LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trương Như Thủy
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có
205 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan đến đề tài luận án
21
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
33
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
37
2.1.
Tòa án nhân dân quận, huyện và đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
37
2.2.
Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
62
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
82
3.1
Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
82
3.2
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
106
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
121
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
121
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
133
KẾT LUẬN
167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
170
PHỤ LỤC
183
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Cán bộ, công chức
CB, CC
2
Cán bộ tòa án
CBTA
3
Chính trị - xã hội
CT - XH
4
Chủ nghĩa tư bản
CNTB
5
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
6
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
7
Giáo dục pháp luật
GDPL
8
Hội đồng nhân dân
HĐND
9
Kinh tế - xã hội
KT - XH
10
Tòa án nhân dân
TAND
11
Tòa án nhân dân tối cao
TANDTC
12
Tổ chức cơ sở đảng
TCCSĐ
13
Trong sạch vững mạnh
TSVM
14
Tư tưởng Hồ Chí Minh
TTHCM
15
Uỷ ban nhân dân
UBND
16
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “mục tiêu đến năm 2025, Thành phố phải trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước” [37, tr.5]. Các quận, huyện ở Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, có truyền thống lịch sử văn hóa, đấu tranh cách mạng; là khu vực dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của Thành phố.
Tòa án nhân dân các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh, là tổ chức nằm trong hệ thống tư pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, được thành lập theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ duy trì và bảo đảm việc thực thi pháp luật trên địa bàn các quận, huyện, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong phạm vi cả nước; duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận cán bộ của Đảng, Nhà nước, lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng của ngành tòa án, trực tiếp xét xử theo quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Những năm qua, đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, đóng góp tâm huyết, trí tuệ, sức lực bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, bảo vệ lẽ phải, xây dựng nền tư pháp văn minh, tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh, những năm qua Thành ủy, UBND Thành phố, quận ủy, huyện ủy, UBND quận, huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện. Do đó, đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh có bước phát triển nhanh về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập về số lượng, cơ cấu, năng lực, trình độ, phương pháp và tác phong công tác. Một số cán bộ TAND quận, huyện yếu kém về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, còn có những bản án oan, sai, phải hủy, sửa để xét xử lại ảnh hưởng đến tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Điều đó đã làm giảm sút lòng tin của người dân vào hiệu quả lãnh đạo, quản lý, thi hành pháp luật của tòa án.
Hiện nay, trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Nhà nước; trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trong nước và tội phạm quốc tế với quy mô và tính chất ngày càng gia tăng, những tiêu cực tệ nạn xã hội, tác động của mặt trái kinh tế thị trường đến phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch lợi dụng những điểm nóng, tình trạng xét xử oan sai kéo dài để xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và chính quyền Thành phố... Do đó, đặt ra yêu cầu đối với xây dựng đội ngũ cán bộ tòa án nói chung, đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có phẩm chất năng lực tốt đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn; xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh và xác định những vấn đề luận án tập trung tiếp tục giải quyết.
Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộ của TAND quận, huyện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh trên cả số lượng, cơ cấu, chất lượng; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Phạm vi khách thể nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tiễn tại 21 TAND quận, huyện và TAND Thành phố Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng nguồn tư liệu thực tiễn và các số liệu khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài chủ yếu từ năm 2015 đến nay, giải pháp có giá trị vận dụng đến năm 2030
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, về xây dựng và cải cách tư pháp, về cán bộ, công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND nói chung và cấp quận, huyện nói riêng.
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh; nghị quyết, chỉ thị, quy định, các báo cáo sơ kết, tổng kết xây dựng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tài liệu, tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thu thập của nghiên cứu sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành; trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử; phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn giải, tổng kết thực tiễn, thống kê và so sánh, điều tra, khảo sát và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Khái quát và luận giải, làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Khái quát và luận giải, làm rõ quan niệm và những yếu tố quy định chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất một số nội dung, biện pháp có tính khả thi trong các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu các nhà khoa học, học giả ở nước trên thế giới. Các công trình tiêu biểu đã nghiệm thu, công bố gồm:
1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Thaveeporn Vassavakul (1997), Sectoral Politics and Strategies for State and Party Building from the VII to the VIII Congresses of the Vietnamse Communist Party (1991-1996), in “Doi Moi: Ten Years after the 1986 Party Congress” (Lĩnh vực chính trị và chiến lược xây dựng Đảng và Nhà nước từ Đại hội VII đến Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam 1991-1996, trong “Đổi mới: Mười năm sau Đại hội VI”) [152]. Công trình đã trình bày tiến trình đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi đầu từ Đại hội VI với những quyết định trọng đại bắt đầu từ đổi mới tư duy, kế đến đổi mới các lĩnh vực khác. Các đợt tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đưa lại nhiều kết quả quan trọng để cấu trúc lại bộ máy các cấp chính quyền, mở rộng sự tham gia của các cán bộ trẻ trong bộ máy lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tăng Ngọc Thành và Chu La Canh do Phạm Ngọc Hạnh, Trần Văn Bình và Phạm Văn Lan dịch và giới thiệu (1997), “Thúc đẩy cải cách, tiến lên phía trước” [109]. Cuốn sách đã tổng kết những kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, những thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Trong đó, cuốn sách khẳng định, Đảng phải xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị bao gồm cả người trong Đảng và người ngoài Đảng. Theo đó Trung Quốc đã xây dựng và hoàn thiện “Chiến lược nhân tài”, trọng tâm của chiến lược hướng vào đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiền tài kế tục sự nghiệp cách mạng, coi trọng cải cách việc dạy và học ở các trường đảng, Học viện Hành chính, coi trọng đưa ra nước ngoài đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cán bộ.
Giả Cao Kiến (2004), Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ [65]. Tác giả đã phân tích và làm rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống trường Đảng ở Trung Quốc, khái quát về nội dung, chương trình, và hoạt động giáo dục, đào tạo cán bộ của các trường Đảng, nhấn mạnh những ưu, khuyết điểm chính hoạt động giáo dục và đào tạo cán bộ của các trường Đảng và đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của hệ thống trường Đảng.
Chu Phúc Khởi (2004), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao [68]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề: Ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị và đề xuất các giải pháp. Những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây dựng chuẩn hoá, quy phạm hoá chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu trong công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi một cách có kế hoạch.
Lương Dụ Giai (2005), Quản lý nhân tài [59]. Cuốn sách đã tập trung phân tích vào một số vấn đề cơ bản như khái niệm về nhân tài, quản lý nhân tài, đặc trưng cơ bản của nguồn nhân tài, những yếu tố ảnh hưởng đến nhân tài, hệ giá trị nguồn nhân tài, hệ thống động lực của nguồn nhân tài, việc bố trí và sử dụng nhân tài, thể chế và pháp lý quản lý nhân tài. Đây là cuốn sách lý luận cơ bản về nguồn nhân tài và quản lý nguồn nhân tài của Trung Quốc. Trên phương diện thực tiễn chính trị - pháp lý quốc tế, cuốn sách cũng đề cập nhiều trên các diễn đàn pháp luật quốc tế và khu vực, cả song phương, đa phương và ngày càng có ý nghĩa toàn cầu, hướng đến sự nhận thức chung về vai trò, tầm quan trọng của xây dựng đội ngũ cán bộ tại các quốc gia.
Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quang Diệu (Chủ biên, 2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [48]. Trong cuốn sách các tác giả đã phân tích rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Trung quốc trong thời kỳ mới, trong đó tri thức được đề cao, đi đôi với đòi hỏi “tài đức song toàn”. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng Trung quốc, tác giả khẳng định để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì Đảng phải tìm cho ra và đào tạo được đội ngũ cán bộ có tài, đức, hết lòng với sự nghiệp cách mạng. Sau khi trở lại vị trí quyền lực, Đặng Tiểu Bình đã có những đóng góp quan trọng để phát triển nhân tài, trẻ hoá đội ngũ cán bộ các cấp. Ông đã đề ra hàng loạt biện pháp cải cách mang tính đột phá để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, chuyên cần đáp ứng đòi hòi thời kỳ cải cách mở cửa. Theo quan điểm của ông xây dựng đội ngũ cán bộ tài, đức là “then chốt” của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Chu Chí Hòa (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn [51]. Trong cuốn sách, tác giả luận giải đưa ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ cũng như công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác giả khẳng định: “Điều mấu chốt là phải lựa chọn chính xác đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất chính trị. Cần phải thay đổi tình trạng như: phạm vi lựa chọn bó hẹp, tầm nhìn lựa chọn bị bưng bít, tiêu chuẩn lựa chọn đơn giản đến đơn điệu còn tồn tại ở những mức độ khác nhau trước kia, từ đó có những đột phá mới trong phạm vi, tiêu chuẩn, phương thức lựa chọn cán bộ” [51, tr.363]. Tác giả đưa ra luận giải khoa học: phải kiên trì nguyên tắc “đức” đi đôi với “tài” và dân chủ công khai, bình đẳng, lựa chọn đối tượng ưu tú, đi theo con đường của quần chúng, nghiêm túc thực hiện trình tự lựa chọn, đề bạt, cố gắng giới thiệu những nhân tài ưu tú, nghiêm túc chấp hành đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, chính trực, thanh liêm, chí công vô tư, được quần chúng tin tưởng, tín nhiệm, có văn hóa, có bản lĩnh, toàn tâm, toàn ý làm việc vì quần chúng.
Lưu Chấn Hoa (2010), Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng [49]. Cuốn sách đã trình bày những nội dung chủ yếu về việc tăng cường năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi ra đời năm 1921, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949, đặc biệt là sau khi cải cách, mở cửa năm 1978 đến nay. Tác giả đã khẳng định Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin; thường xuyên tổng kết thực tiễn, từ đó không ngừng nâng cao nhận thức về đảng cầm quyền, đưa cách mạng Trung Quốc giành được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp cải cách, mở cửa. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra 3 yếu tố nhằm xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó, yếu tố thứ ba, “Xét về chủ thể cầm quyền, bao gồm các tổ chức của Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên. Nâng cao năng lực điều hành, lãnh đạo chính là cần nâng cao năng lực cầm quyền của tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cầm quyền của toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo” [49, tr.13].
Nhiêm Ngạn Thân (2012), Phát hiện và sử dụng nhân tài [116]. Cuốn sách đã trình này bàn về cách dùng người, phát hiện và sử dụng nhân tài, lựa chọn cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó tác giả nghiên cứu sâu về công tác lựa chọn cán bộ, lập luận và đưa ra những quan điểm khoa học về lựa chọn cán bộ phải đi từ vấn đề làm người; về làm cán bộ như thế nào; vấn đề đương nhiệm và tiền nhiệm; vấn đề ứng xử với cấp trên, cấp dưới; vấn đề rập khuôn máy móc và đổi mới sáng tạo. Tác giả khẳng định: “Người cán bộ cần phải hiểu rõ đạo lý: Muốn làm quan thì đừng mong muốn phát tài, muốn phát tài thì đừng mong muốn làm quan. “Quân tử sinh tôn hữu đạo, thủ chi hữu phương” (quân tử có cách làm giàu hợp lý, lành mạnh, luôn biết giữ phép tắc. “Đạo” chính là hợp lý, “phương” chính là hợp pháp, không thể lợi dụng quyền chức để làm giàu bất hợp pháp” [116, tr.93]. Tác giả lập luận và khẳng định vị trí, vai trò to lớn của cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ.
Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học [53]. Trong cuốn sách này tác giả bàn về vấn đề cán bộ trong việc thực hiện năng lực cầm quyền khoa học của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cho rằng: đội ngũ cán bộ là bảo đảm quan trọng của cầm quyền khoa học. Tác giả cho rằng: Cầm quyền khoa học được quyết định bởi tố chất của cán bộ lãnh đạo các cấp; nắm bắt yêu cầu hiện thực xây dựng cơ chế tuyển dụng nhân sự khoa học; lấy việc giải phóng tư tưởng dẫn đường xây dựng quan điểm dùng người khoa học; hoàn thiện cơ chế giám sát trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ; xây dựng cơ chế tuyển chọn nhân sự; kiện toàn cơ chế cạnh tranh cán bộ; thực hiện cơ chế khuyến khích cán bộ; thực hiện chế độ thay thế, luân phiên cán bộ. Nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ tác giả có nhiều luận giải khoa học và đưa ra những kinh nghiệm, giải pháp cụ thể có tính khả thi cao nhằm tuyển chọn được những cán bộ của Đảng thực sự là người có tài, có đức, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Trung Quốc.
Súc Ni Lăn Đon Kun Lạ Vông (2015), Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [104]. Luận án đề cập, phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn về GDPL trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; đề xuất các quan điểm GDPL và luận chứng các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, bao gồm: 1) Đổi mới nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật; 2) Xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật đảm bảo chất lượng trong các trường đào tạo, bồi dưỡng; 3) Tăng cường bồi dưỡng; 4) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng GDPLtrong các trường đào tạo bồi dưỡng; 5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDPL trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Hồ Thành Quốc (2016), Đạo làm quan [92]. Trong cuốn sách, tác giả nghiên cứu về tu dưỡng đạo đức cán bộ theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm các nội dung: nâng cao phẩm chất nhân cách, tăng cường tu dưỡng đạo đức; tăng cường phẩm chất ý chí, nâng cao năng lực cầm quyền; kiên quyết phòng chống thoái hóa, biến chất, xây dựng vững chắc mặt trận tư tưởng; xây dựng đạo đức tác phong trong Đảng; sáng tạo môi trường hài hòa. Khi bàn về tu dưỡng đạo đức cán bộ, tác giả cho rằng: việc tăng cường xây dựng đạo đức làm quan của đội ngũ cán bộ hiện nay phải dốc sức thực hiện được “mười điều thận trọng”: “Thận trọng ngay từ đầu, thận trọng từ việc nhỏ, thận trọng khi ăn nói, thận trọng với thị hiếu, thận trọng với ham muốn, thận trọng với quyền lực, thận trọng khi bình yên, thận trọng khi chỉ có một mình, thận trọng với bạn bè và thận trọng với giây phút cuối cùng” [92, tr.118].
Janice Tay & Ronald Kow (2016), Lý Quang Diệu bàn về quản lý [106]. Tác giả khái quát với 5 nhóm vấn đề (chiến lược, nhóm, giao tiếp, hoạch định và những nguyên tắc điều hành). Khẳng định Singapore nổi tiếng về tính hiệu quả trong quản lý, của cả các cơ quan chính phủ lẫn các doanh nghiệp. Quyển sách là các phát biểu thể hiện quan điểm của Lý Quang Diệu về quản lý, tựu trung gồm hai lĩnh vực chính: chính sách và con người. Trong đó, đề ra nhiều chiến lược, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ là nỗi ám ảnh về sự tồn tại của đất nước Singapore. Chính vì ý thức được vai trò đội ngũ cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình mà Singapore phải xuất sắc hơn những người khác để có thể tồn tại.
Cuốn sách (2018) Tập Cận Bình về quản lý đất nước Trung Quốc [14] là tập hợp các bài viết, các bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Quyển sách chia làm 18 nội dung với 631 trang, là một chỉnh thể thống nhất hữu cơ, tập trung phản ánh mạch phát triển và nội dung chủ yếu của tư tưởng Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, ghi lại một cách sinh động thực tiễn Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo, hạt nhân đoàn kết dẫn dắt toàn đảng và nhân dân xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung thứ 18 - Nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, trong bài phát biểu tại Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc, đồng chí Tập Cận Bình đã xác định việc cần kíp là: ra sức lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ tốt mà Đảng và nhân dân cần [14, tr.552]. Đây là những kiến thức lý luận và thực tiễn quan trọng giúp nghiên cứu sinh đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp mà đề tài luận án nghiên cứu.
