BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
----------------------------
NGUYỄN MẠNH HÙNG
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI
TÂM LÝ XẤU TRƯỚC THI ĐẤU CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
KARATEDO CẤP CAO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội - 2020
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GDTC : Giáo dục thể chất
GV : Giảng viên
HN : Hà Nội
HS : Học sinh
LVĐ : Lượng vận động.
SV : Sinh viên
TDTT : Thể dục Thể thao
VĐV : Vận động viên
B
179 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên karatedo cấp cao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
------------------------------
NGUYỄN MẠNH HÙNG
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI
TÂM LÝ XẤU TRƯỚC THI ĐẤU CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
KARATEDO CẤP CAO VIỆT NAM
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. PHẠM NGỌC VIỄN
2. GS. TS. DƯƠNG NGHIỆP CHÍ
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Mạnh Hùng
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án
Mở đầu .............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 8
1.1. Vai trò và tác dụng của huấn luyện tâm lý trong tập luyện và thi đấu
thể thao .......................................................................................................... 8
1.1.1. Các khái niệm tâm lý học có liên quan tới đề tài ............................ 8
1.1.2. Vai trò tác dụng của huấn luyện tâm lý trong quá trình tập luyện và
thi đấu thể thao ...................................................................................... 154
1.1.3. Vai trò của năng lực tâm lý trong thi đấu thể thao...................... 145
1.2. Các trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao ................................... 19
1.2.1. Đặc điểm tâm lí thi đấu của VĐV môn Karatedo cấp cao ............ 19
1.2.2. Khái niệm về trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao ............ 22
1.2.3. Các biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lí xấu......................... 23
1.2.4. Ảnh hưởng của trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu đối với kết quả
thi đấu ...................................................................................................... 24
1.3. Cơ sở lý luận của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lí thi đấu
cho VĐV thể thao ........................................................................................ 25
1.3.1. Khái quát về năng lượng tâm lý .................................................... 25
1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý
thi đấu ...................................................................................................... 28
1.3.3. Phương pháp và môi trường huấn luyện tâm lý, ảnh hưởng tới hiệu
quả huấn luyện tâm lý ............................................................................. 30
1.3.4. Các nguyên tắc huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao . 30
1.3.5. Xu hướng nâng cao các yêu cầu cơ bản đối với công tác huấn
luyện tâm lý ............................................................................................. 33
1.3.6. Xu hướng sử dụng các phương pháp huấn luyện tâm lý hiện đại,
đa dạng .................................................................................................... 34
1.4. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................... 38
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về tâm lý ngoài nước ......................... 38
1.4.2. Các công trình nghiên cứu về tâm lý trong nước .......................... 42
1.5. Tiểu kết chương ................................................................................... 43
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 44
2.1.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................... 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 44
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo ................ 44
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm .................................................. 45
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm..................................................... 46
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học ......................................................... 46
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................. 48
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê .................................................... 49
2.3. Tổ chức nghiên cứu: ........................................................................... 522
2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 52
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 53
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 54
3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi
đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ................................................. 54
3.1.1. Thực trạng nhận thức của HLV và VĐV về công tác huấn luyện và
điều chỉnh tâm lý trước thi đấu ............................................................... 54
3.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao
Việt Nam ............................................................................................... 600
3.1.3. Thực trạng và hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý
xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ....................... 63
3.1.4. Các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước
thi đấu 72
3.1.5. Bàn luận ........................................................................................ 76
3.2. Lựa chọn xây dựng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu
của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ........................................................ 84
3.2.1. Xác định các cơ sở lựa chọn biện pháp ......................................... 84
3.2.2. Xác định các nguyên tắc lựa chọn biện pháp khắc phục trạng thái
tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ............ 85
3.2.3. Các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam .................................................................... 87
3.2.4. Kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý
xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ....................... 95
3.2.5. Bàn luận ...................................................................................... 100
3.3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước
thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam .......................................... 104
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm .................................................................. 104
3.3.2. Đánh giá hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu của các biện
pháp qua kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................ 109
3.3.3. Bàn luận .................................................................................. 11414
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
HLV Huấn luyện viên
TDTT Thể dục thể thao
TĐ Trận đấu
VĐV Vận động viên
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại Số Nội dung Số
trang
Bảng
3.1 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn
luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp
cao Việt Nam (n = 38)
55
3.2 Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò của
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo
cấp cao Việt Nam (HLV = 38)
55
3.3 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn
luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp
cao Việt Nam (VĐV = 38)
57
3.4 Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò của
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo
cấp cao Việt Nam (VĐV = 44)
58
3.5 So sánh sự khác biệt giữa nhận thức của HLV và
VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh
tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo
60
3.6 Thực trạng nội dung và thời lượng huấn luyện tâm
lý trong kế hoạch huấn luyện năm đối với VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam
61
3.7 Kiểm định tỷ lệ thời lượng thực hành huấn luyện
tâm lý của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam với đội
Karatedo Nhật Bản
62
3.8 Thực trạng diễn biến các trạng thái tâm lý xấu
trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
(n = 126 lượt thi đấu)
64
3.9 Thực trạng sử dụng các biện pháp khắc phục các 66
Bảng
trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam (n=13)
3.10 Thực trạng hiệu quả điều chỉnh tâm lý xấu của
VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
71
3.11 Kết quả phỏng vấn các huấn luyện viên về tiêu chí
đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước
thi đấu
73
3.12 Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên tắc lựa
chọn biện pháp khắc phục tâm lý xấu cho VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam
86
3.13 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn các biện pháp khắc
phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo
cấp cao Việt Nam (n = 22)
96
3.14 Phân tích nhân tố về biện pháp khắc phục trạng
thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp
cao Việt Nam (n = 22)
98
3.15 So sánh một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến trạng thái
tâm lý của VĐV trước thực nghiệm sư phạm
105
3.16 Tiến trình ứng dụng các biện pháp khắc phục tâm
lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt
Nam
106
3.17 ác kết quả triển khai các biện pháp khắc phục
trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam
109
3.18 Trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của hai nhóm
ở thời điểm trước thực nghiệm
110
3.19 Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi
đấu sau 6 tháng thực nghiệm
111
Bảng 3.20 Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi
đấu sau 12 tháng thực nghiệm
112
3.21 Ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục tâm lý
cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
113
3.22 So sánh kết quả thi đấu giữa nhóm đối chứng và
thực nghiệm
114
Biểu đồ
3.1 Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò của
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo
cấp cao Việt Nam
56
3.2 Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò của
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo
cấp cao Việt Nam
58
3.3 Tỷ lệ thời lượng huấn luyện tâm lý trong kế hoạch
huấn luyện năm đối với VĐV Karatedo cấp cao Việt
Nam
61
3.4 Phân bố các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu
theo các đợt thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt
Nam
65
3.5 Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi
đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
72
3.6 Tỷ lệ % các đối tượng phỏng vấn 86
3.7 Kết quả phỏng vấn các biện pháp khắc phục tâm
lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao
Việt Nam
96
3.8 Các biện pháp khắc phục 3 trạng thái tâm lý xấu
trước thi đấu trong không gian xoay
98
1
MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, TDTT được xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát
triển kinh tế ổn định xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy nhân tố
con người.
Chỉ thị 36CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới của Ban bí
thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần
chúng với khẩu hiệu: Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từng bước xây
dựng lực lượng thể thao đỉnh cao phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các
hoạt động thi đấu thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á và
Châu Á” [1].
Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể
thao đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích
cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng
địa phương. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội
hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm; tích cực
chuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để
sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Bảo đảm sử dụng hiệu
quả các nguồn lực”.
Định hướng công tác của ngành TDTT đã được Chính phủ thông qua
cũng khẳng định: “Thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ chiến
lược trọng tâm của ngành nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ
thể thao khu vực, Châu lục và Thế giới” [3], [76],[88].
Khi xác định mục tiêu đó, ngành TDTT cũng đã xây dựng các quan
điểm và các giải pháp để phát triển nền thể thao nước nhà, trong đó một số
môn thể thao đã được chọn làm trọng điểm mũi nhọn như: Bắn súng, Thể dục,
2
Cử tạ, Điền kinh, Bơi, Vật Boxing, Taekwondo, Karatedo để tham dự các
kỳ đại hội TDTT khu vực, Châu lục và Thế giới.
Quan điểm và giải pháp trên của ngành đã được thực tiễn chứng minh
một cách thuyết phục bằng những tấm huy chương vàng ở các môn trọng
điểm này trong các cuộc thi đấu quốc tế. Trong đó VĐV Karatedo đã có sự
đóng góp đáng kể, điều đó càng khẳng định sự kế thừa truyền thống thượng
võ của dân tộc ta trong các môn thể thao hiện đại.
Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, có
truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Từ thủa xa
xưa, ông cha ta đã biết sử dụng võ nghệ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất
nước, đời này kế tiếp đời kia truyền cho nhau những môn phái võ như võ Tây
Sơn, võ Bình Định, võ Nhất Nam, võ Dân Tộc, đồng thời tiếp thu và du nhập
các môn phái võ của nước ngoài như võ Thiếu Lâm, Judo, Kiếm, Boxing,
Karatedo, Wushu, Taekwondo, Pencaksilatvv ngày càng làm phong phú
thêm các môn phái võ của Việt Nam, giúp cho các thế hệ (hội nhập quốc tế)
rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc để sẵn
sàng bảo vệ đất nước [20], [31], [36], [40].
Hưởng ứng lời kêu gọi tập thể dục của Bác Hồ ngày 27/3/1946 cả nước
ta, đặc biệt là trong các lực lượng vũ trang và thanh thiếu niên cả nước, đã dấy
lên một phong trào tập luyện TDTT nói chung và tập luyện võ nói riêng.
Ngành TDTT đã chọn ngày này là ngày thể thao Việt Nam. Ngày nay, trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta vẫn phát huy truyền
thống thượng võ đó vào trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ an ninh, quốc
phòng và tham gia huấn luyện thể thao thành tích cao để thi đấu quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt “Lời kêu gọi
toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ kính yêu, Ngành TDTT nước nhà có nhiều
cố gắng trong xây dựng và nhân rộng phong trào rèn luyện thân thể trong các
ngành, các tầng lớp Nhân dân, đồng thời trong đào tạo và thi đấu thể thao
3
thành tích cao VĐV của nước ta đã giành được nhiều thành tích thi đấu tại các
giải khu vực, Châu Á và Thế giới. Thành tích đó đã góp phần làm rạng rỡ
thêm truyền thống thượng võ của dân tộc, cố vũ động viên thế hệ trẻ nước nhà
tích cực học tập, rèn luyện thân thể thực hiện sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh. [4], [17], [48], [71].
Đầu năm 2002 khi Việt Nam chính thức là nước chủ nhà đăng cai SEA
Games 22, Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư chúc tết cho cán bộ, HLV,
VĐV, Trọng tài ngành TDTT... “Nước ta đăng cai tổ chức Đại hội thể thao
Đông Nam Á SEA Games lần thứ 22, đây là một sự kiện chính trị, Văn hoá,
Ngoại giao quan trọng, thể hiện tính đoàn kết hữu nghị, gắn bó giữa các dân
tộc trong khu vực và trên Thế giới, thể hiện vị thế của đất nước, bản lĩnh và trí
tuệ Việt Nam bước vào thế kỷ mới”.
Nhận thức được vai trò của SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam,
Ngành TDTT đã có mở ra những hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế.
Nâng cao và phát huy những môn thể thao trọng điểm và có truyền thống về
thành tích như các môn võ, vật, trong đó có môn Karatedo. Tuy các môn thể
thao này mới du nhập vào Việt Nam trong một thời gian ngắn, song với
truyền thống thượng võ của nhân dân ta, cộng với các tư chất thông minh lanh
lợi và năng khiếu về võ của con người Việt Nam nên các môn võ đã được
phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên cả nước. Các VĐV Việt Nam ở các
môn võ này không những nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và nâng cao
trình độ để theo kịp với VĐV các nước khác trong khu vực mà còn dành được
những thành tích vang dội ở các đại hội, SEA Games, ASIAD, Olympic và
thế giới.
Môn Karatedo đã dành được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng ở các
đại hội SEA Games, ASIAD và Thế giới. Trong đó có các VĐV nổi tiếng của
làng Karatedo Việt Nam như: Phạm Hồng Hà (2 lần vô địch Châu Á, 3 lần vô
địch SEA Games), Phạm Hồng Thắm, Trần Văn Thông, Hà Kiều Trang,
4
Nguyễn Trọng Bảo Ngọc, Vũ Kim Anh, Vũ Thị Nguyệt Ánh, Đặng Thị Hồng
Nhung và Lê Bích Phương là những nhà vô địch Châu Á và SEA Games cùng
nhiều võ sĩ khác... Tại SEA Games 22 và SEA Games 23, đoàn thể thao Việt
Nam đoạt tổng số 158 huy chương vàng trong đó các môn võ vật đạt đến 65
huy chương vàng chiếm hơn 1/3 trong tổ số bộ huy chương riêng Karatedo
đạt 17 huy chương vàng. [19], [36], [47], [58].
