GI O Ụ V O T O
TRƢ NG I HỌ VINH
***
HO NG THANH HIẾN
NÂNG AO HẤT LƢỢNG I NGŨ
N TUYÊN GI O ỦA TỈNH QUẢNG ÌNH
TRONG GIAI O N HIỆN NAY
LUẬN N TIẾN SĨ KHOA HỌ HÍNH TRỊ
NGHỆ AN
GI O Ụ V O T O
TRƢ NG I HỌ VINH
***
HO NG THANH HIẾN
NÂNG AO HẤT LƢỢNG I NGŨ
N TUYÊN GI O ỦA TỈNH QUẢNG ÌNH
TRONG GIAI O N HIỆN NAY
u n n n n trị ọc
M số
LUẬN N TIẾN SĨ KHOA HỌ HÍNH TRỊ
N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc
. PGS.TS Trần Viết Quan
. TS. N u ễn T ị Lan
N ệ An - 20
188 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
021
L I AM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.
Các kết quả số liệu khảo sát nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa
từng đƣợc công bố ở bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai sót,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Nghệ An, năm 2021
TÁC GIẢ
Hoàng Thanh Hiến
L I ẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn
tập thể lãnh đạo và quý thầy cô Trƣờng Đại học Vinh, Viện Khoa học Xã Hội và Nhân
văn, Phòng Đào tạo Sau đại học của Nhà trƣờng. Đặc biệt, xin cảm ơn PGS.TS Trần
Viết Quang, TS. Nguyễn Thị Lan đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận án.
Tác giả xin cảm ơn Lãnh đạo Ban, cán bộ, chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Quảng Bình; Ban Tuyên giáo các cấp; những ngƣời thân trong gia đình cùng bạn bè đã
luôn ủng hộ, tạo điều kiện, khuyến khích, động viên, chia sẻ khó khăn trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
ANH MỤ TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt N u n n ĩa
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 CNTB Chủ nghĩa tƣ bản
4 CNXH Chủ nghĩa xã hội
5 KHCN Khoa học công nghệ
6 TW Trung ƣơng
7 TU Tỉnh ủy
8 XHCN Xã hội chủ nghĩa
ANH MỤ ẢNG IỂU
ẢNG
Bảng 3.1. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ tuyên giáo tỉnh Quảng Bình ............. 799
Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Quảng Bình ................. 80
Bảng 3.3. Kết quả thực thực chức trách nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ tuyên giáo từ
năm 2015 - 2019 ............................................................................................................ 81
Bảng 3.4. Số lƣợng cán bộ tuyên giáo các cấp ở tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2015 -
2019 ............................................................................................................................... 89
Bảng 3.5. Cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh
Quảng Bình, năm 2019 .................................................................................................. 90
Bảng 3.6. Ngạch quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Quảng Bình,
giai đoạn 2015 - 2019 .................................................................................................... 91
Bảng 3.7. Chất lƣợng tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Bình từ năm 2015 -
2019 ............................................................................................................................... 92
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dƣới trong tập thể Ban Tuyên giáo ....... 95
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa cấp dƣới với cấp trên trong tập thể Ban Tuyên giáo ....... 96
Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp cùng cấp trong tập thể Ban Tuyên giáo .... 98
IỂU
Biểu 3.1: Năng lực dự báo của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Quảng Bình ................ 83
Biểu 3.2: Năng lực nghiên cứu, tổng hợp của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Quảng
Bình ............................................................................................................................... 84
Biểu 3.3: Năng lực thu thập và xử lý thông tin của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh
Quảng Bình .................................................................................................................... 85
Biểu 3.4: Năng lực diễn thuyết trƣớc công chúng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh
Quảng Bình .................................................................................................................... 87
MỤ LỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ................................................................................................................. 8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ...8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong nƣớc, ngoài nƣớc .............. 8
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra
luận án tiếp tục giải quyết .............................................................................................. 26
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................... 32
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
TUYÊN GIÁO ............................................................................................................... 33
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 33
2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo .................................. 42
2.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo ......... 61
Kết luận chƣơng 2 ....................................................... Error! Bookmark not defined.1
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO
CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................................................................... 72
3.1. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Bình đối với
chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo 72
3.2. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình hiện nay ................... 77
3.3. Kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, bất cập trong việc nâng cao chất lƣợng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình ............................................................... 100
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................... 117
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY .......................... 118
8
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng tới công tác tuyên giáo và nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo .......................................................................... 118
4.2. Quan điểm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình ... 121
4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình 125
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................................... 154
C. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 155
D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 158
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 159
F. PHỤ LỤC
1
A. MỞ ẦU
. Lý do c ọn đề t i
Công tác tuyên giáo là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ
hoạt động của Đảng. Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác tuyên
giáo và xem đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên nhằm góp phần xây dựng nền tảng tƣ
tƣởng và chính trị của Đảng, nền tảng tinh thần cho xã hội, khơi dậy sự sáng tạo của
quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, góp phần thực hiện
thành công mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hiện nay, trên thế giới và trong nƣớc có những diễn biến mới, phức tạp, nhanh
chóng, khó lƣờng. Ở nƣớc ta, về kinh tế- xã hội, bên cạnh thành tựu đạt đƣợc cũng
xuất hiện những khó khăn và thách thức mới. Bốn nguy cơ: chệch hƣớng XHCN; tụt
hậu xa hơn về kinh tế; tham nhũng và “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch
vẫn còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Thêm vào đó, bốn vấn đề bức xúc trong xã
hội hiện nay: An toàn an ninh mạng, an toàn môi trƣờng, an toàn giao thông, an toàn
vệ sinh thực phẩm đang hằng ngày, hằng giờ tác động, ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng, chất
lƣợng cuộc sống và sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Các tệ nạn xã hội còn diễn biến
phức tạp, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán
bộ cao cấp có sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống Lợi dụng những
khó khăn này, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mƣu "diễn biến hòa
bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm
thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta.
Thực tế nói trên đã đặt ra cả những cơ hội và thách thức cho hoạt động cách
mạng nói chung, hoạt động tuyên giáo nói riêng. Hơn bao giờ hết, ngành tuyên giáo
phải thể hiện đƣợc vai trò của mình để góp phần giữ vững nền tảng tƣ tƣởng của Đảng,
củng cố niềm tin trong nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Điều đó đòi hỏi ngành
tuyên giáo cần phải đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động, nâng cao tính chiến
đấu theo hƣớng bám sát thực tiễn, bám sát đối tƣợng, có trọng tâm, trọng điểm với sức
thuyết phục cao.
2
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đó, cần phải có một đội ngũ cán bộ tuyên giáo giàu
năng lực, có bản lĩnh vững vàng và tâm huyết với nghề. Do đó việc nâng cao chất
lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đang là một yêu cầu tất yếu, khách quan để hoạt
động tuyên giáo ngày càng có hiệu quả hơn.
Quảng Bình là một địa phƣơng giàu truyền thống cách mạng. Bƣớc vào thời kì
đổi mới, Quảng Bình phát triển năng động, với nhiều hoạt động du lịch nổi trội. Sự
phát triển kinh tế, sự chống phá của các thế lực thù địch dẫn tới nhiều hệ lụy về tƣ
tƣởng, văn hóa trong một bộ phận nhân dân và cán bộ. Trong bối cảnh đó, ngành tuyên
giáo ở Quảng Bình luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng
một đội ngũ cán bộ tuyên giáo đủ tâm và đủ tầm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
đƣợc giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác tuyên giáo.
Tuy nhiên, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình vẫn còn
những hạn chế, bất cập làm ảnh hƣởng tới công tác tuyên giáo. Trình độ lý luận và
chuyên môn nghiệp vụ của không ít cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc
trong giai đoạn mới. Một số cán bộ năng lực dự báo tình hình, nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, diễn thuyết trƣớc công chúng còn lúng túng,
chƣa có sức thuyết phục. Cơ cấu đội ngũ cán bộ tuyên giáo vẫn còn những bất cập,
chƣa phù hợp với tình hình ở địa phƣơng. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
ngƣời đứng đầu ở một số địa phƣơng, nhất là ở cơ sở chƣa đạt yêu cầu đề ra. Sự đoàn
kết, thống nhất, sự phối hợp giữa các thành viên trong một số đơn vị của Ban tuyên
giáo chƣa chặt chẽ. Trong điều kiện đó, Tỉnh ủy lại chƣa có những chính sách thỏa
đáng trong tuyển dụng, sử dụng, bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Những
hạn chế đó đã làm ảnh hƣởng tới hiệu quả của công tác tuyên giáo.
Trƣớc tình hình đó, cần phải có sự nghiên cứu khoa học để đƣa ra những giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo
ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nƣớc nói chung. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình trong giai
đoạn hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ Chính trị học.
3
. Mục đ c v n iệm vụ n i n cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận về chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo,
đánh giá việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình,
luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo của tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc và ngoài nƣớc
liên quan đến đề tài, từ đó xác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh
Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, xác định rõ quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình.
. ối tƣợn v p ạm vi n i n cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lý luận về chất lƣợng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh
giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình, từ đó, đề xuất các quan
điểm, giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình.
- Về không gian nghiên cứu: Cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình cả 3 cấp
(tỉnh, huyện, xã).
- Về thời gian nghiên cứu: Khảo sát chất lƣợng cán bộ tuyên giáo và chất lƣợng
đội ngũ cán bộ tuyên giáo từ năm 2015 đến năm 2019.
