp với từng địa phương.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là hiệu quả nội dung chương trình tập
luyện ngoại khoá môn thể dục Aerobic đến sự phát triển thể chất và hiệu quả
4
công tác giáo dục thể chất cho học sinh các trường tiểu học (lứa tuổi 6 - 10)
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu:
Đối tượng khách thể nghiên cứu của luận án là:
Đối tượng phỏng vấn: Gồm 34 chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản
lý, các nhà sư phạm; 980 học sinh tiểu học các khối lớp 1 đến lớp 5 thuộc các
trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đối tượng theo dõi ngang: Số lượng gồm 3306 học sinh (1751 học sinh
nam, 1555 học sinh nữ) các khối lớp 1 đến lớp 5 tại một số trường tiểu học trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đối tượng thực nghiệm sư phạm: Gồm 594 học sinh thuộc 2 khối lớp 3
và lớp 5. Số đối tượng thực nghiệm này được lựa chọn mỗi khối gồm 2 lớp
thực nghiệm và 2 lớp đối chứng, được ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm như trình
bày ở bảng 2.1 trong luận án.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
3. Phương pháp chuyên gia.
4. Phương pháp nhân trắc.
5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
6. Phương pháp kiểm tra y sinh.
7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
8. Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng
11/2007 đến tháng 12/2012 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu như
trình bày cụ thể trong luận án.
2.3.2. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm: Các trường tiểu học triển khai
thực nghiệm bao gồm: Trường tiểu học Bình Minh - thành phố Hải Dương,
Trường tiểu học Sao Đỏ 1 - huyện Chí Linh., Trường tiểu học Lai Cách 2 -
huyện Cẩm Giàng.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại:
Viện khoa học Thể dục thể thao, Trường Cao đẳng Hải Dương, Sở Giáo dục và
Đào tạo Hải Dương, Các phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc các huyện, thị trên
địa bàn tỉnh Hải Dương, một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
5
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.
3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và phong trào tập luyện, thi đấu
môn thể dục Aerobic tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.1.1. Thực trạng về chương trình nội khoá môn thể dục và ngoại khoá
cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tổng số giờ học thể dục trong một năm học là 35 tiết học cho khối lớp 1
và 70 tiết học cho các khối lớp 2, 3, 4 và 5, mỗi tiết học 35 phút theo quy định,
được chia cho 2 học kỳ (35 tuần) theo thời khoá biểu của nhà trường (bảng 3.1
trong luận án). Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:
Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều tiến hành dạy học
thể dục theo đúng chương trình chuẩn do bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, ở
các khối từ khối 2 đến khối 5 đều có chung một quỹ thời gian là 70 tiết/35 tuần
(ứng với 1 năm học), trung bình mỗi tuần có 02 tiết thể dục; riêng khối lớp 1 có
quỹ thời gian là 35 tiết/35 tuần, trung bình mỗi tuần có 01 tiết thể dục.
Hầu hết nội dung dạy học cho học sinh tiểu học là các giờ học thực hành
với các nội dung chủ yếu là trò chơi vận động (chiếm tỷ lệ từ 28.57% đến
42.86%) và bài tập phát triển chung (chiếm tỷ lệ từ 14.29% đến 20.00%) đối
với các khối lớp 2 đến khối lớp 5. Riêng khối lớp 1, tỷ lệ này thấp hơn (chiếm
8.57%), thay vào đó là các bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản (chiếm tỷ lệ
28.57%). Các bài tập đội hình đội ngũ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể (từ
11.43% đến 17.14%). Các nội dung còn lại tập trung cho các bài tập vận động,
các bài tập với dụng cụ và các môn thể thao tự chọn theo sở thích của học sinh.
Số giờ học các nội dung tự chọn là từ 4 - 8 tiết/tổng quỹ thời gian (chiếm
tỷ lệ 5.71% đến 11.43%). Tỷ lệ này mặc dù đã là rất ít, nhưng thực tế học sinh
ít khi được tập các môn yêu thích vì những giờ này do học bù các nội dung
khác chưa tập vì trời mưa, bão hay nghỉ vì lý do nào đó. Đôi khi các em cũng
được tập luyện với các dụng cụ, nhưng do sân tập ít, thậm chí không có nên
lượng học sinh tập chẳng là bao, số còn lại ngồi xem hoặc tụ tập trò chuyện...
