BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hòa
NGHỆ THUẬT TRANH MINH HỌA
TRONG TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hòa
NGHỆ THUẬT TRANH MINH HỌA
TRONG TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN S
245 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn cố đô Huế”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ĩ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hương
Hà Nội - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật tranh minh họa trong tạp
chí “Những người bạn Cố đô Huế” là công trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân. Các trích dẫn, kết quả nghiên cứu có chú thích nguồn cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan và nội dung luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hòa
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
Chưo ̛ng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ” ........................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 16
1.3. Khái quát về tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” ................................................... 21
Tiểu kết ................................................................................................................................. 39
Chưo ̛ng 2: NHẬN DIỆN CÁC THỂ LOẠI TRANH MINH HỌA TRONG TẠP CHÍ
“NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”........................................................................... 41
2.1. Nội dung phân loại tranh minh họa ............................................................................... 41
2.2. Các thể loại tranh minh họa ........................................................................................... 44
Tiểu kết ................................................................................................................................. 72
Chưo ̛ng 3: ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRANH MINH HỌA TRONG TẠP CHÍ
“NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”.......................................................................... 74
3.1. Vận dụng linh hoạt các yếu tố ngôn ngữ tạo hình phương Đông và phương Tây ....... 74
3.2. Phong cách tạo hình mang tính chất tượng trưng và hiện thực .................................... 95
3.3. Bút pháp biểu cảm sắc thái địa phương Huế ...............................................................100
Tiểu kết ...............................................................................................................................105
Chưo ̛ng 4: BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANH MINH HỌA TRONG TẠP
CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”...........................................................107
4.1. Giá trị thẩm mỹ tạo hình tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” . 107
4.2. Mối liên hệ giữa nội dung và ý tưởng tạo hình tranh minh họa trong tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế” ........................................................................................................118
4.3. Vị trí của tranh minh họa tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” đối với mỹ thuật
đương thời ...........................................................................................................................135
4.4. Nghệ thuật tranh minh họa tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” tương quan với
minh họa báo chí cùng thời ................................................................................................140
Tiểu kết ............................................................................................................................... 144
KẾT LUẬN ........................................................................................................................146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........................................150
TÀI LIẸ ̂U THAM KHẢO .................................................................................................. 151
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................163
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAVH: Association des Amis du Vieux Hué
BAVH: Bulletin des Amis du Vieux Hué
H: Hình
Nxb: Nhà xuất bản
Pb: Phụ bản
PL: Phụ lục
tr: trang
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thống kê số lượng tranh minh họa theo năm phát hành ..................... 31
Bảng 1.2: Thống kê tổng hợp số lượng tranh của họa sĩ trong tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế” .......................................................................................... 33
Bảng 1.3: Thống kê các thể loại tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn
Cố đô Huế” ........................................................................................................... 42
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh minh họa là hình thức truyền tải thông tin bằng tranh, một thể loại
đồ họa gắn liền với sự hình thành, phát triển của lĩnh vực xuất bản sách báo trên
thế giới và ở Việt Nam. Minh họa thường đi với nội dung bài viết, tạo ra giá trị
nhất định giữa thông tin và thẩm mỹ các ấn phẩm sách báo.
Những năm đầu thế kỷ XX dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa Pháp,
nhằm mục đích phát triển “dân trí” cho người Việt, nhà cầm quyền đã in ấn, phát
hành sách báo, trong đó có sự xuất hiện của thể loại tranh minh họa gắn với nội
dung các bài viết, công trình nghiên cứu... Điều đó đã tạo điều kiện để nghệ thuật
tranh minh họa du nhập, tiếp biến, phát triển ở Việt Nam. Cùng các chuyên khảo,
các bài nghiên cứu, sưu tầm tranh minh họa góp phần đưa BAVH trở thành một
trong những công trình độc đáo rất riêng của Huế so với bối cảnh văn hóa bản địa
thời đó.
Quá trình tiếp xúc văn minh Đông - Tây cùng sự ra đời BAVH, các họa sĩ
góp phần vào những công trình kiến trúc, nghệ thuật, ghi nhận sự hiện diện của
lớp họa sĩ minh họa sách báo, tôn vinh giá trị nghệ thuật các công trình mỹ thuật
và sản phẩm văn hóa mang bản sắc Huế, thông qua hệ thống tranh minh họa ở
tạp chí BAVH. Tùy thuộc vào yêu cầu nội dung của bài viết, chủ đề nghiên cứu
của chủ bút đặt ra, mà mỗi nhóm minh họa có đề tài, bố cục, chất liệu, phương
pháp thể hiện khác nhau, phản ánh tính đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật của
các họa sĩ ở Huế đầu thế kỷ XX.
Nghiên cứu về tranh minh họa trong BAVH, nhiều ý kiến, giả thuyết chưa
dẫn dắt độc giả nhận biết rõ ràng các yếu tố ngôn ngữ tạo hình bố cục, đường
nét, không gian, hình, mảng, khối mà chỉ tập trung giới thiệu khái quát nguồn
tư liệu minh họa, điều đó đặt ra vấn đề nghiên cứu cần có hệ thống từng phần cụ
thể, chuyên sâu về đặc điểm, nét đặc thù tranh minh họa. Mặt khác, nếu như văn
hóa cung đình Huế có tác động đến phương cách tạo hình, cần có sự tìm hiểu sâu
2
vấn đề về bản sắc văn hóa truyền thống trong sự tiếp xúc Đông – Tây, có những
đặc điểm tạo hình, giá trị thẩm mỹ, ý tưởng tạo hình là những vấn đề mà luận án
quan tâm.
Khảo cứu BAVH hiện nay đang xuống cấp, số lượng hình ảnh tranh minh
họa dần mất đi, từng trang có dấu hiệu của sự mục nát, các minh họa bằng màu
bị ố, hình vẽ phai mờ khó có thể thấy sự chân xác, vẻ đẹp nguyên gốc của tư liệu
tranh minh họa. Đây là một tài liệu quí đang cần được quan tâm nghiên cứu. Vì
vậy, luận án có ý nghĩa cần thiết đối với công tác bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn
hóa, phát huy những giá trị mỹ thuật Huế trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu về tạp chí BAVH, trong phạm vi khảo cứu tài liệu của luận
án, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về nghệ thuật tạo
hình của tranh minh họa trong BAVH, chính vì những khoảng trống trong các
công trình nghiên cứu đã làm tiền đề để thực hiện luận án với tiêu đề Nghệ thuật
tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”, luận án sẽ tập
trung nghiên cứu phân tích về những đặc điểm tạo hình, từ đó tìm ra những bình
luận về giá trị nghệ thuật thông qua các giá trị thẩm mỹ, giá trị tư duy (ý tưởng)
trong các tranh minh họa thực hiện bởi các họa sĩ Việt và Pháp. Từ đó, làm cơ sở
đánh giá bước đầu về vai trò, vị trí của tranh minh họa BAVH trong dòng chảy
mỹ thuật Việt Nam đương thời.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
- Nghiên cứu nghệ thuật tranh minh họa trong BAVH giai đoạn năm từ
1914 đến năm 1944, tìm hiểu làm rõ đặc điểm, các yếu tố tạo hình của tranh
minh họa trong quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Đông – Tây.
- Bàn luận về giá trị nghệ thuật, nội dung, hình thức biểu đạt cũng như xác
định vị trí nguồn tranh minh họa của BAVH trong dòng chảy mỹ thuật Huế, Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thống kê tổng hợp, phân loại các thể loại, số lượng tranh, bước đầu xác
3
định các thể loại, loại tranh minh họa trong BAVH.
- Phân tích đặc điểm nghệ thuật, là sự kết hợp yếu tố tạo hình phương
Đông và phương Tây, hình thành phong cách, bút pháp trên nền văn hóa truyền
thống, có đóng góp về giá trị mới về nghệ thuật tranh minh họa.
- Bàn luận để làm rõ những khía cạnh liên quan đến giá trị nghệ thuật như giá
trị thẩm mỹ, nội dung ý tưởng thể hiện gắn kết nội dung với bài viết, từ đó xác định
vị trí nguồn tranh minh họa đóng góp trong mỹ thuật đương thời Huế, Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phân tích đặc điểm, các yếu tố tạo hình của nghệ thuật
tranh minh họa trong BAVH do các họa sĩ Việt, Pháp thể hiện ở Huế đầu thế kỷ
XX, những nét mới nảy sinh từ sự tiếp xúc ảnh hưởng từ hai văn hóa, qua đó định
hình giá trị nghệ thuật của tranh minh họa đóng góp trong lịch sử mỹ thuật Huế,
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: giới hạn các tranh minh họa trong BAVH, lựa chọn
nghiên cứu một số tranh có đặc điểm tạo hình để nghiên cứu, nhận định.
Phạm vi thời gian: giai đoạn đầu thế kỷ XX.
4. Câu hỏi và giả thuyết khoa học
Luận án có 3 câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Quá trình giao lưu văn hóa Việt - Pháp tác động như thế nào
đến đặc điểm tạo hình trong tranh minh họa của BAVH?
Câu hỏi 2: Tranh minh họa trong tạp chí BAVH thể hiện giá trị nghệ thuật
như thế nào?
Câu hỏi 3: Tranh minh họa trong BAVH có vị trí và vai trò như thế nào
trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam?
Từ các câu hỏi nghiên cứu như trên, luận án đưa ra 3 giả thuyết khoa học
như sau:
4
Giả thuyết 1: Nghệ thuật tranh minh họa ở BAVH biểu hiện sự vận dụng
linh hoạt các yếu tố ngôn ngữ tạo hình phương Đông và phương Tây, biểu hiện
phong cách tạo hình mang tính chất ẩn dụ tượng trưng và hiện thực, bút pháp
biểu cảm sắc thái địa phương Huế, là những đặc điểm cách tân của nghệ thuật
tạo hình hiện đại.
Giả thuyết 2: Giá trị nghệ thuật thể hiện về giá trị thẩm mỹ trong mô típ trang
trí, với mục đích nâng cao ý tưởng của hình tượng nghệ thuật tạo nên tính tượng
trưng và tư duy thẩm mỹ có yếu tố tạo hình kết hợp từ hai nền văn hóa, nhưng hòa
quyện trong một tinh thần phương Đông của nghệ thuật tạo hình hiện đại.
Nghệ thuật thể hiện trong mối liên hệ giữa ý tưởng và nội dung bài viết,
tạo thành nghệ thuật tranh minh họa. Hình minh họa thể hiện tinh thần tôn giáo,
thẩm mỹ mang bản sắc Huế, cũng là một trong những giá trị nghệ thuật của tranh
minh họa trong BAVH.
Giả thuyết 3: Tranh minh họa ở BAVH có vị trí đối với mỹ thuật đương
thời, là góp phần phát triển nghệ thuật đồ họa, minh chứng giai đoạn lịch sử mỹ
thuật cận đại, bảo tồn lưu giữ bản sắc văn hóa nghệ thuật trong một giai đoạn của
lịch sử mỹ thuật Huế trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Định vị hệ thống các tư liệu thứ cấp đã phát hành lưu trữ từ Bảo tàng Mỹ
thuật cung đình Huế, Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, Thư viện quốc gia Việt
Nam, trong một số tủ sách gia đình, tủ sách tư nhân, từ internet... gián tiếp (tài
liệu, sách sử), các bài viết công bố trong và ngoài nước liên quan đến nghệ
thuật tạo hình là vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập những bài viết, kết quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước, tổng hợp, phân tích về đặc điểm, phong cách, giá trị
nghệ thuật, vị trí của tranh minh họa trong mỹ thuật đương thời đầu thế kỷ XX.
5
- Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê nguồn tư liệu, các thể loại, loại tranh minh họa trên BAVH, các
tranh vẽ minh họa, nhóm tranh minh họa, bài báo để phân tích đánh giá các dữ
liệu, quan điểm nghệ thuật, đưa ra các luận điểm khoa học trong quá trình nghiên
cứu, tìm ra nghệ thuật tạo hình của tranh minh họa trên BAVH.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Sử dụng phương pháp liên ngành như văn hóa học, dân tộc học, xã hội
học, lịch sử, trong đó chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học:
tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật, tính thẩm mỹ, hình tượng nghệ thuật, giá trị
thẩm mỹ từ các góc nhìn mỹ thuật học, trong sự kết hợp yếu tố tạo hình Đông -
Tây hình thành trên tranh minh họa trong BAVH.
- Phương pháp so sánh
So sánh tranh minh họa của sách báo cùng thời trong một nền văn hóa ở
Việt Nam, đối chiếu để làm rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, chú ý đến sự tác động
của giao lưu, tiếp biến văn hóa với tương quan giữa văn hóa và nghệ thuật, trong
quá trình vận động phát triển, tạo ra giá trị của nghệ thuật tranh minh họa có ở
BAVH.
6. Đóng góp khoa học của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án Nghệ thuật tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố
đô Huế” là công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành về nghệ thuật tranh
minh họa. Luận án đề cập đến đặc điểm tạo hình, giá trị nghệ thuật trong tương
quan với các tranh minh họa cùng thời, góp phần làm sáng tỏ các nhận định
trong nội dung nghiên cứu, có những đóng góp khoa học lý luận và thực tiễn.
Góp thêm điểm mới nghiên cứu về nghệ thuật tranh minh họa theo góc độ
nghệ thuật học, tiếp cận sâu phân tích đặc điểm ngôn ngữ tạo hình, những yếu tố
ảnh hưởng từ tạo hình phương Tây hình thành giá trị nghệ thuật hiện đại. Qua đó
xác định vị trí của tranh minh họa trong thuật lịch sử mỹ thuật Huế, Việt Nam.
