BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
BẮC NINH - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Chu
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62 14 01 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Phạm Đình Bẩm
Hướng dẫn 2: TS Đàm Quốc Chính
BẮC NINH - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ABG : Đại hội thể thao bãi biển châu Á
ANOC : Ủy ban Olympic quốc gia
E : Hướng Đông
ENE : Hướng Đông Đông Bắc
ESE : Hướng Đông Đông Nam
HCB : Huy chương bạc
HCĐ : Huy chương đồng
HCV : Huy chương vàng
IOC : Ủy ban Olympic quốc tế
Km2 : Kilomet vuông
Max : Lớn nhất
m : Mét
MOC : Lưu lượng tâm thu phút
MOD : Thông khí phổi phút
N : Hướng Bắc
NE : Hướng Đông Bắc
NH : Nhiều hướng
NNE : Hướng Bắc Đông Bắc
NNW : Hướng Bắc Tây Bắc
NW : Hướng Tây bắc
NXB : Nhà xuất bản
OCA : Hội đồng Olympic châu Á
S : Hướng Nam
SE : Hướng Đông Nam
SSE : Hướng Nam Đông Nam
SSW : Hướng Nam Tây Nam
SW : Hướng Tây Nam
TDTT : Thể dục thể thao
VĐV : Vận động viên
W : Hướng Tây
WHO : Tổ chức y tế thế giới
WNW : Hướng Tây Tây Bắc
WSW : Hướng Tây Tây Nam
MỤC LỤC
Trang bìa............................................................................................................
Trang phụ bìa.....................................................................................................
Lời cam đoan.....................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt....................................................................
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 7
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 7
1.1. Khái quát về biển Việt Nam .................................................................... 7
1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu..................................... 9
1.2.1. Thể dục thể thao quần chúng (hay thể thao cho mọi người) .............. 9
1.2.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng.............................................. 9
1.2.3. Thể thao biển ........................................................................................ 13
1.2.4. Phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ................................... 15
1.2.5. Cơ sở lý luận chung về giải pháp ........................................................ 15
1.3. Quan điểm phát triển Thể dục thể thao quần chúng của Đảng và Nhà
nước đến năm 2020 ....................................................................................... 19
1.3.1. Quan điểm mục tiêu phát triển Thể dục thể thao quần chúng của
Đảng đến năm 2020 ....................................................................................... 19
1.3.2. Giải pháp phát triển Thể dục thể thao quần chúng của Đảng đến
năm 2020......................................................................................................... 20
1.3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển Thể dục thể thao quần chúng của
Nhà nước đến 2020 [34] ................................................................................ 21
1.3.4. Các giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng của Nhà nước
đến năm 2020 [34].......................................................................................... 22
1.4. Đặc điểm vùng Duyên hải và những chiến lược phát triển vùng
Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050 ................................ 25
1.4.1. Đặc thù của vùng Duyên hải Bắc Bộ [33] .......................................... 25
1.4.2. Một số điểm quan trọng của chiến lược phát triển vùng Duyên hải
Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2050 [33] ........................................................... 30
1.5. Vai trò của biển đối với sức khỏe con người và sự phát triển xã hội ........ 35
1.5.1. Vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc
phòng .............................................................................................................. 35
1.5.2. Vai trò của biển trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể dục thể
thao quần chúng [106],[107],[108],[119],[121]... ......................................... 39
1.6. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống thi đấu thành
tích cao và phong trào quần chúng các môn thể thao biển ....................... 41
1.6.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống thi đấu thành tích cao các môn
thể thao biển ................................................................................................... 41
1.6.2. Sự hình thành và phát triển phong trào thể thao quần chúng biển........ 46
1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến thể thao biển quần chúng49
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............ 61
2.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 61
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ...................................... 61
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ...................................................... 61
2.1.3. Phương pháp quan sát ......................................................................... 62
2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học........................................................ 62
2.1.5. Phương pháp quan trắc (gián tiếp) ..................................................... 64
2.1.6. Phương pháp dự báo............................................................................ 64
2.1.7. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................... 64
2.1.8. Phương pháp kiểm chứng giải pháp ................................................... 65
2.1.9. Phương pháp toán học thống kê ......................................................... 66
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 66
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 66
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 67
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................ 67
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu............................................................. 67
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu ...................................................... 68
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 70
3.1. Đánh giá thực trạng phát triển phong trào Thể dục thể thao biển
quần chúng ở miền Bắc Việt Nam ............................................................... 70
3.1.1. Khảo sát thời tiết và sóng biển hàng năm của vùng Duyên hải
Bắc Bộ ............................................................................................................ 70
3.1.2. Thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc
Việt Nam ......................................................................................................... 75
3.1.4. Bàn luận về thực trạng phong trào TDTT biển quần chúng ở miền
Bắc Việt Nam.................................................................................................. 91
3.1.5. Kết luận về thực trạng phong trào thể dục thể thao biển quần chúng
ở miền Bắc Việt Nam ..................................................................................... 96
3.2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam....................................................... 98
3.2.1. Những nguyên tắc lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam ........................................................ 98
3.2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam ...................................................................................... 102
3.2.3. Ứng dụng và kiểm chứng hiệu quả một số giải pháp phát triển phong
trào Thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam ................. 118
3.2.4. Bàn luận về giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
ở miền Bắc Việt Nam ................................................................................... 127
3.2.5. Kết luận về giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam ...................................................................................... 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 127
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Thể
loại
Số Tiêu đề Trang
1.1.
Các môn thể thao biển hiện có ở các nước trên thế
giới Sau 41
1.2.
Số lượng những quốc gia phát triển các môn thể thao
biển 42
1.3.
Các môn thể thao biển thành tích cao được phát triển
tại một số tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam
Sau 44
1.4.
Tổng hợp kết quả thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam
tại các kỳ Đại hội thể thao bãi biển Châu Á 45
1.5.
Các môn thể thao biển quần chúng phát triển tại một
số tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam 47
3.1.
Tổng hợp thông tin về biển và đặc điểm khí hậu các
tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 70
3.2.
Tổng hợp thông tin về lượng mưa, nắng và nhiệt độ
trong năm ở các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 70
3.3.
Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Bãi
Cháy, Thành phố Quảng Ninh năm 2013
Sau 71
3.4.
Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Cô
Tô, Thành phố Quảng Ninh năm 2013 Sau 71
3.5.
Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Hòn
Dấu Hải Phòng năm 2013 Sau 71
3.6.
Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng ở miền Bắc Sau 76
3.7.
Kết quả điều tra những môn thể thao biển tại các bãi
biển vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 77
3.8.
Kết quả điều tra tổ chức hoạt động thể thao biển tại
các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ Sau 78
3.9.
Kết quả điều tra sân bãi tập luyện các môn thể thao
biển tại các bãi biển Duyên hải Bắc Bộ
Sau 79
Bảng
3.10.
Kết quả điều tra nhà nước đầu tư kinh phí để xây
dựng và phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
vùng Duyên hải Bắc Bộ 80
3.11.
Kết quả điều tra sự định hướng, ưu tiên cho phát triển
TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ 81
3.12.
Kết quả điều tra những khó khăn trong quá trình hoạt
động TDTT biển quần chúng tại các bãi biển vùng
Duyên hải Bắc Bộ 83
3.13.
Kết quả điều tra hoạt động lễ, hội tại các bãi biển
vùng duyên hải Bắc Bộ 83
3.14.
Kết quả điều tra các môn thể thao biển phù hợp với
kiện tự nhiên, khí hậu ở các địa bàn vùng Duyên hải
Bắc Bộ Sau 84
3.15.
Kết quả phỏng vấn thu thập thông tin về TDTT biển
quần chúng Sau 84
3.16.
Kết quả phỏng vấn thực trạng tập luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 86
3.17.
Kết quả phỏng vấn nhu cầu tập luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 87
3.18.
Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 103
3.19.
Thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt động
TDTT biển quần chúng ở các địa bàn trước khi áp
dụng các giải pháp Sau 121
3.20.
Thanh thiếu niên tập luyện một số môn TDTT biển
thường xuyên ở các địa bàn trước và sau kiểm chứng
giải pháp Sau 121
3.21.
Dân cư lao động tập luyện một số môn TDTT biển
thường xuyên ở các địa bàn trước và sau thực nghiệm Sau 124
3.22.
Tổng hợp kết quả hoạt động TDTT biển quần chúng
các địa bàn sau thực nghiệm Sau 125
3.1
Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam Sau 103
3.2.
Nhịp tăng trưởng số lượng thanh thiếu niên tập luyện
một số môn TDTT biển thường xuyên trước và sau
kiểm chứng giải pháp Sau 121
Biểu
đồ
3.3.
Nhịp tăng trưởng dân cư lao động tập luyện một số
môn TDTT biển thường xuyên trước và sau kiểm
Sau 124
chứng giải pháp
3.4.
Nhịp tăng trưởng chỉ số phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng trước và sau kiểm chứng giải pháp Sau 125
Sơ đồ
3.1.
Kết quả phân tích SWOT về TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc 90
Hình 1.1. Bản đồ vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam 25
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 01 tháng 12 năm 2011
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đề ra quan điểm phát triển
TDTT quần chúng của Đảng ta đến năm 2020: "Phát triển TDTT là một yêu cầu
khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng
cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức,
xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của
mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác
TDTT, bảo đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển." [6].
Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu: "Mục tiêu phát triển TDTT quần
chúng trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản
lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và
vững chắc sự nghiệp TDTT..." [6].
Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã xác định "Phát triển thể dục, thể thao là
yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc,
tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên.
Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; ngành thể dục, thể thao
giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao
của Đảng và Nhà nước." [34].
Trước những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Chiến
lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 được xây dựng hướng tới
2
việc phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần
vì sự nghiệp "Dân cường, Quốc thịnh", hội nhập và phát triển. Tiếp tục mở
rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể dục, thể
thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quen hoạt động,
vận động hợp lý suốt đời...[34].
Trong sự phát triển chung của thể thao hiện đại hôm nay, thể thao biển
đóng vị trí quan trọng khi kết hợp hài hoà với công tác quảng bá du lịch, đất
nước, con người. Đó cũng là hướng đi mới trong tương lai gần của thể thao
Việt Nam. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển nổi tiếng và
danh lam thắng cảnh đẹp, nên có nhiều tiềm năng về du lịch và thể thao biển.
