BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ ANH TÚ
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
TAEKWONDO LỨA TUỔI 14 – 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ ANH TÚ
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘN
177 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG VIÊN
TAEKWONDO LỨA TUỔI 14 – 15
Chuyên ngành : Huấn luyện thể thao
Mã số : 62 14 01 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Quý Phƣợng
2. TS. Phạm Văn Thanh
Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Lê Anh Tú
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Khái niệm và phân loại sức bền 5
1.1.1. Phân loại sức bền dựa trên cơ sở nhu cầu khác nhau về
trao đổi chất của cơ thể.
11
1.1.2. Phân loại sức bền dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt
của từng môn thể thao.
12
1.2. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện và đặc điểm huấn luyện
VĐV Taekwondo
13
1.2.1. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện 13
1.2.2. Huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV 17
1.2.3. Đặc điểm huấn luyện môn Taekwondo ở Việt Nam 24
1.3. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền 25
1.3.1. Khái niệm về bài tập thể chất 25
1.3.2. Bài tập thể chất phát triển tố chất thể lực 25
1.3.3. Bài tập thể chất phát triển sức bền trong Taekwondo 26
1.4. Cơ sở sinh lý và phương pháp huấn luyện sức bền của VĐV
Taekwondo
28
1.4.1. Cơ sở sinh lý huấn luyện sức bền của VĐV Taekwondo 28
1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức bền của VĐV Taekwondo 31
1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 31
1.5.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc cơ thể 32
1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14-15 32
1.5.3. Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 14-15 36
1.6. Những nghiên cứu có liên quan 38
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 41
2.1. Phương pháp nghiên cứu 41
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 41
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 42
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 43
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 43
2.1.5. Phương pháp kiểm tra y sinh 47
2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 51
2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 52
2.3. Tổ chức nghiên cứu 54
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 54
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. 56
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 57
3.1. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
57
3.1.1. Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo
57
3.1.2. Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh
giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo.
64
3.1.3. Xác định tương quan giữa các test thể lực với các chỉ số
chức năng đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo.
67
3.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho
nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
70
3.1.5. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo bảng tiêu chuẩn xây dựng. 76
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền
chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
79
3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho
nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
79
3.2.2. Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
84
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức
bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
A. Kết luận 118
B. Kiến nghị 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THƢỜNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ATP Adenosine Triphosphate
Bản tin KHKT TDTT Bản tin khoa học kỹ thuật thể dục thể thao
BT Bài tập
CLB Câu lạc bộ
cm Centimet
CP Creatin photphate
GS Giáo sư
HLV Huấn luyện viên
KT Kỹ thuật
LVĐ Lượng vận động
m Mét
Nhóm ĐC Nhóm đối chứng
Nhóm TN Nhóm thực nghiệm
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
s Giây
SB Sức bền
SM Sức mạnh
TCTL Tố chất thể lực
TĐ Tốc độ
TDTT Thể dục thể thao
Ths Thạc sỹ
TL Thể lực
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ
VĐV Vận động viên
VE Thông khí phổi
VO2 max Lượng oxy hấp thụ tối đa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Thể
loại
Nội dung Trang
Bảng
Bảng 1.1. Mức độ dự trữ, khả năng tái tổng hợp
ATP, thời gian cung cấp năng lượng (theo Dương
Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ )
11
Bảng 1.2. Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện
(theo Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996)
13
Bảng 3.1. Các yếu tố đánh giá sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 (n=32)
58
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test và chỉ
số kiểm tra đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
Sau 62
Bảng 3.3. Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần
phỏng vấn test
63
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa các test đánh giá sức
bền chuyên môn với thành tích thi đấu của VĐV
Taekwondo
65
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa hai lần lập test của
các test đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14-15
66
Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa các test thể lực với
các chỉ số chức năng đánh giá sức bền chuyên môn
của VĐV Taekwondo lứa tuổi 14
67
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa các test thể lực với
các chỉ số chức năng đánh giá sức bền chuyên môn
của VĐV Taekwondo lứa tuổi 15
69
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền
chuyên môn cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15
71
Bảng 3.9. Bảng điểm đánh giá sức bền chuyên môn
cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14
Sau 73
Bảng 3.10. Bảng điểm đánh giá sức bền chuyên môn
cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15
Sau 73
Bảng 3.11. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập
luyện sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14-15 (n=24)
75
Bảng 3.12. Thực trạng sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 (n=24)
76
Bảng 3.13. Ý nghĩa và thực trạng huấn luyện sức bền
chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
80
Bảng 3.14. Thực trạng chương trình huấn luyện sức
bền cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh
Đồng Nai
81
Bảng 3.15. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện
sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa
tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai (n=9)
Sau 83
Bảng 3.16. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát
triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo
lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
Sau 86
Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế
hoạch huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
90
Bảng 3.18. Tiến trình thực nghiệm 4 tháng (giai đoạn I) Sau 92
Bảng 3.19. Tiến trình thực nghiệm 4 tháng (giai đoạn II) Sau 92
Bảng 3.20. So sánh sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai
trước thực nghiệm
93
Bảng 3.21. Phân loại sức bền chuyên môn theo nhóm
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh
Đồng Nai trước thực nghiệm
94
Bảng 3.22. So sánh sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai sau
4 tháng thực nghiệm
95
Bảng 3.23. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh
Đồng Nai sau 4 tháng thực nghiệm
100
Bảng 3.24. So sánh sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai sau
8 tháng thực nghiệm
101
Bảng 3.25. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh
Đồng Nai sau 8 tháng thực nghiệm
103
Bảng 3.26. Kết quả phân loại sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 tỉnh Đồng
Nai sau thực nghiệm
112
Bảng 3.27:
– 15.
114
t
14-15
114
Biểu
đồ
Biểu đồ 3.1. Các yếu tố đánh giá sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15
58
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng tham
gia phỏng vấn
61
Biểu đồ 3.3. Thâm niên công tác của đối tượng tham
gia phỏng vấn
61
Biểu đồ 3.4. Thực trạng phân loại sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo tỉnh Đồng Nai lứa
tuổi 14
77
Biểu đồ 3.5. Thực trạng phân loại sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo tỉnh Đồng Nai lứa
tuổi 15
78
Biểu đồ 3.6. Thành tích đá trước hai chân liên tục
vào đích trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực
nghiệm
104
Biểu đồ 3.7. Thành tích di chuyển đá ngang sang hai
bên trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực
nghiệm
105
Biểu đồ 3.8. Thành tích đá vòng cầu kết hợp đá vòng
sau và lướt đá ngang vào đích trong 90s (số lần)
trước và sau 8 tháng thực nghiệm
105
Biểu đồ 3.9. Thành tích lướt đá tống ngang vào 2
đích x 3m trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng
thực nghiệm
106
Biểu đồ 3.10. Thành tích đá vòng cầu vào 2 đích 90s
(số lần) trước và sau 8 tháng thực nghiệm
106
Biểu đồ 3.11. Thành tích đá tống sau kết hợp di
chuyển 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực nghiệm
107
Biểu đồ 3.12. Thành tích đá vòng cầu chân trước vào
đích trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực
nghiệm
107
Biểu đồ 3.13. Thành tích di chuyển tiến lùi 4m đá
đích thời gian 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực
nghiệm
108
Biểu đồ 3.14. Chỉ số Dung tích sống tương đối
(ml/kg) trước và sau 8 tháng thực nghiệm
108
Biểu đồ 3.15. Chỉ số thông khí phổi tối đa (lít/phút)
trước và sau 8 tháng thực nghiệm
109
Biểu đồ 3.16. Chỉ số VO2max tương đối
(ml/kg/phút) trước và sau 8 tháng thực nghiệm
109
Biểu đồ 3.17. Chỉ số Thương số hô hấp trước và sau
8 tháng thực nghiệm
110
Biểu đồ 3.18. Kết quả test soát vòng hở Landont
trước và sau 8 tháng thực nghiệm
110
Biểu đồ 3.19. Kết quả test phản xạ đơn (ms) trước và
sau 8 tháng thực nghiệm
111
Biểu đồ 3.20. Kết quả test phản xạ phức (ms) trước
và sau 8 tháng thực nghiệm
111
1
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng Đất nước ngày càng vững
mạnh, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) cũng như các ngành khoa học khác
đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nước nhà.
Trên cơ sở những định hướng của Đảng và Nhà nước. Ngày
01/12/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 08-NQ/TW về việc
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục,
Thể thao đến năm 2020. Mục tiêu của Nghị Quyết này là nhằm tiếp tục
hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự
nghiệp thể dục thể thao; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên
đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu
công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện
của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao
ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai
tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới.
Trong dự án chiến lược của ngành, thể thao thành tích cao là một
trong những chiến lược hàng đầu nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với
trình độ thể thao khu vực đồng thời từng bước tiếp cận với thể thao Châu Á
và thế giới. Điều này đòi hỏi việc tìm tòi, sáng tạo để hoàn chỉnh quy chình
đào tạo vận động viên (VĐV) mang tính khoa học với tất cả các môn thao,
đặc biệt là môn thể thao xác định là mũi nhọn của ngành trong đó có võ
thuật nói chung và môn Taekwondo nói riêng.
Từ những năm 1962 Taekwondo đã được du nhập vào Việt nam biểu
diễn, đến năm 1965 Taekwondo đã được truyền bá ở Sài gòn, năm 1988
Taekwondo đã được truyền bá ở Hà Nội cho tới nay. Chúng ta đã dành
được rất nhiều huy chương ở sân chơi Châu Á, như VĐV Trần Quang Hạ,
2
Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Xuân Mai, Trương Tuấn Vũ, Hồ Nhất Thống,
Nguyễn Thị Kim Nga, Khúc Liễu Châu, Nguyễn Thị Huyền Diệu, Nguyễn
Văn Hùng... đạt được HCV SEA Games. Nhưng ở đấu trường Olympic thì
chỉ có Trần Hiếu Ngân đạt HCB Olympic năm 2000.
Qua khảo sát sơ bộ các VĐV Taekwondo nhận thấy, trình độ chuẩn bị
thể lực của các VĐV còn hạn chế đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn.
Do vậy, vấn đề đặt ra là cần có những bài tập phát triển tố chất thể lực
nhằm bổ sung kịp thời, cho quá trình huấn luyện góp phần nâng cao tố chất
thể lực nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho các VĐV.
Để tiến hành xây dựng được một qui trình đào tạo VĐV khoa học
hoàn chỉnh có tính hiệu quả cao thì bài tập thể lực chuyên môn đóng một
vai trò quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn.
Theo quan điểm của sinh lý TDTT thì có bốn tố chất thể lực chủ yếu sức
mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo khéo léo (khả năng phối hợp động
tác). Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào các tố chất thể lực cũng không
biểu hiện đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong phần
lớn các môn thể thao hoặc một vài tố chất thể lực được thể hiện rõ rệt nhất
quyết định kết quả của hoạt động chung. Mức độ phát triển các tố chất thể
lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan và hệ
cơ quan trong cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực
cũng chính là phát triển và hoàn thiện các hệ chức năng có vai trò chủ yếu
trong mỗi một loại hoạt động cơ bắp cụ thể. Huấn luyện thể lực là một
trong những nhiệm vụ của quá trình huấn luyện. Quá trình huấn luyện môn
Taekwondo bao gồm chuẩn bị về tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật và tâm lý
của VĐV để đạt thành tích cao là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Điều
đó cho thấy sự chuẩn bị thể lực cho VĐV một cách đầy đủ sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để có thể giải quyết các nhiệm vụ của quá trình huấn luyện kỹ
chiến thuật, tâm lý trong qúa trình huấn luyện môn Taekwondo.
3
Vấn đề phát triển tố chất thể lực cho VĐV Taekwondo đã được khá
nhiều tác giả quan tâm như: Lý Đức Trường (1998), Lại Cao Kiên (1997),
Hồ Anh Tuấn (1994), Phạm Văn Đàn (1997), Nguyễn Anh Tú (2000)...
