BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ BÍCH
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ BÍCH
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾ
177 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Bích Thu
2. PGS.TS. Đào Thủy Nguyên
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Bích
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Mục lục ........................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 7
1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự .................................................... 7
1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975 ............................................................................................................ 10
1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng .......................................... 18
1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu ............................................................................................ 18
1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau
1975 của Nguyễn Khải .............................................................................................. 21
1.3.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Ma Văn Kháng .................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC.
KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 ....................... 28
2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học ................................................................... 28
2.1.1. Người kể chuyện ............................................................................................. 28
2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật ...................................................................................... 32
2.1.3. Giọng điệu trần thuật ....................................................................................... 36
2.2. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ................................................... 40
2.2.1. Quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay ............. 40
iii
2.2.2. Đổi mới tư duy nghệ thuật .............................................................................. 43
2.2.3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong dòng chảy của
truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ................................................................................ 48
CHƢƠNG 3: NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN SAU
1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG .... 56
3.1. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Ma Văn Kháng .......................................................................................................... 56
3.1.1. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên ngoài................................. 56
3.1.2. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên trong ................................. 63
3.1.3. Người kể chuyện ẩn mình dịch chuyển điểm nhìn ......................................... 69
3.2. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ nhất của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Ma Văn Kháng .......................................................................................................... 80
3.2.1. Người kể chuyện xưng “tôi” duy nhất kể theo điểm nhìn đơn tuyến ............. 80
3.2.2. Nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể theo điểm nhìn đa tuyến ..................... 90
CHƢƠNG 4: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SAU
1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG ........ 101
4.1. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca ....................................................................... 101
4.2. Giọng điệu trào lộng, châm biếm ..................................................................... 113
4.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm ........................................................................ 120
4.4. Giọng điệu trầm tư, triết lý ............................................................................... 130
4.5. Sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu .............................................................. 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
Phụ lục .................................................................................................................... 167
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTNT: Cốt truyện nghệ thuật
ĐNBN: Điểm nhìn bên ngoài
ĐNBT: Điểm nhìn bên trong
ĐNĐaT: Điểm nhìn đa tuyến
ĐNĐT: Điểm nhìn đơn tuyến
ĐNPH: Điểm nhìn phức hợp
ĐNNT: Điểm nhìn nghệ thuật
NKC: Người kể chuyện
NT1: Ngôi thứ nhất
NT2: Ngôi thứ hai
NT3: Ngôi thứ ba
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Roland Barthes từng nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự
sự” (câu nói quen thuộc ở phương Tây “History is astory / L’Hi storie est unrécit”)
[165, tr. 12]. Tự sự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài
người nhưng tự sự học (Narratology - một bộ môn nghiên cứu đặc thù của lí luận
văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng nghiên cứu) thì phải đến thế kỉ XX mới
được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và trở thành một lĩnh vực học thuật được quan
tâm. Những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà lí luận Pháp đã đề cập về tự sự học và
giải quyết các vấn đề liên quan đến chúng. Sau đó là các nhà nghiên cứu của Mĩ,
Anh, Trung Quốc... Ở Việt Nam, tự sự học nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút
các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình đã lấy lí thuyết tự sự làm cơ sở để khám phá
cấu trúc văn bản truyện kể. Như vậy, tự sự học là “bộ phận không thể thiếu của
hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn,
thì đó là một bộ phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại” [165, tr. 11].
Hơn nữa, tự sự học có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu. Nó không đơn thuần là
nghiên cứu các thể loại tự sự văn học mà còn nghiên cứu những lĩnh vực phi văn
học như điện ảnh, nghệ thuật thị giác Miieke Bal cho rằng, tất cả các khách thể
văn hoá (bộ luật, tranh ảnh, tư liệu lịch sử) đều ít nhiều có liên quan đến tự sự.
Trần Đình Sử đã khẳng định tự sự học là “một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu
tiềm năng” [165, tr. 10]. Vì vậy, tự sự là một thái độ văn hoá và nghiên cứu tự sự
cũng là nghiên cứu văn hoá.
Lí thuyết tự sự nghiên cứu nhiều phương diện phong phú và đa dạng liên quan
đến nghệ thuật trần thuật (loại hình trần thuật, cốt truyện, nhân vật, người kể
chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu) với nhiều quan điểm khác nhau. Vận
dụng lí thuyết tự sự để nghiên cứu văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải “nhìn” từ
góc độ thi pháp. Luận án của chúng tôi vận dụng lí thuyết về ngôi kể, điểm nhìn và
giọng điệu trần thuật trong cấu trúc văn bản truyện kể để nghiên cứu nghệ thuật tự
2
sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng).
1.2. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Đất nước trở lại quỹ đạo thời bình, xã hội trong cơn chuyển
mình lớn và đối mặt với biết bao những vấn đề riêng - chung cần giải quyết. Các
nhà văn Việt Nam thoát ra khỏi ánh hào quang của những hình mẫu kỳ diệu và lý
tưởng để trở về nhịp điệu cuộc sống đời thường với tất cả những biểu hiện đa dạng,
phức tạp của nó. Sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người đã “mở
rộng biên độ” của văn học. Văn học tiếp cận đời sống một cách biện chứng. Người
viết cũng có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, tính dân chủ được thể hiện rất
rõ. Nhà văn không có quyền áp đặt người đọc theo một tư tưởng có sẵn. Độc giả
cũng có quyền lựa chọn tác giả phù hợp với thị hiếu của riêng mình. Tác giả - nhân
vật và người đọc được đặt trong mối quan hệ đa chiều để tranh biện và đi tìm chân
lí. Người viết thường không ngại “xé rào” bước ra trò chuyện trực tiếp với bạn đọc.
Các điểm nhìn trần thuật được gia tăng và gắn với nó là sự phong phú về giọng điệu
trần thuật. Điều này thể hiện khá rõ trong truyện ngắn. Truyện ngắn đã chứng tỏ là
thể loại năng động, có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy, kịp thời mà
vẫn chuyển tải được những vấn đề quan trọng của đời sống đương thời. Thể loại
này mang trong nó những dấu hiệu của sự vận động và biến đổi với nhiều khuynh
hướng khác nhau: truyện ngắn viết theo lối truyền thống và tuân thủ những đặc
trưng vốn có của thể loại; truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống; truyện ngắn
cách tân theo hướng hiện đại. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của ba tác
giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng (những nhà văn sáng tác
theo khuynh hướng cách tân trên nền truyền thống) từ góc nhìn tự sự để thấy được
sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và sự vận động của cấu trúc thể loại trong bối
cảnh mới.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải
và Ma Văn Kháng là những cây bút có “thương hiệu”. Họ đã góp phần làm nên diện
mạo của văn học Việt Nam trong thời kỳ mới. Nguyễn Minh Châu được coi là một
3
hiện tượng của văn học Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XX. Với quan niệm “nhà văn
phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh”, Nguyễn
Minh Châu đã khắc khoải về nhân sinh để đi tìm những “hạt ngọc” cho đời. Là một
nhà văn suốt đời khao khát đi tìm cái đẹp và sự chân thật của cuộc sống, Nguyễn
Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Ông có một vị trí đặc biệt quan
trọng - người “tiền trạm đổi mới” (Phong Lê), “người mở đường đầy tài hoa và tinh
anh” (Nguyên Ngọc) trong nền văn học đương đại Việt Nam. Còn Nguyễn Khải lại
được đánh giá là một trong số ít người viết mà đời người, đời văn có mối liên quan
chặt chẽ. Suốt nửa thế kỷ lao động sáng tạo, ngòi bút của ông đã gắn bó với lịch sử
dân tộc. Bằng cái nhìn đa chiều, đa diện, Nguyễn Khải thể hiện trong sáng tác của
mình nhãn quan tỉnh táo trước hiện thực đời sống. “Muốn hiểu con người thời đại
với cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, phải đọc Nguyễn
Khải” [20, tr. 61]. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
là cây bút chuyên nghiệp đầy bản lĩnh và tài năng. Con người trước lăng kính tâm
hồn nhà văn không chỉ là đối tượng ngợi ca mà còn là tiêu điểm để “đào bới bản
thể ở chiều sâu tâm hồn” (Lã Nguyên).
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những đại biểu tinh anh
của phong trào đổi mới văn học sau 1975. Họ là những cây bút trưởng thành trong
chiến tranh và trở về từ chiến tranh nhưng trong bối cảnh đổi mới, họ vẫn là những
tác giả có nhiều bạn đọc. Cả ba nhà văn đều là những tấm gương lao động sáng tạo
và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật.
Với những lí do như vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)”. Ở luận án này, chúng tôi tiếp cận truyện
ngắn của ba tác giả tiêu biểu thuộc thế hệ “3X” (Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930,
Nguyễn Khải sinh năm 1930 và Ma Văn Kháng sinh năm 1936) có cùng một hành
trình, cùng một khởi điểm, cùng chung một mô hình sáng tác của cùng một thế hệ
nhà văn (mở đầu cho văn học đổi mới và đều viết theo lối cách tân trên nền truyền
thống) từ góc nhìn thi pháp để thấy được sự chuyển động của thể loại truyện ngắn
trong bối cảnh mới của đời sống văn học.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ở phương diện ngôi
kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.
- Tìm ra những điểm chung của thế hệ, điểm riêng trong phong cách của từng
tác giả và khẳng định đóng góp của ba nhà văn trong sự vận động, đổi mới thể loại
truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích truyện ngắn
sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật
giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của các tác phẩm, thấy được điểm chung,
điểm riêng của ba nhà văn trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
trong thế đối sánh với truyện ngắn Việt Nam sau 1975 để chỉ ra những nét riêng biệt,
những thành công và giới hạn của thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh, thấy
được đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn tự sự.
