Luận án Ngân hàng đông dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875 - 1954)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TÔ QUỐC THÁI NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC DÂN HÓA CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM (1875 - 1954) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TÔ QUỐC THÁI NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC DÂN HÓA CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM (1875 - 1954) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾ

pdf330 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ngân hàng đông dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ MINH HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những tư liệu và luận điểm nghiên cứu trong luận án, là hoàn toàn do chính tôi thực hiện. Các số liệu, hình ảnh, trích dẫn trong luận án là trung thực. Nếu có gian dối, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồng chấm Luận án của nhà Trường và trước pháp luật. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 03 năm 2021 Nghiên cứu sinh Dương Tô Quốc Thái MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án ................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 16 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về ngân hàng............................... 16 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu tình hình kinh tế-tài chính-tiền tệ ở Việt Nam từ năm 1862 đến năm 1954 ............................................................. 19 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1875 đến 1954 ................. 21 1.2.4. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của tình hình đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ thực dân hóa ....................... 26 1.3. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 29 1.3.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế-tài chính-tiền tệ và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam ...................................................... 29 1.3.2. Nhóm công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương từ năm 1875 đến năm 1954 .......................................................................................... 33 1.4. Những vấn đề đặt ra và kế thừa cho luận án ........................................................... 37 1.4.1. Những kết quả nghiên cứu đi trước và kế thừa ................................................. 37 1.4.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................................... 39 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 42 Chương 2. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG RA ĐỜI TRONG CÔNG CUỘC XÂM LƯỢC VÀ BÌNH ĐỊNH CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1875 - 1896 ..................................... 43 2.1. Thực dân pháp xâm lược việt nam và sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương ............................................................................................................................. 43 2.1.1. Thực dân Pháp gây chiến tranh xâm lược Việt Nam ........................................ 43 2.1.2. Sự ra đời Ngân hàng Đông Dương ................................................................... 50 2.2. Ngân hàng Đông Dương tài trợ về tài chính cho thực dân pháp mở rộng chiến tranh xâm lược giai đoạn 1875 đến 1896 ............................................................. 73 2.2.1. Ngân hàng Đông Dương và chi nhánh tại Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp giai đoạn 1875 đến 1896 .................................... 73 2.2.2. Ngân hành Đông Dương tài trợ tài chính cho thực dân Pháp mở rộng chiến tranh giai đoạn 1875 đến 1896 ....................................................... 78 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 85 Chương 3. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG THÚC ĐẨY CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1897-1945 .............. 87 3.1. Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1897 đến 1945 ................................................................................................................ 87 3.1.1. Giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1914 .............................................................. 88 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1918 .............................................................. 89 3.1.3. Giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1929 .............................................................. 90 3.1.4. Giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1939 .............................................................. 93 3.1.5. Giai đoạn từ năm 1940 đến năm 1945 .............................................................. 94 3.2. Ngân hàng Đông Dương mở rộng hoạt động và vai trò tư bản tài chính trong công cuộc khai thác thuộc địa giai đoạn 1897-1945............................................. 97 3.2.1. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng Đông Dương trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ..................................................................... 97 3.2.2. Những hoạt động chính yếu của Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân Pháp khai thác thuộc địa ở Việt Nam ..................................... 117 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 171 Chương 4. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP TÁI XÂM LƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954 .................................................................................................. 173 4.1. Thực dân Pháp tham vọng tái lập chế độ thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai ................................................................................................................... 173 4.1.1. Hoàn cảnh và điều kiện mới của quá trình tái lập thuộc địa sau chiến tranh thế giới II ............................................................................................... 173 4.1.2. Quá trình chiến tranh tái lập chế độ thuộc địa giai đoạn 1945-1950 .............. 174 4.1.3. Thực dân Pháp lệ thuộc vào Mỹ trong âm mưu kéo dài chiến tranh giai đoạn 1950-1954 ....................................................................................... 177 4.2. Vai trò Ngân hàng Đông Dương trong hoàn cảnh mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 ................................................................................................................. 180 4.2.1. Những thay đổi của hệ thống Ngân hàng Đông Dương sau chiến tranh thế giới 2................................................................................................ 180 4.2.2. Duy trì các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam ......................... 182 4.2.3. Sự cấu kết của giới tư bản tài chính trong Ngân hàng Đông Dương và giới hiếu chiến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam .............................. 184 4.3. Hoạt động của Ngân hàng đông Dương trong chiến tranh của thực dân Pháp ở việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 .................................................................. 186 4.3.1. Tiếp tục phát hành giấy bạc Đông Dương ..................................................... 186 4.3.2. Các hoạt động chèn ép Ngân khố Liên bang Đông Dương, buôn lậu vàng, chiết khấu gian lận và đầu cơ tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Đông Dương ................................................................................................... 189 4.3.3. Hỗ trợ cho quân đội Pháp trong chiến tranh tái xâm lược Việt Nam ............. 193 4.3.4. Chuyển ngân các nguồn vốn của Pháp ra khỏi Việt Nam .............................. 194 4.3.5. Trợ giúp cho Viện Phát hành tiền tệ của các Quốc gia Liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia ................................................................................. 196 4.3.6. Các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam kết thúc vai trò lịch sử ............................................................................................................. 197 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................ 201 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 203 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 216 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đông Dương lúc sơ khởi năm 1875 .................. 69 Bảng 3.1. Tiền lãi và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Dương trong vùng đất thuộc Pháp ở hải ngoại và ở nước ngoài ........................... 108 Bảng 3.2. Thời gian điều chỉnh vốn điều lệ của Ngân hàng Đông Dương (1931-1946) ................................................................................................. 109 Bảng 3.3. Số lượng tiền tệ phát hành và tồn quỹ kim khí đảm bảo trong lưu thông tiền tệ tại Đông Dương từ năm (1913-1920), đồng bạc Đông Dương: ký hiệu “P” ........................................................................... 124 Bảng 3.4. Tỷ giá hối đối của đồng bạc Đông Dương so với các ngoại tệ khác tại Sài Gòn (1939-1953), đồng bạc Đông Dương: ký hiệu “P” .................. 124 Bảng 3.5. Số tiền lãi Ngân hàng Đông Dương thu được trong hai năm tài khóa (1928-1929) ........................................................................................ 141 Bảng 3.6. Kết quả thu hồi vốn, lãi của hệ thống các CPA từ (1931-1944) ................. 141 Bảng 3.7. Sự tiến triển của tiền lãi ròng do một số công ty vô danh công bố và thực hiện ................................................................................................. 144 Bảng 3.8. Các dịch vụ tài chính của Ngân hàng Đông Dương từ 1919-1922 ............. 148 Bảng 3.9. Các loại công thải và công trái phát hành tại Đông Dương từ (1896-1939) ............................................................................................ 156 Bảng 3.10. Sự chuyển biến sức mua theo thời giá của tiền lương theo giá cả sinh hoạt ở Đông Dương trong giai đoạn 1926-1933 (theo chỉ số 100 của năm 1925) ...................................................................................... 158 Bảng 3.11. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đông Dương (1929-1938): ............... 163 Bảng 3.12. Số lượng tiền giấy lưu thông tại Việt Nam từ năm (1939-1945) ................. 169 Bảng 4.1. Số lượng tiền giấy lưu hành trên lãnh thổ Đông Dương từ (1946- 1953) ........................................................................................................... 