BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Khánh Trang
NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ
SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI
(GIAI ĐOẠN 1986-2019)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Khánh Trang
NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ
SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI
(GIAI ĐOẠN 1986-2019)
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
311 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà nội (giai đoạn 1986 - 2019), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Thanh Thảo
Hà Nội – 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản
phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019) là công trình nghiên cứu do
tôi viết và chưa công bố. Các kết quả nghiên cứu cũng như kết luận trong luận
án này là trung thực. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa nguồn
tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và thực hiện trích dẫn cũng như ghi
nguồn đầy đủ theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2021
Tác giả luận án
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT ........................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI ......................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài luận án ............................................................... 20
1.3. Khái quát nghề mây tre đan Việt Nam và Hà Nội ................................... 34
Tiểu kết ............................................................................................................ 57
Chương 2 HÌNH THỨC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG,
TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1986-
2019 ................................................................................................................. 59
2.1. Kỹ thuật, vật liệu trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội
giai đoạn 1986-2019 ........................................................................................ 59
2.2. Hình thức tạo dáng của sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019
......................................................................................................................... 74
2.3. Hình thức trang trí trên sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019
......................................................................................................................... 93
Tiểu kết .......................................................................................................... 115
Chương 3 SỰ CHUYỂN BIẾN, ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG,
TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI ............................. 117
GIAI ĐOẠN 1986-2019 VÀ BÀN LUẬN .................................................. 117
3.1. Sự chuyển biến trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai
đoạn 1986-2019 ............................................................................................. 117
3.2. Một số đặc điểm trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội
....................................................................................................................... 134
iii
3.3. Bàn luận về giá trị thẩm mỹ, kinh tế, văn hóa và thiết kế phát triển sản
phẩm mây tre đan trong xã hội ngày nay ...................................................... 149
Tiểu kết .......................................................................................................... 159
KẾT LUẬN .................................................................................................. 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 170
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 186
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT
H. Hình
HN Hà Nội
HSB Hà Sơn Bình
MTĐ Mây tre đan
MTCN Mỹ thuật công nghiệp
MTƯD Mỹ thuật ứng dụng
NCS Nghiên cứu sinh
NN Nghệ nhân
Nxb. Nhà xuất bản
PL. Phụ lục
SP. Sản phẩm
TCMN Thủ công mỹ nghệ
TCVN Thủ công Việt Nam
Tp. Thành phố
Tr. Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, các làng nghề gốm, sơn mài, thêu ren, khảm trai, mây tre
đan đã tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những đặc trưng riêng của
chất liệu, của vùng miền. Nhìn lại lịch sử, nghệ thuật thủ công mỹ nghệ của
nước ta đã có từ lâu đời, nhiều làng nghề ở miền Bắc đã tạo nên những sản
phẩm truyền thống mang nét đặc trưng. Riêng nghề mây tre đan không những
gắn với đời sống bình dị của người Việt mà còn vươn qua biên giới ra thị trường
quốc tế với nhiều sản phẩm xuất khẩu vừa mang tính hiện đại, vừa có nét riêng
của một đất nước nông nghiệp nhiều sáng tạo. Ở nước ta có khoảng hơn 80 làng
nghề mây tre đan, trong đó có một số làng nghề nổi tiếng làm ra nhiều sản phẩm
đẹp, đạt thẩm mỹ, chất lượng cao, loại hình phong phú. Tính riêng ở Hà Nội,
có rất nhiều làng nghề lớn nhỏ, nổi bật trong đó có làng nghề Phú Vinh (huyện
Chương Mỹ), làng nghề Ninh Sở (huyện Thường Tín), làng nghề Đông Phương
Yên (huyện Chương Mỹ), làng nghề Phú Túc (huyện Phú Xuyên). Đây là những
làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, có đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh
nghiệm, khéo léo, sáng tạo, tạo nên nhiều sản phẩm nổi tiếng. Thông qua việc
tạo dáng, chế tác các chi tiết trang trí, sản phẩm mây tre đan không còn đơn
thuần là vật dụng sinh hoạt mà còn trở thành biểu tượng văn hóa Bắc Bộ, chứa
đựng tâm tư tình cảm, tín ngưỡng cộng đồng, giá trị tinh thần sâu sắc. Nét độc
đáo của sản phẩm mây tre đan chính là kỹ thuật đan lát từ vật liệu mây, tre tạo
nên những kiểu dáng, hình thức trang trí đặc trưng. Sự sáng tạo dưới bàn tay
điêu luyện của các nghệ nhân đã thổi hồn vào các sản phẩm mây tre đan, đưa
nghệ thuật mây tre đan trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của người
Việt.
Nghiên cứu về làng nghề, hoạt động nghề, nghệ nhân và sản phẩm đã
được một số học giả tiếp cận từ góc độ xã hội, văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, chưa
2
có nghiên cứu chuyên biệt nào tiếp cận từ góc độ nghệ thuật học. Trong giai
đoạn hội nhập, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang dần xác
định chỗ đứng trên thị trường quốc tế, vừa mang nét truyền thống, vừa có những
sáng tạo mới hiện đại, đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài. Do vậy,
việc kế thừa và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển tạo dáng, trang trí sản phẩm
mây tre đan được đặt ra như một nhu cầu cần thiết. Không chỉ trong quá khứ
mà cho tới sau này, nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội
đã và đang có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng tiêu
dùng của ngành thủ công mỹ nghệ nước ta.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên
cứu về Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai
đoạn 1986-2019) làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ
thuật. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, nội
dung luận án làm rõ tạo dáng, trang trí của sản phẩm để tìm ra nét đặc trưng và
giá trị nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Qua nghiên cứu này, tác
giả luận án mong muốn đóng góp một phần tư liệu còn khuyết thiếu vào kho
tàng nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong
tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019. Từ
đó, nội dung luận án đưa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật tạo dáng và
trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng
góp cho việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở
Việt Nam theo quan điểm thiết kế ngày nay.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
chủ yếu như sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
- Vận dụng cơ sở lý luận để phân tích hình thức biểu hiện của nghệ thuật
tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan ở Hà Nội giai đoạn 1986-2019 thông
qua các sản phẩm tiêu biểu.
- So sánh nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với
một số khu vực khác từ đó làm sáng rõ những đặc trưng nghệ thuật của sản
phẩm mây tre đan Hà Nội.
- Nhận định về giá trị của nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây
tre đan Hà Nội trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
- Nhận định vai trò của thiết kế phát triển sản phẩm mây tre đan và luận
bàn về kết quả nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản
phẩm mây tre đan tại một số làng nghề tiêu biểu ở Hà Nội (có sản phẩm đạt các
giải thưởng tại các cuộc thi, triển lãm mỹ thuật ứng dụng).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu sản phẩm mây tre đan tại một số làng
nghề thuộc thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, có đề cập so sánh sản phẩm mây
tre đan với sản phẩm mây tre ở một số địa phương khác.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sản phẩm mây tre đan Hà Nội trong giai
đoạn từ 1986-2019. Đây là giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
4
4. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận
4.1. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích và tài liệu thứ cấp
Đây là phương pháp cơ bản để tác giả luận án tiếp cận trực tiếp vấn đề
nghiên cứu. Thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin, công trình khoa học của
các tác giả trong và ngoài nước, nội dung luận án chọn lọc những tài liệu chính
thống, có nguồn gốc rõ ràng và khả năng tin cậy cao. Phương pháp này làm cơ
sở cho những luận điểm được đặt ra, hỗ trợ việc khai triển luận án nghiên cứu
mang tính khoa học và logic hơn.
- Phương pháp điền dã
Qua điền dã tại thực địa đã giúp tác giả luận án thu thập, xác minh các
dữ liệu và thực hiện khảo sát, xem xét hiện vật, chụp hình, khảo tả.
- Phương pháp phỏng vấn
Luận án áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực thủ
công mỹ nghệ, mỹ thuật ứng dụng bằng cách gặp trực tiếp, gọi điện hoặc trao
đổi trực tuyến. Để hiểu sâu hơn nhận định của họ đối với nghệ thuật mây tre
đan ở các góc nhìn khác nhau. Thông tin từ các cuộc phỏng vấn giúp tác giả
luận án có góc nhìn khách quan và đa chiều về nghệ thuật tạo dáng, trang trí
sản phẩm mây tre đan Hà Nội để thực hiện các nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp nghệ thuật học
Đối với một đề tài nghiên cứu nghệ thuật, việc áp dụng phương pháp
nghệ thuật học là cần thiết và quan trọng. Phương pháp nghiên cứu này giúp
cho việc phân tích mẫu mã sản phẩm mây tre đan ở góc độ nghệ thuật. Với hình
thức biểu hiện của các yếu tố mỹ thuật như đường nét, mảng, khối, chất liệu,
họa tiết, bố cục.
5
- Phương pháp so sánh
Trên cơ sở thông tin từ các nguồn tư liệu, các chuyến khảo sát thực địa
và phỏng vấn, luận án đã thống kê, phân loại và so sánh, đối chiếu để làm rõ
vấn đề của nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhằm tìm ra những giá trị nổi bật, khác
biệt trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội, nội dung
luận án so sánh nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với
một số làng nghề địa phương khác.
4.2. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp liên ngành
Nội dung luận án vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để có góc
nhìn bao quát hơn đối với đối tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận từ hướng nghệ
thuật học và nghiên cứu về lịch sử, xã hội, văn hóa cho thấy sự ảnh hưởng của
các tác nhân, mục đích trong việc sáng tạo sản phẩm mây tre đan. Lý thuyết
văn hóa cho thấy sự ảnh hưởng của quan niệm thẩm mỹ địa phương đến sáng
tạo sản phẩm cũng như yếu tố tiếp biến mỹ thuật trong quá trình giao thoa. Cách
tiếp cận theo hướng lịch sử cho thấy được vị trí của nghề mây tre đan trong
dòng chảy lịch sử với các bối cảnh văn hóa xã hội biến động.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn
1986-2019 được biểu hiện như thế nào?
- Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn
1986-2019 có kế thừa tư duy mỹ thuật truyền thống và phát triển theo xu thế
thời đại không?
- Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội có giá trị
như thế nào đời sống xã hội hiện nay nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng?
6
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội có những
nét đặc trưng nghệ thuật thể hiện ở chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, kỹ thuật
đan, họa tiết trang trí trên sản phẩm.
- Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội kế thừa tư
duy tạo hình mỹ thuật truyền thống và phát triển phù hợp xu thế của thời đại
thông qua sự chuyển biến về tạo dáng và trang trí.
- Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan có giá trị thẩm mỹ,
văn hóa và kinh tế trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt, là dòng
sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, cần được đầu tư thiết kế để phát triển bền
vững.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về phương diện lý luận
Những nghiên cứu trong nội dung luận án đưa ra hệ thống lý luận về
nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-
2019. Nội dung luận án phân tích nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây
tre đan Hà Nội theo góc nhìn của mỹ thuật ứng dụng. Nhận định mối liên hệ
giữa yếu tố công năng và kiểu dáng, hình khối, đường nét, màu sắc, họa tiết,
vật liệu. Trên cơ sở đó, chỉ ra những đặc trưng thẩm mỹ trong tạo dáng, trang
trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Nội dung luận án nhấn mạnh giá trị nghệ
thuật của sản phẩm mây tre đan trong đời sống vật chất và thẩm mỹ của con
người, tầm quan trọng trong việc phát triển dòng sản phẩm này. Bên cạnh đó,
đưa ra thông tin về xu hướng thiết kế tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan
trong bối cảnh các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội đều hướng tới phát
triển bền vững.
7
- Về phương diện thẩm mỹ
Nội dung luận án chỉ ra cái đẹp trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản
phẩm mây tre đan với những thành tựu đạt được từ các cuộc thi. Trong đời
sống, sản phẩm mây tre đan cũng đã và đang thể hiện vai trò làm đẹp và thổi
hồn vào không gian sống xanh với kiến trúc từ tre, các sản phẩm bàn ghế, trang
trí nội thất từ mây tre. Cách thức biểu đạt về thẩm mỹ trong sáng tạo sản phẩm
mây tre đan không chỉ ở ngôn ngữ mỹ thuật mà còn là ngôn ngữ văn hóa.
Nghiên cứu của luận án cũng đưa ra cách nhìn mới về sáng tạo sản phẩm mây
tre đan ngày nay.
- Về công tác đào tạo
Những nghiên cứu trong luận án chỉ ra những đặc điểm, những yếu tố
tác động trong quá trình thiết kế tạo mẫu sản phẩm mây tre đan. Nội dung
nghiên cứu của luận án cũng sẽ đưa vào làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu
cho sinh viên ngành mỹ thuật ứng dụng để hiểu thêm về nét đẹp của nghề thủ
công truyền thống và khơi nguồn cảm hứng trong thiết kế sản phẩm hiện đại.
Bên cạnh đó, chúng cũng gợi mở về định hướng đào tạo cho họa sỹ thiết kế
muốn ứng dụng kỹ thuật thủ công truyền thống trong sáng tạo sản phẩm. Trong
thời đại mới, người thiết kế, nghệ nhân phải nhận thấy được vai trò và trách
nhiệm của mình trong việc lưu giữ và bảo tồn nét đẹp của mỹ thuật ứng dụng
dân gian, tập trung phát triển mẫu mã sản phẩm gắn liền yếu tố truyền thống và
hiện đại, thổi hồn cho những sản phẩm ứng dụng hiện đại một tinh thần truyền
thống đậm đà.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (15
trang), và Phụ lục (117 trang), nội dung chính của luận án được bố cục thành 3
chương:
8
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
sản phẩm mây tre đan Hà Nội (50 trang).
