Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Anh Thi MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài l

doc205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận án 9 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 14 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 21 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 25 2.1. Xã, phường, thị trấn và xây dựng lực lượng dân quân ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 25 2.2. Đảng ủy xã, phường, thị trấn và chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 43 2.3. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 67 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 84 3.1. Thực trạng nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 84 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 105 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 HIỆN NAY 121 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay 121 4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay 132 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 187 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Bảo vệ Tổ quốc BVTQ Bộ Quốc phòng BQP Chính trị - xã hội CT-XH Cơ quan quân sự CQQS Dân quân tự vệ DQTV Kinh tế - xã hội KT-XH Lực lượng vũ trang LLVT Lực lượng dân quân LLDQ Quân khu 3 QK3 Quân sự, quốc phòng QS,QP Quân ủy Trung ương QUTW Quốc phòng, an ninh QP,AN Xã hội chủ nghĩa XHCN Xã, phường, thị trấn XPTT MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài luận án Dân quân là một thành phần của LLVT địa phương, lực lượng nòng cốt bảo vệ cấp ủy, chính quyền và tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước ở địa phương; góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế địa phương; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh xảy ra. QK3 là địa bàn chiến lược trọng yếu, một vùng lãnh thổ rộng lớn, có tiềm năng về kinh tế, quân sự, quốc phòng và đối ngoại. Xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng LLVT QK3, tăng cường tiềm lực và sức mạnh QS, QP của địa phương; góp phần giữ vững sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 là hạt nhân chính trị lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố QP, AN và mọi hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Sự lãnh đạo của đảng ủy XPTT là nhân tố quyết định trong xây dựng LLDQ vững mạnh về chính trị, có cơ cấu, tổ chức hợp lý, số lượng phù hợp, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QS, QP địa phương trong từng thời kỳ cách mạng. Nhận thức sâu sắc vai trò của LLDQ, kế thừa truyền thống trong lịch sử dựng nước, giữ nước và bài học kinh nghiệm quý báu xây dựng LLVT của Đảng trong công cuộc giải phóng dân tộc và BVTQ, trong những năm qua, các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 đã quán triệt, thực hiện nghiêm đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng LLDQ vững mạnh về mọi mặt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội và củng cố QP, AN trên địa bàn Quân khu 3. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 vẫn còn không ít hạn chế, bất cập nhất định: nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo và lực lượng tham gia có lúc chưa đầy đủ, sâu sắc; nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có thời điểm chưa khoa học, hợp lý, chưa gắn chặt với điều kiện cụ thể của địa phương; cơ chế, chính sách chậm bổ sung, cập nhật; LLDQ ở một số XPTT chưa cao, chưa thật hợp lý; việc huy động LLDQ tham gia giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể kết quả có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QS, QP địa phương trong tình hình mới. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định; chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và sự chi phối của các nước lớn. Việc xuất hiện một số loại hình chiến tranh mới như chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh ủy nhiệm, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, kết hợp với thực hiện “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” LLVT, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong, kích động “bạo loạn lật đổ”, gây mất ổn định chính trị, ở từng địa phương cơ sở đang đặt ra yêu cầu mới cao hơn trong xây dựng, nâng cao chất lượng LLVT địa phương nói chung, LLDQ ở các XPTT nói riêng. Để xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 “vững mạnh, rộng khắp”, có tổ chức, cơ cấu, số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp, trong đó, tăng cường và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 là một khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề cơ bản có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và làm rõ những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng LLDQ, chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ (dân quân nòng cốt, dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân biển, dân quân thường trực), của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Phạm vi điều tra khảo sát ở một số XPTT, cấp ủy địa phương, CQQS cấp huyện, cấp tỉnh thuộc các tỉnh, thành phố Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng. Tư liệu, số liệu phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay. Những giải pháp của đề tài có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân, xây dựng LLVT nhân dân, BVTQ XHCN; về xây dựng Đảng và Đảng lãnh đạo công tác QS, QP địa phương. Hệ thống pháp luật của Nhà nước về xây dựng LLVT nhân dân, DQTV và lực lượng dự bị động viên. Cơ sở thực tiễn Hiện thực lãnh đạo, chất lượng lãnh đạo, nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3; các tài liệu, báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác xây dựng Đảng, về lãnh đạo công tác QS, QP địa phương, xây dựng LLVT địa phương của một số tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy quân sự tỉnh, đảng ủy quân sự huyện và đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận án. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch; hệ thống cấu trúc; lôgic kết hợp với lịch sử; thống kê, so sánh; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Đề xuất một số nội dung, biện pháp khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về chất lượng lãnh đạo và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cấp ủy, chính quyền, CQQS các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng LLDQ “vững mạnh, rộng khắp”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QS, QP địa phương. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các nhà trường quân đội, trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện và trường Đảng tỉnh, thành phố. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp, trong cuốn sách “Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội”[125], đã khẳng định: Tổ chức xây dựng LLDQ du kích để tiến hành chiến tranh nhân dân BVTQ XHCN là cần thiết. Vấn đề này xuất phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính chất chính nghĩa, vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh BVTQ XHCN; xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử và truyền thống của dân tộc Nga. Về tổ chức xây dựng lực lượng, tác giả đã chỉ rõ, ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, cùng với động viên quân đội, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã “thành lập các sư đoàn dân quân”, ở Mátxcơva 4 ngày đã thành lập 11 sư đoàn gồm 137.000 người, ở Lêningrat, số lượng dân quân đã vượt quá 300.000 người. Chiến tranh bước sang tháng thứ hai thì tất cả các thành phố, huyện lỵ trong cả nước đã xây dựng được những tiểu đoàn dân quân. Chỉ riêng ở thành phố Mátxcơva và tỉnh Mátxcơva đã có đến 187 tiểu đoàn dân quân du kích” [125, tr.274-275]. Về nguyên nhân của những thành công trong xây dựng LLDQ, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh bảo vệ BVTQ, theo tác giả Đ.A.Vôn -cô-gô-nốp: “Cái chính để bảo đảm thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống quân thù là ngay từ đầu đã xây dựng được những tổ chức Đảng bí mật vững chắc, trong quá trình đấu tranh, những tổ chức này đã phát triển một đội ngũ đông đảo và đã lãnh đạo phong trào du kích rộng rãi” [125, tr.274]. Chương Tư Nghị, trong cuốn sách “Công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung quốc” [106], đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của dân binh như: Dân binh là bộ phận cấu thành quan trọng của LLVT do Đảng cộng sản lãnh đạo, lực lượng dân binh không chỉ tổ chức xây dựng trong thời chiến, mà còn tổ chức xây dựng trong thời bình để bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân BVTQ; về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân binh, công trình này chỉ rõ, lực lượng dân binh có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng, giúp đỡ chính quyền cách mạng, chấp hành pháp lệnh, pháp luật của nhà nước và chính sách, phương châm đường lối của Đảng mà trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương; bảo vệ đời sống yên lành của nhân dân, đồng thời xung kích trên mặt trận lao động sản xuất. Tác giả nhấn mạnh, công tác xây dựng dân binh về chính trị, cần tăng cường giáo dục công tác tư tưởng cho dân binh, là mắt xích trung tâm của việc xây dựng văn minh tinh thần XHCN cho dân binh. Xây dựng dân binh về chính trị phải tiến hành trong thời gian 10% của chương trình huấn luyện hàng năm và phải được phân chia phù hợp theo từng đối tượng. Ở Trung Quốc có lực lượng Dân binh. Điều 36 Luật nghĩa vụ quân sự Trung Hoa xác định Dân binh là tổ chức vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, là trợ thủ và là lực lượng hậu bị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa. Điều 37 của Luật này xác định: “Xã, bản, thị trấn và các đơn vị hành chính, sự nghiệp, xí nghiệp thành lập tổ chức dân binh”. U Đôm Xay Mường Khột, trong luận án “Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào” [124], đã tập trung luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn công tác xây dựng LLVT địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh; xây dựng quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc, làm rõ thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng LLVT địa phương, trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào. Về nội dung xây dựng LLVT, theo các tác giả phải xây dựng toàn diện, chú trọng xây dựng yếu tố chính trị, tinh thần; xây dựng đội ngũ cán bộ trong