BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
=============
CHÂU HOÀNG CẦU
NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG NGÀNH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
=============
CHÂU HOÀNG CẦU
NGHIÊN CỨU ĐỔI
345 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường đại học Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG NGÀNH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS TRỊNH HỮU LỘC
2. TS. ÂU XUÂN ĐÔN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Châu Hoàng Cầu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮTTP.HCMCH
Y ...C THÁNG ...ƯỚC
THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Bộ GD&ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
BGH
Ban giám hiệu
BM. GDTC
Bộ môn Giáo dục Thể chất
CNTT
Công nghệ thông tin
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐC
Đối chứng
ĐH
Đại học
ĐBCL & KT
Đảm bảo chất lượng và khảo thí
ĐHCT
Đại học Cần Thơ
ĐHSP TDTT TP.HCM
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
ĐH TDTT
Đại học thể dục thể thao
GDTC
Giáo dục thể chất
K41
Khóa 41
m
Mét
ml
Milimet
n
Số lượng
NQ
Nghị Quyết
s
Giây
SP
Sư phạm
SV
Sinh viên
SVCSCL
Sinh viên chuyên sâu cầu lông
TDTT
Thể dục thể thao
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 1.1
So sánh các đặc điểm dạy học theo học chế tín chỉ với dạy học truyền thống trong đổi mới chương trình giảng dạy chuyên ngành.
11
Bảng 3.1
Cấu trúc học phần và thời lượng chương trình giảng dạy SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT giai đoạn 2007 - 2009
72
Bảng 3.2
Cấu trúc học phần và thời lượng chương trình giảng dạy SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT giai đoạn 2010 - 2014
73
Bảng 3.3
Cấu trúc học phần và thời lượng chương trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT giai đoạn 2014 – nay.
75
Bảng 3.4
Chương trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHCT
Sau 76
Bảng 3.5
So sánh sự khác biệt của chương trình giảng dạy môn chuyên sâu cầu lông ở 3 giai đoạn theo học chế tín chỉ.
Sau 78
Bảng 3.6
Cấu trúc chương trình giảng dạy CSCL tại các trường ĐH.
81
Bảng 3.7
So sánh phân phối thời gian nội dung chương trình giảng dạy cho SVCSCL tại trường ĐHCT với các trường ĐH TDTT.
81
Bảng 3.8
Bảng so sánh về nội dung và hình thức giảng dạy chuyên sâu cầu lông tại trường ĐHCT với các trường ĐH TDTT.
Sau 83
Bảng 3.9
Kết quả phỏng vấn giảng viên về chương trình giảng dạy cho SVCSCL hiện hành tại trường ĐH TDTT (n=40).
85
Bảng 3.10
Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại trường ĐHCT
87
Bảng 3.11
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy SVCSCL
89
Bảng 3.12
Tài liệu giảng dạy cho SVCSCL tại trường ĐHCT
90
Bảng 3.13
Thực trạng về sử dụng kinh phí dành cho giảng dạy chuyên sâu cầu lông giai đoạn 2016 – 2019.
91
Bảng 3.14
Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên GDTC (n=40)
Sau 92
Bảng 3.15
Kết quả phỏng vấn SVCSCL về mức độ cần thiết học tập các kỹ năng sư phạm môn cầu lông
93
Bảng 3.16
Kết quả phỏng vấn các chỉ số đánh giá thể chất SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
96
Bảng 3.17
Thực trạng thể chất của SVCSCL khóa 41 nhóm ĐC trường ĐHCT
97
Bảng 3.18
Thực trạng thể chất của SVCSCL khóa 41 nhóm TN trường ĐHCT
98
Bảng 3.19
Kết quả phỏng vấn SVCSCL ngành GDTC tại trường ĐHCT
Sau 101
Bảng 3.20
Kết quả phỏng vấn lần 1 các chỉ tiêu KNSP cho SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Sau 106
Bảng 3.21
Kết quả phỏng vấn lần 2 các chỉ tiêu KNSP choSVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Sau 106
Bảng 3.22
Kết quả kiểm định qua phỏng vấn lần 1 và lần 2 về kỹ năng sư phạm cho SVCSCL ngành GDTC tại trường ĐHCT
107
Bảng 3.23
Bảng phân phối thời gian chi tiết của chương trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC theo hướng đổi mới tại trường ĐHCT.
Sau 121
Bảng 3.24
Phân phối nội dung và hình thức tổ chức giảng dạy.
Sau 123
Bảng 3.25
Chương trình giảng dạy cho SVCSCL khóa 41 mới
Sau 124
Bảng 3.26
Kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình giảng dạy chuyên sâu cầu lông tại trường ĐHCT (n=5)
126
Bảng 3.27
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm
Sau 129
Bảng 3.28
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm ĐC và TN sau 4 tháng thực nghiệm
Sau 133
Bảng 3.29
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm ĐC và TN sau 8 tháng thực nghiệm
Sau 134
Bảng 3.30
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm ĐC và TN sau 12 tháng thực nghiệm
Sau 135
Bảng 3.31
Kết quả kiểm tra các test thể lực, kỹ thuật của 2 nhóm ĐC và TN sau 16 tháng thực nghiệm
Sau 136
Bảng 3.32
Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá thể lực, kỹ thuật
Sau 137
Bảng 3.33
Nhịp độ tăng trưởng của các test thể lực, kỹ thuật của nhóm Đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm (n=15)
Sau 137
Bảng 3.34
Nhịp độ tăng trưởng của các test thể lực, kỹ thuật của nhóm Thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm (n=15)
Sau 137
Bảng 3.35
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 4 tháng.
Sau 139
Bảng 3.36
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 8 tháng.
Sau 139
Bảng 3.37
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 12 tháng.
Sau 139
Bảng 3.38
Thang điểm đánh giá phát triển thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 16 tháng.
Sau 139
Bảng 3.39
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 4 tháng
Sau 140
Bảng 3.40
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 8 tháng
Sau 140
Bảng 3.41
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 12 tháng
Sau 140
Bảng 3.42
Bảng điểm tổng hợp thể lực - kỹ thuật của nhóm TN sau 16 tháng
Sau 140
Bảng 3.43
Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực, kỹ thuật cho SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Sau 140
Bảng 3.44
Xếp loại tổng hợp thể lực, kỹ thuật cho SVCSCL ngành GDTC trường ĐHCT
Sau 140
Bảng 3.45
Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ hài lòng về chương trình giảng dạy cho SVCSCL ngành GDTC tại trường ĐHCT (n = 40)
Sau 141
Bảng 3.46
Kết quả đánh giá các kỹ năng sư phạm của SVCSCL
143
Bảng 3.47
Mức độ hài lòng của SVCSCL sau khi học các kỹ năng sư phạm môn cầu lông (n=15)
Sau 144
Bảng 3.48
Kết quả thực tập giảng dạy của SVCSCL (n = 15)
Sau 144
Bảng 3.49
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 4 tháng
PL23
Bảng 3.50
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 8 tháng
PL23
Bảng 3.51
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 12 tháng
PL23
Bảng 3.52
Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 16 tháng
PL23
Bảng 3.53
So sánh tự đối chiếu các test thể chất trước và sau 16 tháng TN của 2 nhóm khách thể nghiên cứu
PL23
Bảng 3.54
Nhịp độ tăng trưởng các test thể chất của nhóm ĐC
PL23
Bảng 3.55
Nhịp độ tăng trưởng các test thể chất của nhóm TN
PL23
Bảng 3.56
Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của SV sau khi học xong chương trình giảng dạy đổi mới
PL23
Bảng 3.57
Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của SV sau khi học xong chương trình giảng dạy đổi mới
PL23
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 3.1
Nhịp tăng trưởng test lực bóp tay thuận của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.2
Nhịp tăng trưởng test nằm ngửa gập bụng của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.3
Nhịp tăng trưởng test bật xa tại chỗ của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.4
Nhịp tăng trưởng test chạy 30m XPC của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.5
Nhịp tăng trưởng test ném quả cầu lông của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.6
Nhịp tăng trưởng test lăng vợt của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.7
Nhịp tăng trưởng test nhảy dây của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.8
Nhịp tăng trưởng test di chuyển ngang của 2 nhóm ĐC và TN
Sau 137
Biểu đồ 3.9
Nhịp tăng trưởng test di chuyển 4 góc của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.10
Nhịp tăng trưởng test di chuyển tiến lùi của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.11
Nhịp tăng trưởng test bật nhảy đập cầu của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.12
Nhịp tăng trưởng test phát cầu trái tay của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.13
Nhịp tăng trưởng test phát cầu thuận tay của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.14
Nhịp tăng trưởng test đánh cầu cao sâu theo 1 đường thẳng của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.15
Nhịp tăng trưởng test đánh cầu cao sâu theo 1 đường chéo của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.16
Nhịp tăng trưởng test chặn cầu bên trái của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.17
Nhịp tăng trưởng test chặn cầu bên phải của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
Biểu đồ 3.18
Nhịp tăng trưởng test đập cầu dọc biên của 2 nhóm ĐC và TN qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 137
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
NỘI DUNG
TRANG
Hình 1.1
Nguyên lý Cấu trúc tương thích (John Biggs, 1999)
12
Hình 1.2
Chương trình dạy học và chất lượng chương trình đào tạo.
21
Hình 1.3
Sơ đồ sự hài lòng của sinh viên.
25
Hình 3.1
Sơ đồ chương trình dạy học (AUN – QA)
109
MỞ ĐẦU
Xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học trên cả nước đã trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi trường trong việc chuẩn bị bồi dưỡng nguồn nhân lực, phục vụ các nhiệm vụ phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4/11/2013 khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của nhân dân”, và nêu rõ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo để đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện (đạo đức, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ thuật lao động) và phát huy tố chất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả [6].
Trong những năm gần đây Giáo dục Thể chất trong trường học đã có những bước thay đổi quan trọng trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước cũng tạo điều kiện cho mọi người dân nhất là lớp trí thức trẻ có cơ hội “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế đó là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nghị quyết Trung ương IV khóa VII, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, đặc biệt là mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai cải tiến nội dung, chương trình các môn học, nâng cao đội ngũ giáo viên với yêu cầu về số lượng, đảm bảo chất lượng phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành giáo dục và đào tạo [4], [5].
