Luận án Nghi lễ võng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành bồ, tỉnh Quảng Ninh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CỦA NGƢỜI DAO THANH Y Ở HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Nhân học Mã số : 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Quang Hoan 2. TS. Đặng Thị Hoa Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung trình bày trong luận án là kết quả điều tra khảo sát thực địa

pdf197 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghi lễ võng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành bồ, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của tác giả tại tỉnh Quảng Ninh. Các số liệu, kết quả trong luận án hoàn toàn trung thực. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài: Nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội - Nhà Hát NTTH nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận án. - Học viện Khoa học xã hội và Khoa Dân tộc học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, cán bộ huyện, xã và đồng bào Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, địa bàn nơi tôi điền dã, nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác giúp tôi thu thập thông tin, tư liệu của luận án. - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ tôi trong thời gian thực hiện luận án. - Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Hoan và TS. Đặng Thị Hoa đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến gợi mở và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 8 1.2. Các khái niệm tiếp cận và cơ sở lý thuyết ..................................................... 14 1.3. Giới thiệu về người Dao Thanh Y ở tỉnh Quảng Ninh ................................. 21 Chƣơng 2: NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ CHĂM SÓC, NUÔI DẠY CON ........ 34 2.1. Quan niệm của người Dao Thanh Y về con người và sinh đẻ ..................... 34 2.2. Nghi lễ và kiêng cữ trong quá trình mang thai .............................................. 35 2.3. Nghi lễ và các kiêng kỵ khi sinh con ............................................................. 38 2.4. Lễ đặt tên .......................................................................................................... 40 2.5. Nghi lễ nhận con nuôi ..................................................................................... 44 2.6. Biến đổi trong nghi lễ sinh đẻ ......................................................................... 44 Chƣơng 3: NGHI LỄ TRƢỞNG THÀNH (LỄ CẤP SẮC) ......................... 50 3.1. Tên gọi và ý nghĩa của lễ cấp sắc trong cộng đồng người Dao ở nước ta ........ 50 3.2. Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh ............. 53 3.3. Các bước chuẩn bị nghi lễ ............................................................................... 56 3.4. Các bước nghi lễ cấp sắc ................................................................................. 60 3.5. Những biến đổi trong nghi lễ cấp sắc ............................................................. 67 Chƣơng 4: NGHI LỄ TRONG HÔN NHÂN VÀ CƢỚI XIN ...................... 72 4.1. Quan niệm của người Dao về hôn nhân ......................................................... 72 4.2. Các nghi lễ trong đám cưới ............................................................................. 76 4.3. Các nghi lễ sau đám cưới ................................................................................ 87 4.4. Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân ..................................................................... 90 Chƣơng 5: NGHI LỄ TANG MA ................................................................... 99 5.1. Quan niệm của người Dao Thanh Y về sự tồn tại của linh hồn và cái chết 99 5.2. Nghi lễ trong tang ma .................................................................................... 101 5.3. Biến đổi trong nghi lễ tang ma ..................................................................... 116 Chƣơng 6: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 119 6.1. Kết quả ........................................................................................................... 119 6.2. Bàn luận ......................................................................................................... 126 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 150 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN ......................... 161 PHỤ LỤC ....................... .. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa GS : Giáo sư HĐH : Hiện đại hóa KHXH : Khoa học xã hội PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ Nxb : Nhà xuất bản Tr. (tr.) : Trang UBND : Ủy ban nhân dân YHCT : Y học cổ truyền VND : Việt Nam đồng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong xu thế phát triển hiện nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và đô thị hóa, nhiều thành tố của nghi lễ trong văn hóa truyền thống tộc người đang bị biến đổi. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về văn hóa tộc người nói chung, nghi lễ vòng đời của các tộc người nói riêng có ý nghĩa quan trọng, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của các tộc người. Dân tộc Dao là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam có nhiều nhóm địa phương như: Dao Tiền, Dao Đỏ, Dao Tuyển, Dao Họ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Mỗi nhóm Dao có những đặc trưng văn hoá riêng, đa dạng trong các thành tố văn hoá nhưng lại thống nhất trong một số nghi lễ truyền thống tộc người. Nghiên cứu về nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giúp chúng ta hiểu biết một cách toàn diện và có hệ thống sự đa dạng trong văn hóa của tộc người Dao nói chung, người Dao Thanh Y nói riêng, đồng thời cung cấp những luận cứ và tư liệu khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu khoa học, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa các giá trị truyền thống của người Dao Thanh Y trước sự mai một và biến đổi, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Hoành Bồ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Dao có hơn 10.515 người với hai nhóm chính là Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán. Người Dao Thanh Y cư trú tập trung ở các xã: Tân Dân (1.804 người), Bằng Cả (1.239 người), Đồng Lâm (2.095 người). Những giá trị văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y như: Hội làng, lễ cấp sắc, hát giao duyên, tục cưới hỏi, ma chay... được duy trì và bảo 1 tồn từ đời này sang đời khác. Trong đó, nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y đã trở thành dấu ấn trong tiềm thức, là nét đẹp văn hóa tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân nơi đây và cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam. Các loại hình sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành từ những thói quen, phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, mang những biểu trưng riêng, đậm bản sắc văn hóa tộc người. Nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y là một di sản văn hóa quý báu, đồng thời cũng là một kho tư liệu rất quý giúp cho việc nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa tộc người Các nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y cũng chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng mang tính giáo dục sâu sắc, thể hiện bản chất tốt đẹp và mang đậm bản sắc dân tộc Dao. Thông qua nội dung các bài cúng khấn, các bài hát trong nghi lễ đã nói lên khát vọng của con người mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, thể hiện những quan niệm về đạo đức, chứa đựng những giá trị nhân văn mang tính hướng thiện và có tính giáo dục sâu sắc. Đồng thời cũng thể hiện quan niệm đạo đức về lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng qua lễ kết hôn; quan niệm về nguồn gốc, tổ tiên dòng họ qua lễ cúng Bàn Vương; học giáo lý của Đạo giáo, học đạo lý làm người qua lễ cấp sắc... Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc giao lưu và tiếp biến văn hóa của người Dao ở Việt Nam nói chung và người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã và đang diễn ra. Khi vốn văn hóa các dân tộc, đặc biệt là ở nhóm Dao Thanh Y, đang dần biến đổi, thậm chí có thể mai một mất đi, thì việc nghiên cứu và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ấy trong cuộc sống đương đại là rất cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu về nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y trong bối cảnh hiện nay không chỉ góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của tộc người mà còn cung cấp những luận cứ khoa học giúp tỉnh Quảng Ninh nhận rõ 2 những giá trị văn hóa của người Dao Thanh Y để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy những mặt tốt cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giúp cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp phù hợp trong việc ổn định an ninh chính trị, kinh tế, xã hội, bảo tồn và phát huy các di sản của các tộc người phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xuất phát từ những nhận thức trên, với thực tế hơn 25 năm làm công tác văn hóa, tác giả luận án là một giảng viên, biên đạo múa dân gian, dân tộc. Nghiên cứu và tìm hiểu nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y, với mong muốn đóng góp thêm vào sự hiểu biết sâu sắc hơn những đặc trưng văn hoá, về nguồn gốc lịch sử, về sự giao lưu, ảnh hưởng văn hoá của nhóm Dao Thanh Y với các nhóm Dao khác ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó cung cấp những tư liệu khoa học cho các cấp chính quyền địa phương nơi đây trong việc đề xuất, tìm ra các giải pháp thích hợp trong việc giữ gìn, làm giàu bản sắc văn hoá phù hợp với chủ trương, chính sách về nếp sống văn hoá mới của Đảng và Nhà nước tại địa phương. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề Nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án - Nghiên cứu có hệ thống và toàn diện nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, góp phần làm sáng tỏ đặc trưng văn hóa của người Dao Thanh Y trong đời sống văn hóa tinh thần truyền thống cũng như những biến đổi hiện nay. - Thông qua nghiên cứu, làm rõ những yếu tố biến đổi trong nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y từ năm 1986 đến nay, tìm ra những giá trị và một 3 số hạn chế của các nghi lễ trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá tộc người. - Đề xuất quan điểm và giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt không còn phù hợp trong nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ vòng đời (gồm: sinh đẻ, cấp sắc, hôn nhân và tang ma) của nhóm Dao Thanh Y ở Quảng Ninh, trong đó tập trung nghiên cứu, thu thập tư liệu tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ trưởng thành (lễ cấp sắc), nghi lễ hôn nhân và nghi lễ tang ma của người Dao Thanh Y từ truyền thống đến biến đổi. Phạm vi truyền thống được giới hạn là giai đoạn trước năm 1986; Giai đoạn biến đổi được xác định là từ đổi mới năm 1986 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận Thực hiện luận án này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin để xem xét đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ lịch đại và đồng đại, có sự vận động, biến đổi liên tục trong quá trình phát triển của lịch sử từ truyền thống đến hiện đại; nghiên cứu sự biến đổi trong các nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong mối tương tác với các điều kiện kinh tế - xã hội, giao lưu tiếp biến văn hóa tộc người. Luận án còn dựa trên các quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người phục vụ cho mục đích phát triển và hướng tới phát triển bền vững. Phương pháp nghiên cứu 4 Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo, quan trọng nhất nhằm thu thập tài liệu để xây dựng luận án. Tác giả đã sử dụng các công cụ nghiên cứu trong điền dã dân tộc học như: Quan sát thực địa, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: Mỗi công cụ được sử dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào nhóm đối tượng. Tác giả đã thực hiện hơn 35 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng, lựa chọn khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và địa vị xã hội như thầy cúng, chủ hộ gia đình, nghệ nhân, cán bộ quản lý Đây là những người am hiểu phong tục tập quán của người Dao Thanh Y ở địa phương để tìm hiểu chi tiết về các nghi lễ vòng đời. Qua phỏng vấn sâu, tác giả đã thu thập được các tư liệu cần thiết để so sánh đồng đại, lịch đại, so sánh giữa các nhóm đối tượng cung cấp thông tin Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng để thu thập thông tin chung của cộng đồng và các ý kiến đánh giá dựa vào cộng đồng. Bằng các công cụ nghiên cứu, tác giả tập trung thu thập các tư liệu như: quá trình thực hiện nghi lễ, các nghi thức, các trò diễn... Trong quá trình sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, ghi chép của điền dã Dân tộc học có sự trợ giúp của một số phương tiện như máy camera, máy ảnh, máy ghi âm - Phương pháp tọa đàm, xin ý kiến chuyên gia: Tác giả thực hiện trao đổi trực tiếp với những chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực nghi lễ như các cán bộ nghiên cứu văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh, các chuyên gia ở Trung ương có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực về nghi lễ vòng đời, có kiến thức về văn hoá Dao, để thu thập những ý kiến đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm của họ phục vụ cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. - Phương pháp hệ thống, so sánh, thống kê: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ thống, so sánh, thống kê có chọn lọc nguồn tài liệu của các nhà khoa học khác để kế thừa bổ sung và rút ra các điểm riêng và chung của đề tài. Một số vấn đề trong luận án 5 được so sánh cả lịch đại và đồng đại nhằm tìm ra sự biến đổi của nghi lễ vòng đời và những tác động của nó trong đời sống xã hội của người Dao Thanh Y. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu đầu tiên dưới góc độ chuyên ngành Nhân học về nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. - Góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc trưng văn hoá của nhóm Dao Thanh Y, về sự giao lưu, ảnh hưởng văn hoá giữa họ với các nhóm Dao cũng như với các dân tộc khác ở tỉnh Quảng Ninh. Việc nghiên cứu cũng giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về truyền thống văn hóa, nguồn gốc lịch sử của người Dao Thanh Y tại một địa phương. - Góp thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, các nhà quản lý và hoạch định, thực thi chính sách về phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tộc người trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh và với dân tộc Dao ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án được xây dựng từ các tư liệu thực tế, dưới góc nhìn Nhân học, góp phần cung cấp cho người đọc một cách có hệ thống những thông tin mới về nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y. Qua việc thực hành các nghi lễ (như sinh đẻ, lễ cấp sắc, hôn nhân, tang ma) chúng ta thấy được giá trị văn hoá, thẩm mỹ, thế giới quan, nhân sinh quan, bản sắc văn hoá tộc người trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội, thấy được những mặt tích cực cũng như yếu tố không còn phù hợp với đời sống văn hoá mới góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền địa phương nơi đây trong việc đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về nếp sống văn hoá mới của Đảng và Nhà nước tại địa phương, các giải pháp thích hợp trong việc giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới, 6 phát triển du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng ở huyện Hoành Bồ và Festival Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh . 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 6 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giới thiệu địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nghi lễ sinh đẻ và chăm sóc, nuôi dạy con Chương 3: Nghi lễ trưởng thành (lễ cấp sắc) Chương 4: Nghi lễ trong hôn nhân và cưới xin Chương 5: Nghi lễ tang ma Chương 6: Kết quả và bàn luận 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam của các tác giả nước ngoài thời kỳ Pháp thuộc chủ yếu là các linh mục, sĩ quan, một số nhà nghiên cứu khoa học Pháp. Nhiều tài liệu viết về người Dao ở nước ta được công bố trên các tập san của Trường Viễn đông Bác cổ (BEFEO) và xuất bản thành sách. Đó là các bài viết của M.Abadie và A.Bonifacy như: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến cuối tháng giêng năm 1902 [5]... Hầu hết các công trình nghiên cứu này đề cập đến các khía cạnh văn hóa của một số nhóm Dao ở nước ta như ngôn ngữ, sản xuất kinh tế, phong tục tập quán trong sinh đẻ, cưới xin, ma chay... Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại dưới dạng mô tả khái quát và không đi sâu về các nghi lễ vòng đời. Trong số các tác giả người Pháp, đáng chú ý là A. Bonifacy, một nhà ngôn ngữ học, đã điều tra điền dã ở nhiều địa phương có người Dao cư trú và thống kê các tên gọi của từng nhóm Dao (cả tên tự gọi và tên các dân tộc khác gọi). Ông đã tiến hành phân loại các nhóm Dao trên cơ sở dựa vào hai phương ngữ, trong đó các nhóm Dao gọi từ người là Mun có Mán Quần Trắng, Mán Lam Điền, Mán Quần Cộc; còn những nhóm gọi từ người là Miên có Mán Tiền, Mán Đại Bản hay Mán Sừng... Có lẽ ông đọc được các loại sách ghi chép bằng chữ Nôm Dao, nên một số công trình nghiên cứu của ông về tôn giáo tín ngưỡng và văn học dân gian đến nay vẫn còn giá trị tham khảo. Các học giả Xô Viết trước đây cũng quan tâm nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam. Có thể kể đến một số tác giả như A.I.Lexkinen, N.N.Tsebocxrov, I.A.Tsebocxrova, M.V.Kriukov... Trong đó, đáng chú ý tới công trình "Chủng tộc, Dân tộc, Văn hóa" được xuất bản năm 1971 bằng tiếng Nga. Công trình này đã đề cập đến các yếu tố nhân chủng và một số tập quán liên quan đến các 8 nhóm Dao Đỏ, Dao Thanh Y và Dao Quần Trắng ở Việt Nam, song hầu như không có tư liệu về nghi lễ vòng đời của tộc người này. Ngoài ra, phải kể đến một số bài viết của các học giả quốc tế và Việt Nam đã trình bày tại Hội nghị quốc tế học về người Dao được tổ chức tại Trung Quốc và Việt Nam. Những bài tham luận khoa học này đã góp phần làm rõ các vấn đề liên quan tới văn hóa và sự biến đổi kinh tế - xã hội của người Dao ở Việt Nam và các nước trong khu vực. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong các tài liệu thư tịch, người Dao được giới thiệu về nguồn gốc, một số phong tục tập quán dưới tên gọi là Man. Chẳng hạn như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn [30]; “Hưng hóa xứ phong thổ lục" [11] Các công trình này ít nhiều đề cập đến nhóm man (từ chỉ chung cho một số dân tộc thiểu số ở miền núi), trong đó có người Dao. Đáng chú ý là tác phẩm Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật có đề cập nhiều đến các dân tộc ở vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó có người Dao. Trong mục Phong tục tập quán, Phạm Thận Duật có nhắc đến đôi nét về người Mán Sừng (Dao Đỏ), người Mán Đạn Tiên (Dao Làn Tiên)... Tuy nhiên, ông mới chỉ đề cập tới tên gọi, đặc điểm trang phục và một số tập quán trong hoạt động kinh tế, lối sống [18]. Từ sau khi giải phóng miền Bắc đến nay, để phục vụ cho việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học, Văn hóa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam. Đáng chú ý là Trần Quốc Vượng [114], [115], [116]; Bế Viết Đẳng [26], [27], [28];Bàn Tài Đoàn [29];Nguyễn Khắc Tụng [89], [90]; Phan Hữu Dật [13], [14], [15], [16], [17]; Lý Hành Sơn [67], [68], [69], [70], [71]; Trần Hữu Sơn [72], [73], [74], [75];Lê Sỹ Giáo [34];Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý [52]; Nguyễn Ngọc Thanh [77]; Ngô Đức Thịnh [82], [83], [84];Triệu Tài Lâm [58]; Hoàng Lương [65]; Vương Xuân Tình [86]; Phạm Văn Dương [24] Các công trình nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và khá chi tiết về người Dao ở Việt Nam. Với nhiều nguồn tư liệu điền dã phong phú, chính xác, cụ thể, các tác giả đã đề cập khái quát về tên gọi, 9 nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, các hình thức sinh kế, đời sống vật chất, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian và những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao ở nước ta từ sau 1954 đến nay. Cũng từ 1954 đến nay, nghiên cứu trực tiếp về các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Dao, có một số công trình nghiên cứu của Lý Hành Sơn: Những tập tục liên quan đến dân số và kế hoạch hóa gia đình của người Dao Tiền ở huyện Ba Bể, Cao Bằng [68], Lễ cưới của người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn [69], Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao Tiền ở Bắc Kạn [71], Lễ cấp sắc và bản sắc văn hóa Dao [70] Trên cơ sở mô tả khá sinh động các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người và quá trình biến đổi của những nghi lễ đó, tác giả Lý Hành Sơn đã làm rõ vai trò, chức năng, giá trị của những nghi lễ này cũng như đặc trưng văn hóa của người Dao nói chung, nhất là người Dao Tiền ở Bắc Kạn. Việc nghiên cứu cụ thể về các nghi lễ trong chu kỳ đời người của dân tộc Dao còn thấy ở các công trình khác như: Tục cấp sắc của người Dao và tính giáo dục của nó trong sự phát triển văn hoá xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai [36], Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam[61], Người