BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Bùi Văn Hộ
NGHI LỄ MỠI CỦA NGƢỜI MƢỜNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN LẠC SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Bùi Văn Hộ
NGHI LỄ MỠI CỦA NGƢỜI MƢỜNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN LẠC SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH)
Chuyên n
189 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghi lễ mỡi của người Mường (nghiên cứu trường hợp người Mường ở huyện Lạc sơn tỉnh Hòa Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9229041
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Hiền
TS Hoàng Sơn
Hà Nội - 2018
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu
đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những phát hiện đƣa
ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
Tác giả
Bùi Văn Hộ
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .. 13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 13
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 34
Tiểu kết ................................................................................................................ 50
Chƣơng 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, NGƢỜI MƢỜNG, VĂN HÓA VÀ TÍN
NGƢỠNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG ........................................................................... 52
2.1. Giới thiệu về địa bàn và tộc ngƣời nghiên cứu ............................................ 52
2.2. Văn hóa của ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn ......................................................... 59
Tiểu kết ................................................................................................................ 66
Chƣơng 3: THẦY MỠI VÀ VIỆC THỰC HÀNH NGHI LỄ MỠI CỦA
NGƢỜI MƢỜNG Ở LẠC SƠN......... ..................... ..................................................68
3.1. Thầy Mỡi và sự hành nghề của họ ............................................................... 68
3.2. Số phận và quá trình trở thành thầy Mỡi ..................................................... 74
3.3. Đời sống và truyền nghề của các thầy Mỡi .................................................. 80
3.4. Điện thờ Mỡi ................................................................................................ 85
3.5. Các loại nghi lễ Mỡi ..................................................................................... 89
Tiểu kết .............................................................................................................. 106
Chƣơng 4: NGHI Ễ MỠI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG
CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở LẠC SƠN.............................. ............................ ...........108
4.1. Nghi lễ Mỡi phản ánh hệ thống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ................. 108
4.2. Quy trình thực hành nghi lễ Mỡi trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng................................................................................................................ 115
4.3. Vị trí của nghi lễ Mỡi trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng ở huyện
Lạc Sơn .............................................................................................................. 125
4.4. Sự biến đổi của nghi lễ Mỡi trong văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng hiện nay .138
Tiểu kết .............................. ..147
KẾT LUẬN........................................................................................ ................ .........149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ...... ......... ..............157
TÀI IỆU THAM HẢO......................... .......................... .....................................158
PHỤ LỤC................... ............................... ...................................................................167
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
NCS - Nghiên cứu sinh
Nxb - Nhà xuất bản
KT - Kinh tế
Tp. HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
Tr - Trang
VH - Văn hóa
VHXH - Văn hóa xã hội
XH - Xã hội
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngƣời Mƣờng nói chung và ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa
Bình nói riêng có một kho tàng văn hóa dân gian, trong đó các sinh hoạt về tín
ngƣỡng, nghi lễ rất phong phú và đa dạng. Các nghi lễ, tín ngƣỡng đƣợc tổ
chức nhằm để cầu cúng chữa bệnh, trấn an, cầu yên và trong các phong tục
tang lễ, cƣới xin, lễ hội, nghi lễ ở cộng đồng. Các nghi lễ thể hiện quan niệm
vũ trụ quan, nhân sinh quan về “ba tầng - bốn thế giới”, trong đó con ngƣời có
vía và vạn vật hữu linh. Trong tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng, những việc rủi ro,
gặp hạn, ốm đau, bệnh tật, trắc trở duyên phận .v.v. phần nào đó là nguyên
nhân mang tính tự nhiên, là do con ngƣời bị mất vía, hoặc do ma quỷ quấy
rầy. Trên nền tảng của hệ thống tín ngƣỡng này, mọi nghi lễ của ngƣời
Mƣờng đƣợc sinh ra, việc thực hành các nghi lễ để giải quyết những vấn đề
mang tính đức tin và thể hiện những quan điểm nhân sinh quan, vũ trụ quan
của ngƣời Mƣờng đƣợc nảy sinh.
Trong đời sống ngƣời Mƣờng nói chung và ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình nói riêng, thầy Mo, Trƣợng, Mỡi là ngƣời tổ chức tất cả
các nghi lễ liên quan về vòng đời ngƣời, từ khi sinh ra cho đến klhi sang thế
giới bên kia, nghi lễ cầu yên, giải hạn .v.v. Các thầy Mỡi, theo số phận, phải
làm lễ nhập môn, hay còn gọi là “Nổ”, để hành nghề, tổ chức nghi lễ chữa
bệnh cho các thành viên trong cộng đồng. Theo tín ngƣỡng, họ có khả năng
đặc biệt có thể giao tiếp với thần linh với thế giới vô hình. Họ là cầu nối giữa
thế giới trần gian với một thế giới khác, ở đó có các vị thần tối linh, các hồn
ma, và nơi mà vía đi lang thang bị lạc lối. Thế giới vô hình có tác động đến
đời sống con ngƣời, sức khỏe, bệnh tật, ốm đau, công danh, sự nghiệp. Trong
đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng, Mỡi là một trong những nghi lễ hình
thành từ lâu đời. Tuy mục đích và hình thức tổ chức nghi lễ có những nét
5
khác nhau, các nghi lễ Mỡi nói chung nhằm truyền tải ƣớc muốn của con
ngƣời về sức khỏe, sống lâu, gia đình đƣợc bình an, mùa màng, vạn vật tƣơi
tốt, ƣớc vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Trong thực tế, các nghi lễ Mỡi là một
bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng.
Trƣớc thời kỳ Đổi mới (1986), nghi lễ Mỡi cũng nhƣ nhiều thực hành
tín ngƣỡng của các tộc ngƣời bị coi là mê tín dị đoan và cấm đoán. Đây là
điều bất khả thi, bởi lẽ các nghi lễ là một phần trong cuộc sống tâm linh, tinh
thần của con ngƣời. Chúng không hề mất đi, vẫn luôn tồn tại và biến đổi cho
phù hợp với nhu cầu của con ngƣời trong thời đại mới. Đến nay, nghi lễ Mỡi
có chiều hƣớng phát triển và trở nên phổ biến trong sinh hoạt tín ngƣỡng của
cá nhân, gia đình, cộng đồng ngƣời Mƣờng. Thực hành nghi lễ Mỡi trƣớc kia
cũng nhƣ bây giờ, là một điểm tựa về tinh thần, giúp con ngƣời vƣợt qua
những khó khăn bất trắc, nhất là trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng với
nhiều rủi ro trong kinh doanh, trong cuộc sống nói chung. Vậy, nghi lễ Mỡi là
gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng nhƣ vậy trong đời sống văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng?
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng, trong đó có các nghi lễ của thầy Mỡi, nhƣng các
công trình mới chỉ mô tả khái quát và chƣa nêu bật đƣợc vai trò, chức năng,
giá trị cũng nhƣ bản chất Shaman giáo của nghi lễ nhƣ công trình của tác giả:
Bùi Huy Vọng (2016) [62]; Bạch Mỹ Trinh (2015) [51 . Các công trình này
chƣa làm r đƣợc chức năng, vai trò, và khả năng của các thầy Mỡi nhƣ là
thầy cúng tâm linh, là ngƣời tƣ vấn tinh thần và góp phần không nhỏ trong
việc lƣu giữ những giá trị văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng. NCS thấy
rằng cần tìm hiểu sâu về nghi lễ Mỡi để làm rõ vai trò và chức năng của nó
trong cuộc sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn,
6
đồng thời nhấn mạnh vai trò của các thầy Mỡi đối với cá nhân, gia đình, cộng
đồng. Do vậy, NCS chọn đề tài của n ườ ườn n u
trường hợp n ườ ường ở huyện Lạ Sơn, tỉnh Hòa Bình) làm đề tài nghiên
cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian.
2. Mục đích nghiên cứu
- Luận án hƣớng tới việc nhận diện một cách rõ ràng về vai trò và chức
năng của thực hành nghi lễ Mỡi trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng
nói chung và ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nói riêng hiện
nay.
- Luận án làm r và đề cao vai trò của các thầy Mỡi. Họ không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong cuộc sống tâm linh của cộng đồng, mà còn là những ngƣời
thực hành, lƣu truyền những giá trị văn hóa tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời
Mƣờng ở huyện Lạc Sơn.
- Luận án làm r việc thực hành nghi lễ Mỡi, nhƣ là một thực hành
Shaman giáo mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời Mƣờng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là thực hành nghi lễ Mỡi trong văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng. Để làm r điều này, luận án đi sâu để nhận diện
bản chất, ý nghĩa, chức năng của nghi lễ Mỡi đối với cộng đồng ngƣời Mƣờng
ở Lạc Sơn.
- Nghiên cứu các thầy Mỡi, những thành viên trong cộng đồng đƣợc
thầy Mỡi làm lễ ( n y). Thầy Mỡi là những ngƣời đáp ứng các nhu cầu về
tinh thần, tâm linh cho cả cộng đồng ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức,
các sinh hoạt nghi lễ của thầy Mỡi, không gian điện thờ trong văn hóa tín
7
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn và tập trung chủ yếu ở một số xã
nhƣ: Xã Thƣợng Cốc, xã Văn Nghĩa, xã Mỹ Thành, xã Chí Thiện, xã Miền
Đồi, xã Xuất Hóa
Phạm vi thời gian: Trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung nghiên
cứu nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình chủ yếu
là trong thời kỳ hiện nay, tính từ năm 1986 đến nay thời kỳ Đổi mới .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nghi lễ Mỡi nhƣ là một phần trong đời sống văn hóa tín
ngƣỡng của cộng đồng, đáp ứng những nhu cầu và ƣớc vọng về một cuộc
sống đầy đủ, tƣơi đẹp, có sức khỏe, sung túc, bình an.
- Nghiên cứu nghi lễ Mỡi bằng sự thể hiện khả năng của các thầy Mỡi,
sự giao tiếp tâm linh giữa thế giới trần gian và thế giới vô hình. Đó là một thể
loại nguyên hợp, tích hợp trong nó ngôn từ truyền miệng, bùa chú với hiện vật
thiêng mang tính biểu tƣợng và đức tin của ngƣời Mƣờng về thế giới vô hình.
- Nghiên cứu số phận của các thầy Mỡi có ăn số phải hành nghề, xem
xét họ nhƣ là những ngƣời thầy cúng góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh của
cá nhân và cộng đồng. Họ đƣợc coi nhƣ là những ngƣời lƣu giữ n t văn hóa
trong tín ngƣỡng và là ngƣời bảo vệ sức khỏe, sự sống của ngƣời Mƣờng ở
Lạc Sơn.
- Phân tích về quy trình của việc thực hành các nghi lễ Mỡi của ngƣời
Mƣờng trong văn hóa tín ngƣỡng và trong bối cảnh cuộc sống của cộng đồng
hiện nay.
- Tìm hiểu sức sống và sự biến đổi của nghi lễ Mỡi trong bối cảnh cuộc
sống hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Với các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án nhằm trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu sau:
8
- Nghi lễ Mỡi và thầy Mỡi có vị trí nhƣ thế nào trong đời sống tinh thần
của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn hiện nay?
- Tại sao trong bối cảnh đƣơng đại, nghi lễ Mỡi vẫn tồn tại và phát triển
mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn.
6. Cách tiếp cận và phƣơng ph p nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
Nghi lễ Mỡi là một loại hình tín ngƣỡng, hội tụ trong nó những yếu tố
văn hóa dân gian phong phú. Do vậy, để tìm hiểu Mỡi, luận án sử dụng các
cách tiếp cận liên ngành, bao gồm nghiên cứu văn hóa dân gian, nhân học tôn
giáo, tín ngƣỡng.
Trƣớc hết, NCS cũng sử dụng các cách tiếp cận văn hóa dân gian, ghi
âm các câu chuyện, những sự tích, những huyền thoại, những lời cầu cúng,
thần chú liên quan đến hệ thống tín ngƣỡng Mỡi. Với cách tiếp cận này, NCS
đã đƣa ra đƣợc bức tranh sinh động về thế giới quan của ngƣời Mƣờng, những
tín ngƣỡng, đức tin về hệ thống đa thần, về các mƣờng trời, mƣờng đất, về
nguyên nhân của bệnh tật, cái chết. Những hệ thống đức tin này đã hòa quyện
trong những hành động nghi lễ tạo nên một loại hình thực hành nghi lễ dân
gian mang đậm văn hóa truyền thống của ngƣời Mƣờng.
Với cách tiếp cận nhân học tôn giáo, NCS có nhiều thuận lợi. NCS là
ngƣời Mƣờng, sinh ra và lớn lên tại vùng đất Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình, đã trực
tiếp trải nghiệm và quan sát nhiều nghi lễ từ khi còn nhỏ. NCS có thể dùng
thứ ngôn ngữ Mƣờng để giao tiếp với những ngƣời trong cuộc, với các thầy
Mỡi ngƣời nắm giữ vai trò nòng cốt trong thực hành nghi lễ và những ngƣời
trong cộng đồng ở Lạc Sơn mà nhiều ngƣời trong số họ là ngƣời thân, thành
viên của gia đình, dòng họ. Là ngƣời trong cuộc, NCS sống trong nền văn hóa
của dân tộc mình, đƣợc trải nghiệm những thực hành nghi lễ Mỡi trong đời
sống của cá nhân và gia đình. NCS hiểu rất rõ bản chất, ý nghĩa của Mỡi trong
9
đời sống của chính bản thân, của gia đình, cũng nhƣ của bà con ngƣời
Mƣờng. Trong nghiên cứu, là ngƣời trong cuộc thì chƣa đủ, NCS đã thực hiện
nhiều đợt điền dã, trực tiếp nói chuyện, phỏng vấn các thầy Mỡi có uy tín ở
huyện Lạc Sơn. NCS cũng trực tiếp phỏng vấn những ngƣời thụ hƣởng nghi lễ
Mỡi, là những bà con trong cộng đồng, làng xóm để có những thông tin đa
chiều về bản chất, về ý nghĩa của Mỡi trong cuộc sống của các cá nhân, gia
đình, cộng đồng. Những thông tin của ngƣời trong cuộc góp phần quan trọng
cho việc phân tích, lý giải bản chất, sức sống, và ý nghĩa của các nghi lễ Mỡi
đối với cộng đồng ngƣời Mƣờng. NCS làm quen và tiếp cận đƣợc với nhiều
thầy Mỡi trên địa bàn huyện Lạc Sơn, ngƣời có ăn số, có những kỹ năng và
khả năng đặc biệt để có thể thâm nhập vào thế giới tâm linh của Mỡi. Các thầy
Mỡi đã nhiệt tình chia sẻ về số phận cuộc đời, về hệ thống tín ngƣỡng của Mỡi,
về loại hình nghi lễ Mỡi, về ý nghĩa biểu tƣợng, về các hành động nghi lễ và
hiện vật thờ cúng. Với sự giúp đỡ của những thầy Mỡi, NCS tham dự nhiều
nghi lễ Mỡi tại điện thờ của họ, và tại gia đình những ngƣời thụ lễ, mà các thầy
Mỡi gọi họ là “con mày”. Những câu chuyện của các “con mày” giúp NCS hiểu
đƣợc nguyên nhân tại sao họ phải đến gặp các thầy Mỡi để xem bói, phán bệnh
để thực hiện nghi lễ cầu cúng, cũng nhƣ công hiệu của việc thực hành nghi lễ
trong việc chữa bệnh, cầu an, cầu phúc, tránh rủi ro, trắc trở trong đƣờng đời.