Chính vì vậy, ngày 09/02/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nhấn
mạnh mục tiêu phát triển du lịch biển những năm tới. Đó chính những điều
kiện cực kỳ thuận lợi để Thể thao Việt Nam phát triển thể thao biển, một
trong những động thái thúc đẩy mạnh mẽ chính là việc Thủ tướng Chính phủ
đồng ý chủ trương đăng cai Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ
5 năm 2016 tại Việt Nam (theo Công văn 3401/VPCP-KGVX ngày 21/5/2010
của Văn phòng Chính phủ).
Thể thao biển là hoạt động rất có lợi cho thể chất thông qua việc tập
luyện và thi đấu được sử dụng môi trường biển làm nền tảng. Thể thao biển
bao gồm các môn được tổ chức tập luyện và thi đấu trên bờ biển, trên biển và
trong lòng biển. Mỗi nhóm thể thao được hình thành phụ thuộc vào thuộc tính
của môi trường, phương thức giải trí và liên quan đến thiết bị, dụng cụ,
phương tiện Nó không những phục vụ cho dân cư vùng biển, những người
ham thích mà còn cho cả du khách. Nhìn từ góc độ này, thể thao biển là giải
pháp hữu hiệu góp phần làm nên sức hấp dẫn của du lịch biển. Bên cạnh đó,
3
thể thao biển đã trở thành hoạt động thi đấu định kỳ ở các giải trong nước và
khu vực. Nhiều môn thể thao biển đã trở thành những môn thể thao chuyên
nghiệp thu hút động đảo VĐV tham gia tập luyện và thi đấu. Đây cũng là
ngành kinh doanh mà nhiều địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình
Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải
Phòng đã tập trung đầu tư và phát triển. Với xu hướng đó, nhận thức về
loại hình thể thao biển và trong tương lai cần phải có kế hoạch cụ thể để tập
trung phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân, của khách du
lịch; đồng thời, tích cực tham gia và đăng cai tổ chức sự kiện quốc tế về thể
thao biển ở Việt Nam.
Hiện nay, khu vực có tiềm năng và cơ sở vật chất lẫn điều kiện tốt nhất
để phát triển du lịch thể thao biển là bãi biển Mũi Né - Phan Thiết, tại đây
phát triển 2 môn Lướt ván buồm, Lướt ván diều đã thu hút nhiều ngôi sao thể
thao thế giới tìm đến đây để tập luyện và thi đấu. Khu du lịch Biển Đông ở
Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong hai khu du lịch của cả nước phối hợp với
Công ty Global Water Sport của Nga tổ chức các môn thể thao Lướt ván nghệ
thuật, Lướt ván diều và Lướt ván buồm. Ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)
trước đây đã phát triển các hình thức du lịch thể thao như Đi bộ dã ngoại,
Chèo thuyền, Lặn biển, thu hút khách du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Các vùng biển khác như Hạ Long - Quảng Ninh, Sầm Sơn - Thanh Hoá vốn
là những địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, trong những năm gần đây
bắt đầu phát triển một số môn thể thao biển (chủ yếu phục vụ khách du lịch)
như: Môtô nước, Dù nước, Bóng chuyền bãi biển; khu du lịch Tuần Châu -
Hạ Long đã thường xuyên đăng cai các giải thi đấu quốc gia và quốc tế môn
Bóng chuyền bãi biển.
Vùng ven biển tập trung gần 30% dân số cả nước, đây cũng là nguồn
tài nguyên vô giá để hướng tới việc phát triển thể thao biển. Với lợi thế trên,
thể thao biển ở Việt Nam đã hình thành các hoạt động tập luyện và thi đấu ở
4
các khu du lịch ven biển. Nhiều môn thể thao được tổ chức tập luyện và thi
đấu như: Bóng chuyền bãi biển, Bóng đá bãi biển, Thả diều, Ba môn phối
hợp hiện đại, Lướt sóng, Lướt ván, Lướt ván buồm, Lướt ván dù, Dù lượn,
Thuyền buồm, Mô tô nước, Câu cá, Lặn biển Đây là các môn đã được tổ
chức tập luyện và thi đấu thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là khách du
lịch. Tuy nhiên, thể thao biển chưa được tập trung phát triển, chưa có kế
hoạch cụ thể cho từng môn thể thao, các địa phương mới chỉ bắt đầu tập trung
phát triển loại hình thể thao biển kết hợp du lịch. Do đặc điểm địa lý vùng
biển ở mỗi địa phương khác nhau, nhưng chưa có quy hoạch cụ thể vùng biển
nào phát triển môn thể thao biển nào cho phù hợp. Mặt khác, với việc xác
định tiềm năng du lịch kết hợp phát triển các môn thể thao biển hiện nay,
nhưng hầu như chưa có các công trình nghiên cứu thực trạng phát triển phong
trào TDTT biển mang tính quần chúng, từ đó thúc đẩy phong trào tập luyện
trong nhân dân, nâng cao thể chất người tập để tìm ra các hạt giống cho làng
thể thao biển Việt Nam...
Việc tập trung đầu tư phát triển các môn thể thao biển kết hợp du lịch tại
các địa phương còn mang tính kinh doanh, thiếu sự quan tâm đầu tư phát triển
phong trào tập luyện trong quần chúng nhân dân Việt Nam vùng biển; một số
môn thể thao biển được phát triển tự do, thiếu sự quản lý và định hướng.
Theo kế hoạch xin đăng cai đã được trình lên OCA (Uỷ ban Olympic
châu Á), thì Đại hội thể thao bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 năm 2016 tại
Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng gồm 14 môn với 22 phân môn. Bao gồm: Thể
thao dưới nước (bơi marathon và bóng nước), Kabaddi, Bóng đá bãi biển,
Bóng chuyền bãi biển, Bóng ném bãi biển, Bóng rổ 3x3, Cầu mây bãi biển,
Võ thuật bãi biển (a. Vật, Sambo, Jujitsu, Krurash; b.Pencak Silat, Vovinam,
Muaythai, Đối kháng Võ cổ truyền Việt Nam); Đá cầu bãi biển, Bi sắt bãi
biển, Thể hình bãi biển, Bóng gỗ, Đua thuyền trên biển và Điền kinh.
5
Thực trạng trên cho thấy thể thao biển ở Việt Nam bước đầu hình
thành, nhưng mới chỉ để đáp ứng cho việc tham gia hoạt động thể thao châu
Á. Do đó, một trong những điều kiện để đăng cai tổ chức thành công Đại hội,
phát triển thành tích thể thao về các môn này thì việc quan tâm đầu tư, định
hướng phát triển sâu rộng phong trào các môn thể thao biển phù hợp với đặc
điểm, điều kiện của mỗi địa phương là hết sức cần thiết.
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, việc tập trung đầu tư phát triển các môn thể
thao biển kết hợp du lịch tại các địa phương miền Bắc còn mang tính tự phát,
thiếu sự đầu tư phát triển, phong trào tập luyện trong quần chúng nhân dân phát
triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và định hướng của Nhà nước.
Việc định hướng phát triển các môn thể thao biển phù hợp với đặc điểm, điều
kiện, truyền thống văn hóa của mỗi địa phương, cũng như đầu tư cho phong trào
thể thao quần chúng biển phát triển chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
ở miền Bắc Việt Nam".
Kết quả của đề tài sẽ là một trong những cơ sở lý luận khoa học và
thực tiễn, trực tiếp phục vụ cho thực hiện chiến lược phát triển TDTT đến
năm 2020 của Chính phủ cũng như góp phần vào sự phát triển du lịch, kinh
tế - xã hội Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển
phong trào TDTT, đề tài lựa chọn và đề xuất những giải pháp phát triển phong
trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc, góp phần đẩy mạnh phong
trào TDTT quần chúng ở các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời làm căn cứ cho
việc thực hiện hoạch định chính sách của cơ quan quản lý TDTT ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nêu trên, đề tài xác
định 2 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
6
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phát triển phong trào TDTT biển
quần chúng ở miền Bắc Việt Nam.
- Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể
dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam.
Giả thuyết khoa học: Đề tài đặt giả thuyết rằng, sự phát triển phong
trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc có chiều hướng tốt, đáp ứng yêu cầu
mới về phát triển TDTT quần chúng. Tuy nhiên, chất lượng phong trào
TDTT biển quần chúng còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ
bản ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền
Bắc Việt Nam là chưa có những giải pháp khoa học, việc xây dựng đúng các
giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng phù hợp
với điều kiện thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
việc phát triển phong trào thể dục thể thao biển ở Việt nam; Thúc đẩy nhanh
quá trình hội nhập Quốc tế của thể thao Việt Nam, góp phần đạt được mục
tiêu chiến lược biển mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về biển Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có
địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào
cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng
thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên
thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp
xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh,
thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số
sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và
phát triển của đất nước và con người Việt Nam [120].
Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp quốc về
Luật biển) vào năm 1994. Theo công ước này, một nước ven biển có năm (05)
vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, vùng thềm lục địa. Như vậy theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của
nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một
triệu km với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước
Việt Nam không còn thuần túy có hình dạng hình chữ S nữa mà mở rộng ra
đến biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà
cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan [113].
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều
rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ
trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia
Việt Nam [120].
8
Đường cơ sở: Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài
của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định
phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đây là
đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác [120].
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
rộng 12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối
liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo
ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra, có chế độ
pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là
biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia
khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến
phân luồng giao thông biển của nước ven biển [120].
Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ
ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền
quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về
nhập cư, thuế khóa, kinh tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình [120].
Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
(trừ lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý. Trong vùng biển này, nước ven biển
có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động
kinh tế nhằm khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài
phán với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển xây dựng
và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do
bay, tự do hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm [120].
Thềm lục địa: là vùng đáy và vùng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh
hải của nước ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến
bờ ngoài của lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên bề rộng tối đa của
9
thềm lục địa tính theo rìa lục địa dù thế nào cũng không được vượt quá 350
hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, hoặc không vượt quá 100 hải lý bên ngoài
đường đẳng sâu 2500m. Đối với thềm lục địa, nước ven biển có quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế.
Tuy nhiên, quyền chủ quyền của nước ven biển trên thềm lục địa là đương
nhiên, không phụ thuộc vào việc tuyên bố hay không [120].
1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Thể dục thể thao quần chúng (hay thể thao cho mọi người)
Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện và thi đấu của nhân
dân với mục đích rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phục vụ trực tiếp
công tác, học tập, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chữa bệnh, nghỉ
ngơi giải trí của các đối tượng mầm non đến người có tuổi. Đối tượng của
TDTT quần chúng là tất cả mọi người (kể cả người tàn tật).
