Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất giải pháp thích ứng vùng lưu vực sông Phó đáy, huyện Sơn dương, tỉnh Tuyên Quang

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN GIÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI ĐẾN SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÙNG LƯU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN GIÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI ĐẾN SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÙNG LƯU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY, H

doc163 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất giải pháp thích ứng vùng lưu vực sông Phó đáy, huyện Sơn dương, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9 44 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Lan 2. TS. Phạm Mạnh Cường THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận án và nhà trường về các thông tin, số liệu trong luận án. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 03 tháng 12 năm 2020 Người viết cam đoan Nguyễn Văn Giáp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo cô giáo, các khoa, phòng, ban và các đơn vị trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan, thầy giáo TS. Phạm Mạnh Cường - Ban Giám hiệu Trường Đại học Tân Trào - Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa môi trường, các phòng ban và đơn vị của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã hỗ trợ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian triển khai thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 03 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Văn Giáp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Asia Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới BĐKH : Biến đổi khi hậu DRAGON : Delta Research and Global Observation Network (Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu) ĐDSH : Đa dạng sinh học FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HST : Hệ sinh thái IMHEN : Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) IPCC : Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IRRI : Viện Nghiên cứu lúa quốc tế KTXH : Kinh tế xã hội LHQ : Liên hiệp quốc NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu PTBV : Phát triển bền vững PTNT : Phát triển Nông thôn TGST : Thời gian sinh trưởng TNMT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : United Nations Development Programme (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) WWF : Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với ngành nông nghiệp 29 Bảng 1.2. Các đối tượng bị tác động và các yếu tố chịu tác động của BĐKH đối với cây trồng 30 Bảng 3.1. Biến động sử dụng đất tại huyện Sơn Dương giai đoạn 2010 - 2015 69 Bảng 3.2. Diện tích và năng suất một số loại cây trồng huyện Sơn Dương giai đoạn 2011 - 2015 82 Bảng 3.3. Cơ cấu giống cây trồng năm 2011 84 Bảng 3.4. Cơ cấu giống cây trồng năm 2014 85 Bảng 3.5. Tác động của KHBĐ đến cây trồng 87 Bảng 3.6. Diện tích, năng suất lúa huyện Sơn Dương giai đoạn 2011 - 2014 88 Bảng 3.7. Diễn biến cơ cấu giống lúa huyện Sơn Dương 2011 - 2014 89 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất ngô huyện Sơn Dương giai đoạn 2011 - 2014 89 Bảng 3.9. Diễn biến cơ cấu giống ngô huyện Sơn Dương 2011 - 2014 90 Bảng 3.10. Diện tích, năng suất lạc huyện Sơn Dương giai đoạn 2011 - 2014 90 Bảng 3.11. Diễn biến cơ cấu giống lạc huyện Sơn Dương 2011 - 2014 91 Bảng 3.12. Diễn biến cơ cấu giống đậu tương huyện Sơn Dương 2011 - 2014 91 Bảng 3.13. Diễn biến cơ cấu giống khoai lang huyện Sơn Dương 2011 - 2014 92 Bảng 3.14. Diễn biến cơ cấu giống rau các loại huyện Sơn Dương 2011 - 2014 92 Bảng 3.16. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa qua 2 vụ 105 Bảng 3.17. Sâu bệnh hại, chịu hạn, chịu rét của các giống lúa qua 2 vụ 106 Bảng 3.18. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa qua 2 vụ 106 Bảng 3.19. Sinh trưởng các giống ngô thí nghiệm qua 2 vụ 107 Bảng 3.20. Các yếu tố cấu thành năng suất ngô qua 2 vụ 108 Bảng 3.21. Năng suất các giống ngô thí nghiệm qua 2 vụ 109 Bảng 3.22. Sinh trưởng của các giống lạc qua 2 vụ 110 Bảng 3.23. Các chỉ tiêu về màu sắc, dạng quả của các giống lạc qua 2 vụ 111 Bảng 3.24. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc qua 2 vụ 112 Bảng 3.25. Ảnh hưởng thời vụ đến năng suất giống lúa BG1 vụ Xuân 2015 113 Bảng 3.26. Ảnh hưởng mật độ gieo cấy đến năng suất giống lúa BG1 113 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải thấp 26 Hình 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải trung bình 26 Hình 1.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải cao 26 Hình 1.4. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải thấp 27 Hình 1.5. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải trung bình 28 Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải cao 28 Hình 1.7. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại 3 trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang thời kỳ 1980 - 2010 49 Hình 1.8. Sự thay đổi lượng mưa trung bình năm tại 3 trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang thời kỳ 1980 - 2010 50 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Sơn Dương 66 Hình 3.2. Xu hướng nhiệt độ TB vùng lưu vực sông Phó Đáy giai đoạn 1980 - 2015 (Trạm Tuyên Quang) 77 Hình 3.3. Xu hướng nhiệt độ theo các mùa vùng lưu vực sông Phó Đáy giai đoạn 1980 - 2015 (Trạm Tuyên Quang) 78 Hình 3.4. Lượng mưa trung bình năm vùng LV sông Phó Đáy giai đoạn 1980 -2015 (Trạm Tuyên Quang) 79 Hình 3.5. Tổng lượng mưa các mùa trong năm vùng lưu vực sông Phó Đáy giai đoạn 1980 - 2015 (Trạm Tuyên Quang) 80 Hình 3.6. Ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH đến thời gian sinh trưởng (đồ thị trên) và năng suất lúa xuân (đồ thì dưới) tại vùng nghiên cứu 95 Hình 3.7. Ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH đến thời gian sinh trưởng (đồ thị trên) và năng suất lúa mùa (đồ thì dưới) tại vùng nghiên cứu 96 Hình 3.8. Ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH đến thời gian sinh trưởng (đồ thị trên) và năng suất ngô (đồ thì dưới) tại vùng nghiên cứu 97 Hình 3.9. Ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH đến thời gian sinh trưởng (đồ thị trên) và năng suất lạc (đồ thì dưới) tại vùng nghiên cứu 98 Hình 3.10. Ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH đến thời gian sinh trưởng (đồ thị trên) và năng suất đậu tương (đồ thì dưới) tại vùng nghiên cứu 99 Hình 3.11. Diễn biến nhiệt độ tối thấp theo ngày của các tháng 1, 2 và 3 thời kỳ 1998-2017 100 Hình 3.12. Số ngày có nhiệt độ tối thấp dưới 13oC của các tháng 1, 2 và 3 thời kỳ 1998-2017 101 Hình 3.13. Năng suất lúa xuân ở các thời gian cấy khác nhau từ 5/1 đến 15/3 102 Hình 3.14. Năng suất ngô ở các thời gian gieo khác nhau từ 5/1 đến 25/4 103 Hình 3.15. Năng suất lạc ở các thời gian gieo khác nhau từ 5/1 đến 25/4 104 Hình 3.16. Năng suất đậu tương ở các thời gian gieo khác nhau từ 5/1 đến 25/4 104 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khí hậu biến đổi (KHBĐ) đã và đang có những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát triển. Khí hậu biến đổi không chỉ là vấn đề môi trường, không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề của phát triển bền vững. KHBĐ tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi toàn cầu như nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi trường. Hàng trăm triệu người có thể phải lâm vào nạn đói, thiếu nước và lụt lội. Vì thế sự thích ứng trở nên ngày càng quan trọng, ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu và trong cả tiến trình thương lượng của Công ước quốc tế về BĐKH. Những năm gần đây tình hình diễn biến của thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên phức tạp và khó lường. Mùa nắng thường kéo dài hơn và nắng nóng gay gắt hơn. Có những đợt nắng nóng kéo dài và nhiệt độ xấp xỉ 40oC. Lượng mưa hàng năm giảm, thời gian phân bổ các đợt mưa không còn nằm trong quy luật tự nhiên như trước đây, có những đợt mưa trái mùa với lượng mưa lớn bất thường. Mùa đông nhiệt độ trung bình xuống thấp, xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Tất cả những hiện tượng đó đã gây nên những thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Nhận thức được tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, năm 2008 Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình đã xây dựng một chiến lược tổng thể về biến đổi khí hậu với các mục tiêu dài hạn về thích ứng và giảm nhẹ các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch hành động trong tất cả các lĩnh vực và địa phương và hỗ trợ các nghiên cứu về nâng cao nhận thức. Các mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế và vùng địa lý và xây dựng kế hoạch hành động khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu ngắn hạn và dài hạn. Chính phủ cũng đã ban hành chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2020 thông qua Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg và xác định chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2012-2015 thông qua Quyết định số 1183/2012/QĐ-TTg (Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg, 2011; Quyết định số 1183/2012/QĐ-TTg, 2012). Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề đang được quan tâm, ngày càng có tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, số ngày mưa, lượng mưa Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng như nắng nóng kéo dài, rét hại, bão lụt, hạn hán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng ven biển, vùng lưu vực sông. Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là đứng thứ 13 trong số 16 nước hàng đầu chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, trong đó, nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng sẽ chịu tác động nặng nề nhất do BĐKH và nước biển dâng. Theo Phạm Ðồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, tổng sản lượng sản xuất trồng trọt có thể giảm từ 1 - 5%, năng suất các cây trồng chính có thể giảm đến 10%, đặc biệt đối với sản xuất lúa (Nguyễn Thị Tố Trân, 2014). Thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các hình thái biến đổi khí hậu. Nông dân sẽ gặp phải những khó khăn mà trước đó họ chưa có kinh nghiệm: Thời tiết thay đổi cực đoan, nhiệt độ trung bình tăng cao, số ngày cực nóng và cực lạnh nhiều hơn, mùa vụ lại có khuynh hướng rút ngắn, bức xạ mặt trời mạnh hơn, các áp lực về hạn, ẩm hay mặn ngày càng cao và sẽ xuất hiện các tập đoàn sâu hại cũng như các bệnh mới. Nằm trong bối cảnh chung đó, vùng lưu vực sông Phó Đáy thuộc huyện Sơn Dương là vùng phía Nam của tỉnh Tuyên Quang có diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn, thuận lợi hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua dưới tác động của khí hậu biến đổi, khu vực cũng đã và đang bị tác động của BĐKH. Từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất giải pháp thích ứng vùng lưu vực sông Phó Đáy, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác động của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất được những giải pháp thích ứng nhằm góp phần cho sự phát triển bền vững của địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá diễn biến thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến vùng lưu vực sông Phó Đáy, huyện Sơn Dương. - Đánh giá tác động của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính vùng lưu vực sông Phó Đáy, huyện sơn Dương - Đề xuất giải pháp thích ứng với khí hậu biến đổi. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài luận án cung cấp một cách có hệ thống cơ sở khoa học đối với ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất những giải pháp thích ứng. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là thông tin có ý nghĩa cho các nghiên cứu tiếp theo thuộc lĩnh vực khí hậu biến đổi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính của địa phương và đề xuất giải pháp thích ứng với khí hậu biến đổi phù hợp cho vùng lưu vực sông Phó Đáy và những nơi có điều kiện tương tự. 4. Đóng góp mới của đề tài luận án - Luận án đã điều tra, thu thập được các số liệu, dữ liệu để tổng hợp, phân tích, đánh giá được các xu hướng của khí hậu biến đổi và tác động của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính của vùng lưu vực sông Phó Đáy, huyện Sơn Dương. - Luận án đã phân tích, đánh giá được diễn biến về thời vụ, thời gian sinh trưởng, năng suất đối với một số cây trồng chính vùng lưu vực sông Phó Đáy, huyện Sơn Dương qua các kịch bản BĐKH. - Đã đề xuất được một số giải pháp về giống và kỹ thuật cho cây lúa, ngô và lạc thích ứng với điều kiện khí hậu biến đổi góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Khí hậu - Climate: Là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó (Luật Khí tượng thủy văn, 2015). Thời tiết - Weather: Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng (Luật Khí tượng thủy văn, 2015). Thời tiết cực đoan: Là sự gia tăng cường độ của các yếu tố thời tiết như sự thay đổi của cực nhiệt độ (những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thường xuyên hơn, rét đậm hơn, bão nhiệt đới mạnh hơn, mưa lớn tập trung hơn nhưng nắng hạn cũng gay gắt hơn...). Thời tiết cực đoan còn bao gồm cả hiện tượng các yếu tố thời tiết diễn ra trái quy luật thông thường. Yếu tố khí hậu - Climatic Element: Một trong những tính chất hay điều kiện của khí quyển (như nhiệt độ không khí) đặc trưng cho trạng thái vật lý của thời tiết hay khí hậu tại một nơi, vào một khoảng thời gian nhất định. Kịch bản khí hậu - Climate Scenario: Một biểu diễn phù hợp và đơn giản hóa của khí hậu tương lai, dựa trên cơ sở một tập hợp nhất quán của các quan hệ khí hậu đã được xây dựng, sử dụng trong việc nghiên cứu hệ quả tiềm tàng của sự thay đổi khí hậu do con người gây ra, thường dùng như đầu vào cho các mô hình tác động. Các dự tính khí hậu thường được dùng như là nguyên liệu thô để xây dựng các kịch bản khí hậu, nhưng các kịch bản khí hậu thường yêu cầu các thông tin bổ sung ví dụ như các quan trắc khí hậu hiện tại. Kịch bản biến đổi khí hậu - Climate Change Scenario: Là sự khác biệt giữa kịch bản khí hậu và khí hậu hiện tại. Do kịch bản biến đổi khí hậu xác định từ kịch bản khí hậu, nó bao hàm các giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng là thách thức của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xuất bản tháng 7/2008 đưa ra định nghĩa về BĐKH như sau: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trọng hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008). Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) định nghĩa về Biến đổi khí hậu như sau: Bất cứ sự biến đổi nào về khí hậu theo thời gian, do diễn biến tự nhiên hay là kết quả của hoạt động con người (Isponre, 2009). Về cơ bản, các định nghĩa đưa ra đều có một số điểm đồng nhất về thời gian và không gian diễn biến, tác nhân của BĐKH. Như vậy, nghiên cứu này dựa trên định nghĩa do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Ứng phó với BĐKH. Biểu hiện của BĐKH: Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, BĐKH với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ trung bình, nhịp điệu và độ bất thường của khí hậu thời tiết và tính khốc liệt chủ yếu do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khi gây hiệu ứng nhà kính. Biểu hiện thứ nhất là hiện tượng băng tan làm nước biển dâng (xâm nhập mặn). Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan băng. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm. Thứ hai là lượng mưa thay đổi. Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30oC. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới .Thứ ba là các hiện tượng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) gia tăng về tần xuất, cường độ, và độ bất thường và tính khốc liệt. Tác động của BĐKH: Biến đổi khí hậu có tác động tới tất cả các vùng trên thế giới với mức độ khác nhau, tới tất cả các tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Phạm vi tác động của BĐKH là toàn diện, tác động tới mọi người, mọi lĩnh vực, mọi khu vực ở hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Đặc biệt, BĐKH có tác động nghiêm trọng hơn ở các vùng có vĩ độ cao, mức độ tác động lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở Châu Á. Những người nghèo là đối tượng chịu tác động trước hết và nặng nề nhất. Tình trạng dễ bị tổn thương là một loạt các điều kiện tác động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với một hiểm họa và những ảnh hưởng của biển đổi khí hậu dẫn đến những tổn thất và thiệt hại mà họ có thể gặp phải (Angie Dazé, 2009). Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH: Là một loạt các điều kiện tác động bất lợi, ảnh hưởng đến khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với một hiểm họa và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến những tổn thất và thiệt hại mà họ có thể gặp phải. Ứng phó với biến đổi khí hậu: Là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH (Luật Bảo vệ Môi trường, 2014). Thích ứng: Là sự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay xã hội để ứng phó với các kích thích do biến đổi khí hậu đang hoặc được dự báo sẽ xảy ra hay với các tác động của chúng, để từ đó, giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác những cơ hội thuận lợi mà nó mang lại. Sự thích ứng của các hệ thống xã hội - nhân văn là một quá trình đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên có liên quan ở nhiều cấp và nhiều ngành khác nhau. Điều này đòi hỏi phải tiến hành phân tích mức độ hứng chịu hiện tại đối với các cú sốc và căng thẳng về khí hậu và phân tích dựa trên mô hình các tác động khí hậu trong tương lai. Điều này cũng đòi hỏi phải có hiểu biết về tình trạng dễ bị tổn thương hiện tại của các cá nhân, hộ gia đình và các cộng đồng. Các chiến lược ứng phó có thể được thiết kế và thực hiện dựa trên những thông tin như vậy. Giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động, cũng như chia sẻ kiến thức và bài học kinh nghiệm cũng là những cấu phần quan trọng của quy trình này (Angie Dazé, 2009). Năng lực thích ứng: Được nhiều cơ quan và tổ chức đưa ra định nghĩa như sau: Năng lực thích ứng là năng lực tự điều chỉnh của một hệ thống trước hiện tượng BĐKH (bao gồm cả những diễn biến thông thường và hiện tượng khí hậu cực đoan) để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có, để tận dụng những cơ hội mà nó mang lại và để đối phó với hậu quả (Angie Dazé, 2009). Năng lực thích ứng là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương và tận dụng các cơ hội (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008). Năng lực thích ứng là năng lực của xã hội trong việc quản lý rủi ro từ BĐKH. Định nghĩa của IPCC bao hàm đầy đủ các khía cạnh và có sự tương đồng với định nghĩa mà MONRE và USAID đưa ra, vậy nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về năng lực thích ứng của IPCC làm cơ sở để phân tích. Thích ứng với BĐKH Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản tháng 7/2008 đưa ra định nghĩa về BĐKH như sau: Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008). Khả năng thích ứng: Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung như giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2016) Thích ứng với BĐKH được đề cập đến 2 nội dung chính: 1) nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương do tác động BĐKH; 2) tận dụng những lợi ích của môi trường khí hậu để duy trì và phát triển KT-XH bền vững. Mỗi lĩnh vực đều phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Hơn nữa, thích ứng trong từng lĩnh vực đồng thời phải có sự thích ứng tổng hợp liên kết với các lĩnh vực khác trong hệ thống tự nhiên - xã hội hay phát triển KT-XH trong bối cảnh BĐKH. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sự thích ứng của người nông dân cần được liên kết với sự thích ứng của các bên cung cấp và tiêu thụ nông sản, những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp, Ngoài ra, thích ứng còn yêu cầu đánh giá về các công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế, tạo ra sự thích ứng nhanh với BĐKH; phục hồi có hiệu quả sau những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác dụng tích cực. Thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách đầu tư vào thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như thay đổi và BĐKH trong tương lai. 1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành khá nhạy cảm đối với sự biến đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái trên thế giới (IPCC, 2007, Stern N., 2007). Những nghiên cứu này được thể hiện ở các khía cạnh sau: Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng, vật nuôi làm cho năng suất và sản lượng thay đổi; Khi nhiệt độ tăng làm suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng không có nước và không thể tiếp tục canh tác dẫn đến diện tích canh tác giảm; Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất; Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và phát sinh dịch bệnh; Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa không đúng mùa, mưa lớn, mưa kéo dài, rét đậm, rét hại sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại,.. Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của BĐKH đến nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần khí hậu. Việc giảm thiểu tác động trên sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc thích ứng và lựa chọn, cải tiến các công nghệ phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH. Trong tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” đã chỉ ra các ảnh hưởng trực tiếp bao gồm các tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh. Đối với ngành trồng trọt, đối tượng bị tác động là các giống cây trồng, năng suất cây trồng, mùa vụ và đất canh tác (Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường, 2012) Tác giả Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010), trong tài liệu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” đã nêu rõ các khía cạnh tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp, đó là: - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp + Bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa, - BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu. + Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng trong mùa hè dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên các vùng sinh thái. + Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc. - Do tác động của BĐKH, thiên tai ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến sản xuất nông nghiệp. + Thiên tai chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng trong bối cảnh BĐKH. + Hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa. - BĐKH gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi + Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam. + Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài. + Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010). 1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất cây trồng trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Trên Thế giới 1.2.1.1. Thực trạng BĐKH và hệ quả Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: Sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy... Nhiệt độ trung bình ngày trong toàn vùng Đông Nam châu Á đã tăng từ 0.5 tới 1,50C trong giai đoạn 1951 - 2000 (IPCC, 2007). Nhiệt độ ở Thái Lan đã tăng lên từ 1.0 đến 1,80C trong vòng 50 năm vừa qua; nhiệt độ trung bình ban ngày trong tháng 4 đã tăng rất cao, tới 400C (Đào Thế Tuấn, 1989) . Nhiệt độ ở Việt Nam tăng 0.70C trong cùng thời điểm (ADB, 2009). Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày cũng đã tăng lên. Tính từ năm 1950 trong cả vùng, số ngày và đêm nóng tăng lên trong khi số ngày và đêm mát mẻ lại giảm xuống (Manton M. J., Della-Marta P. M. và cộng sự, 2001). Sự thay đổi về nhiệt độ cực điểm và các sự kiện khí hậu khắc nghiệt) đã trở nên ngày càng phổ biến và có liên hệ với tác động của thay đổi khí hậu (Griffths G. M., Chambers L. E. và cộng sự, 2005). Phát thải khí nhà kính từ nhiều nguồn khác nhau như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, phá hủy rừng và những hoạt động nông nghiệp không bền vững đang làm cho trái đất nóng lên và làm thay đổi toàn bộ khí hậu. Gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên quy mô toàn cầu, băng tan ở nhiều khu vực và nâng cao mực nước biển là những bằng chứng khẳng định sự biến đổi khí hậu của trái đất (Canziani O.F., Parry M.L. và cộng sự, 2007). Khi lượng phát thải khi nhà kính tăng, kéo theo sự biển đổi khí hậu và những tác động của nó tới thiên nhiên và con người. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở cấp độ toàn cầu, khu vực và địa phương. Biến đổi khí hậu có thể phá vỡ sự sẵn có của thực phẩm, giảm khả năng tiếp cận thực phẩm và ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Brown M.E., Antle J.M. và cộng sự (2015) ví dụ, dự báo tăng nhiệt độ, thay đổi mô hình lượng mưa, thay đổi thời tiết khắc nghiệt và giảm lượng nước có thể dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp. Sự gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thời tiết cực đoan làm gián đoạn việc cung cấp thực phẩm và dẫn đến tăng giá thực phẩm sau các sự kiện cực đoan dự kiến sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai. Nhiệt độ tăng có thể góp phần làm hỏng và nhiễm bẩn thực phẩm. Báo cáo của FAO khẳng định biến đổi khí hậu, nước và an ninh lương thực ngày càng liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là nghiên cứu toàn diện về các nguồn tri thức khoa học đương đại liên quan đến hậu quả có thể thấy trước của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước cho nông nghiệp. Nguồn nước ở các sông và nguồn nước ngầm đang giảm nhanh ở khu vực Địa Trung Hải và các khu vực bán khô hạn ở châu Mỹ, châu Đại dương và miền Nam châu Phi. Biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến nhiều khu vực đất nông nghiệp rộng lớn ở châu Á lâu nay vẫn phụ thuộc vào nguồn nước tan từ băng và tuyết trên núi; trong khi đó các vùng đồng bằng đông dân cư ở các lưu vực sông cũng đứng trước nguy cơ giảm các nguồn nước (Singh P., Manohar A. và cộng sự, 2006). Trong tương lai, hạn hán kéo dài và... Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tính riêng năm 2015, ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đã có gần 40.000ha lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước, 122.000ha cây trồng bị hạn hán, thiếu nước và hàng chục ngàn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Theo dự báo, El Nino tiếp tục ảnh hưởng và kéo dài đến giữa năm 2016 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016). BĐKH làm giảm năng suất cây trồng dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực: Năng suất các loại cây này có khả năng giảm đáng kể khi nhiệt độ mùa đông tăng cao. Nhiệt độ tăng cũng làm cho tính bất dục đực của các dòng mẹ lúa lai hệ 2 dòng bị đảo lộn, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 sẽ gặp khó khăn hơn (Trần Thế Tưởng, 2010). BĐKH làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên hiện tượng hạn hán. Ví dụ điển hình là các tỉnh ĐBSH đã phải gánh chịu hiện tượng thiếu nước trầm trọng ở vụ Đông Xuân, trong 5 năm qua mực nước sông Hồng xuống thấp dưới mức thấp nhất trong lịch sử 100 năm qua, hiện tượng mùa đông ấm ở miền Bắc trong 3 - 4 năm trở lại đây, tiếp tục biểu hiện rõ trong năm 2009. Sự biến đổi về đất đai, nguồn nước, nhiệt độ sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu cây trồng và mùa vụ trong tương lai mà chúng ta cần nghiên cứu tác động để từ đó xây dựng chiến lược đối phó thích hợp. BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loại sinh vật, làm mất đi hoặc thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài sinh vật và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại thiên dịch. Nhiệt độ tăng trong mùa đông sẽ tạo điều kiện cho nguồn sâu có khả năng phát triển nhanh hơn và gây hại mạnh hơn. BĐKH làm phát sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại không những trong sản xuất mà còn trong bảo quản nông sản, thực phẩm (Trần Thế Tưởng, 2010). Trong thời gian 2 năm 2007 đến 2009, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng nghiêm trọng ở một số vùng. Ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008, sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời điểm cao diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000 ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa và làm tăng chi phí sản xuất. Vụ mùa năm 2009, Miền Bắc cũng đã bắt đầu xuất hiện một số bệnh lạ trên lúa, tương tự như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL, riêng Nghệ An diện tích lúa bị hại đã lên đến gần 6.000 ha (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008). Chỉ tính riêng trong năm 2010, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 11 cơn bão và nhiều đợt lũ lụt lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các hiện tượng bão, lũ quét, lốc đã gây thiệt hại nặng nề đến ngành trồng trọt (Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, 2010). Kịch bản năm 2010 nếu nước biển dâng 1m, vựa lúa ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, nếu kịch bản của Bộ TN&MT về BĐKH và nước biển dâng diễn ra theo đúng như dự đoán, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với việc thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2010, vì mất đi khoảng 21,39% sản lượng lúa (mới tính riêng cho vùng ĐBSCL) (Phan Sỹ Mẫn và Hà Huy Ngọc, 2013). Theo Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (Trương Quang Học và Nguyễn Đức Ngữ, 2009) với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, dự án liên quan, trong đó có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu tình hình diễn biến khí hậu, tác động của chúng, các giải pháp ứng phó, chương trình phòng chống thiên tai, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó. Năm 2008, UNDP kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành hội thảo có tựa đề “Hướng tới một kế hoạch hành động về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Hội thảo xác định vấn đề BĐKH hiện đang là vấn đề nóng bỏng của thế giới, hậu quả của BĐKH lên các ngành kinh tế. Đồng thời nhấn mạnh đến những sự cố thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, xác định rõ Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu trên thế giới bị tổn thương nhiều nhất trong BĐKH và nhấn mạnh khi mực nước biển dâng lên 1m thì ở Việt Nam sẽ có tác động tiêu cực tới 5% đất đai, 11% tổng dân số, 7% Nông nghiệp và giảm 10% GDP và với những dự lượng tăng 3-5 mét có nghĩa là có thể xảy ra thảm họa. Nghị Quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “nông nghiệp-nông thôn-nông dân” (Nghị Quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, 2008), nhận định những tác động tiềm tàng của Biến đổi khí hậu có thể nhận biết được gồm: - Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng. - Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. - Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp ven biển sẽ bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2014 đã ban hành Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT về “Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020” nhằm duy trì tăng trưởng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài; tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu (Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT, 2014). Nghị quyết 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, trong đó có 2 định hướng quan trọng là: (i) Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực; ii) Phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển (Chính phủ, 2017). Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sau Bangladesh và các quốc đảo nhỏ khác (Thayer C.A., 2007). Với gần 70% dân cư là nông dân, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Đó là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh BĐKH. Những tác động tiêu cực của BĐKH đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề cho nền sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người nông dân. Do đó, việc phòng chống và ứng phó hiệu quả đối với các hiện tượng BĐKH đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp cả trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng, phát triển sinh kế bền vững, giảm thiểu mức độ tổn thương cho người nông dân. Các giải pháp bao gồm việc nâng cao nhận thức của người nông dân về BĐKH, huy động các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động phòng chống thiên tai, đặc biệt, cần xây dựng mô hình sinh kế đa dạng, bền vững cho người nông dân. Bên cạnh đó, các giải pháp cũng cần chú ý đến việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào chương trình Nông thôn mới hiện nay (Lương Ngọc Thúy và Phan Đức Nam, 2015). Năm 2013 Viện quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đã thực hiện dự án “Thích ứng với biến đối khí hậu cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long”. Dự án này đã xây dựng cửa cống chống xâm ngập mặn, phát triển nguồn nước ngọt ở Trà Vinh, cải thiện hệ thống mùa vụ ứng phó với BĐKH, quản lý dòng chảy (Viện quy hoạch thủy lợi Miền Nam, 2013). Kết luận hội nghị của TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại hội nghị về “Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long” năm 2017 đã được hội nghị thống nhất chung gồm: Nhiều giải pháp về canh tác cây trồng ứng phó với BĐKH được đưa ra, song tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để lựa chọn giải pháp khả thi nhất, hiệu quả nhất và có lộ trình áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác cây trồng để hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra; Định hướng sản xuất cây trồng thích ứng tác hại xấu do BDKH gây ra là: quy hoạch vùng sản xuất thích hợp cho từng loại cây trồng, chọn giống chống chịu tốt, áp dụng kỹ thuật canh tác mới theo hướng tiết kiệm chi phí, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi. Để cây trồng né tránh tác hại xấu của BĐKH cần chuyển đổi thời vụ gieo trồng, chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản ( Tỉnh Điện Biên đã có những giải pháp, mô hình hiệu quả triển khai cho thấy ngành nông nghiệp địa phương đang dần chuyển hướng tích cực để thích ứng với BĐKH, nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của hệ thống nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực, kết hợp với các nhu cầu thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH, tiêu biểu trong số đó, là HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên (Điện Biên) với mô hình cánh đồng mẫu lớn, quy mô sản xuất khoảng 31ha chuyên sản xuất sản phẩm gạo IR64 và Bắc thơm số 7. Với quy mô tổ chức sản xuất là khai thác tối đa, hiệu quả canh tác của đất, chuyển canh tác 2 vụ lúa thành 2 vụ lúa, 1 vụ đông trồng rau màu; sản xuất lúa gạo đồng bộ, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đồng thời giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; ổn định đầu ra cho sản phẩm thông qua liên kết tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Hiện mặt hàng gạo IR64 và Bắc thơm số 7 đang tạo được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh và trở thành một trong những thương hiệu nông sản của tỉnh Điện Biên (https://baotainguyenmoitruong.vn/dien-bien-chuyen-huong-nong-nghiep-thong-minh-thich-ung-bien-doi-khi-hau-241618.html). Đặng Thị Thanh Hoa (2013) đã thực hiện đề tài “Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trông lúa tại tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp ứng phó”. Nghiên cứu chỉ ra rằng các biểu hiện của BĐKH ảnh hưởng đến ngành trồng lúa của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2011 được thể hiện qua việc làm thay đổi diện tích, năng suất, sản lượng lúa. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng. Ở tỉnh Lào Cai nhiệt độ trung bình các năm tăng, nhưng nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè, tuy nhiên mức tăng thấp (<10C) nên sự ảnh hưởng đến năng suất lúa chưa rõ rệt. Trong giai đoạn này 2 huyện SaPa, Si Ma Cai có diện tích, năng suất lúa thấp nhất và giảm nhanh qua các năm. Số giờ nắng các tháng trong năm: Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm là tháng 12 - tháng 2, tháng có số giờ nắng cao nhất là từ tháng 5 - tháng 7. Số giờ nắng có ý nghĩa quan trọng với cây lúa đặc biệt trong giai đoạn trỗ bông, làm hạt... quyết định năng suất lúa. Vụ lúa xuân có diện tích lúa gieo trồng cũng thấp hơn nhiều so với vụ lúa mùa, tuy nhiên về năng suất đạt cao hơn so với lúa mùa. Lượng mưa trung bình năm của Lào Cai từ 1.500 - 2.900mm. Lượng mưa đang có xu hướng giảm trong các năm, nhưng không đều, giảm mạnh nhất vào các tháng 1, tháng 2, tháng 3 - thời gian gieo trồng lúa xuân. Năm 2008, lượng mưa tăng cao nhất trong các năm nhưng tập trung vào mùa mưa làm ngập lụt nhiều diện tích lúa mùa, năng suất lúa mùa thấp nhất trong các năm nghiên cứu là 39,04 tạ/ha (Đặng Thị Thanh Hoa, 2013). Phạm Quang Hà (2014), đã có nghiên cứu về “Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng”. Nghiên cứu này tập trung vào những nội dung chính như: Tổng quan thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam và các kết quả nghiên cứu có liên quan đến tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía đường); Đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại ĐBSH và ĐBSCL; Dự báo tiềm năng thay đổi năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương và mía theo các kịch bản đến năm 2003, 2005; Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do tác động của BĐKH đến sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại ĐBSH và ĐBSCL. Nghiên cứu này dự kiến sẽ cho ra sản phẩm là: Báo cáo kết quả nghiên cứu tác động của BĐKH đến lúa, ngô, đậu tương và mía tại ĐBSH và ĐB SCL; mô hình tính toán dự báo thay đổi năng suất; cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích và tài liệu dự báo (Phạm Quang Hà, 2014). Nghiên cứu của Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang đối với việc đẩy mạnh công tác chọn tạo lúa giống đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong điều kiện thời tiết bất lợi và nâng cao giá trị hạt gạo, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nền kinh tế hội nhập quốc tế cho thấy, từ năm 2014 đến nay trung tâm đã chọn tạo đươc các giống GKG 4, GKG 14 và GKG 24 đã đáp ứng mục tiêu chống chịu mặn tốt. Riêng giống GKG 24 cho năng suất cao nhất; về năng suất và phẩm chất, giống GKG 4 và GKG 14 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, Trung tâm còn đẩy mạnh công tác khảo nghiệm các giống GKG 26 và GKG 27 có nhiều đặc tính tốt, dạng sạch đẹp, ngắn ngày cho năng suất cao. Năm 2016, trung tâm đã tuyển chọn ít nhất 1 giống mới (Phương Anh, 2016). Trước những thảm họa khốc liệt từ biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp thích ứng. Đối phó với tình trạng hạn hán kéo dài ở miền Trung, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được thực hiện và bước đầu có hiệu quả. Tại những vùng khô hạn, thiếu nước ngọt, các giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt như tỏi, nho, thanh long được đưa vào trồng đại trà. Cùng với đó là các vật nuôi thích ứng với những vùng khô hạn như: cừu, dê Tại những khu vực bị xâm nhập mặn khu vực ven biển, nông dân áp dụng giải pháp trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm sinh thái giúp tăng thu nhập ổn định, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, giảm khí thải nhà kính. Cùng với đó, một số tổ chức khoa học trong và ngoài nước đã chuyển giao các giải pháp, mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu như: Chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học, sản xuất nông nghiệp khép kín không rác thải, thâm canh lúa cải tiến, cải tiến kỹ thuật sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng ngô xen đậu xanh thích ứng hạn, ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng dưa hấu, trồng nấm rơm và trồng rau trên giàn (Thu Phương, 2017). Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo hướng sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, Hợp tác xã An Đôn, phường An Đôn, thị xã Quảng Trị đã triển khai thành công mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) trên cây ngô, giống DK 6919 được đánh giá phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu, bệnh hại và có thị trường tiêu thụ ổn định. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của ruộng mô hình cao hơn ruộng đại trà, năng suất cuối cùng trên ruộng mô hình đạt 64 tạ/ha cao hơn đại trà 6,5 tạ/ha (Phan Việt Toàn, 2019). Trong nghiên cứu về “Đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp Cà Mau” của Ngô Thọ Hùng (Ngô Thọ Hùng, 2012) Trung tâm Nghiên cứu Môi trường - Viện KH Khí tượng Thủy văn và Môi trường có đưa ra các chỉ số để áp dụng cho việc tính toán tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau. Kết quả là tác giả đã tính toán được chỉ số tổn thương cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và xây dựng được bản đồ đánh giá mức độ tổn thương cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và nhấn mạnh rằng phương pháp này có thể áp dụng để tính toán cho các tỉnh khác hoặc các ngành khác trong phạm vi cả nước. Trước trạng hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, hồ chứa nước, sông suối nhỏ cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, ngành nông nghiệp Bắc Giang đã rà soát, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, lập quy hoạch để bố trí, định hướng cây trồng phù hợp với chất đất, khí hậu. Với khu vực miền núi ưu tiên phát triển kinh tế rừng, cây ăn quả; xã vùng thấp tập trung vào mô hình rau, hoa ứng dụng công nghệ cao (CNC). Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến ứng dụng CNC vào nông nghiệp được áp dụng. Hiện, toàn tỉnh có gần 30 mô hình nhà lưới, nhà kính, nhà màng được xây dựng, bình quân hơn 1.000 m2/mô hình để áp dụng CNC vào sản xuất. Các mô hình này chủ yếu trồng rau, hoa, nấm và sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả (Trịnh Lan, 2017). Số liệu của Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương 2010 cho thấy, biến đổi khí hậu mà biểu hiện rõ nhất là thiên tai đã ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng nông thôn. Riêng năm 2010, mưa, lũ, bão số 9 đã làm hư hỏng khoảng 155.700m3 kênh mương, 50.000m3 đê điều, hơn 322 công trình thủy lợi lớn nhỏ các loại. 1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu đến trồng trọt Trồng trọt là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết, cùng với nó là nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho ngành trồng trọt. Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh trưởng và năng suất mùa màng cây trồng. Cụ thể: Theo tác giả Đinh Vũ Thanh, nước biển dâng sẽ khiến cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm. Cụ thể, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số khoảng hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân (Đinh Vũ Thanh, 2013). Theo kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm 2011, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập (Đinh Vũ Thanh, 2013). Cùng với kết quả nghiên cứu trên UNJP cũng cho rằng, những thay đổi về điều kiện thời tiết do biến đổi khí hậu cũng góp phần làm gia tăng các quá trình xói mòn, sạt lở, ngập úng, ngập mặn khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Hậu quả là năng suất và sản lượng bị giảm sút. Theo dự báo sản lượng lúa vụ đông xuân của khu vực Nam Trung Bộ sẽ giảm 10% vào năm 2020 và giảm 8% vào năm 2070, còn khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ giảm là 12,5% và 16,5% (UNJP, 2011). Biến đổi khí hậu còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng các loại hoa màu bằng việc rút ngắn thời gian tăng trưởng và giảm năng suất cây trồng (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014; UNJP, 2011). Khi nhiệt độ tăng thêm 10C, nó sẽ làm chậm quá trình phát triển của lúa từ 5 đến 8 ngày, và đối với đậu và khoai tây là 3 đến 5 ngày (FAO, 2011). Nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi lượng mưa cũng là nguyên nhân gây làm gia tăng các loài sinh vật gây hại cho cây trồng như sâu cuốn lá, dày nâu, sâu bướm, bọ cánh cứng, nấm, (FAO, 2011). Nghiên cứu của tác giả Đinh Vũ Thanh cũng cho thấy, nhiệt độ tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi cũng tăng cao dẫn đến lượng nước tưới tiêu bị thiếu hụt nghiêm trọng (Đinh Vũ Thanh, 2013). Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng ngập lụt và khiến mùa màng bị thay đổi: “Khoảng giữa tháng 6 đến tháng 9 và tháng 12 đến tháng 4 là thời vụ chính cho nông nghiệp, nhưng những năm gần đây những cơn lũ có chiều hướng thay đổi, đã ảnh hưởng tới mùa vụ” (Rajib Shaw, 2006). Cũng chung quan điểm này IIED cho rằng: Nông nghiệp trở nên khó khăn và rủi ro hơn bởi vì tính bất thường của thời tiết, không thể biết được mùa mưa và lượng mưa do vậy không thể quyết định được thời điểm thích hợp để trồng trọt, gieo hạt, thu hoạch (IIED, 2009a). Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hoạt động trồng trọt, các nghiên cứu cũng cho thấy người dân đưa ra nhiều hoạt động thích ứng khác nhau. Các biện pháp thích ứng chính được người dân chủ động sử dụng là thay đổi giống cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác, thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác như nuôi trồng thủy sản, làm thuê trong các ngành nghề khác, Thay đổi giống cây trồng: Nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết. Biến đổi khí hậu cùng với nó là nước biển dâng và các hình thức thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho ngành nông nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh trưởng và năng suất mùa màng cây trồng. Cụ thể: Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới: Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Coretha Komba và Edwin Muchapondwa năm 2012, Gutu năm 2014 cho thấy việc thay đổi giống cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng được coi là phương thức thích ứng hợp lý: Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa và cộng sự tại ven biển Nam Định cho thấy, để thích ứng với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu trong trồng trọt cụ thể là trồng lúa nước, nhiều người đã thay đổi giống lúa từ kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn, ngắn ngày hơn và thích ứng với điều kiện ngập mặn (ví dụ: đối với lúa thuần: chuyển từ Bắc Thơm sang BC15, RVT thơm,; đối với lúa lai: chuyển từ Tạp giao 838, 903, CT16 sang TH3-3) (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014). Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người dân trồng những loại lúa nổi để thích ứng với tình hình ngập lụt (Tran Van Hieu, 2010). Nghiên cứu tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu cũng cho thấy việc thay đổi sang những giống cây trồng ngắn ngày được người dân lựa chọn khá phổ biến. Nghiên cứu tại Tazania, một đất nước thuộc khu vực châu Phi với nền nông nghiệp được coi là hoạt động sinh kế chính, Coretha Komba và Edwin Muchapondwa cho thấy trong các hoạt động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp thì hoạt động chủ yếu là thay đổi những giống cây trồng ngắn ngày hoặc các giống chịu hạn (Coretha Komba and Edwin Muchapondwa, 2012). Ngoài ra, việc chuyển hẳn sang giống cây trồng khác cũng là một lựa chọn, ví dụ người dân Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế chuyển sang các loại cây trên đất cao như lạc và khoai tây, vốn không cần nhiều nước (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2010). Hay nghiên cứu tại quận Seke ở Zimbawei, người dân tự chuyển sang trồng cây thuốc lá do năng suất trồng ngô giảm về chất lượng, năng suất và giá cả (Palmah Gutu, 2014). Thay đổi cơ cấu cây trồng: Thay đổi cơ cấu cây trồng cũng được áp dụng khá phổ biến: thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa (Palmah Gutu, 2014), thử nghiệm xen giống lúa cá hoặc luân canh cây trồng (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014; Trần Văn Hiếu, 2010). Các hộ gia đình ven biển Tây Nam, Camerun để thích ứng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn họ tự đa dạng hóa cây trồng bằng cách trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các cây trồng truyền thống (Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, 2012). Tại Ninh Bình, trong những năm gần đây, người dân cấy lúa theo tỷ lệ 50%-50%. Tức là, 50% diện tích canh tác của mỗi hộ gia đình được dùng để cấy lúa cao sản, nhằm tăng nâng suất. 50% diện tích đất còn lại được dung để cấy lúa chất lượng cao. Việc thay đổi tỷ lệ diện tích gieo trồng như thế này giúp cho người dân ở đây vừa có gạo chất lượng cao để ăn, vừa tránh được suy giảm năng suất, hay thiệt hại. Đối với những loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất thường, nhưng chất lượng gạo không được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm (Nguyễn Tuấn Anh, 2012). Thay đổi kỹ thuật canh tác: Cùng với thay đổi giống cây trồng thì thay đổi kỹ thuật canh tác cũng được người dân chú trọng. Bởi việc thay đổi giống mới cũng cần song hành với kỹ thuật canh tác mới như: phân bón, thời gian gieo trồng, thuốc trừ sâu, (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014). Nhiều nghiên cứu tại các khu vực ven biển Việt Nam: Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm 2014, cho thấy trước các thay đổi về quy luật mùa màng. Cụ thể, những biểu hiện thời tiết không mang tính đặc trưng của mùa đó. Ví dụ, Thông thường, mùa xuân là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp nhưng những năm gần đây nó lại thể hiện không rõ nét là mùa xuân. Đáng ra phải ấm áp thì nó vẫn cứ rét buốt. Hay, Đôi khi lại sang mùa hạ sớm, mùa xuân ít, mùa hạ nắng rất nóng (Nguyễn Tuấn Anh, 2012). Do vậy, các cộng đồng phải tính toán cụ thể về thời gian hoạt động sinh kế để giảm thiểu khả năng tổn thương trước những rủi ro về biến đổi khí hậu: ví dụ, họ thay đổi thời gian trồng và thu hoạch lúa (chuyển vụ mùa lên sớm hoặc muộn hơn) nhằm tránh mùa lũ hoặc nguy cơ thời tiết xấu (Nguyễn Tuấn Anh, 2012; Bộ Tài nguyên Môi trường, 2010; Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014). Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại An Giang cho thấy, người dân chuyển từ việc cấy hai vụ dài ngày sang 3 vụ ngắn ngày (Tran Van Hieu, 2010). Việc chú ý đến thay đổi kỹ thuật cũng được chú trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, tại Myanma, nông dân thích ứng bằng cách thay đổi thời gian trồng trọt (ví dụ họ tính thời điểm, lượng mưa để gieo trồng), đa dạng hóa mùa vụ, cải tạo đất đai. Trong những năm gần đây, họ chú trọng nhiều đến việc phối hợp các phương pháp cũ và chú trọng cải tiến kỹ thuật trồng trọt. Tại Khu vực châu Phi như Tazania, Zimbawei người dân cũng chú trọng đến việc thay đổi thời gian trồng trọt như trồng sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào lượng mưa trong mùa (Palmah Gutu, 2014; Coretha Komba and Edwin Muchapondwa, 2012). Thậm chí, tại Bangladesh để thích ứng với tình hình ngập nước vào mùa mưa người dân thiết lập các “khu vườn nổi” để trồng rau. Khu vườn thường rộng từ 1-2m, dài khoảng 7-9m và cao từ 0.9 đến 1,2 m. Để trồng được rau, họ có thể tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn như: ống nước, vỏ dừa, và đặt chúng vào những thanh tre và không cần sử dụng đến đất. Những loại rau ngắn ngày được trồng và thu hoạch giúp người dân không chỉ cung cấp được nguồn rau cho gia đình mà thậm chí còn tăng thêm nguồn thu đáng kể (Mesbahul Alam et al, 2013; Jessica Ayers and Tim Forsyth, 2009). Ngoài các biện pháp thích ứng trên, người dân cũng chú trọng đến công tác thủy lợi, tưới tiêu. Đây cũng được coi là biện pháp thích ứng hữu hiệu. Đối với hoạt động thích ứng này, người dân chủ động tôn bờ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, khơi thông kênh mương, rửa mặn đồng ruộng, nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan (Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, 2013; Tran Van Hieu, 2010). Ví dụ, tại đồng bằng Sông Cửu Long, bên cạnh xây dựng thêm hệ thống đê điều, người dân tự đắp bờ cao xung quanh ruộng để bảo vệ mùa màng (Tran Van Hieu, 2010). Tại Tazania bên cạnh các biện pháp thích ứng trên công trình thủy lợi nhằm giải quyết tình hình hạn hán hoặc lũ lụt trong trồng trọt (Coretha Komba and Edwin Muchapondwa, 2012). Tương tự vậy, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và cộng sự tại vùng ven biển của quận Sathkhira thuộc Bangladesh cho thấy để thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu như: triều cường, lốc xoáy, xâm nhập mặn, lũ lụt và hạn hán, bên cạnh các biện pháp đa dạng hóa mùa vụ, trồng loại giống ngắn ngày thì việc chú trọng vào biện pháp tưới tiêu, thủy lợi được quan tâm hàng đầu. Bởi theo người dân ở đây, biện pháp thủy lợi, tưới tiêu giúp làm tăng sản lượng, nâng cao dinh dưỡng cho cây trồng (Mohammed Nasir Uddin và Wolfgang Bokelmann and Jason Scott Entsminger, 2014). Chuyển sang hoạt động sản xuất khác: Ngoài hai biện pháp thay đổi giống cây và thay đổi kỹ thuật canh tác, nhiều hộ gia đình đặc biệt những gia đình có điều kiện kinh tế khá và vừa chuyển sang hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, 2012; Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014; Đặng Thị Hoa, Ngô Tuấn Quang và Ngô Thị Thanh, 2013), hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động phi nông nghiệp, đi làm ăn xa ở các địa phương khác; liên kết sản xuất giữa các hộ, dưới hình thức vài hộ gia đình cùng nhau đóng góp làm ăn chung với nhau, điều này giúp giảm gánh nặng đầu tư (Mohammed Nasir Uddin và Wolfgang Bokelmann and Jason Scott Entsminger, 2014). 1.4. Thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt tỉnh Tuyên Quang 1.4.1. Thực trạng BĐKH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Tuyên Quang cho thấy, giai đoạn 1961-2015, nhiệt độ không khí trung bình năm và các mùa tỉnh Tuyên Quang có xu thế tăng với tốc độ tăng khoảng 0,1 - 0,2oC thập kỷ. Trong đó, nhiệt độ ở phía nam (khu vực thành phố Tuyên Quang, huyện ...ean temperature as a predictor of extreme temperature change in the Asia-Pacifc region", International Journal of Climatology. 25. Hoogenboom G. Et. Al. (1999). DSSAT v4. The University of Georgia, University of Florida, International Consortium for Agricultural Systems Applications. Gunther Fischer, Mahendra Shah and Harrij van Velthuizen (2002), Climate Change and Agricultural Vulnerability, the World Summit on Sustainable Development, Johannesburg. Hanh P. và Furukawa Mashahide (2007), Impact of sea level rise on coastal zone of Vietnam, University of the Ryukyus. Hatfield J. và Takle G. (2014), Ch. 6: Agriculture. Climate Change Impacts in the United States., The Third National Climate Assessment. Herrington Ross, Johnson Brian et.al. (1997), Canada Country Study: Climate Impacts and Adaptation., responding to the global climate change in the Prairies, Adaptation and Impacts Section, Atmospheric Environment Branch, Environment Canada, Prairie and Northern Region. IPCC (2007), Fourth Assessment Report of the Intergovemental Panel on Climate Change. IIED (2009a), Participatory learning and action 60: Community based adaptation to climate change, Russell Press, Nottingham, UK. Jessica Ayers and Tim Forsyth (2009), "Community-based adaptation to climate change - Strengthening resilience through development", Environment, (4/51), p.22 - 31. Kumar Rohitashw and Gautam Harender Raj (2014), Climate Change and its Impact on Agricultural Productivity in India, Climatology & Weather Forecasting. 2(1). Mesbahul Alam et al (2013), "Chapter 14: Coastal Livelihood Adaptation in Changing Climate: Bangladesh Experience of NAPA Priority Project Implementation", From book: Climate Change Adaptation Actions in Bangladesh, Springer, p.253-276. Mohammed Nasir Uddin và Wolfgang Bokelmann and Jason Scott Entsminger (2014), "Factors Affecting Farmers’ Adaptation Strategies to Environmental Degradation and Climate Change Effects: A Farm Level Study in Bangladesh", Climate, (2), p. 223 - 241. Lewis Ziska, Crimmins Allison et.al. (2014), Ch. 7: Food Safety, Nutrition, and Distribution. Manton M. J. et.al. (2001), "Trends in extreme daily rainfall and temperature in Southeast Asia and the South Pacifc: 1961-1998", International Journal of Climatology. 21. McClean J. Colin (2005), African Plant Diversity and Climate Change, Annals of the Missouri Botanical Garden 92(2). Melillo J. M. , Terese (T.C.) Richmond và G. W. Yohe, ed. Nick Carey (2008), Mississippi overflows levees, crops threatened. Palmah Gutu (2014), An analysis of factor affecting climate change adaptation strategies on maize production by household - Case of Seke district, Zimbawei. Partha Dasgupta (2007), "Nature and the economy", Journal of applied ecology. 44(3). Rajib Shaw (2006), "Community-based climate change adaptation in Vietnam: inter-linkages of environment, disaster, and human security", Multiple Dimension of Global Environmental Changes, p. 521-547. Schlenker Wolfram and J. Roberts Michael (2009), Nonlinear temperature effects indicate severe damages to U.S. crop yields under climate change, Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 37. Singh P., Manohar A. And Goel N.K. (2006), Effect of climate change on runoff of a glacierized Himalayan basin, Hydrological processes 20. 9. Stern N. (2007), “The Economics of Climate Change: The Stern Review”, Cambridge University Press. Thayer C.A. (2007), Climate Change and Regional Security: Vietnam in 2030, Workshop on Climate Change and Regional Security, U.S. Naval Postgraduate School, Monterey, California. The World Bank (2010), The Social Dimensions of Adaptation to Climate Change in Vietnam. Tran Van Hieu (2010), Understanding farmer production strategies in context of policies for adaptation to floods in Vietnam (Case study at two communes, An Giang province, Vietnam), Department of Urban and Rural Development Faculty of Natural Resources and Agriculture Sciences, Swedish University of Agricultural Sciences, Swedish. UNJP (2011), Strengthening capacities to enhance coordinated and integrated diaster risk reduction actions and adaptation to climate change in agriculture in the northen moutain regions of Vietnam, FAO, Ha Noi. Walthall C.L. et.al. (2012), Climate Change and Agriculture in the United States: Effects and Adaptation, USDA Technical Bulletin 1935. Zhang X. et.al. (2016), Changes in Temperature and Precipitation Across Canada: Canada’s Changing Climate Report, Government of Canada, Ottawa, Ontario. Tài liệu Internet: Thu Phương, 2017. https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau/154620.html. ngày 25/06/2017. https://baotainguyenmoitruong.vn/dien-bien-chuyen-huong-nong-nghiep-thong-minh-thich-ung-bien-doi-khi-hau-241618.html, ngày 31/05/2018. Trịnh Lan, 2017, Phan Việt Toàn, 2019. Phương Anh, 2016. https://canthotv.vn/chon-tao-giong-lua-thich-nghi-voi-bien-doi-khi-hau. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Các yếu tố khí tượng vùng lưu vực sông Phó Đáy 1. Lượng mưa trung bình theo mùa trạm Tuyên Quang thời kỳ 1970-2015 Năm Mùa vụ TB cả năm Xuân Hè Thu Đông 1970 413,7 694,7 241,5 75,8 1.414,5 1971 348,0 1.072,0 222,2 28,1 1.686,0 1972 540,9 846,0 443,5 64,6 1.884,5 1973 536,5 1.100,0 355,3 59,2 2.039,7 1974 184,4 800,0 453,1 90,1 1.493,3 1975 432,6 895,3 333,3 160,9 1.780,3 1976 517,8 587,6 319,2 52,4 1.550,9 1977 340,0 964,0 353,7 105,0 1.752,9 1978 465,3 1.111,0 612,8 129,2 2.274,5 1979 417,1 1.237,9 148,9 63,1 1.909,8 1980 319,8 1.351,4 233,8 86,3 1.995,7 1981 715,3 719,6 316,5 41,3 1.808,0 1982 312,7 859,3 517,4 105,7 1.736,2 1983 242,4 661,3 522,3 43,0 1.544,6 1984 301,2 1.110,4 385,8 60,6 1.826,2 1985 274,4 685,3 620,5 40,1 1.638,8 1986 681,4 1.037,4 328,6 55,9 2.087,7 1987 375,3 757,0 317,6 58,5 1.503,3 1988 183,8 743,1 312,5 59,9 1.301,3 1989 560,3 778,4 293,3 75,6 1.694,7 1990 559,6 846,9 561,8 32,6 2.040,4 1991 195,9 1.083,3 167,6 156,3 1.525,7 1992 196,4 1.064,9 154,1 139,7 1.571,4 1993 376,2 797,1 202,6 74,2 1.469,8 1994 483,4 756,4 361,0 105,6 1.712,0 1995 329,5 1.012,8 180,1 24,3 1.588,1 1996 461,0 1.077,2 227,5 44,5 1.794,2 1997 438,3 746,2 339,2 47,2 1.596,6 1998 497,1 631,6 167,6 34,2 1.317,7 1999 315,8 629,9 507,7 104,8 1.531,7 2000 385,0 612,3 404,4 55,4 1.461,3 2001 373,9 1.113,5 466,4 63,8 2.010,5 2002 386,4 929,8 312,3 183,8 1.739,2 2003 335,8 870,9 193,7 37,8 1.534,4 2004 574,5 638,3 90,6 41,3 1.340,2 2005 312,9 786,1 227,9 55,0 1.404,3 2006 342,6 1.028,7 202,3 40,6 1.595,7 2007 424,7 568,4 242,4 88,4 1.294,0 2008 342,6 704,0 604,3 24,7 1.720,8 2009 482,8 591,5 177,1 111,7 1.271,5 2010 588,1 544,2 197,9 100,0 1.479,9 2011 154,3 674,6 561,5 33,8 1.424,1 2012 163,0 877,9 549,9 156,3 1.746,9 2013 130,8 870,0 660,4 51,5 1.712,7 2014 238,5 648,0 511,5 108,5 1.506,5 2015 161,0 807,5 596,0 322,1 1.886,6 2. Nhiệt độ trung bình theo mùa trạm Tuyên Quang thời kỳ 1980-2015 Năm Nhiệt độ trung bình theo mùa TB Năm Xuân Hè Thu Đông 1980 24,5 27,9 24,3 17,6 23,4 1981 24,6 28,4 24,2 16,9 23,6 1982 23,7 28,6 24,6 15,1 23,4 1983 23,7 29,0 24,0 14,6 23,0 1984 23,5 28,3 23,8 16,2 22,7 1985 22,6 28,6 24,2 16,8 23,0 1986 23,1 28,1 23,8 19,2 23,1 1987 25,3 28,9 24,5 16,7 24,2 1988 23,1 28,6 23,8 16,7 23,3 1989 23,3 28,4 24,4 17,5 23,2 1990 23,3 28,7 24,7 18,4 23,7 1991 24,3 28,2 24,5 17,0 23,9 1992 24,2 28,5 23,5 17,7 23,4 1993 24,1 29,3 24,3 17,8 23,7 1994 24,0 27,9 24,1 17,1 23,7 1995 23,7 28,1 24,4 16,4 23,2 1996 23,0 28,2 24,8 17,1 23,1 1997 24,4 28,2 24,6 18,4 23,8 1998 24,9 29,3 24,6 18,7 24,4 1999 24,2 28,5 24,3 16,4 23,6 2000 24,2 28,6 24,1 18,3 23,7 2001 24,2 28,3 24,3 17,9 23,7 2002 24,8 28,2 23,8 18,4 23,8 2003 25,4 28,9 25,0 17,4 24,4 2004 23,7 28,5 24,7 17,1 23,6 2005 24,1 28,8 24,9 17,6 23,6 2006 24,2 28,6 25,6 18,3 24,1 2007 23,7 29,1 23,8 16,2 24,0 2008 24,3 28,5 24,7 18,1 23,3 2009 24,1 28,9 24,9 19,3 24,2 2010 24,6 29,1 24,3 18,3 24,3 2011 19,7 27,9 26,4 16,4 22,6 2012 20,8 28,9 26,6 18,2 22,4 2013 