Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trường đại học bách khoa Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRẦN HUY QUANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRẦN HUY QUANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học

pdf194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trường đại học bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ngành: 9140101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Nguyễn Đương Bắc 2. TS Nguyễn Trọng Bốn Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Huy Quang MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng trong luận án Danh mục biểu đồ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........... 5 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục thể chất và thể thao trường học. .............................................................................................. 5 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất trong trường học. ............................................................................................... 5 1.1.2. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thể dục Thể thao trong các Trường Cao đẳng, Đại học. ......................................................................... 9 1.1.3. Khái quát công tác đào tạo nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.. .............................................. 10 1.2. Một số khái niệm có liên quan. ................................................... 18 1.2.1. Khái niệm “Chất lượng giáo dục”............................................... 18 1.2.2. Khái niệm “Giáo dục thể chất”. .................................................. 20 1.2.3. Khái niệm “Chất lượng Giáo dục thể chất”. ............................... 22 1.2.4. Khái niệm “Giải pháp”. ............................................................... 24 1.3. Đặc điểm tâm lý và tố chất thể lực sinh viên ............................. 24 1.3.1. Đặc điểm tâm lý sinh viên. ......................................................... 24 1.3.2. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên. ............... 27 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan. ................................... 29 1.4.2. Các nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Thể chất ở các bậc học. ................................................................... 30 1.4.3. Các nghiên cứu phát triển thể chất của người Việt Nam nói chung và của học sinh, sinh viên trong trường học nói riêng. ................................... 32 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................................................................................ 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: . .............................................................. 36 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................... 36 2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. ................................... 36 2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm .................................................. 37 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn – điều tra xã hội học............................ 38 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học. ...................................................... 39 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ................................................. 41 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................... 44 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê .................................................. 45 2.3. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................... 46 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 46 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............. 48 3.1. Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ................................................................................. 48 3.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chức của Khoa Giáo dục Thể chất và Trung tâm Thể thao – Văn hóa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ............ 48 3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thể dục thể thao của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .......................................................... 52 3.1.3. Thực trạng dạy học thể dục thể thao của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .................................................................................................... 59 3.1.4. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .......................................................................................... 64 3.1.5. Thực trạng kết quả hoạt động Thể dục thể thao ......................... 76 3.1.6. Bàn luận về thực trạng công tác Giáo dục thể chất .................... 85 3.2. Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ............. 88 3.2.1. Lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ................................ 88 3.2.2. Ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 108 3.2.3. Bàn luận về các giải pháp nâng cao công tác Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .............................................................. 134 A. KẾT LUẬN ................................................................................... 140 B. KIẾN NGHỊ .................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt ĐHBK : Đại học Bách khoa GDTC : Giáo dục thể chất GD& ĐT : Giáo dục và Đào tạo CSVC : Cơ sở vật chất HS : Học sinh Nxb QĐ RLTT SV TB : Nhà xuất bản : Quyết định : Rèn luyện thân thể : Sinh viên : Trung bình TTg : Thủ tướng TDTT TW : Thể dục thể thao : Trung ương UBTDTT : Uỷ ban Thể dục Thể thao XPC : Xuất phát cao 2. Đơn vị đo lường: cm Centimét g Gam kg kG Kilôgam Kilôgam lực m Mét s Giây Phút DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số Tên bảng Trang 3.1 Đội ngũ giảng viên Khoa GDTC Trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2010 – 2017 52 3.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy GDTC Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 53 3.3 Thực trạng sử dụng kinh phí dành cho GDTC của Trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2011– 2015 55 3.4 Kết quả phỏng vấn thực trạng nhận thức của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội về môn GDTC (n=2000) 56 3.5 Đánh giá của giảng viên về tính tích cực của SV Trường ĐHBK Hà Nội trong môn học GDTC (n=19) 57 3.6 Tổng hợp kết quả tự đánh giá của SV Trường ĐHBK Hà Nội về thái độ tích cực trong học tập môn GDTC (n=1000) 58 3.7 Thực trạng nội dung giảng dạy GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội 61 3.8 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lên lớp (Giáo viên n=100, sinh viên n=1000 tính theo tỉ lệ %) 62 3.9 Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội 65 3.10 Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội 66 3.11 Thực trạng công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội (n=2000) 68 3.12 Thực trạng thời lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội 69 3.13 Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội theo tổng thể và giới tính Sau tr.71 3.14 Nhận thức về vai trò tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (n=2000) 73 3.15 Nhận thức về vai trò tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo đặc điểm và giới tính 75 3.16 Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 77 3.17 Đặc điểm thể chất của nam sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Sau tr.78 3.18 Đặc điểm thể chất của nữ sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Sau tr.78 3.19 So sánh Thể chất của nam sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi Sau tr.78 3.20 So sánh Thể chất của nam sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi Sau tr.78 3.21 So sánh thể chất của SV Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi Sau tr.82 3.22 Đánh giá thể lực của nam SV Trường ĐHBK Hà Nội theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của BGD&ĐT Sau tr.82 3.23 Đánh giá thể lực của nữ SV trường ĐHBK Hà Nội theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của BGD&ĐT Sau tr.82 3.24 Thực trạng sử dụng thời gian trong ngày của SV Trường ĐHBK HN 92 3.25 Đánh giá tính cần thiết tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 94 3.26 Nhu cầu tập luyện TDTT của SV của tổng thể sinh viên 95 3.27 Nhu cầu tập luyện TDTT của SV theo đặc điểm giới tính 96 3.28 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giảng viên về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho Trường ĐHBK Hà Nội (n=100) 100 3.29 Kết quả kiểm phỏng vấn SV về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho Trường ĐHBK Hà Nội (n=2000) 101 3.30 Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức công tác giáo dục tuyên truyền giáo dục vai va trò và nghĩa của GDTC trong nhà trường (n=2000) Sau tr.109 3.31 Kinh phí 2016 khi ứng dụng các giải pháp dành cho GDTC của Trường ĐHBK Hà Nội năm học 2015-2016 (triệu đồng) 110 3.32 Tài liệu giảng dạy môn GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội năm học 2015-2016 111 3.33 Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức các môn Thể thao cho giảng viên và SV 111 3.34 Kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình môn học tại Trường ĐHBK Hà Nội (n=5) 114 3.35 Phỏng vấn giảng viên Khoa GDTC Trường ĐHBK Hà Nội (n=19) 115 3.36 Nội dung và kế hoạch tập luyện các môn Thể thao 116 3.37 Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên khóa 2015- 2020 118 3.38 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội sau 3 tháng Sau tr.120 3.39 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội sau 3 tháng Sau tr.120 3.40 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội sau 9 tháng Sau tr.120 3.41 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa sinh viên khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội sau 13 tháng Sau tr.120 3.42 Phân loại chiều cao đứng của người Việt Nam trước năm 1967 122 3.43 Đánh giá thể lực của SV khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của BGD&ĐT Sau tr.129 3.44 Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các giải thi đấuThể thao cho SV Trường ĐHBK Hà Nội 132 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN SỐ TÊN BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRANG 3.1 So sánh nhóm các chỉ số chiều cao, cân nặng, chỉ số Quetelet, chỉ số BMI, công năng tim và dẻo gập thân của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính Sau tr.78 3.2 So sánh nhóm các chỉ số lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30 mét XPC, chạy con thoi 4x10m và chạy tùy sức 5 phút của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính Sau tr.78 3.3 Đánh giá về tính cần thiết phải tập luyện TDTT của SV 94 3.4 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của TDTT của 2 khách thể cần phỏng vấn 120 3.5 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội Sau tr.120 1 PHẦN MỞ ĐẦU Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ đã xác định: “thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe” và nhấn mạnh: “Đối với giáo dục, điều đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục trong tất cả các cấp học”. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo.Giáo dục thể chất có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện nhân cách và thể chất sinh viên đáp ứng nhu cầu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, tạo nguồn lực dồi dào phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục NguyễnVăn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam [12]. Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng Trường ĐHBK Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến của cả nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ đại học và sau đại học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo. Trường ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học 2 và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo uy tín và trình độ của một Trường Đại học. Vị thế của Trường ĐHBK Hà Nội trong hợp tác quốc tế và hiệu quả từ các mối hợp tác này mang lại cho Trường ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Từ năm 1986 đến nay cơ sở vật chất của Nhà trường đã được cải tạo và nâng cấp một cách cơ bản, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đã khang trang sạch đẹp hơn nhiều, đã đầu tư nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, xây dựng và đang thực hiện nhiều dự án lớn phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao. Điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sinh viên không ngừng được cải thiện. Năm 2006, Nhà trường đã xây dựng Đề án: ‘‘Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030''. Ngày 01 tháng 02 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 668/QĐ-BGD-ĐT phê duyệt bản Đề án này [15]. Đây là một tín hiệu tốt mở đường cho Trường ĐHBK Hà Nội sớm đạt được mục tiêu trở thành một Đại học nghiên cứu, đạt đẳng cấp cao theo chuẩn mực quốc tế, góp phần tích cực và hiệu quả hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với sự đóng góp to lớn của Nhà trường, của các thế hệ cán bộ, sinh viên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cùng những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới vừa qua, Trường ĐHBK Hà Nội vinh dự là trường đầu tiên trong hệ thống các trường đại học Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí, Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006). Công đoàn Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (2006). Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (2006). Nhiều cán bộ và tập thể của 3 Trường được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại. Tính đến năm 2006, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà giáo ưu tú. Khoa Giáo dục Thể chất tiền thân là Bộ môn TDTT được thành lập từ năm 1956. Cùng với sự phát triển của nhà trường, các thế hệ cán bộ, giáo viên đã cống hiến và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo lớp người cán bộ khoa học kỹ thuật phát triển toàn diện, giỏi về chuyên môn, có đạo đức trong sáng, có kỷ luật và sức khoẻ.Trong những năm qua, bên cạnh các thành tích đã đạt được trong đào tạo, Khoa đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển phong trào TDTT của trường. Trường ĐHBK Hà Nội là một trong những lá cờ đầu về phong trào Thể dục Thể thao sinh viên Thủ đô và Toàn quốc. Do vậy đã gần 30 năm, Trường ĐHBK Hà Nội giữ vị trí chủ tịch Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp thành phố Hà Nội, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên các Trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Thủ Đô. Tuy nhiên, công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội nói chung và tại Khoa GDTC nói riêng trong nhiều năm qua kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với quy mô cũng như tiềm năng của nhà trường và cũng nhiều năm qua Khoa GDTC của nhà trường cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về công tácGDTC, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” . 4 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng về tổ chức quản lý Khoa GDTC, nội dung chương trình môn học, những điều kiện đảm bảo đồng bộ cho công tác GDTC, cũng như các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, đề tài xác định và kiểm nghiệm các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường ĐHBK Hà Nội. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội. Giả thuyết khoa học Công tác GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội đang còn những hạn chế bất cập trên nhiều mặt có liên quan. Vì vậy, nếu lựa chọn được một số giải pháp phù hợp điều kiện thực tế, tổ chức ứng dụng một cách khoa học, chặt chẽ sẽ khắc phục được những tồn tại yếu kém và phát huy được thế mạnh của nhà trường, nâng cao chất lượng công tác GDTC, góp phần hoàn thành sứ mạng của Trường ĐHBK Hà Nội. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về GDTC và thể thao trường học. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất trong trường học. Xuất phát từ quan điểm: “con người là vốn quý nhất” và lý luận của học thuyết Mác Lênin về toàn diện, đức, trí, thể, mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm hết sức đúng đắn và xuyên suốt trong sự nghiệp GDĐT ở nước ta nói chung và công tác GDTC nói riêng. Đảng và Nhà nước ta từ nguyên lý giáo dục Mácxit và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về TDTT, GDTC đã được định hướng và vận dụng một cách sáng tạo vào từng thời kỳ và giai đoạn cách mạng dựa trên những yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể kịp thời đề ra các chỉ thị, nghị quyết, thông tư và chủ trương đúng đắn để chỉ đạo phong trào TDTT [80]. Giáo dục và Đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [81]. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Đảng ta luôn xác định, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Có thể thấy điều này trong các dữ liệu chủ yếu về GDTC và thể thao trường học được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm như Hiến pháp và các bộ luật và pháp lệnh của Quốc hội [44], [45], [46], [50]. Nghị quyết của Hội nghị Trung Ương 2 khóaVIII về Giáo dục &Đào tạo và khoa học công nghệ đã tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với Khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng đất nước giàu 6 mạnh, văn minh, phải có con người phát triển toàn diện. Không chỉ về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn phải là con người cường tráng về thể chất” [3]. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2012 ở điều 41 đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [46]. Pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa X thông qua ngày 25/9/2000 trong chương 3 điều 14 quy định: “Thể thao trường học bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích TDTT ngoại khóa trong nhà trường” [43]. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Đảng Chính phủ cũng luôn có những chỉ thị, nghị quyết, thông tư nhằm định hướng phát triển cho sự nghiệp GDĐT nói chung và GDTC trường học nói riêng. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã chỉ rõ vai trò của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi người Đối với GDTC và thể thao trường học chỉ thị đã yêu cầu phải cải tiến chương trình giảng dạy và tiêu chuẩn RLTT, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học [1]. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã một lần nữa khẳng định: “GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” [3]. Đồng thời văn kiện đại hội cũng đã nhấn mạnh đến công tác chăm lo GDTC cho mọi người. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, không những 7 chỉ có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lành mạnh về lối sống mà cần có con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội” Chỉ thị số 17/CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 của ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:” đẩy mạnh hoạt động TDTT trường học, đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên TDTT chuyên trách, tăng cường đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực TDTT, ưu tiên cho trường học ở đồng bằng, miền núi. Thực hiện nghiêm túc quy hoạch đất đai cho TDTT ở xã phường, trường học” [5]. Quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT cũng đã có chỉ thị, thông tư hướng dẫn thực hiện: Ngày 7 tháng 3 năm 1995 Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị 133/TTg về việc quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển nghành TDTT. Về GDTC trường học, chỉ thị đã chỉ rõ: “Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội, ngoại khóa” [2]. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT đã nêu rõ: “ xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT là vận dụng và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân” [58]. Ngày 18 tháng 4 năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong văn hóa, giáo dục, y tế và TDTT [59]. Thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trường học, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản, pháp quy để chỉ đạo thực hiện đến các cơ sở, đồng thời cũng đã ban hành chương trình mục tiêu: Cải tiến nâng cao thể chất, sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao HSSV trong nhà trường các cấp giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2020 8 [7]. Trong chương trình mục tiêu đã nêu lên đầy đủ những điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC và Thể thao trong trường học ổn định và phát triển đến năm 2020. Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động Thể thao trường học. đồng thời đề cập đến những yếu kém, tồn tại của công tác GDTC và đưa ra định hướng cơ bản về phát triển GDTC và TDTT trường học tại Việt Nam. Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, Thủ tướng đã phê duyệt: Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, trong đó có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC. Một trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là: “Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, xây dựng chương trình GDTC hợp lý...” và “Tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học” [64,tr.162]. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020: “Với mục tiêu là nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thể dục, Thể thao, tăng cường CSVC, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT, đến năm 2020” [7]. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ) đã khẳng định: “Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV. Mở rộng và nâng cao chất 9 lượng hoạt động TDTT quần chúng: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện Thể dục, Thể thao; Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể thao” [10]. Từ đó có thể khẳng định rằng: Sự nghiệp TDTT nói chung và công tác GDTC trong trường học các cấp nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và được thể hiện rõ trong các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ, thể hiện cả trong các văn bản cao nhất của Đảng, Nhà nước như: Hiến pháp, luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới luật. Đây là những văn bản quan trọng giúp định hướng phát triển ngành TDTT nói chung và công tác GDTC trong trường học các cấp nói riêng. 1.1.2. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thể dục Thể thao trong các Trường Cao đẳng, Đại học. Chương trình các môn học GDTC trong các Trường Cao đẳng, Đại học nhận được sự quan tâm rất lớn của Bộ GD&ĐT và Ủy ban TDTT thông qua các văn bản chỉ thị, các thông tư được ban hành như: Quyết định số 14/2001/QĐ–BGD&ĐT ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học [13]; Công văn số 6832/BG&ĐT–HSSV ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, Giáo dục Thể chất và y tế trường học năm học 2006 – 2007. Ngày 18 tháng 9 năm 2008 Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT quy định về đánh giá xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên, với mục đích là điều chỉnh nội dung, phương pháp Giáo dục Thể chất phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo, đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế [18]. Nhằm nâng cao thể chất cho học sinh, SV ngày 23 tháng 12 năm 2008 10 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quyết định số 72/2008/QĐ-BGD&ĐT “Quy định về tổ chức Thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên” [19] và ngày 25 tháng 10 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư số 25/2015/TT-BGD&ĐT về chương trình môn học Giáo dục Thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học” [20]. Nhìn chung, từ cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về TDTT trường học đã khẳng định vai trò công tác Giáo dục Thể chất nhằm bảo vệ, tăng cường sức khoẻ, thể chất giúp hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, SV. Đây là mặt giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển về tầm vóc, thể trạng của thế hệ trẻ Việt Nam. Chính vì vậy, trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã quan tâm, tạo điều kiện để các trường học triển khai các nhiệm vụ GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, đồng thời thông qua việc ban hành các văn bản, quy định liên quan đã tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ để tổ chức quản lý công tác này. 1.1.3. Khái quát công tác đào tạo nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. [12] [15]. ...độ cũng khác nhau [53, tr.53-55]. Động cơ tham gia thể thao của con người. Bản thân vận động là một nhu cầu của sự sống, bởi bản chất của sự sống là sự vận động. Vì vậy, bảo vệ, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ là một ước muốn, một nhu cầu tiềm ẩn trong mỗi con người. Ước muốn này đặc biệt rõ ở những người có tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe. Mong muốn có một thể hình đẹp là một ước muốn của mọi cá nhân, điều này đặc biệt rõ ở nam và nữ thanh niên. Nhu cầu thưởng thức sự hấp dẫn, vẻ đẹp của môn thể thao, thỏa mãn cảm giác dễ chịu do môn thể thao mang lại. Do khác nhau về giới tính lứa tuổi, điều kiện kinh tế, lối sống mà hứng thú, sở thích và động cơ tập luyện của quần chúng cũng rất đa dạng: Người lớn tuổi: tập dưỡng sinh, thái cực quyền; Thanh niên: các môn võ, môn bóng,..; Nữ thanh niên: nhịp điệu, khiêu vũ, Sở thích của thanh thiếu niên thì đa dạng hơn, nhưng nhìn chung các em không thích những môn có tính đơn điệu [53, tr.119]. Động cơ tham gia thể thao là một mặt ý thức của người tập trong đó phản ánh tư tưởng, tình cảm thúc đẩy họ tham gia tập luyện. Động cơ miêu tả trạng thái kích thích bên trong, điều khiển và chỉ đạo hành vi [81]. 27 Schiffman & Kanuk (2001) đề xuất một định nghĩa chung cho động cơ tham gia thể thao phản ánh quá trình với 5 giai đoạn: nhu cầu về sự thừa nhận; giảm bớt căng thẳng; trạng thái nỗ lực; sự mong muốn; mục tiêu hướng tới hành vi [81]. Nhận xét về một số đặc điểm tâm lí của sinh viên: Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên ở lứa tuổi SV có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV. 1.3.2. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên. Sự thay đổi các tố chất thể lực trên cơ sở của sự phát triển hình thái, chức năng. Nó thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, có tính làn sóng và tính giai đoạn. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo nhịp độ riêng và vào từng thời kỳ khác nhau. Các tố chất thể lực bao gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo. Sức mạnh Sức mạnh phụ thuộc vào hệ vận động vì nó có liên hệ mật thiết với các tổ chức xương, cơ, dây chằng, năng lực khống chế và điều hòa cơ. Ở tuổi trưởng thành, sự phát triển các nhóm cơ không đồng đều nên tỷ lệ sức mạnh của các nhóm cơ cũng thay đổi theo lứa tuổi. Trong khi đó sức mạnh của các nhóm cơ duỗi phát triển nhanh hơn nhóm cơ co, cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn cơ hoạt động ít, ở độ tuổi 18 – 21 thì sức mạnh cơ bắp có sự phát triển với nhịp độ cao và có tính chất đột biến [67]. 28 Nhận xét về đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên Sức nhanh Tốc độ là một tố chất vận động đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực, tốc độ biểu hiện một cách tổng hợp. Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển. Nếu được tập luyện thì tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn [67]. Sức bền Sức bền phát triển đến 21 – 22 tuổi thì đạt đỉnh cao, sức bền có liên quan mật thiết đến chức năng hệ thống tuần hoàn, hô hấp, và khả năng ổn định của cơ thể, tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. Sức bền ưa khí phát triển mạnh vào độ tuổi 18 – 22, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 12 – 17 [67]. Khéo léo Tố chất vận động khéo léo thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố về lực, không gian, thời gian của động tác. Một trong các yếu tố quan trọng của khéo léo là định hướng chính xác trong không gian. Khả năng này phát triển cao nhất ở lứa tuổi 7 – 10 tuổi từ 10 – 12 tuổi khả năng này ổn định và ở tuổi 14 – 15 giảm xuống đến 16 – 17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt mức độ người lớn [67]. Mềm dẻo Tố chất mềm dẻo là góc độ hoạt động của các khớp của cơ thể con người, nó là khả năng kéo dài của dây chằng và cơ bắp. Độ mềm dẻo không phát triển đồng đều theo sự phát triển của lứa tuổi. Độ linh hoạt của cột sống ở nam tuổi 7 – 14 nâng cao rõ rệt và đạt chỉ số lớn nhất vào tuổi 15. Khi lớn lên phát triển chậm lại. Độ mềm dẻo phát triển cao vào độ tuổi 12 – 13, biên độ khớp hông lớn nhất vào độ tuổi 7 – 10, sau đó phát triển chậm lại [67]. Nhận xét về đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên Sự phát triển hài hòa các tố chất thể lực của cơ thể là một trong những 29 nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác GDTC cho HSSV. Thể lực tốt sẽ tạo điều kiện để cơ thể phát triển dễ dàng và kích thích hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Đây là một trong những điều kiện chính để giúp cho cơ thể có sức khoẻ ổn định, bởi, việc lưu thông tuần hoàn máu tốt sẽ giúp cơ thể có đủ dưỡng chất và dưỡng khí, đồng thời loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể. Đông y nói : “Thông tức bất thống, thống tức bất thông” có nghĩa là khí huyết lưu thông tốt thì không đau, mà đau có nghĩa là khí huyết lưu thông không tốt. Khi có sức khoẻ tốt con người sẽ tham gia học tập và hoạt động tốt hơn. 