Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ Bắn cung là một trong những môn thể thao kỹ năng nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Thế vận hội Olimpic, mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 1997. Lúc đó trên phạm vi toàn quốc mới chỉ có 3 tỉnh, thành đầu tư phát triển môn thể thao này là Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc. Trong những năm đầu này tất cả các tỉnh đầu tư phát triển môn bắn cung đều gửi các VĐV tập huấn tại Câu lạc bộ bắn cung Hà Nội, và qua một số giải thi đấu các VĐV cũng đã giành được những thành tích nhất đị

doc154 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh [67], [68]. Với mục tiêu tham dự các Đại hội thể thao châu lục và Thế vận hội Olimpic của thể thao Việt Nam, sau hơn 10 năm du nhập cho đến nay. Ngành Thể dục thể thao đã tập trung đầu tư, phát triển môn bắn cung rộng khắp các tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay đã có trên 17 tỉnh, thành, ngành đầu tư phát triển môn bắn cung là: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội, Hưng Yên, Bắc Kạn, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương và gần đây nhất là tỉnh An Giang và Đắc Lắc. Cùng với các môn thể thao khác, trong những năm qua môn bắn cung cũng đã có những bước phát triển và tiến bộ, nhưng vẫn đang còn ở trình độ thấp so với thế giới và một số nước trong khu vực. Để môn bắn cung nước ta lên ngang tầm với trình độ các cường quốc thể thao thế giới, đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn trên nhiều mặt như: Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ những nhà Khoa học, cán bộ, HLV... để đáp ứng phong trào và nâng cao thành tích. Trong những năm gần đây, thực tiễn giảng dạy, huấn luyện và phát triển môn bắn cung ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra, trong nhiều trường hợp công tác đào tạo VĐV chưa chú ý đến việc huấn luyện toàn diện, chưa đảm bảo tính lôgíc giữa các mặt như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, ý chí... [68], [79] Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV đòi hỏi bên cạnh các bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền. Trong đó, tố chất sức bền chuyên môn có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu. Sức bền giúp cho VĐV phát triển khả năng hoạt động, khối lượng tập luyện và thi đấu có hiệu quả trong suốt thời gian dài. Sức bền trong thi đấu đảm bảo cho VĐV giữ được nhịp độ trận đấu với hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưu điểm về kỹ - chiến thuật. Ngoài ra, sức bền chuyên môn đóng vai trò quyết định trong những trận đấu căng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn điểm. Sức bền chuyên môn là một yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện thể lực cho VĐV. Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV bắn cung hiện nay cho thấy, chất lượng đào tạo VĐV các môn thể thao của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV bắn cung Việt Nam đã đạt được như kỹ, chiến thuật... còn một nhược điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn của một số môn thể thao Olympic, trong đó có môn bắn cung còn rất hạn chế. Điều này được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các VĐV Việt Nam còn kém đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu. Trong thể thao nói chung và bắn cung nói riêng, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý... thì không thể chiến thắng được đối phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý... tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có sức bền chuyên môn tốt hơn thì VĐV đó sẽ đạt thành tích cao hơn, ổn định hơn trong các lần bắn về sau. Phát bắn hay chu kỳ bắn phải được ổn định một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này đòi hỏi phải có độ chuẩn xác tinh vi và muốn làm được những điều đó thì VĐV phải được trang bị thật tốt về yếu tố sức bền chuyên môn. Cho nên có thể khẳng định, sức bền chuyên môn là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng của VĐV bắn cung, là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật... Huấn luyện sức bền chuyên môn còn đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV [68], [77]. Điều này được thể hiện ở những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu. Xu hướng phát triển của bắn cung hiện đại đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và khả năng ổn định tâm lý cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo VĐV bắn cung cấp cao, mà vấn đề này cho đến nay các HLV vẫn chưa thực sự coi trọng trong công tác đào tạo - huấn luyện. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao nói chung và VĐV môn bắn cung cấp cao nói riêng là một điều cấp bách không thể thiếu được. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế, đặc biệt trong môn bắn cung hiện nay thì hầu như chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ. Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu về tố chất thể lực chuyên môn của VĐV các môn thể thao như: Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002) [59]; Nguyễn Hạc Thuý, Nguyễn Quý Bình (2000) [62].... Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn cho VĐV cầu lông, bóng ném ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu và giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Song song với các công trình này là các công trình nghiên cứu nhằm phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ cho VĐV các môn thể thao như: Nguyễn Đương Bắc (2007) [7]; Phạm Đông Đức (1998) [24]; Trần Tuấn Hiếu (2004) [29]; Ngô Ích Quân (2007) [55]; Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Vũ Xuân Thành (2012) [60]; Nguyễn Hữu Thắng (1998) [61]; Lê Trí Trường (2012) [75], Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) [83].... Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xác định hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển các tố chất sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh tốc độ cho VĐV các môn thể thao. Với môn bắn cung do môn này đang trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam hiện tại mới có 17 tỉnh thành đầu tư, nên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV một cách đầy đủ. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, song các kết quả nghiên cứu đó cũng đã xác định được cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học đưa ra được những luận điểm trong lĩnh vực huấn luyện phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu tham khảo chuyên môn hết sức đáng quý trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện nâng cao tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao. Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao ở Việt Nam hiện nay thấy công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức bền chuyên môn cho VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, cụ thể là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6 tháng, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại để đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho các VĐV bắn cung cấp cao là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo VĐV bắn cung nước ta hiện nay. Những phân tích trên đã khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam” là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn nói riêng cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng tố chất sức bền chuyên môn và việc sử dụng các bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta, luận án tiến hành lựa chọn, ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn phù hợp điều kiện thực tiễn hiện nay, xác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong thực tiễn công tác huấn luyện nhằm nâng sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta. Mục tiêu nghiên cứu: Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 3: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Giả thuyết khoa học của luận án: Qua thực trạng công tác huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao trên phạm vi toàn quốc cho thấy, hiệu quả còn thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện chưa được xây dựng một cách hệ thống và chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học cần thiết. Vì vậy, kết quả nghiên cứu khoa học của luận án nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong huấn luyện phát triển tố chất sức bền chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV. Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung. 1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung. Theo xu thế hiện đại môn bắn cung nó có đặc trưng là nhanh, vững, liên tục và chuẩn xác. Theo các chuyên gia, các nhµ khoa học thì kỹ thuật môn bắn cung có những đặc điểm sau: Tính cá thể: Các kỹ thuật trình bày ở sách vở chỉ là một loại mô thức động tác kỹ thuật lý tưởng hoá. Với mỗi VĐV mô thức đó chưa chắc đã có hiệu quả nhất, hợp lý nhất mà chỉ có lấy mô thức thể thao của quần thể làm chỗ dựa kết hợp với đặc điểm cá thể của VĐV. Trên cơ sở tiến hành điều chỉnh xác lập kỹ thuật cá nhân mới có thể đạt được sự hợp lý và hiệu quả kỹ thuật cao nhất. Tính tương đối: Nghĩa là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì kỹ thuật của môn bắn cung không ngừng phát triển, tính hợp lý của nó chỉ là tương đối. Tính hoàn chỉnh: Kỹ thuật môn bắn cung do các động tác cụ thể tổ hợp thành, song không chỉ có mối quan hệ với VĐV mà còn có mối quan hệ với cung, tên, bia và điều kiện môi trường. Bất cứ sự biến đổi nào của động tác kỹ thuật cũng như sự biến đổi của các nhân tố khác đều ảnh hưởng đến sự phát huy hiệu quả của kỹ thuật hoàn chỉnh. Tính không gian - thời gian: Kỹ thuật bắn cung đều được các bộ phận cơ thể hoàn thành trong một thời gian - không gian nhất định. Tính không gian - thời gian của các kỹ thuật ở các môn trong bắn cung đều biểu hiện ra đặc điểm tính lặp lại thời gian ngắn, ở phần lớn các môn còn có đặc tính không gian - thời gian tương đối tĩnh tại (giữ im). Trong các kỹ thuật của bắn cung đặc tính thời gian, không gian này biến đổi rất nhỏ song có yêu cầu rất cao về độ chính xác. Tính thao tác kỹ thuật: Bắn cung là một loại kỹ thuật mang tính thao tác khác với các môn thể thao không thực hiện kỹ thuật với khí tài ở chỗ: Kỹ thuật bắn cung là một loại kỹ thuật coi trọng cả hai thao tác là VĐV phải thông qua não để thao tác cơ thể, luyện thành các động tác tương ứng, đồng thời còn phải thao tác cung và các dụng cụ để hoàn thành quá trình bắn tốt nhất, chính là kỹ thuật thao tác hợp nhất giữa người và cung. Song thao tác này lấy một bia cố định làm mục tiêu, đồng thời chịu ảnh hưởng của ngoại lực tự nhiên như áp suất, không khí, gió, môi trường xung quanh Vì vậy, yêu cầu thao tác kĩ thuật bắn cung như: giương cung, kéo cung, áp sát, ngắm chuẩn và thả tên (kết thúc) phải mang những đặc trưng sau: Thứ nhất: Động tác phải thống nhất và ổn định. Thứ hai: Nhịp điệu phải mang tính liên tục và thăng bằng ổn định, hạn chế động tác thừa. Ổn định về cảm giác vận động, ổn định về kỹ thuật và cảm giác cơ thể ổn định, mới đủ điều kiện để điều khiển mũi tên bắn trúng đích. Đây là một năng lực tổng hợp Tính mục đích: Tính mục đích của kỹ thuật bắn cung tập trung biểu hiện ở việc bắn trúng vòng 10 để giành thành tích thi đấu tốt nhất [52]. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Tính hứng thú là luôn luôn ưa thích môn bắn cung. Thứ hai: Biểu tượng kỹ thuật phải rõ ràng, tức là cảm giác cơ thể phải sâu sắc. Muốn thế năng lực tập trung chú ý rất cao, thì mới có thể điều khiển, khống chế được và thể hiện cuối cùng là giữ được động tác kỹ thuật chuẩn xác. Thứ ba: Ổn định là hạt nhân như ổn định về thân thể, ổn định về trọng tâm, ổn định về sức mạnh các nhóm cơ có liên quan. Trong bắn cung cần chú ý đặc biệt đến các cơ như cơ vai sau, cơ cổ, cơ tay và cơ thắt lưng, cho nên khi huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cần chú ý đặc biệt đến vấn đề này. Thứ tư: Chuẩn xác là mục đích cho tất cả các trận đấu đều thắng. Trong chuẩn xác đặc biệt là chức năng của não rất quan trọng, không đơn thuần là ngắm chuẩn. Từ những đặc điểm nêu trên, trong thi đấu môn bắn cung cần phải thực hiện theo mô hình sau: Một là: Năng lực thăng bằng - ổn định trọng tâm, tâm lý. Hai là: Sức mạnh bền của chi trên phải tốt. Ba là: Chức năng. Bốn là: Trí lực phải hiểu biết về kỹ thuật chuyên môn, tính chất của cuộc thi đấu. Năm là: Tính độc lập, không phụ thuộc vào điều kiện của môi trường và tác động xung quanh. Sáu là: Độ ổn định của cơ delta khi kéo giữ cung. Bảy là: Cảm giác thống nhất của các nhóm cơ có liên quan khi thực hiện kỹ thuật. Tám là: Biểu tượng động tác phải rõ ràng. Chín là: Thời gian kết thúc phải thống nhất. Chính những đặc điểm trên của kỹ thuật bắn cung đã chi phối việc hình thành kỹ năng vận động trong quá trình huấn luyện môn bắn cung. 1.1.2. Đặc điểm quy luật hình thành kỹ năng vận động trong bắn cung. Quy luật tính giai đoạn của việc hình thành kỹ năng môn bắn cung. Việc hình thành kỹ năng động tác bắn cung giống như kỹ năng các động tác khác có thể chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn huấn luyện lại có những nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện khác nhau [88], [89], [90]. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lan toả: Giai đoạn này nhiệm vụ huấn luyện là bước đầu xây dựng biểu tượng động tác bắn cung, học tập và nắm vững động tác bắn cung để bước đầu hình thành kỹ thuật động tác. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn ức chế phân biệt: Nhiệm vụ của giai đoạn này là nâng cao và hoàn thiện kỹ năng động tác bắn cung, thải loại các động tác dư thừa và sự căng thẳng cơ bắp. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tự động hoá: Nhiệm vụ là thành thạo và từng bước hình thành định hình động lực của động tác bắn cung. Chú trọng cải tiến các chi tiết kỹ thuật, xác lập đặc điểm kỹ thuật và phong cách kỹ thuật của riêng mình. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn kỹ xảo trình độ cao: Nhiệm vụ là nâng cao năng lực biểu hiện kỹ thuật động tác trong những điều kiện thay đổi, nâng cao toàn diện năng lực nhịp điệu toàn bộ cơ thể và năng lực ứng biến trong thi đấu, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được hoàn thành trong giai đoạn huấn luyện ban đầu. Yêu cầu của 2 giai đoạn này cần đạt được là tạo được tư thế bắn cung thích hợp, thoải mái, nâng cung và giữ cung chính xác, dùng phương thức thông dụng để nắm giữ cung. Có thể điều khiển hô hấp, ngắm chuẩn chính xác, có thể khống chế cơ bắp và các bộ phận [91], [93], [94]. Nhiệm vụ chủ yếu của huấn luyện kỹ năng ở 2 giai đoạn này là xác định mục tiêu huấn luyện, bước đầu xây dựng biểu tượng động tác, tư thế hoàn chỉnh. Tìm hiểu toàn bộ quá trình của động tác kỹ thuật, thông qua tập luyện hệ thống và lặp lại có thể hoàn thành động tác tư thế bắn cung một cách tương đối tốt. Cũng ở giai đoạn 1 và 2 này với thanh thiếu niên bước đầu tập bắn cung nên tiến hành giảng dạy và huấn luyện kỹ năng thời kỳ đầu theo trình tự dưới đây: Trước hết tập luyện mô phỏng, giảng giải yếu lĩnh động tác bắn cung làm cho người học nắm vững được cấu trúc và yếu lĩnh động tác tư thế bắn cung hoàn chỉnh, và phương pháp hoàn thành động tác. Thông qua vừa giảng giải, phân tích thị phạm làm cho VĐV xây dựng được biểu tượng động tác chính xác đồng thời tiến hành bắt chước. Kế đó là tập luyện thăng bằng tĩnh và cảm giác dùng lực cơ bắp. Dựa vào nguyên tắc nâng dần và nguyên tắc từ dễ đến khó, trước hết nắm vững tư thế bắn chính xác, tiếp đó là tiến hành tập luyện tính ổn định của “người - cung”. Tiếp theo là: Sửa chữa sai sót động tác. Chủ yếu tập trung nắm bắt việc quy phạm hoá và trình tự hoá động tác, kịp thời sửa chữa những động tác sai nảy sinh khi dùng lực. Cuối cùng xây dựng đúng định hình động lực kỹ thuật bắn, qua tập luyện lặp lại xây dựng chính xác định hình kỹ thuật, trên cơ sở đó tăng dần lượng vận động tập luyện. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn nâng cao chuyên sâu trong huấn luyện nhiều năm hoặc trong giai đoạn nâng cao trình độ bắn cung trong quá trình huấn luyện ở giai đoạn cuối, là giai đoạn huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn của bắn cung nên phải đạt được các yêu cầu sau: Các động tác thực hiện nhịp nhàng, cảm giác khống chế tốt. Để điều khiển các động tác chi tiết trong bắn cung cần có sự phân phối sức mạnh phù hợp chính xác, hình thành và duy trì được cảm giác tinh tế, ổn định về thân thể (trọng tâm đặc biệt quan trọng) khi giữ cung và cảm giác tinh tế ở trạng thái ban đầu khi làm quen với cung để bước vào trạng thái ổn định. Tính dự báo với thời kỳ ổn định tối ưu của cung, cảm giác rung động nhẹ của bàn tay nắm giữ cung cũng như tính chính xác cao độ của ngắm chuẩn và các năng lực chuyên môn khác đều đạt được trình độ kỹ xảo cao độ. Trong huấn luyện kỹ năng ở giai đoạn này chú ý các đặc điểm sau: Một là học tập tăng cường kỹ thuật làm cho khái niệm động tác được hiểu một cách chính xác và nâng cao được năng lực phân tích kỹ thuật động tác, năng lực điều khiển cung, tên chuẩn xác, tinh tế của người tập. Hai là xác định các tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật chủ yếu, nắm chắc việc huấn luyện chi tiết kỹ thuật nâng cao năng lực phân tích kỹ thuật đúng sai cho người học, ngăn ngừa biên độ giao động của động tác kỹ thuật, nhất là động tác kết thúc. Ba là, nâng cao lượng vận động tập luyện một cách phù hợp như tăng dần thời gian tập luyện, số lần nâng cung, kéo giữ cung, tập trung ngắm đích. Bốn là xếp sắp thoả đáng khối lượng huấn luyện mang tính đối kháng và tính thi đấu, nhưng giai đoạn này không được nóng vội thi đấu quá sớm. Giai đoạn thứ tư phần lớn dùng cho việc nâng cao trình độ chuyên môn mang tính thi đấu trong huấn luyện nhiều năm, chủ yếu là huấn luyện để nâng cao thành tích cho VĐV [35]. Quy luật truyền dẫn thông tin trong huấn luyện kỹ năng bắn cung. Từ góc độ điều khiển huấn luyện theo các nhà khoa học thể thao như Aleco B. (1996) [1], D.Harre (1996) [27], Nguyễn Duy Phát (1999) [52], Philin (1996) [53], Utkin V.L (1996) [78] thì toàn bộ quá trình huấn luyện đều được thực hiện bởi mối liên hệ thông tin giữa người truyền đạt thông tin - tức người điều khiển (HLV hoặc nhà khoa học) với người thu nhận thông tin tức người bị điều khiển (VĐV hoặc học sinh). Quá trình huấn luyện chính là quá trình truyền dẫn thông tin lẫn cho nhau. Giai đoạn chủ yếu và phương thức chủ yếu của truyền dẫn thông tin trong huấn luyện kỹ năng môn bắn cung được diễn ra như sau: Bước thứ nhất: Huấn luyện viên truyền đạt các thông tin cần thiết tới các VĐV. Bước thứ hai: VĐV tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài 1 cách có hiệu quả. Bước thứ ba: VĐV sẽ tiến hành xử lý thông tin có hiệu quả những thông tin đã tiếp nhận được (phân tích, tư duy và lý giải) Bước thứ tư: VĐV phát ra các tín hiệu điều khiển từ não tới các cơ quan vận động (tứ chi và thân người) đồng thời hoàn thành động tác. Bước thứ năm: Thông qua thông tin ngược sinh học của bản thân bên trong cơ thể người tập để điều chỉnh động tác của bản thân. Cuối cùng hoàn thành động tác chuẩn xác theo yêu cầu quy định. Quy luật chuyển dịch lẫn cho nhau của kỹ năng môn bắn cung. Sự chuyển dịch lẫn cho nhau về kỹ năng môn bắn cung chỉ sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa kỹ năng môn bắn cung với các kỹ năng khác (như năng lực cơ thể, năng lực tâm lý) giữa các kỹ năng vận động của các khâu kỹ thuật với nhau (như kỹ năng ngắm bắn), giữa kỹ năng cũ và kỹ năng mới. Những ảnh hưởng này lại được chia thành ảnh hưởng tốt thúc đẩy lẫn nhau và ảnh hưởng không tốt ràng buộc lẫn nhau. Trong ảnh hưởng tốt lại có thể phân thành những ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp, ảnh hưởng cùng loại và ảnh hưởng khác loại, ảnh hưởng từng mặt và ảnh hưởng nhiều mặt, từ đó hình thành nên mối quan hệ chuyển dịch khác nhau. Quy trình của việc hình thành kỹ năng vận động môn bắn cung Cũng như các môn thể thao khác, trong bắn cung việc hình thành và nâng cao kỹ thuật và kỹ năng vận động đều tồn tại tính trình tự logic một cách nghiêm ngặt, nên nếu không tìm hiểu mối quan hệ trình tự giữa chúng hoặc không dựa theo quy luật phát triển trình tự vốn có của nó để xếp sắp huấn luyện kỹ năng cho học viên bắn cung sẽ khó có thể đạt được hiệu quả giảng dạy và huấn luyện tốt. Quy trình của việc hình thành kỹ năng môn bắn cung có một số đặc điểm sau: Một là: Trình tự động tác kỹ thuật từng phần khác nhau của bắn cung cũng khác nhau. Hai là: Trình tự hình thành kỹ năng bắn cung và trình tự huấn luyện bắn của các kỹ thuật động tác khác nhau cũng khác nhau. Ba là: Trình tự tư duy của VĐV bắn cung với tính đối ứng của trình độ kỹ thuật động tác phải mang tính đồng bộ mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Môn bắn cung là một môn thể thao yêu cầu về độ chính xác rất cao, nên cần phải nghiêm khắc dựa vào các quy luật trên để tiến hành giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. 1.1.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn cung. Trong môn bắn cung các tố chất biểu hiện hết sức đa dạng, song yếu tố sức mạnh biểu hiện rõ hơn cả là các bài tập thể hiện sự nỗ lực cơ bắp để khắc phục trọng lượng và lực kéo cung hoặc đề kháng lại nó. Bài tập này được lựa chọn để có thể thúc đẩy sự hình thành kỹ xảo vận động “cốt lõi” và phát triển các tố chất thể lực thích hợp với môn bắn cung. Hoàn thiện kỹ thuật và chiến thuật được tiếp tục huấn luyện ở giai đoạn chuyên sâu. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo nắm vững kỹ thuật môn bắn cung, có thể sử dụng được trong các điều kiện khó khăn của tập luyện và thi đấu, phát triển kỹ thuật sở trường, các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết và ý chí có tác dụng hoàn thiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật và chiến thuật cho VĐV [99], [102], [123], [124]. Ở giai đoạn huấn luyện này, phương pháp thi đấu có vai trò ngày càng lớn trong việc hoàn thiện kỹ thuật. Trình độ điêu luyện về chiến thuật phần nhiều phụ thuộc vào trình độ huấn luyện thể lực, kỹ thuật và tâm lý của VĐV bắn cung. Trong quá trình giảng dạy huấn luyện VĐV bắn cung, phải quan tâm đúng cho việc huấn luyện thể lực chuyên môn. Việc huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung phải theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc tăng lượng vận động ngày một lớn hơn cho đến tối đa. Khi huấn luyện thể lực tác động của bài tập các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ ôxy phải hoạt động nhiều hơn so với yêu cầu trong suốt các buổi tập hàng tuần và những hoạt động thể lực bình thường. Cơ thể dần dần thích nghi với lượng vận động ngày một tăng, sự hấp thụ ôxy được cải thiện, mặt khác, tác dụng tập luyện sẽ được giảm dần khi lượng vận động đã được tăng lên ở mức chỉ có tác dụng duy trì. Nếu muốn tăng trình độ thể lực hơn phải tăng lượng vận động lên cao hơn nữa [11], [12], [18]. Việc tập luyện có thể được tăng theo từng bước về thời gian luyện tập, cường độ hoặc tần suất các bài tập, nghĩa là có thể lập kế hoạch tập luyện theo các yếu tố thời gian, cường độ số lần thực hiện bài tập. Điều quan trọng nhất là huấn luyện phải có kế hoạch và phải phù hợp với điều kiện tập luyện, khả năng thể lực của VĐV và thời gian của mùa thi đấu. Điều này quan trọng không chỉ vì để có được hiệu quả tối ưu khi tập luyện mà còn tránh cho VĐV không bị tổn thương do tập luyện quá sức. Khi thực hiện nguyên tắc này việc sử dụng các bài tập đều phải đảm bảo tác động chính và phụ [21], [23], [33], [50]. Mỗi bài tập có ảnh hưởng tới cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Ví dụ: Bài tập chạy là bài tập sơ đẳng nhất về các cơ quan vận chuyển và hấp thụ ôxy. Khi chạy tất cả các cơ quan đều phải hoạt động tích cực hơn và chúng được rèn luyện; ngay cả các khớp, gân, dây chằng và các mô liên kết trong cơ cũng được rèn luyện. Tác dụng chính của việc tập chạy là luyện tập khả năng ưa khí, còn tác dụng phụ rất quan trọng là luyện tập các khớp xương và các mô liên kết. Trên thực tế có thể đạt được hiệu quả luyện tập 100% ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy không thể đồng thời luyện tập cả khả năng ưa khí và sức mạnh tối đa có hiệu quả bằng một bài tập. Nhận thức được ảnh hưởng phụ là vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng phụ này thường tác động lên những chương trình tập luyện. Chính vì vậy khi lên chương trình và thời gian biểu luyện tập phải chú ý tới chúng [65], [66], [76]. Nguyên tắc kết hợp với chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn. Chuẩn bị thể lực chung được sử dụng phần lớn trong giai đoạn huấn luyện cơ bản với những mục tiêu rõ ràng. Chuẩn bị thể lực chuyên môn là phần không được thiếu và là hình thức luyện tập chủ yếu trong các thời kỳ thi đấu. Chuẩn bị chung là cơ sở bảo đảm cho phát triển kỹ năng vận động và năng lực tâm lý, tinh thần cho VĐV chuẩn bị chuyên môn. Hai phần đó không thể tách rời nhau trong tất cả các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện của kế hoạch huấn luyện [2], [4], [6], [35], [39] Nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi. Đây là nguyên tắc phản ánh quy luật sinh lý: Hồi phục cũng quan trọng như lượng vận động trong quá trình thích nghi. Vì vậy huấn luyện viên không chỉ chú ý đến lượng vận động mà còn phải quan tâm đến thời gian và các thông số khác nhau của quá trình nghỉ ngơi hồi phục, đặc biệt trong tình hình có hạn chế về dinh dưỡng [19], [30], [31]. Việc tính toán lượng vận động và nghỉ ngơi trong từng bài tập, từng buổi tập và cả chu kỳ khác nhau phải theo đúng nguyên tắc khoa học và quy luật sinh lý nhằm đạt được hiệu quả huấn luyện tích cực nhất, hạn chế các tác động tiêu cực. Việc vận dụng nguyên tắc này khi sử dụng các bài tập phải có sự biến đổi lượng vận động, bởi mối quan hệ giữa lượng vận động và nghỉ ngơi trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích cho VĐV [41], [44]. Hiện nay quan niệm nghỉ ngơi nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực không nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tiêu cực trong quá trình tập luyện. Sau tiếp thu lượng vận động nhất định thì quá trình hồi phục xảy ra. Trong một buổi tập hay một chu kỳ tập luyện với nhiều lượng vận động xen kẽ các quãng nghỉ thì nguồn năng lượng cơ thể luôn biến động và diễn biến dưới dạng “làn sóng”. Việc sắp xếp lượng vận động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tác động các lượng vận động phù hợp vào các thời điểm thích hợp để nâng cao dần đỉnh của các làn sóng, để nhằm đạt được mục đích của huấn luyện [49], [64]. Nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ. Đây là nguyên tắc phản ánh hiện tượng sinh học của con người, muốn có kết quả huấn luyện tốt thì huấn luyện viên phải chú ý quán triệt nguyên tắc này, thường có các loại [27], [41], [47]: Chu kỳ ngắn thường là chu kỳ tuần. Chu kỳ trung bình gồm 3 - 6 chu kỳ ngắn. Chu kỳ dài (từ 6 tháng đến 1 năm). Chu kỳ nhiều năm (nhiều chu kỳ dài). Việc phân chia chu kỳ tập luyện trong năm thường căn cứ vào các giải thi đấu chính trong năm. 1.2. Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao. 1.2.1. Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện thể thao. Sức bền là một trong những tố chất thể lực quan trong trong huấn luyện thể thao, trong vận động sức bền là khái niệm rất rộng. Các quan điểm về sức bền trong nhiều tài liệu có những cách thể hiện và tiếp cận khác nhau. Qua phân tích tổng hợp có các quan điểm sau: Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000): Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được [65]. Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi xuất hiện của mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Các tác giả cho rằng, sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Khi thực hiện một hoạt động liên tục và tương đối căng thẳng nào đó thì sau một thời gian con người sẽ thấy việc tiếp tục ngày càng khó khăn hơn. Trong một thời gian nhất định, mặc dù khó khăn tăng lên nhưng cường độ hoạt động vẫn được duy trì ở mức ban đầu nhờ sự nỗ lực của ý chí. Theo Harre.D (1996) cho rằng: Sức bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi của VĐV. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng năng lực huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Tác giả cũng cho rằng, sức bền là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV. Sức bền được phát triển tốt cũng là một trong những điều kiện quan trọng để hồi...nh, chủ yếu là các động tác thể dục tay không và tập cảm giác kỹ thuật động tác với dây cao su. Nội dung tập là chạy 800m trở lên sau đó tập chống đẩy hít thở sâu, tập cơ bụng [116], [118]. Đầu buổi tập, tiến hành khởi động chung, tập những động tác bổ trợ chuyên môn, cuối buổi tập thường vào các buổi chiều dành cho các trò chơi vận động là chủ yếu hoặc chơi các môn bóng tự rèn luyện, cuối tuần chạy từ 800m đến trên 3000m. Chiều thứ năm hàng tuần dành cho tập luyện thể lực tuỳ từng thời điểm cụ thể để sắp xếp bài tập thể lực có khi sử dụng bài tập tạ để phát triển sức mạnh các nhóm cơ hai vai, bật bục, chạy tăng tốc từ 20 đến 30m, nhưng không đòi hỏi sử dụng cường độ tối đa. Trong tất cả các dạng bài tập này đều không kiểm tra hay quy định động tác cụ thể mà chỉ thực hiện đúng động tác là được. Hiện nay các VĐV có thành tích tốt nhất trên toàn quốc hầu hết là VĐV của Hà Nội và các tỉnh có VĐV tập huấn tại Hà Nội do chuyên gia Trung Quốc huấn luyện. Kế hoạch huấn luyện là tập luyện tập ngày 2 buổi, tuần tập 6 ngày (13 buổi) chiều thứ 5 nghỉ giãn. Thời gian dành cho tập thể lực là từ 90 phút đến 120 phút mỗi ngày tuỳ theo từng nội dung bài tập cụ thể. Đây là những VĐV đã được trang bị các kỹ thuật cơ bản của bắn cung và đang có thành tích tốt nhất Việt Nam. Qua điều tra thấy các bài tập mà những VĐV này tập chủ yếu là: Chạy cự ly từ 800m đến trên 3.000m; chạy ngắn 100m; tập tạ tay; các bài tập với tạ gánh trọng lượng vừa và nhỏ; kéo dây lò xo; bài tập đá bóng; bài tập bóng rổ; nằm sấp chống đẩy tay; các bài tập mềm dẻo; các trò chơi vận động. 1.4.2. Hiện trạng về kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Việc phân bổ kế hoạch huấn luyện tuần trong chương trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam được trình bày ở bảng 1.2. Từ bảng 1.2 thấy: Các bài tập thể lực chuyên môn được tập luyện vào thời gian cuối buổi tập chuyên môn, thời gian tập 10 phút trong một buổi tập gồm các bài tập sau: Kéo giữ cung lâu trên tay; kéo cung nhiều lần trong một tổ; kéo cung bậc thang; kéo cung với tấm kêu giữ ổn định 3 giây; giương cung liên tục nhiều lần trong một tổ; các bài tập trương lực cơ tay, cơ ngực. Để cho các bài tập đa dạng hơn, dễ tiếp thu, gây hưng phấn cho VĐV tập luyên, nên nội dung của các bài tập là cơ sở để biến hoá những bài tập này cho sinh động hơn, không nên cố định một động tác qua nhiều buổi tập. Trong một bài tập có thể thay đổi tình tiết hay tốc độ động tác, góc độ cũng như kỹ thuật. Nội dung cụ thể trong kế hoạch huấn luyện theo tuần được trình bày tại bảng 1.2 như sau: Thứ hai: Buổi sáng: Nằm sấp chống đẩy tay 10 phút; nhẩy dây 10 phút; các bài tập thăng bằng 10 phút; các bài tập bóng rổ 10 phút; bắn dây chun cảm giác động tác 20 phút. Sau giờ tập chuyên môn tập thể lực chuyên môn kéo giữ cung lâu trên tay. Thời gian thực hiện 10 phút. Buổi chiều: Chạy tăng tốc 10 phút; kéo dây lò xo 10 phút; cúi kéo tạ 5 phút; các bài tập đá bóng 15 phút; bài tập vớt tạ trước, sau 20 phút. Thứ ba: Buổi sáng: Bài tập chống tay trước 5 phút; bài tập mềm dẻo 5 phút; bài tập với bóng 20 phút; bài tập giữ tạ tĩnh 10 phút; chạy bền 20 phút. Sau giờ tập chuyên môn tập thể lực chuyên môn kéo cung với tấm kêu. Thời gian thực hiện 10 phút. Buổi chiều: Tập tạ tay 15 phút; giữ tạ tĩnh 10 phút; trò chơi vận động 15 phút; chống tay trước 10 phút; các bài tập trương lực cơ 10 phút. Thứ tư: Buổi sáng: Nằm sấp chống đẩy 15 phút; nhẩy dây 10 phút; các bài tập thăng bằng 10 phút; các bài tập bóng rổ 15 phút; bắn dây chun cảm giác động tác 10 phút; sau giờ tập chuyên môn tập thể lực chuyên môn kéo cung đồng đội. Thời gian thực hiện 10 phút. Buổi chiều: Chạy tăng tốc 10 phút; kéo dây lò xo 10 phút; cúi kéo tạ 5 phút; các bài tập đá bóng 15 phút; bài tập vớt tạ trước, sau 20 phút. Thứ năm: Buổi sáng: Chống tay trước 5 phút; bài tập mềm dẻo 5 phút; bài tập với bóng 20 phút; bài tập giữ tạ tĩnh 10 phút; chạy bền 20 phút. Sau giờ tập chuyên môn tập thể lực chuyên môn kéo cung nhiều lần trong 1 tổ. Thời gian thực hiện 10 phút. Buổi chiều: Tập tạ tay 15 phút; giữ tạ tĩnh 10 phút; trò chơi vận động 15 phút; chống tay trước 10 phút; các bài tập trương lực cơ 10 phút. Thứ 6: Buổi sáng: Nằm sấp chống đẩy 10 