BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Đắc Toàn
NGHỆ NHÂN QUAN HỌ BẮC NINH
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Đắc Toàn
NGHỆ NHÂN QUAN HỌ BẮC NINH
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG
179 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ nhân quan họ bắc ninh trong đời sống văn hóa đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BÙI VĂN TIẾN
TS LÊ THỊ MINH LÝ
Hà Nội - 2018
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trong đời
sống văn hóa đương đại là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu và trích dẫn đều được trích nguồn chính xác và đầy đủ. Kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Đắc Toàn
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 3
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN .................................. 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 14
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu sử dụng trong đề tài ........................................ 34
1.3. Giới thuyết khái niệm liên quan đến đề tài .............................................. 41
Tiểu kết ............................................................................................................ 50
Chương 2: NGHỆ NHÂN TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ
CỔ TRUYỀN .................................................................................................. 51
2.1. Sinh hoạt văn hóa Quan họ cổ truyền ...................................................... 51
2.2. Nhận diện nghệ nhân Quan họ cổ truyền ................................................. 58
Tiểu kết ............................................................................................................ 73
Chương 3 ......................................................................................................... 74
THỰC TRẠNG NGHỆ NHÂN QUAN HỌ ................................................... 74
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI ............................................ 74
3.1. Nhận diện nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại .......... 74
3.2. Sinh hoạt Quan họ của nghệ nhân sau năm 2009 .................................... 86
Tiểu kết ............................................................................................................ 95
Chương 4: BÀN LUẬN, VAI TRÒ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI TRONG
SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ CỦA NGHỆ NHÂN QUAN HỌ
BẮC NINH ...................................................................................................... 97
4.1. Xu hướng biến đổi của nghệ nhân Quan họ trong bối cảnh hiện nay ...... 97
4.2. Vai trò của nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại ...... 116
4.3. Bàn luận về nghệ nhân Quan họ dưới các quan điểm, lý thuyết nghiên
cứu ................................................................................................................. 122
Tiểu kết .......................................................................................................... 131
KẾT LUẬN ................................................................................................... 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 136
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 145
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CTQG
DSVH
ĐHQG
GS
Chính trị quốc gia
Di sản văn hóa
Đại học quốc gia
Giáo sư
KHXH Khoa học xã hội
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
Ths
Tp
TS
Thạc sĩ
Thành phố
Tiến sĩ
UBND
UNESCO
Uỷ ban nhân dân
(United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc
VHDG Văn hóa dân gian
VHNT
VHTT
Văn hóa nghệ thuật
Văn hóa thông tin
4
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Hình 1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động sáng tạo nghệ thuật 35
Hình 2: Tâm điểm vùng văn hóa Quan họ 54
Bảng 1: So sánh giữa danh xưng nghệ nhân và nghệ sĩ 41
Bảng 2: Bảng tổng hợp danh xưng nghệ nhân trong sinh hoạt Quan họ 76
Bảng 3: Một số khác biệt giữa nghệ nhân Quan họ cổ truyền và đương đại 79
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cho đến thời điểm này, ở nhiều nước trên thế giới đã và đang có
những cơ chế, chính sách ứng xử với nghệ nhân dân gian nói chung và
nghệ nhân của di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, thể hiện qua sự lựa
chọn, tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa dân tộc trong điều kiện xã hội đương đại. Ở Việt
Nam, việc quan tâm đến nghệ nhân nói chung mới được thực hiện trong
phạm vi khoảng hai thập niên gần đây và được thể hiện qua việc quan tâm
nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách từ trung ương đến địa phương
nhưng hiện nay đã bắt đầu xuất hiện những bất cập trong quan điểm, cơ chế
quản lý, chính sách ứng xử. Trong điều kiện xã hội đương đại, thực trạng
sinh hoạt của nhiều thế hệ nghệ nhân đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức
xúc, cần có sự quan tâm nghiên cứu và giải quyết cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
1.2. Hát Quan họ là một loại dân ca có lối chơi và lời ca rất độc đáo -
biểu hiện rực rỡ của truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Đó là một
tổ chức sinh hoạt tinh thần của quần chúng lao động, có sự lựa chọn kỹ về
tài, sắc, được trau dồi công phu về nghệ thuật, có kỷ luật chặt chẽ về sinh
hoạt và rất bình đẳng. Việc tìm hiểu về Quan họ Bắc Ninh được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ, trong đó phần lớn các công trình
nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh, cũng như những công trình nghiên cứu
về các loại hình âm nhạc dân gian khác chỉ tập trung chủ yếu vào các thành
tố như di tích, lịch sử hình thành, truyền thuyết, hình thức sinh hoạt, lề lối
hát Quan họ, các làn điệu... mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
làm rõ đến yếu tố “nghệ nhân”, những con người bằng sức lao động của
mình đã sáng tạo, truyền bá và trình diễn những làn điệu Quan họ của vùng
6
đất Kinh Bắc. Tìm hiểu tục chơi Quan họ và con người sáng tạo nên loại
hình văn hóa này cho phép chúng ta hiểu được không chỉ nét tài hoa, quan
điểm thẩm mỹ và khả năng sáng tạo của những người dân bình dị sống
trong các xóm làng mà còn hiểu thêm về kinh nghiệm sống, quan niệm về
nhân cách, đạo đức và giá trị của mỗi con người trong cộng đồng. Từ
những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã phát động
chương trình bảo tồn di sản văn hóa của các nền văn hóa ở các quốc gia
trên thế giới, nhất là các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đang trải
qua nhiều biến đổi và có nguy cơ bị mai một, thậm chí mất hẳn. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi mỗi quốc gia cần khẳng định
bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập và giao lưu với thế giới thì việc gìn giữ
và phát triển các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc, trong đó có Quan họ
Bắc Ninh rất cần được quan tâm đúng mức. Bởi chỉ có việc hiểu biết sâu
sắc về loại hình âm nhạc này dưới nhiều phương diện thì chúng ta mới có
nhận thức đúng về văn hóa Quan họ Bắc Ninh, trong đó có đội ngũ nghệ
nhân và từ đó có được giải pháp cũng như đầu tư một cách thích đáng.
1.3. Với những vấn đề đã đặt ra từ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu
sinh thực hiện đề tài này với mong muốn tìm hiểu những con người dành cả
cuộc đời mình tham gia và góp phần gìn giữ bản sắc riêng của văn hóa
Quan họ Bắc Ninh. Nghệ nhân Quan họ đã thích ứng thế nào cho phù hợp
trong quá trình biến đổi của văn hóa Quan họ Bắc Ninh trong sự tiếp biến,
hội nhập với sự phát triển các loại hình âm nhạc, diễn xướng khác hiện
nay? Để có thể trả lời cho những vấn đề trên, nghiên cứu sinh quyết định
chọn đề tài Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trong đời sống văn hóa đương
đại làm đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh mong muốn đem đến
cái nhìn tổng thể về nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh qua một số thời kỳ để
7
làm nổi bật các giá trị văn hóa đặc sắc tại địa phương và quan trọng hơn là
nhấn mạnh đến yếu tố con người, những chủ nhân thực sự của các làn điệu
Quan họ cũng như những đối tượng thụ hưởng các giá trị văn hóa đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định được đặc trưng, bản
chất của nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, trong đó làm rõ vai trò của họ trong
đời sống văn hóa địa phương, cũng như trong việc truyền bá và giữ gìn giá
trị của Quan họ hiện nay. Cùng với đó, luận án sẽ tìm hiểu xu hướng biến
đổi và sinh hoạt của nghệ nhân Quan họ trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích này, nghiên cứu sinh xác định trọng tâm
nghiên cứu của luận án ở mỗi chương cụ thể:
Trong chương 1, luận án tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu nghệ nhân
Quan họ trong những công trình nghiên cứu trước đây, lựa chọn một số lý
thuyết để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nghệ nhân
Quan họ và xây dựng được khung lý thuyết để lấy làm căn cứ trong khảo
cứu ở chương 2 và khảo sát ở chương 3.
Trong chương 2, luận án sẽ làm rõ nghệ nhân trong sinh hoạt văn
hóa Quan họ cổ truyền, từ danh xưng, lối chơi cho đến những đặc trưng.
Nhiệm vụ nghiên cứu trong chương 3: Tìm hiểu thực trạng nghệ
nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại.
Trong chương 4, luận án sẽ làm rõ xu thế biến đổi trong lối chơi
Quan họ của nghệ nhân và bàn luận về nghệ nhân dưới các biện giải từ việc
vận dụng lý thuyết nghiên cứu.
8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ nhân Quan họ ở hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Nghệ nhân ở
đây được nhìn tương đối toàn diện về nhiều mặt (nhân thân, con đường vào
nghề, quá trình hành nghề, thế giới quan,), đặc biệt vai trò của họ trong
đời sống văn hóa địa phương, cũng như trong việc truyền bá và giữ gìn giá
trị của Quan họ hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Ở một số làng Quan họ có nghệ nhân Quan họ.
Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sâu về một số nghệ nhân tại
một số làng trong vùng văn hóa Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc
Giang). Đây cũng là những nghệ nhân mà nghiên cứu sinh đã có dịp làm
quen trong đợt thống kê về các làng Quan họ năm 2008.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến năm 2017.
Tác giả lựa chọn thời điểm này bởi 2 lý do: Thứ nhất, đây là thời
điểm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện nhân loại. Thứ hai, đây là thời điểm quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng và sâu rộng tại nhiều khu vực
trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhiều khu công nghiệp xuất
hiện đã làm giảm diện tích đất canh tác cũng như chuyển đổi ngành nghề
của người dân ở khu vực này.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Trong xã hội đương đại, chúng ta gọi “họ” là nghệ nhân nhưng
trước đây “họ” có được gọi là nghệ nhân không?
- Nghệ nhân Quan họ truyền thống và hiện nay có những đặc trưng
gì?
9
- Vị trí của nghệ nhân Quan họ trong cộng đồng và cộng đồng nhìn
nhận về họ như thế nào trong xã hội truyền thống, cũng như hiện nay như
thế nào?
- Xu hướng biến đổi của nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa
đương đại như thế nào?
- Phải chăng, con đường trở thành nghệ nhân Quan họ từ truyền
thống đến đương đại đều đòi hỏi phải có năng khiếu, quá trình rèn luyện
lâu dài, chịu sự tác động của vốn văn hóa, vốn xã hội và sự biến đổi của đời
sống văn hóa?
Điều này được đặt ra trong bối cảnh hiện nay vì sau khi Quan họ
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới thì
cũng cần đánh giá, nhìn nhận những việc đã, đang và chưa làm được đối
với loại hình nghệ thuật này, trong đó có những nghệ nhân Quan họ. Trong
thực tế những năm gần đây, đội ngũ các nhà quản lý văn hóa tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang đã trực tiếp quan tâm đến vấn đề nghệ nhân, bước đầu đưa ra
những quyết định và đối sách ứng xử cụ thể với đối tượng được xem là
nòng cốt trong việc gìn giữ những giá trị của văn hóa Quan họ. Tuy nhiên,
vẫn còn không ít những vấn đề đặt ra hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn, chưa xác định chuẩn và tiêu chí nghệ nhân cùng các tiêu mục chính
sách khác. Đây cũng chính là những vấn đề khúc mắc cần phải có sự
nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận lẫn thực tiễn.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu
sinh sử dụng một số cách tiếp cận cụ thể:
- Văn hóa học
10
Dưới góc độ văn hóa, luận án tiếp cận đề tài theo cách duy trì các giá
trị cũ diễn ra một cách tự nhiên, chứ không phải cố gắng để cho nó tồn tại.
Văn hóa là một sự tiếp nối, ngày xưa người ta sống như thế nào thì bây giờ
người ta vẫn tiếp tục sống như thế và chỉ thay đổi những gì không thích
hợp. Sự tiếp nối này giúp cho văn hóa không bị đứt đoạn, bảo đảm sự ổn
định của xã hội. Hay có thể hiểu rằng, những giá trị, chuẩn mực được tạo ra
từ rất lâu đời, nếu đột ngột bỏ đi thì tạo ra cú sốc. Do đó, luận án sẽ đi tìm
hiểu các giá trị được xác lập ở nghệ nhân Quan họ thông qua lối chơi, tập
tục hết sức đặc trưng trong sinh hoạt Quan họ và được lưu truyền từ đời
này qua đời khác.
- Xã hội học
Dưới góc độ xã hội học, luận án sẽ tìm hiểu những mối quan hệ
trong bọn Quan họ (đoàn Quan họ), tục kết bạn và phương cách ứng xử
truyền thống có bị những tác động của xã hội hiện đại làm cho mai một
không hoặc nếu nó bị biến đổi thì chuyển sang hình thái nào?
- Nhân học
Với cách tiếp cận nhân học, đề tài sẽ quan tâm đến khía cạnh cụ thể
của mỗi nghệ nhân và điểm tương đồng, khác biệt giữa truyền thống và
đương đại. Hiện nay, tại một số làng Quan họ vẫn duy trì những hoạt động
theo các câu lạc bộ hay các tổ, đội Quan họ. Những nhóm này vẫn chủ
động gặp nhau cũng như gặp gỡ các nghệ nhân tại địa phương trong việc
học, trao đổi kỹ thuật khi gặp các bài cổ, câu khó. Ở các làng Quan họ vẫn
còn một số người tham gia bằng niềm đam mê cũng như bằng ý thức duy
trì, phát huy vốn cổ của cha ông để lại. Nhưng những ảnh hưởng của lối
sống đương đại, của phương thức sản xuất mới đã tác động làm thay đổi
cách thức vào nghề, trao truyền và rèn luyện của mỗi nghệ nhân và sự tác
động ngoại cảnh này mang tính khách quan, do điều kiện lịch sử nên không
11
thể tránh được. Do đó, trong nghiên cứu của mình nghiên cứu sinh muốn
tìm hiểu trong bối cảnh như vậy thì mỗi nghệ nhân Quan họ “đương đại” đã
và đang làm gì để thực hiện chức năng trao truyền cho thế hệ sau, bảo tồn
những giá trị văn hóa Quan họ. Quan trọng hơn, từ nghiên cứu thực tiễn
này để đưa ra những kiến nghị có cơ sở giúp đỡ nhằm tìm ra được giải pháp
cho vấn đề này.
