Luận án Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- &œ -------- NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP Xà HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- &œ -------- NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁ

docx150 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P XÃ HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lê Quý Phượng Hướng dẫn 2: PGS.TS Lâm Quang Thành THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Trọng Nguyên MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT AFC Liên đoàn bóng đá châu Á (Asian Football Confederation) AFF Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Football Federation) CLB Câu lạc bộ ĐH Đại học ĐTLA Đồng Tâm Long An FFAV Bóng đá cộng đồng Việt Nam (Football for All in Vietnam) FIFA Liên đoàn Bóng đá Thế giới (International Federation of Association Football) HAGL Hoàng anh gia lai LĐBĐVN Liên đoàn bóng đá Việt Nam JPY Yên (đơn vị tiền tệ của Nhật Bản) J-League Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản (Japan National Football Champions League) SLNA Sông Lam Nghệ An SWOT Strengths (S) : Điểm mạnh Weaknesses (W): Điểm yếu Opportunities (O): Cơ hội Threats (T): Thách thức SQC Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (Sai Gon – Quy Nhon Mining Corporation) TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TDC Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Trade And Development Joint Stock Company) USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar), VPF Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (Viet Nam Professional Football) V-League Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (Vietnamese National Football Champions League) VĐV Vận động viên DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang Bảng 1.1 Tổng doanh thu củaLiên đoàn bóng đá Nhật Bản năm 2009 47 1.2 Tổng doanh thu của công ty J. League là doanh nghiệp tổ chức giải bóng đá Nhật Bản trong năm 2009 48 1.3 Nguồn thu của các CLB bóng đá nhà nghề tham gia giải J. League Nhật Bản năm 2009 49 3.1 Nguồn doanh thu từ tài trợ của LĐBĐVN giai đoạn 2012 - 2015 65 3.2 Nguồn doanh thu của LĐBĐVN giai đoạn 2012 - 2015 66 3.3. Thực trạng tài chính qua 2 nhiệm kỳ V và VI của LĐBĐVN 67 3.4 Nguồn thu của công ty VPF giai đoạn từ năm 2012-2015 68 3.5 Tiền bán vé trung bình ở CLB trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 70 3.6 Nguồn thu từ bản quyền truyền hình của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2015 72 3.7 Thực trạng chuyển nhượng cầu thủ của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2003 -2015 74 3.8 So sánh tiền lương và tiền tuyển dụngcầu thủ trong nước và nước ngoài của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 76 3.9 Phân tích SWOT về thực trạng xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam 96 3.10 Đặc điểm nhân khẩu họccủa các chuyên gia tham gia khảo sát 109 3.11 Kết quả lựa chọn của chuyên gia về hệ thống giải pháp phát triển hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam Sau 110 3.12 Kết quả phân tích wilcoxon lựa chọn của các chuyên gia về mức độ khả thi của các nhóm giải pháp Sau 110 Biểu đồ 3.1 Kết quả so sánh nguồndoanh thu của LĐBĐVN giai đoạn 2012-2015 66 3.2 Kết quả khảo sát tổng các nguồn doanh thucủa LĐBĐVN giai đoạn 2012-2015 67 3.3 Lợi nhuận thu được của công ty VPF giai đoạn từ năm 2012-2015 68 3.4 Trình độ học vấn của chuyên gia tham gia khảo sát 108 3.5 Đơn vị công tác của chuyên gia tham gia khảo sát 109 Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý CLB thể thao chuyên nghiệp 24 1.2 Doanh thu của các câu lạc bộ J. League năm 2009 48 1.3 Nguồn thu của các CLB bóng đá nhà nghề tham gia giảiJ. LeagueNhật Bản năm 2009 49 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hiện nay, quá trình hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội với các nước trên thế giới đã và đang được phát triển mạnh mẽ. Công tác quản lý xã hội của đất nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó việc thực hiện các chủ trương về xã hội hóa trong các lĩnh vực đang được quan tâm thực hiện, trong đó có thể dục thể thao (TDTT). Việc phát triển công tác xã hội hoá TDTTsẽ tạo điều kiện cho TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và một số hoạt động sẽ phát triển theo hướng kinh doanh dịch vụ.Xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp về TDTT sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia hoạt động TDTT, phát huy được các nguồn lực và khả năng sáng tạo của nhân dân trong phát triển sự nghiệp TDTT đất nước. Bóng đá là mộttrong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể thao phổ cập và được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Không những nâng cao sức khỏe thể chất bóng đá còn là một loại dịch vụ giải trí cho nhân dân, còn là phương tiện hữu hiệu góp phần giao lưu hợp tác đoàn kết cộng đồng. Thành tích bóng đá ở các cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, bóng đá Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận và trở thành môn thể thao đi đầu trong tiến trình xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa thể thao ở nước ta. Từ năm 2000 – 2001, ngành TDTT đã tiến hành thí điểm thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao, trong đó có bóng đá nam. Sau 16 năm thí điểm và chuyển sang chuyên nghiệp, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) đã thành lập và tổ chức các giải thi đấu cho 14 câu lạc bộ (CLB) bóng đá chuyên nghiệp và 14 CLB hạng nhất; kinh phí thu được từ kinh doanh bóng đá đáp ứng được khoảng 28%, ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 72% tổng kinh phí chi cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Qua 16 năm hình thành và phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, thực tế cho thấy mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết, khắc phục trong quá trình tổ chức tiếp theo. Trong đó, công tác xã hội của ban tổ chức và của các CLB tham gia bóng đá chuyên nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Các nội dung về kinh phí tổ chức giải, kinh phí hoạt động của các CLB, công tác tài trợ, truyền thông, bản quyền truyền hình, chuyển nhượng cầu thủ,... luôn là những nhân tốquan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công chung của giải đấu cũng như của từng câu lạc bộ trong quá trình hoạt động, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của công tác xã hội hóa trong các nội dung nêu trên. Do đó, để công tác xã hội hóa trong lĩnh vực phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam được phát triển, mang lại hiệu quả cho ban tổ chức các giải thi đấu, các CLB tham gia, đáp ứng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của các CLB và để đáp ứng được nhu cầu của khán giả hâm mộ,cần có những giải pháp mang tính thực tiễn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc “Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam” được thực hiện là cần thiết nhằm cung cấp các cơ sở khoa học, thông tin thực tiễn, khác quan, hữu ích góp phần phát triển công tác xã hội hóa trong sự phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam nhằm cung cấp các cơ sở khoa học khách quan, từ đó xây dựng hệ thống giải pháp xã hội hóa nhằm mục đích phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1:Thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hoá bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Mục tiêu 2: Định hướng và xây dựng hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Giả thuyết khoa học Thành công của luận án sẽ giúp giải đáp và trả lời được cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá về bóng đá chuyên nghiệp, công tác xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện là cơ sở khoa học góp phần thiết thực vào công tác phát triển hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam và làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định công tác quản lý bóng đá chuyên nghiệp nói chung và sâu hơn là công tác xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại các đơn vị trong tương lai. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao 1.1.1. Định nghĩa về xã hội hóa Theo Từ điển Petit Robert (Dictionairie alphabétique et analogique de la langue française, 1968): xã hội hóa là “làm phát triển các mối quan hệ xã hội, sự hình thành trong nhóm xã hội, trong cả xã hội” [1] Theo Từ điển Nouveau Petit Larousse (1969) và Petit Larousse en Coeleurs (1972): xã hội hóa là “biến các tư liệu sản xuất và trao đổi thành của công”[1]. Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, xã hội hóa là “làm cho tư liệu sản xuất của cá nhân trở thành của chung của xã hội”[27]. Theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997), xã hội hóa là “làm cho trở thành chung của xã hội. Thí dụ xã hội hóa tư liệu sản xuất[39]. The Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết (Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Xô viết, 1983): “Xã hội hóa là quá trình thích nghi của cá thể với hệ thống tri thức, chuẩn mực và giá trị, cho phép cá thể đó hoạt động với tư cách là thành viên bình đẳng của xã hội, chịu sự tác động có chủ đích đến cá nhân (giáo dục) cũng như các quá trình tự phát ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách. Xã hội hóa được xác định bởi cấu kinh tế - xã hội của xã hội. Xã hội hóa là đối tượng nghiên cứu của triết học, tâm lý học, tâm lý xã hội, xã hội hóa lịch sử và dân tộc học, sư phạm học. Xã hội hóa (cái gì đó) là chuyển giao cái đó từ tư hữu thành công hữu, thí dụ xã hội hóa đất đai là chuyển nó thành tài sản chung của xã hội. Ban đầu xã hội hóa đất đai được hiểu là sự phân phối lại đất giữa địa chủ và nông dân vào năm 1906. Leenin đã phê phán quan niệm này và chỉ ra rằng trong điều kiện sản xuất hàng hóa, việc thủ tiêu tư hữu ruộng đất cá thể thành các phương tiện sản xuất khác sẽ không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa tư bản. Xã hội hóa đất đại ở nước Nga, thực chất là dân tộc hóa đất đai [6], [39]. Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, tác giả Chung Á, Nguyễn Đình Tấn cho rằng “xã hội hóa trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hóa của xã hội như khuôn mẫu tác phong xã hội, chuẩn mực giá trị văn hóa xã hội để phù hợp với vai trò xã hội của mình, hòa nhập vào xã hội” [1]. Tữ những định nghĩa có trong các từ điển nêu trên, xã hội hóa đối với một vật, một vấn đề nào đó có thể hiểu là làm cho (cái gì đó) trở thành chung, của toàn xã hội. Đối với một cá thể nào đó, xã hội hóa là làm cho họ hòa nhập, thích nghi với xã hội. Theo Nghị quyết 90/CP của Chính phủ ngày 21-8-1997 về Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, khái niệm xã hội hóa được hiểu như sau: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân”. Về hình thức hoạt động, Nghị quyết nhấn mạnh: “Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hóa chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên. Về nội dung hoạt động, xã hội hóa là “mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có thu nhập cao, ngân sách nhà nước đã dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì giáo dục, y tế, văn hóa là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân. Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt ngân sách nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm kiếm thêm các nguồn thu để tăng thêm ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó”. Theo Nghị quyết trên, thực hiện “Xã hội hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương”. Như vậy, có thể hiểu xã hội hóa thể thao bao gồm các nội dung sau: (1) Huy động (vận động) đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia (huy động nguồn nhân lực). (2) Đa dạng hóa hoạt động cung ứng dịch vụ thể thao gồm đa dạng hóa các hình thức hoạt động và hình thức cung cấp nguồn tài chính. Trên thực tế, việc đa dạng hóa có thể diễn ra với nhiều mức độ và hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi nước trên cơ sở mức độ phát triển kinh tế - xã hội, vào sự lựa chọn chế độ chính trị - xã hội của nước đó. Đó là: Nhà nước quản lý và cấp hoàn toàn kinh phí cho các hoạt động thể thao (100% - 100%); Nhà nước và các tổ chức, đơn vị và cá nhân cùng quản lý và cùng lo nguồn kinh phí cho hoạt động thể thao (50% - 50%). Hình thức này được nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển chấp nhận; hoặc; Nhà nước chỉ quản lý, còn các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ tự lo nguồn tài chính để duy trì các hoạt động (100% - 0%) hoặc; Các tổ chức và cá nhân tự quản lý và tự tìm nguồn tài chính (100% - 100%). Trong xã hội hóa, việc huy động nhân lực và huy động tài lực là khâu then chốt quyết định đến kết quả cuối cùng của xã hội hóa [14], [40]. 1.1.2. Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao 1.1.2.1. Cơ sở xã hội học về xã hội hóa thể dục thể thao Theo cách tiếp cận xã hội học, con người trước hết là một loại sinh vật có tính xã hội rất cao. Chính các mối quan hệ qua lại giữa người với người trong sản xuất, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày đã gắn kết họ lại thành những nhóm xã hội, quần thể, cộng đồng và tạo thành xã hội loài người. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, quá trình tương tác xã hội đã giúp con người hình thành nhân các, hội nhập các chuẩn mực hành vi. Mọi hành vi của con người trong đó có hành vi sức khỏe chỉ có thể được hình thành và duy trì trong quá trình tương tác với cá nhân, các nhóm xã hội có liên quan [26] Hành động xã hội được hiểu là một hành động có ý thức của chủ thể (có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người) có mối liên quan tương tác hoặc định hướng vào những hoạt động của người khác, nhóm xã hội khác... Một hành động xã hội luôn biểu lộ hai đặc tính cơ bản đó là tính hợp lý về mục đích (bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chủ quan của chủ thể) và tính hợp lý về giá trị (bị chi phối bởi những yếu tố khách quan đó là các chuẩn mực dựa trên một giá trị xã hội nào đó...) [24]. Trong tập luyện TDTT cũng vậy, mỗi cá nhân khi thực hiện hành động này trước hết đều ý thức rất rõ lợi ích của nó đối với bản thân mình, đồng thời họ cũng nhận biết được sự mong muốn trông đợi của xã hội đối với họ và họ cũng cần phải có sự trợ giúp từ bên ngoài của các cá nhân, các nhóm xã hội khác... Vì thế mà sự liên kết xã hội là một điều kiện không thể thiếu được trong hoạt động tăng cường thể lực [6]. TDTT là một thiết chế xã hội, là một hệ thống các quan hệ xã hội ổn định tạo nên một khuôn mẫu xã hội, được xã hội thừa nhận, vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội đó là tăng cường sức khỏe thông qua tập luyện TDTT cho con người. Cũng như mọi thiết chế xã hội khác, thiết chế TDTT không phải là bất biến, nó luôn biến đổi để thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội, đồng thời thiết chế TDTT luôn phụ thuộc vào các thiết chế xã hội khác như: kinh tế, chính trị, giáo dục... Khi thiết chế kinh tế đã chuyển đổi từ tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN thì thiết chế TDTT cũng phải chuyển đổi, công tác tăng cường thể lực cho người dân từ chỗ được coi là nhiệm vụ riêng của ngành TDTT nay phải chuyển thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội và của mỗi người dân. Muốn giải quyết một cách triệt để và bền vững các vấn đề xã hội hóa TDTT cần thiết phải áp dụng một loạt các biện pháp, giải pháp kinh tế, xã hội đồng bộ như phát huy vai trò giáo dục tập thể, các biện pháp khuyến khích về kinh tế, các quy chế chính trị, pháp luật...Đồng thời phải tạo dựng tiềm năng cho quần chúng bằng cách nâng cao nhận thức, hình thành và duy trì kỹ năng hoạt động tập thể, tạo điều kiện để họ có thể tự tạo lập, bảo vệ và nâng cao thể lực cá nhân, cộng đồng, đóng góp nỗ lực để giải quyết các vấn đề hưởng thụ TDTT nhờ đó mà tăng thêm phúc lợi xã hội, đem lại lợi ích cho cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội [6], [7]. 1.1.2.2. Cơ sở pháp lý vềxã hội hóa thể dục thể thao Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT là vận động và tổ chức sưtham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục y tế, văn hóa, TDTT trong sự phát triển vật chất và tinh thần của nhân dân (Nghị định của Chính phủ số 73/1999/NĐ-CP). Trong những năm qua, Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động xã hội hóa TDTT như: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 về hướng dẫn nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường,...[4], [5], [15], [16], [17], [18], [19], [21],[43]. Xã hội hóa TDTT trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có kèm theo cơ chế, chính sách thích hợp là một vấn đề đặt ra, mặc dù được kế thừa thành quả xã hội hóa, từ thời kỳ kinh tế hành chính bao cấp và được dựa trên nền tảng tư tưởng đường lối vận động toàn quần chúng đấu tranh cách mạng của Đảng. Do vậy, các khái niệm về xã hội hóa thể dục thể thao cũng khá phong phú. Chúng ta thấy nhiều nước trên thế giới hiểu về xã hội hóa thể dục thể thao là một bộ phận xã hội hóa con người. Các nước ngày càng thừa nhận xã hội hóa TDTT là nội dung quan trọng để tiến hành xã hội hóa con người, giúp con người trở thành thành viên của xã hội và luôn gắn bó với xã hội. Cũng có thể hiểu đó là khái niệm tổng quát mang tính chất lý luận theo xu thế phát triển chung của thế giới. Ở Việt Nam, khái niệm xã hội hóa TDTT được cụ thể hóa hơn. Trong nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999, khái niệm xã hội hóa là vận động và tổ chức sự nghiệp nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của người dân”. Từ khái niệm này, chúng ta nhận thấy xã hội hóa thể dục thể thao có hai hàm ý lớn cần quán triệt: 1.Nâng cao sức hưởng thụ của nhân dân đối với thể dục thể thao một cách bình đẳng. 2. Vận động và tổ chức sự đóng góp của nhân dân, của xã hội để thể dục thể thao phát triển lành mạnh. Từ hai nội dung của khái niệm xã hội hóa thể dục thể thao cho thấy, Chính phủ muốn khuyến khích thành lập các cơ sở ngoài công lập (bán công, dân lập, tư nhân) làm dịch vụ thể dục thể thao thông qua các điều khoảng quy định về cơ sở vật chất, đất đai, về thuế, phí, về tính dụng, về bảo hiểm, về khen thưởng và phong tặng danh hiệu; Đồng thời Chính phủ ban hành các điều về quản lý Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực nêu trên. Sự tiến bộ trong nghị định này thể hiện: Thừa nhận sản phẩm dịch vụ công lập bình đẳng với sản phẩm dịch vụ ngoài công lập. Hình thành một loạt chính sách ưu đãi ở mức độ hợp lý đối với các cơ sở ngoài công lập. Đảm bảo sự bình đẳng về yếu tố tinh thần cho cơ sở ngoài công lập (khen thưởng, bảo hiểm). Xã hội hóa TDTT có cơ sở pháp lý thể hiện trong Hiến pháp, luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, nghị định của Chính phủ, các thông tư liên bộ giữa Ủy ban thể dục thể thao trước đây nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và một số ngành, đoàn thể xã hội. Trong các văn bản pháp quy này đều xác định rõ vị trí của thể dục thể thao trong xã hội, trách nhiệm của xã hội, người dân tham gia TDTT, góp phần làm TDTT phát triển mạnh, đúng hướng. Xã hội hóa TDTT còn có cơ sở khoa học, đặc biệt là tâm lý xã hội học. Trước tiên, TDTT được các nước thừa nhận, có tác dụng quan trọng góp phần xã hội hóa con người. Thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu hoạt động, nhu cầu văn hóa tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người. Chính vì vậy, con người đến với thể dục thể thao, tham gia hoạt động hoặc thưởng thức nghệ thuật TDTT. Cũng chính vì đáp ứng nhu cầu của con người, nhiều người góp công, góp của để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho TDTT và sử dụng những cơ sở này để hoạt động dịch vụ, kinh doanh. Các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh không ngừng tác động đối với thể dục thể thao. Ngày này, muốn phát triển TDTT theo hướng xã hội hóa trong nền kinh tế thị trường cần đảm bảo các quy luật gắn với khoa học công nghệ và nghiên cứu ứng dụng thực tiễn. Khi thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chúng ta cần giữ vững các nguyên tắc thể hiện quan điểm thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa như sau: 1.Tăng chất lượng các hoạt động TDTT, phục vụ rộng rãi cho người tập, người xem thi đấu thể thao, đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền núi. 2.Nhà nước giữ vị trí chủ đạo, nòng cốt trong việc định hướng xây dựng kế hoạch chiến lược, lựa chọn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho thể thao thành tích cao và thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt là thể thao trường học. Trong một số năm trước mắt, Nhà nước giữ vai trò chính trong việc đầu tư cho đào tạo vận động viên trẻ và chuẩn bị lực lượng cho đội tuyển thể thao quốc gia. 3.Mở rộng nguồn đầu tư ngoài nguồn vốn Nhà nước cho việc phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.Nhà nước khuyến khích mở các dịch vụ thể thao nhưng trước mắt nên khuyến khích về hợp tác giao lưu và chuyển nhượng thể thao để không làm giảm giá trị xã hội của thể thao, giá trị nhân văn của thể dục thể thao. 4.Nhà nước đổi mới và tăng cường quản lý TDTT để thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và Chính phủ. 1.1.2.3. Cơ sở thực tiễn của xã hội hóa thể dục thể thao Chủ trương xã hội hóa không chỉ ra đời trên một cơ sở khoa học vững chắc mà nó xuất phát từ những cơ sở thực tiễn đa dạng và luôn luôn biến đổi, nó là kết quả của những quá trình xã hội cơ bản hiện đang diễn ra. Có thể thấy chủ trương xã hội hóa trên một số lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội có mối liên hệ mật thiết với sự tiến triển của hệ thống phúc lợi xã hội. Người ta sẽ không thể hiểu được sự biến đổi của hệ thống TDTT qua các thời kỳ nếu không đặt nó vào bối cảnh biến đổi phúc lợi xã hội và khu vực xã hội nói chung. Việt Nam đã trải qua ba mô hình phúc lợi xã hội sau: Phúc lợi xã hội truyền thống; Phúc lợi xã hội của nền kinh tế kế hoạch hóa XHCN; Phúc lợi xã hội của nền kinh thị trường định hướng XHCN [8],[36] Quá trình biến đổi này không dẫn đến sự thay thế nhau hoàn toàn mà thường mang tính chất quá độ mô hình ở giai đoạn trước được bảo lưu nhiều đặc điểm ở giai đoạn sau; dẫn đến một sự kết hợp pha trộn của cả ba giai đoạn trong thời kỳ hiện nay. Cách thức biến đổi qua từng thời kỳ của hệ thống xã hội phúc lợi nước ta bắt nguồn từ những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và nó đã giúp cho xã hội Việt Nam có thêm sức mạnh để trải qua nhiều biến cố khó khăn trong lịch sử như: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, bị cấm vận, chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội... Cũng chính sự biến đổi theo kiểu quá độ như trên cũng đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, thách thức lớn mà hệ thống phúc lợi xã hội nước ta hiện nay đang phải đương đầu... Một số đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của hệ thống phúc lợi xã hội hiện nay bao gồm: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đồng thời thu hút và phát huy sự tham gia của các thành phần xã hội, các lĩnh vực vào phúc lợi xã hội; thừa nhận và nâng cao vai trò của khu vực tư nhân; tăng cường vai trò của Nhà nước địa phương; đề cao vai trò của cá nhân gia đình; mở rộng bảo đảm xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế... Việc huy động sự tham gia của các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội vào hệ thống phúc lợi xã hội sẽ góp phần thiết thực giải quyết những khó khăn bức xúc đang đặt ra hiện nay do sự bất cân đối giữa mức độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển với những nhu cầu về phát triển xã hội ở nước ta. Trong bối cảnh nước ta là một nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa cao, sự bùng nổ dân số đã làm gia tăng nhanh hệ số tiêu dùng, làm giảm bớt hệ số tích lũy của nền kinh tế, làm cho nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế, phát triển xã hội trở nên hạn hẹp. Vì thế mà nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho sự phát triển trong lĩnh vực TDTT rất hạn hẹp Xã hội hóa TDTT nói chung và môn bóng đá nói riêng vì vậy đã trở thành một chủ trương có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần thiết thực giải quyết những khó khăn mà Nhà nước và xã hội đang phải đương đầu. Nhận xét:Trên cơ sở phân tích những cơ sở thực tiễn thì đối với công tác xã hội hóa TDTT nói chung và môn bóng đá nói riêng thì: Nhà nước cần tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp phát triển TDTT như: định hướng khuôn khổ chính sách và chiến lược, tiến hành các chương trình mục tiêu quốc gia, là nguồn cung cấp tài chính và nguồn lực chủ yếu, điều phối và kiểm soát các hoạt động có liên quan. Tăng cường vai trò của các cấp địa phương: phân cấp quản lý theo phương châm tăng quyền hạn và trách nhiệm cho địa phương. Địa phương tham gia nhiều hơn, cụ thể hơn vào quá trình triển khai, tổ chức thực hiện và có trách nhiệm huy động thêm nguồn lực cho các hoạt động TDTT. Vai trò của các cơ sở thể thao tư nhân đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ TDTT sẽ ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT là trách nhiệm của toàn xã hội từ cá nhân, gia đình, cộng đồng đến các tổ chức đoàn thể xã hội và Nhà nước. Mỗi người cần phải có sự đóng góp nhất định về tài chính một cách gián tiếp hoặc trực tiếp để trang trải cho các chi phí dịch vụ TDTT. Do vậy vấn đề thu phí cho các loại hình dịch vụ TDTT sẽ được quan tâm phát triển. Mỗi lực lượng xã hội đều tham gia một cách tự nguyện, tích cực, đông đảo là một tiền đề thực tiễn thuận lợi để tiếp tục triển khai chủ trương xã hội hóa TDTT nói chung và bóng đá nói riêng [25], [35], [45]. 1.1.2.4. Động cơ của việc xã hội hóa thể dục thể thao Trong kinh doanh thời nay, các nhà nghiên cứu kinh tế đã cho rằng chi phí tài chính để quảng bá thương hiệu là bộ phận cấu thành trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh chiếm tới 10-12%. Thậm chí trong một số ngành hàng chuyên dùng, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp con người, chi phí quảng cáo tăng tới 20-30%. Kết quả điều tra của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho biết: Tập đoàn sữa Vinamilk, nhờ công tác tiếp thị bài bản nên năm 2011- 2012 đã vượt qua các đối thủ chiếm lĩnh tới 40% thị trường sữa trong nước, chiến dịch đó tốn kém tới 902 tỷ đồng [10] Trong lĩnh vực thể thao, có nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp gắn bó trong việc tài trợ để quảng bá thương hiệu cho nhà sản xuất. Hãng NIKE chi 33 triệu euro/năm cho đội bóng Barcelona với hợp đồng 10 năm (2008-2018 ) và cho đội AC Milan 18 triệu euro/năm trong 11 năm (2013-2024). Còn Adidas tài trợ cho Real Madrid 38 triệu eur...những quyết định chung đối với mức độ tài trợ được tạo ra, chuyên viên marketing nên xem xét một cách cẩn thận sự chọn lựa của tài trợ trước khi tiến hành. Theo đó, cần chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng sự chọn lựa tài trợ, điều nhu cầu được xem xét trước khi tạo ra quyết định tài trợ như: Có 11 đặc điểm chung có thể ước định và hoạch định phụ thuộc vào tầm quan trọng đến sự tài trợ, đó là: (1) Sự cân nhắc ngân sách; (2) Các vấn đề quản lý sự kiện; (3) Vị trí/hình ảnh (vấn đề của sự phù hợp); (4) Thị trường mục tiêu (sự bao phủ truyền thông và các vấn đề khán giả trực tiếp); (5) Tiểu sử sơ lược các khán giả mở rộng; (6) Quan hệ cộng động (PR); (7) Các cơ hội quảng cáo, như bản quyền, dấu hiệu; (8) Sự cân nhắc cạnh tranh, cạnh tranh tập kích; (9) Tình trạng, mức độ và tính độc quyền của tài trợ; (10) Tài trợ luân phiên (đồng tài trợ, cung cấp hiện vật); và (11) Loại hình tài trợ (sự kiện, cuộc thi đấu, đội bóng) [12]. Sự đánh giá của tài trợ thể thao: Để đo được kết quả của tài trợ, nhà tài trợ nên đặt mục tiêu rõ ràng để làm việc hướng theo đó, để xác định được tài trợ là thành công hay không. Có 5 mục tiêu khác nhau để đo kết quả của việc tài trợ. Đó là: 1. Quảng cáo; 2. Sự thu hút; 3. Sự nhận thức/Kiến thức hiểu biết; 4. Thái độ; và 5. Hành vi. Các phương pháp được sử dụng hiện tại để đánh giá kết quả của tài trợ thể thao là: phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại hay gửi câu hỏi qua đường bưu điện. Có 5 phương pháp khác nhau để đo tính hiệu quả của tài trợ, bao gồm: 1. Sự kiểm tra định lượng sức ép; 2. Quảng cáo truyền hình; 3. SPINDEX; 4. Nghiên cứu thị trường (bao gồm phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư, sự khảo sát nhiều vấn đề, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm); 5. Khảo sát thái độ. Các phương pháp của sự đo lường hiệu quả tài trợ gồm: (1) Đo lường mức độ bao phủ của phương tiện truyền thông/quảng cáo đạt được; (2) Đo lường hiệu quả giao tiếp của sự liên quan tài trợ; (3) Đo lường hiệu quả của việc bán hàng của nhà tài trợ; (4) Đo lường phản hồi của khách hàng; (5) Phân tích lợi ích - chi phí. Hệ thống đánh giá dự kiến dựa trên 6 bước của của phương pháp quản lý tài trợ thể thao: (1) Xem lại sự liên kết các mục tiêu và kế hoạch marketing; (2) Nhận ra và ưu tiên hóa của các mục tiêu tài trợ thể thao chuyên biệt; (3) Nhận ra các tiêu chuẩn đánh giá và sự chuyển nhượng của sự cân nhắc dựa trên ưu tiên hóa từ bước 2; (4) Thử nghiệm và chọn lọc của các dự kiến tài trợ; (5) Sự thực hiện đầy đủ của tài trợ chọn lọc; (6) Đánh giá hiệu quả của tài trợ trong việc đạt được các mục tiêu quy định. Quản lý tài trợ thể thao: Sự phát triển ồ ạt và nhanh chóng của việc đầu tư vào tài trợ thể thao toàn cầu đã đặt ra bài toán cho các nhà tài trợ là làm thế nào để quản lý tài trợ được hiệu quả hơn. Do đó, để cung cấp sự hiểu biết cơ bản của khái niệm tài trợ cho người thực hiện và các nhà quản lý, có 6 bước để tiếp cận quản lý tài trợ: (1) Xem lại kế hoạch tài trợ marketing; (2) Đặt những mục tiêu tài trợ; (3) Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá; (4) Sự lựa chọn tài trợ; (5) Sự thực hiện tài trợ; (6) Đánh giá sau tài trợ [69]. Các nhà tài trợ cho giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Trong lịch sử V-League đã trải qua khá nhiều nhà tài trợ khác nhau và ít nhiều đều để lại những dấu ấn. Có thể kể ra những cái tên đáng chú ý nhất như Strata, Sting, Kinh Đô, Petro Vietnam Gas hay Eximbank Kể từ mùa giải 2000-2001, giải vô địch quốc gia V-League được gắn với tên và logo của nhà tài trợ chính và mở đầu là Công ty Tiếp thị thể thao Strata. Phía Strata đề nghị mua tên giải V-League không có ngực áo, cộng 12 biển quảng cáo trên sân với giá khoảng 400.000 USD và cả Cup quốc gia với giá 100.000 USD. Dù vậy sau hai mùa giải, Strata cũng không còn mặn mà với V-League và rút lui. Sau Strata, V-League 2002-2003 có tên là Sting V-League. Công ty nước giải khát Pepsi tài trợ tên giải và Công ty Cổ phần Kinh Đô là nhà tài trợ chính thức. "Sting" là tên gọi một sản phẩm mới của Pepsi, sắp được tung ra thị trường Việt Nam trong thời gian đó. Dù vậy mùa giải này tiền thưởng cũng bị cắt giảm khi đội vô địch chỉ nhận được khoản tiền thưởng chỉ bằng một nửa mùa trước là 500 triệu đồng. Cái tên Sting V-League cũng chỉ tồn tại sau một mùa giải và tới mùa giải 2003-2004, Kinh Đô V-League xuất hiện. Giá trị hợp đồng tài trợ mới không được tiết lộ. Nhưng theo một số nguồn tin, LĐBĐVN sẽ nhận được khoảng 9 tỷ đồng từ Kinh Đô trong mùa giải này. Dù vậy lời hứa từ Kinh Đô sẽ độc quyền tài trợ cho V-League trong 3 mùa không trở thành hiện thực khi ở những mùa giải tiếp theo, V-League gắn với cái tên Number One V-League và Eurowindow V-League. Sự xuất hiện của tổng Công ty khí thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giúp V-League có khoảng thời gian dài nhất gắn với tên nhà tài trợ. Tên giải đấu Petro Vietnam Gas V-League kéo dài 4 mùa giải và giúp cho giải đấu có nguồn tài chính ổn định. Đó cũng là một dấu ấn tốt đẹp trước khi Petro Vietnam Gas không còn xuất hiện và được thay thế bằng Eximbank. Từ trước tới nay, Eximbank được coi là đơn vị tài trợ chi nhiều nhất cho V-League. Đến mùa giải 2014, số tiền mà Eximbank tài trợ cho một mùa bóng của V-League đã lên tới hơn 40 tỷ đồng.. Mùa giải 2015, nhà tài trợ chính thức hiện tại cho giải đấu là Toyota. Danh sách các nhà trài trợ Từ năm 2000 - 2002: Công ty Strata Sport Marketing (Strata V-League) Năm 2003: Công ty PepsiCo (Sting V-League) Năm 2004: Kinh Đô (Kinh Đô V-League) Năm 2005: Công ty Tân Hiệp Phát (Number One V-League) Năm 2006: Công ty Eurowindow (Eurowindow V-League) Năm 2007- 2010: Tổng Công ty Khí Việt Nam - Petro Vietnam Gas (Petro Vietnam Gas V-League) Năm 2011- 2014: Ngân hàng Eximbank (Eximbank V.League 1) - Năm 2015 - 2016 : Công ty Toyota (Toyota V.League 1)[64], [65] 1.3. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục thể thao tại Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ và giải pháp chiến lược phát triển xã hội hóa đến năm 2020. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động TDTT, tăng cường hua động và tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức cá nhân tham gia đầu tư phát triển TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Quá trình triển khai thực hiện xã hội hóa thể dục thể thao hiện nay và những năm tiếp theo phải triệt để tận dụng các nhân tố , điều kiện thuận lợi, từng bước đạt tới mục tiêu của xã hội hóa thể dục thể thao; đồng thời phải tích cực nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm xây dựng các loại mô hình xã hội hóa thể dục thể thao phù hợp với đặc điểm xã hội và sự phát triển kinh tế của khu vực dân cư, của từng môn thể thao. Chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế thể dục thể thao Chủ trương xã hội hóa TDTT ngày càng gắn với kinh tế TDTT. Sự phát triển kinh tế dịch vụ TDTT vừa để thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT, vừa để tăng nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính cho TDTT, giúp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết tham gia WTO phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước ta, trong những nằm gần đây, TDTT đã thu được một số thành tựu đáng khích lệ: Về TDTT trường học, tính đến 2014, số trường học dạy TDTT nội khóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm trên 90% tổng số trường; số trường tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa chiếm trên dưới 50% đối với các trường ĐH, CĐ và THCN; riêng các trường phổ thông có tỷ lệ ngoại khóa thấp hơn. Về cơ sở vật chất hệ ĐH, CĐ, THCN, cả nước hiện có trên 300 nhà tập, trên 100 bể bơi, trên 1500 sân vận động và trên 15.000 sân tập ở hệ thống giáo dục đào tạo. Về TDTT quần chúng, tính đến năm 2014: số người tập TDTT thường xuyên chiếm khoảng trên dưới 25% dân số, nhưng nếu tính số người tiêu dùng TDTT thì chiếm khoảng 45% tổng số gia đình. Trong cả nước có 63 tỉnh thành đã xây dựng các câu lạc bộ TDTT cơ sở, nhà văn hóa thể thao, trung tâm văn hóa thể thao ở cấp xã, phường, thị trấn. Về thể thao thành tích cao (TTTTC) đến năm 2014: có khoảng 25.000 vận động viên các môn, tổ chức khoảng trên 150 giải đấu thể thao quốc gia và 30-50 giải đấu thể thao quốc tế mỗi năm; thể thao thành tích cao, so với Châu Á đứng trong top 20, so với Đông Nam Á đứng thứ 1-3. Tính đến nay, chủ trương xã hội hóa TDTT thực hiện với môn bóng đá ở tỉnh Nghệ An, được coi là thành tựu nổi bật trong cả nước. Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa đêt phát triển bóng đá đối với trẻ em từ 3-10 tuổi của Nghệ An đã thực hiện thành công (Nguyễn Hoàng Thụ, Dương Nghiệp Chí, Phạm Ngọc Viễn), “Luận án tiến sĩ giáo dục học của NCS Nguyễn Hoàng Thụ” năm 2009. Dưới đây xin giới thiệu sơ bộ kết quả nghiên cứu này để làm dẫn chứng thực tiễn về thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT ở nước ta. Thông qua phát triển thể dục thể thao và tổ chức các đại hội thể dục thể thao, các giải thể thao sẽ ảnh hưởng tích cực tới kinh tế xã hội. Chức năng kinh tế của thể dục thể thao được thể hiện ở các mặt sau: -Thông qua tính toán dân số và tính phổ cập rộng rãi của thể dục thể thao, liên hệ thúc đẩy sự hiểu biết của các giới kinh tế trong và ngoài nước đối với một nước hoặc một khu vực nào đó, từ đó thúc đẩy đầu tư khai thác. -Thông qua ảnh hưởng rộng rãi của phong trào thể dục thể thao mà tiến hành tuyên truyền, quảng cáo hàng hóa, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao chất lượng và uy tín của hàng hóa. -Thông qua ảnh hưởng kích thích, cạnh tranh của thi đấu thể thao dấy lên tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc, động viên và kích thích tính tích cực của truyền thống dân tộc, gây ảnh hưởng dân tộc kinh tế. -Nhà nước thông qua tổ chức đại hội thể thao cỡ lơn, có thể thu nhập qua bán vé, chuyển giao quyền phát thanh truyền hình, dẫn dắt sự phát triển hàng hóa thể thao, ngành du lịch bưu chính viễn thông và từng bước nghiên cứu phát triển các môn thể thao giải trí. -Thể dục thể thao góp phần tăng thể lục cho người lao động, đảm bảo hiệu quả cao của lực lượng sản xuất; góp phần cải thiện quan hệ giữa người và người, tăng khả năng giao tiếp giữa con người, gián tiếp cải thiện quan hệ sản xuất. - Đầu tư thể thao Là chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của nhà nước hoặc xã hội. Đầu tư thể dục thể thao là cơ sở vật chất để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao để thích ứng với nhu cầu xã hội hóa, quốc tế hóa thể thao hiện nay gắn liền với kinh tế thị trường. Nhà nước cần thay đổi cục bộ đơn thuần chỉ có nhà nước đầu tư cho thể dục thể thao (Nhà nước bao cấp toàn phần cho thể dục thể thao), các chủ thể cần xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp phát triển thể dục thể thao theo hướng đã dạng, có thể có chi phí sự nghiệp do dự toán ngân sách nhà nước cấp, cũng có thể do các tập đoàn xã hội, công ty xí nghiệp, khai thác tận dụng tiền vốn nước ngoài và tiền vốn ngân hàng cho vay để phát triển thể dục thể thao. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đầu tư thể thao phải hướng về xã hội, dựa vào xã hội, tận dụng triệt để nguồn lực của xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực), để tổ chức hoạt động thể dục thể thao, luôn cải tiến các hình thức, nội dung, phương pháp nhằm khai thác hiệu quả như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, xổ số thể thao, hội ngân quỹ thể thao nghiệp dư, tiếp thị quảng cáo thể thao Trong điều kiện kinh tế thị trường, phong trào thể dục thể thao phải thích nghi, thích ứng với nhu cầu vận hành của cơ chế kinh tế thị trường quy hoạch hợp lý, chỉ đạo chính xác, đầu tư có trọng điểm làm cho thể dục thể thao phát triển mạnh, nhanh và bền vững. Dịch vụ và thể thao: là loại hàng tiêu dùng phi vật chất mà các đơn vị ngành nghề thể thao và cán bộ nhân viên, nhân sự thể thao cung cấp. Nó tồn tại dưới hình thức dịch vụ thể thao và hoạt động vui chơi giải trí có giá trị sử dụng đặc biệt có thể thỏa mãn nhu cầu sức khỏe nâng cao thể lực, thẫm mỹ và làm phong phú sinh hoạt văn hóa tinh thần cho mọi người. Dịch vụ lao động thể thao là một ngành dịch vụ lao động quan trọng thuộc sản nghiệp thứ ba. Hàng hóa dịch vụ của nó có tính chất chung của dịch vụ lao động thông thường, lại có đặc tính tiêu dùng văn hóa và xây dựng văn minh tinh thần. Dịch vụ thể thao có thể kinh doanh theo nguyên tắc hàng hóa và hình thành thị trường trao đổi dịch vụ thể thao hữu hình hoặc vô hình. Dịch vụ thể thao gồm nhiều loại như: dạy kỹ năng, kỹ xảo thể thao, chữa bệnh thể thao, mở các câu lạc bô thể thao thu tiền người tập, thu tiền thi đấu biểu diễn thể thao, du lịch vui chơi thể thao, ra sức phát triển cung cấp dịch vụ thể thao thỏa mãn nhu cầu văn hóa thể dục thể thao ngày càng tăng của người lao động, có lợi cho sự phát triển thể dục thể thao XHCN và tăng cường tích lũy vốn cho ngành thể dục thể thao. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp (nhà nghề) Là thực thể kinh tế thể thao trong điều kiện kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, là tổ chức thể thao doanh lợi có số lượng vận động viên chuyên nghiệp (nhà nghề) nhất định tham gia kinh doanh thương nghiệp thể thao. Với tư cách là thực thể kinh tế xã hội xây dựng thể thao, độc lập hạch toán, tự chịu lỗ lãi trong lĩnh vực thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp (nhà nghề) có thể do doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân nào đó đầu tư xây dựng. Cũng có thể thành lập thực thể chế độ cổ phần phát hành cổ phiếu cho xã hội và thi hành chế độ đồng chủ tịch. Điều kiện thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp (nhà nghề) bao gồm: +Trình độ thể thao, kỹ thuật thể thao truyền thống, tính đối khàng thể thao mạnh. +Trình độ phát triển kinh tế khá cao, sự chi phí cho thể thao của mọi người đã đạt đến giai đoạn và quy mô nhất định. Câu lạc bộ thể thao tổng hợp, liên doanh nhiều môn thể thao và CLBkinh doanh một số môn thể thao là các hình thức CLB thể thao chuyên nghiệp [38]. Chức năng, nhiệm vụ phát triển xã hội của thể dục thể thao Là ảnh hưởng tích cực đối với xã hội thông qua phát triển phong trào thể dục thể thao và tổ chức các loại đại hội thể thao. Tác dụng xã hội của thể dục thể thao biểu hiện ở các mặt sau đây: -Nâng cao bản sắc dân tộc và làm cho sức khỏe của dân tộc phát triển theo hướng lành mạnh. -Hình thành tinh thần đoàn kết và tâm lý cạnh tranh lành mạnh, xây dựng tinh thần cầu tiến, phẩm chất ý chí đạo đức được nâng lên. -Bồi dưỡng ý thức thẫm mỹ, nâng cao vị trí vai trò của con người trong xã hội, rèn luyện nhân cách và các đức tính tốt đẹp của con người. Bồi dưỡng con người mới phát triển toàn diện. -Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, có lợi cho việc xây dựng nên văn minh tinh thần cùng với việc xây dựng văn minh vật chất [6] 1.4. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam Trước tiên cần khẳng định, từ khi có giải bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam, tức từ khi hình thành các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam tới nay, chưa có một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp hòa vốn hoặc có lãi (tức là câu lạc bộ chuyên nghiệp do “công ty mẹ” xuất vốn nuôi mà chưa thu lại được số tiền hòa vốn hoặc có lãi). Các nguồn thu của câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp chỉ nhờ giải bóng đá chuyên nghiệp để bán vé vào cửa (với giá rẻ); được một phần bản quyền truyền hình (cũng với giá rẻ); quảng cáo trên trang phục và chuyển nhượng cầu thủ cũng đều với giá rẻ. Nói tóm lại các công ty mẹ tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp (cũng đều gọi là doanh nghiệp) đều bị lỗ nặng, nếu chỉ trông vào tiền kinh doanh của câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, hay gọi là xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng vì sao các doanh nghiệp vẫn bỏ ra trung bình hàng năm 30 – 40 tỷ đồng để nuôi mỗi đội bóng chuyên nghiệp? Bởi vì các doanh nghiệp tài trợ cho đội bóng đá chuyên nghiệp của mỗi địa phương đã tạo cớ để địa phương tìm cách giúp đỡ doanh nghiệp tài trợ thu hồi vốn và thông thường có lãi bằng nhiều cách. Ngoài ra, các doanh nghiệp vào được quảng bá thương hiệu của mình trên toàn quốc mà không tốn quá nhiều kinh phí. Doanh nghiệp tài trợ là số tiền tài trợ thuộc kinh phí của xã hội, không thuộc ngân sách Nhà nước. Nhà nước có cớ để tạo cho doanh nghiệp kinh doanh bằng mọi cách có lãi, chính là xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta. Đây được hiểu là huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động bóng đá chuyên nghiệp, vì các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp mới tập kinh doanh, thu được số tiền rất ít. Vấn đề cơ bản ai cũng thấy rõ là địa phương có đội bóng chuyên nghiệp được quảng bá thương hiệu, người dân của mỗi địa phương được hài lòng. Cho nên các địa phương đều có trách nhiệm giúp các doanh nghiệp tài trợ cho đội bóng làm ăn có lãi một cách hợp pháp, để các bên đều có lợi. Còn đội tuyển quốc gia tập huấn hoặc ra nước ngoài thi đấu bóng đá đều được Tổng cục TDTT cấp tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nói tóm lại, với góc độ dùng nguồn tiền từ xã hội thay thế dần nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước chi cho bóng đá chuyên nghiệp mới chỉ đạt được bước đầu rất không đáng kể ở Việt Nam. Đây cũng chính là hiệu quả bước đầu của xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Ta cũng cần xem xét công bằng, kinh doanh bóng đá nhà nghề ở Trung Quốc có vẻ lớn hơn ta, nhưng cho tới nay mới chỉ có 1 câu lạc bộ bóng đá nhà nghề ở Trung Quốc đang kinh doanh có lãi, gần 20 câu lạc bộ nhà nghề còn lại đều kinh doanh thua lỗ. Họ tồn tại nhờ Nhà nước Trung Quốc từ trung ương tới địa phương đều tìm cách “hợp pháp hóa” các khoản chi cho câu lạc bộ bóng đá nhà nghề của họ. Xem vậy, xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp của nước ta, còn cần thời gian rất dài nữa để đạt hiệu quả cao. Mà trước tiên, Nhà nước phải tạo chính sách để câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có tài sản, tức được là chủ sở hữu sân thi đấu (có thể Nhà nước cho câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp thuê sân thi đấu, nhà đất với giá rất rẻ gần như cho không trong vòng 50 năm). Từ chuyên nghiệp hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp đến nhà nghề hóa bóng đá Việt Nam là một quá trình rất khó khăn và rất tế nhị, phải cân đối lợi ích giữa các nhà quản lý Nhà nước từng địa phương, các doanh nghiệp tài trợ, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp. Đứng về góc độ Nhà nước trung ương, cũng phải tìm cách hỗ trợ các công ty tài trợ cho giải đấu bóng đá chuyên nghiệp hàng năm. Đây là vấn đề ngày càng khó khăn nhằm thu hút người tài trợ cho giải đấu. Nhưng gần đây vẫn tháo gỡ được để nhận tiền tài trợ của công ty Toyota (khoảng 20 tỷ đồng/năm) và một số công ty khác như Honda, Panasonic, Nikon, JCB, Ajinomoto, Yahoo Các nhà tài trợ được quảng cáo thương hiệu và được nhận một số quyền lợi khác rất tế nhị, khó công bố. Sau khi so sánh kinh doanh của các câu lạc bộ nhà nghề nước ngoài với xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam, ta thấy hiệu quả kinh tế của xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam mới đạt được hiệu quả bước đầu, hiệu quả còn rất nhỏ. Chính vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao về kinh tế, ta nên từng bước kết hợp giữa xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp với các phương thức kinh doanh của bóng đá nhà nghề. Muốn vậy, trước tiên các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam phải có tài sản do mình làm chủ sở hữu [49], [50] 1.5. Kinh nghiệm phát triển bóng đá chuyên nghiệp của Anh và Nhật Bản - bài học rút ra cho bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam 1.5.1. Bóng đá chuyên nghiệp tại nước Anh [51] 1.5.1.1. Tạo nguồn tài chính của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệptại nước Anh Những nguyên tắc đầu tiên để tạo nguồn tài chính của các CLBchuyên nghiệp ở nước ngoài là hợp lý hóa kết cấu cơ bản tạo nguồn tài chính. Bởi nguồn thu rất lớn chủ yếu dựa vào các nguồn nội lực, nhưng nguồn chi cũng rất lớn. Theo công ty “Báo cáo tài chính bóng đá năm 2015 các khoản thu của các CLB tại giải bóng đá ngoại hạng Anh - Premier League đã tăng 3% lên 3,3 tỷ bảng Anh trong mùa giải 2014 - 2015, một kỷ lục mới tiếp tục một chuỗităng trưởng hàng năm từ nguồn thu của các CLB. Các phương thức tạo nguồn tài chính chủ yếu của CLB bóng đá tại nước Anh thường bao gồm: + Vay vốn của tập đoàn ngân hàng (còn gọi là vay vốn Syndicated loan), là một số ngân hàng hợp thành tập đoàn ngân hàng cho vay lấy lãi. Đối với CLB bóng đá chuyên nghiệp, thường được tập đoàn ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi, vì số tiền vay nhỏ có kèm theo quảng cáo, không như cho một quốc gia nào đó vay. + Tạo nguồn tài chính từ thị trường chứng khoán: Khoảng từ năm 90 của thế kỷ trước, nhiều CLB bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu bắt đầu tìm nguồn tài chính chủ yếu nhờ lên sàn chứng khoán. Nhưng những năm gần đây, nguồn này hạn chế do giá chuyển nhượng cầu thủ tăng cao khiến CLB phải có nhiều vốn kinh doanh, trong tình trạng giá bán vé, thu tài trợ và giá thu truyền hình tăng chậm. Tiền tài trợ của Liên đoàn bóng đá thế giới vào năm 2002 để tổ chức giải cúp thế giới tại Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ lên sàn chứng khoán trong năm 2001. + Nguồn vốn tín dụng thương mại: Đây là chỉ quan hệ thế chấp, vay mượn có kỳ hạn trong giao dịch thương mại được các câu lạc bộ thể thao nhà nghề sử dụng làm một nguồn vốn. Đây là phương thức tạo nguồn vốn tương đối lý tưởng vì hầu hết các CLB bóng đá đều có tài sản cố định. Các CLB bóng đá chuyên nghiệp dễ sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại, ít bị các điều kiện hạn chế. Trong năm 2003 câu lạc bộ MU mua cầu thủ mất 7,5 triệu EU, được sử dụng trong số tiền vay tín dụng định kỳ 4 năm là 27,5 triệu EU. + Tạo nguồn vốn nhờ thế chấp cầu thủ: Vốn thế chấp cầu thủ là chỉ giá trị của cầu thủ được thế chấp qua ngân hàng, trên cơ sở ngân hàng định giá cầu thủ, tiền được đưa cho CLB mua bán cầu thủ hoặc ngân hàng trực tiếp chi tiền mua bán cầu thủ. + Tạo nguồn tài chính bằng phát hành cổ phiếu: Đây là phương thức thường dùng của nhiều CLB bóng đá chuyên nghiệp của Anh. Ngay từ năm 1898 có CLB bóng đá chuyên nghiệp Anh đã phát hành 8000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu giá 1 bảng Anh. Trong năm 1999 có CLB bóng đá chuyên nghiệp Anh phát hành cổ phiếu ngày 1 tháng 3 tới ngày 15 tháng 9 lãi gấp 47,5 lần. Ngoài các khoảng thu nhập trên, mức thu nhập của các CLB tại giải bóng đá ngoại hạng Anh - Premier League được bổ sung thông qua UEFAphân phối và cung cấp bằng việc tham gia các giải thi đấu do họ tổ chức như: Champions League, Europa League,...để nâng cao sức hấp dẫn của các giải đấu để các nhà tài trợ. Thực tế cho thấy các CLB kiếm được nhiều tiền nhất theo hình thức này đặc biệt là các CLB đứng đầu mùa giải. 1.5.1.2. Truyền thông với quyền sở hữu, vốn đầu tư và thị trường cổ phiếu bóng đá chuyên nghiệp tại nước Anh Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, việc bầu bán và những hoạt động khác tại CLB vẫn nằm trong tay Chủ tịch và Hội đồng quản trị của CLB. Trong thời gian chiến tranh, vai trò của người quản lý kinh tế đội bóng đá chuyên nghiệp (còn gọi là giám đốc) mới đượchình thành. Walvin (1994) cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của nền bóng đá nhà nghề trong thế kỷ 20 đã làm cho vai trò của những thành viên trong HĐQT chuyển dần sang cho giám đốc đội bóng. Sau đó, vào tháng 10 năm 1983, việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSE) của Arsenal là một bước phát triển có tính đột phá. Việc phát hành cổ phiếu đã thu về được 3 triệu 300 ngàn bảng Anh. Đây là một con số rất ấn tượng vào thời điểm lúc đó. Nhưng liên tiếp những năm sau đó Arsenal vẫn là CLB có số lượng cổ phiếu phát hành lớn gấp 4 lần các CLB trong LSE. Đến tận năm 1990, Arsenal mới bắt đầu thành lập các công ty con, bước vào thử nghiệm trên các lĩnh vực kinh doanh khác, mới làm cho giá cổ phiếu giảm thấp hơn so với 7 năm trước đó. Những CLB khác về sau cũng đua nhau theo mô hình này. Tháng 10 năm 1989 CLB Miwall cũng thu hút được 4,8 triệu bảng, còn tháng 6 năm 1991, Manchester United (MU) thu được 6,7 triệu bảng. Tuy nhiên, những thành công bước đầu đó vẫn chưa thật sự làm ngưòi ta hài lòng. Trong vòng 2 năm ngắn ngủi, cổ phiếu của Miwall chỉ giao dịch được khoảng 1/10 sô" lượng hiện có. Tháng 5 năm 1989 CLB Miwall xuống hạng và các giao dịch ngày một thưa đi, các nhà đầu tư không còn mặn mà, và cuối cùng, giao dịch đã bị ngưng trệ. cổ phiếu của MU trong tháng 6 năm 1991 cũng chỉ bán ra bằng 50% giá trị của nó, trong 18 ngày giao dịch liên tiếp sau đó luôn thấp hơn giá bán ban đầu. Kể từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các CLB bắt đầu thử nghiệm các hình thức khác để thu hút nguồn vốn. Vào thời điểm đó, gây nhiều tranh cãi nhất là việc phát hành “cổ phiếu Haboli” của CLB Aston Villa, nó chỉ nhằm vào những người ủng hộ CLB. Chỉ cần đầu tư 1500 bảng hoặc 1100 bảng, CLB sẽ đảm bảo cho họ một suất đặc biệt xem bóng đá cả mùa (Campbell and Shields, 1993). Những CLB khác cũng đã phát hành loại cổ phiếu tương tự như vậy nhưng mức độ thành công cũng khác nhau. Năm 1991, Chelsea phát hành cổ phiếu Chelsea, nhưng đã dẫn đến một cuộc bạo động rất lớn của các fan hâm mộ. Đến năm 1992, CLB đành phải thừa nhận sự thất bại của việc thử nghiệm này. Trong 5 mùa giải từ 1993 đến 1997, hợp đồng đầu tiên về phát sóng truyền hình giữa BSkyB và Premier đã trỏ thành một nguồn thu nhập khổng lồ từ truyền hình của bóng đá. Nhưng khi hợp đồng vừa mới được thực hiện, mọi người mới phát hiện ra tiềm năng kiếm tiền từ truyền hình trong tương lai còn lớn hơn thế rất nhiều. Những tính toán lạc quan về sự tăng thu nhập trong tương lai đã làm cho cổ phiếu MU và Arsenal tăng mạnh. Đến tháng 12/1996, sự tăng trưởng trong 18 tháng lần lượtlà 33,6% và 36,8%. Sự việc đó làm cho 15 CLBkhác cũng phát hành cổ phiếu, và tất cả những cổ phiếu phát hành đều được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9/1995 đến tháng 10/1997. Chi phí kiến thiết sân vận động, lương cầu thủ tăng cao, phí chuyển nhượng nâng lên đã buộc các CLB phải đi tìm những nguồn tư bản khác. Phương pháp phát hành cổ phiếu được miêu tả khá đơn giản. Đa phần các CLB đều lên sàn với danh sách chính thức giao dịch cổ phiếu, còn một số thông qua AIM (thị trường lựa chọn đầu tư). Danh sách chính thức bao gồm hầu hết các công ty của Anh, còn ở AIM chủ yếu là những công ty nhỏ, mói thành lập hoặc mới phát triển. Hai hình thức trên đều phải chịu sự sắp đặt của sở giao dịch cổ phiếu, nhưng tiêu chuẩn tiếp nhận vào danh sách chính thức nghiêm ngặt hơn. Những công ty mối lên sàn giao dịch có rất nhiều cách tiến hành. Khi phát giá bán, cổ phiếu được thông qua trung tâm phát hành để bán tới công chúng. Sau đó trung tâm phát hành sẽ trực tiếp đưa cổ phiếu đến khách hàng. Nếu cổ phiếu của công ty chưa lên sàn đã đáp ứng được những quy định của thị trường giao dịch thì công ty