Luận án Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá futsal tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN HỶ “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ FUTSAL TẠI VIỆT NAM” LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN HỶ “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ FUTSAL TẠI VIỆT NAM” Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

docx181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá futsal tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ QUÝ PHƯỢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả của luận án là hoàn toàn trung thực không sao chép của bất cứ tác giả nào và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án NGÔ VĂN HỶ MỤC LỤC Trang DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TỪ, THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT BCH Ban chấp hành CLB Câu lạc bộ SEA Games Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games hay South East Asian Games) HLV Huấn luyện viên AFF Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Football Federation)  AFC Liên đoàn bóng đá châu Á (Asian Football Confederation) LĐBĐ Liên đoàn bóng đá FIFA Liên đoàn bóng đá Thế giới (Fédération Internationale de Football Association SWOT SWOT là tập hợp viết tắt chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (S) : Điểm mạnh Weaknesses (W) : Điểm yếu Opportunities (O): Cơ hội Threats (T): Thách thức TDTT Thể dục thể thao TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VĐV Vận động viên VFF Liên đoàn Bóng đá Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1 Thống kê thực trạng thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Futsal nam Việt Nam giai đoạn 2007-2015 Sau 65 Bảng 3.2 Thống kê thực trạng hệ thống giải thi đấu và số đội tham gia các bóng đá Futsal nam tại Việt Nam giai đoạn 2007- 2015 69 Bảng 3.3 Thống kê nhà tài trợ cho các giải đấu Futsal giai đoạn 2007-2015 72 Bảng 3.4 Nguồn doanh thu từ tài trợ của LĐBĐ Việt Nam cho các hoạt động của bóng đá Futsal giai đoạn 2007 - 2015 74 Bảng 3.5 Thống kê thực trạng các câu lạc bộ bóng đá Futsal nam tại Việt Nam đến năm 2015 75 Bảng 3.6 Thực trạng nguồn thu tài trợ của các câu lạc bộ bóng đá Futsal nam tại Việt Nam đến năm 2015 77 Bảng 3.7 Thống kê thực trạng sân tập luyện, tổ chức thi đấu bóng đá Futsal nam tại Việt Nam đến năm 2015 78 Bảng 3.8 Nội dung các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam Sau trang 97 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam Sau trang 108 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý CLB thể thao Futsal 38 Sơ đồ 3.1 Khái quát các giải thi đấu Futsal nam quốc gia tại Việt Nam 70 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ định hướng thiết kế ma trận SWOT để xây dựng một số xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam 89 Biểu đồ 3.1 Thực trạng tham gia các giải bóng đá Futsal nam quốc gia của các câu lạc bộ bóng đá Futsal nam giai đoạn 2007-2015 71 Biểu đồ 3.2 Thực trạng tiền thưởng của các giải bóng đá Futsal nam Quốc gia giai đoạn 2007- 2015 73 Biểu đồ 3.3 Giới tính của chuyên gia tham gia khảo sát 99 Biểu đồ 3.4 Độ tuổi của chuyên gia tham gia khảo sát 99 Biểu đồ 3.5 Trình độ học vấn của chuyên gia tham gia khảo sát 100 Biểu đồ 3.6 Đơn vị công tác của chuyên gia tham gia khảo sát 100 Biểu đồ 3.7 Kết quả đánh giá của các chuyên gia về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của các nhóm giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam 101 Biểu đồ 3.8 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về bóng đá Futsal 103 Biểu đồ 3.9 Kết quả đánh giá về về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bóng đá Futsal trong môi trường chuyên nghiệp 104 Biểu đồ 3.10 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu bóng đá Futsal 105 Biểu đồ 3.11 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Từng bước mở rộng thị trường bóng đá Futsal 106 Biểu đồ 3.12 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá Futsal 107 Biểu đồ 3.13 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan trọng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá Futsal 108 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hiện nay, quá trình hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội với các nước trên thế giới đã và đang được phát triển mạnh mẽ. Công tác quản lý xã hội của đất nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó việc thực hiện các chủ trương về xã hội hóa trong các lĩnh vực đang được quan tâm thực hiện, trong đó có thể dục thể thao (TDTT). Việc phát triển công tác xã hội hoá TDTT sẽ tạo điều kiện cho TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và một số hoạt động sẽ phát triển theo hướng kinh doanh dịch vụ. Xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp về TDTT sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia hoạt động TDTT, phát huy được các nguồn lực và khả năng sáng tạo của nhân dân trong phát triển sự nghiệp TDTT đất nước. Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể thao phổ cập và được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Không những nâng cao sức khỏe thể chất bóng đá còn là một loại dịch vụ giải trí cho nhân dân, còn là phương tiện hữu hiệu góp phần giao lưu hợp tác đoàn kết cộng đồng. Thành tích bóng đá ở các cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Xã hội hóa là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó xã hội hóa TDTT là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Ngay từ năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao [15]. Sau đó, Chính phủ ban hành tiếp hai Nghị định số 53/2006 [17] và 69/2008 [18] cụ thể hóa hơn các lĩnh vực, ngành nghề, phạm vi của các hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao nói riêng. Từ năm 2000, ngành TDTT đã tiến hành thí điểm chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao, trong đó Bóng đá nam được lĩnh ấn tiên phong. Thực chất của vấn đề chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động TDTT là tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước phục vụ phát triển thể thao thành tích cao. Khi thực hiện chủ trương xã hội hóa bóng đá một cách triệt để, chỉ riêng các câu lạc bộ bóng đá nam ở hai hạng cao nhất là V-League và Hạng Nhất đã huy động nguồn kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ mỗi năm từ xã hội. Là người trực tiếp quản lý đội bóng Futsal Kim Toàn Đà Nẵng trước đây và Quảng Nam FC hiện nay, tôi cảm nhận rất rõ vai trò của xã hội hóa để phát triển thể thao chuyên nghiệp. Chỉ cách đây ít năm về trước, nhiều người sẽ nghĩ Futsal là một môn bóng đá trong nhà mang nặng tính phong trào. Hiện nay, quan điểm đó chắc chắn có sự thay đổi. Nhờ những người tâm huyết với phong trào bóng đá Futsal và niềm đam mê của nhiều nhà quản lý, nhiều mạnh thường quân, mà tiêu biểu là Ông Trần Anh Tú, sau mười năm đặt nền móng và phát triển, Futsal Việt Nam cũng đã có được những thành tựu ấn tượng. Đội tuyển Futsal Việt Nam vào Top 8 châu lục, CLB Thái Sơn Nam giành tấm HCĐ châu Á 2015, và đặc biệt tại giải vô địch Futsal Châu Á 2016, Việt Nam đã thực sự làm nên lịch sử khi đánh bại đương kim vô địch Nhật Bản, qua đó chính thức giành vé tham dự World Cup tổ chức tại Colombia tháng 9/2016. Tại World Cup năm 2016, đội tuyển bóng đá Futsal của chúng ta thi đấu rất ấn tượng và giành quyền vào vòng 1/8. Kết thúc giải đấu, đội tuyển của chúng ta đã giành Giải Fair Play. Chiến tích này cũng giúp bóng đá Việt Nam có thể ngẩng cao đầu sánh ngang cùng các cường quốc bóng đá khác trên thế giới. Trước những phát triển vượt bậc của môn Futsal tại Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á nói chung, để đưa Futsal Việt Nam lên một tầm cao mới thì cần có những cơ sở nghiên cứu từ thực tiễn để có thể đánh giá và định hướng phát triển Futsal theo hướng khoa học và hiện đại. Trong đó một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là yếu tố về nguồn lực tài chính. Hiện nay, vẫn chưa có nguồn kinh phí ổn định và dồi dào để chúng ta có chiến lược dài hơi đưa bóng đá Futsal phát triển một cách bền vững. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa của bóng đá Futsal tại Việt Nam, xây dựng các giải pháp xã hội hóa nhằm mục đích phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Thực trạng phát triển và công tác xã hội hoá bóng đá Futsal nam Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. Thực trạng phát triển đội tuyển Futsal nam Việt Nam giai đoạn 2007-2015. Thực trạng phát triển hệ thống giải thi đấu bóng đá Futsal nam tại Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. Thực trạng công tác xã hội hóa tổ chức các giải thi đấu Futsal nam chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. Thực trạng công tác tài trợ cho bóng đá Futsal nam tại Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. - Thực trạng sân tập luyện, thi đấu phục vụ cho hoạt động bóng đá Futsal nam Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. Mục tiêu 2: Xây dựng một số giải pháp phát triển công tác xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam. - Cơ sở và nguyên tắc, cách thức tiếp cận để xây dựng giải pháp. - Phân tích SWOT về bóng đá Futsal, thực trạng công tác xã hội hóa của bóng đá Futsal tại Việt Nam. - Xây dựng một số giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát triển bóng đá Futsal Việt Nam. - Lộ trình thực hiện các nhóm giải pháp xã hội hóa đã xây dựng để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến năm 2030. - Kết quả ứng dụng một số giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát triển bóng đá Futsal Việt Nam. Giả thuyết khoa học Với xu hướng phát triển của bóng đá Futsal trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Nếu tìm ra, xây dựng được các giải pháp xã hội hóa phù hợp, có đủ cơ sở khoa học, được kiểm chứng trong thực tế thì sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam được tốt hơn trong tương lai. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục thể thao và phát triển bóng đá 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong tất cả các giai đoạn và thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khỏe, thể chất con người Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước, ngày 27/3/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong đó Người nhấn mạnh vai trò của TDTT là “Dân cường thì Nước thịnh”. Ngay từ năm 1958, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 106/CT-TW ngày 02 tháng 10 đã yêu cầu “Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải đặt nhiệm vụ lãnh đạo công tác TDTT trong kế hoạch công tác của địa phương hoặc đơn vị mình. Trong cấp ủy Đảng và chính quyền cần phân công người có năng lực phụ trách trực tiếp chỉ đạo công tác TDTT”. Sau ngày đất nước thống nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chủ trương phát triển mạnh mẽ TDTT, mở rộng đào tạo cán bộ, vận động viên TDTT, nghiên cứu khoa học và tăng cường cơ sở vật chất TDTT. Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, vấn đề đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một đòi hỏi khách quan và rất cấp thiết. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển con người Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”. Đường lối TDTT của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng và chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực của nền thể thao Cách mạng trong nhiều văn kiện của Đảng: Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ X (2006) [25], Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ XI (2011) [26], Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ XII (2016) [27] và các Chỉ thị của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, như Chỉ thị số 36-CT/TW năm 1994 về “Công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới” [4], và Nghị quyết số 08-NQ/TW (2011) của BCH Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020” [5]. Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 [38], và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018 [39] là văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý TDTT trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 03 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020” [50]. Đây là lần đầu tiên Thể thao nước ta có một chiến lược phát triển rõ ràng với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, hợp tác quốc tế về TDTTĐối với Thể thao thành tích cao, mục tiêu của Chiến lược là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao Châu Á và thế giới”. 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển bóng đá Trong tất cả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển TDTT, khi nói về các môn thể thao trọng điểm, thì bóng đá là một trong những môn thể thao được quan tâm đặc biệt. Bóng đá là môn thể thao đầu tiên và duy nhất đến nay được Chính phủ phê duyệt một chiến lược phát triển riêng cho một môn thể thao cụ thể. Ngày 08 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [51]. Chiến lược đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu mà bóng đá Việt Nam cần đạt được theo từng giai đoạn, cụ thể như sau: 1.Quan điểm: a) Phát triển bóng đá theo hướng toàn diện và bền vững; chú trọng tới bóng đá phong trào, công tác tuyển chọn và đào tạo tài năng bóng đá. b) Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát huy nội lực, huy động rộng rãi các nguồn lực và sự tham gia của xã hội cho phát triển bóng đá, kết hợp với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của nhà nước. c) Coi trọng việc nâng cao thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bóng đá, đồng thời là công cụ hữu hiệu để góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. d) Đổi mới phương thức quản lý, điều hành bóng đá theo cơ chế chuyên nghiệp trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về bóng đá và phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong lĩnh vực bóng đá. 2.Mục tiêu a) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá; gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp vận động viên kế cận nhằm tạo nguồn cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và các đội tuyển bóng đá quốc gia. b) Phát triển bóng đá thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp. c) Xây dựng Liên đoàn bóng đá Việt Nam và các tổ chức thành viên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam trở thành những tổ chức mạnh, có khả năng đảm nhận quản lý, tổ chức hầu hết các hoạt động bóng đá ở nước ta. d) Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động bóng đá; sẵn sàng đăng cai tổ chức các giải bóng đá châu lục và thế giới. e) Hình thành, mở rộng thị trường kinh doanh, dịch vụ bóng đá, thị trường chuyển nhượng cầu thủ bóng đá. f) Đưa bóng đá nước ta phát triển, trở thành một trong những trung tâm bóng đá của khu vực và châu lục; đến năm 2030 đứng trong nhóm 10 quốc gia có nền bóng đá phát triển hàng đầu ở châu Á. 3. Các chỉ tiêu chính a) Giai đoạn 2012 – 2020: - Đội tuyển quốc gia nam và U23 nam đoạt chức vô địch Đông Nam Á hoặc Sea Games (từ 1-2 lần); bóng đá nam đứng trong nhóm 15 quốc gia có nền bóng đá hàng đầu châu Á; bóng đá nữ trong nhóm 6 quốc gia mạnh khu vực châu Á. - Hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá quốc gia, bao gồm: giải vô địch quốc gia (V-League), Giải hạng nhất, Giải cúp quốc gia, Giải siêu cúp quốc gia, cúp Liên đoàn bóng đá Việt Nam, giả hạng nhì quốc gia, giải hạng ba quốc gia, các giải trẻ quốc gia (U21, U18, U15, U13, U11), giải bóng đá nữ, giải Futsal và giải bóng đá bãi biển. - Số lượng CLB bóng đá phong trào năm 2020 đạt 7.500 CLB - Số lượng vận động viên trẻ (U11 – U18) được đào tạo tập trung đạt từ 4.000 vận động viên/ năm. - Liên đoàn bóng đá Việt Nam có từ 10 – 15 cán bộ tham gia ban chấp hành và các ban chuyên môn của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), có ít nhất 10 trọng tài chính, 20 trợ lý trọng tài đạt tiêu chuẩn trọng tài FIFA. b) Giao đoạn 2021 – 2030: -Bóng đá nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có trình độ hàng đầu ở khu vực chấu Á, bóng đá nữ trong nhóm 6 quốc gia hàng đầu khu vực châu Á. -Số lượng vận động viên bóng đá trẻ (U11 – U18) được đào tạo tập trung đến năm 2030 đạt trên 6.000 vận động viên. - Liên đoàn bóng đá Việt Nam vững mạnh về tổ chức, tự chủ về kinh phí, đảm nhiệm hầu hết các hoạt động bóng đá, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Liên đoàn bóng đá. -Số lượng các câu lạc bộ bóng đá phong trào đến năm 2030 đạt trên 12.000 câu lạc bộ”. Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của bóng đá quốc gia. Vì bóng đá không chỉ là môn thể thao đơn thuần, mà đồng thời bóng đá là công cụ hữu hiệu nâng cao thể chất cho thế hệ trẻ, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. 1.2. Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao 1.2.1. Khái niệm về xã hội hóa Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, xã hội hóa là “làm cho tư liệu sản xuất của cá nhân trở thành của chung của xã hội”[32]. Theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997), xã hội hóa là “làm cho trở thành chung của xã hội. Thí dụ xã hội hóa tư liệu sản xuất [59]. Theo Từ điển Petit Robert (Dictionairie alphabétique et analogique de la langue française, 1968): xã hội hóa là “làm phát triển các mối quan hệ xã hội, sự hình thành trong nhóm xã hội, trong cả xã hội” [43]. Theo Từ điển Nouveau Petit Larousse (1969) và Petit Larousse en Coeleurs (1972): xã hội hóa là “biến các tư liệu sản xuất và trao đổi thành của công”[73] Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết (Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Xô viết, 1983): “Xã hội hóa là quá trình thích nghi của cá thể với hệ thống tri thức, chuẩn mực và giá trị, cho phép cá thể đó hoạt động với tư cách là thành viên bình đẳng của xã hội, chịu sự tác động có chủ đích đến cá nhân (giáo dục) cũng như các quá trình tự phát ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách. Xã hội hóa được xác định bởi cấu kinh tế - xã hội của xã hội. Xã hội hóa là đối tượng nghiên cứu của triết học, tâm lý học, tâm lý xã hội, xã hội hóa lịch sử và dân tộc học, sư phạm học. Xã hội hóa (cái gì đó) là chuyển giao cái đó từ tư hữu thành công hữu, thí dụ xã hội hóa đất đai là chuyển nó thành tài sản chung của xã hội. Ban đầu xã hội hóa đất đai được hiểu là sự phân phối lại đất giữa địa chủ và nông dân vào năm 1906. Lênin đã phê phán quan niệm này và chỉ ra rằng trong điều kiện sản xuất hàng hóa, việc thủ tiêu tư hữu ruộng đất cá thể thành các phương tiện sản xuất khác sẽ không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa tư bản. Xã hội hóa đất đại ở nước Nga, thực chất là dân tộc hóa đất đai [9]. Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, tác giả Chung Á, Nguyễn Đình Tấn cho rằng “xã hội hóa trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hóa của xã hội như khuôn mẫu tác phong xã hội, chuẩn mực giá trị văn hóa xã hội để phù hợp với vai trò xã hội của mình, hòa nhập vào xã hội” [2]. Theo Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Minh Hợp “Quy trình con người có được kinh nghiệm và các định hướng giá trị, các chuẩn mực và các quy tắc ứng xử trong xã hội, những cái cần thiết để thực hiện vai trò ý nghĩa xã hội trong mọi lĩnh vực cuộc sống và hoạt động của cá nhân, xã hội hoá bao gồm cơ chế quản lý sự phát triển của con người, cơ chế con người nhận được địa vị của mình trong xã hội trên cơ sở nắm bắt di sản văn hoá, học tập, giáo dục”[24]. Có thể thấy, xã hội hóa không phải là quá trình thụ động, bắt buộc, mà là một quá trình hội nhập có vai trò tích cực, tự giác và sáng tạo của mỗi cá nhân. xã hội hóa là quá trình học tập suốt đời của mỗi con người. Trong đó, con người với tư cách là chủ thể của hành động thì không chỉ tiếp thu mà còn làm phong phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá nhân. Yếu tố xã hội là quan trọng nhất nhưng không phải là cơ sở duy nhất để tạo nên cái độc đáo có một không hai trong nhân cách. Do đó, cá nhân chỉ phát triển khi có sự định hướng cả về nhận thức lẫn hành động của xã hội Từ những định nghĩa có trong các từ điển nêu trên, xã hội hóa đối với một vật, một vấn đề nào đó có thể hiểu là làm cho (cái gì đó) trở thành chung, của toàn xã hội. Đối với một cá thể nào đó, xã hội hóa là làm cho họ hòa nhập, thích nghi với xã hội. Theo Nghị quyết 90/CP của Chính phủ ngày 21-8-1997 về Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, khái niệm xã hội hóa được hiểu như sau: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân”[14]. Về hình thức hoạt động, Nghị quyết nhấn mạnh: “Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hóa chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên. Về nội dung hoạt động, xã hội hóa là “mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có thu nhập cao, ngân sách nhà nước đã dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì giáo dục, y tế, văn hóa là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân. Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt ngân sách nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm kiếm thêm các nguồn thu để tăng thêm ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó”. Theo Nghị quyết trên, thực hiện “Xã hội hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương”. Như vậy, có thể hiểu xã hội hóa thể thao bao gồm các nội dung sau: (1) Huy động (vận động) đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia (huy động nguồn nhân lực). (2) Đa dạng hóa hoạt động cung ứng dịch vụ thể thao gồm đa dạng hóa các hình thức hoạt động và hình thức cung cấp nguồn tài chính. Trên thực tế, việc đa dạng hóa có thể diễn ra với nhiều mức độ và hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi nước trên cơ sở mức độ phát triển kinh tế - xã hội, vào sự lựa chọn chế độ chính trị - xã hội của nước đó. Đó là: Nhà nước quản lý và cấp hoàn toàn kinh phí cho các hoạt động thể thao (100% - 100%); Nhà nước và các tổ chức, đơn vị và cá nhân cùng quản lý và cùng lo nguồn kinh phí cho hoạt động thể thao (50% - 50%). Hình thức này được nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển chấp nhận; hoặc; Nhà nước chỉ quản lý, còn các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ tự lo nguồn tài chính để duy trì các hoạt động (100% - 0%) hoặc; Các tổ chức và cá nhân tự quản lý và tự tìm nguồn tài chính (100% - 100%). Trong xã hội hóa, việc huy động nhân lực và huy động tài lực là khâu then chốt quyết định đến kết quả cuối cùng của xã hội hóa [20], [44]. 1.2.2. Xã hội hóa thể dục thể thao 1.2.2.1. Khái niệm về xã hội hóa thể dục thể thao Về khái niệm xã hội hóa TDTT, Điều 36, Luật TDTT của Quốc hội (2007) ghi rõ: Xã hội hóa TDTT là sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn thể xã hội vào sự phát triển sự nghiệp TDTT nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ các giá trị TDTT trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân” [38], [39]. Xã hội hóa hoạt động TDTT là một loại hình hoạt động xã hội mà mục tiêu của nó là hướng tới những giá trị cao đẹp của văn minh xã hội, hạnh phúc của con người, xây dựng, đào tạo được nhiều công dân giàu ý chí và nghị lực, đầy đủ về trí tuệ và thể lực để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chung làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy hoạt động TDTT trước đây, hiện tại và tương lai được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xác định là một công tác cách mạng và là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Do vậy xã hội hóa TDTT chính là nâng cao sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, đặt cho Nhà nước trách nhiệm tăng cường quản lý TDTT, tăng cường đầu tư, giữ vai trò chủ đạo trong mọi tổ chức hoạt động TDTT của xã hội và của nhân dân. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt [66], [67]. Nội hàm của xã hội hoá TDTT bao gồm 2 nội hàm: Nội hàm thứ nhất: Nâng cao và mở rộng sự hưởng thụ của nhân dân đối với TDTT. Cần nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò vị trí của TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi người tự lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, điều kiện thời gian, kinh tế, cơ sở vật chất của bản thân. Nâng cao sự hiểu biết về phương pháp tập một cách khoa học, sự hiểu biết về phương pháp tự kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe, thể lực của mình. Khuyến khích nhân dân tự nguyện tham gia vào các tổ chức xã hội TDTT, tham gia tập luyện thi đấu, biểu diễn thể thao theo quy chế, điều lệ giải và luật thi đấu các môn thể thao để nâng cao thành tích thể thao và xem các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao. Trong điều kiện kinh tế thị trường mức độ hưởng thụ của nhân dân về lĩnh vực TDTT bị quy luật của nền kinh tế thị trường chi phối. Dưới góc độ kinh tế thị trường, TDTT cũng là loại hàng hoá mang tính chất dịch vụ xã hội. Những người có thu nhập kinh tế cao có điều kiện sử dụng các dịch vụ TDTT cao cấp hơn. Bản chất công bằng của chủ nghĩa xã hội là đảm bảo cho nhân dân kể cả người có thu nhập thấp đều có thể hưởng thụ TDTT. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa TDTT để cho đông đảo quần chúng nhân dân được hưởng thụ TDTT. Chỉ có huy động tiềm lực toàn xã hội phát triển TDTT thì mới đáp ứng yêu cầu nâng cao mức hưởng thụ TDTT cho nhân dân. Nội hàm thứ hai: Vận động và tổ chức sự tham gia đóng góp của nhân dân, của xã hội để phát triển TDTT lành mạnh vì lợi ích của nhân dân, của xã hội. Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân tài trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho các tổ chức và hoạt động TDTT trong ...thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp (nhà nghề) bao gồm: +Trình độ thể thao, kỹ thuật thể thao truyền thống, tính đối kháng thể thao mạnh. +Trình độ phát triển kinh tế khá cao, sự chi phí cho thể thao của mọi người đã đạt đến giai đoạn và quy mô nhất định. Câu lạc bộ thể thao tổng hợp, liên doanh nhiều môn thể thao và câu lạc bộ kinh doanh một số môn thể thao là các hình thức câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ phát triển xã hội của thể dục thể thao Là ảnh hưởng tích cực đối với xã hội thông qua phát triển phong trào thể dục thể thao và tổ chức các loại đại hội thể thao. Tác dụng xã hội của thể dục thể thao biểu hiện ở các mặt sau đây: -Nâng cao bản sắc dân tộc và làm cho sức khỏe của dân tộc phát triển theo hướng lành mạnh. -Hình thành tinh thần đoàn kết và tâm lý cạnh tranh lành mạnh, xây dựng tinh thần cầu tiến, phẩm chất ý chí đạo đức được nâng lên. -Bồi dưỡng ý thức thẫm mỹ, nâng cao vị trí vai trò của con người trong xã hội, rèn luyện nhân cách và các đức tính tốt đẹp của con người. Bồi dưỡng con người mới phát triển toàn diện. -Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, có lợi cho việc xây dựng nên văn minh tinh thần cùng với việc xây dựng văn minh vật chất. Tóm lại: xã hội hóa TDTT là một quá trình mà người dân được hưởng thụ TDTT (tập luyện, thi đấu, thưởng thức, xem... được tham gia xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động TDTT trong xã hội. Quá trình xã hội hóa TDTT thể hiện: Mỗi cá nhân được tiếp cận và hưởng thụ các thành tựu TDTT; được quyền tham gia đóng góp, xây dựng, tổ chức quản lý các hoạt động TDTT trong xã hội [10]. xã hội hóa TDTT là quá trình đưa TDTT đến với mọi người và mọi người đều có thể tham gia đóng góp, xây dựng, quản lý TDTT trong xã hội. 1.4. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bóng đá tại Việt Nam [38], [39], [40], [48], [50], [51], [52], [53] Trước tiên cần khẳng định, từ khi có giải bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam, tức từ khi hình thành các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam tới nay, chưa có một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp hòa vốn hoặc có lãi (tức là câu lạc bộ chuyên nghiệp do “công ty mẹ” xuất vốn nuôi mà chưa thu lại được số tiền hòa vốn hoặc có lãi). Các nguồn thu của câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp chỉ nhờ giải bóng đá chuyên nghiệp để bán vé vào cửa (với giá rẻ); được một phần bản quyền truyền hình (cũng với giá rẻ); quảng cáo trên trang phục và chuyển nhượng cầu thủ cũng đều với giá rẻ. Nói tóm lại các công ty mẹ tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp (cũng đều gọi là doanh nghiệp) đều bị lỗ nặng, nếu chỉ trông vào tiền kinh doanh của câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, hay gọi là xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng vì sao các doanh nghiệp vẫn bỏ ra trung bình hàng năm 30 – 40 tỷ đồng để nuôi mỗi đội bóng chuyên nghiệp? Bởi vì các doanh nghiệp tài trợ cho đội bóng đá chuyên nghiệp của mỗi địa phương đã tạo cớ để địa phương tìm cách giúp đỡ doanh nghiệp tài trợ thu hồi vốn và thông thường có lãi bằng nhiều cách. Ngoài ra, các doanh nghiệp vào được quảng bá thương hiệu của mình trên toàn quốc mà không tốn quá nhiều kinh phí. Doanh nghiệp tài trợ là số tiền tài trợ thuộc kinh phí của xã hội, không thuộc ngân sách Nhà nước. Nhà nước có cớ để tạo cho doanh nghiệp kinh doanh bằng mọi cách có lãi, chính là xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta. Đây được hiểu là huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động bóng đá chuyên nghiệp, vì các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp mới tập kinh doanh, thu được số tiền rất ít. Vấn đề cơ bản ai cũng thấy rõ là địa phương có đội bóng chuyên nghiệp được quảng bá thương hiệu, người dân của mỗi địa phương được hài lòng. Cho nên các địa phương đều có trách nhiệm giúp các doanh nghiệp tài trợ cho đội bóng làm ăn có lãi một cách hợp pháp, để các bên đều có lợi. Còn đội tuyển quốc gia tập huấn hoặc ra nước ngoài thi đấu bóng đá đều được Tổng cục TDTT cấp tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nói tóm lại, với góc độ dùng nguồn tiền từ xã hội thay thế dần nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước chi cho bóng đá chuyên nghiệp mới chỉ đạt được bước đầu rất không đáng kể ở Việt Nam. Đây cũng chính là hiệu quả bước đầu của xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Ta cũng cần xem xét công bằng, kinh doanh bóng đá nhà nghề ở Trung Quốc có vẻ lớn hơn ta, nhưng cho tới nay mới chỉ có 1 câu lạc bộ bóng đá nhà nghề ở Trung Quốc đang kinh doanh có lãi, gần 20 câu lạc bộ nhà nghề còn lại đều kinh doanh thua lỗ. Họ tồn tại nhờ Nhà nước Trung Quốc từ trung ương tới địa phương đều tìm cách “hợp pháp hóa” các khoản chi cho câu lạc bộ bóng đá nhà nghề của họ. Xem vậy, xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp của nước ta, còn cần thời gian rất dài nữa để đạt hiệu quả cao. Mà trước tiên, Nhà nước phải tạo chính sách để câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có tài sản, tức được là chủ sở hữu sân thi đấu (có thể Nhà nước cho câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp thuê sân thi đấu, nhà đất với giá rất rẻ gần như cho không trong vòng 50 năm). Từ chuyên nghiệp hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp đến nhà nghề hóa bóng đá Việt Nam là một quá trình rất khó khăn và rất tế nhị, phải cân đối lợi ích giữa các nhà quản lý Nhà nước từng địa phương, các doanh nghiệp tài trợ, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp. Đứng về góc độ Nhà nước trung ương, cũng phải tìm cách hỗ trợ các công ty tài trợ cho giải đấu bóng đá chuyên nghiệp hàng năm. Đây là vấn đề ngày càng khó khăn nhằm thu hút người tài trợ cho giải đấu. Nhưng gần đây vẫn tháo gỡ được