- Thông qua việc tìm hiểu sự đổi mới mô hình tự sự của truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định
diện mạo tinh thần, vai trò, vị trí của họ trong sự vận động của thể loại truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản như
ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều phương diện. Ở
luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu
trần thuật. Đó là những yếu tố nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
5
- Phạm vi tư liệu:
+ Đề tài chủ yếu khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng tập trung vào những sáng tác sau 1975. Đặc
biệt, chúng tôi chú ý những tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn của ba nhà văn:
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (2006) của Nhà xuất bản Văn học;
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2007) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Truyện
ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng (2002) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
+ Một số truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn cùng thế hệ và khác thế hệ (các
nhà văn “6X”, “7X”, “8X”, “9X”) để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận tự sự học
Vận dụng lí thuyết tự sự để phân tích, lí giải những cách tân đổi mới trong
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
4.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng trong quá trình khảo sát văn liệu để từ đó có
thể đưa ra những kết luận khoa học về các phương diện của nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn của ba nhà văn mà luận án quan tâm.
4.3. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp chúng tôi nhìn truyện ngắn của ba nhà văn như một hệ
thống và đặt nó trong hệ thống lớn hơn là tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
Đồng thời có thể đưa ra đánh giá về những đóng góp và giới hạn trong nghệ thuật
trần thuật của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng một cách khách
quan và toàn diện.
4.4. Phương pháp loại hình, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng loại hình về phương diện nghệ thuật
trần thuật, chỉ ra các kiểu, dạng NKC, phương thức trần thuật và giọng điệu trần
thuật từ góc nhìn thể loại.
4.5. Phương pháp so sánh
Để có cái nhìn sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi so sánh truyện ngắn
của ba nhà văn với nhau và với truyện ngắn của các nhà văn khác, đồng thời đối
6
chiếu truyện ngắn của ba nhà văn ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975. Từ đó,
chỉ ra những vận động về nghệ thuật trần thuật.
4.6. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tôi đưa ra những khái quát trên cơ sở phân tích
ngữ liệu cụ thể.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án vận dụng những thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới và ở
Việt Nam để mô tả, phân tích sâu một số phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự
như: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật giá trị nội
dung, nghệ thuật của các tác phẩm. Từ đó, người viết xác định điểm tương đồng và
khác biệt trong nghệ thuật tự sự và trong phong cách nghệ thuật của ba tác giả.
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của nhóm tác giả đã có vị trí và đóng góp
to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện - đương đại. Trên cơ sở nghiên cứu đó,
người viết khẳng định sự đổi mới và những thành công về tổ chức tự sự trong
truyện ngắn sau 1975 của ba nhà văn “gạo cội” - tiêu biểu cho thế hệ những nhà văn
mở đường của nền văn học Việt Nam từ sau 1975.
- Từ thực tiễn sáng tác của ba nhà văn, từ sự đối chiếu, so sánh truyện ngắn
của họ ở hai giai đoạn trước - sau 1975 và so sánh với truyện ngắn của các nhà văn
khác, luận án chỉ ra sự vận động và đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Luận án góp một tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học
tập về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở các trường đại học, cao đẳng, trung học.
6. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của tự sự học. Khái lược về truyện ngắn Việt
Nam sau 1975
Chương 3: Ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Chương 4: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự
Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại” [165, tr. 11]. Chủ nghĩa
hình thức Nga với những tên tuổi V. Shklovski (1893 - 1984), B. Eikhenbaum
(1886 - 1959), B. Tomachevski (1890 - 1957) đã đặt nền móng cho những cơ sở
ban đầu của lí thuyết tự sự. Họ đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của cấu trúc tự
sự ở phương diện lí thuyết như: kết cấu tác phẩm, cốt truyện, nhân vật hay nghệ
thuật tổ chức thời gian
B. Tomachevski vốn là một nhà phê bình thơ nhưng với tiểu luận Hệ chủ đề,
ông đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu thủ pháp của cốt truyện. Ông phân biệt
khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sujet): “tuyến hành động liên quan đến
chuyện kể còn tuyến trần thuật liên quan đến cốt truyện ” (dẫn theo [165, tr. 30]). Ông
phân biệt “thời gian của chuyện kể” và “thời gian trần thuật”, đồng thời trình
bày nhiều thủ pháp như: trì hoãn, bình luận ngoại đề, che giấu bí mật, đảo lộn
thời gian
V. Shklovski qua các tiểu luận Nghệ thuật nhƣ là thủ pháp, Cấu trúc của
truyện ngắn và tiểu thuyết cho rằng: “Nhiều tác phẩm tự sự là một tổ hợp các
kết cấu vòng tròn và kết cấu bậc thang, trong đó các tình tiết được sắp xếp thành
những tầng nấc kế tiếp nhau” (dẫn theo [165, tr. 31]). Ông còn nói đến “thủ pháp
đóng khung và thủ pháp xâu chuỗi” (dẫn theo [165, tr. 32]) trong văn tự sự.
B. Eikhenbaum trong tiểu luận Về lí thuyết văn xuôi đã cho rằng:
“Truyện ngắn là hình thức sơ yếu của văn xuôi”, “nhà văn thường xây dựng
truyện ngắn trên cơ sở một mâu thuẫn, một tan vỡ, một sai lầm hay một tương
phản” (dẫn theo [165, tr. 34]).
Chủ nghĩa hình thức Nga đặt viên gạch đầu tiên cho lí thuyết tự sự học nhưng
góp phần hình thành bộ môn tự sự học thì phải kể đến Chủ nghĩa cấu trúc với những
tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, A. J. Greimas, G. Genette Chủ nghĩa cấu
trúc đi tìm mô hình cho hình thức tự sự. R.Barthes mở đầu với công trình Dẫn luận
8
phân tích tác phẩm tự sự (1968) và S/Z (1970) (tác phẩm này đã bắt đầu chuyển
sang hậu cấu trúc chủ nghĩa). Todorov là một trong những người đầu tiên đề xuất
thuật ngữ tự sự học với chuyên luận Thi pháp văn xuôi. Todorov còn có công trình
Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” Từ góc độ ngữ pháp, Todorov coi “nhân vật
như danh từ, tình tiết là động từ” (dẫn theo [165, tr. 14]), G. Genette thì tuyên bố
“mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu” (dẫn theo [165, tr. 14]), R. Barthes
cũng tán thành quan điểm đó Như vậy, mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là “nghiên
cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự” (dẫn theo [165, tr. 14]).
Tiếp theo phải kể đến các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M.
Bakhtin, I. U. Lotman, B. Uspenski Các tác giả này quan tâm đến các phương
thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở (Jean - Claude Coquet).
Hình thức tự sự chính là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm.
Tổng quan quá trình nghiên cứu của lí thuyết tự sự, nhà lí luận Mĩ Gerald
Prince đã chia làm ba nhóm theo ba loại hình như sau: Nhóm thứ nhất (gồm những
nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp,
Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau)
chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, bỏ qua hoặc không đi sâu vào đặc trưng
biểu đạt của chất liệu; nhóm thứ hai (gồm G. Genette, Dolezel, Micke Bal) xem
nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò của người trần thuật là
quan trọng nhất; nhóm thứ ba (đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman) lại
coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể.
Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của
cấu trúc tự sự với các vấn đề cần phải tìm tòi, suy ngẫm như vấn đề NKC, điểm
nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu nghệ thuật Lí thuyết tự sự sẽ
giúp cho ta nghiên cứu nghệ thuật tự sự của các thể loại nói chung và của từng tác
phẩm văn học cụ thể nói riêng, qua đó cho thấy cả truyền thống văn học, văn hoá
của mỗi dân tộc.
Ở Việt Nam, năm 2001, hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học đã được tổ
chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bài viết Tự sự học - một bộ môn
9
nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lược
những vấn đề tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon,
Aritoste, Tz. Tododov, Genette Qua đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của tự
sự học. Trong công trình Dẫn luận thi pháp học [167], Trần Đình Sử đã xác định vị
trí của thi pháp học trong khoa nghiên cứu văn học, đối tượng phạm trù và phương
pháp nghiên cứu thi pháp, ông tập trung đi sâu hệ thống, cắt nghĩa những khái niệm
thuộc về trần thuật học như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian - không
gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, tính quan niệm và cấu trúc thể loại, cấu
trúc của văn bản trần thuật, ngôn từ nghệ thuật
Trần thuật học - Nhập môn lí thuyết trần thuật học của tác giả Manfred Jahn
công bố vào ngày 28 - 07 - 2003 [131], đăng tải trên trang web
koeln.de đã xây dựng một hệ thống những khái niệm nền tảng về truyện kể và chỉ ra
cách sử dụng chúng khi phân tích tác phẩm. Những định nghĩa này được dựa trên
một loạt bài nhập môn cổ điển như cấu trúc của trần thuật, kể chuyện tiêu điểm và
tình huống trần thuật, thì, thời và thức trần thuật, nhân vật và diễn ngôn
Cao Kim Lan trong bài viết Lí thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và
R. Kellogg [113] đã dựa vào cuốn Bản chất của tự sự (The nature of Narrative,
Oxford University, tái bản 1968) để giới thiệu về điểm nhìn nghệ thuật và sự chi
phối của điểm nhìn trong truyện kể, vấn đề quyền năng của NKC với điểm nhìn của
nhân vật, điểm nhìn của NKC và điểm nhìn của người đọc
Lê Phong Tuyết trong bài Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần
thuật [201] đã giới thiệu về Genette và lí thuyết của ông một cách hệ thống với
những khái niệm liên quan đến trần thuật. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ hai vấn
đề mới mẻ với giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam là tình huống trần thuật và
người nghe chuyện.
Một trong những công trình có ý nghĩa lớn với việc giới thiệu lí thuyết tự sự
vào Việt Nam đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử [165] do
Trần Đình Sử chủ biên. Trong đó, Phan Thu Hiền có bài viết Về lí thuyết tự sự của
Northrop Frye [165, tr. 56 - 70]. Tác giả giới thiệu Northrop Frye là đại biểu quan
10
trọng có ảnh hưởng sâu sắc nhất của lí thuyết Phê bình huyền thoại (Mythcritic) còn
gọi là lí thuyết Phê bình nguyên mẫu (archetypal critism) với quan niệm cho rằng
mục tiêu của văn chương là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày cuộc sống. Nguyễn
Đức Dân giới thiệu về Greimas trong bài Greimas - Ngƣời xây nền cho trƣờng
phái kí hiệu học Pháp [165, tr. 39 - 55] với mô hình vai hành động, cấu trúc cơ sở
của nghĩa, mô hình cấu tạo.