4. ơ sở lý luận v p ƣơn p áp n i n cứu
4.1. Cơ sở lý luận
4
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình về công tác tƣ tƣởng và xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
+ Thu thập thông tin thứ cấp, là phƣơng pháp thu thập các thông tin số liệu có
sẵn trong các loại sách, báo, bài giảng, chuyên đề, tài liệu từ các website có liên quan
đến đề tài, các nghiên cứu đã công bố trƣớc đó liên quan đến đề tài đã đƣợc các tác giả
khác thực hiện, các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo hằng năm Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng trong các nội dung nhƣ: tổng quan tài liệu nghiên cứu; xây dựng khung lý thuyết
về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo; khái quát về điều kiện tự nhiên -
kinh tế - văn hóa - xã hội địa bàn nghiên cứu
+ Thu thập thông tin sơ cấp, là phƣơng pháp thu thập các thông tin, số liệu
chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ tài liệu nào, ngƣời thu thập có đƣợc thông qua tiếp
xúc trực tiếp với đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp khác nhau nhƣ: Phƣơng
pháp quan sát trực tiếp, điều tra qua hệ thống bảng hỏi... Trong phạm vi đề tài này,
việc thu thập số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp
quan sát trực tiếp, đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thu thập thông tin thông qua
quan sát trực tiếp của tác giả về chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tại địa bàn
khảo sát... Các thông tin quan sát sẽ đƣợc ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông
tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập đƣợc
bằng các phƣơng pháp khác.
- Phương pháp điều tra: Bằng hệ thống bảng hỏi và phỏng vấn, tác giả điều tra
bằng phiếu điều tra đã đƣợc chuẩn bị trƣớc, khảo sát đội ngũ cán bộ làm công tác
tuyên giáo của Đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở với 411 ngƣời, trong đó:
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: 21 cán bộ
5
Ban Tuyên giáo cấp huyện: 72 cán bộ
Ban Tuyên giáo cấp cơ sở: 318 cán bộ
Nội dung của phiếu điều tra bao gồm các thông tin chung về cán bộ; về năng
lực của cán bộ tuyên giáo, gồm: năng lực dự báo; năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp; năng lực thu thập và xử lý thông tin; năng lực nói trƣớc công chúng (năng lực
diễn thuyết); về chất lƣợng, hiệu quả công tác của cán bộ tuyên giáo. Những thông tin
này đƣợc thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để cán bộ đƣợc điều tra hiểu và trả lời đầy đủ.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đội ngũ cán bộ làm công tác
tuyên giáo, các thông tin này đƣợc kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực
tiếp tình hình địa phƣơng, từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng nhƣ
kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ điều tra để
nhận biết đƣợc chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê về các mặt liên quan đến
việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
- Phương pháp tổng hợp: Đƣợc sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có
đƣợc từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn, hỏi chuyên gia. Việc tổng hợp nhằm
mục đích đƣa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả luận án ở các chƣơng
về thực trạng và quan điểm, giải pháp.
- Phương pháp lịch sử - lôgíc: Sử dụng để phát hiện ra quy luật và tính quy
luật trong sự phát triển của đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Phát hiện những vấn đề có
tính quy luật phổ biến lẫn đặc thù (riêng), sự phong phú, đa dạng và khuynh hƣớng
phát triển của các sự vật, hiện tƣợng. Nghiên cứu lịch sử quá trình xây dựng, phát
triển của đội ngũ cán bộ tuyên giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình qua các thời kỳ.
5. ón óp mới về k oa ọc của luận án
5.1. Về mặt lý luận
- Trên cơ sở tổng hợp, phân tích về mặt lý luận, luận án đã làm nổi bật đƣợc
6
các quan điểm mới về công tác tuyên giáo, cán bộ tuyên giáo và chất lƣợng đội ngũ
cán bộ tuyên giáo, trên cơ sở đó xác định các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ
cán bộ tuyên giáo phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Luận án đánh giá những kết quả đạt đƣợc; hạn chế, bất cập về chất lƣợng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao chất
lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Qua phân tích các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo,
luận án sẽ tổng kết thực tiễn và chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay.
- Trên cơ sở phân tích chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng
Bình, đặc biệt là từ những hạn chế, bất cập, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo phù hợp với tình hình thực tiễn khu
vực Bắc Trung bộ nói chung, Quảng Bình nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho
những ngƣời làm công tác tuyên giáo, những ngƣời làm công tác giảng dạy về các
chuyên ngành Xây dựng Đảng, Tổ chức, Chính trị học, Xã hội học ở các bậc đại
học và sau đại học tra cứu, khảo nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu về
chất lƣợng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ tuyên giáo nói riêng. Luận án góp phần
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lƣợc, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
6. âu ỏi n i n cứu v iả t u ết n i n cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Dựa trên cơ sở lý luận nào để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo?
- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình hiện nay ra sao?
- Tình hình nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng
Bình hiện nay nhƣ thế nào?
- Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình cần
7
thực hiện những giải pháp nào?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình có mặt
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm của công tác tuyên giáo trong tình hình mới, do
đó, cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Việc
đề ra các giải pháp và vận dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ, phù hợp sẽ góp
phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 11 tiết.
ƣơn Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
ƣơn Một số vấn đề lý luận về chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo
ƣơn Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình
ƣơn 4 Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo của tỉnh Quảng Bình hiện nay
8
. N I UNG
ƣơn
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN ỨU
LIÊN QUAN ẾN Ề T I LUẬN N
1. . ác côn trìn n i n cứu li n quan đến đề t i ở tron nƣớc v n o i nƣớc
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác tƣ
tƣởng nói chung và công tác tuyên giáo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo nói riêng trên nhiều phƣơng diện, góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu
về công tác tuyên giáo đƣợc đề cập nhiều từ lý luận đến thực tiễn. Đồng thời, xác định
rõ các quan điểm khoa học - thực tiễn để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hƣớng
tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng công tác tuyên giáo, góp phần xây dựng Đảng vững
mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự
đồng thuận trong xã hội.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong nước
1.1.1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về công tác tư tưởng,
công tác tuyên giáo
Vấn đề cán bộ có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ công tác Đảng. Quá
trình xây dựng Đảng ta cũng là quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ngày càng
lớn mạnh. Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới
[15] đã khẳng định: đối với ngƣời đảng viên mới, vấn đề cơ bản nhất là phải nắm đƣợc
những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; về
những vấn đề cơ bản của đƣờng lối cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ của ngƣời đảng
viên. Trên cơ sở đó, mỗi đảng viên mới xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu, tu
dƣỡng, rèn luyện về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống để trở thành đảng viên chính
thức, xứng đáng danh hiệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Đẩy mạnh công tác tƣ tƣởng - văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi nghị
quyết Đại hội IX của Đảng” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm [44] đã khẳng định toàn
bộ công tác tƣ tƣởng chỉ có thể thực sự thành công khi chúng ta quyết giƣơng cao
9
ngọn cờ tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Tác giả Trần
Quang Nhiếp với bài viết “Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng” [81], đã nêu lên
tính cấp thiết của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra 4 nội dung quan trọng trong công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
đó là: Giáo dục tƣ tƣởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá
nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng và kiện
toàn tổ chức, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.
Tác giả Phạm Văn Linh có bài viết “Công tác tƣ tƣởng, lý luận của Đảng trong
công cuộc đổi mới: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm” [65], theo tác giả,
công tác tƣ tƣởng đƣợc các cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn yêu cầu đổi
mới phƣơng thức công tác, hƣớng mạnh về cơ sở, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích
cực đẩy lùi tiêu cực” tạo nên sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, xây dựng niềm tin vững
chắc trong nhân dân. Công tác lý luận đã bám sát yêu cầu của công cuộc đổi mới, góp
phần hình thành đƣờng hƣớng, tƣ duy chiến lƣợc, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và
công cuộc đổi mới đất nƣớc. Tuy nhiên, công tác tƣ tƣởng định hƣớng còn chậm, khả
năng dự báo còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao; công tác lý luận chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu phát triển mới của thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc. Do đó, trƣớc những biến đổi
nhanh chóng, phức tạp của tình hình trong nƣớc và thế giới, cần tiếp tục đổi mới công
tác tƣ tƣởng, lý luận nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tác giả Đinh Ngọc Giang, Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh có bài viết “Chỉ dẫn của V.I.Lênin về công tác lý luận” [110]. Trên cơ sở
chỉ dẫn của V.I.Lênin về công tác lý luận, theo tác giả, thời đại ngày nay đã có những
đổi thay lớn lao, đòi hỏi phải tiếp tục tổng kết thực tiễn để góp phần phát triển quan
điểm của V.I.Lênin về công tác tƣ tƣởng lý luận. Để phản ánh chính xác hơn những
yêu cầu của thời đại, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, cần thực hiện tốt
các phƣơng hƣớng, đó là: Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng các luận điểm
của V.I.Lênin về công tác tƣ tƣởng, lý luận trên tinh thần sáng tạo và cách mạng. Phải
luôn luôn cảnh giác nguy cơ xét lại trong quá trình vận dụng và phát triển các quan
10
điểm lý luận của V.I.Lênin về công tác tƣ tƣởng lý luận. Phải kết hợp công tác tƣ
tƣởng trong Đảng với công tác tƣ tƣởng trong xã hội, kết hợp giữa xây và chống một
cách kiên trì và bền bỉ.
Trong bài viết “Cần nhận thức đúng về công tác tuyên giáo của Đảng” [104],
tác giả Lƣơng Ngọc Vĩnh đã khẳng định, cùng với công tác nghiên cứu lý luận, Đảng
phải tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị để cán bộ, đảng viên và nhân
dân hiểu biết, tin tƣởng và sẵn sàng theo Đảng làm cách mạng. Tác giả cho rằng, công
tác tuyên giáo là công tác tƣ tƣởng của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với
các lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, khoa giáo. Ban tuyên giáo là cơ quan tham mƣu và
nghiệp vụ giúp cho cấp ủy thực hiện sự lãnh đạo nói trên. Công tác tuyên giáo không
đơn thuần chỉ có công tác tƣ tƣởng; công tác tuyên giáo cũng không làm nhiệm vụ
quản lý các lĩnh vực văn hóa - văn nghệ và khoa giáo, vì đó là công việc của các cơ
quan nhà nƣớc. Ngoài các công việc trên, ban tuyên giáo còn có thể đƣợc giao thêm
các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp ủy ở từng địa phƣơng, từng thời kỳ. Trong cơ
quan tuyên giáo có thể có nhiều bộ phận khác nhau, nhƣng đều phục vụ cho việc tham
mƣu, giúp cấp ủy trong các công tác tƣ tƣởng, văn hóa - văn nghệ và khoa giáo.
