BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Nam
NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
TP. Hồ Chí Minh - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Nam
NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬ
218 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Vietnam motor show” từ năm 2012 đến năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẬT
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Hoàng Minh Phúc
TP. Hồ Chí Minh - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật trưng bày tại
các triển lãm thương mại “Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm
2017 là công trình nghiên cứu của tôi viết. Các kết quả nghiên cứu và kết luận
trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa từng bảo vệ ở bất kỳ học
vị nào. Việc tham khảo các tài liệu đƣợc trích dẫn và ghi nguồn đúng quy
định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Hồ Nam
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .... i
BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT .......... iv
MỞ ĐẦU ..... 1
NỘI DUNG ..... 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN,
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY TẠI CÁC TRIỂN LÃM
THƢƠNG MẠI “MOTOR SHOW” TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI .. 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....... 9
1.2. Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài luận án ..... 24
1.3. Khái quát về nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm thƣơng mại “Motor Show”
tại Việt Nam và thế giới .. 36
Tiểu kết .. 49
Chƣơng 2: HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017 .. 51
2.1. Bố cục không gian .. 53
2.2. Tạo hình .. 62
2.3. Ánh sáng ..... 79
2.4. Các nghệ thuật trình diễn và âm thanh ................................................... 90
Tiểu kết ...... 96
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ THẨM MỸ VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
CỦA NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI
“VIETNAM MOTOR SHOW” ......... 98
3.1. Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm thƣơng mại
“Vietnam Motor Show” ................ 98
3.2. Xu hƣớng phát triển thẩm mỹ của nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm
thƣơng mại “Vietnam Motor Show” ............... 125
iii
Tiểu kết .... 146
KẾT LUẬN ............. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............... 154
PHỤ LỤC ............ 166
iv
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
h. hình
HN Hà Nội
NCS Nghiên cứu sinh
Ng: Nguồn trích dẫn
NTTB Nghệ thuật trƣng bày
Nxb Nhà xuất bản
TLTM Triển lãm thƣơng mại
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
tr. trang
VAMA Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (Vietnam
Automobile Manufacturers’ Aossication, tên viết tắt giao
dịch VAMA)
VMS Vietnam Motor Show (Tạm dịch: Trƣng bày Ô tô Việt
Nam)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động triển lãm thương mại Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ Pháp
thuộc. Trải qua một chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh dân
tộc, phải đến thời điểm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, diện mạo mỹ thuật
trong vấn đề trưng bày tại các triển lãm thương mại (TLTM) mới có sự biến
chuyển rõ nét và trở nên đa dạng trong những năm đầu thế kỷ 21 nhờ sự tiến
bộ của khoa học và công nghệ. “Vietnam Motor Show” (tạm dịch: Trưng bày
Ô tô Việt Nam - VMS) là sự kiện TLTM mang tầm quốc gia và quốc tế được
tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002 tại Hà Nội.
Các kỳ TLTM VMS đều tăng nhanh số lượng khách tham quan, đối tác
và ký kết thành công nhiều hợp đồng thương mại giá trị. Việc tổ chức được
thường niên sự kiện này tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh khẳng định vị thế và
sự ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội. Năm 2012 với chiến lược “Hướng
tới người tiêu dùng” và để đảm bảo cho sự kiện lần thứ 8 diễn ra một cách
chuyên nghiệp, Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đã đưa ra
những lựa chọn khắt khe với đối tác tổ chức và truyền thông dựa theo tiêu
chuẩn quốc tế, góp phần tạo nên diện mạo mới trong nghệ thuật trưng bày
(NTTB) tại các TLTM VMS.
Kể từ sự kiện này những hình thức biểu hiện của tạo hình không gian
có sự biến chuyển rõ nét, có giá trị lan tỏa và ảnh hưởng tới NTTB tại các
TLTM Việt Nam nói chung. Trong NTTB tại các TLTM VMS có thể thấy:
Thứ nhất, tư duy mỹ thuật trong vấn đề bố cục không gian, tạo hình, nhịp
điệu, đường nét, màu sắc, chất liệu và chiếu sáng được chú trọng, đáp ứng
quy luật vốn có của thẩm mỹ học và nghệ thuật học; Thứ hai, là loại hình
nghệ thuật có tính chiếm lĩnh không gian thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng,
2
đã có sự vận dụng linh hoạt các xu hướng mỹ thuật Hiện đại và tiếp thu xu
hướng mỹ thuật Hậu hiện đại thông qua các kỳ TLTM VMS những năm gần
đây; Thứ ba, giá trị tạo sự khác biệt độc đáo tạo hình mang bản sắc Việt được
đề cập và khai thác ngày càng sâu sắc khi hội nhập và tiếp biến với NTTB tại
các TLTM “Motor Show” có nguồn gốc phương Tây. NTTB tại các TLTM
VMS là một trong những thành tố quan trọng góp phần tôn vinh và nâng cao
giá trị các sản phẩm hàng hóa, tăng cường xúc tiến thương mại, trực tiếp tạo
đà phát triển kinh tế xã hội.
Từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa có hệ thống nghiên cứu một cách
toàn diện về vấn đề này. Trên thực tế công tác lý luận phê bình mỹ thuật lĩnh
vực NTTB tại các TLTM nói chung và NTTB tại các TLTM VMS nói riêng
gần như chưa được đề cập. Nhiệm vụ đặt ra với công tác lý luận phê bình là
cần phải hướng tới những tiếp cận lý thuyết khoa học, áp dụng các thành tựu
mới của xã hội hiện đại để nâng tầm chất lượng thẩm mỹ cho NTTB tại các
TLTM VMS.
Với những vấn đề đặt ra trên, nhằm hệ thống một cách nghiêm túc và
sâu sắc các khía cạnh của mỹ thuật tạo hình không gian trong NTTB tại các
TLTM VMS thời gian qua, nghiên cứu sinh (NCS) mong muốn phát triển nền
tảng nghiên cứu về Nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại
“Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm 2017.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
Nghiên cứu các biểu hiện nghệ thuật thị giác của NTTB tại các TLTM
VMS để từ đó làm rõ giá trị thẩm mỹ và xu hướng phát triển.
2.2. Mục đích cụ thể
- Nhận diện về NTTB.
3
- Xác định cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu NTTB tại các TLTM
VMS.
- Làm rõ hình thức biểu hiện nghệ thuật thị giác của NTTB tại các
TLTM VMS thông qua: bố cục không gian, tạo hình, ánh sáng, các nghệ thuật
trình diễn và âm thanh.
- Làm rõ sự hội nhập và tiếp biến của NTTB tại các TLTM VMS thông
qua các hình thức biểu hiện nghệ thuật.
- Làm rõ giá trị thẩm mỹ, hạn chế, xu hướng phát triển của NTTB tại
các TLTM VMS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
NTTB thông qua các hình thức biểu hiện nghệ thuật tạo hình không
gian tại các TLTM VMS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu NTTB của các nhà sản xuất lớn trong
nước là thành viên trực thuộc VAMA, tham dự thường niên các sự kiện
TLTM VMS như: Mercedes-Benz, Toyota, Lexus, Honda và Ford. Như vậy
phạm vi không gian được chọn đồng thời là các nhà sản xuất có lịch sử kinh
nghiệm về NTTB tại châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và có vị thế thương hiệu trên
thế giới.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các đối tượng trên từ năm 2012 đến
năm 2017. Cụ thể là NTTB của các nhà sản xuất: Toyota năm 2012 tại Hà
Nội, Honda năm 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh, Ford năm 2014 tại Tp. Hồ Chí
Minh, Lexus năm 2016 tại Hà Nội, Mercedes-Benz năm 2017 tại Hà Nội.
Năm 2012 là thời điểm NTTB tại các TLTM VMS đi vào chuyên
nghiệp hóa theo tiêu chuẩn quốc tế về tổ chức sự kiện triển lãm. NCS nhận
thấy khoảng thời gian này là điều kiện cần và đủ để đánh giá một cách khách
4
quan, toàn diện về hình thức biểu hiện của đối tượng để rút ra những bài học
hữu ích cho công tác lý luận và lịch sử mỹ thuật về NTTB tại các TLTM
VMS hiện tại và tương lai.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Các công trình nghiên cứu về NTTB tại các TLTM VMS dựa trên cơ sở
lý luận mỹ thuật học, thẩm mỹ học đối với loại hình nghệ thuật có tính chiếm
lĩnh không gian thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng. Căn cứ mục đích nghiên
cứu cụ thể của luận án, sẽ liên quan chủ yếu đến lý thuyết Hình thái học của
nghệ thuật của M.Cagan, lý thuyết chủ nghĩa Hậu hiện đại với đại diện tiêu
biểu là Jean F. Lyotard và Jacques Derrida trong lĩnh vực nghệ thuật học, lý
thuyết lan tỏa các nền văn hóa của Franz Boas và Ruth Benedict thông qua
tiến trình: di chuyển, hội nhập, tiếp biến và lý thuyết giá trị được khởi nguồn
từ Karl Marx để vận dụng đánh giá các tiêu chí thẩm mỹ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: Phân tích, tổng hợp
các tài liệu thứ cấp là các công trình khoa học liên quan đến nội dung đề tài
luận án, các hình ảnh thực tế và bản vẽ miêu tả không gian TLTM VMS bao
gồm: mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh, ảnh chụp thực tế. Phương pháp này giúp
NCS tiếp cận đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và phát triển. Bên cạnh
đó nhận diện các hình thức biểu hiện nghệ thuật, chỉ ra hạn chế và rút ra các
bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Áp dụng phương pháp thống kê,
phân loại trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án để xác định các không gian
trưng bày tiêu biểu từ năm 2012 đến năm 2017 để đánh giá về NTTB tại các
TLTM VMS, bên cạnh đó kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: mô tả,
diễn giải, chứng thực.
5
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trên quan điểm duy vật biện chứng,
sử dụng kết quả nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật học, lịch sử và văn hóa
học. Sử dụng phương pháp phân tích mỹ thuật học nhận định về các biểu hiện
nghệ thuật thị giác trong tạo hình của NTTB tại các TLTM VMS thông qua
các nguyên lý mỹ thuật học, nguyên lý design từ quan điểm nền tảng chủ
nghĩa Hiện đại dịch chuyển hướng tới chủ nghĩa Hậu hiện đại trong tạo hình
không gian. Nghiên cứu luận án tiếp cận lịch sử để NCS có cái nhìn tổng quan
về NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới nói chung và NTTB tại
các TLTM VMS nói riêng, nắm rõ quy luật hình thành của đối tượng nghiên
cứu và dự đoán xu hướng phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu luận án tiếp cận
văn hóa học để làm sâu sắc thêm sự lan tỏa các nền văn hóa thông qua NTTB
tại các TLTM “Motor Show” có nguồn gốc phương Tây trong bối cảnh Việt
Nam hiện nay. Phương pháp này giúp NCS có cái nhìn đa chiều trong biện
luận những vấn đề đặt ra của luận án nhằm hướng tới kết quả một cách khách
quan và toàn diện.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: NTTB tại các TLTM VMS có những vấn đề gì? Vị trí,
diện mạo của nó trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và lịch
sử NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới nói riêng?
- Câu hỏi 2: Hình thức biểu hiện của NTTB tại các TLTM VMS thông
qua cấu trúc và phương tiện biểu hiện nghệ thuật nào?
- Câu hỏi 3: Giá trị thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM VMS có những
thành tựu và vấn đề gì? Xu hướng phát triển thẩm mỹ của NTTB tại các
TLTM VMS trong xu thế thế giới hội nhập và phát triển?
Từ các câu hỏi trên, NCS đi đến giả thuyết sau:
6
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: NTTB tại các TLTM VMS là một loại hình nghệ thuật
có tính chiếm lĩnh không gian thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng. Loại hình
này có những đặc điểm riêng tương ứng với cấu trúc độc đáo của nó, đồng
thời vận động và phát triển theo xu hướng chung của tiến trình lịch sử mỹ
thuật Việt Nam nói chung và lịch sử NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên
thế giới.
Mục tiêu của giả thuyết này nhằm làm rõ cơ cấu nội tại của NTTB tại
các TLTM VMS. Xác định các yếu tố cấu thành nghệ thuật và làm rõ những
đặc điểm riêng tương ứng với cấu trúc độc đáo của NTTB tại các TLTM
VMS trong sự vận động và phát triển của loại hình. Xác định vị trí đối tượng
nghiên cứu trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và lịch sử
NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới.
- Giả thuyết 2: NTTB tại các TLTM VMS có những hình thức biểu
hiện nghệ thuật tương ứng với bản chất cơ cấu nội tại của nó đồng thời vận
động và phát triển theo quy luật thẩm mỹ học, mỹ thuật học.
Mục tiêu của giả thuyết này là tìm hiểu bản chất thẩm mỹ của đối tượng
nghiên cứu theo quy luật thẩm mỹ học và mỹ thuật học. Trên cơ sở đó nhận
diện những nét riêng thông qua hình thức biểu hiện của loại hình này. Đây là
đóng góp quan trọng về mặt lý luận các hình thức biểu hiện thẩm mỹ của
NTTB tại các TLTM VMS.
- Giả thuyết 3: NTTB tại các TLTM VMS có những giá trị thẩm mỹ, có
xu thế phát triển gắn liền với thành tựu của NTTB tại các TLTM “Motor
Show” trên thế giới, có dấu ấn bản sắc riêng và gắn liền với sự tiến bộ của
khoa học và công nghệ.