Kết quả thu được ở bảng 3.2 và 3.3 còn cho thấy, 100% các trường tiểu
học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình GDTC theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chưa có trường tiểu học nào quan tâm thực
hiện chương trình ngoại khoá một cách thường xuyên, tuy nhiên cũng đã có
41/280 trường tiểu học (chiếm tỷ lệ 14.64%) số trường có thực hiện chương
trình ngoại khoá TDTT một cách không thường xuyên (trong đó đơn vị có tỷ lệ
này cao nhất là thành phố Hải Dương - chiếm tỷ lệ 40.00%).
BẢNG 3.2. THỰC TRẠNG SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT NỘI KHOÁ VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHOÁ (NĂM 2011 - 2012).
TT Huyện, thị
Tổng
số
trường
Giờ học nội khoá (bắt buộc) Giờ ngoại khoá TDTT (tự nguyện)
Có Không Thường xuyên Không thường xuyên
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
1. Bình Giang 18 18 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
2. Cẩm Giàng 21 21 100.00 0 0.00 0 0.00 1 4.76
3. Chí Linh 22 22 100.00 0 0.00 0 0.00 2 9.09
4. Gia Lộc 23 23 100.00 0 0.00 0 0.00 1 4.35
5. Thành phố Hải Dương 25 25 100.00 0 0.00 0 0.00 10 40.00
6. Kim Thành 24 24 100.00 0 0.00 0 0.00 6 25.00
7. Kinh Môn 27 27 100.00 0 0.00 0 0.00 4 14.81
8. Nam Sách 19 19 100.00 0 0.00 0 0.00 3 15.79
9. Ninh Giang 28 28 100.00 0 0.00 0 0.00 6 21.43
10. Thanh Hà 25 25 100.00 0 0.00 0 0.00 3 12.00
11. Thanh Miện 19 19 100.00 0 0.00 0 0.00 3 15.79
12. Tứ Kỳ 29 29 100.00 0 0.00 0 0.00 2 6.90
Tổng 280 280 100.00 0 0.00 0 0.00 41 14.64
6
BẢNG 3.3. THỰC TRẠNG TẬP LUYỆN NGOẠI KHOÁ CÁC MÔN THỂ THAO
TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
TT Môn thể thao
Số
trường
thực
hiện
Số người
tập luyện
thường
xuyên
Tình hình tổ chức hoạt động
ngoại khoá
Đội tuyển Câu lạc bộ Lớp năng
khiếu
1. Cờ vua, cờ tướng 20 700 20
2. Đá cầu 14 490 14
3. Cầu lông 20 700 10 10
4. Bóng bàn 18 630 3 3 12
5. Karatedo 11 385 11
6. Thể dục Aerobic 28 630 9 19
7. Võ cổ truyền 8 280 8
8. Bóng đá 10 350 10
Tổng 4515 12 13 96
Khi xem xét đến số lượng các môn thể thao được tổ chức tập luyện ngoại
khoá tại 41 trường tiểu học có tổ chức tập luyện ngoại khoá không thường
xuyên cho thấy (bảng 3.3), có 8 môn thể thao được các trường tổ chức tập
luyện, chủ yếu là theo mô hình các lớp năng khiếu thể dục thể thao, đã thu hút
4515 lượt học sinh tham gia tập luyện. Như vậy có thể thấy, tình hình hoạt
động ngoại khoá TDTT tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn
còn hạn chế.
Tiếp theo, tiến hành phỏng vấn 34 nhà chuyên môn, các giáo viên của các
trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương về công tác GDTC trong các nhà
trường. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4 cho thấy:
Công tác GDTC trong những năm qua được đánh giá là đã đáp ứng từng
phần những yêu cầu đặt ra của nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong
những năm tới, để nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường, thì
cần quan tâm đến những vấn đề mà các ý kiến tập trung lựa chọn, bao gồm: Sự
quan tâm của lãnh đạo nhà trường; nâng cao chất lượng, trình độ của giáo viên;
phải tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, kinh phí dành cho công tác dạy học và
tập luyện thể dục thể thao; củng cố công tác quản lý môn học, cải tiến phương
pháp tổ chức dạy học nội khoá và tổ chức các hoạt động ngoại khoá; tăng
cường tổ chức các giải thể thao nhiều hơn, tổ chức và thành lập các câu lạc bộ
thể thao, các lớp năng khiếu thể thao thu hút học sinh có năng khiếu và ham
thích các môn thể thao tập luyện ngoài giờ chính khoá.