6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về nội dung: Trên cơ sở những nhận định tổng quát về nghệ thuật minh
họa, phân chia các thể loại, phân tích đặc điểm từng phần cụ thể, đánh giá về giá
trị nghệ thuật, dưới góc nhìn nghiên cứu chuyên sâu, phân tích sự đa dạng phong
phú về đề tài, thể loại, ngôn ngữ biểu đạt của nghệ thuật. Thông qua những giá
trị nghệ thuật tạo hình, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo lý luận mỹ thuật cho
chuyên ngành đồ họa, xác định nguồn tư liệu, góp phần minh chứng luận cứ của
lịch sử mỹ thuật có vị trí đối với mỹ thuật hiện đại ở Huế, Việt Nam.
Đóng góp về mặt tư liệu: Hệ thống tư liệu về hình ảnh, phân tách các thể
loại, trích dẫn thông tin tranh vẽ minh họa, tác giả, hội tụ giá trị nguồn tư liệu
cung cấp thông tin hữu ích về nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật thời cận đại ở
Huế, Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Phần mở đầu (6 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (13 trang) và
phụ lục (75 trang). Nội dung luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về tạp chí
“Những người bạn Cố đô Huế” (34 trang).
Chương 2: Nhận diện các thể loại tranh minh họa trong tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế” (33 trang).
Chương 3: Đặc điểm tạo hình tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn
Cố đô Huế” (33 trang).
Chương 4: Bàn luận về nghệ thuật tranh minh họa trong tạp chí “Những người
bạn Cố đô Huế” (39 trang).
7
Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”
1.1. Tình hình nghiên cứu
Từ khi xuất bản (1914), do điều kiện khách quan BAVH chưa phổ biến
rộng rãi, thông tin về công trình còn gói gọn trong phạm vi hẹp, vì vậy, những
tài liệu liên quan đến nghệ thuật tranh minh họa dường như thưa vắng trên các
công trình nghiên cứu. Từ năm 1997 đến nay BAVH biên dịch xuất bản tại Huế,
độc giả quan tâm nhiều hơn, cùng với sự nhìn nhận đánh giá các giá trị lịch sử,
văn hóa, nghệ thuật, khoa học định vị trong BAVH được biết đến trong đời sống
xã hội. Từ đây, một số công trình nghiên của các tác giả giới thiệu đến nguồn
tranh minh họa để minh chứng, nghiên cứu giá trị đa ngành. Nguồn tư liệu tranh
minh họa vẫn là mảng ít được biết đến trong lĩnh vực mỹ thuật, còn thiếu những
nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn của lý luận, lịch sử, làm rõ đặc điểm và giá
trị nghệ thuật của tranh minh họa trong BAVH.
1.1.1. Những nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tranh minh họa
Có thể thấy những tài liệu liên quan đến nghệ thuật tạo hình, thuật ngữ lý
luận chuyên ngành được lồng ghép trong các bài viết ở các góc độ khác nhau.
Những công trình nghiên cứu cung cấp các nhận định về nghệ thuật tạo hình của
tranh minh họa làm cơ sở khoa học cho luận án đó là:
Nội dung đề cập về chuyên môn sâu của các thể loại chuyên ngành đồ
họa, trong công trình nghiên cứu có tính hệ thống chuyên đề mỹ thuật Giáo trình
Bố cục [36], Đặng Quý Khoa giới thiệu tổng quát nhiều khuynh hướng lý thuyết,
phân tích sự biểu hiện đa dạng bố cục tạo hình trong một số thể loại tác phẩm
nghệ thuật, tài liệu đóng góp thông tin trong việc tìm hiểu các thể loại trong tạo
hình tranh minh họa.
Những nét đặc thù chất liệu nghệ thuật đồ họa Việt Nam, giới thiệu thông tin
nghệ thuật tranh minh họa trong những cuốn sách xuất bản thời Pháp thuộc, tác giả
8
Hoàng Minh Phúc đề cập đến nghệ thuật tranh minh họa: “Minh họa sách báo thời
Pháp thuộc có giá trị nghệ thuật đáng nghiên cứu về đời sống xã hội và mối tương
quan giữa văn chương và nghệ thuật” [91, tr.114]. Việc khẳng định những minh họa
trên sách báo của Pháp có giá trị nghệ thuật, cho thấy nghiên cứu nghệ thuật tạo
hình tranh minh họa trong sách báo là cần thiết, trong đó có nghệ thuật tranh minh
họa ở BAVH.
Trong bài “Vấn đề sử dụng khái niệm, thuật ngữ về thể loại tranh in ở
Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Phương bàn luận thuật ngữ tranh in là: “Tranh
đồ họa bao gồm cả tranh vẽ và tranh in”, “Tranh in là thuật ngữ chỉ khái niệm về
một tổ hợp hình ảnh đường nét, chấm mảng, bố cục ra đời từ quá trình khắc và in
trên các chất liệu, chủ yếu phản ánh những tác phẩm đồ họa độc lập, đôi khi cả
những tranh minh họa” [90, tr.41-44], thuật ngữ tranh in đi liền với nghệ thuật
đồ họa độc lập và đồ họa giá vẽ, một hình thức nghệ thuật mới làm cơ sở phân
tích đặc điểm của một số thể loại tranh minh họa trên báo chí, sẽ hỗ trợ luận án
nhìn nhận rõ hơn khi phân tách các thể loại tranh minh họa ở BAVH.
Những nghiên cứu nghệ thuật tạo hình của tranh minh họa trên sách báo là
không nhiều, chỉ có những thông tin vắt tắt về nghệ thuật minh họa, hoặc các giá
trị bản sắc văn hóa. Khi nhìn tổng quan Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, nhiều tác
giả có đề cập đến các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở cả ba miền Bắc -
Trung - Nam thế kỷ XX, những khảo cứu đầy tính khách quan với những nội
dung: phân kỳ lịch sử mỹ thuật, đào tạo mỹ thuật, quan niệm nghệ thuật, thị
trường và các vấn đề mỹ thuật đương đại Việt Nam trong đó, có một số bình
luận tóm lược chung về các vấn đề mỹ thuật ở Huế.
Một số công trình khác của các tác giả như: Phan Cẩm Thượng, Lê Quốc
Việt, Cung Khắc Lược (2011), Đồ họa cổ Việt Nam [113], các tác giả cho rằng:
“ nhiều minh họa tranh nhằm dùng hình thị giác, kích thích cái kiểu chữ nghĩa.
Do vậy mà tranh minh họa trong sách in khắc gỗ là phổ biến ở Việt Nam” [113,
tr.93]; Lê Tiến Vượng (2016), “Minh họa trên báo”, tác giả nhận xét nghệ thuật
9
minh họa đương thời: “Nghệ thuật minh họa được nhiều độc giả biết đến với
những nét vẽ độc đáo và phong cách riêng” [129] Các công trình giải thích về
thuật ngữ, mô tả khái quát tính chuyên biệt nghệ thuật tranh minh họa trong mỹ
thuật tạo hình Việt Nam. Đây là những nét cơ bản sẽ áp dụng nhìn nhận thực tiễn
nghiên cứu nghệ thuật tranh minh họa trong BAVH.
1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật và tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế”
- Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài về nghệ thuật và tạp chí
“Những người bạn Cố đô Huế”
Qua khảo sát, có những tài liệu trình bày trong một số công trình của các
tác giả nước ngoài những năm đầu thế kỷ XX đa phần đăng trong BAVH. Trong
những nghiên cứu nghệ thuật hầu như các tác giả nhìn nhận, nhận xét, đánh giá
chung nghệ thuật ở Huế, đưa ra những quan điểm, giải pháp thực trạng nền nghệ
thuật An Nam, nhằm định hướng phát triển nghệ thuật phù hợp với tình hình xã
hội đương thời ở Huế, cung cấp một số tư liệu lịch sử, có ý nghĩa tạo cơ sở khoa
học cho việc khái quát nghệ thuật tân kỳ tập trung ở các công trình sau:
Nhóm tài liệu nghiên cứu của tác giả nước ngoài về nghệ thuật trong tạp
chí “Những người Bạn Cố đô Huế”
Nhóm nghiên cứu nghệ thuật An Nam là những cứ liệu khoa học khám
phá các góc nhìn khai mở, so sánh, hướng phát triển giá trị nghệ thuật phù hợp
với thực tiễn văn hóa xã hội đương thời.
Năm 1915, Edmond Gras trong bài “Vài suy nghĩ về giảng dạy nghệ thuật
ở An Nam”, từ việc xác định rõ đối tượng cần được giáo dục thẩm mỹ cho người
An Nam là cần thiết, bài viết tập trung xem xét đặt ra các giả thuyết của việc đào
tạo thẩm mỹ cho người học mỹ thuật ở An Nam từ những năm đầu thế kỷ XX;
Năm 1915, L.Cadière và Hội truyền giáo nước ngoài trong bài “Dự án tổ
chức và phát triển Hội nghệ thuật của những người bạn Huế”, nêu rõ mục đích
nghiên cứu tổng hợp tư liệu miêu tả giới thiệu bằng tranh vẽ về diễn biến đời
10
sống nghệ thuật ở Huế, bài viết đưa ra kế hoạch tổng quan của dự án nghiên cứu
nghệ thuật Huế bằng phương pháp khảo sát, điền dã rõ ràng, cụ thể, hỗ trợ luận
án định hình phương pháp nghiên cứu có hệ thống với nghệ thuật An Nam.
Năm 1919, tác giả Edmond Gras “Thành phố, nhà cửa, bàn ghế, hàng
thêu” tập VI/1919A [55], viết về các mẫu đồ vật nội ngoại thất như kiểu nhà, bàn
ghế đồ gỗ, câu đối, vũ khí, cây đèn dầu, chậu cảnh... những đồ cổ như tâm hồn
của xứ sở cần sưu tập bảo tồn rồi đề xuất thiết lập viện bảo tàng mỹ thuật ở Huế;
Năm 1919, trong bài viết “Bàn về thẩm mỹ”, tác giả C.Auclair bày tỏ
quan điểm về sự thay đổi giữa cái cũ và cái mới: “ nếu như cứ theo mãi người
xưa thì không có gì tỏ ra là hiện đại nữa” [56, tr.76], VI/1919B, trong nghệ thuật
từ những tư duy cũ của người xưa sẽ tạo nên cái mới: “Nghệ thuật là cảm hứng,
là luật lệ, thứ tự, đo lường, nó là ý nghĩa của sự thật” [56, tr.81], VI/1919B, câu
chuyện phê bình nghệ thuật giữa hai tác giả C.Auclair là kiến trúc sư và họa sĩ
Gras, phản ánh sự đa diện quan điểm đổi mới trong lĩnh vực nghệ thuật ở Huế
đầu thế kỷ XX.
Năm 1920, trong bài “Vấn đề nghệ thuật bản xứ”, G.Groslier chú ý một số
nguyên tắc chủ đạo trong việc giáo dục nền mỹ thuật bản xứ: “Tự do hoàn toàn,
tự do tuyệt đối của nghệ thuật bản xứ” [23, tr.556-569], đó là mục đích cho phép
người An Nam khi tiếp cận phương tiện hiện đại, cơ hội để thực hành nghệ
thuật, tham gia công tác giáo dục nghệ thuật bản địa, vấn đề nêu trên biểu hiện
tinh thần tôn trọng giao lưu học thuật của các họa sĩ Việt, Pháp.
Năm 1925 tác giả CH.Gravelle “Nghệ thuật An Nam” [119], phân tích
tính mới của nghệ thuật An Nam, trong buổi giao thời những người bảo hộ Pháp
vào vùng địa canh xứ Huế cùng người An Nam tìm hướng bảo tồn, phát triển
nghệ thuật truyền thống trong sự tôn trọng cảnh ngộ, nhân công, vật liệu, nghi lễ,
kiểu thức... các sản phẩm trên nền nghệ thuật An Nam đổi mới phỏng theo kiểu
châu Âu, biểu hiện tính chất mới hiện đại.
Năm 1928, L.Cadière “Lăng mộ của người An Nam trong phụ cận Huế”
11
[28], L.Cadière cùng họa sĩ Nguyễn Thứ xác định các lăng mộ bằng tranh tất cả
có 317 lăng mộ, 51 hình vẽ, 86 văn bia, những tranh minh họa kiến trúc lăng mộ,
phản ảnh sự ảnh hưởng phối cảnh viễn cận trong tạo hình của quá trình giao lưu
tiếp biến mỹ thuật.
Năm 1937, tác giả Yves Laubie “Suy nghĩ về Tranh dân gian ở Bắc Kỳ”,
những tác phẩm nghệ thuật sử dụng minh họa trong bài viết như một lời tâm sự,
chia sẻ các góc nhìn về bố cục tranh vẽ trên giấy của người An Nam: “Có một
nền nghệ thuật tranh vẽ dân gian mà nguồn gốc của loại tranh vẽ dân gian này
cũng đã có từ xa xưa...” [116, tr.135], và thẩm mỹ tranh dân gian An Nam: “
cũng đẹp như cái đẹp sơ khai nhất” [116, tr.135], bài viết phân tích một số tác
phẩm của họa sĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là dấu ấn quan trọng của lịch sử
mỹ thuật Việt Nam.
Năm 1939, tác giả Léo Craste “Nghiên cứu về nhà ở của người An Nam ở
Huế và ở vùng xung quanh”, nghiên cứu những tư liệu chân xác các mẫu cổng
phổ biến, cấu trúc các cửa cổng được minh họa và so sánh: “Tôi tìm thấy ở địa
hạt này rất nhiều tương đồng với nghệ thuật tô chữ (enluminures), của thế kỷ thứ
XIII ở Pháp” [45, tr.70], những hình vẽ có sự giao thoa nội dung, hình thức nghệ
thuật Đông - Tây.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp suy nghĩ về mỹ
thuật Huế trên quan điểm khách quan ở nhiều góc độ khác nhau về, qua sự nhìn
nhận ghi chép nét chung của mỹ thuật Huế, trên quan điểm khách quan, có lịch
sử cụ thể hỗ trợ luận án đánh giá xác thực hơn trong nghiên cứu nghệ thuật tạo
hình tranh minh họa.