Xong chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu các bài tập phát triển
tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV Taekwondo.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 15”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tố chất thể lực sức bền chuyên môn của
nam VĐV Taekwondo, đề tài lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao sức bền
chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng hiệu
quả huấn luyện.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo.
- Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức bền
chuyên môn của VĐV Taekwondo.
- Xác định tương quan giữa các test thể lực với các chỉ số chức năng
đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Phân loại đối tượng nghiên cứu theo bảng tiêu chuẩn xây dựng.
Mục tiêu 2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức
bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
4
- Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Từ kết quả khảo sát sơ bộ sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 còn nhiều hạn chế, đề tài đặt giả thuyết rằng,
dưới góc độ sư phạm đề tài sẽ lựa chọn được các bài tập thể lực thì sẽ nâng
cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khát quát về Taekwondo
1.1.1. Lịch sử phát triển Taekwondo
1.1.1.1 Lịch sử phát triển Taekwondo thế giới:
Taekwondo là môn võ xuất phát từ Triều Tiên, là cách thức hay nghệ
thuật đấu võ bằng tay và chân, là môn võ thuật bao gồm những kĩ thuật
như: Đấm (Jireugi), đá (Chagi), đỡ (Makki) và những đòn đá bay (Twieo-
chagi)
Theo lịch sử Taekwondo nguyên thủy có thể xuất hiện ở triều đại
Koguryo được thành lập vào thế kỉ thứ 3 trước thiên chúa giáng sinh. Sở dĩ
điều này có thể khẳng định bởi vì đã khám phá được ở khu mộ hoàng gia
có vẽ hình hai người đang đối mặt với nhau trong tư thế Taekyon, họa sĩ
Muyong Chong vào thời ấy minh họa, cho nên điều này làm cho các nhà sử
học cho là môn Taekyon đã có vào thời kì này.
Cũng có sự kiện là môn võ Taekyon cũng có từ thời Silla (668-935).
Silla là vương quốc được thành lập phía Đông-Nam còn triều đại Koguryoo
73 phía Bắc.
Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào năm 8/2/1948,
tháng 1-1946 Hong Choi Hi là một trung tá bộ binh, bắt đầu dạy thái cực
đạo cho quân đội tại Kwang-ji, đến 1949 Hong Choi Hi là trung tá phục vụ
tại bộ tư lệnh Hàn Quốc ở Ft.Rilley gần Topek, Kansan thuộc Mỹ và nơi
đây ông đã biểu diễn, trình bày môn Thái Cực Đạo cho quân đội xem và
cũng là lần đầu tiên môn võ này được quảng bá ở Mỹ.[45]
Liên đoàn Taekwondo Thế Giới (The World Taekwondo
Federation) viết tắt là WTF, được thành lập ngày 28-5-1973 tại Kukkiwon
(Quốc kì quán) Seoul Hàn Quốc. Với 53 quan chức đại diện các quốc gia
trên thế giới. Tiến sĩ Un Yong Kim chủ tịch hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc
6
được bầu làm chủ tịch WTF lần đầu tiên (Việt Nam là thành viên chính
thức của Liên Đoàn Taekwondo Thế Giới theo quyết định của kì họp hội
đồng Taekwondo Thế Giới ngày 7-10-1989). [45]
Hiện nay, WTF có gần 200 quốc gia là thành viên, 4 liên đoàn Châu
Lục (Âu, Phi, Á, Liên Mỹ). hệ thống thi đấu của WTF bao gồm giải Vô
Địch Thế Giới, Vô Địch Châu Lục, Vô địch Khu Vực và hệ thống thi đấu
trẻ. Năm 1988 lần đầu tiên Taekwondo biểu diễn tại Thế Vận Hội Seoul
Hàn Quốc đã được hoan nghênh nhiệt liệt đến năm 2000 Taekwondo đã
chính thức được thi đấu trong thế vận hội Sydney Úc.
1.1.1.2 Lịch sử phát triển Taekwondo Việt Nam.
Môn Taekwondo chính thức du nhập vào Miền Nam Việt Nam 1962,
bắt đầu bằng các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và
việc mở các lớp giảng dạy chính thức tại Sài Gòn do thầy Kim Boang Son
đảm nhiệm. Khóa học huấn luyện viên đầu tiên cho người Việt Nam được
tổ chức tại trường võ thuật Thủ Đức với sự tham gia của 63 võ sinh do võ
sư Nam Tae Hi (huyền đai thất đẳng) phụ trách. Sau đó khóa 2, 3 cũng
được tổ chức và lúc này con số huấn luyện viên được đào tạo lên tới vài
trăm người. Sau khi tốt nghiệp những huấn luyện viên này trở về địa
phương mở lớp huấn luyện viên. Do tính quần chúng, tính khoa học của
môn võ, đồng thời do yêu cầu, điều kiện tổ chức một lớp học quá đơn giản
cho nên bộ môn này đã phát triển một cách nhanh chóng và sâu rộng trong
quần chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh.
Sau năm 1975 do tình hình an ninh quốc gia nên Taekwondo không
hoạt động rộng rãi.
Cho đến năm 1988 Taekwondo được truyền bá ở Hà Nội và sở
TDTT Hà Nội đã nhanh chóng triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển đội
ngũ huấn luyện viên. [45]
Tháng 11 năm 1989 tổ chức giải TP.HCM mở rộng, vào thời điểm
này trên cả nước có hơn 20 đơn vị tỉnh, thành, có phong trào tập luyện môn
7
võ Taekwondo. Cũng trong năm này được sự ủy nhiệm của Tổng cục
TDTT, sở TDTT thành phố đang tổ chức giải vô địch Taekwondo quốc gia
lần thứ nhất [45]. Và bắt đầu từ thời điểm này trở đi những giải vô địch
Taekwondo được tổ chức hằng năm nhằm mục đích tuyển chọn vận động
viên xuất sắc vào đội tuyển quốc gia để tham dự các giải quốc tế như:
Seagames, Asiad, vô địch thế giới
Với sự đầu tư của nhà nước, tổng cục TDTT đã định hướng phát
triển và đầu tư đúng mức cho thể thao thành tích cao và phong trào
Taekwondo là một trong những môn mũi nhọn của thể thao Việt Nam.
Những thành tựu đáng khích lệ tại các kì Seagames và đánh dấu những
mốc lịch sử của thể thao Việt Nam như: HCV Asiad của Trần Quang Hạ
(1994, Hiroshima Nhật Bản), HCV Asiad Hồ Nhất Thống (1998, Thái
Lan), HCB Trần Hiếu Ngân (2000, Sydney Úc). Hiện nay phong trào tập
luyện môn võ Taekwondo đã được đưa vào giờ học chính khóa ở các
trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng và đại học chính
những điều này làm cho phong trào Taekwondo trên cả nước phát triển rất
nhanh và mạnh so với những môn khác.
1.1.2. Đặc điểm thi đấu của Taekwondo.
VĐV thi đấu trong môn Taekwondo được phân ra thành các hạng cân
cụ thể quy định bắt buộc của Liên đoàn thể thao thế giới cho các môn võ
thuật nói chung và Taekwondo nói riêng.
1.1.2.1. Luật thi đấu Taekwondo:
Cũng như bất cứ môn thể thao và các môn võ thuật, môn võ
Taekwondo có những quy định, luật lệ riêng bắt buộc các vận động viên thi
đấu phải tuân thủ chặt chẽ.
Khu vực thi đấu: luật quy định khu vực thi đấu là sàn đấu nơi diễn ra
các cuộc tranh tài, có kích thước 10m X 10m, hoàn toàn bằng phẳng, không
có bất kỳ vật cản nào.
8
Lứa tuổi thi đấu: trong thi đấu Taekwondo, giới hạn tuổi chỉ được quy
định cho các giải trẻ từ 14-17 tuổi và chỉ phụ thuộc vào năm sinh, không
phụ thuộc vào ngày giải thi đấu diễn ra. Ví dụ: nếu giải thi đấu được tổ
chức vào ngày 29/2/2016, các VĐV sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1999
đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 đều được tham dự.
Thời gian thi đấu: thời gian thi đấu cho các hạng cân nam và nữ tại các
giải trẻ quốc tế là 3 hiệp, mỗi hiệp 1 phút 30 giây có 1 phút nghỉ giữa mỗi
hiệp. Nếu thi đấu xong 3 hiệp mà tỷ số hòa thì các vận động viên được nghỉ
1 phút, sau đó đấu tiếp 1 hiệp phụ trong thời gian 1 phút 30 giây và áp dụng
luật bàn thắng vàng (VĐV nào ghi điểm trước sẽ thắng).
Phân chia các hạng cân trong thi đấu Taekwondo:
Trước khi vào thi đấu, các đấu thủ được phân chia theo từng hạng cân
bao gồm: giải trẻ có 10 hạng cân cho các VĐV nam; Thế vận hội Olympic
trẻ có 5 hạng cân cho các VĐV nam.
1.1.2.2. Đặc điểm thi đấu:
Các kỹ thuật:
Kỹ thuật đấm thẳng (Jumeok): là hình thức đơn giản nhất của đòn đấm
với các ngón tay khép sát và cuộn chặt lại trong lòng bàn tay và chỉ sử dụng
đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa để thực hiện đòn đánh.
Những điều cần chú ý khi thực hiện đòn Jumeok:
- Cổ tay phải giữ thẳng và phải tạo thành một đường thẳng từ cườm
tay đến mặt trong của cẳng tay.
- Đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa phải cùng nằm trên
một mặt phẳng với mặt ngoài của cẳng tay và phải vuông góc với lưng bàn
tay (phần trên đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa). [45]
Kỹ thuật đòn đá: Đòn đá là sử dụng các vũ khí trên bàn chân thông
qua chuyển động của chân để tác động một lực vào các mục tiêu tấn công
trên cơ thể đối phương. Trong môn Taekwondo đòn đá được thực hiện
bằng lực bật của khớp gối, lực duỗi của chân và lực xoay của thân người.
9
Đòn đá có thể được phân loại dựa vào chuyển động của chân bàn chân và
lực tác dụng sẽ thay đổi phụ thuộc vào vũ khí được lựa chọn để thực hiện
kỹ thuật. Trên thực tế đòn đá còn được phân loại theo hình thức thực hiện
như đá đơn, đá phối hợp, tóm giữ đối phương để đá... hay phương thức sử
dụng lực khi thực hiện kỹ thuật.
Các vùng được phép đánh tấn công, phản công ghi điểm:
Phần thân người: cho phép các kỹ thuật đòn tay và chân tấn công trong
phạm vi từ đường ngang của xương đòn đến đường ngang nối hai đỉnh
xương chậu. Không được tấn công vào phần lưng không có giáp bảo vệ.
Phần mặt: chỉ được phép tấn công bằng đòn chân vào khu vực phía
trước của mặt (giới hạn bởi hai tai).
Các điểm được ghi nhận ở các vùng ghi điểm hợp lệ như sau:
Phần giữa thân người: gồm bụng và hai bên sườn.
Phần mặt: các vùng được phép tấn công trên vùng mặt.
VĐV chỉ được tính điểm khi thực hiện kỹ thuật hợp lệ, mạnh và chính
xác vào các khu vực được phép đánh trên cơ thể đối phương.
Tính điểm hợp lệ như sau: VĐV đạt 1 điểm khi tấn công hiệu quả vào
phần thân người; VĐV đạt 2 điểm khi tấn công hiệu quả vào phần thân
người của đối phương với các kỹ thuật đá xoay; VĐV đạt 3 điểm khi tấn
công hiệu quả vào phần mặt của đối phương và VĐV đạt 4 điểm cho cú đá
xoay vào đầu.
1.2. Khái niệm và phân loại sức bền
Sức bền là năng lực của cơ thể nhằm khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt
động vận động với thời gian kéo dài. Nếu trong tập luyện VĐV không đạt
được mức độ mệt mỏi thì không thể nâng cao sức bền. Mặt khác, nếu mệt
mỏi kéo dài không được liên tục sẽ làm cho năng lực vận động của cơ thể
giảm sút, hạn chế sự phát triển trình độ thể thao. Do đó trong huấn luyện
thể thao phải dùng nhiều cách để hồi phục sức lực, giảm nhanh sự mệt mỏi.
