Luận án Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------***---------- NGUYỄN VĂN THẮNG NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MẢNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI, 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------***---------- NGUYỄN VĂN THẮNG NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MẢNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Nhân học văn hóa Mã số: 62.31.65.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. BÙI VĂN ĐẠO 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MIN

doc235 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ: Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong công trình đầy đủ và chính xác. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thắng LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài "Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam", ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Đạo và PGS.TS. Nguyễn Văn Minh. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình tới hai Thầy. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ là giảng viên Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội nói riêng và các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhân viên của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung đã giúp đỡ tôi về chuyên môn cả trong học tập và nghiên cứu thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Dân tộc học, anh, chị, em, bạn bè và gia đình đã động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời tri ân, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cán bộ và đồng bào người Mảng ở Lai Châu cũng như các địa phương khác đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu. Hà Nội, tháng năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Văn Thắng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Viết tắt Viết đầy đủ CP Chính phủ CT Chỉ thị BVHTT Bộ Văn hóa Thông tin GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)  NĐ Nghị định QĐ Quyết định TC Tổ chức TT Thông tư Ttg Thủ tướng TW Trung ương UBDT Ủy ban Dân tộc UBND Ủy ban Nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Người Mảng ở Việt Nam là dân tộc có dân số ít. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 là 3.700 người, có mặt tại 14 tỉnh, thành trên cả nước, như: Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Lai... trong đó tập trung đông nhất tại tỉnh Lai Châu với 3.631 người, chiếm 98,13%. Người Mảng thường sinh sống tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, có nhiều bản cư trú dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trong những năm qua, đã có một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về tộc người Mảng ở Việt Nam được thực hiện và công bố, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện và có hệ thống về nghi lễ gia đình. Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các lễ thức về sinh đẻ và nuôi dạy con cái, cưới xin, tang ma, khám và chữa bệnh, nghề nghiệp, cầu an,... Đây là những giá trị văn hóa tộc người được hình thành từ lâu đời, là nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa tinh thần và phản ánh giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là yếu tố luôn luôn biến đổi để thích nghi với điều kiện mới, môi trường mới trong đời sống xã hội tộc người. Chính vì vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình sẽ chỉ ra được những sắc thái cơ bản của văn hóa người Mảng ở Việt Nam. Đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là từ Đổi mới năm 1986, kéo theo nhiều biến đổi trong các nghi lễ truyền thống và có ảnh hưởng tích cực cũng như gây ra những hạn chế đến đời sống tộc người. Do vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình của người Mảng trong bối cảnh hiện nay sẽ chỉ ra được những giá trị văn hóa truyền thống và biến đổi của nó trong tình hình mới, từ đó xác định xu hướng biến đổi và có những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp. Dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhưng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cho các tộc người cơ hội tiếp cận sâu rộng và đa dạng hơn vào nền kinh tế, văn hóa chung của nhân loại nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong phát triển, nhất là vấn đề giải quyết hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người thiểu số, tộc người có dân số ít. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó cho thấy, nghiên cứu Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mảng phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối Đổi mới và hội nhập hiện nay, mà còn cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định, triển khai các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị sản văn hóa tộc người, theo tinh thần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Hội nghị TW 5 Khóa VIII của Đảng đã đề ra. Mục đích nghiên cứu Tập trung trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam. Góp phần làm sáng tỏ các giá trị của nghi lễ gia của đình người Mảng ở Việt Nam và những biến đổi trong xã hội hiện nay, phân tích những yếu tố tác động tới sự biến đổi đó. Cung cấp những tư liệu mới về người Mảng ở Việt Nam, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đối sánh với các tộc người có dân số ít ở Việt Nam có cùng nhóm ngôn ngữ. Làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng chính sách phát triển phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Mảng. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam và biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người, do đó trong luận án này chúng tôi chỉ chọn một số nghi lễ tiêu biểu để trình bày là: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ nghề nghiệp; nghi lễ cầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh, khám bệnh, chữa bệnh;... Bên cạnh đó, cũng chú ý đến sự biến đổi và vai trò của các nghi lễ trong bối cảnh mới. Nghi lễ gia đình truyền thống của người Mảng được hiểu là từ 1986 trở về trước, bởi kể từ sau đổi mới, cơ chế kinh tế thị trường mới bắt đầu tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mảng ở Việt Nam, trong đó có nghi lễ gia đình. 3.3. Địa bàn nghiên cứu tập trung ở tỉnh Lai Châu, trong đó chọn 5 xã thuộc 2 huyện là: xã Pa Vệ Sử, Bum Nưa, Vàng San của huyện Mường Tè; Chăn Nưa và Nậm Ban của huyện Sìn Hồ. Đây là những nơi tập trung các bản của người Mảng ở Việt Nam và còn lưu giữ đậm nét văn hóa tộc người, đồng thời đảm bảo tính đại diện giữa những địa bàn chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu so sánh với người Mảng ở một số địa phương khác trong nước để kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện hơn. Nguồn tư liệu của luận án Ngoài việc kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và những tư liệu thứ cấp liên quan, luận án được hoàn thành chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu thực tế của tác giả thu thập qua các cuộc điền dã từ năm 2005 tới nay. Đóng góp của luận án Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu và cung cấp nguồn tư liệu tương đối toàn diện, có hệ thống về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam; Hai là, chỉ ra các giá trị của nghi lễ gia đình đối với tộc người Mảng, đồng thời nêu rõ những biến đổi của nghi lễ của họ trong xã hội hiện nay; Ba là, qua phân tích tổng hợp luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của giá trị văn hóa người Mảng so với một số tộc người cận cư, xen cư; Bốn là, luận án cung cấp luận cứ khoa học, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Mảng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nghi lễ chu kỳ đời người trong xã hội truyền thống Chương 3: Nghi lễ nghề nghiệp, cầu an, thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh và lễ tết trong xã hội truyền thống Chương 4: Biến đổi trong nghi lễ gia đình từ 1986 đến nay Chương 5: Kết quả và bàn luận Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Người Mảng là tộc người còn ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, vì vậy số lượng các công trình đã công bố cũng hạn chế và không hệ thống, tư liệu chủ yếu nằm rải rác trong các nghiên cứu vùng, các dự án đánh giá chung hoặc các chuyên khảo ngắn. Vì vậy, trong phần tổng quan của luận án chúng tôi cố gắng tập hợp những công trình đã viết về người Mảng, nhất là những công trình liên quan trực tiếp tới nghi lễ của họ ở Việt Nam nhằm làm sáng rõ vấn đề quan tâm. Công trình đầu tiên đề cập tới người Mảng ở Việt Nam là Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàn Tuyên (1963). Đây là công trình nghiên cứu phản ánh nguồn gốc lịch sử, quá trình di cư, tụ cư và đời sống kinh tế - xã hội của các tộc người nơi đây. Tuy còn hạn chế và sơ lược, song đây là tài liệu quý về lịch sử hình thành và phát triển của các tộc người ở phía Bắc, trong đó có người Mảng. Năm 1972, tác giả Đặng Nghiêm Vạn công bố tác phẩm Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Đây là một công trình hẹp hơn về diện so với nghiên cứu của Vương Hoàng Tuyên, nhưng lại đi sâu phân tích và đánh giá đặc điểm lịch sử các tộc người ở Tây Bắc thông qua những câu chuyện kể về quá trình thiên di và tụ cư của họ. Bởi vậy, phần nào làm thỏa mãn được những băn khoăn về nguồn gốc lịch sử các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay. Năm 1972, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy và Thanh Thiên có công trình Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Đây là công trình chủ yếu nêu những đặc điểm cơ bản của các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc, trong đó có tộc người Mảng, như: kinh tế, lịch sử, tên gọi, nhưng chưa đề cập sâu tới những vấn đề khác, đặc biệt là nghi lễ của tộc người này. Tuy nhiên, các công trình này đã bước đầu nhận diện về người Mảng ở Việt Nam, nhất là về nguồn gốc lịch sử. Tác giả Thanh Thiên trong bài Giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu (1972) đã khái quát hầu hết các mặt đời sống tộc người Mảng, như: kinh tế, xã hội, văn hóa, tri thức địa phương, tín ngưỡng, tôn giáo,... Tuy nhiên, tác giả chỉ giới thiệu rất sơ lược các vấn đề trên trong một báo cáo tư liệu 12 trang nên chưa phản ánh sâu sắc, đầy đủ các mặt đời sống của người Mảng. Ngô Đức Thịnh khi bàn Về quan hệ công xã trong tổ chức "Muy" của người Mảng thời kỳ trước giải phóng (1972) đã dành phần lớn dung lượng nghiên cứu đề cập tới kết cấu dân cư trong bản, tổ chức tự quản của bản và quan hệ cộng đồng bản. Nghiên cứu chỉ ra những lớp kết cấu cư dân trong tổ chức làng bản người Mảng, xem xét cơ chế vận hành tự quản của bản với vai trò trưởng bản, thầy cúng và các dòng họ, đặc biệt là mối quan hệ cộng đồng. Theo tác giả, các mối quan hệ của người Mảng mang nhiều tính công xã thị tộc thể hiện qua việc trao đổi, tính bình quân, phân công lao động,... Mối liên hệ ấy không chỉ bó hẹp trong quan hệ nội tại của bản mà còn giữa các bản với nhau, phán ánh những nét đặc thù sơ khai của tổ chức xã hội công xã thị tộc. Trên Tạp chí Dân tộc học số 2 năm 1974, tác giả này tiếp tục công bố nghiên cứu Quá trình tan rã trong gia đình lớn của người Mảng hiện nay. Bài viết đã xem xét và đánh giá về cách thức tổ chức đời sống, phân công lao động... của các cặp vợ chồng trong ngôi nhà lớn, từ đó khái quát về tổ chức xã hội của họ. Qua nghiên cứu cho thấy, những nguyên nhân và các yếu tố tác động tới sự tan rã gia đình lớn người Mảng và xu thế biến động xã hội Mảng qua hiện tượng này. Bài viết đã cung