BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
TẠ HỮU MINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN CỜ VUA
TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC
TRÍ TUỆ Ở HỌC SINH NĂNG KHIẾU CỜ VUA
LỨA TUỔI 8 – 9 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
TẠ HỮU MINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN CỜ VUA
TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN CỦ
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện cờ vua tới sự phát triển các thành phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu cờ vua lứa tuổi 8 – 9 thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦA NĂNG LỰC
TRÍ TUỆ Ở HỌC SINH NĂNG KHIẾU CỜ VUA
LỨA TUỔI 8 – 9 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Bùi Quang Hải
2. PGS. TS Nguyễn Hồng Dương
HÀ NỘI – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Tạ Hữu Minh
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5
1.1. Trí tuệ và phát triển năng lực trí tuệ ......................................................... 5
1.1.1. Những khái niệm liên quan đến năng lực trí tuệ .................................... 5
1.1.2. Định hướng về phát triển trí tuệ cho học sinh ..................................... 11
1.1.3. Cấu trúc trí tuệ cá nhân ....................................................................... 13
1.1.4. Sự phát triển trí tuệ cá nhân ................................................................ 15
1.1.5. Đặc điểm, vai trò của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ .............. 18
1.1.6. Thành phần năng lực trí tuệ Cờ Vua ................................................... 19
1.2. Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ Vua .................................. 21
1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 8 - 9 .................................................... 21
1.2.2. Đặc điểm tâm, sinh lý trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua ................... 25
1.2.3. Lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua ............................ 31
1.2.4. Thể lực của vận động viên Cờ Vua ..................................................... 33
1.3. Những vấn đề về năng khiếu, năng khiếu Cờ Vua ................................. 34
1.3.1. Khái niệm năng khiếu ......................................................................... 34
1.3.2. Dấu hiệu của năng khiếu ..................................................................... 35
1.3.3. Năng khiếu Cờ Vua ............................................................................ 35
1.4. Xu hướng phát triển, phương pháp giảng dạy và huấn luyện Cờ Vua .... 37
1.4.1. Xu hướng phát triển, huấn luyện Cờ Vua ............................................ 37
1.4.2. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện Cờ Vua ...................................... 44
1.5. Một số phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu
Cờ Vua ......................................................................................................... 48
1.5.1. Phương pháp đánh giá qua các test tâm lý .......................................... 48
1.5.2. Phương pháp đánh giá qua các test chuyên môn ................................. 49
1.5.3. Phương pháp kiểm tra y học ............................................................... 51
1.5.4. Phương pháp quan sát ......................................................................... 51
1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................ 52
1.6.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới ......................................... 52
1.6.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 55
1.7. Kết luận chương 1 ................................................................................. 57
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................. 59
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 59
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 59
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 59
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 59
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ........................................ 59
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................... 60
2.2.3. Phương pháp kiểm tra tâm lý .............................................................. 61
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm........................................................... 66
2.2.5. Phương pháp toán học thống kê .......................................................... 69
2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 70
2.3.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 70
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 71
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 71
2.3.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu ............................................................. 72
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 73
3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng các thành phần năng lực trí tuệ của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ......................................... 73
3.1.1. Lựa chọn test đánh giá các thành phần của năng lực trí tuệ cho học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ..................................... 73
3.1.2. Thực trạng chương trình giảng dạy Cờ Vua cho học sinh năng khiếu Cờ
Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ............................................................. 87
3.1.3. Thực trạng thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua
lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội .................................................................... 89
3.1.4. Bàn luận về lựa chọn test và thực trạng thành phần năng lực trí tuệ của
học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ....................... 96
3.2. Ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần năng
lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội .. 101
3.2.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ
Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội ........................................................... 101
3.2.2. Tổ chức giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi
8 - 9 thành phố Hà Nội ............................................................................... 103
3.2.3. Ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của
năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội
................................................................................................................... 104
3.2.4. Bàn luận về ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành
phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố
Hà Nội ........................................................................................................ 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 129
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả có liên quan
đến đề tài luận án
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Thể
loại
Số
Nội dung
Trang
Bảng 1.1 Kết quả thử nghiệm về chức năng của hệ tuần hoàn 30
1.2 Chỉ tiêu khối lượng và cường độ trong môn Cờ Vua 32
3.1
Kết quả phỏng vấn xác định thành phần năng lực trí
tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9
(n=30)
74
3.2
Hệ số Cronbach's Alpha của các test tâm lý đánh giá
thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu
Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 30)
Sau
trang 79
3.3
Hệ số Cronbach's Alpha của các test tâm lý đánh giá
thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu
Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 30)
80
3.4 Kết quả tổng hợp phân tích Cronbach’s Alpha 81
3.5
Hệ số Cronbach's Alpha của các test chuyên môn
đánh giá thành phần năng lực trí tuệ của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà
Nội (n= 30)
Sau
trang 81
3.6
Hệ số Cronbach's Alpha của các test chuyên môn
đánh giá thành phần năng lực trí tuệ của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà
Nội (n= 30)
82
3.7 Kết quả tổng hợp phân tích Cronbach’s Alpha 83
Thể
loại
Số
Nội dung
Trang
3.8 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's (n= 30) 84
3.9
Kết quả và phân tích ma trận nhân tố (Component
Matrixa) (n= 30)
84
3.10 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's (n= 30) 85
3.11
Kết quả và phân tích ma trận nhân tố (Component
Matrixa) (n= 30)
86
3.12
So sánh nội dung chương trình giảng dạy Cờ Vua
cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 ở các
cơ sở đào tạo
88
3.13
Kết quả kiểm tra các test tâm lý của học sinh năng
khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n= 180)
90
3.14
Kết quả kiểm tra các test chuyên môn của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà
Nội (n= 180)
91
3.15
Giá trị phân phối chuẩn của dữ liệu thu được từ
các test tâm lý
Sau
trang 92
3.16
Giá trị phân phối chuẩn của dữ liệu thu được từ
các test chuyên môn
Sau
trang 92
3.17
Sự khác biệt theo giới tính về điểm trung bình khi
kiểm tra các test tâm lý của học sinh năng khiếu
Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội
Sau
trang 93
3.18
Sự khác biệt theo giới tính về điểm trung bình khi
kiểm tra các test chuyên môn của học sinh năng
khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội
Sau
trang 93
Thể
loại
Số
Nội dung
Trang
3.19
Sự khác biệt theo cơ sở đào tạo về điểm trung bình
khi kiểm tra các test tâm lý của học sinh năng
khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội (n =
180)
Sau
trang 94
3.20
Sự khác biệt theo cơ sở đào tạo về điểm trung bình
khi kiểm tra các test chuyên môn của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà
Nội (n=180)
Sau
trang 94
3.21
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy Cờ
Vua cho học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9
thành phố Hà Nội (n= 30)
102
3.22
Thay đổi trung bình các test chuyên môn trước và
sau 6 tháng giảng dạy môn Cờ Vua (n= 60)
105
3.23
Thay đổi trung bình các test chuyên môn trước và
sau 12 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60)
107
3.24
Thay đổi các test chuyên môn giữa 6 tháng và 12
tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60)
109
3.25
Thay đổi các test tâm lý trước và sau 6 tháng giảng
dạy Cờ Vua (n= 60)
111
3.26
Thay đổi các test tâm lý trước và sau 12 tháng
giảng dạy Cờ Vua (n= 60)
113
3.27
Thay đổi các test tâm lý giữa 6 tháng và 12 tháng
giảng dạy Cờ Vua (n= 60)
115
3.28 Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test 117
Thể
loại
Số
Nội dung
Trang
chuyên môn sau giảng dạy 06 tháng (n= 60)
3.29
Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test
chuyên môn sau 12 tháng giảng dạy môn Cờ Vua
(n= 60)
118
3.30
Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test tâm
lý sau 06 tháng giảng dạy môn Cờ Vua (n= 60)
119
3.31
Sự khác biệt theo giới tính về kết quả các test tâm
lý sau 12 tháng giảng dạy môn Cờ Vua (n= 60)
120
Biểu
đồ
3.1
Mức độ thay đổi của các test chuyên môn sau 6
tháng giảng dạy Cờ Vua
106
3.2
Thay đổi trung bình các test chuyên môn trước và
sau 12 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60)
108
3.3
Mức độ thay đổi các test chuyên môn giữa 6 tháng
và 12 tháng giảng dạy Cờ Vua (n= 60)
110
3.4
Mức độ thay đổi các test tâm lý trước và sau 6
tháng giảng dạy Cờ Vua
112
3.5
Mức độ thay đổi các test tâm lý trước và sau 12
tháng giảng dạy Cờ Vua
114
3.6
Mức độ thay đổi các test tâm lý giữa 6 tháng và 12
tháng giảng dạy Cờ Vua
116
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CLB Câu lạc bộ
Cty CP Công ty cổ phần
C1 Cấp 1
CHDC Cộng hòa dân chủ
DBKT Dự bị kiện tướng
ĐHSP Đại học sư phạm
HA Huyết áp
HN Hà Nội
HCCKT Học cờ cùng kiện tướng
HLV Huấn luyện viên
KT Kiện tướng
KTTL Kiện tướng tương lai
LVĐ Lượng vận động
TDTT Thể dục thể thao
VĐV Vận động viên
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN
Bis/s Bit/giây
cm Centimet
đ Điểm
l/ 2min Lần/ 2 phút
m Mét
mmhg Milimet thủy ngân
kg Kilogam
s Giây
1
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hoá -
hiện đại hoá, làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng một xã hội công bằng và
văn minh. Theo quan điểm của Đảng, chiến lược phát triển đất nước phải là
chiến lược dựa vào con người, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ, thể lực, ý chí
đạo đức và bản lĩnh chính trị của mỗi con người trong xã hội [47, tr. 95].
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục đích, nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm
bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con người, chuẩn bị cho họ trong sự
nghiệp lao động, sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Từ đó, góp
phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể
chất, thẩm mỹ, lao động trên nguyên tắc hướng tới sự phát triển con người
toàn diện.
Cờ Vua là môn thể thao phù hợp với đặc điểm thể chất và trí tuệ người
Việt Nam. Tuy phát triển khá muộn so với các môn thể thao khác nhưng Cờ
Vua đã thu được những thành tích cao trên đấu trường khu vực, châu lục và
thế giới như: Tại Seagames 23 ở Philippine (2005), Cờ Vua Việt Nam đã xuất
sắc giành được 8/8 huy chương vàng. Đã có nhiều nhà vô địch thế giới ở lứa
tuổi trẻ như: Đại kiện tướng Quốc tế Lê Quang Liêm (TP Hồ Chí Minh),
Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Cần Thơ), Nguyễn Đức Hòa (Cần Thơ), Đào
Thiên Hải (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Lê Cẩm Hiền đã đoạt được huy
chương vàng Giải vô địch Cờ Vua thế giới hạng U8 nữ, Cờ Vua Việt Nam
hiện đang xếp thứ 41 trong bảng xếp hạng của FIDE tháng 2/2016;... Những
thành tích đó là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nền TDTT Việt Nam
nói chung và của Cờ Vua trong thế kỷ XXI nói riêng.
Tập luyện Cờ Vua giúp phát triển trí tuệ, khả năng tư duy của con người,
rèn luyện trí nhớ, hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức cần thiết
của con người mới xã hội chủ nghĩa như ý chí vươn lên, tính quyết đoán, kiên
2
trì, nhẫn nại, tập trung, tính kỷ luật trong tư duy, lòng cao thượng, danh dự,
lòng dũng cảm, khả năng mạo hiểm... Nhà sư phạm V. Sukhomlinsky (Nga)
đã từng viết: “ Khó có thể hình dung quá trình hoàn thiện các khả năng trí
óc và trí nhớ của trẻ nếu thiếu Cờ Cờ Vua cần phải đi vào cuộc sống ngay
từ bậc tiểu học như một trong những nhân tố văn hóa trí tuệ” [5, tr.2].
Cờ Vua là môn thể thao trí lực, lượng vận động tác động trực tiếp vào
quá trình tư duy của người tập, từ đó phát triển các năng lực tâm lý nói chung,
các thành phần của năng lực trí tuệ nói riêng của người tập.
Trí tuệ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như: tâm lý học, sinh lý
học, triết học,... Theo quan điểm của tâm lý học: Trí tuệ là năng lực đặc thù của
con người - đó là năng lực suy xét hoàn cảnh xung quanh, xa gần, thông qua thu
thập thông tin từ bên ngoài tới, xử lý thông tin bằng phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, hệ thống hóa, nêu vấn đề, hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề, thích nghi với
hoàn cảnh, vượt qua hoàn cảnh, đúc kết, sáng tạo và vận dụng tri thức, quy luật,
nâng dần phương thức sinh hoạt ngày càng hợp lý hơn, tạo nên các nền văn
minh, văn hóa, truyền đạt cho nhau trong cộng đồng, cũng như trong thế hệ trẻ
và các thế hệ nối tiếp nhau, tiếp thu, duy trì, phát triển [23, tr.120].
Phát triển các thành phần năng lực trí tuệ cho học sinh năng khiếu Cờ
Vua nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng là việc làm cần thiết. Đánh
giá ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ cho người tập,
đặc biệt là học sinh tiểu học, lứa tuổi mà trí tuệ đang phát triển mạnh mẽ là
vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
Lứa tuổi 8 - 9 là lứa tuổi trong giai đoạn học đường, đây là giai đoạn
quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong môn Cờ Vua, đây là giai
đoạn chuyên môn hóa ban đầu, là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự
thành công trong tương lai. Đặc biệt, đối với môn Cờ Vua, là môn mà năng
3
lực trí tuệ chiếm ưu thế. Do vậy, cần có những phương pháp phát hiện, bồi
dưỡng đúng đắn để giúp các em phát triển năng khiếu thành tài năng thể thao.