Tác giả Phạm Quang Nghị có bài viết “Để công tác Tuyên giáo thực sự trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển” [80], tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ bao trùm và
xuyên suốt của công tác tuyên giáo qua các thời kỳ là bồi dƣỡng, giáo dục tƣ tƣởng,
chính trị, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan cho con ngƣời. Đặc biệt, tác giả cũng
đã chỉ ra vai trò to lớn của công tác tuyên giáo trong những năm tháng kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ. Để công tác Tuyên giáo thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự
phát triển, đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác tuyên giáo phải nổ lực vƣơn lên, phát huy
bài học kinh nghiệm đổi mới tƣ duy, bồi dƣỡng và trang bị cho mình những nhận thức,
kiến thức, phẩm chất đạo đức cách mạng.
Tác giả Đào Duy Quát với tiêu đề bài viết “Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tƣ tƣởng trong thời kỳ mới” [89] đã
khẳng định vai trò quan trọng của công tác tuyên giáo. Đồng thời, theo tác giả để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất
11
lƣợng, hiệu quả hoạt động của mỗi cán bộ làm công tác tuyên giáo. Bài viết “Một vài
suy nghĩ về phƣơng châm: Công tác tuyên giáo “đi trƣớc, đi cùng” [45], tác giả Bùi Thế
Đức đã phân tích sâu về ý nghĩa đi trƣớc, đi cùng. Đó là “đi trƣớc” trong công tác dự
báo, kết quả dự báo đúng sẽ mang lại thời cơ để vƣợt qua thách thức, tạo nên vận hội
mới cho Đảng, cho dân tộc, cho một ngành, một địa phƣơng nào đó. “Đi cùng” với
phong trào quần chúng, ngoài việc nói cho dân hiểu, dân nhớ, còn phải nói cho dân tin
để dân làm theo. Trong giai đoạn hiện nay, xác định công tác xây dựng Đảng là then
chốt với những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi công tác tuyên giáo phải thực hiện tốt
phƣơng châm “đi trƣớc, đi cùng”.
Trong gần 20 năm kể từ khi Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ƣơng
ra đời, đã có nhiều đề tài, đề án nghiên cứu về những vấn đề có liên quan tới công tác
tuyên giáo do các Ban Đảng Trung ƣơng tổ chức thực hiện. Trƣớc năm 2007, Ban Tƣ
tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng, Ban Khoa giáo Trung ƣơng cũng đã tiến hành nghiên
cứu hàng chục đề tài, đề án về nhiều vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao,
trong đó có cả công trình mang tính tổng kết lịch sử của ngành Tƣ tƣởng - Văn hóa,
ngành Khoa giáo. Năm 2010, nhân kỉ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành Tuyên
giáo, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng đã nghiên cứu đánh giá về thành tựu qua các thời kì
lịch sử, chỉ ra các bài học kinh nghiệm quý báu, dự báo tình hình mới sẽ tác động ảnh
hƣởng sâu sắc đến công tác tuyên giáo của Đảng.
Năm 2014, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ƣơng đã tổ chức một số
cuộc Hội thảo chuyên gia đánh giá về các lĩnh vực công tác tuyên giáo qua 30 năm đổi
mới. Qua các hội thảo, ý kiến chung đều cho rằng các lĩnh vực công tác tuyên giáo
(nhất là lĩnh vực khoa giáo) đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém, cần phải đổi
mới mạnh mẽ, sâu sắc.
Năm 2020, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo, Ban
Tuyên giáo Trung ƣơng đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ƣơng và Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác tuyên giáo
của Đảng 90 năm chặng đƣờng vẻ vang: Thành tựu và tầm nhìn”. Hội thảo đã tập
trung vào 4 nội dung chính: Quá trình xây dựng và phát triển của Ngành Tuyên giáo;
12
nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực
hiện công tác tuyên giáo. Phân tích bối cảnh tình hình mới, dự báo các yếu tố, nhìn rõ
những thuận lợi cần phát huy và thách thức, khó khăn cần vƣợt qua. Đồng thời, đề
xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên giáo
và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo để Ngành Tuyên giáo tiếp tục hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
trong giai đoạn mới.
Đề án: Một số vấn đề về đổi mới nội dung, phương thức công tác của Ban
Tuyên giáo Trung ương do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng làm chủ nhiệm (Thẩm định và
phát hành năm 2016), trong đó đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác
tuyên giáo trong thời gian qua. Đánh giá thực trạng triển khai nội dung, phƣơng thức
công tác tuyên giáo trên một số lĩnh vực cơ bản. Trên...g đội ngũ
cán bộ nói chung và cán bộ học viện nói riêng vững mạnh, sâu sát thực tế, đáp ứng yêu
cầu phát triển của đất nƣớc trong tình hình mới: thứ nhất, đổi mới nội dung, chƣơng
25
trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Thứ hai, rà soát, nâng cao chất lƣợng công tác luân
chuyển cán bộ, đƣa cán bộ, trong đó cán bộ trẻ đi thực tế cơ sở để bồi dƣỡng, rèn
luyện. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lƣợng, kiến thức chuyên môn vững
vàng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú. Thứ tư, xây dựng niềm tin, bản lĩnh
và tinh thần tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu lý luận, gắn lý luận với thực tiễn.
Tác giả Michael Losey, Sue Meisinger, Dave Ulrich (2002), The Future of
Human Resource Management (Tƣơng lai của nghề quản trị nhân lực) [3], các tác
giả đã xác định khung lý thuyết và vai trò của nhân sự trong việc giúp tổ chức cạnh
tranh bằng các năng lực của mình, đồng thời, giúp các cá nhân thể hiện mình qua
năng lực cá nhân, đó là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực,
chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
John M. Ivancevich (2010), Human resource management (quản trị nguồn nhân
lực) [7], tác giả cho rằng, quản lý nhân sự, quản lý cán bộ trong quá trình thực thi
nhiệm vụ là cần thiết đối với tất cả các tổ chức. Trọng tâm của nó là chất lƣợng của
ngƣời lao động và ngƣời lao động chính là yếu tố sống còn của mọi tổ chức, công ty.
Đồng thời, M.Ivancevich nhấn mạnh đến yếu tố con ngƣời trong môi trƣờng làm việc
và mối quan tâm là làm sao cho cán bộ, nhân viên đƣợc cảm thấy thoải mái, hạnh phúc
trong môi trƣờng làm việc để họ yên tâm cống hiến công sức. Từ đó, John M.
Ivancevich cho rằng cần phải có sự đầu tƣ, quan tâm thích đáng đối với đội ngũ này,
nhất là đào tạo, bồi dƣỡng về năng lực chuyên môn và có chính sách khuyến khích, đãi
ngộ cả tinh thần lẫn vật chất.
Matsushita Konnosuke (2000), Personnel - the key to success (Nhân sự - chìa
khóa thành công) [1], tác giả đi sâu phân tích về vai trò của nhân sự trong thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ các công việc đƣợc giao, từ đó tác giả cho rằng, tất cả mọi thành
công đều bắt đầu từ nhân sự tốt hay xấu. Nếu nhân sự tốt thì mọi việc sẽ thành công
theo dự kiến, ngƣợc lại thì sẽ thất bại.
Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu về vai trò nhân lực, về hoạch định và
phát triển nguồn nhân lực, nhƣ: tác giả Mehta, Meera (1997), GO-NGO Partnerships
26
in the Field of Human Settlements (GO-NGO Hợp tác trong lĩnh vực định cƣ cho con
ngƣời). Patten, Thomats Henry (1971), Manpower Planning and the Development of
Human Resources (Hoạch định nhân lực và phát triển nguồn nhân lực); George
T.Milkobvich, Jonh W.Boudreau (2002), Human resource management (quản trị
nguồn nhân lực); Paul Hersey Ken Balanc Hard (1995), Human Resource
Management (quản lý nguồn nhân lực)
Các công trình trên đã đi sâu phân tích chất lƣợng nguồn nhân lực, chất lƣợng
cán bộ, nhân viên cũng nhƣ yêu cầu về năng lực cần có của họ trong thực thi công
việc. Đội ngũ cán bộ, nhân viên vai trò quan trọng cho sự thành công của tổ chức,
doanh nghiệp. Từ đó, theo các tác giả, để nâng cao hiệu quả hoạt động ở mỗi quốc gia,
cần thực hiện tốt một số nộ dung, đó là: tăng cƣờng nhận thức về vai trò, tầm quan
trọng của con ngƣời đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp lãnh đạo, các
nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (ngƣời sử dụng lao động) và ngƣời dân. Phải
nhất quán giữa chủ trƣơng và hành động về phát triển con ngƣời, giữa ban hành chính
sách và đảm bảo nguồn lực thực hiện. Đồng thời, coi đầu tƣ cho con ngƣời là đầu tƣ
cho phát triển và phải đi trƣớc một bƣớc; cần xây dựng môi trƣờng làm việc, trọng
dụng nhân tài đồng bộ, tạo cơ hội cho ngƣời tài phát huy năng lực và thu hút nhân lực
trình độ cao.