7
BẢNG 3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH HẢI DƯƠNG (n = 34).
TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn n %
1.
Đánh giá công tác giáo dục thể chất: - -
- Đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà
trường. 12 35.29
- Đáp ứng từng phần yêu cầu. 22 64.71
- Chưa đáp ứng. 0 0.00
2.
Những vấn đề trọng tâm của công tác GDTC: - -
- Ban giám hiệu luôn quan tâm. 32 94.11
- Công tác quản lý môn học thể dục nề nếp. 28 82.35
- Chất lượng giáo viên thể dục thể thao đảm bảo. 34 100.00
- Phương pháp dạy học môn học thể dục chưa phù hợp với
điều kiện nhà trường. 30 88.23
- Cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ hạn chế. 34 100.00
- Kinh phí dành cho hoạt động thể thao hạn hẹp. 33 97.05
- Cần tổ chức các hoạt động thể thao. 31 91.17
- Tổ chức các giải thể thao, các CLB thể thao và các lớp năng
khiếu ngoài giờ học chính khoá rất hạn chế. 34 100.00
3.
Công tác kế hoạch tổ chức: - -
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn với giáo viên. - -
+ Thường xuyên. 14 41.18
+ Chưa thường xuyên. 20 58.82
- Công tác hướng dẫn học sinh tập luyện ngoại khoá. -
+ Thường xuyên. 0 0.00
+ Thỉnh thoảng. 7 20.59
+ Chưa có. 27 79.41
4.
Kiến nghị về các cải tiến công tác tổ chức: - -
- Cần thiết đưa môn thể dục lên thành tổ môn học. 5 14.70
- Công tác kế hoạch của môn học: - -
+ Đã làm thường xuyên. 26 76.47
+ Chưa thường xuyên. 8 23.53
- Xây dựng lại chương trình, nội dung dạy học thể dục. 2 5.88
- Nên đưa nội dung kiểm tra tiêu chuẩn RLTT vào đánh giá
điểm học tập của học sinh? 30 88.23
3.1.2. Thực trạng về hoạt động tập luyện, thi đấu môn thể dục Aerobic
tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tổng số trường tiểu học tiến hành khảo sát là 28 trường, đồng thời tiến
hành khảo sát số trường tham gia thi đấu thường xuyên tại các giải Aerobic các
cấp hàng năm (các giải thi đấu này được tổ chức định kỳ 1 năm 1 lần trong hệ
thống thi đấu của Ngành Giáo dục và Đào tạo. Kết quả trình bày ở bảng 3.5.
8
BẢNG 3.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN, THI ĐẤU MÔN THỂ DỤC
AEROBIC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(n = 28)
TT Huyện, thị
Tổng
số
trường
Số trường tập luyện - thi đấu thể dục Aerobic
Tập luyện ngoại khoá Thi đấu
n Tỷ lệ %
Số người
tập luyện
thường
xuyên
n Tỷ lệ %
Số đội
tuyển
1. Bình Giang 18 0 0.00 0 0 0.00 0
2. Cẩm Giàng 21 4 14.29 140 4 16.67 4
3. Chí Linh 22 3 10.71 115 3 12.50 3
4. Gia Lộc 23 1 3.57 42 1 4.17 1
5. TP Hải Dương 25 6 21.43 201 4 16.67 4
6. Kim Thành 24 0 0.00 0 0 0.00 0
7. Kinh Môn 27 2 7.14 57 2 8.33 2
8. Nam Sách 19 1 3.57 42 1 4.17 1
9. Ninh Giang 28 3 10.71 98 2 8.33 2
10. Thanh Hà 25 4 14.29 139 4 16.67 4
11. Thanh Miện 19 1 3.57 46 1 4.17 1
12. Tứ Kỳ 29 3 10.71 100 2 8.33 2
Tổng/Trung bình 280 28 10.00 980 24 8.57 24
Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy: Với tổng số 280 trường tiểu học
trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì chỉ có 28 trường có tổ chức tập luyện ngoại
khoá môn thể dục Aerobic (chiếm tỷ lệ 10.00%), trong đó có 24 trường có
tham gia thi đấu tại các giải thể dục Aerobic các cấp (chiếm tỷ lệ 8.57% trên
tổng số các trường có tổ chức tập luyện ngoại khoá môn này), trung bình mỗi
trường có 01 đội tuyển. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế (bảng 3.3) cho thấy,
trong tổng số 28 trường có tổ chức tập luyện ngoại khoá thể dục Aerobic, thì
chỉ có 09 trường là có duy trì hoạt động tập luyện ngoại khoá của các đội
tuyển, còn lại 19 trường thì tổ chức tập luyện dưới dạng các lớp năng khiếu (tất
nhiên đối tượng tham gia tập luyện tại các lớp năng khiếu này không ổn định
do các điều kiện khác nhau từ phía gia đình các em học sinh). Về hoạt động tập
luyện của các đội tuyển của các trường này thì chỉ được tập trung tập luyện
một thời gian ngắn trước thi đấu.