188 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu, đặc biệt là về mặt tài chính. Đúng lúc đó, ngày 21/01/1875, Ngân hàng Đông Dương chính thức ra đời và đi vào hoạt động tại thủ đô Paris của nước Pháp do một nhóm trùm tài phiệt của những Ngân hàng lớn đã sáng lập ra. Khi mới thành lập, Ngân hàng Đông Dương đã được Chính phủ Pháp ưu ái cho dành cho nhiều đặc quyền mà không một tổ chức Ngân hàng thuộc địa nào tại Pháp có thể so sánh kịp. Những đặc quyền đó bao gồm: phát hành giấy bạc, kinh doanh thương mại và đầu tư tài chính tại thuộc địa Đông Dương. Với đặc quyền phát hành giấy bạc, Ngân hàng Đông Dương có thể kiểm soát được lượng cung ứng giấy bạc đang lưu thông trên thị trường để từ đó thao túng hoàn toàn nền kinh tế ở Việt Nam. Còn đặc quyền kinh doanh thương mại thì cho phép Ngân hàng được quyền cho các tổ chức, cá nhân đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam vay tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh và qua đó gián tiếp khống chế các công ty, xí nghiệp này. Riêng về đặc quyền đầu tư tài chính thì Ngân hàng Đông Dương được quyền tham gia sáng lập các công ty trong và ngoài nước, mua bán trái phiếu của chính phủ các nước,... nhằm mục đích mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nước Pháp ra bên ngoài. Với những đặc quyền trên, Ngân hàng Đông Dương đã nhanh chóng kinh doanh phát đạt và thu về những khoản lợi nhuận lớn, làm giàu cho nhóm trùm tài phiệt đã sáng lập ra Ngân hàng và cho chính quốc Pháp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 1875 cho đến 1883, Ngân hàng Đông Dương chỉ giới hạn phạm vi hoạt động ở hai thuộc địa chính là Sài Gòn và Podichéry (Ấn Độ thuộc Pháp). Do đó, Ngân hàng không thể phát huy được hết các ưu quyền mà Chính phủ Pháp đã dành cho Ngân hàng khi Ngân hàng mới được thành lập. Đúng vào thời điểm này, thực dân Pháp lại có dã tâm đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 nhưng đang gặp khó khăn thiếu thốn về mặt “tài chính”. Nắm lấy cơ hội này, Ngân hàng Đông Dương đã ngay lập tức tài trợ tài chính cho thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến năm 1884, đồng thời, còn theo gót chân đoàn quân viễn chinh Pháp đánh chiếm cả Trung Kỳ và bình định 2 các cuộc khởi nghĩa của quân, dân Việt Nam chống sự xâm lược của thực dân Pháp ở khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Kết quả là thực dân Pháp hoàn thành mục tiêu xâm chiếm được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại sự tài trợ lớn lao này, Chính phủ Pháp cho phép Ngân hàng Đông Dương được quyền mở rộng phạm vi hoạt động ở những nơi nào mà nước Pháp có quyền lợi. Vì vậy, mà Ngân hàng đã ngay lập tức cho khánh thành thêm 2 chi nhánh mới ở Bắc Kỳ (chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Hà Nội) và một ở Trung Kỳ (chi nhánh Đà Nẵng). Từ sự kiện trên, có thể thấy Ngân hàng Đông Dương có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Nếu không có sự tài trợ tài chính của Ngân hàng Đông Dương thì mục tiêu đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ của thực dân Pháp sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Thế nhưng việc nghiên cứu về sự tài trợ tài chính của Ngân hàng Đông Dương cho thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho đến nay vẫn còn bỏ ngõ, ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu tới. Sau khi đã hoàn thành mục tiêu đánh chiếm được nước Việt Nam, thực dân Pháp đã ngay lập tức, vươn vòi bạch tuộc của mình ra, để khai thác bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm làm giàu cho tư bản chính quốc Pháp. Nhiều khoảng vốn khổng lồ được huy động tại chính quốc Pháp để đầu tư cho các công trình giao thông công chính ở Việt Nam. Do đó, đã thu hút được số lượng lớn các công ty, xí nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam. Số giấy phép thăm dò, khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than ở các tỉnh miền Bắc được cấp phép ngày càng nhiều. Cùng với đó, là hoạt động bao chiếm ruộng đất để thành lập các đồn điền trồng cây cao su, cà phê, chè,... trên khắp cả nước. Hoạt động đầu tư của khu vực công lẫn khu vực tư; các hoạt động hỗ tài tài chính cho các công ty, xí nghiệp Pháp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933,... Tất cả những hoạt động khai thác thuộc địa này của thực dân Pháp ở Việt Nam đều có dính dáng tới Ngân hàng Đông Dương. Thế nhưng việc nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam vẫn chưa được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu kỷ lưỡng, chi tiết. 3 Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến năm 1954, phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đều rất ít bận tâm, tìm hiểu đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp tái xâm lược cả nước. Sự thật cho thấy, trong khoảng thời gian này, Ngân hàng Đông Dương đã tích cực hỗ trợ cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước Việt Nam. Ngân hàng còn chủ động từ bỏ đặc quyền phát hành giấy bạc để góp phần giúp cho Chính phủ Pháp nhanh chóng thành lập ra Viện Phát hành các quốc gia liên kết Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm có đủ nguồn cung tài chính, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa trên bán đảo Đông Dương. Song song đó, Ngân hàng còn có vai trò trong nhiều hoạt động khác như: trung chuyển các nguồn tiền “được xem” là tiết kiệm của đội ngũ công chức, viên chức người Pháp tại Đông Dương về chính quốc Pháp một cách an toàn; giúp đỡ cho các công ty, xí nghiệp Pháp tại Việt Nam tiếp tục thoái vốn về nước; tham gia nhiều phi vụ bất hợp pháp để tìm kiếm siêu lợi nhuận,... Tất cả những vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Kể từ sau thất bại của thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và thực dân Pháp rút hết mọi dính líu trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tuy quá khứ đã lùi vào dĩ vãng, nhưng những hình ảnh của Ngân hàng Đông Dương và toàn bộ hoạt động của tổ chức này, cũng như: các văn bản, giấy tờ, hồ sơ, sổ sách,... của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam vẫn còn lưu giữ rất nhiều tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia trên khắp cả nước. Đó là nguồn tài liệu rất cần được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề có liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, hoạt động đầu tư khai thác thuộc địa của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như, quá trình tái xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả nghiên cứu ấy có thể giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam ngày nay. Chính vì các lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ Sử học. 4 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài “Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)” là: - Khôi phục lại bức tranh về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, nhất là đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ năm 1883 đến 1884 và bình định các cuộc khởi nghĩa của quân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1885 cho đến năm 1896. - Phục dựng lại lịch sử hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam từ 1897 cho đến năm 1945 và những hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trên lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến năm 1954. - Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ cung cấp thêm tài liệu và luận điểm khoa học về hoạt động Ngân hàng Đông Dương, nhất là các vấn đề về: tài chính, tín dụng, tiền tệ, thuế khóa, ngân hàng,... trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam. Song song đó, tái hiện lại những vấn đề có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn, cũng như những kinh nghiệm của Ngân hàng Đông Dương trong khoảng 80 năm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: + Quá trình Ngân hàng Đông Dương ra đời trong công cuộc xâm lược và bình định thực dân của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1875-1896; thúc đẩy công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1897-1945 và quá trình thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam giai đoạn 1945-1954. + Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong phát huy vai trò và ảnh hưởng của tiền tệ, tài chính, tín dụng trong quá trình 80 năm (1875-1954) của thực dân Pháp xâm lược và cai trị khai thác bóc lột Việt Nam. 5 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: + Không gian nghiên cứu: nước Việt Nam thời Pháp thuộc, bao gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. + Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1875 đánh dấu bằng sự kiện Ngân hàng Đông Dương mở chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn cho đến năm 1954 kết thúc bằng sự kiện thực dân Pháp rút hết mọi dính líu đến chiến tranh xâm lược Việt Nam và Ngân hàng Đông Dương cũng rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên cơ sở hệ thống các phương pháp luận sử học mác-xít, sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu chính, đó là: - Phương pháp lịch sử: là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong). - Phương pháp lôgic: là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy. Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính trên, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu, sưu tầm, thống kê, phân tích các số liệu, tài liệu, nhằm giúp cho đề tài mang tính khách quan và thể hiện được chiều sâu của công trình nghiên cứu. 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Đề tài “Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)”, sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu lưu trữ, bao gồm: + Tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: Phông Thống đốc Nam Kỳ; Phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam; Phông địa phương; một số công báo, + Tài liệu tại Thư viên Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu của Phòng Hạn chế đọc). + Tài liệu tạp chí, báo chí. 6 - Tài liệu sách báo: bao gồm các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước đã được xuất bản. - Tài liệu tiểu sử, hồi ký, phỏng vấn của các cá nhân đã được công bố. - Tài liệu tiếng nước ngoài bao gồm các bài viết, sách, báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu nước ngoài. - Tài liệu trên các website. 6. Đóng góp khoa học của Luận án + Làm rõ bản chất của quá trình thực dân hóa thực chất là xâm chiếm thuộc địa, khai thác thuộc địa và tái chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc mà Việt Nam là một trường hợp điển hình. Quá trình ấy không thể thiếu vai trò của tư bản tài chính nói chung, Ngân hàng Đông Dương nói riêng. + Tái hiện lại bức tranh và chân dung của Ngân hàng Đông Dương trong 80 năm của quá trình thực dân Pháp chiến tranh xâm lược và khai thác thuộc địa Việt Nam (1875-1954). 7. Bố cục của Luận án Luận án ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án còn được chia làm 4 chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Chương 2: Ngân hàng Đông Dương ra đời trong công cuộc xâm lược và bình định thực dân của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1875-1896. Chương 3: Ngân hàng Đông Dương thúc đẩy công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1897-1945. Chương 4: Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam giai đoạn 1945-1954. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án - “Thực dân hóa”. Thực dân hóa thực chất là một quá trình mà các nước thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước nhỏ, yếu để biến các nước này thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chính quốc. Sau quá trình xâm lược đó, các nước thực dân phương Tây sẽ tiến hành khai thác các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và con người tại các nước thuộc địa để làm giàu cho quốc gia mình. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945), nhiều nước thuộc địa hoặc nước phụ thuộc vào chính quốc đã giành được độc lập từ tay chủ nghĩa phát xít. Do đó, các nước thực dân phương Tây đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại đối với các nước thuộc địa. Vì vậy, có thể khẳng định khái niệm “thực dân hóa” thực chất là quá trình xâm lược thuộc địa, khái thác các nguồn lợi tại thuộc địa và tái chiếm các thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước nhỏ yếu. - Ngân hàng Đông Dương: là một tổ chức đặc quyền của tư bản Pháp với 3 chức năng chủ yếu: phát hành giấy bạc (tiền giấy), kinh doanh thương mại và đầu tư tài chính. Ngân hàng Đông Dương do một nhóm các nhà tài phiệt Pháp sáng lập ra vào ngày 21/01/1875 tại Thủ đô Paris của nước Pháp. Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Pháp ban cho đặc quyền phát hành giấy bạc trong thời hạn 20 năm và được Chính phủ Pháp tái gia hạn cho đặc quyền phát hành giấy bạc trong nhiều lần. Sau những lần tái gia hạn cho đặc quyền phát hành giấy bạc đó, Ngân hàng Đông Dương đã không ngừng kinh doanh phát đạt. Số hoa lợi thu được ngày càng nhiều. Nhờ vậy, Ngân hàng Đông Dương đã trở thành chỗ dựa tài chính cho quá trình thực dân Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và khai thác các nguồn lợi tại Việt Nam mang về làm giàu cho chính quốc. Song song đó, Ngân hàng Đông Dương còn là nơi hậu thuẫn tài chính một cách đắc lực để thực dân Pháp quay lại tái xâm lược Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai. 8 - Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam: là tập hợp các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương đã khai trương và đi vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Dương ở Paris (Pháp) đã xây dựng được một hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương trên khắp lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc vô Nam. Bao gồm: chi nhánh Sài Gòn (1875); chi nhánh Hải Phòng (1885); chi nhánh Hà Nội (1886); chi nhánh Đà Nẵng (1891); chi nhánh Nam Định (1926); chi nhánh Cần Thơ (1926); chi nhánh Vinh (1927); chi nhánh Quy Nhơn (1928); chi nhánh Huế (1929) và chi nhánh Đà Lạt (1943) (Phạm Quang Trung, 1997, tr.50-51). Mỗi chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam đều đặt một chức giám đốc; 2 phó giám đốc; 1 kế toán viên và các nhân viên giao dịch. Ở mỗi chi nhánh tại Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Dương ở Paris đều cấp cho một số tiền vốn nhất định để hoạt động kinh doanh. Nếu chi nhánh nào mượn tiền của chi nhánh khác để kinh doanh (vì tìm kiếm được nhiều khách hàng) thì cũng phải trả lại tiền vốn cho chi nhánh đó và kèm theo một khoản lãi suất theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Dương ở Paris. Cứ mỗi sáu tháng trong năm, các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam đều phải báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của mình gửi về trụ sở chính ở Paris. Nếu các chi nhánh nào làm ăn thua lỗ hoặc hoạt động kém hiệu quả thì lúc đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Dương ở Paris sẽ can thiệp và có những sự điều chỉnh phù hợp để giúp chi nhánh vượt qua, còn không sẽ đóng cửa chi nhánh. Ngược lại, nếu các chi nhánh ở Việt Nam kinh doanh có nhiều lợi nhuận thì các chi nhánh sẽ hoàn trả lại số tiền mà trụ sở chính ở Paris đã cho mượn, đồng thời, các chi nhánh này còn phải nộp về cho trụ sở chính ở Paris 1/4 số tiền lãi kiếm được (nộp 6 tháng/năm); 3/4 số tiền lãi còn lại, các chi nhánh có quyền: chi 2/4 số tiền lãi này cho các thành viên của chi nhánh và 1/4 số tiền lãi còn lại bỏ vào quỹ dự phòng của chi nhánh. Các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam hoạt động hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào nhau. Điểm đặc biệt của các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam là mỗi một chi nhánh có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Do đó, các chi nhánh sẽ tránh được các rủi ro vì sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành dựt các khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. 9 - Viện phát hành tiền tệ của các Quốc gia Liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia: là cơ quan phát hành tiền tệ của ba quốc gia thân Pháp do người Pháp dựng lên. Cơ quan này ra đời dựa trên các bản hiệp định đã ký kết giữa chính phủ Pháp với chính phủ bù nhìn Việt Nam ngày 8/3/1949; chính phủ bù nhìn Lào ngày 19/7/1949 và chính phủ bù nhìn Campuchia ngày 8/11/1949. Sau khi ký xong hiệp ước với các chính phủ bù nhìn này, một thỏa ước Liên bang Đông Dương đã ra đời và quyết định thành lập một cơ quan lấy tên là Viện Phát hành các Quốc gia Liên kết Campuchia, Lào và Việt Nam (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam). Cơ quan phát hành này đặt trụ sở chính tại Phnom Penh và có các chi nhánh tại Paris, Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở những nơi khác nếu cần. Ban quản trị của Viện Phát hành các quốc gia liên kết có 12 người gồm: 06 người Pháp, 02 người Việt, 02 người Miên và 02 người Lào. Cơ quan này bắt đầu hoạt động từ năm 1952 có nhiệm vụ phát hành giấy bạc cho ba quốc gia liên kết Việt Nam-Lào- Campuchia nằm trong Khối Liên hiệp Pháp sau khi Ngân hàng Đông Dương đã từ bỏ đặc quyền phát hành giấy bạc của mình và trao trả về cho Chính phủ Pháp quản lý. Ngay tức khắc, thực dân Pháp đã nghĩ ra cơ quan siêu phát hành giấy bạc này để cột chặt ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia vào nước Pháp. Điều này được thể hiện bằng việc, Chính phủ Pháp đã giả vờ trao trả lại chủ quyền phát hành tiền tệ về cho ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Thế nhưng khi một trong ba quốc gia này muốn phát hành giấy bạc thì phải được sự đồng ý của hai quốc gia còn lại và phải có ý kiến đại diện của Chính phủ Pháp thì mới được phát hành tiền tệ. Điều này thật sự rất khó thực hiện cho ba quốc gia liên kết vì số thành viên đại diện cho tiếng nói của Chính phủ Pháp luôn áp đảo ba quốc gia liên kết. Do đó, cơ quan này ra đời và hoạt động chẳng được bao lâu thì bị giải thể, vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp thất bại hoàn toàn và phải ký kết Hiệp định Genève, cam kết rút hết mọi dính líu trong cuộc chiến tranh tái xâm lược Đông Dương lần thứ 2. Cũng vì vậy chủ quyền phát tiền tệ của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia được trao trả về cho ba quốc gia này. Ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, liền cho thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay tức khắc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam liền ấn định tiền tệ ở miền Việt Nam là 10 “đồng bạc Việt Nam (kí hiệu: đ)... bạc, tín dụng dài hạn (cho vay trong sản xuất nông nghiệp), tín dụng ngắn hạn (cho các công ty, xí nghiệp tại Đông Dương vay để sản 23 xuất, kinh doanh), đầu tư tài chính ở các nước và nhiều nghiệp vụ khác mà Ngân hàng Đông Dương được phép tham gia. Tất cả các lĩnh vực này đã mang lại những khoảng lợi nhuận kết sù cho Ngân hàng Đông Dương. Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, Ngân hàng Đông Dương đã không thành công trong vấn đề cho nông dân vay tiền vì: “dài hạn (ít nhất 1 năm); bấp bênh (mùa màng tốt hay không là do thời tiết) và ít lời” (Lê Đình Chân, 1972, tr.210). Những nghiên cứu của tác giả Lê Đình Chân trong công trình Lịch sử tiền tệ nước nhà là nguồn tài liệu quan trọng cho Luận án của chúng tôi. Ngoài công trình này, công trình Lịch sử tiền tệ thế giới của tác giả (xuất bản năm 1973 tại Sài Gòn) cũng còn là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị. Tuy công trình này không viết về Ngân hàng Đông Dương (chủ yếu viết về tiền tệ của nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức – những quốc gia có đồng tiền mạnh trong lưu thông trao đổi mua bán với thế giới) nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến Ngân hàng Đông Dương vì trụ sở chính của Ngân hàng Đông Dương đặt tại Paris (Pháp)-một trung tâm tài chính đứng hàng thứ hai thế giới lúc bấy giờ sau trung tâm tài chính Luân Đôn (Anh Quốc). Do đó, mọi biến động trong chính sách tiền tệ tại Paris đều có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tiền tệ và các hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam. Còn trong công trình, Tài chính công toàn tập tác giả (xuất bản tại Sài Gòn, năm 1973) trình bày một cách tổng quát về ngân sách của chính phủ, ngân khố của quốc gia, công phí, công thải, thuế, lệ phí, Ngân hàng Quốc gia,... Những vấn đề này, tác giả viết trong thời kì Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả các vấn đề trên đã có từ thời Pháp thuộc và đã được chính quyền thực dân Pháp áp dụng tại Việt Nam. Do đó các vấn đề: ngân sách chính phủ, ngân khố quốc gia, công phí, công thải, thuế, lệ phí, Ngân hàng Quốc gia,... là sự tiếp nối từ thời Pháp thuộc sang thời Việt Nam Cộng Hòa. Công trình Lưu thông tiền tệ ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của hai tác giả Trần Dương (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Phạm Thọ (Chuyên viên Cấp cao-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Trung ương) do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, phát hành năm 1960. Công trình này nghiên cứu về: Sự ra đời của đồng bạc Việt Nam và vai trò của nó trong kháng chiến chống thực dân 24 Pháp xâm lược (1945-1954); Tiền tệ Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1954-1975). Trước khi trình bày hai vấn đề trọng tâm trên, hai tác giả không quên nhắc lại sơ lược về sự ra đời và phát triển của chế độ tiền tệ Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, trong đó có đề cập đến sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đông Dương, cũng như vai trò của tổ chức này đối với bộ máy chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam. Từ đó, hai tác giả rút ra nhận định: “Trong những năm chiến tranh ở Đông Dương, nước Pháp đã mất 25 vạn binh sĩ bị giết và bị thương, hàng triệu nhân dân Đông Dương bị thương và bị chết, biết bao nhiêu tài sản bị thiệt hại. Trong khi đó, Ngân hàng Đông Dương đã tăng vốn từ 157 triệu francs lên đến 2 tỷ francs. Số tiền lời của Ngân hàng năm 1946 là 49 triệu francs, đến năm 1954 lên tới 638 triệu francs tức tăng gấp 13 lần” (Trần Dương và Phạm Thọ, 1960, tr.26). Và đi đến kết luận “Đối với xứ Đông Dương, Ngân hàng Đông Dương là thủ phạm đầu sỏ gây ra bao nhiêu tội ác đối với nhân dân Đông Dương” (Trần Dương và Phạm Thọ, 1960, tr.26). Một công trình khác cũng viết khá chuyên sâu về Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954), đó chính là Lịch sử Tiền tệ Đông Dương và Ngân hàng Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, do tác giả Phan Hạ Uyên sưu tầm, biên soạn và được Viện nghiên cứu Kinh tế, Tiền tệ, Tính dụng và Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho lưu hành nội bộ vào năm 1973. Đây là một công trình có tính khoa học cao bởi ông là một chuyên viên cấp cao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Trung ương. Do đó, ông có điều kiện tiếp xúc với các tài liệu lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong công trình này, tác giả chia ra làm ba phần: phần một, viết về các loại tiền lưu hành ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX; phần hai, nói về chế độ bản vị tiền tệ ở Đông Dương và phần ba, viết về lịch sử Ngân hàng Đông Dương. Cả ba phần trên đều chủ yếu nói về Ngân hàng Đông Dương và những hoạt 25 động của nó trong thời kỳ Pháp thuộc. Riêng phần viết về lịch sử Ngân hàng Đông Dương, tác giả đã đi sâu tìm hiểu được nhiều vấn đề như: cuộc chiến tranh xâm lược Bắc Kỳ lần thứ 2 năm 1883 có liên quan đến Ngân hàng Đông Dương; các giai đoạn phát triển chính của Ngân hàng Đông Dương; Mạng lưới các tổ chức của Ngân hàng Đông Dương; Vốn điều lệ; Cơ cấu tổ chức; các mối quan hệ giữa Ngân hàng Đông Dương với các công ty tư bản Pháp, tư bản Anh, Mỹ, các tiệm cầm đồ, các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước,... đến chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đông Dương; những hoạt động chính của ngân hàng trong phát hành giấy bạc, kinh doanh thương mại, đầu tư tài chính và các phi vụ bất hợp pháp của Ngân hàng Đông Dương để thu lãi cao,... Luận án Tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Mỹ Hiền với đề tài Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945. Công trình này được tác giả hoàn thành và bảo vệ tại Trường Đại học Vinh năm 2017. Đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên của người Việt Nam tìm hiểu về Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc. Ở công trình này, tác giả chủ yếu tìm hiểu: về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và hoạt động phát hành tiền của nó; hoạt động của Ngân hàng Đông Dương với chức năng là ngân hàng thương mại và đầu tư tài chính. Cuối cùng là tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với đời sống kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Nhìn chung, công trình này của tác giả Đỗ Thị Mỹ Hiền đã đi sâu, làm rõ được nhiều vấn đề như: phát hành giấy bạc, thiết lập các chi nhánh ở khắp mọi nơi; các loại tiền tệ đang lưu thông tại Việt Nam trước khi Ngân hàng Đông Dương ra đời; các hoạt động cho vay theo mùa trong sản xuất nông nghiệp, hoạt động hối đoái, mua bán quý kim, đầu tư vào công nghiệp, giao thông vận tải, kể cả những tác động tích cực và tiêu cực của Ngân hàng Đông Dương đối với đời sống kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Ngoài các công trình tiêu biểu trên, tác giả Lương Hữu Định với bài viết “Tiền tệ thời kỳ ngân hàng Đông Dương”; Viện Kinh tế với công trình Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954); tác giả Nguyễn Anh Huy với công trình Lịch sử Tiền tệ Việt Nam sơ truy và lược khảo; tác giả Đào Hùng với bài viết “Sự thành lập ngân hàng Đông Dương và những tờ giấy 26 bạc đầu tiên”,... Đọc qua các công trình này, chúng tôi nhận thấy: nhóm các tác giả đều ít nhiều đề cập đến quá trình ra đời và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương Dương tại Việt Nam; những mệnh giá, màu sắc và nơi phát hành của những tờ giấy bạc; tỷ giá của đồng bạc Đông Dương qua các thời kỳ lịch sử; các chi nhánh và những đặc quyền của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam,... 1.2.4. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của tình hình đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ thực dân hóa Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Anh với tựa đề Việt Nam thời Pháp đô hộ. Ở công trình này, tác giả trình bày về toàn bộ chính sách của Pháp đối với Việt Nam, bao gồm: soạn thảo quy chế cai trị cho ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; chính sách thuế khóa dành riêng cho ba xứ, ngân sách chung, ngân sách riêng của từng xứ, chế độ lương bổng của đội ngũ công chức người Pháp và người Việt khi làm việc cho bộ máy chính quyền thuộc địa; đến các hoạt động đầu tư, khai thác của tư bản Pháp ở Việt Nam trên các lĩnh vực như: nông nghiệp, công thương nghiệp, thương mại dịch vụ, khai thác mỏ, ngoại thương,... Với việc đi sâu tìm hiểu các chính sách này, đã giúp cho đề tài Luận án của tác giả có cái nhìn đa chiều và hiểu được hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam luôn chịu sự tác động của toàn bộ các chính sách thực dân nói chung. Nghiên cứu về các tác động của tình hình chính trị và các chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam còn phải kể đến công trình Chính sách Tiền tệ Việt Nam- từ thời kỳ Pháp thuộc đến Đệ nhị Cộng hòa, của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn. Trong công trình này, tác giả dành phần 1 để viết về: kinh nghiệm tiền tệ Việt Nam dưới thời kỳ Pháp thuộc (1878-1954). Theo đó, tác giả trình bày các biện pháp của chính quyền thực dân Pháp trong việc ổn định tiền tệ tại Việt Nam; các chế độ tiền tệ mà thực dân Pháp áp đặt cho Việt Nam; tác động của chính sách tiền tệ đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam; vai trò của tiền tệ trong hoạt động kinh tế tại Đông Dương; đến sự lạm phát của đồng bạc Việt Nam trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương,... Các chính sách tiền tệ này của Pháp tại Việt Nam đã có tác động không nhỏ đến các hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân hàng Đông Dương trên khắp cả nước. Từ đó cho thấy 27 được, mỗi khi chính quyền thực dân Pháp ban hành một sắc lệnh có liên quan đến chính sách tiền tệ ở Việt Nam là ngay lập tức giới tài phiệt Ngân hàng Đông Dương sẽ tiến hành điều chỉnh cách chính sách tín dụng sao cho Ngân hàng thu về nhiều lợi nhuận nhất. Công trình Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954- 1975) của tác giả Võ Văn Sen do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát hành 2005. Đây là công trình sử dụng tư liệu gốc của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này chủ yếu viết về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, trong công trình này, tác giả đã dành một chương để trình bày về quan hệ tư bản chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1954. Theo tác giả, trước năm 1945, thực dân Pháp đã ban hành tại miền Nam Việt Nam một loạt các chính sách để tạo thành nên chủ nghĩa tư bản ở đây. Các chính sách đó bao gồm: Một là, ở một thuộc địa còn tồn động nhiều quan hệ, hình thái xã hội tiền tư bản như nước ta, thực dân Pháp không chủ trương xóa bỏ các quan hệ tiền tư bản để xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng không duy trì nguyên vẹn các phương thức sản xuất cũ, thực dân Pháp đã chọn con đường thứ ba: duy trì và phát triển các quan hệ tiền tư bản ở Việt Nam, hết hợp nó với việc tìm kiếm lợi nhuận độc quyền cao của chủ nghĩa đế quốc Pháp (Võ Văn Sen, 2005, tr.11); Hai là, thực chất của toàn bộ các chính sách và hoạt động kinh tế-xã hội của thực dân Pháp từ khi bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cho đến trước khi bị nhân dân Việt Nam đánh bại hoàn toàn vào 1954 là nhằm đưa kinh tế Việt Nam vào quỹ đạo của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới, gắng thị trường Việt Nam vào thị trường quốc tế theo cách có lợi nhất cho nhà nước thực dân và các tập đoàn tư bản độc quyền Pháp; Ba là, đặc quyền và độc quyền chính là những chủ trương và biện pháp cơ bản bảo đảm sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực; Và bốn là, về chính sách của thực dân Pháp đối với sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam thì đúng như lời toàn quyền Paul Doumer nói: Kỹ nghệ chính quốc phải được bổ sung chứ không phải để bị phá sản bởi kỹ nghệ thuộc địa. Nói cách khác, kỹ nghệ thuộc địa phải được lập ra để sản xuất những gì mà kỹ nghệ nước Pháp không thể 28 sản xuất được, để gửi hàng tới những nơi mà hàng hòa của chính quốc không thể gửi tới được (Võ Văn Sen, 2005, tr.12-13). Với các quan điểm của chính sách thực dân này, đã tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam. Từ đó thấy được bản chất của chủ nghĩa thực dân thực chất là lợi ích của các công ty, xí nghiệp lớn tại Pháp đang hoạt động tại Việt Nam, mà Ngân hàng Đông Dương là đại tập đoàn của chủ nghĩa tư bản tài chính Pháp. Cùng với tác giả Nguyễn Thế Anh, Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng có một công trình nói về các chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam đó là công trình Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954) do nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, năm 1966 ấn hành. Công trình này được chia làm ba phần: phần một, viết về kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến (từ tháng 8/1945 đến ngày 19/12/1946); phần hai, viết về Kinh tế Việt Nam từ kháng chiến toàn quốc đến kháng chiến thắng lợi (từ ngày 19/12/1946 đến tháng 7/1954) và phần kết luận viết về thắng lợi vĩ đại cùng những kinh nghiệm lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc xây dựng kinh tế. Trong ba phần trên, ở phần 1, các tác giả của Viện Kinh tế có chỉ rõ ra những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp sau khi quay trở lại xâm lược Việt Nam từ 1945 đến năm 1954. Những thủ đoạn đó chủ yếu ở vào lĩnh vực tài chính-tiền tệ nhằm gây khó khăn cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cụ thể như: không chịu xuất tiền cho Chính phủ chi tiêu; hoặc khi xuất tiền thì giao cho Chính phủ loại giấy bạc 100 đồng kiểu mới (loại cái đỉnh in ở Calcutta) để sau đó lợi dụng việc Ngân khố của Chính phủ phát ra mà tung ra một khối lượng giấy bạc không ai kiểm soát được; và trò phá gối thứ ba là ngày 17/11/1945, viên cao ủy Pháp ở Sài Gòn là d’Argenlieu tuyên bố vô giá trị tất cả các giấy bạc 500 đồng in tại nhà in Viễn Đông từ ngày 9/3/1945 đến ngày 23/9/1945 với cớ những giấy bạc này in trong thời kì phát xít Nhật thống trị, Pháp không chịu trách nhiệm. Còn giấy bạc 500 đồng phát hành trước 9/3/1945, Pháp bắt phải đem đổi trong 7 ngày (từ ngày 19 đến 25/11/1945) với 70% giá trị. Pháp còn nổ súng bắn vào đoàn người biểu tình trước Ngân hàng Đông Dương đòi đổi bạc (ngày 26/11/1946)” (Viện Kinh tế, 1966, tr.56-57). Với các nghiên cứu này, sẽ giúp cho 29 đề tài Luận án của chúng tôi có thêm nguồn tư liệu để bổ sung cho việc tìm hiểu hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ 1945 đến 1954. Bên cạnh các công trình nổi bậc trên, nghiên cứu về sự tác động của tình hình chính trị và các chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ thực dân hóa, còn có các công trình tiêu biểu như: tác giả Đặng Phong với công trình Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Tập 1 (1945-1954); tác giả Phạm Thị Hồng Hà với Luận án Tiến sĩ năm 2017 Hệ thống Ngân hàng ở miền Nam Việt Nam (1954-1975); tác giả Nguyễn Văn Trung với công trình Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam-thực chất và huyền thoại; tác giả Nguyễn Đình Tư với 2 tập sách Chế độ Thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ 1859- 1954, Tập 1 và 2; tác giả Nguyễn Xuân Thọ với công trình Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897); tác giả Cao Huy Thuần với nghiên cứu Giáo sĩ Thừa sai và Chính sách Thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914); tác giả Trương Bá Cần với công trình Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862-1874),... Đọc qua các công trình này, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đều có đề cập đến các chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam bao gồm: chia Việt Nam ra thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau; các chính sách về thuế trực thu và thuế gián thu; chế độ tiền lương và phụ cấp dành cho đội ngũ công chức người Pháp và người Việt; chính sách phát triển kinh tế của thực dân Pháp tại Việt Nam trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công thương nghiệp và thương mại, dịch vụ,... 