Dao ở Lạng Sơn[63], Lễ cưới người Dao Tuyển [75], Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hoá [111] Điểm lại các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam cho thấy, các nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học... đã quan tâm tới nhiều khía cạnh, lĩnh vực trong đời sống văn hóa - xã hội của người Dao. Đây là nguồn tài liệu phong phú và quí giá để nghiên cứu một cách toàn điện hơn, sâu sắc hơn về các nghi lễ vòng đời của dân tộc Dao ở nước ta. 1.1.3. Nghiên cứu về người Dao ở Quảng Ninh Năm 1999, trong khuôn khổ Chương trình bảo tồn văn hóa phi vật thể, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện dự án điều tra, sưu tầm lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Dự án đã sưu tầm đầy đủ lễ cấp sắc, mô tả đầy đủ các bước trong lễ cấp sắc của 10 người Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y tại địa phương, 15 nghi lễ của người Dao Thanh Y và 12 nghi lễ của người Dao Thanh Phán đã được công trình trình bày sơ lược các bước trong nghi lễ, cũng như diễn giải ý nghĩa của các bức tranh bắt buộc phải có trong lễ cấp sắc. Có thể nói, lễ cấp sắc là một trong những phong tục cổ truyền của người Dao chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh cũng như nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Những yếu tố đó có tính nhân văn sâu sắc và được coi như triết lý sống của người dân. Năm 2005, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở báo cáo điều tra, sưu tầm hội làng của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ đã lập dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Trong dự án này, các tác giả đã trình bày các nhóm Dao hiện đang sinh sống tại Quảng Ninh và cách thức phân loại của từng nhóm Dao, cũng như đề cập một cách khái quát về đời sống kinh tế - xã hội của người Dao tại xã Bằng Cả. Ngoài những chương trình lớn kể trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (trước đây là Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh) còn chỉ đạo thực hiện việc sưu tầm, bảo tồn các loại hình dân ca, dân vũ Dao, lập dự án đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Dao Thanh Y. Qua dự án bảo tồn làng truyền thống của người Dao Thanh Y cho thấy, đây là chủ trương lớn của tỉnh trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, gắn với mục tiêu bảo tồn cảnh quan môi trường sống, sinh hoạt đặc thù và tập quán canh tác truyền thống. Bảo tồn không gian văn hóa, cảnh quan thiên nhiên gắn với phong tục tập quán sinh hoạt của người dân, cây trồng, các quy trình, phương thức sản xuất, công cụ sản xuất Có một số nhà nghiên cứu đã quan tâm tới người Dao ở Quảng Ninh. Chẳng hạn như: Nguyễn Quang Vinh, nguyên là một sĩ quan biên phòng tỉnh Quảng Ninh, đã có một số công trình nghiên cứu về người Dao, trong đó, tác phẩm Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh [113], đã nghiên cứu khá toàn diện về các vấn đề đặt ra hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và khu vực người Dao nói riêng, mô tả khái quát về những đặc điểm văn hóa nổi bật của các nhóm Dao sinh sống tại địa phương, đặc biệt nhấn mạnh tới những 11 vấn đề liên quan tới tình hình an ninh, quốc phòng tại các huyện trong tỉnh có người Dao sinh sống. Tác giả Nguyễn Quang Vinh đã tổng kết các vấn đề có tính thực tiễn của bộ đội biên phòng trong khu vực biên giới, chính vì vậy, đây là một trong những tài liệu phục vụ cho bộ đội biên phòng và cho cả các nhà nghiên cứu sử dụng khi đi thực tế tại khu vực người Dao tại Quảng Ninh. Nguyễn Bảo Đồng (2007) và cộng sự đã có công trình nghiên cứu về các giá trị y học cổ truyền của người Dao vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó tập trung khảo cứu chủ yếu vào người Dao ở Quảng Ninh. Các tác giả khẳng định, người Dao ở Quảng Ninh còn lưu giữ rất nhiều tri thức địa phương về chữa bệnh bằng thuốc nam gia truyền. Việc khám chữa bệnh bằng YHCT vẫn tồn tại song song với hệ thống khám chữa bệnh của Nhà nước là do đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho người dân, nhất là người nghèo. Chính việc tham gia của hệ thống thầy lang đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không có điều kiện đến các cơ sở y tế của Nhà nước [31]. Ở một góc nhìn khác, Trần Văn Hà, Lê Minh Anh (2007) đã nghiên cứu biến đổi tập quán ăn uống của người Dao Thanh Phán ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Theo các tác giả, những món ăn được gọi là truyền thống của người Dao khi hạ sơn còn lại rất ít, bản thân người dân cũng rất ít khi sử dụng và chế biến món ăn truyền thống của mình. Các món ăn trong những dịp quan trọng như đám cưới, cấp sắc cũng có sự thay đổi rõ rệt khi mà món ăn thuần Dao có tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đó các món ăn có tính chất hỗn hợp Kinh - Dao có tỷ lệ khá cao, chiếm tỷ lệ từ 40 - 60% tùy thuộc vào loại hình nghi lễ. Đối với việc ăn uống hàng ngày cũng đơn giản rất nhiều khi mà lớp trẻ ngày càng tham gia nhiều vào công việc tại các công ty hay cơ quan nhà nước. Theo các tác giả, nhóm có số lượng thay đổi nhiều nhất tập trung vào những người tư 20 - 40 tuổi, hầu hết những người này có thiên hướng đi ra ngoài (buôn bán, công chức, bộ đội). Như vậy, có thể nói sự biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới và quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ tới văn hóa ẩm thực của người Dao, tuy nhiên sự thay đổi đó 12 ở các cộng đồng cũng khác nhau nhất là cộng đồng thuần Dao vào cộng đồng hỗn hợp [44]. Trong đề tài “Gia đình truyền thống của người Dao Thanh Phán ở xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh với xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay”, Nguyễn Thị Thắm đã chỉ ra những yếu tố truyền thống trong gia đình, vai trò của người phụ nữ Dao trong gia đình và xã hội cũng đã được nâng cao đáng kể, họ được tham gia các hoạt động của cộng đồng và có tiếng nói nhất định trong gia đình. Vấn đề giáo dục trong gia đình, các mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, dòng họ cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, ngoài các yếu tố truyền thống vẫn được duy trì thì những nét mới trong việc kết hợp các hình thức giáo dục từ nhà trường và cộng đồng cũng được quan tâm [80]. Vi Văn An trong bài nghiên cứu Tục lệ tang ma của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh (Tham luận tại Hội thảo quốc tế về người Dao năm 1995 tại Thái Nguyên) đã đề cập tới khía cạnh của phong tục tập quán của nhóm Dao Thanh Phán qua tục lệ tang ma cũng như sự tồn tại của linh hồn, quan niệm về cái chết và sự ảnh hưởng của Tam giáo đối với tục lệ tang ma [1]. Nghiên cứu về người Dao ở Quảng Ninh còn có các tác giả: Trần Văn Hà (1996), Những biến đổi về kinh tế - xã hội của người Dao ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” [43,tr.65- 64], Trần Văn Hà (2006), Biến đổi các nghi lễ truyền thống tại hai làng người Dao ở tỉnh Quảng Ninh [44, tr.12 - 19]; Tạ Hữu Dực (2007), Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn miền núi (nghiên cứu trường hợp ở xã Tân Dân, hu..., trong các dòng họ không có sự phân biệt, họ sống quây quần bên nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Họ nội, ngoại thường làm nhà gần nhau, các con khi ở riêng cũng làm nhà gần bố mẹ đẻ của mình. Mỗi dòng họ, có một người đứng đầu gọi là trưởng họ, trưởng họ có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong các công việc lớn như cấp sắc, hôn nhân, tang ma Đặc biệt, mỗi khi trong dòng họ có người ốm đau, hoạn nạn dù ở xa hay gần họ đều tự nguyện đến thăm hỏi, không chỉ trong chuyện buồn mà ngay cả trong những cuộc vui, hay các ngày lễ Tết người ta quyên góp công sức, thóc gạo, sẻ chia khó khăn. Trong dòng họ, các thành viên đoàn kết thương yêu nhau, tương trợ, sẻ chia cùng nhau khắc phục mọi khó khăn là nét nổi bật của cộng đồng người Dao nơi đây. Nhà ở Trước đây, ngôi nhà truyền thống của người Dao Thanh Y chủ yếu là nhà nửa sàn nửa đất. Nguyên vật liệu để làm nhà chủ yếu là gỗ để làm cột kèo, ván hoặc tre để đan vách và làm dui, cỏ tranh dùng để lợp, những nguyên vật liệu này có sẵn tại chỗ, nhà thường có bốn gian, bộ khung nhà đơn 28 giản, cột ngoàm, mái lợp tranh hoặc tre chẻ lòng máng kiểu âm dương. Nửa nhà thuộc phần nền đất (nửa nhà phía sau) thường có hai hoặc ba phòng nhỏ cho chủ nhà và các con, nhà có hai hoặc ba cửa ra vào, hai bên hông và một đằng trước nhà. Vách ngăn giữa nhà có bàn thờ tổ tiên. Nửa nhà thuộc về bên phải cho khách nam, nửa nhà bên trái dành cho khách nữ. Tiếp đến là phòng ngủ của vợ chồng con trai chủ nhà. Ngoài ra, bên hiên nhà thường được bố trí các vật dụng sinh hoạt lớn như cối giã gạo, cối xay. Hiện nay, người Dao Thanh Y không giữ được ngôi nhà truyền thống của tộc người mình, đa số người Dao ngày nay ở nhà xây nền đất giống kiểu nhà của người Kinh [ Ảnh 2]. Việc bố trí các không gian sinh hoạt cũng như vật liệu, kiểu dáng công trình của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả hiện đã mai một rõ rệt. Điều này lại càng khẳng định nhu cầu cấp thiết cho việc bảo tồn một không gian văn hoá thuần Dao Thanh Y tại địa phương, với những giá trị văn hoá tốt đẹp, góp phần thúc đẩy gìn giữ văn hoá, phong tục tập quán dân tộc Dao hiện nay. Dân ca Trong cộng đồng người Dao dân ca gắn liền với đời sống của họ. Trong một ngày từ lúc tỉnh giấc đã nghe tiếng hát chào mừng ngày mới, rồi đi lên nương, đi xuống ruộng đồng, đi ra bến sông, bờ suối, tiếng xay ngô, giã gạo, quay xa, cho đến đêm khuya tự tình với người yêu, hầu như giờ phút nào cũng cần đến tiếng hát lời ca. Nếu kể một đời người thì từ lúc nằm nôi, đã được nuôi bằng lời ru, lớn lên chơi đùa trong tiếng hát; mười tám, đôi mươi tỏ tình trong tiếng ca, về già bên mâm rượu hát “lời dạy con cháu”, cho đến lúc chết, hồn bay theo tiếng nhạc tiễn đưa dù bất kỳ trong bước đi nào của đời người, dân tộc Dao cũng tắm mình trong thơ ca. Thơ ca đã thực sự trở thành một bộ phận trong cuộc sống của tộc người Dao. Chưa ai có thể đếm được những câu dân ca của họ. Trang phục Trang phục là một nét văn hoá mà con người tạo ra để thoả mãn nhu cầu sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra nó còn biểu hiện cho những giá trị văn hoá của mỗi tộc người và thông qua đó ta có thể thấy được tâm hồn của 29 tộc người đó. Trang phục của người Dao Thanh Y được kết hợp hai bộ phận: Y phục và đồ trang sức. Trang phục nữ giới: Qua tư liệu điền dã tại Quảng Ninh tác giả luận án thấy, về mặt trang phục, nhóm Dao Thanh Y miền tây (Hoành Bồ, Uông Bí) mặc áo dài, quần dài, đầu đội mũ nhỏ, tuy nhiên, nhóm Dao Thanh Y miền Đông (Tiên Yên, Quảng Hà, Móng Cái) lại mặc áo dài quần cộc, đầu đội mũ to. Cùng là nhóm Dao Thanh Y nhưng trang phục hoàn toàn khác nhau. Đây là sự khác biệt rất hiếm gặp ở một nhóm Dao