1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ cán bộ ngành tòa án và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tòa án
Jutta Limbach (2000), Das Bundesver fassung sgericht Geschichte - Aufgabe - Rechtsprechung. (Tòa án Hiến pháp Liên bang. Lịch sử - Nhiệm vụ - Phán quyết) [146]. Cuốn sách đã xác định thẩm phán phải đảm bảo đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khỏe, tâm sinh lý bình thường chẳng hạn: Về phẩm chất đạo đức hầu hết các nước đều quy định người đảm nhiệm chức vụ thẩm phán phải có phẩm chất đạo đức tốt. Về sức khỏe: đều quy định người đảm nhiệm chức vụ thẩm phán phải có sức khỏe tốt. Nếu sức khỏe không đạt yêu cầu thì không được làm thẩm phán bởi đây là tiêu chuẩn cần có để thẩm phán có thể đảm nhận công tác một cách bình thường và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Về tâm lý, tố chất: việc lựa chọn thẩm phán mới bao gồm phải đáp ứng được điều kiện về tâm lý. Thông qua một cuộc kiểm tra tâm lý, các ứng viên sẽ được khảo sát bởi các bài kiểm tra trí thông minh, khả năng làm việc nhóm, khả năng tập trung, khả năng ra quyết định trong trạng thái tâm lý căng thẳng và các vấn đề khác. Những cuộc kiểm tra này có thể được tiến hành bởi một công ty tư nhân chuyên nghiệp và kết quả của nó sẽ được cung cấp cho Tòa án để cân nhắc trong khung đánh giá tổng thể đối với các ứng viên Thẩm phán.
Maison du droit Vietnamo - Francaise, (2002), Some contents on principles of questioning and litigation - French experience in selecting, fostering, appointing and managing judges (Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng - Kinh nghiệm của nước Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm và quản lý Thẩm phán) [147]. Tại hội thảo bà Elisabeth PELSEZ (Thẩm phán tại Tòa Phúc thẩm Rouen) đã làm rõ hai hình thức tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi, những ưu nhược điểm của hai loại hình tố tụng; sự kết hợp tố tụng tranh tụng với tố tụng xét hỏi. Ông Christian RAYSSEGUIER (Viện trưởng Viện Công tố tại Tòa Phúc thẩm Rouse) đã phân tích nội dung quy định về quản lý thẩm phán tại Pháp, các cơ quan quản lý thẩm phán; nguyên tắc tuyển chọn, đào tạo thẩm phán; sự khác nhau giữa thẩm phán xét xử và công tố; việc đào tạo, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ thẩm phán, thuyên chuyển công tác và kỷ luật thẩm phán.
Pip Nicholson (2005), Vietnamese Jurisprudence: Informing Court Reform, (Pháp luật Việt Nam: Tác động tới cải cách tòa án) [150]. Trong cuốn sách tác giả đã khái quát hóa quá trình ra đời và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; những tác động của Nghị quyết 08-NQ/TW đến các cơ quan tư pháp Việt Nam, nhấn mạnh đến tính độc lập của tòa án và thẩm phán. Nghiên cứu này còn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là thẩm phán có trình độ, có năng lực, phẩm chất đáp ứng đòi hỏi của cải cách tòa án Việt Nam.
Nhà xuất bảnTư pháp, “Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga” (bản dịch 2005) [83]. Cuốn sách chuyên khảo đã nêu các quy định pháp luật của Liên bang Nga về tố tụng dân sự, bao gồm: Các quy định cơ bản; thành phần xét xử và những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng; thẩm quyền xét xử; người tham gia tố tụng; đại diện trong tố tụng chứng cứ và chứng minh Đặc biệt, cuốn sách đã nêu cụ thể các quy định về trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm. Quy định cụ thể về quy trình đào tạo, bổ nhiệm các chức danh ngành tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi tiến hành các thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc dân sự sơ thẩm.
Tô Văn Hòa (2006). “Tính độc lập của Tòa án - Nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam” tại Đại học tổng hợp Lund - Thụy Điển [52]. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận quan trọng về tính độc lập và các yếu tố cơ bản bảo đảm tính độc lập của Tòa án. Luận án đã nghiên cứu tính độc lập của Tòa án ở Đức, Mỹ, Pháp và Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã đưa ra khái niệm về tính độc lập của Tòa án ở Việt Nam; các khía cạnh chính của nguyên tắc độc lập Tòa án ở Việt Nam. Tác giả đưa ra các kiến nghị bao gồm: Sự bảo đảm hiến định; trách nhiệm bồi thường oan sai; trách nhiệm của Thẩm phán; nhiệm kỳ và phương thức tuyển dụng Thẩm phán; các biện pháp kỷ luật Thẩm phán; vấn đề “duyệt án”; thu nhập của Thẩm phán; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bổ nhiệm, phân ngạch cán bộ tòa án và đội ngũ cán bộ tòa án; chức năng, nhiệm vụ và vai trò lãnh đạo của Đảng và tính độc lập của Tòa án.
Pip Nicholson (2007), Borrowing court systems: the experience of Socialist Vietnam (Hệ thống tòa án vay mượn: kinh nghiệm của Việt Nam xã hội chủ nghĩa) [151]. Cuốn sách đã khái quát lịch sử hệ thống tòa án Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2005. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống tòa án Liên Xô và Việt Nam, nguyên nhân của sự tương đồng và sự khác biệt đó. Từ đó, Việt Nam đã áp dụng kinh nghiệm của Liên Xô trong xây dựng hệ thống tòa án. Tác giả cho rằng lịch sử của hệ thống tòa án Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2005 ảnh hưởng rõ nét bởi mô hình của Liên Xô và mang một bản sắc riêng biệt. Do vậy, đội ngũ cán bộ tư pháp cũng được xây dựng theo mô hình này.
Hội Luật gia ASEAN (2009), ASEAN Charter - bringing ASEAN to new heights (Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới) [55]. Tại hội thảo, các học giả, nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng, các trường luật, khoa luật không chỉ phải đào tạo ra các luật gia giỏi, mà còn phải giúp họ trở thành những nhà chuyên môn có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và con người bằng con đường pháp luật. Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi phải bắt đầu từ việc trang bị cho sinh viên luật kiến thức về các vấn đề cơ bản nhằm tạo các hình thức phù hợp để bênh vực quyền lợi của người dân, tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm cho người dân khả năng tiếp cận công lý với mức chi phí thấp nhất. Nội dung “trợ giúp pháp lý cho người nghèo” cần được đưa vào chương trình đào tạo nhằm giúp người học hiểu biết thấu đáo về ý nghĩa của việc giúp đỡ pháp lý cho những ai đang ở bên lề xã hội. Do đó, cần xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp luật ở các nước ASEAN đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Ngô Cường (2018), Sơ lược về chế định của thẩm phán ở một số quốc gia trên thế giới [22]. Cuốn sách đã khái quát về nội dung, phương pháp đào tạo thẩm phán của một số nước trên thế giới. Chẳng hạn, ở Pháp tác giả nhấn mạnh: “Những người được bổ nhiệm vào Tha...dù tiếp cận khác nhau, song các công trình khoa học đều đã luận giải thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tòa án, chỉ ra được những ưu điểm cũng như hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND như: công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, chính sách cán bộ.
