Luận án Nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy luyện gang nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy luyện gang khu gang thép Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN TIẾN LÂM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO CÔNG NHÂN NHÀ MÁY LUYỆN GANG KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––––––– Ễ TIẾ L NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN

pdf194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy luyện gang nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy luyện gang khu gang thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ LỰC CHO CÔNG NHÂN NHÀ MÁY LUYỆN GANG KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH – 2017 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN TIẾN LÂM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO CÔNG NHÂN NHÀ MÁY LUYỆN GANG KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Đình Bẩm 2. PGS.TS Nguyễn Kim Xuân BẮC NINH – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Tiến Lâm MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 5 1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................ 5 1.1.1. Thể dục thể thao quần chúng và phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. ............................................................................................... 5 1.1.2. Thể lực, duy trì và phát triển thể lực....................................................... 8 1.1.3. Giải pháp và khái niệm về Quản lý Thể dục thể thao........................... 11 1.1.4. Khái niệm Xã hội hóa Thể dục thể thao................................................ 15 1.1.5. Sức khỏe và tác dụng của tập luyện Thể dục thể thao đối với sức khỏe con người................................................................................................ 16 1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về Thể dục thể thao và Thể dục thể thao quần chúng .......................................................................... 21 1.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao. ...... 21 1.2.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao quần chúng. ..................................................................................................... 26 1.3. Công tác Thể dục thể thao trong công nhân viên chức............................ 31 1.3.1. Cơ sở lý luận về công tác Thể dục thể thao trong công nhân viên chức ...... 31 1.3.2. Phương pháp tập luyện Thể dục thể thao cho công nhân viên chức..... 37 1.3.3. Các hình thức tổ chức tập luyện Thể dục thể thao cho công nhân viên chức ......................................................................................................... 40 1.3.4. Phổ cập và nâng cao phong trào Thể dục thể thao cho công nhân viên chức ......................................................................................................... 43 1.4. Đặc điểm lao động của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên............................................................................................ 45 1.4.1. Sự phát triển của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên .... 45 1.4.2. Đặc điểm lao động của công nhân gang thép ....................................... 47 1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan................................................... 49 1.5.1. Các công trình nghiên cứu về Thể dục thể thao quần chúng................ 50 1.5.2. Các công trình nghiên cứu về các bệnh nghề nghiệp của công nhân gang, thép ........................................................................................................ 52 1.5.3. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 53 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 56 2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 56 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 56 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm......................................................... 56 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 57 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 57 2.1.5. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................. 61 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 61 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê............................................................ 62 2.2. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 63 2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 63 2.2.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................ 64 2.2.3. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu ........................................................ 65 2.2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 65 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 66 3.1. Đánh giá thực trạng thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ........................................................................... 66 3.1.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và đội ngũ công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ................................................................. 66 3.1.2. Thực trạng cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên .............................................. 67 3.1.3. Thực trạng tình hình sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ................................................................. 69 3.1.4. Thực trạng thể lực chung của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên .................................................................................. 71 3.1.5. Bàn luận về thực trạng thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ................................................................. 72 3.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động Thể dục thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ................................................................. 75 3.2.1. Xác định tiêu chí đánh giá các yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ................................................................. 75 3.2.2. Thực trạng sự lãnh đạo công tác Thể dục thể thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ...................................................... 77 3.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí dành cho tập luyện Thể dục thể thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên......................... 79 3.2.4. Thực trạng phong trào, hình thức, nội dung và nhu cầu tập luyện Thể dục thể thao của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.................................................................................................... 81 3.2.5. Thực trạng Câu lạc bộ và đội ngũ Hướng dẫn viên Thể dục thể thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên......................... 83 3.2.6. Phân tích SWOT (điểm mạnh - điểm yếu, thời cơ - thách thức) về thực trạng phong trào Thể dục thể thao nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. ........................................................................................... 84 3.2.7. Bàn luận về thực trạng các yếu tố đảm bảo cho các hoạt động Thể dục thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. ..................................................... 86 3.3. Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên ......... 93 3.3.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp. ...................................................... 93 3.3.2. Cơ sở đề xuất và lựa chọn các giải pháp............................................... 96 3.3.3. Tổ chức thực nghiệm & đánh giá kết quả thực nghiệm...................... 104 3.3.4. Bàn luận về lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.................................................................................................. 113 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ......................................................................... 122 Kết luận ......................................................................................................... 122 Kiến nghị ....................................................................................................... 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc bộ CN : Công nhân CSVC : Cơ sở vật chất GDTC : Giáo dục thể chất HDV : Hướng dẫn viên HLV : Huấn luyện viên NCKH : Nghiên cứu khoa học TDTT : Thể dục thể thao TN : Thực nghiệm TT : Thứ tự XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHH : Xã hội hóa XPC : Xuất phát cao DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm : centimet. l/min : lần/phút m : mét. kg : kilôgam s : giây DANH MỤC CÁC BẢNG Tên Nội dung Trang 2.1 Số lượng công nhân tiến hành kiểm tra thực trạng thể lực 64 3.1 Thực trạng đội ngũ công nhân nhà máy Luyện gang 67 3.2 Thực trạng cơ cấu độ tuổi và giới tính công nhân nhà máy Luyện gang (thời điểm năm 2013) 68 3.3 Thực trạng kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm của công nhân nhà máy Luyện gang 70 3.4 Thực trạng tình hình bệnh tật (lâm sàng) của công nhân nhà máy Luyện gang 70 3.5 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Dẻo gập thân của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.6 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Lực bóp tay thuận của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.7 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Nằm ngửa gập bụng của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.8 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Bật xa tại chỗ của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.9 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Chạy 30m XPC của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.10 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Chạy con thoi 4x10m của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.11 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra test Chạy tùy sức 5 phút của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 71 3.12 Cơ cấu độ tuổi theo giới tính người Việt Nam năm 2013 73 3.13 Kết quả phỏng vấn xác định tiêu chí đánh giá các yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT của nhà máy Luyện gang 77 3.14 Thực trạng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT của nhà máy Luyện gang 78 3.15 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân về sự quan tâm của lãnh đạo nhà máy tới công tác TDTT 79 3.16 Thực trạng sân bãi phục vụ tập luyện và thi đấu các môn thể thao của Nhà máy và của Công