LLVT; xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, các tổ chức quần chúng trong LLVT vững mạnh toàn diện. Phôn Thong Phăn Cha Lơn Phôn, trong luận án “Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào” [107], đã luận bàn làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Lào. Bàn về xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV, tác giả khẳng định: Lực lượng DQTV là lực lượng bán vũ trang, tại chỗ, đông đảo, có sự ràng buộc lớn đối với gia đình ngay tại các bản, cụm bản; DQTV là thành viên của LLVT địa phương, nhưng chỉ được tổ chức xây dựng ở cấp bản, cụm bản, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công nông trường đứng chân trên địa phương, sẵn sàng làm nhiệm vụ QP, AN tại địa phương, cơ sở; đồng thời khi cần thiết cũng tham gia thành phần để động viên lực lượng bổ sung cho quân đội. Khăm Phun Lươn Sôm Vẳng, trong bài viết “Xây dựng tiềm lực quân sự khu vực phòng thủ các tỉnh ở địa bàn Nam Lào trong tình hình mới” [92], đã luận bàn về xây dựng tiềm lực quân sự trong khu vực phòng thủ, trong đó xây dựng LLVT (bao gồm bộ đội địa phương, DQTV, công an nhân dân và Bộ đội Biên phòng địa phương), là nội dung quan trọng trong xây dựng tiềm lực quân sự khu vực phòng thủ. Tác giả chỉ rõ, thành phần DQTV là cán bộ, chiến sĩ; lực lượng nòng cốt gồm những công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và những người có đủ điều kiện quy định trong Luật DQTV. Xây dựng lực lượng DQTV theo hướng rộng khắp, có chất lượng tổng hợp cao, là lực lượng bán vũ trang thường trực tại các cơ sở để bảo vệ chính quyền, xử lý các tình huống ở địa bàn, phấn đấu từng bản có tiểu đội dân quân, cụm bản có trung đội dân quân, các nhà máy, xí nghiệp, nông trường có từ tiểu đội đến trung đội dân quân tự vệ. Ở Cu Ba có lực lượng Dân quân bộ đội lãnh thổ. Điều 50 của Luật Quốc phòng Cu Ba qui định: Dân quân là một bộ phận của các LLVT cách mạng và là một trong những hình thức tổ chức của nhân dân Cu Ba để tiến hành đấu tranh vũ trang và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng khác. Luật cũng qui định rõ trách nhiệm của Bộ các LLVT cách mạng, chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp đối với xây dựng, quản lý, sử dụng LLDQ ở các địa phương. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ I.S.Mét - Nhi - Cốp, “Đảng Cộng sản người lãnh đạo và giáo dục các lực lượng vũ trang Xô Viết”[98], đã khẳng định các LLVT cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng Cộng sản; tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng là qui luật khách quan, nền tảng cơ bản nhất của việc xây dựng LLVT vững mạnh. Cũng theo tác giả, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối LLVT, đòi hỏi phải nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; cùng với đó, Đảng phải nhận rõ những qui luật khách quan của sự phát triển xã hội để nâng cao hơn nữa tính đúng đắn, chính xác, khoa học của các chủ trương, biện pháp lãnh đạo giáo dục các LLVT Xô Viết. A.A.Ê-Pi-Sép, trong cuốn sách “Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô là nguồn gốc quyết định sức mạnh của Quân đội và Hải quân Liên Xô” [82], đã phân tích hoạt động của Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết trong lãnh đạo, quản lý xây dựng tổ chức và hoạt động của LLVT nói chung và lực lượng DQTV nói riêng, trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đồng thời, tác giả khẳng định trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các LLVT, xuất phát từ những lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, tính năng động trong sự phát triển của tình hình trên vũ đài quốc tế, tầm quan trọng của việc giải quyết đúng đắn những vấn đề chiến tranh và hòa bình và tính chất phức tạp của nhiệm vụ củng cố khả năng phòng thủ của Tổ quốc XHCN [82, tr.12]; Thứ hai, tính chất phức tạp của những nhiệm vụ quân sự và những mối quan hệ nhiều mặt của nhiệm vụ đó với sự phát triển của toàn xã hội. Trình độ, sức chiến đấu đạt được của Quân đội và Hải Quân Xô Viết là kết quả trực tiếp của những ưu thế lớn lao của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, của chế độ xã hội và nhà nước của chúng ta và ảnh hưởng của nó đối với việc củng cố sức mạnh phòng thủ của đất nước. Chính thông qua chính sách của Đảng mà những tiềm lực về kinh tế và khoa học của đất nước phát huy được tác động của mình đối với việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của các LLVT [82,tr.16]; Thứ ba, việc nâng cao vai trò lãnh đạo Đảng đối với các LLVT còn được quy định bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của các nhân tố CT-XH đối với việc củng cố sức mạnh phòng thủ của đất nước; là do nhiệm vụ quốc tế ngày càng rộng lớn sâu sắc của Nhà nước Xô - Viết và các LLVT của Nhà nước trong bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội [82, tr. 18]. A. Xê rê kin, trong cuốn sách“Sự phát triển ngày càng lớn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong củng cố lực lượng vũ trang và một số vấn đề xây dựng Đảng trong Quân đội và Hải quân Liên Xô”[127], đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng Cộng sản lãnh đạo quân sự, xây dựng quân đội cách mạng và kết luận: Sự lãnh đạo của Đảng đối với các LLVT là nguyên tắc trong xây dựng quân đội cách mạng nhằm bảo đảm xây dựng niềm tin, sự giác ngộ chính trị, hướng dẫn hành động cho bộ đội. Theo tác giả, khi Đảng Cộng sản đã xác định được đường lối đúng đắn, chính sách phù hợp, thì kết quả công việc phụ thuộc quyết định trước hết vào khâu tổ chức thực hiện đường lối. Đối tượng quan tâm đặc biệt của tổ chức đảng trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là lãnh đạo xây dựng đơn vị, xây dựng tổ chức chỉ huy, xây dựng đời sống mọi mặt của đơn vị và duy trì sẵn sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội. Muốn đạt kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ, trước hết tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy và toàn đơn vị phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục, mà chủ thể giáo dục là các cơ quan, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên đối với bộ đội; nêu cao tính gương mẫu của tập thể cấp ủy, đảng ủy viên và cán bộ, đảng viên ở đơn vị; phát huy dân chủ, tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng; nâng cao tính tích cực, chủ động, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo tổ chức thực hiện, giải quyết tốt các mối quan hệ, tạo sự đoàn kết nhất trí; hoạt động lãnh đạo luôn gắn bó chặt chẽ với quần chúng đơn vị, góp phần hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo chính trị của đơn vị. Phôn Thong Phăn Cha Lơn Phôn, trong bài viết “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền các cấp trong xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị ở các tỉnh Bắc Lào”[108], đã xác định, để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền các cấp trong xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau: Các cấp ủy đảng phải có nghị quyết lãnh đạo, ủy ban nhân dân, CQQS địa phương các cấp phải có kế hoạch xây dựng lực lượng bộ đội địa phương vững mạnh toàn diện, trọng tâm là xây dựng về chính trị; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh toàn diện; Tiếp tục nắm và thực hiện tốt các nguyên tắc xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị. Khăm Sỏn Kẹo Bun Păn, trong bài viết “Một số yêu cầu về lực lượng vũ trang địa phương tham gia xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ở Nam Lào”[91], đã khẳng định: LLVT phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy BQP, sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, điều hành của chính quyền địa phương. Để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đối với LLVT địa phương cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền địa phương về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Đồng thời, phải đối mới, nâng cao năng lực, phương pháp lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn các tỉnh Nam Lào. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang và dân quân tự vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuốn sách “Dân quân tự vệ một lực lượng chiến lược” [85], đã khẳng định: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, ba thứ quân vẫn là hình thức tổ chức LLVT thích hợp nhất để tiến hành chiến tranh nhân dân; lực lượng DQTV vẫn giữ vai trò chiến lược hết sức quan trọng. DQTV cùng với các LLVT yêu nước khác của nhân dân Việt Nam đã từng đánh bại phát xít Nhật, tống cổ thực dân Pháp ra khỏi đất nước, ngày nay với mọi thứ vũ khí có trong tay, kể cả thô sơ và hiện đại, vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ” [85, tr.124-125]. Theo Đại tướng, trong giai đoạn cách mạng hiện nay “Đi đôi với xây dựng QĐND chính quy, hiện đại, cần ra sức tăng cường xây dựng LLVT quần chúng mạnh mẽ và rộng khắp, phát triển các tổ chức DQTV ở khắp nông thôn và thành thị, với số lượng thật đông và chất lượng ngày càng cao, có sức mạnh chiến đấu ngày càng lớn, phù hợp với sự phát triển về mọi mặt của đất nước ta trong công cuộc xây dựng XHCN, với yêu cầu chiến đấu ngày càng cao của chiến tranh nhân dân, chiến tranh BVTQ XHCN trong điều kiện hiện đại” [85, tr.243]. Bàn về xây dựng lực lượng DQTV trong giai đoạn hiện nay, Đại tướng nhấn mạnh: “Cần phải xuất phát từ những đặc điểm về điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của các địa phương để đề ra nhiệm vụ và phương hướng xây dựng LLVT quần chúng một cách thích hợp, cần phải nắm chắc vấn đề nâng cao chất lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu, coi trọng khâu then chốt, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán trong lực lượng DQTV” [85, tr.250-251]. Đại tướng Văn Tiến Dũng, trong công trình “Sức mạnh giữ nước của dân tộc Việt Nam”[33], đã tổng kết kinh nghiệm về tổ chức lực lượng DQTV của các địa phương và những thành tích, chiến công bảo vệ địa phương, cơ sở của lực lượng DQTV trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trên cơ sở phân tích luận giải làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng LLVT, lực lượng DQTV hiện nay. Tác giả, khẳng định: DQTV cần được xây dựng mạnh mẽ, rộng khắp với quy mô thích hợp, thực hiện ở đâu có sản xuất, có dân là có DQTV; Dân quân tự vệ phải được tổ chức vừa có lực lượng nòng cốt, vừa có lực lượng rộng rãi, lực lượng chiến đấu và lực lượng phục vụ chiến đấu, lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, có bộ binh và một số đơn vị binh chủng. Quy mô tổ chức có thể đến đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, xí nghiệp lớn có thể tổ chức sư đoàn tự vệ. Trong quá trình xây dựng, hết sức coi trọng xây dựng về chất lượng; chú ý tăng cường thành phần công nhân, số lượng đảng viên, đoàn viên cho lực lượng DQTV” [33, tr.230]. Đỗ Mạnh Hòa, trong cuốn sách“Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh về chính trị trong thời kỳ mới” [86], đã khẳng định xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao là đòi hỏi khách quan trong xây dựng LLVT cách mạng của Đảng và Nhà nước; trong đó xây dựng về chính trị là một nguyên tắc cơ bản, là cơ sở để xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh. Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ BVTQ Việt Nam XHCN có sự phát triển về mục tiêu, nội dung, phương thức và lực lượng tiến hành. Trước yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân BVTQ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa phương, trên từng địa bàn, vai trò của lực lượng DQTV càng tăng lên. Chính vì vậy, xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu là yêu cầu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược từ bên ngoài của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới. Nguyễn Trung Anh, trong luận án “Xây dựng lực lượng dân quân ở xã có nhiều giáo dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ”[02], tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về xây dựng LLDQ ở các xã có nhiều đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tập trung nghiên cứu xây dựng dân quân về chính trị, từ đó làm nổi bật tính khoa học, nét đặc trưng trong công tác phát triển đảng viên và bồi dưỡng nội dung, phương pháp tác phong công tác vận động quần chúng cho dân quân. Trên cơ sở nội dung, luận án đề xuất một số giải pháp xây dựng LLDQ ở xã có nhiều giáo dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Phạm Hồng Kỳ (Chủ nhiệm đề tài cấp BQP) “Nghiên cứu về tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ biển trong tình hình mới”[94], đã khẳng định: vị trí, vai trò to lớn của lực lượng DQTV biển trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của nước ta; tính tất yếu khách quan phải xây dựng lực lượng DQTV biển vững mạnh trong tình hình mới và đi đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV biển những năm qua. Đề tài đã làm rõ các nội dung, phương pháp, quy trình và những giải pháp mang tính đột phá về tổ chức xây dựng, hoạt động của lực lượng DQTV biển, cũng như cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy đối với lực lượng này. Trong đó, xác định giải pháp cơ bản quan trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV biển trong tình hình hiện nay. Nguyễn Tiến Chung, trong luận án “Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay”[29], đã luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng chính trị, nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1; chỉ ra thực trạng, kinh nghiệm và những yếu tố tác động, xác định yêu cầu xây dựng DQTV vững mạnh về chính trị trong tình hình mới, đề xuất một số giải pháp: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò của các chủ thể trong nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, công tác quản lý DQTV Quân khu 1; thực hiện tốt chính sách, luật pháp, tạo môi trường thuận lợi nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV ở Quân khu 1 giai đoạn hiện nay; giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương đối với lực lượng DQTV Quân khu 1. Nguyễn Thanh Tuyên (Chủ nhiệm đề tài) “Xây dựng lực lượng dân quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” [120], đã luận giải những vấn đề cơ bản về xây dựng LLDQ thường trực; yêu cầu, nội dung xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở chỉ ra những yếu tố tác động của nền kinh tế thị trường, đề tài xác định 05 (năm) giải pháp chủ yếu xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển đảo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay: Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng ở địa phương đối với xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo ; xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo vững mạnh về chính trị tinh thần; thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong thời bình, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu thời chiến; tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ đối với LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự v... y tế; dân quân biển; dân quân thường trực, được tổ chức thành lực lượng cơ động, lực lượng chiến đấu tại chỗ. Dân quân rộng rãi gồm: những công dân trong độ tuổi tham gia dân quân đã được đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng và huy động khi có lệnh của cấp có thẩm quyền. Xây dựng dân quân có thành phần cơ cấu hợp lý, không nhất thiết các XPTT trên địa bàn QK3 phải xây dựng có đủ các thành phần trên, mà phải căn cứ vào đặc điểm điều kiện địa lý, tính chất, nhiệm vụ QS, QP của từng địa phương để tính đến xây dựng các thành phần LLDQ một cách hợp lý, bảo đảm khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, trong mọi tình huống. Bốn là, xây dựng LLDQ ở các XPTT về chất lượng. Tập trung xây dựng LLDQ vững mạnh về phẩm chất chính trị, lập trường, tư tưởng, đạo đức, lối sống; bảo đảm LLDQ có giác ngộ, trách nhiệm chính trị cao, lập trường, tư tưởng kiên định vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền địa phương cơ sở; hiểu rõ âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; nắm vững nhiệm vụ QS, QP địa phương; đồng thời huấn luyện nâng cao kiến thức về mọi mặt cho LLDQ, trong đó chú trọng nâng cao kiến thức quân sự, nắm vững các hình thức chiến thuật, chiến đấu từng người đến cấp phân đội, sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị; năng lực và kinh nghiệm xử lý các vấn đề nảy sinh, nhất là những vấn đề về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.... Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân vững mạnh. Đội ngũ cán bộ dân quân là những đồng chí giữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị dân quân; các chính trị viên, cán bộ ban chỉ huy quân sự XPTT, trung đội trưởng, tiểu, khẩu đội trưởng dân quân. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân toàn diện đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của các đơn vị dân quân ở địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân cần nắm vững phương hướng, quan điểm giai cấp, tiêu chuẩn chính trị, thường xuyên chăm lo, kiện toàn xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân có chất lượng ngày càng cao, có nguồn dự trữ đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng và bổ sung cho quân đội khi cần thiết, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân quân ở các vùng xung yếu, địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc ít người. Sáu là, bảo đảm vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ cho LLDQ thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Dân quân ở các XPTT được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật gồm: vũ khí quân dụng do BQP trang bị; vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ do địa phương, cơ sở sản xuất, mua sắm. Vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ của LLDQ đều phải được đăng lý, quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật. Ngoài số vũ khí quân dụng trang bị cho dân quân, các địa phương cần tích cực nghiên cứu cải tiến, sáng chế sản xuất, mua sắm các loại vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ, trang bị cho dân quân phục vụ cho công tác huấn luyện, hoạt động chiến đấu, trị an. Ban chỉ huy quân sự XPTT, chỉ huy các đơn vị dân quân phải duy trì nghiêm các chế độ quy định về đăng ký, quản lý, sử dụng, bảo quản trang bị vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ trang bị cho dân quân. Quản lý tập trung vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ... tại trụ sở hoặc nơi làm việc của ban chỉ huy quân sự XPTT theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân trong quá trình huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan đến vũ khí, trang bị. Bảy là, hoàn thiện và thực hiện nghiêm chế độ, chính sách đối với LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3. Chế độ, chính sách đối với LLDQ ở XPTT bao gồm: chính sách phụ cấp và tiền lương khi dân quân làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, thường trực sẵn sàng chiến đấu; chính sách được hoãn, miễn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm; chính sách được chăm sóc khi ốm đau, tai nạn, bị thương, hy sinh khi làm nhiệm vụ; chế độ phụ cấp đối với cán bộ ban chỉ huy quân sự cơ sở; chính sách ưu đãi người có công và tặng danh hiệu vinh dự nhà nước... Các đảng ủy XPTT cần quan tâm giải quyết, thực hiện đúng, đủ các chế độ đã quy định cho LLDQ. Tuỳ tình hình cụ thể của địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng để có thể có những "chính sách" ưu đãi thêm mang tính địa phương, cơ sở để động viên, khích lệ đối với LLDQ. Cần tiếp tục nghiên cứu đề nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ dân quân ở các XPTT. * Hình thức, biện pháp xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 Một là, phát huy hiệu lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Xây dựng LLDQ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trước hết là là cấp ủy, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị cơ sở. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần xác định rõ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý xây dựng LLDQ là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của mình. Cấp ủy, chính quyền đề cao trách nhiệm, thường xuyên xác định chủ trương biện pháp lãnh đạo, chính quyền ban hành các văn bản quản lý điều hành, chỉ đạo đúng với nghị quyết và thực tiễn xây dựng LLDQ của địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, lực lượng tham gia xây dựng LLDQ; quan tâm, tạo mọi điều kiện đối với công dân và gia đình công dân tham gia LLDQ. Hai là, làm tốt công tác đăng ký, tuyển chọn và kết nạp cán bộ, chiến sĩ dân quân. Đây là hình thức biện pháp rất quan trọng để xây dựng LLDQ “vững mạnh, rộng khắp”. Việc đăng ký, tuyển chọn và kết nạp cán bộ, chiến sĩ dân quân là hình thức sàng lọc đầu tiên khẳng định mức độ đạt được về chất lượng chính trị, trình độ, năng lực hoạt động quân sự, sở trường, sở đoản của dân quân. Do vậy, thực hiện hình thức này đòi hỏi phải nắm vững tiêu chuẩn, qui định của người tham gia LLDQ đã được pháp luật qui định, trên cơ sở đó biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo ở từng địa phương, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tổ chức chặt chẽ xét tuyển, kết nạp cán bộ, chiến sĩ dân quân đúng quy trình; đồng thời phân loại chất lượng chính trị, chuyên ngành quân sự, quản lý hồ sơ chặt chẽ theo quy định. Thông qua công tác đăng ký, tuyển chọn, kết nạp và quản lý hồ sơ để nắm, theo dõi, quản lý các mối quan hệ CT-XH của cán bộ, chiến sĩ dân quân; có kế hoạch bồi dưỡng, đưa cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động CT-XH và các hoạt động phong trào ở địa phương. Ba là, tổ chức tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong LLDQ. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là hình thức cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến xây dựng LLDQ vững mạnh có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, nhất là sự vững mạnh về chính trị. Công tác giáo dục chính trị cho các đối tượng trong LLDQ được thực hiện thông qua mở lớp tập trung và tổ chức học tập chính trị thường xuyên, học tập theo từng đợt trong thời gian tập trung huấn luyện, thông qua hoạt động của các tổ chức CT - XH, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị; qua đó bồi dưỡng, rèn luyện xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ của LLDQ. Vì vậy, việc tổ chức giáo dục chính trị phải chấp hành nghiêm theo qui định trong Luật DQTV, chỉ thị giáo dục chính trị hàng năm của Tổng Cục chính trị; qui định của cơ quan tuyên giáo địa phương các cấp; biết vận dụng sáng tạo, sát với đối tượng cụ thể. Bốn là, nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện, quản lý cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là hình thức, biện pháp đặc biệt quan trọng trong việc làm chuyển biến nhận thức, giác ngộ chính trị của cán bộ, chiến sĩ thành thái độ, hành động trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hình thức biện pháp này diễn ra rất phong phú, đa dạng ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động của từng cá nhân, từng tập thể đơn vị dân quân. Thông qua đó để bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, kiểm chứng các phẩm chất, năng lực chính trị, quân sự... của từng cán bộ, chiến sĩ và từng đơn vị dân quân. Thực hiện hình thức biện pháp này đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự XPTT phải nắm chắc tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của từng đối tượng cụ thể để có biện pháp huấn luyện, rèn luyện, thử thách cụ thể, sát với yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ. Biết đặt ra những yêu cầu cao về rèn luyện phẩm chất, năng lực, trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. * Những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn Quân khu 3 Nguyên tắc xây dựng LLDQ được xác định trên cơ sở đường lối Quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối công tác QS, QP địa phương và Luật DQTV; những nguyên tắc cơ bản đó là: Một là, xây dựng LLDQ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của đảng ủy XPTT. Dân quân là thành phần của LLVT địa phương, là công cụ chủ yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở. Đây là lực lượng chiến lược của nền quốc phòng toàn dân. Sự lãnh đạo trực tiếp, về mọi mặt của cấp ủy địa phương đối với xây dựng LLVT nói chung và LLDQ nói riêng là một nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến bản chất cách mạng và trình độ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của LLDQ. Đảng ủy XPTT là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ XPTT, một bộ phận cấu thành hệ thống lãnh đạo của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương lãnh đạo mọi mặt hoạt động ở địa phương theo phạm vi chức năng và nội dung qui định cho từng cấp, trong đó, lãnh đạo xây dựng LLDQ là một nhiệm vụ quan trọng. Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu, bảo đảm cho mọi hoạt động xây dựng LLDQ luôn đi đúng đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ QS, QP địa phương. Hai là, xây dựng LLDQ ở XPTT tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, qui định cơ quan chức năng cấp trên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị. Xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 phải thực hiện nghiêm minh, thống nhất theo Luật DQTV. Mở rộng bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội, hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở. Các cơ quan quản lý, chỉ đạo, tổ chức xây dựng LLDQ khi ban hành các quyết định, chủ trương, biện pháp không được vượt khỏi thẩm quyền theo phạm vi do luật qui định. Mọi tổ chức, mọi lực lượng và nhân dân ở địa phương đều có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng LLDQ. Xây dựng LLDQ của các XPTT trên địa bàn QK3 phải phù hợp, theo qui định, kế hoạch đã xác định, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng với bước đi vững chắc, đạt hiệu quả. Sức mạnh quốc phòng là sức mạnh tổng hợp của đường lối chính trị, đường lối QP-AN của Đảng và chế độ XHCN. Nhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, trong xây dựng LLDQ là một quan điểm cơ bản, mang tính nguyên tắc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, LLVT nhân dân. Sức mạnh tổng hợp đó là sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy, tổ chức đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền, sự phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan ban ngành chức năng trong hệ thống chính quyền của XPTT với các cơ quan ban ngành chức năng cấp tỉnh, cấp huyện; giữa ban chỉ huy quân sự XPTT với cơ quan quân sự địa phương cấp trên, cấp tỉnh, cấp huyện; giữa các tổ chức chính trị, kinh tế, CT-XH ngay ở địa phương cơ sở chăm lo xây dựng LLDQ vững mạnh, rộng khắp. Dân quân là tổ chức vũ trang quần chúng; là lực lượng của dân, do dân, vì dân. Bởi vậy, phải phát huy vai trò của hệ thống chính trị, của mọi người dân vào quá trình xây dựng LLDQ, nhất là tham gia đóng góp vật chất, tinh thần và kiểm tra, kiểm soát trong tổ chức thực hiện Luật DQTV. Cần xây dựng thiết chế cụ thể bảo đảm “dân bàn, dân cử, dân chăm lo” trong tổ chức xây dựng và hoạt động của LLDQ. Ba là, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ QS, QP địa phương, gắn với địa bàn và phù hợp với điều kiện KT-XH của từng địa phương, cơ sở để xây dựng LLDQ. Là lực lượng vũ trang không thoát ly sản xuất, công tác và luôn kết hợp chặt chẽ, trực tiếp với các lực lượng chính trị ở địa phương, cơ sở; vì vậy, các khâu các bước trong tổ chức và hoạt động của LLDQ đều gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ sản xuất, công tác, điều kiện KT-XH, yêu cầu nhiệm vụ QP, AN ở địa phương, cơ sở. Tổ chức biên chế của LLDQ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ QS, QP địa phương trong từng thời kỳ, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, cơ sở để xác định cho phù hợp. Từng địa phương, cơ sở không nhất thiết có tổ chức, biên chế, trang bị giống nhau để bảo đảm thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện KT-XH của từng địa phương, cơ sở. * Đặc điểm xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn Quân khu 3 Một là, xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 diễn ra trên địa bàn rộng, chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể của từng địa phương. Đây là đặc điểm phản ánh nét đặc thù, riêng biệt của địa phương, địa bàn các XPTT trên địa bàn QK3. Hiện nay, trên địa bàn Quân khu có 1808 XPTT, trong đó các XPTT ở đồng bằng, đô thị: 1.329 chiếm 70,82%; các xã miền núi: 364 xã miền núi chiếm 20,1%; các xã biên giới trên bộ: 16= 0,88% (thuộc các huyện, thành phố biên giới: Bình Liêu, Hải Hà, Thành phố Móng Cái/ Quảng Ninh); các xã ven biển: 123 = 6,8%; xã đảo: 31 = 1.7% (thuộc các huyện Hải Hà, Móng Cái/Quảng Ninh; An Hải, An Dương, Đồ Sơn/Hải Phòng)[Phụ lục 2]. Đặc điểm trên qui định đến việc xác định thành phần LLDQ, đến số lượng, tổ chức, biên chế LLDQ. Các đảng ủy XPTT phải nhận thức đầy đủ đặc điểm trên với những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng LLDQ; nghiên cứu quán triệt sâu sắc các nghị quyết, nghị định, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, nhất là Luật DQTV; Nghị định số 03/2016/NĐ-CP, ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số: 33/2016/TT-BQP ngày 29 tháng 3 năm 2016 của BQP; căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của địa phương mình, thực lực của LLDQ để xác định đúng tỷ lệ, số lượng, thành phần, cơ cấu LLDQ của địa phương. Trên cơ sở đó xác định nội dung, biện pháp lãnh đạo xây dựng LLDQ đúng đắn, khoa học. Hai là, đối tượng xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 đa dạng về thành phần xuất thân, cơ cấu dân tộc, tôn giáo và không đồng đều về trình độ nhận thức. Theo qui định của Luật DQTV, các công dân Việt Nam có tuổi đời từ 18 tuổi đến hết 45 tuổi đối với nam và từ 18 tuổi đến hết 40 tuổi đối với nữ, có đủ các tiêu chuẩn theo pháp luật quy định về sức khoẻ, lịch sử chính trị, thái độ chính trị trong chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được xét tuyển, kết nạp vào LLDQ. Hiện nay, xét về thành phần dân tộc, tôn giáo có hơn 23 dân tộc anh em (trong đó dân tộc Kinh chiếm 93,6%) và 03 tôn giáo chính (Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành) đang đan xen sinh sống ở các XPTT. Mặt khác, các XPTT trên địa bàn QK3 rất đa dạng về vùng miền có cả đồng bằng, đô thị, miền núi, biên giới, ven biển và hải đảo, do đó LLDQ cũng bao gồm nhiều thành phần, giai cấp, tầng lớp khác nhau như: công nhân, nông dân, trí thức, viên chức nhà nước, tiểu thương, tiểu chủ, những người lao động tự do trình độ nhận thức không đồng đều. Ở các xã đồng bằng, đô thị có tỷ lệ trình độ văn hóa thường cao hơn so với các xã miền núi, biên giới, ven biển, xã đảo...Nắm vững đặc điểm sự đa dạng về thành phần xuất thân, cơ cấu, dân tộc, tôn giáo là cơ sở để các đảng ủy XPTT xác định đúng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực trong xây dựng LLDQ. Ba là, xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 có sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng; được kế thừa truyền thống vẻ vang của LLVT địa phương qua các thời kỳ. Tham gia xây dựng LLDQ ở các XPTT bao gồm các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức CT-XH, các thành phần kinh tế khác nhau đứng chân trên địa bàn và quần chúng nhân dân địa phương. Đặc điểm trên đặt ra yêu cầu cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, hiệp đồng đảm bảo sự thống nhất, nhịp nhàng hiệu quả giữa các tổ chức, lực lượng ở từng XPTT trên địa bàn QK3. Mặt khác, đặc điểm trên cũng đòi hỏi các tổ chức, các lực lượng tham gia xây dựng LLDQ phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, vận dụng một cách năng động, sáng tạo cơ chế lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với công tác QS, QP địa phương để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã xác định. Ngay từ những ngày đầu thành lập và trong hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp. LLDQ ở các XPTT không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thực sự là lực lượng nòng cốt, cùng nhân dân địa phương làm lên những chiến công hiển hách, khiến kẻ địch phải khiếp sợ như “Đường 10 quật khởi”, “Tiếng sấm đường 5”, “Cát bi rực lửa”, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp đấu tranh, giải phòng dân tộc, thống nhất đất nước. Đây là điều kiện thuận lợi trong phát huy tinh thần, ý thức, trách nhiệm của nhân dân khi tham gia xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3. Bốn là, xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 chịu sự tác động của cơ chế thị trường và sự dịch chuyển cơ cấu lao động trên địa bàn QK3. Xây dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhất là sự tác động của cơ chế thị trường và sự dịch chuyển cơ cấu lao động trên địa bàn QK3. Sự tác động của cơ chế thị trường diễn ra theo cả hai chiều hướng, bên cạnh mặt tích cực thì mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động sâu sắc đến đời sống chính trị - tinh thần của nhân dân và các LLVT, trong đó có LLDQ, đó là: sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng gia tăng, đặc biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng đồng bằng với miền núi, biên giới, hải đảo chênh lệch rất lớn; sự biến đổi kết cấu xã hội - giai cấp diễn ra nhanh, xuất hiện ngày càng nhiều tầng lớp người trong xã hội do thành phần kinh tế tư nhân tạo ra. Dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường, cơ cấu lao động, việc làm biến đổi lớn, lao động phổ thông ở nông thôn ngày càng dư thừa, giải quyết việc làm khó khăn, lên sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở các XPTT, ngày càng diễn ra nhanh chóng, nhất là những công dân đến và trong độ tuổi tham gia LLDQ thường đi làm ăn xa, lao động tự do, vào làm công nhân ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp, một bộ phận có xu hướng đi xuất khẩu lao động nước ngoài; một bộ phận công dân chuyển từ nông thôn lên thành thị để làm ăn, buôn bán. Đặc điểm trên đã tạo lên tính chất đa dạng, phức tạp và đặt ra những khó khăn thách thức, đặc biệt là những khó khăn, thách thức trong tạo sự đồng thuận về nhận thức, trách nhiệm tham gia của LLDQ, tác động trực tiếp đến việc xác định nội dung, phương thức lãnh đạo và trong tổ chức thực hiện xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. 2.2. Đảng ủy xã, phường, thị trấn và chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 2.2.1. Quan niệm, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 * Quan niệm đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 Đảng bộ XPTT trên địa bàn QK3 là đảng bộ cơ sở, được thành lập theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và BCH Trung ương. Các chi bộ trực thuộc được thành lập ở các thôn, bản, khu phố, các cơ quan, trường học,... Cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ XPTT giữa hai kỳ đại hội là BCH đảng bộ (gọi tắt là đảng ủy) do Đại hội bầu ra và được huyện (thị, quận) ủy chuẩn y. Hiện nay, trên địa bàn QK3 có 1808 XPTT tương ứng là 1808 đảng bộ và 1808 đảng ủy XPTT. Ban chấp hành đảng bộ XPTT (đảng ủy) là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP, AN, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng; bảo đảm cho đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và cấp mình, nhiệm vụ chính trị của XPTT được quán triệt và thực hiện thắng lợi, góp phần xây dựng đảng bộ và các XPTT vững mạnh. * Cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy XPTT Theo qui định số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 có số lượng không quá 15 ủy viên. Ban thường vụ đảng ủy thường có 3 đến 5 ủy viên, bí thư, phó bí thư bầu trong số ủy viên Thường vụ; Thường vụ cử ra Thường trực đảng ủy để giúp Thường vụ, đảng ủy giải quyết các công việc hàng ngày của đảng bộ XPTT. Theo Qui định số 127-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương, các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 có chức năng: là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, xã, phường, thị trấn giàu đẹp, văn minh. Đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 có nhiệm vụ: Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, an ninh, quốc phòng. Thảo luận và quyết định: chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ XPTT về phát triển KT-XH; QP, AN và tổ chức thực hiện; những vấn đề về cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện, quận, thị xã về phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng và tổ chức thực hiện; xem xét, kết luận đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng hằng quý, hằng năm; những vấn đề về phát triển KT-XH do ban thường vụ đảng ủy XPTT đề nghị. Lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của đảng ủy, của cấp ủy cấp trên; quyết định kế hoạch, phương hướng phát triển KT-XH, QP-AN trên địa bàn XPTT; ngân sách hằng năm; điều chỉnh chỉ tiêu KT-XH theo nhiệm kỳ khi xuất hiện những vấn đề mới; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ trong nửa nhiệm kỳ đầu và quyết định những nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp cần thiết trong nửa nhiệm kỳ sau; cho ý kiến về chủ trương, định hướng đối với những vấn đề quan trọng của HĐND trước khi HĐND thảo luận và quyết định. Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng. Đảng ủy XPTT lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đảng bộ và trong nhân dân tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng, đảng ủy XPTT. Lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ và công tác tổ chức, cán bộ: Đảng ủy XPTT thảo luận và quyết định chương trình làm việc toàn khóa, quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực, ủy ban kiểm tra đảng ủy. Căn cứ quyết định của Trung ương, cấp ủy quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy, bầu ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy. Quyết định chủ trương, giải pháp và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng do đại hội đảng bộ XPTT đã xác định, các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên về công tác xây dựng Đảng. Quyết định nội dung, chương trình công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là những vấn đề quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ; quyết định nội dung, chương trình công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, xem xét xử lý kỷ luật, khiếu nại kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên. Tổ chức các hội nghị thường kỳ của đảng ủy. Đảng ủy XPTT quyết định các chủ trương giải pháp và tổ chức thực hiện những vấn đề về xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH. Trình ban thường vụ huyện, quận ủy nhân sự giới thiệu chức danh chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân; giới thiệu chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu; tham gia ý kiến về nhân sự phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trước khi ban thường đảng ủy xã xin ý kiến ban thường vụ huyện, quận ủy và quyết định, giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu. Xem xét, cho ý kiến về những vấn đề xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể CT-XH xã do ban thường vụ đảng ủy đề nghị. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Đảng ủy XPTT lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng; sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng của đảng ủy và của cấp ủy cấp trên. Chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội nhiệm kỳ đảng bộ XPTT. Lãnh đạo xây dựng HTCT cơ sở. Đảng ủy XPTT lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc; lãnh đạo việc phối hợp hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn XPTT. * Các mối quan hệ công tác của đảng ủy XPTT Quan hệ giữa đảng ủy XPTT với huyện (quận, thị) ủy là quan hệ giữa phục tùng lãnh đạo và lãnh đạo. Đảng ủy XPTT chịu sự lãnh đạo thường xuyên, toàn diện, trực tiếp của huyện (quận, thị) ủy. Định kỳ hằng quý, 6 tháng và cuối năm hoặc đột xuất, đảng ủy XPTT báo cáo, xin ý kiến của huyện (quận, thị) ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Quan hệ giữa các đảng ủy XPTT với chính quyền XPTT là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Đảng ủy XPTT lãnh đạo mọi mặt hoạt động của chính quyền, thường xuyên kiểm tra chính quyền trong tổ chức thực hiện nghị quyết, nhiệm vụ, kịp thời phát hiện, khắc phục những việc chưa đúng, nếu có sai phạm nghiêm trọng, đảng ủy yêu cầu tạm dừng thực hiện và kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cấp trên giải quyết. Chính quyền định kỳ (hàng tháng, 6 tháng, năm), đột xuất khi có yêu cầu báo cáo với Đảng ủy về tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh hoặc những chuyên đề công tác được phân công, báo cáo với đảng ủy về thời gian, chương trình, nội dung kỳ họp của HĐND để đảng ủy cho ý kiến chỉ đạo đảm bảo cho kỳ họp đạt kết quả, đúng luật, đúng định hướng chính trị. Quan hệ giữa đảng ủy XPTT với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CT-XH cùng cấp là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Đảng ủy vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, vừa là hạt nhân chính trị lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CT-XH bằng nghị quyết, chương trình hành động, bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đó. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CT-XH có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của đảng ủy, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về tình hình hoạt động và đề xuất, kiến nghị về sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy. Quan hệ giữa đảng ủy XPTT với HĐND, UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là mối quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và chỉ đạo, hướng dẫn. Đảng ủy XPTT chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên về mọi mặt trong đó có xây dựng LLDQ của HĐND, UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)....Trên cơ sở nghị quyết của cấp ủy địa phương cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc quán triệt, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo của đảng ủy XPTT; đồng thời đảng ủy phải thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Quan hệ giữa đảng ủy XPTT với các cơ quan chức năng của huyện (quận) ủy, UBND huyện (quận), HNND huyện (quận) là mối quan hệ phối hợp công tác. Đảng ủy XPTT giữ mối liên hệ thường xuyên và phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên trực tiếp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương mình. Quan hệ giữa đảng ủy XPTT với đảng ủy quân sự và ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã) là mối quan hệ giữa chịu chỉ đạo, hướng dẫn và chỉ đạo, hướng dẫn. Đảng ủy XPTT chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác QS, QP địa phương nói chung, xây dựng LLDQ nói riêng của đảng ủy quân sự cấp trên. Đảng ủy quân sự huyện (quận, thị xã) Quan hệ giữa đảng ủy XPTT với các tổ chức khác có trụ sở đóng trên địa bàn là mối quan hệ phối hợp công tác. Đảng ủy XPTT chủ động phối hợp với các tổ chức khác có trụ sở đóng trên địa bàn để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương. 2.2.2. Chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 * Quan niệm lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, Lãnh đạo, là việc đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện [121,tr.524]. Chương IX - Điều 41, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể CT-XH bằng cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ, thông qua kiểm tra, giám sát và thực hiện. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng có nghĩa là: Phải quyết định mọi vấn đề cho đúng. Phải tổ chức thi hành cho đúng. Phải tổ chức sự kiểm soát. Có thể hiểu lãnh đạo có 3 nội dung cơ bản là: Xác định chủ trương; tổ chức thực hiện chủ trương; kiểm tra giám sát việc thực hiện [103, tr. 285-286]. Như vậy, lãnh đạo của Đảng và của các cấp ủy được thể hiện ở các khâu, các bước trong quy trình: xác định đường lối, chủ trương, biện pháp lãnh đạo; tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, biện pháp lãnh đạo; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, biện pháp lãnh đạo; sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và hoàn thiện đường lối, chủ trương, biện pháp lãnh đạo trong chu kì tiếp theo. Đảng ủy XPTT là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ XPTT giữa hai kỳ đại hội. Đảng ủy XPTT lãnh đạo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương như: phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, QP-AN, đối ngoại (đối với xã vùng biên giới); lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị của địa phương, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH; lãnh đạo các nhiệm vụ của địa phương, trong đó có lãnh đạo xây dựng LLDQ. Lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 là một nội dung thuộc lãnh đạo công tác QS, QP địa phương, đòi hỏi các đảng ủy phải nghiên cứu, quán triệt nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của cấp trên; vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, khả thi; phổ biến, quán triệt và tổ chức thực ...yết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu 3 lần thứ VIII, Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Lưu hành nội bộ. Quốc hội (2009), Luật Dân quân tự vệ, số 43/2009/QH12, ngày 23/11/2009, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. SôngCa BunKhun (2016), “Một số vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Lào thời kỳ mới”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, Số 6, tr.12-15. Vũ Quang Sơn (2009), Nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng ủy trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội. Nguyễn Văn Tài (2010), “Một số kinh nghiệm từ công tác xây dựng lực lượng DQTV của huyện Kim Bảng”, Tạp chí Dân quân tự vệ, Số 37, tr. 26-29. Than Sokhen (2014), Nghệ thuật sử dụng lực lượng trong chiến dịch tiến công của Quân đội Hoàng gia CămPuChia, Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Lục quân, Đà Lạt. Nguyễn Văn Thành (2015), Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Tất Thắng (2018), Nâng cao năng lực lãnh đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3, giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Quốc phòng, Hà Nội. Nguyễn Đình Tiết (2010), “Kết quả và kinh nghiệm chỉ đạo dân quân tự vệ phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu thiên tai của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Dân quân tự vệ, Số 32, tr.21-23. Nguyễn Thanh Tuyên (Chủ biên, 2016), Xây dựng lực lượng dân quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Đề tài cục DQTV, Hà Nội. Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (2000), Nxb Đà Nẵng. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (2004), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. UđômXay MườngKhột (2011), Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào, Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Quốc phòng, Hà Nội. Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp (1998), Học thuyết Mác - Lênin và chiến tranh và quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội. Lê Minh Vụ (2003), "Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới", Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Số 2, Tr.3-6. A. Xê rê kin (1983), “Sự phát triển ngày càng lớn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong củng cố lực lượng vũ trang và một số vấn đề xây dựng Đảng trong Quân đội và Hải quân Liên Xô”, Tạp chí tư tưởng quân sự Liên Xô. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính thưa đồng chí ! Để góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay”, chúng tôi muốn xin ý kiến của đồng chí về một số nội dung sau đây. Mỗi vấn đề được trình bày dưới dạng câu hỏi và các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào, xin đồng chí đánh dấu (X) vào ô vuông (¨) hoặc cột tương ứng. Đồng chí không cần ghi tên, ký tên vào phiếu này. Xin cảm ơn sự tham gia của đồng chí! Câu 1. Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về tầm quan trọng xây dựng LLDQ ở các XPTT hiện nay? - Rất quan trọng ¨ - Quan trọng ¨ - Bình thường ¨ - Không quan trọng ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 2. Đồng chí cho biết ý kiến về sự quan tâm lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay? - Rất quan tâm ¨ - Quan tâm ¨ - Bình thường ¨ - Không quan tâm ¨ -Khó trả lời ¨ Câu 3. Đồng chí cho biết ý kiến về nội dung lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay? - Phù hợp ¨ - Có nội dung chưa phù hợp ¨ - Nhiều nội dung chưa phù hợp ¨ - Máy móc ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 4. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về phương thức lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay? - Phù hợp ¨ - Có nội dung chưa phù hợp ¨ - Nhiều nội dung chưa phù hợp ¨ - Máy móc ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 5. Đồng chí cho ý kiến đánh giá về phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ đảng ủy viên, đảng ủy XPTT đối với xây dựng lực lượng dân quân? - Rất tốt ¨ - Tốt ¨ - Khá ¨ - Trung bình ¨ - Yếu ¨ Câu 6. Đồng chí đánh giá về năng lực quản lý, điều hành của chính quyền XPTT đối với xây dựng lực lượng dân quân? - Tốt ¨ - Khá ¨ - Trung bình ¨ - Yếu ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 7. Đồng chí đánh giá về năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện của ban CHQS đối với lãnh đạo xây dựng LLDQ của đảng ủy XPTT? - Tốt ¨ - Khá ¨ - Trung bình ¨ - Yếu ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 8. Đồng chí đánh giá năng lực, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể đối với lãnh đạo xây dựng LLDQcủa đảng ủy XPTT? - Tốt ¨ - Khá ¨ - Trung bình ¨ - Yếu ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 9. Đồng chí đánh giá về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thôn, khu phố đối với lãnh đạo xây dựng LLDQ của đảng ủy ? - Tốt ¨ - Khá ¨ -Trung bình ¨ -Yếu ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 10. Đồng chí đánh giá về khả năng hoàn thành một số nhiệm vụ của LLDQ ở địa phương Tham gia đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, Nhà nước ở địa phương. - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh, biên giới quốc gia - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng khác trên địa bàn xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND ở địa phương, cơ sở. - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Tiến hành công tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Tham gia phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương. - Tốt ¨ - Bình thường ¨ - Chưa tốt ¨ - Khó trả lời ¨ Câu 11. Đồng chí cho biết những nguyên nhân nào dưới đây làm hạn chế đến nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy XPTT? - Do cán bộ chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân ¨ - Do năng lực lãnh đạo đối với xây dựng LLDQcủa một số đảng ủy XPTT ¨ - Do năng lực quản lý, điều hành xây dựng LLDQcủa một số chính quyền XPTT ¨ - Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và những tệ nạn, tiêu cực xã hội ¨ - Do hoạt động tham gia của các tổ chức, lực lượng đối với nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy chưa hiệu quả ¨ - Do kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm và chính sách đối với xây dựng LLDQcòn nhiều bất cập ¨ Câu 12. Theo đồng chí những kinh nghiệm nào sao đây được - Thường xuyên coi trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, đảng ủy viên, người đứng đầu cơ quan, các tổ chức, lực lượng ¨ - Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương, chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các khâu, các bước trong qui trình lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân ¨ - Quán triệt và vận dụng sáng tạo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân ¨ - Kết hợp chặt chẽ lãnh đạo xây dựng LLDQvới lãnh đạo phát triển XPTT về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ¨ - Kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên với mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, tính năng động sáng tạo của các cấp ủy, các tổ chức, lực lượng ở XPTT ¨ Câu 13. Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy xã, phường, thị trấn cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? - Tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy ¨ - Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng ủy ¨ - Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy ¨ - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy ¨ - Thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo xây dựng LLDQcủa các đảng ủy ¨ Xin kể ra các giải pháp khác: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cuối cùng xin đồng chí vui lòng cho biết thêm một số thông tin cá nhân Giới tính: Nam ¨ ; Nữ ¨ Dân tộc: Kinh ¨ ; Dân tộc ít người ¨ Tuổi đời: 50 tuổi ¨ Trình độ học vấn: Trung học cơ sở ¨ Trung học phổ thông ¨ Trung cấp ¨ Cao đẳng ¨ Đại học ¨ Sau đại học ¨ Số năm công tác trong cơ quan nhà nước, địa phương: 30 năm ¨ Cán bộ thuộc: Cơ quan Đảng ¨; Cơ quan chính quyền ¨; Đoàn thể chính trị ¨; Đơn vị dân quân ¨ Xin chân thành cảm ơn đồng chí! BẢN ĐỒ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG QUÂN KHU 3 PHỤ LỤC Phụ lục 1 TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, DÂN SỐ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QK3 STT TỈNH, THÀNH PHỐ DIỆN TÍCH (Km2) DÂN SỐ MẬT ĐỘ (người/km2) BIÊN GIỚI dài (km) BỜ BIỂN dài (km) THÀNH PHỒ - THỊ XÃ HUYỆN - QUẬN XÃ - PHƯỜNG, THỊ TRẤN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH THỊ XÃ HUYỆN QUẬN 1 Hà Nam 860,6 852.800 990,9 01 05 116 2 Hải Dương 1656 1.892.254 1.143 02 10 263 3 Hải Phòng 1.527 2.082.514 1.364 125 08 07 227 4 Hòa Bình 4.608,7 854.131 185 01 10 210 5 Hưng Yên 926 1.252.731 1.352 01 09 160 6 Nam Định 1.652,6 1.780.393 1.077 72 01 09 228 7 Ninh Bình 1.378,1 982.478 712 18 01 06 147 8 Quảng Ninh 6.102,4 1.320.324 216 135 215 04 01 09 173 9 Thái Bình 1.570,5 1.860.447 1.184 52 01 07 284 * Tổng cộng 20.281,9 12.033.800 717 135 482 12 01 73 07 1.808 Nguồn: Cục Chính trị Quân khu 3 tháng 6/2019 STT TỈNH, THÀNH PHỐ TỔNG SỐ XPTT PHƯỜNG THỊ TRẤN XÃ TT đất liền TT đảo Xã đồng bằng Xã biên giới Xã ven biển Xã miền núi Xã đảo Hà Nam 116 11 07 83 15 Hải Dương 263 25 13 193 32 Hải Phòng 227 70 08 02 92 33 12 12 Hòa Bình 210 08 11 191 Hưng Yên 160 07 09 144 Nam Định 228 20 15 172 21 Ninh Bình 147 15 07 74 03 48 Quảng Ninh 173 67 06 02 12 16 52 66 19 Thái Bình 284 10 09 251 14 * Tổng cộng 1.808 233 = 12,8% 85 = 4,7% 04 = 0.02% 1.021 = 56,4% 16 = 0,88% 123 = 6,8% 364 = 20,1% 31 = 1,7% Phụ lục 2 CÁC LOẠI HÌNH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QK3 Nguồn: Cục Chính trị Quân khu 3 tháng 6/2019 Phụ lục 3 ĐẢNG ỦY, THÀNH PHẦN CƠ CẤU ĐẢNG ỦY VIÊN ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QK3 S TT ĐỊA PHƯƠNG Tổng số xã, phường, thị trấn Tổng số Đảng ủy SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN CƠ CẤU CỦA ĐẢNG ỦY VIÊN Số lượng Bí thư ĐU xã, phường, thị trấn Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn Chỉ huy trưởng và phó chỉ huy QS XPTT Trưởng, phó C.an xã phường, thị trấn Bí thư đoàn TN xã, phường, thị trấn Chức danh khác 1 Hà Nam 116 116 580 116 116 81 35 116 132 2 Hải Dương 263 263 1.315 263 263 159 107 263 260 3 Hải Phòng 227 227 1.135 227 227 196 38 227 220 4 Hòa Bình 210 210 1.015 210 210 145 56 210 184 5 Hưng Yên 160 160 800 160 160 87 73 160 160 6 Nam Định 228 228 1.140 228 228 142 94 228 220 7 Ninh Bình 147 147 735 147 147 98 49 147 147 8 Quảng Ninh 173 173 865 173 173 87 86 173 173 9 Thái Bình 284 284 1.420 284 284 165 119 284 284 * Cộng 1.808 1.808 9.040 1.808 1.808 1.160 657 1.808 1.780 Nguồn: Ban Tổ chức các Tỉnh, Thành phố trên địa bàn QK3 Phụ lục 4 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG ỦY VIÊN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QK3 TT Địa phương Giới tính (%) Dân tộc (%) Tôn giáo (%) Độ tuổi (%) Thời gian công tác (%) Thâm niên giữ chức vụ hiện tại (%) Nam Nữ Kinh Dân tộc khác Có Không Dưới 30 Từ 31- 45 Từ 46- 60 Trên 60 Dưới 5 năm Từ 5- 15 Từ 16- 30 Trên 30 Dưới 5 năm Từ 5- 10 năm Trên 10 năm 1 Hà Nam 80,7 19,3 99,87 0,13 0,38 99,62 6,74 31,29 59,13 2,84 26,29 68,07 5,13 0,51 30,11 37,87 32,02 2 Hải Dương 85,9 14,1 99,84 0,16 0,95 99,05 3,14 35,32 78,9 0 17,36 45,25 36,0 1,38 44,5 35,28 20,22 3 Hải Phòng 69,31 30,69 100 0 0 100 9,42 42 46,53 2,07 22,26 46,67 28,84 2,23 43,75 42,82 13,41 4 Hoà Bình 82,16 17,84 12,71 87,29 0,3 99,7 16,0 38,66 41,18 0,21 25,44 30,07 31,68 12,80 42,01 34,16 23,83 5 Hưng Yên 80,47 19,53 100 0 3,15 96,85 13,35 33,38 51,5 1,75 19,66 47,43 46,7 2,26 51,61 40,87 7,52 6 Nam Định 83,85 16,15 100 0 6,87 93,13 10,57 31,47 56,62 1,11 29,2 39,11 22,59 9,09 43,58 40,86 19,77 7 Ninh Bình 78,32 21,68 99,36 0,64 3,77 96,23 11,59 42,67 49,77 0,09 30,84 43,74 24,71 2,91 50,29 34,32 17,91 8 Quảng Ninh 70,9 29,1 80,85 19,15 0,57 99,43 13,57 49,5 35,44 1.49 22,66 48,42 26,51 2,41 45,79 38,08 16,05 9 Thái Bình 90,06 9,94 99,95 0,05 0,38 99,62 6,91 40,59 51,12 1,38 35,53 44,0 32,16 2,03 30,08 31,36 35,66 Nguồn: Sở Nội vụ 9 tỉnh (thành) trên địa bàn QK3, tháng 7 năm 2019 Phụ lục 5 TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ ĐẢNG ỦY VIÊN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐIẠ BÀN QK3 T T Địa phương Văn Hoá (%) Chuyên môn nghiệp vụ (%) Lý luận chính trị (%) Quản lý hành chính (%) Tiểu học TH CS TH PT Chưa đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Chưa đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Sơ cấp Trung cấp Đại học 1 Hà Nam 0 4,07 95,93 9,92 1,57 61,66 2,93 23,92 0 0 30,53 69,25 0,21 12,75 15,25 1,87 2 Hải Dương 0 5,21 94,79 12 3,45 54,77 5,75 23,1 0,3 4 34,27 60,69 0,99 10,98 10,3 1,29 3 Hải Phòng 0 2,1 97,9 7,25 3,25 43,1 2,1 42,9 0,4 4,1 35,07 59,9 0,93 26,6 16,23 1,77 4 Hoà Bình 0,23 14,93 84,84 22,04 3,93 53,68 8,18 12,13 0,02 30,41 16,73 52,44 0,42 5,17 0 0 5 Hưng Yên 0 3,7 96,3 24,0 7,23 49,9 3,06 15,74 0 10,61 25,74 63,0 0,64 35,6 7,55 0 6 Nam Định 0 3,04 96,96 20,71 1,97 51,41 2,52 23,34 0,04 19,55 15,53 63,54 1,37 20,47 51,98 0,66 7 Ninh Bình 0 7,15 92,85 15,74 3,7 34,45 7,31 38,63 0,16 46,6 22,25 52,3 0,86 62,2 6,19 1,89 8 Quảng Ninh 0,31 3,69 96,0 6,55 2,97 42,25 23,5 39,49 2,15 30,6 9,52 53,9 4,1 74,8 33,83 3,2 9 Thái Bình 0 5,07 94,93 9,24 2,49 44,36 22,63 20,97 0 19,26 18,53 56,67 0,58 4,45 8,53 1,36 Nguồn: Sở Nội vụ 9 tỉnh (thành) trên địa bàn QK3, tháng 7 năm 2019 Phụ lục 6 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐẢNG BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QK3 ( Từ 2015 - 2018) NĂM ĐB TỈNH- THÀNH PHỐ 2015 2016 2017 2018 TS VM HTT NV HT NV Yếu kém TS VM HTT NV HT NV Yếu kém TS VM HTTNV HT NV Yếu kém HTSXNV HTTNV HTNV Không HTNV Tỉnh Hà Nam (116 ĐB XPTT) 8 51 47 0 9 51 46 0 10 55 41 0 11 58 37 0 Tỉnh Hải Dương (262 ĐB XPTT) 12 135 115 0 13 137 112 0 12 140 110 0 13 143 106 0 T.P Hải Phòng (227 ĐB XPTT) 10 110 107 0 12 113 102 0 13 114 100 0 14 115 98 0 Tỉnh Hòa Bình (210 ĐB XPTT ) 9 101 100 0 9 105 96 0 10 109 91 0 9 101 100 0 Tỉnh Hưng Yên (160 ĐB XPTT) 8 73 79 0 11 76 73 0 14 77 69 0 13 78 69 0 Tỉnh Nam Định (228 ĐB XPTT) 12 114 102 0 12 116 100 0 14 117 97 0 13 118 97 0 Tỉnh Ninh Bình (147 ĐB XPTT) 6 76 65 0 6 80 61 0 8 82 57 0 10 84 53 0 Tỉnh Quảng Ninh (173 ĐB XPTT) 10 79 64 0 14 82 57 0 14 82 57 0 13 84 56 0 Tỉnh Thái Bình (284 ĐB XPTT ) 14 142 128 0 14 148 122 0 16 150 116 0 15 151 116 0 + 89 = 4,9% 881 = 48,7% 807 = 46,4 % 0 100= 5,5% 908 = 50,2% 769= 44,3% 0 111 = 6,1% 926 = 51,2% 738 = 43,7 % 0 111 = 6,1% 932 = 51,5% 732 = 43,4 % 0 Nguồn: Cục Chính trị Quân khu 3 tháng 6/2019 Phụ lục 7 QUY MÔ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QK3 STT ĐỊA PHƯƠNG T.SỐ CƠ SỞ DQ QUY MÔ TỔ CHỨC TRUNG ĐỘI TỔ, TIỂU ĐỘI Cơ động Thường trực Trinh sát Thông tin Công binh Phòng hóa Y tế Thường trực DQ biển 1 Hà Nam 116 116 116 116 116 116 2 Hải Dương 263 263 263 263 263 263 72 3 Hải Phòng 227 227 227 227 227 227 80 04 4 Hòa Bình 210 210 210 210 210 210 5 Hưng Yên 160 160 160 160 160 160 48 6 Nam Định 228 228 228 228 228 228 67 7 Ninh Bình 147 147 147 147 147 147 32 03 8 Quảng Ninh 173 173 173 173 173 173 76 12 12 9 Thái Bình 284 284 01 284 284 284 284 69 05 * Tổng cộng 1.808 1.808 01 1.808 1.808 1.808 1.808 454 12 24 Nguồn: Phòng Dân quân-Bộ tham mưu QK3 Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 Phụ lục 8 TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG DÂN QUÂN Ở CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 SỐ TT ĐỊA PHƯƠNG TỔNG SỐ XÃ, PHƯỜNG THỊ TRẤN DÂN SỐ (Người) SỐ LƯỢNG CHÂT LƯỢNG TỔNG SỐ DÂN QUÂN TỈ LỆ SO VỚI DÂN SỐ (%) ĐẢNG VIÊN ĐOÀN VIÊN QN PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ DQ NỮ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Số lượng % so với tổng số DQ Số lượng % so với tổng số DQ Số lượng % so với tổng số DQ Số lượng % so với tổng số DQ Số lượng % so với tổng số DQ 1 Hà Nam 116 852.800 9.466 1.11 1.344 14.2 4.467 47.2 1.779 18.8 1.033 10.6 2 Hải Dương 263 1.892.254 22.423 1.18 4.529 20.2 8.139 36.6 5.179 22.1 2.197 9.8 89 0.04 3 Hải Phòng 227 2.082.254 28.735 1.37 6.551 22.8 12.287 42.7 8.132 28.3 3.017 10.5 4 Hòa Bình 210 854.131 11.889 1.39 1.929 16.2 8.762 73.7 1.854 15.6 1.212 10.2 8.655 72.8 5 Hưng Yên 160 1.252.731 15.784 1.25 3.046 19.3 6.550 41.75 3.930 24.9 1.815 11.5 6 Nam Định 228 1.780.393 17.625 1.01 3.260 18.5 7.420 42.1 5.128 29.1 3.613 20.5 7 Ninh Bình 147 982.478 11.126 1.13 2.369 21.3 5.496 49.4 1.924 17.3 2.636 23.7 202 1.8 8 Quảng Ninh 173 1.320.324 18.668 1.40 4.200 22.5 10.472 56.1 2.910 15.6 2.296 12.3 1.791 9.7 9 Thái Bình 284 1.860.447 18.455 1.10 3.248 17.6 7.640 41.4 3.691 20.0 2.103 11.4 * Toàn QK 1.808 12.033.800 154.161 1.10 30.476 19.7 71.233 46.1 34.527 22.4 19.922 13.1 10.737 6.5 Nguồn: Phòng Dân quân - Bộ tham mưu QK3 Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 Phụ lục 9 HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN NĂM 2018 (Kèm theo Báo cáo số 162/BC/BTL ngày 27 tháng 01/2019) TT ĐỊA PHƯƠNG T.SỐ CƠ SỞ DÂN QUÂN CƠ SỞ ĐÃ HUẤN LUYỆN QUÂN SỐ KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN % Tổng Huấn luyện % Giỏi Khá Đạt K.