Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh hiện nay

Tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh hiện nay, ebook Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh hiện nay

doc228 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyễn Quang Phát 2. PGS. TS Phạm Gia Cư HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với các công trình hoa học đã công bố. Tác giả luận án Uông Thiện Hoàng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 9 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 15 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 24 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 29 2.1. Các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 29 2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 53 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 73 3.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 73 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 99 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HIỆN NAY 111 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay 111 4.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay 122 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 181 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An ninh nhân dân ANND Cán bộ, công chức CBCC Chiến tranh nhân dân CTND Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH Đội ngũ cán bộ ĐNCB Đội ngũ giảng viên ĐNGV Giáo dục đại học GDĐH Giáo dục quốc phòng GDQP Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Học sinh, sinh viên HS,SV Kinh tế - xã hội KT-XH Nhà trường quân đội NTQĐ Nghiên cứu khoa học NCKH Quốc phòng, an ninh QP,AN Quốc phòng toàn dân QPTD Quốc phòng và an ninh QP&AN Sinh viên SV Sĩ quan quân đội SQQĐ Trong sạch, vững mạnh TSVM Vững mạnh toàn diện VMTD Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân ta phải chăm lo xây dựng nền QPTD, nền ANND; thế trận QPTD dân gắn với thế trận trận ANND vững chắc; xây dựng thế trận CTND và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, cần tiến hành giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, HS,SV và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn cả nước, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng lực lượng, tiềm lực, thế trận QP&AN, mà trước hết là tiềm lực chính trị - tinh thần, “thế trận lòng dân” vững chắc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống không để bị động, bất ngờ. Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục QP&AN, các trung tâm giáo dục QP&AN trên phạm vi cả nước đã được thành lập nhằm tiến hành công tác giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho CBCC, học viên theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Giáo dục QP&AN cho SV là bộ phận quan trọng hợp thành chương trình, nội dung GD&ĐT của các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng trong toàn quốc; được thực hiện chủ yếu ở các trung tâm giáo dục QP&AN. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN là một bộ phận trong ĐNGV ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng trong cả nước - lực lượng trực tiếp giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định của Chính phủ, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hoàn thiện nhân cách của cán bộ, công chức, sinh viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng. Chất lượng giáo dục QP& AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Nhận thức rõ vị trí, vai trò tầm quan trọng của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN, những năm qua, Bộ GD&ĐT cùng với Bộ Quốc phòng, trực tiếp là ban giám đốc, ban giám hiệu hiệu các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng trong cả nước đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu giáo dục QP&AN cho SV , bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được việc nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. Điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên có những điểm chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho công tác tạo nguồn, tuyển chọn. Số lượng giảng viên còn có tình trạng lúc đủ, lúc thiếu; cơ cấu đội ngũ còn một số yếu tố chưa hợp lý so với chức trách, nhiệm vụ của giảng viên. Một bộ phận trong ĐNGV còn có những biểu hiện hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội; kiến thức lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, năng lực giảng dạy môn giáo dục QP&AN, phương pháp, tác phong công tác có mặt còn hạn chế nhất định đã tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có những biến động nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố khó đoán định. Trong nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được có ý nghĩa lịch sử, tạo thế và lực mới để đất nước tiến lên; chúng ta còn phải đối mặt với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch; nhiều nguy cơ thách thức mới không thể xem thường. Nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ QP&AN, nhiệm vụ GD&ĐT đã và đang đặt ra yêu cầu mới ngày càng cao đối với ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN trong điều kiện mới đòi hỏi cần tập trung thực hiện chuẩn hóa ĐNGV theo Luật GDĐH, nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dục QP&AN ngang tầm nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng. Từ những lí do trên, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; xác định những vấn đề luận cần án tập trung giải quyết. Làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN là đối tượng nghiên cứu của luận án. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNGV ở 32 trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng trong toàn quốc. Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tập trung chủ yếu ở các trung tâm giáo dục QP&AN trọng điểm trên cả ba miền của đất nước. Tư liệu, số liệu phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2011 đến nay. Các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2025, định hướng vận dụng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Là hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, giáo dục QP&AN; về cán bộ và công tác cán bộ; về xây dựng ĐNGV ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng. Cơ sở thực tiễn Thực tế hoạt động của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN, thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm giáo dục QP&AN. Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác giáo dục QP& AN, công tác xây dựng ĐNCB, ĐNGV ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng, các trung tâm giáo dục QP&AN, các số liệu khảo sát của tác giả luận án. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành; trong đó chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và luận giải làm rõ quan niệm chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Đề xuất giải pháp, trong đó có một số nội dung, biện pháp mới có tính khả thi để nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN, xây dựng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN; cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng, các trung tâm giáo dục QP&AN trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, NCKH ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng, các trung tâm giáo dục QP&AN. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quốc phòng, an ninh và giáo dục quốc phòng và an ninh V.A.Xu-khôm-lin-xki (1961), Hình thành niềm tin Cộng sản cho thế hệ trẻ [171], Xu-khôm-lin-xki đã nghiên cứu để tìm ra những con đường tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục. Ông đã làm nổi bật các mặt cấu thành quá trình hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ. Ông cho rằng, niềm tin cộng sản là nguồn gốc sức mạnh ý chí của cá nhân và việc hình thành niềm tin cộng sản là yêu cầu tất yếu khách quan của sự tiến bộ xã hội và đạo đức xã hội. Để xây dựng niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ, nhà giáo dục cần phải xây dựng chương trình, nội dung cài xen ngay trong trong nhà trường phổ thông đến các bậc học cao hơn cho HS,SV. Gắn việc truyền thụ tri thức khoa học, những hiểu biết về lịch sử, truyền thống dân tộc, tình yêu Tổ quốc... với rèn luyện kỹ năng quân sự, quốc phòng và các hoạt động ngoại khóa - những tổ chức cộng sản trẻ tuổi trong nhà trường [171, tr.5,6]. A.T.An-tu-nin (1980), Phòng thủ dân sự [1]. Tác giả khẳng định: Phòng thủ dân sự cần phải được huấn luyện cho lực lượng vũ trang và nhân dân Liên Xô, là sự nghiệp của mọi người dân và cả nước. Lực lượng vũ trang và người dân Liên Xô đều phải nắm vững kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự để sẵn sàng hành động, đáp ứng các điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh. Nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng thủ dân sự cho lực lượng vũ trang và người dân Liên Xô phải toàn diện, bao gồm cả về phẩm chất chính trị, tinh thần, kỷ luật và tâm lý; những kiến thức cần thiết và quy tắc về phòng tránh đánh trả vũ khí huỷ diệt lớn; kĩ năng để tham gia vào các biện pháp phòng thủ dân sự... Hình thức, biện pháp huấn luyện, bồi dưỡng phải phong phú, linh hoạt, sát thực tiễn chiến đấu; chú trọng huấn luyện một cách có tổ chức, có kỷ luật; tổ chức cho lực lượng vũ trang và người dân tham gia các cuộc diễn tập ở cơ sở; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, kể chuyện truyền thống, xem phim tài liệu và xem truyền hình về các vấn đề phòng thủ dân sự Đồng thời, mỗi công dân và lực lượng vũ trang Liên Xô phải “thường xuyên tự mình học tập, rèn luyện” [1, tr.31]. Chương Tư Nghị (1986), Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [131]. Theo tác giả, để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống ngoại xâm, nhất thiết phải chuản bị tốt về mọi mặt từ thời bình, trong đó có chuẩn bị