1.2. K ái quát kết quả c ủ ếu của các côn trìn đ côn bố v n ữn vấn
đề đặt ra luận án tiếp tục iải qu ết
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến
đề tài
Thứ nhất, công tác tuyên giáo là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng
trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ thực tiễn phong phú của
cách mạng nƣớc ta nói chung, công tác tuyên giáo của Đảng nói riêng, cần nắm vững,
vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Kiên định ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Không ngừng làm giàu trí tuệ,
bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, tổ chức Đảng, đủ sức giải quyết những vấn đề
mới, phức tạp do thực tiễn đặt ra. Đó là một quá trình liên tục, thƣờng xuyên, không
27
ngừng nghỉ; là quá trình giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện và tự rèn luyện
Thứ hai, các công trình đã khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ
tuyên giáo, đó là nhân tố quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả công tác tuyên
giáo. Mỗi thời kì lịch sử, do bối cảnh tình hình trong nƣớc và quốc tế có những thay
đổi, nên công tác tuyên giáo phải thể hiện rõ tính bắt nhịp thời đại, bám sát yêu cầu đời
sống xã hội. Vì vậy, đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải không ngừng nghiên cứu để nâng
cao năng lực tham mƣu thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, các tác giả cũng đã khẳng
định: Công tác tuyên giáo muốn đạt hiệu quả, chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu cách
mạng, trƣớc hết cần kiên định lập trƣờng tƣ tƣởng cách mạng, bám sát và tuân thủ sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, giữ vững bản lĩnh chính trị và nâng cao năng lực đội
ngũ làm công tác tuyên giáo.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định, để vƣợt qua
khó khăn, thách thức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, đòi hỏi đội ngũ
cán bộ tuyên giáo vừa phải hiểu biết sâu sắc một vấn đề, lĩnh vực cụ thể, vừa lại phải
bao quát mọi vấn đề của đời sống xã hội. Đồng thời, khẳng định cán bộ tuyên giáo phải
luôn theo sát mọi sự kiện chính trị - xã hội, có nhãn quan nhạy bén, có tƣ duy tổng hợp,
phân tích, có năng lực xử lý tình huống, phải nói và viết tốt điều đó chỉ có thể có
đƣợc khi cán bộ tuyên giáo nắm chắc lý luận, đƣợc tôi luyện trong thực tiễn công việc.
Thứ tư, các công trình đã phân tích chỉ ra rằng, trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tuyên giáo cần có phƣơng pháp làm việc khoa học. Ngƣời
cán bộ tuy có tri thức, năng lực, nhiệt tình nhƣng nếu thiếu phƣơng pháp, tác phong
làm việc tốt cũng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ với chất lƣợng cao. Thậm chí, nếu
phƣơng pháp, tác phong làm việc thiếu khoa học, thiếu dân chủ, xa rời thực tế, quan
liêu cán bộ có thể gây ra tổn thất cho Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, một trong những
yêu cầu rất quan trọng của cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay là phải có
phƣơng pháp, tác phong làm việc khoa học. Nó không chỉ là sử dụng tổng hợp những
lề lối, cách thức, biện pháp xử lý công việc, ứng xử xã hội để thực hiện chức trách,
nhiệm vụ của mình mà còn là sự thể hiện quan điểm, lập trƣờng chính trị, tƣ cách đạo
đức, lối sống, năng lực công tác của cán bộ trong thực tiễn. Đồng thời, các tác giả cũng
28
đã xác định đối với ngƣời cán bộ tuyên giáo có phƣơng pháp, tác phong làm việc khoa
học khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu đó là: Phải luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh làm cơ sở để giải thích cho quần chúng nhân dân. Luôn phản ánh đúng
đắn hiện thực khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, bằng quan điểm của Đảng, nói cho
quần chúng biết rõ sự thật và hƣớng họ hành động đúng, không "tô hồng", không "bôi
đen" sự vật, hiện tƣợng. Khi đề cập, lý giải hoặc phân tích các sự kiện và hiện tƣợng
luôn đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa những điều kiện, không gian, thời gian
nhất định, chỉ rõ bản chất và cách giải quyết phù hợp để mang lại hiệu quả cao. Phải
tiến hành các hoạt động tƣ tƣởng bài bản, chặt chẽ, nghiên cứu kỹ đối tƣợng, có sự vận
dụng tích hợp những thành tựu mới của khoa học tâm lý, khoa học sƣ phạm, tổng kết
kinh nghiệm công tác tuyên giáo của Đảng ta, tạo một cơ sở khoa học vững chắc cho
công tác tuyên giáo.
Thứ năm, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo quyết định đến chất lƣợng, hiệu
quả công tác tuyên giáo của Đảng, vì vậy, các công trình đã nêu lên tính cấp thiết phải
xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo thực sự chuyên nghiệp ở
tất cả các cấp. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, trong nƣớc sẽ tiếp tục có những
diễn biến mới, phức tạp, nhanh chóng, khó lƣờng. Tình hình kinh tế - xã hội nƣớc ta
bên cạnh thành tựu lớn cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới. Bốn nguy
cơ mà Đảng ta nêu ra từ Hội nghị Trung ƣơng giữa nhiệm kỳ khoá VII: Chệch hƣớng
XHCN, tụt hậu xa hơn về kinh tế, tham nhũng và “diễn biến hoà bình” của các thế lực
thù địch vẫn còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn, lại xuất hiện thêm một nguy cơ mới là
nền kinh tế nƣớc ta nếu không phát triển nhanh hơn, sẽ rơi vào "bẫy thu nhập trung
bình" vẫn là thách thức lớn. Thêm vào đó, bốn vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay:
An toàn an ninh mạng, an toàn môi trƣờng, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực
phẩm đang hằng ngày, hằng giờ tác động, ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng, chất lƣợng cuộc
sống và sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp,
sự phân hóa giàu nghèo ngày càng doãng ra. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao
cấp, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 4
khóa XII đã chỉ rõ. Lợi dụng những khó khăn này, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy
29
mạnh thực hiện âm mƣu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu
bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị nƣớc ta, đã tác động
đến tƣ tƣởng trong Đảng và trong xã hội. Do đó, công tác tuyên giáo và xây dựng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một quá trình liên tục, thƣờng
xuyên, không ngừng đổi mới, nhằm góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải thƣờng xuyên bám sát cơ sở, chủ động
nắm bắt dƣ luận xã hội, cuộc sống của nhân dân, định hƣớng tƣ tƣởng đúng và kịp
thời, nhất là khi có tình hình biến động phức tạp, những vấn đề nổi lên gây bức xúc
trong nhân dân, đảm bảo công tác tuyên giáo phải “đi cùng” với phong trào quần
chúng. Cần thƣờng xuyên chăm lo xây dựng tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác tuyên giáo đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông nghiệp
vụ, sắc sảo về chuyên môn; tác phong làm việc khoa học; gƣơng mẫu trong đạo đức,
lối sống. Cán bộ tuyên giáo phải biết cách chuyển tải đƣờng lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc tới cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng những nội
dung đúng đắn, phong phú, bằng phƣơng thức phù hợp, sáng tạo, có sức truyền cảm,
lan tỏa để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Thứ bảy, đối với các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài, nhất là các công trình
nghiên cứu ở Trung Quốc, Lào, Cu Ba, Liên Xô trƣớc đây đã nghiên cứu về vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản đối với công tác tƣ tƣởng, công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác các tác giả đã tập trung đi sâu
phân tích chất lƣợng nguồn nhân sự, chất lƣợng của mỗi cán bộ, nhân viên và những
yêu cầu đối với nguồn nhân sự trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Qua các công trình công bố có thể thấy nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ
tuyên giáo thu hút đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả trong nƣớc. Các
công trình nghiên cứu đã phản ánh ở mức độ khác nhau về sự lãnh đạo của Đảng đối
với sự phát triển của đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Hầu hết, các tác giả đã phác họa rõ
trƣớc tình hình mới đòi hỏi thực hiện mạnh hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác tuyên giáo, góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, sự phát triển kinh tế - xã hội...
30
Chất lƣợng cán bộ tuyên giáo là yếu tố cơ bản, quyết định đến việc thành công
hay thất bại của Ban Tuyên giáo các cấp. Dƣới góc độ Chính trị học, cho đến nay vẫn
chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, có hệ thống về việc
“Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình”. Qua tìm hiểu
các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, mặc dù đã đƣợc đề cập trên
nhiều phƣơng diện, tuy nhiên, các công trình mới chỉ dừng lại ở những cách tiếp cận
khác nhau về vai trò của công tác tuyên giáo; một số tiêu chuẩn cơ bản cần có của cán
bộ tuyên giáo. Chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ từ lý
luận đến khảo sát thực tiễn về chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình. Sự chỉ đạo cụ thể của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Năng lực
của đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở Đảng bộ tỉnh Quảng Bình triển khai, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ. Sự sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong quá trình thực thi đƣờng
lối, chủ trƣơng của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ tuyên
giáo nói riêng... Những vấn đề trên vẫn còn là những nội dung cần đƣợc tập trung
nghiên cứu một cách thấu đáo hơn. Cần phải khảo sát thực tế một cách cụ thể, để có
đƣợc những đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt
đƣợc trong quá trình tham mƣu cấp ủy thực hiện nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ
tuyên giáo ở Đảng bộ tỉnh Quảng Bình.
Các công trình công bố trên tuy không đi vào nghiên cứu một cách chuyên biệt
về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo ở tỉnh Quảng Bình, nhƣng qua các nội dung
phân tích cũng đã cho thấy vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên giáo và đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo của Đảng. Qua đó, luận giải đƣợc chất lƣợng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, những
khuyết điểm, hạn chế đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
công tác tuyên giáo của Đảng. Qua các kết quả nghiên cứu nêu trên, Luận án một mặt kế
thừa các kết luận trong các công trình nghiên cứu này; đồng thời, phát triển trong nghiên
cứu của mình để đƣa ra một quan niệm hoàn chỉnh về vai trò, tầm quan trọng của việc
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong tham mƣu cấp ủy thực hiện nhiệm
vụ chính trị. Đặc biệt là đƣa ra đƣợc các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng đội
31
ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung, cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình nói riêng đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Thứ nhất, phân tích chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo, các tiêu chí để đánh
giá và những nội dung nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
Thứ hai, phân tích, đánh giá cụ thể về những kết quả đạt đƣợc, những khuyết
điểm, hạn chế về chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo và chỉ ra đƣợc nguyên nhân kết
quả đạt đƣợc và khuyết điểm, hạn chế của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ
tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của
tỉnh Quảng Bình, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình.