để nhận tiền tài trợ của công ty Toyota (khoảng 20 tỷ đồng/năm) và một số công ty khác như Honda, Panasonic, Nikon, JCB, Ajinomoto, Yahoo Các nhà tài trợ được quảng cáo thương hiệu và được nhận một số quyền lợi khác rất tế nhị, khó công bố. Sau khi so sánh kinh doanh của các câu lạc bộ nhà nghề nước ngoài với xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam, ta thấy hiệu quả kinh tế của xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam mới đạt được hiệu quả bước đầu, hiệu quả còn rất nhỏ. Chính vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao về kinh tế, ta nên từng bước kết hợp giữa xã hội hóa hoạt động bóng đá chuyên nghiệp với các phương thức kinh doanh của bóng đá nhà nghề. Muốn vậy, trước tiên các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam phải có tài sản do mình làm chủ sở hữu. Các chỉ tiêu của công tác xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam Căn cứ vào thực trạng hoạt động xã hội hóa cho bóng đá chuyên nghiệp và chiến lược phát triển bóng đá việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nghiên cứu đưa ra những định hướng cho hoạt động xã hội hóa phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam như sau: Về phát triển nguồn nhân lực - Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có từ 10-15 cán bộ tham gia ban chấp hành và các ban chuyên môn của AFF, AFC; có ít nhất 10 trọng tài chính, 20 trợ lý trọng tài đạt tiêu chuẩn trọng tài FIFA. - Bóng đá nam đứng trong tốp 10 quốc gia có trình độ bóng đá hàng đầu ở khu vực châu Á và các CLB của Việt Nam có thành tích tốt ở các giải C1, C2 châu Á. - Số lượng vận động viên bóng đá trẻ đến năm 2030 đạt trên 6.000 vận động viên; trong đó có trên 1.000 vận động viên được đào tạo tập trung tại các Học viện bóng đá, trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. - Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vững mạnh về tổ chức, tự chủ về kinh phí, đảm nhiệm hầu hết các hoạt động bóng đá; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Liên đoàn bóng đá. - Số lượng các câu lạc bộ bóng đá phong trào đến năm 2030 đạt trên 12.000 câu lạc bộ. Về hình thức hoạt động của bóng đá chuyên nghiệp - Phát triển hoạt động kinh doanh bóng đá chuyên nghiệp về các nội dung: trình độ chuyên môn là cơ bản, là nguồn lực, động lực cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam thông qua các hoạt động kinh doanh huy động nguồn vốn đầu tư từ xã hội. Huy động các khả năng đầu tư từ xã hội, giảm sự phụ thuộc vào nguồn lực từ ngân sách nhà nước. - Đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp trong đó chú ý đầu tư tạo lập và phát triển ngành công nghiệp bóng đá để tạo chỗ dựa và hỗ trợ phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. - Định hình và phát triển thị trường bóng đá chuyên nghiệp cho các hoạt động huy động vốn đầu tư từ xã hội trong đó phải có khung khổ pháp lý và cả các yếu tố của thị trường cho kinh doanh bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam bao gồm không chỉ liên kết hoạt động huy động vốn đầu tư mà còn cả các liên kết các tác nhân thị trường trong nước với thị trường khu vực, quốc tế. -Từng bước hoàn thiện và đổi mới thể chế quản lý tài chính và các hình thức huy động vốn đầu tư bóng đá chuyên nghiệp, đặt quản lý phát triển bóng đá chuyên nghiệp trên nền tảng mới – kinh doanh (hay thương mại hóa). Công việc này liên quan cả tới bộ máy tổ chức quản lý, cơ chế vận hành/hoạt động cũng như nhân lực (cán bộ) quản lý. Về tài chính phục vụ cho bóng đá chuyên nghiệp - Nguồn thu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2020 hàng năm đạt 120 tỷ đồng/ năm; từ năm 2020- 2030: đạt 130 tỷ đồng/năm. Nguồn thu của mỗi CLB chuyên nghiệp đạt trung bình hàng năm: + Đến năm 2020: 50 – 70 tỷ đồng + Từ năm 2020 – 2030: 70 – 90 tỷ đồng -Nguồn kinh phí đào tạo vận động viên bóng đá trẻ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn thu từ các tổ chức kinh tế tài trợ, các hoạt động xã hội hóa tăng lên hàng năm, đạt trung bình 20 tỷ đồng/ tỉnh vào năm 2020, 25 tỷ đồng/tỉnh vào năm 2030. 1.5. Khái quát về bóng đá và bóng đá Futsal 1.5.1. Một số khái niệm cơ bản [23], [61], [62] Bóng đá: là môn thể thao đối kháng kịch tính, chủ yếu sử dụng chân điều khiển bóng, hai đội cùng thực hiện tấn công và phòng ngự. Bóng đá là bộ môn được triển khai rộng rãi nhất, được nhiều người yêu mến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Hiện nay, số lượng các nước thành viên của Liên đoàn Bóng đá Thế giới đã lên đến con số 208, là một trong những môn thể thao có sức ảnh hưởng khá lớn trên đấu trường quốc tế, được xem là “môn thể thao hàng đầu thế giới”. Bóng đá Futsal: là một loại hình bóng đá thi đấu trong nhà. Futsal là môn bóng đá thi đấu giữa hai đội, mỗi đội 5 cầu thủ, trong đó một người là thủ môn, mỗi đội còn có thể có một số cầu thủ dự bị. Không giống như một số loại bóng đá trong nhà khác, bóng của Futsal nặng hơn và nhỏ hơn bóng đá thông thường. Bóng đá chuyên nghiệp: Bóng đá chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình. Những người tham gia thi đấu trong bóng đá chuyên nghiệp là những người thi đấu hoặc huấn luyện thể thao vì vấn đề tài chính. Bóng đá chuyên nghiệp là một hình thái tổ chức thể thao đỉnh cao đã xuất hiện trong hệ thống đào tạo vận động viên nhằm đạt thành tích thi đấu quốc gia và quốc tế của thế giới từ lâu. Trong mỗi thể chế kinh tế xã hội ở một giai đoạn phát triển có phương thức tổ chức khác nhau. Ở phương Tây bóng đá chuyên nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường còn gọi là bóng đá nhà nghề. Ở nước ta, trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế Đảng – Nhà nước đã đặt ra những tư duy đổi mới toàn diện, trong đó đã nhấn mạnh tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) là “từng bước hình thành thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao” và Hiến pháp 1992 có nêu “chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”. Chủ trương xây dựng bóng đá chuyên nghiệp mà Đảng và Nhà nước đặt ra nhằm mục đích đào tạo đội ngũ vận động viên đỉnh cao thích ứng với cơ chế tổ chức kinh tế thị trường đã mở ra những tư duy mới đối với ngành thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng và Chính phủ bắt đầu từ những năm 1990 ngành TDTT tiến hành nghiên cứu lý luận thể thao chuyên nghiệp và thực tiễn Việt Nam triển khai thí điểm vào bóng đá đỉnh cao, từ năm 2000 và kiến nghị Quốc hội chính thức ban hành luật thể dục, thể thao trong những chương, điều khoản riêng về thể thao chuyên nghiệp. 1.5.2. Các câu lạc bộ thể thao Futsal là những thực thể kinh tế thể thao tham gia kinh doanh như một loại doanh nghiệp thể thao [40], [49], [68], [69] Ở Việt Nam, bóng đá Futsal đang trong giai đoạn chuyển đổi và khẳng định dần tính chuyên nghiệp của mình. Câu lạc bộ thể thao Futsal như một loại doanh nghiệp thể thao, là một bộ phận hợp thành quan trọng của sự nghiệp thể thao, là một thực thể kinh tế thể thao độc lập hoặc tương đối độc lập, là người sản xuất và người kinh doanh sản phẩm thể thao tự chủ về kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, tự quản lý, tự phát triển, là pháp nhân có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Doanh nghiệp thể thao có khác biệt rõ rệt với doanh nghiệp công thương bình thường, cụ thể là: Doanh nghiệp thể thao chủ yếu làm ra sản phẩm tinh thần, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt giải trí và văn hóa tinh thần không ngừng tăng của mọi người, còn doanh nghiệp công thương bình thường chủ yếu làm ra sản phẩm vật chất và sản phẩm phục vụ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt vật chất của mọi người. Giá trị sáng tạo mới của doanh nghiệp công thương bình thường thể hiện ở hình thức giao nộp thuế cho Nhà nước, tạo thành nguồn thu thuế quan trọng cho quốc dân. Giá trị của doanh nghiệp thể thao phần lớn không trực tiếp tạo thành nguồn thu nhập tài chính cho Nhà nước, mà chủ yếu dùng cho phát triển sự nghiệp thể thao. Trong hoạt động của doanh nghiệp công thương bình thường tỷ trọng tác dụng điều tiết của thị trường lớn, thậm chí còn có thể hoàn toàn do thị trường điều tiết. Doanh nghiệp thể thao có phụ thuộc vào thị trường nhưng không thể do thị trường hoàn toàn điều tiết, nó phải chịu sự điều tiết của chính trị, chính sách xã hội, truyền thống xã hội ở mỗi quốc gia. Ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến, người ta đều coi trọng phát triển các doanh nghiệp thể thao, có lợi cho sự phát triển thể dục thể thao, giảm gánh nặng tài chính của Nhà nước. Doanh nghiệp thể thao có hai loại. Loại thứ nhất, sản xuất và lưu thông hàng hóa thể thao ở dạng vật chất như vật dùng, dụng cụ, thiết bị, trang phục, vật lưu niệm thể thao. Loại thứ hai, sản xuất và lưu thông trao đổi hàng hóa ở dạng sản phẩm tinh thần, phi vật chất, còn gọi là kinh doanh dịch vụ. Loại doanh nghiệp thứ hai bao gồm câu lạc bộ (hay công ty) thể thao chuyên nghiệp. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp vẫn có thể kinh doanh hàng hóa ở dạng vật chất, nhưng chủ yếu kinh doanh ở dạng dịch vụ, thậm chí ở nước ta còn gọi là dịch vụ công ích để nhấn mạnh khía cạnh giá trị tinh thần, giá trị xã hội của sản phẩm dịch vụ. Kinh doanh dịch vụ của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chủ yếu nhờ dịch vụ thi đấu bóng đá kèm theo các dịch vụ thu lợi khác (quảng cáo, truyền hình, chứng khoán). Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ có thể thu lợi nhuận và tồn tại, phát triển nếu được tham gia thi đấu trong hệ thống thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Như vậy chúng ta thấy dịch vụ thi đấu thể thao kết gắn chặt chẽ với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, là một loại dịch vụ tổng hợp đặc biệt để tiêu dùng loại hàng hóa phi vật chất (sản phẩm tinh thần) do các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và vận động viên thể thao chuyên nghiệp cung cấp trên sân cỏ, sân đấu. Vì vậy, bóng đá Futsal phù hợp với quy luật phát triển của bóng đá chuyên nghiệp là nhằm vào thị trường tiến hành trao đổi bình đẳng giá cả giữa thưởng thức của quần chúng với thi đấu, tức là thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của người hâm mộTheo quan điểm điều khiển học, bộ khung quản lý của một CLB thể thao Futsal được thực hiện theo sơ đồ 1.1. Theo sơ đồ , Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội, kinh tế và sự nhiệt thành của các cổ động viên. Các môi trường đó đều rất năng động và luôn luôn biến đổi do có nhiều đối tác tham gia vào hoạt động của câu lạc bộ với những nhu cầu đa dạng khác nhau, do đó câu lạc bộ cũng cần phải nhanh chóng thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi đó. Đáp lại các nhu cầu khác nhau (giải trí, kinh tế, chính trị) của các đối tượng xã hội quan tâm tới bóng đá, các dịch vụ và các chương trình, chiến lược hoạt động của Câu lạc bộ thể thao Futsal cũng càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. LĐTT Quốc gia Các CLB khác Quản lý các CLB Các nguồn tài chính Hình ảnh CLB Cơ sở vật chất, trang thiết bị Huấn luyện viên, cầu thủ và đội ngũ cán bộ quản lý Các trận đấu, sản phẩm dịch vụ Sự cung ứng hàng hóa dịchvụ Sự chuẩn bịvề mặt quản lý hành chính Sự chuẩn bịkỹ thuật Quảng cáo tiếp thị Môi trường chính trị Khán giả (SVĐ, Truyền hình Môi trường kinh tế Môi trường xã hội Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý CLB thể thao Futsal 1.5.3. Khái quát về bóng đá Fulsal trên thế giới và Việt Nam 1.5.3.1. Bóng đá Futsal trên thế giới [61], [62], [81], [85] Futsal có thể được coi là môn thể thao trong nhà phát triển nhanh nhất. Trên thế giới có khoảng 30 triệu người (nam nữ) chơi Futsal ở ít nhất 100 quốc gia. Ngày càng nhiều Liên đoàn, Hiệp hội, Học viện, trường học và câu lạc bộ nhận thấy sự hấp dẫn và giá trị của Futsal. Các đối tượng tham gia thi đấu môn Futsal đều có cơ hội ghi bàn. Tốc độ trận đấu nhanh, hấp dẫn, các cầu thủ di chuyển liên tục và thường là có nhiều bàn thắng được ghi. Giám đốc kỹ thuật UEFA Andy Roxburgh dùng từ “Ảo thuật” để giải thích tại Hội thảo Futsal UEFA lần thứ 2 tại Madrid: “Futsal có tốc độ trong cả kỹ thuật và khi ra quyết định trong cả không gian hẹp – có tính sáng tạo lớn. Futsal hấp dẫn đến kinh ngạc”. Ông giải thích việc Futsal gia nhập Ban Bóng đá chuyên nghiệp của UEFA là quá trình tiến bộ tự nhiên với những chuẩn mực ngày càng nâng cao: “Chúng ta đã đi một quãng đường dài từ 1996 khi Futsal có cơ hội lần đầu tiên trong phạm vi UEFA. Điều chúng ta làm được là một sự chuyển dịch nộ bộ. Điều đó rất quan trọng. Nó phát đi tín hiệu là Futsal phải ở cùng cấp hạng như những giải đấu chuyên nghiệp như EURO và U21”. Futsal là phương pháp lý tưởng để phát triển trí lực, các kỹ năng chơi bóng và chiến thuật thi đấu cho cầu thủ. Futsal nhấn mạnh kỹ năng chơi bóng nhiều hơn là sức mạnh thể chất thô bạo. Quy định kích thước quả bóng nhỏ hơn và nặng hơn là công cụ rất tốt để kích thích sự phát triển kỹ thuật sử dụng gan bàn chân. Trong thi đấu Futsal, bóng phải lưu thông nhanh trong khoảng không gian hẹp, số làn chạm bóng nhiều hơn so với bóng thông thường nên tốc độ là đặc tính của Futsal. Việc ra các quyết định một cách nhanh chóng mang tính kỹ thuật và chiến thuật rèn luyện cho cầu thủ trở nên tự tin hơn khi tham gia bóng đá thông thường, giúp các cầu thủ phát triển các kỹ năng sử dụng chân nhanh và tinh xảo hơn. Những kỹ thuật nhận bóng, chuyền bóng một chạm trong cách chơi phối hợp bật tường và xoay vòng sẽ chuyển hóa thành công khi thi đấu bóng đá truyền thống (ngoài trời). Thủ môn không phải chỉ tích cực hoạt động trên đường cầu môn mà phải nắm vững các kỹ thuật với bóng, luôn luôn quan sát trên sân, nắm bắt các nguyên tắc chơi bóng có kiểm soát như: góc chuyền, hỗ trợ,; các nguyên tắc chuyền bóng tốt: Thời điểm chuyền bóng, lực chuyền bóng. Ngoài ra, thủ môn phải học cách tham gia tấn công như cầu thủ hàng trên (cầu thủ thứ năm). Hoạt động thi đấu Futsal thế giới Giai đoạn từ năm 1971 – 2002: Futsal Giải vô địch Futsal thế giới. Năm 1982 Giải vô địch thế giới Futsal đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ của FIFUSA (trước khi các thành viên gia nhập FIFA năm 1989) tại Brazil. Từ 2002: AMF Giải vô địch Futsal thế giới Năm 2002, các thành viên của Liên đoàn Futsal Liên Mỹ PANA Futsal (La Confederación Panamericana de Futsal, The Pan – American Futsal Confederation) thành lập Hiệp hội Futsal Thế giới AMF (Asociación Mundial de Fútbol de Salón, World Futsal Association), một tổ chức Futsal quốc tế độc lập với FIFA và là tổ chức kế tục của FIFUSA. Cả hai tổ chức FIFA và AMF tiếp tục quản lý Futsal. Giải vô địch bóng đá Futsal Đông Nam Á (AFF Futsal Championship), là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá trong nhà các quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Năm 2003 giải lần đầu tiên diễn ra tại Malaysia với sự tham gia của lực hùng mạnh về bóng đá Futsal, cụ thể họ đã bảo vệ thành công chức vô địch ở ba giải tiếp theo. 1.5.3.2. Bóng đá Futsal tại Việt Nam [49], [61], [62] Trước đây do không có các tư liệu chính xác, nên không xác định rõ Futsal du nhập vào Việt Nam như thế nào. Vì vậy, so với bóng đá sân lớn thì bóng đá Futsal có tuổi đời non trẻ hơn rất nhiều, nhưng lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong 4 năm qua chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các đội bóng cũng như trình độ của Futsal Việt Nam. Đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ thi đấu cho Futsal. Thậm chí, có nhiều CLB hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp như Thái Sơn Nam, Thái Sơn Bắc, Sana Khánh Hoà, Kim Toàn Đà Nẵng Giải Futsal toàn quốc (được tổ chức từ năm 2007) ngày càng chất lượng và có tính cạnh tranh thứ hạng rất cao. Điều này góp phần đưa các đội tuyển Futsal Việt Nam lên thứ hạng cao ở SEA Games cũng như AFF Cup. Ngoài ra, lần đầu tiên CLB Thái Sơn Nam còn tham dự giải Futsal các CLB vô địch của AFC năm 2012 và đã vượt qua vòng loại để có mặt tại vòng chung kết. Năm 1997: Giải “Chiếc đĩa vàng”. Đội Sông Lam Nghệ An đại diện Việt Nam đi thi đấu tại Singapore (đứng hạng 7/8). Giải bóng đá Futsal quốc gia là giải đấu bao gồm các câu lạc bộ bóng đá Futsal chuyên nghiệp tại Việt Nam tham dự. Do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức. Số lượng các câu lạc bộ bóng đá Futsal ở các giải bóng đá thay đổi theo từng năm. Giải vô địch quốc gia lần đầu tiên: 2007 Các đội bóng mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM): Báo Công An TP.HCM, Thái Sơn Nam, Maseco, Thế Vinh, Ô tô Phạm Gia, Tâm Nhật Minh, Tân Hiệp Hưng, Thiên Thai, Đồng Đồng Từ năm 2008 đã có huấn luyện viên ngoại cho đội tuyển quốc gia. Huấn luyện viên Pattaya Piemkum (2008-2009), sử dụng hệ thống chiến thuật 2.2. Thành tích cao nhất là Hạng nhì AFF 2009 (sân Phú Thọ, TP.HCM). Huấn luyện viên Sergio Gargelli (2010 – hiện tại) sử dụng hệ thống chiến thuật 3.1 và 4.0, phòng ngự chủ động kết hợp với chơi pressing trên phần sân đối phương. Thành tích: Lần đầu tiên vượt qua vòng bảng AFC để tham dự Vòng chung kết AFC tại Tashken (Uzbekistan) 2010 và Hạng nhì Sea games 2011 tại Indonesia. Việt Nam cùng với Thái Lan là 2 đội tuyển Futsal hiếm hoi thuộc khu vực Đông Nam Á có mặt tại vòng tứ kết của giải vô địch châu Á 2014. Trong khi Thái Lan đã là cường quốc Futsal hàng đầu châu lục, thì Futsal Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, với mục tiêu cao nhất mà đội tuyển hướng đến là lọt nhóm 4 đội mạnh nhất, để giành một suất tham dự Vòng chung kết Futsal World Cup 2016. Chính vì vậy, việc vào tứ kết giải châu Á 2014 là thành tích lịch sử, là bước đệm quan trọng để chúng ta hướng đến cái đích lớn hơn là Vòng chung kết giải thế giới. Những thành công bước đầu này là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực sau ròng rã hàng chục năm trời đầu tư bền bỉ của những người làm Futsal trong nước. Do đó, để đưa Futsal Việt Nam tiếp cận đẳng cấp châu lục và thế giới, chúng ta vẫn cần thêm rất nhiều sự hỗ trợ từ giới truyền thông và của cả xã hội. Có lợi thế về điều kiện tập luyện, sân bãi được đầu tư đạt tiêu chuẩn, hợp đồng được những HLV, chuyên gia có kinh nghiệp huấn luyện của thế giới, Futsal Việt Nam tiến bộ là tất yếu. Khi đội tuyển hoàn thành được mục tiêu lọt vào tốp 8 ở giải Châu Á sẽ là động lực lớn để những người có tâm huyết với Futsal Việt Nam mạnh dạn nghĩ đến những mục tiêu xa hơn nữa. Futsal nữ: Hàng năm, các Câu lạc bộ Futsal trong nước đã tuyển chọn được rất nhiều tài năng bóng đá đường phố hoặc các cầu thủ từng tập luyện và thi đấu bóng đá sân lớn khi họ không còn đáp ứng tốt về chuyên môn cho bóng đá 11 người. Với những cuộc cạnh tranh chuyên môn ngày càng quyết liệt, các đội bóng luôn lựa chọn được những cá nhân xuất sắc nhất để ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp. Mặc dù chưa thể so sánh mức lương với cầu thủ bóng đá ở V-League hay Giải Hạng nhất Quốc gia nhưng các cầu thủ Futsal chuyên nghiệp cũng có khoản thu nhập đủ sống và có thể lo cho gia đình nếu được thi đấu cho một câu lạc bộ có tiềm lực. Với mong muốn nhằm phát triển, nâng cao trình độ tập luyện cho các cầu thủ nữ, Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) thường xuyên tổ chức các giải đấu Futsal, hy vọng đây sẽ là sân chơi tìm ra những nhân tố mới, tài năng mới để phát triển phong trào Futsal nữ TP.HCM nói riêng và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của bộ môn Futsal Việt Nam. Ngoài ra, phong trào bóng đá Futsal nữ trong các trường học hiện nay cũng khá phổ biến. Việc tổ chức các giải đấu là cơ hội để các cầu thủ nữ thể hiện khả năng của mình, nhằm đánh giá chất lượng công tác giáo dục thể chất hàng năm, đồng thời để động viên, khuyến khích phong trào tập luyện và thi đấu môn bóng đá nữ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong các nhà trường. Hoạt động này góp phần tích cực vào việc phát triển con người toàn diện, là dịp để các em sinh viên có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Tham dự Sea Games 24 với lực lượng các cầu thủ là cựu tuyển thủ quốc gia như Minh Nguyệt, Lưu Ngọc Maiđội tuyển nữ Futsal Việt Nam đã đoạt hạng Nhì (đội Thái Lan vô địch). Những năm 2008-2011, CLB Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh là đội bóng duy nhất tập trung huấn luyện chuyên Futsal và đã có được những thành tích chuyên môn nhất định. Các CLB khác như Hà Nội, Quận 8 TP.HCM, Đại học Hồng Bàng cũng đã cố gắng duy trì đội bóng Futsal nữ và nhiệt tình tham gia các giải do TP.HCM tổ chức. Tại Sea Games 26 (2011 tại Indonesia) đội tuyển nữ Futsal Việt Nam do huấn luyện viên trưởng Trương Quốc Tuấn dẫn dắt đã lặp lại thành tích đoạt huy chương Bạc (Thái Lan huy chương vàng) và được đánh giá có nhiều tiến bộ chuyên môn. Cho đến nay, tất cả các giải đấu Futsal của Việt Nam đều tiến hành theo dạng giải thi đấu ngắn ngày, số lượng đội tham gia không ổn định. Theo dự kiến kế hoạch của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, năm 2017 sẽ tiến hành Giải Vô địch quốc gia tổ chức theo với thể thức thi đấu vòng tròn (League). 