Mục tiêu của giả thuyết này là nhìn nhận được những giá trị thẩm mỹ
của NTTB tại các TLTM VMS trong biện luận đối chiếu với những giá trị
7
thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM “Motor Show” thế giới. Xác định rõ các
yếu tố biểu hiện thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM “Motor Show” thế giới
trong việc di chuyển vào Việt Nam. Xác định quá trình hội nhập và tiếp biến
của nó nhằm xây dựng NTTB “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bên cạnh
đó mở ra các hướng phát triển thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM VMS nhằm
tiếp cận với xu thế thế giới. Xác định vai trò của khoa học công nghệ hiện đại
đối với NTTB tại các TLTM VMS trong xu thế thế giới hội nhập và phát
triển.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận và phương thức tiếp cận mới so với
những nghiên cứu đi trước, đồng thời chỉ ra hình thức và phương tiện biểu đạt
của loại hình NTTB tại các TLTM VMS trong sự vận động và phát triển.
Nghiên cứu khẳng định NTTB tại các TLTM VMS là bộ phận quan
trọng của NTTB TLTM “Motor Show” trên thế giới, có giá trị to lớn đối với
Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hiện đại.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về NTTB tại các TLTM VMS.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở lý luận, tài liệu tham khảo và
ứng dụng thực tiễn cho các đơn vị đào tạo, công ty thiết kế mỹ thuật các công
trình TLTM VMS nói riêng và TLTM Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và xu hướng phát triển
thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM VMS trong xu thế thế giới hội nhập nhằm
hướng tới những chân giá trị của thời đại.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (5 trang), Danh mục các công
trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án (1 trang), Tài liệu tham
8
khảo (12 trang) và Phụ lục (47 trang), nội dung luận án gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát
về nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Motor Show” tại Việt
Nam và thế giới (42 trang).
- Chương 2: Hình thức biểu hiện của nghệ thuật trưng bày tại các triển
lãm thương mại “Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm 2017 (47 trang).
- Chương 3: Giá trị thẩm mỹ và xu hướng phát triển thẩm mỹ của nghệ
thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Vietnam Motor Show” (50 trang).
9
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT
VỀ NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI
“MOTOR SHOW” TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu đề tài luận án, NCS định hướng, tìm kiếm và khảo
sát tư liệu. Đến thời điểm hiện tại NCS chưa phát hiện được công trình nghiên
cứu hay bài viết nào có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài luận án, mà chủ
yếu là các nghiên cứu gần hoặc liên quan gián tiếp. Các công trình nghiên cứu
liên quan đến lý thuyết triết học nghệ thuật, hình thái học nghệ thuật là nền
tảng để NCS xác định rõ bản chất cơ cấu nội tại của đối tượng nghiên cứu.
Đối với lĩnh vực mỹ thuật học, các công trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật
Việt Nam và thế giới, một số lý luận chuyên biệt đối với vấn đề Mỹ thuật ứng
dụng như phương pháp luận design, hệ giá trị thẩm mỹ là cơ sở cho các phân
tích, đánh giá lĩnh vực nghiên cứu. Quan trọng hơn cả, các công trình liên
quan gần đến đề tài luận án là NTTB tại các TLTM là nguồn tài nguyên
phong phú để NCS kế thừa, phát triển hệ thống lý thuyết chuyên sâu. Cuối
cùng, đối với những nghiên cứu lĩnh vực mỹ thuật, không thể tách rời các giá
trị văn hóa học, vấn đề bản sắc và truyền thống. Trên cơ sở hệ thống tư liệu
tập hợp được, NCS phân chia các công trình liên quan theo bốn nhóm các lĩnh
vực sau: Triết học nghệ thuật và hình thái học nghệ thuật; Mỹ thuật học, mỹ
thuật ứng dụng, phương pháp luận design và hệ giá trị thẩm mỹ; Nghệ thuật
trưng bày triển lãm thương mại; Văn hóa học và nghệ thuật tạo hình truyền
thống trong mỹ thuật.
1.1.1. Triết học nghệ thuật và hình thái học nghệ thuật
Cuốn Mỹ học [16] (Huyền Giang dịch năm 2003) của Denis Huisman
(sinh năm 1926) cho một cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống lịch sử mỹ
10
học thế giới. Tác giả giới thiệu“hàng chục thuyết mỹ học khác nhau và tất
nhiên, với chừng ấy định nghĩa về cái Đẹp, hay nói rộng hơn, về cái Nghệ
thuật” [16, tr.154]. Mỗi giai đoạn của mỹ học, Denis Huisman đưa ra những
tác giả mỹ học tiêu biểu của từng thời đại: Platon (427-347 TCN), Aristote
(384-322 TCN), Kant (1724-1804), Hegel (1770-1831) và đến những nhà mỹ
học hiện đại. Denis Huisman đưa ra tập hợp các cách tiếp cận về mỹ học: triết
học, tâm lý học và xã hội học. Cách tiếp cận triết học của ông đề cập tới bản
chất, tiêu chuẩn và các giá trị của nghệ thuật. Cách tiếp cận tâm lý học đề cập
tới sự thưởng thức, sự sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật. Cách tiếp cận xã hội
học đề cập tới công chúng, tác phẩm và môi trường của chúng.
Đối với Kant: “Tự nhiên là đẹp khi nó mang bộ mặt nghệ thuật, và
nghệ thuật chỉ được gọi là đẹp khi chúng ta thấy nó vừa là nghệ thuật nhưng
lại vừa mang vẻ đẹp bên ngoài của tự nhiên” [16, tr.147]. Hegel còn rõ ràng
hơn khi cho rằng: “Vẻ đẹp trong tự nhiên chỉ hiện ra như một sự phản chiếu
của vẻ đẹp vào tinh thần” [16, tr.147]. Lần đầu tiên Mỹ học Hegel có sự phân
tích cấu trúc về thế giới nghệ thuật là sự dung hợp và sự dung hợp hữu cơ với
sự phân tích lịch sử. Quan điểm của Hegel là Hệ thống các nghệ thuật cá biệt
không phải là một cấu trúc tĩnh mà là một tương quan sinh động biến đối và
chuyển động theo những quy luật của những hình thức sáng tạo nghệ thuật.
Nhà mỹ học xô-viết M.Cagan (1921-2006) với công trình Hình thái học
của nghệ thuật [46] (Phan Ngọc dịch năm 2004) kế thừa và phát huy những
quan điểm của những nhà mỹ học đi trước. Nhận thức luận của M.Cagan dựa
trên quan điểm mỹ học duy vật biện chứng. Ông đã đưa ra một cách nhìn tổng
quan về lịch sử và lý luận về cơ cấu bên trong của thế giới nghệ thuật xoay
quanh trục biện luận: Tác giả - Thời đại - Công chúng. NCS đặc biệt quan
tâm đến nhận thức những quy luật tổ chức bên trong của thế giới nghệ thuật
với tư cách là một hệ thống những lớp, những nhóm, những loại hình (bao
11
gồm: loại hình lớn, loại hình con) và các thể của nó. Theo M.Cagan, sự phân
loại nghệ thuật phải dựa vào hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn bản thể học và tiêu
chuẩn ký hiệu học. M.Cagan hoàn toàn xác đáng khi cho rằng nhóm nghệ
thuật không gian thuộc kiểu không miêu tả có các loại hình của sáng tạo kiến
trúc tính. Tên gọi của nó lại vượt qua hình thức nghệ thuật như tính kiến trúc
mà lại không phải đặc quyền của kiến trúc. M.Cagan cho rằng, yếu tố chủ đạo
về mặt cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật của chúng là giá trị mỹ học của mối
tương quan những yếu tố tạo hình từ đó hình tượng nghệ thuật được tạo nên,
đó là phương tiện biểu hiện của các nghệ thuật ứng dụng. Trên phương diện
mỹ học, M.Cagan biện luận rằng mục đích của cách tổ chức triển lãm là “làm
cho người xem có một trạng thái tâm hồn nhất định, gây nên ở anh ta một thái
độ cảm xúc thẩm mỹ đối với những vật được trình bày và đối với với sức sáng
tạo của con người, của xí nghiệp, của nhà nước, của các chế độ xã hội mà
chúng đại diện” [46, tr.356].
M.Cagan cho rằng nghệ thuật của triển lãm là lĩnh vực một ngành nghệ
thuật mới của thời đại, là loại hình nghệ thuật xây dựng hình thức và gắn liền
với những tiến bộ kỹ thuật [46, tr.354]. M.Cagan đã biện luận và chỉ ra rằng
đặc điểm của loại hình triển lãm có tính tạm thời, tính quảng cáo [46, tr.357]
và tính sân khấu [46, tr.516]. Các phương tiện nghệ thuật tham gia vào chỉnh
thể nghệ thuật triển lãm đều đóng vai trò có tính chất bổ trợ. NCS đặc biệt
quan tâm đến nghiên cứu về những sức mạnh hội nhập của quá trình lịch sử
nghệ thuật của M.Cagan, khi ông cho rằng: “Từ chỗ giữa các nghệ thuật có sự
tồn tại độc lập bắt đầu hình thành những liên hệ và những ảnh hưởng qua lại
dẫn tới những cấu trúc nghệ thuật mới và phức tạp, những cấu trúc tổng hợp”
[46, tr.325]. M.Cagan chỉ rõ ngôn ngữ của nghệ thuật triển lãm:
Là ngôn ngữ của những đồ vật thực sự, chứ không phải là những
biểu hiện của nó bằng lời. Các đồ vật được tập hợp ở đây, được so
12
sánh và được tổ chức về mặt bố cục không phải theo cái lôgíc thuần
túy kỹ thuật hay kinh tế, như điều xảy ra trong các kho hàng hóa
hay các chủ hàng ở các cửa hiệu mà theo một lôgíc đặc biệt [46,
tr.356].
M.Cagan cho rằng việc xây dựng chủ đề triển lãm là cần thiết nhằm tổ
chức cách tri giác của người xem trong khoảng thời gian nhất định một cách
logic và tuần tự. Như vậy, lý thuyết về hình thái học nghệ thuật của M.Cagan
sẽ hỗ trợ cho luận án những cơ sở lý luận về cấu trúc và đặc thù của nghệ
thuật triển lãm với những ảnh hưởng đan xen nhau trong một hợp thể nghệ
thuật tạo hình không gian một cách toàn vẹn.
Nếu như các công trình liệt kê trên đề cập các vấn đề nhận thức luận
đến thời kỳ hiện đại thì mỹ học Hậu hiện đại được tiếp nối với quan điểm của
triết gia Pháp: Jean F. Lyotard (1924-1998) qua ấn phẩm Hoàn cảnh hậu hiện
đại [40] (Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu năm
2008). Nếu ở thời hiện đại, có hai đại tự sự ảnh hưởng lớn là triết học của
Hegel và Marx thì Jean F. Lyotard đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa kỳ Hậu
hiện đại như “một sự hoài nghi đối với các đại tự sự”. Ông cho rằng Hậu hiện
đại là thời kỳ của sự phân mảnh và đa nguyên luận. Đa nguyên luận đòi hỏi
nắm rõ từng tình huống cụ thể và tạo ra những chuẩn mực cụ thể. Do đó sẽ có
được những phong phú về chuẩn mực và phán quyết. Jean F. Lyotard chủ
trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về truyền thông, trong đó
không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng, có thể liên tục phá vỡ
sự đồng thuận tạm thời. Đặc trưng của Hậu hiện đại là sự đa dạng của nhiều
thái độ và cách tiếp cận khác nhau cho các vấn đề xã hội.
Để làm rõ thêm về chủ nghĩa Hậu hiện đại, tác giả Trần Quang Thái với
ấn phẩm: Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận [60] (xuất bản
năm 2011) cho thấy một cái nhìn toàn cảnh về các nhận thức luận của các triết
13
gia chủ nghĩa Hậu hiện đại. Đáng chú ý là những thành tựu khoa học công
nghệ, truyền thông đa phương tiện, công nghệ thực tại ảo xâm nhập ngày càng
gia tăng vào các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật [60, tr.11]. Tác giả đi đến nhận
định rằng: tính đồng nhất, cứng nhắc, hàn lâm, đơn điệu trước đây của những
hoạt động văn hóa nghệ thuật đang nhường chỗ cho sự ra đời của những loại
hình văn hóa nghệ thuật đề cao sự sáng tạo cá nhân, tính giải trí và tính quần
chúng [60, tr.11]. Có thể thấy trong quan điểm mỹ học Hậu hiện đại của hai
triết gia tiêu biểu là Jean F. Lyotard (1924-1998) và Jacques Derrida (1930-
2004) được biểu hiện thông qua các yếu tố như: Yếu tố hiện sinh, Yếu tố thực
chứng, Yếu tố duy lý, Yếu tố chiết trung.
Qua tập hợp các tư liệu trên, NCS kế thừa thành tựu về Hình thái học
của nghệ thuật của M.Cagan về nghệ thuật triển lãm dựa trên quan điểm duy
vật biện chứng lịch sử. Bên cạnh đó, bổ sung các yếu tố mới của chủ nghĩa
Hậu hiện đại nhằm làm rõ nội dung và hình thức biểu hiện nghệ thuật của đối
tượng nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển.
1.1.2. Mỹ thuật học, mỹ thuật ứng dụng, phương pháp luận design và
hệ giá trị thẩm mỹ
1.1.2.1. Mỹ thuật học
Ấn phẩm Nghệ thuật học [42] (xuất bản năm 2011) của Đỗ Văn Khang
(chủ biên) trình bày khái quát nguồn gốc của nghệ thuật, các thành tựu cơ bản
của nghệ thuật phương Tây, phương Đông, nghệ thuật hiện đại và các phương
pháp sáng tác nghệ thuật. Tác phẩm và hình tượng nghệ thuật chính là cơ sở
để khám phá, sáng tạo và thưởng thức các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc,
điêu khắc, hội hoạ,... Ấn phẩm cho NCS cái nhìn tổng quan các loại hình nghệ
thuật thị giác, có tác dụng bổ trợ đối chiếu trong quá trình nghiên cứu luận án.