Chương 2: Hình thức biểu hiện nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm
mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 (58 trang).
Chương 3: Sự chuyển biến, đặc điểm nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản
phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 và bàn luận (45 trang).
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Các tài liệu về sản phẩm mây tre đan phần nhiều đều tiếp cận dưới góc
độ văn hóa giới thiệu nét văn hóa bản địa đặc sắc thông qua hình ảnh các sản
phẩm. Một số cuốn sách tác giả luận án tiếp cận được về nghệ thuật mây tre
đan Nhật Bản, Đài Loan đều là giới thiệu về nghệ thuật mây tre đan thông qua
hệ thống hình ảnh minh họa phong phú từ truyền thống đến hiện đại. Bên cạnh
đó các tài liệu khác nghiên cứu sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế,
văn hóa xã hội, lịch sử. Nhóm các tài liệu mỹ thuật ứng dụng thì khai thác kỹ
thuật đan lát mây tre trên các thiết kế hiện đại, có tính ứng dụng cao.
1.1.1.1. Nhóm tài liệu liên quan đến tạo dáng, trang trí sản phẩm mây
tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội
Năm 2000, trong cuốn Contemporary Japanese Bamboo Arts (Nghệ
thuật tre đan đương đại Nhật Bản) của các tác giả Pat Pollard và Robert T.
Coffland [151] giới thiệu với người đọc về thế giới nghệ thuật tre đương đại
của Nhật Bản. Tác giả cung cấp cho người đọc thông tin cơ bản cần thiết để
hiểu loại hình nghệ thuật này phát triển như thế nào trong hàng trăm năm qua
và những thách thức hiện tại mà lĩnh vực này phải đối mặt.
Năm 2009, trong cuốn The Art of Bamboo and Rattan Weaving của tác
giả Lee Chan-Hung James [150] (Dịch: Nghệ thuật mây tre đan) giới thiệu
nghệ thuật đan lát mây tre của Đài Loan với những hình ảnh minh họa phong
phú chứng minh cho sự thăng hoa của một loại hình mỹ thuật thủ công. Cuốn
sách tập hợp và giới thiệu sự phong phú trong tạo dáng, trang trí sản phẩm
mây tre đan Đài Loan thông qua hệ thống hình ảnh của các sản phẩm tiêu biểu
10
như các loại giỏ mây, tre khác nhau, rương, bình hoa và các đồ vật trong gia
đình.
1.1.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan đến tạo dáng, trang trí sản
phẩm mây tre đan dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng
Trong thời gian gần đây, việc đưa nghệ thuật mây tre đan thủ công
truyền thống vào các thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hiện đại và các
tác phẩm mỹ thuật tạo hình đã trở nên phổ biến trên thế giới. Đặc biệt tại các
nước khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước khu vực Đông
Nam Á như Thái Lan, Phillipines, Indonesia và ngày càng được ưa chuộng
bởi giá trị thẩm mỹ cũng như văn hóa đậm nét.
Năm 2005 trong cuốn Inspired Shapes: Contemporary Designs for
Japan's Ancient Crafts [157] (Dịch: Cảm hứng từ hình dạng: Thiết kế đương
đại từ nghệ thuật thủ công cổ truyền của Nhật Bản) tập hợp các sản phẩm thiết
kế đương đại của Nhật Bản khai thác nguồn tài nguyên từ nghệ thuật trang trí,
thủ công truyền thống với các kỹ thuật và chất liệu truyền thống Nhật Bản
như tre, sơn mài, thủy tinh, gỗ Cuốn sách giới thiệu về tạo dáng sản phẩm
hiện đại ứng dụng vật liệu và kỹ thuật thủ công truyền thống trong đó có mây
tre đan.
Năm 2012, Bamboo, from traditional crafts to contemporary design
and architecture [149] (Dịch: Tre, từ thủ công truyền thống đến thiết kế và
kiến trúc hiện đại) của tác giả Esteve – Sendra, Chelea nghiên cứu ứng dụng
của tre trong nghệ thuật thủ công truyền thống và thiết kế sản phẩm đương
đại, khám phá tre và nhiều công dụng của nó từ thực phẩm đến đồ nội thất.
Trong nhiều trường hợp, các nhà thiết kế hợp tác với các nghệ nhân, tạo ra
các sản phẩm khác nhau, thay đổi lối sống và áp dụng các công nghệ mới để
tạo ra một thế giới với các sản phẩm sinh thái bền vững. Nghiên cứu tiếp cận
11
nghề mây tre đan truyền thống dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng với những giải
pháp trên sản phẩm cụ thể.
Năm 2012, The Development and Effects of the Twentieth-Century
Wicker Revival của tác giả Emily A. Morris [148] (Dịch: Sự phát triển và sự
hồi sinh của mây thế kỷ XX) nghiên cứu những ảnh hưởng các phong cách
nghệ thuật thế kỷ XX đến sự hồi sinh của sản phẩm đan lát. Đồ nội thất đan
lát xuất hiện và phổ biến từ cuối thế kỷ XIX đến thập niên 1920, tuy nhiên
trải qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng của các cuộc Thế chiến bị mai một,
phải đến nửa sau thế kỷ XX, vào khoảng những năm 50-60, sản phẩm đan lát
mới được hồi sinh. Tài liệu đề cập đến tạo dáng, trang trí trên sản phẩm nội
thất mây những năm đầu thế kỷ XX ở Châu Âu.
Năm 2014, Design and development of handy crafts furniture and
decorative product, case study: Rattan fake [161] (Dịch: Thiết kế và phát triển
đồ nội thất thủ công tiện dụng và sản phẩm trang trí, nghiên cứu trường hợp:
Mây nhân tạo) của tác giả Ruengsombat và các cộng sự nghiên cứu các ứng
dụng của mây nhân tạo trong thiết kế và phát triển các sản phẩm nội thất và
trang trí ứng dụng thủ công. Nghiên cứu cho thấy những ứng dụng kỹ thuật
đan lát trên vật liệu mới có thể tạo ra những sản phẩm tiện dụng, có giá trị
thực tiễn nhất định trong sử dụng vật liệu mới để thiết kế sản phẩm có hiệu
ứng mây tre đan.
Năm 2014, When bamboo meets design - reviving bamboo handicraft
in modern design [164] (Dịch: Khi tre kết hợp thiết kế - hồi sinh nghề thủ
công tre đan trong thiết kế hiện đại) của tác giả Zhang Yezhi nghiên cứu các
thiết kế từ vật liệu tre, sự hồi sinh của vật liệu tre trên sản phẩm. Sản phẩm
hiện đại, tài liệu này giới thiệu nhiều mẫu thiết kế từ vật liệu mây tre với sự
biến tấu trong kết hợp hình khối, đường nét, mang đậm tính hiện đại. Với sự
phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp hiện đại và sự thay đổi lớn
12
trong lối sống của con người, nhiều sản phẩm thủ công đã được thay thế bằng
các sản phẩm đại chúng và đang trên bờ vực bị biến mất. Tác giả nghiên cứu
một số nghề thủ công tre cơ bản và tham gia vào quá trình sản xuất để làm
quen với vật liệu và các kỹ thuật liên quan. Bằng cách sử dụng các bộ phận
khác nhau của tre và sử dụng các tính năng khác nhau của vật liệu và kỹ thuật
cụ thể.
Năm 2014, The Application Research on Chinese Traditional Patterns
in the Design of Bamboo and Rattan Furniture [160] (Dịch: Nghiên cứu ứng
dụng về các họa tiết truyền thống của Trung Quốc trong thiết kế đồ nội thất
mây tre) của tác giả Ruofu Bai nghiên cứu ứng dụng của họa tiết hoa văn
truyền thống Trung Quốc trên sản phẩm thiết kế nội thất. Những nghiên cứu
này cho thấy nghệ thuật mây tre đan thủ công truyền thống đã được chú ý đến
trong những thiết kế đương đại, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
thiết kế sản phẩm nội thất, trang trí. Công trình này nhằm mục đích nghiên
cứu tích hợp các mẫu truyền thống của Trung Quốc vào sản xuất đồ nội thất
mây tre hiện đại theo nhu cầu về thiết kế sáng tạo của đồ nội thất mây tre đan.
Công trình nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn với các giải pháp tạo dáng, trang
trí sản phẩm hiện đại khai thác hoa văn truyền thống.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến sản phẩm mây tre đan dưới góc độ
kinh tế, văn hóa và xã hội
Năm 1992, bài viết “Nghề mây tre đan cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ”
của tác giả Lê Huyên [52] đưa cái nhìn khái quát về quá trình phát triển của
nghề mây tre đan trong khu vực Đông Nam Á, lịch sử phát triển của nghề mây
tre đan ở Việt Nam thông qua các di vật khảo cổ học. Căn cứ vào những khảo
sát dân tộc học, tác giả đưa ra nhận định ở cuối thời kỳ phong kiến khoảng
thế kỷ XVIII-XIX đã hình thành những làng xã chuyên về đan lát đồ mây tre.
13
Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về lịch sử, cũng như đưa ra nhận xét nghề
mây tre đan phát triển ở những làng nghề không phải ở đồng bằng trồng lúa
Bắc Bộ mà chuyển dịch lên vùng trung du sát đồng bằng. Đó là các làng Phú
Nghĩa, Phú Hòa, Mỹ Du thuộc Hà Sơn Bình (cũ). Tác giả phân tích nghề mây
tre đan đồng bằng Bắc Bộ trên các phương diện kỹ thuật và hiệu quả kinh tế
chứ chưa đề cập đến tạo dáng, trang trí sản phẩm.
Năm 1992, bài viết “Tre đan Ninh Sở” của tác giả Nguyễn Thọ Sơn
[108] giới thiệu về làng nghề tre đan Ninh Sở. Nếu như trong các công bố đã
có liên quan đến nghề đan lát người ta thường hay nhắc đến làng nghề mây
đan Phú Vinh với những sản phẩm mây đan có giá trị xuất khẩu cao thì tác
giả đã bổ sung một làng nghề với sản phẩm tre đan đặc sắc, nơi đây nghề tre
đan phát triển tinh vi đến mức người nghệ nhân có thể nhìn vào ảnh, nghĩ ra
cách đan để tạo thành những bức tranh chân dung hay phong cảnh. Bài viết
tiếp cận nghề mây tre đan dưới góc độ văn hóa và tập trung vào nghề tre đan,
chưa có những phân tích khía cạnh mỹ thuật ứng dụng.
Năm 2000, cuốn Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam của tác giả Bùi
Văn Vượng [136] nghiên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống Việt
Nam nổi bật với những đặc điểm văn hóa, quy trình chế tạo, những giá trị
kinh tế, văn hóa, mỹ thuật. về các làng nghề, các đặc điểm lịch sử, văn hóa,
xã hội. Trong tổng quan chung các làng nghề truyền thống của Việt Nam thì
tác giả nhấn mạnh làng nghề mây tre đan Phú Vinh ở Chương Mỹ với nhiều
mẫu mã chủng loại, tiêu biểu như bát mây, lẵng mây, đĩa mây Cuốn sách
nghiên cứu nghề mây tre đan dưới góc độ văn hóa, không đề cập đến nhiều
đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Năm 2004, trong cuốn Giá trị văn hóa trong nghề thủ công đan lát của
các tộc người Việt Nam do tác giả Hà Thị Nự chủ biên [95], nghề mây tre đan
của các tộc người được nhìn nhận một cách tổng quát từ họa tiết trang trí đến
14
quy trình tạo tác cho từng loại sản phẩm. Công trình này là tài liệu tập hợp rất
đầy đủ về nghề mây tre đan cổ truyền, từ những tổng kết từ nhiều nguồn tài liệu
các lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, lịch sử về lịch sử phát triển của nghề mây tre
đan đến quy trình chế tác sản phẩm mây tre đan. Đặc biệt trong cuốn sách này,
tác giả còn mô tả rất kỹ từng kỹ thuật đan và quy trình để tạo ra những kiểu hình
dáng hay họa tiết trang trí trên sản phẩm mây tre đan một số dân tộc. Tài liệu
đưa ra cái nhìn so sánh về sản phẩm mây tre đan của Hà Nội và các vùng miền
khác, cụ thể là một số tộc người miền núi phía Bắc.
Năm 2008, trong luận văn cao học với đề tài Làng nghề đan lát Nam
Cường [8], tác giả Trương Thị Ngọc Bích nhận xét trên địa bàn cả nước thì
chỉ tính riêng ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có tới vài chục làng nghề đan lát có
thu nhập từ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu, nổi tiếng nhất là các làng như
Phú Vinh ở Chương Mỹ, làng Vác ở Thanh Oai, làng Tăng Tiến ở Bắc Giang.