cùng sinh sống trong một tỉnh [Ảnh 3, Ảnh 7]. Trang phục của Phụ nữ Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả có mầu sắc sặc sỡ, áo dài màu chàm, tay rộng, cửa tay đáp một khoanh vải đỏ rộng khoảng 15 cm. Cổ áo thấp có thêu hình chữ vạn và có sự phân biệt với nẹp ngực. Hai thân trước thì so le: thân bên phải ngắn, thân bên trái dài, nẹp trong của mỗi thân đều là vải đỏ. Áo không có khuy, khi mặc thân dài vắt chéo lên thân ngắn rồi ngoài buộc dây lưng. Quần của phụ nữ Dao Thanh Y cắt theo kiểu "chân què", ống hẹp vừa, dưới gấu không thêu. Yếm là một vuông vải trắng, gần cổ có thêu và cũng có hai bán cầu bằng bạc. Đồ trang sức của người Dao Thanh Y, cũng giống như các nhóm Dao khác gồm có: đôi khuyên tai, vòng cổ thường đeo bốn cái, hai cái nhỏ và hai cái to, vòng tay thường từ hai đến ba cái. Tóc được vuốt ngược lên rồi cuốn thành búi tóc nhỏ trên đỉnh đầu, các búi tóc này được cột lại với nhau bằng một sợi dây gai. Cột mũ làm bằng xơ mướp, ngoài lợp bằng chỉ đen. Trên đỉnh mũ gắn một ngôi sao bạc mười cánh. Xung quanh thành mũ có hai hàng khuy bạc đính song song, gồm 40 cái, đường kính mỗi khuy khoảng 1,5 cm. Bên ngoài mũ được phủ một cái khăn nhỏ thêu bằng chỉ đen, đặc biệt là các mô típ chữ Hán cách điệu. Đây cũng là sự khác biệt để nhận biết trang phục của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả với các nhóm Dao khác trong vùng. Trang phục nam giới: Nam giới mặc áo chàm đen, áo ngắn năm thân, cổ cao, cài khuy bên nách phải, thêu một đường tâm trước ngực, dưới gấu và hai bên bả vai. Quần được cắt theo kiểu “chân què”. Ngày nay, đàn ông người 30 Dao Thanh Y ít sử dụng quần áo truyền thống của mình, thường họ chỉ mặc vào các ngày quan trọng như lễ cấp sắc, lễ hôn nhân, lễ Tết những ngày bình thường hầu hết mặc quần áo như người Kinh. Trước đây, nền kinh tế của người Dao Thanh Y mang tính chất tự cung tự cấp, từ cái ăn đến cái mặc đều do sức lao động của họ, nhưng hiện nay do sự phát triển của cơ chế thị trường, đời sống được nâng cao hơn, việc đi lại mua bán, giao dịch thuận lợi, nên việc trồng bông, dệt vải hầu như không còn tồn tại đối với người Dao Thanh Y. Một số phụ nữ Dao Thanh Y cho rằng dệt được một bộ quần áo truyền thống rất kỳ công và mất nhiều thời gian. Ẩm thực: Người Dao Thanh Y có các món ăn truyền thống như: thịt thú rừng sấy khô, thịt lợn ướp chua, hay bánh làm bằng gạo nếp như bánh chưng gù, bánh dầy và xôi nếp nhiều màu: xanh đen, đỏ, vàng, tím... được nhuộm bằng các loại lá hay các loại củ quả lấy trên rừng. Tất cả những thứ trên đều được trồng bằng một thứ gạo nếp trồng trên nương vừa dẻo vừa thơm. Ngoài bữa ăn thường nhật trong phạm vi gia đình, còn có các bữa ăn tổ chức vào dịp lễ, Tết... trong những dịp này, các loại thức ăn được chế biến nhằm dâng cúng tổ tiên hoặc các thế lực siêu nhiên. Vì vậy, lương thực, thực phẩm đều có sự lựa chọn theo yêu cầu cụ thể của từng nghi lễ và việc chế biến cũng có những nét khác biệt so với ngày thường. Người Dao kiêng không ăn thịt chó (đặc biệt là Dao Thanh Y), họ cho rằng con chó ăn đủ thứ tạp uế, cho nên thịt chó cũng uế tạp như vậy, đặc biệt là những người thầy cúng càng kiêng kị kĩ hơn. Theo quan niệm của đồng bào, đàn ông "biết việc hơn phụ nữ". Do vậy, trong các nghi thức tín ngưỡng hay nhà có khách, chủ bếp chính là người đàn ông, phụ nữ chỉ đóng vai trò phụ. Đồng thời việc tiếp khách và các công việc ngoại giao trong gia đình là người đàn ông. Người Dao Thanh Y nổi tiếng với đặc sản rượu bâu (tìu bâu). Rượu bâu được làm từ gạo nếp tự trồng lấy, với cách ngâm ủ đặc biệt đã tạo lên hương vị thơm nồng, êm dịu, có tác dụng giải khát, bồi bổ sức khỏe rất tốt. Đặc biệt trong cách uống rượu của người Dao nơi đây luôn thể hiện cách đôn 31 hậu, nhiệt tình, chân thành, và mến khách. Đó là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của địa phương. Chữ viết Chữ viết của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, hầu như đã bị lãng quên, những người còn biết đến chữ viết của người Dao Thanh Y là thầy cúng và các già làng, trưởng bản. Lớp trẻ bây giờ ít người biết đến chữ viết của tộc người mình, đó là vấn đề đáng báo động. Qua nhiều đợt điền dã tại huyện Hoành Bồ tác giả luận án đã phỏng vấn nhiều thanh thiếu niên ở thôn Hai xã Bằng Cả thấy rằng các em không biết viết tiếng Dao, nhưng lại giao tiếp với nhau bằng tiếng Dao, điều đấy cho thấy trong các gia đình, dòng họ luôn ý thức gìn giữ ngôn ngữ qua truyền khẩu chứ không qua cách viết, nên các em chỉ biết giao tiếp mà không viết được ngôn ngữ của tộc người mình. Tiếng nói Hàng ngày, các thành viên trong gia đình, dòng họ, làng bản người Dao Thanh Y ở Hoành Bồ, giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của tộc người mình, như vậy tiếng nói của người Dao Thanh Y gần như vẫn còn nguyên vẹn, từ trẻ thơ tập nói đã được bố, mẹ, ông bà dậy phát âm thứ tiếng mẹ đẻ của mình, đó là một điều đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế thị trường nước ta đang trên đà phát triển, bản sắc văn hoá dần mai một thậm chí mất đi, thì việc khuyến khích đồng bào phát huy, gìn giữ ngôn ngữ của tộc người mình là rất cần thiết. Như vậy, người Dao Thanh Y xã Bằng Cả sẽ không bao giờ bị mất đi tiếng nói của tộc người mình. Tiểu kết chƣơng 1 Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam, trong đó có người Dao ở Quảng Ninh. Phần lớn các công trình đi sâu nghiên cứu về đời sống văn hóa tộc người như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, các nhóm Dao Đeo Tiền, Dao Đỏ, Dao Lô Gang, Dao Làn Tẻn hay Dao Quần Chẹt được nghiên cứu nhiều hơn, hầu hết các công trình, sách hay các nghiên cứu nhỏ như khóa luận, luận văn, luận án thường tập trung nghiên cứu các nhóm Dao này. Đối với nhóm Dao Thanh Y và Dao Quần Trắng, số lượng nghiên cứu hay bài viết về nhóm tộc người này còn khá khiêm tốn, đặc biệt chưa có một khảo cứu chuyên sâu nào về các nghi lễ vòng đời của những nhóm này từ 32 góc nhìn chuyên ngành Nhân học. Các nghiên cứu về nghi lễ vòng đời và vai trò của nghi lễ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người ở người Dao nói chung và ở nhóm Dao Thanh Y ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng còn rất hạn chế. Tác giả luận án đã làm rõ một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu về nghi lễ vòng đời, đồng thời trình bày các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng trong luận án như: Lý thuyết bản sắc văn hoá tộc người, lý thuyết biến đổi văn hoá, lý thuyết nghi lễ chuyển đổi. Địa bàn nghiên cứu chính của đề tài luận án là xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Người Dao Thanh Y ở đây chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số của xã và sống chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp dưới hình thức canh tác ruộng nương, kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt, thủ công truyền thống và trao đổi mua bán Tác giả luận án đã tập trung khảo sát về nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y, cụ thể là các nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ hôn nhân, lễ cấp sắc, lễ tang ma. Trong quá trình khảo sát, tác giả có nghiên cứu so sánh với nhóm Dao Thanh Phán cư trú xen kẽ trong vùng. Hiện nay, cuộc sống vật chất và tinh thần của người Dao Thanh Y xã Bằng Cả đang từng bước được nâng lên. Nhưng có một điều không hề thay đổi đó là các yếu tố văn hóa truyền thống trong các nghi lễ vòng đời như: cưới xin, tang ma, cấp sắc, được người Dao Thanh Y duy trì, gìn giữ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nguyên tắc. Mà trong đó, làng bản, dòng họ và gia đình là cơ sở để duy trì các đặc trưng văn hoá. 33 Chƣơng 2 NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ CHĂM SÓC, NUÔI DẠY CON 2.1. Quan niệm của người Dao Thanh Y về con người và sinh đẻ Người Dao Thanh Y quan niệm rằng, sinh đẻ là ước vọng của loài người, sinh sôi nảy nở để bảo tồn nòi giống. Có nhiều con để phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, là lớp người nỗi dõi tông đường của tổ tiên dòng họ. Nếu khi chết đi mà không có người thờ cúng, đó là sự bất hạnh lớn đối với mỗi con người. Chính từ quan niệm trên, người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh rất coi trọng nghi lễ sinh đẻ. Sinh đẻ như là một sự kiện quan trọng trong đời sống gia đình của người Dao Thanh Y. Họ quan niệm, gia đình hạnh phúc là gia đình có đông con, nhiều cháu. Do vậy, họ rất chú trọng việc sinh đẻ, nuôi dạy đứa con thành người. Người Dao Thanh Y quan niệm rằng, con cái là tài sản quý giá không chỉ của riêng cặp vợ chồng mà là của đại gia đình, dòng họ. Từ khi chuẩn bị kết hôn, bố mẹ tìm kiếm vợ cho con trai, chú trọng tìm những cô gái trong những gia đình có nhiều con cái, nhất là xem người mẹ của cô gái đó có phúc hậu, sinh và nuôi dưỡng được nhiều con hay không và nếu có nhiều con trai thì càng tốt. Mong muốn sinh được nhiều con là nguyện vọng chung của các gia đình người Dao. Tuy nhiên, người Dao Thanh Y ở Hoành Bồ cũng giống như người Dao ở các địa phương khác, việc sinh con trai hay con gái không quá quan trọng mà điều họ thực sự mong muốn là nuôi nấng, chăm sóc những đứa con để chúng trở thành người. Trẻ em là niềm hạnh phúc cho cả gia đình và luôn được quan tâm dạy bảo, chăm sóc. Mỗi cá nhân khi lớn lên, trưởng thành và lập gia đình sinh được nhiều con và nuôi được con trưởng thành mới là điều quan trọng. Những cặp vợ chồng sinh được nhiều con, nuôi con khỏe mạnh, dễ nuôi và con ngoan ngoãn thường được dân làng tôn trọng, những người phụ nữ như vậy thường được các gia đình trong thôn mời làm 34 mẹ mối khi đón dâu, mặc quần áo cho cô dâu hay sắm sửa đồ lễ cho cô dâu về nhà chồng. Trong quá trình nuôi dạy con cái, cách đối nhân xử thế, cách ứng xử với người thân trong gia đình hay tôn trọng các phong tục tập quán là những bài học quan trọng luôn được gia đình đặc biệt chú ý. Đứa trẻ ra đời, đó là niềm vui của cả nhà và cũng là sự kiện quan trọng đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ có nhiều nghi lễ, kiêng cữ và rất coi trọng việc ra đời của đứa trẻ. Thông thường, khi biết người phụ nữ bắt đầu mang thai, gia đình phải thắp hương cầu khấn tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ được khoẻ mạnh, việc sinh đẻ được thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Khi đứa trẻ sinh ra, các thành viên đến chúc mừng coi như một sự kiện quan trọng của gia đình, dòng họ. 2.2. Nghi lễ và kiêng cữ trong quá trình mang thai Ngay từ khi bắt đầu có thai, người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều kiêng cữ và chăm sóc đặc biệt cho người phụ nữ mang thai. Theo quan niệm của họ, người phụ nữ khi mang thai rất yếu đuối, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải tuân thủ theo những điều kiêng kỵ, phong tục mà các thế hệ bà, mẹ, chị truyền lại cho từ trước khi lấy chồng. Đặc biệt, trong thời gian này không chỉ người phụ nữ mang thai phải kiêng kỵ, giữ gìn mà cả người chồng và gia đình họ cũng phải tuân thủ những tục lệ kiêng kỵ để mang lại điều lành tránh rủi ro cho người mang thai. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải thực hiện những kiêng cữ để chăm sóc và bảo vệ thai nhi cho đến khi sinh nở. Những người phụ nữ cao tuổi trong gia đình thường đi vào rừng tìm lá cây rừng về cho thai phụ uống để bồi dưỡng cơ thể, ăn được, ngủ được và hạn chế mệt mỏi khi cơ thể có dấu hiệu bị nghén. Gia đình cũng ưu tiên cho thai phụ những thức ăn bổ 35 dưỡng như thịt gà, trứng gà, thịt, cá Đặc biệt, người Dao có nhiều loại cây thuốc bổ quý dành cho thai phụ. Các loại cây thuốc được thu hái từ rừng và đun nấu làm đồ uống hàng ngày. Trong quá trình mang thai, các thành viên trong gia đình rất quan tâm, mẹ chồng và chồng thường làm hết những việc nặng, chẳng hạn vào mùa cấy, gặt, người phụ nữ mang thai có thể đi làm muộn hơn, mang vác nhẹ hơn. Do môi trường sống khá khắc nghiệt, lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hè, sản phụ thường dễ bị mắc các bệnh nhiệt đới như cảm cúm, ho, cảm lạnh, Vì vậy, các kiêng cữ đối với sản phụ như không được đi đầu trần ra ngoài nắng, không được lội nước khi có gió mùa đông bắc, Những kiêng kỵ này giúp cho người phụ nữ tránh được các rủi ro sức khỏe do khí hậu, thời tiết gây ra. Đến tháng gần sinh, thai phụ ở nhà và làm những việc nhẹ trong gia đình như chăn nuôi, chăm sóc nhà cửa,trong thời gian này, không được ăn quá nhiều và cũng không được nằm nhiều vì sợ thai to khó đẻ. Và đặc biệt, thai phụ không được ăn các loại thịt rắn, gà rừng, ếch đồng hay các loại nhộng họ cho rằng con sinh ra sẽ chạy nhảy, đi lại nhiều, hay khóc nhè hoặc hay đái dầm. Nên thai phụ kiêng không được ăn những thức ăn đó. Quá trình mang thai, chẳng may thai phụ bị đau bụng doạ sẩy thai, người Dao Thanh Y đến nhà các bà lang xin thuốc dân tộc về cho sản phụ uống. Các bà lang biết tìm cây thuốc trong rừng đồng thời cũng biết cách làm phép để giữ hồn cho đứa bé được yên ổn. Các loại cây thuốc trong rừng dùng cho sản phụ khi bị động thai, là các loại cây thài lài, mía đỏ, cây gai, lấy lá tươi vò hoặc giã nát, vắt lấy nước cho sản phụ uống. Kết hợp với chữa chạy bằng các loại thuốc lá. Lễ cúng bái rất phổ biến, đồng bào cho rằng thai phụ đã bị các loại ma làm hại quấy nhiễu, ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Trong trường hợp này họ thường mời thầy cúng về làm lễ tại nhà của thai phụ. Lễ cúng có thể tổ chức vào buổi chiều hoặc buổi tối và kéo dài hay không tùy thuộc vào loại ma làm hại. Nghi lễ bói bệnh được thực hiện từng bước. Thầy cúng buộc đôi chân 36 gà đã luộc quay trên tay, vừa quay vừa khấn tên các loại ma. Khi ngón chân của con gà chỉ vào hướng nào của bàn thờ tổ tiên, hướng núi, hướng sông thì thầy bói sẽ phán đoán thai phụ do các loại ma tương ứng làm hại. Gia chủ sẽ phải chuẩn bị mâm đồ vật cúng để thầy làm lễ cúng xin các loại ma không làm hại hồn của đứa trẻ trong bụng mẹ và cầu khấn bà mụ Đô pha nhầy bảo vệ, che chở cho thai phụ tai qua nạn khỏi và chóng khỏe mạnh. Trong trường hợp thai phụ không giữ được đứa con trong bụng, người Dao Thanh Y làm lễ để linh hồn đứa trẻ sớm siêu thoát và không trở thành ma xấu quay trở về làm hại mẹ của nó cũng những người thân trong gia đình. Đây cũng là mặt trái của tín ngưỡng, đồng bào tin vào linh thiêng của thần thánh để chữa bệnh, làm cho thai phụ không những bị nặng hơn mà còn tốn kém rất nhiều tiền bạc, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần, gây tác hại đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người. Có thể nói đây là mặt hạn chế của người Dao cần phải sàng lọc trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ở địa phương. Một mặt cần có kế hoạch nâng cao dân trí, và đời sống cho đồng bào. Trong trường hợp thai phụ chẳng may bị mất khi đang mang đứa con trong bụng, người Dao Thanh Y ở Hoành Bồ cho đây là điều xấu và hồn, vía của cả thai phụ và đứa trẻ sẽ không siêu thoát được, sẽ trở thành ma xấu quay trở về làm hại những người thân trong gia đình. Do vậy, người Dao Thanh Y rất lo lắng và chăm sóc cho thai phụ trong gia đình và cố gắng hạn chế đến mức cao nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với thai phụ và đứa con trong bụng của họ. Những người đàn ông trong gia đình luôn có ý thức chăm sóc, bảo vệ người phụ nữ khi mang thai. Đứa trẻ trong bụng mẹ là niềm vui của cả gia đình và tất cả các thành viên trong gia đình trông đợi thời khắc đứa trẻ ra đời. Qua những tư liệu trên chứng tỏ rằng gia đình rất quan tâm tới sản phụ và tất cả các thành viên trong gia đình, chồng và mẹ chồng tận tình yêu thương, lo lắng chuẩn bị đón thành viên mới. Đây cũng là nét chung của đồng 37 bào người Dao và cũng là yếu tố bảo lưu một cách bền vững các tập quán, nghi lễ kiêng kỵ liên quan đến sinh đẻ. 2.3. Nghi lễ và các kiêng kỵ khi sinh con Khi biết sắp đến kỳ sinh con, người phụ nữ thường chủ động nhờ mẹ chồng, mẹ đẻ hoặc những người phụ nữ cao tuổi trong gia đình đến giúp đỡ. Để chuẩn bị cho việc sinh nở, sản phụ thường đi vào rừng lấy các loại lá cây rừng, phơi khô, để dành chờ khi sinh sẽ uống dần. Trước đây, phụ nữ Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả thường sinh con tại nhà. Khi có hiện tượng chuyển dạ, người Dao Thanh Y ở Bằng Cả thường chuẩn bị một góc trong buồng, trên giường có rải một ít rơm hoặc rải chiếu để sản phụ chuẩn bị cho cuộc sinh. Những người phụ nữ cao tuổi, thường là mẹ chồng, mẹ đẻ, chị em ruột hay chị em dâu giúp đỡ sản phụ. Người ta buộc một chiếc dây ở đầu giường hoặc phía góc buồng cho sản phụ bám khi lên cơn đau đẻ. Trong quá trình sinh con, người chồng kiêng không được vào giúp ở trong buồng mà chỉ có thể chuẩn bị nước tắm, đồ ăn uống hoặc trực ở phía ngoài theo yêu cầu của những người phụ nữ lớn tuổi. Bởi quan niệm cho rằng người chồng tiếp xúc với lúc này làm cho sản phụ khó đẻ. Người Dao Thanh Y đẻ ngồi trong buồng của mình. Lúc chuyển dạ, người mẹ chồng, chị dâu thường trực tiếp làm bà đỡ. Trong trường hợp khó đẻ, người ta cho mời thầy cúng đến. Thầy cúng lấy một bát nước lã vừa đọc phù chú, vừa dùng dao nhọn khuấy bát nước rồi cho sản phụ uống. Khi đứa trẻ lọt lòng mẹ, người ta lấy sợi chỉ buộc vào rốn rồi dùng cật nứa cắt rốn. Người cha trực tiếp mang rốn đi chôn ngay bên cạnh nhà. Trẻ lọt lòng được tắm nước đun từ một loại lá rừng [113, tr. 315]. Sau khi đứa bé ra khỏi bụng mẹ, người Dao Thanh Y thường có kinh nghiệm dân gian là chờ đến khi đứa trẻ khóc mới bế lên cắt rốn. Người bố bế đứa bé, còn bà thì lấy nước ấm tắm cho bé, cắt rốn bằng dao hoặc cật nứa. Rốn của đứa trẻ được rửa sạch, bọc cẩn thận chôn ở góc buồng phía ngoài nhà 38 hoặc gốc cây trong vườn, nhưng phải tránh những nơi ẩm thấp và tránh nới có dòng nước chảy qua khi trời mưa. Khi chôn phải lèn chặt đất để rốn không được chồi lên mặt đất sợ đứa bé hay bị đau ốm, khó nuôi. Trong trường hợp ống đựng rốn do trời mưa, bị trồi lên mặt đất, chủ nhà phải làm lễ cúng và chôn lại cẩn thận để phòng tránh ốm đau cho đứa trẻ. Sản phụ sau khi sinh qua một đêm được tắm bằng lá cây dùng mé, một loại dây leo trên rừng còn tươi vừa được người nhà lấy về. Người Dao Thanh Y cho rằng, người mẹ khi đẻ con người rất bẩn nên phải tắm bằng nước lá rừng mới rửa sạch được. Tắm nước thuốc có tác dụng rất tốt cho sản phụ, giúp cho sản phụ lưu thông khí huyết, chóng hồi phục sức khỏe. Đứa trẻ cũng được tắm cùng với mẹ bằng nước lá rừng. Đây cũng là những kinh nghiệm, những tri thức dân gian, những bài thuốc đáng quý được đồng bào trao truyền từ đời này sang đời khác. Sau khi mẹ tròn, con vuông, sản phụ thường được ăn cháo đặc và gà hầm với nghệ cho nhanh lại sức. Trong thời gian ở cữ, người nhà thường cắt một túm cỏ gianh hoặc cành hoa bông lau treo trên một cành cây cắm trước cổng. Trong trường hợp bị coi là có vía độc vào nhà, người nhà lấy nắm cỏ gianh đó đốt, xua đuổi vía độc đi để khỏi làm hại đến đứa trẻ. Thông thường, sau khi sinh một ngày thì người mẹ cho con bú bằng sữa mẹ. Nếu chưa có sữa, người Dao Thanh Y thường nấu cháo với cây pìn nhá mia hoặc nấu cháo với chân giò lợn, canh đu đủ với chân giò lợn cho sản phụ ăn để nhanh có sữa cho con bú. Khi trong nhà có người sinh đẻ, người Dao Thanh Y thường chuẩn bị sẵn món rượu bâu nấu với thịt gà để cho sản phụ ăn, rượu bâu được làm từ cơm nếp, ủ với men lá rừng, rượu thường được ủ từ 1 đến 3 tháng, không qua chưng cất. Đây là món ăn truyền thống rất tốt đối với sản phụ sau khi sinh con, giúp cho sản phụ nhanh hồi phục sức khỏe, có thể ăn được nhiều cơm và tránh được các loại bệnh đường ruột, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đứa trẻ. 39 Một số loại rau tự nhiên có thể dùng làm thức ăn cho phụ nữ khi sinh như rau bao, rau ngót, Đồ uống của phụ nữ khi sinh con chủ yếu là nước cây thuốc từ nhiều loại lá cây rừng. Mỗi gia đình người Dao Thanh Y khi có người sinh con thường cất giữ trong nhà khá nhiều loại cây thuốc dùng để đun nước uống. Trước đây rừng còn nhiều cây thuốc, đồng bào tự đi lấy về phơi khô để uống dần, hiện nay phải đi tìm trong rừng sâu mới có cây thuốc nên đồng bào thường mua của các bà lang biết hái cây thuốc về cho sản phụ uống. Trong thời gian ở cữ, người ta không muốn cho người lạ vào nhà, sợ vía nặng ảnh hưởng tới đứa bé, và trong làng bản, đặc biệt là các thầy cúng, những người có việc trọng đại như cấp sắc, cưới xin cũng không muốn vào nhà. Các thành viên trong gia đình không được đến gần, họ cho rằng phụ nữ mới sinh không được sạch sẽ, vấn đề này làm cho tâm lý người phụ nữa sau khi sinh bị ảnh hưởng rất lớn. Bất cứ tộc người nào cũng vậy họ đều mong muốn người chồng và gia đình của mình luôn ở cạnh nhất là lúc vượt cạn và sau khi sinh. Vai trò của người chồng trong lúc vợ chuyển dạ là rất quan trọng. Tâm lý thai phụ sẽ thoải mái tự tin hơn, dễ đẻ hơn và an toàn hơn. Có thể thấy, tập quán kiêng kỵ trên không còn phù hợp với nếp sống mới hiện nay của đồng bào. 2.4. Lễ đặt tên Khi đứa trẻ ra đời khoảng một tháng, gia đình mổ gà, nấu xôi, thắp hương cúng báo với tổ tiên về nhận khẩu mới của gia đình và làm lễ đặt tên (ún bó phôn). Ngày hôm đó, bà con họ hàng đến mừng, nhà ngoại nhất thiết phải có mặt, tặng quà cho trẻ. Quà tặng thường là thực phẩm, con gà, chục quả trứng hay chân giò lợn để bồi bổ cho sản phụ. Nếu là bé gái thì có thể là vài mảnh vải, chỉ thêu Các bà, các cô, dì đến mừng quà cho cháu bé thường dành những lời chúc tốt đẹp cầu chúc cho bé hay ăn chóng lớn, thông minh, khỏe mạnh đối với bé trai và xinh đẹp, khỏe mạnh đối với bé gái. 40 Theo kết quả khảo sát điền dã tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ của tác giả luận án, ngay sau khi