Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ Báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Khúc Văn Hưởng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề t

doc202 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ Báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài luận án 10 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 17 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 29 Chương 2: NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 33 2.1. Đội ngũ báo cáo viên và chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam 33 2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam 58 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 77 3.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam 77 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam 102 Chương 4: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 116 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 116 4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 125 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 175 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Báo cáo viên BCV 2. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 3. Binh đoàn chủ lực BĐCL 4. Chính trị viên CTV 5. Chủ nghĩa xã hội CNXH 6. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 7. Công tác tư tưởng CTTT 8. Đảng Cộng sản ĐCS 9. Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 10. Trong sạch vững mạnh TSVM 11. Tuyên truyền cổ động TTCĐ 12. Tuyên truyền miệng TTM 13. Vững mạnh toàn diện VMTD 14. Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Từ khi thành lập đến nay, ĐCS Việt Nam luôn coi trọng vị trí, vai trò của công tác TTM và đội ngũ BCV trong sự nghiệp cách mạng. Tuyên truyền miệng là một hình thức tuyên truyền được tiến hành thông qua sự giao tiếp bằng lời nói trực tiếp giữa người nói (nhà tuyên truyền) với người nghe (đối tượng tuyên truyền), là kênh thông tin quan trọng, là vũ khí sắc bén đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng. Đảng ta xác định BCV là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, “là lực lượng nòng cốt, chủ lực thực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng” [33], là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần to lớn vào những thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Các BĐCL trong QĐNDVN là lực lượng chủ lực, cơ động chiến lược của Bộ Quốc phòng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đội ngũ BCV ở các BĐCL là một bộ phận của đội ngũ BCV của Đảng, do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ, thuộc biên chế của các BĐCL; là lực lượng nòng cốt tiến hành công tác TTM trong cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị BĐCL và nhân dân trên địa bàn đóng quân; góp phần tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị, củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH, sức mạnh chiến đấu của quân đội và bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xây dựng các BĐCL vững mạnh về chính trị, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những năm qua, quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, đội ngũ BCV ở các BĐCL cơ bản được kiện toàn đủ về số lượng và có bước chuyển biến quan trọng về chất lượng, thực sự góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác TTM, xây dựng tổ chức đảng TSVM, các BĐCL VMTD. Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ BCV chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, chưa tập trung đầu tư thời gian, trí tuệ, công sức cho hoạt động TTM tại đơn vị; chưa được quy hoạch, đào tạo bài bản về nghiệp vụ TTM; chính sách đãi ngộ BCV chậm được cải tiến, chưa tạo được động lực thúc đẩy họ trong thực hiện nhiệm vụ. Chính vì thế, đội ngũ BCV ở các BĐCL “đông nhưng chưa mạnh” [33], chất lượng đội ngũ BCV chưa đồng đều, chất lượng đội ngũ BCV kiêm nhiệm và bán chuyên trách còn những hạn chế nhất định; hoạt động của đội ngũ BCV trong các cơ quan, bệnh viện, nhà trường, đơn vị độc lập chưa hiệu quả. Một bộ phận BCV chưa nhiệt tình với công tác TTM; thiếu sắc sảo, nhạy bén trong đánh giá các vấn đề thời sự; kiến thức chính trị - xã hội chưa phong phú; trải nghiệm thực tiễn chưa nhiều; kỹ năng thuyết trình thiếu tính chuyên nghiệp; kỹ năng đối thoại còn lúng túng Trên thực tế, việc tiến hành các hình thức TTM ở đơn vị chưa có sức thu hút, thuyết phục cao; việc đấu tranh với các quan điểm sai trái thù địch chưa kịp thời, thiếu tính sắc bén. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến mau lẹ, phức tạp; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão nhất là công nghệ thông tin tạo ra sự bùng nổ thông tin và đa dạng hóa các loại hình truyền thông, đặt ra yêu cầu đổi mới công tác TTM. Đất nước ta đang đứng trước những vận hội và thách thức mới của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc, hòng làm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, làm suy yếu tinh thần, tư tưởng của bộ đội. Trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của công tác TTM và đội ngũ BCV càng tăng lên, thực sự là vũ khí sắc bén, mũi nhọn xung kích của cuộc đấu tranh tư tưởng, nhằm cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, cổ vũ hành động cho cán bộ, chiến sĩ một cách thiết thực, hiệu quả mà các hình thức khác không thể làm được. Trong giai đoạn cách mạng mới, để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng quân đội và các BĐCL cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác TTM và chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” để làm luận án tiến sĩ chính trị học. Đây là vấn đề vừa cơ bản, vừa mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Phạm vi khảo sát thực tế ở 04 BĐCL: Binh đoàn Quyết thắng (Quân đoàn 1), Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2), Binh đoàn Tây Nguyên (Quân đoàn 3), Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn 4). Các tư liệu và số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của ĐCS Việt Nam về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; về CTTT, công tác TTCĐ; về công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng. Cơ sở thực tiễn Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; tình hình, nhiệm vụ của quân đội; thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL; các công trình khoa học, đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu đã được nghiệm thu công bố; các số liệu, tài liệu, báo cáo, tổng kết của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp và hệ thống các số liệu thực tế về nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN do tác giả khảo sát, điều tra là cơ sở thực tiễn của luận án. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quá trình nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và các khoa học liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; hệ thống, cấu trúc, thống kê, so sánh; khảo sát, điều tra xã hội học; phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm chất lượng và làm rõ những yếu tố quy định chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL; xác lập và luận giải quan niệm, tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Luận án góp phần luận giải, làm sâu sắc hơn những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng đội ngũ BCV và nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN. Luận án cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị tại các BĐCL vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các nhà trường quân đội về nâng cao chất lượng đội ngũ BCV, công tác TTM trong QĐNDVN. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cổ động Cuốn sách Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô [165] do tác giả X.I. Xurơnitrencô chủ biên (1982) đã phân tích toàn diện hoạt động tư tưởng của ĐCS Liên Xô: Cơ sở lý luận và những nguyên tắc của CTTT; nội dung phong phú và toàn diện của CTTT; những hình thức và phương pháp làm CTTT; sự chỉ đạo CTTT của ĐCS; việc đào tạo cán bộ làm CTTT; cuộc đấu tranh tư tưởng và sự phối hợp của các tổ chức trong CTTT. Theo các tác giả: Bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong hoạt động của Đảng là CTTT, “mà mục đích cao nhất của nó là biện giải về mặt lý luận đường lối của Đảng, xây dựng con người phát triển toàn diện và có đời sống tinh thần phong phú, không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp của họ, phát triển tính tích cực sáng tạo của quần chúng” [165, tr.11]. Hình thức CTTT gồm công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tuyên truyền và cổ động. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng mục đích nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế; xây dựng những tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Tuyên truyền là truyền bá và giải thích sâu sắc cho quần chúng lao động hiểu rõ lý luận Mác - Lênin và đường lối của Đảng, trang bị cho quần chúng những tri thức về quy luật phát triển của xã hội, và trên cơ sở đó, xây dựng niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa cộng sản. Cổ động là thông tin cho quần chúng và nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của họ; giải thích cho họ đường lối của Đảng, làm cho họ tin tưởng vào sự đúng đắn của đường lối, chính sách, nâng cao tính tích cực xã hội của họ. Cuốn sách Công tác tư tưởng trong các lực lượng vũ trang Xô viết [53] của tác giả A.A.