Tiếp theo, đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử (Tập 1 và
tập 2) [166] cũng do Trần Đình Sử chủ biên. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến bài viết
Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật của Phương Lựu, Ngƣời kể chuyện - nhân
vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự [165, tr. 196 - 208] của Nguyễn
Thị Hải Phương, Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể của
Đặng Anh Đào [165, tr. 169 - 178]. Qua những bài viết này, các tác giả đã góp phần
làm rõ các khái niệm tự sự học như: NKC, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn
Như vậy, lí thuyết tự sự luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nó
có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học, đặc biệt là
tác phẩm văn xuôi. Ở Việt Nam, ngoài những tác phẩm dịch thuật, ít có công trình
nghiên cứu sâu về nghệ thuật tự sự từ phương diện lí thuyết. Giới nghiên cứu tự sự
tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về các phương diện của tự sự như: thời gian và
không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình
huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn Nói tóm lại, tất cả các
thành phần của nghệ thuật tự sự đều được các học giả nghiên cứu và làm rõ qua các
tác phẩm văn học.
1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975
Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi được tiếp xúc nhiều với bài viết và
công trình lý luận có quy mô khác nhau. Trước thành tựu của công cuộc đổi mới
văn học dân tộc sau 1975, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu phê
bình đã tập trung bút lực nhằm giúp bạn đọc tiếp cận và thẩm định những cách tân
mới mẻ trong “bước ngoặt” của dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam.
11
Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan
tâm, đặc biệt là nghiên cứu từ góc nhìn tự sự, một vấn đề lí luận mới mẻ và còn
nhiều “lời ngỏ”. Cuốn 50 năm - Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
[153] được chia làm ba phần: Đặc điểm, diện mạo, hướng tiếp cận; Văn học và
chiến tranh cách mạng; Những vấn đề thi pháp thể loại. Trong đó, chúng tôi chú ý
đến bài viết Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 của
Nguyễn Thị Bình [153, tr. 207 - 227]. Sau khi xác định tiêu chí, nguyên tắc xây
dựng nhân vật của văn học sau 1975 trong thế đối sánh với văn học trước 1975, tác
giả bài viết đã khẳng định nét mới rõ nhất trong việc xây dựng nhân vật là sự thay
đổi mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, giữa nhà văn và bạn đọc. Đó là “mối quan
hệ bình đẳng, là xu thế đối thoại dân chủ giữa nhiều ý thức, mỗi nhân vật có thể có
một điểm nhìn đời sống độc lập với điểm nhìn của tác giả” [153, tr. 218].
Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lí luận [46] là công
trình khoa học trọng điểm của Đại học Quốc Gia Hà Nội do một tập thể Viện sĩ,
Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện
Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội hợp tác biên soạn. Công trình đã dành hẳn phần
ba để nghiên cứu về “Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 2000”. Trong đó,
chương VI đề cập đến “Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam”. Các
tác giả cho rằng giai đoạn 1975 - 2000 là “thời của truyện ngắn”, truyện ngắn thực
sự khởi sắc, “các nhà văn đã có công tìm tòi nghệ thuật làm cho thể loại “nhỏ” có sức
chứa”, “có khả năng khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu” [46, tr. 261].
Và sau đó, họ tập trung nghiên cứu vào hai nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp - những tên tuổi được dư luận quan tâm và có vị trí trên văn đàn.
Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “một phong cách đa dạng và biến ảo vì thế
giọng điệu cũng luân phiên cho phù hợp với đối tượng” với “giọng chủ âm là trữ
tình lo âu”, gần cuối đời có hiện tượng pha ...đã đi sâu
nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng theo chiều
dài thời gian cầm bút gần 50 năm, đồng thời làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật phong phú
và độc đáo của nhà văn này. Tác giả luận án đã đi sâu vào vấn đề nghệ thuật tự sự trong
tác phẩm mang tính sử thi và trong tác phẩm về thế sự, đời tư ở ba phương diện: cốt
truyện, nhân vật, trần thuật. Trong đó, người viết có đề cập đến vấn đề NKC với các
luận điểm: NKC trong tác phẩm thế sự, đời tư đã kéo đối tượng trần thuật xích lại gần
25
hơn; NKC hàm ẩn trong tác phẩm của Ma Văn Kháng do nhìn đối tượng trần thuật
bằng cái nhìn gần gũi, thân mật, suồng sã nên đã mở cánh cửa chia cắt quá khứ với
hiện tại; đa số được kể ở NT3 với người kể hàm ẩn. Đỗ Phương Thảo cũng chỉ ra một
số đặc điểm của lời văn trần thuật: Dòng trần thuật đan xen kể - tả với bình luận; trữ
tình ngoại đề và mạch trần thuật nhiều giọng điệu. Luận án khẳng định: “Giọng NKC
mạnh hơn giọng nhân vật nhưng điều đáng nói là lời văn trong tác phẩm thế sự, đời tư
của Ma Văn Kháng không đơn điệu về phương diện phong cách”; “Ma Văn Kháng sử
dụng rộng rãi khẩu ngữ dân gian, đem văn nói hòa trộn văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ
đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc, gợi cảm” [178, tr. 176].
Bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn [143] của Lã
Nguyên xác định diện mạo, hình hài riêng của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ngay
những sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với người đọc trong tư cách một nhà
văn có ý thức về chỗ đứng của mình. Người viết đưa ra những nhận định rất xác
đáng: “Người kể chuyện thường xuyên bắt mạch tả, mạch kể phải dừng lại để bình
luận, đánh giá, giải thích hoặc cất lên tiếng nói trữ tình đầy thâm trầm, sâu lắng”
[143, tr. 27]. Trong bài này, Lã Nguyên cũng cho rằng ở truyện ngắn của Ma Văn
Kháng “giọng tranh biện cất lên từ mạch trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, từ những
hình tượng được xây dựng cứ như là để đối chọi lại với hình tượng nghệ thuật trong
sáng tác của một nhà văn nào đó” [143, tr. 6]. Một số bài viết khác quan tâm đến
nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng như Tƣ duy mới
về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị
Huệ [83], Trữ lƣợng Ma Văn Kháng của Phong Lê [117], Con ngƣời giữa dòng
xoáy của những ham muốn đời thƣờng của Nguyễn Ngọc Thiện [180]
Cùng hướng nghiên cứu ấy, luận văn thạc sĩ với đề tài Đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 [3] của Phạm Mai Anh đã phát hiện ra
một số phương diện nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như cốt
truyện, các kiểu kết cấu, nhân vật, một số nét về ngôn ngữ, lời thuyết minh, luận
bàn Đề tài thạc sĩ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời
kì đổi mới [206] đã tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
26
ở các phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần
thuật. Từ đó, người viết khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật
của nhà văn. Luận văn khảo sát về điểm nhìn trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng
và làm rõ các luận điểm như: Điểm nhìn bên ngoài; Điểm nhìn bên trong; Sự dịch
chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật. Khi nghiên cứu, khảo sát về giọng điệu
trần thuật, tác giả đã phát hiện những giọng điệu chính trong truyện ngắn của Ma
Văn Kháng thời kỳ đổi mới như giọng điệu ngợi ca; giọng điệu xót xa, ngậm ngùi;
giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu trào lộng, trang nghiêm. Bên cạnh đó là
những luận văn thạc sĩ đi sâu định hình phong cách tác giả như: Phong cách Ma
Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975 [182]; Nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 [141]; Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới [112].
Đề tài cấp Bộ của Đào Thuỷ Nguyên Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn
Kháng về đề tài dân tộc và miền núi [147] đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một
cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về
nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài
dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật, các
tác giả cho rằng: “Dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài vào bên trong thế
giới tâm hồn nhân vật, bằng một ngôn ngữ nửa trực tiếp, Ma Văn Kháng còn có
khả năng diễn tả lời nội tâm của người dân miền núi theo đúng cách cảm cách nghĩ
của họ” [147, tr. 76]. Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu theo hướng tìm hiểu truyện
ngắn Ma Văn Kháng từ phương diện tự sự học.
Qua khảo sát, có thể nhận thấy hầu hết các chuyên luận đã đề cập đến nhiều
vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tự sự như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn
ngữ Dù vậy, những vấn đề đưa ra không phải là đã được lí giải hoàn toàn thấu
đáo, nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm, xem xét như các hình thức kể
chuyện, dấu hiệu nhận biết, các phương tiện biểu hiện giọng điệu trần thuật
Có thể nói, vấn đề NKC đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các bài
viết đã ít nhiều đề cập đến ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Song, đó
27
dường như chỉ là những nhận xét rút ra từ việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm
mà chưa hướng tới một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề NKC theo lý thuyết tự
sự học. Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng thể để thấy được nghệ thuật tự sự của từng
tác phẩm trong sáng tác của mỗi nhà văn và nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975.
Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận
định sau:
- Ở nước ngoài, nghiên cứu văn học dựa trên lí thuyết tự sự là hướng nghiên
cứu được quan tâm.
- Ở Việt Nam đã có những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học để nghiên
cứu tác phẩm văn học.
- Đã có những công trình, luận án, luận văn bàn về các yếu tố của của cấu trúc
tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
- Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng -
những nhà văn tiên phong trong việc đổi mới thể loại ở một chặng đường chuyển
tiếp đầy khó khăn.
Tiểu kết: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả
được bàn đến rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nghiên cứu
sáng tác của họ từ góc độ tự sự học thì vẫn còn những khoảng thưa vắng. Nhiều ý kiến
đề cập đến vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật nhưng chủ yếu vẫn là
những bài viết đơn lẻ, những nhận định về một tác phẩm, tác giả, chưa có công trình
nghiên cứu hệ thống về truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cho thế hệ “mở đường”
của văn xuôi hiện - đương đại Việt Nam. Với mong muốn ứng dụng lí thuyết tự sự học
vào việc tìm hiểu các tác phẩm văn học, cụ thể là truyện ngắn Việt Nam đương đại,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau
1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng)”.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu
chuyên sâu vào các phương diện ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trầ thuật trong truyện
ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cùng thế hệ để có cái nhìn biện chứng về những điểm
chung, điểm riêng và sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
28
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC.
KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học
Tự sự là “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là
trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” [165, tr. 328].
Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan nhưng tự sự không
có ý nghĩa chỉ một loại hình nghệ thuật. Như vậy, tự sự ngày nay còn được hiểu là
một phương thức tạo nghĩa và truyền đạt thông tin.
Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng
nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác
là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách
đọc” [165, tr. 11]. Như vậy, đối tượng chủ yếu của tự sự học là tự sự văn học. Ngày
nay, nó trở thành một khuynh hướng học thuật chứ không chỉ đơn thuần là một bộ
môn nghiên cứu.
Lí thuyết tự sự hiện đại cho thấy tính phức tạp của cấu trúc tự sự với các vấn
đề cần tìm tòi, suy ngẫm như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức,
không gian, thời gian, giọng điệu trần thuật Tự sự học hiện đại đã đi sâu nghiên
cứu các thành phần tạo nên cấu trúc tự sự. Dưới đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào một
số phương diện cơ bản của lí thuyết tự sự sẽ được vận dụng để tìm hiểu và nghiên
cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
2.1.1. Người kể chuyện
Người kể chuyện là một phương diện quan trọng của lí thuyết tự sự. Vấn đề
này cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn.
Theo Pospelov, NKC có thể hiểu là “người môi giới giữa các hiện tượng được
miêu tả và người nghe (người đọc), là người cắt và cắt nghĩa các sự việc xảy ra”
(dẫn theo [165, tr. 196]).
W. Keyser cho rằng: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh
thể tác phẩm văn học,, là vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” (dẫn theo[165, tr. 196]).
29
Tz. Todorov lại quan niệm: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong
việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính NKC là hiện thân của những khuynh hướng
mang tính xét đoán và đánh giá” (dẫn theo [166, tr. 196]); “Người kể chuyện là yếu
tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng Người kể chuyện không nói
như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong
mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một
vị thế hoàn toàn đặc biệt” (dẫn theo [165, tr. 117]).
Phân biệt rạch ròi NKC và tác giả, R. Barther khẳng định: “Người kể chuyện
và những nhân vật của anh ta bản chất là những “thực thể trên giấy”, tác giả (thực tế)
của văn bản không có điểm gì chung với NKC” (dẫn theo [165, tr. 117]).
Thấy được mối quan hệ giữa vấn đề NKC và vấn đề điểm nhìn, P. Lubbock
khẳng định: “Toàn bộ vấn đề rắc rối về phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ
thuộc vào vấn đề điểm nhìn - vấn đề thái độ của người NKC với việc trần thuật”
(dẫn theo [165, tr. 118]).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NKC là “hình tượng ước lệ về người trần
thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một
nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [70, tr. 191].
Như vậy, NKC là hình tượng nghệ thuật đặc biệt và tất yếu trong một tác phẩm
tự sự. Bởi lẽ “không thể có trần thuật thiếu NKC” (Tz. Todorov); “không thể có lời
kể chuyện mà chẳng có NKC” (D. GrrojnowSki). Người kể chuyện có mối quan hệ
đặc biệt với tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện thực chất
là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng, là nhân
vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt
người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn bày tỏ quan điểm về con
người, cuộc đời. Tác giả là chủ thể sáng tạo, ở bên ngoài tác phẩm, là người thật có
tên, tuổi, tiểu sử... Như vậy, tác giả có trách nhiệm về tác phẩm nghệ thuật do mình
sáng tạo ra, còn NKC có chức năng kể chuyện. Chỉ trong những tác phẩm tự thuật
thực sự và trong thể loại tự thuật thì NKC mới đồng nhất với tác giả. Mỗi tác phẩm
có thể có một hoặc nhiều NKC. Người kể chuyện có mối quan hệ với các yếu tố
30
trong cấu trúc văn bản như: điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu cự, ngôn ngữ, nhân vật,
không gian, thời gian, người quan sát, người được tiêu điểm hóa và các yếu tố
khác như: người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực. Người
kể chuyện đảm nhiệm hai vai trò đồng thời: vai trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện
(chức năng trần thuật) và vai trò điều khiển (chức năng kiểm soát).
Có nhiều tiêu chí để phân loại các kiểu NKC:
Trong Figures III, Genette có đề cập đến việc phải lưu ý về sự nhầm lẫn có thể
có giữa thức (mode) và giọng (voice), tức là sự khác nhau giữa hai câu hỏi: ai nhìn?
và ai nói? Nói cụ thể hơn là sự khác biệt giữa vấn đề ai là nhân vật và ai là NKC?
Từ đó, ông đưa ra ba thuật ngữ: NKC toàn tri (tức NKC biết nhiều hơn nhân vật),
NKC bằng nhân vật (tức NKC chỉ nói những gì anh ta biết) và NKC nhỏ hơn nhân
vật (NKC nói ít hơn những gì nhân vật biết).
Dựa trên quyền năng của NKC, R. Scholes và R. Kellogg phân chia làm bốn loại:
NKC truyền thống, NKC sử quan, NKC chứng nhân, NKC toàn tri [166, tr. 134 - 148].
Trong Trần thuật học - nhập môn lí thuyết trần thuật, dựa vào sự tồn tại của
NKC được báo hiệu như thế nào trong văn bản, người ta phân biệt NKC giấu mặt và
NKC lộ diện [131, tr. 37 - 38].
Trong văn học truyền thống, vấn đề ngôi kể chưa được đặt ra. Các tác giả chủ
yếu sử dụng kinh nghiệm cộng đồng để kể và kể hoàn toàn theo NT3. Người kể
chuyện thông thái đóng vai trò là người “biết tuốt” mọi chuyện, có vai trò dẫn dắt
câu chuyện và định hướng cách tiếp nhận của độc giả. Đến thế kỷ XIX, với sự xuất
hiện của các truyện kể theo NT1 gắn với cái “tôi” được ý thức, người ta mới có sự
phân biệt NKC theo ngôi kể.
Vận dụng lí thuyết tự sự học, chúng tôi cho rằng có ba kiểu NKC chủ yếu, sắp
xếp theo logic thói quen sử dụng và sự vận động của ngôi kể trong nghệ thuật trần
thuật của văn học hiện đại Việt Nam, gồm:
Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (Keterotegetu narrative) còn gọi là người kể
giấu mặt hay người kể ẩn tàng: Câu chuyện được kể lại bởi NKC không xuất hiện
trực tiếp, không tham gia vào diễn biến của các sự kiện. Tiền tố “hetero” nhắc nhở
31
đến bản chất khác nhau giữa thế giới của người kể với thế giới của hành động. Như
vậy, NKC không thuộc vào thế giới của truyện kể mà luôn đứng ở vị trí khách quan,
tưởng như không liên quan tới câu chuyện nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong
tác phẩm, không chỉ là người dẫn chuyện, tổ chức cốt truyện mà còn giữ vai trò
phân tích, bình giá làm rõ các mối quan hệ trong tác phẩm (truyện ngắn Ma Văn
Kháng chủ yếu lựa chọn NKC dạng này).
Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Homodiegetic narrative) còn gọi là người kể
tường minh hay người kể lộ diện: Câu chuyện được kể lại bởi một NKC hiện diện
như một nhân vật trong truyện. Tiền tố “homo” chỉ ra rằng NKC cũng là một nhân
vật ở cấp độ hành động. Thường thì NKC xuất hiện trực tiếp dưới hình thức “tôi”.
Người kể chuyện có thể thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, trực tiếp tham gia
vào diễn biến truyện nhưng nhiều khi cũng chỉ đóng vai trò là người chứng kiến,
dẫn dắt câu chuyện. “Tôi” có thể kể chuyện của chính “tôi” với những sự kiện, sự
việc liên quan trực tiếp đến mình (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu);
“tôi” có thể kể về người khác với vai trò là người quan sát, chứng kiến (Chị Thiên
của tôi - Ma Văn Kháng).
Người kể chuyện ở ngôi thứ hai: Người kể chuyện rời bỏ vị trí trần thuật (ở
NT1 hoặc NT3) để tham gia đối thoại, tranh luận với độc giả, không còn khoảng
cách trần thuật. Độc giả bị kéo cùng các nhân vật trực tiếp tham gia vào diễn biến
câu chuyện. Đây là dạng NKC đặc biệt, không phổ biến và rất ít được sử dụng.
Tóm lại, NKC là một yếu tố trong cấu trúc của văn bản tự sự. Người kể chuyện
ở NT1, NT2, NT3 chỉ có tính chất ước lệ, tương đối. Bởi lẽ, NKC dù ở NT1 nhưng
kể câu chuyện của người khác thì anh ta cũng chỉ mang đặc điểm của NKC ở NT3
hay NKC dù ở NT3 nhưng trong quá trình kể đã nhập thân vào đối tượng trần thuật
thì bản thân anh ta lại mang đặc điểm của NKC NT1 xưng “tôi”. Đây là hiện tượng
đánh tráo chủ thể trần thuật (Đứa ăn cắp của Nguyễn Minh Châu; Lãng tử của
Nguyễn Khải; Vệ sĩ của quan châu của Ma Văn Kháng). Có thể nói, mỗi hình
thức kể có giá trị riêng. Ngôi kể thứ nhất gợi cho câu chuyện tính chân thật, dễ tin
bởi NKC cũng là người chứng kiến hoặc tham gia vào diễn biến các sự kiện. Lối kể
32
ở NT3 lại giúp độc giả có thể chiếm lĩnh nhiều phạm vi hiện thực khách quan bởi vị
trí quan sát không bị hạn chế. Ngôi kể thứ hai nhằm “đào sâu thêm ẩn ý của tác
phẩm” (M. B. Khravchenko). Trong ba hình thức kể chuyện thì hình thức kể ở NT3
ra đời sớm hơn cả. Hình thức kể chuyện ở NT2 nhìn chung không được sử dụng
phổ biến bằng hai hình thức kia.