Công trình nghiên cứu làng nghề đan lát Nam Cường ở Mê Linh, Hà Nội dưới
góc độ văn hóa, đi sâu vào phân tích lịch sử phát triển, các đặc điểm văn hóa
xã hội. Công trình mô tả mô hình sản xuất sản phẩm đan lát của làng nghề
Nam Cường từ nguồn vật liệu, các kỹ thuật và mô hình tổ chức sản xuất. So
với nghề đan lát ở các địa phương khác nghề đan lát ở Nam Cường vừa có
những nét riêng, độc đáo vừa có những nét chung trong bối cảnh phát triển
ngành thủ công vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tài liệu nghiên cứu về làng nghề
mây tre đan về phương diện văn hóa, làng nghề, những đặc điểm cũng như
mô hình sản xuất.
Năm 2009, trong cuốn Làng nghề Hà Nội - tiềm năng và triển vọng
phát triển của Sở Công Thương Hà Nội [129] phát hành thì nghề mây tre,
giang đan ở Hà Nội phát triển nhất ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây với lịch sử
gần 400 năm tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông
Phương Yên, Trung Hòa. Trong các làng nghề mây tre đan của huyện Chương
15
Mỹ, thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa được coi là “Xứ Mây” với lịch sử phát triển
nghề lâu đời. Có những sản phẩm mây đan được làm từ làng nghề Phú Vinh,
nay vẫn được người đời lưu giữ như một tác phẩm nghệ thuật cổ quý hiếm.
Hiện tại, Bảo tàng cung đình Huế đang lưu giữ một tác phẩm thư pháp chữ
Hán đan bằng mây của các cố tác giả thôn Phú Vinh vào năm 1712. Tài liệu
tiếp cận làng nghề mây tre đan tiêu biểu của Hà Nội dưới góc độ lịch sử, cung
cấp những thông tin hữu ích về lịch sử làng nghề.
Năm 2011, cuốn Tổng tập làng nghề truyền thống Việt Nam của Trương
Minh Hằng chủ biên [37] tập hợp bài viết của nhiều tác giả là cuốn sách khá đầy
đủ về các làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam trong đó có các làng
nghề mây tre lá, mây tre đan với các sản phẩm đặc trưng cho mỗi làng nghề như
làng nghề đan chiếu, làm quạt, làm nón đã trở nên nổi tiếng trên khắp cả nước.
Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết về các làng nghề thủ công truyền thống
khắp cả nước. Với mỗi làng nghề, các tác giả đề cập đến vị trí địa lý, quá trình
hình thành và phát triển, sản phẩm đặc trưng, nguồn nguyên liệu, cách xử lý
nguyên liệu cũng như quy trình chế tác sản phẩm thủ công, tổ chức sản xuất làng
nghề một cách khá đầy đủ và toàn diện. Đây là một tài liệu tổng hợp khá đầy đủ
và chi tiết về các làng nghề, nhóm nghề đặc sắc của Việt Nam, cung cấp những
thông tin hữu ích về văn hóa làng nghề, trong đó có nghề mây tre đan. Tuy nhiên
tài liệu chỉ tiếp cận ở góc độ văn hóa, làng nghề và chưa đề cập đến tính mỹ thuật
của sản phẩm mây tre đan một địa phương hay một giai đoạn cụ thể nào.
Năm 2011, trong cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật [119], tác
giả Chu Quang Trứ cho rằng nghệ thuật đan lát đã được khẳng định qua những
hoa văn mặt ngoài đồ gốm đương thời. Tác giả nhận định mây, tre, gỗ đã bám
sát cuộc sống của người Việt trong suốt trường kỳ lịch sử, ngày càng được
nhào nặn theo quy luật của cái đẹp. Những đồ đan phục vụ cuộc sống thường
ngày có thể kể ra nhiều thứ: từ nông cụ và dụng cụ săn bắt động vật, đánh cá
16
đến đồ gia dụng như rổ, rá, dần, sàng không đơn thuần chỉ có yếu tố thực dụng
mà vẫn hàm chứa yếu tố thẩm mỹ. Cuốn sách có những nhận định nhấn mạnh
giá trị thẩm mỹ của sản phẩm mây tre đan Việt Nam.
Năm 2016, trong bài viết “Qui trình tích hợp chế tác sản phẩm thủ công
giữa nhà thiết kế và nghệ nhân - một ví dụ tham chiếu với công tác thiết kế
mẫu mã sản phẩm thủ công truyền thống ở Việt Nam hiện nay” tác giả Đoàn
Thị Mỹ Hươ...ta có thể khái quát vấn đề như sau: Khởi đầu từ nghệ
thuật nguyên thủy, phân loại thành nghệ thuật có xu hướng “kỹ thuật phức
tạp” và “văn nghệ phức tạp”, từ nghệ thuật có xu hướng kỹ thuật phức tạp,
theo nhánh phân hóa “sản xuất nghệ thuật” mà trở thành có 2 loại là “sáng tạo
theo kiến trúc” và “sáng tạo theo miêu tả”, từ nhóm sáng tạo theo kiến trúc
cùng với môi trường tồn tại và sự phát triển của khoa học mà tạo thành các
thể nghệ thuật có tính kiến trúc, trong đó có “nghệ thuật ứng dụng” [84,
tr.324].
Theo nghiên cứu Hình thái học của nghệ thuật [84] của M.Cagan, xuất
bản năm 2004, ông nhận định rằng Mỹ học Mác-Lê Nin cung cấp cơ sở khoa
học để phân loại các nghệ thuật. “Trong mỹ học Mác Xít, sự phân tích hình
thái học về nghệ thuật cần phải khảo sát hệ thống các nghệ thuật trong sự vận
động lịch sử của nó, tức là phải phối hợp chặt chẽ hơn phương pháp nghiên
33
cứu logic với phương pháp lịch sử” [84, tr.238]. Nguyên tắc tính thống nhất
của phương pháp logic và phương pháp lịch sử từ lâu đã được xem là một
trong những nguyên lý cơ bản và phổ quát của phương pháp luận Mác Xít.
M.Cagan trong Hình thái học nghệ thuật nhận định rằng “sự phát triển nghệ
thuật của loài người đã dẫn tới là kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng, hội họa, đồ
họa, điêu khắc và tự khẳng định mình thành những loại hình nghệ thuật riêng”
[84, tr.313]. M.Cagan cho rằng nghệ thuật ứng dụng rất gần với kiến trúc, nó
thuộc nghệ thuật không gian với hình thái biểu cảm, chứ không phải nghệ
thuật miêu tả. Nghệ thuật biểu cảm “về thực chất và về bản chất là không
miêu tả, yếu tố này hoàn toàn quy định cách giải quyết của tác phẩm về bố
cục, sự bố trí của các khối, các mảng màu” [84, tr.408]. Và cùng với đó ông
khẳng định rằng “nghệ thuật tĩnh trong đó bao gồm các vật thể có thể tích như
kiến trúc và đồ vật ứng dụng tạo nên nghệ thuật biểu cảm” [84, tr.209]. Như
vậy, với nhận định này thì sản phẩm mây tre đan có thể coi là một dạng nghệ
thuật tĩnh với thể tích ba chiều của sản phẩm và có tính biểu cảm.
Dựa vào những lý thuyết này, luận án tiếp cận các sản phẩm mây tre
đan tiêu biểu của Hà Nội là một đối tượng của nghệ thuật ứng dụng với tính
biểu cảm. Luận án phân tích sản phẩm mây tre đan dưới góc độ mỹ thuật ứng
dụng, phân tích hệ thống các chủng loại, kiểu dáng và trang trí dựa trên phân
tích các yếu tố mỹ thuật và công năng trên sản phẩm để làm nổi bật những
đặc trưng thẩm mỹ của sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019,
từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan Hà Nội trong
lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng.
34
1.3. Khái quát nghề mây tre đan Việt Nam và Hà Nội
1.3.1. Nghề mây tre đan ở Việt Nam và một số làng nghề tiêu biểu
1.3.1.1. Nghề mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh lịch sử
Trước đây, nghề mây tre đan ở Việt nam được hình thành và phát triển
như là một nghề thứ hai sau canh tác ngoài đồng ruộng ở nhiều vùng nông
thôn. Thường được thực hiện trong các gia đình nông dân trong lúc nông nhàn
để tạo ra các đồ dùng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Các đồ dùng như quanh
gánh, thúng, mủng, gầu tát nước, nong, nia, dần, sàng, cót đựng thóc, rổ, rá
đến các vật dụng khác như hòm, mâm, khay, đĩa. Trong cuốn Nghề mây tre
đan cổ truyền các dân tộc Việt Nam của tác giả Hà Thị Nự thì nghề mây tre
đan có lịch sử lâu đời:
Qua tổng hợp tài liệu, một số kết quả nghiên cứu của các nhà sử
học, các nhà khảo cổ học thì dấu tích nghề mây tre đan còn lại sớm
nhất ở nước ta là qua các dấu vân đan trên đồ gốm tại các di chỉ
khảo cổ có niên đại từ thời kỳ đồ đá, cách ngày nay khoảng 2000-
3000 năm ở Hà Tĩnh. Tại di chỉ Bãi Phôi Phối, xã Xuân Viên, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, người ta tìm thấy có 320 mảnh gốm có
hình hoa văn nan dập cả mặt trong và mặt ngoài, chiếm gần 26,4 %
số di vật khảo cổ khai quật được ở đây [95, tr.13-14].
Trong cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt [6],
tác giả Trần Lâm Biền cho rằng hoa văn dấu nan đan xuất hiện ở thời tiền sử
tại di chỉ Cái Bèo, cuốn sách có nhận định “Những tư liệu cho phép chúng tôi
nghĩ rằng, hoa văn dấu đan Cái Bèo nảy sinh lần đầu ở vùng biển nơi hiếm
tre nứa và gắn liền với gốm nặn khối đáy bằng vừa mang ý nghĩa kỹ thuật,
vừa trang trí mỹ thuật” [6, tr.49]. Trong cuốn Kỹ thuật người An Nam của
Henri Orger [55] thì tác giả ghi lại những cảnh sinh hoạt đời sống của người
Việt cổ, trong đó những hình ảnh đồ dùng vật dụng mây tre đan xuất hiện
35
nhiều cho thấy vai trò của đồ dùng mây tre đan trong cuộc sống của người
Việt. Có thể lý giải vì nguồn nguyên liệu sẵn có cộng với tinh thần sáng tạo,
người Việt đã tạo ra rất nhiều sản phẩm kiểu dáng khác nhau chủ yếu phục vụ
cho những mục đích cụ thể trong cuộc sống, ví dụ như sàng, mẹt, rổ để sàng
sẩy, vo gạo, nơm, lờ, vó để bắt cá, hay bồ để đựng gạo Những kiểu đan
cũng xuất phát từ công năng để sản phẩm bền chắc, sau này được phát triển
thành các họa tiết trang trí. Trong bài viết “Nghề mây tre đan cổ truyền ở
Đồng Bằng Bắc Bộ” của tác giả Lê Huyên thì nhận định rằng:
Khảo sát dân tộc học gần đây cho thấy, ở cuối thời kỳ phong kiến
khoảng thế kỷ XVIII-XIX đã hình thành những làng xã chuyên về
đan lát đồ mây tre. Đó là các làng Phú Nghĩa, Phú Hòa, Mỹ Du
thuộc Hà Sơn Bình (cũ). Ngoài một số đồ đan gia dụng, hoặc nông
cụ sản xuất, công cụ săn bắt và đánh cá, ở đây chủ yếu làm đồ mỹ
nghệ, đồ thờ cúng và đồ dùng ở cung đình [37, tr.201].
Ở Bắc Bộ tập trung nhiều làng nghề mây tre đan hơn cả, nổi tiếng có
thể kể đến các làng nghề như làng mây tre đan Phú Vinh, Ninh Sở, Phú Túc,
Đông Phương Yên, Thu Hồng ở Hà Nội, làng nghề mây tre đan Liên Khê ở
Hưng Yên, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ở Bắc Giang, làng nghề mây tre
đan Xuân Lai ở Bắc Ninh. Ở Huế thì có làng nghề mây tre đan Bao La.
1.3.1.2. Một số làng nghề mây tre đan tiêu biểu ở Việt Nam
Làng nghề tre trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, Gia Bình, Bắc Ninh)
Nghề tre trúc hun khói ở xã Xuân Lai (Gia Bình, Bắc Ninh) được xếp
nổi tiếng trong các nghề truyền thống của Việt Nam. Bởi lẽ, số lượng làng
nghề sản xuất các sản phẩm liên quan đến mây, tre, trúc của Việt Nam không
ít, hàng thủ công mỹ nghệ làm từ mây tre lại càng nhiều, nhưng nghề tre trúc
hun khói giống như ở Xuân Lai thì rất ít. Đặc biệt, không làng nghề nào tạo
ra được sản phẩm tre hun khói bền về chất lượng, đẹp về màu sắc và mẫu mã,
36
lại có giá trị sử dụng cao như ở Xuân Lai. Theo các cụ cao tuổi trong làng,
nghề tre trúc ở Xuân Lai có từ vài trăm năm trước. Thời ấy, các cụ tự mày
mò, sáng tạo để làm ra các đồ dùng chủ yếu để phục vụ sinh hoạt trong gia
đình và dùng trong sản xuất nông nghiệp như đan thúng, rổ, rá, làm chõng tre,
giường, tràng kỷ... với nhiều nét hoa văn độc đáo. Ngày nay, ngoài những sản
phẩm trên, những nghệ nhân của làng Xuân Lai còn sáng tạo ra những sản
phẩm độc đáo hơn từ mây, tre, trúc như xe đạp bằng tre, tranh tre, đèn tre
[PL.4, H.4-2c, tr.281].