Qua nghiên cứu những công trình khoa học liên quan, chúng tôi khẳng định Luận
án“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình trong giai
đoạn hiện nay” không trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác đã đƣợc
công bố.
32
Kết luận c ƣơn
Trong những năm gần đây, ở trong nƣớc và ngoài nƣớc đã có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về công tác tƣ tƣởng nói chung và công tác tuyên giáo, nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói riêng trên nhiều phƣơng diện, góc độ khác
nhau có liên quan đến đề tài.
Ở trong nƣớc, luận án xem xét các công trình khoa học tiêu biểu đã đƣợc công
bố dƣới các góc độ: các công trình khoa học nghiên cứu về công tác tƣ tƣởng, công tác
tuyên giáo; các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ
và nâng cao chất lƣợng cán bộ; các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây
dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo
Ở ngoài nƣớc, luận án đã khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài dƣới hai góc độ: các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tƣ tƣởng,
công tác tuyên giáo và các công trình khoa học có liên quan đến công tác xây dựng,
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
Qua xem xét các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án, tác giả đã
khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố. Các tác giả của các công
trình khoa học nói trên đều khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ tuyên giáo trong
việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng và đều khẳng định tính cấp thiết
phải xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo thực sự chuyên
nghiệp ở tất cả các cấp.
Tuy nhiên, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện, đầy đủ về việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung, chất
lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Quảng Bình nói riêng. Do đó, tác giả luận án một
mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa, mặt khác, chỉ ra những vấn đề luận án cần
phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện
nay, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên giáo.
33
ƣơn
NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VỀ HẤT LƢỢNG
I NGŨ N TUYÊN GI O
. . Một số k ái niệm li n quan đến đề t i
2.1.1. Công tác tuyên giáo
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên
truyền, coi đó là tổ chức quan trọng hàng đầu để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về
chủ nghĩa Mác - Lênin và đƣờng lối cách mạng của Đảng. Trải qua hơn 90 năm chiến
đấu, xây dựng, trƣởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác tuyên truyền,
cổ động, khoa giáo là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động của
Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tƣ tƣởng chính trị của Đảng
và của chế độ. Trong các giai đoạn cách mạng của đất nƣớc, công tác tuyên giáo luôn
bám sát sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp tham mƣu cho các cấp ủy đảng từ Trung ƣơng
đến địa phƣơng trên các lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa, khoa giáo. Đồng thời, tổ chức
tuyên truyền, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân triển khai
thực hiện nhiệm vụ chính trị, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã
hội, vƣợt qua khó khăn, thử thách. Từ khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội: Chính trị, tƣ tƣởng, kinh
tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, thể thao, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Sự
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực tuyên giáo bao gồm: Việc xác lập quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối về các lĩnh vực trên thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận.
Việc quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Hƣớng dẫn, chỉ đạo các tổ chức đảng cấp dƣới và các cấp
chính quyền, đoàn thể cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Kiểm tra, giám sát
việc thực hiện và tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện nghị quyết, chỉ
thị của Đảng.
Nhƣ vậy, nói đến công tác tuyên giáo là nói đến các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục, định hƣớng. nhằm đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đến với nhân
dân. Theo Từ điển tiếng Việt, “tuyên giáo là tuyên truyền và giáo dục” (Ban tuyên
giáo, cán bộ tuyên giáo) [83; tr.1354].
34
Tác giả Lƣơng Ngọc Vĩnh cho rằng “Công tác tuyên giáo là toàn bộ các hoạt
động tƣ tƣởng của Đảng, bao gồm việc xây dựng, phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác
- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Đồng thời, bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc của Đảng đối với
các lĩnh vực văn hóa - văn nghệ và khoa giáo” [104; tr.17].
Theo tác giả Hà Đăng “Công tác tuyên giáo là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng,
bồi dƣỡng nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức
nhân dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng; khẳng định và nâng cao vai trò tiên
phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi
trƣớc, mở đƣờng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [42; tr.19]. Nhƣ vậy, khi
nói đến công tác tuyên giáo là nói đến một trong những mặt công tác trọng yếu hàng
đầu của Đảng, trực tiếp góp phần quan trọng vào việc hình thành Cƣơng lĩnh, đƣờng
lối chính trị đúng đắn của Đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến đông
đảo quần chúng nhân dân, đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách ấy thành hành động
tự nguyện, tự giác của ngƣời dân.
Nhƣ vậy, công tác tuyên giáo là một bộ phận đặc biệt quan trọng của Đảng,
góp phần xây dựng, phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân; động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
cách mạng của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện.
2.1.2. Cán bộ tuyên giáo và đội ngũ cán bộ tuyên giáo
2.1.2.1. Cán bộ
Ở nƣớc ta, theo cách hiểu thông thƣờng, cán bộ đƣợc coi là tất cả những ngƣời
làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, lực lƣợng vũ trang. Theo Từ điển
tiếng Việt: “cán bộ là ngƣời làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà
nƣớc”, “cán bộ là ngƣời làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân
biệt với ngƣời thƣờng không có chức vụ” [83, tr.137]. Theo Luật cán bộ, công chức
35
2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ƣơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và
hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
Theo Hồ Chí Minh: "Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của
dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì
vậy, cán bộ là gốc của mọi công việc" [77, tr.309]. Nói cán bộ là gốc của mọi việc có
nghĩa là mọi việc đều phải bắt đầu từ cán bộ, dựa vào cán bộ có đạo đức cách mạng, có
năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn, có tác phong khoa học sâu sát địa
phƣơng và cơ sở. Hồ Chí Minh cho rằng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ và tấm
gƣơng "Đảng viên đi trƣớc, làng nƣớc theo sau" là đạo đức cách mạng vô cùng quý
báu của một cán bộ Đảng. Vì vậy, ngƣời cán bộ phải thƣờng xuyên rèn luyện, tu
dƣỡng đạo đức cách mạng để đƣợc Nhân dân tin yêu và làm tròn nhiệm vụ.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm,
chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng khóa XII đã khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lƣợc là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả.
Nhƣ vậy, cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ
cấp Trung ương đến cơ sở, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; là những người
đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân
dân và tổ chức cho nhân dân thực hiện các chủ trương, đường đối, chính sách ấy.
36
2.1.2.2. Cán bộ tuyên giáo
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác cán bộ, Hồ Chí
Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng lực lƣợng cán bộ, nhất là cán bộ
làm công tác tuyên truyền. Theo Ngƣời, cán bộ tuyên truyền là những ngƣời đem
đƣờng lối, chính sách của Đảng, Chính phủ tuyên truyền cho dân hiểu, dân tin, dân
theo, dân làm. Đồng thời, phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân với Đảng,
Chính phủ để Đảng, Chính phủ xây dựng, hoạch định đƣờng lối, chính sách đúng, phù
hợp với tình hình thực tiễn.
Mỗi cán bộ gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Vì
thế, nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo là nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tƣ
tƣởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, dƣ luận xã hội, những âm mƣu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị tƣ tƣởng, văn hóa. Dự báo
những diễn biến, xu hƣớng chính trị tƣ tƣởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, kiến nghị
với cấp ủy về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết. Đồng thời,
tiến hành đánh giá hoạt động, nghiên cứu, đề xuất các đề án, nghị quyết, quyết định,
chỉ thị, quy định, quy chế, cơ chế, chính sách, giải pháp trong lĩnh vực tuyên giáo trình
cấp ủy, Ban Thƣờng vụ cấp ủy ban hành và tổ chức thực hiện. Tổ chức sƣu tầm, biên
soạn lịch sử đảng bộ; chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phƣơng.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng của địa phƣơng, đất
nƣớc. Cán bộ tuyên giáo là những ngƣời tham mƣu cấp ủy tổ chức nghiên cứu, quán
triệt, tuyên truyền nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của
Đảng. Nghiên cứu, tham mƣu cấp ủy, Ban Thƣờng vụ cấp ủy chỉ đạo, định hƣớng,
hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tƣ tƣởng trong hoạt động của các cơ quan
báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ đảm bảo hoạt động đúng đƣờng lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Khi cần thiết, chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra về
mặt quan điểm chính trị, tƣ tƣởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất
bản thuộc phạm vi phụ trách. Giúp cấp ủy, Ban Thƣờng vụ cấp ủy chỉ đạo công tác
chính trị, tƣ tƣởng trong đội ngũ trí thức, nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở
37
địa phƣơng. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động mạng lƣới báo cáo viên, tuyên truyền viên,
cộng tác viên theo phân cấp. Tham gia với chính quyền địa phƣơng trong việc vận
dụng, thể chế các quy định của cấp trên về các lĩnh vực có liên quan đến công tác
tuyên giáo. Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban thƣờng vụ cấp ủy theo
quy định.
Nhƣ vậy, cán bộ tuyên giáo là những người tham mưu cấp ủy tổ chức thực hiện
nhiệm vụ công tác tuyên giáo.
Từ khái niệm về cán bộ tuyên giáo, có thể thấy điểm khác biệt giữa cán bộ
tuyên giáo với cán bộ, công chức khác đó là: cán bộ tuyên giáo là những ngƣời đi gieo
niềm tin, thuyết phục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Điều đó thể hiện ở
những đặc trƣng cơ bản sau: (1) giỏi nghề, vững vàng chuyên môn, thành thạo nghiệp
vụ; (2) tinh thông, nhuần nhuyễn lý luận; (3) nhạy cảm chính trị, bản lĩnh chính trị
kiên định; (4) phong cách là việc dân chủ, khoa học, hiệu quả; (5) yêu nghề, “say
nghề” Tuyên giáo là một nghề rất đặc biệt: Vừa là chính trị, vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật. Vì thế, cái tâm, cái đức và cái tầm, cái tài của cán bộ tuyên giáo phải đƣợc
biểu hiện thành những tiêu chí đặc thù, cụ thể để cán bộ theo đó mà phấn đấu.