Bốn là, một số công trình khoa học đã nghiên cứu, dự báo những nhân tố tác động, yêu cầu, phẩm chất năng lực công tác của đội ngũ cán bộ tòa án, phân tích những tác động của cơ chế thị trường đến chất lượng đội ngũ cán bộ TAND và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện. Một số công trình đề xuất phương hướng, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của TAND và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của TAND nói chung, TAND quận, huyện nói riêng. Do vậy, tác giả có thể tham khảo, kế thừa có chọn lọc những kết quả đã đạt được của các công trình khoa học đã công bố để nghiên cứu nhân tố tác động, đề xuất yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở một địa phương cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, tác giả xác định những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục triển khai, đi sâu nghiên cứu, làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài luận án:
Một là, khái quát vị trí, vai trò, mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện với các tổ chức trong hệ thống chính trị; phân tích quan niệm, đặc điểm, vai trò đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện; làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai là, luận giải quan niệm chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện; những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện; khái quát và luận giải quan niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh; xác định những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, khảo sát đánh giá đúng thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố; rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bốn là, phân tích những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh; xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp đồng bộ, toàn diện, khả thi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận chương 1
Nghiên cứu về TAND quận, huyện nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện nói riêng, là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các công trình khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ; đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện. Đồng thời, nhiều công trình khoa học đã công bố đề cập với các góc độ tiếp cận khác nhau, luận giải khái quát về quan niệm về TAND quận, huyện, chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện.
Một số công trình khoa học nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân; đề xuất yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của TAND quận, huyện ở một số địa phương trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy những vấn đề đặt ra mà luận án cần tập trung giải quyết là: Luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh không trùng lặp với các công trình đã công bố.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tòa án nhân dân quận, huyện và đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
* Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh
Về tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, với diện tích 2.061 km², bao gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Các khu vực trung tâm, một phần Thành phố Thủ Đức, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Về kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển năng động, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Theo thống kê năm 2019 tổng sản phẩm Thành phố đạt giá trị 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương 57 tỷ USD và chiếm hơn 23% quy mô nền kinh tế cả nước. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm 62,4%, công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%, còn lại là nông nghiệp và các khu vực khác. Riêng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1%, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu đạt mức tăng 9,2%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019 qua cũng đạt 8,3 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2018, chiếm 22% tổng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Tổng thu ngân sách đạt 378,5 nghìn tỷ đồng (tăng 6% so với mức thực hiện năm 2018), hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao, đồng thời chiếm 27,2% tổng thu ngân sách cả nước [141, tr.15]. Bình quân đầu người tiếp tục tăng liên tục qua các năm, đến năm 2020 ước đạt 6.799 USD, gấp 1,3 lần năm 2015 (5.104 USD) và gấp 2,3 lần so với cả nước. Cụ thể, bình quân đầu người năm 2016 đạt 5.413 USD/người (cả nước là 2.215 USD/ người); năm 2017 đạt 5.757 USD/người (cả nước là 2.389 USD/người); năm 2018 đạt 6.129 USD/người (cả nước là 2.590 USD/người), năm 2020 ước đạt 6.799 USD/ người (cả nước ước trên 3.000 USD/người) [141, tr.16].
Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hoá - xã hội lớn, đi đầu trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục, y tế, thể thao, giải trí Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Toàn Thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III, có hơn 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt, trên 85 trường đại học. Thành phố có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân. Thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn [141, tr.17]. Hiện nay, Thành phố có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819 người. Toàn thành phố có 13 Tôn giáo khác nhau đạt 1.983.048 người, nhiều nhất là Phật giáo.164.930 người, tiếp theo là Công Giáo đạt 745.283 người, đạo Cao Đài chiếm 31.633 người, Đạo Tin lành có 27.016 người, Hồi giáo chiếm 6.580 người, Phật Giáo Hòa Hảo đạt 4.894 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.387 người.
Về quốc phòng, an ninh, Thành phố Hồ Chí Minh là nới có nhiều đơn vị lực lượng vũ trang của Trung ương, địa phương đứng chân trên địa bàn, luôn thực hiện tốt việc xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân trong bảo vệ Tổ quốc. Công tác trực sẵn sàng chiến đấu, xử lý kịp thời các hoạt động khiếu kiện, biểu tình góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng. Thành phố Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm phạm pháp hình sự, tăng tỉ lệ điều tra khám, phá án; đẩy mạnh đấu tranh, triệt phá các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sử dụng vũ khí “nóng”, không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm và các tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự và tệ nạn xã hội.
* Các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Nghị quyết Số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh [140]. Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thành lập với diện tích tự nhiên là 211,56 km2 và quy mô dân số 1.013.795 người. Tại Nghị quyết được thông qua, TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79 km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2; toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên, 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Đối với cấp phường, xã có 19 phường thuộc các quận 2, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận có thể phải sắp xếp lại. Trong đó, tại quận 2 sẽ sáp nhập phường An Khánh và Thủ Thiêm; phường Bình Khánh và Bình An. Quận 3 sáp nhập phường 6, 7, 8 thành một phường. Quận 4 sáp nhập phường 5 và 2; phường 12 và 13. Quận 5 sáp nhập phường 12 và 15. Quận 10 sáp nhập phường 3 và 2. Quận Phú Nhuận sáp nhập phường 12 và 11; 14 và 13 [140, tr.2]. Như vậy, sau khi sáp nhập, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giảm từ 24 quận, huyện xuống còn 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố trực thuộc; giảm từ 322 xã, phường, thị trấn xuống còn 312.
Về kinh tế, các quận, huyện ở Thành phố tốc độ phát triển kinh tế cao và tương đối ổn định, các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thành phố có xu hướng giảm; doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài phát triển mạnh mẽ; các hợp tác xã hoạt động chất lượng ngày càng cải thiện. Về cơ cấu kinh tế của các quận, huyện có sự khác nhau, đối với những quận nội thành, nhất là những quận trung tâm đã đô thị hóa lâu, phát triển kinh tế tập trung vào dịch vụ, thương mại. Các quận mới, nhất là các huyện ngoại thành hiện đang tập trung thu hút đầy tư, tái cơ cấu kinh tế, thu hút các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, phát triển ngành nông nghiệp phát triển đúng định hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học Hiện nay, đối với các quận ngoại thành, quỹ đất của khu vực này còn hàng trăm hécta, đó là một nguồn lực quan trọng để các quận, huyện và Thành phố khai thác hợp lý, phù hợp quy hoạch để phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, và triển khai các dự án phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các quận, huyện ở Thành phố tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội không ngừng được củng cố; chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ; công tác tôn giáo có nhiều chuyển biến mới; đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang thành phố thực hiện tinh thần “an ninh chủ động” khá rõ nét, huy động cả hệ thống chính trị thành phố cùng phối hợp tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, kịp thời xử lý các hoạt động tụ tập đông người, biểu tình, gây rối an ninh trật tự, góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn các quận, huyện. Tập trung lãnh đạo hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các quận, huyện.
Về văn hóa, xã hội, môi trường, các quận, huyện ở Thành phố có truyền thống về lịch sử văn hóa, đấu tranh cách mạng. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của gia đình có công với cách mạng, các đối tượng chính sách được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với nước, người cao tuổi, người già cô đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ, người khuyết tật, người nghèo được đẩy mạnh. xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bám sát định hướng mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng trong cộng đồng. Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách, có công có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung. Vì vậy, các quận, huyện ở Thành phố đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất lớn. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam - khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
Về quốc phòng - an ninh, các quận, huyện ở Thành phố kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế; xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, có thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; xử lý có hiệu quả các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh chính trị, không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn. Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các lễ hội, sự kiện chính trị quan trọng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự; đấu tranh phòng, chống, kiềm chế, kéo giảm các loại tội phạm; đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Xây dựng lực lượng quân sự, công an vững mạnh, trong sạch, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Hệ thống chính trị các quận, huyện ở Thành phố được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các tổ chức: Tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn, Hội Cựu Chiến binh) được pháp luật thừa nhận. Đảng bộ các quận, huyện là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị các quận. Chính quyền các quận, huyện là cơ quan quyền lực nhà nước, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn, có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, chính quyền các quận, huyện xác định các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, chăm lo phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hóa, xây dựng chính quyền; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện ở Thành phố được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quận, huyện có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền quận, huyện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân.
* Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, gồm Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án quân sự. Tòa án nhân dân quận, huyện là cơ quan xét xử trong hệ thống tòa án nhân dân 4 cấp. Cấp trên kế tiếp là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyền tư pháp ở cấp quận, huyện theo các quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân Tối cao.
Nhiệm vụ, quyền hạn Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương được quy định tại tại Điều 44 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 [95] như sau:
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương được quy định tại Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương gồm Văn phòng Tòa án nhân dân cấp huyện có Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, các công chức và người lao động khác.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Quan niệm TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với sự thay đổi của đất nước và Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 1976, TAND Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập gồm 01 TAND Thành phố và 12 TAND cấp huyện. Những ngày đầu chưa có Tòa chuyên trách, sau đó mới thành lập Tòa chuyên trách và bộ phận Tòa hình sự, Tòa dân sự, Văn phòng và Phòng Giám đốc kiểm tra; lúc đó, TAND huyện có 03 thẩm phán, TAND thành phố có 07 thẩm phán và một số thẩm phán điều động, tăng cường từ miền Bắc vào để thực hiện công tác xét xử bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời gian đầu sau ngày giải phóng 30/4/1975. Biên chế của toàn ngành Tòa án thành phố lúc ban đầu khi mới thành lập chỉ có 80 thẩm phán; tuân thủ theo Hiến pháp 1992 và thực hiện Luật tổ chức TAND năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 1993, năm 1995), do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ nên số lượng thẩm phán TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ 55 thẩm phán vào giai đoạn đầu thành lập tăng lên 120 thẩm phán, mỗi thẩm phán giải quyết bình quân 140 vụ/năm (giai đoạn từ 1986 đến 1996).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 tiếp tục hoàn thiện chủ trương đẩy mạnh cải cách, đổi mới hệ thống tư pháp tương nhằm kiện toàn bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp. Ngày 22 tháng 4 năm 2014, Luật tổ chức Tòa án nhân dân được ban hành, qua đó tổ chức biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn TAND quận, huyện ở Thành phố ngày càng được bổ sung, hoàn thiện; công tác quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ quản lý các đơn vị, bộ phận được chú trọng, biên chế đầy đủ thẩm phán, thư kí, thẩm tra viên. Biên chế của toàn ngành ban đầu chỉ có 80 người nay lên đến 734 cán bộ - công chức (thành phố 233; quận - huyện 501), trong đó có 253 Thẩm phán (thành phố 81; quận - huyện 172), 383 Thư ký (thành phố 119, quận - huyện 264), 98 cán bộ - công chức khác (thành phố 33; quận - huyện 65. Hiện nay, bình quân hàng năm, ngành tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải giải quyết số lượng án các loại rất lớn chiếm tỷ lệ bằng 1/5 lượng án của cả nước, năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là từ năm 2005 đến nay toàn ngành phải giải quyết từ 30.000 đến 36.000 vụ/năm [131, tr.7].
Thực hiện Nghị quyết Số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức theo quy định của pháp luật [140, tr.3]. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 21 tòa án nhân dân cấp quận, huyện, TAND Thành phố Thủ Đức, 05 Tòa chuyên trách, 03 bộ phận trực thuộc. Mỗi TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm ban lãnh đạo có từ 02 - 03 đồng chí chánh án, phó chánh án, tòa thấp nhất có 03 thẩm phán, nhiều nhất có 17 thẩm phán.
Như vậy, Tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét xử trong hệ thống tòa án nhân dân ở Thành phố, thực hiện chức năng xét xử theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Chức năng, nhiệm vụ của TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống TAND của Việt Nam, do đó chức năng, nhiệm vụ của TAND các quận, huyện Thành phố cũng giống với chức năng, nhiệm vụ của TAND nói chung và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương ở nước ta được quy định tại Điều 44 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 [95].
Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh được quy định cụ thể như sau:
Một là, tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, tòa án TAND góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Hai là, tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của TAND quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Ba là, khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh có quyền: Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm; ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Bốn là, tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng; Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật; Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự; ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Năm là, trong quá trình xét xử vụ án, TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện ở Thành phố với Thành ủy, quận ủy, huyện ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, quận ủy, huyện ủy, là quan hệ chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, quận, huyện ủy về công tác xây dựng đảng và các hoạt động đoàn thể. Thành ủy, quận ủy, huyện ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo TAND quận, huyện ở Thành phố mọi mặt công tác xây dựng đảng từ quy chế, quy định, quản lý đảng viên, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, công tác vận động quần chúng và các hoạt động đoàn thể.
Hai là, mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện ở Thành phố với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, là quan hệ chịu sự kiểm tra, giám sát. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thông qua các ban chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của TAND quận, huyện, yêu cầu TAND quận, huyện báo cáo về công tác xét xử, thi hành án, nhất là các vụ án trọng điểm của địa phương, hoặc kiểm tra, giám sát định kỳ, chuyên đề; cử thành viên đến TAND quận, huyện để xem xét, xác minh công tác xét xử, thi hành án của TAND quận, huyện. Mặt trận Tổ quốc giám sát các hoạt động TAND quận, huyện theo quy định và báo cáo hoạt động của TAND quận, huyện trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện theo luật định.
Ba là, mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện ở Thành phố với Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân Thành phố , là mối quan hệ cấp dưới với cấp trên. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện về tổ chức, bộ máy, cán bộ và chuyên môn của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp điều động, thuyên chuyển công tác đối với công chức ngành, chuẩn bị nhân sự, hồ sơ tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ tòa án trừ Thẩm phán, phó chánh án, ra quyết định nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu, cho thôi việc đối với Thẩm tra viên chính, chuyên viên chính Tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế với TAND Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án nhân dân tối cao.
Bốn là, mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện ở Thành phố với các phòng, ban chức năng thuộc quận, huyện, là mối quan hệ phối hợp công tác. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các phòng, ban chức năng quận, huyện ở Thành phố như: Văn phòng, Phòng Nội vụ, Thanh tra, tư pháp có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để TAND huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ. Tòa án nhân dân quận, huyện tham mưu, phối hợp với các phòng, ban chức năng thuộc quận, huyện trong tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, tuyên truyền về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Năm là, mối quan hệ công tác của TAND quận, huyện ở Thành phố với công an, viện kiểm sát quận, huyện, là mối quan hệ phối hợp công tác... dân”, Tạp chí Luật học, số (21), tr. 34 - 42.
Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Tòa án nhân dân Huyện Bình Chánh (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Huyện Củ Chi (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Quận 3 (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Quận 5 (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Quận 10 (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Tối cao (2008), Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành tòa án nhân dân, Hà Nội.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2017 phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2018 phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh Toàn (2007), “Năng lực người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số (10), tr. 34 - 41.
Trịnh Xuân Toản (2012), Tiếp tuc đổi mới phương thức lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Xuân Trường (2008), Đức và tài cán bộ trong giai đoạn mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Trần Anh Tuấn (2010), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Vũ Thanh Tuấn (2019), Đại vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết Số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố năm 2018, phương hướng năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trương Quốc Việt (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, Tạp chí tổ chức nhà nước điện tử, ngày 1/8/2016
Tiếng anh
143. Alexander Hamilton, Madison and Jay, On the constitution/ Selections from the Fedralist Papers (Về hiến pháp / Lựa chọn từ các tài liệu của Fedralist), Edit with an introduction by R.Gariel, The Libral Arts Press, New York, 1954. Madison và Jay,
144. Alexander Hamilton(1995), APlace Apart, Judicial Independence and Accountability in Canada (APlace Apart, Tư pháp độc lập và Trách nhiệm giải trình ở Canad) , May 1995.
145. Criminal procedure a worldwide study (Thủ tục hình sự một nghiên cứu trên toàn thế giới), Carolina Academic Press - Durham, North Carolina, 2007.