sinh đứa trẻ, người Dao Thanh Y ở đây không có lễ thôi nôi (lễ đầy năm). Thông thường khi mới sinh, bố mẹ, ông bà thường chọn cho đứa trẻ một tên gọi trong nhà, có thể đó cũng là tên thường gọi sau này của trẻ. Có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. Đối với đứa trẻ là bé gái, gia đình chọn cho bé một tên gọi theo cách đặt tên gọi hàng ngày. Bố mẹ hoặc ông bà của trẻ có thể đặt tên. Tên gọi của bé gái thường không được trùng với tên của bà, các bà cô, cô, dì, chị em trong gia đình. Tên gọi của bé gái cũng có thể thay đổi tùy thuộc theo ý muốn của gia đình. Theo người Dao Thanh Y ở Hoàng Bồ cho biết, chỉ trong trường hợp bé bị ốm nặng hoặc ngủ hay bị giật mình, kém ăn thì khi ở giai đoạn bắt đầu lớn gia đình có thể đổi tên cho bé với hy vọng bé sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Tuy nhiên, các trường hợp đổi tên đối với bé gái là rất ít ở người Dao Thanh Y. Đối với bé trai, khi trẻ đầy tháng tuổi, gia đình cũng có thể đặt một tên gọi thường ngày cho trẻ. Tên gọi thường ngày có thể được lựa chọn tùy thích theo quan điểm của cha mẹ, ông bà của trẻ. Cũng có thể đặt các tên hiện đại hay tên theo cách gọi của người Kinh nhưng không được trùng tên gọi với ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong gia đình, dòng họ. Tên có ý nghĩa và đặc biệt quan trọng đối với người Dao Thanh Y là tên âm do thầy cúng đặt. Mặc dù vậy, tên do bố mẹ, ông bà của trẻ chọn cũng phải chuẩn bị rất kỹ càng và kiểm tra để tránh trùng tên với những người trong dòng họ. Việc đặt tên âm có thể đặt trong thời gian trẻ đầy tháng hoặc đến khi trẻ được 3 - 5 tuổi. Thông thường nghi lễ đặt tên được tiến hành cùng với nghi lễ cấp sắc theo phong tục truyền thống của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ. Trong trường hợp đặc biệt, bé trai mới đầy tháng, có nhiều biểu hiện mệt mỏi, hay khóc, quấy hoặc kém ăn, ngủ thì phải mời thầy cúng đến làm lễ cúng bà mụ để cầu mong đứa trẻ ngoan ngoãn, hay ăn, chóng lớn. Nghi lễ cúng mụ 41 đơn giản chỉ là một con gà luộc, một chén rượu và một bát cơm. Chủ nhà (thường là người ông) làm lễ trước bàn thờ gia tiên cầu khẩn gia tiên và bà mụ phù hộ cho đứa trẻ được ngoan ngoãn, chịu ăn, chịu ngủ. Trường hợp, nếu đứa trẻ khó nuôi, hay đau ốm, người Dao Thanh Y cho rằng, có thể hồn, vía của đứa trẻ chưa có chỗ trú ngụ do chưa có tên âm thì phải làm lễ xin tổ tiên khất cho lễ đặt tên sẽ được làm cùng với lễ cấp sắc, xin khất lễ đặt tên âm và phải được sự đồng ý của tổ tiên. Trước đây, người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả thường đặt tên cho con sau khoảng 1 tháng đến 3 tháng khi đứa trẻ đã cứng cáp. Theo quan niệm của đồng bào, đứa trẻ khi sinh ra được bà mụ ( Đô Pha Nhầy), một bà cô chuyên trông nom trẻ cho cả dòng họ, thường trú ngụ ở miếu tổ của dòng họ trông coi và chăm sóc. Do vậy, đứa trẻ có dễ nuôi, nhanh lớn, thông minh, khỏe mạnh là nhờ vào sự chăm sóc của bà mụ này. Vì vậy, khi làm lễ đặt tên phải có lễ cúng mụ và nhờ thầy cúng chọn cho cái tên hợp với mệnh. Đồng bào quan niệm, ngoài thân xác của con người đang hiện hữu, phần hồn và phần âm của con người mới thực sự có ý nghĩa đối với họ. Mỗi người Dao đều có tên âm và có người âm phù trợ. Người âm luôn theo dõi, bảo vệ thân thể và tinh thần của mỗi con người trong những khó khăn của cuộc sống hiện tại. Do vậy, việc đặt tên âm và các nghi lễ trong nghi lễ vòng đời được người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ hết sức chú trọng. Nghi lễ đặt tên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghi lễ vòng đời. Nếu đứa trẻ mới sinh ra được đặt tên âm ngay thì đứa trẻ ấy sớm được tổ tiên công nhận. Cho dù đã trưởng thành, lên lão mà chưa thực hiện lễ đặt tên âm thì người đó vẫn chưa được tổ tiên thừa nhận. Trong tiếng Dao có sự phân biệt khá rõ ràng về điều này. Đối với trẻ em, tiếng Dao gọi là muôn sấy, khi lớn ở tuổi thanh niên thì gọi là hâu thẻng. Đối với đứa trẻ sau khi sinh mà đã được đặt tên âm thì cũng có thể được gọi là hâu thẻng. Đối với người lớn, 42 thậm chí đã lên lão nhưng chưa qua lễ đặt tên và chưa cấp sắc thì vẫn bị gọi là muôn sấy. Trước lúc làm lễ đặt tên gia đình phải xem xét và và kiểm tra kỹ lưỡng thứ tự trong dòng họ của mình, sau đó mới làm lễ cúng để xin phép tổ tiên “bàn vương”, với mục đích thông báo với tổ tiên từ nay gia đình đã có thêm những nhân khẩu mới, xin được nhập khẩu, ghi tên vào danh sách và cầu tổ tiên phù hộ cho các con mạnh khỏe. Lễ cúng mụ ở người Dao Thanh Y huyện Hoành Bồ hiện nay được thực hiện rất đơn giản. Khi đứa trẻ ra đời, cùng với nghi lễ cúng báo với tổ tiên về sự ra đời của đứa trẻ, các gia đình thường làm luôn lễ cúng mụ trên một chiếc bàn đặt gần bàn thờ tổ tiên. Các lễ vật gồm có thịt gà, xôi, rượu. Lễ cúng này được thực hiện khi đứa trẻ tròn một ...ính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đối với vùng dân tộc ở Việt Nam, Tạp ch Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 52. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Qu ý(Chủ biên) (1999), Văn hóa truyền thống, người Dao ở Hà Giang, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 53. Nguyễn Đình Hoa (1983), Các dân tộc ở Việt Nam (dẫn liệu Nhân học - Tộc người), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 154 54. Đào Huy Khuê (1998), Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và sản phụ ở một số tộc người Tây Bắc, Tạp ch Dân tộc học, 100 (4), Hà Nội. 55. Phan Ngọc Khuê (1998), Tranh thờ của dân tộc Dao ở Bắc bộ Việt Nam, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức ở Thái Nguyên tháng 12 năm 1995, Hà Nội. 56. Dân tộc Mán, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Khoa Sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Bản đánh máy, K ý hiệu ĐM386, Hà Nội. 57. Trịnh Thị Lan (2004), Tập quán sinh đẻ truyền thống của nhóm Dao Quần Ch t, nghiên cứu tại xã Lãng Công, Lập Thạch, Vĩnh Phúc, Kỷ yếu hội thảo Thông báo Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Hà Nội. 58. Triệu Tài Lâm (1998), Tình hình phân bố dân cư và đôi nét quan hệ xã hội ở người Dao, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội, tr.72-75. 59. Jacques Lemoine (1998)Khái quát về di sản văn hóaDao và hiện đại hóa ở Việt Nam, Sự phát triển văn hóa - xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức ở Thái Nguyên tháng 12 năm 1995, Hà Nội, tr. 391- 399. 60. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, (1997 ), Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người ngôn ngữ Mông- Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 62. Triệu Hữu L ý sưu tầm và dịch (1990 ),Dân ca Dao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 63. Lý Dương Liễu (2004), Người Dao ở Lạng Sơn, Nxb Sở Văn hoá, Thể thao, Du lịch Lạng Sơn, Lạng Sơn. 155 64. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam (1991), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 65. Hoàng Lương (1996), Một số kiêng kỵ và tục lệ liên quan đến sinh đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh của người Dao Tả Pan và Dao o Dài ở Hà Giang, Hội thảo Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các dân tộc ở Việt Nam, Hà Nội. 66. Vương Duy Quang (2009), T n ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (3), Hà Nội. 67. Lý Hành Sơn, Hoàng Minh Lợi (1995), Nữ phục Dao Tiền ở Cao Bằng, Tạp ch Dân tộc học, 86 (2), Hà Nội. 68. Lý Hành Sơn (1996), Những tập tục liên quan đến Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của nhóm Dao Tiền ở huyện Ba Bể, Cao Bằng, Hội thảo Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các dân tộc ở Việt Nam, Hà Nội. 69. Lý Hành Sơn (1999), Lễ cưới của người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Tạp ch Dân tộc học, (3), Hà Nội. 70. Lý Hành Sơn (2002), Lễ cấp sắc và bản sắc văn hóa Dao, Tạp ch Dân tộc học, (3), Hà Nội. 71. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện Dân tộc học, Hà Nội. 72. Trần Hữu Sơn, Trần Thùy Dương (2009), Sách cổ người Dao - nguồn tài liệu quan trọng tìm hiểu lịch sử dân tộc Dao, Tạp ch Dân tộc học, (3), Hà Nội. 73. Trần Hữu Sơn (1998), Sách cổ người Dao ở Lào Cai - Di sản văn hóa có giá trị, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao, tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội, tr.167-174. 74. Trần Hữu Sơn (1998), Tục ngữ, câu đố người Dao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 156 75. Trần Hữu Sơn (chủ biên) (2001), Lễ cưới người Dao Tuyển, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 76. Phan Thuận Thảo (1996), Tục cưới gả, tang ma của người Việt xưa, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 77. Nguyễn Ngọc Thanh (1998), Làng bản và nghi lễ của người Dao Đỏ ở một xã miền núi, Tạp ch Dân tộc học, 97 (1), Hà Nội.. 78. Lê Ngọc Thắng (2010), Sự phát triển vùng dân tộc thiểu số Việt Nam sau hội nhập (Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế), Nxb Công thương, Hà Nội. 79. Lê Ngọc Thắng, Lâm Bá Nam (1990) Bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 80. Nguyễn Thị Thắm (2008), Gia đình truyền thống của người Dao Thanh Phán ở xã Hoà Bình, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học ký hiệu TL 872, Hà Nội. 81. Trương Thìn (2008), Nghi lễ đời người, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 82. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 83. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Ngô Đức Thịnh (1998), Bàn Hồ trong folklore dân tộc Dao, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên, tháng 12/1995, Hà Nội, tr.120-125. 85. Thomas Barfiled (1997), Từ điển nhân học, Nxb Les Encyclopedies du savoir moderne. 86. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (chủ biên) (2012)Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập vở vùng Đông Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 157 87. Nông Quốc Tuấn (2002), Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 88. Trương Hữu Tuấn (1998), Mấy vấn đề người Dao di cư vào Việt Nam, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12 năm1995, Hà Nội. 89. Nguyễn Khắc Tụng (1997), Trở lại vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam, Tạp ch Dân tộc học, 95 (3), Hà Nội. 90. Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường (2004), Trang phục của người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, Đà Nẵng. 92. Từ điển Văn hóa, T n ngưỡng, Phong tục (2009), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 93. Từ điển Nhân học, bản dịch tiếng Việt, tập 1-2, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, ký hiệu TĐ 86, TĐ 89, Hà Nội. 94. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1998), Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Truyện Đặng hành và Bàn Đại Hộ, Tài liệu dịch từ tiếng Dao ra tiếng Việt, Lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu B30, Hà Nội. 96. Truyện cổ Dao (1978), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 97. Ủy ban Dân tộc Trung ương, Một số tài liệu có liên quan đến văn hóa tư tưởng tâm l ý người Mán, Tài liệu Lưu trữ tại thư viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu B131, Hà Nội. 98. Ủy ban Dân tộc Trung ương, Tư liệu về dân tộc Dao: tr ch Bàn Vương xướng, Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu B23, Hà Nội. 158 99. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tôn giáo t n ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 100. Đặng Nghiêm Vạn (2001) Dân tộc, văn hoá và tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 101. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Vai trò tôn giáo tộc người trong việc thống nhất thức cộng đồng người Dao, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội. 102. Vấn đề dân tộc và ch nh sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (1995), Nxb Sự thật, Hà Nội. 103. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Sự thật, Hà Nội. 104. Văn hóa dân gian những phương pháp nghiên cứu (1990), Nhiều tác giả, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 105. Viện Dân tộc học (1970), Nhân loại học xã hội và văn hóa,“Ethropologie général” Ed.Gallimard, Pari, 1968, tài liệu đánh máy chữ, Ký hiệu Tld 991, Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội. 106. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc t người ở Việt Nam (các tỉnh ph a Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.311-336. 107. Viện Dân tộc học (1983), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 108. Viện Dân tộc học (1980), Góp phần tìm hiểu bản lĩnh bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 109. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 110. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc. 111. Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 159 112. Nguyễn Hồng Vinh, Mười năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, http:www.tapchicongsan.org.vn. 113. Nguyễn Quang Vinh (1999), Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 114. Trần Quốc Vượng (1963), Qua nghiên cứu bình Hoàng Khoán điệp thử bàn về gốc tích người Dao (Mán),Tạp ch Dân tộc học, (40), Hà Nội. 115. Trần Quốc Vượng (1963), Thử bàn về gốc tích người Dao, Tạp ch Dân tộc học, (41), Hà Nội. 116. Trần Quốc Vượng (1967), Đôi điểm về lịch sử người Dao, Nghiên cứu Lịch sử, (95), Hà Nội. 117. La Công Ý (1998) Về những biến đổi văn hoá- xã hội của người Dao Thanh Phán ở Sơn Động tỉnh Hà Bắc, Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội, tr. 243- 248. 118. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh (1999). Dự án điều tra, sưu tầm lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 119. Sở Văn hoá - Thể thao - Du Lịch Quảng Ninh (2005), Báo cáo điều tra, sưu tầm hội làng của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ 160 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN 1. Nghệ nhân Trương Thị Quý, sinh năm 1959, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 2. Ông Hoàng Văn Út,sinh năm 1957, thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 3. Ông Bàn Văn Quyền, sinh năm 1968, thầy cúng người Dao Thanh Y,xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 4. Ông Chìu A Nhì, sinh năm 1966, thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 5. Ông Hoàng Văn Hoa, sinh năm 1956 , thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 6. Nghệ nhân Bàn Thị Vinh, sinh năm 1941, người Dao Thanh Phán, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 7. Lê Văn Thuỷ, sinh năm 1970, người Dao Thanh Y, phụ trách văn hoá xã Tiên Yên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 8. Ông Triệu Tài Cao, 75 tuổi người Dao Thanh Phán, thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 9. Ông Lý Tài Cao, sinh năm 1970 người Dao Thanh Phán, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 10. Ông Triệu Đức Cao, sinh năm 1940 người Dao Thanh Phán, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 11. Ông Lý Tài Thông, sinh năm 1955 người Dao Thanh Phán, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 12. Bà Triệu Thị Sinh, sinh năm 1947 người Dao Thanh Phán, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 13. Ông Bàn Sinh Cao, sinh năm 1970, người Dao Thanh Phán, thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 161 14. Nguyễn Thị Hường, sinh năm 1977, cán bộ văn hoá huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 15. Hoàng Văn Thái, Giám đốc Sở Văn hoá , Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh. 16. Ông Trần Văn Minh, sinh năm 1946, thầy cúng, người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 17. Ông Đăng Văn Lương, sinh năm 1945, thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 18. Ông Bàn Văn Tuấn, sinh năm 1950, thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 19. Ông Bàn Văn Dũng ,sinh năm 1957, thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 20. Nghệ nhân Bàn Văn Khương, sinh năm 1966, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 21. Ông Lý Văn Phương, sinh năm 1966, thầy cúng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 22. Nghệ nhân Trương Thị Đông, sinh năm 1954, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 23. Ông Chương Văn Lâm, sinh năm 1936, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 24. Bà Bàng Thị Thuỷ sinh năm 1977, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 25. Ông Bàn Văn Thắng, sinh năm 1960, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 162 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------------- NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CỦA NGƢỜI DAO THANH Y Ở HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội - 2016 Phụ lục 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NINH ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU HUYỆN HOÀNH BỒ 1 Phụ lục 2 PHẦN CHUNG Ảnh1: Đường vào xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 10 năm 2014. Ảnh 2: Nhà ở của người Dao Thanh Y, thôn Hai, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 10 năm 2014. 2 Ảnh 3: Đội văn nghệ người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Hà My, tháng 10 năm 2014. Ảnh 4: Rừng keo của người Dao Thanh Y, thôn Hai, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 10 năm 2014. 3 Ảnh 5: Trang phục cô dâu người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. Ảnh 6: Phụ kiện, trang phục cô dâu người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. 4 Ảnh 7: Trang phục của người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 04 năm 2013. Ảnh 8: Trang phục lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y,xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 04 năm 2014. 5 Ảnh 9: Sách cúng chất liệu giấy gió của thầy cúng Hoàng Văn Hoa, người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 10 năm 2014. Ảnh 10: Bài cúng bằng chữ nôm Dao được dùng trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 10 năm 2014. 6 Ảnh 11: Bài cúng bằng chữ nôm Dao được dùng trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Hai Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 10 năm 2014. 7 Phụ lục 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NGHI LỄ HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO THANH Y - QUẢNG NINH Ảnh 12: Đoàn nhà trai đi xin dâu,xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. Ảnh 13: Phụ dâu, cô dâu, bà cô, trong ngày cưới của người Dao Thanh Y, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. 8 Ảnh 14: Lễ chăng dây trong đám cưới ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. Ảnh 15: Ông mo Trần Văn Minh 69 tuổi, đang làm lễ báo tổ tiên tại nhà gái, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. 9 Ảnh 16: Nhà gái trong đám cưới người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. Ảnh 17: Đón dâu người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 7 năm 2015. 10 Ảnh 18: Lễ đón dâu, người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. Ảnh 19: Cô dâu về nhà chồng, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. 11 Ảnh 20: Lễ cải sát trong đám cưới người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 7 năm 2015. Ảnh 21: Mẹ cô dâu nhận lễ lại mặt sau đám cưới, người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 07 năm 2015. 12 Phụ lục 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ CẤP SẮC Những lễ thức cơ bản trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh Ảnh 22: Đối tượng làm lễ cấp sắc: - Bàng Duy An, sinh năm 2007, người Dao Thanh Y ở Thôn Hai, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (bên phải). - Bàng Văn Thơm, sinh năm 2000, người Dao Thanh Y ở Thôn Hai, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (bên trái). Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 6 năm 2015. 13 Ảnh 23:Thầy cúng Hoàng Văn Út, sinh năm 1957, người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, đang làm Lễ thỉnh mời ông bà tổ tiên (Bú nhi cố phá cố). Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, ngày 31 tháng 6 năm 2015. Ảnh 24: Lễ vật dùng trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tháng 12 năm 2014 (Nguồn:Tư liệu tại nhà văn hoá xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh). 14 Ảnh 25: Lễ cúng Ngọc hoàng xin áo cho thầy mặc trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Phan Hà My, tháng 06 năm 2015. Ảnh 26: Lễ cầu hòa trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Phan Hà My, tháng 06 năm 2015. 15 Ảnh 27:Lễ bắc cầu, trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 06 năm 2015. Ảnh 28: Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. ( Nguồn:Ảnh tại nhà văn hoá thôn Hai, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh). Tháng 11 năm 2014. 16 Ảnh 29: Lễ tạ ơn thần linh trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Phan Hà My, tháng 06 năm 2015. Ảnh 30: Bộ tranh thờ Tam Thanh gồm có 03 bức từ trái sang Thái Thanh, Ngọc Thanh, Thượng Thanh, trong Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 06 năm 2015. 17 Ảnh 31: Bộ tranh thờ Tam Nguyên gồm có 03 bức từ trái sang Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên,trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y,xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, tháng 06 năm 2015. Ảnh 32: Ban Tam Thanh và Tam Nguyên trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh tư liệu tại nhà văn hoá thôn Hai, huyện Hoành Bồ cung cấp), tháng 06 năm 2015. 