3.1.3. Thực trạng về kết quả học tập môn học thể dục và năng lực thể
chất của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.1.3.1. Về kết quả học tập môn học thể dục.
9
Kết quả khảo sát thu được như trình bày ở bảng 3.6.
BẢNG 3.6. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CỦA HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC 2010 - 2011 (n = 7910)
TT Khối
Kết quả đánh giá môn thể dục
Hoàn thành
A+
Hoàn thành
A
Chưa hoàn thành
B
1. Khối 1 (n = 1602)
n 425 930 247
Tỷ lệ % 26.53 58.05 15.42
2. Khối 2 (n = 1584)
n 402 889 293
Tỷ lệ % 25.38 56.12 18.50
3. Khối 3 (n = 1589)
n 436 872 281
Tỷ lệ % 27.44 54.88 17.68
4. Khối 4 (n = 1571)
n 429 864 278
Tỷ lệ % 27.31 55.00 17.70
5. Khối 5 (n = 1564)
n 452 896 216
Tỷ lệ % 28.90 57.29 13.81
Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: Kết quả xếp loại học tập môn
học thể dục của học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương ở các khối 1 đến khối 5
tương đối đồng đều nhau. Tỷ lệ số học sinh xếp loại hoàn thành A chiếm tỷ lệ
cao (từ 54.88% đến 58.05%), số học sinh xếp loại hoàn thành A+ chiếm tỷ lệ
thấp hơn (từ 25.38% đến 28.90%), trong khi đó vẫn còn một tỷ lệ số học sinh
xếp loại chưa hoàn thành B (từ 13.81% đến 18.50%).
3.1.3.2. Về năng lực thể chất của học sinh.
Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.7 đến bảng 3.14 trong luận
án. Từ kết quả thu được ở bảng 3.7 đến 3.14 cho thấy:
BẢNG 3.14. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG KIỂM TRA TỪNG NỘI DUNG
THEO TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
TT Nội dung
Học sinh nam
(n = 1751)
Học sinh nữ
(n = 1555)
Tổng
(n = 3306)
Số đạt
yêu cầu Tỷ lệ %
Số đạt
yêu cầu Tỷ lệ %
Số đạt
yêu cầu Tỷ lệ %
1. Lực bóp tay thuận (kG) 1078 61.56 865 55.63 1943 58.77
2. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 769 43.92 699 44.95 1468 44.40
3. Bật xa tại chỗ (cm) 996 56.88 787 50.61 1783 53.93
4. Chạy 30m XPC (s) 987 56.37 703 45.21 1690 51.12
5. Chạy con thoi 4 × 10m (s) 889 50.77 889 57.17 1778 53.78
6. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 596 34.04 602 38.71 1198 36.24
Trung bình - 50.59 - 48.71 - 49.71
10
Về hình thái, chức năng: Các chỉ số hình thái, chức năng của học sinh
tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhìn chung là không phát triển đồng đều
(CV > 10%); chỉ có một số chỉ tiêu (cân nặng, chỉ số Quetelet, chỉ số BMI và
chỉ số công năng tim) có sự phát triển đồng đều ở một số lứa tuổi (CV < 10%).