Trong thể thao hiện đại, song song với việc chuẩn bị về kỹ chiến thuật
thể lực, việc chuẩn bị tâm lý thi đấu cho VĐV đã ngày càng được coi trọng.
Đặc biệt trong thể thao hiện đại khi trình độ kỹ thuật và thể lực giữa các VĐV
không có sự khác biệt đáng kể thì các yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò quyết định
thắng, bại trong mỗi trận thi đấu. Nhiều nhà tâm lý đã cho rằng “yếu tố tâm lý
quyết định 50% thắng bại ở những trận đấu then chốt”.
Hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao diễn ra trong điều kiện hết sức
căng thẳng cả về thể lực lẫn tâm lý; Nếu chuẩn bị tâm lý cho VĐV không tốt
sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tập luyện và thi đấu. Đặc biệt trong
thể thao hiện đại khi mà trình độ kỹ thuật và thể lực giữa các VĐV không có
sự khác biệt đáng kể thì các yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò thắng bại trong thi
đấu.
Thực tiễn thể thao đã chứng minh trong thi đấu nhiều VĐV có trình độ
chuyên môn tốt nhưng đã không thể hiện được hết khả năng chuyên môn của
mình trong các cuộc thi đấu quan trọng; Một trong những nguyên nhân làm
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu, đó là trạng thái tâm lý của VĐV
trước và trong quá trình thi đấu. Các kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia
tâm lý thể thao hàng đầu của thế giới như P.A Rudich, AX Pu Nhi (Nga),
Hall, Hanin, Hinman Jackốp, Orlick.. (Mỹ), Lưu Thúc Huệ, Mã Khởi Vĩ,
Vương Tân Thắng (Trung Quốc). cũng như các Chuyên gia tâm lý thể thao
Việt Nam như Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Nguyên Duy Phát, Nguyễn
Toán đều khẳng định vai trò quan trọng của trạng thái tâm lý trước thi đấu các
5
môn thể thao nhất là các môn thi đấu cá nhân mang tính chất đối kháng trực
tiếp như Kiếm, Boxing, Karatedo, Taekwondo và Pencaksilat...[2], [40], [75],
[87], [92].
Theo quan điểm của các nhà tâm lý thể thao: do đối kháng tích cực của
đối phương tạo nên tính đối lập (mẫu thuẫn) trực tiếp giữa ý nghĩa của VĐV
(mối liên hệ trực tiếp) và thông tin ngược về kết quả là (mối liên lệ phản hồi)
tạo nên sự đối lập về cảm xúc trong hoạt động tâm lý và luôn luôn mang tính
xung đột (hưng phấn hay ức chế) trong hoạt động thi đấu, nhất là trong các
cuộc thi đấu quan trọng. Tính đối kháng này là một trong những nhân tố tạo
ra các trạng thái tâm lý khác nhau ở VĐV. Chỉ khi nào VĐV có được các
phẩm chất tâm lý cần thiết và kỹ năng tự điều chỉnh tốt nhằm khắc phục các
trạng thái tâm lý xấu để đưa trạng thái tâm lý trở về trạng thái tâm lý tối ưu
(trạng thái sẵn sàng thi đấu) thì mới đạt được hiệu quả thi đấu mong muốn.
Qua nhiều năm liên tục theo dõi các VĐV Karatedo thi đấu tại các giải
toàn quốc và quốc tế, cũng như qua phỏng vấn các chuyên gia trong và ngoài
nước của môn Karatedo và hàng trăm VĐV Karatedo cấp cao chúng tôi nhận
thấy: trước và trong thi đấu, các VĐV ở môn võ Karatedo thường có các trạng
thái tâm lý như hưng phấn hoặc ức chế ở các mức độ khác nhau gây nên các
trở ngại tâm lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi đấu của họ. Đặc biệt
là ở các cuộc thi đấu quan trọng như Seagames và Asiad. Chúng tôi nhận thấy
nhiều VĐV trong tập luyện đã được các HLV đánh giá đạt được trình độ
chuyên môn và thể lực tốt, song khi ra thi đấu lại có biểu hiện trạng thái tâm
lý như ý chí bị giảm sút, tư duy thiếu logic, tốc độ của quá trình tư duy chậm,
năng lực vận động cũng như kỹ, chiến thuật, thể lực bị sa sút. Có nhiều VĐV
đã bị rối loạn về cảm xúc làm suy giảm thành tích và sức khoẻ của họ một
cách rõ rệt. Việc đánh giá tâm lý trước thi đấu chưa được tiến hành một cách
khoa học, việc điều chỉnh tâm lý cho VĐV trước thi đấu còn thực hiện tự phát
6
mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, các đội tuyển nói chung và Karatedo nói
riêng chưa có chuyên gia về tâm lý. [16], [23], [75], [93], [95], [96].
Qua theo dõi một số giải đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam cho
thấy, hiệu quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu đối với VĐV cấp cao Việt
Nam còn thấp, nhiều VĐV có các trạng thái tâm lý xấu chưa được khắc phục
kịp thời. Tỷ lệ khắc phục trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo cấp cao
Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các trạng thái tâm lý sốt xuất phát, thờ ơ và
không phân biệt, số VĐV này chiếm tỷ lệ cao. Từ đó ảnh hưởng lớn tới kết
quả và hiệu suất thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Xuất phát từ những thực tiễn khách quan, từ vị trí vai trò của công tác
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao, chúng tôi
đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái
tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam”.
Với mong muốn nâng cao thành tích cho các VĐV Karatedo trên đấu
trường quốc tế bởi hiện nay môn Karatedo đã được đưa vào thi đấu Olympic,
nếu VĐV của nước ta giành được huy chương sẽ góp phần đưa thể thao thành
tích cao của Việt Nam lên tầm cao mới.
Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn các trạng thái tâm lý xấu trước thi
đấu của VĐV Karatedo để lựa chọn xây dựng nội dung và cách tiến hành các
biện pháp tâm lý nhằm khắc phục có hiệu quả các trạng thái tâm lý xấu trước
thi đấu, nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện và điều chỉnh
tâm lý thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Thực trạng nhận thức của HLV và VĐV về công tác huấn luyện và điều
chỉnh tâm lý trước thi đấu;
7
Thực trạng công tác huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt
Nam;
Thực trạng và hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu
trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu 2: Lựa chọn xây dựng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu
trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Xác định các cơ sở lựa chọn biện pháp;
Xác định các nguyên tắc lựa chọn biện pháp khắc phục trạng thái tâm
lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam;
Các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo
cấp cao Việt Nam;
Kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý xấu
trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm
lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Tổ chức thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý
xấu của các biện pháp qua kết quả thực nghiệm sư phạm.
Giả thuyết khoa học của đề tài:
Mỗi loại trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo đều có
nguyên nhân và cơ chế khác nhau, nếu lựa chọn và xây dựng được giải pháp,
các biện pháp điều chỉnh tâm lý. Phát động kích hoạt các hoạt động tâm lý,
tích cực sẽ tạo ra các trạng thái tâm lý tốt khắc phục tâm lý xấu, đưa VĐV vào
trạng thái sung sức thể thao phát huy tối đa trình độ chuyên môn khi thi đấu từ
đó nâng cao được thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao ở nước ta.
8
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò và tác dụng của huấn luyện tâm lý trong tập luyện và thi
đấu thể thao
1.1.1. Các khái niệm tâm lý học có liên quan tới tập luyện và thi đấu
thể thao
Khái niệm về quá trình tâm lý.
Theo các nhà tâm lý Mác xít của Nga thì quá trình tâm lý là “hiện
tượng khởi đầu, diễn biến và kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài
thành hình ảnh tâm lý”... “Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh
thần, nó xuất hiện như là một yếu tố điều chỉnh ban đầu đối với con người...
Các quá trình đó gồm quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí”.
Các nhà tâm lý học Trung Quốc khái niệm về quá trình tâm lý là “Hình
thức cơ bản hiện tượng tâm lý là quá trình hoạt động phản ánh sự vật khách
quan của bộ não con người, là nền tảng của việc hình thành trạng thái tâm lý
và đặc trưng cá tính”.
Qua 2 khái niệm đó chúng ta thấy có sự đồng nhất, họ đều cho rằng quá
trình tâm lý là một hoạt động phản ánh của bộ não con người đối với sự vật
khách quan là nền tảng của quá trình nhận thức cảm xúc ý chí và các đặc
trưng tâm lý cá tính.
Khái niệm về trạng thái tâm lý.
Các nhà tâm lý Xô Viết cho rằng trạng thái tâm lý luôn đi kèm theo các
quá trình tâm lý, giữ vai trò như là cái nền quy định mức hoạt động của các
quá trình đó. Theo họ trạng thái tâm lý không phải là hiện tượng tâm lý độc
lập, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý.
Quan điểm của các nhà tâm lý học của Trung Quốc: “Trạng thái tâm lý
là đặc điểm hoạt động tâm lý trong một thời gian mặc định những hoạt động
tâm lý này có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tâm lý và công năng sinh lý
nhất định là phản ánh của con người với tác dụng của nhân tố môi trường bên
9
trong và bên ngoài, trạng thái tâm lý là một thứ sản phẩm tổng hợp của thế
hoàn chỉnh.
Các khái niệm trên ở mức độ này hay mức độ khác, đã có sự đồng nhất
cho rằng đó là một hoạt động tâm lý xảy ra trong một thời điểm nhất định, với
điều kiện nhất định nào đó. Nó liên quan chặt chẽ với quá trình tâm lý, bị chi
phối bên trong và bên ngoài của cơ thể, đồng thời nó là một sản phẩm tổng
hợp của một thể hoàn chỉnh của con người và môi trường.
Một trong những trạng thái tâm lý liên quan trong thể thao được các
nhà tâm lý học đề xuất tới là trạng thái thi đấu thể thao, trạng thái tâm lý thi
đấu dựa vào thời điểm lại được phân thành trạng thái tâm lý trước thi đấu,
trong thi đấu và sau thi đấu
Khái niệm về trạng thái tâm lý trước thi đấu.
Theo các nhà tâm lý học thể thao, khái niệm về trạng thái tâm lý trước
thi đấu là “sự biểu hiện tổng hợp của những chức năng tâm lý quan thời điểm
nhất định và cần thiết cho hoạt động thể thao được thể hiện tiêu biểu ở một
mức tích cực và ở một cường độ nhất định”. Nó là một mặt ý thức của VĐV
phản ánh các rung cảm được gây nên do những suy nghĩ, biểu tượng về việc
tham gia thi đấu. [1], [10], [30], [70].
Các nhà tâm lý học cho rằng trạng thái tâm lý trước thi đấu gồm 4 loại:
(1) Trạng thái tâm lý “sốt xuất phát”.
Trạng thái sốt xuất phát còn được gọi là trạng thái (kích động quá
mức). Trạng thái này có những biểu hiện chủ yếu sau:
VĐV hưng phấn quá mức hoặc quá sớm, cảm xúc căng thẳng mãnh
liệt.
Hô hấp ngắn, gấp; tim đập nhanh; tâm thần không ổn định.
Thường xuyên có các cản trở cảm xúc tiêu cực như sợ, lo lắng, nôn
nóng, dễ kích động, tình cảm không ổn định.
10
Có các hành vi về mặt tri giác và biểu tượng không liên quan, sức chú ý
không tập trung, trí nhớ giảm sút rõ rệt.
Dễ quên các yếu tố quan trọng đối với thi đấu, động tác kỹ thuật không
nhịp nhàng, thống nhất.
Các VĐV Karatedo trước thi đấu bị “sốt xuất phát” quan sát sẽ thấy:
Mặt đỏ đi lại đứng ngồi không yên, vội vàng hấp tấp, hay có động tác
thừa, đi tiểu nhiều lần, tim đập nhanh, mạnh, mồ hôi ra nhiều, huyết áp tăng,
nhiệt độ tăng, tần số hô hấp tăng, run tay, phối hợp động tác kém, chú ý giảm,
ít tập trung, không ổn định, chân tay vụng về, vào thi đấu mất bình tĩnh, hay
bị đối phương ghi điểm khi tấn công.
(2) Trạng thái tâm lý tự tin quá mức (không phân biệt):
Trạng thái tâm lý này còn được gọi là trạng thái “tự tin mù quáng”.
Biểu hiện chủ yếu là VĐV không lường được đầy đủ các khó khăn
phức tạp của cuộc thi đấu sắp đến, hoặc đánh giá quá cao sức mạnh của mình
hoặc tin tưởng có thể sẽ dễ dàng giành được thắng lợi. Thông thường các
VĐV khi gặp đối thủ kém hơn hay bị rơi vào trạng thái tâm lý này.