18 Phụ lục 5 MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA TRONG NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CỦA NGƢỜI DAO THANH Y, TỈNH QUẢNG NINH ( Nguồn cung cấp nhà văn hoá huyện và nghệ nhân Trương Thị Quý xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) Dân ca gắn liền với đời sống của dân tộc Dao. Trong một ngày từ lúc tỉnh giấc đã nghe tiếng hát chào mừng ngày mới, rồi đi lên nương, đi xuống ruộng đồng, đi ra bến sông, bờ suối, tiếng xay ngô, giã gạo, quay xa, cho đến đêm khuya tự tình với người yêu, hầu như giờ phút nào cũng cần đến tiếng hát lời ca. Nếu kể một đời người thì từ lúc nằm nôi, đã được nuôi bằng lời ru, lớn lên chơi đùa trong tiếng hát; mười tám, đôi mươi tỏ tình trong tiếng ca, về già bên mâm rượu hát “lời dạy con cháu”, cho đến lúc chết, hồn bay theo tiếng nhạc tiễn đưa dù bất kỳ trong bước đi nào của đời người, dân tộc Dao cũng tắm mình trong thơ ca. Thơ ca đã thực sự trở thành một bộ phận trong cuộc sống của tộc người Dao. Chưa ai có thể đếm được những câu dân ca của họ. Dân ca đám cưới là một bộ phận không thể thiếu được trong đám cưới cổ truyền của dân tộc Dao. Nó có thể dùng làm công cụ để tiến hành các nghi thức của đám cưới như trong lễ “ăn hỏi” người ta hát “nhin cháy chủng” (hát ăn hỏi): Khỏi thỉn dịop tây Phan Hung đầu Phan Hung đầu lầu pấy nhin chom Phan Hung đầu tú sop thây lâu Đầu pấy sóng chăn hu thây chom Thọc giầy giảo chẩu chén sop sóng Hon hây tháy thỉn cha nhui tong 19 Khoi slẩu đai thin sop sóng khàn Hop săng gu lâu chén văn ẳn Sóm cháy pay đai sóng giả gìu Sâu nhùn gop don dét tói chưng Sóm cháy giả phàn hong thẩu thằu Biểu phàn lo đai sâu th p thẩu Sâu gầy th p thẩu sóng lù to To bú nh nhan gthỉn tây pấy To bú nh nhang thỉn tây sáng Dịch: Trời đất sinh ra Vua họ Bàn Từ đó đến nay mọi “họ” theo Làm ăn sinh sống được no ấm Kết duyên chồng vợ sống trăm năm Hôm nay Giở sách ra so tuổi Hai họ chung tình chắc là nên Gà vàng gáy vọng giục hai họ Hôm nay ngày đ p tháng đ p Hai họ cùng gặp nhau đây Giở sách đỏ báo cho thiên hạ biết Từ nay hai họ kết duyên đôi lứa Hai họ kết duyên bạn trăm năm Khi chú rể đến nhà gái để đón dâu, người ta chăng dây lưng để hát hỏi, hát chào, nếu bên nhà trai đối đáp được thì bên nhà giá mới thu dây cho đoàn nhà trai vào nhà, họ gọi là: “gian kiáu chủng” (hát chặn đường): Nhà gái hát chặn nhà trai tại nhà ông mối (phần hát này nam không được hát trả lời): Nữ: Slẩu mùn nầy: (em hỏi anh) Nầy táng ho sâu ho quyển tai 20 Nầy táng ho sỏm ho quyển thằu Bầy tai thằu tây nhếp ho chá Nầy nằng nhốn tău tỏng phán sàng Mây thỏ cảng cỏng chan min thin Cáng cỏng chan quái nhân tău lâu Chá khàn nhâu tău ho lâu heng. Nầy tắng chun tai tắng lâu tai Chun tai chào làn sá chấy sá Lâu tai đáp làn sá thung hai. Nầy nằng tai chun châm thúi sàng Mây thỏ chi tău chan min thin Chi tău chan quái tai chun lâu Chả khàn tai chun ho lâu heng. Dịch: Hôm nay ngày gì mà có khách Anh từ đâu đến nơi này vậy Anh ở bản làng nào đến đây Anh ở huyện, tỉnh nào đến đây Anh đi qua mấy rừng, mấy núi Anh đi qua mấy dốc, mấy đèo Anh đi qua mấy khe, mấy suối Anh đi mấy ngày mấy đêm vậy Anh đi bằng chân hay ngồi ngựa Anh đi bằng chân hay anh bay Anh đi bằng chân hay bằng cánh Anh đi bằng thuyền hay anh bơi Anh đi bao nhiêu người tốt xấu Anh đến đây có việc gì không ? 21 Hát chặn tại nhà cô dâu: (phần này hai bên phải đối đáp): Nữ: Anh là ai, anh từ đâu đến? Anh họ gì, đến đây có việc gì? Hôm nay ngày gì anh đến đây? Nếu anh không nói không được vào. Nam: Tôi nhà trai, từ bản xa đến! Tôi họ Bàn, đến đón họ Trương! Hôm nay là ngày đ p nhất! Tôi đến đây mong đón người về. Khi đón dâu về đến gần nhà trai, nhà trai chăng dây hát đón, nhà gái không cần đối lại: Hôm nay trời quang mây tạnh Đón được người hiền về tới đây Cầu chúc hai người nên duyên mới Hạnh phúc trăm năm mãi được bền Đắng cay cả hai cùng cam chịu Phúc thì cùng hưởng, hoạ cùng cam. Khi đón cô dâu về đến nhà chồng, người ta đặt lễ hát báo tổ tiên gọi là: “khỏi cha chúng” (hát báo tổ tiên): Hôm nay là ngày đ p tháng đ p Con cháu làm lễ báo tổ tiên Con cháu đón người mới về nhà Đó là dâu hiền, cháu thảo Từ nay nhà có thêm người mới Mong ông (bà) tổ tiên che trở Cùng dạy bảo con cháu làm ăn Để được phát tài bằng người Sinh ra nhiều con, nhiều cháu 22 Người ta ca ngợi cảnh tưng bừng của tiệc cưới: Hôm nay là ngày đ p tháng đ p Gia đình làm đám mời dân làng Đám cưới có chén rượu nhạt Có sôi có thịt có tấm lòng Mong dân làng cùng đến cùng vui Người ra, người vào thật tấp nập Chúc gia chủ từ nay có người mới Làm ăn sẽ phát tài hơn xưa Và có con cháu đầy nhà Nào ta cùng uống rượu cho say Người Dao không chỉ say mê dân ca đám cưới qua nội dung và ngôn ngữ của nó, mà còn yêu thích phương pháp sử dụng trình bày nó. Dân ca đám ma (khỏi moông chúng). Dân ca hát lên lòng thương nhớ người đã mất. Đối với người Dao còn có quan niệm chết là sang một thế giới khác, nếu được dẫn đi đúng đường sẽ đến một thế giới mới hạnh phúc. Thông qua việc miêu tả những việc hiếu thảo mà con cháu đã làm để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ; qua việc dẫn dắt linh hồn người chết về với tổ tiên, cầu mong cho linh hồn người chết được thanh thản ở thế giới bên kia, đồng bào Dao đã dăn dạy, giáo dục con cháu về thái độ đúng đắn đối với cuộc sống, về luân lí, về đạo đức, được bày tỏ qua giọng điệu của lời cúng và lời hát: Khi sống ân tình nặng như núi Một đường cùng tế tình hoà thuận Oán trời ban cho số chẳng theo Bắt bố (m ) ta sớm quy tiên Giá biệt thân sinh lòng đau đớn 23 Dân ca hát lên lòng thương nhớ người đã mất. Dẫn linh hồn người chết về với thế giới bên kia thấm đẫm tinh thần, quan điểm nhân sinh quan đạo Phật: Năm thành tâm với Diên La đế Diên La con trời phán linh hồn Ngự bút phân cho kiếp đời sau Vui vẻ linh hồn nhận làm quan Dầu nhớ thương than khóc thảm thiết, nhưng tinh thần lạc quan, trách nhiệm đối với đời sống nhắc nhở mọi người dẹp bớt đau thương mà nghĩ đến việc làm ăn.Trong trường hợp này lời khuyên bảo có tác dụng mạnh nhất chỉ là lời của người chết. Người ta tưởng tượng ra cảnh người chết nhờ thầy cúng chuyển lời cho con cháu, và vẽ ra cảnh làm ăn tấp nập để động viên con cháu quên buồn thương, vui vẻ làm ăn cho kịp người: Mong cha (m ) vui chúc con cháu Ban phúc bình an cho kiếp sau Trăm thứ tươi tốt và xinh đ p Nam thăng quan chức, nữ đoan trang Ngoài những phần đã giới thiệu ở trên, dân ca nghi lễ và phong tục của tộc người Dao còn nhiều loại như: dân ca mừng năm mới, mừng nhà mới, mừng trẻ sơ sinh, dân ca cúng sông núi, nương rẫy, làng bản, cúng tổ tiên, cầu bình an Dân ca đám cấp sắc (áy man chúng). Lễ cấp sắc được tổ chức khi con trai người Dao chuẩn bị đến tuổi trưởng thành. Trong lễ cấp sắc có nhiều lễ khác nhau như lễ đặt tên, lễ khai quang, lễ dâng đèn, lễ nhảy rồng, lễ nhảy gàtrong mỗi lễ người Dao đều kết hợp nhảy và hát (nam nhảy, nữ hát): Hát chúc Thầy cả (Dao Thanh Phán): Tỏi chịa diết miền chiếu slay chiếm Slay muần hèng vặng quắng hiền diều 24 Diết nin phẩy quẩy miền phang s ng, Chìu chiu dìm phiển pịa sàng tàn. Dịch: Xin chúc Thầy cả cùng uống rượu Sư Thầy thịnh vượng mãi bên dân Một năm bốn quý khách tìm đến Ngày ngày khăn gói, muối mời Thầy. Hát trong lễ dâng đèn: Mong thầy mang đèn soi sáng tỏ Đèn soi sáng cho từng đệ tử Thân hình đ p đẽ dạ thông minh Hát trong lễ dâng hương: Ba nén hương thơm mời Tam phẩm Thầy sư Tam phẩm nhận vô cùng Long não trình lên trước án ngọc Tam nguyên trông thấy tủm tỉm cười Hay: Ca khai đàn thượng quang Đêm chiều vàng lại đên chiều vàng Tiếng ca đến cửa nhà nàng Tiếng ca văng vẳng bên sườn núi Cánh cửa nhà nàng có mở không? Hát trong lễ nhảy rồng: Thầy truyền khuôn vàng như Đồng Nhi Ban cho ân mới được trường thọ Văn võ giỏi dang như rồng bay Dân ca giao duyên: Tiếng hát giao duyên là phương tiện chủ yếu giãi bày tình cảm, trò chuyện tìm hiểu, trao đổi tình yêu của người Dao Thanh Y và Thanh Phán. Hát có lề lối tổ chức là hình thức hát được hai bên chuẩn bị trước, được thống 25 nhất tổ chức theo những nghi thức khá chặt chẽ, điển hình như hát hội đầu xuân, hát qua làng Hát dân ca giao duyên có muôn hình muôn vẻ, từ đơn giản, nhẹ nhàng đến quy mô phức tạp. Ngay từ buổi đầu gặp gỡ, trai gái người Dao đã bộc lộ miền vui, khát vọng giao lưu tình cảm, giãi bày tâm sự của mình qua câu hát: - Khách đâu xa lạ tới nơi này Hoa sắc bay về đến làng em Làng em nghèo chẳng đáng dừng bước Nhưng mong hoa đ p cũng đồng tâm - Hoa thấp giá đến nhà quý nữ Được nàng đến tiếp thật đàng hoàng Quý nương mời ngồi bàn ghế đ p Chẳng biết lời nào đáp lại em. Lời hát diễn tả thật sinh động niềm vui sướng, miền khát khao được gặp gỡ để bộc bạch nỗi lòng của các chàng trai, cô gái. Nếu có sấm kêu thì vui vẻ Nhộn nhịp cùng hát hết đêm nay Họ hàng say hát hết mình mà không nghĩ đến, hát hay hay hát dở: Một hai ba bài chưa như ý Lại hát thêm nhiều đừng thắc mắc. Câu nào phạm lỗi thông cảm cho Câu nào đáng yêu anh nhớ lòng. Đó là cách ứng xử phù hợp với điều kiện xã hội dân cư thưa thớt, phù hợp với cách sống của con người miền núi. Cuộc hát giao duyên không chỉ là nơi để những người bạn cũ gặp nhau tâm tình, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cuộc hát là nơi để trai gái bày tỏ tình yêu lứa đôi. Câu hát dưới đây bộc lộ rõ khát vọng ấy: - Thật thoả đôi lòng uổng nhớ mong 26 Làm cho đêm thâu nghĩ quẩn quanh Ta như mặt trời phơi cỏ mới Quyết không thể rời nơi lâm ngọc Mong cho cha m kết cho ta. Chẳng quên nghĩa sâu nơi tâm khảm. Sức hấp dẫn của những lời hát đó không chỉ ở ngôn ngữ thơ ca mà còn ở toàn bộ cuộc sống bao quanh làm thành chất sống của nó. Chàng trai thổ lộ nỗi chờ mong khắc khoải (hát gọi bạn): Dưới trăng thanh mình tôi đơn lẻ Một mình tôi thiếu bạn chung tình Tôi thả lời ca theo làn gió Tôi gửi lời ca theo ánh trăng Bạn tình hỡi nơi nào xa thẳm Có nghe không lời hát tâm tình Có ai không cùng tôi tâm sự Để nỗi lòng tôi đỡ đơn côi Một mình thôi, tôi hát một mình Bạn hỡi có nghe thấu lòng tôi Đi một khe, hai khe còn nghe tiếng chày giã gạo nỗi lòng chàng vấn vương, kẻ đi người ở: Một khe hai khe sao vẫn thấy Tiếng chày em giã gạo vọng theo Chân bước đi mà lòng ở lại Chẳng biết khi nào mới gặp nhau Đi một đèo, hai đèo vẫn nghe tiếng em nói cười dưới bản và những lời hẹn hò hạnh phúc chung đôi: Một đèo hai đèo vẫn thấy bóng Văng vẳng đâu đây tiếng em cười 27 Tiếng nói trong veo như tiếng suối Quay chân lui bước nước mắt rơi Nhớ lời em h n cùng anh sống Cùng anh như đôi chim cùng cây Vạn niên đời đời ta chung sống Và cứ như thế buổi trao đổi tâm tình bằng ca hát cứ tiếp tục, nếu như vượt qua được những khó khăn thì họ đi đến những tình cảm đằm thắm. Tra hạt hai ta thành một đôi Xuống nước lên non tay dắt tay Khổ đau cùng nhau chẳng oán trời Rửa mặt cũng mong rửa cùng chậu Đêm ngủ cũng mong chung một gối ./. 28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghi_le_vong_doi_cua_nguoi_dao_thanh_y_o_huyen_hoanh.pdf
Tài liệu liên quan