Khác với thể thao thành tích cao là lĩnh vực dành riêng cho một số người
có tài năng đặc biệt, TDTT quần chúng là hình ảnh TDTT ở mỗi quốc gia, là
một hoạt động rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Sản
phẩm của nó là một trong các chỉ tiêu về dân trí, hạnh phúc của người dân và sự
phồn vinh của xã hội [71]. Trên thế giới và ở Việt Nam có xuất hiện khái niệm
thể thao cho mọi người (Sport for all). Xét về nội hàm của khái niệm này thì có
thể nói nó thực chất là khái niệm TDTT quần chúng [70].
1.2.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng
Theo Matveev L.P., Macximenko A.M., Xuxlov Ph.V., Kholodov
Z.K thì để có thể hiểu rõ “thể thao cho mọi người”, cũng như “phong trào
TDTT quần chúng", cần thiết phải bắt đầu từ khái niệm thể thao và những
khái niệm liên kết với nó [93],[95],[96],[97],[100],[101].
Khi đề cập đến khái niệm thể thao cần xem xét theo nghĩa hẹp (nghĩa
đen) và nghĩa rộng của nó. Nói một cách ngắn ngọn, thể thao theo nghĩa hẹp
là một hoạt động thi đấu theo đúng nghĩa của nó. Đây là hoạt động mang tính
10
lịch sử được hình thành và tách ra dưới dạng các cuộc tranh tài như một
hình thức đặc biệt chủ động giành thành tích, biểu hiện trong những điều
kiện tranh đua được quy định rõ và hướng đến việc hiện thực hoá tối đa
những khả năng đạt được của cá nhân (thể lực, năng khiếu, kỹ năng),
trong sự tách biệt chuyên môn dành cho những dạng hoạt động này cùng
với việc đánh giá khách quan các kết quả đạt được. Với những nét cơ bản,
những hình thức và điều kiện tổ chức hiện nay của hoạt động như vậy,
hoàn toàn định rõ đặc tính dấu hiệu đặc thù của mình [97].
Toàn bộ những dấu hiệu liệt kê trong sự thống nhất tổ chức vốn có chỉ
ở thể thao, đưa đến những cơ sở chỉ ...Chùa Keo (Thái Bình), Nhà
thờ Phát Diệm, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định)...
Những bảo tàng lớn và có giá trị nhất Việt Nam tạo điều kiện cho du
khách tham quan tìm hiểu, nghiên cứu. Những Di tích lịch sử văn hóa thường
gắn liền và rất hài hòa với cảnh quan thiên nhiên nên càng tăng giá trị của các
điểm du lịch như Hạ Long, Vân Long
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm
nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ
nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân "xa rừng
nhạt biển". Nghề khai thác hải sản trước đây không mấy phát triển.
Châu thổ sông Hồng có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân
chú trọng về khai thác thủy sản. Phương thức canh tác chính của cư dân đồng
bằng sông Hồng vẫn là nghề trồng lúa nước. Ở đây có hàng trăm nghề làm thủ
27
công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp, có thợ tay nghề cao như:
nghề gốm, luyện kim, đúc đồng.
Những người nông dân ở đây sống quần tụ thành làng. Sự gắn bó giữa
con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu
trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làngmà còn
là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức.
• Dân số - Đô thị
Vùng Duyên hải Bắc Bộ có diện tích tự nhiên hơn 12.000 km2. Dân số
toàn Vùng đến năm 2015 vào khoảng 8,65 triệu người. Đến năm 2025 vào
khoảng 8,6 - 9 triệu người. Đến năm 2050, vùng Duyên hải Bắc Bộ là
vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, đồng thời là trung tâm văn
hoá – lịch sử, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du lịch lớn
của Việt Nam.
Vùng Duyên hải Bắc Bộ sẽ phát triển theo hướng vùng đô thị đa
cực, phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh
tế Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả - Móng Cái. Trong đó, Hải Phòng - Hạ
Long là 2 đô thị trung tâm.
Tổ chức không gian công nghiệp Vùng gồm: Vùng đô thị hạt nhân và
vùng phát triển đối trọng. Vùng trọng điểm công nghiệp tập trung chủ yếu tại
khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh. Phát triển các đô thị chuyên ngành chủ
yếu gắn liền các khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghệ cao như Vân Đồn,
Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Cát Hải, Tràng An.
• Du lịch - Dịch vụ
Vùng Duyên hải Bắc Bộ có tiềm năng du lịch rất lớn tập trung ở Quảng
Ninh, Hải Phòng và Ninh Bình, tiêu biểu như:
Quảng Ninh: Yên Tử, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Trà Cổ;
Hải Phòng: Cát Bà, Đồ Sơn;
28
Ninh Bình: Cố đô Hoa Lư, nhà thờ Phát Diệm, Vân Long, Tam Cốc - Bích
Động, chùa Bái Đính, Quần thể di sản thế giới Tràng An, rừng Cúc Phương...
Một số địa danh trên có thể đầu tư để thành trung tâm du lịch cấp quốc
gia và quốc tế như Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Cúc Phương, Tràng
An, Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ.
Về tổ chức định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội, sẽ tiến hành xây
dựng các trung tâm thương mại đầu mối, với vai trò phát triển luồng điều hoà
phân phối hàng hoá trong vùng tại thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình.
• Y Tế - Giáo dục
Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng tại thành phố Hải
Phòng, Nam Định để giảm tải cho các bệnh viện đầu ngành của Hà Nội. Vùng
sẽ tổ chức 3 trung tâm đào tạo tại Hải Phòng, Hạ Long, Nam Định và dự kiến
phát triển thêm 15 trường đại học, cao đẳng (năm 2008 là 20 trường).
• Giao thông - Vận tải
Hệ thống giao thông cũng được chú trọng đầu tư, xây dựng nhằm kết nối
một cách đồng bộ, thuận lợi giữa các địa phương và các tỉnh phía Nam Trung
Quốc, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh trong vùng.
Tại vùng Duyên hải Bắc Bộ, sẽ xây dựng mới các tuyến đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình. Đồng thời, cải
tạo lại một số đường quốc lộ hiện có, như quốc lộ 18 và quốc lộ 18A, quốc lộ
10, quốc lộ 21,quốc lộ 38B, quốc lộ 12B. Hệ thống đường sắt cũng được xây
mới theo tiêu chuẩn quốc gia như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, Hà Nội -
Hải Phòng, Quảng Ninh - Lạng Sơn.
Dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đường ven biển Việt Nam đã được Bộ Giao
thông - Vận tải phê duyệt, tuyến đường bộ ven biển có điểm đầu là cảng Núi Đỏ,
Mũi Ngọc, thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
đến điểm cuối trong vùng thuộc thị trấn Bình Minh tỉnh Ninh Bình.
29
Cải tạo nâng cấp cảng than Cẩm Phả, cảng Hòn Nét để phục vụ cho
ngành công nghiệp khai khoáng. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp cảng hàng
không Cát Bi thành cảng hàng không quốc tế dự bị cho sân bay quốc tế Nội
Bài và xây dựng mới sân bay tại Vân Đồn (Quảng Ninh). Xây dựng sân bay
quốc tế vùng Duyên hải phía Bắc ở khu vực ven biển huyện Tiên Lãng (Hải
Phòng), Vụ Bản, Nam Định và là sân bay hỗ trợ cho sân bay quốc tế Nội Bài
theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
• Các đô thị trong vùng
Vùng kinh tế Duyên hải Bắc Bộ có 9 thành phố gồm: Hải Phòng, Hạ
Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Tam
Điệp và 2 thị xã: Quảng Yên và Đông Triều. Theo quy hoạch vùng thì sẽ có
các đô thị trung tâm sau:
Hải Phòng, Hạ Long là 2 đô thị trung tâm cấp vùng. Riêng Hải Phòng
là thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, Thành phố Nam Định được xác định là trung tâm giáo dục, y tế,
thể thao của vùng, thành phố Ninh Bình là trung tâm du lịch - dịch vụ của vùng.
Đánh giá cao tầm quan trọng của các tỉnh miền Duyên hải nên ngày
26/04/2010 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng
Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong quy
hoạch, đã xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển.
• Điều kiện dân số, thu nhập của cư dân và số lượng khách du lịch
một số địa bàn thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ (Phụ lục 4)
Theo thống kê điều kiện dân số, thu nhập của cư dân và số lượng khách
du lịch ở 21 huyện thuộc các tỉnh, thành phố Duyên hải Bắc Bộ cho thấy, những
nơi có khách du lịch nhiều thì thu nhập của dân cư trung bình/tháng cao hơn hẳn
thu nhập của dân cư ở các địa bàn khác cùng tỉnh, huyện như: Đồ Sơn, Hạ Long,
Vân Đồn, Cô Tô. Mức thu nhập cao nhất đạt 4.500.000 đồng/người/tháng, mức
thu nhập thấp nhất đạt 1.200.000 đồng/người/tháng. So sánh với mức chi tiêu
30
cho đời sống bình quân chung đầu người một tháng của vùng Đồng bằng Sông
Hồng (Bình quân chung: 1764 đồng/người/tháng; Nông thôn: 945.000
đồng/người/ tháng; Thành thị: 1.302.000 đồng/người/ tháng - Niên giám
thống kê năm 2013) thì có nhiều địa phương thu nhập dưới mức chi tiêu
trung bình. Tuy nhiên, nếu so với mức chi tiêu cho đời sống bình quân
chung của khu vực thành thị và nông thôn thì người dân đều đạt trên mức
trung bình. Thu nhập tốt là một trong những yếu tố thuận lợi để phát triển
phong trào TDTT biển quần chúng.
Đồng thời số liệu thống kê cũng cho thấy, số lượng khách du lịch có
chiều hướng gia tăng, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động và biểu hiện
suy thoái. Như vậy có thể nhận định rằng, đây là những yếu tố thuận lợi cho
việc phát triển phong trào TDTT nói chung và phong trào TDTT biển quần
chúng ở vùng Duyên hải Bắc Bộ.
1.4.2. Một số điểm quan trọng của chiến lược phát triển vùng Duyên
hải Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2050 [33]
Mục tiêu phát triển
Phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
thành vùng kinh tế tổng hợp (công nghiệp, du lịch và dịch vụ ) có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là
chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Phát huy vai trò vùng cửa ngõ hướng biển
của miền Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện
rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, bảo đảm phát triển
bền vững cho toàn Vùng.