Với góc nhìn của ngƣời trong cuộc và từ ngƣời làm lễ, thụ lễ, NCS đôi khi sử
dụng chính ngôn ngữ của họ về tín ngƣỡng Mỡi nhƣ “Nổ Mỡi” bắt ra làm
Mỡi , “bị hành”, “các Ngài cho ăn lộc”, và một số thuật ngữ tiếng Mƣờng có
chú thích tiếng Việt. NCS đã thực hiện ghi chép dân tộc học tỉ mỉ quá trình tổ
chức các buổi lễ, đồ thờ cúng, quy trình hành lễ, mục đích của từng loại nghi
lễ, bối cảnh diễn ra nghi lễ, hoàn cảnh của ngƣời thụ lễ. Những ghi chép dân
tộc học giúp cho luận án có những thông tin chi tiết từ các buổi lễ trong đời
sống thƣờng nhật để hiểu r hơn bản chất và nhận diện nghi lễ một cách tƣơng
10
đối xác thực. Những ghi chép dân tộc học là tài liệu quan trọng để có bức tranh
thực trạng về việc tổ chức nghi lễ và việc hành lễ, mối quan hệ giữa thầy Mỡi
và “con mày” một cách sinh động.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu khác nhau:
P ươn p áp quan sát t a dự: NCS đã tham dự nhiều loại nghi lễ
Mỡi khác nhau trong đời sống của ngƣời Mƣờng kể từ năm 2014 đến nay. Cụ
thể, NCS đã tham dự các nghi lễ nhƣ: Lễ Làm Chay 7 cờ tại xóm Be Ngoài,
xã Chí Thiện, huyện Lạc Sơn, lễ mến mả tại xóm Ấm, xã Văn Nghĩa, huyện
Lạc Sơn, lễ cầu con trai tại xóm Anh 1, xã Thƣợng Cốc, huyện Lạc Sơn, lễ cắt
dây ma nhà tại xóm Trang, xã Thƣợng Cốc, huyện Lạc Sơn, lễ giải căn tại
xóm Ấm, xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn... và nhiều lễ làm mát, buộc dây, gọi
vía... tại Điện thờ Mỡi Bùi Thị Minh tại xóm Anh 1, xã Thƣợng cốc, huyện
Lạc sơn, tỉnh Hòa Bình Bằng cách tham dự, quan sát, nhìn nhận và đánh
giá các hành động, diễn biến, con ngƣời, bối cảnh thực hành nghi lễ, NCS đã
có những đánh giá, nhận định bằng trực quan. Điều này giúp cho luận án phản
ánh chân thực hơn về nghi lễ và sức sống của nó trong văn hóa Mƣờng.
Phỏng vấn sâu: NCS thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn về các đối tƣợng
khác nhau. Đối tƣợng phỏng vấn tập trung hơn cả là các thầy Mỡi nhằm có
những thông tin về cuộc đời, căn số và công việc của họ. NCS cũng phỏng
vấn những con mày, ngƣời dân tìm gặp thầy Mỡi để nhờ thầy giúp làm lễ để
hiểu lý do họ làm lễ và đức tin, sự trông mong của họ khi làm lễ. Những cuộc
phỏng vấn con mày tìm hiểu về nguyên nhân tổ chức nghi lễ Mỡi của các cá
nhân gia đình ngƣời Mƣờng. Hơn nữa, thông qua phỏng vấn sâu những ngƣời
thực hành và ngƣời thụ lễ, NCS hiểu đƣợc ý nghĩa, hay nói một cách khác
“công năng” và sức sống của nghi lễ Mỡi trong đời sống tín ngƣỡng của
11
ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn.
Câu chuyện cuộ đời: Khai thác những câu chuyện về cuộc đời riêng tƣ
về việc phải ra làm Mỡi của các thầy Mỡi cũng nhƣ mọi câu chuyện về việc
phải làm lễ của những ngƣời thụ lễ ( n y đây là một trong những cách tiếp
cận hiện đại đƣợc sử dụng trong phân tích một số nhiệm vụ, cùng các nội dung
từ quan điểm của ngƣời trong cuộc. Cách khai thác câu chuyện cuộc đời thực
sự hữu hiệu và là những cứ liệu đáng tin cậy để bàn luận về ý nghĩa, vai trò, và
công năng của nghi lễ Mỡi trong cộng đồng ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn.
P ươn p áp tra u, p n t tư ệu th cấp: Luận án chắt lọc thông
tin liên quan, kế thừa những quan điểm, đánh giá từ những công trình đã in ấn
để bổ sung cho những tƣ liệu thu thập từ địa bàn. Các tƣ liệu này giúp cho
luận án có những cơ sở bàn luận về những vấn đề của các học giả đi trƣớc đã
làm đƣợc. Trên cơ sở đó kế thừa và phát triển với những số liệu riêng từ
nghiên cứu điền dã cùng với những phân tích riêng của mình để có nhiều
thông tin đa chiều đồng thời để làm rõ các nhiệm vụ, nội dung của luận án.
P ươn p áp p n t tổng hợp: Phân tích tổng hợp các nguồn tƣ liệu
khác nhau hƣớng tới đạt đƣợc mục đích mà luận án đƣa ra và đúc kết những
nội dung phân tích mang tính khái quát, góp phần trong nghiên cứu học thuật
về tín ngƣỡng, nghi lễ và văn hóa của ngƣời Mƣờng. Luận án sử dụng phƣơng
pháp diễn giải những số liệu thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu các đối
tƣợng là thầy Mỡi, ngƣời thụ hƣởng nghi lễ là n y để làm r hơn những ý
nghĩa biểu tƣợng, bản chất, chức năng của nghi lễ theo cách ngƣời trong cuộc
hiểu, đặc biệt ý nghĩa biểu tƣợng của các hành động nghi lễ và hiện vật nghi lễ.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu về nghi lễ Mỡi trong văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình góp một phần nhỏ vào trong hệ
12
thống lý luận về hiện tƣợng Shaman giáo.
- Luận án cung cấp một cách hiểu r hơn về hệ thống nghi lễ Shaman
giáo, mang tính ma thuật với mục đích chữa bệnh tâm linh, cầu an, cầu những
điều tốt đẹp trong đời sống thƣờng nhật. Thông qua một trƣờng hợp nghiên
cứu cụ thể là Mỡi, luận án góp phần vào bức tranh chung trong khoa học
nghiên cứu về các hiện tƣợng tín ngƣỡng bản địa, thể hiện sự đa dạng về văn
hóa tín ngƣỡng của các cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện r hơn về vai trò
của nghi lễ Mỡi trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại địa bàn.
- Kết quả của luận án cung cấp những quan điểm khoa học về chức
năng, ý nghĩa, vai trò của nghi lễ Mỡi và thầy Mỡi, có thể ứng dụng trong
việc hoạch định chính sách, các chiến lƣợc phát triển, bảo tồn di sản văn hóa
tín ngƣỡng nhằm đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt tâm linh của cộng đồng bản
địa trong xã hội đƣơng đại.
- Luận án hoàn thiện là một tài liệu tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu về văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng và cho ngành nghiên cứu
văn hóa dân gian, nhân học tôn giáo, tín ngƣỡng.
8. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (8
trang) và Phụ lục (20 trang), luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (48 trang)
Chƣơng 2: Văn hóa của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn 16 trang
Chƣơng 3: Thầy Mỡi và việc thực hành nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng
ở Lạc Sơn 39 trang
Chƣơng 4: Nghi lễ Mỡi trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng ở Lạc Sơn 43 trang .
13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về người Mường và văn hóa tín ngưỡng của
người Mường
- Nghiên c u về n ườ ường
Về ngƣời Mƣờng và văn hóa Mƣờng, có nhiều công trình nghiên cứu
mang tính tổng hợp về lịch sử, con ngƣời, văn hóa. Một trong những công
trình tiêu biểu phải kể đến là cuốn Địa chí Hòa Bình (2005) [14]; do tỉnh Hòa
Bình xuất bản đã đề cập khá toàn diện các khía cạnh trong đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của các dân tộc sinh sống tại địa bàn
tỉnh Hòa ình. Công trình cũng đã đề cập đến những n t cơ bản trong đời
sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng và các nghi lễ đƣợc thực hành trong đời
sống, nhƣ: Nghi lễ hôn nhân, sinh đẻ, tang ma. Công trình Văn óa n ười
ường huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình (2009) [7], do Hoàng Hữu Bình làm
chủ biên đã miêu tả khá đầy đủ và sinh động các khía cạnh đời sống của
ngƣời Mƣờng ở huyện Kim ôi về kinh tế, văn hóa, tri thức địa phƣơng, thực
hành nghi lễ. ườ ườn v văn óa ổ truyền ườn - Sơn n
[11 . Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều học giả nhằm giới
thiệu vốn văn hóa cổ truyền, tập tục sinh đẻ, cƣới xin, tang ma, nghệ thuật của
ngƣời Mƣờng Bi. Trong ườ ường ở Việt Nam (1999) [29 , tác giả ùi
Tuyết Mai, Vũ Đức Tân đã mang đến một bức tranh sinh động về cuộc sống,
văn hóa, lịch sử của ngƣời Mƣờng qua hơn 100 bức ảnh đƣợc chọn lọc, sắp
xếp một cách lôgíc. Tác giả đã cung cấp cho bạn đọc hình dung đƣợc những
đặc trƣng cơ bản về lối sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của
ngƣời Mƣờng. Gần đây, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh trong bài viết “Dân tộc
Mƣờng” trong cuốn Các dân tộc Việt Nam 2017 cũng đã bổ sung, cập nhật
14
và đƣa ra bức tranh tƣơng đối đầy đủ về nguồn gốc, địa bàn cƣ trú và tập tục,
văn hóa của ngƣời Mƣờng [38].
Một trong những tác giả viết nhiều về ngƣời Mƣờng và văn hóa Mƣờng
là Bùi Huy Vọng. Công trình L n ường ở Hòa Bình (2014) [58] của tác
giả Bùi Huy Vọng bàn về một số vấn đề văn hóa và cả các nghi lễ thờ tự
chung của làng. Trong công trình Văn óa d n an ường: Một góc nhìn
(2015) [61], Bùi Huy Vọng đã đề cập đến các nghi lễ trong đời sống của
ngƣời Mƣờng nhƣ nghi lễ kéo si, tục cắt chốn rau, nghi thức cắt cầu lân, tạ ơn
mƣời hai bà Mụ, lễ hội cầu mùa, lễ hội dân gian Mƣờng. Đáng lƣu ý là trong
công trình này, nghi lễ Mỡi đƣợc tác giả giới thiệu sơ lƣợc nhƣ là một thực
hành quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng.
- Nghiên c u về t n n ư ng, nghi l của n ườ ường
Có nhiều công trình miêu tả, nghiên cứu về tín ngƣỡng, một nghi lễ nào
đó trong hệ thống nghi lễ vòng đời của ngƣời Mƣờng nhƣ lễ sinh đẻ, lễ cƣới, lễ
mừng thọ, nghi lễ tang ma. Một số công trình phải kể đến nhƣ: Tập tụ s n đẻ
của n ười Mường, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, (2005) [16] của Nguyễn Thị
Song Hà; Bùi Huy Vọng là một tác giả có nhiều công trình về ngƣời Mƣờng,
nhƣ “L kéo si trong truyền thốn ường” 2007 [56]. Những công trình của
ông là tài liệu thứ cấp quan trọng cho luận án tham khảo về tập quán, về khái
niệm nghi lễ Mỡi. Nhìn chung các công trình này là những mô tả dân tộc học
quan trọng về các nghi lễ nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng, góp phần
không nhỏ cho các nghiên cứu sau này về thông tin, số liệu để so sánh, đối chiếu.
Trong thập niên gần đây, các công trình nghiên cứu về nghi lễ của
ngƣời Mƣờng khá phong phú và đa dạng. Có thể kể đến nghiên cứu của
Nguyễn Thị Song Hà (2011) với công trình Nghi l trong chu kỳ đờ n ười
của n ườ ường ở Hòa Bình [17]. Công trình này không chỉ cung cấp cho
ngƣời đọc những tƣ liệu dân tộc học đơn thuần về nghi lễ chu kỳ đời ngƣời
15
mà còn minh chứng cho lý thuyết chuyển đổi của Anorld Van Gennep. Trong
nghiên cứu này, tác giả tƣơng đối thành công trong việc nghiên cứu sự chuyển
đổi vị trí của cá nhân ngƣời tiến hành nghi lễ. Hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt
với ngƣời đàn ông, giúp cho anh ta trở thành “Đức cả”. Với ngƣời phụ nữ,
hôn nhân đánh dấu sự trƣởng thành của ngƣời phụ nữ, khẳng định họ có khả
năng quán xuyến các công việc cho gia đình, sinh con để duy trì nòi giống.
Một trong những đóng góp vào nghiên cứu tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng phải kể đến công trình của tác giả Nguyễn Hữu Thức: T n n ư n
d n an ườn tỉn a n (2001) [49 . Đây là một bài viết mang tính
tổng hợp về hệ thống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng bao gồm: Tín ngƣỡng thờ
Quốc Mẫu Vua à, Tín ngƣỡng Thờ thần núi - Đức Thánh Tản Viên; Tín
ngƣỡng thờ Thổ công; Tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp, Tín ngƣỡng thờ tổ
tiên; Tín ngƣỡng thờ thần Chàng Vàng; Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng; Tín
ngƣỡng thờ Táo quân vua ếp ; Tín ngƣỡng thờ vua Khú; Tín ngƣỡng thờ
Nạ mụ; Tín ngƣỡng thờ Phật; tín ngƣỡng thờ Thần tự nhiên; Tín ngƣỡng thờ
bà Chúa Thác. Tác giả cho rằng những thực hành tín ngƣỡng dân gian “góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mƣờng và là thành tố kết dính với
truyền thống văn hóa Mƣờng để văn hóa Mƣờng “hòa nhập” nhƣng không bị
“hòa tan” trong giao lƣu” [49, tr.321-369].