đó liền được lên sàn mà không phải phát hành cổ phiếu mới. Hiển nhiên, con số 50,4 triệu bảng mà Newcaster thu về sau khi lên sàn vào tháng 4.1997 là rất hiếm. Newcaster đã biết tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn để thu lợi về cho mình. Điều quan trọng là không thể quá đề cao vai trò của việc lên sàn giao dịch mà thay đổi được kết cấu tài chính và quyền sở hữu bóng đá chuyên nghiệp Anh. Theo quan điểm của Morrow (1999) thì đến tháng 12.1997, cổ phần nắm giữ của 3 CLB lên sàn (MƯ, Leed United, Arsenal) đã nhiều hơn 40% cơ cấu tài chính của họ. Đồng thời, rất nhiều CLB tư nhân cũng được lợi từ cổ phiếu phổ thông và những khoản cho vay dài hạn. CLB Chelsea cũng đã thu hút được một khoản 73,2 triệu bảng khi phát hành “cổ phiếu châu Âu” năm 1998 (Detoitte and Touche, 1998). Tuy nhiên, một trong những hệ quả của nó là đã làm giảm khả năng dựa dẫm vào các khoản vay ngân hàng của các CLB. Theo tính toán của Detoitte and Touche, trong số 26,2 triệu bảng mà các CLB thu được qua phát hành cổ phiếu thì đã bị trừ đi 13,2 triệu bảng từ các khoản vay ngân hàng. Bắt đầu từ năm 1998, giá cổ phiếu ngày càng biến động khó lường, tuy nhiên 3 nó vẫn được quyết định bởi mối quan hệ giữa bóng đá và các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là với truyền hình. Tháng 9.1998, khi hợp đồng giữa MU và BSkyB được công bố, giá cổ phiếu của CLB đã tăng đột ngột 25%. Tuy nhiên trong tương lai, thật khó để tái hiện lại những hình ảnh rực rỡ của những năm trước đó.Morrow (1999) đã nhận ra rất nhiều đặc điểm về kết cấu tài chính điển hình của các CLB bóng đá Anh. Theo quan niệm truyền thông, CLB được coi như một công ty tư nhân nhỏ. Tiền vốn không đủ nhưng rất ít khi được bổ sung từ nguồn lợi nhuận vốn có. Thiếu vốn (cổ phiếu phổ thông chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số vốn) dường như là do những người sở hữu CLB không chịu coi việc phát hành cổ phiếu phổ thông như một thủ đoạn để huy động tiền vốn, bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của họ. Trong nhiều trường hợp, cổ đông chủ yếu và người sở hữu CLB sẽ cung cấp một lượng vốn lớn dài hạn thông qua tài khoản cá nhân. Nói một cách nghiêm túc, điều này khắc hẳn với việc phát hành cổ phiếu phổ thông, nhưng trên thực tế sự khác biệt này là rất nhỏ. Đối với những CLB nhỏ, dù là dài hạn hay ngắn hạn thì tài khoản từ ngân hàng vẫn là nguồn tài chính chủ yếu. Đối với việc bán vé thì những nhà điều hành thể thao Anh đã soạn thảo những sơ đồ trong tikketing như sau: Gần một nửa số vé do cổ động viên mua trực tiếp trước khi thi đấu (2-3 ngày trước sự kiện thể thao hay vào ngày khai mạc). Gần 40% khán giả sắp xếp để sở hữu những thẻ sử dụng dài hạn theo mùa trước ngày khai mạc các giải vài tháng. Chính sách giá cả được sử dụng trong việc bán thẻ dài hạn là ở trong quá trình tăng lên từ từ theo mức độ gần đến mùa thi đấu. Những thẻ đã được mua từ trước có quyền lựa chọn cổng vào và chỗ ngồi trên khán đài. Tính toán giá trị giảm giá từ 8-10%, còn những thẻ do các cổ động viên sở hữu rất tích cực và những câu lạc bộ thể thao thu được vào sự bố trí của mình việc trả tiền tạm ứng tương đối và việc xếp đầy hết chỗ có bảo hành các phần của khán đài. 1.5.2. Mô hình bóng đá chuyên nghiệp tại Nhật Bản [34] Ở Nhật Bản, giữa Hiệp hội bóng đá Nhật Bản và câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có Liên minh bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản.Trong đó các CLB bóng đá chuyên nghiệp tự tổ chức kinh doanh các khoản thu như: kinh phí của tổng công ty có câu lạc bộ, của địa phương, của xí nghiệp địa phương; vé xem thi đấu; chuyển nhượng cầu thủ; các khoản dịch vụ khác kèm theo thi đấu; phát hành cổ phiếu; lệ phí hội viên Các khoản thu khác trong mô hình này thông qua Liên minh bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản. Bảng 1.1:Tổng doanh thu củaLiên đoàn bóng đáNhật Bản năm 2009 Tổng doanh thu 200 triệu USD - Nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, khai thác thương quyền 194,44 triệu USD - Nguồn thu từ các tổ chức xã hội. Trong đó từ: 5,66...hành phải từng bước hội nhập với các giải bóng đá khu vực, giải bóng đá châu Á. Sự ra đời của công ty VPF là một bước đáng khích lệ ban đầu. Công ty VPF thay mặt LĐBĐVN điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp như ở Nhật và một số quốc gia châu Á khác. Từ đó, hệ thống thi đấu ổn định, phương thức tổ chức các giải quốc gia, thể thức thi đấu, lịch thi đấu được cải thiện một bước. Các trận đấu của giải ngày càng quyết liệt và cống hiến, cạnh tranh ngày càng cao, chất lượng chuyên môn được cải thiện. Cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài ngày càng nhận được nhiều đãi ngộ hơn. Tuy nhiên, công tác trọng tài vẫn còn nhiều bất cập; hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến điều hành tổ chức giải còn cần tiếp tục cải tiến; chất lượng một số trận thi đấu còn chưa được khán giả hài lòng; các dịch vụ kèm theo giải bóng đá chuyên nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa để tăng độ tiêu dùng trong bóng đá. Trình độ bóng đá cao sẽ tăng sức hưởng thụ của nhân dân, tăng số lượng người tập bóng đá quần chúng và tăng mức tiêu thụ trang phục, dụng cụ bóng đá. Đối với công tác tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá chuyên nghiệp Công tác tăng cường và nâng cao hiệu quả tài chính, nguồn vốn cho hoạt động của bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam mới đạt hiệu quả bước đầu, còn rất nhiều khiếm khuyết. Để làm rõ vấn đề này trong quá trình vận dụng cácgiải pháp vào thực tiễn cần so sánh kinh doanh dịch vụ bóng đá nhà nghề của các nước công nghiệp với xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam để tăng nguồn tài chính của xã hội và giảm bớt nguồn tài chính của Nhà nước chi cho bóng đá chuyên nghiệp. Nói đến kinh doanh dịch vụ, trước tiên phải nói đến tài sản của chủ thể kinh doanh. Chẳng hạn, ta muốn kinh doanh mở cửa hiệu buôn bán quần áo, chủ thể kinh doanh phải có tài sản, tức là phải có cửa hàng, nếu không có cửa hàng thì chủ thể kinh doanh phải thuê địa điểm làm cửa hàng. Địa điểm làm cửa hàng được coi là tài sản của chủ thể kinh doanh. Cũng như vậy, các CLB bóng đá chuyên nghiệp muốn làm chủ thể kinh doanh thì phải có tài sản (sân thi đấu, sân tập, nơi nuôi dưỡng vận động viên, nơi đào tạo trẻ). CLB bóng đá nhà nghề của các nước công nghiệp đều có tài sản, được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Dẫn chứng các CLB bóng đá nhà nghề của Anh hơn 100 năm trước. Các thành phố có CLB bóng đá nhà nghề ở Anh ban hành chính sách bán rất rẻ hoặc cho không sân thi đấu cho CLB bóng đá nhà nghề của thành phố mình để kinh doanh có lãi, nộp thuế cho nhà nước, thành phố. Tài sản cố định là điều kiện bắt buộc đầu tiên, cũng là điều kiện đầu tiên của mọi nhà kinh doanh. Từ đó bắt đầu bóng đá Anh được từng bước nhà nghề hóa từ năm 1885. Tới năm 1898 có CLB bóng đá nhà nghề đã phát hành 8000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá 1 bảng Anh. Các CLB bóng đá nhà nghề từng bước học cách tích lũy vốn kinh doanh có lãi, bởi vì đã có tài sản thế chấp. Một số phương thức tích lũy vốn chủ yếu như: Giới chủ ứng tiền hoặc cổ đông ứng tiền Vay tiền nội bộ (như thế chấp vận động viên) Vốn từ tín dụng thương mại Vay vốn ngân hàng (vay có thế chấp ngắn hạn, trung hạn) Vốn từ hợp tác kinh doanh. Ví dụ: CLB Manchester United (Anh) vào năm 1997 vay vốn ngân hàng 16.585.000 USD, thu lợi tức 37,7% nhờ kinh doanh. Quản trị sự kiện thi đấu thể thao nhà nghề đã có hàng trăm năm nay. Kinh doanh thể dục thể thao thuộc phạm trù kinh tế ứng dụng trong thể dục thể thao. Quản trị sự kiện thi đấu thể thao nhà nghề chỉ là một trong những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thể thao như: dịch vụ tập luyện; sản xuất và kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thể thao; kinh doanh môi giới thể thao; kinh doanh sự kiện thể thao; tài trợ, quảng cáo Kinh doanh giải bóng đá nhà nghề Anh thu nhập đứng đầu thế giới. Năm 2004/2005 thu nhập mùa giải đạt 1,35 tỷ bảng Anh, nhờ bán bản quyền truyền hình và các sản phẩm thương mại. Dưới đây dẫn chứng thu nhập của một số CLB ngoại hạng Anh mùa giải 2008/2009 (vạn bảng Anh) Câu lạc bộ Giải ngoại hạng Anh Giải Châu Âu Cup Tổng cộng Man Utd 5230 3370 400 9000 Chelsea 4840 2770 510 8120 Arsenal 4220 2340 280 7340 Liverpool 5110 2040 80 7230 Newcatle 4540 0 410 4950 Man City 4070 370 20 4460 Các nguồn thu chủ yếu nhờ: Môi giới truyền thông Tài trợ thương mại Thu vé vào cửa Mô hình quản trị giải ngoại hạng Anh gồm: Cơ cấu tổ chức giải gồm Liên minh Giải ngoại hạng Anh Chế độ lên xuống hạng Chế độ chuyển nhượng cầu thủ Quảng cáo trên trang phục Qua thực trạng hoạt động về việc tăng cường và nâng cao nguồn vốn trong hoạt động của các CLB bóng đá tại Việt Nam so với các CLB tại các giải bóng đá chuyên nghiệp phát triển khác cho thấy bóng đá chuyên nghiệptại Việt Nam, mà cụ thể là các CLB còn rất nhiều việc phải làm ngoài việc áp dụng các giải pháp đã nêu để góp phần phát triển bóng đá chuyên nghiệp trong những năm tiếp theo và đặc biệt là về nguồn vốn và quản lý nguồn vốn trong hoạt động. Đối với công tác phát triển mối liên hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá chuyên nghiệp Công tác phát triển mối liên hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá chuyên nghiệp là một trong những hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoạt động của một CLB bóng đá chuyên nghiệp nói chung hay của các cấp quản lý có liên quan. Trong đó, ngoài việc áp dụng các giải pháp đã nêu như trên, cụ thể hơn cần chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu bóng đá chuyên nghiệp. Đối với quốc gia, quảng bá thương hiệu bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam phải thông qua thi đấu quốc tế. Thi đấu quốc tế giành thứ hạng càng cao, thương hiệu của bóng đá Việt Nam càng nổi tiếng. Hiện nay ở cấp độ đội tuyển bóng đá quốc gia, thương hiệu còn hạn chế vì chỉ mới vô địch Đông Nam Á một lần, và so với châu Á mới chỉ ở mức trung bình. Nhưng bóng đá trẻ Việt Nam từ U19 trở xuống có kết quả thì đấu quốc tế tốt hơn, giúp cho bóng đá nước nhà có thương hiệu tốt hơn. Ở cấp độ tỉnh, thành và các CLB bóng đá chuyên nghiệp thì thương hiệu được quảng bá tốt nếu thành tích thi đấu tốt và cách ứng xử của vận động viên trong thi đấu biểu hiện tốt, được khán giả hài lòng.Quảng bá thương hiệu của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là vấn đề rất quan trọng để đưa bóng đá chuyên nghiệp nước ta từng bước nhà nghề hóa. Khi bóng đá nước ta trở thành bóng đá nhà nghề thì nhất thiết trình độ thi đấu bóng đá phải cao tương đương các nước công nghiệp phát triển. Tiểu kết chương 3 Qua kết quả nghiên cứu đã tìm ra được thực trạng của các hoạt động liên quan đến công tác xã hội