Làng nghề mây tre đan Liên Khê (xã Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên)
Mây tre đan Liên Khê thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên là một
trong những làng nghề mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng của nước ta. Làng
nghề Liên Khê là một làng nghề trẻ được hình thành từ những năm 90 của thế
kỉ XX và phát triển cho tới ngày nay. Các sản phẩm phổ biến của làng nghề
là khay, bình, ghế, chiếu. Làng nghề có nhiều mẫu mã với chất lượng cao
được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tại Festival nghề truyền
thống Huế 2019, làng nghề mây tre đan Liên Khê giới thiệu nhiều mẫu mã
sản phẩm phong phú, đa dạng như: Khay đựng đồ ăn, thùng cắm ô, giá đựng,
chậu hoa, giỏ đựng đồ, hộp giấy ăn. Với nét giản dị, mộc mạc nhưng không
kém phần tinh xảo và lôi cuốn, có giá trị về thẩm mỹ và tính ứng dụng cao
[PL.4, H.4-2a, tr.281].
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (xã Tăng Tiến, Việt Yên, Bắc Giang)
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc
Giang với lịch sử hình thành 300 năm là làng nghề nổi tiếng với những sản
phẩm đạt chất lượng cao như đệm, gối, túi xách, mành. Các sản phẩm của
làng nghề được các nghệ nhân lưu giữ cẩn thận và không có hiện tượng mối
mọt hay phai màu. Với bí quyết làng nghề cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện
đại ngày nay, trong khâu nhuộm mành, nan tre, các nghệ nhân làng nghề đã
37
tạo ra những sản phẩm có màu sắc phong phú, đồng thời bảo quản cho nan
không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹp cùng thời gian. Những
sản phẩm mây tre có tính đặc trưng của làng nghề như: mành trải bàn ăn, đệm,
gối, túi sách, mành tre cửa, ấm tích, bàn ghế xuất khẩu ra nước ngoài được
bạn hàng ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Nga, Châu Âu, Mỹ. Để làm nên
một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là một qúa trình sáng
tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn. Những cây
tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ
mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ
dài 30-40 cm, đặc biệt nan được chẻ thủ công nhưng đều tăm tắp dưới đôi bàn
tay khéo léo và kỹ năng điêu luyện của những người thợ. Một khâu đặc biệt
quan trọng là nhuộm tăm, để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt,
đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem
dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với
màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã [PL.4, H.4-2b,
tr.281].
Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu (xã Nam Tiến, Nam Trực, Nam
Định)
Mây tre đan Thạch Cầu nằm ở huyện Nam Trực, Nam Định tồn tại và
phát triển từ lâu đời, nơi đây gắn liền với bờ biển và nghề đánh cá từ thời nhà
Trần. Làng nghề sản xuất những sản phẩm phục vụ đời sống lao động của
những con người gắn liền với đồng ruộng như thúng, giỏ, rổ, rá. Tre và mây
nguyên liệu phải già, tre có dóng dài, càng thẳng càng tốt. Tre nứa được chặt
về, ngâm dưới ao ít nhất một tháng để chống mối mọt mới được mang lên chẻ
vót. Những gióng thẳng được làm nan chính, ngọn và gốc để làm cạp và nan
dát. Công đoạn chẻ nan phải làm liên tục và nhanh vì để lâu tre sẽ bị khô.
Những sợi mây già được chẻ mỏng, phơi cho săn rồi lại ngâm nước cho mềm,
38
lột một lần nữa cho mỏng. Nan được đan thành phên, chêm cho chặt, xong
đem ra lò hun khói để lên màu cánh gián là đạt yêu cầu. Sản phẩm thúng là
sản phẩm phổ biến nhất ở làng nghề này với các kích cỡ, kiểu dáng đa dạng.
Ở đây thường có câu truyền miệng "Thúng Thạch Cầu đứng đầu thiên hạ"
[PL.4, H.4-2d, tr.281]. 0
Làng nghề mây tre đan Bao La (xã Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa
Thiên Huế)
Làng nghề Bao La xã Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế là một
làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển qua trên 600 năm. Làng
nghề Bao La chuyên sản xuất các sản phẩm bằng tre từ những sản phẩm đặc
trưng truyền thống gắn với nông thôn Việt Nam, sản phẩm cao cấp phục vụ
trang trí nội thất hiện đại và các mẫu mã theo yêu cầu. Ngoài những sản phẩm
phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân, làng nghề còn sản xuất
các loại lồng đèn, túi xách, bình hoa, nan quạt, lồng chim. Đặc biệt là vào mỗi
dịp Festival Huế và Festival làng nghề truyền thống, làng nghề đem các sản
phẩm nổi bật của các nghệ nhân đi thi cùng với những sản phẩm thường ngày
xã viên làm được đi giới thiệu, trao đổi và nhận được sự yêu thích, đánh giá
cao từ du khách và khách hàng [PL.4, H.4-1, tr.280].
1.3.2. Nghề mây tre đan ở Hà Nội và một số làng nghề tiêu biểu
Mây tre đan là nghề thủ công truyền thông lâu đời và phát triển ở Hà
Nội. Thực tế, sản phẩm mây tre đan đã có từ hàng nghìn năm qua trong đời
sống cộng đồng của người Việt Nam, gắn liền với đời sống và những hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Nhiều làng nghề mây tre đan truyền thống của Hà
Nội như Phú Vinh (Chương Mỹ), Ninh Sở (Thường Tín) hay Phú Túc (Phú
Xuyên) đã làm rạng danh nghề đan lát Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự
phát triển của nghề có lúc thăng lúc trầm theo biến động của xã hội. Thế kỷ
XVII là giai đoạn hình thành làng nghề (lúc này chưa thuộc Hà Nội) với những
39
sản phẩm sinh hoạt gắn liền với đời sống nông thôn Bắc Bộ, đây là thời kỳ
của sự tích lũy các yếu tố tạo dáng, trang trí trong đan lát để hình thành truyền
thống. Từ khoảng đầu thế kỷ XX đến khoảng trước năm 1956 thì sản phẩm
thủ công mỹ nghệ trong đó có mây tre đan Hà Nội được người Pháp đánh giá
cao và đưa đi giới thiệu ở Hội chợ Paris, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá
trị kinh tế. Từ 1956 đến trước 1986 thì nghề mây tre đan có sự trầm lắng do
ảnh hưởng của chiến tranh. Sau 1986 thì nghề bước vào giai đoạn khôi phục
và phát triển. Đặc biệt là sau những năm 2000, nghề mây tre đan Hà Nội thể
hiện sự chuyển biến tích cực trong sáng tạo với nhiều giải thưởng tại các cuộc
thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
1.3.2.1. Làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội)
Trong cuốn Làng nghề Hà Nội - Tiềm năng và triển vọng phát triển của
Sở Công Thương Hà Nội phát hành năm 2009 thì nghề mây tre, giang đan ở
Hà Nội phát triển nhất ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội với lịch sử gần 400 năm
tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên,
Trung Hòa. Trong các làng nghề mây tre đan của huyện Chương Mỹ, thôn
Phú Vinh, xã Phú Nghĩa được coi là “Xứ Mây” với lịch sử phát triển nghề lâu
đời. Có những sản phẩm mây đan được làm từ làng nghề Phú Vinh, nay vẫn
được người đời lưu giữ như một tác phẩm nghệ thuật cổ quý hiếm [129,
tr.107]. Tác phẩm bình phong đan mây của các nghệ nhân làng nghề Phú Vinh
sáng tác hiện được lưu giữ tại bảo tàng cung đình Huế [PL.1, H.1-5, tr.190].
Mỗi tác phẩm nghệ thuật mây tre đan ở làng nghề truyền thống Phú
Vinh đều chứa trong nó sự tài hoa, nét tinh xảo, những tác phẩm nghệ thuật
độc nhất vô nhị chỉ có ở Phú Vinh, và những tác phẩm ấy được thăng hoa
bằng những sợi mây, tre, giang, nứa dưới bàn tay khéo léo, tài tình của những
nghệ nhân làng nghề Phú Vinh.
40
Về lịch sử làng mây tre đan Phú Vinh, cuốn Làng nghề Hà Nội-Tiềm
năng và triển vọng phát triển viết:
Một làng nghề nổi tiếng và tồn tại gần 400 năm nay, hiện sản
phẩm mây tre đan Phú Vinh đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên
thế giới. Ở Phú Vinh, trước đây có một địa danh gọi là bãi Cò
Đậu vì nơi đây có rất nhiều cò tụ tập, sinh sôi nảy nở thành đàn,
nay gọi chệch thành làng Gò Đậu. Ban đầu người dân ở đây dùng
lông cò để đan mũ, sau đó dần dần nguồn nguyên liệu cũng có
hạn, người dân nhận thấy nguyên liệu mây tre có nhiều tính năng
ưu việt hơn và dùng vật liệu này để đan thành nhiều mặt hàng
sản phẩm phong phú [136, tr.109].
Ngày nay, ngoài mây tre, nghệ nhân làng nghề đã tìm tòi sáng tạo phát
triển thêm cả nguyên liệu giang, nứa, bèo bồng, sắt, thép, gốm sứ để đan, dệt
thành sản phẩm ngày một hoàn thiện, sắc nét hơn. Theo nghệ nhân Phú Vinh:
“Vào thời vua Thành Thái, làng nghề truyền thống Phú Vinh có 9 cụ nghệ
nhân trong làng đã được nhà vua phong sắc” [Phỏng vấn tháng 8 năm 2019].
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cả nước tập trung toàn quân toàn
dân cho kháng chiến nên hoạt động của các làng nghề cũng bị mai một dần,
quay lại tập trung sản xuất các mặt hàng phục vụ kháng chiến và phục vụ cuộc
sống thường ngày. Về cơ bản, đời sống nhân dân Việt Nam gắn bó với nông
nghiệp nên đồ mây tre đan chủ yếu là các mặt hàng nông cụ và phương tiện
sản xuất như thúng, mủng, dần, sàng, hoạt động buôn bán chủ yếu là dạng
nhỏ lẻ, trao đổi giữa các làng với nhau, số lượng đơn lẻ, giá trị kinh tế chưa
cao. Phải đến khi hết chiến tranh, kinh tế chuyển hướng sang sản xuất hàng
hóa theo quy luật của nền kinh tế thị trường, các mặt hàng mây tre đan thủ
công mỹ nghệ phát triển hơn và cạnh tranh với một số mặt hàng thủ công
khác.
41
Nói về làng nghề Phú Vinh, dân gian xưa có câu:
“Làng Mây một vẻ trắng ngần
Ở xa thì nhớ, ở gần thì thương”
Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Việt Nam chịu sự đô hộ thực dân
Pháp, văn hóa Việt Nam được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa Phương
Tây. Trong giai đoạn ngắn dưới thời Pháp thuộc, các làng nghề ở Hà Nội được
người Pháp chú ý phát triển, trước đây sản phẩm với công năng sinh hoạt,
phục vụ cuộc sống lao động sản xuất của người dân, vì nghề mây tre đan là
nghề làm thêm của người nông dân trong giai đoạn giữa các vụ mùa, sản phẩm
mang tính đời thường, kiểu dáng đơn giàn. Đến khi người Pháp đầu tư phát
triển các làng nghề truyền thống trong đó có nghề mây tre đan thì mẫu mã
được cải tiến. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của làng nghề được người
Pháp đem sang giới thiệu tại các hội chợ ở Paris và xuất khẩu. Một số hình
ảnh người Pháp ghi lại cảnh một gia đình người dân làng nghề mây tre đan
Phú Vinh cùng ngồi trên chõng tre đan lát một số sản phẩm đĩa với kỹ thuật
tết hoa truyền thống [PL.1, H.1-1, tr.188]. Nét đặc trưng truyền thống trong
sản phẩm mây tre đan Hà Nội là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ
thuật sản xuất lại rất tinh xảo, đòi hỏi sự công phu của những đôi bàn tay tài
hoa, khéo léo. Phú Vinh là quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ
nghệ bằng mây đạt tới đỉnh cao nghệ thuật tạo hình dân gian của Việt Nam.
Các nhóm sản phẩm mây đan truyền thống của Phú Vinh gồm nhiều loại đặc
biệt là các hàng đĩa mây, bát mây, chậu mây trang trí [PL.3, H.3-1, tr.270],
[PL.3, H.3-2, tr. 271], [PL.3, H.3-3, tr.272].
1.3.2.2. Làng nghề Ninh Sở (xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội)
Theo các nghệ nhân kể lại thì nhân dân ở đây vốn là người thuộc đất
Thăng Long. Họ lưu lạc về xã Ninh Sở ngày nay. Vì không có đất và trước
hết, do cuộc sống thúc ép, họ phải tạo ra công cụ sản xuất để có thể đơm đó,
42
đánh lờ, đan giỏ mò cua, bắt ốc. Xưa kia ở đây là ruộng đồng chiêm trũng,
gọi là đất Ba Gò. Vì có ba nơi đất cao hơn cả nên gọi là gò. Không có đồng
điền gì cả. Dân cư thưa thớt ở trên các gò kiếm sống. Khi cạn nước, họ cày
cấy, trồng ngô. Ở đây gần sông Hồng vỡ đê luôn, phù sa bồi lên thành ruộng.