Có thể nhận định rằng, từ những vấn đề vừa nêu trên có liên quan
mật thiết đến rất nhiều chuyên ngành khoa học xã hội khác. Chính lúc này,
nghiên cứu tiếp cận liên ngành được đặt ra như một hướng đi mang tính tất
yếu. Khi nói đến xu thế thương mại hóa của văn hóa Quan họ nói chung
hay nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh nói riêng trước tác động của xã hội, đất
nước cũng như toàn cầu hóa thì không thể không kết hợp sử dụng các tri
thức, phương pháp của văn hóa học. Bàn về mối quan hệ trong các làng
Quan họ, bọn Quan họ cần tiếp cận sử dụng phương pháp, kết quả của xã
hội học. Tìm hiểu con đường trở thành nghệ nhân Quan họ, sự biến đổi xưa
và nay theo nghiên cứu sinh cách tiếp cận nhân học là phù hợp nhất.
Tóm lại, trong nghiên cứu văn hóa thì cách tiếp cận liên ngành đóng
vai trò quan trọng bởi tính hiệu quả của nó. Những cách tiếp cận này giữ vị
trí quan trọng, giúp kết nối mối quan hệ nội tại giữa văn hóa và bản chất
con người, giữa văn hóa và ý thức của con người và xác định có hệ thống
vị trí của con người trong văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nhân học để làm rõ sự biến đổi, trong đó
nghiên cứu sinh khảo sát thực tế bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp những
nghệ nhân, đối tượng có liên quan để làm rõ về đời sống tinh thần, nhân
thân, con đường vào nghề, quá trình hành nghề của một nghệ nhân Quan họ
trong những giai đoạn khác nhau.
12
- Phương pháp phân tích văn bản, hồi cứu tài liệu thực tế từ các tài
liệu có liên quan, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về Quan họ từ
trước đến nay. Góp phần đưa ra cái nhìn biện chứng về dân ca Quan họ
trong truyền thống và sự phát triển hiện nay.
- Phương pháp điền dã, quan sát, phỏng vấn trực tiếp những người
sống xung quanh nghệ nhân, những người chơi Quan họ với góc độ là
người nghiên cứu (không phải người thực hành, thưởng thức Quan họ).
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: nghiên cứu một số nghệ nhân
cụ thể, qua đó để có thể hiểu được phần nào những yếu tố tác động, con
đường hình thành nghệ nhân qua những giai đoạn trên cùng một đối tượng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Phương pháp
này cho phép người viết nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó rút ra
những kết luận, những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
+ Luận án góp phần vào nhận diện một cách khá toàn diện về nghệ
nhân Quan họ trong bối cảnh xã hội truyền thống và xã hội đương đại.
+ Luận án góp phần lý giải con đường trở thành nghệ nhân Quan họ
trong truyền thống và trong xã hội hiện nay, chỉ ra xu thế biến đổi của nghệ
nhân trong đời sống văn hóa đương đại.
+ Luận án góp thêm luận cứ về vị trí, vai trò của nghệ nhân trong
sinh hoạt Quan họ truyền thống ở địa phương
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo có sở cứ trong
những vấn đề có liên quan đến nghệ nhân Quan họ.
+ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định nghệ nhân
Quan họ là “báu vật nhân văn sống” ở nhiều khía cạnh, từ là người thực
13
hành, người gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa Quan họ cho những thế
hệ nối tiếp, là hạt nhân quan trọng trong sinh hoạt văn hóa Quan họ ở địa
phương.
+ Việc chỉ ra xu thế biến đổi của nghệ nhân trong bối cảnh hiện nay
(tâm lý, năng lực biểu diễn, cách tổ chức, nhu cầu thưởng thức của người
dân,...) là căn cứ trong việc xây dựng tiêu chí về nghệ nhân Quan họ sau
này, cũng như là cơ sở giúp cho các nhà quản lý văn hóa có thể tìm ra được
những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa Quan họ đạt kết quả tốt hơn trong tương lai.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham
khảo (12 trang) và Phụ lục (28 trang), luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu và Cở sở lý luận (36
trang).
Chương 2: Nghệ nhân trong sinh hoạt văn hóa Quan họ cổ truyền (22
trang).
Chương 3: Thực trạng nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa
đương đại (22 trang)
Chương 4: Bàn luận, vai trò và xu thế biến đổi trong văn hóa Quan
họ của nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh (35 trang)
14
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài
Công trình nghiên cứu nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về nghệ nhân
âm nhạc dân gian, một số công trình có thể kể đến:
Năm 1948, tác giả Ignace Meyerson viết cuốn Les Fonctions
psychologiques et les oeuvres (Chức năng và hành động của tâm lý) [127].
Nội dung cuốn sách này lý giải cơ chế có liên quan đến việc sáng tạo tác
phẩm văn học. Đó là họ đã sáng tạo căn cứ vào sự hiểu biết của bản thân,
vốn sống và theo quan điểm của riêng họ. Thông qua nghiên cứu một số tác
phẩm văn học, tác giả đã nghiên cứu lại công việc đó, nghiên cứu những
tác giả (phi chính thống: không phải những nhà văn chuyên nghiệp, được
đào tạo bài bản) mà cách sáng tác của họ mang đậm tính cá nhân, ở đó tạo
nên những tác phẩm mang tính đặc biệt,
Tác giả Roland Barthes viết cuốn Image, Music, Text (Hình ảnh, âm
nhạc và chữ viết) [121] vào năm 1977. Trong công trình nghiên cứu của
mình, tác giả đã mô tả hình thức thể hiện trong âm nhạc dân gian là một
loại thanh nhạc được đặc trưng bởi âm lượng giọng hát và giọng nói, không
gian mà ý nghĩa phát sinh “từ trong tiếng nói và bối cảnh tình cảm của nó”
và nó được định vị ở cổ họng, lưỡi và răng Hình thức này khác với kỹ
thuật thanh nhạc tân kỳ áp dụng trong thể hiện âm nhạc dân gian, khi lấy
hơi từ phổi và mặc dầu cũng mang tính biểu cảm nhưng không thể vượt qua
được tính văn hóa mà âm nhạc dân gian có được [121, tr.182-183].
Tác giả Ciaran Carson viết cuốn Last Night's Fun: A Book About
Irish Traditional Music (Âm nhạc truyền thống Ailen) [123] vào năm 1998.
Cuốn sách gồm 31 bài tiểu luận, mà ở đó trình bày khá đầy đủ về văn hoá
15
và nghi thức âm nhạc dân gian Ailen. Tác giả Carson, bằng những trải
nghiệm của mình, đã cho người đọc có hiểu biết nhất định về thể loại này,
cũng như những người thực hành nó (nghệ sĩ âm nhạc dân gian) sẵn sàng
chơi nhạc trên xe buýt và trong các quán rượu, tự sáng tác lời ca và sự biến
chuyển của giai điệu mỗi khi một bản nhạc được chơi bởi tính ngẫu hứng.
Năm 2007, tác giả Lauren Meeker đã bảo vệ thành công luận án
Musical transmissons folk music, mediation and modernity in Northern
Vietnam (Sự chuyển tải âm nhạc: âm nhạc dân gian, sự điều chỉnh và quá
trình hiện đại hóa ở miền Bắc Việt Nam). Với cách tiếp cận nhân học, luận
án đã có nhiều nét mới khi xem xét yếu tố diễn xướng trong âm nhạc dân
gian, sự trao truyền, kỹ thuật thể hiện, trong đó có đề cập đến dân ca
Quan họ.
Năm 2014, tác giả Martin Dowling biên soạn cuốn Traditional Music
and Irish Society: Historical Perspectives (Âm nhạc truyền thống và xã hội
Ailen: những quan niệm lịch sử) [125]. Đây là một công trình viết về âm
nhạc dân gian của người Ailen. Bằng những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy,
tác giả Dowling bắt đầu với một mô tả về sự biến thiên cùng dòng nhạc dân
gian này không chỉ như một nghệ sĩ thực hành mà còn như là một học giả,
một sử gia kinh tế, thậm chí là một nhà dân tộc học. Một điểm đáng lưu ý
trong công trình này chính là tính ẩn danh trong sáng tác và thừa nhận nghệ
sĩ thực hành của thể loại này. Ông cho rằng không có cơ sở để xác định
nhạc sĩ sáng tác trong những bản nhạc bởi tiêu chuẩn đương thời về nghệ
thuật và những nghệ sĩ thực hành luôn di chuyển lưu động một cách tự
phát.
Năm 2006, trong Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy dân ca trong
xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh), học giả Max Peter
Baurmann, đến từ Trường đại học Bamberg – CHLB Đức, có bài viết “Di
16
sản văn hóa phi vật thể - các truyền thống truyền miệng, tính đa dạng và
bản thuyết trình toàn cầu về sự hiểu biết liên văn hóa”. Trong bài viết của
mình, tác giả Baurmann đã đưa ra quan niệm:
Lịch sử của truyền thống âm nhạc dân gian vì thế trước hết là
lịch sử của sự thờ ơ. Đồng thời nó luôn là lịch sử của việc trau
dồi những giá trị truyền thống tưởng tượng, của sự kính trọng
hay vô lễ đối với những biểu đạt của dân tộc cũng như cuộc đấu
tranh để được thừa nhận bởi những người ngoài cuộc và những
nhóm chi phối họ [63, tr.121].
Liên quan đến việc lý giải cơ chế sáng tạo của nghệ sĩ, nghiên cứu
sinh tham khảo một số công trình dưới đây:
Năm 1965, tác giả Albert B. Lord viết cuốn The Singer of Tales
(Người ca sử thi) [126]. Trong nghiên cứu của mình, thông qua loại hình
văn học dân gian là sử thi, tác giả Albert B. Lord đã nghiên cứu những kỹ
thuật đặc biệt và yếu tố thẩm mỹ trong việc sáng tác loại hình này. Tiếp
đến, dựa trên những nghiên cứu thực địa được thực hiện vào những năm
1930 và 1950 tại những khu vực như Bosnia, Croatia và Serbia, B. Lord
phân tích chi tiết những hình thức truyền miệng và ứng tác trong quá trình
biểu diễn, để từ đó ông giải thích cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền
thống, bao gồm - ngoài các bài hát sử thi của Nam Slavic - Homeric Iliad
và Odyssey, Beowulf, Chanson de Roland, và Digiis Akritas - sử thi
Byzantine. Công trình The Singer of Tales (Người ca sử thi) cũng là một ví
dụ sử dụng phương pháp so sánh trong phê bình văn học trong nghiên cứu
văn học dân gian.
Năm 1978, tác giả M.A. Nauđrop biên soạn cuốn Tâm lý học sáng
tạo văn học [51]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã chia tưởng
17
tượng sáng tạo của người nghệ sỹ thành 3 mức độ khác nhau: Tưởng tượng
hoang đường; Mức độ nhân cách hóa; Mức độ nhập thân.
Tiếp đến, cuốn Tâm lý học nghệ thuật của tác giả L.X. Vưgốtxki,
được dịch bởi Hoài Lam, Kiên Giang. Cuốn sách được Nxb Khoa học xã
hội và Trường viết văn Nguyễn Du in tái bản lần thứ 2 có sửa chữa và bổ
sung vào năm 1995 (in lần đầu năm 1985) [114]. Trong cuốn sách này có
những luận điểm khái quát về tâm lý học nghệ thuật, về quan hệ giữa nội
dung và hình thức trong nghệ thuật, quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Đây là những căn cứ giúp tôi lý giải con đường hình thành của nghệ nhân
Quan họ.
Trong năm 2006, Viện Văn hóa – Thông tin (nay là Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) tổ chức hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát
huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh).
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về âm nhạc dân
gian trên thế giới như Max Peter Baumann, Marina Roseman, Oshio
Satomi, Bountheng Souksavatd
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của các tác giả trong nước như Lê Danh Khiêm, Nguyễn
Chí Bền, Trần Minh Chính phân chia tài liệu nghiên cứu theo thời gian, với
các mốc: trước năm 1945, sau năm 1945 đến nay. Trong nghiên cứu của
luận án, chúng tôi kế thừa kết quả những nghiên cứu liên quan trước đây,
tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “nghệ nhân Quan
họ” nên chúng tôi chia phần tài liệu nghiên cứu thành các nhóm như sau:
- Nhóm tài liệu liên quan đến nghệ nhân âm nhạc dân gian và diễn
xướng
Năm 1967, tác giả Đinh Gia Khánh có bài viết “Văn học dân gian
các địa phương và vai trò của Nghệ nhân dân gian”, đăng trên Tạp chí Văn
18
học số 1 [36]. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến khái niệm
nghệ nhân dân gian chính là những người ưu tú trong cộng đồng có khả
năng sáng tạo, lưu giữ, trao truyền và hưởng thụ văn hóa dân gian. Năm
1978, tác giả Ninh Viết Giao có bài viết “Nghệ nhân dân gian trong làng
hát ví ở Nghệ Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn học số 4 [21], đề cập đến những
nhân tố góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
trong một lĩnh vực cụ thể. Cuốn Sức sống của nền âm nhạc truyền thống
Việt Nam [111], của tác giả Tô Vũ, đã cho in lại bài viết “Diễn tấu trong
nghệ thuật âm nhạc truyền thống”, viết vào tháng 12.1978. Trong bài viết
này, tác giả đã đề cập đến nghệ nhân âm nhạc dân gian và có sự đối sánh
với nghệ sĩ để làm rõ về 2 khái niệm này.