Qua điều tra thực trạng công tác huấn luyện, đào tạo VĐV Cờ Vua hiện
nay, đặc biệt là công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu Cờ Vua
cho thấy: chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực Cờ Vua ở những
đối tượng, lứa tuổi khác nhau, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá
ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát
triển trí tuệ, vấn đề được xã hội ngày nay đặc biệt quan tâm. Vì vậy, luận án
xác định cần thiết phải nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua đến sự
phát triển trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9, lứa tuổi trí tuệ
đang trong giai đoạn phát triển.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Nghiên cứu
ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành phần của năng
lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội".
Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa
chọn các chỉ số đánh giá các thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng
khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội. Từ đó, xác định ảnh hưởng của
tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển trí tuệ của đối tượng nghiên cứu nhằm xác
định Cờ Vua như một phương tiện để phát triển trí tuệ cho học sinh năng
khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã giải quyết 2 mục
tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng các thành phần năng lực trí
tuệ của học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8- 9 thành phố Hà Nội.
Lựa chọn các test đánh giá các thành phần năng lực trí tuệ của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội.
4
Đánh giá thực trạng thành phần năng lực trí tuệ của học sinh năng khiếu
Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội.
Mục tiêu 2: Ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành
phần của năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố
Hà Nội.
Lựa chọn nội dung giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ
Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố Hà Nội
Tổ chức giảng dạy Cờ Vua đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9
thành phố Hà Nội.
Đánh giá ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua tới sự phát triển các thành
phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 thành phố
Hà Nội.
Giả thuyết khoa học
Sự phát triển trí tuệ cá nhân nói chung, trí tuệ của học sinh năng khiếu Cờ
Vua lứa tuổi 8 - 9 nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyền, giáo
dục, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,... Giả định rằng, tập luyện Cờ Vua
một cách khoa học, phù hợp sẽ kích thích hứng thú học tập của các em, tạo cho
các em khả năng tự học, sáng tạo, có tác dụng tích cực tới sự phát triển trí tuệ
của học sinh năng khiếu Cờ Vua 8 – 9 tuổi. Từ đó, luận án có thể xác định được
Cờ Vua như một phương tiện để phát triển trí tuệ cho học sinh.
5
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trí tuệ và phát triển năng lực trí tuệ
1.1.1. Những khái niệm liên quan đến năng lực trí tuệ
1.1.1.1. Khái niệm năng lực
Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo
cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng
cao [38, tr.639]. Năng lực là khả năng đủ để làm việc gì [24, tr.466].
Theo từ điển Bách khoa, năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ
thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay
một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất trí nhớ,
tính nhạy cảm, trí tuệ. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu, song
không phải là bẩm sinh mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời
sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân [50, tr.41].
Theo tâm lý học, năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo hay
các phẩm chất tâm lý của cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo
thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Qua các công
trình nghiên cứu tổng hợp về các đặc điểm tâm lý khác nhau của năng lực con
người cho phép phân loại chúng thành các năng lực chung và các năng lực
riêng [11, tr.499], [51, tr.178].
Năng lực là một giá trị thực tiễn quý nhất của con người: giá trị tạo ra sự
sống, nhà kinh tế học người Anh Adam Smit (1723 - 1790) gọi là “năng lực có
ích”, ông coi năng lực, tài năng của con người là một thứ vốn như các thứ vốn
khác như đất đai, máy móc, nhà xưởng,... Quá trình hình thành loài người là
quá trình hình thành năng lực: trí tuệ, tư duy, sáng tạo [23, tr.235].
Năng lực là quá trình dùng vốn liếng do các quá trình, trạng thái tâm lý
của bản thân mang lại vào một công việc nào đấy để đạt một kết quả theo mục
đích, động cơ đã đề ra.
6
Năng lực là đặc điểm tâm lý của từng người chuyển tiềm năng, khả năng
thành sức mạnh thực - tổ chức, sắp xếp các thành tố tâm lý tương ứng, tạo nên
“công cụ tâm lý” - sức từng người thực hiện một việc nào đấy [23, tr.240].
Từ những quan điểm đó, Trần Thị Thanh Thủy (2016) đưa ra định
nghĩa: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức kỹ năng và các
thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện
thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định [46, tr.7].
Trong lĩnh vực thể thao: Năng lực là đặc điểm tâm sinh lý riêng của cá
nhân chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả
một hoạt động nhất định [56, tr.36].
Bản chất của thuộc tính năng lực của con người thể hiện ở chất lượng
biểu hiện của một chức năng nào đó.
Năng lực được thể hiện trong những hoạt động cụ thể. Mỗi hoạt động
đều có yêu cầu riêng, đòi hỏi con người thực hiện hoạt động ấy phải đáp ứng
và gần như toàn bộ các thuộc tính của cá nhân đều giúp con người thực hiện
hoạt động ấy. Thế nhưng không phải bất cứ thuộc tính nào của các nhân cũng
phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Có năng lực hay không có năng lực
chính là có sự phù hợp giữa một bên là yêu cầu của hoạt động và một bên là
các thuộc tính cá nhân.
Khi đề cập đến những thuộc tính cá nhân của năng lực thì bao gồm cả
những đặc điểm tâm lý (như tư duy, trí tuệ, đặc điểm của trí nhớ) và những
đặc điểm giải phẫu, sinh lý (những đặc điểm của hệ thần kinh). Tuy nhiên,
không phải toàn bộ những thuộc tính của cá nhân mà chỉ có những thuộc tính
phù hợp yêu cầu hoạt động trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó đạt kết
quả cao.
Năng lực phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lý và trước hết
hệ thần kinh trung ương của con người), song không phải là bẩm sinh, mà qua
7
kết quả phát triển của xã hội và con người (đời sống xã hội, giáo dục và rèn
luyện, hoạt động của cá nhân).
Tóm lại, từ những khái niệm trên cho thấy:
Năng lực nảy sinh trên nền những khả năng, là một bậc phát triển cao
hơn khả năng. Năng lực có thể do bẩm sinh, di truyền, nhưng phần lớn các
năng lực của con người có được là do giáo dục và rèn luyện mà có.
Năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm lý (như tư duy, trí tuệ, đặc
điểm của trí nhớ) và những đặc điểm giải phẫu, sinh lý (những đặc điểm
của hệ thần kinh) tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động
nào đó với chất lượng cao. Những phẩm chất này có quan hệ qua lại, kết hợp
chặt chẽ với nhau.
1.1.1.2. Khái niệm trí tuệ
Ít có lĩnh vực nào trong khoa học và trong sinh hoạt lại có nhiều tên gọi
như lĩnh vực trí tuệ: trí tuệ, trí khôn, trí lực, trí thông minh. Tuy vậy, để thuận
lợi cho việc trao đổi nội dung khoa học của nó, cần có sự thống nhất về thuật
ngữ. Mặc dù, sự thống nhất này chỉ có tính tương đối.
Trong tiếng Latinh, trí tuệ nghĩa là hiểu biết, thông tuệ. Theo một số
nhà khoa học và từ điển tiếng Việt giải thích: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí
tính đạt đến một trình độ nhất định (trí tuệ minh mẫn) [24, tr.729], [35, tr.40],
[38, tr.999].
Hiện nay trong lĩnh vực tâm lý học, đã có nhiều định nghĩa khác nhau
về trí tuệ, thể hiện sự phong phú, đa dạng trong nghiên cứu trí tuệ. Tuy nhiên,
chưa có tiếng nói chung về sự thống nhất trong tâm lý học trí tuệ. Có thể khái
quát các định nghĩa về trí tuệ thành 3 nhóm chính: 1) Trí tuệ là khả năng học
tập của cá nhân (B. G.Ananhev); 2) Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu
tượng của cá nhân (A.Binet, L.Terman, G.X.Cotxchuc); 3) Trí tuệ là năng
lực thích ứng của cá nhân với ngoại cảnh (W.Sterner, G.Piagie, D.Wechesler).
8
Các nhóm quan niệm này của các nhà khoa học không loại trừ nhau mà chỉ
nhấn mạnh một mặt, một khía cạnh nào đó của trí tuệ chứ chưa bao quát được
khái niệm trí tuệ cá nhân [31, tr.231], [35, tr.41 - 42].
Theo quan niệm thứ nhất, trí tuệ là đặc điểm tâm lý phức tạp của con
người mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó. Mối
quan hệ giữa học tập với trí tuệ có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Nhóm quan niệm thứ hai đã quy hẹp khái niệm trí tuệ vào các thành
phần cốt lõi của nó là tư duy. Theo nhóm quan điểm này thì năng lực trí tuệ
chủ yếu là năng lực tư duy, nó phù hợp với đặc điểm hoạt động tâm lý (tư duy)
của môn Cờ Vua.
Nhóm quan niệm thứ ba coi trí tuệ là khả năng thích ứng cá nhân. Trí tuệ
là khả năng xử lý thông tin, giải quyết vấn đề và nhanh chóng thích nghi với
những tình huống mới nảy sinh.
Theo từ điển tâm lý học, trí tuệ về cơ bản để chỉ các đặc điểm cá nhân
liên quan đến lĩnh vực nhận thức, trước hết là tư duy, trí nhớ, tri giác, chú ý
Trí tuệ được hiểu là mức độ phát triển nhất định của hoạt động tư duy của
nhân cách, đảm bảo khả năng đạt được các tri thức mới và sử dụng chúng có
hiệu quả trong các hoạt động sống, là khả năng thực hiện quá trình nhận thức
và giải quyết vấn đề có hiệu quả. Trí tuệ - là cấu trúc năng lực trí tuệ tương
đối bền vững của cá nhân. Trong một số quan điểm thì người ta đồng nhất trí
tuệ với: Hệ thống các thao tác trí tuệ; Cách thức và chiến lược giải quyết vấn
đề; Cách thức nhận thức [11, tr.919].
Theo tâm lý học phương tây: Trí tuệ là sự thích nghi tâm sinh học với
các hoàn cảnh hiện có của cuộc sống (W.Sterner, G.Piagie và những người
khác). Các nhà tâm lý học người Pháp A. Binet và T.Ximon đã đề xuất việc
xác định mức độ tài năng trí tuệ nhờ các bài test chuyên biệt. Theo họ, trí tuệ
là những khả năng thực hiện những bài tập thích hợp, khả năng tham gia một
9
cách có hiệu quả vào cuộc sống văn hóa, xã hội và khả năng thích ứng thành
công. Với mục đích hoàn thiện phương pháp chẩn đoán trí tuệ, các nghiên cứu
khác nhau đã đưa ra cấu trúc trí tuệ. Đồng thời các tác giả đã chia số lượng
các “nhân tố trí tuệ” thành các yếu tố khác nhau. Xuất phát từ phương pháp
luận Mác - Lênin, tâm lý học Xô Viết công nhận sự phụ thuộc của các năng
lực trí tuệ của con người vào các điều kiện kinh tế - xã hội trong cuộc sống
của họ [11, tr.919].
Theo tâm lý học, trí tuệ là năng lực đặc thù của con người- đó là năng
lực suy xét hoàn cảnh xung quanh, thông qua thu thập thông tin từ bên ngoài
tới, xử lý thông tin bằng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa,
nêu vấn đề, hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề, thích nghi với hoàn cảnh, vượt
qua hoàn cảnh, đúc kết, sáng tạo và vận dụng tri thức, quy luật, nâng dần
phương thức sinh hoạt ngày càng hợp lý hơn, tạo nên các nền văn minh, văn
hóa, truyền đạt cho nhau trong cộng đồng, cũng như trong thế hệ trẻ và các
thế hệ nối tiếp nhau tiếp thu, duy trì, phát triển. Nói cách khác, trí tuệ ở con
người là hiểu và suy nghĩ bằng tri thức giúp con người thích nghi với điều
kiện ngoại cảnh tốt hơn [23].
“Trí tuệ” là năng lực suy xét, tìm ra và sử dụng sự suy xét giải quyết
các vấn đề thực tiễn, năng lực này còn gọi là “thông tuệ”: thông minh, sáng
suốt trong cuộc sống. Có nghĩa là: “Trí tuệ”, “Thông tuệ”, “Thông minh” là
những từ ngữ có ý nghĩa tương đương với nhau [23, tr.174].
Tuy nhiên, để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ cần tính đến những
đặc trưng của nó: 1) Trí tuệ là yếu tố tâm lí có tính độc lập tương đối với các
yếu tố tâm lí khác của cá nhân. 2) Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ
tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực
của cá nhân. 3). Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ
thể. 4). Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể
và chịu sự chế ước của các yếu tố văn hoá - xã hội [35, tr.43].
10
Một định nghĩa được nhiều nhà tâm lý học tán thành và sử dụng trong
những nghiên cứu của mình: trí tuệ là một cấu trúc động tương đối độc lập
của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong
hoạt động, do những điều kiện lịch sử - văn hóa quy định và chủ yếu đảm bảo
cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có
mục đích hiện thực ấy [31, tr.231], [45, tr.78].
Khái niệm này đã bao hàm những đặc trưng cơ bản của trí tuệ:
Trí tuệ bao gồm các thành phần nhận thức và biểu hiện khả năng nhận
thức được bản chất của vấn đề, sự vật hiện tượng.