1.3. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 1.3.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế-tài chính-tiền tệ và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam Trong nhóm nghiên cứu này, trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của học giả Philippe Devillers với tựa đề Français et Annamites: Partenaires ou Ennemis, 1856-1902 (dịch sang tiếng Việt: Người Pháp và người Annam-Bạn hay Thù ?) được nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh dịch và phát hành năm 2006. Công trình này, tác giả trình bày về nguyên cớ khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; hoạt động ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn để chuộc lại ba 30 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Quá trình đánh chiếm Bắc Kỳ và cả nước của thực dân Pháp; chính sách cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam. Các hoạt động khai thác thuộc địa, kinh doanh thương mại và đầu tư của người Pháp vào Việt Nam trong thời gian từ 1867 đến 1918,... Công trình này tuy không đề cập nhiều đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương, nhưng công trình cho thấy được những cố gắng của chính quyền thực dân Pháp để vực dậy nền kinh tế Việt Nam. Cùng với học giả Philippe Devillers, công trình L’Indo-Chine française (Hồi ký Xứ Đông Dương) của tác giả Paul Doumer, xuất bản lần đầu vào năm 1905. Sau đó, được Nhà xuất bản Thế giới cùng công ty cổ phần sách Alpha mua bản quyền và phát hành lại vào năm 2015. Tác giả Paul Doumer vốn là Toàn quyền Đông Dương nhiệm kì (1897-1902), ông có bằng cử nhân toán học và cử nhân luật, đồng thời là một chuyên gia tài chính. Năm 1895, ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp. Đến năm 1897, ông được đều sang làm Toàn quyền Đông Dương. Trong các vị toàn quyền Đông Dương thời Pháp thuộc, chỉ có Paul Doumer là người đầu tiên đi vòng quanh xứ Đông Dương để ghi nhận lại toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... của nhân dân Đông Dương dưới sự bảo hộ của nước Pháp. Cũng vì lý do đó, ông đã ghi chép lại tỉ mỉ những gì mình đã nhìn thấy. Dưới nhãn quang của một vị Bộ trưởng Tài chính, thuộc địa Đông Dương thật sự quá nghèo nàn, lạc lậu, phương tiện đi lại hết sức khó khăn thiếu thốn,... Do đó, ông đã đề ra chương trình khai thác thuộc địa dành cho xứ Đông Dương. Nhiều khoản vay tín dụng đã được ông huy động ở các ngân hàng lớn của thị trường chứng khoán Paris để mang sang thuộc địa Đông Dương nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa. Kết quả là, nền kinh tế Đông Dương từng bước khởi sắc, thuộc địa Đông Dương từng bước trở thành thị trường tiêu thụ độc quyền cho hàng hóa của tư bản Pháp. Suốt hành trình của cuốn Hồi ký, Paul Doumer ít đề cập đến vai trò của Ngân hàng Đông Dương tại thuộc địa nhưng qua những biện pháp và chương trình khai thác thuộc địa của ông áp dụng cho Việt Nam có thể ít, nhiều thấy tác động của các chính sách chính trị, kinh tế, tài chính, tín dụng đến toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Đông Dương. 31 Tác giả Jules Silvestre với công trình L’empire d’Annam et le peuple annamite: Aperçu sur la géographie, les productions, l’industrie, les mœurs et les coutumes de l’Annam (dịch sang tiếng Việt: Đế quốc An Nam và người dân An Nam –Tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán An Nam do dịch giả: Phan Tín Dụng dịch và chú giải). Công trình nghiên cứu này của tác giả Jules Silvestre được Nhà xuất bản Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Sách Omega phát hành vào năm 2020. Đọc qua công trình này, chúng tôi nhận thấy, tác giả có sự quan sát hết sức tỉ mỉ và chi tiết về vị trí địa lý, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên khoán sản; các loại tiền tệ và chế độ tín dụng đang hiện hành tại đây; các ngành nghề then chốt và quan trọng của xứ Bắc Kỳ có thể xuất khẩu đi các nước; những phong tục tập quán, nhà cửa, phương tiện đi lại của người dân tại Bắc Kỳ; chế độ cai trị của Vương triều Nguyễn đối với người dân Bắc Kỳ trước khi Pháp xâm lược,... Cùng với đó là những nhận xét của tác giả về lợi ích kinh tế của nước Pháp nếu xâm chiếm và cai trị xứ sở này, giúp cho chúng ta hiểu được phần nào đó sự phức tạp của hệ thống tiền tệ, tín dụng của Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược và hiểu rõ hơn về chính sách tài chính tín dụng của Ngân hàng Đông Dương dành cho xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Song song với tác giả Jules Silvestre, nhà nghiên cứu Hocquard với công trình Une campagne au Tonkin (dịch sang tiếng Việt: Một chiến dịch ở Bắc Kỳ do dịch giả Đinh Khắc Phách dịch và hiệu đính). Công trình này được nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A xuất bản năm 2020. Lược khảo qua công trình Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của nhà nghiên cứu Hocquard, chúng tôi nhận thấy tác giả trình bày rất chi tiết về những nơi mà tác giả đã đến và quan sát. Toàn bộ công trình được dịch giả Đinh Khắc Phách chia thành 23 chương. Đọc qua mỗi chương, chúng tôi nhận thấy, tác giả ghi chép rất cụ thể và sinh động về các hoạt động kinh tế của người dân ở xứ Bắc Kỳ. Sự nhộn nhịp sầm uất của các phiên chợ, các mặt hàng buôn bán tại đây, cách ăn mặc, các giống cây trồng,... Thông qua những ghi chép này, hiểu rõ hơn về những thế mạnh của xứ Bắc Kỳ và từ đó có thể lý giải được các hoạt động đầu tư của Ngân hàng Đông Dương tại đây hoàn toàn khác các hoạt động đầu tư của các chi nhánh Ngân hàng khác trên khắp cả nước. 32 Tiến sĩ Luật học H. Simoni xuất bản công trình Le role du capital. Dans la mise en valeur de l’Indochine (nghĩa là: Vai trò của tư bản Pháp trong cuộc khai thác xứ Đông Dương) do nhà xuất bản Helms, Libraire – Editeur phát hành năm 1929 tại Paris, Pháp. Tìm hiểu qua công trình này, chúng tôi nhận thấy tác giả chia ra làm 3 phần: (Phần 1: tác giả nghiên cứu về Các nhà ngân hàng và tín dụng, gồm có 4 chương; Phần 2: tác giả nghiên cứu chi tiết về Kết quả của việc khai thác và chia phần này ra thành 5 chương và Phần 3: tác giả tìm hiểu về Mục đích các khoản chi công cộng, phần này tác giả chia thành 4 chương). Đọc qua 3 phần này, chúng tôi nhận thấy tác giả nghiên cứu rất tường tận tình hình kinh tế, tài chính, tín dụng và ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị. Về kinh tế, tác giả trình bày chi tiết về nền nông nghiệp bản xứ, các ngành nghề truyền thống của Việt Nam, những giống cây trồng, những mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn của cả nước, các hoạt động buôn bán của nhân dân trong nước và nước ngoài,... Về nền tài chính- tín dụng và ngân hàng, tác giả trình bày về các loại tiền đồng, tiền kẽm và đồng tiền bằng bạc của Tây Ban Nha, Mexico đúc, được nhân dân sử dụng trong trao đổi hàng hóa. Sự khủng hoảng của nền tài chính Việt Nam trước khi Ngân hàng Đông Dương ra đời và những hoạt động của tổ chức Ngân hàng này để làm cho nền tài chính tín dụng Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng,... Công trình Vai trò của tư bản Pháp trong cuộc khai thác xứ Đông Dương của tác giả H. Simoni đã được dịch sang tiếng Việt và lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Ngoài các công trình tiêu biều kể trên, chúng tôi còn sưu tầm được một vài công trình nghiên cứu về kinh tế-tài chính-tiền tệ và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam của một số tác giả người nước ngoài khác như: tác giả Hubert Bonin, với công trình nghiên cứu The French banks activities in the Pacific area of Asia-From the years 1860s to the years 1940s (Hoạt động của các ngân hàng Pháp ở khu vực Thái Bình Dương của Châu Á-Từ những năm 1860 đến những năm 1940); tác giả Robert Elie, với công trình Le Crédit en Cochinchine (Tín dụng ở Nam kỳ); tác giả Loye, với công trình Le Crédit mutuel agricole en Cochinchine (Cơ quan tín dụng hỗ tương nông nghiệp ở Nam Kỳ); tác giả Détieux Marcel, với công trình Mémoire relatif au régime monétaire de l’Indochine (Báo cáo khoa học 33 liên quan tới chế độ tiền tệ ở Đông Dương); tác giả André Touzet, với công trình L’Emprunt National de 1918 en Indochine (Công trái Quốc gia từ 1918 ở Đông Dương); nhóm nghiên cứu Section d’Administration Générale Direction des Finances, với công trình Histoire budgétaire de l’Indochine (Lịch sử ngân sách Đông Dương); tác giả Henri Guermeur, với công trình Le Régime fiscal de L’Indochine (Chế độ thuế của Đông Dương),... 1.3.2. Nhóm công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương từ năm 1875 đến năm 1954 Bên cạnh các tác giả nước ngoài nghiên cứu về tình hình kinh tế-tài chính- tiền tệ và ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều nghiên cứu cũng của các tác giả nước ngoài, tìm hiểu trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đông Dương trong khoảng thời gian từ năm 1875 đến năm 1954. Trước hết, phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Henri Baudoin với công trình “La Banque de l’Indochine (dịch: Ngân hàng Đông Dương)” xuất bản tại Paris vào năm 1903. Đây là công trình Luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đông Dương từ lúc tổ chức này được thành lập vào ngày 21/01/1875 cho đến năm 1900. Công trình này trình bày khá chi tiết về các loại tiền tệ đang lưu hành tại Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược; tiếp đó tác giả trình bày sơ lược về sự yếu kém của hoạt động tín dụng tại Việt Nam đã làm cho nền kinh tế thuộc địa gặp nhiều khó khăn. Sau đó, tác giả trình bày về sự ra đời tất yếu của Ngân hàng Đông Dương; cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và vốn điều lệ của tổ chức này lúc sơ khởi. Những hoạt động chính của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam, tại Podichéry (Ấn Độ thuộc Pháp) và một vài chi nhánh ở Trung Quốc, các quần đảo tại Thái Bình Dương do thực dân Pháp kiểm soát. Đặc biệt, tác giả chủ động phân chia các giai đoạn hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Dương,... Do đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về Ngân hàng hàng Đông Dương, vì vậy, luận án tiến sĩ La Banque de l’Indochine của tác giả Henri Baudoin cũng không tránh khỏi những hạn chế thiếu soát nhất thời, nhất là sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Ngân hàng Đông Dương từ sau năm 1900 cho đến năm 1954. 