BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Văn Hùng
NGHỆ THUẬT TƯỢNG LĂNG MỘ QUẬN CÔNG
THẾ KỶ XVII - XVIII Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Văn Hùng
NGHỆ THUẬT TƯỢNG LĂNG MỘ QUẬN CÔNG
THẾ KỶ XVII - XVIII Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Chuyên
248 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật tượng lăng mộ quận công thế kỷ XVII - XVIII ở đồng bằng bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Văn Sửu
PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương
Hà Nội - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật tượng lăng mộ
Quận công thế kỷ XVII - XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ là công trình do tôi
nghiên cứu và thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham
khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Hùng
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBBB Đồng bằng Bắc bộ
GS Giáo sư
KHXH Khoa học xã hội
LTH Lê Trung Hưng
NCS Nghiên cứu sinh
NXB Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
TG Tác giả
TK Thế kỷ
TS Tiến sĩ
ThS Thạc sĩ
Tr Trang
VHNT Văn hóa Nghệ thuật
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC.. iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.........................................................
8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
1.2. Cơ sở lý luận....................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm......................................................................................... 19
1.2.2. Cơ sở lý thuyết.. .. 23
1.3. Khái quát lăng và tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII ở
Đồng bằng Bắc bộ..
28
1.3.1. Khái quát lăng mộ ..... 28
1.3.2. Khái quát tượng lăng mộ.. 35
Tiểu kết... 48
Chương 2: NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TƯỢNG LĂNG MỘ QUẬN
CÔNG THẾ KỶ XVII - XVIII Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
50
2.1. Nghệ thuật tạo hình tượng người.... 50
2.1.1. Bố cục hình dáng và khối tượng người .. 50
2.1.2. Tạo hình trang trí trên trang phục tượng người....... 64
2.1.3. Tạo hình chân dung và bàn tay tượng...... 67
2.2. Nghệ thuật tạo hình tượng thú.. 78
2.2.1. Bố cục và hình dáng tượng.. 78
2.2.2. Tạo hình khối tượng thú... 89
2.2.3. Tạo hình trang trí trên tượng thú...... 99
Tiểu kết... 108
iv
Chương 3: BƯỚC ĐẦU NHẬN ĐỊNH VỀ NGHỆ THUẬT TƯỢNG
LĂNG MỘ QUẬN CÔNG THẾ KỶ XVII - XVIII Ở ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ..................................................................................................
110
3.1. Đặc điểm nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII ở
Đồng bằng Bắc bộ...........
110
3.1.1. Đặc điểm nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII.................. 110
3.1.2. Đặc điểm nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVIII................. 118
3.2. Chuyển biến tạo hình tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII -
XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ...
131
3.2.1. Chuyển biến về bố cục và hình dáng tượng. 131
3.2.2. Chuyển biến về tạo hình chân dung và bàn tay 135
3.2.3. Chuyển biến về trang trí trên tượng. 139
3.3. Vị trí của nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII
trong hệ thống tượng lăng mộ ở Việt Nam...
143
Tiểu kết... 149
KẾT LUẬN........ 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
156
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 157
PHỤ LỤC... 168
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thế kỷ (TK) XVII - XVIII đã đánh dấu sự phát triển của nhiều công
trình kiến trúc đình, chùa, đền, miếu, sinh từ, lăng mộ cùng các loại hình đồ
gốm, điêu khắc Phật giáo, chạm khắc trang trí đình làng ở Đồng bằng Bắc bộ
(ĐBBB). Trong đó nghệ thuật điêu khắc tượng lăng mộ Quận công TK XVII -
XVIII đã đạt đến giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên đặc điển nghệ thuật độc đáo,
góp phần vào những thành tựu chung của mỹ thuật cổ truyền dân tộc.
Chủ nhân sở hữu dòng nghệ thuật tượng lăng mộ chủ yếu là những
Quận công vị thế trong xã hội, tự bỏ tiền xây cất lăng mộ, sinh từ to lớn, tạo
bia đá ghi lại công lao, sự nghiệp để cho con cháu sau này noi theo và tôn thờ.
Nhiều Quận công, quan tướng thời Lê Trung Hưng (LTH) là những người có
học vấn, có công lao với triều đình, đương thời đã không ngần ngại gửi gắm
những quan điểm, cách nghĩ của mình về cuộc đời thông qua hình thức, chất
liệu, quy mô kiến trúc lăng mộ, độc đáo nhất là hệ thống tượng tròn trong mỗi
không gian kiến trúc.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc lăng mộ có một diện mạo đặc thù,
khác hẳn với các công trình kiến trúc, điêu khắc gắn với tôn giáo, tín ngưỡng
bởi chính vai trò, chức năng tưởng niệm của chúng. Đặc biệt là hệ thống
tượng với những biểu hiện qua bố cục, hình dáng, đặc điểm khối, chạm khắc
trang trí trên trang phục và sự biểu cảm trên gương mặt, bàn tay tượng người
cũng như ở phần đầu tượng thú. Hiện nay, hệ thống tượng này đang có dấu
hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan mà dẫn tới nứt, vỡ, mòn khối, mờ nét, biến dạng, thậm chí là biến mất.
Với những biểu hiện về giá trị nghệ thuật của hệ thống tượng lăng mộ
và yêu cầu bảo tồn di sản văn hóa cổ truyền, trong giai đoạn hiện nay rất cần
những công trình chuyên sâu và hệ thống từ góc nhìn mỹ thuật để nghiên cứu,
một cách chuyên biệt, kỹ lưỡng về đối tượng này. Hiện nay có một số công
trình đã tìm hiểu, nghiên cứu về lăng mộ, tượng lăng mộ, tuy nhiên chưa có
2
công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt ở chuyên ngành mỹ thuật. Vì
vậy, nghiên cứu sinh (NCS) chọn hướng nghiên cứu “Nghệ thuật tượng lăng
mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ” thông qua 4 công
trình lăng mộ tiêu biểu, còn khá nguyên trạng về không gian, kiến trúc, đặc
biệt là tính nguyên trạng của hệ thống tượng tròn làm đề tài luận án tiến sĩ.
Luận án đặc biệt tìm hiểu sâu đến đặc điểm tạo hình; bố cục và dáng tượng;
cấu trúc hình thể; nghệ thuật tạo khối và trang trí trên tượng người, tượng thú.
Từ đó phân tích, đánh giá và xác định rõ những đặc điểm, phong cách nghệ
thuật tạo tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII ở ĐBBB trong bối cảnh
chung của tiến trình phát triển nghệ thuật điêu khắc tượng lăng mộ cũng như
vị trí của loại hình nghệ thuật này trong nền mỹ thuật cổ Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các nguyên nhân và tiền đề (hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh
xã hội, kinh tế, xã hội, quan niệm) cho sự ra đời lăng mộ và nghệ thuật
tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII ở ĐBBB.
- Xác định những giá trị nghệ thuật tiêu biểu về hình thức, nội dung của
các loại tượng tròn đặt trong hệ thống lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB.
- Chứng minh sự chuyển biến về tạo hình tượng lăng mộ Quận công đi
từ ước lệ đến tả thực. Tìm ra đặc điểm nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công
TK XVII - XVIII ở ĐBBB. Đặc điểm và sự chuyển biến đó chịu sự tác động
của lịch sử, văn hóa xã hội, kinh tế và quan niệm của người Việt trong việc
tạo dựng các công trình gắn với ý nghĩa tưởng niệm người chết ở thời kỳ này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp, hệ thống, phân loại các tài liệu, tư liệu có liên quan đến tượng
tròn trong lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB.
Xác lập vấn đề nghiên cứu tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII
ở ĐBBB thông qua hình thức bố cục và dáng tượng; trang trí trên trang phục
3
tượng, tạo hình chân dung và bàn tay tượng; biểu hiện khối ước lệ và biểu
hiện khối tả thực trên tượng.
Phân tích để làm rõ những đặc điểm bố cục hình dáng, cấu trúc hình
thể, khối, họa tiết, hoa văn trang trí trên tượng người, tượng thú ở 4 lăng mộ
tiêu biểu TK XVII - XVIII, thuộc 3 tỉnh thành ở vùng ĐBBB.
So sánh, đối chiếu nghệ thuật tượng lăng mộ TK XVII - XVIII với các
thời kỳ trước và sau để làm nổi bật những đặc điểm chung giống nhau về tạo
hình bố cục dáng, cấu trúc hình thể, đặc điểm khối, chạm khắc trang trí trên
tượng và những đặc điểm riêng khác biệt về bố cục dáng tượng, khối, chạm
khắc trang trí tượng lăng mộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nghệ thuật tượng
lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII, trong đó bao gồm tượng tròn và chạm
khắc trang trí trên tượng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Được xác định cụ thể tượng trong lăng mộ ở vùng
ĐBBB, trong đó tập trung vào 4 lăng mộ tiêu biểu của hai thế kỷ: lăng Vũ
Hồng Lượng, (1660), làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Chủ nhân
lăng này là tướng công, không phải Quận công. Do hệ thống lăng mộ Quận
công TK XVII ở vùng ĐBBB rất hiếm thấy và không còn nguyên trạng, nên
NCS lựa chọn lăng mộ này với mục đích lấy những dẫn chứng cụ thể nhằm
minh chứng cho tính đặc thù của tượng lăng mộ có niên đại TK XVII; lăng
Họ Ngọ, (1695), xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; lăng Dinh
Hương, (1729), thôn Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang; lăng Phạm Huy Đĩnh, (1777), thôn Cao Mỗ - (làng Voi đá, Ngựa đá),
xã Chương Dương huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Việc chọn lựa 4 không gian lăng mộ trên làm đối tượng khảo sát chính
của luận án là vì niên đại của kiến trúc, điêu khắc tượng ở mỗi lăng khá rõ và
4
cụ thể được hình thành ở các giai đoạn cụ thể ở các thế kỷ. Đặc biệt là tính
nguyên trạng của toàn thể kiến trúc, điêu khắc tượng, trang trí trong những
lăng này có biểu hiện đặc biệt về nghệ thuật. Thêm vào đó là căn cứ vào sự đa
dạng về số lượng chủng loại tượng cùng xuất hiện và sinh động về tạo hình
đặt hai bên đường linh đạo.
Phạm vi thời gian: Hệ thống tượng tròn trong các lăng mộ Quận công
tiêu biểu, còn nguyên trạng, được khởi dựng vào TK XVII và TK XVIII. Việc
lựa chọn khung thời gian của hai TK với mục đích tìm hiểu sự chuyển biến
tạo hình, những tác động làm chuyển biến về bố cục dáng, cấu trúc hình thể,
tạo khối, đường nét chạm khắc, trang trí trên tượng. Đồng thời xác định rõ đặc
điểm phong cách tượng lăng mộ thời Lê Trung Hưng (TK XVII - XVIII) ở
vùng ĐBBB.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nhìn nhận nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII cho
thấy, quan niệm của người xưa về sự sống và cái chết được biểu hiện qua lăng
mộ và nghệ thuật tượng lăng mộ. Giai đoạn này, tạo hình tượng người, tượng
tượng thú có sự thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trước, vậy do nguyên nhân,
mục đích gì?. Làm thế nào để nhận diện nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công
TK XVII - XVIII, cũng như vai trò, ý nghĩa của nó trong nền mỹ thuật cổ?
4.2. Giả thuyết khoa học
Lăng mộ và tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII ở ĐBBB là
một xã hội thu nhỏ, ở đó chia các tầng lớp địa vị khác nhau giữa người, linh
thú và thú theo một quy luận nhất định, nhằm phản ánh quan niện về sự sống
và cái chết của người xưa thông qua hình thức nghệ thuật. Do vậy, tượng lăng
mộ Quận công TK XVII - XVIII đã tạo nên đặc điểm, phong cách nghệ thuật
riêng biệt, đánh dấu sự thay đổi về nghệ thuật so với giai đoạn trước và các
giai đoạn sau. Dòng nghệ thuật này được biểu hiện qua các yếu tố tạo hình
như: bố cục và hình dáng; cấu trúc hình thể; nghệ thuật diễn đạt khối; cách
5
thức trang trí trên tượng; sự biểu cảm tinh tế ở chân dung và bàn tay nhân vật
tượng người, cũng như sự sống động của tượng thú và linh thú ở nhiều tư thế,
kiểu dáng khác nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài luận án, NCS vận dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như sau:
Phương pháp tổng hợp, phân loại, phân tích văn bản, tài liệu, kết hợp
với phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh nhằm kế thừa kết quả các công
trình nghiên cứu về nghệ thuật tượng tròn trong lăng mộ từ trước đến nay.
Qua việc tổng hợp, phân tích dựa trên tài liệu sẽ góp phần đưa ra cái nhìn tổng
thể về đối tượng nghiên cứu, đồng thời có cứ liệu trong việc so sánh nội dung,
hình thức biểu hiện, kỹ thuật chạm khắc, phong cách thể hiện các loại hình
tượng tròn này trong nhiều giai đoạn lịch sử.
Phương pháp điền dã/quan sát trực tiếp bằng mắt thường, so sánh ở góc
độ mỹ thuật sẽ được vận dụng triệt để với mục đích làm rõ được hình thức
nghệ thuật tượng lăng mộ TK VII - XVIII và chỉ ra sự giống, khác nhau về
hình thức giữa tượng TK XVII và TK XVIII. Đồng thời thông qua so sánh để
nghiên cứu và làm rõ những đặc điểm tạo hình bố cục hình dáng tượng, cấu
trúc hình thể, diễn tả khối, chạm khắc trang trí của tượng người, tượng thú
trong lăng mộ tiêu biểu giai đoạn này. Phương pháp điền dã, khảo sát thực
địa, ghi chép cũng được sử dụng với mục đích xây dựng hệ thống dữ liệu hình
ảnh, bản vẽ, bản rập và những thông tin cần thiết cho nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ làm rõ được hình thức nghệ thuật
tượng lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII và chỉ ra sự giống, khác nhau về phong
cách tạo tượng giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Đồng thời thông qua so
sánh, đối chiếu để nghiên cứu và làm rõ những đặc điểm tạo hình có tính tiêu
biểu của tượng người, tượng thú trong giai đoạn này.