2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật
Lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX xuất hiện nhiều thuật ngữ liên quan
đến điểm nhìn như: “Điểm nhìn trần thuật” (C. Brooks & R. P. Warrren - 1943),
“Tiêu cự - Focalisation” (G. Gennette - 1972), “Thể diện Aspect” (T. Todorov -
1998), “Góc nhìn - Angle” (Vision), “Phối cảnh” (Perspective) cùng với nó là
những quan niệm về điểm nhìn.
Theo M. H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of Literature
terms), điểm nhìn xác định “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một
hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được
giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự
kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [207, tr. 274].
V. M. Tolmachev định nghĩa: “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào
đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép
văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [124, tr. 61].
Henry James xác lập điểm nhìn là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như
một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân
nhà văn” (dẫn theo [166, tr. 135]).
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm
mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các
vị trí dùng để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể
và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hoá” [167, tr. 149].
Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học cũng quan niệm: “Không thể có nghệ
thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của
chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một
33
phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc
sống. Sự thay đổi nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [70, tr. 113].
Như vậy, tương quan “khoảng cách” giữa người trần thuật đối với các hiện
tượng được miêu tả, “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và mô tả sự vật trong tác
phẩm” [69, tr. 113] được gọi là ĐNNT. Hiểu một cách đơn giản nhất, điểm nhìn
chính là một “mánh khoé” thuộc về kỹ thuật, một phương tiện để chúng ta có thể
tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức hấp dẫn của truyện kể. Và dù có sử dụng cách
thức nào, phương pháp hay kỹ thuật nào thì mục đích cuối cùng của người sáng tạo
là kéo độc giả đồng sáng tạo với nhà văn.
Ở những thời điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều hình
thức phân loại điểm nhìn và mô hình tự sự khác nhau:
Stancer đã tiến hành chia “Tình huống trần thuật” gồm: trần thuật kiểu tác giả
điều gì cũng biết; trần thuật kiểu dựa trên điểm nhìn của một nhân vật và trần thuật
dựa trên điểm nhìn của nhiều nhân vật (dẫn theo [27, tr. 43]).
N. Friedman dựa vào bốn nguyên tắc như: ai là người kể, vị trí kể, kênh thông
tin mà người kể qua đó đem câu chuyện đến cho người đọc, khoảng cách giữa câu
chuyện và người đọc để chia thành tám loại hình tự sự: hai loại hình tự sự điều gì
cũng biết (có sự hiện diện của tác giả và không có sự hiện diện của tác giả), hai loại
hình tự sự NT1 (“Tôi” là người chứng kiến và “tôi” là nhân vật trong truyện), hai
loại hình tự sự với điểm nhìn có giới hạn (nhiều điểm nhìn và một điểm nhìn) và hai
loại hình tự sự khách quan thuần tuý (tự sự kiểu kịch, tự sự kiểu điện ảnh) (dẫn theo
[27, tr. 44]).
L. Dolezel dựa vào ba tiêu chí là truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất hay thứ ba,
NKC có phải là một nhân vật trong tác phẩm hay không và NKC có thể hiện thái độ chủ
quan của mình hay không đã đề xuất sáu phương thức tự sự: ba biến thể của hình thức tự
sự NT1 (khách quan = bàng quan, tu từ, chủ quan = cá nhân) và ba biến thể của hình
thức tự sự NT3 (khách quan, tu từ, chủ quan) (dẫn theo [27, tr. 44]).
Dựa vào dung lượng biết của NKC, Diệp Tú Sơn - nhà nghiên cứu Trung
Quốc, sử dụng thuật ngữ “góc nhìn” đã phân chia thành: tự sự góc nhìn toàn tri, tự
sự góc nhìn hạn tri, tự sự góc nhìn tự tri [168, tr. 34].
34
Genette đưa ra thuật ngữ tiêu điểm để chỉ mối quan hệ giữa cái nhìn và cái
được nhìn thấy, được cảm biết. Ông đặt vấn đề “phối cảnh” (perspective) và phân
biệt “nhân vật nào mà điểm nhìn hướng vào phối cảnh kể chuyện” hoàn toàn khác
với câu hỏi “ai thấy?” và “ai nói?” [165, tr. 90 - 91]. Vì vậy, ông chia thành ba loại
hình tự sự: Tự sự không có tiêu điểm (focaliration zero) là loại hình trần thuật với
tiêu cự bằng không (NKC đóng vai trò “thượng đế” biết hết mọi chuyện và không
thuộc vào thế giới của truyện, khoảng cách giữa sự việc và người kể là không có),
tự sự tiêu điểm bên trong (internal focaliration) là loại hình trần thuật với tiêu cự
bên trong (NKC đóng vai là nhân vật trong truyện). Vì vậy, điểm nhìn của anh ta
bằng với điểm nhìn của nhân vật, NKC có thể chỉ là một nhân vật kể mọi chuyện
hoặc nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhau hay có thể là nhiều nhân vật cùng
kể một câu chuyện), tự sự tiêu điểm bên ngoài (external focalization) là loại hình tự
sự với tiêu cự bên ngoài (NKC nằm ngoài câu chuyện, giữ khoảng cách với nhân
vật, chỉ kể về những gì anh ta thấy và kể lại một cách khách quan).
Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng lí thuyết tự sự học, chúng tôi tiến hành khảo
sát và phân loại các hình thức tự sự như sau:
Tự sự NT3 gồm:
Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài: Tự sự theo ĐNBN là lối kể khách
quan, tái hiện trực tiếp hiện thực qua hoạt động bên ngoài của thế giới nhân vật.
Người kể chuyện chỉ kể những điều anh ta thấy. Ở đây, không có sự miêu tả những
ý nghĩ bên trong, không có sự lược thuật, hồi tưởng về quá khứ của nhân vật. Người
đọc phải chủ động suy đoán để đưa ra kết luận cho riêng mình. Trong truyện ngắn
kể theo ĐNBN, nhân vật và các chi tiết thường nhiều, đòi hỏi năng lực quan sát
cũng như cảm nhận tinh tế của NKC. Và người đọc muốn hiểu được những điều
nhà văn thể hiện trong tác phẩm phải có tri thức, có sự hiểu biết nhất định, phải tinh
tế, nhạy cảm. Khi người kể tự hạn chế điểm nhìn trong một giới hạn thực chất là
anh ta muốn mở ra một giới hạn mới cho người đọc khám phá. Hình thức trần thuật
này có tính khơi gợi rất lớn.
Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong: Tự sự theo ĐNBT là hình thức
mà NKC lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm “chỗ đứng” trần thuật của mình.
Người kể chuyện nhìn sự vật, hiện tượng theo điểm nhìn của nhân vật. Trong những
35
truyện kể ở NT3 theo ĐNBT vì có sự tự hạn chế của NKC vào một phạm vi ý thức
chủ quan nào đó nên thường thấy có sự can dự khá rõ của người kể. Ta thường bắt
gặp trong các tác phẩm hiện tượng lời người kể xen lẫn lời nội tâm của nhân vật.
NKC có thể kể theo điểm nhìn của một hoặc nhiều nhân vật kết hợp với điểm nhìn
của NKC.
Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp: Tự sự theo ĐNPH là hình thức tự
sự có phối hợp nhiều quan điểm trần thuật. Trong tác phẩm luôn có sự dịch chuyển
điểm nhìn (từ ĐNBN thành ĐNBT và ngược lại) tùy thuộc vào sự phát triển của các
tình tiết. Nhờ có sự dịch chuyển góc nhìn thường xuyên, nhà văn mở rộng tầm khái
quát, giúp người đọc tiếp cận sâu hơn hiện thực để nhận thức bản chất của nó một
cách toàn diện hơn.
Tự sự NT1 gồm:
Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến: Tự sự NT1 theo ĐNĐT là hình
thức tự sự mà ở đó tác giả chọn một nhân vật xưng “tôi” để kể chuyện. Đó là cái
“tôi” suy ngẫm, độc thoại, tự ý thức.
Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến: Tự sự NT1 theo ĐNĐaT là hình
thức tự sự mà ở đó điểm nhìn có sự dịch chuyển trên hai hay nhiều NKC xưng
“tôi”. Cái “tôi” này không phải là sự phân thân của một cái “tôi” nào đó. Chúng tồn
tại với tư cách là những chủ thể độc lập, thể hiện rõ sự mâu thuẫn nội tại trong ý
thức. Nói cách khác, mỗi cái “tôi” đều được miêu tả như một ý thức. Có trường hợp
người kể xưng “tôi” giữ vai trò giới thiệu nhân vật, dẫn ra câu chuyện rồi sau đó
“bàn giao” việc kể cho một cái “tôi” khác, cũng có thể NKC ở NT1 là những nhân
vật tham gia vào các tình tiết và có sự giao lưu với các nhân vật khác hoặc là nhiều
NKC lồng ghép hai mạch kể trong thế đối sánh, lời của hai người kể bổ sung, xen
kẽ cho nhau, điểm nhìn cứ di động từ cái “tôi” này qua cái “tôi” khác, có tác dụng
“khiêu khích đối thoại”.
Ngôi kể và điểm nhìn luôn gắn liền nhau. Điểm nhìn nghệ thuật (the point of
view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu tự sự. Điểm nhìn trong ĐNNT không
chỉ là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật” mà nó còn mang tính
36
chất tâm lí, là “chỗ đứng” thể hiện lập trường, tư tưởng, quan điểm của nhà văn.
Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm
nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Có
nhiều người đề xuất cách gọi “điểm nhìn” là “nhãn quan”, “điểm quan sát”, “tiêu cự
trần thuật” nhưng theo chúng tôi, dùng khái niệm “điểm nhìn” là phù hợp hơn cả
vì điểm nhìn còn thể hiện lập trường, tư tưởng của nhà văn. Khi nghiên cứu ĐNNT,
người ta chia điểm nhìn thành các loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật,
điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng,
điểm nhìn tu từ Điểm nhìn nghệ thuật dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản
ngôn từ. Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách
“ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các ĐNNT.