Trí tuệ được biểu hiện trong hoạt động và trước hết là: hoạt động sáng tạo
ra các công cụ mới, phương pháp mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trí tuệ chịu sự quy định của các điều kiện văn hóa, lịch sử cho nên trí
tuệ đại diện cho một giai đoạn lịch sử nhất...ước 1: Đạt yêu cầu cơ bản của các bài tập, tuy vẫn còn sai sót trong
việc thực hiện cũng như trong các phản xạ. ở đây có sự căng thẳng lớn về cảm
xúc và ý chí để điều khiển các năng lực cần thiết trong môn thể thao chuyên
sâu nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ tập luyện.
Bước 2: Không có sai sót trong việc thực hiện các bài tập. Bắt đầu điều
khiển được chi tiết hành động trong khi thực hiện bài tập. Giảm sự căng thẳng
về cảm xúc và ý chí.
Bước 3: Thiết lập sự thích nghi của cơ thể đối với LVĐ tâm lý.
Lượng vận động tâm lý trong Cờ Vua nằm trong mối quan hệ biện
chứng với sức bền tâm lý. Sức bền tâm lý của VĐV Cờ Vua là khả năng của
hệ thống tâm thế của VĐV có thể chịu được LVĐ cao trong tập luyện và thi
đấu, duy trì được sự cân bằng cần thiết trong hệ thống đó.
Mức độ căng thẳng tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của
VĐV Cờ Vua được xác định bằng:
Mức cảm xúc của VĐV: Trạng thái này có rất nhiều nguyên nhân bên
trong cũng như bên ngoài như: Trình độ chuyên môn của VĐV, trình độ của
đối phương, mục đích tập luyện và thi đấu...
Đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của các bài tập, tính chất hoạt động của
cơ quan phân tích, mức độ tư duy chiến thuật, đặc điểm của sự tập trung chú
ý, khả năng tính toán,...
Độ lớn của nỗ lực ý chí của vận động viên.
Căng thẳng tâm lý cao được biểu hiện trong các cuộc thi đấu quan trọng.
27
Đặc điểm nữa của môn Cờ Vua, đó là các trở ngại tâm lý trong quá
trình hoạt động thi đấu Cờ Vua. Những trở ngại tâm lý này làm hạn chế năng
lực tư duy, tập trung suy nghĩ của VĐV Cờ Vua, cản trở việc đạt thành tích
thể thao cao và cao nhất của VĐV Cờ Vua trong quá trình thi đấu.
Những trở ngại trong quá trình thi đấu là những yếu tố tác động lên
VĐV trong thời gian thi đấu, ngăn cản tập trung suy nghĩ nước đi, đôi khi còn
đưa VĐV ra khỏi trạng thái bình thường, như thái độ của đối thủ, những cảm
xúc không liên quan trực tiếp tới ván đấu, sự không thành công trong các ván
đấu trước, sai lầm mắc trong ván đang chơi, những điều phải bận tâm trong
cuộc sống hàng ngày... Các thông tin gắn với các sự kiện này luôn được não
xử lý, lưu giữ (ngoài chủ định) của VĐV, đôi khi các thông tin này ngẫu
nhiên thâm nhập vào thần kinh đang xử lý các thông tin thuần túy phục vụ
ván đấu của VĐV Cờ Vua. Hơn nữa, những mệt mỏi về thể chất cũng dẫn tới
mệt mỏi thần kinh, tâm lý. Kết quả có thể phá vỡ việc tư duy nước đi của
VĐV và là nguyên nhân của các sai lầm mắc phải trong thi đấu.
P.Ia.Ganperin đưa ra quy luật nhận thức, đây là cơ sở tâm lý mang tính
phương pháp luận trong công tác giảng dạy- huấn luyện Cờ Vua [13, tr.40].
Sự phát triển của quá trình nhận thức diễn ra theo hình xoáy trôn ốc.
Quá trình này là một chuỗi lôgic gồm 5 giai đoạn, đó là:
Giai đoạn 1: Tác động mang tính vật lý cụ thể cần được thực hiện một
cách đúng đắn. Việc thực hiện đúng (qua sự thể hiện của người học) được
đảm bảo bởi sự cân nhắc kỹ lưỡng việc phân tích cấu trúc lôgic của tác động
và những điểm trọng tâm của tác động đó. Trong những trường hợp đơn giản,
sự đúng đắn đó là rõ ràng. Song, trong những trường hợp phức tạp cần phải
có sự phân tích chuyên biệt. Ở giai đoạn này việc để tồn tại các sai lầm dù
nhỏ thì sau này khó mà sửa được.
Giai đoạn 2: Cũng như ở giai đoạn trên, cần phải thận trọng mô tả một
cách chính xác bằng lời. Đặc biệt là sự mô tả bằng lời không chính xác đối
28
với một tác động này hay tác động khác sẽ ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của
tác động được hình thành trong trí não và điều đó làm giảm đi tốc độ hình
thành chung của nó.
Giai đoạn 3: Trộn lẫn tác động được thực hiện thực tế bằng tác động có
hình ảnh với lời nói. Để lưu giữ được hình ảnh, theo quy luật cần sử dụng các
điều kiện tác động trực quan hoặc những cách tương đương thay thế. Thực
chất của giai đoạn này là ở chỗ đình chỉ tác động được thực hiện về phương
diện vật lý và bắt đầu xây dựng mối liên hệ hình ảnh và ngôn ngữ. Trong một
vài trường hợp, giai đoạn này cần phải tiến hành thông qua một giai đoạn
trung gian nhỏ, mà ở đó cần loại bỏ những điều kiện trực quan và yêu cầu
"lưu giữ" chúng trong hình ảnh theo cách riêng.
Giai đoạn 4: Thể hiện tác động bằng lời với sự giảm dần vai trò của
hình ảnh. Về thực chất, ở đây bắt đầu bằng sự hạn chế và sau đó dừng hẳn
những tác động hình tượng và chuyển sang thuần tuý bằng ngôn ngữ.
Giai đoạn 5: Giai đoạn "loại bỏ" việc nói ra thành lời, đầu tiên nó được
giảm dần như nói thầm một mình sau đó trở thành không cần. Hành động đã
hoàn toàn được tự động hoá và được thực hiện thầm trong trí não.
Các giai đoạn hình thành khả năng như trên trong Cờ Vua được thực
hiện dễ dàng và lôgic để phát triển chính xác phong cách chơi của VĐV.
Các chỉ số tâm lý đặc trưng cho năng lực hoạt động Cờ Vua bao gồm:
Loại hình thần kinh phù hợp, phẩm chất đạo đức tốt; mức độ bền vững, linh
hoạt của quá trình tâm lý; có trí nhớ tốt; năng lực tư duy của VĐV tốt; có nỗ
lực ý chí cao, khắc khục khó khăn trở ngại bên trong cũng như bên ngoài để
thực hiện tốt nhất nhiệm vụ tập luyện và thi đấu... [3], [13].
1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý
Đặc điểm sinh lý của VĐV Cờ Vua luôn thu hút sự quan tâm lớn của
các nhà khoa học Cờ Vua, bởi lẽ thiếu giá trị này sẽ rất khó khăn trong chuẩn
hoá LVĐ trong thi đấu và dự báo thành tích của VĐV Cờ Vua.
29
Những năm 1980- 1987, tại khoa Cờ Vua trường Đại học TDTT
Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quá trình quyết định
trong điều kiện Stress với thời gian hạn hẹp (Model Cờ Vua)”. Kết quả
nghiên cứu của đề tài này và kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác
đã chỉ ra với lượng vận động thi đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt
mỏi tương đối nhanh và hậu quả là một số VĐV Cờ Vua xuất hiện các
“khoảng tối” trong việc nhìn nhận các thế cờ. Nghĩa là việc định vị được
trong trí nhớ chỉ một phần nào đó của bàn cờ, nơi diễn ra các sự kiện quan
trọng hơn cả [6].
Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp tâm -
sinh lý bao gồm: Ghi các dòng điện sinh vật của não (điện não đồ), ghi điện
tâm đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, xác định tần số hô hấp và
tần số mạch đập.
Những kết quả thu được từ điện não đồ trong quá trình thử nghiệm đã
chứng tỏ: Sự biến đổi hoạt lực điện sinh vật của não trong quá trình thực hiện
ván đấu cho phép đánh giá độ khó của nhiệm vụ mà VĐV Cờ Vua phải giải
quyết. Khi chơi trong giai đoạn khai cuộc với phương án quen thuộc, việc lựa
chọn nước đi dường như là tự động không khó khăn thì giá trị sinh lý của ván
đấu không cao. Trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, khi phần lớn các ván
đấu được xác định bởi sự tính toán căng thẳng thì giá trị sinh lý của ván đấu đạt
cao nhất. Các thử nghiệm cho thấy, giá trị sinh lý của ván đấu còn đạt mức cao
nhất trong những tình thế thiếu thời gian, trong những tình thế sau khi thực
hiện nước đi không chính xác, hoặc sau những nước đi bất ngờ của đối phương.
Đồng thời với những thay đổi trên điện não đồ, khi thực hiện lượng vận
động thi đấu đã làm tăng tần số mạch đập và huyết áp. Những biến đổi đó thể
hiện ở phần lớn các vận động viên ở mức độ vừa phải. Những thử nghiệm
trong điều kiện hạn hẹp thời gian ở các đối tượng nghiên cứu cho thấy, sự
30
tăng có tính quy luật của cả tần số hô hấp và tần số mạch đập, được đánh giá
như “Stress phản ứng chuẩn” với lượng vận động cảm xúc.
Kết quả của những thử nghiệm về chức năng hệ tuần hoàn được trình
bày ở bảng 1.1 [6].
Bảng 1.1. Kết quả thử nghiệm về chức năng của hệ tuần hoàn (Theo Malkin, 1996)
TT
Đẳng
cấp
Trước ván đấu Sau 2 ván đấu Sau 5 - 6 ván đấu Sau 9 - 10 ván đấu
Mạch
(l/min)
HA
(mmHg)
Mạch
(l/min)
HA
(mmHg)
Mạch
(l/min)
HA
(mmHg)
Mạch
(l/min)
HA
(mmHg)
DBKT 94 115/75 114 120/70 114 140/80 156 140/80
DBKT 83 140/90 108 150 160/110 120 150/100
KT 70 105/55 60 120/70 66 110/70 72 110/60
DBKT 78 120/75 64 75 88 140/60
DBKT 80 115/70 78 96 130/85 92 130/80
DBKT 80 120/65 80 130/70 92 86 140/80
DBKT 84 130/80 100 100 150/80 104 140/90
DBKT 68 120/75 80 82 130/90 90 135/80
DBKT 80 115/60 86 120/70 78 88 130/80
DBKT 82 95/55 120 120/70 116 120 130/70
DBKT 90 120/70 88 90 98 120/75
CI 104 110/60 120 128 120 125/70
Qua bảng 1.1. Về kết quả thử nghiệm chức năng hệ tuần hoàn của các
VĐV Cờ Vua đẳng cấp khác nhau cho thấy:
Trước ván đấu tần số mạch và huyết áp của vận động viên Kiện tướng
thấp hơn vận động viên dự bị kiện tướng và cấp 1. Điều này cho thấy sự ổn
định và sẵn sàng thi đấu về mặt tâm lý, trình độ chuyên môn của vận động
viên kiện tướng tốt hơn các vận động viên đẳng cấp còn lại.
Sau một số ván đấu, tần số mạch và huyết áp của vận động viên kiện
tướng có tăng hơn trước khi thi đấu. Tuy nhiên, mức độ tăng không đáng kể.
31
Còn mạch và huyết áp của các vận động viên đẳng cấp còn lại tăng tương đối
cao, sự ổn định tâm lý trong quá trình chưa tốt. Nguyên nhân có thể do trình
độ tập luyện, do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh khác.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, khi chuẩn bị thi đấu, trạng thái căng
thẳng tâm lý có tác động trực tiếp đến sự biến đổi sinh lý của các vận động viên
Cờ Vua có đẳng cấp tùy theo trình độ của vận động viên.
1.2.3. Lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua
1.2.3.1. Đặc điểm
Trong tập luyện và thi đấu thể thao, năng lực thể thao được phát triển
trước hết là nhờ lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Lượng vận động
trong tập luyện được hiểu là các tác động sư phạm dựa trên mục đích và
nhiệm vụ đặt ra. Nó được tính bằng sự tác động lên cơ thể người tập, không
chỉ thông qua các bài tập thể lực mà còn cả các yếu tố khác (điều kiện tập
luyện, trạng thái tâm lý...) [48, tr.7].
Lượng vận động tâm lý là một quá trình bao gồm ba bước: Thứ nhất,
đạt yêu cầu cơ bản của bài tập, tuy vẫn còn sai sót trong việc thực hiện. Thứ
hai, không có sai sót trong việc thực hiện bài tập. Thứ ba, thiết lập được sự
thích nghi của cơ thể với lượng vận động tâm lý [5, tr.38].
Lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua đa phần mang xu
hướng tâm lý (LVĐ tâm lý), đó chính là những tác động có hướng đích từ bên
ngoài vào quá trình tư duy của người tập nhằm gây ra những biến đổi thích
nghi bên trong cơ thể. Dưới những tác động đó những khả năng chuyên môn
Cờ Vua được hình thành, đồng thời nâng cao mức độ hoạt động của các mối
liên hệ nhiều thành phần, hoàn thiện các cơ chế sinh lý, sinh hóa và đặc biệt là
cơ chế tâm lý [13, tr.343].
Lượng vận động bao gồm: Lượng vận động bên trong và lượng vận
động bên ngoài. Đặc điểm LVĐ của môn Cờ Vua mang xu hướng tâm lý, do
32
vậy LVĐ bên trong chủ yếu là mức độ biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cơ thể
khi thực hiện bài tập. Ngoài ra, sức bền tâm lý trong Cờ Vua phụ thuộc và
nhiều yếu tố như: trạng thái tâm lý, loại hình thần kinh, động cơ,... [13, tr.38].