Có bốn họ: Phạm, Phùng, Lê, Đỗ. Họ cày cấy, đan rổ rá, đan gầu tát nước.
Người ở đây do nhu cầu sản xuất mà đan lát. Từ đó, họ dần dần trở nên khéo
tay, không những sản xuất ra đủ dùng mà còn mang bán sang các tỉnh lân cận.
Người thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở ngày nay chính gốc là ở bên Sầm Khế,
Trầm Tang bên kia sông. Khi có tên Sâm Dương đã là thời thuộc Pháp. Các
cụ ở đây còn kể lại là rằng nghề đan đã có từ ba, bốn trăm năm nay, ít nhất
cũng là từ đời Lê Cảnh Hưng. Từ năm 1920 về sau làng tre đan Ninh Sở có
nhiều nghệ nhân giỏi, người nghệ nhân kiệt xuất có thể nhìn vào ảnh nghĩ ra
cách đan để tạo ra các bức chân dung, tranh ảnh. Trong cuốn Tổng tập làng
nghề truyền thống Việt Nam tác giả Thọ Sơn nhận định:
Hàng tre đan Ninh Sở nổi tiếng ở các hội chợ Hà Nội, Hà Đông. Và
tham gia triển lãm ở Paris năm 1931 với các sản phẩm thích thú
người Pháp như cặp sách, lẵng hoa, cặp nan hai ngăn, va li, lẵng
đựng hoa quả. Họ đặc biệt thích thú và khen ngợi đôi dép ở trên đan
bằng giang, đế tết bằng xơ mướp, đi vừa nhẹ vừa lau bóng sàn nhà
gỗ. Những năm 1930, nghề đan ở đây rất phát triển, nhiều công ty
tư bản Pháp, vì được độc quyền xuất khẩu, đã mua đem về bán ở
Pháp. Trong thời Pháp thuộc, nhân dân Ninh Sở đan các mặt hàng
cải tiến để xuất khẩu: các loại làn, vali, bồ đựng giấy. Đến thời kỳ
chiến tranh, vì cả nước tập trung toàn lực cho kháng chiến nên nghề
đan lát tạm thời bị ngắt quãng. Phải đến sau năm 1958, nghề mới
được phục hồi và phát triển đến nay với nhiều mặt hàng xuất khẩu
quốc tế [37, tr.297].
43
Theo các nghệ nhân trong làng chia sẻ thì ngoài sản xuất là những đồ
dùng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như đĩa, khay, túi xách, rổ, rá
những người dân làng nghề Ninh Sở còn sáng tạo ra những sản phẩm mang
tính mỹ thuật cao như bình hoa, đồ trang trí nội thất, đồ trang sức. Các sản
phẩm này đa dạng với nhiều kiểu dáng, kích thước, được làm từ nguyên liệu
cỏ, mây, tre được xuất khẩu ra thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Á. Một số sản phẩm đặc sắc của NN Nguyễn Thị Thu, NN Bùi Thu
Nguyệt được đánh giá cao tại các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm [PL.3, H.3-
6, tr.275], [PL.3, H.3-8, tr.277].
1.3.2.3. Làng nghề Đông Phương Yên (xã Đông Phương Yên, Chương
Mỹ, Hà Nội)
Không có nhiều tài liệu nghiên cứu viết riêng về làng nghề Đông
Phương Yên, tuy nhiên trong một số tài liệu liên quan đến nghề mây tre đan
thì đều nhắc đến làng nghề này như một trong những làng nghề tiêu biểu của
Hà Nội bên cạnh Phú Vinh, Ninh Sở. Đông Phương Yên là một trong những
làng nghề tuổi đời tính bằng trăm năm ở khu vực Chương Mỹ với nhiều sản
phẩm mây tre đan có giá trị xuất khẩu. Giai đoạn 1986-2019, sản phẩm mây
tre đan Đông Phương Yên tham gia và đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi
thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ quy mô lớn. Nhóm sản phẩm tiêu
biểu của Đông Phương Yên là các loại hộp, khay có tính trang trí cao, sử dụng
màu sơn tạo nhiều màu sắc đa dạng cho sản phẩm đan. Theo họa sỹ Vũ Hy
Thiều thì: “Các sản phẩm tre đan Đông Phương Yên có sự đặc sắc trong việc
thay đổi kích thước nan đan tạo ra những mảng họa tiết phong phú, kết hợp
với màu sắc tương phản của sợi nan, tiêu biểu là sản phẩm của nghệ nhân
Nguyễn Bá Bốt” [Phỏng vấn tháng 8 năm 2019]. Sản phẩm của làng nghề này
hiện nay cũng đang được cải tiến mẫu mã từng ngày để ngày càng tiếp cận
gần hơn với thị trường quốc tế. Một số sản phẩm tiêu biểu của NN Nguyễn
44
Bá Bốt được đánh giá cao về độ tin xảo và giá trị thẩm mỹ [PL.3, H.3-5,
tr.274].
1.3.2.4. Làng nghề Phú Túc (xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội)
Làng nghề Phú Túc là một làng nghề đan lát lâu đời với nhiều sản phẩm
mây tre đan lưu niệm có giá trị xuất khẩu cao. Trước đây, làng nghề chuyên
sản xuất các mặt hàng từ loại cây guột mọc hoang dại tại các vùng rừng núi
phía Bắc và một số tỉnh miền Trung. Bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa nghệ
nhân làng nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng rổ, rá, tủ, bàn ghế, khung
ảnh, lọ hoa, con giống. Làng Lưu Thượng (xã Phú Túc) là nơi khởi đầu nghề
truyền thống mây tre đan guột từ thế kỷ XVII. Từ Lưu Thượng, nghề mây tre
đan guột phát triển lan ra cả xã Phú Túc và các vùng phụ cận tồn tại đến tận
ngày nay. Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương nhận định “Trước 1945, thời kỳ
Pháp đô hộ nước ta, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn. Họ phải tự
vươn lên làm nghề để kiếm sống. Sự bươn chải và nhạy cảm với nghề đã
khiến người dân trong xã sáng tác ra nhiều mẫu mã” [101, tr.33]. Giai đoạn
sau đổi mới, đặc biệt là khoảng những năm 1990, khi việc tiêu thụ hàng gặp
nhiều khó khăn thì cũng là lúc những người dân Phú Túc tìm cách phát triển
nghề mây tre đan của quê hương. Hiện nay làng đã được thành phố Hà Nội
công nhận là làng nghề với nhiều nghệ nhân của làng được nhà nước phong
tặng và đạt danh hiệu bàn tay vàng, bàn tay bạc tại hội chợ trong nước và các
quốc tế. Trong đó các sản phẩm của NN Nguyễn Thị Lương được nhiều giải
thưởng tại cuộc thi thiết kế mẫu [PL.3, H.3-4, tr.273].
1.3.3. Khái quát đặc điểm sản phẩm mây tre đan Hà Nội những năm
đầu thế kỷ XX đến 1986
1.3.3.1. Chủng loại và kiểu dáng truyền thống
Nghề mây tre đan được mô tả trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình thông
qua tác phẩm “Đan mây” sáng tác năm 1957 của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh.
45
Hình ảnh các thiếu nữ Hà Nội ngồi đan mây, vừa trò chuyện trong một không
gian bình dị bên cạnh những chiếc đĩa mây. Điều này cho thấy nghề mây tre
đan là một nghề thủ công có sự gắn bó mật thiết với đời sống con người Việt
Nam từ nông thôn đến thành thị [PL.1, H.1-6, tr.191]. Trong bức tranh này,
có sản phẩm hộp mây, đĩa mây là những sản phẩm xuất khẩu đặc sắc của Hà
Nội thời Pháp thuộc, thậm chí mặt hàng mây tre đan còn được tham dự Hội
chợ Paris. Trong bài viết “Nghề mây tre đan cổ truyền ở Đồng Bằng Bắc Bộ”,
tác giả Lê Huyên có nhận định về một số loại hình sản phẩm mây tre đan trong
lịch sử như “Nông cụ gồm: gầu song, gầu dai. Dụng cụ đánh cá: thuyền, đăng,
đó, giỏ, nơm, lờ. Công cụ săn bắn: bẫy, lồng chim. Đồ gia dụng: dần, sàng,
rổ, rá Đồ thờ cúng: hoành phi, câu đối, bình phong. Đồ xuất khẩu: đĩa, lẵng,
hộp” [37, tr.206].
Nghề mây tre đan ở các làng nghề Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói
riêng ra đời trong bối cảnh người nông dân tăng gia trong thời gian nghỉ giữa
vụ mùa. Người nông dân sản xuất sản phẩm mây tre đan xuất phát từ nhu cầu
sử dụng của con người, sản phẩm chủ yếu để phục vụ trước tiên là cuộc sống
sinh hoạt thường nhật nên sản phẩm được tạo dáng hình tròn, vuông, chữ nhật,
elip của các sản phẩm gia dụng như lồng bàn, thúng, mủng, dần, sàng, sau
này trong trong thời kỳ Pháp thuộc thì người Pháp chú trọng phát triển các
nghề thủ công và đem sản phẩm thủ công Việt Nam giới thiệu tại các hội chợ
ở Pháp thì chủng loại, kiểu dáng sản phẩm mây tre đan đa dạng hơn, xuất hiện
sản phẩm trang trí như khay, đĩa, hộp trang sức trên đó các kiểu đan được
biến đổi một cách linh hoạt, sáng tạo thành các họa tiết trang trí đặc sắc. Cho
đến ngày nay, chủng loại sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở Hà Nội đã rất đa
dạng và phong phú. Theo cuốn Làng nghề Hà Nội-Tiềm năng và cơ hội phát
triển mô tả về một số chủng loại và kiểu dáng tiêu biểu của làng nghề Phú
Vinh gồm:
46
Đĩa mây: gồm đĩa tròn, đĩa bát giác, đĩa rua miệng, đĩa vuông, đĩa
chữ nhật, đĩa bán nguyệt, đĩa vỏ dưa, đĩa hoa muống, đĩa lót tròn.
Bát mây: có bát răng cưa, bát rua miệng, bát trơn mộc, bát đáy dày.
Chậu mây: có chậu đứng cong, chậu thắt suốt, chậu thau. Lẵng mây:
lẵng xách tay, lẵng bán nguyệt, lẵng quai chai. Làn mây: làn viên
trụ, làn chữ nhật, làn kép, làn đơn [129, tr.118].
1.3.3.2. Hình thức trang trí truyền thống
Trong cuốn Làng nghề Hà Nội - Tiềm năng và triển vọng phát triển của
Sở Công Thương Hà Nội phát hành năm 2009 thì sản phẩm mây tre đan truyền
thống của làng nghề mây tre đan Hà Nội tiêu biểu như Phú Vinh là tranh ảnh
với các chủ đề chân dung, phong cảnh, hoa văn tạo bởi những kỹ thuật đan
đen trắng hay các sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống thường nhật như khay,
đĩa, lẵng với cách thức trang trí bằng kỹ thuật đan, tết các loại hoa với
những cái tên dân gian như hoa tết tóc, hoa bùa, hoa chanh, sản phẩm hội tụ
gần như đủ hết các lối đan tết hoa trang trí đặc trưng của Phú Vinh phải kể
đến sản phẩm Rồng thời Lý của nghệ nhân Hoàng Văn Khu được sử dụng kết
hợp mười hai kiểu đan khác nhau [PL.1, H.1-7, tr.192], mỗi một chi tiết của
sản phẩm cụ lại dùng một kiểu đan khác nhau thể hiện một cách sống động
tạo hình rồng, những sợi mây đường kính nhỏ, mảnh như sợi chỉ được đan
khéo léo thể hiện trình độ tay nghề tinh xảo cũng như tư duy tạo hình dân gian
thấm đượm hồn Việt.
Ngoài ra trên các sản phẩm truyền thống của Phú Vinh còn có các loại
hoa văn truyền thống như hoa cúc, hoa mai hoặc có thể là hoa văn đề tài Tứ
linh, họa tiết chữ Hán. Màu sắc trong trang trí sản phẩm mây tre đan chủ yếu
là màu tự nhiên, màu tự thân của vật liệu. “Dùng sợi mây, nan tre để làm được
việc đã khó, nhưng còn khó hơn nhiều khi dùng nó để mô tả phong cách, dáng
điệu một chân dung con người. Nếu như các họa sĩ vẽ tranh được dùng tới 7
47
màu cơ bản để thể hiện tác phẩm, thì với nghề đan mây chỉ có thể dùng 2 màu
đen và trắng. Màu đen là màu của cật giang, được nhuộm từ nước quả bàng,
còn màu trắng là màu trắng ngà tự nhiên của dây mây. Với 2 màu ấy, nghệ
nhân phải nghiên cứu, tính toán, đan làm sao cho toát lên cái hồn của tác
phẩm. Tả phong cảnh có thể chấp nhận, nếu có sai sót kỹ thuật, còn tả chân
dung một con người phải làm sao vừa đẹp vừa giống, là điều cực khó. Nếu
đẹp mà không giống thì cũng bỏ đi, nếu giống mà lại không đẹp cũng vô ích”
[129, tr.111]. Màu đen là màu của sợi mây được nhuộm từ nước quả bàng,
còn màu trắng là màu trắng ngà tự nhiên của dây mây.