Tầm nhìn đến năm 2050
Đến năm 2050 Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng kinh tế quan trọng tầm
quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với Vùng Thủ đô Hà Nội,
vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, là một vùng
31
trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam. Là khu vực phát triển năng động,
có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị nông thôn cao. Đồng
thời là trung tâm văn hóa – lịch sử, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du
lịch lớn của cả nước.
Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi lập quy hoạch của Vùng Duyên hải Bắc Bộ bao gồm toàn bộ
ranh giới hành chính thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình,
Nam Định và Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng 12.005,93 km2. Phạm
vi nghiên cứu bao gồm Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến phát triển không gian kinh tế - xã hội
của Vùng trong Tầm nhìn hướng tới 2050.
Định hướng phát triển không gian vùng
• Các định hướng chính phát triển vùng Duyên hải Bắc Bộ
Vùng Duyên hải Bắc Bộ phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực,
phân bố theo tuyến liên kết giữa không gian thành phố Hải Phòng – Hạ Long
là đô thị hạt nhân trung tâm vùng với các đô thị trung tâm tỉnh lỵ trên cơ sở
các trục không gian chủ đạo: trục không gian quốc lộ 18, trục không gian
quốc lộ 10, trục không gian tuyến cao tốc ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ,
trục không gian Đông Tây nối vùng châu thổ sông Hồng với Vùng Thủ đô Hà
Nội, hành lang đường Hồ Chí Minh;
Vùng đô thị hóa mạnh bao gồm không gian các đô thị công nghiệp
dịch vụ phát triển nối kết theo trục: quốc lộ 5; không gian các đô thị du lịch,
kinh tế; hình thành trục không gian ven biển;
Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục
kinh tế Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái. Trong đó Hải Phòng – Hạ Long là đô
thị trung tâm vùng phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ, du lịch;
Các đô thị trung tâm tỉnh lỵ được phát triển các quy mô và chất lượng
đô thị với việc đầu tư hạ tầng xã hội – kỹ thuật gắn với phát triển công nghiệp
32
– dịch vụ để phát triển cân đối, hài hòa với các đô thị trung tâm. Trong đó
Nam Định, Móng Cái là đô thị trung tâm cấp vùng;
Các đô thị trung bình, nhỏ, cấp huyện được phát triển gắn với các vùng
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp thu
hút lao động tại chỗ;
Bảo vệ những vùng tự nhiên bao gồm các khu vực thấp kèm theo lưu
vực sông, vùng thoát lũ, vùng các tuyến đê biển các vùng cảnh quan rừng
quốc gia, các khu vực dự trữ sinh quyển, di tích lịch sử văn hóa và các vùng
nông nghiệp.
• Tổ chức phát triển không gian vùng Duyên hải Bắc Bộ
Không gian vùng Duyên hải Bắc Bộ được tổ chức thành 2 vùng: vùng
đô thị hạt nhân và vùng phát triển đối trọng;
Vùng đô thị hạt nhân: thành phố Hải Phòng – Hạ Long nối kết phát
triển thành vùng đô thị hạt nhân là động lực để phát triển Vùng Duyên hải
Bắc Bộ và khẳng định vai trò cấp độ quốc gia quốc tế với các dịch vụ: thương
mại, du lịch, cảng biển, công nghiệp trong mối liên kết với Vùng Thủ đô Hà
Nội và các trung tâm phân vùng;
Vùng phát triển đối trọng: gồm 2 phân vùng. Trong đó các đô thị tỉnh
lỵ đóng vai trò hạt nhân phát triển.
Phân vùng phía Bắc: không gian liên kết phát triển theo quốc lộ 18 và
đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái gồm các đô thị phân bố theo dải:
Đông Triều – Mạo Khê – Uông Bí – Cẩm Phả - Tiên Yên – Đầm Hà – Quảng
Hà – Móng Cái và khu kinh tế Vân Đồn. Là trung tâm công nghiệp: luyện kim,
năng lượng, đóng tàu, dịch vụ, cảng biển, khai thác mỏ và trung tâm dịch vụ du
lịch quốc gia, quốc tế với di sản vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long;
Phân vùng phía Nam: gồm 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Không gian vùng theo dải ven biển kết hợp cùng nông nghiệp châu thổ sông
Hồng. Không gian được liên kết theo trục quốc lộ 10 và đường cao tốc ven biển.
33
Trung tâm phân vùng là thành phố Nam Định (phát triển thành trung tâm vùng
Nam sông Hồng) và đô thị trung tâm tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Phát triển các
đô thị ven biển: Diêm Điền, Tiền Hải, Hải Thịnh, Phát Diệm; phát triển các đô
thị mới ở khu vực có tiềm năng phát triển: Hùng Thắng, Ngô Đồng, Quất Lâm,
Cồn, Rạng Đông gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia Cúc
Phương, khu Tràng An. Phân vùng bảo đảm yêu cầu an ninh lương thực, phát
triển công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy, hải sản, nông sản, trung tâm văn hóa –
giáo dục đào tạo dịch vụ đô thị và trung tâm du lịch quốc gia.
• Tổ chức không gian du lịch vùng
Tiềm năng du lịch vùng:
Vùng Duyên hải Bắc Bộ có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt tập trung ở
các tỉnh thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, đây là vùng có cảnh
quan thiên nhiên lớn, các vùng sinh thái biển đảo, ven biển di tích văn hóa lịch
sử, làng nghề truyền thống. Trong vùng có các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn
quốc gia: vườn quốc gia Cát Bà, Cúc Phương, khu bảo tồn Ba Mùn – Bái Tử
Long, khu bảo tồn thiên nhiên vịnh Hạ Long, Kỳ Thượng, Xuân Thủy, Yên Tử,
Vân Long; 9 vùng đất ngập mặn, 2 khu bảo tồn biển: đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cát
Bà. Tiềm năng về du lịch, văn hóa, lịch sử, là khu vực tập trung nhiều di tích văn
hóa, lịch sử, trong đó có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng.
Du lịch sinh thái biển, đảo gắn với du lịch văn hóa lịch sử lễ hội, du
lịch các làng nghề nông nghiệp châu thổ sông Hồng và là các điểm du lịch vệ
tinh của Vùng Thủ đô Hà Nội.
Hệ thống tuyến du lịch là sự liên kết giữa các trung tâm du lịch biển
đảo, các điểm di tích văn hóa lịch sử, lễ hội có giá trị của Vùng Duyên hải
Bắc Bộ tạo ra tuyến du lịch khép kín, đa dạng, liên tục.
Lựa chọn để đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch cấp quốc gia,
quốc tế. Cấp quốc gia gồm: Trà Cổ, Cô Tô, Yên Tử, đền Trần (Nam Định) và
34
các điểm du lịch cấp vùng. Cấp quốc tế gồm: Hạ Long, Hải Phòng, Cát Bà,
khu Tràng An, Hoa Lư, Ninh Bình.
Tổ chức không gian du lịch vùng Duyên hải Bắc Bộ:
Không gian trung tâm du lịch: thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ
Long, thành phố Thái Bình, thành phố Ninh Bình là nơi hội tụ các di tích lịch
sử, văn hóa lễ hội truyền thống; vùng biển đảo thiên nhiên kỳ vĩ Hạ Long, Cát
Bà, vùng thiên nhiên hang động;
Không gian du lịch vệ tinh: phát triển gắn với các đô thị trong vùng
như thành phố Nam Định, thành phố Móng Cái, thành phố Thái Bình, vùng
du lịch nghỉ mát Cồn Vành – Xuân Thủy:
Các vùng du lịch lớn:
Vùng du lịch sinh thái biển đảo: Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn;
Vùng du lịch sinh thái hang động, lịch sử văn hóa lễ hội; Tràng An, rừng
quốc gia Cúc Phương, khu vực phụ cận suối nước nóng Canh Gà, khu ngập nước
Vân Long. Vùng có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, các hang động thiên
nhiên gắn liền với vùng rừng quốc gia Cúc Phương. Do vậy việc phát triển đô thị
và công nghiệp vùng này cần phải được kiểm soát chặt chẽ bảo đảm phát triển bền
vững không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái vốn có;
Vùng du lịch văn hóa lễ hội Yên Tử, đền Nguyễn Bỉnh Khiêm, đền
Trần và các di tích lịch sử văn hóa rải rác trong vùng; vùng du lịch tham quan
thắng cảnh tạo sự kết nối với du lịch Vùng Thủ đô Hà Nội.
• Tổ chức định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội
Tổ chức hệ thống dịch vụ thương mại, y tế, thể dục thể thao:
Xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối, với vai trò phát luồng
điều hòa phân phối hàng hóa trong Vùng tại các thành phố Hải Phòng, Quảng
Ninh, Ninh Bình;
35
Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao cấp Vùng tại thành phố Hải
Phòng, thành phố Nam Định, chống quá tải cho các bệnh viện đầu ngành tại
Thủ đô Hà Nội;
Xây dựng các trung tâm thể dục thể thao cấp Vùng tại thành phố Hải
Phòng, Nam Định...
• Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Trong quy hoạch phát triển vùng Duyên hải, Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm tới sự phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Phát triển hệ thống giao thông vùng: đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh, nhằm kết nối một cách
đồng bộ, thuận lợi giữa các địa phương, giữa vùng với các vùng lân cận và
các tỉnh phía Nam Trung Quốc, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh trong vùng...
1.5. Vai trò của biển đối với sức khỏe con người và sự phát triển xã hội
1.5.1. Vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh
- quốc phòng
Bên cạnh những nguồn lợi về tài nguyên, thủy sản giao thông, quốc
phòng, an ninh, biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch -
ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh
tế của đất nước [9]. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra
sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng,
nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết
với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên
nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi
tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước, các di tích lịch sử và văn hóa
như: Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm phân
bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát
36
triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh;
tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm
dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền
[113],[119].
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã phê duyệt đề án “Phát
triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Thực hiện
thành công đề án sẽ góp phần đáng kể thực hiện mục tiêu của Chiến lược biển
Việt Nam - phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo,
góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, làm cho
đất nước giàu mạnh [29].
Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm
2020” xác định mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, du lịch biển trở thành
ngành động lực của kinh tế biển Việt Nam [29]. Phát triển du lịch biển theo
hướng du lịch cảnh quan, văn hóa, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi.
Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi
đôi với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước. Đầu tư xây dựng một số
khu du lịch trọng điểm.