Bùi Huy Vọng là ngƣời đã dành nhiều công sức, tâm huyết nghiên cứu,
sƣu tầm thực hành các nghi lễ trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng.
Trong những năm gần đây, ông liên tiếp xuất bản các công trình nhƣ: Tục cúng
sao giải hạn của n ườ ường ở Hòa Bình (2014) [59]; Những biểu tượn đặc
trưn tr n văn óa d n an ủa n ườ ường (2016) [63]; Đền ăn v á
nghi l t n n ư ng dân gian (2015) [60]; Quan niệm và ng xử v i vía trong
đời sống của n ườ ường (2016) [64], Phong tụ ay, tập Tụ
ay ảy ờ ủa n ườ ườn P n d ủ tế (2011) [57]. Các công
16
trình sƣu tầm của Bùi Huy Vọng đã khảo tả và cung cấp thông tin khá chi tiết
về sinh hoạt tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Mƣờng nhƣ: Nghi lễ chu kỳ đời
ngƣời, nghi lễ mùa vụ, nghi lễ thờ cúng cộng đồng, các hình thức thờ tự trong
gia đình và cá nhân. Đồng thời ông cũng đề cập khá chi tiết đối tƣợng ngƣời
thực hành nghi lễ, ngƣời thụ lễ, cách thức tiến hành, lễ vật cũng nhƣ niềm tin
của ngƣời Mƣờng trong việc thực hành nghi lễ tín ngƣỡng.
- Nghiên c u về ường
Mo Mƣờng là một loại hình văn hóa, tín ngƣỡng dân gian của dân tộc
Mƣờng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả Từ Chi (bút danh Trần Từ)
là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều công trình nổi tiếng viết về
ngƣời Mƣờng. Trong các công trình ườ ường ở Hòa Bình (1996) [54],
ông đã đề cập đến thực hành nghi lễ, chủ yếu là vấn đề tang ma, với mục đích
thông qua đó để tìm hiểu về thế giới quan của ngƣời Mƣờng. Nghiên cứu của
ông cung cấp những kiến thức nền tảng để hiểu về nguồn gốc của những thực
hành nghi lễ trong đời sống của ngƣời Mƣờng.
Nghiên cứu về Mo Mƣờng và các thực hành nghi lễ trong tang ma phải
kể đến các tác giả; Đinh Văn Ân sƣu tầm và biên soạn Mo kể chuyện đẻ đất
đẻ nư c [4], là một trong những áng Mo không thể thiếu trong nghi lễ. Còn
công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Kim Phúc (2004), Nghi l Mo trong
đời sống tinh th n của n ườ ường [33] tập trung vào nghi lễ Mo trong đời
sống tinh thần của ngƣời Mƣờng, hệ thống tín ngƣỡng, vị trí và vai trò của
thầy Mo trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng Bi. Theo tác giả, Mo
đƣợc diễn xƣớng trong 23 nghi lễ đƣợc thực hiện bằng Mo. Một điểm mới
trong cách tiếp cận ở công trình này là tác giả bƣớc đầu quan tâm đến cuộc
sống của những ngƣời thực hành, quá trình học nghề và hành nghề của họ.
Hai tác giả Vƣơng Anh và Hoàng Anh Nhân đã dày công sƣu tầm
những phần Mo kể chuyện của ngƣời Mƣờng vùng Thanh Hóa. Năm 2010,
17
Hoàng Anh Nhân, v a a ủa n ườ ườn [30 . Năm 1976, nhà
nghiên cứu ùi Thiện, Thƣơng Diễm và Quách Giao sƣu tầm, biên dịch và
biên soạn Đẻ đất đẻ nư T ơ d n an d n tộ ường [41 . Đây cũng là tác
phẩm sử thi đầu tiên đƣợc sƣu tầm và công bố ở miền Bắc Việt Nam. Tuy
nhiên, các tác giả mới tập trung vào việc sƣu tầm và biên dịch phần Mo kể
chuyện, chủ yếu là sử thi Đẻ đất Đẻ nƣớc.
Nghiên cứu về Mo Mƣờng mới đây phải kể đến tác giả Kiều Trung Sơn
trong Nghệ thuật di n xư n ường (2016) [35]; tác giả đã đem đến cho
ngƣời đọc một công trình nghiên cứu về diễn xƣớng Mo một cách bài bản và
khoa học. Tác giả đã phân tích diễn xƣớng Mo trong hệ thống lý thuyết về
diễn xƣớng, trong môi trƣờng diễn xƣớng cụ thể là các đám tang. Công trình
của Kiều Trung Sơn đã mang lại những tƣ liệu khoa học có ý nghĩa trong việc
nghiên cứu về tín ngƣỡng này.
1.1.2. Nghiên cứu nghi lễ Mỡi
. .2. . á ôn tr n tr n nư c về M i
Nghiên c u so sánh về , Trượn ượng), M i:
Bùi Thiện là ngƣời dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để sƣu
tầm, biên soạn diễn xƣớng Mo, Trƣợng, Mỡi với công trình Di n xư ng Mo -
Trượng - M i (2005) [42]. Tác giả bàn về vũ trụ quan của ngƣời Mƣờng,
quan niệm về cõi sống, về cõi chết và nhận diện khái quát về tín ngƣỡng Mo -
Mỡi - Trƣợng (còn gọi là Clƣợng), về trang phục, đồ nghề hành lễ của ông
Mo. Phần lớn cuốn sách tập trung vào việc công bố các sƣu tầm và ghi lại các
lời khấn của thầy Mo, Trƣợng, Mỡi bằng tiếng Mƣờng, sau đó dịch ra tiếng
Việt và đƣợc biên soạn một cách có hệ thống. Cuốn sách giúp cho NCS hiểu
r hơn về bản chất, sự khác nhau của các thầy Mo, Trƣợng, Mỡi, và quan
điểm nhân sinh quan của ngƣời Mƣờng.
18
Một công trình khá đồ sộ của Bùi Thiện Di n xư ng nghi l : Di sản
văn óa đặc sắc của dân tộ ường (2015) [43] giới thiệu khối lƣợng lớn các
bài diễn xƣớng liên quan đến nghi lễ vòng đời và các nghi lễ tín ngƣỡng khác.
Ông đã lý giải cho sự ra đời của các diễn xƣớng này xuất phát từ quan niệm
về vũ trụ luận, về tín ngƣỡng “vạn vật hữu linh”. Đối với ngƣời Mƣờng, cái
chết chỉ là về phần thể xác vậ...n hệ của nghi lễ tới việc phản ánh hệ thống tín ngƣỡng của tộc ngƣời,
vai trò và chức năng của những ngƣời hành lễ nhƣ các thầy cúng, các thầy
Shaman, ông đồng bà đồng. Các công trình nƣớc ngoài đề cập đến nghi lễ nhƣ
một quá trình thực hành trong bối cảnh cụ thể của ngƣời làm lễ, ngƣời thụ lễ
và gắn với các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng của tộc ngƣời. Qua đó, các công
trình đã đƣa ra những vấn đề mang tính lý thuyết về việc nghiên cứu nghi lễ
nhƣ một quá trình có sự tƣơng tác của tất cả các thành tố tham gia vào nghi lễ
từ ngành văn hóa dân gian và nghiên cứu nghi lễ từ quan điểm những ngƣời
trong cuộc và trong thực hành từ quan điểm học thuật của ngành nhân học tôn
giáo, tín ngƣỡng. Nhiều công trình đề cập đến tính công năng của nghi lễ và
vai trò của chúng đối với tinh thần và sức khỏe của ngƣời làm lễ và thụ lễ.
Luận án kế thừa những quan điểm học thuật về chức năng của các thầy cúng,
thầy Shaman và công năng của nghi lễ trong những công trình này để làm
khung phân tích và ứng dụng nhằm làm rõ vai trò các thầy Mỡi, nhƣ là những
Shaman và tính công năng của các nghi lễ đáp ứng phần nào nhu cầu trong
đời sống tâm linh mong cầu những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và sức
khỏe. Các thầy cúng, Shaman có khả năng giao tiếp với thế giới vô hình, đi
34
tìm vía lạc lối nhập về thể xác con ngƣời lấy lại sức khỏe, để con ngƣời đƣợc
bình yên. Trên nền tảng những cơ sở học thuật này, luận án sẽ làm rõ vai trò,
chức năng của thầy Mỡi, cũng nhƣ vị trí nghi lễ đối với cộng đồng, công năng
của nghi lễ, đồng thời lý giải về sự hồi sinh, phát triển của nghi lễ Mỡi trong
văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Văn óa t n n ư ng
Văn hóa nói chung là sản phẩm của loài ngƣời, là yếu tố làm cho con
ngƣời khác với thế giới tự nhiên. Văn hóa đƣợc tạo ra, duy trì, phát triển bởi
mỗi cá nhân, cộng đồng, trong sự tác động qua lại giữa con ngƣời với con
ngƣời, con ngƣời với xã hội, con ngƣời với tự nhiên cùng thế giới muôn loài
nói chung. Văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối
sống, bao gồm tất cả, từ những yếu tố truyền thống đến những sản phẩm công
nghệ hiện đại, trong nó đều có yếu tố con ngƣời, tức là yếu tố văn hóa. Hay
nói một cách khác, nhƣ theo Từ đ ển t ến V ệt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên
1998 , “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra
trong lịch sử”. Tựu chung lại, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, tích lũy qua quá
trình lao động và chịu sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên xã
hội [66 . Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của
thế giới tự nhiên là văn hóa. Nơi nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa. Theo
UNESCO, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc kia. Tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể của tộc ngƣời có những
điểm tƣơng đồng và dị biệt với các nền văn hóa khác.
Khái niệm về tín ngƣỡng đƣợc nhận diện theo nhiều chiều cạnh khác
nhau. Từ đ ển Hán - V ệt của học giả Đào Duy Anh, tín ngƣỡng là “lòng
35
ngƣỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1 . Tín ngƣỡng
nghĩa là: “Tin tƣởng vào một tôn giáo, và tự do tín ngƣỡng” [37 . Có thể coi,
tín ngƣỡng chính là niềm tin, đức tin của con ngƣời. Bàn về tín ngƣỡng, tôn
giáo, trong công trình Lý uận về tôn á v t n n tôn á ở V ệt a ,
Đặng Nghiêm Vạn đƣa ra khái niệm tín ngƣỡng nhƣ là đức tin tôn giáo. Điều
đáng lƣu ý là ở đây, tác giả không hoàn toàn tách tín ngƣỡng rời khỏi tôn
giáo: “Nếu hiểu tín ngƣỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu
hiểu là niềm tin tôn giáo f, v , t n ĩa ẹp, r yan r us )
thì tín ngƣỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [55, tr.88].
Ngô Đức Thịnh phân biệt giữa tôn giáo và tín ngƣỡng, cho rằng tôn giáo có
hệ thống giáo lý, còn tín ngƣỡng chƣa có và mang tính tự phát [44]. Về điều
này cũng đã đƣợc Nguyễn Quốc Tuấn nêu ra trong một bài viết gần đây về
khái niệm tín ngƣỡng (2013). Theo Nguyễn Quốc Tuấn, “cái mà chúng ta gọi
là “tín ngƣỡng dân gian” thực chất là đời sống tâm linh đƣợc tạo thành trong
dòng chảy miên viễn của mỗi tộc ngƣời và sự ảnh hƣởng qua lại giữa chúng
với nhau” [53, tr.10].
Tập hợp khái niệm về văn hóa tín ngƣỡng, văn hóa tín ngƣỡng là cụm
từ chỉ hệ thống tín ngƣỡng của một tộc ngƣời đặt trong nền văn hóa của chính
tộc ngƣời đó. Trong những thập kỷ qua, nghiên cứu tín ngƣỡng đã đƣợc đặt
trong tổng thể văn hóa của tộc ngƣời, đƣợc nghiên cứu từ góc độ liên ngành,
dân tộc học, văn hóa dân gian và nhân học văn hóa, không đơn thuần chỉ là tín
ngƣỡng đứng riêng lẻ. Nói một cách khác, tín ngƣỡng đƣợc nghiên cứu trong
một nền văn hóa, còn gọi là văn hóa tín ngƣỡng. Mỗi nền văn hóa đều có
những đặc điểm riêng, hệ thống tín ngƣỡng, thực hành tín ngƣỡng phụ thuộc
vào bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị và chính cộng đồng chủ nhân. Tín
ngƣỡng đƣợc phản chiếu trong các thực hành, thể hiện các vấn đề về quan
niệm, nhận thức, cuộc sống của cộng đồng, tức là các yếu tố văn hóa mà cá
36
nhân và cộng đồng đó đang sinh sống và thực hành. Ngô Đức Thịnh đã có
một đánh giá, gắn tín ngƣỡng vào trong hệ thống văn hóa. Ông cho rằng “Tất
cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín ngƣỡng trên đều sản
sinh và tồn tại trong một môi trƣờng tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con
ngƣời đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa đang chi
phối họ” [44, tr.14].
Nhƣ vậy tín ngƣỡng không tồn tại một mình, mà tích hợp trong nó các
yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại khác, trong thực tiễn và các ứng xử
thực tế cuộc sống văn hóa của cộng đồng. Tác giả Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh
rằng tín ngƣỡng đƣợc xem nhƣ là hình thức văn hoá của cộng đồng trong quá
trình hình thành và phát triển, mỗi tín ngƣỡng “sản sinh, tích hợp trong nó
những hiện tƣợng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật” [44, tr.28].
1.2.1.2. Nghi l t n n ư ng
Nghi lễ là một hoạt động diễn xƣớng trong văn hóa dân gian, một thực
hành xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian đƣợc lặp đi lặp lại, bao gồm một
chuỗi các hành động, nghi thức. Những biểu tƣợng và giá trị văn hóa tộc
ngƣời đƣợc sử dụng, thể hiện đức tin, niềm mong muốn sự hy vọng. Mặc dù
những biểu tƣợng và ý nghĩa của nghi lễ rất quan trọng đối với ngƣời tham
gia đƣợc gợi lên, nhƣng cũng không nên suy luận cho những giá trị, chức
năng của nghi lễ đối với những ngƣời tham gia vào nghi lễ. Chính trong các
thực hành nghi lễ, con ngƣời cả ngƣời hành lễ đến ngƣời tham gia thể hiện
cuộc sống tôn giáo, tín ngƣỡng của mình. Nhƣ vậy, đối với những ngƣời tham
dự, các buổi nghi lễ tôn giáo, tín ngƣỡng còn là những thể hiện, vật chất hóa,
hiện thực hoá đức tin tôn giáo, tín ngƣỡng. Đó không chỉ là khuôn mẫu của
những điều mà họ tin vào, mà còn là khuôn mẫu thể hiện niềm tin vào tôn
giáo, tín ngƣỡng. Trong những khuôn mẫu mềm dẻo của những nghi lễ con
ngƣời có những đức tin nhƣ là họ có thể thể hiện chúng bằng thực hành nghi
37
lễ [27, tr.144 . Đây là lĩnh vực thực hành trong cuộc sống, không phải là các
giáo điều, văn bản, hệ thống giáo lý.