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan. Để nâng cao hiệu quả GDTC cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát triển thể chất cho HSSV, thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho HSSV chính vì vậy, khi tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, Luận án tiến hành tổng hợp theo từng mảng nghiên cứu thành phần của việc nâng cao hiệu quả GDTC trong trường học các cấp. Dưới đây là những nét khái quát về một số công trình nghiên cứu liên quan gần với vấn đề nghiên cứu của luận án. 1.4.1.Các nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác GDTC trong trường học nói chung và các trường đại học nói riêng nên đã có nhiều học giả nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó là nổi bật các công trình sau: Trần Bá Hoành nghiên cứu đề tài: “Người giáo viên trước thế kỷ mới” đã đề cập đến phẩm chất, năng lực cần có của đội ngũ giáo viên phổ thông, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông [36]. Đặng Đức Thao, Nguyễn Trương Tuấn, Phan Đức Phú với đề tài: “Một số nét về công tác đào tạo giáo viên thể dục ngành GDTC (từ năm 1956 – 30 1992)” Đây là công trình đã tổng kết khá rõ nét về công tác đào tạo giáo viên TDTT của ngành giáo dục, đồng thời dự báo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên TDTT từ năm 1993-2000 [54]. Nguyễn Thành Trung (2016) “Nghiên cứu giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT trong các Trường Đại học và Cao đẳng sư phạm phía Bắc” [69]. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT ở nước ta. 1.4.2. Các nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Thể chất ở các bậc học. Để có cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng GDTC cho HSSV, nhiều đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng thể chất của HSSV. Nổi bật là các công trình của tác giả: Năm 1979 đến 1981, tác giả Phan Hồng Minh đã tiến hành điều tra thể chất của 6876 học sinh trên các vùng miền của cả nước. Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tác giả Vũ Đức Thu, Vũ Bích đã phối hợp với các sở GD&ĐT đã tiến hành khảo sát thể chất của 28.800 học sinh từ 7 – 18 tuổi đại diện các vùng miền Việt Nam và đưa ra kết luận trẻ em ở mọi lứa tuổi thành thị cũng như đồng bằng đều có sự tăng trưởng đáng kể về chiều cao cân nặng. Năm 1995–1996, Bộ GD&ĐT, Uỷ ban TDTT (nay là Tổng cục TDTT), Viện khoa học TDTT đã phối hợp điều tra thể chất của 26394 học sinh 5 – 18 tuổi để xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998) “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp” đã đánh giá khá toàn diện hoạt động giảng dạy TDTT nội khóa, hoạt động TDTT ngoại khóa đồng thời, đề xuất tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công tác GDTC trường học trên các mặt: trường có dạy thể dục, trường thực hiện có nề nếp chương trình GDTC, hoạt động ngoại khoá của học sinh, sinh viên [56]. 31 Năm 2001-2003 Tổng cục TDTT và Viện khoa học TDTT và các trường đại học và cao đẳng đã tiến hành điều tra thể chất của người Việt Nam [70], [73]. Năm 2008 tác giả Bùi Quang Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh 6 – 10 tuổi một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc” [33]. Đỗ Đình Quang (2011) “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng” [42]. Nguyễn Văn Thời (2011) “Dạy học tự chọn GDTC theo chủ đề và hoạt động ngoại khóa tự nguyện trong các trường trung học cơ sở”. Tác giả đã xây dựng các môn học GDTC theo chủ đề và hoạt động ngoại khóa tự nguyện làm phong phú nội dung giảng dạy trong các trường trung học cơ sở [55]. Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) “Đổi mới chương trình Giáo dục Thể chất cho sinh viên các Trường Đại học sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học” [34]. Nguyễn Đức Thành (2013), “Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã lựa chọn được nội dung tập luyện TDTT ngoại khoá (gồm 5 môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông và Võ thuật) cũng như các hình thức tập luyện (3 hình thức: CLB, nhóm - lớp và đội tuyển) [52]. Trần Hữu Hùng (2014) “Nghiên cứu cải tiến hình thức và nội dung tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS khu vực cao nguyên Gia Lai – Kon Tum” [37]. Võ Văn Vũ (2014) “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất và hoạt động Thể thao trong Trường THPT ở Đà Nẵng” [74]. Nguyễn Gắng (2015), "Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế". Tác giả đã xây dựng được mô hình TDTT năng khiếu bằng hình 32 thức CLB TDTT, liên kết giữa đại học Huế với các tổ chức TDTT trên địa bàn thành phố Huế, là một dạng thiết chế CLB TDTT cơ sở trường học [31]. Nguyễn Văn Toàn (2015), “Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả Giáo dục Thể chất theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm GDTC Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa” [68]. Nguyễn Bá Điệp (2016), “Đổi mới hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ góp phần phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La”. Tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình câu lạc bộ thể thao trong các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La, đồng thời xây dựng mô hình tổ chức, quản lý và nội dung hoạt động động của câu lạc bộ [30]. Các công trình khảo sát trên đã là những thông tin có ý nghĩa thực tiễn làm cơ sở phân tích cho sự so sánh, sự phát triển thể chất của học sinh các nhóm tuổi. Từ đó, đề xuất được các giải pháp phát triển đảm bảo tính thực tiễn và khoa học hơn. 1.4.3. Các nghiên cứu phát triển thể chất của người Việt Nam nói chung và của học sinh, sinh viên trong trường học nói riêng. Nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể chất của người Việt Nam luôn được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này là cơ sở, tiền đề cho hầu hết các ngành khác trong xã hội. Đầu tiên phải kể đến tác giả Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền (1970, 1971) đã nghiên cứu về các hằng số hình thái học người Việt Nam và các chế độ đánh giá thể lực học sinh Việt Nam [49]. Năm 2005, tác giả Trần Đình Thuận đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình về: “Một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu họcViệt Nam”. Kết quả nghiên cứu luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển thể chất của học sinh tiểu học, xây dựng được hệ thống các tiêu chí GDTC trường tiểu học chuẩn quốc gia và ứng dụng đồ chơi, thiết bị vận động đa năng làm phương tiện GDTC ở trường tiểu học nhằm phát triển tể chất cho học sinh, đây là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nghiên, nghiên cứu đã tiến hành từ hơn 10 năm trước, từ đó đến nay, Việt 33 Nam đã phát triển không ngừng về mọi mặt. Do vậy, nhiều kết quả nghiên cứu trong luận án đã không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay [66]. Năm 2014, tác giả Trần Đức Dũng và cộng sự đã hoàn thành công trình nghiên cứu diễn biến thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 tới lớp 12 (thời điểm 2002-2014). Đây là công trình nghiên cứu quy mô, theo dõi dọc sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông trong 12 năm học bằng 13 chỉ số, trong đó có 2 chỉ số dánh giá hình thái, 4 chỉ số đánh giá chức năng cơ thể và 7 chỉ số đánh giá tố chất vận động. Công trình nghiên cứu đã đánh giá toàn diện về các giai đoạn phát triển thể chất của học sinh phổ thông miền Bắc Việt Nam từ lớp 1 tới lớp 12 [28]. Như vậy có thể nói, trong những năm qua, việc nghiên cứu, điều tra đánh giá sự phát triển thể chất của người Việt Nam nói chung, của học sinh nói riêng luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Vấn đề nâng cao hiệu quả GDTC trong các trường học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng các môn thể thao trong chương trình nội khóa, ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh, có sự đóng góp đáng trân trọng của các tác giả: Nguyễn Duy Quyết, Nguyễn Xuân Sinh (2012) [50], Hoàng Công Dân [25], [26], Nguyễn Anh Dũng [27], Mai Thị Thu Hà (2014) [32]... Ngoài ra khi xem xét đến lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh, tác giả Bùi Quang Hải (2007) đã tiến hành theo dõi sự phát triển thể chất của HSTH (6 - 10 tuổi) bằng phương pháp theo dõi dọc, từ đó đưa ra các phương thức dự báo sự phát triển thể chất của học sinh trong những năm tiếp theo [33], tác giả Lương Thị Ánh Ngọc (2011) đã xây dựng được chương trình tập luyện thực nghiệm ngoại khóa phù hợp với học sinh Trung học cơ sở lứa tuổi 11-14 và đánh giá là có tác dụng tích cực đến sự biến đổi về hình thái, chức năng, và thể lực của nam, nữ học sinh [38]. Các tác giả đã trên đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề phát triển thể chất cho người Việt Nam nói chung và HSSV trong trường học các cấp nói 34 riêng tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như đánh giá sự phát triển thể chất cho từng nhóm đối tượng, điều tra tìm ra quy luật phát triển thể chất cho học sinh trong trường học các cấp (hướng đề tài nghiên cứu cơ bản), nghiên cứu tác động các giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa và TDTT ngoại khóa trong trường học các cấp (nghiên cứu ứng dụng) Tuy nhiên, chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu đề xuất các giải pháp toàn diện nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường ĐHBK Hà Nội. Đây vẫn là một vấn đề còn trống trong thực tiễn nghiên cứu hiện nay. Tóm lại: GDTC trong các Trường Đại học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện (trí, đức, thể, mĩ, kỹ thuật). Điều này thể hiện ở việc Đảng, Nhà nước, ngành TDTT đã quan tâm và chú trọng trong các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT, ngành TDTT. Mục tiêu GDTC trong trường học các cấp, suy cho cùng, là trang bị cho các em vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống,phát triển toàn diện các tố chất thể lực, giáo dục thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên, suốt đời, góp phần giáo dục đạo đức nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu quả công tác GDTC, phát triển phong trào TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển thể chất cho HSSV, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về sức khoẻ thể chất và các phẩm chất đạo đức, tâm lý. Do đó, nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường ĐHBK Hà Nội phải gắn liền với các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo ở nước ta được tiến hành, tuy nhiên những công trình nghiên cứu theo chiều dọc sự phát triển thể chất một cách đầy đủ và quy mô hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định. Sự quan tâm làm thế nào để nâng cao tầm vóc và thể trạng 35 của người Việt Nam trong những năm đầu của thiên niên kỷ đang được Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành có liên quan đặc biệt chú trọng. Như vậy, các vấn đề về lĩnh vực GDTC, TDTT trường học cũng như phát triển thể chất cho HSSV đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào quan tâm tới việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường ĐHBK Hà Nội. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề này. 36 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC Trường ĐHBK Hà Nội. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Mẫu nghiên cứu dùng để phỏng vấn: Mẫu phỏng vấn nhà quản lý, cán bộ, giảng viên 100 người Mẫu phỏng vấn giảng viên Khoa GDTC Trường ĐHBK 19 người Mẫu phỏng vấn sinh viên: SV khóa 2015-2020, 2000 sinh viên Mẫu nghiên cứu dùng để kiểm tra sư phạm: Mẫu đo lường phản ánh thực trạng thể chất của sinh viên: 4000 SV của 4 khóa Trường ĐHBK Hà Nội, mỗi khóa 2000 SV (1000 nam và 1000 nữ) được lựa chọn như sau: Khóa 2012-2017 (năm thứ 4-lứa tuổi 22), khóa 2013-2018 (năm thứ 3-lứa tuổi 21), khóa 2014-2019 (năm thứ 2-lứa tuổi 20), khóa 2015-2020 (năm thứ nhất-lứa tuổi 19). Mẫu thực nghiệm tự đối chiếu: 2000 SV khóa 2015-2020 (1000 nam và 1000 nữ). 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu [50]. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, quan điểm về nâng cao hiệu quả GDTC..., đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến Luận án như: Các văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ phát triển 37 đất nước về giáo dục và đào tạo, về TDTT, quyết định, các văn bản của Nhà nước như Luật giáo dục, luật TDTT, chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Chính phủ về giáo dục và đào tạo, về TDTT, các văn bản, quyết định, quy chế của Bộ GD&ĐT về giáo dục và đào tạo về công tác TDTT trong trường học để làm cơ sở nghiên cứu Luận án. Nghiên cứu các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học, tạp chí trong nước và quốc tế có liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu của Luận án. Phương pháp này còn dùng để hệ thống hóa kiến thức, xây dựng cơ sở lý luận cho việc hình thành tổng quan, bàn luận kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở các tài liệu thu thập, trong đó đề tài sử dụng 83 tài liệu tham khảo có liên quan đến Luận văn, có 7 tài liệu tham khảo Tiếng nước ngoài, 44 bảng số liệu, 2 biểu đồ và 6 phụ lục. 2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm [50]. Đây là phương pháp dùng để nhận biết đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng thể chất mà không làm ảnh hưởng tới kết quả của quá trình đó. Quan sát sư phạm có tính mục đích, có kế hoạch, nội dung quan sát cụ thể có phiếu ghi chép các hiện tượng và kết quả quan sát. Luận án đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp với các nội dung sau đây: Quan sát về các nội dung giảng dạy trong 1 giáo án Quan sát LVĐ, mật độ động (thời gian tập luyện), thời gian chết (nghỉ giữa), cường độ (mạch đập)... Tinh thần thái độ học tập của SV (chăm chú tích cực) Kết quả học tập qua giờ học (thể hiện ở tỉ lệ nắm được kỹ thuật) Quan sát các phương pháp được sử dụng trong giờ học... Đối tượng quan sát là SV Trường ĐHBK Hà Nội. Quan sát được tiến hành trực tiếp và được tiến hành thông qua lực lượng cộng tác viên là giáo viên thể dục của Trường ĐHBK Hà Nội. Các cộng tác viên đều được tập huấn chi tiết về nội dung quan sát. Trong quá trình 38 quan sát, chúng tôi thường xuyên liên lạc với các cộng tác viên để theo dõi tình hình và có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Quan sát sư phạm giúp kiểm tra, đánh giá chính xác thực trạng cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho Giáo dục Thể chất, việc tổ chức hoạt động giáo dục, thực trạng năng lực hoạt động TDTT của các giáo viên GDTC trong giảng dạy nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng đồng thời với các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm,phương pháp kiểm tra y học, phương pháp thực nghiệm sư phạm và là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp nghiên cứu trên. 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn – điều tra xã hội học [50] Để thu thập thông tin, Luận án đã sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng mẫu phiếu được lập sẵn (phụ lục 2 đến phụ lục 6). Quy trình lập mẫu phiếu được thực hiện các bước: Dùng kỹ thuật Brainstorming (não công) kết hợp với quan sát để xác định các vấn đề nghiên cứu; Thiết lập các yêu cầu cần hỏi, số lượng và lựa chọn hình thức hỏi (Câu hỏi có kết cấu mở - đóng hay tổng hợp). Xây dựng các câu hỏi và mẫu phiếu hỏi. Tham khảo ý kiến chuyên gia và hoàn thiện. Lựa chọn mẫu phỏng vấn thử để xác định sự nhận biết thông tin cần. Chỉnh sửa các nội dung không hợp lý, hoàn thiện mẫu phiếu. Đối tượng được phỏng vấn là các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên Khoa Giáo dục Thể chất và SV Trường ĐHBK Hà Nội. Ngoài ra để làm rõ hơn các nội dung nghiên cứu, Luận án đã tiến hành các Hội thảo chuyên đề nhằm ghi nhận các thông tin cần có sự thống nhất cao để điều chỉnh bổ sung kết quả nghiên cứu. Luận án đã tiến hành 02 lần Hội thảo: Lần 1 (6/2015): Hội thảo, tập huấn cách thức thu thập dữ liệu tại 39 Trường ĐHBK Hà Nội có 19 người tham dự là cán bộ quản lý, giảng viên Khoa GDTC, Trung tâm Thể thao – Văn hóa Trường ĐHBK Hà Nội. Lần 2 (11/2015): Hội thảo báo cáo thực trạng kết quả nghiên cứu, đồng thời lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn tại Trường ĐHBK Hà Nội có 25 người tham dự là chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên Khoa GDTC, Trung tâm Thể thao – Văn hóa Trường ĐHBK Hà Nội. Thông qua các Hội thảo đã làm rõ các vấn đề cần thiết cho nghiên cứu. Ngoài ra luận án còn dùng phương pháp điều tra xã hội học, một dạng đặc biệt của phương pháp phỏng vấn, để khảo sát về nhận thức, thái độ và suy nghĩ của SV ĐHBK Hà Nội về hoạt động TDTT trong nhà trường. Công cụ thực hiện: Phiếu điều tra xã hội học. Do số lượng đối tượng khảo sát khá đông, nên đề tài sử dụng hình thức hỏi trực tiếp các SV, người hỏi là giáo viên Khoa GDTC trường ĐHBK Hà Nội thống kê và điền thông tin thu thập được vào phiếu điều tra. Các phiếu điều tra có sự xác nhận của đại diện các Khoa, Viện. Bằng hình thức này, Luận án đã thu nhận được thông tin từ 1000 SV của các Khoa, Viện thuộc Trường ĐHBK Hà Nội. 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học. Luận án sử dụng này để kiểm tra hình thái và chức năng của đối tượng nghiên cứu [35], [49], [70], [73]. 2.2.4.1. Chiều cao đứng (cm) Là Chiều cao đo được từ mặt phẳng đối tượng đứng đến đỉnh đầu. Dụng cụ đo: Thước thẳng của Trung Quốc, dài 2 m, chính xác đến mm. Kỹ thuật đo: Người được đo đứng ngay ngắn, hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông xuôi sát hông, bàn tay úp vào mặt ngoài của đùi, duỗi hết các khớp, cổ, cột sống, hông, gối, mắt nhìn thẳng yêu cầu gờ dưới hốc mắt và ống tai ngoài cùng nằm trên một mặt phẳng ngang. Trong y học và trong thể thao, Chiều cao đứng là một chỉ số cơ bản phản ánh khả năng phát triển của con người. 40 2.2.4.2. Cân nặng (kg) Dụng cụ kiểm tra: Cân bàn điện tử chính xác đến 0.01kg. Cách thức kiểm tra: Người được kiểm tra mặc quần áo mỏng, chân không đi giày, dép... Ngồi trên ghế, đặt 2 bàn chân lên bàn cân rồi mới từ từ đứng thẳng lên. Đơn vị tính là kg với độ chính xác đến 0.01kg. Chỉ số Cân nặng nói lên trọng lượng của cơ thể con người, thể hiện mức độ hấp thụ, tỉ lệ hấp thụ và tiêu hao năng lượng của cơ thể, sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường sống. Cân nặng còn phản ánh mức độ phát triển của cơ bắp nói riêng và hệ vận động nói chung. Vì vậy Cân nặng là chỉ số để đánh giá thể lực của cơ thể con người. Chiều cao và Cân nặng kết hợp với nhau có thể đánh giá sự phát triển cân đối về hình thái cơ thể, sự phát triển trưởng thành. 