1.2.3.2. Khối lượng và cường độ của lượng vận động trong tập luyện
và thi đấu Cờ Vua
Chỉ tiêu khối lượng và cường độ của LVĐ trong tập luyện và thi đấu
Cờ Vua được cụ thể hóa thông qua bảng sau [13, tr.345], [83]:
Bảng 1.2. Chỉ tiêu khối lượng và cường độ trong môn Cờ Vua
(theo A. Kotov - 1985)
Chỉ tiêu xác định
khối lượng vận động
Chỉ tiêu xác định cường độ vận động
Chuyên môn Sinh lý
Thời gian huấn luyện và thi đấu.
Thời gian thực hiện bài tập,
nhiệm vụ hoặc thi đấu.
Số lượng giờ huấn luyện và thi
đấu.
Số lượng bài tập, nhiệm vụ hoặc
số lượng ván đấu.
Trình độ của đối thủ
Thời gian giải quyết mỗi
nhiệm vụ.
Số lượng nước cờ dự bị
Độ sâu của phương án
Độ khó của nhiệm vụ.
Điện não đồ (nhịp α).
Điện tâm đồ.
Tần số mạch.
Tần số hô hấp.
Huyết áp.
Khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận
động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác [47, tr.155].
Cường độ vận động là sự tác động vào cơ thể của bài tập vào mỗi thời
điểm cụ thể, mức căng thẳng chức năng, trị số một lần gắng sức [47, tr.155].
Đặc trưng cơ bản của Cờ Vua là sự căng thẳng cảm xúc mà người chơi
phải chịu đựng cũng như khắc phục trong ván đấu. Chính bởi lẽ đó mà LVĐ
trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua mang tính đặc thù của hoạt động trí lực.
Trong tập luyện Cờ Vua, LVĐ tác động vào VĐV dưới dạng những bài
tập có nội dung, tính chất và hình thức thực hiện khác nhau. Các bài tập trong
33
tập luyện Cờ Vua được chia thành 3 nhóm: Nhóm bài tập bổ trợ, nhóm bài tập
chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu.
1.2.3.3. Quãng nghỉ và các hình thức tăng lượng vận động
Cờ Vua là môn thể thao với đặc thù là hoạt động trí lực, nhưng cũng
giống các môn thể thao khác đều tuân theo các quy luật chung của hoạt động
thể thao như: mệt mỏi, hồi phục, thích nghi Căn cứ vào đặc điểm của quá
trình mệt mỏi, hồi phục của cơ thể khi tham gia hoạt động tập luyện và thi đấu
Cờ Vua. Trong quá trình huấn luyện có thể áp dụng các dạng quãng nghỉ sau:
Giữa các buổi tập chính với lượng vận động lớn cần tiến hành quãng
nghỉ sao cho buổi tập luyện tiếp theo vào giai đoạn hồi phục vượt mức.
Quãng nghỉ giữa những buổi tập nhằm ổn định các kiến thức đã tiếp thu
được, duy trì năng lực hoạt động đã đạt được.
Cách thức tác động vào cơ thể những lượng vận động có khối lượng
đặc biệt và từ đó gây ra những biến đổi chức năng quan trọng.
Những điều kiện cơ bản để nâng cao các yêu cầu trong quá trình huấn
luyện VĐV Cờ Vua có liên quan đến sự phân tích các nguyên tắc vừa sức và
nguyên tắc hệ thống.
Đặc điểm của diễn biến lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Cờ
Vua là tính tuần tự. Trong quá trình giảng dạy - huấn luyện có thể sử dụng các
hình thức khác nhau để nâng dần yêu cầu, đó là: Hình thức đi lên theo đường
thẳng, theo hình bậc thang và hình thức làn sóng [3], [13], [48].
1.2.4. Thể lực của vận động viên Cờ Vua
Trong TDTT, hoạt động thể lực có biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau và có thể phát triển các mặt khác nhau của hoạt động thể lực. Cờ Vua là
môn thể thao với đặc điểm thể lực hoàn toàn khác so với các môn thể thao
khác, đặc điểm tâm lý. Vấn đề thể lực đối với VĐV Cờ Vua đã thu hút được
sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn và đây là một mặt không thể
34
thiếu trong quá trình huấn luyện. Thể lực được đề cập ở Cờ Vua không đòi
hỏi phải gắn liền với việc phát triển ở mức độ cao các tố chất vận động.
Yếu tố thể lực cần thiết trong môn Cờ Vua chính là sức bền chuyên môn,
khả năng chịu đựng và duy trì được một LVĐ tâm lý lớn trong tập luyện cũng
như các cuộc thi đấu đỉnh cao.
Đối với học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9, đây là giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu, là đối tượng học sinh năng khiếu chưa đạt đẳng cấp,
chưa tham gia các cuộc thi đấu đỉnh cao, sự căng thẳng tâm lý kéo dài là yếu tố
cần chú ý đến vấn đề thể lực cho trẻ. Do vậy, cần đưa ra LVĐ phù hợp trong
quá trình tập luyện, thi đấu cho các em, tránh căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng
đến sự phát triển chung của trẻ.
Các bài tập giúp tăng cường thể lực cho VĐV Cờ Vua rất đa dạng,
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có tác động trực tiếp đến tâm
lý, thể chất của VĐV, như: thể dục sáng, dạo chơi, áp dụng cái bài tập vận
động nhẹ nhàng ở các môn thể thao khác nhau.
Các bài tập giúp phát triển thể lực chuyên môn đó là: các bài tập
chuyên môn Cờ Vua, các ván đấu, giải đấu giao lưu,
1.3. Những vấn đề về năng khiếu, năng khiếu Cờ Vua
1.3.1. Khái niệm năng khiếu
Hiện nay, vấn đề năng khiếu đang được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Có nhiều quan điểm khác nhau về năng khiếu, cụ thể như:
Theo Từ điển tiếng Việt, năng khiếu là tổng thể những phẩm chất sẵn
có giúp con người có thể hoàn thành tốt mọi loạt hoạt động ngay khi chưa
được học tập và rèn luyện [24, tr.466], [38, tr.639].
Theo tâm lý học, năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một
tài năng nào đó khi trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh
vực hoạt động tương ứng [31, tr.173].
35
Năng khiếu thể thao là tổ hợp các yếu tố bẩm sinh di truyền về hình
thái, thể trạng và thuộc tính tâm lý có lợi của cơ thể, tạo tiền đề cơ sở để phát
triển năng lực thể thao [56, tr.162].
Tóm lại: năng khiếu hoạt động thể thao là sự tổng hợp các yếu tố bản
năng di truyền có lợi về sinh học, tâm lý của con người hợp thành, tạo tiền đề
cơ sở, đảm bảo thích ứng và phát triển năng lực hoạt động thể thao.
1.3.2. Dấu hiệu của năng khiếu
Năng khiếu chỉ là dấu hiệu ban đầu của tài năng chứ không phải tài
năng. Năng khiếu có thể phát triển trở thành tài năng hay không tùy thuộc vào
việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu [31, tr.173].
Học sinh năng khiếu có thể trở thành tài năng nếu các em gặp được
đúng thầy và người thầy đó xuất hiện đúng lúc [31, tr.174].
Năng khiếu được bộc lộ sớm và phát triển nhanh ở các lĩnh vực nghệ
thuật, khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Thường phát hiện năng khiếu thông qua
các test đánh giá. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp duy nhất vì nó
còn được đánh giá ở cấp độ quá trình chứ không phải chỉ dựa vào test đánh
giá. Về phương diện này, giáo viên (đặc biệt là giáo viên tiểu học) có vai trò
quan trọng trong việc phát hiện năng khiếu ở các em. Nhà sư phạm có vai trò
quan trọng trong việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu [31, tr.173].
Qua đây cho thấy, bản thân trẻ đều có năng khiếu về một lĩnh vực nào
đó, tuy nhiên năng khiếu đó không thể phát triển được hoặc sẽ bị biến mất nếu
như không được phát hiện và bồi dưỡng đúng cách. Để năng khiếu của học
sinh tiểu học có thể phát triển được cần phải được phát hiện và bồi dưỡng một
cách đúng đắn thông qua môi trường giáo dục.
1.3.3. Năng khiếu Cờ Vua
Năng khiếu Cờ Vua là sự tổng hợp của nhiều đặc điểm đa dạng của con
người (về hình thái, chức năng, tâm lý và những yếu tố chuyên môn khác) có
36
quan hệ đến khả năng đạt được thành tích cao, thậm chí những kỷ lục quốc tế
và khu vực [13, tr.360].
Vấn đề phát hiện những năng khiếu Cờ Vua đối với thiếu niên là điều cực
kỳ cấp thiết, vì ở trẻ em cùng với sự hình thành và phát triển của cơ thể, thì các
năng khiếu về trí tuệ, về tinh thần và văn hóa, những biểu hiện khác nhau trở nên
ít liên hệ qua lại với nhau hơn và thiên hướng với hoạt động Cờ Vua nhất định
bộc lộ ngày càng rõ nét. Hệ thống tuyển chọn và định hướng Cờ Vua hợp lý sẽ
cho phép phát hiện đúng lúc những tư chất và năng khiếu trẻ của trẻ em, tạo tiền
đề thuận lợi để phát triển đầy đủ nhất những khả năng tiềm tàng đạt tới sự hoàn
thiện về tư chất và tinh thần.
Để phát hiện năng khiếu Cờ Vua chỉ có thể đánh giá khách quan các
khả năng cá nhân của VĐV trẻ trên cơ sở khảo sát toàn diện đối với các em,
vì năng khiếu Cờ Vua không được đánh giá bằng tiêu chuẩn riêng biệt nào đó.
Các chỉ tiêu về hình thái chức năng, về sư phạm, tâm lý được xem xét riêng lẻ
là không đầy đủ cơ sở khoa học để tiến hành tuyển chọn VĐV Cờ Vua. Chỉ
trên cơ sở áp dụng các phương pháp tổng hợp để phát hiện các thiên hướng
(tư chất do di truyền) và các năng khiếu cần thiết cho việc chiếm lĩnh những
đỉnh cao tài nghệ Cờ Vua mới có thể phát hiện năng khiếu Cờ Vua.
Hiện nay, về cơ bản người ta đã hoàn thành việc xây dựng những cơ sở
về phương pháp và tổ chức của hệ thống tuyển năng khiếu Cờ Vua vào các
trung tâm. Việc tuyển chọn nhi đồng và thiếu niên vào các trung tâm Cờ Vua
là một bộ phận quan trọng của quá trình đào tạo, là giai đoạn mở đầu có tác
dụng chi phối rất lớn đối với toàn bộ quá trình hoàn thiện Cờ Vua sau này.
Nhiệm vụ chủ yếu của tuyển chọn Cờ Vua là nghiên cứu toàn diện và phát
hiện các tư chất, năng khiếu phù hợp với đòi hỏi của môn Cờ Vua.
Năng khiếu Cờ Vua phụ thuộc rất lớn vào những tư chất mang tính di
truyền có đặc điểm ổn định, ít thay đổi. Vấn đề phát hiện và tuyển chọn năng
37
khiếu Cờ Vua cần được giải quyết một cách đồng bộ, trên cơ sở áp dụng các
phương pháp nghiên cứu sư phạm, y - sinh, tâm lý, xã hội học.
Để phát triển học sinh năng khiếu Cờ Vua, HLV cần phải có những
phương pháp, cách nhìn nhận khách quan, đúng đắn để phát hiện được năng
khiếu trong Cờ Vua. Qua đó, cần có các biện pháp bồi dưỡng phù hợp để
năng khiếu có thể trở thành tài năng thể thao trong lĩnh vực Cờ Vua.
1.4. Xu hướng phát triển, phương pháp giảng dạy và huấn luyện
Cờ Vua
1.4.1. Xu hướng phát triển, huấn luyện Cờ Vua
1.4.1.1. Xu hướng phát triển môn Cờ Vua
Xu hướng phát triển của môn Cờ Vua trên thế giới
Hiện nay, một trong những xu hướng mở rộng và phát triển ở hầu hết
các môn thể thao là tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực trong xã hội
phục vụ cho sự nghiệp phát triển TDTT và Cờ Vua cũng không là môn ngoại
lệ. Việc nắm bắt các xu hướng phát triển này tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát
triển của phong trào cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Điểm lại sự phát triển của
phong trào Cờ Vua thế giới trong những năm gần đây có 3 xu hướng đặc biệt
cần quan tâm:
Xu hướng chuyên nghiệp hóa môn Cờ Vua
Nếu trước đây, hầu hết các VĐV tham gia thi đấu vì lòng ham thích,
say mê môn thể thao này và muốn thể hiện sự sáng tạo của mình, thì ngày nay
đa số các VĐV tham gia thi đấu với mục đích khác hẳn - mục đích kinh tế.
Đến thời điểm hiện tại, trị giá các giải thưởng trong các giải vô địch Cờ Vua
thế giới đã lên đến con số hàng triệu USD - điều mà trước nay không hề có.
Đặc biệt sự ra đời của Hiệp hội Cờ Vua chuyên nghiệp thế giới (PCA) do cựu
vô địch thế giới G. Kasparov và N. Short thành lập là tiền đề, cơ sở quan
trọng cho tiến trình chuyên nghiệp hóa môn Cờ Vua [13, tr.10].