Cùng với xu hướng đổi mới để phát triển của nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Trong những năm gần đây trường Đại học Cần Thơ không ngừng phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Trường Đại học Cần Thơ là một trong những trường trọng điểm về giáo dục và đào tạo của cả nước và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ của chính trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như trong nước và quốc tế.
Trường Đại học Cần Thơ có bề dày lịch sử phát triển, đến nay trường đã đào tạo được 50 năm. Là một trường đào tạo đa ngành nghề với các cấp bậc học khác nhau. Bộ môn Giáo dục Thể chất là một bộ môn trực thuộc trường Đại học Cần Thơ với khoảng 20 giảng viên tham gia giảng dạy các học phần không chuyên và chuyên ngành thể thao. Bộ môn Giáo dục Thể chất trường Đại học Cần Thơ đang trên đường xây dựng và hoàn thiện về mọi mặt với một khối lượng công việc rất lớn và đa dạng.
Trước những thách thức trên Bộ môn Giáo dục thể chất cùng tập thể giảng viên luôn luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và công tác giảng dạy giáo dục thể chất ở trường Đại học Cần Thơ để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Năm 2004 trường Đại học Cần Thơ bắt đầu đào tạo cử nhân chuyên ngành giáo dục thể chất với 5 chuyên ngành (Điền kinh, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông và Taekwondo), hàng năm Bộ môn Giáo dục Thể chất đào tạo cử nhân Sư phạm Giáo dục Thể chất mỗi khóa hơn 60 sinh viên và là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó chuyên ngành môn Cầu lông là một trong những chuyên ngành được sinh viên yêu thích, bởi vì cầu lông là một môn thể thao có tính quần chúng và nghệ thuật cao, ngoài ra tập luyện thi đấu cầu lông còn mang tính chất tranh đua quyết liệt để giành thứ hạng ở các giải đấu.
Qua thực tiễn công tác giảng dạy đối với môn cầu lông thì việc đổi mới chương trình chuyên sâu môn cầu lông cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất bậc Đại học chưa được nghiên cứu cụ thể để áp dụng giảng dạy trong trường Đại học Cần Thơ. Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 ra đời đã tạo điều kiện cho sự chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ, vì vậy số tiết học phần cũng giảm nhẹ so với đào tạo theo niên chế việc phân cấp sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các Trường Đại học trong việc đổi mới chương trình đào tạo [12]. Do đó việc đổi mới chương trình chuyên sâu môn cầu lông cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục Thể chất bậc Đại học ở Bộ môn Giáo dục Thể chất trường Đại học Cần Thơ có tính cấp thiết và cấp bách, xây dựng chương trình giảng dạy trước đây chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và được biên soạn trong một thời gian ngắn. Sau khi biên soạn chương trình và được kiểm duyệt thực hiện thì chương trình vẫn còn nhiều điểm bất cập. Chính vì thế được sự quan tâm của Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Bộ môn Giáo dục Thể chất, cũng như Tổ môn Điền kinh và các môn khác nên việc đổi mới chương trình chuyên sâu môn cầu lông cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục Thể chất bậc Đại học ở trường Đại học Cần Thơ, cần phải được nghiên cứu chi tiết cụ thể để áp dụng giảng dạy ở trường Đại học Cần Thơ trong thời gian sắp tới là phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục đại học và tinh thần đổi mới của Ban lãnh đạo Bộ môn Giáo dục Thể chất nói riêng cũng như Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ nói chung.
Với xu thế phát triển của ngành Giáo dục hiện nay trên cả nước và quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới Giáo dục Đại học, bản thân tôi mong muốn đóng góp một phần công sức vào sự phát triển giáo dục môn cầu lông ở Bộ môn Giáo dục Thể chất tại trường Đại học Cần Thơ, đồng thời làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh vực khoa học thể dục thể thao nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại chất trường Đại học Cần Thơ”.
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn cầu lông nói riêng cũng như nâng cao chất lượng đào tạo ngành giáo dục thể chất nói chung của trường Đại học Cần Thơ.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần giải quyết các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ.
Thực trạng về thực hiện chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông (SVCSCL) tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHTC) giai đoạn 2007-2014.
Thực trạng kết quả phỏng vấn của giảng viên về chương trình giảng dạy cho SVCSCL hiện hành tại trường ĐHCT.
Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn chuyên sâu cầu lông tại BM GDTC trường ĐHCT.
Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho SVCSCL tại trường ĐHCT.
Thực trạng về sử dụng kinh phí dành cho giảng dạy chuyên sâu cầu lông.
Thực trạng về giảng dạy kỹ năng sư phạm cho SVCSCL tại trường ĐHCT.
Thực trạng về thể chất của SVCSCL khóa 41 trường ĐHCT.
Thực trạng về mức độ hài lòng của sinh viên sau khi học chương trình giảng dạy cầu lông hiện hành.
Mục tiêu 2: Đổi mới và ứng dụng chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ, qua 2 năm học tập (2015-2017).
Xây dựng các kỹ năng sư phạm cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ.
Đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành Giáo dục Thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ.
Xây dựng kế hoạch thực nghiệm chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông.
Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy mới cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ, qua 2 năm học (2015-2017).
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả việc thực nghiệm chương trình giảng dạy mới cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ qua 2 năm thực nghiệm tại trường Đại học Cần Thơ (2015 – 2017).
Đánh giá hiệu quả của việc đổi mới chương trình đến sự phát triển thể lực và kỹ thuật của sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành GDTC (qua 2 năm 2015 – 2017).
Đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên về chương trình giảng dạy SVCSCL đổi mới.
Đánh giá kết quả thực hiện các kỹ năng sư phạm của SVCSCL tại trường ĐHCT.
Đánh giá kết quả thực tập giảng dạy của SVCSCL tại các trường THPT ở các Tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ.
Đánh giá về thể chất SVCSCL khóa 41 trường ĐHCT.
Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau khi học xong chương trình giảng dạy đổi mới.
Giả thuyết khoa học của luận án:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất tại trường Đại học Cần Thơ và các trường Đại học Thể dục Thể thao, trên cơ sở đó cải tiến chương trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo chuẩn đầu ra của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
Những đóng góp mới của đề tài
- Đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông trong trường Đại học Cần thơ theo hướng phát triển các năng lực sư phạm, các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực giáo viên thể dục thể thao có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường Đại học
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xem trọng công tác nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là công tác GDTC và thể thao cho sinh viên trong các trường Đại học, đó là lớp người giữ gìn và xây dựng phát triển đất nước. Vì vậy, nâng cao công tác GDTC cho học sinh, sinh viên là trách nhiệm không chỉ ở trường đại học mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
GDTC trong các trường đại học hiện nay có một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước”.
Xuất phát từ những vấn đề trên các quan điểm về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường được Đảng và Nhà nước phát triển vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo. Trong thời kỳ phát triển đất nước, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có những chỉ thị, nghị quyết kịp thời, chủ trương đúng đắn để chỉ đạo công tác GDTC và phong trào TDTT.
Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”;
Chỉ thị 36 – CT/TW ngày 24/3/1994 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác Thể dục Thể thao trong giai đoạn mới và tầm quan trọng của Giáo dục Thể chất trong trường học: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thể thao cho từng trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học” [2], [3].
Nghị quyết TW 2 khóa 8, ngày 16/12/1996, định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000. Bộ chính trị chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2000 như: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý (nội dung này cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề)”. “Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học. Nhiệm vụ này nêu rõ, cần cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình... Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên..”. Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: “Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo dục hướng nghiệp, tích hợp ở những lớp dưới, phân hóa mạnh ở những lớp trên, chú trọng giáo dục quốc phòng an ninh, tăng cường các hoạt động xã hội của học sinh để bảo tồn các truyên thống văn hóa của xã hội, xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện của mỗi các nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại”. “Chương trình giáo dục biến quá trình dạy học thành quá trình tự học có hướng dẫn ”. Những sự thay đổi trên đây rất quan trọng đối với nhiệm vụ đổi mới chương trình đào tạo giáo viên trong các cơ sở đào tạo [4].
Chỉ thị 113/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/3/1996, cần phải quy hoạch xây dựng phát triển ngành Thể dục Thể thao “ Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc Giáo dục Thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy Thể dục Thể thao nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp học. Có quy chế bắt buộc đối với công tác Giáo dục Thể chất trong nhà trường” [24].
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 đổi mới toàn diện về giáo dục Việt Nam. Đối với giáo dục đại học: “Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng thực tiến và hiện đại. Mục tiêu đào tạo sinh viên (Tiềm năng học tập nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng phát triển cá nhân liên kết với xã hội, kỹ năng sáng nghiệp)” [29].
Điều 39 Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định:
Mục tiêu của giáo dục đại học là: “Là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’’.
Nội dung Giáo dục đại học đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.
Phương pháp đào tạo trình độ Đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng [53].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đề ra một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội : “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chủ trương “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” [6].
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 01/12/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020” [8].
Quyết định số 711/ QĐ – TTg, Thủ tướng Chính phủ ngày 13/06/2012 khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học công nghệ, tập trung nâng cao chất lượng đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo” [31].
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đặt ra nhiệm vụ quan trọng: “Triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm đến năm 2020”.
Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết mục tiêu, nội dung, phương pháp Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn ” [6].
Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014, Ban hành quy chế đào tạo ĐH và CĐ theo hệ thống tín chỉ. Quyết định này nhằm sửa đổi, bổ sung 1 số điều khoản của Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT, kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2013. QĐ số 17/VBHN-BGDĐT ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới chương trình đào tạo theo tín chỉ triệt để cũng như đổi mới chương trình giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học ở trường ĐHCT [15].
Tóm lại: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nhất là công tác Giáo dục Thể chất và Thể thao trong trường học, được thể hiện qua Hiến pháp, luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành, Đoàn thể, chính trị, xã hội có liên quan.
Các quan điểm chỉ đạo đó được cụ thể hóa trong nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014; Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục (Ban hành kèm theo Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Bộ GD&ĐT số 394/TB-BGDĐT, Hà Nội, ngày 10/06/2016, kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với Giám đốc, Hiệu trưởng các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ”, đồng thời là cơ sở để các Trường cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học và đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực [16].