Đề án cũng xác định, cần ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển hướng
đến thị trường khách quốc tế thuộc các thị trường gần và thị trường có khả năng
chi trả cao như: ASEAN; Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); châu
Âu (Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Nga); châu Đại Dương
(Ôxtrâylia, Niu Dilân); và đối với thị trường khách nội địa thì tập trung chủ
yếu vào Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn ven biển.
Biển đảo là lợi thế lớn của du lịch Việt Nam. Việt Nam có trên
3.260km bờ biển, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 3.000 hòn đảo ven
37
bờ và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng
125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Thời gian qua, ngành du lịch đã có những khảo sát, đánh giá tương đối
đồng bộ, đưa ra được hệ thống tiềm năng du lịch để từ đó tiến hành việc quy
hoạch du lịch biển đảo, sao cho việc khai thác được hiệu quả và bền vững. Đã
bước đầu tạo ra một số điểm đến với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đa
dạng cùng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, cơ sở lưu trú có chất lượng. Nhiều
địa phương đã nhận thức rõ về tầm quan trọng và vai trò của du lịch biển đối
với phát triển kinh tế-xã hội của chính mình.
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2000-2010, lượng khách du lịch quốc
tế đến các tỉnh vùng ven biển luôn chiếm từ 71-74% tổng lượng khách quốc tế
tới các địa phương trong cả nước. Đối với khách du lịch nội địa, du lịch biển
hằng năm cũng thu hút được từ 52-57% lượt du khách trên toàn quốc.
Các địa phương ven biển tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo
đảm thống nhất trong khai thác, bảo tồn các giá trị của biển.
Cùng với số lượt khách, doanh thu du lịch biển hiện cũng chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng số doanh thu toàn ngành. Doanh thu du lịch biển năm
2010 là 5,05 tỷ USD, năm 2012 lên đến 6,8 tỷ USD. Những con số trên đã nói
lên vai trò quan trọng của khai thác du lịch biển đảo trong bức tranh tổng thể
đa sắc mầu của du lịch Việt Nam [29].
Tuy nhiên, hiện nay, cả nước mới có trên 30 bãi biển và 10 hòn đảo được
đầu tư và khai thác phát triển du lịch. Việc khai thác tiềm năng du lịch biển còn
nhiều hạn chế như: chưa có một cơ chế phối hợp giữa ngành du lịch với các
ngành kinh tế biển có liên quan và chính quyền các địa phương để khai thác có
hiệu quả những tiềm năng du lịch biển; phát triển chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch
tổng thể; sở hữu nhiều ưu thế nhưng khai thác kém hiệu quả, không quan tâm
đến phát triển bền vững; chưa gắn được việc khai thác với lợi ích sát sườn của
38
cộng đồng cư dân ven biển; chưa xây dựng được những thương hiệu du lịch
mạnh đi kèm với những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn...
Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm
2020” nêu rõ, để phát huy tối đa tiềm năng du lịch biển Việt Nam thì cần có
những cơ chế, chính sách thuận lợi, khuyến khích đầu tư cho du lịch, cũng
như nâng cao được năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ
Trung ương đến địa phương ven biển đủ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch biển thành động lực của ngành kinh tế biển.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương
ven biển tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm thống nhất trong
khai thác, bảo tồn các giá trị của biển; chú trọng xây dựng các sản phẩm du
lịch biển đặc thù, có sức hấp dẫn và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế và
tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ cho các mục tiêu
phát triển du lịch bền vững đứng từ góc độ bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển du lịch biển cần gắn với bảo
đảm an ninh-quốc phòng. Nhằm thực hiện được mục tiêu này, các cán bộ
quản lý, các doanh nghiệp và các đối tác tham gia hoạt động du lịch phải nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của đảm bảo an ninh quốc phòng đối với
hoạt động du lịch. Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành du
lịch với quốc phòng trong nhiều hoạt động.
Đề án cũng chỉ ra những mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2020, du lịch
biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế có sức cạnh tranh
cao trong khu vực là Hạ Long - Bái Tử Long - Cát Bà, Lăng Cô - Cảnh
Dương, Hội An - Cù Lao Chàm, Nha Trang - Cam Ranh, Phan Thiết - Mũi
Né và Phú Quốc; hình thành và bước đầu đi vào khai thác một số cảng du
lịch: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh và Phú
Quốc; thu hút được khoảng 22 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 58 triệu
lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch biển đạt trên 200.000 tỷ
39
đồng, tương đương 10 tỷ USD; tạo ra khoảng 600 nghìn việc làm trực tiếp
và 1,1 triệu việc làm gián tiếp, bằng 71% tổng lượt khách du lịch quốc tế và
61% tổng lượt khách du lịch nội địa đi lại giữa các địa phương, 68% tổng
thu từ du lịch toàn quốc[29].
1.5.2. Vai trò của biển trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể
dục thể thao quần chúng [106],[107],[108],[119],[121]...
Trong các kỳ nghỉ, đi biển thường là lựa chọn của nhiều người. Nắng,
gió và sóng biển cùng không khí thoáng đãng trong lành của biển luôn mang
lại sự sảng khoái. Ngoài ra, nhiều lợi ích nước biển mang lại cho sức khỏe
con người.
Sóng biển có tác dụng như massage nhẹ, cung cấp thêm oxy cho cơ
thể, cải thiện hoạt động của mạch máu, giảm huyết áp. Vì vậy, tắm biển ở
mức vừa phải là điều các bác sĩ chuyên khoa tim thường chỉ định cho
bệnh nhân của mình.
Nước biển có tác dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Ngoài ra, nước biển còn giúp cải thiện lưu thông máu, làm tăng số lượng hồng
cầu và ổn định nhịp tim, do đó các bác sĩ lão khoa thường “kê toa” tắm biển
đối với bệnh nhân lớn tuổi.
Nước biển mặn cung cấp cho cơ thể những ion âm có tác dụng trung
hòa sự dư thừa các chất độc hại mà cư dân đô thị tích lũy trong các “rừng bê
tông” của thành phố. Nhờ đó, các nhà thần kinh học đều biết đến công dụng
chống stress của nước biển.
Nước biển mang đến cho chúng ta rất nhiều hữu ích, ổn định sự trao
đổi chất và tác dụng tích cực trên hệ thống nội tiết và các vùng dưới hồi. I-ốt
có nhiều trong nước biển kích thích não hoạt động, cải thiện trí nhớ, cải thiện
hiệu suất của tuyến giáp. Với những người có bệnh tai mũi họng mãn tính và
cảm lạnh thường xuyên, các bác sĩ luôn khuyên đi nghỉ ở biển.
40
Súc miệng và rửa mũi bằng nước biển nóng đến 370 C là rất tốt, theo
các nha sĩ. Trong nước biển có nhiều dược chất hơn trong cả kem đánh răng
tốt nhất, oxy trong nước biển có thể cho bạn nụ cười ngời sáng với hàm răng
trắng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi súc miệng bằng nước biển hãy
chắc chắn là nước sạch sẽ.
Hậu quả của chấn thương và bệnh thấp khớp cũng được điều trị hiệu
quả hơn khi kết hợp với tắm biển. Nước biển làm sạch da, giúp chữa bệnh
eczema và bệnh vẩy nến. Trong thành phần của nước biển có I ốt, canxi,
kali, silic, natri, magie, mangan, photpho, sắt, niken, đồng, asen, oxy, nitơ,
heli và nhiều chất có lợi khác. Những chất này được chúng ta hấp thụ thông
qua các lỗ chân lông và mao mạch.
Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng từ nước biển được da hấp
thụ tối đa khi nước nóng tới 370C, nhưng việc tắm biển bình thường ở nhiệt
độ 20-250 C cũng có hiệu quả tốt. Khi hấp thụ được nhiều muối và khoáng
chất, làn da trở nên dẻo dai và đàn hồi. Nước biển đặc biệt hữu ích cho
những làn da có vấn đề: nó rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt da, loại bỏ chất
béo dư thừa, làm tróc lớp sừng [106].
Nồng độ cao các chất hữu ích trong nước biển giúp loại bỏ độc tố khỏi
cơ thể. Sóng biển có tác dụng massage cơ thể, và nếu kết hợp tắm biển với
các môn thể thao trên mặt nước thì bạn sẽ có cơ thể khỏe mạnh, gọn gàng.
Ngoài ra, I ốt có nhiều trong các sinh vật nhỏ ở biển giúp đốt cháy chất béo tại
các phần cơ thể có mỡ dư thừa.
Thường xuyên tắm ở biển có thể thay thế việc nuôi dưỡng móng tay
bằng dưỡng chất và làm mặt nạ cho tóc. Sau kỳ nghỉ ở biển, móng tay của bạn
sẽ trở nên hoàn hảo, tóc sẽ dày và đẹp hơn (tất nhiên, với điều kiện bảo vệ tóc
khỏi ánh nắng mặt trời).
Thông qua các môn thể thao biển có tác dụng tăng cường thể lực, thúc
đẩy nhanh quá trình hồi phục, tiêu mỡ, giảm cân, thư giãn, góp phần hoàn
thiện thể chất cho người tập...
41
Thực tiễn đã chứng minh đi dạo, chạy bộ trên bãi biển có thể tận dụng
không gian thoáng đãng, mát mẻ trên bãi biển để chạy bộ mỗi buổi sáng vừa
giúp tinh thần sảng khoái vừa có tác dụng giảm cân, cải thiện hình thể, tăng
cường thể lực. Chạy bộ ngoài biển còn giúp bạn hít thở không khí trong lành sau
một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi hay chuẩn bị một tinh thần tràn đầy sức
sống cho ngày mới. Khi chạy bộ trên biển, người tập sẽ cảm nhận được sự khác
biệt và đầy thú vị của chạy trên cát với máy chạy bộ nhàm chán. Còn khi chơi
bóng chuyền bãi biển, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì ngoài tác dụng
thông thường, môn thể thao này rất thích hợp cho việc giảm béo hiệu quả ở chân,
vai, cổ, bụng. Bởi lẽ vệc vận động trên cát sẽ khiến đôi chân di chuyển khó khăn
hơn như vậy bạn sẽ đốt cháy nhiều calo, mỡ thừa nhanh chóng hơn. Vào những
ngày hè nắng nóng thì bơi lội là môn thể thao được ưa chuộng nhất và là lựa
chọn hoàn hảo để giảm cân hiệu quả với người thừa cân, béo phì. Sau một ngày
làm việc vất vả, đầy căng thẳng tắm biển sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục,
mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Bơi giúp phát triển hài hòa các nhóm cơ
trên cơ thể [106], [107].
