LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Những công trình khoa học liên quan đến nâng cao chất
199 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Việt Nam
10
1.2.
Những công trình khoa học liên quan đến nâng cao chất lượng giảng viên của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
17
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
22
Chương 2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
30
2.1.
Quan niệm về chất lượng đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
30
2.2.
Nhân tố quy định nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
64
Chương 3.
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG HIỆN NAY
76
3.1.
Những ưu điểm và hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay
76
3.2.
Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay
108
Chương 4.
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG HIỆN NAY
122
4.1.
Những yếu tố tác động và vấn đề đặt ra nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay
122
4.2.
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay
143
KẾT LUẬN
170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
173
PHỤ LỤC
185
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cạnh tranh về nhân lực giữa các quốc gia - dân tộc đang ngày càng gay gắt, không còn trong giới hạn của sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản mà quan trọng hơn là cạnh tranh về trình độ dân trí, trí tuệ, tư duy, “chất xám” của con người. Nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia liên tục đổi mới nhằm thích ứng với những xu thế phát triển năng động của thời đại, có khả năng tạo ra những nguồn lực mới để phát triển nhanh, bền vững. Một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường đại học chính là bản thân các thầy giáo, cô giáo - những người trực tiếp “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”, truyền đạt kiến thức, kỹ năng, vốn sống, kinh nghiệm và có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi sinh viên.
Đội ngũ nhà giáo ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vừa là người kiến tạo, xác lập, xây dựng nên giá trị, thương hiệu và uy tín của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, vừa đóng vai trò là “giá đỡ”, “bệ phóng”, cỗ vũ, động viên tinh thần người học - nguồn nhân lực trực tiếp tạo nên chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ Công Thương. Nếu chất lượng đội ngũ giảng viên thấp thì không thể đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì lẽ đó, chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương có ý nghĩa “sống còn” và là khâu then chốt, quyết định chất lượng nguồn nhân lực của ngành Công thương.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đã có nhiều cố gắng trong xây dựng, phát triển và trưởng thành; Luôn coi việc phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được tiến hành thường xuyên, liên tục. Các nhà trường đã đào tạo được đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức, lối sống lành mạnh và tâm huyết với nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, đáng khích lệ, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, công tác đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần tiếp tục nhận thức đúng và khắc phục hiệu quả. Đó là chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Biểu hiện tập trung nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu, tay nghề sư phạm của đội ngũ giảng viên chưa thật đồng đều và chưa đủ mạnh.
Cùng với đó, một bộ phận giảng viên tụt hậu, nhất là tụt hậu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và tay nghề sư phạm. Dưới tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của cơ chế thị trường, sự phân tán của các xu hướng, động cơ, mục đích làm nghề “trồng người” đang rất khác nhau. Không ít giảng viên tỏ rõ thái độ thiếu an tâm công tác, không còn tâm huyết, say sưa với nghề giáo, làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh nhà giáo, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Đây là một trong những hạn chế rất đáng lo ngại, nó giải thích khá rõ vì sao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ, chưa thể vươn ra thế giới. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực là một tất yếu khách quan, luôn giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển của Bộ Công Thương.
Nhằm đóng góp phần nhỏ bé của mình, sử dụng những kinh nghiệm vốn có, sự trăn trở, thôi thúc của bản thân, góp phần khắc phục “khoảng trống” trong mảng tài liệu hiện có, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
* Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và xác định các vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.
Làm rõ những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
Đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
Xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Bản chất, những nhân tố quy định đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ giảng viên:
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Điện lực và Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Các trường đại học còn lại thuộc Bộ Công Thương chỉ tham khảo tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu.
Thời gian điều tra, khảo sát thực tế, sử dụng tài liệu, số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của luận án chủ yếu từ năm 2011 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giảng viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung, đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương nói riêng.
Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài.
* Cơ sở thực tiễn
Đề tài dựa trên những nhận định, đánh giá, báo cáo tổng kết, thống kê của Bộ Công Thương, các tổ chức, cơ quan chức năng có liên quan và số liệu khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện luận án.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hóa, lôgíc và lịch sử, phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia... Các phương pháp này được sử dụng kết hợp, phù hợp với từng nội dung của luận án, có tác dụng hỗ trợ và bổ sung cho nhau để phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
5. Những đóng góp của luận án
Nội dung bản chất và những nhân tố quy định đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
Kết quả đánh giá, kết luận, nhận định từ nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
Các giải pháp cơ bản, đồng bộ, phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
* Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học và giải pháp có tính khả thi giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu về những nội dung liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương và các trường có các chuyên ngành khoa học kỹ thuật - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. Kết cấu của đề tài luận án
Gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Đệ (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập” [50] cho rằng: “Chất lượng giáo viên là đại lượng không thể bất biến, cả về bề rộng và chiều sâu của nội hàm. Biểu đồ nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên phải như đường xoáy “trôn ốc” theo chiều đi lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng” [50, tr. 182]. Trên tinh thần đó, tác giả đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tác giả thẳng thắn chỉ ra, bên cạnh những điểm đạt được thì đội ngũ giảng viên các trường đại học ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay còn tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định. Tác giả nhấn mạnh đội ngũ giảng viên đại học không phải chỉ dừng lại ở việc nhận học vị thạc sĩ, tiến sĩ mà quan trọng hơn là phải thường xuyên trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nhất là đối với giảng viên trẻ. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra ba loại nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng thêm cho giảng viên đại học ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Thứ nhất, nhu cầu đạt chuẩn trình độ để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt; Thứ hai, nhu cầu đạt chuẩn kỹ năng sư phạm góp phần nâng cao chất lượng dạy học; Thứ ba, nhu cầu đạt chuẩn cán bộ đầu đàn nhằm chủ động đào tạo đội ngũ giảng viên chất lượng cao, củng cố thương hiệu cho mỗi trường đại học. Qua đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp” [66], đã tiếp cận nghiên cứu và khảo sát số lượng đội ngũ giảng viên so với tỷ lệ sinh viên và trình độ học vấn của giảng viên ở các trường đại học. Theo tác giả: Khi so sánh năm học 2007 - 2008 với năm học 2009 - 2010 thì tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ giảm xuống từ 14,33% xuống 13,86%. Ngoài ra, tác giả so sánh tỷ lệ tiến sĩ/sinh viên, tỷ lệ sinh viên/giảng viên với các nước thì ở Việt Nam đều ở mức thấp. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay, tác giả đưa ra yêu cầu và những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Tác giả Trần Mai Ước (2013), “Nghiên cứu khoa học của giảng viên - Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay” [124], đã nhấn mạnh đến vấn đề giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tác giả cho rằng đây là hai nhiệm vụ quan trọng - bắt buộc - cần thiết của bất kỳ giảng viên đại học nào. Cả hai nhiệm vụ này có quan hệ hữu cơ, bổ trợ lẫn nhau. Trong đó, tác giả đặc biệt coi trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, tác giả cho rằng: Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, uy tín đào tạo đại học. Tác giả chỉ ra tám lợi ích thiết thực của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, điển hình như nghiên cứu khoa học giúp giảng viên đào sâu, cập nhật, trau dồi tri thức; Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của giảng viên; Gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành.
Tác giả Nguyễn Đức Hiển (2013), “Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học Kinh tế quốc dân hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu” [62], đã nghiên cứu về đội ngũ giảng viên nhưng ở một trường đại học cụ thể. Tác giả phân tích, làm rõ tiêu chí, tiêu chuẩn, đặc trưng của một trường đại học nghiên cứu đào tạo sau đại học và cho rằng, trường đại học nghiên cứu phải là trường đại học có tỷ lệ nghiên cứu đào tạo sau đại học chiếm tỷ trọng cao; trong đó hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại nguồn thu chủ yếu thông qua liên kết nghiên cứu bên ngoài, đội ngũ giảng viên có trình độ và tận tậm với giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chiếu theo các tiêu chuẩn, đặc trưng này thì Trường Đại học Kinh tế quốc dân vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt đội ngũ giảng viên ở thế hệ trẻ đang có xu hướng học tập, nâng cao trình độ trong nước, dẫn đến yếu về ngoại ngữ và quan hệ với đối tác nước ngoài như hoạt động hợp tác quốc tế còn có những hạn chế nhất định: Giảng viên chủ động tham gia nghiên cứu khoa học chưa nhiều, nhất là chưa đủ điều kiện làm chủ biên các công trình khoa học: giáo trình, sách chuyên khảochủ yếu là giảng viên có nhiều kinh nghiêm, có thâm niên giảng dạy; Giảng viên trẻ phần lớn chỉ là thành viên tham gia. Trên cơ sở các tiêu chí, yêu cầu của một trường đại học nghiên cứu, tác giả đã đề ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, hướng tới mục tiêu đưa Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành đại học nghiên cứu - một trường đạt chuẩn quốc tế.
Tác giả Nguyễn Văn Lượt (2013) “Động cơ giảng dạy của giảng viên đại học” [82], đã nghiên cứu, tiếp cận đội ngũ giảng viên ở góc độ tâm lý học và chỉ ra động cơ giảng dạy của giảng viên được hình thành trong hoạt động và giao tiếp của họ, trong các mối quan hệ đa dạng. Do đó, khi xem xét vấn đề động cơ giảng dạy của giảng viên phải xem xét thông qua các hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội của họ. Xem xét động cơ giảng dạy của giảng viên phải gắn liền với nhu cầu trên bình diện nhân cách của giảng viên. Qua đó, tác giả khẳng định: Chất lượng giảng dạy của giảng viên phụ thuộc rất nhiều vào động cơ giảng dạy của các giảng viên. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng, phát huy vai trò, động cơ giảng dạy đúng đắn cho các giảng viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong các trường đại học.