Êpisép (1980) là một tác phẩm lý luận tổng kết về CTTT trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, rút ra những vấn đề vừa có tính chất nguyên tắc, vừa có tính chất hướng dẫn hành động, gắn liền với việc xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kỳ hiện đại. Khi bàn về vai trò của CTTT, tác giả cho rằng: “Nhờ tăng cường công tác tư tưởng ở các đơn vị nên đã đạt được những thành tích mới trong việc nâng cao bản lĩnh của quân nhân, trình độ sẵn sàng chiến đấu, trong việc rèn luyện bộ đội về tinh thần chính trị và tâm lý” [53, tr.8,9]. Tác giả đã luận bàn sâu sắc quan điểm tổng hợp trong CTTT, trong đó có những vấn đề liên quan đến các nội dung, hình thức, biện pháp quản lý tư tưởng, đó là: “Rèn luyện tư tưởng cho bộ đội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của các nhà giáo dục. Nhiệm vụ này được giải quyết thành công nhất theo hướng cải tiến toàn bộ công tác tư tưởng, áp dụng rộng rãi quan điểm tổng hợp vào thực tiễn công tác” [53, tr.100]. Quan điểm tổng hợp trong CTTT yêu cầu phải “sử dụng rộng rãi và khéo léo tất cả các phương tiện giáo dục tư tưởng có trong tay. Đấy là tất cả các hình thức học tập chính trị; các hoạt động quần chúng; các cuộc nói chuyện riêng với từng người; các hình thức cổ động bằng hình ảnh và hiện vật cụ thể” [53, tr.106]. Tác giả chỉ rõ: “Mỗi người sĩ quan, mỗi người chuyên nghiệp bất kể công việc công tác như thế nào, đều phải tự coi mình là một chiến sĩ của mặt trận tư tưởng” [53, tr.107]. Cuốn sách Nghệ thuật phát biểu miệng [97] của tác giả E.A.Nôgin (1984) đi sâu nghiên cứu có hệ thống về vị trí, vai trò của hình thức TTM - một trong những loại hình chủ lực của hoạt động tuyên truyền; phân tích các yêu cầu khi tiến hành công tác TTM; chỉ rõ cách thức, biện pháp để tiến hành TTM đạt hiệu quả như mong muốn. Tác giả xuất phát từ những nguyên lý tuyên truyền và cổ động của ĐCS Liên Xô để trình bày các vấn đề: những vấn đề tâm lý sư phạm của nghệ thuật phát biểu miệng; công việc chuẩn bị bài phát biểu; lôgic và văn phong của bài phát biểu; cách sử dụng tư liệu thực tế; sự tác động lẫn nhau giữa cán bộ tuyên truyền và người nghe Tác giả kết luận: “Nghệ thuật phát biểu miệng là một quá trình phức tạp và không đơn điệu. Đó là quá trình “sản xuất” và trình bày bài phát biểu trước công chúng nhằm tác động có sức thuyết phục và giáo dục cử tọa. [97, tr.347]. Nghệ thuật phát biểu miệng là hợp nhất của niềm tin cộng sản chủ nghĩa và trình độ thế giới quan của cán bộ tuyên truyền, cổ động, của người thông tin chính trị, là hợp nhất của vốn hiểu biết rộng và trình độ cao về văn hóa chung của cán bộ đó với một tổng thể các tri thức, kỹ năng và kỹ xảo trong diễn thuyết Cuốn Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới) [92] do tác giả Chương Tư Nghị chủ biên (1987) cho rằng: Vấn đề tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ vô cùng rộng lớn và phức tạp, đặc biệt nó càng nổi bật vào thời kỳ có biến đổi lớn. Nhưng dù phức tạp thế nào, vấn đề tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ ngoài việc phát sinh trên những vấn đề về tình hình trong nước và quốc tế, nhận thức về phương châm chính trị lớn của Đảng và Nhà nước, phần lớn đều phản ánh trên mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, phản ánh mối quan hệ giữa chỉ huy và chiến sĩ, giữa trên và dưới, giữa đồng chí với nhau và giữa quân với dân. Giáo dục lý tưởng đạo đức và kỷ luật chung có tác dụng đặc biệt to lớn đối với việc giải quyết vấn đề tư tưởng trên những nội dung nêu trên. Cuốn sách cũng đã đề cập đến giải pháp: làm tốt CTTT đối với những cá nhân cá biệt, đặc biệt là công tác làm chuyển biến những chiến sĩ chậm tiến. Đối với những đồng chí này, cần “lấy lý lẽ làm họ thấu hiểu, để có thể làm họ phát huy những nhân tố tích cực, khắc phục những nhân tố tiêu cực, phấn đấu để tiến bộ; cần phải dùng phương châm ngăn trước, ngừa sau, chữa bệnh cứu người để đối xử với các đồng chí đã phạm sai lầm” [92, tr.52]. Cuốn sách Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [27] của tác giả Bùi Phương Dung (2005) chỉ rõ: Công tác tuyên truyền tư tưởng của ĐCS Trung Quốc phải nắm vững hai điểm cốt yếu: “một là, phải thống nhất với Trung ương về tư tưởng, về chính