Luận án Nghệ thuật trang trí đình làng lâu thượng và đình làng Hùng lô (thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Cao Thị Vân NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG VÀ ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) 1. LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Cao Thị Vân NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG VÀ ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

pdf253 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật trang trí đình làng lâu thượng và đình làng Hùng lô (thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG Hà Nội - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2020 Tác giả luận án Cao Thị Vân ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 01 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ . 07 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 07 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................... 15 1.3. Khái quát về đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô .................... 29 Tiểu kết .......................................................................................................... 34 Chương 2: HÌNH THỨC, ĐỀ TÀI VÀ ĐỒ ÁN TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ .................................................. 36 2.1. Hình thức trang trí .................................................................................... 36 2.2. Đề tài trang trí .......................................................................................... 61 2.3. Đồ án trang trí .......................................................................................... 77 Tiểu kết .......................................................................................................... 91 Chương 3: BỐ CỤC, KHÔNG GIAN VÀ MÀU SẮC TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ ...................................... 93 3.1. Bố cục trang trí ......................................................................................... 93 3.2. Không gian trang trí ............................................................................... 106 3.3. Màu sắc trang trí ..................................................................................... 119 Tiểu kết ........................................................................................................ 129 Chương 4: BÀN LUẬN VỀ ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ 130 4.1. Đặc trưng nghệ thuật trang trí ................................................................ 130 4.2. Giá trị nghệ thuật trang trí ...................................................................... 151 Tiểu kết ........................................................................................................ 161 KẾT LUẬN .................................................................................................. 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 168 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 181 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐLLT Đình làng Lâu Thượng ĐLHL Đình làng Hùng Lô H Hình PL Phụ lục NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản TK Thế kỷ TP Thành phố Tr Trang VM 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nghệ thuật trang trí đình làng là một trong những thành tố quan trọng trong kho tàng mỹ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu đi trước, đình manh nha xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, phát triển rực rỡ vào cuối TK XVII đầu TK XVIII và thoái trào vào TK XIX. Trong diễn trình lịch sử mỹ thuật truyền thống của nước nhà, hệ thống đình làng Việt đã tích hợp được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật và được phổ biến sâu đậm trong dân gian. Ở Phú Thọ có khoảng hơn 200 ngôi đình lớn nhỏ có niên đại khác nhau được phân bố rộng rãi trong toàn tỉnh. Trong số đó, đình làng Lâu Thượng (ĐLLT) và đình làng Hùng Lô (ĐLHL) là hai ngôi đình lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vừa mang phong cách trang trí của thời Lê (gắn với sự ra đời của đình) vừa mang phong cách Nguyễn (gắn với quá trình tu bổ lớn) nhưng lại sở hữu hai phong cách trang trí có nhiều nét khác biệt (nhất là trong nghệ thuật chạm khắc). Rõ ràng, hai ngôi đình với vị trí địa lý khá gần nhau nhưng phong cách trang trí có nhiều sự khác biệt sẽ là vấn đề đáng để người nghiên cứu quan tâm và suy ngẫm. ĐLLT và ĐLHL đã được một số các nhà nghiên cứu đi trước quan tâm, tìm hiểu nhưng những nghiên cứu này chủ yếu đều nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, còn những nghiên cứu nhìn từ góc độ nghệ thuật học dường như không có nhiều. Tư liệu nghiên cứu về hai ngôi đình chỉ dừng ở hồ sơ di tích và được lưu rất hạn chế tại địa phương; một số bài viết điền dã chỉ ở dạng tư liệu nội bộ, một số đài báo có quay video, làm tư liệu phóng sự nhưng thời lượng còn hạn chế nên chưa cung cấp được nhiều thông tin Nhận thấy ĐLLT và ĐLHL là hai trong số hàng trăm ngôi đình ở đất Phú Thọ có rất nhiều giá trị nghệ thuật được nhiều tác giả trong nước đánh giá cao, với quy mô bề thế khang trang cùng nhiều 2 hiện vật quý có nhiều lớp niên đại khác nhau nhưng về cơ bản lại chưa được khai thác và nghiên cứu một cách chuyên biệt. Rõ ràng, đây là khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu. Dựa vào tình hình nghiên cứu về đình làng có thể nhận thấy đình làng là một vấn đề đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu chủ yếu khai thác trên các lĩnh vực như: khảo cổ, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa nhưng những nghiên cứu về nghệ thuật trang trí đình làng nói chung thì hầu như chưa có công trình nào đề cập tới (nhất là nghệ thuật trang trí đình làng ở một đối tượng cụ thể thì hầu như chưa có). Xuất phát từ tình hình thực tế này, luận án bước đầu nhận định hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật trang trí đình làng mang tính trường hợp như ĐLLT và ĐLHL. Nên, NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để làm đối tượng nghiên cứu chính của luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, bởi đây là hai ngôi đình tương đối tiêu biểu ở Phú Thọ có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và đặc biệt là giá trị về nghệ thuật. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án làm rõ tính chất trang trí ở hai ngôi đình để tìm ra những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL trong hệ thống đình làng Việt Nam. Góp phần bổ sung những tư liệu còn khuyết thiếu trong kho tàng nghiên cứu về nghệ thuật dân gian Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL để làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật của hai ngôi đình trong hệ thống đình làng Việt Nam. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về ĐLLT và ĐLHL. 3 - Luận án khai thác các biểu hiện của nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL thông qua các hình thức trang trí, đề tài và đồ án trang trí. - Phân tích chuyên biệt tính hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố nghệ thuật tạo hình như: bố cục, không gian và màu sắc trang trí ở ĐLLT và ĐLHL. - Luận bàn về đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí của ĐLLT và ĐLHL trong hệ thống đình làng Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian - Phạm vi nghiên cứu tại hai ngôi đình Lâu Thượng và Hùng Lô ở Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vì cả hai ngôi đình có niên đại khác nhau do vậy luận án tập trung nghiên cứu vào các hình thức trang trí mang nhiều giá trị nghệ thuật như: chạm khắc, tượng, đắp nổi vôi vữa, hoành phi, câu đối, tranh vẽ trang trí trên ván gỗ cùng một số đồ thờ có giá trị. 3.2.2. Phạm vi thời gian Dựa vào niên đại ra đời di tích trong đó ĐLHL được khởi dựng vào năm 1697, còn ĐLLT không rõ về niên đại, số năm hiện được ghi chép lại trong lý lịch di tích là số liệu các năm trùng tu, tôn tạo (phần lớn các hạng mục được bổ sung vào khoảng TK XIX như khu vực nghi môn, hậu cung, các đồ thờ), còn nghệ thuật chạm khắc ở tòa đại đình Lâu Thượng, nhiều nhà nghiên cứu đi trước khẳng định những mảng chạm khắc ở ĐLLT có phong cách nghệ thuật cuối TK XVII ở Việt Nam. Chính vì lịch sử hai ngôi đình được ra đời vào những năm khác nhau đồng thời đã trải qua nhiều lần trùng tu biến đổi, thay mới. Để đánh giá khách quan, NCS sẽ dựa vào mốc ra đời của ĐLHL kết hợp với sự nhận định niên đại của ĐLLT và trải qua quãng trùng tu tôn tạo lớn vào năm 2008 (TK XXI). 4 Do vậy, phạm vi nghiên cứu sẽ giới hạn từ TK XVII đến TK XXI ở Việt Nam. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL được biểu hiện như thế nào trong các: hình thức, đề tài, đồ án, bố cục, không gian và màu sắc trang trí? Câu hỏi 2: Nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL mang phong cách tạo hình dân gian Việt Nam hay được tiếp biến từ tạo hình mỹ thuật Trung Hoa và Ấn Độ? Câu hỏi 3: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL được biểu hiện như thế nào so với các ngôi đình khác trong hệ thống đình làng Việt Nam? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL được biểu hiện đa dạng trong các hình thức trang trí như: chạm khắc, tượng, đắp nổi vôi vữa, hoành phi câu đối cùng một số đồ thờ có giá trị, được thể hiện bằng nhiều đề tài, các đồ án trang trí và điểm tô bởi nhiều màu sắc khác nhau, được xắp xếp trong không gian ngoại đình và nội đình bởi các hình thức bố cục như đối xứng, phân tầng hay nương theo kiến trúc để trang trí. Giả thuyết 2: Nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL phần lớn mang đậm phong cách tạo hình dân gian cùng mỹ cảm truyền thống dân tộc của người Việt, bên cạnh sự tiếp biến về tạo hình của mỹ thuật Trung Hoa và Ấn Độ Giả thuyết 3: Nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL tuy mang nhiều nét tương đồng so với những ngôi đình khác trong hệ thống đình làng Việt Nam nhưng vẫn có những đặc trưng và giá trị nghệ thuật riêng biệt mà không phải ngôi đình nào cũng có (nhất là hình tượng rồng nhân dạng ở ĐLLT). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thông qua nghiên cứu sách báo, tạp chí, bài báo khoa học, tài liệu trong và ngoài nước để tìm ra những ý tưởng khoa học mới. Từ đó hình thành nên những luận điểm cần phải làm sáng tỏ trong luận án. 5 Phương pháp điền dã: thông qua các chuyến điền dã thực tế nhằm giúp NCS thu thập, xác minh các dữ liệu phục vụ nghiên cứu một cách rõ ràng, minh bạch như: xem xét hiện vật di tích, đo đạc, đạc họa, chụp ảnh Phương pháp thống kê, so sánh: luận án thống kê các số liệu trong di tích, so sánh đối chiếu với các di tích khác để tìm ra phong cách nghệ thuật trang trí điển hình của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp liên ngành: luận án dựa vào thành tựu nghiên cứu của các ngành có liên quan tới luận án như: kiến trúc, lịch sử, dân tộc, địa lý, văn hóa,để từ đó luận giải các vấn đề có liên quan trong luận án. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù trong ngành nghệ thuật học như: phân tích các yếu tố về bố cục, về đường nét, họa tiết, ánh sáng, màu sắc, chất liệu, khối, không gian đậm nhạt, ánh sáng, tỉ lệ, mảng, hình tượng, lượng, chất liệu cùng các nguyên tắc của nghệ thuật trang trí như: đối xứng, lặp lại, phá thế, đảo chiều, cân đối để từ đó rút ra những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí ở hai ngôi đình trên cơ sở giải mã về mặt biểu tượng trong các dạng thức được trang trí ở ĐLLT và ĐLHL. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Về phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật: Đề tài là công trình nghiên cứu chuyên biệt theo hướng tiếp cận nghệ thuật học qua việc nghiên cứu mang tính trường hợp của nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL (ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa tạo nên những nét đặc trưng riêng trong nghệ thuật trang trí đình làng Việt Nam. Đối với nghệ thuật tạo hình: Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật trang trí ở ĐLLT và ĐLHL trên cơ sở làm rõ các giá trị về nghệ thuật tạo hình được biểu hiện trong các hình thức trang trí, đề tài và đồ án trang trí. Với giáo dục thẩm mỹ: Thông qua các chuyến nghiên cứu điền dã, đạc họa cùng một số bản vẽ mô tả về các đồ án trang trí sẽ cho cái nhìn khoa học về 6 các yếu tố tạo hình được soi tỏ dưới các biểu tượng văn hóa dân tộc từ đó khơi dậy niềm đam mê yêu thích nghệ thuật trang trí truyền thống của nước nhà. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Góp phần bổ khuyết những khoảng trống về tư liệu của ĐLLT và ĐLHL trong quá trình điền dã và khảo sát, hệ thống hóa tư liệu liên quan tới nội dung luận án. - Cung cấp cho các nhà nghiên cứu, những nhà làm công tác quản lý di tích những thông tin tư liệu xác thực dưới các góc độ: lịch sử, kiến trúc, chạm khắc, đắp nổi vôi vữa (nề, ngõa), tranh vẽ trên gỗ, tín ngưỡng dân gian, 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (12 trang), phụ lục (70 trang), nội dung được kết cấu 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (29 trang). Chương 2: Hình thức, đề tài và đồ án trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (57 trang). Chương 3: Bố cục, không gian và màu sắc trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (37 trang). Chương 4: Bàn luận về đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (31 trang). 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo các nhà nghiên cứu đi trước, nguồn gốc đình làng manh nha ra đời vào thế kỷ XV nhưng nghiên cứu về đình làng thì chỉ mới bắt đầu từ TK XX. Đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá đình làng ở các khía cạnh khác nhau được phân định theo phong cách nghệ thuật và kiến trúc trong đó có các nhà nghiên cứu thời kỳ đầu như: Nguyễn Văn Khoan, Hà Văn Tấn, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền, Thái Bá Vân... Mỗi tác giả lại đề cập tới các khía cạnh liên quan tới kiến trúc, điêu khắc, hình tượng con người, hình tượng rồng,... Qua tổng hợp các dạng tài liệu, NCS phân định theo trình tự về mặt thời gian như sau: Trong những năm đầu của của TK XX, cụ thể vào năm 1932, Nguyễn Văn Khoan với công trình nghiên cứu về đình bằng tiếng Pháp Essai sur le đình et le culte du génie tutélaire des villages au Tonkin (Khảo luận về ngôi đình và việc thờ Thành Hoàng của các làng xã ở Bắc Kỳ), BEFEO, 1930 [148] (Tác giả là một trong những trợ lý xuất sắc của Viện Viễn Đông Bác cổ - một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông Dương, ông đã hỗ trợ cho Pierre Gourou trong công trình nghiên cứu Người nông dân Châu Thổ Bắc Kỳ). Đây được coi là công trình nghiên cứu đầu tiên về đình và những đóng góp của ông đã được nhà nghiên cứu người Pháp tên là Bezacier trong L’art Vietnamien, Paris (1955) đánh giá rất cao. Bằng ngòi bút sắc sảo, tác giả đã luận bàn chi tiết về tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, lễ hội, tục hèm, cùng một số ảnh về đồ thờ và đồ vật được trang trí trong đình Yên Mẫn. Cuốn sách là tư liệu quý và có giá trị trong kho tàng văn hóa dân gian viết về đình. Tuy nhiên trong toàn bộ nghiên cứu của mình, một phần rất quan trọng để làm nên nét đẹp của ngôi đình chưa được tác giả quan tâm 8 đến đó là nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc. Đối tượng khảo tả của tác giả cũng chỉ xoay quanh đình Yên Mẫn mà chưa có sự mở rộng ra các ngôi đình khác. Tiếp nối nghiên cứu về đình là Chu Quang Trứ trong bài viết Về phong cách và niên đại đình Lâu Thượng được lưu trong tài liệu nội bộ của Viện nghiên cứu Mỹ thuật (1969) [106]. Đây là tập tài liệu được tác giả viết vào những năm cuối thập niên 60 của TK XX trong một chuyến điền dã thuộc hệ thống nghiên cứu về các ngôi đình làng ở miền Bắc Việt Nam. Tài liệu đã bước đầu phân tích, đánh giá khá tỉ mỉ về phong cách và niên đại của ĐLLT. Trong đó, nêu sơ lược được về tình hình địa phương, tên gọi địa danh, lý lịch sơ bộ các vị Thành Hoàng làng và cùng đó cũng đi khá chi tiết về các mốc dựng đình và miêu tả các chạm khắc trên kiến trúc tương đối tỉ mỉ. Điểm mạnh của tài liệu này là tính công phu, phân loại ra được các chạm khắc theo niên đại, mang tính khảo tả cao. Chính vì điểm mạnh ấy, NCS có thể hình dung được vào năm 1969 ĐLLT có hiện trạng như thế nào Tuy nhiên, một phần tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi đình là nghệ thuật trang trí trên các cấu kiến trúc được biểu hiện dưới dạng bố cục, không gian, đồ án, đề tài, hình thức trang trí vẫn chưa được tác giả quan tâm nhiều Vậy nên, đây sẽ là hướng mở để NCS tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, trong luận án. Vào năm 1996, Nguyễn Anh Tuấn với luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành khảo cổ học với đề tài Cụm đình Tam Canh trong hệ thống đình làng Vĩnh Phú [94]. Công trình nghiên cứu của tác giả bước đầu nghiên cứu về ba ngôi đình trên đất Vĩnh Phúc, đây là một cụm di tích gồm: đình Hương Canh – đình Ngọc Canh và đình Tiên Hường. Đề tài nghiên cứu về cảnh quan, di tích và những vị thần Tam Canh, kết cấu kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc,... đáng lưu ý trong phần 4 tác giả ít nhiều đã kể tên, khảo tả sơ bộ một vài ngôi đình tiêu biểu về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của các ngôi đình miền trung du trong đó có ĐLLT và ĐLHL. Vì hai đình được nhắc tới không nhiều trong luận án nên thông tin tác giả cung cấp còn sơ sài và mang tính khái quát. Bên cạnh đó, tính trang trí và tính nghệ thuật tạo hình như: bố cục, không gian, màu sắc trong nghệ thuật 9 trang trí ở ĐLLT và ĐLHL vẫn chưa được tác giả khai thác và đề cập tới trong các nghiên cứu về sau này. Vì thế đây sẽ là hướng mở để luận án tiếp tục thực hiện. Có thể nói rằng, đây được coi là một công trình đề cập nhiều nhất tới hai ngôi đình là đối tượng nghiên cứu của đề tài, giúp NCS so sánh, đối chiếu sát hơn trong quá trình thu thập tài liệu và phân tích. Đến năm 1998, Hà Văn Tấn cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự đã khảo sát các ngôi đình tiêu biểu trên khắp cả nước để viết nên cuốn Đình Việt Nam [81] – đây được coi là một cuốn sách nghiên cứu có sự đầu tư cả về tư liệu khoa học và hình ảnh minh họa rất rõ ràng, sinh động. Trong đó bản đầu tiên bao gồm 62 ngôi đình tiêu biểu từ Nam ra Bắc được viết bằng hai thứ tiếng (Tiếng Việt và Tiếng Anh), cho đến nay cuốn sách vẫn còn có sức hút đối với độc giả cả nước khi mà chỉ trong vòng 15 năm sách đã được tái bản tới lần thứ 3 vào năm 2013 và ở bản in này sách được in bằng tiếng Việt và nâng tổng số khảo sát ngôi đình lên tới con số 100 với sự đầu tư công phu và chất lượng hình ảnh đẹp đã giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về những ngôi đình giá trị trên mọi miền. Phần lớn trong cả hai cuốn sách đều lược tả hai ngôi đình về nguồn gốc xuất hiện, diễn biến kiến trúc qua thời gian và không gian, nghệ thuật điêu khắc. Qua tư liệu ảnh chụp năm 1998 được in trong sách cộng với sự so sánh về thực tế các mảng chạm khi NCS đi điền dã từ năm 2015 - 2019, rõ ràng các mảng chạm khắc trên kiến trúc ĐLLT vào năm 1998 bị hư hỏng khá nhiều. Theo nhận định ban đầu, một số chi tiết ở các mảng chạm hoàn chỉnh ở thời hiện tại có thể đã được lắp ghép lại ở những chi tiết nhỏ bị rơi, rụng trong quá trình trùng tu tôn tạo như: đao mác, mây lửa, một số thân rồng con Đây là một cứ liệu hết sức quan trọng, giúp NCS làm cơ sở vững chắc để phân định niên đại và phân tích một cách khách quan hơn trong quá trình nghiên cứu. Tiếp tục chuỗi những nghiên cứu về đình làng của mình, Chu Quang Trứ đã xuất bản cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật (2002). Trong đó có một số bài viết về đình làng như: Đình Hữu Bổ, Đình Thổ Hà, Đình Trà Cổ, Đình Chu Quyến, Đình Phù Lão, Đình Hồi Quan, đặc biệt trong cuốn sách này có bài 10 viết về “Đình Xốm với sự chuyển hóa từ đền sang đình” [111, tr.526], với những dẫn chứng công phu về các mốc thời gian ra đời và tu sửa cho đến hoàn thiện ĐLHL trên cơ sở từ một ngôi đền, trong bài viết này phần lớn tác giả đi sâu phân tích hệ thống kiến trúc của tòa đại đình. Đánh giá đây là tư liệu lịch sử quý về ĐLHL với những khảo cứu khá chi tiết, sẽ phần nào giúp NCS có thêm cơ sở đối chiếu tư liệu trong quá trình hoàn thiện luận án. Tuy nhiên, bài viết về ĐLHL được tác giả nghiên cứu trên tinh thần tiếp cận theo hướng văn hóa học, vì vậy luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu nghệ thuật trang trí ĐLHL theo hướng tiếp cận nghệ thuật học. Năm 2006, một trong những nghiên cứu về đình có tính khảo sát và chuyên biệt là cuốn Mỹ thuật đình làng ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Thông tin [28] của Nguyễn Văn Cương. Trong cuốn sách này, Nguyễn Văn Cương đã miêu tả nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng theo sự phân cắt các biểu tượng với những tư liệu phong phú. Theo tác giả, các yếu tố văn hóa đã chi phối các giá trị thẩm mỹ, mô thức thẩm mỹ của người Việt khi nghiên cứu mỹ thuật đình làng từ góc độ nghệ thuật học... Đáng chú ý, trong một công trình có đối tượng khảo sát lớn như thế này, tác giả có điểm qua và nhắc đến cả hai ngôi đình Lâu Thượng và Hùng Lô ở một vài chi tiết trong phần đặc trưng của chạm khắc đình làng Bắc Bộ như: tượng thờ Hai Bà Trưng ở đình Lâu Thượng (tượng cũ), tranh trang trí ở ĐLHL. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa phân tích về nghệ thuật trang trí của hai đình này trong một số phần mô tả khác. Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục đi sâu, nghiên cứu và chứng minh tính trang trí của ĐLLT và ĐLHL là mang tính điển hình như tác giả đã nêu lên trong hệ thống trang trí đình làng Việt Nam. Cuốn Đình làng vùng Châu thổ Bắc Bộ do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam xuất bản (2013) [138]. Trong lời tựa, Lê Văn Sửu – Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng đưa ra nhận định rằng: “Cuốn sách tập hợp tư liệu, không phải là công trình nghiên cứu mang tính chuyên luận, chưa đi sâu nhưng 11 đa diện”, “Từ một số ngôi đình điển hình, các tác giả cũng đề cập tới những thao tác nghệ thuật và phần nào đã bước vào hệ thống giá trị biểu tượng mà người xưa đã lập”, “Bằng vào sự sắp xếp theo niên đại hiện còn được xác định được trong di tích, các tác giả như vô tình đã đưa người đọc theo con đường lịch sử nảy sinh, tồn tại, phát triển và suy vong của kiến trúc” [138, lời tựa, tr.87]. Theo ý này, khi quan sát phần mục lục cho thấy cả hai ngôi đình làng Lâu Thượng và Hùng Lô đều nằm ở vị trí tương đối gần nhau và ở khoảng giữa (tức ra đời vào thời kỳ phát triển và hưng thịnh nhất trong cả một chu kỳ ra đời và kết thúc của các ngôi đình làng Việt ở vùng Châu thổ Bắc Bộ), Với các tư liệu quý báu đó phần nào giúp NCS bổ sung kiến thức, so sánh ĐLLT và ĐLHL để đối chiếu với các ngôi đình trên cả nước mà NCS chưa có dịp khảo sát trực tiếp. Đặc biệt, một trong những công trình nghiên cứu chuyên biệt về nghệ thuật trang trí một cách vĩ mô là cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, (2011) của Trần Lâm Biền [12]. Cuốn sách nghiên cứu về các lớp ý nghĩa của những hoa văn chạm khắc trên kiến trúc tôn giáo (trong đó có nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đình làng). Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp, được đúc kết qua quá trình khảo sát thực tiễn của người viết dày kinh nghiệm, công trình bao quát về nghệ thuật trang trí truyền thống của người Việt qua các giai đoạn từ thời tiền sử, Đông Sơn cho đến thời tự chủ. Mặt khác, tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu và đưa ra ví dụ rất cụ thể trên từng đối tượng. Dựa vào công trình tổng hợp này, luận án có thể đối chiếu để tìm ra nét đặc trưng riêng có của ĐLLT và ĐLHL trong hệ thống trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt. Rõ ràng, với một công trình có đối tượng khảo sát lớn xuyên suốt qua nhiều thời kỳ nên việc đi sâu vào tính trang trí cụ thể trong ĐLLT và ĐLHL đương nhiên sẽ không được nhắc tới cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, luận án sẽ tiếp tục đi sâu, làm rõ và bổ sung những đặc điểm nghệ thuật trang trí ở hai ngôi đình. Trong cuốn Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ) (2014) thuộc dự án của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam do Trần Lâm Biền chủ biên [16]. Đây là một 12 cuốn sách không những nêu được khái quát sự về sự hình thành và phát triển của đình làng mà còn khảo tả khái quát về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, các lễ hội gắn với đình làng của vùng đồng bằng châu thổ một cách chân thực, đầy đủ, hệ thống. Tác giả lấy ví dụ phần lớn từ các ngôi đình tiêu biểu như bức: thổi tiêu, chèo thuyền (đình Hương Canh - Vĩnh Phúc – tr.123), phượng, hươu, rồng (đình Lỗ Hạnh Bắc Giang– tr29,132,133), lân (đình Thổ Hà – Bắc Giang – tr.130), bản vẽ rồng (đình Lỗ Hạnh – Bắc Giang – tr.131), bản phượng rập (đình Thổ Hà – Bắc Giang – tr.131), Tuy nhiên, cuốn sách không có các dẫn chứng về ĐLLT và ĐLHL vì thế nghệ thuật trang trí ở hai ngôi đình này vẫn còn là nghiên cứu bỏ ngỏ và đây là lý do luận án tiếp tục thực hiện. Trong số những nghiên cứu của Trần Lâm Biền, một luận điểm đáng chú ý trong cuốn Con đường tiếp cận lịch sử (2013) [15] có liên quan trực tiếp tới đề tài, tác giả khẳng định: “có một tạo hình Mạc đích thực, làm tiền đề cho một dòng chảy mỹ thuật dân dã phát triển tới cao đỉnh ở thế kỷ XVII. Cũng không thể quên được đình làng Lâu Thượng, đình làng Hùng Lô một điển hình của dòng nghệ thuật riêng. Nơi ấy, những con rồng lớn, như quá cỡ, mà khó có thể thấy trên chạm gỗ của các di tích khác” [15, tr.369]. Từ luận điểm trên đây, tác giả đã khẳng định rất rõ ràng về một phong cách Lâu Thượng có sự khác biệt lớn so với các ngôi đình khác, sẽ là cơ sở để người nghiên cứu khẳng định về sự khác biệt của ngôi đình này trong quá tình phân tích và nghiên cứu. Cuốn sách Kiến trúc đình làng Việt (Qua tư liệu của Viện bảo tồn di tích) – Tập 1, Nxb Văn hóa Dân tộc (2017) [137]. Đây là nghiên cứu mới xuất bản nhưng đã được các các độc giả rất quan tâm tìm đọc bởi trong đó chứa những thông tin cơ bản về tên gọi các cấu kiện kiến trúc, các bản vẽ mô tả rất chi tiết về mặt cắt, mặt bằng tổng thể, mặt đứng và cũng như nghệ thuật trang trí trên đó, Tuy cuốn sách chỉ khai thác 15 ngôi đình được xuất phát từ các ngôi đình cổ có giá trị ở miền Bắc Việt Nam và trong đó quần thể ĐLHL được các nhà nghiên cứu khảo tả, đạc họa bằng các bản vẽ kỹ thuật rất đẹp về mặt bằng kiến trúc với 13 một số họa tiết trang trí trên các cấu kiện cơ bản. Mặc dù có bản vẽ mô tả nhưng các mô típ trang trí ở ĐLHL vẫn còn rất hạn chế và ở đây cũng không có bản vẽ đạc họa ĐLLT cùng các mô típ trang trí, vì thế luận án tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện bổ sung nhất là các đồ án trang trí ở hai ngôi đình. Nhìn chung, qua một vài tài liệu nghiên cứu về đình ở trong nước qua các thời kỳ lịch sử cho thấy nguồn tư liệu viết về các ngôi đình ở Việt Nam là rất lớn nhưng các tư liệu viết về ĐLLT và ĐLHL lại không có nhiều, đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về nghệ thuật trang trí ở ĐLLT và ĐLHL. Mỗi một nhà nghiên cứu đều có cách tìm tòi những hướng đi khác nhau, một số ngôi đình được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm như: đình Yên Mẫn, đình Thổ Hà, đình Chu Quyến, đình Đình Bảng, đình Hương Canh, các công trình đều được xuất bản thành sách và được phổ biến nhiều trên các tạp chí chuyên ngành và được nhiều người biết tới. Còn lại, hai ngôi đình ở miền đất cổ bên dòng Tam giang lịch sử có lối trang trí được nhiều nhà khoa học đánh giá là tiêu biểu trong hệ thống đình làng Việt Nam thậm chí còn được gọi tên là “phong cách Lâu Thượng” nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt, nếu có cũng chỉ được lồng ghép trong các công trình ở tầm vĩ mô. Một vài nghiên cứu đã có sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn về ĐLLT và ĐLHL nhưng chỉ dừng lại khía cạnh sử học, văn hóa học, hay mô tả đạc họa kiến trúc (ĐLHL), còn lại phần lớn các nghiên cứu về hai ngôi đình chỉ dừng ở mức khảo tả, chưa đi sâu vào phân tích, so sánh, để tìm ra nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí. Chính vì lẽ đó, đây sẽ là hướng mở để NCS tiếp tục hoàn thiện với tên đề tài Nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Có thể nói nghiên cứu về nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu người Pháp quan tâm từ cuối TK XIX – đầu TK XX, nội dung nghiên cứu chủ yếu là kiến trúc nhà ở, tranh dân gian Việt Nam, các phong tục 14 tập quán sinh hoạt truyền thống của người Việt, bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về đình nhưng chưa hệ thống và chỉ được điểm xuyết trong các công trình lớn, tiêu biểu như: Một công trình nghiên cứu về địa lý, nhân văn của Pierre Gourou trong cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ được xuất bản bởi Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) vào những năm 30 của TK XX [134]. Công trình là sự đầu tư nghiên cứu công phu, đề cập được nhiều vấn đề liên quan tới địa lý, khí hậu, nông nghiệp, dân số, lệ làng, của những người nông dân vùng châu thổ Bắc ...ễn Sơn, Áp Đạo Quan Đại Vương, Hai Bà Trưng,... Khi men theo triền sông hoặc sang các vùng lân cận như: Sơn Tây, Ba Vì, Hương Canh... thì những ngôi đình này có nhiều điểm khá tương đồng. Do đó, việc nghiên cứu địa – văn hóa là thực sự 29 cần thiết, điều này sẽ là cách để tìm ra mối liên hệ giữa nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL trong hệ thống đình làng Việt Nam. 1.3. Khái quát về đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô 1.3.1. Khái quát về đình làng Lâu Thượng 1.3.1.1. Lịch sử xây dựng đình làng Lâu Thượng ĐLLT nằm trên một quả đồi thấp, thuộc xóm Mai, đồi Lâu Thượng. Theo các cụ kể lại: ĐLLT nằm trên tai ngai, một bên là xóm Mai, một bên là đồi Lôi Kết. Đình trông về hướng Nam, cách sông Lô khoảng 1km, phía Bắc cách TP. Việt Trì khoảng 4km, cách ĐLHL khoảng 5 - 6 km. Theo bản lược kê di tích, ĐLLT từ trước tới nay vẫn được người dân gọi là đình Ngoại, thuộc thôn Ngoại, xã Lâu Thượng. Trước kia xã Lâu Thượng còn gọi là Kẻ Sủ, huyện Phù Kháng, tỉnh Sơn Tây. Sau Kẻ Sủ đổi thành Ngọc Vũ và chia thành hai thôn là thôn Nội và thôn Ngoại. Thời Pháp thuộc gọi là xã Lâu Thượng, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ. Sau cách mạng tháng 8/1945, Ngọc Vũ Ngoại thôn, sát nhập với 6 thôn: thôn Hương, thôn Nội, thôn Đông, thôn Nam, thôn Thượng, thôn Hạ lấy tên là xã Trưng Vương. Năm 1954, xã Trưng Vương chia ra làm nhiều xã, thì hai thôn Nội và Ngoại lại lập lại thành một xã gọi là xã Lâu Thượng thuộc TP. Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú. Hiện nay, nhân dân vẫn gọi là đình Lâu Thượng hay đình Ngoại thuộc TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đình được xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 29 – VHQG danh mục số 115, cấp ngày 21 tháng 2 năm 1975, trao bằng D-T, ngày 10 tháng 3 năm Canh Ngọ, tức ngày 05 tháng 4 năm 1990 [126]. Trước đây khi xã Lâu Thượng còn là Kẻ Sủ thì chỉ có một đình gọi là đình Rỡ. Kẻ Sủ gặp nhiều phúc lộc, sinh sôi nảy nở, con cháu ngày càng đông, nên dân chia làm 2 thôn gọi là Ngọc Vũ Nội thôn và Ngọc Vũ Ngoại thôn, đồng thời cũng chia đình Rỡ thành hai đình là đình Ngoại và đình Nội. Trong khi chia đình, thôn Ngoại ở gần lấy được nhiều hơn, thôn Nội lấy được một nồi hương. Sau đó hai thôn kiện nhau, quan trên xét thôn Nội được làm anh, vì 30 thôn Nội lấy được nồi hương là đồ thờ chính trong đình vì vậy Lâu Thượng ngày nay có 2 đình gồm: đình Nội và đình Ngoại. Tuy nhiên xét về mặt kiến trúc cũng như nghệ thuật chạm khắc thì đình Ngoại mang giá trị nghệ thuật hơn so với đình Nội do đó luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu vào nghệ thuật trang trí đình Ngoại tức gọi tắt là ĐLLT hay đình Lâu Thượng Ngoại [126]. Thông qua những số liệu ghi chép trong hồ sơ di tích tại phòng văn hóa địa phương cũng như chứng kiến thực địa tại di tích này cho thấy, làng Lâu Thượng ở vào nơi di chỉ thời Hùng Vương, phía tả giáp Lô giang, phía hữu giáp Thao giang. Làng Lâu Thượng hiện nay có một ngôi đình, không rõ về niên đại đến đời nhà Nguyễn tiếp tục tu bổ nên có chữ viết ở câu đầu như sau: Tự Đức ngũ niên cửu nguyệt sơ thập nhật thụ trụ thượng lương (tức là ngày mười tháng chín bắc nóc), lần thứ 2 đời Tự Đức sửa hậu cung và đại bái vào năm Nhâm Tý. Ngày mồng sáu tháng tám tu lý. Lần thứ 3 đời Tự Đức sửa lại nội điện, ghi ở hai đầu cột giữa đại bái và hậu cung như sau: Quý mão niên lý tác nội điện thượng hạ tứ vị, tứ giáp Đồng tự hậu ý khởi trên cùng một thời gian. Năm Quý Mão xây lại hậu cung làm cả bốn phía dưới. Năm Duy Tân (1915 đình xiên về phía Đông, nhưng không có điều kiện sửa chữa). Đời vua Khải Định năm thứ 2 (1917) bắt đầu tu lý lại (Khải Định làm vua từ 1916 - 1925). Sang đời dân chủ cộng hòa, ngày 26 tháng 11 năm 1987 tức là ngày mồng 6 tháng 10 năm Đinh Mão, sửa lại phần mái, chống dột. Đến năm 1992 cây nóc gian giữa gãy, phải sửa lại đề là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuế thứ nhâm. Thân nhị nguyệt nhị thập tứ nhật khởi công trùng tu (tức dương lịch, ngày 27 tháng 3 năm 1992, tức ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Thân). Lần thứ 7 đại tu tổng thể do sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ chủ đầu tư, cây nóc giữa đề là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lục thập tam niên. Tuế thứ Mậu tý bát nguyệt nhị thập tứ nhật thụ trụ thượng lương Công nguyên năm hai nghìn linh tám, tháng 9, ngày 28 đại cát (tạm xong) [126]. 