ty Gang thép 80 3.17 Thực trạng giải thể thao và kinh phí dành cho phong trào TDTT của nhà máy Luyện gang 81 3.18 Kết quả phỏng vấn về thực trạng tập luyện TDTT ngoài giờ làm việc của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 81 3.19 Kết quả phỏng vấn công nhân nhà máy Luyện gang về hình thức, nội dung tập luyện TDTT Sau trang 82 3.20 Thực trạng động cơ tập luyện TDTT của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 82 3.21 Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tập luyện TDTT ngoài giờ làm việc của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 82 3.22 Thực trạng Câu lạc bộ đội ngũ Hướng dẫn viên TDTT của nhà máy Luyện gang 83 3.23 Kết quả phân tích SWOT về thực trạng phong trào TDTT của nhà máy Luyện gang 84 3.24 Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 98 3.25 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân về sự quan tâm của lãnh đạo nhà máy tới công tác TDTT 106 3.26 Tăng trưởng kinh phí dành cho phong trào TDTT của nhà máy Luyện gang 106 3.27 Tăng trưởng về câu lạc bộ, số người tham gia CLB và cán bộ TDTT 107 3.28 So sánh số người tập TDTT thường xuyên và số gia đình thể thao của nhà máy Luyện gang 108 3.29 So sánh kết quả phỏng vấn về nhận thức, động cơ tập luyện TDTT của công nhân nhà máy Luyện gang trước và sau thực nghiệm 109 3.30 So sánh kết quả khám sức khỏe định kỳ năm 2013 với 2015 của công nhân nhà máy Luyện gang. 110 3.31 So sánh tình hình bệnh tật (lâm sàng) năm 2013 với 2015 của công nhân nhà máy Luyện gang 111 3.32 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Dẻo gập thân của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 3.33 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Lực bóp tay thuận của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 3.34 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Nằm ngửa gập bụng của công nhân công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 3.35 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Bật xa tại chỗ của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 3.36 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Chạy 30m XPC của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 3.37 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Chạy con thoi 4x10m của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 3.38 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của test Chạy tùy sức 5 phút của công nhân nhà máy Luyện gang Sau trang 112 1 MỞ ĐẦU Những năm qua công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thu được những thành tựu quan trọng, đã tác động và làm biến đổi sâu sắc tới mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế và xã hội. Chúng ta bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trong sự nghiệp to lớn đó, giai cấp công nhân Việt Nam và người lao động luôn giữ ví trí cực kỳ quan trọng. Vì vậy, chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ này về mọi mặt, trong đó có đời sống văn hóa - tinh thần, rèn luyện thể dục thể thao để củng cố nâng cao thể lực là một yêu cầu là nhiệm vụ cơ bản, không chỉ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng của lực lượng chủ lực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn góp phần đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của Đảng. Từ khi cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục". Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công" [60]. Chỉ thị số 156-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra ngày 20/11/1967 về tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cán bộ, công nhân, viên chức có nhấn mạnh: " tập trung làm tốt việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức với tinh thần chủ động và tích cực. Hoạt động câu lạc bộ TDTT phải được đẩy mạnh ở các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị và hướng dẫn cụ thể cho cán bộ, công nhân, viên chức, đồng thời phải kiểm tra, đôn đốc chặt chẽ" [7]. Một trong những lực lượng đóng góp rất nhiều cho sự phát triển phong trào TDTT nói chung đó là lực lượng công nhân lao động. Các môn thể thao ở các đối tượng này tập luyện khá đa dạng và thường là các môn thể thao đơn giản, dễ tổ chức, sân bãi nhỏ gọn, có thể tận dụng trong khuôn viên ở cơ quan, nhà máy. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng trung du miền núi phía Đông bắc. Năm 1959 Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên được thành lập, là nơi sản xuất thép đầu tiên của Việt Nam. 2 Khu Gang thép Thái Nguyên gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp với nhiều ngành nghề lao động, sản xuất khác nhau. Cùng với sự thành lập khu công nghiệp Gang thép thì nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên cũng ra đời, một trong những đơn vị sản xuất chính được thành lập sớm nhất ngày 31/12/1961. Nhằm mục đích tăng cường và nâng cao thể lực cho lực lượng cán bộ, công nhân trực tiếp lao động, tạo điều kiện duy trì năng suất lao động cao, phòng và chống các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động do lao động nặng nhọc, kéo dài gây ra. Nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên những năm qua đã có nhiều phong trào tập luyện, hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao được đẩy mạnh và có những định hướng, quy chế cụ thể, tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao tạo nên những sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao thể lực cho công nhân. Hiện nay, trong các phân xưởng sản xuất của nhà máy đã được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nhưng vẫn còn có những bộ phận người công nhân phải trực tiếp lao động trong điều kiện hết sức vất vả. Đây là các loại hình lao động đặc trưng nhất và cũng là nặng nhọc và độc hại, công nhân làm việc với các tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của bụi, nóng, thiếu không khí, tiếng ồn. Chính những ngành nghề lao động này đã tác động đến cơ thể người công nhân lao động, trong một thời gian dài làm việc luôn ở tư thế không bình thường, không đảm bảo về các mặt như sức khỏe, môi trường, an toàn trong lao động làm cho cơ thể bị cong vẹo hoặc bị tổn thương, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phong trào thể dục thể thao quần chúng, hoạt động TDTT của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên còn có những khó khăn nhất định như công tác chỉ đạo, quản lý nâng cao hoạt động thể dục thể thao quần chúng trong các phân xưởng còn nhiều hạn chế; Sự quan tâm đầu tư của nhà máy về lĩnh vực này còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhất là về công tác tổ chức, cán bộ hướng dẫn viên, cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao. Đặc biệt việc phát động và tổ chức cho công nhân tham gia tập luyện các bài tập thể dục thực dụng nghề nghiệp vẫn chưa có, mà những ảnh hưởng của bài tập thể dục thực dụng 3 vẫn chủ yếu từ tập luyện thể dục thể thao một cách tự phát, thiếu cơ sở khoa học, kém hiệu quả và chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn công việc lao động của công nhân. Do đó, cần có những hoạt động thể dục thể thao, các bài tập thể dục thực dụng để điều chỉnh cơ thể, làm cho cơ thể phát triển toàn diện, duy trì khả năng, nâng cao năng xuất lao động. Vì vậy vấn đề đặt ra là hết sức cấp bách là phải xây dựng một chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phải cần có các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân một cách đồng bộ, đây là nhân lực chính trong các phân xưởng sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân khu Gang thép tỉnh Thái Nguyên nói chung, cũng như trong nhà máy Luyện gang nói riêng là việc làm có ý nghĩa xã hội, thực tiễn và khoa học. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu nhằm phát triển thể lực cho công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, trong các khu công nghiệp còn nhiều hạn chế, chủ yếu nghiên cứu nhiều ở các đối tượng là học sinh, sinh viên, trong hệ thống giáo dục thể chất. Đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu như: Phan Quốc Chiến (2013) [32], Đặng Quốc Nam (2008) [57], ..., các tác giả chỉ đề cập đến nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả và một số yếu tố giải pháp cơ bản để phát triển phong trào TDTT quần chúng, duy trì và phát triển loại hình tập luyện dựa vào phúc lợi xã hội ở xã, phường, thị trấnTuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu duy trì và phát triển thể lực cho công nhân trong các khu công nghiệp, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhà máy Luyện gang khu Gang thép Thái Nguyên nói riêng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên". Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá phong trào hoạt động thể dục thể thao và thực trạng thể lực của công nhân lao động trong những năm qua, đề tài xác định các giải pháp trong điều kiện thực tế và ứng dụng thí điểm tại nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. Qua đó 4 xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực, thúc đẩy phong trào thể dục thể thao một cách đồng bộ cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, đề tài đề ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. Nhiệm vụ 2: Đánh giá các yếu tố đảm bảo cho các hoạt động thể dục thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. Nhiệm vụ 3: Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên. Giả thuyết nghiên cứu: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thể dục thể thao đã từng bước thực hiện tốt hai nhiệm vụ trọng tâm của ngành là đẩy mạnh thể thao thành tích cao và phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao sâu rộng trong toàn dân (TDTT quần chúng). Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong công tác thể dục thể thao quần chúng nói chung, thể dục thể thao cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên nói riêng còn có những hạn chế nhất định như phong trào phát triển chưa đều, chất lượng chưa cao, công tác thể dục thể thao chưa được quan tâm đúng mức Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe, thể lực của người lao động, từ đó dẫn tới năng suất, hiệu quả lao động thấp. Vì vậy nếu khắc phục được những bất cập, hạn chế và áp dụng các giải pháp đúng đắn, kịp thời thì tình trạng sức khỏe, thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên sẽ được cải thiện. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan. 1.1.1. Thể dục thể thao quần chúng và phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. 1.1.1.1. Khái niệm Thể dục thể thao quần chúng. Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006): “Thể thao cơ sở (quần chúng) chỉ nhằm đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính - lao động, học tập, công tác...” [78]. Tài liệu “Quản lý công tác thể dục thể thao công nhân viên chức” của Du Kế Anh có khái niệm: “Thể dục thể thao quần chúng là cuộc vận động tập luyện của quảng đại quần chúng vì mục tiêu nâng cao sức khỏe và động viên tinh thần cho mọi người” [1]. Tác giả Phạm Đình Bẩm cho rằng: “Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn TDTT mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân, không phân biệt đối tượng, giới tính, tuổi tác, tôn giáo” [20]. Mục tiêu quan trọng của thể dục thể thao quần chúng là làm sao để nhiều người bao gồm cả già trẻ, trai gái có thể tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đồng thời việc tập luyện phải mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Theo Phạm Trọng Thanh trong tác phẩm Thể dục thể thao và lối sống lành mạnh có viết: “Thể dục thể thao quần chúng là những hoạt động tập thể mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân với nhiều nội dung và hình thức khác nhau, phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, điều kiện, tập quán và nhu cầu của từng đối tượng” [75]. Phân tích xã hội học của thể dục thể thao quần chúng tác giả Lương Kim Chung có đề cập: Các tổ chức thể dục thể thao thế giới hiện dùng khái 6 niệm thể dục thể thao cho mọi người đồng nghĩa với thể dục thể thao quần chúng ở nước ta. “ Thể dục thể thao quần chúng chỉ là hoạt động thể dục thể thao của mọi người, mọi lứa tuổi, đối tượng với nội dung phong phú, hình thức sinh động của công nhân, nông dân, cư dân đường phố, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên nhằm tăng cường sức khỏe làm mục đích chủ yếu hoạt động mang tính nghiệp dư, tự nguyện làm phương thức cơ bản và tạo cơ hội để mọi người thực hiện quyền hoạt động TDTT, nên không có tính cưỡng chế” [56]. Điều 41, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc và nhân dân; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng...” [67]. Trong chương II, điều 7 - Pháp lệnh thể dục, thể thao đã chỉ rõ: “Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu thể dục thể thao mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân. Nhà nước phát triển thể dục, thể thao quần chúng nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển hài hòa các yếu tố về thể chất và tinh thần của con người” [68]. Tuy có nhiều các văn bản của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ ban nghành, cùng nhiều tác giả, nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu về thể dục thể thao quần chúng nhưng đều có những đặc điểm chung: Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện mang tính tự nguyện, nhằm đạt trình độ phổ thông của đông đảo nhân dân, không phân biệt đối tượng, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. Mục tiêu quan trọng của thể dục thể thao quần chúng là làm sao để nhiều người bao gồm cả già trẻ, trai gái có thể tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đồng thời việc tập luyện phải mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng bao gồm: Tập luyện tự giác của cá nhân tại gia đình, nơi sinh sống, nơi 7 làm việc; Tập luyện có tổ chức của quần chúng trong các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, các điểm vui chơi giải trí, các liên đoàn, hội thể thao quần chúng; Tổ chức các giải thể thao, ngày hội Văn hóa - Thể thao, Đại hội Thể dục thể thao; Tổ chức các đội tuyển thể thao của đơn vị, địa phương để tham gia thi đấu các giải thể thao quần chúng từ các phân xưởng trong nhà máy, xí nghiệp, đến các cấp xã, huyện, tỉnh tổ chức. 1.1.1.2. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. Phong trào thể dục thể thao đó là một trào lưu xã hội (tự phát, tự động có tổ chức, rộng hẹp theo nhiều góc độ khác nhau), bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, nhằm chủ yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của TDTT [78]. Trên cơ sở thực tiễn phát triển thể dục thể thao trong xã hội, xuất hiện và mở rộng gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là "phong trào thể thao”. Ngày nay phong trào thể thao đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, trở thành một phong trào quốc tế của loài người (phong trào Olympic và các hình thức khác của phong trào thể thao quốc tế). Thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính - lao động, học tập quân sự, vì vậy nếu chỉ tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao. Từ những năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam đã có những định hướng rõ ràng “ cần lấy việc mở rộng phong trào làm chính, không bó hẹp trong một số ít tổ chức hoặc một vài môn, đồng thời cần quan tâm đúng mức đến việc nâng cao trình độ chuyên môn” [4]. Năm 2006 Luật TDTT ra đời, Điều 11 xác định: “Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ, vui chơi, giải trí” [64]. 8 Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được đánh giá: “Chỉ tiêu số người tập luyện thường xuyên và gia đình thể thao. Việc tổ chức, đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng tại địa phương được thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban Thể dục thể thao (nay là Tổng cục TDTT)” [64]. Còn phong trào thể dục thể thao quần chúng chính là phong trào TDTT chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính (lao động, học tập, quân sự...), hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người. Quan điểm phát triển TDTT quần chúng. TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, khoa học, nhân dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, do đó: Lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân ở các lứa tuổi, các đối tượng, các địa bàn và hình thành thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày; quy mô phát triển trong các bộ phận dân cư, địa bàn ngày càng rộng. Thể hiện tính dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam trong thể dục thể thao. Khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc truyền thống, gắn thể dục thể thao với văn hóa cơ sở, từng bước luật hóa và nâng cao trình độ tạo điều kiện hòa nhập, giao lưu với thế giới làm cho thể dục thể thao Việt Nam phát triển ngày càng phong phú, đa dạng. Coi trọng chất lượng và hiệu quả tập thể dục thể thao của quần chúng, không ngừng kết hợp với thi đấu, biểu diễn để đánh giá phong trào. Tập trung phát triển TDTT ở các cơ sở, từng bước hinh thành mạng lưới đơn vị thể dục thể thao; quan tâm thích đáng đến các vùng sâu, vùng xa để dần dần đạt trình độ phát triển giữa các vùng và khu vực. Phát triển TDTT quần chúng theo hướng...hị về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt: Chỉ thị số 18 TTG/VG, ngày 18/02/1965; Chỉ thị số 05 TTG/VG, ngày 07/01/1966 cần ra sức thực hiện một số công tác như: “Phát động phong trào TDTT yêu nước khắp các trường học, xí nghiệp, hợp tác xã, thành thị cũng như nông thônPhải ra sức bồi dưỡng và đào tạo cán bộ TDTT” [33], [34]. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn đều có các văn bản, chỉ thị về phát triển ngành thể dục thể thao; Chỉ thị 133/TTg, về xây dựng quy hoạch và phát triển Ngành TDTT, ngày 07/03/1995: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lượcxác định rõ những môn thể thao trọng điểm có khả năng nâng cao thành tích chóng để nhanh tiến kịp trình độ các nước trong khu vực” [37]; Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới công tác thể dục thể thao: “nhằm xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển thể dục, thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ người Việt Nam...” [38]. Để phát triển thể lực, nâng cao tầm vóc người Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 641/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 04 năm 2011; Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau đây: “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để 25 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam” [39]. Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục thể thao theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, nhằm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp thể dục thể thao ở nước ta trong giai đoạn tới, đáp ứng yêu cầu nâng cao sức khỏe, thể lực của nhân dân, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1879/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 5 năm 2012, xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2020 với mục đích: “ Làm cho các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và nhân dân hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể thao, qua đó nhận thức đúng vị trí, vai trò, tác dụng của thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục đạo đức, nhân cách, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [24]. Để cụ thể hóa quan điểm, đường lối phát triển TDTT của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản pháp lý về TDTT; Điều 35, Hiến pháp năm 1959: “Nhà nước chú trọng đặc biêt việc giáo dục thanh nên về đức dục, trí dục, thể dục” [65], Điều 48, Hiến pháp năm 1980: “ Nền TDTT Việt Nam, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ cân đối, nhằm tăng cường sức khỏe và bồi dưỡng thể lực của nhân dân ” [66]. Điều 41, Hiến pháp năm 1992: “ Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân...Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT.” [67]. 26 Đặc biệt phải kể đến hai văn bản pháp lý cao nhất để quản lý thể dục thể thao trong giai đoạn đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là Pháp lệnh về thể dục thể thao và Luật TDTT. Pháp lệnh thể dục thể thao đã được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 05/09/2000. Đây là văn bản pháp luật cao nhất của nước ta để quản lý sự nghiệp thể dục thể thao nói chung và phát triển thể dục thể thao quần chúng nói riêng [68]. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua luật Thể dục, thể thao tại kỳ họp thứ 10 từ ngày 17/10 đến 29/11/2006. Trong Luật TDTT có quy định trách nhiệm cho Ủy ban thể dục thể thao và Ủy ban Nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển TDTT quần chúng [64]. Như vậy, có thể khẳng định từ khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo công tác thể dục thể thao. Đây là yếu tố quyết định để thể dục thể thao Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cũng như đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân. 1.2.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao quần chúng. 