Trong cuốn Tổng tập làng nghề truyền thống Việt Nam, bài viết “Tre
đan Ninh Sở” của tác giả Thọ Sơn thì các sản phẩm tre đan Ninh Sở giai đoạn
1920-1956 được đem giới thiệu tại hội chợ Paris và xuất khẩu chủ yếu các
loại túi xách, lẵng hoa, cặp nan hai ngăn, va li, lẵng đựng hoa quả, sau đó các
sản phẩm xuất khẩu được cải tiến thì nổi tiếng với các sản phẩm làn, va li, bồ
đựng giấy [37, tr.297] với những kiểu dáng hình khối cơ bản. Nói về trang trí
trên sản phẩm, theo nghệ nhân Nguyễn Thị Thu thì trang trí trên các sản phẩm
tre đan Ninh Sở trước đây là các dạng hoa văn tạo như các họa tiết hoa chanh
hay họa tiết hình quả trám, hình chữ thập bởi các kỹ thuật đan nong mốt nong,
nong đôi, nong ba kết hợp với sự tương phản màu sắc. Sau này nghệ nhân
Ninh Sở phát triển thêm các họa tiết hoa văn đan bằng các cách thức thay đổi
kích thước nan đan, khoảng cách các nan đan tạo nên những kiểu trang trí
phong phú và đa dạng trên sản phẩm.
1.3.3.3. Kỹ thuật truyền thống
Trong các yếu tố tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan nói chung
cũng như sản phẩm mây tre đan Hà Nội nói riêng, yếu tố quan trọng nhất là
kỹ thuật đan. Sản phẩm mây tre đan Hà Nội đặc sắc ở kỹ thuật mây tre đan
điêu luyện và tinh xảo, đặc biệt các nghệ nhân bằng hình thức cha truyền con
48
nối đã kế thừa được những kiểu đan cơ bản, truyền thống như làng nghề Phú
Vinh với kiểu đan đen trắng đến những kiểu đan hết sức phức tạp mang nét
đặc trưng của làng nghề như: tết các loại hoa (hoa răng cưa, hoa rế, hoa sáu,
hoa bùa, hoa tết tóc, các loại bông), các kỹ thuật căng đáy, đậu (tết) hoa, đan
ghế, đan các loại tranh con giống, tranh cây cảnh, tranh phong thủy, đan chân
dung người. Các kiểu đan vô cùng phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là
sáng tạo của các nghệ nhân trên cơ sở những kiểu cơ bản. Đối với khía cạnh
tạo dáng và trang trí sản phẩm, các kiểu đan chia thành các nhóm những kiểu
đan tạo thành các loại rá rổ và các đồ dùng có hình bán cầu, miệng tròn, mắt
thưa. Kiểu đan tạo hình các sản phẩm đáy tròn, thân cuốn hình trụ hay hình
khum hay...ết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 18
Mây
+ Gỗ
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản
vật liệu
19
Mây +
Gỗ
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản
vật liệu
20
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
21
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 22
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
23
Mây +
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản
bề mặt
24
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
25
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 26
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
27
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng 28
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết hoa văn
29
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 30
Mây Quấn mây Hiệu ứng bề mặt
31
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết lượn
sóng
32
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
261
33
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 34
Mây Quấn mây Họa tiết đan
35
Tre Đan nong mốt Họa tiết đan 36
Mây
+ Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
37
Tre Xếp nan Kiểu dáng 38
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
39
Tre
Đan nong mốt
xếp chéo nan
Họa tiết đan 40
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng
41
Mây +
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan, cài
Tương phản bề
mặt
42
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng
Giai đoạn 2010-2019
1
Tre Đan hoa dâu Họa tiết đan 2
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
3
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 4
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
262
5
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản bề
mặt
6
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản vật
liệu
7
Mây Xâu xiên Kiểu dáng 8
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản vật
liệu
9
Guột
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 10
Guột
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản màu
sắc
11
Tre +
Sơn
mài
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản vật
liệu
12
Guột
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản màu
sắc
13
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản
mau sắc
14
Tre+
Sơn
mài
Đan nong mốt
Tương phản vật
liệu
15
Tre +
Sơn
mài
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản vật
liệu
16
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản vật
liệu
17
Mây Xâu xiên Họa tiết đan 18
Mây Xâu xiên Kiểu dáng
19
Mây Xâu xiên
Tương phản vật
liệu
20
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản vật
liệu
263
21
Mây Xâu xiên Họa tiết đan 22
Mây Xâu xiên
Tương phản chất
liệu
23
Mây Xâu xiên Họa tiết đan 24
Mây Xâu xiên Họa tiết đan
25
Mây Xâu xiên Họa tiết đan 26
Mây Xâu xiên Họa tiết đan
27
Tre Đan nong mốt Kiểu dáng 28
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
29
Mây Xâu xiên Kiểu dáng 30
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
31
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 32
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
33
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 34
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản màu
sắc
35
Mây Tết hoa Họa tiết đan 36
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
264
37
Mây Đan tự do Họa tiết đan 38
Mây Tết hoa Họa tiết đan
39
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 40
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản bề
mặt
41
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 42
Mây Gắn quả bông Hiệu ứng bề mặt
43
Mây Uốn nan Kiểu dáng 44
Mây Uốn nan Họa tiết đan
45
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Bề mặt 46
Mây Đan nong mốt Họa tiết đan
47
Mây
Đan nong mốt
xếp chéo nan
Kiểu dáng 48
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan
49
Mây Đan nong mốt Bề mặt 50
Mây Đan rối Họa tiết đan
51
Mây +
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng 52
Mây
+ Tre
Đan rối
Tương phản màu
sắc, vật liệu
265
53
Mây +
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản bề
mặt, màu sắc
54
Tre Uốn nan Kiểu dáng
55
Mây +
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Tương phản bề
mặt
56
Tre Đan nong mốt
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
57
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng 58
Mây Đan tự do Họa tiết đan
59
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng 60
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Kiểu dáng
61
Mây +
Tre
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 62
Tre Đan nong mốt Kiểu dáng
63
Mây
Kết hợp nhiều
kỹ thuật đan
Họa tiết đan 64
Tre Uốn nan Kiểu dáng
266
Bảng 2.2. Bảng mô tả màu sắc của sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019
STT Hình ảnh sản phẩm Màu sắc STT Hình ảnh sản phẩm Màu sắc
Giai đoạn 1986-2000
1
2
3
4
5
6
Giai đoạn 2001-2009
1
2
3
4
267
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
268
Giai đoạn 2010-2019
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
269
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
270
PHỤ LỤC 3
MINH HỌA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SÁNG TẠO SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI
Hình 3-1. Sản phẩm đặc trưng kỹ thuật đan tranh ảnh của làng nghề Phú Vinh. Nguồn ảnh: Tác giả luận án
chụp tháng 8 năm 2018 và tổng hợp nghiều nguồn.
271
Hình 3-2. Sản phẩm đặc trưng phương pháp xâu xiên của làng nghề Phú Vinh. Nguồn ảnh: Tác giả luận án
chụp tháng 8 năm 2018 và tổng hợp nhiều nguồn.
272
Hình 3-3. Sản phẩm đặc trưng phong cách tết hoa của làng nghề Phú Vinh. Nguồn ảnh: Tác giả luận án chụp
tháng 8 năm 2018 và tổng hợp nhiều nguồn.
273
Hình 3-4. Sản phẩm mây tre đan của NN Nguyễn Thị Lương, làng nghề Phú Túc.
Nguồn ảnh: Sở Công thương.
274
Hình 3-5. Sản phẩm mây tre đan của NN Nguyễn Bá Bốt làng nghề Đông Phương Yên. Nguồn ảnh: Họa sỹ
Vũ Hy Thiều.
275
Hình 3-6. Một số sản phẩm mây tre đan kết hợp sơn mài, NN Nguyễn Thị Thu.
Nguồn ảnh: NN Nguyễn Thị Thu.
276
Hình 3-7. Một số sản phẩm đèn của NN Nguyễn Văn Tĩnh. Nguồn ảnh: NN Nguyễn Văn Tĩnh.
277
Hình 3-8. Một số sản phẩm túi tre đan kiểu dáng mới của NN Bùi Thu Nguyệt làng nghề Ninh Sở. Nguồn
ảnh: Tác giả luận án chụp tháng 7 năm 2017.
278
Hình 3-9. Một số sản phẩm hoa tai mây tre đan. Nguồn ảnh: NN Nguyễn Thị Hân.
279
(a)
(b)
Hình 3-10. Một số họa tiết chữ Hán trên sản phẩm hoành phi của nghệ nhân Trần Văn Cửu (a) và Nguyễn
Văn Cuộc (b). Nguồn ảnh: Họa sỹ Vũ Hy Thiều.
280
PHỤ LỤC 4
MINH HỌA SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN MỘT SỐ KHU VỰC
Hình 4-1. Sản phẩm mây tre đan Bao La tham dự triển lãm MTƯD toàn quốc. Nguồn ảnh: Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm.
281
H.4-2a. Sản phẩm giỏ Liên Khê (Hưng Yên) H.4-2b. Sản phẩm mành Tăng Tiến (Bắc Giang)
H.4-2c.Sản phẩm tranh tre Xuân Lai (Bắc Ninh) H.4-2d. Sản phẩm thúng Thạch Cầu (Nam Định)
Hình 4-2. Sản phẩm mây tre đan một số làng nghề nổi tiếng ở Bắc Bộ. Nguồn ảnh: Triển lãm mỗi làng một sản
phẩm OCOP và tổng hợp nhiều nguồn.
282
Hình 4-3. Một số sản phẩm túi mây đan của Indonesia, đang được sản xuất và tiêu thụ với những đơn hàng
lớn. Nguồn ảnh: Internet, truy cập tháng 5 năm 2019.
283
Hình 4-4. Một số tác phẩm tre đan nghệ thuật của Nhật Bản triển lãm Modern Twist. Nguồn ảnh: Tổng hợp
nhiều nguồn từ Internet, truy cập tháng 8 năm 2019.
284
Hình 4-5. Minh họa kỹ thuật đan tre Nhật Bản.
Nguồn ảnh: https://www.geoex.com/blog/oita-odyssey/. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019.
285
Hình 4-6. Minh họa kỹ thuật đan tre Đài Loan.
Nguồn ảnh: Trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội.