phút; nhẩy dây 5 phút; các bài tập thăng bằng 10 phút; các bài tập bóng rổ 15 phút; bắn dây chun cảm giác động tác 20 phút. Sau giờ tập chuyên môn tập thể lực chuyên môn kéo cung bậc thang. Thời gian thực hiện 10 phút. Buổi chiều: Chạy tăng tốc 10 phút; kéo dây lò xo 10 phút; cúi kéo tạ 5 phút; các bài tập đá bóng 15 phút; bài tập vớt tạ trước, sau 20 phút. Thứ 7: Buổi sáng: Chống tay trước 5 phút; bài tập mềm dẻo 5 phút; bài tập với bóng 20 phút; bài tập giữ tạ tĩnh 10 phút; chạy bền 20 phút. Sau giờ tập chuyên môn tập thể lực chuyên môn kéo cung thể lực giương cung nhiều lần trong 1 tổ. Thời gian thực hiện 10 phút. Buổi chiều: Tập tạ tay 15 phút; giữ tạ tĩnh 10 phút; trò chơi vận động 15 phút; chống tay trước 10 phút; các bài tập trương lực cơ 10 phút. Kế hoạch huấn luyện tuần như đã nêu ở trên tuỳ theo cường độ, khối lượng của nội dung bài tập mà điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn huấn luyện, tránh vận động quá mức gây cho VĐV căng thẳng mệt mỏi hay khối lượng vận động quá nhẹ không đạt được mục đích huấn luyện. Một trong những hình thức kiểm tra quan trọng nhất là tự kiểm tra. Trong chương trình huấn luyện tuần nêu trên, các VĐV bắn cung nhất thiết phải ghi nhật ký huấn luyện, trong đó cần nêu nội dung huấn luyện, lượng các bài tập chủ yếu, nhận xét về các đặc điểm kỹ thuật, tình trạng sức khoẻ bản thân và kết quả kiểm tra. Việc ghi nhật ký giúp tính toán chính xác khối lượng các phương tiện được áp dụng trong bất kỳ giai đoạn huấn luyện nào, thực hiện quá trình huấn luyện sáng tạo và vì vậy HLV và đặc biệt bản thân các VĐV bắn cung cấp cao sẽ thấy tính hiệu quả nhất định không chỉ từ một ngày mà từ mỗi bài tập thực hiện. Ngoài ra việc phân tích nhật ký trong một vài năm ở giai đoạn hoàn thiện thể thao sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng chương trình huấn luyện cá nhân với độ tin cậy cao để có thể đạt được thành tích riêng cao nhất. 1.5. Nhận xét. Xu hướng hiện đại phát triển môn bắn cung theo hướng nhanh, vững (ổn định) và chính xác. Về loại hình vận động của môn bắn cung là môn thể thao biểu diễn chính xác trên cơ sở của vận động - tĩnh chu kỳ. Do đó, đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực toàn diện, trong đó sức bền chuyên môn là yếu tố quan trọng để duy trì hiệu quả kỹ - chiến thuật trong thi đấu. Huấn luyện thể lực chuyên môn nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho VĐV bắn cung phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố tâm lý, y sinh, sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng khéo léo... Tuy nhiên, do đặc thù của môn bắn cung đòi hỏi VĐV phải có đầy đủ các tố chất vận động cũng như các đặc tính y sinh. Do đó để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cũng như huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung, cần thiết phải tìm kiếm mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố trên đến thành tích của VĐV. Các chuyên gia đều cho quá trình huấn luyện VĐV được thực hiện trong nhiều năm, phân chia theo các giai đoạn huấn luyện khác nhau. Đối tượng VĐV cấp cao nằm trong giai đoạn hoàn thiện thể thao. Nhiệm vụ chính ở giai đoạn này là nâng cao kỹ - chiến thuật, phát triển thể lực chuyên môn, duy trì và phát triển thành tích thể thao. Khi huấn luyện VĐV bắn cung ở đối tượng này cần chú ý tới đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi, đặc điểm về tố chất thể lực của lứa tuổi. Thành tích thể thao nói chung và bắn cung nói riêng đều dựa trên cơ sở phát triển tốt về tố chất thể lực chuyên môn. Trong đó, sức bền chuyên môn chiếm phần quan trọng để đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển bắn cung hiện đại, tăng lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Dựa vào lý luận chung về bài tập thể chất để xác định các loại bài tập thể chất dùng để phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao. Từ những đặc điểm hoạt động vận động môn bắn cung trong tập luyện, thi đấu là những cơ sở để lựa chọn phương tiện, phương pháp giảng dạy - huấn luyện sức bền chuyên môn phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu của luận án là 38 nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, và được chia thành các nhóm sau: Nhóm theo dõi ngang: Gồm 15 nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam thuộc các Trung tâm huấn luyện thể thao của các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc. Đây là đối tượng đã đạt thành tích cao (đã đạt đẳng cấp) tại các giải bắn cung toàn quốc (thời điểm các năm 2009, 2010 và 2011). Nhóm đối tượng này được luận án sử dụng trong quá trình nghiên cứu lựa chọn hệ thống các test đánh giá sức bền chuyên môn và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao. Nhóm quan sát sư phạm: Gồm 18 nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam thuộc các Trung tâm huấn luyện thể thao của các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc. Đây là đối tượng được luận án tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm xác định thực trạng sức bền chuyên môn trong quá trình tập luyện và thi đấu. Nhóm theo dõi dọc: Gồm 05 nam VĐV bắn cung cấp cao tại Trung tâm đào tạo VĐV thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng. Đây là đối tượng nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả hệ thống các bài tập chuyên môn phát triển tố chất sức bền chuyên môn đã lựa chọn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Sử dụng phương pháp này là việc thông qua quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề huấn luyện tố chất thể lực chung và chuyên môn cho VĐV, vấn đề huấn luyện kỹ - chiến thuật cho VĐV bắn cung... Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu để phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, nhằm tìm hiểu các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và những vấn đề liên quan đến công tác huấn luyện phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao. Ngoài ra thông qua các nguồn tài liệu, luận án sẽ tiến hành xác định hệ phương pháp, lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao, trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các tư liệu khác thu thập được gồm: 125 tài liệu tham khảo hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, hoặc là các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, các tài liệu trên Internet..., cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong “Danh mục tài liệu tham khảo”. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. Là phương pháp nghiên cứu được luận án sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng việc sử dụng các test đánh giá sức bền chuyên môn, cũng như các bài tập trong quá trình giảng dạy - huấn luyện nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, tại các Trung tâm thể thao phát triển mạnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội, Hưng Yên, Bắc Kạn, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long và thành phố Hồ Chí Minh... và các HLV, giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, huấn luyện VĐV bắn súng - bắn cung trẻ tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh... Mặt khác, thông qua hình thức dùng phiếu phỏng vấn, có thêm cơ sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập chuyên môn, các test kiểm tra - đánh giá ứng dụng trong quá trình nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn của luận án là 24 giáo viên, HLV, các chuyên gia đang làm công tác huấn luyện VĐV bắn cung thuộc các Trung tâm huấn luyện VĐV năng khiếu môn bắn cung mạnh trên toàn quốc như: Tổng cục Thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ, Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; các Trung tâm TDTT các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội, Hưng Yên, Bắc Kạn và thành phố Hồ Chí Minh... Kết quả của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của luận án. 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm. Mục đích của quá trình này nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn độ tin cậy, tính thông báo của hệ thống các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, đồng thời trên cơ sở của việc kiểm tra sư phạm, luận án tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Quá trình tổ chức kiểm tra được tiến hành trong 12 tháng. Đối tượng kiểm tra sư phạm của luận án là 15 nam VĐV bắn cung cấp cao tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao trên toàn quốc. Cả 15 nam VĐV trên đều được tập luyện theo chương trình huấn luyện ở giai đoạn hoàn thiện thể thao do Liên đoàn Bắn súng - Bắn cung xây dựng. Trong quá trình nghiên cứu, đã tiến hành sử dụng hệ thống các test đánh giá sức bền chuyên môn đã lựa chọn trong các thời điểm kiểm tra (thời điểm kiểm tra ban đầu, sau 6 tháng và kiểm tra sau 12 tháng). Kết quả các lần kiểm tra được trình bày ở chương 3 của luận án. Danh mục các test sư phạm và phương pháp kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong quá trình kiểm tra sư phạm như sau: 2.2.3.1. Nằm ngửa trên ghế đẩy tạ 30 kg 1 phút (lần): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ vai sau của VĐV. Dụng cụ: Ghế tập, đòn tạ, bánh tạ, đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV nằm ngửa trên ghế hai chân (đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông, hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất); hai tay nắm đòn tại rộng hơn vai sao cho khi thực hiện động tác xuống tạ giữa cánh tay và cẳng tay tạo thành một góc vuông, dùng lực nhóm cơ vai trước, sau, cánh tay, cẳng tay đẩy tạ lên sao cho cẳng tay và cánh tay tạo thành đường thẳng kết thúc một động tác. Đơn vị đo: Tính số lần thực hiện trong 1 phút. 2.2.3.2. Cúi kéo tạ 1 phút (lần): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ vai trước của VĐV. Dụng cụ: Đòn tạ, bánh tạ, đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV chuẩn bị, hai chân đứng rộng bằng vai, người gập vuông góc chắc chắn và ổn định, dùng nhóm cơ vai,cẳng tay, cánh tay kéo trọng lượng tạ lên ép vào gần cằm sao cho cẳng tay và cánh tay tạo thành góc vuông rồi dừng lại kết thúc một động tác. Đơn vị đo: Tính số lần thực hiện trong thời gian 1 phút. 2.2.3.3. Giữ tạ tay trước (s): Mục đích: Đánh giá sức bền của cánh tay và vai. Dụng cụ: Tạ bánh trọng lượng 4 kg (2 bánh), đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn, cánh tay cầm cung đưa ra trước song song với mặt đất (theo hướng vuông góc với thân người), cầm tạ và giữ nguyên tư thế càng lâu càng tốt. Đơn vị tính: Tính bằng giây mà VĐV gắng sức thực hiện trong một lần. 2.2.3.4. Vớt tạ trước 1 phút (lần): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền của nhóm cơ vai và tay. Dụng cụ: Bánh tạ 10 kg, đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm bánh tạ để gần nhau và lòng bàn tay úp vào bụng, dùng lực nhóm cơ vai, cánh tay, cẳng tay kéo tạ lên đến sát cằm thì kết thúc động tác. Đơn vị tính: Tính số lần thực hiện trong thời gian 1 phút. 2.2.3.5. Vớt tạ sau 1 phút (lần): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền của nhóm cơ vai và tay. Dụng cụ: Bánh tạ 10 kg, đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm bánh tạ sang hai bên của bánh tạ, để ốp bánh tạ vào sau gáy, dùng lực nhóm cơ vai, cánh tay, cẳng tay đẩy tạ lên đến đỉnh đầu sao cho cánh tay, cẳng tay tạo thành đường thẳng thì kết thúc động tác. Đơn vị tính: Tính số lần thực hiện trong thời gian 1 phút. 2.2.3.6. Nâng, giữ tạ tĩnh 10kg (s): Mục đích: Đánh giá sức bền của vai. Dụng cụ: Tạ bánh trọng lượng 10 kg (2 bánh), đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn, cánh tay cao bằng vai trùng với mặt phẳng thân người, khuỷu tay vuông góc. Đặt tạ lên góc vuông giữa cánh tay và cẳng tay. Đơn vị tính: Tính bằng giây mà VĐV gắng sức thực hiện được trong một lần. Thời gian thực hiện càng lâu càng tốt. 2.2.3.7. Giữ cung lâu trên tay (s): Mục đích: Đánh giá sức bền của vai và sự ổn định của VĐV. Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay, đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Tay thuận (tay cầm cung) thực hiện động tác giương cung ở vị trí và tư thế ngắm bắn thì người đo test bắt đầu bấm thời gian. Khi người thực hiện test vị trí tay giữ cung bắt đầu rời khỏi vị trí áp sát người đo test dừng đồng hồ và kết thúc động tác. Đơn vị tính: Tính bằng giây mà VĐV thực hiện một lần gắng sức. Thời gian thực hiện càng lâu càng tốt. 2.2.3.8. Giương cung liên tục tối đa (lần): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền. Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Thực hiện động tác giương cung ở tư thế bắn dùng lực vai và cánh tay phải kéo vào vị trí áp sát rồi trở lại vị trí ban đầu để lặp lại lần tiếp theo. Đơn vị tính: Tính số lần VĐV gắng sức thực hiện được trong một tổ. 2.2.3.9. Kéo dây cung tối đa (lần): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền chuyên môn. Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Thực hiện động tác giương cung ở tư thế bắn dùng lực vai và cánh tay phải kéo vào vị trí áp sát rồi trở lại vị trí ban đầu để lặp lại lần tiếp theo. Đơn vị tính: Tính số lần VĐV gắng sức thực hiện được tối đa. 2.2.3.10. Kéo cung giữ lâu trên tay (s): Mục đích: Đánh giá sự ổn định của VĐV. Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay, đồng hồ bấm giây. Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Thực hiện động tác giương cung kéo vào áp sát thì người đo test bắt đầu bấm thời gian. Khi người thực hiện test vị trí tay kéo cung bắt đầu rời khỏi vị trí áp sát thì người đo test dừng đồng hồ và kết thúc động tác. Đơn vị tính: Tính bằng giây mà VĐV thực hiện một lần gắng sức. Thời gian thực hiện càng lâu càng tốt. 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh (bằng hệ thống Cosmed K4b2). Được sử dụng làm xác định các thông số y - sinh của đối tượng nghiên cứu. Các thông số quan tâm trong quá trình nghiên cứu là các chỉ số: VO2 max, tần số mạch, cũng như các chỉ số phản ánh năng lực yếm khí để đánh giá năng lực vận động của các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ số y sinh được luận án sử dụng máy phân tích các chỉ số sinh học trên hệ thống Cosmed. Dưới đây là những tính năng, tác dụng, cũng như chỉ dẫn về cách thức kiểm tra, phân tích đánh giá kết quả. Hệ thống Cosmed K4b2 do Italia chế tạo là một thiết bị kiểm tra y sinh hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải nắm vững tính năng, cấu tạo và nguyên lý vận hành. Sử dụng vận hành Cosmed được mới chỉ là bước đầu, điều quan trọng là việc ứng dụng nó vào làm trắc nghiệm sao cho các chỉ số thu được sát với khả năng đích thực của VĐV. Khó nhất là việc phân tích các chỉ số sinh học thu được sau trắc nghiệm. 2.2.4.1. Tính năng tác dụng của hệ thống Cosmed K4b2. Hệ thống Cosmed phục vụ cho việc đo các chỉ số về chức năng chuyển tuần hoá, tuần hoàn, hô hấp và đồng thời đo công suất vận động nên còn gọi là thiết bị công năng lực kế. Cosmed là thiết bị đo từ xa, được thiết bị tinh vi gọn nhẹ (trọng lượng 550g), có thể chuyền dữ liệu từ thiết bị tới nơi thu nhận thông tin (Monitor - màn hình vi tính) trong khoảng cách 800m. Vì vậy Cosmed K4b2 được ứng dụng kiểm tra VĐV không chỉ trong phòng thí nghiệm mà cả trên hiện trường tập luyện. Ưu điểm của Cosmed là chỉ cần một trắc nghiệm là thay thế cho nhiều trắc nghiệm y sinh khác và chỉ cần 1 trắc nghiệm có thể xác định được nhiều chỉ số sinh học về chức năng tuần hoàn (nhịp tim, chỉ số ôxy mạch...), chức năng hô hấp (phân tích các thành phần O2 và CO2 thở ra, thương số hô hấp, nhịp thở, thông khí phổi...). Các chỉ số về chuyển hoá (thể tích VO2 tiêu thụ tuyệt đối và tương đối, chuyển hoá năng lượng lúc nghỉ), công và công suất mà cơ thể sinh ra trong suốt quá trình vận động từ khi khởi động cho đến khi kiệt sức. Các thông số ghi được của 1 trắc nghiệm trên Cosmed lên tới trên 30 chỉ số khác nhau và nhờ công nghệ sử lý băng phần mềm vi tính, kết quả phân tích được báo cáo theo nhiều hình thức khác nhau như báo cáo theo biểu đồ, báo cáo bằng văn bản theo các thông số. Một ưu điểm khác của Cosmed K4b2 là tính năng thông tin, nó truyền kết quả phân tích lên màn hình (Monitor). Từ đó có thể theo dõi từng giây, từng phút, mọi hoạt động về chuyển hoá, tuần hoàn, hô hấp của VĐV từ lúc nghỉ, khởi động, thực hiện bài tập đến giai đoạn hồi phục. Qua đó ta có thể xác định chính xác được thời điểm xuất hiện ngưỡng yếm khí, VO2 max và diễn biến về nhịp tim, trường hợp nào loạn nhịp cũng sẽ được phát hiện kịp thời. 2.2.4.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt đông. Cosmed là một hệ thống đồng hồ bao gồm: thiết bị đo công suất (băng chạy, xe đạp lực kế...), thiết bị dẫn truyền khí từ miệng tới bộ phận phân tích, thiết bị phân tích K4b2 và dẫn truyền thông tin (máy tính). Cosmed K4b2 được hoạt động theo nguyên lý Lnipping. Đó là sự kết hợp đồng thời phương pháp kiểm tra chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp (Cardiospirometre) với phương pháp đo công suất (Ergometre) diễn ra trong suốt quá trình trắc nghiệm. 2.2.4.3. Cách thức kiểm tra. Hướng dẫn cho VĐV quy trình trắc nghiệm mà VĐV sẽ phải thực hiện để họ chủ động hợp tác với kỹ thuật viên hoàn thành tốt bài tập. Kiểm tra thiết bị đo công suất. Với Treadmill, kiểm tra hoạt động của băng tải, các núm điều chỉnh (núm tắt, mở, tốc độ, độ dốc...). Chuẩn bị và thực hiện quy trình vận hành Cosmed K4: Khởi động hệ thống thiết bị, thời gian từ 30 phút trở lên, hiệu chỉnh khí phòng, turbin, delay, gas theo đúng các thông số kỹ thuật. Nếu hiệu chỉnh không đúng với các thông số kỹ thuật yêu cầu thì Cosmed K4 sẽ không thể hoạt động được. Kiểm tra bộ phận thông tin như thu nhận tín hiệu từ K4b2 vào vi tính, tín hiệu thu nhận nhịp tim. Chuẩn bị mặt nạ (mask) phù hợp với khuôn mặt và tầm vóc đối tượng kiểm tra. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, tiến hành trắc nghiệm. 2.2.4.4. Định chuẩn bài tập trắc nghiệm. Định chuẩn bài tập trắc nghiệm phù hợp với mục đích và đối tượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định kết quả trắc nghiệm. Nếu định chuẩn không phù hợp thì kết quả kiểm tra sẽ không chính xác và không có ý nghĩa. Trong quá trình thực nghiệm 12 tháng, thường áp dụng hệ thống Cosmed làm thí nghiệm trên đối tượng thực nghiệm 2 lần bài tập với lượng vận động tăng dần theo từng thang cường độ đến mức tối đa (nghiệm pháp gắng sức tối đa trong phòng thí nghiệm) trên băng chạy (Treadmill). Định chuẩn bài tập trên băng chạy dựa trên định chuẩn của phòng xét nghiệm sinh lý, Trường Đại học Michigan (Mỹ). Chú ý: Nếu VĐV không tự giác thực hiện bài tập tới kiệt sức thì kết quả trắc nghiệm sẽ bị sai lệch. Một số dấu hiệu dưới đây giúp nhận biến VĐV thực sự cố gắng, tập trung thực hiện bài tập đến khi kiệt sức: Ra nhiều mồ hôi. Không duy trì được tốc độ chạy. Nhịp thở không đều. Thương số hô hấp > 1. Nhịp tim nằm trong vùng chuyển hoá yếm khí, trên 170 ck/min. 2.2.4.5. Phương pháp phân tích kết quả. Bài tập trắc nghiệm với công suất tăng dần đến mức tối đa nhằm đánh giá những biến đổi về chức năng trên các chỉ số sau: Lượng vận động (Exercise Testing). Đáp ứng về chuyển hoá (Metabolic Response). Đáp ứng về hô hấp (Ventilatory Response). Đáp ứng của hệ tim mạch (Cardiovascuifar Response). Khả năng trao đổi khí (Gas Exchange). Đánh giá lượng vận động: Lượng vận động tối đa phụ thuộc vào năng lực hoạt động thể lực của từng người. VĐV nào có thể lực tốt hơn sẽ thực hiện được bài tập thể lực có cường độ vận động lớn hay công suất cao hơn và ngược lại. Lượng vận động ở @ LT càng cao thì khả năng tiết kiệm năng lượng càng tốt. Đánh giá sự đáp ứng về chuyển hoá: VO2 max là chỉ số chính mà mục tiêu của trắc nghiệm cầm vì nó biều hiện năng lực trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cao nhất của cơ thể, phản ứng năng lượng ưa khí tối đa trong nhiều môn thể thao có chu kỳ và phi chu kỳ. Chỉ số này phụ thuộc vào chức năng vận chuyển ôxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể nhờ hô hấp, tuần hoàn, máu và khả năng hấp thụ ôxy ở mô, đặc biệt là cơ vân. Vì vậy VO2 max là chỉ số có tính tổng hợp, đặc trưng nhất để đánh giá sức bền chung của VĐV (sức bền ưa khí). Chỉ số tiêu thụ ôxy ở thời điểm xuất hiện @LT: Luận án chọn tỷ lệ % giữa VO2 max và VO2 ở @LT theo bảng Predict Value. Bởi vì, khi đánh giá về khả năng tiết kiệm năng lượng, chỉ số này có ý nghĩa nhất. R viết tắt từ RQ (Respiratory Quotient) thương số hô hấp (VCO2/VO2): Chỉ số này nhằm đánh giá chuyển hoá yếm khí. R càng cao chứng tỏ lượng CO2 càng nhiều, phản ứng gluco phân sinh axit lactic càng mạnh. REE (Resting Energy Expenditure): Tiêu thụ năng lượng lúc nghỉ. Đánh giá sự đáp ứng về hệ hô hấp (Verltilatory Response): Chỉ số VE là chỉ số thông khí phổi thở ra trong 1 min, VE = VT × Rf. Nếu VE thấp mà Rf nhanh thì VT thấp, điều này chứng tỏ hô hấp không sâu, độ giãn nở của phổi hạn chế. Đánh giá sự đáp ứng của hệ tim mạch (Cardiovascular Response). Hrmax (Heart Rate): Nhịp tim tối đa. Trong lâm sàng nhịp tim tối đa của người không tập luyện tương đương với người tập luyện. Tuy nhiên nhìn trên biểu đồ thì thấy tốc độ nhịp tim của VĐV tăng chậm hơn so với người bình thường. Cho nên khi đánh giá về đáp ứng của hệ tim mạch thường quan tâm tới sự biến đổi nhịp tim theo thời gian cường độ vận động. VO2 /HR: Chỉ số ôxy - mạch, đây là chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng vận chuyển ôxy của tim và phổi. VĐV bắn cung có trình độ tập luyện tốt thường có chỉ số thể tích tâm thu khi vận động cực hạn lên rất cao, gấp 10 lần lúc nghỉ. Cùng với khả năng hoạt động của tim thì quá trình trao đổi ôxy ở phổi tăng theo dần tới chỉ số ôxy mạch tối đa. Đánh giá về khả năng trao đổi khí (Gas Exchange). VE/VO2 chỉ số đương lượng hô hấp. Chỉ số này đánh giá khả năng hấp thụ ôxy của tế bào đặc biệt là tế bào cơ vân. Đương lượng hô hấp càng thấp thì khả năng hấp thụ ôxy càng tốt. 