Trong cuốn Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc
Khánh cho rằng có thể hiểu diễn xướng với hai tư cách:
Một là, diễn xướng là một phương thức. Nó là cách thức thể hiện,
cách giới thiệu và trình bày. Theo đó, hầu hết các thể loại, thành
phần của folklore nước ta đều được trình bày, giới thiệu bằng
phương thức diễn xướng như: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa,
ca, vũ, lễ, nhạc... nếu không dùng phương thức diễn xướng thì
không thực sự đến được với tâm hồn người dân.
Hai là, diễn xướng là một thể loại. Theo đó, các thể loại văn học
dân gian trong quá trình diễn xướng, công bố trước quần chúng
dần có những hình thức được phát triển, biến hóa, kết hợp với
nhiều hình thức với nhau để thỏa mãn một yêu cầu thẩm mỹ. Lúc
đó, bản thân từng thể loại không đáp ứng được yêu cầu phát triển
này, nên đã trở thành một dạng thức khác, có tổ chức hơn, có quy
củ hơn. Diễn xướng lúc đó không còn là một cách trình bày, mà
thực sự đã thành một màn biểu diễn [37, tr.14-18].
19
Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều công trình, tác giả nghiên cứu về
nghệ nhân dân gian, đặc biệt trong văn học dân gian như: Đaghetxtan của
tôi, tác giả Raxun Gamzatop, bản dịch của Phan Hồng Giang (hoặc của
dịch giả Nguyễn Đức Hân và nhà thơ Bằng Việt). Cuốn Sáng tác thơ ca
dân gian Nga của tác giả A.M.Novikova, in năm 1983, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp. Cuốn sách này được dịch bởi Đỗ Hồng Chung
và Chu Xuân Diên. Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm nhiều đến nghệ nhân
dân gian trong lĩnh vực âm nhạc, bởi đó là đối tượng trọng tâm của đề tài.
Trong cuốn Văn hóa làng Việt Nam – Diễn xướng dân gian của tác
giả Thái Vũ biên soạn [113], tác giả đã dành hẳn chương 1 để bàn luận về
khái niệm diễn xướng và có đề cập đến hát Quan họ [113, tr.127-134].
Liên quan đến thuật ngữ diễn xướng hay trình diễn, tác giả có tham
khảo bài viết: “Về vấn đề khái niệm trong nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn
dân gian: diễn xướng và trò diễn” của tác giả Nguyễn Khắc Xương [117].
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Khắc Xương đưa ra luận điểm:
diễn xướng là khái niệm sinh ra từ nhận thức khoa học về nguồn gốc và
phương thức biểu đạt của văn học và nghệ thuật dân gian [117, tr.35] và
diễn xướng là: diễn có âm thanh (diễn + xướng).
Tác giả Kiều Trung Sơn trong bài viết “Nhìn lại khái niệm diễn
xướng” [77] đã nhấn mạnh đến yếu tố cấu thành của diễn xướng gồm: tính
dân gian, ứng diễn và truyền khẩu; tính diễn ngôn chủ đạo và tính mục đích
tự thân [77, tr.8-9].
1.1.2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến di sản văn hóa Quan họ
Trước năm 1975, các tư liệu thành văn liên quan đến thông tin về
Quan họ, như một sinh hoạt cộng đồng, tiêu biểu của dân tộc đã được sưu
tầm, ghi chép từ rất sớm. Năm 1928, tác giả Chu Ngọc Chi có công trình
Hát Quan họ [13]. Đây được xem là một công trì...ong các hình tượng nghệ thuật. Một hình tượng nghệ thuật
muốn thể hiện sự tổng hợp và sự khái quát cao thì trong tư duy của người
nghệ sỹ phải gắn liền với tưởng tượng và cảm xúc. Các nhà nghiên cứu cho
rằng, tưởng tượng là cấu trúc hạt nhân cùng với cảm xúc tạo nên năng lực
sáng tạo của người nghệ sỹ. Hay có thể hiểu rằng cái đích cuối cùng trong
tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sỹ là tạo ra các hình tượng nghệ
thuật, đó là hệ thống các lớp cảm xúc tiêu biểu trong xã hội, là nơi lưu giữ
các xúc cảm thẩm mỹ và cũng là nơi truyền đạt những thông điệp thẩm mỹ.
Tác giả M.A.Nauđrop trong công trình Tâm lý học sáng tạo văn học
[51] đã chia tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sỹ thành 3 mức độ khác
nhau:
- Tưởng tượng hoang đường: Đây có thể coi là giai đoạn thấp nhất
trong hoạt động tưởng tượng của người nghệ sỹ. Ở mức độ này, khi tưởng
tượng người nghệ sỹ thường thiên về những điều kỳ diệu, khác thường.
- Mức độ nhân cách hóa: Đây là giai đoạn người nghệ sỹ chuyển các
đặc điểm về tinh thần và tâm trạng, chuyển tất cả những khát vọng hoang
đường mà họ đã thực hiện ở giai đoạn trước vào hiện thực vào các vật thể
vật chất (các loại hình nghệ thuật khác nhau: âm nhạc, hội hoạ, văn học...).
- Mức độ nhập thân: Tiền đề của sự nhập thân được tạo nên bởi các
biểu tượng rõ ràng về những con người, những hoàn cảnh xuất thân,... Đây
chính là quá trình người nghệ sỹ tưởng tượng ra toàn bộ cuộc sống thực tại
trong thế giới ảo về các hình tượng nhân vật mà họ sáng tạo nên.
37
Như vậy, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình
nhận thức (tri giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm.
Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sỹ luôn luôn có sự đam mê,
có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể
hiện vào trong tác phẩm của mình. Cảm xúc sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sỹ là cảm xúc được hoà nhập với óc tưởng tượng sáng tạo, trong cảm
xúc có tưởng tượng, trong tưởng tượng có cảm xúc. Chính vì vậy, cảm xúc
trong hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng vượt lên những cảm xúc của đời
thường, sự mãnh liệt hay u uất của nó cũng được bộc lộ ở các cung bậc cảm
xúc khác với cung bậc của người thường. Khi vận dụng quan điểm của tâm
lý học đối với sáng tạo nghệ thuật vào nghiên cứu nghệ nhân Quan họ,
chúng ta có thể phân tách được quá trình sáng tạo của nghệ nhân cũng như
lý giải được con đường hình thành nghệ nhân Quan họ, khiến họ không chỉ
là một nghệ sĩ thực hành đơn thuần mà ẩn chứa bên trong họ một khả năng
sáng tạo, ứng tác ngay trong lúc chơi Quan họ.
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu vốn văn hóa
Lý thuyết này được tác giả Pierre Bourdieu đề cập đến trong cuốn
Distinction: A Social Critique of the Judgement of Taste (Sự phân biệt: Phê
bình xã hội trong đánh giá sở thích) [122]. Lý thuyết này đề cập đến “văn
hóa như một quá trình tạo ý nghĩa và xã hội hóa, và mỗi cá nhân đều có
năng lực, khả năng và điều kiện khác nhau để đạt được một trình độ văn
hóa nhất định” [85, tr.519]. Theo tác giả Bourdieu:
Các thế hệ trước thể hiện vốn văn hóa của mình bằng cách đưa ra
những lời khuyên cho những người mới ra nhập nhóm xã hội này
về những cách thức ứng xử phù hợp với một nền văn hóa thông
qua cách làm mẫu cho họ xem, làm cho người mới gia nhập có
38
thể học hỏi một thứ văn hóa hợp pháp này theo cách vô thức nhất
[85, tr.521].
Với cách tiếp cận này, vốn văn hóa không chỉ là tài sản của cá nhân
mà còn là tài sản của một cộng đồng và những biểu hiện này được thể hiện
các di sản, phong tục tập quán, lối sống, Trong nghiên cứu nghệ nhân
Quan họ, nghiên cứu sinh vận dụng quan điểm này để nghiên cứu về các
yếu tố hội tụ trong mỗi nghệ nhân Quan họ, thông qua những sự thể hiện,
thực hành diễn xướng cũng như lối sống, ứng xử trong đời sống hàng ngày.
Áp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu để trả lời những câu hỏi sau:
- Các thể chế của văn hóa Quan họ như những quy định về lề lối,
phong tục, tập quán của Quan họ, có tác động thế nào để tạo nên nét đặc
trưng của nghệ nhân Quan họ?
- Yếu tố dẫn đến sự hình thành của văn hóa Quan họ và con đường
trở thành nghệ nhân Quan họ?
Theo đó, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa Quan họ được ra đời bởi thời
gian và điều kiện nhất định, chỉ những người sống ở thời gian và địa điểm
đó mới tiếp cận được nền văn hóa đó một cách đầy đủ nhất. Cho nên khi
những điều kiện này không còn nữa thì văn hóa Quan họ phải có sự biến
đổi cho phù hợp với nền văn hóa đang sống. Như vậy, với lý thuyết này,
nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh được nghiên cứu với tư cách là “cái tổng
thể”, hay có thể hiểu là việc nghiên cứu, nhận dạng văn hoá Quan họ theo
từng thành tố, tiến trình đã từng tồn tại, vận động và sự biến đổi kế tiếp
giữa chúng trong khung cảnh chung của điều kiện lịch sử. Khi nghiên cứu
về nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, một thành tố của văn hóa Quan họ, thì
cách tiếp cận theo lý thuyết vốn văn hóa rất quan trọng vì nó xác lập cho
tác giả luận án biết được những yếu tố hình thành, con đường dẫn đến
những nét đặc trưng của nghệ nhân Quan họ. Đây là vấn đề quan trọng để
39
có cơ sở xác định nghệ nhân Quan họ là ai? Để thành một nghệ nhân gồm
một quá trình hay chỉ là danh phong?
Với quan điểm của lý thuyết này sẽ giúp nghiên cứu sinh lý giải theo
hướng văn hóa là một quá trình được tích tụ, hợp thành và cần có thời gian
để tồn tại và vận động. Một sự vật, hiện tượng khó có thể xác lập là có giá
trị văn hóa một cách nhanh chóng mà cần có sự trải nghiệm qua thời gian.
Ví dụ như hát Quan họ thì trở thành phổ biến và hầu như ai cũng có thể hát
được một hai làn điệu nhưng để có thể trở thành nghệ nhân Quan họ thì
không hề đơn giản, mà phải là sự phấn đấu rèn luyện qua năm tháng với
những quy định, lề lối, phong tục đặc trưng riêng của nó.
1.2.3. Lý thuyết về truyền thống và biến đổi của văn hóa dân gian
Trong nghiên cứu của mình về nghệ nhân Quan họ, với tư cách là
một thành tố quan trọng của văn hóa Quan họ, nghiên cứu sinh nhìn nhận
sự biến đổi như là một đặc điểm tất yếu trong quá trình vận động. Để có
định hướng trong việc xác định về sự biến đổi, nghiên cứu sinh đã vận
dụng lý thuyết về truyền thống và biến đổi của văn hóa dân gian của tác giả
Roger Janelli (sinh năm 1943).
Năm 1987, trong buổi nói chuyện tại Đại học Indiana [130], ông đưa
ra lý thuyết về tính liên tục của văn hóa, trong đó tập trung vào khái niệm
“truyền thống” và cái gọi là “hình thái gốc” của các tập tục và sinh hoạt
văn hóa dân gian. Về khái niệm “truyền thống”, ông cho rằng các tập tục và
sinh hoạt văn hóa cổ truyền thực ra vẫn đang thay đổi trong cộng đồng sở
hữu văn hóa đó, và khi họ nói đó là truyền thống thì cũng không có nghĩa là
nó vẫn đang còn ở trạng thái gốc mà thông thường thì đã có sự thay đổi từ
trước đó rất lâu rồi. Lý thuyết này đặt ra mấy vấn đề cần nghiên cứu về
nghệ nhân Quan họ. Nếu đặt ra vấn đề bảo tồn những giá trị văn hóa Quan
họ xưa được hiện tồn qua nghệ nhân Quan họ ngày nay thì di sản văn hóa
40
Quan họ trở thành một cái gì đó thiếu sức sống, mất đi tính linh hoạt và
năng lực sáng tạo. Nhưng nếu chấp nhận sự biến đổi của văn hóa Quan họ
như hiện nay thì thế hệ sau có thể không có cơ hội tìm lại được những giá
trị của nguồn cội văn hóa Quan họ. Lý luận về tính liên tục của văn hóa dân
gian mà Janelli nói tới ở trên có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong
nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thể và tìm kiếm giải pháp bảo tồn.
Quan điểm của Janelli được kế thừa từ thuyết Tân tiến hóa luận
(Neoevolutionism) mà ở đó các nhà tân tiến hóa cho rằng “tiến hóa hay biến
đổi chưa hẳn đã đồng nghĩa với tiến bộ”[130].
Quan điểm này cũng được Giáo sư Oscar Salemink đưa ra với cách
hiểu truyền thống và văn hóa liên tục tái tạo trong một hoàn cảnh luôn thay
đổi. Ông cho rằng: “không có một truyền thống ban đầu, cố định đang dần
dần bị thay thế bởi một nền văn hóa toàn cầu” [74, tr.152]. Theo ông, quá
trình này dẫn đến một sự tái tạo các nền văn hóa. Tác giả Oscar Salemink
cũng đề cập đến việc nghiên cứu chủ nhân của những giá trị văn hóa đã và
đang hiện hữu trong không gian văn hóa: “Không phải chỉ văn hóa mới là
chủ yếu mà chính những người sống trong văn hóa đó. Không thể nào tôn
trọng văn hóa mà không tôn trọng những con người đang chuyển tải văn
hóa” [74, tr.262]. Đây cũng là một giả thuyết khoa học giúp nghiên cứu
sinh cân nhắc trong việc đưa ra những giải pháp sao cho hai quan điểm: sự
biến đổi mang tính khách quan với việc cần bảo tồn, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống, từ đó lập nên các quy định để ngăn chặn sự thâm
nhập của các yếu tố văn hóa mới.