34 Một công trình khác cũng của một học giả người Pháp viết về Ngân hàng Đông Dương và những hoạt động của nó tại Đông Dương là quyển Le Renouvellement du privilège de la banque de l’Indochine (dịch sang tiếng Việt: Đổi mới đặc quyền của Ngân hàng Đông Dương) do tác giả Albert Sabés viết năm 1931 và được nhà xuất bản Marcel Giard tại Paris phát hành. Công trình này, tác giả đã chia ra làm ba phần để viết về Ngân hàng Đông Dương. Phần 1, tác giả trình bày về: chế độ tiền tệ tại Đông Dương trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và hệ quả là sự gia tăng một cách đột ngột của đồng bạc kim khí tại Đông Dương trong thời gian diễn ra chiến tranh và sau chiến tranh. Từ đó, tác giả trình bày tiếp về các biện pháp đối phó của chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương về sự gia tăng đột ngột của đồng bạc kim khí. Phần hai, tác giả trình bày về vai trò của Ngân hàng Đông Dương trong việc ổn định đồng bạc tại Đông Dương, cụ thể là: trình bày cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đông Dương tính đến thời điểm 1931; trình bày về Hội đồng quản trị của Ngân hàng Đông Dương; về hoạt động thương mại của Ngân hàng Đông Dương. Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong lĩnh vực nông nghiệp; bán kính hoạt động các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương. Phần ba, tác giả viết về việc đổi mới đặc quyền của Ngân hàng Đông Dương, theo đó: Ngân hàng Đông Dương sẽ được đổi mới hoàn toàn trong các đặc quyền phát hành giấy bạc, kinh doanh thương mại, tín dụng nông nghiệp và nhiều đặc quyền khác bằng Công ước ngày 22/11/1929 do Quốc hội Pháp thông qua. Sử gia Paul Bernard với công trình Le problème économique Indochinois (dịch ra tiếng Việt: Vấn đề kinh tế Đông Dương) được nhà xuất bản Nouvelles Édictions Latines phát hành tại Paris, năm 1934. Đây là một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của tác giả về lĩnh vực kinh tế tại Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc. Công trình này của tác giả có thể chia làm ba phần: phần một, trình bày: sơ lược về tình hình kinh tế tại Đông Dương. Trong phần này, tác giả chủ yếu nói về: các yếu tố sản xuất tại Đông Dương; sự phân bố dân số, tiền lương và thu nhập tại đây. Việc thương mại của Đông Dương với các nước bên ngoài; nguồn vốn tại Đông Dương và cán cân thanh toán. Tình hình tài chính công tại Đông Dương; hệ thống tài chính và tín dụng, cũng như các công cụ để phát triển kinh tế cho Đông Dương,... Phần 35 hai, trình bày: về hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đến nền kinh tế Đông Dương. Chủ yếu trong ngành: trồng lúa, sản xuất cao su và thương mại. Cuộc khủng hoảng này trầm trọng đến mức làm cho ngân sách Đông Dương bị khủng hoảng theo (vì phải tài trợ vốn cho các công ty, xí nghiệp, nhà sản xuất Pháp ở Đông Dương). Và phần ba, trình bày: về các vấn đề cần giải quyết cho nền kinh tế Đông Dương sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Đó là: vấn đề tín dụng, bảo vệ sản xuất trong nước; sản xuất tại địa phương. Vấn đề di cư và định cư; vấn đề gạo, cao su, ngân sách nhà nước, ổn định tiền tệ và chính sách. Tuy không đề cập chi tiết đến Ngân hàng Đông Dương, nhưng tác giả cũng không quên đề cập gián tiếp đến tổ chức này, đặc biệt là vai trò của Ngân hàng Đông Dương trong hệ thống tài chính, tín dụng và ổn định tỉ giá đồng bạc cho nền kinh tế Đông Dương. Đồng hành với các tác giả trên, học giả Marc Meuleau với tựa đề Des Poinniers en Extrême-Orient: Histoire de la Banque de l’Indochine (1875-1975) (dịch: Những người đi tiên phong ở vùng Viễn Đông: Lịch sử Ngân hàng Đông Dương (1875-1975), do nhà xuất bản Librairie Arthème Fayard, Paris phát hành năm 1990. Công trình này đã được tác giả René Ngọc Nhân dịch và giữ bản quyền, với số trang lên tới 713 trang. Công trình này là toàn bộ các văn kiện của Ngân hàng Đông Dương được cất giữ cẩn thận trong kho lưu trữ của Ngân hàng Indosuez. Năm 1975, Ngân hàng Đông Dương gia nhập vào Ngân hàng Suez (sau đổi thành Banque de Indosuez) hoạt động chủ yếu ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Nhân lúc dọn nơi lưu trữ các loại hồ sơ, ông Tổng Giám đốc của Ngân hàng Indosuez đã phát hiện tập văn ...cổ phần như trên, cuộc họp Đại hội đồng được triệu tập lần 2, cách lần triệu tập thứ nhất 15 ngày, và các thành viên có mặt tại cuộc họp lần 2 chỉ biểu quyết về những nội dung đã nêu trong chương trình nghị sự của cuộc họp thứ 1, bất kể số lượng là bao nhiêu. Điều 45. Đại hội đồng được phép triệu tập đột xuất theo lệnh của Hội đồng quản trị, nếu xét thấy cần thiết. Hội đồng quản trị chỉ triệu tập họp Đại hội đồng bất thường nếu thấy cần thiết. Đại hội đồng phải được triệu tập họp bất thường trong một số trường hợp sau: 1. Khi các cổ đông sở hữu tối thiểu 1/3 số cổ phần gửi văn bản yêu cầu (nêu rõ lý do) lên Hội đồng quản trị. Trong trường hợp này, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng trong thời hạn 2 tháng. 2. Trong trường hợp giao dịch ngân hàng thua lỗ làm giảm một nửa số vốn. Điều 46. Giấy mời họp thường niên và bất thường được gửi đến cổ đông-thành viên Đại hội đồng theo địa chỉ nhà riêng. Thông báo triệu tập đăng trên 2 nhật báo (chịu trách nhiệm công bố hoạt động của Công ty) tối thiểu 15 ngày trước khi diễn ra phiên họp. Trên thư và thông báo ghi ngắn gọn nội dung triệu tập. Mọi cổ đông (muốn đệ trình kiến nghị lên Đại hội đồng) phải thông báo việc này cho Hội PL 16 đồng quản trị 20 ngày trước khi diễn ra phiên họp để Hội đồng xem xét có nên đưa vào chương trình nghị sự hay không. Mọi vấn đề nằm ngoài chương trình nghị sự sẽ không được đưa ra bàn thảo. 8 ngày trước cuộc họp, tại trụ sở Công ty, mỗi cổ đông sẽ nhận được bản báo cáo tóm tắt về tình hình hoạt động của Ngân hàng. Điều 47. Những phiên họp của Đại hội đồng về việc sửa đổi hoặc về điều lệ về đề xuất kéo dài thời gian hoạt động hoặc giải thể Công ty trước hạn, chỉ được tổ chức một cách hợp pháp và ban hành nghị quyết khi số cổ đông tham dự nắm giữ tối thiểu một nửa số vốn điều lệ. Thông báo triệu tập phải chỉ rõ địa điểm họp. Tuy nhiên, nếu Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng lần 2 như quy định tại điều 45 trên đây, mọi nghị quyết của hội đồng đều có giá trị, bất kể số người dự họp là bao nhiêu. Điều 48, 49. Mọi nghị quyết hợp lệ của Đại hội đồng đều mang tính chất bắt buộc đối với toàn thể cổ đông, kể cả cổ đông vắng mặt hoặc bất đồng quan điểm. Mọi nghị quyết đều được ghi nhận bằng biên bản đăng ký vào một cuốn sổ đặc biệt có chữ ký của Chủ tịch, thành viên ban kiểm phiếu và thư ký. Cuốn sổ này để tại trụ sở Công ty. Phiếu điểm danh (xác nhận số thành viên dự họp và số cổ phần của họ), có chữ ký của những cá nhân như trên, được đính kèm bản gốc biên bản. Đoạn II. Hoạt động quản lý, điều hành và giám sát Điều 50. Ngân hàng Đông Dương do một Hội đồng Quản trị gồm tối thiểu 8 thành viên và tối đa 15 thành viên điều hành. Thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm theo đề xuất của Hội đồng. Giúp việc cho Hội đồng Quản trị còn có một ủy viên Chính phủ. Điều 51. Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Đông Dương gồm các chủ ngân hàng lớn của Pháp như: Ngân hàng Kỹ nghệ (Crédit industriel), Chiết khấu Ngân hàng (Comptoir d’Escompte), Ngân hàng Lyông (Crédit lyonnais), Địa ốc Ngân hàng (Crédit Foncier), Ngân hàng Paris và Hà Lan (Banque de Paris et des Pays-Bas) PL 17 Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Quản trị là 5 năm và có thể kéo dài theo tỷ lệ 2 thành viên/năm. Thành viên bị bãi nhiệm theo hình thức rút thăm và có thể được tái cử. Trường hợp thành viên nào đó từ trần hoặc từ chức, Hội đồng có quyền chỉ định người thay thế cho tới khi diễn ra đại hội cổ đông. Thành viên dự khuyết được lựa chọn trong số cổ đông và chỉ tại chức theo đúng nhiệm kỳ giao cho người tiền nhiệm. Điều 52. Khi nhậm chức, mỗi thành viên phải chứng minh được họ nắm giữ 40 cổ phần. Những cổ phần này phải được thanh lý và không chuyển nhượng trong thời gian thành viên còn đương chức. Điều 53. Thành viên Hội đồng Quản trị được cấp thẻ hiện diện với số tiền do Đại hội đồng quy định. 50% tiền lãi cấp cho các thành viên theo điều 34 được phân chia thành các thẻ hiện diện. Điều 54. Hội đồng có quyền hạn tối cao trong việc quản trị Ngân hàng; biểu quyết mọi hoạt động của Ngân hàng; xây dựng nội quy, quy chế của Ngân hàng; ấn định tỷ lệ chiết khấu, lãi suất, thuế, tiền hoa hồng, cách thức định giá vàng, bạc, tiền tệ, hàng hóa Theo quy định tại điều lệ, Hội đồng cho phép tiến hành cũng như quy định điều kiện thực hiện mọi giao dịch của Ngân hàng. Hội đồng lựa chọn kỳ phiếu hoặc tài sản thế chấp có thể chiết khấu mà không cần giải thích lý do từ chối; đưa ra quyết định về những chữ ký phải có trên hối phiếu, về việc rút và huỷ hối phiếu; Hội đồng cho phép Ngân hàng ký kết mọi hiệp ước/thoả thuận, giao dịch, sử dụng vốn, chuyển công trái và các loại chứng khoán cho Nhà nước, mua nợ và tài sản vô hình khác, chuyển nhượng những tài sản trên đây có hoặc không có tiền đặt cọc, bãi bỏ quyền cầm cố hoặc các đặc quyền, bãi bỏ vật quyền và trái quyền, giải trừ đăng ký thế chấp có hoặc không thanh toán. Ngoài ra, Hội đồng Quản trị còn có một số quyền hạn như: PL 18 – Tiến hành các vụ kiện với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn, tham gia các thỏa ước xử lý nợ, trưng dụng và chuyển nhượng công thự, các khoản vay và luật cầm cố; – Chấp thuận yêu cầu chuyển nhượng nhà cửa và những loại tài sản khác trong điều kiện quy định, mọi hoạt động và công việc liên quan đến Ngân hàng, gia hạn và truy thu các khoản nợ, thương phiếu và chứng khoán các loại của Ngân hàng; giám sát việc Ngân hàng có tiến hành các hoạt động sai quy chế và nội quy của chính Ngân hàng đề ra hay không; triệu tập đại hội cổ đông, quyết định chương trình nghị sự và những vấn đề được đưa ra biểu quyết. – Quy định cơ cấu tổ chức các phòng ban, lương và tiền thù lao của nhân viên và những khoản chi chung của Hội đồng. Hội đồng được phép ủy nhiệm toàn bộ hoặc một phần quyền hạn. Điều 55. Hội đồng bầu 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 1 thư ký. Mọi biên bản họp của Hội đồng đều có chữ ký của Chủ tịch và thư ký. Điều 56. Hội đồng nhóm họp tối thiểu một lần/tháng tại trụ sở của Ngân hàng. Tuy nhiên, Hội đồng cũng có thể tiến hành họp bất thường khi Ngân hàng hoặc ủy viên Chính phủ yêu cầu. Điều 57. Nghị quyết chỉ có giá trị khi có ít nhất 5 thành viên có mặt và được thông qua theo đa số thành viên có mặt. Trường hợp số phiếu bằng nhau, lá phiếu của Chủ tịch Hội đồng sẽ mang tính quyết định. Thành viên vắng mặt có thể ủy quyền cho đồng nghiệp tham dự các buổi thảo luận của Hội đồng. Điều 58. Báo cáo về hoạt động của Ngân hàng phải được trình lên Đại hội đồng. Báo cáo được sao gửi cho Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa. Điều 59. Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và quy định mức lương của giám đốc phụ trách quản lý các hoạt động của Ngân hàng, sau khi Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa chấp thuận. Những giám đốc này đại diện cho Công ty trong việc thực thi các quyết định của Hội đồng đối với người ngoài (người thứ ba). PL 19 Điều 60, 61. Nhân danh Hội đồng Quản trị, những giám đốc này được phép khởi kiện hoặc truy tố trước pháp luật song tuyệt đối không được hành nghề kinh doanh. Điều 62. Khi nhậm chức, các giám đốc phải chứng minh họ nắm giữ 40 cổ phần. Những cổ phần này không được chuyển nhượng trong thời gian họ đương chức và được gửi vào quỹ của ngân hàng. Điều 63. Quyết định thành lập tại mỗi chi nhánh một hội đồng chiết khấu, theo đó, thành phần, quyền hạn và lương bổng của hội đồng này sẽ do Hội đồng Quản trị quy định. Đoạn III – Uỷ viên Chính phủ và giám thị hành chính Điều 64. Quyết định lập chức ủy viên Chính phủ tại Ngân hàng Đông Dương, vị trí này do Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa bổ nhiệm. Điều 65. Ủy viên Chính phủ được mời tham dự mọi phiên họp của Hội đồng Quản trị; giám sát việc thực thi điều lệ, quy định của Ngân hàng; giám sát toàn bộ các bộ phận của Ngân hàng; xem xét thực trạng ngân quỹ, sổ sách, tổng lượng kỳ phiếu; đề xuất các biện pháp và trực tiếp cho ý kiến lên tập lưu nghị quyết của Hội đồng Quản trị. Điều 66. Hàng tháng, ủy viên Chính Phủ trình báo cáo về hoạt động của Ngân hàng lên Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa dựa trên bản sao chứng thực các biên bản họp của Hội đồng Quản trị và bảng kê hàng tháng của Ngân hàng và của mỗi chi nhánh. Trường hợp ủy viên vắng mặt, Bộ trưởng sẽ chỉ định một ủy viên dự khuyết. Điều 67. Tại mỗi chi nhánh của Ngân hàng sẽ có một giám thị hành chính do Bộ trưởng bổ nhiệm. Điều 68. Giám thị hành chính đảm nhiệm chức trách theo quy định tại điều 66 giống như ủy viên Chính phủ. Họ được phép liên hệ với Thống đốc và Bộ trưởng và trình báo cáo hàng háng về công việc giám sát của họ. Trường hợp giám thị hành chính từ trần hoặc từ chức, Thống đốc sẽ chỉ định người tạm quyền. PL 20 Điều 69. Tiền lương của ủy viên và giám thị hành chính do Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa quy định và Ngân hàng thanh toán. Điều 70. Bộ trưởng và Thống Đốc có thể tự yêu cầu hoặc theo yêu cầu của Ủy ban giám sát các ngân hàng thuộc địa việc nhân viên kiểm tra sổ sách, ngân quỹ và hoạt động của Ngân hàng. PHẦN III. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 71. Trường hợp tiền vốn của Ngân hàng giảm 2/3 do thất thoát, ngân hàng đương nhiên bị giải thể. Trường hợp cũng do nguyên nhân trên, số vốn của Ngân hàng giảm 1/3, đại hội cổ đông sẽ tiến hành họp bất thường để yêu cầu giải thể. Yêu cầu này chỉ có hiệu lực nếu đa số thành viên tán thành và họ là những người nắm giữ 2/3 số vốn của Ngân hàng. Chính phủ cân nhắc lợi ích chung của thuộc địa và lợi ích của các bên thứ ba để đi đến quyết định giải thể ngân hàng hoặc không. Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh giải thể sau khi có ý kiến của Uỷ ban giám sát các ngân hàng thuộc địa và Hội đồng Nhà nước. Điều 72. Trường hợp xảy ra tranh cãi, mọi cổ đông buộc phải chọn trú quán tại Paris. Trong trường hợp việc lựa chọn trú quán không diễn ra, mọi văn bản, giấy báo, lệnh đòi ra tòa và các văn bản ngoài tòa phải được tống đạt tại Viện Công tố cạnh Tòa Sơ thẩm Seine. Chỉ những tòa án dọc bờ sông Seine mới đủ thẩm quyền đưa ra phán quyết đối với những vướng mắc nảy sinh giữa các hội viên và Hội đồng Quản trị. Điều 73. Hai năm trước khi chấm dứt thời hạn ưu tiên các đặc quyền đối với Ngân hàng, Đại hội đồng được triệu tập để quyết định việc có nên yêu cầu Chính phủ gia hạn các đặc quyền này hay không”. Nguồn: Hoàng Hằng (2018), “Sự thành lập Ngân hàng Đông Dương qua tài liệu lưu trữ”, < dong-duong-qua-tai-lieu-luu-tru>, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cập nhật lúc: 6h16’ ngày 02/02/2018. PL 21 Phụ lục 2: Một số bảng biểu có liên quan đến đề tài của Luận án 2.1. Danh sách các cổ đông thuộc liên minh Ngân hàng Chiết khấu Quốc gia Pháp có sở hữu cổ phần của Ngân hàng Đông Dương Nhóm Ngân hàng Chiết khấu Paris Tháng 3 năm 1875 – Danh sách các vị đã nhận mua cổ phần Ngân hàng Đông Dương Hội viên và cựu hội viên lãnh đạo Ngân hàng Chiết khấu Số cổ phần Ông Baudelot, quản trị ngân hàng - thương gia 100 cổ phần Ô. Du Bochet, cựu giám đốc ngân hàng, Chủ tịch công ty đèn và sưởi 100 cổ phần ấm thành phố Paris bằng “hơi gaz”, “than đá” Ô. Berthier, giám sát ngân hàng 200 cổ phần Ô. Forget, giám sát ngân hàng 300 cổ phần Ô. Gillet, chủ ngân hàng ở Paris, giám sát ngân hàng 515 cổ phần Ô. Girod, giám đốc ngân hàng 330 cổ phần Ô. E. Hentsch, chủ ngân hàng kiêm giám đốc 100 cổ phần Ô. Le Villain, quản trị viên, thương gia 100 cổ phần Ô. Payen, quản trị viên ngân hàng, thương gia 200 cổ phần Ô. Prévost, quản trị viên ngân hàng 300 cổ phần Ô. Talamon, quản trị viên ngân hàng 400 cổ phần Ô. Teissonnière, quản trị viên ngân hàng 300 cổ phần Ô. Thomas, quản trị viên ngân hàng, thương gia 200 cổ phần Tổng cộng: 2.460 cổ phần Banque de Paris và Pays Bas Các cổ phần do ngân hàng đứng tên 1.360 cổ phần Các cổ phần dành cho các vị lãnh đạo ngân hàng 655 cổ phần Các cổ phần trao cho các người hùn vốn và đồng minh 370 cổ phần Cổ phần cho các vị không đưa ra danh xưng 75 cổ phần Tổng cộng: 1.375 cổ phần Các ngân hàng cao cấp Hentsch-Lütscher và công ty 605 cổ phần Hoskier 300 cổ phần Mirabaud-Paccard và công ty 300 cổ phần A.J.Stern và công ty 170 cổ phần Tổng cộng: 1.375 cổ phần Các vị khác và xí nghiệp không nhận diện được 600 cổ phần Tổng cộng các con số: 8.000 cổ phần Nguồn: (Marc Meuleau, 1990, tr.40-41) PL 22 2.2. Danh sách các cổ đông thuộc liên minh Ngân hàng Tín dụng, Kỹ nghệ và Thương mại Pháp có sở hữu cổ phần của Ngân hàng Đông Dương Nhóm Ngân hàng C.I.C Tháng 3 năm 1875 - Danh sách các vị có cổ phần Ngân hàng Đông Dương Ngân Hàng C.I.C và các vị quản trị viên Số cổ phần Các cổ phần sở hữu của ngân hàng 1.200 cổ phần Ô. Charles Audriffet, Chủ Tịch Ngân Hàng C.I.C 200 cổ phần Ô. Henri Durrieu, phó chủ tịch Ngân Hàng C.I.C 255 cổ phần Ô. Félix Aubry, quản trị viên Ngân Hàng C.I.C 200 cổ phần Ô. Gay, Rostand và Cty, chủ ngân hàng và quản trị viên C.I.C 200 cổ phần Ô. Joseph de la Bouillerie, quản trị viên Ngân Hàng C.I.C 200 cổ phần Ô. Athanase Louvet, dân biểu và quản trị viên Ngân Hàng C.I.C 50 cổ phần Ô. A. Thalier, chủ ngân hàng và quản trị viên Ngân Hàng C.I.C 100 cổ phần Cộng chung: 2.405 cổ phần Các công ty gia nhập với Ngân hàng C.I.C Công ty Tín Dụng Marseille về Kỹ Nghệ và Thương Mại 600 cổ phần (vào lúc khởi đầu, các cổ phần đều do ba ông của hội đồng quản trị nắm giử : Granval, Rondel và Rey) Cho công ty Tín Dụng Lyon Ô. Just Antoine Montessy, giám đốc 100 cổ phần Ô. Gustave Gros, phó giám đốc 100 cổ phần Ô. Amédée Monterradi, quản trị viên 100 cổ phần Ô. François Robert, quản trị viên 100 cổ phần Ô. Eugène Rimaud, quản trị viên 100 cổ phần Ô. Pierre Bissuel, quản trị viên 50 cổ phần Ô. Joseph Champagne, quản trị viên 100 cổ phần Ô. Aubarède, giám sát 10 cổ phần Cộng chung: 1.350 cổ phần Các đồng minh của Ngân Hàng C.I.C Ngân Hàng Pháp - Ai Cập 1.000 cổ phần Ô. Edouard Delessert, quản trị viên ngân hàng Pháp - Ai Cập 300 cổ phần Công ty Tài Chính 800 cổ phần Cộng chung: 2.100 cổ phần PL 23 Các vị có mua cổ phần nhưng độc lập (ở vùng Lyon và chung quanh) Ô. Léon Picot (Lyon) 100 cổ phần Ô. Ernest Ferbert hay Ferber (Lyon) 100 cổ phần Ô. Claude Girard (Lyon) 100 cổ phần Ô. Charles Kron (Lyon) 25 cổ phần Ô. François Schuster (Lyon) 25 cổ phần Bà Marie - Toussaint Grandjon (Lyon) 25 cổ phần Ô. Jean Baptiste Collet (Lyon) 15 cổ phần Ô. Jean Baptiste Robert (Lyon) 10 cổ phần Ô. Pierre Vernin (Lyon) 10 cổ phần Ô. Emile Berthenot 10 cổ phần Ô. Charles Lesnes de Molnig (Bourg en Bresse) 100 cổ phần Tại Strasbourg Ngân Hàng Alsace Lorraine 100 cổ phần Ô. Grouvel và Cty, chủ ngân hàng, quản trị viên Ngân Hàng Alsace 100 cổ phần Lorraine Ô. C. Statchling, L. Valentin và Cty, chủ ngân hàng (ông Valentin là 100 cổ phần giám đốc Ngân Hàng Alsace Lorraine; Ô. Léon Blum-Auscher, chủ ngân hàng và là quản trị Viên Ngân Hàng Alsace Lorraine) Ô. J. North 25 cổ phần Ô. G.A. Blum 25 cổ phần Ô. Rodolphe Sengewald 25 cổ phần Ô. Nam tước Ach. Charpentier 100 cổ phần Tại Bruxelles (Vương quốc Bỉ) Xí nghiệp J. Allard 540 cổ phần Ông Alphonse Allard 60 cổ phần Cộng chung: 1.750 cổ phần Các vị mua cổ phần nhưng ẩn danh 395 cổ phần Tổng cộng các con số: 8.000 cổ phần Nguồn: (Marc Meuleau, 1990, tr.43-44-45) PL 24 2.3. Chỉ số giá sinh hoạt của người Âu và người Việt tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội (1940-1945) Tháng, Năm Người Âu Người Âu Người Việt Nam Người Việt Nam tại Sài Gòn tại Hà Nội lao động tại Sài lao động tại Hà Gòn Nội Lấy chỉ số 100 làm căn bản cho thời điểm năm 1939 12/1940 115 122 121 128 12/1941 138 152 138 192 12/1942 165 201 186 266 12/1943 199 330 239 449 12/1944 317 565 399 908 06/1945 361 1011 495 3012 Nguồn: (Lê Đình Chân, 1972, tr.177 và 180) 2.4. Chỉ số giá bán sỉ tại thành phố Sài Gòn (1925-1941) Năm Giá bán sỉ 1925 100 1939 123 1940 158 1941 214 Nguồn: (Lê Đình Chân, 1972, tr.178 và 180) 2.5. Chỉ số bán lẽ các thực phẩm cơ bản tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội (1940-1945) Năm Người Âu tại Sài Người Việt Nam Người Âu tại Người Việt Gòn lao động tại Sài Hà Nội Nam lao động Gòn tại Hà Nội Lấy chỉ số 100 làm căn bản cho thời điểm năm 1939 để xem chỉ số bán lẽ 1940 118 122 129 132 1941 144 124 158 189 1942 166 141 210 244 PL 25 1943 197 187 376 418 1944 247 280 750 977 1945 349 372 1611 3106 Nguồn: (Lê Đình Chân, 1972, tr.178 và 180) 2.6. Chỉ số bán sỉ các sản phẩm của Đông Dương (giá: 100 kg) Lúa Gạo số I Ngô Dừa 1939 5P56 9P27 7P78 13P 1940 7P56 13P20 6P40 12P51 1941 6P56 10P46 7P43 21P40 Nguồn: (Lê Đình Chân, 1972, tr.178 và 180) 2.7. Số lượng tiền giấy lưu hành trên lãnh thổ Đông Dương từ năm 1876 đến năm 1930, đơn vị tính: đồng bạc Đông Dương (ký hiệu: P) Năm Số tiền giấy lưu hành Trữ kim dự trữ (triệu $) 01/1876 120.000 P - 1880 778.300 P - 1900 10.677.500 P - 1910 23.182.900 P 24.806 12/1913 32.170.000 P 17.100 1914 29.200.000 P 18.000 1915 31.700.000 P 19.000 1916 33.400.000 P 15.600 1917 36.000.000 P 16.500 1918 39.600.000 P 8.200 1919 50.100.000 P 5.900 1920 75.300.000 P 13.400 1921 92.600.000 P 15.900 1922 83.800.000 P 29.800 1923 88.700.000 P 28.300 1924 93.500.000 P 28.300 1925 109.400.000 P 31.000 1926 123.700.000 P 37.300 1927 129.900.000 P 38.900 1928 141.900.000 P 48.100 PL 26 Năm Số tiền giấy lưu hành Trữ kim dự trữ (triệu $) 1929 146.200.000 P 45.000 1930 221.500.000 P 47,0 ÷ 12,0* 1931 102.100.000 P 27,8 ÷ 12,0 1932 92.900.000 P 26,3 ÷ 12,0 1933 90.400.000 P 33,0 ÷ 12,0 1934 95.200.000 P 38,0 ÷ 12,0 1935 88.300.000 P 54,0 ÷ 12,0 1936 113.400.000 P 80,0 1937 151.300.000 P - 1938 173.800.000 P - 1939 216.300.000 P - 1940 280.400.000 P - 1941 346.700.000 P - 1942 494.200.000 P 106.200 1943 740.300.000 P 144.900 1944 1.344.200.000 P 162.000 03/1945 1.575.000.000 P 162.000 08/1945 2.333.800.000 P 162.000 12/1945 2.631.200.000 P 162.000 12/1946 3.181.300.000 P 162.000 Nguồn: (Phan Hạ Uyên, 1978, tr.129-130) * Ghi chú: Từ năm 1930: trữ lượng kim khí dự trữ bao gồm: một phần bằng vàng và các ngoại tệ khác có giá trị chuyển đổi ra vàng như: franc Pháp, đôla Mỹ, Livres Sterling (bảng Anh), đôla Hồng Kông...; một phần bằng bạc (ổn định ở mức 12 triệu P nằm trong két sắt của ngân hàng Đông Dương). 