Tác giả Nguyễn Danh Tuấn (2013), “Giảng viên - “chìa khóa” mở cánh cửa chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng” [115] và tác giả Ngô Quang Trường (2015), “Đổi mới giáo dục đại học: cần bắt đầu từ chất lượng giảng viên” [118], đã tiếp cận nâng cao công tác giáo dục, đào tạo từ chất lượng, vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên. Các tác giả cho biết: Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều trường đại học, cao đẳng; Tính bình quân mỗi tỉnh có 7 trường, trừ Hà Giang chưa có trường đại học nào. Đồng nghĩa với việc này là số lượng giảng viên tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, việc tăng chất lượng giảng viên không thể ra lò nhanh như thành lập một trường đại học, dẫn đến đa số các trường đại học mới thành lập đều thiếu hụt đội ngũ giảng viên đủ chuẩn về học vị, hạn chế về năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học. Chính nguyên nhân này khiến cho uy tín, chất lượng đào tạo của một số trường bị suy giảm, ảnh hưởng đến tuyển sinh và chất lượng đào tạo. Theo các tác giả, đội ngũ giảng viên chính là “máy cái’, là “chìa khóa” để mở cánh cửa nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Qua đó, các tác giả đã đưa ra những yêu cầu và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay.
Tác giả Hoàng Văn Mạnh (2014), “Chất lượng đội ngũ giảng viên: từ góc nhìn năng lực nghiên cứu khoa học” [85] cho rằng: Đánh giá chất lượng giảng viên là một công việc khó, không dễ và có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng viên như: Học vị, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học, trình độ ngoại ngữ Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến năng lực nghiên cứu khoa học và coi nghiên cứu khoa học như là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giảng viên. Theo tác giả: Thực tế các tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học trên thế giới chủ yếu lấy nghiên cứu khoa học làm tiêu chí hàng đầu để chấm điểm các trường đại học. Liên hệ đến Việt Nam thì năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học cũng như của các giảng viên đại học Việt Nam còn khá yếu và thiếu so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Singapore, Indonesia về việc công bố các bài tạp chí khoa học quốc tế và việc đăng ký bản quyền phát minh, sáng chế khoa học hàng năm. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã đề ra những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho giảng viên ở các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị Thơm (2016), “Nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội” [103], nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, chú trọng, coi đây là nguồn nhân lực “đặt nền móng” cho việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua, đòi hỏi Thủ đô Hà Nội phải coi trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng. Thực tiễn cho thấy, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng, song cũng bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết cần kịp thời giải quyết hiệu quả. Vì vậy, trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên đại bàn Thủ đô hiện nay, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tác giả Vũ Đức Lễ (2017), “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam” [78], đã đưa ra quan niệm về giảng viên đại học công lập. Theo tác giả: “Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học công lập là người có thân nhân rõ ràng; Có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe; Có năng lực, kỹ năng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm nhiệm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học công lập”. [78, tr. 25]. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, tác giả cho rằng: “Chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên, giảng dạy trình độ cao học là tiến sĩ trở lên, hướng dẫn nghiên cứu sinh từ phó giáo sư đúng chuyên ngành trở lên, đồng thời có trình độ, năng lực về nghiệp vụ sư phạm, tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” [78, tr. 26]. Qua đó, tác giả khẳng định: Đội ngũ giảng viên là chủ thể, nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, dịch vụ và sự phát triển của nhà trường. Theo tác giả: Đội ngũ giảng viên đại học công lập là “lực lượng sản xuất đặc biệt tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực” [78, tr. 32]; Hiệu quả đóng góp từ cá nhân, những người có học vấn càng cao thì sẽ cống hiến cho nền kinh tế - xã hội càng lớn; Đội ngũ giảng viên là chủ thể định hướng kiến tạo sự phát triển bền vững của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc phản biện xã hội”.
Tác giả cũng cho rằng, một hệ thống chính sách phù hợp, đồng bộ sẽ tác động thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững đội ngũ giảng viên, góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và ngược lại. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên của các trường đại học công lập ở Việt Nam, trên cơ sở thực tiễn, tác giả đưa ra những nội dung, giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Mỹ Linh (2017), “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ hiện nay” [79] cho rằng, vấn đề nghiệp vụ sư phạm hay năng lực sư phạm của giảng viên nói chung, giảng viên trẻ nói riêng ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay nhiều khía cạnh rất cần được xem xét. Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên được hiểu là khả năng thực hiện có kết qủa các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đề ra; Là điều kiện để thực hiện các hoạt động dạy - học có hiệu quả. Do đó, để phấn đấu trở thành giảng viên giỏi thì năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm rất cần được quan tâm, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên. Tác giả cho rằng, bản thân giảng viên trẻ có thể có nhiều năng lực, nhiệt huyết nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Cùng với đó, tình trạng thiếu vắng dần những giảng viên “kỳ cựu”, xuất sắc, có bản lĩnh về nghiệp vụ sư phạm vững vàng, luôn “đi đầu” trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ.
Trên cơ sở chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong năng lực sư phạm của giảng viên trẻ và mong muốn đẩy nhanh sự phát triển của họ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, tác giả cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng là nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trẻ. Đây là việc làm rất cần thiết. Việc nhìn nhận đội ngũ giảng viên trẻ dưới góc độ nguồn nhân lực là cơ sở đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho nhóm đối tượng này, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo đã giúp tác giả luận án có ý tưởng mới về đề xuất một số giải pháp tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên trẻ các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
Tác giả Dương Quốc Quân (2017) “Tự chủ đại học: Thuận lợi và thách thức” [94] đã chỉ ra rằng, tự chủ là con đường tất yếu để các trường đổi mới phương thức quản trị, chuyển từ đào tạo theo vốn tự có sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường để nâng cao chất lượng. Đó cũng là biện pháp để quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học ở nước ta hiện nay.
Về học thuật, theo tác giả, lần đầu tiên các trường được tự chủ xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh; Tự in phôi bằng, cấp bằng cho tất cả các trình độ mà trường đào tạo. Đây là một bước tiến trong tư duy quản trị đại học. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là một bước ngoặt có khả năng tạo ra sự đột phá, vì theo quy định của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 (bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật giáo dục đại học) ngày 19-11-2018, Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn. Trao quyền tự chủ trọn vẹn cho các trường không có nghĩa là bỏ qua vai trò quản lý của Nhà nước mà ngược lại. Chỉ có điều, vai trò quản lý đó không phải ở việc xác định lộ trình, thời điểm nào, trường nào được tự chủ và tự chủ với mức độ ra sao, được làm gì và không được làm gì mà phải tập trung vào việc kiểm định nghiêm ngặt, khách quan và chính xác chất lượng, hiệu quả đào tạo, công khai các kết quả đó để người học có cơ sở lựa chọn.
Tác giả nghiên cứu mô hình tự chủ giáo dục phát triển sớm ở Ấn Độ với các giải pháp đột phá, các ý tưởng sáng tạo được khuyến khích và có cơ hội trở thành hiện thực - cơ hội khai thác tối đa mọi tiềm năng. Việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhằm phục vụ lợi ích xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy sự cống hiến hết mình của giảng viên. Đồng thời, xây dựng niềm tin giữa sinh viên và giảng viên, minh bạch trong giảng dạy và đánh giá gia tăng cơ hội cải tiến giáo dục. Cùng với đó, phải cải cách các thủ tục hành chính trong giáo dục đại học tránh làm mất thời gian.
Từ đó, tác giả cho rằng, tự chủ đại học được xem như là một con đường để tìm kiếm phương cách thúc đẩy sự xuất sắc trong học thuật, trong quản lý tài chính và trong quản trị của các cơ sở giáo dục. Tác giả phân tích những thuận lợi và khó khăn do tự chủ mang lại, đề ra sáu giải pháp cơ bản để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện.
Với nội dung đề cập trên, công trình có nhiều điểm liên quan đến đề tài luận án của tác giả, nhất là cách tiếp cận chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như một trong những điều kiện bảo đảm, nhân tố quy định nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; Cơ chế tự do học thuật ở phương diện tính độc lập, sáng tạo, trí tuệ, tư duy, năng lực khoa học. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu, kế thừa ý tưởng khoa học này để vận vào giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận án.
1.2. Những công trình khoa học liên quan đến nâng cao chất lượng giảng viên của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
Đây là nội dung chính yếu của phần tổng quan, trực tiếp giúp nghiên cứu sinh luận giải các nội dung, nhiệm vụ của luận án. Đây cũng là nội dung khó nhất bởi các công trình thuộc nội dung này chưa thật sự phong phú, vốn còn khá khiêm tốn. Vì vậy, tiếp cận vấn đề nâng cao chất lượng giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương từ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý hành chính đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên ở các trường đại học sẽ góp phần khắc phục những khó khăn do những hạn chế của mảng công trình về đề tài này.
Với cách nhìn nhận như vậy, tác giả Phương Hoàng Kim (2014), “Giáo dục - Đào tạo ngành Công thương đổi mới và hội nhập” [74] đã chỉ ra: Đổi mới công tác đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công thương, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn hoạt động đào tạo với nhu cầu xã hội đang là một đòi hỏi đặt ra cho các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương. Qua đó, tác giả cho rằng: Bên cạnh sự chủ động của các trường trong việc đổi mới phương thức giáo dục đào tạo thì Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan chủ quản cũng cần phải kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách hợp lý nhằm định hướng và hỗ trợ các trường trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn với nhu cầu của xã hội, góp phần thực hiện quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng. Với sự tâm huyết của mình, tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các trường thuộc Bộ Công Thương, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tác giả Phạm Hữu Lập (2011), “Chiến lược phát triển Trường Đại học Điện lực giai đoạn 2011 đến 2020” [77], đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách toàn diện, khá sâu sắc về công tác giáo dục, đào tạo của Trường Đại học Điện lực những năm qua. Trên cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm đã tích lũy, tác giả đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Trường Đại học Điện lực giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đưa Trường Đại học Điện lực trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện và quản lý kinh tế. Tác giả đã đề xuất hệ thống những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển Trường Đại học Điện lực, trong đó, nhấn mạnh đến giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học của giảng viên để phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời kỳ tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2015), “Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương” [116], đã tiếp cận dưới góc độ kinh tế, cụ thể là quan hệ giữa công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. Công trình có nhiều nội dung, nhưng đáng chú ý nhất là tác giả phác thảo được sơ đồ cơ cấu đội ngũ giảng viên từ 2008 đến 2013 theo lát cắt trình độ học vấn. Trên cơ sở đó, tác giả đã xác định đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại học, sự thành công hay thất bại của một trường đại hộc thuộc Bộ Công Thương. Tác giả cho rằng: “Người giảng viên được xã hội trao cho trọng trách xây dựng cơ sở ban đầu, nhưng rất quan trọng trong việc tạo ra nhân cách cho sinh viên (có ý thức, năng lực làm chủ thiên nhiên - xã hội và làm chủ bản thân mình). Với trọng trách ấy, trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, giảng viên luôn là trung tâm đóng vai trò chủ đạo (tổ chức, điều khiển và lãnh đạo hình thành nhân cách con người mới ở sinh viên phù hợp với mục tiêu đào tạo)” [116, tr. 44]; Và “Đội ngũ giảng viên đóng vai trò trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ trí tuệ” [116, tr. 62].
Cùng với khẳng định đó, tác giả tiếp...hệ theo sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng tăng lên, xu hướng phát triển cơ cấu đội ngũ giảng viên có thiên hướng chuyên môn về khoa học - kỹ thuật - công nghệ ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương cũng tăng lên đáng kể về số lượng.
Hiện nay, nhân loại đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây được gọi là cuộc cách mạng số. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số thông qua các công nghệ như: Internet vạn vật hay vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, dữ liệu lớn (Big Data), phân tích dữ liệu lớn (S.M.A.C) để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Khoa học - công nghệ phát triển đến mức luôn luôn tạo sự ngạc nhiên cho công chúng trên toàn thế giới. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp này là những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT, S.M.A.C, nano, sinh học, vật liệu mới.... Những diễn tiến không ngừng của các cuộc đại cách mạng công nghiệp đã khẳng định tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Trong phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo ngành khoa học kỹ thuật - công nghệ đóng vai trò chính yếu, tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khoa học công nghệ. Đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là những nhà giáo có kiến thức sâu rộng về các ngành khoa học - kỹ thuật - công nghệ, tốt nghiệp ở những trường đại học có uy tín trong nước hoặc nước ngoài. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ và tay nghề cao cho xã hội.
Thứ hai, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên gắn liền với thực hành, quan hệ chặt chẽ với nhà máy, công xưởng và công nhân
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm bám sát định hướng ứng dụng, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những vấn đề trọng tâm, chiếm vị trí hàng đầu ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. Yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giảng viên vừa là người huấn luyện, người định hướng, người trọng tài cố vấn cho sinh viên vừa là người nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới. Trong đó, mở rộng liên hệ với thực tế công việc, gắn với nhà máy, công xưởng và đời sống xã hội để cập nhật thông tin, tri thức mới cho bản thân và người học là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương bắt đầu sử dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.
Để dạy học tích hợp thành công, đội ngũ giảng viên các trường đại học Bộ Công Thương luôn vận dụng phương pháp tích hợp vào công việc nhà giáo, từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu dạy học đến khâu tổ chức dạy học (nhất là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học), đưa sinh viên vào những tình huống thực tế để tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết vấn đề nảy sinh, qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. Phương pháp giảng dạy tích hợp luôn gắn lý thuyết với thực hành, được sử dụng phổ biến ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương và được coi là nét đặc thù, riêng có của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ khi họ gắn giảng dạy, nghiên cứu khoa học với chuyên môn về khoa học kỹ thuật - công nghệ, với nhà máy, xí nghiệp, công xưởng và xã hội. Điều đó giúp sinh viên phát triển năng lực thực hành, củng cố, rèn luyện tay nghề dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên.
Thứ ba, trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giảng viên thường xuyên phải sử dụng ngoại ngữ, tin học để khai thác tài liệu, cập nhật thông tin, kiến thức mới về phát triển khoa học, công nghệ và thị trường
Đổi mới công tác giảng dạy nhằm giúp sinh viên tăng sự hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, trong đó, nâng cao năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ. Việc học tập, trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, được xem là phương tiện hữu hiệu và cơ hội tốt để hội nhập với thế giới về phương pháp, phong cách làm làm việc - dạy và học của giảng viên và sinh viên. Lợi ích của ngoại ngữ (tiếng Anh) và tin học là rất lớn, nó luôn luôn cần cho đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, giúp họ phát triển, thành thạo các kỹ năng, nhất là các kỹ năng: Giao tiếp tốt hơn, tư duy nhanh hơn, phản ứng nhanh hơn, có kỹ năng phán đoán, khái quát lý luận, giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh
Thứ tư, giảng viên giảng dạy lý luận cơ bản ít được chú trọng, khó hòa nhập với giảng viên các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ
Một trong những đặc trưng cơ bản của công tác đào tạo ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là hướng đến các nghiên cứu ứng dụng, gắn chặt với khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đào tạo cán bộ có trình độ kỹ sư trở lên nên sự quan tâm đến chất lượng tay nghề của họ luôn được đề cao. Sinh viên hôm nay - kỹ sư ngày mai nhất thiết phải làm chủ các phương tiện, công cụ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Do đó, chương trình xây dựng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo cơ cấu, tỷ lệ phản ánh đúng với đặc trưng giáo dục và đào tạo theo thiên hướng về khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
Điều đó có nghĩa là, mặc dù giảng viên giảng dạy các môn lý luận cơ bản là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng chính trị của Đảng. Chương trình, nội dung về khoa học xã hội và nhân văn cũng có trong tính hệ thống, nhưng không phải thế mạnh cũng như đặc trưng cơ bản trong đào tạo kỹ sư. Xét trong tính tổng thể xuất phát từ đặc thù là khối trường có thiên hướng về khoa học - kỹ thuật - công nghệ, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận cơ bản ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương ít được chú trọng hơn so với đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành về khoa học - kỹ thuật - công nghệ (về tổng số giờ lên lớp, số lượng các đề tài khoa học). Điều đó thể hiện rõ ở tương quan giữa số giảng viên khoa học, kỹ thuật - công nghệ với số lượng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cũng như số lượng tổ bộ môn, các hội đồng nghiên cứu khoa học, đều có sự chênh lệch khá lớn.
2.1.1.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
Chất và chất lượng vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt. Chất và chất lượng thống nhất ở chỗ: Cùng thuộc về một sự vật, hiện tượng cụ thể trong một mối quan hệ xác định. Phép biện chứng tiếp cận chất trong quan hệ với lượng. Theo nghĩa này thì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng có chất. Qua chất, dựa vào chất để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Còn chất lượng không dừng lại ở nội dung chất, mà còn được bổ sung những dấu hiệu đặc trưng. Chất lượng còn được xem xét trong quan hệ với một tiêu chí cụ thể để đánh giá “tốt hay xấu”. Khi yếu tố đánh giá xâm nhập vào nội hàm chất tức là có dấu ấn chủ quan, nhưng chất cũng như chất lượng đều có tính khách quan từ chính bản thân sự vật, hiện tượng quyết định. Yếu tố đánh giá tốt - xấu xâm nhập vào sự vật, hiện tượng nên chất lượng luôn có tiêu chí cụ thể để đánh giá. Tiêu chí ấy có tính khách quan từ xã hội, không phụ thuộc chủ quan cá nhân.
