Luận án Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV karatedo đội tuyển quốc gia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ TUẤN CƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV KARATEDO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU ĐỖ TUẤN CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA

doc129 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV karatedo đội tuyển quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ TUẤN CƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ KỸ THUẬT ĐÒN TAY CHO NAM VĐV KARATEDO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao Mã số: 62.14.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Dương Nghiệp Chí 2. TS Nguyễn Thế Truyền HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Tuấn Cương MỤC LỤC Trang bìa Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu và đơn vị đo lường sử dụng trong luận án Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam 4 1.1.1 Lịch sử phát triển Karatedo trên thế giới 4 1.1.2 Lịch sử phát triển Karatedo ở Việt Nam 9 1.1.3 Xu thế phát triển Karatedo hiện đại 10 1.2 Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật đòn tay môn Karatedo 12 1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao 12 1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật trong môn Karatedo 15 1.2.3 Đặc điểm về tâm lý vận động của VĐV nam ĐTQG trong thi đấu đối kháng môn Karatedo 18 1.2.4 Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo 21 1.2.5 Hệ thống kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite 23 1.3 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 25 1.3.1 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực trong môn Karatedo 25 1.3.2 Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 32 1.3.3 Đặc điểm về tố chất sức mạnh tốc độ trong thi đấu đối kháng môn Karatedo 35 1.4 Nghiên cứu có liên quan 41 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47 2.1 Đối tượng nghiên cứu 47 2.2 Phương pháp nghiên cứu 47 2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 47 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 48 2.2.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 48 2.2.4 Phương pháp quan sát sư phạm 52 2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sinh cơ 52 2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sự phạm 58 2.2.7 Phương pháp ứng dụng toán thống kê 58 2.3 Tổ chức nghiên cứu 59 2.3.1 Thời gian nghiên cứu 59 2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 60 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 61 3.1 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 61 3.1.1 Thực trạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 61 3.1.2 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 63 3.2 Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 66 3.2.1 Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 67 3.2.2 Xác định các thông số động học của kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia: 72 3.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia: 77 3.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG 85 3.3.1 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG 85 3.3.2 Đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113 Kết luận 113 Kiến nghị 115 Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 116 Tài liệu tham khảo 117 Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG I. CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN: CLB Câu lạc bộ ĐC Đối chứng HCM Hồ Chí Minh HCV Huy chương vàng HLV Huấn luyện viên HSTQ Hệ số tương quan HSTC Hệ số tin cậy NXB Nhà xuất bản SMTĐ Sức mạnh tốc độ TDTT Thể dục thể thao TN Thực nghiệm TT Thứ tự VD Ví dụ VĐV Vận động viên II. ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN cm Centimet g Gram Kg Kilogram KG Kilogram lực m Mét m/s Mét / giây ms Mét. giây s Giây sl Số lần DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN Tt Bảng Tên bảng Trang 1. 3.1 Thời gian huấn luyện tố chất thể lực của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 63 2. 3.2 Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite của nam VĐV Karatedo (n=144) Sau trang 65 3. 3.3 Kết quả phỏng vấn các test thể lực (n = 25) Sau trang 68 4. 3.4 Kết quả phỏng vấn các test kỹ thuật (n = 25) Sau trang 68 5. 3.5 Độ tin cậy của các test đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 70 6. 3.6 HSTQ các test đánh giá SMTĐ đòn tay với thành tích thi đấu của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 71 7. 3.7 Kết quả kiểm tra các test thể lực của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia đội tuyển quốc gia 78 8. 3.8 Bảng chuẩn phân loại đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo 79 9. 3.9 Bảng điểm chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 80 10. 3.10 Bảng chuẩn điểm đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 81 11. 3.11 Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 82 12. 3.12 Tiêu chuẩn đánh giá các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia 84 13. 3.13 Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện nhằm phát triển SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia (n = 25) Sau trang 90 14. 3.14 Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 103 15. 3.15 Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 103 16. 3.16 Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 104 17. 3.17 Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 104 18. 3.18 Độ tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG qua hai lần thực nghiệm Sau trang 105 19. 3.19 Kết quả so sánh các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 1 Sau trang 106 20. 3.20 Kết quả so sánh các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 2 Sau trang 106 21. 3.21 So sánh sự tăng trưởng các thông số kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG qua các giai đoạn thực nghiệm Sau trang 106 22. 3.22 Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm 110 23. 3.23 Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm 110 24. 3.24 Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite của nam VĐV Karatedo sau thực nghiệm (n=70 Sau trang 111 Hình Tên hình 26. 2.1 Vật chuẩn 3D 55 27. 2.2 Hệ thống tọa độ 3D trên máy tính 55 Biểu đồ Tên biểu đồ 28. 3.1 Độ tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG qua hai lần thực nghiệm Sau trang 105 29. 3.2 Sự tăng trưởng thông số đòn tay trước trong kỹ thuật tấn công của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Sau trang 106 30. 3.3 Sự tăng trưởng thông số đòn tay sau trong kỹ thuật tấn công của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Sau trang 106 31. 3.4 Sự tăng trưởng thông số đòn tay phải trong kỹ thuật phản công của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Sau trang 106 32. 3.5 Sự tăng trưởng thông số đòn tay trái trong kỹ thuật phản công của nam VĐV Karatedo đôị tuyển quốc gia Sau trang 106 33. 3.6 Hiệu quả sử dụng kỹ thuật tấn công đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia qua quá trình thực nghiệm Sau trang 111 34. 3.7 Hiệu quả sử dụng kỹ thuật phản công đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia qua quá trình thực nghiệm Sau trang 111 PHẦN MỞ ĐẦU Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa. Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh cao thành tích. Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận động viên (VĐV) trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạt động khoa học thể thao nhằm tìm ra những phương pháp, biện pháp, yếu tố mới thúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới các thành tích đó. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thể thao, chú ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các đại hội thể dục thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có môn Karatedo. Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, Karatedo mặc dù được hình thành muộn hơn song đã nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... và hơn thế nữa đã có những đóng góp không nhỏ về thành tích thi đấu tại các đấu trường quốc tế. Nhưng, thật đáng tiếc, tỷ lệ đạt thành tích giữa nam và nữ chưa được đồng đều, đa số vẫn là các VĐV nữ, tuy vậy để tìm ra được nguyên nhân đích thực không phải dễ dàng. Trong hệ thống đào tạo VĐV Karatedo nói riêng, cũng như VĐV các môn thể thao khác nói chung, việc nâng cao thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác động như lối sống, điều kiện, môi trường, đào tạo... Ngoài việc hoàn thiện trình độ kỹ, chiến thuật và rèn luyện ý chí, VĐV còn cần phải chuẩn bị đầy đủ các tố chất thể lực, mà một trong những tố chất thể lực quan trọng đó là tố chất sức mạnh. Trong Karatedo, tố chất sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ đóng một vai trò rất quan trọng - và cũng là một trong những tiêu chuẩn ghi điểm trong thi đấu Kumite và Kata. Trong huấn luyện Karatedo ở nước ta đã có một số nghiên cứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý cho VĐV như các tác giả Vũ Sơn Hà, Nguyễn Đương Bắc, Trần Tuấn Hiếu, Cao Hoàng Anh,... Các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ thuật cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác nhau. Về tâm lý cho tác giả Nguyễn Thị Tuyết nghiên cứu một số chỉ số tâm lý trong VĐV Karatedo. Tác giả Nguyễn Thế Truyền nghiên cứu kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV môn Karatedo đội tuyển quốc gia. Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung nghiên cứu về trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề về sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ rất ít tác giả nghiên cứu đến, đặc biệt là sức mạnh tốc độ đòn tay - là kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong thi đấu Karatedo, và cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng cũng như thành tích của VĐV. Đã có tác giả Trần Tuấn Hiếu nghiên cứu tới sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo lứa tuổi từ 12 - 15, tác giả Ngô Ngọc Quang nghiên cứu về nội dung tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV Karatedo lứa tuổi 14 - 16, nhưng đối tượng là các nam VĐV đội tuyển vẫn chưa ai đề cập tới. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề, luận án quyết định chọn luận án: “Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia". 1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay, các test đặc trưng cho phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay VĐV của nam Karatedo đội tuyển quốc gia, trên cơ sở đó đề xuất các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho các VĐV nam Karatedo đội tuyển quốc gia, từ đó nâng cao khả năng tập luyện và thành tích thi đấu của họ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. 