2.2.4.3. Chỉ số BMI (Body Mass Index) Xác định được mối quan hệ sinh học giữa yếu tố môi trường (cân nặng) và yếu tố di truyền (chiều cao) trong quá trình phát dục của trẻ em và sự phát triển của cơ thể con người. BMI = cân nặng (kg)/chiều cao²(m) Cách đánh giá như sau: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) BMI < 18,5 là thiếu cân và gầy quá 18,5 ≤ BMI ≤ 24,9 là phát triển bình thường 25 ≤ BMI ≤ 29,9 là tiền béo phì 30 ≤ BMI ≤ 34,9 là béo phì độ 1 35 ≤ BMI ≤ 39,9 là béo phì độ 2 BMI > 39,9 là béo phì độ 3 2.2.4.4. Chỉ số công năng tim (Hw) Chỉ số công năng tim dùng để đánh giá khả năng đáp ứng của hệ tuần hoàn đối một LVĐ, còn gọi là chỉ số Ruffier Phép thử hệ tim mạch. Dụng cụ kiểm tra: Một đồng hồ bấm giây Phương pháp tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra ngồi nghỉ 10 đến 41 15 phút, sau đó lấy mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền, nếu cả 3 lần có số mạch trùng nhau thì có mạch lúc nghỉ ký hiệu là P1. Nếu mạch của các lần bắt mạch đó không trùng nhau phải cho ngồi nghỉ thêm 10 phút và lấy lại mạch. Cho người kiểm tra đứng lên ngồi xuống (ngồi xổm) theo nhịp đếm 30 lần trong 30 giây. Nếu làm sai 01 nhịp phải ngồi nghỉ và sau 15 phút làm lại.Bắt mạch trong 15 giây ngay sau vận động và ký hiệu là P2. Bắt mạch trong 15 giây ngay sau vận động 1 phút và ký hiệu là P3. Sau đó kết thúc kiểm tra. Phương pháp tính và đánh giá kết quả chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau: Hw = (F1 + F2 + F3) - 200 10 Trong đó: Hw (Heart Work): là chỉ số công năng tim F1 (Frequence): là mạch đập lúc nghỉ trong một phút F1= P1 x 4 F2 là mạch đập ngay sau vận động 1 phút F2= P2 x 4 F3 là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 F3= P3 x 4 Đánh giá kết quả theo Ruffier như sau: Hw< 1 Rất tốt Hw > 1 – 5 Tốt Hw > 6 – 10 Trung bình Hw > 11 – 15 Kém Hw > 15 Rất kém 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm [73]. Được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về thể lực. 2.2.5.1. Độ dẻo gập thân(cm) Kiểm tra dẻo gập thân để đánh giá độ mềm dẻo - Dụng cụ kiểm tra: Bục hình hộp, có ghi chiều dài ở mặt trước, thước dài 50cm, có chia thang độ ở 2 phía. Mặt trước có “Con trượt” để đánh dấu 42 kết quả. Điểm 0 ngang với mặt bục. Khoảng cách từ mặt bục xuống là dương (+) mặt bục trở lên là âm (-). Cách tiến hành kiểm tra: Đối tượng kiểm tra đứng lên bục (Chân đất), tư thế nghiêm, đầu ngón chân sát mép bục, 2 chân thẳng, mép trong 2 bàn chân song song, đầu gối không được co, từ từ cuối xuống 2 tay và ngón tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp, dùng đầu ngón tay ngửa cố gắng đẩy “Con trượt” sâu xuống dưới, khi đã cúi hết mức, “Con trượt” dừng ở đâu thì đó là kết quả của độ dẻo thân mình. Kết quả được xác định như sau: - “Con trượt” không qua được mặt phẳng của bục đối tượng điều tra đang đứng có kết quả âm (-). - “Con trượt” qua mặt phẳng của bục, có kết quả dương (+). Kết quả dương thì độ dẻo tốt, còn kết quả âm thì độ dẻo kém. Đo 2 lần và lấy kết quả lần tốt nhất. Đơn vị tính là cm. 2.2.5.2. Lực bóp tay thuận (kG) Để đánh giá sức mạnh của tay thuận, qua đó biết được mức độ phát triển sức mạnh cơ bắp của tay đối tượng kiểm tra. Dụng cụ kiểm tra: Sử dụng lực kế bóp tay điện tử sản xuất tại Cộng hoà Liên Bang Nga. Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra đứng dạng 2 chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa thẳng, tạo nên góc 45 độ so với trục dọc của cơ thể. Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên xuôi theo 2 đùi, lòng bàn tay hướng vào trong. Cầm lực kế trong lòng bàn tay, các ngón tay nắm chặt tay cầm của lực kế và bóp hết sức, bóp đều, từ từ, gắng sức trong vòng 2 giây. Không được bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người, hoặc động tác thừa. Cho người được kiểm tra bóp lực kế 02 lần, nghỉ giữa mỗi lần là 15 giây, lấy kết quả lần cao nhất. 2.2.5.3. Nằm ngửa gập bụng (số lần / 30 giây). Để đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng, cơ thân. Dụng cụ kiểm tra: Thảm vuông kích thước 1,5m x1,5m. 43 Đồng hồ bấm dây. Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra nằm ngửa trên nền sân trải thảm, chân co 90 độ ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp chặt sau đầu. Người giúp đỡ ngồi lên mu bàn chân, 02 tay giữ cổ chân để không cho bàn chân người được kiểm tra xê dịch hoặc tách ra khỏi sàn. Khi nghe kh...n năm2010 6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về “đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”, ngày 01 tháng 12 năm 2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 11. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012) kết luận số: 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI về Đề án “đổi mới căn, bản toàn diện giáo dục và đạo tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1956), Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956, V/v Thành lập Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 14/2001 ngày 03/5/2001, V/v Ban hành qui chế về công tác GDTC và Y tế trường học trong nhà trường các cấp. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban TDTT (2005), Thông tư liên tịch số 34/2005TLT-BGD&ĐT – UBTDTT ngày 29/12/2005 về việc hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác TDTT trường học giai đoạn 2006- 2010. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 668/QĐ-BGD-ĐT V/v phê duyệt Đề án:‘‘Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030''. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”,Quyết định số 43/2007/QĐ- BGD&ĐT. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007 QĐ-BGD-ĐT ngày 01/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008, “Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 72/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 về quy định tổ chức thể thao ngoại khóa cho học sinh, SV. 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Thông tư số 25/2015/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học”. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường học và phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, Nxb Lao động, Hà Nội 22. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 23. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020. 24. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020. 25. Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc, từ 15 dến 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 26. Hoàng Công Dân, Dương Nghiệp Chí (2006), “Xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mới cho học sinh và sinh viên Việt Nam”, Khoa học TDTT số 4 (296), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 27. Nguyễn Anh Dũng (2005), “Bước đầu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”, Báo cáo hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục: Lý luận và thực tiễn, Bộ GD & ĐT – UNESCO, Hà Nội. 28. Trần Đức Dũng và cộng sự (2014), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 tới lớp 12 (thời điểm 2002-2014), Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 29. Nguyễn Văn Đản (2005), “Cơ sở khoa học để xác định chất lượng giáo dục phổ thông”, Báo cáo hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục: Lý luận và thực tiễn, Bộ GD & ĐT – UNESCO, Hà Nội. 30. Nguyễn Bá Điệp (2016),“Đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ góp phần phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 31. Nguyễn Gắng (2015),"Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế",Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 32. Mai Thị Thu Hà (2014), “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khóa đối với học sinh tiểu học”, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 33 Bùi Quang Hải (2008), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (từ 6 đến 10 tuổi), Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 34. Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012), “Đổi mới chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học”, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 35. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2002), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 36. Trần Bá Hoành (2001), “Suy nghĩ về một số định hướng đổi mới chương trình đào tạo giáo viên THCS”, Tạp chí Giáo dục, (4), Hà Nội, tr.11- 13 37. Trần Hữu Hùng (2014) “Nghiên cứu cải tiến hình thức và nội dung tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS khu vực cao nguyên Gia Lai – Kon Tum”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa họcTDTT.. 38. Lương Thị Ánh Ngọc (2011), “Sự phát triển thể lực, thành phần cơ thể của học sinh 11-14 tuổi dưới tác động của TDTT trường học tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ”, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT. 39. Novicov A.D, Matveev L.P.(1979), Lý luận và phương pháp GDTC, NXB TDTT, Hà Nội, tr.10 40. Hoàng Phê và cộng sự (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 41. Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội 42. Đỗ Đình Quang (2013), “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Pháp lệnh TDTT, được quốc hội khóa X thông qua ngày 25/9/2000. 44. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao, số 77/2006/QH11, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 19/11/2006. 46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm2012). 47. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục số: 38/2005/QH11 (được sửa đổi ngày 14/06/2005) 48. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giáo 49 dục Đại học số 08/2012/QH13, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 18 tháng 6 năm 2012. Nguyễn Quang Quyền (1975), Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 50. Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Duy Quyết và các cộng sự (2012), “Giáo trình Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT”, Nxb TDTT, Hà Nội 51. Nguyễn Văn Thái (2006), Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất của nam sinh viên đại học Cần Thơ thuộc các ngành học khác nhau, Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT T.p Hồ Chí Minh. 52. Nguyễn Đức Thành (2012), “Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 53. Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lý học đại học (Bài giảng dành cho cán bộ giảng viên các trường ĐH, CĐ học về chứng chỉ lý luận dạy học đại học). 