Cuốn Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật [12] (Nguyễn Như Huy dịch
năm 2010) của Cynthia Freeland khái quát những nét chính của đặc điểm lịch
14
sử nghệ thuật tạo hình. Tác giả lập luận rằng, lịch sử nghệ thuật chính là lịch
sử của những khái niệm nghệ thuật. Khái niệm “nghệ thuật là sự mô phỏng”
(Art as Imitation) khởi nguồn từ Platon (427-347 TCN) và Aristote (384-322
TCN). Khái niệm này có ảnh hưởng lớn đến các quan niệm nghệ thuật ở
phương Tây đến đầu thế kỷ 19 và bị suy chuyển bởi sự ra đời của nhiếp ảnh.
Tuy nhiên, khái niệm này đã thực sự trở nên bế tắc khi bắt đầu có sự xuất hiện
của hội họa trừu tượng. Tác phẩm của các nghệ sĩ trường phái trừu tượng đã
triệt tiêu toàn bộ tính chất mô phỏng của nghệ thuật, thay vào đó là những
đường nét và màu sắc thuần túy. Tiến trình lịch sử nghệ thuật tiếp tục gây
tranh cãi với các tác phẩm nghệ thuật khởi xướng cho trào lưu nghệ thuật Hậu
hiện đại với tên tuổi của Christo, Jeanne-Claude và Duchamp. Điều này phải
nhắc tới quan điểm của Kant. Theo Kant, một điều đẹp đẽ luôn sở hữu cái gọi
là “tính hợp mục đích không có mục đích”. Với Kant, bất kể một vật thể nào,
dù có sở hữu sự mô phỏng hay không, nếu như nó mang những đặc trưng nào
đó, về đường nét, màu sắc, lối kiểu đan dệt, bố cục, gây ra được cho người
thưởng ngoạn một xúc động về mặt thẩm mỹ - thúc đẩy một trò chơi tương
tác tự do giữa các quan năng nhận thức, là trí tuệ, tri giác, và sự tưởng tượng
của họ - vật thể ấy đã sở hữu một tính chất quan trọng nhất - đó là cái Đẹp.
Cái Đẹp của Kant ảnh hưởng tới lý thuyết hình thức của Clive Bell (1881-
1964). Bell cho rằng trong mỗi tác phẩm nghệ thuật thị giác, đường nét, màu
sắc liên gộp theo một cách nào đó cùng với các mô dạng và mối liên hệ của
nó tạo nên cảm xúc thẩm mỹ. Đó là chất lượng chung cho mọi tác phẩm nghệ
thuật thị giác. Công trình trên giúp cho NCS cái nhìn tổng quan biến chuyển
quan niệm về cái Đẹp và cấu trúc tác phẩm nghệ thuật thị giác.
Cuốn Tiếp xúc với nghệ thuật - In Touch With Art [74] (xuất bản năm
2009) của Thái Bá Vân là ấn phẩm tập hợp các bài viết và nghiên cứu về các
cuộc trưng bày lĩnh vực nghệ thuật tạo hình thông qua lối viết tinh tế giàu
15
thông tin, giàu trí tuệ. Trong ấn phẩm thấy rõ một quan niệm đúng đắn về
hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật mới, phân biệt mạch lạc đời sống vật
thể và đời sống hình tượng của tác phẩm. Theo quan điểm của tác giả, mục
đích của một tác phẩm nghệ thuật là vươn tới cái đẹp của hình tượng như một
giá trị tinh thần. Trong ấn phẩm này, tiểu luận “Sử học mỹ thuật như một hệ
thống” cho đến thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị, đó là vấn đề: sử học mỹ
thuật Việt Nam không thể đứng ngoài hệ thống mỹ thuật thế giới. Trong hoàn
cảnh nghiên cứu của đề tài, NCS thấy rằng phải tiếp thu thành tựu học thuật
phê bình mỹ thuật của những người đi trước, nhìn nhận vấn đề NTTB tại các
TLTM VMS là một bộ phận của NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế
giới thông qua quá trình tiếp biến văn hóa.
Trong lĩnh vực mỹ thuật học, đáng chú ý là khái niệm cái Đẹp mô
phỏng hiện thực kéo dài đến đầu thế kỷ 20 và biến chuyển với thành tựu nghệ
thuật Hiện đại thông qua hình thức biểu hiện nghệ thuật: đường nét, màu sắc
thuần túy. Tự thân các yếu tố này liên gộp với nhau tạo nên cảm xúc thẩm
mỹ. Bên cạnh đó vấn đề sử học mỹ thuật Việt Nam không thể đứng ngoài hệ
thống mỹ thuật thế giới.
1.1.2.2. Mỹ thuật ứng dụng và phương pháp luận design
Trong cuốn Con mắt nhìn cái đẹp [57] (xuất bản năm 2005) của tác giả
Nguyễn Quân, NCS đồng ý với quan điểm: “mỹ thuật - còn được gọi là nghệ
thuật tạo hình - là một khái niệm tổng hợp, là kết quả của sự nhìn và nó đào
luyện sự nhìn của mỗi người; là tổng hợp các yếu tố biểu đạt màu, đen - trắng,
khối, nét - điểm tạo nên hình” [57, tr.28]. NCS đặc biệt quan tâm đến các vấn
đề tác giả đặt ra, đó là yếu tố: hình - hình học - hình thị giác, khối - khối ảo,
màu - sắc và tư duy liên tưởng. Trí tưởng tượng là kết quả tổng hợp của hoạt
động tinh thần con người tạo nên cái Đẹp trong một chỉnh thể thống nhất.
Trong chỉnh thể đó mọi thành tố tham gia đều góp phần tạo nên những giá trị
16
Chân - Thiện - Mỹ trong tác phẩm mỹ thuật nói chung. Tác giả xuất phát từ
những đặc điểm sinh học và tâm lý thị giác, phân tích các yếu tố tạo hình:
hình khối, đường nét, màu sắc như là những cơ cấu của sáng tạo nghệ thuật.
Tác giả giới thiệu về design với vô số các ngành hẹp phát triển nhanh trong xã
hội công nghiệp hiện đại.
Từ những vấn đề đặt ra của đề tài luận án, NCS tâm đắc với những khái
niệm và cách phân loại nghệ thuật của tác giả Nguyễn Xuân Tiên với Giáo
trình mỹ thuật học đại cương [65] (xuất bản năm 2014). Bên cạnh việc khái
lược lịch sử mỹ thuật, cuốn sách cung cấp nhận thức phân biệt các loại hình
mỹ thuật đặc biệt là Mỹ thuật ứng dụng. Theo tác giả, đặc trưng của ngôn ngữ
Mỹ thuật ứng dụng: “là nghệ thuật làm đẹp được ứng dụng trong đời sống
hàng ngày của xã hội” [65, tr.207]. Sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng (hay sản
phẩm design) trước hết phải thỏa mãn nhu cầu thực tế xã hội, sự hữu dụng,
hữu ích của nó đối với con người. Tác giả đề ra 5 yêu cầu cụ thể đối với sản
phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua biện chứng của các nguyên tắc: sự hợp lý
xã hội, ecgônômi, hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi
trường. Ấn phẩm là cơ sở cho NCS tham khảo về vấn đề giá trị thẩm mỹ của
loại hình Mỹ thuật ứng dụng.
Tác giả Nguyễn Luận với ấn phẩm Đi dai thị giác [45] (xuất bản năm
1990), nghiên cứu các yếu tố tạo hình design theo hướng nh...héo vào nhau của hai hay vài nghệ thuật làm nảy
sinh một cấu trúc nghệ thuật một cách độc đáo và toàn vẹn, trong đó các
thành tố tạo thành của nó bị hòa tan đến nỗi chỉ có sự phân tích khoa học mới
có thể tách chúng ra từ cái thể thống nhất về cấu trúc này” [46, tr.327]. Bên
cạnh hướng biện giải mở rộng ranh giới của thế giới nghệ thuật thời điểm
giữa thế kỷ 20, tác giả cũng cho rằng có những phát hiện trong thời điểm đó
không thể tiên đoán được trước những gì xảy ra ở tương lai, bởi công trình
của ông chỉ muốn nêu khả năng về mặt nguyên tắc những cấu trúc nghệ thuật.
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, NCS nhận thấy lý thuyết về Hình thái
học của nghệ thuật sẽ hỗ trợ cho luận án những cơ sở lý luận cơ bản về NTTB
thông qua bản chất, cấu trúc nội tại và sự vận động của loại hình này. Bên
cạnh đó, một số ý kiến của M.Cagan về NTTB thời điểm đó rất gần gũi với
quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Chính vì vậy nghiên cứu
luận án thấy cần phát triển hệ thống lý luận trên, đồng thời kết hợp lý thuyết
Hậu hiện đại đối với lĩnh vực nghệ thuật thị giác trong bối cảnh loại hình này
đã có nhiều hình thức tạo hình mới và hiệu quả thông qua những thành tựu
khoa học công nghệ hiện đại mà M.Cagan chưa đề cập đến.
1.2.3.2. Lý thuyết Hậu hiện đại
Trong quan điểm mỹ học Hậu hiện đại của hai triết gia tiêu biểu là Jean
F. Lyotard và Jacques Derrida có thẻ nhận thấy thông qua các yếu tố sau: Yếu
33
tố hiện sinh: đặc trưng đề cao tính phi lý, sự vui thỏa của con người, bằng
cách gây ngạc nhiên, kỳ quái, hài hước, mới lạ, nằm trong môi trường sống,
gây sự xúc động nhất thời; Yếu tố thực chứng: đề cao vai trò của tri thức và
phương pháp giải cấu trúc phản ánh hiện thực xã hội. Phương pháp khoa học
là cách thức để phân tích cấu trúc các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con
người và cả trong sáng tác nghệ thuật; Yếu tố duy lý: đề cao ý niệm; Yếu tố
chiết trung: chủ trương giải thoát, phá cách, bất quy tắc, xóa bỏ mọi vật cản
của chủ thể bằng cách sự khao khát, gây ấn tượng mạnh, thể hiện tinh thần đại
chúng.
Các quan điểm mỹ học Hậu hiện đại thông qua nhiều hình thức biểu
hiện của các loại hình nghệ thuật mới. Nó có đặc trưng là ứng dụng rộng rãi
thành tựu khoa học và công nghệ, ví dụ như: nghệ thuật sắp đặt (Installation
Art), mỹ thuật truyền thông đa phương tiện (Multimedia Art), nghệ thuật số
(Digital Art), nghệ thuật trình diễn (Performance Art),... Những hình thức trên
giúp NCS xác định những yếu tố mới và xu hướng phát triển thẩm mỹ của
NTTB tại các TLTM VMS.
1.2.3.3. Lý thuyết tiếp biến văn hóa
NCS tiếp thu và vận dụng trong nghiên cứu luận án lý thuyết lan tỏa
các nền văn hóa với đại diện là Franz Boas và Ruth Benedict. Lý thuyết trên
giúp NCS lý giải sự biến chuyển NTTB thông qua tiến trình: di chuyển, hội
nhập, tiếp biến. Bên cạnh các yếu tố đặc trưng sẵn có, cần nhận diện các yếu
tố được bản địa hóa trong cấu trúc luôn vận động và biến đổi của đối tượng
nghiên cứu. Hệ thống các tài liệu về lĩnh vực văn hóa, giá trị văn hóa và tạo
hình truyền thống là kho tàng quý báu giúp NCS phát hiện và kế thừa những
giá trị bản sắc trong một chỉnh thể hài hòa nhất quán của NTTB tại các
TLTM VMS. Theo Boas, “các hình thái văn hóa có thể di chuyển từ nới này
34
đến nới khác, sau đó hội nhập, tiếp biến với các nền văn hóa khác” [52,
tr.533]. Trong các công trình của mình, ông đề cập đến ba chủ đề quan trọng:
Thứ nhất, văn hóa của các dân tộc khác biệt nhau về loại hình và
bởi sự đa dạng của loài người. Thứ hai, các nền văn hóa phải được
xem như là sản phẩm của sự tích hợp ngẫu nhiên, sự hợp nhất các
yếu tố bắt nguồn từ nhiều thời gian và nhiều địa điểm khác nhau.
Thứ ba, những yếu tố ngẫu nhiên này tập hợp lại với nhau theo một
cách riêng phụ thuộc vào “tài năng của dân tộc” [52, tr.534].
Đối với quan điểm của Benedict, thì: “văn hóa dân gian là tấm gương
phản ánh văn hóa, đồng thời cũng là sự tụt hậu của văn hóa, tức là những dư
âm của quá khứ” [52, tr.535]. Bà nhấn mạnh tính đa dạng và sự hội nhập nội
lực của các nền văn hóa. Quan điểm trên giúp NCS lý giải các biến chuyển
thẩm mỹ của đối tượng nghiên cứu khi tiếp cận với văn hóa truyền thống Việt.