[6, 11]
10
Tố chất sức bền phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực làm việc của hệ
thống tim mạch và hô hấp. Theo quan điểm sinh lý học có thể phân sức bền
thành hai loại: sức bền yếm khí và sức bền ưa khí. Năng lực khắc phục mệt
mỏi khi vận động trong điều kiện cơ thể không được cung cấp đủ O2, sinh
ra hiện tượng nợ O2, gọi là sức bền yếm khí. Còn năng lực khắc phục mệt
mỏi khi vận động trong điều kiện đủ O2 thì gọi là sức bền ưa khí. Song đối
với từng môn thể thao khái niệm và phân loại sức bền vẫn cần bổ sung
thêm để chuẩn xác hơn. [43, 45]
Với góc độ sư phạm, sức bền chuyên môn là năng lực hoàn thành
công việc và khắc phục mệt mỏi trong điều kiện quyết định kết quả hoạt
động thi đấu ở từng môn thể thao cụ thể. Năm 1977, Matveep L.P đã
phân chia sức bền chuyên môn thể thao thành sức bền chuyên môn và
sức bền thi đấu. Sức bền chuyên môn trong huấn luyện là năng lực hoàn
thành tổng khối lượng và cường độ của hoạt động mang tính chuyên môn
trong quá trình huấn luyện một buổi tập, một chu kỳ nhỏ hoặc dài hơn.
Còn sức bền thi đấu là năng lực khắc phục mệt mỏi để đạt hiệu quả hoạt
động thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý trong tình huống thi đấu.
Sức bền chuyên môn là sức bền đặc trưng cho từng môn thể thao. Sức
bền chuyên môn của VĐV chạy maratông khác với sức bền chuyên môn
của VĐV các môn bóng. [47]
Xét về sinh lý học thể thao, sức bền chuyên môn trong Taekwondo là
sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí, trong đó sức bền yếm khí có vai trò
chính. Sức bền chuyên môn là một trong những tố chất thể lực đặc trưng
hàng đầu đối với VĐV Taekwondo [55]. Vì vậy, khi đánh giá sức bền
chuyên môn của VĐV Taekwondo đòi hỏi phải đánh giá không những sức
bền ưa khí, mà còn phải đánh giá sức bền yếm khí.
Có nhiều cách phân loại sức bền khác nhau đối với từng môn thể thao.
Dựa trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao đổi chất cung cấp ATP và CP,
người ta phân loại sức bền ưa khí, yếm khí và sức bền hỗn hợp ưa - yếm
11
khí. Dựa vào đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao, người ta
phân loại sức bền chuyên môn và sức bền chung.
1.2.1. Phân loại sức bền dựa trên cơ sở nhu cầu khác nhau về trao
đổi chất của cơ thể.
Trong sinh lý học thể thao người ta phân loại sức bền dựa trên cơ sở
nhu cầu khác nhau về trao đổi chất cung cấp ATP và CP.
Mức độ dự trữ và khả năng tái tổng hợp ATP phụ thuộc vào thời
gian có thể cung cấp năng lượng của các vật chất năng lượng trong cơ
thể vận động viên. Cho nên việc phân loại sức bền không những dựa vào
nhu cầu khác nhau về trao đổi chất mà còn dựa vào thời gian vận động
(xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Mức độ dự trữ, khả năng tái tổng hợp ATP, thời gian cung
cấp năng lƣợng (theo Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ ) [10]
Các hệ thống trao đổi chất
Lƣợng
dự trữ
mmol.kg-
D
Khả năng
tái tạo
ATP
mmol.kg-
D
Thời gian tối đa
có thể cung cấp
năng lƣợng
Cường
độ
cực
hạn
Cường
độ 70%
VO2max
Trao
đổi
chất
yếm
khí
Hệ thống
phosphagene
ATP 25 100 < 1s
0.03
min
CP 77 6 - 8 s
0.50
min
Hệ thống
Glycolyzis
Glucogene
trong cơ
365 ~ 250
2 - 3
min
6 – 9
min
Trao
đổi
chất
ƣa
khí
Glucogene trong cơ 365 13000 1 - 2 h
Nhiều
giờ
Lypid
(acid béo)
49
Không
hạn chế
Nhiều
giờ
Nhiều
ngày
12
Trong đó:
- mmol/kg là khối lượng phân tử gam (tính theo miligam) trong một kg
trọng lượng cơ khô.
- Đó là khả năng tái tạo ATP tính theo cơ thể VĐV có trọng lượng cơ
bắp là 20 kg; trọng lượng mỡ là 15 kg; VO2 max 4l/min.
a. Sức bền yếm khí: là sức bền đòi hỏi sự cung cấp năng lượng chủ
yếu từ các quá trình trao đổi chất yếm khí để thực hiện một lượng vận động
với cường độ tối đa trong khoảng thời gian ngắn từ vài giây tới 2 phút nên
còn gọi là sức bền trong thời gian ngắn.
b. Sức bền ưa khí: là sức bền đòi hỏi cung cấp năng lượng chủ yếu từ
các quá trình trao đổi chất ưa khí để thực hiện vận động kéo dài từ 11 phút
tới nhiều giờ. Chính vì vậy người ta còn gọi là sức bền trong thời gian dài.
c. Sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí: là sức bền đòi hỏi đầy đủ cả
khả năng ưa khí lẫn khả năng yếm khí để thực hiện một lượng vận động
trong khoảng từ 2 đến 11 phút, hay còn gọi là sức bền trong thời gian trung
bình.
1.2.2. Phân loại sức bền dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt của
từng môn thể thao.
a. Sức bền chuyên môn: là sức bền đặc trưng riêng cho từng môn thể
thao. Sức bền chuyên môn trong thi đấu Taekwondo phụ thuộc chủ yếu vào
tốc độ và sức mạnh của các động tác kỹ thuật trong các đòn tấn công hoặc
phòng thủ tấn công
Tốc độ trong các đòn tấn công hoặc phòng thủ trong thi đấu
Taekwondo chỉ diễn ra trong giây lát (1-3 giây), do vậy năng lượng cung
cấp cho cơ bắp hoạt động trong động tác kỹ thuật này chủ yếu do nguồn
năng lượng yếm khí. Tuy nhiên Taekwondo là môn thể thao đối kháng trực
tiếp giữa hai VĐV. Trong suốt thời gian thi đấu của một hiệp đấu kéo dài 3
phút thì VĐV phải di chuyển liên tục và luôn tìm kiếm thời cơ để đưa ra
những đòn đánh mang lại điểm số cho mình đòi hỏi cơ thể VĐV phải huy
13
động từ nguồn năng lượng hỗn hợp ưa – yếm khí để duy trì hoạt động vận
động.
Mặc dù, năng lượng từ nguồn dự trữ và từ quá trình đường phân được
cung cấp nhanh không cần oxy, nhưng không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt
động kéo dài, phải huy động năng lượng từ các phản ứng ưa khí cung cấp
ATP cho hoạt động thể lực, đặc biệt là cho những bài tập thể lực gắng sức
kéo dài từ vài phút trở lên. Mặt khác công suất chuyển hoá ưa khí lại có vai
trò hết s...ầu ra có thể đánh giá được năng lực cung cấp năng lượng ATP, CP.
Phương pháp thực nghiệm đo công, dùng tổng công suất vận động hết sức
trong 10 s để đánh giá năng lực ATP và CP có độ tin cậy cao (r = 0.83 →
0.99). VĐV Taekwondo khi hoàn thành lượng vận động yếm khí giống như
người bình thường thì sự tích luỹ axit lactic máu thường xuất hiện chậm
hơn. Điều đó chứng tỏ VĐV Taekwondo nhờ được cung cấp năng lượng
ATP, CP có thể thực hiện lượng vận động nhiều hơn người bình thường.
* Hàm lượng glucogen và hoạt tính men phân giải gluco.
Hàm lượng glucogen và hoạt tính men gluco phân là cơ sở vật chất
của năng lực gluco phân yếm khí. Năng lượng từ gluco có được là do phân
giải yếm khí glucogen trong cơ thành axit lactic và giải phóng năng lượng.
Năng lực cung cấp năng lượng gluco quyết định bởi hàm lượng glucogen
trong tổ chức cơ và hoạt tính men phân giải glucogen. Vì vậy, nhiều nhà
sinh lý học đã đề xuất nên dùng chỉ số lớn nhất của axít lactic máu để đánh
giá năng lực yếm khí, song chỉ số này chưa phải là chỉ số nhạy cảm.
b. Năng lực điều tiết của quá trình trao đổi chất và năng lực trao đổi
chất của quá trình hồi phục sau vận động.
Để nâng cao công suất tái hợp thành ATP, hồi phục hàm lượng ATP,
con người cần nâng cao năng lực điều tiết của quá trình trao đổi chất. Năng
lực này bao gồm: hoạt tính của các men tham gia quá trình trao đổi chất,
điều tiết thần kinh và kích thích quá trình trao đổi chất; điều tiết sự cân
bằng tính axit và kiềm khi môi trường thay đổi; sự nhịp nhàng hoạt động
của cơ thể (như các men CK...).
c. Tích luỹ nợ oxy lớn nhất khi vận động căng thẳng.
Lượng oxy đòi hỏi vượt quá lượng hấp thụ oxy trong quá trình trao
đổi chất yếm khí để sản sinh ra năng lượng, tạo thành sự thiếu hụt oxy
trong cơ thể gọi là nợ oxy. Sự tích luỹ nợ oxy lớn nhất là chỉ hiệu số lượng
oxy đòi hỏi về mặt lý thuyết khi cơ thể tham gia vận động căng thẳng (kéo
30
dài từ 2 - 3 phút) với lượng oxy tiêu hao thực tế. Rất nhiều nhà sinh lý thể
thao cho rằng nợ oxy lớn nhất là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực
cung cấp năng lượng yếm khí của cơ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng
minh rằng, tích luỹ nợ oxy lớn nhất của người được huấn luyện thể thao
cao hơn người bình thường. Điều đó chứng tỏ sự tích lũy nợ oxy tối đa có
tính mẫn cảm tương đối lớn đối với huấn luyện yếm khí. Vì vậy, nhiều nhà
sinh lý khác cho rằng, tích luỹ nợ oxy lớn nhất là phương pháp có hiệu quả
để kiểm tra năng lực hoạt động yếm khí.
Năng lực hoạt động ưa khí của VĐV Taekwondo là hoạt động trong
điều kiện cung cấp đủ oxy cho cơ thể để oxy hoá các vật chất năng lượng,
cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc. Oxy đầy đủ là điều kiện tiên
quyết hoạt động ưa khí. Sức bền ưa khí là năng lực duy trì các hoạt động
lấy nguồn cung cấp năng lượng trao đổi chất ưa khí là chính để duy trì hoạt
động trong thời gian dài. Vì vậy, mức độ hấp thụ oxy tối đa của cơ thể
trong một đơn vị thời gian và hiệu suất sử dụng oxy là những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá năng lực làm việc ưa khí của cơ thể và sức bền ưa khí của
cơ thể.
Lượng hấp thụ oxy tối đa hoặc lượng tiêu hao oxy tối đa (VO2 max) là
chỉ lượng oxy có thể hấp thụ trong một đơn vị thời gian (phút) khi công
năng của tim phổi và năng lực sử dụng oxy của cơ bắp đạt được trình độ
cực hạn của bản thân con người. Nó phản ánh năng lực hấp thụ, vận chuyển
và sử dụng oxy của cơ thể. Đó là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh
giá năng lực hoạt động ưa khí của cơ thể.
