Luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG *************** NGUYỄN THỊ KIM QUỲNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – NĂM 2020 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG *************** NGUYỄN THỊ KIM QUỲNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài

pdf258 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính – Ngân hàng Mã ngành: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: TS. Đoàn Văn Thắng Hƣớng dẫn 2:TS. Phan Hữu Nghị HÀ NỘI – 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và được trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ theo quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Kim Quỳnh ii LỜI CẢM ƠN Để có ngày hôm nay, hoàn thành được luận án tiến sĩ của mình, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Đoàn Văn Thắng và thầy giáo TS. Phan Hữu Nghị đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên và giúp đỡ tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Ngân hàng, các nhà khoa học phản biện độc lập và các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy, góp ý, chỉnh sửa để luận án của tôi được hoàn thiện. Tôi xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công tác tại Ngân hàng Nhà nước, các Bộ/ngành có liên quan, các Tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản đã hỗ trợ tôi về tài liệu, số liệu để nghiên cứu, và đã dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đối với các phiếu khảo sát của tôi. Tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản đã góp ý, động viên, tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án của mình. Tác giả luận án Nguyễn Thị Kim Quỳnh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .................................... 9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .......................................... 9 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nƣớc ........................................ 17 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN ............................................................................ 24 2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu ................................................................... 24 2.1.1. Khái niệm nợ xấu ............................................................................................ 24 2.1.2. Nguyên nhân của nợ xấu ................................................................................. 26 2.1.3 Tác động của nợ xấu ........................................................................................ 29 2.1.4 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu ........................................................................... 30 2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản ..................................... 32 2.2.1. Công ty Quản lý tài sản ................................................................................... 32 2.2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản ....................................... 40 2.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu qua AMC của một số Quốc gia và bài học đối với việt nam .............................................................................................................. 47 2.3.1 Bối cảnh ra đời, mục tiêu, biện pháp xử lý nợ xấu của các AMC ................. 47 2.3.2 Hình thức sở hữu của các AMC ..................................................................... 54 2.3.3 Hệ thống pháp lý vận hành hoạt động AMC.................................................. 56 2.3.4 Hiệu quả xử lý nợ xấu của các AMC ............................................................. 60 2.3.5 Bài học về nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho các AMC Việt Nam ........... 64 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC .... 68 3.1. Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam..... 68 3.1.1. Thực trạng về nợ xấu của các tổ chức tín dụng .............................................. 68 iv 3.1.2. Xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng .......................................................... 69 3.2. Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC .............................................. 72 3.2.1. Khái quát về VAMC ....................................................................................... 72 3.2.2. Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC ................................................ 77 3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC ..... 125 3.2.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019............... 138 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 157 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO VAMC .................................................................................................................... 158 4.1. Định hƣớng, quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC .................................................................................................................... 158 4.1.1. Định hướng.................................................................................................... 158 4.1.2. Quan điểm ..................................................................................................... 161 4.1.3. Mục tiêu ........................................................................................................ 161 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC .............................. 162 4.2.1. Nhóm giải pháp về mô hình, chức năng nhiệm vụ ....................................... 162 4.2.2. Nhóm giải pháp về vốn ................................................................................. 172 4.2.3. Nhóm giải pháp về năng lực quản trị rủi ro .................................................. 175 4.2.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân sự ................................................................ 176 4.2.5. Nhóm giải pháp về công nghệ ....................................................................... 178 4.2.6. Nhóm giải pháp bổ trợ khác .......................................................................... 178 4.3. Đề xuất và kiến nghị ....................................................................................... 180 4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ........................................................................... 180 4.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................... 188 4.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................ 189 4.3.4.Kiến nghị đối với các Bộ/Ban ngành ............................................................. 190 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 192 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 193 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 194 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 205 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa ABC Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc ABS Là các chứng khoán được phát hành dựa trên tài sản bảo đảm cho tài sản của một SPC AMC Asset Management Company (Công ty Quản lý tài sản) Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BĐS Bất động sản BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BLPHCK Bảo lãnh phát hành chứng khoán BOC Ngân hàng Trung Quốc CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu CBBank Ngân hàng thương mại TNHH 1 TV Xây dựng CCB Ngân hàng xây dựng Trung Quốc CCPC Công ty mua tín dụng hợp tác xã Nhật Bản CLTD Chất lượng tín dụng CKNX Chứng khoán hóa nợ xấu CSTT Chính sách tiền tệ CTCK Công ty Chứng khoán CTCP Công ty cổ phần Danaharta Công ty Quản lý tài sản Malaysia Danamodal Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước DATC Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam DICJ Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản DNNN Doanh nghiệp nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro FDIC Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ GDP Tổng sản phẩm quốc nội vi Chữ viết tắt Giải nghĩa GTTT Giá trị thị trường HĐTV Hội đồng thành viên ICBC Ngân hàng công thương Trung Quốc IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IRCJ Cơ quan xử lý và thu hồi nợ - RCC, Cơ quan tái thiết công nghiệp KAMCO Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc KDIC Bảo hiểm tiền gửi của Hàn Quốc KH Khách hàng KN Khoản nợ KH&QLRR Kế hoạch và Quản lý rủi ro KRW Won Hàn Quốc LHKH Loại hình khách hàng MB Ngân hàng TMCP Quân Đội MTV Một thành viên NDT Nhân dân tệ NĐT Nhà đầu tư NH Ngân hàng NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương NSNN Ngân sách nhà nước NQ Nghị quyết OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế vii Chữ viết tắt Giải nghĩa PBOC Ngân hàng nhân dân Trung Quốc PCA Hành động điều chỉnh tức thời QSDĐ Quyền sử dụng đất RCC Công ty thu nồi và xử lý nợ Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn SPC Công ty chứng khoán hóa tại Hàn Quốc SRR Xử lý các Tổ chức tài chính có vấn đề TCTD Tổ chức tín dụng TCPH Tổ chức phát hành Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TMCP Thương mại cổ phần TMNN Thương mại Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPĐB Trái phiếu đặc biệt TSBĐ Tài sản bảo đảm UBCKNN Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước VAMC Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VĐL Vốn điều lệ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đặc điểm của Công ty Quản lý tài sản ..................................................... 33 Bảng 2.2: Tỷ trọng các phương thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã được xử lý ........ 42 Bảng 2.3 Nợ xấu của các NHTM 1994 - 2003 ......................................................... 48 Bảng 2.4: Các AMC xử lý nợ xấu của Nhật Bản ...................................................... 52 Bảng 2.5: Hình thức sở hữu của các AMC ............................................................... 54 Bảng 2.6: Số liệu về nợ xấu và lượng nợ xấu Kamco đã mua .................................. 60 Bảng 2.7: Xử lý nợ xấu và thu hồi tài sản - tháng 12/2001 (tỷ NDT) ...................... 62 Bảng 2.8: Kết quả hoán đổi nợ thành cổ phần của các AMC Trung Quốc ............... 