Trạng thái tâm lý không phân biệt có những đặc trưng sau:
Do năng lượng tâm lý của VĐV không được động viên một cách tích
cực.
Cường độ chú ý giảm sút, tri giác, tư duy tương đối trì trệ.
Tư tưởng thăng trầm không ổn định.
Không chịu khó tiến hành các quy trình để chuẩn bị đấu.
Khi VĐV Karatedo bị rơi vào trạng thái này thì năng lực thi đấu thường
ở dưới mức bình thường, chậm chạp, thụ động, thiếu tích cực, tần suất kém ít
ra đòn, đạt điểm số thấp.
(3) Trạng thái tâm lý thờ ơ.
Nếu VĐV Karatedo trước khi bước vào thi đấu mà bị rơi vào trạng thái
tâm lý này thì có những biểu hiện sau:
11
Mặt tái, đi tiểu nhiều, ít muốn tiếp xúc, không tự chủ, mất bình tĩnh,
run tay, chân, nói có thể bị lạc giọng, mạch đập nhanh, khó thở, nhiệt độ và
huyết áp thay đổi, ý chí kém, khả năng quan sát và chú ý giảm, thao tác không
rõ ràng không có sức mạnh, khả năng phối hợp vận động kèm, vào thi đấu thì
hay lùi thường là hay thua sớm.
Trạng thái “thờ ơ” còn được gọi là trạng thái “hờ hững” hoặc trạng thái
“lạnh lùng”.
Biểu hiện chủ yếu của trạng thái tâm lý này là:
Cảm xúc của VĐV trước thi đấu giảm sút xuống rất thấp thiếu lòng tin
hoặc cảm thấy thi đấu vô vị.
Ý chí giảm thấp uỷ mị không phấn chấn.
Thể lực giảm đáng kể.
Tri giác và cường độ chú ý bị suy giảm có người bị trạng thái thờ ơ ở
...g, sự cân bằng này trong tâm lý học thể thao gọi là trạng
thái tâm lý tối ưu.
Khi VĐV có sự mong đợi quá cao vào sự được mất các danh hiệu thi
đấu (tức động cơ) mà năng lực tự nhận biết, năng lực kỹ thuật, thể lực không
cân bằng với nó; VĐV sẽ bị lệch lạc về tâm lý tạo ra lo lắng, nôn nóng, thiếu
lòng tin và các trở ngại tâm lý khác.
Nhà tâm lý học Mỹ Leinar Martens đã dùng sơ đồ dưới đây để phân
tích năng lượng tâm lý và trạng thái tâm lý, để giúp chúng ta lý giải năng
lượng tâm lý và đánh giá trạng thái tâm lý tối ưu.
Theo Martens (1991) năng lượng tâm lý của con người có sự biến đổi
cao thấp ở những thời gian khác nhau. Khi năng lượng tâm lý của VĐV từ
28
thấp biến đổi lên cao, thì họ ở vào thời kỳ động viên tâm lý như sắp đến thi
đấu. Khi năng lượng tâm lý lên quá cao, thì họ lại ở vào trạng thái tâm lý lệch
lạc. Ví dụ như trong thi đấu hy vọng quá cao vào sự được mất đối với thứ
hạng, vì vậy muốn làm cho năng lượng tâm lý của VĐV ở vào trạng thái tâm
lý tối ưu, phải làm động cơ của VĐV cân bằng với năng lực tự nhận biết; Loại
trạng thái cân bằng này là trạng thái tâm lý tối ưu và còn gọi là trạng thái sẵn
sàng thi đấu.
Khi VĐV chuẩn bị bước vào thi đấu sẽ sản sinh một số nhận thức đối
với tầm quan trọng của cuộc thi, nhận thức này sẽ tiến hành so sánh với
những gì mà họ cho rằng có thể làm được; Nếu như mục đích nào đó mà họ
cảm thấy có thể đạt được cao hơn so với những gì mà bản thân họ có thể làm
được:
VĐV cảm thấy kết quả thi đấu (như thứ hạng thành tích) càng quan
trọng thì mức độ Stress tâm lý càng cao. Mặt khác khi VĐV cảm thấy năng
lực của họ vượt quá mức yêu cầu cần đạt được ở một mục đích nào đó, họ sẽ
dễ bị rơi vào trạng thái stress.
Khu vực giữa 2 khu vực của 2 loại stress này là khu vực năng lượng
tâm lý tối ưu còn gọi là khu vực (hoặc trạng thái sẵn sàng thi đấu).
Mối quan hệ giữa năng lượng tâm lý với năng lượng cơ thể.
Mối quan hệ giữa năng lượng tâm lý với các loại kỹ năng tâm lý [71],
[77], [92], [93], [95].
1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm
lý thi đấu
Trong quá trình nghiên cứu về huấn luyện tâm lý, các nhà khoa học thể
thao tâm lý nước ngoài rất quan tâm tới các vấn đề như qui luật quá trình hình
thành trạng thái tâm lý tối ưu và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huấn
luyện tâm lý. Kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này đã giúp các nhà khoa học
phát hiện ra một số qui luật sau:
29
Tính giai đoạn của huấn luyện tâm lý.
Theo các nhà tâm lý học thể thao. huấn luyện kỹ năng tâm lý không
phải là một loại phương pháp có hiệu quả nhanh chóng mà là một phương
pháp mang tính hệ thống để giúp cho HLV, VĐV nắm vững những gì đã được
chứng minh có hiệu quả rõ ràng và nâng cao hứng thú tập luyện.
Huấn luyện kỹ năng tâm lý được tiến hành giống như học tập kỹ thuật
môn chuyên sâu; Trước tiên cần phải học một số nội dung cơ bản, sau đó đem
ứng dụng những kỹ năng tâm lý cơ bản này vào trong tình huống thi đấu. Từ
thực tiễn huấn luyện kỹ năng tâm lý mà xem xét, huấn luyện kỹ năng tâm lý
được các nhà tâm lý học chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giới thiệu cho VĐV nguyên lý, huấn luyện của mỗi loại
kỹ năng tâm lý, làm cho họ có thể nhận thức được cách sử dụng những kỹ
năng này và những ảnh hưởng của chúng đến thành tựu trong tập luyện và thi
đấu thể thao của họ.
Giai đoạn 2: Trang bị cho VĐV các kiến thức và tài liệu giúp cho họ
thông qua huấn luyện nâng dần từng bước nắm vững các kỹ năng này.
Giai đoạn 3: Nắm thành thạo các kỹ năng này để có thể ứng dụng nó
vào trong thực tế thi đấu. Muốn nắm vững phương pháp, phải tập luyện lặp đi
lặp lại giống như tập luyện các kỹ năng của cơ thể, cho tới khi kỹ năng hình
thành định hình và đạt tới trình độ tự động hoá.
Các giai đoạn hình thành kỹ năng tâm lý về cơ bản cũng như 3 giai
đoạn hình thành kỹ năng động tác.
Các quá trình của huấn luyện tâm lý.
Việc sắp xếp học tập, tập luyện kỹ năng tâm lý theo các nhà tâm lý thể
thao Rudich, Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng cần có 3 quá trình: Tự giám sát
kiểm tra; Tự đánh giá; Tự củng cố nâng cao.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện tâm lý. Theo các
nhà tâm lý học và các HLV thể thao ở các nước có nền thể thao phát triển
30
như: Mỹ, Nga, Trung Quốc v.v... thì có 4 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu
quả huấn luyện tâm lý. Bao gồm: Động cơ tập luyện thể thao; Năng lực nhận
thức và năng lực thể thao của VĐV; Tuổi tác, giới tính và đặc trưng tâm lý cá
tính chi phối hiệu quả huấn luyện tâm lý [9].
1.3.3. Phương pháp và môi trường huấn luyện tâm lý, ảnh hưởng tới
hiệu quả huấn luyện tâm lý
Trong xu hướng coi trọng huấn luyện tâm lý như hiện nay các nhà khoa
học, HLV đã luôn tìm ra các phương pháp biện pháp huấn luyện tâm lý mang
tính hiệu quả cao, song họ cũng cho rằng không phải phương pháp nào cũng
có hiệu quả như nhau đối với mọi đối tượng. Việc sử dụng các phương pháp
huấn luyện đặc biệt là liều lượng, cách xắp xếp, cách làm cụ thể của HLV sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của huấn luyện tâm lý; Mặt khác trong quá
trình huấn luyện tâm lý còn chịu tác động rất nhiều của môi trường khí hậu,
thời tiết điều kiện tập luyện, sinh hoạt và thi đấu, yếu tố gia đình và xã hội,
vai trò của HLV và đồng đội Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao trong huấn
luyện tâm lý HLV ngoài việc chú trọng ứng dụng các phương pháp huấn
luyện có hiệu quả cao còn phải dựa vào các điều kiện môi trường thực tế để
tiến hành huấn luyện mới có thể làm cho huấn luyện tâm lý đạt được hiệu quả
cao.
1.3.4. Các nguyên tắc huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao
Nguyên tắc huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao được xây
dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực tế huấn luyện tâm lý nhiều năm của các
chuyên gia tâm lý và ở chừng mực nào đó nó phản ánh các quy luật của quá
trình huấn luyện tâm lý; Những nguyên tắc này là các yêu cầu cơ bản cần
được tuân thủ để tiến hành huấn luyện tâm lý đạt hiệu quả. Khi huấn luyện
tâm lý trong thể thao thành tích cao, việc tuân thủ những nguyên tắc này có
thể bảo đảm cho huấn luyện tâm lý được thuận lợi hơn và chất lượng cao hơn,
tránh được đi đường vòng, đồng thời cuối cùng đạt được hiệu quả tốt như
31
mong đợi. Theo các nhà tâm lý thể thao trong và ngoài nước như Rudich, Mã
Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng huấn luyện tâm lý thể thao gồm những nguyên
tắc như sau:
a. Nguyên tắc tự giác tích cực:
Huấn luyện tâm lý là làm cho phẩm chất tâm lý của VĐV được phát
triển đồng thời sẽ khống chế điều tiết được trạng thái tâm mình, vì vậy, hiệu
quả của huấn luyện tâm lý được quyết định bởi tính tự giác tích cực của VĐV.
Nếu như một VĐV không tin vào tác dụng ảnh hưởng của ám thị ngôn ngữ
đối với hoạt động của bản thân; thì VĐV đó sẽ không thể thực hiện được ám
thị đó và chấp hành một cách đối phó, đương nhiên sẽ dẫn tới hiệu quả không
đáng có. Khi khích lệ tính tự giác tích cực của VĐV đối với huấn luyện tâm
lý, trước hết cần để cho VĐV phải nắm vững các tri thức lý luận có liên quan
đến tâm lý học. Tìm hiểu các quy luật hoạt động tâm lý, xây dựng niềm tin
vào tác dụng quan trọng của huấn luyện tâm lý đối với việc hoàn thành nhiệm
vụ huấn luyện kỹ chiến thuật, thể lực và nhiệm vụ thi đấu. Từ đó, huấn luyện
tâm lý được tiến hành một cách tự giác tích cực: Kế đó là sự cổ vũ, động viên,
khích lệ của HLV sẽ rất có lợi cho VĐV tiến hành huấn luyện tâm lý một
cách tự giác tích cực, đồng thời HLV cần phải thực hiện các công việc:
Tuyên truyền giáo dục ý nghĩa tác dụng, tầm quan trọng của sự phát triển
các phẩm chất tâm lý đối với việc hoàn thành nhiệm vụ tập luyện và đạt được
thắng lợi trong thi đấu.
Khi giao nhiệm vụ huấn luyện và thi đấu cho VĐV đòi hỏi phải bồi
dưỡng, cải thiện các năng lực tâm lý, trí tuệ nào, các đặc trưng tâm lý cá tính
nào, yêu cầu chỉ rõ cho VĐV mức độ cần đạt được của các chỉ số đó ra sao...
Trên cơ sở dẫn dắt VĐV tìm hiểu mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của
việc huấn luyện tâm lý, yêu cầu họ tiến hành tự phân tích, tự kiểm tra, tự điều
chỉnh, tự khống chế một cách tự giác làm cho phẩm chất tâm lý phát triển phù
hợp với nhu cầu của hoạt động thi đấu.
32
Ngoài ra bồi dưỡng cho VĐV động cơ xã hội và hứng thú ổn định vì
danh dự của Tổ quốc và tập thể cũng sẽ giúp cho VĐV hình thành được tính
tự giác, tích cực trong huấn luyện tâm lý. Đồng thời HLV cùng VĐV phân
tích hệ thống các đồ án tâm lý môn thể thao chuyên sâu, đặc điểm tâm lý thể
thao và tình hình chỉnh đổi đặc điểm tâm lý và dùng phương thức thảo luận
đặt ra kế hoạch, biện pháp thủ pháp huấn luyện tâm lý, đề ra hiệu quả dự định.
Tất cả những cách làm này đều có thể khích lệ VĐV nâng cao tính tự giác tích
cực tiến hành huấn luyện tâm lý.
b. Nguyên tắc nâng dần và nguyên tắc lặp lại.