cấp những tư liệu quý cho các nghiên cứu sau, đặc biệt về tổ chức xã hội. Viện Dân tộc học năm 1979 công bố tác phẩm Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) đã khái quát khá đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của các tộc người trong vùng, trong đó người Mảng được quan tâm tới trên một số lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử tộc người,... Tuy chỉ ở mức khái quát, nhưng công trình đã nêu được những nét cơ bản nhất của các tộc người ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là tài liệu tham khảo quý cho nhưng nghiên cứu tiếp sau về người Mảng cũng như các tộc người thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1985, nhóm tác giả Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán giới thiệu những câu chuyện kể của người Mảng qua cuốn Truyện cổ Mảng. Đây là tập hợp hệ thống chuyện kể của người Mảng về quá trình hình thành trời đất và các tộc người; nguồn gốc lịch sử, truyền thuyết về các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng làng bản của người Mảng. Các câu chuyện phản ánh ước mơ của họ về cuộc sống tốt đẹp và sự no đủ; gia đình, dòng họ, làng bản không phải chia ly; xã hội không có áp bức, bóc lột;... Do chỉ gói gọn trong các câu chuyện kể, nên công trình chưa làm rõ được các hiện tượng văn hóa khác của người Mảng, nhất là về nghi lễ. Tác giả Vi Văn An giới thiệu tục xăm miệng của người Mảng qua bài viết Những người còn giữ tục cổ xăm cằm (1999). Trong bài viết, tác giả quan tâm tới tập tục cổ truyền này trên một số mặt, như: hình họa, nguyên liệu, diễn trình và những biểu đạt văn hóa người Mảng thông qua hình xăm; giá trị của hình xăm đối với cá nhân và cộng đồng;... Năm 2000, nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo đã cho xuất bản cuốn sách Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt Nam. Công trình này tập trung giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển các tộc người ở biên giới phía Bắc Việt Nam, như: nguồn gốc và sự phát triển, quá trình di cư và tụ cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa,... Nhóm tác giả cũng đưa ra những bằng chứng lịch sử minh chứng cho việc tụ cư của các tộc người nơi đây, trong đó người Mảng được quan tâm như là một trong những cư dân xuất hiện sớm nhất và được coi là tộc người tại chỗ nơi đây. Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ở những đặc điểm nhận diện các tộc người mà chưa nghiên cứu sâu về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của họ. Hai tác giả Trần Minh Thư và Lò Ngọc Biên quan tâm về Người Mảng ở Nậm Ban (2001) một cách khá toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân tộc, dân số, kinh tế, tổ chức xã hội làng bản, văn hóa,... Phương pháp mô tả dân tộc học được tác giả sử dụng để khảo tả hầu hết các hiện tượng văn hóa của người Mảng ở Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và đây là công trình đầu tiên chúng tôi ghi nhận nghi lễ được coi là đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu giải thích bản chất và giá trị của nghi lễ. Kết quả của nghiên cứu này là cứ liệu rất tốt để bắt đầu nghiên cứu về nghi lễ của người Mảng ở Việt Nam. Mùa Thị Mỷ với bài viết Người con gái dân tộc Mảng ở Mường Lay (2001) đã nêu ra những nhận định của tác giả về một số đặc điểm của người phụ nữ Mảng ở huyện Mường Lay của tỉnh Lai Châu trong sinh hoạt hàng ngày, như: làm nương, công việc nhà, chăm sóc con cái mà tác giả đã quan sát được. Tuy nhiên, trong khuôn khổ 01 trang tạp chí, bài viết chỉ dừng lại ở những cảm nhận của tác giả và chưa nêu được những giá trị văn hóa ẩn sau những sinh hoạt của con gái tộc người Mảng. Viết về người Mảng ở Lai Châu nói riêng và ở Việt Nam nói chung, có lẽ tác giả Ngọc Hải là một trong những người đã dành nhiều quan tâm hơn cả, với các công trình: Bản sắc văn hoá dân tộc Mảng (2003), Truyện cổ tích dân gian Mảng (2004) và Một số phong tục tập quán của dân tộc Mảng (2006) được thực hiện nghiêm cẩn và trình bày khá chi tiết nhiều mặt đời sống xã hội của tộc người Mảng, như: địa bàn cư trú, nguồn gốc, lịch sử, kinh tế truyền thống, gia đình, dòng họ, tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật dân gian,... Với phương pháp nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, các công trình đã khái quát khá rõ những khía cạnh văn hóa của tộc người Mảng ở Lai Châu. Tuy vậy, các vấn đề được trình bày trong nội dung còn chưa giải mã được những hiện tượng văn hóa trong nghi lễ, các nghi lễ chưa mang tính hệ thống và đầy đủ. Nhưng có thể coi đây là đóng góp lớn của tác giả đối với nghiên cứu dân tộc học về người Mảng ở Việt Nam. Tác giả Phạm Mạnh Dương (2006) đã công bố bài viết Tri thức bản địa của dân tộc Mảng ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu trong việc chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Nội dung bài viết quan tâm tới tri thức địa phương của người Mảng ở Lai Châu trong ăn uống, chăm sóc, kiêng kỵ đối với sản phụ và con nhỏ,... Đây là một nghiên cứu cụ thể, khảo tả khá chi tiết những yếu tố liên quan tới việc áp dụng tri thức địa phương vào cuộc sống trong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa tiếp cận được nhiều đến người dân. Tuy vậy, tác giả lại chưa có phân tích sâu và so sánh với một số tộc người cận cư, xen cư để làm nổi bật những giá trị độc đáo trong tri thức địa phương của tộc người Mảng. Bài viết Hôn nhân của người Mảng ở Lai Châu (2006) của Nguyễn Văn Nam đã phác họa những điểm cơ bản nhất về tộc người Mảng và lễ cưới người Mảng ở Lai Châu, như: giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu; các bước tổ chức lễ cưới, cuối bài viết, tác giả đưa ra phần kết luận như là nhận định về những lễ thức trong hôn nhân của người Mảng ở Lai Châu. Tuy nhiên, bài viết này chưa quan tâm đến các đặc điểm, kiêng kỵ, quan niệm, nghi lễ trong hôn nhân, mà chủ yếu là những trình tự thực hành qua quan sát của tác giả. Cuốn sách Lai Châu và các dân tộc ở Lai Châu do Hạnh Liên chủ biên (2007) đã khái quát những nét cơ bản nhất về 20 tộc người đang cư trú tại Lai Châu. Nhóm các tác giả đã phân tộc người theo nhóm ngôn ngữ, trong đó phần viết về người Mảng được trình bày từ trang 121 đến 129 trên các khía cạnh nguồn gốc lịch sử, dân số, nơi cư trú, kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội. Tuy vậy, công trình này chỉ dừng lại ở việc củng cố thêm những đặc điểm về người Mảng mà các công trình đi trước đã đề cập, chứ chưa có những phát hiện mới và chuyên sâu. Năm 2007, Hoàng Sơn giới thiệu cuốn Người Mảng ở Chăn Nưa huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đây là kết quả của dự án "Điều tra thực trạng di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Mảng ở Lai Châu" trong Chương trình "Sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam" của Viện Văn hóa Thông tin. Công trình khảo cứu điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tổ chức xã hội, các loại hình kinh tế, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Mảng ở xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Do công trình tập trung nghiên cứu ở một xã nên bị hạn chế khá nhiều về diện, công trình đã không làm sáng tỏ được sự khác biệt trong phong tục tập quán của người Mảng ở các địa bàn khác nhau và ít có sự so sánh, giải mã những biểu tượng văn hóa thông qua các nghi lễ của họ. Nội dung của công trình trải đều trên tất cả các mặt đời sống của người Mảng, nên những nhận định và đánh giá của công trình này chưa thật sâu sắc, đặc biệt là về phần nghi lễ. Nguyễn Văn Thắng đã dành nhiều quan tâm tới người Mảng ở Việt Nam, thông qua các nghiên cứu: luận văn thạc sỹ văn hóa học về Phong tục và tín ngưỡng của người Mảng ở xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (2007); sách viết chung Văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La (2012), và một số bài viết đăng trên các tạp chí, như: Tục đặt tên của người Mảng ở Nậm Ban (2007), Sinh kế của người Mảng ở Việt Nam với phát triển bền vững tộc người (2012), Lễ cưới của người Mảng ở Việt Nam (2012), Tang ma của người Mảng ở Lai Châu (2012), Tri thức địa phương của người Mảng ở Việt Nam trong khám bệnh và chữa bệnh (2012), Nghi lễ sinh đẻ và nuôi day con nhỏ của người Mảng ở Việt Nam (2013), Tri thức địa phương của người Mảng ở Việt Nam (2013), Nghi lễ nông nghiệp của người Mảng ở Việt Nam (2013),... Tuy nhiên, các công trình này hầu hết chỉ dừng lại ở việc miêu thuật những nghi lễ truyền thống và nêu ra các nhận định của tác giả về những đặc điểm văn hóa thông qua các nghi lễ; bước đầu có giải mã một số biểu tượng văn hóa trong cưới xin, tang ma, phân tích, so sánh nét tương đồng và khác biệt các thành tố văn hóa mảng với tộc người khác cùng địa bàn cư trú, đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Mảng,... Cũng quan tâm tới phong tục của người Mảng, Đoàn Thị Kiều Vân đã công bố bài viết Tục "gọi hồn lúa" của người Mảng ở Lai Châu (2007). Nội dung đã khảo tả những bước tiến hành nghi lễ, chỉ ra một số kiêng kỵ, nhưng chỉ dừng ở sự cảm nhận trực quan về tục gọi hồn lúa mà chưa đi vào phân tích, tìm hiểu các vấn đề bản chất của nghi lễ này. Với phạm vi là một bài viết ngắn nên nội dung nghi lễ chưa được đề cập đầy đủ, đặc biệt là việc giải mã các hiện tượng xuất hiện trong nghi lễ, cũng như các bước thực hiện, lễ vật, lời cúng của tập tục này. Nghiên cứu về ngôn ngữ của người Mảng ở Việt Nam có một số tác giả quan tâm, như: Nguyễn Thị Loan với Vài nét về tiếng Mảng ở Tây Bắc Việt Nam (1976), Tạ Văn Thông với Loại trừ trong tiếng Mảng (1997), Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông với Vị trí của tiếng Mảng trong các ngôn ngữ Môn – Khmer (1998), Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu Hoành và Tạ Văn Thông với cuốn Tiếng Mảng (2008),... Đây là những nghiên cứu sâu về ngôn ngữ của người Mảng trên các khía cạnh như: cách phát âm, thanh điệu, bổ âm, phân nhóm động từ, tính từ, danh từ,... mà ít quan tâm tới các vấn đề văn hóa, xã hội, đặc biệt là nghi lễ. Tác giả Nguyễn Lâm Thành trong bài viết Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát triển các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao (2010) đã xem xét các vấn đề của bốn tộc người này trên hai bình diện là: 1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với xây dựng và tổ chức thực hiện đề án; 2) Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bảo tồn đối với bốn tộc người này. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu dựa trên quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta còn thực tiễn trong bối cảnh về người Mảng chưa được tác giả chú ý nhiều, nên đây được xem là một tư liệu tham khảo về chính sách là chính. Mới đây, nhóm tác giả Nguyễn Hùng Mạnh, Trần Hữu Sơn, Nguyễn Thị Minh Tú, Đặng Thị Oanh với sự hỗ trợ của Dự án "Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" đã giới thiệu cuốn Thơ ca dân gian dân tộc Mảng (2011). Công trình gồm hai phần: Phần một, giới thiệu đôi nét về thơ ca dân gian tộc người Mảng; Phần hai, giới thiệu các bài thơ, ca dân gian của người Mảng, bao gồm phần tiếng Việt và phần tiếng Mảng. Trong công trình này, nhóm tác giả phân thơ ca thành: thơ ca trong lao động sản xuất, thơ ca trong nghi lễ và thơ ca trong sinh hoạt. Công trình là những sưu tầm về thơ ca của nhóm tác giả mà chưa có phân tích, so sánh, đặc biệt là chưa nêu ra những nguyên tắc phân loại, tiêu chí đánh giá để xếp các bài thơ, ca vào các nhóm mà tác giả đã phân loại. Chu Thái Sơn với bài viết Dân tộc Mảng, trong sách: Kể chuyện các dân tộc Việt Nam (2012) cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề của người Mảng như đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, nguồn gốc lịch sử, dòng họ,... Nhưng đây chỉ là những phân tích giúp người đọc nhận diện cơ bản về tộc người này dựa trên các tài liệu đã công bố của các tác giả đi trước. Bài viết chưa quan tâm, đánh giá sâu các vấn đề khác, như: văn hóa, xã hội và nghi lễ của người Mảng. Có thể nhận định rằng, tất cả những công trình đã công bố từ trước đến nay đều ít nhiều đề cập tới người Mảng ở Lai Châu, mà chưa chú ý tới người Mảng ở các tỉnh thành khác trên cả nước. Bên cạnh đó, nghi lễ của tộc người Mảng chưa được xem là đối tượng chính của các nghiên cứu, nên còn thiếu vắng những công trình mang tính hệ thống và toàn diện về lĩnh vực này. Vì vậy, cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về nghi lễ dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học để góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về văn hóa người Mảng ở Việt Nam, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người này trong bối cảnh hiện nay. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản - Nghi lễ, theo Thomas Barfield trong Từ điển Nhân học: "nghi lễ là các hành động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo - ví dụ một đại lễ Thiên chúa giáo hay một buổi lễ hiến tế tổ tiên. Thông thường các nhà nhân học sử dụng nghi lễ để nói về bất kỳ một hành động nào có nhiều lễ thức và với mục đích phi bình quân chủ nghĩa. Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ thể đặc biệt nào cả với khía cạnh thể hiện toàn bộ hoạt động của con người. Trong chừng mực nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa và xã hội của cá nhân, bất kỳ một hành động con người nào có khía cạnh nghi lễ" [100, tr. 682]. Còn theo Từ điển Tiếng Việt: "nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành của một cuộc lễ" [101, tr. 866]. Levi - Strauss cho rằng: "nghi lễ không phải là phản ứng lại cuộc đời, đó là phản ứng với cái mà tư duy làm nên cuộc đời. Đó không phải là sự đáp ứng trực tiếp đối với thế giới hoặc thậm chí là với kinh nghiệm của thế giới, mà đó là phản ứng đối với con người nghĩ về thế giới" [61, tr. 363-364]. Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda nhận định, nghi lễ bao gồm bốn yếu tố: 1) Là một hoạt động xã hội lặp đi lặp lại gồm một loạt các động tác có tính chất biểu tượng dưới dạng múa, ca hát, lời nói, điệu bộ, thao tác trên một số các đồ vật gì đó, 2) Nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong xã hội, 3) Nghi lễ theo đúng một mô hình nhất định do văn hóa đặt ra, 4) Hoạt động nghi lễ thường liên quan chặt chẽ tới một số tư tưởng thường xuất hiện trong huyền thoại [29, tr. 13]. Đồng thời, nghi lễ tạo hành động, tức là buộc phải áp dụng một loạt các động tác, lời nói, thủ tục nối tiếp nhau, hay nói cách khác là phải thực hiện theo một kịch bản có trước được truyền lại từ người này qua người khác, thế hệ trước tới thế hệ sau. Cũng như thế, nghi lễ có thể chuyển đổi với nội hàm cơ bản ba giai đoạn mà Van Gennep vạch ra là: 1) Cách ly (segregate), 2) Chuyển tiếp (transition), 3) Tái hợp (reunite). Nghi lễ và vui chơi luôn bổ sung cho nhau tạo nên những thay đổi, đôi khi là đảo ngược hay lật úp trật tự phàm tục. Qua việc cử hành nghi lễ, quan niệm của nền văn hóa được cụ thể hóa, thể hiện rõ nét [24, tr. 222-232]. Victor Turner lại cho rằng, nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp không liên quan đến các công việc có tính kỹ thuật hàng ngày mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí. Và, theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo. Các nhà nhân học sử dụng thuật ngữ "nghi lễ" để bao hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính thức cao và có mục tiêu không vụ lợi [61, tr. 364] Nghi lễ trong một phạm vi nào đó cũng như phong tục tập quán, là quy ước lập đi lập lại thành thói quen, ăn sâu thành nếp vào tâm thức tôn giáo, vào đời sống xã hội - văn hóa, trong sản xuất và sinh hoạt của cá nhân hoặc cả cộng đồng, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và cùng làm theo. Các tập tục này tạo nên sự bền vững của cộng đồng [19, tr. 173]. Bên cạnh đó, ở mỗi tộc người, mỗi dân tộc các nghi lễ không giống nhau kể cả với một nghi lễ điều đó phản ánh sự đa dạng trong tâm thức của mỗi tộc người với thế giới bên ngoài. Theo Đặng Nghiêm Vạn, nghi lễ tôn giáo được thực hành thường gắn với một thế lực siêu linh hay một thế giới vô hình nào đó liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn giáo quy định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống của tín đồ [113, tr. 130]. Nguyễn Văn Minh cho rằng, nghi lễ dù dưới dạng thô mộc thời nguyên thủy hay phức tạp trong các nền văn hóa hiện đại, đều là một tập hợp các yếu tố cơ bản gồm hành động, lễ nhạc, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tẩy uế... mang tính lặp đi lặp lại từ đời này qua đời khác, con người thực hành chúng và mang truyền thống về hiện tại. Nghi lễ là quá trình xuyên thời gian và không gian theo đúng chu trình của nó. Nghi lễ không chỉ là quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai [61, tr. 363]. Bên cạnh đó, nghi lễ còn được xem là một tập hợp các hành vi của con người đã được mã hóa, luôn có sự hỗ trợ của thể chất, một giá trị biểu tượng lớn với những người thực hiện và những người chứng kiến và nó được tạo dựng dựa trên sự nhất quán tư tưởng [20, tr. 20]. Từ những tập hợp quan niệm về nghi lễ nêu trên, chúng tôi cho rằng, nghi lễ là các lễ thức được tập hợp và trình diễn một cách có hệ thống trong không gian thiêng do con người tạo nên, phù hợp với truyền thống văn hóa tộc người được mọi người mặc nhiên chấp thuận, tuân thủ và làm theo. Như vậy, dù nhìn từ góc độ nào, một cuộc lễ cũng phải hội đủ các yếu tố như: tính thiêng, đối tượng khẩn cầu, lời cúng, hành động ma thuật, không gian diễn xướng, lễ vật,... Đảm bảo sau cuộc lễ, người cần xin nhận thấy sự phù trợ thiêng liêng từ một đấng vô hình nào đó giúp họ vượt qua khó khăn, tự tin, nhân lên niềm vui và xua đi mọi sầu muộn. Nghi lễ thể hiện mọi mặt đời sống văn hóa của con người, nó biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, với thế giới thiêng và với tự nhiên. - Gia đình, theo Ph.Ăngghen là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên tại chỗ mà chuyển từ một hình thức thấp lên một hình thức cao khi xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao [25, tr. 59]. Khi bàn về gia đình, M.O.Kôxven cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội được đặc trưng bởi nhà ở chung, hợp tác kinh tế và tái sản sinh hoặc gia đình bao gồm một nhóm người gắn bó với nhau bằng mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi, có sự tác động qua lại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em với họ hàng [103, tr. 131-132]. Peter Murdock lại cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội thể hiện đặc trưng bởi cư trú chung, hợp tác về kinh tế và tái sản xuất giống nòi [100, tr. 309]. Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda chia gia đình thành các kiểu khác nhau như: gia đình nhỏ và gia đình lớn; M.S.Kaxuba chia gia đình hạt nhân và gia đình cá thể; còn Grant Evansgi...lấy thực phẩm và làm vật hiến sinh trong các nghi lễ. Vật nuôi thường là trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, dê... được chăn thả tự nhiên. Nhìn chung, chăn nuôi của người Mảng chỉ là hoạt động kinh tế phụ. 1.3.2.3.3. Săn bắt, hái lượm: - Săn bắn ngoài việc bổ sung nguồn thực phẩm trong các bữa ăn còn giúp bảo vệ cây trồng tránh sự phá hoại của thú rừng. Người Mảng thường đi săn theo nhóm từ 3 đến 5 người, mùa săn bắn được tổ chức vào đầu xuân. Thú săn được như: sóc, hươu, nai, lợn rừng, gà rừng, chồn, nhím... có thể thuần dưỡng làm vật nuôi, trao đổi và làm thực phẩm. Người Mảng thường sử dụng các loại vũ khí tự tạo để săn bắt, như: lao, nỏ, súng bắn đá, bẫy ụp, bẫy sập, bẫy thòng lọng, bẫy lồng, bẫy treo, bẫy hố, thi thoảng dùng súng săn và tên tẩm nhựa độc để bắn thú. Sản phẩm mỗi cuộc săn được chia cho mọi người trong bản cùng ăn. Họ cũng thường lấy xương đầu con thú treo lên mái nhà chỗ gian khách để cầu may mắn cho những lần săn bắn sau. - Hái lượm nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm trong bữa ăn. Phụ nữ Mảng thường hái các loại cây rau quả như: nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, rau xắng... hoặc các loại thảo dược như: tam thất, thảo quả, sa nhân... để dùng chữa bệnh và trao đổi lấy các hàng hóa thiết yếu khác. - Việc đánh bắt thủy sản phổ biến hơn ở nhóm Mảng Lệ. Dụng cụ thường dùng như: rọ, đó, lờ, xúc, chài và đôi khi họ còn bắt cá bằng tay. Khi bắt được nhiều, họ phơi khô hoặc đem trao đổi. Các loại cá da màu trắng số lượng thường ít hơn và khó bắt nên họ để dành làm lễ vật trong các nghi lễ. 1.3.2.3.4. Nghề thủ công truyền thống: Nghề thủ công của người Mảng kém phát triển, trong khi nghề dệt vải hạn chế, nghề rèn đúc chưa phát triển, nghề mộc chỉ ở mức sơ khởi, thì nghề đan lát lại phát triển khá cao. Họ có thể đan những vật dụng hàng ngày như: giỏ đựng quần áo, giỏ bắt cá, đó, lờ, gùi, chiếu, mâm ăn cơm, ghế, mẹt, sàng, nong bền chắc và hoa văn sắc sảo. Đây cũng là sản phẩm thủ công duy nhất của người Mảng có thể đem bán hoặc trao đổi lấy các mặt hàng thiết yếu khác để phục vụ đời sống. 1.3.2.3.5. Trao đổi thương mại: Do điều kiện cư trú ở các địa bàn vùng xa, vùng sâu giao thông khó khăn đã ảnh hưởng lớn tới việc giao lưu thương mại của tộc người Mảng. Hình thức vật đổi vật tới nay vẫn còn sử dụng bên cạnh hình thức trao đổi hàng – tiền – hàng. Họ dùng nông lâm thổ sản để bán, mua hoặc đổi lấy các mặt hàng thiết yếu, như: gạo, mắm, bột ngọt, vải... do các gia đình người Việt, Thái, Mảng bán tại bản hoặc được tiểu thương mang vào. Giao lưu thương mại tập trung ở chợ phiên ít diễn ra ở nơi người Mảng cư trú, nếu muốn họ phải lên các chợ ở trung tâm xã, thị trấn. Tóm lại, hoạt động kinh tế của người Mảng ở Việt Nam đến nay chủ yếu vẫn là tự cấp tự túc và mang nhiều yếu tố chiếm đoạt; sản xuất đều phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình và trao đổi trong cộng đồng. Chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi thương mại đều kém phát triển, chỉ có nghề đan lát đã phát triển, bước đầu sản phẩm đã trở thành hàng hóa để bán hoặc trao đổi. 1.3.2.4. Đặc điểm xã hội Tổ chức xã hội truyền thống của người Mảng được điều hành bởi Pú Gia theo cách gọi của tác giả Hoàng Sơn [70, tr. 28], còn Ngọc Hải là Pơ Gia [31, tr. 75] hoặc Puza như nghiên cứu của Thanh Thiên [93, tr. 6], trong đó một số tài liệu khác cho rằng đó là Tù trưởng. Chúng tôi cho rằng, gọi Pơ Gia là thỏa đáng hơn cả bởi trong tâm thức người Mảng thì Pơ Gia luôn được nhắc tới như một người tài giỏi nhất. Tuy cách nói khác nhau, nhưng đều chỉ đây là người có quyền hành cao nhất đối với tộc người này. Pơ Gia cùng các trưởng dòng họ (mon đẳm) cai quản toàn bộ đời sống xã hội, như: lập bản, chuyển bản, tổ chức sản xuất, đấu tranh chống lại bọn cường hào,... Vào dịp cuối năm, Pơ Gia thường tổ chức nghi lễ cầu cúng trời đất, thần linh cầu xin được che chở, phù hộ và ban cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Trước Cách Mạng Tháng Tám, cũng như nhiều tộc người khác ở Tây Bắc, người Mảng phải đi phu, cuông, nhốc Từ dùng chỉ người nghèo khó phải đi ở (ở đợ) cho gia đình