1.2.2.1. Quan điểm của Đảng về TDTT quần chúng. Chỉ thị 180-CT/TW ngày 26/08/1970, về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới: “ Đối với các xí nghiệp và cơ quan, phải lấy việc tập thể dục hàng ngày làm trọng tâm. Trước mắt cần đi sâu vào một số nghành sản xuất trọng điểm hoặc lao động nặng nhọc, nghiên cứu phương pháp tập luyện phù hợp với ngành nghề và điều kiện lao động của công nhân, góp phần phòng và chữa một số bệnh nghề nghiệp ” [8]. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V 27 (1982), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) cũng đã xác định một cách cụ thể phương hướng, nhiệm vụ, và có những nhận định: “Phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở đã có những tiến bộ đáng kể và bắt đầu mở rộng thêm trên địa bàn một số huyện, một số ngành.; Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng; Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là của thế hệ trẻ” [12], [13], [14]. Về đánh giá tình hình kinh tế xã hội 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VIII của Đảng nhận định:“Phong trào TDTT phát triển rộng rãi ở các địa phương, trong trường học, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp cơ quan....bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ” [15]. Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 23-10-2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ sau 8 năm thực hiện chỉ thị 36-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng: “Thể dục thể thao quần chúng được mở rộng trong các đối tượng và địa bàn với nhiều hình thức phong phú, đã có 13% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. TDTT trường học được chú trọng hơn, thành tích các môn thể thao được nâng cao. Công tác tổ chức và quản lý ngành thể dục thể thao được tăng cường một bước quan trọng, cơ sở vật chất bước đầu được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Tuy nhiên, thể dục thể thao quần chúng phát triển còn chậm, nhất là các vùng nông thôn, miền núi, biên giới” [11]. Vì vậy, trong giai đoạn mới sự nghiệp thể dục thể thao cần được tiếp tục phát triển theo những quan điểm, và phương hướng, nhiệm vụ đã được Đại hội IX của Đảng xác định: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp...” [16]. Công tác thể dục thể thao phải tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2010 toàn quốc đạt tỷ lệ 18% - 20% dân số tập luyện TDTT thường xuyên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) xác định một cách cụ thể hơn về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TDTT như sau: “Đẩy mạnh các 28 hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT. Phát triển mạnh TDTT quần chúng, thể thao nghiệp dư trước hết là trong thanh niên, thiếu niên...” [17]. Nghị quyết số 08-NQ/TW với những nhiệm vụ và giải pháp mang tính chiến lược: “.Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng: Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện thể dục thể thao ở cơ sở. Gắn việc chỉ đạo phát triển phong trào thể dục, thể thao với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”, với chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu đô thị văn minh; quan tâm phát triển phong trào thể dục, thể thao người cao tuổi, người khuyết tật và người lao động tại các khu công nghiệp” [22]. 1.2.2.2. Chính sách của Nhà nước về Thể dục thể thao quần chúng. Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị; Chính phủ đã ra Nghị quyết số 16/NQ-CP, ngày 14/01/2013 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 với những mục tiêu cụ thể: “Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao quần chúng; Phát triển các câu lạc bộ thể dục, thể thao cấp cơ sở, đào tạo và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao.. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao công cộng, như: Các trung tâm, khu tập luyện đa năng, các điểm tập luyện, vui chơi với các trang thiết bị đơn giản tại các quận, huyện, phường, xã, khu dân cư... tạo mạng lưới hạ tầng thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện hàng 29 ngày của nhân dân; xây dựng mô hình thí điểm nhà đa năng phục vụ văn hóa, thể thao công nhân ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khu công nghiệp” [43]. Đối với lực lượng công nhân viên chức lao động Chính phủ đã có Quyết định số 40-CP, ngày 09/02/1979, về chế độ tập thể dục chống mệt mỏi giữa giờ làm việc tại các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Điều 2: “Việc tổ chức tập thể dục chống mệt mỏi giữa giờ làm việc được thực hiện một lần trong ca sản xuất hoặc một ngày làm việc, trước lúc mệt mỏi nhất, có thể tổ chức tập thể dục chống mệt mỏi hai lần trong một ngày lao động hoặc một ca sản xuất. Thời gian mỗi lần tập khoảng 10 phút” [35]. Chỉ thị 112-CT, ngày 09-05-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, về công tác TDTT trong những năm trước mắt có nội dung: “Đối với công nhân, viên chức và nhân dân, cần hướng dẫn các hình thức tập thể dục hàng ngày và tập TDTT ngoài giờ làm việc phù hợp với đặc điểm ngành nghề và điều kiện lao động,xây dựng các câu lạc bộ ở các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp và các địa bàn dân cư” [36]; Thủ tướng Chính phủ ra các quyết định: QĐ số 57/2002/QĐ-TTG, ngày 26/04/2002 về việc duyệt Quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010; Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg, ngày 10/05/2005 về việc phê duyệt Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 [40]. Rồi đến các Quyết định; 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010 về việc phê duyệt chiến lược Phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020: “Có quy hoạch dành đất cho thể dục, thể thao ở các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp, chú trọng tới xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; quan tâm tới xây dựng các khu vui chơi giải trí trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao [38]. Ủy ban TDTT có các văn bản chỉ đạo cụ thể: Chỉ thị số 03/CT-UBTDTT- QC, ngày 17/03/2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT về việc phát triển 30 TDTT quần chúng ở cơ sở xã, phường, đưa sự nghiệp thể dục thể thao lên tầm cao mới. Quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT, về việc quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ Thể dục thể thao ở cơ sở, ngày 19/09/2003 [85]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Thông tư số 02/2009/TT- BVHTTDL, về việc hướng dẫn việc tổ chức và đánh giá phong trào thể dục thể thao quần chúng tại các địa phương, ngày 17/03/2009 [25]. Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL, quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, ngày 02/12/2011 [26]. Thông tư số 08/2012/TT- BVHTTDL, về việc quy định nội dung đánh giá phát triển thể dục thể thao, ngày 10/09/2012; Điều 3. Đánh giá thể dục, thể thao quần chúng: “Người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên là người mỗi tuần ít nhất có 3 lần tập, mỗi lần tập luyện ít nhất 30 phút, với thời gian tối thiểu 9 tháng/01 năm. Gia đình luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên (sau đây gọi tắt là gia đình thể thao) là gia đình có ít nhất 50% số thành viên trong gia đình là người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Tổng số người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên; tính tỷ lệ % với tổng số dân trên địa bàn; Tổng số gia đình luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên; tính tỷ lệ % với tổng số gia đình trên địa bàn” [27]. Thực hiện chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực hoạt động xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá [42]. Nghị Định số 73/1999/NĐ-CP, ngày 19-08-1999. Xã hội hoá đối với các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân [41]. 31 Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa và Thể dục thể thao, ngày 18/04/2005 [44]. Xã hội hoá TDTT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã quán triệt để tăng nhịp độ phát triển sự nghiệp thể dục thể thao phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Xã hội hoá cũng là một sản phẩm trí tuệ của nhân loại mà chúng ta cần học hỏi và phát huy theo đặc điểm của nền thể thao nước nhà mà trong đó khai thác hiệu quả mảng kinh tế thể thao sẽ là động lực cho xã hội hoá thể thao phát triển. Tóm lại: Quan tâm tới lĩnh vực TDTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã chỉ đạo chăm sóc từng bước phát triển của sự nghiệp thể dục thể thao. Công tác thể dục thể thao được xác định là công tác cách mạng, sự nghiệp thể dục thể thao là sự nghiệp của toàn dân, vì sức khỏe hạnh phúc của nhân dân, vì vinh quang của Tổ quốc Việt Nam. Những văn kiện của Đảng và Nhà nước đã soi đường chỉ lối cho những người làm công tác thể dục thể thao phấn đấu xây dựng một nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, mang đậm tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Những văn kiện ấy đã đặt nền tảng cơ bản về quan điểm, tư tưởng, về xây dựng tổ chức, về hoạt động TDTT qua các thời kỳ, hướng thể dục thể thao phục vụ đắc lực nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần rèn luyện con người mới phát triển toàn diện. Đảng và Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa thể dục thể thao để cho đông đảo quần chúng nhân dân đều được hưởng thụ thể dục thể thao. Chỉ có huy động tiềm lực toàn xã hội phát triển thể dục thể thao mới đáp ứng yêu cầu nâng cao mức hưởng thụ thể dục thể thao cho nhân dân. 1.3. Công tác Thể dục thể thao trong công nhân viên chức. 1.3.1. Cơ sở lý luận về công tác Thể dục thể thao trong công nhân viên chức. Thể dục thể thao trong công nhân là một lĩnh vực của thể dục thể thao quần chúng và cùng với hoạt động thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, 32 thể thao trường học và thể dục thể thao cho công nhân tạo nên sự nghiệp TDTT quần chúng của nước nhà. Đối tượng hoạt động của thể dục thể thao trong công nhân là các cá nhân và tập thể trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên) và các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước [18]. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, công nhân viên chức thực sự có vai trò hết sức quan trọng và là lực lượng cách mạng không thể thiếu. Vì vậy việc chăm lo bồi dưỡng một cách toàn diện cho lực lượng lao động này là nhiệm vụ cần thiết không những của Đảng, Chính phủ mà còn là nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan Thực hiện chủ trương phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của Đảng theo chỉ thị 36 CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa 7 phối hợp chỉ đạo xây dựng và phát triển phong trào TDTT trong công nhân trong năm tới: “Đảng đoàn Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cùng với Ban cán sự Đảng Tổng cục Thể dục thể thao chỉ đạo xây dựng và đề nghị với Chính phủ quy chế bảo đảm việc tập luyện thể dục thể thao cho công nhân, viên chức trong các cơ quan, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng suất lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp” [10]. Đây là giải pháp chiến lược để thúc đẩy sự nghiệp phát triển TDTT trong công nhân nói riêng và phong trào thể dục thể thao quần chúng nói chung. 1.3.1.1. Đặc điểm của Thể dục thể thao trong công nhân viên chức. Tất cả những cán bộ, công nhân, viên chức đều được phép tham gia tập luyện thể dục thể thao, không phân biệt già trẻ, nam, nữ, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ rèn luyện thể dục thể thao. Mỗi cơ quan tổ chức có thể thành lập một đội bóng chuyền, bóng đávới thành phần có thể là giám đốc, nhân viên, trưởng phòng hay lái xeXuất phát từ sự đa dạng thành phần tham gia cũng như nhu cầu tập luyện mà nội dung sẽ được đa dạng hóa đảm bảo các yêu cầu sau: 33 Thứ nhất là nội dung hoạt động thể dục thể thao trong công nhân phải đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe và phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng đối tượng, lứa tuổi, giới tính. Thứ hai là nội dụng hoạt động thể dục thể thao ở đây phải đáp ứng nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ, âm nhạc và tôn vinh vẻ đẹp của thể dục thể thao thông qua các bài tập thẩm mỹ, thể dục nhịp điệu có nhạc đi kèm. Thứ ba là nó phải đáp ứng những nhu cầu theo đặc điểm nghề nghiệp, tức là hoạt động thể dục thể thao phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hàng chục, hàng trăm nghề nghiệp khác nhau để góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển con người một cách toàn diện (hoạt động TDTT giữa giờ, thể dục sản xuất). Thứ tư là phải đáp ứng nhu cầu của những công nhân ở lứa tuổi trung niên đã làm việc lâu năm và mắc những căn bệnh nghề nghiệp, muốn duy trì tuổi thọ cần tham gia rèn luyện TDTT để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật [20]. Để đáp ứng 4 nhóm yêu cầu trên, đòi hỏi các nhà quản lý và cán bộ thể dục thể thao phải tạo ra những nội dung tập luyện TDTT phong phú. Do phải thực hiện nhiệm vụ (công việc hành chính, sản xuất, công vụ) nên công nhân chỉ có thể tham gia vào hoạt động TDTT trong những giờ nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc và lao động. Cần nhấn mạnh tới điều là thể dục thể thao trong công nhân không giống các lĩnh vực thể dục thể thao khác ở chỗ không có những quy định mang tính pháp quy, bắt buộc về hoạt động thể dục thể thao, không có chương trình chính thức, không được đào tạo tập luyện theo lớp, khóa Do đó TDTT trong công nhân hoàn toàn là sự tự nguyện, không bắt buộc, vì vậy muốn họ tập luyện thể dục thể thao thì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu, những hoạt động thể dục thể thao phải đem lại lợi ích thiết thực cho người tập. Hiện nay ở Việt Nam, Vụ thể dục thể thao quần chúng của Tổng cục TDTT chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực này. Bên cạnh đó còn một số cán bộ 34 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được phân công phụ trách thể dục thể thao trong các công đoàn. Các hoạt động TDTT của các doanh nghiệp và cơ quan chủ yếu dựa vào chương trình hoạt động thể dục thể thao của các tổ chức công đoàn ở các cơ quan và doanh nghiệp đó. Nơi nào, đơn vị nào hăng hái thì có phong trào thể dục thể thao mạnh, còn khi cán bộ công đoàn ít quan tâm thì phong trào sẽ yếu hoặc thậm chí không có phong trào. Qua đây ta thấy công tác quản lý thể dục thể thao trên lĩnh vực này là chưa hoàn chỉnh, có khi bị chồng chéo, có lúc lại bị bỏ quên, không phân định rõ ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao trong đơn vị, tổ chức của mình. 1.3.1.2. Mục đích của Thể dục thể thao trong công nhân viên chức. Mục đích của thể dục thể thao trong công nhân là thông qua việc phát động và tổ chức cho tất cả công nhân tham gia vào hoạt động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao hiệu quả lao động, công tác, kéo dài tuổi thọ để phục vụ mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội [19]. 1.3.1.3. Nhiệm vụ của Thể dục thể thao trong công nhân viên chức. Đa dạng hóa các hoạt động Thể dục thể thao. Khuyến khích mỗi cán bộ, công nhân tự chọn cho mình một môn thể thao và một loại hình tập luyện để rèn luyện nâng cao sức khỏe và hiệu suất lao động, công tác. Muốn làm được điều này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, hướng dẫn viên và yêu cầu chuyên môn (luật, kỹ thuật, cách tập..) [19]. Xây dựng ở mỗi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội các cấp những đội tập luyện một số môn thể thao phổ cập quần chúng như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn Tổ chức tập luyện và thi đấu một số môn thể thao, trò chơi vận động. Kết hợp lao động, công tác với Thể dục thể thao. Xuất phát từ đặc điểm lao động, công tác cần xây dựng các bài tập thể dục sản xuất, thể dục giữa giờ để ngăn ngừa những căn bệnh nghề nghiệp. 35 Các hoạt động thể dục thể thao phải phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao hiệu quả lao động của các đối tượng, ví dụ công nhân điện cao thế cần có các bài tập với xà đơn, xà kép, quay vòng, còn công nhân làm việc trên tàu biển nên tập bơi, quay vòng để làm quen với nước và nâng cao khả năng duy trì thăng bằng. Khuyến khích việc hình thành các địa điểm tập luyện thể dục thể thao ở cơ sở theo nhiều hình thức như: Phúc lợi, công ích, dịch vụ và các câu lạc bộ thể dục thể thao. Kết hợp tập Thể dục thể thao với vệ sinh phòng chữa bệnh. Trong hoạt động thể dục thể thao công nhân người tập rất cần các phẩm chất tâm lý, ý chí như sự quyết tâm, kiên trì, khắc phục khó khăn, tương trợ giúp đỡ nhau và tinh thần tập thể Những đức tính này chỉ có được khi có sự giáo dục tốt về tư tưởng [19]. Kết hợp giáo dục tư tưởng với hoạt động Thể dục thể thao . Trong hoạt động thể dục thể thao công nhân viên chức, người tập rất cần đến những phẩm chất tâm lý, ý chí, sự quyết tâm, kiên trì, khắc phục khó khăn, tương trợ giúp đỡ nhau và tinh thần tập thể. Những đức tính này chỉ có được khi có sự giáo dục tuyên truyền tốt về tư tưởng. 1.3.1.4. Nguyên tắc hoạt động Thể dục thể thao trong công nhân viên chức. Để đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hoạt động thể dục thể thao trong công nhân cần tuyệt đối tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc nghiệp dư tự nguyện. Mỗi công nhân, cán bộ quản lý đều phải nhận thức rõ rằng điều quan trọng nhất của họ là phải hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy các hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao phải được sử dụng như là phương tiện giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những công nhân có chế độ, thời gian lao động, công tác ổn định (công nhân, cán bộ văn phòng) còn có một số lượng lớn những người có thời gian và chế độ làm việc không ổn định (ca, kíp, làm việc theo chế độ khoán) cho nên việc xây dựng kế hoạch tập 36 luyện thể dục thể thao cho mỗi cá nhân, đơn vị là điều rất khó khăn và đòi hỏi tính tự giác, tự nguyện cao của mỗi người. Để có được sự tự nguyện tham gia vào hoạt động thể dục thể thao của cán bộ công nhân cần làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa và lợi ích của tập luyện thể dục thể thao. Bên cạnh đó hoạt động thể dục thể thao cũng phải đem lại lợi ích thiết thực cho người tập (họ có thể chữa được bệnh gì? Có tăng được sức khỏe sau buổi tập không?) Để những cán bộ công nhân tự giác và thường xuyên tham gia vào hoạt động thể dục thể thao thì người tổ chức các hoạt động ấy phải biết lựa chọn các hình thức tập luyện phong phú, hứng thú và hấp dẫn. Tổ chức các cuộc thi đấu nhỏ và kiểm tra định kỳ để tạo niềm tin và cho người tập thấy rõ sự phát triển về thành tích và hiệu quả của việc tập luyện [1]. Nguyên tắc quy mô nhỏ và nội dung đa dạng. Quy mô nhỏ là ý muốn nói rằng khi tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao không nên quá cầu toàn, hoặc tổ chức qua lớn vượt qua quy mô và điều kiện thực tế của đơn vị mình. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, có thể lược giản bớt luật chơi (như sân bãi không đáp ứng đúng tiêu chuẩn, giảm số người chơi) sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Đa dạng về nội dung là nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của công nhân. Do trong số họ có người lao động thể lực, có người ngồi bàn giấy, có người lái xe, đánh máy cho nên việc lựa chọn nội dung và môn thể thao phải đa dạng để nhiều đối tượng khác nhau có thể tham gia tập luyện [1]. Nguyên tắc tùy người, tùy nơi và tùy lúc. Tùy người là xuất phát từ đối tượng tập luyện để lựa chọn hình thức hoạt động thể dục thể thao sao cho càng có đông người tham gia càng tốt. Tùy nơi là tùy theo địa điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình mà chọn lựa các hoạt động thể dục thể thao cho phù hợp. Ví dụ ở cơ quan gần hồ bơi, song ngòi thì nên chọn môn bơi lội, nơi có núi đồi thì lên chọn môn leo núi, ở thành phố thì có thể sử dụng những phòng tập, nhà tập để triển khai các môn thể thao phù hợp. 37 Tùy lúc là việc lựa chọn môn thể thao và các bài tập phải phù hợp với điều kiện khí hậu trong năm: Tùy lúc còn liên quan tới các thời điểm thực hiện trong ngày, trong tuần như buổi tối thì nên tổ chức hoạt động thể dục thể thao gì? Chủ nhật, thứ bảy thì nên có hoạt động gì? Trong các ngày lễ hội, truyền thống của đơn vị mình nên tổ chức các hoạt động như thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, biểu diễn thể dục buổi sáng, võ tay không, quyền [1]. Nguyên tắc phối hợp. Do đặc điểm của đối tượng tập luyện là bao gồm nhiều thành phần công nhân phân tán ở các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội khác nhau, cho nên muốn triển khai các chủ trương, giải pháp phát triển thể dục thể thao thì cần phải có sự phối hợp thật tốt, đặc biệt là giữa Ủy ban TDTT với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như các bộ và các tổ chức chính trị khác (Đảng, Đoàn Thanh niên..). Bên cạnh đó, do điều kiện thực tế ở mỗi đơn vị, cơ quan, tổ chức thường chưa có đủ kinh phí để trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao, nên muốn tổ chức các hoạt động thi đấu cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị để mang lại hiệu quả như mong muốn [1]. 