2.1.3. Giọng điệu trần thuật
Các nhà nghiên cứu nước ngoài thường phân biệt voice (giọng) và tone (giọng
điệu). Trong A dictionary of stylistics (Từ điển phong cách học), Katie Wales quan
niệm: voice được dùng “để miêu tả ai là người nói trong trần thuật”; tone “được
dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những
cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt nào đó” (dẫn theo [27]). Ở Giọng điệu trong thơ
trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp có dẫn ra những quan niệm về voice và tone: Bách
khoa thư Mỹ diễn giải voice là “âm thanh do sinh vật phát ra”, tone là “âm thanh
được xét trong sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó”;
M.Bakhihtin sử dụng khái niệm golos (phát ngôn âm thanh mang tính cảm xúc, thái
độ, lập trường của chủ thể) khi nói về giọng điệu. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận:
“Nhìn một cách tổng quát, giữa voice và tone có điểm gặp gỡ: đều mang đặc tính
âm thanh. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này là ở chỗ, so với voice, tone hàm
chứa màu sắc, thái độ, cảm xúc, quan niệm của người nói rõ hơn” [50, tr. 33 - 34].
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về giọng: “1. Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói,
tiếng hát; 2. Cách phát âm riêng của một địa phương; 3. Cách diễn đạt bằng ngôn
ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định; 4. Gam đã xác định âm chủ” [152, tr. 424]
và giọng điệu là “giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định” [152, tr. 424].
37
Trần Đình Sử đã đưa ra nhận định cô đọng về vấn đề nghiên cứu giọng điệu: “Trên
thế giới, vấn đề giọng điệu được nghiên cứu khi thì nghiêng về vấn đề giọng nói, âm
thanh (voice, golos) như M. Bakhtin (1895 - 1975) và W. Boothe (1921 - 1985), khi
thì nghiêng về điệu, chủ điệu (tone) như I. A.Richards (1893 - 1981). Khái niệm
tiếng Việt “giọng điệu” hình như bao hàm được một lúc cả hai mặt đó ” [50, tr. 7].
Như vậy, ta có thể hiểu giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật lí như cường độ,
trường độ, cách phối âm, âm lượng còn giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ
tâm lí, biểu hiện thái độ buồn vui, giận hờn, yêu ghét, trân trọng
Khái niệm “giọng điệu” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:
Phan Cự Đệ cho rằng: “Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nên
phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.” [47, tr. 113].
Tác giả cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện khẳng định: “Giọng điệu
chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi
ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng đánh giá và thói quen cá nhân sử
dụng ngôn từ trong khía cạnh tình huống cụ thể.” [78, tr. 154].
K.Danliger và Johnson trong Nhập môn phê bình văn học đã viết: “Giọng
điệu là phạm trù có liên quan đến tất cả các yếu tố tạo nên văn phong như cách
diễn đạt, hình tượng, cú pháp là biểu hiện của thái độ về đối tượng.” [13, tr. 67].
Lê Huy Bắc cũng chỉ ra: “Giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý,
biểu hiện thái độ buồn, vui, giận” [13, tr. 67].
Nguyễn Đăng Điệp quan niệm giọng điệu như một hiện tượng nghệ thuật.
“Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn
nghệ thuật”, “Giọng điệu là sự thể hiện lập trường xã hội, thái độ, tình cảm, thị
hiếu thẩm mĩ, sở trường ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp
và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt” [49, tr. 34 - 35].
Nhà nghiên cứu Bích Thu cũng đồng quan điểm: “Giọng điệu được thiết kế
bởi mối quan hệ, thái độ lập trường, tình cảm của NKC với các hiện tượng, các
sự kiện được miêu tả cũng như người nghe thì tạo thành giọng điệu trần thuật”
[79, tr. 123].
38
Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giọng điệu nhưng hầu hết các
ý kiến đều thống nhất cho rằng:“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn
quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần,
thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [70, tr. 113].
Trong Trần thuật học: Nhập môn lí thuyết trần thuật, người viết đã phân
biệt: Giọng điệu thuộc văn bản (hoặc trong văn bản) là những giọng điệu của NKC
(bằng “giọng điệ...gành nghiên cứu
văn học ở Việt Nam”, Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, tr. 46 - 55.
9. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên
soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
10. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu
hiện đại”, phebinhvanhoc.com.vn/?p=1823, ngày 02/06/2012.
11. Đào Tuấn Ảnh (2007), “Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam
qua so sánh với văn xuôi Nga”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr. 39 - 57
12. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 45 - 50.
13. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Thi pháp
học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 335 - 346.
153
14. Lê Huy Bắc (tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế
giới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
15. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại
Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Barthes & Roland. (2004), Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Tôn Quang
Cường dịch từ bản tiếng Nga), trang web http:// evan.vnexpress.net
News/phe-binh/ly-luan/2004/01/3B9AD49E.
18. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau
1975 (Khảo sát trên nét lớn), Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Bình (1996), Mấy nhận xét về nhân vật của Văn xuôi Việt Nam sau
1975,50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội, tr. 217 - 226.
20. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Tạp chí Văn
học, (9), tr. 69 - 75.
21. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn
xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (4), tr. 25.
22. Nguyễn Thị Bình (2007), “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công
đáng chú ý của văn xuôi sau 1975”, Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch
sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 351 - 367.
23. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những đổi mới cơ
bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Ngô Vĩnh Bình (2003), “Nguyễn Minh Châu - cuộc đời và văn nghiệp”, Nguyễn
Minh Châu về tác gia và tác phẩm, tr. 419 - 421.
25. Boyd W. (2006), Lược sử truyện ngắn, Hà Linh dịch, (nguồn Tạp chí Prospect)
Http:///evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghien- cuu/2006/05/3B9ACF93/
26. Nguyễn Thị Mai Chanh (2004), Nghệ thuật trần thuật trong hai tập truyện ngắn
“Gào thét” và “Bàng hoàng” qua các tác phẩm kể theo ngôi thứ 3 của Lỗ
Tấn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Thái Nguyên.
154
27. Nguyễn Thị Mai Chanh (2008), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện
ngắn Gào thét và Bàng hoàng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành: Văn
học Trung Quốc, Viện Văn học
28. Nguyễn Minh Châu (1983), “Nghĩ về truyện ngắn”, Báo Văn nghệ, số ra ngày 4/5.
29. Nguyễn Minh Châu (1986), Bến quê (tập truyện ngắn), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
30. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa”, phebinhvanhoc.com.vn/?p=134 , ngày 15/04/2012.
31. Nguyễn Minh Châu (2001), Toàn tập, tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội.
32. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn (Tôn Phương Lan sưu tầm,
tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Nguyễn Minh Châu (2009), Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội.
35. Nguyễn Minh Châu (2011), Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.
36. Combley, Paul (2008), “Chủ nghĩa hiện thực và giọng kể tự sự” (Phạm Phương
Chi dịch), Tạp chí Văn học nước ngoài, (5), tr. 137.
37. Nguyễn Đức Dân (2000), “Hiện tượng đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học”, Tạp
chí Văn học, (3), tr. 27 - 32.
38. Daniel Grojnowski (1993), Đọc truyện ngắn, (Trần Hinh, Phùng Ngọc Kiên
dịch, tài liệu ở dạng bản thảo).
39. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
40. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
41. Hà Huy Dũng (2007), Người kể chuyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết
Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
42. Phạm Văn Dũng (2010), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
nhìn từ góc độ thi pháp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
155
43. Đặng Anh Đào (2002), “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài
hiện tượng đáng lưu ý”, Tự sự học, một số vấn đề lịch sử và lí luận, tr. 170 - 184.
44. Đặng Anh Đào (2002), “Từ nguyên tắc đa âm tới một số hiện tượng văn học
Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 24.
45. Phan Cự Đệ (1983), Các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội
46. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam Lịch sử - Thi pháp - Chân dung,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
49. Nguyễn Đăng Điệp (1996), “M. Bakhtin và lí thuyết về giọng điệu đa thanh
trong tiểu thuyết”, Văn học nước ngoài, (1), tr. 212 - 216.
50. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
51. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.
52. Nguyễn Đăng Điệp, Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, (tập 2), NXB Giáo dục,
Hà Nội.
53. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam (tuyển
chọn và biên soạn), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
54. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn, Hà Nội.
55. Trịnh Bá Đĩnh (2007), “Phân tích văn học theo phương pháp cấu trúc”, Lí luận -
Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
56. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
57. Nguyễn Trung Đức (1993), “Tự sự nhiều người kể trong “Kí ức về một cái chết
được báo trước” của G. Macket”, Tạp chí Văn học, (2), tr. 63 - 68.
58. Hà Minh Đức (1988), Đi tìm chân lí nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
59. Hà Minh Đức (2001), Văn chương tài năng và phong cách, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
60. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
156
61. Hoàng Minh Đức (2010), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau
1945, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
62. Hoàng Cẩm Giang (2007), Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ
XXI, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
63. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Chương trình KHCN
cấp Nhà nước KX - 07.
64. Lê Thị Thanh Hà (1996), Tìm hiểu một vài thành tựu đổi mới nổi bật về văn
xuôi Việt Nam từ sau 1975 qua hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Nguyễn
Khải, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
65. Nguyễn Việt Hà (2006), Hình tượng tác giả trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Thái Nguyên.
66. Hồ Thế Hà (2008), “Hướng dẫn tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn
Việt Nam từ sau 1975”, ngày 9/6/2008.
67. Nguyễn Thị Thanh Hải (2011), Yếu tố triết luận trong truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu sau năm 1975, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
68. Hamburger & Kate (2004), Lô gíc học các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch,
Trần Ngọc Vương dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
69. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2004), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
70. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển
Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
71. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
157
72. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2005), Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau 1975, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
73. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
74. Hoàng Ngọc Hiến (2008), Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và
chủ nghĩa hậu hiện đại,
75. Đỗ Thị Hiên (2007), Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải
và Nguyễn Minh Châu, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
76. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới đọc và bình văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
77. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
78. Nguyễn Thái Hòa (2000) , Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, H.
79. Nguyễn Trọng Hoàn (2007), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
80. Phạm Thị Hồng (2010), Nghệ thuật trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Huệ (1998), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ
1980 đến 1986 qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Khải - Ma Văn
Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học.