Khi so sánh sự khác biệt giữa các chỉ số hình thái, chức năng với thể chất
người Việt Nam (năm 2001) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu này đều có sự khác
biệt rõ rệt (ttính > tbảng với P < 0.05), các chỉ tiêu này ở học sinh tiểu học tỉnh
Hải Dương thấp hơn so với thể chất người Việt Nam có cùng độ tuổi. Chỉ có
chỉ tiêu chiều cao đứng của nữ lớp 3, lớp 5 và nam lớp 4 là không có sự khác
biệt (ttính < tbảng với P < 0.05).
Về tố chất thể lực: Hầu hết các tố chất thể lực của học sinh tiểu học có
sự đồng đều hơn so với các chỉ tiêu hình thái chức năng, sự phát triển đồng đều
này thể hiện rõ ở học sinh lớp 3, 4 và 5 (CV < 10%, chỉ có test chạy 5 phút là
phát triển không đồng đều CV < 10%). Khi so sánh với kết quả điều tra thể chất
nhân dân thì cho thấy hầu hết các test thể lực chung đều có sự khác biệt (ttính >
tbảng với P < 0.05), và cho thấy về cơ bản thể lực chung của học sinh tiểu học
của tỉnh Hải Dương tốt hơn so với thể chất nhân dân năm 2001 (ngoại trừ các
test chạy 30m XPC - đánh giá sức nhanh và test chạy con thoi 4 × 10 m - đánh
giá nhanh khéo và test chạy 5 phút - đánh giá sức bền, ttính 0.05).
Về nhịp tăng trưởng năng lực thể chất cho thấy: Diễn biến kết quả kiểm
tra các chỉ tiêu, các test thuộc các nhóm hình thái, chức năng, tố chất thể lực
của học sinh tiểu học lứa tuổi 6 - 10 có sự tăng trưởng rõ rệt theo chiều hướng
tốt lên, thể hiện ở sự gia tăng của chỉ số Brody (%) trên 12 chỉ tiêu đánh giá
năng lực thể chất của đối tượng nghiên cứu ở cả nam và nữ: Mức tăng trưởng
trung bình của nam từ lớp 1 đến lớp 5 từ 5.022% đến 21.053%; của nữ từ lớp 1
đến lớp 5 đạt từ 4.142% đến 18.228%. Khi xem xét đến mức độ đạt yêu cầu
theo từng chỉ tiêu ở các test thể lực chung (bảng 3.14) cho thấy: Số học sinh đạt
tiêu chuẩn sức mạnh khá cao: Sức mạnh chi trên (lực bóp tay thuận): Nam đạt
61.56%; Nữ đạt 55.63%. Sức mạnh chi dưới (bật xa tại chỗ): Nam đạt 56.88%;
Nữ đạt 50.61%. Số học sinh đạt tiêu chuẩn sức nhanh (chạy 30m XPC) tương
đối thấp: Nam đạt 56.37%; Nữ đạt 45.28%. Số học sinh đạt chỉ tiêu sức bền đạt
rất thấp (chạy tuỳ sức 5 phút): Nam đạt 34.04%, Nữ thì đạt tỷ lệ cao hơn so với
Nam 38.71%. Ngoài ra chạy nhanh khéo cũng tương tự (nam đạt 50.77%, nữ
đạt 57.17%). Nhìn chung, xét tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
trung bình ở các nội dung chỉ có 49.71% đạt yêu cầu.
11
3.1.4. Thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo cho công tác
GDTC tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.1.4.1. Về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất.
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.15.
BẢNG 3.15. THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG (n = 12).