1.3.2. Phương pháp tập luyện Thể dục thể thao cho công nhân viên chức. 1.3.2.1. Đặc điểm và phương pháp tập luyện Thể dục thể thao cho công nhân viên chức lao động thể lực. Đặc điểm. Lao động thể lực và tập luyện TDTT có sự khác biệt cơ bản về hình thức, mục đích và phương pháp tập luyện. Mục đích chủ yếu của lao động thể lực là làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hiệu quả của lao động thể lực bị chi phối bởi thời gian và điều kiện lao động, thời gian lao động dài, điều kiện lao động kém như tiếng ồn của máy móc, bụi bặm của lò than, chỗ làm chật hẹp sẽ ảnh hưởng tác động tiêu cực đến cơ thể của người lao động. 38 Đối với hoạt động TDTT mục đích chủ yếu của nó rõ ràng là để rèn luyện, nâng cao sức khỏe và phòng chống ngăn ngừa những căn bệnh nghề nghiệp Phương pháp tập luyện. Tiến hành tập giữa ca, sau ca nên chọn những môn, bài tập nhẹ nhàng, có biên độ lớn, có tiết tấu khoan thai như đi bộ, chạy chậm, thái cực quyền, khí công, đá cầu Công nhân lao động có thể chọn những động tác có hướng hoạt động ngược với hoạt động, động tác trong sản xuất. Ví dụ, người ngồi viết nhiều nên làm động tác vươn hai tay về phía sau, ưỡn căng ngực Đối với những người đã quen với hoạt động TDTT thì có thể thực hiện các bài tập chạy dài, thể dục nhịp điệu, nhảy dây, tạ (tạ tay, tạ nhẹ) để nâng cao sức khỏe và khả năng thích ứng với yêu cầu đòi hỏi trong công việc. Có thể thực hiện các bài tập chạy cự ly trung bình vì cự ly trung bình là rất có lợi cho hệ tim mạch. Tổ chức thường xuyên các hoạt động thi đấu một số môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông để nâng cao sức khỏe và tạo bầu không khí vui vẻ, phấn khởi trong tập thể [19]. 1.3.2.2. Phương pháp tập luyện Thể dục thể thao cho công nhân viên chức văn phòng (lao động trí óc) Đặc điểm. Đặc điểm nghề nghiệp nổi bật của những người lao động trí óc là làm việc trong phòng với thời gian dài, đầu bị cúi, ngực ép lại, mắt và não làm việc căng thẳng, tay viết nhiều. Điều này sẽ làm cho việc dẫn máu lên não thường bị thiếu, không khí không được cung cấp đầy đủ, máu tuần hoàn chậm, mỏi lưng, mỏi mắt, mỏi các ngón tay Từ đó dễ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp như yếu tim mạch, cận thị, gù lưng, đau cột sống Phương pháp tập luyện. Tập luyện các môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, chạy cự ly dài, các bài tập thể dục nhịp điệu sẽ cải thiện được việc cung cấp máu và oxy cho não, nâng cao chức năng hô hấp của phổi, phát triển sức bền, nâng cao khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong cơ thể. 39 Những người lao động trí óc phải có kế hoạch làm việc kết hợp với nghỉ ngơi và rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày. Mỗi người nên thực hiện công việc chuyên môn trong 1-2 giờ và bố trí nghỉ 15 phút để hoạt động thể dục thể thao. Nên thực hiện như vậy một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều. Sau khi hết giờ làm việc nên đi bộ với tốc độ khác nhau hoặc chơi các môn thể thao mang tính đồng đội [18]. 1.3.2.3. Phương pháp tập luyện Thể dục thể thao cho công nhân viên chức có tư thế l... Quốc gia. 74. Nguyễn Thị Hiền Thanh (2015), Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ KHGD, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 75. Phạm Trọng Thanh, Lương Kim Chung (1995), Thể dục thể thao và lối sống lành mạnh, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 35. 76. Bùi Trọng Toại (2008), Thực trạng và giải pháp phát triển thể thao giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Thành phố - Viện khoa học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh 77. Nguyễn Toán (2007), Khái luận về TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 35, 184, 209. 78. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 18, 20, 38. 79. Nguyễn Toán (2012), Rèn luyện sức khỏe hợp lý, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 6. 80. Tổng công ty gang thép Thái Nguyên (2005), Quyết định về việc ban hành tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân. 81. Tổng cục Thể dục thể thao (1973), “Thể dục sản xuất trong ngành dệt”, Báo cáo kết quả NCKH, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 82. Tổng cục Thống kê (2012), Cơ cấu độ tuổi và giới tính người Việt Nam, Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê, Hà Nội. 83. Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương, Bộ Công thương (2013), Kết quả khám sức khỏe CBCN nhà máy Luyện gang năm 2013. 84. Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương, Bộ Công thương, Kết quả khám sức khỏe CBCN nhà máy Luyện gang năm 2015. 85. Ủy ban TDTT (2003), Quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT, về việc quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ Thể dục thể thao ở cơ sở, ngày 19/09/2003. 86. Nguyễn Đức Văn (2008), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 87. A. A. Viru (1980), Thể thao và nội tiết, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Lưu Quang Hiệp, tr. 51. 88. Nguyễn Thị Thảo Vy (2010), Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thể thao giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ GDTC, Trường Đại học TDTT Tp. HCM. 89. V. X. Lukianôp (1969), Thể dục thể thao với sức khỏe lao động và sự sống lâu, Nxb Y học và TDTT, Hà Nội, Dịch: Văn An, Phạm Xuân Nhàn, tr. 6. 2. Tài liệu tiếng Đức 90. Autorekollektiv (1984), Methodik des Sportunterrichts, Volk und Wissen, Verlag Berlin 91. Dietmar Luuchtenberg (1995), Laufen jn Schule, Verein und Freitzeit. Meyer und Meyer 92. DHFK (1988), Fachspatwissenschaftlichen Zeitschrift fuur Leitung von KKS, Leipzig 3. Tài liệu tiếng Nga 93. Састамайнен Т. В. Тренировочная программа восстановительно- профилактической направленности для работников тяжелого физического труда: Автореф. дис. канд. пед. наук. Малаховка, 94. Сеймук А.А. Комплексное исследование средств физической культуры и психорегуляции в труде и спорте: Автореф. дис. канд. пед. наук в виде научного доклада. М. , 1993. - 32с. 95. Трофимова Л. П, Прохорова М. В. , Левитин М. Е. Физические упражнения в режиме труда и отдыха рабочих механосборочного производства /Современные формы, средства и методы физической культуры на производстве: Сб. научн. тр. Л, 1987 - С. 67-78. 96. Глебов Юрий Александрович. Повышение физического состояния работников промышленного производства под влиянием индивидуальных средств физической рекреации и двигательной реабилитациитема: Автореф. дис. пед. наук. Смоленск, 2000 - 158с. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 TRƯỜNG ĐH TDTT BẮC NINH KHOA: SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Họ tên ông (bà):Tuổi:..Nam (Nữ):..... Chức vụ: ........... Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển phong trào TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực công nhân Nhà máy Luyện gang - Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, mong ông (bà) nghiên cứu kỹ và trả lời những câu hỏi sau (bằng cách đánh dấu “x” vào ô trống sau phương án ông/bà lựa chọn): Mức độ ưu tiên: Ưu tiên 1: 3 điểm Ưu tiên 2: 2 điểm Ưu tiên 3: 1 điểm Câu 1. Theo ông (bà), để đánh giá phong trào TDTT nhà máy Luyện gang, cần sử dụng những tiêu chí nào dưới đây? TT Tiêu chí đánh giá Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 1 Sự phát triển thể lực của công nhân 2 Sự lãnh đạo công tác TDTT của cấp ủy Đảng, chính quyền 3 Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho tập luyện TDTT 4 Số lượng và tổ chức CLB TDTT 5 Đội ngũ cán bộ, HDV TDTT 6 Nhận thức, động cơ, nhu cầu tập luyện TDTT của công nhân 7 Số người tập luyện TDTT thường xuyên 8 Số gia đình thể thao 9 Các tiêu chí khác Câu 2. Theo ông (bà) để phát triển phong trào TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, cần ứng dụng các giải pháp nào dưới đây? TT Tiêu chí đánh giá Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 1 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà máy đối với công TDTT 2 Xây dựng cơ cấu quản lý và các quy định về công tác TDTT của nhà máy 3 Nâng cao hiệu quả phối hợp của các cấp, ban ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển phong trào TDTT cho công nhân 4 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho công nhân về công tác TDTT 5 Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhà máy 6 Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ HDV TDTT 7 Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT nội bộ nhà máy 8 Xây dựng một số bài tập thể lực cơ bản để duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy. 9 Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt CSVC hiện có cho TDTT. 10 Tăng cường công tác XHH TDTT trong nhà máy. 11 Các giải pháp khác Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày....tháng...năm 20 Người trả lời (Ký tên) PHỤ LỤC 2 TRƯỜNG ĐH TDTT BẮC NINH KHOA: SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN (Đánh giá thực trạng phong trào TDTT) Họ tên ông (bà):.Tuổi:..Nam (Nữ):. Chức vụ: .... Để phục vụ cho việc nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực công nhân Nhà máy Luyện gang - Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, mong ông (bà) nghiên cứu kỹ và trả lời những câu hỏi sau (bằng cách đánh dấu “x” vào ô trống sau phương án ông/bà lựa chọn). Câu 1. Ông (bà) cho biết đánh giá của mình về mức độ quan tâm tới công tác TDTT của lãnh đạo nhà máy Luyện gang? Rất quan tâm Bình thường Không quan tâm Câu 2. Ông (bà) cho biết mức độ tập luyện TDTT ngoài giờ làm việc của bản thân? Thường xuyên Không thường xuyên Không tập Câu 3. Tỷ lệ thành viên Ông (bà) tham gia tập luyện TDTT thường xuyên là: ≥ 50% < 50% Câu 4. Nguyên nhân ông (bà) không tập luyện TDTT là: Không có sân bãi Không có dụng cụ tập luyện Không có người hướng dẫn Không có CLB thể thao yêu thích Không có thời gian Nguyên nhân khác Câu 5. Ông (bà) tập luyện TDTT theo hình thức nào dưới đây: Ở các CLB TDTT của nhà máy Ở các tổ, đội tập có HDV Ở các tổ, đội tự tập không có HDV Ở đội thể thao đại biểu của nhà máy Thể dục sản xuất hàng ngày Các hình thức khác Câu 6. Môn thể thao mà ông (bà) tập luyện là: Bơi Đi bộ, chạy Tennis Bóng chuyền Đạp xe Xà đơn, xà kép Bóng đá Tập trên máy tập Cầu lông Cờ Vua, Cờ Tướng Võ thuật TDTM, thể hình Bóng bàn Các môn TT khác Câu 7. Động cơ tham gia tập luyện TDTT của ông (bà): Do yêu thích Do nhận thấy tác dụng của tập luyện TDTT Sử dụng thời gian rảnh rỗi Do bạn bè lôi kéo Nguyên nhân khác Câu 8. Ông (bà) có biết rõ rằng tập luyện TDTT đúng cách sẽ nâng cao sức khỏe, khắc phục bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động: Biết rõ ràng Biết nhưng không rõ Không biết Câu 9. Ông (bà) có nhu cầu tập luyện TDTT không? Có Thế nào cũng được Không có nhu cầu Câu 10. Để đáp ứng nhu cầu tập luyện của công nhân, theo ông (bà) nhà máy cần tập trung cho các môn thể thao nào? Bơi Đi bộ, chạy Tennis Bóng chuyền Đạp xe Xà đơn, xà kép Bóng đá Tập trên máy tập