146. JuttaLimbach (Hrsg.), Das Bundesverfassungsgericht Geschichte - Aufgabe – Rechtsprechung, (Tòa án Hiến pháp Liên bang. Lịch sử - Nhiệm vụ - Phán quyết), 2000.
147. Maison du droit Vietnamo - Francaise, Some contents on principles of questioning and litigation - French experience in selecting, fostering, appointing and managing judges (Một số nội dung về nguyên tắc xét hỏi và tranh tụng - Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm và quản lý Thẩm phán), 2002.
148. Maison du droit Vietnamo – Francaise (Quy chế độc lập và cơ chế trách nhiệm của Thẩm phán), 2004.
149. Martin Friedland (1992), Commonwealth Law Bulletin (Bản tin luật thịnh vượng chung), 1043, Bingham, T.H,tlđ,p.66.
150. Pip Nicholson , Vietnamese Jurisprudence: Informing Court Reform, (Pháp luật Việt Nam: Tác động tới cải cách tòa án), 2005.
151. Pip Nicholson, Borrowing court systems: the experience of Socialist Vietnam (Hệ thống tòa án vay mượn: kinh nghiệm của Việt Nam xã hội chủ nghĩa, 2007.
152. Thaveeporn Vassavakul (1997), Sectoral Politics and Strategies for State and Party Building from the VII to the VIII Congresses of the Vietnamse Communist Party (1991-1996), in “Doi Moi: Ten Years after the 1986 Party Congress” (Lĩnh vực chính trị và chiến lược xây dựng Đảng và Nhà nước từ Đại hội VII đến Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam 1991-1996, trong “Đổi mới: Mười năm sau Đại hội VI”.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC QUẬN, HUYỆN, THÀNH PHỐ
THỦ ĐỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(tháng 1/2021)
STT
Quận, Huyện
Dân số (người)
Diện tích (km2)
Số Phường/Xã
1
Thành phố
Thủ Đức
1.013.795
211,56
34
2
Quận 1
140.975
7,72
10
3
Quận 3
191.330
4,92
14
4
Quận 4
175.732
4,18
15
5
Quận 5
160.066
4,27
15
6
Quận 6
234.982
7,14
14
7
Quận 7
349.308
35,69
10
8
Quận 8
425.121
19,11
16
9
Quận 10
234.665
5,72
15
10
Quận 11
211.377
5,14
16
11
Quận 12
602.052
52,74
11
12
Quận Bình Thạnh
492.470
20,78
20
13
Quận Gò Vấp
664.553
19,73
16
14
Quận Phú Nhuận
164.084
4,86
15
15
Quận Tân Bình
468.469
22,43
15
16
Quận Tân Phú
478.288
15,97
11
17
Quận Bình Tân
771.709
52,02
10
18
Huyện Nhà Bè
193.591
100,43
7
19
Huyện Hóc Môn
531.212
109,17
12
20
Huyện Củ Chi
445.149
434,77
21
21
Huyện Cần Giờ
70.107
704,45
7
22
Huyện Bình Chánh
691.717
252,56
16
(Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021)
Phụ lục 2
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, GIỚI TÍNH, TUỔI ĐỜI ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN, THÀNH PHỐ
THỦ ĐỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TT
Tên Thành phố,
Quận, huyện
Tổng số
Giới tính
Tuổi đời
Nam
Nữ
25-40
41-50
51-60
1
Thành phố
Thủ Đức
115
45
70
55
41
19
2
Quận 1
45
18
27
20
18
7
3
Quận 3
33
14
19
15
12
6
4
Quận 4
33
12
21
13
15
6
5
Quận 5
22
8
14
9
8
5
6
Quận 6
21
8
13
8
8
5
7
Quận 7
29
5
24
11
10
8
8
Quận 8
36
11
25
13
15
8
9
Quận 10
36
16
20
15
14
7
10
Quận 11
38
15
23
17
15
6
11
Quận 12
31
9
22
10
14
7
12
Quận Bình Thạnh
24
8
16
8
10
6
13
Quận Gò Vấp
46
19
27
19
17
10
14
Quận Phú Nhuận
49
21
28
18
22
9
15
Quận Tân Bình
55
18
37
15
30
10
16
Quận Tân Phú
61
22
39
21
31
9
17
Quận Bình Tân
28
10
18
10
12
6
18
Huyện Nhà Bè
39
11
28
18
12
9
19
Huyện Hóc Môn
38
12
26
20
10
8
20
Huyện Củ Chi
46
15
31
20
17
9
21
Huyện Cần Giờ
23
10
13
8
10
5
22
Huyện Bình Chánh
27
11
16
11
9
7
TỔNG
875
343
567
345
518
172
(Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021)
Phụ lục 3
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP QUẬN, HUYỆN, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TT
Tên Thành phố, Quận, huyện
Trình độ học vấn
Trình độ lý luận
chính trị
Sau Đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cao cấp
Trung cấp
Sơ cấp
1
Thành phố
Thủ Đức
30
65
15
5
7
20
23
2
Quận 1
10
25
7
3
5
8
9
3
Quận 3
8
15
10
0
4
5
9
4
Quận 4
10
15
6
2
3
8
10
5
Quận 5
6
11
4
1
5
6
7
6
Quận 6
5
10
4
2
4
9
5
7
Quận 7
9
11
6
3
3
7
6
8
Quận 8
10
16
7
3
3
7
8
9
Quận 10
8
15
10
3
2
8
11
10
Quận 11
12
16
7
3
4
8
12
11
Quận 12
8
15
7
1
2
9
9
12
Quận Bình Thạnh
6
10
6
2
3
7
6
13
Quận Gò Vấp
12
20
11
3
5
8
10
14
Quận Phú Nhuận
12
21
13
3
3
9
11
15
Quận Tân Bình
20
25
8
2
4
6
5
16
Quận Tân Phú
17
23
15
6
5
11
5
17
Quận Bình Tân
8
10
8
2
4
7
6
18
Huyện Nhà Bè
11
19
8
1
3
7
9
19
Huyện Hóc Môn
8
22
7
1
4
8
7
20
Huyện Củ Chi
10
26
8
2
2
9
11
21
Huyện Cần Giờ
5
10
6
2
2
5
5
22
Huyện Bình Chánh
6
12
7
2
2
8
9
TỔNG
231
417
180
47
79
180
193
(Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021)
Phụ lục 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÌNH XÉT CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN,
VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TÒA ÁN
NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TT
Tên Thành phố, Quận, huyện
CHẤT LƯỢNG
ĐẢNG VIÊN
VI PHẠM
KỶ LUẬT ĐẢNG
HT XSNV
HT
TNV
HT
NV
VP
TC
KT
CC
CC
KT
1
Thành phố
Thủ Đức
25
80
9
1
1
2
Quận 1
13
25
7
0
3
Quận 3
7
21
5
0
1
4
Quận 4
5
22
6
0
1
5
Quận 5
6
11
5
0
6
Quận 6
5
12
3
1
1
7
Quận 7
4
19
6
0
8
Quận 8
5
24
7
0
9
Quận 10
5
25
6
0
2
10
Quận 11
6
25
7
0
11
Quận 12
5
18
7
1
1
12
Quận Bình Thạnh
4
16
4
0
1
13
Quận Gò Vấp
6
34
6
0
14
Quận Phú Nhuận
8
33
7
1
15
Quận Tân Bình
5
42
6
0
16
Quận Tân Phú
7
51
5
0
17
Quận Bình Tân
5
20
3
0
1
18
Huyện Nhà Bè
6
28
4
1
19
Huyện Hóc Môn
6
27
5
0
1
20
Huyện Củ Chi
5
35
5
1
21
Huyện Cần Giờ
4
16
3
0
22
Huyện Bình Chánh
3
20
4
0
TỔNG
120
=
13,71
%
633
= 72,34%
112
=
12,80
%
10
=
1,15
%
8
=
0,91
%
2
=
0,24
%
(Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021)
Phụ lục 5
TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÌNH XÉT CHẤT LƯỢNG
TỔ CHỨC ĐẢNG TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TT
Tên Thành phố, Quận, huyện
NĂM 2019
NĂM 2020
TS
VM
HTT
HT
NV
YK
TSVM
HTT
HT
NV
YK
1
Thành phố
Thủ Đức
69,7
26,0
4,3
74,5
20,3
5,2
2
Quận 1
75,0
31,8
80,4
19,6
3
Quận 3
71,2
23,6
5,2
87,6
12,4
4
Quận 4
71,3
28,7
86,5
13,5
5
Quận 5
75,0
25,0
79,6
17,0
3,4
6
Quận 6
68,8
25,5
6,2
89,6
6,4
4,0
7
Quận 7
77,5
22,5
78,4
21,6
8
Quận 8
68,7
31,3
74,6
25,4
9
Quận 10
68,7
25,0
6,3
84,5
15,5
10
Quận 11
56,3
38,5
5,2
77,6
18,3
3,1
11
Quận 12
77,5
22,5
83,5
10,1
6,4
12
Quận Bình Thạnh
77,5
22,5
75,5
19,3
5,2
13
Quận Gò Vấp
81,2
12,6
6,2
79,1
20,9
14
Quận Phú Nhuận
93,6
6,4
84,4
11,4
4,2
15
Quận Tân Bình
81,2
13,3
5,5
77,6
18,4
4,0
16
Quận Tân Phú
75,0
25,0
80,4
19,6
17
Quận Bình Tân
68,8
25,0
6,2
73,5
23,4
3,1
18
Huyện Nhà Bè
73,6
26,4
77,3
22,7
19
Huyện Hóc Môn
81,2
18,8
81,4
12,5
6,1
20
Huyện Củ Chi
75,0
19,7
5,3
76,5
20,5
3,0
21
Huyện Cần Giờ
75,0
25,0
76,2
23,8
22
Huyện Bình Chánh
71,3
22,3
6,2
72,4
23,3
4,3
(Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021)
Phụ lục 6:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Phiếu dành cho cán bộ, đảng viên)
Đồng chí thân mến!