Có nhiều định nghĩa về nghi lễ, phụ thuộc vào các cách tiếp cận. Victor
Turner cho rằng nghi lễ là “ứng xử chính thức theo quy định đối với những
dịp mà không phải đƣợc diễn ra đối với hoạt động hàng ngày mang tính công
nghệ, có tham chiếu đến niềm tin vào lực lƣợng hay sức mạnh huyền bí. Biểu
tƣợng là đơn vị nhỏ nhất của nghi lễ” [78, tr.19 . Stanley Tambiah cho rằng
nghi lễ là: Một hệ thống đƣợc kiến tạo một cách văn hóa của những giao tiếp
biểu tƣợng, nó đƣợc tạo nên bởi một chuỗi mang tính khuôn mẫu, trật tự của
lời nói và hành động, thƣờng đƣợc thể hiện bằng đa phƣơng tiện, mà nội dung
và việc tổ chức, sắp đặt của chúng đƣợc khắc họa trong những cấp độ khác
nhau bằng hình thức (hay lễ nghi), sự dập khuôn (hay cứng nhắc), sự cô đọng
(hay hợp nhất), sự dƣ thừa (hay nhắc đi nhắc lại) [73, tr.119].
Theo Pháp lện T n n ư n , Tôn á (2004) [32] “Hoạt động tín
ngƣỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tƣởng niệm và tôn vinh
những ngƣời có công với nƣớc, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu
tƣợng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngƣỡng dân gian khác tiêu
biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”. Còn Luật
T n n ư ng, Tôn giáo (2016) [28] định nghĩa:
T n n ư ng là niềm tin của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua
những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt
độn t n n ư ng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tƣợng linh
thiêng; tƣởng niệm và tôn vinh ngƣời có công với đất nƣớc, với
cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử,
văn hóa, đạo đức xã hội.
38
Trong công trình này, NCS cho rằng nghi lễ tín ngƣỡng là một thực
hành tín ngƣỡng dân gian, do các thầy cúng/Shaman thực hiện, đƣợc lặp đi
lặp lại phụ thuộc vào mục đích mong muốn đạt đƣợc của những ngƣời đƣợc
làm lễ ( n y) với những hành động mang tính biểu tƣợng. Nghi lễ có thể
coi là một biểu hiện của văn hóa tín ngƣỡng, phản ánh những đức tin, quan
điểm nhân sinh quan của cộng đồng, đƣợc những ngƣời thầy cúng thực hiện,
để đáp ứng những điều mong muốn và những ƣớc vọng thƣờng nhật của con
ngƣời.
1.2.1.3. Nghi l Shaman giáo và th y Shaman
Shaman giáo (Shamanism) là hệ thống tín ngƣỡng bản địa tồn tại ở
nhiều nền văn hoá, trong đó ngƣời đứng đầu hệ thống này là các thầy
Shaman. Thuật ngữ Shaman có nguồn gốc từ tiếng Evenk của bộ lạc Tungus,
một bộ lạc nuôi tuần lộc ở Siberia. Từ Shaman biến thiên của từ Shamana
trong tiếng Pali (tiếng sancrít là śramana , và đƣợc phần lớn các nhà phƣơng
Đông học chấp nhận [80, tr.495].
Từ trƣớc thế kỷ XIX, các nhà du lịch, những ngƣời truyền giáo và
những nhà thám hiểm đã miêu tả các nghi lễ Shaman mang tính huyền bí, và
những thầy Shaman có khả năng xuất hồn và nhập thần. Đến đầu thế kỷ XIX,
thuật ngữ “Shaman giáo” đƣợc sử dụng rộng rãi để chỉ những hình thức xuất
hồn, nhập thần ở những vùng khác nhau trên thế giới nhƣ Thái ình Dƣơng, ở
châu Phi, Bắc, Đông và Nam Á, Úc, và một số vùng ở châu Mỹ và ở Siberia
[68, tr.504-507]. Ở Việt Nam, chúng ta có thể quan sát hiện tƣợng xuất hồn và
nhập thần nhƣ các nghi lễ Shaman giáo trên thế giới nhƣ nghi lễ Then, Pựt,
Tào của ngƣời Tày, M i của ngƣời Mƣờng, lễ Yao của ngƣời Bru, Một của
ngƣời Thái, lập tịch, tết nhảy lửa của ngƣời Dao, lễ nhập hồn của ngƣời Chăm
và đặc biệt là nghi lễ Lên đồng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
của ngƣời Việt.
39
Những ngƣời thực hành các nghi lễ Shaman giáo thƣờng bị thôi thúc
hành nghề, làm các nghi lễ với một mục đích nhất định trong đó họ trở thành
thân xác cho các vị thần thánh nhập. Họ đóng vai trò làm ngƣời trung gian
giữa thế giới trần gian và thế giới thần thánh, giữa ngƣời sống và ngƣời chết,
giữa loài vật và xã hội loài ngƣời. Đƣợc phú cho khả năng đặc biệt và đƣợc sự
hỗ trợ của các thần linh, thầy Shaman có nhiều vai trò trong xã hội và trong
các nghi lễ tín ngƣỡng tôn giáo. Họ có vai trò nhƣ là những thầy pháp trong
những buổi tế lễ, hiến sinh, chữa bệnh tâm linh. Họ có thể làm thầy bói, lý
giải các giấc mơ, làm các nghi lễ cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, các nghi lễ vòng
đời và nhiều hình thức nghi lễ bản địa khác. Họ có vai trò bảo vệ cá nhân và
cộng đồng tránh những rủi ro, bị làm hại bùa chú, xua đuổi tà ma, quỷ ám).
Trong hệ thống tín ngƣỡng của tộc ngƣời, các thầy Shaman có khả năng vƣợt
qua đƣợc ranh giới về mặt thời gian và không gian của thế giới trần tục và chu
du vào thế giới vô hình để liên lạc với thần thánh, hay tìm các vía bỏ đi ví dụ
Mỡi của ngƣời Mƣờng, Then của ngƣời Tày, Nùng, Thái . Đôi khi, thầy
Shaman còn phục vụ cộng đồng trong những thời điểm có sự chuyển đổi lớn
nhƣ khi thay đổi mùa, khi có sự hỗn loạn vì chiến tranh, khi có nạn đói hoặc
nạn dịch [20].
Nói một cách khác, thầy Shaman là những ngƣời có “ ăn số”, có phần
khác với những tín đồ theo những tôn giáo chính thống khác. Một bộ phận các
thầy Shaman nhập đạo, hành nghề mang tính tự phát, không làm chủ đƣợc
mình, do “tiếng gọi của thần thánh”. Những thầy Shaman thuộc loại này, sau
một thời gian hành nghề tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, lĩnh hội đƣợc một
số quyền năng, thƣờng trở thành thầy (thầy đồng, thầy cúng, thầy pháp).
Những đệ tử có căn số nhẹ hơn, họ nhập đạo với hy vọng mọi việc trong đời
sẽ thuận buồm xuôi gió. Những bậc thầy trong thực hành nghi lễ thƣờng là
những ngƣời có căn cơ số đầy, đƣợc thế lực vô hình uỷ nhiệm chọn lựa, thì họ
40
có một sự thôi thúc mạnh mẽ nhập đạo, thực hành nghi lễ, nếu không họ sẽ
ốm đau và có thể bị tâm thần.
1.2.1.4. Nghi l M i của n ườ ường
Mỡi là một loại hình nghi lễ mang tính Shaman giáo của ngƣời Mƣờng,
có chức năng chủ yếu chữa bệnh, giải hạn, cầu yên. Về khái niệm và định
nghĩa Mỡi có nhiều quan điểm khác nhau. Về tên gọi Mỡi, cả tác giả Bạch
Mỹ Trinh (2015) [51] và Bùi Huy Vọng (2016) [62 đều cho rằng Mỡi là danh
từ riêng chỉ một loại hình hoạt động cầu cúng chữa bệnh, trấn an, trừ tà ma
của ngƣời Mƣờng. Mỡi còn có tên gọi trong tiếng Mƣờng cổ là Mợi, có nghĩa
chỉ hành động hay lời nói ngọt ngào để an ủi, để thuyết phục, mời gọi.
Mỡi cũng đƣợc Bùi Quang Thắng đƣa vào trong ươn tr n ảo tồn
và phát huy các giá trị văn óa p vật thể (1999) [40], với đề tài: “Mỡi
Mƣờng làng Lửa xã Tân Lập - Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ”. Mặc dù công trình
không dành trang viết nghiên cứu về tín ngƣỡng Mỡi, mà chủ yếu sƣu tầm các
bài khấn Mỡi, múa Mỡi nhƣng tác giả đã khái quát cho ngƣời đọc thấy đƣợc
những vấn đề cơ bản trong tín ngƣỡng Mỡi của ngƣời Mƣờng nhƣ: Tên gọi,
bản chất, cách phân loại và những sinh hoạt diễn xƣớng Mỡi trong đời sống.
Theo tác giả: “Mỡi, tiếng Mƣờng gọi là Mơi - có nghĩa là mời, mời Tổ tiên
quỷ thần về giúp vui, dự vui với con cháu, dân làng và mời bà con, anh em, bè
bạn láng giềng, bản xa mƣờng gần cùng dự. Thực chất, Mỡi là một hình thái
ma thuật cổ xƣa của ngƣời Mƣờng”. Tuy nhiên, tác giả lại cho rằng thầy Mo
là ngƣời thực hành các nghi lễ Mỡi “Mỡi là một cuộc lễ, trong đó thầy Mỡi
(thầy Mo đóng vai trò trung gian giữa linh hồn của các bậc Tổ sƣ Mỡi và
ngƣời thƣờng, đối tƣợng chính là đệ tử Mỡi và con cháu trong gia đình của
các Tổ sƣ” [40, tr.2].
Một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Hữu Thức [48] và Bạch Mỹ Trinh
[52 đều coi Mỡi nhƣ là một hình thức Shaman giáo. Nguyễn Hữu Thức cho
41
rằng “Mỡi là nghi thức cầu cúng chữa bệnh cho ngƣời ốm do phụ nữ Mƣờng
đảm nhận. Thầy Mỡi cũng là đƣợc cha truyền con nối” [48, tr.20]. Tác giả
phân tích về số phận để trở thành Mỡi thƣờng là họ phải qua thời gian bị
hành, bị ốm, và có thể bị điên. Khi trở thành thầy Mỡi, họ có vai trò quan
trọng trong cộng đồng, tổ chức nghi lễ nhằm “giải tỏa tâm lý sợ hãi về thân
phận nhỏ b của con ngƣời Mƣờng trong một thế giới mông lung, huyền bí và
khôn lƣờng” [48, tr.19-22]. Còn tác giả Bạch Mỹ Trinh cho rằng “Mỡi là hiện
tƣợng văn hóa trong đời sống của ngƣời Mƣờng, biểu hiện tính diễn xƣớng,
tính Shaman rất rõ. Các hoạt động của Mỡi truyền tải ƣớc muốn của ngƣời
Mƣờng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, con ngƣời luôn đƣợc sống khỏe mạnh,
sống lâu, mùa màng tƣơi tốt vật nuôi phát triển” [51, tr.13].
Trong luận án này, NCS cho rằng nghi lễ Mỡi là một loại hình thực hành
dân gian, vừa thể hiện tính Shaman (nhập thần và thoát hồn), là cầu nối trung
gian nhập vai các vị thần linh để thực hiện các nghi lễ cầu cúng trừ tà, nhằm
mục đích chữa bệnh, giải tỏa tinh thần và trị liệu cho ngƣời ốm, trấn an cho
những ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói, Mỡi là một loại hình nghi
lễ Shaman khá tiêu biểu tồn tại có nhiều tộc ngƣời ở Việt Nam và trên thế giới
nhƣ nghi lễ Then của ngƣời Tày, Nùng, Phi Một của ngƣời Thái, Pao của
ngƣời Tây Nguyên, Vijou của ngƣời Raglai, Rija Nƣgar của ngƣời Chăm.
Ngƣời Mƣờng cho rằng trong thế giới tự nhiên tồn tại các thế lực vô hình,
có chính, có tà. Phe chính là các vị phúc thần, phe tà là lực lƣợng tà thần, ma
quỷ. Mỡi dựa vào phúc thần để xua đuổi ma quỷ, cầu mong cho cuộc sống
con ngƣời luôn yên lành, tốt đẹp. Ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn coi Mỡi chính là
hiện thân của sự yên lành, điểm tựa tinh thần để con ngƣời vững tin hơn vào
chính mình để phấn đấu trong lao động, sản xuất, trong việc sinh con đẻ cái
và xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
42
Để nhận diện nghi lễ Mỡi, nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng rất phong phú
và đa dạng nhƣng xoay quanh về vấn đề nghi lễ của các thầy Mỡi chính là
cúng chữa bệnh, giải hạn, cầu an, .v.v. cho dân làng. Mỗi khi trong gia đình
ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình nếu có gặp những hoàn cảnh
gì, nhƣ thế nào họ đều tìm đến thầy Mỡi để xem bói, đoán xem có chuyện gì
xảy ra với cá nhân và gia đình, sau đó thầy Mỡi tổ chức nghi lễ cúng để chữa
bệnh, giải hạn. Từ những việc nhỏ nhƣ con trâu, con bò, con lợn, con gà bị
thất lạc, cho đến ngƣời già trẻ em bị ốm, gia đình bất an, lục đục họ đều cần
đến sự trợ giúp của thầy Mỡi. Theo từng vấn đề mà cá nhân, gia đình gặp phải
rồi thầy Mỡi chỉ cho cách để sửa soạn mâm cỗ phù hợp. Mỡi làm nghi lễ rất
đơn giản, có thể thầy cúng luôn tại điện và cho nƣớc mát, dây buộc rồi đem
về nhà khi sử dụng làm theo hƣớng dẫn của thầy Mỡi. Có những trƣờng hợp
ngƣời bị bệnh nặng nhƣ “p ả a” ma nhập , ốm đau k o dài, những bệnh
nhƣ vậy thì thầy Mỡi phải đến tận nhà, ra tận ồ ả làm nghi lễ cúng. Thực
hành nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng quan trọng là thầy Mỡi phải đoán đƣợc
bệnh, sau đó bày cách cho làm mâm cỗ cúng, để cho ngƣời trở lại khỏe mạnh,
cho mọi việc tốt đẹp. Việc tổ chức nghi lễ cầu cúng cho “ n y” của thầy
Mỡi đơn giản hơn nhiều so với những nghi lễ Lên đồng của ngƣời Kinh phải
nhập đồng với tiền lễ, vàng mã tốn kém.