1.4. Giả thiết khoa học: Qua việc tìm hiểu đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay, giả thiết luận án đánh giá xác định năng lực sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng quan trọng tới kỹ thuật đòn tay của VĐV nam Karatedo đội tuyển quôc gia. Do đó việc sử dụng hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có kết hợp các yếu tố kỹ thuật phát triển SMTĐ đòn tay vào các buổi tập sẽ góp phần nâng cao năng lực SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam: 1.1.1. Lịch sử phát triển Karatedo trên thế giới: 1.1.1.1. Lịch sử Karatedo truyền thống: Lịch sử của môn Karatedo truyền thống được xuất hiện bắt đầu từ võ thuật Te (bàn tay) phát triển ở Okinawa, ban đầu đây chỉ là một hình thức mang tính tự vệ. Tuy nhiên, qua thời gian dài thông thương giữa Okinawa và Trung Quốc, nền võ thuật Okinawa bị ảnh hưởng bởi môn phái Kenpo của Trung Quốc ở một vài điểm trong quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này mới chỉ mang tính truyền miệng và chưa được sử sách ghi chép một cách chính thức, cũng không thể chắc chắn khi cho rằng Kate-Te được đặt tên đầu tiên ở Okinawa. Song không thể phủ nhận rằng nó đã phát triển cách đây xấp xỉ 500 năm, khi người cai trị của triều đại Vua Shoha đã thống nhất lãnh thổ sau nhiều thập kỷ xảy ra chiến tranh và đã ban hành một sắc lệnh cấm sử dụng vũ khí trên hòn đảo này. Theo những ghi chép đã được quy ước từ trước thì một điều luật tương tự cấm sở hữu và sử dụng vũ khí đã được ban hành lại và có hiệu lực bởi phe cánh của Satsuma, người mà đã xâm chiếm hòn đảo Okinawa vào đầu những năm 1600 và đưa nó ra dưới điều luật của một viên tướng người Nhật. Do vậy, trong môi trường này karate đã phát triển như là một hình thức chiến đấu không vũ khí để bảo vệ bản thân và đất nước của mình, tuy nhiên việc truyền bá và tập luyện đều trong vùng bí mật. Sau đó là sừ ra đời của Karate Okinawa do thầy Funakoshi Gichin mang đến vào năm 1868. Ông đã cống hiến cả đời mình để đẩy mạnh các giá trị của nền võ thuật, truyền bá con đường của Karate-jutsu tới Nhật Bản, và nó đã được lan truyền khắp nước Nhật. Vào năm 1949, những môn sinh của ông đã thành lập một hiệp hội về việc đẩy mạnh karate; họ đặt tên nó là Nihon Karate Kyokai, hay còn gọi là Hiệp hội Karate Nhật Bản, và đó là bước đi ban đầu của JKA. Và đây là Hiệp hội Karatedo lớn nhất và có uy tín nhất Nhật Bản, nó đại diện cho Karatedo truyền thống Nhật Bản [67], [68]. 1.1.1.2. Lịch sử phát triển môn Karatedo trên thế giới: Karatedo đối với nhiều người yêu võ thuật vẫn còn mơ hồ về nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này cũng chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai, Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sát nhập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu (do thầy Ghichin Funakoshi sáng lập), Shito Ryu (do thầy Kenwa Mabuni sáng lập), Wado Ryu (do thầy Hironori Ohtsuka sáng lập) và Goju Ryu (do thầy Miyagi Chojun sáng lập) [67]. Karatedo đã được truyền bá và nhân rộng tới nhiều quốc gia ngay từ đầu những năm 1950, chủ yếu là các võ sư người Nhật trong Hiệp hội Karatedo Nhật Bản (JKA). Nhưng họ chỉ quan tâm đến việc truyền bá võ thuật mà không quan tâm đến việc thành lập các tổ chức quốc gia hay quốc tế giống như trong các môn thể thao khác. Vào năm 1961, một võ sư người Pháp (Đai đen 4 đẳng) tên là Jacques Delcuourt tập hợp và cùng với các võ đường tại Pháp thành lập Liên đoàn Karatedo Pháp. Sau khi Karatedo được thành lập ở Pháp, thì liền ngay sau đó từ năm 1961 đến 1963 liên tục một số nước châu Âu thành lập liên đoàn (07 liên đoàn), vào vào thời gian đó một giải Karatedo quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Pháp với chỉ có 3 nước tham gia, đó là Bỉ, Pháp, và Anh. Vào ngày 15 tháng 12 năm 1963 (đây là mốc khởi đầu của phong trào Karatedo Thế giới), 7 quốc gia đã tập hợp lại tại Pháp để mở đầu một Đại hội Karatedo Châu Âu lần thứ nhất. Và tên tuổi của một trong số những thành viên của Đại hội này có một ảnh hưởng rất lớn đối với WKF sau này. Và qua các quá trình tìm hiểu và khảo sát thực trạng môn Karatedo, ngày 24 tháng 5 năm 1964, Đại hội Karatedo châu Âu lần thứ hai lại được tổ chức tại Paris. Tại Đại hội này, những người Đại diện của các Liên đoàn đã nhận thấy rằng cần phải có một Ban Chấp hành, do đó Đại hội đã thành lập và bầu ra Ban điều hành, do ông Jacques Delcourt (người Pháp) làm chủ tịch và ông đã điều hành cho đến năm 1997 (trong 34 năm), 03 Phó Chủ tịch là ông MM. Briff (người Đức), Cherix (Thụy Sỹ); Fannoy (Bỉ) và Tổng thư ký là ông M. Sebban (người Pháp). Trong số những người trong Ban điều hành, chỉ có duy nhất ông Delcourt tiếp tục công việc và tâm huyết của mình, cũng là người khởi xướng thành lập lên tổ chức Karatedo Thế giới sau này. Trong Đại hội năm 1964 đã nghiên cứu các vấn đề, như đề cập tới mở lớp trọng tài quốc tế, vấn đề truyền thông báo chí, các trận đấu quốc tế, và các lớp học đầu tiến đã được các chuyên gia Nhật Bản tư vấn với mục đích mong muốn được tổ chức giải Vô địch Châu Âu. Đại hội Karatedo lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 1965, vẫn tại Paris. Có 10 quốc gia tham dự (với 03 thành viên mới đó là: Áo, Bồ Đào Nha và Ba Lan). Tại Đại hội này có sự tham gia của các chuyên gia Nhật bản phụ trách về mảng chuyên môn đó là 04 chuyên gia: Kono, Yamashima, Toyama và Suzuki. Vấn đề quan trọng nhất của Đại hội lần này đó là đạt được các thỏa thuận và sự đồng thuận và thống nhất tên của tổ chức là EKU (Liên hiệp Karatedo Châu Âu). Đó là họ đã đồng ý không điều kiện với những phương thức điều hành của Liên hiệp và tiếp tục theo sự điều hành của ủy ban Điều hành do ông M. Delcourt làm chủ tịch. Về bản chất thì không có sự thay đổi nào so với năm 1964 (ngoại trừ sự ra đi của một vài người trong các ban Điều hành. Tại Đại hội này cũng đưa ra các quyết định về ngân sách tài chính, các điều luật trọng tài, và một giải Cúp quốc tế ở Cannes. Đại hội Châu Âu lần thứ tư được tổ chức vào năm 1966 đây là giải Vô địch Châu Âu lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 7/5/1966 tại Paris với các nội dung: đồng đội (5 VĐV + 1 VĐV dự bị); và các nội dung cá nhân: với 4 VĐV/01 quốc gia không kể hạng cân và hoàn toàn chỉ có nam giới tham gia thi đấu (mà phải đến 10 năm sau nữ mới có mặt tham gia thi đấu tại các giải của Karatedo, năm 1974). Trong giải đấu này có rất nhiều chấn thương ở mặt. Các nhà Điều hành đã phải họp nhau lại để thảo luận về vấn đề này (đây là vấn đề cho đến 33 năm sau vẫn chưa giải quyết được). Trong số những VĐV thi đấu tại giải Vô địch Châu Âu lần thứ nhất này, có một số VĐV đã trở nên nổi tiếng: Ông T. Morris, người sau này trở thành Chủ tịch Hội đồng trọng tài Liên đoàn Karatedo thế giới. Đại hội đã phân tích các kết quả tại giải Vô địch Châu Âu. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau: có ý kiến cho rằng các trận đấu quá nặng, căng thẳng, có người cho rằng các điều luật không ngăn được các tình huống bạo lực thường xảy ra trong trận đấu, có ý kiến cho rằng phải có sự khống chế. Năm 1967 Lớp trọng tài đầu tiên được tổ chức ở Rom (Italia). Nhiệm vụ chính duy trì và phát triển theo tinh thần dựa trên cơ sở các điều luật của Hiệp hội Karatedo Nhật Bản – JKA (Japan Karate Association). Giải Vô địch Châu Âu lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 5 và 6/5/1967 tại Luân Đôn (nước Anh). Tại giải lần này có hai nội dung chính được Chủ tịch Delcourt đề xuất và được Đại hội quyết định hai điểm chính sau: Các trận đấu đồng đội sẽ là 5 người thi đấu chính và 2 người dự bị (hệ thống thi đấu này vẫn duy trì cho đến nay). Các trận đấu cá nhân bị chấn thương và các VĐV bị chấn thương tại các trận đồng đội hoặc bị kiệt sức trong trận đồng đội sẽ phải được xem xét trước khi tiếp tục thi đấu. Do đó, Chủ tịch đã đưa khuyến cáo những VĐV tham gia thi đấu trận đồng đội cần phải tự điều chỉnh mình trước khi bắt đầu đấu trận cá nhân và mỗi một quốc gia có thể chọn các cá nhân theo tình hình kết quả trong thi đấu đồng đội của họ. Giải Vô địch Châu Âu lân thứ 3 được tổ chức vào ngày 4/5/1968 ở Paris (Pháp) và cũng vào ngày 5/4/1968 Đại hội lần thứ 6 được tiến hành. Đại hội lần thứ 7 tổ chức vào tháng 5/1969 tại Luân Đôn (Anh) với 10 quốc gia tham gia. Giải Vô địch Châu Âu lần thứ 5 được tổ chức ở Hamburg (Đức) tháng 5/1970, đây là năm đặc biệt quan trọng đối với Karatedo, khi Liên đoàn Karate Thế giới (WKF – World Karate Federation) được thiết lập và Giải Vô địch thế giới lần đầu tiên đã được tổ chức vào Tháng 10 năm 1970 tại Tokyo, Nhật Bản. Năm 1970 có một sự đồng thuận đã được ký kết mang tính lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo (tổ chức Karatedo Nhật bản và Liên đoàn Karatedo Châu Âu) hợp tác cùng ký kết hợp tác cùng nhau phát triển Karatedo lên khắp thế giới. Và tổ chức mới này được gọi là WUKO (World Union Karate Organization), ông Delcourt vẫn là chủ tịch và ông Sasakawa (Nhật) là Chủ tịch danh dự. Đây là cái mốc khởi đầu sự nghiệp của Karatedo trên toàn thế giới. Vào năm 1975, kỳ vọng đưa Karatedo vào Olympic, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Karatedo Nhật bản (JKA) giải Cúp Thế giới IKF (International Karatedo Federation – Liên đoàn Karatedo quốc tế) được tổ chức ở Mỹ, và liên tục được tổ chức thêm được 3 lần nữa. Tuy nhiên, để đạt được kỹ thuật đích thực và tinh thần Karatedo trong thi đấu, thì phải đến giải Vô địch Karate Cup Shoto thế giới được tổ chức tại Nhật Bản vào năm 1985 mới thể hiện được một phần linh hồn của của Karatedo, và đây cũng là một sự chứng nhận Karate trở thành môn Võ thuật Quốc tế. Giai đoạn này chứng minh cho sự phát triển ngoạn mục của môn Karatedo trên toàn thế giới. Năm 1994 các liên đoàn Karatedo các nước trên thế giới đã họp và thống nhất đổi tên Tổ chức liên hiệp Karatedo Thế giới (WUKO) thành Liên đoàn Karatedo thế giới (WKF) với hơn 150 quốc gia trong đó có Việt Nam. Cùng năm này đội tuyển Karatedo Việt Nam cũng đã tham dự giải Vô địch thế giới lần thứ 2 được tổ chức tại Kota Kinabalu, Malaysia [68]. Từ năm 1994 đến nay WKF liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện hệ thống tổ chức, luật thi đấu nhằm hướng tới có mặt tại Olympic - một đấu trường cao nhất hành tinh. 1.1.2. Lịch sử phát triển Karatedo ở Việt Nam: Ở Việt nam môn Karatedo được phát triển rất mạnh do tính khoa học và hiệu quả tập luyện của nó cộng với chủ nghĩa anh hùng dân tộc và tinh thần thượng võ của người dân Việt Nam. Ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hệ phái Kyokyushinkar do võ sư Hồ Cẩm Ngạc truyền bá vào khoảng năm 1950. Ở Huế phát triển hệ phái Goju do một người Nhật tên là Chojin Suzuki truyền bá, giảng dạy. Từ Miền Nam và qua một số học giả nước ngoài Karatedo đã được du nhập vào Hà Nội, nhưng chỉ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm 1975, Karatedo mới thực sự được truyền bá và phát triển rộng khắp. Với sự ham mê võ thuật của người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên và được sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của Lãnh đạo các cấp trong và ngoài ngành thể thao tại các tỉnh, thành ngành trong cả nước, nên đến năm 1980 đã thành lập được một số câu lạc bộ tập luyện có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên mãi đến năm 1984 một số giải thi đấu mới được tổ chức nhưng vẫn mang tính tự phát, vì vậy năm 1987 một cuộc hội thảo về Karatedo tại Huế đã thống nhất sử dụng Luật trong thi đấu Karatedo (tuy mới chỉ tập trung vào Luật Kumite). Tháng 7 năm 1988 giải Huế Hữu nghị được tổ chức và tiếp theo đó năm 1989 tại Hà Nội cũng tổ chức theo phương thức giải này. Tại các giải này, hệ thống tổ chức chỉ mang tính giao lưu giữa các câu lạc bộ, vùng, miền trong toàn quốc và một phần mang tính thử nghiệm ứng dụng các điều luật được đưa vào trong thi đấu Karatedo. Tháng 7 năm 1989 Sở Thể dục thể thao Hà Nội đã mời võ sư Yamamora - huyền đai lục đẳng sang chính thức huấn luyện giảng dạy cho các võ sinh tại các câu lạc bộ trên toàn quốc. Tháng 8 năm 1991 giải vô địch Karatedo toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội. Năm 1992 giải vô địch Karatedo toàn quốc lần thứ hai được tổ chức tại Huế. Và bắt đầu từ đây hệ thống thi đấu giải toàn quốc chính thức đã được đưa vào hệ thống thi đấu của Tổng cục Thể dục thể thao (định kỳ mỗi năm 1 lần) luân phiên tại các thành phố có phong trào Karatedo mạnh trên cả nước. Và cũng bắt đầu tại các giải này, Tổng cục thể dục thể thao chính thức tiến hành phong cấp cho các VĐV đạt giải (từ cấp 1 đến Kiện tướng). Trong những năm gần đây Karatedo luôn được coi là một trong số các môn thể thao mũi nhọn của nền thể thao nước nhà. Việc thi đấu xuất sắc và giành được các thứ hạng cao của các võ sĩ Karatedo Việt Nam tại các giải đấu trong Khu vực và Quốc tế đã khẳng định vị trí của môn thể thao này và tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của phòng trào tập luyện và thi đấu Karatedo trong cả nước. Để đáp ứng cho yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và nhằm cung cấp đội ngũ cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, trọng tàiTại Việt Nam, Karatedo là một môn học đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học chính quy chuyên ngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Karatedo còn là môn học đào tạo chuyên sâu hệ chính quy, hệ tại chức tại các lớp học Chính khóa và ngoại khóa ở các trường Đại học Thể dục Thể thao - Đại học sư phạm - Đại học Nông Lâm các trường cao đẳng TDTT... nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận chuyên ngành TDTT, năng lực tập luyện phát huy về chuyên môn Karatedo, với những phương pháp giảng dạy, huấn luyện, đào tạo, tổ chức, quản lý và trọng tài, tạo tiền đề để phát triển các Câu lạc bộ Karatedo trên toàn quốc. 1.1.3. Xu thế phát triển Karatedo hiện đại: Hiện nay trình độ Karatedo thi đấu trên Thế giới đã phát triển đến đỉnh cao (mặc dù chưa được đưa vào Olympic), nhiều chuyên gia, HLV từ kinh nghiệm huấn luyện thành công trong môn Karatedo đã cho rằng đặc trưng chủ yếu trong kỹ thuật, chiến thuật của VĐV Karatedo là: Nhanh, mạnh, khéo léo và chuẩn xác với sự khống chế cao khi va chạm vào mục tiêu, hơn nữa những mục tiêu lại luôn biến hóa khôn lường chỉ trong một hiệp đấu duy nhất. Đây là con đường tất yếu giành thắng lợi trong thi đấu Karatedo đỉnh cao. Nhanh: trong môn Karatedo chính là tốc độ ra đòn (tấn công và phản công) trong Karatedo được các nhà chuyên môn và khoa học đánh giá rất cao về sự biến hóa và tốc độ của nó, thậm chí nếu không tập trung cao thì khó quan sát được đòn đánh diễn ra như thế nào. Điều này cho thấy tốc độ đòn rất nhanh và chớp nhoáng. Kỹ thuật dứt điểm nhanh trong thời gian ngắn nhất (có thể chưa đến 1 giây). Nhanh còn biểu hiện qua phản ứng ra đòn và vào đòn, tần số động tác, di chuyển và né tránh đòn. Mạnh: Sức mạnh trong Karatedo thường được thể hiện ở sự kết hợp với sức nhanh, như sự tung đòn với một tốc độ và sức mạnh tối đa nhưng khi chạm mục tiêu phải có sự khống chế, đây là khả năng tự điều khiển thần kinh – một khả năng quan trọng và đặc trưng nhất mà các môn võ khác không có. Sức mạnh trong Karatedo hay nói cách khác chính là SMTĐ. Sức mạnh trong môn Karatedo làm chấn động chứ không được phép làm chấn thương đối phương – đây cũng chính là chữ “Do” - chính là đạo trong môn Karatedo - và cũng là một trong những tiêu chuẩn ghi điểm trong thi đấu môn Karatedo. Khéo léo: Đây là một yếu tố mà Karatedo trước kia chưa được chú trọng, hầu hết là cứng nhắc, chỉ tập trung vào 2 yếu tố nhanh, mạnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, năng lực khéo léo trong môn Karatedo hiện đại ngày càng không thể thiếu, gần như là yếu tố quyết định đến thành tích của VĐV. Khéo léo để sử dụng đòn hợp lý và hiệu quả. Khéo léo để né tránh ra đòn phản đòn. Khéo léo để thực hiện các chiến thuật trong thi đấu một cách hiệu quả. Khéo léo để thực hiện các kỹ thuật khó và luôn biến đổi trong quá trình thi đấu, như: các tình huống ra đòn, đối phương. Chuẩn xác và có sự khống chế: Đây là một đặc điểm mà chỉ có ở Karatedo. Chuẩn xác cả về vị trí, khoảng cách và lực ra đòn. Đây là mốc đạt tới sự hoàn thiện của của trình độ phát triển đỉnh cao của thi đấu thể thao trong môn Karatedo trên thế giới. Chuẩn xác để ra đòn đúng thời điểm khi tấn công và phản công; Chuẩn xác để ra đòn vào đúng vị trí ăn điểm; Chuẩn xác để ra đòn ở khoảng cách hợp lý để đạt hiệu quả cao; Chuẩn xác về lực để khống chế khi va chạm vào mục tiêu trong tấn công và phản công. Trong những năm gần đây, việc tập luyện và thi đấu môn Karatedo cho thấy các kỹ thuật ngày càng đa dạng và biến hóa cao, tuy nhiên vẫn không thể rời xa 3 đặc điểm chủ yếu ở trên. Theo sự phát triển ngày càng rộng của Karatedo, ở những quốc gia có ưu thế tập trung vào nhiều kỹ thuật đòn chân, hoặc đòn tay, hoặc quét, quật đều không thể thiếu các đặc điểm ở trên. Với xu hướng hiện đại ngày nay, trong thi đấu đối kháng trong môn Karatedo đã có nhiều biến hóa, đặc biệt trong chiến thuật ra đòn, đó là sự biến hóa về chiến thuật trong thi đấu để thích ứng với từng trận, từng đối thủ và đặc biệt là cập nhật và tận dụng tối đa sự hiểu biết về luật trong thi đấu. Có nắm vững luật, VĐV mới phát huy được hiệu quả cũng như những ưu thế của mình để giành chiến thắng. Do vậy, một VĐV đỉnh cao, muốn có thành tích cao không thể không nắm rõ luật thi đấu. Mặc dù, chỉ xoay quanh các kỹ thuật theo các tiêu chí ở trên, nhưng hàng năm Liên đoàn Karatedo đều có sự điều chỉnh bổ sung các Điều luật để cho phù hợp cũng như ngắn gọn và rõ ràng hơn để có thể từng bước tham gia vào Đại hội thể thao Olympic trong tương lai. 1.2.Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật môn Karatedo: 1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao: 1.2.1.1. Một số khái niệm: Kỹ thuật của bài tập thể lực (tức kỹ thuật thể thao) là cách thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động, hoặc nói gọn hơn, đó là những cách thức để giải quyết nhiệm vụ vận động [36], [49]. Những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả cao nhất được gọi là kỹ thuật thể thao. Kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn thiện. Sự tìm tòi, khám phá khoa học về các quy luật vận động của cơ thể...nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh. Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh. Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương - cơ, sự phát triển của hệ thống dây chằng khớp, tức là phụ thuộc vào hệ vận động. Nó cũng có quyết định bởi năng lực khống chế, điều hòa các cơ. Trong quá trình trưởng thành, sự phát triển của các nhóm cơ là không đều nhau nên tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi. Trong đó sức mạnh của các cơ duỗi phát triển nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn các cơ ít hoạt động. Qua tham khảo các tài liệu có liên quan cho thấy, bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, các tác giả đó đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh như sau: Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không có sự khác biệt với các trị số lực phát huy trong trường hợp co cơ đẳng trường. Trong chế độ nhượng bộ của cơ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp 2 lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh. Trong các động tác nhanh trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ. Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với nhau. Dựa trên cơ sở đó có thể có nhiều cách phân loại sức mạnh. Nếu căn cứ vào chế độ hoạt động của cơ thì sức mạnh chia làm hai loại là sức mạnh động lực và sức mạnh tĩnh lực. Trong hoạt động vận động thể thao, sức mạnh luôn có quan hệ với các tố chất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền. Do đó năng lực sức mạnh được phân thành 3 loại: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh tốc độ và năng lực sức mạnh bền. Đồng thời các năng lực sức mạnh này rất có ý nghĩa trong hoạt động thể dục thể thao, có vai trò quyết định đối với thành tích thể thao. 1.3.1.3. Tố chất sức bền: Là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được [13], [16], [49]. Để có sức bền, VĐV phải khắc phục mệt mỏi, nên sức bền còn có thể nói là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó [49]. Do đó khái niệm sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Sức bền trong vận động thể lực của môn Karatedo bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố. Do đó để phát triển được sức bền cho VĐV cần phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố đó như (tay, chân và di chuyển) phải chuẩn xác, hợp lý để có thể đảm bảo phát huy được hiệu quả đòn đánh, đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi thực hiện động tác; năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh; phát huy khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp; tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất, đồng thời cơ thể có nguồn năng lượng lớn. Ngoài ra, còn có sự phối hợp hài hoà trong các hoạt động của các chức năng sinh lý, hơn nữa cần có khả năng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí. 1.3.1.4. Tố chất mềm dẻo: Karatedo là môn thể thao đòi hỏi mức độ mềm dẻo khá lớn để có thể đạt thành tích cao (như một kỹ thuật đá vào mặt được tính là 3 điểm, trong khi đó đá vào người chỉ được 2 điểm và đấm chỉ được 1 điểm). Trước hết tìm hiểu về tố chất mềm dẻo: Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo [16], [49]. Năng lực mềm dẻo được chia làm 2 loại: Mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao. Góc độ động tác kỹ thuật của VĐV Karatedo tương đối lớn, dùng lực đột ngột, do đó yêu cầu đối với tố chất mềm dẻo đối với VĐV là rất cao. Tính mềm dẻo chuyên môn trong Karatedo ngoài góc độ hoạt động của các khớp quan trọng của cơ thể, còn biểu hiện đặc biệt vận động các khớp xương, khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay trong các kỹ thuật đấm, đá, quật.... Khả năng mềm dẻo của các khớp là điều kiện không thể thiếu trong nắm vững và nâng cao trình độ kỹ thuật của VĐV Karatedo. Do vậy có thể thấy, mềm dẻo rất cần thiết cho VĐV Karatedo để hoàn thành các bài tập với biên độ động tác lớn. Nhờ các bài tập chuyên môn, VĐV đạt được độ mềm dẻo tốt hơn, từ đó đáp ứng được đòi hỏi khi thực hiện các động tác trong thi đấu Kumite hay đi quyền, nhất là khi phải sử dụng nhiều đòn tay và chân. Tố chất mềm dẻo giúp VĐV Karatedo thực hiện các đòn đá với biên độ lớn dễ dàng hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, chính