54. Đặng Đức Thao, Nguyễn Trương Tuấn, Phan Đức Phú (1993), “Một số nét về công tác đào tạo giáo viên thể dục ngành giáo dục (từ 1956 đến nay)”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp", Nxb TDTT, Hà Nội,tr.12-15. 55. Nguyễn Văn Thời (2011), “Dạy học tự chọn GDTC theo chủ đề và hoạt động ngoại khóa tự nguyện trong các trường THCS”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 56. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp”, Đề tài NCKH cấp trường. 57. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (2007), Giáo trình Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 58. Thủ tướng Chính phủ (1999), Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT. 59. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 18/04/2005 về việc đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thông tin và TDTT. 60. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số: 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TDTT. 61. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số: 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Chính Phủ về quyết định về việc ban hành điều lệ Trường đại học. 62. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số: 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 63. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số : 958/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Chính Phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ tri thức ngành Văn hóa. Thể thao và Du lịch đến năm 2020”. 64. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTG ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030, Hà Nội. 65. Thủ Tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính Phủ quy định “Chương trình GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường” 66. Trần Đình Thuận (2005), Một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 67. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 68. Nguyễn Văn Toàn (2015), “Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm GDTC trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa”,Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục,Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 69. Nguyễn Thành Trung (2016) “Nghiên cứu giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT trong các trường Đại học và cao đẳng sư phạm phía Bắc” ”,Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục,Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 70. Tổng cục Thể dục Thể thao (2013), Thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội. 71. Vũ Đức Văn (2008), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh THCS của thành phố Hải Phòng,Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 72. Phạm Ngọc Viễn (2007),Giáo trình tâm lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 73. Viện Khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm năm 2001),NXB TDTT, Hà Nội 74. Võ Văn Vũ (2014), “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường THPT ở Đà Nẵng”, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 75. Nguyễn Hữu Vũ (2015), “Ứng dụng giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học tự thục Hoa Sen TP HCM”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. 76. Nguyễn Ngọc Việt (2011), “Sự biến đổi tầm vóc và thể lực dưới tác động của tập luyện TDTT nội khóa, ngoại khóa đối với học sinh tiểu học từ 6 – 9 tuổi ở bắc miền Trung”, Tóm tắt luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 77. Viện khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb TDTT Hà Nội. 78. Lê Văn Xem (2004), Tâm lý học TDTT, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 79. Ivanôv. V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội. 80. Trương Quốc Uyên (2005), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh 81. Stephen J.Virgilio, 1997, Fitness Education for Children- A team approach Publisher Human Kinetics, in New York, page3-4 82. Schiffman & Kanuk (2001), Consumer behavior, American economic review 83. http:// https://www.hust.edu.vn PHỤ LỤC 1 PHIẾU KIỂM TRA THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Địa điểm kiểm tra: Ngày tháng năm 20 Họ và tên: Nam, nữ Ngày tháng năm sinh: Khoa: Khóa Đại học: 1. Chiều cao (cm) 2. Cân nặng (kg) 3. Công năng tim (HW) - Mạch yên tĩnh trước vận động (F0).............................................. - Mạch ngay sau vận động (F1) - Mạch hồi phục sau vận động 1 phút (F2) 4. Độ dẻo gập thân(cm): 5. Lực bóp tay thuận (KG): 6. Nằm ngửa co gối gập thân (số lần/30giây): 7. Chạy xuất phát cao 30m (giây): 8. Chạy con thoi 4x10m (giây): 9. Bật xa tại chỗ (cm): 10. Test chạy tùy sức 5 phút (m) Số đeo.............số vòng............lẻ............m. Tổng số:...... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 (Dòng ô này dùng cho đếm số vòng chạy, không đưa vào xử lý) , ngày ..... tháng ...... năm 20... NGƯỜI KIỂM TRA (Ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi Ông (Bà): Chức vụ: Cơ quan công tác: Để tìm hiểu phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lên lớp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Xin vui lòng cho biết ý kiến của Ông (Bà) và cung cấp giúp chúng tôi một số thông tin dưới đây: Xin vui lòng viết rõ ý kiến vào chỗ trống () hoặc đánh dấu (X) vào tương ứng Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp rất quan trọng của Ông (Bà)! 1. Phương pháp giảng giải, phân tích, thuyết trình? Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 2. Phương pháp trực quan trực tiếp Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 3. Phương pháp trực quan gián tiếp Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 4. Phương pháp TL phân chia Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 5. Phương pháp TL hoàn chỉnh Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 6. Phương pháp TL vòng tròn Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 7. Phương pháp trò chơi Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 8. Phương pháp thi đấu Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ 9. Phương pháp TL giãn cách Rất nhiều❑ Nhiều❑ Ít❑ Rất ít❑ Ngày tháng năm Người trả lời PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: Khoa: Khóa: Xin vui lòng cho biết ý kiến của em về mô giáo dục thể chất, các em vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin dưới đây: Xin vui lòng viết rõ ý kiến vào chỗ trống () hoặc đánh dấu (X) vào tương ứng Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp rất quan trọng của em! 1.Vai trò môn giáo dục thể chất đối với sinh viên? Rất cần thiết❑ Cần thiết❑ Không cần thiết❑ 2. Mức độ hài lòng của anh, chị đối với môn GDTC của trường? Rất hài lòng❑ Hài lòng❑ Không hài lòng❑ 3. Các em có tập luyện thêm môn GDTC ngoài giờ lên lớp? Tập thường xuyên❑ Thỉnh thoảng❑ Không có❑ 4. Các yếu tố làm hạn chế SV tập luyện thêm ngoài giờ lên lớp? Thiếu cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện❑ Không có thời gian❑ Ở trọ xa địa điểm tập luyện❑ Không thích tập luyện❑ Ngày tháng năm Người trả lời PHỤ LỤC 4 PHIẾU PHỎNG VẤN Kínhgửi:................................................................................................... ................................................................................................................ Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Kính mong đồng chí trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi sau: Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1: Xin đồng chí hãy cho biết hiện trạng công tác Giáo dục thể chất và Thể thao của trường mình qua các câu hỏi sau: 1. Thời lượng chương trình chính khóa môn học Giáo dục thể chất? a) Số học phần:......... b) Số giờ/1học phần:....... c) Phân bổ số giờ/1tuần:......... 2. Khoa (Bộ môn) có tổ chức giờ học ngoại khóa cho sinh viên không? a) Có ❑ b)Không ❑ Số buổi/1tuần:...................... 3. Bộ môn (Khoa) có tiến hành đánh giá xếp loại thể lực trong quá trình Giáo dục thể chất cho sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo không? a) Có ❑ b)Không ❑ Tổng số sinh viên được đánh giá xếp loại thể lực: Trong đó: - Số lượng sinh viên xếp loại tốt:.............................................................. - Số lượng sinh viên xếp loại đạt: - Số lượng sinh viên xếp loại không đạt: 4. Các môn thể thao tự chọn trong chương trình Giáo dục thể chất? (xin ghi rõ là những môn gì): ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Các giải thể thao của Nhà trường được tổ chức? a) Các giải truyền thống: - Các môn khác (xin ghi rõ là những môn gì?: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. b) Tùy theo điều kiện, hàng năm sẽ có kế hoạch riêng 6. Nhà trường có thường xuyên tổ chức các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu các môn thể thao không? a) Thường xuyên ❑ b) Không thường xuyên ❑ c) Không tham gia ❑ d) Không có giải thi đấu để tham gia ❑ 7. Hình thức chuẩn bị các đội tuyển thể thao: a) Tập luyện thời gian ngắn trước mỗi giải đấu ❑ b) Các đội tuyển hoạt động thường xuyên dưới hình thức CLB ❑ c) Bồi dưỡng trong các giờ học chính khóa ❑ d) Kết hợp các hình thức trên ❑ 8. Đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất a) Số lượng giảng viên ở các môn: - Điền kinh:......... - Thể dục:........ - Bóng chuyền:......... - Bóng đá:........... - Cầu lông:....... - Bóng rổ:................. - Đá cầu:............. -Bơi lội:....... - Bóng bàn............. - Các môn khác: ............... b) Số lượng giảng viên theo trình độ chuyên môn: - Tiến sĩ:................ - Thạc sĩ:.................. - Cử nhân:................. c) Tuổi bình quân của các giảng viên:.......................... 