Chất lượng còn thể hiện “giá trị” của sự vật, hiện tượng trong quan hệ với chủ thể. Giá trị là cái có ích, có ý nghĩa đối với chủ thể ở một hoàn cảnh cụ thể. Cùng một chất lượng ở một sự vật, hiện tượng nhưng trong quan hệ với chủ thể này thì được đánh giá có giá trị cao, nhưng quan hệ với chủ thể khác thì được đánh giá giá trị thấp. Thậm chí cùng một chất lượng ở một sự vật hiện tượng trong quan hệ với một chủ thể, nhưng hoàn cảnh khác nhau lại được đánh giá giá trị khác nhau. Chất lượng và giá trị của sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng, nhưng không đồng nhất. Chất lượng bắt đầu từ chất sự vật, hiện tượng, nhưng có thêm đặc trưng của sự đánh giá tốt hay xấu. Còn giá trị thì bắt đầu từ chất lượng và có sự tham gia của nội dung về ý nghĩa đối với chủ thể. Có những sự vật, hiện tượng có chất lượng tốt, nhưng quan hệ với chủ thể này thì có giá trị cao và trong quan hệ với chủ thể khác lại không có giá trị cao.
Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương cũng trong cái chung của phương pháp tiếp cận trên đồng thời cũng có yếu tố có tính đặc thù. Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương cũng bắt đầu từ “chất” của đội ngũ giảng viên này.
Có thể hiểu chất đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là sự tổng hợp những đặc trưng, thuộc tính cơ bản (phẩm chất - năng lực) tạo nên “chất” riêng có của đội ngũ giảng viên này nhằm phân biệt với chất của đội ngũ giảng viên các trường đại học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi lẽ, đội ngũ giảng viên ở các trường đại học đều có phẩm chất, năng lực, các đặc trưng và thuộc tính chung của nhà giáo nhưng có sự khác nhau bởi chất của nó. Sự khác nhau ấy biểu hiện ở đặc điểm, trình độ, năng lực, thiên hướng tư duy, công việc, tay nghề sư phạm, đối tượng đào tạo, nghiên cứu khoa học khác nhau và do đó tạo nên chất khác nhau. Mặt này thể hiện khá rõ ở đội ngũ giảng viên ở các trường đại học có thiên hướng học lý luận cơ bản để khi ra trường nghiên cứu cơ bản khác với thiên hướng tư duy, hoạt động của các giảng viên thuộc các trường đại học có tính ứng dụng khoa học, kỹ thuật - công nghệ.
Trong số các trường đại học thuộc Bộ Công Thương có thiên hướng ứng dụng khoa học, kỹ thuật - công nghệ cũng có sự khác nhau nhất định. Sự khác nhau này biểu hiện tập trung ở trình độ cao hay thấp của đội ngũ giảng viên. Chất lượng đội ngũ kỹ sư - sản phẩm đào tạo của từng trường, thông qua tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ và tay nghề của người học ở mỗi trường khác nhau nên kết quả đánh giá khác nhau. Thực tế chỉ ra rằng trường nào có đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chí (về chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, giảng viên chính và giảng viên cao cấp) và sinh viên tốt nghiệp ra trường sớm xin được việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp..., thì có chất lượng cao hơn, tốt hơn các trường có đội ngũ giảng viên không đáp ứng yêu cầu, tiêu chí đã xác định và số lượng sinh viên tốt nghiệp khó xin việc làm.
Chất lượng của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là việc bảo đảm chất lượng của từng giảng viên để sức mạnh tổng hợp được tạo ra có tính ổn định và phát triển, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mà Bộ Công Thương đề ra. Cơ cấu tạo thành sức mạnh tổng hợp đó gồm: Tương quan giữa đầu vào và đầu ra cân đối, phù hợp; Tương quan giữa số giảng viên có học vị, học hàm với số giảng viên chưa có học vị, học hàm. Cùng với đó là tương quan giữa số giảng viên khoa học kỹ thuật, công nghệ với số giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, thế hệ kế tiếp - kế cận. Tương quan giữa số lượng - chất lượng của giảng viên thuộc khoa học cơ bản và giảng viên thuộc khoa học ứng dụng, giữa số lượng giảng viên trình độ đại học và sau đại học, v.v.. Toàn bộ những vấn đề trên luôn trong trạng thái vận động, phát triển cùng với thực tiễn xã hội cũng như nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi mặt quan hệ trên đều thể hiện tính chất hợp lý và sự vận hành, hoạt động của đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phát huy tất cả từng nhân tố (mỗi giảng viên) trong tính chỉnh thể và tạo ra sức mạnh, có chất lượng tốt. Trường hợp tương quan giữa các bộ phận, cách sắp xếp thiếu tính hợp lý thì sự phát huy của mỗi giảng viên thiếu tính đồng bộ, biểu hiện ở “vừa thừa, vừa thiếu”. Khoa cần có nhiều giảng viên hơn thì lại thiếu, khoa không cần nhiều giảng viên thì lại thừa, khoa cần có nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn cao thì một số lại thấp. Với những biểu hiện ấy sẽ không tạo thành sức mạnh tổng hợp điều đó đồng nghĩa với chất lượng đội ngũ giảng viên không cao.
Ở mặt tương quan giữa các thế hệ tiếp nối lẫn nhau là một phương diện quan trọng của nghiên cứu chất lượng đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên bao giờ cũng hình thành cơ cấu giữa các thế hệ trước và sau, kế tiếp trực tiếp và gián tiếp. Tính hợp lý của cơ cấu này làm cho quá trình vận động, phát triển không bị “hẫng” thế hệ cũng như không bị ùn tắc làm thui chột động lực phấn đấu. Nếu xuất hiện hẫng thế hệ sẽ làm suy giảm chất lượng đội ngũ giảng viên. Về nguyên tắc, thế hệ sau phải lớn hơn về số lượng thế hệ trước, nguồn cung cấp cho đào tạo học vị lớn hơn số lượng hiện có, v.v..
Ngoài ra, chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương biểu hiện qua trình độ chấp hành pháp luật, kỷ luật, quy định của nhà trường. Kỷ luật là sức mạnh của một tổ chức, tập hợp người, đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật vừa là nội dung, vừa là tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên này. Trình độ chấp hành pháp luật, kỷ luật, quy định ở từng trường phản ánh sự thống nhất về ý chí, hành động của toàn bộ đội ngũ giảng viên và tạo nên sức mạnh đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của giảng viên là cơ sở cho hình thành tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống nói chung và trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tri thức, tư duy khoa học.
Từ đó, tác giả luận án quan niệm: Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là tổng hợp chất lượng của từng giảng viên và của cả đội ngũ giảng viên, tổng hòa những quan hệ bên trong, những thuộc tính đặc trưng, bản chất, mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ đó trong tổng thể sự phát triển của các nhà trường mà Bộ Công Thương đề ra.
Từ cách tiếp cận và luận giải trên cho thấy, ngoài số lượng, cơ cấu, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực làm việc của giảng viên; Tính tổ chức, tính kỷ luật cao. Cùng với đó là kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của từng giảng viên và cả đội ngũ cũng như hiệu quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cả bộ máy, v.v.. Những nội dung trên trong tính chỉnh thể thống nhất tạo ra một sức mạnh có tính tổng hợp và đặt trong quan hệ giữa khối lượng công việc được giao cả về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác với yêu cầu hoàn thành ở một đơn vị thời gian cụ thể.
* Số lượng, cơ cấu và những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
Về số lượng, số lượng đội ngũ giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của đội ngũ giảng viên tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường. Số lượng đội ngũ giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường. Số lượng này phải luôn cân bằng động với nhu cầu đào tạo của nhà trường, bảo đảm hoạt động giảng dạy cho mỗi giảng viên với số giờ giảng dạy không quá cao và cũng không quá thấp so với quy định. Ngoài ra, cũng phải căn cứ hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học viên quy đổi trên 01 giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về cơ cấu: Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng, nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng. Vì thế khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Thứ nhất, cơ cấu về độ tuổi: Đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đa số là các giảng viên trẻ, năng động có trình độ và tâm huyết với nghề. Hầu hết, đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo tại những trường đại học uy tín hàng đầu trong nước và thế giới. Xu hướng trẻ hóa đội ngũ đang chiếm ưu thế, thậm chí có những trường có tỷ lệ khá cao. Xu hướng này cho thấy đây là xu hướng hoàn toàn thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên ở các nhà trường trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phản ánh sự phát triển của đội ngũ giảng viên với ưu thế trẻ, có sức khỏe, nhiệt tình, tính sáng tạo cao, có trình độ ngoại ngữ và tin học, được đào tạo chính quy, cơ bản ở các trung tâm đào tạo lớn.
Lực lượng chiếm vai trò chủ đạo đem lại hiệu quả giảng dạy cao là đội ngũ giảng viên có độ tuổi từ 40 đến 50. Họ là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng giảng viên trẻ trong chuyên môn và về phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng. Bên cạnh độ tuổi, thâm niên công tác cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ giảng viên, vì thông qua quá trình giảng dạy lâu năm, giảng viên có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. Hơn nữa, trong giảng dạy các môn khoa học, đòi hỏi người giảng viên phải có sự nghiên cứu tìm tòi, khám phá phục vụ cho việc giảng dạy, nâng cao chất lượng. Các môn khoa học giảng dạy về tay nghề khác cần đến sự tích lũy vốn sống kinh nghiệm mới giúp họ đủ kiến thức trình độ truyền đạt đến người học một cách tâm huyết và thuyết phục. Việc giảng dạy lâu năm không chỉ giúp cho giảng viên tích lũy được kinh nghiệm phong phú về chuyên môn, mà còn phản ánh bề dày về vốn sống, vốn thực tiễn phục vụ nâng cao chất lượng từng bài giảng. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng giúp cho việc giảng dạy có hiệu quả. Tuy nhiên, trong cơ cấu của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, thì lực lượng này chiếm tỷ lệ không cao và ngày càng giảm đi. Điều này một lần nữa cho thấy tính liên tục, kế cận trong đội ngũ giảng viên là một trong những yếu điểm, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của toàn đội ngũ.