xác hơn. Tố chất mềm dẻo đóng một vai trò quan trọng và quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Karatedo. Nếu không có dự trữ về khả năng mềm dẻo thì không thể đạt được sức mạnh tối đa trong động tác cũng như không đạt được hiệu quả tốt, nhẹ nhàng trong động tác. 1.3.1.5. Tố chất khéo léo: Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được VĐV hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các năng lực khác như: sức mạnh, sức nhanh và sức bền. Năng lực phối hợp của VĐV còn được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỹ xảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể thì năng lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác nhau. Một VĐV có trình độ rộng và cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh vốn kỹ xảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững các bài tập vô cùng phức tạp, cho phép lĩnh hội hợp lý hơn các bài tập thể chất, đồng thời có tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện kỹ thuật thể thao cần thiết. VĐV có khả năng phối hợp vận động tốt là điều kiện cơ bản để tuyển chọn những VĐV Karatedo có năng lực đặc biệt. Trái lại, môn Karatedo, do đặc điểm nổi trội của nó, có khả năng đảm bảo cho VĐV nắm bắt nhanh chóng và có chất lượng các kỹ thuật cơ bản ở môn thể thao này. 1.3.1.6. Khả năng phối hợp kỹ - chiến thuật: Thành tích thi đấu của VĐV Karatedo phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật và chiến thuật. Do thi đấu Kumite trong Karatedo chỉ trong 1 hiệp và kéo dài trong vòng 2 phút (đối với nữ) và 3 phút (đối với nam), vì vậy không có thời gian cho sự mắc sai lầm trong quá trình thi đấu. Trong thi đấu VĐV Karatedo cần một sự tập trung cao độ với sự tỉnh táo để có thể đưa ra một chiến thuật phù hợp. VĐV có trình độ cao, kỹ thuật điêu luyện dễ dàng thực hiện đòn đánh theo ý đồ của mình và đạt hiệu quả rất cao trong tấn công hoặc phòng thủ. Kỹ thuật đặc trưng trong môn Karatedo hiện đại được sử dụng nhiều trong thi đấu là các kỹ thuật tay trước, tay sau và đá vòng cầu và đạt hiệu quả rất cao do thiết diện mục tiêu lớn, kỹ thuật động tác nhanh, gọn và có khả năng biến hóa. VĐV có thể sử dụng kỹ thuật đổi bước vào đòn tay trước (hoặc tay sau) khi đối phương đứng ngược tấn hoặc đồng thời thực hiện các đòn nhử đánh lạc hướng đối phương đột ngột ra đòn đánh quyết định. Hoặc để hóa giải thế tấn của đối phương khi muốn sử dụng đòn đá hoặc đòn đấm. Hay khi muốn tiếp cận khoảng cách để ghi điểm bằng việc kết hợp hai đòn đấm tay trước, tay sau hoặc tay trước, tay sau và đòn đá. VĐV Karatedo trình độ cao có thể thực hiện nhiều kỹ thuật cùng một lúc và có thể ghi điểm, đôi khi đòn nhử của họ cũng có thể là đòn thật. Do vậy, đối phương rất khó phỏng đoán và phòng thủ an toàn được. Tuy nhiên, mỗi một VĐV đều có đòn sở trường riêng của mình, song họ đều có đặc điểm chung là những VĐV có thể lực chuyên môn tốt, di chuyển nhanh, hợp lý, kỹ thuật cơ bản toàn diện và thực hiện kỹ thuật thường đều và tốt cả hai tay và hai chân [12], [24], [25]. 1.3.2. Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo 1.3.2.1. Quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ trong thi đấu thể thao: Sức mạnh tốc độ hợp lý trong các đòn tấn công, phản công và di chuyển hợp lý đều rất cần thiết đối với VĐV Karatedo. Vì vậy trước tiên phải tổng hợp những vấn đề cần thiết về phát triển sức mạnh tốc độ. Các nhà khoa học nhất trí khái niệm về sức mạnh là năng lực khắc phục trở lực của hệ thống cơ bắp, là nguồn động lực để thực hiện mọi động tác. Sức mạnh bao gồm sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Sức mạnh tốc độ là sự kết hợp giữa sức mạnh và tốc độ, đây là một năng lực rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu – yếu tố rất cần thiết cho VĐV Karatedo. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới sức mạnh bao gồm: hình thái và di truyền (tiết diện, tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm...), sinh lý thần kinh cơ (mức độ đồng bộ và cường độ, số lượng đơn vị, tiết diện của cơ bắp...), kỹ năng động tác (hiệu quả vận động...), tâm lý, động cơ, trạng thái...). Sức mạnh tốc độ là nền tảng của phát triển của các môn tốc độ. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu tới sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2003) [45]. Tác giả cho rằng, tùy theo các loại kỹ năng, yêu cầu về nguồn cung cấp năng lượng và các tố chất chủ đạo của môn thể thao, vai trò của sức mạnh sẽ khác nhau. Với môn công suất thì sức mạnh giữ vai trò chủ đạo. Khái niệm về sức mạnh tốc độ rất đa dạng, có nhiều quan điểm về sức mạnh tốc độ, xin nêu một số quan điểm cơ bản sau: Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh [49]. Theo quan điểm Harre.D: sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao [16]. Theo quan điểm của tác giả Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và Phạm Ngọc Viễn: sức mạnh tốc độ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian [28]. Sức mạnh tốc độ theo quan điểm của Nguyễn Trường: Sức mạnh tốc độ là năng lực cố gắng lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định [53]. Sức mạnh tốc độ theo quan điểm của Trần Tuấn Hiếu: Sức mạnh tốc độ đặc trưng ở khả năng nhanh, mạnh, biến, linh hoạt gắn với sự điêu luyện của kỹ thuật. Vậy có thể tổng hợp sức mạnh tốc độ về bản chất là sức mạnh sinh ra trong các động tác nhanh. Trong môn Karatedo tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng vì nhờ tố chất này mà giải quyết tương đối tốt nhiệm vụ vận động đặt ra như: khi thực hiện kỹ thuật tấn công, phòng thủ hay phòng thủ phản công đều cần sử dụng các động tác, các đòn đấm, đòn đá hay đòn đỡ đều đòi hỏi phải có sức mạnh lớn với một tốc độ cao. Sức mạnh tốc độ là một tố chất đặc thù và rất quan trọng của Karatedo, sức mạnh tốc độ tạo cho VĐV đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, tạo yếu tố gây bất ngờ cho đối phương, thực hiện đòn đánh với biên độ lớn, khống chế đạt điểm cao hoặc thắng tuyệt đối trong thời gian ngắn, tạo hiệu quả nâng cao thành tích môn Karatedo. Các nghiên cứu của nhiều tác giả về huấn luyện trong thể thao hiện đại về sức mạnh tốc độ cho VĐV đã cho thấy các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ của cơ bắp cần phải chú ý tới các yếu tố: Cường độ và khối lượng: Nhiều tác giả cho rằng để tập sức mạnh khác nhau phải đạt được cường độ từ 2/3 tới cực hạn. Theo Harre.D [16] cho rằng cường độ và khối lượng vận động trong huấn luyện sức mạnh tốc độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định khả năng thích ứng tập luyện. Cường độ và khối lượng tập luyện phải căn cứ vào mục đích huấn luyện để quyết định cường độ, thời gian, số lần (cơ có rút nhanh). Để tăng sức mạnh tối đa thì tốc độ không quá nhanh, ngược lại để tăng sức nhanh thì tốc độ phải lớn và khối lượng nhỏ. Để phát triển sức mạnh tối đa thì thời gian nghỉ phải dài để cơ thể đủ thời gian hồi phục, đồng thời phải chú ý số lượng cơ quan tham gia mà quyết định thời gian nghỉ dài hay ngắn, phải dùng phương pháp thả lỏng tích cực trong thời gian nghỉ. Trong huấn luyện sức mạnh tốc độ cần chú ý: Về cường độ (thường là trọng lượng): phải xác định cường độ phù hợp, không quá lớn để phát huy được tốc độ động tác. Theo nhiều tác giả thì cường độ bài tập thường dùng để phát triển sức mạnh tốc độ khoảng 65% - 85%. Về khối lượng: nguyên tắc chung là tốc độ động tác phải nhanh nên số lần lặp lại động tác không quá nhiều để đảm bảo cho động tác được hoàn thành bởi co rút của cơ nhanh mang tính bột phát... Ngoài ra, trong huấn luyện sức mạnh tốc độ phải hết sức chú ý đến cách chuyển hóa sức mạnh vào vận động nhanh, nên động tác thực hiện phải đạt mức kỹ năng, kỹ xảo. Các bài tập như vậy còn có đặc điểm phải tạo sự hưng phấn cao, phát lực đột ngột, nhanh và sát với vận động và thi đấu. Như vậy, để phát triển sức mạnh tốc độ đòi hỏi không những nâng cao tốc độ mà còn phải kết hợp nâng cao sức mạnh tối đa. Do vậy, cần phương pháp huấn luyện đặc biệt đảm bảo tốt nhất sức mạnh động lực thành sức mạnh tốc độ, theo đúng yêu cầu đòi hỏi của từng môn thể thao, đặc biệt là trong môn Karatedo. Do đó, huấn luyện sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, vì vậy không nên tiến hành các bài tập sức mạnh tốc độ trong điều kiện cơ thể VĐV đã mệt mỏi, để năng lực vận động của cơ thể được hồi phục. Về phương pháp tổ chức tiến hành tập luyện trong môn Karatedo : có thể tiến hành tập luyện theo trạm hoặc sử dụng tổng hợp các bài tập cần sử dụng kết hợp bài tập sức nhanh với bài tập sức mạnh, với cường độ cực hạn và phải gắng hết sức và chú ý tới vấn đề kích thích. 1.3.3. Đặc điểm về tố chất sức mạnh tốc độ trong thi đấu đối kháng môn Karatedo: Năng lực sức mạnh-nhanh (tức tố chất sức mạnh tốc độ): Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV. Sức mạnh-nhanh xác định thành tích trong các môn vận động không theo chu kỳ, thí dụ trong môn ném điền kinh, trong nhảy cao và nhảy xa. Sức mạnh-nhanh cũng có ý nghĩa đối với việc đạt được tốc độ cao khi đá, ném bóng và giậm nhảy trong các môn bóng, đối với việc nắm vững các hành động nhanh trong các môn của các VĐV chạy cự ly ngắn, đua xe đạp, cũng như đối với sự xuất phát nhanh và giai đoạn tăng tốc trong thi đấu các môn đua thuyền và canô [5]. Karatedo là môn giao đấu đối kháng trực tiếp, yêu cầu năng lực thể lực (sức nhanh để phản xạ, sức mạnh để có điểm và sức bền để thi đấu hết thời gian) đồng thời lại yêu cầu sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương rất cao (trong việc ra đòn và khống chế đòn), nên nó mang đặc trưng cho tố chất sức mạnh tốc độ (sức mạnh và sức nhanh), đồng thời lại có yêu cầu về sức bền và năng lực ứng phó cao trong những tình huống biến hóa đa dạng trong thời gian rất ngắn (2 – 4 phút). Điều đó chứng tỏ năng lực con người đã phát triển một cách đa dạng theo hướng nhanh, linh hoạt và yêu cầu tập trung rất cao. Trong môn Karatedo sức nhanh thể hiện ở tốc độ phản ứng và tốc độ ra đòn, sự di chuyển né tránh đòn đánh của đối phương. Trong thi đấu, các tình huống diễn ra rất nhanh, biến hóa, và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 2 phút, do vậy đòi hỏi VĐV phải có khả năng phán đoán nhanh nhạy, đưa ra các phương án và chiến thuật nhanh và hợp lý. Một VĐV trình độ cao có thể thực hiện một tổ hợp kỹ thuật và có thể ghi điểm tổ hợp điểm đó, mà đôi khi đối phương chưa kịp nhận ra (do trong thi đấu Kumite của Karatedo khi thực hiện đòn - đặc biệt là vào mặt phải có sự khống chế). Tuy nhiên, nếu không kết hợp được với sức mạnh thì đòn đánh sẽ không thể có uy lực và không thể ăn điểm được. Do vậy, tố chất tốc độ và sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo vô cùng quan trọng, quyết định thành tích thi đấu của VĐV. Trong thi đấu Kumite, việc thực hiện mỗi kỹ thuật đều thông qua một quá trình bắt đầu từ việc quan sát, phán đoán động tác của đối phương và phản ứng lựa chọn thích hợp để ra đòn hoặc phản đòn. Đó là vòng khép kín của một phản ứng vận động, thời gian cho mỗi phản ứng vận động này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đối