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề chúng tôi nêu ra dưới đây. Mỗi vấn đề đều được thể hiện dưới dạng câu hỏi và các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào đồng chí đánh dấu chéo (x) vào ô vuông (ð) tương ứng, đồng chí không phải ghi tên vào phiếu này. Rất mong sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí!
1.
Theo đồng chí đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò như thế nào?
- Đặc biệt quan trọng
£
- Quan trọng
£
- Không quan trọng
£
- Khó trả lời
£
2.
Đánh giá của đồng chí về lãnh đạo của Thành ủy, quận ủy, huyện ủy, TAND thành phố đối đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện?
- Đặc biệt quan tâm
£
- Quan tâm
£
- Bình thường
£
- Chưa quan tâm
£
- Khó trả lời
£
3.
Đánh giá của đồng chí về thực hiện quy chế công tác cán bộ trong nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh?
- Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo
£
- Chấp hành đúng quy chế công tác cán bộ
£
- Chưa chấp hành nghiêm luật cán bộ, công chức
£
- Khó trả lời
£
4.
Đánh giá của đồng chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh?
4.1
Phẩm chính trị, chất đạo đức, lối sống
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
4.2
Nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
4.3
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
4.4
Phương pháp, tác phong cách công tác
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
5.
Đồng chí cho nhận xét về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sau đây đối với nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh?
5.1
Thành ủy, đảng ủy quận, huyện
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
5.2
Ủy ban nhân dân Thành phố, quận, huyện
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
5.3
Tòa án nhân dân Thành phố, quận, huyện
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
5.4
Các tổ chức chính trị, xã hội (Hội Cựu Chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên)
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
6.
Đánh giá của đồng chí về một nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh?
6.1
Công tác quy hoạch
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
6.2
Công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
6.3
Đánh giá cán bộ
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
6.4
Bố trí sử dụng
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
6.5
Công tác chính sách
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
6.6
Công tác tạo nguồn
- Tốt
£
- Khá
£
- Trung bình
£
- Yếu
£
- Khó đánh giá
£
7.
Theo đồng chí trong các vấn đề sau, vấn đề nào là nguyên nhân làm hạn chế đến nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
- Do tự học tập, rèn luyện còn hạn chế
£
- Do chất lượng đào tạo, bồi dưỡng hạn chế
£
- Do tác động tiêu cực của môi trường
£
- Do hạn chế về phẩm chất, năng lực
£
- Do đánh giá, sắp xếp, bố trí sử dụng chưa hợp lí
£
- Do chưa quan tâm đến đời sống
£
- Do thiếu tinh thần trách nhiệm
£
8.
Đồng chí cho biết ý kiến của mình về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh?
- Phát huy ý thức tự học tập, tu dưỡng
£
- Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo
£
- Thực hiện tốt chế độ, chính sách
£
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
£
- Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng
£
- Đề cao trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng
£
- Giải pháp khác (xin kể ra)
£
9.
Đánh giá của đồng chí về phối kết hợp đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh với các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị Thành phố?
- Vững vàng
£
- Khá vững vàng
£
- Chưa vững vàng
£
- Khó trả lời
£
10.
Đề nghị đồng chí cho biết đôi nét về bản thân
- Cán bộ Đảng
£
- Cán bộ chính quyền
£
- Cán bộ Mặt trận
£
- Cán bộ các đoàn thể chính trị xã hội
£
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Phụ lục 7:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Phiếu dành cho cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện)
Đồng chí thân mến!
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề chúng tôi nêu ra dưới đây. Mỗi vấn đề đều được thể hiện dưới dạng câu hỏi và các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào đồng chí đánh dấu chéo (x) vào ô vuông (ð) tương ứng, đồng chí không phải ghi tên vào phiếu này. Rất mong sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí!
1.
Nhận thức của đồng chí về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
2.
Đánh giá của đồng chí về sự quan tâm của Thành ủy, chính quyền, hệ thống chính trị Thành phố đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
3.
Đánh giá của đồng chí về vai trò trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức chính trị xã hội cấp quận, huyện về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
4.
Đánh giá của đồng chí về mức độ xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh của cấp ủy, tổ chức đảng?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
5.
Đánh giá của đồng chí về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
6.
Theo đồng chí nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Phù hợp
£
- Khó trả lời
£
7.
Theo đồng chí hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Phù hợp
£
- Khó trả lời
£
8.
Theo đồng chí số lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Phù hợp
£
- Không phù hợp
£
- Khó trả lời
£
9
Theo đồng chí cơ cấu đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Hợp lý
£
- Không hợp lý
£
- Khó trả lời
£
10.
Tinh thần trách nhiệm trong tự rèn luyện, tự nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
11.
Kết quả tự rèn luyện, tự nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
12.
Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
13.
Theo đồng chí phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
14.
Theo đồng chí phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Tốt
£
- Trung bình
£
- Khó trả lời
£
15.
Theo đồng chí đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần thực hiện tốt các giải pháp nào?
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và các lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
£
- Nâng cao chất lượng tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng, luân chuyển, quản lý đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
£
- Xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toà án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
£
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
£
- Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ toà án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực trình độ, phương pháp, tác phong công tác.
£
- Ý kiến khác
16.
Đề nghị đồng chí cho biết đôi nét về bản thân
- Chánh án, phó chánh án
£
- Thẩm phán
£
- Thư ký tòa
£
- Thẩm tra viên
£
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Phụ lục 8:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Phiếu dành cho cán bộ, đảng viên)
- Đối tượng điều tra: Lãnh đạo thành phố, quận, huyện, cán bộ các ban ngành, đoàn thể, đảng viên đang công tác thành phố, quận, huyện
- Nơi điều tra: Thành phố, quận, huyện
- Tổng số phiếu điều tra: 200 phiếu.
- Thời gian: Tháng 1/2021.
- Người tổng hợp: Trương Như Thủy.
