BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
NGUYỄN VĂN LONG
NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY
CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
NGUYỄN VĂN LONG
NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG B
209 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15 - 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÌNH LỨA TUỔI 15-16.
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62.14.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Văn Lẫm
2. TS. Lê Hồng Sơn
ĐÀ NẴNG, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Long
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ sử dụng trong luận án
Danh mục các chữ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ
01
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
06
1.1.
Khái quát các đặc điểm huấn luyện sức bền trong môn Điền kinh.
06
1.1.1
Khái niệm, phân loại và đặc điểm sức bền:
06
1.1.3
Các quan điểm về huấn luyện sức bền:
13
1.2
Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình.
18
1.2.1
Đặc điểm chạy cự ly trung bình
18
1.2.2
Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
19
1.2.3
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tố chất sức bền của vận động viên chạy cự ly trung bình lứa tuổi thiếu niên:
20
1.3.4
Các phương pháp huấn luyện sức bền trong chạy cự ly trung bình:
24
1.2.5
Một số phương pháp tập luyện hiện đại về chạy cự ly trung bình trên Thế giới:
28
1.2.6
Đặc điểm tâm, sinh lý của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
31
1.3
Bài tập thể lực và sự phân loại bài tập trong huấn luyện thể thao.
45
1.3.1
Khái niệm Bài tập thể lực:
45
1.3.2
Phân loại bài tập thể lực trong huấn luyện thể thao:
45
1.4
Các công trình nghiên cứu liên quan đến sức bền chuyên môn trong huấn luyện thể thao.
49
1.5
Tiểu kết.
53
CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
54
2.1
Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
54
2.1.1.
Đối tượng nghiên cứu:
54
2.1.2.
Khách thể nghiên cứu:
54
2.2
Phương pháp nghiên cứu.
54
2.2.1
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
54
2.2.2
Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
55
2.2.3
Phương pháp quan sát sư phạm:
56
2.2.4
Phương pháp kiểm tra sư phạm:
56
2.2.5
Phương pháp kiểm tra Y sinh:
66
2.2.6
Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
67
2.2.7
Phương pháp toán học thống kê:
68
2.3
Tổ chức nghiên cứu.
71
2.3.1
Địa điểm nghiên cứu:
71
2.3.2
Thời gian và kế hoạch nghiên cứu:
72
CHƯƠNG III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
73
3.1
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
73
3.1.1.
Cơ sở lý luận và thực tiển về việc lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
73
3.1.2
Kết quả lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15 – 16:
76
3.1.3.
Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ lứa tuổi 15 – 16:
77
3.1.4.
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ lứa tuổi 15-16:
80
3.1.5.
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
87
3.1.6
Tiểu kết:
90
3.1.7
Bàn luận về thực trạng sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
90
3.2
Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16 ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng.
95
3.2.1
Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình:
95
3.2.2
Cơ sở khoa học lựa chọn các bài tập:
97
3.2.3
Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16:
109
3.2.4.
Tiểu kết:
113
3.2.5.
Bàn luận về kết quả lựa chọn bài tập phát sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16:
114
3.3.
Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
119
3.3.1
Tổ chức thực nghiệm:
119
3.3.2
Xây dựng chu kỳ huấn luyện và tiến trình thực nghiệm:
120
3.3.3
Đánh giá kết quả thực nghiệm :
121
3.3.4
Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
136
1. Kết luận:
136
2. Kiến nghị:
137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Thể loại
Số
Nội dung
Trang
Bảng
1.1
Động thái tuổi của oxy-mạch và V02 max của VĐV thiếu niên
21
1.2
Chỉ tiêu phát triển trưởng thành tự nhiên dung tích tim thời kỳ thiếu niên
22
1.3
Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh trẻ và Bơi lội ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
35
1.4
Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
36
1.5
Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng ở cự ly trung bình và dài của môn Điền kinh
43
1.6
Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ bắp khi nỗ lực tối đa trong các nội dung chạy của môn Điền kinh
44
3.1
Kết quả 02 lần phỏng vấn về những yếu tố cần thiết để kiểm tra đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15 - 16
Sau 75
3.2
Kết quả 02 lần phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Sau 76
3.3
Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra của các tests đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15
77
3.4
Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra của các tests đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 16.
78
3.5
Hệ số tương quan giữa thành tích các test SBCM với thành tích thi đấu 1500m của nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15.
79
3.6
Hệ số tương quan giữa thành tích các test SBCM với thành tích thi đấu 1500m của nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 16.
79
3.7
Kiểm tra so sánh thành tích giữa hai nhóm tuổi 15 và 16 của nam VĐV Điền kinh trẻ.
81
3.8
Kết quả kiểm tra SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15 -16.
82
3.9
Phân loại SBCM theo từng test cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Sau 83
Bảng
3.10
Bảng điểm đánh giá SBCM theo từng test của nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15 – 16.
84
3.11
Bảng điểm tổng hợp đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
85
3.12
So sánh thành tích chạy 800m và 1500m giữa 2 nhóm thông qua chỉ số Wilcoxơn.
86
3.13
Thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở các tỉnh Miền trung.
87
3.14
Thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng.
88
3.15
Phân bổ KLHL năm về sức bền của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
96
3.16
Mối quan hệ giữa các test sư phạm với các test y-sinh đánh giá SBCM của nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
98
3.17
Kết quả phỏng vấn về mối quan hệ giữa SBCM với các tố chất thể lực khác.
99
3.18
Kết quả phỏng vấn vai trò của các tố chất thể lực đối với SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
100
3.19
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá SBC cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
101
3.20
Mối tương quan giữa test SBCM với test SBC của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
102
3.21
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
104
3.22
Mối tương quan giữa test SBCM với test sức mạnh của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
105
3.23
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức nhanh của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
107
3.24
Mối tương quan giữa test SBCM với test sức nhanh của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
108
Bảng
3.25
Kết quả phỏng vấn cơ sở lựa chọn bài tập phát triển SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Sau 109
3.26
Kết quả phỏng vấn nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Sau 110
3.27
Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ ưu tiên của các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 15-16 tại Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng.
Sau 111
3.28
Nội dung các giai đoạn huấn luyện trong thời gian thực nghiệm cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
120
3.29
Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần (Chu kỳ I)
Sau 120
3.30
Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần (Chu kỳ II)
Sau 120
3.31
Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần (Chu kỳ III)
Sau 120
3.32
Kết quả kiểm tra SBCM của NTN và NĐC trước thực nghiệm. (nA = 07; nB = 08)
121
3.33
So sánh kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm trước thực nghiệm:
122
3.34
So sánh thành tích của NTN sau 18 tháng thực nghiệm.
123
3.35
Nhịp độ tăng trưởng về kết qủa kiểm tra các test đánh giá SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở NTN qua các giai đoạn kiểm tra.
Sau 123
3.36
Đánh giá SBCM của NTN thông qua phân loại
124
3.37
So sánh thành tích của NĐC sau 18 tháng thực nghiệm
125
3.38
Nhịp độ tăng trưởng về kết qủa kiểm tra các test đánh giá SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở NĐC qua các giai đoạn kiểm tra.
Sau 125
3.39
Đánh giá SBCM của NĐC thông qua phân loại
126
3.40
Kết quả kiểm tra SBCM của 2 nhóm sau 18 tháng thực nghiệm.
128
Bảng
3.41
So sánh nhịp tăng trưởng qua các giai đoạn thực nghiệm giữa 2 nhóm
Sau 128
3.42
So sánh kết quả phân loại SBCM giữa 2 nhóm sau thực nghiệm 18 tháng
129
Biểu đồ
3.1
Thành phần đối tượng phỏng vấn
75
3.2
Thực trạng SBCM của 40 nam VĐV Điền kinh trẻ ở các tỉnh Miền Trung.
88
3.3
Thực trạng SBCM của 15 nam VĐV Điền kinh trẻ ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
89
3.4
Kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm trước TN
122
3.5
Nhịp độ tăng trưởng của NTN ở từng chỉ tiêu khảo sát trong quá trình thực nghiệm 18 tháng.
Sau 124
3.6
Phân loại SBCM của NTN sau 18 tháng thực nghiệm
124
3.7
Nhịp độ tăng trưởng của NĐC ở từng chỉ tiêu khảo sát trong quá trình thực nghiệm 18 tháng.
Sau 127
3.8
Phân loại SBCM của NĐC sau 18 tháng thực nghiệm
127
3.9
Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC ở chu kỳ 3
Sau 130
3.10
Kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm sau 18 tháng TN
129
Sơ đồ
1.1
Sức bền và ảnh hưởng của sức bền đối với sức bền nhanh và sức bền mạnh
08
1.2
Các phương pháp huấn luyện
25
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Tên đầy đủ
GS Giáo sư
PGS-PTS Phó Giáo sư - Phó Tiến sĩ
GV Giảng viên
HL-TĐ Huấn luyện-Thi đấu
HLTT Huấn luyện thể thao
HLV Huấn luyện viên
LVĐ Lượng vận động
KH Khoa học
KLHL Khối lượng huấn luyện
NĐC Nhóm đối chứng
NTN Nhóm thực nghiệm
NQ Nghị quyết
Nxb Nhà xuất bản
PPHL Phương pháp huấn luyện
SBC Sức bền chung
SBCM Sức bền chuyên môn
SBTĐ Sức bền tốc độ
TDTT Thể dục thể thao
TS Tiến sĩ
TW Trung ương
VĐV Vận động viên
DANH MỤC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Tên đầy đủ
Aerobic Ưa khí (có oxy)
AL Axít láctíc
Anaerobic Yếm khí (không có oxy)
ATP Adenosine Triphosphate
ATP-CP Ademosine Triphotphat-Creatin photphat
AT theo VO2 Lượng oxy hấp thụ ở thời điểm giữa ưa và yếm khí
gy Giây
Kal Calo
kg Kilogam
m Mét
m2 Mét vuông
ms Miligiây
O2 Oxy
ph Phút
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa từ nay đến năm 2020, năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua. Đây là bản Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung của bản Hiến pháp năm 1992, với mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nói chung, trong đó có thể dục thể thao nói riêng.
Để thực hiện được mục tiêu, ý tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định yếu tố con người luôn là mục tiêu và động lực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, v/v phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”, với quan điểm phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Chiến lược nhấn mạnh cần phải phát triển đồng bộ TDTT trong trường học, TDTT trong lực lượng vũ trang, TDTT quần chúng, trong đó chú trọng phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp. Chỉ tiêu đề ra là giữ vững vị trí trong tốp 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games), phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 45 VĐV vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 32. Chiến lược cũng đưa ra 10 môn thể thao trọng điểm loại I trong đó có Điền kinh. Mặc dù trong thời gian qua môn Điền kinh đã có vị trí nhất định ở khu vực Đông Nam Á (thứ hạng luôn nằm trong tốp 3 SEA Games), tuy nhiên so với các nước trong khu vực Châu Á và thế giới thì còn rất khiêm tốn.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, xác định quan điểm: Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; Giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; Đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân; Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác TDTT, bảo đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển; Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước; Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; Phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển TDTT, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động TDTT; Mục tiêu đặt ra tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT, đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc tập luyện của nhân dân, trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và Thế giới; Đầu tư, nâng cấp các Trung tâm HLTT của Quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu HLTT hiện đại; Củng cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành phố với quy mô phù hợp, có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển mạng lưới hoạt động thể thao thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học và phát hiện, bồi dưỡng các năng khiếu và tài năng thể thao; Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương; Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm, tích cực chuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á, Thế giới.