TT Sân bãi - dụng cụ Số trường có Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
1. Sân đá cầu. 12/12 24 100.00 Sân trường
2. Sân cầu lông. 12/12 18 100.00 Sân trường
3. Sân tập thể dục. 12/12 12 100.00 Sân trường
4. Bàn bóng bàn. 6/12 8 50.00 60%
5. Phòng học cờ vua và các
trang thiết bị tập luyện 12/12 12 100.00 Phòng học
6. Đường chạy 60m. 9/12 9 75.00 Sân trường
7. Hố nhảy cao, nhảy xa. 8/12 8 66.67 Hố cát
8. Nhà tập thể chất 7/12 7 58.33 Nhà cấp 4
Từ kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy, với 12 trường tiểu học trên địa
bàn tỉnh Hải Dương, hầu hết cũng đã quan tâm đến việc đầu tư cho môn thể
dục, cũng như công tác giáo dục thể chất, cụ thể như 12/12 trường đều có sân
tập thể dục, sân cầu lông, sân đá cầu, phòng học cờ vua (chiếm tỷ lệ 100%, chủ
yếu là tận dụng sân trường, phòng học làm nơi tập luyện) mỗi trường đều đảm
bảo trung bình có từ 1.5 đến 2 sân; đường chạy 60m có 9/12 trường đảm bảo
(chiếm tỷ lệ 75.00%), nhà tập thể chất có 7/12 trường (chiếm tỷ lệ 58.33%),
bàn bóng bàn có 6/12 trường đảm bảo (chiếm tỷ lệ 50.00%). Phòng học cờ vua
có 12/12 trường đầu tư với các trang thiết bị bàn cờ treo, bàn cờ thi đấu (chiếm
tỷ lệ 100.00%). Riêng đối với đường chạy 60m, hố nhảy cao, nhảy xa, và nhà
tập thể chất thì do đặc thù và điều kiện khó khăn chung về kinh phí, nên số
trường đảm bảo được các yêu cầu này là một vấn đề hết sức khó khăn.
3.1.4.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên thể dục thể thao.
Kết quả thu được ở bảng 3.16 cho thấy, trong tổng số 280 trường tiểu học
trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có 316 giáo viên thể dục (gồm cả chuyên trách và
kiêm nhiệm) về cơ bản đã đảm bảo số lượng, trung bình mỗi trường có 1.13
giáo viên phụ trách dạy học môn thể dục.
BẢNG 3.16. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THỂ DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (n = 280).
TT Huyện, thị
Tổng
số
trường
Số lượng giáo viên Trình độ chuyên môn
Chuyên trách Kiêm nhiệm
Tổng
Đại học Cao đẳng
n Tỷ lệ % n
Tỷ lệ
% n
Tỷ lệ
% n
Tỷ lệ
%
1. Bình Giang 18 0 0.00 18 100.00 18 5 27.78 13 72.22
2. Cẩm Giàng 21 3 11.11 24 88.89 27 8 29.63 19 70.37
3. Chí Linh 22 3 13.64 19 86.36 22 8 36.36 14 63.64
4. Gia Lộc 23 0 0.00 27 100.00 27 6 22.22 21 77.78
5. Thành phố Hải Dương 25 10 22.22 35 77.78 45 12 26.67 33 73.33
6. Kim Thành 24 1 4.17 23 95.83 24 10 41.67 14 58.33
7. Kinh Môn 27 1 3.70 26 96.30 27 7 25.93 20 74.07
8. Nam Sách 19 0 0.00 23 100.00 23 9 39.13 14 60.87
9. Ninh Giang 28 3 10.71 25 89.29 28 11 39.29 17 60.71
10. Thanh Hà 25 0 0.00 27 100.00 27 9 33.33 18 66.67
11. Thanh Miện 19 4 21.05 15 78.95 19 4 21.05 15 78.95
12. Tứ Kỳ 29 2 6.90 27 93.10 29 5 17.24 24 82.76
Tổng 280 27 8.54 289 91.46 316 94 29.75 222 70.25
Tổng số học sinh 118.441 học sinh (tỷ lệ 1 giáo viên/375 học sinh)
Bình quân giáo viên
thể dục trên số
trường
1.13 giáo viên/1 trường
12
Về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên cho thấy, số giáo viên thể
dục có trình độ đại học là 94 người (chiếm tỷ lệ 29.85%), số giáo viên có trình
độ cao đẳng là 222 người (chiếm tỷ lệ 70.25%). Như vậy có thể thấy rằng, số
lượng giáo viên thể dục cần thiết phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn (hoàn thiện trình độ đại học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo) còn chiếm một tỷ lệ khá cao (70.25%).