Nghiên cứu về phương pháp khai thác có tính khai phá nghệ thuật Huế, để
tổng hợp thành kho tư liệu bằng tranh cho công trình “Mỹ thuật ở Huế”, nguồn
tài liệu lý thuyết về phương pháp liệt kê, thống kê, mô tả, so sánh, điều tra Nhân
học, minh họa tranh vẽ về mỹ thuật Huế. Đây là tập sách có nội dung trọng điểm
với đề tài luận án, trong việc tham khảo trích dẫn các cứ liệu lý thuyết, minh họa
12
mô típ trang trí, nhận định các giá trị nghệ thuật truyền thống và hiện đại, từ góc
nhìn của tác giả người Pháp và Việt trên BAVH.
Nhóm tài liệu nghiên cứu của tác giả nước ngoài về văn hóa nghệ thuật Huế
Nội dung cuốn sách chuyên khảo, bài viết về lịch sử mỹ thuật của người
Việt trong văn hóa nghệ thuật vùng Huế, thông tin giới thiệu, bàn về nghệ thuật
nhiều khía cạnh khi tiếp xúc với văn hóa An Nam của các tác giả người Pháp.
Năm 1954, cuốn L’art Vietnamien (Nghệ thuật Việt Nam) [40] dịch sang
tiếng Việt của tác giả L.Bezacier, nội dung có nhiều chuyên khảo, bài viết lịch
sử mỹ thuật của người Việt và văn hóa nghệ thuật vùng Huế, bàn về nghệ thuật
với nhiều khía cạnh khi tiếp xúc với văn hóa An Nam. Tài liệu sẽ hỗ trợ cho luận
án khi so sánh đối chiếu nhìn nhận rõ hơn các cứ luận liên quan về nghệ thuật
Huế.
Một số công trình trình có tính chất gợi mở quan điểm nghiên cứu nghệ
thuật như: 2001, Jean Despierres trong bài “Nguyễn Đình Hòe, Thượng thư,
nhân chứng lịch sử có vai trò quan trọng trong Hội những người bạn Cố đô Huế”
[121], tác giả sử dụng nhiều hình vẽ của BAVH để trang trí minh chứng cùng
những chuyên đề nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế có giá trị.
Điểm chung của những công trình mô tả nghệ thuật Huế ở nhiều góc độ
có khái quát về tranh minh họa, là nhóm cứ liệu khoa học tham khảo, khảo cứu,
thống kê những tư liệu các loại hình mỹ thuật, chưa tìm thấy nghiên cứu độc lập
về nghệ thuật tạo hình của tranh minh họa BAVH.
- Những nghiên cứu của tác giả trong nước về tạp chí “Những người bạn
Cố đô Huế”
Tình hình nghiên cứu tài liệu lý luận về nghệ thuật ở Huế, qua một số
công trình của các tác giả nghiên cứu ở trong nước, chỉ giới thiệu từ khi BAVH
dịch thuật, xuất bản. Nội dung giới thiệu ngắn gọn những nét chính tổng quan,
các bài viết kết nối sâu chuỗi thành quá trình có sự kế thừa, tiếp cận nhận diện
khám phá và cảm nhận thú vị nhiều góc độ nghệ thuật tranh minh họa khi và
13
phân tích khái quát các tư liệu liên quan những thành tựu của nghệ thuật Nguyễn
trong tạp chí BAVH.
Nhóm tài liệu của tác giả trong nước dẫn chứng tranh minh họa trong
BAVH để phụ họa cho các phần viết về đề tài nghiên cứu
Những tài liệu phụ họa bằng tranh minh họa của BAVH đặt trong mối liên
hệ chỉ dẫn trong tính tổng thể của vấn đề nghiên cứu trong một số tập sách báo
như: năm 2001, tác giả Nguyễn Hữu Thông xuất bản cuốn sách Mỹ thuật Huế
nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí [105]; 2013, tập sách tranh Ngàn
năm áo mũ [20], Nhã Nam và nhà xuất bản Thế Giới của tác giả Trần Quang
Đức; 2013, tập sách tranh Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn (1802-1945) [97]
của tác giả Trần Đình Sơn. Các công trình đều có sử dụng dẫn chứng tranh minh
họa của BAVH để minh chứng rõ hơn vấn đề nghiên cứu, là những tài liệu tập
trung làm rõ thêm giá trị tư liệu theo hướng nghiên cứu của luận án.
Nhóm tài liệu của tác giả trong nước tập hợp những dẫn liệu liên quan
đến tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
Những đánh giá về giá trị nghệ thuật BAVH bao gồm: năm 2000, “Đặc
điểm và sự kiện chính của mỹ thuật Huế giai đoạn 1954-1975” [96], tác giả Phan
Xuân Sanh chia sẻ nhiều thông tin về những sự kiện chính của mỹ thuật Huế,
trong đó có những họa sĩ tham gia truyền giảng mỹ thuật tại các trường công và
tư, có sáng tác nhiều công trình mỹ thuật mà BAVH phản ánh rõ ràng; bài viết
“Văn hóa nghệ thuật miền Trung suy nghĩ về định hướng nghiên cứu” [4], tác
giả Nguyễn Chí Bền đánh giá sự công phu của các họa sĩ qua từng chi tiết diễn
tả, tạo ra giá trị tư liệu nghiên cứu văn hóa nghệ thuật miền Trung và những đặc
điểm của BAVH; tập sách Lịch sử báo chí Huế [30], tác giả ...chữ thiết kế hoa văn lối cách điệu trong nhiều số khác nhau, đôi khi
có lồng ghép chữ Hán, trên trang bìa có đầy đủ thông tin thời gian xuất bản. Nghệ
thuật trang trí bìa đơn giản có kết hợp cấu trúc hoa văn chữ viết, gợi mở xác định
phạm vi đối tượng mà tạp chí hướng tới nghiên cứu, giúp bạn đọc dễ dàng tìm hiểu,
thẩm mỹ trang trí bìa thu hút liên tưởng đến văn hóa Huế [PL3, H3.4.3.1, tr.222].
- Nội dung chủ yếu: Nghiên cứu với 5 mảng chính là Kinh thành Huế và
phụ cận, lịch sử Huế và An Nam, nghệ thuật xứ Huế, ngôn ngữ học, dân tộc học,
văn hóa dân gian xứ Huế và các đề tài khác. Ngoài các số thông thường còn ra
những số chuyên đề nghiên cứu sâu về nghệ thuật, lịch sử, địa lý riêng chuyên
đề số 1/1919 “Nghệ thuật Huế” (L’Art à Hué), tập gốc xuất bản năm 1919, tái
bản - Nouvelle Edition năm 1936, 2013 có 157 trang viết, còn lại các trang
chủ yếu nghiên cứu những mẫu thức về đề tài mỹ thuật ở Huế, là ấn phẩm có
tính thẩm mỹ, được giới chuyên môn học thuật đánh giá cao, ấn tượng với độc
giả về sự tinh tế trở thành tập san cổ điển mẫu mực, là một tác phẩm cung hiến
dâng lên Hoàng thượng Bảo Đại vào ngày 28 tháng 3 năm 1933 [70, tr.413],
XX/1933, nhân dịp Hội AAVH kỷ niệm chu niên lần thứ 20 ngày thành lập.
- Tiêu chí và mục đích trình bày tranh minh họa trong tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế”: Nhiệm vụ chủ yếu đi sâu nghiên cứu ở lĩnh vực đa
ngành, trong đó có văn hóa nghệ thuật, các bài viết đăng trên tạp chí luôn kết
hợp chặt chẽ với tranh minh họa, tạo ra ấn phẩm có giá trị. Sự kết hợp hài hoà
giữa nội dung, hình thức và phần thiết kế trình bày tranh minh họa là yếu tố thúc
đẩy, nâng cao nhận thức thẩm mỹ, thị hiếu của độc giả, lưu giữ phát triển giá trị
nghệ thuật xưa.
BAVH xác định tôn chỉ, mục đích, nảy sinh từ nhu cầu tham khảo, tra cứu
về lịch sử, ngôn ngữ học, nhân học, sưu tập ảnh, tranh vẽ... của hội viên Hội
29
AAVH và những độc giả tham khảo về Huế, do vậy tác giả L.Cadière xúc tiến
việc xây dựng thành lập thư viện của Hội: “Ngày 13 tháng 1 năm 1920 Thư viện
chính thức khánh thành” [50, tr.9], I/1914. Từ đây, những hoạt động của Hội
phản ánh chính yếu qua BAVH, trong bối cảnh biến đổi của quá trình giao lưu
văn hóa nghệ thuật, nhằm hướng về sự hiểu biết mới do văn minh đem lại, đề
cao ý thức bảo tồn vốn văn hóa nghệ thuật cổ, chính trị, tôn giáo, văn học liên
quan đến Huế và vùng phụ cận, mà phần nghiên cứu tranh minh họa thể hiện
hình thái đời sống văn hóa xã hội, lưu lại dấu tích xưa bằng tranh minh họa BAVH.
BAVH ra đời cùng những khó khăn về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất,
vật liệu giấy in khan hiếm, quy trình in ấn phục thuộc vào sự kiểm duyệt của
chính quyền Pháp, một phần BAVH chú trọng hình thức sáng tạo tranh minh họa
với mục đích lưu dấu nét xưa, có tác động đôi chiều về nhu cầu văn hóa đọc và
xem của nhiều đối tượng độc giả dễ dàng tiếp nhận thông tin: “ mục đích duy
nhất làm cho mọi người biết rõ cái đẹp quyến rũ tột mức của Huế là bảo tồn lại
kinh đô của nước An Nam” [70, tr.417], XX/1933. Tôn chỉ là coi trọng, bảo tồn
giá trị văn hóa, nghệ thuật hướng về cội nguồn bản sắc dân tộc. Vì vậy, tất cả các
số trên BAVH đều biên tập, thiết kế trình bày tranh minh họa phù hợp nhu cầu
thị hiếu nghệ thuật (đọc và xem của các tầng lớp trí thức hay người dân trong
cộng đồng xã hội), tác giả L.Cadière chia sẻ: “ chúng ta hiểu rằng một khi
càng được minh họa, thì tập san càng đạt được mục đích đề ra trong khi xuất bản
và nếu được đánh giá cao, thì nó càng phải làm vừa lòng mọi người” [52, tr.500],
III/1916, tạp chí mang tính thẩm mỹ truyền thống, dẫn dắt độc giả dễ dàng tiếp
cận thông tin hiểu rõ tôn chỉ, nội dung cần chuyển tải trên BAVH.
BAVH cấu trúc trình bày tranh minh họa phụ thuộc vào các bài viết, thể
hiện sự thống nhất mang lại cho người đọc thông tin hữu ích về tư duy và thẩm
mỹ, góp phần tôn lên nội dung và hình thức của BAVH, tác giả Victor
Goloubew giải thích: “ phụ bản được kèm theo tác phẩm đã tạo nên một
nguồn thông tin và tư liệu trực tiếp cần thiết, không chỉ đối với người không
30
chuyên, mà cả đối với người chuyên” [71, tr.13], XXI/1934.
Cấu trúc trình bày bao gồm: Bố cục tranh vẽ, mô típ trang trí phụ họa; phụ
bản ấn định theo mã số thứ tự bằng chữ số La Mã, ví dụ: Planche: CXXII - Phụ
bản: 122; Fig.17. - Hình.17; Planche: IIbis - Phụ bản: Iibis, có những minh họa
có chữa ký hoặc không có chú thích, cách ghi chú thông tin ở dưới tranh minh
họa hoặc trên trang giấy mỏng đặt trước bức tranh Vị trí trang trí trình bày đa
dạng về kiểu thức, bố cục thu ̛ờng đặt ở đầu trang, có thể là lệch qua phải hoặc
sang bên trái, nghĩa là mỗi bài viết có thể thiết kế vị trí đặt tranh minh họa không
giống nhau, có những bố cục trình bày ấn định ở giữa, hay toàn bộ trang giấy
hoặc sau phần kết thúc của bài viết, cả sự sắp đặt ngẫu nhiên khi thiết kế dàn
trang, theo sự bố trí minh họa kích cỡ to, nhỏ hợp lý với bố cục, thẩm mỹ trang
viết Đa phần các số tạp chí đều có phần thiết kế trình bày gây ấn tượng về bố
cục, kiểu thức trang trí, tạo sự chú ý của thị giác trên các minh họa làm nên nét
riêng của BAVH.
- Khảo sát tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”:
120 tập của BAVH, hình tranh minh họa xuất hiện từ số 1/1914 đến 4/1944,
nhiều chủ đề nghiên cứu, ghi chép, minh họa chi tiết, tập có số hình minh họa ít
nhất là 3 hình vẽ (3/14), tập nhiều nhất 253 hình minh họa (1/1919).
Hình minh họa theo hình thức in lại trong tạp chí: Có khoảng 830 hình
minh họa, chủ yếu là các hình vẽ tiêu bản và kết bản, với hơn 100 mẫu (40 mẫu
tiêu bản, 60 mẫu kết bản); tập 2/1915 có 10 hình vẽ của M.Durie, họa sĩ Nguyễn
Thứ vẽ lại và đăng 1/1936 cùng minh họa cho bài viết có nội dung Tế Nam Giao;
tranh chân dung M.Rheinart đăng ở 2/1916 và 1,2/1943 minh họa cùng nội dung
bài viết về quan chức Pháp... đây là hình thức minh họa của tranh in, khác các thể
loại tranh khác.