Sự hoàn thiện và phát triển các phẩm chất tâm lý của VĐV phải thực
hiện thông qua huấn luyện giáo dục bồi dưỡng lâu dài mới có được. Bởi vậy,
khi đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, yêu cầu của huấn luyện phải từ
dễ đến khó, từ nông đến sâu một cách dần dần và nâng cao từng bước; Nếu
quá nôn nóng đốt cháy giai đoạn sẽ không dễ đạt được hiệu quả huấn luyện
tốt. Ví dụ như tiến hành huấn luyện ý chí thì độ khó yêu cầu chỉ có thể nâng
dần từng bước, tích luỹ từng ngày, từng tháng, từ đó làm cho phẩm chất ý chí
được phát triển. Nếu như mới đầu mà độ khó đã quá cao hoặc các hoạt động
mà VĐV không có năng lực hoàn thành sẽ có thể làm cho VĐV xuất hiện tâm
lý sợ khó nào đó, như vậy sẽ trở ngại cho việc bồi dưỡng ý chí.
Thông qua huấn luyện để phát triển phẩm chất tâm lý cho VĐV cũng
phải được thực hiện lặp đi lặp lại trong thực tiễn mới có thể đạt được. Do một
phẩm chất tâm lý nào đó đạt được sau huấn luyện tâm lý, một khi không được
vận dụng trong thực tiễn hoặc trong tập luyện sẽ bị mất đi (Ví dụ như tự giác
vận động chuyên môn). Do vậy phải coi trọng nguyên tắc lắp lại, thực hành
lặp lại, làm cho phẩm chất tâm lý của VĐV trong quá trình bồi dưỡng giáo
dục không ngừng được phát triển.
c. Nguyên tắc đối xử cá biệt.
33
Huấn luyện tâm lý thể thao đối với VĐV có tính quy luật chung nên có
thể cùng sử dụng các phương pháp huấn luyện chung, nhưng đồng thời cũng
phải chú ý đến đặc điểm riêng của VĐV như sự khác biệt về tâm lý trí lực,
trạng thái tâm lý Vì vậy phải xem xét đến đặc điểm từng người để huấn
luyện một cách sát thực mới có thể đạt hiệu quả cao, ví dụ có VĐV dễ tiếp
nhận ám thị, song có VĐV lại khó tiếp nhận ám thị. Như vậy, cùng dùng
phương pháp huấn luyện thôi miên thì VĐV dễ tiếp nhận ám thị sẽ đạt hiệu
quả huấn luyện tốt, còn VĐV khó tiếp nhận ám thị sẽ không để đạt được hiệu
quả tốt được. Vì vậy, phải sử dụng một số phương thức đặc biệt hoặc phải ám
thị nhiều lần mới có thể làm cho VĐV đó thu được hiệu quả huấn luyện tâm
lý. Cũng chính vì vậy, khi tiến hành huấn luyện tâm lý không thể nhất loạt
như nhau mà phải tuỳ từng trường hợp cụ thể, HLV cần có sự đối xử cá biệt
với một hoặc vài VĐV nhất là VĐV có cá tính, mới có thể đạt được hiệu quả
mong muốn. Tóm lại, các nguyên tắc huấn luyện tâm lý cũng gần giống
những nguyên tắc trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao [9], [21],
[86], [89], [90], [91], [94].
1.3.5. Xu hướng nâng cao các yêu cầu cơ bản đối với công tác huấn
luyện tâm lý
Từ thực tiễn của quá trình huấn luyện VĐV cấp cao, các nhà khoa học
tâm lí (Rudich,1980; Pu nhi, 1984; Phạm Ngọc Viễn, Vương Tân Thắng, Mã
Khởi Vĩ) đã đi đến khẳng định: để có thể thực hiện được mục đích và phát
triển hết tác dụng của huấn luyện tâm lý, phương pháp huấn luyện tâm lý hiện
nay phải đáp ứng được các yêu cầu:
Huấn luyện tâm lý phải được xây dựng kết hợp cùng với kế hoạch huấn
luyện một cách chặt chẽ. Huấn luyện tâm lý phải diễn ra theo từng giai đoạn,
từng thời kỳ, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ được sử dụng các phương pháp và thủ
pháp khác nhau để phù hợp với nội dung huấn luyện thể thao.
34
Huấn luyện tâm lý phải được dựa trên các cơ sở khoa học của các quá
trình, trạng thái tâm lý, đồng thời phải dựa trên các nguyên tắc chặt chẽ nhằm
đảm bảo cho việc huấn luyện mang tính hệ thống và hợp lý. Đặc biệt huấn
luyện tâm lý hiện nay cần chú trọng tới tính động, tính đặc thù, tính chỉnh thể
và tính bảo mật trong khi tiến hành huấn luyện.
Huấn luyện tâm lý trong quá trình thi đấu được hết sức coi trọng, nếu
như trước thi đấu, huấn luyện tâm lý chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị tâm
lý cho VĐV, đồng thời dùng các biện pháp để điều chỉnh tâm lý nhằm làm
cho trạng thái tâm lý của VĐV đạt được tối ưu thì huấn luyện tâm lý trong thi
đấu lại tập trung vào việc khống chế sự ổn định của trạng thái tâm lý. Trong
khi đó, huấn luyện tâm lý sau thi đấu chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh
tâm lý của VĐV sau thất bại hoặc thắng lợi để có lợi cho thi đấu và huấn
luyện tiếp theo.
Việc tiến hành huấn luyện tâm lý phải được dựa trên sự giám định tâm
lý bằng các phương tiện kiểm tra hiện đại và chính xác như máy đo nhiệt độ
da, độ run, điện não, điện trở da và các test khoa học khác làm cho việc chẩn
đoán tâm lý đạt độ chuẩn xác cao, từ đó giúp cho việc huấn luyện điều chỉnh
đạt hiệu quả cao [7], [22], [27], [28], [35].
1.3.6. Xu hướng sử dụng các phương pháp huấn luyện tâm lý hiện đại,
đa dạng
Trong huấn luyện tâm lý hiện đại, các chuyên gia tâm lý và các HLV
thể thao đã ngày càng sử dụng nhiều các phương pháp biện pháp đa dạng,
phong phú để huấn luyện kỹ năng tâm lý và điều chỉnh trạng thái tâm lý.
Về phương pháp huấn luyện kỹ năng tâm lý:
Một số phương pháp huấn luyện kỹ năng tâm lý cơ bản hiện nay đang
được sử dụng rộng rãi ở các đội thể thao mạnh của thế giới là:
Huấn luyện theo thiết kế mục tiêu.
Huấn luyện kỹ năng thả lỏng.
35
Huấn luyện kỹ năng biểu tượng.
Huấn luyện kỹ năng chú ý.
Huấn luyện kỹ năng tự kỉ ám thị.
Huấn luyện bắt trước mô hình.
Huấn luyện điều khiển stress.
Huấn luyện chiến thuật tâm lý.
Huấn luyện thông tin ngược sinh vật.
Nâng cao năng lượng tâm lý (Sức bền tâm lý).
Về các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu:
Các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu gồm các biện pháp sau:
Hoàn thiện nhân cách của VĐV.
Ứng dụng hợp lý nguyên lý năng lượng tâm lý.
Xác định động cơ thi đấu.
Xây dựng hướng tâm lý thi đấu chính xác.
Xác định thái độ của VĐV đối với thắng lợi và thất bại trước khi bước
vào thi đấu.
Xác định lời nói và hành động của HLV trước thi đấu.
Soạn thảo phương án chuẩn bị trước thi đấu.
Chuẩn bị các chiến thuật tâm lý.
Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu.
Hiện nay các chuyên gia tâm lý, HLV thể thao các nước có nền thể thao
phát triển thường sử dụng là:
HLV nói chuyện thân tình với VĐV.
Phổ biến lại trình tự thi đấu.
Nhắm mắt dưỡng thần (ám thị và tự kỉ ám thị).
Trốn tránh thông tin.
Tự điều chỉnh tâm lý.
36
Dùng các bài tập chuyên môn khởi động, tư duy chiến thuật trước thi
đấu vv [45], [51], [53], [54], [65].
Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trong thi đấu gồm:
Điều chỉnh hô hấp.
Ngồi tĩnh nhắm mắt, tự kỷ ám thị.
Thả lỏng cơ cổ, vai, tay, chân v.v
Ám thị.
Cắt chặn tư duy.
Tự thư giãn.
Xoa bóp.
Điều chỉnh tâm lý động viên sự quyết tâm, xây dựng tư duy chuyên
môn.
Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý sau thi đấu gồm:
Thông qua nhận thức để điều chỉnh tâm lý.
Thông qua phương pháp huấn luyện thả lỏng.
Thả lỏng âm nhạc.
Tự điều chỉnh thần kinh, cơ bắp.
Điều chỉnh bằng các hoạt động tâm lý nhẹ nhàng, vui vẻ.
Tự thư giãn...
Về các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu:
Các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu gồm các biện pháp sau:
Hoàn thiện nhân cách của VĐV.
Ứng dụng hợp lý nguyên lý năng lượng tâm lý.
Xác định động cơ thi đấu.
Xây dựng hướng tâm lý thi đấu chính xác.
Xác định thái độ của VĐV đối với thắng lợi và thất bại trước khi bước
vào thi đấu.
Xác định lời nói và hành động của HLV trước thi đấu.
37
Soạn thảo phương án chuẩn bị trước thi đấu.
Chuẩn bị các chiến thuật tâm lý.
Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu.
Hiện nay các chuyên gia tâm lý, HLV thể thao các nước có nền thể thao
phát triển thường sử dụng là:
HLV nói chuyện thân tình với VĐV.
Phổ biến lại trình tự thi đấu.
Nhắm mắt dưỡng thần (ám thị và tự kỉ ám thị).
Trốn tránh thông tin.
Động viên tinh thần VĐV.
Tự điều chỉnh tâm lý.
Khởi động chuyên môn.
Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trong thi đấu gồm:
Điều chỉnh hô hấp.
Ngồi tĩnh (thiền).
Thả lỏng cơ cổ, vai, chân, tay.
Ám thị.Tự ám thị.
Cắt chặn tư duy.
Tự thư giãn.
Xoa bóp.
Xây dựng chiến thuật thi đấu.
Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý sau thi đấu gồm:
Thông qua nhận thức để điều chỉnh tâm lý.
Thông qua phương pháp huấn luyện thả lỏng.
Thả lỏng âm nhạc.
Tự điều chỉnh thần kinh, cơ bắp.
Điều chỉnh bằng các hoạt động nhẹ nhàng, vui chơi, giải trí, du lịch...
Tự thư giãn
38
1.4. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về tâm lý TDTT ngoài nước
Trong một thời kỳ rất dài trước khi tâm lý học trở thành một môn khoa
học, loài người đã có những suy nghĩ và tìm tòi về các hiện tượng tâm lý đối
với các hoạt động cơ thể.
Từ góc độ lịch sử đã có học giả cho rằng các đấu thủ tham gia các đại
hội Olympic cổ đại của Hy Lạp đã tiến hành một số chuẩn bị tâm lý (Zeigler
1964). Tư tưởng giáo dục của Aristol cho rằng giữa thể dục, đức dục và trí
dục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự khoẻ mạnh của trí lực dựa vào sự
khoẻ mạnh của cơ thể. Điều này cuối cùng đã phát triển thành câu danh ngôn:
Tinh thần lành mạnh thuộc về cơ thể khoẻ mạnh. Nhà thơ Hơ Ma cổ Hy Lạp
thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên đã từng giảng về chủ đề: “Cơ thể hoàn mỹ
và tâm linh trong sáng”.
Người viết bản thảo của tuyên ngôn độc lập nước Mỹ, vị Tổng thống
của nước Mỹ, ông Thomas Jefferson đã viết “Cơ thể cường tráng tạo nên tinh
thần cường tráng”. Công trình nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý được coi là đầu
tiên, đó là công trình nghiên cứu thực nghiệm “Ảnh hưởng của xã hội đối với
việc thúc đẩy thành tựu của VĐV” của Triplett năm 1877. Kết luận công trình
nghiên cứu của mình, Tripett đưa ra: “Sự tồn tại của các đội viên thi đấu khác
có sự tác động thúc đẩy việc nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV xe đạp”.
Nhà Khoa học Nga Leskốp (1901) đã công bố nghiên cứu của mình và luận
chứng việc điều tiết tâm lý có hiệu quả đối với các biểu hiện của vận động.
Năm 1913 nhà sáng lập Olympic hiện đại ông Decoubertin trong cuốn sách
Bàn về tâm lý học thể thao, (Essays in Sport Psy chology) đã đề cập vấn đề
đem phong trào TDTT làm thành một loại biểu hiện và gọi công cụ giáo dục
thẩm mỹ để đạt được sự cân bằng tình cảm [44], [52], [55], [60].