38
Hiện nay, các giải Cờ Vua chuyên nghiệp được tổ chức với cơ cấu và
số tiền thưởng rất lớn (thậm chí cho cả các VĐV không vượt qua vòng đấu
loại). Vì vậy, dường như trên thế giới tồn tại 2 dạng Cờ Vua “lớn” và “nhỏ”
mà trong đó Cờ Vua “lớn” dành cho những VĐV có trình độ cao với tính chất
chuyên nghiệp và được sự tài trợ của các tập đoàn tài chính, kinh tế lớn, còn
Cờ Vua “nhỏ” coi như Cờ Vua quảng đại quần chúng.
Xu hướng chuyên nghiệp hóa còn thể rõ qua xu hướng trẻ hóa độ tuổi
đạt thành tích cao trong môn Cờ Vua. Trước đây, hầu hết các nhà vô địch thế
giới và những kỳ thủ hàng đầu đều có độ tuổi từ 35 - 40 và duy trì thành tích
trong một thời gian dài. Tuy nhiên hiện nay, với quá trình đào tạo VĐV Cờ
Vua nhiều năm ngày càng bài bản, quy củ (độ tuổi tham gia các giải quốc tế
ngày càng rút ngắn (U6 châu Á và U8 thế giới), độ tuổi VĐV đạt các thành
tích cao nhất trong môn Cờ Vua ngày càng giảm: VĐV trẻ tuổi nhất đạt đẳng
cấp Đại kiện tướng nam là S. Karjiakin khi mới hơn 12 tuổi, hay kỳ thủ Hou
Yifan 14 tuổi lọt vào chung kết, tranh chức vô địch thế giới và vô địch thế
giới nữ khi 16 tuổi...
Xu hướng tích cực hoá thi đấu Cờ Vua
Hiện nay trên thế giới, các giải thi đấu cờ nhanh, cờ chớp môn Cờ Vua
đang chiếm ưu thế so với các giải Cờ Vua "truyền thống". Với giải Cờ Vua
truyền thống, mỗi ván đấu có thể kéo dài nhiều giờ, còn ván đấu cờ nhanh, cờ
chớp chỉ kéo dài tối đa 60 phút, thậm chí 5 - 10 phút. Với thời gian thi đấu
như vậy, các giải cờ nhanh, cờ chớp diễn ra sôi động, hấp dẫn hơn, thu hút
được nhiều khán giả, phù hợp hơn với các ngày lễ kỷ niệm hay các buổi thi
đấu trình diễn... Trong thời gian qua, các giải Cờ nhanh, cờ chớp được tổ
chức thường xuyên. Điều này là một “cú hích” đòi hỏi sự thay đổi cả về lý
luận và thực tế đào tạo VĐV Cờ Vua theo hướng tích cực hoá quá trình tư
duy của họ trong điều kiện hạn hẹp hơn về thời gian thi đấu [13, tr.11].
39
Xu hướng tổ chức các giải đấu online
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin phục vụ tập luyện và thi
đấu Cờ Vua, các trang thi đấu Cờ Vua trực tuyến trên mạng ngày càng phát
triển. Ban đầu là những người yêu thích và các kỳ thủ thi đấu, tập luyện đã
dần dần hình thành hệ thống thi đấu Cờ Vua trực tuyến trên Internet qua các
địa chỉ website như playchess.com hay chesscube.com với quy mô và cơ cấu
giải thưởng không khác các giải đấu chính thức. Xu hướng này dự báo hệ
thống thi đấu Cờ Vua online sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới [13].
Xu hướng phát triển môn Cờ Vua ở Việt Nam
Từ thực tế phong trào Cờ Vua Việt Nam và phương hướng hoạt động
của Liên đoàn Cờ Việt Nam cho thấy xu hướng phát triển của Cờ Vua Việt
Nam trong giai đoạn tới là:
Xu hướng quần chúng hoá môn Cờ Vua
Phát triển phong trào tập luyện Cờ Vua phổ biến, sâu rộng trong cả
nước, đặc biệt là trong các trường học. Hiện nay, tại các địa phương như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh môn Cờ Vua được đưa vào giảng dạy (chính
khóa và ngoại khóa) thường xuyên cho học sinh (đặc biệt là học sinh Tiểu
học), các giải đấu phong trào dành cho học sinh được tổ chức thường xuyên
với các cấp độ khác nhau: cấp trường, Quận (huyện), thành phố.... Cùng với
đó, nhiều Câu lạc bộ, trường dạy Cờ Vua được thành lập với mục đích phát
triển phong trào và tìm kiếm tài năng trẻ đã góp phần không nhỏ đưa môn Cờ
Vua vào học đường và xã hội như Vietchess, Học cờ cùng kiện tướng,... [13].
Xu hướng hội nhập trình độ thế giới
Trong những năm qua, trình độ, thành tích của các kỳ thủ Việt Nam đã
không ngừng nâng cao: Lê Quang Liêm vô địch thế giới nội dung cờ chớp
năm 2013 và là một trong những kỳ thủ mạnh nhất thế giới (hạng 63 thế giới -
12/2014); Nguyễn Anh Khôi vô địch thế giới lứa tuổi 10 và 12; Hàng chục kỳ
40
thủ được Liên đoàn Cờ Vua thế giới phong danh hiệu Đại kiện tướng ... Vì
vậy, có thể nói Cờ Vua Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với trình độ
của châu lục và thế giới [13, tr.17].
1.4.1.2. Các mặt và xu hướng huấn luyện trong Cờ Vua
Các mặt của quá trình huấn luyện - đào tạo VĐV Cờ Vua
Cấu trúc của quá trình huấn luyện - đào tạo VĐV Cờ Vua gồm 5 thành
phần, đó là: Lý thuyết, thực hành, tâm lý, sinh lý và thể lực.
Lý thuyết: Phần lý thuyết được trang bị cho VĐV dưới 3 chủ đề lớn: Lý
thuyết khai cuộc, lý thuyết trung cuộc và lý thuyết tàn cuộc. Đương nhiên
trong mỗi chủ đề trên đều chứa đựng nhiều thành phần kiến thức quan trọng
khác nhau nhằm phục vụ cho ván đấu ở các giai đoạn huấn luyện - đào tạo
khác nhau. Vai trò của việc trang bị lý thuyết cho VĐV rất quan trọng. VĐV
chỉ có thể đạt được thành tích cao nhất khi có được sự liên kết sâu sắc và toàn
diện về bản chất của các giai đoạn trong ván đấu. Trong quá trình huấn luyện
việc trang bị lý thuyết được tiến hành song song với thực hành nhằm tạo cơ sở
cho quá trình tư duy và hình thành những kỹ năng - kỹ xảo cần thiết cho ván
đấu Cờ Vua [13].
Thực hành: Khả năng thực hành của VĐV là nhân tố trực tiếp xác định
thành tích thể thao, tất cả những hiểu biết về lý thuyết cần thiết phải được kiểm
nghiệm qua thực tiễn ván đấu. Trạng thái thực hành của VĐV Cờ Vua được xác
định bởi các thành phần sau: Cảm giác về thế cờ, cảm giác về sự nguy hiểm, độ
năng động cảm giác, tốc độ nắm bắt thế cờ, khả năng tư duy chiến thuật, kỹ năng
tính toán các phương án, tính sáng tạo của quá trình tư duy, tính độc lập của quá
trình tư duy, tính tự chủ của quá trình tư duy. Để hoàn thiện khả năng thực hành
phải hoàn thiện những yếu tố thành phần đơn lẻ nêu trên [13].
Tâm lý: Vấn đề chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ Vua chính là nhằm hình
thành, hoàn thiện tâm lý cá thể của VĐV và nghiên cứu tâm lý đối thủ như:
41
Bình tĩnh, kiên trì, khả năng tập trung chú ý trong thời gian dài, trí nhớ bền bỉ,
khả năng phản ứng tốt với "nhiễu" bên trong và bên ngoài là một trong những
nhân tố quyết định thành tích thể thao hay là nhân tố quyết định trạng thái
sung sức thể thao của VĐV Cờ Vua [13].
Quá trình chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ Vua được thực hiện thông qua
việc giải quyết hai nhiệm cụ thể sau:
Hình thành và hoàn thiện tâm lý cá thể bao gồm:
Nhóm biện pháp 1: Cần hình thành tâm lý cá thể thông qua việc tự
phân tích các ván đấu của cá nhân một cách liên tục để tìm ra các điểm yếu,
sai lầm, chỉ ra được các nguyên nhân bằng cách ghi nhật ký tập luyện và thi
đấu (ghi các ký hiệu về đặc điểm trạng thái thể lực, ký hiệu về đặc điểm trạng
thái thần kinh, các ký hiệu về nhân tố bị tác động) [13].
Nhóm biện pháp 2: Nâng cao khả năng chịu đựng các tác động "nhiễu"
tâm lý từ ngoài và trong bản thân. Gạt bỏ những "nhiễu" từ bên ngoài, nhiễu
làm ảnh hưởng đến tính toán trong thi đấu như tiếng động, tác động tâm lý
của đối thủ. Tâm lý gạt bỏ thái độ của đối phương có tác động lên tâm lý của
VĐV (đi ra khỏi bàn, đứng lên ngồi xuống, nói chuyện với người quen, nhìn
trộm, nhìn trừng trừng vào đối thủ...). Đồng thời phải xác định phương pháp
gạt bỏ những nhiễu bên trong như: Tác động của ván thua trước, điều kiện
sinh hoạt, ảnh hưởng của việc phân tích cờ trước thi đấu [13].
Nhóm biện pháp 3: Phát hiện và ngăn ngừa mệt mỏi của VĐV. Mệt
mỏi trong Cờ Vua rất đa dạng, như:
Mệt mỏi thể lực: Chuột rút, ra mồ hôi, hạ đường huyết...
Mất khả năng tính toán.
Mất khả năng linh cảm trong chọn lựa nước đi.
Mất hứng thú thi đấu.
Khi phát hiện ra các dấu hiệu mệt mỏi nêu trên trong quá trình tập
luyện thì phải ngừng tập luyện và chuyển sang hình thức hoạt động khác như:
42
Nghe nhạc, bơi v.v... ngoài ra còn cần thiết đưa vào chương trình các bài tập
tăng cường thể lực, hoặc khi sử dụng các biện pháp bổ trợ làm tăng sức bền
chuyên môn của hệ thần kinh trong thi đấu mà phát hiện có dấu hiệu mệt mỏi
thì phải thay đổi chế độ sinh hoạt, đồng thời giảm thời gian phân tích và
chuẩn bị ván đấu, bổ sung các hoạt động thể lực bằng việc chơi các môn thể
thao khác mà VĐV ưa thích [13].
Nghiên cứu tâm lý đối thủ
Xác định các biện pháp tác động đến đối thủ trong khuôn khổ luật định
và ngược lại, đồng thời phải biết các cách tự mình xác định ảnh hưởng của
trạng thái tâm lý của mình tới ván đấu, đặc biệt phải hiểu được ảnh hưởng quá
trình tác động tâm lý giữa hai đối thủ đến kết quả ván đấu.
Phải tạo được các tác động đúng dù là nhiễu của mình lên đối thủ:
Đánh vào sở trường của đối phương, đổi Mã, Tượng... trong trạng thái thế cờ
că...ị giác là một chức năng trí tuệ rất cần cho VĐV. Nó giúp
cho các VĐV nhớ lại chi tiết tình huống thi đấu vừa xảy ra, tạo tiền đề cho
các quyết định chiến thuật đúng đắn, góp phần nâng cao thành tích thể thao.
Dụng cụ: Gồm 4 hình biểu mẫu, trong mỗi biểu có 7 loại ký hiệu khác
nhau và được sắp xếp không theo trình tự nhất định; 4 biểu đánh giá kết quả.
Trong mỗi biểu có 16 ô vuông nhỏ tương ứng với số ô của biểu mẫu; đồng hồ
bấm giây.
Cách tiến hành: Mỗi biểu mẫu được giới thiệu trong 30 giây. Thời gian
để ghi lại là 45 giây. Người được thử nghiệm trong thời gian 30 giây cần phải
chú ý xem xét tất cả các hình và vị trí của nó ở trong biểu mẫu. Sau khi có
lệnh “vẽ” thì cố gắng nhớ lại và vẽ lại các hình đúng với vị trí của nó trong
thời gian 45 giây. Sau đó tiếp tục làm thí nghiệm cho đến khi kết thúc 4 bảng.
Đánh giá: Trí nhớ thị giác được đánh giá theo tổng số các hình vẽ và sai
số. Sai số là những hình vẽ không đúng vào vị trí cần thiết của nó ở trong biểu
mẫu. Xác định hiệu quả của trí nhớ thị giác theo công thức sau:
P = x 100%
P: Hiệu suất trí nhớ thị giác
N = 28 (tổng số hình phải vẽ)
n: Số lần vẽ đúng
Theo công thức này hiệu suất của trí nhớ thị giác càng cao thì giá trị
tuyệt đối của P càng lớn.
Bảng 1 Bảng 2
Bảng 3 Bảng 4
Hình mẫu xác định trí nhớ thị giác
Test 4. Test trí nhớ thao tác [53, tr 249 - 251]
Mục đích: Không chỉ duy trì một tài liệu nào đó trong khoảng thời gian
ngắn mà còn dự báo trước được các tài liệu đó. Hiệu suất trí nhớ thao tác cao
sẽ dự đoán được xác suất các tình huống thi đấu sẽ xảy ra một cách chính xác
giúp cho các VĐV thi đấu đạt kết quả cao.
Dụng cụ: Gồm bảng với các chữ số từ 3 – 7 chữ số trong mỗi hàng (các
chữ số không được là tổng lặp lại, tổng của hai chữ số phải lớn hơn 9); đồng hồ.