22,6 28,2 26,1 17,4 23,8 2014 20,9 28,9 27,2 18,1 23,7 2015 21,1 29,6 26,7 18,2 24,6 PHỤ LỤC 2: Tương quan giữa các yếu tố khí tượng và năng suất cây trồng 1. Mối tương quan giữa điều kiện nhiệt độ và lượng mưa với năng suất lúa Correlations Nhietdo_xuan Nhietdo_he Nhietdo_thu Nhietdo_dong Luongmua_xuan Luongmua_he Luongmua_thu Luongmua_dong Nsuat_xuan Nsuat_mua Nhietdo_xuan Pearson Correlation 1 .057 -.376 .303 -.304 .623 .730 .015 -.011 .771 Sig. (2-tailed) .927 .533 .620 .619 .261 .161 .980 .986 .127 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_he Pearson Correlation .057 1 .590 .880* .340 .197 -.224 .940* -.617 -.029 Sig. (2-tailed) .927 .295 .049 .576 .751 .717 .018 .268 .964 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_thu Pearson Correlation -.376 .590 1 .602 .945* -.535 -.849 .351 -.912* -.753 Sig. (2-tailed) .533 .295 .283 .015 .353 .069 .562 .031 .142 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_dong Pearson Correlation .303 .880* .602 1 .431 .326 -.231 .695 -.786 .068 Sig. (2-tailed) .620 .049 .283 .469 .593 .708 .193 .115 .914 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_xuan Pearson Correlation -.304 .340 .945* .431 1 -.674 -.822 .065 -.888* -.804 Sig. (2-tailed) .619 .576 .015 .469 .212 .088 .918 .044 .101 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_he Pearson Correlation .623 .197 -.535 .326 -.674 1 .644 .277 .266 .913* Sig. (2-tailed) .261 .751 .353 .593 .212 .241 .652 .665 .031 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_thu Pearson Correlation .730 -.224 -.849 -.231 -.822 .644 1 -.026 .644 .897* Sig. (2-tailed) .161 .717 .069 .708 .088 .241 .967 .241 .039 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_dong Pearson Correlation .015 .940* .351 .695 .065 .277 -.026 1 -.319 .108 Sig. (2-tailed) .980 .018 .562 .193 .918 .652 .967 .601 .863 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_xua Pearson Correlation -.011 -.617 -.912* -.786 -.888* .266 .644 -.319 1 .474 Sig. (2-tailed) .986 .268 .031 .115 .044 .665 .241 .601 .420 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_mua Pearson Correlation .771 -.029 -.753 .068 -.804 .913* .897* .108 .474 1 Sig. (2-tailed) .127 .964 .142 .914 .101 .031 .039 .863 .420 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 2. Mối tương quan giữa điều kiện nhiệt độ và lượng mưa với năng suất ngô Correlations Nhietdo_xuan Nhietdo_he Nhietdo_thu Nhietdo_dong Luongmua _xuan Luongmua_he Luongmua_thu Luongmua_dong Nsuatngo_xuan Nsuatngo_thu Nsuatngo_dong Nhietdo_xuan Pearson Correlation 1 .057 -.376 .303 -.304 .623 .730 .015 .896* .742 .246 Sig. (2-tailed) .927 .533 .620 .619 .261 .161 .980 .040 .151 .690 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_he Pearson Correlation .057 1 .590 .880* .340 .197 -.224 .940* .493 -.006 .958* Sig. (2-tailed) .927 .295 .049 .576 .751 .717 .018 .399 .992 .010 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_thu Pearson Correlation -.376 .590 1 .602 .945* -.535 -.849 .351 -.088 -.754 .600 Sig. (2-tailed) .533 .295 .283 .015 .353 .069 .562 .888 .141 .284 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_dong Pearson Correlation .303 .880* .602 1 .431 .326 -.231 .695 .654 -.045 .976** Sig. (2-tailed) .620 .049 .283 .469 .593 .708 .193 .231 .942 .004 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_xuan Pearson Correlation -.304 .340 .945* .431 1 -.674 -.822 .065 -.144 -.793 .398 Sig. (2-tailed) .619 .576 .015 .469 .212 .088 .918 .817 .110 .508 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_he Pearson Correlation .623 .197 -.535 .326 -.674 1 .644 .277 .663 .727 .280 Sig. (2-tailed) .261 .751 .353 .593 .212 .241 .652 .223 .164 .648 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_thu Pearson Correlation .730 -.224 -.849 -.231 -.822 .644 1 -.026 .549 .975** -.198 Sig. (2-tailed) .161 .717 .069 .708 .088 .241 .967 .338 .005 .750 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_dong Pearson Correlation .015 .940* .351 .695 .065 .277 -.026 1 .436 .191 .825 Sig. (2-tailed) .980 .018 .562 .193 .918 .652 .967 .463 .758 .086 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuatngo_xuan Pearson Correlation .896* .493 -.088 .654 -.144 .663 .549 .436 1 .658 .638 Sig. (2-tailed) .040 .399 .888 .231 .817 .223 .338 .463 .227 .247 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuatngo_thu Pearson Correlation .742 -.006 -.754 -.045 -.793 .727 .975** .191 .658 1 .006 Sig. (2-tailed) .151 .992 .141 .942 .110 .164 .005 .758 .227 .992 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuatngo_dong Pearson Correlation .246 .958* .600 .976** .398 .280 -.198 .825 .638 .006 1 Sig. (2-tailed) .690 .010 .284 .004 .508 .648 .750 .086 .247 .992 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 3. Mối tương quan giữa điều kiện nhiệt độ và lượng mưa với năng suất lạc Correlations nhietdo_xuan nhietdo_he nhietdo_thu nhietdo_dong luongmua_xuan luongmua_ he luongmua_ thu luongmua_dong nsuatlac_xuan nsuatlac_thu nsuatlac_dong nhietdo_xuan Pearson Correlation 1 .057 -.376 .303 -.304 .623 .730 .015 -.183 -.629 .134 Sig. (2-tailed) .927 .533 .620 .619 .261 .161 .980 .769 .256 .830 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 nhietdo_he Pearson Correlation .057 1 .590 .880* .340 .197 -.224 .940* .868 -.400 -.899* Sig. (2-tailed) .927 .295 .049 .576 .751 .717 .018 .057 .505 .038 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 nhietdo_thu Pearson Correlation -.376 .590 1 .602 .945* -.535 -.849 .351 .848 .430 -.812 Sig. (2-tailed) .533 .295 .283 .015 .353 .069 .562 .070 .470 .095 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 nhietdo_dong Pearson Correlation .303 .880* .602 1 .431 .326 -.231 .695 .879* -.446 .903* Sig. (2-tailed) .620 .049 .283 .469 .593 .708 .193 .050 .452 .036 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 luongmua_xuan Pearson Correlation -.304 .340 .945* .431 1 -.674 -.822 .065 .654 .612 -.606 Sig. (2-tailed) .619 .576 .015 .469 .212 .088 .918 .231 .272 .279 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 luongmua_he Pearson Correlation .623 .197 -.535 .326 -.674 1 .644 .277 -.033 -.965** -.028 Sig. (2-tailed) .261 .751 .353 .593 .212 .241 .652 .958 .008 .965 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 luongmua_thu Pearson Correlation .730 -.224 -.849 -.231 -.822 .644 1 -.026 -.630 -.644 .571 Sig. (2-tailed) .161 .717 .069 .708 .088 .241 .967 .255 .240 .315 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 luongmua_dong Pearson Correlation .015 .940* .351 .695 .065 .277 -.026 1 .681 -.498 -.725 Sig. (2-tailed) .980 .018 .562 .193 .918 .652 .967 .205 .394 .165 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 nsuatlac_xuan Pearson Correlation -.183 .868 .848 .879* .654 -.033 -.630 .681 1 -.090 -.997** Sig. (2-tailed) .769 .057 .070 .050 .231 .958 .255 .205 .885 .000 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 nsuatlac_thu Pearson Correlation -.629 -.400 .430 -.446 .612 -.965** -.644 -.498 -.090 1 .159 Sig. (2-tailed) .256 .505 .470 .452 .272 .008 .240 .394 .885 .798 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 nsuatlac_dong Pearson Correlation .134 -.899* -.812 -.903* -.606 -.028 .571 -.725 -.997** .159 1 Sig. (2-tailed) .830 .038 .095 .036 .279 .965 .315 .165 .000 .798 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 4. Mối tương quan giữa điều kiện nhiệt độ và lượng mưa với năng suất đậu tương Correlations Nhietdo_xuan Nhietdo_he Nhietdo_ thu Nhietdo_dong Luongmua_xuan Luongmua_he Luongmua_thu Luongmua_dong Nsuat _xuan Nsuat _thu Nsuat _dong Nhietdo_xuan Pearson Correlation 1 -.001 -.071 .034 -.304 .623 .730 .015 .919* -.425 -.698 Sig. (2-tailed) .998 .909 .957 .619 .261 .161 .980 .027 .476 .190 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_he Pearson Correlation -.001 1 .908* -.868 .414 -.090 -.449 -.601 -.201 .704 -.129 Sig. (2-tailed) .998 .033 .056 .488 .886 .448 .284 .745 .184 .836 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_thu Pearson Correlation -.071 .908* 1 -.993** .220 -.224 -.295 -.877 -.378 .444 .220 Sig. (2-tailed) .909 .033 .001 .722 .717 .630 .051 .530 .454 .722 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_dong Pearson Correlation .034 -.868 -.993** 1 -.111 .168 .197 .912* .369 -.347 -.260 Sig. (2-tailed) .957 .056 .001 .859 .787 .750 .031 .542 .567 .673 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_xuan Pearson Correlation -.304 .414 .220 -.111 1 -.674 -.822 .065 -.137 .781 -.209 Sig. (2-tailed) .619 .488 .722 .859 .212 .088 .918 .827 .119 .736 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_he Pearson Correlation .623 -.090 -.224 .168 -.674 1 .644 .277 .577 -.326 -.522 Sig. (2-tailed) .261 .886 .717 .787 .212 .241 .652 .309 .593 .367 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_thu Pearson Correlation .730 -.449 -.295 .197 -.822 .644 1 -.026 .595 -.898* -.143 Sig. (2-tailed) .161 .448 .630 .750 .088 .241 .967 .290 .039 .818 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_dong Pearson Correlation .015 -.601 -.877 .912* .065 .277 -.026 1 .384 -.001 -.487 Sig. (2-tailed) .980 .284 .051 .031 .918 .652 .967 .524 .999 .405 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_xuan Pearson Correlation .919* -.201 -.378 .369 -.137 .577 .595 .384 1 -.338 -.848 Sig. (2-tailed) .027 .745 .530 .542 .827 .309 .290 .524 .578 .070 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_thu Pearson Correlation -.425 .704 .444 -.347 .781 -.326 -.898* -.001 -.338 1 -.190 Sig. (2-tailed) .476 .184 .454 .567 .119 .593 .039 .999 .578 .759 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_dong Pearson Correlation -.698 -.129 .220 -.260 -.209 -.522 -.143 -.487 -.848 -.190 1 Sig. (2-tailed) .190 .836 .722 .673 .736 .367 .818 .405 .070 .759 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 5. Mối tương quan giữa điều kiện nhiệt độ và lượng mưa với năng suất khoai lang Correlations Nhietdo_ xuan Nhietdo_ he Nhietdo_ thu Nhietdo_ dong Luongmua_xuan Luongmua_he Luongmua_thu Luongmua_dong Nsuat_xuan Nsuat_dong Nhietdo_xuan Pearson Correlation 1 .057 -.376 .303 -.304 .623 .730 .015 .473 .549 Sig. (2-tailed) .927 .533 .620 .619 .261 .161 .980 .421 .338 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_he Pearson Correlation .057 1 .590 .880* .340 .197 -.224 .940* .848 .820 Sig. (2-tailed) .927 .295 .049 .576 .751 .717 .018 .070 .089 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_thu Pearson Correlation -.376 .590 1 .602 .945* -.535 -.849 .351 .415 .405 Sig. (2-tailed) .533 .295 .283 .015 .353 .069 .562 .488 .498 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nhietdo_dong Pearson Correlation .303 .880* .602 1 .431 .326 -.231 .695 .975** .959* Sig. (2-tailed) .620 .049 .283 .469 .593 .708 .193 .005 .010 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_xuan Pearson Correlation -.304 .340 .945* .431 1 -.674 -.822 .065 .241 .263 Sig. (2-tailed) .619 .576 .015 .469 .212 .088 .918 .696 .669 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_he Pearson Correlation .623 .197 -.535 .326 -.674 1 .644 .277 .501 .466 Sig. (2-tailed) .261 .751 .353 .593 .212 .241 .652 .390 .429 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_thu Pearson Correlation .730 -.224 -.849 -.231 -.822 .644 1 -.026 -.011 .039 Sig. (2-tailed) .161 .717 .069 .708 .088 .241 .967 .986 .951 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Luongmua_dong Pearson Correlation .015 .940* .351 .695 .065 .277 -.026 1 .703 .668 Sig. (2-tailed) .980 .018 .562 .193 .918 .652 .967 .185 .218 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_xuan Pearson Correlation .473 .848 .415 .975** .241 .501 -.011 .703 1 .991** Sig. (2-tailed) .421 .070 .488 .005 .696 .390 .986 .185 .001 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nsuat_dong Pearson Correlation .549 .820 .405 .959* .263 .466 .039 .668 .991** 1 Sig. (2-tailed) .338 .089 .498 .010 .669 .429 .951 .218 .001 N 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP SỐ LIỆU Đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu đối với một số cây nông nghiệp vùng lưu vực sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên Quang Họ và tên người phỏng vấn: . Họ và tên người được phỏng vấn: Địa bàn phỏng vấn: ............................................................................................. Ngày phỏng vấn: .............../............../............ Thôn: .......................................... Xã: ................................................................ Giới tính: Nam Nữ ; Tuổi: ..................... Nghề nghiệp chính: ............................................................................................ Chúng tôi rất mong muốn gia đình ông/bà cung cấp cho chúng tôi một số thông tin về biểu hiện của thời tiết và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực. I. LỊCH SỬ CANH TÁC Câu 1: Cây trồng chủ yếu của gia đình ông (bà)? A. Lúa B. NgôC. Lạc D. Khoai langE. Đỗ TươngG. Cây trồng khác Câu 2: Loại giống mà ông (bà) đang trồng là giống gì? A. Lúa: ............................. B. Ngô:.................................... C. Lạc: .............................. D. Khoai lang: ......................... E.Đỗ Tương:...................... G. Cây trồng khác:.................... Câu 3: Diện tích mỗi loại cây trồng là bao nhiêu? A. Lúa ....................... B. Ngô...................... C. Lạc ............................ D. Khoai lang ........... E. Đỗ Tương ........... G. Cây trồng khác........... Câu 4: Chi phí cho mỗi vụ là bao nhiêu (đồng/sào)? A. Lúa ...................... B. Ngô..................... C. Lạc ............................ D. Khoai lang .............. E. Đỗ Tương ............. G. Cây trồng khác............. Câu 5: Sản lượng/vụ, gia đình Ông (bà) thu được là bao nhiêu? A. Lúa ...................... B. Ngô...................... C. Lạc ............................ D. Khoai lang ............. E. Đỗ Tương ............ G. Cây trồng khác........... II. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỜI TIẾT ĐẾN SẢN XUẤT Câu 1: Ông (bà) đã nghe và biết đến khái niệm BĐKH chưa? Có Không Câu 2: Thay đổi thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất mùa vụ cây trồng? A. Không đáng kể B. Nghiêm trọng C. Rất nghiêm trọng Câu 3: Theo ông (bà) thời tiết những năm gần đây có sự thay đổi không? Có Không Nếu có xin ông (bà) mô tả biểu hiện: Nhiệt độ: ................................................................................................ Lương mưa: ........................................................................................... Thiên tai (bão, lũ, gió lốc,..) thường vào tháng nào có gì thay đổi? ............................................................................................................................... ................................................................................................................ Hạn hán (thường vào tháng nào, có gì thay đổi)? ................................................................................................................ ................................................................................................................ Rét đậm, rét hại (thường vào tháng nào, có gì thay đổi)? ................................................................................................................ ................................................................................................................ Câu 4: Biến đổi khí hậu gây ra những tác động tiêu cực gì đến hoạt động trồng trọt của gia đình? - Năng suất: .. - Sâu, bệnh hại: - Mùa vụ: ............................................................................................. Câu 5: Trong 10 năm qua ông (bà) có thay đổi phương thức canh tác đối với cây trồng nông nghiệp không? A. Lúa: ............................................................................................................ B. Ngô:............................................................................................................. C. Lạc: ......................................... ................................................................ D. Khoai lang: ..................................... ........................................................... E. Đỗ Tương:................................................................................................... G. Cây trồng khác:........................................................................................ Câu 6: Ông (bà) đã gặp những khó khăn như thế nào trong canh tác một số loại cây trồng: lúa, ngô, lạc, đỗ tương, khoai lang hiện nay? Ảnh hưởng của nó? Yếu tố Mức độ ảnh hưởng Lúa Ngô Lạc Đỗ tương Khoai lang a b c d a b c d a b c d a b c d a b c d 1. Thiên tai - Nắng nóng kéo dài - Rét đậm, rét hại - Ngập lụt - Hạn hán - Bão lũ 2. Sâu bệnh hại 3. Chất lượng đất 5. Tưới tiêu 6. Thị trường tiêu thụ Ghi chú: a. Rất nghiêm trọng; b. Nghiêm trọng; c. Ít nghiêm trọng; d. Không ảnh hưởng III. NHỮNG BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG Câu 1: Ông (bà) có cho rằng sâu, bệnh trên một số loại cây trồng: lúa, ngô, lạc, đỗ tương thay đổi là do thời tiết? Đúng Sai Ông (bà) dùng biện pháp gì để xử lý sâu, bệnh (kinh nghiệm bản thân): Lúa: ....................................................................................................... Ngô: ...................................................................................................... Lạc: ....................................................................................................... Đỗ tương: ............................................................................................. Khoai lang: ........................................................................................... Câu 2: Ông (bà) đã áp dụng biện pháp canh tác nào để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu? Chuyển đổi cơ cấu cây trồng Ứng dụng các biện pháp "3 giảm, 3 tăng" (giảm lượng giống, thuốc trừ sâu, phân đạm; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế) "1 phải, 5 giảm" (phải dùng giống xác nhận; 5 giảm gồm: nước, thất thoát sau thu hoạch và 3 giảm lượng giống, thuốc trừ sâu, phân đạm; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế) Biện pháp khác: ................................................................................ Câu 3: Dựa vào kinh nghiệm sống của mình ông (bà) hãy cho biết những dấu hiệu dự báo hiện tượng thời tiết xấu phục vụ sản xuất nông nghiệp? ........................................................................................................... IV. MÔ HÌNH CÂY TRỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Câu 1: Ông (bà) có tham gia mô hình cải tiến phương thức canh tác ngô có khả năng chống chịu tốt, nâng cao năng suất không? A: Có B: Không Câu 2: Diện tích trồng ngô là của gia đình là bao nhiêu? ............................................................................................................. Câu 3: Ông (bà) bón phân cho ngô có đúng lượng theo khuyến cáo không? A: Có B: Ít hơn C: Nhiều hơn Câu 4: Kỹ thuật canh tác ngô có đúng quy trình của ngành nông nghiệp không? A: Có B: Không Câu 5: Có hiệu quả hơn so với giống ngô ông (bà) đã sử dụng trước đây không? A: Có B: Không Câu 6: Ông (bà) có tham gia mô hình cây lúa chịu hạn, chịu rét không? A: Có B: Không Câu 7: Diện tích trồng lúa là của gia đình là bao nhiêu? ............................................................................................................... Câu 8: Ông (bà) bón phân cho lúa có đúng lượng theo khuyến cáo không? A: Có B: Ít hơn C: Nhiều hơn Câu 9: Kỹ thuật canh tác lúa có đúng quy trình của ngành nông nghiệp không? A: Có B: Không Câu 10: Có hiệu quả hơn so với giống lúa ông (bà) đã sử dụng trước đây không? A: Có B: Không Câu 11: Ông (bà) có tham gia mô hình cây lạc chịu hạn không? A: Có B: Không Câu 12: Diện tích trồng lạc là của gia đình là bao nhiêu? ............................................................................................................ Câu 13: Ông (bà) bón phân cho lạc có đúng lượng theo khuyến cáo không? A: Có B: Ít hơn C: Nhiều hơn Câu 14: Kỹ thuật canh tác lạc có đúng quy trình của ngành nông nghiệp không? A: Có B: Không Câu 15: Có hiệu quả hơn so với giống lạc ông (bà) đã sử dụng trước đây không? A: Có B: Không Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_khi_hau_bien_doi_den_san_xu.doc
  • docTOM TAT LUAN AN TIENG ANH NCS NGUYEN VAN GIAP.doc
  • docTOM TAT LUAN AN TIENG VIET NCS NGUYEN VAN GIAP.doc
  • docTRANG THONG TIN LUAN AN CUA NCS NGUYEN VAN GIAP.doc
  • docTRICH YEU LUAN AN NCS NGUYEN VAN GIAP.doc
Tài liệu liên quan