phương, trình độ, tình huống thi đấu. Song để phát triển năng lực này đòi hỏi một quá trình huấn luyện lâu dài, phù hợp cho mỗi VĐV, trong đó có thể tách rời các giai đoạn huấn luyện đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Trước hết là huấn luyện các năng lực phán đoán bằng thị giác để theo dõi động tác và ý định của đối phương, sau đó đến các phản ứng nhanh trong động tác phản đòn, ra đòn hoặc nhử đòn đối phương để tấn công chớp nhoáng ghi điểm. Vì vậy trong huấn luyện Karatedo không thể chỉ huấn luyện đơn thuần về năng lực sức nhanh mà còn phải kết hợp hài hòa với việc huấn luyện sức mạnh động tác trong các kỹ thuật tấn công và phòng thủ, đó chính là năng lực sức mạnh tốc độ. Khi đó mới có thể nâng cao thành tích cho VĐV Karatedo được [25]. Năng lực sức mạnh tốc độ được biểu hiện rất rõ trong quá trình thi đấu, đó là: Khi một VĐV trình độ cao thực hiện một tổ hợp kỹ thuật (hai đòn đấm hoặc một đòn đấm+một đòn đá và ngược lại) và có thể ghi điểm tổ hợp ra đòn kết hợp đó mà đôi khi đối phương chưa kịp nhận ra (do trong thi đấu Kumite của Karatedo, thực hiện đòn - đặc biệt là vào mặt phải có sự khống chế). Tuy nhiên, nếu không kết hợp được sức mạnh và sức nhanh thì đòn đánh khó thực hiện được cũng như không đủ uy lực không thể ghi điểm được. Do vậy, sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo vô cùng quan trọng, quyết định thành tích thi đấu của VĐV. Trong tập luyện và thi đấu Karatedo, sức nhanh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định thành tích thi đấu của VĐV Karatedo, thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công nhanh, tốc độ phòng thủ di chuyển phản công nhanh, đặc biệt thể hiện rõ trong tập luyện và thi đấu Kumite. Phát triển tố chất tốc độ là hạt nhân của huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong Karatedo. Khi phát triển tố chất này nên chú trọng tăng cường tốc độ phản ứng, tốc độ động tác như: Tần số động tác và tốc độ dừng đột ngột (khống chế), tốc độ đổi hướng đột ngột (trong tấn công và phòng thủ), tốc độ di chuyển và chuyển biến tốc độ đòn (khi ra đòn giả hoặc thật)... Cũng như nhiều môn thể thao khác, đặc biệt các môn thi đấu đối kháng, Karatedo thi đấu đỉnh cao đòi hỏi một trình độ kỹ thuật điêu luyện kết hợp với việc thể hiện tổng hợp những năng lực điều khiển vận động của con người trong đó có sức nhanh. Khi thực hiện mỗi một kỹ thuật trong môn Karatedo đều tổng hợp các năng lực sức nhanh, song mức độ kết hợp sức nhanh trong mỗi kỹ thuật khác nhau đều có sự khác nhau, đặc biệt quan trọng là sức nhanh trong phản ứng vận động. Sức mạnh trong Karatedo thường được thể hiện ở sự kết hợp với sức nhanh, như sự tung đòn với một tốc độ và sức mạnh tối đa nhưng khi chạm mục tiêu phải có sự khống chế, đây là khả năng tự điều khiển thần kinh – một khả năng quan trọng và đặc trưng nhất mà các môn võ khác không có. Sức mạnh trong Karatedo hay nói cách khác chính là sức mạnh tốc độ. Trong thi đấu, các tình huống diễn ra rất nhanh, biến hóa, và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 2 - 3 phút (đối với nữ) đến 3 - 4 phút (đối với nam), đòi hỏi VĐV phải có khả năng phán đoán nhanh nhạy, đưa ra các phương án và chiến thuật nhanh và hợp lý. Một VĐV trình độ cao có thể thực hiện một tổ hợp kỹ thuật và có thể ghi điểm tổ hợp ghi điểm đó, thậm chí cả khi đối phương chưa kịp nhận ra (do trong thi đấu Kumite của Karatedo khi thực hiện đòn - đặc biệt là vào mặt phải có sự khống chế). Tuy nhiên, nếu không kết hợp được với sức mạnh thì đòn đánh sẽ không thể có uy lực và không thể ghi điểm được. Do vậy, tố chất tốc độ và sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo vô cùng quan trọng, quyết định thành tích thi đấu của VĐV. Về cơ chế sinh học của sức mạnh (hay còn gọi là sức mạnh cơ bắp): là lực hoặc trương lực tối đa của một nhóm cơ sinh ra. Đây là nhân tố cần thiết đối với tất cả các môn vận động. Những nhân tố sinh lý học phát triển sức mạnh cơ bắp gồm có: quá trình thích ứng của hệ thống thần kinh (tức là huy động bộ phận vận động, loại bỏ ức chế) cơ bắp phì đại, sự thay đổi thành phần sợi cơ, phản ứng của kích tố v.. v [18], [36], [38]. Quan điểm phổ biến cho rằng, trong giai đoạn ban đầu huấn luyện với tải kháng trở (trong 2-8 tuần) sức mạnh cơ bắp tăng trưởng chủ yếu do kết quả của sự biến đổi hệ thống thần kinh, diện tích mặt cắt cơ bắp (CSA) biến đổi rất nhỏ. Moritani và de Vries (1979) đã tiến hành nghiên cứu 8 tuần huấn luyện với tải kháng trở của 7 VĐV nam và 8 VĐV nữ để quan sát tác động của nhân tố thần kinh tới phát triển độ dày cơ bắp. Kết quả cho thấy, thời gian tăng trưởng sức mạnh giữa nam và nữ VĐV là như nhau, nhân tố thần kinh chiếm vị trí chủ đạo làm gia tăng sức mạnh trong giai đoạn ban đầu (trong 4 tuần). Staron và cộng sự (1994) đã chứng thực, sau 8 tuần huấn luyện kháng trở cường độ lớn, nhân tố thần kinh có ảnh hưởng tới sự gia tăng sức mạnh tối đa của VĐV nam và nữ. Tuy huấn luyện thời gian ngắn không làm tăng thể tích sợi cơ nhưng các nhà khoa học đã phát hiện, về tổ chức loại hình sợi cơ và protein co rút có sự biến đổi, điều này cũng thống nhất với sự tăng trưởng sức mạnh giai đoạn ban đầu ở cả hai giới [18], [38], [65], [69]. Tuy rằng các nghiên cứu trước đây đã chứng minh loại hình cơ bắp của VĐV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao thành tích thể thao, nhưng chỉ có một số ít nghiên cứu quan sát thấy sự thay đổi loại hình sợi cơ ở nữ giới sau huấn luyện với tải kháng trở. Staron (1990) trong nghiên cứu đã cho thấy rằng, tải kháng trở cường độ lớn được xây dựng riêng nhằm phát triển sức mạnh cơ bắp vùng đùi (sức mạnh tối đa (RM) lặp lại 6-8 lần, tổng cộng 3 nhóm). Staron (1991) còn quan sát thấy ảnh hưởng của việc ngừng huấn luyện và tái huấn luyện tới sức mạnh cơ bắp, phì đại cơ bắp và quá trình chuyển hoá loại hình sợi cơ. Trong nhóm VĐV tham gia kế hoạch huấn luyện với tải kháng trở cường độ lớn trước đây (Staron, 1990) có 7 người ngừng huấn luyện thời gian dài (30-32 tuần). Trong thời gian này họ không hề tiến hành bất cứ hình thức huấn luyện với tải kháng trở nào, sau đó họ tiến hành kiểm tra lại. Kết quả khi ngừng huấn luyện là, sức mạnh giảm nhưng vẫn lớn hơn trước khi huấn luyện. Năm 1994 Staron và các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu huấn luyện với tải kháng trở tăng dần trong 8 tuần đối với VĐV nam và nữ để phân tích quá trình thời gian biến đổi hình thái và sức mạnh cơ bắp. Kết quả cho thấy sức mạnh tuyệt đối và tương đối của chi dưới nam và nữ đều tăng trưởng như nhau. Quá trình huấn luyện với tải kháng trở cường độ lớn dẫn đến sự phì đại cơ bắp là thông qua phản ứng kích thích được tiến hành điều tiết, đồng thời cũng có tính đặc thù của giới tính và kế hoạch huấn luyện. Kiểu phản ứng huấn luyện này ở nam giới là do một số kích tố đồng hoá điều tiết, bao gồm kích tố sinh dục nam (testosterone) và kích tố tăng trưởng. Staron (1994) phát hiện các nam VĐV trong huấn luyện với tải kháng trở cường độ lớn, sự biến đổi ban đầu của loại hình sợi cơ có liên quan với sự gia tăng của testoterone và sự suy giảm của cortisol. Nhưng đối với nữ giới quá trình thích ứng của các nhóm cơ không thể hiện rõ rệt phản ứng của các kích tố trên. Như vậy, có thể thấy rõ rằng từ năm 1985 trở lại đây rất nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh học của sức mạnh đã chứng minh, phản ứng của VĐV với huấn luyện kháng trở, hay còn gọi là phản ứng thích ứng xuất hiện sự phì đại cơ bắp luôn thống nhất với kết quả nghiên cứu, tuy nhiên cơ chế kích thích của sự biến đổi này có tính đặc thù theo giới tính. Thực tế đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ tương hỗ giữa khả năng chống chọi mệt mỏi, sức mạnh cơ bắp và khả năng sức bền của từng VĐV. Ngoài ra, trong huấn luyện sức mạnh tốc độ phải hết sức chú ý đến cách chuyển hóa sức mạnh vào vận động nhanh, nên kỹ thuật động tác thực hiện phải đạt mức tinh thông, điêu luyện. Các bài tập như vậy còn có đặc điểm phải tạo sự hưng phấn cao, phát lực đột ngột, nhanh và sát với vận động và thi đấu. Như vậy, để phát triển sức mạnh tốc độ đòi hỏi không những nâng cao tốc độ mà còn phải kết hợp nâng cao sức mạnh tối đa. Do vậy, cần phương pháp huấn luyện đặc biệt đảm bảo tốt nhất sức mạnh động lực thành sức mạnh tốc độ, theo đúng yêu cầu đòi hỏi của từng môn thể thao, đặc biệt là môn Karatedo. Do đó, huấn luyện sức mạnh tốc độ trong Karatedo phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, nên không tiến hành các bài tập sức mạnh tốc độ khi cơ thể VĐV đã mệt mỏi, mà phải để hồi phục năng lực vận động của cơ thể. Mỗi môn thể thao đều có những đặc điểm chuyên biệt, đòi hỏi kỹ chiến thuật, thể lực riêng, phù hợp hoạt động của nó. Huấn luyện thể lực không những nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, nâng cao các tố chất thể lực mà còn hỗ trợ cho tiếp thu kỹ thuật và duy trì trạng thái ổn định tối ưu để thực hiện chiến thuật hợp lý trong quá trình thi đấu. Theo các tác giả trong và ngoài nước khi đánh giá về mối quan hệ giữa tố chất thể lực và kỹ thuật thì thể lực tốt có lợi cho huấn luyện kỹ thuật phức tạp với lượng vận động lớn, đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng của xu thế huấn luyện hiện đại, là huấn luyện với lượng vận động lớn. Tuy nhiên, huấn luyện với lượng vận động lớn phải dựa trên cơ sở phát triển tốt về thể lực. Trình độ thể lực càng tốt, càng có lợi cho nắm vững kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển và duy trì trạng thái thi đấu tốt [1], [5], [6], [8]. Trong thực tiễn, người ta thường dùng khái niệm sức mạnh (hay lực) của động tác để mô tả đặc tính về lực của động tác. Sức mạnh động tác là mức độ tác động vật lý của bộ phận cơ thể đang chuyển động đối với một vật thể bên ngoài nào đó. Ví dụ: Trong Karatedo đó là lực đòn đấm và đòn đá khi va chạm vào mục tiêu. Tuy sức mạnh động tác phụ thuộc vào lực cơ được phát huy, nhưng không được đồng nhất nó với lực cơ. Sử dụng hiệu quả lực cơ bắp là yêu cầu quan trọng của kỹ thuật thể thao hợp lý, mà các điều kiện cơ bản là: Phương hướng tác động của lực cơ phải trùng với phương hướng chuyển động đã định. Trong Karatedo, khi thực hiện đòn đấm, đá để tận dụng được phản lực của đòn tấn công thì đòi hỏi phải có sự bùng phát nhanh khi ra đòn và khi thu đòn về trên cùng một đường đi của động tác, nghĩa là trùng với phương hướng ra đòn ban đầu của kỹ thuật đó. Tăng tốc độ động tác để làm tăng lực tác động của động tác. Một vật thể chỉ có thể chuyển động có gia tốc khi có một lực tác động vào nó. Lực đó càng lớn thì gia tốc càng lớn. Nhưng tốc độ không thể tăng lên một cách tức thời, mà cần phải có sự tác động của lực trong một thời gian. Như trong thi đấu Kumite của Karatedo cho thấy, đoạn đường để tăng tốc độ thường hạn chế do đặc điểm hình thái cơ thể hoặc do luật thi đấu (cần khống chế đòn khi va chạm đối phương), hoặc do ý đồ chiến thuật (gây bất ngờ cho đối thủ), khi có điều kiện có thể tạo được lực co cơ lớn đột xuất vào thời điểm thích hợp để đạt ý đồ mong muốn. Sử dụng lực cơ hợp lý bằng cách chuyển động lượng từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể. Thí dụ như khi thực hiện một đòn đấm, tay kia tự động giật ngược chiều với tay ra đòn đồng thời bàn chân giậm mạnh xuống nền để tạo lực tối đa cho đòn đánh. 1.4. Nghiên cứu có liên quan: Trong huấn luyện các môn võ ở nước ta, nhiều nhà chuyên môn đã quan tâm đến sự phát triển thể lực, tâm lý, khả năng phối hợp vận động nhưng về SMTĐ và cho VĐV Karatedo đã có nghiên cứu đề cập tới, nhưng ở VĐV nam đẳng cấp cao vẫn chưa được nghiên cứu. Trong thực tế, huấn luyện và đánh giá khả năng SMTĐ VĐV cũng như xây dựng hệ thống test đánh giá và các bài tập phát triển SMTĐ của VĐV Karatedo vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng, mặc dù theo như các kết quả điều tra cho thấy đây là những tố chất vô cùng quan trọng quyết định thành tích của VĐV. Qua tham khảo và tổng hợp các tài liệu có được về môn Karatedo chúng tôi thấy ở nước ta đã có một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Thế Truyền và cộng sự [51], [52, tr. 99 – 101, 174 – 182, 307 – 310] trong nghiên cứu của mình nêu ra 07 test kỹ thuật và 06 test thể lực chung để đánh giá trình độ tập luyện cũng như tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện và kết quả trắc nghiệm tâm lý trong việc đánh trình độ tập luyện thể lực và chuyên môn của VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, đây là một nghiên cứu rất đáng quý để đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV đỉnh cao trước thềm SEA Games 22. Tuy nhiên, đây chỉ mang tính chất đánh giá một cách tổng thể, mang tính giai đoạn tại thời điểm nhất định và với những đối tượng mà hiện tại hầu hết không còn VĐV nào còn tập luyện trong đội tuyển, do vậy, để phát triển thành tích thể thao cần phải có sự nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết từng tố chất chuyên biệt của VĐV, đặc biệt là những tố chất nhằm nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV. Trong luận án nghiên cứu của các tác giả Trần Tuấn Hiếu và Ngô Ích Quân [21] thì cho rằng phát triển SMTĐ các đòn đấm và đòn đá cho VĐV Karatedo vô cùng quan trọng, có tốc độ tốt kết hợp với sức mạnh thì đòn đánh mới có hiệu quả và kết quả thi đấu mới tốt. Việc huấn luyện SMTĐ phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy không nên tiến hành các bài tập SMTĐ trong điều kiện cơ thể mệt mỏi. Các tác giả đã sử dụng các bài tập đánh giá: bài tập đá trước và đấm tay sau tại chỗ vào lămpơ khoảng cách 0,7m thời gian 15s tính số lần; đá vòng cầu, đấm tay sau tại chỗ vào lămpơ khoảng cách 0,7m thời gian 15s tính số lần; đấm 3 mục tiêu khoảng cách 0,7m thời gian 15s tính số lần; đá trước trung đẳng phối hợp đá vòng cầu thượng đẳng tại chỗ vào lămpơ khoảng cách 0,7m thời gian 15s tính số lần. Đồng thời, các tác giả đã chọn được 14 bài tập phát triển SMTĐ chia làm hai nhóm: nhóm bài tập phát triển thể lực chung (4 bài) và nhóm bài tập chuyên môn (10 bài). Tuy nhiên, hai tác giả đã chứng minh được độ tin cậy và tính thông báo của các bài thử (sử dụng như test) cũng như chưa xây dựng được tiêu chuẩn phân loại, đánh giá trình độ VĐV. Cao Hoàng Anh [1] nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 15 – 16, cho rằng: huấn luyện thể lực cho võ sinh Karatedo nhằm mục đích nâng cao các tố chất vận động, nâng...Đ đòn tay của 2 nhóm thông qua các test đó lựa chọn. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.14 và 3.15. Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 TT Test Kết quả kiểm tra () t p Trước TN (n = 20) Sau TN lần 1 (n = 20) Chạy 30m XPC (s) 4.46 0.222 4.34 0.091 1.92 > 0.05 Giật tạ 15kg (sl) 17 2.127 18 1.747 1.37 > 0.05 Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 121.256 13 1.45 1.07 > 0.05 Bật xa tại chỗ (cm 247 13.146 25013.27 1.42 > 0.05 Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 3.58 0.121 3.530.118 1.15 > 0.05 Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 3.680.121 3.650.115 1.06 > 0.05 Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 21 2.615 22 2.384 1.52 > 0.05 Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (s) 5.450.081 5.330. 12 1.89 > 0.05 Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s (sl) 181.123 191.716 1.56 > 0.05 Bảng 3.15: Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 1 TT Test Kết quả kiểm tra () w(%) Trước TN (n = 20) Sau TN lần 1 (n = 20) Chạy 30m XPC (s) 4.46 0.222 4.34 0.091 2.727 Giật tạ 15kg (sl) 17 2.127 18 1.747 5.714 Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 121.256 13 1.45 8 Bật xa tại chỗ (cm 247 13.146 25013.27 1.207 Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 3.58 0.121 3.530.118 1.406 Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 3.680.121 3.650.115 0.818 Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 21 2.615 22 2.384 4.651 Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (s) 5.450.081 5.330. 12 2.226 Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s (sl) 181.123 191.716 5.405 Từ kết quả thu được ở bảng 3.14 và 3.15 cho thấy, kết quả kiểm tra các test sư phạm trên khách thể nghiên cứu cho thấy chưa có sự khác biệt nào, điều này có thể do đặc thù đối tượng là VĐV đội tuyển quốc gia, nên hầu như các tố chất, năng lực vận động phần nào đó đó ổn định, mặt khác đây cũng không phải giai đoạn trọng điểm của quá trình thi đấu quan trọng, do vậy, việc tập chung cao độ vẫn chưa được thể hiện rõ mặc dù có độ tăng trưởng (từ 1,207% đến 8%) nhưng không đáng kể và chưa có ý nghĩa thống kê, sự khác biệt vẫn ở mức ttính0.05. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc ứng dụng các bài tập mà luận án lựa chọn bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Để tiếp tục kiểm nghiệm hiệu quả của các bài tập mà luận án lựa chọn, luận án tiến hành kiểm tra các test sư phạm sau thực nghiệm lần 2 (vào tháng 10/2013 – thời kỳ chuẩn bị bước vào thi đấu SEA Games 27), kết quả được thể hiện tại bảng 3.16 và 3.17 dưới đây. Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 TT Test Kết quả kiểm tra () t p Trước TN (n = 20) Sau TN lần 2 (n = 20) 1. Chạy 30m XPC (s) 4.46 0.222 4.28 0.068 2.082 > 0.05 2. Giật tạ 15kg (sl) 17 2.127 20.52.395 2.613 < 0.05 3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 121.256 15 1.685 2.533 < 0.05 4. Bật xa tại chỗ (cm 247 13.146 26015.877 2.094 > 0.05 5. Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 3.58 0.121 3.340.144 2.5 < 0.05 6. Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 3.680.121 3.460.17 2.16 < 0.05 7. Di chuyển đấm 3 mục tiờu hình dẻ quạt 15s (sl) 21 2.615 251.891 2.121 <0.05 8. Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (s) 5.450.081 5.150. 145 2.42 < 0.05 9. Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s (sl) 181.123 221.946 2.16 < 0.05 Bảng 3.17: Độ tăng trưởng các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo ĐTQG sau thực nghiệm lần 2 TT Test Kết quả kiểm tra () w(%) Trước TN (n = 20) Sau TN lần 2 (n = 20) 1. Chạy 30m XPC (s) 4.46 0.222 4.28 0.068 4.12 2. Giật tạ 15kg (sl) 17 2.127 20.52.395 18.67 3. Nằm sấp chống đẩy 15s (sl) 121.256 15 1.685 22.22 4. Bật xa tại chỗ (cm 247 13.146 26015.877 5.13 5. Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 3.58 0.121 3.340.144 6.94 6. Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s) 3.680.121 3.460.17 6.16 7. Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 21 2.615 251.891 17.39 8. Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (s) 5.450.081 5.150. 145 5.66 9. Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s (sl) 181.123 221.946 20 Từ kết quả thu được ở bảng 3.16 và 3.17 cho thấy: sau 2 chu kỳ của thực nghiệm lần 2, kết quả kiểm tra các test sư phạm của ở khách thể nghiên cứu đó có sự khác biệt hầu hết ở các test kiểm tra đều có sự khác biệt với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p0.05. Độ tăng trưởng cũng rõ và khá cao ở các test Nằm sấp chống đẩy 15s (sl): 22,22%; Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s (sl): 20%; Giật tạ 15kg 10s (sl): 18,67%; và Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl): 17,39%; Còn lại đều có sự tăng trưởng từ 4,12% đến 6,94%. Điều này thể hiện sự nỗ lực và tập trung cao độ của các VĐV khi chuẩn bị bước vào kỳ thi đấu trọng điểm sắp tới, đó là SEA Games 27 (tháng 12/2013). Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các bài tập mà luận án lựa chọn bước đầu đã mang lại tính hiệu quả trong việc phát triển SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Để có sự nhìn nhận tổng quát về sự tăng trưởng SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia trong quá trình thực nghiệm. Bảng 3.18 và biểu đồ 3.1 dưới đây thể hiện rõ quá trình này. Bảng 3.18 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu các test SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo thấy có sự tăng trưởng rõ rệt ở cả 09 test, với độ tăng trưởng tăng dần theo quá trình thực nghiệm. Tuy tăng trưởng và sự khác biệt không lớn, nhưng hoàn toàn phù hợp, vì đối tượng là VĐV ĐTQG. Từ kết quả này thấy việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện và hệ thống các bài tập mà luận án lựa chọn đã tỏ rõ hiệu quả trong phát triển SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia: Việc nâng cao hiệu quả thi đấu, đặc biệt là kỹ thuật đòn tay tập luyện và thi đấu Kumite phụ thuộc phần nhiều vào sự phát triển về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm sinh lý... Trong Karatedo thì hiệu quả kỹ thuật chính là đòn đánh phải ghi điểm, được đánh giá bằng 06 tiêu chuẩn, đó là: Đòn thế đẹp (kỹ thuật chuẩn theo quan điểm truyển thống của Karatedo), tinh thần thể thao, sức mạnh với tốc độ cao nhất (đỉnh lực – F và vận tốc tức thời nhanh nhất - V), ý thức phòng thủ (Zanshin - T), đúng thời điểm (Timing - t) và cự ly chuẩn. Do vậy để đánh giá được SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đòi hỏi phải nâng cao được các thông số về lực (F) hay còn gọi là sức mạnh và tốc độ (V) và sự kết hợp của thông số trên để tạo nên SMTĐ chính là thông số về phản ứng va chạm (T) và phản ứng đòn (t). Để đánh giá được SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo qua 1 năm thực nghiệm các bài tập (41 bài tập) lựa chọn, luận án tiến hành đánh giá qua việc so sánh kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật trên khách thể nghiên cứu tại mỗi một chu kỳ huấn luyện quan trọng của kế hoạch huấn luyện năm ở đội tuyển quốc gia vào 02 lần: Lần 1 vào giữa chu kỳ 2 của quá trình huấn luyện (tháng 5/2013); Lần 2 vào giữa chu kỳ 4 trước khi đội tuyển tham gia thi đấu SEA Games 27 (tháng 10/2013). Kết quả thu được trình bày từ bảng 3.19 đến 3.21 và biểu đồ 3.2 đến 3.5. Từ các bảng và các biểu đồ trên cho thấy: Dưới tác động của hệ thống các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo ĐTQG có sự chuyển biến tốt về các thông số động học quan trọng trong kỹ thuật tấn công và phản công đòn tay của khách thể nghiên cứu. Mặc dù sự biến chuyển và độ tăng trưởng không nhiều nhưng đây cũng là thực tế, vì khách thể là VĐV đội tuyển quốc gia nên trình độ kỹ thuật đã ổn định, chỉ có thế có sự tăng trưởng về mặt cơ học (như