Nhìn chung, cán bộ tuyên giáo ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã cơ bản là giống nhau,
bởi vì cùng thực hiện nhiệm vụ, nội dung của công tác tuyên giáo, đó tham mƣu cấp
ủy cùng cấp triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền; công tác lý luận chính trị và
giáo dục truyền thống cách mạng; công tác văn hóa, văn nghệ; công tác khoa giáo;
triển khai việc học tập và làm theo tƣ tƣởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công
tác bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch. Qua đó, góp phần đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc, các chủ trƣơng của cấp ủy, chính quyền các cấp đến với ngƣời dân để
họ tự giác thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có điểm khác nhau, đó là: đối với cán bộ tuyên giáo
cấp tỉnh là trên cơ sở hƣớng dẫn, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng và sự chỉ
đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp là Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy để tham mƣu kế hoạch, hƣớng
dẫn thực các nội dung trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và
38
văn hóa. Đối với cán bộ tuyên giáo cấp huyện thì trên cơ sở chỉ đạo, hƣớng dẫn của
Ban Tuyên giáo cấp tỉnh và căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình để tham
mƣu cấp ủy huyện xây dựng kế hoạch triển khai, hƣớng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện
các nội dung của công tác tuyên giáo. Cán bộ tuyên giáo cấp xã là cấp trực tiếp triển
khai các nội dung về công tác tuyên giáo đến với ngƣời dân và nắm chắc tình hình tƣ
tƣởng, dƣ luận xã hội để cáo cáo cấp trên có biện pháp giải quyết.
2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo
Theo Từ điển tiếng Việt: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông ngƣời cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lƣợng” [83, tr.428]. Tác giả Hà Đăng cho
rằng, “Đội ngũ cán bộ tuyên giáo bao gồm 3 bộ phận: đội ngũ cán bộ làm việc trong hệ
thống tuyên giáo các cấp (trung ƣơng và địa phƣơng); đội ngũ cán bộ làm công tác văn
hóa văn nghệ trong các cơ quan văn hóa, truyền thông; đội ngũ cán bộ trong các cơ
quan báo chí, nói gọn là đội ngũ nhà báo” [43, tr.29]. Theo quan điểm của tác giả Hà
Đăng, đội ngũ cán bộ tuyên giáo có phạm vi rất rộng, là tổng hợp cán bộ của nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực. Đó là cách tiếp cận đội ngũ cán bộ tuyên giáo theo nghĩa rộng.
Tuy nhiên, theo cách tiếp cận này, khó có thể đánh giá đúng chất lƣợng củ... 3-6.
2. Hoàng Thanh Hiến (2019), Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo ở Đảng bộ
tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học
Vinh, số 4B, 2019.
3. Hoàng Thanh Hiến (2020), Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp ở tỉnh
Quảng Bình, Tạp chí Cộng sản, số 946 (7/2020), tr 83-88.
4. Hoàng Thanh Hiến (2020), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo: Dạy cái mà
cán bộ cần, Tạp chí Tuyên giáo, số 7 (7/2020), tr 46-48.
5. Hoàng Thanh Hiến (2020), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo các cấp ở tỉnh Quảng Bình: Kết quả và những vấn đề đặt ra, Hội thảo
Khoa học quốc gia “Công tác Tuyên giáo của Đảng - 90 năm chặng đƣờng vẻ
vang: Thành tựu và tầm nhìn”, tháng 7/2020, tr 822-830.
6. Hoàng Thanh Hiến (2020), Rèn luyện một số kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán
bộ tuyên giáo hiện nay, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5 - 2020.
159
E. ANH MỤ T I LIỆU THAM KHẢO
I. T i liệu tiến Việt
1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2018), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.
2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (1997), Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày
18/6/1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2010), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2010, phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2011), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2012), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2013), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2014), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2015), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
9. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình (2016), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
10. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2017), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
11. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2018), Báo cáo công tác tuyên giáo năm
2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
12. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình (2018), Báo cáo tổng kết công tác tuyên
160
giáo Quảng Bình sau 30 năm đổi mới và phát triển (1989 - 2019).
13. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2000), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết
hội nghị lần thứ V của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
14. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị
Trung ương VII, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2011), Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành
cho đảng viên mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2011), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2016), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2016), Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần
thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb Chính trị Quốc gia sự
thật, Hà Nội.
19. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2016), Một số vấn đề về đổi mới nội dung, phương
thức công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương (Đề tài khoa học thẩm định năm
2016).
20. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2020), Kỷ yếu Hội Hội thảo Khoa học quốc gia
“Công tác Tuyên giáo của Đảng - 90 năm chặng đường vẻ vang: Thành tựu và
tầm nhìn”
21. Bộ Chính trị (2018), Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018, Quy định về việc
kiểm điểm và đánh giá, xếp loại hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ
thống chính trị.
22. Hoàng Quốc Bảo (2004), Phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh - những đặc
trưng và sự vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng
cấp tỉnh và huyện của Đảng hiện nay (Luận án tiến sĩ triết học, bảo vệ tại Học
161
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2004).
23. Cao Khoa Bảng (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô,Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
24. Bộ Chính trị (2018), Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018, Quy định về việc
kiểm điểm và đánh giá, xếp loại hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ
thống chính trị.
25. Nguyễn Đức Bình (1994), “Nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của các binh chủng
trên mặt trận tƣ tƣởng”, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hoá, số 7.
26. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
27. Mai Văn Chính (2017), “Bài học về công tác đánh giá cán bộ qua tác phẩm “Sửa
đổi lề lối làm việc”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10-2017.
28. Nguyễn Kim Diện (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
nhà nước tỉnh Hải Dương”, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, bảo vệ tại
Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006.
29. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
30. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2020), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb sự thật, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb sự thật, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
162
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb CTQG, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
39. Trần Thị Anh Đào (2009), Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công
tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hà Đăng (2012), “Tuyên giáo: công tác trẻ mãi không già”, Tạp chí Tuyên giáo, số
8-2012.
42. Hà Đăng (2014), “Cán bộ tuyên truyền phải giỏi cả lý luận và thực tiễn”, Tạp chí
Tuyên giáo, số 9-2014.
43. Hà Đăng (2018), “Những vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ
cán bộ tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 1-2018.
44. Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Đẩy mạnh công tác tƣ tƣởng - văn hóa, góp phần
thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội IX của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 11-
6/20014.
45. Bùi Thế Đức (2016), “Một vài suy nghĩ về phƣơng châm: công tác tuyên giáo “đi
trƣớc, đi cùng”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8 - 2016.
46. Bùi Thế Đức (2018), “Đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác tuyên giáo”, Tạp
chí Tuyên giáo, số 2 - 2018.
47. Lƣơng Khắc Hiếu (1996), “Về tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tuyên truyền chính
trị”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 22.
163
48. Lƣơng Khắc Hiếu (2002), “Cải tiến chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tƣ
tƣởng cho cán bộ tuyên giáo theo hƣớng nào?”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 3.
49. Lƣơng Khắc Hiếu, Nguyễn Viết Thông (2002), “Đổi mới tƣ duy về công tác cán
bộ tuyên giáo”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 2.
50. Lƣơng Khắc Hiếu (Chủ nhiệm đề tài) (2003), Nâng cao hoạt động thực tiễn của
đội ngũ báo cáo viên ở Hà Nội hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hà Ngọc Hợi và Ngô Văn Thạo (2002), “Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tư tưởng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Bùi Văn Huấn (2018), “Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông chính sách”, Tạp
chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 3-2018.
53. Phạm Đình Huỳnh (Chủ nhiệm Đề tài) (1995), Nâng cao năng lực hoạt động thực
tiễn của cán bộ tuyên giáo huyện, thị: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu đề tài khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), “Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên
truyền theo quan điểm Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9-2017.
55. Phạm Huy Kỳ (2017), “Chất lƣợng và tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo cán bộ
tuyên giáo”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông - Số 10/2017.
56. Nguyễn Thế Kỷ (2012), “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo trƣớc
yêu cầu mới”, Tạp chí Cộng sản, số 8 - 2012.
57. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay,
thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
59. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
60. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 40, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
61. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
62. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
164
63. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 54, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
64. Luật cán bộ công chức 2008 (sửa đổi năm 2019).
65. Phạm Văn Linh (2014), “Công tác tƣ tƣởng, lý luận của Đảng trong công cuộc
đổi mới: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Tuyên giáo, số 9 -
2014.
66. Phạm Văn Linh (2016), “Đổi mới nội dung, phƣơng thức công tác tuyên giáo
theo hƣớng nhanh nhạy - hiệu quả - thuyết phục - bám thực tiễn”, Tạp chí Tuyên
giáo, số 10 - 2016.
67. Phạm Văn Linh (2016), “Đổi mới, tăng cƣờng lãnh đạo công tác chính trị, tƣ
tƣởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Tuyên giáo, số
12 - 2016.
68. C. Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. C. Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. C. Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. C. Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. C. Mác vàg Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
73. Nông Đức Mạnh (2001), “Nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác tƣ tƣởng - văn
hóa trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản số 11, tháng 6 - 2001.
74. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Hà Quang Ngọc (1999), “Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: Thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 2.
165
80. Phạm Quang Nghị (2016), “Để công tác tuyên giáo thực sự trở thành động lực
thúc đẩy sự phát triển”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8 - 2016.
81. Trần Quang Nhiếp (2001), “Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, Tạp chí
Cộng sản, số 12 - 6/2001.
82. Mai Văn Ninh (2016), “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phƣơng thức công
tác tuyên giáo, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”, Tạp chí Tuyên giáo số 12 -
2016.
83. Hoàng Phê - Chủ biên (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.
84. Hoàng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (2016), Tìm hiểu một
số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Võ Văn Phuông (2017), “Cả hệ thống chính trị cùng làm công tác tuyên giáo”,
Tạp chí Tuyên giáo số 12.