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng được thành lập tháng 03 năm 1994, đến nay đã trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Những ngày đầu mới thành lập Trung tâm chỉ có hai đội tuyển trẻ là Điền kinh và Bơi lội, nhưng đến nay đã có 04 đội tuyển Quốc gia và 13 đội tuyển trẻ Quốc gia khác nhau như Điền kinh, Bơi, Lặn, Bóng chuyền bãi biển, Bóng chuyền, Boxing, Taekwondo, Wushu, Pencak-silat’, Cầu lông, Bắn súng, Bắn cung... Trong đó môn Điền kinh (mà chủ yếu nội dung chạy cự ly trung bình) là môn thể thao chủ lực ở Trung tâm và cũng là cái nôi đào tạo VĐV chạy cự ly trung bình tốt nhất trong cả nước. Ở những nội dung này, VĐV Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng đã đem về cho thể thao Việt Nam những tấm huy chương qúi giá trong các giải thi đấu SEA Games, Châu Á... mà trước đây Việt Nam chưa giành được. Góp phần vào những tấm huy chương quý giá đó là những gương mặt như: Lê Văn Dương, Nguyễn Đình Cương, Đỗ Thị Bông, Trương Thanh Hằng, Dương Văn Thái, Đỗ Thị Thảo
Ngày nay trình độ thi đấu thể thao phát triển cao thì những yêu cầu đặt ra cho HLV ngày càng cao. Muốn có thành tích thi đấu tốt trong chạy cự ly trung bình, người HLV phải sử dụng đa dạng các loại bài tập và chiến thuật thi đấu khác nhau, trong đó SBCM là yếu tố quan trọng và quyết định thành tích. Nếu VĐV chạy cự ly trung bình không có SBCM tốt thì khả năng chống lại mệt mỏi trong trạng thái cực điểm sẽ yếu đi và không thực hiện được bài tập mà HLV đề ra, dẫn đến thành tích thi đấu bị giảm sút. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình là rất cần thiết, không thể thiếu.
Để có thành tích tốt trong huấn luyện các môn thể thao nói chung, và nội dung chạy cự ly trung bình cho nam VĐV Điền kinh trẻ nói riêng, người HLV phải sử dụng đa dạng các phương pháp, các loại bài tập và chiến thuật khác nhau mới hy vọng giành chiến thắng và trở thành VĐV đỉnh cao trong tương lai. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu đến lĩnh vực SBCM như tác giả Nguyễn Danh Hoàng Việt nghiên cứu SBCM trong môn Bóng bàn [98]; Phan Thanh Hài nghiên cứu SBCM trong môn Bơi lội [29]; Trần Duy Hòa nghiên cứu SBCM trong môn Bóng đá [34]. Song ở môn Điền kinh mà đặc biệt là nội dung chạy cự ly trung bình nam lứa tuổi 15-16 thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16”.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lựa chọn các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 nhằm ứng dụng trong quá trình huấn luyện để nâng cao thành tích cho đối tượng này và tiếp cận với trình độ VĐV ở tuyến cao hơn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Mục tiêu 2: Lựa chọn các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Giả thuyết khoa học của luận án
Kết quả huấn luyện chỉ có thể đạt được khi và chỉ khi quá trình huấn luyện tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy, huấn luyện, vận dụng hợp lý các phương pháp và các phương tiện phù hợp. Bởi vậy, nếu xác định được các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với khách thể sẽ là cơ sở quan trọng và tiền đề để phát triển sức bền chuyên môn có hiệu quả cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát các đặc điểm huấn luyện sức bền trong môn Điền kinh.
1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm sức bền:
1.1.1.1. Khái niệm sức bền.
Sức bền là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.[49], [74], [105]
Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Như vậy, khái niệm sức bền luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Tuỳ theo các đặc điểm của các hình thức hoạt động mà có các dạng mệt mỏi khác nhau: mệt mỏi trí óc, mệt mỏi cảm giác, mệt mỏi cảm xúc và mệt mỏi thể lựcSự mệt mỏi về thể lực được tạo ra bởi hoạt động của cơ bắp có ý nghĩa trong quá trình huấn luyện thể thao. Tố chất sức bền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao.[40], [74]
1.1.1.2. Phân loại sức bền.
Trong các hoạt động TDTT, sự biểu hiện của mệt mỏi cũng đa dạng, bao gồm các loại mệt mỏi khác nhau như trình bày ở mục 1.1.1.1, song mệt mỏi thể lực do hoạt động cơ bắp gây nên vẫn là chính.
Xét dưới góc độ tâm - sinh lý, sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian vận động nên chia sức bền làm ba loại sau: [28, tr.273]; [76, tr.327].
Sức bền trong thời gian dài (trên 11ph)
Sức bền trong thời gian trung bình (từ 2ph - 11ph).
Sức bền trong thời gian ngắn (từ 45gy đến 2ph).
Cũng dựa vào thời gian K.LEGO-G.OENSLEGEN (1979) phân sức bền trong các môn thể thao có chu kỳ làm 3 loại sau: [23, tr.71], [70], [81]
Sức bền thời gian dài (từ 8ph trở lên)
Sức bền thời gian trung bình (từ 2 – 8ph)
Sức bền thời gian ngắn (từ 45gy đến 2ph)
Còn xét dưới góc độ trạng thái năng lực làm việc của hệ thống cung cấp năng lượng thì sức bền chia làm hai loại sau: [58, tr.149].
Sức bền ưa khí (aerobic)
Sức bềm yếm khí (anaerobic)
Còn xem xét dưới góc độ sư phạm thì sức bền được chia thành hai loại sau: [58, tr.150].
Sức bền chung
Sức bền chuyên môn
Trong bất kỳ một môn thể thao nào, sức bền vẫn là một năng lực đa nhân tố. Do đó, SBC của VĐV là tương đối so với SBCM mà thôi, nó là sự tổng hợp đặc trưng các loại cơ năng của cơ thể VĐV. Đặc trưng các cơ năng ở đây không có ý chỉ đối với một bộ phận đặc biệt cần có của hoạt động chuyên môn nào đó, nhìn chung nó có đặc điểm như sau:
Thời gian duy trì hoạt động dài
Hoạt động liên tục
Cường độ không lớn lắm
Các nhóm cơ đều tham gia hoạt động
Hệ thống tim mạch có sự đảm bảo tương đối tốt.
Trong thực tiễn không thể đem SBC đánh đồng như nhau với sức bền ưa khí một cách đơn giản. Người ta chỉ coi SBC như cơ sở của SBCM, còn SBCM là chỉ năng lực chức năng cơ thể được vận dụng tới mức tối đa cho thành tích chuyên môn sâu trong điều kiện tập luyện hay thi đấu riêng biệt của từng môn thể thao. Hay nói cách khác, SBCM là sức bền đối với từng môn thể thao cụ thể.[58, tr.150], [63]
1.1.1.3. Đặc điểm sức bền.
Đặc điểm sức bền chung:
SBC là năng lực của cơ thể nhằm chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động với cường độ trung bình diễn ra trong thời gian dài. Năng lực vận động này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thụ oxy tối đa và khả năng cung cấp oxy của hệ tuần hoàn, hô hấp. Trong các môn thể thao chạy cự ly trung bình hay bơi cự ly dài, SBC là nền tảng đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ và sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu, tương ứng với khả năng huấn luyện của mình. SBC còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật trong thi đấu hoặc vượt qua một khối LVĐ lớn trong tập luyện. Do đó, SBC không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định thích hợp trong tập luyện và khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV. Phát triển SBC tốt còn là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh mệt mỏi. Trình độ sức bền được xác định trước hết bởi chức năng hệ tuần hoàn, của sự trao đổi chất, của hệ thần kinh và sự phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể. [28, tr.271]
Các năng lực sức bền riêng lẻ có những đặc điểm sau đây:
Sức mạnh
Sức nhanh
Sức bền trong thời gian ngắn
Sức bền trong thời gian trung bình
Sức bền trong thời gian dài
Sức bền chuyên môn
Sức bền chung
Sơ đồ 1.1: Sức bền và ảnh hưởng của sức bền đối với sức bền nhanh và sức bền mạnh [28]
Sức bền trong thời gian dài là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần và nó được chia làm các mốc thời gian tương ứng sau:
Thời gian thi đấu từ 11 đến 30ph (chạy cự ly từ 5000m - 10000m)
Thời gian thi đấu từ 30 đến 90ph (chạy cự ly bán marathon)
Thời gian thi đấu trên 90ph (chạy cự ly marathon)
Sức bền trong thời gian trung bình là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần khoảng thời gian từ 2 đến 11ph. Với thời gian này đòi hỏi VĐV huy động đầy đủ cả khả năng ưa khí lẫn yếm khí. Đa số các môn thể thao hoạt động trong khoảng thời gian trung bình được quyết định chủ yếu bởi mức độ phát triển của sức mạnh-bền và sức nhanh-bền.
Sức bền trong thời gian ngắn là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần khoảng thời gian từ 45gy đến 2ph. Ở đây đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm cao về quá trình trao đổi yếm khí. Trình độ sức bền trong thời gian ngắn cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh-bền và sức nhanh-bền. Vì sức bền luôn có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực sức nhanh và sức mạnh như ở sơ đồ 1.1.
Sức nhanh - bền là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc độ gần tối đa, chủ yếu dựa vào sự tạo thành năng lượng yếm khí.
Sức mạnh - bền là khả năng chịu đựng LVĐ đặc biệt lớn trong quá trình hoạt động nhằm khắc phục những lực cản lớn khi vận động. [28, tr.275].
Đối với môn thể thao cự ly trung bình thì cường độ thi đấu lại khác biệt với một số môn thể thao khác có cường độ dưới cực đại (như bơi cự ly 200m - 400m hay bơi thuyền 1000m). Một đặc điểm quan trọng là: Khi thi đấu tỷ trọng của quá trình yếm khí của nó chủ yếu là quá trình phân giải đường có thể vượt qua hoặc gần với quá trình ưa khí. Lúc này nợ oxy đạt đến mức cực hạn (20lít trở lên), nồng độ axit lactic đạt đến trên 200ml/%. Mối quan hệ giữa sức bền của môn thể thao này và năng lực sức mạnh, tốc độ của VĐV rất khăng khít. Nhưng chỉ tiêu tuyệt đối của sức mạnh, tốc độ cũng không thể bảo đảm cho việc nâng cao SBCM và cho thành tích của VĐV ở môn thể thao này. Do vậy, chỉ có nhắm thẳng vào đặc điểm sinh lý của sức bền loại này để huấn luyện sức bền mang tính chuyên sâu mới có thể đạt được hiệu quả cao. [58, tr.153-154].
Đặc điểm sức bền chuyên môn của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình (800m, 1500m):
Huấn luyện SBCM phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và thể hiện thành tích thể thao. Điều này cần phải nói tới các yêu cầu trong tập luyện và thi đấu. Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp của chúng hướng vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và các kỹ thuật thể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng, kỹ xảo chiến thuật cũng như các tố chất thể lực và các cách điều khiển thích nghi với tính chất sinh vật học tương ứng. Do đó, đặc trưng của huấn luyện SBCM là tất cả các chỉ số LVĐ gần giống với các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng môn thể thao và ít nhất cũng phù hợp với các điều kiện thi đấu này ở một vài nhân tố bên ngoài. Các chỉ số của LVĐ trước hết là tốc độ, tần số và số lượng, thời gian vận động và cả các nhân tố bên ngoài như sự lên, xuống dốc hoặc bằng phẳng của cự ly.