Đặc biệt chú trọng vận dụng triệt để phương pháp tiếp cận và nghiên
cứu ở chuyên ngành mỹ thuật nhằm làm rõ những đặc điểm bố cục hình dáng,
6
cấu trúc hình thể, tạo khối và trang trí trên tượng khi chúng được đặt trong
môi cảnh thực tế, chịu sự tác động của không gian, ánh sáng ngoài trời.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng với mục đích tìm
kiếm và áp dụng những thành tựu của một số ngành có mối liên hệ với mỹ
thuật như: Văn hóa dân gian, khoa học xã hội, lịch sử địa lý, văn hóa, tập
quán, tín ngưỡng... từ đó giúp cho NCS xác định được hình thái, cấu trúc,
những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, làm sáng tỏ hơn vẻ đẹp
cũng như khẳng định phong cách đặc trưng riêng của nghệ thuật lăng mộ
trong sự phát triển chung của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam qua các giai
đoạn lịch sử.
6. Đóng góp mới của đề tài luận án
6.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII ở
ĐBBB sẽ góp phần làm rõ giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng tròn trong lăng
mộ nói riêng, các công trình gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, tưởng niệm vùng
ĐBBB nói chung.
Việc tìm hiểu lý do cho sự xuất hiện của tượng người, tượng thú trong
lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB là góp phần làm rõ vai trò, chức năng, ý
nghĩa của nghệ thuật tượng lăng mộ, qua đó thấy được những tác động làm
biến đổi đặc điểm và định hình xu hướng phổ biến của tượng lăng mộ ở các
giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ở phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật, đề tài luận án tiếp cận,
nghiên cứu về nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công TK XVII - XVIII ở Đồng
bằng Bắc bộ, qua đó để hiểu thêm một phần đời sống, văn hóa và các quan
niệm về tôn giáo, tín ngưỡng, tưởng niệm của con người trong giai đoạn
lịch sử này.
Tổng hợp một số vần đề về lý luận, hình thức nghệ thuật trong việc tìm
hiểu, nghiên cứu, gìn giữ nghệ thuật tượng lăng mộ TK XVII - XVIII vùng
ĐBBB trong giai đoạn hiện nay.
7
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài nghiên cứu góp phần nhận diện rõ những đặc điểm tạo hình
chung giống nhau và những đặc điểm tạo hình riêng khác biệt về hình thức
kiểu dáng bố cục, cấu trúc hình thể, đặc điểm khối, chạm khắc trang trí ở hệ
thống tượng người, tượng thú trong lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB.
Chỉ ra đặc điểm tạo hình và xác định phong cách tạo hình của tượng
lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB trong bối cảnh chung của ĐK truyền
thống Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn, góp phần bảo tồn,
gìn giữ giá trị nghệ thuật tượng lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB trong giai
đoạn hiện nay.
Góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ảnh kỹ thuật số về loại
hình tượng tròn bằng đá ở Việt Nam, bổ sung thêm nguồn tư liệu cho nghiên
cứu, giảng dạy và sáng tác tại đơn vị - nơi NCS công tác và ở các cơ sở đào
tạo về mỹ thuật.
Đóng góp của luận án là bổ sung thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu giá trị nghệ thuật tượng lăng mộ và làm căn cứ giúp các dòng họ trong
việc bảo tồn, gìn giữ, tu bổ tượng lăng mộ trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu bao gồm (7 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu
tham khảo (10 trang) và Phụ lục (74 trang), nội dung của luận án bao gồm 3
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận để nghiên
cứu đề tài (41 trang)
Chương 2. Nghệ thuật tạo hình tượng lăng mộ Quận công TK XVII –
XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ (59 trang).
Chương 3. Bước đầu nhận định về nghệ thuật tượng lăng mộ Quận
công thế kỷ XVII - XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ (40 trang)
8
Chương1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghệ thuật điêu khắc lăng mộ đã hút được một số nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Nhưng tìm hiểu và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng,
chuyên biệt về nghệ thuật tượng tròn ở không gian lăng mộ TK XVII - XVIII
vùng ĐBBB đến nay chưa có công trình nào, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ
thuật. Tuy nhiên, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu của những tác
giả (TG) đi trước đã đề cập tới đặc điểm tạo hình, giá trị nghệ thuật của tượng
ở các loại hình di tích truyền thống, trong đó bao gồm một phần về tượng lăng
mộ. Cụ thể như sau:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nghệ thuật tượng của người Việt
Nghệ thuật tượng của người Việt có bề dày lịch sử, ra đời từ thời dựng
nước với nhiều di vật quý còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Những công
trình nghiên cứu về loại hình nghệ thuật này có thể kể đến là Tượng Cổ Việt
Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc Việt [124] của tác giả Chu Quang
Trứ. Ngay từ lời mở đầu ông khẳng định: Nghệ thuật tạo tượng là cốt lõi của
nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam. Với chủ đích tìm hiểu về nghệ thuật tạo
hình cổ truyền của người Việt qua những pho tượng, nội dung công trình
được chia làm 2 phần chính đề cập đến sự biến đổi của tượng cổ Việt Nam
trong tiến trình lịch sử và nghiên cứu có hệ thống về tượng người, tượng thú
trong một số di tích. Tác giả đã liệt kê sơ bộ những hình thức tượng và những
hình thức có biểu hiện của tượng như: tượng người gắn ở chuôi dao găm;
nhóm tượng voi và chim; tượng con hổ [124, tr 34]; tượng người đàn bà ở di
chỉ Văn Điển, Hà Nội, thuộc Văn hóa Phùng Nguyên; tượng người đàn ông
ôm đôi chó; bốn cặp tượng trai gái ân ái trên nắp thạp Đào Thịnh (Yên Bái).
Về tượng lăng mộ, tác giả có những kiến giải riêng khi cho rằng: việc tạc
tượng nhỏ bé, ngộ nghĩnh ở Lam Kinh là có chủ ý của triều đình và ông cũng
9
nêu ra sự khác nhau giữa tượng ở lăng mộ Lam Kinh và tượng ở lăng mộ thời
Nguyễn là các con thú có khối ở phần chân được đục thủng. Từ một số nhận
định trên, rác gải kết luận: Mỹ thuật thời Lê sơ với những thành tựu về điêu
khắc lăng mộ đã tạo tiền đề cho xu hướng điêu khắc ngoài trời phát triển
mạnh vào thời Lê Trung Hưng với lăng mộ của quan tướng và các dòng tộc
lớn [124, tr 100 - 111].
Năm 1993 tác giả Trần Lâm Biền với công trình nghiên cứu Hình
tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt (Tượng Phật -
Tượng mồ - Phù điêu) [17]. Trong công trình này, ông phác ra một lược đồ và
một diện mạo cái nhân bản tiềm ẩn trong truyền thống điêu khắc ở nước ta
theo cách tiếp cận từ những tư liệu lịch sử, từ triết lý Phật giáo và các dòng tư
tưởng từng chảy trong mạch máu văn hóa cổ của đất nước [17, tr 11]. Như
thế, tác giả quan niệm những di sản truyền thống của cha ông là mạch máu để
góp phần nuôi sống VHNT dân tộc bởi những ý nghĩa tiềm ẩn của nó. Trong
mục “Vài nét về tượng đền và tượng mồ”, tác giả viết:
Việc tạo tượng thần là một yêu cầu tự nhiên của quần chúng. Đó
cũng là điều mà tầng lớp thống trị quan tâm. Cho nên, hầu như đền
nào nổi tiếng cũng thường có tượng được tạo ra dưới dạng của một
ông vua đương nhiệm. Thêm vào đó nhiều khi có cả tượng quan
văn võ hay tượng phỗng quỳ hầu. Một trong những chứng tích ở
đền thờ anh hùng văn hóa Phù Đổng Thiên Vương, đền Phú Đa.
Sự xuất hiện của tượng người (quan văn, quan võ, người hầu)
không chỉ có ở lăng mộ, mà nó đã xuất hiện trong một số ngôi đền
[17, tr 167].
Năm 2008 tác giả Lê Tạo trong công trình Một số đặc trưng của nghệ
thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa [99] đã làm sáng tỏ nét đặc thù
tiêu biểu của nghệ thuật chạm khắc đá ở Thanh Hóa bằng cách phân tích, đối
chiếu với NTĐK đá ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, TG còn đưa ra một
số phân tích, nhận định, đánh giá các đặc trưng này thể hiện qua tượng trong
10
một số lăng mộ thời kỳ Lê sơ và Lê - Trịnh. Những kiến giải này rất hữu ích
cho NCS trong việc tìm hiểu thông tin về các biểu tượng văn hóa gắn với
tượng trong lăng mộ, đặc biệt là những giá trị chung của nghệ thuật chạm
khắc đá ở Thanh Hóa - nơi được cho là khởi đầu của nghệ thuật tạo tượng
bằng đá, từ đó mà dấu vết của làng nghề đá thuộc Núi Nhồi vẫn còn được lưu
lại đến ngày nay ở một số lăng mộ: Phạm Huy Đĩnh, Vũ Hồng Lượng.
Trong công trình Nghệ thuật xứ An Nam của tác giả tác giả Henri
Gourden, Trương Quốc Toàn dịch, Nxb Nhã Nam tái bản năm 2017 [61].
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các ghi chép liên quan và thực tế trải nghiệm
của bản thân, tác giả đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về nguồn gốc và các xu
hướng phát triển của nghệ thuật “xứ An Nam”, kèm theo 16 bức ảnh minh
họa sống động cho các thành tựu mà nghệ thuật “xứ An Nam” đạt được tính
đến thời điểm đó. Tác giả có một số nhận định bước đầu về nghệ thuật tượng
của xứ An Nam như sau:
Các bức tượng ở lăng mộ có hình dạng gần như thẳng đứng, nên trông
như tạc bằng đá. Ngành chế tác tượng tôn giáo không phải là nơi để
tìm kiếm tác phẩm ấn tượng nhất trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình
này, mặc dù đây là lĩnh vực người An Nam tỏ ra có năng khiếu nhất.
Chính ở đây tạo ra sự phân tách giữa các quy tắc ước lệ và thế giới tự
nhiên, giữa truyền thống và cuộc sống thực tại [61, tr 85].
Với nhãn quan của một người phương Tây, qua thực tế và những nhận
định bước đầu của tác giả là một giá trị quý báu. Tuy nhiên, nghệ thuật tượng
của người An Nam nói chung, tượng lăng mộ của người Việt nói riêng còn ẩn
chứa nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tư tưởng khác sâu sắc hơn, đòi hỏi phải có
thời gian trải nghiệm thực tế nhiều hơn nữa mới có thể thấu hiểu. Những nhận
định bước đầu của tác gải là nguồn tư liệu quý báu giúp cho NCS cẩn trọng
hơn trong vấn đề xác định những đặc điểm tạo hình tượng lăng mộ ở Việt
Nam và ý nghĩa của chúng đối với cộng đồng, với chủ nhân dưới mộ.
11
Trong công trình Trí tuệ tạo hình người Việt, từ hình tượng quan âm
nghìn mắt nghìn tay [68] của tác giả Đoàn Thị Mỹ Hương, thông qua khá
nhiều pho tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay trong các ngôi chùa ở Việt
Nam (Thượng Phúc, Hội Hạ, Đa Tốn, Đào Xuyên, Bối Khê, Thượng Trưng,
Đại phúc, Ngãi Cầu, Tam Sơn, Mễ Sở,...). Ở phần tư duy tạo hình Quan Âm
nghìn mắt nghìn tay của người Việt, tác giả có đưa ra ý kiến về tạo tượng:
Thường được thực hiện trong một phường thợ, hay tốp thợ, trong đó người
thợ cả đóng vai trò chính cho “phần hồn” của tác phẩm, đây là người đưa ra
những nét chạm cuối cùng quyết định một chân dung, một diện mạo cụ thể
cho bức tượng.
Thông qua ý kiến trong công trình, tác giả đã gợi ý cho NCS xác định
rõ thêm loại hình tượng tròn trong lăng mộ TK XVII – XVIII không chỉ có
giá trị về mặt nghệ thuật mà còn đáp ứng nhu cầu của người đương thời trong
việc tạo tượng đặt trong lăng mộ, đặc biệt là tượng người. Bên cạnh đó, thông
qua ý kiến xác định vai trò quan trọng của người thợ cả trong việc tạo tượng
đã góp phần cho NCS hiểu rõ hơn vai trò của phường thợ, đặc biệt là người
thợ cả và những bí quyết về nghề chủ yếu được truyền lại qua các thế hệ chủ
yếu bằng sự đúc rút kinh nghiệm.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về lăng mộ
Bộ chính sử đầu tiên viết về lăng mộ có lẽ là Đại Việt sử ký toàn thư
[84], do những sử quan thời Lê viết. Bộ sử này đề cập đến quá trình xây dựng
và trùng tu khu lăng mộ ở Lam Kinh của nhà Lê sơ, đồng thời có đề cập sơ
lược đến hình thức điêu khắc tượng hầu và tượng thú ở một số lăng mộ vua
mà chưa có những nhận định hay đánh giá về nghệ thuật tạo hình của tượng;
Trong bộ sách Lê Quý Đôn tuyển tập [39] cũng nhắc đến một số cụm lăng mộ
như lăng Trần Thủ Độ ở Thái Bình. Bộ sách điểm qua hiện trạng khu lăng,
chỉ có một chi tiết nhỏ nhắc đến tượng hổ đá được đặt trong không gian này
với tư cách như là một hổ thần cai quản vùng đất thuộc khuôn viên lăng mộ.