Trong các môn thể thao biển, cần phải kể đến môn lướt sóng là một
môn thể thao, giải trí mạnh rất được phái mạnh yêu thích. Cùng chơi đùa
với những con sóng sẽ tạo cảm giác vô cùng mới mẻ và đầy thú vị. Những
động tác uốn lượn hay khom người lướt sóng cũng giúp người tập xả stress,
tăng cường sức khỏe [106].
1.6. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống thi đấu
thành tích cao và phong trào quần chúng các môn thể thao biển
1.6.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống thi đấu thành tích cao
các môn thể thao biển
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều môn thể thao biển được sử dụng để
phát triển thể chất, đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân cũng như khách du lịch
và phát triển nó thành môn thể thao biển theo hướng thành tích cao được tổ chức
ở các cấp độ [74]. Có thể khu trú chúng 3 nhóm như trình bày ở bảng 1.1.
41
Bảng 1.1. Các môn thể thao biển hiện có ở các nước trên thế giới
Các môn thể
thao biển
Phục vụ mục tiêu giải trí
Có tổ chức thi đấu
các cấp độ
Nhóm các
môn thể
thao trên bãi
biển
1. Bóng chuyền bãi biển
2. Bóng đá bãi biển
3. Cầu mây bãi biển
4. Bóng chuyền hơi bãi biển
5. Đi bộ bãi biển (kayaking)
6. Bóng ném bãi biển
7. Trượt patanh (Roller skating)
8. Thả diều bãi biển
9. Đua xe buồm
10. Bóng bầu dục bãi biển
11. Vật bãi biển
12. Cờ tướng bãi biển
13. Bóng chày (Softbal)
14. Bóng bầu dục (Rugby union)
15. Bóng ném (Handball)
16. Bóng quần (Squash)
17. Ba môn thể thao phối hợp: Chạy
- đua xe – bơi (Triathlon)
1. Bóng chuyền bãi biển
2. Bóng đá bãi biển
3. Cầu mây bãi biển
4. Bóng chuyền hơi bãi biển
5. Đi bộ bãi biển (kayaking)
6. Bóng ném bãi biển
7. Pencakcilat bãi biển
8. Thể hình bãi biển
9. Bóng gỗ bãi biển
10. Bóng rổ 3 người
11. Trượt patanh (Roller
skating)
12. Khúc côn cầu bãi biển
13. Bóng bầu dục bãi biển
14. Vật bãi biển
15. Cờ tướng bãi biển
16. Bóng chày (Softbal)
17. Bóng bầu dục (Rugby
union)
18. Bóng ném (Handball)
19. Cử tạ bãi biển
20. Wushu
21. Bóng quần (Squash)
22. Ba môn thể thao phối hợp:
Chạy - đua xe – bơi
(Triathlon)
23. B...eirotti, L. (2003). An introduction to sport and adventure tourism.
In Sport and Adveture Tourism (S. Hudson, ed). New York: Haworth
Hospitality Press.
88. Downey B. (1993). Major sports events in Victoria: the economic impacts and
related tourism opportunitis. Leisure Options, 3 (3), 28-33.
89. Gibson, H. J. (1998). Sport tourism: a critical analisis of research. Sport
Managenment Review, 1 (1), 45-76).
90. Standeven, J. & DeKnop, P. (1999), Sport Tourism. Champaign, Human
Kinetics.
Tài liệu tiếng Nga
91. Гарвей Дж (1982), Атмосфера и океан. М.
92. Ерохина, Ольга Анатольевна (2010) Коррекционная направленность
профессиональной физической культуры студентов морских
специальностей, относящихся к группе социального риска, Диссертации
по ВАК 13.00.04, кандидат педагогических наук, Ярославль.
93. Максименко А.М. ̣(2001), Основы теории и методики физической
культуры/Максименко А.М. М.: 4й фил. Воениздата.
94. Калинин, Александр Дементьевич (2005), Управление учебно-
тренировочным процессом морских многоборцев на основе
дифференциально-функционального подхода, Диссертации по ВАК
13.00.04, кандидат педагогических наук, Санкт-Петербург.
95. Матвеев Л.П. (1999), Теория и методика физической культуры: учеб.
для интов физ. культуры. М.: Фис.
96. Матвеев Л.П. (1997), Общая теория спорта: учеб. кн. для
завершающих уровней высш. физ. Образования/Матвеев Л.П. М.:
[4й филиал Воениздата].
97. Матвеев Л.П. (2001), Общая теория спорта и ее прикладные
аспекты, M.: “Известия”.
98. Ольга Александровна (2000), Социокультурные аспекты проблемы
отношения человека и моря, Диссертации по ВАК 09.00.11, кандидат
философских наук Фоменко, Таганрог.
99. Петров M.K. Искусство и наука. Пираты Эгейского моря и личность.
М., 1995.
100. Суслов Ф.П., Сыча В.Л., Шуштин Б.Н. (1995), Современная система
спортивной подготовки, М.: “CAAM”.
101. Холодов Ж.К., Кузнецов В.С., Карнаухов Г.З. (2001), Теория и
методика физической культуры, М.: Воениздата.
102. Фадеев, Виталий Юрьевич (2000), Педагогические условия
формирования физической культуры будущих морских
специалистов, Диссертации по ВАК 13.00.08, кандидат
педагогических наук, Фадеев, Калининград.
103. Хейердал Тур (1982), Древний человек и океан. М.
104. Экономико-экологические проблемы морской среды, Киев, 1982.
105. Шастун Сергей Антонович (2007), Эколого-физиологические
особенности реакций организма человека при адаптации к факторам
морской среды, Диссертации по ВАК 03.00.13, доктор биологических
наук, Москва.
Các Website
106. wwww.baomoi.com
107. www.dissercat.com
108. www.indinexpress.com
109. www.olympic.org
110. www.marine sports in Asia.com
111. www.marine sports in Africa.com
112. www.marine sports in Europe.com
113. www.nghiencuubiendong.vn
114. www. ocasia.org
115. www.sea sports in the Americas.com
116. www.sea sports in Africa.com
117. www.sea sports in the Americas.com
118. www.tapchithethao.vn
119. www.voc.org.vn
120. www.vi.wikipedia.org
121. www.xahoi.com.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho cán bộ làm công tác quản lý TDTT tại các cơ quan)
Để thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT sâu rộng trong quần chúng nhân
dân, góp phần phát triển TDTT của địa phương nói riêng và TDTT Việt Nam nói
chung, mong Ông (Bà) vui lòng cung cấp những thông tin cá nhân và trả lời một
số nội dung phỏng vấn có liên quan đến thể thao biển.
I. Thông tin chung
Họ và tên:............................................................Tuổi: .............. Giới tính: ........
Cơ quan công tác:.....................................................................................................
Chức vụ :..................................................................................................................
Học hàm: ......................................................Học vị: ..............................................
II. Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Ở địa phương Ông (Bà) có biển không?
Có Không
Câu 2: Diện tích Biển của địa phương Ông (Bà) là bao nhiêu km2? ..............km2
Trong đó, địa phương dành diện tích để phát triển các môn thể thao biển là
nhiêu km2:...............km2
Câu 3 Ở địa phương Ông (Bà) có những môn thể thao biển nào đang được sử dụng?
(Đánh dấu x vào ô tương ứng)
STT Các môn thể thao biển
Phục vụ mục
tiêu giải trí
Có tổ chức thi
đấu các cấp độ
A Nhóm các môn thể thao trên bãi biển
1 Bóng chuyền bãi biển
2 Bóng đá bãi biển
3 Cầu mây bãi biển
4 Bóng chuyền hơi bãi biển
5 Đi bộ bãi biển (kayaking)
6 Bóng ném bãi biển
7 Pencaksilat bãi biển
8 Thể hình bãi biển
9 Bóng gỗ bãi biển
10 Bóng rổ 3 người
11 Trượt patanh (Roller skating)
12 Khúc côn cầu bãi biển
13 Thả diều bãi biển
14 Đua xe buồm
15 Bóng bầu dục bãi biển
16 Vật bãi biển
17 Cờ tướng bãi biển
18 Bóng chày (Softbal)
19 Bóng bầu dục (Rugby union)
20 Bóng ném (Handball)
21 Cử tạ bãi biển
22 Wushu
23 Bóng quần (Squash)
24 Ba môn thể thao phối hợp: Chạy - đua
xe – bơi (Triathlon)
25 Kabaddi bãi biển
26 Bắn cung
B Nhóm các môn thể thao trên mặt biển
1 Dù nước
2 Dù lượn
3 Đua thuyền buồm
4 Thuyền rồng
5 Lướt ván
6 Lướt ván buồm (Widsurfing)
7 Lướt ván diều (Kistunfing)
8 Lướt sóng
9 Chèo thuyền
10 Câu cá thể thao
11 Thuyền thợ săn (Kayak)
12 Đua thuyền canoe
13 Lướt ván trượt (Wakeboarding)
14 Mô tô nước (Jetski)
15 Ca nô dù kéo (Parasailing)
16 Thuyền thúng
17 Bananaboat (Phao chuối)
C Nhóm các môn thể thao dưới nước
1 Lặn biển (Diving)
2 Bóng nước (Water Polo)
3 Bơi lội xếp hình (Synchronire
Swimming)
4 Nhảy cầu
5 Bơi
Câu 4: Ở địa phương Ông (Bà) có những môn thể thao biển nào được tổ chức?
- Tư nhân tổ chức các môn: ...................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Doanh nghiệp tổ chức các môn:.............................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Nước ngoài tổ chức các môn: ..............................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Nhà nước tổ chức các môn: .................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 5: Địa phương Ông (Bà) có bao nhiêu sân bãi để tập luyện các môn thể
thao biển?