Để xác định SBCM của các VĐV người ta dùng các tiêu chí sau:[58, tr.157].
Chỉ tiêu “tốc độ dự trữ” là sự chênh lệch thời gian giữa thành tích tốt nhất của các đoạn ngắn với thời gian bình quân của các đoạn ngắn đó khi thực hiện cả cự ly thi đấu.
Ví dụ: VĐV chạy cự ly 800m với thành tích là 2ph10gy, thì thời gian bình quân chạy mỗi đoạn 100m sẽ là 2ph10gy chia cho 8 = 16gy25. Nếu VĐV đó chạy 100m có thành tích là 12gy50 thì “tốc độ dự trữ” là 16gy25 - 12gy50 = 3gy75. VĐV nào có tốc độ dự trữ càng ít thì chứng tỏ sức bền càng tốt, nghĩa là phát huy được tốc độ.
Chỉ tiêu “chỉ số sức bền”. Người ta xác định bằng cách lấy thành tích của cự ly chính trừ đi thành tích của cự ly chạy riêng từng cự ly nhỏ hơn.
Ví dụ: VĐV chạy cự ly 800m với thành tích là 2ph10gy, Thành tích tốt nhất của 100m là 12gy50, thì chỉ số sức bền là 2ph10gy - (12gy5... cách tập trung, được đặc trưng bởi tốc độ cao và có thể áp dụng để nhằm chuẩn bị cho các yêu cầu về tốc độ đặc trưng cho thi đấu trong huấn luyện SBCM.
1.2.4.3. Phương pháp lặp lại.
Phương pháp lặp lại được đặc trưng bởi sự lặp lại nhiều lần các LVĐ với các yêu cầu của từng phần thi đấu chuyên môn trong buổi tập.
1.2.4.4. Phương pháp kiểm tra và thi đấu.
Các phương pháp kiểm tra, thi đấu có tác dụng phát triển riêng các năng lực SBCM. Điều này VĐV có thể hướng vào cự ly thi đấu. Huấn luyện chuyên môn phải phụ thuộc vào cự ly thi đấu. Việc sắp xếp LVĐ phải được tiến hành sao cho có tác dụng tâm - sinh lý, cũng như tần số động tác và kỹ thuật phải phù hợp một cách tối ưu với các điều kiện thi đấu. Ngoài ra còn phải huấn luyện các năng lực thể lực, chiến thuật. [28, tr.296]
1.2.5. Một số phương pháp tập luyện hiện đại về chạy cự ly trung bình trên thế giới:
Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh và Trần Văn Đạo (1997), ngày nay đa số VĐV chạy trên thế giới đều tập luyện trên cơ sở của những hệ thống tổng hợp, trong đó có tất cả những biện pháp và phương pháp tập luyện cơ bản nêu trên. Song điểm khác nhau có tính nguyên tắc là sự sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp và phương pháp tập luyện. Về những vấn đề này cũng có sự khác nhau thể hiện rõ hơn trong công tác huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình. [65, tr.120-124].
Mỗi HLV cần phải hiểu rõ những tố chất gì của cơ thể nói chung và của cơ bắp nói riêng, cần phát triển đối với VĐV chạy, sức bền hay sức bền tốc độ, tốc độ hay sức mạnh. Để phát triển được một trong những tố chất kể trên, có những phương pháp tập luyện khác nhau, nhưng có giá trị gần như nhau, hoặc ít ra cũng có cùng phương hướng giống nhau mà VĐV cần sử dụng một cách đặc biệt.
Để phát triển sức bền cơ thể nói chung, có thể dùng hai phương pháp tập luyện là: Chạy dài liên tục và chạy giãn cách. Người ta nhận thấy chạy liên tục khi trao đổi chất thăng bằng sẽ làm cho kỹ năng tiết kiệm năng lượng được phát triển. Để có thể thích nghi với vận động lâu dài, đòi hỏi mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả thu được sẽ bền vững hơn. Cả hai phương pháp đều có tác dụng cải thiện hệ thống mao mạch và toàn bộ hệ thống tuần hoàn máu, nhưng chạy liên tục làm cho động tác hiệp đồng được hoàn thiện hơn và làm hợp lý hóa tất cả quá trình diễn ra trong cơ thể [65, tr.121], [107], [114]
Ngoài ra cần thấy rằng, tập chạy liên tục, thong thả ít bị stress hơn là tập luyện các loại chạy theo phương pháp giãn cách. Từ quan điểm đó có thể khẳng định, chạy chậm và liên tục có tác dụng rèn luyện tâm lý, ý chí của VĐV đặc biệt là những VĐV ở tuổi chuẩn bị trưởng thành.
Để tăng dung tích của tim cần phải áp dụng những tác nhân kích thích có cường độ mạnh hơn. Khi tập luyện liên tục thì tần số mạch đập chỉ ở giới hạn từ 130-160lần/phút. Song khi tập luyện giãn cách thì hoạt động của nhịp tim tăng lên, tác nhân kích thích mạnh hơn, làm tần số mạch đập tăng lên tới 180lần/phút. Trong thời gian này sự thích nghi của cơ thể đối với lượng vận động ít bền vững hơn. Mặt hạn chế của phương pháp tập luyện giản cách chính lại là mặt ưu việt của phương pháp chạy liên tục. Bởi vì, khi tập luyện phương pháp này sự thích nghi diễn ra chậm hơn, nhưng nó có hiệu quả hơn và bền vững hơn [65, tr.122]
Để phát triển sức bền tốc độ (sức bền của cơ trong điều kiện nợ oxy cao) cần phải có tác nhân kích thích mạnh hơn để đảm bảo sự thích nghi với các quá trình sinh hóa. Muốn vậy, cần áp dụng các phương pháp tập luyện như: Chạy cự ly ngắn, chạy lặp lại các đoạn ngắn khác nhau, chạy có nhịp độ cao, chạy giãn cách, chạy lên dốc, chạy trên cát[65, tr.122].
Để nâng cao hiệu quả quá trình huấn luyện chạy cự ly trung bình, ngày nay người ta bác bỏ việc chỉ sử dụng bó hẹp một phương pháp nào đó (chạy giãn cách, chạy liên tục hay chạy tốc độ..) và coi đó là những quan điểm lỗi thời. Ngoài ra khi xây dựng kế hoạch huấn luyện cần tổng hợp các phương pháp và các biện pháp, lựa chọn phương pháp tập luyện cần chú ý đến số năm tập luyện, trình độ thể lực chung, lứa tuổi của VĐV.
Tất cả những điều nói trên là nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện chạy cự ly trung bình và dài. Việc vận dụng thực tế những nguyên tắc đó được thể hiện trong kế hoạch huấn luyện hàng năm có tính toán đến những đặc điểm cá nhân VĐV. Những nguyên tắc đó được thể hiện trong ba hệ thống tập luyện sau:
Hệ thống tập luyện của VĐV ở Châu Âu
Hệ thống tập luyện của VĐV ở Mỹ
Hệ thống tập luyện của VĐV Úc và Tân Tây Lan
Phương pháp tập luyện chính trong hệ thống tập luyện của VĐV ở Châu Âu (đặc biệt là chạy cự ly trung bình) là phát triển tương đối đều và song song các tố chất nhanh và bền.
Phương pháp tập luyện chính trong hệ thống tập luyện của VĐV ở Mỹ (đặc biệt là chạy cự ly 800m) có đặc trưng là dự trữ tốc độ cao và họ luôn ưu tiên phát triển sức nhanh.
Phương pháp tập luyện chính trong hệ thống tập luyện của VĐV ở Úc và Tân Tây Lan là ưu tiên phát triển SBCM.
Tất nhiên sự phân chia của ba hệ thống tập luyện trên là có điều kiện, tùy theo mỗi nước để có thể áp dụng bất kỳ hệ thống tập luyện nào cho phù hợp.
Từ những PPHL trên có thể thấy trong huấn luyện sức bền cho VĐV lứa tuổi 15-16 nói chung và huấn luyện SBCM trong chạy cự ly trung bình nói riêng ở lứa tuổi 15-16, cần phải có một kế hoạch huấn luyện thật khoa học, chặt chẽ và được đầu tư đào tạo VĐV ngay từ lứa tuổi nhỏ, mới có được nền móng vững chắc ở tuổi trưởng thành. Động cơ và hiệu quả trong thực tiễn công tác huấn luyện nên có sự thống nhất. Chỉ dựa vào nguyện vọng chủ quan mà không thu được hiệu quả thì chỉ là viễn vông, không thực tế. Bởi vì, nếu sử dụng PPHL không thích hợp với tình hình cụ thể của đối tượng huấn luyện thì không thể là phương pháp tốt để hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện và cũng không phải là PPHL mang lại hiệu quả cao. Cần lưu ý cho dù lựa chọn PPHL như thế nào đi nữa, thì cũng phải đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể VĐV, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Đặc điểm quan trọng đối với những môn thể thao có công suất hoạt động dưới tối đa là khi thi đấu tỷ trọng của quá trình yếm khí của nó chủ yếu là quá trình phân giải đường có thể vượt qua hoặc gần với quá trình ưa khí. Mối quan hệ giữa sức bền và năng lực sức mạnh, sức nhanh của VĐV môn thể thao này rất khăng khít.
Huấn luyện sức bền cho VĐV có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp kéo dài, phương pháp giãn cách, phương pháp lặp lại, phương pháp kiểm tra và thi đấu), song sử dụng phương pháp nào thì cần phải đảm bảo phát triển được cả năng lực SBC lẫn SBCM, đồng thời sử dụng các phương pháp phải phù hợp với từng lứa tuổi cụ thể thì mới đạt hiệu quả cao, còn không sẽ có những phản ứng ngược lại không những không nâng cao hiệu quả huấn luyện mà còn uổng công phí sức, thậm chí còn tổn hại đến thể chất của các em VĐV sau này.
1.2.6. Đặc điểm tâm, sinh lý của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
1.2.6.1. Đặc điểm tâm lý của nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Vai trò tâm lý trong hoạt động thể thao:
Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong quá trình tập luyện thể thao, vận động luôn có sự xen kẽ luân phiên giữa trạng thái động và trạng thái nghỉ ngơi hay giữa hưng phấn và ức chế. Đây cũng là đặc trưng hoạt động của cơ thể sống. Huấn luyện tâm lý trong thể thao nhằm điều khiển sự cân bằng và ổn định tinh thần, nâng cao sức mạnh cơ bắp và tâm trí VĐV phải dựa trên cơ sở đặc tính cơ thể sống của cá nhân và quy luật vận động chung.
Trong thực tế huấn luyện, thành tích thể thao vô cùng quan trọng, nó đánh dấu sự trưởng thành của tài năng thể thao. Nhưng cách mà mỗi VĐV đi đến đỉnh vinh quang cũng là một kết quả ghi dấu ấn sâu đậm trong từng trận đấu và cuộc đời của VĐV. Vì vậy, khi đối diện với các tình huống khác nhau, cần phải biết hóa giải để đưa mình vào trạng thái tốt nhất, có lợi nhất.
Có một tâm thế sẵn sàng tâm lý là kết quả của cả một quá trình huấn luyện bền bỉ để hình thành những năng lực và phẩm chất tâm lý tích cực, chủ động của VĐV. Tâm lý sẵn sàng và sức bền tâm lý chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, khả năng kiểm soát và điều hòa cảm xúc của mỗi cá nhân.