Hình minh họa có thông tin cụ thể: Khoảng 2100 hình minh họa, trong đó
(100 mẫu trang trí bìa, 1200 tranh minh họa, 400 sơ đồ và bản đồ, 400
vignette) phản ánh tính đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, luận án
31
lựa chọn đề cập đến những tranh minh họa có dẫn nguồn đăng trên tạp chí
BAVH, hoặc tranh minh họa có thông tin của họa sĩ, để làm cơ sở xác định tư
liệu nghiên cứu, phân loại, phân tích đặc điểm, ngôn ngữ biểu hiện, hiệu quả tạo
hình thống kê như sau:
Bảng 1.1: Thống kê số lượng tranh minh họa theo năm phát hành
S
T
T
Năm
phát
hành
Số lượng tranh minh
họa
Ghi chú số lượng tranh các quý
Quý
I
Quý
II
Quý
III
Quý
IV
Ghi chú tranh minh họa Tranh
các quý
có dẫn
nguồn
Tranh
họa sĩ
Việt
Nam
Tranh
họa sĩ
Pháp
Tranh
đồng
tác
giả
Tranh
khuyết
danh
Tranh
khác
1 1914 46
2 1915 18 6 4 2 7
4 4 19 30
3 1916 5 9 26 1 22
13 6 41
4 1917 10 20 5 25
10 35
5 1918 1 1 1
6 1919 207 2 3 15 214
12 1 227
7 1920 2 1 3
3
8 1921 35 33
2 35
9 1922 2 2 4
4
10 1923 12 8 12
8 20
11 1924 1 1 1 1
2 3
12 1925 24 12 33 2 1 36
13 1926 1 17 17 1 18
14 1927 14 14 14
15 1928 53 53 53
16 1929 56 56 56
17 1930 8 8 8
18 1931
32
19 1932 6 6 6
20 1933 2 5 1 5
2 1 8
21 1934 1 7 6 10 4 14
22 1935 2 2 2
23 1936 4 1 5 5 5
24 1937 22 12 17 12 5 34
25 1938 8 1 6 2 1 9
26 1939 6 6 6
27 1940 175
28 1941 1 1 2 2
29 1942 1 1 1
30 1943 1 1 1
31 1944 4 3 1 4
Tổng số tranh các quý có dẫn nguồn đăng trên các số của BAVH 676
[Nghiên cứu sinh tổng hợp]
Tranh minh họa đăng ở các quý trong năm có khác nhau: 5 năm đăng đủ 4
quý/1915, 1916, 1919, 1921, 1934; 3 năm đăng trong 3 quý/1917, 1924, 1933; 9
năm đăng ở 2 quý/ 1920, 1922, 1923, 1925, 1926, 1936, 1937, 1938, 1941; 9
năm đăng 1 quý/ 1918, 1927, 1930, 1932, 1935, 1939, 1942, 1943, 1944; ngoài
ra, năm 1914 có 46 hình vẽ chưa rõ nguồn; năm 1931 không có tranh minh họa,
nhưng có một số minh họa tiêu bản và kết bản; năm 1940 có 175 hình vẽ các sơ
đồ và bản đồ.
Tổng cộng tranh minh họa có dẫn nguồn đăng trên BAVH: 676 tranh; số
lượng tranh minh họa của họa sĩ Việt Nam và Pháp: 552; bên cạnh số tranh minh
họa có tên họa sĩ, còn một số tranh là đồng tác giả, hoặc không ghi tên tác giả,
hay sử dụng minh họa khác (số lượng tranh đồng tác giả: 16; số tranh khuyết
danh: 98; số tranh trích từ nguồn khác: 10).
Do đặc thù tính chuyên biệt là tạp chí khoa học nghiên cứu theo bài viết
và các chuyên đề, tùy vào các nội dung mà tranh minh họa xuất hiện số lượng
chênh lệch trên tạp chí. Đây cũng là điểm khác biệt với một số tạp chí thông
thường tạo nét riêng của BAVH, thống kê như sau:
33
Bảng 1.2: Thống kê tổng hợp số lượng tranh của họa sĩ trong tạp chí
“Những người bạn Cố đô Huế” (tranh có dẫn nguồn và thông tin của họa sĩ)
STT Họa sĩ
Việt Nam
Sô lượng
tranh
STT Họa sĩ Pháp Số lượng
tranh
Đen
trắng
In
màu
Đen
trắng
In
màu
1 Nguyễn V Am
(An)
1 1 Aude 1
2 Nguyễn Văn Bá 1 2 Cosserat 3
3 Hường Cao 1 1 3 E.Gras 3 25
4 Trần Quý Công 1 4 D.Cunaud 1
5 Nguyễn Văn Cự 1 5 Henri Mège 2
6 Nguyễn Văn Nhơn 14 6 J.Lavée 1
7 Phi Hùng 11 5 7 P.Kauffmann 2
8 H.Kiên 1 8 L.Craste 2
9 Ngô Lương 2 9 M.Durier 2 2
10 Nguyễn Văn Nhân
(có mẫu tác phẩm)
10 M.H.Cosserat
Fils
1
11 Đỗ Văn Nhớn 7 11 M.Lugeol 1
12 Nguyễn Hữu Phác 1 12 M.Silice 1
13 Tr.Phiên 1 13 T.Ordioni 2 2
14 Nguyễn Phương 1 14 Th.Weber 1
15 Trần Văn Phềnh 50 8
16 Nguyễn Văn Tanh 4
17 Nguyễn Thứ 108 46
18 Lê Văn Tùng 143 6
19 Phạm Văn Thuận 1
20 Tôn Thất Sa 56 29
Tổng cộng: 500 399 101 Tổng cộng:
52
23 29
Tổng cộng tranh họa sĩ Việt và Pháp: 552
Tranh đen trắng: 422
Tranh màu: 130
[Nghiên cứu sinh tổng hợp]
Họa sĩ Việt Nam: 20 (trong đó Nguyễn Văn Nhân có đăng mẫu tranh trong
BAVH); Họa sĩ Pháp: 14
Tổng cộng tranh minh họa của họa sĩ Việt và Pháp: 552, đa phần là tranh
minh hoạ của các họa sĩ Việt Nam chiếm 90,6%, họa sĩ Pháp chiếm 9,4%; hầu
34
hết tranh minh hoạ đen trắng có 76,4%, tranh màu có 23.6 %. Có 8 họa sĩ tham
gia từ 7 đến 154 tranh; 10 họa sĩ chỉ có dưới 5 tranh; 16 họa sĩ chỉ có 1 tranh.
Họa sĩ Việt Nam có nhiều tranh minh họa: Nguyễn Thứ: 154; Lê Văn Tùng:
149; Tôn Thất Sa: 85; Trần Văn Phềnh: 58; Phi Hùng: 16; Nguyễn Văn Nhơn
14; Đỗ Văn Nhớn: 7 Họa sĩ Pháp tham gia một số tranh minh họa: E.Gras:
28; Cosserat: 3; T.Ordioni: 4
Tranh minh họa chỉ tồn tại dưới dạng tranh in đen trắng và tranh màu,
nhân bản in trong tạp chí, tranh đen trắng có số lượng nhiều hơn. Họa sĩ Việt
Nam có vai trò chủ đạo sáng tạo số lượng tranh minh họa nhiều hơn họa sĩ
Pháp. Như vậy, số lượng tranh minh họa của từng họa sĩ phản ánh sự sáng tạo,
ghi nhận dấu ấn cá nhân là cơ sở để đánh giá, nhận định về nghệ thuật tranh
minh họa trong BAVH.
1.3.3. Chủ bút Léopold Michel Cadière và Họa sĩ của tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế”
1.3.3.1. Vài nét về tiểu sử và vai trò của chủ bút Cadière
Léopold Michel Cadière (1869-1955) sinh ngày 14 tháng 2 năm 1869 tại
Aix-en-Provence (Pháp) [PL2, tr.166], trong một gia đình nông dân. Năm 1892,
sau khi thụ phong linh mục, L.Cadière được Hội Thừa sai Pari cử sang Việt
Nam. L.Cadière đến Đà Nẵng học tiếng Việt, sau này khi thông ngôn có viết:
“Học tiếng Việt, không phải để nói tiếng Việt giỏi giống như họ mà còn phải tâm
tư suy nghĩ như họ” [33, tr.340]; về Huế L.Cadière được Giám mục Caspar,
hướng dẫn nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, dân tộc, tôn giáo. Từ năm 1893 – 1894,
L.Cadière làm giáo sư tại Chủng viện An Ninh, rồi Đại chủng viện Huế, phụ
trách các môn thần học tín lý, triết lý và tu từ học, sau đó ông trở về Đại chủng
viện Huế; tháng 10-1895 L.Cadière cử về làm giáo xứ Tam Tòa, rồi chuyển về
Cù Lạc (Quảng Bình), từ năm 1904 đến 1910 ông được điều về Cổ Vưu (Trí
Bưu), rồi Dinh cát (Quảng Trị), năm 1910 ông ngã bệnh phải về Pháp điều trị;
Từ 1912 -1918 L.Cadière được cử làm tuyên úy trường Pellerin ở Huế, năm
1913 Hội những người bạn Cố đô Huế (AAVH) thành lập, L.Cadière chủ biên
35
BAVH, đồng thời cộng tác viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ.
L.Cadière nhận biết sâu rộng văn hóa Tây - Đông, am tường nhiều ngôn
ngữ, hiểu về chính trị và văn hóa Huế, gần gũi với người bản xứ, có quan niệm
nhìn nhận mô tả đánh giá về các hiện tượng nghiên cứu rõ ràng, để thu tập các
minh chứng cho vấn đề nghiên cứu, quan tâm sâu sắc đến văn hóa, nghệ thuật,
với mong muốn “cứu vãn quá khứ” [70, tr.416], XX/1933, L.Cadière để lại tình
cảm trân quý với người Việt Nam: “Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ, xuyên qua
các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn và nhận thấy rằng đất nước Việt Nam, từ
nguyên Thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến
bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng cam đảm và linh
hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên đường tiến bước của mình” [30, tr.342].
Vai trò của L.Cadière phụ trách BAVH, chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin các bài viết và hình ảnh minh họa, cùng ban biên tập đảm nhiệm công
việc soạn thảo, xuất bản tạp chí. L.Cadière thể hiện quan điểm chỉ đạo tạp chí
luôn giữ đúng tôn chỉ, mục đích, phục vụ lợi ích hoạt động khảo cứu, sáng tạo để
truyền bá tri thức, giới thiệu về giá trị của văn hóa nghệ thuật: “Mục đích của
Hội chúng tôi là nghiên cứu, bảo tồn và truyền lại tất cả các tài liệu liên quan đến
nghệ thuật, lịch sử, phong tục và tập quán của nước An Nam” [70, tr.413],
XX/1933. L.Cadière cũng là tác giả cộng tác có khoảng 250 bài nghiên cứu về
ngôn ngữ, tín ngưỡng, địa lý tự nhiên, lịch sử văn học giáo dục chủ yếu là văn
minh Việt Nam và văn hóa Huế, là người đầu tiên đã đưa ra một hệ thống nghiên
cứu gồm Huế tiền sử, Huế Chàm, Huế An Nam, Huế Âu, thành công nhiều công
trình nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu là “Mỹ thuật ở Huế”, 1/1919. Một sự đảm
trách bền bỉ trong vai trò của tổng biên tập, kiên nhẫn đồng hành cùng với tạp
chí của các Hội viên. Hoàng đế Bảo Đại ban khẩu dụ trong dịp kỷ niệm thành lập
lần thứ 20 vào năm 1933 cho Hội AAVH và BAVH: “Hoàng thượng ban khen những
người bạn, những “người yêu” của Huế về công việc đã làm được” [70, tr.418], XX/1933.
Tiểu sử và vai trò của vị linh mục sống và làm việc một phần lớn cuộc đời
36
tại Huế, đến Huế ở tuổi 23 vào tuổi 84 L.Cadière tự sự: “Cả đời tôi, tôi đã dâng
cho xứ sở này rồi, cho tôi được ở lại và chết nơi đây”. L.Cadière mất ngày 6
tháng 7 năm 1955, theo sở nguyện yên nghỉ an bình tại nghĩa trang Đại Chủng
viện Xuân Bích, Hương Long ở Huế. Chúng ta kính trọng L.Cadière như một
công dân nước Việt với tinh thần yêu khoa học lưu lại dấu ấn về chính trị, tôn
giáo, văn hóa, nghệ thuật cho Huế và dân tộc Việt Nam.
1.3.3.2. Các hoạ sĩ minh hoạ trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
Theo số liệu thống kê bút danh có khoảng 34 họa sĩ (chưa kể họa sĩ
khuyết danh), trong đó: 20 họa sĩ Việt Nam, 14 họa sĩ Pháp [Bảng 1.2, tr.33], các
họa sĩ đến từ nhiều miền khác nhau, tác giả L.Cadière giới thiệu: “Hai họa sĩ hay
là hai tuyệt tốt, một ở Bắc vào, một ở trường nghiệp dư ở Huế, ra giúp việc của
Hội vài tháng nay” [53, tr.328], IV/1917. Công việc của các họa sĩ thanh toán
theo tài chính hàng tháng “Và chúng ta còn trả tiền cho một họa sĩ mỗi tháng
30$00, và một họa sĩ khác 15$00” [53, tr.326], IV/1917.
Các họa sĩ cùng đến Huế tâm huyết sáng tạo tranh minh họa thu nhận kiến
thức góp phần vào những công trình mỹ thuật: “Nhiều nghệ sĩ đã vui lòng cộng
tác với chúng tôi để minh họa cho các bài miêu tả hoặc minh họa cho tài liệu”
[70, tr.7], XX/1933. Các họa sĩ dùng tên thật và chữ ký để xác định tranh minh
họa sáng tạo của cá nhân, chịu trách nhiệm bản quyền tác giả, cũng có những
tranh minh họa không có chữ ký, nhưng ghi chú ở phụ lục trong tạp chí, có tranh
khuyết danh chưa xác định tác giả.
L.Cadière ghi nhận vai trò của một số họa sĩ như sau:
- Họa sĩ Lê Văn Miến và Tôn Thất Sa là một trong những thành viên Hội
AAVH tổ chức và phụ trách bảo tàng (Tân Thơ Viện) “ Tôn Thất Sa, Lê Văn
Miến, Lê Văn Kỳ: Ủy viên” [50, tr.10], I/1914.