về vận tốc và đỉnh lực) - đây cũng chính là tố chất SMTĐ - đối tượng mà luận án nghiên cứu, tuy nhiên sự tăng trưởng này mặc dù không cao nhưng đã có sự khác biệt mang tính thống kê. Cụ thể: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 1 và thực nghiệm lần 2 so với trước thực nghiệm có những nhận xét sau: Tại thực nghiệm lần 1 hầu hết các thông số đều chưa có sự khác biệt so với trước thực nghiệm với ttính0,05. Tuy nhiên bước đầu cũng đã có độ tăng trưởng ở các thông số vận tốc tức thời, đỉnh lực và thời gian phản xạ, mặc dù không cao, nhưng có thể chấp nhận. Tại thực nghiệm lần 2 cho thấy, hầu hết đều có sự khác biệt lớn so với trước thực nghiệm với ttính>tbảng ở ngưỡng p0,05 - điều này thể hiện sự ổn định phản xạ đòn của VĐV nam đội tuyển quốc gia - thể hiện trình độ đồng đều của VĐV. Tuy nhiên tại thực nghiệm lần 2, phản xạ đòn tấn công và phản công của đòn tay sau có sự tăng trưởng vượt bậc (từ 18,181% đến 19,354%), điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng về phản xạ, về tốc độ đã có sự tập trung cao độ và biến chuyển rõ tại thời điểm trước khi bước vào thời kỳ thi đấu quan trọng trong năm. Chỉ duy nhất có thông số T (thời gian va chạm đòn) ở cả tấn công và phản công, thông số t (phản xạ đòn tay trước) trong kỹ thuật tấn công không có sự khác biệt và chưa có tính thống kê trước và sau thực nghiệm. Điều này có thể lý giải như sau: Thông số va chạm đòn (T) là một thông số quan trọng trong đánh giá kỹ thuật và cho điểm VĐV (đó chính là tiêu chuẩn của Zanshin) đây là một tiêu chuẩn chỉ có trong môn Karatedo - thể hiện năng lực kiểm soát đòn đánh của mình. Do vậy, bất kỳ một VĐV nào đã tham gia thi đấu (đặc biệt là đỉnh cao) thì phải có kỹ năng này - đây là lý do tại sao không có sự khác biệt nào cũng như độ tăng trưởng trong quá trình thực nghiệm, điều này thể hiện sự ổn định và đồng đều kỹ thuật giữa các khách thể tham gia nghiên cứu. Do đó, kết quả thực nghiệm đã thể hiện thực tế của trình độ tập luyện của VĐV nam Karatedo đội tuyển quốc gia là hoàn toàn phù hợp và chính xác. Về thông số phản xạ đòn (t) cho thấy, đây là một thông số trong Karatedo gọi là “timing - thời điểm” một tiêu chuẩn ghi điểm trong thi đấu Kumite: Diễn biễn kết quả của thông số này có thể lý giải như sau: Tại thời điểm thực nghiệm lần 2 - đây là giai đoạn VĐV đã được chuẩn bị đầy đủ về kỹ, chiến thuật và thể lực để bước vào thời kỳ quan trọng của quá trình chuẩn bị thi đấu giải đấu quan trọng trong năm - đó là Sea Games 27 (tháng 12 tại Myanma), do vậy thời điểm này VĐV đã bắt đầu thể hiện được năng lực tập trung cao độ vào kỹ thuật, đó là thể hiện tốc độ, sức mạnh của đòn đánh. Do vậy có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy ở các thông số thời gian phản xạ đòn (t) tấn công và phản công. Tuy nhiên, thông số phản xạ đòn tay trước (t) ở kỹ thuật tấn công lại không có sự khác biệt và có độ tăng trưởng nào. Lý do thông số phản xạ đòn tấn công tay trước không có sự khác biệt trước và sau thực nghiệm là vì: Trong thi đấu Kumite của môn Karatedo, đòn tấn công tay trước khi kết hợp với một kỹ thuật khác (tay sau, chân hoặc quật, quét) đôi khi là đòn nhử, hoặc nếu chính xác thì được điểm (tuy nhiên rất ít), do vậy đòn chủ đạo ghi điểm thường là đòn nối sau. Vì vậy, trong trường hợp này, đòn tay đòn tiếp theo tay sau lại có sự tăng trưởng vượt bậc, điều này càng cho thấy được mục đích đòn đánh đã được xác định rõ cũng như sở trường của đòn được các VĐV sử dụng biến hóa trong thi đấu đã được tập trung cao độ - đó chính là đòn ăn điểm ở tay sau. Do vậy, tốc độ và sự mạnh cũng như phản xạ đòn tấn công ở tay sau và các đòn đơn phản công có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy. Kết quả thực nghiệm cho thấy hoàn toàn logic và phù hợp với tâm lý và đặc trưng của môn phái. Đánh giá về sự phát triển thành tích của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia: Hiệu quả các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite: Để chứng thực cho việc đánh giá sự tăng trưởng về các thông số kỹ thuật mà luận án nghiên cứu, luận án đã tiến hành lấy ý kiến và xác nhận của Ban huấn luyện về chương trình thực nghiệm và kết quả của nghiên cứu luận án mang lại (tại phụ lục 6). Nhìn chung, Ban huấn luyện rất tin và ủng hộ trong việc ứng dụng công nghệ cao trong huấn luyện, tạo được hưng phấn cho VĐV, là động lực thúc đẩy cho từng VĐV khi tham gia vào quá trình nghiên cứu thực nghiệm (đặc biệt hệ thống Simi Motion 3D và hệ thống đo xung lực SM 103). Tuy nhiên, để ứng dụng thường xuyên vào trong tập luyện, hệ thống vẫn còn hạn chế, do điều kiện lắp đặt cũng như tiến trình ứng dụng, kiểm tra khá phức tạp, khó có thể thường xuyên đưa vào trong quá trình huấn luyện VĐV được. Mặc dù vậy, đây cũng là những mong mỏi của HLV muốn được sử dụng và ứng dụng những hệ thống này để có thể tìm hiểu sâu hơn về từng kỹ thuật, từ đó tìm ra những phương pháp thích hợp hơn, hiệu quả hơn trong việc điều chỉnh các kỹ thuật sao cho phù hợp để từng bước nâng cao thành tích cho VĐV. Để kiểm nghiệm hiệu quả của các bài tập trong đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, luận án tiến hành so sánh đánh giá và tiến hành kiểm tra trên cơ sở bảng chuẩn phân loại đã xây dựng được trong đánh giá SMTĐ đòn tay và đánh giá kỹ thuật tấn công, phản công đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, luận án đã tiến hành kiểm tra các test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật đòn tay của 20 VĐV nam Karatedo đội tuyển quốc gia tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội trước khi tham dự thi đấu tại SEA Games 27 tại Myanma. Cách tiến hành như sau: Các nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia thực hiện theo trình tự 09 test đánh giá SMTĐ đòn tay và thực hiện các kỹ thuật tấn công (đòn kết hợp hai tay) và phản công (đòn tay trước, tay sau) mà luận án đã lựa chọn, sau đó tổng hợp lại căn cứ vào bảng 3.9 và 3.12 để đánh giá phân loại SMTĐ đòn tay và SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm lần 2. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.22 và 3.23. Bảng 3.22: Kết quả đánh giá tổng hợp SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm VĐV Tổng điểm Đánh giá Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN No1 80 84 Khá Khá No 2 74 79 Khá Khá No 3 71 79 Khá Khá No 4 67 75 Khá Khá No 5 66 70 Khá Khá No 6 65 72 Trung bình Khá No 7 64 69 Trung bình Khá No 8 61 70 Trung bình Khá No 9 60 65 Trung bình Trung bình No 10 58 72 Trung bình Khá No11 57 65 Trung bình Trung bình No12 56 67 Trung bình Khá No13 56 62 Trung bình Trung bình No14 55 65 Trung bình Trung bình No15 54 66 Trung bình Khá No16 54 60 Trung bình Trung bình No17 51 64 Trung bình Trung bình No18 48 55 Trung bình Trung bình No19 47 54 Yếu Trung bình No20 44 56 Yếu Trung bình Bảng 3.23: Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau quá trình thực nghiệm Thông số kỹ thuật t (ms) V (m/s) F (KG) Đánh giá Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN t (ms) V (m/s) F (KG) t (ms) V (m/s) F (KG) Tấn công 0,05-0,06 0,045- 0,05 10,6-10,7 10,25-10,29 64-107 66,4-116 Trung bình Trung bình Trung bình Khá Trung bình Trung bình Phản công 0,16-0,17 0,13-0,14 10,6-10,7 10,34-10,4 94-98 97-102,4 Trung bình Trung bình Trung bình Khá Trung bình Trung bình Kết quả tại các bảng 3.22 và 3.23 cho thấy VĐV có tổng điểm về SMTĐ đòn tay và các thông số kỹ thuật tấn công và phản công đòn tay cao hơn và được đánh giá tốt hơn so với trước thực nghiệm hầu hết có thành tích tốt tại giải Vô địch quốc gia. Đây cũng là những VĐV nằm trong đội tuyển chuẩn bị đi thi đấu tại SEA Games 27, tổ chức vào tháng 12 năm 2013 tại Myanma. Từ bảng 3.22 cho thấy sau một giai đoạn ứng dụng các bài tập đưa vào quá trình huấn luyện tại đội tuyển quốc gia nằm nâng cao SMTĐ đòn tay và SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia đó có sự tăng trưởng, hầu hết đều đạt loại khá trở lên, thể hiện ở tổng điểm đều đạt từ 66 – 84 điểm (11 người) so với trước thực nghiệm chỉ có 5 người và hầu như không còn ai ở loại yếu nữa. Từ kết quả của bảng 3.23 cho thấy các thông số kỹ thuật đòn tay có sự tăng trưởng tương đồng ở các VĐV có tổng điểm về SMTĐ đòn tay. Tuy sự tăng trưởng không rõ như ở các test thể lực, hầu hết đều có sự ổn định và nhỉnh hơn so với trước thực nghiệm, điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì kỹ thuật của các VĐV trên đội tuyển đa số đều có một trình độ nhất định. Tuy nhiên, phải thấy rằng sự tăng trưởng về phản xạ tốc độ đòn đánh có sự tăng trưởng hầu hết trung bình ở mức khá trở lên, đây là một yếu tố cần thiết để củng cố cho nền kỹ thuật sẵn có, nền tảng cho việc chuẩn bị bước vào thi đấu giải quan trọng nhất trong năm, đó là SEA Games 27, tháng 12 tại Myanma. Để có sự kiểm chứng khách quan hơn, luận án tiến hành khảo sát về mức độ hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đòn tay của nam VĐV đội tuyển quốc gia tại giải Vô địch toàn quốc năm 2013. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.24 và biểu đồ 3.6 và 3.7. Như vậy, có thể thấy hiệu quả của quá trình huấn luyện sau một qua trình thực nghiệm (10 tháng) khi đưa bài tập vào thực nghiệm, không làm giảm thành tích mà vẫn giữ được ổn định thành tích, thậm chí khi xét hiệu quả của các đòn tay trong các trận đấu tại giải Vô đích Quốc gia, các VĐV nam đội tuyển quốc gia có hiệu quả hơn hẳn so với trước thực nghiệm. Kết quả thống kê được trình bày tại bảng 3.24 đã cho thấy, tỷ lệ sử dụng hiệu quả kỹ thuật tấn công so với trước thực nghiệm đã có sự tăng trưởng, từ 65% ở trước thực nghiệm, sau thực nghiệm đã tăng lên 67%. Đặc biệt ở các kỹ thuật phản công, hiệu quả có sự vượt trội, từ 42,8% ở trước thực nghiệm tăng lên 53,8% sau thực nghiệm. Điều này cho thấy sự phản ánh rõ trong kết quả kiểm tra các kỹ thuật phản công của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia sau thực nghiệm. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Qua quá trình nghiên cứu, luận án đi đến một số kết luận sau: 1.1. Kết quả nghiên về thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, luận án đánh giá được các nội dung sau: Về huấn luyện tố chất SMTĐ: hầu hết các bài tập trong huấn luyện đội tuyển quốc gia, các huấn luyện viên đã tập trung chủ yếu vào tố chất SMTĐ là tố chất chủ đạo trong chương trình huấn luyện của mình. Tuy nhiên, thời gian phát triển bài tập SMTĐ đòn tay cho VĐV Karatedo trong 1 giáo án chưa được chú trọng. Bài tập sử dụng phát triển SMTĐ đòn tay phân bố không đều, chưa có hệ thống. Về thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu đối kháng: Các kỹ thuật tấn công đòn tay chiếm ưu thế về số lần ra đòn và tỷ lệ hiệu quả cao hơn so với các kỹ thuật phản công (65% đòn tấn công, trong khi phản công chỉ chiếm 42,8%.) 1.