12
Đến thời Nguyễn, có nhiều công trình biên niên sử, trong đó công trình
liên quan đến lăng mộ là Lịch triều hiến chương loại chí [29], hay được hiểu
là phép tắc các triều đại, chép theo thể phân loại, do Phan Huy Chú soạn trong
10 năm (1809 - 1819); Công trình Đại Nam Nhất thống chí [98] được quốc sử
quán triều Nguyễn biên soạn dưới thời vua Tự Đức, có 28 tập với 31 quyển,
chép tay trên bản thường, khổ 28 và 16 cm. Mỗi quyển chép về một tỉnh và
được trình bày theo các mục, trong đó mục 16 có ghi chép về lăng mộ của vua
và quan. Nhìn chung, lăng mộ giai đoạn TK XVII - XVIII còn được nhắc đến
trong một số công trình khác như Vũ Trung tùy bút [58] của Phạm Đình Hổ,
nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu, miêu tả, chưa đi sâu vào phân tích từng
thành tố trong quần thể kiến trúc cũng như các yếu tố tạo hình của nghệ thuật
tượng trong lăng mộ. Một số công trình sau này như Đình chùa lăng tẩm nổi
tiếng Việt Nam [115] của Trần Mạnh Thường cũng được viết mang tính chất
thống kê danh mục một số ngôi đình, đền, chùa miếu, am, lăng mộ (Lê Thái
Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Túc Tông) [115, tr 386 - 388], trong
đó phần mô tả về kiến trúc là chính, phần điêu khắc chỉ được nhắc đến qua
tên gọi và vị trí đặt tượng.
Khu lăng mộ Lam Kinh của các vị vua nhà Lê Sơ cũng được nhiều học
giả người Pháp quan tâm như Léopold Michel Cadière (1869-1955), sang Việt
Nam với tư cách là linh mục truyền đạo nhưng lại được biết nhiều với tư cách
một nhà sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học và dân tộc học. Học giả L.
Bazacier có hai công trình nghiên cứu Các lăng vua đời Hậu Lê [15] và Nghệ
thuật Việt Nam [14] được thực hiện dưới sự bảo trợ của trường Viễn Đông
Bác Cổ (EFEO). Hai công trình này có đề cập đến một số thông tin về lăng
mộ đời Hậu Lê như lăng hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Huyền, hay việc khai
quật hầm mộ (nằm giữa lăng vua Lê Thái Tổ và vua Lê Hiến Tông) Trong
công trình của mình, L. Bazacier có những nhận định về sự tương đồng khi
đối chiếu với lăng mộ nhà Minh - Trung Quốc. Sự thay đổi ở khu lăng mộ
Lam Kinh cũng được mô tả khá chi tiết trong các nghiên cứu Khu di tích Lam
13
Kinh, Thanh Hóa [91] của Đặng Kim Ngọc và Phạm Như Hổ thực hiện năm
1980, Khảo sát quần thể di tích Lam Kinh -Thanh Hóa [45] của Nguyễn Huy
Hạnh thực hiện năm 2000. Công trình Di tích Lam Sơn [52] của Nguyễn Hảo,
Xuân Long, gồm 90 trang, giới thiệu khái quát về núi sông, con người và lịch
sử Lam Sơn, mảnh đất thiêng, quê hương của anh hùng Lê Lợi, giới thiệu khu
di tích Lam Kinh: điện miếu, lăng mộ, nghệ thuật điêu khắc, trang trí. Trong
công trình Hà Bắc ngàn năm văn hiến [9] hai tác giả Phương Anh và Thanh
Hương đã giới thiệu chi tiết về kiến trúc và điêu khắc của 08 khu di tích thời
Lý ở Kinh Bắc. Tác giả Vũ Tam Lang trong công trình Kiến trúc cổ Việt Nam
[78] giới thiệu sơ qua hai lăng mộ TK XVII - XVIII ở Hiệp Hòa, Bắc Giang
là lăng họ Ngọ, (1697) và lăng Dinh Hương, (1729). Công trình Các vua và
hoàng hậu táng ở Lam Kinh [129] của Lê Văn Viện đề cập sơ lược về lịch sử,
văn hóa vùng đất Lam Sơn và quá trình xây dựng điện Lam Kinh, các di tích
điện miếu, đền thờ, lăng mộ... của các Vua và Hoàng hậu ở Lam Kinh, công
trình này cung cấp những kiến thức làm rõ hơn về thân thế và sự nghiệp của
các Vua và Hoàng hậu được an táng tại đây. Bài viết “Lăng mộ bi ký ở Đa
Căng, xã Vạn Hoà, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá” [81, tr 65 - 68] của
Vũ Duy Mền cho chúng ta biết thêm về một hình thức lăng mộ khác trong hệ
thống lăng mộ ở nước ta. Bài viết “Thử xác định vị trí lăng mộ vua Lê Nhân
Tông ở khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá)” [38] của Nguyễn Văn Đoàn đã
đưa ra cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu liên quan đến lăng mộ thời Lê
ở Thanh Hóa. Công trình Di tích lịch sử văn hoá Đền Đô [110] của Nguyễn
Đức Thìn có giới thiệu toàn diện về khu di tích đền Đô, trong đó có đề cập
đến các lăng mộ thời Lý. Tác giả Vũ Đức Thơm với công trình “Về di tích
lăng mộ thời Trần ở Thái Đường - Hưng Hà - Thái Bình” [117, tr 110 - 114]
cung cấp thêm một số tư liệu quan trọng về tượng lăng mộ thời nhà Trần.
Có thể nói, những công trình nêu trên phần nào giới thiệu khái quát về
một số quần thể di tích lăng mộ, trong đó có giới thiệu đến những yếu tố kiến
trúc, điêu khắc, trang trí trong lăng mộ. Việc tổng hợp một cách bài bản và có
14
hệ thống sẽ giúp cho NCS có được một cách tiếp cận tổng thể trong việc
nghiên cứu về lăng mộ nói chung và nghệ thuật tượng trong không gian lăng
mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB nói riêng.
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về điêu khắc lăng mộ giai đoạn
thế kỷ XVII - XVIII ở châu thổ Bắc Bộ
Công trình Mỹ thuật của người Việt [103] của hai tác giả Nguyễn Quân,
Phan Cẩm Thượng xuất bản năm 1989 có đề cập đến lăng mộ TK XVII như
lăng Họ Ngọ, Vũ Hồng Lượng [103, tr 177 - 178]. Lăng mộ TK XVIII được
nhắc đến: Phú Đa, Họ Đỗ, Nguyễn Diễn, Dinh Hương, Bầu, Cẩm Bào, Nội
Tròn, Đoàn Văn Khôi [103, tr 204 - 206]. Công trình này chỉ điểm qua một số
hình thức điêu khắc tượng lăng mộ mà chưa làm rõ những đặc điểm tạo hình
bố cục, cấu trúc hình thể, đặc điểm khối và chạm khắc trang trí của tượng.
Năm 1996 tác giả Nguyễn Tiến Vĩnh với khóa luận tốt nghiệp Điêu
khắc lăng mộ Thanh Hóa [138] đã đi sâu nghiên cứu lăng mộ vua chúa ở
Thanh Hóa từ TK XV đến TK XVIII. Nội dung của công trình này gồm 4
chương: Chương 1. Lịch sử điêu khắc đá lăng mộ Thanh Hóa; Chương 2. Tư
tưởng xây lăng mộ; Chương 3. Kiến trúc lăng mộ; Chương 4: Không gian
điêu khắc lăng mộ. Tác giả tập trung nghiên cứu không gian của lăng mộ,
phần tượng ở lăng mộ được tác giả giới thiệu trong phần cuối (thể loại tượng
trong lăng mộ, cách tạo khối).
Năm 1997 trong công trình ...
Sinh thời ông có công đức tu sửa đền thờ Phạm Ngũ Lão và đặt ra lệ để dân
làng thờ cúng. Lăng Vũ Hồng Lượng khởi dựng năm Canh Tý - 1660, niên
hiệu Vĩnh Thọ thứ 3 thời Lê Thần Tông. Công trình này chứa đựng nhiều giá
trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí bằng đá: Hai nhà bia được chạm
khắc cầu kỹ những hoa văn, họa tiết, phù điêu hình người, linh thú.... Đặc biệt
là hệ thống tượng người, tượng linh thú và tượng thú đặt ở nhiều vị trí trong
lăng mộ.
Lăng mộ Họ Ngọ - Ngọ Công Quế - Phương Quận công Ngọ Công Quế
thuộc thôn Thái Thọ, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Lăng có
niên hiệu Chính Hòa thứ 18 - năm Đinh Sửu (1697) - triều đại Lê Huy Tông,
Ngọ Công Quế được huân phong: Đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu giữ chức
30
phó tả thị nội thư, tả binh phiên, tư lễ giám, Đô thái giám và được phong tước
Lộc hầu. Ông là bậc văn võ song toàn, với việc nước thì tận trung phụng
sự, với quê hương thì hết lòng quan tâm giúp đỡ Vì có nhiều công lao trong
việc dẹp loạn, an dân, do đó ông được triều đình nhiều lần ban thưởng. Ông
đem bổng lộc đó về quê kiến tạo, tu sửa đình, chùa, cầu cống. Dân Tổng Quế
Chạo ngày ấy phong ông làm hậu thần thờ phối hưởng cùng thành hoàng ở
đình làng. Về nghệ thuật, đây là công trình được đánh giá là có giá trị điển
hình và đặc thù của nghệ thuật chạm khắc đá thuộc giai đoạn cuối thế kỷ
XVII. - chuẩn mực trong cách bài trí, đặt tượng lăng mộ, hiện vật thờ... Hiện
trạng kiến trúc cổng, tường bao, tháp mộ... còn khá nguyên vẹn do phần lớn
công trình được sử dụng bằng đá.
Lăng mộ Dinh Hương thuộc thôn Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, ông sinh năm 1688 tại làng Cẩm Xuyên, xã Xuân
Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Năm 1730 - triều Lê Duy Phường ông
được cử làm Dịch quân thị hầu, thị đội và sau đó làm thái giám. Dưới triều Lê
Ý Tông La Đoan Trực hai lần được cử đi xứ phương Bắc (1735, 1739). Sang
năm 1740, triều Lê Hiển Tông ông được giao cầm quân đi dẹp loạn ở vùng
thuộc đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương. Ông mất ngày mùng 9 tháng 6
năm kỷ tỵ (1749), thọ 61 tuổi. Đến năm 1754 ông được vua phong là Phúc
thần trung cẩn đại vương. Đây là một trong số những lăng mộ sớm nhất của
TK XVIII, được cho là mang nhiều giá trị nghệ thuật đặc biệt thông qua kiến
trúc, đặc biệt là hệ thống điêu khắc, trang trí... phản ánh quan niệm của chủ
nhân lăng mộ. Các thành phần kiến trúc bao gồm nhà bia, khu mộ, đàn thờ.
Theo đó, đây cũng là một lăng có hai trục linh đạo duy nhất trong hệ thống
lăng mộ Quận công thời Lê Trung Hưng.
Lăng mộ Phạm Huy Đĩnh thuộc thôn Cao Mỗ (làng Voi đá, Ngựa đá), xã
Chương Dương huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Phạm Huy Đĩnh - Thiều
Quận công. Ông mất năm Ất Mùi (1775). Khi còn nhỏ Phạm Huy Đĩnh là
người hiếu động, tính khí khác người. Lớn lên, ông là người có quý tướng,
31
sớm rèn luyện văn chương võ nghệ theo nếp người xưa. Ông đỗ cử nhân rồi
xuất thân ban đầu làm Thị nội ở phủ Tĩnh Vương, làm mọi việc đều theo ý
chúa (Chúa Trịnh), phàm việc nghị án, tuần sát đều rất mực trung thành với
phủ liêu, sau đó được bổ nhiệm làm Tể tướng. Khi mất ông được phong chính
trực huân du Đại vương. được triều đình ban cho việc được phép tạo dựng
một lăng mộ ở quê nhà. Điều này còn được ghi lại trên hai bia tròn hiện còn
tại lăng mộ và bảng nhãn do Thượng thư Lê Quý Đôn viết. Thuộc một trong
số những lăng mộ có niên đại cuối TK XVIII, đáng quan tâm ở công trình này
là hệ thống điêu khắc tượng tròn, bia tròn đặt cùng với các loại tượng khác
trong lăng.
1.3.1.3. Kiến trúc lăng mộ
Qua khảo sát hệ thống lăng mộ ở Việt Nam cho thấy một diện mạo kiến
trúc được biểu hiện đa dạng về các thành phần kiến trúc, mặt bằng, không
gian và cảnh quan khác nhau. Kiến trúc lăng mộ các vua, chúa khá to lớn, bề
thế bởi sự cấu thành của không gian các điện, núi, ao hồ, nhà bia, lăng nên
thường thấy nhiều thành phần kiến trúc phụ trợ được xây dựng dọc và bao
quanh hai bên trục linh đạo kéo dài từ cổng vào tới khu mộ/tẩm/khu thờ. Kiến
trúc lăng mộ chủ yếu được hình thành với đặc trưng là việc sử dụng chất liệu
đá để tạo nên kiến trúc, tượng, trang trí.
Hệ thống lăng mộ các Quận công, quan tướng TK XVII - XVIII ở
ĐBBB đa số có quy mô kiến trúc vừa phải, mặt bằng với ít các thành phần
kiến trúc kèm theo. Do đó, tính thống nhất về kiến trúc và mặt bằng kiến trúc
cũng dễ được nhận diện và không phức tạp như các lăng vua. Điều này thể
hiện sự khiêm tốn của các quan tướng khi chủ ý tạo dựng những công trình
kiến trúc lăng mộ bằng đá nhỏ hơn kiến trúc lăng mộ của các vua, chúa.