1.2.3.4. Lý thuyết giá trị
Karl Marx đã khởi nguồn và đóng góp cho lý luận chung nhân loại về
giá trị học. Trên quan điểm duy vật biện chứng, giá trị nằm trong mối quan hệ
giữa các khách thể bao gồm quan hệ giữa chủ thể với khách thể và quan hệ
giữa các khách thể với nhau. Quan niệm hợp lý về giá trị phải là cách tiếp cận
từ khách thể, chủ thể và các mối quan hệ mà chúng tham gia. “Giá trị là tính
chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với
các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ
thể” [63, tr.33]. Thông qua nghiên cứu Về sự biến đổi của chuẩn mực đánh
giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam [18], NCS nhận thấy đây là cơ
sở tham khảo để nghiên cứu luận án đánh giá cụ thể giá trị thẩm mỹ của
NTTB tại các TLTM VMS hướng tới những chân giá trị bền vững. Tác giả
Vũ Thị Kim Dung đã đề ra các tiêu chí đánh giá như:
35
- Tiêu chí về tính nhân văn, đó là: “quan điểm nhân văn hướng tới con
người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện con người
trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng - con người với tư cách
là mục tiêu, là động lực của phát triển xã hội” [18, tr.125].
- Tiêu chí về sự hài hòa, hoàn thiện thẩm mỹ trong lĩnh vực nghệ thuật
hiện nay hướng tới những “tiêu chí hài hòa cụ thể giữa giá trị nội dung và
hình thức; giữa tính tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ; giữa bản
chất thẩm mỹ - xã hội với tính độc đáo của tài năng sáng tạo cá nhân, v.v..”
[18, tr.130] và hướng tới sự hài hòa thẩm mỹ mang tính thời đại, đó là “sự hài
hòa trong mối quan hệ con người - xã hội - tự nhiên” [18, tr.130].
- Tiêu chí về biểu cảm và tính hình tượng “đòi hỏi ở mức độ cao về tính
đa nghĩa, đa chức năng của các hình tượng nghệ thuật” [18, tr.146]. Tính đa
chức năng của nghệ thuật phải “đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của
những khoái cảm tinh thần, những khát vọng của con người về Chân - Thiện -
Mỹ phù hợp với những định hướng nhân văn của phát triển và tiến bộ xã hội”
[18, tr.149].
- Tiêu chí về tính sáng tạo trong đánh giá thẩm mỹ chủ yếu là “yêu cầu
về tài năng, cá tính, sự độc đáo, đóng góp riêng mang đậm dấu ấn nhân cách
cá nhân được phát triển ở trình độ cao của văn hóa thẩm mỹ” [18, tr.149]. Đó
là những phẩm chất của tư duy như trình độ nhận thức, khả năng khái quát
hóa, trừu tượng hóa, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, tư duy hình
tượng,... nhằm xây dựng các thế giới biểu tượng vừa chân thực, vừa đạt đến
trạng thái lý tưởng, hoàn mỹ.
Với 4 lý thuyết tiếp cận nêu trên đồng thời thông qua cơ sở lý luận mỹ
thuật học, NCS thấy rằng đó là điều kiện cần và đủ để biện luận những vấn đề
đặt ra của luận án.
36
1.3. Khái quát về nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm thƣơng
mại “Motor Show” tại Việt Nam và thế giới
1.3.1. Nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Motor
Show” trên thế giới
Lịch sử của triển lãm thế giới gắn liền với sự phát triển công nghiệp,
tiến bộ kỹ thuật [46, tr.354]. Sự kiện Triển lãm thế giới đầu tiên được lịch sử
ghi lại là vào thời điểm năm 1851 tại London [46, tr.355], [82, tr.6]. Thành
công về mặt thương mại đã mở đường cho việc tổ chức các cuộc TLTM nói
chung và TLTM “Motor Show” định kỳ trên khắp thế giới. Những sự kiện
TLTM “Motor Show” có bề dày lịch sử và danh giá hàng đầu thế giới được
biết đến như: Frankfurt Motor Show, Geneva Motor Show, Paris Motor
Show, Tokyo Motor Show và Detroit Motor Show [121].
Được đánh giá là quy mô nhất của các TLTM lĩnh vực Ô tô, Frankfurt
Motor Show được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1897 bởi Hiệp hội các nhà
sản xuất xe hơi châu Âu. Kỳ TLTM đầu tiên được tổ chức tại thủ đô nước
Đức nên có tên là Berlin Motor Show. Do nhu cầu quốc tế hóa nên sự kiện
này dời về Frankfurt và được đổi thành Frankfurt Motor Show. Từ năm 1951
Frankfurt Motor Show trở lại vị trí TLTM mang tầm cỡ quốc tế và được tổ
chức vào tháng 9 hàng năm. Frankfurt Motor Show luôn được các thương
hiệu lớn lựa chọn làm bệ phóng cho các sản phẩm chiến lược hoặc công nghệ
tiên phong.
Paris Motor Show lần đầu tiên tổ chức vào năm 1898. Đây là sự kiện
được tổ chức hai năm một lần vào dịp đầu tháng 10. Paris Motor Show không
phải là sự kiện lớn nhất nhưng trong những năm gần đây, nó có lượng khách
tham quan nhiều nhất. Geneva Motor Show được tổ chức lần đầu tiên năm
1905, đến khoảng những năm 1950 trở thành TLTM mang tầm cỡ quốc tế. Là
TLTM duy nhất diễn ra thường niên vào mùa thu nên Geneva Motor Show
37
không bị cạnh tranh bởi Frankfurt Motor Show và Paris Motor Show. Nếu
Frankfurt Motor Show là triển lãm thu hút các mẫu xe đã đi vào sản xuất thì
Geneva Motor Show là nơi hữu hiệu cho các phiên bản thử nghiệm và các
mẫu xe tương lai (concept).
Năm 1954, Tokyo Motor Show được tổ chức lần đầu tiên và là sự kiện
TLTM diễn ra thường niên tại khu vực châu Á. Những năm gần đây Tokyo
Motor Show diễn ra định kỳ hai năm một lần vào khoảng cuối tháng 10 và
tháng 11. Tokyo Motor Show được công nhận là một trong năm triển lãm xe
lớn nhất thế giới vì số lượng xe concept tham gia tăng đáng kế. Sự kiện
TLTM lớn nhất Bắc Mỹ là Detroit Motor Show được tổ chức thường niên vào
tháng 1 hàng năm. Detroit Motor Show có lịch sử tổ chức từ năm 1899,
nhưng đến năm 1987 mới trở thành sự kiện mang tầm quốc tế.
Trước thế chiến thứ hai, NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế
giới đã tính toán đến “sơ đồ di chuyển của người xem một cách rõ ràng với lối
vào, lối ra riêng biệt” và cẩn trọng trong việc “phân loại hiện vật” theo tính
chất tự thân của nó. Trong không gian trưng bày đã thiết lập chỗ nghỉ ngơi,
bảng chỉ dẫn, danh mục TLTM phục vụ người xem một cách thuận tiện. Sau
thế chiến thứ hai, đã phát triển nở rộ khoa học nghiên cứu về design thị giác
[45, tr.19], ecgônômi (yếu tố con người) [49, tr.4]. NTTB tại các TLTM
“Motor Show” phát triển phong phú về nội dung và hình thức, đáp ứng yêu
cầu về ecgônômi biểu hiện thông qua các hình thức biểu hiện nghệ thuật thị
giác: bố cục không gian, tạo hình, màu sắc, minh họa, đồ họa, mảng miếng,
đường nét, chất liệu, ánh sáng.
Do tính chất tạm thời của loại hình TLTM vừa sử dụng lại vừa phải
thay đổi thường xuyên, nhiều thiết bị triển lãm đa năng ngày càng đáp ứng
các yêu cầu nội dung trưng bày và các phương thức tạo hình không gian có độ
phức tạp về tạo hình và nhịp điệu. Hệ thống các loại thiết bị này trở nên đa
38
dạng, chuyên nghiệp hóa vào cuối thế kỷ 20. Kết cấu từng hệ thống thiết bị
tiện dụng và dễ thao tác, tính khoa học và tính kinh tế cao, thuận tiện cho việc
lắp ráp, thay thế và sửa chữa [116, tr.15].
Vấn đề chiến lược triển lãm là mấu chốt thành công của các kỳ TLTM
của các thương hiệu sản xuất Ô tô hàng đầu trên thế giới. Các tuyên ngôn
thương mại (slogan) được coi là chiến lược tổng quát, được các nhà sản xuất
đưa ra để diễn tả một lời hứa, một giá trị hướng phát triển lâu dài cho sản
phẩm hoặc dịch vụ nổi trội của mình. Thông điệp mang đến từng sự kiện
TLTM được coi là chiến lược cụ thể cho từng thị trường đơn lẻ. Các vấn đề
này là đề tài sinh động khơi dậy ý tưởng sáng tạo cho NTTB các thương hiệu
trên thế giới, đồng thời chính là giá trị bản sắc của các thương hiệu.
Mercedes-Benz với tuyên ngôn thương mại “The best or nothing” (tạm
dịch: Tốt nhất hoặc không có gì) khẳng định đẳng cấp tiên phong của hãng
sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Mercedes-Benz hướng tới một loạt các vấn
đề: đó là sự đổi mới, là hiệu suất thiết kế sản phẩm công nghiệp, là sự kết hợp
nghệ thuật và kỹ thuật với độ an toàn cao và là vấn đề môi trường. Tạo hình
không gian của Mercedes-Benz có xu hướng sử dụng các hình khối đa diện,
chú ý tới sự tương phản của sự nông - sâu trong tạo hình khối, sử dụng các
hình thức vát chéo của các khối thông qua tổ hợp các diện tam giác và hình
bình hành. Tương ứng với nó, thể loại bố cục tự do được chú trọng và vận
dụng ở hầu hết trong các NTTB tại các TLTM Mercedes-Benz.
Đối với NTTB tại các TLTM Audi, việc tạo hình không gian và sử
dụng vật liệu đặc thù được chú trong và tạo nên sự độc đáo hiếm có. Với lối
tạo hình có xu hướng tiệm cận hình thức khối dạng khí động học, chú trọng
tới những chuyển khối êm mượt trên diện tích bề mặt lớn. Tạo hình không
gian có độ phức tạp và kỹ thuật cao và thông qua sử dụng vật liệu nhôm đặc
thù. Điều này chứng minh bởi tuyên ngôn thương mại của Audi: “Vorsprung
39
durch Technik” (tạm dịch: Tiến bộ thông qua công nghệ). Qua các kỳ TLTM,
Audi đã khẳng định thương hiệu bằng mẫu động cơ lý tưởng với mức tiêu thụ
nhiên liệu thấp và vật liệu tiên tiến.
Các thương hiệu lớn của Nhật Bản như Toyota với tuyên ngôn thương
mại toàn cầu: “Moving Forward” (Tiến tới tương lai). Cuối năm 2012, Toyota
đã công bố hình thức mới: “Let's go places” (dịch tiếng Việt theo công bố của
hãng: Chuyển động tiên phong). Tuyên ngôn thương mại này thể hiện những
động lực phát triển đầy lạc quan, mạnh mẽ, tham vọng, hàm súc và linh hoạt
hướng tới tương lai. Đối với Lexus - phân khúc xe hạng sang của Toyota,
khẩu hiệu thường thấy của hãng là “The Pursuit of Perfection” (tạm dịch:
Theo đuổi sự hoàn hảo), nhưng tại những kỳ triển lãm tại Bắc Mỹ, Lexus đem
tới tuyên ngôn thương mại: “Amazing in Motion” (tạm dịch: Cảm nhận tuyệt
vời trong chuyển động). Tạo hình không gian của Toyota có xu hướng kiệm
giản, hướng tới hình thức khối phẳng và sự chuyển khối của nó. Việc tạo nhịp
điệu của tạo hình dựa trên sự lặp lại của các diện phẳng chồng xếp nhau. Đối
với Lexus thì cầu kỳ và lịch lãm hơn, chú trọng tới những đường cong mềm
mại của tập hợp các diện phẳng.
Thương hiệu Honda với khẩu hiệu “The Power of Dreams” (tạm dịch:
Sức mạnh của những giấc mơ). Tuyên ngôn thương mại này thể hiện tham
vọng của thương hiệu trong cách thức thực hiện và truyền cảm hứng những
ước mơ bất ngờ đối với khách hàng thông qua đổi mới. Tạo hình của Honda
cũng mang tính tối giản, sử dụng các diện phẳng với các cạnh theo hình lục
giác. Một số không gian sử dụng kết hợp các hình thức uốn cong của khối.
Các thương hiệu Mỹ với khẩu hiệu "Go Further" của Ford (tạm dịch: Đi xa
hơn nữa) được sử dụng trong nỗ lực tiếp thị ở Bắc Mỹ và tạo một sự khác biệt
cho không gian ở châu Âu. Thương hiệu Chevrolet, “Find New Roads” (tạm
dịch: Tìm đường mới) mang đậm phong cách Mỹ, khỏe khoắn, dũng mãnh,
40
nam tính, thể thao và sang trọng. Các thương hiệu này với tạo hình không
gian sử dụng các khối diện phẳng và chú trọng tới sự mềm mại của nó. Nhiều
trường hợp tạo hình không gian hướng tới việc tạo những bối cảnh lớn mô tả
không gian thực.
NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới được tạo dựng bởi
các công ty thiết kế uy tín hoặc được lựa chọn thông qua các cuộc thi toàn
cầu. Tùy theo từng không gian cụ thể, đội ngũ thiết kế thường là một nhóm
bao gồm các công việc chuyên sâu: kiến trúc sư (architect), hoạch định kết
cấu (Structural Planning), thiết kế nội thất (Interiors), thiết kế đồ họa truyền
thông (Graphic/Communication), thiết kế chiếu sáng (Lighting Design), thiết
kế hình ảnh động (Media Planning), thiết kế âm thanh (Music/Sound Design)
[94], [102], [106]. Chính vì vậy chất lượng NTTB tại các TLTM “Motor
Show” luôn được đánh giá cao bởi các Tổ chức Thiết kế Sáng tạo uy tín trên
thế giới.