nhân dân, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng như xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân; công tác tuyển quân; công tác xây dựng và huy động quân dự bị Đặc biệt, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN cho mọi đối tượng, đặc biệt là tuổi trẻ và cán bộ các cấp. Ông nhấn mạnh: Cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp cần làm tốt công tác giáo dục, thống nhất nhận thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đề cao công tác giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng trong trường học, các bậc học khác nhau. Các thầy giáo, cô giáo phải đề cao nhiệm vụ này trước Đảng và trước Tổ quốc [131, tr.700]. N.I.Nie-kra-xốp (1987), Công tác tổ chức giáo dục thể thao quốc phòng trong trường học [135]. Công trình khoa học bàn về việc tổ chức các hoạt động thể thao quốc phòng trong hệ thống trường học ở Liên Xô. Công trình khoa học này đã tổng kết quá trình hoạt động của Hội tình nguyện giúp đỡ lực lượng Hải quân, Lục quân và Phòng không, Không quân ở Liên Xô (gọi tắt là hội Đô-xáp) trong các trường học nhằm giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng; huấn luyện những kiến thức, kĩ năng quân sự, quốc phòng cần thiết cho HS,SV. Tác giả đã luận giải rõ các chi hội Đô-xáp có vai trò quan trọng, nhằm giúp HS,SV thực hiện “ước mơ trở thành những phi công anh dũng, những người chinh phục không gian bao la, những thủy thủ can đảm, những nhà chế tạo máy bay và động cơ, những nhân viên điện đài khéo léo, nhà sáng chế các công trình vô tuyến điện độc đáo” [135, tr.7]; giúp HS,SV không những thành thạo kĩ năng QP,AN cần thiết như bắn súng giỏi, bơi lội, chèo thuyền, hành quân bộ, lái môtô, ôtô, nhảy dù mà còn giúp họ sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. N.I.Nie-kra-xốp dẫn lời của Anh hùng Liên Xô Lakop Feđôtôvích Pavơlốp trong cuốn Tôi đã học tập được gì trong hội quốc phòng (do Nhà xuất bản Đô-xáp ấn hành năm 1955) rằng: “Ngay từ bây giờ, lúc mà bạn còn chưa mặc áo lính, bạn hãy học tập một cách kiên trì tất cả những cái gì cần thiết trong chiến tranh. Bạn cần phải biết đào công sự giỏi, phải biết bơi, biết bò, biết trườn” [135, tr.8]. Tác giả nhấn mạnh, học sinh phải hiểu động cơ hoặc ít nhất cũng phải biết lái ô tô, phải hiểu biết vô tuyến điện. Và tất nhiên HS,SV phải biết bắn trúng đích. Tất cả những cái đó, hội Đô-xáp sẽ huấn luyện cho bạn. N.I.Nie-kra-xốp cho rằng, sự tham gia của HS,SV vào các tổ, các lớp huấn luyện và các đội vận động viên của hội sẽ góp phần củng cố khả năng phòng thủ đất nước, bởi vì càng có nhiều người trẻ thông thạo một hoặc nhiều môn quân sự thực dụng bao nhiêu, thì công tác giáo dục quốc phòng phổ cập càng được nâng cao bấy nhiêu. Theo tác giả, mỗi người dân Xô-Viết yêu nước, bất kỳ ở cương vị nào đều cần thiết được chuẩn bị kỹ càng về QP,AN. V.P.Êrêmin (1998), Những quan điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga [170], tác giả nêu rõ mục đích giáo dục quốc phòng, an ninh là: “Nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ nền độc lập của nước Nga cho mọi người dân” [170, tr.75]. Theo tác giả, việc giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước ở Liên Bang Nga là một nội dung cốt lõi được xác định trong học thuyết giáo dục quân sự ở Nga. Tiểu Kính Dân, Lý Xương Giang, Vương Bảo Tôn (1999), Chiến lược phát triển giáo dục quốc phòng ở Trung Quốc [61], các tác giả nhấn mạnh phải “coi trọng giáo dục ý thức quốc phòng cho mọi người dân, coi đây là giải pháp hữu hiệu để tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc” [61, tr.2]. Hiện nay trung Quốc đang xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình "toàn dân là lính”, nghĩa là tập trung phát triển lực lượng bán quân sự, giảm đến mức thấp nhất sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thường trực. Thời bình lực lượng này sống trong dân, hằng năm được định kỳ tập trung huấn luyện quân sự, an ninh. Công tác giáo dục QP,AN ở Trung Quốc được triển khai từ rất sớm, ở các bậc học phổ thông học sinh được học các nội dung về giáo dục QP,AN. Trong đó, nội dung giáo dục QP,AN chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức làm chủ được đặc biệt chú trọng. Đồng thời tăng cường luyện tập rèn luyện sức khoẻ, tâm, sinh lý, thể chất cho HS,SV. E.G.Vapilin, Q.Đ.Muliava (2001), Các vấn đề xã hội của giáo dục quân sự [109], các tác giả cho rằng: “quan niệm quốc phòng được hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ lả lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà có liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước”[109, tr.45]. Qua đó chúng ta thấy rằng công tác giáo dục QP,AN ở Liên Bang Nga được tổ chức có hệ thống chặt chẽ, toàn diện, sâu sắc cho mọi đối tượng; chương trình, nội dung giáo dục toàn diện, cân đối cả lý thuyết và thực hành về kỹ thuật, chiến thuật. Hệ thống giáo dục QP,AN ở Liên Bang Nga được tổ chức toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc gia, tổ chức giáo dục QP,AN ở nhà trường trực thuộc Chính phủ, nhà trường trực thuộc Bộ Giáo dục và một số nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nội dung giáo dục QP,AN bao quát trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào các vấn đề: chiến lược quốc phòng, chính sách quốc phòng, kinh tế quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng; kỹ thuật, chiến thuật quân sự quốc phòng. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh nói riêng David Kember và Lyn Gow (1992), Higher Education: Action research as a form of staff development in higher education (Nghiên cứu hành động là một loại hình phát triển ĐNGV đại học) [177]. Theo tác giả, để phát triển ĐNGV đại học cần cố gắng cải thiện hoạt động giảng dạy của giảng viên, thông qua các hành động lập kế hoạch; biên soạn đề cương chi tiết; tổ chức các mối quan hệ với sinh viên và tài liệu học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kết quả học tập của sinh viên. E.G.Vapilin, Muliava (1992), Các vấn đề xã hội của giáo dục quân sự [167]. Trong cuốn sách, các tác giả đã phản ánh rõ nét những yêu cầu bức thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên ở các nhà trường quân sự để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục QP&AN cho thế hệ trẻ ở Liên bang Nga trước sự vận động, phát triển mau lẹ của tình hình quốc tế và đất nước Nga hiện nay. Nguyễn Nghĩa (1999), “Giáo dục quốc phòng trong các nhà trường ở Trung Quốc” [132]. Ở Trung Quốc, việc giáo dục ý thức QP&AN, bảo vệ đất nước cho mọi tầng lớp nhân dân, cũng như HS,SV do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Theo kế hoạch hàng năm của Chính phủ, từng trường đại học đưa sinh viên đến các đơn vị quân đội để học GDQP với thời gian 2 tháng. Lúc này, các doanh trại quân đội sẽ trở thành các trung tâm giáo dục QP&AN. Sinh viên được học kiến thức về kĩ năng quân sự, tư tưởng quân sự, lịch sử quân sự, mưu lược quân sự. Theo tác giả, ĐNGV giảng dạy những kiến thức về quốc phòng được tuyển chọn tương đối chặt chẽ: Tuyển chọn những người được đào tạo chính quy, hiện đang là giảng viên giảng dạy ở các học viện, trường đại học quân sự đảm nhiệm; và những sĩ quan ở một số đơn vị quân đội, sau một thời gian được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm quân sự ở các trường quân sự đảm nhiệm. Dakar Seregal (2000), “Giáo dục đại học vào thế kỷ XXI - Tầm nhìn và hành động”, Educational forum everyone (Diễn đàn châu Âu về tự do trong giáo dục) [179]. Dakar Seregal chỉ rõ: “Một chính sách mạnh mẽ về phát triển đội ngũ là yếu tố quan trọng đối với các trường đại học. Cần xây dựng các chính sách rõ ràng liên quan đến giáo chức đại học, sao cho có thể cập nhật và nâng cao kĩ năng của họ, khuyến khích sự cải tiến về chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, và với một trình trạng tài chính và nghiệp vụ thích hợp, để đạt chất lượng cao trong nghiên cứu và giảng dạy” [179, tr.16]. Masahiro Arimoto (2002), “Teacher Edu. Colleges at a Crossroad” [2]. Tác giả cho rằng: Để nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên ở Nhật Bản cần phải được thực hiện chặt chẽ từ khâu thành lập trường sư phạm cho đến sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Trường đại học sư phạm ở Nhật Bản khi thành lập phải được thông qua Ủy ban kiểm soát và Ủy ban kiểm tra để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục xét duyệt. “Trên thực tế, việc mở khóa đào tạo sư phạm cần phải có sự chấp nhận của Bộ Giáo dục thông qua kiểm định đào tạo và sau đó tiếp tục được kiểm định theo định kỳ 7 năm 1 lần thông qua 3 cơ quan là Hiệp hội đại học Nhật Bản, Viện Đánh giá giáo dục Nhật Bản, Tổ chức Giáo dục quốc gia về đánh giá và văn bằng đại học” [2, tr.88]. Sinh viên tốt nghiệp phải qua kiểm tra của Hội đồng cấp tỉnh để được cấp chứng chỉ giảng viên. Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quang Diệu (2008),Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [110], các tác giả đã phân tích sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc trong thời kỳ mới, trong đó tri thức được đề cao. Theo đó, để xây dựng thành công CNXH mang mầu sắc Trung Quốc, thì Đảng phải chọn nguồn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ “tài, đức vẹn toàn”, trung thành vì sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, cả phẩm chất và năng lực, trước hết là phẩm chất chính trị, kiên trì con đường XHCN và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Muốn đạt được mục tiêu đó, trước hết cần phải có những người thầy thông thái, tinh thông về lý luận, nhuần nhuyễn về thực tiễn và phải trên nền tảng của một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Các tác giả khẳng định: “Chúng ta cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kiên trì con đường XHCN, có tri thức và năng lực chuyên môn, phải tích cực bồi dưỡng để có những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới” [110, tr.146]. Todd Whitaker, Beth Whitaker, Teaching Matters (2008), Motivating & Inspiring Teachers: The Educational Leader's Guide for Building Staff Morale (Giảng viên biết tạo động lực và gây cảm hứng: Hướng dẫn nhà lãnh đạo giáo dục xây dựng tinh thần nhân viên) [180]. Trong cuốn sách, các tác giả đã làm rõ các chiến lược để ĐNGV không chỉ nâng cao trình độ kiến thức cho người học mà quan trọng hơn là phải chú trọng tạo động lực tinh thần, duy trì và thúc đẩy sự năng động, sáng tạo, truyền cảm hứng cho các học viên. Các gợi ý này có thể giúp các nhà giáo dục tiếp cận công việc mỗi ngày trong một trạng thái nhiệt tình, tập trung, tích cực và có chất lượng, hiệu quả cao. Hye Sook Kim (2009), “Hướng tới việc đào tạo chất lượng cao cho giảng viên Hàn Quốc trước khi ra đứng lớp” [120]. Tác giả chỉ rõ, đối với quản lí quá trình đào tạo giảng viên, giáo viên các bậc học cần phải thực hiện quản lí theo hai hình thức là theo quản lí thông qua một chương trình thống nhất hoặc một phần việc quản lí thực hiện thông qua một chương trình khoa học đại cương và sau đó là khóa học sau đại học giáo dục. Đức Giang, Quốc Ân (2010), Giáo dục quốc phòng một số nước [108]. Công trình nghiên cứu việc đào tạo giảng viên GDQP ở một số nước như Inđônêxia và Hàn Quốc được thực hiện theo hai mô hình riêng biệt. Thứ nhất, từng trường đại học sẽ lựa chọn ĐNGV của trường mình, sau đó bồi dưỡng những kiến thức chuyên sâu về các hoạt động quân sự ở các nhà trường quân sự. Thứ hai, Bộ Quốc phòng sẽ lựa chọn những SQQĐ có năng lực chuyên môn, năng khiếu sư phạm để đưa đi bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm. Trên cơ sở đó, nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các trung tâm GDQP cho HS,SV. Học sinh, sinh viên sẽ được tập trung tại các trung tâm GDQP này để học GDQP với thời gian 3 tháng. Các học phần lí thuyết do giảng viên các trường đại học giảng dạy, các học phần thực hành do SQQĐ giảng dạy. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu (1996), Giáo dục quốc phòng đối với cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể [58]. Đề tài đã đi sâu phân tích làm rõ vai trò, đặc điểm, nguyên tắc đối với công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước, đoàn thể; đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm, qua đó xác định phương hướng, yêu cầu và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN, tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho ĐNCB các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể. Hồ Sĩ Luyến (2001), Tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể [123]. Công trình đã chỉ rõ tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể bao gồm nhiều hoạt động nhằm giải quyết thống nhất các khâu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hiệp đồng, điều hành và tổ chức thực hiện. Hình thức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng này gồm ba nhóm chính (nhóm các hình thức bồi dưỡng lý luận chính trị; nhóm các hình thức bồi dưỡng kĩ năng, năng lực thực hành và nhóm các hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng). Phạm Xuân Hảo (2002), Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên đại học hiện nay [113]. Đề tài đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; trong đó đã đi sâu làm rõ một số quan niệm về GDQP cho sinh viên; chỉ rõ vị trí, vai trò, đặc điểm, xác định tiêu chí và những vấn đề có tính nguyên tắc trong GDQP cho đối tượng này. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài xác định rõ phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng GDQP cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Hà Văn Công (2004), Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục quốc phòng trong các trường đại học, cao đẳng [57]. Tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng như đặc điểm, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Đồng thời, khẳng định việc đảm bảo tốt ĐNGV cho giáo dục QP&AN ở các trường đại học, cao đẳng được coi là nhân tố quan trọng mang tính quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên hiện nay. Lê Minh Vụ (2006), Đổi mới giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống giáo dục quốc gia [169]. Trên cơ sở phân tích, làm rõ các quan niệm về quốc phòng, GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia, đề tài đi sâu phân tích quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về quốc phòng và GDQP trong từng giai đoạn cách mạng, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đề tài khẳng định, đổi mới GDQP là đổi mới toàn diện tất cả các nội dung, biện pháp cấu thành GDQP, từ nhận thức đến hành động, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đến đánh giá kết quả; từ cơ chế tổ chức lãnh đạo, quản lý đến người dạy, người học, điều kiện đảm bảo đến chế độ chính sách. Yêu cầu đổi mới GDQP phải hợp lý, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với đối tượng người học. Lê Văn Nghệ (2009), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đồng bộ hóa công tác quốc phòng và an ninh ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay [129]. Tác giả công trình đã phân tích sâu sắc những vấn đề liên quan đến giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học, như đặc điểm, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Đồng thời, tác giả cho rằng việc chăm lo xây dựng ĐNGV giáo dục QP&AN ở các trường cao đẳng, đại học là nhân tố mang tính quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Nguyễn Bá Dương (2009), Tư duy lý luận của Đảng ta về đổi mới giáo dục quốc phòng trong tình hình hiện nay [66]. Trong cuốn sách, tác giả khẳng định, GDQP có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, củng cố nền QPTD và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tác giả đã phân tích sự phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về công tác GDQP, đổi mới công tác GDQP trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đi sâu luận giải làm rõ tính tất yếu khách quan, nội dung, yêu cầu và những vấn đề có tính quy luật đổi mới GDQP trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết, đánh giá thực tiễn, xác định rõ những yếu tố tác động của tình hình thế giới, khu vực, trong nước đến công tác GDQP, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp hiện thực hoá tư duy lý luận của Đảng về đổi mới GDQP trong tình hình hiện nay. Theo đó, phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác GDQP; đổi mới mục tiêu, khung nội dung, chương trình và phương pháp môn học GDQP; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và các lực lượng tham gia GDQP. Phạm Gia Cư (2010), Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay [59]. Đề tài khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, GDQP cho sinh viên là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, thường xuyên và mang tính cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Thông qua GDQP, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới XHCN, có đạo đức, có sức khoẻ; đồng thời hình thành ở họ ý thức, tri thức v...ừ 15.000 sinh viên hằng năm trở lên có Hội đồng khoa học và đào tạo; Hội đồng thi đua, khen thưởng; các phòng (ban) đào tạo, quản lý sinh viên, hành chính, tổ chức, hậu cần, tài chính, kỹ thuật, thanh tra, pháp chế và các khoa chính trị, khoa quân sự. Trung tâm có quy mô dưới 15.000 sinh viên hằng năm có các hội đồng, phòng (ban), khoa tương tự như trung tâm có quy mô trên 15.000 sinh viên hằng năm, trừ phòng (ban) thanh tra, pháp chế. Các cơ quan chức năng của trung tâm do giám đốc trung tâm quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định. Các đơn vị quản lý SV được tổ chức biên chế như trung tâm giáo dục QP&AN thuộc NTQĐ. Đại đội trưởng là cán bộ, giảng viên trong biên chế của trung tâm kiêm nhiệm, phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định. Hệ thống tổ chức đảng ở các trung tâm giáo dục QP&AN là tổ chức cơ sở đảng 2 cấp và 1 cấp. Đảng bộ (chi bộ) trung tâm giáo dục QP&AN là đảng bộ (chi bộ) cơ sở thuộc NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng. Đảng ủy (chi ủy) trung tâm giáo dục QP&AN là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ (chi bộ) trung tâm giáo dục QP&AN, là hạt nhân chính trị ở trung tâm giáo dục QP&AN. Đảng ủy (chi ủy) trung tâm giáo dục QP&AN thường có số lượng 5 - 7 đảng ủy viên đối với đảng bộ, 3 - 5 chi ủy viên đối với chi bộ. Bí thư đảng ủy (chi ủy) ở trung tâm giáo dục QP&AN thường là giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm giáo dục QP&AN. Các chi bộ hoặc tổ đảng trực thuộc đảng ủy (chi bộ) ở trung tâm giáo dục QP&AN gồm chi bộ (tổ đảng) cơ quan, chi bộ (tổ đảng) khoa chính trị, chi bộ (tổ đảng) khoa quân sự và chi bộ (tổ đảng) đơn vị quản lý HS,SV. Các tổ chức quần chúng ở các trung tâm giáo dục QP&AN gồm tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cấp cơ sở và Công đoàn cơ sở hoạt động dưới sự lãnh đạo, quản lý của đảng ủy, ban giám đốc trung tâm giáo dục QP&AN. Chức năng của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Trung tâm giáo dục QP&AN: “Là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân và tài khoản, con dấu riêng; có chức năng giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định của pháp luật” [22, tr.2]. Theo đó, các trung tâm giáo dục QP&AN phải nghiên cứu, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch NCKH, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách; đặc biệt là cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn cho cấp ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng xác định chủ trương, biện pháp đổi mới, cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng GD&ĐT, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho HS,SV. Đồng thời, các trung tâm giáo dục QP&AN phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức quần chúng, cơ quan quản lý đào tạo các cấp TSVM, xây dựng trung tâm VMTD. Coi trọng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan lãnh đạo, quản lý, ĐNCB, giảng viên, đảng viên làm nòng cốt xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể TSVM, xây dựng trung tâm VMTD. Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Ngày 05/11/2015, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT/BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục QP&AN; liên kết giáo dục QP&AN ở các trường cao đẳng và cơ sở GDĐH. Điều 9 của Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm giáo dục QP&AN. Một là, phối hợp với cơ sở GDĐH, cao đẳng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện môn học giáo dục QP&AN cho sinh viên, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng cán bộ, công chức. Đây là nhiệm vụ chính trị cơ bản trung tâm, thường xuyên của trung tâm giáo dục QP&AN. Vì vậy, các trung tâm giáo dục QP&AN phải chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục QP&AN cho sinh viên và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho CBCC của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Thông thường mỗi trung tâm giáo dục QP&AN không chỉ tổ chức thực hiện môn học giáo dục QP&AN cho SV ở cơ sở GDĐH, cao đẳng mà còn tổ chức liên kết giáo dục QP&AN cho SV ở một số cơ sở GDĐH, cao đẳng khác và liên kết bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho CBCC của các cơ quan, tổ chức khác. Mặt khác, các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc NTQĐ lại không có SV trực thuộc, vì vậy các trung tâm này phải xây dựng và thực hiện 100% kế hoạch, chương trình liên kết giáo dục QP&AN cho SV ở các cơ sở GDĐH, cao đẳng khác và liên kết bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng CBCC của các cơ quan, tổ chức khác. Mỗi trung tâm giáo dục QP&AN tổ chức liên kết giáo dục, đào tạo với một số cơ sở GDĐH, cao đẳng, cơ quan, tổ chức, địa phương cụ thể. Thông tư liên tịch phân luồng danh sách cụ thể các cơ sở GDĐH, cao đẳng liên kết với từng trung tâm giáo dục QP&AN. Hai là, ban hành nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm giáo dục QP&AN. Trung tâm giáo dục QP&AN phải xây dựng, ban hành nội quy, quy chế hoạt động; duy trì chế độ nền nếp chấp hành để điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ của các tổ chức, các lực lượng ở trung tâm theo một trật tự thống nhất, xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm. Nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm giáo dục QP&AN bao gồm: Nội quy chấp hành các chế độ sinh hoạt, công tác; nội quy giáo dục, huấn luyện, bảo đảm an toàn, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng vũ khí trang bị; nội quy canh phòng, phòng chống cháy, nổ, thiên tai, thảm họa quy chế hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; quy chế hoạt động quản lý, chỉ đạo của ban giám đốc, ban chỉ huy; quy chế hoạt động của các tổ chức quần chúng; quy chế giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho HS,SV. Ba là, tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại trung tâm theo nếp sống quân sự cho HS,SV . Các trung tâm giáo dục QP&AN phải tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung theo nếp sống quân sự cho SV, học viên; quản lý chặt chẽ, thường xuyên học viên, SV trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trung tâm. Duy trì nghiêm túc các chế độ nền nếp sinh hoạt, học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu, canh gác, canh phòng đối với học viên, SV ; tổ chức quản lý, học tập, sinh hoạt tập trung tại doanh trại đối với SV, học viên. Bốn là, tổ chức NCKH, tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu về giáo dục QP&AN. Tổ chức NCKH, biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập là một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của trung tâm giáo dục QP&AN. Vì vậy, các trung tâm giáo dục QP&AN phải thường xuyên tổ chức các hoạt động NCKH để cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách về GD&ĐT, về QP,AN, nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học viên. Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy môn giáo dục QP&AN. Năm là, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, tổ chức hội thi, hội thao về giáo dục QP&AN. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, xây dựng ĐNCB, giảng viên, giáo viên, nhân viên, người lao động ở trung tâm đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, phẩm chất, năng lực tốt đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm. Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ quân sự, QP,AN, nghiên cứu, giảng dạy, lãnh đạo, quản lý cho ĐNCB, viên chức, giảng viên, giáo viên, người lao động ở trung tâm. Sáu là, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá, thông báo kết quả học tập, cấp chứng chỉ giáo dục QP&AN cho sinh viên, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học viên, thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm. Tổ chức kiểm tra học trình, học phần, thi hết môn, viết thu hoạch, tiểu luận kết thúc môn học, đánh giá kết quả học tập môn giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho CBCC. Thông báo kết quả học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của SV, học viên với các nhà trường, cơ quan, đơn vị liên kết GD&ĐT, bồi dưỡng kiến thức QP&AN với trung tâm. Căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của SV, học viên tổ chức xét tốt nghiệp, cấp chứng chỉ giáo dục QP&AN cho SV, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho CBCC. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ báo cáo, thỉnh thị, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng mà trung tâm giáo dục QP&AN là đơn vị trực thuộc. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm xây dựng, hoạt động của trung tâm, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn giáo dục QP&AN. Mối quan hệ công tác của trung tâm giáo dục QP&AN Một là, quan hệ với đảng ủy, Ban giám đốc, Ban giám hiệu NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng và cơ quan chức năng cấp trên trực tiếp là quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phục tùng. Trung tâm giáo dục QP&AN chấp hành nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của đảng ủy; các chỉ thị, kế hoạch công tác của Ban giám đốc, Ban giám hiệu NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan chức năng cấp trên trực tiếp. Hai là, quan hệ với cơ quan thường trực của Hội đồng giáo dục QP&AN mà trực tiếp là Phòng Dân quân Tự vệ của các Quân khu, Quân đoàn và tương đương là quan hệ chỉ đạo, điều phối và thực hiện sự chỉ đạo điều phối. Trung tâm giáo dục QP&AN chấp hành nghiêm sự chỉ đạo về chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng, điều kiện bảo đảm, sự điều phối phân luồng các đối tượng giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức QP&AN theo quy định. Ba là, quan hệ với Vụ giáo dục QP&AN (Bộ GD&ĐT) là quan hệ giữa chỉ đạo và thực hiện sự chỉ đạo về chương trình, nội dung giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên. Vụ giáo dục QP&AN là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quản lý nhà nước về giáo dục QP&AN cho HS,SV. Do đó, trung tâm giáo dục QP&AN chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của Vụ giáo dục QP&AN về chương trình, nội dung giáo dục QP&AN cho HS,SV. Bốn là, quan hệ với cơ quan, đơn vị cử sĩ quan biệt phái là quan hệ quản lý và chịu sự quản lý về nhân sự cán bộ, giảng viên. Trung tâm giáo dục QP&AN phải chịu sự quản lý về số lượng, cơ cấu đội ngũ và phẩm chất, năng lực công tác của cán bộ, giảng vên; phối, kết hợp chặt chẽ trong quản lý, nhận xét, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm luân chuyển nhân sự cán bộ, giảng viên. Năm là, quan hệ với các Học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội là quan hệ phối hợp công tác. Trung tâm giáo dục QP&AN chủ động liên hệ trực tiếp với các Học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội, cử cán bộ, giảng viên tham gia các lớp đạo tạo, bồi dưỡng, hội thi, hội thao, hội thảo khoa học; liên kết giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo phân luồng. Sáu là, quan hệ với phòng chính trị, phòng đào tạo thuộc các NTQĐ và các phòng tổ chức cán bộ, phòng công tác sinh viên, phòng đào tạo thuộc các cơ sở GDĐH, cao đẳng trực tiếp là quan hệ phối hợp công tác, trên tinh thần đoàn kết, tin cậy, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Bảy là, quan hệ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan nơi đứng chân là quan hệ phối hợp công tác. Trung tâm giáo dục QP&AN chủ động phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan nơi đứng chân để thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng. 2.1.2. Đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Quan niệm giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Đại từ điển tiếng Việt khẳng định: “Giảng viên: 1. Người giảng dạy tại trường đại học hay lớp huấn luyện cán bộ, chức danh công chức giảng dạy thấp nhất trong trường đại học” [162, tr. 102]. Như vậy, giảng viên là chức danh nhà giáo giành cho người làm công tác giảng dạy ở các cơ sở GDĐH, cao đẳng. Chỉ có những người thực hiện chức trách, nhiệm vụ giảng dạy ở các cơ sở GDĐH, cao đẳng thì mới được gọi là giảng viên. Những cán bộ, công chức làm công tác giảng dạy ở các cơ sở GD&ĐT bậc thấp hơn thì được gọi là giáo viên. Các chức danh nhà giáo ở các cơ sở GDĐH, cao đẳng gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, có các chức danh khoa học phó giáo sư, giáo sư. Các danh hiệu