Sức bền của VĐV trong hoạt động thể lực liên quan trực tiếp tới sức
bền của hệ tim mạch. Sức bền hệ tim mạch là chỉ năng lực cơ năng của hệ
thống tuần hoàn, năng lực cung cấp O2 cho tế bào cơ thể. Nhờ huấn luyện
thể thao, sức bền hệ tim mạch được phát triển, hệ tuần hoàn được cải thiện,
được cung cấp O2 tới tế bào, thúc đẩy quá trình oxy hoá của cơ thể, đồng
thời vận chuyển và đưa các chất phế thải đến các cơ quan bài tiết. Để phát
31
triển sức bền tim mạch có thể thông qua con đường huấn luyện ưa khí và
huấn luyện yếm khí kết hợp với tố chất tốc độ và linh hoạt. Đó là sức bền
chuyên môn của Taekwondo.
1.5.2. Phƣơng pháp huấn luyện sức bền của VĐV Taekwondo
Đặc trưng cho huấn luyện sức bền chuyên môn là tất cả các chỉ số của
lượng vận động gần giống như các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng
môn và ít nhất cũng phù hợp với điều kiện thi đấu này ở một vài nhân tố
bên ngoài. Các chỉ số của lượng vận động trước hết là tốc độ tần số và
thông số động tác, thời gian vận động và cả nhân tố bên ngoài như sự biến
đổi về nhịp điệu, diễn biến của các tình huống trong thi đấu. Sức bền trong
môn Taekwondo là sức bền ưa – yếm khí. Chính vì vậy trong quá trình
huấn luyện sức bền, các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau:
- Các phương pháp kéo dài bao gồm phương pháp liên tục, phương
pháp thay đổi và phương pháp Farlekt.
- Các phương pháp giãn cách: Gồm các phương pháp huấn luyện được
tiến hành theo nguyên tắc giãn cách, nguyên tắc này đòi hỏi một sự thay
đổi có kết hoạch các giai đoạn vận động và nghỉ ngơi. tuy vậy các đợ nghỉ
ngơi không phục vụ cho sự hồi phục trở lại một cách hoàn toàn.
- Phương pháp lặp lại: Phương pháp này được đặc trưng bởi sự lặp lại
nhiều lần các lượng vận động với các yêu cầu của từng phần thi đấu chuyên
môn trong buổi tập.
- Các phương pháp kiểm tra và thi đấu: Các phương pháp này có tác
dụng phát triển riêng các năng lực sức bền chuyên môn. Điều này có ý
nghĩa là VĐV phải hướng vào các cuộc thi đấu. Việc sắp xếp các nhân tố
của lượng vận động phải được tiến hành sao cho tác dụng tâm lý cũng
như tần số động tác và kỹ thuật phù hợp một cách tối ưu với các điều
kiện thi đấu.
1.6. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 14-15
Lứa tuổi này thể hiện đặc điểm riêng biệt qua sự trưởng thành và phát
32
triển mạnh mẽ của các chức năng cơ thể, qua sự giáo dục lớp người trẻ
vươn tới nhân cách và qua năng lực tiếp thu vận động được phát triển cao.
Vì thanh thiếu niên rất rễ thích ứng với tập luyện và chắc chắn rằng cần
phải tạo nên trong lứa tuổi này các cơ sở quyết định cho các thành tích thể
thao cao nhất. Vì vậy nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu những đặc điểm
của lứa tuổi trong quá trình huấn luyện.
1.6.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc cơ thể
Theo các nhà sinh lý học Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Lưu Quang Hiệp
(2005), ở lứa tuổi 14-15, cơ thể đang độ trưởng thành, tuy nhiên không phải
là người lớn được thu nhỏ lại vì giữa các lứa tuổi này có sự khác biệt không
chỉ riêng trong chiều cao cơ thể mà còn trong khối lượng riêng thông qua
sự chênh lệch rõ ràng về các tỉ lệ của các bộ phận riêng lẻ thông qua hình
dáng khác nhau và rõ nét nhất của cấu trúc cơ thể [10, 20].
Cũng các tác giả trên cho rằng sự phát triển của cơ thể, trong phạm vi
phản ứng cá biệt, còn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, các yếu tố bên
ngoài (môi trường, xã hội, dinh dưỡng, nghề nghiệp, hoạt động thể thao,
đặc điểm lãnh thổ) cũng như các ảnh hưởng của hoóc môn. Trong quá
trình huấn luyện, cần chú ý đến mức độ phát triển của cơ thể. Những VĐV
phát triển sớm, đạt được thành tích tương đối cao do sự trội hơn về thể lực
trong khoảng một thời gian nhất định. Những VĐV phát triển muộn lúc đó
không được chú ý do những nhược điểm về thể chất được hoàn thiện muộn
hơn một chút, thường đuổi kịp và vượt thành tích các em phát triển sớm.
1.6.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14-15
Sự phát triển thể chất của cơ thể lứa tuổi 14-15 không chỉ có nghĩa là
sự tăng lên về chiều dài mà đồng thời còn là sự tăng lên khối lượng của tổ
chức, sự phát triển riêng biệt từng cơ quan hoặc hệ thống cơ quan, sự
trưởng thành của các chức năng thể chất và tinh thần. Nhìn chung trong
giai đoạn phát triển này có thể thấy rõ sự tiếp tục “kinh tế hóa” hệ thống
tim mạch. Hệ thống hô hấp có quan hệ chặt chẽ với hệ thống tim mạch
33
cũng phát triển song song. Theo Trịnh Hùng Thanh (1998, 1999) lượng
thông khí phổi và thể tích thở vào được tăng cường nhờ sự phát triển của
lồng ngực và phát triển sức mạnh của các cơ hô hấp [46]. Sự phát triển của
hệ thống thần kinh trung ương diễn ra với tốc độ nhanh chóng đến mức về
cơ bản nó được kết thúc trước khi vào tuổi trưởng thành.
Nhìn chung ở lứa tuổi này diễn ra sự phát triển đầy đủ năng lực của
các hệ thống cơ quan khác nhau, trong đó thể hiện rõ nét các đặc điểm
giới tính.
Sự phát triển của hệ cơ:
Theo Pharphen V.X (1962) ở lứa tuổi 14-15, hệ cơ phát triển rất
nhanh. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều của các nhóm cơ, các
nhóm cơ còn nhỏ và dài [41]. Song dưới tác dụng của tập luyện lứa tuổi
này cơ phát triển mạnh về chiều dài và bề ngang, sức mạnh được tăng
cường rõ rệt. Nếu huấn luyện có khoa học với cường độ thích hợp, thì hoàn
toàn có khả năng thúc đẩy nhanh sự phát triển của cơ bắp.
Đặc điểm phát triển của hệ xương:
Theo Lưu Quang Hiệp (2005) ở lứa tuổi này xương của các em
đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ về bề dày và quá trình cốt hóa rất
nhanh, thường dừng lại ở lứa tuổi trưởng thành, đến năm 18-21 tuổi
mới kết thúc sự cốt hóa và điều đó cũng có nghĩa chấm dứt sự phát
triển về chiều dài [18].
Màng xương phát triển dày lên bao bọc quanh sụn với sự tham gia của
các chất liệu của tổ chức mềm đệm dày trong các chất cơ bản của xương
chứa trong tế bào xương (quyết định lực đẩy và lực kéo) và cũng thông qua
cấu trúc chức năng của các chất liệu tạo xương còn chưa được hoàn thiện
nhưng vẫn còn phát triển nhờ sự thích ứng của lượng vận động mà xương
được phát triển đàn hồi hơn nhưng cũng dễ bị uốn cong. Theo Utkin V.L
(1996) điều này chứng tỏ khả năng chịu đựng lượng vận động của hệ
xương ở lứa tuổi này kém hơn so với người trưởng thành.
34
Sự phát triển hệ thần kinh:
Theo Trịnh Hùng Thanh (1998) hệ thần kinh trung ương đóng vai trò
hàng đầu trong việc phát triển các chức năng vận động. ở lứa tuổi này vai
trò ức chế của vỏ não đã được tăng cường đó là nhờ chức năng điều khiển
của các phản ứng bản năng và cảm xúc [46]. Tuy vậy, sự điều hòa quá trình
hưng phấn và ức chế vẫn dễ bị rối loạn.
Ở lứa tuổi 14-15 sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương diễn
ra với tốc độ nhanh chóng, về cơ bản như người trưởng thành. Sự hoàn
thiện hệ thần kinh thể hiện ở sự tiếp tục củng cố khả năng phối hợp vận
động, hoàn thiện việc xử lý kích thích và hoàn thiện khả năng phản ứng.
Ngoài ra tốc độ động tác cũng tăng liên tục ở lứa tuổi này.
Với sự trưởng thành nhanh của hệ thống thần kinh trung ương, thông
qua sự hướng dẫn sư phạm có mục đích của quá trình huấn luyện, không
những các tố chất thể lực, khả năng phối hợp vận động, mà nhận thức về
tình cảm, đạo đức và tinh thần của các em cũng được hoàn thiện, nó thể
hiện ở trạng thái sẵn sàng lập thành tích và mục đích được nâng cao rõ rệt.
Thông qua sự hoàn thiện khả năng phối hợp vận động mà năng lực thu
nhận thông tin, năng lực điều khiển cũng như năng lực định hướng được
củng cố.
Theo Vũ Đức Thu (1995) do sự trưởng thành toàn diện của hệ thống
thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên, nên sự thu nhận và
xử lý thông tin, quá trình học động tác, sự phối hợp thần kinh cơ, sức nhanh
phản ứng tốc độ động tác có thể thích ứng với các yêu cầu của lượng vận
động thể thao [52].
Sự phát triển hệ thống tim mạch:
Ở lứa tuổi 14-15 hệ thống tim mạch tiếp tục phát triển tiếp cận dần với
người trưởng thành, kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim tăng
dần theo lứa tuổi, tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi, cơ năng của
tim còn đang trong quá trình phát triển, sự điều tiết còn chưa ổn định, lực
35
co bóp còn yếu. Vì vậy, nếu hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ làm
tim chóng mệt mỏi. Nhịp tim của trẻ thiếu ổn định và thay đổi nhiều hơn so
với người lớn. Khi cùng thực hiện một hoạt động thể lực như nhau thì các
em lớn tuổi hơn sẽ có hoạt động co bóp của tim kinh tế hơn. Ngược lại
trong các hoạt động tối đa nhịp tim của trẻ tăng lên không nhiều chứng tỏ
tiềm năng hoạt động thấp hơn so với người lớn.
Huyết áp cũng tăng dần cùng với lứa tuổi. Khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100-
110 mmHg và huyết áp tối thiểu cũng tăng từ 80-95 mmHg. Các hoạt động
thể lực cũng làm tăng huyết áp nhưng tăng thấp hơn so với người lớn.
Theo Trịnh Hùng Thanh (1993) luyện tập thể thao có hệ thống gây ra
những biến đổi về cấu tạo, sinh hóa và chức năng của tim. Cơ tim phì đại rõ
rệt, thể tích buồng tim tăng lên, lượng máu dự trữ trong tâm thất tăng lên.
Do vậy tần số co bóp của tim ở VĐV khi yên tĩnh thấp hơn so với người
thường. Trình độ thể lực càng cao thì sự khác biệt này càng rõ rệt [21].
Hệ hô hấp:
Ở lứa tuổi này, phổi của các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngăn
buồng túi phổi đang còn nhỏ các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng
khí mỗi lần thở nhỏ, tần số hô hấp sẽ được giảm dần khi đến tuổi trưởng
thành, sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương với việc thở chưa bền vững
và nhịp nhàng. Theo Lê Nguyệt Nga (1993) khi hoạt động khẩn trương,
nhịp thở nhanh, không giữ được nhịp thở tự nhiên, không kết hợp được với
động tác làm cho cơ thể chóng mệt mỏi. Vì vậy, trong tập luyện huấn luyện
viên cần hướng dẫn các em tập thở đúng cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của cơ thể [49].