Bố cục không gian các thương hiệu trên tại các TLTM “Motor Show”
bao gồm: khu trưng bày và khu dịch vụ, điều hành. Hiện vật chủ đạo của cuộc
trưng bày thường được bố trí tại trung tâm của bố cục. Đây đồng thời là vị trí
sân khấu dành cho thuyết trình và quảng cáo. Các hiện vật khác sắp xếp theo
chuyên đề bao quanh hiện vật chính, hoặc theo từng cụm, từng tuyến trưng
bày. Màu sắc tổng thể thường có xu hướng thiên về các tông màu trung tính
(nghiêng nhiều về đen, hoặc trắng, hoặc ghi). Các hình thức ảnh quảng cáo,
phim quảng cáo thường được sử dụng với kích thước lớn. Khu trưng bày
trung tâm là nơi thường diễn ra các màn giới thiệu sản phẩm (show) có tính
chất như là “hạt nhân của cuộc trưng bày”. Tại đây có thể kết hợp các yếu tố
trình diễn, vũ, kịch câm, nhảy hiện đại và âm thanh đặc thù của riêng nó. Hình
thức chiếu sáng đa dạng thông qua nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại.
41
Với kinh nghiệm tổ chức các TLTM “Motor Show” hơn một thế kỷ,
các thương hiệu lớn thường kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
NTTB thông qua các hình thức tạo hình của nghệ thuật sắp đặt (Installation
Art), mỹ thuật truyền thông đa phương tiện (Multimedia Art), nghệ thuật số
(Digital Art) đa dạng, phong phú và không bị trùng lặp cả về nội dung và hình
thức mỹ thuật. Hình thức tạo hình luôn có sự biến chuyển thẩm mỹ để phù
hợp với nhu cầu xã hội và thời đại. Vấn đề bản sắc thương hiệu thông qua
logo, khẩu hiệu thương mại, ảnh quảng cáo, phim quảng cáo, màu sắc, nhạc
hiệu... được đặc biệt chú ý. Sự cân đối về tỷ lệ các yếu tố trên phụ thuộc vào
từng thị trường mà các thương hiệu hướng tới.
NTTB tại các TLTM các thương hiệu châu Á và Bắc Mỹ hướng tới
phương thức tạo hình có tính khái quát thông qua các diện phẳng, chú trọng
tạo dựng không gian bối cảnh để thể hiện rõ nét đặc thù bản địa thông qua các
phương tiện tạo hình khái quát. Đối với các thương hiệu châu Âu đặc biệt là
các thương hiệu Ô tô CHLB Đức, NTTB đề cao việc tạo dáng hình khối
không gian, đường nét, chất liệu ở một trình độ kỹ thuật cao. Các hình thức
chiếu sáng và truyền thông hiện đại được vận dụng tạo nên những không gian
trưng bày đặc sắc. Xu hướng hiện đại trong NTTB tại các TLTM “Motor
Show” là phải khơi dậy cảm xúc của người xem không phải là từ những đồ
vật trưng bày đơn lẻ mà là cảm xúc từ những chuỗi hiện vật liên tiếp thông
qua một bối cảnh trưng bày.
NTTB tại các TLTM “Motor Show” của các thương hiệu Nhật Bản có
sự khác biệt với các thương hiệu châu Âu và Bắc Mỹ. Nhật Bản vốn có nền
văn hóa chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ nhưng vẫn
giữ được những nét riêng [65, tr.74]. Nội dung, tư tưởng có xu hướng hòa vào
thiên nhiên đã mang lại cho NTTB của các thương hiệu Nhật Bản phẩm chất
hiện đại, sâu sắc và tinh tế.
42
Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, việc sử dụng đan xen sự hỗ trợ của các yếu
tố thuộc các nghệ thuật Hậu hiện đại đã góp phần đại chúng hóa NTTB.
NTTB tại các TLTM “Motor Show” chuyển dần thành một không gian nghệ
thuật tương tác một cách hợp lý. Người tham quan không chỉ đơn thuần xem,
chiêm ngưỡng hiện vật mà còn cảm thụ nó thông qua một bối cảnh không
gian, một câu chuyện góp phần hình thành chuỗi cảm xúc thông qua các
phương tiện biểu hiện của NTTB.
NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới đa dạng, sáng tạo và
độc đáo trong các biện pháp tạo hình. Hình thức biểu hiện của NTTB bám sát
chiến lược trưng bày thông qua tuyên ngôn thương mại và thông điệp thị
trường. Bên cạnh đó NTTB của các thương hiệu lớn cũng phản ánh chiều sâu
văn hoá cũng như trình độ khoa học kỹ thuật của thời đại.
1.3.2. Nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Vietnam
Motor Show”
TLTM xuất hiện ở Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc. Đây là một hình
thái rất được quan tâm tại các nước thuộc địa [1, tr.18-19], [8, tr.13]. Triển
lãm thế giới đầu tiên tại Đấu xảo - Hà Nội năm 1902 là sự kiện quan trọng
trong lịch sử phát triển ngành Triển lãm Việt Nam hiện đại. Các cuộc TLTM
Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc được tổ chức quy mô trong và ngoài nước, cân
nhắc kỹ lưỡng các vấn đề: không gian, thời gian, địa điểm và phương thức
tiến hành [1, tr.19], [115]...[117]. Trong khoảng thời gian đấu tranh giải
phóng đất nước, khuynh hướng sáng tác nghệ thuật chủ yếu theo xu hướng
“Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa” [1, tr.80], [1, tr.99], [1, tr.103], [21 tr.9], [65
tr.81], tính chuyên nghiệp yếu [1, tr.104]. Các TLTM quy mô và tầm cỡ quốc
tế của thời kỳ trước được thay thế bằng các hình thức triển lãm lĩnh vực văn
hóa mang tính cổ động, tuyên truyền quy mô nhỏ. Năm 1975 đất nước giải
phóng, các hoạt động triển lãm vẫn mang tính phong trào, nghiệp dư và phát
43
triển theo bề rộng [1, tr.245], [8, tr.261]. Có nhiều cuộc triển lãm lớn quy mô
trong nước và quốc tế với hai loại hình: Triển lãm phục vụ các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, thông tin và Triển lãm các lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật [8, tr.261]. Năm 1986, thời kỳ đất nước bước vào công cuộc
Đổi mới, hoạt động triển lãm có nhiều thay đổi cơ cấu [8, tr.162-164], mở
rộng nhiều thành phần kinh tế tổ chức và tham gia hoạt động này [8, tr.194],
có sự cởi mở trong khuynh hướng sáng tác nghệ thuật và tìm tòi các yếu tố
mới [1, tr.336], [64, tr.83]. Xuất hiện nhiều loại hình triển lãm: Triển lãm kinh
tế [8, tr.164], Triển lãm - Hội chợ và Hội chợ - Triển lãm [8, tr.171-178], [8,
tr.262].
Năm 1994, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 390-TTg về
Quy chế về Hội chợ và Triển lãm thương mại. Kể từ đây chính thức xuất hiện
loại hình TLTM do các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức cả trong và ngoài
nước. Nhiều trung tâm tổ chức sự kiện triển lãm chuyên trách được thành lập
trên cả nước. Tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
xây dựng hàng loạt các trung tâm triển lãm quy mô cấp quốc gia và quốc tế.
Đầu thế kỷ 21, xuất hiện nhiều đơn vị tổ chức sự kiện, thiết kế thi công
TLTM chuyên nghiệp như: Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm
C.I.S Việt Nam (C.I.S Việt Nam), Công ty cổ phần Hội chợ và Xúc tiến
thương mại Á châu (ATFA), Công ty TNHH Minerva & Associates, Công ty
TNHH Quảng cáo Gia Hòa, Công ty Quảng cáo và Hội chợ quốc tế Hà Nội
(HADIFA), Công ty cổ phần Quảng cáo Thương mại Bằng Phương,...
TLTM VMS được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội năm 2002 bởi Hiệp
hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA). Từ năm 2006, VAMA đã thiết
lập nội dung chủ đề cho sự kiện lần thứ 3: “Vì cuộc sông tốt đẹp hơn” để phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Năm 2008,
TLTM VMS lần thứ 4 được tổ chức mang thông điệp ấn tượng “Giấc mơ có
44
thật”. “Giấc mơ có thật” là niềm khát khao của VAMA trong hoàn cảnh
không khả quan của thị trường trong nước, khi các loại thuế đồng loạt tăng
(linh kiện, phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt,...) kèm theo là cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Đây là khoảng thời gian khó khăn chung và rất cần có
những quyết sách phát triển hợp lý trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy
năm 2009, TLTM VMS cùng sự nỗ lực của VAMA thiết lập chủ đề “Cho
cuộc sống thêm phong phú” tác động mạnh tới thị trường Ô tô Việt Nam. Hòa
chung với xu thế công nghệ Ô tô tiên tiến thế giới, TLTM VMS 2010 với
khẩu hiệu “Xanh hơn và tốt hơn” và “Cùng xe hơi tận hưởng cuộc sống” năm
2011 đã giới thiệu đến công chúng nhiều mẫu Ô tô trong xu thế phát triển
dòng sản phẩm “công nghệ xanh” của thế giới. Tại các sự kiện này, các nhà
sản xuất đưa nhiều mẫu xe thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
không khí và tiếng ồn, mang tới những sản phẩm với công nghệ thiết thực và
tiện ích hàng đầu thế giới.
Trong khoảng thời gian này, những thành viên của VAMA thường
xuyên góp mặt tại các sự kiện TLTM VMS là Mercedes-Benz, Toyota,
Honda, Ford, Mitsubishi, Suzuki và GM. Hình thức biểu hiện thẩm mỹ của
NTTB các thương hiệu này chủ yếu tuân thủ bản sắc thương hiệu đã được
chuẩn hóa trên thế giới. Bố cục không gian bao gồm khu sân khấu trung tâm
và các khu trưng bày liền kề cùng các khu dành cho hệ thống dịch vụ, phụ
tùng, phụ kiện và điều hành. Các mẫu hiện vật được sắp xếp tuần tự theo từng
chủ đề riêng biệt. Hỗ trợ nó là tập hợp các yếu tố biểu hiện nghệ thuật thị
giác: hình khối, mảng miếng, màu sắc và chiếu sáng. Vốn là một thị trường
nhỏ, do vậy việc đầu tư vào vấn đề NTTB những kỳ TLTM VMS đầu tiên
chưa thực sự được quan tâm thấu đáo. NTTB mang tính giản đơn trong vấn đề
bố cục, nghèo nàn trong vấn đề tỷ lệ và nhịp điệu. Các đai trưng bày chủ yếu
ở dạng mảng phẳng nhằm khuôn viên từng không gian nhằm tạo sự tập trung
45
thị giác. Chính lý do trên đã mở hướng cho các biện pháp trang trí của đồ họa,
minh họa, màu sắc nhằm tôn tạo các hiện vật phía trước . Khu trung tâm
thường bố trí đai trưng bày có chiều cao nổi trội làm nền cho logo, khẩu hiệu
thương mại. Vật liệu tạo hình bản địa chủ yếu được sử dụng như: gỗ tấm công
nghiệp, sơn phun, kính, sắt,... có độ linh hoạt thấp nên chưa đáp ứng được yêu
cầu cao của NTTB.
Bên cạnh các hệ thống đai, bục bệ bằng những vật liệu sẵn có trong
nước, từ năm 2010 bắt đầu sử dụng một số hệ thống thiết bị triển lãm chuyên
dụng trong không gian trưng bày của Mercedes-Benz, Toyota và Honda.
Ngôn ngữ đồ họa trong NTTB như logo, quảng cáo, biểu bảng được bổ sung
dần những phương thức biểu hiện mới mang trạng thái động thông qua các
phương tiện kỹ thuật số. Hình ảnh động này là tập hợp các mảng, nét đan xen
nhau chuyển động từ xa đến gần mà nghệ thuật minh họa các thời kỳ trước
không có được. Các hiệu ứng này phối kết hợp âm thanh tạo nên sự phấn
khích cảm thụ của người xem qua các biện pháp tạo hình của Toyota, Honda,
Mercedes-Benz. Việc đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng và ecgônômi chiếu sáng
trong NTTB tại các TLTM VMS nói chung ngày càng được hoàn thiện. Các
thiết bị chiếu sáng lập trình kết hợp hiệu ứng âm thanh rất ưa được sử dụng
trong khu trung tâm trưng bày Mercedes-Benz, Honda, Toyota, Ford để phục
vụ các buổi thuyết trình và ra mắt sản phẩm mới.
Năm 2012 với chủ đề “Hướng tới người tiêu dùng”, TLTM VMS
không chỉ là nơi để người tiêu dùng tiếp cận với những mẫu xe công nghệ
mới, mà còn là dịp để các nhà quản lý, các nhà sản xuất thảo luận về chủ đề
thuộc lĩnh vực sản xuất, chính sách và phát triển ngành công nghiệp ô tô bền
vững tại Việt Nam [123]. Vì lý do trên, VAMA hướng tới cách tổ chức sự
kiện lần thứ 8 một cách chuyên nghiệp theo mô hình thành công của các nước
phương Tây. Liên danh C.I.S Việt Nam và Công ty TNHH Lê và Anh Em (Le
46
Bros) [125] được lựa chọn là đơn vị tổ chức và truyền thông sự kiện TLTM
VMS năm 2012. Thành công về mặt tổ chức chuyên nghiệp dẫn đến liên danh
này tiếp tục thắng thầu hai kỳ TLTM VMS tiếp theo. Từ năm 2015 đến năm
2017, VAMA lựa chọn các nhà thầu có năng lực khác như: Công ty cổ phần
Hội chợ và Xúc tiến thương mại Á châu (ATFA), Vinalink Media, T&A
Ogilvy.