62 Bảng 2.9: Diễn biến hoạt động chứng khoán hóa tại Trung Quốc ............................ 63 Bảng 2.10: Giá trị các khoản nợ được Danaharta mua từ năm 1998 đến 2002 ........ 64 Bảng 3.1: Nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 ............................................ 68 Bảng 3.2: Nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD (2013-2019) .................. 71 Bảng 3.3: Diễn biến nhân sự VAMC từ 2013–2019 ................................................. 76 Bảng 3.4: Kết quả mua nợ bằng TPĐB 2013-2019 .................................................. 84 Bảng 3.5: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo loại hình TCTD ............ 87 Bảng 3.6: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo LHKH giai đoạn 2013- 2019 91 Bảng 3.7: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo ngành kinh tế ................ 95 giai đoạn 2013-2019 .................................................................................................. 95 Bảng 3.8: Tình hình thanh toán TPĐB của VAMC giai đoạn 2013-2019 ............... 98 Bảng 3.9: Kết quả mua nợ theo GTTT giai đoạn 2013-2019 ................................... 99 Bảng 3.10: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019 ................. 103 Bảng 3.11: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp .................. 105 Bảng 3.12: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ đối với khoản nợ mua bằng TPĐB giai đoạn 2013-2019 .................................................................................... 107 Bảng 3.13: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ đối với khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019 .................................................................................... 108 Bảng 3.14: Cơ cấu thu nợ theo phương thức bán TSBĐ của các khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019 .................................................................................... 110 Bảng 3.15: Kết quả cơ cấu lại nợ của VAMC từ 2013-2019 .................................. 112 ix Bảng 3.16: Kết quả hoạt động đấu giá của VAMC giai đoạn 2013-2019 .............. 115 Bảng 3.17: Kết quả hoạt động thu giữ TSBĐ của VAMC giai đoạn 2013-2019 ... 118 Bảng 3.18: Tỷ lệ nợ xấu VAMC mua (theo dư nợ gốc nội bảng) từ các TCTD so với tổng dư nợ xấu của các TCTD ................................................................................ 120 Bảng: 3.19: Tỷ trọng nợ xấu được xử lý thông qua bán nợ cho VAMC so với tổng nợ xấu được xử lý của các TCTD ........................................................................... 121 Bảng 3.20: Tỷ lệ thu hồi nợ xấu của VAMC so với nợ xấu mua về. ...................... 121 Bảng 3.21: Tỷ lệ dư nợ, khách hàng được cơ cấu nợ/tổng dư nợ xấu nội bảng, khách hàng VAMC đã mua của NHTM. ........................................................................... 122 Bảng 3.22: Tỷ lệ dư nợ thu hồi từ xử lý TSBĐ/tổng dư nợ thu hồi ........................ 123 Bảng 3.23: Tỷ trọng các phương thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã được xử lý .... 124 Bảng 3.24: Vòng quay vốn mua nợ thị trường của VAMC .................................... 125 Bảng 3.25: Các thang đo trong mô hình nghiên cứu .............................................. 126 Bảng 3.26: Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc ................................................... 132 Bảng 3.27: Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................. 133 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu của bốn ngân hàng Trung Quốc ....................................... 50 Biểu đồ 2.2 Diễn biến nợ xấu tại Nhật Bản giai đoạn 1997 – 2006 ......................... 51 Biểu đồ 2.3: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu tại Malaysia giai đoạn 1996 – 2003 ................. 53 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 ............................... 69 Biểu đồ 3.2: Kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 .................. 70 Biểu đồ 3.3: Kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD theo từng biện pháp xử lý nợ ..... 71 Biểu đồ 3.4: Kết quả mua nợ bằng TPĐB giai đoạn 2013-2019 .............................. 85 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo loại hình TCTD ......... 88 Biểu đồ 3.6: Diễn biến mua nợ của VAMC theo loại hình TCTD ........................... 88 giai đoạn 2013-2019 .................................................................................................. 88 Biểu đồ 3.7: Mua nợ bằng TPĐB của VAMC theo loại hình khách hàng ................ 92 Biểu đồ 3.8: Diễn biến mua nợ bằng TPĐB theo loại hình KH giai đoạn ................ 93 2013-2019.................................................................................................................. 93 x Biểu đồ 3.9: Diễn biến số lượng KH VAMC mua nợ theo loại hình KH giai đoạn 2013-2019.................................................................................................................. 94 Biểu đồ 3.10: Mua nợ bằng TPĐB của VAMC theo ngành kinh tế ......................... 96 Biểu đồ 3.11: Diễn biến mua nợ bằng TPĐB theo loại ngành kinh tế ...................... 96 giai đoạn 2013-2019 .................................................................................................. 96 Biểu đồ 3.12: Diễn biến số lượng KH VAMC mua nợ theo ngành kinh tế .............. 97 Biểu đồ 3.13: TPĐB đã thanh toán và còn lại của VAMC giai đoạn 2013-2019 ..... 98 Biểu đồ 3.14: Kết quả mua nợ theo GTTT giai đoạn 2013-2019 ........................... 100 Biểu đồ 3.15: Kết quả thu hồi nợ của VAMC từ năm 2013-2019 ........................... 103 Biểu đổ 3.16: Tỷ trọng xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp ............. 105 Biểu đồ 3.17: Diễn biến thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019 ................... 106 Biểu đồ 3.18: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ khoản nợ mua bằng TPĐB giai đoạn 2013-2019 .................................................................................... 107 Biểu đồ 3.19: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ đối với khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019............................................................................. 108 Biểu đồ 3.20: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán TSBĐ đối với khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019............................................................................. 110 Biểu đồ 3.21: Kết quả cơ cấu lại nợ của VAMC từ 2013-2019 .............................. 113 Biểu đồ 3.22: Kết quả cơ cấu lại nợ đối với khoản nợ mua bằng TPĐB của VAMC từ 2013-2019 ........................................................................................................... 113 Biểu đồ 3.23: Cơ cấu đấu giá thành của VAMC giai đoạn 2013-2019 .................. 116 Biểu đồ 3.24: Diễn biến hoạt động đấu giá của VAMC giai đoạn 2013-2019 ....... 116 Biểu đồ 3.25: Kết quả hoạt động thu giữ của VAMC giai đoạn 2013-2019 .......... 119 Biểu đồ 3.26: Tỷ trọng thu giữ trước và sau Nghị quyết số 42 ............................... 119 Biểu đồ 3.27: Tỷ lệ nợ xấu VAMC đã mua so với tổng dư nợ xấu ........................ 120 Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ nợ xấu VAMC thu hồi từ xử lý TSBĐ .................................... 123 Biểu đồ 3.29: Tỷ trọng thu hồi theo từng phương thức xử lý nợ của VAMC ....... 124 qua các năm ............................................................................................................. 124 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xi Sơ đồ 2.1: Hệ thống cấu trúc luật pháp áp dụng cho các AMC ở Trung Quốc ........ 59 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của VAMC ................................................................... 75 Sơ đồ 3.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC 128 Sơ đồ 4.1: Quy trình phát hành CKNX ................................................................... 170 Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức của VAMC giai đoạn 2021-2030 ................................. 172 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kinh nghiệm quốc tế của nhiều quốc gia cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc trì trệ do tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh thì việc hình thành một Công ty Quản lý tài sản (AMC) tầm cỡ quốc gia để kích thích quá trình xử lý nợ xấu là hết sức cần thiết. Việc trì hoãn hình thành một định chế như vậy có thể sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tăng lên, càng làm cho tình hình kinh tế vĩ mô bị xấu đi. Xử lý nợ xấu của các TCTD qua AMC quốc gia được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, áp dụng và dần trở thành khung lý thuyết chung để các nước tham khảo khi thành lập và vận hành AMC quốc gia. Tuy nhiên, không có một khuôn mẫu AMC nào chung cho các nước. Các nghiên cứu, đánh giá đều chỉ ra rằng, do đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, pháp luật và điều kiện lịch sử của các quốc gia khác nhau nên: (i) Mỗi nước đều có mô hình, cơ chế hoạt động và xử lý nợ xấu thông qua AMC riêng, hay nói cách khác là không có một khuôn mẫu AMC nào chung cho các nước; (ii) Ngay cả những nước có AMC khá tương đồng thì kết quả xử lý nợ xấu thu được là khác nhau. Ở nước ta, giai đoạn 2011- 2013, nền kinh tế phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng cao, rủi ro tín dụng hiện hữu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản và an toàn hệ thống TCTD. Nợ xấu ngân hàng đã được ví như “cục máu đông”, làm xói mòn sức khỏe của hệ thống và gây tắc nghẽn dòng vốn trong hệ thống ngân hàng, khiến việc luân chuyển vốn giữa các khu vực của nền kinh tế bị đình trệ, đặc biệt là dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Vì vậy, xử lý nợ các TCTD không còn là nhiệm vụ của riêng ngành ngân hàng, mà cả hệ thống chính trị cũng đã vào cuộc để xử lý nợ xấu các TCTD. Ngày 18/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (viết tắt là Công ty Quản lý tài sản/VAMC) để tập trung xử lý nợ xấu cho hệ thống TCTD ở cấp độ quốc gia. Trong quá trình hoạt động, các qui định 2 pháp lý cơ chế hoạt động, các qui định về nghiệp vụ của VAMC không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù VAMC ra đời đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của NHNN, của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành nhưng trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như cơ chế, chính sách quy định pháp luật chưa hoàn thiện; nguồn vốn hoạt động còn hạn chế; Việt Nam chưa thực sự hình thành thị trường mua bán nợ; Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các khoản nợ được VAMC thu mua về mặc dù khá lớn nhưng con số xử lý lại còn khá khiêm tốn. Nghiên cứu sinh với mục đích khái quát hóa một cách có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu, nhìn nhận thực trạng và nguyên nhân, xác định được yếu tố ảnh hưởng, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng hiệu quả xử lý nợ xấu, đây là một vấn đề cấp thiết nhằm giúp Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Cơ quan chức năng hiểu rõ về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, những nhân tố tác động đến kết quả này để từ đó có thể vận dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động của VAMC. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Nghiên cứu một cách toàn diện về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu, tập trung sâu vào các vấn đề có tính chất nút thắt trong quá trình xử lý nợ xấu của VAMC đối với các TCTD Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC. 3 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để hoàn thành mục tiêu chung ở trên, Luận án hướng đến giải quyết các mục tiêu sau: - Một là, Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Làm rõ nội hàm về việc xử lý nợ xấu; nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu; - Hai là, Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản và rút ra bài học cho Việt Nam; - Ba là, Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. - Bốn là, Đề xuất giải pháp phù hợp cho VAMC để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu của luận án đi vào giải quyết các câu hỏi sau: Một là: Thế nào là hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Những tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Nhân tố nào tác động đến hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Hai là: Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013 – 2019 như thế nào? Sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013 – 2019 được đánh giá như thế nào? Ba là: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC? Để thực hiện những giải pháp đó, VAMC có cần sự hỗ trợ gì từ các cơ quan hữu quan? 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ: Cơ sở lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số AMC trên thế giới, Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC 4 giai đoạn 2013-2019, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi nội dung: Luận án đánh giá về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nợ cho Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam trong thời gian tới. Thêm vào đó để đánh giá toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, Luận án đã thực hiện khảo sát thông qua các nhà lãnh đạo tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ/ngành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an; các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Lãnh đạo các Tổ chức tín dụng; Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Công ty Quản lý tài sản. 3.2.2 Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp về tình hình nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng được thu thập từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, báo cáo của các Tổ chức tín dụng; báo cáo nghiên cứu của các hội thảo, các tổ chức kinh tế thế giới như World Bank, IMF,giai đoạn 2013-2019. Dữ liệu thứ cấp về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của VAMC giai đoạn 2013-2019. Dữ liệu sơ cấp về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC được thu thập thông qua khảo sát từ tháng 1-9/2019. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp như sau: 4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 4.1.1 Nguồn số liệu sơ cấp 5 Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả đã tham gia các hội thảo về xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó tác giả cũng tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đặc biệt về xử lý nợ xấu để góp ý khoa học cho luận án. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng khung lý thuyết và hoàn thiện giải pháp cho luận án. Trong phạm vi luận án, phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các Lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Công ty Quản lý tài sản. Tác giả cũng đã nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố giúp tác giả tập hợp các nhân tố và biến quan sát từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ cho quá trình điều tra thử với các chuyên gia. Tác giả tận dụng tối đa cơ hội phỏng vấn các chuyên gia trong ngành để chỉnh sửa mô hình nghiên cứu và xây dựng các công cụ thu thập số liệu sơ cấp trong quá trình điều tra chính thức. Sau khi nghiên cứu định tính tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành điều tra thí điểm để biết những khó khăn, vướng mắc khi điền thông tin vào bảng câu hỏi để điều chỉnh, sửa đổi, hình thành bảng câu hỏi chính thức. Sau khi thiết kế phiếu khảo sát hoàn chỉnh và chọn mẫu tiến hành điều tra, phỏng vấn chính thức với đối tượng điều tra là các nhà quản lý từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ/ngành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu vư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an; các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Lãnh đạo các Tổ chức tín dụng và Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Công ty Quản lý tài sản. Tác giả đã gửi“Phiếu tham khảo ý kiến”, qua email, đến gặp trực tiếp và gửi qua bưu điện tới 300. Kết quả đã thu về được 258 phiếu trả lời hợp lệ. Nội dung phiếu khảo sát bao gồm: Nội dung phiếu khảo sát bao gồm 3 phần chính: (1) Thông tin người được khảo sát; (2). Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC; (3). Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC 4.1.2 Nguồn số liệu thứ cấp Ngoài các thông tin sơ cấp, tác giả tiến hành thu thập thông tin thứ cấp về thực 6 trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC (quy chế, chính sách, quy trình, báo cáo về tình hình xử lý nợ tại VAMC). Ngoài ra, tác giả còn thu thập thông tin thứ cấp về diễn biến nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD giai đoạn 2013-2019 thông qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước; báo cáo của VAMC, báo cáo của các Bộ/ngành; báo cáo của các Tổ chức tín dụng; báo cáo nghiên cứu của các hội thảo, các tổ chức kinh tế thế giới như World Bank, IMF, 4.2 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 4.2.1 Số liệu sơ cấp Từ kết quả tổng hợp số liệu sơ cấp về nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, luận án sử dụng phươn..., các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu của các AMC cần được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính. Thứ sáu, xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch về các định chế tài chính trong nước cũng như tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin. Thứ bảy, tăng cường vai trò của nhà nước trong việc đưa ra các chính sách tài chính nhằm tạo ra môi trường cho thị trường mua bán nợ xấu phát triển. Thứ tám, cần tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đúng mức, kịp thời. Nguyễn Tiến Đông (2018), đã nêu bật những thành quả đạt được của VAMC, đồng thời phân tích các khó khăn vướng mắc còn tồn tại tác động trực tiếp đến hoạt động VAMC như: Thứ nhất, về mô hình, tổ chức và mạng lưới: Chuyển từ nhiệm vụ chính là thu mua nợ xấu củaTCTD sang nhiệm vụ chính là xử lý, thu hồi nợ, đòi hỏi VAMC phải sắp xếp, thay đổi bộ máy các Ban/bộ phận nghiệp vụ hiện có cho 21 phù hợp. Thứ hai, nguồn nhân lực của VAMC đang thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Hiện VAMC có 150 lao động, không đủ để có thể thực hiện cả10 nhiệm vụ được giao tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Thứ a,VAMC chưacó trụ sở làm việc ổn định. Hiện VAMC đang được NHNN giao cho tạm sử dụng hai cơ sở làm việc tại 16 Tông Đản và 22 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm. Trong đó, trụ sở 22 Hàng Vôi được cải tạo từ nhà khách để tạm làm văn phòng làm việc. Trụ sở làm việc phân tán ít nhiều gây khó khăn cho việc xử lý công việc, giao tiếp với khách hàng và quản lý của Công ty. Thứ tư, thiếu vốn cho thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Thứ năm, khó khăn trong tìm đối tác bán nợ. Thị trường mua bán nợ ở nước ta chưa phát triển là hạn chế lớn cho VAMC và TCTD trong xử lý nợ xấu. Mặc dù Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia mua bán nợ xấu, nhưng vẫn còn thiếu các cơ chế để khuyến khích và hướng dẫn thị trường mua bán nợ phát triển, nhất là thị trường thứ cấp. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội như: Khó khăn trong việc thu giữ tài sản. Khó khăn trong quá trình tố tụng, thi hành án. (Khó khăn về việc xác định như thế nào TSBĐ phải không là tài sản tranh chấp. Khó khăn trong việc xử lý các khoản vay liên quan đến vụ án, đang trong quá trình điều tra. Lê Thị Thùy Vân (2017), đã đưa ra một số khuyến nghị giải pháp về xử lý nợ xấu nói chung và dành cho VAMC nói riêng. Về VAMC: Thứ nhất, Nguồn vốn của VAMC còn hạn chế, số vốn của VAMC hiện có chỉ bằng 0.3% tổng nợ xấu nên số vốn điều lệ này chỉ đại diện cho vốn lưu động, còn lại việc mua lại toàn bộ các khoản nợ xấu từ TCTD là khó khả thi trong bối cảnh VAMC thực hiện mua bán nợ xấu không dùng vốn NSNN. Thứ hai, thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thiếu tính cạnh tranh do nguồn cung hàng hóa lớn nhưng các chủ thể tham gia thị trường còn hạn chế về cả năng lực và phương thức mua bán nợ. Thứ ba, thiếu một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa VAMC và TCTD trong quá trình xử lý nợ, khiến các khoản nợ đã mua (đầu ra) còn chậm được xử lý trong khi các TCTD chưa thực sự tích cực bán nợ cho VAMC (đầu vào). Thứ tư, cơ chế xử lý tài sản bảo đảm chưa 22 hiệu quả. Thứ năm, thị trường thông tin nợ xấu thiếu minh bạch, còn nhiều bất cập. Trung tâm thông tin tư liệu (2013), đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp dành riêng cho VAMC để VAMC hoạt động có hiệu quả như: Thứ nhất, VAMC cần được giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực VAMC cần được giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời gian cụ thể để giúp xử lý các khoản nợ xấu đang ở mức cao. Thứ hai, phát triển khung pháp lý sẵn sàng cho một thị trường mua bán và xử lý tài sản xấu, điều này giúp tránh trường hợp khi cần áp dụng một chính sách xử lý nào đó thì lại gặp phải những cản trở về pháp lý trong thực thi. Thứ ba, xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Cần phải xác định rằng VAMC không phải “đũa thần” để xử lý nợ xấu Việt Nam mà VAMC phải xử lý gắn với các ngân hàng yếu kém, xử lý DNNN, hỗ trợ thị trường bất động sản, quản lý cung tiền, đảm bảo ổn định vĩ mô. 1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lí luận cơ bản về nợ xấu, xử lý nợ xấu, nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập trên đây còn một số “khoảng trống” chưa được nghiên cứu,chưa được làm rõ như sau:  Về nghiên cứu lý luận. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra cơ sở lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, tuy nhiên chưa có tính hệ thống và cập nhật trong thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2013-2019.  Về nghiên cứu thực tiễn Một là, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2013-2019. Đây có thể nói là nghiên cứu đầu tiên, toàn diện nhất, đánh giá được bức tranh tổng thể về hoạt động của VAMC. Hai là, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả trước đó đã phân tích một vài nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của VAMC mà chưa phân tích toàn 23 diện đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC. Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, tác giả đã đưa ra toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC, xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, để từ đó có các giải pháp phù hợp. Ba là, để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài phải có sự đánh giá toàn diện trong một giai đoạn nhất định. Một vài nghiên cứu về VAMC chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn như một hoặc hai năm khi VAMC đi vào hoạt động. Do vậy, các nghiên cứu trước chưa có cái nhìn toàn diện và cụ thể, nên các giải pháp đưa ra có thể đã không còn phù hợp với hoạt động hiện tại của VAMC. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây, Nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và toàn diện đánh giá về hiệu quả hoạt động của VAMC. Với những phân tích trên cho thấy, đề tài nghiên cứu của luận án mang tính thời sự và có ý nghĩa cao kể cả về lý luận cũng như thực tiễn. Nội dung nghiên cứu được mở rộng và sâu hơn, như vậy không có sự trùng lắp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các công trình trước đó. Do đó, đề tài về “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam” vẫn còn là vấn đề cấp thiết và có nhiều điểm mới đòi hỏi phải có nghiên cứu, đánh giá đúng trong thực trạng nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay. Những “khoảng trống” trên đây của các công trình nghiên cứu đã gợi cho tác giả những hướng nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận án của mình. 24 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU 2.1.1. Khái niệm nợ xấu Nợ xấu là khái niệm chỉ những khoản vay có vấn đề trong thanh toán. Có rất nhiều thuật ngữ diễn tả nợ xấu trong các tài liệu nghiên cứu thế giới. Khái niệm nợ xấu được thay thế bằng nợ khó đòi (Fofack, 2005), nợ có vấn đề (Berge và Deyoung, 1997). Nợ xấu cũng được diễn tả là những khoản vay không hiệu quả - Non – performing (Castro, 2012). Không có định nghĩa chung về nợ xấu, mà các ngân hàng trung ương hoặc tổ chức quốc tế thường đưa ra quan điểm/cách xác định nợ xấu khác nhau tùy theo thời điểm và điều kiện áp dụng và được xác định theo những tiêu chuẩn chung của quốc tế và quy định đặc thù của mỗi quốc gia Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ; Người mắc nợ trốn hoặc mất tích; Những khoản nợ mà người mắc nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2015) thì cho rằng nợ xấu là: “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời khi tiền thanh toán lãi và /hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có nguyên nhân ghi ngờ về việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.” Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Tuy vậy, một trong nhưng vấn đề lớn nhất của nợ xấu là: định nghĩa này không phải là tiêu chuẩn yêu cầu bắt buộc theo luật pháp, nên các quốc gia có thể áp dụng quan điểm, khái niệm 25 khác nhau về nợ xấu. Theo nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG): Nhóm chuyên gia AEG của Liên hợp quốc cho rằng định nghĩa về nợ xấu: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn lãi và hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắn chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Theo Ủy Ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): BCBS không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu, tuy nhiên trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt dộng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”. Theo quy định thì nợ xấu được phân loại theo hai phương pháp định tính và định lượng: định lượng là theo số ngày quá hạn (theo Điều 10 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN) , định tính là theo hệ thống xếp hạng tín dụng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng (Điều 7 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) Đã quá hạn trên 90 ngày, (ii) hoặc các khoản nợ không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Như vậy, với những quan điểm nêu trên thì theo tác giả nợ xấu phải được tiếp cận và đánh giá ở khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa một khoản cho 26 vay có thể trong hạn hoặc quá hạn, nếu bên cho vay (Tổ chức tín dụng) đánh giá khách hàng có những dấu hiệu không trả được nợ hoặc nghi ngờ về khả năng trả nợ thì khoản nợ đó có thể được xếp vào khoản nợ xấu. 2.1.2. Nguyên nhân của nợ xấu Nợ xấu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều cách phân loại khác nhau về nguyên nhân của nợ xấu, bao gồm các nguyên nhân khách quan đó là môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế hay từ chính khách hàng vay vốn; nguyên nhân chủ quan từ chính nội tại của bên cho vay vốn. 2.1.2.1 Nguyên nhân khách quan Từ khách hàng Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp không cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, năng lực điều hành, quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp vay vốn yếu kém cũng dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Đạo đức khách hàng. Một số doanh nghiệp cố ý thông báo số liệu tài chính của doanh nghiệp không chính xác, gây sai lệch trong việc thẩm định và cấp tín dụng đã dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ ngân hàng (rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch). Hoặc bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến món nợ đối với ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Môt số doanh nghiệp thì lại có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán, chụp giật, lừa đảo, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích kiếm lời, vay không có ý định trả nợ (rủi ro đạo đức). Từ môi trƣờng Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ là nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra nợ xấu. Sự bất cập và chồng chéo của các luật, các văn bản dưới luật sẽ khiến cơ quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý tranh chấp về tài sản đảm bảo, các quy định về kế toán kiểm toán chưa đủ sức mạnh thực hiện sẽ khiến số liệu không đủ cơ sở vững chắc để thẩm định cho vay. Việc xử lý nợ 27 xấu của NHTM cũng gặp khó khăn nếu các quy định về quyền của ngân hàng, vấn đề chuyển đổi chủ sở hữu không được minh bạch hóa hoặc thiếu minh bạch. Một số chương trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ chưa hợp lý. Theo lý thuyết và kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa hoặc chuyển đổi, nợ xấu thường là do vấn đề các NHTM quốc doanh bị ràng buộc tài chính “mềm”, dẫn đến việc các ngân hàng không quan tâm đánh giá sát sao năng lực tài chính của người vay. Ngoài ra, tại những nước này, chính quyền trung ương có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn cho phép để đạt được những mục tiêu nhất định đã đề ra. Sự can thiệp của Chính phủ vào việc cho vay của ngân hàng có thể diễn ra trước hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất. Đến tận những năm gần đây, tại một số nền kinh tế, các ngân hàng quốc doanh vẫn có nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của chính phủ hoặc vì lý do chính trị. Môi trường thiên nhiên như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh. Đây là những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi của môi trường thiên nhiên đã gây ra sự hoạt động thất bại của khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh. Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả NHTM và các khách hàng vay. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự sẻ chia của nhà nước, và của cả xã hội. Môi trường kinh tế: Nếu môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển, cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự bình đẳng, tốc độ cũng như trình độ phát triển chưa cao sẽ dẫn đến việc các cá nhân và tổ chức cũng như các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Mặt khác, với sự thay đổi liên tục trong các chính sách kinh tế vĩ mô như sự thay đổi về cơ chế lãi suất, tỷ giá chính sách xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùngthay đổi quy hoạch xây dựng hạ tầng, thay đổi cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khiến các đối tượng này rơi vào thế bị động, do đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nợ của các đối tượng này tại NHTM. 28 2.