1.2. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các trường Đại học hiện nay
1.2.1. Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các trường Đại học
Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng GDTC ở các trường Đại học hiện nay là tạo ra những cán bộ có phẩm chất đạo đức, tác phong nhân cách tốt, có thể lực và trí thức tốt, có năng lực nghề nghiệp vững vàng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới chương trình đào tạo nhằm bổ sung thêm cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực ngoài ra trang bị thêm cho các em kiến thức lý luận về phương pháp tập luyện thể dục thể thao, ý thức tổ chức kỷ luật để không ngừng phát triển con người cân đối toàn diện, nâng cao hiệu quả học tập, lao động và kỹ năng thực hành nghề nghiệp [2].
1.2.1.1. Đổi mới hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ được coi là một cuộc cách mạng trong giáo dục đại học, ra đời từ năm 1872 tại Đại học Harvard, Hoa kỳ và nhanh chóng phát triển, lan rộng ra các nước trên thế giới. Với triết lý tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo; chương trình đào tạo mềm dẻo, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực đã chứng tỏ rõ ưu thế của phương thức đào tạo này so với phương thức đào tạo truyền thống theo niên chế cứng nhắc, thụ động. Đào tạo theo học chế tín chỉ đã trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay (Hội thảo khoa học “Đào tạo theo học chế tín chỉ” 2013) [84].
Ở nước ta, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006-2020 đã chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”. Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT, 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống niên chế”. Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT, 27/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính...i, bên cạnh đó hoàn thiện và phát triển kỹ năng kỹ xảo vận động trong lao động và trong cuộc sống. Giáo dục thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao, là một trong những hình thức vận động cơ bản của định hướng rõ thể dục thể thao trong xã hội.
Giáo dục thể chất trong trường học giúp các em sinh viên duy trì và nâng cao sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực chung và chuyên môn. Trang bị cho học sinh kiến thức lý luận chung và lý luận chuyên ngành về các nội dung, các phương pháp tập luyện thể dục thể thao, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động vận động và kỹ chiến thuật động tác cơ bản của môn thể thao. Giúp cho sinh viên có ý thức kỷ luật tốt, tinh thần tập thể, có lối sống lành mạnh và việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết sinh viên.
Tóm lại: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục toàn diện về đạo đức, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ thuật lao động. trong đó thể chất có một vai trò quan trọng trong việc phát triển các tố chất và khả năng vận động, dạy học các động tác vận động [64].
1.3.5.2. Khái niệm về Thể dục Thể thao
- Thể dục:
Theo Từ điển Thể Thao, nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội 2000. Thể dục là hệ thống các bài luyện tập được lựa chọn một cách chuyên biệt để tăng cường sức khỏe, phát triển cơ thể hài hòa [71].
- Thể thao:
Theo Từ điển Thể Thao, nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội 2000. Thể thao là một bộ phận văn hóa thể lực, là phương tiện và phương pháp để giáo dục thể chất, hệ thống tổ chức, rèn luyện và tiến hành các cuộc thi đấu các môn thể thao, các bài thể dục khác nhau [71].
Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, “Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao”. Thể thao (theo nghĩa rộng) không chỉ là hoạt động thi đấu, biểu diễn đặc biệt mà còn là sự chuẩn bị cho nó cùng những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong hoạt động này. Thể thao đòi hỏi cao và tạo điều kiện mạnh mẽ nhất cho con người phát triển những năng lực thể chất của mình [64].
- Thể dục Thể thao: Thể dục Thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, 1 loại hình hoạt động mà trên phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý [71].
Thể dục thể thao trường học bao gồm Giáo dục Thể chất nội khóa và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, là 1 phần quan trọng của nền thể dục thể thao và cũng không thể thiếu được của nên giáo dục.
1.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan:
- Theo tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012), Đổi mới chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm vùng trung bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội [48].
Kết quả nghiên cứu đạt được của chương trình đổi mới:
Tích hợp mục tiêu phát triển thể chất với mục tiêu phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường đã phát huy được tính hiệu quả chương trình môn học GDTC do Bộ GD và ĐT quy định. Nội dung chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên và nhu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông; cấu trúc chương trình và phân phối thời lượng đào tạo đảm bảo tính sư phạm, đủ điều kiện để sinh viên hình thành kỹ năng vận động và thành tích thể thao; chương trình đổi mới phù hợp với điều kiện tổ chức đào tạo của nhà trường sư phạm, khả năng triển khai hoạt động giảng dạy của giảng viên, tiềm lực về cơ sở vật chất hiện có.
Thông qua hoạt động đào tạo, chương trình đã phát huy được tính tích cực và chủ động của sinh viên trong học tập, điểm đánh giá kết quả học tập và trình độ thể lực của sinh viên có sự tăng trưởng rõ rệt; kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa đã góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục học sinh trong quá trình TTSP của sinh viên ở nhà trường THPT.
- Theo tác giả Cao Kiều Phương Phương (2015), Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn cầu lông giờ ngoại khóa cho học sinh trường THPT Nguyễn Huệ - Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học TDTT, TP. HCM [58].
Kết quả nghiên cứu đạt được là đề tài đã xây dựng và ứng dụng chương trình môn cầu lông vào thực tiễn giảng dạy ngoại khóa tại trường THPT Nguyễn Huệ, quận 9, TP. HCM và đánh giá được hiệu quả của chương trình.
- Tác giả Nguyễn Đức Thành (2013) Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ. Viện Khoa học TDTT, Hà Nội [60].
Kết quả nghiên cứu đạt được:
+ Nội dung tập luyện gồm các môn thể thao phổ biến, dễ tập, phù hợp với sở thích của sinh viên và điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất khác ở TP.HCM là: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông và võ thuật.
+ Các hình thức tập luyện cơ bản cho cả sinh viên nam và sinh viên nữ là CLB, nhóm lớp, đội tuyển trường.
+ Hình thức tổ chức tập luyện: có tổ chức, hướng dẫn theo chương trình cụ thể của GV, HDV.
+ Số buổi tập luyện thích hợp từ 2 – 3 buổi/ tuần, thời lượng mỗi buổi tập 60 – 90 phút, thời điểm tập luyện chủ yếu là buổi chiều và buổi tối.
+ Kinh phí tổ chức tập luyện do tự tổ chức và hỗ trợ từ phía nhà trường.
- Theo tác giả Kiều Tất Vinh (2005), Xây dựng nội dung và ứng dụng các giải pháp nâng cáo năng lực sư phạm cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Tây, Khoa học thể thao, kỳ 6/2005 [76].
Kết quả nghiên cứu đạt được:
1. Đề tài đã cải tiến biểu điểm cũ, Xây dựng biểu điểm mới gồm: 11 tiêu chí đánh giá về năng lực sư phạm cho sinh viên thể hiện ở các nội dung: Kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.
2. Luận án đã xây dựng được 3 nhóm giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh viên (Bồi dưỡng kiến thức giảng dạy , Rèn kỹ năng giảng dạy , Rèn kỹ năng tổ chức thi đấu trọng tài các môn thể thao cho sinh viên).
3. Những giải pháp được tiến hành áp dụng vào quá trình giảng dạy cho sinh viên từ năm thứ 2.
- Tác giả Đỗ Vĩnh (2011), Xây dựng hệ thống đánh giá thể chất của sinh viên chuyên ngành GDTC tại TP. HCM, Trường ĐH Sư phạm TDTT, TP. HCM [78].
Kết quả nghiên cứu đạt được:
1. Các chỉ số, test đủ độ tin cậy và tính thông báo, phù hợp với điều kiện thực tế để đánh giá thể chất của sinh viên chuyên ngành GDTC khu vực TP.HCM, bao gồm:
+ Hình thái: Chiều cao đứng (cm), Cân nặng (kg), Chỉ số BMI
+ Chức năng: Công năng tim, Dung tích sống (l)
+ Thể lực: Bật xa tại chỗ (cm), Đứng dẻo gập thân (cm), Lực bóp tay thuận (kg), Nằm ngửa gập bụng (lần/ 30 giây), Chạy 30m xuất phát cao (giây), Chạy 100m (giây), Chạy 1.500m (nam) và 800m (nữ), Chạy con thoi 4 x 10m (giây)
2. Sinh viên GDTC TP.HCM (cả nam và nữ) đều có thể chất tốt hơn hẳn sinh viên khác và Mức trung bình người Việt Nam.
3. Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên GDTC TP.HCM
Nhìn chung, hình thái của nam và nữ sinh viên GDTC TP.HCM hầu như ít thay đổi qua các năn học tại trường. Chức năng và thể lực tăng dần qua các năm đạt đỉnh cao ở năm thứ 2 và thứ 3, giảm nhẹ ở năm 4.
4. Hệ thống đánh giá thể chất cho sinh viên GDTC TP.HCM được xây dựng bao gồm:
+ 10 bảng điểm, thang điểm 10
+ 10 bảng phân loại 05 mức.
- Theo tác giả Nguyễn Văn Hòa (2017), Cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ [51].
Kết quả nghiên cứu đạt được:
+ Cải tiến chương trình các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên gồm 09 môn: điền kinh; taekwondo; bóng chuyền; bóng đá; cầu lông; bóng bàn; thể dục nhịp điệu, bóng rổ, môn cờ vua dành cho sinh viên có sức khỏe yếu hoặc khuyết tật.
+ Chương trình môn GDTC mới đã giúp nâng cao thể chất cho SV không chuyên khóa 40 ĐHCT, thể chất của SV tăng theo từng năm học (nam SV các chỉ số thể lực tăng từ 2,85% đến 8,99%; nữ SV các chỉ số thể lực đều tăng từ 3,29% đến 14%), sự tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0,05.
- Tác Nguyễn Thanh Liêm (2019), Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn Bóng chuyền cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất trường Đại học Cần Thơ [52]
Kết quả nghiên cứu đạt được:
+ Luận án đã chọn lọc được nội dung và xây dựng được chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ gồm 5 học phần với 375 giờ tương ứng 15 tín và được sắp xếp giảng dạy qua 05 học kỳ, mỗi học phần gồm 03 tín chỉ, 01 tín chỉ lý thuyết và 02 tín chỉ thực hành, với tổng thời lượng là 75 giờ cho mỗi học phần. Nội dung và mục tiêu của chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên. Cấu trúc và thời lượng chương trình đảm bảo tính sư phạm, tính cập nhật, phù hợp với thực tiễn khách quan trong giáo dục đại học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của giảng viên.