Dung tích sống nhỏ hơn người lớn. Tuy nhiên về dung tích sống trên
trọng lượng cơ thể thì các em có chỉ số cao hơn người lớn. Các em 14 tuổi
có dung tích tương đối trung bình là: 120 ml/kg trọng lượng, trong khi
người lớn là: 80 ml/kg trọng lượng. Dung tích sống cũng như thông khí
phổi tối đa ở các VĐV trẻ đều cao hơn ở các em không tập luyện thể thao
36
cùng lứa tuổi. Trong hoạt động thể lực, thông khí phổi của các em tăng lên
chủ yếu là do tăng tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp. Theo
Mátvêép L.P ở các em hấp thụ oxy trong các hoạt động thể lực có thể tăng
lên 10 lần so với mức chuyển hóa cơ sở. Người lớn có thể tăng hấp thụ oxy
lên đến 15-16 lần. Hấp thụ oxy tối đa (VO2 max) của VĐV thiếu niên thấp
hơn của người lớn xong vẫn cao hơn so với các em cùng lứa tuổi không tập
luyện TDTT [46].
Trao đổi chất và năng lượng
Theo Nôvicốp A.D và cộng sự (1980) đặc điểm nổi bật của trao đổi
chất ở lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị
hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Cơ thể các em đang phát
triển cần nhiều đạm, càng nhỏ qúa trình phát triển càng mạnh nhu cầu đạm
càng cao cả về số lượng và chất lượng. Ngược lại nhu cầu đường và mỡ
giảm dần theo lứa tuổi. Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các em kém
hoàn thiện hơn so với người lớn [31].
Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng, khả năng chịu đựng thiếu
nước ở các em kém hơn hẳn người lớn. Các chất khoáng đặc biệt là canxi
rất cần thiết cho việc tạo xương.
1.6.3. Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 14-15
Theo Phạm Ngọc Viễn (1991) ở lứa tuổi này, có sự phát triển nhảy vọt
cả về thể chất lẫn tinh thần, các nhà tâm lý học gọi thời kỳ này là thời kỳ
quá độ từ trẻ con lên người lớn. Trong giai đoạn này, sự phát triển của trẻ
diễn ra tương đối phức tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn. Sự phát
triển thể chất có những biến đối căn bản, trong đó đáng chú ý nhất là sự
phát dục, nên thời kỳ này còn gọi là tuổi dậy thì [68].
Trình độ của các quá trình tư duy phát triển rõ nét từ tư duy trực
quan sang tư duy khái niệm, lôgic với trình độ trừu tượng hóa cao hơn.
Lứa tuổi này có năng lực trí nhớ tuyệt diệu, vì sự ghi nhớ máy móc càng
ngày càng được bổ sung bằng những biểu tượng và tái hiện với lôgic
37
hoàn chỉnh. Dấu hiệu của những biến đổi dậy thì được bắt đầu bằng sự
thay thế tính vô tư và hồn nhiên bằng thái độ, tình cảm luôn thay đổi,
mất cân bằng về tâm lý.
Tính độc lập được phát triển và nhu cầu ngày càng cao theo sự tổ
chức đời sống cá nhân và sự bố trí các hoạt động trong ngày hình thành
những mối quan hệ bạn bè, đồng chí mới. Điều đó dẫn đến sự phát triển rõ
nét các quan điểm thế giới quan như một mặt, một điều kiện của xu hướng
xã hội hóa.
Trong công tác huấn luyện, người huấn luyện viên cần nắm vững
những đặc điểm tâm lý trội hơn ở lứa tuổi 14-15, để định hướng uốn nắn
kịp thời. Vì lứa tuổi này, các em đã tự cho mình là người lớn, đòi hỏi mọi
người xung quanh phải tôn trọng mình. Tính tự ái, tự cao dễ xuất hiện. Nhu
cầu hiểu biết được đặt ra như một tất yếu khách quan: có hoài bão, thích
hoạt động năng nổ, thích tiếp thu cái mới, tiếp thu nhanh chóng nhưng lại
chóng chán hay quên. Theo Rudich P.A (1980) đặc điểm lứa tuổi này dễ bị
ảnh hưởng tác động của môi trường xã hội, tính tự cao, tự phụ dễ xuất hiện,
sự đánh giá quá cao về mình có tác hại không tốt trong tập luyện TDTT.
Theo Roesch G (1979) sự hướng dẫn sư phạm thông qua hướng dẫn
viên và huấn luyện viên chỉ có hiệu quả, nếu như họ sử dụng các điều kiện
của tập luyện và thi đấu để thỏa mãn nhu cầu ý chí của VĐV, sử dụng nỗ
lực đua tranh như một động cơ thành tích và tác động vào tính cá nhân của
VĐV bắt đầu từ những cái đó để nắm lấy VĐV, để hướng họ tới sự phát
triển thành tích cá nhân và để phát triển những hình thức cơ bản của sự hợp
tác tự giác và tích cực trong tập luyện.
Những thay đổi về mặt sinh học đã dẫn đến sự mất cân bằng rất lớn về
mặt tình cảm và sự thiếu ổn định về tính tình rõ nét trong giai đoạn đầu tiên
của thời kỳ dậy thì. Sự thiếu tự tin cần được khắc phục bằng sự động viên
khuyến khích. Tính thô lỗ thông thường cần được gọt dũa bằng năng lực
chung. Những hứng thú có ý nghĩa lớn trong các vấn đề đạo đức - xã hội,
38
chính trị, tư tưởng. Từ một hứng thú cụ thể, có cơ sở hình thành vấn đề tự
giác. ở lứa tuổi 14-15 các em quan tâm rất lớn đến bản thân, đến mục đích
cá nhân của mình. Điều đó dẫn đến sự hình thành và củng cố các quan
điểm về thế giới quan.
Lứa tuổi 14-15 của VĐV Taekwondo là lứa tuổi trong giai đoạn huấn
luyện chuyên môn hóa ban đầu, giai đoạn có khả năng tích lũy nhiều lượng
vận động, chuẩn bị cho giai đoạn đạt thành tích đỉnh cao. Lứa tuổi này có
những biến đổi đáng kể về tâm, sinh lý và thể chất. Vì vậy trong quá trình
huấn luyện, huấn luyện viên cần lưu ý đến những đặc điểm đó để có những
tác động tâm lý phù hợp, yêu cầu sự hợp tác một cách tự giác trong quá
trình huấn luyện và sử dụng khả năng đa dạng để thực hiện các yêu cầu một
cách có mục đích, độc lập hơn, sáng tạo hơn nhằm mục đích đạt hiệu quả
cao trong tập luyện và thi đấu.
1.7. Những nghiên cứu có liên quan
Qua phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo, chúng tôi đã thu được
một số tài liệu tham khảo bao gồm các sách chuyên khảo dùng cho giảng
dạy, huấn luyện Taekwondo, các luận văn thạc sỹ giáo dục học của các tác
giả như:
Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002) trong tài liệu: “Tiêu chuẩn
đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”. Các
tác giả đã đưa ra 07 test kỹ thuật và 06 test thể lực chung để đánh giá trình
độ tập luyện và kết quả trắc nghiệm tâm lý trong đánh giá trình độ tập
luyện thể lực và chuyên môn của VĐV Karatedo, Taekwondo đội tuyển
quốc gia. Đây là đánh giá tổng thể mang tính giai đoạn tại thời điểm trước
thềm Seagames 22. [58]
Lâm Quang Thành (2004) trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ
thống các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Taekwondo và Judo thành
phố Hồ Chí Minh” cho kết quả nghiên cứu sức mạnh tốc độ là nền tảng của
sự kết hợp giữa tốc độ và sức mạnh, sức mạnh tốc độ rất cần thiết cho vận
39
động viên môn Taekwondo. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu đến sức
nhanh, sức bền và mềm dẻo. [51]
Nguyễn Thy Ngọc (2008) trong đề tài: “Nghiên cứu một số thành
phần của trình độ tập luyện ở vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14-16”,
tác giả đã đánh giá trình độ tập luyện của VĐV trẻ Taekwondo theo các
thành phần cấu thành trình độ tập luyện, bao gồm: hình thái, chức năng
sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật chuyên môn. [31]
Trương Ngọc Để (2009) trong đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển
chọn VĐV môn Taekwondo ở các giai đoạn huấn luyện”, đã xây dựng tiêu
chuẩn tuyển chọn chung cho cac VĐV trẻ Taekwondo theo các nội dung:
Hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật
chuyên môn.[12]
Lê Nguyệt Nga (2009) với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tâm lý VĐV
Taekwondo TP.HCM, đề tài đã lựa chọn và phân loại nhóm các bài test tâm
lý để đánh giá đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo TP.HCM, tổng hợp kết
quả nghiên cứu 9 bài test đánh giá năng lực trí tuệ, 5 bài test đánh giá chức
năng vận động.[32]
Vũ Xuân Thành (2012) với luận án: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát
triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam, luận án
đã xác định được 12 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17 về tâm lý, thể lực, kỹ thuật. Lựa chọn
được 130 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 3 nhóm bài tập nhằm huấn
luyện phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa
tuổi 14 – 17.[50]
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về môn Taekwondo
trong các luận văn cao học như: Lý Đức Trường (1998) “Nghiên cứu lựa
chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho những đòn đá phía
trước cho VĐV Taekwondo”, Luận văn thạc sỹ giáo dục học [60]; Hồ Anh
Tuấn, “Nghiên cứu kỹ thuật tấn công trong thi đấu đối kháng môn
40
Taekwondo qua giải vô địch Hà Nội năm 1994” [62]; Nguyễn Anh Tú năm
2000, “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu
quả các đòn đá cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học thể
dục thể thao I”, luận văn thạc sỹ giáo dục học [61]; Lại Cao Kiên 1997,
"Nghiên cứu một số bài tập nâng cao tính hiệu quả đòn đá lướt Yeopchagi
trong môn võ Taekwondo" luận văn thạc sỹ giáo dục học [26]; Phạm Văn
Đàn 1997, "Nghiên cứu một số bài tập để nâng cao hiệu quả cho đá bay"
"Twieo Yeopchagi" cho VĐV trẻ đội tuyển Hà Nội" [15], luận văn thạc sỹ
giáo dục học...
Các nghiên cứu trên phần nào đáp ứng được yêu cầu là tài liệu tham
khảo trong vấn đề nghiên cứu. Trên thực tế, huấn luyện sức bền chuyên
môn cho VĐV Taekwondo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Lứa tuổi,
giới tính, trình độ tập luyện, các phương tiện huấn luyện, phương pháp
huấn luyệnVì vậy mà yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu là tìm ra các bài tập
góp phần nâng cao thành tích cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 nói
chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho đối tượng nghiên cứu.
Tóm lại: Kết quả nghiên cứu ở chương 1 luận án đã làm rõ được
những vấn đề có liên quan đến luận án như: Khái niệm và phân loại sức
bền; Đặc điểm huấn luyện các tố chất thể lực trong huấn luyện thể thao;
Đặc điểm huấn luyện VĐV Taekwondo; Cơ cơ sở sinh lý huấn luyện sức
bền của VĐV Taekwondo; đặc điểm tâm sinh lý VĐV lứa tuổi 14-15 và
những nghiên cứu có liên quan. Đây là cơ sở để luận án giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
41
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: bài tập phát triển sức bền chuyên môn chon
am VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Gồm 88 nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 (TP.HCM, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) đánh giá thực trạng ban đầu.
+ Khách thể thực nghiệm: gồm 24 nam VĐV Taekwondo Đồng Nai
được chia làm 2 nhóm, nhóm thực nghiệm 12 VĐV và nhóm đối chứng 12
VĐV.
+ Khách thể phỏng vấn: gồm 32 huấn luyện viên, nhà khoa học,
chuyên gia phỏng vấn.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, quá trình nghiên cứu luận án
có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình
nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này giúp cho việc hệ
thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành
cơ sở lý luận về các bài tập phát triển sức bền cho đối tượng nghiên cứu, đề
xướng các giả thuyết khoa học, xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập
thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập
được trong quá trình nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này
chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các
nguồn tư liệu thuộc thư viện trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh, Đại
học TDTT Bắc Ninh, thư viện Viện khoa học TDTT và các tư liệu mà cá
42
nhân chúng tôi thu thập được và bao gồm: (72) tài liệu tham khảo bằng
tiếng Việt hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, hoặc là
công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng
Việt, hoặc là các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội nghị khoa
học TDTT...; cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích
nghiên cứu của luận án. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày
trong “Danh mục tài liệu tham khảo”.
Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà
nước về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng công tác TDTT
Các sách gồm có: Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, Y học, các sách
huấn luyện, sách chuyên môn Taekwondo.
Các đề tài nghiên cứu về môn Taekwondo, các tài liệu nghiên cứu
khoa học huấn luyện thể dục thể thao
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn tọa đàm
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng hình thức phỏng vấn
trực tiếp và gián tiếp với các giáo viên, các nhà chuyên môn nhằm thu thập
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
Hình thức phỏng vấn trực tiếp: Chúng tôi trao đổi trực tiếp với các
huấn luyện viên và các chuyên gia có kinh nghiệm và thâm niên trong công
tác tuyển chọn và đào tạo các VĐV Taekwondo. Thông qua quá trình trao
đổi trực tiếp đề tài có được những thông tin cần thiết tới lĩnh vực mà đề tài
nghiên cứu.
Hình thức phỏng vấn gián tiếp (phỏng vấn bằng phiếu hỏi): Luận án
tiến hành phát phiếu phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia, các HLV
Taekwondo trong và ngoài nước hiện đang làm công tác tuyển chọn và
đào tạo các VĐV Taekwondo tại các trung tâm Taekwondo mạnh như:
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quân Đội, Bộ công an...thông qua
phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu hỏi nhằm mục đích lựa chọn các chỉ tiêu
đánh giá sức bền chuyên môn cũng như các bài tập phát triển sức bền
43
chuyên môn cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 phù hợp với điều kiện
thực tế tại Việt Nam.
2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
Thông qua thực tiễn quá trình huấn luyện, chúng tôi quan sát trực tiếp
các buổi tập thể lực chuyên môn của VĐV, ghi chép bằng văn bản để nâng
cao độ chính xác trong việc kiểm tra test cho VĐV nhằm đánh giá thể lực
chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15, đồng thời lựa chọn
những bài tập đặc thù để phát triên thể lực chuyên môn cho đối tượng
nghiên cứu.
2.2.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm
Phương pháp này được sử dụng khi tiến hành kiểm tra thu thập số liệu
nghiên cứu theo các test sư phạm đã được lựa chọn để kiểm tra đánh giá
sức bền chuyên môn trong xây dựng bảng điểm và bảng tiêu chuẩn phân
loại sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15. Bên cạnh
đó, kiểm tra sư phạm còn được sử dụng để kiểm nghiệm hiệu quả của việc
sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo
lứa tuổi 14-15 trước và sau thực nghiệm.
Các test sư phạm được sử dụng trong quá trình kiểm tra gồm:
Test 1: Đá trƣớc hai chân liên tục vào đích trong 90s (số lần)
- Sân bãi, dụng cụ: Nhà tập (sân tập), đồng hồ bấm giây, giấy bút ghi
chép. Hai vợt đá làm đích được đặt ở tầm trung hai vợt đá đối diện nhau
cầm bằng hai tay, với một vợt đá ngang tầm bụng, một cây vợt cũng ngang
tầm bụng và đối diện cây vợt kia.
- Phương pháp tiến hành: Người thực hiện ở đối diện hai đích, đứng
trong tư thế tấn công vào hai đích hai chân đá liên tục vào đích. Đứng tại
chỗ đá hai chân liên tục vào hai đích ở đối diện tầm trung, cứ như thế đá
liên tục cho đến hết thời gian quy định. Thực hiện phải đúng kỹ thuật, trúng
đích, nhanh mạnh mới được tính kết quả (số lần ).
- Kết quả: Tính số lần thực hiện được.
44
Test 2: Di chuyển đá ngang sang hai bên trong 90 giây (số lần)
- Sân bãi, dụng cụ: Nhà tập (sân tập), đồng hồ bấm giây, giấy bút ghi
chép. Hai vợt đá làm đích được đặt ở tầm trung hai vợt đá đối diện nhau 3m
có hai người cầm đứng đối diện nhau, với một vợt cầm tay trái ở vị trí tầm
đá ngang tầm bụng, một cây vợt ở đối diện cách 3m cầm tay phải ngang
tầm bụng và đối diện ở phía bên kia.
- Phương pháp tiến hành: Người thực hiện ở giữa hai đích, đứng trong
tư thế tấn công chuyền chân trước đá tống ngang vào một đích. Sau đó quy
lại di chuyển chuyền chân trước tống ngang ở phía đối diện, cứ như thế tiếp
tục cho đến hết thời gian quy định. Thực hiện phải đúng kỹ thuật, trúng
đích, nhanh mạnh mới được tính kết quả (số lần ).
- Kết quả: Tính số lần thực hiện được.
Test 3: Đá vòng cầu kết hợp đá vòng sau và lƣớt đá ngang vào
đích trong 90s (số lần)
- Sân bãi, dụng cụ: Nhà tập (sân tập), đồng hồ bấm giây, giấy bút
ghi chép. Hai vợt đá làm đích được cầm ở hai tay tầm trung đặt song
song với nhau, với một lăm bơ ngang tầm bụng, một lăm bơ ngang tầm
bụng song song.
- Phương pháp tiến hành: Người thực hiện đứng đối diện mục tiêu,
đứng trong tư thế chiến đấu hướng về một đích. Di chuyển chuyền trước đá
vòng cầu chân trước vào một đích, sau đó đá vòng cầu bằng chân sau vào
đích thứ hai song song với đích thứ nhất. Người cầm vợt đá lùi một bước
để ngang cây vợt cho người tấn công di chuyển chuyền trước bằng hai chân
, đá chân trước tống ngang vào đích. Sau đó cả hai di chuyển về vị trí cũ để
đá lần thứ hai. Đổi chân ngược lại hồi nãy đá bằng chân phải trước thì bây
giờ đá bằng chân trái trước, cứ như thế tiếp tục cho đến hết thời gian quy
định. Thực hiện phải đúng kỹ thuật, trúng đích, nhanh mạnh mới được tính
kết quả (số lần ).
- Kết quả: Tính số lần thực hiện được.
45
Test 4: Lƣớt đá tống ngang vào 2 đích x 3m trong 90s (số lần)
- Sân bã...
39. Hồng cầu ( triệu / dl)
40. Bla (lactat máu) (mmol/lít)
41. Glucose (mmol/lít)
42. BU (Urê huyết) (mmol/lít)
43. Testosteron (nmol/lít)
44. Bạch cầu
45. Tần số nhịp tim (lần/phút)
46. Huyết áp tối đa(mmHg)
47. Huyết áp tối thiểu(mmHg)
48. Vd (ml)
49. Vs (ml)
50. Qs tĩnh (ml)
51. Mtt (g)
52. Q tĩnh (lít/ phút)
53. Chu chuyển tim
54. Chỉ số công năng tim
55. Qsmax (ml)
56. Qmax (lít)
57. Qsmax/Qstĩnh
58. Qmax/Qtĩnh
59. Bảng soát vòng hở Landont
60. Tepping test
61. RT đơn (ms)
62. RT phức (ms)
Ý kiến khác: ........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ngƣời đƣợc phỏng vấn
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn bài tập
TRƯỜNG ĐH TDTT TP HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
PHIẾU PHỎNG VẤN
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện VĐV Taekwondo, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 15”. Với tinh thần
đóng góp và xây dựng kính mong ông (bà) vui lòng cung cấp những thông tin cá nhân
và trả lời một số câu hỏi sau
Cách trả lời: Đánh dấu “x” vào phương án lựa chọn
Họ và tên:......................................................................................................
Học vị: ..................................Học hàm.........................................................
Tuổi.................................Thời gian công tác................................................
Chức vụ:........................................................................................................
Đơn vị công tác:............................................................................................
Câu 1: Ý nghĩa và thực trạng huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15? Cách trả lời đánh dấu “x” vào phương án lựa chọn.
Chỉ số
Rất quan
trọng
Quan trọng
Không
quan trọng
Ý nghĩa phát triển sức bền chuyên môn cho
nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Thực trạng huấn luyện
sức bền chuyên môn cho nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Câu hỏi 2: Những bài tập nào sau đây được ông (bà) sử dụng để huấn luyện sức
bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15? Cách trả lời đánh dấu “x”
vào phương án lựa chọn.
TT Bài tập
Thƣờng
xuyên sử
dụng
Không
thƣờng
xuyên
Không sử
dụng
1.
Buộc dây chun cổ chân đá vòng cầu chân sau
tại chỗ 60 giây
2.
Buộc dây chun cổ chân kết hợp đá vòng cầu
chân trước tại chỗ 60 giây
3. Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân sau 90 giây
4. Đá chẻ liên tục vào đích 60 giây
5.
Đá kẹp vòng cầu phải, trái tiến lùi 4m trong
60 giây
6. Đá tống ngang cạnh bàn chân 90 giây
7.
Đá tống ngang kết hợp di chuyển đá tống
trước 90 giây
8. Di chuyển đá tống sau vào đích 3 phút
9. Đá tống trước 2 chân vào đích 60 giây
10.
Đá tống trước kết hợp di chuyển đá tống sau
90 giây
11.
Đá trước hai chân liên tục vào đích trong 2
phút
12. Đá vòng cầu 2 chân liên tục vào đích 60 giây
13.
Đá vòng cầu chân sau kết hợp đá kẹp vòng
cầu 3 phút
14. Đá vòng cầu chân sau kết hợp tống sau 3 phút
15. Đá vòng cầu đối luyện 3 phút
16.
Đá vòng cầu kết hợp lướt đá chẻ vào đích 60
giây
17. Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân trước 90 giây
18.
Đấm hai đích đối diện khoảng cách 2m, 30
giây
19.
Đấm trung đẳng phải, trái kết hợp lướt đá
tống ngang 90 giây
20.
Đeo ba chì 2 kg di chuyển lướt đá tống ngang
cạnh bàn chân vào 2 đích đối diện 2,5m trong
2 phút
21.
Đeo bao chì 2,5 kg chạy nâng cao gối tại chỗ
60 giây
22.
Đeo bao chì 2.5 kg, đá trước liên tục trong 3
phút
23.
Di chuyển chân trước về sau đá vòng cầu vào
đích 60 giây
24.
Di chuyển lùi sau, phản đòn bằng chân trước
và chân sau vào đích 60 giây
25.
Di chuyển lướt đá vòng cầu vào 2 đích đối
diện 2,5m trong 2 phút
26.
Đổi chân trước sau kết hợp đá kẹp vòng cầu 3
phút
27.
Đổi chân trước sau kết hợp đá vòng cầu chân
sau 3 phút
28.
Đổi chân trước sau kết hợp lướt đá vòng cầu
chân trước 3 phút
29. Đứng lên ngồi xuống đá vòng cầu 90 giây
30. Đứng lên ngồi xuống đá trước 2 chân 30 giây
31.
Đứng lên ngồi xuống đá vòng cầu một chân
trong 3 phút
32.
Hai chân buộc chun đá vòng cầu liên tục 30
giây
33.
Lùi thẳng, chuyển sau trước đá vòng cầu vào
đích 60 giây
34. Lướt sau 1 nhịp đá tống sau 3 phút
35. Lướt sau 1 nhịp đá vòng cầu ngược 3 phút
36.
Lướt sau 1 nhịp kết hợp đá kẹp vòng cầu 3
phút
37. Lướt sau 1 nhịp kết hợp đá tống sau 90s
38.
Lướt trước 1 nhịp kết hợp đá vòng cầu chân
sau 90 giây
39.
Phối hợp đá tống trước, tống sau vào đích 30
giây
40.
Phối hợp đá vòng cầu, đá chẻ vào đích 30
giây
41.
Phối hợp đá vòng cầu, vòng sau vào đích 30
giây
42.
Phối hợp đá vòng tống ngang, đá chẻ vào đích
30 giây
43.