Đội ngũ giảng viên có độ tuổi từ 50 - 60 là những người vừa có vốn sống vừa có kinh nghiệm cao trong giáo dục, đào tạo, song lực lượng này chiếm tỷ lệ ít. Điều đó tiếp tục cho thấy, nếu không có những biện pháp tích cực trong việc bồi dưỡng, tuyển dụng giảng viên, thì sẽ xảy ra tình trạng hẫng hụt đáng báo động về lực lượng kế cận. Ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đào tạo của các nhà trường hiện nay.
Thứ hai, cơ cấu về giới tính: Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi. Sự chênh lệch về giới tính của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương nói chung là không lớn. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giới tính lại rất lớn trong các khoa, giảng viên nam chủ yếu ở các khoa Điện, Mỏ, Cơ khí, Động lực, Công nghệ thông tin, Xây dựng công trình, Điện tử viễn thông, v.v., còn giảng viên nữ lại tập trung ở các khoa: Sư phạm kỹ thuật, Chủ nghĩa Mác - Lênin, Kinh tế, Khoa học cơ bản, Ngoại ngữ. Đây cũng là vấn đề mất cân đối cần được xem xét và lưu ý trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên của các trường.
Những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương: Thể lực, trí lực và tâm lực
Thể lực: Nói đến sức khoẻ không chỉ là nói đến một cơ thể hoàn chỉnh không có bệnh mà còn là sức khoẻ của tinh thần, trí tuệ, là cơ sở cho một tâm hồn đẹp, lòng dũng cảm, năng lực sáng tạo, tính kiên quyết, sự tự chủ... phát triển không ngừng. Sức khoẻ là vốn quý cho toàn xã hội nói chung và của nhà giáo nói riêng. Thực tế cho thấy những người làm nghề sư phạm thường phải đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng nơi giảng đường và cả trong cuộc sống, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của họ.
Có thể nói rằng, sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần) của giảng viên có liên quan tới sức khỏe của sinh viên, học viên. Giảng viên có thể là trở thành thần tượng hoặc hình mẫu mà sinh viên muốn hướng tới. Người giảng viên khỏe mạnh và có nhận thức đúng đắn sẽ thúc đẩy các hành vi và suy nghĩ lành mạnh cho sinh viên của mình. Trong bối cảnh xã hội đang có sự chuyển đổi với nhịp độ và tốc độ nhanh đến chóng mặt và con người đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu thì sức khỏe con người nói chung và giảng viên nói riêng đang được đặt lên trên hết và được chú trọng hơn bao giờ hết.
Đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phải là những nhà giáo có sức khoẻ bảo đảm, có như vậy mới “trồng” được một thế hệ khoẻ về thể chất, mạnh về tinh thần, giỏi về chuyên môn, vững về nhân cách, có sức sáng tạo, kế tục sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trí lực (trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, tin học)
Thứ nhất, trình độ chuyên môn: Là khả năng, năng lực của một người chuyên về lĩnh vực nào đó và được chia thành nhiều cấp bậc như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp Do yêu cầu, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phần lớn có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có thế mạnh chuyên môn thiên hướng về khoa học, kỹ thuật - công nghệ. Bộ Công Thương xác định đây là nguồn nhân lực khoa học công nghệ và là lực lượng chủ yếu trong xây dựng các luận cứ khoa học giúp Đảng, Nhà nước và Bộ Công Thương hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời là lực lượng nòng cốt trong triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ được giao. Cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương còn thực hiện nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền rộng rãi tri thức khoa học, kiến thức và công nghệ sản xuất tiên tiến, dẫn dắt các thế hệ sinh viên, định hướng nghề nghiệp, rèn dũa phương pháp tư duy và tay nghề cho người học. Có thể nói, giảng viên là một trong những lực lượng xung kích đi đầu trong việc lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học, công nghệ. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao năng lực hoạt động sản xuất, kinh doanh của hệ thống nhà máy, xí nghiệp - nơi sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường cũng như nâng tầm ảnh hưởng, uy tín, vị thế của nhà trường sau khi sinh viên tốt nghiệp, đi làm.
Thứ hai, phương pháp giảng dạy: Với tính cách là phương tiện nhận thức, phương pháp được hiểu là cách thức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu trong tư duy. Theo nghĩa đó, phương pháp giảng dạy là cách thức truyền tải những nội dung, những thông tin đối với người học theo một hệ thống, một trật tự đã xác định nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất theo mục tiêu, mô hình, nhiệm vụ, chương trình, nội dung giảng dạy đã được xác định. Vì thế, phương pháp giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là một trong những nội dung phản ánh năng lực chuyên môn của giảng viên. Bởi lẽ, có kiến thức sâu sắc, uyên bác. Song không có phương pháp phù hợp, đúng đắn thì giảng viên không thể đạt hiệu quả giáo dục một cách cao nhất.
Thứ ba, trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - kỷ nguyên của công nghệ số và kết nối toàn cầu thì yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn hòa nhập vào dòng chảy chung của cuộc cách mạng công nghệ được đặt ra bức thiết đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu và chủ động ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động giảng dạy là một tất yếu khách quan. Họ cần tìm kiếm các cách thức giảng dạy ảo bằng công nghệ, tổ chức các lớp dạy trực tuyến, tổ chức mô hình học di động Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư là không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy, nắm bắt tâm sinh lý người học mà còn ứng dụng công nghệ thành thạo để làm cho bài giảng sinh động, dễ hiểu và đạt hiệu quả cao hơn.
Đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công Thương có sở thích, thiên hướng chuyên môn về khoa học, kỹ thuật - công nghệ. Họ xác định việc có trình độ ngoại ngữ và tin học trở thành cầu nối cần thiết về mọi mặt để sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu để trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của quốc gia: Rút ngắn thời gian nghiên cứu, thí nghiệm; Bài giảng chất lượng; Có nhiều hơn các nhà giáo uy tín hàng đầu về chuyên môn. Ngoài ra, việc thông thạo ngoại ngữ là đòn bẩy thúc đẩy năng lực chuyên môn, tăng tính hội nhập, nâng cao vị thế của giảng viên trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Đạt được điều đó là góp phần nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; Phấn đấu để một số trường đại học thuộc Bộ Công Thương đạt chuẩn quốc tế.
Đối với các môn kỹ thuật chuyên ngành, ngoài việc giảng viên cần giỏi chuyên môn còn phải am hiểu, sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành. Với các môn học này, giảng viên giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đây cũng là đặc thù của giảng viên có thiên hướng chuyên môn về khoa học kỹ thuật - công nghệ ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
Có thể thấy, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra cho người giảng viên đều phải giỏi ngoại ngữ và công nghệ thông tin; Tận dụng được thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.
Tâm lực (phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống)
Khi đề cập đến tâm lực của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là muốn nói đến phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhà giáo. Nó được coi là cái Đức của con người, đây là cái gốc, cái cốt cách cao quí trong mỗi con người.
Thứ nhất, phẩm chất chính trị, tư tưởng: Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật. Thiết tha gắn bó với lý tưởng của dân tộc, đất nước, có hoài bão tâm huyết với nghề dạy học. Ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích chung của dân tộc và của đất nước. Ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, phát huy tiềm năng dân tộc. Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Có tinh thần phục vụ, hòa nhập và chia sẻ với cộng đồng.
Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, tâm huyết với nghề. Có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo. Ý thức trong học tập không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện nhân cách người giảng viên. Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu chung. Thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học. Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong đánh giá năng lực của người học. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích trong giáo dục.
Thứ ba, lối sống, tác phong: Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên. Có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo. Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội. Có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tác phong làm việc khoa học. Có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân. Giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Có thể nói, tính đặc thù của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương có thể khai thác ở các mặt khác nhau theo tiêu chí đã xác định về thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong đó, nhiệm vụ được giao gắn liền với yêu cầu thực hiện mục tiêu, mô hình, chương trình giáo dục, đào tạo, nhất là kết quả nghiên cứu khoa học, giảng dạy và hoạt động xây dựng trường (bộ môn, khoa chuyên ngành) của mỗi giảng viên cũng như đội ngũ giảng viên.
Đối với giảng viên, chất lượng được xác định bởi phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ nhà giáo, chủ yếu là kết quả nghiên cứu khoa học, giảng dạy và hoạt động xây dựng trường ở các mức: Hoàn thành, hoàn thành khá và hoàn thành tốt nhiệm vụ tương xứng với chức danh, học vị và chức vụ được giao. Với tiêu chí đã xác định, có thể phân loại giảng viên có chất lượng tốt, khá và ngược lại, giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ hay hoàn thành nhiệm vụ ở mức không cao, do đó chất lượng giảng viên không cao.