82. Hoàng Thị Huệ (2012), Khuynh hướng tiểu thuyết ngắn trong văn học đương
đại Việt Nam (từ 1986 đến nay), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học
Xã hội.
83. Nguyễn Thị Huệ (1998), "Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn
Kháng những năm 80", Tạp chí Văn học, (2), tr. 49 - 57.
84. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 1975 -
1995, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội.
85. Mai Hương (1999), Văn học - một cách nhìn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
86. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2001), Nguyễn Minh Châu, tài năng và
sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
158
87. Mai Hương (chủ biên) (2010), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập 3 (từ
sau năm 1975), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
88. Nguyễn Khải (1960), Mùa lạc, (tập truyện ngắn), Nxb Văn học, Hà Nội.
89. Nguyễn Khải (1961), Xung đột (truyện dài), Nxb Văn học, Hà Nội.
90. Nguyễn Khải (1976), Tháng Ba ở Tây Nguyên (ký sự), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
91. Nguyễn Khải (1978), Chủ tịch huyện, Nxb Văn học, Hà Nội.
92. Nguyễn Khải (1980), Một người Hà Nội (tập truyện), Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
93. Nguyễn Khải (1984), Văn học giai đoạn cách mạng mới, Nxb Tác phẩm mới,
Hà Nội.
94. Nguyễn Khải (1997), Truyện ngắn và Tạp văn, Nxb Trẻ, Hà Nội.
95. Nguyễn Khải (1997), Truyện ngắn và Tạp văn, Nxb Trẻ, Hà Nội.
96. Nguyễn Khải (1999), Chuyện nghề, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
97. Nguyễn Khải (2004), Tạp văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
98. Nguyễn Khải (2007), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
99. Ma Văn Kháng (1980), Góc rừng xinh xắn (tập truyện ngắn), Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
100. Ma Văn Kháng (1987), “Cần chú ý tình huống và ngôn ngữ truyện ngắn”, Tạp
chí Văn nghệ quân đội, (10).
101. Ma Văn Kháng (1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
102. Ma Văn Kháng (1997), Lá xanh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
103. Ma Văn Kháng (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
104. Ma Văn Kháng (2008), Trốn nợ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
105. Ma Văn Kháng (2010), Một chiều dông gió (tập truyện ngắn), Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
106. Ma Văn Kháng (2013), Phút giây huyền diệu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
159
107. M.B. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn
học, Lê Sơn - Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
108. M.B. Khrapchenkô (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
109. Tôn Phương Lan (1996), "Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu”, Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, tr. 278 - 296.
110. Tôn Phương Lan (2003), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
111. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
112. Phạm Thị Lan (2001), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Thái Nguyên.
113. Cao Kim Lan (2008), “Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R.
Kellogg”, Nghiên cứu Văn học (10), tr. 26.
114. Phong Lê (1992), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
115. Phong Lê (1993), “Văn học những năm 80”, Tạp chí Văn học, (3), tr. 66 - 70.
116. Phong Lê (1994), Văn học công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
117. Phong Lê (2005), “Trữ lượng Ma Văn Kháng”, Tạp chí Văn nghệ, (20), tr. 19 - 21.
118. Phong Lê (2008), Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
119. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách
mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
120. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
121. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc
đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
122. Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ
góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
160
123. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2012), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại,
tập 2 (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
124. ILin. I. P. và Atzrganova. E. A. (chủ biên) (2003), Các khái niệm và thuật ngữ
của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu Hoa Kì thế kỉ 20, (Đào Tuấn
Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
125. Lotman I. U. M. (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương,
Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
126. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
127. Phương Lựu (2005), Cây bút đời người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
128. Phương Lựu (2008), “Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật”, Tự sự học - một số
vấn đề lý luận và lịch sử (phần 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 190 - 208.
129. Phương Lựu (chủ biên) (2008), Lý luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
130. Nguyễn Thị Mai (2011), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới dưới góc
nhìn tự sự, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
131. Manfred J. (2005), Trần thuật học: Nhập môn lí thuyết trần thuật (Nguyễn Thị
Như Trang dịch, tài liệu ở dạng bản thảo).
132. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Những ngày tháng cuối cùng gặp Nguyễn Minh
Châu; Nguyễn Minh Châu - con người và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
133. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
134. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
135. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2002), Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải,
Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học.
136. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.
137. Hồ Thị Thanh Nga (2011), Lạ hóa trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
161
138. Phạm Thị Thanh Nga (2012), Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội.
139. Phạm Duy Nghĩa (2006), Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
140. Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật
phát triển”, Tạp chí Văn học, (4), tr. 9 - 13.
141. Lê Thanh Ngọc (2004), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng sau 1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn.
142. Nguyễn Tri Nguyên (1966), “Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975”,50 năm văn học Việt Nam sau Cách
mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 249 - 256.
143. Lã Nguyên (1999), "Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn",
vanhoanghean.com.vn, ngày 31/1/2012.
144. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
145. Đào Thủy Nguyên (2003), Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong
sáng tác của Nguyễn Khải, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trung tâm Khoa học
xã hội và Nhân văn Quốc gia.
146. Đào Thủy Nguyên (2007), “Vùng biên ải - vùng thẩm mĩ đặc sắc trong hành
trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Khoa học & Công
nghệ, (3), Đại học Thái Nguyên, tr. 15 - 20.
147. Đào Thủy Nguyên (2008), “Truyện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh
tinh thần con người vùng cao”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (3), Đại
học Thái Nguyên, tr. 56 - 63.
148. Đào Thuỷ Nguyên (2008), Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải
trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
149. Đào Thuỷ Nguyên (chủ nhiệm đề tài) (2009), Đặc điểm truyện ngắn của Ma
Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Đại học Thái Nguyên.
162
150. Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải (tập 1), Nxb
Văn học, Hà Nội.
151. Nhiều tác giả (1984), Văn học Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb
Tác phẩm mới, Hà Nội.
152. Nhiều tác giả (1988), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
153. Nhiều tác giả (1996), 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
154. Nhiều tác giả (1997), Hồi sinh cho một kiếp người (truyện ngắn và ký chọn
lọc), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
155. Nhiều tác giả (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn học, Hà Nội.
156. Nhiều tác giả (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
157. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
158. Nhiều tác giả (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu
và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
159. Đỗ Hải Phong (2007), “Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện
đại”, Tự sự học - một số vấn đề lịch sử và lí luận, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội, tr. 116 - 125.
160. Vũ Đình Phùng (2005), Tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện
ngắn đương đại (Qua truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy
Thiệp), Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
161. Nguyễn Thị Hải Phương (2004), Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
162. Pospelov. G. N (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, 2 tập, Nxb Giáo dục, H.
163. Bùi Huy Quảng (chủ biên) (2010), Văn học Việt Nam sau năm 1975 và các tác
phẩm được đưa vào chương trình phổ thông, Nxb Đại học Thái Nguyên.
163
164. De Saussure F. (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Bản dịch Cao
Xuân Hạo), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
165. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
166. Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền, Lê Lưu Oanh (2008), Tự sự học - một số vấn
đề lý luận và lịch sử, tập 1 - 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
167. Trần Đình Sử (2010), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
168. Diệp Tú Sơn (1991), Mỹ học tiểu thuyết (Kim Sơn dịch), Nxb Đông Phương
169. Hà Công Tài, Phan Diễm Phương (tuyển chọn và giới thiệu) (2004), Nguyễn
Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
170. Lê Thời Tân (2008), “Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết”,
phebinhvanhoc.com.vn/?p=4406 , ngày 8/12/2012.
171. Lê Thời Tân (2013), “Tiếp cận Diễn ngôn: Cấu trúc nhị nguyên luận F. de
Saussure và Ngôn quyển đối thoại luận của M. Bakhtin”, phebinhvanhoc.
com.vn, ngày 16/ 5/ 3013.
172. Bùi Việt Thắng (1993), “Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu (một khía cạnh thi pháp thể loại)”, Kỉ yếu Hội thảo 5 năm ngày mất
Nguyễn Minh Châu, Hội Văn nghệ Nghệ An.
173. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
174. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
175. Nguyễn Thị Minh Thanh (2005), Khuynh hướng triết luận trong một số sáng
tác gần đây của Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Viện Văn học.
176. Hồ Thị Thanh (2011), Lạ hóa trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh
Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
177. Lê Nguyễn Hạnh Thảo (2010), Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn
Khải thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
164
178. Đỗ Phương Thảo (2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng
(qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa
học xã hội.
179. Phùng Gia Thế (2007), Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn
học Việt Nam sau 1986,
180. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), "Con người giữa dòng xoáy của những ham
muốn đời thường", Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tr. 7 - 8.
181. Nguyễn Ngọc Thiện (2010), Lý luận phê bình đời sống văn chương, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
182. Đào Tiến Thi (1996), Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau năm
1975, Luận văn thạc sĩ Văn học.
183. Bích Thu (1995), "Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ
thống mô típ chủ đề", Tạp chí Văn học, (4), tr. 24 - 28.
184. Bích Thu (1996), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí Văn
học, (9), tr. 32 - 36.
185. Bích Thu (1997), “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
những năm tám mươi đến nay”, Tạp chí Văn học, (10), tr. 56 - 65.
186. Nguyễn Thị Bích Thu (2007), Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
(nhìn từ góc độ thi pháp thể loại), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam.
187. Lý Hoài Thu (2001), “Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học
thời kỳ đổi mới”, tapchisonghuong.com.vn, ngày 7/9/2009.
188. Phan Trọng Thưởng (2001), Văn chương tiến trình - tác giả - tác phẩm, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
189. Ngô Thu Thuỷ (2013), Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985),
Luận án tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học Xã hội.
190. Nguyễn Thị Thu Thủy (2003), Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện), Luận án tiến sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
165
191. Lê Thị Hương Thủy (2013), Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ
góc độ thể loại), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội.
192. Todorv T. (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch) (2004), Thi pháp văn xuôi,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
193. Lê Ngọc Trà (2002), “Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới”,
phebinhvanhoc.com.vn, ngày 22/8/2012.
194. Lê Dục Tú (2012), “Truyện ngắn đương đại về đề tài chiến tranh - những đổi mới
trong tư duy thể loại”, bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=2344 , nguồn Tạp
chí Văn nghệ quân đội.