86. Đỗ Nguyên Phƣơng (1992), “Mấy vấn đề trong công tác lý luận”, Tạp chí Tư
tưởng - Văn hoá, số 7.
87. Đào Duy Quát (2001), Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Đào Duy Quát (2002), “Tiếp tục đổi mới phƣơng thức công tác tƣ tƣởng”, Tạp chí
Tư tưởng - Văn hoá, số 2.
89. Đào Duy Quát (2013), “Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lƣợng, hiệu quả công tác tƣ tƣởng trong thời kỳ mới”, Tạp chí Báo cáo viên,
số 3/2013.
90. Nguyễn Văn Sơn (2017), “Hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Đảng uỷ cấp
phƣờng, xã ở Đà Nẵng”, Tạp chí Tuyên giáo, số 3-2017.
91. TS Thào Xuân Sùng (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu
số trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
92. Phạm Hồng Thanh (2002), “Góp phần nâng cao hiệu quả công tác tƣ tƣởng, lý
166
luận”, Tạp chí Cộng sản, số 12/2002.
93. Trần Doãn Tiến (2008), “Tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của
công tác tuyên giáo”, Tạp chí Tuyên giáo, số -2008.
94. Ngô Văn Thạo - chủ biên (2008), Nghiệp vụ tuyên giáo, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
95. Phạm Tất Thắng (2011), Đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở
các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa
học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
96. Đào Thị Thanh Thủy (2015), Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ,
Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
97. Nguyễn Phú Trọng (2012), Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt nhằm tạo chuyển
biến mới về xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Nguyễn Phú Trọng (2016), “Phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây
dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt”, Tạp chí Tuyên giáo số, 10-2016.
99. Nguyễn Phú Trọng (2016), “Xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh,
thật sự “là đạo đức, là văn minh”, Tạp chí Tuyên giáo, số 12-2016.
100. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước (lƣu hành nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Nguyễn Minh Tuấn (2018), “Nhân cách và tiêu chuẩn cán bộ tuyên giáo của
Đảng trong tình hình mới”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 8-2018.
102. Từ điển Triết học (1986), Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nhà
xuất bản Tiến bộ và Nhà xuất bản Sự thật.
103. Hồng Vinh (2002), “Tình hình tƣ tƣởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta
hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2002.
104. Lƣơng Ngọc Vĩnh (2019), “Cần nhận thức đúng về công tác tuyên giáo của
Đảng”, Tạp chí Tuyên giáo, số 5-2019.
167
105. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
106. Sysomphone Vongphachanh (2016), “Phát huy nhân tố con ngƣời ở Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Tuyên giáo số, 7-2016.
107. Chanthanom Bandavong (2017), “Xây dựng đội ngũ cán bộ Học viện chính trị và
hành chính Quốc gia Lào”, Tạp chí Tuyên giáo số 7-2017.
108.
can-bo-tuyen-giao-o-viet-nam-hien-nay-123291.
109. https://dangcongsan.vn/tieu-diem/xay-dung-doi-ngu-can-bo-tuyen-giao-ngang-
tam-voi-nhiem-vu-cua-thoi-ky-moi-560514.html.
110.
cua-vi-lenin-ve-cong-tac-ly-luan.html).
111.
tuyen-giao-vung-manh-tren-ca-3-mat-so-luong-chat-luong-va-co-cau).
112. https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/xay-dung-doi-ngu-can-bo-tuyen-
giao-chuyen-nghiep-629400).
113.
lam-cong-tac-tuyen-giao/42163.bcb).
II. T i liệu tiến An
1. Matsushita Konnosuke (2000), Personnel - the key to success (Nhân sự - chìa
khóa thành công).
2. Mehta, Meera (1997), GO-NGO Partnerships in the Field of Human Settlements
(Mehta, Meera (1997), GO-NGO Hợp tác trong lĩnh vực định cƣ cho con ngƣời).
3. Michael Losey, Sue Meisinger, Dave Ulrich (2002), The Future of Human
Resource Management (Michael Losey, Sue Meisinger, Dave Ulrich (2002),
Tƣơng lai của quản lý nguồn nhân lực).
168
4. George T.Milkobvich, Jonh W.Boudreau (2002), Human resource management
(Quản trị nguồn nhân lực).
5. Patten, Thomats Henry (1971), Manpower Planning and the Development of
Human Resources (Patten, Thomats Henry (1971), Hoạch định nhân lực và phát
triển nguồn nhân lực).
6. Paul Hersey Ken Balanc Hard (1995), Human Resource Management (Quản lý
nguồn nhân lực).
7. John M. Ivancevich (2010) Human resource management (Quản trị nguồn nhân
lực).
PL 1
F. PHỤ LỤ
PHỤ LỤ
PHIẾU KHẢO S T Ý KIẾN
Với mục đích nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Quảng Bình,
xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn
mà đồng chí cho là phù hợp nhất.
Ý kiến của đồng chí nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cho việc nghiên cứu
khoa học, ngoài ra không phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác. Vì vậy, rất mong
nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng chí thông qua việc thể hiện ý kiến của mình
một cách khách quan, trung thực, thẳng thắn.
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Thông tin chung:
1. Họ và tên: (có thể không ghi)......................................................................
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Độ tuổi: - Dƣới 30 tuổi - Từ 30 - 40 tuổi
- Từ 41 - 50 tuổi - Trên 50 tuổi
4. Thâm niên công tác: - Từ 1- 5 năm - Từ 5-10 năm
- Từ 11-20 năm - Trên 20 năm
5. Ngạch quản lý nhà nƣớc:
- Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp
Câu 1: Đồng chí đánh giá như thế nào về chính trị tư tưởng của cán bộ
tuyên giáo hiện nay?
- Tốt - Khá
- Trung bình - Yếu
PL 2
Câu 2: Đồng chí đánh giá như thế nào về phẩm chất đạo đức, lối sống của
đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt - Khá
- Trung bình - Yếu
Câu 3: Đồng chí đánh giá như thế nào về ý thức tổ chức kỷ luậtcủa đội ngũ
cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt - Khá
- Trung bình - Yếu
Câu 4: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực dự báo của đội ngũ cán bộ
tuyên giáo hiện nay?
- Tốt - Khá
- Trung bình - Chƣa tốt
Câu 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực nghiên cứu, tổng hợp của
đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt - Khá
- Trung bình - Yếu
Câu 6: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lựcthu thập và xử lý thông tin
của đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Rất nhạy bén - Khá nhạy bén
- Bình thƣờng - Còn chậm so với thực tiễn
Câu 7: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực diễn thuyết trước công
chúng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt - Khá
- Trung bình - Chƣa tốt
PL 3
Câu 8: Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng, hiệu quả tham mưu
thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Chất lƣợng, hiệu quả cao - Chất lƣợng, hiệu quả khá
- Chất lƣợng, hiệu quả trung bình - Còn yếu
Câu 9: Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng tập thể lãnh đạo ban
tuyên giáo qua các tiêu chí dưới đây?
ấp độ t ực iện
TT Ti u c đán iá Xuất Trung
Tốt Kém
sắc bình
1 Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
tự phê bình và phê bình; quy chế làm việc;
xây dựng đoàn kết nội bộ
2 Trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nhiêm vụ chính trị
của tổ chức, cơ quan, đơn vị
3 Về thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trong năm
Câu 10: Đồng chí đánh giá như thế nào về ý thức xây dựng khối đoàn kết,
thống nhất ý chí hành động trong tập thể ban tuyên giáo?
- Ý thức cao - Ý thức trung bình - Ý thức yếu
Câu 11: Đồng chí đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa cấp trên đối với
cấp dưới trong tập thể ban tuyên giáo theo các tiêu chí dưới đây?
Mức độ
TT Mối quan ệ v ti u c Rất i Hài Không
lòng lòng hài lòng
PL 4
1 Gƣơng mẫu trong việc thực hiện các chuẩn
mực về văn hóa công sở
2 Trong quá trình điều hành công việc, nếu có
sai sót hoặc nhân viên dƣới quyền sai sót,
cấp trên nghiêm túc nhận trách nhiệm
3 Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dƣới
4 Đánh giá hiệu quả công việc một cách khách
quan, đúng ngƣời, đúng việc
5 Quan tâm và tạo cơ hội cho cấp dƣới đƣợc
đào tạo và phát triển
6 Đối xử công bằng với cấp dƣới, không định
kiến, thiên vị
Câu 12: Đồng chí đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa cấp dưới đối với
cấp dưới trong tập thể ban tuyên giáo theo các tiêu chí dưới đây?
Mức độ
TT Mối quan ệ v ti u c Rất i Hài Không
lòng lòng hài lòng
1 Tôn trọng vị thế, tự hào và bảo vệ uy tín của
cấp trên. Chấp hành mệnh lệnh và sự phân
công công việc của cấp trên.
2 Mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc các
kiến nghị, đề xuất.
3 Chủ động và thƣờng xuyên báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện công việc với cấp
trên; khi gặp khó khăn, vƣớng mắc báo cáo
PL 5
để xin ý kiến giải quyết của cấp trên.
4 Khi có sai sót trong công việc, bị cấp trên
phê bình, nhắc nhở, không đẩy trách nhiệm
cho ngƣời khác
5 Ứng xử đúng mực với cấp trên, phân biệt
rạch ròi quan hệ công tƣ trong khi làm việc.
Câu 13: Đồng chí đánh giá như thế nào về mối quan hệ đồng nghiệp cùng
cấp trong tập thể ban tuyên giáo theo các tiêu chí dưới đây?
Mức độ
TT Mối quan ệ v tiêu chí Rất i Hài Không
lòng lòng hài lòng
1 Tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức học hỏi
những đồng nghiệp giỏi, có kinh nghiệm.
2 Hiểu biết chức trách, nhiệm vụ và mối quan
hệ với các đồng nghiệp để cùng nhau hoàn
thành nhiệm vụ.