+ Quá trình nghiên cứu Luận án còn xây dựng được 05 tiến trình biểu theo 05 học phần cùng với đề cương chi tiết môn học.
1.5. Các đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên.
1.5.1. Đặc điểm về phát triển thể hình lứa tuổi sinh viên.
Phát triển thể chất thực chất nó bao gồm các quá trình phát triển về hình thái, thể lực và các chức năng chức phận của cơ thể con người. Các yếu tố trên không chỉ bị chi phối bởi các tác động của yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường, đời sống kinh tế và xã hội. Quá trình phát triển thể chất của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có tính chất không đồng đều, trong đó yếu tố lứa tuổi và giới tính có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển thể chất của người trưởng thành. Tuổi 18 – 22, lứa tuổi thanh niên, đây là lứa tuổi phát triển rực rỡ về thể chất lẫn tinh thần trong những năm tháng này.
Quá trình phát triển thể chất của cơ thể theo lứa tuổi có hai đặc điểm sinh lý cơ bản. Một là phát triển không đồng đều xen kẽ với các thời kỳ phát triển nhanh và các thời kỳ phát triển tương đối chậm và ổn định. Hai là phát triển không đồng bộ, các cơ quan và hệ cơ quan phát triển không đồng thời với nhau, có cơ qua phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm. Nhìn chung là quá trình phát triển đi lên.
Ở lứa tuổi sinh viên các hệ thống cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể về cơ bản đã hoàn thiện. Chiều cao phát triển chậm lại vì phần sụn nằm ở đầu xương đã bị cốt hóa, nhưng bề ngang cơ thể lại phát triển mạnh và tăng trọng lượng. Cơ bắp phát triển mạnh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhất là sức mạnh, sức bền. [59].
1.5.2. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của lứa tuổi sinh viên
Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ thể biểu hiện trong từng điều kiện cụ thể của đời sống, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động thể dục thể thao. Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của các tố chất thể lực. Thể dục thể thao là phương tiện để nâng cao khả năng vận động góp phần cải tạo thể chất con người.
Các nhân tố về trạng thái chức năng của hệ thần kinh, chất lượng của các cơ quan vận động và chức năng của các cơ quan đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến các tố chất thể lực. Hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực. Các mặt khác nhau đó của khả năng hoạt động thể lực được gọi là tố chất vận động [64].
Dựa trên cơ sở sinh lý thể dục thể thao và lý luận phương pháp thể dục thể thao có năm tố chất thể lực cơ bản là: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và năng lực phối hợp vận động (khéo léo).
1.5.2.1. Tố chất sức nhanh:
- Khái niệm: Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.
- Phân loại:
+ Sức nhanh động tác đơn (sức nhanh động tác). Sức nhanh động tác quyết định thành tích trong các môn thể thao.
+ Sức nhanh về khả năng chuyển động về phía trước (tần số động tác) với tốc độ cao nhất (phân biệt theo khả năng tăng tốc và sức nhanh trên cự ly).
+ Sức nhanh phản ứng vận động
Sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là: Tốc độ động tác, tần số động tác, tốc độ phản ứng. Các tiền đề quan trọng của sức nhanh là: Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh (thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh), năng lực sức mạnh – nhanh (sức mạnh – nhanh là cơ sở thể lực quyết định thành tích cho sức nhanh trên cự ly), tính đàn hồi của cơ (khả năng kéo giãn, tính đàn hồi và khả năng thả lỏng của các cơ hoạt động thay đổi nhau như là các cơ đồng vận trong các bài tập sức nhanh, là tiền đề cơ bản cho kỹ thuật thể thao tốt và cho một tần số vận động cao), sự nỗ lực về ý chí (việc đạt được sức nhanh cao nhất phụ thuộc vào sự nỗ lực tối đa của ý chí).
- Phương pháp phát triển sức nhanh vận động: thường có 2 loại phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động.
+ Phương pháp phát triển sức nhanh tốc độ động tác đơn là rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản: là sự đáp lại tín hiệu biết trước những xuất hiện đột ngột bằng động tác định trước. Ví dụ: Chạy đổi hướng theo tín hiệu.
+ Phương pháp phát triển sức nhanh di chuyển (tần số) rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp: thường gặp trong thể thao gồm 2 loại (phản ứng với vật thể di động và phản ứng lựa chọn). Trong môn cầu lông thì người ta phát các khả năng quan sát, sử dụng các bài tập phản ứng với đường cầu đến nhanh đối với phản ứng với vật thể di động. Đối với phản ứng lựa chọn, thì lựa chọn cách tấn công hai phòng thủ đối với đường cầu đối thủ đánh sang [64].
1.5.2.2. Tố chất sức mạnh
- Khái niệm: Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
- Phân loại:
Trong mọi hoạt động nào của con người, đều có sự tham gia của hoạt động cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp như sau: Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).
Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau, cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở để phân biệt các loại sức mạnh cơ bản.
Do đó, sức mạnh được phân chia thành các loại sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Sức mạnh - tốc độ còn được chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.
Trong các hoạt động vận động và hoạt động thể dục thể thao sức mạnh có vai trò quan trọng đối với trong tố chất thể lực. Ở lứa tuổi sinh viên các em cần phát triển sức mạnh của mình vì ở độ tuổi này rất thuận lợi cho việc phát triển cơ bắp của cơ thể.
- Phương pháp phát triển sức mạnh: Nguyên lý chung để phát triển sức mạnh là tạo ra kích thích lớn đối với hoạt động của cơ. Trong thực tế, thường có 3 cách tạo căng cơ tối đa:
+ Lặp lại cực hạn lượng đối kháng tối đa.
+ Sử dụng lượng đối kháng tối đa.
+ Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực đại [64].
1.5.2.3. Tố chất sức bền
- Khái niệm: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay năng lực để duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
- Phân loại:
Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt mỏi, nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó.
Khi nói đến sức bền trong hoạt động thể dục thể thao, chủ yếu người ta nói đến sức bền trong các bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm cơ tham gia.
Đặc điểm của sức bền trong thể thao, được hiểu là khả năng chống lại mệt mỏi của vận động viên. Sức bền đảm bảo cho vận động viên đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dung lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Do đó sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định tính tập luyện và khả năng chịu đựng lượng vận động của vận động viên.
Sức bền có rất nhiều loại, rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ chế mệt mỏi do các hình thức vận động khác nhau gây nên.
Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Sức bền trong các loại hình bài tập có tính chuyên biệt phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật.
Sức bền chung: Là các hoạt động kéo dài, có sự tham gia phần lớn của hệ cơ.
Nói cách khác sức bền chung có khả năng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, tức là khi được nâng cao trong một loại hình bài tập nào đó nó có khả năng biểu hiện trong các loại bài tập có cùng tính chất. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng; để nâng cao sức bền chung của vận động viên ở một môn nào đó có thể sử dụng nhiều hình thức bài tập khác nhau [34].
Sức bền rất cần thiết trong lĩnh vực thể dục thể thao nó là cơ sở quan trọng giúp cho vận động viên duy trì thể lực trong tập luyện cũng như thi đấu để gặt hái thành tích thể thao cao.
- Phương pháp phát triển sức bền chủ yếu để nâng cao khả năng ưu khí của cơ thể là: phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và phương pháp lặp lại. Do đó muốn phát triển sức bền phải hoàn thiện và nâng cao các yếu tố sau: Kỹ thuật hợp lý, tiết kiệm năng lượng. Năng lực duy trì thời gian dài trạng thái hưng phấn trung tâm thần kinh. Hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Tính tiết kiệm của quá trình trao đổi chất. Cơ thể có nguồn năng lượng lớn. Khả năng chống lại mệt mỏi nhờ những nổ lực ý chí[64].
1.5.2.4. Tố chất mềm dẻo
- Khái niệm: Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Mềm dẻo là một trong những tiền đề để vận động viên có thể giành được thành tích cao trong môn thể thao chuyên sâu.
- Phân loại:
Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động ngoại lực như: trọng lượng của cơ thể, lực ấn, ép của huấn luyện viên hoặc bạn tập ...
Mềm dẻo có ý nghĩa quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo được phát triển đầy đủ sẽ thuận lợi cho việc phát triển năng lực thể thao, thời gian học và hoàn thiện các kỹ xảo vận động được rút ngắn, các năng lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động) không bị hạn chế phát triển đầy đủ.
- Phương pháp phát triển khả năng mềm dẻo: là kéo giãn cơ bắp và giây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau. Duy trì sự kéo giãn các nhóm cơ và dây chằng trong thời gian nhiều giây, tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn giản, kết hợp các động tác kéo giãn bằng đá lăng với việc dừng lại vị trí cao nhất của đá lăng [64].
1.5.2.5. Năng lực phối hợp vận động: (khéo léo)
- Khái niệm: Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện cũng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao.
- Phân loại:
Khả năng phối hợp vận động là thông qua các quá trình điều khiển vận động của vận động viên. Khả năng phối hợp vận động được chia làm 7 loại năng lực (năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịp điệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động, năng lực thích ứng.
- Phương pháp phát triển năng lực phối hợp vận động: phải thông qua sự tập luyện một cách tích cực, thông qua việc học và hoàn thiện các bài tập được chọn lựa làm phương tiện để phát triển năng lực này. Việc học tập các kỹ xảo vận động cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các năng lực phối hợp vận động [64].
1.5.3. Các đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên
Ở hầu hết các nước trên thế giới đều tuổi công dân quy định từ 18 tuổi trở lên. Sự xác định này chủ yếu được căn cứ vào sự tự trách nhiệm của bản thân mình đó còn là sự chín mùi sinh học của con người. Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về xã hội học, tâm lý học trên khắp các nước trên thế giới cho thấy rằng sự chín mùi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín mùi về tâm lý và xã hội rất nhiều. Do đó, dưới góc độ tâm lý học cho thấy tuổi trưởng thành toàn diện nhất của con người thường đến chậm hơn 2 - 3 năm. Theo tiến sĩ Vũ Thị Nho “Sự chín mùi về mặt sinh lý, thể chất: nghĩa là sự hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng như làm một người lao động thực thụ trong gia đình và xã hội, có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân: đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình”.