Xem xét chất lượng đội ngũ giảng viên cần dựa trên cơ sở chất lượng của từng giảng viên. Đồng thời, thông qua quan hệ giữa khối lượng công việc được giao của toàn bộ đội ngũ với số lượng công việc của giảng viên, nhóm giảng viên được thực hiện. Cùng một khối lượng công việc, cùng hoạt động chuyên môn, dù yêu cầu cao, nhưng với một số lượng nhất định người tham gia thực hiện, công sức, thời gian sử dụng mà giảng viên, bộ phận giảng viên hoàn thành công việc thì được đánh giá với mức độ tương xứng: Chất lượng tốt hay chưa tốt. Số lượng giảng viên ít, chi phí công sức, thời gian (ở mức cho phép) nhưng hoàn thành khối lượng công việc lớn, đúng tiến độ, đúng quy trình thì chất lượng giảng viên có thể được đánh giá ở mức tốt. Cùng một số lượng giảng viên nhưng được tổ chức, sắp xếp khoa học, hoàn thành các nhiệm vụ được giao thì được đánh giá ở mức có chất lượng. Mấu chốt của mặt này là tính khoa học của công tác tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý để tạo nên sức mạnh, kết quả hoàn thành nhiệm vụ tốt. Tính chỉnh thể thống nhất của công việc và việc hoàn thành nhiệm vụ được giao tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, trong đó, chất lượng (phẩm chất, năng lực) của từng giảng viên phải cao thì mới có thể tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên tốt.
2.1.2. Quan niệm và những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
2.1.2.1. Quan niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công ...t Nam xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 6.
Đặng Hữu (2010), Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8.
Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, số 28, tr. 110 - 116.
Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2020), Phát triển đội ngũ giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số tháng 1.
Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
Nguyễn Tuấn Khanh (2016), Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 125, tháng 2.
Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đinh Xuân Khoa, Thái Văn Thành, Nguyễn Ngọc Hiền (2018), Phát triển chương trình đào tạo và mô hình đào tạo giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 1, tháng 1.
Trần Văn Khởi (2011), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thương mại.
Nguyễn Thế Kiệt (2008), Xây dựng con người phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6.
Phương Hoàng Kim (2014), Giáo dục - Đào tạo ngành Công thương đổi mới và hội nhập, Tạp chí Công Thương, tháng 11.
Nguyễn Hoàng Lan (2014), “Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học các trường phải cùng với doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế dự báo, số 7.
Trần Thị Lan (2014), “Nâng cao chất lượng của tri thức giáo dục đại học - khâu quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm của Đảng tại Đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 36.
Phạm Hữu Lập (2011), Chiến lược phát triển trường đại học điện lực giai đoạn 2011 đến 2020, Đề tài khoa học Trường Đại học Điện lực, Hà Nội.
Vũ Đức Lễ (2017), Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
Nguyễn Mỹ Linh (2017), Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, tháng 8.
Bành Tiến Long (2010), Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Phạm Ngọc Long (2012), Hệ thống đánh giá nghiệp vụ sư phạm đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Văn Lượt (2013), Động cơ giảng dạy của giảng viên đại học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.
Lương Công Lý (2014), Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Hoàng Văn Mạnh (2014), Chất lượng đội ngũ giảng viên: Từ góc nhìn năng lực nghiên cứu khoa học, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, tr. 46 - 49.
Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 269 - 346.
Hồ Chí Minh (1953), “Bài nói chuyện ở lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Hồ Chí Minh (1958), “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 282 - 293.
Phạm Công Nhất (2014), Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, tháng 11.
Bùi Mạnh Nhị (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số 49, tr. 122.
Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008.
Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (2009), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Bùi Văn Quân (2016), Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thực trạng và quan điểm đổi mới, Đại học Thủ Đô, Hà Nội.
Dương Quốc Quân (2017), Tự chủ đại học: Thuận lợi và thách thức, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012, Hà Nội.
Quốc hội (2018), Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 (bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật giáo dục đại học) ngày 19/11/2018, Hà Nội.
Quốc hội (2019), Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019, Hà Nội.
Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Thanh Tâm (2014), Cơ sở khoa học về quản lý các trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài. Một số kinh nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Võ Văn Thắng, Hồ Nhã Phong, Lê Hải Yến (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cơ hội và thách thức đối với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, số 4 (16), tr. 112 - 120.
Nguyễn Thị Thơm (2016), Nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, tháng 12.
Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTG ngày 13/6/2012 Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 ban hành Điều lệ trường đại học, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030, Hà Nội.
Phạm Văn Thuần (2009), Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học, đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Xuân Tình (2015), Phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao tại Đại học quốc gia Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 4.
Nguyễn Đức Trí (2015), Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Quang Trung (2015), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Bùi Kiên Trung, Nguyễn Đức Hòa, Lê Thu Thủy (2017), Giáo dục 4.0 - Tầm nhìn mới cho giáo dục tương lai, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, tr. 51 - 64.
Nguyễn Danh Tuấn (2013), Giảng viên - “chìa khóa” mở cánh cửa chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 11, tr. 36 - 38.
Nguyễn Minh Tuấn (2015), Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Thị Tuyết (2008), Tiêu chí đánh giá giảng viên, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 24, tr. 131 - 135.
Ngô Quang Trường (2015), “Đổi mới giáo dục đại học: Cần bắt đầu từ chất lượng giảng viên”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 9 tr. 21 - 23.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2018), Áp dụng CDIO trong đổi mới giáo dục đại học tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp, tháng 8.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2019), Báo cáo Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và công tác xây dựng Đảng năm 2019.
Trường Đại học Điện lực (2016), Quyết định số 136/QĐ-ĐHĐL ngày 25/02/2016 về việc ban hành Quy định về chế độ làm việc của Giảng viên và định mức trong đào tạo, Hà Nội.
Trường Đại học Điện lực (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2018 - 2019, triển khai kế hoạch khoa học và công nghệ năm học 2019 - 2020, Hà Nội.
K.Đ.Usinxki (1948), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
Trần Mai Ước (2013), Nghiên cứu khoa học của giảng viên - Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dạy học ngày nay, số tháng 9, tr. 91 - 93.
Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Viện Ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Tiếng Anh:
Dr. N.B.D - Asscoc. Professor. Political Academy - Viet Nam (2018), Roles of education and training in knowledge economy development in Viet Nam nowaday, International Journal of Education, Humanities and Social Sciences, Vol.1, No.03, pp. 38 - 48.
Emely D. Dicolen (2017), South Korea’s Teacher Education Innovations: Impact and Implications, International Journal of Education and Learning Vol.6, No.1, pp. 67 - 78.
Francis Ries, Cristina Yanes Cabrerab & Ricardo González Carriedo (2016), A Study of Teacher Training in the United States and Europe, The European Journal of Social and Behavioural Sciences, EJSBS Volume XVI (eISSN: 2301-2218).
Workneh Abebe and Tassew Woldehanna (2013), Teacher Training and Development in Ethiopia: Improving Education Quality by Developing Teacher Skills, Attitudes and Work Conditions, Published by Young Lives, UK.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Mẫu 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương)
Xin chào Quý Anh/Chị!
Để giúp chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay”, xin Anh/Chị hãy cho biết ý kiến của mình về về các vấn đề nêu ra trong bảng câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trống:
Câu 1: Động cơ trở thành giảng viên trường đại học thuộc Bộ Công Thương của Anh/Chị là do đâu?
1.
Yêu mến nghề giáo
☐
2.
Cần việc để có thu nhập
☐
3.
Do gia đình sắp xếp
☐
Câu 2: Được trở thành người giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, Anh/Chị cảm thấy hài lòng ở mức độ nào?
1.
Rất hài lòng
☐
2.
Hài lòng
☐
3.
Không hài lòng
☐
Câu 3: Ý kiến của Anh/Chị về những yêu cầu đối với một giảng viên đó là:
1.
Chính trị, tư tưởng
☐
2.
Đạo đức, lối sống
☐
3.
Năng lực trình độ
☐
Câu 4 Anh/Chị đánh giá như thế nào về cơ cấu đội ngũ giảng viên của nhà trường?
1.
Hợp lý
☐
2.
Tương đối hợp lý
☐
3.
Không hợp lý
☐
Câu 5: Ý kiến của Anh/Chị về mức độ giảng viên thiết lập được mối quan hệ thầy - trò, có sự tương tác giữa thầy và trò?
1.
Tốt
☐
2.
Khá
☐
3.
Trung bình
☐
4.
Kém
☐
Câu 6: Ý kiến của Anh/Chị về việc giảng viên cập nhật kiến thức chuyên môn? (có thể chọn nhiều phương án)
1.
Cập nhật kiến thức
☐
2.
Mở rộng kiến thức
☐
3.
Kết hợp lý luận và thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành
☐
Câu 7: Ý kiến của Anh/Chị về mức độ giảng viên chú ý nâng cao trình độ chuyên môn?
1.
Rất chú ý
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Không chú ý
☐
Câu 8: Anh/Chị tin tưởng vào đường lối của Đảng, vào sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
1.
Rất tin tưởng
☐
2.
Tin tưởng
☐
3.
Dao động
☐
Câu 9: Ý kiến của Anh/Chị về việc giảng viên thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương về việc “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”?
1.
Nghiêm túc
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Không nghiêm túc
☐
Câu 10: Ý kiến của Anh/Chị về việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân của giảng viên?
1.
Thường xuyên
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Thiếu tu dưỡng
☐
Câu 11: Theo Anh/Chị sự tác động của kinh tế thị trường đến xu hướng nhận thức lợi ích của giảng viên nhà trường hiện nay như thế nào? (có thể chọn nhiều phương án)
1.