31 1.3.1.2. Các vị thần được thờ ở đình làng Lâu Thượng Đình thờ 4 vị trong đó vị thứ nhất là Cao Sơn báo quốc đại vương (Tản Viên Sơn thần) (Húy là Tuấn, tên chữ là Tùng, sinh ngày mồng một tháng giêng năm Đinh Tỵ, là: Quốc tế hiện quân của vua Hùng Duệ Vương, ngài có công đánh giặc Thục, được phong nguyên tặng: Chiêu ứng Anh Thông, Linh Tế, Linh Diệu, gia phong địch cát, Tuấn Tĩnh, Quế Minh. Thượng đẳng thần đại vương). Vị thứ hai là Ả nương Công chủ đại vương (Húy là Trắc tên chữ là Đoan, sinh ngày mười lăm tháng tám năm Đinh dậu, nguyên tặng. Ả nương nàng kiền, Từ tuệ Huyền Cơ đại vương). Vị thứ ba là Bình Khôi công chủ đại vương (húy là Trong tên chữ là Nhị, sinh ngày mồng mười tháng chạp năm Mậu Thân. Nguyên tặng Bình khôi thông duệ trinh thục công chủ đại vương). Vị thứ hai và vị thứ ba chính là hai vị thần Trưng nữ vương, sinh vào thời Triệu vương trị nước, cuối thời Vệ vương thất thủ giặc Tô nổi loạn Trung Nguyên khiến trăm họ dân Việt lầm than, binh biến dày vò. Hai vị đã được ân đức của nhà Hùng. Thần oai càng dậy, thanh thế càng dày, sỹ phu bốn phương tụ hợp, rèn luyện quân cơ tại khu Bãi Dầu, xứ sở làng Lâu Thượng khởi binh đánh giặc, đuổi Tô Định tham tàn, bạo nghịch, phận nữ nhi chống được Hán triều, dương cờ độc lập, mở ra kỷ nguyên độc lập cho tổ quốc Nam Việt, xứng danh nữ anh hùng. Vị thứ tư là Như Tuy đại vương, người họ Lý, húy là Hồng Liên, sinh ngày mười tám tháng ba năm Đinh tỵ, thọ 63 tuổi. Mất ngày mồng mười tháng giêng năm Kỷ dậu. Nguyên tặng: Như Tuy độ lý anh nghị Hồng Du, gia phong Bảo An, chính trực, Hiệu Thiện Đôn, ngưng thần đại vương. Người lên đất Lâu Thượng từ đời Lê Anh Tông dạy học, khai sinh ra hai tiếng Văn vật, mùa hè nóng nực đi tắm, lên bóng mát trên bờ rồi hóa ngay, ở đấy hiển linh làm thành hoàng (mộ tại Cây Trâm đầu đình Nội bây giờ) [126]. 1.3.1.3. Kiến trúc đình làng Lâu Thượng Dựa theo ghi chép trong lý lịch di tích ĐLLT cùng một số nghiên cứu đi trước của: Hà Văn Tấn, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền, ĐLLT là một ngôi đình 32 có kiến trúc đồ sộ, làm theo kiểu chữ Đinh, nằm trên khu đất cao, rộng bằng phẳng. Nhìn từ ngoài vào mái đình có 4 đầu đao vút lên thanh thoát trên bờ nóc, bờ guột được trang trí bởi những hình con giống. Đình gồm 5 gian 2 chái, với chiều dài 28m, chiều rộng kể cả hậu cung 22m. Vì nóc được sáng tạo theo kiểu giá chiêng chồng rường. Liên kết hiên được làm kiểu kẻ suốt, ăn mộng từ thân cột quân qua cột hiên đỡ dạ tàu mái. Các xà ngang được ăn mộng với nhau tạo thành một bộ khung bền, chắc. Trước kia toàn bộ phần mái được khoác lên mình một chiếc áo gồm những viên ngói mũi hài thời Lê rất đẹp, tuy nhiên sau nhiều lần tu sửa đặc biệt là năm 2008 toàn bộ phần mái được lợp bằng ngói di, ở phần chính giữa trang trí đôi rồng chầu mặt nhật hay còn gọi là Lưỡng long chầu nhật, con lân được đặt ở vị trí khúc nguỷnh và các góc đao thì được đắp hình rồng. Phần bao che cũng được làm từ năm 2008 ở đầu hồi bít đốc bằng gạch chát vữa, phần nền được lát gạch đồng thời cũng khôi phục lại sàn gỗ ở hai gian chái đình (TK XX), cho nên khi vào đình ta sẽ thấy hệ thống sàn được chia giật cấp (3 cấp). Hậu cung được làm lồi ra phía sau ngăn cách với tòa đại đình bằng bức cửa gỗ kín đáo. Kết cấu khung tương đối đồng bộ được làm từ TK XIX, các vì nách cũng được làm theo lối cốn chồng rường và bên dưới được đỡ bởi các xà nách to khỏe. Nhìn chung toàn bộ ngôi đình có lối kiến trúc đồ sộ cùng nghệ thuật chạm khắc rất công phu. 1.3.2. Khái quát về đình làng Hùng Lô 1.3.2.1. Lịch sử xây dựng đình làng Hùng Lô Theo ghi chép trong lý lịch di tích [125], ĐLHL còn gọi là đình Xốm, khi mới hình thành làng gọi là An Thái xã, Khả Lãm thôn. Khi xóm làng phát triển, cư dân đông đúc mới đổi thành An Lãm xã. Đến năm Thành Thái đổi là An Lão xã, thuộc tổng Phượng Lâu, huyện Hạc Trì (Phú Thọ). Đến năm 1945 đổi thành xã Hùng Lô, huyện Phù Ninh nay là TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khi nhắc tới ĐLHL thường là nhắc về cả một quần thể kiến trúc vô cùng phức tạp, được xây dựng với nhiều hạng mục lớn nhỏ khác nhau như: ngôi miếu 33 cổ (miếu Hùng Vương), tòa đại đình, tòa phương đình, nhà tiền tế, lầu Chuông, gác Trống, nhà Văn Chỉ, nhà Yến Lão, nhà thờ Phật, bệ Thần Nông, ao sen, công viên, vườn hoa cây cảnh và nhiều chậu hoa tạo nên một quần thể di tích mang một ý nghĩa văn hóa sâu sắc của tỉnh Phú Thọ. ĐLHL cách Đền Hùng khoảng 10km. Xét về riêng tòa đại đình thì ĐLHL được xây dựng vào năm 1697 dưới triều Lê Chính Hòa thứ 18. Khi làng Hùng Lô mới hình thành thì chưa có đình, chỉ có một ngôi miếu để thờ thần gọi là miếu Hùng Vương. Sau khi xóm làng đông đúc có tới 11 xóm, dân làng mới bắt đầu dựng đình bên cạnh miếu, đến đời Nguyễn đình được trùng tu lớn và ngày 17 tháng 2 năm 1990 đã được nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia [125]. Quần thể khu di tích ĐLHL được xây dựng trên một gò đất cao rộng 5000m2, thuộc trung tâm giữa làng An Lão, thời đó các cụ chia làm 4 giáp đến nay có 10 xóm, đất chật người đông, cuộc sống chủ yếu làm về nghề nông và có buôn bán nhỏ, thực phẩm đa dạng ngày càng phát triển, thôn xóm sầm uất. Riêng nhà Văn Chỉ và Yến Lão năm 1947 – 1948 bị rỡ bỏ cho đến năm 2007 hai tòa nhà này mới được phục hồi. Quả đồi nơi xây dựng đình được dân làng gọi nôm na là đồi con cua, ở thế mão long. Đình được làm trên mai con cua; hai bên tả hữu có hai cái ao, tựa như hai mắt con cua (nhưng hiện nay ao này đã bị lấp). Phía trước là đầm cửa đình, phía sau giáp sông Lô, hướng đình trông về núi Nghĩa Lĩnh, nơi có mộ Hùng Vương, bên phải đình là xóm Xị, bên trái đình là xóm Ngà; hai xóm này được ví như tay long, tay hổ mà người làng gọi là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ [125]. ĐLHL được khởi dựng từ ngôi miếu thờ Hùng Vương (miếu xây dựng từ bao giờ hiện không rõ). Dưới đời Nguyễn, quần thể ĐLHL được trùng tu lớn. Vì vậy, nhìn toàn bộ ngôi đình, sẽ thấy sự kết hợp của hai phong cách chạm khắc của triều Lê và triều Nguyễn rất rõ nét [125]. 34 1.3.2.2. Các vị thần được thờ ở đình làng Hùng Lô ĐLHL thờ tam vị là 1 - Ất Sơn Đại Vương gọi là vua Hùng Hy Vương, tên húy gọi là Viêm Lang; 2 - Viễn Sơn Đại Vương gọi là Hùng Hoa Vương, tên húy là Bảo Lang; 3 - Áp Đạo Quan Đại Vương là tướng dẫn đường, tướng bảo vệ vua. Bên trong thượng cung có 3 ngai, tượng trưng thờ 3 vị, riêng ở ngai giữa có mũ cánh chuồn, có áo hoàng bào, có đôi hia, bên trong bụng ngai có chữ Hán khắc bên trong đề “Ất Sơn Đại Vương”, “Viễn Sơn Đại Vương”, “Áp đạo quan Đại Vương” [125]. 1.3.2.3. Kiến trúc đình làng Hùng Lô Nhìn chung, đây là một quần thể di tích bao gồm rất nhiều kiến trúc nhỏ lẻ, được xây dựng vào nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Xét về niên đại còn lưu lại trên kiến trúc, tòa đại đình được xây dựng sớm hơn cả và được làm theo kiểu chữ Nhất, tức là kiến trúc nhất gian nhị hạ (1 gian 2 chái). Phần đất để dựng tòa đại đình có chiều dài 19m, chiều rộng 12m. Toàn bộ cấu kiện kiến trúc đều được làm bằng gỗ như đinh, lim, sến, táu, mít và xoan. Cột kèo và các mảng chạm đều được phủ sơn son thếp vàng lộng lẫy và đẹp mắt. Bao quanh tòa đại đình là hàng hiên. Gian chính có 4 chiếc cột cái đường kính khoảng 0,8m, còn các cột bên đều có đường kính khoảng 0,8m. Các đầu bẩy ngoài hàng hiên phía trước đều có chạm rồng miệng ngậm ngọc. Phần hậu cung được đặt trên một gác lửng ngay trong khu vực khám thờ, phía trước là rèm lụa, hai bên ốp gỗ và có nhịp xuôi xuống theo nhịp xuôi của mái đình. Tiểu kết Trong chương 1, luận án hệ thống lại các tư liệu nghiên cứu về đình nói chung và ĐLLT, ĐLHL nói riêng của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ như văn hóa học, nghệ thuật học, kiến trúc, trên cơ sở đó tìm ra những vấn đề khoa học còn chưa được luận bàn, hay chưa được làm sáng tỏ. Qua một số tư liệu kể trên, nghệ thuật trang trí ĐLLT và ĐLHL là một trong những đề tài còn chưa được các nhà nghiên cứu đi trước quan tâm tìm hiểu và đây sẽ là vấn đề cần phải làm rõ trong luận án. 35 Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các khái niệm về trang trí, nghệ thuật trang trí, khái niệm về đình làng, mặt khác cũng xác định hệ thống lý thuyết xuyên suốt cùng một số nguyên tắc trang trí cơ bản như: đối xứng, xen kẽ, phá thế để làm tiền đề nghiên cứu về nghệ thuật trang trí ở hai ngôi đình. Thêm nữa, luận án nhận định đây là một đối tượng nghiên cứu vừa có tạo hình dân gian mang yếu tố bản địa, vừa có tạo hình được tiếp biến từ mỹ thuật Trung Hoa và Ấn Độ. Do đó, một số thuyết khoa học sẽ được luận án vận dụng như thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, thuyết địa văn hóa để hướng đến nhận định rằng nghệ thuật trang trí ĐLLT, ĐLHL dựa trên nguyên tắc trang trí cơ bản để hình thành nên những phong cách trang trí đặc trưng, góp phần làm đẹp cho ngôi đình trong bối cảnh lịch sử văn hóa, xã hội TK XVII – TK XXI. Có thể nói rằng ĐLLT và ĐLHL là hai ngôi đình tiêu biểu ở tỉnh Phú Thọ, thời kỳ đầu mang phong cách trang trí thời Hậu Lê (cuối TK XVII) còn sang đến giai đoạn trùng tu, tôn tạo, cả hai ngôi đình đều có những ảnh hưởng về nghệ thuật trang trí của thời Nguyễn (TK XIX) rất rõ nét. 36 Chương 2 HÌNH THỨC, ĐỀ TÀI VÀ ĐỒ ÁN TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ 2.1. Hình thức trang trí 2.1.1. Chạm khắc Trong số các hình thức trang trí bao gồm: chạm khắc, tượng, đắp nổi vôi vữa có gắn sứ, tranh vẽ trên ván gỗ, cùng một số đồ thờ thì chạm khắc gỗ là một trong những hình thức trang trí điển hình và có giá trị nhất ở ĐLLT và ĐLHL. Đây là kiểu thức trang trí chủ đạo đã góp phần tạo nên hiệu quả thẩm mỹ mạnh mẽ nhất, gây xúc động nhiều nhất và đem lại những giá trị nghệ thuật mang đậm chất dân gian. Vì phần lớn cả hai ngôi đình đều đã được trùng tu nhiều lần do vậy những mảng chạm khắc mang nhiều lớp niên đại cùng phong cách chạm khắc có phần thay đổi, hình thức này chủ yếu được tập trung trang trí ở một số vị trí cơ bản như: ván giong, bảy, kẻ, cốn, đầu dư, hoành phi câu đối, cửa võng. Cụ thể: Thứ nhất: Chạm khắc trên bộ vì Tất cả các bộ vì ở đại đình ĐLLT hầu như không được tập trung chạm khắc, chỉ hai bộ vì ở giữa lòng đình được nhấn nhá khắc nông ở câu đầu [PL3. H.20, tr.195]. Hai bên phía dưới câu đầu (tức đầu dư) được chạm đôi rồng chầu với kích thước dài hơn so với các đầu dư ở gian bên, ở vị trí này trông chúng như cuốn đỡ lấy câu đầu, nâng đỡ kiến trúc cho nhẹ nhõm. Rồng ở đây được miêu tả gồm mắt, mũi, tai, răng, hai chân choãi với những móng sắc nhọn. Những bờm tóc bay ngược về phía sau với lối tạo hình mềm mại trông như những tia lửa và tạo cảm giác rồng như đang bay... tất cả đều sử dụng lối chạm đục kênh bong rất công phu. Chính nhờ hiệu ứng trang trí bộ vì mang tính tập trung cao ở khu vực trung đình và cách tối giản ở các bộ vì gian bên nên hiệu quả trang trí ở ĐLLT phần lớn mang tính tập trung và không sa đà vào các chi tiết rườm rà trên các khu vực kiến trúc khác đã phần nào làm cho không gian đình trở nên nhẹ nhõm tăng hiệu quả thẩm mỹ cho không gian nơi thờ tự. 37 Còn bộ vì ở ĐLHL cũng được làm theo kiểu vì giá chiêng chồng rường và cũng chỉ được trang trí khá đơn giản, chủ yếu được nhấn nhá chạm khắc ở những thanh rường phía dưới, càng lên cao