Các đặc điểm phát triển thể chất tác động đến các đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên, bên cạnh đó yếu tố môi trường và vai trò xã hội cũng là yếu tố tác động cụ thể vào cuộc sống và hoạt động hàng ngày của họ. Đây là những chủ nhân tương lai của xã hội, họ đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia xây dựng vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Ở lứa tuổi thanh niên sinh viên có các đặc điểm phát triển tâm lý rất phong phú đa dạng và không đồng đều về độ tuổi và giới tính nam nữ khác nhau [57].
1.5.3.1. Sự thích nghi của sinh viên với môi trường sống và học tập
Hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên có những nét đặc trưng khác so với các lứa tuổi trước đó. Để hoạt động học tập có hiệu quả, trong thời gian ở trường Đại học, sinh viên phải thích nghi với môi trường sống xung quanh mình như: Thầy (cô), bạn bè, các quần chúng xung quanh mình, các tổ chức xã hội Sự thích ứng với môi trường sống xung quanh của các bạn sinh viên là khác nhau do hoàn cảnh sống và điều kiện sống của mỗi sinh viên là khác nhau, tâm lý của mỗi sinh viên cũng khác nhau. Quá trình tập trung này thể hiện qua các yếu tố sau:
- Học tập với nội dung mang tính chất chuyên ngành.
- Phương pháp học tập mang tính chất nghiên cứu sâu và rộng.
- Môi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Cách thức giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè, các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng.
Chính những thích nghi của sinh viên trong học tập ở môi trường xã hội mới là các hoạt động nhận thức, tự ý thức các hoạt động giải quyết các vấn đề, tự đánh giá nhằm đạt mục đích lý tưởng sống một cách tự giác.
1.5.3.2. Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên.
Ở giai đoạn lứa tuổi sinh viên này thì có sự phát triển hoàn thiện về hoạt động nhận thức và nhận thức sâu sắc, tinh tế nhiều vấn đề xảy ra xung quanh mình. Hoạt động trí tuệ phát triển cao diễn ra căng thẳng và có cường độ cao, có tính lựa chọn rõ rệt. Trong các hoạt động trí tuệ thì nó vẫn lấy các sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Vì vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy, cô giáo và bạn bè trình bày. Họ thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu và rộng hơn.
Nói tóm lại là sinh viên phải nhận thức được môi trường sống và học tập với các phương pháp học tập mới ở bậc đại học. Phương pháp đó phải phù hợp với những chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi và họ phải tiếp thu khối lượng tri thức, kỹ năng, kỷ xảo mà các em phải lĩnh hội những năm ở bậc đại học rất lớn, rất đa dạng và phong phú [57].
1.5.3.3. Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên.
Phẩm chất nhân cách của sinh viên được hình thành trong quá trình phát triển của bản thân như: Biết tự đánh giá, có lòng tự trọng của bản thân, tự tin hơn trong cuộc sống, sự tự ý thức được công việc của mình luôn luôn phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi sinh viên. Những phẩm chất nhân cách này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục bản thân, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực để trở thành người có tri thức và chủ nhân của đất nước trong tương lai.
Sinh viên có các phẩm chất định hướng giá trị về nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó [57].
1.5.4. Đặc điểm phát triển sinh lý của sinh viên.
Quá trình phát triển của cơ thể theo lứa tuổi có hai đặc điểm sinh lý cơ bản. Một là phát triển không đồng đều xen kẽ với các thời kỳ phát triển nhanh và các thời kỳ phát triển tương đối chậm và ổn định. Hai là phát triển không đồng bộ, các cơ quan và hệ cơ quan phát triển không đồng thời với nhau, có cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm, nhìn chung là phát triển đi lên.
Lứa tuổi sinh viên từ 18-25 tuổi về cơ bản các hệ thống cơ quan chức năng, quan trọng của cơ thể đã hoàn thiện. Chiều cao ngưng phát triển vì phần sụn nằm ở đầu xương đã được cốt hóa, nhưng cơ thể lại phát triển mạnh theo bề ngang và tăng trọng lượng. Cơ bắp phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện thể dục thể thao nhất là sức mạnh, sức bền. Cơ thể con người là một bộ máy có năng lực hoạt động rất cao, nếu tập luyện thể dục thể thao thường xuyên một cách khoa học có hệ thống thì góp phần hoàn thiện các khả năng chức phận của cơ thể [59].
1.5.4.1. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh trung ương là một trong những cơ quan phát triển sớm và nhanh nhất của cơ thể con người. Nhờ vậy, con người có thể nhận thức được thế giới chung quanh và học tập, lao động, tập luyện để được đạt thành tích cao trong thể thao.
Người trưởng thành, hệ thần kinh có hơn 10 tỷ nơron. Các tế bào thần kinh không sản sinh ra mới mà chỉ suy thoái theo thời gian, nhưng mỗi người trong đời không ai có thể sử dụng hết nguồn vốn trí tuệ của mình. Đối với sinh viên năm thứ 3 hệ thần kinh trung ương đã hoàn thiện về cơ chế tế bào. Hưng phấn chiếm ưu thế, khả năng phân tích tổng hợp thông tin cao và sâu sắc, dễ thành lập phản xạ và cũng khó phai mờ, hệ thần kinh thực vật hoạt động mạnh, tình cảm, tâm lý, cảm xúc thể hiện rõ nét trước và sau thi đấu thể thao.
Trong huấn luyện thể thao, thường dùng các chỉ tiêu tâm lý như: Loại hình thần kinh, thời gian phản xạ, khả năng trí tuệ, khả năng xử lý thông tin, khả năng chú ý để tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên. Theo các nhà tuyển chọn thể thao Trung Quốc, thì chỉ số về hoạt động của hệ thần kinh có hệ số di truyền khá cao, khoảng 84-90% [59].
1.5.4.2. Hệ tuần hoàn
Sự vận chuyển chất giữa các mô, các cơ quan đó chính là tuần hoàn máu, thực hiện nhờ có hệ thống tim mạch, gọi là hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn gồm có tim và mạch máu. Chức năng chính của hệ tuần hoàn đảm bảo sự lưu thông máu để vận chuyển các chất dinh dưỡng, thể khí, vitamin, muối khoáng, nước, hormone từ nơi này sang nơi khác nhờ vào máu để duy trì sự sống.
Mạch đập: Nhịp tim đập trung bình khoảng 70 lần/ phút. Tim của Nam mỗi phút đập 60-80 lần, của Nữ 70-80 lần. Trong tập luyện nhất là các hoạt động điền kinh như chạy tốc độ, chạy cự ly trung bình, và các bài tập thể lực, phương pháp bắt mạch dùng kiểm tra chức năng của hệ tim mạch, đánh giá được tình trạng cơ thể và lượng vận động.
Huyết áp: Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch, được đo bằng máy huyết áp. Áp suất đo được bằng đơn vị mmHg. Huyết áp có hai loại (Huyết áp tối đa, huyết áp tối thiều). Huyết áp tối đa ở người bình thường Việt Nam vào khoảng 110mmHg – 120mmHg, , dưới 90mmHg là huyết áp thấp, trên 140mmHg là huyết áp cao. Huyết áp tối ở người bình thường Việt Nam vào khoảng 60mmHg – 70mmHg, giới hạn từ 50mmHg – 90mmHg. Chỉ số huyết áp là chỉ số tương đối ổn định, trong quá trình huấn luyện thể thao thì chỉ số huyết áp ít thay đổi [49].
1.5.4.3. Hệ tim mạch: là bộ phận cấu thành của hệ thống oxy, bao gồm: tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Ngoài chức năng vận chuyển vận chuyển oxy đáp ứng cho nhu cầu của tế bào, hệ tim mạch còn vận chuyển và cung cấp các dinh dưỡng như: hoc mon, vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất, nước hệ tim mạch còn đảm bảo nhiệm vụ đào thải chất cặn bã sau quá trình chuyển hóa, trao đổi chất tại tế bào.
Người trưởng thành tim nặng khoảng 270 gram, mỗi lần co bóp máu vào khoảng 60-70ml. Vận động viên chạy cư ly dài nhịp tim chậm, lưu lượng khoảng 100-120ml. Lưu lượng máu phụ thuộc vào kích thước của tim và trạng thái cơ thể (lưu lượng máu khi nằm lớn hơn khi ngồi). Độ lớn của lưu lượng máu phụ thuộc vào trình độ tập luyện thể dục thể thao. Theo Farphen- Kot, lưu lượng máu của vận động viên ưu tú có thể đạt 170- 190ml. Ở trạng thái nghỉ ngơi, một người bình thường có lưu lượng máu qua tim khoảng 3-6 lít/phút, trong khi đó ở vận động viên đại lượng này ít hơn do tiêu thụ oxy thấp và tiết kiệm năng lượng khoảng 10%. Trong tập luyện thể dục thể thao, lưu lượng máu/phút tỉ lệ với cường độ vận động, đại lượng này có thể lên đến 30-32 lít/phút nhưng không vượt quá 37 lít/phút.
1.5.4.4. Hệ vận động
Vận động cơ thể là sự di chuyển của một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trong không gian theo thời gian do hoạt động của các cơ quan vận động. Cơ thể , vận động được là nhờ có xương, khớp làm điểm tựa, cơ bắp sản sinh ra lực tác dụng. Nhờ các hình thức vận động mà con người có thể tiến hành trao đổi chất, lao động học tập và tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, cơ quan vận động rất quan trọng đối với cơ thể người.
Hệ vận động chiếm 70% trọng lượng cơ thể, bộ xương người hoàn chỉnh có 205 – 206 xương liên kết tạo thành, chiếm 18% (Nam), 16% (Nữ), 14% (trẻ sơ sinh) trọng lượng toàn cơ thể.
Sau 17 tuổi chiều cao phát triển chậm lại, 18 – 20 tuổi thì kết thúc sự cốt hóa của bộ xương và xem như đã kết thúc sự phát triển về chiều dài. Tuy nhiên trên thực tế con người có thể phát triển chiều cao đến tuổi 25. Ở nam, chiều cao có hệ số di truyền là 75%, trong khi đó ở nữ là 92%. Nếu tập luyện thể duc thể thao thường xuyên thì mức độ linh hoạt của các khớp xương có thể thay đổi nhưng yếu tố quyết ...g thi đấu đơn.
- Chiến thuật trong thi đấu đôi.
Thực hành:
Bài 2: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công
Bài 3: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 4: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đơn.
Bài 10: Thi đấu cầu lông.
3
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
4
Lý thuyết:
Chương 3: Chiến thuật thi đấu cầu lông.
- Chiến thuật trong thi đấu đôi.
Kỹ năng sư phạm môn cầu lông.
Thực hành:
Bài 1: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 3: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 5: Chiến thuật phát cầu trong đánh đơn.
Bài 7: Chiến thuật phát cầu trong đánh đôi.
Bài 9: Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
1
2
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
5
Lý thuyết:
Kỹ năng sư phạm môn cầu lông.
Thảo luận
Kiểm tra, đánh giá.
Thực hành:
Bài 2: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đơn.
Bài 8: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đôi.
Bài 10: Thi đấu cầu lông.
1
1
1
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
6
Thực hành:
Bài 1: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 5: Chiến thuật phát cầu trong đánh đơn.
Bài 7: Chiến thuật phát cầu trong đánh đôi.
Bài 8: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đôi.
Bài 9: Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
7
Thực hành:
Bài 1: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 3: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 5: Chiến thuật phát cầu trong đánh đơn.
Bài 6: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đơn.
Bài 9: Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
8
Thực hành:
Bài 2: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 7: Chiến thuật phát cầu trong đánh đôi.
Bài 8: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đôi.
Bài 10: Thi đấu cầu lông.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
9
Thực hành:
Bài 1: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 2: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đơn.
Bài 8: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đôi.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
10
Thực hành:
Bài 3: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 5: Chiến thuật phát cầu trong đánh đơn.
Bài 7: Chiến thuật phát cầu trong đánh đôi.
Bài 9: Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
Bài 10: Thi đấu cầu lông.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
11
Thực hành:
Bài 2: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đơn.
Bài 7: Chiến thuật phát cầu trong đánh đôi.
Bài 8: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đôi.
5
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
12
Thực hành:
Bài 1: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 3: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 5: Chiến thuật phát cầu trong đánh đơn.
Bài 7: Chiến thuật phát cầu trong đánh đôi.
Bài 9: Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
5
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
13
Thực hành:
Bài 2: Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đơn.
Bài 8: Chiến thuật đánh cầu trong thi đấu đôi.
Bài 10: Thi đấu cầu lông.
5
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 60–70), [1].
+ Tài liệu: Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông [3].
14
Thực hành:
Thực hành phương pháp
- Giảng dạy kỹ thuật cơ bản môn cầu lông cho SV không chuyên.
- Trợ giảng cầu lông cho đối tượng học phổ tu cầu lông.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 21–59), [1].
+ Tài liệu: Hệ thống bài tập [2].
15
Thực hành:
Thực hành phương pháp
- Giảng dạy kỹ thuật cơ bản môn cầu lông cho SV không chuyên.
- Trợ giảng cầu lông cho đối tượng học phổ tu cầu lông.
Kiểm tra, đánh giá
6
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 21–59), [1].
+ Tài liệu: Tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan.
Cần Thơ, ngày tháng năm 20
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG BỘ MÔN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Chuyên sâu cầu lông 5 (Badminton 5)
- Mã số học phần: TC216
- Số tín chỉ học phần: 3 tín chỉ
- Số tiết học phần: 15 tiết lý thuyết, 60 tiết thực hành.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn: Giáo dục Thể chất
3. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cầu lông 5 là học phần khi sinh viên đã học xong học phần 4 cầu lông, các nội dung được thiết kế phù hợp cho người học cụ thể:
- Phần lý thuyết: Phương pháp tổ chức thi đấu: – Tổ chức thi đấu cầu lông (Hình thức và tính chất thi đấu, phương pháp tiến hành thi đấu, công tác tổ chức thi đấu). – Phương pháp trọng tài cầu lông: (Những yêu cầu đối với trọng tài, thành phần trọng tài của giải, nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài). – Luật thi đấu cầu lông.
- Phần thực hành sinh viên hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ, hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công, hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi, hoàn thiện phối hợp di chuyển và đánh cầu các điểm trên sân, hoàn thiện phối hợp di chuyển và đập cầu các điểm trên sân., thi đấu môn cầu lông.
4. Mục tiêu của học phần:
Mục tiêu
Nội dung mục tiêu
CĐR CTĐT
4.1
- Tổ chức thi đấu cầu lông, phương pháp trọng tài cầu lông, luật thi đấu cầu lông.
- Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật cầu lông.
- Kỹ năng tổ chức và trọng tài cầu lông.
2.1.1
4.2
- Thi đấu cầu lông.
2.2.1
- Thảo luận phương pháp tổ chức và trọng tài cầu lông.
- Công tác chỉ đạo thi đấu cho VĐV.
2.2.2
4.3
- Tích cực rèn luyện và hiểu sâu kỹ thuật động tác chuyên sâu cầu lông;
- Có thái độ tích cực trong việc ứng dụng các kiến thức về đánh giá kết quả học tập trong quá trình giảng dạy.
2.3
5. Chuẩn đầu ra của học phần:
CĐR HP
Nội dung chuẩn đầu ra
Mục tiêu
CĐR CTĐT
Kiến thức
CO1
Tổ chức thi đấu cầu lông, phương pháp trọng tài cầu lông, luật thi đấu cầu lông.
4.1
2.1.1
CO2
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật cầu lông.
CO3
Kỹ năng tổ chức và trọng tài cầu lông.
Kỹ năng
CO4
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
4.2
2.2.1
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công
Hoàn thiện phối hợp KT di chuyển với tấn công trong đánh đôi.
CO5
- Thi đấu cá nhân.
- Thi đấu đồng đội.
- Thi đấu cá nhân + đồng đội.
- Thi đấu giao hữu các Câu lạc bộ.
CO6
Thực hành phương pháp
- Soạn thảo 1 điều lệ giải cầu lông.
- Tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu cầu lông.
- Tổ chức thi đấu và trọng tài cầu lông.
CO7
Công tác chỉ đạo thi đấu cho VĐV.
4.2
4.2.2
Công tác chỉ đạo tổ chức thi đấu và trọng tài.
Thái độ/Mức độ tự chủ và trách nhiệm
CO8
Tham gia đầy đủ 100% giờ thực hành theo quy định ở Điều 19: Giờ lên lớp Quy chế học vụ dành cho sinh viên của trường Đại học Cần Thơ
4.3
2.3
Thái độ học tập nghiêm túc, đi học đúng giờ, cần cù, siêng năng luyện để hoàn thành nội dung môn học theo yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết
Nội dung
Số tiết
CĐR HP
Chương 7
Phương pháp tổ chức thi đấu. Phương pháp trọng tài cầu lông. Luật thi đấu cầu lông.
CO1
A.
Phương pháp tổ chức thi đấu.
3
B.
Phương pháp trọng tài cầu lông.
3
C.
Luật thi đấu cầu lông
3
Một số điểm cần chú ý trong luật thi đấu cầu lông.
3
Kỹ năng sư phạm môn cầu lông
CO2
Kỹ năng tổ chức, trọng tài cầu lông.
1
Thảo luận
CO3
Phương pháp tổ chức và trọng tài cầu lông.
1
Công tác chỉ đạo thi đấu cho VĐV.
6.2. Thực hành
Nội dung
Số tiết
CĐR HP
Bài 1
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
2
CO4
Bài 2
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
2
Bài 3
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
2
Bài 4
Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công
3
Bài 5
Hoàn thiện phối hợp KT di chuyển với tấn công trong đánh đôi.
3
Bài 6
- Thi đấu cá nhân.
8
CO5
Bài 7
- Thi đấu đồng đội.
8
Bài 8
- Thi đấu cá nhân + đồng đội.
8
Bài 9
- Thi đấu giao hữu các Câu lạc bộ.
8
Thực hành phương pháp
CO6
Soạn thảo 1 điều lệ giải cầu lông.
4
Tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu cầu lông.
5
Tổ chức thi đấu và trọng tài cầu lông.
5
7. Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần môn cầu lông TC215
8. Giảng viên tham gia giảng dạy:
TT
Họ và tên
Cơ quan công tác
Chuyên ngành
1
Ths. Châu Hoàng Cầu
Trường Đại học Cần Thơ
Cầu lông
9. Phân bổ thời gian:
Phân giờ 3 tín chỉ 75 tiết đối với các hoạt động giảng dạy chuyên sâu cầu lông:
- Lý thuyết: 14 tiết (14 x 50 phút = 700 phút)
- Thực hành: 58 tiết (58 x 50 phút = 2.900 phút)
- Thi: 3 tiết (3 x 50 phút = 150 phút)
10. Phương pháp giảng dạy:
Thường được sử dụng trong học phần cầu lông: Phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp bài tập, Phương pháp trò chơi và thi đấu.
11. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham gia đầy đủ 100% giờ thực hành trên lớp, theo quy định ở Điều 19: Giờ lên lớp Quy chế học vụ dành cho sinh viên của trường ĐHCT.
- Tham dự kiểm tra định kỳ, tham dự kiểm tra giữa học kỳ, tham dự thi kết thúc học phần.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
12. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
12.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
TT
Các hình thức đánh giá
Trọng số
Mục tiêu
1
Kiểm tra thường xuyên (KTTX)
0,1
2
Chuyên cần (CC)
0,3
CO8
3
Thi (thực hành + lý thuyết) (T)
0,6
CO4;CO6
CO1
Điểm môn học = (KTTX x 0,10) + (CC x 0,30) + (T x 0,60)
12.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
13. Trang thiết bị dạy và học:
- Lý thuyết: phòng học, âm thanh, máy chiếu, bảng viết, sa bàn, dụng cụ viết bảng.
- Thực hành: sân cầu lông, trụ, lưới, vợt cầu lông, quả cầu, sa bàn, cùng các giáo cụ bổ trợ học tập kỹ thuật, chiến thuật và thể lực môn cầu lông.
14. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu
Số đăng ký cá biệt
[1] Giáo trình cầu lông Trường Đại học Cần Thơ 2010, Châu Hoàng Cầu 976.345/C125
MOL. 060535
MON. 040397
[2] Luật cầu lông 2001, 796.345/L504
MOL. 022661
[3] Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông 2001, 796.345/Th523
MOL. 0022659
[4] Hướng dẫn kỹ thuật tập đánh cầu lông 2004
2004
15. Hướng dẫn sinh viên tự học:
Tuần
Nội dung
Lý thuyết (15t)
Thực hành
(60t)
Nhiệm vụ của sinh viên
1
Lý thuyết:
Chương 7: Phương pháp tổ chức thi đấu. Phương pháp trọng tài cầu lông. Luật thi đấu cầu lông.
- Phương pháp tổ chức thi đấu.
Thực hành:
Bài 1: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 2: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
3
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
2
Lý thuyết:
Chương 7: Phương pháp tổ chức thi đấu. Phương pháp trọng tài cầu lông. Luật thi đấu cầu lông.
- Phương pháp trọng tài cầu lông.
Thực hành:
Bài 3: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 5: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
Bài 9: Thi đấu giao hữu các CLB.
3
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 3 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
3
Lý thuyết:
Chương 7: Phương pháp tổ chức thi đấu. Phương pháp trọng tài cầu lông. Luật thi đấu cầu lông.
- Luật cầu lông.
Thực hành:
Bài 5: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
Bài 8: Thi đấu cá nhân + đồng đội.
Bài 9: Thi đấu giao hữu các CLB.
3
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
4
Lý thuyết:
Chương 7: Phương pháp tổ chức thi đấu. Phương pháp trọng tài cầu lông. Luật thi đấu cầu lông.
- Một số điểm cần chú ý trong luật thi đấu cầu lông.
- Những đề nghị đối với nhân viên kỹ thuật.
Thực hành:
Bài 1: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 3: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 4: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
3
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
5
Lý thuyết:
Kỹ năng sư phạm môn cầu lông.
Thảo luận
Kiểm tra, đánh giá.
Thực hành:
Bài 2: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
Bài 9: Thi đấu giao hữu các CLB.
1
1
1
3
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
6
Thực hành:
Bài 4: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 5: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
Bài 8: Thi đấu cá nhân + đồng đội.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
7
Thực hành:
Bài 2: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
Bài 8: Thi đấu cá nhân + đồng đội.
Bài 9: Thi đấu giao hữu các CLB.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
8
Thực hành:
Bài 1: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 4: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
Bài 8: Thi đấu cá nhân + đồng đội.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
9
Thực hành:
Bài 1: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 3: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
Bài 9: Thi đấu giao hữu các CLB.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
10
Thực hành:
Bài 2: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 5: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
Bài 8: Thi đấu cá nhân + đồng đội.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
11
Thực hành:
Bài 1: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
Bài 3: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với phòng thủ.
Bài 8: Thi đấu cá nhân + đồng đội.
Bài 9: Thi đấu giao hữu các CLB.
4
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
12
Thực hành:
Bài 2: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
Bài 4: Hoàn thiện phối hợp kỹ thuật di chuyển với tấn công.
Bài 6: Thi đấu cá nhân.
Bài 7: Thi đấu đồng đội.
5
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
+ Tài liệu: Chương 2 Phần B. Các kỹ thuật cơ bản của CL (từ trang 24–59), [1].
13
Thực hành:
Thực hành phương pháp
- Tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu cầu lông.
5
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
14
Thực hành:
Thực hành phương pháp
- Tổ chức thi đấu và trọng tài cầu lông.
5
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
15
Thực hành:
Thực hành phương pháp
- Soạn thảo 1 điều lệ giải cầu lông.
Kiểm tra, đánh giá
6
-Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu: Chương 7 (từ trang 110–149), [1].
Cần Thơ, ngày tháng năm 20
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG BỘ MÔN
PHỤ LỤC 22
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CHO SVCSCL NGÀNH GDTC THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐHCT 375 TIẾT MỚI
Học phần
Nội dung
Số tiết
nội khóa
Số tiết
tự học
Học phần 1
1. Lý thuyết
- Vị trí , tác dụng và lịch sử phát triển môn cầu lông.
- Hệ thống các giải thi đấu CL của “IBF”.
- Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật cầu lông
- Các kỹ thuật cơ bản của cầu lông.
Kỹ năng sư phạm cầu lông.
- Kỹ năng làm mẫu (thị phạm) động tác.
Thảo luận
- Vai trò cá nhân của SV trong việc tiếp thu những kỹ thuật CB.
2. Thực hành
- Cách cầm vợt, cầm cầu, tư thế chuẩn bị.
- Kỹ thuật phát cầu.
- Kỹ thuật đánh cầu.
- Kỹ thuật đánh cầu trên đỉnh đầu.
- Kỹ thuật đập cầu.
- Kỹ thuật di chuyển.
- Kỹ thuật chém cầu.
- Kỹ thuật đánh cầu trên lưới.
- Kỹ thuật bỏ nhỏ, chặn cầu.
- Kỹ thuật tạt cầu, đẩy cầu.
- Các bài tập phát triển thể lực chung.
3. Thi kết thúc học phần
1
1
2
8
1
1
1
6
6
6
6
6
6
6
6
6
3
3
2
2
4
16
2
2
2
12
12
12
12
12
12
12
12
12
6
Học phần 2
1. Lý thuyết
- Giảng dạy cầu lông
+ Các phương pháp giảng dạy cầu lông.
+ Giảng dạy kỹ thuật cầu lông.
- Giáo dục các tố chất thể lực.
Kỹ năng sư phạm cầu lông.
- Kỹ năng phát hiện những sai lầm thương mắc và đưa ra biện pháp sửa chửa.
Thảo luận
- Lỗi thường mắc trong học tập kỹ thuật cầu lông và phương pháp sửa chữa.
2. Thực hành
- Nâng cao kỹ thuật phát cầu.
- Nâng cao kỹ thuật đánh cầu.
- Nâng cao kỹ thuật đánh cầu trên đỉnh đầu.
- Nâng cao kỹ thuật đập cầu.
- Nâng cao kỹ thuật di chuyển.
- Nâng cao kỹ thuật chém cầu.
- Nâng cao kỹ thuật đánh cầu trên lưới.
- Nâng cao kỹ thuật bỏ nhỏ, chặn cầu.
- Nâng cao kỹ thuật tạt cầu, đẩy cầu.
- Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
Thực hành phương pháp
- Soạn 1 giáo án để lên lớp giảng dạy môn cầu lông.
- Dự giờ lên lớp môn cầu lông.
3. Thi kết thúc học phần
5
5
2
1
1
4
5
5
5
5
5
5
5
5
6
2
6
3
10
10
4
2
2
8
10
10
10
10
10
10
10
10
12
4
12
Học phần 3
1. Lý thuyết
- Những nguyên lý cơ bản của công tác lập kế hoạch.
- PP biên soạn chương trình, tiến trình, giáo án giảng dạy.
- Mục đích – Ý nghĩa và xu hướng NCKH trong cầu lông.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu.
Kỹ năng sư phạm cầu lông.
- Kỹ năng biên soạn kế hoạch, tiến trình, giáo án, tiến trình.
Thảo luận
- Phương pháp tập luyện kỹ thuật cầu lông hiệu quả.
2. Thực hành
- Hoàn thiện kỹ thuật phát cầu.
- Hoàn thiện kỹ thuật đánh cầu.
- Hoàn thiện kỹ thuật đập cầu.
- Hoàn thiện kỹ thuật di chuyển.
- Phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
- Phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
- Phối hợp kỹ thuật di chuyển và phòng thủ.
- Phối hợp kỹ thuật di chuyển và tấn công.
- Thi đấu.
- Các bài tập phát triển thể lực cầu lông.
Thực hành phương pháp
- Thực hiện xây dựng 1 đề cương NCKH.
3. Thi kết thúc học phần
3
3
2
2
2
1
1
6
6
6
6
6
6
6
6
4
4
2
3
6
6
6
4
4
2
2
12
12
12
12
12
12
12
12
8
8
4
Học phần 4
Lý thuyết
- Những yêu cầu khi vận dụng chiến thuật.
- Chiến thuật trong thi đấu đơn.
- Chiến thuật trong thi đấu đôi.
Kỹ năng sư phạm cầu lông.
- Kỹ năng giảng giải, phân tích kỹ thuật động tác.
Thảo luận
- Phương pháp tập luyện chiến thuật cầu lông hiệu quả.
- Phương pháp vận dụng chiến thuật đã học trong thi đấu.
- Tâm lý thi đấu và phương pháp khắc phục tâm lý.
Thực hành
- Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với phòng thủ.
- Nâng cao phối hợp kỹ thuật phát cầu với tấn công.
- Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển và phòng thủ.
- Nâng cao phối hợp kỹ thuật di chuyển và tấn công.
- Chiến thuật phát cầu trong đánh đơn, đánh đôi.
- Chiến thuật di chuyển trong đánh đơn, đánh đối.
- Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
- Chiến thuật hai đánh một trong đánh đôi.
- Chiến thuật tiêu hao thể lực đối phương.
- Thi đấu
Thực hành phương pháp
- Giảng dạy kỹ thuật CB môn CL cho SV không chuyên.
- Trợ giảng môn cầu lông cho đối tượng học phổ tu cầu lông.
Thi kết thúc học phần
3
3
4
2
0.5
0.5
1
5
5
5
5
5
5
5
5
6
4
4
4
3
6
6
8
4
1
1
2
10
10
10
10
10
10
10
10
12
8
8
8
Học phần 5
Lý thuyết
- Phương pháp tổ chức thi đấu.
- Phương pháp trọng tài cầu lông.
- Luật thi đấu cầu lông.
- Một số điểm cần chú ý trong luật thi đấu CL.
Kỹ năng sư phạm cầu lông.
- Kỹ năng tổ chức, trọng tài, thi đấu..
Thảo luận
- Phương pháp tổ chức và trọng tài cầu lông.
- Công tác chỉ đạo thi đấu cho vận động viên.
Thực hành
Hoàn thiện sự phối hợp kỹ thuật và chiến thuật
- Hoàn thiện phối hợp phát cầu và phòng thủ.
- Hoàn thiện phối hợp phát cầu và tấn công.
- Hoàn thiện phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
- Hoàn thiện phối hợp di chuyển và đánh cầu các điểm trên sân.
- Hoàn thiện phối hợp DC và đập cầu các điểm trên sân.
- Thi đấu cá nhân.
- Thi đấu đồng đội.
- Thi đấu cá nhân + Đồng đội.
- Thi đấu giao hữu các Câu lạc bộ.
Thực hành phương pháp
- Soạn thảo 1 điều lệ giải cầu lông.
- Tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu cầu lông.
- Tổ chức thi đấu và trọng tài cầu lông.
Thi kết thúc học phần
3
3
3
3
1
0.5
0.5
2
2
2
3
3
8
8
8
8
4
5
5
3
6
6
6
6
2
1
1
4
4
4
6
6
16
16
16
16
8
10
10
PHỤ LỤC 23
Bảng 3.50. Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 4 tháng
TT
TEST
Kết quả kiểm tra
Nhóm ĐC ( ± )
(n=15)
Nhóm TN ( ± )
(n=15)
t
P
1
Chiều cao đứng (cm)
170.07 ± 3.56
170.8 ± 4.51
0.49
> 0.05
2
Cân nặng (kg)
60.73 ± 4.85
61.40 ± 5.30
0.36
> 0.05
3
Chỉ số Quetelet
356.98 ± 25.96
359.37 ± 28.35
0.24
> 0.05
4
Công năng tim (HW)
11.98 ± 0.71
11.76 ± 0.94
-0.72
> 0.05
5
Dung tích sống (ml)
3.36 ± 0.24
3.42 ± 0.26
0.64
> 0.05
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46.13 ± 1.68
46.65 ± 1.52
0.89
> 0.05
7
Nằm ngửa gập bụng (lần/ 30s)
23.27 ± 1.39
22.93 ± 1.44
-0.66
> 0.05
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.45 ± 0.13
2.53 ± 0.19
1.26
> 0.05
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.51 ± 0.23
4.47 ± 0.19
-0.52
> 0.05
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
961.80 ± 15.90
962.42 ± 38.05
0.06
> 0.05
Bảng 3.51. Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 8 tháng
TT
TEST
Kết quả kiểm tra
Nhóm ĐC ( ± )
(n=15)
Nhóm TN ( ± )
(n=15)
t
P
1
Chiều cao đứng (cm)
170.27 ± 3.39
171.53 ± 4.81
0.83
> 0.05
2
Cân nặng (kg)
61.33 ± 4.86
62.40 ± 5.14
0.59
> 0.05
3
Chỉ số Quetelet
360.03 ± 25.27
363.56 ± 25.57
0.38
> 0.05
4
Công năng tim (HW)
11.40 ± 0.89
10.85 ± 0.92
-1.67
> 0.05
5
Dung tích sống (ml)
3.48 ± 0.24
3.59 ± 0.25
1.23
> 0.05
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46.20 ± 2.27
47.53 ± 1.62
1.85
> 0.05
7
Nằm ngửa gập bụng (lần/ 30s)
23.87 ± 2.10
24.73 ± 1.28
1.35
> 0.05
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.46 ± 0.10
2.57 ± 0.16
2.13
> 0.05
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.50 ± 0.20
4.39 ± 0.15
-1.74
> 0.05
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
964.56 ± 37.60
968.61 ± 28.38
0.33
> 0.05
Bảng 3.52. Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 12 tháng
TT
TEST
Kết quả kiểm tra
Nhóm ĐC ( ± )
(n=15)
Nhóm TN ( ± )
(n=15)
t
P
1
Chiều cao đứng (cm)
170.57 ± 3.47
172.00 ± 4.78
0.94
> 0.05
2
Cân nặng (kg)
61.47 ± 4.73
62.60 ± 5.17
0.62
> 0.05
3
Chỉ số Quetelet
360.21 ± 24.75
363.73 ± 25.67
0.38
> 0.05
4
Công năng tim (HW)
11.13 ± 0.85
10.34 ± 0.55
-3.03
< 0.05
5
Dung tích sống (ml)
3.54 ± 0.22
3.88 ± 0.33
3.29
< 0.05
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46.27 ± 1.33
48.25 ± 1.97
3.23
< 0.05
7
Nằm ngửa gập bụng (lần/ 30s)
23.93 ± 1.83
26.87 ± 1.36
5.00
< 0.05
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.47 ± 0.08
2.62 ± 0.14
3.35
< 0.05
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.49 ± 0.17
4.33 ± 0.11
-3.10
< 0.05
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
965.18 ± 24.99
977.63 ± 20.05
1.50
> 0.05
Bảng 3.53. Kết quả kiểm tra thể chất của 2 nhóm ĐC và TN sau 16 tháng
TT
TEST
Kết quả kiểm tra
Nhóm ĐC ( ± )
(n=15)
Nhóm TN ( ± )
(n=15)
t
P
1
Chiều cao đứng (cm)
171.53 ± 3.66
172.60 ± 4.72
0.69
> 0.05
2
Cân nặng (kg)
62.13 ± 4.53
63.07 ± 5.04
0.54
> 0.05
3
Chỉ số Quetelet
362.03 ± 22.66
365.23 ± 25.54
0.36
> 0.05
4
Công năng tim (HW)
10.93 ± 0.88
9.97 ± 0.49
-3.7
< 0.05
5
Dung tích sống (ml)
3.66 ± 0.22
4.11 ± 0.19
6.16
< 0.05
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46.73 ± 1.75
49.37 ± 2.51
3.34
< 0.05
7
Nằm ngửa gập bụng (lần/ 30s)
24.13 ± 1.68
28.00 ± 0.93
7.79
< 0.05
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.50 ± 0.09
2.71 ± 0.12
5.75
< 0.05
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.45 ± 0.16
4.29 ± 0.10
-3.10
< 0.05
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
968.33 ± 19.63
984.58 ± 14.59
2.57
< 0.05
Bảng 3.54. So sánh tự đối chiếu các test thể chất
trước và sau 16 tháng TN của 2 nhóm khách thể nghiên cứu
TT
TEST
Nhóm ĐC (n=15)
t
Nhóm TN (n=15)
t
P
Trước TN
Sau TN
Trước TN
Sau TN
1
Chiều cao
169.93 ± 3.57
171.53 ± 3.66
1.21
170.6 ± 4.44
172.60 ± 4.72
1.13
> 0.05
2
Cân nặng
60.20 ± 4.86
62.13 ± 4.53
1.12
60.57 ± 5.21
63.07 ± 5.04
1.34
> 0.05
3
Chỉ số Quetelet
354.12 ± 26.07
362.03 ± 22.66
0.89
354.89 ± 27.75
365.23 ± 25.54
1.06
> 0.05
4
Công năng tim (HW)
12.29 ± 1.04
10.93 ± 0.88
-3.87
12.40 ± 0.59
9.97 ± 0.49
-12.36
< 0.05
5
Dung tích sống
3.19 ± 0.25
3.66 ± 0.22
5.49
3.21 ± 0.25
4.11 ± 0.19
11.62
< 0.05
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46.07 ± 2.09
46.73 ± 1.75
0.94
46.00 ± 1.65
49.37 ± 2.51
4.35
< 0.05
7
Nằm ngửa gập bụng 30(lần)
23.07 ± 1.58
24.13 ± 1.68
1.78
22.8 ± 1.52
28.00 ± 0.93
11.31
< 0.05
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.44 ± 0.13
2.50 ± 0.09
1.34
2.48 ± 0.22
2.71 ± 0.12
3.64
< 0.05
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.5 ± 0.24
4.45 ± 0.16
-0.65
4.52 ± 0.21
4.29 ± 0.10
-3.98
< 0.05
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
956.16 ± 23.52
968.33 ± 19.63
1.54
955.93 ± 28.73
984.58 ± 14.59
3.44
< 0.05
Bảng 3.55. Nhịp độ tăng trưởng các test thể chất của nhóm ĐC
TT
TEST
Kết quả kiểm tra
Nhịp độ tăng trưởng (W%)
Trước TN
Sau TN 8 tháng
Sau TN 16 tháng
W1-2
W2-3
W1-3
1
Chiều cao
169.93
170.27
171.53
0.20
0.74
0.94
2
Cân nặng
60.2
61.33
62.13
1.86
1.30
3.16
3
Chỉ số Quetelet
354.12
360.03
362.03
1.66
0.55
2.21
4
Công năng tim (HW)
12.29
11.4
10.93
-7.51
-4.21
-11.71
5
Dung tích sống
3.19
3.48
3.66
8.70
5.04
13.72
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46.07
46.2
46.73
0.28
1.14
1.42
7
Nằm ngửa gập bụng 30(lần)
23.07
23.87
24.13
3.41
1.08
4.49
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.44
2.46
2.5
0.82
1.61
2.43
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.5
4.5
4.45
0.00
-1.12
-1.12
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
956.16
964.56
968.33
0.87
0.39
1.26
Bảng 3.56. Nhịp độ tăng trưởng các test thể chất của nhóm TN
TT
TEST
Kết quả kiểm tra
Nhịp độ tăng trưởng (W%)
Trước TN
Sau TN 8 tháng
Sau TN 16 tháng
W1-2
W2-3
W1-3
1
Chiều cao
170.6
171.53
172.6
0.54
0.62
1.17
2
Cân nặng
60.57
62.4
63.07
2.98
1.07
4.04
3
Chỉ số Quetelet
354.89
363.56
365.23
2.41
0.46
2.87
4
Công năng tim (HW)
12.4
10.85
9.97
-13.33
-8.45
-21.73
5
Dung tích sống
3.21
3.59
4.11
11.18
13.51
24.59
6
Lực bóp tay thuận (kg)
46
47.53
49.37
3.27
3.80
7.07
7
Nằm ngửa gập bụng 30(lần)
22.8
24.73
28
8.12
12.40
20.47
8
Bật xa tại chỗ (cm)
2.48
2.57
2.71
3.56
5.30
8.86
9
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4.52
4.39
4.29
-2.92
-2.30
-5.22
10
Chạy tùy sức 5 phút (m)
955.93
968.61
984.58
1.32
1.64
2.95
Bảng 3.57. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của SV sau khi học xong
chương trình giảng dạy đổi mới
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá
Rất
hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
SL
%
SL
%
SL
%
1
Giảng viên giải thích rõ ràng và đầy đủ về mục tiêu từng học phần, nội dung học phần, phương pháp giảng dạy và học tập học phần, cách thức đánh giá học phần.
11
73.33
4
26.67
0
0
2
Giảng dạy theo đúng nội dung trong đề cương học phần đã công bố.
10
66.67
5
33.33
0
0
3
Giảng viên hoàn thành số tiết đúng theo thời khóa biểu công bố.
9
60.00
6
40.00
0
0
4
Mức độ hài lòng của Anh/Chị về nội dung và cách đánh giá từng học phần.
11
73.33
4
26.67
0
0
5
Anh/Chị hài lòng về việc dạy và học của chương trình giảng dạy SVCSCL với 5 học phần với 375 tiết, đổi mới.
12
80.00
3
20.00
0
0