Bên cạnh việc xác định rõ đối thủ và xác định rõ vị thế của mình dưới sự hướng dẫn của HLV tài năng thì một giấc ngủ ngon không có sự can thiệp của thuốc ngủ trước mỗi cuộc thi là vô cùng hữu ích đối với VĐV.
Việc nghiên cứu đánh giá trình độ tâm lý VĐV sẽ cung cấp nguồn cơ sở dữ liệu khoa học trong tuyển chọn cũng như trong huấn luyện những VĐV có trình độ tâm lý tốt, trên cơ sở đó giúp cho việc đầu tư huấn luyện có hiệu quả hơn trong quá trình chuẩn bị cho các giải đấu.
Đặc điểm tâm lý vận động viên lứa tuổi 15-16.
Lứa tuổi 15 - 16 là giai đoạn thứ 2 của thời kỳ dậy thì. Trong giai đoạn này có thể quan sát thấy sự phát triển tính cách cá nhân rất lớn. Do quá trình sinh học diễn ra một cách mạnh mẽ, với những biến đổi quan trọng của cơ thể trong giai đoạn phát triển này, trọng tâm của sự chú ý cũng thay đổi và chúng đặt ra những câu hỏi mới, những mối quan hệ và tình cảm riêng tư và cả những thay đổi về mặt sinh học đã dẫn đến sự mất cân bằng rất lớn về mặt tình cảm và sự thiếu ổn định về mặt tình thần trong giai đoạn lứa tuổi này. Mặt khác họ cũng rất khát khao xây dựng những cách nghĩ riêng và muốn nhận được những lời nhận xét về mình. Tính tự tin vốn có từ trước cũng bị mất đi, nó dẫn đến sự đánh giá thiếu chính xác, thiếu tự tin. Từ những đặc điểm trên, để giáo dục một con người toàn diện ở lứa tuổi này trước hết cần khắc phục bằng sự động viên, khuyến khích từ người lớn tuổi, sau đó cần có sự chung tay từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì công tác giáo dục và đào tạo mới có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của các em. [28, tr.90]
Lứa tuổi 15-16 là giai đoạn các em rất nhạy bén và có sự phát triển mạnh mẽ, linh hoạt về các đặc tính nhân cách như: điềm đạm, hăng hái, nóng nảy, ưu tư.. Song các em đang trên con đường hoàn thiện nên chưa có tính bền vững, bởi vậy trong giáo dục sức bền cần chú ý thường xuyên giáo dục đạo đức, ý chí, lòng kiên trì cho các em. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn. Các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn mọi người coi trọng mình. Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh trong mối liên hệ với quá trình hình thành tính độc lập của thanh thiếu niên, mong muốn tự khẳng định mình trong môi trường người lớn. Các em mong muốn được tự hoàn thiện bản thân, muốn được trở thành người mạnh khoẻ và dũng cảm, bền bỉ hơn. Nhưng khả năng thực hiện để giáo dục các phẩm chất sức mạnh, ý chí ở các em trai thường nhận thấy rõ trong môn chạy cự ly trung bình, bóng đáChính vì vậy, ở lứa tuổi này động cơ chính để các em tham gia tập luyện TDTT là động cơ gián tiếp, muốn trở thành con người khoẻ và ý chí hơn là phát triển tài năng thể thao [28], [92], [104].
Trong huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi này, Các HLV cần lợi dụng động cơ này để hướng các em tiếp thu được những kỹ năng vận động đa dạng và phức tạp. Nếu trong giai đoạn đầu tập luyện, các em bắt đầu cảm nhận được tính khéo léo, tốc độ phản ứng và sức mạnh...thì những động cơ này dần dần biến thành những động cơ thuần tuý thể thao sâu sắc. Tuy nhiên trong huấn luyện sức bền ở lứa tuổi này, điều quan trọng đối với HLV là cần phải biết động viên bằng những yêu cầu tâm lý chuyên môn để các em sẵn sàng chịu đựng LVĐ cao. Sự phát triển các phẩm chất tâm lý chuyên môn, trước hết là các tiền đề về ý chí để lập thành tích, thái độ có nghị lực gồm tất cả các phẩm chất điều khiển ý chí của con người giúp các em vượt qua những trở ngại, khó khăn bên trong và bên ngoài bằng cách vận dụng ý chí để chịu đựng vững vàng sự căng thẳng trong tập luyện.
Việc điều hòa cảm xúc được thực hiện ngay trong từng buổi tập và từng giai đoạn huấn luyện cụ thể cả về thể chất và tâm lý. Thể chất và tinh thần được từng cá nhân kiểm soát và điều chỉnh, thông thường người ta coi sự chuẩn bị tinh thần là phức tạp hơn, điều này là do cách thức phản ứng của mỗi cá nhân. Những biến đổi thể chất và tinh thần thường tạo nên những hiệu ứng tâm lý, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của VĐV. Do đó, để ổn định và phát triển năng lực tâm lý, trước hết cần đảm bảo sự ổn định và phát triển bình thường về thể chất.
Trước mỗi buổi tập luyện, nên bắt đầu với một khoảng thời gian thích hợp cho khởi động và trò chuyện chân tình, cởi mở, tiếp theo là quá trình khởi động. Khởi động là quá trình tạo ra những thay đổi về sinh lý và tâm lý để cho các cá nhân thích ứng với LVĐ xác định trong từng giai đoạn huấn luyện hoặc trong từng buổi tập. Khởi động tạo nên sự kích thích hoạt động các chức năng cơ thể cả thể chất và tinh thần với tâm thế sẵn sàng. Khởi động tốt có thể giúp cải thiện hiệu suất và ngăn ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho biết những lợi ích đạt được nhờ vào khởi động. Quá trình phát triển kỹ năng và trình độ ở mỗi bài tập khi được VĐV bắt đầu thực hiện, khi có sự khởi động thích hợp sẽ tạo nên một sự thiết lập mới về sức mạnh, cường độ điều tiết cơ thể cả về sinh lý và tâm lý.
Ảnh hưởng chức năng tâm lý đến thành tích thể thao:
Chức năng tâm lý có vai trò chi phối đến mọi hoạt động sống của con người, có thể tạo nên những khả năng, những tố chất hoạt động - thiên hướng năng lực. Chức năng tâm lý là cơ sở nền tảng của mọi hành vi và thái độ của con người đối với hiện thực ở mọi hoạt động sống nói chung và hoạt động thể thao nói riêng.
Thực tế huấn luyện và thi đấu thể thao ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của yếu tố tâm lý, đặc biệt trong những cuộc thi đấu quan trọng, thời điểm gay go, quyết định, VĐV nào có tâm lý vững vàng thì phát huy được lợi thế và dễ dàng giành thắng lợi hơn. Bởi vậy hiện nay, ngay từ khâu tuyển chọn VĐV trẻ ban đầu, người ta cũng đã chú trọng đến yếu tố tâm lý cá nhân của VĐV. Đồng thời chúng ta cũng thấy trong các đội tuyển của nhiều nước tham gia thi đấu các giải thể thao lớn đều luôn có chuyên viên hay bác sỹ tâm lý để tư vấn và huấn luyện tâm lý thi đấu cho VĐV. Qua đó thấy được yếu tố tâm lý có vai trò hết sức quan trọng trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Việc nghiên cứu đánh giá chức năng tâm lý đối với các VĐV trẻ lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng được sử dụng trên thiết bị TK.II 1264 của Nhật, kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 1.3 và bảng 1.4
Bảng 1.3. Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh và Bơi lội tại Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng. [66]
Môn thể thao
Giá trị số
Tốc độ phản ứng (ms)
Độ chính xác
Sức bền tâm lý trong vận động
Đánh giá
Đơn giản
Phức tạp
Lỗi (%)
Độ chính xác (%)
Bơi (n=21)
Max
221.38
340.09
81.25
100
9 VĐV tốt, còn lại có biểu hiện giảm
Tốt: 2 VĐV
Khá: 4 VĐV
TB & yếu: 15 VĐV
Min
160.15
255.36
0
18.75
TB chung
194.83
291.78
25.47
74.90
Điền kinh (n=8)
Max
212.23
336.57
43.57
87.5
2 VĐV tốt
6 VĐV giảm
Tốt: 2
Khá: 1
TB: 4
Yếu: 1
Min
165.76
209
12.5
56.25
TB chung
185.34
258.31
26.54
73.43
Quá trình nghiên cứu đánh giá chung cho tất cả các VĐV Điền kinh và Bơi lội ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng cho thấy có những VĐV ở những lứa tuổi khác nhau có thể có cùng chỉ số như nhau, nhưng kết quả đánh giá lại không giống nhau. Vì vậy, cần phải đánh giá chức năng tâm lý đối với từng VĐV ở từng lứa tuổi cụ thể.
Bảng 1.4. Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng. [66]
TT
Năm sinh
VĐV
Tốc độ phản ứng (ms)
Độ chính xác
Sức bền tâm lý
Đánh giá
Đơn giản
Phức tạp
Lỗi (%)
Độ chính xác (%)
1
1992
165,76
239,54
25
75
0,1 tốt
Tốt
2
1993
169,69
247,21
31,25
68,75
- 1,1 giảm
Khá
3
1991
199,07
255,18
12,5
87,5
- 6,6 giảm
TB
4
1992
179,76
209
25
75
0 tốt
Tốt
5
1989
187,38
242,42
43,57
56,25
- 6,3 giảm
TB
6
1990
179,53
273,36
25
75
- 2,2 giảm
TB
7
1992
189,30
263,24
25
75
- 1,3 giảm
TB
8
1993
212,23
336,57
25
75
- 2,3 giảm
Yếu
Max
212.23
336.57
43.57
87.5
Min
165.76
209
12.5
56.25
TB
185.34
258.31
26.54
73.4375
1.2.6.2. Cơ sở sinh lý sức bền và đặc điểm sinh lý của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền:
Cơ sở sinh lý của sức bền chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể (đạt VO2max). Những VĐV có sức bền tốt thường VO2max rất cao (5-6lít/phút).
Theo quan điểm sinh lý thể dục thể thao, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2-3ph trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2 toàn bộ cơ bắp của cơ thể) nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động, chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí.
Sức bền phụ thuộc vào: Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức hấp thụ oxy cao.
Mức hấp thụ oxy tối đa của một người quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ. VO2max càng cao thì công suất hoạt động tối đa càng lớn.
Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) được quyết định bởi khả năng của hai hệ thống chức năng chính: Một là hệ vận chuyển ôxy đảm nhiệm vai trò hấp thụ oxy từ môi trường bên ngoài và vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể và hai là hệ cơ là hệ sử dụng oxy được cung cấp. [32, tr.405]
Hệ vận chuyển ôxy:
Hệ vận chuyển oxy bao gồm hệ hô hấp ngoài, máu và tim- mạch. Chức năng của mỗi bộ phận trong cả hệ thống này, cuối cùng đều quyết định khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.
Hệ hô hấp: Là khâu đầu tiên của hệ vận chuyển oxy. Hệ hô hấp đảm bảo việc trao đổi oxy từ bên ngoài vào tế bào thông qua tuần hoàn máu, làm cho phân áp oxy trong máu động mạch được duy trì ở mức cần thiết để cung cấp cho cơ và các cơ quan. Để phát triển sức bền, hệ hô hấp phải có những biến đổi cả về cấu tạo và chức năng.