- L.Cadière bày tỏ sự kính mến đối với tài năng của những bạn họa sĩ: “
ông Hường Cao, nhất là ông Tôn Thất Sa là người bạn không bao giờ thiếu thiện
chí và luôn phát huy cái khéo léo kỹ thuật” [52, tr.492], III/1916.
37
- Họa sĩ E.Gras có chuyên môn tạo hình của người nghệ sĩ: “ đã nhiều dịp
thưởng ngợi với cái tài năng vững vàng và độc sáng” [55, tr.35], giữ vai trò chịu
trách nhiệm chính về chuyên môn khi đăng các minh họa trong tập 1/1919,
VI/1919A.
- Tác giả L.Cadière tri ân với cộng tác viên vẽ tranh minh họa: “Dòng đầu
này đã cậy đến một họa sĩ An Nam nay đã qua đời - Họa sĩ Nguyễn Văn Nhơn giúp
phần vẽ lại những mẫu thức trang trí trong nghệ thuật Trung Kỳ” [55, tr.33], VI/1919A.
- Họa sĩ Tôn Thất Sa là thầy giáo của các thế hệ học trò tiếp nối vững
vàng trong nghệ thuật: “Cụ Tôn Thất Sa, Giáo sư môn họa tại trường Huấn nghệ
Huế và một trong những học trò của cụ là bạn Lê Văn Tùng và Trần Văn Phềnh,
cựu học sinh trường Bảo hộ - Hà Nội” [55, tr.36], VI/1919A, tài khéo của thầy
và trò hiện rõ trong tranh minh họa trên BAVH.
- Họa sĩ Ngô Lương giáo viên Trường Trung học Vinh có tranh minh họa
vẽ mẫu súng đại bác, 4/1934.
- Họa sĩ Phạm Văn Thuận phụ trách dạy vẽ ở Trường Cao đẳng Vinh chỉ
có một tranh minh họa duy nhất Pb.CXXXIII: Trích đoạn mảnh gạch từ Nhạn -
Tháp 2,3,4/1936.
BAVH tập hợp những họa sĩ có chuyên môn và cả không chuyên tham gia
sáng tạo tranh minh họa với tinh thần cùng giao lưu học thuật, lưu giữ các giá trị
nghệ thuật hình thành chân dung các họa sĩ đương thời, đây là sự tiếp nối nguồn
nhân lực thúc đẩy mỹ thuật Huế bước đầu chuyển hướng phát triển mới, góp
phần làm sáng tỏ lịch sử nghệ thuật tạo hình hiện đại ở Cố đô Huế.
Những năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam chưa có trường mỹ thuật chuyên
nghiệp, trong giao lưu tiếp biến văn hóa có sự chuyển biến mới mỹ thuật ở Huế
như: Thành lập trường Kỹ nghệ Huế; đưa môn mỹ thuật vào giảng dạy ở trường
Quốc học; nghệ thuật tạo hình Pháp theo chân các giáo sĩ truyền giáo đến Huế
như linh mục L.Cadière giúp các họa sĩ Việt, Pháp có dịp lưu lại nét vẽ trong
BAVH, trong Bản dẫn 1914-1944 có ghi: “Lập bản danh sách các tác phẩm nghệ
38
thuật của quá khứ còn lưu giữ trong các cung điện, đền, miếu, lăng tẩm, dinh
thự; du lãm nghệ thuật; sưu tập tranh vẽ; xuất bản phẩm nghệ thuật; thiết lập các
trường mỹ thuật bản xứ ở Trung Kỳ” [82, tr.33-35] Năm 1915, L.Cadière
và Hội truyền giáo nước ngoài Paris có kế hoạch với “Dự án tổ chức và phát
triển Hội nghệ thuật của những người bạn Huế” [51, tr.455-461], II/1915, bài
viết về dự án nghệ thuật với tinh thần thiện trí hợp tác, với đề xuất nghiên cứu
tổng quan bằng ảnh chụp và tranh vẽ, gắn với những chuyên đề trong diễn biến
đời sống xã hội và văn hóa nghệ thuật. Khởi đầu các tác giả V.F.Ducro, Délétré,
A.Bonhomme, công bố 9 hình vẽ về Cửu đỉnh ở Đại Nội, 2 tranh minh họa
phong cảnh, 33 hình vẽ (sưu tầm) đồ đồng mỹ nghệ thời Minh Mạng trong tập số
1/1914. Về sau có sự tham gia của các họa sĩ bản địa, hầu như các họa sĩ Việt
Nam chưa qua đào tạo từ môi trường mỹ thuật chính quy, nhưng có năng khiếu
bẩm sinh, người Pháp phát hiện, cung cấp phương tiện, tạo cơ hội để tiếp nhận
kiến thức hội họa hiện đại, tham gia vào những công trình kiến trúc, nghệ thuật,
tác giả Ch.Gravelle bước đầu kích lệ mỹ thuật Việt Nam: “ vay mượn các nền
nghệ thuật láng giềng, làm sống dậy năng khiếu tân kỳ của người thợ hoặc nghệ
nhân” [82, tr.35]. Hướng chủ đạo giáo dục nền mỹ thuật theo nguyên tắc tự do
toàn diện tuyệt đối, sử dụng vốn tự thân mưu tìm cái mới của người địa phương
làm công tác giáo dục nghệ thuật bản xứ. Có thể thấy họa sĩ Tôn Thất Sa tiếp cận
nghệ thuật tạo hình như là: “sớm tiếp nhận được lối vẽ trực họa và lối vẽ đặc
tả qua sự hướng dẫn từ những thầy tu người Pháp và qua tham khảo các tập sách
của nhiều linh mục mà ông được tham khảo. Tôn Thất Sa sớm được nhiều người
Pháp biết đến và coi ông như một họa sĩ tài hoa thực thụ” [9, tr.81].
Hội AAVH gắn kết cùng sự tồn tại với BAVH là tình yêu đối với kinh đô,
L.Cadière bày tỏ: “Công trình của chúng tôi là một công trình tập thể nó đã tập
hợp vô số ý tốt đẹp với tinh thần hăng say, với tấm lòng vô vị lợi” [70, tr.417],
XX/1933, “Những gì chúng tôi đã làm ở đây là vì dân tộc An Nam, vì triều đại
nhà Nguyễn, vì Hoàng thượng” [70, tr.418], XX/1933. BAVH được thế giới biết
39
đến, trong bài “Những tài liệu liên quan đến Hội”, khi trích thông tri bằng thư
(tiếng Anh) của Giáo sư, Tiến sĩ W.G.Goddard Trường nghiên cứu Đông
Phương Denbeigh Lodge, gửi cho BAVH thêm minh chứng uy tín của tạp chí
với bạn đọc: “Có thể xác định giá trị tập kỷ yếu và ông đặt mua, ông thấy trong
đó có thông tin quý giá”, L.Cadière bày tỏ sự quan tâm đầy thiện cảm mà độc giả
dành cho công trình BAVH: “Kỷ yếu của chúng ta đã truyền bá khắp nơi và lúc
nào cũng được đánh giá cao” [70, tr.422], XX/1933. Dù rằng vẫn còn hạn chế
một số mặt nhưng BAVH góp phần vào việc nghiên cứu, nhiều bài viết có hình
ảnh minh họa đến nay vẫn còn giá trị tham khảo về triều Nguyễn ở Việt Nam.
Tiểu kết
Qua nguồn tài liệu tổng quan, những công trình đóng góp trong việc sưu tầm,
phát hiện, mô tả, thống kê, giới thiệu, đánh giá khái quát nguồn tư liệu tranh minh
họa trên bình diện lý thuyết chung. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật tranh minh họa
BAVH là vấn đề cần quan tâm của mỹ thuật hiện đại Huế trong lịch sử mỹ thuật
Việt Nam.
Luận án dựa trên cơ sở lý luận, thông qua các khái niệm, định nghĩa từ
nhiều góc nhìn về quan niệm, ý nghĩa, những quan điểm của các tác giả trong
việc dẫn giải thống nhất cách gọi tên tranh minh họa, xác định phù hợp, để sử
dụng các thuật ngữ liên quan đến nghệ thuật tranh minh họa ở BAVH.
Từ nội dung nghiên cứu của luận án trong bối cảnh giao lưu văn hóa
Đông - Tây, tiếp cận lựa chọn xây dựng Lý thuyết tiếp biến văn hóa dựa trên nền
nghiên cứu văn hóa, trong hệ thống lý thuyết khoa học, vận dụng lý giải khuynh
hướng giao lưu, tiếp biến, tiếp xúc, tiếp nhận kinh nghiệm từ hội họa Pháp.
Trong mối tác động hai chiều làm cho nghệ thuật tranh minh họa hình thành đậm
nét ở xứ sở. Đây là điểm tựa khi xem xét phân tích về nghệ thuật, giá trị tạo hình
của tranh minh họa tạo nên phát triển ở BAVH.
Hiện tượng Hội AAVH ra đời tại Cố đô, theo mô hình tập hợp khám phá
khoa học liên ngành hiện hữu trong BAVH. Lịch sử quá trình hình thành, cùng
40
với những thông tin khái quát về thời gian xuất bản, tổ chức hoạt động, các nội
dung chủ yếu, cho thấy tranh minh họa có nội dung hướng về các giá trị truyền
thống. Từ mục đích tôn chỉ đến cấu trúc trình bày làm cho ấn phẩm đầy màu
sắc văn hóa Huế, dẫn dắt độc giả dễ dàng tiếp cận thông tin, hiểu rõ nội dung
cần chuyển tải của bài viết trên BAVH.
Thống kê số liệu phân loại tranh theo năm phát hành, bút danh, họa sĩ,
phản ánh số lượng tranh minh họa có sự khác nhau, do đặc thù tính chuyên biệt
là tạp chí khoa học, mà tranh minh họa xuất hiện số lượng chênh lệch trên tạp
chí, ghi nhận dấu ấn cá nhân họa sĩ là cơ sở để nhận định nghệ thuật tranh minh
họa. Qua đó có thể thấy vai trò đầy trách nhiệm của Chủ bút L.Cadière, sự tâm
huyết của họa sĩ trong BAVH góp phần lưu giữ giá trị văn hóa, nghệ thuật ở
Huế. Nguồn tranh minh họa trong BAVH là kết quả của sự giao thoa văn hóa
nghệ thuật. Các tranh minh họa thể hiện nghệ thuật tạo hình hiện đại có giá trị
nhiều mặt về triều Nguyễn Huế xưa, ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Nội dung trong chương 1 là cơ sở định hướng nhận diện vấn đề nghiên
cứu, cũng là tiền đề để triển khai cụ thể khi nghiên cứu sâu về các thể loại, loại
tranh, đặc điểm, giá trị nghệ thuật tạo hình tranh minh họa ở các chương sau.
41
Chương 2
NHẬN DIỆN CÁC THỂ LOẠI TRANH MINH HỌA
TRONG TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”
2.1. Nội dung phân loại tranh minh họa
Tạp chí BAVH thu hút nhiều họa sĩ Việt, Pháp tham gia sáng tạo vẽ tranh,
việc dung nạp, hòa trộn, kết hợp áp dụng những yếu tố biểu hiện nghệ thuật khác
nhau vào nội dung chủ đề sáng tác, đổi mới trong ngôn ngữ biểu đạt, tạo nên sắc
thái riêng biệt. Quá trình giao lưu trao đổi nghệ thuật mở ra không khí sinh hoạt
báo chí trong đời sống xã hội thuộc địa, rồi tự hòa nhập, đổi mới, gia nhập vào
không gian hoạt động nghệ thuật minh họa trong sách báo.
Thông qua tranh minh họa trong BAVH, có thể thấy phần nghiên cứu nghệ
thuật An Nam được triển khai từ bài viết kết hợp với tranh ảnh, luôn có các minh
họa đính kèm làm sáng tỏ thêm việc nghiên cứu. L.Cadière động viên các nghệ sĩ
sáng tạo tùy theo khả năng tài hoa riêng biệt, chấp nhận tất cả hình thức minh họa
có thể làm nổi bật lên nét đẹp của Huế: “Mọi thể loại, tranh ảnh đều được chấp
nhận: tranh sơn dầu, tranh thủy mạc, tranh sáng tối, ảnh chụp, tốc họa, kiểu dáng
họa, tranh vài nét sơn dầu” [51, tr.461], II/1915, khuyến khích các tranh vẽ
thuần túy theo phong cách An Nam để tăng thêm nét đặc trưng tác phẩm khi xuất
bản.
Các tranh minh họa minh họa ghi chú tên tranh minh họa, tác giả, phương
tiện, chất liệu tạo hình chú thích như là: màu nước, mực nho, bút lông, bút chì
màu, khắc in gỗ L.Cadière sử dụng thuật ngữ “painture” (bức tranh), “dessin”
(hình vẽ) cho các tranh vẽ minh họa màu và đen trắng. Vì vậy, thông tin về tranh
minh họa trong BAVH đa dạng, có thể phân cách, xác định theo những đặc điểm riêng.
- Tiêu chí phân loại
Trong nghệ thuật tạo hình việc phân loại các thể loại tranh là mấu chốt
chính của sự sắp xếp phân loại thể loại, để xác định về nội dung, hình thức của
tranh minh họa. Từ điển Mỹ thuật chú giải theo nghĩa rộng thể loại là: “Thể loại,
42
bộ môn tranh sinh hoạt chỉ những bức tranh minh họa miêu tả cảnh thường
ngày chân dung và tĩnh vật là những thể loại tranh” [46, tr.61].