Như vậy, đề tài của nghiên cứu sinh chú trọng đến sự biến đổi trong
văn hóa Quan họ và được thể hiện qua đối tượng là nghệ nhân Quan họ, bởi
đây là một xu thế tất yếu đi liền với xu thế công nghiệp hóa, toàn cầu hóa
như hiện nay.
41
1.3. Giới thuyết khái niệm liên quan đến đề tài
1.3.1. Nghệ nhân
Nghệ nhân là từ gốc Hán Việt, trong đó “nhân” có nghĩa là người, và
“nghệ” ở đây được hiểu là nghệ thuật hoặc tài nghệ, giỏi nghệ. Khái niệm
này được hiểu là người tài giỏi về một nghề nhất định và thường được dùng
trong lĩnh vực nghệ thuật. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “nghệ nhân” là
người có tài trong một ngành nghệ thuật như biểu diễn nghệ thuật hoặc làm
thợ thủ công [119, tr.1193]. Tuy nhiên, đa số chúng ta không dùng từ này
để chỉ người làm nghệ thuật nói chung, mà từ này chủ yếu đối với người
làm nghề thủ công mĩ nghệ như: gốm, kim hoàn, và một số hình thái
diễn xướng dân gian như Ca trù, Quan họ,...
Bảng 1: So sánh giữa danh xưng nghệ nhân và nghệ sĩ
Nghệ nhân Nghệ sĩ
Hình thức đào tạo Truyền nghề. Trường lớp, truyền
nghề.
Lĩnh vực Thủ công mĩ nghệ và
diễn xướng dân gian.
Nghệ thuật, sân khấu.
Hình thức hoạt động Biểu diễn, trao truyền. Nghệ thuật biểu diễn,
điện ảnh, sân khấu
hoá,
Phương thức hoạt động Chuyên nghiệp, bán
chuyên, không theo
kịch bản.
Chuyên nghiệp, theo
kịch bản có sẵn.
Lưu ý: bảng so sánh chỉ mang tính tương đối, thuận tiện cho việc nghiên
cứu của đề tài.
42
Trong nghiên cứu văn hóa dân gian, tác giả Đinh Gia Khánh được
xem là người đầu tiên sử dụng khái niệm “nghệ nhân dân gian”. Trong bài
“Văn học dân gian các địa phương và vai trò của nghệ nhân dân gian”,
đăng trên tạp chí Văn học số 1 năm 1967, ông đã cho rằng nghệ nhân dân
gian là: “những người ưu tú nổi trội trong làng xã, trong phường hội, trong
từng lĩnh vực của văn hóa dân gian”. Cụ thể hơn nữa, trong phần viết về
nghệ nhân dân gian, tác giả Nguyễn Xuân Kính cho rằng nghệ nhân dân
gian có những điểm chung sau: Thứ nhất, họ là những người có năng khiếu,
có khả năng hơn những người khác. Thứ hai, ở họ thường có sự tiếp nối
giữa các thế hệ trong một gia đình, dòng họ. Thứ ba, họ là những người có
lòng say mê nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất tốt được
cộng đồng mến phục, tin yêu [38, tr.633 – 645]. Hiện nay, những người
được xác định là nghệ nhân (theo những tiêu chí do Nhà nước, Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam) sẽ được trao tặng những danh hiệu như: Nghệ
nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian. Theo đó, những nghệ
nhân được phong tặng là những người có thành tích đóng góp trong việc
bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa phi vật thể, giữ vai trò quan
trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân
gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như hát chèo, ca trù, Quan họ, hát xoan,
chầu văn, Đa phần nghệ nhân sinh sống gắn với nông nghiệp, ngư
nghiệp, thủ công nghiệp và hầu như không có nghệ nhân làm việc và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Trên thế giới, khái niệm “nghệ nhân” cũng đã được đề cập. Năm
1993, UNESCO ra quyết định về việc thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn
sống” theo Quyết định số 142 EX/1993/UNESCO của Đại hội đồng. Theo
đó, báu vật nhân văn sống (Living Human Treasures) được hiểu là: một
người có trình độ cao về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện hoặc
43
tái tạo các yếu tố cụ thể của di sản văn hoá phi vật thể. Ở Nhật Bản, năm
1950, khái niệm nghệ nhân được hiểu với nghĩa “người nắm giữ những di
sản văn hóa phi vật thể quan trọng, để chỉ những cá nhân (hoặc nhóm
người) đang nắm giữ và phổ biến những kỹ năng và bí quyết nhằm lưu
truyền những tài sản văn hóa phi vật thể của đất nước cho tương lai” [84].
Ở Hàn Quốc, trong Đạo Luật số 961 về bảo vệ tài sản văn hóa đã xác định
nghệ nhân sở hữu tài sản văn hóa phi vật thể trọng yếu “là những cá nhân
hay tập thể là hiện thân các tài sản văn hóa phi vật thể trọng yếu có giá trị
to lớn về lịch sử, nghệ thuật và hàn lâm” [84]. Ở khu vực Đông Nam Á,
khái niệm “nghệ nhân” cũng được sử dụng để vinh danh những người có
tay nghề nổi tiếng trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ở
Thái Lan, nghệ nhân (National Artist) được sử dụng để vinh danh những
nghệ nhân lành nghề, người có khả năng sáng tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật vô giá, vì lợi ích và những mục đích cao đẹp. Tuy nhiên, khái niệm
này tương đồng nhiều hơn với danh xưng “nghệ sĩ” được Nhà nước Việt
Nam phong tặng, như Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú. “National Artist”
cũng được chính phủ Philipin sử dụng để gọi những người có công trong
lĩnh vực bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật của dân tộc.
Ở Trung Quốc, danh xưng để gọi những người “kế thừa kiệt xuất của văn
hóa dân gian” là: Bậc thầy thủ công nghệ thuật truyền thống. Có thể nhận
thấy rằng, có nhiều danh xưng khác nhau cho một khái niệm “nghệ nhân”
và được sử dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến những người
thực hành, bảo tồn, gìn giữ, phát huy và trao truyền những giá trị văn hóa
phi vật thể ở mỗi quốc gia. Trong phạm vi luận án, khái niệm “nghệ nhân”
được sử dụng theo nghĩa hẹp, đó là: những người có nghề và có công trong
việc bảo tồn và phát huy giá trị trong một lĩnh vực văn hóa phi vật thể nhất
định, được cộng đồng công nhận.
44
1.3.2. Nghệ nhân Quan họ
Trong nghiên cứu về văn hóa Quan họ, khái niệm “nghệ nhân Quan
họ” cũng chỉ mới xuất hiện gần đây. Năm 1978, trong cuốn Quan họ nguồn
gốc và quá trình phát triển [72], nhà nghiên cứu Trần Linh Quý đã dành cả
chương 5 đề viết về người nghệ sĩ Quan họ. Bài viết này được in lại trong
cuốn Vùng Văn hóa Quan họ Bắc Ninh [61] và được in thành một mục
trong cuốn Trên đường tìm về Quan họ. Tác giả dùng khái niệm “nghệ sĩ
Quan họ” để nói về:
Đội ngũ đông đảo liền anh, liền chị Quan họ hiện còn sống và
đang tiếp tục đến một mức độ nào đấy những hoạt động của sinh
hoạt văn hóa Quan họ cổ truyền trong một bối cảnh xã hội hoàn
toàn khác trước, kể từ 1945 đến nay và đây là đội ngũ cuối cùng
còn lại của Quan họ cổ truyền [61, tr.610-611].
Tuy nhiên, trong đội ngũ những nghệ sĩ Quan họ, tác giả Trần Linh
Quý cũng chia ra những thang bậc khác nhau về trình độ và sự cống hiến
nghệ thuật:
1. Tuyệt đại bộ phận dừng lại ở mức độ “ca đủ lối, đủ câu”, hoặc
“không thua một lối, không kém một câu”.
2. Một số anh, chị đạt đến mức “đặt câu, bẻ giọng” hoặc có
“giọng hát vang, rền, nền, ngọt” trở thành những con chim đầu
đàn của một làng, của một cụm làng trong sinh hoạt Quan họ.
3. Một số rất ít, vài ba bốn người, có những cống hiến xuất sắc
cho nghệ thuật Quan họ, được dư luận toàn vùng Quan họ suy
tôn, trở nên những liền anh, liền chị Quan họ nổi tiếng một thời.
Những người này không những tiêu biểu cho công sức làm giàu,
làm đẹp không ngừng cho hệ thống bài ca Quan họ, cho việc hình
thành một phương pháp thanh nhạc Quan họ, mà nhiều khi còn
45
tạo nên những chuyển biến về chất đối với nghệ thuật Quan
họ, [73, tr.221-222].
Như vậy, nội hàm khái niệm “nghệ sĩ Quan họ” của tác giả Trần
Linh Quý mang nội hàm rộng hơn và cũng theo tác giả thì những người ở
thang bậc thứ 3 mới là những nghệ nhân Quan họ (theo cách gọi hiện nay).
Trong cuốn Làng và nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, tác giả Lê Danh
Khiêm có đưa ra các tiêu chí xác định nghệ nhân Quan họ, trong đó ông
cho rằng: “nghệ nhân Quan họ chính là các liền anh, liền chị Quan họ ngày
xưa đã có “nghề chơi Quan họ” mà ngày nay vẫn phát huy được vai trò của
mình trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa Quan họ của quê hương”[64,
tr.426]. Cũng theo tác giả Lê Danh Khiêm, nghề chơi Quan họ có hai
nghĩa:
- Muốn “chơi Quan họ” được thì phải có nghề, nghĩa là phải tu
dưỡng, học tập rất công phu trong đó bao gồm cả tu thân và tu
trí.
- Chính vì là “nghề” nên “chơi Quan họ” phải là những người
chuyên tâm, chuyên nghiệp. Tuyệt đối không phải ai có giọng
hát, thuộc nhiều bài đã có thể “có nghề” để đi “chơi Quan họ”
được [64, tr. 425-426].
Trong công trình Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp
làng Quan họ Viêm Xá), tác giả Trần Minh Chính đã đưa ra khái niệm
“Nghệ nhân Quan họ” là: người nghệ nhân, hay nói theo kiểu người Quan
họ là anh Hai – chị Hai, anh Ba – chị Ba, có những tiêu chí riêng để có
thể được thừa nhận. Điều đặc biệt là những tiêu chí đó không thành văn
nhưng lại hết sức chặt chẽ, và về cơ bản là nhất quán từ trong truyền thống
[15, tr.27].
46
Qua nghiên cứu khái niệm của những nhà nghiên cứu về nghệ nhân
Quan họ, chúng ta có thể nhận thấy những điểm chung. Theo đó, nghệ nhân
Quan họ, cách gọi chung cho nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, là những liền
anh, liền chị sinh hoạt Quan họ cổ truyền (hay có nghề chơi Quan họ) và
có vai trò trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Quan họ, được
cộng đồng công nhận. Đây cũng là nội hàm khái niệm về nghệ nhân Quan
họ mà nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án này.
1.3.3. Diễn xướng dân gian
Diễn xướng dân gian là sinh hoạt văn nghệ của người dân sáng tạo ra
trong quá trình lao động, tiếp xúc với thiên nhiên. Bằng lối: nói, kể, ví, vè,
hát, hò, trò, múa, ca, vũ, lễ, nhạc, họa,... họ thể hiện tất cả những tâm trạng
trong lúc vui, lúc buồn của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Diễn xướng dân
gian đã thể hiện rất phong phú và đa dạng cuộc sống của người dân,... Tuy
nhiên, đây là thuật ngữ có nhiều cách hiểu với những nội hàm khác nhau.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương trong bài “Về vấn đề khái
niệm trong nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn dân gian: diễn xướng và trò
diễn” [117] đã bàn khá kĩ về vấn đề này. Theo tác giả, khái niệm “diễn
xướng” ra đời từ nhận thức khoa học về nguồn gốc và phương thức biểu đạt
của văn học và nghệ thuật dân gian. Đây cũng là cơ sở để xác định nguồn
gốc khái niệm “diễn xướng” gắn liền với nghiên cứu văn hóa dân gian ở
Việt Nam hay nói cách khác diễn xướng là khái niệm đã được quen dùng
cho văn hóa dân gian. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương giải thích khái
niệm “diễn xướng” như sau: diễn xướng tức là diễn + xướng. Xướng là nói
âm thanh, là phương thức biểu diễn cảm thụ thẩm mĩ qua cảm thụ thính
giác,... Khái niệm Xướng chỉ có thể hiểu là thanh nhạc, tiếng nói có nhịp
điệu, tiết tấu của con người, không thể đặt vào đây thanh âm của nhạc
47
khí,... Diễn là một vế hợp thành của thuật ngữ “diễn xướng”, bao gồm cả
phương thức diễn chỉ có động tác và diễn có cả động tác với âm thanh.
Tác giả Kiều Trung Sơn có bài viết “Nhìn lại khái niệm diễn xướng”
[77] đã đưa ra nội hàm của diễn xướng, đó là:
Tính dân gian, ứng diễn và truyền khẩu: “Diễn xướng không bao giờ
tuân theo một kịch bản cố định, sản phẩm của một tác giả cụ thể, không
bao giờ tuân theo một âm hình giai điệu cố định như một bản nhạc cho
trước” [77, tr.8].
Tính diễn ngôn chủ đạo: “không có sự diễn ngôn không phải là diễn
xướng và sự diễn ngôn đó phải đang diễn ra để đối tượng khác trực tiếp
chứng kiến bằng cả nghe và xem” [77, tr.9].