hóa cho bóng đá chuyên nghiệp và đề xuất hệ thống các giải pháp xã hội hóa góp phần phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam bao gồm các nội dung như sau: Thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam bao gồm các nội dung: - Thực trạng các CLB bóng đá tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam: Qua 16 năm thử nghiệm bóng đá chuyên nghiệp đã có 24 CLB tham gia vào hệ thống giải vô địch quốc gia V-League. Trong đó các CLB tham gia thuộc 3 hình thức sở hữu chủ yếu là: Các CLB bóng đá chuyên nghiệp ở các địa phương; Các CLB bóng đá chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang và Các CLB bóng đá doanh nghiệp. Trong đó, việc các CLB có sự chuyển đổi tên liên tục để gắn liền với thương hiệu của đơn vị tài trợ và sự ưu việt của mô hình doanh nghiệp cổ phần bóng đá là xu thế phát triển của các CLB bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. - Thực trạng xã hội hóa của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nội dung như sau: + Công tác khai thác tài trợ trong giai đoạn 2012-2015 của LĐBĐVN, VPF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp + Nguồn thu từ bán vé của các CLB bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012 -2015. + Nguồn thu từ bản quyền truyền hình của các CLB bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012 -2015. + Hoạt động chuyển nhượng cầu thủ bóng đá ở Việt Nam Ngoài ra, qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy được một số hạn chế chưa được giải quyết, khắc phục,... trong quá trình vận hành bóng đá chuyên nghiệp nói chung, cũng như công tác huy động các nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hóa để phát triển cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chưa được giải quyết. Vì vậy, cần có các định hướng, các giải pháp thiết thực góp phần hỗ trợ cho công tác huy động các nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hóa cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai. Định hướng và xây dựng hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam bao gồm các nội dung: - Qua kết quả khảo sát thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, quan điểm định hướng công tác xã hội hóa, nghiên cứu đã xây dựng được các mục tiêu, chỉ tiêu (về nguồn nhân lực, về hình thức hoạt động, về tài chính phục vụ) cho bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030. - Qua kết quả phân tích SWOT đã xác định được 6 điểm mạnh, 09 điểm yếu, 08 cơ hội và 07 thách thức của hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Dựa vào kết quả thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp và kết quả phân tích SWOT nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam bao gồm:Nhóm giải pháp chiến lược(2 nhóm giải pháp)và Nhóm các giải pháp cụ thể(03 nhóm giải pháp). KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu luận án đã rút ra được những kết luận như sau: 1. Thực trạng xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam đã đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra về công tác tổ chức bóng đá chuyên nghiệp. Các nguồn thu chính của một CLB bóng đá chủ yếu nhờ vào ngân sách địa phương hay của ngành thể thao như một hình thức quảng bá địa phương. Ngoài hai nguồn thu chính này, việc khai thác thương quyền, bán vé, hay kinh doanh các sản phẩm liên quan đến đội bóng vẫn chưa được chú trọng. Các tồn tại một số vấn đề cần khắc phục, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là dưới góc độ tài trợ cho giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cần những giải pháp đồng bộ. 2. Quá trình nghiên cứu của đã định hướng và xây dựng được các nhóm giải pháp chiến lược và các nhóm giải pháp cụ thểphát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ xã hội hóa bao gồm: Nhóm giải pháp chiến lược bao gồm 2 nhóm giải pháp: - Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức về hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp bao gồm 2 giải pháp: + Nghiên cứu và phát triển về hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp. + Đào tạo và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp - Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phát triển hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp bao gồm 2 giải pháp: + Bổ sung, sửa đổi các quy định pháp lý hiện hành + Xây dựng mới các quy định pháp lý Nhóm giải pháp cụ thể lược bao gồm 3 nhóm giải pháp: - Nhóm giải pháp thứ nhất: Giải pháp từng bước mở rộng thị trường bóng đá chuyên nghiệp bao gồm 3 giải pháp: + Phát triển CLB bóng đá chuyên nghiệp + Nâng cao chất lượng giải đấu + Đa dạng hóa hình thức thu phí và loại hình kinh doanh dịch vụ - Nhóm giải pháp thứ hai: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá chuyên nghiệp bao gồm 7 giải pháp: + Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước, Trung ương và các tỉnh, thành, ngành. + Tăng cường nguồn tài trợ + Vốn vay ngân hàng + Tiền bản quyền truyền hình + Tiền chuyển nhượng cầu thủ + Tiền quảng cáo + Tiền vé xem trận đấu tại Sân vân động - Nhóm giải pháp thứ ba: Giải pháp phát triển mối liên hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá chuyên nghiệp bao gồm 5 giải pháp: + Phát triển mối liên hệ giữa CLB và cơ quan quản lý Nhà nước + Phát triển mối liên hệ giữa CLB và các nhà tài trợ + Phát triển mối liên hệ giữa CLB và truyền thông + Phát triển mối liên hệ giữa CLB và người hâm mộ, hội cổ động viên + Tăng cường phát triển mối quan hệ và giao lưu quốc tế. KIẾN NGHỊ Từ những kết luận trên, nghiên cứu có những kiến nghị sau: 1. Để tiếp tục phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam, các nhóm giải pháp mà kết quả nghiên cứu đã xây dựng cần tiếp tục được triển khai áp dụng một cách đồng bộ. 2. Các nhóm giải pháp mà nghiên cứu lựa chọn cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện để có thể trở thành mô hình áp dụng phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Trọng Nguyên, Bùi Trọng Toại (2015), “Xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao tại Việt Nam theo kinh nghiệm chiến lược phát triển kinh tế của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao - Trường Đại học TDTT TP.HCM, số 2 năm 2015. Lê Quý Phượng; Lâm Quang Thành; Nguyễn Trọng Nguyên (2016), “ Các giải pháp chiến lược tài trợ cho câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ”, Tạp chí Khoa học hội nghị quốc tế về Quản lý thể dục thể thao năm 2016; Bangkok Thailand (21 -23/6-2016). Lê Quý Phượng;Nguyễn Trọng Nguyên; Huỳnh trí Thiện (2016), “Hiệu quả tài trợ của các câu lạc bộ bóng đá Viet nam”, Tạp chí Khoa học hội nghị thể thao giải trí và du lịch thể thao , Bangkok , Thailand ( 19-21/1/2016). Lê Quý Phượng, Lâm Quang Thành, Nguyễn Trọng Nguyên (2016 ). Thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hóa Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao - Trường Đại học TDTT TP.HCM, số 6 năm 2016. Đề xuất các giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao - Trường Đại học TDTT TP.HCM, số 6 năm 2016. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT – NXB TDTT, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường 5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường 6. Lê Thiết Can (2016), Giáo trình Xã hội học thể dục thể thao , NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 7. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung (2001), Xã hội học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 8. Dương Nghiệp Chí (2014), Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể thao thành tích cao. 9. Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành, Phạm Ngọc Viễn, Tạ Xuân Lai (2007), Tài sản TDTT kinh doanh và quản trị, NXB TDTT, Hà Nội. 10. Lương Kim Chung, Trần Hiếu, Dương Nghiệp Chí (2011), Kinh tế học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 11. Lương Kim Chung, Nguyễn Văn Tuấn (2014), Giáo trình Marketing thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 12. Lương Kim Chung (2014), Nhận dạng thể thao chuyên nghiệp ở nước ta, Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển kinh tế TDTT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Trường ĐH Sư Phạm TDTT TP.HCM, tr 70-80. 13. Trần Kim Cương (2009), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ. 14. Chính phủ (1997), nghị quyết số 90-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục,y tế, văn hoá 15. Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 08 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao 16. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT. 17. Chính phủ (2006), Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. 18. Chính phủ (2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường 19. Chính phủ (2014), Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ vể sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường 20. Trần Đức Dũng (2007), Giáo trình bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội. 21. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị Quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị ban hành ngày 01/12/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, Thể thao đến năm 2020 22. Trần Minh Đạo (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 23. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 24. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 25. Lưu Quang Hiệp, Đặng Văn Dũng (2014), Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế TDTT Việt Nam, Hội thảo khoa học giải pháp phát triển kinh tế TDTT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, mã số KX.01.05/11-15, tr 10-21. 26. Vũ Thái Hồng (2010), Xã hội học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 27. Nguyễn Lân (2006), Từ Điển Từ Và Ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 28. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011. 29. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013 30. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (2013) Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp – NXB TDTT, Hà Nội. 31. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2014), Báo cáo hoạt động tài chính và tiếp thị tài trợ nhiệm kỳ VI 32. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2014), Báo cáo hoạt động tài chính và tiếp thị tài trợ nhiệm kỳ VI 33. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2015), Báo cáo tình hình công tác năm 2014, 2015 và kế hoạch công tác năm 2016 34. Nguyễn Văn Minh (2014), Đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ 35. Đặng Quốc Nam (2006), Nghiên cứu các giải pháp xã hội hoá nhằm khai thác tiềm năng để phát triển TDTT quần chúng ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ. 36. Nguyễn Thế Phán (2002), Giáo trình Xã hội học, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 37. Lê Quý Phượng (2015) Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý thể dục thể thao, NXB ĐH QG Thành phố Hồ Chí Minh. 38. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 39. Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng] 40. Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyến Thế Thắng (2004), Tập bài giảng Xã hội học, NXB Thống kê, Hà Nội. 41. Tổng cục thể dục thể thao (2012), Phát triển và đầu tư dành cho thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp và thể thao nghiệp dư tại một số quốc gia trên thế giới, Bản tin nội bộ phục vụ quản lý nhà nước ngành TDTT, số 10, tr 3-12. 42.Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2013 về việc phê duyệt “chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 43. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020. 44. Phạm Xuân Thành (2009), Giáo trình bóng đá, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 45. Nguyễn Hoàng Thụ (2009), "Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá đối với trẻ em 3-10 tuổi của Nghệ An", Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT Hà Nội. 46. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh 47. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 48. Phạm Ngọc Viễn (2011), Tổng kết bóng đá chuyên nghiệp qua 10 mùa giải thử nghiệm 49. Phạm Ngọc Viễn, Đề án xây dựng và phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006, Hà Nội, 2002. 50. Phạm Ngọc Viễn (2014), Các giải pháp phát triển thể thao chuyên nghiêp, Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển kinh tế TDTT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Trường ĐH Sư Phạm TDTT TP.HCM tr 62-69 TIẾNG ANH Andreff, W., and Szymanski,S. (eds). (2006), Handbook on the ecomomics of Sport. Cheltenham: Edward Elgar Butler, O. (2002): Getting the games. Japan, South Korea and the co-hosted World Cup. In: Horne, J., and W. Manzenreiter (eds): Japan, Korea and the 2002 World Cup, London: Routledge, pp. 43-55. Chappelet (2005), Sport And Economic Development,IDHEAP Swiss Graduate School. Dimeo,P., and Mills, J. (eds). (2001). Sport in the global society. Soccer in South Aia: Emprie, nation, diaspora. London: Frank Cas Publishers Dobson, S. and Goddard, J, (2004) “The Economics of Football”, Cambridge University Press. Guillaume Bodet and Nicolas Chanavat (2010), Building global football brand euity – lessons from the Chinese market, Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Volume 22, Number 1. Harald Dolles & Sten Söderman (2005), Globalization of Sports - The Case of Professional Football and its International Management Challenges, German Institute for Japanese Studies Horne, J., and D. Bleakley (2002): The development of football in Japan. In: Horne, J., and W. Manzenreiter (eds): Japan, Korea and the 2002 World Cup, London: Routledge, pp. 89-105. Hunt, K.A., Bristol, T., and R.E. Bashaw (1999): A conceptual approach to classifying sports fans, Journal of Service Marketing, Vol. 13, No. 6, pp. 439-452. Klaus Vieweg, (1996) “ Sponsoring im Sport”, Richard Boorberg Verlag. Pearson, Bryant Gatewood (2001), The Economic Impact of the 2000 NC State Football Season on Wake County, North Carolina, Parks, Recreation and Tourism management, Chair of Advisory Committee Shimizu, S. (2002): Japanese soccer fans. Following the local and the national team. In: Horne, J., and W. Manzenreiter (eds): Japan, Korea and the 2002 World Cup, London: Routledge, pp. 133-146. Stefan SZYMANSKI (2016), Professional Asian Football Leagues and the Global Market, Asian Economic Policy Review Vol 11, pp. 16–38 WEBSITE 64. truy cập ngày 05/12/2016 65. truy cập ngày 05/12/2016 66. cập ngày 14/12/2016 67. truy cập ngày 14/12/2016 68.https://www2.deloitte.com/uk/en/pages/sportsbusinessgroup/articles/annual-review-of-football-finance.html, truy cập ngày 14/12/2016 69. truy cập ngày 23/12/2016 PHỤ LỤC 1 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (Lần 1) Với mong muốn phát triển bóng đá tại Việt Nam thực sự chuyên nghiệp và làm cơ sở cho việc hoạch định công tác quản lý bóng đá tại các Câu lạc bộ và các trung tâm đào tạo và huấn luyện bóng đá trên cả nước được tốt hơn trong thời gian tới, đề tài “Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam” được triển khai nghiên cứu. Để có những thông tin quan trọng phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Ông (Bà) là những dữ liệu hết sức quý giá góp phần cho thành công của nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! I.CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. Ông (Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào sự lựa chọn của mình theo các mức độ đánh giá được trình bày trong bảng sau: [1]: Rất không khả thi [2]: Không khả thi [3]: Khả thi [4]: Khá khả thi [5]: Rất khả thi TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất khả thi Khá khả thi Khả thi Không khả thi Rất không khả thi I Nhómgiải pháp Từng bước mở rộng thị trường bóng đá chuyên nghiệp. 1 Phát triển CLB bóng đá chuyên nghiệp (Số lượng CLB bóng đá chuyên nghiệp là bao nhiêu thì phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay) 2 Nâng cao chất lượng giải đấu 3 Đa dạng hóa hình thức thu phí và loại hình kinh doanh dịch vụ 4 Tăng cường số lượng các câu lạc bộ thuộc các địa phương đơn vị chưa có phong trào bóng đá phát triển. II Nhóm giải pháp Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá chuyên nghiệp. 5 Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước trung ương và các tỉnh, thành, ngành 6 Tăng cường nguồn tài trợ 7 Vốn vay ngân hàng 8 Các khoản vốn vay khác 9 Tiền bản quyền truyền hình 10 Tiền chuyển nhượng cầu thủ 11 Tiền quảng cáo 12 Tiền bán vé xem trận đấu tại Sân vận động III Nhóm giải pháp Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá chuyên nghiệp. 13 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và cơ quan quản lý Nhà nước 14 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các nhà tài trợ 15 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và truyền thông 16 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và người hâm mộ, hội cổ động viên 17 Tăng cường phát triển mối quan hệ và giao lưu quốc tế 18 Tăng cường phát triển mối quan hệ truyền thông và các nhà tài trợ Những ý kiến đóng góp, bổ sung: Nhận xét về các giải pháp được phỏng vấn: Các giải pháp cần bổ sung: II. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Tuổi: Đơn vị công tác: Chức vụ : Thâm niên công tác: Trình độ đào tạo (học vị, học hàm): Chuyên ngành: Xin chân thành cảm ơn ! NGHIÊN CỨU SINH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN (Ký tên) Nguyễn Trọng Nguyên PHỤ LỤC 2 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (Lần 2) Với mong muốn phát triển bóng đá tại Việt Nam thực sự chuyên nghiệp và làm cơ sở cho việc hoạch định công tác quản lý bóng đá tại các Câu lạc bộ và các trung tâm đào tạo và huấn luyện bóng đá trên cả nước được tốt hơn trong thời gian tới, đề tài “Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam” được triển khai nghiên cứu. Để có những thông tin quan trọng phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Ông (Bà) là những dữ liệu hết sức quý giá góp phần cho thành công của nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! I.CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. Ông (Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào sự lựa chọn của mình theo các mức độ đánh giá được trình bày trong bảng sau: [1]: Rất không khả thi [2]: Không khả thi [3]: Khả thi [4]: Khá khả thi [5]: Rất khả thi TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất khả thi Khá khả thi Khả thi Không khả thi Rất không khả thi I Nhómgiải pháp Từng bước mở rộng thị trường bóng đá chuyên nghiệp. 1 Phát triển CLB bóng đá chuyên nghiệp (Số lượng CLB bóng đá chuyên nghiệp là bao nhiêu thì phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay) 2 Nâng cao chất lượng giải đấu 3 Đa dạng hóa hình thức thu phí và loại hình kinh doanh dịch vụ 4 Tăng cường số lượng các câu lạc bộ thuộc các địa phương đơn vị chưa có phong trào bóng đá phát triển. II Nhóm giải pháp Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá chuyên nghiệp. 5 Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước trung ương và các tỉnh, thành, ngành 6 Tăng cường nguồn tài trợ 7 Vốn vay ngân hàng 8 Các khoản vốn vay khác 9 Tiền bản quyền truyền hình 10 Tiền chuyển nhượng cầu thủ 11 Tiền quảng cáo 12 Tiền bán vé xem trận đấu tại Sân vận động III Nhóm giải pháp Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá chuyên nghiệp. 13 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và cơ quan quản lý Nhà nước 14 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các nhà tài trợ 15 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và truyền thông 16 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và người hâm mộ, hội cổ động viên 17 Tăng cường phát triển mối quan hệ và giao lưu quốc tế 18 Tăng cường phát triển mối quan hệ truyền thông và các nhà tài trợ Những ý kiến đóng góp, bổ sung: Nhận xét về các giải pháp được phỏng vấn: Các giải pháp cần bổ sung: II. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Tuổi: Đơn vị công tác: Chức vụ : Thâm niên công tác: Trình độ đào tạo (học vị, học hàm): Chuyên ngành: Xin chân thành cảm ơn ! NGHIÊN CỨU SINH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN (Ký tên) Nguyễn Trọng Nguyên PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN STT Họ và Tên Tuổi Chức vụ, Đơn vị công tác Ghi chú 1 Dương Nghiệp Chí 74 Nguyên Chủ tịch LĐBĐ VN 2 Nguyễn Trọng Hỷ 66 Nguyên Chủ tịch LĐBĐ VN 3 Nguyễn Danh Hoàng Việt 42 Viện trưởng Viện Khoa học TDTT 4 Trần Quốc Tuấn 45 Phó Chủ tịch thường trực LĐBĐ VN 5 Nguyễn Xuân Gụ 63 Phó Chủ tịch LĐBĐ VN 6 Trần Anh Tú 46 Chủ tịch LĐBĐ TP HCM 7 Lê Hoài Anh 44 Tổng thư ký LĐBĐ VN 8 Dương Nghiệp Khôi 57 Phó Tổng thư ký LĐBĐ VN 9 Nguyễn Minh Châu 35 Phó Tổng thư ký LĐBĐ VN 10 Đinh Thị Thu Trang 30 Phó Tổng thư ký LĐBĐ VN 11 Phạm Ngọc Viễn 64 Chủ tịch Cty Cổ phần BĐ VN 12 Nguyễn Minh Ngọc 40 Trưởng Ban tổ chức Giải V-league và Hạng nhất QG 13 Ông Trương Hải Tùng 50 Giám đốc Trung tâm ĐT BĐ trẻ VN 14 Vũ Thị Thu Hương 58 Phó Giám đốc Trung tâm ĐT BĐ trẻ VN 15 Đặng Hà Việt 45 Giám đốc Trung tâm HLTTQG TP HCM 16 Nguyễn Thành Lâm 60 Nguyên Giám đốc Trung tâm HLTTQG TP HCM 17 Nguyễn Hồng Sơn 55 Trưởng Bộ môn BĐ ĐH TDTT TP HCM 18 Lý Vĩnh Trường 41 Phó Trưởng Bộ môn BĐ ĐH TDTT TP HCM 19 Nguyễn Tiên Tiến 54 Trưởng Khoa HLTT ĐH TDTT TP HCM 20 Nguyễn Hoàng Minh Thuận 41 Trưởng Khoa QLTT, chuyên gia Bóng đá 21 Chu Thị Bịch Vân 39 Phó Trưởng Khoa QLTT 22 Đại diện 14 CLB bóng đá V-league 23 Đại diện 10 CLB bóng đá tại giải Hạng nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_he_thong_cac_giai_phap_xa_hoi_hoa_de_phat.docx
Tài liệu liên quan