Cách tiến hành:
Người làm thí nghiệm bằng một nhịp điệu nhất định sẽ đọc một dãy số,
trong thời gian đó người được thử nghiệm phải cộng số thứ 1 với số thứ 2, số
thứ 2 với số thứ 3 và nhớ tổng của những số đó. Theo hiệu lệnh “viết”,
người được thử nghiệm sẽ ghi lại các con số đó. Thời gian đọc các chữ số: 3
số là 3 giây, 4 số là 4 giây, 5 số là 5 giây Thời gian ghi đáp số: 3 số là 3
giây, 4 số là 7 giây, 5 số là 9 giây, 6 số là 12 giây, 7 số là 15 giây. Thí nghiệm
được tiếp tục cho đến khi kết thúc trọn vẹn 10 dãy số.
Ví dụ: Cho một dãy 4 chữ số: 3, 5, 2, 7.
Trong dãy sẽ có 3 tổng như sau: 3 + 5 = 8; 5 + 2 = 7; 2 + 7 = 9
Như vậy, người được thử nghiệm cần phải viết: 8, 7, 9
Toàn bộ thí nghiệm có 10 dãy số bao gồm từ 3, 4, 5, 6, 7 chữ số, mỗi
hàng có cùng một số lượng chữ số bằng nhau được lặp lại 2 lần, dãy số sau:
4, 5, 2
3, 2, 6
5, 2, 6, 3
3, 5, 2, 4
3, 2, 4, 5, 3
4, 3, 6, 2, 5
2, 5, 1, 7, 2, 6
3, 4, 5, 2, 7, 2
5, 2, 4, 3, 6, 2, 4
6, 2, 3, 5, 2, 7, 1
Đánh giá:
Kết quả thí nghiệm được đánh giá theo số lượng các dãy số được thực
hiện đúng, điểm tối đa là 10 điểm.
Kết quả
Giá trị điểm của 2 cặp dãy số có chứa
7 6 5 4 3
Điểm 4 3 2 1 0
Test 5. Cộng trừ số học (l/2 min) [14, tr 48]
Mục đích: Tốc độ tư duy là một yếu tố quan trọng của con người nói
chung và đặc biệt của VĐV Cờ Vua. Cộng trừ số học đã được V.B.Malkin và
cộng sự (1996) sử dụng nhằm đánh giá tốc độ tư duy của VĐV Cờ Vua.
Dụng cụ: Biên bản kiểm tra, bút viết, đồng hồ bấm giờ.
Cách tiến hành: Người thực hiện theo lệnh phải lần lượt trừ đi 3 từ
1000, hết 1 phút thực hiện cộng thêm 7 vào số ghi cuối cùng khi trừ trong 1
phút tiếp theo.
Đánh giá: Tính tổng số lần thực hiện được (cả cộng và trừ). Kết quả
càng cao thì tốc độ tính toán các thành phần đơn lẻ càng tốt.
Test 6. Test soát vòng hở Landon (bit/s) [53, tr 258]
Mục đích: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin là một thành phần cơ bản
của năng lực trí tuệ cá nhân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các môn thể
thao, đặc biệt là trong các hoạt động trí lực như môn cờ vua.
Dụng cụ: Biên bản kiểm tra (có in sẵn bảng vòng tròn Landont), đồng
hồ bấm giây và bút viết.
Cách tiến hành: Kiểm tra trong 2 lượt, mỗi lượt ở 1 vị trí khác nhau và
có đoạn cắt ở vị trí khác nhau. Yêu cầu soát tất cả các vòng tròn có đoạn cắt
lúc 12 giờ ở hướng thứ nhất và các vòng tròn có đoạn cắt lúc 6 giờ ở hướng
thứ 3, soát và gạch từng dòng từ trái sang phải, sau đó ghi lại tổng số ở bên lề.
Thực hiện xong, báo cho người kiểm tra biết để ghi lại thời gian, sau đó
nhanh chóng chuyển sang hướng thứ 3 và tiếp tục tìm các vòng tròn ở hướng
6 giờ (thực hiện như hướng thứ nhất).
Đánh giá: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin được tính theo công thức:
t
n
S
807,28,358
Trong đó: S: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin (bis/s).
n: Số lỗi (gạch sai vòng tròn quy định hoặc bỏ sót).
t: Thời gian hoàn thành test (s).
Giá trị S càng cao thì năng lực thu nhận và lý thông tin càng tốt.
Vòng hở Landon
PHỤ LỤC 3.
TEST KIỂM TRA CHUYÊN MÔN
Đánh giá thành phần năng lực trí tuệ của học sinh
năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 – 9 thành phố Hà Nội
Họ và tên:. Giới tính:
Năm sinh:. Tuổi:.
Đơn vị:.
Thời gian kiểm tra: ngày .. tháng năm . (lần kiểm tra: ..)
TEST 1. CỜ THẾ CHIẾU HẾT SAU 2 NƯỚC ĐI (đ)
- Mục đích: Đánh giá năng lực tính toán của học sinh năng khiếu Cờ
Vua lứa tuổi 8 – 9 thành phố Hà Nội.
- Dụng cụ: Phiếu kiểm tra, bút, đồng hồ bấm giây.
- Cách tiến hành: Học sinh giải 5 thế cờ (được in trên phiếu kiểm tra)
trắng đi trước chiếu hết đen sau 2 nước đi. Nội dung bài tập kiểm tra có sự
thay đổi ở các đợt kiểm tra khác nhau.
- Thời gian 20 phút (4 phút/ bài).
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả lời giải ghi trên phiếu kiểm tra theo
thang điểm 10, mỗi bài đúng được 2 điểm.
Bài 1 Bài 2 Bài 3
Bài 4 Bài 5
Đáp án:
Bài 1. 1. Hg6 hg6 2. Xh8#
Bài 2. 1. Ha4 Xa4 2. c8/H#
Bài 3. 1. He4 He4 2. Xd8#
Bài 4. 1. Hf6 Tf6 2. Tf6#
Bài 5. 1. Hh5 Xh5 2. Tg6#
Trắng đi trước, chiếu hết đen sau 2 nước đi (kiểm tra lần 2)
Bài 1 Bài 2 Bài 3
Bài 4 Bài 5
Đáp án:
Bài 1. 1. Xc1 Vd4 2. Xc4#
Bài 2. 1. Ve3 Hb2 2. He1#
Bài 3. 1. He4 Vh5 2. Xh1#
Bài 4. 1. Hh5 Ve6 2.Hd5#
Bài 5. 1. Xd8 Vc5 2. Hd4#
Trắng đi trước, chiếu hết đen sau 2 nước đi (kiểm tra lần 3)
Bài 1 Bài 2 Bài 3
Bài 4 Bài 5
Đáp án:
Bài 1. 1. Hf3 Vh4 2. Hg3#
Bài 2. 1. Hh1 Ve2 2. Hd1#
Bài 3. 1. Md5 Va6 2. Tb7#
Bài 4. 1. Mc3 Vb4 2. Xb5#
Bài 5. 1. Xb7 Va8 2. Mb6#
TEST 2. TRÍ NHỚ TĨNH (đ)
- Mục đích: Đây là phương pháp sử dụng nhằm đánh giá năng lực tập
trung của học sinh năng khiếu Cờ Vua trong tập luyện cũng như thi đấu.
- Dụng cụ: Biên bản kiểm tra, bàn cờ, bút viết, đồng hồ bấm giây.
- Cách tiến hành: Kiểm tra bằng 5 thế cờ ở dạng kết thúc đơn giản,
kiểm tra lần lượt từng bài.
Mỗi thế cờ được xếp vào bàn cờ treo rồi cho học sinh ghi nhớ, sau đó
bỏ quân cờ đi, học sinh xếp lại các thế cờ và ghi kết quả ra phiếu kiểm tra.
Nội dung bài tập kiểm tra có sự thay đổi ở các đợt kiểm tra khác nhau.
- Thời gian thực hiện: 20 phút (4 phút/ bài)
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả số thế cờ đúng ghi lại trên phiếu kiểm
tra theo thang điểm 10. Mỗi bài đúng được 2 điểm [7].
Kiểm tra lần 1
Bài 1 Bài 2 Bài 3
Bài 4 Bài 5
Đáp án
Bài Bên trắng Bên đen
1 Vc5, Xb6, b7, c7 Va7, Mc6
2 Vf3, Xc1, Me2, Mf2 Vd2, d4
3 Vd1, He6, Xc4, Vd3, Te3, f5
4 Vf7, Xg3, Xg8, Tg1 Vh1, Mg7
5 Vd6, Xa8, Ma5 Vc8, Mb7, a6
TEST 2. TRÍ NHỚ TĨNH (đ) - Kiểm tra lần 2
Bài 1 Bài 2 Bài 3
Bài 4 Bài 5
Đáp án
Bài Bên trắng Bên đen
1 Vf4, Hh1, h4 Vh3, h2, h5
2 Vd4, Hg1, Md3, Mf2 Vf3, f5
3 Xa8, Xc5, Tc6, Te7, Mc7, d7 Vb6
4 Va2, Xc5, Md5, b2 Va4, c4
5 Vb5, Xb8, Md7, Md8 Va7, b7
TEST 2. TRÍ NHỚ TĨNH (đ) - Kiểm tra lần 3
Bài 1 Bài 2 Bài 3
Bài 4 Bài 5
Đáp án
Bài Bên trắng Bên đen
1 Vd6, Xh7, Me6 Ve8, Hb2
2 Vc6, Xe1 Va8, a7
3 Vf4, Xa3, Me7 Vh7, f7, g7
4 Vb2, Xa1, Tc6 Vb8, Xc3, Xh3, b6, c7
5 Vb2, Xf4, Tc6 Va6, Xg8, Xh3, b6, c7
TEST 3. TRÍ NHỚ THỰC HÀNH (đ)
- Mục đích: Đây là phương pháp đánh giá khả năng chú ý tổng hợp
trong thời gian ngắn của chuyên gia Cờ Vua Kotov (1985) [7].
- Dụng cụ: Bàn cờ treo, phiếu kiểm tra, bút, đồng hồ bấm giây.
- Cách tiến hành: Trên bàn cờ treo xếp các quân cờ theo thế xác định
trước. Cho học sinh ghi nhớ kỹ sau đó bỏ quân cờ đi – học sinh phải hình
dung được vị trí các quân cờ. Nội dung bài tập kiểm tra có sự thay đổi ở các
đợt kiểm tra khác nhau.
Giáo viên nói vị trí 1 quân cờ di chuyển tới một ô nhất định.
Học sinh phải xác định được 1 quân cờ khác có khả năng tấn công vào vị
trí mà quân cờ vừa tới. Cho học sinh thực hiện thử từ 1 - 3 nước, sau đó làm
chính thức - tổng số nước kiểm tra là 10 (mỗi nước đi được thực hiện trong
vòng 1 phút).
- Thời gian: 10 phút
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả số thế cờ đúng ghi lại trên phiếu kiểm
tra theo thang điểm 10.
Kiểm tra lần 1, lần 3
Stt
Giáo viên xác
định nước đi
Học sinh
thực hiện
Thế cờ
1 1. Xg8 1 Xg8
2 1 Vg8
3 1. Hh7+ 1 Vh7
4 1. Hc8 1 Hc8
5 1 Xc8
6 1 Mc8
7 1 Xc2 2. Xc2
8 1 Me4 2 He4
9 1 Xg1 2 Vg1
10 1 Mf5 2 Hf5
Kiểm tra lần 2
Stt
Giáo viên xác
định nước đi
Học sinh
thực hiện
Thế cờ
1 1 Xd2 2. Hd2
2 2. Xd2
3 1 Xb2 2. Hb2
4 2. Vb2
5 1 He1 2. He1
6 2. Xe1
7 1 b5 2. Hb5
8 1 Ha4 2. Ha4
9 1. Hb6 2 ab6
10 1. Xd8# 2 Hd8
TEST 4. CHIẾN LƯỢC CHƠI TRONG KHAI CUỘC (đ)
- Mục đích: Đánh giá trí nhớ khai cuộc và chuẩn bị khai cuộc của học
sinh.
- Dụng cụ: Biên bản kiểm tra, bàn cờ treo, bút viết.
- Cách tiến hành: Trên bàn cờ treo xếp vị trí ban đầu của hai bên, sau
đó thực hiện 10 nước đi xác định trước cho cả 2 bên theo chủ đề từng hệ
thống khai cuộc. Cho học sinh ghi nhớ kỹ, bỏ quân cờ và sau đó học sinh phải
ghi lại được các nước đã đi. Nội dung bài tập kiểm tra có sự thay đổi ở các
đợt kiểm tra khác nhau.
- Thời gian thực hiện: 10 phút.
- Đánh giá: Chấm điểm ghi trên phiếu kiểm tra theo thang điểm 10 [7], [14].
1. Nước đi cho trước theo ván cờ Italia [15, tr. 63]
1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Mf6 !? 4. Mg5!? D5! 5. ed5 Ma5!
6. Tb5+ c6! 7. dc6 bc6 8. Te2 h6 9. Mf3 e4 10. Me5 Td6!?
2. Nước đi cho trước theo khai cuộc phòng thủ Pháp [15, tr.81]
1. e4 e6 2. d4 d5 3. ed5 ed5 4. Mf3 Td6 5. c4 Mf6
6. Mc3 c6 7. Tg5 0 – 0 8. cd5 h6! 9. Th4 Hb6! 10. Hd2 Md5
3. Nước đi cho trước theo khai cuộc phòng thủ Caro- Kann [15, tr.95]
1. e4 c6 2. d4 d5 3. ed5 cd5 4. c4 Mf6 5. Mc3 g6
6. cd5 Tg7 7. Hb3 0 – 0 8. Te2 Mbd7 9. Tf3 Mb6 10. Tg5 a5
TEST 5. LẬP KẾ HOẠCH (đ)
- Mục đích: Đánh giá năng lực lập kế hoạch trong ván đấu của học sinh.