Môn thể thao biển
SL
có
SL
thiếu
Môn thể thao biển
SL
có
SL
thiếu
Bóng chuyền bãi biển Bắn cung
Bóng đá bãi biển Dù nước
Cầu mây bãi biển Dù lượn
Bóng chuyền hơi bãi biển Đua thuyền buồm
Đi bộ bãi biển (kayaking) Thuyền rồng
Bóng ném bãi biển Lướt ván
Pencaksilat bãi biển Lướt ván buồm (Widsurfing)
Thể hình bãi biển Lướt ván diều (Kistunfing)
Bóng gỗ bãi biển Lướt sóng
Bóng rổ 3 người Chèo thuyền
Trượt patanh (Roller
skating)
Câu cá thể thao
Khúc côn cầu bãi biển Thuyền thợ săn (Kayak)
Thả diều bãi biển Đua thuyền canoe
Đua xe buồm Lướt ván trượt
(Wakeboarding)
Bóng bầu dục bãi biển Mô tô nước (Jetski)
Vật bãi biển Ca nô dù kéo (Parasailing)
Cờ tướng bãi biển Thuyền thúng
Bóng chày (Softbal) Bananaboat (Phao chuối)
Bóng bầu dục (Rugby
union)
Lặn biển (Diving)
Bóng ném (Handball) Bóng nước (Water Polo)
Cử tạ bãi biển Bơi lội xếp hình
(Synchronire Swimming)
Wushu Nhảy cầu
Bóng quần (Squash) Bơi
Ba môn thể thao phối
hợp: Chạy - đua xe – bơi
(Triathlon)
...
Kabaddi bãi biển ...
Câu 6: Ở địa phương Ông (Bà) Nhà nước có đầu tư kinh phí để xây dựng và
phát triển phong trào TDTT hay không?
Có Không
- Nếu có thì kinh phí là bao nhiêu:.............................triệu đồng; Trong đó kinh
phí dành cho Thể thao biển là:.............................triệu đồng
- Kinh phí để xây dựng đội ngũ cán bộ là:...........................triệu đồng
- Kinh phí để đào tạo vận động viên là:............................triệu đồng
- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất là:.......................... triệu đồng
Câu 7 Địa phương Ông (Bà) có định hướng, ưu tiên gì cho phát triển lĩnh vực
thể thao biển không?
Có Không
Cụ thể:
- Tầm nhìn đến năm 2020
- Mục tiêu đến năm 2020
- Hiện nay ưu tiên cho:
+ Đào tạo cán bộ
+ Xây dựng cơ sở vật chất
+ Xây dựng phong trào tập
+ Ưu tiên những môn thể thao (liệt kê): .......................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 8: Ông (Bà) hãy cho biết những khó khăn trong quá trình hoạt động TDTT
tại địa phương mình?
- Thiếu cơ sở vật chất
Cụ thể (số lượng dụng cụ cho từng môn):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Thiếu đội ngũ cán bộ
- Thiếu chủ trương, cơ sở pháp lý
- Thiếu kinh phí
Câu 9: Địa phương Ông (Bà) có bao nhiêu bãi biển, khu biển có thể tổ chức tập
luyện được các môn thể thao biển? .........................
Câu 10: Ở địa phương Ông (Bà) có bao nhiêu khu du lịch biển?.....................
Cụ thể: .....................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 11: Đặc điểm văn hoá ở địa phương đồng chí:
Số hội /năm................................................................................
Hè (Hoạt động Thể thao, du lịch tổ chức mấy lần/năm)..............................
Số Lễ/năm............................................................
Câu 12: Theo Ông (Bà), điều kiện tự nhiên, khí hậu ở địa phương phù hợp với
các môn thể thao biển và mức độ thi đấu nào? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
Môn thể thao biển
Giải
trí
Thi đấu
các cấp
Môn thể thao biển
Giải
trí
Thi đấu
các cấp
Bóng chuyền bãi biển Bắn cung
Bóng đá bãi biển Dù nước
Cầu mây bãi biển Dù lượn
Bóng chuyền hơi bãi biển Đua thuyền buồm
Đi bộ bãi biển (kayaking) Thuyền rồng
Bóng ném bãi biển Lướt ván
Pencaksilat bãi biển Lướt ván buồm (Widsurfing)
Thể hình bãi biển Lướt ván diều (Kistunfing)
Bóng gỗ bãi biển Lướt sóng
Bóng rổ 3 người Chèo thuyền
Trượt patanh (Roller
skating)
Câu cá thể thao
Khúc côn cầu bãi biển Thuyền thợ săn (Kayak)
Thả diều bãi biển Đua thuyền canoe
Đua xe buồm Lướt ván trượt
(Wakeboarding)
Bóng bầu dục bãi biển Mô tô nước (Jetski)
Vật bãi biển Ca nô dù kéo (Parasailing)
Cờ tướng bãi biển Thuyền thúng
Bóng chày (Softbal) Bananaboat (Phao chuối)
Bóng bầu dục (Rugby
union)
Lặn biển (Diving)
Bóng ném (Handball) Bóng nước (Water Polo)
Cử tạ bãi biển Bơi lội xếp hình
(Synchronire Swimming)
Wushu Nhảy cầu
Bóng quần (Squash) Bơi
Ba môn thể thao phối
hợp: Chạy - đua xe – bơi
(Triathlon)
...
Kabaddi bãi biển ...
Câu 13: Theo Ông (Bà), với đặc điểm khí hậu, tự nhiên, văn hoá ở địa phương
nên ưu tiên phát triển môn thể thao biển nào?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 14: Địa phương Ông (Bà) đã có bao nhiêu câu lạc bộ thể thao biển và có
những mô hình tập luyện thể thao biển nào? (Điền số lượng cụ thể vào bảng dưới
đây).
Hình thức Số lượng
Câu lạc bộ
Gia đình thể thao
Tự tập
Câu 15: Địa phương Ông (Bà) đã có phương hướng kết hợp phát triển Du lịch -
Thể thao biển chưa?
Có Không
Câu 16: Ở địa phương Ông (Bà) có tuyên truyền, khuyến khích mọi người tham
gia phong trào tập luyện TDTT biển để nâng cao sức khoẻ thường xuyên không?
Có Không
Câu 17: Ở địa phương Ông (Bà) đã có chế độ đãi ngộ cho những người tham gia
công tác phát triển thể thao biển như:
Cho cán bộ TDTT biển Cho người tập Đối tượng khác
Câu 18: Theo Ông (Bà), để phát triển phong trào TDTT biển phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
- Cơ sở vật chất
- Chế độ chính sách
- Nguồn nhân lực
- Trình độ của cán bộ quản lý, HLV, người tập
- Công tác tuyên truyền
- Sự ham thích của người dân đối với thể thao biển.
- Du lịch biển phát triển
- Đặc điểm văn hoá vùng miền
- Yếu tố tự nhiên
Câu 19: Mong Ông (Bà) hãy cho ý kiến đánh giá về một số giải pháp phát triển
phong trào TDTT biển dưới đây (đánh số thứ tự từ 1 đến 8 theo mức độ quan
trọng của giải pháp vào ô tương ứng).
- Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của TDTT biển
- Phát triển TDTT biển phù hợp với nền văn hoá truyền thống và đặc điểm
chính trị, kinh tế - xã hội, du lịch ở địa phương
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện, thi đấu các môn
TDTT biển ở địa phương
- Tạo nguồn cán bộ về TDTT biển quần chúng, đủ về số lượng và trình độ
chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT biển quần chúng ở địa
phương
- Tạo văn bản pháp lý cần thiết để phát triển TDTT biển quần chúng:
+ Luật
+ Quy chế
+ Chế độ đãi ngộ
+ Những yếu tố khác
- Hệ thống thi đấu TDTT biển quần chúng
- Hệ thống thi đấu TDTT biển của Việt Nam liên kết với quốc tế
- Mở rộng các môn TDTT biển hiện nay Việt Nam chưa có
- Các giải pháp khác: .......................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 21: Ông (Bà) hãy cho biết số lượng dân cư sống vùng ven biển ở địa
phương mình:......................người
Trong đó: Nam: ....................người Nữ: .......................người
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)!
Phụ lục 2
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho quần chúng nhân dân vùng ven biển)
Để thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT sâu rộng trong quần chúng nhân
dân, góp phần phát triển TDTT của địa phương nói riêng và TDTT Việt Nam nói
chung, mong Ông (Bà) vui lòng cung cấp những thông tin cá nhân và trả lời một
số nội dung phỏng vấn có liên quan đến thể thao biển (Đánh dấu vào ô trống phù
hợp).
I. Thông tin chung
Họ và tên:............................................................Tuổi: .............. Giới tính: ........
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Trình độ học vấn: ....................................................................................................
II. Nội dung phỏng vấn
Họ và tên: ................................................. Tuổi: ....................Giới tính: .................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Trình độ học vấn: ....................................................................................................
Câu 1: Ông (Bà) có tham gia chơi (tập luyện) các môn thể thao biển không?
Có Không
Câu 2: Ông (Bà) có hứng thú tập luyện các môn thể thao biển không?
Có Không
Nếu có thì mức độ hứng thú như thế nào:
Rất hứng thú Hứng thú
Câu 3: Ông (Bà) thường tập luyện TDTT vào lúc nào?
5 – 7 giờ 17 – 19 giờ 20 – 22 giờ
- Thời gian cho mỗi lần tập là:
30 phút 60 phút 100 phút 120 phút
Câu 4: Ông (Bà) tham gia tập luyện thể thao biển vì:
- Có lợi cho bản thân
- Chữa bệnh
- Bị lôi cuốn
- Được khuyến khích, động viên
- Do địa phương có chế độ đãi ngộ
- Lý do khác: ..................................................................................................
............................................................................................................................
Câu 5: Ông (Bà) không tham gia tập luyện môn thể thao biển vì:
- Không có thời gian
- Không có kinh phí
- Các môn thể thao biển không có ý nghĩa tới bản thân
- Không có người hướng dẫn
- Không biết tập các môn thể thao biển
- Không có sân bãi để tập
- Điều kiện sân tập không đảm bảo
- Không có dụng cụ để tập
Câu 6: Ông (Bà) đang tham gia chơi (tập luyện) môn thể thao biển nào?
- Bóng chuyền bãi biển. - Bóng đá bãi biển
- Bóng rổ bãi biển - Đi bộ bãi biển
- Chạy trên bãi biển - Bóng ném bãi biển
- Đi xe trên bãi biển - Bơi
Các môn khác: ....................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 7: Theo Ông (Bà) tập luyện Thể thao biển:
- Có lợi cho sức khoẻ
- Không ảnh hưởng tới sức khoẻ
- Có lợi tới sự phát triển kinh tế của nước nhà
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế
- Ảnh hưởng tới sự phát triển nền văn hoá dân tộc
Câu 8: Nếu có điều kiện tập luyện, thì Ông (Bà) tập môn thể thao biển nào?