Cầu lông Cờ Vua, Cờ Tướng Võ thuật TDTM, thể hình Bóng bàn Các môn TT khác Câu 11. Theo ông (bà) thì có cần 1 hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ phân xưởng đến nhà máy: Rất cần Cần Không cần Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày....tháng...năm 20 Người trả lời (Ký tên) PHỤ LỤC 3 TRƯỜNG ĐH TDTT BẮC NINH KHOA: SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN (Kết thúc thực nghiệm) Họ tên ông (bà):Tuổi:..Nam (Nữ):.. Chức vụ: .... Để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực công nhân Nhà máy Luyện gang - Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, mong ông (bà) nghiên cứu kỹ và trả lời những câu hỏi sau (bằng cách đánh dấu “x” vào ô trống sau phương án ông/bà lựa chọn). Câu 1. Ông (bà) cho biết đánh giá của mình về mức độ quan tâm tới công tác TDTT của lãnh đạo nhà máy Luyện gang? Rất quan tâm Bình thường Không quan tâm Câu 2. Ông (bà) cho biết mức độ tập luyện TDTT ngoài giờ làm việc của bản thân? Thường xuyên Không thường xuyên Không tập Câu 3. Tỷ lệ thành viên Ông (bà) tham gia tập luyện TDTT thường xuyên là: ≥ 50% < 50% Câu 4. Động cơ tham gia tập luyện TDTT của ông (bà): Do yêu thích Do nhận thấy tác dụng của tập luyện TDTT Sử dụng thời gian rảnh rỗi Do bạn bè lôi kéo Nguyên nhân khác Câu 5. Ông (bà) có biết rõ rằng tập luyện TDTT đúng cách sẽ nâng cao sức khỏe, khắc phục bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động: Biết rõ ràng Biết nhưng không rõ Không biết Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày....tháng...năm 20 Người trả lời (Ký tên) PHỤ LỤC 4 BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM Y TẾ - MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÔNG THƯƠNG Số: 95/KSK-TTYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013 KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ NĂM 2013 CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY LUYỆN GANG Căn cứ vào Nghị định 45/2013/NĐ/ CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013hướng dấn khám sức khỏe của Bộ Y tế; Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Y tế, Lao động thương binh và xã hội về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động và Công văn số 628/BCT/VP ngày 22/01/2013 của Bộ Công Thương về việc kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, khám tuyển; Theo đề nghị của Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Nhà máy Luyện Gang năm 2013. Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương đã tiến hành khám sức khỏe định kỳ năm 2013 cho công nhân lao động. Kết quả và một số nhận xét, đề nghị của đoàn khám sức khỏe: I. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CHUNG. 1. Tổng số công nhân lao động. 722/ 751 Tỷ lệ: 96,13% Trong đó: Nam 511 người Tỷ lệ: 70,78 % Nữ 211 người Tỷ lệ: 29,22 % 2. Phân loại sức khỏe (Theo tiêu chuẩn phân loại ban hành tại Quyết định số 1613 BYT/QĐ ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế) Loại sức khỏe Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Loại I 33 4.57 Loại II 361 50.0 Loại III 263 36,42 Loại IV 50 6.93 Loại V 15 2.08 Tổng 722 100 3. Tình hình bệnh tật 3.1. Lâm sàng STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 01 Bênh về mắt. Tổng số người mắc. 119 16,48 Bao gồm: Thị lực hai mắt ≤ 10/14 do cận thị Viến thị Giảm thị lực do tai nạn giao thông Hỏng mắt 02 Bệnh về Tai - Mũi - Họng Tổng số người mắc. 320 44,32 Bao gồm: Viêm họng Viêm Amidan STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Viêm mũi dị ứng Viêm tai giữa Giảm thính lực hai bên 03 Bệnh về Răng - Hàm - Mặt Tổng số người mắc. 156 21,60 Bao gồm: Cao răng, viêm lợi Mất răng Sâu răng, viêm quanh răng, răng lệch Răng giả cố đinh Giảm sức nhai Mòn mặt nhai 04 Khớp Tổng số người mắc. 180 24,93 Bao gồm: Hội chứng cột sống thắt lưng Hội chứng cột sống cổ Viêm đa khớp Thoái hóa khớp Viêm khớp gối Thoát vị đĩa đệm 05 Ngoại khoa Tổng số người mắc. 75 10,38 Bao gồm: STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Mổ cũ Gãy xương cũ Cụt ½ đốt ngón 1 bàn tay phải Đứt gân bàn ngón, vỡ mỏm khuỷu tay phải Tiền sử cụt ½ đốt ngón bàn chân trái K dạ dày 06 Tâm thần kinh Tổng số người mắc. 03 0,41 Bao gồm: Thiểu năng tuần hoàn não Đau ½ đầu trái Đang điều trị tâm thần 07 Tiêu hóa Tổng số người mắc. 101 13.98 Bao gồm: Viêm dạ dày Viêm đại tràng mãn tính Tiền sử viêm gan B Tiền sử xuất huyết tiêu hóa 08 Bệnh nội tiết Tổng số người mắc. 10 1.38 Bao gồm: Đang điều trị Basedow Đang điều trị tiểu đường STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tiền sử Gout 09 Hô hấp Tổng số người mắc. 149 20.63 Bao gồm: Bụi phổi silic Tiền sử K phối Tiền sử viêm phế quản mãn tính 10 Tim mạch Tổng số người mắc. 140 19.39 Bao gồm Tiền sử mổ thông liên nhĩ 11 Huyết áp Tổng số người mắc. 66 9.14 Tăng huyết áp: HA tối đa ≥150mmHg, HA tối thiểu ≥ 95mmHg Huyết áp cao giới hạn: HA tối đa ≥ 140mmHg, HA tối thiểu ≥ 90mmHg Huyết áp thấp HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg 3.2. Cận lâm sàng STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 01 Siêu âm STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số người siêu âm 709 98.19 Số người có biểu hiện bệnh lý 177 24.96 Bao gồm: Sỏi thận Nang thận Giãn đài bể thận Không thấy thận trong hô thận U mạch thận Nốt vôi hóa thận Thận teo nhỏ Cặn thận Gan nhiễm mỡ U máu gan Nhu mô gan thô Nốt giảm âm gan Nốt tăng âm gan Nốt vôi hóa đường mật gan Nang gan Sỏi túi mật Cắt túi mật Polyp túi mật Lắng đọng cholesterol thành túi mật Nhân xơ tử cung Cắt tử cung Nang buồng trứng STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nang naboth cổ tử cung Phần phụ trái có một khối 2-3 cm (chưa rõ khối gì) Phì đại tiền liệt tuyến 02 Điện tim Tổng số người làm điện tim 709 Số người có biểu hiện bệnh lý 153 21.57 Bao gồm: Block nhánh phải không hoàn toàn Thiếu oxy cơ tim Nguy cơ bệnh mạch vành Nhịp không đều Rối loạn thần kinh thực vật Rối loạn dẫn truyền trong thất Nhịp chậm xoang Nhịp nhanh xoang Tăng gánh thất phải Tăng gánh thất trái Tăng điện thế thất phải Tăng điện thế thất trái Ngoại tâm thu thất 03 Xét nghiệm máu Đường máu Tổng số người làm xét nghiệm 709 Số người có đường máu cao hơn bình thường 39 5.50 Chức năng gan STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số người làm xét nghiệm 709 Số người có chỉ số cao hơn bình thường GOT 68 9.59 GPT 71 10.04 Acid Uric Tổng số người làm xét nghiệm 709 98,19 Số người có chỉ số cao hơn bình thường 11 1.55 Mỡ máu Tổng số người làm xét nghiệm 709 Số người có chỉ số cao hơn bình thường Cholesterol 100 14.1 Triglycerid 164 23.13 Nước tiểu Tổng số người làm xét nghiệm 709 98,19 Số người có chỉ số cao hơn bình thường 55 77.57 II. Nhận xét Được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Qua đợt kiểm tra khám sức khỏe định kỳ năm 2013 cho thấy tình hình sức khỏe của CBCNV Nhà máy Luyện Gang từ loại I đến loại III đạt tỷ lệ 91.00% + Sức khỏe loại I chiếm 4,57 % + Sức khỏe loại II chiếm 50.0 % + Sức khỏe loại III chiếm 36.42 % Một số bệnh có tỷ lệ mắc khá cao chủ yếu là bệnh thông thường về Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt cụ thể: - Bệnh TMH chiếm 44.32% - Bệnh RHM chiếm 21.60% - 14 trường hợp tăng huyết áp (HA tối đa ≥150mmHg, HA tối thiểu ≥ 95mmHg) - 23 trường hợp tăng huyết áp giới hạn (HA tối đa ≥ 140mmHg, HA tối thiểu ≥ 90mmHg) - 29 trường hợp huyết áp thấp (HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg) III. Kiến nghị Để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động đề nghị Công ty: - Thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý Vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và Bệnh nghề nghiệp bao gồm lâm sàng và cận lâm sàng bắt buộc để có hướng dự phòng sớm cho CBCNV - Những trường hợp cần giải quyết về y tế (danh sách kèm theo). Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh có thời gian đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để chuẩn đoán và điều trị kịp thời các diễn biến của bệnh. - Trường hợp huyết áp cao, huyết áp giới hạn, huyết áp thấp và một số trường hợp có biểu hiện bệnh lý tim mạch qua điện tim đã được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng giải quyết. Đề nghị Y tế cơ sở tiếp tục theo dõi để xử lý kịp thời tình trạng diến biến bệnh. - Các trường hợp xét nghiệm đường máu cao cần điều chỉnh chế độ ăn, xét nghiệm lại theo phần hướng dẫn giải quyết, trường hợp đã được chuẩn đoán tiểu đường đề nghị thoe dõi và điều trị tiếp theo chuyên khoa nội tiết. - Các trường hợp xét nghiệm mỡ máu tăng, men gan tăng, acid uris cao đề nghị điều chỉnh chế độ ăn xuống, xét nghiệm lại theo phần hướng dẫn giải quyết. - Các trường hợp siêu âm có biểu hiện bệnh lý cần siêu âm kiểm tra định kỳ (theo phần hướng giải quyết). - Tiếp tục duy trì việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm theo các bộ Luật đã được Nhà nước ban hành./. PHỤ LỤC 5 SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN CÔNG TY CP PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HÀ NỘI - THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2015 KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ NĂM 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY LUYỆN GANG - Thực hiện hợp đồng khám sức khỏe định kỳ số HĐKT ngày..../ 11 /2015 cho cán bộ CNV Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. - Đoàn khám sức khỏe của Phòng khám đa khoa Hà Nội - Thái Nguyên thuộc Công ty cổ phần phòng khám đa khoa Hà Nội Thái Nguyên đã hoàn thành đợt khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ CNV của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Nhà máy Luyện gang. I. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CHUNG: 1. Tổng số công nhân lao động. 642/ 699. Tỷ lệ: 91.84% Trong đó: Nam 444 người Tỷ lệ: 69.16 % Nữ 198 người Tỷ lệ: 30.84 % 642 100 2. Phân loại sức khỏe (Theo tiêu chuẩn phân loại ban hành tại Quyết định số 1613 BYT/QĐ ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế) Loại sức khỏe Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Loại I 28 4.36 Loại II 388 60.43 Loại III 192 29.9 Loại IV 24 3.74 Loại V 10 1.56 Tổng 642 100.00 3. Tình hình bệnh tật 3.1. Lâm sàng STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ % 01 Bênh về mắt Tổng số người mắc. 105 16.35 Bao gồm: Thị lực hai mắt ≤ 10/14 do cận thị Viến thị Giảm thị lực do tai nạn giao thông Hỏng mắt 02 Bệnh về Tai - Mũi - Họng Tổng số người mắc. 280 43.61 Bao gồm: Viêm họng Viêm Amidan Viêm mũi dị ứng Viêm tai giữa Giảm thính lực hai bên 03 Bệnh về Răng - Hàm - Mặt 140 21.8 Tổng số người mắc. Bao gồm: Cao răng, viêm lợi Mất răng Sâu răng, viêm quanh răng, răng lệch Răng giả cố đinh Giảm sức nhai STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ % Mòn mặt nhai 04 Khớp Tổng số người mắc. 160 24.92 Bao gồm: Hội chứng cột sống thắt lưng Hội chứng cột sống cổ Viêm đa khớp Thoái hóa khớp Viêm khớp gối Thoát vị đĩa đệm 05 Ngoại khoa 65 10.12 Tổng số người mắc. Bao gồm: Mổ cũ Gãy xương cũ Cụt ½ đốt ngón 1 bàn tay phải Đứt gân bàn ngón, vỡ mỏm khuỷu tay phải Tiền sử cụt ½ đốt ngón bàn chân trái K dạ dày 06 Tâm thần kinh 03 0.46 Tổng số người mắc. Bao gồm: Thiểu năng tuần hoàn não Đau ½ đầu trái Đang điều trị tâm thần STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ % 07 Tiêu hóa 85 13.23 Tổng số người mắc. Bao gồm: Viêm dạ dày Viêm đại tràng mãn tính Tiền sử viêm gan B Tiền sử xuất huyết tiêu hóa 08 Bệnh nội tiết 09 1.40 Tổng số người mắc. Bao gồm: Đang điều trị Basedow Đang điều trị tiểu đường Tiền sử Gout 09 Hô hấp Tổng số người mắc. 136 21.18 Bao gồm: Bụi phổi silic Tiền sử K phối Tiền sử viêm phế quản mãn tính 10 Tim mạch Tổng số người mắc. 123 19.15 Bao gồm: Tiền sử mổ thông liên nhĩ 11 Huyết áp Tổng số người mắc. 59 9.19 STT Tình hình bệnh tật Số lượng (người) Tỷ lệ % Bao gồm: Tăng huyết áp: HA tối đa ≥150mmHg, HA tối thiểu ≥ 95mmHg Huyết áp cao giới hạn: HA tối đa ≥ 140mmHg, HA tối thiểu ≥ 90mmHg Huyết áp thấp HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg 12 Bệnh tiết niệu Tổng số người mắc. 15 2.33 Bao gồm Viêm đường tiết niệu TS mổ nang thận TS mổ bàng quang 3.2. Cận lâm sàng STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 01 Siêu âm Tổng số người siêu âm 630 98,13 Số người có biểu hiện bệnh lý 239 37,93 Bao gồm: Gan nhiễm mỡ Sỏi thận Nang thận Sỏi túi mật STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Không thấy thận phải trong hố thận Nhu mô gan thô Polyp túi mật Tử cung đã cắt Nốt vôi hóa nhu mô thận Thận phải lạc chỗ Nang Naboth cổ tử cung U xơ tử cung 02 Điện tim Tổng số người làm điện tim 628 97.81 Số người cón biểu hiện bệnh lý 123 19.58 Bao gồm: Nhịp nhanh xoang Nhịp chậm xoang Ngoại tâm thu TTT 2/6 ở mỏm Thiếu máu cơ tim 3 Đo độ loãng xương Tổng số người đo độ loãng xương 630 98.13 Tổng số người có biểu hiện bệnh lý. 313 49.68 Bao gồm: Thưa xương Loãng xương 4 Xét nghiệm máu Tổng số người xét nghiệm máu 635 98.9 STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số người biểu hiện bệnh lý 222 34.96 Bao gồm: Chỉ số A Uric tăng Men gan tăng Đường máu tăng Mỡ máu tăng II. Nhận xét Được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Qua đợt kiểm tra khám sức khỏe định kỳ năm 2015 cho thấy tình hình sức khỏe của CBCNV Nhà máy Luyện Gang từ loại I đến loại III đạt tỷ lệ: 96.1 % + Sức khỏe loại I chiếm 4.36 % + Sức khỏe loại II chiếm 60.43 % + Sức khỏe loại III chiếm 29.9 % Một số bệnh có tỷ lệ mắc khá cao chủ yếu là bệnh thông thường về Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt, Hệ vận động cụ thể: + Bệnh TMH chiếm 43.61 % + Bệnh RHM chiếm 21.18 % + Bệnh về mắt chiếm 16.35 % + Bệnh về hệ vận động 24.92 % - 23 trường hợp tăng huyết áp và tăng huyết áp giới hạn (HA tối đa ≥150mmHg, HA tối thiểu ≥ 95mmHg ; HA tối đa ≥ 140mmHg, HA tối thiểu ≥ 90mmHg) - 30 trường hợp huyết áp thấp (HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg) - 239 trường hợp siêu âm có biểu hiện bệnh lý. - 123 trường hợp siêu âm có biểu hiện bệnh lý. - 313 trường hợp đo loãng xương có biểu hiện bệnh lý - 222 trường hợp có xét nghiệm máu có biểu hiện bệnh lý. III . Kiến nghị Để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động đề nghị Công ty: - Thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý Vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và Bệnh nghề nghiệp bao gồm lâm sành và cận lâm sàng bắt buộc để có hướng dự phòng sớm cho CBCNV - Những trường hợp cần giải quyết về y tế (danh sách kèm theo). Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh có thời gian đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để chuẩn đoán và điều trị kịp thời các diễn biến của bệnh. - Trường hợp huyết áp cao, huyết áp giới hạn, huyết áp thấp và một số trường hợp có biểu hiện bệnh lý tim mạch qua điện tim đã được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng giải quyết. Đề nghị Y tế cơ sở tiếp tục theo dõi để xử lý kịp thời tình trạng diến biến bệnh. - Các trường hợp siêu âm có biểu hiện bệnh lý cần siêu âm kiểm tra định kỳ ( theo phần hướng giải quyết). - Tiếp tục duy trì việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm theo các bộ Luật đã được Nhà nước ban hành./. PHỤ LỤC 6 CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC NGƯỜI VIỆT NAM THEO TỪNG CHỈ TIÊU ĐỘ TUỔI 21-60 (Mẫu Lao động công nghiệp) 1. DẺO GẬP THÂN. (cm) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 8.00 10.3 0.87 1.29 6.00 8.58 0.75 1.43 2 23 - 24 7.00 8.25 0.67 1.18 6.00 9.20 0.78 1.53 3 25 - 26 6.00 7.82 0.65 1.30 7.00 8.90 0.76 1.27 4 27 - 28 7.00 7.35 0.61 1.05 5.00 9.10 0.76 1.82 5 29 - 30 6.00 7.09 0.58 1.18 3.00 8.02 0.67 2.67 6 31 - 32 7.00 7.87 0.66 1.13 5.00 8.40 0.69 1.68 7 33 - 34 7.00 6.82 0.57 0.97 2.00 8.38 0.68 4.19 8 35 - 36 6.00 7.98 0.68 1.33 2.00 6.83 0.55 3.42 9 37 - 38 6.00 7.32 0.63 1.22 4.00 7.61 0.61 1.90 10 39 - 40 5.00 6.65 0.56 1.31 2.00 7.26 0.61 3.63 11 41 - 45 3.00 7.45 0.60 2.48 3.00 7.90 0.58 2.63 12 46 - 50 4.00 6.81 0.52 1.70 5.00 6.95 0.56 1.39 13 51 - 55 5.00 6.30 0.51 1.26 8.00 5.38 0.48 0.67 14 56 - 60 6.00 4.94 0.5 0.82 0 0 0 0 2. LỰC BÓP TAY THUẬN. (Kg) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 44.40 7.36 0.62 0.17 29.50 4.83 0.42 0.16 2 23 - 24 47.80 8.31 0.67 0.17 29.10 4.98 0.42 0.17 3 25 - 26 48.00 6.80 0.56 0.14 30.90 5.99 0.51 0.19 4 27 - 28 47.00 7.31 0.60 0.16 29.40 5.23 0.43 0.18 5 29 - 30 47.60 6.71 0.54 0.14 28.30 4.07 0.34 0.14 6 31 - 32 48.10 7.45 0.62 0.16 30.10 5.26 0.43 0.18 7 33 - 34 47.00 7.00 0.58 0.15 28.50 4.57 0.37 0.16 8 35 - 36 47.30 6.95 0.58 0.15 28.80 4.38 0.35 0.15 9 37 - 38 43.90 5.99 0.51 0.14 28.70 6.63 0.52 0.23 10 39 - 40 41.70 7.51 0.64 0.18 28.60 5.94 0.50 0.21 11 41 - 45 42.50 7.23 0.58 0.17 29.30 7.09 0.51 0.24 12 46 - 50 42.10 7.28 0.56 0.17 25.90 4.90 0.39 0.19 13 51 - 55 38.50 7.54 0.61 0.20 26.50 5.43 0.48 0.21 14 56 - 60 38.20 6.85 0.69 0.18 0 0 0 0 3. NẰM NGỬA GẬP BỤNG. (lân/30giây) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 16.00 3.22 0.27 0.20 7.00 4.42 0.41 0.63 2 23 - 24 16.00 3.21 0.26 0.20 8.00 4.42 0.42 0.55 3 25 - 26 16.00 2.97 0.25 0.19 8.00 3.83 0.37 0.48 4 27 - 28 15.00 2.92 0.24 0.20 7.00 4.11 0.37 0.59 5 29 - 30 14.00 3.49 0.29 0.25 9.00 5.97 0.57 0.66 6 31 - 32 15.00 3.41 0.28 0.23 8.00 4.23 0.38 0.53 7 33 - 34 14.00 2.82 0.24 0.20 8.00 4.17 0.38 0.52 8 35 - 36 13.00 4.48 0.38 0.35 8.00 3.87 0.35 0.48 9 37 - 38 14.00 2.87 0.25 0.21 8.00 4.13 0.36 0.52 10 39 - 40 14.00 3.45 0.30 0.25 9.00 4.15 0.37 0.46 11 41 - 45 12.00 3.86 0.32 0.32 8.00 4.35 0.37 0.54 12 46 - 50 12.00 3.01 0.23 0.25 7.00 4.53 0.41 0.65 13 51 - 55 11.00 3.31 0.27 0.30 7.00 4.13 0.43 0.59 14 56 - 60 11.00 3.69 0.39 0.34 0 0 0 0 4. BẬT XA TẠI CHỖ. (cm) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 205.00 23.70 1.99 0.12 153.00 24.10 2.08 0.16 2 23 - 24 201.00 27.00 2.18 0.13 145.00 20.10 1.70 0.14 3 25 - 26 202.00 25.50 2.11 0.13 142.00 15.90 1.35 0.11 4 27 - 28 195.00 26.40 2.17 0.14 136.00 17.70 1.47 0.13 5 29 - 30 192.00 21.20 1.71 0.11 130.00 15.80 1.31 0.12 6 31 - 32 191.00 24.30 2.01 0.13 138.00 18.00 1.47 0.13 7 33 - 34 181.00 26.10 2.15 0.14 129.00 18.10 1.47 0.14 8 35 - 36 185.00 21.60 1.81 0.12 131.00 16.40 1.32 0.13 9 37 - 38 183.00 21.70 1.84 0.12 133.00 20.00 1.58 0.15 10 39 - 40 178.00 25.20 2.15 0.14 134.00 16.90 1.41 0.13 11 41 - 45 170.00 27.60 2.20 0.16 130.00 25.40 1.84 0.20 12 46 - 50 167.00 23.40 1.78 0.14 126.00 18.80 1.50 0.15 13 51 - 55 154.00 25.00 2.01 0.16 117.00 17.90 1.57 0.15 14 56 - 60 152.00 24.60 2.46 0.16 0 0 0 0 5. CHẠY 30M XUẤT PHÁT CAO. (giây) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 5.40 1.84 0.15 0.34 7.30 2.45 0.21 0.34 2 23 - 24 5.40 0.86 0.07 0.16 6.50 0.77 0.07 0.12 3 25 - 26 5.40 0.85 0.07 0.16 6.60 0.97 0.08 0.15 4 27 - 28 5.50 0.78 0.06 0.14 7.30 0.98 0.08 0.14 5 29 - 30 5.80 1.08 0.09 0.19 7.40 0.87 0.07 0.12 6 31 - 32 5.70 0.99 0.08 0.18 7.20 2.22 0.18 0.31 7 33 - 34 5.80 0.78 0.06 0.13 7.50 1.00 0.08 0.13 8 35 - 36 5.40 1.25 0.10 0.20 7.60 0.94 0.08 0.12 9 37 - 38 5.90 0.66 0.06 0.11 7.10 0.97 0.08 0.14 10 39 - 40 6.00 0.82 0.07 0.14 7.50 1.30 0.11 0.17 11 41 - 45 6.40 1.13 0.09 0.18 7.30 1.06 0.08 0.15 12 46 - 50 6.20 0.84 0.06 0.13 7.40 1.09 0.09 0.15 13 51 - 55 6.80 0.96 0.08 0.14 8.00 0.93 0.08 0.12 14 56 - 60 7.30 1.33 0.13 0.18 0 0 0 0 6. CHẠY CON THOI 4x10 m. (giây) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 11.80 1.14 0.10 0.10 13.70 1.38 0.12 0.10 2 23 - 24 11.70 1.78 0.14 0.15 14.10 1.74 0.15 0.12 3 25 - 26 11.80 1.42 0.12 0.12 13.90 1.39 0.12 0.10 4 27 - 28 11.90 1.21 0.10 0.10 14.70 1.34 0.11 0.09 5 29 - 30 12.20 1.39 0.11 0.11 14.00 1.39 0.11 0.10 6 31 - 32 12.10 1.34 0.11 0.11 14.30 1.43 0.12 0.10 7 33 - 34 12.30 1.39 0.11 0.11 14.10 1.41 0.11 0.10 8 35 - 36 12.20 1.20 0.10 0.10 14.00 1.33 0.11 0.10 9 37 - 38 12.70 1.06 0.09 0.08 14.40 1.51 0.12 0.11 10 39 - 40 12.70 1.44 0.12 0.11 14.20 1.67 0.14 0.12 11 41 - 45 13.00 1.23 0.10 0.09 15.00 1.88 0.14 0.13 12 46 - 50 13.40 1.41 0.11 0.11 15.10 1.42 0.11 0.09 13 51 - 55 13.70 1.47 0.12 0.11 15.10 1.99 0.17 0.13 14 56 - 60 13.80 1.71 0.17 0.12 0 0 0 0 7. CHẠY TÙY SỨC 05 Phút. (m) Nam Nữ STT Độ tuổi x δ m x Cv x δ m x Cv 1 21 - 22 842.00 127.00 10.60 0.15 720.00 103.00 8.90 0.14 2 23 - 24 839.00 103.00 8.34 0.12 728.00 84.70 7.19 0.12 3 25 - 26 821.00 116.00 9.70 0.14 731.00 96.40 8.24 0.13 4 27 - 28 825.00 103.00 8.42 0.13 698.00 105.00 8.73 0.15 5 29 - 30 797.00 110.00 8.93 0.14 659.00 103.00 8.51 0.16 6 31 - 32 829.00 107.00 8.84 0.13 703.00 104.00 8.49 0.15 7 33 - 34 819.00 93.40 7.73 0.11 679.00 83.00 6.74 0.12 8 35 - 36 759.00 106.00 8.91 0.14 654.00 82.20 6.63 0.13 9 37 - 38 785.00 106.00 8.96 0.14 669.00 97.40 7.67 0.15 10 39 - 40 776.00 135.00 11.60 0.17 661.00 91.80 7.71 0.14 11 41 - 45 735.00 123.00 9.84 0.17 662.00 92.80 6.75 0.14 12 46 - 50 741.00 114.00 8.68 0.15 659.00 134.00 10.70 0.20 13 51 - 55 729.00 125.00 10.00 0.17 592.00 89.80 7.87 0.15 14 56 - 60 688.00 115.00 11.50 0.17 0 0 0 0 Số liệu kết quả của Dự án Chương trình khoa học, Viện khoa học TDTT “Điều tra đánh giá thực trạng phát triển thể chất và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chung của người Việt Nam Từ 6 đến 60 tuổi”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_nham_duy_tri_va_phat_trien_the.pdf
Tài liệu liên quan