trị, về hành động, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền tư tưởng; hai là, phải phát huy dân chủ một cách đầy đủ, nâng cao quan điểm quần chúng” [27, tr.22]. Nội dung cơ bản của công tác chính trị tư tưởng xác định lấy giáo dục niềm tin vào lý tưởng làm cốt lõi, triển khai mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục trên các mặt lý luận cơ bản, đường lối cơ bản, cương lĩnh cơ bản của Đảng, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể và CNXH. Triển khai giáo dục tư tưởng quan trọng về “ba đại diện” (đại diện cho yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất xã hội tiên tiến, đại diện cho sự phát triển văn hóa tiên tiến, đại diện trung thực cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc) và “ba chú trọng” (chú trọng học tập, chú trọng chính trị, chú trọng đạo đức) cho toàn thể đảng viên, cán bộ. Giáo dục tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “người giàu rồi phải giàu hơn nữa”. Kết hợp chặt chẽ giữa đức trị và pháp trị và giáo dục lý luận về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, giáo dục tri thức khoa học, tinh thần khoa học và phương pháp khoa học. Nguyên tắc, phương châm của CTTT đó là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình làm tư tưởng chỉ đạo. Luận án Tiến sĩ Lịch sử Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào [164] của tác giả Xắcxavắt Xuânthếpphimmason (2003) đã luận giải làm rõ tính cấp thiết của CTTT trong sự nghiệp đổi mới, phân tích các quan điểm, nguyên tắc CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đánh giá thực trạng, rút ra những kinh nghiệm về CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào thời gian qua; đề xuất phương hướng và các giải pháp để tăng cường hơn nữa CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay. Khi luận bàn về đổi mới phương thức CTTT, luận án cho rằng: Đổi mới phương thức hoạt động của CTTT đòi hỏi phải “tìm tòi những phương thức sinh hoạt đảng phong phú, đa dạng nhằm phát huy cao nhất vai trò tư duy của tư tưởng và CTTT của Đảng, không có một phương thức nào có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi cho mọi hoạt động” [164, tr.140]. Khi bàn về đổi mới nội dung CTTT, luận án cho rằng: Đổi mới nội dung CTTT phải bám sát vào thực tiễn, dùng dẫn chứng trong thực tiễn để chứng minh Nội dung CTTT phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào; phù hợp với từng đối tượng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; mang tính dân chủ rộng rãi giúp cho mọi người hăng hái lao động, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, cán bộ chính trị trong quân đội Cuốn sách Tuyên truyền miệng: Lý luận, tổ chức và phương pháp [108] do tác giả M.M.Rakhomacunov chủ biên (1983) đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của công tác TTM – một hình thức chủ đạo của công tác tuyên truyền cổ động như vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương hướng, cách thức tổ chức, hình thức, phương pháp tiến hành cổ động miệng, phát biểu miệng. Đáng chú ý, Chương thứ ba (phần II): Các nhóm báo cáo viên của cấp ủy và hoạt động của các nhóm ấy, hướng dẫn cách tổ chức công tác của các BCV, hình thức phát biểu của BCV: Các BCV, dưới sự quản lý của cấp ủy, “phát biểu trong tập thể những người lao động và tại nơi cư trú của nhân dân mỗi tháng một lần. Ngoài ra, nhiều báo cáo viên được thu hút vào việc chỉ đạo cán bộ thông tin chính trị, cán bộ cổ động và các cán bộ cốt cán khác của Đảng” [108, tr.171]. Chương thứ hai (phần IV): Công tác cán bộ của cổ động miệng, trình bày về việc lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cổ động, BCV. Trong đó nhấn mạnh: Thực tiễn đã chứng minh điều quan trọng nhất là phải “thu hút vào đội ngũ cán bộ cổ động những người có thể bằng lời nói và việc làm ảnh hưởng tích cực đến việc tăng cường kỷ luật và tính tổ chức, tạo ra hoàn cảnh sáng tạo và bầu không khí đạo đức lành mạnh trong tập thể những người lao động” [108, tr.284] Cuốn sách Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, từ 1918 - 1973 [51] do tác giả A.A.