Mặt bằng và các thành phần kiến trúc
Từ xa xưa ông cha ta vẫn thường quan niệm: Thứ nhất Dương cơ, thứ
nhì Âm phần. Đó là câu nói đến tầm quan trọng của ngôi nhà dành cho người
chết. Ngôi nhà khi con người đang sống, cư ngụ, chúng ta gọi là Dương cơ,
32
Âm phần là phần mộ, ngôi nhà dành cho người chết, là nơi trú ngụ của linh
hồn thuộc thế giới bên dưới. Lăng mộ có mặt bằng đẹp, hợp lẽ phong thủy có
ý nghĩa rất lớn đối với sự hưng thịnh, phát triển của dòng họ. Với quan niệm
như vậy, việc tìm mặt bằng đất, chọn hướng và xây dựng ngôi nhà cho linh
hồn của người đã khuất là công việc được người đời coi trọng không kém gì
việc tìm mặt bằng, chọn hướng xây nhà ở cho người đang sống.
Mặt bằng lăng mộ Quận công, quan tướng TK XVII - XVIII ở ĐBBB
phổ biến nhất vẫn là dạng mặt bằng hình chữ nhật dọc và mặt bằng hình
vuông với đường linh đạo kéo dài từ cổng vào khu mộ. Tùy vào sự lớn mạnh
của dòng họ, chủ nhân mà khuôn viên mặt bằng có tỉ lệ lớn nhỏ, dài ngắn
khác nhau. Trên mặt bằng tổng thể còn được chia thành nhiều mặt bằng chức
năng: mặt bằng cổng vào, mặt bằng khu hành lễ, mặt bằng khu mộ. Sự linh
động trong việc kiến tạo nên một không gian gắn với ý nghĩa tưởng niệm đã
tạo nên đủ đầy các lớp ý nghĩa tâm linh, công năng sử dụng, hợp tự nhiên,
hợp phong thủy, đặc biệt là vẻ trang nghiêm kính cẩn hướng về linh hồn chủ
nhân như khi còn sống. [PL2, tr 171 - 174]
Khảo sát trực tiếp hệ thống lăng mộ Quận công tiêu biểu thời Lê Trung
Hưng cho thấy mặt bằng kiến trúc lăng mộ được biểu hiện ở hai dạng:
Mặt bằng kiến trúc với một đường linh đạo và mặt bằng kiến trúc với
hai đường linh đạo. Trong đó, mặt bằng kiến trúc với một đường linh đạo khá
phổ biến ở hầu hết các lăng mộ thuộc hai thế kỷ này như: Lăng Nguyễn Văn
Nghi (1631) với các thành phần kiến trúc được xây dựng trên trục này: kiến
trúc cổng bằng gạch có mái vòm - trên nóc cổng có đặt tượng rồng. Chiếu
thẳng sang hai bên là thành phần kiến trúc của hai nhà bia có mái che (một
tầng, bốn mái). Thẳng đường linh đạo vào trong cùng là khu vực thờ với kiểu
nhà gỗ một tầng, hai mái lợp ngói, được cho là xây dựng sau này. Với một
không gian được rộng lớn nhất trong hệ thống lăng mộ TK XVII, được bao
bọc bởi hệ thống tường đất bao quanh nhằm ngăn cách không gian lăng mộ
với ngoài lăng mộ. Trước đường vào là hệ thống các ao hồ, cánh đồng bao
33
quanh, cách xa khu vực dân sinh, điều này thể hiện việc lựa chọn không gian,
mặt bằng kiến trúc phù hợp với phong thủy và ý nghĩa của việc xây lăng mộ.
Mặt bằng kiến trúc lăng Vũ Hồng Lượng (1660) với một không gian
cảnh quan khá hài hòa bởi bốn bề đều thoáng mát, ao hồ bao quanh. Nằm
trong quần thể của đền và chùa, nên lăng mộ này cũng có nét riêng biệt bởi là
kiến trúc đá lộ thiên. Với một diện tích khá bé nhỏ so với các lăng mộ quan
tướng khác, mặt bằng lăng này bao gồm ba thành phần kiến trúc cơ bản: kiến
trúc cổng với sự liên kết hồ e líp, dưới và cạnh hồ có các phù điêu hình cóc,
cá. Thành phần tiếp theo là kiến trúc nhà bia bằng đá, một nhà bia kiểu kiến
trúc hai tầng tám mái và một nhà bia kiểu kiến trúc một tầng bốn mái. Vào
bên trong là thành phần kiến trúc đài. Đây được cho là khu vực quan trọng
của lăng mộ, nên hệ thống tượng người, linh thú và các phù điêu lân, chim
được chạm khắc khá nhiều gắn với hai bên lan can. Lăng này được bao bọc
bởi hệ thống tường bao bằng gạch và thấp.
Mặt bằng kiến trúc lăng Họ Ngọ, được cho là phức tạp nhất trong hệ
thống lăng mộ có niên đại TK XVII, được chia thành nhiều không gian thành
phần khác nhau, do đó mặt bằng cũng được phân tách bởi hệ thống tường bao
kiên cố bằng đá. Thứ tự thành phần kiến trúc từ ngoài vào bao gồm: cổng lăng
với kết cấu hai tầng, tám mái bằng đá, cấu trúc vòm được ghép bằng những
phiến đá khối lớn liên kết với hệ thống tường bao bằng đá ong bao quanh lăng
mộ. Tiếp đó là khu vực hành lễ, nơi đặt hệ thống các nhang án và sập thờ
cùng với hệ thống tượng. Đặc biệt hơn, lăng này có hệ thống tường bao quanh
tháp mộ hai tầng bốn mái - thuộc thành phần kiến trúc thứ hai. Sau hệ thống
tường bao tháp mộ là thành phần kiến trúc thứ ba với hai nhà bia có cấu trúc
hai tầng bốn mái. Mặt bằng lăng mộ này cho thấy sự phức tạp của kiểu thức
mặt bằng nội công ngoại quốc, sự xuất hiện của các lớp cổng và tường bao có
ý nghĩa bảo vệ tính toàn vẹn của lăng mộ
Thuộc giai đoạn cuối TK XVIII, lăng Phạm Huy Đĩnh (1777), hiện
trạng cho thấy một không gian kiến trúc với các thành phần kiến trúc cổng
34
theo kiểu nghi môn (mới), không có mái che, khu thờ xây dựng bằng gạch
(đầu TK XVII), không gian phía trước khu thờ có hệ thống tượng, kiến trúc
của hai bia tròn hình trụ và phía trong cùng là mộ được xây bằng đá ong.
Trường hợp mặt bằng kiến trúc với hai đường linh đạo rất hiếm gặp,
trường hợp mặt bằng lăng Dinh Hương (1729) với hai đường linh đạo là một
điểm nhấn đặc biệt cho thấy sự khác lạ trong hệ thống lăng mộ thời Lê Trung
Hưng. Với mặt bằng khá rộng lớn, lăng có hai đường linh đạo: đường thứ
nhất nối thẳng từ cổng vào tới khu mộ, trên trục linh đạo này không có các
thành phần kiến trúc khác, bên trái có kiến trúc nhà bia, bên phải là kiến trúc
đàn thờ - nơi đặt ngai thờ ở tầng trên, nhang án và các tượng nghê, lân, voi ở
mặt bằng dưới. Hệ thống tường bao bằng đá ong khá thấp, do đó không gian
mặt bằng kiến trúc ở lăng mộ này khá hài hòa cùng cảnh quan chung quanh.
Với những biểu hiện cụ thể về mặt bằng kiến trúc, các thành kiến trúc
lăng mộ TK XVII - XVIII như đã nêu trên cho thấy phong cách chung về đặc
điểm kiến trúc lăng mộ với một đường linh đạo gắn liền với hệ thống tượng
lăng mộ đặt dọc hai bên được áp dụng phổ biến và đồng nhất tạo nên một
quần thể lăng mộ chứa đựng sự trang nghiêm, thiêng liêng. Trường hợp xuất
hiện hai đường linh đạo ở lăng Dinh Hương và một số ít lăng khác trong cùng
niên đại được cho là hiếm gặp. Tuy nhiên, với sự chuyển biến về quan niệm
của con người đương thời, chủ nhân, điều kiện lịch sử, quan niệm thẩm mỹ...
thì việc ở lăng Dinh Hương có cùng với hệ thống tượng khác biệt cũng là phù
hợp trong tiến trình của dòng nghệ thuật tưởng niệm ngoài trời gắn với các
Quận công, quan tướng đương thời.
Hướng lăng mộ
Theo quan niệm của người Việt, việc lựa chọn hướng làm nhà, hướng
đặt bàn thờ luôn được quan tâm và coi trọng bậc nhất với mong muốn những
điều tốt lành đến với gia chủ. Đối với những công trình lăng mộ của vua chúa,
ngoài việc phải đáp ứng về không gian rộng lớn, hợp tuổi còn phải có đồi, núi
bao quanh (tả thanh long, hữu bạch hổ), sông hồ trước mặt.... Căn cứ theo đó,
35
hệ thống lăng mộ các Quận công, quan tướng thời Lê Trung Hưng cũng vận
dụng những yếu tố phong thủy của các bậc vua chúa vào không gian lăng mộ
của mình, trong đó, việc lựa chọn hướng chính Đông, chính Nam hoặc Đông
Nam để đặt lăng mộ là xu hướng phổ biến. Ở góc độ Mỹ thuật khi tiếp cận
với không gian, cảnh quan lăng mộ, đặc biệt là hệ thống tượng lăng mộ đã tạo
nên những hiệu quả nghệ thuật sinh động khi ánh sáng đi qua.
1.3.2. Khái quát tượng lăng mộ
Cho đến nay, người ta mới chỉ xác định được sự xuất hiện của loại hình
tượng lăng mộ ở Việt Nam qua hệ thống các lăng mộ vua Trần ở An Sinh,
Đông Triều, Quảng Ninh; vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa; quan tướng TK
XVII - XVIII ở nhiều tỉnh thành trên đất Bắc bộ và lăng mộ các vua Nguyễn
ở Huế, chưa tìm thấy lăng mộ, tượng lăng mộ nào có niên đại từ thời Lý trở
về trước.
Nghệ thuật tượng lăng mộ TK XVII - XVIII đã có một quá trình hình
thành, phát triển cùng với các loại hình nghệ thuật tượng cổ khác của người
Việt (tượng Phật trong kiến trúc chùa, tượng thần, mẫu, hậu, người hầu, các
quan gắn với kiến trúc đền, miếu,). Hệ thống tượng lăng mộ TK XVII -
XVIII xuất hiện khá đa dạng bởi nhiều thể loại tượng tròn đi theo từng cặp
đôi đặt đối xứng nhau qua đường linh đạo: tượng người, nghê, lân, sấu, voi,
ngựa, chó.
Qua hệ thống lăng mộ thời Lê Trung Hưng, đặc biệt là các lăng mộ
điển hình thuộc phạm vi khảo sát chính của luận án: lăng Vũ Hồng Lượng,
Họ Ngọ, Dinh Hương, Phạm Huy Đĩnh, chúng ta có thể tìm thấy cơ bản hai
loại hình tượng lăng mộ là tượng người và tượng thú. Ở mỗi lăng, các thể loại
tượng có số lượng không giống nhau: lăng Vũ Hồng Lượng (TK XVII) có 2
cặp tượng người (mỗi cặp được thể hiện 2 hình tượng người hoàn thiện), 2
tượng nghê, 2 tượng lân và 2 tượng chó. Lăng Họ Ngọ (TK XVII) có 2 tượng
người, 2 tượng nghê, 2 tượng sấu, 2 tượng voi, 2 tượng ngựa và 2 tượng chó.
Đến TK XVIII, lăng Dinh Hương có 6 tượng người (trong đó bao gồm 2
36
tượng người gắn liền với 2 tượng ngựa, 2 tượng người canh cổng, 2 tượng
người hầu gắn với đài thờ), 2 tượng voi, 2 tượng nghê và 2 tượng lân; lăng
Phạm Huy Đĩnh có 10 tượng người, 2 tượng voi, 2 tượng ngựa. Đó là những
đối tượng chính mà NCS lựa chọn để tập chung tìm hiểu, nghiên cứu trong
luận án.
Bên cạnh đó, ở một số lăng mộ khác có cùng niên đại TK XVII -
XVIII, chúng ta cũng tìm thấy các loại tượng người, tượng thú như: lăng
Nguyễn Ngọc Trì ở Bắc Ninh với 4 tượng người (bị mất cấu trúc đầu), 2
tượng lân, 2 tượng voi và 4 tượng chó; lăng Phục Chân Đường với 4 tượng
người, 4 tượng chó, 4 tượng thú lạ (trong đó có 2 tượng thú dấu đầu, không
nhìn rõ đặc điểm chủng loài); lăng Bùi Nguyễn Thái ở Bắc Ninh với 2 tượng
người, 2 tượng ngựa; lăng Bầu với 8 tượng người, 2 tượng voi, 2 tương ngựa
và 6 tượng chó; lăng Nội Duệ với 2 tượng người, 2 lân và 2 tượng ngựa, 6
tượng chó; lăng Phạm Đôn Nghị với 2 tượng người, 2 tượng ngựa và 2 tượng
chó; lăng Phạm Mẫn Trực với 2 tượng voi, 2 tượng chó
Khi phân loại tượng lăng mộ để nghiên cứu, NCS nhận thấy một số loại
tượng người, thú trong một số lăng mộ có niên đại không đồng nhất, một số
tượng mới được đưa vào dẫn đến không gian vị trí bị thay đổi, do đó, NCS
không đưa những lăng mộ này vào danh sách đối tượng chính của luận án.