3.1.5. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC và phong trào tập luyện
môn thể dục Aerobic tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự phát triển về năng lực thể chất, tố
chất thể lực của học sinh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương được trình bày
ở bảng 3.3 đến 3.10 so với kết quả điều tra thể chất nhân dân thời điểm năm
2001 cho thấy:
Các nội dung như: Lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ,
chạy 30m XPC thì học sinh nam và nữ lứa tuổi từ 6 tuổi đến 10 tuổi ở Hải
Dương cao hơn học sinh cùng độ tuổi theo điều tra thể chất nhân dân năm
2001. Các nội dung chạy con thoi và chạy tuỳ sức 5 phút thì học sinh nam và
nữ từ 6 tuổi đến 10 tuổi ở Hải Dương có kết quả thấp hơn so với học sinh có
cùng độ tuổi theo kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001.
Như vậy, các chỉ tiêu như bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, lực bóp tay
thuận của học sinh Tiểu học tỉnh Hải Dương về cơ bản là cao hơn kết quả điều
tra thể chất nhân dân thời điểm năm 2001. Tuy nhiên sự khác biệt thống kê với
P > 0.05 là chưa lớn. Các chỉ tiêu chạy 5 phút tùy sức, chạy con thoi thì học
sinh Tiểu học Hải Dương thấp hơn so với kết quả điều tra thể chất nhân dân
năm 2001. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tầm vóc và thể lực của học sinh Tiểu
học tỉnh Hải Dương thấp hơn kết quả điều tra thể chất nhân dân thời điểm năm
2001 được xác định như sau:
Nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng về điều kiện kinh tế - xã hội của
tỉnh Hải Dương, về vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lao động. Tỉnh Hải Dương là
một tỉnh nhìn chung còn nghèo, khó khăn về điều kiện tự nhiên như khí hậu
khắc nghiệt, mưa bão hằng năm gây thiệt hại lớn về người và của dẫn đến đời
sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thời tiết nắng nóng, mưa bão thường
xuyên, không có nhà tập đa chức năng do vậy học sinh phải nghỉ tập nhiều từ
đó hiệu quả GDTC thấp. Về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương là các
tỉnh nghèo trong số các tỉnh ở vùng Đông Bắc Bộ, trên 70% chi ngân sách là
13
nguồn của Trung ương trợ cấp, kinh tế phát triển kém thì đời sống của nhân
dân thấp, ảnh hưởng sự phát triển tầm vóc và thể lực của học sinh.
Nguyên nhân chủ quan: Kết quả nghiên cứu của luận án ở bảng 3.2, 3.3,
3.5 và 3.16 cho thấy, đội ngũ giáo viên dạy thể dục về cơ bản trình độ còn thấp,
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (chỉ có 8.54% tỷ lệ giáo viên chuyên
trách môn thể dục, 70.25% có trình độ cao đẳng). Số trường có tổ chức tập
luyện ngoại khoá các môn thể thao còn ít (chỉ có 41/280 trường có ngoại khoá
không thường xuyên - bảng 3.2). Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện còn nghèo
nàn. Nguyên nhân chủ quan và khách quan là một những nguyên nhân cơ bản
làm cho tầm vóc và thể lực của học sinh Tiểu học tỉnh Hải Dương thấp hơn kết
quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001.
Các số liệu điều tra, phỏng vấn (bảng 3.17 - mục 3.2) cho thấy: Phần lớn
các em học sinh tiểu học ở các trường Tiểu học của tỉnh Hải Dương chủ yếu
tham gia tập luyện TDTT thông qua các giờ học ngoại khoá, với hình thức tự
tham gia tập luyện (dưới sự đồng ý của phụ huynh các em). Khi được phổ biến
về các nội dung của chương trình ngoại khoá thể dục Aerobic do luận án xây
dựng thông qua các hình thức trao đổi, xem tài liệu, băng hình trong một số giờ
học chính khoá, các em học sinh đã hiểu rõ về các hình thức tổ chức tập luyện
thông qua các trò chơi vận động, do đó đã kích thích được sự ham muốn tập
luyện. Kết quả đó đã khẳng định thông qua tỷ lệ số học sinh ham thích tập
luyện lên đến 43.47%, 66.33% số học sinh muốn được tham gia CLB (bảng
3.17). Do đó khi xây dựng và ứng dụng các nội dung bài tập thể dục Aerobic
được xem xét theo 3 quan điểm chủ đạo sau: Phù hợp với năng lực giáo viên,
học sinh; khả thi (có thể thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_hieu_qua_tap_luyen_va_thi_dau_the_duc_aer.pdf