39
Năm 1912, nhà khoa học Barth cũng đã xuất bản cuốn sách với tựa đề:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tham gia thể dục thể thao đối với ý chí và
tính cách của con người”.
Song các công trình ở cuối thế kỷ 18 và trước đại chiến thế giới thứ
nhất (1915 - 1918) vẫn chưa có công trình nào có được các luận cứ và sự
chứng minh đầy đủ.
Sau đại chiến thế giới lần 1 trở đi, đã có một số nghiên cứu mang tính
hệ thống về tâm lý học thể thao. Người được gọi là cha đẻ của tâm lý học thể
thao của Mỹ là Colemon Grefifith. Năm 1925 ông đã xây dựng một phòng
thực nghiệm tâm lý thể thao đầu tiên của thế giới ở Trường đại học Ilinoi;
Năm 1916 ông đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học huấn luyện” đây là cuốn
tâm lý chuyên về thể thao đầu tiên của thế giới, hai năm sau ông cho xuất bản
cuốn “Tâm lý học thể thao thi đấu”.
Cũng trong những năm 20 của thế kỷ XX, học viện TDTT Matxcơva và
học viện TDTT Lêningrat cũng đã thành lập và đã đề cập tới vấn đề tâm lý
học TDTT, nhưng mới chỉ làm thành 1 bộ phận của giảng dạy và huấn luyện
mà vẫn chưa được coi là một môn khoa học độc lập. Năm 1923 nhà tâm lý
học thể thao Caoasuky đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học TDTT”, “Tâm lý
học thể thao”, hai cuốn sách này mới chỉ đem vận động làm thành cơ sở của
TDTT để tiến hành nghiên cứu các vấn đề tâm lý học, đồng thời vẫn chưa đề
cập tới tâm lý học thể thao. Vào năm 1930 Caoasuky lại xuất bản cuốn “Tâm
lý học TDTT”, năm 1952 lại xuất bản cuốn sách “Tâm lý học TDTT” mới.
Nước Đức cũng có một số tác giả xuất bản một số sách tâm lý học trong đó
Schulte là người tiêu biểu nhất. Trong cuốn tâm lý học TDTT của ông xuất
bản năm 1928 đã đề cập nhiều lĩnh vực rộng rãi về tâm lý học TDTT [13],
[15], [33], [34], [38].
Từ những năm 1930 - 1950 trong gần 20 năm tâm lý học thể thao ở và
một giai đoạn tương đối trì trệ chỉ có một vài bài viết về tâm lý TDTT; Điều
40
này có quan hệ với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Sau những năm 1950
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp TDTT thì tâm lý học thể thao
hiện đại đã ra đời. Bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 50, các tạp chí khoa
học TDTT của các nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Mỹ đã công bố rất nhiều
các luận văn, nghiên cứu về tâm lý học TDTT. Các trường Đại học, học viện
TDTT của các nước trên thế giới đã lần lượt bố trí chương trình dạy tâm lý
học TDTT và thành lập các phòng nghiên cứu. Một số kế hoạch nghiên cứu
cũng liên tục được đề ra. Đặc trưng chủ yếu của sự phát triển tâm lý thời kỳ
này là các nhà khoa học đã bắt đầu dựa vào lý luận của tâm lý học, tiến hành
mô tả một số hiện tượng tâm lý trong thể thao, đồng thời thông qua các
phương pháp khoa học tiến hành nghiên cứu các vấn đều bức bách trong lĩnh
vực thể thao.
Ngoài ra trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Liên Xô cũ
đã mượn thuật YOGA của Ấn Độ để tiến hành huấn luyện tự điều chỉnh quá
trình sinh lý, tâm lý cho các nhà du hành vũ trụ như tự điều chỉnh nhịp tim,
nhiệt độ cơ thể, căng thẳng cơ bắp và tình cảm dưới sự kích thích của môi
trường mất trọng lượng Huấn luyện tâm lý học cho VĐV thể thao ở Liên
Xô cũ và Cộng hoà Dân chủ Đức, sau 20 năm trên cơ sở đó đã phát triển lên
mạnh mẽ.
Năm 1965 Hội tâm lý học thể thao quốc tế (Inlemationcel Society of
sport Psachology viết tắt là ISSP) đã được thành lập. Đây là một cái mốc đánh
dấu tâm lý học thể thao đã trở thành một môn khoa học độc lập là một nhánh
của khoa học tâm lý.
Năm 1970 tạp chí “Tâm lý học thể thao quốc tế” được ra đời đã đăng
tải nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu học thuật và thông tin về lĩnh vực tâm lý của các nước, thúc đẩy
sự phát triển tâm lý học TDTT. Có thể nói trong 30 năm nay lĩnh vực nghiên
cứu tâm lý TDTT của quốc tế đã có nhiều thay đổi và phát triển; Liên Xô cũ
41
và các nước Đông Âu, luôn dùng thể thao thành tích cao làm đối tượng
nghiên cứu. Mục đích là đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thể thao cho VĐV,
những lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm là:
Phương pháp chẩn đoán tâm lý năng lực thể thao.
Huấn luyện tâm lý là một bộ phận của quá trình huấn luyện thể thao.
Điều tiết trạng thái tâm lý.
Lấy học thuyết điều khiển để chỉ đạo xây dựng mô hình tuyển chọn tâm
lý VĐV.
Còn đối với các học giả phương tây, phần lớn dựa vào hứng thú riêng
và nhận thức của họ đối với tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Lấy
phương hướng nghiên cứu của mình để lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, đồng
thời ở chừng mực lớn chịu ảnh hưởng to lớn của các nhánh tâm lý khác [41],
[61], [62], [63], [64].
Có một số lĩnh vực nghiên cứu được xác định để đối phó lại các vấn đề
xuất hiện trong lĩnh vực TDTT. Vì vậy lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng,
vấn đề quan tâm ở các thời kỳ cũng khác nhau, các lĩnh vực chủ yếu gồm:
Tâm lý học tập kỹ năng vận động.
Đặc trưng cá tính và thể thao thành tích cao.
Trạng thái tâm lý và biểu hiện thể thao.
Huấn luyện kỹ năng tâm lý.
Vấn đề tâm lý học xã hội TDTT.
Thể dục và phát triển nhân sinh.
Từ tâm lý học nhận biết nghiên cứu phong trào TDTT.
Các vấn đề có liên quan giữa động cơ với thể dục thể thao.
Các nhà tâm lý học Nhật Bản cho rằng tâm lý học TDTT quần chúng
và tâm lý học TDTT thành tích cao có sự khác biệt, là hai lĩnh vực khác nhau.
Các nhà tâm lý học Nhật Bản quan tâm đến tâm lý học TDTT quần chúng
nhiều hơn so với các quốc gia khác [6], [8], [12], [79], [80], [81].
42
1.4.2. Các công trình nghiên cứu về tâm lý TDTT trong nước
Đối với Việt Nam nghiên cứu lĩnh vực tâm lý TDTT sớm nhất là các
công trình nghiên cứu về tâm lý của trẻ học bơi của Lê Văn Xem (1979) và
nghiên cứu tính tích cực của VĐV bóng đá của Phạm Ngọc Viễn (1980). Từ
đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, những nghiên cứu sâu về thể thao nâng cao
đã được Phạm Ngọc Viễn tiến hành trong các công trình: “Mô hình hoá hoạt
động tâm lý của VĐV thể dục dụng cụ cấp cao” (1987) và “Xây dựng mô
hình tâm lý của VĐV một số môn thể thao” (1991), Nguyễn Toán (cẩm nang
tâm lý TDTT năm 2002). Các công trình nghiên cứu này của các tác giả là
những công trình đầu tiên về tâm lý TDTT ở Việt Nam. Từ đó đến nay cũng
đã có một số công trình nghiên cứu về tâm lý sinh viên, tâm lý VĐV một số
môn thể thao của thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
“Vấn đề ứng dụng các lý luận cơ bản của tâm lý học TDTT vào quá trình
giảng dạy và huấn luyện thể thao”. Ngay từ những thập kỷ 70, trường đại học
TDTT I và II đã đưa môn tâm lý học vào giảng dạy. Song phải tới cuối thập
kỷ 80 một số đội thể thao như bóng đá, bóng bàn, thể dục dụng cụ ở một số
trung tâm thể thao lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,
Thanh Hoá, Quân Đội mới ứng dụng tâm lý vào quá trình tuyển chọn và huấn
luyện. Các nhà khoa học Việt Nam như Lê Văn Xem, Nguyễn Thế Truyền,
Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Kim Minh, Phạm Ngọc Viễn, Nguyễn Toán, Lâm
Quang Thànhvv... đã rất coi trọng việc ứng dụng các yếu tố tâm lý vào tuyển
chọn và huấn luyện các môn thể thao. Song qua thực tiễn nghiên cứu và ứng
dụng tâm lý vào lĩnh vực TDTT ở nước ta, đặc biệt là ứng dụng các biện pháp
để khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước và trong thi đấu vẫn chưa được
tiến hành nghiên cứu và ứng dụng một cách bài bản hệ thống và hiệu quả.
Những năm gần đây có các công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Chí
Kiên với đề tài “Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV
Bắn súng”; Trịnh Hồng Sơn nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu một số bài tập
43
khắc phục tâm lý sốt xuất phát cho VĐV Taekwondo”. Song hầu như mảng
đề tài nghiên cứu các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước trong thi đấu cho
VĐV các môn thể thao nói chung và môn Karatedo nói riêng vẫn còn là
khoảng trống bỏ ngỏ cần được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
1.5. Tiểu kết chương
Từ các nội dung trong phần tổng quan chúng tôi có một số nhận xét
sau:
Huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV thể thao nói chung và VĐV
các môn võ mang tính đối khác trực tiếp nói riêng cần phải dựa vào các thành
tựu đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của lĩnh vực tâm lý thể thao
như lý luận năng lượng tâm lý. Các qui luật, các nguyên lý, nguyên tắc trong
huấn luyện tâm lý; Dựa vào mối quan hệ của tâm lý với các lĩnh vực khác,
dựa vào xu thế huấn luyện tâm lý hiện đại mới có thể thu được hiệu quả huấn
luyện tâm lý mong muốn.
Các trạng thái tâm lý có những biểu hiện khác nhau, các trạng thái tâm
lý xấu trước và trong thi đấu của các VĐV môn Karatedo thường là các biểu
hiện của các trạng thái “sốt xuất phát thờ ơ hoặc không phân biệt”. Những
trạng thái tâm lý này nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
thi đấu. Điều này càng thể hiện rõ tác dụng quan trọng và vai trò không thể
thiếu được của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong huấn luyện và thi đấu
thể thao hiện đại.
44
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam ( VĐV thi đấu đối kháng Kumite).
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
VĐV đội tuyển quốc gia môn Karatedo ( VĐV thi đấu đối kháng
Kumite).
Huấn luyện viên, giảng viên, chuyên gia tham gia công tác huấn luyện
VĐV môn Karatedo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra. Quá trình
nghiên cứu của đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
chủ yếu phục vụ cho việc giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận án.
Các tài liệu tham khảo chuyên môn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
bao gồm cả tài liệu trong và ngoài nước. Nhằm tổng hợp, bổ xung các luận cứ
khoa học và tìm hiểu một cách sâu sắc hệ thống và bám chắc hơn những vấn
đề liên quan đến huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV nói chung và
VĐV võ cấp cao nói riêng. Sử dụng phương pháp này đề tài còn nhằm tới
việc tìm ra luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của VĐV Karatedo cấp
cao Việt Nam. Ngoài ra sử dụng phương pháp này còn có thể lựa chọn bổ
sung các kiến thức, phương pháp và biện pháp mới nhằm làm cho công tác
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV các đội tuyển Karatedo Việt Nam
tiếp cận các phương pháp mới của thế giới.
45
Sử dụng phương pháp này nguồn tài liệu chính là từ thư viện của các
trường Đại học TDTT, thư viện viện khoa học, các tài liệu nước ngoài của các
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ Viện khoa học, Tổng cục TDTT và Trường đại
học TDTT Bắc Ninh bao gồm 134 tài liệu bằng tiếng việt trong đó có các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước hoặc các công trình nghiên
cứu các tác phẩm của các tác giả nước ngoài đã dịch sang tiếng việt. Ngoài ra
còn sử dụng 18 tài liệu nước ngoài (11 tiếng Anh, 5 tiếng Nga và 2 tiếng
Trung Quốc) là các tác phẩm hoặc công trình nghiên cứu khoa học của các
chuyên gia tâm lý học nổi tiếng thế giới về chuyên đề lý luận và thực tiễn
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý.