Trong khả năng còn hạn chế của mình, việc lựa chọn hệ thống tượng lăng mộ
còn nguyên trạng cùng với kiến trúc, sinh động về chủng loại tượng tròn,
thống nhất về niên đại tượng, phong cách tượng sẽ giúp NCS có một cách
nhìn bao quát hơn, rõ ràng hơn về những xu hướng, đặc điểm nghệ thuật
tượng lăng mộ của cả chiều dài hai thế kỷ.
Nhìn theo tương quan chung, hệ thống tượng người, tượng thú trong
lăng mộ TK XVII - XVIII đa phần đều có những đặc điểm tạo hình thống
nhất theo từng loại. Sự khác nhau chỉ là số lượng tượng trong hệ thống lăng
mộ TK XVII có phần ít hơn trong lăng mộ TK XVIII. Phong cách nghệ thuật
tượng lăng mộ cũng có nhiều phần tương đồng về bố cục hình dáng, cấu trúc
37
hình thể, đặc điểm tạo khối, trang trí trên tượng. Đặc biệt là phong cách tạo
hình tượng lăng mộ có xu hướng đi từ ước lệ ở TK XVII đến tả thực nhiều
phần ở TK XVIII.
1.3.2.1. Phân loại tượng lăng mộ
Tượng lăng mộ TK XVII - XVIII được phân loại cụ thể thông qua hai
thể loại chính: Tượng người và tượng thú.
Tượng người bao gồm: tượng quan hầu, tượng lính hầu và tượng người
hầu ở các lăng Vũ Hồng Lượng, Họ Ngọ, Dinh Hương, Phạm Huy Đĩnh, tất
cả đều ở tư thế đứng hầu, canh hoặc đứng chầu nghiêm trang với trang phục
chỉnh tề, đầu đội mũ, bụng thắt dây thao hoặc đai lưng, mắt nhìn thẳng hoặc
chếch xuống dưới, chân đi giày đối với tượng quan và tượng lính hoặc để trần
đối với tượng người hầu, hai tay cầm hốt, bài vị hoặc các loại binh khí tương
ứng với vai trò, chức năng của từng vị trí. Được đánh giá là hệ thống tượng
quan trọng trong việc xác định nghệ thuật tượng tròn gắn với không gian
tưởng niệm ngoài trời. Đặc biệt là nội dung, ý nghĩa của chúng gắn với sự
sống chết của con người, nên những tượng người được chú trọng hơn các loại
tượng khác đặt trong lăng.
Tượng thú trong lăng mộ Quận công, quan tướng TK XVII - XVIII ở
ĐBBB được chia thành hai loại chính, loại thứ nhất là tượng các con thú
tưởng tượng: rồng, nghê, lân, sấu (tượng nghê ngồi chầu nhang án hoặc cây
hương như ở các lăng Vũ Hồng Lượng, Họ Ngọ, Dinh Hương, Nội Duệ;
tượng lân trong tư thế đứng, bò ở các lăng: Họ Ngọ, Dinh Hương, Chúa Đôi
và tượng sấu bò (kết cấu dưới dạng thành bậc) ở lăng Vũ Hồng Lượng. Tượng
rồng rất hiếm khi xuất hiện trong lăng mộ các quan lại thời kỳ này. Trường
hợp lăng Nguyễn Văn Nghi có 1 bức tượng rồng trên nóc cổng được cho là dị
biệt bởi tính chất riêng, trong quan niệm riêng của chủ nhân, không phổ biến
ở loại hình lăng mộ cùng thời).
Loại thứ hai là tượng các con thú có thật bao gồm: tượng voi, ngựa,
chó (tượng voi nằm phục có bố cục thân hình to lớn là loại tượng bề thế nhất
38
trong hệ thống tượng lăng mộ của người Việt nói chung, tượng lăng mộ quan
lại TK XVII - XVIII nói riêng như ở lăng Dinh Hương, Phạm Huy Đĩnh,
Quận Mãn, Nguyễn Công Triều; tượng ngựa đứng ở các lăng Nguyễn Văn
Nghi, Dinh Hương, Quận Mãn, có nhiều biểu hiện về loài ngựa chiến, do
đó, chúng có tỉ lệ khá lớn và tương đương với loài ngựa thật được huấn luyện
để tham gia trong quân đội của triều đình hoặc làm phương tiện đi lại của các
quan tướng. Tượng chó ngồi là loại tượng khá phổ biến ở nhiều lăng mộ. Với
hình thức tỉ lệ bé nhỏ, loại tượng này thường gắn với vai trò canh giữ, canh
gác, do đó chúng thường đặt ở các vị trí ngoài ngoài cổng hoặc phía trước khu
thờ, khu mộ các chủ nhân (lăng Vũ Hồng Lượng, Họ Ngọ,...)
Bên cạnh hai loại tượng trên, trong một số lăng mộ TK XVII - XVIII
còn xuất hiện một số loại tượng người, thú được cho là không phổ biến như:
tượng Phỗng, tượng trâu nằm, tượng hạc ở lăng Đào Quang Nhiêu; tượng thú
dấu đầu ở lăng Phục Chân Đường, tượng hổ ở lăng Nguyễn Công Triều, Quận
Mãn, chúng đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về chủng loại
tượng lăng mộ TK XVII - XVIII ở ĐBBB. Tuy nhiên chúng không tạo thành
xu hướng hay phong cách tượng cụ thể trong thời kỳ này.
Đã có nhiều luận điểm cho rằng nghệ thuật tượng lăng mộ Việt Nam có
ảnh hưởng của Trung Quốc, từ cách bài trí tượng cũng như đến cấu trúc, tạo
hình của tượng. Tuy nhiên, những nhận định này chủ yếu dựa theo lý thuyết
tiếp biến văn hóa, xem lăng mộ là một loại hình kiến trúc được du nhập từ
Trung Quốc nên những tượng trong lăng mộ ít nhiều bị ảnh hưởng. Để trả lời
cho nhận định này cần tìm hiểu những đặc trưng của các hệ thống tượng trong
lăng mộ qua bảng phân loại ở phụ lục, đồng thời trả lời được câu hỏi tại sao
loại hình này lại được hình thành và tồn tại trong nền văn hóa của người Việt.
Nghiên cứu sinh phân tích những đặc trưng về tượng thú trong lăng mộ
của người Việt nói riêng, cũng như tượng thú ở một số công trình kiến trúc
gắn với tôn giáo, tín ngưỡng để làm rõ cho luận điểm có hay không ảnh
hưởng của tượng ngoại lai trong yếu tố tạo hình của tượng lăng mộ Quận
39
công, quan tướng ở ĐBBB.
Để làm rõ được điều này, chúng tôi đi từ “mỹ cảm” của dân tộc để lý
giải sâu sắc hơn tại sao tượng của người Việt lại có tạo hình như vậy?
Theo nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo: Mỹ cảm là sự cảm thụ trực giác
về sự hài hòa giữa tính nhất thể và tính đa dạng, giữa tính đồng nhất và tính dị
biệt, giữa động và tĩnh, giữa sự hợp nhất và sự phân hóa [47, tr 378]. Đây
cũng là một khái niệm quan trọng trong mỹ học và được tác giả Lê Lưu Oanh
cụ thể hơn khi cho rằng:
Mỹ cảm (aesthetich) là trạng thái tình cảm và ý thức khi con người
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng có khả năng tạo nên niềm hân hoan,
vui sướng, thích thú, hoặc thương cảm, đau xót, buồn bã hoặc mến
phục, tôn kính để từ đó, con người có một khát khao mãnh liệt
bày tỏ những xúc cảm, rung động, ấn tượng, suy nghĩ và tư tưởng
của mình đối với đối tượng đó bằng các hình tượng nghệ thuật [93,
tr 22 - 23].
Trong một tác phẩm điêu khắc như tượng thú, người Việt có xu hướng
về quy mô hình thức tượng vừa phải, không thích to quá hoặc nhỏ quá, ít phô
trương và mang tính hòa đồng nhiều hơn là tính nổi trội. Tượng được kết hợp
những đường nét trang trí hài hòa, mềm mại, không cứng nhắc. Chủ đề của
những bức tượng thường có sự liên kết với đời sống hàng ngày, ít mang tư
tưởng thần bí mà chủ yếu phản ánh thực tại thân phận và quan niệm của chủ
nhân. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở tượng hổ bên ngoài lăng
Trần Thủ Độ, tượng hổ ở lăng Nguyễn Công Triều, lăng Quận Mãn dù cố
được diễn tả cho giống với thực nhưng cũng được tạo hình theo dáng vẻ của
con vật nuôi, không thấy biểu trưng rõ nét nào của một loài thú dữ. Cả ba cặp
tượng có tạo dáng như chú chó đang canh nhà là một vẻ đẹp hồn nhiên, bình
dị. Tượng hổ của người Việt ở chốn tâm linh có lối tạo hình và dáng vẻ khác
biệt so với tượng cùng chủ đề của nước ngoài, như tượng hổ ở Nhật. Lý giải
điều này, một số nhà tâm lý học, chủ yếu là người Đức như M. Wertheimer,
40
W. Kohler, R. Arnheim đưa ra thuyết Gestalt để giải thích: thường có sự
tương hợp, đối ứng hoặc khác biệt về cấu trúc của những sự vật và hiện tượng
trong đời sống với cấu trúc tâm sinh lý và biểu hiện tình cảm của con người.
Theo thuyết này, những tượng thú ngoại lai nhe nanh, múa vuốt hay có
những biểu hiện dữ tợn... không thể chi phối đến tinh thần thẩm mỹ của người
Việt. Tượng thú đá trong lăng mộ mang một tinh thần chung, có tính biểu cảm
riêng và khác biệt so với tượng thú của những nước khác. Nét đặc trưng trong
cách tạo hình của tượng người Việt được hình thành từ nền nông nghiệp lúa
nước, chịu ảnh hưởng, tác động từ nền văn hóa bản địa vốn trọng âm, trọng
tình. Trong cách tạo hình tượng thú hầu như không xuất hiện lối tạo hình
hướng ra ngoài hay mang dáng vẻ dữ tợn, hung bạo như ở một số nền văn hóa
trọng dương. Những con vật tượng trưng cho sức mạnh, nhanh nhẹn như voi,
hổ, ngựa, chó được người Việt tạo hình với dáng vẻ mềm mại, nhẹ nhàng và
mang tính chân thực cao.
Con vật mang tính huyền thoại của người Việt như hình tượng nghê
cũng được tạo hình gần gũi với những con vật thân thuộc trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân. Tượng nghê đá ở lăng Dinh Hương là một
điển hình về sự tài tình trong lối tạo hình của nghệ sĩ dân gian. Tượng này
được kết hợp những đặc điểm con vật gần gũi trong cuộc sống như cách điệu
dáng ngồi giống loài chó, miệng cá chép, móng chân kiểu móng chim ưng, ...
Những tượng thú này đặt trong không gian văn hóa Việt nên mang
dáng vẻ thuần Việt, bởi chúng đã qua bàn tay sáng tạo và óc thẩm mĩ của
người Việt nên biến đổi đi rất nhiều và phù hợp với tâm tính của cộng đồng.
Có thể kể đến tượng thú như voi, sư tử, trâu ở chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc
Ninh hay tượng thú - một loài bò sát ở nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, thôn
Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Một điều đặc biệt nữa là những
tượng ở không gian tín ngưỡng, tôn giáo được tạo hình không chỉ phù hợp với
thẩm mỹ của dân tộc mà còn phải phù hợp với truyền thuyết trong chính tín
ngưỡng, tôn giáo đó...
41
Quan sát tượng sư tử ở chùa Phật Tích mới thấy rõ được điều này, theo
quan niệm của Phật giáo, các con vật dù bên ngoài dữ dằn nhưng khi đến nhà
Phật đều mang dáng vẻ hiền lành bởi đã được Đức Phật từ bi cảm hóa. Theo ý
nghĩa biểu tượng trong Phật giáo, tượng sư tử biểu thị cho sự uy mãnh của Trí
Dũng hay tượng voi mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên định của Lý Trí,
sự từ bi. Hiểu được ý nghĩa của tượng thú trong chùa như vậy thì chắc rằng
không ai đi đặt những tượng sư tử dữ tợn trong và ngoài cửa chùa bởi trí tuệ
không phải thứ đi hù dọa người khác mà là sự lắng đọng, “phương tiện” để
giúp mỗi người hiểu mình, hiểu người, tự giác ngộ và sớm xóa bỏ sự vô minh.
Tượng cừu đá ở chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành,
Bắc Ninh cũng như vậy. Cừu là con vật được mang đến vùng đất Việt cùng
quá trình truyền giáo của người Ấn Độ ở giai đoạn đầu của thiên niên kỷ đầu
tiên, nhưng lối tạo khối tượng và mảng nét trang trí mang bản sắc dễ nhận ra
của văn hóa và con người của vùng đất tạo ra nó. Ngay cả tượng con lân, một
con vật huyền thoại, linh thiêng có xuất xứ từ nền văn hóa phương Bắc nhưng
khi xuất hiện ở không gian văn hóa người Việt cũng đã được những nghệ
nhân dân gian tạo hình cho phù hợp với thẩm mỹ dân tộc.
Tượng lân đá ở lăng Ngọ, Hiệp Hòa, Bắc Giang cho chúng ta thấy dáng
vẻ hiền hòa, gần gũi, đáng yêu của một con thú nuôi, chứ không tạo cảm giác
uy quyền, xa cách. Cách tạo hình của tượng lân càng làm chúng ta hiểu hơn
về sự tài tình trong cách người Việt đón nhận những giá trị của nền văn hóa
khác nhưng có sự biến đổi cho phù hợp với thẩm mỹ chung của cộng đồng,
chứ không tiếp nhận hay vay mượn máy móc. Sự tiếp biến văn hóa một cách
chủ động này còn được thấy ở ngay hệ thống tượng lăng mộ của người Việt.