Thường xuyên
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Thiếu tu dưỡng
☐
4.
Chăm lo quyền lợi cá nhân nhiều hơn
☐
5.
Vì lợi ích cá nhân làm tăng thêm mất đoàn kết trong nội bộ ngành
☐
6.
Ích kỷ, không muốn chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn
☐
7.
Hiện tượng tham ô, tham nhũng
☐
8.
Xu hướng khác
☐
Câu 12: Theo Anh/Chị ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay như thế nào?
1.
Tốt
☐
2.
Khá
☐
3.
Trung bình
☐
4.
Kém
☐
Câu 13: Ý kiến của Anh/Chị về phát huy dân chủ trong giảng viên của nhà trường?
1.
Tốt
☐
2.
Chưa tốt
☐
Câu 14: Anh/Chị đánh giá về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay? (có thể chọn nhiều phương án)
1.
Đã truyền tải được các nội dung cần giáo dục, bồi dưỡng
☐
2.
Đã phù hợp với từng đối tượng và nhiệm vụ của đơn vị
☐
3.
Mang tính thiết thực
☐
4.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghèo nàn cần được đổi mới
☐
Câu 15: Anh/Chị đánh giá như thế nào về nội dung, phương pháp và hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường?
1.
Tốt
☐
2.
Khá
☐
3.
Trung bình
☐
4.
Kém
☐
Câu 16: Đánh giá củaAnh/Chị về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng toàn diện nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay?
1.
Chất lượng, hiệu quả tốt
☐
2.
Trung bình
☐
3.
Còn nhiều hạn chế để hoàn thiện nhân cách người giảng viên
☐
Câu 17: Ý kiến của Anh/Chị về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên nhà trường?
1.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
☐
2.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
☐
3.
Hoàn thành nhiệm vụ
☐
4.
Không hoàn thành nhiệm
☐
Câu 18: Anh/Chị muốn được chuyển sang ngành nghề khác không?
1.
Rất mong muốn
☐
2.
Bình thường
☐
Câu 19: Anh/Chị cho biết thông tin về thành phần bản thân?
1.
Gia đình cán bộ viên chức
☐
2.
Gia đình công nhân
☐
3.
Gia đình nông dân
☐
4.
Khác
☐
Trân trọng cảm ơn!
Phụ lục 2
Mẫu 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho sinh viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương)
Để giúp chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương hiện nay”, xin Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra trong bảng câu hỏi dưới đây bằng cách chọn một trong các đáp án cho sẵn và đánh dấu (x) vào các ô trống:
Câu 1. Lý do nào Bạn chọn trường đại học thuộc Bộ Công Thương?
1.
Uy tín của trường
☐
2.
Bạn bè rủ nhau cùng thi
☐
3.
Định hướng của gia đình
☐
Câu 2. Bạn cho biết về mức độ cập nhật kiến thức của giảng viên?
1.
Thường xuyên cập nhật kiến thức
☐
2.
Có cập nhật
☐
3.
Không cập nhật
☐
Câu 3. Bạn cho biết về mức độ mở rộng kiến thức của giảng viên?
1.
Thường xuyên mở rộng kiến thức
☐
2.
Có mở rộng
☐
3.
Không mở rộng
☐
Câu 4. Bạn cho biết về mức độ giảng viên kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy?
1.
Thường xuyên
☐
2.
Thỉnh thoảng
☐
3.
Không
☐
Câu 5. Theo Bạn giảng viên nào tiên phong áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy?
1.
Giảng viên trẻ
☐
2.
Trung niên
☐
3.
Khác
☐
Câu 6: Theo Bạn bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay như thế nào?
1.
Vững vàng
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Chưa vững vàng
☐
Câu 7: Theo Bạn thái độ học tập các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên như thế nào?
1.
Nghiêm túc
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Không nghiêm túc
☐
Câu 8: Bạn có nắm vững kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị?
1.
Nắm vững
☐
2.
Không nắm vững
☐
Câu 9: Theo Bạn tâm trạng học tập các môn khoa học khác (cả chuyên ngành) của sinh viên như thế nào?
1.
Hứng thú
☐
2.
Bình thường
☐
3.
Buồn chán
☐
Câu 10: Bạn cho biết cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu học tập ở mức độ nào?
1.
Đáp ứng tốt yêu cầu
☐
2.
Đáp ứng ở mức độ bình thường
☐
3.
Không đáp ứng được yêu cầu
☐
Trân trọng cảm ơn!
Phụ lục 3
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương)
Câu 1: Động cơ trở thành giảng viên trường đại học thuộc Bộ Công Thương của Anh/Chị là do đâu?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Yêu mến nghề giáo
70,5%
2
Cần việc để có thu nhập
12,7%
3
Do gia đình sắp xếp
17,8%
Câu 2: Được trở thành người giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, Anh/Chị cảm thấy hài lòng ở mức độ nào?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Rất hài lòng
37,5%
2
Hài lòng
52,5%
3
Không hài lòng
10,0%
Câu 3: Ý kiến của Anh/Chị về những yêu cầu đối với một giảng viên đó là:
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Chính trị, tư tưởng
85,0%
2
Đạo đức, lối sống
76,4%
3
Năng lực trình độ
75,3%
Câu 4 Anh/Chị đánh giá như thế nào về cơ cấu đội ngũ giảng viên của nhà trường?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Hợp lý
36%
2
Tương đối hợp lý
42%
3
Không hợp lý
22%
Câu 5: Ý kiến của Anh/Chị về mức độ giảng viên thiết lập được mối quan hệ thầy - trò, có sự tương tác giữa thầy và trò?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Tốt
75,25%
2
Khá
15,5%
3
Trung bình
7,25%
4
Kém
2,0%
Câu 6: Ý kiến của Anh/Chị về việc giảng viên cập nhật kiến thức chuyên môn? (có thể chọn nhiều phương án)
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Cập nhật kiến thức
78,5%
2
Mở rộng kiến thức
62,0%
3
Kết hợp lý luận và thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành
64,0%
Câu 7: Ý kiến của Anh/Chị về mức độ giảng viên chú ý nâng cao trình độ chuyên môn?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Rất chú ý
64,1%
2
Bình thường
20,4%
4
Không chú ý
15,5%
Câu 8: Anh/Chị tin tưởng vào đường lối của Đảng, vào sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Rất tin tưởng
84%
2
Tin tưởng
10,5%
3
Dao động
5,5%
Câu 9: Ý kiến của Anh/Chị đánh giá việc giảng viên thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương về việc “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Nghiêm túc
91,5%
2
Bình thường
8,5%
3
Không nghiêm túc
0,0%
Câu 10: Ý kiến của Anh/Chị về việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân của giảng viên?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Thường xuyên
57,2%
2
Bình thường
25,3%
4
Thiếu tu dưỡng
17,5%
Câu 11: Theo Anh/Chị sự tác động của kinh tế thị trường đến xu hướng nhận thức lợi ích của giảng viên nhà trường hiện nay như thế nào? (có thể chọn nhiều phương án)
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Người giảng viên có xu hướng quan tâm nhiều đến lợi ích vật chất
90,0%
2
Đẩy nhanh hình thành thói thực dụng
25,3%
3
Tạo cho đội ngũ giảng viên tính chủ động, sáng tạo trong công việc, chuyên môn, nghiệp vụ
91,5%
4
Chăm lo quyền lợi cá nhân nhiều hơn
62,3%
5
Vì lợi ích cá nhân làm tăng thêm mất đoàn kết trong nội bộ ngành
29,5%
6
Ích kỷ, không muốn chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn
12,25%
7
Hiện tượng tham ô, tham nhũng
58,2%
8
Xu hướng khác
2,0%
Câu 12: Theo Anh/Chị ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay như thế nào?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Tốt
94,25%
2
Khá
5,75%
3
Trung bình
0,00%
4
Kém
0,00%
Câu 13: Ý kiến của Anh/Chị về phát huy dân chủ trong giảng viên của nhà trường?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Tốt
87,3%
2
Chưa tốt
12,7%
Câu 14: Anh/Chị đánh giá về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay? (có thể chọn nhiều phương án)
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Đã truyền tải được các nội dung cần giáo dục, bồi dưỡng
52,0%
2
Đã phù hợp với từng đối tượng và nhiệm vụ của đơn vị
26,2%
3
Mang tính thiết thực
43,2%
4
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghèo nàn cần được đổi mới
29,0%
Câu 15: Anh/Chị đánh giá như thế nào về nội dung, phương pháp và hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Tốt
81,3%
2
Khá
18,7%
3
Trung bình
0,0%
4
Kém
0,0%
Câu 16: Đánh giá củaAnh/Chị về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng toàn diện nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Chất lượng, hiệu quả tốt
35,5%
2
Trung bình
45,5%
3
Còn nhiều hạn chế để hoàn thiện nhân cách người giảng viên
11,0%
Câu 17: Ý kiến của Anh/Chị về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên nhà trường?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
26,75%
2
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
70,25%
3
Hoàn thành nhiệm vụ
2%
4
Không hoàn thành nhiệm vụ
1%
Câu 18: Anh/Chị muốn được chuyển sang ngành nghề khác không?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Rất mong muốn
2,5%
2
Bình thường
10,2%
3
Không mong muốn
87,3%
Câu 19: Anh/Chị cho biết thông tin về thành phần bản thân?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Gia đình cán bộ viên chức
19%
2
Gia đình công nhân
25%
3
Gia đình nông dân
45%
4
Khác
11%
Phụ lục 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho sinh viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương)
Câu 1. Lý do nào Bạn chọn ngôi trường Bạn đang theo học?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Uy tín của trường
35,2%
2
Bạn bè rủ nhau cùng thi
13,6%
3
Định hướng của gia đình
51,2%
Câu 2. Bạn cho biết về mức độ cập nhật kiến thức của giảng viên?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Thường xuyên cập nhật kiến thức
58,5%
2
Có cập nhật
29,5%
3
Không cập nhật
12,0%
Câu 3. Bạn cho biết về mức độ mở rộng kiến thức của giảng viên?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Thường xuyên mở rộng kiến thức
62,0%
2
Có mở rộng
22,5%
3
Không mở rộng
15,5%
Câu 4. Bạn cho biết về mức độ giảng viên kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Thường xuyên
64,0%
2
Thỉnh thoảng
25,3%
3
Không
10,7%
Câu 5. Theo Bạn giảng viên nào tiên phong áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Giảng viên trẻ
85,5%
2
Trung niên
14,5%
3
Khác
0,0%
Câu 6: Theo Bạn bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay như thế nào?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Vững vàng
79,0%
2
Bình thường
12,0%
3
Chưa vững vàng
9,0%
Câu 7: Theo Bạn thái độ học tập các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên như thế nào?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Nghiêm túc
17,0%
2
Bình thường
43,0%
3
Không nghiêm túc
40,0%
Câu 8: Bạn có nắm vững kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị?