Phối hợp đạp trước, lướt đá ngang vào đích
30 giây
44.
Tại chỗ đá kẹp vòng cầu phải, trái vào đích
liên tục 90 giây
45. Trung bình tấn tại chỗ đấm liên tục 60 giây
Câu 3: Nội dung xây dựng kế hoạch huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15? Cách trả lời đánh dấu “x” vào phương án lựa chọn.
TT Nội dung Đồng ý
Không
đồng ý
6.
Kế hoạch thực nghiệm được
chia làm mấy giai đoạn
1 giai đoạn
2 giai đoạn
7. Thời gian cho từng giai đoạn
2 tháng
3 tháng
4 tháng
8. Tổng số buổi/tuần
5 buổi
4 buổi
3 buổi
2 buổi
9.
Thời gian dành cho huấn
luyện sức bền chuyên
môn/buổi
10-15 phút
20-25 phút
25-30 phút
30 – 40 phút
10.
Thời điểm tập luyện trong
buổi tập
Ngay sau khởi động
Giữa buổi tập
Trước khi kết thúc buổi
tập
Ý kiến khác: ........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ngƣời đƣợc phỏng vấn
Phụ lục 3: Kết quả kiểm tra ban đầu của nam VĐV Taekwondo nhóm đối chứng
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
VT1 115 57 45 48 64 47 107 28 58 95 42 1.08 31 260 355
VT2 112 56 46 49 64 47 106 27 57 96 43 1.06 29 241 361
VT3 113 57 47 50 65 48 107 26 58 99 42 1.03 21 253 368
VT4 121 57 46 49 64 47 107 28 57 97 42 0.98 22 246 382
VT5 114 57 46 49 64 48 107 27 56 84 41 1.06 25 249 352
VT6 101 56 45 48 63 46 105 24 58 84 42 1.11 26 254 369
VT7 115 56 46 49 64 45 106 25 53 98 38 1.08 24 261 386
VT8 100 53 45 44 60 43 107 29 56 89 38 0.99 23 272 342
VT9 105 53 47 45 59 44 105 24 54 88 39 1.08 25 268 368
VT10 115 58 48 49 67 50 110 25 57 98 45 1.08 26 253 394
VT11 110 54 46 48 63 46 105 26 58 93 41 1.05 28 241 382
VT12 124 58 47 49 65 48 106 29 57 103 37 1.07 25 235 356
Ghi chú:
Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9 Test 10 Test 11
Test
12
Test 13
Test
14
Test
15
Đá
trước
hai
chân
liên tục
vào
đích
trong
90s (số
lần)
Di
chuyển
đá
ngang
sang
hai bên
trong
90s (số
lần)
Đá vòng cầu
kết hợp đá
vòng sau và
lướt đá
ngang vào
đích trong
90s (số lần)
Lướt
đá tống
ngang
vào 2
đích x
3m
trong
90s (số
lần)
Đá
vòng
cầu
vào 2
đích
90s (số
lần)
Đá
tống
sau kết
hợp di
chuyển
90s (số
lần)
Đá
vòng
cầu
chân
trước
vào
đích
trong
90s (số
lần)
Di
chuyển
tiến lùi
4m đá
đích
thời
gian
90s (số
lần)
Dung tích
sống tương
đối (ml/kg)
Thông
khí phổi
tối đa
(lít/phút)
VO2max
tương đối
(ml/kg/phút)
Thương
số hô
hấp
Test
soát
vòng hở
Landont
RT
đơn
(ms)
RT
phức
(ms)
Phụ lục 4: Kết quả kiểm tra ban đầu của nam VĐV Taekwondo nhóm thực nghiệm
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
VB1 114 55 44 48 63 44 106 25 52 97 39 1.07 23 261 381
VB2 100 53 45 44 60 43 106 28 56 89 38 1 23 268 342
VB3 105 53 47 45 59 44 105 24 54 88 39 1.09 25 268 368
VB4 119 57 46 49 64 47 104 28 57 97 42 0.99 22 246 375
VB5 115 58 47 49 67 50 110 25 55 98 44 1.09 26 253 386
VB6 110 54 46 48 63 46 105 26 58 93 41 1.06 27 241 382
VB7 124 58 47 47 65 48 106 29 57 99 37 1.08 25 235 356
VB8 115 57 45 48 63 46 105 27 58 95 42 1.09 30 256 355
VB9 112 56 46 49 64 47 106 27 57 96 43 1.07 29 241 361
VB10 113 57 47 50 65 48 107 26 58 99 42 1.04 21 253 368
VB11 114 57 46 49 63 48 107 27 56 84 43 1.06 25 248 352
VB12 101 56 45 48 64 46 105 24 57 84 42 1.1 26 252 256
Phụ lục 5: Kết quả kiểm tra sau 4 tháng thực nghiệm của nam VĐV Taekwondo nhóm đối chứng
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
VT1 125 62 50 54 75 50 115 32 65 105 41.3 1.15 25 245 331
VT2 120 63 49 52 71 52 111 29 62 110 43 1.16 29 226 341
VT3 121 62 50 53 72 51 107 28 63 109 42 1.19 23 238 340
VT4 129 62 49 52 73 50 112 25 58 103 42 1.12 25 231 362
VT5 122 62 49 52 71 51 119 29 69 106 40.5 1.13 25 234 332
VT6 109 61 51 51 70 49 110 26 63 98 42 1.18 28 239 335
VT7 123 61 52 52 69 53 111 29 58 107 39.5 1.15 24 239 350
VT8 115 62 49 53 67 46 106 31 63 103 44.8 1.08 24 257 322
VT9 119 60 50 54 71 51 110 26 59 109 39 1.13 25 241 348
VT10 123 63 51 52 74 53 120 27 64 111 39.8 1.15 28 238 374
VT11 118 61 52 51 70 50 115 28 68 107 40.1 1.12 29 226 351
VT12 129 65 49 53 72 51 111 31 62 106 39 1.14 27 220 336
Phụ lục 6: Kết quả kiểm tra sau 4 tháng thực nghiệm của nam VĐV Taekwondo nhóm thực nghiệm
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
VB1 131 68 53 59 81 53 121 32 69 115 41.1 1.17 27 225 320
VB2 115 63 52 55 75 52 111 33 69 102 39.3 1.1 29 238 302
VB3 120 66 56 53 74 53 125 29 67 106 44.1 1.19 28 231 328
VB4 136 67 55 57 83 56 114 33 70 110 45.4 1.09 26 216 335
VB5 130 73 51 60 82 55 120 32 68 111 42.7 1.19 29 223 325
VB6 125 69 55 56 78 55 115 31 68 109 45.6 1.16 31 211 342
VB7 139 68 56 57 80 57 124 34 75 112 43.6 1.13 27 205 316
VB8 130 69 54 56 85 55 115 33 71 108 42.7 1.19 32 216 315
VB9 131 71 52 59 79 56 116 32 70 113 43.2 1.17 31 211 321
VB10 128 67 56 59 80 57 123 31 64 112 48 1.17 28 223 328
VB11 129 67 55 57 78 57 117 32 69 109 41.4 1.16 27 218 312
VB12 121 69 54 56 79 52 129 31 70 105 43.7 1.14 32 216 245
Phụ lục 7: Kết quả kiểm tra sau 8 tháng thực nghiệm của nam VĐV Taekwondo nhóm đối chứng
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
VT1 131 66 51 58 80 55 119 34 68 119 46.3 1.22 35 235 321
VT2 121 66 53 54 75 54 113 29 67 117 42.6 1.19 29 221 326
VT3 129 68 50 55 76 53 109 28 68 121 42.8 1.22 23 226 330
VT4 134 63 51 52 78 52 117 27 63 118 41.5 1.18 25 224 342
VT5 127 65 50 56 75 53 121 30 71 113 47.8 1.16 25 229 322
VT6 116 66 55 55 74 52 112 29 68 112 42.5 1.21 28 231 325
VT7 126 64 54 54 75 55 116 29 63 119 38.7 1.18 24 234 331
VT8 120 66 51 55 71 48 108 31 63 110 40.5 1.14 24 241 312
VT9 124 63 54 56 75 53 115 26 64 116 39.6 1.16 25 236 335
VT10 128 68 53 55 78 55 122 31 66 116 45.8 1.18 28 227 361
VT11 123 64 54 53 74 52 117 28 69 114 41.7 1.18 29 219 341
VT12 134 66 51 55 76 53 118 33 65 121 39.7 1.17 27 215 326
Phụ lục 8: Kết quả kiểm tra sau 8 tháng thực nghiệm của nam VĐV Taekwondo nhóm thực nghiệm
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
VB1 141 73 57 59 91 59 128 38 78 143 45.8 1.24 35 209 309
VB2 124 77 56 60 83 56 119 36 75 125 42.6 1.19 34 228 287
VB3 135 75 60 64 85 57 130 32 73 135 45.7 1.22 33 197 313
VB4 144 75 59 63 91 60 121 33 80 133 47.8 1.18 34 206 320
VB5 138 78 55 59 93 61 125 35 74 134 43.3 1.22 33 213 310
VB6 133 74 59 63 86 59 123 34 76 133 47.2 1.19 36 201 327
VB7 147 77 60 64 91 61 129 39 81 135 43.5 1.17 32 195 315
VB8 138 74 58 62 93 59 120 36 77 131 43.4 1.22 37 206 306
VB9 139 76 56 60 87 63 128 35 76 140 42.6 1.2 36 201 306
VB10 136 75 60 63 88 61 128 34 77 139 49.1 1.24 33 199 318
VB11 137 72 59 63 92 62 122 36 75 132 43.5 1.19 32 208 297
VB12 133 78 58 62 91 59 134 34 79 128 46.5 1.2 37 206 241
Phụ lục 10: Bảng vào điểm cho VĐV lứa tuổi 14 và 15 trƣớc thực nghiệm
No
Test
1
Test
2
Test
3
Test
4
Test
5
Test
6
Test
7
Test
8
Test
9
Test
10
Test
11
Test
12
Test
13
Test
14
Test
15
Tổng
điểm
Lứa tuổi 14
LT141 10 10 10 6 8 10 10 7 10 5 5 4 9 4 5 113
LT142 10 10 10 6 8 10 10 6 10 5 5 4 8 5 5 112
LT143 10 10 10 7 9 10 10 6 10 6 5 3 1 4 4 105
LT144 10 10 10 6 8 10 10 7 10 5 5 2 1 5 3 102
LT145 10 10 10 6 8 10 10 6 10 1 4 4 3 5 6 103
LT146 10 10 10 6 8 10 10 4 10 1 5 5 5 4 4 102
LT147 10 10 10 6 8 10 10 6 10 5 6 3 8 5 5 112
LT148 10 10 10 6 8 10 10 4 10 6 3 4 3 4 3 101
LT149 10 10 10 3 6 9 10 8 10 3 3 2 2 3 7 96
LT1410 10 10 10 4 5 10 10 4 10 3 3 4 4 3 4 94
LT1411 10 10 10 6 10 10 10 5 10 6 7 4 5 4 2 109
LT1412 10 10 10 6 8 10 10 6 10 4 4 3 7 5 3 106
LT1413 10 10 10 6 9 10 10 8 10 7 2 4 4 6 5 111
Lứa tuổi 15
LT151 10 10 10 6 8 10 10 5 10 5 3 4 2 4 3 100
LT152 10 10 10 3 6 9 10 7 10 3 3 2 2 3 7 95
LT153 10 10 10 4 6 10 10 4 10 2 3 4 4 3 4 94
LT154 10 10 10 6 5 10 10 7 10 5 5 2 1 5 4 100
LT155 10 10 10 6 10 10 10 5 10 6 6 4 5 4 3 109
LT156 10 10 10 8 8 10 10 6 10 4 4 3 6 5 3 107
LT157 10 10 10 5 9 10 10 8 10 6 2 4 5 6 5 110
LT158 10 10 10 6 8 10 10 6 10 5 5 4 8 4 5 111
LT159 10 10 10 7 9 10 10 6 10 6 5 3 1 4 3 104
LT1510 10 10 10 6 8 10 10 6 10 1 6 3 4 4 6 104
LT1511 10 10 10 6 8 10 10 4 10 1 5 4 5 4 10 107
Phụ lục 10: Bảng vào điểm cho VĐV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 8 tháng thực nghiệm
No Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 Test 8 Test 9 Test 10 Test 11 Test 12 Test 13 Test 14 Test 15 Tổng
điểm Nhóm đối chứng
VT1 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 7 5 10 6 8 136
VT2 10 10 10 9 10 10 10 8 10 10 5 4 7 7 8 128
VT3 10 10 10 10 10 10 10 7 10 10 5 5 2 7 8 124
VT4 10 10 10 8 10 10 10 6 10 10 4 4 4 7 7 120
VT5 10 10 10 10 10 10 10 8 10 10 8 4 4 6 8 128
VT6 10 10 10 9 10 10 10 8 10 10 5 5 7 6 8 128
VT7 10 10 10 9 10 10 10 8 10 10 3 4 3 6 8 121
VT8 10 10 10 9 10 10 10 9 10 10 4 3 3 5 9 122
VT9 10 10 10 10 10 10 10 6 10 10 3 4 4 6 7 120
VT10 10 10 10 9 10 10 10 9 10 10 7 4 7 7 5 128
VT11 10 10 10 8 10 10 10 7 10 10 5 4 8 7 7 126
VT12 10 10 10 9 10 10 10 10 10 10 3 4 6 8 8 128
Nhóm thực nghiệm
VB1 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 7 6 10 8 10 141
VB2 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 5 5 10 6 10 136
VB3 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 7 6 10 9 9 141
VB4 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 8 5 10 8 9 140
VB5 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 6 6 10 8 9 139
VB6 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 8 5 10 9 8 140
VB7 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 6 6 10 9 9 140
VB8 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 6 5 10 8 10 139
VB9 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 5 6 10 9 10 140
VB10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 9 5 10 9 9 142
VB11 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 6 5 10 8 10 139
VB12 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 8 5 10 8 10 141
Phụ lục 11: Tính mối tƣơng quan và hệ số Beta.