286
PHỤ LỤC 5
THỐNG KÊ CÁC SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN KHẢO SÁT
Bảng 5.1. Danh mục các sản phẩm tiêu biểu giai đoạn 1986-2000
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ Cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
Hội thi Truyền thống mùa xuân năm 1986
1 Hộp lá dừa Nguyễn Thị Thu Ninh Sở
Giải Nhất tỉnh Hà Sơn Bình (cũ),
Huy chương Vàng toàn quốc
2 Hộp quả na Nguyễn Thị Thu Ninh Sở
Giải Nhì tỉnh Hà Sơn Bình (cũ),
Huy chương Đồng toàn quốc
Hội thi Truyền thống mùa xuân năm 1987
3 Hộp quả dứa Nguyễn Thị Thu Ninh Sở
Giải Nhất tỉnh Hà Sơn Bình (cũ),
Huy chương Vàng toàn quốc
4 Hộp giang đan Nguyễn Thị Thu Ninh Sở Giải Nhì tỉnh Hà Sơn Bình
Giải thưởng Sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 1987
5 Cặp sách tròn đan mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhất
6 Lồng bàn cổ đan mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh
7 Hộp trang sức đan mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh
Triển lãm "Coca Cola và nghệ thuật dân tộc"
(Chào mừng Olympic Atlanta năm 1996 tại Mỹ)
287
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ Cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
8
Chai Coca Cola đội nón bài
thơ
Lê Huy Văn – Nguyễn Thị
Thu
Ninh Sở Giải Nhất khu vực châu Á
Kỷ niệm 100 năm hãng xe đạp Diamant của CHLB Đức
9 Xe đạp mini bằng mây đan Lê Huy Văn – Các nghệ nhân Hà Nội
Được đặt hàng thiết kế bởi khách nước ngoài Haymann Kollektion
10 Va-li mây đan Lê Huy Văn – Các nghệ nhân Hà Nội
Bảng 5.2. Danh mục các sản phẩm tiêu biểu giai đoạn 2001-2019
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần I năm 2004
1 Hộp tre bộ Ba Nguyễn Thị Thu Ninh Sở Huy chương Bạc
Cuộc thi Tinh hoa Việt năm 2005
2 Đèn lồng tre đan Nguyễn Thị Thu Ninh Sở Giải Nhất
Cuộc thi Sáng tác kiểu dáng sản phẩm “Golden-V” năm 2005
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức)
3 Lọ hoa gài xiên Nguyễn Thị Thu Ninh Sở
Giải “Sáng tạo kiểu dáng
mới”
Cuộc thi Sáng tác kiểu dáng sản phẩm “Golden-V” năm 2006
288
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
4 Bộ hộp nữ trang Nguyễn Thị Thu Ninh Sở
Giải “Sáng tạo kiểu dáng
mới”
5 Đèn treo mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhất
6 Đèn đan mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Khuyến khích
Cuộc thi Thiết kế sáng tạo do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức năm 2006
7 Lồng bàn cổ đan mây Nguyễn Trọng Tân Phú Vinh Giải Nhất
Cuộc thi Thiết kế mẫu Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2007
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức)
8 Bộ giỏ đựng trái cây Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Ba
Cuộc thi Thiết kế mẫu Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2009
9 Đèn treo đan thưa Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhì
10
Bộ bình mây cha và
con
Nguyễn Văn Bình Phú Vinh Giải Khuyến khích
11 Cây đèn đan hoa văn Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Khuyến khích
12 Vali Hoàng Văn Thịnh Phú Vinh Giải Khuyến khích
Hội hoa 2009
289
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
(Chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010)
13 Bình hoa sen mây Nguyễn Phương Quang Phú Vinh
Sách Kỷ lục Việt Nam
công nhận
Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần II (năm 2009)
14 Bộ đèn trang trí Nguyễn Thị Hân Phú Vinh Giải Khuyến khích
15 Đèn treo thập nhị tâm Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Huy chương Bạc
“Cúp 1000 năm Thăng Long” năm 2010
16 Bộ đèn hoa sen Nguyễn Thị Thu Ninh Sở
Đoạt giải và được chọn
trưng bày Triển lãm tại 3
miền Bắc - Trung - Nam
“Bình chọn Quốc hoa”
Triển lãm MTƯD chuyên đề: Thiết kế mẫu và sản phẩm mây, tre (năm 2011)
17 Bộ đèn sàn Hương Việt Nguyễn Văn Bình Phú Vinh Giải Nhất
18 Bộ đèn treo quả bông Nguyễn Thị Hân Phú Vinh Giải Nhì
19 Bộ bàn ghế song mây Nguyễn Hữu Hạnh Hà Nội Giải Nhì
20 Đèn mây, tre hai lớp Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhì
290
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
21 Đèn hoa sen Nguyễn Thị Thu Ninh Sở Giải Nhì
22 Giỏ để rượu Hoàng Văn Hời Phú Vinh Giải Ba
23 Đèn sàn hình trụ Hoàng Văn Hạnh Phú Vinh Giải Ba
24 Lẵng hoa bàn Nguyễn Trọng Hiếu Hà Nội Giải Ba
25 Bộ khay tre Đỗ Huy Kiều Hà Nội Giải Ba
26 Lồng chim 1 Nguyễn Văn Nghệ Hà Nội Giải Ba
27 Bộ đăng nhất tâm Trần Ngọc Phước Phú Vinh Giải Ba
28 Bộ đèn ống, đèn trụ Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Ba
29 Túi hoa hộp Hoàng Văn Thịnh Hà Nội Giải Ba
30 Đèn cây đan mây Nguyễn Văn Tuấn Hà Nội Giải Khuyến khích
31 Lọ tròn Đỗ Thị Tha Hà Nội Giải Khuyến khích
32 Làn mây Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Khuyến khích
33 Đèn đan rối Nguyễn Văn Việt Hà Nội Giải Khuyến khích
Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần III (năm 2014)
291
STT Tên sản phẩm Tên tác giả/ cơ sở sản xuất Địa chỉ Giải thưởng
34 Gia đình nhà ốc Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh
35
Khay tre hình chữ nhật,
đèn lồng vuông
Đỗ Huy Kiều Hà Nội Giải Ba
36 Lọ gài hoa Tre Hồ Mi Xa Hà Nội Giải Khuyến khích
37 Bộ đèn lồng vuông Đỗ Thị Len Hà Nội Giải Khuyến kích
38
Bộ đèn treo hình trám
lệch
Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Khuyến kích
Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần IV (năm 2019)
39 Bộ đèn đan vẩy rồng Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhất
40 Bộ bàn ghế mây Hoàng Văn Hời Phú Vinh Giải Nhì
41 Bộ đĩa, lồng, hộp mây Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Ba
292
Bảng 5.3. Sản phẩm tiêu biểu tại các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội
2010-2019
STT Tên sản phẩm Tác giả Địa chỉ Giải thưởng
1
Bộ trải bàn ăn đan mây hoa thổ
cẩm
Nguyễn Thị Hân Phú Vinh Giải Nhất
2 Bộ đèn đan vân mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhì
3
Bát mây bộ đôi đan hình cánh
quạt
Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Nhì
4 Hộp hoa sóng rắn hình chữ nhật Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Nhì
5 Hộp tròn vân sóng Đỗ Huy Kiều Hà Nội Giải Ba
6
Khay để hoa quả đan mắt cáo
3D
Hoàng Văn Hời Phú Vinh Giải Ba
7
Bộ đĩa mây trang trí tranh dân
gian
Nguyễn Văn Bình Phú Vinh Giải Ba
8 Túi đeo hoa sóng rắn hộp tròn Hoàng Văn Hạnh Phú Vinh Giải Khuyến khích
293
STT Tên sản phẩm Tác giả Địa chỉ Giải thưởng
9
Làn mây giằng chéo hình bầu
dục
Nguyễn Thị Minh Huệ Phú Vinh Giải Khuyến khích
10 Bộ rổ mây đựng hoa quả Nguyễn Thị Phương Phú Vinh Giải Khuyến khích
11 Hộp hoa rế hình bầu dục Nguyễn Thị Nhài Phú Vinh Giải Khuyến khích
12 Đèo treo hình quả trám Nguyễn Đức Nhu Phú Vinh Giải Khuyến khích
13 Lẵng xách tre
Đỗ Huy Cường Hà Nội Giải Ba
14 Hộp tròn đựng trang sức
15 Lọ lục bình trắng trám trắng Nguyễn Thị Lương Phú Vinh Giải Khuyến khích
16 Đèn treo trang trí Nguyễn Văn Trung Phú Vinh Giải Khuyến khích
17 Hộp tròn dào guột Nguyễn Đình Lượng Phú Vinh Giải Khuyến khích
18 Thời công chúa Nguyễn Đình Hoạt Phú Vinh Giải Khuyến khích
19 Khay mấn bộ 3
Nguyễn Văn Thịnh Phú Vinh Giải Khuyến khích
20 Hộp kẹo 4 ngăn
21 Bộ 3 bát mặt trăng Trần Thị Tươi Phú Vinh Giải Khuyến khích
294
STT Tên sản phẩm Tác giả Địa chỉ Giải thưởng
22 Bộ 3 bát mặt trời
23 Hộp mây tre đan Nguyễn Văn Việt Phú Vinh Giải Khuyến khích
24 Lồng bàn tre Đỗ Huy Kiều Phú Vinh Giải Khuyến khích
25 Đèn treo mây Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Khuyến khích
26 Bộ sản phẩm gốm xiên mây Vũ Hùng Phương Bát Tràng Giải Khuyến khích
27 Đĩa hoa tám cạnh Nguyễn Bá Bốt Đông Phương Yên Giải Khuyến khích
28 Bộ ba có đai nan cột tự nhiên Nguyễn Bá Trình Đông Phương Yên Giải Khuyến khích
29 Lọ tế đỏ Trần Thị Luyên Phú Túc Giải Khuyến khích
30 Đĩa tròn bộ ba Nguyễn Văn Việt Phú Vinh Giải Khuyến khích
31 Thùng đựng quần áo bằng cói Công ty MTĐ Trường Vượng Đông Phương Yên Giải Ba
32 Làn Công ty MTĐ Thu Nguyệt Ninh Sở Giải Khuyến khích
33 Chậu thau tròn Nguyễn Văn Tuấn Phú Vinh Giải Khuyến khích
34 Đèn nguyệt đăng Nguyễn Bá Điệp Đông Phương Yên Giải Khuyến khích
35 Ghế mây nằm, ngồi Nguyễn Hữu Hạnh Thạch Thất Giải Khuyến khích
295
STT Tên sản phẩm Tác giả Địa chỉ Giải thưởng
36 Làn đựng kim chỉ Công ty Mỹ thuật MBB Thanh Trì Giải Khuyến khích
37 Đèn treo hình cầu Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Khuyến khích
38 Mũ lưỡi trai nam MTĐ Tân Tiến Ninh Sở Giải Khuyến khích
39 Đồng hồ xanh Phạm Đăng Minh Sóc Sơn Giải Khuyến khích
40 Lọ hoa đan tre MTĐ Duy Thắng Hà Đông Giải Ba
41 Đèn mây tre đan để bàn Trần Thị Tuyết Phú Vinh Giải Khuyến khích
42 Đèn mây tre chữ nhật Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Khuyến khích
43 Bát hộp tròn mây tre đan MTĐ Tân Tiến Ninh Sở Giải Khuyến khích
44
Đèn cây mây tre trang trí phòng
khách
Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Khuyến khích
45 Giỏ hoa mây tre Nguyễn Trọng Hiếu Phú Vinh Giải Khuyến khích
46 Giỏ đựng đồ đan mây Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Khuyến khích
47 Giỏ trái cây chất liệu mây tre Hoàng Văn Hời Phú Vinh Giải Khuyến khích
48 Đèn ngủ ống tre Kiều Quốc Công Phú Vinh Giải Khuyến khích
296
STT Tên sản phẩm Tác giả Địa chỉ Giải thưởng
49 Rổ mây tre hình lục lăng Nguyễn Bá Bốt Đông Phương Yên Giải Khuyến khích
50 Đèn ngủ mây tre
Cơ sở sản xuất Nguyễn Văn
Mùa
Phú Túc Giải Khuyến khích
51 Giỏ mây tre Nguyễn Đình Hoàng Phú Vinh Giải Khuyến khích
52 Ếch mây tre đan guột Nguyễn Thị Thơm Phú Túc Giải Khuyến khích
53 Âu mây Nguyễn Thị Hân Phú Vinh Giải Khuyến khích
54 Bộ đèn treo cài hoa văn Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Nhất
55
Chao đèn mây tre bộ Ba hình
trám lệch
Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Nhì
56 Đèn lồng mây Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Ba
57 Bộ chao đèn Nguyễn Văn Vinh Phú Vinh Giải Khuyến khích
58 Bộ lồng đèn vuông Đỗ Thị Len Phú Vinh Giải Khuyến khích
59 Đèn treo đan thưa Nguyễn Văn Tĩnh Phú Vinh Giải Nhì
60 Bộ bình mây cha và con Nguyễn Văn Bình Phú Vinh Giải Khuyến khích
61 Cây đèn đan hoa văn Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Khuyến khích
297
STT Tên sản phẩm Tác giả Địa chỉ Giải thưởng
62 Va ly Hoàng Văn Thịnh Phú Vinh Giải Khuyến khích
63 Bộ giỏ đựng trái cây Nguyễn Phương Quang Phú Vinh Giải Ba
298
PHỤ LỤC 6
6.1. Ý kiến của chuyên gia
Họa sỹ Vũ Hy Thiều (76 tuổi, họa sỹ, chuyên gia thủ công mỹ nghệ Việt
Nam, Hà Nội)
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 8 năm 2019
Hỏi: Ông nhận định thế nào về nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây
tre đan Hà Nội nói chung?
Trả lời: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan có nhiều nét
đặc sắc đặc biệt ở các làng nghế PhúVinh, Ninh Sở, Đông Phương Yên với những
sản phẩm có tính nghệ thuật cao, được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.
Hỏi: Theo ông, nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội
đặc sắc ở những điểm nào?
Trả lời: Với Ninh Sở, nét đặc sắc thể hiện ở kỹ thuật biến đổi nan trên sản
phẩm tre đan, các sản phẩm Đông Phương Yên thì đan đáy, các nan được chế tác
biến đổi phong phú, còn Phú Vinh chỉ sử dụng kích thước nan nhỏ. Đặc biệt Ninh
Sở có sự thay đổi kích thước các nan đan để tạo nhịp điệu trang trí trên sản phẩm.
Với Phú Vinh thì đặc sắc là kỹ thuật đan đen trắng với các sản phẩm tranh ảnh,
các kỹ thuật tết hoa. Các sản phẩm của Ninh Sở thì quá trình đan được thực hiện
liên tục còn các sản phẩm của Phú Vinh có thể đan chi tiết rồi ghép sản phẩm.
Nhóm sản phẩm tiêu biểu của Đông Phương Yên là các loại hộp, khay có tính
trang trí cao, sử dụng màu sơn tạo nhiều màu sắc đa dạng cho sản phẩm đan. Đặc
biệt các sản phẩm tre đan Đông Phương Yên có sự đặc sắc trong việc thay đổi kích
thước nan đan tạo ra những mảng họa tiết phong phú, kết hợp với màu sắc tương
phản của sợi nan, tiêu biểu là sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Bá Bốt.
299
Hỏi: Ông nhận định thế nào về xu hướng phát triển sản phẩm mây tre đan?
Trả lời: Nên đi theo cả 2 xu hướng sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục phát
huy những sản phẩm trang trí, lưu niệm có giá trị nghệ thuật.
Hỏi: Có ý kiến cho rằng sản phẩm các làng nghề hiện nay không có gì đổi
mới, chưa có sự sáng tạo, ông nhận định thế nào về ý kiến này?
Trả lời: Thông qua các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
đặc biệt là từ sau năm 2000, có thể thấy sức sáng tạo của các nghệ nhân rất tiềm
tàng, chỉ khi có những cuộc thi họ mới có cơ hội thể hiện. Những người nghệ nhân
khi làm sản phẩm phải có mục đích, làm sản phẩm để bán hoặc tham gia các cuộc
thi thì phải đạt giải. Tôi đánh giá cao vai trò của các cuộc thi trong kích thích sức
sáng tạo của người nghệ nhân.