3 Tƣơng trợ, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp
trong công việc và cuộc sống
4 Góp ý những hạn chế của đồng nghiệp bằng
thiện chí mang tính xây dựng
5 Phân biệt rõ việc công, việc tƣ trong quan hệ
với đồng nghiệp.
PL 6
Câu 14: Đồng chí đánh giá như thế nào trách nhiệm, sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp
đỡ nhau của các thành viên trong ban tuyên giáo?
- Trách nhiệm cao - Trách nhiệm bình thƣờng - Còn thiếu trách nhiệm
Câu 15: Theo đồng chí, nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ
tuyên giáo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Các đồng chí đánh theo số
thứ tự từ thấp lên cao theo mức độ quan trọng (mức độ 1 là nguyên nhân lớn nhất).
Các nguyên nhân Mức độ
Một số cấp ủy đảng, nhất là cấp cơ sở chƣa thực sự quan
tâm đến công tác tuyên giáo, còn xem nhẹ công tác này,
do đó chƣa thực sự chú trọng đến công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ tuyên giáo
Việc xây dựng kế hoạch và chƣơng trình hành động về
xây dựng đội ngũ cán bộ ở một số địa phƣơng còn hình
thức, chiếu lệ, không sát với tình hình thực tiễn.
Một số khâu của công tác cán bộ tuyên giáo thực hiện
chƣa tốt nên ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng cán bộ
tuyên giáo.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo chƣa toàn diện, thiếu
kiên quyết.
Sự chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội của các địa
phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tác động đến
chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
Ý thức tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi
mặt của đội ngũ cán bộ tuyên giáo chưa cao, chưa đáp
ứng được với những yêu cầu ngày càng cao trong công
tác xây dựng Đảng.
Nguyên nhân khác
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
PL 7
PHỤ LỤ
KẾT QUẢ KHẢO S T
- Giới tính: Nam: 280 đồng chí Nữ: 131 đồng chí
- Độ tuổi: Dƣới 30 tuổi: 44 đồng chí Từ 30 - 40 tuổi: 102 đồng chí
Từ 41 - 50 tuổi: 200 đồng chí Trên 50 tuổi: 65 đồng chí
- Thâm niên công tác:
Từ 1- 5 năm: 15 đồng chí Từ 5-10 năm: 229 đồng chí
Từ 11-20 năm: 145 đồng chí Trên 20 năm: 22 đồng chí
- Chuyên viên: 372 đồng chí. - Chuyên viên chính: 37 đồng chí.
- Chuyên viên cao cấp: 02 đồng chí
Câu 1: Đồng chí đánh giá như thế nào về chính trị tư tưởng của đội ngũ cán
bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt: 100% - Khá: 0%
- Trung bình: 0% - Yếu: 0%
Câu 2: Đồng chí đánh giá như thế nào về phẩm chất đạo đức, lối sống củađội
ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt: 100% - Khá: 0%
- Trung bình: 0% - Yếu: 0%
Câu 3: Đồng chí đánh giá như thế nào về ý thức tổ chức kỷ luậtcủađội ngũ
cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt: 100% - Khá: 0%
- Trung bình: 0% - Yếu: 0%
Câu 4: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực dự báo của đội ngũ cán bộ
tuyên giáo hiện nay?
PL 8
- Tốt: 41,4% - Khá: 36,2%
- Trung bình: 11,7% - Chƣa tốt: 10,7%
Câu 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực nghiên cứu, tổng hợp của
đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt: 35,2% - Khá: 42,5%
- Trung bình: 12,1% - Yếu: 10,2%
Câu 6: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lựcthu thập và xử lý thông tin
của đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Rất nhạy bén: 28,5% - Khá nhạy bén: 36,1%
- Bình thƣờng: 18,8% - Còn chậm so với thực tiễn: 16,6%
Câu 7: Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực diễn thuyết trước công
chúng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Tốt: 34,2% - Khá: 29,7%;
- Trung bình: 25,3% - Chƣa tốt:10,8%
Câu 8: Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng, hiệu quả tham mưu
thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay?
- Chất lƣợng, hiệu quả cao: 34,5% - Chất lƣợng, hiệu quả khá: 33,4%
- Chất lƣợng, hiệu quả trung bình: 20,1% - Còn yếu: 12,0%
Câu 9: Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng tập thể lãnh đạo ban
tuyên giáo qua các tiêu chí dưới đây?
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện
đúng quy chế làm việc, xây dựng đoàn kết nội bộ, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiêm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan, đơn vị;
Về thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao hằng năm.
PL 9
ấp độ t ực iện
TT Năm
Xuất sắc Tốt Trung bình Kém
1 2015 36,9% 61,3% 1,8% 0
2 2016 37,8% 60,2% 2,0% 0
3 2017 36,5% 61,6% 1,9% 0
4 2018 32,4% 66,4% 1,2% 0
5 1019 40,7% 58,0% 1,3% 0
Câu 10: Đồng chí đánh giá như thế nào về ý thức xây dựng khối đoàn kết,
thống nhất ý chí hành động trong tập thể ban tuyên giáo?
- Ý thức cao: 92,0% - Ý thức trung bình: 8,0% Ý thức yếu: 0%
Câu 11: Đồng chí đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa cấp trên đối với
cấp dưới trong tập thể ban tuyên giáo theo các tiêu chí dưới đây?
Mức độ
TT Mối quan ệ v ti u c Rất i Hài Không
lòng lòng hài lòng
1 Gƣơng mẫu trong việc thực hiện các chuẩn 100% 0 0
mực về văn hóa công sở
2 Trong quá trình điều hành công việc, nếu có 68,5% 31,5% 0
sai sót hoặc nhân viên dƣới quyền sai sót,
cấp trên nghiêm túc nhận trách nhiệm
3 Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dƣới 72,3% 26,9% 0,8%
PL 10
4 Đánh giá hiệu quả công việc một cách khách 67,1% 30,3% 2,6%
quan, đúng ngƣời, đúng việc
5 Quan tâm và tạo cơ hội cho cấp dƣới đƣợc 51,7% 42,6% 5,7%
đào tạo và phát triển
6 Đối xử công bằng với cấp dƣới, không định 63,7% 34,6% 1,7%
kiến, thiên vị
Câu 12: Đồng chí đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa cấp dưới đối với
cấp trên trong tập thể ban tuyên giáo theo các tiêu chí dưới đây?
Mức độ
TT Mối quan ệ v ti u c Rất i Hài Không hài
lòng lòng lòng
1 Tôn trọng vị thế, tự hào và bảo vệ uy tín của 78,4% 21,6% 0
cấp trên. Chấp hành mệnh lệnh và sự phân
công công việc của cấp trên.
2 Mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc các 37,5% 46,8% 15,7%
kiến nghị, đề xuất.
3 Chủ động và thƣờng xuyên báo cáo tình 39,6% 31,7% 28,7%
hình, kết quả thực hiện công việc với cấp
trên; khi gặp khó khăn, vƣớng mắc báo cáo
để xin ý kiến giải quyết của cấp trên.
4 Khi có sai sót trong công việc, bị cấp trên 46,5% 41,0% 12,5%
phê bình, nhắc nhở, không đẩy trách nhiệm
cho ngƣời khác
5 Ứng xử đúng mực với cấp trên, phân biệt 68,7% 27,7% 3,6%
rạch ròi quan hệ công tƣ trong khi làm việc.
PL 11
Câu 13: Đồng chí đánh giá như thế nào về mối quan hệ đồng nghiệp cùng
cấp trong tập thể ban tuyên giáo theo các tiêu chí dưới đây?
Mức độ
TT Mối quan ệ v ti u c Rất hài Hài Không
lòng lòng hài lòng
1 Tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức học hỏi 60,8% 36,1% 3,1%
những đồng nghiệp giỏi, có kinh nghiệm.
2 Hiểu biết chức trách, nhiệm vụ và mối quan 57,3% 23,5% 19,2%
hệ với các đồng nghiệp để cùng nhau hoàn
thành nhiệm vụ.
3 Tƣơng trợ, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp 36,9% 50,4% 12,7%
trong công việc và cuộc sống
4 Góp ý những hạn chế của đồng nghiệp bằng 48,5% 30,3% 21,2%
thiện chí mang tính xây dựng
5 Phân biệt rõ việc công, việc tƣ trong quan hệ 55,6% 36,0% 8,4%
với đồng nghiệp.
Câu 14: Đồng chí đánh giá như thế nào trách nhiệm, sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp
đỡ nhau của các thành viên trong ban tuyên giáo?
- Trách nhiệm cao: 85,6% - Bình thƣờng:14,6% - Thiếu trách nhiệm:0%
Câu 15: Theo đồng chí, nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ
tuyên giáo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Các đồng chí đánh theo số
thứ tự từ thấp lên cao theo mức độ quan trọng (mức độ 1 là nguyên nhân lớn nhất).
Các nguyên nhân Mức độ
Một số cấp ủy đảng, nhất là cấp cơ sở chƣa thực sự quan tâm đến 67,3%
công tác tuyên giáo, còn xem nhẹ công tác này, do đó chƣa thực sự
PL 12
chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo
Việc xây dựng kế hoạch và chƣơng trình hành động về xây dựng 46,5%
đội ngũ cán bộ ở một số địa phƣơng còn hình thức, chiếu lệ, không
sát với tình hình thực tiễn.
Một số khâu của công tác cán bộ tuyên giáo thực hiện chƣa tốt nên 72,1%
ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng cán bộ tuyên giáo.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo chƣa toàn diện, thiếu kiên quyết. 54,7%
Sự chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội của các địa phương trên 34,8%
địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tác động đến chất lượng đội ngũ cán
bộ tuyên giáo.
Ý thức tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt của 46,9%
đội ngũ cán bộ tuyên giáo chưa cao, chưa đáp ứng được với những
yêu cầu ngày càng cao trong công tác xây dựng Đảng.
Nguyên nhân khác