Correlations
Thanh tich SBCN chuc nang Tam ly
Thanh tich Pearson Correlation 1 .757
**
.722
**
.701
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .001
N 24 24 24 24
SBCN Pearson Correlation .757
**
1 .786
**
.841
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 24 24 24 24
chuc nang Pearson Correlation .722
**
.786
**
1 .703
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 24 24 24 24
Tam ly Pearson Correlation .701
**
.841
**
.703
**
1
Sig. (2-tailed) .001 .000 .000
N 24 24 24 24
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Coefficients
a
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. B Std. Error Beta
1 (Constant) 5.497 2.189 2.511 .021
SBCN .424 .243 .518 1.743 .097
chuc nang .342 .232 .334 1.475 .156
Tam ly .027 .252 .027 .106 .917
a. Dependent Variable: Thanh tich
Phụ lục 12: Cấu trúc và cách thức thực hiện từng bài tập nhƣ sau:
Bài tập 1: Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân sau 90 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, bao cát, còi.
- Cách thực hiện: VĐV đứng ở tư thế thủ khi có hiệu lệnh của
HLV, VĐV thực hiện động tác đá vòng cầu chân sau vào đích liên tục
trong 90 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 2: Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân trƣớc 90 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, bao cát, còi.
- Cách thực hiện: VĐV đứng ở tư thế thủ khi có hiệu lệnh của
HLV, VĐV thực hiện động tác đá vòng cầu chân trước vào đích liên tục
trong 90 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 3: Đá tống ngang cạnh bàn chân 90 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, bao cát, còi.
Cách thực hiện: VĐV đứng ở tư thế thủ khi có hiệu lệnh của HLV,
VĐV thực hiện động tác đá tống ngang bằng cạnh bàn chân vào đích liên
tục trong 90 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 4: Di chuyển lƣớt đá vòng cầu vào 2 đích đối diện 2,5m
trong 2 phút
Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, giá giữ đích, đồng hồ bấm giây, hai lăm
pơ, còi.
- Cách thực hiện: Treo lăm pơ vào 2 giá đỡ giữ đích đối diện nhau
khoảng cách giữa 2 giá đỡ khoảng 2,5m có độ cao khoảng 1,1m. VĐV
đứng giữa 2 đích ở tư thế thủ, khi có hiệu lệnh của HLV, VĐV thực hiện
động tác đá lướt đá vòng cầu bằng chân phải vào đích bên phải, sau đó thực
hiện động tác lướt đá vòng cầu bằng chân trái vào đích bên trái. Thực hiện
lặp lại liên tục trong 2 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 02 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Bài tập 5: Đeo ba chì 2 kg di chuyển lƣớt đá tống ngang cạnh bàn
chân vào 2 đích đối diện 2,5m trong 2 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, giá giữ đích, đồng hồ bấm giây, hai lăm
pơ, còi, bao chì 2 kg.
- Cách thực hiện: Treo lăm pơ vào 2 giá đỡ giữ đích đối diện nhau
khoảng cách giữa 2 giá đỡ khoảng 2,5m có độ cao khoảng 1,1m. VĐV đeo
bao chì vào chân, đứng giữa 2 đích ở tư thế thủ, khi có hiệu lệnh của HLV,
VĐV thực hiện động tác đá lướt đá tống ngang bằng chân phải vào đích
bên phải, sau đó thực hiện động tác lướt đá tống ngang bằng chân trái vào
đích bên trái. Thực hiện lặp lại liên tục trong 2 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 02 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Bài tập 6: Tại chỗ đá kẹp vòng cầu phải, trái vào đích liên tục 90 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, bao cát, còi.
- Cách thực hiện: VĐV đứng ở tư thế thủ khi có hiệu lệnh của HLV,
VĐV thực hiện động tác đá vòng cầu chân phải, trái vào đích liên tục trong
90 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Bài tập 7: Đá vòng cầu kết hợp lƣớt đá chẻ vào đích 60 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, giá giữ đích, đồng hồ bấm giây, lăm
pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng ở tư thế thủ chân trái trước thực hiện
động tác đá vòng cầu chân phải vào đích (ở vùng trung đẳng), sau đó thực
hiện động tác lướt đá chẻ chân phải vào đích (ở vùng thượng đẳng). Thực
hiện lặp lại liên tục trong 60 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 8: Lƣớt trƣớc 1 nhịp kết hợp đá vòng cầu chân sau 90 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế thủ
chân trái trước chân phải sau. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác di
chuyển lướt trước 1 nhịp đá vòng cầu chân phải vào đích sau đó thực hiện
lặp lại với chân còn lại. Thực hiện lặp lại liên tục trong 90 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 9: Lƣớt sau 1 nhịp kết hợp đá tống sau 90 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế thủ
chân trái trước chân phải sau. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác di
chuyển lướt sau 1 nhịp đá tống sau chân phải vào đích sau đó thực hiện lặp
lại với chân còn lại. Thực hiện lặp lại liên tục trong 90 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 10: Đá kẹp vòng cầu phải, trái tiến lùi 4m trong 60 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, giá giữ đích, đồng hồ bấm giây, lăm
pơ, còi.
Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng ở tư thế thủ. Khi có hiệu lệnh của
HLV, VĐV thực hiện động tác đá kẹp vòng cầu liên tục kết hợp di chuyển
tiến trước và lùi sau 4m trong 60 giây.
-Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Bài tập 11: Đeo bao chì 2,5 kg chạy nâng cao gối tại chỗ 60 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi, 2 bao chì 2,5 kg.
- Cách thực hiện: VĐV đeo bao chì vào 2 chân, khi có hiệu lệnh của
HLV, VĐV thực hiện động tác nâng cao gối tại chỗ liên tục trong 60s.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 02 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Bài tập 12: Đá vòng cầu chân sau kết hợp tống sau 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế thủ
chân trái trước chân phải sau. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác đá
vòng cầu chân phải vào đích sau đó hạ chân xuống trước thực hiện động tác
đá tống sau bằng chân trái vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 02 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Bài tập 13: Đá vòng cầu chân sau kết hợp đá kẹp vòng cầu 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế thủ
chân trái trước chân phải sau. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác đá
vòng cầu chân phải vào đích sau đó hạ chân xuống trước thực hiện động tác
đá kẹp vòng cầu trái, phải vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 02 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
- Bài tập 14: Lƣớt sau 1 nhịp kết hợp đá kẹp vòng cầu 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế thủ
chân trái trước chân phải sau. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác di
chuyển lướt sau 1 nhịp đá kẹp vòng cầu phải, trái phải vào đích. Thực hiện
lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 15: Đổi chân trƣớc sau kết hợp đá vòng cầu chân sau 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế
thủ. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác đổi chân trước sau đá vòng
cầu chân sau vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 16: Đổi chân trƣớc sau kết hợp lƣớt đá vòng cầu chân
trƣớc 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế
thủ. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác đổi chân trước sau lướt đá
vòng cầu chân trước vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 17: Đổi chân trƣớc sau kết hợp đá kẹp vòng cầu 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế
thủ. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác đổi chân trước sau đá kẹp
vòng cầu vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 18: Lƣớt sau 1 nhịp đá tống sau 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế
thủ. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác di chuyển lướt sau 1 nhịp đá
tống sau chân sau vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 19: Lƣớt sau 1 nhịp đá vòng cầu ngƣợc 3 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, 2 lăm pơ, còi.
- Cách thực hiện: Người phục vụ mỗi tay cầm 1 lăm pơ với chiều cao
khoảng 1,1m, người thực hiện đứng đối diện với người phục vụ ở tư thế
thủ. Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện động tác di chuyển lướt sau 1 nhịp đá
vòng cầu ngược chân sau vào đích. Thực hiện lặp lại liên tục trong 3 phút.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 20: Buộc dây chun cổ chân đá vòng cầu chân sau tại chỗ
60 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, bao cát, còi, dây
chun cao su dài 3m.
- Cách thực hiện: Buộc một đầu dây chun vào điểm cố định, đầu dây
chun còn lại buộc vào cổ chân đá của VĐV. VĐV đứng tư thế thủ chân
buộc dây cao su đặt phía sau, khi có hiệu lệnh của HLV, VĐV thực hiện
động tác đá vòng cầu chân sau vào đích liên tục trong 60 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập 21: Buộc dây chun cổ chân kết hợp đá vòng cầu chân
trƣớc tại chỗ 60 giây
- Sân bãi, dụng cụ: Thảm tập, đồng hồ bấm giây, bao cát, còi, dây
chun cao su dài 3m.
- Cách thực hiện: Buộc một đầu dây chun vào điểm cố định, đầu dây
chun còn lại buộc vào cổ chân đá của VĐV. VĐV đứng tư thế thủ chân
buộc dây cao su đặt phía trước, khi có hiệu lệnh của HLV, VĐV thực hiện
động tác đá vòng cầu chân trước vào đích liên tục trong 60 giây.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 03 lần
- Quãng nghỉ: 1 phút
Bài tập số 22: Đá trƣớc hai chân liên tục vào đích trong 2 phút
- Sân bãi, dụng cụ: Nhà tập (sân tập), đồng hồ bấm giây, giấy bút ghi
chép. Hai vợt đá làm đích được đặt ở tầm trung hai vợt đá đối diện nhau
cầm bằng hai tay, với một vợt đá ngang tầm bụng, một cây vợt cũng ngang
tầm bụng và đối diện cây vợt kia.
- Phương pháp tiến hành: Người thực hiện ở đối diện hai đích, đứng
trong tư thế tấn công vào hai đích hai chân đá liên tục vào đích. Đứng tại
chỗ đá hai chân liên tục vào hai đích ở đối diện tầm trung, cứ như thế đá
liên tục cho đến hết thời gian quy định.
- Cường độ vận động: 80-85% sức
- Số lần lặp lại: 02 lần
- Quãng nghỉ: 2 phút
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuyen_mon_cho.pdf