1.2.2. Cơ sở lý luận
- Quan đ ểm ma thuật đồng cảm (sympathetic magic)
Nghiên cứu của ngành văn hóa dân gian về tín ngƣỡng chủ yếu tập
trung vào việc mô tả, hệ thống hóa những tín ngƣỡng, nghi lễ, trong đó một
bộ phận đáng quan tâm và liên quan đến luận án là việc thu thập thông tin về
hệ thống chữa bệnh dân gian, những phép thần chú, bùa ngải, cúng tế, các bài
tụng của thầy cúng, thầy Shaman. Việc quan sát nghi lễ, ghi âm các bài khấn,
lời cầu cúng truyền miệng và mô tả chi tiết về việc thể hiện, những hành động
43
nghi lễ của thầy cúng, thầy Shaman trong nghi lễ mang tính ma thuật là những
nền tảng để nhà nghiên cứu phân tích, lý giải tính biểu tƣợng cũng nhƣ tính
công năng của nghi lễ. Bên cạnh đó, sự đa dạng về bối cảnh nghi lễ, hệ thống
tín ngƣỡng, mục đích của nghi lễ, các hiện vật nghi lễ, đồ thờ cúng đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian quan tâm nhằm làm rõ sự đa dạng của
nghi lễ. Nghiên cứu nghi lễ dân gian của ngành văn hóa dân gian bị ảnh
hƣởng nhiều cách tiếp cận và lý giải từ ngƣời trong cuộc của ngành nhân học
văn hóa.
Về vấn đề nghi lễ mang tính ma thuật, trong đó có nghi lễ Shaman và
có những n t tƣơng đồng nhƣ là hiện tƣợng Mỡi đƣợc James Frazer phân tích
khá tỉ mỉ trong cuốn Cành vàng (The Golden Bough) [70 đƣợc xuất bản lần
đầu tiên năm 1890 đến nay đã đƣợc tái bản nhiều lần và đƣợc dịch ra nhiều
thứ tiếng trên thế giới, có cả bản tiếng dịch Việt. Ông cho rằng thực hành tín
ngƣỡng là “ma thuật đồng cảm” sympathetic magic , trong đó: 1 ma thuật
vi lƣợng đồng cân (homeopathic magic), là ma thuật hoạt động thông qua
hành động tƣơng đồng gián tiếp, sự giống nhau sản sinh ra sự giống nhau; (2)
Ma thuật lây nhiễm (contagious magic), là ma thuật hoạt động thông qua hành
động tiếp xúc trực tiếp có ảnh hƣởng đến kết quả mong muốn. Ví dụ, một bùa
mê tình yêu có thể dùng các chất vi lƣợng đồng cân (thảo dƣợc, đá, ván bùa
có ý nghĩa tƣợng trƣng có tác dụng làm tăng thêm tình yêu, và nhƣ các chất
hoạt động qua sự lây nhiễm (một món tóc hoặc một vật dụng mà ngƣời bị bỏ
bùa đi qua hoặc sờ phải).
Trong nghi lễ Mỡi, những kiến thức mang tính thiêng, ma thuật tạo
thành một hệ thống bao gồm tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng mà các thầy Mỡi thực hành. Các đồ thờ cúng và kỹ thuật nghi lễ khác
nhau đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng pháp có công năng chữa bệnh mang tính
ma thuật có thể coi nhƣ các dạng thực của ma thuật đồng cảm [71]. Trong khi
44
thực hiện/diễn xƣớng nghi lễ, việc chữa trị bệnh cũng có thể đƣợc thực hiện
bằng cách chuyển bệnh sang một đồ vật hoặc động vật hoặc cây cối bằng cách
chạm vào đối tƣợng. Bên cạnh đó, việc chữa trị còn có thể đƣợc tiến hành
bằng cách chuyển bệnh vào cơ thể của một ngƣời khác bằng cách tạo ra một
hình nộm (sự chuyển bệnh biểu trƣng bằng tóc và các mảnh ghép của móng
tay (truyền bệnh bằng đƣờng lan truyền . Trong tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng,
việc bị bệnh là do vía bỏ đi lang thang. Các thầy Mỡi thoát hồn vào thế giới
vô hình để thu vía về cái áo của ngƣời bị ốm. Cái áo là vật trung gian để
truyền tải, dẫn lối cho vía hòa nhập vào cơ thể. Sự đồng cảm, lây nhiễm này
có tác dụng mang tính biểu tƣợng và nhƣ là chìa khóa để kết nối con ngƣời
với thế giới vô hình. Những phép thuật đồng cảm, lây nhiễm này phải đƣợc
thực hiện trong một buổi diễn xƣớng nghi lễ theo quy trình, thủ tục mà các
thầy Mỡi đã đƣợc học, tôi luyện trong một quá trình dài và lĩnh hội đƣợc
những kiến thức nhất định để hành lễ.
- Quan đ ểm về t ự n , d n xư ng dân gian
Trong văn hóa dân gian, khái niệm thực hành, diễn xƣớng mà trong
thuật ngữ chuyên ngành văn hóa dân gian quốc tế là “perform”,
“performance” tạm dịch là thực hành, làm, tổ chức, thực hiện, tiến hành...) là
một thuật ngữ không dịch ra các thứ tiếng khác, hàm ý là thực hiện một hành
động. Ví dụ, thầy cúng làm nghi lễ; dân làng tổ chức lễ hội; vở diễn tiến hành
theo 3 bƣớc, v.v. Trong tiếng Anh, các động từ “làm”, “tổ chức”, “tiến hành”,
.v.v. đều có thể dùng động từ “perform” [20 . Đây là một khuynh hƣớng
nghiên cứu trong văn hóa dân gian, nhìn nhận và tìm hiểu việc thực hành các
loại hình đƣợc diễn ra trong những bối cảnh cụ thể. Việc thực hành này là một
hình thức thể hiện sử dụng những kỹ thuật, nghệ thuật theo quy ƣớc để thực
hiện hành động (kể, hát, diễn, múa, diễn tấu âm nhạc... cho ngƣời khác
thƣởng thức [5, tr.744-745].
45
Về cơ bản, việc thực hành một nghi lễ tín ngƣỡng dân gian với mục
đích đáp ứng nguyện vọng của những ngƣời thụ lễ nhƣ chữa bệnh, giải hạn
đƣợc thực hiện bởi tài năng và quyền năng của các thầy cúng đối với khách
hàng, ngƣời thụ lễ. Năng lực của thầy cúng nằm ở chỗ kiến thức và khả năng
thể hiện (cầu cúng, khấn, chú) theo những cách thích hợp với từng trƣờng
hợp, từng cá nhân và yêu cầu của họ. Một nghi lễ bao hàm, về mặt ngƣời thực
hiện, khả năng phán truyền tìm ra nguyên nhân ốm đau, bệnh tật, những trắc
trở trong tình duyên, quan hệ gia đình, xã hội. Từ góc độ ngƣời thụ lễ, con
mày, họ cảm nhận về nghi lễ, những hành động biểu đạt của các thầy cúng, về
khả năng, năng lực và quyền năng của họ. Sau đó, những công năng, công
hiệu của nghi lễ có thể đƣợc hiện thực hóa, thì quyền năng của các thầy cúng
càng đƣợc nâng cao. Nhƣ vậy, đứng từ góc độ nghi lễ, việc thực hiện nghi lễ
có một vai trò đặc biệt, là một hình thức để phục vụ những ngƣời thụ lễ. Đức
tin, hành động biểu tƣợng và tất cả những yếu tố khác tham gia vào cả quá
trình làm lễ đƣợc thực hiện, cũng là để duy trì sức sống của nghi lễ, đồng
nghĩa với việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa.
Áp dụng quan niệm thực hành, hay diễn xƣớng dân gian, hay tổ chức
một buổi nghi lễ Mỡi, để lý giải những hành động, công việc của thầy Mỡi
đƣợc thực hiện trong bối cảnh về không gian, thời gian, rộng hơn về văn hóa,
xã hội. Các hành động trong việc tổ chức, thực hiện một nghi lễ của thầy Mỡi
đƣợc quan sát, lý giải trong bối cảnh cuộc sống của ngƣời dân Mƣờng. Luận
án lý giải các tri thức, hành vi có thể quan sát đƣợc trong một nghi lễ cụ thể
nhƣ chữa bệnh, trừ tà, cầu yên, giải hạn và đặc biệt, việc thể hiện bằng hành
động nghi lễ nhƣ thầy Mỡi đọc các bài cúng, thực hiện các hành động mang
tính biểu trƣng nhƣ phán bệnh, cho nƣớc mát, đọc thần chú. Trong một nghi
lễ, thầy Mỡi đọc khấn, cầu không chỉ bằng lời, mà còn bằng điệu bộ, mang
tính biểu tƣợng, thể hiện những động tác giao tiếp với thần linh với thế giới tự
46
nhiên và gọi vía về với cơ thể. Những hành động nghi lễ mang tính biểu
tƣợng này mang tính công năng khi nó đƣợc thực hiện trong bối cảnh của
cuộc sống tâm linh ngƣời Mƣờng và đặt trong hệ thống tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng.
- Lý thuyết ch năn
Khi đề cập đến nghiên cứu tôn giáo, tín ngƣỡng, các học giả thƣờng bàn
luận đến công trình của những học giả gần nhƣ đầu tiên tìm tòi về lĩnh vực
này là Eward Taylor. Trong công trình Văn óa n uy n t uỷ, E. . Tylor đã
phân tích sâu về tín ngƣỡng, nghi lễ nguyên thủy và sự tiến triển của nó trong
lịch sử [79]. Thông qua nghi lễ, những ngƣời đang sống ở c i trần cầu cúng
thần linh ở thế giới vô hình với những khát vọng tốt đẹp cho cuộc sống
thƣờng nhật. Đây cũng là chức năng cơ bản của nghi lễ mà nó luôn có những
hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con ngƣời.
Xét về khía cạnh xã hội và văn hóa, thì tác giả Emile Durkheim cho
rằng nghiên cứu tín ngƣỡng cần quan tâm đến bối cảnh xã hội, tập trung vào
sự cần thiết và điều mong muốn của một cá nhân. Chẳng hạn, ngƣời nông dân
muốn có mƣa, ngƣời đàn ông trẻ muốn có vợ, ngƣời phụ nữ cần chữa bệnh,
thì cộng đồng sẽ có những nghi lễ phù hợp để đáp ứng lòng mong mỏi của
con ngƣời. Nghi lễ tín ngƣỡng đƣợc thực hiện vì mục đích tốt đẹp cho cộng
đồng, hƣớng tới mục đích cuối cùng rất thực tế. Về điều này, hai tác giả
Schultz và Lavenda cho rằng mục đích của nghi lễ là đáp ứng nhu cầu nào đó
của con ngƣời bằng hành động mang tính biểu tƣợng. Nghi lễ thể hiện những
niềm tin của ngƣời về điều gì đó mang tính tâm linh, thể hiện mối quan hệ
giữa con ngƣời và thế giới thần linh [34, tr.223].
Một trong những quan điểm khá thuyết phục trong phân tích về chức
năng của tín ngƣỡng, nghi lễ là những tuyên bố của Bronislaw Malinowski
[73]. Malinowski sống và trực tiếp quan sát cuộc sống, thực hành ma thuật
47
của ngƣời dân trên đảo Trobriands vào những năm 1920. Sau đó, ông phát
triển một khía cạnh mới về nhu cầu nội tại của cộng đồng về các nghi lễ mang
tính ma thuật. Malinowski coi nghi lễ ở trên đảo Trobriand Islands không chỉ
là sự hiểu lầm nguyên thuỷ về thế giới tự nhiên, mà là kỹ thuật nguyên thuỷ
của ngƣời dân trên nghi lễ là cách đề cập đến sự cần thiết về tâm lý và không
chắc chắn liên quan đến làm vƣờn trên đảo san hô và đi biển. Ông miêu tả
những ngƣời dân ở Trobiand nhƣ là những ngƣời “duy lý”, họ biết sự khác
nhau giữa tín ngƣỡng vào thế giới vô hình và công việc khó khăn của họ.
Nhận định này trong cuốn sách của ông giống nhƣ các thực hành của ngƣời
Việt và các dân tộc khác ở Việt Nam. Ngƣời dân vẫn đi chữa bệnh ở bệnh
viện, họ vẫn sử dụng khoa học hiện tại trong nghề nông và tận dụng mọi yếu
tố để phát triển thƣơng mại, nhƣng họ vẫn làm các nghi lễ chữa bệnh, nhập
trạch, về nhà mới, văn phòng mới. Trong cuộc sống, có biết bao nhiêu điều
bất trắc xảy ra, việc quan tâm đến các nghi lễ mang tính ma thuật có phần nào
đó an ủi cho những điều bất cập xảy ra và mong muốn những điều tốt đẹp
hơn.
Trong nhiều trƣờng hợp, các nghi lễ mang tính ma thuật bị thay thế.
Tambiah cho rằng những làng của ngƣời da đỏ sử dụng thuốc trừ sâu, ngƣời
dân không còn tổ chức nghi lễ để đuổi sâu bọ nữa. Trong làng của ngƣời Hàn
Quốc, ngƣời dân nói về một năm hạn hán khi nghi lễ Shaman cầu mƣa đã có
mƣa ở giữa mùa hè, những khi tôi hỏi họ là họ còn làm lễ cầu mƣa khi gặp
hạn nữa không, thì họ trả lời là bây giờ họ đã có máy bơm và vì thế không cần
thầy Shaman làm lễ cầu mƣa nữa. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của
Tambiah về thực hành khoa học và kỹ thuật xoá bỏ sự cần thiết và nhu cầu tổ
chức các nghi lễ. Thuốc trừ sâu đã làm mất đi nghi lễ đuổi sâu bọ, máy bơm
bỏ sự cần thiết tổ chức lễ cầu mƣa [78 .
48
Trong nhiều ví dụ, kỹ thuật hiện đại cũng không loại bỏ, hay thay thế
đƣợc tất cả những điều rủi ro, là nguyên nhân tạo nên sự cần thiết phải có
nghi lễ, ma thuật. Trong thời kỳ đƣơng đại, bên cạnh một số thực hành nghi lễ
ma thuật bị mai một vì chúng không còn có ý nghĩa trong cuộc sống nữa, thì
nhiều nghi lễ thực hành vẫn tồn tại nhƣ nghi lễ Mỡi, lễ cúng sao giải hạn, làm
chay, gọi vía, lễ kéo si ...