Tượng thú lăng mộ của người Việt chủ yếu là những con vật quen thuộc như
voi, ngựa, chó. [PL6, A6.2.1; 6.2.2, tr 203-A6.2.5; 6.2.6, tr 205-A6.2.13, tr
209-A6.2.18; 6.2.19, tr 211-A6.2.24; 6.2.26, tr 213-A6.2.28; 6.2.29, tr 214]
Tượng thú dữ như hổ xuất hiện tuy rất ít nhưng qua những nơi cũng
được tạo hình mềm mại, không tạo cảm giác dữ dằn (như tượng hổ ở lăng
42
Nguyễn Công Triều, Hà Nội). Tượng sư tử đá dữ tợn, gân guốc với dáng vẻ
đe dọa, đặc trưng của tượng thú canh lăng mộ của Trung Hoa mang ý nghĩa
trấn áp tà ma không xuất hiện trong những lăng mộ của người Việt. Hiểu
được điều này thấy được những lối tạo hình tượng thú giơ nanh, giương vuốt
là thể hiện sự quyền uy, cửa quyền mà không phù hợp với chốn tâm linh, nơi
hướng con người đến điều thiện, từ bi, bác ái...
1.3.2.2. Vị trí tượng trong lăng mộ
Góp phần vào tính đặc thù của dòng nghệ thuật lăng mộ Quận công thế
kỷ XVII - XVIII ở ĐBBB, việc phân bổ vị trí đặt tượng đóng vai trò quan
trọng và có chức năng cụ thể. Trên cơ sở khảo sát hệ thống lăng mộ Quận
công TK XVII - XVIII ở ĐBBB, vị trí đặt tượng trong hệ thống lăng mộ
Quận công, quan tướng thường là thẳng hàng và đăng đối nhau theo từng cặp
đôi, lấy đường linh đạo làm trục trung tâm.
Gắn với thành phần kiến trúc cổng, vị trí đặt tượng thường là hai bên
cổng, các loại tượng người, tượng thú đặt ở vị trí này có hướng nhìn thẳng ra
phía ngoài mà không phải chầu vào đường linh đạo (lăng Bầu). Do đó, ở vị trí
này thường là các loại tượng lính canh gác hoặc tượng chó canh gác không
gian lăng mộ.
Vào không gian hành lễ, đây là không gian tập trung nhiều loại tượng
tròn nhất: tượng người đứng chầu, tượng thú đứng, ngồi, quỳ chầu đan xen
nhau, có hướng nhìn đăng đối nhau qua đường linh đạo. Đi theo từng cặp đôi
đồng dạng, đăng đối, hệ thống tượng tròn ở khu vực này đã tạo nên một
không gian nghiêm trang và thiêng liêng phù hợp với ý nghĩa tưởng niệm.
Không gian, vị trí đặt tượng lăng mộ có mối quan hệ mật thiết cùng tồn
tại mà tạo nên giá trị của nghệ thuật lăng mộ nói chung, nghệ thuật tượng lăng
mộ nói riêng. Do đó, không gian hai bên trục linh đạo chính là nơi tạo nên ý
nghĩa của loại hình nghệ thuật điêu khắc tượng lăng mộ và ngược lại tượng
lăng mộ cùng với không gian, cảnh quan kiến trúc đã tạo nên một diện mạo
nghệ thuật đặc thù, sinh động tồn tại ngoài trời. Gắn với mặt bằng kiến trúc,
43
đường linh đạo không gian và vị trí đặt tượng lăng mộ TK XVII - XVIII được
chia làm hai dạng:
Dạng thứ nhất là không gian nội lăng (không gian bên trong tường bao
- ranh giới giữa bên trong lăng mộ và khu vực bên ngoài lăng mộ) bao gồm
các thành phần kiến trúc tháp mộ, mộ, nhà bia, đài thờ và các hiện vật điêu
khắc, phù điêu, trang trí.., đặc biệt là hệ thống tượng người, tượng thú.
Dạng thứ hai là không gian ngoại lăng (không gian bên ngoài tường
bao - ranh giới giữa lăng mộ và khu vực bên ngoài lăng). Không gian này
hình thành gắn liền với những khuôn viên lăng mộ có diện tích rộng lớn như
lăng Nguyễn Văn Nghi, Phục Chân Đường, Bầu, Phạm Huy Đĩnh.... Hệ thống
điêu khắc tượng tròn cũng tìm thấy ở phần không gian này là những tượng
quan hầu, lính canh cổng, phổ biến nhất là tượng chó đá.
Ngày nay, nhiều không gian lăng mộ đã bị thu hẹp dần bởi nhu cầu về
nơi ở và mục đích sử dụng đất đai trong canh tác nông nghiệp của con người.
Hệ quả này đã dẫn đến biến dạng nhiều quy mô hình thức, chức năng không
gian của loại hình công trình lăng mộ như đối với trường hợp các lăng mộ Họ
Ngọ, Bùi Nguyễn Thái, Quận Mãn, Phạm Huy Đĩnh...
Gắn liền với sự hình thành mặt bằng kiến trúc, không gian lăng mộ là
sự hình thành thứ tự các vị trí tượng lăng mộ dọc hai bên của đường linh đạo.
Với đường linh đạo dài thì vị trí, khoảng cách sắp đặt tượng sẽ được phân bổ
đồng đều theo chiều dọc ở những khoảng cách xa nhau. Đối với những lăng
có khuôn viên nhỏ, đường linh đạo ngắn thì vị trí đặt tượng sẽ được thu gọn
lại và tượng đặt sát nhau. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các vị trí đặt tượng
cũng không hẳn cố định một cách đồng đều mà còn phụ thuộc vào từng cặp
tượng đi theo nhau: tượng ngựa, voi đặt cạnh tượng người có thể tạo thành
một cặp. Vì thế khoảng cách của chúng là sát nhau, thậm chí có thể tạc trên
cùng một khối đá liền tảng như trường hợp lăng Dinh Hương. Trường hợp đặt
sát nhau nhưng không liền khối như tượng người đặt cạnh tượng ngựa ở lăng
Họ Ngọ có tính phổ biến ở cả hai thế kỷ.
44
Qua đặc điểm về không gian, vị trí đặt tượng trong lăng mộ TK XVII -
XVIII ở ĐBBB cho thấy sự hoành tráng của không gian kiến trúc và sự trang
nghiêm trong cách bài trí từng cặp tượng người, tượng linh thú, tượng thú
trong lăng mộ. Góp phần vào những giá... di tích của người Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
20. Trần Lâm Biền (2013), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
21. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn
hóa Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
22. Phan Thế Bình (1999), Điêu khắc tượng tròn thời Nguyễn, đề tài khoa học
cấp cơ sở Đại học Nghệ thuật Huế, Thừa Thiên Huế.
23. Phan Kế Bính (1977), Việt Nam phong tục, Nxb Tp Hồ Chí Minh, TP Hồ
Chí Minh.
24. Ed. Castagnol (1937), Những tượng đá trong các Lăng tẩm của người An
Nam, Tư liệu Viện Mỹ thuật.
25. Nguyễn Du Chi (2000), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
26. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam (từ thời tiền sử đến nửa đầu
thời kì phong kiến), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
27. Nguyễn Du Chi (2007), “Phát hiện và khảo sát di tích kiến trúc cổ”, Tạp
chí nghiên cứu Mỹ thuật.
28. Thượng Chi (22-28/1919), Bàn về Mỹ - Thuật An Nam, Khảo cứu Lịch sử
- địa lý - Văn hóa, Nam Phong tạp chí, Đông Kinh Ấn Quán, Tài liệu dịch.
159
29. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí - tập 1 và tập 2,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Đỗ Cung (1975), Việt Nam điêu khắc gỗ dân gian thế kỷ 16, 17,
18, Nxb Ngoại Văn.
31. Nguyễn Đỗ Cung (1993), Bàn về mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật
32. Nguyễn Văn Cương (2004), “Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 11.
33. Lê Cường (2003), Tượng người thờ trong di tích, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
34. Đimitriêva A. N (1962), Bàn về cái đẹp, Nxb Văn hóa nghệ thuật
35. Nguyễn Trọng Đức (2007), Lăng Phạm Đôn Nghị với dấu ấn điêu khắc
thế kỷ XVIII, Khóa luận tốt nghiệp - Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
36. Lê Thanh Đức (chủ biên) (1998), Nghệ thuật Ai Cập cổ đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
37. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Nhã Nam và Thế giới.
38. Nguyễn Văn Đoàn (2008), “Thử xác định vị trí lăng mộ vua Lê Nhân
Tông ở khu di tích Lam Kinh” (Thanh Hoá), Tạp chí Di sản văn
hoá, số 3, tr 82 - 84.
39. Lê Quý Đôn, (bản dịch hiệu đính và chú thích của Nguyễn Khắc Thuần),
(2007), Lê Quý Đôn tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Phùng Khắc Đồng, Trần Duy Phương (1998), Làng Bùng - Trạng Bùng,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
41. Cynthia Freeland (2010), Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
42. Lê Giảng (biên soạn) (1999), Bí mật lăng mộ vua chúa Trung Hoa, Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
43. E.H.Gombrich, Lê Sỹ Tuấn biên dịch (1998), Câu chuyện nghệ thuật, Nxb
Dân trí, Hà Nội.
44. Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam Văn học sử yếu, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
160
45. Nguyễn Huy Hạnh (2000), Khảo sát quần thể di tích Lam Kinh - Thanh
Hóa, Viện Khảo cổ học
46. Nguyễn Huy Hạnh (2004), Lăng đá Hà Bắc - Kiến trúc và điêu khắc,
Luận án tiến sĩ lịch sử, Thư viện - Viện Khảo cổ học.
47. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt - văn Việt - người Việt, Nxb Trẻ, Hà
Nội.
48. Phạm Đức Hân (2007), lăng Quận công thế kỷ 17 - 18 tại Hà Tây, Đề tài
khoa học cấp viện - Viện Bảo tồn Di tích.
49. Hasuda Takachi (2008), “Vài nét về vai trò của hoạn quan trong ngoại
thương thế kỷ XVII”, kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ
ba, tr 26.
50. Vũ Thị Hằng (2013), Nghệ thuật tạo hình tượng phỗng thời Lê - Trịnh
(thế kỉ XVII - XVIII), khóa luận tốt nghiệp - trường đại học Mỹ thuật
Việt Nam.
51. Phạm Minh Hảo (2002), Hoạn quan Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
52. Nguyễn Hảo, Xuân Long (1982), Di tích Lam Sơn, Nxb Thanh Hoá,
Thanh Hóa.
53. Nguyễn Thị Hiền (2013), “Nghệ thuật và ma lực: Một lí thuyết nhân học”,
Tạp chí Văn hóa học, số 3, tr 89 - 93.
54. Trang Thanh Hiền, Quách Ngọc An (2007), Lăng Phạm Đôn Nghị, dấu ấn
nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII, thông báo Văn hóa dân gian,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Dương Phú Hiệp (2012), Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Phương Hoa (2008), Đồ thờ trong các lăng đá ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang, thông báo văn hóa 2008, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
57. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
161
58. Phạm Đình Hổ (1989), Vũ trung tùy bút, Nxb Trẻ, Thành Phố HCM.
59. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên) (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam:
Tuyển chọn, lược thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
60. Đỗ Trinh Huệ (2006), Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn
quan học giả L. Cadiere, Nxb Thuận Hóa, Huế.
61. Henri Gourdon, Nghệ thuật xứ An Nam, Trương Quốc Toàn dịch, Nxb
Nhã Nam 2017.
62. Nguyễn Thế Hùng (2009), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa Thông tin
63. Phạm Thế Hùng (2005), Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tạo
hình, luận án tiến sĩ ngành Triết học, trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, Hà Nội.
64. Nguyễn Tân Hùng (2002) “Những quan niệm về sự bất tử của con người”
Tạp chí Tâm lý học, số 10, tr 1.
65. Thanh Huyền (2008), Tìm hiểu về loại hình tượng người trong các lăng
đá ở Bắc Giang, thông báo Văn hóa 2008, Nxb KHXH, Hà Nội.
66. Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XIX, Hội Sử
học Việt Nam, tr 11, 12.
67. Nguyễn Hoàng Huy (sưu tầm và biên dịch) (2013), Mỹ học & phê bình
nghệ thuật, nxb Mỹ thuật, Hà Nội
68. Đoàn Thị Mỹ Hương (2013), “Trí tuệ tạo hình dạng thức tư duy và năng
lực thẩm mỹ sáng tạo hình tượng trong nghệ thuật thị giác”.
69. Đoàn Mỹ Hương (2014) Trí tuệ tạo hình người Việt, từ hình tượng quan
âm nghìn mắt nghìn tay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
70. Hội đồng quốc chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ
điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
71. Vũ Ngọc Khánh (1991), Dẫn luận nghiên cứu folklore Việt Nam, Sở giáo
dục Thanh Hóa xuất bản.
72. Lê Trung Khoan, Lê Trung Tấn, Lê Trung Tiến (2001), Đại Vương Lê
Trung Giang di tích và sự nghiệp, Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội.
162
73. Đặng Quý Khoa (1992), giáo trình Bố cục, Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam.
74. Nguyễn Văn Kim (2008), “Dấu ấn cổ xưa của các xã hội Đông Nam Á”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (386).
75. Nguyễn Văn Kim (2009), Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII và quan
hệ giao lưu gốm sứ Việt - Nhật, số 7.
76. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
77. Đặng Thị Phong Lan (2003), Nghệ thuật điêu khắc Lăng mộ thế kỷ XVII -
XVIII ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ văn hóa dân gian -
Viện nghiên cứu văn hóa dân gian.
78. Vũ Tam Lang (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
79. Trịnh Công Lộc (chủ biên) (2010), Di tích lịch sử - Văn hoá nhà Trần tại
Đông Triều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
80. Phan Thị Thanh Mai (2005), Phạm trù cái đẹp và sự biểu hiện cái đẹp
trong nghệ thuật tạo hình, luận án tiến sĩ ngành Ngữ văn, trường
Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.
81. Vũ Duy Mền (2009), Lăng mộ bi ký ở Đa Căng, xã Vạn Hoà, huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (92), tr 65-68.
82. Hoàng Nam (2002), Đặc trưng Văn hoá cổ truyền các dân tộc Việt Nam,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
83. Hoàng Anh Nhân - chủ biên (2009), Tổng hợp tộc phả làng Đại An: Xã
Hoàng Lương - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá, Nxb Văn hoá
dân tộc.
84. Nhóm tác giả (1993), Đại Việt Sử kí toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
85. Nhóm tác giả (1974), Điêu khắc đá cổ Việt Nam thế kỷ 11 - 19, Viện Mỹ
thuật.
163
86. Nhóm tác giả (2008), Trước hết là giá trị con người, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
87. Nhóm tác giả (1975), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
88. Nhóm tác giả (1973), Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn
hoá, Hà Nội.
89. Đỗ Văn Ninh (2002), Từ điển quan chức Việt Nam, Nxb Thanh Niên
90. Đặng Kim Ngọc, Phạm Như Hổ (1980), Khu di tích Lam Kinh - Thanh
Hóa, Viện khảo cổ học.
91. Đặng Kim Ngọc (1980), Điêu khắc và trang trí ở Lam Kinh - Thanh Hóa,
Viện Khảo cổ học.
92. Nguyễn Văn Nghị (2010), Nguyên lý bố cục trong môn học cơ sở tạo hình
mặt phẳng, Ms: B2007-05-06, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và
công nghệ cấp bộ của trường Đại học mỹ thuật công nghiệp.
93. Lê Lưu Oanh (2011), Văn học và các loại hình Nghệ thuật, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
94. Hoàng Phê (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
95. Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh (1984), Nghệ thuật Đông Nam Á, Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.
96. Võ Thanh Phụng (2007), Khu lăng mộ Trịnh Hoài Đức, Tạp chí Dân tộc
và Thời đại, số 101, tr17- 21.
97. Nguyễn Quân (1985), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa - thông tin,
Hà Nội.
98. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí in trong Tổng
tập dư địa chí Việt Nam. Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
99. Lê Tạo (2008), Một số đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc đá truyền
thống ở Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa.
164
100. Hasuda Takachi (2008), "Vài nét về vai trò của hoạn quan trong ngoại
thương thế kỷ XVII", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần
thứ ba.
101. Phạm Minh Thảo (2007), Hoạn quan Việt Nam, Nxb Lao động.
102. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế (1991), Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
103. Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
104. Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân (1991), Mỹ thuật ở Làng, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
105. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà
Nội.
106. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất của người Việt, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
107. Trần Hậu Yên Thế (2017) chủ biên, Phác họa Nghê, gã linh vật bên rìa,
nhìn từ đền vua Đinh, vua Lê, Nxb Thế giới, Hà Nội.
108. Trần Ngọc Thêm (1991), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
109. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
110. Nguyễn Đức Thìn (2009), Di tích lịch sử Văn hoá Đền Đô, Nxb VHDT.
111. Ngô Đức Thịnh (2003), “Về khái niệm không gian Văn hóa”, Tạp chí
Văn hóa dân gian, số 4.
112. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Văn hóa vùng và phân vùng Văn hóa
ở Việt Nam, Nxb Trẻ.
113. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), Folklore - một số thuật ngữ
đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
114. Nguyễn Khắc Thuần (1996), Danh tướng Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
165
115. Trần Mạnh Thường (chủ biên) (1999), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt
Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
116. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (2014), Mỹ thuật thời Chúa Nguyễn - dẫn
luận từ Di sản lăng mộ, Nxb Thuận Hóa, Huế.
117. Vũ Đức Thơm (2005), “Về di tích lăng mộ thời Trần ở Thái Đường -
Hưng Hà - Thái Bình”, Tạp chí Di sản văn hoá, số 3, tr 110 - 114.
118. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời
Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
119. Nguyễn Chí Tình (2003), Văn hoá và Thời đại, Nxb Khoa học Xã hội.
120. Nguyễn Tuấn (2006), “Bí mật đội binh mã trong lăng mộ Tần Thuỷ
Hoàng”, Tạp chí Toàn cảnh sự kiện - dư luận, số 191, tr 58 - 59.
121. Phạm Ngọc Tuấn (2008), Lăng đá Lại Yên, Luận văn thạc sĩ Văn hóa
học trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
122. Đặng Trần (1995), “Quanh không gian văn hóa tâm linh- cây cối tại các
di tích kiến trúc Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 11.
123. Chu Quang Trứ (2002), Văn hóa Việt Nam - Nhìn từ Mỹ thuật, tập 2,
Nxb Mỹ thuật - Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
124. Chu Quang Trứ (2002), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc
dân tộc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
125. Tsécnưsépxki (1962), Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện
thực, Nxb Văn hóa nghệ thuật.
126. Phạm Phú Uynh (1995), “Đi tìm cái đẹp trong bản chất của tỉ lệ vàng”,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8.
127. Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thái Bình và Viện văn hóa nghệ thuật Quốc
gia Việt Nam (2013), Những giá trị đặc biệt của các di sản văn hóa
thời Trần trên vùng đất Hưng Hà - Thái Bình.
128. Thái Bá Vân (1998), Tiếp xúc với Nghệ thuật, Viện Mỹ thuật.
129. Lê Văn Viện (2008), Các vua và hoàng hậu táng ở Lam Kinh, Nxb
Thanh Hóa, Thanh Hóa.
166
130. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Mấy vấn đề văn hóa và phát
triển ở Việt Nam hiện nay. (Kỷ yếu Hội thảo khoa học hưởng ứng
Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa do Unessco phát động), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
131. Viện Mỹ thuật (1968), Báo cáo về chuyến đi nghiên cứu Lam Sơn, Thanh
Hóa của nhóm nghiên cứu cổ đại, tư liệu Viện Mỹ thuật.
132. Viện Mỹ thuật (1976), Tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn
hoá, Hà Nội.
133. Viện Mỹ thuật (1977), Mỹ thuật thời Lý, Nxb Văn hóa.
134. Viện Mỹ thuật (1978), Mỹ thuật thời Trần, Nxb Văn hóa.
135. Viện Mỹ thuật (1978), Mỹ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hóa.
136. Viện Mỹ thuật (1987) Mỹ thuật thời Mạc, Nxb Văn hóa.
137. Viện Văn hóa dân gian (1990), Văn hóa dân gian - những phương pháp
nghiên cứu, Nxb KHXH.
138. Nguyễn Tiến Vĩnh (1996), Điêu khắc Lăng mộ Thanh Hóa, khóa luận
Đại học, khoa Lý luận và lịch sử Mỹ thuật - Trường đại học Mỹ
thuật Hà Nội.
139. Vigrađôva (1962), Tìm hiểu mỹ thuật cổ đại, trung đại, phục hưng, Nxb
Văn hóa nghệ thuật.
140. Trịnh Quang Vũ (2009), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
141. Trịnh Quang Vũ (2007), Trang phục triều Lê - Trịnh, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
142. Trần Quốc Vượng- Chủ biên (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
143. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm,
Nxb Văn Hóa Dân Tộc.
144. Nguyễn Thị Xuân (2011), Tượng trong lăng mộ vùng châu thổ Bắc Bộ
167
(TK XVII - XIX), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,Viện bảo
tồn di tích, Hà Nội.
145. Nhóm tác giả (2014), Từ điển Bách khoa thư Britannica, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
146. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), tập 3, Nxb từ điển bách khoa, Hà
Nội.
147.https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dngsinh_b%E1%
BA%A5t_t%E1%BB%AD/ (truy cập 10h46 ngày 27/5/2018)
148...
nguoi-14030/ (truy cập 11h46 ngày 27/5/2018)
149. Trung tâm Unesco Thông tin tư liệu lịch Văn hóa Việt Nam (2003), Đất
và người Thái Bình.
168
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
NGHỆ THUẬT TƯỢNG LĂNG MỘ THẾ KỶ XVII - XVIII
Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2020
169
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1. Bảng thống kê lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII
ở Đồng bằng Bắc bộ ...........
170
Phụ lục 2. Sơ đồ bài trí tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII -
XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ..
171
Phụ lục 3. Bảng thống kê tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII -
XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ........
175
Phụ lục 4. Bảng kê kích thước, tỉ lệ tượng lăng mộ Quận công thế
kỷ XVII - XVIII ở Đồng bằng Bắc bộ.......
178
Phụ lục 5. Hình ảnh tượng người. 180
Phụ lục 6. Hình ảnh tượng linh thú, thú .. 197
Phụ lục 7. Bản vẽ tượng... 216
Phụ lục 8. Một số hình ảnh tượng lăng mộ liên quan tới nội dung
luận án..
234
170
Phụ lục 1.
Bảng thống kê lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII
ở Đồng bằng Bắc bộ
STT Tên lăng mộ Địa danh Niên đại
1
Vũ Hồng Lượng
Làng Phù Ủng, xã Phù
Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên
1660
2
Họ Ngọ
Thôn Thái Thọ, xã Thái
Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang
1695
3
Dinh Hương
Làng Dinh Hương, xã Đức
Thắng, huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang
1729
4
Phạm Huy Đĩnh
Thôn Cao Mỗ, xã Chương
Dương, huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình
1777
171
Phụ lục 2.
Sơ đồ bài trí tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII
ở Đồng bằng Bắc bộ
2.1. Sơ đồ bài trí tượng lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS
Lăng Vũ Hồng Lượng có 2 cặp tượng người, 2 tượng nghê, 2 tượng lân
và 2 tượng chó, cùng các bức phù điêu ở phía ngoài cổng vào, đó là: Phù điêu
hình trâu, rùa, cóc, cá
172
2.2. Sơ đồ bài trí tượng lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS
Lăng mộ Họ Ngọ - Ngọ Công Quế có 2 tượng chó; 2 tượng voi, 2
tượng ngựa; 2 tượng người; 2 tượng nghê; 2 tượng lân, 4 phù điêu hình người.
173
2.3. Sơ đồ bài trí tượng lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS
Lăng Dinh Hương – La Đoan Trực có 6 tượng người (trong đó bao gồm
2 tượng người gắn liền với 2 tượng ngựa, 2 tượng người canh cổng, 2 tượng
người hầu gắn với đài thờ), 2 tượng voi, 2 tượng nghê và 2 tượng lân
174
2.4. Sơ đồ bài trí tượng lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS
Lăng Phạm Huy Đĩnh có 10 tượng người, 2 tượng voi, 2 tượng ngựa.
175
Phụ lục 3.
Bảng thống kê tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII
ở Đồng bằng Bắc bộ
3.1. Bảng thống kê tượng người
Lăng Tượng Số
lượng
Kích
thước/cm
Kiểu
dáng
Vị trí
Vũ
Hồng
Lượng
Quan hầu
(hình thức
nhóm tượng
người liền
khối)
2 126 - 128 Đứng Trên mặt đài thờ
(Hướng nhìn ra
ngoài cổng lăng)
Họ Ngọ Quan hầu
(Cầm kiếm)
2 146 - 151 Đứng Không gian hành
lễ - phía trong
cổng
(Hướng nhìn
chầu vào đường
linh đạo cùng với
các loại tượng
khác)
Dinh
Hương
Quan hầu
(Cầm chùy)
2 160 - 162 Đứng Cổng vào
(hướng nhìn chầu
vào đường linh
đạo)
Lính hầu
(Dắt ngựa)
2 149 - 160 Bước đi Trước khu mộ
(Hướng nhìn
chầu vào đường
linh đạo -
thẳng hàng với
tượng quan hầu
đứng ngoài cổng)
Người hầu
(Bưng hộp
thuốc, quạt)
2 98 - 103 Đứng Hai bên Đài thờ
(thuộc đường linh
đạo thứ 2 - thẳng
với đài thời, nơi
tổ chức các nghi
thức đàn lễ...),
hướng nhìn chầu
vào ngai thờ
Phạm
Huy
Đĩnh
Quan hầu
(Cầm chùy
2 200- 201 Đứng Lớp cổng ngoài
cùng - giáp với
đườn lớn
(Hướng đứng
chầu nhìn vào
176
đường linh đạo)
Quan hầu
(Cầm kiếm)
2 190 - 200 Đứng Phía ngoài lớp
cổng trong –
trước sân tượng
(Hướng đứng
chầu nhìn vào
đường linh đạo
Quan hầu
(Cầm kiếm)
2 190 - 191 Đứng Giáp với khu thờ
- cạnh bia trụ tròn
Lính hầu
(Cầm mác và
cầm kiếm)