Những thông điệp nội dung “Cùng đi tới thành công” năm 2013, “Đam
mê hội ngộ” năm 2014, “Sống cùng chuyển động” năm 2015 đã mang lại
thành công về mặt định hướng thị trường, mở hướng phát triển mới cho ngành
công nghiệp Ô tô Việt Nam. Năm 2016, ngành ô tô đang chứng kiến sự ra đời
của hàng loạt công nghệ điều khiển xe số hóa, mang đến trải nghiệm hiện đại
và an toàn hơn cho người sử dụng. Chính vì vậy, chủ đề “Tăng tốc - Đón đầu”
năm 2016 được lựa chọn để khẳng định một tinh thần cởi mở, sẵn sàng bắt
kịp xu hướng công nghệ mới. Tiếp sau đó, với chủ đề “Kết nối công nghệ,
chuyển động thông minh”, TLTM VMS 2017 nhấn mạnh vai trò của công
nghệ trong cuộc sống hiện đại. Những cải tiến và phát minh mới về công
nghệ, cũng như việc ứng dụng các công nghệ hiện đại được các nhà sản xuất
tích hợp vào những chiếc Ô tô giúp cho việc di chuyển ngày càng thuận tiện,
thoải mái và an toàn, hướng tới mục tiêu chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Chiến lược thương mại được các nhà sản xuất đặc biệt chú trọng nhằm
hướng tới các đối tượng khách hàng. Vấn đề nội dung, chủ đề TLTM VMS
hòa chung với xu thế thế giới, bám sát tình hình thực tiễn Việt Nam nhằm
kích cầu tiêu dùng. Theo công bố của VAMA, nhờ công tác thị trường tốt
nhiều hãng sản xuất trong nước như: Mercedes-Benz, Toyota, Honda, Suzuki
và Ford đạt tăng trưởng cao hàng năm [122].
Vấn đề thiết kế không gian trưng bày được các thành viên VAMA lựa
chọn thầu thông qua kinh nghiệm, năng lực và chất lượng thiết kế. Một mặt
47
tuân thủ bản sắc thương hiệu, mặt khác đáp ứng nhu cầu bản địa về vấn đề thị
hiếu. Bố cục không gian của Mercedes-Benz, Toyota, GM và Ford hướng tới
thể loại bố cục tự do. Đối với bố cục không gian của các nhà sản xuất Nhật
Bản: Honda, Suzuki, Mitsubishi chú trọng hình thức đăng đối, lấy trung tâm
không gian là khu trưng bày chính, từ đó bố trí các khu trưng bày phụ bao
quanh một cách tuần tự. Khác với cách bố cục không gian TLTM VMS
những kỳ đầu tiên, từ năm 2012 TLTM VMS có bố cục chú trọng sự thoáng
đãng trên khuôn viên trưng bày lớn hơn và hướng tới mở rộng trường thị giác.
Bố cục các khuôn viên trưng bày phụ thuộc vào vị trí và đón hướng nhìn
chính từ các tuyến lưu thông của người xem. Các mẫu xe thường được bố cục
hàng lối hoặc bố cục theo hướng lan tỏa từ sân khấu trung tâm.
Tại Vietnam Motor Show 2012, có chuyển biến trong việc bố cục và tổ
chức các đai trưng bày, hình thức bố cục các đai trưng bày phong phú hơn,
khắc phục xu hướng đơn giản hóa của các kỳ triển lãm trước. Tạo hình không
gian TLTM VMS phổ biến là phương thức tạo hình theo hướng phát triển về
tổ hợp các diện phẳng như không gian trưng bày của Toyota, Lexus, Suzuki,
Honda, Mitsubishi, Ford, GM và tạo hình theo hướng phát triển về khối lẫn
diện phẳng đối với không gian trưng bày của Mercedes-Benz, Hino. Các hình
thức tủ, bục, kệ, giá, như những thành phần hỗ trợ cho giải pháp tạo hình
tạo nên một tổ hợp hình khối. Từ năm 2012 xuất hiện một số vật liệu mới cao
cấp như: kính cường lực, melamin, sơn phủ đa dạng bề mặt bóng và mờ, đa
dạng các mẫu mã alumex,... Các hệ thống thiết bị triển lãm và chiếu sáng
chuyên dụng nước ngoài hiện đại được sử dụng trong hầu hết tại sự kiện
TLTM VMS đã đem lại giá trị thẩm mỹ tạo hình đa dạng.
Sự kiện TLTM VMS 2012 đã sử dụng tổ hợp các tấm màn hình Led
khổ lớn. Công nghệ màn hình màu và độ nét cao hơn những năm trước, dẫn
đến chất...nthia Freeland (2010), Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Nguyễn Như
Huy dịch, Nxb Tri thức, HN.
13. Nguyễn Du Chi (2001), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Mỹ
thuật, Viện Mỹ thuật, HN.
14. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam (từ thời tiền sử đến nửa đầu
TK phong kiến), Nxb. Văn học Nghệ thuật, Hà Nội. (chịu trách
nhiệm xuất bản Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật).
15. Phạm Hùng Cường (2010), Cảm thụ thị giác - những nguyên lý cơ bản,
Trường Đại học Xây Dựng, HN.
16. Denis Huisman (2002), Mỹ học, Huyền Giang dịch, Nxb Thế giới, HN.
17. Phan Đại Doãn (2000), Vấn đề kế thừa văn hóa truyền thống trước thế kỷ
XXI, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5(191), tr.93-95.
18. Vũ Thị Kim Dung (2003), Về sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm
mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
19. Nguyễn Ngọc Dũng (2003), “Xin bàn về Design”, Design vì cuộc sống
(Kỷ yếu hội thảo khoa học - Khoa tạo dáng Công nghiệp), Viện Đại
học Mở Hà Nội, tr 48-53.
20. Nguyễn Ngọc Dũng (2012), “Bàn về thuật ngữ Design”, Tạp chí Nghiên
cứu Mỹ thuật, số 3, tr 12-15.
21. Mạc Kính Dương (1965), Triển lãm, Ty văn hóa thông tin Ninh Bình,
Ninh Bình.
22. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, HN
23. Đại học dân lập Văn Lang (chủ biên) (2015), Mỹ thuật ứng dụng trên
đường tìm về bản sắc Việt, Nxb Văn hóa Văn nghệ Tp. HCM.
156
24. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, HN.
25. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý
thuyết, Nxb Thế giới, HN.
26. Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền
thống Việt Nam, tập 1: Các bộ trang trí điển hình, Nxb Tri thức, HN.
27. Đinh Hồng Hải (2015), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền
thống Việt Nam, tập 2: Các vị thần, Nxb Thế giới, HN.
28. Đinh Hồng Hải (2016), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền
thống Việt Nam, tập 3: Các con vật linh, Nxb Thế giới, HN.
29. Han Mohamedop X.O (1984), “Một số vấn đề cấp thiết của lý luận
Design”, Ngô Đức Bái dịch, Tạp chí Mỹ thuật công nghiệp, số 15,
tr.99-105.
30. Heghen (2005), Mỹ học, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học, HN.
31. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, HN.
32. Nguyễn Đắc Hưng (2010), Văn hóa việt Nam giàu bản sắc, Nxb Chính trị
Quốc gia, HN.
33. Nguyễn Hồng Hưng (2012), Nguyên lý design thị giác, Nxb Đại học Quốc
gia Tp HCM.
34. Đỗ Trọng Hưng (2016), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật. HN.
35. Bùi Như Hương, Trần Hậu Tuấn (2000), Hội họa mới Việt Nam thập kỷ
90, Nxb Mỹ thuật, HN.
36. Đỗ Huy (1996), Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị quốc
gia, HN.
157
37. Đỗ Huy (2005), “Triết học Macxít - hình thức tư duy lý luận đúng đắn để
tiếp cận tính toàn vẹn về con người và thế giới con người”, Tạp chí
Triết học, số 2, tr 32-39.
38. Đỗ Huy (chủ biên), Đỗ Thị Minh Thảo, Hoàng Thị Hạnh (2002), Cơ sở
triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin,
HN.
39. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Đỗ Huy, Nguyễn Ngọc Thu (2001), Văn
hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới,
Nxb Văn hóa, HN.
40. Jean F. Lyotard (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Người dịch: Ngân
Xuyên, Nxb Tri thức, Hà Nội.
41. Vũ Ngọc Khánh (2008), Văn hóa Việt Nam - những điều học hỏi, Nxb
Văn hóa - Thông tin, HN
42. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Nguyễn Trân, Đỗ Thị Minh Thảo, Nguyễn
Ngọc Ánh (2011), Nghệ thuật học, Nxb Thông tin và Truyền thông
43. Ngô Lao (1963), Nghệ thuật trang trí triển lãm và bảo tàng, Người dịch:
Trần Công Tả, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, HN.
44. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển Mỹ thuật, Nxb Văn hóa - Thông tin, HN.
45. Nguyễn Luận (1990), Đi dai thị giác, Nxb Mỹ thuật. HN.
46. M. Cagan (2004), Hình thái học của nghệ thuật, Người dịch: Phan Ngọc,
Nxb Hội nhà văn, HN.
47. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), Nguyễn Duy Lẫm, Nguyễn Thế Hùng,
Trần Khánh Chương, Trần Việt Sơn (2012), Từ điển mỹ thuật phổ
thông, Nxb Mỹ thuật, HN.
48. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, tại văn bản số 03/NQ - TW ngày 28/6/ - 1/7/1996.
158
49. Nguyễn Bạch Ngọc (2000), Ecgônômi trong thiết kế và sản xuất, Nxb
Giáo dục, HN.
50. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam một cách tiếp cận mới, Nxb Văn
hóa - Thông tin, HN.
51. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, HN.
52. Nhiều tác giả (2016), Văn hóa học - Những phương pháp nghiên cứu văn
hóa, Nxb Thế giới, HN.
53. Nhiều tác giả (1973), Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Viện Nghệ
thuật - Bộ Văn hóa, Nxb Văn Hóa, HN.
54. Ocvirk, Stinson, Wingg, Bone, Cayton (2006), Những nền tảng của mỹ
thuật, Lê Thành dịch, Nxb Mỹ thuật, HN.
55. Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa, HN.
56. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb
Mỹ thuật, HN.
57. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật, HN.
58. Nguyễn Quân (2008), Ghi chú về nghệ thuật, Nxb Trẻ, Tp HCM.
59. Richard Moore (2009), Đầu tư cho chiến lược hình ảnh Thương hiệu, Nxb
Văn hóa - Thông tin, HN.
60. Trần Quang Thái (2011), Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức
luận, Nxb Tổng hợp, Tp HCM.
61. Bùi Thiết (2000), Cảm nhận về văn hóa, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa -
Thông tin, HN.
62. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng
hợp Tp HCM, Tp HCM.
63. Trần Ngọc Thêm (2017), Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
159
64. Nguyễn Thịnh (2012), Thiết kế trưng bày di sản - Lý thuyết và thực hành,
Nxb Xây dựng, HN.
65. Nguyễn Xuân Tiên (2014), Giáo trình mỹ thuật học đại cương, Nxb
Thông tin và Truyền thông, HN.
66. Đoàn Khắc Tình (1999), Giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật trong lý thuyết
kiến trúc và Design, Nxb Giáo dục, HN.
67. Hoàng Trọng, Nguyễn Văn Thi (2000), Quảng cáo, Nxb Đại học Quốc
gia Tp HCM, Tp HCM.
68. Chu Quang Trứ (1998), Mỹ thuật Lý - Trần Mỹ thuật Phật giáo, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
69. Chu Quang Trứ (2002), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật (tập 1, 2),
Viện Mỹ thuật - Nxb Mỹ thuật, HN.
70. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (2000) (Tác giả: Họa sỹ Nguyễn
Khang, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Văn Y), Những con đường kiến tạo
nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, HN.
71. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2007), 20 năm Mỹ
thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Kỷ yếu hội thảo khoa
học), Nxb Mỹ thuật, HN.
72. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Kỷ yếu hội thảo khoa học),
Nxb Mỹ thuật, HN.
73. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2010), Về bản sắc
văn hóa Hà Nội trong văn học nghệ thuật thế kỷ XX (Kỷ yếu hội thảo
khoa học), Nxb Tri thức, HN.
74. Thái Bá Vân (2009), Tiếp xúc với nghệ thuật - In Touch With Art, Nxb
Mỹ thuật, HN.
160
75. Lê Huy Văn (2000), Lịch sử mỹ thuật công nghiệp, Nxb Đại học quốc gia
Tp HCM.
76. Lê Huy Văn (2003), Cơ sở phương pháp luận Design, Nxb Xây dựng,
HN.
77. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành (2010), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật. HN.
78. Lê Huy Văn, Trần Văn Bình (2011), Lịch sử Design, Nxb Xây dựng, HN.
79. Lê Huy Văn (2011), “Nguyên lý thị giác - những chủ định trong đào tạo
thiết kế và Design”, Tạp chí nghiên cứu Mỹ thuật, Trường đại học
Mỹ thuật Việt Nam” - Viện Mỹ thuật, số 2, tr. 49-52.