Tính mục đích tự thân: “là lý do tồn tại trong hiện thực của một hiện
tượng diễn xướng luôn phải đảm bảo để thực hiện một mục tiêu nhất
định trong một điều kiện, hoàn cảnh xác định” [77, tr.9]
Từ ba đặc điểm này, tác giả Kiều Trung Sơn cho rằng:
Diễn xướng là một loại hình nghệ thuật dân gian, ứng diễn,
truyền khẩu, sử dụng tổng hợp nhiều yếu tố nghệ thuật, trong đó
diễn ngôn là yếu tố chủ đạo, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của
con người trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên, siêu nhiên và xã hội (trong giao tiếp, giao duyên,
thực hiện các nghi lễ phong tục, tín ngưỡng tôn giáo) [77, tr.10].
Về khái niệm này, tác giả Richard Bauman trong bài “Diễn xướng”
[96] có quan điểm cho rằng: theo một cách hiểu phổ biến, diễn xướng là sự
thực hiện một hành động đối lập với năng lực, kiểu mẫu hay những yếu tố
khác thể hiện tiềm năng đối với hành động đó hoặc một sự trừu tượng hóa
từ hành động đó. Cũng theo tác giả Richard Bauman, diễn xướng trong văn
hóa có những đặc trưng sau:
48
- Được lên lịch, dàn dựng và được chuẩn bị từ trước.
- Có giới hạn về thời gian với một thời điểm bắt đầu và kết thúc xác
định. Có giới hạn về không gian, diễn ra trong không gian đã được lựa
chọn một cách tượng trưng.
- Kịch bản chương trình có cấu trúc
Và 4 đặc điểm này phục vụ cho một cái có tính truyền thống, vốn là
một phần của thực chất các cuộc diễn xướng văn hóa, cụ thể chúng là
những dịp công khai có sự phối hợp, được mở ra cho cử tọa dự khán và cho
sự tham gia cụ thể.
Như vậy, theo nghiên cứu sinh, khái niệm “diễn xướng” theo cách
tiếp cận của phương Tây nhấn mạnh đến đặc trưng của thuật ngữ, còn theo
cách diễn giải của các học giả Việt Nam chú trọng đến từng thành phần của
nó. Tựu trung lại thì “diễn xướng” nói đến những hành động nhằm biểu đạt
một loại hình nghệ thuật mang tính truyền thống và có sự tham gia của
người xem.
1.3.4. Đương đại và đời sống văn hóa đương đại
Thuật ngữ “đương đại” (contemporary) trong cụm từ “đời sống văn
hóa đương đại” được sử dụng như một tính từ chỉ yếu tố thuộc về thời gian
hoặc thời kỳ đang nói tới hay có thể hiểu là từ dùng để xác định về mặt thời
gian.
Trong cuốn Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đời sống
văn hóa được hiểu là “bộ phận cấu thành tích hợp trong đời sống chung của
con người, xã hội” [58, tr.8]. Nếu như đời sống xã hội là toàn bộ những
hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người trong một xã hội, thì
đời sống văn hóa được hiểu là “một phức hợp những ứng xử thành nếp,
điển hình nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của các thành viên một xã hội”
[58, tr.8].
49
Trong luận án, đời sống văn hóa đương đại được hiểu là toàn thể các
hoạt động sống của con người nhằm làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, hướng
con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ. Như vậy, khi nghiên cứu nghệ
nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại là tác giả luận án muốn đề
cập đến một phạm trù để phân biệt với xã hội truyền thống ở hàng loạt đặc
điểm như: sự phụ thuộc của việc tổ chức đời sống xã hội, tính chất phát
triển có chu kỳ, tính chất cộng đồng của xã hội,... và những yếu tố này tác
động đáng kể đến sự tồn tại và vận động của các nghệ nhân Quan họ một
cách khách quan. Hiện nay, bối cảnh xã hội ở vùng văn hóa Quan họ Bắc
Ninh có nhiều biến động và chịu tác động của quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa. Tỉnh Bắc Ninh mặc dù có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nhưng lại
là tỉnh có mật độ khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất ở nước ta hiện
nay. Do đó, diện tích đất canh tác nông nghiệp dần thu hẹp, cùng với đó là
không gian văn hóa cũng dần biến mất bởi sự chuyển dịch cơ cấu lao động
trên địa bàn. Nhiều người lao động ở các nơi khác tập trung về làm công
nhân tại các khu công nghiệp, kết hợp với người dân trong khu vực tạo nên
sự tiếp biến văn hóa theo hướng đa dạng nhưng không còn giữ được bản
sắc của vùng văn hóa giàu truyền thống mà những giá trị này đã và đang
chuyển sang một hình thái mới, với những cách biểu đạt khác nhau.
1.3.5. Biến đổi văn hóa
Biến đổi là một thuộc tính, đồng thời cũng là phương thức tồn tại của
mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Tuy nhiên, sự biến đổi
của các sự vật và hiện tượng không hề giống nhau và ngay trong một sự vật
hiện tượng thì sự biến đổi cũng khác nhau ở mỗi nơi, mỗi lúc. Biến đổi văn
hóa được hiểu là quá trình vận động của cả xã hội. Sự biến đổi văn hóa
diễn ra rất đa chiều và nhiều yếu tố (chính trị, kinh tế, giao lưu văn hóa,),
cũng như tùy thuộc vào chính cộng đồng cũng như có ảnh hưởng đáng kể
50
đối với người dân ở chính cộng đồng đó. Theo thời gian, quá trình biến đổi
văn hóa tác động làm thay đổi những khuôn mẫu của hành vi, lối sống,
quan hệ xã hội, thiết chế văn hóa,Có thể nhận định rằng, biến đổi văn
hóa cũng là một quá trình mang tính chủ động, không dự định, có tính tự
nhiên và khách quan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa
như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường, truyền giáo, du
lịch, hôn nhân dị chủng, di dân, nhu cầu của con người, Theo đó, việc
nhìn nhận “văn hóa không phải là một hiện tượng cố định mà trái lại sự
chuyển biến về văn hóa là chuyện bình thường” [23, tr.280].
Tiểu kết
Dân ca Quan họ Bắc Ninh bắt đầu được nghiên cứu, sưu tầm và giới
thiệu rộng rãi tới công chúng từ khoảng thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XX trở đi
và là một hiện tượng văn hóa dân gian nhận được sự quan tâm khoa học.
Đã có những nghiên cứu về diễn xướng Quan họ và nghệ nhân Quan họ từ
nhiều góc độ khác nhau, và bước đầu tạo nên một diện mạo về người nghệ
nhân Quan họ trong sinh hoạt Quan họ cổ truyền. Trong chương 1, kết quả
nghiên cứu của luận án đã làm rõ một số nội dung sau: Tìm hiểu về tình
hình nghiên cứu về nghệ nhân Quan họ để từ đó chỉ ra một số vấn đề còn
bỏ ngỏ cần nghiên cứu làm rõ hơn. Đưa ra được quan điểm, lý thuyết làm
nền tảng, cơ sở trong những nghiên cứu của luận án. Giới thuyết một số
khái niệm có liên quan đến đề tài như: nghệ nhân và nghệ nhân Quan họ;
Diễn xướng và diễn xướng Quan họ và một số khái niệm có liên quan đối
tượng nghiên cứu của đề tài như: đời sống văn hóa đương đại, biến đổi văn
hóa và sinh hoạt văn hóa Quan họ. Những kết quả nghiên cứu này rất cần
thiết bởi đó là những công cụ trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá cũng
như khảo sát để làm rõ về diện mạo của nghệ nhân Quan họ trong sinh hoạt
Quan họ cổ truyền và trong đời sống văn hóa đương đại.
51
Chương 2
NGHỆ NHÂN TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ CỔ TRUYỀN
2.1. Sinh hoạt văn hóa Quan họ cổ truyền
2.1.1. Không gian văn hóa Quan họ cổ truyền
Theo những tài liệu nghiên cứu sử học thì vùng văn hóa Quan họ
Bắc Ninh được xác định nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, thời Hùng
Vương thuộc Bộ Vũ Ninh (gồm địa giới cả hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
hiện nay). Thời nhà Tần (214-207 TCN) thuộc quận Giao Chỉ. Thời Ngô
(226 – 280) thuộc quận Giao Châu. Thời Tiền Lê (980 – 1009) vùng Bắc
Ninh thuộc một bộ phận của Bắc Giang. Thời nhà Trần (1225-1413) cả
vùng đất rộng lớn này thuộc lộ Bắc Giang và cái tên trấn Kinh Bắc xác lập
từ năm 1241. Sau nhiều lần điều chỉnh tên gọi và địa giới hành chính, thời
Minh Mạng năm thứ 3 (1822) đặt tên khu vực này là Bắc Ninh trấn, đến
năm thứ 12 (1831) đổi là Bắc Ninh tỉnh. Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tỉnh
Bắc Giang được bao gồm phủ Lạng Giang, phủ Đa Phúc và các huyện Kim
Anh, Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế và một số tổng nằm ở phía
nam sông Lục Nam. Tỉnh lỵ là Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc
Giang), đây là những địa giới của Bắc Ninh tỉnh., và như thế, “khái niệm
Quan họ Bắc Ninh được dân gian truyền tụng bao gồm phần đất rộng lớn
thuộc cả phía Nam và phía Bắc sông Cầu” [80, tr.313-314].
Không gian văn hóa này đa dạng về địa hình như núi, sông, đồng
bằng rộng và bằng phẳng nên là mảnh đất phù hợp để phát triển nền sản
xuất nông nghiệp lúa nước. Cũng chính điều kiện tự nhiên và kinh tế thuận
lợi nên vùng văn hóa này không chỉ nhiều ngành nghề thủ công mà còn là
mảnh đất màu mỡ cho những loại hình văn hóa dân gian phát triển. Có thể
thấy rằng, vùng văn hóa Kinh Bắc có những điều kiện lịch sử riêng của nó,
tạo cho con người của vùng đất này một thế ứng xử hài hòa với môi trường
52
tự nhiên cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau để từ đó tạo nên
những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, mang sắc thái riêng của vùng đất
này. Như vậy, vùng văn hóa Kinh Bắc là một vùng đất cổ kính, có sự hiện
diện của con người từ thời Đá cũ, thời Kim khí, có một nền tảng văn hóa,
văn minh là Đông Sơn - Cổ Loa, cũng như tiếp nối với các trung tâm văn
hóa như Luy Lâu, Long Biên, với các địa danh như Phật Tích, chùa Dâu,
Thiên Thai, Bút Tháp,... Các làng Quan họ ra đời trong cái nôi văn hóa
Kinh Bắc, đây cũng được xem điều kiện lý tưởng để sản sinh và nuôi
dưỡng văn hóa người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Dưới cách tiếp cận Địa -
Văn hóa, sự ra đời của dân ca Quan họ Bắc Ninh trong cái nền văn hóa
Kinh Bắc như là yếu tố tất yếu.
Liên quan đến vấn đề này, năm 1971, nghiên cứu về vùng lan tỏa của
văn hóa Quan họ, nhà nghiên cứu Trần Linh Quý công bố danh sách 49
làng Quan họ gồm: 44 làng ở các huyện Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, thị
xã Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh và 5 làng ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang. Căn cứ để tác giả Trần Linh Quý đưa ra danh sách này là: Thứ nhất,
làng có Quan họ đi kết bạn và hát với Quan họ nơi khác liên tục từ hai hoặc
ba lớp (thế hệ) trở lên. Thứ hai, làng được các Quan họ nơi khác thừa nhận
[57]. Số lượng 49 làng Quan họ được các công trình nghiên cứu sau này
thừa nhận và có những khảo sát cụ thể. Năm 2008, trong cuốn Làng và
nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh [64] đã liệt kê đủ 44 làng Quan họ trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh và cuốn Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan
họ Bắc Ninh [65] cũng đã liệt kê đầy đủ 49 làng Quan họ trên địa bàn 2
tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Tuy nhiên, năm 2012, tác giả Bùi Quang Thanh trong cuốn Bảo tồn
và Phát huy di sản Quan họ Bắc Giang [66] có ý kiến cho rằng:
53
cho đến nay, quả thực, chúng tôi vẫn chưa hiểu được vì sao gần
nửa thế kỷ qua, hầu hết các công trình nghiên cứu, giới thiệu di
sản văn hóa Quan họ trên sách báo T...ào Xá
3 Cụ Ngô Thị Tư Làng Lũng Giang
4 Cụ Ngô Thế Vịnh Làng Thị Cầu
5 Cụ Tư La Làng Thị Cầu
6 Cụ Sáu Căn Làng Thị Cầu
7 Cụ Sáu Tương Làng Y Na
8 Cụ Sáu Huyền Làng Y Na
9 Cụ Hựu Làng Viêm Xá
10 Cụ Ruộng Làng Viêm Xá
11 Cụ Hoạch Làng Viêm Xá
12 Cụ Thơ Làng Bồ Sơn
13 Cụ Quế Làng Bịu Trung
14 Cụ Thất Làng Bịu Trung
15 Cụ Duyên Làng Trâm Khê
16 Cụ Sỏi Làng Bò Sơn
153
Phụ lục 3
Danh sách một số nghệ nhân Quan họ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của các
làng Quan họ thuộc huyện Việt Yên, Bắc Giang
Nguồn [73, tr.217-219].