Các tài liệu tham khảo này được trình bày trong danh mục các tài liệu
tham khảo.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Phương pháp nghiên cứu này được chúng tôi sử...p trung; hay quên những
chỉ dẫn của HLV, tâm trạng thiếu
ổn định
4
Chú ý bị phân tán, không tập
trung vào nhiệm vụ thi đấu hoặc
chỉ dẫn của HLV. Thiếu quan sát
các hiện tượng xung quanh. Quá
tự tin vào khả năng của mình
5
Những biểu hiện cảm xúc khác
về sự tập trung vào thi đấu
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Người được phỏng vấn Người phỏng vấn
Ký tên Ký tên
NCS Nguyễn Mạnh Hùng
PHỤ LỤC 4
Thực trạng sử dụng các biện pháp tâm lý nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV
Karatedo cấp cao Việt Nam
Trạng thái và các biện pháp tâm lý Cách sử dụng Thời lượng
Mức độ
Thường
xuyên
Có
Không
sử
dụng
Sốt xuất phát
1. HLV và chuyên gia tâm lý xác định rõ. Nếu trước
thi đấu từ 2 – 3 ngày thấy VĐV lo lắng bồn chồn
ngủ không ngon giấc, đi tiểu nhiều lần thì nên gặp
gỡ VĐV nhắc nhở để VĐV tập trung ghi nhớ mục
tiêu nhiệm vụ thi đấu và ôn luyện kỹ các chiến thuật
thi đấu, phân tích kỹ điểm mạnh yếu của đối
phương động viên chấn an tinh thần để VĐV bớt lo
lắng.
HLV và chuyên gia tâm lý
theo dõi và gặp gỡ riêng
VĐV để trao nhiệm vụ
động viên nhắc nhở và giao
nhiệm vụ
Mỗi ngày 1
lần mỗi lần
khoảng 15
phút -20
phút
4
2. Trước khởi động cho VĐV vào phòng yên tĩnh và
tiến hành phương pháp đọc thầm về mục tiêu thi
đấu và các câu tự nhủ như đối phương không đáng
sợ, hãy bình tĩnh tự tin vv...
Được tiến hành trước khi
thi đấu khoảng 30 phút và
tiến hành trong thời gian
khoảng 10 phút
8 – 10 phút 9
3. Tiến hành xoa bóp thả lỏng cơ bắp – xoa sát, xoa
vuốt động tác chậm
Tiến hành song song với
biện pháp 1
15 – 20
phút
9
4. Sử dụng biện pháp ngồi thiền toàn thân thả lỏng
tập trung suy nghĩ vào hơi thở (tư thế ngồi xếp bằng
2 tay chống nhẹ vào đầu gối, mắt hơi nhắm tập
trung suy nghĩ vào hơi thở). Kết hợp với tự ám thị “
Trong những ngày chuẩn bị
bước vào thi đấu nếu xuất
hiện trạng thái này thì mỗi
tối cho VĐV ngồi thiền 30
10 phút - 15
phút
9
Trạng thái và các biện pháp tâm lý Cách sử dụng Thời lượng
Mức độ
Thường
xuyên
Có
Không
sử
dụng
tôi sẽ bình tĩnh – tôi rất tự tin” phút và trước khi bước vào
khởi động thi đấu khoảng
10 phút – 15 phút.
5. Biện pháp sử dụng thuốc
Nếu VĐV bị mất ngủ do
quá lo lắng thi đấu có thể
dùng hỗ trợ thuốc an thần
(do bác sĩ cung cấp)
1 lần trước
khi đi ngủ
sử dụng 1-2
ngày
4
6. Biện pháp cho VĐV đi xem phim hoặc nghe nhạc
nhẹ, nhạc cổ điển, nhạc dân ca
Các buổi tối trước ngày thi
đấu – trước khi đi thi đấu
1-2 buổi 9
7. Sử dụng biện pháp khởi động và huấn luyện
chiến thuật thi đấu nhẹ nhàng tạo hưng phấn cho
VĐV
Chủ yếu khởi động khớp và
khởi động chuyên môn
10-15 phút 9
8. Các biện pháp và phương pháp khác
Thờ ơ
1. Biện pháp động viên nhắc nhở, mục đích nhiệm
vụ thi đấu
Trước thi đấu 1-2 ngày nếu
xuất hiện trạng thái tâm lý
thờ ơ thì sử dụng biện pháp
này mỗi ngày 1 lần và
trước khi khởi động thi đấu
Mỗi lần 10-
15 phút
trước buổi
tập 5 phút
trước thi
đấu nhắc
VĐV
9
2. Tăng thêm cường độ tập luyện các lần khởi động Có thể sử dụng trò chơi Trước thi 9
Trạng thái và các biện pháp tâm lý Cách sử dụng Thời lượng
Mức độ
Thường
xuyên
Có
Không
sử
dụng
và các buổi tập nhẹ trước thi đấu và huấn luyện
chiến thuật
hoặc bài tập thi đấu từng
động tác trong khởi động
và tập luyện-sử dụng khởi
động chiến thuật, khởi
động bằng lăm pơ
đấu 2-3
ngày mỗi
ngày 20-30
phút , trước
thi đấu huấn
luyện chiến
thuật 15
phút
3. Biện pháp cho tham quan trực tiếp hoặc gián tiếp
các trận thi đấu của đồng đội
Chọn 1 hoặc 2 trận thi đấu
tương đối ngang tài ngang
sức trước khi VĐV tham
gia thi đấu 1 ngày để tham
quan
Mỗi lần đấu
tập và thi
đấu, xem
trước thi 1-
2 trận
khoảng
trước 1 giờ
khởi động
9
4. Xem phim hoặc nghe nhạc mang tính sôi động
của tuổi trẻ, những bản nhạc mà VĐV yêu thích
Trước thi đấu 1-2 ngày
hoặc nghe nhạc 1-2 lần
trước thi
1 -2 lần mỗi
lần 2 tiếng
4
5. Ngồi tự kỷ ám thị thả lỏng nhớ lại mục tiêu
nhiệm vụ và chiến thuật thi đấu
Trước thi đấu 2 ngày, mỗi
ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút
và trước thi đấu
2 x 30 phút 4
6. Sử dụng khởi động kỹ trước thi đấu và HL chiến Khởi động chuyên môn là 30-40 phút 9
Trạng thái và các biện pháp tâm lý Cách sử dụng Thời lượng
Mức độ
Thường
xuyên
Có
Không
sử
dụng
thuật chính. Huấn luyện chiến thuật
thi đấu
7. Sử dụng biện pháp công bố mức độ khen thưởng
tinh thần và vật chất
Công bố mức thưởng tinh
thần và vật chất trước thi
đấu 2 -4 tiếng hoặc trước
ngày
Trước thi
đấu 2-4
tiếng và
trước ngày
thi đấu
9
8. Sử dụng biện pháp xoa bóp huấn luyện
2 ngày trước thi đấu và
trước thi đấu
Mỗi lần 30’ 4
9. Các biện pháp và phương pháp khác
Trạng thái Không phân biệt
1. Biện pháp HLV động viên giao nhiệm vụ chỉ tiêu
thi đấu rõ ràng cụ thể
Trước thi đấu 2 ngày tiến
hành và trước khi khởi
động và thi đấu
45 phút đến
1 giờ
8
2. Biện pháp tự kỷ ám thị VĐV ngồi thiền để nghi
nhớ mục đích và chiến thuật thi đấu
Trước thi đấu 1-2 ngày,
mỗi ngày 1 lần, 30-45
phút/lần trước thi đấu 10
phút
2x30-45
phút
5
3. Khi kiểm tra thấy nhiệt độ da, mạch đập huyết áp
gần ngang bằng mức bình thường (3 ngày tập luyện
bình thường thì có thể cho tham quan thi đấu 1-2
trận)
Chỉ tham quan thi đấu khi
nhiệt độ da mạch đập huyết
áp ở mức bình thường
1-2 trận mỗi
ngày, 45’-1
giờ trước
khởi động
5
Trạng thái và các biện pháp tâm lý Cách sử dụng Thời lượng
Mức độ
Thường
xuyên
Có
Không
sử
dụng
thi đấu
4. Trước thi đấu 2-3 ngày có thể công bố các phần
thưởng vật chất tinh thần (nếu có)
Công bố để tạo thêm động
lực thi đấu (vật chất +tinh
thần)
1 lần-2 lần 8
5. Phân tích chỗ mạnh chỗ yếu của đối thủ khả năng
giành thắng lợi của bản thân để tăng quyết tâm thi
đấu
Cần làm rõ khả năng giành
thắng lợi cho VĐV, HL
chiến thuật
1-2 lần, mỗi
lần 10 phút
8
6. Dùng trò chơi và đấu chuyên môn trong khởi
động kỹ, động tác mạnh để nâng cao hưng phấn cho
VĐV
Thực hiện trong khởi động
trước thi đấu tập, động tác
mạnh
15-20 phút 8
7. Dùng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt
Sử dụng trong buổi tập nhẹ
và xoa sát, day ấn động tác
mạnh để tạo hưng phấn
trước khi thi đấu, xoa bóp
10-15 phút 5
8. Các biện pháp và phương pháp khác
Bảng rút gọn về sử dụng các biện pháp tâm lý nhằm khắc phục các trạng
thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Trạng thái và các biện pháp tâm lý
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Có
Không
Sốt xuất phát
1. Phân tích thế trận và nhiệm vụ thi đấu cho VĐV 9 4
2. Trước khởi động cho VĐV vào phòng yên tĩnh 9
3. Xoa bóp thả lỏng cơ bắp, xoa nhẹ, xoa sát và vuốt 9
4. Ngồi thiền, ám thị và tự kỷ ám thị 9
5. Sử dụng thuốc 4
6. Thư giãn (âm nhạc, xem phim) 9
7. Khởi động nhẹ nhàng, HL chiến thuật trước thi
đấu
9
Thờ ơ
1. Động viên nhắc nhở, mục đích nhiệm vụ thi đấu 9
2. Tăng thêm cường độ tập luyện các lần khởi động
và các buổi tập nhẹ trước thi đấu
9
3. Tham quan trực tiếp hoặc gián tiếp các trận thi
đấu để tăng ham muốc thi đấu
9
4. Xem phim hoặc nghe nhạc sôi động 4
5. Ngồi tự kỷ ám thị thả lỏng nhớ lại mục tiêu
nhiệm vụ và chiến thuật thi đấu
4
6. Khởi động kỹ trước thi đấu và HL chiến thuật 9
7. Công bố mức độ khen thưởng tinh thần và vật
chất trước thi đấu
9
8. Xoa bóp bấm huyệt – xoa bóp mạnh hơn trạng
thái XXP
4
Không phân biệt
1. Động viên, giao nhiệm vụ chỉ tiêu thi đấu rõ ràng
cụ thể
8
2. Ngồi thiền để nghi nhớ mục đích, chiến thuật thi
đấu
5
3. Tham quan thi đấu, trước trận thi và trước khởi
động thi
5
4. Công bố các phần thưởng vật chất và tinh thần 8
5. Phân tích chỗ mạnh chỗ yếu của đối thủ khả năng
giành thắng lợi của bản thân để tăng quyết tâm thi
đấu, HL chiến thuật trước thi đấu
8
Trạng thái và các biện pháp tâm lý
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Có
Không
6. Dùng trò chơi khởi động bằng lăm bơ và huấn
luyện chiến thuật thi đấu chuyên môn trong khởi
động để nâng cao hưng phấn cho VĐV
8
7. Xoa bóp, bấm huyệt, xoa bóp mạnh làm nóng để
tăng hưng phấn
5
PHỤ LỤC 5. PHIẾU PHỎNG VẤN
TỔNG CỤC TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Khoa học TDTT Độc lập Tự do Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho VĐV Karatedo cấp cao)
Để chúng tôi hoàn thành đề tài “Nghiên cứu các biện pháp khắc phục
trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam”.
Với mục đích xác định các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV
Karatedo trước khởi thi, xin các VĐV nghiên cứu và trả lời chúng tôi một số
câu hỏi trong phiếu. Sự trả lời của các VĐV là sự đóng góp cho thành công
của đề tài. Xin bày tỏ lòng cảm ơn.
Thang điểm đánh giá mức lo lắng theo tình huống
Họ và tên vận động viên Đẳng cấp vận động viên:
Ngày giờ kiểm tra test:
Nội dung và ý nghĩa cuộc thi:
Chỉ dẫn: Bạn hãy chú ý đọc mỗi câu được trình bày dưới đây và hãy
gạch chân những con số ở bên phải phụ thuộc vào trạng thái của bạn trong
thời gian này. Bạn không cẫn suy nghĩ lâu về câu hỏi bởi vì không có câu trả
lời đúng hoặc không.