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý. Phương pháp nghiên cứu này được luận án sử dụng nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực tập trung chú ý và năng lực ý chí của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Những test tâm lý được sử dụng trong luận án gồm test đánh giá sự nỗ lực ý chí và test đánh giá mức độ tập trung chú ý của đối tượng nghiên cứu. Bao gồm: 2.2.5.1. Đánh giá tính mục đích (sự nỗ lực ý chí để đạt được mục đích). Mục đích: Đánh giá sự nỗ lực ý chí khi khắc phục khó khăn của các VĐV trong quá trình huấn luyện sức bền chuyên môn. Trang thiết bị: Công năng lực kế tay Endograph. Cách thức thực hiện: Bước 1: Người thử nghiệm ngồi ở tư thế thuận lợi nhất. Thiết bị Endograph được đặt trên bàn ngang tầm ngực, các ngón tay phải của VĐV nắm lấy cần kéo. Bước 2: Lượt thứ nhất, người được thử nghiệm cố gắng dùng lực tay của mình kéo hết một lực cho trước với một tần số thích hợp nhất đến khi mệt mỏi không thể kéo thêm được nữa. Bước 3: Tiến hành lượt thứ hai sau lượt thứ nhất 15 phút. Người được thử nghiệm làm lặp lại lần thứ nhất. Khi đạt được giá trị tuyệt đối của lần thứ nhất, yêu cầu người được thử nghiệm cố gắng làm thêm đến khi dùng hết sức vẫn không kéo thêm được nữa. Cách đánh giá kết quả: [9], [81], [82], [86] Trong đó: P: Sự nỗ lực ý chí. A: Số lần kéo tay trong lượt thứ nhất. B: Số lần kéo tay trong lượt thứ hai. C: Trọng lượng (kg) - lực phải kéo. Nếu B – A = 0 lấy giá trị: Nếu B – A < 0 lấy giá trị âm. Nếu giá trị của P càng lớn, nỗ lực ý chí càng cao. 2.2.5.2 Đánh giá tổng hợp các tính chất của sự chú ý. Mục đích: Nhằm đánh giá khả năng tập trung chú ý khi mệt mỏi tăng lên của VĐV. Trang thiết bị: Thiết bị kiểm tra gồm một bản ô vuông lớn (có diện tích 25 × 25cm), trên đó được chia làm 25 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ chia 2 phần bằng nhau thành 2 hình tam giác; ở góc bên trái có đánh thứ tự 1 - 15 ở góc bên phải có số được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và khác mầu sắc. Một đồng hồ bấm giây. Cách thức thực hiện: Bước 1: Người được thử nghiệm tập trung nghe phổ biến những yêu cầu và cách thực hiện. Bước 2: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” người được thử nghiệm thực hiện nhanh chóng và chính xác, tìm các con số ở góc dưới bên phải theo thứ tự 1 - 25 và ghi lại chúng bằng các con số ở góc trên bên trái ở cùng ô tương ứng. Cách đánh giá kết quả: [9], [81], [82], [86] Trong đó: P: Hiệu suất chú ý. t: Thời gian hoàn thành. n: Sai số (ghi không đúng các con số ở góc trên - bên trái vào các số thứ tự góc dưới - bên phải). Ghi chú: Giá trị tuyệt đối của P càng nhỏ, hiệu suất chú ý càng tốt. 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận án để đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng dụng nhằm phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Đối tượng thực nghiệm sư phạm của luận án gồm 05 nam VĐV bắn cung cấp cao Trung tâm đào tạo VĐV thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng. Toàn bộ thời gian thực nghiệm sư phạm là 24 tháng (từ tháng 08/2010 đến tháng 08/2012), định kỳ 06 tháng kiểm tra 1 lần nhằm xác định diễn biến của các test kiểm tra trong quá trình thực nghiệm, so sánh kết quả kiểm tra qua các giai đoạn thực nghiệm tương ứng với các t...g sau 2 năm thực nghiệm thì cả 5 VĐV nhóm thực nghiệm xếp loại tốt chiếm tỷ lệ 100.00%, không có VĐV xếp loại khá, trung bình hoặc yếu; còn nhóm quan sát sư phạm có 06/18 VĐV xếp loại tốt chiếm tỷ lệ 33.33%, 10/18 VĐV xếp loại khá chiếm tỷ lệ 55.55% và 02/18 VĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ 11.11%. Một lần nữa khẳng định các bài tập mới được chọn ứng dụng có hiệu quả phù hợp đối tượng thực nghiệm và đảm bảo khách quan, khoa học. Như vậy tác động của các bài tập được lựa chọn ở nhóm thực nghiệm ảnh hưởng tốt tới chỉ số sức bền chuyên môn hơn các nhóm theo dõi ngang và nhóm quan sát sư phạm các nhóm VĐV được tập luyện theo chương trình huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn của các địa phương. Trong năm 2011 (trong giai đoạn thực nghiệm 18 tháng), đội tuyển bắn cung Hải Phòng (bao gồm các VĐV bắn cung cấp cao thuộc nhóm thực nghiệm của luận án) tham gia thi đấu 4 giải: Giải cup quốc gia tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội tháng 04/2011 thành tích đạt được 04 HCV, 06 HCB và 01 HCĐ. Mặc dù vượt chỉ tiêu đăng ký về huy chương, nhưng Ban huấn luyện xác định đây là Giải thi đấu đầu mùa tham gia thi đấu để kiểm tra lực lượng, khắc phục những điểm yếu để chuẩn bị tốt cho những giải tiếp theo, nhất là vào giải vô địch toàn quốc giành thành tích cao nhất. Có thể thấy trong thi đấu sau gần 12 tháng thực nghiệm, các VĐV thuộc nhóm thực nghiệm tham dự thi đấu đã đạt được những kết quả tốt. Giải tay cung xuất sắc năm 2011 tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội tháng 06/2011 là thời điểm nhóm thực nghiệm chuẩn bị kết thúc 18 tháng thực nghiệm. Đội tuyển bắn cung của thành phố Hải Phòng đã đạt thành tích 05 HCV, 07 HCB và 03 HCĐ phá 01 kỷ lục quốc gia. Như vậy so với thành tích đạt được ở giải Cúp Quốc gia thành tích thi đấu của các VĐV đã tăng lên đáng kể. Giải vô địch trẻ lần thứ 6 năm 2011 tháng 8/2011 tại Vĩnh Long. Thành tích đạt được của đội tuyển bắn cung Hải Phòng là 05 HCV, 10 HCB, 02 HCĐ; phá 03 kỷ lục trẻ quốc gia đã vượt chỉ tiêu huy chương đăng ký. Trong đó nhóm VĐV thuộc nhóm thực nghiệm 03 VĐV tham dự thi đấu đã đóng góp cho thành tích của Đội tuyển bắn cung Hải Phòng 02 HCV, 05 HCB, phá 02 kỷ lục Trẻ Quốc gia. Giải vô địch quốc gia tháng 09/2011 tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, là giai đoạn nhóm thực nghiệm vừa kết thúc 18 tháng thực nghiệm. Kết quả thi đấu đạt được của đội tuyển bắn cung Hải Phòng là 06 HCV, 06 HCB và 04 HCĐ, xếp thứ nhì toàn đoàn. Như vậy, từ kết quả thi đấu thực tế của đội tuyển bắn cung Hải Phòng, trong đó gồm các VĐV đã tham gia quá trình thực nghiệm sư phạm của luận án, kết quả thi đấu qua các giải trong hệ thống giải thi đấu quốc gia đã thể hiện rõ hiệu quả tác động của hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn của luận án đã lựa chọn ứng dụng trong quá trình thực nghiệm. Trong thực nghiệm sau 24 tháng huấn luyện, các VĐV đều tiến bộ rõ về kỹ chiến thuật, thể lực và tâm lý thi đấu với sự tiến bộ và khác biệt về sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm thể hiện rõ. Tại các giải vô địch trẻ, giải các tay cung xuất sắc, giải cup và giải vô địch quốc gia thấy VĐV nhóm thực nghiệm thi đấu đạt kết quả tốt cả về thi đấu cá nhân và đồng đội, tâm lý thi đấu ổn định và vững vàng, các chỉ tiêu về thành tích thi đấu đạt và vượt so với kế hoạch: tại Giải vô địch các tay cung xuất sắc năm 2012. Đoàn Hải Phòng xếp thứ nhì toàn đoàn với thành tích 15 huy chương (7 HCV, 3 HCB, 5 HCĐ), trong đó VĐV Lê Đại Cường, Đào Trọng Kiên, Phạm Quang Tú (thuộc nhóm thực nghiệm) đã giành hầu hết tổng số huy chương đoàn bắn cung Hải Phòng đạt được. Tuy vậy thực tiễn cũng chỉ ra là hiệu quả công tác huấn luyện phát triển tố chất sức bền chuyên môn thể hiện qua thành tích thi đấu của VĐV chỉ có ý nghĩa tham khảo vì thành tích của bắn cung còn phụ thuộc nhiều yếu tố như tâm lý, trình độ của đối phương.... Song cũng thấy rõ hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn có tác động tốt tới thành tích chung của VĐV. Tóm lại kết quả nghiên cứu qua hai năm thực nghiệm trên hai nhóm đối tượng khách thể nghiên cứu tập luyện theo hai hệ thống bài tập khác nhau của nhóm thực nghiệm và nhóm theo dõi ngang, nhóm quan sát sư phạm chứng minh nhóm thực nghiệm tập luyện áp dụng các bài tập được chọn có hiệu quả tác động rõ là nâng cao sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam đã xác định. 3.3.4.3. Đánh giá hiệu quả các phương pháp phát triển sức bền chuyên môn thông qua các chỉ tiêu tâm lý và y sinh. Theo quan điểm tâm - sinh lý học, năng khiếu thể thao là sự thích hợp đặc biệt về chất những đặc điểm giải phẫu - sinh lý và tâm lý của từng cá thể, trên cơ sở đó có thể đạt được thành tích thể thao. Khả năng đạt được thành tích nhiều hay ít trong một môn thể thao nào đó phụ thuộc vào mức độ và khối lượng sự kết hợp ấy [18], [19], [20], [30], [31], [82], [86]. Tài năng thể thao chính là sự tổng hoà những đặc điểm rất đa dạng về hình thái, chức năng tâm lý và những đặc điểm khác của con người kết hợp với sự tập luyện kiên trì, lâu dài để đạt được những thành tích xuất sắc trong những môn thể thao cụ thể. Ngoài việc xem xét đến các khía cạnh khác trong đào tạo, huấn luyện VĐV như: Y sinh học, sư phạm, xã hội, các mặt về tâm - sinh lý cần được kiểm tra - đánh giá trong quá trình huấn luyện: Cần xác định các năng lực và phẩm chất tâm - sinh lý cá nhân: cảm xúc, trí tuệ, tính chất của hệ thần kinh, chức năng hệ cơ quan.... Hoạt động trong lĩnh vực thể thao thành tích cao luôn luôn phải vượt qua chính mình dưới sự tác động của các bài tập thể lực - tâm lý ở mức độ luôn tới hạn thể hiện bằng lượng vận động lớn, đòi hỏi VĐV những năng lực thể chất và tâm trí. Năng lực tâm lý bao gồm năng lực trí tuệ, sức bền tâm lý, độ ổn định của các quá trình tâm lý và độ tin cậy tâm lý của VĐV trong điều kiện tập luyện với lượng vận động lớn, đồng thời năng lực tâm lý là năng lực của VĐV tri giác, thu nhận và xử lý các thông tin luôn luôn thay đổi, thông qua các giải pháp thực hiện hành động và điều chỉnh các hoạt động để đạt được mục đích nhất định. Để nhận được thông tin có đủ độ tin cậy trong quá trình huấn luyện, cần sử dụng các phương pháp kiểm tra khách quan về sư phạm, y sinh và tâm lý. Dưới góc độ sinh lý các chuyên gia cho khi vận động, hàng loạt các biến đổi về chức năng sinh lý trong cơ thể xảy ra, là sự phản ánh khách quan về những phản ứng của cơ thể đối với lượng vận động là năng lực vận động của cơ thể đối với stress thể thao. Lượng vận động quá nhỏ thì năng lực thể thao được nâng lên không rõ, lượng vận động quá lớn thì không chỉ không nâng cao được năng lực thể thao mà còn tổn hại đến sức khỏe của VĐV. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện thể thao vận dụng hợp lý các lý luận cơ bản, kỹ thuật thực nghiệm và phương pháp kiểm tra đánh giá trạng thái chức năng cơ thể VĐV có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc tuyển chọn VĐV, giám định y học, điều chỉnh lượng vận động huấn luyện, đoán mệt mỏi vận động, ngăn ngừa mệt mỏi quá sức và chấn thương thể thao, khai thác hiệu quả tiềm năng thể thao của cơ thể con người, nâng cao năng lực thi đấu thể thao... nên kiểm tra, đánh giá đã trở thành một khâu quan trọng của huấn luyện khoa học [2], [3], [69], [71]. Theo quan điểm sinh lý học thì, sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định, hay sức bền là là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính ưa khí. Phát triển sức bền cho cơ nhằm chống lại sự mệt mỏi. Bản chất của sức bền chính là khả năng hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể (đạt VO2 max). Sức bền đặc trưng cho các hoạt động từ 2 - 3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ ½ toàn bộ cơ bắp của cơ thể), nhờ sự hấp thụ ôxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Sức bền phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức hấp thụ oxy cao. Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) được quyết định bởi khả năng của hai hệ thống chức năng chính là hệ vận chuyển oxy đảm nhiệm vai trò hấp thụ oxy từ môi trường bên ngoài và vận chuyển oxy đến cơ và các cơ quan của cơ thể và hệ cơ, là hệ sử dụng oxy được cung cấp. Để phát triển sức bền chuyên môn cần phải có sự phối hợp giữa các chức năng dinh dưỡng và vận động của cơ thể. Ngoài ra sức bền còn phụ thuộc vào tốc độ tham gia điều hoà nội môi, đặc biệt là điều hoà thân nhiệt của các quá trình thần kinh - thể dịch [30], [31]. Thi đấu môn bắn cung với tính chất là môn thể thao đối kháng cá nhân gián tiếp. Thành tích của vận động viên được xác định bằng tổng số điểm các loạt bắn ở tất cả các cự li mà vận động viên đạt được, đòi hỏi VĐV phải tập trung chú ý, nỗ lực ý chí cao, xử lý thông tin liên tục. Do đó trong thi đấu đòi hỏi VĐV bắn cung phải luôn tập trung chú ý và thể hiện ý chí ở mức độ cao [115], [117], [118]. Từ những lập luận trên có thể thấy, sức bền chuyên môn của VĐV bắn cung chủ yếu là sức bền tĩnh lực, được đánh giá bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh lực nào đó. Chỉ số này nói chung tăng dần theo lứa tuổi, mặc dù khác nhau các nhóm cơ. Từ 8 - 11 tuổi các cơ duỗi thân mình (cơ lưng) có sức bền lớn nhất. Từ 11 - 14 tuổi sức bền của các cơ đùi và cẳng chân phát triển nhanh và đạt chỉ số cao hơn. Từ 13 - 17 tuổi sức bền trong các động tác treo, chống, trong thể dục có thể tăng lên 4 - 4.5 lần [30], [31]. Về việc đánh giá hiệu quả tác động của hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn trên nhóm đối tượng khách thể nghiên cứu được luận án xác định từ diễn biến các chỉ số y sinh qua 24 tháng thực nghiệm. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu của các tác giá trong và ngoài nước từ góc độ sinh lý liên quan đến việc đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV các môn thể thao nói chung và môn bắn cung nói riêng, theo Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000) [21]; Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995) [31]; Woynaroxka B. (1985) [84]; Chen Hong Wu (1993) [85]; xác định 03 chỉ số y sinh đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam là các chỉ số VE, VO2/HR, VO2/kg qua hệ thống Cosmed K4b2 là một hệ thống hiện đại phục vụ cho việc đo các chỉ số về chức năng chuyển hoá, tuần hoàn, hô hấp và đồng thời đo công suất vận động nên còn gọi là thiết bị công năng lực kế. Mặc dù luận án chưa xác định được các chỉ tiêu đặc trưng đánh giá sức bền của hệ thần kinh (trong môn bắn cung), nhưng với các chỉ số đã xác định là các chỉ số cơ bản nhất để đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao trong quá trình huấn luyện và kiểm tra đánh giá. Ngoài ra để đánh giá hiệu quả tác động của hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn, luận án xác định từ diễn biến các chỉ số tâm lý qua 24 tháng thực nghiệm. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu của Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991) [81]; Phạm Ngọc Viễn (1991) [82], Phạm Ngọc Viễn, , Lê Văn Xem (1999) [86] đã xác định được 02 chỉ tiêu tâm lý đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam là đánh giá năng lực chú ý và sự nỗ lực ý chí tối đa, là các chỉ tiêu được sử dụng nhiều trong thực tiễn vì có độ chính xác cao cũng như mức độ thuận tiện trong quá trình sử dụng. Từ kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau một năm thực nghiệm cho thấy: Các chỉ tiêu tâm - sinh lý của các nhóm VĐV thuộc nhóm thực nghiệm đều có tăng trưởng, có khác biệt rõ giữa các thời điểm trước và sau 24 tháng thực nghiệm. Như vậy thấy sau 24 tháng thực nghiệm tác động của hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn đã đạt được hiệu quả làm thay đổi chức năng tâm - sinh lý của nam VĐV bắn cung cấp cao. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu chứng minh qua thực nghiệm theo mục tiêu của luận án có một số kết luận sau: 1. Quá trình nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được hệ thống gồm 10 test sư phạm đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, cùng với 05 chỉ tiêu, test thuộc nhóm tâm - sinh lý bao gồm: Nhóm test tâm lý: Năng lực Chú ý (P). Năng lực Ý chí (P). Nhóm test y sinh: VO2/kg (ml/ph/kg). VO2/HR (ml/mđ). VE (lít/ph). Nhóm test chuyên môn: Nằm ngửa trên ghế đẩy tạ 30 kg 1 phút (lần). Cúi kéo tạ 1 phút (lần). Giữ tạ tay trước (s). Vớt tạ trước 1 phút (lần). Vớt tạ sau 1 phút (lần). Nâng, giữ tạ tĩnh 10kg (s). Giữ cung lâu trên tay (s). Giương cung liên tục tối đa (lần). Kéo dây cung tối đa (lần). Kéo cung giữ lâu trên tay (s). Căn cứ vào quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm luận án đã lập được 03 bảng phân loại, 03 bảng điểm tổng hợp cho từng chỉ tiêu, test và 01 bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu, các test nhằm mục đích đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam ứng dụng trong quá trình huấn luyện nâng cao tố chất sức bền chuyên môn. 2. Vấn đề huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam nói riêng hiện chưa được quan tâm đúng mức và quy trình đào tạo huấn luyện VĐV chưa hệ thống lại bị thúc ép cao nhằm sớm đạt thành tích. Vì vậy, các HLV dành chủ yếu thời gian cho huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật để sớm có thành tích nên còn ít sử dụng các bài tập huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn, dẫn đến trình độ sức bền chuyên môn của các VĐV không đều và chưa cao, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và thành tích thi đấu của VĐV. 3. Luận án đã lựa chọn được 17 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, cụ thể: Nhóm bài tập chuyên môn: 15 bài tập. Nhóm các bài tập trò chơi vận động: 01 nhóm bài tập. Nhóm bài tập thi đấu: 01 bài tập. Qua thời gian thực nghiệm sư phạm 24 tháng đã xác định rõ được hiệu quả của hệ thống các bài tập đã chọn ứng dụng trong huấn luyện để phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các test với ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất P c2bảng = 5.991 với P < 0.05 cũng như khác biệt về các chỉ số y sinh và tâm lý. Kiến nghị: Từ những kết quả nêu trên của quá trình nghiên cứu cho phép đi đến một số kiến nghị sau: 1. Hệ thống 10 test chuyên môn và 05 chỉ tiêu tâm - sinh lý, các bảng phân loại, bảng điểm và tiêu chuẩn là các tiêu chuẩn cần áp dụng trong huấn luyện đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. 2. Trong huấn luyện, kiểm tra - đánh giá trình độ thể lực chuyên môn nói cung và sức vền chuyên môn nói riêng, cần xem xét, theo dõi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, các test, nếu có sự chững lại về nhịp độ tăng trưởng phải điều chỉnh khoa học phù hợp về chương trình, kế hoạch và lượng vận động trong huấn luyện. 3. Hệ thống 17 bài tập chuyên môn huấn luyện phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam đã chọn là các bài tập chuyên môn huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam cần sử dụng rộng rãi hệ thống các bài tập này trong huấn luyện của môn bắn cung trên phạm vi toàn quốc. 4. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật động tác, yếu tố chiến thuật trong thi đấu nhất là nhóm các yếu tố phản xạ, yếu tố tâm lý... trên đối tượng VĐV các trình độ khác nhau để bổ sung khách quan chính xác hơn về nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tài năng môn bắn cung tại Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. Phạm Văn Diện (2012), “Đánh giá sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam”, Tạp chí khoa học TDTT,(số 3) Viện Khoa học Thể dục thể thao, tr. 9, 29 - 31. Phạm Văn Diện, Đinh Đắc Thi (2012), “Trình độ sức bền chuyên môn sau 1 năm tập luyện của nam vận động viên bắn cung cấp cao ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học TDTT, (số 3), Viện Khoa học Thể dục thể thao tr.56 - 58. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Aleco B (1996), “Huấn luyện sức mạnh của KevinYan”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, Dịch: Huy Tường, (3), tr. 24 - 30. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Vương Chính Âu, Triệu Quốc Ngân (1999), “Hệ thống đào tạo nhân tài thể thao của Trung Quốc”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, (13), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Baigunop I.A, Kosmatop I.I, Domanhin P.V (1983), Chương trình chuẩn bị kỹ thuật cho vận động viên trẻ, Nxb TDTT, Matxcova. Bandarevski I. A (1970), Độ tin cậy của các test thực nghiệm trong thể thao, Nxb TDTT, Mátxcơva. Bansevich (1980), Các nguyên tắc về phương pháp trong thử nghiệm sư phạm nhằm tuyển chọn và dự báo trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Matxcơva. Nguyễn Đương Bắc (2007), Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền đối với vận động viên nam 15 - 17 tuổi (dẫn chứng ở môn Karate-do), Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Hoàng Bích, Ngô Mai Xuân (1967), Bắn súng, Nxb Y học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách - một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bungacôva N.G (1983), Tuyển chọn và đào tạo VĐV bơi trẻ, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Nxb TDTT, Hà Nội. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Nxb TDTT Tp. Hồ Chí Minh. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT Tp. Hồ Chí Minh. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT Tp. Hồ Chí Minh. Dương Nghiệp Chí (1983), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí (1987), “Phương pháp lập test đánh giá khả năng tập luyện trong thể thao”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (6), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Chrastek Sanek (1990), “Test kiểm tra sức bền của VĐV”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự (1996), “Cơ sở sinh lý của năng lực vận động”, Y học thể thao, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 3 - 4. Nguyễn Ngọc Cừ (1996), “Y học thể thao”, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, tập 1 + 2, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện với trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể, Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 7. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb TDTT, Hà Nội. Diatrocop V. (1963), Rèn luyện thể lực của vận động viên, Dịch: Nguyễn Trình, Nxb TDTT, Hà Nội. Phạm Đông Đức (1998), Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền cho vận động viên vật tự do, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT I, Bắc Ninh. Goikhơman P.N (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội. Gotovsen P.I, Dulerovxiki V.I (1983), Hồi phục sức khoẻ cho vận động viên, Dịch: Đào Duy Thư, Nxb TDTT, Hà Nội. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội. Hebbelluck M (1992), “Nhận biết sự phát triển các tài năng trong thể thao”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Trần Tuấn Hiếu (2004), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên Karate-do (từ 12 - 15 tuổi), Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Lưu Quang Hiệp (1994), “Tập bài giảng sinh lý học thể dục thể thao”, Tài liệu dùng cho các học viên cao học TDTT, Hà Nội. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Lưu Quang Hiệp, Nguyễn Thanh Nhàn (2000), “Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh phổ thông trung học miền Bắc Việt Nam lứa tuổi 16 - 18 vào những năm cuối thế kỷ XX”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 204 - 211. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao trong nhà trường, Nxb TDTT, Hà Nội. Vũ Đào Hùng, Nguyễn Mậu Loan (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Ivanôv V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội. Kharitơnôva L.G (1998), “Nghiên cứu tổng thể quá trình thích nghi của cơ thể thiếu niên với các lượng vận động thể chất”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (2), tr. 31 - 33. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), Giáo trình Nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 171 - 173 Lê Văn Lẫm (2004), Giáo dục thể chất ở một số nước trên thế giới, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 64 - 66, 204. Liac V. I (1990), “Những thời kỳ nhạy cảm trong quá trình phát triển các năng lực phối hợp của trẻ em độ tuổi học sinh”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, Dịch: Nguyễn Thế Truyền, (6), tr. 6 - 14. Matveép L (1968), Những vấn đề phân chia thời kỳ tập luyện thể thao, tập 1, Nxb Y học và TDTT, Hà Nội, tr. 109 - 110. Mensicov V.V, Volcov. N.I (1997), Sinh hoá học TDTT, Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguyễn Kim Minh (1984), Nghiên cứu năng lực thể chất của người Việt Nam từ 5 - 18 tuổi, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp ngành, Hà Nội. Phan Hồng Minh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh (2004), “Huấn luyện thể thao hiện đại”, Bản tin khoa học TDTT, (4), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Phan Hồng Minh (2004), “Về môn thể thao giao đấu hiện nay”, Tạp chí khoa học TDTT, số (286), Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 22 - 31. Nabatnhicova M.Ia (1985), Quản lý và đào tạo VĐV trẻ, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Nxb TDTT, Hà Nội. Nabatnhicôva M.Ia (1985), “Mối liên hệ giữa trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và thành tích thể thao của VĐV trẻ”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (3), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Phạm Xuân Ngà (1996), Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội. Novicop, Matveep (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội Ozolin M.G (1980), Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguyễn Duy Phát (1968), Sách giáo khoa Bắn súng, Nxb Y học, Hà Nội. Nguyễn Duy Phát (1999), Bắn súng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội. Phạm Tuấn Phượng (1984), “Tuổi học sinh và phương pháp dự đoán”, Tuyển tập Nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr. 184. Ngô Ích Quân (2007), Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh đối với vận động viên nam 15 - 17 tuổi (dẫn chứng ở môn Vật Tự do), Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hả Nội. Lê Hồng Sơn (2006), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Cầu Lông Trẻ lứa tuổi 16 - 18, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hả Nội. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1988), Sinh cơ và huấn luyện thể thao, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1993), Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002), Tính chu kỳ trong huấn luyện sức mạnh thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 251 - 276. Vũ Xuân Thành (2012), Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Taekwondo Trẻ tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Hữu Thắng (1998), Ứng dụng phương pháp rèn luyện sức bền cho đơn vị bộ binh sau giai đoạn huấn luyện tân binh, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Hạc Thuý, Nguyễn Quý Bình (2000), Huấn luyện thể lực cho vận động viên Cầu Lông, Nxb TDTT, Hà Nội. Vũ Chung Thuỷ (2001), Nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực tối đa của VĐV Bơi Lội 12 - 16 tuổi ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Phạm Danh Tốn (1991), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Tổng cục TDTT (1990 - 2003), Thể thao Việt Nam con số và sự kiện, Nxb TDTT, Hà Nội. Tổng cục TDTT (1993), Các văn bản về công tác TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguyễn Thế Truyền (1985), “Di truyền và tuyển chọn thể thao”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (11), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của VĐV ở một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình Quốc gia về thể thao, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Trung tâm HLTT Quốc gia III (2000, 2001, 2002, 2003), “Kế hoạch huấn luyện các đội dự tuyển trẻ Quốc gia và đội dự tuyển Quốc gia”, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đà Nẵng. Đỗ Hữu Trường (2006), “Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học thực hành môn bắn súng thể thao ở trường Đại học Thể dục thể thao I”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Lê Trí Trường (2012), “Xác định các tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp phát triển sức bền chuyên môn của VĐV Bóng Chuyền Nữ cấp cao Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Trương Anh Tuấn (1989), “Tố chất thể lực trong quá trình tuyển chọn và xác định năng khiếu VĐV trẻ”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (4), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Trương Anh Tuấn (1997), “Cần tiếp tục đổi mới đào tạo VĐV theo chương trình mục tiêu”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học trường Đại học TDTT I, tr. 21 - 24. Utkin V.L (1996), Sinh cơ học TDTT, Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thuỷ, Phạm Xuân Ngà, Nxb TDTT, Hà Nội. Uỷ ban TDTT (1998), Báo cáo xây dựng tiềm lực KHCN của ngành TDTT (1998 - 2000, 2005 và định hướng đến năm 2010), Hà Nội. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Phạm Ngọc Viễn (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 12 - 14, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Woynaroxka B (1985), “Khả năng thể lực của thiếu niên tập luyện các môn thể thao khác nhau”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, (5), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Chen Hong Wu (1993), “Việc phát hiện các tài năng thể thao ở Trung Quốc”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (3), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Lê Văn Xem (1999), “Đặc điểm tâm lý của loại hình thể thao và phương pháp nghiên cứu”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, (2), Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Zuico I.G (1975), Test sư phạm đánh giá trình độ thể lực tuổi 13 - 14, Nxb TDTT, Hà Nội. Tiếng Anh: Astrand P.O, Rodahl K (1970), Textbook of work physiology, MC Graw Hill, New York. Assistant prof, Sukanya Kovilailook (2002) Critical thinking concepts, activities, Department of higher education faculty of education Chulalongkorn university Bangkok, Thailand. Benjamin S.D. (1996), Evalution to improve learning, Mogaw – Hill book, New York. Canney I (1982), Health and Fitness in the martials arts, Charles E Tuttle company, Rutland - Vermonto. Grimby G (1992), Strength and Power in sport, In: Komi P.V (Ed) Oxford Black well Scientific Publications. Hidalgo F.J. (1994), Tips on how to teach effectively, Manila, Philippines. Jacques Delos (1986), Learning: the treasure whithin, UNESCO. Paris. Kimi P.V (ed) (1992), Strength and power in sport, Oxford Blackwell Scientific Publications. Meek V.L. (2003), Development and Operation of the Australian Universities quality, Centre for higher Education Management and Policy University of New England. Michellli J.J (1988), Strength training in the younge athletes, In Bown E.VBrante C.E (Eds). Competitive sports for children are youth Champaign Ill. Human Kinetics books. Pateep Methakunavudhi (2002), Problem – Based learning, Research – based learning, Department of higher education facultly of education Chulalongkorn university Bangkok, Thailand. Robin A J. (1984), Primary teaching, University of leads, Holt, London. Striceviec M.V, Dacic P, Miyazaki T, Anderson G (1989), Modern karate (1991), Scientific Approach to conditioning and training, Mironto New York USA.Pauletto B (1991), Strength training for coaches champiagn IL - Leinire Press. Tudor O Bompa (1992), Periodization of strength. The new wave in strength training Copywell, Toronto Canada. William J.Kraemer, Steven J.Fleck (1993), Strength training for young Athletics, Human Kinetics. Tiếng Nga: Байгунов И.У и Сотруднуки (1983), Тренирорвка юнных спортcменов внастольном тенисе, Мос. Фиэ. Спорт, с. 54 - 57. Бриль М.С (1980), Отбор в спортиных играх, ФИС, Москва. Вольков В.М (1973), Тренеру о подростке, ФИC, Москва. Вольков В.М, Филин В.И (1983), Cпортивный отбор, ФИC, Москва. Карпман В.П, Белоцерковский З.Б, Гудков И.А (1974), Исследование физической работоспособности у спортсменов, ФИC, Москва. Кузнецов В.В (1970), Cиловая подготовка спортсменов выших разрядов, ФИC, Москва. Кузнецов В.В (1975), Cпециальная силовая подготовка спортсмена, Cоветская Россия, Москва. Матвеев П.П (1977), Основы спортивной тренировки, ФИC, Москва. Пластонов В.К, Cахновcкий К.П (1988), Подготовка юного спортсмена, ФИC, Киев. Филин В.И (1978), “Проблемы управления подготовкой юных спортсменов”, Теория и практика физической культуры, № 4, Москва. Филин В.И и Фомин Н (1980), Основы теорий юнного спорта, Мос. Фиэ. cпорт, с. 72 - 77. Tiếng Trung: 韩 桂 凤 (2003), 现 代 教 学 论, 北 京 体 育 大学 出版 社, tr. 1, 2, 3, 6, 12, 13, 15. 樊 临 虎 (2003), 体育 教 学 论, 人民 体育 出版 社, tr. 10, 11, 21. 徐 家 杰, 杨 望 友 (2000), 体育 教 育 学, 人民 体育 出版 社。 吴 保 良 (主编) (1999), 射击, 人民 体育 出版 社。 王 汉 澜 (2002), 教 育 评价 学, 河 南 大学 出版 社。 社会 科学 院 (2002), 现代 汉语 辞典, 商务印书馆, tr. 640. Một số Website trên Internet: www.asia-shooting.org www.issf-sports.org www.vsf.org.vn www.worldarchery.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuyen_mon_cho.doc
  • docPHAM VAN DIEN - BIA, MUC LUC LUAN AN TIEN SI - PHAN BIEN KIN - CO THONG TIN.doc
  • docPHAM VAN DIEN - BIEU BANG LUAN AN TIEN SI - PHAN BIEN KIN- CO THONG TIN.doc
Tài liệu liên quan