4 189 - 190 Đứng Đứng cạnh tượng
voi, tượng ngựa -
trong khu vực tập
chung cùng các
loại tượng khác
3.2. Bảng thống kê tượng thú
Lăng Tượng Số
lượng
Kích
thước/cm
Kiểu
dáng
Vị trí
Vũ
Hồng
Lượng
Linh
thú
Rồng 0
Nghê 2 78 - 80 Ngồi Chầu vào cây
hương/ đường
linh đạo, trước
đài thờ
Lân 0
Sấu 2 42 - 48
Dài 108 - 122
Bò Phía trước đài
thờ, chiếu thẳng
sang hai bên lan
can đài thờ
Thú Hổ 0
Voi 0
Ngựa 0
Chó 2 68 - 80 Ngồi Cạnh hồ hình
elip- phía trong
cổng vào
Lăng
Họ Ngọ
Linh
thú
Rồng 0
Nghê 2 155 - 158 Ngồi Phía trong cổng
vào - thuộc khu
vực hành lễ có
đặt các nhang án
và các tượng khác
Lân 2 155 - 158 Ngồi Phía trong cổng
vào - thuộc khu
vực hành lễ có
177
đặt các nhang án
và các tượng khác
Sấu 0 0
Thú Hổ 0
Voi 2 148 - 155 Quỳ Phía trong cổng
vào - giáp tường
bao đá ong
Ngựa 2 158 - 160 Đứng Đặt cạnh với
tượng người và
các tượng khác
Chó 2 88 - 92 Ngồi Trong không gian
hành lễ cùng với
các tượng khác
Dinh
Hương
Linh
thú
Rồng 0
Nghê 2 155 - 158 Ngồi Phía trong cổng
vào - thuộc khu
vực hành lễ có
đặt các nhang án
thẳng với trục
đàn thờ
Lân 2 63 - 65
Bò Hai bên ngai thờ
- trên đàn thờ
Sấu 0
Thú Hổ 0
Voi 2 148 - 155 Quỳ Phía trong cổng
vào - giáp tường
bao đá ong
Ngựa 2 180 - 182 Bước
đi
Liền khối với
tượng người
chó 0
Phạm
Huy
Đĩnh
Rồng 0
Nghê 0
Lân 0
Sấu 0
Hổ
Voi 2 165- 166 Quỳ Chầu vào đường
linh đạo, trước
khu thờ
Ngựa 2 178 - 181 Đứng Chầu vào đường
linh đạo, trước
khu thờ
Chó 0
178
Phụ lục 4
Bảng kê kích thước, tỉ lệ tượng lăng mộ Quận công thế kỷ XVII - XVIII
ở Đồng bằng Bắc bộ
TT Bên trái Bên phải
1 Lăng Vũ Hồng Lượng
1. Tượng nghê, cao 78 cm.
2. Tượng nghê, cao 80 cm.
3. Tượng sấu, cao 42 cm, dài thân
122 cm.
4. Tượng sấu, cao 48 cm, dài thân
108 cm.
5. Tượng chó, cao 80 cm, rộng
thân cạnh 45 cm.
6. Tượng chó, cao 68 cm, rộng
thân cạnh 38 cm.
7. Tượng nhóm người, cao từ 126
- 128 cm.
8. Tượng nhóm người, cao từ 126
- 128 cm.
2 Lăng Họ Ngọ
1. Tượng người, cao 151 cm, vòng
trán, 75 cm, rộng trán 19 cm, vòng
vai 120 cm, vòng vạt áo 130 cm, tỉ
lệ từ mép mũ - cằm là 27 cm.
2. Tượng người, cao 146 cm,
vòng trán 65 cm, vòng vai 110
cm, vòng vạt áo 135 cm, rộng trán
16 cm, tỉ lệ từ mép mũ - cằm 26
cm.
3. Tượng nghê, cao 155 cm. 4. Tượng nghê, cao 158 cm.
5. Tượng lân, cao 63 cm. 6. Tượng lân, cao 65 cm.
7. Tượng voi, cao 148 cm. 8. Tượng voi, cao 155 cm.
9. Tượng ngựa, cao 158 cm. 10. Tượng ngựa, cao 160 cm.
11. Tượng chó, cao 88 cm. 12. Tượng chó, cao 92 cm.
3 Lăng Dinh Hương
1. Tượng lân, cao 64 cm, dài thân
116 cm.
2. Tượng lân, cao 68 cm, dài thân
106 cm.
3. Tượng nữ người hầu, cao 103
cm (tỉ lệ 4 đầu).
4. Tượng nữ người hầu, cao 98
cm (tỉ lệ 4 đầu).
5. Tượng nghê, cao 135 cm, rộng 6. Tượng nghê, cao 138 cm, rộng
179
thân 50 cm, vòng thân 200 cm,
đường kính miệng 35 cm.
thân 52 cm, vòng thân 200 cm,
đường kính miệng 35 cm.
7. Tượng voi, cao 127 cm, rộng
thân 89 cm, dài thân 162 cm.
8. Tượng voi, cao 130 cm, dài
thân 161 cm, bệ 153 x 80 x dày đế
12 cm.
9. Tượng người dắt ngựa, cao 160
cm (từ mặt bệ lên đỉnh đầu), ngựa
cao 180 cm, dài thân 207 cm, rộng
bệ 90 cm, dài bệ 200 cm.
10. Tượng người dắt ngựa, người
cao 149 cm, ngựa cao 182 cm,
rộng bệ 96 cm, dài bệ 200 cm, dài
thân 215 cm.
Tượng người canh cổng, cao 160 -
162 cm.
Tượng người canh cổng, cao 160
- 162 cm.
4 Lăng Phạm Huy Đĩnh
1. Tượng người cầm kiếm, cao
190 cm.
2. Tượng người cầm kiếm, cao
190 cm.
3. Tượng người cầm kiếm, cao
180 cm.
4. Tượng người cầm kiếm, cao
182 cm.
5. Tượng ngựa, cao 187 cm, dài
thân 151 cm.
6. Tương ngựa cao 181 cm, dài
thân 150 cm
7. Tượng người cầm mác, cao 190
cm.
8. Tượng người cầm mác, cao 189
cm.
9. Tượng voi, cao 165 cm. 10. Tượng voi, cao 166 cm.
11. Tượng người cầm kiếm, cao
200 cm (bệ cao 25 cm).
12. Tượng người cầm kiếm, cao
190 cm (bệ cao 25 cm).
15. Tượng người cầm chùy, cao
200 cm (bệ 25 cm).
16. Tượng người cầm chùy, cao
201 cm (bệ 25 cm).
180
Phụ lục 5
Hình ảnh tượng người
5.1.Tượng quan hầu, lăng Vũ Hồng Lượng (phiên bản tại BTMT)
Nguồn: NCS, 2008
5.2; 5.3. Tượng quan hầu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: Viện Mỹ thuật
181
5.4. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2008
5.5. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2008
5.6. Trích đoạn hầu tượng quan hầu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2008
182
5.7; 5.8. Tượng quan hầu, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2012
5.9; 5.10. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2012
183
5.11; 5.12. Tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2013
5.13; 5.14. Trích đoạn tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2013
184
5.15; 5.16. Tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2014
5.17; 5.18. Trích đoạn tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2014
185
5.19; 5.20. Tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2012, 2013
5. 21; 5.22. Trích đoạn tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2012
186
5.23; 5.24. Tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2012
187
5.25; 5.26. Tượng người hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2014
5.27; 5.28. Trích đoạn tượng người hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2014
188
5.29; 5.30. Trích đoạn tượng người hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2014
189
5.31; 5.32. Tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
5.33; 5.34. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
190
5.35; 5.36. Tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
5.37; 5.38. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
191
5.39. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
192
5.40. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
193
5.41; 5.42. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
5.43; 5.44. Trích đoạn tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
194
5.45. Tượng lính hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
195
5.46. Trích đoạn tượng lính hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
196
5.47. Trích đoạn bàn tay tượng, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2015
197
Phụ lục 6
Hình ảnh tượng linh thú, thú
6.1. Hình ảnh tượng linh thú
6.1.1; 6.1.2. Tượng nghê, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2012
6.1.3. Tượng nghê, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2012
198
6.1.4; 6.1.5. Tượng nghê, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2015
6.1.6; 6.1.7. Tượng nghê, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2015
199
6.1.8; 6.1.9. Tượng nghê, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2013
200
6.1.10; 6.1.11. Tượng lân, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2014, 2015
201
6.1.12. Tượng lân, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2015
6.1.13. Tượng lân, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2015
202
6.1.14. Tượng sấu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2015
6.1.15. Tượng sấu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2015
203
6.2. Hình ảnh tượng thú
6.2.1; 6.2.2. Tượng voi, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2015
204
6.2.3; 6.2.4. Tượng voi, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2015
205
6.2.5; 6.2.6. Tượng voi, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2016
206
6.2.7; 6.2.8. Trích đoạn tượng voi, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2016
207
6.2.9; 6.2.10. Tượng voi, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2017
208
6.2.11; 6.2.12. Tượng voi, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2017
209
6.2.13; 6.2.14. Tượng ngựa, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2017
210
6.2.15; 6.2.16. Trích đoạn tượng ngựa, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2017
6.2.17. Tượng ngựa, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2017
211
6.2.18; 6.2.19. Tượng ngựa, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2017
6.2.20; 6.2.21. Trích đoạn tượng ngựa, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2017
212
6.2.22; 6.2.23. Tượng ngựa, lăng Phạm Huy Dĩnh
Nguồn: NCS, 2017
213
6.2.24; 6.2.25. Tượng chó, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2015
6.2.26; 6.2.27. Tượng chó, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2015
214
6.2.28. Tượng chó, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2014
6.2.29. Tượng chó, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2014
215
6.2.30. Tượng chó, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2014
6.2.31. Tượng chó, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2014
216
Phụ lục 7
Bản vẽ tượng
7.1. Tượng người
7.1.1. Tượng quan hầu, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2017
217
7.1.2. Tượng quan hầu, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2017
218
7.1.3. Trích đoạn trang trí trên tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2019
7.1.4. Trích đoạn trang trí trên tượng lính hầu, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2019
219
7.1.5. Tượng lính hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2018
220
7.1.6. Tượng lính hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2018
221
7.1.7. Trích đoạn trang trí tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2019
7.1.8. Trích đoạn trang trí tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2019
222
7.1.9. Trích đoạn trang trí tượng quan hầu, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2019
7.1.10. Trích đoạn trang trí tượng quan hầu, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2018
223
7.1.11. Trích đoạn trang trí tượng hầu, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2018
7.1.12. Tượng hầu, lăng Quận Mãn
7.1.13. Trích đoạn trang trí tượng hầu, lăng Nguyễn Văn Nghi
Nguồn: NCS, 2018
224
7.2. Tượng thú
7.2.1. Trang trí tượng ngựa, lăng Nguyễn Văn Nghi
Nguồn: NCS, 2018
7.2.2. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Nguyễn Văn Nghi
Nguồn: NCS, 2018
225
7.2.3. Trang trí tượng ngựa, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2018
7.2.4. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2018
226
7.2.5. Trang trí tượng ngựa, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2018
7.2.6. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2018
227
7.2.7. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Dinh Hương
Nguồn: NCS, 2018
7.2.8. Trang trí tượng ngựa, lăng Phạm Huy Đĩnh
Nguồn: NCS, 2018
228
7.2.9. Trang trí tượng ngựa, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2018
7.2.10. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2018
229
7.2.11. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2018
7.2.12. Trích đoạn trang trí tượng ngựa, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2018
230
7.2.13; 7.2.14. Trang trí tượng chó, lăng Nguyễn Văn Nghi
Nguồn: NCS, 2018
7.2.15. Trích đoạn trang trí tượng chó, lăng Nguyễn Văn Nghi
Nguồn: NCS, 2018
231
7.2.16; 7.2.17. Trang trí tượng nghê, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2018
7.2.18; 7.2.19. Tích đoạn trang trí tượng nghê, lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2018
232
7.2.20. Trang trí tượng nghê, lăng Họ Ngọ
Nguồn: NCS, 2018
233
7.2.21. Lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2018
7.2.22. Lăng Vũ Hồng Lượng
Nguồn: NCS, 2018
234
Phụ lục 8
Một số hình ảnh tượng lăng mộ liên quan tới nội dung luận án
8.1. Tượng người
8.1.1. Tượng hầu, lăng Trần Anh Tông (thời Trần)
Nguồn: VMT
8.1.2. Tượng quan văn, lăng Lê Thái Tổ (thời Lê Sơ)
Nguồn: NCS, 2015
235
8.1.3. Tượng quan văn, lăng Lê Thái Tổ (thời Lê Sơ)
Nguồn: NCS, 2015
8.1.4. Tượng người hầu, lăng Phục Chân Đường
Nguồn: NCS, 2015
236
8.1.5. Tượng hầu, lăng Nguyễn Văn Nghi (TK XVII)
Nguồn: NCS, 2015
8.1.6. Tượng hầu, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2015
237
8.1.7. Trích đoạn tượng hầu, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2015
8.1.8. Tượng hầu và trích đoạn tượng hầu, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2015
238
8.1.9. Trích đoạn tượng hầu, lăng Quận Mãn
Nguồn: NCS, 2014
8.2. Tượng linh thú
8.2.1. Tượng ngh (thời Trần)
Nguồn: NCS, 2014
239
8.2.2. Hàng tượng thú, lăng Lê Thái Tổ (thời Lê Sơ)
Nguồn: NCS, 2015
8.2.3. Hàng tượng thú, lăng Lê Thái Tổ (thời Lê Sơ)
Nguồn: NCS, 2015
240
8.3. Tượng thú
8.3.1. Tượng voi, lăng Quận Mãn (TK XVIII)
Nguồn: NCS, 2014
8.3.2. Tượng voi, lăng Quận Mãn (TK XVIII)
Nguồn: NCS, 2014
241
8.3.3; 8.3.4. Tượng ngựa, lăng Quận Mãn (TK XVIII)
Nguồn: NCS, 2015
8.3.5; 8.3.6. Tượng chó, lăng Nguyễn Văn Nghi (TK XVII)
Nguồn: VMT
242
8.3.7; 8.3.8. Tượng chó, lăng Phạm Đôn Nghị (TK XVIII)
Nguồn: NCS, 2014
8.3.9; 8.3.10. Tượng chó, lăng Phạm Đôn Nghị (TK XVIII)
Nguồn: NCS, 2014