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan Chiến lược và khẩu vị rủi ro. Chiến lược và khẩu vị rủi ro của bất kỳ ngân hàng nào là yếu tố then chốt quyết định tới hoạt động tín dụng nói chung, nợ xấu nói riêng. Nếu ngân hàng có khẩu vị chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận lớn, mức độ tiềm ẩn nợ xấu sẽ cao hơn. Chiến lược và khẩu vị còn thể hiện ở mức độ tập trung cho loại khách hàng nào (lớn, trung bình, nhỏ), ngành và lĩnh vực cấp tín dụng (nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao), sự đa dạng trong phát triển dịch vụ Các quyết định chiến lược này tác động tới các chính sách, nội dung triển khai và giám sát trong mọi hoạt động của ngân hàng, trong đó có vấn đề nợ xấu. Chính sách và quy trình tín dụng yếu kém, thiếu chặt chẽ và chuyên nghiệp. Một chính sách tín dụng không đầy đủ, không đồng bộ và thống nhất sẽ dẫn tới việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay được đơn giản hóa, tự ý hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng. Các khoản cho vay này không được xem xét kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của khách hàng và có thể được bảo đảm bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh tài chính của người đi vay. Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo. Nhiệm vụ của công tác kiểm tra, kiểm soát là phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt động cho vay đề ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát của các NHTM nếu quá yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp thời những trường hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay, và nợ xấu phát sinh là điều tất yếu. Chất lượng đội ngũ cán ộ thấp. Có hai nhóm cán bộ liên quan trực tiếp tới nợ xấu gồm: ban lãnh đạo ngân hàng và cán bộ tín dụng. Chất lượng của đội ngũ điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng thể hiện ở trình độ quản lý, sự sát sao trong công tác điều hành, đạo đức nghề nghiệp. Nếu ban lãnh đạo ngân hàng mà lờ là trong công tác quản lý, không sát sao trong công tác điều hành, phân công giám sát trong công việc dẫn tới những quyết định sai lầm trong công tác cho vay, đưa đến 29 chất lượng tín dụng kém kéo dài, đồng thời một số lãnh đạo ngân hàng còn sa sút về vấn đề đạo đức khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng. Với cán bộ tín dụng, do là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ, kinh nghiệm cũng như phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên một bộ phận tín dụng chưa có đủ trình độ, kinh nghiệm để tính toán đúng hiệu quả đầu tư dự án xin vay, hoặc có đủ trình độ, kinh nghiệm nhưng do một số cán bộ nếu sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thiếu vững vàng, lợi dụng công việc được giao để móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở của luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn. Đây là rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng. Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay: Thông thường các ngân hàng thường tập trung quản trị rủi ro trước khi cho vay như khâu thẩm định khách hàng trước cho vay, đánh giá sự tín nhiệm của khách hàng, đánh giá tình hình tài chính hoạt động của khách hàng trước cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát dòng vốn sau khi cho vay. Việc theo dõi dòng vốn giải ngân sau cho vay không kém phần quan trọng so với việc thẩm định trước khi cho vay. Khi cho vay, khoản vay cần được quản trị một cách tốt nhất, để đảm bảo khoản vay đúng mục đích sử dụng vốn, đồng thời quản lý tốt dòng tiền trả nợ của khách hàng. Theo dõi nợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lý khoản vay. Tuy nhiên, công tác này đôi khi bị cán bộ quản lý khoản vay cũng như ngân hàng chưa trú trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn tới chưa quản lý tốt khoản vay, khoản vay quá hạn thanh toán không có khả năng trả nợ. 2.1.3 Tác động của nợ xấu Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới nền kinh tế, hệ thống các TCTD mà còn tác động mạnh mẽ tới hoạt động của khách hàng. Có thể chia ba nhóm tác động của nợ xấu như sau: Tác động của nợ xấu tới nền kinh tế: Nợ xấu càng cao thì khối lượng vốn tồn đọng càng lớn, tiền lưu thông giảm sút và gây sức ép tăng cung tiền. Đồng thời, do không không có vốn nên hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, Nợ xấu làm quá 30 trình lưu thông nguồn vốn bị ách tắc, các thành phần kinh tế rất khó có thể tiếp cận vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Phản ứng dây chuyền sẽ tích lũy đến một mức độ và gây trì trệ, đình đốn sản xuất của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó nợ xấu tăng cao còn gây bất ổn tài chính, đe dọa an ninh tài chính. Nợ xấu làm ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn tiết kiệm vào cơ hội đầu tư và quá trình thanh toán của nền kinh tế. Sự tác động này sẽ làm sụt giảm khả năng chống đỡ các cú sốc tiếp theo và kết cục làm hệ thống tài chính trở nên bất ổn. Tác động của nợ xấu tới hệ thống TCTD: Nợ xấu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TCTD. Nợ xấu cao làm vốn tồn đọng nhiều, các TCTD không thu hồi được vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa, ngân hàng đó sẽ sụt giảm khả năng sinh lời trong tương lai, và gia tăng chi phí sử dụng vốn. Đồng thời, việc nợ xấu càng tăng thì càng làm giảm lợi nhuận của TCTD, bởi các TCTD không thu được lãi từ khách hàng vay vốn, đồng thời, chi phí trích lập dự phòng tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nợ xấu tăng cao, giảm khả năng thanh toán, đi kèm rủi ro thanh khoản bởi các khoản nợ xấu đã làm thay đổi kế hoạch cũng như nguồn thanh toán các khoản tiền đến hạn. - Tác động của nợ xấu tới khách hàng: Nợ xấu tăng cao làm giảm tốc độ chu chuyển vốn, giảm uy tín doanh nghiệp. Đồng thời còn tác động trực tiếp đến quan hệ của doanh nghiệp với TCTD. Do đó, mọi hoạt động thanh toán, giao dịch kinh doanh, hoạt động cấp tín dụng có thể bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng làm tăng chi phí tài chính, bởi mức lãi suất phạt cho khoản nợ xấu luôn cao hơn thông thường rất nhiều. 2.1.4 Các chỉ tiêu đo lƣờng nợ xấu Nợ xấu phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay, và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Có các nhóm chỉ tiêu đánh giá/ đo lường nợ xấu như sau: - Quy mô và cơ cấu nợ xấu. Quy mô nợ xấu không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng nhưng nếu quy mô nợ xấu tăng quá nóng sẽ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân 31 hàng. Cơ cấu nợ xấu phản ánh mức độ tập trung nợ xấu trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, Xác định quy mô và cơ cấu nợ xấu giúp Ngân hàng có các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu hiệu quả. - Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu/tổng dư nợ. Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ của toàn bộ các khoản nợ xấu của Ngân hàng so với tổng dư nợ. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. - Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu = tổng nợ xấu/tổng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này xác định số nợ xấu chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. - Tỷ lệ nợ xấu so với quỹ dự phòng tổn thất = tổng nợ xấu/số dư quỹ dự phòng tổn thất. Chỉ tiêu này cho biết khả năng ngân hàng bù đắp rủi ro đối với các khoản nợ xấu tại Ngân hàng. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì hoạt động của ngân hàng là an toàn. - Tỷ lệ nợ xấu so với tổng giá trị TSBĐ = tổng nợ xấu/tổng giá trị TSBĐ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng đảm bảo của TSBĐ đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng đảm bảo cho các khoản nợ xấu từ TSBĐ càng lớn. - Tỷ lệ cấp tín dụng xấu = tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng bao gồm cả các cam kết ngoại bảng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Trong số các chỉ tiêu trên, tỷ lệ nợ xấu (= tổng nợ xấu/tổng dư nợ) được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất. Không có tiêu chuẩn tỷ lệ nợ xấu quốc tế, mà chỉ có các thông lệ quốc tế như: + Moodys’: ≤ 2%; + FDIC: đánh giá chất lượng tài sản theo 5 mức với độ rủi ro tăng dần: mức 1 là mức có tài sản chất lượng tốt nhất, mức độ rủi ro rất thấp, không đáng lo ngại 32 trong khi mức 5 phản ánh mức tài sản kém nhất, có độ rủi ro cao nhất đối với định chế tài chính (FDIC, 1997); + AIA CAMELS: ≤ 1% (AIA, 1996); + Việt Nam: ≤ 3%, theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2018 quy định tỷ lệ nợ xấu ≤ 3% và TCTD tuân thủ theo quy định của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Nếu tỷ lệ này >3%, TCTD sẽ bị trừ điểm, tối đa có thể trừ tới 20 hoặc 25 điểm (NHNN, 2008). 2.2. HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.2.1. Công ty Quản lý tài sản 2.2.1.1. Khái niệm Công ty Quản lý tài sản Công ty Quản lý tài sản viết tắt là AMC, tên tiếng anh là Asset Management Company, là loại hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Tại mỗi quốc gia, tuỳ theo điều kiện kinh tế và chính sách phát triển từng nước mà công ty quản lý nợ và khai thác tài sản lại có những tên gọi, đặc điểm, quyền và nghĩa vụ riêng. Tuy nhiên, có thể coi Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một định chế có mục tiêu đặc biệt, có trách nhiệm và quyền lực đặc biệt trong việc thực hiện chức năng mua, bán và quản lý các khoản nợ khó đòi từ hệ thống ngân hàng và xử lý các khoản nợ đó một cách tối ưu. 2.2.1.2. Các loại hình Công ty Quản lý tài sản Có hai loại hình Công ty Quản lý tài sản là: Công ty Quản lý tài sản Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản tư nhân, cụ thể: Thứ nhất, Công ty Quản lý tài sản Nhà nước. Các Công ty Quản lý tài sản này do Nhà nước thành lập và có 100% vốn nhà nước hoặc Nhà nước kết hợp với các Tổ chức khác nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm chủ yếu. Với hình thức sở hữu này, cũng có thể gọi là hình thức xử lý nợ xấu tập trung, Nhà nước đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nợ bằng việc thành lập ra cơ quan xử lý nợ quốc gia (thường là công ty xử lý nợ quốc gia – Asset Management Company - AMC). 