2.8. Số kim khí bạc dự trữ và lượng giấy bạc lưu hành của Ngân hàng Đông Dương từ năm (1914-1939) Năm Số bạc kim khí dự trữ Số giấy bạc lưu hành (triệu đồng bạc) (triệu đồng bạc) 1/1/1914 17.06 32.17 1/7/1914 14.58 30.50 1915 17.60 28.80 PL 27 1916 19.00 31.20 1917 15.60 33.40 1918 16.50 36.14 1/1/1919 8.20 40.50 1/1/1920 5.90 50.07 1925 - 93.50 1930 - 146.00 1936 - 113.40 1939 - 216.30 Nguồn: (Lê Đình Chân, 1972, tr.200, 202, 206) 2.9. Số vốn Ngân hàng Đông Dương cho Nông phố ngân hàng vay trong những năm (1928-1944) Năm Vốn do Ngân Vốn hội Quỹ dự trữ Vốn từ Tổng hàng Đông số tiền Dương cấp vốn Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ tiền ký (nghìn (nghìn % so (nghìn % so (nghìn % so gửi $) P) với P) với P) với tổng tổng tổng số số số 1928 1000 97.8 21 2 1 0.01 - 11022 1929 1800 96.6 54 2.9 8 0.40 - 1862 1930 3000 95.3 69 2.2 77 2.44 - 3146 1931 3850 90.2 116 2.7 301 7.05 - 4267 1932 4350 96.8 143 3.2 - - - 4493 1933 3416 95.7 152 4.2 - - - 3586 1934 3622 95.7 161 4.2 - - - 3783 1935 3642 95.4 173 4.5 - - - 3815 1936 3153 94.5 181 5.4 - - - 3334 1937 3482 94.4 204 5.5 - - - 3686 1938 4972 95.8 216 4.1 - - - 5188 1939 1177 20.3 307 5.30 753 13.02 3545 5782 1940 1893 26.0 326 4.40 753 10.35 4305 7278 1941 2550 29.4 348 4.00 791 9.12 4980 8669 1942 3136 28.3 427 3.85 1171 10.58 6302 11063 PL 28 Năm Vốn do Ngân Vốn hội Quỹ dự trữ Vốn từ Tổng hàng Đông số tiền Dương cấp vốn Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ tiền ký (nghìn (nghìn % so (nghìn % so (nghìn % so gửi $) P) với P) với P) với tổng tổng tổng số số số 1943 6970 36.5 222 1.51 3866 19.71 550 19608 1944 8769 34.7 245 0.96 2908 11.51 13312 25261 Nguồn: (Phạm Quang Trung, 1997, tr.329-330 và 332) 2.10. Phân phố số công ty vô danh thành lập từ (1875-1939) Nhóm Đông Pháp Trung Bỉ Tổng Dương Paris Lyon Quốc (Bruxetles) cộng (Quảng Đông) A 14 22 36 B 15 5 1 21 C 8 12 20 D 24 24 E 162 4 1 1 168 Tổng cộng: 223 43 1 1 1 269 Nguồn: (Jean Pierre Aumiphin, 1994, tr.68) * Ghi chú: Nhóm A: Công ty mà chứng khoán được chấp nhận vào biểu hiện thời giá công định của thị trường chứng khoán Paris (thị trường chính thức); nhóm B: Công ty mà chứng khoán được thị trường chứng khoán Paris (thị trường ngân hàng) công nhận; nhóm C: Công ty mà chứng khoán không được chấp nhận vào biểu thời giá công định của thị trường chứng khoán Paris (thị trường ngoài biểu thời giá công định); nhóm D: Công ty mà chứng khoán được định thời giá trên thị trường địa phương và nhóm E: Công ty mà chứng khoán không có một sự định thời giá nào (Jean Pierre Aumiphin, 1994, tr.68). PL 29 Phụ lục 3: Một số hình ảnh về trụ sở của Ngân hàng Đông Dương ở Paris (Pháp), các chi nhánh tại Việt Nam và ở các nước 3.1. Trụ sở chính của Ngân hàng Đông Dương tại Paris (Pháp) Nguồn: [] PL 30 3.2. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn 3.3. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Hải Phòng PL 31 3.4. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội Nguồn: [ tai-Viet-Nam/199029345/90/] 4.5. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Đà Nẵng Nguồn: [https://vozforums.com/showthread.php?t=4147135] PL 32 3.6. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Cần Thơ 3.7. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Nam Định PL 33 3.8. Chi nhánh Phnom Penh (Campuchia) 3.9. Chi nhánh Pondicherry (Ấn Độ thuộc Pháp) PL 34 3.10. Chi nhánh Papeete 3.11. Chi nhánh Nouméa PL 35 3.12. Chi nhánh Băng Cốc (Thái Lan) 3.13. Chi nhánh HongKong (Trung Quốc) PL 36 3.1.4. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Singapore 3.15. Chi nhánh Thượng Hải (Trung Quốc) PL 37 3.16. Chi nhánh Bắc Kinh (Trung Quốc) 3.17. Chi nhánh Hán Khẩu (Trung Quốc) PL 38 3.18. Chi nhánh Quảng Châu Loan (Trung Quốc) 3.19. Chi nhánh Canton (Quảng Đông, Trung Quốc) PL 39 3.20. Chi nhánh Thiên Tân (Trung Quốc) 3.21. Chi nhánh Djibouti (tòa nhà nằm bên trái bức ảnh) PL 40 3.22. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Vladivostok (Nga) năm 1918 3.23. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Djeddah (Saudi Arabia 1900-1915) PL 41 Phụ lục 4: Mệnh giá các loại giấy bạc do Ngân hàng Đông Dương phát hành ở Việt Nam (1875-1952) 4.1. Thời kỳ 1875-1930 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) - Mặt sau tờ 1$ PL 42 - Mặt trước tờ 5$ (Cinq Piastres) - Mặt sau tờ 5$ PL 43 - Mặt trước tờ 20$ (Vingt Piastres) - Mặt sau tờ 20$ PL 44 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) - Mặt sau tờ 100$ PL 45 - Mặt trước và sau tờ 10 cents - Mặt trước và sau tờ 20 Cents - Mặt trước và sau tờ 50 Cents PL 46 4.2. Thời kỳ 1931-1936 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) Kỳ phát hành 1 - Mặt sau tờ 1$ PL 47 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) Kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 1$ PL 48 - Mặt trước tờ 5$ (Cinq Piastres) Kỳ phát hành thứ 1 - Mặt sau tờ 5$ PL 49 - Mặt trước tờ 5$ (Cinq Piastres) Kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 5$ PL 50 - Mặt trước tờ 20$ (Vingt Piastres) Kỳ phát hành thứ 1 - Mặt sau tờ 20$ PL 51 - Mặt trước tờ 20$ (Vingt Piastres) Kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 20$ PL 52 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) - Mặt sau tờ 100$ PL 53 - Mặt trước tờ 500$ (Cinq Cents Piastres) - Mặt sau tờ 500$ PL 54 4.3. Thời kỳ 1937-1945 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) - Mặt sau tờ 1$ PL 55 - Mặt trước tờ 5$ (Cinq Piastres) - Mặt sau tờ 5$ PL 56 - Mặt trước tờ 20$ (Vingt Piasres) - Mặt sau tờ 20$ PL 57 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) - Mặt sau tờ 100$ PL 58 - Mặt trước tờ 500$ (Cinq Cents Piastres) - Mặt sau tờ 500$ - Mặt trước và sau tờ 5 cents PL 59 - Mặt trước và sau tờ 10 cents - Mặt trước và sau tờ 20 cents - Mặt trước và sau tờ 50 cents PL 60 4.4. Thời kỳ 1946-1952 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) kỳ phát hành thứ 1 - Mặt sau tờ 1$ (Une Piastre) PL 61 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 1$ (Une Piastre) PL 62 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) kỳ phát hành thứ 3 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) PL 63 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastre) kỳ phát hành thứ 4 - Mặt trước tờ 1$ (Une Piastres) PL 64 - Mặt trước tờ 5$ (Cinq Piastres) kỳ phát hành thứ 1 - Mặt sau tờ 5$ (Cinq Piastres) PL 65 - Mặt trước tờ 5$ (Cinq Piastres) kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 5$ (Cinq Piastres) PL 66 - Mặt trước tờ 10$ (Dix Piastres) kỳ phát hành thứ 1 - Mặt sau tờ 10$ (Dix Piastres) PL 67 - Mặt trước tờ 10$ (Dix Piastres) kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 10$ (Dix Piastres) PL 68 - Mặt trước tờ 50$ (Cinquante Piastres) - Mặt sau tờ 50$ (Cinquante Piastres) PL 69 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) kỳ phát hành thứ 1 - Mặt sau tờ 100$ (Cent Piastres) PL 70 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) kỳ phát hành thứ 2 - Mặt sau tờ 100$ (Cent Piastres) PL 71 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) kỳ phát hành thứ 3 - Mặt sau tờ 100$ (Cent Piastres) PL 72 - Mặt trước tờ 100$ (Cent Piastres) kỳ phát hành thứ 4 - Mặt sau tờ 100$ (Cent Piastres) PL 73 - Mặt trước tờ 200$ (Deux Cents Piastres) - Mặt sau tờ 200$ (Deux Cents Piastres) PL 74 - Mặt trước tờ 1000$ (Mille Piastres) - Mặt sau tờ 1000$ (Mille Piastres) Nguồn: PL 75 Phụ lục 5: Tiền kim loại do Ngân hàng Đông Dương đúc từ 1875-1952 5.1. Thời kỳ 1874-1885 PL 76 5.2. Thời kỳ 1885-1945 PL 77 PL 78 PL 79 5.3. Thời kỳ 1945-1954 Nguồn: PL 80 Phụ lục 6: Ngân hàng Đông Dương từ sau 1954 cho đến nay 6.1. Ngân hàng Đông Dương Chi nhánh Ngân hàng Banque Indosuez tại Djibouti (năm 1975, Ngân hàng Đông Dương sáp nhập vào Ngân hàng “Banque de Suez et de L'Union Mines Des”. Đến năm 1981, Ngân hàng Banque de Suez et de L'Union Mines Des đổi tên thành Ngân hàng “Banque Indosuez”) * Chi nhánh Ngân hàng BANQUE INDOSUEZ tại Thành phố Hồ Chí Minh PL 81 6.2. Chi nhánh Ngân hàng Crédit Agricole Corporate & Investment Bank (Năm 1996, Banque Indosuez bị Ngân hàng “Crédit Agricole” mua lại và đổi tên thành Ngân hàng “Crédit Agricole Indosuez”. Sau đó, Ngân hàng Crédit Agricole Indosuez đổi tên thành “Ngân hàng Calyon”. Cuối cùng, đổi tên thành Ngân hàng “Crédit Agricole Corporate And Investment Bank” cho đến ngày nay. Năm 1992, Ngân hàng “Crédit Agricole Corporate and Investment Bank” mở chi nhánh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). PL 82 6.3. Tại Hà Nội: Chi nhánh Ngân hàng “Crédit Agricole Corporate And Investment Bank” lấy tên giao dịch là: CRÉDIT AGRICOLE CORPORATE AND INVESTMENT BANK, HA NOI BRANCH. + Địa chỉ: Toà nhà Tháp Hà Nội, số 49, đường Hai Bà Trưng, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. + Đại diện pháp luật: ông Jean Yves Philippe Flecheux. + Giám đốc chi nhánh: ông Jean Charles Belliol. PL 83 6.4. Tại TP. Hồ Chí Minh: Chi nhánh Ngân hàng “Crédit Agricole Corporate And Investment Bank” lấy tên giao dịch là: CRÉDIT AGRICOLE CORPORATE AND INVESTMENT BANK BRANCH OF HO CHI MINH CITY BANK. + Địa chỉ: Tòa Nhà Somerset Chancellor Court, số 21-23, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. + Giám đốc chi nhánh: ông Jean Yves Philippe Flecheux. + Kế toán: Phan Thị Hà Vy. PL 84 Phụ lục 7: GIẤY CHỨNG NHẬN CHO NGƯỜI CÓ CỔ PHẦN TRONG NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (MỖI CỔ PHẦN TRỊ GIÁ 100 FRANCS) Nguồn: (https://www.tokens-girl.ca/product/1970-banque-de-lindochine/) PL 85 Phụ lục 8: CHI PHIẾU 300 FRANCS, DO CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TẠI SÀI GÒN PHÁT HÀNH NĂM 1919 CHI PHIẾU “500 ĐỒNG BẠC ĐÔNG DƯƠNG” DO CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TẠI ĐÀ NẴNG PHÁT HÀNH NĂM 1943 PL 86 Phụ lục 9: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1930 Nguồn: (Đỗ Thị Mỹ Hiền, 2017, tr.221) * DANH SÁCH CÁC GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (1875-1975) 1. Édouard Hentsch: 1875-1889 7. René Thion de La Chaume: 1932-1936 2. Charles Sautter: 1889-1892 8. Marcel Borduge: 1936-1941 3. Ernest Denormandie: 1892-1902 9. Paul Baudoin: 1941-1944 4. Jean Hély d’Oissel: 1902-1920 10. Émile Minost: 1945-1960 5. Albert de Monplanet: 1920-1927 11. François de Flers: 1960-1974 6. Stanislas Simon: 1927-1931 12. Jean Maxime-Robert: 1974-1975 PL 87 Phụ lục 10: MỘT MẪU QUẢNG CÁO CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG PL 88 Nội dung như sau: NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG ĐƯỢC ƯU TIÊN Thành lập năm 1875 Vốn ..................................................................................... 120 000 000 Franc Dự trữ ngày 31 tháng 12 năm 1935 ..................................... 132 000 000 Franc Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Ông René THION DE LE CHAUME, cựu Thanh tra tài chính Tồng giám đốc: Ông PAUL BAUDOUIN, cựu Thanh tra tài chính TRỤ SỞ: 96 Đại lộ Haussmann, Paris CHI NHÁH VÀ VĂN PHÒNG T R U N G Q U Ố C Canton-Fort-Bayard-Hankéou-HongKong Pékin-Shaighai-Tientsin-Yunnanfou Đ Ô N G D Ư Ơ N G Battambang-CanTho-HaiPhong-HaNoi-Hue-NamDinh Phompenh-Quinhon-Saigon-Tourane-Vinh-Thanhhoa CÁC TRỤ SỞ KHÁC Bangkok-Djiboiti-Nouméa-Papeete-Pondichéry-Singapore Các đại diện ở mọi nơi trên thế giới MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG, ĐỔI TIỀN VÀ CHỨNG KHOÁN CHO THUÊ HÒM TIỀN (Chỉ dẫn theo yêu cầu) Địa chỉ: ĐÔNG DƯƠNG Điện thoại điện báo: Hải Phòng N026, Hà nội N0497, Nam Định N090, Vinh N037 Nguồn: (Nguyễn Thị Thùy Ngân, 2013, tr.127-128)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ngan_hang_dong_duong_trong_qua_trinh_thuc_dan_hoa_cu.pdf
  • pdfTOM TAT LUẬN ÁN TS A5 thái.pdf
  • pdfTOM TAT LUẬN ÁN TS A5 tiếng Anh thái.pdf
Tài liệu liên quan