Đạt Hà Nam 116 116 100 9.466 9.357 98.85 1.893 5.016 2.555 Hải Dương 263 263 100 22.423 22.423 100 4.933 11.973 5.516 Hải Phòng 227 227 100 28.735 28.275 98.4 6.436 15.689 6.609 Hòa Bình 210 210 100 11.889 11.281 94.89 2.223 6.391 3.174 100 Hưng Yên 160 160 100 15.784 15.583 98,73 3.567 8.744 3.472 Nam Định 228 228 100 17.625 17.484 99,02 3.859 9.764 4.529 Ninh Bình 147 147 100 11.126 11.048 99.3 2.225 5.896 3.004 Quảng Ninh 173 173 100 18.868 18.868 100 4.471 1.075 3.621 20 Thái Bình 284 284 100 18.455 18.229 98.78 4.226 10.260 3.967 + 1.808 1.808 100 154.161 152.480 98,91 33.833 = 22,18% 74.908 = 49,1% 36.420 = 23.9% 120 = 5.02% Nguồn: Phòng Dân quân - Bộ tham mưu QK3 Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 STT CHỨC DANH Tổng số Trình độ văn hoá Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Trình độ quản lý nhà nước Đã qua quân đội Đã qua đào tạo ngành quân sự cơ sở Chưa qua đào tạo THCS % THPT % Số lượng % Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Số lượng % Sơ cấp % Trung cấp % Sơ cấp % Trung cấp % Cử nhân % Số lượng % 1. Chỉ huy trưởng 1808 1188 110,4 11620 889,6 1808 100 777,0 224,8 88,2 0 11130 662,5 6678 337,5 9961 553,1 8881 446,7 336 00,2 11775 998,2 2. Phó chỉ huy trưởng 1808 2282 15,6 11526 774,4 11808 1100 778,2 221,8 0 11531 884,7 2277 115,3 11529 84,6 1529 15,4 11388 776,8 Phụ lục 10 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CHỈ HUY TRƯỞNG, PHÓ CHỈ HUY TRƯỞNG BAN CHQS XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QK3 Nguồn: Phòng Dân quân - Bộ tham mưu QK3 Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 Phụ lục 11 DANH SÁCH VĂN BẢN LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VỀ XÂY DỰNG LLDQ CỦA XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH Stt Số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản Trích yếu văn bản Ghi Chú Số 08-NQ/ĐU, ngày 18/12/2015 Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ QP&QSĐP 2015. Số 03-NQ/ĐU, ngày 26/12/2016 Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ QP&QSĐP 2016. Số 02-NQ/ĐU, ngày 27/12/2017 Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ QP&QSĐP 2017. Số 06-NQ/ĐU, ngày 24/12/2018 Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ QP&QSĐP 2018. Số 02-NQ/ĐU, ngày 28/12/2019 Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ QP&QSĐP 2019. Số 03/KH-UBND, ngày 06/01/2015 Kế hoạch công tác Quốc phòng- Quân sự địa phương năm 2015 Số 02/KH-UBND, ngày 03/01/2016 Kế hoạch công tác Quốc phòng- Quân sự địa phương năm 2016 Số 02/KH-UBND, ngày 03/01/2017 Kế hoạch công tác Quốc phòng- Quân sự địa phương năm 2017 Số 02/KH-UBND, ngày 04/01/2018 Kế hoạch công tác Quốc phòng- Quân sự địa phương năm 2018 Số 02/KH-UBND, ngày 05/01/2019 Kế hoạch công tác Quốc phòng- Quân sự địa phương năm 2019 Số 08/KH-BCH, ngày 20/12/2015 Kế hoạch xây dựng lực lượng huấn luyện hoạt động của dân quân tự về giai đoàn 2015-2020. Số 05/CT-UBND, ngày 08/6/2015 Kế hoạch về tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2015 và những năm tiếp theo. Số 09/CT-UBND ngày 14/12/2010 Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Luật Dân quân tự vệ Số 07/KH-BCH, ngày 04/11/2019 KH tổ chức hoạt động kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống DQTV Nguồn: Đảng ủy xã Quang Trung, Kiến Xương, Thái Bình tháng 7/2019 Phụ lục 12 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Ý kiến điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê xã hội học) - Thời gian điều tra: tháng 7/2019 - Địa bàn điều tra: XPTT thuộc các tỉnh, thành phố Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình. - Đối tượng điều tra: cán bộ Dân chính đảng, LLDQ. - Số lượng phiếu: 300 phiếu - Kết quả cụ thể như sau: STT Nội dung câu hỏi, Phương án trả lời Kết quả trả lời Tỷ lệ % Câu 1. Tầm quan trọng của xây dựng LLDQ ở XPTT hiện nay. - Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 190 108 02 63,30 36,0 0,7 0 Câu 2. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng LLDQ của cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn QK3. - Rất quan tâm - Quan tâm - Bình thường - Không quan tâm - Khó trả lời 194 48 38 20 64,6 16,0 12,6 6,7 0 Câu 3. Đánh giá về nội dung, biện pháp đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. - Phù hợp - Có nội dung chưa phù hợp - Nhiều nội dung chưa phù hợp - Máy móc - Khó trả lời 174 70 50 04 02 58,0 22,3 16,6 01,3 0,7 Câu 4. Đánh giá về phương thức lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 - Phù hợp - Có nội dung chưa phù hợp - Nhiều nội dung chưa phù hợp - Máy móc - Khó trả lời 152 94 34 12 08 50,7 31,3 11,3 4,0 2,7 Câu 5. Đánh giá về phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ đảng ủy viên của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. - Rất tốt - Tốt - Khá - Trung bình - Yếu 52 120 104 16 08 17,3 40,0 34,7 5,3 2,7 Câu 6. Đánh giá về năng lực quản lý, điều hành của chính quyền xã, phường, thị trấn trên địa bàn QK3 - Tốt - Khá - Trung bình - Yếu - Khó trả lời 156 78 62 04 52,0 26,0 20,7 1,3 Câu 7. Đánh giá về năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện của các ban, ngành, đoàn thể XPTT đối với nhiệm vụ xây dựng LLDQ trên địa bàn QK3. - Tốt - Khá - Trung bình - Yếu 122 84 86 08 40,7 28 28,7 2,7 Câu 8. Đánh giá về năng lực, trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức thực hiện của Chỉ huy trưởng, ban CHQS XPTT. - Tốt - Khá - Trung bình - Yếu - Khó đánh giá 148 112 38 02 49,3 37,3 12,7 0,7 Câu 9. Đánh giá về năng lực, trách nhiệm tổ chức, thực hiện chủ trương, biện pháp lãnh đạo của đội ngũ cán bộ thôn, khu phố. - Tốt - Khá - Trung bình - Yếu - Khó đánh giá 148 112 38 02 49,3 37,3 12,7 0,7 Câu 10. Đánh giá về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của LLDQ ở XPTT trên địa bàn Quân khu 3 * Phương án 1: Tham gia đấu tranh “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, bảo vệ Đảng, Chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước ở địa phương, cơ sở. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời * Phương án 2: Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ an ninh, biên giới, quốc gia. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời * Phương án 3: Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng khác trên địa bàn giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời * Phương án 4: Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng khác trên địa bàn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân ở địa phương. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời * Phương án 5: Tiến hành công tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời * Phương án 6: Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời * Phương án 6: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương. - Tốt - Bình thường - Chưa tốt - Khó trả lời 197 59 32 12 276 24 282 18 178 112 18 02 214 68 12 6 235 47 17 197 89 14 65,7 19,6 10,6 4,1 92,0 8,0 94,0 6,0 59,3 37,3 6,0 0,4 71,4 22,6 4,0 2,0 78,3 15,6 6,1 65,6 29,6 4,8 Câu 11. Nguyên nhân làm hạn chế nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT. * Phương án 1: Do cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng LLDQ. - Đúng - Không đúng * Phương án 2: Do năng lực lãnh đạo của cấp ủy có mặt còn hạn chế. - Đúng - Không đúng * Phương án 3: Do do năng lực quản lý, điều hành của chính quyền có mặt còn hạn chế. - Đúng - Không đúng * Phương án 4: Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, các tệ nạn tiêu cực xã hội... - Đúng - Không đúng * Phương án 5: Do hiệu quả tham gia của các tổ chức, lực lượng. - Đúng - Không đúng * Phương án 6: Do kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, chính sách, bảo đảm còn nhiều bất cập. - Đúng - Không đúng 254 87 279 21 269 31 206 94 214 86 214 86 87,7 15,3 93,0 7,0 89,67 10,33 68,8 31,2 71,3 28,3 71,3 28,7 Câu 12 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT. * Phương án 1: Phải coi trọng nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu.. - Đúng - Không đúng * Phương án 2: Phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực tiễn của địa phương... - Đúng - Không đúng * Phương án 3: Phải quán triệt, vận dụng sáng tạo cơ chế lãnh đạo công tác QS, QP địa phương... - Đúng - Không đúng * Phương án 4: Phải kết hợp chặt chẽ lãnh đạo xây dựng LLDQ với các nhiệm vụ khác ở địa phương - Đúng - Không đúng * Phương án 5: Phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên... - Đúng - Không đúng 232 68 274 26 236 64 194 106 182 118 77,3 22,7 91,3 8,7 78,6 21,4 67,4 35,3 60,7 39,3 Câu 13. Giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3. * Phương án 1: Cần tạo chuyển biến mạnh mẽ về mặt nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng... - Đúng - Không đúng * Phương án 2: Cần thường xuyên củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng ủy XPTT, đáp ứng yêu cầu xây dựng LLDQ hiện nay - Đúng - Không đúng * Phương án 3: Cần đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng LLDQ của đảng ủy XPTT... - Đúng - Không đúng Phương án 4: Cần phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng LLDQ... - Đúng - Không đúng * Phương án 5: Cần định kỳ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT... - Đúng - Không đúng 287 13 276 24 249 51 278 22 144 156 95,7 4,3 92,0 8,0 83,0 27 92,7 7,3 95,6 4,40 Câu 14. Một số thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra khảo sát * Phương án 1: Giới tính - Nam - Nữ * Phương án 2: Dân tộc - Kinh - Dân tộc khác * Phương án 3: Tuổi đời - Dưới 30 - Từ 30 - 40 - Từ 41 - 50 - Trên 50 * Phương án 4: Trình độ học vấn - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Trung cấp - Cao đẳng - Đại học - Sau đại học * Phương án 5: Số năm công tác trong cơ quan nhà nước, địa phương, đơn vị dân quân. - Dưới 10 năm - Từ 10 - 20 năm - Từ 21 - 30 năm - Trên 30 năm * Phương án 6: Cơ quan công tác - Cơ quan đảng - Chính quyền - Đoàn thể chính trị - Đơn vị dân quân 243 57 267 33 46 97 123 34 36 167 40 43 14 168 118 14 68 60 74 98 81,0 19,0 89,0 11,0 15,3 32,3 41,0 11,4 12,0 45,6 13,3 14,3 14,8 56 39,3 4,7 22,6 20,0 24,6 32,6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_lanh_dao_xay_dung_luc_luong_dan.doc
  • docBIA LUAN ANI.doc
  • docBIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • docBIA TOM TAT TIENG VIET.DOC
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTOM TAT TIENG ANH.doc
  • docTOM TAT TIENG VIET.doc
Tài liệu liên quan