195. Lê Dục Tú (2012), “Đội ngũ nhà văn Việt Nam viết truyện ngắn đương đại”,
tonvinhvanhoadoc.vn, nguồn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
196. Hoàng Ngọc Tuấn (1999), “Viết: từ hiện đại đến hậu hiện đại”, vietbao.vn/
Van-hoa, ngày 13/9/2006.
197. Phùng Văn Tửu (1996), “Một phương diện của truyện ngắn”, Tạp chí Văn học,
(2), tr. 15 - 19.
198. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
199. Phạm Thị Tuyên (2002), Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu
Huệ, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.
200. Trịnh Thu Tuyết (2001), Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của
văn xuôi đương đại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
201. Lê Phong Tuyết (2005), "Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật",
Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr. 75 - 89.
202. Lê Phong Tuyết (2008), “Người kể chuyện trong văn xuôi”, Văn học nước
ngoài, (5), tr. 120 - 136.
203. Trần Thanh Việt (2010), Một số vấn đề về đổi mới thi pháp thể loại trong
truyện ngắn Việt Nam đương đại, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
166
204. Trần Thị Xuyến (2007), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Cao, Luận
văn thạc sỹ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
205. Trần Đăng Suyền (chủ biên) (2010), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại
(tập 1) (từ đầu thế kỷ XX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội.
206. Nguyễn Thị Hải Yến (2010), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Thái Nguyên.
TIẾNG ANH
207. Abrams M. H. (1993), A glossary of literary terms (sixth edition), Harcourt
Brace Jovanovich College Pulishers, The United States of America.
208. Brian Edwards (1998), Theories of play and postmodern fiction, Garland
publicshing, Inc, pp xii
209. Brooks C. & Waren R. P. (1961), Modern Rhetoric (Shorter Ediction),
Harcout, Brace & World, Inc.
210. Clayton & Jay (2008), Genette: The non - Narrative Moment and the Impossibility
of Repetition,
211. Derek P. R. (2006), Getting through Genette’s Narrative Disourse (Narrative
Theory),
212. Landa J. A. G. (2005), Time structure in story (Narriative Theory), University
of Zaragoza,
167
Phụ lục
NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN
STT TÊN TÁC PHẨM
NGÔI THỨ BA NGÔI THỨ NHẤT
Điểm
nhìn bên
ngoài
(ĐNBN)
Điểm
nhìn bên
trong
(ĐNBT)
Điểm
nhìn phức
hợp
(ĐNPH)
Điểm
nhìn đơn
tuyến
(ĐNĐT)
Điểm
nhìn đa
tuyến
(ĐNĐaT)
I. Nguyễn Minh Châu
1 Bức tranh ĐNĐT
2
Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành
ĐNĐaT
3 Cơn giông ĐNPH
4 Mẹ con chị Hằng ĐNPH
5 Đứa ăn cắp ĐNPH
6 Sắm vai ĐNĐT
7 Hương và Phai ĐNBN
8 Lũ trẻ ở dãy K ĐNBN
9 Dấu vết nghề nghiệp ĐNĐT
10 Bến quê ĐNBT
11 Chiếc thuyền ngoài xa ĐNĐaT
12 Một lần đối chứng ĐNĐT
13 Khách ở quê ra ĐNPH
14 Sống mãi với cây xanh ĐNĐaT
15 Cỏ lau ĐNĐaT
16 Mùa trái cóc ở Miền Nam ĐNĐaT
17 Phiên chợ Giát ĐNPH
Tỷ lệ 2/17 1/17 5/17 4/17 5/17
II Nguyễn Khải
1
Hai ông cháu ở Đồng Tháp
Mười
ĐNĐaT
2 Người ngu ĐNĐT
3 Nắng chiều ĐNĐaT
4 Một người Hà Nội ĐNĐaT
168
STT TÊN TÁC PHẨM
NGÔI THỨ BA NGÔI THỨ NHẤT
Điểm
nhìn bên
ngoài
(ĐNBN)
Điểm
nhìn bên
trong
(ĐNBT)
Điểm
nhìn phức
hợp
(ĐNPH)
Điểm
nhìn đơn
tuyến
(ĐNĐT)
Điểm
nhìn đa
tuyến
(ĐNĐaT)
5 Đời khổ ĐNĐT
6 Luật trời ĐNPH
7
Cặp vợ chồng ở chân động
Từ Thức
ĐNĐT
8 Hậu duệ dòng họ Ngô Thì ĐNĐT
9 Chuyện tình của mỗi người ĐNĐaT
10 Anh hùng bĩ vận ĐNĐT
11 Đổi đời ĐNĐT
12 Sống giữa đám đông ĐNĐT
13 Nơi về ĐNBN
14 Những người già ĐNĐT
15 Mẹ và bà ngoại ĐNĐT
16 Thầy Minh ĐNĐT
17 Ông cháu ĐNPH
18 Đã từng có những ngày vui ĐNĐT
19 Lính chữa cháy ĐNĐT
20 Lãng tử ĐNPH
21 Một bàn tay và chín bàn tay ĐNĐT
22 Đàn ông ĐNĐaT
23 Một chiều mùa đông ĐNĐT
24 Phía khuất mặt người ĐNĐT
25 Đàn bà ĐNPH
26 Chị Mai ĐNĐaT
27 Mẹ và các con ĐNĐT
28
Sư già chùa Thắm và ông
Đại tá về hưu
ĐNBT
169
STT TÊN TÁC PHẨM
NGÔI THỨ BA NGÔI THỨ NHẤT
Điểm
nhìn bên
ngoài
(ĐNBN)
Điểm
nhìn bên
trong
(ĐNBT)
Điểm
nhìn phức
hợp
(ĐNPH)
Điểm
nhìn đơn
tuyến
(ĐNĐT)
Điểm
nhìn đa
tuyến
(ĐNĐaT)
29 Cái thời lãng mạn ĐNĐT
30 Những năm tháng yên tĩnh ĐNĐT
Tỷ lệ 1/30 1/30 4/30 18/30 6/30
III Ma Văn Kháng
1 Vệ sĩ của quan châu ĐNPH
2 Giàng Tả, kẻ lang thang ĐNPH
3 Móng vuốt thời gian ĐNBN
4 Seo Ly, kẻ quấy động tình trường ĐNBN
5 Trung du chiều mưa buồn ĐNĐT
6 Trái chín mùa thu ĐNPH
7 Xóm giềng ĐNBN
8 Mẹ và con ĐNBT
9 Người giúp việc ĐNĐT
10 Tóc Huyền màu bạc trắng ĐNĐaT
11 Trăng soi sân nhỏ ĐNPH
12 Thanh minh trời trong sáng ĐNBN
13 Những người đàn bà ĐNBN
14 Chọn chồng ĐNBN
15 Bến bờ ĐNBT
16 Chợ hoa phiên áp tết ĐNBN
17 Miền an lạc vĩnh hằng ĐNĐT
18 Nhiên ! Nghệ sỹ múa ĐNĐaT
19 Nợ đời ĐNĐaT
20 Một chiều giông gió ĐNPH
170
STT TÊN TÁC PHẨM
NGÔI THỨ BA NGÔI THỨ NHẤT
Điểm
nhìn bên
ngoài
(ĐNBN)
Điểm
nhìn bên
trong
(ĐNBT)
Điểm
nhìn phức
hợp
(ĐNPH)
Điểm
nhìn đơn
tuyến
(ĐNĐT)
Điểm
nhìn đa
tuyến
(ĐNĐaT)
21 Suối mơ ĐNĐT
22 Chị Thiên của tôi ĐNĐT
23 Thầy Khiển ĐNĐT
24 Quê nội ĐNBN
25 Đợi chờ ĐNBT
26 Ngày đẹp trời ĐNPH
27 Mất điện ĐNBN
28 Kiểm - chú bé - con người ĐNPH
29 Một chốn nương thân ĐNPH
30 Ngẫu sự ĐNBN
31 Heo may gió lộng ĐNPH
32 Hoa gạo đỏ ĐNBN
33 Bồ nông ở biển ĐNPH
34 Anh thợ chữa khóa ĐNĐT
35 Cái Tý Ngọ ĐNBN
36 Ngoại thành ĐNBN
37 Phép lạ thường ngày ĐNPH
38 San Cha Chải ĐNBN
Tỷ lệ 14/38 3/38 11/38 7/38 3/38
Dựa vào lý luận tự sự học hiện đại, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại
các hình thức trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng và nhận thấy hình thức tự sự ở ngôi thứ hai hoàn toàn
vắng bóng. Hình thức tự sự ở NT1 và NT3 được vận dụng biến hóa, linh hoạt và
đều được đặc biệt quan tâm. Trong các tác phẩm kể ở NT1 (gồm ĐNĐT và
171
ĐNĐaT) thì ĐNĐT chiếm tỉ lệ lớn hơn (Nguyễn Minh Châu: ĐNĐT chiếm 4/17
truyện, ĐNĐaT chiếm 5/17; Nguyễn Khải: ĐNĐT chiếm 18/30 truyện, ĐNĐaT
chiếm 6/30 truyện; Ma Văn Kháng: ĐNĐT chiếm 7/38, ĐNĐaT chiếm 3/38
truyện). Trong các tác phẩm kể ở NT3, tác giả sử dụng chủ yếu là ĐNBN và ĐNPH
(Nguyễn Minh Châu: ĐNBN chiếm 2/17 truyện, ĐNBT chiếm 1/17 truyện, ĐNPH
chiếm 5/17 truyện; Nguyễn Khải: ĐNBN chiếm 1/30 truyện, ĐNBT chiếm 1/30
truyện, ĐNPH chiếm 4/30 truyện; Ma Văn Kháng: ĐNBN chiếm 14/38 truyện,
ĐNBT chiếm 3/38 truyện, ĐNPH chiếm 11/38 truyện). Qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy, Nguyễn Minh Châu thường sử dụng lối kể NT1 theo ĐNĐaT (5/17);
Nguyễn Khải chủ yếu kể theo NT1 với ĐNĐT (18/30 truyện) còn Ma Văn Kháng
lại chủ yếu kể theo NT3 với ĐNBN (14/38 truyện).