- ôn năn ủa nghi l
Mối quan tâm của ngành nghiên cứu văn hóa dân gian đối với nghi lễ
tín ngƣỡng mang tính thiêng, phép thần chú tồn tại từ lâu trong lịch sử của
ngành nghiên cứu. Những câu thơ cổ, những bài khấn mật, những động tác
mật chú có những mối liên hệ với văn hóa, biểu tƣợng, những tƣơng tác với
thánh thần. Việc sử dụng ma thuật lời nói trong phép thần chú đƣợc các thầy
cúng sử dụng trong nghi lễ tạo ra những diễn xƣớng trong trạng thái xuất
thần. Các thầy cúng vừa hát, vừa ngâm nga, vừa đánh nhạc cụ, vừa xóc nhạc -
tất cả mang ý nghĩa biểu tƣợng thể hiện những thế giới tự nhiên mà nó có tác
động đến thế giới trần thế nơi con ngƣời đang sống. Nội dung, sự trình diễn
và thể loại của các bài cúng, mang tính thiêng, có ảnh hƣởng sâu sắc đến tính
công năng của nghi lễ [71].
Tác giả Victor Turner nhấn mạnh vai trò của những hành động thực
hành (performance) nghi lễ với những lời nói, hành động mang tính chất biểu
tƣợng thể hiện hệ thống tín ngƣỡng, văn hóa, các mối quan hệ xã hội. Tác giả
Turner đã nhìn nghi lễ nhƣ quá trình vƣợt qua nó để chuyển tải những ý nghĩa
xã hội và nhân văn sâu sắc. Theo ông, “Niềm tin và sự thực hành nghi lễ phản
ánh và chỉ rõ ra các yếu tố kinh tế, chính trị, các mối quan hệ xã hội, hơn nữa
nó ngày càng đƣợc xem là những chìa khóa quan trọng để hiểu co...lịch
sử tộc ngƣời, về quan niệm và niềm tin của ngƣời Mƣờng, về cách tính lịch cổ
của ngƣời Mƣờng. Thầy Mỡi thực tế là những ngƣời thực hành các cuộc nghi lễ
để cầu an, giải hạn, chữa trị bệnh tật, gọi vía... giúp cho đời sống tinh thần của
cộng đồng ngƣời Mƣờng luôn hƣớng tới những điều tốt lành. Các thầy Mỡi
156
chính là những ngƣời am hiểu và lƣu giữ những kinh nghiệm và tri thức dân gian
về chữa bệnh về lao động sản xuất về cuộc sống trong sinh hoạt cộng đồng của
ngƣời Mƣờng.
Luận án đi sâu tìm hiểu vấn đề này nhằm đóng góp một phần nhỏ trong
nghiên cứu về nghi lễ Shaman giáo về chức năng, công năng và lý giải sức
sống của nghi lễ mang tính ma thuật này trong xã hội đƣơng đại. Điều này
cũng lý giải tại sao, trong sự phát triển của công nghệ, khoa học, ngành y phát
triển vậy mà các nghi lễ mang tính ma thuật nhƣ thực hành nghi lễ Mỡi của
ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình vẫn đang đƣợc tồn tại và có
sức sống mãnh liệt, lâu bền trong xã hội đƣơng đại.
157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ IÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. ùi Văn Hộ 2017 , “Vật cúng trong nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng ở Lạc
Sơn, Hòa ình”, Tạp Văn óa ệ thuật, số 399, tr.25-27.
2. ùi Văn Hộ 2017 , “Chức năng của nghi lễ Mỡi trong đời sống tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng Trƣờng hợp nghiên cứu ở huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hòa ình , Tạp Văn óa ọc, số 4 (32), tr. 47-55.
158
TÀI IỆU THAM HẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh 1996 , Từ đ ển Hán - Việt, Tái bản, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
2. Phan Quốc Anh (2006), Nghi l v n đời của n ườ ă A r ở
NinhThuận, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
3. Toan Ánh 1992 , Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp ũ, tết, hội hè, Nxb,
TPHCM.
4. Đinh Văn Ân 2001 , Mo kể chuyện đẻ đất đẻ nư c, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. Đinh Văn Ân 2005 , Mo kể chuyện đẻ đất đẻ nư c,
Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội).
5. Bauman Richard (1984), Verbal Art as Performance (Nghệ thuật ngôn từ
truyền miện n ư ột hình th c di n xư ng), IL:Wave Land Press,
Inc. Bài dịch in trong sách Folklore thế gi i một số công trình
nghiên c u ơ ản, do Ngô Đức Thịnh và Frank Prochan tuyển
chọn, Nxb Khoa học Xã hội, 2005, tr.744 - 803.
6. Diệp Trung Bình (2005), Phong tục và nghi l chu kỳ đờ n ười của
n ười Sán Dìu ở Việt Nam, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt
Nam, Thái Nguyên.
7. Hoàng Hữu Bình (2009), Văn óa n ườ ường huyện Kim Bôi tỉnh Hòa
Bình, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
8. Trần Văn ổn (2002), Phong tục và nghi l của n ườ ơ ở Nam Bộ,
Nxb Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Phƣơng Châm 2009 , Biến đổ văn óa ở các làng quê hiện nay,
Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
10. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp ph n nghiên c u văn óa v tộ n ười, Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
159
11. Nguyễn Từ Chi, ùi Văn Sơ, ùi Văn Nhịn (1998), ườ ường v văn
hoá cổ truyền ường Bi - Sơn n , Ủy ban Nhân dân huyện
Tân Lạc Sở Văn hoá TT Hà Sơn ình.
12. Chiến ược phát triển văn óa đến nă 2020, Quyết định số 581/QĐ-TTg,
ngày 6/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.
13. Lê Hải Đăng 2001 , Các nghi l a đ n ủa n ườ T y ường ở con
Cuông, Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Hà Nội.
14. Địa chí Hòa Bình (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Tạ Đức (2013), Nguồn gố n ười Việt - n ườ ường, Nxb Tri thức, Hà
Nội.
16. Nguyễn Thị Song Hà 2005 ,“Tập tục sinh đẻ của ngƣời Mƣờng, huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa ình”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.25.
17. Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi l trong chu kỳ đờ n ười của n ười
ường ở Hòa Bình, Luận án tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hằng (2014), Những biến đổ văn óa v t n ố kết cộng
đồng dân tộ ường hiện nay (nghiên c u trường hợp dân tộc
ường tỉnh hòa bình), Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Nguyễn Kim Hiền 2004 ,“Lên đồng ở Việt Nam - một sinh hoạt văn hóa
tâm linh mang tính trị liệu”, in trong sách Đạo Mẫu và các hình
th c Shaman trong các tộ n ười ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hiền 1999 ,“The then performer of the Dai as folk singger
and Shaman Ngƣời diễn xƣớng Then-nghệ nhân hát dân ca và thầy
Shaman), Tai Culture:International journal, Review on Tai
Cultural Studies, No.2, pp34-44.
160
21. Nguyễn Thị Hiền (2010), Bệnh âm: Chuẩn đoán và chữa bệnh trong nghi
lễ Lên đồng của ngƣời Việt, In trong sách Hiện đạ v động thái
của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học,
Quyển 2, Lƣơng Văn Hy cùng cộng sự, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.
22. Nguyễn Thị Hiền 2014 , “Văn hóa dân gian và phƣơng pháp tiếp cận
diễn xƣớng” Tạp Văn óa ọc, số 4 (14), tr.96-99.
23. Nguyễn Thị Hiền 2016 , The Religion of Four Palaces:
d u s p and T rapy n V t u tur T P ủ L n đồn v trị ệu
tr n văn óa n ườ V ệt), Nxb Thế giới, Hà Nội.
24. Trƣơng Sỹ Hùng 2007 , “Mo - Trƣợng - Mỡi trong đời sống tâm linh
Mƣờng” Tạp chí Dân tộc và Thờ đại, số 110, tr.2-3,5.
25. Diêu Chu Huy (1996), Vu thuật th n bí (Nghiên c u và phê phán thuật lên
đồng, thuật c u hồn nhập xác), GS. Lê Huy Tiêu, GS. Đỗ Đức
Sâm, Dƣơng Thu Ái dịch, Nxb Văn hoá-Thông tin,Hà Nội.
26. Jeanne Cuisinier (1995), L s ườn - ườ ườn địa ý n n văn v xã
hội học, Bản dịch, Nxb Lao động, Hà Nội.
27. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên , V Văn Cận, Phạm Minh Thái (2004), L hội
trong cộn đồng các dân tộc Việt Nam, NX Văn hóa-Thông tin
Hà Nội.
28. Luật tín ngƣỡng Tôn giáo năm 2016.
29. Bùi Tuyết Mai, Vũ Đức Tân (1999), ườ ường ở Việt Nam, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
30. Hoàng Anh Nhân (2010), Nghi l vía chùa của n ườ ường, Nxb Dân
Trí, Hà Nội.
31. ùi Văn Nợi (2015), M ường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Pháp lệnh tín ngƣỡng Tôn giáo năm 2004.
161
33. Bùi Thị Kim Phúc (2004), Nghi l tr n đời sống tinh th n của n ười
ường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Schultz E.A.Robert,H.Lavenda (2001), n ọ ột quan đ ể về t n
trạn n n s n , tài liệu dịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Kiều Trung Sơn 2016 , Nghệ thuật di n xư n ường, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
36. Lý Hành Sơn 2001 , Các nghi l chủ yếu tr n đờ n ười của nhómDao
Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ Lịch sử.
37. Văn Tân chủ biên) (1991), Từ đ ển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
38. Nguyễn Ngọc Thanh 2017 , “Dân tộc Mƣờng” Các dân tộc Việt Nam,
Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
39. ùi Văn Thành 2005 , Thế gi i biểu tượng th n thoại trong mo
ường, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội.
40. Bùi Quang Thắng 1999 ,“Mỡi Mƣờng làng Lửa (xã Tân Lập - Thanh
Sơn, Phú Thọ ”, trong ươn tr n ảo tồn và phát huy các giá trị
văn óa p vật thể, Thƣ viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia
Việt Nam.
41. Bùi Thiện, Thƣơng Diễm, Quách Giao sƣu tầm) (1976), Đẻ đất đẻ nư c:
T ơ d n an d n tộ ường, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Bùi Thiện (2005), Di n Xư ng Mo - Trượng - M i, Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
43. Bùi Thiện (2015), Di n xư ng nghi l : Di sản văn óa đặc sắc của dân tộc
ường, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
44. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2001), T n n ư n v văn óa t n n ư ng ở
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
162
45. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn óa v n v p n v n văn óa ở Việt Nam,
tái bản có bổ sung, Nxb Trẻ, Tp HCM.
46. Ngô Đức Thịnh (2015), L n đồng: Hành trình của th n linh và thân phận,
tái bản, Nxb Thế giới, Hà Nội.
47. Vũ Hồng Thuật (2008), Đời sống tâm linh của chiếc ván in bùa trấn trạch,
trong sự biến đổi của tôn á t n n ư ng ở Việt Nam hiện nay, Lê
Hồng Lý, Nguyễn Thị Phƣơng Châm tuyển chọn, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
48. Nguyễn Hữu Thức 2001 , “Trƣợng và Mỡi trong đời sống tâm linh của
ngƣời Mƣờng”, Tạp Văn óa ệ t uật, số (205), tr.19-22.
49. Nguyễn Hữu Thức 2001 , “Tín ngƣỡng dân gian ngƣời Mƣờng tỉnh Hòa
ình”, trong T n n ư ng dân gian Việt Nam, Lê Nhƣ Hoa chủ
biên , Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.321-369.
50. Tôcarép. X. A. (1994), Những hình th tôn á sơ k a , Lê Thế Thép
dịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Bạch Mỹ Trinh 2015 , “Mỡi trong đời sống tinh thần ngƣời Mƣờng Hòa
ình”, Tạp Văn hóa Nghệ Thuật, số 373, tr.27.
52. Bạch Mỹ Trinh, chủ biên (2017). Mỡi và vai trò của Mỡi trong đời sống
tinh thần của ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình. Nxb Mỹ thuật Hà Nội.
53. Nguyễn Quốc Tuấn 2013 , “Nhận thức lại các khái niệm “tín ngƣỡng” và
“tôn giáo” từ góc độ nghiên cứu tôn giáo”, Tạp chí Nghiên c u Tôn
giáo, số 8,(122).
54. Trần Từ (1996), ườ ường ở Hòa Bình, Nxb Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam, Hà Nội.
55. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
163
56. Bùi Huy Vọng 2007 , “Lễ K o si trong truyền thống Mƣờng”, Tạp chí
Dân tộc và Thờ đại, số 101, tr.15.
57. Bùi Huy Vọng (2011), Phong tục làm chay, Tập 1: Tục làm chay bảy cờ
của n ườ ường: Ph n do M i làm chủ tế, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
58. Bùi Huy Vọng (2014), L n ường ở Hòa Bình, NxbVăn hóa, Thông tin,
Hà Nội.
59. Bùi Huy Vọng (2014), Tục cúng sao giải hạn của n ườ ường ở Hòa
Bình, Nxb Thời Đại, Hà Nội.
60. Bùi Huy Vọng (2015), Đền ăn v á n t n n ư ng dân gian, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
61. Bùi Huy Vọng (2015), Văn óa d n an ường; một góc nhìn, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
62. Bùi Huy Vọng (2016), M tr n đời sống của n ườ ường ở Lạ Sơn,
Hòa Bình, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.
63. Bùi Huy Vọng (2016), Những biểu tượn đặ trưn tr n văn óa d n
an ường, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.
64. Bùi Huy Vọng (2016), Quan niệm và ng xử v v n v a tr n đời sống
của n ườ ường, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
65. Lê Trung Vũ chủ biên) (2007), Nghi l v n đờ n ười, Nxb Trẻ, Tp
HCM.
66. Nguyễn Nhƣ Ý, 1998 , Từ đ ển t ến V ệt, Nxb Văn Hóa, Thông tin, Hà
Nội.
67. Nguyễn Thị Yên 2007 , T n T y, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
B. Tài liệu nƣớc ngoài
68. Atkinson Jane Monnig 1992 , “Shamanism Today” Saman giáo ngày
nay), Annual Review of Anthopology, 21, pp.307-330.
164
69. Eliade Mircea (1964), Shamanism: Archaic Techniques of Ecstasy
(Shaman giáo: Kỹ thuật xuất nhập th n cổ sơ), Bollingen Series
LXXVI. Pantheon Books.
70. Frazer James (1890), Golden Bough (Cành vàng), Penguin UK.
71. Gell Alfred (1998), Art and Agency: An Anthropological Theory (Nghệ
thuật và ma lực: Một lý thuyết nhân học), Oxford: Clarendon Press.