Công suất và hiệu quả của hô hấp ngoài tăng lên, trước tiên là do lực và sức bền của các cơ hô hấp đều tăng làm cho độ sâu hô hấp tăng lên đáng kể và tần số hô hấp thì giảm đi.
Tăng khả năng khuyếch tán của phổi, chủ yếu do mạng mao quản trong phế nang tăng lên và do lượng máu tuần hoàn qua phổi tăng. Khả năng khuyếch tán cao của phổi làm cho oxy đi từ phế nang vào máu và làm cho máu bão hoà oxy nhanh hơn.
Hệ máu: Thể tích và hàm lượng hemoglobin quyết định khả năng vận chuyển oxy của cơ thể, vì oxy được vận chuyển từ phổi đến các tổ chức bằng cách kết hợp với hemoglobin của hồng cầu.
Tập luyện sức bền làm tăng lượng máu tuần hoàn, tăng số lượng máu lưu thông để tăng quá trình vận chuyển oxy, chủ yếu là do tăng thể tích huyết tương. Vì vậy, độ nhớt của máu giảm, lượng máu tuần hoàn lớn sẽ làm cho máu về tim lớn hơn, tăng lưu lượng tâm thu và làm tăng cường dòng máu chảy vào hệ thống mạch máu ở da, do đó nâng cao khả năng thải nhiệt của cơ thể, lượng máu tăng làm pha loãng các sản phẩm trao đổi chất axit lactic có trong máu và giảm nồng độ của chúng.
Hàm lượng hemoglobin quyết định khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Hàm lượng hồng cầu và hemoglobin của VĐV sức bền giống như ở VĐV các môn thể thao khác hay người thường, nhưng do lượng máu của VĐV sức bền cao hơn nên số lượng hồng cầu và hemoglobin tuyệt đối của họ cũng cao hơn người thường. Ở người bình thường và VĐV các môn thể thao khác, lượng hemoglobin trong máu khoảng 700-900g, trong khi ở các VĐV sức bền khoảng 1000-1200g [32, tr.407]. Như vậy, thực tế hồng cầu và hemoglobin có tăng lên ở các VĐV sức bền. Song, do lượng máu tuần hoàn của họ lớn hơn nên lượng hồng cầu và hemoglobin đó chỉ đủ để đảm bảo hàm lượng bình thường trong máu.
Hàm lượng axit lactic trong máu: Trong các hoạt động sức bền, tức là những hoạt động ưa khí, tỷ lệ nghịch với thời gian vận động. Điều đó cho thấy rằng hàm lượng axit lactic cũng biểu thị khả năng hoạt động sức bền của con người [32, tr.407]. Trong quá trình tập luyện sức bền với các bài tập ưa khí dưới tối đa, hàm lượng axit lactic trong cơ và máu giảm đi. Hàm lượng axit lactic trong máu của VĐV tập luyện sức bền trong những hoạt động dưới tối đa, như vậy, thấp hơn so với người thường và VĐV các môn thể thao khác. Hàm lượng axit lactic thấp của VĐV tập luyện sức bền do các yếu tố sau đây quyết định:
Thứ nhất: Cơ bắp của VĐV tập luyện sức bền có khả năng trao đổi chất ở điều kiện hàm lượng oxy cao, vì vậy chúng ít sử dụng cách cung cấp năng lượng yếm khí, có nghĩa là ít tạo ra axit lactic hơn ở người thường.
Thứ hai: Hệ vận chuyển oxy của VĐV sức bền thích nghi với vận động nhanh hơn, do đó cung cấp oxy đầy đủ cho cơ thể hơn. Như ta đã biết axit lactic thường được hình thành nhiều trong giai đoạn bắt đầu vận động, khi oxy chưa được cung cấp đầy đủ.
Thứ ba: Các VĐV tập luyện sức bền có tỷ lệ sợi cơ chậm và cơ tim phát triển, các sợi cơ chậm và cơ tim có khả năng sử dụng axit lactic để làm nhiên liệu cung cấp năng lượng rất tốt. Vì vậy, làm cho lượng axit lactic trong cơ thể và máu giảm đi.
Như vậy, tập luyện sức bền không chỉ làm tăng khả năng hấp thụ oxy tối đa, mà còn làm giảm hàm lượng axit lactic trong máu và như vậy làm tăng khả năng hoạt động ưa khí kéo dài của cơ thể. Đó là một trong những cơ chế quan trọng nhất để nâng cao sức bền của VĐV.
Hệ tim - mạch: Do hô hấp ngoài thường cao hơn khả năng hấp thụ oxy của cơ thể, nên trong thực tế khả năng vận chuyển oxy chủ yếu phụ thuộc vào Hệ tuần hoàn chứ không phải hệ hô hấp, nhất là phụ thuộc vào khả năng đẩy máu của tim.[32, tr.409]
Để phát triển sức bền, tim và mạch máu có những biến đổi sâu sắc cả về cấu tạo và chức năng, biểu thị trong yên tĩnh và trong vận động với những LVĐ khác nhau.
Tập luyện sức bền lâu dài làm cho tim biến đổi theo hai hướng là giãn buồng tim và phì đại cơ tim. Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong các buồng tim tăng lên. Đó là yếu tố quan trọng để tăng thể tích tâm thu khi cần thiết, phì đại cơ tim làm tăng lực bóp của tim, tức làm tăng thể tích tâm thu.
Về mặt chức năng, tập luyện sức bền làm giảm tần số co bóp của tim khi yên tĩnh. Giảm nhịp tim là hiện tượng đặc trưng cho mức độ phát triển của sức bền. Sự giảm nhịp tim làm cho tim hoạt động kinh tế (tiết kiệm), ít tiêu hao năng lượng hơn và có thời gian nghỉ dài hơn. Sự giảm nhịp tim không làm cho thể tích phút của máu bị giảm đi, vì đồng thời với nhịp tim giảm, lực bóp của tim, tức là thể tích tâm thu, đã tăng lên do phì đại cơ tim và giãn buồng tim.
Những biến đổi về cấu tạo và chức năng trong yên tĩnh có ý nghĩa quan trọng để tăng khả năng tối đa của tim trong vận động. Khi thực hiện LVĐ ưa khí tối đa, thể tích phút tối đa của VĐV sức bền có thể gấp đôi người bình thường, đạt mức 38 - 40l/ph. Thể tích phút tối đa của máu cao như vậy ở VĐV sức bền chủ yếu là do thể tích tâm thu tăng. Tăng thể tích tâm thu là hiệu quả chức năng quan trọng nhất của tập luyện sức bền đối với hệ tim – mạch và đối với hệ vận chuyển oxy nói chung. Thể tích tâm thu tối đa của VĐV sức bền lên đến 190-210ml, trong khi ở người bình thường không quá 130ml [32, tr.410].
Hệ sử dụng oxy-Hệ cơ
Lượng oxy mà hệ vận chuyển oxy mang tới trong thời gian hoạt động thể lực chủ yếu được sử dụng ở cơ. Sức bền của VĐV phụ thuộc một phần đáng kể vào đặc điểm cấu tạo và hóa sinh của cơ.
Đặc điểm nổi bật về cấu tạo cơ của các VĐV có thành tích cao trong các môn thể thao sức bền là tỷ lệ các sợi cơ chậm (nhóm I) của họ trong cơ rất cao. Giữa tỷ lệ sợi cơ chậm và VO2max có mối liên quan chặt chẽ. Những VĐV có tỷ lệ sợi cơ chậm cao thường có VO2max cũng cao. Ở các VĐV chạy cự ly maratông trình độ cao tỷ lệ sợi cơ chậm chiếm 80% toàn bộ số cơ có trong bó cơ, trong khi ở VĐV chạy cự ly 100m tỷ lệ này chỉ là 20 – 30%. Quá trình tập luyện thể lực, kể cả tập luyện sức bền, không làm thay đổi tỷ lệ các sợi cơ chậm và nhanh có trong bó cơ. Song tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh nhóm IIA và giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh nhóm IIB. Nhóm sợi cơ IIA là những sợi cơ có khả năng trao đổi năng lượng bằng con đường oxy hóa cao hơn so với nhóm IIB. Như vậy là, tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ các sợi cơ có khả năng trao đổi chất ưa khí, thích nghi với hoạt động sức bền [32, tr.411].
Tập luyện sức bền còn làm cho cơ phì đại theo kiểu phì đại cơ tương, ty lạp thể và số lượng các men trong cơ đều tăng lên. Điều đó làm cho khả năng hấp thụ oxy của cơ nói chung tăng lên. Tập luyện sức bền làm tăng số lượng mao mạch trong cơ. Trung bình trên 1mm2 tiết diện ngang của sợi cơ ở người bình thường có 320 mao mạch, còn ở VĐV là 400 mao mạch. Tăng số lượng mao mạch ở cơ làm tăng bề mặt khuyếch tán và rút ngắn đường đi của oxy và các chất khác nhau từ máu đến tế bào cơ. Vì vậy, làm cho khả năng hoạt động thể lực kéo dài của cơ sẽ tăng lên.
Quá trình tập luyện sức bền không chỉ làm tăng sức bền bằng cách tăng khả năng vận chuyển oxy đến cơ của cơ thể, mà còn xảy ra hàng loạt biến đổi hóa sinh để nâng cao khả năng sử dụng oxy tức là nâng cao sức bền của cơ thể. Trong số những biến đổi hóa sinh ở cơ, quan trọng nhất là những biến đổi sau:
Tăng hàm lượng và hoạt tính của các men trao đổi chất ưa khí (men oxy hóa).
Tăng hàm lượng myoglobin trong cơ lên từ 1,5 đến 2 lần.
Tăng hàm lượng các chất chứa năng lượng như glycogen và lipit (tối đa trên 50%).
Tăng khả năng oxy hóa đường và đặc biệt là mỡ.
Qua việc xem xét đặc điểm của hệ vận chuyển oxy và hệ sử dụng oxy trong hoạt động sức bền ta thấy rằng: Tập luyện phát triển sức bền đưa đến 2 hệ quả cơ bản là: Một là, nâng cao khả năng ưa khí tối đa của cơ thể. Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể trong hoạt động với công suất thấp lâu dài. Để phát triển sức bền cần có sự phối hợp tối ưu giữa các chức năng dinh dưỡng và vận động của cơ thể. Ngoài ra, sức bền còn phụ thuộc tốc độ tham gia điều hòa nội môi, đặc biệt là điều hòa thân nhiệt của các quá trình thần kinh – thể dịch. [32, tr.412].
Đặc điểm sinh lý vận động viên lứa tuổi 15-16:
Hệ thần kinh: Ở độ tuổi này sự phát triển về hình thể đã dần hoàn thiện, kích thước của não và hành tủy đã đạt đến mức gần như người trưởng thành. Hoạt động phân tích - tổng hợp của võ não tăng lên, tư duy đã hình thành tốt, [17], [19], [20], [69].
Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi thanh thiếu niên là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa, do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Trao đổi năng lượng trong điều kiện yên tĩnh ở lứa tuổi 15: 4,2Kal/m2/giờ, đến tuổi 20: 3,8Kal/m2/giờ. Quá trình tiêu hao mỡ cần thiết để tạo nên màng tế bào và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Nhưng dự trữ mỡ trong cơ thể không lớn và sự trao đổi mỡ không ổn định, vì vậy thiếu đường thì lượng mỡ trong cơ thể bị hạn chế rất nhanh khi có sự tiêu hao năng lượng lớn. Trao đổi đường với cơ thể không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn đảm nhiệm chức năng cấu tạo, ở tuổi 15 - 18 nhu cầu đường ~ 7,7g/kg/ngày. Nước và các chất khoáng có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ thể, nước chiếm 68 - 72% trọng lượng cơ thể của tuổi 16 - 18 và nhu cầu nước 40 - 50g/1kg trọng lượng/ngày, [30], [32], [39], [42], [106].