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn các 09 test đánh giá SMTĐ đòn tay và 02 kỹ thuật đòn tay trong thi đấu của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, đó là: Test đánh giá SMTĐ đòn tay: gồm 9 test Nhóm test thể lực: gồm 04 test Chạy 30m XPC (s); Giật tạ 15kg 10s (sl); Nằm sấp chống đẩy 15s (sl); Bật xa tại chỗ (cm). Nhóm test kỹ thuật: gồm 05 test Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s); Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl); Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển vào đòn hai bước tay trước+tay sau 15s (sl). Test kỹ thuật đòn tay: gồm 2 test Kỹ thuật tấn công: kết hợp hai tay; Kỹ thuật phòng thủ phản công: đỡ phản tay sau. Luận án đã xây dựng được bảng chuẩn phân loại cho cả hai loại test SMTĐ và kỹ thuật đòn tay; bảng điểm và bảng điểm tổng hợp cho các test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. 1.3. Đề tài đã lựa chọn được 41 bài tập nhằm nâng cao SMTĐ đòn tay và kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Các bài tập này đã được đưa vào thực nghiệm trong 10 tháng tại đội tuyển, cho thấy: Về SMTĐ đòn tay có sự tăng trưởng ở hầu hết các test với độ tăng trưởng từ 4.12% đến 6,94% ở các test Chạy 30m XPC (4,12%); Bật xa tại chỗ (5,13%); Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (6,94%); Đấm tay sau vào 10 mục tiêu (6,16%); Di chuyển zic zăc tay trước + tay sau vào 10 mục tiêu (5,66%). Đặc biệt có những test có sự tăng trưởng rất cao, từ 17,39% đến 22,22%, cụ thể: ở test Di chuyển đấm 3 mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) độ tăng trưởng là 17,2%; Test Giật tạ 15kg (sl) độ tăng trưởng là 18,67%; Test Di chuyển 2 bước tay trước + tay sau 15s(sl) độ tăng trưởng 20%; và test Nằm sấp chống đẩy 15s(sl) độ tăng trưởng là 22,22%. Về các thông số kỹ thuật đòn tay đều có sự ổn định và duy trì tốt, thể hiện ở thông số thời gian va chạm đòn (T) hầu như chưa có sự khác biệt ở cả hai kỹ thuật tấn công, phản công, với ttính0,05. Tuy nhiên các thông số về vận tốc (V); Đỉnh lực (F) đều có sự tăng trưởng từ 3,4 (thông số V) đến 8,2% (thông số F) ở kỹ thuật tấn công và từ 3,4% (thông số V) đến 4,3% (Thông số F) ở kỹ thuật phản công. Đặc biệt thông số tốc độ phản xạ đòn tấn công và phản công (t) có sự tăng trưởng rất cao, với độ tăng trưởng từ 18,181% (ở kỹ thuật tấn công) đến 19,354% (ở kỹ thuật phản công). 2. Kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu, luận án đi đến một số kiến nghị sau: 2.1. Cần thiết đánh giá thường xuyên thực trạng công tác huấn luyện không những về một mặt SMTĐ đòn tay của nam VĐV mà cần có sự đánh giá tổng thể hơn, thường xuyên hơn, từ đó có hướng nghiên cứu tập trung nâng cao trình độ tập luyện, cũng như sở trường cho từng VĐV. 2.2. Kết quả nghiên cứu cần được ứng dụng vào trong quá trình huấn luyện đào tạo VĐV cấp cao Karatedo nhằm nâng cao SMTĐ nói chung, đặc biệt kỹ thuật đòn tay nói riêng - nhằm phát huy sở trường của môn phái, nâng cao thành tích VĐV. DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Đỗ Tuấn Cương (2010),“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia”. Tạp chí Khoa học thể thao, Số 3, tr. 45 – 49, Hà Nội. Đỗ Tuấn Cương (2010), “Nghiªn cøu hÖ thèng c¸c test ®¸nh gi¸ SMT§ ®ßn tay cho nam V§V Karatedo ®éi tuyÓn quèc gia”, Tạp chí Khoa học thể thao, Số 4, tr. 6,27- 31, Hà Nội. Đỗ Tuấn Cương (2013), “Hiệu quả kỹ thuật đòn tay trong thi đấu đối kháng của môn Karatedo”, Tạp chí Khoa học thể thao, Số 1, tr. 8,28- 29, Hà Nội. Đỗ Tuấn Cương, (2013), “Quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ trong huấn luyện thi đấu đối kháng môn Karatedo”, Tạp chí Khoa học thể thao, Số 4, tr. 13- 18, Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: Cao Hoàng Anh, Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho võ sinh nam Karatedo lứa tuổi 15 - 16, Luận văn thạc sỹ, ĐH TDTT Bắc Ninh. Aulic I. V. (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB TDTT, Hà Nội.Zuicô I.G (1975), Test sư phạm đánh giá trình độ thể lực tuổi 13-14, NXB TDTT, Hà Nội. Bandarevski I. A (1970), Độ tin cậy của các test trong thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Nguyễn Đương Bắc (2000), Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karate-do trường ĐH TDTT1, Luận văn thạc sỹ KHGD, Đại học TDTT Bắc Ninh. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT Tp. Hồ Chí Minh. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, NXB TDTT Tp. Hồ Chí Minh. Dương Nghiệp Chí (1983), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí (2002), Điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6 -20 tuổi, báo cáo kết quả dự án chương trình khoa học, Viện KHTDTT, Hà Nội. Đỗ Tuấn Cương (2009), Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, Luận văn thạc sỹ KHGD, ĐH TDTT Bắc Ninh. Daxuoroxki V. M (1987), Các tố chất thể lực của VĐV, NXB TDTT, Hà Nội. Lý Trung Di, Trần Thiện Tài, Đỗ Trường Chi (1987), Tuổi trẻ và võ thuật, NXB Tp. Hồ Chí Minh. Trịnh Quốc Dương (1999), Karate phản công, NXB TDTT, Hà Nội. Phạm Đông Đức (1998), Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sức bền cho VĐV vật tự do Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, ĐHTDTT 1. G.Macximenco (1980), Tố chất thể lực và thành tích, Nguyễn Kim Minh biên dịch, Bản tin KHDT TDTT. Vũ Sơn Hà (2002), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ thuật đòn chân cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 16-18, Luận văn thạc sỹ KHGD, ĐH TDTT 1. Harre-D (1996), Học thuyết huấn luyện (Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch), NXB TDTT, Hà Nội. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Bùi Thị Hiếu (1982), “Nghiên cứu đặc điểm phát triển hình thái và chức năng sinh lý của VĐV một số môn thể thao”, Bản tin KHTDTT, (5), tr. 10 -16. Trần Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Trần Tuấn Hiếu (1999), Nghiên cứu hệ thống bài tập nâng cao năng lực và hiệu quả bộ tay trong môn Karate-do, Luận văn thạc sỹ, ĐH TDTT 1. Trần Tuấn Hiếu, Ngô Ích Quân (1999), Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho các đòn đấm và đòn đá Karate-do cho học sinh chuyên sâu, Kết quả nghiên cứu luận án khoa học cấp trường, Đại học TDTT 1. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do, NXB TDTT, Hà Nội. Trần Tuấn Hiếu (2004), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karate-do lứa tuổi 12-15, Luận văn tiến sỹ, Viện KH TDTT. Trương Đình Hùng (1998), Tài liệu huấn luyện thi đai đen Karate-do, NXB Biên Hoà. Nguyễn Mạnh Hùng (1999), Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp khắc phục có hiệu quả trạng thái tâm lý trước thi đấu của vận động viên Karate- do cấp cao, Luận văn tiến sỹ, Viện KH TDTT. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Bước đầu xây dựng các tiêu chuẩn tuyển chọn và chương trình huấn luyện ban đầu cho đội tuyển Taekwondo trẻ lứa tuổi 14-16, Luận văn thạc sỹ, ĐH TDTT 1. Hồ Hoàng Khánh (1990), Karate do hiện đại, tập 1 và 2, NXB Sông Bé. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Lịch sử võ học thế giới (1987), NXB Võ thuật. Kim Long (1999), Karate-thuật chiến đấu tay không, NXB Mũi Cà Mau. Nguyễn Mậu Loan (1983), “Vấn đề định hướng và tuyển chọn nhân tài thể thao”, Bản tin KHTDTT, (7), tr. 1 - 21. Vũ Xuân Long, Vũ Xuân Thành (1998), Taekwon-do huấn luyện nâng cao, NXB TDTT, Hà Nội. Mai Văn Muôn, Lê Anh Thơ, Chu Quang Trứ, Ngô Xuân Bính (1991), Lược sử võ cổ truyền Việt Nam, NXB TDTT, Hà Nội. Nabatnhicova M. Ya (1985), Quản lý và đào tạo VĐV trẻ, (Phạm Trọng Thanh dịch) NXB TDTT, Hà Nội. Nguyễn Thi Ngọc (2008), Nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14 - 16 tuổi. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT. Đặng Thị Hồng Nhung (2011), Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển quốc gia, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT. Ozolin M.G (1980), Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại, NXB TDTT, Hà Nội. Pharphen V. X (1962), Bắp thịt và vận động, (Văn An và Văn Đức dịch) NXB TDTT, Hà Nội. Philin V. P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, (Nguyễn Quang Hưng dịch) NXB TDTT, Hà Nội. Lê Thị Hoài Phương (2002), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện thể lực của nữ VĐV Karate-do lứa tuổi 16-18, Luận văn thạc sỹ KHGD, Đại học TDTT 1. Rudich P. A (1980), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Ngô Ngọc Quang (2006), Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Karate-do lứa tuổi 14-16, Luận văn thạc sỹ, ĐH TDTT 1. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1993), Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1998), Sinh lý và huấn luyện TDTT, NXB thành phố Hồ Chí Minh. Lâm Quang Thanh Thành, Bùi Trọng Toại (2002), Tính chu kỳ trong huấn luyện sức mạnh thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Lê Tử Thành (1993), Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ, Hà Nội. Xuân Thu (1999), Karate cận chiến tự do, NXB Thanh niên. Nguyễn Thiệt Tình (1993), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, , NXB TDTT, Hà Nội. Tổng cục TDTT (1995), Kế hoạch phát triển những môn thể thao tới năm 2005 và định hướng 2010. Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của VĐV một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình quốc gia về thể thao, Báo cáo kết quả nghiên cứu, Hà Nội. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Viện KHTDTT. Nguyễn Trường (1979), “Những đặc điểm tố chất sức mạnh tốc độ và phương pháp phát triển tố chất ấy”, Tạp chí KHKT TDTT, (9), tr. 1 - 5. Nguyễn Anh Tú (2000), Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Teawondo Trường Đại học TDTT 1, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học TDTT 1. Trương Anh Tuấn (1989), “Tố chất thể lực trong quá trình tuyển chọn và xác định năng khiếu VĐV trẻ”, Thông tin KHKT- TDTT. Trương Anh Tuấn (1997), Cần tiếp tục đổi mới đào tạo VĐV theo chương trình mục tiêu”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr. 21 – 24. Tổng cục TDTT (2013), Luật Karatedo, NXB TDTT, Hà Nội. Từ điển, Khoa học thể dục thể thao, (2002), Hội khoa học thể dục thể thao Trung Quốc. Uỷ ban thể dục thể thao (2002), Luật Karatedo, NXB TDTT, Hà Nội. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. Phạm Ngọc Viễn (2002), Tâm lý thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. Hoàng Quốc Vinh (2001), Nghiên cứu những chỉ tiêu tuyển chọn VĐV Wushu Sanshou nam lứa tuổi 13-14, Luận văn thạc sỹ, ĐH TDTT 1. Vovk X.I (2001), “Những đặc điểm biến đổi lâu dài của trình độ tập luyện các môn thể thao khác nhau”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH: 65. Macdougall, J. D, Wenger, A. and Green (1991), Physiologycal Testing of the High Performance Athlete. Human Kinetics. 66. Tài liệu của JKA và WKF; 67. www.jka.jp; 68. www.wkf.com 69. William J. Kraemer, Steven J. Fleck (1993), Strength training for young Athletics, Human Kinetics.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_cac_bai_tap_nham_phat_trien_suc_manh_toc.doc
  • docxBAN XAC NHAN SO LIEU.docx
  • docxBAN XAC NHAN THUC NGHIEM.docx
  • docbang.doc
  • docBANG, BIEU.doc
  • docBIA.doc
  • docxINFORMATION FOR CONTRIBUTIONS OF THE THESIS.docx
  • docNOI DUNG.doc
  • docPHAN PHU LUC.doc
  • docPHU LUC 1.DOC
  • docPHU LUC 3.doc
  • docPHU LUC 6.doc
  • docSO LIEU TN.doc
  • docxTRANG THONG TIN - TV.docx
Tài liệu liên quan