80. Viện nghệ thuật - Bộ Văn hoá (1973), Về tính dân tộc trong nghệ thuật
tạo hình, Nxb Văn hoá, HN.
81. Viện nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật - Bảo hộ lao động (1997), Atlas
nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động- dấu hiệu tầm
hoạt động khớp và trường thị giác. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HN.
82. V.I.Rêviakin (1982), Triển lãm và kiến trúc trưng bày, Đinh Trọng Nghĩa
dịch, Khu Triển lãm trung ương, HN
83. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn hóa dân tộc – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, HN.
84. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Thị
Mỹ Dung, Trần Thuý Anh (2016), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
85. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan
Xuân Thành (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Tp
HCM, Tp HCM.
86. (1961) Những mẩu chuyện kinh nghiệm về công tác triển lãm nói chuyện
khoa học kỹ thuật, Liên xưởng in VIII. HN.
87. (1963) Tổ chức triển lãm nhỏ, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, HN.
161
Tiếng Anh:
88. Alina Wheeler (2009), Design Brand Identity (Thiết kế bản sắc thương
hiệu) 3nd Edition, John Wiley & Sons, Inc.
89. Arian Mostaedi (2006), Exhibition Design (Thiết kế triển lãm), Azur
Corporation.
90. Arian Mostaedi (2003), Exhibition Stands (Gian hàng triển lãm), Links
Internacional.
91. Arian Mostaedi (2004), New Exhibition Stands (Gian hàng triển lãm mới),
Links Internacional.
92. Beverly Serrell (2015), Exhibit Labels: An Interpretive Approach (Triển
lãm: Một cách tiếp cách và giải thích) 2nd Edition, Published by
Rowman & Littlefield.
93. Collins Design (2006), Exhibit Design - High Impact Solutions (Thiết kế
triển lãm – Giải pháp tác động cao), Harper Colllins Publisbers.
94. Conway Lloyd Morgan (2005), Trade Fair Design Annual 2004/2005
(Thiết kế Hội chợ Thương mại hàng năm 2004/2005), Av Edition
Gmbh.
95. David Dernie (2006), Exhibition Design (Thiết kế triển lãm), W.W Norton
& Company Ltd, London.
96. Gail Dexter Lord, Barry Lord (2002), The Manual of Museum Exhibitions
(Hướng dẫn trưng bày bảo tàng), Altamira, UK.
97. Frame Publishers, Clare Lowther, Marlous Willems (2008), Grand Stand
2. Design for Trade Fair Stands 2 vol. (Gian triển lãm lớn 2: Thiết
kế Hội chợ thương mại), Die Gestalten Verlag.
98. Francesc Zamora (2011), Affordable Exhibition Design (Thiết kế triển lãm
với giá cả hợp lý), Collins Design.
162
99. Jacobo Krauel (2008), New Trade Show Design (Thiết kế mới về Triển
lãm thương mại), Links International.
100. Jan Lorenc, Lee Skolnick, Craig Berger (2007), What is Exhibition
Design? (Thiết kế triển lãm là gì?), Rotovision.
101. John Appleyard (2006), How to Exhibit at Trade Fairs: The Complete
Guide to Making Your Company's Next Exhibition Enormously
Rewarding (Cách thức trưng bày triển lãm thương mại: Hướng dẫn
bổ ích cho việc tổ chức những triển lãm tiếp theo của doanh nghiệp
bạn), Published by How to Books Ltd, UK.
102. Martin M.Pegler (2003), Designing The World’s Best Exhibits (Những
thiết kế triển lãm tốt nhất thế giới), Visual Reference Publications.
103. Martin M.Pegler (2006), Contemporary Exhibit Design (Thiết kế triển
lãm đương đại) No.2, Visual Reference Publications.
104. Pam Loker (2011), Basics Interior Design - Exhibition Design (Thiết kế
nội thất cơ bản: Thiết kế triển lãm), AVA Publishing SA.
105. Philip Hughes (2010), Exhibition Design (Thiết kế triển lãm), Laurence
King Publishing.
106. Philip Hughes (2015), Exhibition Design: An Introduction (Thiết kế triển
lãm: Giới thiệu) (2nd Edition), Laurence King Publishing Ltd, UK.
107. Polly McKenna-Cress, Janet Kamien (2013), Creating Exhibitions:
Collaboration in the Planning, Development, and Design of
Innovative Experiences (Tạo dựng triển lãm: Hợp tác trong việc lập
kế hoạch, phát triển và thiết kế sáng tạo), Wiley.
108. Shuhei Hashimoto (1994), Display, Commercial Space And Sign Design
(Trưng bày, Không gian thương mại và Thiết kế bảng hiệu) (vol 22),
Rikuyo-sha Publishing.
163
109. Silvio San Pietro (2001), New Exhibits in Italy. Best Interior Selection
(Triển lãm mới tại Italia. Những không gian nội thất tốt nhất),
L'Archivolto.
110. Stafford Cliff (1992), The Best in Trade and Exhibition Stand Design
(Thiết kế gian hàng triển lãm thương mại tốt nhất), Rotovision.
111. Uwe Reinhardt, Philipp Teufel (2008), New Exhibition Design 01 (Thiết
kế triển lãm mới 01), Avedition.
112. Uwe Reinhardt, Philipp Teufel (2010), New Exhibition Design 02 (Thiết
kế triển lãm mới 02), Avedition.
113. Wang Shaoqiang (2016), Exhibition Art - Graphics and Space Design
(Nghệ thuật triển lãm – Thiết kế đồ họa và không gian), Sandu
Publishing Ltd, China.
114. (2010), Memories of Expo Shanghai China 2010 (Ký ức về Triển lãm
Thế giới tại Thượng Hải – Trung Quốc 2010), China Intercontinental
Press, Benjing.
Tiếng Pháp:
115. Raquez A (1903), Entrée gratuite (Vào cửa tự do), Claude et Cie,
Saigon.
116. (1902), L’Exposition de Hanoi (Triển lãm tại Hà Nội), Schneider edition.
117. (1925), Selection coloniale Indochine (Tuyển tập thuộc địa Đông
Dương), Paris.
Tiếng Nga:
118. В.М. Полевои (главныи редактор), В.Ф маркузон, Д.В. Сарабрьянов,
В.Д. Синюков, (1986), ПОПУЛЯРНАЯ ХУДОЖЕСТВЕННАЯ
ЭНЦИКЛОПЕНДИЯ (Bách khoa toàn thư phổ thông về mỹ thuật),
164
книга 1-2, Научно-редакционныи совет издательства "Советская
энклопедия".
119. В.В.Литвинов (1989), Пратика современой эспозиций (Thực tiễn
trưng bày hiện đại), Издательство Плакат.
120. Ян Лоренц, Ли Сколник, Крейг Бергер (2008), Дизайн выставок
(Thiết kế triển lãm), АСТ, Астрель.
Webside trong nước: (truy cập ngày 25/9/2017)
121.https://autodaily.vn/2012/10/vietnam-motor-show-2012-cu-hich-cho-thi-
truong-oto
122.https://autodaily.vn/2016/10/mot-khong-gian-lexus-ngap-tran-cam-xuc-
tai-vms-2016
123.https://cafeauto.vn/thi-truong/vms-2014-ford-viet-nam-mang-den-dan-xe-
one-ford-8633.html
124.https://news.otofun.net/vms-2014-kham-pha-gian-trung-bay-cua-ford-
6264.html
125.
b693b3f60914f8b9edddbce.html&
126.https://news.zing.vn/5-trien-lam-oto-danh-gia-nhat-the-gioi-
post812471.html
127.https://tinhte.vn/threads/trien-lam-o-to-viet-nam-lan-thu-8-chuan-bi-dien-
ra.1500623/
128.https://tinhte.vn/threads/vms-2014-mot-vong-gian-hang-ford-da-dang-
san-pham-trung-bay-dong-co-ecoboost-1-0.2391762/
129.
130.
vi-tri-thu-3-d193682.html
165
131.
fascination-2017-19778.html
132.
trung-nang-dong-2318.html
133.https://www.thethaovanhoa.vn/xa-hoi/vietnam-motor-show-2012-suc-
song-moi-cho-thi-truong-o-to-n20120926224350862.htm
Webside trong nước: (truy cập ngày 15/6/2019)
134.https://www.otosaigon.com/threads/trien-lam-vietnam-motor-show-
2010.2631413/
135.https://www.otosaigon.com/threads/vietnam-motor-show-
2008.1151152/page-7
136.
137.
Webside nước ngoài: (truy cập ngày 25/12/2017)
138.https://competition.adesignaward.com/design.php?ID=29732
139.https://www.m-box.de/en/membrane-projection-mercedes-benz-iaa-2009/
140.https://www.pinterest.de/pin/288230444878689439/
141.https://de.motorsport.com/automotive/photos/lexus-14582037/34473035/
142.https://www.beaworldfestival.com/events/experience-amazing-lexus-on-
demand-press-conference/
166
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017
PHỤ LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
TP. Hồ Chí Minh - 2019
167
MỤC LỤC
Phụ lục 1. Giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong luận án 168
Phụ lục 2. Thống kê chủ đề nội dung “Vietnam Motor Show” từ năm 2002
đến năm 2017 .. 172
Phụ lục 3. Hình ảnh, bản vẽ không gian triển lãm thương mại “Vietnam
Motor Show” ... 173
Phụ lục 4. Hình ảnh, bản vẽ không gian triển lãm thương mại “Motor Show”
trên thế giới .. 200
168
Phụ lục 1. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Các thuật ngữ sử dụng trong luận án có nguồn từ cuốn The Manual of
Museum Exhibitions [96] (Hướng dẫn trưng bày bảo tàng) do Cục Di sản văn
hóa phối hợp Bảo tàng dân tộc học Việt Nam dịch và biên soạn tháng 5/2005.
Các thuật ngữ còn lại NCS đã ghi rõ nguồn và xuất xứ.
Bản sắc (indentily): tra cứu đại từ điển tiếng Việt có nghĩa là “sắc thái,
đặc tính, đặc thù riêng khác” [85, tr.66]. Đối với Chris Barker, ông cho rằng
đó là một phạm trù. “Bản sắc là một bản chất (essense) mà có thể được biểu
đạt thông qua những ký hiệu về thị hiếu, niềm tin, thái độ và phong cách
sống” [4, tr.298]. Bản sắc không phải là cái gì đó mà chúng ta sở hữu hay là
vật cố định. Nó như một công cuộc chuyển động về phía trước chứ không
phải việc đến đích.
Đai trưng bày: đây là thuật ngữ thường dùng trong thiết kế và thi công
công trình bảo tàng và triển lãm. Đai trưng bày là hệ thống vách thông tin
trưng bày, thường là hệ thống vách phẳng, hoặc có tạo hình khối bám theo
tường hoặc hệ thống cột tòa nhà tạo thành như một vành đai giới hạn không
gian trưng bày.
Khoảng nghỉ mắt: là khoảng trống không gian giữa các hiện vật trưng
bày trong trường thị giác người xem.
Ecgônômi (yếu tố con người, nhân trắc học): có nhiều định nghĩa.
Theo Hiệp hội Ecgônômi quốc tế (IEA) thì “ecgônômi là khoa học liên ngành,
được cấu thành từ các khoa học về con người để phù hợp công việc, hệ thống
máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ
và cả những hạn chế của con người” [43, tr.8].
169
Hình thức (form): “cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung” [85,
tr.705].
Mật độ trưng bày: được thể hiện bằng số lượng hiện vật trưng bày trên
một mét vuông của không gian trưng bày. Mật độ trưng bày có thể khác nhau
không chỉ theo kích cỡ của hiện vật trưng bày mà còn theo kiểu trưng bày
được áp dụng và theo kiểu cảm thụ dự kiến cho khách tham quan ở từng khu
vực.
Nguyên lý thị giác: là những nguyên lý, đặc điểm về sự nhìn của mắt
con người trong môi trường không gian.
Nhịp điệu: là sự luân phiên đều đặn của các hành động, các yếu tố theo
bản năng hoặc có tổ chức, nó tác động thường trực lên giác quan con người,
chúng ta cảm nhận được không chỉ thị giác và thính giác. Trong thiết kế nhịp
điệu là cơ sở hợp thành cấu trúc, nó được sừ dụng như một hình thức biểu
cảm, cho phép các chuyển động hình ảnh của cảm xúc biểu thị một trật tự rõ
ràng, hoặc ngược lại phá vỡ sự đơn điệu trong mỹ thuật. Hay nói một cách
khác, nhịp điệu là sự luân phiên nhịp nhàng của các yếu tố, thứ tự kết hợp với
các đường thẳng, hình khối mặt phẳng. Nhịp điệu tạo được tạo nên trên quy
luật biểu hiện ở những thay đổi dần về số lượng, trong sự luân phiên tăng dần
hay giảm dần của thể tích hay diện tích, của sự tập trung hay thưa thớt trong
cơ cấu.
Quảng cáo (advertisement): “tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều hình
thức về hàng hóa. Dịch vụ hay về hãng kinh doanh những hàng hóa đó nhằm
hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa” [85,
tr.1291]. Theo Luật Thương mại, số 58-L/CTN ban hành ngày 10/5/1997,
quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Theo Từ điển thuật ngữ mỹ
thuật phổ thông, quảng cáo là: “một hoạt động dùng trong lĩnh vực thương
170
mại hay đời sống: giới thiệu một mặt hàng để kích thích người tiêu dùng mua
hàng, giới thiệu một thứ dịch vụ, một hoạt động văn hóa để thông báo mời
mọi người tham gia” [47, tr 117]
Tỉ lệ: là sự so sánh kích thước của các yếu tố hoặc các bộ phận của các
bộ phận của một tổng thể, cũng như các đối tượng khác nhau, là sự hài hòa
của các hình thức nghệ thuật, tương xứng với chất lượng thẩm mỹ của nó.