72. Grigoreva Nina 2017 , “Tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Mƣờng liên quan
đến tín ngƣỡng Thờ Mẫu của ngƣời Việt”. In trong Kỷ Yếu Hội
thảo “Nghiên c u nghi l trong thời kỳ đươn đạ Trường hợp
nghiên c u T n n ư ng thờ Mẫu”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
73. Malinowski ronislaw 1954 , “Magic, science and religion” trong Magic,
science and religion and other essays” “Ma thuật, khoa học và tôn
giáo” trong sách Ma thuật, hoa học và tôn giáo và những bài viết
khác), Garden city, N.Y.: Doubleday anchor, tr. 17 - 92, Bản dịch
tiếng Việt in trong sách Nhân học tôn giáo, Hội Khoa học lịch sử
Việt Nam, Tạp chí xƣa & nay, Nxb Đà Nẵng, 2006.
74. Rouget Gilbert (1980), La musique et la trans Esqu ss d’ un t
general des relations de la musique et de la possession (Âm nhạc và
trạng thái xuất nhập th n: Phác thảo một lý thuyết chung về mối
quan hệ giữa âm nhạ v n đồng), publishing Editions Gallimard,
Chicago: Universtity of Chicago Press.
75. Rouget Gilbert (1985), Music and Trance: A Theory of the Relations
between Music and Possession (Âm nhạc và nhập đồng: Lý thuyết
về mối quan hệ giữa âm nhạc và lên đồng), Brunhilde Biebuyck
dịch sang tiếng Anh. Chicago: University of Chicago Press.
76. Shirokogorov S.M (1935), Psychomental Complex of the Tungus (Ph c
hợp tâm th n của n ười Tungus), London: Kegan Paul.
165
77. Tambiah Stanley J (1990), Magic, Science, and the Scope of Rationality
(Ma thuật, khoa học và phạm vi của duy lý), Cambridge:
Cambridge University Press.
78. Turner Victor (1969), The Ritual Process: Structure and Anti Structure
(Quá trình nghi l : Cấu trúc và phản cấu trúc), Chicago, IL:
Aldine.
79. Tylor E. B (1871), Primitive Culture: Researches into the development of
Mythology, Philosophy, R n, Lan ua , Art and ust Văn
hóa nguyên thủy: Nghiên c u sự phát triển của th n thoại học, triết
học, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và phong tục), London: J.
Muray.
80. Walsh Roger N (1990), The Spirit of Shamanism (Th n linh của saman
giáo), Los Angeles: Jegemy P. Tarcher, Inc.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN H ÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
NGHI LỄ MỠI CỦA NGƢỜI MƢỜNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN LẠC SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH)
PHỤ LỤC
UẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN
Hà Nội -2018
167
MỤC ỤC
Phụ lục 1: ản đồ hành chính huyện Lạc Sơn và tỉnh Hòa ình................. 168
Phụ lục 2: Danh sách những ngƣời cung cấp thông tin cho luận án.169
Phụ lục 3: Hình ảnh Mỡi đang thực hiện nghi lễ......170
Phụ lục 4: an thờ “Nổ” và Chúa Sơn lâm...........172
Phụ lục 5: Lễ vật dâng cúng trong nghi lễ L ay v ả ăn........174
Phụ lục 6: Một số hình ảnh ùa chú trong túi khót của thầy Mỡi........175
Phụ lục 7: Lời khấn của thầy Mỡi trong một số nghi lễ....177
168
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình
Ảnh 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình. Ảnh lấy trên Google
Ảnh 2 ản đồ hành chính huyện Lạc Sơn. nh chụp trên bản đồ hành chính
(Sở Tài nguyên Môi trƣờngtỉnh Hòa ình).
169
Phụ ục 2:
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO UẬN ÁN
1. ùi Văn Chiển: Xóm Ấm, Văn Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa ình
2. ùi Thị Ton: Xóm Ấm, Văn Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa ình
3. ùi Thị Nê: Xóm Ấm, Văn Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa ình
4. ùi Thị Minh: Xóm Anh 1, Thƣợng Cốc, Lạc Sơn, Hòa ình
5. ùi Văn Minh: Xóm Mận, Văn Sơn, Lạc Sơn Hòa ình
6. ùi Thị Yến: Xóm Vó Cỏ, Mỹ Thành, Lạc Sơn, Hòa ình
7. ùi Thị Nình: Xóm ắp, Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hòa ình
8. ùi Văn Thiện: Thị trấn Vụ ản, Lạc Sơn, Hòa ình
9. ùi Văn Nhinh: Xóm e ngoài, Trí Thiện, Lạc Sơn, Hòa ình
10. ùi Thị Chinh: Xóm e ngoài, Trí Thiện, Lạc Sơn, Hòa ình
11. ùi Thị Hoan: Xóm Ấm, Văn Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa ình
12. ùi Thị Còn: Xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình
13. ùi Thị Nỵ: Xóm Phang, xã Cuối Hạ, Kim ôi, Hòa ình
14. ùi Thị Sình: Xóm Tre, xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình
15. ùi Văn Hình: Xóm Mo, xã Kim Sơn, huyện Kim ôi, tỉnh Hòa ình
16. ùi Văn Tình: Xóm Đảng, xã Trí Thiện, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình
17. ùi Thị Hành: Xóm ai Lòng, xã Định Cƣ, Lạc Sơn, Hòa ình
18. ùi Văn Phúc: Xóm Anh 1, xã Thƣợng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh H
19. ùi Huy Vọng: Xóm Chum, Hƣơng Nhƣợng, Lạc Sơn, Hòa ình
20. ùi Văn Vẳm: Xóm ui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Hòa ình
21. ùi Văn Hôn: Xóm Ấm, Văn Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa ình
170
Phụ ục 3: Hình ảnh Mỡi đang thực hiện nghi ễ
Ảnh 1: Mỡi Minh đang ngồi trên “Trườn ” làm lễ cho con mày. nh chụp:
NCS, Tháng12/2016, (tại xã Thƣợng Cốc, Lạc Sơn .
Ảnh 2: Bà Mỡi Hoan đang thực hiện nghi lễ Giả ăn. nh chụp: NCS,
tháng 12 năm 2016, tại xã Văn Nghĩa, Lạc Sơn .
171
Ảnh 3: Mỡi Minh đang thỉnh các vị Vua Cha Ngọc Hoàng xuống để làm lễ.
nh chụp: NCS, tháng 12 năm 2016, tại xã Thƣợng Cốc, Lạc Sơn .
Ảnh 4: à Mỡi Hoan đang đọc thần chú, làm lễ Giả ăn cho con mày
nh chụp: NCS, tháng 12/ 2016, tại xã Kim Truy, Kim ôi, Hòa ình .
172
Phụ ục 4: Ban thờ Nổ , Ch a Sơn â và Ban thờ c c vị Th nh Thần
Ảnh 5: Ban thờ Nổ của bà Mỡi Minh. nh chụp: NCS, tháng 02/2016,
(tại xã Thƣợng Cốc, Lạc Sơn .
Ảnh 6: Ban thờ Chúa Sơn Lâm nhà à Mỡi, ùi Thị Hoan
nh NCS, tháng 02/2016, tại xã Văn Nghĩa, Lạc Sơn .
173
Ảnh 7: an thờ Thánh Thần, các vị Vua quan và trườn phản ngồi của bà
Mỡi Hoan. nh chụp: NCS 01/2016, tại xã Văn Nghĩa, Lạc Sơn .
174
Phụ lục 5: ễ vật dâng cúng trong nghi lễ m cha v iải căn
Ảnh 8: Mâm thờ Quan Lang Tất rác các Quan trong mƣờng) và gia tiên
nh chụp: NCS, tháng 12/ 2016, tại xã Chí Thiện, Lạc Sơn .
175
Phụ ục 6: Một số hình ảnh Bùa ch trong t i khót của thầy Mỡi
Ảnh 9: Đồ vật bùa chú trong túi Khót của thầy Mỡi ùi Thị Minh.
nh chụp: NCS, tháng 02/2016, tại xã Thƣợng Cốc, Lạc Sơn .
Ảnh 1 Đồng cảo dùng để xin âm dƣơng của thầy Mỡi Minh, ảnh chụp:
NCS, tháng 2/2016, tại xã Thƣợng Cốc, Lạc Sơn .
176
Ảnh 11 Chầm t trong túi khót của thầy Mỡi. nh chụp NCS
tháng 06/2016, tại xã Văn Sơn, Lạc Sơn, Hòa ình .
Ảnh 12: Xƣơng đùi gà thầy Mỡi dùng để “Rò” xem bói cho con mày. nh
chụp NCS, tháng 06/2016, tại xã Văn Sơn, Lạc Sơn, Hòa ình .
177
Phụ lục 7: ỜI HẤN TRONG MỘT SỐ NGHI Ễ MỠI
Ghi â và dịch ời: NCS
1. ời c ng của à Mỡi Bùi Thị Minh trong nghi ễ cầu an, giải hạn
cho gia đình Bùi Thị hật, tại ó Trang, Thƣợng Cốc, huyện ạc Sơn
ngày 13.1.2 17.
Da ơ v Vua ạy a d ơ ơ a ơ
Ma ngay nay lạy Vua a ơ ơ
a n ay nay n ơ a ơ
a n ay nay n ay ươ a Vua a
ay nay n ơi ông Thánh Ca
ay nay n ơ a T an n ơ ơ a v a ơ ...
n ơ a p t Tổ
n ơ a P ật tiên
n ơ ô n đ n, ơ n t n
n ơ ua ươn a ơ
..
Lay T n đ t, T ô ôn , n n ưa x n u v n a ua ươn ...
n ay P t a ưn n ưn a
Cho hêt thay clong clua, clong ổ, n n a, u Văn Đại ...cho bô cho
, n un, an ăn n ở khoe..
Câu cho nuôi ca thôôch ca, chiêm cui thôôch cui
Con lay Cha! Con lay phât ba clêêng thiên, con lạy T ô ôn ưn á
Dịch lời:
Da hơi vi iii Vua lạy Cha dậy ơ ơ Cha hỡi
Mà hôm nay lạy Vua Cha hơi
Mà hôm nay con mời Cha hỡi
Mà hôm nay con lạy mƣời hai Vua Cha
178
Hôm nay con mời ông Thánh Cả
Hôm nay con mời bà Thánh Hiền ơ ơ a Vì Cha hơi ...
Con mời Cha Phật Tổ
Con mời Cha Phật Tiên
Con mời Bố trên đền, con mời Mẹ trên Thiên
Con mời Chùa Hƣơng Cha hỡi..
Lạy Thần đất, Thổ Công, con có ngựa xanh biếu về cho bà Chúa Mƣờng ...
Con lạy Phật bà chứng minh, chứng giám
Cho hết thảy trong gia đình, họ mạc, cho ùi Văn Đại ...cho bố, cho mẹ, cho
anh, cho em ăn đƣợc lành, ở đƣợc khỏe...
Cầu cho nuôi gà, gà tốt, nuôi lơn, lợn khỏe
Con lạy Cha! Con lạy Phật bà trên Thiên, con lạy Thổ công chứng giám!
2. ời c ng chữa ệnh cho con m , (tại điện nhà thầy Mỡi Bùi Thị
Minh), ngày 13.1.2 17
Da ơ v Vua ạy a d ơ ơ a ơ
Ma ngay nay lạy Vua a ơ ơ
a n ay nay n ơ a ơ
a n ay nay n ay ươ a Vua a
ay nay n ơ ôn T án a
Ngay nay n ơ a T an n ơ ơ a v a ơ ...
n ơ t pua ut, pua T n, pua n pua a n a ơ
n ơ a p t Tổ
n ơ a P ật tiên
n ơ ô n đ n, ơ n t n
Con moi ông Kem
ay nay n ơ t y k a
n ơ t y n n a ơ ! ...
179
Dịch lời:
Da hơi vi iii Vua lạy Cha dậy ơ ơ Cha hỡi
Mà hôm nay lạy Vua Cha hơi
Mà hôm nay con mời Cha hỡi
Mà hôm nay con lạy mƣời hai Vua Cha
Hôm nay con mời ông Thánh Cả
Hôm nay con mời bà Thánh Hiền ơ ơ a Vì Cha hơi ...
Con mời hết Vua Bút, Vua Thiên, Vua Biên Vua Cha Ngọc Hoàng Cha hỡi...
Con mời Cha Phật Tổ
Con mời Cha Phật Tiên
Con mời Bố trên đền, con mời Mẹ trên Thiên
Con mời ông Kem
Ngày hôm nay con mời thầy già, con mời thần non Cha hơi! ...
Con mời từ dãy đền trăng đến dãy núi đá vàng Cha hỡi ...
.
3. ời c ng trong nghi ễ cầu con trai cho vợ chồng anh, chị:
Bùi Văn Nhinh, Bùi Thị Chinh, ngày 12/1/2017 (tại điện à Mỡi Bùi Thị Minh
Da ơ v Vua ạy a d ơ ơ a ơ
Ma ngay nay lạy Vua a ơ ơ
a n ay nay n ơ a ơ
a n ay nay n ay ươ a Vua a
ay nay n ơ ôn T án a
ay nay n ơ a T an n ơ ơ a v a ơ ...
n ơ t pua ut, pua T n, pua n pua a a ơ
Con moi ông Kem
ay nay n ơ t y k a
Con mơ t y n n a ơ ! ...
180
n n án a ô a , n n án a a ơ ...
Dâl ma thu lệ ơ èn k n k ẹ , ơ n n vó n ọoch...
Con lạy ô đất mệ ường
Con lạy quan Lan đất rác...
ay nay ó ơ èn k n k ẹ ơ n n vó n ọoch, xếp lại mộôch cói, gói
lại mộôch món, mộô n a ơ ...
Con có thiền âm thiền dươn , n ó ó u, t u ại mộôch cói, gói lại
mộôch món, mộô n a ơ ...
n x n ơn ết thay các Ngài, các Th n, các Kem, bố đất mệ ườn a ơ
Đ t ọoch khụ Clắng, theo rặng khụ vèng...
Đ t dọoch mâl Clắng, theo dặn v n , t đ n x n a ơ
Dịch lời:
Da hơi vi iii Vua lạy Cha dậy ơ ơ Cha hỡi
Mà hôm nay lạy Vua Cha hơi
Mà hôm nay con mời Cha hỡi
Mà hôm nay con lạy mƣời hai Vua Cha
Hôm nay con mời ông Thánh Cả
Hôm nay con mời bà Thánh Hiền ơ ơ a Vì Cha hơi ...
Con mời hết Vua Bút, Vua Thiên, Vua Biên Vua Cha Cha hỡi...
Con mời ông Kem
Ngày hôm nay con mời thầy già, con mời thần non Cha hơi! ...
Con mời từ dãy đền trăng đến dãy núi đá vàng Cha hỡi ...
Con mời Thánh Phật
Con mời ông to Phật Hoàng
Con mời ông chữ Nho, con mời ông chữ Nhật ...
Hôm nay con mời ba Nổ ba nƣờng, ba giƣờng ba chiếu ...