9. Cơ sở vật chất và dụng cụ đáp ứng cho công tác Giáo dục thể chất và Thể thao? a) Đáp ứng tốt ❑ b) Đáp ứng đủ ❑ c) Chưa đáp ứng đủ về số lượng ❑ d) Chưa đáp ứng đủ về chất lượng ❑ Phần 2: Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về GDTC cho sinh viên trường ĐHBK Hà Nội qua các nội dung cụ thể sau: 1. Sự cần thiết của việc phát triển các môn thể thao cho sinh viên trường ĐHBK Hà Nội? ❑Rất cần thiết ❑Cần thiết ❑Không cần thiết 2. Vai trò của các môn thể đối với sinh viên trường ĐHBK Hà Nội: ❑Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao của các Khoa và Nhà trường ❑Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên ❑Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực. Là nội dung Giáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác: ....................................................................................... 3. Việc tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho sinh viên theo hình thức nào là phù hợp? ❑Theo nhóm ❑Lớp ❑Câu lạc bộ ❑Đội thể thao 4. Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao cho sinh viên: ❑Chưa có phong trào ❑Thiếu cơ sở vật chất ❑Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao ❑Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao - Những khó khăn khác (xin ghi rõ) .................................................................... 5. Với điều kiện hiện của Nhà trường thì có thể phát triển các môn thể thao nào? ❑Bơi lội ❑Bóng đá ❑Bóng chuyền ❑Cầu lông ❑Erobic ❑Bóng bàn ❑Bóng rổ ❑Điền kinh - Các môn khác (xin ghi rõ): ............................................................................ 6. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao thực hiện duới hình thức nào là phù hợp nhất? ❑Nội khóa ❑Ngoại khóa ❑Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 7. Những giải pháp nào có thể sử dụng để phát triển các môn thể thao cho sinh viên trường ĐHBK Hà Nội (ghi điểm vào ô trống: 3 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 1 - không quan trọng). ❑ Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hóa của các môn thể thao cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên ❑Tăng cường phổ biến các môn thể thao cho sinh viên ❑Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao ❑Tổ chức các giải thi đấu thể thao cho sinh viên ❑Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao cho giáo viên và sinh viên ❑Mở các Câu lạc bộ thể thao cho sinh viên ❑Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn thể cho sinh viên - Các giải pháp khác (xin nêu rõ và cho điểm theo mức độ quan trọng) .......................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí! Ngày ..... tháng ..... năm Người trả lời phỏngvấn PHỤ LỤC 5 PHIẾU PHỎNG VẤN Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Kính mong đồng chí điền giúp những thông tin cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1. Thông tin chung Họ và tên: ..........Tuổi: Trình độ học vấn:...............................................Thâm niên công tác: Chức vụ: ... Đơn vị công tác: Chuyên môn được đào tạo: . Phần 2. Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về việc cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội các nội dung cụ thể sau: 1. Sự cần thiết của việc phát triển môn thể thao cho sinh viên các trường ĐHBK Hà Nội? ❑Rất cần thiết ❑Cần thiết ❑Không cần thiết 2. Vai trò của việc phát triển môn thể thao cho sinh viên trường ĐHBK Hà Nội: ❑Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên ❑Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao của các Khoa và Nhà trường. ❑Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực Là nội dung Giáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác:......................................................................................... 3. Việc tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho sinh viên theo hình thức nào là phù hợp? ❑Theo nhóm ❑Lớp ❑Câu lạc bộ ❑Đội thể thao 4. Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao cho sinh viên: ❑Chưa cóphong trào ❑Thiếu cơ sở vật chất ❑Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao - Những khó khăn khác (xin ghi rõ) ..................................................................................................................... 5. Với điều kiện hiện của Nhà trường thì có thể phát triển các môn thể thao nào? ❑Bơi lội ❑Bóng đá ❑Bóng chuyền ❑Cầu lông ❑Erobic ❑Bóng bàn ❑Bóng rổ ❑Điền kinh - Các môn khác (xin ghi rõ):..................................................................... 6. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao thực hiện duới hình thức nào là phù hợp nhất? ❑Nội khóa ❑Ngoại khóa ❑Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 7. Những giải pháp nào có thể sử dụng để cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho sinh viênTrường ĐHBK Hà Nội (ghi điểm vào ô trống: 3 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 1 - không quan trọng). ❑Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hóa của các môn thể thao cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên. ❑Tăng cường phổ biến các môn thể thao cho sinh viên ❑Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao ❑Tổ chức các giải thi đấu thể thao cho sinh viên ❑Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao cho giáo viên và sinh viên ❑Mở các Câu lạc bộ thể thao cho sinh viên ❑Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn thể thao cho sinh viên - Các giải pháp khác (xin nêu rõ và cho điểm theo mức độ quan trọng) ......................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí! Ngày ..... tháng ..... năm Người được phỏngvấn PHỤ LỤC 6 PHIẾU PHỎNG VẤN Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Kính mong đồng chí điền giúp những thông tin cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1. Thông tin chung Họ và tên:... Giới tính:.....Tuổi:............................. Lớp:.................................................Khoa:....... Chuyên ngành đào tạo:............................. Phần 2. Xin các bạn sinh viên hãy cho những thông tin về hoạt động TDTT ngoại khoá của bản thân: 1. Bạn hãy cho biết mức độ tập luyện ngoại khoá của bảnthân? ❑ Thường xuyên tập luyện - Môn:................................................... ❑ Không thường xuyên - Môn:.................................................... ❑ Không tập 2. Bạn hãy cho biết động cơ tập luyện ngoại khoá của bảnthân? ❑ Ham thích TDTT ❑ Nhận thấy tác dụng rèn luyện thân thể ❑ Để đối phó trong thi, kiểm tra ❑ Sử dụng thời gian nhàn rỗi 3. Bạn hãy cho biết yếu tố hạn chế nào sau đây dẫn đến việc không tham gia hoạt động ngoại khoá của bản thân? ❑ Không có đủ điều kiện sân bãi dụngcụ ❑ Không có giáo viên hướngdẫn ❑ Tinh thần tự giác khôngcao ❑ Nội dung học các môn khác chi phối quá nhiều thời gian ❑ Công tác tuyên truyền động viên chưa chú trọng 4. Bạn hãy cho biết thời điểm tập luyện TDTT ngoài giờ chính khoá của bản thân? - Trước giờ học: ❑Có ❑Không - Giữa các giờ học: ❑Có ❑Không - Sau giờ học: ❑Có ❑Không 5. Bạn đã tập môn thể thao nào? ❑Bóng đá ❑ Bóng bàn ❑Bóng chuyền ❑ Bóng rổ ❑Cầu lông ❑ Erobic ❑Bơi lội ❑ Điền kinh - Môn thể thao nào Bạn thích nhất:............................................................ 6. Những nguyên nhân nào làm cho Bạn thích hoạt động ngoại khoá ❑Muốn vận động vui chơi ❑Muốn có sức khoẻ tốt để học tập, lao động ❑Muốn trở thành VĐV thể thao nghiệp dư ❑Rèn luyện ý chí dũng cảm ❑Trở thành con người phát triển toàn diện Phần 3: Mong các Bạn hãy cho biết nhận định của mình về giáo dục thể chất cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: 1. Bạn hãy cho biết quan điểm của mình về tầm quan trọng của GDTC? ❑Rất quan trọng ❑ Quan trọng ❑ Không quan trọng 2. Bạn hãy cho biết quan điểm về vai trò, ý nghĩa của GDTC: ❑Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao của các Viện và Nhà trường ❑Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên ❑Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực - Ý kiến khác: ..................................................................................... 3. Bạn có hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao không? ❑Có ❑Không 4. Bạn có nhu cầu tập luyện ngoại khoá các môn thể thao không? ❑Có ❑Không 5. Bạn đã tập luyện, thi đấu các môn thể thao nào? ❑Bơi lội ❑Bóng đá ❑ Bóng chuyền ❑Erobic ❑Bóng bàn ❑ Cầu lông ❑Điền kinh Các môn khác (xin ghi rõ): .................................................................... 6. Theo Bạn việc tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho sinh viên theo hình thức nào là phù hợp? ❑Theo nhóm ❑Lớp ❑Câu lạc bộ ❑ Đội thể thao 7. Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao cho sinh viên: ❑Chưa có phong trào ❑ Thiếu cơ sở vật chất ❑Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao - Những khó khăn khác (xin ghi rõ)............................................................ 8. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao thực hiện duới hình thức nào là phù hợpnhất? ❑Nội khóa ❑ Ngoại khóa ❑Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 9. Theo Bạn những giải pháp nào có thể sử dụng để phát triển môn thể thao cho sinh viên Trường ĐHBK (ghi điểm vào ô trống; 3 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 1 - không quan trọng). ❑Tăng cường phổ biến các môn thể thao cho sinh viên ❑Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao ❑Tổ chức các giải thi đấu thể thao cho sinhviên ❑Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao cho giáo viên và sinh viên ❑Mở các Câu lạc bộ thể thao cho sinh viên ❑Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn thể thao cho sinh viên - Các giải pháp khác (xin nêu rõ và cho điểm theo mức độ quan trọng) ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn! Ngày ..... tháng ..... năm Người trả lời phỏngvấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN NCS TRẦN HUY QUANG.pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN NCS TRẦN HUY QUANG.pdf
Tài liệu liên quan