BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
–––––––––––––––––––––
VŨ THỊ HỒNG THU
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATE-DO HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA BAN ĐẦU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
–––––––––––––––––––––
VŨ THỊ HỒNG THU
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATE-DO HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN CHUYÊ
205 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên karate - Do hà nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N MÔN HÓA BAN ĐẦU
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62 14 01 04
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS TRƯƠNG ANH TUẤN
2. PGS.TS. TRẦN ĐỨC DŨNG
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Thị Hồng Thu
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục các biểu bảng, hình, sơ đồ trong luận án
Phần mở đầu
1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
4
1.1
Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao
4
1.1.1
Những định hướng chung về công tác Thể dục thể thao
4
1.1.2
Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao
5
1.2
Công tác đào tạo vận động viên
8
1.2.1
Một vài khái niệm có liên quan
8
1.2.2
Công tác đào tạo vận động viên
10
1.3
Quy trình đào tạo vận động viên
29
1.3.1
Quy trình đào tạo và sự phân chia quá trình huấn luyện nhiều năm thành các giai đoạn huấn luyện với các mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau
29
1.3.2
Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
33
1.4
Đặc điểm huấn luyện vận động viên Karatedo
35
1.4.1
Khái quát về Karatedo
35
1.4.2
Sự phân chia giai đoạn huấn luyện trong môn Karatedo
42
1.4.3
Công tác đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội
44
1.5
Các công trình nghiên cứu có liên quan
46
1.5.1
Công trình về đào tạo vận động viên
46
1.5.2
Các công trình về Karate-do
46
Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu
50
2.1
Đối tượng nghiên cứu
50
2.2
Phương pháp nghiên cứu
50
2.2.1
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
50
2.2.2
Phương pháp phỏng vấn
51
2.2.3
Phương pháp điều tra xã hội học
51
2.2.4
Phương pháp chuyên gia
52
2.2.5
Phương pháp toán học thống kê
52
2.3
Tổ chức nghiên cứu
53
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
56
3.1
Đánh giá thực trạng đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
56
3.1.1
Xác định các cơ sở đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội giai chuyên môn hóa ban đầu.
56
3.1.2
Phân nhóm khảo sát thực trạng môn Karatedo Hà Nội.
57
3.1.3
Đánh giá các cơ sở đào tạo vận động viên Karatedo trên địa bàn Hà Nội.
60
3.1.4
Thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karatedo giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu của Hà Nội
63
3.1.5
Bàn luận kết quả nghiên cứu
88
3.2
Đánh giá những yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội trong giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
90
3.2.1
Đội ngũ huấn luyện viên
90
3.2.2
Chính sách đãi ngộ và sinh hoạt, học tập
95
3.2.3
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện môn karatedo Hà Nội
98
3.2.4
Tổ chức quản lý, giáo dục đạo đức
99
3.2.5
Bàn luận về một số yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
104
3.3
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và bước đầu đánh giá sự đồng thuận đối với các nhóm giải pháp đã đề xuất.
108
3.3.1
Lựa chọn giải pháp
108
3.3.2
Nội dung giải pháp
113
3.3.3
Bàn luận về đề xuất các giải pháp
125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BHL
Ban huấn luyện
CLB
Câu lạc bộ
CSVC
Cơ sở vật chất
HLV
Huấn luyện viên
HCV
Huy chương vàng
HCB
Huy chương bạc
HCĐ
Huy chương đồng
KHCN
Khoa học công nghệ
LVĐ
Lượng vận động
Nxb
Nhà xuất bản
s
Giây
TDTT
Thể dục thể thao
TT
Thứ tự
TTHLTT
Trung tâm Huấn luyện thể thao
TTTTC
Thể thao thành tích cao
UBND
Ủy ban nhân dân
VĐV
Vận động viên
%
Phần trăm
DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại
TT
Nội dung
Trang
Bảng
1.1
Phân chia giai đoạn theo quy trình đào tạo vận động viên
30
3.1
Kết quả phỏng vấn phân nhóm đối tượng khảo sát thực trạng môn Karatedo Hà Nội
59
3.2
Các cơ sở đào tạo VĐV Karatedo hiện có tại Hà Nội
61
3.3
Mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
64
3.4
Nội dung đánh giá thực trạng tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
65
3.5
Phỏng vấn hình thức tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội
66
3.6
Thực trạng sử dụng các phương pháp tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội
68
3.7
Thực trạng các phương pháp tuyển chọn VĐV Karatedo giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Hà Nội
68
3.8
Thực trạng sử dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội
69
3.9
Tiêu chí đánh giá thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
71
3.10
Thực trạng kế hoạch huấn luyện VĐV Karatedo Hà Nội
72
3.11
Thực trạng thời gian đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
77
3.12
Thực trạng kiểm tra đánh giá trình độ và thải loại VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
78
3.13
Thực trạng phân chia chuyên sâu và tiêu chí phân chia chuyên sâu của VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau trg.80
3.14
Thực trạng lực lượng VĐV Karatedo ở Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội
82
3.15
Thực trạng đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
84
3.16
So sánh HLV Karatedo so với một số môn thể thao khác ở Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội
91
3.17
So sánh HLV karatedo Hà Nội với HLV Karatedo một số đơn vị khác
93
3.18
Tổng hợp số lượng huy chương tại các giải quốc tế từ năm 2005 - 2012
Sau trg.94
3.19
Tổng hợp số lượng huy chương tại các giải từ năm 2005 - 2012
Sau trg.94
3.20
Thực trạng phụ cấp cho VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
96
3.21
Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
98
3.22
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn Karatedo Hà Nội
99
3.23
Kết quả phỏng vấn công tác tổ chức quản lý VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
100
3.24
Thực trạng giáo dục đạo đức cho VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
101
Bảng
3.25
Phản ánh của VĐV Karatedo thuộc Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội (giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu) về nhận thức và thực hành nội dung giáo dục đạo đức
102
3.26
Mức độ đồng thuận đối với 03 nhóm giải pháp đã đề xuất
112
3.27
Phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau tr.115
Biểu đồ
3.1
So sánh VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu với các giai đoạn đào tạo khác
83
3.2
So sánh tỷ lệ đẳng cấp đai của VĐV Karatedo Hà Nội
83
3.3
Thực trạng kết quả đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
85
3.4
Thâm niên tập luyện của VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
86
3.5
Thâm niên công tác của HLV môn Karatedo so với 3 môn thể thao khác thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
92
3.6
Trình độ và đẳng cấp HLV môn Karatedo với một số môn thể thao khác thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.
92
3.7
So sánh HLV Karatedo Hà Nội với một số đơn vị khác
94
3.8
Biểu đồ thành tích huy chương, thứ hạng của Karatedo Hà Nội tại các giải trong nước từ năm 2005 -2012
Sau trg.94
Sơ đồ
1.1
Cấu trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV
25
1.2
Hệ thống tổ chức Nhà nước trong quản lý đào tạo VĐV
26
1.3
Hệ thống tổ chức xã hội trong quản lý đào tạo VĐV
27
1.4
Hệ thống tổ chức của trung tâm TDTT quận, huyện
27
3.1
Tổ chức quản lý của các cơ sở đào tạo môn Karatedo Hà Nội
63
3.2
Hình thức tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội
67
PHẦN MỞ ĐẦU
Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao đã xác định: “Phát triển thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ xuyên suốt của ngành, từ đó xác định các biện pháp, hoàn chỉnh từng bước hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, mà điểm khởi đầu là công tác đào tạo tài năng trẻ quốc gia” [59].
Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải nghiên cứu lựa chọn những giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo tài năng thể thao, theo đó trước hết cần tập trung vào một số môn thể thao mũi nhọn.
Trong những năm gần đây, thể thao Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc qua các giải thi đấu thể thao ở khu vực và Châu lục. Để đạt được mục đích thể thao VĐV cần được quản lý hợp lý, đào tạo một cách hệ thống và lâu dài qua các giai đoạn huấn luyện khác nhau. Công tác TDTT nói chung và đào tạo VĐV trẻ nói riêng chỉ thực sự có hiệu quả khi có một hệ thống quản lý phù hợp, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý chặt chẽ sẽ thúc đẩy sự nghiệp TDTT của một địa phương phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội đào tạo nhiều VĐV trẻ có thành tích cao cả ở những môn thể thao truyền thống và thể thao hiện đại, từ đó nâng cao thành tích thể thao của Việt Nam trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Công việc này trước tiên phải nói đến yếu tố con người trong bộ máy tổ chức thực hiện các hoạt động TDTT, các cán bộ TDTT có năng lực, nhiệt tình trong công tác ở địa phương, cơ sở góp phần rất lớn trong việc tổ chức, hướng dẫn nhân dân tập luyện, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành TDTT đến từng cơ sở, từng người dân, thúc đẩy phong trào TDTT phát triển rộng khắp, góp phần đẩy mạnh xã hội hoá TDTT ở nước ta.
Karatedo là một môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam. Tuy hình thành muộn hơn so với các môn thể thao khác, song Karatedo đã nhanh chóng phát triển rộng rãi khắp cả nước. Đặc biệt Karatedo ngày càng chứng tỏ được tiềm năng của môn thể thao thế mạnh. Các vận động viên Karatedo đã giành được nhiều thành tích trong các cuộc thi đấu lớn như: đoạt 2 huy chương vàng (HCV) tại Asiad 14; 12 HCV tại SEAGames 22; 6 HCV SEAGames 23; 4 HCV SEAGames 24; 6 HCV SEAGames 25..., từng bước khẳng định vị thế của một môn thể thao mũi nhọn. Tuy nhiên, để môn Karatedo tiếp tục vươn xa hơn nữa cần có chủ trương, định hướng khoa học, cần có một qui trình đào tạo VĐV hoàn chỉnh và toàn diện. Toàn diện tức là phải có lực lượng VĐV, có sự chuẩn bị cho VĐV đầy đủ các phẩm chất chuyên môn và những điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV.
Karatedo Hà Nội luôn là đơn vị đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển Karatedo quốc gia, mang lại nhiều huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam tại Đại hội thể thao khu vực và cũng là đơn vị luôn dẫn đầu tại các giải thi đấu Karatedo toàn quốc. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thành tích của các VĐV Karatedo Hà Nội bắt đầu giảm sút, đánh mất dần vị thế “nhất toàn đoàn” tại các giải trẻ toàn quốc, vô địch quốc gia và mới nhất, VĐV Karatedo Hà Nội đã không giành được huy chương vàng nào tại SEAGames 26. Đây đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý và các huấn luyện viên Karatedo Hà Nội. Từ trước tới nay, Karatedo Hà Nội tuy có hệ thống đào tạo VĐV nhưng công tác đào tạo VĐV Karatedo trẻ của Hà Nội chưa được coi trọng nhiều. Hầu hết chỉ chú trọng về trình độ chuyên môn của VĐV mà chưa có ai quan tâm tới đội ngũ huấn luyện viên, những khó khăn và thuận lợi của VĐV trong quá trình tập luyện, chế độ chính sách cho VĐV hay một số điều kiện đảm bảo cho việc tập luyện và thi đấu của các VĐV...
Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo VĐV Karatedo trẻ của Hà Nội đối với thành tích của Karatedo Hà Nội và của Việt Nam trong thời gian sắp tới, đồng thời với yêu cầu cấp bách cần thiết phải nâng cao công tác đào tạo VĐV và trình độ của VĐV Karatedo, nhất là với các VĐV đang trong giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu, giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển thành tích và trình độ thể thao, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”.
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội nhằm tìm ra những ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, góp phần đưa công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội vào nền nếp, mang tính hệ thống và khoa học cao, xứng đáng đúng vị thế của nó trong toàn quốc.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
Mục tiêu 2. Đánh giá những yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
Mục tiêu 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và bước đầu đánh giá sự đồng thuận đối với các nhóm giải pháp đã đề xuất.
Giả thuyết khoa học của đề tài.
Nếu đánh giá được thực trạng công tác đào tạo VĐV Karatedo giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu của Hà Nội về những ưu điểm và hạn chế, bước đầu có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo vận động viên Karatedo, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của môn thể thao này trong tương lai.
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao.
1.1.1. Những định hướng chung về công tác Thể dục thể thao.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Đảng và Nhà nước phải chăm lo phát triển TDTT nhằm góp phần tăng cường sức khoẻ của nhân dân, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa như: lòng dũng cảm, nghị lực, sự khéo léo, trí thông minh và óc thẩm mỹ, tinh thần tập thể và lòng trung thực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [13].
Để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, cần mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT quần chúng trước hết là trong học sinh, thanh niên và các lực lượng vũ trang.
Về công tác thể thao thành tích cao, văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng luôn luôn đề cập và định hướng cho sự phát triển của nó. Văn kiện Đại hội Đảng VI khẳng định: Củng cố và mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu thể thao, phát triển lực lượng VĐV trẻ, lựa chọn và tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao. Coi trọng việc giáo dục đạo đức, phong cách thể thao xã hội chủ nghĩa. Cố gắng bảo đảm các điều kiện về cán bộ, về khoa học, kỹ thuật, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức, quản lý cho công tác TDTT [13].
Đại hội Đảng VII đã định hướng đào tạo VĐV thể thao thành tích cao: “Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, nâng cao thành tích một số môn thể thao. Cải tiến tổ chức, quản lý các hoạt động TDTT theo hướng kết hợp chặt chẽ các tổ chức Nhà nước và các tổ chức xã hội. Tạo các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật để phát triển nhanh một số môn thể thao Việt Nam có truyền thống và có triển vọng” [14].
Chỉ thị 36CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ: Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó ngành thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt. Xã hội hóa tổ chức các hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước [3].
Trong thời kỳ phát triển mới của nước ta, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của TDTT trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo nên sức mạnh và động lực phát triển đất nước. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”, đã chỉ rõ: “Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân, đảm bảo cho sự nghiệp thể dục thể thao ngày càng phát triển” [6].
1.1.2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao.
Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên; trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người; Nhà nước phát triển TTTTC nhằm phát huy tối đa năng lực kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và ý chí của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao. Phát triển TTTTC là một nhiệm vụ chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam. TTTTC có vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước.
Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến TTTTC. Nhưng theo Người, TTTTC phát triển trên cơ sở TDTT quần chúng. Hồ Chí Minh từng lưu ý rằng, phát triển TTTTC vừa phấn đấu giành “vinh quang của dân tộc về mặt thể thao” vừa thúc đẩy TDTT quần chúng vì sức khoẻ cho mọi người dân [38].
Theo Bác, TDTT quần chúng phải được phát triển phong phú đó là sự đa dạng các loại hình, sâu rộng các địa bàn và hầu hết các đối tượng tập luyện. Tính phóng phú đó là nền tảng của thể thao thành tích cao. Đồng thời thể thao thành tích cao phát triển mạnh cũng thể hiện tính phong phú của nó về cả loại hình, đối tượng, địa bàn. Trong thư chúc mừng Đại hội thể thao GANEFO châu Á lần thứ nhất, tổ chức vào cuối năm 1966 ở Campuchia, Hồ Chí Minh viết: “Đây là cuộc gặp gỡ lớn để các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á, tỏ rõ cho toàn thế giới thấy khả năng phong phú của mình trong lĩnh vực thể thao”. Quan điểm này còn có nghĩa rằng, thể thao của các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á với khả năng phát triển mạnh mẽ cả về TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao [38].
Vì vậy ở nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT, trong đó có TTTTC được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương chính sách cụ thể: Nhà nước có chính sách phát triển thể TTTTC, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu TTTTC; tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển TTTTC.
Ngày 01/12/2011, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ vể thể dục, thể thao, trong đó quan điểm "Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao...". Về nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao: "Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao [6].
Đầu tư, nâng cấp các trung tâm huấn luyện thể thao của quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể thao hiện đại. Củng cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành phố với quy mô phù hợp, có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển mạng lưới hoạt động thể thao thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học và phát hiện, bồi dưỡng các năng khiếu và tài năng thể thao. Khuyến khích phát triển câu lạc bộ về các môn thể thao hoạt động theo phương thức tự quản, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Mở rộng quy mô và hiện đại hóa các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
Đổi mới tổ chức, quản lý TTTTC theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng vận động viên và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á, bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Coi trọng giáo dục đạo đức, ý chí, lòng tự hào dân tộc cho vận động viên. Tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các VĐV xuất sắc và phát huy vai trò nêu gương của họ đối với lớp VĐV kế cận và với thanh, thiếu niên nói chung. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao, nhất là trong bóng đá và các môn TTTTC .
1.2. Công tác đào tạo vận động viên.
1.2.1. Một vài khái niệm có liên quan.
Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo VĐV Karatedo giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, do vậy phải hiểu rõ và hiểu đúng về khái niệm đào tạo VĐV và một số khái niệm khác có liên quan đến vấn đề đào tạo VĐV như: đào tạo; VĐV, đào tạo VĐV.
Khái niệm đào tạo.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Khái niệm giáo dục nhiều khi bao gồm cả các khái niệm đào tạo [68].
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, đào tạo thường đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... [80]
Đào tạo là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ [80].
Như vậy có thể hiểu đào tạo là việc huấn luyện, giảng dạy, tập huấn cho một hoặc nhiều người, một tổ chức, một xã hội về một vấn đề hay nhiều vấn đề và nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định. Đào tạo có nhiều dạng, trong đó đào tạo VĐV (đào tạo tài năng thể thao) cũng nằm trong khái niệm nói trên.
Vận động viên: Vận động viên hiểu theo một cách đơn giản nhất là chỉ người chuyên luyện tập, thi đấu, biểu diễn một môn thể thao nhất định [68], [77].
Đào tạo vận động viên:
Là một quá trình bao gồm nhiều mặt, sử dụng có mục đích tổng thể các nhân tố (phương tiện, phương pháp và điều kiện) cho phép tác động có chủ định tới sự phát triển VĐV và đảm bảo cho họ có trình độ sẵn sàng cần thiết để đạt thành tích thể thao [62],[66].
Các nhà khoa học nghiên cứu về TDTT cho rằng: huấn luyện thể thao được xem là thành phần cơ bản hoặc hình thức cơ bản (cách thức thực hiện) của đào tạo VĐV theo đó,huấn luyện thể thao được hiểulà hình thức cơ bản của đào tạo VĐV, là quá trình đào tạo VĐV có hệ thống mà chủ yếu bằng các phương pháp bài tập. Về thực chất, đó cũng là một quá trình sư phạm có tổ chức chặt chẽ, nhằm làm cho thành tích thể thao của VĐV không ngừng phát triển [62], [63].
Đào tạo VĐV là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, được tiến hành thông qua các tri thức khoa học tự nhiên và xã hội để từ đó tác động một cách có hệ thống tới chức năng, chức phận cơ thể, phát triển hết mức và toàn diện cơ thể VĐV hay nói cách khác, việc hoàn thiện, đào tạo VĐV (hay tài năng thể thao) được tiến hành thông qua quá trình huấn luyện thể thao, dưới nhiều hình thức và với các phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, có một hình thức chính là thông qua quá trình huấn luyện thể thao. Bên cạnh đó còn có các hình thức và phương tiện quan trọng khác giúp cho việc đào tạo thể thao đạt hiệu quả cao, đó là: sự trang bị về lý luận, các kiến thức về kỹ-chiến thuật, phương pháp tập luyện và các kiến thức khác, cũng như việc phát triển khả năng trí tuệ. Cuối cùng phải kể đến các phương pháp y học thể thao và các phương pháp điều hòa tâm lý [9].
Đào tạo VĐV là lĩnh vực đào tạo tài năng chuyên ngành, có những đặc điểm, quy luật riêng cần được tiến hành theo hướng chuyên môn hóa trong một hệ thống chuyên biệt, theo một quy trình chặt chẽ với các chương trình huấn luyện khoa học và có sự điều khiển thống nhất để có các tuyến VĐV kế tiếp nhau và đạt thành tích cao ở các lứa tuổi phù hợp với đặc điểm từng môn thể thao [64].
Đào tạo VĐV phải hình thành và tiến hành theo một hệ thống, gồm nhiều nhân tố phức tạp, bao gồm: mục đích, nhiệm vụ, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo cho việc huấn luyện VĐV đạt tới thành tích thể thao cao nhất.
1.2.2. Công tác đào tạo vận động viên.
Công tác đào tạo VĐV được cấu thành từ rất nhiều yếu tố: từ quản lý tới đào tạo, huấn luyện và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo VĐV (ngoài huấn luyện, tập luyện, thi đấu). Có thể nói, đào tạo VĐV là một nghề, và để trở thành một nghề thể thao trước hết phải nói đến đối tượng là sản phẩm của nghề bao gồm: những vấn đề liên quan chặt chẽ đến đào tạo nên một VĐV đó là: Yếu tố con người (nhà quản lý, VĐV, HLV, bác sĩ thể thao, nhà khoa học...,) đến các yếu tố bên ngoài như sân bãi dụng cụ, trang thiết bị, yếu tố kinh phí đầu tư.
Qua nghiên cứu các tài liệu cho thấy, có rất nhiều các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến công tác đào tạo VĐV. Trong phạm vi luận án này chúng tôi xác định 4 yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn tới công tác đào tạo VĐV, đó là: vấn đề con người, cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý, kinh phí đầu tư. Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các nhóm yếu tố có ảnh hưởng như thế nào tới công tác đào tạo VĐV.
1 2.2.1.Vấn đề con người: gồm 3 nhóm chính.
Đội ngũ huấn luyện viên:
Trong tất cả các ngành, nghề vai trò của người thầy luôn được nêu cao và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định về chất lượng đào tạo. Ngành TDTT cũng không ngoại trừ, yếu tố người thầy, người HLV đóng vai trò tiên quyết trong công tác đào tạo VĐV. Người HLV không chỉ là thầy mà vừa làm cha mẹ, là anh chị và còn là bạn của VĐV. Bởi trong quá trình đào tạo tập trung người HLV luôn phải sát cánh cùng các VĐV của mình từ giờ huấn luyện, đến giờ ăn, giờ ngủ và quan tâm đến những nhu cầu sinh hoạt thường ngày của VĐV.
Trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 có đánh giá “Việt Nam chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao, thiếu chính sách và các quy định về đào tạo nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao,nhất là đối với thể thao thành tích cao” [59]. Ở đây ta có thể thấy nguồn nhân lực cho TDTT trong đó có lực lượng HLV vẫn chưa được đào tạo bài bản và hệ thống, chưa có chính sách đầy đủ để sử dụng hiệu quả lực lượng này.
Đối tượng đào tạo: Để có VĐV tốt trước hết phải tuyển chọn được người có năng lực, có tố chất nổi trội, đáp ứng yêu cầu thành tích của môn thể thao chuyên sâu. Và để có được VĐV ưu tú ở môn thể thao đó thì cần phải thực hiện tốt các nhân tố: tuyển chọn đối tượng đào tạo, quá trình huấn luyện và thi đấu, khoa học công nghệ, đặc biệt là tâm lý, sinh lý, chế độ dinh dưỡng, chế độ đãi ngộ... Đi sâu phân tích các nhân tố này để thấy mức độ ảnh hưởng của nó tới chất lượng đào tạo VĐV hiện nay.
Về tuyển chọn đối tượng đào tạo:
Bất kỳ môn thể thao nào cũng phải có tuyển chọn ban đầu đối tượng đào tạo. Mỗi môn thể thao khác nhau có những yêu cầu và tiêu chí tuyển chọn khác nhau.
Tuyển chọn VĐV không phải là việc làm chỉ tiến hành kiểm tra một lần mà là cả một quá trình bao gồm kiểm tra lần đầu và theo dõi, bồi dưỡng trong suốt một quá trình huấn luyện có hệ thống. Sau đó, qua các cuộc kiểm tra hoặc thi đấu mới có sự lựa chọn và đào thải. Những VĐV nào đạt tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của môn thể thao mới tiếp tục bồi dưỡng và huấn luyện để thi đấu.
Về đào tạo, huấn luyện và thi đấu:
Trong cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, Nguyễn Toán có phân tích về đào tạo VĐV như sau:
Trong cấu trúc của hệ thống đào tạo VĐV có huấn luyện thi đấu và những nhân tố ngoài huấn luyện và ngoài thi đấu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và thi đấu [62].
Huấn luyện thể thao (phần quan trọng nhất của hệ thống đào tạo VĐV) là một quá trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng các bài tập, nhằm hoàn thiện các phẩm chất, năng lực, các mặt của trình độ chuẩn bị, nhằm đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong môn thể thao đã chọn hoặc một nội dung nào đó (như Kumite hay Kata trong Karatedo). Trong quá trình huấn luyện thể thao, phải thực hiện những nhiệm vụ chung và riêng nhằm làm cho VĐV khỏe mạnh, có đạo đức, tư tưởng, trí tuệ tốt; phát triển thể chất cân đối, nâng cao kỹ - chiến thuật, đạt trình độ cao về các phẩm chất chuyên môn như thể lực, tâm lý, đạo đức, ý chí và cả những hiểu biết nhất định về lý luận và phương pháp thể thao [62].
Thi đấu thể thao là cách thức để thể hiện những thành tích thể thao, cũng như đánh giá và so sánh những thành tích của từng VĐV hoặc đội. Đó còn là biện pháp để chọn và đào tạo VĐV, tìm hiểu và phát huy những tiềm năng của con người, hình thành nhân cách [62].
Các chức năng của thi đấu trong hệ thống đào tạo thể thao rất lớn và đa dạng.Những cuộc thi đấu chính thức đòi hỏi quá trình đào tạo VĐV phải lâu dài. Chính nhu cầu nhằm đạt những thành tích thể thao cao nhất đã quyết định phần lớn cấu trúc và nội dung của toàn bộ hệ thống đào tạo.
Thực tiễn hệ thống đào tạo tài năng thể thao hiện đại gồm hệ thống huấn luyện đào tạo khoa học theo quy trình công nghệ với các tính c...iai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu và giai đoạn hoàn thiện thể thao [45].
Quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV được tác giả Diên Phong chia làm 5 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn huấn luyện cơ bản mang tính chuẩn bị, giai đoạn huấn luyện cơ sở chuyên sâu, giai đoạn phản ánh năng lực cá nhân ở mức độ cao nhất và giai đoạn giữ vững sự ổn định thành tích thể thao. Năm giai đoạn huấn luyện này là một quá trình thống nhất và không gián đoạn [46].
Ở Việt Nam, đa số các nhà khoa học Việt Nam chia quy trình huấn luyện nhiều năm thành 3 giai đoạn.
Xét trên quan điểm của nhân tài học, Nguyễn Thế Truyền chia hệ thống tập luyện nhiều năm thành ba giai đoạn: Giai đoạn phát hiện năng khiếu thể thao, giai đoạn đào tạo tài năng thể thao, và giai đoạn bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao [69].
Lê Văn Lẫm cũng cho rằng, quá trình huấn luyện nhiều năm có thể chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn phát triển tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể thao [35].
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn quá trình huấn luyện nhiều năm có thể chia làm ba giai đoạn lớn: Giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn hiện thực hoá tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao. Mục đích của giai đoạn đào tạo ban đầu là đặt nền móng cho thành tích thể thao trong tương lai, và được chia làm hai giai đoạn nhỏ [63]:
Giai đoạn đào tạo thể thao (là giai đoạn phát hiện tài năng, với mục tiêu là phát hiện môn thể thao phù hợp với năng khiếu của từng VĐV) và giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
Giai đoạn hiện thực hoá tối đa khả năng thể thao chia làm hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn tiền cực điểm (là giai đoạn thể hiện rõ nét các đặc điểm của chuyên môn hoá sâu) và giai đoạn đạt thành tích thể thao tột đỉnh (giai đoạn này chung với lứa tuổi thuận lợi nhất để xuất hiện những thành tích thể thao xuất sắc). Giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao chia làm hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn duy trì thành tích thể thao và giai đoạn duy trì trình độ tập luyện chung để đưa VĐV trở lại cuộc sống đời thường.
Tóm lại, có thể thấy đặc điểm đặc trưng nhất của quá trình huấn luyện nhiều năm chính là tính giai đoạn. Tuy sự phân chia có khác nhau nhưng đều đồng nhất về mặt quan điểm là các giai đoạn huấn luyện là một quá trình thống nhất, không gián đoạn và thời gian của các giai đoạn này phụ thuộc vào đặc điểm chuyên biệt của từng môn thể thao, cũng như trình độ của mỗi người tập.
1.3.2. Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu còn được gọi là giai đoạn chuyên môn hóa cơ sở. Mục đích chính của giai đoạn này là đặt nền móng cho giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao trong tương lai. Nhiệm vụ chính của giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là phát triển toàn diện các tố chất thể lực trên cơ sở chú ý đến đặc điểm của môn thể thao chuyên sâu, nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan thu nhận vận chuyển và cung cấp năng lượng như tuần hoàn, hô hấp, các cơ quan vận động, các phẩm chất tâm lý và đặc biệt là trang bị vốn kỹ năng kỹ xảo vận động đa dạng, phong phú và đặc biệt là nâng cao khả năng chịu đựng LVĐ.
Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu thực hiện theo xu hướng huấn luyện chung là chủ yếu. Và con đường hợp lý hơn cả là chuyên môn hóa ban đầu theo tính chất đa môn.
Theo Philin V.P, ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu cần dành ưu tiên cho huấn luyện thể lực toàn diện, kết hợp hữu cơ với huấn luyện cơ bản và chuyên môn. Lúc này huấn luyện cơ bản thường chiếm 80 – 90% tổng khối lượng các bài tập, huấn luyện chuyên môn có thể chiếm 15 - 20% (ở nhiều môn huấn luyện chuyên môn có thể chiếm đến 40% tổng thời gian tập luyện). Vì vậy cùng với các phương tiện huấn luyện thể lực chung, ngay trong những năm đầu tiên tập thể thao, cần đưa vào chương trình huấn luyện tổ hợp các bài tập chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực có ý nghĩa quan trọng trong môn thể thao chính. Vì vậy, cần định hướng cho học sinh chuyên môn hoá trong một môn thể thao nhất định, song quá trình huấn luyện cần được xây dựng trên cơ sở phát triển toàn diện [45].
Đặc điểm của giai đoạn này là mặc dù tập luyện với lượng vận động không lớn nhưng nhịp tăng trưởng thành tích khá cao. Lượng vận động trong những năm đầu chuyên môn hóa được nâng dần về khối lượng. Cường độ cũng tăng nhưng ít hơn so với khối lượng.
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, nhiệm vụ của giai đoạn này là:
- Bắt đầu khai thác tiềm năng và bồi dưỡng năng khiếu thể thao ở một nội dung hoặc một môn nào đó.
- Tiếp tục phát triển thể lực chung, đồng thời bắt đầu chú trọng phát triển thể lực chuyên môn.
- Bắt đầu huấn luyện kỹ - chiến thuật chuyên môn cơ bản.
- Bồi dưỡng đạo đức, ý chí.
- Bồi dưỡng tri thức ban đầu về thể thao thành tích cao.
- Học văn hóa phổ thông theo chương trình và thời gian thích hợp.
Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 3 năm tùy từng môn thể thao và VĐV. Hình thức tổ chức huấn luyện giai đoạn này ở nước ta thường là bán tập trung hoặc tập trung. Thời gian tập luyện tối thiểu 5 buổi/ tuần, mỗi buổi khoảng 2 giờ [11].
1.4. Đặc điểm huấn luyện vận động viên Karatedo.
1.4.1. Khái quát về Karatedo.
Karatedo có nguồn gốc từ đảo Okinawa, một thuộc địa của Nhật Bản trước đây, nhưng môn võ này lại phát triển thịnh vượng và nổi tiếng ở Nhật Bản rồi truyền bá rộng rãi khắp thế giới. Thuở ban đầu, người dân luyện tập môn võ thuật này với cái tên Okinawa-te, nghĩa là chỉ dùng tay, luyện tập để biến tay thành vũ khí chiến đấu chống lại các tầng lớp áp bức vào thời gian Okinawa bị xâm chiếm và đặt dưới sự cai trị của Nhật trong điều kiện không cho phép người dân ở đây sử dụng vũ khí [32], [70].
Trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về Karatedo, tuy nhiên một khái niệm mang tính toàn diện, sâu sắc và đầy đủ nhất thì Karatedo là nghệ thuật tự vệ, là một trong những phương thức rèn luyện thân thể tốt và là một trong những môn thể thao khá phổ biến, được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, Karatedo còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là tinh thần hướng thiện của con người. Karatedo có thể được phân biệt theo hai loại:
Karatedo truyền thống.
Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các hệ phái chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định.
Karatedo truyền thống theo nghĩa rộng gồm tất cả các hệ phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).
Karatedo truyền thống có một số đặc trưng sau:
Coi trọng lễ tiết.
Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
Ít tổ chức thi đấu
Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các hệ phái, song nhìn chung đều cần có thời gian tập luyện dài.
Karatedo truyền thống gồm các nhóm hệ phái sau:
Karatedo cổ truyền: Đây là các hệ phái Karatedo không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các hệ phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v
Karatedo truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các hệ phái đi theo dòng Karatedo thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ phái chính là Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū
Karatedo Okinawa: Các hệ phái Karatedo có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v
Hiện nay, tại Việt Nam, nơi còn lưu giữ nhiều hệ phái Karatedo truyền thống có thể kể tới đơn vị Thừa Thiên Huế. Đây cũng là địa phương đầu tiên ở Việt Nam Karatedo du nhập và phát triển.
Karatedo hiện đại.
Karatedo hiện đại ngày nay còn gọi là Karatedo thể thao (Sport Karatedo). Karatedo hiện đại chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao, thi đấu gồm 2 phần: Kata (quyền) và Kumite (thi đấu đối kháng).
Về Kata, trong hơn 100 hệ phái của Karatedo thì có 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính được đưa vào sử dụng, đó là các hệ phái: GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU. Cụ thể 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính như sau: Goju: (2 bài: Seipai và Saifa) Shotokan: (2 bài: Jion và Kankudai) Shito: (2 bài: Bassaidai và Seienchin) Wado: (2 bài: Seishan và Chinto). Ngoài 8 bài quyền bắt buộc 4 hệ phái này còn có các bài quyền tự chọn như sau: GOJU-RYU có 10 bài, WADO-RYU có 10 bài, SHOTOKAN 21 bài, SHITO-RYU 43 bài.
Về Kumite: thi đấu theo lứa tuổi và hạng cân (đối với nam và nữ), hình thức bốc thăm chia cặp, loại trực tiếp. Nội dung thi đấu này áp dụng chặt chẽ Luật Karatedo do Liên đoàn Karatedo thế giới ban hành.
Xét về phương diện là một môn thể thao, Karatedo đem lại các cơ hội tranh tài với mục đích khuyến khích con người luôn khát khao vươn tới một đỉnh cao mới, mà ở đây chính là thể thao thành tích cao. Mỗi môn sinh Karatedo thực thụ trước khi bắt đầu tập luyện môn võ này đều phải thuộc lòng năm điều: dũng cảm, trung thực, lễ độ, nỗ lực và tự chủ.
Trước đây, đặc điểm của Karatedo là nhanh, mạnh và thực dụng. Tuy nhiên, Karatedo hiện đại ngày nay như vậy là chưa đủ. Khi đã trở thành một môn thể thao với hệ thống thi đấu rộng khắp và ngày càng phát triển, Karatedo ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở mỗi VĐV. Đặc điểm của Karatedo hiện đại ngày nay là kỹ thuật toàn diện, nhanh, mạnh và khéo.
Kỹ thuật toàn diện tức là yêu cầu ở VĐV có một nền tảng kỹ thuật căn bản tốt, có thể vận dụng không chỉ các đòn tay mà còn sử dụng thành thạo đòn chân và các kỹ thuật quật ngã đối thủ.
Nhanh nghĩa là chỉ sức nhanh (tốc độ), nó có vai trò đặc biệt quan trong thi đấu Karatedo, mang tính quyết định đối với thành tích thi đấu của VĐV. Nó thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công nhanh, tốc độ di chuyển, phòng thủ phản công hoặc đơn giản là đưa ra một quyết định có hiệu quả nhất trong một tình huống nhất định.
Mạnh: trong Karatedo được thể hiện ở sức mạnh đòn đánh, đòn đánh phải đủ mạnh mới có thể ghi điểm. Sức mạnh trong Karatedo quan hệ mật thiết với sức nhanh (tốc độ). Một đòn đánh với một sức mạnh tốc độ tối đa nhằm ghi điểm nhưng chạm mục tiêu lại có sự "khống chế". Đây cũng là nét đặc trưng nhất trong môn võ này mà không một môn võ nào có. Với các môn võ khác tiêu chuẩn ghi điểm của một kỹ thuật thường mạnh, chính xác và có thể dẫn đến đối phương “Knock out”. Nhưng với Karatedo thì việc VĐV sử dụng một kỹ thuật tấn công nhanh mạnh, chính xác vẫn phải kiểm soát được đòn của mình (không gây sát thương đối thủ) và trở về trạng thái Zanshin (ý thức phòng thủ). Việc kiểm soát được đòn đánh của mình mà không giảm tốc độ và lực đòi hỏi VĐV Karatedo có khả năng tập trung và năng lực sáng tạo cao.
Khéo léo trong thi đấu Karatedo được thể hiện ở khả năng phối hợp động tác, phối hợp các đòn thế sao cho đơn giản, hiệu quả, ghi điểm tốt. Ngoài ra nó còn thể hiện trong tư duy chiến thuật ở mỗi trận đấu, ở cách thức di chuyển và vận dụng tối đa khả năng cũng như ưu thế của bản thân.
Đặc điểm về kỹ, chiến thuật tâm lý và thi đấu trong môn Karatedo.
Đặc điểm kỹ thuật môn Karatedo: Hoạt động chính của VĐV võ thuật nói chung và môn Karatedo nói riêng đều gồm nhiều kỹ thuật như các kỹ thuật tay, các kỹ thuật chân và các kỹ thuật tấn.
Nói đến Karatedo, trước hết phải xem xét các kỹ thuật đòn đấm và các kỹ thuật đá. Đòn đấm của Karatedo là một đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến các kỹ, chiến thuật của VĐV. Nếu biết kết hợp giữa tốc độ và di chuyển hiệu quả đòn tay sẽ cao. Một kỹ thuật quan trọng của Karatedo hiện nay là các kỹ thuật đá. Ngày nay, VĐV sử dụng đòn đá như là phương tiện tấn công đầu tiên từ khoảng cách xa để ghi điểm trực tiếp hoặc tạo điều kiện thực hiện kỹ thuật khác dứt điểm giành thắng lợi. Những kiểu đá vòng ngược và hiểm hóc của các VĐV châu Âu đã gây khó khăn nhiều cho các VĐV châu Á. Hiện có một số VĐV xuất sắc trên thế giới đã vận dụng đòn đá như một chiến thuật động tác giả để đánh lừa đối phương và tạo thời cơ thuận lợi, nhanh chóng dứt điểm bằng đòn tay.
Kỹ thuật Karatedo ngày nay là sự kế thừa của những cải tiến và các phương pháp phân tích nghiên cứu khoa học. Để áp dụng các kỹ thuật này có hiệu quả trong các trận đấu, đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, chiến thuật, thể lực và đặc biệt là sức bền. Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động có ý nghĩa to lớn đến phát triển tố chất sức bền. Kỹ thuật động tác hợp lý và khả năng phối hợp vận động nhuần nhuyễn tạo sự tiết kiệm hoá nguồn năng lượng trong cơ thể. Trong thi đấu đối kháng của Karatedo, việc vận dụng điêu luyện đòn sở trường và sự phối hợp toàn thân trong di chuyển tấn công, phòng thủ hợp lý sẽ tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng đảm bảo khả năng làm chủ trận đấu một cách có hiệu quả.
Đặc điểm chiến thuật môn Karatedo:
Chiến thuật Karatedo được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu Kumite như: phòng thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao, đánh thấp, đánh liên tiếp so đũa, động tác giả và kỹ thuật biến hoá giành thế chủ động ghi điểm. Ở bất kỳ dạng chiến thuật nào cũng đòi hỏi VĐV võ Karatedo phải linh hoạt, phán đoán, lựa chọn và phản ứng kịp thời với các diễn biến tình huống chiến thuật xảy ra trong thi đấu đặc biệt vào thời điểm cần gắng sức tối đa.
Chiến thuật của VĐV mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm riêng, được thể hiện rõ nhất ở hai trường phái châu Âu và châu Á. Các VĐV châu Âu thiên về lối đánh đẹp, hoa mỹ, còn các VĐV châu Á điển hình là các VĐV Nhật Bản, đều tìm con đường ngắn nhất để giành chiến thắng. Họ sử dụng các động tác kỹ thuật chính xác, nhanh, biến hoá cùng với sự tập trung cao độ, ý chí thi đấu kiên cường, nên hiệu quả chiến thuật được phát huy tối đa. Những VĐV xuất sắc, dù sử dụng bất cứ lối đánh nào đều có đặc điểm chung là kỹ thuật điêu luyện, thể lực sung mãn, biết vận dụng các kỹ chiến thuật sở trường, ý chí cao.
Đặc điểm tâm lý VĐV môn Karatedo: Karatedo là môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp diễn ra với sự tiếp xúc thể chất mạnh đòi hỏi các VĐV phải chịu đựng nặng nề về mặt tâm lý, bởi lòng khát khao chiến thắng, trách nhiệm đối với đồng đội, đôi khi thắng thua còn gắn liền với sự nghiệp. Tâm lý tốt hay xấu chi phối hiệu quả thi đấu. Để có tâm lý tốt liên quan tới trình độ chuẩn bị của VĐV Karatedo cần phát triển cao các trạng thái chức năng cơ thể, các chức năng điều hoà hệ thần kinh và tâm lý, các yếu tố vận động và thể lực đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.
Chuẩn bị sẵn sàng thi đấu là trạng thái của VĐV trong một thời điểm nhất định tạo điều kiện thúc đẩy hay gây cản trở biểu hiện tối đa trình độ chuẩn bị. Trình độ chuẩn bị sẵn sàng thi đấu cao của VĐV phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thể lực, sức bền tốt thì tâm lý sẽ vững và ổn định hơn từ đó VĐV phát huy hết khả năng kỹ chiến thuật của bản thân để giành thành tích cao nhất.
Tóm lại, qua phân tích đặc điểm hoạt động đặc trưng của môn võ Karatedo cho thấy: Karatedo là môn võ giao đấu đối kháng trực tiếp, các động tác kỹ thuật có đặc trưng nhanh, mạnh, biến, linh hoạt có điều khiển được đòn đánh.
Về đặc điểm thi đấu Karatedo.
Thi đấu Karatedo gồm có hai nội dung chính: thi đấu đối kháng (Kumite) và thi đấu quyền (Kata). Tùy mỗi giải đấu có sự phân chia theo lứa tuổi. Riêng thi đấu đối kháng có phân chia theo các hạng cân (nữ có hạng cân riêng và nam cũng có hạng cân riêng).
Đặc điểm thi đấu đối kháng: Trong thi đấu Kumite đòn đấm là vũ khí chủ yếu của võ sĩ Karatedo. Những đòn đá không được vào phần dưới của đối thủ (hạ đẳng). Sự kìm chế các cú đá đòi hỏi sức mạnh, sự cân bằng và làm chủ chính mình. Tuy nhiên xu thế sử dụng kỹ thuật trong thi đấu hiện nay rất đa dạng. Những năm gần đây, các VĐV của nhiều quốc gia đặc biệt là châu Âu có xu hướng sử dụng nhiều kỹ thuật chân hơn. Bởi vì kỹ thuật chân, đặc biệt là các kỹ thuật ghi điểm ở vùng thượng đẳng được điểm gấp ba lần các đòn tay thông thường. Quan niệm và tiêu chuẩn ghi điểm của một đòn đánh trong thi đấu Kumite rất khác biệt với các môn võ khác. Nó mang đậm nét truyền thống riêng là sự kiểm soát tối đa về các hành vi vận động của cơ bắp cũng như trong ý thức.
Thời gian một trận đấu của Karatedo không dài, chỉ với 3 phút nhưng trong một buổi đấu hoặc một ngày đấu, một VĐV có thể thi đấu rất nhiều trận trước khi đến trận chung kết.
Đặc điểm thi đấu quyền pháp: quyền pháp (Kata) không đơn giản chỉ là những bài biểu diễn võ có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao mà còn là sự thể hiện sức mạnh, tốc độ và sự chuẩn xác trong từng động tác kỹ thuật. Trong thi đấu Kata, một bài quyền kéo dài từ 3 đến 4 phút, trong mỗi bài lại đòi hỏi VĐV phải phát huy hết toàn bộ khả năng của mình, đặc biệt là sức mạnh trong từng động tác và quan trọng là phải giữ được sức mạnh cho đến những động tác cuối cùng và thậm chí tận khi chào kết thúc bài quyền. Nội dung thi đấu Kata được thực hiện liên tục từ vòng loại tới chung kết. Mật độ trung bình của một VĐV tham dự nội dung thi đấu Kata từ 3 đến 5 bài quyền và sẽ kéo dài thêm 5 phút Bunkai (phân thế) nếu đó là nội dung chung kết đồng đội.
Trong thi đấu Kata phải đăng ký tên bài quyền trước mỗi vòng. Thi đấu Kata có thể chọn hệ phái, mỗi một hệ phái quyền của Karatedo đều quy định hai bài quyền bắt buộc (Shitei kata). Trong thi đấu, hai bài quyền này bắt buộc phải sử dụng ở vòng loại nếu số lượng vận động viên có trên 8 người. Tùy từng số lượng VĐV tham gia thi đấu nhiều hay ít mà vận động viên có thể chỉ sử dụng một bài bắt buộc hay cả hai bài bắt buộc. Sau khi đã qua vòng loại, VĐV có thể lựa chọn bài quyền để dự thi (Tokui kata). Mỗi vận động viên thi đấu Kata có thể lựa chọn các bài quyền cùng một hệ phái để thi, cũng có thể sử dụng bài quyền của nhiều hệ phái khác nhau trong một giải thi đấu.
Tóm lại, trong thi đấu Karatedo, dù thi đấu đối kháng hay thi đấu quyền đều phải tuân thủ theo luật thi đấu do liên đoàn Karatedo Thế giới ban hành, nhưng có thể vận dụng vào thực tế ở mỗi nước mà quy định sẽ thi những hạng cân khác nhau.
1.4.2. Sự phân chia giai đoạn huấn luyện trong môn Karatedo.
Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo vận động viên Karatedo bước đầu cũng đã hình thành một cách hệ thống, phù hợp với các nguyên tắc huấn luyện thể thao. Các tuyến đào tạo vận động viên dần được chia một cách rõ nét, và được sắp xếp thành hệ thống từ giai đoạn huấn luyện ban đầu, đến giai đoạn chuyên môn hoá và giai đoạn hoàn thiện trình độ thể thao.
Quy trình huấn luyện nhiều năm môn Karatedo ở hầu hết các địa phương có phong trào phát triển mạnh ở Việt Nam đều chia quy trình đào tạo VĐV nhiều năm thành 3 tuyến, mỗi tuyến tương ứng với các giai đoạn đào tạo cụ thể.
Tuyến ba tương ứng với giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu, gồm các VĐV năng khiếu tham gia tập luyện thường xuyên tại các câu lạc bộ mạnh của thành phố. Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi thông thường từ 13-14 tuổi, giai đoạn này được đánh giá là rất quan trọng bởi đây là giai đoạn cần ưu tiên cho huấn luyện thể lực toàn diện, kết hợp với huấn luyện cơ bản về chuyên môn. Tỉ lệ huấn luyện chung thường chiếm 80-90% tổng khối lượng các bài tập, các bài tập chuyên môn chiếm 15-20% tổng khối lượng. Vì vậy, cùng với các phương tiện huấn luyện thể lực chung, cần đưa vào chương trình huấn luyện tổ hợp các bài tập chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực phù hợp với nội dung thi đấu sở trường của từng VĐV. Việc sử dụng lượng vận động ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu theo hướng khối lượng hoạt động lớn với cường độ tương đối thấp [4].
Tuyến hai tương ứng với giai đoạn chuyên môn hoá sâu.Lứa tuổi phù hợp thường từ 15-18 tuổi. Giai đoạn này thường sử dụng các loại bài tập, các phương tiện hữu ích như các bài tập Kihon (kỹ thuật cơ bản), các bài tập bổ trợ với dụng cụ, đặc biệt là các bài tập chuyên môn nhằm tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể, nhất là các bài tập kiểm tra và thi đấu được sử dụng nhiều, chuẩn bị cho việc hoàn thiện thành tích thể thao [4].
Tuyến một tương ứng với giai đoạn hoàn thiện trình độ thể thao là VĐV đội dự tuyển và tuyển quốc gia. Đây là thời kỳ VĐV Karatedo đạt đến trình độ cao nhất, tương ứng với các cuộc thi đấu lớn, lượng vận động tối đa thường được sử dụng. Điều có ý nghĩa quan trọng là định mức lượng vận động tập luyện và thi đấu. Hiệu quả nâng cao tài nghệ thể thao của các VĐV Karatedo phụ thuộc vào các huấn luyện viên biết điều chỉnh hợp lý giữa khối lượng và cường độ vận động phù hợp với từng thời kỳ huấn luyện và mục tiêu của từng cuộc đấu [4].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Karatedo như Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đức Hoàng, Lê Tuấn Hiệp[25], [26], [27]. Theo đó, dù nghiên cứu về tiêu chuẩn tuyển chọn, hay tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực, hoặc về sự phát triển tố chất thể lực thì các tác giả đều đề cập tới giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu thuộc lứa tuổi từ 12-15 mà trong đó lứa tuổi 13-14 được coi là thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện đầy đủ về kỹ chiến thuật và thể lực, là thời điểm mà VĐV dễ thích nghi và tiếp thu hơn cả.
Để đạt được đỉnh cao thành tích trong các môn thể thao nói chung và Karatedo nói riêng cần phải có quá trình tập luyện lâu dài, hệ thống và khoa học. Trong quy trình đào tạo VĐV Karatedo dựa theo kinh nghiệm và thực tiễn huấn luyện, lứa tuổi 13-14 thuộc giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Đây là giai đoạn được các huấn luyện viên Karatedo đánh giá là quan trọng nhất bởi nó đặt nền tảng cho mọi mặt của huấn luyện về sau. Một VĐV Karatedo giỏi cần có kỹ thuật cơ bản tốt và một nền tảng thể lực sung mãn. Ở bất cứ nội dung thi đấu nào của môn Karatedo đều đòi hỏi kỹ thuật căn bản tốt và chuẩn, mà đây lại là giai đoạn dễ rèn luyện kỹ thuật căn bản nhất. Do vậy, hầu hết các huấn luyện viên thường chú trọng đến giai đoạn này.
1.4.3. Công tác đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội.
Ngành TDTT Hà Nội luôn có các giảipháp chiến lược để hiện thực hóa mục tiêu thể thao. Sau thành công thực tế của rất nhiều các môn thể thao thế mạnh, Hà Nội tiếp tục chọn lọc và đầu tư trọng điểm vào những môn thể thao mới và có tiềm năng, các môn thể thao thi đấu cơ bản và có nhiều bộ huy chương trong chương trình thi đấu khu vực như: điền kinh, bơi lội, bắn súng, TDDC và võ thuật, trong đó, ngoài môn võ chiến lược là Wushu, Hà Nội tiếp tục chọn môn Karatedo là môn thể thao trọng điểm, cần có chiến lược đầu tư dài hạn [17], [18].
Ngành TDTT Hà Nội xác định các môn thể thao cần phát triển theo 3 mức:
Trình độ Thế giới: Wushu, Pencak Silat, Cờ vua, Đá cầu, Cầu mây nữ.
Trình độ Châu lục: Karatedo, Taekwondo, Cờ tướng, Lặn, Bóng đá nữ, Đua thuyền.
Trình độ SEAGames: Bắn súng, Điền kinh, Bơi lội, Nhảy cầu, TDDC, TDNT, Judo, vật tự do, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cầu lông, Xe đạp, Bóng ném, Petanque...
Như vậy, Karatedo tuy là môn mới nhưng cũng được xếp vào mục tiêu mang tầm châu lục. Điều đó cũng phần nào chứng tỏ được tiềm năng của môn thể thao này.
Môn Karatedo của Hà Nội được chú trọng và phát triển từ cuối những năm 90. Tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2002 các VĐV Karatedo Hà Nội đã giành được huy chương (có 6 HCV, 1 HCB và 5 HCĐ ) và được xếp thứ nhất, số lượng VĐV được tham gia đội tuyển quốc gia chiếm 40% và Đội dự tuyển trẻ quốc gia tham dự giải trẻ Châu Á chiếm 30% [18].
Những năm sau đó, các VĐV Karatedo Hà Nội luôn đăng ký vị trí nhất. Tại các giải vô địch và giải trẻ toàn quốc hàng năm, các VĐV Karatedo thường giành được từ 12-15 huy chương, trong đó, số lượng HCV thường từ 5 chiếc trở lên.
Hà Nội không phải là địa phương phát triển phong trào Karatedo đầu tiên tại Việt Nam nhưng lại là một trong những địa phương có phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Từ năm 1998 trở về trước, để giành được huy chương ở môn Karatedo là rất khó khăn, những tấm huy chương đạt được dù chỉ là huy chương bạc hay huy chương đồng đều rất có ý nghĩa và hết sức quí giá. Trải qua những bước thăng trầm, hiện nay Karatedo đã có chỗ đứng tương đối vững chắc trên đấu trường quốc tế, có khả năng giành được các vị trí cao. Tại các giải thi đấu quốc tế, VĐV Karatedo Hà Nội thường giành được nhiều huy chương nhất. Từ năm 1996 đến nay, Hà Nội là Thành phố có số lượng VĐV tham gia Đội tuyển quốc gia nhiều nhất. Hiện nay công tác đào tạo VĐV có nhiều tiến bộ, đúng quy trình chuyên môn, đảm bảo cho việc nâng cao thành tích thể thao. Hệ thống đào tạo tài năng thể thao theo hướng chuyên nghiệp hoá bước đầu được hình thành. Đảng và Nhà nước có chủ trương đầu tư cho thể thao, đặc biệt là công tác đào tạo tài năng thể thao. Công tác đào tạo VĐV Karatedo trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Nhưng theo đánh giá của các nhà chuyên môn vẫn còn không ít nhược điểm, cụ thể là cần phải hoàn thiện công tác đào tạo VĐV để có những lớp VĐV chất lượng cao và đông đảo hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thể thao. Để đạt được mục đích trên cần phải tổ chức đào tạo VĐV Karatedo trẻ một cách hệ thống, dài hạn và mang tính khoa học.
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan.
1.5.1. Công trình về đào tạo vận động viên.
Công trình nghiên cứu đầy đủ và quy mô nhất phải kể đến luận án: “Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo vận động viên” của tác giả Lâm Quang Thành [56].
Trong đó, tác giả quan tâm nghiên cứu một số vấn đề: ứng dụng về mô hình tổ chức, chức năng, cấu trúc, cơ chế quản lý của hệ thống quản lý VĐV; nghiên cứu quy trình đào tạo VĐV tại Thành phố Hồ Chí Minh; những quy định chặt chẽ thống nhất và đồng bộ trong hệ thống quản lý đào tạo.
1.5.2. Các công trình về Karate-do.
Bên cạnh những tài liệu hướng dẫn trong lĩnh vực Karate-do của Hồ Hoàng Khánh [30], [31], [32] và của Trương Đình Hùng [28], cũng như của Uỷ ban TDTT về luật Karate-do [74], cho đến nay đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu theo các chuyên đề khác nhau.
Về vấn đề chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá có thể kể tới một số nghiên cứu như: Lê Thị Hoài Phương về “các test đánh giá trình độ tập luyện thể lực cho nữ VĐV Karate-do lứa tuổi 16-18” [47]; Nguyễn Đức Hoàng về “xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn thể lực chuyên môn cho nam VĐV đối kháng (Kumite) đội Karate-do trẻ Hà Nội lứa tuổi 12-14 giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu” [27]; Phan Quốc Chiến với “xây dựng tiêu chuẩn thể lực chung và kỹ thuật cơ bản cho VĐV Karate-do lứa tuổi 14” [12]; Hoàng Thị Phương Thuý về “xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khả năng phối hợp vận động cho nữ VĐV chuyên sâu Karate-do Trường Đại học TDTT Bắc Ninh [60]; Nguyễn Tuấn Anh về “tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện thể lực cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 16-18 thành phố Đà Nẵng [1]; của Lê Tuấn Hiệp về “tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện thể lực cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 12-15” [25] và của Đặng Thị Hồng Nhung về “nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện thể lực của nữ VĐV Karate-do đội tuyển quốc gia hay “Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia” [42], [43].
Về phát triển các tố chất thể lực cho các võ sinh Karate-do là một lĩnh vực cũng được không ít học giả quan tâm. Đó là: Nguyễn Đương Bắc trong “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karate-do Trường Đại học TDTT 1 [4]; Trần Tuấn Hiếu trong “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karate-do lứa tuổi 12-15” [26]; Ngô Ngọc Quang trong “nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 14-16” [48]; Nguyễn Hồng Đăng trong “đánh giá trình độ tập luyện thể lực của nam VĐV Karate-do Tỉnh Bắc Ninh lứa tuổi 16-18” [16] và Nguyễn Dũng Minh trong “nghiên cứu hiệu quả tập luyện ngoại khoá môn Karate-do của sinh viên Trường Đại học Phú Xuân - Huế” [37].
Ở môn Karate-do cũng không thể không đề cập đến một nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý, đó là nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng về “ứng dụng một số biện pháp khắc phục có hiệu quả trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karate-do cấp cao” [29].
Tóm lại, qua tổng quan các nghiên cứu kể trên rõ ràng bộc lộ một vấn đề khá nổi bật, đó là đa phần các nghiên cứu đều đề cập tới Karate-do ở khía cạnh: nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực, tuyển chọn VĐV Karatedo, đánh giá trình độ thể lực, trình độ tập luyện...mà chưa có bất cứ nghiên cứu nào đi sâu về công tác tổ chức đào tạo VĐV Karatedo trẻ, một vấn đề mang tầm quan trọng nhằm chuẩn bị lực lượng VĐV ưu tú kế cận cho đội tuyển Karatedo trong tương lai.
Tóm tắt chương tổng quan, có thể thấy một số vấn đề sau:
Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục, nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Thể thao thành tích cao là một mặt cấu thành nền TDTT và Chiến lược của ngành TDTT cũng đã xác định: “Phát triển thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ xuyên suốt của ngành, từ đó xác định các biện pháp, hoàn chỉnh từng bước hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, mà điểm khởi đầu là công tác đào tạo tài năng trẻ quốc gia” [59].
Trong đào tạo VĐV ở bất kỳ môn thể thao nào cũng luôn coi trọng huấn luyện cơ bản vững. Nếu phân chia các giai đoạn đào tạo VĐV Karatedo ở nước ta theo quy trình huấn luyện nhiều năm thì ở hầu hết các địa phương có phong trào phát triển mạnh đều chia quy trình đào tạo VĐV nhiều năm thành 3 tuyến, mỗi tuyến tương ứng với các giai đoạn đào tạo cụ thể. Trong đó, giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu của VĐV Karatedo thường ở lứa tuổi 13-14 (tuyến ba). Đây cũng là giai đoạn được các huấn luyện viên Karatedo đánh giá là quan trọng nhất bởi nó đặt nền tảng cho mọi mặt của huấn luyện về sau. Một VĐV Karatedo giỏi cần có kỹ thuật cơ bản tốt và một nền tảng thể lực sung mãn. Ở bất cứ nội dung thi đấu nào của môn Karatedo đều đòi hỏi kỹ thuật căn bản tốt và chuẩn, mà đây lại là giai đoạn dễ rèn luyện kỹ thuật căn bản nhất.
Hà Nội là nơi có phong trào Karatedo phát triển mạnh mẽ và chất lượng nhất từ trước tới nay ở nước ta. Karatedo Hà Nội luôn là đơn vị đóng góp nhiều VĐV cho đội tu... Thực hiện liên tục cho tới khi có tín hiệu dừng lại.
- Yêu cầu: đấm trúng đích, đúng kỹ thuật.
- Thành tích: Số lần đấm đúng yêu cầu trong 30 giây
4. Đá 2 đích đối diện cách 3m trong 20s (lần)
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ và khả năng phối hợp đòn đá trong hoạt động đổi hướng liên tục.
- Chuẩn bị: 2 đích đối diện cách nhau 3m, cao 1,2m, đồng hồ bấm giờ, giấy bút ghi chép.
- Thực hiện: Người được kiểm tra đứng tấn thủ kamae quay mặt vào 1 bên đích. Khi có tín hiệu bắt đầu, người được kiểm tra di chuyển nhanh về 1 phía đích, thực hiện kỹ thuật đá Mawashi geri hoặc Yoko geri vào 1 bên đích, sau đó di chuyển ngang đá chân còn lại vào đích đối diện. Thực hiện liên tục cho tới khi có tín hiệu dừng lại.
- Yêu cầu: đá trúng đích, đúng kỹ thuật.
- Thành tích: Số lần đá đúng yêu cầu trong 20 giây
5. Đấm tay trước 10 mục tiêu (s)
- Mục đích: Đánh giá SMTĐ đòn đấm tay trước của VĐV.
- Sân bãi, dụng cụ: thảm tập Karatedo, 10 lăm pơ xỏ ngón và 10 người phục vụ.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị (tư thế chiến đấu), 10 người phục vụ đứng ở tư thế tự do, mỗi người cách nhau 0,7m cầm 1 lăm pơ quay mặt tiếp xúc đòn về phía trước ở tầm cao ngang mặt đứng theo hàng dọc chéo sân. Khi có hiệu lệnh người thực hiện bắt đầu di chuyển tiến đấm lần lượt vào 10 lăm pơ của người phục vụ.
- Yêu cầu: Đấm trúng đích, đúng kỹ thuật.
- Thành tích: là khoảng thời gian từ khi có tín hiệu bắt đầu tới khi người được kiểm tra thực hiện xong.
6. Đấm tay sau 10 mục tiêu (s)
- Mục đích: Đánh giá sức nhanh và khả năng phối hợp vận động di chuyển tiến trước.
- Chuẩn bị: 10 người phục vụ cầm 10 đích đứng thành hàng dọc, mỗi đích cao 1m và cách nhau 1m, đích chếch 300 về phía tay thuận của người được kiểm tra.
- Thực hiện: Người thực hiện đứng tấn thủ Kamae cách đích đầu tiên 01m. Khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện di chuyển tiến trước thực hiện kỹ thuật tay sau vào đích thứ nhất, sau đó tiếp tục di chuyển tiến trước, thực hiện đòn tay sau vào đích thứ 2 cho tới đích cuối cùng.
- Yêu cầu: Đấm trúng đích, đúng kỹ thuật, có zanshin sau mỗi đòn đấm.
- Thành tích: là khoảng thời gian từ khi có tín hiệu bắt đầu tới khi người được kiểm tra thực hiện xong kỹ thuật zanshin khi đấm vào đích số 10.
7. Di chuyển ra đòn hai bước tay trước + tay sau + đá vòng cầu (Mawashi Geri) 30s (sl):
Mục đích: đánh giá sức bền chuyên môn.
Sân bãi, dụng cụ: thảm tập Karatedo.
Cách thực hiện: người thực hiện đứng tư thế chuẩn bị trên thảm tập, nghe hiệu lệnh liên tục ra tổ hợp đòn tay trước, tay sau, đá vòng cầu cho đến khi nghe tiếng còi hiệu lệnh kết thúc.
Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: yêu cầu đòn đánh rõ ràng, mạnh, tốc độ và đúng yêu cầu thứ tự của tổ hợp đòn đặt ra. Tính tổng số lần thực hiện được tổ hợp đòn trong 30 giây.
8. Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 30s (sl):
Mục đích: đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay và độ chính xác có đổi hướng của đòn tay.
Sân bãi, dụng cụ: thảm tập Karatedo, 03 lăm pơ to, 03 người phục vụ.
Cách thực hiện: người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị (tư thế chiến đấu: ở tư thế thoải mái tự do nhất) đối diện với một trong 3 mục tiêu sẽ tấn công vào. 03 người phục vụ đứng cầm lăm giơ lên trước ngực đứng theo hình dẻ quạt cách nhau 0,7m.
Khi có hiệu lệnh, người thực hiện (tay trước hoặc tay sau) vào từng lăm pơ theo hình dẻ quạt, sau một đường đi lại đổi tay.
Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: yêu cầu đòn đánh vào lăm pơ phải mạnh chính xác vào lăm pơ. Tính tổng số lần thực hiện đúng (thực hiện một lượt đũn vào 3 lăm pơ được tính 1 lần) vào lăm pơ trong thời gian 30s.
PHỤ LỤC 6
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY TUYẾN 3 MÔN KARATEDO
NỘI DUNG ĐỐI KHÁNG
* Ghi chú: 1 tuần tập 6 ngày (từ thứ hai đến hết sáng thứ 7; trong đó riêng sáng ngày thứ 7 toàn đội tập chung 1 giáo án thể lực ở sân vận động)
Nội dung
Chu kỳ 1
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
Luật đấu, ghi điểm, điểm phạt
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Đá vòng cầu cuốn chân trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Di chuyển tại chỗ ,tiến ,lùi
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Kỹ thuật tấn công một bước tay sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
Nội dung
Chu kỳ 1
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
Luật đấu, ghi điểm, điểm phạt
x
x
x
Đá vòng cầu cuốn chân trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Di chuyển tại chỗ tiến ,lùi
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Kỹ thuật tấn công 1 bước tay trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 1
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
kỹ thuật đá vòng cầu lướt chân trước
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đá quét trụ
x
x
x
Kỹ thuật đá thẳng trước
x
x
x
x
Kỹ thuật đá vòng cầu chân sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
bước đệm chân trước, lướt chân sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Di chuyển chéo trước,chéo sau
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Tấn công trực tiếp bằng đòn đơn:
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tấn công tay sau 1 bước đệm
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 2
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
Kỹ thuật đá kép thẳng - vòng cầu
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
ép thảm thi đấu
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Tấn công tay sau- đá vòng chân trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 2
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu, ghi điểm, điểm phạt
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Đá vòng cầu cuốn chân sau
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Kỹ thuật tấn công tay sau 1 bước đệm
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 2
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
Đá vòng cầu cuốn chân trước
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đá quét trụ
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đá thẳng trước
x
x
x
x
Kỹ thuật đá vòng cầu chân sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật vòng cầu móc gót ( gyaku )
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
2 bước chân trước, lướt chân sau
x
x
x
x
x
x
x
Di chuyển chéo trước,chéo sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Tấn công bằng đòn kép 2 bước:
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tấn công đổi bước tay sau
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 3
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
Kỹ thuật đá vòng cầu chân sau
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đá kép thẳng - vòng cầu
x
x
x
x
Kỹ thuật vòng cầu móc gót ( gyaku )
x
x
x
x
x
x
x
Đả thẳng - móc gót
( gyaku )
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Di chuyển bước đệm,bước lướt
x
x
x
x
x
x
x
Di chuyển chéo trước,chéo sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
KT phản chặn trực tiếp đấm tay trước
x
x
x
x
x
x
x
x
KT phản trực tiếp bằng đòn tay sau
x
x
x
x
x
x
Phản chặn tay sau-đá vòng cầu trước
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 3
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu, ghi điểm, điểm phạt
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Kỹ thuật đá thẳng trước
x
x
x
Kỹ thuật đá vòng cầu chân sau
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đá kép thẳng - vòng cầu
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật vòng cầu móc gót ( gyaku )
x
x
x
x
x
x
x
Đả thẳng - móc gót ( gyaku )
x
x
x
Kỹ thuật tay:
Kỹ thuật đổi bước tay sau
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
x
x
x
x
x
x
x
Tấn công 2 bước tay trước - tay sau
x
x
x
x
x
x
x
Phản đợt 1- tấn công đợt 2 đổi bước
x
x
x
x
x
x
x
Phản đợt 1- đợt 2 đá vòng chân sau
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 3
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật tay:
Kỹ thuật đổi bước tay sau
x
x
x
x
x
Kỹ thuật 1 bước tay sau - đổi bươc
x
x
x
x
Di chuyển chéo trước,chéo sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
Tấn công trực tiếp bằng đòn đơn:
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tấn công tay sau 1 bước đệm
x
x
x
x
x
x
x
KTt phản chặn đấm tay trước
x
x
x
x
x
x
x
KT phản trực tiếp bằng đòn tay sau
x
x
x
x
x
x
x
xx
Phản chặn tay sau-đá vòng cầu trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Phản đợt 1- đợt 2 đá vòng chân sau
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 4
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
Kỹ thuật đá kép thẳng - vòng cầu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật vòng cầu móc gót ( gyaku )
x
x
x
x
Đả thẳng - móc gót
(gyaku )
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Di chuyển ép góc thảm 30s
x
x
x
x
x
x
x
Ép góc thảm 30s ghi điểm tay sau
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
KT phản chặn trực tiếp tay trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Phản chặn tay sau-đá vòng cầu trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 4
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
Kỹ thuật đá vòng cầu chân trước
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đá kép thẳng - vòng cầu
x
x
x
x
Kỹ thuật vòng cầu móc gót ( gyaku )
x
x
x
x
x
x
x
x
Đả thẳng - móc gót ( gyaku )
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Di chuyển chéo trước,chéo sau
x
x
x
x
x
x
x
Di chuyển ép khoảng cách, ép cự ly
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
2 bước tay trước tay sau-chân trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Phản đợt 1- tấn công đợt 2 đổi bước
x
x
x
x
x
x
Phản đợt 1- đợt 2 đá vòng chân sau
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 4
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu, ghi điểm, điểm phạt
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Kỹ thuật đá kép thẳng - vòng cầu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật vòng cầu móc gót ( gyaku )
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Di chuyển ép góc thảm 30s
x
x
x
x
x
x
x
x
Ép góc thảm 30s ghi điểm tay sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật thi đấu:
KT phản chặn trực tiếp tay trước
x
x
x
x
x
x
x
x
các bài tập sở trường
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Các bài tập sở trường
Kiểm tra
x
x
x
x
x
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY TUYẾN 3 MÔN KARATEDO
NỘI DUNG KATA
Nội dung
Chu kỳ 1
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Đá thẳng
( Mae geri )
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Tấn Ngang
( Kiba da chi )
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn sau
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
KT tay đấm - đỡ
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
05 bài Heian
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 1
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Đá thẳng
( Mae geri )
x
x
x
x
x
Đá ngang
( yoko Geri )
x
x
x
x
x
x
x
Di chuyển tấn pháp :tiến ,lùi
x
x
x
x
x
x
x
x
KT tay đấm - đỡ
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật đối luyện
x
x
x
x
x
x
x
05 bài Heian
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Phân đoạn đầu bài Bassai-Dai
x
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 1
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân
Đá thẳng
x
x
x
x
x
x
Đá ngang
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn pháp
Tấn ngang
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tay đỡ
Kỹ thuật tay đấm
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Phân đoạn Bài quyền
Bassai- Dai
x
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 2
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Đá thẳng
( Mae geri )
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Tấn Ngang
( Kiba da chi )
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
KT tay đấm – đỡ
Đối luyện đôi
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
05 bài Heian
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bài quyền
Bassai-Dai
x
x
x
x
x
Bước đầu phân thế
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 2
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân:
Đá thẳng
( Mae geri )
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Đá ngang (Yoko geri)
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Tấn Ngang
( Kiba da chi )
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn Ngang
( Kiba da chi ) kết hợp đá ngang Yoko)
x
x
x
x
x
x
x
x
x
KT tay đấm – đỡ
Đối luyện đôi
x
x
x
x
x
x
x
x
Bài quyền
Jion
x
x
x
x
x
Bước bầu phân thế
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 2
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân
Đá thẳng
x
x
x
x
x
x
Đá ngang
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn pháp
Tấn ngang
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tay đỡ
Toàn bộ kỹ thuật đỡ
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Phân đoạn Bài quyền
Jion
x
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 3
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Đá thẳng
( Mae geri )
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Tấn Ngang
( Kiba da chi )
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
KT tay đấm – đỡ
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
05 bài Heian
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bài quyền
Bassai-Dai
x
x
x
x
x
Bài quyền
Empi
x
x
Nội dung
Chu kỳ 3
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Tấn Ngang
( Kiba da chi )
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
KT tay đấm – đỡ
Đối luyện đôi
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bài quyền
Empi
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 3
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Kỹ thuật chân
Đá thẳng
x
x
x
x
x
x
Đá ngang
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn pháp
Tấn ngang
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn sau
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật tay đỡ
Toàn bộ kỹ thuật đỡ
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ôn luyện các bài quyền đã học
x
x
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 4
Tháng thứ nhất
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Hệ thống luật thi đấu
x
x
x
x
x
Luật đấu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân:
Đá thẳng
( Mae geri )
x
x
x
x
x
x
x
x
Đá vòng cầu
x
x
x
x
x
Kỹ thuật di chuyển:
Tấn Ngang
( Kiba da chi )
x
x
x
x
x
x
x
x
Tấn trước
x
x
x
x
x
x
x
x
x
05 bài Heian
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bài quyền
Bassai-Dai
x
x
x
x
x
Bài quyền
Empi
x
x
x
x
x
x
x
Bài quyền
Jion
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 4
Tháng thứ hai
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Luật đấu
x
x
x
x
x
Phối hợp các kỹ thuật và di chuyển
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
05 bài Heian
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
3 bài quyền cấp cao đã học
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra phân đoạn quyền
x
x
x
x
x
x
Nội dung
Chu kỳ 4
Tháng thứ ba
Tuần thứ nhất
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Lý thuyết:
Luật đấu
x
x
x
x
x
x
Phối hợp các kỹ thuật và di chuyển
Kỹ thuật tay- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Kỹ thuật chân- kết hợp tấn pháp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
3 bài quyền cấp cao đã học
x
x
x
x
x
x
x
x
Kiểm tra theo nhóm
x
x
x
x
x
x
PHỤ LỤC 7
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TRONG MÔN KARATEDO
1- Phương pháp huấn luyện Kumite trong môn võ Karate
Phương pháp huấn luyện Kumite trong môn võ Karate do gồm 04 mặt như sau:
1.1. Huấn luyện tâm lý.
Thi đấu Karate do đặc biệt là ở nội dung Kumite là sự so sánh thành tích trực tiếp giữa các vận động viên được tiến hành ở những điều kiên như nhau. Đây chính là những cuộc đọ sức đọ tài, để đạt được thành tích cao trong thi đấu đòi hỏi VĐV không chỉ phát huy tối đa năng lực thể chất mà còn phải phát huy tối đa năng lực thể chất và sự ổn định, vững vàng về tâm lý thi đấu. Tuy nhiên không phải bất cứ VĐV nào cung có một trạng thái tâm lý tốt như vậy mà còn có nhiều trạng thái tâm lý thường các VĐV hay mắc phải là: trạng thái thờ ơ, lãnh đạm và chán nản trước thi đấu. Sau đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý và cách khắc phục.
Quy mô và tính chất của giải thi đấu.
Thường là những giải thi đấu có quy mô lớn như khu vực, quốc tếhay những cuộc thi đấu đầu tiên, quyết định tranh huy chương cao nhấtsẽ gây cho VĐV sự căng thẳng về tâm lý ở mức độ rất cao.
Cách khắc phục (Huấn luyện) :
- HLV phải động viên phải động viên , khích lệ VĐV của mình thi đấu hết khả năng, hết sức có thể.
- HLV phải cho VĐV làm quen thảm thi đấu trước đó.
- HLV cho VĐV của mình khởi động chậm.
Trình độ tập luyện và kinh nghiệm thi đấu của VĐV.
Cùng một giải thi đấu cùng một tính chất như nhau nhưng mỗi VĐV sẽ có những trạng thái tâm lý khác nhau vì những VĐV tập lâu sẽ có trình độ cao, kinh nghiệm có nhiều nên trạng thái tâm lý tố hơn so với những người mới tham gia thi đấu.
Cách khắc phục ( Huấn luyện) :
- Chuẩn bị tốt cho VĐV về kỹ, chiến thuật, chiến thuật..trong quá trình tập luyện trước đó.
- Cho VĐV thi đấu giao hữu, cọ xát nhiều để tích lũy kinh nghiệm.
Sự chênh lệch về trình độ giữa các VĐV.
Trình độ giữa các VĐV như nhau nên kết quả thắng thua sẽ xảy ra với bất kỳ VĐV nào chính vì thế sự căng thẳng tâm lý ở cả 2 VĐV là ở mức cao.
Cách khắc phục ( Huấn luyện):
- HLV nên phân tích những mặt mạnh – yếu của VĐV mình từ đó đưa ra các phương phát phát huy điểm mạnh và các biện pháp khắc phục nhược điểm của bản thân mình.
- HLV nên phân tích những mặt mạnh – yếu của VĐV đối phương từ đó đưa ra những phương pháp khắc chế đối phương và khai thác điểm yếu của đối phương.
- HLV cho VĐV của mình thi đấu cọ xát với những VĐv có cùng trình độ hoặc mạnh hơn một chút.
Bầu không khí tập thể.
Nếu tập thể đội có tinh thần đoàn kết tôt thì sẽ gây ảnh hưởng tốt và kích thích tâm lý thi đấu của VĐV. Ngược lại, sẽ gây cho VĐV tâm lý chán nản, không muốn cố gắng vì thành tích chung của đội.
Cách khắc phục( Huấn luyện):
HLV phải tạo cho bầu không khí của đội luôn đoàn kết, chan hòa, tin tưởng lẫn nhau bằng nhiều cách như chơi trò chơi thư giãn trong lúc nghỉ giải lao.
Bên cạnh một số nguyên nhân trên thì cũng có một số nguyên nhân khác như:Điều kiện tổ chức giải và tiến hành thi đấu; Thái độ và hành vi của những người xung quanh..
1.2. Huấn luyện kỹ thuật.
Ở mỗi giai đoạn phát triển cụ thể kỹ thuật chính là phương tiện hữu hiệu đã dược kiểm nghiệm qua thực tiễn giúp VĐV trong khuôn khổ luật định thực hiện các đòn thế một cách có hiệu quả trong các tính huống thi đấu phức tạp.
Kĩ thuật trong nội dung Kumite được phân loại như sau:
Bài tập di chuyển tấn cơ bản.
Chủ yếu là tấn ZENKUTSU DACHI:
Di chuyển từng nửa bước một.
Di chuyển từng bước một.
Di chuyển kết hợp nửa bước một và bước một.
Di chuyển bằng bước chéo trung gian.
Di chuyển đổi hướng tại chỗ.
Bài tập di chuyển trong thi đấu.
Thực hiện các bước di chuyển tấn tự nhiên ( KAMAE) nhằm chiếm vị trí thuận lợi. Yêu cầu phải linh hoạt tạo khoảng cách thích hợp với đối thủ sao cho công thủ toàn diện. Một số bài tập nhằm năng cao trong huấn luyện là:
Bật nhún chân tại chỗ.
Bật cao chân tại chỗ.
Bật di chuyển lên xuống.
Di chuyển đổi hướng.
Di chuyển ép và thoát góc thảm
Huấn luyện đòn tay.
Đòn tay được xem là một nội dung thiết yếu không thể thiếu, được sử dụng trên 2 mặt công và thủ và rất linh hoạt và biến đổi trong từng tinh huống, thời cơ cụ thể.
Các bài tập huấn đòn tay cơ bản.
Tấn Zenkutsu Dachi + Oizuki.
Tấn Zenkutsu Dachi + Gedan Barai + Gyakuzuki.
Tấn Kokutsu Dachi + Name shuto + Zenkutsu Dachi + nukite.
Tấn Kokutsu Dachi + Morote uke + Zenkutsu Dachi + Gyakuzuki.
Tấn Kiba Dachi + Chudan Empi Uchi.
Các Bài tập huấn luyện thi đấu.
Đòn tay trước tại chỗ Kizami zuki.
Đòn 1 bước tay trước Kizami zuki.
Đòn 1 bước tay sau tại chỗ Gyaku zuki.
Đòn 1 bước tay sau Gyaku zuki.
Đòn 1 bước tay trước tay sau.
Đòn 2 bước tay truwoacs tay sau.
Đòn đổi bước.
Đòn đổi bước + tay sau.
Đòn tay trước + đổi bước.
Huấn luyện kỹ thuật đòn chân.
Cũng như đòn tay, đòn chân cũng rất được coi trọng và vì vậy nó được tiến hành tập luyện một cách kĩ càng và nghiêm ngặt. Các bài tập đòn chân như :
Đá đích cố định.
Di chuyển tiến trước đá đích di động.
Di chuyển lùi sau đá đích di động.
Maegeri + Mawashi geri chân sau tại chỗ.
Maegeri + Mawashi geri chân trước tại chỗ.
Ashi bare + Mae geri.
Huấn luyên phối hợp Kĩ thuật.
Trong thi đấu Kumite, việ sử dụng phối hợp đòn tay với đòn chân là điều vô cung quan trọng và cần thiết bởi đối phương luôn tìm cách tránh né nên thi đấu mà sử dụng đòn đơn lẻ thì rất dễ cho đối phương hóa giải.
Các đòn thế được phối hợp với nhau phải có mối liên quan mật thiết, kĩ thuật trước tạo đà, tạo điều kiện cho kĩ thuật sau.
Có rất nhiều kỹ thuật được phối hợp với nhau nên tùy vào trình độ, chiến thuật, nhãn quan. Óc sáng tạo của VĐv mà học có thể sử dụng nhiều loại đòn khác nhau.
Một số bài tập :
Đòn phối hợp tay sau + chân trước.
Đòn phối hợp Maegeri + Đòn đấm.
Đòn phối hợp 2 bước + Chân trước Mawashi geri.
Đòn phối hợp 2 bước + Chân sau Mawashi geri.
Huấn luyện thi đấu.
Tạo cho VĐV cảm giác trong thi đấu, lựa chọn thời điểm, nâng cao khả năng quan sát, đỡ đòn, phản công, tấn công
Một số bài tập:
Hai người tập thi đấu nhẹ nhàng.
Luyện những kĩ thuật đòn sở trường.
Lu chi.
Tấn công tay trước + tay sau.
Tấn công ziczac 2 hàng.
Tấn công hàng dọc.
Phản công hàng dọc.
Tấn công tay sau + lùi đỡ phản tay trước.
Phản chặn.
Tấn công lần 2.
Bán đáu tự do.
Bán đấu 1 điểm.
Bán đấu 1 chống 2,3,4.
Huấn luyên chiến thuật.
Chiến thuật là một bộ phận của lú luận và thức hành được đúc kết dựa trên viêc nghiên cứu các quy luật, phương thức, phương pháp và hình thức tiến hành thi đấu thể thao.
Trong thi đấu Kumite cả 2 đấu thủ đều đề ra những kế sách nhằm khống chế đối phương để giành quyền chủ động phát huy tối đa điểm mạnh của minh, hạn chế mặt yếu của minh đồng thời hạn chế tối đa mặt mạnh của đôi phương và khoét sâu vao điểm yếu của đối phương để giành thắng lợi.
Một số yêu cầu khi huấn luyện chiến thuật.
Tiếp thu kỹ thuật ở mức tương đối hoàn thiện.
Thường xuyên luyện tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn.
Vận dụng các kỹ thuật cơ bản thành các kỹ năng kỹ xảo.
Luyện tập phản xạ tốt.
Tùy thuộc vào diễn biến từng cuộc thi đấu mà đưa ra những chiến thuật sao cho phù hợp dựa trên sự suy nghĩ, sáng tạo, chủ động. linh hoạt.
Trong Kumite thường được chia như sau:
Một số bài tập huấn luyện chiến thuật:
Chủ động tấn công :
+ Tấn công tay sau liên tục theo hàng dọc.
+ Di chuyển tấn công hai bên.
+ Ép thảm tấn công ghi điểm.
+Tấn công sau khi sử dụng động tác giả.
+ Tấn công liên hoàn>
Phản công.
+ Đỡ đòn để phản công.
+ 1 người tấn công 1 người né phản đòn.
+ Phản thời điểm.
+ Sử dụng đòn nhử để đối phương tấn công để phản công.
Huấn luyện thể lực.
Bất cứ môn thể thao nào cũng đòi hỏi phải co thể lực và Kumite trong môn võ Karate do cũng không phải ngoại lệ. Các tố chất thể lực gồm sức mạnh, sức nhanh và sức bền.( Sự mềm dẻo và năng lực phối hợp). Các VĐV phải được huấn luyện các tố chất này thì mới đảm bảo được thành tích. Một số bài tập huấn luyện thể lực như sau:
Huấn luyện sức mạnh.
+ Chạy 100m.
+ Nằm sấp chông đẩy.
+ Co tay xà đơn.
+ Gánh tạ.
+ Bật cóc.
+ Đẩy tạ.
+ Cơ bụng, cơ lưng
Huấn luyện sức nhanh.
+ Chạy 20m, 30m, 40m, 50m, 60m.
Nhảy dây tốc đọ cao 20s, 30s, 60s.
+ Bật cao gối 10 lần, 15l, 20l.
+ Đấm đơn, đấm kép có dây chun buộc cổ tay trong 30s, 60s.
+ Các đòn đá có dây chun buộc cổ chân trong 30s, 60s
Huấn luyện sức bền.
+ Chạy cự ly 800m, 1500m, 3000, 5000m.
+ Nhảy dây 120s, 300s.
+ Nằm đẩy tạ đòn 5kg, 7kg (3-5 tổ x 10 lần)
+ Đứng tấn 5 phút, 10 phút.
2. Phương pháp huấn luyện quyền (Kata) trong môn Karatedo.
2.1. Giới thiệu, nói tên bài quyền, đòn mới.
Trước tiên phải nói tên bài quyền hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì, chiến lược là gì, các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì.
Biểu diễn cho học sinh xem 1 bài quyền để có khái niệm bao quát về thế võ đó.
2.2. Giải thích thế võ gồm có mấy động tác.
Việc này tiến hành từng bước :
- Giới thiệu toàn bộ động tác.
- Yêu cầu làm động tác.
- Cách thức làm động tác.
Sau đó nhấn mạnh phần cơ bản, chủ yếu quyết định đến kết quả động tác. Khi giảng dạy cần chú trọng đến :
- Vị trí của chân đứng, thế đứng.
- Sự vận động của cánh tay, cánh chân.
- Sự chuyển động của cổ tay, bàn tay, chân trụ.
- Hướng dẫn cách ngã, chống đỡ an toàn đối với người chịu đòn.
Chú ý, khi giải thích phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, nổi bật được những điểm cần chú ý. Tránh giải thích dài dòng làm cho học sinh ngồi lâu để nghe. Để cho học sinh ở trạng thái tĩnh trong giờ tập võ, là điểm tối kỵ cần phải tránh. Dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi trình độ người tập, nhất là khi dùng lời chuyên môn.
2.3. Làm mẫu động tác.
Huấn luyện viên (giáo viên) làm mẩu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt, đúng yếu lĩnh và kỹ thuật nhằm gây cho học sinh hứng thú luyện tập, ấn tượng sâu sắt vào ký ức để học sinh dễ tiếp thu vào là theo.
Có 2 cách làm mẫu :
- Làm mẫu toàn bộ động tác.
- Làm mẫu từng phần, từng cử động, sau đó kết hợp lại, làm toàn bộ 1 lần rồi giải thích.Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải, là một biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy động tác. Người làm mẫu có 2 vị trí để thị phạm :
- Đối diện.
- Cùng chiều.
Đối diện tức là huấn luyện viên quay mặt về hướng người tập, để hướng dẫn cách này thuận tiện cho huấn luyện viên dễ quan sát và điều khiển võ sinh. Với những động tác phức tạp thì nên hướng dẫn cùng chiều, có nghĩa là quay lưng về võ sinh. Tập đến đâu, ôn đến đó, cứ như thế mà hướng dẫn cả bài.
2.4. Điều khiển học sinh tập theo khẩu lệnh.
Sau khi huấn luyện viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho học sinh tập theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào đòn chính xác. Sau đó mới ngã, đối với những động tác khó, phức tạp thì nên cho tập đi tập lại nhiều lần. Hô khẩu lệnh phải mạnh, dứt khoát. Động tác nào còn yếu, HLV (giáo viên) làm mẫu lại để người tập quan sát và hướng dẫn cách khắc phục những cử động còn sai.
2.5. Kiểm tra và sửa chữa động tác sai.
Trong quá trình giảng dạy và luyện tập thường xảy ra những thiếu sót, làm động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng điểm, điều trước tiên phải nguyên nhân thiếu sót đó, do phương pháp huấn luyện, do trình độ người tập, hay do động tác phức tạp. Sau khi tìm được nguyên nhân HLV (giáo viên) phải sửa chữa ngay. Muốn tránh thiếu sót sai lầm thì phải đảm bảo dạy đúng như chỉ dẫn, đúng chương trình :
- Tiến hành từng bước.
- Từng bộ phận bài tập.
- Ôn tập và củng cố dần dần.
2.6. Biện pháp sửa chữa thiếu sót :
Huấn luyện viên phải đi lần lượt từng nhóm, từng người để uốn nắn động tác làm sai. Có thể sửa chữa bằng lời, nói rõ những chỗ tập sai, có thể trực tiếp uốn nắn từng võ sinh. Khi nào nhận thấy có một sai lầm chung HLV chọn 1 em nào sai nhiều nhất, vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thể lớp:
- Giải thích, chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác.
- Làm mẫu lại động tác.
- Yêu cầu làm lại động tác chính xác. Làm từ từ, từng bộ phận rồi đến tòan bộ.
- Ôn tập nhiều lần.
2.7. Kiểm tra :
Tùy theo mức độ tiếp thu của học sinh, HLV có thể áp dụng phương pháp kiểm tra chất lượng động tác bằng cách gọi một số người ra, lần lượt biểu diễn 1 số động tác. Sau đó, phân tích chổ đúng, sai để đánh giá việc thực hiện động tác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_danh_gia_cong_tac_dao_tao_van_dong_vien_k.docx