Hệ máu: Khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể và cao hơn người lớn, lượng hồng cầu đạt mức của người lớn.
Hệ tuần hoàn: Tần số co bóp của tim 16 tuổi là 70 - 78lần/ph, thể tích dòng máu tính trên 1kg trọng lượng trong một phút (thể tích phút tương đối) 60 - 70ml. Thể tích phút gần như người lớn là 24 - 28l/ph, thể tích tâm thu 120 - 140ml. Áp huyết tối đa 110 - 120 mmHg, Áp huyết tối thiểu 70 - 90mmHg. [32], [36]
Hệ hô hấp: Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp. Tần số hô hấp 12 - 18lần/ph. Độ sâu hô hấp (khí lưu thông) gần như người lớn 400 - 500ml. Dung tích sống tương đối, tức là dung tích sống trên 1kg trọng lượng cơ thể, cũng gần bằng người lớn (80ml/1kg trong lượng), khả năng hấp thụ ...tổ
33. Ke thang gióng giữ cho thân người và 2 chân vuông góc 2ph x 4-5tổ
34. Gánh tạ tối đa trọng lượng (70-80kg) 3lần x2-3tổ
35. Chạy việt dã 12km lên xuống dốc trên địa hình núi tự nhiên
36. Bài tập mền dẽo - căng cơ 8 động tác (8gy căng - 30gy lỏng x2-3tổ
37. Gánh tạ bằng trọng lượng cơ thể đứng lên, ngồi xuống (1/2) 12lần x4-5tổ
Ý kiến bổ sung
1..................................................................................................................
2..................................................................................................................
3..................................................................................................................
Câu 12. Theo Ông (bà) để xây dựng nội dung các giai đoạn trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV trẻ chạy cự ly trung bình cần thời gian bao lâu trong từng giai đoạn của một chu kỳ huấn luyện?
Trả lời: Bằng cách đánh dấu “X” vào ô tương ứng.
Giai đoạn
Chu kỳ
Chuẩn bị chung
Chuẩn bị chuyên môn
Kiểm tra, chuyển tiếp
Đồng ý
Không đồng ý
Chu kỳ I
8 tuần
14 tuần
2 tuần
Chu kỳ II
6 tuần
16 tuần
2 tuần
Chu kỳ III
6 tuần
16 tuần
2 tuần
Câu 13. Theo Ông (bà) khi huấn luyện SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 15-16 chạy cự ly trung bình, thì tỷ lệ huấn luyện SBCM chiếm tỷ lệ như thế nào trong từng giai đoạn huấn luyện trong năm.
Giai đoạn
Chuẩn bị chung
Chuẩn bị chuyên môn
Chuẩn bị thi đấu
Thi đấu và chuyển tiếp
Chiếm tỷ lệ (%)
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông (bà) và mong nhận lại phiếu này sau 1 tuần..
Đà Nẵng, ngày........tháng........năm 2013
NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NGƯỜI PHỎNG VẤN
Ký tên
NCS. Nguyễn Văn Long
PHỤ LỤC 2:
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ I)
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8
GA
Nội dung
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Mã số bài tập
2
6
5
6
1
7
6
5
2
8
2
8
7
3
1
6
7
5
8
7
2
9
2
8
7
2
6
7
4
3
3
5
4
4
3
3
4
9
10
4
3
10
4
5
4
3
9
10
4
3
9
4
9
10
8
3
4
4
3
4
9
4
4
4
3
4
4
4
4
10
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ I)
Tuần
9
10
11
12
13
14
15
16
GA
Nội dung
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
Mã số bài tập
11
14
18
12
14
15
16
12
19
14
11
14
8
13
11
3
14
18
13
14
15
20
22
23
22
20
21
21
12
17
4
13
16
18
4
13
4
16
12
17
4
17
12
18
17
4
16
17
18
18
19
21
18
19
23
24
13
4
15
13
4
4
4
4
4
24
25
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ I)
Tuần
17
18
19
20
21
22
23
24
GA
Nội dung
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
Mã số bài tập
12
15
16
20
21
23
24
12
15
16
13
17
23
13
14
13
23
19
11
13
14
27
10
28
9
21
29
21
13
17
18
19
18
21
25
13
17
18
14
19
24
18
18
17
24
4
12
16
18
4
4
10
18
9
9
14
4
4
4
14
4
4
4
14
4
4
10
10
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ II)
Tuần
25
26
27
28
29
30
31
32
GA
Nội dung
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Mã số bài tập
2
1
5
2
5
1
2
7
8
2
8
21
2
8
1
7
21
7
2
22
7
2
3
5
2
3
24
3
3
3
6
3
6
3
4
9
3
4
3
7
4
9
8
3
10
8
9
4
9
6
9
27
25
27
4
4
10
26
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ II)
Tuần
33
34
35
36
37
38
39
40
GA
Nội dung
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
Mã số bài tập
11
14
18
12
15
18
14
12
23
14
5
21
3
21
13
14
15
13
15
13
14
21
20
23
21
7
8
11
12
17
4
13
16
4
16
13
4
29
6
22
4
22
14
16
17
16
18
17
16
22
27
29
22
9
10
12
13
14
22
3
4
4
4
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ II)
Tuần
41
42
43
44
45
46
47
48
GA
Nội dung
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
Mã số bài tập
13
14
15
24
20
21
27
12
14
15
13
22
14
29
13
16
24
14
11
14
16
13
9
28
9
29
21
27
16
17
18
25
27
23
4
13
16
18
17
19
16
4
18
19
25
18
12
18
19
10
27
4
10
9
22
4
26
4
4
4
10
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ III)
Tuần
49
50
51
52
53
54
55
56
GA
Nội dung
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Mã số bài tập
2`1
1
2
5
1
2
6
24
2
23
21
7
8
2
7
21
1
21
2
22
8
2
5
8
3
24
27
3
22
20
4
6
4
3
5
25
27
4
3
4
3
21
9
3
9
8
9
7
10
9
6
3
9
25
9
9
4
3
26
4
4
26
4
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ III)
Tuần
57
58
59
60
61
62
63
64
GA
Nội dung
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
Mã số bài tập
11
13
17
12
13
18
14
12
13
29
21
6
19
21
13
14
15
16
14
15
13
21
29
20
7
11
8
8
12
14
4
15
16
4
16
22
14
22
23
5
3
3
16
17
4
9
16
17
18
23
27
22
12
9
10
19
4
4
4
BẢNG PHÂN PHỐI TIẾN TRÌNH GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN (Chu kỳ III)
Tuần
65
66
67
68
69
70
71
72
GA
Nội dung
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
Mã số bài tập
13
14
15
21
24
23
21
12
14
15
13
14
22
19
13
14
19
24
11
14
13
6
27
28
9
21
9
27
16
18
16
20
25
9
27
13
18
19
16
17
15
9
16
18
4
25
12
18
16
9
4
10
22
10
4
4
26
4
10
27
MÃ SỐ BÀI TẬP
1
Chạy việt dã 12km lên xuống dốc trên địa hình núi tự nhiên
16
Chạy lặp lại 800m x 3-4lần
2
Chạy việt dã trên đường 14km.
17
Chạy lặp lại 1000m x 3-4lần
3
Bài tập nhảy dây 2ph x3lần x3-4tổ
18
Chạy lặp lại 1200m x 3-4lần
4
Bài tập mềm dẻo - căng cơ 8 động tác (8gy căng-30gy lỏng) x 2-3tổ
19
Chạy lặp lại 2000m x 2-3lần
5
Gánh tạ đòn (35kg) đi bước xoạc 50m x 5lần x 2-3tổ
20
Chạy lên dốc 100m x 6lần x 2-3tổ.
6
Gánh tạ đòn (20kg) nâng cao đùi tại chỗ 30gy x 5lần x 3-4tổ
21
Chạy biến tốc 100m nhanh 50m chậm trên sân cự ly 800m x 3lầnx 2-3 tổ
7
Chạy lặp lại 1000m, 2000m, 3000m x 2 tổ
22
Chạy 200m có kéo bánh tạ (20kg) 4lần x 2-3tổ
8
Chạy hỗn hợp lặp lại 500m, 700m, 1000m x 3tổ
23
Gánh tạ bằng trọng lượng cơ thể đứng lên, ngồi xuống (1/2) 12lần x 4-5tổ
9
Chạy đạp sau trên sân cỏ 100m x 5lần x 3-4tổ
24
Bật xa 5 bước 10lần x 2-3tổ
10
Chạy lò cò trên sân cỏ 100m x 5lần x 3tổ
25
Bật xa 7 bước 10lần x2-3tổ
11
Chạy 30m tốc độ cao 7lần x 2-3tổ.
26
Bật xa 10 bước 10lần x 2-3tổ
12
Chạy 100m xuất phát cao 6lần x 2-3tổ
27
Bài tập gập cơ bụng, cơ lưng 30lần x 5-6tổ
13
Chạy lặp lại 200m x 3lần x 2-3tổ
28
Chạy 800m, chạy 1500m x 2-3lần
14
Chạy lặp lại 400m x 2lần x 2-3tổ
29
Gánh tạ tối đa nhanh (trọng lượng 70-80kg ) 3lần x 2-3tổ
15
Chạy lặp lại 600m 3lần x 1-2 tổ
PHỤ LỤC 3:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BÀI TẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM
Nhóm bài tập chuẩn bị chung
Chạy lặp lại 1000m, 2000m, 3000m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBC
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 4VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV, chạy 1000m đi bộ thở sâu 200m chạy tiếp 2000m đi bộ thở sâu 400m chạy tiếp 3000m.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 2tổ x (chạy 1000m +200m đi bộ + chạy 2000m + 400m đi bộ + chạy 3000m), với quãng nghỉ giữa mỗi cự ly đi bộ thở sâu 200m - 400m và quãng nghỉ giữa mỗi tổ 6-7ph
Chạy việt dã 12km lên-xuống dốc trên địa hình núi tự nhiên (ph)
Mục đích của bài tập là phát triển SBC
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 8VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 12km,
Chạy việt dã trên đường 14km (ph)
Mục đích của bài tập là phát triển SBC
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 8VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 14km,
Bài tập nhảy dây 2ph (lần)
Mục đích của bài tập là phát triển SBC
Cách thực hiện bài tập: Mỗi đợt 3VĐV đứng trên sân tập cách nhau 3m và thực hiện động tác nhảy dây trong 2ph/lần.
Yêu cầu: Có sự gắng sức
Khối lượng thực hiện: 3-4tổ x (3lần x 2ph), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 20gy và giữa mỗi tổ 1.5-2ph.
Chạy đạp sau trên sân cỏ 100m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao chạy chéo sân cỏ, mỗi đợt 2VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy với 95-100% sức.
Khối lượng thực hiện: 3tổ x (5lần x100m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 60gy và giữa mỗi tổ 3-4ph.
Chạy lò cò trên sân cỏ 100m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Chạy lò cò chéo sân cỏ, mỗi đợt 2VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy với 95-100% sức.
Khối lượng thực hiện: 3tổ x (5lần x100m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 60gy và giữa mỗi tổ 3-4ph.