Tương xứng thường tạo ra vẻ đẹp của hình thức. Nếu tỉ lệ là yếu tố của cái
đẹp tĩnh thì nhịp điệu là yếu tố của cái đẹp động. Tỉ lệ thay đổi đến mức tạo ra
nhịp điệu và yếu tố thẩm mỹ khác. Người Ai Cập cổ đại (TK II-III Tr.CN) đã
tìm ra những con số vàng, tỉ lệ vàng và đã sáng tạo ra một thang tỉ lệ dựa trên
sự hài hòa các bộ phận trên cơ thể con người.
Tông màu: là tập hợp các sắc thái khác nhau của màu trong cùng một
họ.
Thực tại ảo, thực tế ảo (virtual reality): trải nghiệm ảo, thường hiện
hữu dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy chiếu kỹ thuật số trong môi trường
không gian ba chiều.
Truyền thống (tradition): “là nền nếp, thói quen tốt đẹp được lưu
truyền từ đời này qua đời khác; có tính chất lâu đời, cổ truyền” [85, tr.1680].
Trưng bày theo thị hiếu khán giả: trưng bày được hình thành và phát
triển với nhận thức về thị hiếu – mối quan tâm của khách hàng, khách tham
quan trong mối quan hệ tương quan với các bộ sưu tập, hiện vật trưng bày và
các nghiên cứu liên quan đến cuộc trưng bày đó.
Trưng bày theo hệ thống: phương pháp trưng bày theo trình tự các
kiểu hoặc nhóm hiện vật.
Trưng bày theo tuyến: là loại trưng bày được sắp xếp theo một trình tự
cảm thụ liên tục, thông qua quá trình sắp xếp các tác phẩm nghệ thuật hay các
hiện vật trưng bày theo một thứ tự thời gian, chủ điểm liên quan đến cốt
171
truyện mà các hiện vật định truyền tải tới khách tham quan theo mối quan hệ
và bối cảnh của chúng.
Trường thị giác: là khoảng nhìn của mắt người.
Tuyến lưu thông: là tuyến di chuyển của người tham quan trong không
gian trưng bày theo một hướng nhất định. Một số tài liệu dùng là “sơ đồ di
chuyển” [82, tr.75], hay “đường đi lại” [43, tr.40]. Các tài liệu nước ngoài
hiện nay [104], [105] phổ biến dùng “circulation” (tạm dịch: sự lưu thông).
172
Phụ lục 2. THỐNG KÊ CHỦ ĐỀ NỘI DUNG
TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2017
TT Tên
triển lãm thƣơng mại
Chủ đề nội dung Địa điểm
1 Vietnam Motor Show
2002 (lần thứ 1)
HN
2 Vietnam Motor Show
2004 (lần thứ 2)
Tp. HCM.
3 Vietnam Motor Show
2006 (lần thứ 3)
HN
4 Vietnam Motor Show
2008 (lần thứ 4)
Giấc mơ có thật HN
5 Vietnam Motor Show
2009 (lần thứ 5)
Cho cuộc sống thêm phong
phú
Tp. HCM.
6 Vietnam Motor Show
2010 (lần thứ 6)
Xanh hơn và tốt hơn HN
7 Vietnam Motor Show
2011 (lần thứ 7)
Cùng xe hơi tận hưởng cuộc
sống
Tp. HCM.
8 Vietnam Motor Show
2012 (lần thứ 8)
Hướng tới người tiêu dùng HN
9 Vietnam Motor Show
2013 (lần thứ 9)
Cùng đi tới thành công Tp. HCM.
10 Vietnam Motor Show
2014 (lần thứ 10)
Đam mê hội ngộ Tp. HCM.
11 Vietnam Motor Show
2015 (lần thứ 11)
Sống cùng chuyển động Tp. HCM.
12 Vietnam Motor Show
2016 (lần thứ 12)
Tăng tốc - Đón đầu
(Accelerate to Celebrate)
HN
13 Vietnam Motor Show
2017 (lần thứ 13)
Kết nối công nghệ, chuyển
động thông minh
Tp. HCM.
Mercedes-Benz
Fascination 2017
Một hành trình
(The Journey)
HN
173
Phụ lục 3. HÌNH ẢNH, BẢN VẼ KHÔNG GIAN
TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
h.2.1: Tạo hình đai trưng bày Toyota tại TLTM VMS 2006. (Ng: 136)
h.2.2: Mảng đèn Led hỗ trợ trưng bày khu trung tâm của Honda
tại TLTM VMS 2006. (Ng: Tư liệu cá nhân)
174
h.2.3: Trưng bày Toyota tại TLTM VMS 2008. (Ng: 135)
h.2.4: Trưng bày Ford tại TLTM VMS 2008. (Ng: 135)
175
h.2.5: Khu trưng bày trung tâm của Mercedes-Benz tại TLTM VMS 2009.
(Ng: 137)
h.2.6: Tạo hình đai trưng bày Honda tại TLTM VMS 2009. (Ng: 137)
176
h.2.7: Nghệ thuật trình diễn tại TLTM VMS 2010. (Ng: 137)
h.2.8: Trưng bày Ford Everest tại TLTM VMS 2010. (Ng: 134)
177
h.2.9: Các cảnh chính của truyền thông đa phương tiện
tại khu trưng bày trung tâm của Audi tại TLTM VMS 2012.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
178
h.2.10: Khu trưng bày Suzuki và Ford tại TLTM VMS 2012.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.11: Mặt bằng trưng bày Toyota tại TLTM VMS 2012 tại Hà Nội.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
179
h.2.12: Mặt bằng trần trưng bày Toyota tại TLTM VMS 2012.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.13: Phối cảnh không gian khu trưng bày Toyota. (Ng: 125)
180
h.2.14: Khu trưng bày trung tâm của Toyota. (Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.15: Khu trưng bày liền kề phía trái của sân khấu chính.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
181
h.2.16: Khu trưng bày liền kề phía phải sân khấu chính
(Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.17: Khu trưng bày Camry (Ng: Tư liệu cá nhân)
182
h.2.18: Mặt bằng trưng bày Honda tại TLTM VMS 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.19: Tổng thể khu trưng bày Honda. (Ng: 132)
183
h.2.20: Khu sân khấu chính và hình thức quảng cáo thông qua truyền thông đa
phương tiện tại màn hình trung tâm. (Ng: 132)
h.2.21: Mặt bằng trưng bày Ford tại TLTM VMS 2014
tại Tp. Hồ Chí Minh. (Ng: Tư liệu cá nhân)
184
h.2.22: Khu vực sân khấu chính của Ford. (Ng: 124)
h.2.23: Sử dụng màu sắc tương phản trong trưng bày Ford Focus.
(Ng: 128)
185
h.2.24: Trưng bày kết hợp tạo bối cảnh với Ford Ranger. (Ng: 128)
h.2.25: Đa dạng hình thức trình diễn vũ, kịch câm kết hợp âm thanh
tại không gian trưng bày Honda tại TLTM VMS 2014. (Ng: 128)
186
h.2.26: Mặt bằng tổng thể không gian trưng bày Lexus tại TLTM VMS 2016
tại Hà Nội. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
187
h.2.27: Sơ đồ hệ thống chiếu sáng của không gian trưng bày Lexus. (Ng:
Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
188
h.2.28: Sơ đồ hệ thống các tấm trần phản sáng của không gian trưng bày
Lexus. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
189
h.2.29: Phối cảnh khu trưng bày Lexus tại TLTM VMS 2016.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.30: Không gian trưng bày Lexus tại TLTM VMS 2016. (Ng: 122)
190
h.2.31: Mặt chiếu bên khu trưng bày Lexus tại TLTM VMS 2016.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.32: Mặt chiếu chính diện khu trưng bày Lexus tại TLTM VMS 2016.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
191
h.2.33: Khu sân khấu chính của Lexus tại TLTM VMS 2016. (Ng: 122)
h.2.34: Tổng thể không gian Lexus tại TLTM VMS 2016.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
192
h.2.35: Chiếu sáng màu và nghệ thuật trình diễn trong không gian Lexus
tại TLTM VMS 2016. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.36: Kỹ xảo trình diễn trong không gian Lexus tại TLTM VMS 2016.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
193
h.2.37: Nghệ thuật trình diễn kết hợp âm thanh, ánh sáng trong không gian
Lexus tại TLTM VMS 2016. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.38: Phối cảnh tổng thể khu trưng bày Mitsubishi tại TLTM VMS 2016
tại Hà Nội. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
194
h.2.39: Tạo bối cảnh trưng bày của Fuso tại TLTM VMS 2016 tại Hà Nội.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.40: Mặt bằng trưng bày tổng thể Mercedes-Benz Fascination 2017
tại Hà Nội. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
195
h.2.41: Mặt bằng trưng bày cố định khu vực A2 của Mercedes-Benz
Fascination 2017. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.42: Mặt bằng trưng bày khu vực A2 khi kết thúc trình diễn.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
196
h.2.43: Khu vực tiếp đón Mercedes-Benz Fascination 2017.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.44: Khu vực trưng bày Mercedes-Benz AMG.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
197
h.2.45: Khu vực trưng bày Mercedes-Benz AMG.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.46: Khu vực trưng bày Mercedes-Benz SUV.
(Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
198
h.2.47: Khu vực trưng bày dòng xe cáo cấp Maybach, Mercedes-Benz C và S-
Class. (Ng: Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội)
h.2.48: Chiếu sáng laser tại Mercedes-Benz Fascination 2017.
(Ng: Tư liệu cá nhân)
199
h.2.49: Các cảnh chính của truyền thông đa phương tiện
tại sự kiện Mercedes-Benz Fascination 2017. (Ng: Tư liệu cá nhân)
h.2.50: Nghệ thuật trình diễn tại sân khấu chính
Mercedes-Benz Fascination 2017. (Ng: Tư liệu cá nhân)
200
Phụ lục 4. HÌNH ẢNH, BẢN VẼ KHÔNG GIAN
TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI “MOTOR SHOW” TRÊN THẾ GIỚI
h.3.51: Trưng bày Mercedes-Benz và Maybach
tại Gieneva Motor Show 2002. (Ng: 91, tr. 98)
h.3.52-53: Góc nhìn từ không gian tầng hai và góc nhìn chính theo tuyến lưu
thông đối với không gian trưng bày Mercedes-Benz và Maybach. (Ng: 91, tr. 99)
201
h.3.54: Truyền thông đa phương tiện trong các khối kính của trưng bày
Mercedes-Benz và Maybach tại Gieneva Motor Show 2002. (Ng: 91, tr. 101)
202
h.3.55: Mặt bằng trưng bày Audi năm 2003. (Ng: 91, tr.122)
h.3.56: Khu trưng bày trung tâm Audi năm 2003. (Ng: 91, tr.123)
203
h.3.57: Toàn cảnh trưng bày Audi năm 2003.
(Ng: 91, tr.123)
h.3.58: Mặt bằng bố cục không gian của Mazda tại Detroit Motor Show
2003. (Ng: 94, tr.59)
204
h.3.59: Khu trưng bày trung tâm của Mazda tại Detroit Motor Show 2003.
(Ng: 94, tr.58)
h.3.60: Trưng bày Jeep tại Detroit Motor Show, năm 2004. (Ng: 94, tr.158)
205
h.3.61: Mặt bàng bố cục khu trưng bày FORD
tại Buenos Aires Motor Show 2006. (Ng: 99, tr.206)
h.3.62: Trưng bày Ford tại Buenos Aires Motor Show 2006. (Ng: 99, tr.219)
206
h.3.63: Các góc phối cảnh trần trưng bày và khu dịch vụ của Ford tại Buenos
Aires Motor Show 2006. (Ng: 99, tr.219)
h.3.64-65: Mặt bằng và mặt đứng trưng bày Mercedes-Benz
tại Frankfurt Motor Show 2009. (Ng: 139)
207
h.3.66: Truyền thông đa phương tiện chiễm lĩnh không gian trưng bày
Mercedes-Benz tại Frankfurt Motor Show 2009. (Ng: 139)
h.3.67: Các hình kỷ hà đặc - rỗng, logo và tuyên ngôn thương mại
Mercedes-Benz thể hiện thông qua truyền thông đa phương tiện. (Ng: 139)
208
h.3.68: Trưng bày Toyota tại Gieneva Motor Show 2013. (Ng: 138)
h.3.69: Sử dụng tương phản mạnh trong thể hiện màu sắc đỏ - đen - trắng
trong giải pháp tạo hình của Toyota. (Ng: 138)
209
h.3.70-71: Đa dạng hình thức truyền thông đa phương tiện trong tạo hình
không gian Toyota tại Gieneva Motor Show 2013. (Ng: 138)
210
h.3.72: Thác nước ánh sáng trong màn giới thiệu Audi R8
tại Tokyo Motor Show 2014. (Ng: 140)
211
h.3.73: Trưng bày Lexus tại Frankfurt Motor Show 2017. (Ng: 142)
h.3.74: Trưng bày sản phẩm hiệu năng cao Lexus LS500
tại Frankfurt Motor Show 2017. (Ng: 142)
212
h.3.75: Sử dụng công nghệ thực tại ảo trong giới thiệu trưng bày Lexus tại
Frankfurt Motor Show 2017. (Ng: 143)
h.3.76: Khuôn hình thực thông qua Microsoft HoloLens trong giới thiệu
Lexus tại Frankfurt Motor Show 2017. (Ng: 143)