giàu có, quyền thế. cho đế quốc Pháp và lãnh chúa người Thái. Họ bị khinh miệt và coi là tộc người thấp kém, không được tham gia các chức sắc lớn hơn Tao Lông (người cai quản vài bản người Mảng nằm trong lãnh địa của người Thái) [93, tr. 7]; ở các bản, thực dân Pháp cũng cho người Mảng làm Tạo bản (trưởng bản) nhưng trên thực tế Tạo bản chỉ là chức dịch được đặt ra để thu thuế và nông lâm thổ sản cống nạp cho bọn cường hào áp bức. Với người Mảng, bên cạnh sự phục tùng những thiết chế bị thực dân Pháp và lãnh chúa người Thái áp đặt, họ cũng xây dựng những thiết chế tự quản tương đối riêng của mình, được người dân tin cậy, như: trưởng họ, trưởng bản, thầy cúng, thầy bói,... Vì vậy, tuy bị cai quản bởi đế quốc Pháp và lãnh chúa người Thái, nhưng trong bản, người Mảng vẫn duy trì được tổ chức tự quản riêng mà không có sự phân biệt giai cấp. Người Mảng gọi bản là muy. Mỗi bản thường có vài chục nóc nhà quần cư ven núi theo lối mật tập gần sông, suối và có quan hệ thân tộc. Tên bản bao giờ cũng gắn với tên sông, suối. Nhà trong bản được làm theo hướng Đông Nam, mặt nhà nhìn xuống thấp lưng dựa vào núi. Người Mảng có tính đoàn kết cộng đồng cao và sống hoà thuận với các tộc người khác trên địa bàn như Hmông, Hà Nhì, Thái,... Trưởng bản là người phụ trách mọi mặt đời sống cộng đồng và trực tiếp bị quản lý bởi Tao Lông và lãnh chúa người Thái. Các thành viên trong tổ chức thiết chế xã hội truyền thống của người Mảng được dân bầu qua họp toàn thể và thời gian giữ chức là không hạn định, khi nào người dân thấy không còn xứng đáng thì họp lại để bầu người khác. Người Mảng ở Việt Nam có 6 dòng họ gốc là họ Pàn, Tào, Lùng, Anh, Lý và Chìn. Do ảnh hưởng về dòng họ người Thái nên có thêm họ Lò (họ quí tộc của người Thái). Mỗi họ đều có những con vật kiêng ăn thịt, như: họ Pàn kiêng ăn thịt chim Xóm Tỉ Ủ, họ Lùng kiêng ăn thịt Rắn, họ Lý và họ Anh kiêng ăn thịt chim Xanh,... Họ cho rằng, nếu ai giết vật linh thì sẽ bị chết theo, nếu ăn thịt thì sẽ bị rụng răng, nhìn thấy cũng không được đến gần và tuyệt đối không sờ vào chúng. Các dòng họ đều kiêng giết và ăn thịt Hoẵng (ma chúc), vì theo truyền thống Hoẵng là con vật đã dạy cho người Mảng trồng lúa nương [78, tr. 33-34]. Theo các bậc cao niên kể lại, xưa kia mỗi dòng họ sống ở một khu vực, họ Lùng ở Nậm Sảo, họ Pàn ở Pá Bon, họ Anh ở Nậm Ô, họ Chìn ở Nậm Cời,... Tuy vậy, từ xưa tới nay các họ không có xích mích với nhau. Trước đây, người Mảng thường cúng dòng họ vào dịp đầu năm, nhưng nay do sự phân tán của các dòng họ nên không còn tổ chức nghi lễ này nữa, ma dòng họ (pli đẳm) được các gia đình chuyển về đặt ở cây cột chính trong nhà. Kiểu gia đình lớn phổ biến trong truyền thống của người Mảng, mỗi nhà chung sống từ 3 đến 4 thế hệ bao gồm: ông bà, con, cháu và có thể là các chắt. Ngày nay họ đã chuyển sang gia đình nhỏ độc lập về kinh tế, người chồng giữ vai trò chủ đạo và quyết định các vấn đề lớn trong nhà, như: lễ cưới, đám ma, săn bắn, trồng trỉa [89, tr. 54],... Tới nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn tàn dư, người phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong một số công việc chính, như: hái lượm, nương rẫy và chủ trì thực hiện lễ cúng hồn lúa (tưng pạc nhuỷ lẳm) và cúng bên ngoại (tri duộng tẳm tuể),... Người Mảng không có nghĩa địa tập trung, tuy nhiên họ đều chôn cất người chết ở phía Tây của bản với quan niệm đây là hướng mặt trời lặn, hướng của cái chết. Đây cũng là tập quán và quan niệm phổ biến của các tộc người trong cùng nhóm ngôn ngữ ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. 1.3.2.5. Đặc điểm văn hóa 1.3.2.5.1. Văn hóa vật chất - Ẩm thực của người Mảng đơn giản hơn so với một số tộc người khác ở Tây Bắc. Các món ăn chủ yếu là sản phẩm từ nương rẫy, săn bắt, hái lượm và chăn nuôi được chế biến không cầu kỳ, chủ yếu là nấu, luộc, xào, nướng và kho. Người Mảng ăn hai bữa một ngày là sáng và tối, bữa trưa là bữa ăn phụ. Lương thực chính là lúa nếp (trước đây) và lúa tẻ (ngày nay), đôi khi độn thêm sắn, ngô, củ mài, củ bấu. Thực phẩm được khai thác chủ yếu từ rừng, như: nấm, măng, rau dớn, rau sam, rau rệu, rau tàu bay và một số loại rau quả trồng được, như: rau cải, rau rền, rau muống, bí, bầu, đậu,... Bên cạnh đó, các loại thực phẩm tươi sống khác, như: cua, cá, ốc, thịt thú rừng, thịt lợn, gà, bò... là kết quả của săn bắt hoặc nuôi trồng tại nhà. Tuy nhiên, trong bữa cơm hàng ngày, người Mảng thường ăn với một món canh và một món xào hoặc kho. Thịt gà, lợn thường chỉ được dùng trong các dịp lễ trọng của gia đình, như: cưới xin, tang ma, cúng bái,... Đồ uống của người Mảng được phân thành hai loại: rượu cất và rượu cần. Rượu cất được sử dụng hằng ngày còn rượu cần dùng vào những dịp quan trọng, như: lễ hội, cưới xin, lên nhà mới hoặc gặp khách quý. Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ các khe núi hoặc từ các mạch nước ngầm. Tuy nhiên, người Mảng không có nghi lễ cúng bến nước, giọt nước như một số tộc người khác trong cùng nhóm ngôn ngữ, như: Ba-na, Cơ-ho, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng,... Thuốc lào là thức hút truyền thống của người Mảng. Họ hút bằng ống điếu cày giống của người Việt nhưng thân điếu to hơn. Đồng bào tự trồng cây thuốc lào lấy lá làm thuốc, lá thuốc được thu hoạch rồi đem phơi khô, thái nhỏ để hút. Nếu người Việt lấy miếng trầu là đầu câu chuyện thì người Mảng lấy việc mời hút một điếu thuốc lào để mở lời với mọi người. Cả nam và nữ đều hút nhưng nữ ít hơn. - Ngôi nhà truyền thống của người Mảng là nhà sàn thấp và nhỏ hơn so với nhà người Thái, người Kháng... với kỹ thuật xây dựng khá đơn giản. Nhà được hình thành chủ yếu dựa vào các chạc, ngoàm của cây rồi dùng lạt, dây rừng buộc lại. Nguyên liệu chính là gỗ, tre, nứa, cỏ tranh, dây rừng. Nhà có hai mái, hai đầu nóc có gắn pưởng nhựa (như con rồng) giống khău cút của người Thái. Hai đầu nhà có hai cầu thang, cầu thang phía Đông dành cho nam giới và khách, ở phía Tây là dành cho nữ. Sàn nhà được làm bằng tre, vầu dát mỏng, quanh nhà thưng bằng gỗ, hoặc tre, nứa. Bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà được xác định từ cửa chính (cửa phía Đông) với bên tay phải buồng đầu tiên dành cho khách rồi tới buồng chủ nhà, tiếp theo là buồng của con rể, tiếp là buồng của con gái lớn chưa chồng; bên tay trái, buồng đầu tiên của ông bà, tiếp theo là buồng của vợ chồng con trai, sau nữa là buồng của con trai lớn chưa vợ [31, tr. 55-58]. Hành lang giữa nhà được đặt các bếp gồm: bếp chính của chủ nhà và các bếp phụ của các gia đình nhỏ. Phía ngoài cầu thang phụ luôn có một sàn nhỏ để phơi quần áo và đặt các vật dụng cần thiết, bên cạnh là một mảnh vườn nhỏ trồng nhiều loại rau phục vụ đời sống gia đình. Về cơ bản, nhà của người Mảng có những đặc điểm sau: 1) Hướng nhà phụ thuộc vào địa hình cư trú, mặt chính quay ra suối hoặc phía thấp hơn; 2) Kết cấu nhà đơn giản; 3) Có hai cầu thang lên và chia các phòng ở theo thứ tự, vai trò của các thành viên trong gia đình; 4) Nhà sàn làm bằng gỗ và lợp mái lá (cỏ tranh); 5) Chưa có sự phân tách giữa không gian nhà, bếp, chỉ có sự phân chia không gian sinh hoạt cá nhân (xem hình 1); 6) Đất làm nhà phải được sự đồng ý của ma trú ngụ trên đất ấy hoặc đất ấy không có ma, công việc này thông qua nhiều nghi lễ đoán định và cầu xin. Hình 1: Bố trí mặt bằng sinh hoạt ngôi nhà người Mảng Cửa vào (tế pùng) Bếp chính (pì dứa) Cửa vào phụ Cầu thang phụ Cầu thang chính Cửa sổ (pùng táng nhỏa) Phòng khách (ong éc) Bếp, kho Gường nữ cao tuổi nhất nhà Phòng chủ nhà (ty ong hạ nhỏa) Phòng con cả (ty ong vẳn tổ) Phòng con thứ hai (ty ong ắ hả) Phòng con thứ ba (ty ong tăm hả đò mể) - Trang phục của người Mảng khá đơn giản, đặc biệt là trang phục nam. Nữ giới thường mặc váy dài nhuộm đen hoặc chàm, áo cánh xẻ ngực, hai bên vạt áo được gắn hai hàng cúc bằng bạc. Quấn ngoài áo là tấm bưởng màu trắng được trang trí hoa văn riềm ngoài với các mảng màu xanh, đỏ hình quả trám, ô vuông,... Tóc được quấn cao rồi buộc bằng một sợi dây thêu bằng các loại chỉ xanh, đỏ có xâu hạt cườm và để tua rua ở cuối. Họ cũng đeo một số đồ trang sức, như: vòng cổ, vòng tay, hoa tai được làm bằng bạc hoặc đồng. Trang phục nam giới đơn giản với quần màu chàm ống rộng và ngắn trên mắt cá chân, cạp quần được buộc bằng dây vải. Áo cánh xẻ ngực màu chàn hoặc xanh đen. Tóc để dài và vấn bằng khăn màu đen. - Trong truyền thống, người Mảng đi bộ là chủ yếu, họ ít cưỡi ngựa hoặc đi các loại xe tự chế như xe kéo, xe quệt. Hiện nay, một số phương tiện mới đã được bà con sử dụng, như: xe máy, xe đạp, công nông, ô tô,... 1.3.2.5.2. Văn hóa tinh thần - Với người Mảng, tín ngưỡng vạn vật hữu linh rõ rệt hơn các tộc người cùng địa vực cư trú, bởi sự xuất hiện của đấng tạo hóa trong các câu truyện cổ [31, tr. 133-144]. Người Mảng tin tất cả sinh vật tồn tại trên trái đất đều có linh hồn, mọi hành động của con người đối với tự nhiên đều phải xin phép tránh làm tổn hại tới sinh linh khác. Họ cho rằng, con người sống được gồm hai phần, phần xác và phần hồn, phần xác có thể nhìn thấy được bằng mắt, cầm nắm được bằng tay còn phần hồn thì không nhìn thấy, khi chết, hồn khôn sẽ bay lên trời tồn tại mãi mãi với thế giới tổ tiên còn hồn ngu sẽ ở quanh mộ. - Tuy có trình độ dân trí chưa cao và không có chữ viết riêng, nhưng người Mảng có nền văn học dân gian khá phong phú và đa dạng gồm nhiều thể loại, như: truyện cổ, truyền thuyết, cổ tích, thần thoại, câu đố và đặc biệt là thơ ca được phân thành ba hệ thống là: dân ca lao động sản xuất, dân ca nghi lễ phong tục và dân ca sinh hoạt [59, tr. 57]. Trong đó, nhiều truyền thuyết, truyện cổ giải thích sự xuất hiện của trời đất, con người, dòng họ; phân chia ranh giới giữa các ngọn núi, con sông... trùng với những địa danh đang có trên địa bàn cư trú của người Mảng ở Lai Châu. Người Mảng thường hát đối, hát đúm, hát theo vần khi lao động, trong các nghi lễ và sinh hoạt mà không tổ chức các hoạt động biểu diễn riêng. Nhạc cụ khá đơn giản, chủ yếu được làm từ da động vật, tre, trúc, nứa như: trống, sáo, đàn,... Múa dân gian là loại hình nghệ thuật biểu diễn nghèo nàn nhất của người Mảng, họ chỉ có điệu xi xẹ (tương đối giống điệu xòe của người Thái) và nhảy sạp để biểu diễn trong những dịp vui. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận được các điệu múa khác, không loại trừ xi xẹ cũng là kết quả của ảnh hưởng văn hóa Thái trong quá trình cận cư. Nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian của người Mảng được thể hiện thông qua các hình trang trí trên sản phẩm đan lát và chút ít trên các sản phẩm dệt. Ở nghề dệt, tạo hình khá đơn giản thể hiện ở hình quả trám, hình vuông và sọc diềm ngoài của các tấm vải nhỏ. Ngược lại, hoa văn trên các sản phẩm đan lại khá phong phú, như: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình quả trám được tạo nên bởi bàn tay khéo léo thông qua phương pháp đan lóng mốt, lóng đôi, lóng ba điêu luyện trên các sản phẩm như gùi, giỏ đựng quần áo, rổ, sàng, mẹt, chiếu, cót,... - Tri thức địa phương trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất, rừng, nước và khám chữa bệnh của người Mảng khá phong phú và đa dạng. Người Mảng thường chọn những chỗ đất có cây cỏ xanh tốt quanh năm, nhiều cây to, nhiều mùn, nhiều nấm mối, nhiều lỗ giun đào, đất màu đen để khai hoang. Theo kinh nghiệm đó là những chỗ đất tốt, có thể canh tác cho năng suất cao với các loại cây trồng. Họ không làm nương ở khu vực đầu nguồn để tránh làm bẩn nguồn nước, những nơi gần nghĩa địa, vì sợ ảnh hưởng tới người đã mất, những nơi có cỏ tranh, cỏ gà, cây hoa xấu hổ, cây hoa ngũ sắc, cây thực mực, nhiều đá sỏi, bề mặt đất cứng, ít cây cối vì đây là những nơi đất cằn, và những nơi quá gần với dòng chảy của những con sông, suối, hoặc có rãnh nước chảy qua tránh cho cây trồng bị lũ cuốn trôi. Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Mảng, qua nhiều đời tồn tại, họ đã đúc rút ra những tri thức quý giá trong cuộc sống và trong ứng xử với môi trường tự nhiên. Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh họ đã thiêng hoá tự nhiên, thiêng hóa rừng, gắn cho những đối tượng ấy sự huyền bí, buộc mọi người phải tôn trọng từ hòn đá, nguồn nước, cây cỏ đều có thần linh, ma trú ngụ khiến cho những ai có nhu cầu chặt cây, đốt cây, đốt nương phải thực hiện các nghi lễ cầu xin. Với rừng thiêng tuyệt đối không được chặt phá, nơi đó thường để cúng ma rừng, hoặc có một yếu tố tâm tinh quan trọng đối với tộc người, như: cánh rừng nơi có hòn đá tổ Xôm bai, có mộ của vị tù trưởng Lý Pơ Gia, rừng ma,... Rừng đầu nguồn cũng vậy, họ không cho phép chặt phá, bởi đây là nơi duy trì và cung cấp nước cho cuộc sống con người, ai vi phạm sẽ chịu xử phạt của làng bản và sự trừng trị của thần linh. Với khu rừng được chặt cây, họ chỉ chặt từng mảng chứ không chặt hết rừng trên cả quả đồi. Rõ ràng trong tâm thức, người Mảng tôn trọng rừng, việc chặt phá rừng không diễn ra bừa bãi mà có sự tính toán để hành động của họ không làm phương hại tới rừng, tới hệ sinh thái chung. Tri thức về dự báo thời tiết rất quan trọng với tộc người sống dựa vào nương rẫy. Khi trời đang có đợt mưa kéo dài mà có tiếng con nai, hoẵng kêu là báo hiệu trời sẽ có nắng, và ngược lại. Nếu thấy kiến đen, kiến vàng di chuyển lên cao thì sắp có mưa to. Trời nhiều mây xám và có chuồn chuồn bay thấp là sắp có mưa dầm. Trời mùa hè đang nắng nếu buổi trưa có nhiều mây trắng thì chiều sẽ có mưa to hoặc mưa đá. Bướm bay dọc theo suối cạn vào tháng 3 sẽ có hạn hán kéo dài. Trong sản xuất nông nghiệp, nếu có mưa đá sớm thì năm đó được mùa ngô. Tiếng chim banh bong banh bọc báo hiệu đã tới mùa tra hạt và chim ilit kêu nghĩa là mùa gặt đã tới gần,... Nguồn nước ăn luôn được giữ sạch, cấm tuyệt đối việc phóng uế, bón phân cho cây trồng trên nương nơi có nguồn nước, chăn thả gia súc, chặt, phát rừng đầu nguồn,... Nếu ai vi phạm sẽ bị trừng phạt bởi cộng đồng và thần linh. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Luận án Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam được thực hiện trong bối cảnh các công trình nghiên cứu chung về tộc người này chưa nhiều và không tập trung, hầu hết chỉ là những nghiên cứu nhỏ không hệ thống, đặc biệt chưa có các nghiên cứu về nghi lễ. Những nghiên cứu đã có thường khái quát về lịch sử tộc người, điều kiện kinh tế - xã hội hoặc mô tả các hiện tượng văn hóa của người Mảng mà chưa có phân tích giải mã các biểu tượng, so sánh trong mối tương quan với các tộc người khác, biến đổi văn hóa tộc người dưới tác động của giao lưu tiếp biến văn hóa,... Luận án này đã tham khảo nguồn tư liệu quý giá đó và cố gắng bổ sung những điểm còn khuyết thiếu trong nghiên cứu nhân học về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam. Để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các nội dung chính của luận án, Chương 1 đã dành dung lượng đáng kể để làm rõ một số khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài như: nghi lễ, gia đình, nghi lễ gia đình, chức năng nghi lễ,... Các lý thuyết được áp dụng, như: lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết chức năng. Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên quan điểm Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về dân tộc và văn hóa; xem xét nghi lễ gia đình của người Mảng trong trạng thái vận động, biến đổi và mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong đời sống tộc người Mảng cũng như các tộc người khác trong vùng. Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng, bên cạnh đó chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm tới phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê tài liệu, chụp ảnh,... Luận án nghiên cứu về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam, nhưng trên thực tế tộc người này cư trú tập trung ở hai huyện là Mường Tè và Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu. Vì vậy, đây chính là địa bàn nghiên cứu chính của luận án. Chúng tôi đã khái lược cơ bản về cảnh quan, lịch sử tộc người, phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống và biến đổi hiện nay, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về địa bàn và đối tượng nghiên cứu của luận án. Trong đó, các đặc điểm đáng chú ý là: do cư trú ở vùng biên giới thiếu điều kiện phát triển, nên kinh tế của họ chủ yếu vẫn là trồng trọt cây lúa nương, mang nặng tính tự cung tự cấp; tính cố kết cộng đồng còn bình đẳng và chặt chẽ giữa các gia đình thành viên cùng họ tộc trong bản; các thiết chế xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng truyền thống còn ảnh hưởng tương đối lớn đến nhiều mặt đời sống người dân; nền văn hóa khá phong phú và đa dạng thể hiện qua hệ thống tín ngưỡng, nghi lễ và nghệ thuật dân gian;... Chương 2 NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG Nghi lễ chu kỳ đời người hay nghi lễ vòng đời là hệ thống các nghi lễ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Đây không đơn thuần chỉ là lễ nghi mà còn là điểm dựa tâm linh mỗi khi con người gặp những điều không may mắn trong cuộc sống, giúp họ tĩnh tâm, mang lại cảm giác bình an, cảm nhận thần linh phù trợ, và lấy lại tinh thần để vượt qua khó khăn. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nghi lễ liên quan tới sự sống và cái chết, dù cho họ theo tín ngưỡng, tôn giáo, sắc tộc và địa vị xã hội nào... thì hệ thống nghi lễ luôn xoa dịu và tạo dựng niềm tin về ngày mai cho con người. Mỗi tộc người lại có cách nhìn, cách thức thực hiện và giải thích khác nhau về bản chất sự vật, hiện tượng trong nghi lễ chu kỳ đời người, phản ánh sự đa dạng về nhân sinh quan, thế giới quan của các dân tộc khác nhau, do sự chi phối bởi các cơ sở về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên. Đây cũng là điểm chúng tôi muốn đề cập và nhấn mạnh khi nghiên cứu về người Mảng ở Việt Nam. 2.1. NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON NHỎ Sinh đẻ (a vẳn) là một trong những chức năng tự nhiên của người phụ nữ nhằm sản sinh ra con người, duy trì và phát triển nòi giống. Với gia đình, việc sinh đẻ không những đánh dấu sự ra đời một con người mà còn là yếu tố tăng thêm sức mạnh, nguồn nhân lực lao động trong tương lai, niềm hy vọng của cha mẹ và là sợi dây kết nối chặt chẽ hơn quan hệ hôn nhân. Theo Từ điển Nhân học, sinh đẻ là việc người phụ nữ cố gắng dùng cơ dạ con của họ để đẩy những đứa con từ thế giới riêng bên trong tử cung ra một xã hội và văn hóa rộng lớn hơn [100, tr. 105]. Tùy thuộc vào các nền văn hóa khác nhau mà việc sinh đẻ có những cách thức khác nhau, như: đẻ đứng, đẻ ngồi, đẻ nằm, đẻ dưới nước... hoặc các quan niệm sinh đẻ là việc thiêng liêng cần được chăm sóc, nâng niu hay ô uế có thể làm thần linh, ma quỷ không hài lòng,... Trên thế giới có những tộc người coi sinh đẻ là ô uế tới mức chưa có một truyền thống đỡ đẻ nào [100, tr. 22]. Ở Việt Nam, một số tộc người vẫn coi sinh đẻ là ô uế và khi sinh sản phụ phải đẻ trong rừng, lán nương, gầm nhà,... Khi nghiên cứu về sinh đẻ, Trevathan mô tả tư thế đứng của người phụ nữ và cho rằng nó phức tạp hơn loài linh trưởng bởi sự đứng thẳng cần thiết cho việc vận động bằng hai chân. Van Gennep quan tâm tới sinh đẻ như một nghi lễ chuyển tiếp, ông cho rằng, quá trình sinh đẻ như một việc chuyển tiếp, trao truyền văn hóa, ông nhấn mạnh tín ngưỡng sâu sắc nhất của một nền văn hóa mà các tín ngưỡng này được trao truyền và tái khẳng định trong thời gian chuyển tiếp cơ bản. Các tập quán sinh đẻ hướng sự tập trung vào các giá trị cơ bản của văn hóa, nói cho người quan sát biết nhiều về cách mà văn hóa quan niệm về thế giới và vị trí của người phụ nữ [100, tr. 105]. 2.1.1. Quan niệm về sinh đẻ và nuôi dạy con nhỏ Ở bất kỳ tộc người nào, việc sinh nở luôn là điều quan trọng trong đời người, nó mang lại niềm tin, hy vọng cho người cha, người mẹ và gia đình. Là thời khắc đem lại một sự sống, một linh hồn, đồng thời cũng là giây phút kỳ diệu của tạo hoá đã dành cho con người để duy trì nòi giống, trao truyền giá trị văn hoá và khẳng định sự phát triển của con người, của thế hệ mới. Với các tộc người thiểu số, sinh đẻ còn gặp nhiều khó khăn do những tập tục chưa tiến bộ, song với mỗi tộc người luôn có quan niệm riêng về vấn đề này, người Mảng cũng không ngoại lệ. Sự ra đời của một đứa trẻ còn làm làm thay đổi vị trí xã hội đối với những người xung quanh nó, chẳng hạn, một người đàn ông sẽ trở thành bố, một người phụ nữ sẽ trở thành mẹ, một đứa trẻ khác sẽ lên anh, chị,... Người Mảng cho rằng, gia đình có nhiều con thì có phúc lớn và ngược lại. Khi trẻ thì nuôi con, đến khi già con nuôi mình. Đây vừa trách nhiệm nhưng cũng là niềm hy vọng của mỗi người. Những cặp vợ chồng không có con, đôi khi bị dư luận trong bản cho rằng không có phúc, hay hồn ma ông bà, thần linh trên trời trừng phạt vì ăn ở không tốt với người thân trong gia đình và mọi người trong bản. Trong trường hợp này, họ thường phải đến nhờ thầy cúng làm lễ xin có con. Người Mảng cũng thích sinh nhiều con, phần vì để cửa nhà thêm vui, phần vì mong muốn có thêm nhân lực lao động và khẳng định vị thế của gia đình, dòng họ trong bản, đồng thời mong muốn trong bản thêm người để củng cố sức mạnh với bản khác. Quan niệm thích con trai hay con gái với người Mảng không thật rõ ràng, mà quan trọng là có sinh được con hay không. Họ cho rằng, con trai và con gái đều phải làm việc như nhau, con trai có việc làm được và có việc không làm được, con gái cũng vậy, nên không thể coi con trai hơn con gái. Với người Mảng, mọi thứ trong vũ trụ đều có ma (pli) Ở vùng Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ gọi là bli do cách phát âm khác nhau. . Khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, mọi người chưa nhìn thấy mặt, do vậy không có hồn (nhủy) và chưa được công nhận là người, lúc này ma nhà (pli nhỏa) không công nhận đứa bé. Việc sinh đẻ (a vẳn) là không sạch sẽ, vì vậy, phụ nữ Mảng có tập quán đẻ ở ngoài lán (trước đây) hoặc ở gần sàn nhà (hiện nay). Đồng thời, người nhà cũng không được lấy bất kỳ vật dụng nào trong nhà cho sản phụ dùng. Ngay cả nước để tắm rửa hàng ngày, sản phụ phải tự đi lấy, nếu không thể lấy được có thể nhờ chồng, chị chồng hoặc mẹ chồng lấy hộ. Họ cho rằng, nước cũng có ma và hồn, nếu lấy nước từ nhà cho phụ sản dùng thì ma không bằng lòng và làm cho người bị ốm. Theo quan niệm của người Mảng, phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh phải ăn kiêng rất nhiều thứ, như: không ăn rau xanh, ớt, tỏi vì ớt và tỏi cay không tốt cho thai nhi; nhiều loại thịt (trừ thịt gà), đặc biệt là thịt hoẵng vì hoẵng đã dạy cho người Mảng biết trồng lúa nương; không ăn các con vật có chửa, đặc biệt là cá da màu đen vì sợ hồn các con vật sẽ làm hại đứa bé; không đi dự đám tang và tới nghĩa địa vì sợ khó đẻ;... Trước khi sinh một tháng, sản phụ không được trồng cây, tra hạt, đặc biệt là trồng lúa, vì họ sợ hồn lúa sẽ bỏ đi dẫn tới mất mùa,... Việc sinh đôi, sinh ba được coi là hiện tượng không bình thường, vì cho rằng, những đứa trẻ này không do cha mẹ đẻ ra mà do ma quỷ nhập vào để làm hại người trong gia đình, trong bản, cũng như là bằng chứng trời bắt phạt người có tội, người ăn ở không tốt. Vì thế, sản phụ hoặc người chồng phải tự tay vứt bỏ những đứa con của mình. Họ chặt các ống bương to, bí mật đặt những đứa trẻ sơ sinh vào và đem bỏ trong rừng. Những đứa trẻ do sản phụ hoang thai cũng bị đối xử như vậy. Đây là tập tục rất lạc hậu của người Mảng trước đây do niềm tin mù quáng vào ma, thần linh. Trong nuôi dạy con nhỏ (rằng vẳn hạ), người Mảng cho rằng, bố mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc con thì lúc già con mới chăm sóc mình, khi bé mình chăm con thế nào thì khi già con cũng chăm mình như thế. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà cách nuôi dạy con cũng có điểm khác nhau. Với nhà có kinh tế khá giả, họ thường chu đáo hơn trong việc bảo đảm các bữa ăn và học hành cho con. Họ cũng cho rằng, những đứa trẻ khi sinh ra là như nhau, trong quá trình phát triển, đứa trẻ một phần được chăm sóc bởi cha, mẹ và một phần phải tự thích nghi với điều kiện tự nhiên, xã hội để tồn tại. 2.1.2. Nghi lễ thời kỳ mang thai 2.1.2.1. Nghi lễ xin thụ thai (tri goàng to vẳn) Nghi lễ này chỉ thực hiện khi căp vợ chồng lấy nhau từ 2 đến 3 năm mà không có con. Người Mảng cho rằng, người phụ nữ không mang thai được là do trời hoặc ma trách phạt, muốn có con phải làm lễ để cúng xin trời đất ban cho. Cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh này cũng tới nhà thầy cúng nhờ bói nguyên nhân của việc không có con mà không phải mang theo lễ vật gì cả. Thầy cúng dùng con dao được buộc bằng 2 sợi lạt ở hai đầu, đầu còn lại của sợi dây buộc chặt với nhau. Thầy cúng hai tay cầm sợi lạt đã buộc chắc con dao lên và bắt đầu bói, bằng cách đọc lần lượt tên các loại ma, như: ma nhà, ma rừng, ma cây, ma hòn đá, ma sông,... Đọc tới tên ma nào thấy con dao chuyển động thì dừng lại và cho rằng chính con ma đó đã làm cho không có con. Nếu đọc hết tên các loại ma vẫn không thấy con dao chuyển động, thì thầy cúng cho rằng do trời đất làm. Ở mỗi kết luận của thầy cúng, do ma hay do trời làm đều phải thực hiện các lễ cúng khác nhau. - Cúng trời (tri plỉnh): Để thực hiện nghi lễ này, đôi vợ chồng phải chọn ngày đẹp tránh ngày xấu Người Mảng cho rằng, ngày đẹp là ngày không trùng với ngày mất, ngày sinh của ai trong gia đình. , bởi làm như thế mới không làm thần linh, trời đất phật lòng và cho kết quả như mong muốn. Lễ vật được chuẩn bị gồm: 02 con gà (một trống và một mái), 02 chai rượu, 02 sải vải Thái, 05 đến 06 đồng bạc trắng, 01 đĩa xôi (có thể thay đổi đôi gà bằng một con lợn khoảng 5kg đến 6kg). Sau đó, người chồng đi mời thầy cúng đến nhà làm lễ. Lễ vật được bày trên một cái mẹt và đặt cạnh bếp, gần cầu thang phía Tây của ngôi nhà. Thầy cúng gọi cặp vợ chồng ngồi cạnh và bắt đầu làm lễ. Thầy cúng ngồi mặt hướng vào bếp, miệng đọc bài cúng, đại ý: ông trời ơi, ông đất ơi; hai người này không có con; xin ông trời, ông đất giúp nó; cho nó một đứa con. Thầy cúng đọc bài cúng 3 lần thì kết thúc nghi lễ. Sau đó, thầy cúng và cặp vợ chồng cùng thụ lễ, những người khác trong gia đình không được ăn đồ lễ này. Họ cho rằng, nếu những người trong gia đình ăn đồ lễ này sẽ làm cho thần linh, trời đất nổi giận và không cho có con, kết quả của cuộc lễ không như ý muốn. - Cúng ma (tri pli): Lễ vật gồm 01 con gà, 01 đĩa xôi, 01 mảnh vải Thái. Lễ vật cũng được bày trên một cái mẹt, cạnh bếp, gần cầu thang phía Tây của ngôi nhà. Thầy cúng, tay phải cầm con dao nhọn, tay trái cầm đoạn ống tre đựng sáp ong Trong nhiều nghi lễ, thầy cúng dùng vải...t ở giữa trong nương Đất phải biết như bố đẻ Đi bằng chân mày biết trong tim Đứng cho mày bằng chân Mày biết trong lòng Làm ngọn mày đi như gốc Một gốc mày đi như ngọn Bây giờ mồm bản Mồm to được bố Mồm ở trong miệng Cho bố đất nói bằng giọng Được che bằng bóng Chia trên, quái ánh nắng ở bản Con nào đã ở giữa ánh sáng mặt trăng Con nào đã ở giữa ánh sáng ánh sao Ở trên bố đất thì phải dậy đưa ra Bây giờ tôi hỏi Dòng họ nào thì phải nói.....” PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ BÀI HÁT GIAO DUYÊN 4.1. ÓK SỎNG (Giao duyên) (Người cung cấp: Cụ Chìn me Chải ở Nậm Ô-Nậm Ban-Sìn Hồ-Lai Châu, 2007) A la lu la lu a Tlin lơ uờ dột a năng đạc A nủ e dủ te di vẳn ơ dặc Xăm chi tu nha ăm chi ma chi văn A Sua Săm tơ chơ ư Lom la tung a bộ đi năm mơ u chi long lon Dịch nghĩa: Yêu nhau không lấy được nhau Lời hẹn rồi không thành Anh rất đau lòng Đừng quên lời hẹn ước Sau này gặp nhau đừng ngoảnh mặt 4.2. CHÔ NHẢI (Đi làm nương) (Người cung cấp: Cụ Chìn me Chải ở Nậm Ô-Nậm Ban-Sìn Hồ-Lai Châu, 2007) Xi nha a bun di đi chi păn Snhạ ư ư ư bok tu tạ Do nhủa ủ ha băn to ham chi nhải ểnh Po Bok tu tạ chi nhải toan mo o Chim to ga sa hậc bao chi nhải bao chi nhải Lạ bằn to thá Dịch nghĩa: Nhà tôi thì ít người làm Nương thì cao, cây thì to Chim “banh bong banh bọc’ đã kêu Báo hiệu một mùa nương mới ít người làm thì khó đủ ăn. 4.3. HÁT LẤY VỢ (Người cung cấp: Tào A Che, Lý A Hiên ở Bản Nậm Ô, Nậm Ban, Sìn Hồ, Lai Châu, 2007) Hỏi vợ Gia lễ gia chi sển toảng soa Gia bang do ám toảng giảng du sển Đó sểu lí á nằng soỏng ám Lai suế là nằng lảng sấm Bó tản tà tuế ăn chà bó gỉn tà gióng on hỉ Sấm tân nằng vé zẻ đó Làng oóng nùng tinh nùng gỉ Zua đo hắt tì chó zua gì mì hắt thì zẻ Tì bò ằng đỏng sên sêu tì ằng Màn pỉn nằng zúm sêu màn bông Nằng noẳng zua me là dánh cú lách Zua me là tùi cú tất tủu zua đo cú hắt tỳ cho Zua gì cú hắt tỳ zẻ Bô hắt tỳ on, áo hắt tà mà. Ở rể Tô loả muồng pua vè Chuồng to lình muồng bàn tóc ló Tóc ló chô nằng láng buổng chuồng Cho nằng sỏm tủn ố é pàng chù on chà Bò pà puông ân hỷ ố é pù chù ằm hý Hó pà phuốc hằm lùa sít toán đô sua an chà Góc đô giảng on hỷ Tủn ồ é pà chù tần hý hó pà poòc tần loà Tủn hắt plo bố ho tê me bố Plánh là bó toản tà tuế on chà bó giủ tà tản on hỷ Bô bắt tà on áo hắt tà má Nỉ chỉ pu nằng chó xóm chi. Đón dâu Zình nằng gẻ, chù ho tà nhồ chi săm Chong nằng chưởi pu hằm đóc tỳ cho đênh bằm đóc tỳ zẻ Tần zẻ bằm tò tân se tâm cho hằm tó tâm chàng Mé chù ho tà đã muồng đo to nuể hủ tà tế hán chi pụ Zạc soa tà soẳm chi sả tân zẻ chặt to tân se tân Cho chặt tó tân chùng Luể ù lất đò lỏm on hỷ, Pẳng lắt đò đà on chà Sẳm sao chô đi nằng muồng Zỉ zùa sẳm lẳm chô nằng muồng zỉ hỷ Tủn on chà plúc chi plu on hỉ ăm chi zủa Me mì plúc nằng mò nằng chăn mè plúc uỳ choòng loóc Nì plúc uỳ zủa vay pằm plúc nằng nhoả pén tuế Pùng bấc plúc tà bắc đà ó Tủa on chà plúc nằng bằng xuề bếnh plúc bểnh plóc vay bểnh Ze bểnh ploóc vảy tề tủn on chà cái má cái sũ ản Cái luế cái sú lỏm Lê la tâm lê la zoa nỉ bò nả zằng u chè bo zinh Na zoa zút bo zinh na chi me tần hấm Sú pó tà bông là lố on chà Zua nỉ na sú nển nằng nang luể hù ân chẩ Tủa pà nếp u lê lò zê tùng đuu u su lo sảng Tún sình zê on mường nằng pằng zong cuôn mường Điên pà sưn đi mường nằng đò on pắc uỳ tà on á Hố đàn mạn tà pắc uỳ tà má á sềnh tà giàng a hố Tủn ù uề nhoả ê ù ề về tó nhoả hàng nằng plỉnh Cứn nhoả cứn bộ cứn, cứn hoả hàng lầng noảng, nằng gium Chà tó muồng mươn toảng màn nằng má Ploóc tó muồng chuẩm tổng chú nằng on pằng pết Tó sềnh sả nằng má pà puông tó sềnh oòng nằng on On chà giù on đô loỏng gia poe on hỉ On gia báo đô nham gia soỏm On chà sú đển tà pỉnh tần tình sú loỏng tà hoong ù chọ Plỉnh đằng đông tắm tần tình nhoả lu đô loỏng tần chọ. Tạm dịch Hỏi vợ Không thấy đường đừng đi lại với người trắng (Người trắng là người yêu) Đường bằng thì đi về bằng hình dáng bố vợ Hỏi bằng mồm bố vợ Nói bằng giọng bố vợ Chim trắng ngồi bằng lý cho bố chim trắng Dây nhiều lá đứt tại tay Dây to đứt tại tay bố vợ Đứt vào tay của người ta Không đứt thì tôi cầm dao Không đứt thì tôi cầm búa Làm cho bằng đứt. Như nước chảy vào dòng suối Như con suối 10 ngày cạn trong tay Trong lúc quanh về Bản bên suối Dây nào cao tôi cắt Dây nào trùng tôi kéo Dây nhiều nó mài đứt tại tay dòng họ Đứt tại tay bố vợ và mẹ vợ. Ở rể Lấy lụa ở nơi vua gác chân Gối đầu cho hình dáng cho đi bằng chim Bây giờ ở rể Tuổi nghèo phải ra lúa vàng ở phải ra thóc thừa Chết cuộn cùng dáng bố vợ Bây giờ ở rể phải giầu như bố vợ Hết năm đã đến Tháng nào cũng trải qua Hỏi giọng nói của bố vợ Lời nói của bố vợ Trong ngày chim trắng đi làm đẹp cho giòng họ Chim trắng có đi không? Đón dâu Tôi làm thịt Tôi giết gà Lấy trâu trắng ở thái Làm ăn cho bố vợ Bây giờ chim trắng quay về nơi nó ở Làm đám cưới bằng bò Chân sích tại gường Chỗ lằm ở nhà bố vợ Mỗi cậu phải được một cục xương Bố vợ phải được một miếng Hai mầm phải được bằng gốc Hai gối phải được bằng chim Bây giờ bố vợ đưa ngựa đưa cả yên Đưa bò đưa cả chuồng Thấp thì tôi lấy dây mây gần rừng cao Lấy dây rừng đưa ra cho bố vợ sỏ mũi bò lấp lánh Bấy giờ tôi trở thành ngọc ngà của bố vợ Làm gốc nhà cho bố, cho nhà, cho dòng họ Lấp lánh phải được cơm cho bố, cho mẹ Cho trời và cho đất nhìn vào Trời nhìn vẫn thấy Trời vẫn nghe thấy Trời vẫn nghe Bản kia vẫn biết. PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN 5.1. NGUỒN GỐC NGƯỜI MẢNG (Trích: Truyện cổ Mảng của Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán) Lúc trời đất đã phân chia, người Mảng, người Hà Nhì, người Thái, người Kinh đều chưa có. Khắp nơi chỉ thấy có những cánh rừng, cây to lớn, rậm rạp. Trên cao có muôn thứ chim làm tổ, dưới thấp có voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai đi lại hàng đàn. Trong lòng sông suối thì cá nhiều vô kể, đông đặc cả mặt nước mà không có ai bắt cả. Thấy mặt đất còn rất rộng mà không có ai trồng cấy, trời bèn thả người xuống. Trong đó, có một đôi trai gái Mảng. Hai người đó là anh em với nhau. Hai anh em dắt tay nhau đi khắp mặt đất tìm chỗ ở. Tìm được chỗ ở rồi, ngày ngày họ đốt mương trồng lúa; bắt cá dưới suối nướng ăn. Đất đai ngày ấy còn tốt lắm, cây lúa mọc lên cao hơn đầu người. Hạt lúa to hơn cả nắm tay. Cá dưới sông suối chỉ cần thò tay xuống là bắt được. Cuộc sống tuy đầy đủ no ấm như thế, nhưng hai anh em vẫn cảm thấy buồn lắm. Họ nghĩ rằng cứ ở mãi một chỗ thế này thì chẳng lấy đuợc ai. Một hôm người anh bảo em gái: - Em ơi! Chúng ta không thể ở đây mãi được, mà phải đi tìm vợ chồng tìm chồng. Bây giờ anh em ta hãy chia tay nhau, mỗi người đi một phía. Nếu em gặp người con trai nào đầu tiên em hãy lấy người đó làm chồng. Còn anh, nếu gặp người con gái nào đầu tiên, anh sẽ chọn người đó làm vợ. Người em gái nghe lời anh, thấy phải lẽ, liền đồng ý. Hai anh em chia tay nhau đầu ngọn suối Gium Bai. Từ suối Gium Bai, người em cứ nhằm đỉnh núi, đi lên. Tới đỉnh núi, cô làm lều ở rồi phát nương trồng lúa. Ngày ngày ngóng đợi, nhưng cũng chẳng gặp người con trai nào để lấy làm chồng. Người anh ở lại dưới chân núi, đi dọc theo suối Gium Bai , anh sinh sống bằng cách bắt cá và trồng lúa. Đã qua nhiều năm, người anh vẫn chưa tìm được cô gái nào làm vợ, và quên rằng mình có một người em gái. Một hôm anh đeo giỏ đi bắt cá dưới lòng suối Gium Bai, nhìn lên đỉnh núi cao, thấy có một làn khói xanh bay lơ lửng. Chàng trai nghĩ bụng: “Trên ấy có khói thế nào cũng có người ở, ta tìm lên đó, may ra tìm được người làm vợ”. Chàng trai đeo giỏ cá, nhằm nơi có khói, ngược dốc leo lên. Đến nơi thấy có một cô giá xinh đẹp đang ngồi bên bếp lửa, anh lẩm nhẩm: Người này đẹp quá, ta lấy làm vợ được. Cô gái thấy chàng trai đến, thẹn thùng chạy nấp vào góc lều nhìn ra, vì trên người cô chỉ có một mảnh vỏ cây che thân. Cô nhủ thầm: Chàng trai này đẹp quá! Có lẽ trời thương ta, cho đến để làm chồng ta chăng ? Người con trai bước vào lều lên tiếng hỏi: Chào cô! Tôi đi suối bắt được ít cá, tìm đến nơi có lửa nướng nhờ. Nếu cô có hạt rau làm giống, tôi sẽ đổi cá cho. Cô gái trả lời: Rất vui lòng cho anh ngồi nhờ bếp lửa. Còn anh muốn tìm hạt giống tôi sẽ cho hạt cải. Nói rồi, cô gái lấy một ống tre đựng hạt cải trao cho tràng trai. Không biết thế nào, khi chàng trai đưa tay ra định đỡ lấy thì cô gái lỡ tay đánh rơi ống hạt cải xuống đất. Hạt cải đổ vãi hết ra lều. Cô gái và chàng trai ngồi xuống nhặt từng hạt cải cho vào ống. Hai người mê mải nhặt, mặt trời đi ngủ sau khe núi lúc nào không biết. Nhìn ra, trời đã tối mò, không thấy đường xuống núi. Chàng trai nói: Trời tối quá cô ạ, mà đường về nhà tôi còn xa lắm. Nếu còn rộng chỗ, xin cô cho tôi nằm nhờ bên bếp lửa đêm nay. Cô gái trả lời vui vẻ: Em ở đây một mình lạnh lẽo. Mời anh nghỉ lại góc lều của em thêm ấm hơi người. Đêm ấy có thêm một tay cho củi vào lửa, ngọn lửa hồng thêm reo lên phần phật như nhảy múa. Không khí lạnh lẽo trong lều như tan đi hết. Trong ánh lửa bập bùng, đôi trai gái ngồi trò chuyện say sưa. Và họ đã trở thành vợ chồng từ đêm ấy. Hai vợ chồng ở trên đỉnh núi, thấy rằng ở đây tiện cho việc đốt rẫy thành nương, nhưng không gần nơi đánh cá. Vợ chồng bàn nhau xuống lưng chừng núi. Ngày ngày họ cùng nhau trồng cấy và xuống dòng Gium Bai bắt cá. Họ sống với nhau no ấm và hoà thuận. Hai người ấy chính là tổ tiên của người làng Mảng ngày nay. Theo nếp cũ của tổ tiên để lại, người Mảng ta chỉ ở lưng chừng núi. 5.2. SỰ TÍCH SÔNG GIUM NA SUỐI GIUM BAI (Trích: Truyện cổ Mảng của Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán) Trời thả xuống mặt đất một người con trai, một người con gái. Hai người được thả ở hai ngọn núi cách xa nhau. Người con trai ở núi Hu Luông. Người con gái ở núi Gium Bai. Họ không hề biết đến nhau. Một hôm trời quang đãng trong xanh, tầm mắt chàng trai nhìn thấy được xa hơn. Từ trên đỉnh Hu Luông, chàng trai thấy có một ngọn khói xanh bay lên từ đỉnh núi Gium Bai. Chàng nghĩ ở đó có người, liền tìm đường đi sang. Từ Hu Luông đến Gium Bai, phải đi mất nhiều ngày. Gặp được cô gái, chàng trai ngỏ lời xin lấy cô làm vợ. Cô gái nói: Em cũng muốn về làm vợ của chàng. Nhưng bây giờ ta lấy nhau thì chưa có đất rộng để sau này cho con cháu ở, chưa có nước để con cháu tắm giặt và làm ruộng. Bây giờ, chàng hãy trở về Hu Luông đào một con sông. Em cũng đào từ Gium Bai này một con sông nữa. Hai con sông gặp nhau ở đâu thì ta lấy nhau và làm nhà ở đó. Chàng trai nghe lời trở về Hu Luông bắt tay vào việc đào sông. Chàng đào miệt mài ngày này qua ngày khác. Ngày nắng cũng như ngày mưa không nghỉ, mong cho chóng đựoc lấy cô gái. Đất đá hất lên hai bên bờ sông tạo thành đồi núi. Con sông chảy qua nhiều cánh rừng, khe núi đến Nậm Ban. Còn cô gái cũng ngày đêm ra sức đào. Nhưng sức của cô yếu hơn chàng trai, nên dòng nước ấy không trở thành sông lớn được. Dòng nước ấy gọi là suối Gium Bai ( còn gọi là suối Nậm Ban). Con sông chàng trai đào gọi là sông Nậm Na (tức Gium Na). Suối Gium Bai gặp sông Gium Na ở Hát Sum. Nước hai dòng hợp lại cùng đổ ra Sông Đà ở Mường Lay. Hai người lấy nhau, làm nhà ở đó. Về sau, con cháu ngày càng đông, phải san đi nơi khác ở, nhưng vẫn chỉ dựng nhà ở dọc theo Gium Bai và Gium Na mà thôi. 5.3. VÌ SAO NGƯỜI MẢNG KHÔNG CÓ CHỮ (Trích: Truyện cổ Mảng của Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán) Ngày xửa ngày xưa, khi con người đã chui ra từ ống tre, mỗi dân tộc đều có tiếng nói của mình. Nhờ có tiếng nói, người cùng dân tộc đều hiểu được nhau. Qua nhiều năm nhiều tháng, nhiều ngày, con người ngày càng sinh sôi này nở đông đúc. Chỗ ở cũ chật chội, mọi người dần dần chuyển chỗ ở của mình ngày càng xa chỗ cũ. Bà con họ hàng muốn biết tin nhau, nhưng cách xa nhiều con sông, ngọn núi, cách xa nhiều ngày đường, không biết làm cách nào cả. Những lời hát, những câu tục ngữ ông bà răn dạy con cháu qua nhiều đời cứ mất dần đi. Người Hà Nhì, người Mảng, người HMông, người Thái, người Kinh họp nhau lại, bàn cùng nhau kéo lên trời để kêu xin. Cả đoàn người vượt qua nhiều suối, trèo qua nhiều ngọn núi cao, tìm được đường vào của nhà trời. Trời hỏi: Các con lên đây làm gì ? Thưa vua Trời! Một người nói. Chúng con muốn biết tin tức của nhau, muốn dặn dò con cháu đời sau nhưng không biết làm cách nào. Chúng con lên kêu vua Trời thương giúp. Trời nghe xong ngẫm nghĩ một lát rồi nói: Đựơc rồi. Ta sẽ cho mỗi con một ống chữ. Chữ trong ống sẽ giúp các con ghi lại tiếng nói, lời hát của mình. Nhưng phải giữ ống cẩn thận, nếu mất ta không cho lại nữa đâu. Mọi người vui vẻ kéo nhau ra về. Trên đường về trời bỗng đổ mưa tầm tã. Nước suối dâng lên rất to. Mọi người phải cởi quần lội qua suối lũ. Người Mảng đi sau cùng, sợ ống chữ bị ướt, gọi với sang bờ bên kia: Các bạn ơi! làm thế nào cho chữ khỏi bị ướt ? Mọi người vỗ vỗ vào bụng: Cho chữ vào bụng thì khỏi ướt. Người Mảng bèn lấy sách trong ống ra, xé nhỏ nuốt vào bụng. Sang đến bờ bên kia mọi người mới mở áo. Lấy ống chữ giấu ở trong áo ra. Lúc ấy người Mảng mới hiểu ra rằng không phải mọi người bảo mình nuốt chữ vào bụng. Từ đó người Mảng không có chữ như các dân tộc khác. Muốn có chữ, người Mảng phải tìm đến các dân tộc khác để học nhờ. 5.4. BA CẬU BÉ NGƯỜI TRỜI (Trích: Truyện cổ Mảng của Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán) Hai vợ chồng người Mảng đã già lắm rồi mà không có con. Họ buồn khổ, luôn kêu than rằng sao trời chẳng thương mình. Nhà ở của họ ngay bên dòng suối Gium Bai. Ngày ngày họ làm nghề chài lưới, bắt cá đi đổi lấy thóc gạo và quần áo. Một hôm, hai vợ chồng xuống suối Gium Bai bắt cá như thường lệ. Bỗng nhiên trời tối sầm lại, sấm chớp nổi lên đùng đùng vang động núi rừng. Núi rừng nghiêng ngả. Mưa trút xuống nghe như thác lũ. Hai vợ chồng vội vàng chạy về nhà. Hôm ấy họ đành nhịn đói vì không được con cá nào. Đến đêm thì bà vợ bị sốt, người nóng hầm hập Người chồng thương vợ quá, chạy vào rừng tìm thuốc. Nhưng ông đâu có biết cây nào là cây thuốc, cây thuốc nào chữa được bệnh? Ông cứ đi, đi ngược lên đỉnh núi Gium Bai, mặc cho núi cao, cây gai cào mặt, thú dữ đón đường. Trên đỉnh núi Gium Bai có một cây mọc trơ trọi trên khoảng đá. Lá của nó trông như những lá tre. Tin là thuốc quí, ông nhổ lên. Dưới gốc cây mọc ra ba củ nhỏ trông đen kịt. Được thuốc rồi, ông băng rừng chạy về nhà, đem thuốc đun lên cho vợ uống. Vừa uống thuốc xong, bà đã thấy mình khoẻ hẳn, rồi cảm thấy trong bụng có gì khác lạ. Một thời gian sau bà biết mình đã có chửa. Hai vợ chồng vô cùng sung sướng chờ đợi ngày đứa con ra đời. Lạ thay, bà đẻ ba đứa con trai một lúc, mà đứa nào da cũng đen kịt như củ thuốc ngày nọ. Hai vợ chồng từ ngày ấy phải làm việc vất vả hơn để nuôi các con. Nhưng họ không quản ngại, vì từ nay họ đã có con trai nối dõi. Nuôi mãi, nuôi mãi mà ba đứa bé cũng chẳng lớn thêm được tý nào cả. Chúng không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, mà ăn lại rất khoẻ. Đến lúc này, người bố đâm ra chán nản, thở than khóc lóc. Họ kêu cảnh nhà túng đói, kêu nương lúa bị thú dữ phá, chim ăn, kêu chỗ nằm thường bị rắn rết bò vào, kêu nhà cửa dột nát không ai giúp đỡ. Những người Mảng ở xung quanh thương cảm cho cảnh khổ của hai vợ chồng già, đến chia sẻ nỗi buồn cùng họ. Rồi tất cả cùng thở than khóc lóc về tai hoạ của người Mảng mình. Họ than về hạn hán không cho thóc nảy mầm, lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, thú dữ ngày đêm đe doạ. Ba đứa nhỏ cứ nằm trơ trơ nghe mọi người than khóc. Lúc đó, cây rừng đổ ầm ầm từng loạt, đá núi lăn xuống vực từng tảng to bằng cả gian nhà. Trời đất tối sầm cả lại. Trận gió dữ vừa dứt, núi rừng lại bốc cháy. Thú rừng hoảng loạn xô nhau chạy. Mùi thịt cháy khét bay khắp nơi. Nước suối cũng nóng lên làm cá chết nổi đầy mặt nước. Bản nhỏ nọ cũng cháy sạch không còn nóc nhà nào. Rất nhiều người bị chết trong trận cháy ấy, trong đó có ba đứa con trai và hai vợ chồng ông già nọ. Những người sống sót sau trận cháy rừng cùng nhau rời bản đi chỗ khác. Một buổi tối, họ đang dựng nhà thì trên trời cao văng vẳng có tiếng nói: - Tôi là Trừ Giảng. Tôi sẽ coi sóc nhà cửa cho mọi người. Mọi người chưa hết ngạc nhiên, thì từ trên cao một tiếng nói khác vọng xuống: - Tôi là Pờ Đẩm. Tôi sẽ trông nom chỗ ăn nằm cho mọi người, không để rắn rết chui vào. Tiếng nói ấy vừa dứt, từ phía nương lúa có tiếng dội về: - Tôi là Nhuỷ Lảm. Tôi sẽ coi sóc nương rẫy không cho chim chóc, thú dữ đến phá hoại. Nghe xong ba tiếng nói ấy, mọi người bàng hoàng ngơ ngác. Khi bình tĩnh lại, họ mới biết rằng chính ba cậu bé nhà kia là người đã giúp họ. Từ đó trở đi, người Mảng sống đỡ khổ cực, đỡ đói nghèo hơn trước. Để nhớ ơn người đã giúp mình, người Mảng thờ ba vị thần Trừ Giảng, Pờ Đẩm và Nhuỷ Lảm. 5.5. SỰ TÍCH CHIM MANG KOÓC (Trích: Truyện cổ Mảng của Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán) Ở một túp lều bên suối Gium Bai, có hai bố con nhà nọ sinh sống. Mẹ cô gái đã mất từ lâu. Ngày ngày cô chăm chỉ làm lụng để thay mẹ chăm nom bố già. Cô gái càng lớn lên càng xinh đẹp. Con trai trong vùng Gium Bai nhiều người ước muốn lấy được cô làm vợ. Năm ấy, bỗng dưng có một bọn giặc không biết từ đâu đến cướp phá. Chúng đốt nhà giết người già, cướp đi rất nhiều trâu bò, gà lợn. Những cô gái xinh đẹp bị bắt về làm vợ. Trong số người bị bắt có cô giá con ông già nọ. Vì cô gái xinh đẹp nhất, nên tên tướng giặc bắt cô làm vợ hắn. Ở nơi xa quê cha đất tổ, cô gái ngày đêm ủ rũ, không nói không cười, không ăn không uống. Cô ngồi nhớ đến từng cánh rừng mình đi đào củ, hái măng, nhớ từng đá trên bến nước Gium Bai. Nhưng điều làm cô nhớ nhất là hình ảnh người cha già của mình, vắng cô, người cha sẽ khổ đau, không ai coi sóc. Ngày trước ở nhà, những buổi tối, cha cô thường sai cô đi lấy điếu cho mình hút thuốc. Bây giờ ai sẽ lấy điếu cho cha? Cô gái cứ ngồi nghĩ ngợi miên man khắc khoải hết ngày này qua ngày khác cho đến khi cô chết. Hồn cô biến thành con chim. Con chim ấy bay về quê hương người Mảng. Về đến nơi, cha già của cô đã mất. Con chim ấy đêm đêm cất tiếng kêu: “Mang koóc! Mang koóc!” (Cầm điếu! Cầm điếu!). Người Mảng từ đó đặt tên cho loài chim này là chim “Mang koóc" (chim cầm điếu). Loài chim này đi kiếm ăn vào ban đêm, mỗi con ở một cánh rừng. Vừa kiếm ăn vừa kêu: “Mang koóc! Mang koóc". Khi trời sáng thì chúng mới tìm gặp được nhau. Hoàng hôn xuống là chúng lại rẽ cánh bay đi, để suốt đêm vừa kiếm ăn PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH HÀNH VỀ NGƯỜI MẢNG 6.1. Một số hình ảnh về làng bản, sinh hoạt, lao động sản xuất và con người Ảnh 1: Bản Nậm Nó 1, xã Nậm Ban, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 2: Bản Nậm Nó 2, xã Nậm Ban, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 3: Bản Nậm Ô, xã Nậm Ban, Sìn Hồ, Lai Châu. Trường Minh, chụp tháng 8, năm 2009. Ảnh 4: Bản Nậm Củm, xã Bum Nưa, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 5: Bản Pá Bon, xã Chăn Nưa, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2011. Ảnh 6: Bản Huổi Va, xã Chăn Nưa, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2011. Ảnh 7: Một góc bản A Mại, xã Pa Vậy Sụ, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 8: Khu tái định cư Thủy điện Nậm Na 3 của người Mảng tại bản Pá Bon, xã Chăn Nưa, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2009.  Ảnh 9: Nhà sàn của người Mảng ở Nậm Ban, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 10: Nhà sàn của người Mảng ở Pá Bon, xã Chăn Nưa, Sìn Hồ, Lai Châu . Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 9, năm 2011. Ảnh 14: Nhà của người Mảng ở Pá Bon, Chăm Nưa, Sìn Hồ, Lai Châu (2011) Ảnh 11: Nhà của người Mảng ở Nậm Củm, Bum Nưa, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 12: Nhà của người Mảng ở Bản A Mại, xã Pa Vậy Sụ, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 13: Làng Long Phong, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc. Jinglin Piao, chụp tháng 10 năm 2012. Ảnh 14: Suối Nậm Cấu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 14: Suối Nậm Cấu (2011) Ảnh 15: Suối Nậm Củm. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 16;17: Đường lên bản A Mại, xã Pa Vậy Sụ, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 18: Bố trí mặt bằng sử dụng trong ngôi nhà người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2012. Ảnh 19: Vườn của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 20: Vườn của người Thái cận cư. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2010. Ảnh 21: Lớp học của trẻ em người Mảng ở Nậm Củm, Bum Nưa, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 22: Lớp học của trẻ em ở Pá Bon, Chăn Nưa, Sìn Hồ, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009 Ảnh 23: Cầu thang chính (trái) và cầu thang phụ (phải). Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 24: Rau Sam. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 25: Nấm Rơm. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 26: Gạo nương của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 27: Thuốc nam. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 28;29: Phía trước và sau trang phục truyền thống của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 30;31: Trang trí phía trước ngực và búi tóc phía sau của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 32;33: Chân dung và hình xăm trên miệng của phụ nữ Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 34: Khăn quấn truyền thống của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 35;36;37;38: Chân dung người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 39;40;41;42: Thiếu nữ Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 44: Sử dụng nước khe tại bản Nậm Ô, xã Nậm Ban Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 43: Sử dụng nước bể do chương trình 135 xây dựng tại bản Pá Bon, xã Chăn Nưa. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 46;47: Chuẩn bị đi nương. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011 (ảnh trái), tháng 4 năm 2007, ảnh phải Ảnh 45: Chuẩn bị bữa ăn tại bản Nậm Củm, Bum Nưa, Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 6, năm 2011. Ảnh 48;49: Nghề đan của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2009. Ảnh 50: Cót – một sản phẩm đan của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2009. Ảnh 51: Đóng máng đãi vàng của người Mảng ở Pá Bon, Chăn Nưa. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2009. Ảnh 52: Người Mảng đãi vàng ở Pá Bon, Chăn Nưa. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 53: Gùi của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 54: Bem của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 70: Gùi của người Mảng (2007) Ảnh 71;72;73: Bem đựng quần áo (2009) Ảnh 55;56: Đó bắt cá. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 57: Giỏ đựng cá. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 76;77: Giỏ đựng cá (2012) Ảnh 58: Mẹt. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 59: Sản phẩm sau đan được để trên gác bếp cho thật khô và chống mọt. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 60: Nan đan. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 61: Vợt cá.Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 62: Chài của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2009. Ảnh 63: Đan chài. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 64: Đánh cá trên suối Nậm Ban. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2009. Ảnh 65: Cối giã gạo của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2011. Ảnh 66: Máy tuốt lúa. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2011. Ảnh 67: Dao nhọn và Ma rả íp. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 68: Dao quắm. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 69: Liềm gặt lúa. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 10, năm 2012. Ảnh 70: Nỏ săn bắn. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 71: Ống lấy nước. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 72; 73: Hoa văn trên vải của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 74: Nương của người Mảng ở Nậm Ban. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 75;76: Nương lúa của người Mảng ở Nậm Củm. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011 Ảnh 77: Nương lúa mới trỉa xong của người Mảng ở A Mại, Pa Vậy Sụ. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2012. Ảnh 78;79: Nương lúa – ngô của người Mảng ở A Mại. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 8, năm 2011. Ảnh 80;81;82: Ruộng bậc thang của người Mảng ở Long Phong, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc. JingLin Piao, chụp tháng 10 năm 2012 6.2. Một số hình ảnh về nghi lễ gia đình 6.2.1. Nghi lễ vòng đời Ảnh 83; 84; 85: Ống sáp ong và dao nhọn dùng trong các lễ cúng của thầy cúng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 86: Thấy cúng đang bói dao. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 87: Thi hài người chết quàn trong nhà (trường hợp ông Lò A Nhi bản Nậm Ô, Nậm Ban. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 88: Thi hài người chết quàn trong nhà ở Long Phong, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc. JingLin Piao, chụp tháng 10 năm 2012 Ảnh 89: Cành lá xanh báo trong nhà đang kiêng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 90;91: Thầy cúng đang cúng xem giờ tốt và bàn bạc tổ chức đám ma. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 92: Người hộ đám nghỉ tại nhà tang chủ. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 93: Mâm cơm dành riêng cho vợ, con, cháu người đã mất. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 94: Người thân trong gia đình dùng mâm cơm riêng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 95: Bữa ăn trong tang ma của người Mảng ở Nậm Ban. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 96: Bữa ăn trong tang ma của người Mảng ở Long Phong, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc. JingLin Piao, chụp tháng 10 năm 2012 Ảnh 97: Làm thịt lợn trong đám tang người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 98;99;100: Khênh thi hài qua cửa phụ để bó cót. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 101;102: Cót và vải Thái để bó thi hài. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 103: Thi hài chuẩn bị được liệm. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 104;105: Thi hài được khênh sang miếng cót, vải mới để liệm. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 106; 107;108: Bó cót thi hài. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 109: Cây gậy được buộc bên ngoài để khênh. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 110: Dây bó thi hài. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 111: Chuẩn bị đưa tang. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 112: Khênh thi hài qua sau nhà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 113;114;115: Đưa tang. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 116: Hơ lửa xuống huyệt trong lễ Đốt hơi người sống hay Đuổi hồn người sống. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 117: Quan tài. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 118: Thi hài được đưa vào quan tài. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 119: Hạ huyệt. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 120: Lán và mộ của người Mảng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 121: Lán và quan tài của người Mảng ở Long Phong, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc. JingLin Piao, chụp tháng 10 năm 2013. Ảnh 122; 123: Mọi người tắm rửa trước khi về nhà tang chủ. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 4, năm 2007. Ảnh 124: Mộ của người Mảng ở Pá Bon, Chăn Nưa sau khi đã làm lễ đóng cửa mộ. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. 6.2.2. Một số hình ảnh về nghi lễ cúng gọi hồn Ảnh 125: Thầy cúng trẻ lạt chuẩn bị xem bói. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 126: Thầy cúng bói tìm ma trong lễ cúng gọi hồn ở bản Pá Bon. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 127: Gà được dùng trong lễ cúng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 128: Thầy cúng đang cúng gọi hồn. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 129: Thầy cúng nhổ lông cánh gà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 130: Lông cánh gà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 131;132: Gà được làm thịt theo kiểu người Việt. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 133: Hai miếng thịt ức gà được đem nướng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 134: Đĩa xôi, gà nướng trong lễ cúng. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 135: Thầy cúng đang cúng lễ thức thứ 2 của lễ cúng gọi hồn. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 136: Thầy cúng ăn đĩa xôi, gà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 137:Một thầy cúng khác xem chân gà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 138;139: Người ốm rót mời thầy cúng 3 chén rượu để cảm ơn. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 140: Thầy cúng xem bói đầu gà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. 6.2.3. Một số hình ảnh về nghi lễ lên nhà mới Ảnh 141;142: Nắm đất lấy chỗ nền nhà. Thầy cúng đang xem bói xin ma đất cho làm nhà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 143: San nền nhà. Nguyễn Văn Thắng, chụp tháng 5, năm 2009. Ảnh 144: Chuẩn bị lá gói xôi cho lễ vào nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 145: Đồ xôi. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh: 146;147: Chế biến thực phẩm.Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 148: Giã lá La pỏom (lá chua cay) – loại gia vị chế biến món ăn trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 149: Chế biến thịt lợn trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 150: Nấu cỗ trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 151: Ớt trộn lá La pỏom trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 152: Món nộm trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 153: Món cá nướng trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 154: Món thịt luộc trong lễ lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 155;156;157;158: Vợ chồng chủ nhà, vợ chồng ông cậu mang bem, chiếu, chăn, màn lên nhà mới. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 159: Mâm cỗ trong lễ lên nhà mới của người Mảng. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 160;161: Mọi người cùng uống rượu, ăn cỗ chúc mừng chủ nhà. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. Ảnh 162: Ngôi nhà mới của người Mảng ở Pá Bon. Nguyễn Văn Triển, chụp tháng 6, năm 2012. CHÚ THÍCH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghi_le_gia_dinh_cua_nguoi_mang_o_viet_nam.doc
  • doc10. Tóm tắt luận án [eng].doc
  • docxTóm tắt luận án.docx
  • docTrang thông tin đóng góp của luận án.doc
Tài liệu liên quan