STT Nghệ nhân Quê quán
1 Cụ Trần Hữu Na Làng Sen Hồ
2 Cụ Trần Trọng Vi Làng Sen Hồ
3 Cụ Trần Hữu Tiệp Làng Sen Hồ
4 Cụ Trần Hữu Tảo Làng Sen Hồ
5 Cụ Trần Hữu Kính Làng Sen Hồ
6 Cụ Trần Hữu Chũng Làng Sen Hồ
7 Cụ Bùi Huy Chiêu Làng Sen Hồ
8 Cụ Bùi Huy Thiều Làng Sen Hồ
9 Cụ Bùi Huy Ích Làng Sen Hồ
10 Cụ Trần Hữu Thỉnh Làng Sen Hồ
11 Cụ Trần Hữu Lực Làng Sen Hồ
12 Cụ Bùi Huy Tự Làng Sen Hồ
13 Cụ Trần Thị Dung Làng Sen Hồ
14 Cụ Bùi Thị Ất Làng Sen Hồ
15 Cụ Nguyễn Thị Lựu Làng Sen Hồ
16 Cụ Nguyễn Thị Lụa Làng Sen Hồ
17 Cụ Phĩu Làng Sen Hồ
18 Cụ Đó Làng Mai Vũ
19 Cụ Sừ Làng Mai Vũ
20 Cụ Tè Làng Mai Vũ
21 Cụ Vện Làng Mai Vũ
22 Cụ Lập Làng Mai Vũ
23 Cụ Nguyễn Thị Thanh Làng Hữu Nghi
24 Cụ Đoàn Thị Nhi Làng Hữu Nghi
25 Cụ Đoàn Thị Cõn Làng Hữu Nghi
26 Cụ Đoàn Thị Tình Làng Hữu Nghi
27 Cụ Đoàn Thị Dưỡng Làng Nội Ninh
28 Cụ Đoàn Thị Ô Làng Hữu Nghi
29 Cụ Nguyễn Thị Giàng Làng Hữu Nghi
30 Cụ Phạm Thị Nhỡ Làng Hữu Nghi
154
Phụ lục 4
Danh sách 25 nghệ nhân Quan họ tiêu biểu
Nguồn [64, tr.443-445]
STT Nghệ nhân Quê quán
1 Nguyễn Thị Lựu Làng Thị Cầu, tp Bắc Ninh
2 Nguyễn Văn Bảo Làng Thị Cầu, tp Bắc Ninh
3 Vũ Thị Chịch Làng Y Na, tp Bắc Ninh
4 Nguyễn Thị Tịnh Làng Y Na, tp Bắc Ninh
5 Nguyễn Thị Nguyên Làng Khả Lễ, tp Bắc Ninh
6 Đỗ Thị Tước Làng Khả Lễ, tp Bắc Ninh
7 Nguyễn Thị Nguyên Làng Bồ Sơn, tp Bắc Ninh
8 Mai Văn Sỹ Làng Xuân Ổ, tp Bắc Ninh
9 Nguyễn Thị Tiền Làng Châm Khê, tp Bắc Ninh
10 Nguyễn Thị Thới Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
11 Nguyễn Thị Nhậm Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
12 Ngô Văn Sự Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
13 Trần Thị Phụng Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
14 Nguyễn Văn Thị Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
15 Ngô Thị Lịch Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
16 Ngô Thị Nhi Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
17 Nguyễn Thị Các Làng Viêm Xá, tp Bắc Ninh
18 Nguyễn Thị Bé Làng Đào Xá, tp Bắc Ninh
19 Nguyễn Thị Hồng Làng Đào Xá, tp Bắc Ninh
20 Nguyễn Văn Nhập Làng Đào Xá, tp Bắc Ninh
21 Nguyễn Thị Khướu Làng Ngang Nội, huyện Tiên Du
22 Nguyễn Văn Bích Làng Hoài Thị, huyện Tiên Du
23 Nguyễn Sỹ Tăng Làng Hoài Thị, huyện Tiên Du
24 Dương Văn Quyến Làng Hoài Trung, huyện Tiên Du
25 Dương Thị Tiếp Làng Hoài Trung, huyện Tiên Du
155
Phụ lục 5
Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Quan họ trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (được xét phong tặng đợt 1, năm 2015)
Nguồn [64, tr.443-445].
T
T
T
Nghệ nhân Năm sinh Thời gian
bắt đầu thực
hành Quan
họ
Quá trình tham gia thực
hành Quan họ
Bắc Ninh
1. 1 Ngô Thị Nhi
(đã mất)
1923 năm 16 tuổi
(năm 1939).
Học hát Quan họ từ ông
bà, bố mẹ, cũng với thế hệ
anh, chị hai Quan họ thời
kỳ trước
2. 2 Ngô Thị Lịch 1927 năm 18 tuổi
(1945).
Học hát Quan họ từ bố.
3. 3 Trần Thị Phụng 1923 năm 15 tuổi
(1938)
Học hát Quan họ từ
bố mẹ, cũng với thế hệ
anh, chị hai Quan họ thời
kỳ trước.
4. 4 Đỗ Thị Tước 1922 năm 14 tuổi
(1936)
Tham gia bọn Quan họ và
tự rèn luyện trong môi
trường văn hóa Quan họ.
5. 5 Nguyễn Thị Bàn 1932 năm 11 tuổi
(1943)
Học hát Quan họ từ bà
ngoại.
6. 6 Nguyễn Thị
Thiệp
1929 năm 21 tuổi
(1950)
Học hát Quan họ từ anh
trai, chị gái.
Bắc Giang
7. 1 Trần Thị Thịnh 1915 năm 20 tuổi Học hát Quan họ từ các
nghệ nhân lão thành trong
làng, xã, vùng.
8. 2 Hoắc Công Chờ 1936 năm 15 tuổi
(1951)
Học hát Quan họ từ bố
mẹ, anh chị em và bạn
Quan họ.
9. 3 Hoắc Thị Có 1935 năm 12 tuổi
(1947)
Tham gia bọn Quan họ và
tự rèn luyện trong môi
trường văn hóa Quan họ.
10. 4 Đoàn Thị Cõn 1925 năm 12 tuổi Học hát Quan họ từ mẹ.
156
(1937)
11. 5 Hoắc Thị
Chướng
1929 năm 7 tuổi
(1936)
Học hát Quan họ từ bố
mẹ.
12. 6 Nguyễn Thị Gái 1920 năm 15 tuổi
(1935)
Họ hát Quan họ từ gia
đình, làng.
13. 7 Nguyễn Phú
Hiệp
1962 năm 27 tuổi
(1989)
Học hát Quan họ từ các
nghệ nhân lão thành trong
làng, xã, vùng. 14. 8 Nguyễn Đăng
Nam
1966 năm 23 tuổi
(1989)
15. 9 Đoàn Thị Tình 1927 năm 10 tuổi
(1937)
Học hát Quan họ từ mẹ và
chị.
16. 1 Nguyễn Thị
Nhung
1931 năm 15 tuổi
(1946)
Học hát Quan họ từ mẹ và
người thân.
17. 1 Nguyễn Thị
Nguyên (đã mất)
1922 năm 15 tuổi
(1937)
Học hát Quan họ từ bố
mẹ.
157
Phụ lục 6
Hình ảnh nhà chứa Quan họ xưa và nay
Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp (8-2017)
Hình 6.1. Nhà chứa Quan họ cổ - Làng Diềm
Hình 6.2. Nhà chứa Quan họ làng Diềm mới
158
Phụ lục 7
Cảnh sinh hoạt Quan họ làng Diềm tại nhà chứa mới
Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp (8 – 2017)
Hình 7.1.
Hình 7.2.
159
Phụ lục 8
Đền vua Bà – thủy tổ Quan họ
Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp (8 – 2017)
Hình 8.1.
Hình 8.2.
160
Phụ lục 9
Một số hình ảnh nhà văn hóa, nơi sinh hoạt Quan họ ngày nay
Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp (8 – 2017)
Hình 9.1. Nhà văn hóa khu Đương Xá, xã Vạn An, TP Bắc Ninh
Hình 9.2. Nhà văn hóa thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
161
Hình 9.3. Nhà văn hóa thôn Viêm Xá
Hình 9.4. Nhà chứa Quan họ thôn Lũng Giang, TT Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
162
Phụ lục 10
Một số hình ảnh nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực Quan họ
Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp (8 – 2017)
Hình 10.1. Nghệ nhân Nguyễn Thị Bàn – Làng Diềm, Bắc Ninh
Hình 10.2. Nghệ nhân Trần Thị Phụng – làng Diềm, Bắc Ninh
163
Hình 10.3. Nghệ nhân Ngô Thị Lịch – Làng Diềm, Bắc Ninh
Hình 10.4. Nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp – làng Thổ Hà, Bắc Giang
164
Phụ lục 11
Biên bản phỏng vấn sâu một số nghệ nhân
Biên bản phỏng vấn nghệ nhân ưu tú Đoàn Thị Tình
Địa điểm phỏng vấn: làng Nội Ninh – Ninh Sơn – Việt Yên – Bắc Giang
Thời gian phỏng vấn: 8 tháng 2 năm 2017
Nội dung phỏng vấn: Sinh hoạt Quan họ của nghệ nhân sau năm 2009
Câu hỏi: Sau năm 2009 Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di
sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và năm 2015, sau khi bà nhận
được danh hiệu Nghệ nhân ưu tú của Chủ tịch nước phong tặng bà có nhận
được sự quan tâm, đãi ngộ, hỗ trợ gì của các cấp chính quyền khác với trước
khi bà nhận danh hiệu này không? Ví dụ như trợ cấp hàng tháng; hỗ trợ cho
việc sinh hoạt Quan họ; hỗ trợ trong việc trao truyền Quan họ,?
Trả lời: Mỗi một năm, vào tháng Hai thì mừng tuổi tôi. Năm ngoái (2016) thì
về tặng tôi danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Giằm tháng hai âm lịch thì tặng chúng
tôi tiền mừng tuổi. Khi nhận được danh hiệu Nghệ nhân ưu tú thì tôi nhận
được hơn 10 triệu, còn hàng tháng thì không được.
Câu hỏi: Là một nghệ nhân hát Quan họ, công tác trao truyền bây giờ thì bà
còn hoạt động không?
Trả lời: Trước thì tôi cũng được mời đi dạy, có thể hàng tuần, hay thong thả,
dạy ở cái chỗ hội trường rộng. Hiện tại thì tôi không truyền dạy nữa. Khoảng
2 năm nay là tôi không truyền dạy nữa.
Câu hỏi: Bà có mấy người con? Và trong những người con của bà thì có ai
theo bà hát Quan họ cổ cho đến ngày hôm nay không?
Trả lời: Tôi có 4 người con, tôi truyền hết cho con gái và con dâu. Con gái tôi
còn là đội trưởng đội Quan họ ở thôn. Nội Ninh được 2 nghệ nhân được
phong tặng Nghệ nhân ưu tú nhưng 1 cụ do tuổi cao vừa mới mất.
165
Biên bản phỏng vấn nghệ nhân Đàm Thị Bùi (con gái nghệ nhân Đoàn
Thị Tình)
Địa điểm phỏng vấn: làng Nội Ninh – Ninh Sơn – Việt Yên – Bắc Giang
Thời gian phỏng vấn: 8 tháng 2 năm 2017
Nội dung phỏng vấn: Sinh hoạt Quan họ trong đời sống đương đại
Câu hỏi: Trước và sau khi được Unesco công nhận Quan họ Bắc Ninh là di
sản văn hoá phi vật thể thì công tác lau truyền, sinh hoạt, truyền dạy của
những chị hai anh hai chơi Quan họ như cô có gì khác không?
Trả lời: Mấy năm trước (2-3 năm) thì làng có 2 cụ là cụ Cõn và cụ Tình thì
đội (đội Quan họ của thôn) thường sinh hoạt vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng
tuần. Những bài cổ thì 2 cụ vẫn truyền dạy.
Câu hỏi: Giữa thế hệ của mẹ cô và thế hệ của cô thì cô có thấy sinh hoạt Quan
họ có khác gì không?
Trả lời: Các cụ ngày xưa thì đi các hội hè, kết chạ thì thường xuyên sang làng
của nhau hát. Đến thời các cô thì sinh hoạt theo đôi định kỳ vào tối thứ 7 và
chủ nhật.
Câu hỏi: Trong các buổi sinh hoạt vào tối thứ 7 và chủ nhật của đội Quan họ
thì nội dung diễn ra như thế nào?
Trả lời: Chúng tôi làm một nắm phiếu sau đó gắp thăm, trong phiếu có ghi tên
các bài Quan họ cổ, ai bắt được tên bài nào thì phải hát bài đó, nếu không hát
được thì nộp 3.000 đ vào quỹ sinh hoạt chung của đội, lâu lâu lại tổng kết 1
lần. Chủ yếu trong buổi sinh hoạt là những bài Quan họ cổ.
Câu hỏi: Các nét văn hoá trong Quan họ cổ hiện giờ có còn không? Nếu
không còn hoặc có khác trước đây thì khác như thế nào?
Trả lời: Vẫn còn được duy trì những nét văn hoá cũ, ví dụ như tập tục của lễ
hội làng. Mai mùng 6 là ngày hội thì tối mùng 5 là mời các hội đến hát giao
166
lưu. Trước các cụ chủ yếu đi hát “chạ” với nhau thôi, còn bây giờ chủ yếu
sinh hoạt định kỳ.
Câu hỏi: Trong buổi sinh hoạt định kỳ, ngoài hát các bài Quan họ cổ thì công
việc truyền dạy cho thế hệ trẻ, các em bé trong làng có được diễn ra không?
Trả lời: Trong đội trước dạy được 7 cháu nhưng bây giờ các cháu đi học đại
học, trung cấp hết. Tuy nhiên bây giờ vẫn dậy 5-7 em. Số lượng các em theo
học bây giờ ít, cả thôn còn 5-7 cháu có độ tuổi 7-8 tuổi theo học.
Câu hỏi: Đãi ngộ của các cấp từ cấp xã cho đến nhà nước đối với câu lạc bộ
thôn mình thì cô có thấy trước sau khi Unesco công nhận có khác không? Ví
dụ như về kinh phí sinh hoạt, trang thiết bị hỗ trợ, địa điểm? Cô có tâm tư
nguyện vọng gì không?