- Dụng cụ: Biên bản kiểm tra, bàn cờ treo, bút.
- Cách tiến hành: Xếp thế cờ trên bàn cờ treo (vị trí 2 quân Vua xếp
cuối cùng). Yêu cầu lập kế hoạch chơi cho cả 2 bên và ghi lại vào biên bản
kiểm tra (10 nước cho 2 bên). Nội dung bài kiểm tra có sự thay đổi ở các đợt
kiểm tra khác nhau.
- Thời gian thực hiện: 10 phút.
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả trên phiếu theo thang điểm 10 [7], [14].
Bài kiểm tra lần 1, 3: Trắng đi trước, hãy lập kế hoạch chơi thế trận
sau?
Bên Trắng hơn một Tốt cánh Hậu, Trắng phải tấn công cánh Vua với mục
đích đưa Xe Trắng lọt vào hậu phương của bên Đen, đồng thời tạo ra một Tốt
thông khác bằng con đường e4 - e5 đổi
quân ở f6, sau đó đổi Tốt "f", "g" để đạt
được mục đích trên. Kế hoạch tiếp diễn
như sau: 1. g4 Xab8 2. h4 Xc6 3. h5
Bây giờ kế hoạch của Trắng đã rõ ràng, Trắng sẽ chơi e4 - e5 để đổi
quân ở f6, sau đó đẩy tốt "f" và "g" để tạo ra Tốt thông và đánh lạc hướng đối
phương.
3...Xbc8 4. e5 g6 5. hg Vg6 6. X3c2 fe 7. de Xh8 8. Xh2 Xcc8 9. Vd2
Tb3 - Kế hoạch của Trắng với ý đồ đẩy Tốt thông "a" xuống và tình thế của
Đen sẽ trở lên khó cứu vãn. Nếu diễn biến của ván cờ khác đi thì Trắng có thể
đưa chồng Xe trên cột "h" và đưa Tượng về e3. Điều đó buộc Đen phải đưa
Xe của mình giữ ô h7, h8. Khi đó Trắng đưa Vua của mình theo đường chéo
a5 - e1 để tạt sang bên cánh Hậu và kế hoạch được thực hiện. 10. a6 Tc4
TEST 5. LẬP KẾ HOẠCH (đ)
Kiểm tra lần 2
Căn cứ vào đặc điểm thế trận, cần xây
dựng kế hoạch để đảm bảo ưu thế về thế trận
như sau:
- Đưa Tượng tới f4 để khống chế đường
chéo h2 - b8.
- Đưa Hậu về f2 - g3.
- Đưa Mã về f5 và chồng Xe trên cột "f".
Với áp lực quân như vậy, Đen sẽ mất nhiều
"temp" để phòng thủ thụ động, nên rất khó
khăn trong việc chống đỡ lại áp lực đó.
1. Tf4! Xa8 2. Hf2 Xad8 3. Hg3 Hc3 4.Xf3 Xc2 5. Xdf1 Td4
6. Th6 Mc6 7.Mf5 Hb2 8. Tc1! Hb5 9. Mh6 Vh8 10. Mf7 Xf7 11.
Xf7 Tf6 12. Hf2 Vg8 13. Xf6 gf 14. Hf6 Đen đầu hàng.
TEST 6. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THẾ TRẬN (diễn giải bằng lời)
(đ)
- Mục đích: Đánh giá năng lực phân tích thế trận của học sinh.
- Dụng cụ: Biên bản kiểm tra, bàn cờ treo, bút viết.
- Cách tiến hành: Xếp thế cờ trên bàn cờ treo (vị trí 2 quân Vua xếp
cuối cùng). Học sinh phân tích và đánh giá thế trận, trình bày kết quả bằng lời
nói. Giáo viên ghi lại kết quả vào biên bản kiểm tra.
- Thời gian thực hiện: 5 phút.
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả lời giải ghi lại trên phiếu kiểm tra theo
thang điểm 10 [7 ], [14], [15].
Bài kiểm tra: hãy phân tích và đánh giá thế trận sau”
Đáp án:
- Phân tích thế trận:
Những Tốt Đen a5, c6, f7 là những Tốt
yếu, còn bên Trắng đang chiến giữ cột nửa mở
"f" và các quân Trắng đều được bố trí ở những vị
trí tích cực hơn nhiều, quân Hậu Trắng rất tích
cực, có sức mạnh đe doạ đối phương và kiểm
soát đường chéo a2 - g8.
- Đánh giá thế trận.
+ Lực lượng 2 bên cân bằng, sự đổi quân
hầu như không có.
+ Cấu trúc Tốt bên Trắng có lợi hơn bên
Đen, bên Đen rõ ràng xuất hiện 3 Tốt yếu a5, c6,
f7. Cột nửa mở "f" ở đây không có ý nghĩa quyết định. Quân Tượng Đen có ý
nghĩa quan trọng trong việc ngăn cản Xe Trắng chồng lên cột "f". Vấn đề an
toàn Vua: Cả 2 Vua đều không ở vị trí yếu, Đen bị đe doạ tấn công ở điểm f7.
+ Xác định mối liên hệ của những yếu tố trong các bước 1 và 2 với
những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chiến thuật:
Về chiến lược, bên Đen chưa gây được sức ép nào đe doạ đối phương,
còn các quân Trắng (Hậu và Xe) lại đang tích cực tấn công tại điểm f7.
Trắng phải tấn công điểm f7, nhưng xuất hiện 3 vấn đề sau:
Trắng phải tấn công như thế nào?
Đen có phòng thủ được không? Và điều gì sẽ xảy ra khi Đen chống
được cuộc tấn công của Trắng?
Chiến lược chơi của Trắng ra sao? Khi Trắng tập trung quân tấn công
điểm f7 (chồng Xe - đổi Tượng) thì Đen vẫn có thể chống đỡ được. Ở đây,
chiến lược chơi của Trắng là: Gây sức ép lên điểm f7, kể cả khi Đen giữ được.
Vì nếu Đen tập trung quân giữ điểm f7 thì sẽ bị đánh lạc hướng và Trắng sẽ
mở cuộc tấn công vào vị trí khác và Đen không phòng thủ được.
Nếu Đen không phòng thủ được thì xuất hiện 2 khả năng:
- Đen sẽ phản công lại.
- Đen rút lui. Nếu Đen rút lui, khi đó sẽ xuất hiện những điểm yếu
khác, quân của bên Trắng nhằm gây áp lực vào ô f7).
TEST 7. ĐÒN PHỐI HỢP (diễn giải bằng lời) (đ)
- Mục đích: Đánh giá năng lực tìm kiếm và quyết định phương thức
giải quyết độc đáo của học sinh.
- Dụng cụ: Bàn cờ treo, phiếu kiểm tra, bút bi, đồng hồ bấm giây.
- Cách thực hiện: Học sinh xác định phương án chơi tối ưu và trình bày
bằng lời nói. Giáo viên ghi kết quả vào biên bản kiểm tra. Nội dung bài tập có
sự thay đổi ở các đợt kiểm tra khác nhau.
- Thời gian: 5 phút
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả ghi trên phiếu kiểm tra theo thang điểm 10.
Bài kiểm tra (Kiểm tra lần 1, 3):
Trắng đi trước, hãy tính toán và đưa ra phương án tối ưu nhất trong thế
cờ sau?
Đâp án:
1.Tf6 Hh5 2.Xg7+ Vh8 3.Xf7+ Vg8
4.Xg7+ Vh8 5.Xd7+ Vh8 6.Xg7+ Vh8
7.Xc7+ Vg8 8.Xg7+ Vh8 9. Xb7+ Vg8
10. Xg7+ Vh8
Bài kiểm tra (Kiểm tra lần 2):
Đen đi trước, hãy tính toán và đưa ra phương án chơi tối ưu nhất trong thế
cờ sau?
Đáp án:
1.. . Ha7+ 2. Vh1 Mg3+?! 3. h:g3 Xf6
Với đe doạ 4Xh6#, dường như đối phương hết
cách đỡ. Nhưng Trắng phản đòn bất ngờ
4. Xf2!! Nếu ăn Xe 4H:f2 sẽ
5.H:a8+, 4.. . .g5 5. Hf3 g4 6. He2
Xaf8 7. Hd2 Xh6+ 8. Vg1 Xf5
9. Hd4+ H:d4 10.c:d4 Xfh5.
TEST 8. KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN CÁC BIẾN THẾ (đ)
- Mục đích: Đánh giá năng lực tính toán các thế biến đòi hỏi sự tập
trung căng thẳng kéo dài của học sinh năng khiếu Cờ Vua.
- Dụng cụ: Phiếu kiểm tra, bàn cờ treo, bút viết.
- Cách tiến hành: Xếp thế cờ trên bàn cờ treo (vị trí 2 quân Vua xếp
cuối cùng). Yêu cầu xác định lời giải và ghi lại kết quả (10 nước cho 2 bên)
vào phiếu kiểm tra.
- Thời gian thực hiện: 10 phút.
- Đánh giá: Chấm điểm kết quả lời giải ghi lại trên phiếu kiểm tra theo
thang điểm 10 [7], [14].
Bài kiểm tra: Trắng đi trước, đưa ra phương án tối ưu nhất trong thế
cờ sau?
Đáp án:
1. M:e4 H:e4 2. Td3 Hb4 + 3. H:b4 M:b4
4. T:h7+ Vh8 5. Tb1+! Vg8 6. Xc4 a5 (nếu 6...
Mc6 7. Th7+ Vh8 8. Tc2+! Vg8 9. Xch4 g6 10.
Xh8+ Vg7 11. X1h7+ Vf6 12. X:f8) 7. Th7+
Vh8 8. Tf5+! Vg8 9. Xch4 g6 (9... f6 10. Tg6!)
10. Xh8+ Vg7 11. X1h7+ Vf6 12. X:f8 gf 13.
Xhh8, Đen đầu hàng.
PHỤ LỤC 5
LIÊN ĐOÀN CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỜ VUA
1. Đơn vị: Bộ môn Cờ - Cung Thiếu nhi Hà Nội
2. Đối tượng: Học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 (học sinh đã qua
giai đoạn học Cờ Vua ban đầu)
3. Chương trình giảng dạy giai đoạn 1 (trình độ nâng cao 1)
Buổi
học
Chủ điểm
Buổi
học
Chủ điểm
Buổi 1
Nguyên lý nhanh chóng phát
triển lực lượng
Buổi 14
Phương pháp xử lý ưu thế
vật chất
Buổi 2
Nguyên lý tranh giành khu
trung tâm
Buổi 15 Quy tắc "hình vuông"
Buổi 3 Nguyên lý cấu trúc tốt hài hòa Buổi 16
Quy tắc “hình vuông”
trong thực tế.
Buổi 4 Một số ván cờ giáo khoa Buổi 17 Chiếu bí bằng Mã
Buổi 5 Các sai lầm khai cuộc tiêu biểu Buổi 18 Vua hỗ trợ Tốt
Buổi 6 Sơ đồ khai cuộc Buổi 19 Đôi điều về các Tốt biên
Buổi 7 Khai cuộc mở Buổi 20 Đối Vua
Buổi 8 Khai cuộc nửa mở Buổi 21 Các ô xung yếu
Buổi 9 Khai cuộc kín Buổi 22 Các dạng ưu thế
Buổi 10 Làm gì sau khai cuộc ? Buổi 23
Các giai đoạn của một
ván cờ
Buổi 11 Chơi cờ tàn như thế nào ? Buổi 24 Các Test kiểm tra
Buổi 12 Khái niệm về kế hoạch Buổi 25 Đánh giá, tổng kết
Buổi 13 Xử lý ưu thế vật chất lớn
4. Chương trình giảng dạy giai đoạn 2 (trình độ nâng cao 2)
Buổi
học
Chủ điểm
Buổi
học
Chủ điểm
Buổi 1 Đấu pháp chiến thuật. Đòn phối hợp Buổi 14 Giải phóng đường
Buổi 2 Tấn công đôi Buổi 15
Tiêu diệt lực lượng
bảo vệ
Buổi 3 Giằng Buổi 16 Cô lập và che chắn
Buổi 4 Xuyên táo Buổi 17
Chiếm lĩnh ô xung
yếu
Buổi 5 Tấn công mở Buổi 18 Tia Rơn-ghen
Buổi 6 Chiếu mở Buổi 19 Quá tải
Buổi 7 Chiếu mở đặc biệt “cối xay” Buổi 20 Nước đi trung gian
Buổi 8 Chiếu đôi Buổi 21
Phá hủy cấu trúc tốt
bảo vệ
Buổi 9 Thu hút Buổi 22 Bẫy quân đối phương
Buổi 10 Đánh lạc hướng Buổi 23 Phong cấp tốt
Buổi 11 Phong tỏa Buổi 24 Giải cứu thần kỳ
Buổi 12 Mát “thắt cổ” Buổi 25
Các Test kiểm tra
đánh giá
Buổi 13 Giải phóng ô
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2016
TỔNG THƯ KÝ
Nguyễn Thị Anh Thư
LIÊN ĐOÀN CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỜ VUA
1. Đơn vị: Câu lạc bộ Cờ Kiện tướng tương lai
2. Đối tượng: Học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 (học sinh đã qua
giai đoạn học Cờ Vua ban đầu)
3. Chương trình giảng dạy 1
TT Nội dung
1 1. Khai cuộc Gambit Hậu (Phương án tiếp nhận)
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
2 1. Chiếu mở, Lưỡng chiếu
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
3 1. Đòn thu hút
2. Thực hành giải bài tập
3. Thi đấu
4 1. Đòn đánh lạc hướng
2. Thực hành giải bài tập
3. Thi đấu
5 1. Đòn tiêu diệt quân bảo vệ
2. Thực hành giải bài tập
3. Thi đấu
6 1. Đòn phong tỏa
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
7 1. Khai cuộc Gambit Hậu (Phương án không tiếp nhận)
TT Nội dung
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
8 1. Đòn chiếu thắt cổ
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
9 1. Đòn cắt đường (đòn che chắn)
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
10 1. Đòn phong cấp Tốt.