những thanh rường ở phía trên được trang trí đơn giản hơn. Khác với cách trang trí bộ vì ở ĐLLT chỉ được tập trung trang trí ở gian giữa nhưng 2 bộ vì ở ĐLHL lại được tập trung trang trí ở cả hai gian kế bên, được điểm xuyết sinh động bởi thần tiên con người và linh thú [PL3, H.89, tr.229], còn những bộ vì ở gian giữa chỉ được nhấn nhá bởi những họa tiết không quá cầu kỳ ở đầu thanh rường, góp phần hiệu quả làm nổi lên những dòng chữ trên câu đầu [PL3, H.20, tr.195]. Với cách bố trí mang tính lan tỏa sang hai khu vực gian bên như thế, đã góp phần tạo nên không gian mang tính chất dàn trải, thống nhất với các hình thức trang trí khác nhưng không tạo sự rối mắt trong tổng thể kiến trúc ngôi đình. Riêng ở ĐLLT, còn có thêm hình thức chạm khắc trên vì nóc ở hậu cung, bộ vì này được nối trực tiếp với ban thượng cung để tạo nên một bức chạm khắc lớn ở ngay khu vực giữa khám thờ, người ta tận dụng tối đa độ cao, độ dài của kiến trúc với kỹ thuật đục bong để tạo nên một tác phẩm lớn vừa có chức năng che phủ mặt trước hậu cung vừa trở thành bức “nền” cho hai bức tượng thờ trên khám thờ ở phía trước (nay bức chạm bị che khuất bởi rèm, tượng thờ, bằng công nhận di tích nên rất khó thấy) [PL3, H.16, tr.193]. Bên cánh tả, hữu, ở ngay trên lối ra vào hậu cung, mỗi bên chạm 1 bức có chiều cao lên tới tận nóc được đấu thẳng và ăn liền với bức chạm vì nóc ở giữa để tạo nên một mảng trang trí rất lớn với những nhát đục khá sâu có chỗ độ dày lên tới khoảng 15cm [PL3, H.43, H.44, tr.206]. Đường nét ở đây bị lơi đi không còn thấy những đường thẳng của kiến trúc mà sử dụng nhiều đường cong gẫy khiến cho bức chạm trở nên tủn mủn và vụn vặt. Hàng chục con vật lớn nhỏ được chạm trong các tư thế như: rồng chầu mặt trời, lân ngoạm chữ thọ, phượng hàm thư, khỉ leo trèo, rùa ẩn nấp trong lá sen, thân rồng được cuốn bởi những cụm mây có vân xoắn lớn hay những cụm mây có tạo hình như tia lá dài cuốn lấy thân rồng, con thì có vảy, con thì để trơn, phong 38 cách khá giống với lối chạm rồng ở các khu vực khác như ván giong, cốn với tạo hình đầu to, miệng há, môi hình dấu ớ (^), lộ hàm răng đều, tai xòe vểnh như cánh chim. Theo như quan sát tổng thể, toàn bộ bức chạm khắc ở vị trí này trông rất rối rắm có những nét gẫy vụn lại được sơn phủ lòe loẹt, nay mầu đã bạc đi theo thời gian nhưng vẫn còn đọng lại trên thớ gỗ những màu vàng, trắng, đỏ... càng khiến cho các mô típ trang trí trở nên mờ nhạt [PL3, H.43, H.44, tr.206]. Theo như lý lịch di tích chép lại, năm Quý Mão dựng nhà nội điện có thể là năm 1783, và dựa vào tạo hình như rồng, nghê, khỉ, cáđược trang trí trên bộ vì khác với tạo hình rồng ổ trên ván giong ít nhiều cũng thấy sự khác biệt trong việc trang trí từ đó càng có thêm cơ sở để đoán định niên đại cho bức chạm vào khoảng cuối TK XVIII. Xét về mặt tạo hình, bức chạm với những tạo hình mập, khỏe của những bức rồng ổ chuyển sang phong cách yếu, vụn, gẫy, mỏng ở bộ vì đã tạo nên một giai đoạn trung chuyển nhịp nhàng biến đổi. Nhìn chung, toàn bộ nghệ thuật trang trí ở bộ vì nóc và trang trí trên cửa ra vào hai bên hậu cung ở ĐLLT có tác dụng vừa che phủ không gian phía sau một cách khéo léo, mặt khác góp phần làm tăng tính chất trang trí ngay vị trí chính điện, bên cạnh các hình linh thú được trang trí dày đặc tại đây, càng làm tăng mức độ linh thiêng cho không gian thờ tự. Còn ở ĐLHL, bộ vì giá chiêng chồng rường được trang trí khá đơn giản, chủ yếu được nhấn nhá chạm khắc ở những thanh rường phía dưới, càng lên cao những thanh rường ở phía trên được trang trí đơn giản hơn. Khác với cách trang trí bộ vì ở ĐLLT chỉ được tập trung ở gian giữa, nhưng 2 bộ vì ở ĐLHL lại được tập trung trang trí ở hai gian kế bên, với các hoạt cảnh sinh động bởi thần tiên, con người và linh thú [PL3, H.70, tr.219], còn những bộ vì ở gian giữa chỉ được nhấn nhá bởi những họa tiết không quá cầu kỳ ở đầu thanh rường làm nổi lên những dòng chữ trên câu đầu mà thôi [PL3, H.89, tr.229]. Rõ ràng với cách bố trí trang trí mang tính lan tỏa sang hai khu vực gian bên đã góp phần tạo nên 39 không gian mang tính chất dàn trải, thống nhất với các hình thức trang trí khác nhưng không tạo sự rối mắt trong tổng thể kiến trúc ngôi đình. Thứ hai: Chạm khắc trên ván giong Đối với chạm khắc trên ván giong đây là hình thức không được dùng để trang trí ở ĐLHL nhưng lại là hình thức trang trí chủ đạo ở ĐLLT. Qua khảo sát di tích ĐLLT, tổng số các mảng chạm rồng ổ trên ván giong là 8 bức gồm: 6 bức chạm cặp rồng ổ tư thế chầu vào giữa, 2 bức chạm đơn về rồng ổ, lẫn trong các bức chạm rồng ổ có những tạo hình rồng có sừng trên đầu, kể cả những con rồng bé cũng có một số con có sừng và một số con thì không. Tất cả các bức rồng ổ này đều được chạm với kỹ thuật chạm lộng và có chiều dài chiều rộng rất lớn (những bức ở chính diện và hai cánh tả có chiều dài bằng đúng vị trí giữa hai chân cột, chiều cao lên tới 50 – 60 cm, bề dày của bức chạm rất lớn với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện trong một bố cục gọn gàng được phát triển theo chiều ngang với chi tiết chạm khắc rất tinh tế. Khi quan sát kỹ hơn ta sẽ thấy các hình tượng như Tiên Đồng, Ngọc Nữ cùng các con thú nhỏ bé khác được chạm lẫn với nhau như: lân, hổ, thạch sùng, khỉ, rùa, nghê, phượng, chuột, rắn [PL3, H.31, tr.200]. Nhờ có những bức chạm rồng ổ rất lớn trên ván giong đã tạo nên một hiệu ứng không gian vô cùng thu hút, các cấu kiện kiến trúc thô sơ ở ĐLLT được khéo léo che phủ, không gian dường như kéo dài hơn về chiều ngang tạo nên sự nhịp nhàng trong các câu chuyện về nhà rồng. Nhìn tương quan, có thể đánh giá những bức chạm rồng ổ được coi là đẹp nhất, ấn tượng nhất và có giá trị về nghệ thuật nhất so với các hình thức trang trí khác ở đình, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá có lớp niên đại khoảng cuối TK XVII. Thứ ba: Chạm khắc trên đầu bảy So với các khu vực khác, đầu bảy là một trong những vị trí trang trí không thể thiếu ở những ngôi đình làng Việt nói chung và ở ĐLHL và ĐLLT nói riêng, vì đây là một trong những vị trí đem lại điểm nhấn cần thiết trong tổng thế bố cục trang trí chung của ngôi đình. Ở những vị trí tẻ nhạt hay những đầu gỗ nối 40 được nhô ra ở các điểm gặp gỡ của kiến trúc sẽ thực sự cần một sự điểm tô của chạm khắc, chắc chắn khi có mặt hình thức trang trí bằng chạm khắc ở vị trí này, kiến trúc sẽ phần nào có cảm giác trông nhẹ nhõm và tinh tế đi rất nhiều. Ở ĐLLT, khu vực bảy hiên tổng có 22 bức chạm rồng bao gồm (phía trước 6, phía sau 4, hai bên tả hữu 12). Theo đúng tinh thần xây dựng đình, phía trước và sau thường chạm khắc số lượng các đầu bảy ứng với các hàng chân cột, nhưng theo quan sát, phía sau thiếu đi 2 là do quá trình dựng thêm hậu cung nên đầu bảy đã bị che khuất [PL3, H.14, tr.192]. Rõ ràng, việc trang trí ở khu vực bên ngoài đã được tính toán một cách kỹ lưỡng, toàn bộ hàng hiên và chân cột được để trơn một cách tối giản, hệ thống tàu máng cũng chỉ được bào nhẵn nên việc tập trung trang trí ở vị trí này sẽ giúp cho những những đầu bảy trở nên nhẹ nhõm, vừa điểm xuyết vừa không rối rắm. Đối với các bức chạm trên đầu bảy ở ĐLHL, ứng với mỗi hàng chân cột trước, sau, trái, phải với tổng số là 16, phần lớn mỗi đầu bảy được chạm khắc bởi một đầu rồng. Trong đó đáng chú ý có một đầu bảy với chất liệu gỗ còn mới, chưa có dấu hiệu mối mọt, màu gỗ cũng vẫn còn đỏ hồng chứ chưa bạc màu như ngay đầu bảy ở hàng bên, mặc dù tạo hình trang trí trên đó có phần phù hợp và thống nhất với các phần còn lại nhưng kỹ thuật chạm trông sắc nét và cầu kỳ nom khá xa lạ và nhiều nét cho thấy còn gượng gạo, cố ép cho đúng với những bức kế bên. Dựa vào sự khác biệt này có thể đầu bảy này được thêm vào khoảng TK XVIII - XIX. Số còn lại, nhìn chung tất cả đều có phong cách tạo hình rồng khá thống nhất, gồm mắt hơi lồi, râu tóc bay ngược về phía sau, đao mác có nhịp uốn vừa phải sổ thẳng, đầu đao hơi tù và có độ vát nhọn vừa phải [PL3, H.102, tr.235]. Việc trang trí trên vị trí này ở đình vừa góp phần làm nhẹ nhõm về mặt kiến trúc vừa tạo nên điểm nhấn thú vị cho không gian ngoại đình. Thứ tư: Chạm khắc trên kẻ Đây là một trong những hình thức trang trí tuy không tạo hiệu quả rõ rệt trên kiến trúc như những vị trí khác như cốn, đầu dư, đầu bảy... nhưng lại tạo nên 41 nhịp và tính liên hoàn giữa những thành phần kiến trúc với nhau tạo nên tính nhịp điệu trong quá trình trang trí. Tuy hình thức trang trí này ở ĐLLT được sử dụng kém đi hẳn so với ĐLHL (bởi vì hình thức trang trí trên ván giong đã gần như lất át toàn bộ hệ thống chạm khắc ở ngôi đình này) nhưng lại góp phần tạo nên những hiệu quả trang trí mang tính khác biệt giữa hai ngôi đình. Chạm khắc trên kẻ ở ĐLLT phần lớn đều được trang trí bởi những đầu rồng có lối chạm cầu kỳ ở phần đầu kẻ bằng kỹ thuật chạm lộng, còn phần thân kẻ (khúc giữa) được trang trí bởi một vài đao mác và cụm mây bằng kỹ thuật chạm nổi nhẹ rất sơ sài. Trước đây trong quá trình trùng tu kiến trúc, người thợ đã thay đổi các cột gỗ hư hỏng bằng những cột gỗ mới, do kỹ thuật làm còn hạn chế nên thân kẻ bị méo mó giữa đầu kẻ và phần thân kéo theo đó là những giá trị về nghệ thuật tạo hình cũng bị sai lệch, ít nhiều đã không cho thấy hết được tư tưởng mênh mông với ước cầu của người xưa ẩn ý trong mô típ cá hóa rồng. Xét về niên đại, dựa vào kỹ thuật chạm khắc, kỹ thuật lắp ráp, màu gỗ, phần đầu rồng thuộc lớp niên đại TK XVII, phần thân kẻ với những trục gỗ mới có thể là sản phẩm của giai đoạn trùng tu về sau [PL3, H.49, tr.209]. Mục đích trang trí trên thân kẻ cũng giống như hiệu ứng trang trí trên đầu bảy, những mô típ trang trí này sẽ góp phần làm giảm tính thô và đơn điệu trên thân gỗ, tuy nhiên trang trí ở thân kẻ có phần giản lược và chỉ tập trung trang trí kỹ càng ở đầu kẻ, góp phần tạo nên diện mạo đẹp về tính tổng thể và mang tính tập trung cao trong không gian đình. Có thể nhận thấy nếu trên thân kẻ ở ĐLLT được tạo hình rất đơn giản chỉ bởi những họa tiết hoa văn có độ nổi khối rất nhẹ thì chạm khắc trên thân kẻ ở ĐLHL lại được các nghệ sỹ dân gian chú ý hơn, tuy chỉ có 4 bức nhưng so với các vị trí cốn, bảy, ván, còn được tập trung làm cho nổi bật. Điểm đặc biệt, trên đó người ta lần lượt chạm khắc các đề tài như: tập trận giả [PL3, H.61, tr.215], lễ hội dân gian... với kỹ thuật dàn trải, từng lớp thân kẻ với những tác phẩm độc lập xếp chồng lên nhau được thể hiện bằng kỹ thuật chạm có độ nông sâu vừa phải, thuộc lớp niên đại cuối TK XVII. Tác dụng của việc trang trí trên 42 những thân kẻ này ở ĐLHL có tác dụng vừa che đi phần kiến trúc thô vừa tạo nên hiệu ứng trang trí ấn tượng cho hệ thống đề tài trang trí mang đậm phong cách dân gian ở ngôi đình này. Thứ năm: Chạm khắc trên cốn So với các hình thức trang trí khác ở hai đình, cốn là vị trí được tập trung trang trí khá cầu kỳ và nổi bật hơn cả. Số lượng bức cốn được trang trí giữa ĐLLT và ĐLHL có sự tương đồng rõ rệt với số lượng là 7 bức cốn với hai phong cách trang trí khác nhau, cùng mang chức năng giống nhau nhưng xét về mặt nghệ thuật sẽ đem lại những hiệu quả trang trí khác biệt, tạo nên nhịp nối cần thiết trong toàn bộ hệ thống chạm khắc chung của đình. Trong 7 bức chạm trên cốn ở ĐLLT thì có 6 bức chạm rồng ổ, duy có một bức khác được