Trả lời: Từ năm 2009 (thời điểm được công nhận), câu lạc bộ được tặng 1 bộ
tăng âm khoảng 40 triệu. Nhưng dùng được thời gian ngắn đã hỏng. Bộ trang
âm đó giờ không sử dụng được. Hiện tại thì thôn cho 1 bộ tăng âm khác để
cho chị em tập luyện. Bộ cũ là của tỉnh, bộ mới thì là của thôn.
Câu hỏi: Cô là đội trưởng đội Quan họ của thôn thì hàng tháng cô có được hỗ
trợ gì thêm không? Và ai phong đội trưởng đội cho cô?
Trả lời: Không. Ban lãnh đạo thôn họp và phân công cô. Câu lạc bộ cũng
không được chế độ thường xuyên gì.
Câu hỏi: Với vai trò là người đội trưởng của câu lạc bộ thì trong công tác trao
truyền và dạy Quan họ cụ thể ở làng mình, cô có nguyện vọng gì?
Trả lời: Tôi rất muốn cấp trên quan tâm, nhất là về kinh phí. Để trong đội có
sự duy trì, không bị mai một. Trong sinh hoạt thường ngày, hàng tháng, hàng
quý thì mong có sự hỗ trợ kinh phí. Nếu được cấp trên quan tâm thì cũng rất
muốn được có một phòng riêng, vì trong Quan họ cũng có rất nhiều thứ để gìn
giữ như quần áo, mũ nón, dụng cụ, bộ tăng âm, Mỗi năm đi về cũng có
167
những ảnh kỷ niêm, cũng muốn lưu giữ những kỷ niệm cho con cháu nhìn vào
tự hào.
Câu hỏi: Cá nhân cô nắm bắt được bao nhiêu phần từ những gì cô được truyền
dạy từ mẹ cô hay các thế hệ đi trước?
Trả lời: Đến giờ phút này thì cô nắm bắt đc khoảng 80%.
Câu hỏi: Nhìn vào con số thì những làn điệu Quan họ cổ đang bị mai một. Cô
là một người sinh ra và lớn lên trong các nôi Quan họ, bản thân cô cũng thừa
nhận là đến thế hệ mình cũng đã mai một. Như vậy nó sẽ ngày càng mai một
tiếp qua thế hệ tiếp theo? Vậy bản thân cô nghĩ gì về việc này? Nguyên nhân
nào dẫn đến việc này?
Trả lời: Đây cũng là một điều trăn trở của cô. Cô cũng nói với các bạn ít tuổi
hơn trong câu lạc bộ rằng cố gắng duy trì học và nắm bắt được các làn điệu.
Vừa rồi cũng nhờ một anh (nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp) ở Thổ Hà về truyền
dạy được khoảng nửa tháng, nhưng mà cũng có được 7 bài, vì là những bài
khó.
Câu hỏi: Thôn mình có sử dụng kỹ thuật ghi âm qua băng, đĩa để ghi lại
những làn điệu Quan họ cổ do chính các cụ hát không?
Trả lời: Có. Trước khi đi thi thì thường xuyên ôn lại.
Câu hỏi: Về các di tích trên địa phương mình liên quan đến Quan họ thì cô có
thấy được cấp kinh phí để sửa chữa không?
Trả lời: Không thấy hỗ trợ gì. Đình của làng chuẩn bị được sửa cũng vì xuống
cấp quá nên được tu sửa.
Câu hỏi: Sao cô không đề xuất với chính quyền địa phương để có phương án
xin kinh phí tu bổ hay xây mới những di tích gắn liền với sinh hoạt Quan họ
xưa?
Trả lời: Cô cũng có nghĩ đến nhưng thấy nó xa với. Vì bản thân sinh hoạt
hàng ngày cũng khó được hỗ trợ. Còn bản thân cô cũng có mong muốn đó.
168
Tuy nhiên cấp huyện thì cũng có quan tâm, có những đơn vị hỗ trợ hỗ trợ theo
kiểu xã hội hoá.
Câu hỏi: Câu lạc bộ Quan họ của làng bây giờ sinh hoạt tại đâu?
Trả lời: Trước đây là sinh hoạt ở nhà cô. Nhưng hiện nay thì sinh hoạt tại nhà
văn hoá thôn (từ năm 2016).
Biên bản phỏng vấn nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phú Hiệp
Địa điểm phỏng vấn: làng Thổ Hà – Vân Hà – Việt Yên – Bắc Giang
Thời gian phỏng vấn: 8 tháng 2 năm 2017
Nội dung phỏng vấn: Sinh hoạt Quan họ trong đời sống đương đại
Câu hỏi: Những ngày đầu Xuân thì chú có hay đi hỗ trợ các làng khác hay
tham gia vào các lễ hội hay cuộc thi hát Quan họ không?
Trả lời: Chú có đi. Năm nay lại chuẩn bị cho hội làng Thổ Hà nên chú cũng
tham mưu cho Ban tổ chức để loại hình canh hát truyền thống được giữ lại.
Chú cũng muốn đưa lối chơi Quan họ lên sân khấu để đáp ứng cho công
chúng, để mọi người tiếp cận được gần hơn.
Câu hỏi: Như vậy là chú cũng muốn sân khấu hoá Quan họ?
Trả lời: Chú không ủng hộ nhưng cách làm nó khác đi. Đến bây giờ riêng Thổ
Hà mới duy trì được canh hát truyền thống.
Câu hỏi: Theo chú các làng Quan họ còn giữ được hình thức sinh hoạt Quan
họ xưa không?
Trả lời: Hiện nay thì lối chơi Quan họ đã bị biến tấu, thương mại hoá, chạy
theo thị trường. Người ta bảo chủ bảo thủ trong Quan họ, nhưng chú nghĩ nói
đến Quan họ là phải nói đến lối chơi Quan họ và chú là người như vậy. Hiện
nay học trò của chú đều nổi danh cả, ngay cả NSND Thuý Hường cũng học
chú. Có thể bây giờ nhiều người trẻ không đồng tình với chú. Bản thân chú
khi được mời đi dậy thì chú phân tích cho học trò hiểu Quan họ cổ nó vẫn là
169
cái gốc, còn lên sân khấu nó chỉ là cái cành. Vì vậy phải nắm vững được cái
gốc thì mới phát triển được.
Câu hỏi: Đối tượng đến với chú theo học Quan họ chủ yếu là những ai?
Trả lời: Cơ bản là chú dạy truyền thống, chú có thể dạy được hình thức khác
nhưng tôi chỉ dạy truyền thống cơ bản, nói nôm na là hát đối đáp, dạy vốn
Quan họ cổ. Các bạn đến với chú cũng vì điều đó. Có những bạn trẻ tìm đến
chú cũng vì điều đó vì học trong trường ít có những điều đó. Chú hiện vẫn hát
theo lối của các cụ.
Câu hỏi: Chú được truyền lại các làn điệu và lối hát Quan họ từ ai?
Trả lời: Ngày xưa chú học của một số các nghệ nhân như cụ Son, cụ Thà ở
làng Chọi – Bắc Ninh bây giờ (trước là tỉnh Hà Bắc). Các cụ là những người
nổi tiếng của vùng Quan họ thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Câu hỏi: Cách trao truyền ngày xưa của các cụ cho chú có khác gì với cách
hiện nay chú truyền lại cho các bạn trẻ không?
Trả lời: Ngày xưa các cụ dạy cơ bản, mang tính truyền khẩu. Thế hệ bọn chú
đi học thì các cụ vẫn còn nghi ngờ, chỉ dạy cơ bản, đến khi hát cho các cụ
nghe rồi các cụ thấy được rồi mới dạy tiếp. Tuy nhiên dạy một số thôi, sau khi
đi lại nhiều, thật tâm thì các cụ mới dốc lòng để truyền dạy. Chú là một người
may được học hầu hết các nghệ nhân nổi tiếng cuối thế kỷ 20. Dạy các lớp
bây giờ có khác một chút, nhưng vẫn trên căn bản, cái cốt lõi đấy. Hiện nay
các bạn không quá “say” như mình ngày xưa, thậm chí khó quá là họ bỏ.
Câu hỏi: Như vậy nhân xét chung về thực trạng các bạn đến với Quan họ hiện
nay là họ không “say” lắm với Quan họ cổ.
Trả lời: Chính xác, đó là tình trạng chung của vùng Quan họ hiện nay. Có
những bạn tìm đến những nghệ nhân nổi tiếng để học để lấy thương hiệu đi
hành nghề.
170
Câu hỏi: Với một người từng đi dạy rất nhiều nơi, từ trường chính quy đến
đội Quan họ các làng thì chú có trăn trở gì trong việc phát huy vốn cổ của
Quan họ trong cộng đồng?
Trả lời: Đãi ngộ với những người đi truyền dạy cho chú chưa được quan tâm
đến. Mình có tâm và yêu nghề nhưng nhiều cấp vẫn chưa hiểu. Ngay trong
các trường chính quy, theo chương trình thì có đến 90 tiết học nhưng chú chỉ
được dạy khoảng 20 tiết về lối Quan họ cổ thôi. Ngay cả trình độ những
người truyền dạy không đủ tầm cũng có thể dẫn đến hiện tưởng “tam sao thất
bản”. Muốn truyền bá được văn hoá Quan họ cổ thì ngay từ gốc, trong nhà
trường phải chú trọng. Đừng đổ lỗi cho lớp trẻ, chú vẫn luôn bảo vệ rằng lỗi
một phần của bọn chú, nhưng bọn chú không có cơ hội làm việc đó. Những
người tạo điều kiện cho bọn chú làm lại tìm cách biến tướng thì rất khó cho
bọn chú. Thương mại là một vấn đề, đi đến đâu họ nghe vài bài Quan họ thì
họ lại nghĩ hoá ra Quan họ là như thế này thì là không chính xác. Chính chú
muốn đưa Quan họ cổ ra giới thiệu thì lại không được. Tiếng hát Quan họ là
tiếng hát của nỗi niềm, không gian Quan họ là cây đa, bến nước sân đình,
trăng thanh gió mát. Đưa Quan họ vào quán thì không phù hợp, không đúng
bản chất. Phải nhớ là “chơi” Quan họ, Quan họ “quán” là nhất thời. Nhưng rất
ít người chia sẻ với chú điều đó. Bây giờ ai mời đi tập huấn thì chú vẫn đi.
Khi chú đi dạy, đến đâu chú vừa dạy hát vừa nói chuyện về văn hoá Quan họ
cổ. Đầu tiên phải dạy về văn hoá Quan họ sau đó mới dạy hát Quan họ, kể cả
ở các làng gốc.
Câu hỏi: Những tài liệu, giáo trình mà khi chú đi dạy thì có được ai hỗ trợ
không hay vẫn tự bản thân chú sưu tầm và chuẩn bị?
Trả lời: Vẫn là tự chú, chú đang chuẩn bị làm một quyển sách về hệ thống
cách bài đối trong Quan họ. Có cả phần giải lời thơ. Để lại cho các thế hệ sau.
171
Câu hỏi: Bản thân chú có sinh ra trong một gia đình có truyền thống Quan họ
không?
Trả lời: Chú không sinh ra trong gia đình Quan họ. Chú đi bộ đội đến khoảng
năm 27 tuổi mới về và học Quan họ.
Câu hỏi: Chú có tham gia công tác trao truyền Quan họ tại địa phương mình
thường xuyên không?
Trả lời: Có thể nói là chú tham gia rất thường xuyên, còn với người khác như
nào chú không được biết. Hiện nay chú đang là chủ nhiệm Câu lạc bộ Quan
họ Thổ Hà. Câu lạc bộ được cấp xã ra quyết định thành lập hẳn hoi, tiền thân
là đội văn nghệ từ năm 1989. Chú là người sáng lập, làm sống lại phong trào
hát Quan họ tại đây. Câu lạc bộ có trên 20 thành viên sinh hoạt liên tục. Sau
chú là còn 2 thế hệ nữa, trẻ nhất là 18-19 tuổi. Kinh phí câu lạc bộ thì bọn chú
hoàn toàn chủ động. Thỉnh thoảng đi thi thì được hỗ trợ được mấy trăm nghìn.
Câu lạc bộ sinh hoạt khoảng 2 buổi/tuần, hàng thàng có tổng kết để rút kinh
nghiệm. Trong các buổi sinh hoạt thì ngoài nói chuyện về Quan họ thì chủ
yếu là dậy các lớp sau các câu hát cổ, các câu khó trong Quan họ.
Câu hỏi: Sau khi được Unesco công nhận, chú có thấy sự đổi khác gì trong sự
quan tâm đến Quan họ từ các cấp không?
Trả lời: Nói không thì không phải, nhưng đúng là chưa được là bao. Cái được
là hàng năm mở những lớp tập huấn theo chương trình, nhưng đấy chỉ là hình
thức. Khi thành lập 25 năm thành lập câu lạc bộ, các anh trên cũng hỗ trợ 1
khoản tiền là 10 triệu. Còn lại hoàn toàn là do anh em Câu lạc bộ tự lo.
Câu hỏi: Từ khi được phong Nghệ nhân ưu tú chú có đc hỗ trợ gì thêm
không?
Trả lời: Đợt đấy, chú nhận được 10,5 triệu đồng sau đó nhận được kỷ niệm
chương và thêm được mấy trăm nghìn, còn ngoài ra không có thêm được gì.
Chú cũng như những người bình thường, cũng có tình cảm tâm tư, nhưng
172
đọng lại vẫn có chút chạnh lòng, nhưng chú không nặng nề về vấn đề đó. Với
chú Quan họ như một “định mệnh”.
Câu hỏi: Con của chú có theo hát Quan họ như chú không?
Trả lời: Con của chú có tố chất nhưng chú không ép, tuy nhiên em bây giờ
cũng không theo hát Quan họ như chú.