Mỗi thể loại tồn tại trong suốt quá trình phát triển sáng tạo, mà các thể loại
tranh ở nghệ thuật tạo hình luôn có sự vận động, thay đổi, pha trộn vào nhau việc
phân loại thể loại tranh có thể xem xét trên bình diện nhìn từ các góc độ nghệ thuật
tạo hình như: bút pháp, xu hướng tạo hình, chất liệu hoặc chủ đề nội dung tranh
vẽ... Trong tập sách Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Quân
đề cập đến thể loại của mỹ thuật như: “ thể loại trước hết là sự phân chia theo nội
dung và đề tài của tác phẩm các thể loại có thể là tranh lịch sử, tranh phong cảnh,
tranh tĩnh vật, tranh sinh hoạt” [94, tr.113]. Tác phẩm nghệ thuật hay tranh vẽ, có
thể chia làm nhiều thể loại theo hai nhánh chủ yếu: phân loại theo chất liệu và phân
loại theo nội dung. Từ những tiêu chí nêu trên, việc phân loại tranh trong BAVH
làm sáng tỏ đặc thù căn bản của từng thể loại, dựa vào nguồn tranh có nội dung chủ
đề cụ thể và đặc điểm nghệ thuật để thực hiện phân loại. Luận án chia tách phân
loại tranh minh họa (những tranh minh họa có dẫn nguồn cụ thể):
Bảng 1.3: Thống kê các thể loại tranh minh họa trong tạp chí “Những
người bạn Cố đô Huế”
Tranh
minh
họa
phong
cảnh
Tranh
minh
họa
chân
dung
Tranh minh
họa sinh hoạt
Tranh minh họa khác
Sinh
hoạt
đời
thường
Sinh
hoạt
cung
đình
Tranh minh họa đồ
vật
Tranh minh
họa đồ án và
mô típ trang
trí
Loại
tranh
khác
Đồ
bình
dân
Đồ
ngự
dụng
Đồ
cổ
vật
Đồ
thờ
136 36 29 7 37 51 56 7 295 22
20.1% 5.3% 5.3% 22.3% 43.6% 3.3%
69.1%
Tổng cộng: 676
[Nghiên cứu sinh tổng hợp]
Trong tổng số 676 tranh minh họa gồm có 3 thể loại và tranh minh họa
43
khác, mỗi loại có số lượng khác nhau, trong đó: tranh minh họa khác (đồ vật,
tranh minh họa đồ án và mô típ trang trí, loại tranh khác, chiếm tỉ lệ: 69.1%, có tỉ
lệ nhiều hơn so với các thể loại tranh (phong cảnh, chân dung, sinh hoạt có tỉ lệ:
30,7%), đây cũng là các số liệu tổng quát về dữ liệu tranh minh họa góp phần
thuận lợi nghiên cứu nhận định, đánh giá rõ hơn về nghệ thuật tranh minh họa
của BAVH.
Nguồn tư liệu tranh minh họa biểu hiện rõ tính tư liệu, do vậy sự xác thực
của các hình minh họa chú ý đề cao và cảm thụ qua các yếu tố tạo hình. Việc phân
loại giới thiệu tranh minh họa dựa trên kết quả nghiên cứu sáng tạo của các họa sĩ,
theo chủ đề khảo cứu, hệ thống nhóm thành các loại tranh minh họa nổi bật của
BAVH.
Mỗi tiêu chí phân loại các thể loại đều có sự hợp lý ở một mức độ nhất
định. Cách phân loại ở đây cho phép giới thiệu về các thể loại tranh minh họa
với đặc điểm theo thể loại nội dung đề tài, cách phân chia thể loại phù hợp với
hướng nghiên cứu. Khi phân loại các thể loại tranh minh họa có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định đặc điểm tạo hình. Đây là việc phân chia thể loại để
định hướng phân tích các góc nhìn thể loại tranh vẽ minh họa.
- Tranh minh họa trong giai đoạn 1914-1944
Tạp chí BAVH sử dụng một dung lượng đáng kể để chuyển tải các tranh
minh họa xuất hiện duy trì suốt tạp chí. Thời gian khởi đầu, những vấn đề đặt ra từ
thực tế sinh động, đòi hỏi cách tiếp cận mới trong sáng tác tranh minh họa, dù
những thông tin nghệ thuật du nhập không nhiều, nhưng góp phần kích thích
nguồn cảm hứng sự tìm tòi, thể nghiệm ngôn ngữ nghệ thuật có hứng thú đường
hướng mới.
Từ năm 1914 đến 1929, trong 16 năm có khoảng 576 tranh minh họa về
Kinh thành Huế và phụ cận, lịch sử Huế và An Nam, nghệ thuật Huế Đầu tiên
những đề tài tranh minh họa xuất hiện do yêu cầu đặt ra từ các chủ đề chân thực
về nghệ thuật truyền thống, lịch sử, văn hóa, phong tục, mỹ t... Nxb Thuận Hóa, Huế.
57. Nhiều tác giả (1920), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập VII, Bản
dịch của Bửu Ý, Phan Xưng (2001), Nxb Thuận Hóa, Huế.
58. Nhiều tác giả (1921), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, tập VIII, Bản dịch
của Phan Xương, Hiệu đính Nhị Xuyên (2001), Nxb Thuận Hóa, Huế.
59. Nhiều tác giả (1922), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập IX, Bản dịch
của Phan Xưng (2001), NXB Thuận Hóa, Huế.
60. Nhiều tác giả (1923), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập X, Bản dịch
của Phan Xưng, Hà Xuân Liêm, Hiệu đính Nguyễn Vy (2002), Nxb Thuận Hóa, Huế.
61. Nhiều tác giả (1924), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XI, Bản
dịch của Phan Xưng, Hiệu đính Nguyễn Vy (2002), Nxb Thuận Hóa, Huế.
62. Nhiều tác giả (1925), Những người bạn Cố đô Huế, Tập XII, Bản dịch của Hà
Xuân Liêm, Hiệu đính Trần Thanh, Nhị Xuyên (2002), Nxb Thuận Hóa, Huế.
63. Nhiều tác giả (1926), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XIII, Bản
dịch của Đỗ Hữu Thạch, Hà Xuân Liêm, Hiệu chỉnh Nhị Xuyên,
Nguyên Anh (2004), Nxb Thuận Hóa, Huế.
64. Nhiều tác giả (1927), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XIV, Bản
dịch của Hà Xuân Liêm, Hiệu chỉnh Nhị Xuyên, Nguyên Anh, (2004),
Nxb Thuận Hóa, Huế.
65. Nhiều tác giả (1928), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XV, Bản dịch
của Hà Xuân Liêm, Hiệu chỉnh Nhị Xuyên (2004), Nxb Thuận Hóa, Huế.
66. Nhiều tác giả (1929), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XVI, Bản
dịch Nguyễn Cửu Sà, Hiệu chỉnh, Biên tập Lê Nguyễn Lưu, Võ Nhị
Xuyên (2003), Nxb Thuận Hóa, Huế.
157
67. Nhiều tác giả (1930), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XVII, Bản
dịch Nguyễn Cửu Sà, Hiệu chỉnh, Biên tập Lê Nguyễn Lưu, Võ Nhị
Xuyên (2003), Nxb Thuận Hóa, Huế.
68. Nhiều tác giả (1931), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XVIII,
Khuyết tên người dịch và năm xuất bản, Nxb Thuận Hóa, Huế.
69. Nhiều tác giả (1932), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XIX, Bản
dịch của Hà Xuân Liêm, Hiệu đính Nhị Xuyên (2006), Nxb Thuận Hóa, Huế.
70. Nhiều tác giả (1933), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XX, Bản
dịch của Hà Xuân Liêm, Hiệu đính Nhị Xuyên (2006), Nxb Thuận Hóa, Huế.
71. Nhiều tác giả (1934), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXI, Bản
dịch của Hà Xuân Liêm, Hiệu đính Nhị Xuyên (2006), Nxb Thuận Hóa, Huế.
72. Nhiều tác giả (1935), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXII, Bản
dịch của Dương Đình Khôi, Hiệu chỉnh và Biên tập Nguyên Anh, Nhị
Xuyên (2010), Nxb Thuận Hóa, Huế.
73. Nhiều tác giả (1936), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, tập XXIII, Bản
dịch của Hà Xuân Liêm, Hiệu chỉnh và Biên tập Nguyên Anh, Nhị
Xuyên (2010), Nxb Thuận Hóa, Huế.
74. Nhiều tác giả (1937), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXIV,
Bản dịch của Hà Xuân Liêm, Hiệu chỉnh và Biên tập Nguyên Anh, Nhị
Xuyên (2010), Nxb Thuận Hóa, Huế.
75. Nhiều tác giả (1938), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXV, Bản
dịch của Hà Xuân Liêm (2012), Nxb Thuận Hóa, Huế.
76. Nhiều tác giả (1939), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXVI,
Bản dịch của Hà Xuân Liêm (2012), Nxb Thuận Hóa, Huế.
77. Nhiều tác giả (1940), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXVII,
Bản dịch của Hà Xuân Liêm (2012), Nxb Thuận Hóa, Huế.
78. Nhiều tác giả (1941), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXVIII,
Khuyết tên người dịch (2015), Nxb Thuận Hóa, Huế.
158
79. Nhiều tác giả (1942), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXIX,
Khuyết tên người dịch (2015), Nxb Thuận Hóa, Huế.
80. Nhiều tác giả (1943) Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXX,
Khuyết tên người dịch (2015), Nxb Thuận Hóa, Huế.
81. Nhiều tác giả (1944), Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXXI,
Khuyết tên người dịch (2015), Nxb Thuận Hóa, Huế.
82. Những người bạn Cố đô Huế, BAVH, Bản dẫn, 1914 – 1944, Bản dịch của
Nguyễn Cửu Sà (2001), Nxb Thuận Hóa, Huế.
83. Tiệp Nhân, Vệ Hải (chủ biên), (2004), Từ điển Mỹ thuật hội họa thế giới,
Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
84. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
85. Ocvirk (2006), Những nền tảng của Mỹ thuật, Bản dịch của Lê Thành, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
86. Paul Doumer (2016), Xứ Đông Dương (Hồi ký), Bản dịch của Lưu Đình Tuân,
Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
87. P.Jabouille (1929) “Ký sự bảo tàng”, Những người bạn Cố đô Huế, BAVH,
Tập XVI, Bản dịch Nguyễn Hữu Sà, Hiệu chỉnh, Biên tập Lưu
Nguyễn, Nhị Xuyên (2003), Nxb Thuận Hóa, Huế.
88. Nguyễn Khắc Phê (1995), Lê Văn Miến người họa sĩ đầu tiên, người thầy
đầu tiên, Nxb Thuận Hóa, tr.50.
89. Trần Nguyễn Khánh Phong (2014), “Đề tài về lĩnh vực dân tộc học trên tập
san BAVH” Tạp chí sông Hương, số 302, tr.65-71.
90. Nguyễn Nghĩa Phương (2012), “Vấn đề sử dụng khái niệm, thuật ngữ về thể loại
tranh in ở Việt Nam”, Tạp chí Mỹ thuật, số 236, tr.41-44.
91. Hoàng Minh Phúc (2015), Đồ họa in khắc gỗ hiện đại Việt Nam, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
159
92. Lê Phùng (chủ biên), (2016), Hồi cố, Nxb Thuận Hóa, Huế.
93. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb
Mỹ Thuật, Hà Nội.
94. Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
95. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
96. Phan Xuân Sanh (2000), “Đặc điểm và sự kiện chính của mỹ thuật Huế giai
đoạn 1954-1975” Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Kỷ yếu Hội thảo,
Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội,
tr.12-19.
97. Trần Đình Sơn (2013), Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn (1802-1945),
Hội Luật gia Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
98. Nguyễn Đức Sơn (2015), Tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
99. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
100. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ họa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
101. Nguyễn Ngọc Trân (2006), “Minh họa là biểu đạt”, Tạp chí Mỹ thuật, số
149, tr.7-9.
102. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.291.
103. Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
104. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế,
Nxb Hội Nhà văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
105. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu
tượng trang trí, Phân Viện nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật thành phố
Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
106. Nguyễn Hữu Thông (2014) “L’art à Hue đặc khảo mỹ thuật đầy ấn tượng
của BAVH”, 100 năm BAVH và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông – Tây đầu
thế kỷ XX, Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc
160
gia Việt Nam tại Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tr.73-79.
107. Lại Văn Toàn (chủ biên) (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa,
Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
108. Nguyễn Duy Tờ (2014), “101 năm Hội Đô thành Hiếu cổ AAVH và ý
nghĩa việc tổ chức dịch, xuất bản bộ sách BAVH”, 100 năm BAVH và
vấn đề tiếp xúc văn minh Đông – Tây đầu thế kỷ XX, Kỷ yếu tọa đàm
khoa học, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế -
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tr.119-123.
109. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1991), Giáo trình đồ họa, Hà Nội.
110. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (2000), Mỹ thuật
Việt Nam thế kỷ 20, Kỷ yếu hội thảo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
111. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 2, Cục xuất bản, Bộ Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
112. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
113. Phan Cẩm Thượng, Lê Quốc Việt, Cung Khắc Lược (2011), Đồ họa cổ Việt
Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
114. Phan Cẩm Thượng (1987), “Hội họa và đồ họa Việt Nam”, Tạp chí Mỹ
Thuật, Nxb Hội Nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, số 330, tr.53-64.
115. Chu Quang Trứ (2000), Văn hóa Mỹ thuật Huế, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
116. Yves Laubie (1937), “Suy nghĩ về Tranh dân gian ở Bắc Kỳ”, Những
Người bạn Cố đô Huế, BAVH, Tập XXIV, Bản dịch tiếng Việt của Hà
Xuân Liêm, Hiệu chỉnh và biên tập Nguyên Anh, Nhị Xuyên (2010),
Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.133.
Tiếng nước ngoài
117. Bulletin I’École française d'Extrême-Orient “Viện Viễn Đông Bác cổ”,
(BEFEO), (1901).
118. C.Auclair (1919), “A Propos D’esthétique” “Bàn về thẩm mỹ”, Bulletin des
Amis du Vieux Huế, 6e Année Nos 1bis et 2, pp. 223-229.