Chạy lên dốc 100m (dốc bãi but) (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh bền
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 2VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 90-95% sức
Khối lượng thực hiện: 2tổ x (6lần x100m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 90gy và giữa mỗi tổ 3-4ph.
Chạy 200m có kéo bánh tạ (20kg) (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao mỗi đợt 2VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Khi chạy có kéo bánh tạ có trọng lượng 20kg.
Yêu cầu: Chạy 85% sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (4lần x200m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 90gy và giữa mỗi tổ 4-5ph.
Bật xa 5 bước (m)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh bền
Cách thực hiện bài tập: Tại chỗ cách hố cát khoảng 12m, VĐV hai chân đứng ngang vai và bật về trước theo từng chân và kết thúc bước thứ 5 rơi xuống hố cát bằng hai chân.
Yêu cầu: Bật hết sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (10lần x5bước), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 20gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Bật xa 7 bước (m)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh bền
Cách thực hiện bài tập: Tại chỗ cách hố cát khoảng 18m, VĐV hai chân đứng ngang vai và bật về trước theo từng chân và kết thúc bước thứ 7 rơi xuống hố cát bằng hai chân
Yêu cầu: Bật hết sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (10lần x7bước), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 20gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Bật xa 10 bước (m)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh bền
Cách thực hiện bài tập: Tại chỗ cách hố cát khoảng 25m, VĐV hai chân đứng ngang vai và bật về trước theo từng chân và kết thúc bước thứ 10 rơi xuống hố cát bằng hai chân
Yêu cầu: Bật hết sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (10lần x10bước), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 30gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Gánh tạ bằng trọng lượng cơ thể đứng lên, ngồi xuống 1/2 (lần)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ với trong lượng 65-70kg, thực hiện đứng lên ngồi xuống 1/2, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước.
Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa
Khối lượng thực hiện: 4-5tổ với quãng nghỉ giữa mỗi tổ 60gy.
Gánh tạ đòn (35kg) đi bước xoạc 50m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ với trong lượng 35kg, thực hiện đi bước xoạc với cự ly 50m, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước và bước căng đùi.
Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (5lần x50m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 30gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Gánh tạ đòn (20kg) nâng cao đùi tại chỗ 30gy (lần)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ với trong lượng 20kg, thực hiện nâng cao đùi tại chỗ trong 30gy, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước.
Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa
Khối lượng thực hiện: 3-4tổ x (5lần x30gy), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 30gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Bài tập gập cơ bụng, cơ lưng (lần)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh
Cách thực hiện bài tập: Mỗi đợt 4VĐV nằm ngữa trên sân tập hai bàn tay đan chéo nhau đặt sau đầu, hai chân duỗi thẳng, sau đó nâng chân co gối về sát ngực rồi duỗi ra như lúc đầu cứ làm như vậy trong 3tổ
Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa
Khối lượng thực hiện: 5-6tổ x 30lần, với quãng nghỉ giữa mỗi tổ 1.5-2ph.
Chạy 30m tốc độ cao (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức nhanh
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô riêng trên đường thẳng, mỗi đợt 3VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy với 100% sức.
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (7lần x30m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 30gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Chạy 100m xuất phát cao (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức nhanh
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 95-100% sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (6lần x100m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 60gy và giữa mỗi tổ 3-4ph.
Chạy biến tốc 100m nhanh 50m chậm (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức nhanh
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 90-95% sức ở đoạn nhanh và chạy lúp xúp ở đoạn chậm
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (3lần x800m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 2ph và giữa mỗi tổ 4-5ph.
Nhóm bài tập chuẩn bị chuyên môn
Chạy lặp lại 200m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức bền tốc độ mục tiêu
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 85-90% sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x(3lần x200m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 60gy và giữa mỗi tổ 3-4ph.
Chạy lặp lại 400m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển sức bền tốc độ mục tiêu
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 4VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 85-90% sức
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x(2lần x400m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 90gy và giữa mỗi tổ 3-4ph.
Chạy lặp lại 600m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 4VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 85-90% sức
Khối lượng thực hiện: 1-2tổ x(3lần x600m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 90gy và giữa mỗi tổ 4-5ph.
Chạy lặp lại 800m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 4VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 85-90% sức
Khối lượng thực hiện: 3-4lần x800m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần chạy là 3ph
Chạy lặp lại 1000m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô chung, mỗi đợt 8VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 3-4lần x1000m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần chạy là 5ph
Chạy lặp lại 1200m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô chung, mỗi đợt 8VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 3-4lần x1200m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần chạy là 5ph.
Chạy lặp lại 1500m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô chung, mỗi đợt 8VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 2-3lần x1500m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần chạy là 5-6ph.
Chạy lặp lại 2000m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô chung, mỗi đợt 8VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 2-3lần x2000m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần chạy là 6ph.
Chạy hỗn hợp lặp lại 500m, 700m, 1000m (gy)
Mục đích của bài tập là phát triển SBCM
Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 4VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV, chạy 500m đi bộ thở sâu 100m chạy tiếp700m đi bộ thở sâu 200m chạy tiếp 1000m.
Yêu cầu: Chạy 80-85% sức
Khối lượng thực hiện: 3tổ x(chạy 500m +100m đi bộ + chạy 700m +200m đi bộ + chạy 1000m), với quãng nghỉ giữa mỗi cự ly đi bộ thở sâu 100m - 200m và quãng nghỉ giữa mỗi tổ 5-6ph.
Gánh tạ tối đa (trọng lượng 70-80kg) (lần)
Mục đích của bài tập là phát triển sức mạnh bền
Cách thực hiện bài tập: Từng VĐV một gánh tạ với trong lượng 70-80kg, đứng lên ngồi xuống và thực hiện nhanh.
Yêu cầu: Có sự gắng sức, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước.
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (3lần x 70-80kg), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 45gy và giữa mỗi tổ 2-3ph.
Bài tập mềm dẻo - căng cơ 8 động tác (lần)
Mục đích của bài tập là phát triển mềm dẽo và thả lỏng
Cách thực hiện bài tập: Nằm sấp chống hai tay và hai đầu gối quỳ trên mặt đất và thực hiện 8 động tác, 8gy căng - 30gy lỏng theo hiệu lệnh của HLV.
Yêu cầu: Khi căng thì căng hết còn khi lỏng thì lỏng hết các khớp.
Khối lượng thực hiện: 2-3tổ x (8động tác x8gy căng và 30gy lỏng), với quãng nghỉ giữa mỗi tổ 1-2ph.
PHỤ LỤC 4:
KẾT QUẢ KIỂM TRA THÀNH TÍCH CỦA NAM VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16 CỦA CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
TT
Tên VĐV
Quê quán
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Nguyễn Hoàng
QB
12.08
54.00
89.65
121.35
163.29
204.35
255.13
370.60
50.99
24.21
2
Lê Văn Phước
QB
12.10
53.50
89.60
122.05
164.08
204.57
255.25
371.08
50.31
24.32
3
Phạm Huy
QB
12.26
53.38
88.86
122.35
164.92
205.05
257.25
372.90
50.46
24.65
4
Nguyễn Hưng
QB
11.99
54.41
89.48
123.35
165.59
205.15
256.78
373.04
50.52
24.57
5
Lê Văn Cương
QB
12.12
53.55
89.60
123.50
165.22
204.45
256.51
371.12
50.14
24.30
6
Hoàng Hải Anh
QB
12.02
53.40
89.38
122.85
163.68
203.77
257.46
371.91
50.50
24.64
7
Lê Hoàng Nam
QB
12.35
53.83
88.97
121.85
165.22
205.01
256.88
371.56
50.26
24.80
8
Lê Văn Dũng
QB
12.17
53.95
88.70
120.35
163.19
205.03
255.23
370.50
50.25
24.14
9
Phạm Văn Đang
QB
12.10
53.50
89.42
125.35
164.89
205.15
256.05
370.98
50.36
24.07
10
Dương Anh Đức
QB
11.99
53.48
88.88
122.35
164.68
205.05
256.38
372.90
50.31
24.35
11
Nguyễn Hoài Phong
TTH
12.13
53.69
88.96
124.35
165.22
203.07
256.33
373.34
50.14
24.47
12
Huỳnh Công
TTH
12.02
53.58
89.60
122.55
162.69
205.19
256.85
371.12
50.46
24.30
13
Trần Duy Đại
TTH
12.03
53.50
88.78
123.50