nhà giáo gồm nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Điều 23, Luật giáo dục QP&AN khẳng định: “1. Giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN bao gồm giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái. 2. Giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN phải có bằng cử nhân giáo dục QP&AN trở lên, trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN [146, tr.26]. Từ những căn cứ trên có thể quan niệm: Giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng là những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giao nhiệm vụ làm công tác giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho sinh viên, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; bao gồm giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng; chủ yếu là cán bộ quân đội, công an biệt phái. Tất cả giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các NTQĐ đều là những cán bộ, SQQĐ được biên chế ở các khoa thuộc NTQĐ, làm nhiệm vụ giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho SV của các cơ sở GDĐH, cao đẳng; bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng CBCC của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương liên kết với trung tâm. Như vậy, ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các NTQĐ không tổ chức khoa giáo viên của trung tâm riêng biệt mà chỉ có giảng viên ở các khoa của các NTQĐ đảm nhiệm giáo dục QP&AN. Các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các cơ sở GDĐH, cao đẳng được tổ chức thành các khoa, bộ môn và ĐNGV chuyên trách, thỉnh giảng; chủ yếu là cán bộ quân đội, công an biệt phái. Theo Nghị định 165/2003/NĐ-CP, ngày 22/12/2003 của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì những sĩ quan làm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy tại các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các cơ sở GDĐH, cao đẳng thì được gọi là sĩ quan biệt phái. Giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các cơ sở GDĐH, cao đẳng được bảo đảm chế độ trang phục riêng (trừ cán bộ quân đội, công an biệt phái); được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Quan niệm đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN Đội ngũ giảng viên là tập hợp nhiều giảng viên thành đội ngũ. Tuy nhiên, ĐNGV không phải là phép cộng đơn thuần các giảng viên mà là tập hợp những giảng viên có cùng chức trách, nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy, theo một nguyên tắc, trật tự nhất định trong khuôn khổ tổ chức của các khoa, bộ môn ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng, tạo ra sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các giảng viên để hợp thành ĐNGV. Những điều kiện cơ bản tạo thành ĐNGV gồm số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn giảng viên, cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng giảng viên, nguyên tắc, cơ chế hoạt động, chương trình, nội dung giảng dạy ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng. Từ nội dung phân tích và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN là bộ phận hợp thành ĐNGV của các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng; là những người đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giao nhiệm vụ làm giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nhiệm, giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho sinh viên, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng theo quy định của pháp luật, được hưởng đầy đủ, quyền lợi, chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên theo quy định của Nhà nước. Quan niệm trên cho thấy ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng là lực lượng cơ hữu, bộ phận hợp thành ĐNGV của các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng đó. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các cơ sở GDĐH, cao đẳng được tổ chức, biên chế ở các khoa, bộ môn thuộc trung tâm giáo dục QP&AN, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, sử dụng của cấp ủy, ban giám đốc trung tâm, ban chỉ huy khoa, bộ môn thuộc trung tâm giáo dục QP&AN. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc NTQĐ được tổ chức biên chế ở các khoa, bộ môn thuộc NTQĐ, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, sử dụng của đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu NTQĐ và cấp ủy, ban chỉ huy các khoa, bộ môn thuộc NTQĐ. Chức trách của đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm giáo dục QP&AN Giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học viên; NCKH; chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các chế độ, quy định của NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng; học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác; tham gia xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng ở trung tâm TSVM, xây dựng trung tâm VMTD. Nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm giáo dục QP&AN Căn cứ vào Điều 26, Luật Giáo dục QP&AN quy định trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN, có thể xác định các nhiệm vụ của ĐNGV ở các trung tâm này như sau: Một là, huấn luyện, giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho sinh viên, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học viên ở trung tâm giáo dục QP&AN. Đây là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Để thực hiện nhiệm vụ này ĐNGV phải nghiên cứu, quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về GD&ĐT, QP, AN, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, xây dựng giáo án, bài giảng môn giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học viên. Tổ chức thực hiện các bài giảng lý luận, lý thuyết về quân sự, QP, AN. Tổ chức huấn luyện thực hành trên thao trường bãi tập những nội dung liên quan đến các điều lệnh của quân đội; kỹ thuật quân sự; khoa học, nghệ thuật quân sự, QP, AN. Quản lý, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ sinh viên, học viên học tập, tiếp thu, vận dụng những nội dung giảng dạy, huấn luyện của ĐNGV. Tổ chức thi, kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV , học viên. Hai là, NCKH, biên soạn giáo khoa, giáo trình, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức QP&AN. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN phải tích cực, chủ động, thường xuyên xác định nhiệm vụ, phương hướng, kế hoạch, chương trình NCKH. Tích cực tham gia thực hiện các đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, cấp trường, cấp cơ sở; viết, biên soạn sách chuyên khảo, tham khảo, tra cứu; biên soạn giáo khoa, giáo trình, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức QP&AN; đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, học tập môn giáo dục QP&AN, bồi dưỡng kiến thức thức QP&AN. Ba là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, nghị quyết, chỉ thị, nội quy, quy chế hoạt động của NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng và của trung tâm giáo dục QP&AN. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN phải có trách nhiệm nghiên cứu, quán triệt, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, nghị quyết, chỉ thị quy chế, quy định của đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng. Tích cực, chủ động, gương mẫu trong chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của cấp trên. Bốn là, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng trung tâm giáo dục QP&AN; học tập, bồi dưỡng rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác; sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng; năng lực quản lý, điều hành của ban giám đốc trung tâm, chỉ huy khoa, bộ môn; tham gia xây dựng ĐNCB, nhân viên, người lao động ở trung tâm. Chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, ban giám đốc trung tâm. Thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ cấp ủy, tổ chức đảng, khoa, bộ môn và trung tâm giáo dục QP&AN. Tích cực, chủ động tham gia quản lý giáo dục, rèn luyện SV, học viên . Yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN hầu hết là những cán bộ, SQQĐ, công an. Vì vậy đội ngũ đó phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác như ĐNCB của Đảng và Nhà nước trong lực lượng vũ trang nhân dân, được quy định trong Nghị quyết số 769-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương: Về chất lượng: Xây dựng ĐNCB có chất lượng toàn diện, có trình độ giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN yên tâm gắn bó xây dựng quân đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, thẳng thắn, không cục bộ, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có phong cách làm việc khoa học, chính quy, dân chủ, kỷ luật, tôn trọng tập thể, đoàn kết, thống nhất, gắn bó với quần chúng...[141, tr.7]. Với cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Có tư duy độc lập, sáng tạo, say mê trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, bám sát thực tiễn quân đội, năng lực, phương pháp sư phạm tốt, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tham gia nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp xây dựng quân đội; tích cực đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng [141, tr.8]. Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Nghị quyết 769 của QUTW có thể xác định yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN gồm những vấn đề cụ thể sau: Một là, về phẩm chất chính trị. Có bản lĩnh chính trị kiên định, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, yên tâm, gắn bó với sự nghiệp GD&ĐT ở các trung tâm giáo dục QP&AN, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Không suy thoái về tư tưởng chính trị, không có các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hai là, về phẩm chất đạo đức. Có tư cách đạo đức trong sáng, mẫu mực; gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu; thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có lối sống lành mạnh, đúng mực, có ý thức trách nhiệm cao; có kỷ luật, nói, viết và làm theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trung thực, khiêm tốn, giản dị, gần gũi, tôn trọng, thương yêu con người. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Không vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; không suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí,... Ba là, về năng lực. Có kiến thức toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP,AN, chuyên môn nghiệp vụ. Có kiến thức, trình độ chuyên sâu về khoa học quân sự, QP,AN, khoa học sư phạm. Có khả năng tổ chức và tiến hành các hoạt động sư phạm, huấn luyện quân sự, giáo dục QP&AN cho SV, học viên; có trình độ, khả năng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, quản lý, rèn luyện SV, học viên; có kiến thức, trình độ NCKH về quân sự QP,AN; có khả năng tham mưu, đề xuất những luận cứ khoa học với Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách, đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng học viên. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN phải có trình độ học vấn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014): Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ [144, tr. 8]. Bốn là, về phương pháp, tác phong công tác. Có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, tập thể, hăng hái, tích cực, sôi nổi, luôn sâu sát, tỉ mỉ trong tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cổ vũ, động viên học viên, SV; có tác phong quần chúng, chan hòa, cởi mở, đề cao tự phê bình và phê bình; luôn thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Vai trò của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN Một là, là lực lượng quan trọng, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT, NCKH của trung tâm giáo dục QP&AN. ĐNGV là lực lượng đông đảo, giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của trung tâm giáo dục QP&AN. Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của ĐNGV là NCKH và giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho SV, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho học viên. Chất lượng, hiệu quả NCKH, GD&ĐT, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho SV, học viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN phụ thuộc quyết định vào việc phát huy vai trò, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của ĐNGV. Nếu ĐNGV luôn phát huy tốt vị trí, vai trò, trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ thì chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, NCKH của trung tâm giáo dục QP&AN sẽ được nâng cao. Hai là, là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về QP&AN. Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của ĐNGV ở trung tâm giáo dục QP&AN giảng dạy môn giáo dục QP&AN cho SV , bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng học viên. Chương trình, nội dung giảng dạy chủ yếu của ĐNGV ở trung tâm là đường lối quân sự, QP,AN của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về phát triển KT-XH, củng cố QP&AN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thông qua thực hiện chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy để ĐNGV tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức, trình độ giác ngộ, trang bị kiến thức cho SV, học viên về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về phát triển KT-XH, củng cố QP&AN, xây dựng nền QPTD gắn với nền ANND trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Ba là, là lực lượng quan trọng góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN là lực lượng cơ hữu của các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng; là lực lượng quan trọng góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo ở các NTQĐ, các cơ sở GDĐH, cao đẳng. Mặt khác, xây dựng nguồn nhân lực phục vụ CNH,HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân, các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành, trong đó các NTQĐ, các cơ sở GDĐH, cao đẳng là lực lượng cơ bản, then chốt. Trong đó, hoạt động giáo dục, đào tạo của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN để trang bị cho học viên, SV kiến thức, năng lực phát triển KT-XH, củng cố QP,AN là thiết thực góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới. Bốn là, là lực lượng quan trọng trong xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý, ĐNCB, đảng viên ở các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN là lực lượng cơ bản, then chốt trong xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng TSVM, xây dựng trung tâm VMTD, nâng cao chất lượng ĐNCB, đảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Bởi vì, phần lớn ĐNCB, công chức, viên chức ở các trung tâm giáo dục QP&AN là giảng viên. Hầu hết giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN là đảng viên, chịu sự quản lý và tham gia sinh hoạt trong một tổ chức đảng, khoa, bộ môn nhất định. Vì vậy, ĐNGV phải có trách nhiệm tham gia xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, ban giám đốc, ban giám hiệu, ban chỉ huy khoa, bộ môn vững mạnh, xây dựng trung tâm giáo dục QP&AN, xây dựng các trường VMTD; nâng cao chất lượng ĐNCB, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Với ý nghĩa đó, ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN có vai trò quan trọng trong xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý, ĐNCB, đảng viên ở trung tâm và các NTQĐ, cơ sở GDĐH, cao đẳng. Đặc điểm của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN Một là, đa dạng về nhóm ngành đào tạo, bồi dưỡng từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau cả trong và ngoài quân đội. Hiện nay, có 2 loại hình trung tâm giáo dục QP&AN, đó là: Trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các NTQĐ (12 trung tâm); trung tâm giáo dục QP&AN thuộc cơ sở GDĐH, cao đẳng (20 trung tâm). Toàn bộ ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các NTQĐ đều là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được biên chế ở các khoa, bộ môn chuyên ngành khác nhau trực thuộc NTQĐ. ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc NTQĐ và đội ngũ sĩ quan biệt phái làm giảng viên, giáo viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc cơ sở GDĐH, cao đẳng chủ yếu thuộc 2 nhóm ngành chính là sĩ quan chính trị và sĩ quan chỉ huy tham mưu. Đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc cơ sở GDĐH, cao đẳng bao gồm giả... nước, sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH, hội nhập quốc tế - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 875 125 0 87,50 12,50 0,00 2 Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 865 135 0 86,50 13,50 0,00 3 Cần, kiệm, liêm, chính, chính công vô tư; khiêm tốn, trung thực, thật thà, giản dị, tiên phong, gương mẫu, yêu thương đồng bào đồng chí. - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 890 110 0 89,00 11,00 0,00 4 Giữ vững đạo đức nhà giáo, đạo đức học đường, lối sống trong sạch, lành mạnh - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 910 90 0 91,00 9,00 0,00 5 Không suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kiên quyết ngăn chặn quy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 915 85 0 91,50 8,50 0,00 6 Trình độ học vấn đại học, sau đại học; trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu, giảng dạy cao về QP&AN - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 925 75 0 92,50 75,00 0,00 Phụ lục 12 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ YẾU TỐ CẤU THÀNH CHẤT LƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - Đối tượng điều tra bằng phiếu: Cán bộ, giảng viên, công chức, sinh viên ở các Trung tâm GDQP&AN. - Số lượng người điều tra, khảo sát: 1.000 người - Thời gian điều tra, khảo sát: Tháng 10 - 12 năm 2018 - Đơn vị điều tra : Các trung tâm giáo dục QP&AN TT Nội dung điều tra, khảo sát Phương án trả lời Tổng số ý kiến trả lời Tỉ lệ % trên tổng số 1 Các yếu tố cấu thành chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN 1.1 Số lượng giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 147 423 60 41,70 42,30 6,00 1.2 Cơ cấu đội ngũ giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 538 416 46 53,80 41,60 4.60 1.3 Phẩm chất chính trị của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 673 301 26 67,30 30,10 2,60 1.4 Đạo đức, lối sống của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 673 300 27 67,30 30,00 2,70 1.5 Trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 785 215 0 78,50 21,50 0,00 1.6 Trình độ, năng lực sư phạm, nghiên cứu, giảng dạy môn QP&AN, kiến thức khoa học kỹ thuật, nghệ thuật quân sự của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 801 199 0 80,10 19,90 0,00 1.7 Kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, năng lực quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thực tiễn của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 750 250 0 75,00 25,00 0,00 1.8 Phương pháp, tác phong công tác của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 450 475 75 45,00 47.50 7.50 2 Nội dụng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN 2.1 Đảm bảo đủ số lượng giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 670 330 0 67,00 33,00 0,00 2.2 Đảm bảo phù hợp về cơ cấu đội ngũ giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 670 330 0 67,00 33,00 0,00 2.3 Nâng cao phẩm chất chính trị của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 730 270 0 73,00 27,00 0,00 2.4 Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 750 250 0 75,00 25,00 0,00 2.5 Nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học cho giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 810 190 0 81,00 19,00 0,00 2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QS, QP, AN cho giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 805 195 0 80,50 19,50 0,00 2.7 Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, Nhà nước, quân đội cho giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 375 550 75 37,50 55,00 7,50 2.8 Nâng cao năng lực sư phạm, lãnh đạo, quản lý, tổ chức hoạt động thực tiễn cho giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 480 495 25 48,00 49,50 2,50 2.9 Nâng cao phương pháp, tác phong công tác cho giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 130 765 105 13,00 76,50 10,50 3 Hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN 3.