Câu hỏi: Chú có giải pháp nào giúp Quan họ cổ ngày càng được nhiều người
biết đến hơn không? Vì cứ xem hát Quan họ trên sân khấu, tại các nhà hàng,
đám cưới, lâu dần nhiều người sẽ hiểu Quan họ chỉ có vậy mà không được
biết đến một văn hoá Quan họ cổ tinh tuý và sâu sắc hơn rất nhiều?
Trả lời: Điều đó là một trăn trở của những nhà quản lý thực sự. Theo chú, một
là phải có những chuyên gia và thực hành Quan họ cổ đó phải “toàn tâm” để
đưa Quan họ cổ đến công chúng người nghe qua các phương tiện đại chúng.
Thậm chí có những cuộc nói chuyện về Quan họ trên truyền hình, vừa nói
chuyện vừa minh hoạ luôn, để cho công chúng hiểu được cách hát qun họ cổ.
Có thể làm những số truyền hình về dân ca, ví dụ số này về Quan họ, số này
về ca trù truyền bá cho nhân dân. Hai nữa là nói chuyện về Quan họ trên
đài phát thanh, nói chuyện rồi dẫn giải. Đằng sau lời hát thì phải diễn giải ý
nghĩa, đó là một trong những nét rất đẹp trong văn hoá Quan họ. Thế mới thu
hút được công chúng đón nhận.
Câu hỏi: Chú có thu âm lại những lối hát cổ trong Quan họ bằng file âm thanh
không?
Trả lời: Chú có nhưng không nhiều, chú có mong muốn nhưng chưa có điều
kiện.
Câu hỏi: Chú có phản đổi Quan họ “đài” không?
Trả lời: Chú cũng hát được Quan họ có nhạc đệm. Chú không phản đối, ở đâu
đó, tuỳ không gian thì cho nó phù hợp. Khi trình diễn Quan họ thì có nhạc cho
đỡ chìm. Nhưng phải hiểu cái chính vẫn phải là theo lối cổ.
173
Biên bản phỏng vấn nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Bàn
Địa điểm phỏng vấn: làng Diềm – Viêm Xá – Hòa Long – Bắc Ninh
Thời gian phỏng vấn: 20 tháng 9 năm 2017
Nội dung phỏng vấn: Sinh hoạt Quan họ trong đời sống đương đại
Câu hỏi: Bà có thấy sinh hoạt Quan họ thời của bà và thời của thế hệ sau này
có khác gì nhiều không?
Trả lời: Khác nhiều lắm. Khác ở chỗ như thế này: Trước chúng tôi ví dụ đến
gặp người chơi Quan họ, có thể tôi già thế này nhưng gặp người ít tuổi hơn
vẫn phải nói nhẹ nhàng “em gửi lời chào anh hai ạ”, chứ không phải nói oang
oang như bây giờ. Sau đó bên khách lại trả lời “em xin gửi lời chào chị hai”.
Mời vào nhà nhau cũng nhẹ nhàng: “Em xin được mời anh hai anh ba, chả
mấy khi mấy kỳ không quản ngại đường xá xa xôi bớt chút thời giờ vàng
ngọc mà vào thăm gia đình em, thì là em xin mời anh hai anh ba xơi nước xơi
giầu, để cầu vui cho đôi ba lối, cho nhà em xin lộc”. Cứ mời đi đáp lại phải
dăm ba lời thì mới bắt đầu hát. Bao giờ chủ nhà cũng phải hát trước, chủ hát
xong thì khách đối. Nhưng mà phải đối đúng câu đúng giọng. Ví dụ nhà là
“mong người như cá mong mưa” thì bên khách phải đối là “nhẽ ra em cũng ở
nhà”. Hai bên thì xưng “em” với nhau chứ không phải xưng tôi với tớ như
bây giờ.
Câu hỏi: Trong sinh hoạt Quan họ xưa thì thường diễn ra vào thời điểm nào?
Trả lời: Thời điểm 6/8 âm lịch là một 6/2 âm lịch. Quan họ cổ thì không bao
giờ chơi từ sáng. Bao giờ cũng mời từ tối. Ví dụ tôi mời khách từ đêm mùng
5, hát suốt đêm mùng 5 đến sáng mùng 6. Đêm thì ăn cháo gà hoặc xôi chè.
Sáng lại ăn gì rồi lại hát cho đến chiều, khách chưa xin về thì mình cũng chưa
“giã bạn”, có khi đến sáng mùng 7 mới “giã bạn”. Quan họ cũ thì trước 1
canh thì ra đình hát 3 câu sau đó mới về nhà đám hát. Một canh hát có thể là 2
đêm 1 ngày như thế. Còn bây giờ thì chỉ lên 1 chốc rồi lại về, lên cả sang hoặc
174
chiều. Trước đây lên đình xong về nhà cụ đám là đã có người sắp cơm còn
bây giờ thì chính quyền thường mời ra trụ sở ăn. Ở làng Diềm trước đây có
tới mười mấy “bọn”, bắt đầu từ khoảng năm 1990 thì chính quyền mới gộp lại
thành 1 bọn, bầu tôi làm trưởng. Tôi làm đến 2004 tôi mới nghỉ.
Câu hỏi: khi đi dạy Quan họ, thì bà thường dạy ở đâu?
Trả lời: Tôi thường dạy ở các điểm. Ví dụ điểm ở nhà chị này, điểm ở nhà anh
kia,... Bây giờ tôi già ít sinh hoạt thì dạy ở đâu thì tôi ko rõ. Hiện nay thì tôi
chỉ dạy cho vài bà dưới tuổi tôi chút thôi, gọi là sinh hoạt cho vui. Các cô trẻ
thì bây giờ lại có các cô trẻ khác để dậy.
Câu hỏi: Tục rủ bọn trong Quan họ hiện nay còn giữ được ở làng mình
không?
Trả lời: Bây giờ gộp vào thành một bọn rồi nên tục rủ bọn không còn nữa.
Câu hỏi: Bà có thể cho biết thời của bà thì việc sáng tác và đi thi Quan họ như
thế nào?
Trả lời: Tôi cũng sáng tác được nhiều, trước làng tôi ít câu đối, sau đó tôi
cũng sáng tác các câu đối để đi thi. Những năm đầu tiên khoảng năm 1992-
1993 (khi mới phục hồi lại thi Quan họ) tôi đi thi thì được giải nhất. Sau đó
tôi thường dẫn quân đi thi. Tôi cũng tham gia làm giám khảo nhiều năm ở các
cuộc thi huyện và tỉnh. Hiện nay tôi vẫn sáng tác được và dạy ngay được. Tôi
thuộc khoảng 400 câu nhưng khi đăng ký làm hồ sơ tôi chỉ ghi có 200 câu.
Tôi từ 7 tuổi đã thuộc nhiều câu Quan họ cổ, ở nhà chứa của bà. Bà tôi dạy
mọi người hát nhưng tôi cũng học và thuộc ngày càng nhiều câu Quan họ cổ.
Vừa rồi tôi cũng được mời vào ban hội đồng xét nghệ nhân cấp địa phương
cho đợt năm 2018 sắp tới.
Câu hỏi: Hiện nay lối hát cửa đình có còn được diễn ra không?
Trả lời: Mùng 6/8 âm lịch làng vào đám thì vẫn hát cửa đình. Ví dụ khách vào
thì chủ chúng tôi hát câu Chúc đình, khách lại hát 1 câu đối như thế, giọng
175
đấy nhưng mà lời khác. Bao giờ vào đình cũng phải có câu vào đình. Câu vào
đình xong mới đến Lề lối, 5 câu ra – 5 câu đối thành 10 rồi mới muốn hát gì
thì hát.
Biên bản phỏng vấn nghệ nhân Phương – Phụ trách CLB Quan họ làng
Diềm
Địa điểm phỏng vấn: làng Diềm – Viêm Xá – Hòa Long – Bắc Ninh
Thời gian phỏng vấn: 20 tháng 9 năm 2017
Nội dung phỏng vấn: Sinh hoạt Quan họ trong đời sống đương đại
Câu hỏi: Chú có thể giới thiệu về câu lạc bộ Quan họ làng Diềm?
Trả lời: Câu lạc bộ Quan họ làng Diềm hiện nay có 70 thành viên, gồm 3 thế
hệ. Thế hệ măng non là chưa kể, vì các cháu đang tuổi đi học, bao giờ có việc
gì lớn mới tham gia. Một là thế hệ lứa tuổi từ 18-25, hai là thế hệ có lứa tuổi
từ 25-40; thứ ba là từ 40 trở lên. Trước kia cứ tối thứ 7 hàng tuần mời các
thành viên ra Đền Vua Bà để tập hát và truyền dạy. Do tập thể cũng đông và
đợi chờ mất thời gian nên gần đây chuyển sang là nếu các đôi nào, các em
nào, thành viên nào cần học thì chúng tôi sẽ đưa đến các cụ nghệ nhân, các
anh hai chị hai lớn tuổi để truyền dạy.
Câu hỏi: hiện nay việc truyền dạy Quan họ có gặp khó khăn gì không?
Trả lời: Nói chung là gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là kinh phí, tuy nhiên
chúng tôi cũng không đòi hỏi gì. Chúng tôi đi sau có trách nhiệm giữ gìn và
truyền lại cho các thế hệ đi sau nữa.
Câu hỏi: Chú có đề xuất gì với các cấp chính quyền?
Trả lời: Sau khi hoàn thành nhà chứa Quan họ tại làng Diềm, chúng tôi sẽ tập
luyện và truyền dạy quy mô hơn. Trước đây, việc dạy diễn ra ở Đền Vua Bà
nên cũng ảnh hưởng đến việc lễ thờ. Bây giờ có nhà chứa Quan họ thì cũng là
một điều thuận tiện cho chúng tôi. Mong được các cấp chính quyến quan tâm
176
về kinh phí, và giao cho một người trông nom nhà chứa để khi cần có thể mở
cửa cho chúng tôi sử dụng thường xuyên.
Câu hỏi: Về chương trình hát giao lưu trên thuyền vào tối thứ 7 hàng tuần do
tỉnh tổ chức, ông thấy có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời: Tôi thấy tỉnh tổ chức hát Quan họ trên thuyền mỗi tối thứ 7 là rất sáng
suốt cho các anh hai chị hai, thậm chí toàn thể người dân tỉnh Bắc Ninh. Điều
này giúp chúng ta giữ gìn được vốn Quan họ cổ ngày xưa, vì ngày xưa cũng
có hát thuyền. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ công tác bảo tồn chính đáng này.
Câu hỏi: Sắp tới câu lác bộ mình có chuẩn bị gì cho chương trình này?
Trả lời: Câu lạc bộ Quan họ làng Diềm chúng tôi chuẩn bị 2 bài là Tứ hải giao
tình và Cây trúc xinh. Chúng tôi đã tập luyện và chuẩn bị rất chu đáo cho
chương trình lần này. Có 4 chị hai trẻ đã được nghệ nhân Sang, chị Thềm kèm
cặp hát rất thành thạo và thuần thục rồi.
Biên bản phỏng vấn nghệ nhân Nguyễn Thị Sang
Địa điểm phỏng vấn: làng Diềm – Viêm Xá – Hòa Long – Bắc Ninh
Thời gian phỏng vấn: 20 tháng 9 năm 2017
Nội dung phỏng vấn: Sinh hoạt Quan họ trong đời sống đương đại
Câu hỏi: Cô có thể chia sẻ con đường đến với Quan họ của mình?
Trả lời: Tôi được học dân ca Quan họ từ nhỏ. Cha mẹ tôi đều là những người
chơi Quan họ. Mẹ tôi chơi Quan họ từ năm 13 tuổi, khi đó các cụ chơi thành
từng nhóm với nhau và kết nghĩa với các nhóm ở làng khác. Chúng tôi sau
này lớn lên thì mang âm hưởng của các cụ từ nhỏ nên 8-9 tuổi chúng tôi đã
học và hát được Quan họ.
Câu hỏi: Việc sinh hoạt của câu lạc bộ có diễn ra thường xuyên không và việc
dạy các thế hệ măng non hát thì diễn ra như thế nào?
Trả lời: Câu lạc bộ ra đời từ rất lâu. Ngày xưa thì chơi Quan họ theo bọn, cứ
5-7 người thành 1 nhóm, tự học và tự tập luyện. Đến năm 1990 thì gộp lại
177
thành Đội Quan họ và đến nay gọi là câu lạc bộ Quan họ. Từ thế hệ này
truyền cho các thế hệ kia vẫn diễn ra, trước chúng tôi học của các cụ. Bây giờ
các cụ già thì chúng tôi lại truyền dạy cho thế hệ trẻ và những cháu măng non
yêu thích dân ca Quan họ. Có những người 40-50 tuổi đam mê chúng tôi vẫn
truyền dạy.
Câu hỏi: Theo cô, để cần có những chính sách như thế nào để thế hệ sau gắn
bó và phát triển Quan họ như thế hệ các cụ đi trước?
Trả lời: Theo tôi nghĩ các cụ nghệ nhân đã mai một và mất rất nhiều. Để dân
ca Quan họ trường tồn mãi mãi thì theo tôi: thứ nhất là đưa Quan họ vào nhà
trường. Thứ hai là tất cả các câu lạc bộ đều có thể mở các lớp truyền dậy các
em trong dịp hè. Thứ ba, theo tôi dân ca Quan họ không phải ai cũng thích, có
những người đam mê, có những người yêu thích, nhưng mục đích chính mà
để cho lan toả được thì các cấp các ngành đều phải quan tâm. Quan tâm về
kinh tế, về lĩnh vực tình cảm, như thăm nom, rót kinh phí về cho làng. Chúng
tôi thì rất là đam mê, chúng tôi truyền dạy nhiều thế hệ nhưng chưa được hỗ
trợ một chút kinh phí nào. Muốn để được vững thì mình cần có một chút kinh
phí cho các làng, các thầy cô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghe_nhan_quan_ho_bac_ninh_trong_doi_song_van_hoa_du.pdf