Bóng chuyền bãi biển Kabaddi bãi biển
Bóng đá bãi biển Bắn cung
Cầu mây bãi biển Dù nước
Bóng chuyền hơi bãi biển Dù lượn
Đi bộ bãi biển (kayaking) Đua thuyền buồm
Bóng ném bãi biển Thuyền rồng
Pencaksilat bãi biển Lướt ván
Thể hình bãi biển Lướt ván buồm (Widsurfing)
Bóng gỗ bãi biển Lướt ván diều (Kistunfing)
Bóng rổ 3 người Lướt sóng
Trượt patanh (Roller skating) Chèo thuyền
Khúc côn cầu bãi biển Câu cá thể thao
Thả diều bãi biển Thuyền thợ săn (Kayak)
Đua xe buồm Đua thuyền canoe
Bóng bầu dục bãi biển Lướt ván trượt (Wakeboarding)
Vật bãi biển Mô tô nước (Jetski)
Cờ tướng bãi biển Ca nô dù kéo (Parasailing)
Bóng chày (Softbal) Thuyền thúng
Bóng bầu dục (Rugby union) Phao chuối (Bananaboat)
Bóng ném (Handball) Lặn biển (Diving)
Cử tạ bãi biển Bóng nước (Water Polo)
Wushu Bơi lội xếp hình (Synchronire
Swimming)
Bóng quần (Squash) Nhảy cầu
Ba môn thể thao phối hợp:
Chạy - đua xe – bơi (Triathlon)
Bơi
Câu 9: Lãnh đạo địa phương có chế độ, khuyến khích nhân dân tập luyện
TDTT biển không?
Có Không
Câu 10: Ông (Bà) có biết rằng sự phát triển TDTT biển sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển du lịch biển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương không?
Có Không
Câu 11: Theo Ông (Bà), để nhân dân tham gia tập luyện TDTT biển thì cần
phải:
- Làm cho người tập hiểu được tác dụng, ý nghĩa của việc tập luyện
- Có đủ dụng cụ, sân bãi cũng như trang thiết bị tập luyện
- Có người hướng hướng dẫn cách tập
- Có sách tham khảo về luật chơi, cách chơi
- Có động viên khen thưởng kịp thời cho những gia đình có người tham gia
tập luyện, gia đình có nhiều người tham gia tập luyện
Ý kiến bổ sung: ......................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 12: Ở địa phương Ông (bà) sinh sống có tổ chức các giải thi đấu TDTT
biển không?
Có Không
Câu 13: Việc tổ chức thi đấu TDTT biển diễn ra:
- Vào các dịp lễ
- Vào ngày hội
- Vào ngày hè
- Tổ chức:
2 lần/năm 3lần/năm 4 lần/năm Thường xuyên
Chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)!
........ , ngày ..... tháng.... năm 2013
Người trả lời phỏng vấn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 3
PHIẾU PHỎNG VẤN
Để thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT sâu rộng trong quần chúng nhân
dân, góp phần phát triển TDTT của địa phương nói riêng và TDTT Việt Nam nói
chung, mong Ông (Bà) vui lòng cung cấp những thông tin cá nhân và cho ý kiến
về các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển khu vực miền Bắc.
I. Thông tin chung (có thể cung cấp, hoặc không tùy ý kiến của người trả lời
phỏng vấn)
Họ và tên:............................................................Tuổi: .............. Giới tính: ........
Cơ quan công tác:.....................................................................................................
Chức vụ :..................................................................................................................
Học hàm: ......................................................Học vị: ..............................................
Câu hỏi: Theo Ông (Bà), các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển
khu vực miền Bắc dưới đây được đánh giá như thế nào? (Cách đánh giá:
Các giải pháp được đánh giá theo quy ước: 5 điểm - Giải pháp rất quan trọng,
khả thi; 4 điểm - Giải pháp rất quan trọng, không khả thi; 3 điểm - Giải pháp
quan trọng, khả thi; 2 điểm - Giải pháp quan trọng, không khả thi; 1 điểm - Giải
pháp không quan trọng).
Các giải pháp Điểm
đánh giá
1. Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của TDTT biển
2. Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển TDTT biển quần chúng
3. Phát triển TDTT biển phù hợp với văn hoá, kinh tế - xã hội của
địa phương
4. Phát triển TDTT quần chúng biển theo hướng xã hội hóa
5. Tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
6. Phát triển du lịch thể thao biển
7. Phát triển hệ thống thi đấu TDTT biển quần chúng
8. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ phong trào TDTT
biển quần chúng
9. Liên kết hệ thống thi đấu TDTT biển của Việt Nam với quốc tế
10. Mở rộng các môn TDTT biển
Chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)!
........... , ngày ..... tháng.... năm 2013
Người trả lời phỏng vấn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 4.1. Thống kê dân số, thu nhập và khách du lịch ở một số địa bàn có biển thuộc Thành phố Hải Phòng
TT Huyện Xã Dân số Thu nhập/tháng (đồng) Khách du lịch
Tây Hưng 2.000.000
Đông Hưng 2.000.000
Tiên Hưng 2.000.000
1 Tiên Lãng
Vinh Quang
19726
2.000.000
Tân Trào 1.500.000
Đoàn Xá 1.500.000
2
Kiến Thụy
Đại Hợp
26121
1.500.000
4.218.821 lượt khách (2013) tăng 7.56% so
với cùng kỳ năm 2012 trong đó 480.067 lượt
khách quốc tế tăng 1.34% so với cùng kỳ
năm 2012
Bàng La 4.000.000
Ngọc Xuyên 4.000.000
Vạn Hương 4.000.000
Vạn Xuyên 4.000.000
Vạn Sơn 4.000.000
3 Đồ Sơn
Ngọc Hải
82411
4.000.000
4 Dương Kinh Tân Thành 5220 2.400.000
Tràng Cát 3.000.000
Nam Hải 3.000.000 5 Hải An
Đình Vũ
25907
3.000.000
Nghĩa Lộ 1.700.000
Đồng Bài 1.700.000
Vân Phong 1.700.000
Hoàng Châu 1.700.000
Phù Long 1.700.000
Hiền Hào 1.700.000
Xuân Đám 1.700.000
Tân Châu 1.700.000
Việt Hải 1.700.000
Gia Luận 1.700.000
6 Cát Hải
Cát Bà
30700
4.000.000
2.3 triệu lượt khách (2014) tăng 9.52% so
với năm 2013
Nguồn: Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia.
Phục lục 4.2. Thống kê dân số, thu nhập và khách du lịch ở ở một số địa bàn có biển thuộc tỉnh Thái Bình
TT Huyện Xã Dân số
Thu nhập/tháng
(đồng)
Khách du lịch
Nam Phú 1.300.000
Nam Hưng 1.300.000
Nam Thịnh 1.300.000
Nam Cường 1.300.000
Đông Minh 1.300.000
Đông Long 1.300.000
1 Tiền Hải
Đông Hải
213.616
1.300.000
Mỹ Lộc 1.200.000
Thái Đô 1.200.000
Thái Thượng 1.200.000
Thụy Hải 1.200.000
Thụy Hà 1.200.000
Thụy Xuân 1.200.000
2
Thái Thụy
Thụy Trường
45541
1.200.000
310.000 lượt khách (6/2014) tăng 20.000 lượt so
với cùng kỳ năm 2013 giam 5.000 lượt khách
quốc tế
Nguồn: Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia.
Phụ lục 4.3. Thống kê dân số, thu nhập và khách du lịch ở một số địa bàn có biển thuộc của tỉnh Nam Định
TT Huyện Xã Dân số Thu nhập/tháng (đồng) Khách du lịch
Nam Điền 1.200.000
1 Nghĩa Hưng
Nghĩa Phúc
8078
1.200.000
Hải Triều 1.200.000
Hải Chính 1.200.000
Hải Lý 1.200.000
Hải Đông 1.200.000
2 Hải Hậu
Hải Lộc
27706
1.200.000
Phong Giao 1.200.000
Bạch Long 1.200.000
Giao Long 1.200.000
Giao Hải 1.200.000
Giao Long 1.200.000
Giao Xuân 1.200.000
Giao Hạc 1.200.000
Giao An 1.200.000
3 Giao Thủy
Quất Lâm
68133
1.700.000
2.06 triệu lượt người năm 2014, tăng
6.7 % so với năm (2013) khách thăm
quan và du lịch lễ hội đạt 1.27 triệu
lượt người chiếm 61.7% tổng lượng
khách biển đạt 540 nghìn chiếm 26.2%
tổng lượng khách 294.216
Nguồn: Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia.
Phụ lục 4.4. Thống kê dân số, thu nhập và khách du lịch ở một số địa bàn có biển thuộc tỉnh Ninh Bình
Huyện Xã Dân số Thu nhập/tháng (đồng) Khách du lịch
Kim Đông 2.9 triệu/tháng
Kim Trung 3.5 triệu/tháng Kim Sơn
Kim Hải
6084
3.3 triệu/tháng
4.391.692 lượt khách năm 2013 tăng 18.3% so với
năm 2012 trong đó khách nội địa chiếm 3.874.899
tăng 27.6% so với năm 2012. Khách quốc tế chiếm
526.793 giảm 22% so với năm 2012
Nguồn: Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia.
Phụ lục 4.5. Thống kê dân số, thu nhập và khách du lịch ở một số địa bàn có biển thuộc tỉnh Quảng Ninh
TT Thành phố, huyện Xã Dân số Thu nhập/tháng (đồng) Khách du lịch
Liên Vị 3.200.000
Tiền Phong 3.300.000
Hà An 3.200.000
1 Quảng Yên
Hoàng Tân
139596
3.000.000
Hùng Thắng 3.200.000
Bãi Cháy 4.500.000
Hồng Hà 3.000.000
2 Hạ Long
Hà Tu
221580
2.800.000
Quang Hanh 2.500.000
Cẩm Thạch 3.200.000 3 Cẩm Phả
Cẩm Thịnh
195800
3.200.000
Vạn Yên 3.200.000
Đài Xuyên 3.200.000
Đồng Rui 3.200.000
4
Vân Đồn
Hải Lạng
40204
3.200.000
5 Cô Tô Cô Tô 5200 4.000.000
Tân Lập 2.600.000
Đầm Hà
33219
2.500.000 6 Đầm Hà
Tân Bình 2.400.000
7 Hải Hà Quảng Phong 52279 2.800.000
8 Móng Cái Vạn Ninh 80000 4.500.000
9 Hạ Long 224700 4.000.000
7.507.345 lượt khách năm 2014 bằng 100% năm
2013 trong đó khách quốc tế chiếm 2.560.730
lượt bằng 98% so với năm 2013. Khách lưu trú
đạt 3.611.231 lượt bằng 100% năm 2013
Nguồn: Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia.