Luận án Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên Tiếng Việt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGÔ PHI HÙNG NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO HỆ THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TIẾNG VIỆT (trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGÔ PHI HÙNG NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO HỆ THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TIẾNG VIỆT (trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí) Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62 22 01 01 LUẬN ÁN

pdf198 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. LÊ QUANG THIÊM 2. PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH NGHỆ AN - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Phi Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Quy định viết tắt Nghĩa 1. A Thành tố độc lập 2. B Thành tố có nghĩa, không độc lập 3. D Danh từ 4. Đg Động từ 5. KHTN Khoa học Tự nhiên 6. MH Mô hình DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU Bảng 1.1. Các kí hiệu thường dùng trong Toán học..............................17 Bảng 1.2. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ tiếng Việt ...............................22 Bảng 2.1. Phân bố các kiểu thuật ngữ (từ) trong Từ điển KHTN ..........46 Bảng 2.2. Thuật ngữ KHTN là từ ghép.................................................49 Bảng 2.3. Thuật ngữ KHTN là từ ghép đẳng lập ..................................51 Bảng 2.4. Số lượng mô hình thuật ngữ KHTN là từ ghép đẳng lập.......59 Bảng 2.5. Thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ ................................60 Bảng 2.6. Thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự xuôi ..............61 Bảng 2.7. Số lượng mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự xuôi ...........................................................67 Bảng 2.8. Thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự ngược ...........69 Bảng 2.9. Số lượng mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự ngược ........................................................72 Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ các mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép đẳng lập ................................................................................76 Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ các mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự xuôi ...........................................................77 Biểu đồ 2.12. Tỉ lệ các mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là từ ghép chính phụ trật tự ngược ........................................................78 Bảng 2.13. Các thành tố độc lập (đứng trước) có tần số xuất hiện cao trong thuật ngữ KHTN ...................................................79 Bảng 2.14. Các thành tố không độc lập (đứng trước) có tần số xuất hiện cao trong thuật ngữ KHTN ...........................................81 Bảng 3.1. Thuật ngữ KHTN có cấu tạo là ngữ......................................90 Bảng 3.2. Thuật ngữ KHTN có cấu tạo là danh ngữ .............................94 Bảng 3.3. Thuật ngữ KHTN có cấu tạo là động ngữ ...........................118 Bảng 3.4. Số lượng mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN là động ngữ ....134 Bảng 3.5. Số lượng thuật ngữ là danh ngữ thuộc mô hình: Phần phụ trước + Phần trung tâm ................................................136 Bảng 3.6. Số lượng thuật ngữ là danh ngữ thuộc mô hình: Phần phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau .......................136 Bảng 3.7. Số lượng thuật ngữ là danh ngữ thuộc mô hình: Phần trung tâm + Phần phụ sau ...................................................137 Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ KHTN là danh ngữ ............................................................................139 Bảng 3.9. Số lượng thuật ngữ là động ngữ thuộc mô hình: Phần phụ trước + Phần trung tâm ................................................140 Bảng 3.10. Số lượng thuật ngữ là động ngữ thuộc mô hình: Phần phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau .......................140 Bảng 3.11. Số lượng thuật ngữ là động ngữ thuộc mô hình: Phần trung tâm + Phần phụ sau ...................................................141 Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ KHTN là động ngữ ............................................................................142 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 6 5. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu .............................................................. 7 6. Đóng góp của luận án.............................................................................. 7 7. Bố cục của luận án .................................................................................. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................... 9 1.1. Khái niệm thuật ngữ ............................................................................. 9 1.2. Thuật ngữ trong văn bản .....................................................................12 1.3. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học.........................................19 1.4. Phương châm xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt........................21 1.5. Về hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên và tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......27 1.6. Phương thức cấu tạo thuật ngữ ............................................................34 1.7. Tiểu kết chương 1 ...............................................................................37 Chương 2. PHƯƠNG THỨC VÀ MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TỪ ............................................................39 2.1. Quan niệm từ - từ điển và các kiểu loại cấu trúc từ tiếng Việt .............39 2.1.1. Quan niệm từ - từ điển ..................................................................39 2.1.2. Các kiểu loại cấu trúc từ tiếng Việt ...............................................40 2.2. Thành tố cấu tạo thuật ngữ ở cấp độ từ................................................42 2.2.1. Thành tố cơ sở ..............................................................................43 2.2.2. Thành tố trực tiếp..........................................................................43 2.3. Quan niệm mô hình cấu tạo từ và phạm vi khảo sát ............................44 2.3.1. Quan niệm mô hình cấu tạo từ ......................................................44 2.3.2. Phạm vi khảo sát ...........................................................................45 2.4. Thuật ngữ khoa học tự nhiên là từ ghép ..............................................47 2.4.1. Khái niệm từ ghép.........................................................................47 2.4.2. Thuật ngữ khoa học tự nhiên là từ ghép đẳng lập ..........................50 2.4.3. Thuật ngữ khoa học tự nhiên là từ ghép chính phụ........................59 2.5. Các mô hình sản sinh thuật ngữ...........................................................73 2.5.1. Quan niệm sản sinh.......................................................................73 2.5.2. Những mô hình có sức sản sinh lớn ..............................................75 2.6. Tiểu kết chương 2 ...............................................................................85 Chương 3. PHƯƠNG THỨC VÀ MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC NGỮ .........................................................88 3.1. Giới hạn khái niệm và nội dung khảo sát.............................................88 3.1.1. Giới hạn khái niệm........................................................................88 3.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................89 3.2. Thuật ngữ khoa học tự nhiên có cấu tạo là danh ngữ ...........................91 3.2.1. Khái niệm danh ngữ......................................................................91 3.2.2. Mô hình cấu trúc của danh ngữ .....................................................91 3.2.3. Các mô hình cấu tạo......................................................................94 3.3. Thuật ngữ khoa học tự nhiên có cấu tạo là động ngữ.........................117 3.3.1. Khái niệm động ngữ....................................................................118 3.3.2. Các mô hình cấu tạo....................................................................118 3.4. Những mô hình có sức sản sinh cao ..................................................135 3.5. Tiểu kết chương 3 .............................................................................146 KẾT LUẬN................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ...........................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................152 PHỤ LỤC...................................................................................................165 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về mặt ngôn ngữ và văn tự, trước đây, trong suốt 1000 năm Bắc thuộc và tiếp sau gần 1000 năm độc lập, tiếng Việt tồn tại trong vị thế song ngữ bất bình đẳng [113]. Kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945, địa vị của tiếng Việt nói chung, chữ quốc ngữ nói riêng mới thực sự thay đổi, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia thống nhất. Vị thế của tiếng Việt thay đổi nên chức năng xã hội của tiếng Việt càng ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tiếng Việt không chỉ được dùng rộng rãi trong giao tiếp toàn xã hội, trong các văn bản pháp quy nhà nước, mà còn là công cụ được dùng để dạy học trong các cấp học, trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt cũng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Như một đòi hỏi khách quan và cũng là tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ, một hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt ra đời để đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cũng vì thế, thuật ngữ là một trong những lĩnh vực trở thành đối tượng nghiên cứu cần yếu của Việt ngữ học. 1.2. Từ những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là từ những năm 40 về sau, việc biên soạn thuật ngữ tiếng Việt có những bước phát triển. Năm 1942 cuốn Danh từ khoa học của tác giả Hoàng Xuân Hãn ra đời, là mốc đánh dấu hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên (KHTN) và công nghệ Việt Nam hình thành, bước phát triển đầu tiên của thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Tiếp theo, sau 1945, hàng loạt thuật ngữ Hóa học, Sinh học lần lượt được xuất bản; nội dung khoa học được nâng lên một bước và phát triển theo định hướng: chính xác, hệ thống, quốc tế và dân tộc. Đến nay, cùng với sự phát triển sâu rộng của các ngành khoa học, hệ thống thuật ngữ tiếng Việt, nhất là hệ thống thuật ngữ các ngành KHTN đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ không chỉ về từng thuật ngữ đơn lẻ 2 mà cả hệ thống. Nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt tuy đã có nhiều thành tựu nhưng còn rất nhiều vấn đề của thuật ngữ cần đào sâu, trong đó có vấn đề chuẩn hóa trong thời kì mới. 1.3. Từ trước đến nay, nói đến xây dựng, phát triển thuật ngữ, người ta đề cập đến nhiều con đường như: thuật ngữ hóa từ thông thường, tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có, vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Trong đó, con đường cấu tạo thuật ngữ mới có ý nghĩa quan trọng, vì nó sử dụng chất liệu ngôn ngữ dân tộc. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu các phương thức cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN trong tiếng Việt là cần thiết, góp phần vào quá trình xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ tiếng Việt nói chung và hệ thuật ngữ KHTN nói riêng theo phương châm: khoa học (chính xác, hệ thống), quốc tế và dân tộc. Mặt khác, hiểu rõ các đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt cũng sẽ góp phần vào việc khẳng định vai trò của tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học, góp phần vào quá trình truyền bá tri thức, phát triển khoa học ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng vào việc biên soạn từ điển, tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập tốt hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung và hệ thuật ngữ KHTN nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù vấn đề thuật ngữ đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng phải đến thế kỉ XX, Thuật ngữ học mới thực sự được khẳng định như một ngành khoa học. Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng: thứ nhất là do kết quả quan sát quá trình hình thành lí thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên môn; thứ hai là do trên thực tế, trong giao tiếp, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi như những từ ngữ có ứng dụng độc lập. Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi người ta tìm cách định nghĩa chúng. Bên cạnh cái chung, mỗi ngành khoa học đều tạo 3 dựng cho mình các cơ sở xây dựng nên những hệ thống thuật ngữ chuyên ngành khác nhau, vì thế chúng có những đặc thù riêng. Để hình dung một cách rõ hơn về nội dung của khái niệm “thuật ngữ khoa học”, trước hết chúng ta hãy đến với quan niệm của các nhà khoa học Âu - Mĩ, nơi có nền khoa học - kĩ thuật - công nghệ phát triển sớm, nhanh và mạnh. Nói đến thuật ngữ học trước hết không thể không nhắc tới các nhà thuật ngữ học như: E. Wuster (Đức), J.C. Boulanger (Anh), R.W. Brown (Mĩ) [146], W.E. Flood (Mĩ) [148], J.C. Segen (Mĩ) [150]. Ngoài việc định nghĩa thuật ngữ, nêu bản chất khái niệm và chức năng của chúng, các nhà nghiên cứu này còn có xu hướng tìm cách xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần phải có của thuật ngữ. Cùng với những tên tuổi của các nhà thuật ngữ học Âu - Mĩ là các nhà thuật ngữ học nổi tiếng của Xô viết như: D.S. Lotte (Д.C. Лотте), N.P. Kuz'kin (Н.П. Кузькин), A.I. Moiseev (А.И. Моисеев), V.V. Vinogradov (В.В. Виноградов), A.A. Reformatskij (А.А. Реформатский), V.P. Đanilenko (В.П. Даниленко), A.S. Gerd (А.С. Герд),... đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm của thuật ngữ và đã tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học. Riêng nghiên cứu về cấu tạo của thuật ngữ, năm 1939 tác giả G.O. Vinokur (Г.О. Винокур) đã có bài “Về một số hiện tượng cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ kĩ thuật Nga” [135]. Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học xuất hiện muộn hơn so với các nước phương Tây. Vào những năm đầu thế kỉ XX, một số thuật ngữ khoa học xã hội đã được các tác giả Đông Kinh Nghĩa Thục giới thiệu. Từ những năm 1917 trở đi, việc xây dựng, hình thành thuật ngữ đã có những biểu hiện từ tự phát đến tự giác, trên tạp chí Nam Phong (1917 - 1934) đã có ý kiến bàn bạc về việc biên soạn từ điển, đặt danh từ khoa học. Chẳng hạn như bài viết của Nguyễn Ứng “Về sự dịch tiếng hóa học”, Nguyễn Triệu Luật bàn về “Danh từ 4 hóa học”. Một số từ điển (tự điển) đã được xuất bản như: Việt Nam tự điển, do Hội khai trí Tiến Đức khởi thảo, xuất bản lần đầu năm 1931, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Quan - Hải, Tùng - Thư xuất bản năm 1932 và Danh từ khoa học (Toán, Lí, Hóa, Thiên văn) của Hoàng Xuân Hãn, xuất bản năm 1942. “Cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn không chỉ cung cấp tư liệu từ ngữ mới, tri thức mới mà cả phương pháp, cách thức sáng tạo thuật ngữ tiếng Việt hiện đại. Đóng góp lớn của công trình này không chỉ ở vốn thuật ngữ một số ngành khoa học cơ bản lần đầu được xây dựng cấu tạo mà còn là lí luận về hệ thuật ngữ, về nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thuật ngữ tiếng Việt hiện đại” [113, tr.190]. Sau cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, một số từ điển đã được xuất bản như Danh từ thực vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn, Danh từ vạn vật học của Đào Văn Tiến (1945), Danh từ y học của Lê Khắc Thiền và Phạm Khắc Quảng, v.v. Do điều kiện lịch sử và xã hội, phải đến những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề thuật ngữ mới thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam. Năm 1960, Ban Sử Địa Văn (tiền thân của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã ban hành “Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên”. Hàng loạt các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề thuật ngữ (Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, 28 - 29/12/1964; Hội nghị trưng cầu ý kiến về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học tháng 5/1965). Một Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học do Nguyễn Khánh Toàn làm chủ tịch đã ra đời. Vào tháng 6/1966, Ủy ban Khoa học Nhà nước đã công bố áp dụng tạm thời bản “Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học (gốc Ấn - Âu) ra tiếng Việt”. Những năm 90 của thế kỉ XX về sau, một số bài viết, công trình nghiên cứu về cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt ra đời như: Vấn đề phương thức cấu tạo thuật ngữ trong một số công trình xuất bản tại Việt Nam thời kì 1954 - 1975 5 [143]; Thuật ngữ quân sự tiếng Việt (đặc điểm và cấu trúc) [42]; Thuật ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX trong quan hệ với văn hóa và phát triển [111]; Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt [83], [84]; Về đặc điểm mô hình cấu tạo và việc chuẩn hóa thuật ngữ xây dựng là cụm từ trong tiếng Việt [128]. Cùng với các bài viết, công trình trên là các đề tài cấp bộ, cấp học viện đã được bảo vệ, hàng loạt bài viết của các tác giả về thuật ngữ đã được giới thiệu, phản ánh kết quả nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt. Kể từ năm 1991 đến năm 2013 đã có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về thuật ngữ được bảo vệ, như luận án của Vũ Quang Hào [41], Nguyễn Thị Bích Hà [35], Nguyễn Thị Kim Thanh [105], Vương Thị Thu Minh [80], Mai Thị Loan, Vũ Thị Thu Huyền [48]. Như vậy, vấn đề thuật ngữ nói chung và việc nghiên cứu các phương thức và mô hình cấu tạo của thuật ngữ nói riêng đã ít nhiều được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, việc chúng tôi đi vào Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí) cho đến nay đây vẫn còn là lĩnh vực chưa có tác giả nào đi vào khảo sát chuyên sâu và toàn cảnh nhóm ngành khoa học này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn góp một phần công sức vào lĩnh vực phát triển và chuẩn hóa thuật ngữ nói chung và hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận án nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt mà cụ thể là hệ thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí nhằm rút ra các đặc điểm cơ bản về cấu tạo của hệ thuật ngữ này. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đưa ra một bức tranh tổng quát về các phương thức và mô hình cấu tạo; đề xuất một số ý kiến đối với việc phát triển và chuẩn hóa hệ thuật ngữ này trong tiếng Việt. 6 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án của chúng tôi hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ khoa học nói chung và về thuật ngữ KHTN tiếng Việt nói riêng. Đồng thời xem xét sơ bộ về sự hình thành và phát triển của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt trong mối quan hệ với lịch sử phát triển của các ngành khoa học cơ bản này của Việt Nam thời hiện đại. - Khảo sát phương thức và mô hình cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Việt ở bậc từ. - Khảo sát phương thức và mô hình cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Việt ở bậc ngữ. Thông qua sự phân tích các mô hình cấu tạo, liên hệ tới những mô hình có sức sản sinh cao, rút ra các mô hình cấu tạo cơ bản của các hệ thuật ngữ này trong tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt kết quả nghiên cứu theo mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, luận án sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được dùng để miêu tả các phương thức và mô hình cấu tạo hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt. 4.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp được áp dụng để phân tích cấu tạo của thuật ngữ theo từng thành tố. Kết quả phân tích cho thấy đặc điểm phương thức cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt và làm rõ hệ thống mô hình cấu tạo cũng như các bước phát triển và xu hướng chuẩn hóa của chúng trong tiếng Việt. Ngoài hai phương pháp cơ bản trên, luận án còn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau: 7 - Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng khi phân tích những đặc điểm riêng của từng tiểu loại. Các tiểu loại khảo sát có mối liên hệ với nhau; qua so sánh rút ra những nhận xét chung và riêng cho từng tiểu loại. - Thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng để xác định số lượng từng loại thuật ngữ xét theo mô hình cấu tạo. Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp thể hiện dưới hình thức các bảng biểu, đồ thị nhằm giúp hình dung rõ hơn nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo của hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên trong tiếng Việt. 5. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt. Xét theo bậc cấu tạo và các phương diện cụ thể của thuật ngữ, luận án sẽ nghiên cứu: - Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ khoa học tự nhiên ở bậc từ - Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ khoa học tự nhiên ở bậc ngữ 5.2. Tư liệu nghiên cứu Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều từ điển KHTN song ngữ được xuất bản. Trong số những cuốn từ điển KHTN được xuất bản gần đây, chúng tôi đã chọn các từ điển sau làm tư liệu nghiên cứu: Từ điển Anh - Việt khoa học tự nhiên, tập 1, Toán - Cơ - Tin học và tập 2, Vật lí/ Nguyễn Văn Mậu (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. Đây là những từ điển được biên soạn bởi những nhà khoa học có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, những từ điển này được biên soạn vào dịp kỉ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (1956 - 2006). 6. Đóng góp của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận - Việc nghiên cứu về hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt của luận án góp phần tổng hợp, nhìn nhận toàn cảnh các vấn đề về thuật ngữ KHTN nói riêng và thuật ngữ ở Việt Nam nói chung. 8 - Qua khảo sát và phân tích, luận án chỉ ra các đặc điểm của thuật ngữ KHTN tiếng Việt về cấu tạo, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt mang tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế và tính dân tộc, thiết thực góp ích cho sự phát triển của khoa học nói chung và hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt nói riêng. - Kết quả nghiên cứu sẽ thực sự đóng góp vào việc xây dựng lí thuyết về thuật ngữ khoa học nói riêng và lí luận về chuẩn hóa ngôn ngữ nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở xác định được các đặc điểm về mặt cấu tạo của hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt, luận án sẽ góp phần định hướng cho việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng thuật ngữ khoa học nói chung và hệ thuật ngữ KHTN nói riêng trong tiếng Việt hiện nay. Luận án, ở mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, góp phần chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng, sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khảo sát và phụ lục, luận án gồm có ba chương được sắp xếp như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN ở bậc từ Chương 3: Phương thức và mô hình cấu tạo thuật ngữ KHTN ở bậc ngữ 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm thuật ngữ Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề thuật ngữ luôn được các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa, khái niệm thuật ngữ được mọi người thừa nhận. Sở dĩ có nhiều cách định nghĩa khác nhau là do cách nhìn. Có tác giả cho rằng thuật ngữ xác định khái niệm, nhưng cũng có tác giả cho rằng thuật ngữ không chỉ xác định khái niệm mà còn biểu hiện khái niệm. Về bản chất của thuật ngữ, D.S. Lotte (Д.C. Лотте), thì cho rằng thuật ngữ là từ đặc biệt, còn G.O. Vinokur (Г.О.Винокур) cho rằng thuật ngữ không phải từ đặc biệt, mà chỉ là từ với chức năng đặc biệt, và tuyên bố rằng, bất cứ từ nào cũng được cấu tạo để có vai trò là một thuật ngữ. O.S. Akhmanova (O.C. Axмaнова) định nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ thuật, v.v.) được sáng tạo ra (được tiếp nhận, được vay mượn, v.v.) để biểu hiện chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn” [dẫn theo 124, tr.3]. Đại Bách khoa toàn thư Xô viết (1976) định nghĩa: “thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó” [dẫn theo 35, tr.11]. Đanilenko (В.П. Даниленко) cho rằng: “Thuật ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một kí hiệu tương ứng với một khái niệm”, và “Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân” [dẫn theo 35, tr.11]. 10 A.S. Gerd (А.С. Герд) định nghĩa: “Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa; ở thuật ngữ không có hiện tượng đồng nghĩa hay đồng âm trong phạm vi của một khoa học hoặc một lĩnh vực tri thức cụ thể” [dẫn theo 105, tr.19]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu từ những năm đầu thế thế kỷ XX. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đi vào nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa thuật ngữ, làm cho khái niệm “thuật ngữ” ngày một đầy đủ và chính xác. Năm 1960, trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học, Nguyễn Văn Tu đã định nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kĩ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật, v.v. và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" [131, tr.176]. Năm 1976, trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, một lần nữa, ông lại đưa ra định nghĩa về thuật ngữ: “Thuật ngữ là những từ và những cụm từ chỉ những khái niệm của một ngành khoa học, ngành sản xuất hay ngành văn hóa nào đó v.v... Ví dụ: đồng âm, phụ âm, nguyên âm thuộc về ngành ngôn ngữ học; giáo án, lên lớp,... thuộc về ngành giáo dục học; ốcxi hidrô, benzen thuộc về ngành hóa học; quang phổ, quang học, điện pin... thuộc về ngành lí v.v... Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tùy từng ngành)” [133, tr.202]. Ở định nghĩa này, Nguyễn Văn Tu đã nhấn mạnh đến mặt khái niệm mà các thuật ngữ biểu thị. Tuy nhiên, do điều kiện khoa học - kĩ thuật ở nước ta lúc bấy giờ còn chưa phát triển mạnh, nên trong định nghĩa của ông phải chăng vì thế mà tính quốc tế chưa được đề cao, còn "tùy từng ngành”. Năm 1962, trong Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa: “Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành 11 khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kĩ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lí, ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao, v.v Đặc tính của những từ này là phải gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kĩ thuật nhất định” [15, tr.167]. Định nghĩa trên đã nhấn mạnh không chỉ đến mặt “biểu thị khái niệm khoa học” mà còn “chỉ tên một sự vật, hiện tượng khoa học, kĩ thuật” trong thuật ngữ khoa học. Sau này trong cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa bao quát nhưng khái quát hơn về thuật ngữ khoa học, kĩ thuật như sau: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội” [16, tr.237]. Ông đối lập thuật ngữ với từ thông thường. Theo ông: “Khác với từ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng... có thực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy (dĩ nhiên theo cách hiểu của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng). Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực thể khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó. Tính hệ thống về mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ là do tính hệ thống của bản thân đối tượng và khái niệm trong ngành khoa học và kĩ thuật đó quyết định” [16, tr.238]. Năm 1983, Hoàng Văn Hành đã đưa ra định nghĩa nhấn mạnh hơn đến tính hệ thống của thuật ngữ. Trong định nghĩa này, Hoàng Văn Hành đã chỉ rõ thêm tính xác định của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những 12 khái niệm của một ngành khoa học nhất định: “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ” [38, tr.26]. Năm 1978, trong giáo trình Từ vựng tiếng Việt, tiếp đến năm 1985, trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt, sau đó là năm 1998 trong giáo trình trên được tái bản, Nguyễn Thiện Giáp viết “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [29, tr.270]. Năm 2008, trong cuốn Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỉ XX, tác giả Hà Quang Năng viết: “thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [81, tr.94]. Năm 2010, trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã vi...ghị nên đổi mêtan, êtan, butan thành nguyên thán, lưỡng thán, tam thán, đổi méthyle, propyle thành nguyên tín, lưỡng tín, tam tín, (Dương Minh, Báo Khoa học, số 12). Lê Văn Kim trên Khoa học tạp chí, số 39 năm 1932 cho rằng, về hóa "bây giờ chúng ta đang ở vào cái thời kì học theo, chỉ có phận sự dịch thuật, chưa tới trình độ đặt tên, thế thì cái phép tắc đặt tên ta chưa cần biết vội". Trong thực tế thì ông cũng đã mượn tiếng Hán là chính để đặt ra một hệ thống thuật ngữ hóa học với những kí hiệu riêng, so sánh với tiếng Pháp. Đặng Phúc Thông trên báo Khoa học năm 1942 cũng cho rằng, thuật ngữ tiếng Việt nên dùng chữ nho, còn về hóa học thì theo cách đặt chữ nôm, không dùng tiếng Pháp vì "dịch âm tiếng Pháp ra tiếng ta có nhiều điểm không tiện", "tiếng Pháp thuộc về loài đa âm mà tiếng mình thuộc về loài độc âm". 30 Trái lại, Nguyễn Văn Thịnh lại không tán thành quan niệm dùng chữ Hán để đặt thuật ngữ hóa học. Ông cho rằng: "nếu ta cứ mượn chữ Hán thì ngày kia thông dụng đã quen rồi, muốn sửa ắt là bất tiện". Ông chủ trương "mượn tiếng Latinh hay Hy - lạp như các tiếng trong thế giới mà âm ra", chứ không mượn tiếng Pháp vì "tiếng Pháp cũng mượn tiếng Latinh hay Hy - lạp, ta nên đi tới cuội nguồn phải tốt hơn" (Nguyễn Văn Thịnh, Khoa học tạp chí, số 31, 1932). Ngay cả những người chủ trương dùng thuật ngữ bằng tiếng Hán như Phan Khắc Khoan cũng cho rằng, riêng đối với hóa học thì "phải dùng ngay chữ Tây" (Phan Khắc Khoan, 1942). Đào Đăng Hy cũng chủ trương đối với thuật ngữ hóa học "cần phải để nguyên văn mà dùng". Theo ông, "ngay đối với một số thuật ngữ vật lí như ampère, champ magnélique, dioptrie, foyer, virtuel thì cũng nên dùng nguyên văn" (Đào Đăng Hy, 1932). Nguyễn Duy Thanh trong bài “Bàn về cách đặt tiếng hóa học”, báo Khoa học, số 3 năm 1942 cho rằng, cách đặt thuật ngữ hóa học của Trung Quốc là không khoa học. Ông đề nghị lấy các kí hiệu mà gọi. Theo ông, không nên gọi là khinh khí, dưỡng khí, mà gọi là hát (H), ô (O), a-en (Al), es-bê (Sb), Đối với các hợp chất cũng cứ theo công thức mà gọi. Ví dụ MnO2 gọi là em-en ô hai. Theo ông, các chất mà mình chưa có tên cứ lấy "kí hiệu" cả thế giới đều công nhận ra mà dùng. Ngoài ra, có thể đặt thêm một số chữ gì đó ghép vào giữa hai chất mà đọc như thêm uy chẳng hạn. Ngoài những khuynh hướng trên, một số học giả còn muốn dùng "tiếng nôm na" để đặt thuật ngữ. Năm 1932 trong bài "Một vài ý kiến về cách dùng danh từ khoa học" đăng trên Khoa học tạp chí, số 35, ông Jật cho rằng "dùng danh từ cần phải cân nhắc xem có thể dễ hiểu và giản dị, phổ thông, càng nôm na càng hay". Đại Nam cũng cùng quan điểm này và đề nghị dùng những "tiếng nôm na" như cạp góc (côté d’un angle), đường giữa góc (bissectrice), vía (valence). 31 Tác giả Dương Trọng Bái lại đề nghị cần “mạnh dạn dùng các danh từ đã quốc tế hóa”. Theo ông, đây là “một trong những nguyên tắc cơ bản” để đặt thuật ngữ, nhưng Phạm Văn Bảy lại cho rằng “từ chỗ chú ý dùng trong phạm vi cần thiết đi đến thành một nguyên tắc là một bước dài” [66, tr.33]. Trong số các quan điểm trên, đáng chú ý nhất là quan điểm của Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Danh từ khoa học xuất bản năm 1942. Có thể coi đây là một hướng đặt thuật ngữ khoa học bằng sự kết hợp tiếng Hán, tiếng Việt với thuật ngữ có tính quốc tế (bằng tiếng Pháp). Trong tác phẩm, tác giả đã đề ra cho thuật ngữ các điểm sau: 1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi; 2) Danh từ ấy phải dùng riêng về ý ấy; 3) Mỗi ý đừng có nhiều danh từ; 4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý; 5) Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; 6) Danh từ phải gọn; 7) Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam; 8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính chất quốc gia. Ông nêu lên 3 phương sách đặt thuật ngữ khoa học, đó là: phương sách dùng tiếng thông thường, phương sách phiên âm và phương sách lấy gốc chữ nho. Ba phương sách trên đã được Hoàng Xuân Hãn vận dụng trong cuốn Danh từ khoa học. Đây là dấu mốc đánh dấu hệ thuật ngữ KHTN và công nghệ Việt Nam được hình thành, bước phát triển đầu tiên của thuật ngữ khoa học tiếng Việt với các môn Toán, Lí, Cơ, Thiên văn dùng trong nhà trường Việt Nam. 32 Tiếp theo công trình Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, hàng loạt từ điển đã được xuất bản, như Danh từ thực vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn; Danh từ vạn vật học của Đào Văn Tiến; Danh từ y học của Lê Khắc Thiền và Phạm Khắc Quảng. v.v. Cách mạng tháng Tám thành công, với việc ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếng Việt đã được trả lại ví trí xứng đáng. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Tiếng Việt đã được sử dụng rộng rãi và được giảng dạy ở tất cả các cấp học. Vị thế của tiếng Việt thay đổi nên chức năng xã hội của tiếng Việt càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo và sử dụng phổ biến thuật ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên hoàn cảnh chiến tranh cũng gây nhiều khó khăn hạn chế cho việc xây dựng và phát triển thuật ngữ. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954) công việc đặt thuật ngữ khoa học tiếng Việt được tiến hành một cách chính thức, có quy mô và mang tính Nhà nước. Từ thuật ngữ và cụm từ thuật ngữ khoa học đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong thời gian này (trước đó chủ yếu sử dụng cụm từ danh từ khoa học). Từ những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề đặt thuật ngữ đã thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam. Có hàng loạt các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề thuật ngữ, đáng chú ý là các sự kiện sau: - Công bố Quy định tạm thời về biên soạn danh từ khoa học tự nhiên (năm 1960). - Thành lập hội đồng thuật ngữ - từ điển khoa học thuộc Ủy ban khoa học Nhà nước. - Tổ chức Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ nước ngoài (tháng 12 - 1964). 33 - Trưng cầu và công bố Đề án về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài và Quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt (1964). Ở miền Nam, vào những năm 60 của thế kỉ XX, một Ủy ban soạn thảo danh từ đã được thành lập ngày 6 tháng 7 năm 1960 (sau này đổi tên là Ủy ban quốc gia soạn thảo danh từ chuyên môn). Ủy ban đã tham gia tích cực vào công việc chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, cụ thể là tiến hành thảo luận ba vấn đề: 1) Vấn đề tiêu chuẩn cần có của một thuật ngữ khoa học; 2) Vấn đề các phương pháp tạo ra các hệ thống thuật ngữ; 3) Vấn đề phiên âm thuật ngữ nước ngoài gốc Ấn - Âu ra tiếng Việt. Từ khi đất nước thống nhất (năm 1975), đã có nhiều hội thảo ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam về công việc chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt. Căn cứ vào Quyết định của Hội đồng chuẩn hóa chính tả và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ, Bộ Giáo dục đã công bố Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục (30-11-1980) và Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt (5-3-1984). Kể từ sau năm 1960 đến nay, đối với thuật ngữ tiếng Việt, nhà nước ta đã có ba văn bản quan trọng về việc biên soạn và phiên chuyển thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt: (1) Quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt (1964), (2) Quy định về chính tả và thuật ngữ tiếng Việt (1984) và (3) Quy định chính tả tiếng Việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài (2000). Như vậy, việc nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, vấn đề thuật ngữ thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam phải vào những năm 60 của thế kỉ XX. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam thuộc các ngành khoa học khác nhau đã bàn về cách đặt thuật ngữ khoa học tiếng Việt. 34 1.6. Phương thức cấu tạo thuật ngữ Thuật ngữ là lớp từ chuyên môn trong từ vựng nên về cấu tạo, chúng cũng được tạo ra theo phương thức cấu tạo từ nói chung. Theo các tác giả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, phương thức cấu tạo từ là “Cách cấu tạo từ mới bằng cách ghép các hình vị căn tố và hình vị phụ tố với nhau, hoặc ghép các đơn vị cấu tạo từ của một ngôn ngữ nào đó với nhau theo những quy tắc, mô hình nhất định của từng ngôn ngữ” [144, tr.233]. Nói một cách cụ thể hơn, theo Đỗ Hữu Châu: “Phương thức cấu tạo từ là những cơ chế, những quá trình xử lí các nguyên liệu hình vị để cho ta các từ của ngôn ngữ (có các phương thức sau): - Phương thức từ hóa hình vị - Phương thức phức hóa hình vị” [17, tr.83]. Trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, phương thức phức hóa hình vị đã được tác giả cụ thể hóa, minh định bằng phương thức thức láy và phương thức ghép; tương ứng với 3 phương thức cấu tạo từ cụ thể, tiếng Việt có 3 loại từ là: từ đơn, từ láy và từ ghép [16, tr.40]. Như đã biết, xét về bậc cấu tạo, thuật ngữ bao gồm cả từ và ngữ. “Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy thuật ngữ trong tiếng Việt, cũng như trong các ngôn ngữ đã phát triển khác hình thành nhờ ba con đường cơ bản là: 1) thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường; 2) cấu tạo những thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức sao phỏng; 3) mượn nguyên những thuật ngữ nước ngoài (thường là những thuật ngữ có tính quốc tế” [38, tr.134]. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường hay còn gọi là chuyển chức năng - nghĩa là con đường biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới - nghĩa thuật ngữ. Ví dụ: chuột (d). Theo nghĩa thông thường, chuột là “Thú gặm nhấm, mõm nhọn, tai bầu dục, đuôi thon dài, thường phá hại mùa màng và có thể truyền dịch hạch”. Theo nghĩa chuyên môn, chuột là “Một bộ 35 phận được nối với máy tính, khi cho chuyển động trên một mặt phẳng thì sẽ gây ra việc chuyển động con chạy trên màn hình và có tác dụng để kích hoạt hay chọn lựa các thành phần phần mềm trên màn hình” [137, tr.185]. Cấu tạo những thuật ngữ mới tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức sao phỏng là “sử dụng những yếu tố và mô hình cấu tạo từ vựng tiếng Việt để dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng trong tiếng nước ngoài. Ví dụ: cầu truyền hình là sự sao phỏng của TV bridge, trong đó, truyền hình tương ứng với TV, còn cầu tương ứng với bridge” [83, tr.34]. Cấu tạo thuật ngữ theo phương thức sao phỏng, một mặt đòi hỏi phải có kiến thức sâu về tiếng Việt và tiếng nước ngoài, mặt khác, phải có những hiểu biết sâu về chuyên ngành mà thuật ngữ được sử dụng. Cấu tạo thuật ngữ bằng phương thức mượn (tiếp nhận) thuật ngữ nước ngoài được thể hiện qua ba hình thức: mượn nguyên dạng, chuyển tự và phiên âm. Giữ nguyên dạng gốc thuật ngữ thường được áp dụng cho những trường hợp mượn thuật ngữ nước ngoài của những ngôn ngữ có chữ viết sử dụng hệ thống chữ cái Latin . Ví dụ: menu, website, download,... Chuyển tự là “Chuyển cách viết từ ngữ bằng một hệ thống chữ cái này thành cách viết bằng một hệ thống chữ cái khác, theo quy tắc tương ứng giữa hai hệ thống chữ cái” [137, tr.188]. Chuyển tự thường chỉ áp dụng đối với các ngôn ngữ không sử dụng hệ thống chữ cái Latin, như tiếng Nga. Ví dụ: opбита: orbita, камера: kamera, “Phiên âm là ghi lại cách phát âm các từ ngữ của một ngôn ngữ bằng hệ thống kí hiệu riêng hoặc bằng hệ thống chữ cái của một ngôn ngữ khác” [137, tr.779]. Ví dụ: computer: com-piu-tơ, căm-piu-tơ, cơm-piu-tơ,; piston: pit- tông, pittông, pixtông, Khác với từ ngữ thông thường, thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ mang tính chuyên môn chỉ những khái niệm của một ngành khoa 36 học. So với nhiều nước tiên tiến trên thế giới, các ngành khoa học ở Việt Nam phát triển muộn, những đặc điểm đó cho phép đoán định mức độ sản sinh thuật ngữ giữa các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt sẽ không như nhau. Khi tìm hiểu cấu tạo của thuật ngữ, có thể xuất phát từ lí thuyết nghiên cứu các phương thức cấu tạo thuật ngữ, cũng có thể khảo sát, miêu tả hệ thuật ngữ đã có để chỉ ra các kiểu quan hệ cấu tạo giữa các thành tố, khái quát hóa thành các mô hình cấu tạo. Trong luận án, chúng tôi tiếp cận theo cách thứ hai, xuất phát từ tiền đề thuật ngữ đã có sẵn trong từ điển, phân tích chúng về mặt cấu trúc và khái quát thành các mô hình để chỉ ra đặc điểm của thuật ngữ KHTN tiếng Việt về cấu tạo. Cụ thể, đối tượng mà luận án phân tích cấu trúc là những thuật ngữ KHTN tiếng Việt có cấu tạo là từ và ngữ. Trong các phương thức cấu tạo thuật ngữ, chúng tôi chọn nghiên cứu các thuật ngữ được tạo ra theo phương thức ghép. Sở dĩ chúng tôi chọn phương thức này để nghiên cứu vì đây là phương thức điển hình nhất trong việc cấu tạo thuật ngữ, từ phương thức này các nhà khoa học Việt đã cấu tạo nên số lượng chủ yếu của thuật ngữ tiếng Việt theo các mô hình cấu tạo nhất định. Như chúng tôi đã nói ở trên, trong các phương thức cấu tạo thuật ngữ, phương thức ghép là phương thức có sức sản sinh lớn nhất, tồn tại trong nhiều ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau. Đối với thuật ngữ tiếng Việt nói chung, thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt nói riêng, phương thức ghép là một phương thức cấu tạo thuật ngữ quan trọng nhất. Từ phương phức này, các nhà khoa học đã cấu tạo nên rất nhiều thuật ngữ theo nhiều kiểu ghép khác nhau. Việc vận dụng phương thức này được tiến hành dựa trên hai quan hệ cú pháp chủ yếu của tiếng Việt (mô hình ghép chính phụ và mô hình ghép đẳng lập). Từ hai quan hệ cú pháp này, hàng hàng loạt thuật ngữ được tạo ra, bổ sung những thiếu hụt cho hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nói chung và hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên nói riêng. 37 Việc sử dụng phương thức ghép để cấu tạo thuật ngữ không chỉ diễn ra ở bậc từ mà còn diễn ra ở bậc ngữ. Ở bậc từ, phương thức ghép được thể hiện qua việc ghép các thành tố cơ sở với thành tố cơ sở, thành tố trực tiếp với thành tố trực tiếp và khả năng kết hợp thành tố cơ sở với thành tố trực tiếp. Ở bậc ngữ, phương thức ghép được thể hiện qua việc ghép các thành tố là từ với từ theo từng cấp bậc khác nhau. Xét về mặt cấu tạo, phiên chuyển cũng được xem là một phương thức cấu tạo thuật ngữ. Tuy nhiên, phương thức này nghiêng về mặt ngữ âm và chữ viết. Với chất liệu sẵn có là tiếng Việt, các nhà khoa học đã “cải biến sáng tạo” các thuật ngữ khoa học nước ngoài trở thành các thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Những thuật ngữ được tạo ra từ phương thức này đóng một vai trò quan trọng trong hệ thuật ngữ KHTN tiếng Việt. Để có một cái nhìn tổng quát về việc cấu tạo thuật ngữ KHTN tiếng Việt, ngoài việc tập trung khảo sát, miêu tả chi tiết thuật ngữ được cấu tạo theo phương thức ghép, chúng tôi còn nghiên cứu phương thức phiên chuyển thuật ngữ (kết quả được thể hiện trong phần phụ lục) và cũng khảo sát thống kê có tính định lượng về các loại thuật ngữ được cấu tạo theo các phương thức khác. 1.7. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm lí luận về thuật ngữ của các nhà khoa học trong và ngoài nước; xem xét một cách có hệ thống về quá trình phát triển của các ngành khoa học tự nhiên với sự hình thành và phát triển của hệ thuật ngữ này trong tiếng Việt, luận án đã đưa ra một cách hiểu về thuật ngữ với tư cách là định nghĩa để làm việc. Luận án cũng đi vào phân tích sự khác nhau giữa thuật ngữ và danh pháp: thuật ngữ gắn liền với hệ thống khái niệm, còn danh pháp chỉ gọi tên các sự vật, đối tượng trong một ngành khoa học. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã bàn nhiều đến các phương châm của việc đặt thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Trong các phương châm mà các nhà 38 khoa học đã đưa ra, luận án xác định, việc đặt thuật ngữ và liên hệ chuẩn hóa thuật ngữ cần có các phương châm sau: tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế và tính dân tộc. Trong số các phương thức cấu tạo thuật ngữ khoa học tiếng Việt, luận án chọn phương thức ghép để nghiên cứu. Bởi theo lí thuyết điển mẫu, đây là phương thức điển hình nhất trong số các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt nói riêng và hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung. Dựa trên nền tảng lí thuyết về thuật ngữ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, từ việc xác định rõ vị trí của thuật ngữ khoa học trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ, thông qua các nhận xét khái quát về thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt, luận án triển khai những nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo. 39 Chương 2 PHƯƠNG THỨC VÀ MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TỪ 2.1. Quan niệm từ - từ điển và các kiểu loại cấu trúc từ tiếng Việt 2.1.1. Quan niệm từ - từ điển Hiện nay, trong Ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng còn có những quan niệm khác nhau về từ. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn không giống nhau nên cách định nghĩa về từ được các tác giả đưa ra cũng khác nhau. Nguyễn Tài Cẩn, trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng - từ ghép - đoản ngữ" [9], do quan niệm tiếng là hình vị - chủ trương xem tiếng độc lập và các tổ hợp âm tiết chặt chẽ, cố định đều là từ ghép. Tiếp đó từ ghép được ông chia thành từ ghép nghĩa và từ láy âm. Theo Nguyễn Thiện Giáp thì “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền” [29, tr.69]. Như vậy “từ tiếng Việt trùng với hình vị và âm tiết. Tuy nhiên không phải âm tiết nào cũng là từ và hình vị. Những âm tiết vô nghĩa không thể được coi là từ, càng không thể được coi là hình vị” [34, tr.1]. Tác giả Nguyễn Kim Thản thì quan niệm “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp [102, tr.64]. Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [16, tr.16]. 40 Chúng tôi không đi vào bàn luận nhiều về các định nghĩa về từ mà chỉ chọn một định nghĩa, một cách hiểu để làm cơ sở cho quá trình triển khai luận án. Chúng tôi dựa vào quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn về từ tiếng Việt: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu” [9, tr.326]. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án là những thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Việt. Đây là những đơn vị mà căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa của nó, được xếp riêng thành mục từ trong từ điển. Do đó, những đơn vị mà chúng tôi nghiên cứu là những từ tách biệt, trong từ điển, chưa tham gia vào hoạt động hành chức. 2.1.2. Các kiểu loại cấu trúc từ tiếng Việt Để làm chỗ dựa cho việc phân tích ngữ liệu, chúng tôi đã khảo sát và thống kê ba kiểu loại thuật ngữ cấu tạo là từ là: từ đơn (đơn âm tiết), từ ghép và từ ngẫu hợp. Ba kiểu loại cấu trúc hình thức mà chúng tôi chọn dựa trên quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn, đó là: 1) Từ đơn là từ “gồm những tiếng vừa có nghĩa, vừa độc lập. Đa số đều nằm trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt, có đã từ lâu đời: cha, mẹ, tay, chân, cơm, nước, ăn, uống, cười, nói, dài, ngắn, và, nhưng, à, nhỉ v.v... những tiếng gốc Hán hay gốc Âu đã được Việt hóa cao độ (Ví dụ: tim, gan, buồng, buồm, cồn, xăng, xăm, lốp) và những tiếng Hán Việt không có một từ Việt đồng nghĩa cạnh tranh (ví dụ tuyết, bút, cao, thấp, học, đáp)” [9, tr.29-30]. 2) Từ ghép “là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại: trong từ ghép bao giờ cũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ này hay quan hệ nọ. Từ ghép là loại đơn vị có tổ chức cao hơn tiếng, nói chung, và cao hơn từ đơn, nói riêng, một bậc” [9, tr.51]. 3) Từ ngẫu hợp là “Kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ý nghĩa, cũng 41 không dựa trên cơ sở quan hệ ngữ âm, có thể tạm gọi là từ ghép ngẫu hợp” [9, tr.139]. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, việc phân chia các kiểu từ như trên không phải lúc nào cũng rành mạch, dứt khoát. Điều này cũng dễ hiểu bởi ranh giới của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên không phải lúc nào cũng rạch ròi. Trong quá trình xử lí tư liệu, đối với kiểu từ đơn và từ ngẫu hợp, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn trong việc xác định kiểu từ. Chỉ còn lại trường hợp cần phải có sự thống nhất trong quá trình khảo sát, đó là: việc phân biệt từ ghép với cụm từ cố định, ví dụ: cà chua, xăng dầu, đường thẳng, hình vuông,... Trong quá trình hoạt động, các đơn vị ngữ pháp luôn phải kết hợp với nhau để tạo thành những đơn vị lớn hơn, các đơn vị này được gắn với nhau bằng những mối quan hệ nhất định. Trong nội bộ từ, mối quan hệ này được thể hiện qua việc gắn kết các hình vị với nhau được gọi là quan hệ từ pháp. Quan hệ từ pháp và quan hệ cú pháp được phân biệt ở tính chặt chẽ “đông cứng” của chúng. Quan hệ từ pháp không cho phép chen một yếu tố nào khác vào trong thành phần nội bộ của chúng. Chẳng hạn, đối với các từ ghép có ý nghĩa khái quát, thành tố cấu tạo vốn là các từ đơn, hoạt động độc lập như: xăng dầu, quần áo, nhà cửa, trâu bò,... nếu chúng ta chêm xen các yếu tố khác vào giữa các thành tố cấu tạo thì sẽ phá vỡ ý nghĩa khái quát của từ. Đó chính là phép thử quan trọng để xác định chúng là từ ghép. Trong luận án, như chúng tôi đã nói ở trên, từ đơn là loại từ chỉ có một tiếng được dùng độc lập, không có cấu trúc bên trong (về từ vựng) nên chúng tôi đã giới hạn không nghiên cứu thuật ngữ là từ đơn, mà chỉ đưa ra kết quả thống kê loại thuật ngữ này vào bảng số liệu để người đọc thấy được bức tranh chung về sự phân bố của các kiểu thuật ngữ là từ trong từ điển 42 khảo sát. Đối với thuật ngữ là từ ngẫu hợp, do cấu tạo của loại này là các thành tố trực tiếp kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên cơ sở quan hệ ngữ âm, số lượng lại không lớn (622 đơn vị) và còn do dung lượng các vấn đề chính của đề tài cần miêu tả, cho nên chúng tôi không đi sâu nghiên cứu. Kết quả khảo sát, miêu tả về loại thuật ngữ này được chúng tôi đưa vào phần phụ lục nhằm cung cấp thêm cứ liệu cho thấy bức tranh tổng quát, đầy đủ hơn về cấu tạo thuật ngữ KHTN tiếng Việt. Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn về “từ ghép” tiếng Việt, ngoài "từ ghép nghĩa", "từ ngẫu hợp", từ ghép còn bao gồm cả "từ láy âm" - loại từ mà phần đông các nhà nghiên cứu khác gọi là "từ láy" và không xem nó là một loại của từ ghép. Do số lượng thuật ngữ có cấu tạo là từ láy âm chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có 0,2%, gồm 13 đơn vị (ví dụ: chắc chắn, rộng rãi, sền sệt, thình lình,...) nên chúng tôi không nghiên cứu. Để thuận tiện cho trình bày và cũng để người đọc dễ theo dõi, tên gọi về các loại từ theo cách phân loại và gọi tên của Nguyễn Tài Cẩn được chúng tôi gọi theo cách gọi phổ biến hiện nay. Cụ thể, trường hợp "từ láy âm" theo cách gọi của Nguyễn Tài Cẩn được chúng tôi gọi là “từ láy”, còn “từ ghép láy nghĩa” và “từ ghép phụ nghĩa”, chúng tôi gọi là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 2.2. Thành tố cấu tạo thuật ngữ ở cấp độ từ Khi nghiên cứu các phương thức cấu tạo của một hệ thuật ngữ, chúng ta không thể không bàn tới thành tố cấu tạo thuật ngữ. Như đã biết, thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc thù có chức năng biểu hiện các khái niệm khoa học một cách chính xác, hệ thống. Trong thuật ngữ, các thành tố được tổ chức theo tôn ti và có quan hệ với nhau một cách logic. Vì vậy, khi tạo thuật ngữ, các nhà khoa học đã phải lựa chọn, cân nhắc từng thành tố để làm sao cho thuật ngữ được tạo ra đảm bảo được các phương châm cần có của một thuật ngữ. 43 2.2.1. Thành tố cơ sở Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng - từ ghép - đoản ngữ, Nguyễn Tài Cẩn đã xác lập khái niệm tiếng (tiếng một, hình tiết) làm đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt. Ông cho rằng “trong tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay, ta thường gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay là “chữ”, ví dụ: ăn, học, nhà, cửa, cao, rộng, và, nhưng, đã, sẽ, tri, thức, thiên, địa, tiểu, vô, bất, v.v Gọi đơn vị này là “tiếng”, “tiếng một” là căn cứ vào ngữ âm; gọi là “chữ” tức là căn cứ vào văn tự. Trong tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng, và nó mang một thanh điệu nhất định” [9, tr.14]. Quan niệm của chúng tôi, mỗi tiếng như thế chính là một thành tố cơ sở của thuật ngữ tiếng Việt ở cấp độ từ. Thành tố cơ sở có hai loại. Loại thứ nhất, gồm những tiếng không độc lập, thuộc nhiều loại với đặc điểm nguồn gốc và ngữ nghĩa riêng, trong đó phần lớn là các thành tố Hán Việt. Bộ phận tiếng này có số lượng áp đảo, hiện được dùng nhiều trong cấu tạo thuật ngữ (viên, vô, bán, bất, đa, sự, tính, phi, đại, trường,). Ví dụ: bán kính, đa giác, tích phân, đạo hàm, thấu kính, Những thuật ngữ này được cấu tạo bởi hai thành tố cơ sở, mỗi thành tố cơ sở đó đều có nghĩa nhưng không có khả năng hoạt động độc lập. Loại thứ hai là tiếng có khả năng hoạt động độc lập và tham gia với các thành tố khác trong việc cấu tạo thuật ngữ. Ví dụ: bậc, bảng, biên, bờ, cạnh, chùm, chuỗi, cột, cung, đai, dây, đáy, đỉnh, dòng, góc, máy, mạch, trục, tụ, 2.2.2. Thành tố trực tiếp Cấu tạo thuật ngữ ở cấp độ từ không chỉ có thành tố cơ sở mà còn có cả thành tố trực tiếp (immediate constituent). Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn: “Thành tố trực tiếp của một tổ hợp là những bộ phận mà ta tìm ra được ngay sau bước phân tích đầu tiên. Cũng có thể nói ngược lại, nếu đi theo hướng tổng hợp: thành tố trực tiếp là những bộ phận mà ta dùng trong bước tổng hợp 44 cuối cùng để tạo ngay ra tổ hợp. Thành tố trực tiếp ở từ ghép như vậy là có thể trùng mà cũng có thể không trùng với khái niệm đơn vị tế bào, đơn vị gốc” [9, tr.63]. Có thể nhận thấy, những thuật ngữ như: toán học, hóa học, vô tỷ, vô ước, đều có 2 thành tố trực tiếp (2 thành tố cơ sở). Những thuật ngữ như: số nguyên tố, hàm sơ cấp, phản điều hòa, đa tinh thể, điện quang học, có 2 thành tố trực tiếp (3 thành tố cơ sở). Những thuật ngữ như: địa lí toán học, vật lí toán học, vật lí sinh vật, gồm 2 thành tố trực tiếp (4 thành tố cơ sở). Để đảm bảo tính hệ thống của thuật ngữ, đối với trường hợp thành tố cấu tạo là từ phiên âm, nguyên dạng (ví dụ: anpha, atlat, bazơ, vectơ,) chúng tôi xem những đơn vị này là một thành tố trực tiếp (đơn vị cơ sở). Trong luận án chúng tôi dùng thuật ngữ “tiếng” (do Nguyễn Tài Cẩn đưa ra) đã trở thành quen thuộc, được nhiều nhà ngôn ngữ học sử dụng để nghiên cứu thuật ngữ có cấu tạo là từ. Như vậy là chúng tôi đã xuất phát từ việc xem “tiếng” là đơn vị cơ sở (hình vị) dùng để cấu tạo từ (từ ghép, từ láy). Đơn vị bậc trên của từ do các từ liên kết tạo nên theo những quan hệ ngữ pháp nhất định được chúng tôi gọi là ngữ (có tác giả gọi là cụm từ) như cách gọi của nhiều nhà nghiên cứu. Chúng tôi vận dụng cách phân tích cấu tạo ngữ của Nguyễn Tài Cẩn để phân tích thuật ngữ có cấu tạo là ngữ trong tư liệu nghiên cứu. 2.3. Quan niệm mô hình cấu tạo từ và phạm vi khảo sát 2.3.1. Quan niệm mô hình cấu tạo từ Hiện nay, quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về mô hình cấu tạo từ (mẫu cấu tạo) vẫn chưa có sự thống nhất. Trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê đã đưa ra khái niệm về mô hình cấu tạo, theo tác giả: “Mẫu (hay là mô hình) là cái khuôn cấu tạo của một loạt sự vật hay hiện tượng đồng dạng. Cái khuôn cấu tạo ấy phản ánh những nét chung bản chất 45 nhất về mặt cấu tạo của loạt sự vật hay hiện tượng ấy. Sự cấu tạo cụ thể của từng cái một trong loạt sự vật hay hiện tượng này không thể hoàn toàn giống nhau, nhưng mẫu cấu tạo của chúng phải là một” [70, tr.125]. Tác giả Hồ Lê đã đi vào khảo sát các mô hình cấu tạo từ trong tiếng Việt. Theo tác giả tiêu chí để phân biệt các mô hình cấu tạo từ chính là các đơn vị cấu tạo từ mà ông gọi là các nguyên vị. Tác giả Vũ Thị Kim Hoa khi nghiên cứu Từ ghép Hán-Việt trong từ ghép tiếng Việt hiện đại, cũng đã đưa ra quan niệm về mô hình cấu tạo từ. Theo tác giả, mô hình cấu tạo từ là: “Những khuôn cấu tạo của một số từ hoặc có thể là của một từ Hán hoặc từ Hán-Việt mượn nguyên khối Hán nhưng được sử dụng để cấu tạo một hoặc một loạt từ ghép Hán-Việt Việt tạo. Mẫu cấu tạo này bao gồm khuôn hình cấu tạo và một yếu tố cấu tạo” [45, tr.118]. Tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng: “mô hình cấu tạo là khuôn đúc mà có thể đưa vào những loại chất liệu, từ đó để tạo ra hàng loạt đơn vị khác nhau” [113, tr.225]. Trong luận án, chúng tôi quan niệm: mô hình cấu tạo từ là cái khuôn cấu tạo mà từ đó có thể tạo ra một hay nhiều từ. Trong mô hình cấu tạo từ, có mô hình cấu tạo có sức sản sinh cao, có mô hình cấu tạo có sức sản sinh thấp. Mô hình cấu tạo từ có thể có hai hay nhiều thành tố. Thành tố cấu tạo từ có thể là thành tố cơ sở hoặc thành tố trực tiếp. 2.3.2. Phạm vi khảo sát Một thuật ngữ tiếng Anh khi được chuyển dịch sang tiếng Việt không phải bao giờ cũng có sự tương đương 1:1. Trong những trường hợp tồn tại nhiều biến thể, quan điểm của chúng tôi khi khảo sát là: 1) Tương ứng với một thuật ngữ tiếng Anh, nếu có nhiều thuật ngữ Việt đồng nghĩa, hoặc gần nghĩa, chúng tôi chỉ chọn một biến thể - biến thể đầu. Ví dụ: 46 apparatus: máy; dụng cụ, thiết bị; công cụ. gas-filled capacitor: tụ (điện) (chứa) khí connection: [sự, cách] mắc alternative: khác // biến tướng, cách khác, kiểu khác. Trong những trường hợp này, chúng tôi chọn biến thể thứ nhất, biến thể đầu máy, tụ điện chứa khí, sự mắc, khác. Bởi theo chúng tôi, đây là biến thể thường trực, biến thể mạnh, biến thể mà người đặt thuật ngữ ưu tiên nhất và việc lựa chọn một biến thể đầu cũng là cách để tránh được những biến thể mang tính giải thích. 2) Trong luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu những thuật ngữ là từ ghép có các thành tố có nghĩa. Những trường hợp có chứa thành tố mất nghĩa chúng tôi không nghiên cứu. Như vậy, trong chương 2 này, chúng tôi đi vào nghiên cứu phương thức cấu tạo hệ th... hiệu quốc tế trong hóa học và khoa học tự nhiên, tên viết tắt các tổ chức quốc tế. Ví dụ: W = Oat, J = Jun, Fe = sắt, WTO = Tổ chức Thương mại Thế giới. Phiên âm tên riêng (tên người, tên địa lí) nước ngoài. Ví dụ: Frăngxoa Busê (Pháp: François Bouchet), Jêm Biucanơn (Anh: James Buchanan)”. + “Các cặp chữ cái i và y; ph và f; j và gi đều được dùng để phiên âm căn cứ vào nguyên ngữ: nguyên ngữ dùng chữ cái nào thì chuyển sang tiếng Việt dùng chữ cái tương ứng”. + “Một số trường hợp thêm ơ, ví dụ: Marơ (Marr), Tơroa (Troie)”. + “Thuật ngữ gốc tiếng nước ngoài cũng được phiên chuyển theo các nguyên tắc trên. Sử dụng thuật ngữ đã dùng thống nhất trong từng chuyên ngành và liên ngành. Thuật ngữ hóa học tạm thời dùng theo quy định do Ban biên soạn hóa học đề nghị. Ví dụ: dùng i thay cho y (oxi, hiđro) trừ các kí hiệu nguyên tố, các kí hiệu chỉ chức và gốc hóa học al, ol, yl (etanol, metyl); ví dụ: dùng ozơ trong hệ thống hiđrat cacbon (glucozơ), aza trong hệ thống các enzim (lipaza)”. + “Tên thuốc không phiên âm sang tiếng Việt mà sử dụng nguyên dạng theo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Biệt dược cũng được dùng theo nguyên dạng viết trên nhãn mác của loại thuốc đó”. 172 Qua ba văn bản quy định trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: - Quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt (1964) có tư tưởng chỉ đạo là: khi phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt, cần phải chú ý tới tính “khoa học, dân tộc, đại chúng”, làm cho chúng trở thành thuật ngữ dân tộc, đồng hóa vào tiếng Việt. Khi phiên, cần dựa vào âm là chính, sao cho dễ đọc, dễ viết nhưng không quá xa với thuật ngữ khoa học nhiều nước. - Nếu như Quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt (1964) chú ý tới tính “khoa học, dân tộc, đại chúng” thì Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt (1984) có tư tưởng chỉ đạo là chú ý tới tính khoa học và tính quốc tế của thuật ngữ. - Quy định chính tả tiếng Việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài của Trung tâm Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa tuy không đề cập trực tiêp tới tính khoa học và tính quốc tế, nhưng qua nội dung quy định, có thể nhận thấy bản quy định đã chỉ dẫn người phiên phải chú ý tới tính khoa học và tính quốc tế (chẳng hạn như: khi phiên cần dựa vào cách đọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết được, cần kèm theo chú thích nguyên dạng tên gốc đối với những ngôn ngữ dùng chữ cái Latinh, nguyên ngữ dùng chữ cái nào thì chuyển sang tiếng Việt dùng chữ cái tương ứng”. Có thể nhận thấy, trong ba bản qui định trên, bản quy định thứ nhất ngoài việc đề cập tới tính khoa học còn đề cập tới tính dân tộc và tính đại chúng. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi phương châm này được đưa ra trong buổi đầu của nền khoa học, thời kì mà tiếng Việt mới trở thành ngôn ngữ quốc gia. Vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra phương châm này nhằm mục đích tạo điều kiện cho thuật ngữ được tạo ra dễ hiểu, dễ truyền bá tới công chúng. Hai văn bản sau đã định hướng người đặt thuật ngữ phải chú ý tới tính khoa học và tính quốc tế. Theo chúng tôi, thuật ngữ cần phải có tính khoa học (chính xác, hệ thống) và tính quốc tế là cần thiết. Tuy nhiên, thuật được cấu 173 tạo bằng chất liệu ngôn ngữ dân tộc nên cần phải có tính dân tộc. Đây là những phương châm cần phải có của thuật ngữ như chúng tôi đã trình bày ở chương 1. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn đề cập đến trong chương này là qua khảo sát, phân tích, đánh giá, đưa ra những đề xuất đối với việc nên để nguyên dạng hay phiên âm khi tiếp nhận thuật ngữ KHTN từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 1.3. Phương thức phiên chuyển Các thuật ngữ tiếng Anh khi thâm nhập vào tiếng Việt thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có cách đọc, cách viết khác nhau. Nhìn một cách tổng quát, có hai cách xử lí (trừ cách sao phỏng hay dịch nghĩa), đó là tiếp nhận nguyên dạng và phiên âm. 1.3.1. Tiếp nhận nguyên dạng Cách tiếp nhận này được thể hiện ở hình thức chữ viết: sử dụng nguyên cách viết của thuật ngữ tiếng Anh. Còn cách đọc thì cố gắng đọc sát với cách đọc của nguyên ngữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phải để nguyên dạng khi tiếp nhận. Có khi là do chúng ta chưa tìm được từ tương ứng trong tiếng Việt, song cũng có khi có từ tương ứng, nhưng chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, hoặc từ đó chưa phản ánh hoàn toàn chính xác khái niệm trong thuật ngữ gốc. Ví dụ: radio, chat, computer, menu, download, strees,... 1.3.2. Phiên âm Phiên âm là phương thức cấu tạo thuật ngữ bằng cách dựa trên âm đọc của thuật ngữ tiếng Anh để ghi lại thuật ngữ đó bằng cách đọc, cách viết của tiếng Việt. Ví dụ: Tiếng Anh Tiếng Việt accumulator ắc quy base bazơ vector vectơ 174 Các thuật ngữ được tiếp nhận bằng phương thức phiên âm thường ngắn gọn, chủ yếu là thuật ngữ có cấu tạo là từ, và thường có sự thiếu thống nhất về cách đọc, cách viết. 2. Việc phiên chuyển thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí từ tiếng Anh sang tiếng Việt Để có cái nhìn toàn cảnh về số lượng, tỉ lệ thuật ngữ trong từ điển KHTN, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại, những thuật ngữ này được tổng hợp qua bảng 2.1 sau: Bảng 2.1. Tỉ lệ thuật ngữ trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí Từ đơn 10,14% (786/7.748) Từ ghép 81,82% (6.340/7.748) Từ 24,93% (7.748/31.072) Từ ngẫu hợp 8,02% (622/7.748) Danh ngữ 87,21% (20.342/23.324) Động ngữ 10,35% (2.416/23.324) Tính ngữ 2,06% (482/23.324) Thuật ngữ KHTN (31.072) Ngữ định danh 75,06% (23.324/31.072) Giới ngữ 0,36% (84/23.324) Kết quả thống kê trên cho thấy, số thuật ngữ là từ ngẫu hợp chiếm tỉ lệ thấp 8,02%. Đây là những thuật ngữ được tiếp nhận từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng hai hình thức: nguyên dạng và phiên chuyển. 2.1. Nguyên dạng Qua khảo sát hệ thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí được chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi thu được số thuật ngữ nguyên dạng như sau: Từ điển Toán - Cơ - Tin học có 24 thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng, chiếm 36,76%. 175 Từ điển Vật lí có 43 thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng, chiếm 63,23%. Tỉ lệ thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt được thể hiện qua bảng 2.2 sau: Bảng 2.2. Tỉ lệ thuật ngữ nguyên dạng trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí Stt Từ điển Nguyên dạng Tỉ lệ % 1. Toán - Cơ - Tin học 24 35,82% 2. Vật lí 43 64,17% 3. Tổng 67 100% Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy: Số lượng thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng trong Từ điển Vật lí chiếm tỉ lệ nhiều hơn Từ điển Toán - Cơ - Tin học. Những thuật ngữ để nguyên dạng thường là những thuật ngữ trừu tượng (abstract terms), hoặc có thể mang quá nhiều nghĩa. Ví dụ: bit, cam, computron, ion, conic, (Toán - Cơ - Tin học); coma, helion, lepton, phonon, microtron, (Vật lí). 2.2. Biến đổi Qua khảo sát hệ thuật ngữ KHTN trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí được chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi thu được số thuật ngữ nguyên dạng và biến đổi (phiên chuyển) như sau: Trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học có 24 thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng và 159 thuật ngữ phiên chuyển. Từ điển Vật lí có 43 thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng và 404 thuật ngữ phiên chuyển. Tỉ lệ thuật ngữ tiếp nhận nguyên dạng và phiên chuyển trong hệ thuật ngữ KHTN được thể hiện qua bảng 2.3 sau: Bảng 2.3. Tỉ lệ thuật ngữ phiên chuyển trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí Stt Từ điển Số lượng Nguyên dạng Phiên chuyển 1. Toán - Cơ - Tin học 181 24 (13,25%) 157 (86,74%) 2. Vật lí 441 43 (9,75%) 398 (90,24%) 3. Tổng 622 67 (10,77%) 555 (89,22%) 176 Qua khảo sát, thống kê việc phiên chuyển thuật ngữ trong hệ thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí từ tiếng Anh sang tiếng Việt có thể rút ra một số nhận xét sau: 2.2.1. Thanh điệu Những thuật ngữ tiếng Anh phiên chuyển sang tiếng Việt có cách đọc theo âm tiết tiếng Việt nên có sự tham gia của dấu thanh. Tuy nhiên, không phải tất cả sáu thanh đều được tham gia. Kết quả khảo sát của chúng tôi trên 2 tư liệu cho thấy. Trong 157 thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học được phiên chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chỉ có ba thanh được tham gia, đó là thanh ngang (không dấu), thanh sắc và thanh huyền. Trong đó, số lượng thanh ngang chiếm số lượng gần tuyệt đối 154/157 thuật ngữ (chiếm 98,08%). Ví dụ: affine: afin, adic: ađic, cactoid: cactoit,...; thanh sắc có hai thuật ngữ (chiếm 1,27%), đó là thuật ngữ accumulator: ắc quy, modal: mốt và thanh huyền có một thuật ngữ (0,63%), folium of Descartes: lá Đề các. Trong 398 thuật ngữ Vật lí được phiên chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt, có hai thanh được tham gia: thanh ngang, thanh sắc. Trong đó thanh ngang có 395 thuật ngữ (chiếm 99,24%). Thanh sắc có ba thuật ngữ (0,75%). Ví dụ: cable: cáp, note: nốt, Fermi particle: hạt Féc-mi. Quan sát kĩ có thể thấy, thuật ngữ mang thanh sắc này nằm trong sự lựa chọn bắt buộc giữa một trong hai thanh: hoặc là thanh sắc hoặc là thanh không dấu và sự lựa chọn nghiêng về thanh sắc. 2.2.2. Phụ âm đầu (được thể hiện bằng con chữ) Trong hệ thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Anh có phụ âm đầu được thể hiện bằng con chữ mà tiếng Việt cũng có thì được đọc và viết như chúng ở trong tiếng Việt: b, l, m, n, p, r, g, h, t. - Phụ âm b Từ điển Toán - Cơ - Tin học: b chuyển sang tiếng Việt là b. Ví dụ: block: bloc, balancer: balăng, bazơ. 177 Từ điển Vật lí: b chuyển sang tiếng Việt là b. Ví dụ: bakelit: bakelit, balsam: banzam, bomb: bom,... - Phụ âm g Từ điển Toán - Cơ - Tin học: g chuyển sang tiếng Việt là g. Ví dụ: gradient: građien. Từ điển Vật lí: g chuyển sang tiếng Việt là g. Ví dụ: gram, gramme: gam, gaser: gaze, graphite: graphit, gyrostat: giroxta, - Phụ âm h Từ điển Toán - Cơ - Tin học: h chuyển sang tiếng Việt là h. Ví dụ: hectare: hecta, herpolhode: hecpolođi, heteroscedastic: heteroxcđaxtic, holonomy: holonom, homoscedastic: homoxedaxtic, hyperbola: hypebon, hyperbolic: hypebolic, hyperboloid: hypeboloit, Từ điển Vật lí: h chuyển sang tiếng Việt là h. Ví dụ: hectare: hecta, helium: heli, henry: henri, hetero-dyne: heterođin, hydrogen: hiđrô, - Phụ âm l Từ điển Toán - Cơ - Tin học: l chuyển sang tiếng Việt là l. Ví dụ: laser: laze, lemniscate: lemnixcat, logic: lôgic, logistic: lôgitic, Từ điển Vật lí: l chuyển sang tiếng Việt là l. Ví dụ: lambert: lambe, lamel: lamen, leptonic: lepton, liter: lit, logometer: logomet, - Phụ âm m Từ điển Toán - Cơ - Tin học: m chuyển sang tiếng Việt là m. Ví dụ: madular: mođula, magnetron: manhetron, magnistor: macnito, maser: maze, metacyclic: metaxiclic, minimax: minimac, modal: mốt, module: mođun, moment: momen, monitor: monitơ, Từ điển Vật lí: m chuyển sang tiếng Việt là m. Ví dụ: magneto: manhêto, megaelectron-volt: mêgaêlectron-vôn, megatron: mêgatron, megawatt: mêgaoat, meson: mêzon, module: môđun, moment: momen, 178 - Phụ âm n Từ điển Toán - Cơ - Tin học: n chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: neoid: neoit, neutron: nơtrơn, normit: nomit. Từ điển Vật lí: n chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: neutretto: nơtreto, neutrino: nơtrino, neutrodyne: nơtrođin, neutron: nơtron, note: nốt, nova: nôva,... - Phụ âm p Từ điển Toán - Cơ - Tin học: p chuyển sang tiếng Việt thành p. Ví dụ: panel: panen, parabola: parabon, paracompact: paracompac, parametrix: parametric, phase: pha, pile: pin, piston: pittong, plasma: platma, Từ điển Vật lí: p chuyển sang tiếng Việt thành p. Ví dụ: paradeuterium: parađơteri, parahelium: paraheli, parahydrogen: parahiđrô, pharton: pacton, phase: pha, pile: pin, piston: pitông, plasma: plaxma, proton: prôton, - Phụ âm r Từ điển Toán - Cơ - Tin học: r chuyển sang tiếng Việt là r. Ví dụ: radio: rađiô, relay: rơ le, rhumb: rum, rotor: roto, roulette: rulet, Từ điển Vật lí: r chuyển sang tiếng Việt là r. Ví dụ: robot: rôbot, rotor: rôto, rutherford: ruzơfo, rydberg: ritbe,... - Phụ âm t Từ điển Toán - Cơ - Tin học: t chuyển sang tiếng Việt là t. Ví dụ: tacnode: tacnot, tautology: tautologi, topology: topo, tensor: tenxơ, Từ điển Vật lí: t chuyển sang tiếng Việt là t. Ví dụ: tau-meson: mêzon tô, tensor: tenxơ, tinol: tinon, topaz: tôpa, tourmaline: tuamalin, turbin: tuabin, Một số phụ âm đầu tiếng Anh khi chuyển sang tiếng Việt đã có sự thay đổi. Âm /k/ trong tiếng Anh được thể hiện bằng các con chữ c, k, q, khi sang tiếng Việt về cơ bản vẫn giữ như vậy. Tuy nhiên trong một số trường hợp c và k là có sự thay đổi. - Phụ âm c Từ điển Toán - Cơ - Tin học: c chuyển sang tiếng việt là c, x. Ví dụ: cathode: catot, compact: compac, compass: compa, 179 Từ điển Vật lí: c chuyển sang tiếng Việt thành c, k, x. Ví dụ: cable: cáp, calorific: calo, carbon: cacbon, cathode: catôt, comma: com-ma, continuum: continum, coulomb: culông, - Phụ âm k Từ điển Toán - Cơ - Tin học: k chuyển sang tiếng Việt là k. Ví dụ: kappa: kapa. Từ điển Vật lí: k chuyển sang tiếng Việt là k, c. Ví dụ: kathode: catot, kation: cation, kelvin: kenvin, kilocalorie: kilôcalo, kilogram: kilôgam, kilovolt-ampere: kilôvôn-ampe, - Phụ âm j Từ điển Toán - Cơ - Tin học: j chuyển sang tiếng Việt là j. Ví dụ: jack: jăc, jacobian: jacobi. Từ điển Vật lí: j chuyển sang tiếng Việt là j, ch. Ví dụ: jacobian: jacobien, jar: chai. - Phụ âm f Từ điển Toán - Cơ - Tin học: f chuyển sang tiếng Việt là f. Ví dụ: ferrite: ferit, flecnode: flecnot, fractal: fractan. Từ điển Vật lí: f chuyển sang tiếng Việt là f, ph. Ví dụ: farad: fara, feeder: fiđơ, foot: fut, foot-lambert: fut-lambe, film: phim, - Phụ âm s Từ điển Toán - Cơ - Tin học: s chuyển sang tiếng Việt là s, x. Ví dụ: servo: secvo, sine: sin, segment: xecmăng, Từ điển Vật lí: s chuyển sang tiếng Việt là s, x. Ví dụ: sonar: sona, spinor: spinơ, siphon: xi phông, - Phụ âm w Từ điển Vật lí: w chuyển sang tiếng Việt là v. Ví dụ: weber: vêbe, watt meter: oat kế, 180 - Phụ âm v Từ điển Toán - Cơ - Tin học: v chuyển sang tiếng Việt là v, r. Ví dụ: vector: vectơ, versiera: vecsơra, vortex: rota. Từ điển Vật lí: v chuyển sang tiếng Việt là v. Ví dụ: valve: van, vector: vectơ, video: viđiô, - Phụ âm x Từ điển Toán - Cơ - Tin học: x chuyển sang tiếng Việt là kx. Ví dụ: xi: kxi. 2.2.3. Tổ hợp phụ âm đầu (được thể hiện bằng con chữ) - Tổ hợp phụ âm ch Từ điển Toán - Cơ - Tin học: ch chuyển sang tiếng Việt là ch. Ví dụ: chat: chat. Từ điển Vật lí: ch chuyển sang tiếng Việt là c. Ví dụ: chronotron: cronotron. - Tổ hợp phụ âm he Từ điển Toán - Cơ - Tin học: he chuyển sang tiếng Việt là he, ơ. Ví dụ: heteroscedastic: heteroxcđaxtic, heuristic: ơristic. Từ điển Vật lí: he chuyển sang tiếng Việt là he, ơ. Ví dụ: hectare: hecta, helium: heli, heuristic: ơristic. - Tổ hợp phụ âm dy Từ điển Toán - Cơ - Tin học: dy chuyển sang tiếng Việt là đy, đi. Ví dụ: dyne: đyn, đin (đơn vị lực). Từ điển Vật lí: dy chuyển sang tiếng Việt là đi. Ví dụ: dyne: đin, dyotron: điôtron, dystectie: đitecti. - Tổ hợp phụ âm th Từ điển Toán - Cơ - Tin học: th chuyển sang tiếng Việt thành t. Ví dụ: theodolite: teođolit. Từ điển Vật lí: th chuyển sang tiếng Việt thành t. Ví dụ: therm: tecmơ, thermistor: tecmisto, thyratron: tiratron. 181 2.2.4. Nguyên âm và tổ hợp nguyên âm (được thể hiện bằng con chữ) Tiếng Anh có 23 nguyên âm và 24 phụ âm. Trong số 23 nguyên âm thì có 12 nguyên âm đơn, 9 nguyên âm đôi và 2 nguyên âm ba. Tiếng Việt có 14 nguyên âm (gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi) và 21 phụ âm. Các nguyên âm đơn tiếng Anh thường có trên hai cách đọc khác nhau khi tham gia vào kết hợp từ. Hơn nữa, khi các từ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt, chúng một mặt vẫn được phỏng theo cách đọc tiếng Anh, mặt khác lại có thêm cách đọc của tiếng Việt. - Nguyên âm a Từ điển Toán - Cơ - Tin học: a chuyển sang tiếng Việt là a. Ví dụ: affine: afin. Từ điển Vật lí: a chuyển sang tiếng Việt là a. Ví dụ: actinides: actinit, agate: agat. - Tổ hợp ac, al, au + Tổ hợp ac Từ điển Toán - Cơ - Tin học: ac chuyển sang tiếng Việt là ắc. Ví dụ: accumulator: ắc quy. Từ điển Vật lí: ac chuyển sang tiếng Việt là ac. Ví dụ: accumulator: acquy, activator: activato. + Tổ hợp al Từ điển Toán - Cơ - Tin học: al chuyển sang tiếng Việt là an. Ví dụ: algorithmical: angorit, alpha: anpha. Từ điển Vật lí: al chuyển sang tiếng Việt thành a, an. Ví dụ: allochroic = allochromatic: alocrom, alpha: anpha. +Tổ hợp au Từ điển Toán - Cơ - Tin học: au chuyển sang tiếng Việt là o. Ví dụ: automaton: otomat, autonomous: otonom. Từ điển Vật lí: au chuyển sang tiếng Việt là ô. Ví dụ: audion: ôđion, autonomous: ôtônom, auxinotron: ôxinôtron. 182 - Nguyên âm e Từ điển Toán - Cơ - Tin học: e chuyển sang tiếng Việt là e. Ví dụ: entropy: entropi. Từ điển Vật lí: e chuyển sang tiếng Việt là ê. Ví dụ: electret: êlectret, electron: êlectron. - Tổ hợp er Từ điển Toán - Cơ - Tin học: er chuyển sang tiếng Việt là e. Ví dụ: ergodic: egođic. Từ điển Vật lí: er chuyển sang tiếng Việt là ec. Ví dụ: ergodic: ecgôđic. - Nguyên âm i Từ điển Toán - Cơ - Tin học: i chuyển sang tiếng Việt là i. Ví dụ: ideal: iđean. Từ điển Vật lí: i chuyển sang tiếng Việt là i. Ví dụ: ideal: iđêan, ionotron: ionơtron. - Tổ hợp id Từ điển Toán - Cơ - Tin học: id chuyển sang tiếng Việt là iđ. Ví dụ: (modular) ideal: iđean (mođula). Từ điển Vật lí: id chuyển sang tiếng Việt là iđ. Ví dụ: ideal: iđêan. - Nguyên âm y Từ điển Toán - Cơ - Tin học: y chuyển sang tiếng Việt là y, i. Ví dụ: cybernetics: xibecnetic, cyclicde: xiclit, cyclotron: xiclotron, dyne: đyn, đin. Từ điển Vật lí: y chuyển sang tiếng Việt là i. Ví dụ: dynamotor: đinamôtơ, dynatron: đinatron, dyne: đin. - Nguyên âm o Từ điển Toán - Cơ - Tin học: o chuyển sang tiếng Việt là o, ô. Ví dụ: oval: ovan, servo: secvo, cosecant: côsen. Từ điển Vật lí: o chuyển sang tiếng Việt là o, ô. Ví dụ: opal: opan, ozone: ôzon. 183 - Tổ hợp oh Từ điển Toán - Cơ - Tin học: oh chuyển sang tiếng Việt là o. Ví dụ: ohm: om. Từ điển Vật lí: oh chuyển sang tiếng Việt là ô. Ví dụ: ohmic: ômic, ohm meter: ôm kế, - Nguyên âm u Từ điển Toán - Cơ - Tin học: u chuyển sang tiếng việt là u. Ví dụ: unitary: unita. Từ điển Vật lí: u chuyển sang tiếng việt là u. Ví dụ: urarnium: urani. 2.2.5. Phụ âm cuối Nhìn chung, những phụ âm cuối của thuật ngữ Toán-Cơ-Tin, Vật lí tiếng Anh nào mà trong tiếng Việt cũng có thì đều được giữ nguyên. Ví dụ: adic: ađic, cryotron: criotron; synchorotron: sincrotron. Những phụ âm cuối chỉ có trong thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Anh mà không có trong thuật ngữ tiếng Việt thì sẽ phải thay đổi để phù hợp với cách đọc, cách viết của tiếng Việt. - f chuyển sang tiếng Việt là p. Ví dụ: alef: alep. - s chuyển sang tiếng Việt là t. Ví dụ: atlas: atlat; , eotvos: etvot. - d chuyển sang tiếng việt là t. Ví dụ: axoid: axoit, cactoid: cactoit; cepheid: xêpheit, dyad: điat. - l chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: decibel: đexiben; beryl: berin, decibel: đêxiben. Một số tổ hợp chữ cái ở cuối âm tiết thì xu hướng chung đều chuyển đổi. Cụ thể: - Tổ hợp phụ âm cuối de Từ điển Toán - Cơ - Tin học: de chuyển sang tiếng Việt là t. Ví dụ: anode: anôt, cathode: catot. 184 Từ điển Vật lí: de chuyển sang tiếng Việt là t. Ví dụ: nonode: nonot. - Tổ hợp phụ âm cuối le Từ điển Toán - Cơ - Tin học: le chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: capsule: capsun. Từ điển Vật lí: le chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: protile: prôtin. - Tổ hợp phụ âm cuối ne Từ điển Toán - Cơ - Tin học: ne chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: affine: afin. Từ điển Vật lí: ne chuyển sang tiếng Việt là n. Ví dụ: neutrodyne: nơtrođin. Kết quả phiên chuyển trong các tư liệu trên cho thấy. Trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí các nhà biên soạn đều chọn cách phiên viết liền, có sử dụng dấu phụ, dấu thanh ở một số trường hợp (trừ trường hợp ắc quy, xi phông). Tuy nhiên, đối với những thuật ngữ có yếu tố cấu tạo là tên riêng của các nhà khoa học, các nhà biên soạn Từ điển Toán - Cơ - Tin học chọn cách phiên viết liền, có dấu phụ, dấu thanh (trừ Đề các). Ví dụ: Eulerian angle: góc Ơle. Trong khi đó Từ điển Vật lí lại chọn cách phiên viết rời có dấu phụ, dấu thanh và có gạch nối. Ví dụ: Coulomb scattering angle: góc tán xạ Cu-lông, Bragg angle: góc Bréc-gơ, Gregorian calendar: lịch Grê-gô-ri-ut. Số lượng thuật ngữ KHTN có cách phiên chuyển thống nhất được thể hiện qua bảng 2.4 sau: 185 Bảng 2.4. Những thuật ngữ phiên chuyển thống nhất trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí Phiên chuyển TT Nguyên dạng Toán - Cơ - Tin học Vật lí 1. alpha anpha12 anpha18 2. atlas atlat21 atlat35 3. atmosphere atmotphe21 atmotphe35 4. block bloc30 bloc48 5. caloric, calory, calorie calo35 calo58 6. clothoid clotoit47 clotoit74 7. compact, compactum compac52,53 compac80 8. continuum continum66 continum89 9. cyclic xiclic82 xiclic102 10. cyclotron xiclotron82 xiclotron102 11. dyad điat108 điat130 12. entropy entropi116 entropi150 13. feeder fiđơ135 fiđơ162 14. ferrite ferit135 ferit163 15. grad, grade grat160 grat191 16. hectare hecta167 hecta197 17. mu muy232 muy270 18. panel panen253 panen288 19. phase pha260 pha295 20. pile pin261 pin301 21. pound pao270 pao309 22. saros sarot307 sarot343 23. spinor spinơ329 spinơ360 24. tensor tenxơ tenxơ379 25. vector vectơ372 vectơ401 (Chữ số trên đầu thuật ngữ tương ứng với số trang của từ điển khảo sát) 186 Cách phiên theo Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí có ưu điểm là giúp cho những người có trình độ phổ thông có thể đọc và viết lại được, nhớ được. Tuy nhiên, ngoài những phụ âm, nguyên âm,... được phiên chuyển một cách thống nhất, giữa hai từ điển vẫn còn có sự chưa thống nhất ở một số nguyên âm, phụ âm,... gây khó khăn cho người tiếp nhận. Những trường hợp có cách phiên không thống nhất được chúng tôi tổng hợp qua bảng 2.5 sau: Bảng 2.5. Những thuật ngữ phiên chuyển không thống nhất trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học, Vật lí Phiên chuyển TT Nguyên dạng Toán - Cơ - Tin học Vật lí 1. accumulator ắc quy6 acquy10 2. anode anot16 anôt27 3. cathode catot37 catôt63 4. diode điot99 điôt118 5. dyne đyn, đin108 đin131 6. ergodic egođic123 ecgôđic153 7. ideal iđean174 iđêan203 8. module, modulus mođun228 môđun264 9. neutron nơtrơn nơtron 10. piston pittong261 pitông301 11. plasma platma263 plaxma303 12. profile profin278 prôfin315 13. rotor roto304 rôto341 Không chỉ có sự thiếu thống nhất như đã nêu trên, mà ngay trong cách phiên của mỗi từ điển vẫn có những chỗ không nhất quán. Chẳng hạn, Từ điển Toán - Cơ - Tin học vừa dùng vectơ, vừa dùng véctơ; khi thì dùng logic, lôgic; khi dùng rơ le, khi dùng rơle; khi dùng mođun, khi dùng môđun, khi lại dùng mô đun; khi dùng Đề Các, khi dùng Đề các. Số lượng thuật ngữ, thành tố cấu tạo thuật ngữ có cách phiên không thống nhất trong Từ điển Toán - Cơ - Tin học được chúng tôi tổng hợp trong bảng 2.6 sau: 187 Bảng 2.6. Những trường hợp có cách phiên không thống nhất trong từ điển Toán - Cơ - Tin học TT Nguyên dạng Phiên âm 1. Gaussian noise nhiễu Gauss157, nhiễu Gauxơ238 2. logical function hàm logic151, hàm lôgic209, lưới logic236, lưới lôgic209, tích logic278, tích lôgic209 3. module, module of elasticity mođun228, mô đun đàn hồi229 4. Hamiltonian group nhóm Haminton166, nhóm Hamintơn163 5. Cartesian product tích Đề Các37, tích Đề các278 6. field of vectors, vector field trường véctơ136, trường vectơ372 Từ điển Vật lí vừa dùng met (meter), vừa dùng mét; khi dùng an pha, khi dùng anpha; khi dùng Oet-xtơn, khi dùng Oét-xtơn. Những trường hợp có cách phiên không thống nhất được chúng tôi tổng hợp trong bảng 2.7 sau: Bảng 2.7. Những trường hợp có cách phiên không thống nhất trong Từ điển Vật lí Stt Nguyên dạng Phiên âm 1. alpha-particle hạt an pha18, hạt anpha290, 2. cadmium (normal) cell, Weston standard cell pin chuẩn Oet-xtơn64, pin (chuẩn) Oét- xtơn65 3. cubic meter, square meter mét khối255, met vuông256 4. homoentropy, isentropic đẳng entrôpi199, đẳng entropi220, 5. volt-ampere meter vôn-ampe kế256, von-ampe kế406 188 3. Nhận xét Thuật ngữ tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều trong tiếng Việt. Tiếng Việt đã tiếp thu một số lượng không nhỏ các thuật ngữ tiếng Anh để làm giàu vốn thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực chuyên môn mà người ta nghiêng về giải pháp này hay giải pháp kia. Để góp phần vào việc phiên chuyển thuật ngữ KHTN từ tiếng Anh sang tiếng Việt được chính xác, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét và đề nghị sau. Trước hết là việc tiếp nhận nguyên dạng thuật ngữ KHTN từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho nhận thấy, việc tiếp nhận nguyên dạng có những lợi ích không thể phủ nhận đối với thuật ngữ tiếng Việt. Một là, chữ viết tiếng Anh và chữ quốc ngữ cùng thuộc chữ Latin. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận những thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Hai là, những thuật ngữ được tiếp nhận nguyên dạng đảm bảo được tính quốc tế, tính chính xác trong khoa học; tiện lợi trong việc giao lưu giữa các nhà khoa học, nhất là trong thời kì hiện nay khi mà tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Khó khăn trong việc tiếp nhận nguyên dạng: Một là, hiện nay tiếng Anh đang phát triển như vũ bão, hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều thuật ngữ mới được xuất hiện. Nếu việc tiếp nhận không được chọn lọc sẽ khiến cho thuật ngữ tiếng Việt có vô số các thuật ngữ nguyên dạng, điều này sẽ khiến cho các nhà biên soạn thuật ngữ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xếp thuật ngữ theo mục từ tiếng Việt. Hai là, để viết đúng nguyên dạng, các nhà khoa học Việt buộc phải thêm một số chữ cái và một số âm vốn không có ở tiếng Việt. Đối với trường hợp phiên âm thuật ngữ KHTN từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Việc phiên âm thuật ngữ KHTN từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những thuận lợi sau: tiếng Anh và tiếng Việt đều thuộc hệ chữ latin. Đây là 189 điều kiện thuận lợi để những người phiên thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt dùng ngay con chữ, âm, vần vốn có của tiếng Việt để ghi âm các thuật ngữ tiếng Anh. Nhược điểm của phiên âm cũng không ít: 1) Thiếu chính xác trên mặt chữ viết, cùng một thuật ngữ gốc nhưng khi phiên âm sang tiếng Việt tồn tại nhiều biến thể khác nhau. Ví dụ: coulomb: culon, culong, culông, cu-lông, cu lông. 2) Để phiên âm được thuật ngữ nguyên dạng thì phải đọc được nguyên ngữ đó, trong khi đó việc đọc thuật ngữ nguyên dạng chỉ mang tính “tương đối” do đó dễ dẫn đến nhiều cách đọc khác nhau, gây khó khăn cho người tiếp nhận. 3) Những thuật ngữ phiên âm thường gây khó khăn cho việc đánh máy, dễ dẫn đến sai sót khi phiên âm có dấu - viết liền, vì trong tiếng Việt các âm tiết được viết tách rời không giống như trong tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, số lượng thuật ngữ được tiếp nhận dưới dạng nguyên dạng, phiên âm trong Từ điển Vật lí cao hơn Từ điển Toán - Cơ - Tin học. Việc phiên chuyển các thuật ngữ này sang tiếng Việt tuy đạt được những kết quả to lớn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, như việc phiên chuyển một số thuật ngữ còn thiếu sự thống nhất, hiện tượng đồng nghĩa thuật ngữ vẫn còn nhiều. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính chính xác của thuật ngữ và gây khó khăn cho người tiếp nhận. Đối với trường hợp dyne, Từ điển Toán - Cơ - Tin học phiên là đyn, đin, Từ điển Vật lí phiên là đin. Theo chúng tôi, trong thuật ngữ KHTN tiếng Anh có hai đơn vị khác nhau, đó là dyne và din. Nếu phiên là đin sẽ gây nên sự nhầm lẫn. Vì vậy, đối với trường hợp này chúng ta nên để nguyên dạng. Khi phiên chuyển thuật ngữ KHTN chúng ta không nên nhất thể dùng i, vì việc dùng y một mặt vừa không xa rời nguyên ngữ mặt khác lại phù hợp với kí hiệu quốc tế. Đối với những thuật ngữ có cấu tạo ngắn gọn gồm một đến hai âm tiết thì chúng ta nên để nguyên dạng. Ví dụ: atlas, blok, logic,... 190 Đối với các thuật ngữ có yếu tố là tên riêng của các nhà khoa học, các thuật ngữ đã được phổ thông hóa vẫn nên viết nguyên dạng, bên cạnh đó có chú phiên âm trong ngoặc đơn. Đối với những thuật ngữ đã được vay mượn từ lâu, được Việt hóa do phiên âm hoặc về cách viết, đã quen dùng thì nên phiên theo cách phiên đã phổ biến. Ví dụ: bơm, phim, chai, van, mét,... còn đối với các thuật ngữ mới được vay mượn hiện nay và trong tương lai thì nên mượn nguyên dạng thuật ngữ. Khi đó chúng ta sẽ tránh được mọi phiền phức xảy ra do sự phiên âm mang lại. Một hệ thuật ngữ chính xác là điều mong muốn của tất cả mọi người. Trong những trường hợp chuyển dịch, nếu tồn tại nhiều biến thể đồng nghĩa thì nên chọn một biến thể, tức là ứng với mỗi khái niệm cần gắn với một thuật ngữ mà thôi. Trường hợp không chọn được một biến thể đảm bảo tính chính xác thì cách tốt nhất là nên để nguyên dạng. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định rằng: lớp thuật ngữ được tiếp nhận từ tiếng Anh sang tiếng Việt chiếm tỉ lệ thấp trong hệ thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí tiếng Việt. Việc tiếp nhận này được thực hiện chủ yếu qua hai con đường: nguyên dạng và phiên chuyển. Có thể nhận thấy rằng, mỗi biện pháp có mặt ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên, trong hai tư liệu mà chúng tôi nghiên cứu, việc tiếp nhận bằng hình thức phiên chuyển chiếm tỉ lệ cao hơn nguyên dạng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc phiên chuyển các thuật ngữ KHTN Toán - Cơ - Tin học, Vật lí từ tiếng Anh sang tiếng Việt tuy đạt được những kết quả to lớn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, như việc phiên chuyển một số thuật ngữ còn thiếu sự thống nhất, hiện tượng tồn tại nhiều biến thể vẫn còn. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính chính xác của thuật ngữ và gây khó khăn cho người tiếp nhận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_phuong_thuc_cau_tao_he_thuat_ngu_khoa.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng Anh _Ngo Phi Hung _ 2.5.2014.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng Viet _Ngo Phi Hung _ 2.5.2014 _ BAN CHINH THUC.pdf
  • docTrang thong tin luan an tieng Anh - Ngo Phi Hung.doc
  • docTrang thong tin luan an tieng Viet - Ngo Phi Hung.doc
  • docTrich yeu luan an - Ngo Phi Hung.doc
Tài liệu liên quan