TT
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ
1
Nắm vững
28,5%
2
Không nắm vững
71,5%
Câu 9: Theo Bạn tâm trạng học tập các môn khoa học khác (cả chuyên ngành) của sinh viên như thế nào?
TT
Mức độ đánh giá
Tỷ lệ
1
Hứng thú
36,4%
2
Bình thường
50,1%
3
Buồn chán
13,5%
Câu 10: Bạn cho biết cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu học tập ở mức độ nào?
TT
Mức độ đánh giá
Tỷ lệ
1
Đáp ứng tốt yêu cầu
45,2%
2
Đáp ứng ở mức độ bình thường
40,7%
3
Không đáp ứng được yêu cầu
14,1%
Phụ lục 5
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP SỐ LIỆU Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
Bảng 1: Một số chuyên ngành đào tạo khoa học - kỹ thuật - công nghệ điển hình trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
TT
Tên ngành
TT
Tên ngành
1
Thiết kế thời trang
25
Công nghệ dệt, may
2
Quản trị kinh doanh
26
Công nghệ vật liệu dệt, may
3
Marketing
27
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
4
Tài chính - Ngân hàng
28
Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu
5
Kế toán
29
Kỹ thuật mỏ
6
Kiểm toán
30
Kỹ thuật tuyển khoáng
7
Quản trị nhân lực
31
Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ
8
Quản trị văn phòng
32
Kỹ thuật địa chất
9
Khoa học máy tính
33
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
10
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
34
IOT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng
11
Kỹ thuật phần mềm
35
Công nghệ chế tạo máy
12
Hệ thống thông tin
36
Công nghệ sinh học
13
Công nghệ kỹ thuật máy tính
37
Kỹ thuật xây dựng
14
Công nghệ thông tin
38
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
15
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
39
Quản lý tài nguyên và môi trường
16
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
40
Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm
17
Công nghệ kỹ thuật ô tô
41
Khoa học dữ liệu
18
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
42
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
19
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
43
Kinh tế đầu tư
20
Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông
44
Du lịch
21
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và TĐH
45
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
22
Công nghệ kỹ thuật hoá học
46
Quản trị khách sạn
23
Công nghệ kỹ thuật môi trường
47
Quản lý đất đai
24
Công nghệ thực phẩm
(Nguồn: Trang thông tin tuyển sinh của các trường đại học
thuộc Bộ Công Thương, năm 2020)
Bảng 2: Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên của ba trường đại học thuộc Bộ Công Thương
* Năm học 2019 - 2020
TT
Tên trường
Tổng Giảng viên cơ hữu
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Đại học Điện lực
344
4
1.16
23
6.69
105
30.5
208
60.47
4
1.16
2
Đại học Công nghiệp Hà Nội
1108
29
2.62
241
21.8
755
68.14
83
7.49
3
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
202
26
12.9
168
83.17
8
3.96
Tổng
1654
4
1.16
52
9.3
372
65.1
1131
211.8
95
12.6
* Năm học 2018 - 2019
TT
Tên trường
Tổng Giảng viên cơ hữu
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Đại học Điện lực
342
4
1.17
23
6.73
93
27.2
217
63.5
5
1.46
2
Đại học Công nghiệp Hà Nội
1111
34
3.06
231
20.8
766
68.9
80
10.3
3
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
204
0
25
12.3
157
26
22
10.8
Tổng
1657
4
1.17
57
9.79
349
60.2
1140
158.4
107
19.4
(Nguồn: Báo cáo ba công khai của các trường và Báo cáo số lượng,
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp
của Bộ Công Thương, năm 2019)
Bảng 3: Số lượng, chất lượng đội ngũ Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Báo cáo số lượng đội ngũ giảng viên
của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, tháng 4-2020)
Bảng 4: Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương năm học 2017 - 2018
TT
Tên trường
Tổng Giảng viên
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Đại học Điện lực
338
1
0.3
18
5.33
83
24
268
67.5
10
2,96
2
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
248
21
8.47
194
78.2
33
13.3
Tổng
686
1
0.3
18
5.33
104
32.4
422
145.7
43
16.3
(Nguồn: Báo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
các đơn vị sự nghiệp của Bộ Công Thương, năm 2019)
Bảng 5: Số lượng giảng viên của Trường Đại học Điện lực được cử đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước giai đoạn 2013 - 2017
TT
NĂM
THẠC SĨ
TIẾN SĨ
Trong nước
Nước ngoài
Trong nước
Nước ngoài
1
2013
4
2
7
3
2
2014
3
2
12
7
3
2015
2
1
12
3
4
2016
1
0
8
5
5
2017
0
1
4
3
CỘNG:
10
6
43
21
TỔNG CỘNG:
16
64
(Nguồn: Báo cáo kiểm định chất lượng Trường Đại học Điện lực, năm 2018)
Bảng 6: Thống kê số lượng giảng viên của Trường Đại học Điện lực
được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước
giai đoạn 2013 - 2017
TT
NĂM
Số lượt người
Trong nước
Nước ngoài
Cán bộ quản lý (giảng viên kiêm nhiệm chiếm đa số)
Giảng viên
Nhân viên
1
2013
67
51
16
31
31
5
2
2014
76
64
12
33
31
12
3
2015
64
48
16
34
16
14
4
2016
42
35
7
17
25
0
5
2017
55
39
16
17
33
5
TỔNG CỘNG
304
237
66
132
136
36
(Nguồn: Báo cáo kiểm định chất lượng Trường Đại học Điện lực, năm 2018)
Bảng 7: Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu
theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại ngữ và tin học
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
TT
Tần suất sử dụng
Tỷ lệ (%) giảng viên cơ hữu sử dụng ngoại ngữ và tin học
Ngoại ngữ
Tin học
1
Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công việc)
35
80
2
Thường sử dụng (trên 60-80% thời gian của công việc)
20
10
3
Đôi khi sử dụng (trên 40-60% thời gian của công việc)
20
10
4
Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời gian của công việc)
15
0
5
Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0-20% thời gian của công việc)
10
0
Tổng
100%
100%
(Nguồn: Báo cáo kiểm định, đánh giá chất lượng trường đại học,
Bộ Công Thương, năm 2018)
Bảng 8: Thống kê các bài báo, công trình khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội giai đoạn năm 2015 - 2020
TT
Năm
Bài báo, Báo cáo KH quốc tế
Bài báo ISI, Scopus
Bài báo, Báo cáo KH trong nước
Tổng số
1
2015
45
10
201
256
2
2016
45
14
393
452
3
2017
90
53
449
592
4
2018
158
60
521
739
5
2019
204
69
597
870
6
2020
92
222
533
847
(Nguồn: Báo cáo các bài báo, công trình khoa học
của Trường Đại học Công nghiệp giai đoạn năm 2015 - 2020)
Phụ lục 6
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
Hình 1: Tỷ lệ bài báo thuộc danh mục ISI/Scopus của các đơn vị
trên toàn Trường năm học 2018 - 2019
Hình 2: Tỷ lệ bài báo trong nước tính điểm của các đơn vị
trên toàn Trường năm học 2018 - 2019
Hình 3: Tỷ lệ báo cáo hội nghị, hội thảo trong nước của các đơn vị
trên toàn Trường năm học 2018 - 2019
Hình 4: Tỷ lệ báo cáo hội nghị, hội thảo quốc tế của các đơn vị
trên toàn Trường năm học 2018 - 2019
Hình 5: Số lượng đề tài cấp Bộ giai đoạn 2016 - 2020
Hình 6: Tỷ lệ đề tài cấp cơ sở của các đơn vị
trên toàn Trường năm học 2018 - 2019
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết khoa học công nghệ năm học 2018 - 2019 và triển khai kế hoạch khoa học công nghệ năm học 2019 - 2020)