33 Cơ quan này có trách nhiệm chính trong việc xử lý tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được chuyển giao từ các tổ chức tài chính. Công ty này sẽ có những đặc quyền chuyên biệt, có thể đẩy nhanh các công tác xử lý nợ hơn các ngân hàng thương mại như thủ tục về phát mại tài sản, chuyển nhượng tài sản, khởi kiện thu hồi nợ tồn động, chứng khoán hóa các khoản nợ có khả năng thu hồi, cơ sở hình thành thị trường mua bán nợ. Thứ hai, Công ty Quản lý tài sản tư nhân Các Công ty Quản lý tài sản này do các Ngân hàng thành lập hoặc do tổ chức tư nhân đứng ra thành lập. Với hình thức này, cũng có thể gọi là hình thức xử lý nợ xấu phi tập trung. Các Công ty Quản lý tài sản xuất hiện dưới dạng là công ty con của các ngân hàng – công ty xử lý và khai thác tài sản xấu, một số khác tồn tại dưới dạng công ty thuộc sở hữu tư nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Để thực hiện thành công việc xử lý nợ theo hướng phi tập trung (phân quyền) đòi hỏi giữa doanh nghiệp và ngân hàng không có mối quan hệ sở hữu hoặc quan hệ này chỉ là hữu hạn, nếu không một chủ thể vừa là chủ nợ vừa là con nợ sẽ gây ra các mâu thuẫn và thiếu động lực trả nợ trong các quyết định xử lý nợ. 2.2.1.3 Đặc điểm của Công ty Quản lý tài sản Bảng 2.1: Đặc điểm của Công ty Quản lý tài sản Stt Đặc trƣng AMC Nhà nƣớc AMC Tƣ nhân 1 Tính đại diện 1.1 Hình thức sở hữu Nhà nước thành lập và có 100% vốn nhà nước hoặc Nhà nước kết hợp với các Tổ chức khác nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm chủ yếu. Do các Ngân hàng thành lập hoặc do tổ chức tư nhân đứng ra thành lập. 1.2 Thể chế hoạt động Đây có thể gọi là hình thức xử lý nợ xấu tập trung, thể hiện sự hỗ trợ từ phía Nhà Đây có thể gọi là hình thức xử lý nợ xấu phi tập trung, các AMC này là các công ty con 34 nước nhằm nâng cao vai trò của AMC trong xử lý nợ xấu, cho phép AMC có những quyền hạn, chức năng riêng biệt, đẩy nhanh quá trình xử lý, thanh lý tài sản cũng như chuyển đổi hoạt động, tái cơ cấu doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, đặc biệt là các thủ tục hành chính, pháp lý. của các ngân hàng thương mại hoặc của các tổ chức tư nhân, các AMC này thành lập với mục đích xử lý nợ xấu cho chính các ngân hàng mẹ hoặc theo mục đích của tổ chức thành lập. Các AMC này thường sẽ không có quyền hạn, chức năng riêng biệt. 1.3 Nguồn vốn Nguồn vốn nhà nước, nguồn tài trợ trực tiếp từ ngân sách hoặc trái phiếu AMC (có thể là các trái phiếu được chính phủ bảo lãnh). Nguồn vốn của ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tư nhân đứng ra thành lập. 2 Tính độc lập 2.1 Trên phương diện Chính trị - Chính sách Thiếu tính độc lập về Chính trị -Chính sách, lý do: Các AMC này đại diện nhà nước cao nên quá trình vận hành, ra các quyết định xử lý nợ của AMC cần thiết được kiểm soát và chi phối, ràng buộc bởi các yếu tố về chính trị - chính sách, hay nói cách khác, AMC Nhà nước trở thành một công cụ trong điều hành chính sách của nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu. Bởi thiếu tính độc lập tương đối về chính trị - chính sách, vấn đề quản lý Độc lập về Chính trị -Chính sách, lý do: Các AMC này thành lập và tồn tại với tư cách là một pháp nhân trong nền kinh tế, có quyền tự quyết và hoạt động theo khuôn khổ pháp lý hiện hành của mỗi quốc gia, có quyền thụ hưởng lợi ích và tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Các quyết định xử lý nợ không bị kiểm soát và chi phối, ràng buộc bởi các yếu tố về chính trị- chính sách. 35 và khai thác hiệu quả khối tài sản xấu được mua lại từ các tổ chức tín dụng theo hướng gia tăng giá trị của khối tài sản đó được đặt ra cho mô hình AMC nhà nước và không tránh khỏi các rủi ro gây thất thoát, hoặc giảm giá trị tài sản theo thời gian, cũng như các ảnh hưởng từ lợi ích nhóm. 2.2 Trên phương diện quan hệ tín dụng – chủ nợ Không tồn tại mối quan hệ tín dụng, chỉ tồn tại mối quan hệ chủ nợ: Trên phương diện quan hệ tín dụng thì các AMC nhà nước không có mối quan hệ với doanh nghiệp, vì các AMC này không trực tiếp cho vay mà chỉ mua lại các k...(EFA), vì thế tác giả xác định kích thước mẫu nghiên cứu được chọn theo quy tắc thực nghiệm của 220 Hair và ctg (1998), đó là tối thiểu là 5 quan sát/biến đo lường. Mô hình lý thuyết gồm 11 khái niệm nghiên cứu (10 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc) được đo lường bằng 46 biến đo lường, vì thế theo quy tắc thực nghiệm của Hair và ctg (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 230 (46 x 5). Ngoài ra, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ (các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy, các phiếu thu về không hợp lệ), tác giả quyết định phỏng vấn 350 người.  Đối tượng khảo sát Do thời gian có hạn, tác giả không thể tiến hành phỏng vấn hết, tác giả chỉ tiến hành phỏng vấn một số các lãnh đạo tại một số vụ cục có liên quan đến hoạt động của VAMC tại Ngân hàng Nhà nước, các lãnh đạo/cán bộ làm việc tại các Bộ/ngành có liên quan đến hoạt động của VAMC như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và một số TCTD như LienVietpostbank, Sacombank, SCB, VCCB, Vietcombank. Còn lại tác giả gửi phiếu khảo sát đi lấy ý kiến. Chi tiết phiếu khảo sát được thể hiện trong phụ lục 04  Thu thập thông tin dữ liệu Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn dưới các hình thức là: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua e-mail. Kết quả phỏng vấn, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0  Kết quả phân tích mẫu theo thông tin cán bộ tín dụng Tác giả tiến hành phát ra 350 phiếu cho các đối tượng khảo sát như nêu trên. Số lượng phiếu thu về hợp lệ 258 phiếu. Các phiếu thu về hợp lệ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS để thực hiện các bước phân tích. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0, kết quả phân tích mô tả mẫu thể hiện ở bảng dưới đây: 221 Đơn vị tính: người, % Nhóm Số ngƣời Tỷ trọng 1. Độ tuổi Từ 30-40 tuổi 60 23% Từ 41-50 tuổi 156 60% Trên 50 tuổi 42 16% Tổng cộng 258 100% 2. Giới tính Nam 166 64% Nữ 92 36% Tổng cộng 258 100% 3. Số năm kinh nghiệm Từ 5 - 10 năm 48 19% Từ 11 - 20 năm 155 60% Trên 20 năm 55 21% Tổng cộng 258 100% 4. Chức danh công tác Lãnh đạo 176 68% Cán bộ 82 32% Tổng cộng 258 100% 5. Trình độ học vấn Đại học 63 24% Sau đại học 195 76% Tổng cộng 258 100% (Nguồn: Kết quả khảo sát từ phần mềm SPSS 20.0) Từ bảng kết quả thống kê trên cho thấy cụ thể như sau: Thứ nhất: Độ tuổi Độ tuổi của các đối tượng được khảo sát tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 41 – 50 tuổi, với số lượng được khảo sát là 156 cán bộ, chiếm tỷ lệ 60%. Tiếp đó là đến các đối tượng có độ tuổi từ 30 – 40 tuổi với số lượng là 60 cán bộ, chiếm tỷ lệ 23%. Đánh giá chung là đội ngũ cán bộ được khảo sát có độ tuổi ở mức trung bình khá cao. Điều này là do đối tượng khảo sát mà tác giả muốn hướng tới là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc có liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng để thu được những ý kiến xác đáng. Do đó, tác giả 222 không lựa chọn độ tuổi dưới 30 để khảo sát vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Số lượng cán bộ được khảo sát có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên chỉ chiếm 16%, đây là các lãnh đạo cao cấp tại các Vụ/Cục của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ/ngành. Thứ hai: Giới tính Số cán bộ khảo sát của nam cao hơn của nữ, trong tổng số 258 phiếu khảo sát thu về hợp lệ thì có 64% là nam, nữ chỉ chiếm 36%. Thứ a: Số năm kinh nghiệm Các cán bộ được khảo sát tác giả hướng tới là những đối tượng có kinh nghiệm quản lý, làm việc nhiều năm, trong đó, các đối tượng được khảo sát có kinh nghiệm tập trung nhiều nhất từ 11 – 20 năm với số lượng cán bộ là 155, chiếm tỷ lệ 60%. Tiếp đó là đến các cán bộ có kinh nghiệm trên 20 năm là 55 cán bộ, chiếm tỷ lệ 21%. Chỉ có 48 cán bộ có kinh nghiệm từ 5 - 10 năm, chiếm tỷ lệ 19 %. Các cán bộ có kinh nghiệm dưới 5 năm tác giả không khảo sát, điều này cũng phù hợp với số tuổi của cán bộ được khảo sát. Thứ tư: Vị trí công tác Vị trí công tác chủ yếu là các lãnh đạo (từ cấp Phòng trở lên) với số lượng 176 cán bộ lãnh đạo chiếm tỷ trọng 68%, còn lại là 82 chuyên viên, chiếm 32%. Điều này hoàn toàn phù hợp, vì mục tiêu của tác giả là hướng tới những người có nhiều kinh nghiệm tập trung từ 11-20 năm kinh nghiệm. Thứ năm: Trình độ học vấn Trình độ học vấn của cán bộ khảo sát bắt buộc từ đại học trở lên, và do vị trí cán bộ khảo sát đa phần là lãnh đạo nên trình độ học vấn đa phần là sau đại học, các bán bộ được khảo sát có trình độ sau đại học là 195 cán bộ, chiếm tỷ trọng 76%, còn lại 63 cán bộ có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 24%. Như vậy, từ kết quả thống kê mẫu trên cho thấy đối tượng cán bộ tham gia khảo sát có kinh nghiệm công tác nhiều năm, chủ yếu từ độ tuổi từ 41-50 là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ cao nên đảm bảo được độ tin cậy về mẫu trong việc phân tích, đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. 223 Phụ lục 06: Thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC Mã hóa Tiêu chí đánh giá 1. Về mô hình, cơ cấu tổ chức của VAMC (MH) MH1 Mô hình tổ chức hiện nay của VAMC phù hợp với việc xlnx của VAMC MH2 Mô hình công ty cổ phần của VAMC phù hợp để thu hút vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ MH3 Việc mở rộng mạng lưới hoạt động sẽ giúp VAMC nâng cao hiệu quả xử lý nợ MH4 Cơ cấu các phòng/Ban hiện tại của VAMC là phù hợp với hoạt động xử lý nợ xấu 2. Về chức năng nhiệm vụ của VAMC (NV) NV1 Chức năng nhiệm vụ hiện tại của VAMC phù hợp để thực hiện xử lý nợ xấu NV2 Thêm chức năng nhiệm vụ cho VAMC sẽ giúp VAMC nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu NV3 Thành lập sàn giao dịch nợ xấu là thực sự cần thiết để VAMC đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu 3. Năng lực về vốn của VAMC (V) V1 Nguồn vốn của VAMC hiện tại phù hợp với nhiệm vụ xử lý nợ xấu V2 VAMC cần tăng vốn điều lệ để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu V3 Việc huy động vốn từ bên ngoài cho hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC là rất cần thiết 4. Về nhân sự của VAMC (NS) NS1 Chất lượng cán bộ hiện tại của VAMC là phù hợp với hoạt động xử lý nợ xấu NS2 Số lượng nhân sự hiện tại của VAMC 165 người là phù hợp với việc xlnx NS3 Việc tuyển thêm các chuyên gia cho VAMC phục vụ xử lý nợ xấu là cần thiết NS4 Một số khóa đào tạo chuyên sâu về pháp luật, định giá là thực sự cần thiết cho cán bộ VAMC NS5 Việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài sẽ giúp VAMC nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu 5. Về Công nghệ của VAMC (CN) CN1 Công nghệ hiện tại của VAMC đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của VAMC 224 CN2 Việc xây dựng phần mền kết nối thông tin giữa VAMC và TCTD, CIC là thực sự cần thiết thúc đẩy hoạt động xử lý nợ CN3 Để cung cấp thông tin cho thị trường mua bán nợ, VAMC nên là trung tâm kết nối và cung cấp thông tin 6. Sự phát triển của thị trƣờng mua bán nợ xấu (MBN) MBN1 Hiện nay, cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã đầy đủ MBN2 Hàng hóa giao dịch trong thị trường mua bán nợ xấu rất dồi dào, đáp ứng tốt cho hoạt động xử lý nợ xấu MBN3 Năng lực tài chính, kinh nghiệm mua bán và xử lý nợ xấu của các AMC hiện nay đáp ứng tốt cho hoạt động xử lý nợ xấu MBN4 Phương thức mua bán nợ đã phù hợp với nhu cầu của thị trường mua bán nợ xấu MBN5 Các nhà trung gian môi giới đã hỗ trợ tốt cho thị trường mua bán nợ xấu MBN6 Thành lập sàn giao dịch nợ thực sự cần thiết để thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển MBN7 Các doanh nghiệp thẩm định giá khoản nợ hiện nay đã có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện tốt công tác thẩm định của mình. MBN8 Các tổ chức có năng lực của nước ngoài tham gia mua nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam sẽ thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu phát triển 7. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan XLN (VB) VB1 Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả tốt hơn nữa, cần phát triển NQ 42 thành Luật xử lý nợ xấu VB2 Nghị quyết 42 đã tạo hành lang pháp lý tốt cho VAMC/TCTD trong công tác thu giữ TSBĐ VB3 NQ 42 ra đời đã giúp Tòa án áp dụng tốt thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ hoặc tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ VB4 TCTD và VAMC đã phối hợp tốt trong quá trình mua bán và xử lý nợ xấu VB5 Việc bán nợ xấu thanh toán bằng TPĐB từ TCTD sang VAMC là rất hữu ích đối với TCTD 8. Quan điểm, sự hợp tác, phối hợp của các Tổ chức tín dụng bán nợ (TD) TD1 Sau khi bán nợ sang VAMC bằng TPĐB, TCTD dễ dàng trong công tác hạch toán theo dõi khoản nợ TD2 Sau khi mua nợ, công tác ủy quyền của VAMC cho TCTD được thực hiện tốt TD3 Sau khi được VAMC ủy quyền, TCTD đã cung cấp tốt thông tin cho VAMC TD4 TCTD đã được VAMC hỗ trợ tốt trong công tác xử lý nợ (thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm, cơ cấu.) 225 TD5 Đối với các khoản nợ đã bán bằng TPĐB cho VAMC, TCTD đã thực hiện xử lý nợ tốt 9. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng (CQ) CQ1 Tòa án đã áp dụng tốt thủ tục rút gọn, giúp VAMC/TCTD đẩy nhanh quá trình xử lý thu hồi nựo CQ2 VAMC có nhận được nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đền khoản nợ, TSBĐ CQ3 Cơ chế giám sát hoạt động của NHNN như hiện nay có tác dụng tích cực đến hiệu quả công tác xlnx của VAMC CQ4 Các AMC (DATC, AMC của TCTD) đã thực hiện tốt vai trò mua bán nợ của mình CQ5 VAMC và các AMC đã phối hợp tốt, thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu 10. Sự hoạt động của các công ty mua bán nợ (CT) CT1 Việc sáp nhập VAMC với DATC thành một tổ chức của Chính phủ là cần thiết CT2 Cơ chế XLN của VAMC linh hoạt hơn DATC CT3 DATC nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng hơn VAMC CT4 DATC thực hiện tốt công tác tái cơ cấu doanh nghiệp CT5 Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa VAMC và các AMC là cần thiết để nâng cao hiệu quả xử lý nợ 226 Phụ lục 07: Phiếu khảo sát các nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC Kính thưa Quý Anh/Chị! Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Quỳnh, là Nghiên cứu sinh của Học viện Ngân hàng. Tôi đang tiến hành nghiên cứu về Hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Chương trình khảo sát thuộc khuôn khổ đề tài nghiên cứu sinh; do vậy kết quả khảo sát chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tác giả. Tôi rất mong Quý Anh/Chị chia sẻ thông tin và cho ý kiến về một số vấn đề được nêu dưới đây. Mọi ý kiến đóng góp của Anh/Chị là nguồn thông tin hữu ích đối với kết quả nghiên cứu của tôi. Thông tin Anh/Chị cung cấp được bảo mật, chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này Mọi ý kiến vui lòng liên hệ (điện thoại): 0912145054, Email: nguyen.kimquynh@sbvamc.vn A. THÔNG TIN NGƢỜI ĐƢỢC KHẢO SÁT 1. Anh/Chị thuộc nhóm tuổi nào? [ ] Từ 30 – 40 tuổi [ ] Từ 41 – 50 tuổi [ ] Trên 50 tuổi 2. Anh/Chị thuộc giới tính nào? [ ] Nam [ ] Nữ 3. Thời gian làm việc của Anh/Chị [ ] Từ 5 – dưới 10 năm [ ] Trên 11 - 20 năm [ ] Trên 20 năm 4. Trình độ học vấn của Anh/Chị [ ] Đại học 227 [ ] Sau đại học 5. Vị trí công tác của Anh/Chị tại ngân hàng [ ] Lãnh đạo [ ] Chuyên viên 6. Anh chị vui lòng cho biết anh chị đang công tác tại: .. .. .. B. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC Anh/Chị đánh dấu X vào ô thích hợp thể hiện mức độ đồng ý của mình với các phát biểu dưới đây. Mức độ ảnh hưởng được quy ước điểm đánh giá như sau: 1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý 3 - Bình thƣờng 4 - Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 1 Về mô hình, cơ cấu tổ chức (MH) MH1 Mô hình tổ chức hiện nay của VAMC phù hợp với việc xlnx của VAMC ① ② ③ ④ ⑤ MH2 Mô hình công ty cổ phần của VAMC phù hợp để thu hút vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ ① ② ③ ④ ⑤ MH3 Việc mở rộng mạng lưới hoạt động sẽ giúp VAMC nâng cao hiệu quả xử lý nợ ① ② ③ ④ ⑤ MH4 Cơ cấu các phòng/Ban hiện ① ② ③ ④ ⑤ 228 MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 tại của VAMC là phù hợp với hoạt động xử lý nợ xấu 2 Về chức năng nhiệm vụ của VAMC (NV) NV1 Chức năng nhiệm vụ hiện tại của VAMC phù hợp để thực hiện xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ NV2 Thêm chức năng nhiệm vụ cho VAMC sẽ giúp VAMC nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu Nếu chọn mức 4-5, anh/chị vui lòng đánh dấu x vào ô trả lời: Trong tương lai VAMC nên mở rộng nhiệm vụ gì? ① ② ③ ④ ⑤ a. Thực hiện thu thập và công bố thông tin về nợ xấu b. Chỉ đạo chứng khoán hóa nợ xấu và bất động sản c. Cung cấp dịch vụ thu hồi nợ d. Thi hành án dân sự và lệnh bàn giao tài sản e. Tái cấu trúc doanh nghiệp NV3 Thành lập sàn giao dịch nợ xấu là thực sự cần thiết để VAMC đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ 3 Năng lực về vốn của VAMC (V) V1 Nguồn vốn của VAMC hiện tại phù hợp với nhiệm vụ xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ V2 VAMC cần tăng vốn điều lệ để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu Nếu chọn mức 4-5, anh/chị vui lòng đánh dấu x vào ô trả lời: Trong tương lai VAMC cần tăng vốn điều lệ lên bao nhiêu? ① ② ③ ④ ⑤ a. Từ 10.000 tỷ đến 20.000 tỷ 229 MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 b. Từ 20.000 tỷ đến 50.000 tỷ c. Trên 50.000 tỷ V3 Việc huy động vốn từ bên ngoài cho hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC là rất cần thiết ① ② ③ ④ ⑤ 4 Về nhân sự của VAMC (NS) NS1 Chất lượng cán bộ hiện tại của VAMC là phù hợp với hoạt động xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ NS2 Số lượng nhân sự hiện tại của VAMC 165 người là phù hợp với việc xlnx ① ② ③ ④ ⑤ NS3 Việc tuyển thêm các chuyên gia cho VAMC phục vụ xử lý nợ xấu là cần thiết ① ② ③ ④ ⑤ NS4 Một số khóa đào tạo chuyên sâu về pháp luật, định giá là thực sự cần thiết cho cán bộ VAMC ① ② ③ ④ ⑤ NS5 Việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài sẽ giúp VAMC nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ 5 Về Công nghệ của VAMC (CN) CN1 Công nghệ hiện tại của VAMC đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của VAMC ① ② ③ ④ ⑤ CN2 Việc xây dựng phần mền kết nối thông tin giữa ① ② ③ ④ ⑤ 230 MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 VAMC và TCTD, CIC là thực sự cần thiết thúc đẩy hoạt động xử lý nợ CN3 Để cung cấp thông tin cho thị trường mua bán nợ, VAMC nên là trung tâm kết nối và cung cấp thông tin ① ② ③ ④ ⑤ 6 Sự phát triển của thị trƣờng mua bán nợ xấu (MBN) MBN1 Hiện nay, cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã đầy đủ ① ② ③ ④ ⑤ MBN2 Hàng hóa giao dịch trong thị trường mua bán nợ xấu rất dồi dào, đáp ứng tốt cho hoạt động xử lý nợ xấu MBN3 Năng lực tài chính, kinh nghiệm mua bán và xử lý nợ xấu của các AMC hiện nay đáp ứng tốt cho hoạt động xử lý nợ xấu MBN4 Phương thức mua bán nợ đã phù hợp với nhu cầu của thị trường mua bán nợ xấu MBN5 Các nhà trung gian môi giới đã hỗ trợ tốt cho thị trường mua bán nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ MBN6 Thành lập sàn giao dịch nợ thực sự cần thiết để thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển ① ② ③ ④ ⑤ MBN7 Các doanh nghiệp thẩm định giá khoản nợ hiện nay đã có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện tốt công tác thẩm định của mình. ① ② ③ ④ ⑤ MBN8 Các tổ chức có năng lực của nước ngoài tham gia mua ① ② ③ ④ ⑤ 231 MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam sẽ thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu phát triển 7 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan XLN (VB) VB1 Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả tốt hơn nữa, cần phát triển NQ 42 thành Luật xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ 2 Nghị quyết 42 ra đời đã đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu Nếu chọn mức 4-5, anh/chị vui lòng đánh dấu x vào ô trả lời: NQ 42 cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ QSDĐ, tuy nhiên phải có giấy chứng nhận, điều này khó khăn trong thực tế một số dự án chỉ có quyết định giao đất. Vậy cần sửa đổi điều khoản này theo hướng chỉ cần có quyết định giao đất là có thể chuyển nhượng được QSDĐ? ① ② ③ ④ ⑤ a. Đồng ý b. Không đồng ý VB3 NQ 42 ra đời đã giúp Tòa án áp dụng tốt thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ hoặc tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ ① ② ③ ④ ⑤ VB4 TCTD và VAMC đã phối hợp tốt trong quá trình mua bán và xử lý nợ xấu VB5 Việc bán nợ xấu thanh toán bằng TPĐB từ TCTD sang VAMC là rất hữu ích đối với TCTD ① ② ③ ④ ⑤ 8 Quan điểm, sự hợp tác, phối hợp của các Tổ chức 232 MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 tín dụng (TD) TD1 Sau khi bán nợ sang VAMC bằng TPĐB, TCTD dễ dàng trong công tác hạch toán theo dõi khoản nợ ① ② ③ ④ ⑤ TD2 Sau khi mua nợ, công tác ủy quyền của VAMC cho TCTD được thực hiện tốt ① ② ③ ④ ⑤ TD3 Sau khi được VAMC ủy quyền, TCTD đã cung cấp tốt thông tin cho VAMC ① ② ③ ④ ⑤ TD4 TCTD đã được VAMC hỗ trợ tốt trong công tác xử lý nợ (thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm, cơ cấu.) ① ② ③ ④ ⑤ TD5 Đối với các khoản nợ đã bán bằng TPĐB cho VAMC, TCTD đã thực hiện xử lý nợ tốt ① ② ③ ④ ⑤ 9 Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng (CQ) CQ1 Tòa án đã áp dụng tốt thủ tục rút gọn, giúp VAMC/TCTD đẩy nhanh quá trình xử lý thu hồi nựo ① ② ③ ④ ⑤ CQ2 VAMC có nhận được nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đền khoản nợ, TSBĐ ① ② ③ ④ ⑤ CQ3 Cơ chế giám sát hoạt động của NHNN như hiện nay có tác dụng tích cực đến hiệu quả công tác xlnx của VAMC ① ② ③ ④ ⑤ CQ4 Các AMC (DATC, AMC của TCTD) đã thực hiện tốt vai trò mua bán nợ của mình ① ② ③ ④ ⑤ CQ5 VAMC và các AMC đã phối hợp tốt, thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu ① ② ③ ④ ⑤ 233 MÃ HÓA NỘI DUNG THANG ĐO Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Đánh giá 1 2 3 4 5 10 Sự hoạt động của các công ty mua bán nợ (CT) CT1 Việc sát nhập VAMC với DATC thành một tổ chức của Chính phủ là cần thiết ① ② ③ ④ ⑤ CT2 Cơ chế XLN của VAMC linh hoạt hơn DATC ① ② ③ ④ ⑤ CT3 DATC nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng hơn VAMC ① ② ③ ④ ⑤ CT4 DATC thực hiện tốt công tác tái cơ cấu doanh nghiệp ① ② ③ ④ ⑤ CT5 Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa VAMC và các AMC là cần thiết để nâng cao hiệu quả xử lý nợ ① ② ③ ④ ⑤ C. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC Sau khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, Anh/chị hãy đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC thời gian qua như thế nào? Mã hóa Nội dung thang đo Anh/chị vui lòng bổ sung thông tin cho câu trả lời của mình Mức điểm đánh giá 1 2 3 4 5 Y Hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019 là rất hiệu quả? ①②③④⑤ Anh/Chị vui lòng cho biết thêm các ý kiến đóng góp cá nhân trong việc nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC trong giai đoạn từ năm 2020 trở đi ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của khảo sát này! ----- XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Phụ lục 08: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 234 1. Bảng tổng hợp thang đo Cronbach’s Alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phƣơng sai thang đo nếu loại biến Tƣơng quan với biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến 1. Về mô hình, cơ cấu tổ chức của VAMC (MH), ALPHA = 0,750 MH1 13.481 1.924 .540 .695 MH2 13.554 1.968 .559 .684 MH3 13.558 1.905 .564 .681 MH4 13.314 2.131 .518 .707 2. Về chức năng nhiệm vụ của VAMC (NV), ALPHA = 0,898 NV1 8.384 3.078 .795 .859 NV2 8.748 2.563 .839 .824 NV3 8.488 3.169 .776 .875 3. Năng lực về vốn của VAMC (V), ALPHA = 0,860 V1 8.736 1.954 .751 .799 V2 8.585 2.158 .776 .765 V3 8.360 2.597 .705 .840 4. Về nhân sự của VAMC (NS), ALPHA = 0,870 NS1 17.597 5.759 .679 .847 NS2 17.217 5.634 .732 .833 NS3 16.888 6.334 .653 .852 NS4 16.748 6.392 .719 .840 NS5 17.054 5.795 .712 .838 5. Về Công nghệ của VAMC (CN), ALPHA = 0,769 CN1 9.143 1.042 .690 .619 CN2 8.822 1.392 .728 .549 CN3 8.453 2.015 .477 .822 6. Sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu (MBN), ALPHA = 0,870 MBN1 26.818 3.869 .723 .843 MBN2 25.725 4.115 .705 .844 MBN3 26.810 4.178 .610 .856 MBN4 25.628 4.188 .761 .840 MBN5 26.717 4.344 .632 .853 MBN6 24.806 4.904 .460 .870 MBN7 25.829 4.235 .606 .856 MBN8 25.767 4.615 .520 .864 235 7. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan XLN (VB), ALPHA = 0,765 VB1 16.264 3.362 .606 .699 VB2 16.318 3.307 .557 .714 VB3 16.570 3.670 .486 .739 VB4 17.702 3.066 .484 .754 VB5 16.062 3.483 .587 .708 8. Quan điểm, sự hợp tác, phối hợp của các Tổ chức tín dụng bán nợ (TD), ALPHA = 0,868 TD1 13.857 6.707 .863 .809 TD2 15.287 6.003 .719 .835 TD3 15.271 5.949 .719 .835 TD4 13.721 7.525 .620 .859 TD5 15.120 6.612 .621 .858 9. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng (CQ), ALPHA = 0,770 CQ1 14.093 2.279 .552 .726 CQ2 13.938 2.058 .590 .710 CQ3 15.558 1.866 .654 .684 CQ4 15.380 2.602 .302 .797 CQ5 14.023 2.046 .616 .700 10. Sự hoạt động của các công ty mua bán nợ (CT), ALPHA = 0,788 CT1 15.291 2.230 .457 .799 CT2 12.415 2.010 .707 .695 CT3 13.233 2.374 .657 .723 CT4 15.209 2.579 .461 .779 CT5 12.178 2.521 .632 .737 Nguồn: Kết xuất phần mềm SPSS 20.0 2. Chi tiết hệ số Cronbach’s Alpha 2.1 Nhân tố MH Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted MH1 13.481 1.924 .540 .695 MH2 13.554 1.968 .559 .684 MH3 13.558 1.905 .564 .681 MH4 13.314 2.131 .518 .707 236 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 100.0 Excluded a 0 .0 Total 258 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .750 4 2.2 Nhân tố NV Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NV1 8.384 3.078 .795 .859 NV2 8.748 2.563 .839 .824 NV3 8.488 3.169 .776 .875 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 100.0 Excluded a 0 .0 Total 258 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .898 3 2.3 Nhân tố V Item-Total Statistics 237 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted V1 8.736 1.954 .751 .799 V2 8.585 2.158 .776 .765 V3 8.360 2.597 .705 .840 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 100.0 Excluded a 0 .0 Total 258 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .860 3 2.4 Nhân tố NS Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NS1 17.597 5.759 .679 .847 NS2 17.217 5.634 .732 .833 NS3 16.888 6.334 .653 .852 NS4 16.748 6.392 .719 .840 NS5 17.054 5.795 .712 .838 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 100.0 Excluded a 0 .0 Total 258 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .870 5 238 2.5 Nhân tố CN Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CN1 9.143 1.042 .690 .619 CN2 8.822 1.392 .728 .549 CN3 8.453 2.015 .477 .822 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 100.0 Excluded a 0 .0 Total 258 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .769 3 2.6 Nhân tố MBN Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted MBN1 26.818 3.869 .723 .843 MBN2 25.725 4.115 .705 .844 MBN3 26.810 4.178 .610 .856 MBN4 25.628 4.188 .761 .840 MBN5 26.717 4.344 .632 .853 MBN6 24.806 4.904 .460 .870 MBN7 25.829 4.235 .606 .856 MBN8 25.767 4.615 .520 .864 Case Processing Summary N % 239 Cases Valid 258 98.9 Excluded a 3 1.1 Total 261 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .870 8 2.7 Nhân tố VB Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted VB1 16.264 3.362 .606 .699 VB2 16.318 3.307 .557 .714 VB3 16.570 3.670 .486 .739 VB4 17.702 3.066 .484 .754 VB5 16.062 3.483 .587 .708 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 100.0 Excluded a 0 .0 Total 258 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .765 5 2.8 Nhân tố TD Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TD1 13.857 6.707 .863 .809 TD2 15.287 6.003 .719 .835 TD3 15.271 5.949 .719 .835 240 TD4 13.721 7.525 .620 .859 TD5 15.120 6.612 .621 .858 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 98.9 Excluded a 3 1.1 Total 261 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha a N of Items .868 5 2.9 Nhân tố CQ Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CQ1 14.093 2.279 .552 .726 CQ2 13.938 2.058 .590 .710 CQ3 15.558 1.866 .654 .684 CQ4 15.380 2.602 .302 .797 CQ5 14.023 2.046 .616 .700 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 98.9 Excluded a 3 1.1 Total 261 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha a N of Items .770 5 2.10 Nhân tố CT Item-Total Statistics 241 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CT1 15.291 2.230 .457 .799 CT2 12.415 2.010 .707 .695 CT3 13.233 2.374 .657 .723 CT4 15.209 2.579 .461 .779 CT5 12.178 2.521 .632 .737 Case Processing Summary N % Cases Valid 258 98.9 Excluded a 3 1.1 Total 261 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .788 5 Phụ lục 09: 242 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập  Kiểm định KMO Kiểm định KMO và Bartlett’s iến độc lập KMO and Bartlett's Test a Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .705 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5689.626 df 1035 Sig. .000 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0)  Ma trận xoay các nhân tố Total Variance Explained Compo nent Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulati ve % Total % of Variance Cumulati ve % Total % of Variance Cumulati ve % 1 4.572 9.938 9.938 4.572 9.938 9.938 4.066 8.840 8.840 2 4.003 8.703 18.641 4.003 8.703 18.641 3.505 7.620 16.460 3 3.620 7.870 26.511 3.620 7.870 26.511 3.458 7.518 23.978 4 3.181 6.915 33.427 3.181 6.915 33.427 2.902 6.308 30.286 5 2.841 6.175 39.602 2.841 6.175 39.602 2.718 5.909 36.195 6 2.639 5.736 45.338 2.639 5.736 45.338 2.663 5.789 41.984 7 2.438 5.300 50.638 2.438 5.300 50.638 2.616 5.686 47.670 8 2.201 4.785 55.423 2.201 4.785 55.423 2.462 5.352 53.023 9 2.077 4.515 59.938 2.077 4.515 59.938 2.449 5.323 58.346 10 1.696 3.686 63.624 1.696 3.686 63.624 2.129 4.627 62.973 11 1.101 2.393 66.017 1.101 2.393 66.017 1.400 3.044 66.017 12 .997 2.168 68.185 13 .945 2.054 70.239 14 .859 1.867 72.105 15 .838 1.823 73.928 16 .784 1.703 75.631 17 .705 1.532 77.163 18 .691 1.501 78.665 19 .672 1.461 80.126 20 .638 1.388 81.514 21 .611 1.329 82.843 22 .551 1.197 84.040 243 23 .527 1.146 85.186 24 .520 1.131 86.317 25 .485 1.054 87.371 26 .458 .995 88.367 27 .448 .974 89.341 28 .435 .946 90.287 29 .406 .883 91.170 30 .396 .860 92.031 31 .357 .775 92.806 32 .344 .748 93.554 33 .326 .708 94.262 34 .289 .628 94.890 35 .283 .616 95.506 36 .257 .558 96.064 37 .245 .533 96.596 38 .239 .520 97.116 39 .231 .503 97.619 40 .203 .441 98.061 41 .176 .383 98.443 42 .170 .369 98.812 43 .162 .353 99.165 44 .136 .297 99.461 45 .127 .276 99.737 46 .121 .263 100.000 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0)  Kết quả EFA cho các biến độc lập Biến quan sát Hệ số tải 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 MBN4 .828 MBN1 .805 MBN5 .799 MBN7 .736 MBN2 .731 MBN3 .709 NS2 .834 NS4 .818 NS5 .812 NS1 .784 NS3 .782 244 TD1 .920 TD2 .833 TD3 .828 TD5 .748 TD4 .745 CT2 .861 CT3 .818 CT5 .805 CT1 .607 CT4 .601 VB1 .769 VB5 .756 VB2 .736 VB3 .677 VB4 .667 CQ3 .804 CQ5 .790 CQ2 .762 CQ1 .735 CQ4 NV1 .907 NV2 .905 NV3 .880 V1 .884 V2 .878 V3 .846 MH3 .755 MH1 .748 MH2 .747 MH4 .717 CN2 .885 CN1 .838 CN3 .730 MBN8 .718 MBN6 .550 245 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_xu_ly_no_xau_cua_cong_ty_quan_ly_t.pdf
  • pdfNGUYENTHIKIMQUYNH_DONG GOP MOI.pdf
  • pdfNGUYENTHIKIMQUYNH_Eng - DONG GOP MOI.pdf
  • pdfNGUYENTHIKIMQUYNH_TTLATS-EN_final.pdf
  • pdfTTLATS-NGUYENTHIKIMQUYNH - V.pdf