chạm theo mô típ Hạc hàm thư, vậy 6 bức chạm rồng có cùng phong cách nên thuộc thời kỳ đầu, 1 bức cuối là sản phẩm của giai đoạn sau trông khá giống với lối tạo hình trên thân kẻ nên bức chạm thuộc niên đại muộn, có thể cuối TK XX hoặc đầu TK XXI. Nghệ thuật trang trí trên các bức cốn ở vị trí này có cùng phong cách tạo hình như ở các bức chạm trên ván giong và cũng góp phần để tạo hiệu quả che lấp các khoảng hở ở những khoảng trống lớn khi cấu kiện kiến trúc gặp nhau, chủ yếu được tập trung trang trí ở gian giữa và lan tỏa dần ra các gian kế bên, rõ ràng tính lan tỏa và tính tập trung trong nghệ thuật trang trí đã góp phần tạo hiệu ứng không nhỏ trong quá trình tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi đình [PL3, H.35, tr.202]. Đối với chạm khắc trên cốn ở ĐLHL: gian giữa có 2 bức (bên phải chạm rồng tiên, bên trái chạm cảnh đá cầu xen lẫn rồng và các loài thú nhỏ). Gian trái có 3 bức (gồm 1 bức tả cảnh Tây du ký, 1 bức diễn cảnh đả hổ, 1 bức tả rồng, phượng); Còn lại ở gian phải có 2 bức (1 bức chạm cảnh lễ hội với nhiều người quần áo lộng lẫy và cầm nhạc cụ, phía dưới khán đài có người bồng đứa trẻ nhỏ ngồi xem, 1 bức chạm rồng cùng nhiều con rắn nhỏ phía dưới chạm một hình chim phượng được sắp đặt nằm trong bố cục hình chữ nhật gọn gàng). Dựa vào 43 cách tạo hình nhân vật cũng như kỹ thuật, phong cách cùng lối tạo hình khá thống nhất với các bức chạm ở kẻ, luận án xếp những bức cốn này thuộc niên đại cuối TK XVII [PL3, H.68, tr.218]. Việc tập trung trang trí các bức cốn ở ĐLHL với những đề tài mang đậm phong cách dân gian giúp che lấp hiệu quả khoảng hở khá lớn trong kiến trúc, tạo nên điểm nhấn cần thiết về tương quan nhất là những bức cốn thuộc khu vực gian giữa. Thứ sáu: Chạm khắc trên đầu dư So với các vị trí khác, đầu dư là vị trí có cớ để được trang trí nhiều hơn cả Với sự nhấn nhá trang trí ở vị trí này sẽ giúp cho các đầu dư của kiến trúc trở nên nhẹ nhõm và thanh thoát hơn so với việc để đầu gỗ với miếng cắt trần. Với 17 bức chạm khắc đầu dư ở ĐLLT (bao gồm các đầu dư ở kẻ), tất cả đều được chạm đầu rồng với hai phong cách chạm cũng như lối tạo hình hoàn toàn khác nhau bao gồm 8 đầu dư dài và 10 đầu dư ngắn. Dựa trên phong cách tạo hình đầu dư của những ngôi đình có niên đại TK XVI, XVII phần lớn chúng đều có kích thước nhỏ, ngắn, phần đầu thơi thót lại như đỉnh tam giác và kỹ thuật chạm lộng theo lối tối giản đặc trưng. Luận án xác định 10 đầu dư ngắn thuộc thời kỳ đầu (khoảng TK XVII), 8 đầu dư dài là sản phẩm thuộc thời kỳ trùng tu lớn khoảng từ cuối TK XVIII đầu TK XIX. Cho dù các đầu dư có những lớp niên đại khác nhau và tạo hình cũng nhiều phần khác biệt nhưng về cơ bản, việc tập trung trang trí ở những vị trí này giúp cho phần dôi dư trong kiến trúc trở nên mềm mại, nhẹ nhõm hơn [PL3, H.46, tr.207], [PL3, H.48, tr.208],... Ở ĐLHL, vì kiến trúc có cấu tạo ghép mộng là chủ yếu và hàng chân cột cũng ít hơn nên các đầu dư ở ĐLHL không n...ã hội, Hà Nội, 2004, tr.652 - 653. 21. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân (1994), Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật xuất bản, Hà Nội. 22. Nguyễn Du Chi (2001), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 23. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Viện Mỹ thuật xuất bản, Hà Nội 170 24. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 25. Nguyễn Đỗ Cung (1975), Điêu khắc đình làng, Nxb Ngoại Văn, Hà Nội 26. Nguyễn Đỗ Cung (1993), Bàn về mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, Hà Nội 27. Đoàn Bá Cử (1996), “Đình làng Việt Nam vài nét tương đồng Đông Nam Á”, Kiến trúc Việt Nam, số 4, tr.51 - 53. 28. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 29. Nguyễn Văn Chiến (1999), Những phát hiện mới về nghệ thuật điêu khắc đình Thổ Tang trong “Những phát hiện mới về Khảo cổ học, năm 1999”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Chiến (2004), Đình Hữu Thanh Oai, thờ vua Lê Đại Hành, trong “Bình luận mỹ thuật”, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, tr.215 - 217. 31. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 32. Ngô Văn Doanh (2014), “Yếu tố Ấn – Hoa trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam; từ dạng biểu tượng Phật giáo tới dạng kiến trúc đài sen thờ Quan Âm của Việt Nam (qua hai kiến trúc tiêu biểu thời Lý)”, Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử, Nxb Thế giới, Hà Nội 33. Nguyễn Hữu Dự (2007), Tìm về tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, Nxb Lao động, Hà Nội. 34. Lê Bá Dũng (chủ biên) (2012), Đại cương Mỹ thuật, Nxb Lao động, Hà Nội. 35. Phạm Đức Dương, Châu Thị Hải (chủ biên) (1998), Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử, Nxb Thế giới, Hà Nội. 171 36. Phạm Văn Đoàn (2003), Con trâu bằng gỗ ở đình thôn Giáp Nhị, Hà Nội, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003”. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, tr.699 - 700. 37. Lê Quý Đôn (1987), Đại Việt thông sử, tập III Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Tạ Đức (1999), “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn”, Hội dân tộc học, Hà Nội. 39. Lê Thanh Đức (2016), Đình làng miền Bắc. Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 40. Trần Quang Đức (2016), Ngàn năm áo mũ – Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009 – 1945, Nxb Thế giới, Hà Nội. 41. Lê Văn Hảo (1962), “Mở đầu việc nghiên cứu ngôi đình về phương diện dân tộc học”, tạp chí Hội những người nghiên cứu Đông Dương, tập 38, số 1, Pari, tư liệu Viện khảo cổ. 42. Nguyễn Văn Hậu (2001), Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống (Qua khảo sát lễ hội dân gian truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ nước ta), Luận án chuyên ngành Lịch sử Văn hóa và Nghệ thuật, thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 43. Nguyễn Duy Hinh (1982), Về một số đặc điểm truyền thống của kiến trúc cổ Việt Nam, Góp phần nghiên cứu bản lĩnh bản sắc dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 44. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 45. Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hưng (1996), “Giá trị ngôi đình làng ở Hà Nội”, Văn hóa Nghệ thuật, số 2, tr.25 - 27. 172 46. Nguyễn Quốc Hùng (1989), Đình Hữu Bằng, Hà Nội, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1989”. Viện Khoa học xã hội, UBKHXHVN, Hà Nội, tr. 111 - 113. 47. Diệp Đình Hoa (chủ biên) (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 48. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội. 49. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Mỹ thuật Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 50. Vũ Văn Hòa (1995), Câu đầu ở phương đình đền Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Bùi Văn Liêm (2013), Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.56 - 57. 52. Nguyễn Văn Lô (1972), “Cái đình làng”, Văn hóa Nghệ thuật, số 8, tr.44 - 46 53. Văn Lừng (1999), “Kiến trúc đình làng ở Hà Tây”, Văn hóa Nghệ thuật, số 5, tr.52 - 54. 54. Trần Trọng Kim (2002), Việt Nam sử học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 55. Nguyễn Hồng Kiên (1991), “Bộ vì nóc của kết cấu nhà khung gỗ cổ truyền Việt Nam”, Văn hóa Nghệ thuật, số 97, tr.27 - 29 56. Nguyễn Hồng Kiên (1993), “Đình làng Việt”, Bài viết cho album bản vẽ về đình làng Việt Nam, Trung tâm Thiết kế & tu bổ các công trình văn hóa, Hà Nội 57. Nguyễn Hồng Kiên (2003), “Vài suy nghĩ từ những ngôi đình làng cổ nhất thuộc địa phận tỉnh Hà Tây”, Khảo cổ học, số 1, tr.68 - 87. 173 58. Nguyễn Hồng Kiên (2003), Những ngôi đình làng thế kỷ 16 ở Việt Nam, LATS Lịch sử, thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 59. Nguyễn Trung Kiên (2010), “Cửa võng đình làng ở Thái Bình”, Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật, số 3 (35), tr.71-76. 60. Đinh Gia Khánh (1990), “Ngôi đình làng và mối quan hệ giữa Nho giáo và văn hóa dân gian”, Văn hóa Dân gian, số 4, tr. 61 - 65. 61. Tạ Quốc Khánh (2005), Vấn đề niên đại của đình làng Hạ Hiệp, Hà Tây, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2014”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 62. Nguyễn Đăng Khoa (1989), “Con người và tạo hình chạm khắc đình, đền, chùa”, Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 1, tr.37 - 42. 63. Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 64. Bùi Thị Thanh Mai (2007), Biểu tượng rồng trong mỹ thuật tryền thống của người Việt, Luận án Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 65. Nguyễn Đức Nùng (1972) (chủ biên), Mỹ thuật thời Lý, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 66. Nguyễn Đức Nùng (1977) (chủ biên), Mỹ thuật thời Trần, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 67. Nguyễn Đức Nùng (1978) (chủ biên), Mỹ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 68. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 69. Nguyễn Hồng Nhung (2008), Đời sống kinh tế văn hóa và những biến đổi tự nhiên vùng ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ, Báo cáo khoa học Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 174 70. Vũ Tam Lang (1999), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 71. Lưu Bái Lâm (2001), Phong thủy, quan niệm của người Trung Quốc về môi trường sống, Nxb Đà Nẵng. 72. Trần Đình Luyện (1992), Đình Lỗ Hạnh - Ngôi đình “Đệ nhất kinh Bắc”, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992” Viện khảo cổ học xuất bản, Hà Nội, tr.250 – 251. 73. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, TP Đà Nẵng. 74. Nguyễn Hải Phong, Nguyễn Đức Bình, Trần Thị Biển, Tạ Xuân Bắc (2001), Hình tượng con người trong chạm khắc cổ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 75. Nguyễn Hải Phong (2007), “Một số đồ án trang trí trong nghệ thuật cổ Việt Nam”, thư viện Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 76. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội 77. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1991), Mỹ thuật ở làng, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 78. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tìm hiểu kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 79. Ngô Huy Quỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 80. Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự (1993), Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 81. Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự (1998, tái bản 2014), Đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 82. Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh. 175 83. Lê Văn Thao (chủ biên) (2012), Đồ án trang trí mỹ thuật ở hai đền Vua Đinh – Vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình), Nxb Thế giới, Hà Nội. 84. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 85. Nguyễn Đức Thiềm (1980), “Đóng góp vào việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc đình làng miền Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.33 - 38 86. Nguyễn Đức Thiềm (1997), Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 87. Đinh Khắc Thuân (2010), Văn bia thời Mạc, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 88. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 89. Trần Mạnh Thường (chủ biên), Bùi Xuân Mỹ, Phạm Thanh Huyền (1998), Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 90. Trần Hậu Yên Thế (2013), “Hình ảnh thuồng luồng ở đình Liên Hiệp: Lập lại một truyền thuyết”, Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật, số 1, tr.18 - 23. 91. Trần Hậu Yên Thế (2013), “Sen ở đình sen của mình với ta”. Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh, số 5, tr.42 - 44. 92. Vũ Anh Tú (2009), Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở Châu thổ Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ văn hóa học, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 93. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường (1995), “Đình làng, tính hai mặt và quá trình biến đổi”, Khảo cổ học, số 3, tr.62 - 68 94. Nguyễn Anh Tuấn (1996), Cụm đình Tam Canh trong hệ thống đình làng Vĩnh Phú, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học lịch sử, Viện Khảo cổ học xuất bản, Hà Nội. 176 95. Nguyễn Anh Tuấn (1996), Đình Bích Chu, Vĩnh Phú, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.254. 96. Nguyễn Anh Tuấn (1999), Đình Hương Canh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. 97. Trần Đình Tuấn (2012), Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng vùng Châu thổ Sông Hồng, Luận án Lý luận và Lịch sử mỹ thuật, Viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. 98. Nguyễn Khắc Tụng (1978), Nhà cửa của các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam, tập 2, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 100. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng người Việt cổ truyền ở Bắc bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 101. Trịnh Cao Tưởng (1981), “Kiến trúc đình làng”, Khảo cổ học, số 2, tr.56 - 64. 102. Trịnh Cao Tưởng (1982), “Đình làng, điểm lại bước đi ban đầu”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 1, tr.41 – 51 103. Trịnh Cao Tưởng (1982), “Kiến trúc đình làng, hình tượng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 2, tr.36 - 41, 62 104. Trịnh Cao Tưởng (1994), Đình làng Phù Lão – Hà Bắc trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ, luận án PTSKH Lịch sử 105. Trịnh Cao Tưởng (2007), Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học, Nxb Xây Dựng, Hà Nội. 106. Chu Quang Trứ (1969), Về phong cách và niên đại Đình Lâu Thượng, Tài liệu nội bộ của Viện nghiên cứu Mỹ thuật, Hà Nội. 177 107. Chu Quang Trứ (1980), “Chùa và đình trong sinh hoạt văn hóa của người Việt qua một số làng trung du Bắc Bộ”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.50 - 54 108. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 109. Chu Quang Trứ (2001), Mỹ thuật Lý Trần - Mỹ thuật Phật giáo, Nxb Thuận Hóa, Huế. 110. Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa – Mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 111. Chu Quang Trứ (2013), “Đình Xốm với sự chuyển hóa từ đền sang đình”, trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, tr.326 - 331. 112. Chu Quang Trứ (2013), “Đình Hữu Bổ - Nét đặc sắc và sự kêu cứu”, trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, tr.304 - 309. 113. Anh Trứ, Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa và hình dáng con rồng trong nghệ thuật Việt Nam qua các thời đại, tư liệu Viện mỹ thuật. 114. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, tái bản có bổ sung, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 115. Đỗ Thị Thanh Thủy (2004), “Đình Tản Chung, Bắc Giang”, trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.379 - 380. 116. Trần Mạnh Thường (1998), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 117. Thái Bá Vân (1976), “Điêu khắc đình làng”, Nghiên cứu nghệ thuật, số 4, tr.68 118. Trần Quốc Vượng (1999), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 178 119. Trần Quốc Vượng (chủ biên), (2013), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 120. Viện Mỹ thuật (1975), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập, Bộ Văn hóa thông tin, Hà Nội. 121. Viện Mỹ thuật (1975), Việt Nam điêu khắc dân gian – TK XVI – XVII – XVIII, Nxb Ngoại văn – Hà Nội. 122. Viện Mỹ thuật (2000), Bản rập họa tiết mỹ thuật cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 123. Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế (2015), Kiến trúc truyền thống và cộng đồng, Nxb Thuận Hóa, Huế. 124. Bùi Huy Toàn, “Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 5 (161), tr.74 - 76. 125. Sở VHTT – Phú Thọ (Bảo tàng tỉnh) (2003), Giới thiệu quần thể di tích lịch sử văn hóa đình Xốm – xã Hùng Lô. 126. Sở VHTT – Phú Thọ (Bảo tàng tỉnh), Bản lược kê di tích đình Lâu Thượng. 127. Hàn lâm viện đông các đại học sỹ phụng soạn: Nguyễn Bính, Lâu Thượng thần tích ngọc phả cổ truyền, Hồng Đức nguyên niên 1572. 128. Hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 129. Từ điển Bách khoa (1995), tập 1 – Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 130. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2007), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 131. Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam (1995), Nxb Thế giới, Hà Nội 132. Từ điển Trung – Việt (1992), Nxb KHXH, Hà Nội. 179 133. A.A.Radugin (Vũ Đình Phòng dịch, 2002), Từ điển bách khoa văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 134. Pierre Gourou (2015), Phan Khoang (dịch), Người nông dân Châu Thổ Bắc Kỳ (Nghiên cứu địa lý nhân văn), Viện viễn đông Bác Cổ Pháp, Nxb Trẻ, Hà Nội 135. Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2008), Đời sống kinh tế văn hóa và những biến đổi tự nhiên vùng ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ, Báo cáo khoa học của ThS. Nguyễn Hồng Nhung, Hà Nội. 136. Jean Chevalier Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, TP Đà Nẵng. 137. Viện bảo tồn di tích (2017), Kiến trúc đình làng Việt (Qua tư liệu viện bảo tồn di tích) – Tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 138. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2013,) Đình làng vùng Châu thổ Bắc Bộ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 139. Trần Thế Pháp; Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San (phiên dịch) (2011) Lĩnh Nam chích quái, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. Tài liệu tiếng nước ngoài 140. Alexander Woodside (1971), Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Vietnammese and Chinese Government in the First Half of the Nineteeth Century (Việt Nam và mô hình Trung Hoa: Nghiên cứu so sánh chính quyền Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX), Harvard Univ Asia Center. 141. Từ điển Bách khoa thư nghệ thuật phổ thông, Tập 1, (tiếng Nga), Nxb. Bách khoa thư Xô Viết, Matxcơva, 1986, tr.212 – 214. 142. Ian Chilvers (2004), The Oxford Dictionnary of Art (Từ điển Nghệ thuật Oxford), Oxford Universtity Press. 180 143. Jason Gaiger (2008), Aesthtics and Painting (Mỹ học và hội họa), Bloomsbury Publishing. 144. Tingley, Nancy (2009), Arts of Ancient Vietnam from river plain to open sea (Nghệ thuật cổ Việt Nam từ sông ra biển lớn), Museum of fine art in Houston. 145. Katherine M.Ball (2014), Animal Motifs in Asian Art: An Illustrated Guide totheir Meanings and Aesthetics (Họa tiết động vật trong nghệ thuật châu Á: Hướng dẫn minh họa, ý nghĩa và thẩm mỹ), Courier Dover Publications. 146. Kerry Nguyễn Long (2013), Arts of Viet Nam 1009 - 1945 (Nghệ thuật của Việt Nam từ 1009 - 1945), Thegioi pulishers, Ha Noi. 147. Oxford: Learner’s pocket dictionary. Fourth edition. (Từ điển bỏ túi của học viên. Phiên bản thứ tư) Oxford University Press. 148. Nguyễn Văn Khoan (1930) Essai sur le đình et le culte du génie tutélaire des villages au Tonkin (Khảo luận về ngôi đình và việc thờ Thành Hoàng của các làng xã ở Bắc Kỳ), Bullentin de L'Ecole Francaise d'Extrême-orient, tome XXXI, Ha Noi. 149. Léopold Cadiere (1919), Les motifs L'art Anamite (Họa tiết trong mỹ thuật An Nam). B.A.V.H. No.1 150. Mackintosh, Robert (1911), Anthropomorphism (Thuyết nhân hóa) Trong Chisholm, Hugh Encyclopædia Britannica 2 (ấn bản 11). Nhà in Đại học Cambridge. Tr.120. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2020 182 Mục lục Trang Phụ lục 1: Bảng kê số liệu về một số đồ án trang trí còn lại trong 183 đình làng Lâu Thượng, đình làng Hùng Lô. Phụ lục 2: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ và sơ đồ di tích đình 196 làng Lâu Thượng, đình làng Hùng Lô chụp từ Google Map và flycam. Phụ lục 3: Hình ảnh minh họa của luận án. 205 Phụ lục 4: Bản vẽ mặt bằng đình làng Lâu Thượng, đình làng 249 Hùng Lô cùng một số đồ án trang trí trong đình. 183 Phụ lục 1 BẢNG KÊ SỐ LIỆU VỀ MỘT SỐ ĐỒ ÁN TRANG TRÍ CÒN LẠI TRONG ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG VÀ ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ Thuộc di Đề tài đồ án/ [phụ lục Phong cách TT Vị trí Hình thức tích/xã/ ảnh] chạm khắc huyện A Nhóm đồ án trang trí về thiên nhiên vũ trụ Đồ án Mây – tia chớp 1 [PL3, H.22, tr.196] Ván giong Chạm khắc TKXVII ĐLLT [PL3, H.97, tr.243] Cốn trên gỗ ĐLHL Đồ án trang trí phong cảnh Tranh vẽ màu Khoảng TK ĐLHL 2 [PL3, H.82, tr.225] Ván gỗ trên gỗ XVIII B Nhóm đồ án linh thú Đồ án Rồng nhân dạng 3 Ván giong Chạm lộng TK XVII ĐLLT [PL4, H.30, tr.199] Tranh vẽ màu ĐLHL Đồ án Long Hàm Thọ 4 Ván gỗ trên gỗ, TK XVII [PL3, H.100, tr.234] Cửa võng ĐLLT Đồ án lưỡng long chầu nhật Đắp nổi bằng ĐLLT 5 TK XVII [PL3, H.8, tr.189] Mái đình vôi vữa ĐLHL [PL3, H.57, tr.213] Đồ án nghê chầu Mái đình, Cột Đắp nổi 6 [PL3, H.7, tr.189] trụ ngoài nghi ĐLLT TK XVII [PL3, H.54, tr.211] môn ĐLHL Đồ án hạc chầu 8 [PL4, H.15, tr.193] Trung đình Tượng thờ TK XVII ĐLLT [PL4, H.59, tr.214] ĐLHL 184 C Nhóm đồ án thần tiên Đồ án Tiên – Rồng 9 TKXII [PL3, H.70, tr.219] Vì gian trái Chạm khắc ĐLHL D Nhóm đồ án thực vật Đồ án hoa sen Vẽ màu trên TK XIX 10 [PL3, H.19, tr.195] Cột trốn ván gỗ ĐLHL TK XVIII [PL3, H.97, tr.233] Ván gỗ Chạm khắc ĐLLT Đồ án hoa lá dây Hương án Chạm thủng 11 TK XVII [PL3, H.84, tr.226] ĐLHL Đồ án hoa thị Hương án Chạm thủng 12 TK XVII [PL3, H.93, tr.231] ĐLHL 185 Phụ lục 2 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH PHÚ THỌ VÀ SƠ ĐỒ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ H.1, Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ Nguồn: 186 H.2, Vị trí địa lý đình làng Lâu Thượng, đình làng Hùng Lô, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Đối chiếu với đình Ngọc Than – Sơn Tây (Nguồn: Google Map năm 2017) 187 H.3, Vị trí địa lý đình làng Lâu Thượng chụp từ Flycam (Ảnh: NCS 8/2018) H.4, Vị trí địa lý đình làng Hùng Lô chụp từ Flycam (Ảnh: NCS 8/2018) 188 Phụ lục 3 HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA LUẬN ÁN 1. Một số trang trí tiêu biểu ở đình làng Lâu Thượng H.5, Nghi môn đình làng Lâu Thượng nhìn từ ngoài vào trong Ảnh: NCS (2016) Trụ trái Trụ phải H.6, Trang trí trên nghi môn đình làng Lâu Thượng (nhìn từ ngoài vào trong) Ảnh: NCS (2016) 189 Trái Phải H.7, Trang trí con nghê trên cột trụ góc tường ngoài ở nghi môn Đình làng Lâu Thượng (Nhìn từ trong ra ngoài). Ảnh: NCS (2016) H.8, Mặt chính diện tòa đại đình, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 190 H.9, Hậu cung đình làng