1.5.3.3. Các nhà tài trợ cho thể thao và giải bóng đá Futsal Việt Nam a) Khái quát về tài trợ thể thao [12], [20], [28], [40], [55], [64], [70], [71] Khái niệm tài trợ thể thao Sự tài trợ là một khoản tiền mặt hoặc hiện vật được trả cho cho một tài sản (thường là thể thao, nghệ thuật, giải trí, hoặc các nguyên nhân khác) để đổi lấy quyền truy cập sự khai thác tiềm năng thương mại liên quan tới tài sản đó. Trong khi sponsored (tài sản đã được tài trợ) có thể phi lợi nhuận, không như hoạt động từ thiện, sự tài trợ được hoàn thành với hi vọng thu lại lợi ích thương mại. Sự tài trợ có thể cho phép nâng cao nhận thức, xây dựng thương hiệu và tạo ra xu hướng mua hàng, nó khác với quảng cáo. Không như quảng cáo, sự tài trợ không thể truyền thông thuộc tính sản phẩm cụ thể. Nó cũng không thể đứng tách biệt riêng rẽ, bởi vì sự tài trợ yêu cầu hỗ trợ từ nhiều yếu tố khác Tài trợ thể thao đã có từ rất lâu đời và gắn liền với lịch sử phát triển của các môn thể thao. Các hoạt động tài trợ này xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại và La Mã - nơi các thành viên giàu có của xã hội ủng hộ các lễ hội nghệ thuật và thể thao, nhằm nâng cao “chỗ đứng” trong xã hội. Ở thời điểm đó, Vua La Mã - ngài Ceasar đã tài trợ cho giải “Giác đấu” (cuộc thi đấu giữa các đấu sĩ), để đạt được sự quý trọng của xã hội. Tài trợ thể thao hiện đại xuất hiện với sự thay thế quảng cáo trong chương trình chính thức của Thế vận hội năm 1896 và bản quyền mẫu sản phẩm được chi trả bởi công ty Coca Cola ở Thế vận hội năm 1928. Bản hợp đồng đầu tiên được sử dụng cho tài trợ thể thao ở Vương quốc Anh vào năm 1898, khi đội bóng đá Nottingham Forest (vô địch giải quốc gia năm đó) chuyển nhượng cho công ty nước giải khát Bovril (Marshall và Cook, 1992). Báo cáo của Howell năm 1983 trích dẫn: Thương hiệu Spears và Pond đã có các hoạt động liên quan đến tài trợ thể thao từ năm 1861 khi họ tài trợ cho chuyến du đấu đầu tiên của đội Cricket Marylebone (Úc), khẳng định lợi nhuận từ hoạt động đó là 11.000 USD. Tài trợ thể thao dựa trên lý thuyết trao đổi: “Nếu anh đưa cho tôi thứ gì đó, tôi sẽ đưa lại cho anh một thứ khác”. Do đó, tài trợ thể thao định rõ là sự đầu tư trong một thực thể hay tài sản thể thao để đạt được mục tiêu tổ chức. Điểm đặc trưng của tài trợ là sự trao đổi giữa hai bên, nhờ đó người nhận tài trợ nhận được nhận tiền mặt hay lợi ích bằng hiện vật, trong khi nhà tài trợ được đảm bảo quyền liên kết với hoạt động hay sự kiện, được quảng bá hình ảnh của mình tới đông đảo công chúng. Nhà tài trợ cố gắng đạt được các mục tiêu marketing thông qua sự khai thác của mối quan hệ, đó là mối quan hệ kinh doanh hơn là hợp tác. Các mục tiêu tài trợ thể thao Để chương trình tài trợ phát triển một cách vững chắc, thông thường các công ty toàn cầu sử dụng quy trình có hệ thống để thiết kế chương trình tài trợ thể thao. Giai đoạn đầu tiên là phác thảo cẩn thận các mục tiêu tài trợ. Các mục tiêu tài trợ nên được liên kết đến mục tiêu của nó và quy trình lập kế hoạch quảng cáo rộng hơn như: Từ mục tiêu tổng thể của công ty, xác định mục tiêu marketing, từ đó tiếp tục xác định các mục tiêu quảng cáo, công khai, bán hàng cá nhân và bán hàng PR. Những mục tiêu này dùng để giành được các mục tiêu marketing cao hơn, lần lượt khởi đầu từ các mục tiêu của tổ chức. Các mục tiêu tài trợ có thể được phân loại thành mục tiêu trực tiếp hay gián tiếp. Trong đó, các mục tiêu tài trợ trực tiếp có sự tập trung ngắn hạn trong việc tăng doanh số bán hàng như kết quả tác động vào hành vi tiêu dùng. Mặt khác, các mục tiêu tài trợ gián tiếp tập trung vào việc tăng doanh số bằng cách tạo ra nhận thức và hình ảnh khao khát của sản phẩm sau khi người tiêu dùng chi trả cho sản phẩm. Phân loại nhà tài trợ Tài trợ danh hiệu là vị trí cao nhất của sự tài trợ. Nó đặc trưng sự đóng góp có ý nghĩa nhất tới một công ty trong tổ chức và chủ sự kiện. Thường cái tên của nhà tài trợ xuất hiện bên cạnh tên của cuộc thi, đội t... cấp các cơ sở khoa học khách quan góp phần hỗ trợ cho công tác xây dựng, quản lý lý bóng đá Futsal nam tại các câu lạc bộ, các trung tâm đào tạo và huấn luyện bóng đá trên cả được tốt hơn trong thời gian tới. Qua nghiên cứu đã xây dựng được 6 nhóm giải pháp và 21 giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động xã hội hóa trong bóng đá Futsal tại Việt Nam cụ thể như sau: - Nhóm giải pháp Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về bóng đá Futsal bao gồm 2 giải pháp. + Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý chuyên môn đối với hoạt động bóng đá Futsal, tập trung vào việc quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bóng đá Futsal; quy định về sở hữu, khai thác các quyền thương mại trong lĩnh vực bóng đá; quy chế khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm đối với hoạt động tổ chức thi đấu, + Hình thành mô hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo nhiều cấp độ: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - Liên đoàn Bóng đá cấp tỉnh, thành phố - Liên đoàn (Hội) Bóng đá cấp quận, huyện - Câu lạc bộ bóng đá Futsal cơ sở (xã, phường, thị trấn, thôn, bản, khu dân cư). - Nhóm giải pháp Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bóng đá Futsal trong môi trường chuyên nghiệp bao gồm 2 giải pháp: + Chú trọng tới việc phát huy vai trò của các đơn vị truyền hình, các cơ quan báo chí, mạng xã hội trong công tác phát triển bóng đá Futsal. + Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa câu lạc bộ bóng đá Futsal với Hội cổ động viên nhằm phát huy sáng kiến, huy động nguồn lực phát triển câu lạc bộ, đồng thời định hướng hoạt động của các cổ động viên, xây dựng văn hóa cổ động. - Nhóm giải pháp Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu bóng đá Futsal bao gồm 3 giải pháp: + Hiện đại hóa các cơ sở huấn luyện bóng đá Futsal; bố trí đủ các trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện, chú trọng tới các thiết bị phục vụ phân tích, đánh giá thể lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng và tư duy chiến thuật của VĐV + Đối với cấp câu lạc bộ, tổ chức bộ phận y học thể thao riêng để phục vụ công tác huấn luyện. + Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý huấn luyện, quản lý thi đấu bóng đá Futsal - Nhóm giải pháp Từng bước mở rộng thị trường bóng đá Futsal bao gồm 4 giải pháp: + Phát triển CLB bóng đá chuyên nghiệp (Số lượng CLB bóng đá chuyên nghiệp là bao nhiêu thì phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay) + Nâng cao chất lượng giải đấu + Đa dạng hóa hình thức thu phí và loại hình kinh doanh dịch vụ + Tăng cường số lượng các câu lạc bộ thuộc các địa phương đơn vị chưa có phong trào bóng đá Futsal phát triển. - Nhóm giải pháp Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá Futsal bao gồm 5 giải pháp: + Tìm kiếm các đối tác ký hợp đồng tài trợ độc quyền hoặc tài trợ từng phần cho các đội tuyển bóng đá Futsal, đội tuyển trẻ nam, nữ. Đa dạng các hình thức quảng cáo, tài trợ dựa trên khai thác hình ảnh của các đội tuyển. + Hình thành chiến lược tiếp thị một cách toàn diện để nâng cao giá trị thương quyền của các giải thi đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia và các giải thi đấu khá. + Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế: theo các dự án “Mục tiêu” của FIFA, chương trình "Tầm nhìn châu Á" của AFC, Chương trình "Hỗ trợ phát triển" của AFF, Chương trình hỗ trợ tài chính (FAP) của FIFA. + Khai thác bản quyền truyền hình, bản quyền truyền thông đa phương tiện, quảng cáo trên radio... + Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu bóng đá quốc tế giữa đội tuyển quốc gia với các đội tuyển quốc gia, các câu lạc bộ mạnh của Châu Á và thế giới, thông qua đó tăng doanh thu từ hoạt động quảng cáo, tài trợ, tổ chức sự kiện, bán vé xem thi đấu. - Nhóm giải pháp Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá Futsal bao gồm 5 giải pháp: + Phát triển mối quan hệ giữa CLB và cơ quan quản lý Nhà nước + Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các nhà tài trợ + Phát triển mối quan hệ giữa CLB và truyền thông + Phát triển mối quan hệ giữa CLB và người hâm mộ, hội cổ động viên + Tăng cường phát triển mối quan hệ và giao lưu quốc tế Để đánh giá tính phù hợp và khả thi của các giải pháp, tác giả tiến hành triển khai thực nghiệm một số giải pháp xã hội hóa ngắn hạn đã đề xuất trong luận án trong thời gian từ tháng 06 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019. Hiệu quả thu được của các giải pháp ngắn hạn là việc kết hợp tổ chức thực hiện đồng bộ, kết hợp các giải pháp dài hạn với nhau trong quá trình thực hiện. Kết quả triển khai ứng dụng một số giải pháp sau 01 năm thực nghiệm cho thấy các giải pháp được lựa chọn đã có tính khả thi cao, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa cho bóng đá Futsal cả về số lượng và chất lượng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã rút ra được những kết luận như sau: 1. Thực trạng công tác xã hội hóa trong bóng đá Futsal ở Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển bóng đá Futsal. Phong trào Futsal đang tích cực chuyển từ bóng đá phong trào sang Futsal theo hướng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nguồn thu chính của một CLB bóng đá chủ yếu nhờ vào ngân sách địa phương hay của ngành thể thao như một hình thức quảng bá địa phương. Công tác kêu gọi tài trợ và xã hội hóa còn hạn chế, nên số lượng CLB tham dự giải vô địch quốc gia hàng năm chưa ổn định, còn nhiều đội bóng chỉ có thể tham dự một lần. Tính cạnh tranh ở giải hàng đầu quốc gia chưa cao. Chưa có điều kiện truyền hình trực tiếp các giải đấu quan trọng. Tiền thưởng cho các đội vô địch hàng năm còn rất khiêm tốn. Công tác tổ chức và tính minh bạch của các giải đấu cần được cải thiện, chưa có sự đầu tư và quan tâm của các địa phương, cơ sở vật chất, sân tập và thi đấu còn hạn chế...