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tạo nguồn ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 480 490 30 48,00 49,00 3,00 3.2 Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, tuyển dụng ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 501 409 90 50,10 40,90 9,00 3.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 735 265 0 73,50 26,50 0,00 3.4 Nâng cao chất lượng công tác quản lý, đánh giá ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 235 630 135 23,50 63,00 13,50 3.5 Nâng cao chất lượng công tác bố trí, sử dụng ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 270 600 130 27,00 60,00 13,00 3.6 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 115 810 175 11,50 81,00 17,50 3.7 Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ chính trị nội bộ ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 110 800 190 11,00 80,00 19,00 3.8 Nâng cao chất lượng công tác chính sách, bảo đảm chế độ cho ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 870 130 0 87,00 13,00 0,00 3.9 Tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hoạt động của ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 850 150 0 85,00 15,00 0,00 Phụ lục 13 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - Đối tượng điều tra bằng phiếu: Cán bộ, giảng viên, công chức, sinh viên ở các Trung tâm GDQP&AN. Số lượng người điều tra, khảo sát: 1.000 người - Thời gian điều tra, khảo sát: Tháng 10 - 12 năm 2018 - Đơn vị điều tra: Các trung tâm giáo dục QP&AN TT Nội dung điều tra, khảo sát Phương án trả lời Tổng số ý kiến trả lời Tỉ lệ % trên tổng số 1 Thực trạng nâng cao chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN 1.1 Nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng về nâng cao chất lượng ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 915 60 25 91,50 6,00 2,50 1.2 Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 950 35 15 95,00 3,50 1,50 1.3 Thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 750 140 110 75,00 14,00 11,00 1.4 Thực hiện các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 730 140 130 73,00 14,00 13,00 1.5 Số lượng giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN - Tốt - Bình thường - Yếu kém 540 160 300 54, 00 16, 00 30,00 1.6 Cơ cấu ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN - Tốt - Bình thường - Yếu kém 250 420 330 25,00 42,00 33, 00 1.7 Phẩm chất chính trị của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 725 225 50 72,50 22,50 5,00 1.8 Đạo đức, lối sống của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 870 105 25 87,00 10,500 2,50 1.9 Trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 713 107 180 71,30 10,70 18,00 1.10 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ QS, QP, AN của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 894 96 10 89,40 9,60 1,00 1.11. Kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, lãnh đạo, quản lý của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 765 160 75 76,50 16,00 7,50 1.12 Kiến thức năng lực sư phạm, nghiên cứu, giảng dạy của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 915 85 0 91,50 8,50 0,00 1.13 Phương pháp, tác phong công tác của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 915 85 0 91,50 8,50 0,00 1.14 Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của ĐNGV - Tốt - Bình thường - Yếu kém 805 185 10 80,50 18,50 1,00 2 Nguyên nhân ưu điểm 2.1 Thành tựu sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 713 207 80 71,30 20,70 8,00 2.2 Sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 305 590 105 30,50 59,00 10,50 2.3 Sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 436 464 100 43,60 46,40 10,00 2.4 Tự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 485 475 40 48,50 47,50 4,00 2.5 Chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 560 440 0 56,00 44,00 0,00 2.6 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục QP&AN - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 210 600 190 21,00 60,00 19,00 3 Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm 3.1 Mặt trái cơ chế thị trường, tiêu cực, tệ nạn xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 215 590 195 21,50 59,00 19,50 3.2 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 650 350 0 65,00 35, 00 0, 00 3.3 Sự nghiệp cải cách giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn, lúng túng - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 635 365 0 63,50 36,50 0,00 3.4 Những khó khăn, bất cập của công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 645 355 0 64,50 35,50 0,00 3.5 Những hạn chế, bất cập về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNGV của một số Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu trường Đại học - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 207 690 103 20.70 69,00 10,30 3.6 Một số giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN chưa tích cực, chủ động, tự giác học tập, phấn đấu, rèn luyện - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 360 600 40 36,00 60,00 4,00 Phụ lục 14 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - Đối tượng điều tra bằng phiếu: Cán bộ, giảng viên, công chức, sinh viên ở các Trung tâm GDQP&AN. - Số lượng người điều tra, khảo sát: 1.000 người - Thời gian điều tra, khảo sát: Tháng 10 - 12 năm 2018 - Đơn vị điều tra, khảo sát: Các trung tâm giáo dục QP&AN TT Nội dung điều tra, khảo sát Phương án trả lời Tổng số ý kiến trả lời Tỉ lệ % trên tổng số 1 Những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN hiện nay 1.1 Tình hình thế giới, khu vực, cách mạng khoa học - công nghệ - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 250 675 75 25,00 67,50 7,50 1.2 Sự chống phá của các thế lực thù địch; tiêu cực, tệ nạn xã hội - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 115 830 165 11,50 83,00 16,50 1.3 Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 670 305 25 67,00 30,50 2,50 1.4 Nhiệm vụ củng cố QP&AN trong thời kỳ mới - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 650 301 49 65,00 30,10 4,90 1.5 Nhiệm vụ đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 655 300 45 65,50 30,00 4,50 1.6 Tình hình nhiệm vụ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề; các Trung tâm Giáo dục QP&AN - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 701 391 8 70,10 39,10 0.80 1.7 Thực trạng chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 510 470 20 51,00 47, 00 2,00 2 Những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm Giáo dục QP&AN hiện nay 2.1 Tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 680 320 0 68,00 32,00 0,00 2.2 Thực hiện đúng đắn, sáng tạo nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 670 330 0 67,00 33,00 0,00 2.3 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu nhà trường quân đội, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 720 175 105 72,00 17, 50 10,50 2.4 Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của giảng viên trong tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 680 195 125 68,00 19,50 12,50 2.5 Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 600 360 40 60,00 36,00 4,00 Phụ lục 15 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ, giảng viên, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề) Các quý vị kính mến! Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, xin các quý vị cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây. Đồng ý với phương án nào quý vị đánh dấu chéo (x) vào ô vuông (Ÿ) tương ứng. Quý vị không cần ghi họ, tên của mình trong phiếu này. Rất mong sự cộng tác, giúp đỡ của các quý vị! TT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời 1 Vị trí, vai trò của các trung tâm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và qn ninh? 1.1 Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 1.2 Trang bị kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 1.3 Nâng cao nhận thức, giác ngộ, trách nhiệm xây dựng, củng cố quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 1.4 Góp phần nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực toàn diện cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 1.5 Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 1.6 Giáo dục truyền thống, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 1.7 Đấu tranh, khắc phục tư tưởng sai trái, lệch lạc, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh của các thế lực thù địch? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2 Nhiệm vụ đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 2.1 Nghiên cứu, giảng dạy môn giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.2 Quản lý, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.3 Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.4 Chấp hành Điều lệnh, điều lệ, xây dựng chính quy, rèn luyện kỉ luật quân đội? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.5 Chấp hành quy chế, nguyên tắc, quy định của các trường đại học, cao đẳng? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.6 Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.7 Học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn nhà giáo của trường đại học, cao đẳng? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.8 Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sản xuất, công tác, tiến hành công tác dân vận, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 2.9 Xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, xây dựng trường đại học, cao đẳng vững mạnh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 3 Vị trí, vai trò đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 3.1 Lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 3.2 Bồi dưỡng, trang bị kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 3.3 Bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao nhận thức, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho cán bộ, công chức, sinh viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 3.4 Quản lý, giáo dục rèn luyện cán bộ, công chức, sinh viên chấp hành đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, kỉ luật Quân đội? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 3.5 Đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung, biên soạn giáo trình, tài liệu giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 3.6 Xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, xây dựng trường đại học, cao đẳng vững mạnh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4 Yêu cầu phẩm chất, năng lực, năng lực đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 4.1 Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.2 Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, trung thực, thật thà, giản dị, tiên phong, gương mẫu, yêu thương đồng bào, đồng chí? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.4 Giữ vững đạo đức Nhà giáo, đạo đức học đường, lối sống trong sạch, lành mạnh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.5 Không suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Kiên quyết ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.6 Trình độ học vấn đại học, sau đại học, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, giảng dạy cao về quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.7 Kiến thức, trình độ khoa học kĩ thuật, nghệ thuật quân sự, quản lý, chỉ huy, rèn luyện bộ đội, duy trì điều lệnh, điều lệ, kỉ luật Quân đội? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.8 Kiến thức khoa học, kĩ thuật, kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, Nhà nước, Quân đội? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 4.9 Phương pháp, tác phong sư phạm, khoa học, sâu sát, tuyên truyền, thuyết phục, nói đi đôi với làm? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5 Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 5.1 Số lượng giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.2 Cơ cấu đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.3 Phẩm chất chính trị của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.4 Đạo đức, lối sống của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.5 Trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.6 Trình độ, năng lực sư phạm, nghiên cứu, giảng dạy môn quốc phòng và an ninh; kiến thức khoa học kĩ thuật, nghệ thuật quân sự của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.7 Kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội, năng lực quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thực tiễn của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 5.8 Phương pháp, tác phong công tác của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 6.1 Đảm bảo đủ số lượng giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.2 Đảm bảo phù hợp về cơ cấu đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.3 Nâng cao phẩm chất chính trị của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.4 Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.5 Nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học cho giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.6 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quân sự, quốc phòng và an ninh cho giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.7 Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, Nhà nước, Quân đội cho giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.8 Nâng cao năng lực sư phạm, lãnh đạo, quản lý, tổ chức hoạt động thực tiễn cho giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 6.9 Nâng cao phương pháp, tác phong công tác giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7 Hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 7.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.2 Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, tuyển dụng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.4 Nâng cao chất lượng công tác quản lý, đánh giá đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.5 Nâng cao chất lượng công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.6 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.7 Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ chính trị nội bộ đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.8 Nâng cao chất lượng công tác chính sách, bảo đảm chế độ cho đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 7.9 Tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hoạt động của đội ngũ giảng viên - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8 Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? 8.1 Nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.2 Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.3 Thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.4 Thực hiện các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.5 Số lượng giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.6 Cơ cấu đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.7 Phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.8 Đạo đức, lối sống của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.9 Trình độ học vấn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.10 Kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, lãnh đạo, quản lý của đội ngũ đảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.11 Kiến thức, năng lực sư phạm, nghiên cứu, giảng dạy của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.12 Phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 8.13 Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 9 Nguyên nhân ưu điểm 9.1 Thành tựu sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 9.2 Sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 9.3 Sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 9.4 Tự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ giảng viên? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 9.5 Chế đô, chính sách đào tạo của cấp ủy, ban giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 9.6 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 10 Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm 10.1 Mặt trái cơ chế thị trường, tiêu cực tệ nạn xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 10.2 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 10.3 Sự nghiệp cải cách giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn, lúng túng? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 10.4 Những khó khăn, bất cập của công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 10.5 Những hạn chế, bất cập về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của một số đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu trường đại học? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 10.6 Một số giảng viên ở các ban giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh chưa tích cực, chủ động, tự giác học tập, phấn đấu, rèn luyện? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11 Những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay? 11.1 Tình hình thế giới, khu vực, cách mạng khoa học, công nghệ? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11.2 Sự chống phá của các thế lực thù địch, tiêu cực tệ nạn xã hội? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11.3 Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11.4 Nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh trong thời kỳ mới? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11.5 Nhiệm vụ đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11.6 Tình hình nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, các ban giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 11.7 Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên ở các ban giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 12 Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay? 12.1 Tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 12.2 Thực hiện đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 12.3 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu nhà trường quân đội, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 12.4 Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của giảng viên trong tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 12.5 Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giang_vien_o_cac_trung_t.doc
  • jpg0 Cong Van De Nghi TTM - UongHoang XDD.jpg
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - UONG HOANG.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - UONG HOANG.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - UONG HOANG.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - UONG HOANG.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - UONG HOANG.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - UONG HOANG.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - UONG HOANG.doc
Tài liệu liên quan