Hỏi: Theo ông, tác động của thiết kế đối với sản phẩm mây tre đan?
Trả lời: Điều quan trọng trong thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói
chung, mây tre đan nói riêng là tìm những hình dáng phù hợp với kỹ thuật thể hiện,
không những nghề mây tre đan mà các nghề thủ công mỹ nghệ khác đều cẩn đầu
tư về mặt tạo dáng để đem đến cho sản phẩm giá trị hàng hóa.
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về một số mẫu sản phẩm mây tre đan của Hà Nội
qua các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ gần đây?
Trả lời: Mẫu mã sản phẩm mây tre đan của Hà Nội đa dạng và phong phú
về tạo dáng và trang trí. Một số sản phẩm có tính nghệ thuật cao, ví dụ Đèn treo
đan mây của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh là một trong những sản phẩm xuất sắc của
nghệ thuật mây tre đan Việt Nam. Sản phẩm có hình khối tròn với đường chu vi
uốn lượn khỏe mạnh. Mỗi phần trên sản phẩm được đan bằng một kiểu đan truyền
thống khác nhau, đều hết sức tinh xảo, đều bằng chất liệu mây tre đan.
300
6.2. Ý kiến nghệ nhân
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (58 tuổi, làng Phú Vinh, Chương Mỹ)
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 8 năm 2019
Hỏi: Theo ông, điều gì là quan trọng nhất trong tạo dáng, trang trí sản phẩm
mây tre đan?
Trả lời: Theo tôi điều quan trọng là chất lượng của vật liệu, trước khi thiết
kế sản phẩm, khâu lựa chọn vật liệu là rất quan trọng, vật liệu không non quá
không già quá, tiếp đến là khâu xử lý và chế biến vật liệu, sau đó là sự sáng tạo
của nghệ nhân kế thừa từ kho tàng kỹ thuật đan vô cùng phong phú của cha ông.
Hỏi: Theo ông đặc trưng nhất của sản phẩm mây tre đan Phú Vinh là gì?
Trả lời: Vào thời vua Thành Thái, làng nghề truyền thống Phú Vinh có 9 cụ
nghệ nhân trong làng đã được nhà vua phong sắc. Ở Phú Vinh từ xa xưa đã có các
kỹ thuật căng đáy, đan tết các loại hoa văn bằng ruột mây, các loại đĩa, hộp, khay
được xuất khẩu nhiều và cho đến nay vẫn đang được sản xuất số lượng lớn. Các
loại hộp khay đĩa tròn, hình chữ nhật, vuông Nét độc đáo của làng nghề mây tre
đan Phú Vinh nổi tiếng bởi vì chất, về kỹ năng, kỹ thuật cũng như là các đường
đan rất đặc biệt, cầu kỳ, tỷ mỉ. Chúng tôi có các hoa văn đan tết mà chỉ có ở làng
nghề Phú Vinh mới có. Các loại tết hoa văn ở Phú Vinh cũng rất đa dạng. Có tới
hàng vài chục kiểu đan tết hoa văn mà đặc trưng chỉ có ở Phú Vinh không có ở
làng nghề khác.
Hỏi: Hiện nay, một số sản phẩm mây tre đan hiện đại có sự kết hợp vật liệu
khác, ông đánh giá thế nào về sự kết hợp này?
Trả lời: Sản phẩm mây tre đan hiện nay có sự kết hợp với gốm sứ, kim loại,
gỗ tuy nhiên dễ đẹp nhất là kết hợp với gốm.
301
Hỏi: Theo ông sản phẩm mây tre đan Hà Nội chịu ảnh hưởng nhiều từ đâu?
Trả lời: Sản phẩm mây tre đan Hà Nội nói chung và Phú Vinh nói riêng thì
chịu ảnh hưởng nhiều từ Nhật Bản. Khách hàng Nhật đặt hàng nhiều và một trong
những điều khiến họ hài lòng là sản phẩm Phú Vinh rất tinh, người Nhật rất kỹ
tính, yêu cầu những sản phẩm cần độ tinh xảo cao mà chỉ ở Phú Vinh mới làm
được. Trong quá trình thực hiện các sản phẩm cho người Nhật, người thợ Phú
Vinh cũng học hỏi được nhiều về kiểu dáng, mẫu mã và có thể từ đó tạo ra các sản
phẩm mang nét riêng.
Hỏi: Là người đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm
thủ công mỹ nghệ, theo ông điều gì là quan trọng nhất trong sáng tạo sản phẩm
mây tre đan?
Trả lời: Theo tôi để có thể theo đuổi nghề này, điều quan trọng nhất là niềm
đam mê, đôi khi chỉ để ý một chút là có thể sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (62 tuổi, Làng Phú Vinh, Phú Nghĩa)
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 5 năm 2019
Hỏi: Ông có thể cho biết một số cách thức tạo dáng, trang trí sản phẩm mây
tre đan nói chung và Phú Vinh nói riêng?
Trả lời: Tạo dáng sản phẩm mây tre đan có thể theo kiểu dáng cổ truyền, có
thể kiểu dáng lấy ý tưởng từ những hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên đến các
kiểu khối hình học hiện đại, tối giản. Trong thiết kế sản phẩm mây tre đan, điều
quan trọng là việc vận dụng linh hoạt các kiểu đan tạo tính thẩm mỹ cho các chi
tiết hoặc toàn bộ sản phẩm. Tạo dáng sản phẩm mây tre đan là sắp xếp, tổ chức
các thành phần sản phẩm theo các nguyên tắc nhằm tạo ra sản phẩm đẹp, hợp lý,
hoặc chuyển tải được ý đồ mong muốn của tác giả. Việc tạo dáng sẽ tạo nên sản
302
phẩm có bố cục đẹp và hấp dẫn, đạt tính thẩm mỹ cao và đảm bảo sự tương quan
hài hòa giữa các thành phần.
Hỏi: Những sản phẩm nào hiện nay cơ sở của ông đang sản xuất?
Trả lời: Hiện nay cơ sở sản xuất Hoa Sơn của tôi đang sản xuất các mặt
hàng mây tre nhiều chủng loại phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như
các mặt hàng giỏ, lẵng, chao đèn với nhiều hình thức kết hợp vật liệu mới. Tuy
nhiên chúng tôi vẫn duy trì thế mạnh là đan các sản phẩm tranh ảnh và các sản
phẩm sử dụng kỹ thuật đan tranh ảnh của làng nghề.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thu (54 tuổi, xã Ninh Sở, Thường Tín)
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 12 năm 2018
Hỏi: Theo chị, sản phẩm mây tre đan Ninh Sở có gì đặc sắc nhất?
Trả lời: Trước kia, khi tôi còn nhỏ, những sản phẩm đặc trưng của Ninh Sở
là làn, vali đặc biệt là bồ đựng giấy với những họa tiết hoa văn hình học tạo bởi
kỹ thuật đan nong mốt, nong đôi, nong ba và sự tương phản màu sắc nan đan,
bên cạnh đó là các các thức đan cài nan vào sản phẩm để tạo tính trang trí. Sau này
các sản phẩm Ninh Sở chủ yếu vẫn vận dụng những kỹ thuật đan đã có với những
sáng tạo kiểu dáng mới.
Hỏi: Hiện nay sản phẩm mây tre đan Ninh Sở có những chuyển biến gì so
với sản phẩm truyền thống trước kia?
Trả lời: So với những sản phẩm truyền thống trước kia, sản phẩm hiện nay
được cải tiến nhiều hơn về mặt kiểu dáng, xuất hiện những sản phẩm kiểu dáng
mới theo nhu cầu của thị trường, một số sản phẩm tôi sáng tác đem dự thi thì có
sự kết hợp với sơn mài để tạo sự độc đáo, khác biệt với các sản phẩm đã có.
303
Hỏi: Theo chị, yếu tố nào quan trọng trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây
tre đan?
Trả lời: Đầu tiên là khâu lựa chọn vật liệu, nếu chất lượng vật liệu đảm bảo
thì sản phẩm sẽ giữ được bền. Sau đó là kỹ thuật đan, các họa tiết đan đảm bảo sự
đều đặn, tạo được sản phẩm có sự mượt mà, các họa tiết đan được sắp xếp bố cục
hợp lý. Đối với sản phâm tre đan phải cùng một lúc vừa đan vừa tạo dáng, trong
quá trình thực hiện người nghệ nhân sẽ cân đối và điều chỉnh để có một tạo dáng
ưng ý nhất. Đối với sản phẩm tre đan, quá trình tạo dáng là liên tục, còn đối với
sản phẩm mây đan có thể dùng phương pháp lắp ghép từng phần mà không ảnh
hưởng đến tổng thể sản phẩm.
Nghệ nhân Nguyễn Phương Quang (36 tuổi, Làng Phú Vinh, Chương Mỹ)
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 8 năm 2019
Hỏi: Là một nghệ nhân trẻ, anh nhận định thế nào về nghề mây tre đan
truyền thống của Phú Vinh?
Trả lời: Phú Vinh là một nghề truyền thống lâu đời với nhiều nghệ nhân
giỏi nghề như ông tôi là nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu, cụ Hoàng Văn Khu với
những tác phẩm đạt đến đỉnh cao của nghề đan mây tre. Ông tôi là người đầu tiên
đan chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bằng mây.
Hỏi: Theo anh sản phẩm thế mạnh của Phú Vinh hiện nay là gì?
Trả lời: Phú Vinh từ xưa nổi tiếng với các loại tranh ảnh chân dung, phong
cảnh với lối đan đen trắng. Hiện nay như gia đình tôi thì ngoài sản xuất các mặt
hàng truyền thống mây xiên thì còn làm nhiều loại chao đèn với những kiểu dáng
khác nhau, mang nhiều tính sáng tạo.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hân (39 tuổi, Làng Phú Vinh, Chương Mỹ)
304
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 7 năm 2018
Hỏi: Là người sáng tạo ra cách kết hợp vật liệu gốm sứ quấn mây, chị thấy
điều gì thuận lợi và khó khăn khi kết hợp hai loại vật liệu này?
Trả lời: Ban đầu việc thực hiện rất khó khăn vì để có thể đan các sợ mây
lên những chiếc bình gốm sứ là hết sức khó khăn và đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao. Điều
khó nhất là làm sao cho các sợi mây nhỏ có thể gắn chặt được với bình gốm. Tôi
đã thử rất nhiều kiểu đan khác nhau nhưng không thành do các kiểu đan không ăn
khớp với gốm nên không có điểm nhấn, sau đó tôi nghiên cứu lại kích thước và
màu sắc của mây và nhận thấy màu song mây rất giống màu của gốm. Sau khi so
sánh màu sắc, tôi nghĩ ngay đến lối đan quấn song cổ xưa và tiếp tục ngồi thử
nghệm và thấy cách nay rất ăn khớp với gốm sứ. Cuối cùng cũng thành công với
chiếc bình gốm đầu tiên quấn mây. Mỗi chiếc bình gốm lại cần có các cách đan
quấn song khác nhau.
Hỏi: Cơ sở sản xuất của chị hiện nay đang sản xuất mặt hàng gì là nhiều
nhất?
Trả lời: Hiện nay ở cơ sở sản xuất của gia đình hiện nay đang chủ yếu sản
xuất mặt hàng mây xiên, một trong những mặt hàng truyền thống của Phú Vinh,
chúng tôi tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng và hiện nay một số mặt hàng phụ
kiện thời trang như vòng tay, hoa tai mây xiên cũng rất được ưa chuộng.
Hỏi: Theo chị sản phẩm mây tre đan thế nào là một sản phẩm đạt yêu cầu
về thẩm mỹ?
Trả lời: Một sản phẩm đạt chất lượng khi tổng thể hình dáng sản phẩm cân
đối, bề màu sắc hài hòa, trên bề mặt sản phẩm các mắt đan đều, mượt mà.
305
Nghệ nhân Bùi Thu Nguyệt (42 tuổi, Thôn Xâm Dương, Ninh Sở, Thường
Tín)
Thời gian thực hiện phỏng vấn: Tháng 7 năm 2018
Hỏi: Cơ sở sản xuất của chị tập trung vào mặt hàng gì?
Trả lời: Hiện nay, ngoài hoàn thiện 1 số đơn hàng xuất khẩu, cơ sở sản xuất
của gia đình chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng đồ trang trí, trang sức, đồ
lưu niệm để phục vụ tiêu dùng nội địa. Hiện nay gia đình tôi vẫn tập trung sản xuất
mặt hàng túi xách với các chủng loại kiểu dáng khác nhau, phục vụ cho thị trường
trong nước và nước ngoài.
Hỏi: Những gì đặc trưng cho những sản phẩm của chị?
Trả lời: Sản phẩm của gia đình tôi được chia ra nhiều công đoạn và được
chuyên môn hóa từng khâu, chúng tôi kế thừa các kiểu họa tiết hoa văn truyền
thống của cha ông và ứng dụng trong thiết kế các mặt hàng theo yêu cầu thị trường,
hoa văn họa tiết trên sản phẩm rất phong phú chủ yếu là các kiểu đan các cụ để lại
như hoa chanh, các loại họa tiết hình học Hàng sản xuất đại trà ở địa phương
trước đây không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Do vậy, cơ sở phải đặt hàng
các nghệ nhân đan phần thô, sau đó nhận về gia công lại mới ra một sản phẩm
hoàn thiện.