TT
Nội dung đánh giá trạng
thái lo lắng, băn khoăn
Không, điều đó
hoàn toàn
không như vậy
Chắc
là vậy
Đúng
như
vậy
Hoàn
toàn
đúng
1 Tôi bình tĩnh 1 2 3 4
2 Không có gì đe dọa tôi cả 1 2 3 4
3
Tôi đang ở trong tình trạng
căng thẳng
1 2 3 4
4 Tôi cảm thấy đáng tiếc 1 2 3 4
5 Tôi cảm thấy mình tự do 1 2 3 4
6 Tôi buồn phiền 1 2 3 4
7
Tôi hồi hộp về những thất
bại có thể xẩy ra
1 2 3 4
8
Tôi cảm thấy mình được
nghỉ ngơi hoàn toàn
1 2 3 4
9 Tôi lo lắng 1 2 3 4
10 Tôi có cảm giác tự thỏa mãn 1 2 3 4
11 Tôi tin tưởng vào bản thân 1 2 3 4
12 Tôi nóng nảy 1 2 3 4
13
Tôi không tìm thấy chỗ
đứng
1 2 3 4
14 Tôi bị kích động 1 2 3 4
15 Tôi không cảm thấy gò bó 1 2 3 4
16 Tôi thỏa mãn 1 2 3 4
17 Tôi bận tâm 1 2 3 4
18
Tôi rất căng thẳng và không
tự chủ được mình
1 2 3 4
19 Tôi sung sướng 1 2 3 4
20 Tôi thấy khoan khoái, thú vị 1 2 3 4
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Người được phỏng vấn Người phỏng vấn
Ký tên Ký tên
NCS Nguyễn Mạnh Hùng
PHỤ LỤC 6. PHIẾU QUAN SÁT
TỔNG CỤC TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Khoa học TDTT Độc lập Tự do Hạnh phúc
PHIẾU QUAN SÁT
Để chúng tôi hoàn thành đề tài “Nghiên cứu các biện pháp khắc phục
trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam”.
Với mục đích xác định các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV
Karatedo trước khởi thi,
Ngày giờ tháng năm
A. Quan sát trước trận đấu loại, bán kết, chung kết; Giải
..
Họ và tên vận động viên được quan sát:.
1. Quan sát về sắc mặt, lời nói, sự tập trung chú ý...
2. Quan sát về cử chỉ hành động trước thi đấu...
3. Quan sát về động tác và sự phối hợp vận động..
B. Quan sát trong thi đấu
1. Quan sát sự mạnh dạn chủ động sáng tạo trong thi đấu hay thu động..
2. Quan sát khả năng phối hợp vận động.
3. Quan sát số lần tấn công hiệu quả
4.Quan sát phát huy kỹ chiến thuật
5. Quan sát tránh đòn đánh đối
phương.
6. Quan sát sự tỉnh táo hay không tỉnh táo
7. Quan sát nỗ lực ý chí.
8. Quan sát phản công có hiệu quả
9. Quan sát bị đối phương áp đảo làm chủ tấn công.
10. Quan sát bị đánh trúng.
PHỤ LỤC 7. BÀI TẬP CHUNG
TỔNG CỤC TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Khoa học TDTT Độc lập Tự do Hạnh phúc
Bài tập chung để huấn luyện nâng cao tâm lý cho các VĐV Karatedo cấp
cao
TT
Nội dung các phương
pháp, biện pháp
Cách thức tiến hành (sử
dụng thường xuyên)
Ghi chú
1
Tăng số lượng giải thi
đấu và số trận đấu. Tập
trong nước và quốc tế
- Đấu tập nội bộ có trọng tài,
chấm điểm.
- Thi đấu dã ngoại
- Thi đấu các giải mở trong
nước và quốc tế.
VĐV hàng năm
thường chỉ đấu 2, 3
giải nay tăng từ 1-5
giải 4-5 (VĐQG, Cúp
các CLB trẻ toàn
quốc-giao hữu thi đấu
nội bộ giải quốc tế
mở rộng
2
Tăng cường huấn
luyện tâm lý hàng năm
và hàng ngày
Tăng số giờ huấn luyện tâm
lý trong quá trình huấn luyện
hàng năm.
Tăng từ 36 giờ lên 46
giờ/năm-1 số VĐV cá
biệt có thể nhiều hơn
3
Sử dụng các phương
pháp, biện pháp để
khắc phục tâm lý xấu
trước thi đấu
- Tự điều chỉnh tâm lý
- Phương pháp xoa bóp, khởi
động, huấn luyện chiến thuật,
ngồi thiền, ám thị và tự ám
thị.
Sử sụng hàng tuần
vào các buổi tập đấu.
Có thể sử dụng các
buổi tối xoa bóp thả
lỏng tạo sức khỏe cho
VĐV
4
Huấn luyện nâng cao
thể lực và trình độ
chuyên môn
Trong tập luyện hoàn thiện
tốt các giáo án HLV đưa ra và
tập thêm khắc phục những
hạn chế bản thân VĐV
Tăng cường huấn
luyện khối lượng,
cường độ, kỹ chiến
thuật
5
Luyện tập tâm lý trước
khi vào tập luyện và thi
đấu.
- Huấn luyện kỹ năng tâm lý
tự điều chỉnh
- Sử dụng các liệu pháp tâm
lý.
- Tự ám thị
- Rèn luyện ý chí,
tinh thần, lòng kiên
chì, dũng cảm.
6
Sử dụng các bài tập tạo
áp lực tâm lý trong tập
Khi thi đấu nội bộ hoặc thi
đấu hoặc thi đấu giã ngoại tạo
áp lực tâm lý cho vận động
- Chấm điểm cho
VĐV ép hơn
luyện và thi đấu tập. viên - Thi đấu với người
nhiều người trong 1
buổi
- Thi đấu có thưởng
vv
7
Sử dụng băng hình các
giải đấu quốc tế để
nghiên cứu chuyên
môn và tâm lý
Xem các giải đấu Châu Á,
Thế giới (xem lại hình đồng
đội thi đấu) vv
- Xem ở những ngày
nghỉ tích cực.
- Xem trước lúc thi
đấu tập
8
Tạo niềm tin vào sức
mạnh bản thân vận
động viên (ý chí và
tinh thần)
Tự ám thị và tin vào mình-
HLV động viên, ám thị
Ngồi thiền hoặc trước
khi đi ngủ tự luyện
tâm
9
Rèn luyện lòng dũng
cảm, ý chí vượt khó
cho VĐV.
- Rèn luyện trong tập luyện
- Rèn luyện trong thi đấu
- Các buổi tập
- Các giải thi đấu
10
Tạo tinh thần đoàn kết
tập thể giữa HLV và
các VĐV.
- Trong huấn luyện luôn tạo
không khí đoàn kết, phấn
khởi, tự tin.
Trong tập luyện sinh
hoạt cũng như khi đi
thi đấu luôn đoàn kết
tự tin
11
Sử dụng các biện pháp,
liệu pháp tâm lý: động
viên, xoa bóp, ám thị,
khởi động, huấn luyện
chiến thuậtvv để
điều chỉnh tâm lý trước
tập luyện và thi đấu
Sử dụng đồng bộ các phương
pháp biện pháp khắc phục tức
thì các trạng thái tâm lý xấu
Sử dụng đồng bộ
trong tập luyện và thi
đấu, nhất là trước
khởi động thi đấu
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
TỔNG CỤC TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Khoa học TDTT Độc lập Tự do Hạnh phúc
Kết quả phỏng vấn nguyên nhân dẫn đến các trạng thái tâm lý xấu
trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao n = 38 HLV, VĐV:
TT Nguyên nhân
Kết quả phỏng vấn
Rất ảnh
hưởng
%
Ảnh
hưởng
%
Ít ảnh
hưởng
%
Không
ảnh
hưởng
%
1
Ít chú trọng huấn luyện
tâm lý cho VĐV
26 =
69%
10 = 26% 2 = 5%
2
Các biện pháp, bài tập
huấn luyện tâm lý còn ít,
thiếu phương pháp, biện
pháp để khắc phục tâm lý
xấu
18 =
47%
12 = 32% 8 = 21%
3
Thi đấu ít, như thi đấu các
giải trong nước và quốc tế
38 =
100%
4
Trình độ chuyên môn còn
hạn chế về thể lực, kỹ
thuật, chiến thuật
30 =
79%
8 = 21%
5
Đặc tính tâm lý cá nhân
của VĐV
22 =
58%
9 = 24% 7 = 18%
6
Đặc điểm của môn thi
Kumete (đối kháng)
32 =
84%
6 = 16%
7
Áp lực thành tích phải
thắng để giành HCV vô
địch trẻ, toàn quốc
29 =
76%
9 = 24%
8
Áp lực thành tích phải
thắng để giành HCV quốc
tế SEA Games, thế giới
37 =
97%
1 = 3%
9
Tính chất giải đấu như:
các cuôc thi đại hội toàn
quốc, SEA Games,
ASIAD
38 =
100%
10
Đấu với đối thủ mạnh dẫn
đến tâm lý ảnh hưởng
36 =
95%
2 = 5%
11
Thi đấu trên sân khách, thi
đấu ở những nơi không
thuận lợi về ăn, uống, sinh
hoạt, thời tiết
21 =
55%
11 = 29% 6 = 16%
12
Những khó khăn của
ngoại cảnh như: tập luyện,
sinh hoạt, ăn uống, trọng
tài, khán giả có ảnh hưởng
đến tâm lý
33 =
87%
5 = 13%
13
Vai trò của HLV trong
HL tâm lý trước thi đấu có
ảnh hưởng
36 =
95%
2 = 5%
14
Vai trò của đồng đội trong
huấn luyện tâm lý
18 =
48%
10 = 26% 10 = 26%
15
Vai trò của gia đình ảnh
hưởng đến huấn luyện tâm
lý trong tập luyện và thi
đấu
16 =
42%
18 = 48% 4 = 10%
16
Tâm lý của VĐV phấn
khởi khi được động viên
khen thưởng trước và sau
thi đấu
17 =
45%
7 = 18% 8 = 21% 6 = 16%
PHỤ LỤC 9. BẢNG THEO DÕI THÀNH TÍCH
TỔNG CỤC TDTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Khoa học TDTT Độc lập Tự do Hạnh phúc
Bảng theo dõi kết quả thành tích thi đấu sau 06 tháng – 12 tháng tại các
giải vô địch toàn quốc, cup câu lạc bộ toàn quốc – giao hữu và thi đấu nội bộ
giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Số trận
đấu
Kết quả nhóm đối
chứng
Kết quả nhóm thực
nghiệm Ghi chú
Thắng Hòa Thua Thắng Hòa Thua
Sau 06
tháng
(42
trận)
27 6 9 19 6 17
02 nhóm đối
chứng và nhóm
thực nghiệm có 9
VĐV ( 06 nam, 03
nữ)
Sau 12
tháng
(96
trận)