165.55
203.77
256.51
370.12
50.04
24.92
14
Lê Quang An
TTH
12.15
54.13
89.68
122.35
165.08
204.95
257.46
371.91
50.86
24.35
15
Nguyễn Đăng Hải
TTH
12.03
53.77
89.60
122.85
165.32
205.43
256.88
370.41
50.21
24.34
16
Ngô Anh Bảo
QNg
12.00
54.13
88.86
125.35
165.49
204.85
255.23
370.46
50.26
24.35
17
Võ Nhật duy
QNg
12.02
53.97
88.71
122.15
164.68
204.90
256.05
371.98
50.06
23.93
18
Trần Quốc Tình
QNg
12.05
53.50
88.78
120.35
166.19
203.70
256.38
370.41
50.46
24.40
19
Phạm Văn Dũng
QNg
12.06
54.03
89.58
126.35
165.69
204.75
256.51
370.14
50.61
24.78
20
Trần Văn Nghĩa
QNg
12.10
53.30
90.11
125.85
165.32
203.77
256.88
370.21
50.31
24.34
21
Mai Hữu Trí
QNg
12.00
53.93
89.55
124.50
163.31
204.25
255.20
370.86
51.07
24.16
22
Huỳnh Tấn Tiến
QNg
12.18
53.39
88.95
121.70
165.33
204.37
256.02
370.98
50.39
24.36
23
Phùng Văn Lâm
QNg
11.95
53.39
89.45
123.65
162.80
204.96
256.35
372.76
50.47
24.61
24
Võ nhật Cường
QNg
12.08
54.40
89.23
122.10
164.79
205.00
257.00
373.28
50.49
24.68
25
Trần Khắc Điệp
QNg
11.98
53.45
88.83
121.80
165.33
204.32
257.82
371.02
50.19
24.21
26
Lê Quang Hòa
QTr
12.13
53.30
88.65
123.50
162.80
203.69
256.48
371.85
50.59
24.61
27
Nguyễn Tuấn Tri
QTr
12.10
53.80
89.27
123.65
165.30
204.91
256.43
371.50
50.39
24.76
28
Huỳnh Văn Phước
ĐN
11.99
53.94
89.40
123.00
165.70
204.93
256.75
370.28
50.24
24.10
29
Phan Văn Cần
ĐN
12.22
53.30
90.37
124.58
165.43
205.25
256.48
370.78
50.24
24.08
30
Đỗ Thành Hậu
ĐN
11.95
53.50
89.45
120.50
166.50
205.00
257.43
372.36
50.29
23.86
31
Trần Bá Linh
ĐN
12.00
53.68
88.45
121.80
164.79
203.20
256.85
373.28
50.29
24.08
32
Ngô Văn Sương
ĐN
11.98
53.60
89.43
121.50
165.33
205.05
255.20
371.62
49.47
24.21
33
Thái Thanh Phú
ĐN
12.46
53.30
89.63
122.50
165.60
203.86
256.85
371.50
50.09
24.61
34
Lương Thanh Tú
ĐN
12.13
54.13
88.48
122.84
165.30
204.95
255.20
370.88
50.69
24.21
35
Bùi Minh Đức
ĐN
12.16
53.76
89.45
123.65
165.80
205.33
256.02
370.98
50.19
24.81
36
Nguyễn Văn Hà
ĐN
11.95
54.16
88.59
124.88
165.33
204.65
256.35
370.66
50.39
24.16
37
Lê Tấn Diện
ĐN
12.08
53.97
89.36
122.50
164.30
204.95
255.48
370.78
50.24
24.30
38
Trần Văn Thiết
QTr
12.00
53.45
88.93
122.00
165.65
203.72
256.85
370.82
50.39
24.88
39
Lê Văn Án
QTr
12.09
54.00
89.27
124.50
164.19
204.65
255.20
371.59
50.87
24.71
40
Hồ Minh Hải
QTr
12.11
53.28
89.33
124.77
164.43
203.27
256.02
371.50
50.09
24.14
KẾT QUẢ KIỂM TRA THÀNH TÍCH CỦA NAM VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15 CỦA CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
TT
Tên VĐV
Quê quán
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Nguyễn Hoàng
QB
12.08
54.00
89.65
121.35
163.29
204.35
255.13
370.60
50.99
24.21
2
Lê Văn Phước
QB
12.10
53.50
89.60
122.05
164.08
204.57
255.25
371.08
50.31
24.32
3
Phạm Huy
QB
12.26
53.38
88.86
122.35
164.92
205.05
257.25
372.90
50.46
24.65
4
Nguyễn Hưng
QB
11.99
54.41
89.48
123.35
165.59
205.15
256.78
373.04
50.52
24.57
5
Lê Văn Dũng
QB
12.17
53.95
88.70
120.35
163.19
205.03
255.23
370.50
50.25
24.14
6
Lê Văn Cương
QB
12.12
53.55
89.60
123.50
165.22
204.45
256.51
371.12
50.14
24.30
7
Trần Văn Thiết
QTr
12.00
53.45
88.93
122.00
165.65
203.72
256.85
370.82
50.39
24.88
8
Lê Quang Hòa
QTr
12.13
53.30
88.65
123.50
162.80
203.69
256.48
371.85
50.59
24.61
9
Phan Văn Cần
ĐN
12.22
53.30
90.37
124.58
165.43
205.25
256.48
370.78
50.24
24.08
10
Đỗ Thành Hậu
ĐN
11.95
53.50
89.45
120.50
166.50
205.00
257.43
372.36
50.29
23.86
11
Thái Thanh Phú
ĐN
12.46
53.30
89.63
122.50
165.60
203.86
256.85
371.50
50.09
24.61
12
Nguyễn Hoài Phong
TTH
12.13
53.69
88.96
124.35
165.22
203.07
256.33
373.34
50.14
24.47
13
Trần Duy Đại
TTH
12.03
53.50
88.78
123.50
165.55
203.77
256.51
370.12
50.04
24.92
14
Lê Quang An
TTH
12.15
54.13
89.68
122.35
165.08
204.95
257.46
371.91
50.86
24.35
15
Nguyễn Đăng Hải
TTH
12.03
53.77
89.60
122.85
165.32
205.43
256.88
370.41
50.21
24.34
16
Ngô Anh Bảo
QNg
12.00
54.13
88.86
125.35
165.49
204.85
255.23
370.46
50.26
24.35
17
Trần Quốc Tình
QNg
12.05
53.50
88.78
120.35
166.19
203.70
256.38
370.41
50.46
24.40
18
Phạm Văn Dũng
QNg
12.06
54.03
89.58
126.35
165.69
204.75
256.51
370.14
50.61
24.78
19
Trần Văn Nghĩa
QNg
12.10
53.30
90.11
125.85
165.32
203.77
256.88
370.21
50.31
24.34
20
Huỳnh Tấn Tiến
QNg
12.18
53.39
88.95
121.70
165.33
204.37
256.02
370.98
50.39
24.36
KẾT QUẢ KIỂM TRA THÀNH TÍCH CỦA NAM VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 16 CỦA CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
TT
Tên VĐV
Quê quán
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Mai Hữu Trí
QNg
12.00
53.93
89.55
124.50
163.31
204.25
255.20
370.86
51.07
24.16
2
Võ Nhật Duy
QNg
12.02
53.97
88.71
122.15
164.68
204.90
256.05
371.98
50.06
23.93
3
Phùng Văn Lâm
QNg
11.95
53.39
89.45
123.65
162.80
204.96
256.35
372.76
50.47
24.61
4
Võ nhật Cường
QNg
12.08
54.40
89.23
122.10
164.79
205.00
257.00
373.28
50.49
24.68
5
Trần Khắc Điệp
QNg
11.98
53.45
88.83
121.80
165.33
204.32
257.82
371.02
50.19
24.21
6
Dương Anh Đức
QB
11.99
53.48
88.88
122.35
164.68
205.05
256.38
372.90
50.31
24.35
7
Phạm Văn Đang
QB
12.10
53.50
89.42
125.35
164.89
205.15
256.05
370.98
50.36
24.07
8
Lê Hoàng Nam
QB
12.35
53.83
88.97
121.85
165.22
205.01
256.88
371.56
50.26
24.80
9
Hoàng Hải Anh
QB
12.02
53.40
89.38
122.85
163.68
203.77
257.46
371.91
50.50
24.64
10
Bùi Minh Đức
ĐN
12.16
53.76
89.45
123.65
165.80
205.33
256.02
370.98
50.19
24.81
11
Huỳnh Văn Phước
ĐN
11.99
53.94
89.40
123.00
165.70
204.93
256.75
370.28
50.24
24.10
12
Trần Bá Linh
ĐN
12.00
53.68
88.45
121.80
164.79
203.20
256.85
373.28
50.29
24.08
13
Ngô Văn Sương
ĐN
11.98
53.60
89.43
121.50
165.33
205.05
255.20
371.62
49.47
24.21
14
Lương Thanh Tú
ĐN
12.13
54.13
88.48
122.84
165.30
204.95
255.20
370.88
50.69
24.21
15
Nguyễn Văn Hà
ĐN
11.95
54.16
88.59
124.88
165.33
204.65
256.35
370.66
50.39
24.16
16
Lê Tấn Diện
ĐN
12.08
53.97
89.36
122.50
164.30
204.95
255.48
370.78
50.24
24.30
17
Huỳnh Công
TTH
12.02
53.58
89.60
122.55
162.69
205.19
256.85
371.12
50.46
24.30
18
Lê Văn Án
QTr
12.09
54.00
89.27
124.50
164.19
204.65
255.20
371.59
50.87
24.71
19
Hồ Minh Hải
QTr
12.11
53.28
89.33
124.77
164.43
203.27
256.02
371.50
50.09
24.14
20
Nguyễn Tuấn Tri
QTr
12.10
53.80
89.27
123.65
165.30
204.91
256.43
371.50
50.39
24.76
THÀNH TÍCH CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16 TRƯỚC THỰC NGHIỆM
TT
Tên VĐV
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Nguyễn Văn Đức
11.99
53.41
88.87
121.80
164.15
203.99
255.98
370.70
50.61
24.60
2
Nguyễn Tuấn Trị
11.98
53.44
88.82
122.05
164.18
203.97
255.78
370.69
50.58
24.64
3
Lê Quang Hòa
12.00
53.57
89.15
122.10
164.29
204.36
256.29
370.96
50.47
24.48
4
Hoàng Ngọc Thuyên
12.06
53.57
89.17
122.51
164.49
204.39
256.15
371.43
50.40
24.45
5
Nguyễn Tiến Vũ
12.10
53.58
89.40
122.30
164.46
204.46
256.47
371.14
50.32
24.43
6
Lê Viết An
12.09
53.60
89.41
122.70
164.51
204.41
256.39
371.64
50.34
24.39
7
Hoàng Văn Dũng
12.08
53.60
89.44
122.64
165.08
204.61
256.38
371.69
50.29
24.33
THÀNH TÍCH CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16 TRƯỚC THỰC NGHIỆM
TT
Tên VĐV
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Mai Văn Vân
11.98
53.45
88.88
121.91
164.17
203.83
255.83
370.68
50.57
24.61
2
Đinh Tiến Nam
11.99
53.41
88.90
122.00
164.08
203.98
255.80
370.70
50.51
24.63
3
Trần Văn Cát
12.07
53.59
89.05
122.42
164.41
204.36
255.99
371.38
50.49
24.53
4
Nguyễn Hùng Cường
12.10
53.56
89.17
122.35
164.44
204.30
256.03
371.11
50.47
24.47
5
Lê Vương Hải
12.10
53.57
89.19
122.51
164.46
204.41
256.23
371.58
50.42
24.42
6
Võ Văn Linh
12.09
53.60
89.22
122.55
165.07
204.62
256.38
371.65
50.31
24.39
7
Lê Văn Sơn
12.08
53.64
89.22
123.80
165.35
204.94
256.42
372.08
50.13
24.36
8
Hồ Quang Phụng
12.11
53.61
89.46
123.65
165.16
204.60
256.44
372.57
50.26
24.32
THÀNH TÍCH CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16 SAU 18 THÁNG THỰC NGHIỆM
TT
Tên VĐV
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Nguyễn Văn Đức
11.92
53.00
88.13
121.02
163.55
203.02
254.08
369.32
50.98
24.88
2
Nguyễn Tuấn Trị
11.97
53.10
88.34
121.12
163.59
203.19
254.12
370.07
50.79
24.84
3
Lê Quang Hòa
11.96
53.16
88.51
121.17
163.63
203.30
254.92
370.11
50.88
24.78
4
Hoàng Ngọc Thuyên
12.01
53.21
88.53
121.22
163.71
203.29
254.91
370.03
50.85
24.61
5
Nguyễn Tiến Vũ
11.97
53.23
88.89
121.16
163.67
203.32
255.05
370.28
50.89
24.60
6
Lê Viết An
12.00
53.41
88.82
121.91
164.00
204.00
255.06
370.57
50.57
24.59
7
Hoàng Văn Dũng
11.99
53.40
88.91
122.22
164.02
204.01
255.07
370.16
50.63
24.60
THÀNH TÍCH CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VĐV ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16 SAU 18 THÁNG THỰC NGHIỆM
TT
Tên VĐV
Chạy
100m
Chạy
400m
Chạy
600m
Chạy
800m
Chạy
1000m
Chạy
1200m
Chạy
1500m
Chạy
2000m
V02Max
AT theo
Vo2
1
Mai Văn Vân
11.98
53.40
88.86
121.68
163.94
203.78
255.65
370.39
50.68
24.70
2
Đinh Tiến Nam
11.98
53.48
88.81
121.80
163.94
203.81
255.66
370.34
50.62
24.70
3
Trần Văn Cát
12.00
53.49
88.84
122.14
164.00
203.95
255.64
370.78
50.61
24.56
4
Nguyễn Hùng Cường
12.06
53.52
89.01
122.20
164.34
204.02
255.69
370.86
50.51
24.56
5
Lê Vương Hải
12.06
53.58
89.10
122.30
164.40
204.20
255.99
371.25
50.54
24.52
6
Võ Văn Linh
12.08
53.56
89.14
122.31
164.81
204.37
256.01
371.11
50.48
24.50
7
Lê Văn Sơn
12.06
53.56
89.10
123.38
165.12
204.61
256.00
371.62
50.39
24.52
8
Hồ Quang Phụng
12.00
53.52
88.99
122.04
164.15
203.81
255.68
370.43
50.60
24.61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuyen_mon.docx