161
119. CH.Gravelle (1925), “L’Art An Nam ite” “Nghệ thuật An Nam”, Bulletin
des Amis du Vieux Huế, 12e Année Nos 2bis et 2, pp. 105-113.
120. Edmond Gras (1915), “Quelques réflexions sur un enseignement D’Art en
An Nam” “Vài suy nghĩ về giảng dạy nghệ thuật ở An Nam ”, Bulletin
des Amis du Vieux Huế, 2e Année Nos 4, pp. 456-460.
121. Jean Despierres (2001), “Nguyễn Đình Hòe, Mandarin et Lettré, acteur
essential de I’Association des Amis du Vieux Hué, témoin privilégré
de son époque” “Nguyễn Đình Hòe, Thượng thư, nhân chứng lịch sử
có vai trò quan trọng trong Hội những người bạn Cố đô Huế”, Bulletin
de la nouvelle Association des Amis du Vieux Hue, Bulletin de la
nouvelle AAVH- No6- décember, pp. 3-28.
122. Le comité de rédaction de la NAAVH (2001), “Bref aperçu de l’histoire et
de l’œuvre de L’association des Amis du Vieux Hue” “Tổng quan lịch
sử hoạt động của Hội Những người bạn Cố đô Huế” (1914-1944),
NAAVH.
123. Nadine André Pallois (1989), De l’art révolutionnaire à la révolution de
l’art, (Từ nghệ thuật cách mạng đến cách mạng nghệ thuật) extrait dulivre
« Paris- Hanoi- Saigon, l’aventure de l’art moderne au R. de Berval, «
L'estampage en Asie et au Vietnam », France-Asie, n° 82, mars 1953.
Tài liệu Web
124. Nguyễn Văn Phúc (2005) “Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật”, Tạp
chí Triết học. Nguồn https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/gia
trithammyvachatluongnghethuat-4.html (ngày đăng 20/12/2005).
125. Vũ Huy Thông (2015) “Minh họa tuyên truyền cổ động độc đáo của báo
Việt Nam độc lập”, Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh (Nguồn:
viet-nam-doc-lap-d758.th) (ngày đăng 18/09/2015).
126. Lê Huỳnh Hữu Ủy (2014), “Con rồng mỹ trong thuật Huế”, Tạp chí sông
162
Hương, số 29, (nguồn:
chi/c302/n14370/Con-rong-trong-my-thuat-Hue.html) (ngày đăng
26/02/2014).
127. U.M.Lotman, “Về ý nghĩa mô hình hóa các khái niệm Kết thúc và Mở đầu
trong văn bản nghệ thuật”, Bản dịch Lã Nguyên, (nguồn: Лотман
Ю.М. Семиосфера. — С.-Петербург: «Искусство—СПБ», 2000. -
С. 427-430) (ngày đăng 26/02/2014) (ngày đăng 06/01/2013).
128. Trần Quốc Vượng (1994), “Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái Huế”, Tạp
chí Sông Hương, số 5, Huế, (nguồn: webtailieu.org/threads/222289-
Bản-sắc-văn-hóa-dân-tộc-qua-sắc-thái-huế) (ngày đăng 28/09/2005).
129. Lê Tiến Vượng (2016), “Minh họa trên báo” Hội Mỹ thuật Việt Nam,
(nguồn:
ml) (ngày đăng 06/2016).
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
NGHỆ THUẬT TRANH MINH HỌA
TRONG TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2021
164
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng thống kê tổng hợp các thể loại tranh minh họa trong
tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” .......................................................... 165
Phụ lục 2: Chân dung Léopold Michel Cadière .................................. 166
Phụ lục 3: Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế” .... 168
3.1. Tranh minh họa phong cảnh ......................................................... 168
3.2. Tranh minh họa chân dung ........................................................... 178
3.3. Tranh minh họa sinh hoạt ............................................................. 183
3.4. Tranh minh họa khác .................................................................... 195
3.4.1. Tranh minh họa đồ vật ............................................................... 195
3.4.2. Tranh minh họa đồ án và mô típ trang trí .................................. 207
3.4.3. Loại tranh minh họa khác .......................................................... 222
3.4.4. Loại tranh sử dụng minh họa khác ............................................ 232
Phụ lục 4: Tranh minh họa trong một số báo chí khác ......................... 236
165
Phụ lục 1
Bảng tổng hợp các thể loại tranh minh họa
trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
(những tranh có dẫn nguồn được chọn đưa vào luận án)
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
Stt Các thể loại tranh
minh họa
Số
lượng
Hình
vẽ đen
trắng
Chất liệu Khác
Màu
nước
Mực
nho
In
khắc
1 Tranh minh họa phong
cảnh
136 109 22 4 1
2 Tranh minh họa chân
dung
36 15 16 5
3 Tranh minh họa sinh
hoạt
36 13 21 1 1 chì
màu
4 Tranh
minh
họa
khác
Tranh minh
họa đồ vật
151 108 40 3
Tranh minh
họa đồ án và
mô típ trang trí
295 275 19 1
Loại tranh
minh họa khác
22 9 10 3
Tổng cộng 676 529 118 23 5 1
166
Phụ lục 2
Chân dung Léopold Michel Cadière (1869-1955)
[Nguồn: L’Association des Amis du Vieux Hue, Fonds iconographique;
]
2.1. Ảnh chân dung Léopold Michel Cadière
167
Tác phẩm: Chân dung Léopold Cadière
Tác giả: Salgé (1913)
(Bản gốc của bức tranh thuộc về Archives des Missions
Etrangères de Paris).
Phụ lục 2
Chân dung Léopold Michel Cadière (1869-1955)
[Nguồn: L’Association des Amis du Vieux Hue, Fonds iconographique;
]
2.2. Tranh vẽ chân dung Léopold Michel Cadière
168
Hình 3.1.1. Phu Văn Lâu, chất liệu màu nước, tác giả E.Gras
[Nguồn: BAVH, LIV, 4/1915]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.1. Tranh minh họa phong cảnh
169
Hình 3.1.2. Cổng vào trường Quốc học, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, IX, 1/1916]
Hình 3.1.3. Des buffles barbotent en reniflant, chất liệu
màu nước, tác giả E.Gras [Nguồn: BAVH, X, 2/1916]
170
Hình 3.1.4. Cổng Văn Miếu, chất liệu màu nước,
tác giả T.Ordioni [Nguồn: BAVH, XLII, 4/1916]
Hình 3.1.5. Toàn cảnh ngôi nhà của Chaigneau, tác giả
Nguyễn V Am (An) [Nguồn: BAVH, XXIV, 2/1917]
171
Hình 3.1.7. Hải Vân Quan, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, LII, 1921]
Hình 3.1.6. Cầu ngói Thanh Thủy, tác giả E.Gras
[Nguồn: BAVH, XXIX, 2/1917]
172
Hình 3.1.9. Lăng Gia Long, lăng mộ của Hoàng đế và Hoàng hậu,
tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, 3/1923]
Hình 3.1.8. Thánh giá ở nghĩa trang Con Trẻ ở Kim Long, chất liệu
màu nước, tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, LXXI, 3/1922]
173
Hình 3.1.10. Lăng Gia Long, cổng lăng Quang Hưng, chất liệu
màu nước, tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XXIX, 3/1923]
Hình 3.1.11. Tranh minh họa chất liệu chì màu, tác giả E.Gras
[Nguồn: BAVH, 4/1923]
174
Hình 3.1.12. Hộ Thành Hà và Vọng Lâu, chất liệu màu nước,
tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, LXXXI, 3/1924]
Hình 3.1.13. Mộ số 63, tác giả Nguyễn Thứ
[Nguồn: BAVH, X, 1/1928]
175
Hình 3.1.14. Toàn cảnh nhìn viễn cận Kinh thành, từ đằng sau tới,
tranh khắc gỗ của An Nam (bản vẽ thu nhỏ của Nguyễn Thứ)
[Nguồn: BAVH, XXVII, 1,2/1933]
Hình 3.1.15. Mặt trước Kinh thành Huế, tranh khắc gỗ của An Nam
(bản vẽ thu nhỏ của Nguyễn Thứ) [Nguồn: BAVH, XXVIII, 1,2/1933]
176
Hình 3.1.16. Một ngôi nhà ở kiểu thường, trong vùng quanh Huế,
tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, I, 1/1937]
Hình 3.1.17. Tàu chiến trên biển Thuận An, tác giả
Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, LI, 3/1933]
177
Hình 3.1.18. Cầu Gia Hội bằng gỗ Huế xưa
[Nguồn: BAVH LII, 3/1933]
Hình 3.1.19. Cổng trước Lăng vua Thiệu Trị, chất liệu in gỗ,
tác giả H.Cosserat [Nguồn: BAVH, Ibis, 1/1939]
178
Hình 3.2.1. Chân dung Bổn Giác ở chùa Quốc Ân, chất liệu
màu nước, tác giả M.Durier [Nguồn: BAVH, XLVI, 3/1915]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.2. Tranh minh họa chân dung
179
Hình 3.2.2. M.Rheinart, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, III, 1/1916]
Hình 3.2.3. M.Harmand, tác giả, Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, V, 1/1916]
180
Hình 3.2.4. Phò mã, chất liệu màu nước, tác giả Phi Hùng
[Nguồn: BAVH, LIII, 3/1934]
Hình 4.2.5. Mạng – Quan, chất liệu màu nước,
tác giả Phi Hùng [Nguồn: BAVH, LV, 3/1934]
181
Hình 3.2.6. Công chúa Annam trong trang phục cưới, chất liệu
màu nước, tác giả Phi Hùng [Nguồn: BAVH, LXVII 3/1934]
182
Hình 3.2.7. Một người hút thuộc tầng lớp khá giả, chất liệu mực nho,
tác giả Phi Hùng [Nguồn: BAVH, XXVIII 3/1938]
Hình 3.2.8. Một người hút, chất liệu mực nho, tác giả
Phi Hùng [Nguồn: BAVH, XXIX 3/1938]
183
Hình 3.3.1. Trong một nhà quan lại, chất liệu màu nước, tác giả
E.Gras [Nguồn: BAVH, XIV, 2/1916]
Hình 3.3.2. Các nữ tù khổ sai, chất liệu màu nước,
tác giả E.Gras [Nguồn: BAVH, XIII, 2/1916]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.3. Tranh minh họa sinh hoạt
184
Hình 3.3.4. Ảo thuật (một đêm xem hát), chất liệu màu nước, tác giả
E.Gras [Nguồn: BAVH, XVII, 2/1916]
Hình 3.3.3. Rước Hoàng Đế (Đoàn kỵ binh hộ tống), chất liệu màu nước,
tác giả E.Gras [Nguồn: BAVH, XV, 2/1916]
185
Hình 3.3.6. Phẩm phục thường triều các quan thời Nguyễn, chất
liệu màu nước, tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XXXV,
3/1916]
Hình 3.3.5. “J’appellerai cet homme cureur d’oreilles”, chất liệu
màu nước, tác giả Hường Cao [Nguồn: BAVH, XXVIII, 2/1916]
[XVIII, 2/1916]
186
Hình 3.3.7. Phẩm phục đại triều các quan thời Nguyễn, chất liệu
màu nước, tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XXXVI, 3/1916]
Hình 3.3.8. Tranh minh họa màu nước [Nguồn: BAVH,
4/1923]
187
Hình 3.3.10. Gia đình sản xuất mành, chất liệu màu
nước, tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XXI, 4/1919]
Hình 3.3.9. Fini les ballades moelleuses en pousse
caoutchouté, màu nước, tác giả E.Gras [Nguồn: BAVH,
XVIII, 2/1917]
188
Hình 3.3.11. Tranh minh họa của tác giả E.Gras
[Nguồn: BAVH, 1921]
Hình 3.3.12. Trên sân khấu, chất liệu màu nước, tác giả E.Gras
[Nguồn: BAVH, 1921]
189
Hình 3.3.14. Tranh minh họa của tác giả E.Gras [Nguồn:
BAVH, 1921]
Hình 3.3.13. Tranh minh họa của tác giả E.Gras [Nguồn:
BAVH, 1921]
190
Hình 3.3.15. Tranh minh họa của tác giả E.Gras [Nguồn: BAVH,
4/1923]
191
Hình 3.3.17. Đám cưới và lễ phẩm, tác giả Nguyễn Thứ
[Nguồn: BAVH, LXXIII, 4/1930]
Hình 3.3.16. Tranh minh họa của tác giả E.Gras [Nguồn: BAVH,
4/1923]
192
Hình 3.3.18. Đám tang, tác giả Nguyễn Thứ
[Nguồn: BAVH, LXXVI, 4/1930]
Hình 3.3.19. Đám tang, tác giả Nguyễn Thứ
[Nguồn: BAVH, LXXVII, 4/1930]
193
Hình 3.3.20. Lễ cúng - người đọc văn tế, chất liệu màu nước,
tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, LXXVIII, 4/1933]
Hình 3.3.21. Đám rước dâu công chúa, chất liệu màu nước,
tác giả Phi Hùng [Nguồn: BAVH, LIX, 3/1934]
194
Hình 3.3.22. Kết thúc, tác giả M.Henri Mège,
[Nguồn: BAVH, XXXI, 2,3/1938]
Hình 3.3.23. Ngựa và người đưa thư, tác giả Phi Hùng
[Nguồn: BAVH, I, 1/1944]
195
Hình 3.4.1.1. Áo mũ và đồ trang trí của Hoàng đế ở tế lễ
Nam Giao, chất liệu màu nước, tác giả Tôn Thất Sa và
Hường Cao [Nguồn: BAVH, XXI, 2/1915]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.4. Tranh minh họa khác