Để chèo đò sang sông
181
Đi theo cơn mây đám gió
ƣớc chân vè với giƣờng vàng, chiếu bạc ...
Hôm nay là ngày rằm tháng chạp Cha hơi
Tập trung về đền
Mang theo bảy mƣơi nhăm lính già, ba mƣơi bảy lính non
Vác súng trên vai, cài súng trên lƣng
Xuống theo cái rặng mây trắng, xuống theo cái rặng mây vàng
Xuống đến mƣờng Láo, Thƣợng Cốc, về với xóm Anh 1, thƣợng Cốc, Lạc sơn...
Hôm nay con xin lạy bố đất, mẹ mƣờng
Mà lạy ở nhà miếu, mà lạy ở nhà thờ Cha hỡi ...
Mà xuống, mà về nhà học trò
Mà ăn cơm lành, mà ăn cơm ngọt ...
Bây giờ đôi trồng rồng vợ nhà cô Bùi Thị Chinh ở xóm Coi, ở xã Hƣơng
Nhƣợng, ở huyện Lạc Sơn
Đôi chồng rồng vợ nhà nó nuôi con chƣa có đôi em, chƣa giống anh, giống em
Cho nhà cô Bùi Thị Chinh xin con đẻ cái, đã có ngƣời nhấc cối xay, có ngƣời
dày cối giã
Bây giờ nhà nó còn thiếu ngƣời cầm bừa, còn thiếu ngƣời cầm cày ...
Con lạy bố đất, mẹ mƣờng
Con có tiền âm, con có tiền dƣơng, con có tiền vàng tiền bạc Cha hỡi
Con có lá trầu, con có quả cau
Con có con gà trống, gà mái ...
Con có cơm lành, canh ngọt, có cơm ngon, muối ngọt
Con có bình rƣợu cần, rƣợu Mƣờng Cha hơi
Con có bình rƣợu ngƣời Kinh Cha hỡi
Con có rƣợu xả ba mùi ...
Cha hỡi dậy mà rót rƣợu ...
182
Dậy mà ăn cơm lành, mà ăn cơm ngọt Cha hơi...
Con mời các Ngài, các quan, các Thần dậy mà cầm đũa
Ăn cho no, uống cho say...
Để về với ông bà nhà ùi Văn Nhinh, ùi Thị Chinh ở xóm Coi, ở xã Hƣơng
Nhƣợng, ở huyện Lạc Sơn
Nó xinh con chỉ có một bề, chỉ có con gái Cha hơi
Hôm nay để xin cho ùi Văn Nhinh, ùi Thị Chinh có ngƣời nhấc cối xay,
dày cối giã
Nó còn thiếu ngƣời cầm bừa, còn thiếu ngƣời đƣa cày...
Ngƣời ta nói, một thằng rể bằng sáu thằng giặc con hỡi ...
Cho nên hôm nay để xin cho ùi Văn Nhinh đƣợc làm bố mà bế, Bùi Thị
Chinh đƣợc làm mẹ mà ôm Cha hỡi ...
Để xin cho con có con trai nối dõi...
Bây giờ con mới có một bề, một mái con nhé!
Con có ngƣời nhấc cối xay, con có ngƣời dày cối giã
Bây giờ con còn thiếu ngƣời cầm bừa, còn thiếu ngƣời đƣa cày con hãy ...
Xin cho nó có con trai nối dõi ...
Con xem cho r , ngó cho tƣờng, thấy nên mẹ cáy chớ bế con hỡi ...
Bây giờ con chƣa có con trai nối dõi sau này con hãy ...
Xin cho nó có con trai để nó chăm cửa ngó nhà, chăm cha ngó bố con hỡi ...
Ngƣời ta nói con gái là con ngƣời ta, con trai là con nhà mình
Nhinh hỡi, Chinh Hà con phải nghe cho rõ, con phải ngó cho tƣờng ôm mà bế
lấy con hãy ...
Hôm nay con có cơm lành, canh sạch, cơm ngon, muối ngọt
Hôm nay con có cây vàng, gói bạc Cha hỡi ...
Hôm nay, năm sáp hết, tết sắp đến
183
Cho ùi Văn Nhinh, ùi Thị Chinh ở xóm Coi, ở xã Hƣơng Nhƣợng, ở huyện Lạc Sơn
...............................................................................................
Đêm ba mƣơi tết đƣợc vái Tiên Tổ, Gia tiên ... để năm mới đinh dậu may mắn
Dậy dậy Cha hỡi, tay phải cầm đũa, tay trái rót rƣợu...
Mà dùng cơm lành, canh sạch, cơm ngon, muối ngọt...
Ăn vào cho no, uống vào cho say cho xƣa...
Cho hết bàn cơm đẹp, cơm lành, cơm ngon, muối ngọt...
Ăn vào cho no, cho nê, uống vào cho say cho xƣa
Dậy mà rót rƣợu tay phải, nắm cơm tay trái Cha hỡi
Dậy mà ăn cho hết cơm trắng, ăn cho sạch cơm xôi Cha hãy ...
Từ nay con có Mụ đỡ, Mụ nuôi con hỡi
Từ nay mà lên, từ trên mà xuống Bùi Thị Chinh có con trai mà ôm, ùi Văn
Nhinh có con trai mà bồng, mà bế ...
Để Mụ điểm mặt, để Mụ đặt tên
ùi Văn Nhinh, ùi Thị Chinh ra nhận lấy con, ôm láy cái ...
Hôm nay con có cơm lành canh sạch, cơm ngon, muối ngọt ...
Hôm nay con có cây vàng, gói bạc, con có dây xà tích ...
Dạy mà tay phải cầm phải cầm đũa, tay trái rót rƣợu Cha hỡi ...
Ăn vào cho no, uống vào cho say Cha hỡi ...
Con ùi Văn Nhinh, con ùi Thị Chinh ngả bàn tay trắng, ngả bàn tay trong
để xin con trai nối dõi...
ùi Văn Nhinh nó đƣợc làm bố mà bế, con Bùi Thị Chinh nó đƣợc làm mẹ mà
ôm
Dậy dậy mà thu lấy cơm lành, canh sạch, cơm ngon muối ngọt ...
Con lạy bố đất mẹ mƣờng
Con lạy quan Lang đất nƣớc
184
Hôm nay con có cơm lành, canh sạch, cơm ngon muối ngọt, xếp lại một cói,
gói lại một món, một bên Cha hỡi ...
Con có tiền âm, tiền dƣơng, con có lá trầu, quả cau, thu lại một cói gói lại một
bên Cha hỡi ...
Con xin dâng hết thảy các Ngài, các Thần, các Kem, Bố mẹ đất mƣờng Cha hỡi
Đi theo ngọn núi đá trắng, đi theo rặng núi đá vành ...
Đi theo luồng mây trắng, đi theo rặng mây vàng, đi theo đàng mây xanh Cha hỡi.
4. Bà Mỡi Bùi Thị Minh làm lễ cầu an giải hạn, chữa ệnh tại nhà
cho ông Bùi Văn Coi, (Bùi Văn Thiên) ở ó Đảng, xã Chí Thiện, huyện
Lạc Sơn, ngày 12.1.2 17.
Da ơ v Vua ạy a d ơ ơ a ơ
Ma ngay nay lạy Vua a ơ ơ
a n ay nay n ơ a ơ
a n ay nay n ay ươ a Vua a
ay nay n ơ ôn T án a
ay nay n ơ a T an n ơ ơ a v a ơ ...
n ơ t pua ut, pua T n, pua n pua a n a ơ
C n ơ a p t Tổ
n ơ a P ật tiên
n ơ ô n đ n, ơ n t n
Con moi ông Kem
..
Dịch lời:
Da hơi vi iii Vua lạy Cha dậy ơ ơ Cha hỡi
Mà hôm nay lạy Vua Cha hơi
Mà hôm nay con mời Cha hỡi
Mà hôm nay con lạy mƣời hai Vua Cha
185
Hôm nay con mời ông Thánh Cả
Hôm nay con mời bà Thánh Hiền ơ ơ a Vì Cha hơi ...
Con mời hết Vua Bút, Vua Thiên, Vua Biên Vua Cha Ngọc Hoàng Cha hỡi...
Con mời Cha Phật Tổ
Con mời Cha Phật Tiên
Con mời Bố trên đền, con mời Mẹ trên Thiên
Con mời ông Kem
5. ời khấn của à Mỡi Bùi Thị Hoan, trong nghi ễ giải căn cho anh:
Bùi VănThức ngày 27/11/2016)
Dậy vậy hơi ơ ờ Ngài Thành Hoàng
Dậy vậy hỡi ơ ờ lệnh Tầu
Dậy vậy hỡi ơ ờ Vua Lào Tam Tạng ơ ớ ơ
Dậy dậy ơ ớ Kem cả a á à Kem con, quyền binh, lính tƣớng
Dậy vậy hơi ơ ờ quan ông Hoàng Mƣời ơ ờ
Dậy vậy hơi ơ ờ quan ông Hoàng bảy ngài à ...
Dậy dậy hơi ơ ờ lệnh Chúa ba đền bốn phủ ngài hay
Dậy vậy hơi ơ ờ từ nổ từ nƣơng, từ “Trƣờng” từ chiếu
Dậy vậy hơi ơ ờ Cha non chiếm cháu dậy hơi ơ ớ ờ
Dậy vậy hơi ơ ờ Cha cố đền núi Trắng...
Dậy vậy hơi ơ ờ Cha cố đền núi Vành ngài hơi hỡi
Dậy vậy hơi ơ ờ Thiên Thƣ đáo Thánh , Chúa Mƣờng, Chúa
Mán ngài hơi
Dậy vậy hơi ơ ờ Chúa Bà Thác Bờ
Dậy vậy hơi ơ ờ Chúa Đá ngƣời Mƣờng, quan ông đất Mƣờng
Dậy vậy hơi ơ ờ Cô bé, cô Cậu ớ à ở Thành làng
Dậy vậy hơi ơ ờ ba chùa đền Bông Cao Phong...
186
Dậy vậy hơi ơ ờ đền chùa Đầm Đa Lạc Thủy
Dậy vậy hơi ơ ờ ba mƣơi sáu lệnh mệnh ở núi Thánh Cả Ba Vì
Dậy vậy hơi ơ ờ đền Cô Cậu Mẫu Bắc Lệ, Bắc Giang
Dậy dậy hơi ơ ờ ba mƣơi sáu bóng lệnh ông, lệnh bà, lệnh Cha đức bố
ở đồng đền tòa Tam Thanh ngài hơi
Dậy dậy hơi ơ ờ ngài tam tòa Thánh cô
Dậy dậy hơi ơ ờ tam tòa Thánh Mẫu trên đền
Dậy dậy hơi ơ ờ quan nhất
Dậy dậy hơi ơ ờ quan nhì, quan tam, quan tứ, nam dinh tƣớng cả sơn lâm
Dậy vậy hơi ơ ờ lệnh bà cô ông mãnh ngài hay
Dậy dậy hơi ơ ờ các cụ gia tiên ở trên hƣơng Trƣờng thờ, ở trong đất đống
trong mƣờng. Có ông chú là ùi Văn Chung ....
Con kêu đến gia tiên, đến Nổ đến nƣơng, đến Trƣờng đến chiếu. Con kêu đến
Ông Hoàng Mƣời về đến để nuôi con chiếm cháu, nuôi rau chiếm chắt con
hãy để cứu dân độ thế, chín chủ xóm mƣờng tam phƣơng tứ phía để đón xin
lộc, để xem nó nấu cái bệnh trên trần nó rồ rồ điên điên, về để chứng tâm lòng
thả, chứng tả lòng thành.
Để ngày hôm nay là ngày tốt tháng lành Ngài hơi, là ngày 28 tháng 10 âm
lịch, năm 2016.
Ở tại phủ, tại nƣơng, tại Trƣờng tại chiếu, kiệu điện quan Mƣời, thiếp đổ quan
ông là Bùi Thị Hoan 48 tuổi
Dậy dậy hơi ơ ờ để theo bóng hƣơng theo khói hƣơng về Trƣờng Khụ réng
chiếu rộng, chiếu hoa Ngài hay
Để chứng tỏ lòng râm, chứng tâm lòng thành bàn cơm cá lốc, thủ lợn, thịt
gà cả lòng cả mề
Cho con cho cái mƣờng trần gian, con ny là ùi Văn Thức ở xóm Yên, xã Kim Truy
...........................................................................
187
Đôi ún rồng vàng, đôi con rồng cái nhà ngƣời ru răm sắm lễ để dâng lên
trƣờng lên chiếu, kêu điện quan Mƣời
Để lấy quyền đức Cha trên ghế, lấy ph p Đức Mẹ ngai uốn thiếp quan ông,
ngày này để cho con là ùi Văn Thức, 29 tuổi
Xa mô thiêng liêng thiêng kháng, để tâu để nhắc các cụ, Nổ nƣơng Trƣờng
chiếu, ông quan Mƣời, ông Đá gia tiên, tiền tổ, bà cô ông mãnh, thần linh
long mạch, quan lang đất nƣớc, chúa Mƣờng... để về tại điện hƣởng thụ thủ
lợn, con gà, cá nƣớng, trầu cau, hoa quả, tiền âm, tiền dƣơng, rƣợu ngon, cơm
lành canh ngọt, rƣợu cần ...trình Chúa Cha quan ông Hoàng Mƣời, lệnh cô,
lệnh cậu, lệnh mẫu trên thiên, về với đất mƣờng có hoa có quả, có tiền âm,
tiền dƣơng ...
Mời mời các bóng cùng lệnh, mời các mệnh cùng căn ngài hơi, có cơm chay
cái oản, có cơm chay rau đắng, canh ngọt, rƣợu thơm... về đến điện để tu lại
Trƣờng chiếu cùng nhau bàn việc cho con là ùi Văn Thức...con đi rồng con
rồng cái, con đi ru răm sắm sửa lừa liệu, ngày này tốt lắm là ngày 28 tháng 10
năm 2016 ngài hơi.
Cho con ùi Văn Thức nó đi tắm nƣớc thơm lá xả để thả cái căn cái mệnh để
lại ở đền Lệ Giang
Hôm nay gia đình sắm sửa lễ vật, mời các ngài các quan về để chứng giám, về
để chơi ban phúc ban lộc cho con cho cái, hôm nay ngày này bóng con, bóng
cái vía con tên là Thức căn chƣa lâu tâu sáng chƣa đƣợc
Hôm nay, đôi ông rồng vợ, con cái sắm sửa thủ lợn, con gà ... tại đất tại
mƣờng, tại Nổ tại nƣơng, tại Trƣờng tại chiếu, tại điện quan Mƣời. Để con xin
sắm hình nhân thế mạng, để thế mệnh cho ùi Văn Thức.
...........................................................................................................