68 20 8 28 27 41
02 nhóm đối
chứng và nhóm
thực nghiệm thi
đấu theo cùng
hạng cân qui định
PHỤ LỤC 10
Các kết quả kiểm tra sau TN 6 tháng
1. VĐV nhóm đối chứng
A. Trạng thái sốt xuất phát
Giới
tính
ST
T
Tên
VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
Huyết
áp
Nhiệ
t độ
da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Tiểu
tiện
Nam
VĐV
1
Trước
ĐC
78 140/80 10 2 9mm
Vào Ngủ
Chậm
Nhiều
Sau ĐC 68 120/70 00 8 5mm
Nhanh
hơn
ít
2
Trước
ĐC
78 145/82 10
10m
m
Chậm Nhiều
Sau ĐC 76 135/80 00 9 8mm Chậm Nhiều
Nữ
VĐV
1
Trước
ĐC
80 142/86 10 9mm Chậm Nhiều
Sau ĐC 70 120/78 00 6 5mm
Nhanh
hơn
Tương
đối ít
2
Trước
ĐC
78 142/82 00 9 9mm Chậm Nhiều
Sau ĐC 70 128/80 00 6 6mm
Nhanh
hơn
Tương
đối ít
3
Trước
ĐC
79 144/84 10 9 mm Chậm Nhiều
Sau ĐC 75 138/82 00 8 8mm Chậm Nhiều
B. Trạng thái thờ ơ
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ
da
Độ
run
tay
Giấc ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
66 110/70 00 3 2mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
70 115/70 00 5 4mm
Vào Giấc
nhanh
ít
2
Trước
ĐC
60 100/70 00 2 2mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
66 110/72 00 5 4mm
Vào Giấc
nhanh
ít
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
62 102/70 00 3 2mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
68 108/72 00 6 5mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ
da
Độ
run
tay
Giấc ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
2
Trước
ĐC
62 101/72 00 2 2mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
68 110/75 00 5 4mm
Vào Giấc
nhanh
ít
C. Trạng thái tâm lý không phân biệt
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt độ
da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
60-64
100/70-
106/74
002- 00 4
2mm-
3cm
Nhanh
ổn định
ít
Sau
ĐC
68 110/75 00 5 4mm
Nhanh
ổn định
ít
2
Trước
ĐC
62-64 108/73 00 2- 003
2mm-
3mm
Nhanh
ổn định
ít
Sau
ĐC
64 110/73 00 3 3mm
Nhanh
ổn định
ít
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
62-66
100/68-
108/70
00 2- 00 4
2mm-
5mm
Nhanh
ổn định
ít
Sau
ĐC
66 108/71 00 5 4mm
Nhanh
ổn định
ít
2
Trước
ĐC
64-70
108/70-
115/75
00 2- 00 4
3mm-
5mm
Nhanh
ổn định
ít
Sau
ĐC
66-70
110/70-
118/70
00 3-00 5
4mm-
5mm
Nhanh
ổn định
ít
2) Nhóm thực nghiệm
A. Trạng thái sốt xuất phát
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
80 138/82 10 2 9mm Khó ngủ Nhiều
Sau ĐC 70 126/75 00 7 6mm
Dễ ngủ
hơn
Hơi
nhiều
2
Trước
ĐC
79 136/83 10 9mm Khó ngủ Nhiều
Sau ĐC 71 124/76 00 7 5mm Hơi khó
Hơi
nhiều
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
80 138/82 10 1 9mm
Vào giấc
nhanh
Nhiều
Sau ĐC 66 120/75 00 7 6mm
Nhanh
hơn
Ít hơn
2
Trước
ĐC
82 135/80 10 9mm Khó ngủ Nhiều
Sau ĐC 72 120/80 00 8 6mm Hơi khó
Có
giảm
3
Trước
ĐC
84 140/86 10 1 9mm Khó ngủ Nhiều
Sau ĐC 68 124/76 00 7 6mm Hơi khó
Có
giảm
B. Trạng thái tâm lý thờ ơ.
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
62 105/70 00 2 2mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
68 112/72 00 5 4mm
Vào Giấc
nhanh
Tăng
nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
60 105/75 00 2 2mm
Vào Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
64 108/70 00 4 3mm
Tương
đối nhanh
Tăng
nhiều
hơn
3
Trước
ĐC
62 104/70 00 3 3mm nhanh ít
Sau
ĐC
66 112/75 00 5 3mm
Tương
đối nhanh
Tăng
nhiều
hơn
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
62 106/70 00 2 2mm nhanh ít
Sau
ĐC
68 115/75 00 5 4mm
Tương
đối nhanh
Tăng
nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
64 106/72 00 1 2mm nhanh ít
Sau
ĐC
68 108/75 00 3 3mm
Tương
đối nhanh
Tăng
nhiều
hơn
C.Trạng thái tâm lý không phân biệt
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc ngủ
Số lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
60 101/70 0
0 2-
00 4
2mm-
4mm
Vào
Giấc chậm
ít
Sau
ĐC
68 115/75 00 6 5mm
Vào
Giấc
nhanh
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
62 108/72 0
0 2-
00 3
2mm-
4mm
Vào
Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
65 110/76 00 4 4mm
Vào
Giấc
nhanh
Tương
đối
nhiều
hơn
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
66 105/75 0
0 2-
00 3
2mm-
3mm
Vào
Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
68 115/78 00 4 4mm
Vào giấc
ngủ chậm
hơn
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
65 106/70 0
0 2-
00 3
2mm-
3mm
Vào giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
69 118/70 00 4 5mm
Vào
Giấc ngủ
chậm hơn
Nhiều
hơn
PHỤ LỤC 11
CÁC KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM 1 NĂM
1) Nhóm đối chứng.
A. Trạng thái tâm lý sốt xuất phát.
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ
da
Độ
run
tay
Giấc ngủ
Số lần
Tiểu tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
80 145/82 10 2 9mm Mất ngủ Nhiều
Sau
ĐC
70 124/78 00 7 5mm
Vào Giấc
nhanh
Ít hơn
2
Trước
ĐC
79 136/84 10 1 9mm
Vào
Giấc
chậm
Nhiều
Sau
ĐC
72 128/78 00 8 7mm
Hơi
chậm
Còn hơi
nhiều
3
Trước
ĐC
81 140/83 10 1 10mm
Vào giấc
chậm
Nhiều
Sau
ĐC
72 120/78 00 8 7mm
Vào Giấc
nhanh
Có giảm
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
83 143/84 10 9mm Chậm Nhiều
Sau
ĐC
74 125/79 00 8 7mm
Nhanh
hơn
Có giảm
2
Trước
ĐC
81 140/85 10 1 10mm Chậm Nhiều
Sau
ĐC
78 132/83 00 9 8mm
Hơi
chậm
Giảm
không
đáng kể
B. Trạng thái tâm lý thờ ơ
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
60 101/70 00 1 2mm nhanh Ít
Sau
ĐC
66 120/78 00 5 5mm
Chậm
hơn
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
60 104/70 00 1 2mm
Vào
Giấc
chậm
ít
Sau
ĐC
64 109/74 00 3 4mm
Vẫn
nhanh
Hơi ít
3
Trước
ĐC
62 103/70 00 1 2mm
Vào
giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
65 110/72 00 4 3mm
Vẫn
hơi
nhanh
Hơi ít
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
64 103/68 00 1 2mm
Vào
giấc
nhanh
Ít
Sau
ĐC
66 108/70 00 3 3mm
Vẫn
tương
đối
nhanh
Tương
đối ít
2
Trước
ĐC
63 104/70 00 2 2mm
Vào
giấc
ngủ
nhanh
Ít
Sau
ĐC
66 109/72 00 4 4mm
Vẫn
tương
đối
nhanh
Tương
đối ít
C. Trạng thái tâm lý không phân biệt
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
60-72
105/70-
112/75
00 2-
00 4
2-
3mm
Không
ổn
định
Ít
Sau
ĐC
68 120/80 00 5 5mm
Vào
giấc
ổn
định
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
60-68
105/70-
115/78
00 1- 00
2
1-
2mm
Vào
Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
64 108/76 00 4 4mm
Tương
đối
nhanh
Tương
đối ít
3
Trước
ĐC
62-68
105/85-
112/85
00 1- 00
2
0-
2mm
Vào
giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
62 106/79 00 3 3mm
Vào
giấc
nhanh
ít
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
61-64
102/74-
108/76
00 1- 00
2
1-
2mm
Vào
giấc
nhanh
Ít
Sau
ĐC
66 115/78 00 4 4mm
Vào
giấc
chậm
hơn
Có
tăng
thêm
2
Trước
ĐC
62-65
104/70-
109/74
00 1- 00
3
1-
3mm
Vào
giấc
ngủ
nhanh
Ít
Sau
ĐC
68
120/78
00 4 4mm
Vào
giấc
chậm
hơn
Có
tăng
thêm
2. Nhóm thực nghiệm
A. Trạng thái tâm lý sốt xuất phát.
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
84 142/80 10 0 9mm
Khó
ngủ
Nhiều
hơn
Sau
ĐC
68 130/72 00 6 5mm
Dễ
ngủ
hơn
Ít hơn
2
Trước
ĐC
82
139/81
10 1 9mm
Khó
ngủ
Nhiều
Sau
ĐC
66 120/80 00 6 6mm
Dễ
ngủ
hơn
Ít hơn
3
Trước
ĐC
80 140/80 10 9mm
Khó
ngủ
Nhiều
Sau
ĐC
67 125/75 00 6 5mm
Dễ
ngủ
hơn
Ít hơn
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
84 142/84 10 9mm
Khó
ngủ
Nhiều
Sau
ĐC
68 120/75 00 7 6mm
Dễ
ngủ
hơn
Ít hơn
2
Trước
ĐC
82 140/78 10 9mm
Khó
ngủ
Nhiều
Sau
ĐC
73
130/75
00 8 7mm
khó
ngủ
hơn
Tương
đối
nhiều
B. Trạng thái tâm lý thờ ơ
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt
độ
da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
62 106/80 00 2 2mm
Ngủ
nhanh
ít
Sau
ĐC
68 115/75 00 6 6mm
Ngủ
chậm
hơn
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
60 103/70 00 2 2mm
Ngủ
nhanh
ít
Sau
ĐC
64 112/75 00 6 6mm
Ngủ
chậm
hơn
Tương
đối
nhiều
hơn
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
64 102/72 00 2 2mm
Ngủ
nhanh
ít
Sau
ĐC
70 120/76 00 7 5mm
Ngủ
chậm
hơn
Tương
đối
nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
62 108/76 00 2 2mm
Vào
Giấc
nhanh
ít
Sau
ĐC
65 115/75 00 4 4mm
Vào
Giấc
chậm
hơn
Nhiều
hơn
C. Trạng thái tâm lý không phân biệt
Giới
tính
STT VĐV
Thời
điểm
Mạch
đập
HA
Nhiệt độ
da
Độ
run
tay
Giấc
ngủ
Số
lần
Tiểu
tiện
VĐV
nam
1
Trước
ĐC
62-70
104/80-
115/75
00 1-00 3
2-3
mm
Tương
đối
nhanh
ít
Sau
ĐC
68 116/75 00 5 5mm
Hơi
chậm
hơn
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
60-68
106/72-
112/75
00 2-00 3
2 – 3
mm
Tương
đối
nhanh
ít
Sau
ĐC
66 115/75 00 5 5mm
Hơi
chậm
hơn
Nhiều
hơn
VĐV
nữ
1
Trước
ĐC
60-66
102/75-
116/78
10 - 00 3
2-4
mm
Tương
đối
nhanh
ít
Sau
ĐC
70 120/76 00 5 5mm
Chậm
hơn
Nhiều
hơn
2
Trước
ĐC
62-66
102/70-
110/80
00 1-00 3
1-2
mm
Tương
đối
nhanh
ít
Sau
ĐC
72 118/78 00 5 5mm
Chậm
hơn
Nhiều
hơn
3
Trước
ĐC
64-68
106/76-
116/80
00 1 –00 3
1-3
mm
Tương
đối
nhanh
ít
Sau
ĐC
70 125/80 00 4 4mm
Tương
đối
chậm
Vẫn ít
PHỤ LỤC 12. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1) Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn luyện và điều
chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 38)
Thống kê độ tin cậy
Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Số lượng biến
0.754 7
Tổng số mục
T
T
Vai trò của huấn luyện
và điều chỉnh tâm lý
Tỷ lệ trung
bình nếu mục
đã xóa
Tỷ lệ phương
sai nếu mục
bị xóa
Hệ số tương
quan biến-
tổng
Hệ số tương
quan giữa
biến-tổng khi
xóa biến
1
Nâng cao trình độ kỹ
thuật
14.6842 17.844 0.444 0.730
2
Nâng cao trình độ thể
lực
14.5000 17.986 0.470 0.724
3
Nâng cao kỹ năng điều
chỉnh tâm lý
14.2105 18.441 0.430 .732
4
Phát huy tốt năng lượng
tâm lý
14.1316 16.928 0.572 0.701
5
Nâng cao chiến thuật
thi đấu
14.3684 16.996 0.526 0.711
6
Khắc phục tâm lý xấu
trước thi đấu
14.2632 17.983 0.437 0.731
7
Điều chỉnh tâm lí thi
đấu
14.4211 18.683 0.408 0.737
2) Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn luyện và điều
chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 38)
Thống kê độ tin cậy
Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Số lượng biến
0.776 7
Tổng số mục
T
T
Vai trò của huấn luyện
và điều chỉnh tâm lý
Tỷ lệ trung
bình nếu mục
đã xóa
Tỷ lệ phương
sai nếu mục
bị xóa
Hệ số tương
quan biến-
tổng
Hệ số tương
quan giữa
biến-tổng khi
xóa biến
1
Nâng cao trình độ kỹ
thuật
14.6364 18.190 0.407 0.759
2
Nâng cao trình độ thể
lực
13.9091 17.945 0.504 0.739
3
Nâng cao kỹ năng điều
chỉnh tâm lý
14.3409 16.695 0.672 0.714
4
Phát huy tốt năng lượng
tâm lý
14.4318 18.205 0.510 0.739
5
Nâng cao chiến thuật
thi đấu
14.1364 17.237 0.540 0.731
6
Khắc phục tâm lý xấu
trước thi đấu
14.2045 16.678 0.483 0.745
7
Điều chỉnh tâm lí thi
đấu
14.2955 18.725 0.400 0.767
3) Độ tin cậy kết quả phỏng vấn các biện pháp khắc phục tâm lý xấu
trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 22)
Thống kê độ tin cậy
Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Số lượng biến
0.809 5
Tổng số mục
Biện pháp
Hệ số tương
quan biến-tổng
Hệ số tương quan
giữa biến-tổng khi
xóa biến
1. Nâng cao nhận thức vai trò của huấn
luyện và điều chỉnh tâm lý cho HLV và
VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
0.698 0.739
2. Tăng nội dung và thời lượng huấn luyện
tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
0.752 0.733
3. Tăng cường cho VĐV tham gia các cuộc
đấu nội bộ và thi đấu dã ngoại
0.574 0.785
4. Sử dụng các phương tiện kiểm tra đa dạng
để phát hiện sớm các trạng thái tâm lý xấu ở
VĐV
0.484 0.805
5. Sử dụng đồng bộ các biện pháp điều chỉnh
tâm lý thích hợp và đặc hiệu cho từng trạng
thái tâm lý xấu khác nhau
0.531 0.793