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
11 1. Đòn cầu hòa
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
12 1. Luyện tập tổng hợp các Đòn phối hợp
2. Thi đấu
13 1. Khai cuộc phòng thủ pháp (Biến đổi Tốt). Thực hành đấu tập
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
14 1. Tàn cuộc Tốt. Quy tắc chiếm thế đối Vua
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
15 1. Tàn cuộc Tốt. Quy tắc chiếm ô hiệu quả
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
16 1. Tàn cuộc Tốt. Quy tắc hình vuông của Tốt
2. Bài tập thực hành
TT Nội dung
3. Thi đấu
17 1. Khai cuộc phòng thủ pháp (Biến trung tâm đóng kín).
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
18 1. Hai tượng chiếu hết Vua trong tàn cuộc
2. Đối luyện chiếu hết bằng hai Tượng
3. Thi đấu
19 1. Khai cuộc phòng thủ pháp. Biến Md2.
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
20 1. Luyện tập khai cuộc.
2. Thực hành thi đấu
21 1. Ôn tập khai cuộc phòng thủ pháp.
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
22 1. Ôn tập khai cuộc Phòng thủ Pháp.
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
23 1. Khai cuộc phòng thủ pháp. Biến Mc3
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
24 Kiểm tra đánh giá kết thúc giai đoạn 1
4. Chương trình giảng dạy 2
TT Nội dung
1 1. Khai cuộc Ván cờ Scotlen
2. Đối luyện khai cuộc
TT Nội dung
3. Thi đấu
2 1. Khai cuộc Ván cờ Scotlen (tiếp)
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
3 1. Cờ tàn Hậu chống Tốt
2. Thực hành giải bài tập
3. Thi đấu
4 1. Cờ tàn Xe chống Tốt
2. Thực hành giải bài tập
3. Thi đấu
5 1. Cờ tàn Tượng chống Tốt
2. Thực hành giải bài tập
3. Thi đấu
6 1. Khai cuộc Tây Ban Nha. Biến đổi quân
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
7 1. Tàn cuộc nhiều Tốt. Đột phá tạo Tốt thông
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
8 1. Tàn cuộc nhiều Tốt. Tính tích cực của Vua trong tàn cuộc
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
9 1. Tàn cuộc nhiều Tốt. “Temp” dự trữ và nhường lượt đi
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
10 1. Khai cuộc Tây Ban Nha. Phương án chính thống Ta4
2. Đối luyện khai cuộc
TT Nội dung
3. Thi đấu
11 1. Khai cuộc Tây Ban Nha. Phương án chính thống Ta4 (tiếp)
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
12 1. Tàn cuộc nhiều Tốt. Đấu pháp hất vai
2. Thi đấu
13 1. Tàn cuộc nhiều Tốt. Tốt thông gần và Tốt thông Xa
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
14 1. Ôn tập khai cuộc Tây Ban Nha
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
15 1. Tấn công vua khi chưa nhập thành
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
16 1. Tấn công vua khi chưa nhập thành (tiếp)
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
17 1. Tấn công vua khi nhập thành trái chiều
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
18 1. Tấn công vua khi nhập thành trái chiều (tiếp)
2. Ôn tập khai cuộc
3. Thi đấu
19 1. Tấn công vua khi nhập thành cùng chiều
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
TT Nội dung
20 1. Tấn công vua khi nhập thành cùng chiều (tiếp)
2. Thực hành thi đấu
21 1. Ôn tập khai cuộc Scotlen
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
22 1. Ôn tập khai cuộc Tây Ban Nha
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
23 1. Ôn tập tàn cuộc Tốt
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
24 Kiểm tra đánh giá- kết thúc giai đoạn 2
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2016
TỔNG THƯ KÝ
Nguyễn Thị Anh Thư
LIÊN ĐOÀN CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỜ VUA
1. Đơn vị: Câu lạc bộ Học cờ cùng kiện tướng
2. Đối tượng: Học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 - 9 (học sinh đã qua
giai đoạn học Cờ Vua ban đầu)
3. Chương trình giảng dạy 1
TT Nội dung
1 1. Khai cuộc Carocan
2. Thi đấu khai cuộc
3. Thi đấu
2 1. Cờ tàn Xe+ Tốt chống Xe.
2. Bài tập thực hành: chiếu hết sau 2 nước đi
3. Thi đấu
3 1. Cờ tàn Xe+ Tốt chống Xe. Thế cờ Lucena. Bắc cầu
2. Thực hành giải bài tập: chiếu hết sau 2 nước đi
3. Thi đấu
4 1. Cờ tàn Xe+ Tốt chống Xe. Tốt thông ở cột Xe
2. Thực hành giải bài tập: chiếu hết sau 2 nước đi
3. Thi đấu
5 1. Cờ tàn Xe+ Tốt chống Xe. Phòng thủ theo bên dài
2. Thực hành giải bài tập: chiếu hết sau 2 nước đi
3. Thi đấu
6 1. Khai cuộc Carocan (biến đóng kín)
2. Đối luyện khai cuộc: chiếu hết sau 3 nước đi
3. Thi đấu
7 1. Cờ tàn Xe+ nhiều Tốt chống Xe. Chiếm lĩnh hàng ngang số 7
TT Nội dung
2. Bài tập thực hành: chiếu hết sau 3 nước đi
3. Thi đấu
8 1. Cờ tàn Xe+ nhiều Tốt chống Xe. Vai trò của xe trong cờ tàn.
2. Bài tập thực hành: chiếu hết sau 3 nước đi
3. Thi đấu
9 1. Khai cuộc Carocan (biến Mc3)
2. Bài tập thực hành: chiếu hết sau 3 nước đi
3. Thi đấu
10 1. Khai cuộc Carocan (biến’ Md2)
2. Bài tập thực hành: chiếu hết sau 3 nước đi
3. Thi đấu
11 1. Chiến lược. Tượng đẹp và Tượng Xấu
2. Bài tập đòn phối hợp
3. Thi đấu
12 1. Chiến lược. Tượng mạnh hơn Mã
2. Thi đấu
13 1. Chiến lược. Mã mạnh hơn Tượng
2. Bài tập đòn phối hợp
3. Thi đấu
14 1. Tượng khác màu trong Trung cuộc
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
15 1. Chiến lược. Sử dụng cột mở và cột nửa mở
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
16 1. Chiến lược. Vai trò của cột mở trong tấn công Vua
2. Bài tập đòn phối hợp
TT Nội dung
3. Thi đấu
17 1. Ôn tập khai cuộc Carocan
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
18 1. Chiến lược. Ô yếu trong thế trận đối phương
2. Ôn tập khai cuộc
3. Thi đấu
19 1. Chiến lược. Ô yếu trong thế trận đối phương (tiếp)
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
20 1. Chiến lược. Ô tiền đồn trên cột nửa mở
2. Thực hành thi đấu
21 1. Chiến lược. Các tốt yếu, đảo tốt
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
22 1. Chiến lược tốt lạc hậu trên cột nửa mở
2. Bài tập Cờ thế
3. Thi đấu
23 1. Chiến lược. Tốt chồng,
2. Thi đấu khai cuộc
3. Thi đấu
24 Kiểm tra đánh giá- kết thúc giai đoạn 1
4. Chương trình giảng dạy 2
TT Nội dung
1 1. Khai cuộc Xixinlia: Phương án kín
2. Thi đấu khai cuộc
3. Thi đấu
2 1. Trung tâm tốt mạnh
2. Bài tập thực hành
3. Thi đấu
3 1. Đột phá Tốt ở trung tâm
2. Thực hành giải bài tập rèn luyện kỹ năng khai cuộc
3. Thi đấu
4 1. Các quân chống lại trung tâm Tốt
2. Thực hành giải bài tập rèn luyện kỹ năng khai cuộc
3. Thi đấu
5 1. Ôn tập khai cuộc
2. Thực hành giải bài tập rèn luyện kỹ năng khai cuộc
3. Thi đấu
6 1. Hai Tượng trong trung cuộc
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
7 1. Cuộc chiến chống lại hai Tượng
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi trung cuộc
3. Thi đấu
8 1. Khai cuộc xixinlia phương án c3
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi trung cuộc
3. Thi đấu
TT Nội dung
9 1. Chiến lược. Bàn về các ô mạnh
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi trung cuộc
3. Thi đấu
10 1. Chiến lược. Tốt cô lập
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi trung cuộc
3. Thi đấu
11 1. Chiến lược. Tốt cô lập (tiếp)
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi tàn cuộc
3. Thi đấu
12 1. Chiến lược. Cặp Tốt treo
2. Thi đấu
13 1. Ưu thế không gian
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi tàn cuộc
3. Thi đấu
14 1. Nguyên lí hai điểm yếu trong tàn cuộc
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
15 1. Tàn cuộc cùng màu Tượng + Tốt chống Tượng
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi tàn cuộc
3. Thi đấu
16 1. Tàn cuộc cùng màu Tượng nhiều tốt chống Tượng cùng màu
nhiều tốt
2. Bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng chơi tàn cuộc
3. Thi đấu
17 1. Khai cuộc xixinlia phương án tấn công Anh
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
TT Nội dung
18 1. Tàn cuộc Mã + Tốt chống Mã
2. Ôn tập khai cuộc
3. Thi đấu
19 1. Tàn cuộc Mã + nhiều Tốt chống Tốt
2. Thi đấu khai cuộc
3. Thi đấu
20 1. Tàn cuộc Mã + Tốt chống Tượng
2. Thực hành thi đấu
21 1. Tàn cuộc Mã + Tốt chống Tượng + Tốt
2. Bài tập thực hành: đòn phối hợp
3. Thi đấu
22 1. Hậu chống các quân khác
2. Bài tập thực hành: đòn phối hợp
3. Thi đấu
23 1. Hậu chống các quân khác
2. Đối luyện khai cuộc
3. Thi đấu
24 Kiểm tra đánh giá- kết thúc giai đoạn 2
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
TỔNG THƯ KÝ
Nguyễn Thị Anh Thư
PHỤ LỤC 6
KẾ HOẠCH GIẢNG DAY CỜ VUA
Đối tượng: Học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 – 9 Giai đoạn 1
Thời gian: 6 tháng từ 6/2016 đến 12/2016
Stt Nội dung/ Buổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Nguyên lý nhanh chóng phát triển lực lượng +
2 Nguyên lý tranh giành khu trung tâm - +
3 Nguyên lý cấu trúc tốt hài hòa - - +
4 Một số ván cờ giáo khoa - - +
5 Các sai lầm khai cuộc tiêu biểu - - +
6 Sơ đồ khai cuộc - - - +
7 Khai cuộc mở - - - +
8 Khai cuộc nửa mở - - - +
9 Khai cuộc kín - - - - +
10 Làm gì sau khai cuộc ? - - - - - +
11 Chơi cờ tàn như thế nào ? - - - - - +
12 Khái niệm về kế hoạch - - - - - +
Stt Nội dung/ Buổi 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
13 Xử lý ưu thế vật chất lớn +
14 Phương pháp xử lý ưu thế vật chất - +
15 Quy tắc "hình vuông" - - +
16 Quy tắc “hình vuông” trong thực tế. - - +
17 Chiếu bí bằng Mã - - - +
18 Vua hỗ trợ Tốt - - - +
19 Đôi điều về các Tốt biên - - - +
20 Đối Vua - - - - +
21 Các ô xung yếu - - - - +
22 Các dạng ưu thế - - - +
23 Các giai đoạn của một ván cờ - - - - +
24 Kiểm tra, đánh giá +
Ghi chú:
+ : Học nội dung mới
- : Ôn nội dung cũ
KẾ HOẠCH GIẢNG DAY CỜ VUA
Đối tượng: Học sinh năng khiếu Cờ Vua lứa tuổi 8 – 9 Giai đoạn 2
Thời gian: 6 tháng từ 6/2016 đến 12/2016
Stt Nội dung/ Buổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Đấu pháp chiến thuật. Đòn phối hợp +
2 Tấn công đôi - +
3 Giằng - - +
4 Xuyên táo - - +
5 Tấn công mở - - +
6 Chiếu mở - - - +
7 Chiếu mở đặc biệt “cối xay” - - - +
8 Chiếu đôi - - - +
9 Thu hút - - - - +
10 Đánh lạc hướng - - - - - +
11 Phong tỏa - - - - - +
12 Mát “thắt cổ” - - - - - +
Stt Nội dung/ Buổi 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
13 Giải phóng ô +
14 Giải phóng đường - +
15 Tiêu diệt lực lượng bảo vệ - - +
16 Cô lập và che chắn - - +
17 Chiếm lĩnh ô xung yếu - - - +
18 Tia Rơn-ghen - - - +
19 Quá tải - - - +
20 Nước đi trung gian - - - - +
21 Phá hủy cấu trúc tốt bảo vệ - - - - +
22 Bẫy quân đối phương - - - +
23 Phong cấp tốt - - - - +
24 Giải cứu thần kỳ, kiểm tra - - - +
Ghi chú:
+ : Học nội dung mới
- : Ôn nội dung cũ