Đây cũng chính là nguyên nhân làm chậm quá trình xã hội hóa bóng đá Futsal ở nước ta hiện nay. 2. Quá trình nghiên cứu luận án đã xây dựng được 06 nhóm giải pháp với 21 giải pháp xã hội hóa cụ thể để phát triển bóng đá Futsal Việt Nam bao gồm: - Nhóm giải pháp Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về bóng đá Futsal bao gồm 2 giải pháp. - Nhóm giải pháp Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bóng đá Futsal trong môi trường chuyên nghiệp bao gồm 2 giải pháp. - Nhóm giải pháp Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu bóng đá Futsal bao gồm 3 giải pháp. - Nhóm giải pháp Từng bước mở rộng thị trường bóng đá Futsal bao gồm 4 giải pháp. - Nhóm giải pháp Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá Futsal bao gồm 5 giải pháp. - Nhóm giải pháp Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá Futsal bao gồm 5 giải pháp. 3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát triển bóng đá Futsal Việt Nam. Kết quả triển khai ứng dụng một số giải pháp sau 01 năm thực nghiệm cho thấy các giải pháp được lựa chọn đã có tính khả thi cao, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa cho bóng đá Futsal cả về số lượng và chất lượng. Các giải pháp thực nghiệm góp phần vào việc triển khai thực hiện: Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL về việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” của Bộ VHTTDL, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2013 về việc phê duyệt “chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Liên đoàn bóng đá Việt Nam trong nhiệm kỳ 2018-2022. KIẾN NGHỊ Theo những kết quả và kết luận của đề tài, tác giả có những đề xuất và kiến nghị sau: - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hóa cho bóng đá Futsal trong những năm qua, các đơn vị chức năng có liên quan cần xây dựng các chính sách, điều kiện ưu đãi thu hút các nhà đầu tư vào loại hình này. - Các nhóm giải pháp mà đề tài lựa chọn cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện để có thể trở thành mô hình áp dụng phát triển bóng đá Futsal chuyên nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ xã hội hóa. - Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, kinh phí, quy mô nghiên cứu chỉ giới hạn, nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết. Vì vậy cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để bổ sung cho đề tài này được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Quý Phượng, Ngô Văn Hỷ, Võ Tường Kha (2016), “Xây dựng giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế tại Nga (16-17/05/2019). 2. Ngô Văn Hỷ, Lê Quý Phượng (2019), “Thực trạng công tác xã hội hóa của bóng đá Futsal tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế về Thể thao, Giáo dục thể chất và Phát triển thế hệ trẻ năm 2019, Trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh ( 28-29/11/2019). 3. Ngô Văn Hỷ, Lê Quý Phượng (2019), Kết quả ứng dụng một số giải pháp xã hội hóa ngắn hạn phats triển bóng đá Futsal Việt Nam. Tạp chí Khoa học và đào tạo thể dục thể thao số 3, trang 30-33; Trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT AFC (2013), Tài liệu đào tạo huấn luyện viên bóng đá Futsal, Hà Nội. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT – NXB TDTT, Hà Nội Phạm Đình Bẩm (2011), “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” – Cẩm nang quản lý quan trọng của nền TDTT Việt Nam, Tạp chí Khoa học đào tạo và Huấn luyện thể thao, số 1, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 36 CT/TW về “Công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới”. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.” Bộ Nội Vụ (2010), Quyết định số: 224/QĐ-BNV ngày 19 tháng 03 năm 2010 về việc Phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Bộ Văn hóa thể thao và Du Lịch (2009), Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTVDL ngày 07/07/2009 của Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã Bộ Văn hóa thể thao và Du Lịch (2011), Thông tư số 06/2009/TT-BVHTTVDL ngày 08/03/2011 của BVHTTVD quy định Về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã, phường, thị trấn. Lê Thiết Can (2016), Giáo trình Xã hội học thể dục thể thao , NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung (2001), Xã hội học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí, Vũ Thái Hồng (2006), Xây dựng thiết chế sự nghiệp TDTT cơ sở, Tạp chí khoa học TDTT, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí (2014), Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể thao thành tích cao. Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành, Phạm Ngọc Viễn, Tạ Xuân Lai (2007), Tài sản TDTT kinh doanh và quản trị, NXB TDTT, Hà Nội. Chính phủ (1997), Nghị quyết số 90-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá” Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao” Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT”. Chính phủ (2006), Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập” Chính phủ (2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường”. Chính phủ (2014), Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường”. Lương Kim Chung, Trần Hiếu, Dương Nghiệp Chí (2011), Kinh tế học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Lương Kim Chung, Nguyễn Văn Tuấn (2014), Giáo trình Marketing thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Trần Kim Cương (2008), Nghiên cứu một số vấn đề về Kinh tế - xã hội nhằm xác định các giải pháp xây dựng Câu lạc bộ TDTT cơ sở ở tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Trần Đức Dũng (2007), Giáo trình bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội. Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp (2002), Từ điển quản lý xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Vương Dân Hanh (2004), Kỹ chiến thuật bóng đá 5 người, Tài liệu dịch, Trung Quốc. Vũ Thái Hồng (2010), Xã hội học Thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. Hoàng Văn Khiêm (2010), Nghiên cứu tiềm năng thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong hệ thống nhà trường phổ thông các cấp thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Nguyễn Lân (2006), Từ Điển Từ Và Ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (2013) Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp – NXB TDTT, Hà Nội. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2015), Báo cáo tình hình công tác năm 2013, 2014 và kế hoạch công tác năm 2015. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2016), Báo cáo tình hình công tác năm 2015 và kế hoạch công tác năm 2016. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2018), Báo cáo hoạt động tài chính và tiếp thị tài trợ năm 2016, 2017 và kế hoạch công tác năm 2018. Luật Thể dục, Thể thao (2007). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao (2018), Luật số:26/2018/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018. Nguyễn Văn Minh (2014), Đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ. Đặng Quốc Nam (2006), Nghiên cứu các giải pháp xã hội hoá nhằm khai thác tiềm năng để phát triển TDTT quần chúng ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ. Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Cấn Văn Nghĩa (2009), Xác định hiệu quả hoạt động tập luyện trong một số loại hình tổ chức TDTT xã, phường và trường phổ thông của tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội, Nguyễn Trọng Nguyên (2017), Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP HCM. Nguyễn Trọng Nguyên, Bùi Trọng Toại (2015), “Xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao tại Việt Nam theo kinh nghiệm chiến lược phát triển kinh tế của Ủy ban Olympic quốc tế”, Tạp chí Khoa học và đào tạo TDTT – Trường Đại học TDTT TP HCM, số 2/2015. Nguyễn Thế Phán (2002), Giáo trình Xã hội học, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. Lê Quý Phượng, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Hải (2014), Giáo trình Quản lý Nhà nước về thể dục thể thao. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Lê Quý Phượng, Lưu Thiên Sương, Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2015), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. Lê Quý Phượng, Lâm Quang Thành, Nguyễn Trọng Nguyên (2016), ‘Các giải pháp chiến lược tài trợ cho câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Hội nghị khoa học quốc tế về quản lý thể dục thể thao năm 2016. Bangkok, Thailand (21-23/6/2016). Sơ thảo lịch sử bóng đá Việt Nam (2018), NXB Thế giới, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/12/2010 Về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/3/2013 Phê duyệt “Chiến lược phát triển bóng đá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2160/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/11/2013 Về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Nguyễn Hoàng Thụ (2009), "Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá đối với trẻ em 3-10 tuổi của Nghệ An", Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Lý Vĩnh Trường, Lưu Thiên Sương, Nguyễn Nam Hải, Nguyễn Thị Thanh Trà (2017), Giáo trình thống kê trong thể dục thể thao. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Hải, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Văn Bé Hai, Nguyễn Thị Thảo Vy, Nguyễn Thị Thùy Linh, Ngô Văn Hỷ, Nguyễn Thị Thu Hương (2019), Giáo trình tổ chức sự kiện thể dục thể thao. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Toán (2019), “Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải phòng theo định hướng xã hội hóa”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Tổng cục thể dục thể thao (2012), Phát triển và đầu tư dành cho thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp và thể thao nghiệp dư tại một số quốc gia trên thế giới, Bản tin nội bộ phục vụ quản lý nhà nước ngành TDTT, số 10, tr 3-12. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Lý Vĩnh Trường, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Hoàng Phúc, Trịnh Đình Dương (2015), Giáo trình Bóng đá Futsal. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Lý Vĩnh Trường, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Hoàng Phúc, Trần Đình Hiệp, Bùi Quốc Cường (2017), Giáo trình Bóng đá. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Lý Vĩnh Trường, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Ngô Xuân Tăng, Nguyễn Thị Thanh Trà (2017), Đánh giá sự phát triển thể lực của bóng đá futsal Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh thông qua hệ thống kiểm tra thể lực Futsal – FIFA. Đề tài NCKH cấp trường. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3 (2003), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4 (2005), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. Ủy ban TDTT (1999), Đề án về nội dung các bước triển khai chủ trương xã hội hóa TDTT”, NXB TDTT Hã Nội. Ủy ban TDTT (2006), Quyết định số 718/2006/Q -UBTDTT ngày 14/04/2006 về việc ban hành quy định về hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT xã, phường và thị trấn” Phạm Ngọc Viễn (2011), Tổng kết bóng đá chuyên nghiệp qua 10 mùa giải thử nghiệm. Phạm Ngọc Viễn, Đề án xây dựng và phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006, Hà Nội, 2002. Phạm Ngọc Viễn (2014), Các giải pháp phát triển thể thao chuyên nghiêp, Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển kinh tế TDTT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Trường ĐH Sư Phạm TDTT TP.HCM tr 62-69. TIẾNG ANH Andreff, W., and Szymanski,S. (eds). (2006), Handbook on the ecomomics of Sport. Cheltenham: Edward Elgar. Butler, O. (2002): Getting the games. Japan, South Korea and the co-hosted World Cup. In: Horne, J., and W. Manzenreiter (eds): Japan, Korea and the 2002 World Cup, London: Routledge, pp. 43-55. Dimeo,P., and Mills, J. (eds). (2001). Sport in the global society. Soccer in South Aia: Emprie, nation, diaspora. London: Frank Cas Publishers. Dobson, S. and Goddard, J, (2004) “The Economics of Football”, Cambridge University Press. Guillaume Bodet and Nicolas Chanavat (2010), Building global football brand euity – lessons from the Chinese market, Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Volume 22, Number 1. Harald Dolles & Sten Söderman (2005), Globalization of Sports - The Case of Professional Football and its International Management Challenges, German Institute for Japanese Studiesthe 2002 World Cup, London: Routledge, pp. 89-105. Hunt, K.A., Bristol, T., and R.E. Bashaw (1999): A conceptual approach to classifying sports fans. Journal of Service Marketing, Vol. 13, No. 6, pp. 439-452. Klaus Vieweg, (1996) “ Sponsoring im Sport”, Richard Boorberg Verlag. Shimizu, S. (2002): Japanese soccer fans. Following the local and the national team. In: Horne, J., and W. Manzenreiter (eds): Japan, Korea and the 2002 World Cup, London: Routledge, pp. 133-146. Stefan SZYMANSKI (2016) ,Professional Asian Football Leagues and the Global Market, Asian Economic Policy Review Vol 11, pp. 16–38. Tim Burns (2010), Holistic Futsal, AMAZON. Truong, Ly Vinh (2017), Analys of tactical attacking in Vietnam Futsal League 2016. International Journal of Physical Education, Sports and Health, P-ISSN: 2934-1865, Impact Factor (RJIF):5.38, page 481-484, Volum: 4, Issue: 4, 4-4-94, Year 2017. INTERNET https://www.vff.org.vn https://www.vyf.com.vn https://www2.deloitte.com/uk/en/pages/sports-businessgroup/articles/annual-review-of-football-finance.html, PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT V/v Thực trạng công tác xã hội hóa bóng đá Futsal tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác xã hội hóa bóng đá Futsal, nghiên cứu tiến hành khảo sát các nội dung liên quan đến “Thực trạng công tác xã hội hóa bóng đá Futsal tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015”. Để có những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Anh (Chị) là những dữ liệu quan trọng góp phần cho thành công của nghiên cứu này! 1. Thực trạng công tác khai thác tài trợ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho bóng đá Futsal trong giai đoạn 2007 – 2015 Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính 2. Thực trạng các nguồn thu tài trợ của các câu lạc bộ Futsal nam Việt Nam đến năm 2015 CLB Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính Nguồn thu từ tài tài trợ Đơn vị tài trợ chính 3. Thực trạng nguồn thu từ bán vé của các câu lạc bộ bóng đá: Có CLB nào tổ chức bán vé, giá vé (nếu có) Năm Câu lạc bộ Giá vé Hình thức bán vé Online/trực tiếp 4. Thực trạng hoạt động chuyển nhượng cầu thủ bóng đá futsal giữa các đội bóng đến 2015 Năm Họ tên Câu lạc bộ đi Câu lạc bộ đến Phí chuyển nhượng 5. Tiền lương của các cầu thủ đến 2015 trung bình hàng tháng Cầu thủ Lương tháng (triệu VNĐ) Lương năm (triệu VNĐ) Cầu thủ  loại 1 Cầu thủ trẻ .. 6. Thực trạng sân tập luyện, thi đấu phục vụ cho hoạt động bóng đá Futsal Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. TT Sân thi đấu Đơn vị CLB tham gia tập luyện Tổ chức giải thi đấu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 .. .. .. .. .. 7. Những thuận lợi và khó khăn trong xã hội hóa cho bóng đá Futsal giai đoạn 2007 – 2015 1. Thuận lợi: 2. Khó khăn: 8. Những kiến nghị và đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa cho bóng đá Futsal ? Hà Nội, ngày.thángnăm 20 Người ghi phiếu Xác nhận của đơn vị Họ tên: Chức danh:.. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Với mong muốn phát triển bóng đá futsal tại Việt Nam thực sự chuyên nghiệp và làm cơ sở cho việc hoạch định công tác quản lý bóng đá tại các Câu lạc bộ và các trung tâm đào tạo và huấn luyện bóng đá trên cả nước được tốt hơn trong thời gian tới, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá futsal tại Việt Nam” được triển khai nghiên cứu. Để có những thông tin quan trọng phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Ông (Bà) là những dữ liệu hết sức quý giá góp phần cho thành công của nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! I.CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. Ông (Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào sự lựa chọn của mình theo các mức độ đánh giá được trình bày trong bảng sau: [1]: Rất không quan trọng [1]: Rất không khả thi [2]: Không quan trọng [2]: Không khả thi [3]: Quan trọng [3]: Khả thi [4]: Khá quan trọng [4]: Khá khả thi [5]: Rất quan trọng [5]: Rất khả thi TT MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất quan trọng Khá quan trọng Quan trọng Không quan trọng Rất không quan trọng Rất khả thi Khá khả thi Khả thi Không khả thi Rất không khả thi I Nhóm giải pháp đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý bóng đá Futsal 1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý chuyên môn đối với hoạt động bóng đá Futsal, tập trung vào việc quản lý các tổ chức xã hội, nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bóng đá Futsal, quy định về sở hữu khai thác quyền thương mại trong lĩnh vực bóng đá, quy chế khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm đối với hoạt động tổ chức thi đấu,... 2 Hình thành mô hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo nhiều cấp độ: Liên đoàn Bóng đá VN – Liên đoàn bóng đá cấp tỉnh, thành phố- Liên đoàn (Hội) Bóng đá cấp quận, huyện – Câu lạc bộ bóng đá Futsal cơ sở (xã, phường, thị trấn, thôn bản, khu dân cư) 3 HÌnh thành các tổ chức xã hội - nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi của VĐV, trọng tài và những người hành nghề trong lĩnh vực bóng đá Futsal (Hiệp hội cầu thủ bóng đá, Hiệp hội trọng tài bóng đá,...) II Nhóm giải pháp Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bóng đá Futsal trong môi trường chuyên nghiệp 4 Tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển bóng đá futsal chuyên nghiệm nhằm rút kinh nghiệm, bài học và thống nhất quan điểm, giải pháp phát triển bóng đá chuyên nghiệp futsal trong những năm tới 5 Chú trọng tới việc phát huy vai trò của các đơn vị truyền hình, các cơ quan báo chí, mạng xã hội trong công tác phát triển bóng đá futsal 6 Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa CLB bóng đá Futsal với hội cổ động viên nhằm phát huy sáng kiến, huy động nguồn lực phát triển CLB, đồng thời định hướng hoạt động của các cổ động viên, xây dựng văn hóa cổ động III Nhóm giải pháp Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu bóng đá 7 Hiện đại hóa các cơ sở huấn luyện bóng đá Futsal: bố trí đủ các trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện, chú trọng tới các thiết bị phục vụ phân tích, đánh giá thể lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng và tư duy chiến thuật của VĐV 8 Đối với cấp CLB tổ chức bộ phận y học thể thao riêng để phục vụ công tác huấn luyện 9 Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác huấn luyện, quản lý thi đấu bóng đá Futsal IV Nhóm giải pháp Từng bước mở rộng thị trường bóng đá Futsal 10 Phát triển CLB bóng đá chuyên nghiệp 11 Nâng cao chất lượng các giải đấu 12 Đa dạng hóa các hình thức thu phí và loại hình kinh doanh dịch vụ 13 Tăng cường số lượng các CLB ở các địa phương chưa có phong trào bóng đá Futsal phát triển V Nhóm giải pháp Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của bóng đá Futsal 14 Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước trung ương và các tỉnh, thành, ngành 15 Tìm kiếm các đối tác ký hợp đồng tài trợ độc quyền hoặc tài trợ từng phần cho các đội tuyển bóng đá Futsal, đội tuyển trẻ nam, nữ. Đa dạng các hình thức quảng cáo, tài trợ dựa trên khai thác hình ảnh của các đội tuyển. 16 Hình thành chiến lược tiếp thị một cách toàn diện để nâng cao giá trị thương quyền của các giải thi đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia và các giải thi đấu khác 17 Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế: theo các dự án “Mục tiêu” của FIFA, chương trình "Tầm nhìn châu Á" của AFC, Chương trình "Hỗ trợ phát triển" của AFF, Chương trình hỗ trợ tài chính (FAP) của FIFA 18 Khai thác bản quyền truyền hình, bản quyền truyền thông đa phương tiện, quảng cáo trên radio... 19 Tiền chuyển nhượng cầu thủ 20 Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu bóng đá Futsal quốc tế giữa đội tuyển quốc gia với các đội tuyển quốc gia, các câu lạc bộ mạnh của Châu Á và thế giới, thông qua đó tăng doanh thu từ hoạt động quảng cáo, tài trợ, tổ chức sự kiện, bán vé xem thi đấu. 21 Đa dạng hóa các nguồn thu của các câu lạc bộ bóng đá futsal chuyên nghiệp, chú trọng tăng cường hiệu quả khai thác cơ sở vật chất, các công trình được nhà nước chuyển giao, kể cả các hoạt động ngoài bóng đá Futsal VI Nhóm giải pháp Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia hoạt động bóng đá Futsal. 22 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và cơ quan quản lý Nhà nước 23 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và các nhà tài trợ 24 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và truyền thông 25 Phát triển mối quan hệ giữa CLB và người hâm mộ, hội cổ động viên 26 Tăng cường phát triển mối quan hệ và giao lưu quốc tế 27 Tăng cường phát triển mối quan hệ truyền thông và các nhà tài trợ Những ý kiến đóng góp, bổ sung: Nhận xét về các giải pháp được phỏng vấn: Các giải pháp cần bổ sung: II. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Tuổi: Đơn vị công tác: Chức vụ : Thâm niên công tác: Trình độ đào tạo (học vị, học hàm): Chuyên ngành: Xin chân thành cảm ơn ! NGHIÊN CỨU SINH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_cac_giai_phap_xa_hoi_hoa_phat_trien_bong.docx
  • pdfToan van LATS Ngo Van Hy.pdf
  • docxTom tat LATS Ngo Van Hy.docx
  • docxTrang thong tin LATS Ngo Van Hy.docx
Tài liệu liên quan