TT
PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
KẾT QUẢ
Số ý kiến trả lời
Tỉ lệ
%
1.
Đánh giá vai trò của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Đặc biệt quan trọng
124
62%
- Quan trọng
40
20%
- Không quan trọng
36
18%
- Khó trả lời
2.
Đánh giá về công tác lãnh đạo của Thành ủy, quận ủy, huyện ủy, TAND thành phố, TAND quận, huyện đối với nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đặc biệt quan tâm
170
85%
- Quan tâm
20
10%
- Bình thường
10
05%
- Chưa quan tâm
- Khó trả lời
3.
Đánh giá về thực hiện quy chế công tác cán bộ trong nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo
144
72%
- Chấp hành đúng quy chế công tác cán bộ
30
15%
- Chưa chấp hành nghiêm luật cán bộ, công chức
26
13%
- Khó trả lời
4.
Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.
Phẩm chất đạo đức, lối sống
- Tốt
124
62%
- Khá
40
20%
- Trung bình
36
18%
- Yếu
- Khó đánh giá
4.2.
Nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ
- Tốt
130
65%
- Khá
36
18%
- Trung bình
30
15%
- Yếu
04
02%
- Khó đánh giá
4.3
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt
110
55%
- Khá
60
30%
- Trung bình
30
15%
- Yếu
- Khó đánh giá
4.7
Phương pháp, tác phong cách công tác
- Tốt
120
60%
- Khá
70
35%
- Trung bình
10
5%
- Yếu
- Khó đánh giá
5.
Nhận xét về nhận thức, trách nhiệm của một số tổ chức, cá nhân đối với nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
5.1
Thành ủy, đảng ủy quận, huyện
- Tốt
170
85%
- Khá
20
10%
- Trung bình
10
5%
- Yếu
- Khó đánh giá
5.2
ỦBND, Thành phố, quận, huyện
- Tốt
150
75%
- Khá
30
15%
- Trung bình
20
10%
- Yếu
- Khó đánh giá
5.3
Tòa án nhân dân Thành phố, quận, huyện
- Tốt
144
72%
- Khá
30
15%
- Trung bình
26
13%
- Yếu
- Khó đánh giá
5.4
Các tổ chức chính trị, xã hội (Hội Cựu Chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên)
- Tốt
80%
80%
- Khá
10%
10%
- Trung bình
10%
10%
- Yếu
- Khó đánh giá
6.
Đánh giá về một nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
6.1
Công tác quy hoạch
- Tốt
170
85%
- Khá
20
10%
- Trung bình
10
5%
- Yếu
- Khó đánh giá
6.2
Công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt
180
90%
- Khá
20
10%
- Trung bình
- Yếu
- Khó đánh giá
6.3
Đánh giá cán bộ
- Tốt
160
80%
- Khá
20
10%
- Trung bình
20
10%
- Yếu
- Khó đánh giá
6.4
Bố trí sử dụng
- Tốt
150
75%
- Khá
30
15%
- Trung bình
20
10%
- Yếu
- Khó đánh giá
6.5
Công tác chính sách
- Tốt
160
80%
- Khá
30
15%
- Trung bình
10
05%
- Yếu
- Khó đánh giá
6.6
Công tác tạo nguồn
- Tốt
140
70%
- Khá
40
20%
- Trung bình
20
10%
- Yếu
- Khó đánh giá
7.
Đánh giá về nguyên nhân làm hạn chế nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Do tự học tập, rèn luyện còn hạn chế
50
25%
- Do chất lượng đào tạo, bồi dưỡng hạn chế
10
5%
- Do tác động tiêu cực của môi trường
40
20%
- Do hạn chế về phẩm chất, năng lực
40
20%
- Do đánh giá, sắp xếp, bố trí sử dụng chưa hợp lí
20
10%
- Do chưa quan tâm đến đời sống
20
10%
- Do thiếu tinh thần trách nhiệm
20
10%
8.
Đánh giá về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát huy ý thức tự học tập, tu dưỡng
160
80%
- Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo
160
80%
- Thực hiện tốt chế độ, chính sách
170
85%
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
180
90%
- Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng
170
85%
- Đề cao trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng
180
90%
- Giải pháp khác (xin kể ra)
9.
Đánh giá về sự phối kết hợp đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện với các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị Thành phố.
- Tốt
160
80%
- Khá
30
15%
- Trung bình
10
05%
- Yếu
10.
Đề nghị đồng chí cho biết đôi nét về bản thân
- Cán bộ Đảng
40
20%
- Cán bộ chính quyền
60
30%
- Cán bộ Mặt trận
40
20%
- Cán bộ các đoàn thể chính trị xã hội
60
30%
Phụ lục 9:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Phiếu dành cho cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện)
- Đối tượng điều tra: cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện
- Nơi điều tra: Tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố
- Tổng số phiếu điều tra: 100 phiếu.
- Thời gian: Tháng 1/2021.
- Người tổng hợp: Trương Như Thủy.
TT
PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
KẾT QUẢ
Số ý kiến trả lời
Tỉ lệ
%
1.
Nhận thức về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tốt
85
85%
- Trung bình
11
11%
- Khó trả lời
4
4%
2.
Đánh giá về sự quan tâm của Thành ủy, chính quyền, hệ thống chính trị Thành phố đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện.
- Tốt
79
79%
- Trung bình
15
15%
- Khó trả lời
6
6%
3.
Đánh giá về vai trò trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức chính trị xã hội cấp quận, huyện về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tốt
87
87%
- Trung bình
10
10%
- Khó trả lời
3
3%
4.
Đánh giá về mức độ xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh của cấp ủy, tổ chức đảng?
- Tốt
89
89%
- Trung bình
6
6%
- Khó trả lời
5
5%
5.
Đánh giá về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào.
- Tốt
85
85%
- Trung bình
10
10%
- Khó trả lời
5%
5%
6.
Đánh giá về nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào.
- Tốt
80
80%
- Phù hợp
14
14%
- Khó trả lời
6
6%
7.
Đánh giá về hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào.
- Tốt
68
68%
- Phù hợp
16
16%
- Khó trả lời
16
16%
8.
Đánh giá về số lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào.
- Phù hợp
63
63%
- Không phù hợp
30
30%
- Khó trả lời
7
7%
9
Đánh giá về cơ cấu đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào.
- Hợp lý
65
65%
- Không hợp lý
24
24%
- Khó trả lời
11
11%
10.
Tinh thần trách nhiệm trong tự rèn luyện, tự nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Tốt
75
75%
- Trung bình
20
20%
- Khó trả lời
5
5%
11.
Kết quả tự rèn luyện, tự nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Tốt
78
78%
- Trung bình
15
33%
- Khó trả lời
7
5%
12.
Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Tốt
82
82%
- Trung bình
15
15%
- Khó trả lời
3
3%
13.
Đánh giá về phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Tốt
78
78%
- Trung bình
16
16%
- Khó trả lời
6
6%
14.
Đánh giá về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Tốt
57
57%
- Trung bình
40
40%
- Khó trả lời
3
3%
15.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần thực hiện tốt các giải pháp.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và các lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
86
86%
- Nâng cao chất lượng tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng, luân chuyển, quản lý đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
82
82%
- Xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toà án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
90
90%
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tòa án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
88
88%
- Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ toà án nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực trình độ, phương pháp, tác phong công tác.
83
83%
- Ý kiến khác
16.
Đề nghị đồng chí cho biết đôi nét về bản thân
- Chánh án, phó chánh án
10
10%
- Thẩm phán
40
40%
- Thư ký tòa
10
10%
- Thẩm tra viên
40
40%
Phụ lục 10:
Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân, tòa án nhân dân 2 cấp:
1. Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân
2. Cơ cấu tòa án nhân dân 2 cấp:
Tòa án nhân dân Thành phố
Các tòa chuyên trách
TAND quận, huyện
(Nguồn: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014)