Lâu Thượng (Bên trái) và ngôi miếu Vật (bên phải) Ảnh: NCS (2016) H.10, Song cửa chính đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 191 H.11, Trang trí góc đao hậu cung, đình làng Lâu Thượng (bên trái) Trang trí góc mái cong miếu Vật (bên phải) Ảnh: NCS (2016) H.12, Trang trí trên kiến trúc mái, trụ đấu đại đình, đình làng Lâu Thượng (tiền cảnh) Ảnh: NCS (2016) 192 H.13, Trang trí đầu hồi đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.14, Bảy hiên, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 193 H.15, Khu vực chính điện, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.16, Hương án, đình làng Lâu Thượng Nguồn: Đình Việt Nam (1998) 194 H.17, Tượng thờ Hai Bà Trưng trên ban thờ, đình làng Lâu Thượng (tượng cũ – chụp qua ảnh, nay đã bị mất cắp, hiện không còn ở đình) Ảnh: NCS (2016) H.18, Tượng thờ Hai Bà Trưng trên ban thờ, đình làng Lâu Thượng (tượng mới, nay đang được thờ tại ban thờ tại khu chính điện) Ảnh: NCS (2016) 195 H.19, Chạm khắc cột trốn tại khu vực nóc chính điện, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.20, Trang trí đầu dư, câu đầu, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 196 H.21, Chạm rồng tại đầu dư (phải) và trên ván (trái) tại gian trái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.22, Rồng ổ trên cốn, gian trái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 197 H.23, Rồng ổ trên cốn, gian giữa, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.24, Rồng ổ trên cánh gà, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.25, Rồng ổ trên cánh gà, khu vực chính giữa, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 198 H.26, Tượng người đàn ông ngồi, trên cột cái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.27, Tượng người đàn ông ngồi, trên cột cái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 199 H.28, Rồng ổ trên ván, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.29, Rồng ổ trên ván, khu vực chính giữa, phía ngoài, mặt trong, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.30, Rồng ổ trên cánh gà, khu vực chính giữa, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 200 H.31, Ngọc nữ, gian giữa, phía ngoài, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.32, Rồng, chuột trên cốn, phía trong, gian trái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 201 H.33, Chạm khắc người cưỡi voi, người cưỡi rùa trên cốn, gian trái, phía trong cùng, Đình làng Lâu Thượng. Ảnh: NCS (2016) H.34, Người cưỡi hổ, cánh gà, gian trái, mặt trong, phía ngoài, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 202 H.35, Phượng hàm thư, trên kẻ, gian giữa, phía ngoài, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.36, Rồng trên cốn, gian giữa, phía ngoài cửa, đình làng Lâu Thượng 203 Ảnh: NCS (2016) H.37, Rồng ổ, trên ván, gian trái, phía trong, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.38, Rồng ổ, trên ván, gian trái, phía trong, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 204 H.39, Tiên đồng trên ván, gian trái, phía ngoài, mặt trong, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.40, Rồng ổ, gian giữa, bên trái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 205 H.41, Trang trí trên cửa võng, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.42, Trang trí rồng trên cửa võng, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 206 H.43, Trang trí tứ linh, lối vào bên trái hậu cung, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.44, Trang trí tứ linh, lối vào bên phải hậu cung, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 207 H.45, Trang trí phượng trên ván, lối vào bên phải hậu cung, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.46, Trang trí đầu dư, gian giữa, bên trái, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 208 H.47, Trang trí đầu dư, gian giữa, bên phải, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.48, Trang trí đầu dư, gian giữa, bên trong, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 209 H.49, Trang trí kẻ suốt, gian phải, bên trong, đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) H.50, Kiệu Văn (cung tiến bởi người dân – kiệu mới), đình làng Lâu Thượng Ảnh: NCS (2016) 210 2. Một số trang trí tiêu biểu ở đình làng Hùng Lô H.51, Nghi môn, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.52, Nghi môn, phía trước mặt, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 211 H.53, Trang trí trên nghi môn, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.54, Lân trên trụ biểu, tường bao, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 212 H.55, Trang trí trên mái đình, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.56, Trang trí đầu đao trên mái đình, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 213 H.57, Rồng chầu mặt nhật trên mái đình, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.58, Trang trí nội đình, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 214 H.59, Khu vực khám thờ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.60, Cảnh sinh hoạt trên cốn, khu vực chính điện, phía ngoài, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 215 H.61, Chạm khắc trên kẻ, gian giữa, phía trong, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.62, Chạm khắc con người trên kẻ, phía trong cùng gian giữa, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 216 H.63, Thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh, trên kẻ, phía trong cùng gian giữa, đình làng Hùng Lô. Ảnh: NCS (2016) H.64, Đấu khiên, trên kẻ phía trong cùng gian giữa, đình làng Hùng Lô. Ảnh: NCS (2016) 217 H.65, Du thuyền, trên kẻ phía trong cùng gian giữa, đình làng Hùng Lô. Ảnh: NCS (2016) H.66, Bạch Hổ, trên kẻ phía trong cùng gian giữa, đình làng Hùng Lô. Ảnh: NCS (2016) 218 H.67, Đá cầu, trên cốn, phía trước, gian chính giữa, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.68, Long vân đại hội, trên cốn, bên phải, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 219 H.69, Trang trí trên cốn nách, phía trước, bên phải, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.70, Tiên cưỡi rồng, chính giữa vì gian trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 220 H.71, Người cưỡi ngựa, trên vì nóc, gian trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.72, Thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh, cốn nách trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 221 H.73, Người đứng trên đầu rồng, cốn gian giữa, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.74, Người cưỡi trâu, người bắt lợn trên kẻ, gian giữa, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 222 H.75, Đả hổ, gian trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.76, Ba cô Tiên, gian trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 223 H.77, Rồng trên cốn, gian giữa, phía ngoài, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.78, Cách điệu giữa rắn và thằn lằn gian giữa, phía ngoài, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 224 H.79, Tiên cưỡi rồng, trên cốn, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.80, Đấu vật, đầu dư, gian phải, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 225 H.81, Đầu dư, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.82, Vinh quy bái tổ, vẽ màu trên ván gỗ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 226 H.83, Ông Bành Tổ câu cá, vẽ màu trên ván gỗ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.84, Rùa cõng thư, vẽ màu trên ván gỗ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 227 H.85, Trang trí trên cốn, gian trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.86, Thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh, trên cốn, gian trái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 228 H.87, Lân trên cửa võng, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.88, Trang trí trên hoành phi, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 229 H.89, Trang trí trên vì kèo, đầu dư, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.90, Trang trí câu đối trên cột cái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 230 H.91, Trang trí câu đối trên cột cái, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.92, Trang trí trên bát bửu, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 231 H.93, Trang trí trên án gian, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.94, Nghê trên của chính, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 232 H.95, Nghê trên ban thờ hậu cung, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.96, Phượng trên cốn, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 233 H.97, Hoa sen, vẽ màu trên ván gỗ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.98, Hổ, vẽ màu trên ván gỗ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 234 H.99, Long mão, trên ngai thờ trong hậu cung, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.100, Hổ Phù, vẽ màu trên ván gỗ, gian phải, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 235 H.101, Rồng, vẽ màu trên ván gỗ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.102, Rồng, bảy hiên, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 236 H.103, Kiệu văn – 1697, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) H.104, đồ thờ, đình làng Hùng Lô Ảnh: NCS (2016) 237 Phụ lục 4 BẢN VẼ MẶT BẰNG ĐÌNH LÀNG LÂU THƯỢNG, ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ CÙNG MỘT SỐ ĐỒ ÁN TRANG TRÍ TRONG ĐÌNH 1. Bản vẽ mặt bằng đình làng Hùng Lô H.105, Mặt cắt ngang đại đình, đình làngHùng Lô (2012) Nguồn: Kiến trúc đình làng Việt (Viện bảo tồn di tích) – tập 1 Nxb Văn hóa học dân tộc H.106, Mặt cắt dọc đại đình, đình làng Hùng Lô (2012) Nguồn: Kiến trúc đình làng Việt (Viện bảo tồn di tích) – tập 1 Nxb Văn hóa học dân tộc 238 H.107, Mặt bằng tổng thể đình làng Hùng Lô (2012) Nguồn: Kiến trúc đình làng Việt (Viện bảo tồn di tích) – tập 1 Nxb Văn hóa học dân tộc 239 2. Bản vẽ mặt bằng đình Lâu Thượng H.108, Mặt bằng tổng thể, đình Lâu Thượng (2012) Nguồn: Hồ sơ di tích đình làng Lâu Thượng lưu tại địa phương H.109, Bản vẽ (ghi tay) mặt đứng, đình làng Lâu Thượng Nguồn: Ncs cung cấp dữ liệu, Nguyễn Giáp thực hiện (2018) 240 3. Một số đồ án trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô \ H.110, Rồng trên cốn, đình làng Lâu Thượng NCS thực hiện (2019) 241 H.111, Rồng ổ, trên ván ĐLLT NCS thực hiện (2019) 242 H.112, Rồng ổ, trên ván, đình làng Lâu Thượng NCS thực hiện (2019) 243 H.113, Rồng ổ, trên cốn đình làng Lâu Thượng NCS thực hiện (2019) 244 H.114, Trang trí trên cốn, đình làng Hùng Lô NCS thực hiện (2019) 245 H.115, Trang trí trên cốn, đình làng Hùng Lô NCS thực hiện (2019) 246 H.116, Trang trí vì nách, đình làng Hùng Lô NCS thực hiện (2019) 247 H.117, Trang trí trên cốn, đình làng Hùng Lô NCS thực hiện (2019) 248 H.118, Trang trí trên kẻ suốt, đình làng Hùng Lô NCS thực hiện (2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_trang_tri_dinh_lang_lau_thuong_va_dinh_la.pdf
  • pdf1.Thông tin kết luận mới tiếng Việt.pdf
  • pdf2.Thông tim kết luận mới tiếng Anh.pdf
  • pdf3.Trích yếu luận án tiếng Anh.pdf
  • pdf4.Trích yếu luận án tiếng Viet.pdf
  • pdf5. Tóm tắt luận án.pdf
Tài liệu liên quan