3.4.1. Tranh minh họa đồ vật
196
Hình 3.4.1.2. Thuyền “Tế Thông”
[Nguồn: BAVH, XXII, 3/1916]
Hình 3.4.1.3. Thuyền “Tường Long”
[Nguồn: BAVH, XXV, 3/1916]
197
Hình 3.4.1.5. Đãy trầu thuốc, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, XXXVI, 3/1916]
Hình 3.4.1.4. Phẩm phục quan văn, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, XXIX, 3/1916]
198
Hình 3.4.1.6. Bìa kim sách, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, I, 1/1917]
Hình 3.4.1.7. Gốm Long Thọ, chất liệu màu nước, tác giả
Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, VI, 1/1917]
199
Hình 3.4.1.8. Chiếc rương bằng gỗ, tác giả Tôn Thất
Sa [Nguồn: BAVH, Fig 32, 2/1917]
Hình 3.4.1.9. Chiếc nghiên mực của vua Tự Đức, chất liệu màu nước,
tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XXVIII, 3/1917]
200
Hình 3.4.1.11. Lư hương ở Thọ Xuân, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, I, 2/1919]
Hình 3.4.1.10. Nón thượng, chất liệu màu nước,
tác giả Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, II, 1/1918]
201
Hình 3.4.1.12. Trống ở cung điện Huế, chất liệu màu nước, tác
giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XX, 2/1920]
Hình 3.4.1.13. Vạc đồng điện Càn Chánh, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, X, 3/1926]
202
Hình 3.4.1.15. Tấm thẻ bài ngà hình bầu dục dành cho các phu
nhân làm nhiệm vụ tại Cung điện hoặc tại lăng mộ, tác giả
Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XCL, 3/1926]
Hình 3.4.1.14. Tấm thẻ bài vàng dành cho các hoàng tử và dòng tộc-
Trong trường hợp này là thẻ bài của Công chúa Ngọc - Lâm, chị ruột của
S.M.Khải Định, tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XC, 3/1926]
203
Hình 3.4.1.16. Gốm Bình Định, mẫu gốm không tráng men,
tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XXIX, 3,4/1927]
Hình 3.4.1.17. Gốm Bình Định, mẫu gốm tráng men, chất liệu màu nước,
tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XXXIV, 3,4/1927]
204
Hình 3.4.1.18. Bình vôi gốm sứ;
[Nguồn: BAVH, XXIX, 2/1929]
Hình 3.4.1.19. Hộp đựng đồ cúng bằng gỗ chạm, nạm kim loại
[Nguồn: BAVH, XXXV, 2/1929]
205
Hình 3.4.1.20. Khay bằng ngà, bằng gỗ chạm, và bằng gỗ cẩn
[Nguồn: BAVH, XXXVI, 2/1929]
Hình 3.4.1.21. Đèn lồng bằng gỗ và gương vẽ
[Nguồn: BAVH, XLII, 2/1929]
206
Hình 3.4.1.22. Những dụng cụ thuốc phiện, chất liệu mực nho,
tác giả Phi Hùng [Nguồn: BAVH, XX, 2,3/1938]
Hình 3.4.1.23. Hình thêu ở các bổ tử biểu thị các dấu hiệu về phẩm trật
khác nhau của hàng quan võ (những hình vẽ được thực hiện theo các
hình ở trang 1451 – 1453, trong bài Binh chế ở Đại Việt quốc của tác
giả Baulmont [Nguồn: BAVH, LX, 4/1941]
207
Hình 3.4.2.1. Mặt võng hình lục giác, dáng hoa chanh, tác giả
Trần Văn Phềnh [Nguồn: BAVH, VII, 1/1919]
Hình 3.4.2.2. Những hình chữ thọ, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, XVII, 1/1919]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.4. Tranh minh họa khác
3.4.2. Tranh minh họa đồ án và mô típ trang trí
208
Hình 3.4.2.3. Hồi văn hình chữ thập, tác giả Trần Văn Phềnh
[Nguồn: BAVH, XVIII, 1/1919]
Hình 3.4.2.4. Hồi văn và lá, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, XXIX, 1/1919]
209
Hình 3.4.2.5. Chữ Thọ, chất liệu màu nước, tác giả
Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, XLI, 1/1919]
Hình 3.4.2.6. Chữ Thọ, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, XLII, 1/1919]
210
Hình 3.4.2.7. Bình phong ở Tiểu Viện Cơ Mật, chất liệu màu nước,
tác giả Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, LXI, 1/1919]
Hình 3.4.2.8. Bình phong ở Đại Viện Cơ Mật, tác giả
Trần Văn Phềnh [Nguồn: BAVH, LXII, 1/1919]
211
Hình 3.4.2.10. Cây thân thảo và hoa, tác giả Lê Văn Tùng,
[Nguồn: BAVH, XCV, 1/1919]
Hình 3.4.2.9. Cái mõ của nhà sư (hai đầu rồng và viên ngọc),
tác giả Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, CXXXI, 1/1919]
212
Hình 3.4.2.11. Cành mai hóa kỳ lân, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, XCVI, 1/1919]
Hình 3.4.2.12. Cành tùng hóa rồng, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, XCVII, 1/1919]
213
Hình 3.4.2.13. Cành mẫu đơn hóa lân, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, XCVIII, 1/1919]
Hình 3.4.2.14. Quả lựu và quả đào, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, CVII, 1/1919]
214
Hình 3.4.2.15. Rồng ổ, chất liệu màu nước, tác giả
Trần Văn Phềnh [Nguồn: BAVH, CXXXV, 1/1919]
Hình 3.4.2.16. Hình lân, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, CLVI, 1/1919]
215
Hình 3.4.2.17. Đôi chim phượng hoàng, tác giả Lê Văn
Tùng [Nguồn: BAVH, CLXVII, 1/1919]
Hình 3.4.2.18. Rùa đội bia, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, CLXXVII, 1/1919]
216
Hình 3.4.2.19. Cái nghiên mực, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, CLXXX, 1/1919]
Hình 3.4.2.20. Sư tử nhanh nhẹn, tác giả Lê Văn
Tùng [Nguồn: BAVH, CXCVII, 1/1919]
217
Hình 3.4.21. Cái mõ hình con cá, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, CC, 1/1919]
Hình 3.4.2.22. Máng xối con cá, tác giả Trần Văn Phềnh
[Nguồn: BAVH, CCII, 1/1919]
218
Hình 3.4.2.24. Tượng voi ở lăng Thiệu Trị, tác giả
Trần Văn Phềnh [Nguồn: BAVH, CCXI, 1/1919]
Hình 3.4.2.23. Tượng ngựa ở sân chầu lăng Thiệu Trị,
tác giả Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, CCX, 1/1919]
219
Hình 3.4.2.25. Đầu rồng nhìn chính diện, chất liệu màu nước,
tác giả Trần Văn Phềnh [Nguồn: BAVH, CXXXVI, 1/1919]
Hình 3.4.2.26. Hoa lan biến thành chim phượng hoàng, tác giả
Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, CLXXIII, 1/1919]
220
Hình 3.4.2.28. Rồng và cá, mực nho, tác giả Nguyễn Văn Nhơn
[Nguồn: BAVH, CXXIX, 1/1919]
Hình 3.4.2.27. Lá sen biến thành rùa, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, CLXXIX, 1/1919]
221
Hình 3.4.2.29. Lưỡng long triều nguyệt, màu nước, tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, CXXII, 1/1919]
222
Hình 3.4.3.1. Bìa của tạp chí BAVH, chất liệu in gỗ
[Nguồn: BAVH, 1,2,3,4/1914 và 3/1916]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.4. Tranh minh họa khác
3.4.3. Loại tranh minh họa khác
223
Hình 3.4.3.2. Cờ đạo, chất liệu màu nước, tác giả
Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, LIII, 4/1915]
224
Hình 3.4.3.3. Bình phong “Bách phúc, Bách thọ”, chất liệu màu nước,
tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XII, 1/1917]
225
Hình 3.4.3.4. Đầu hồ ở lăng Tự Đức, chất liệu màu nước,
tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, XV, 2/1917]
Hình 3.4.3.5. Con sư tử, chất liệu màu nước, tác giả Lê Văn Tùng
[Nguồn: BAVH, CXCIV, 1/1919]
226
Hình 3.4.3.7. Tượng hộ pháp giữ cửa, chất liệu màu nước,
tác giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, CCIX, 1/1919]
Hình 3.4.3.6. Tượng hộ pháp giữ cửa, chất liệu màu nước, tác
giả Tôn Thất Sa [Nguồn: BAVH, CCVIII, 1/1919]
227
Hình 3.4.3.8. Tranh bách cổ, chất liệu màu nước, tác giả
Lê Văn Tùng [Nguồn: BAVH, CCXIV, 1/1919]
Hình 3.4.3.9. Lũy phòng thủ đèo Hải Vân ở Dụ Đỉnh (đỉnh
thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế Miếu), tác giả Tôn Thất Sa
[Nguồn: BAVH, LIV, 1921]
228
Hình 3.4.3.10. Các pa-nô ở bi đình bên phải, mặt phía Tây, chất liệu
màu nước, tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XXVI, 1/1925]
229
Hình 3.4.3.11. Bi đình phía bên trái, nhìn chính diện, mặt phía Tây,
chất liệu màu nước, tác giả Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, XVIII,
1/1925]
230
Hình 3.4.3.13. Nam Giao, tác giả E.Gras
[Nguồn: BAVH, 1/1936]
Hình 3.4.3.12. Voi chiến của quân đội An Nam xưa, tác giả
Nguyễn Thứ [Nguồn: BAVH, L, 3/1933]
231
Hình 3.4.3.15. Hoa văn trang trí tại lăng Minh Mạng, tác giả Nguyễn
Thứ và M.Ch.Lichtenfelder [Nguồn: BAVH, LXXXIV, 4/1937]
Hình 3.4.3.14. Trong sân chầu lăng Minh Mạng: lân, voi, ngựa, tác giả
Nguyễn Thứ và M.Ch.Lichtenfelder [Nguồn: BAVH, LXXVIII, 4/1937]
232
Hình 3.4.4.1. Lính An Nam, J.Lavée vẽ qua sơ thảo của
M.Brossard và Corbigny (Le Tour de Monde, du premiar semester
1878, tr.53) [Nguồn: BAVH, XLI, 3/1916]
Phụ lục 3
Tranh minh họa trong tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế”
[Nguồn: Tạp chí BAVH trong Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Nghiên
cứu sinh thực hiện năm 2017]
3.4. Tranh minh họa khác
3.4.4. Loại tranh sử dụng minh họa khác
233
Hình 3.4.4.3. Lễ bệ kiến Hoàng đế Pháp của Bộ sứ Phan Thanh Giản
tại điện Tuileries, khắc in, (theo tập minh họa thế giới, qua Hồ Đắc
Khải) [Nguồn: BAVH, XXXV, 1/1926]
Hình 3.4.4.2. Tiếp đón giữa sứ bộ toàn quyền Pháp và Tây Ban Nha đến
Huế, cùng các quan chức của Hoàng đế, M.Lugeol phỏng theo tranh
khắc in [Nguồn: BAVH, XXXII, 4/1918]
234
Hình 3.4.4.5. Tranh “Ngũ Lão” 1934, tác giả Đỗ Văn Nhớn
[Nguồn: BAVH, XXXVI, 1/1937]
Hình 3.4.4.4. Giám mục Taberd trao quyển Tự điển An Nam – Latinh cho
Giám mục D’Adran, khuyết danh [Nguồn: BAVH, LXVI, 4/1933]
235
Hình 3.4.4.6. Thiền sư Liễu Quán, (lưu giữ trong chùa Bửu Tịnh
ở Phú Yên), khuyết danh [Nguồn: BAVH, XXIV, 1/1937]
236
Hình 4.1.1. Tranh vẽ minh họa trong câu chuyện “Những người bạn của Tứ
Ly), tuần báo ra ngày thứ 6, 26/10/1934, năm thứ ba, số 121[Nguồn: Báo
Phong Hóa (file PDF)]
Hình 4.1.2. Người thì đi lễ, kẻ đixin!, Đông Sơn, tuần báo ra ngày
thứ 6, năm thứ hai, số 82, 1932 [Nguồn: Báo Phong Hóa (file PDF)]
Phụ lục 4
Tranh minh họa trong một số báo chí khác
4.1. Tranh minh họa trong báo Phong Hóa
[Nguồn: Báo Phong Hóa (file PDF). Nghiên cứu sinh thực hiện năm 2019]
237
Hình 4.1.4. Minh họa cho bài viết “Đi vô xứ Huế”, Tô Ngọc Vân, tuần
báo ra thứ 6, ngày 20/03/1936, năm thứ năm, số 179 [Nguồn: Báo Phong
Hóa (file PDF)]
Hình 4.1.3. Sư tử lễ Hổ, Đông Sơn, tuần báo ra ngày thứ 6, năm thứ
hai, số 82, 1932 [Nguồn: Báo Phong Hóa (file PDF)]
238
Hình 4.2.1. Đàn Nam Giao, Huế [Nguồn: Trần Đoàn Lâm
(2015), Xứ Đông Dương (1897-1902), Nxb Thế Giới, thành
phố Hồ Chí Minh, tr.307]
Hình 4.2.2. Lăng Gia Long [Nguồn: Trần Đoàn Lâm
(2015), Xứ Đông Dương (1897-1902), Nxb Thế Giới,
thành phố Hồ Chí Minh, tr.321]
Phụ lục 4
Tranh minh họa trong một số báo chí khác
4.2. Tranh minh họa trong tạp chí “ Xứ Đông Dương” (1897-1902)
[Nguồn: Trần Đoàn Lâm (2015), Xứ Đông Dương (1897-1902), Nxb Thế Giới,
thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sinh thực hiện năm 2019]
239
Hình 4.2.3. Tướng Archinard [Nguồn: Trần Đoàn Lâm
(2015), Xứ Đông Dương (1897-1902), Nxb Thế Giới,
thành phố Hồ Chí Minh, tr.610]
Hình 4.2.4.Tướng Borgnis Desbordes [Nguồn: Trần Đoàn Lâm
(2015), Xứ Đông Dương (1897-1902), Nxb Thế Giới, thành
phố Hồ Chí Minh, tr.614]