Ê-pi-sép chủ biên (1974) là các công trình nghiên cứu, tổng kết khá sâu sắc, toàn diện về lịch sử quá trình hình thành và phát triển của CTĐ, CTCT trong sự nghiệp xây dựng các lực lượng vũ trang Liên Xô từ năm 1918 - 1973. Công trình này đã chỉ rõ sự ra đời của hệ thống chính uỷ trong Hồng quân từ 4/1918 theo chỉ thị của V.I.Lênin và đến 14/10/1919 Hội đồng Quân sự Cách mạng đặt chức vụ CTV ở đại đội, phân đội, các đội quân đặc biệt. Xác định rõ chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của chính uỷ là “người lãnh đạo CTĐ, CTCT”, là “lãnh đạo chính trị đối với quân đội, tiến hành CTĐ, CTCT trong quân nhân”. Khẳng định rõ uy tín, vị thế của đội ngũ chính uỷ, CTV trong quân đội ở các giai đoạn trong những năm nội chiến (1918 - 1920) và xây dựng quân đội (1921 - 1928). Cuốn sách cũng chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu “đào tạo và giáo dục các cán bộ chính trị”, toàn diện cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu dài của quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Cuốn Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô-viết [10] do tác giả P.I.Các-pen-cô chủ biên (1981) đề cập khá cụ thể đến công tác xây dựng đội ngũ sĩ quan nói chung, cán bộ chính trị nói riêng. Đối với đội ngũ cán bộ chính trị, tác giả xác định: “Cán bộ chính trị là những người trực tiếp tổ chức CTĐ, CTCT”; là “những người mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng, lòng kiên định và dũng cảm của Đảng trong cuộc đấu tranh để thực hiện mục tiêu đã đặt ra” và là người “chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị trong quân đội”. Các tác giả cho rằng, để huấn luyện, bồi dưỡng trình độ lý luận, chính trị cho đội ngũ cán bộ của Đảng phải thực hiện nhiều hình thức và phương pháp như: giảng bài, xê-mi-na, tổ chức hội nghị lý luận, đọc tác phẩm của V.I.Lênin, diễn đàn sĩ quan, tổ chức các cuộc mạn đàm lý luận, trao đổi cá nhân và giải đáp, tự học tập, tự nghiên cứu và thông qua hoạt động thực tiễn... Trong đó, “phương pháp cơ bản của việc học tập lý luận Mác - Lênin cho sĩ quan là việc tự học, tự nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, những nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương Đảng” [10, tr.134]; đồng thời động viên sĩ quan tích cực tham gia hoạt động xã hội - chính trị, tham gia công tác cổ động, tuyên truyền, bảo đảm được mối liên hệ chặt chẽ giữa học với hành, giữa học với đời sống đơn vị. Sách tham khảo Phát hiện và sử dụng nhân tài [121] của tác giả Nhiệm Ngạn Thân (2016) là sự tổng kết, kiểm nghiệm lại những điều đã làm, đã thấy, đã nghe, đã nghĩ trong 40 năm công tác và phấn đấu của chính tác giả với nội dung sâu sắc về “dụng nhân” mang hơi thở cuộc sống. Phần chủ yếu của cuốn sách đi sâu trình bày về công tác cán bộ của ĐCS Trung Quốc, trong đó đề cập rất thẳng thắn, không né tránh những vấn đề xã hội rất quan tâm như: tính dân chủ trong ĐCS Trung Quốc, thể chế chính trị, phong cách hội họp, phong cách viết Tác giả đúc kết những vấn đề quan trọng về cách dùng người, lựa chọn cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo, tinh thần đại học - học rộng, giá trị của văn hóa, truyền thông đại chúng. Lựa chọn cán bộ cần nắm vững “hai đầu”, tức là việc lựa chọn, tuyển dụng hiền tài và ngăn chặn, kiểm soát những hành vi tiểu nhân. Nhân tài trong xã hội nhiều, “chỉ cần chế độ tiên tiến, tư duy đổi mới sáng tạo, quy định hợp lý thì nhất định có thể hình thành được cục diện “hiền tài hội tụ” sinh động” [121, tr.13]. Cuốn Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới) [92] do tác giả Chương Tư Nghị chủ biên (1987) cho rằng phải tăng cường bồi dưỡng cán bộ cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác thông qua con đường cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường, rèn luyện tại chức và tự học thành tài. Tác giả viết: “bồi dưỡng toàn diện cho cán bộ cả về kiến thức chính trị, quân sự, khoa học tự nhiên và kinh nghiệm thực tiễn; những kiến thức thực tiễn là vấn đề quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ các cấp” [9292, tr.336]. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực sáng tạo cho cán bộ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động bồi dưỡng năng lực của người cán bộ. Về hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải sáng tạo, đa dạng, trong đó xác định, học viện, nhà trường là nơi quan trọng nhất, là con đường có hiệu quả nhất để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với việc “bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn công tác” [92, tr.341]. Đây là hình thức cơ bản, phương pháp chủ yếu và là truyền thống tốt đẹp trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Mặt khác, các tác giả cho rằng, “tự học thành tài là con đường chủ yếu để cán bộ đạt được tri thức, là cái nôi đào tạo ra nhân tài” [92, tr.347]. 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cổ động Cuốn sách Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới [125] do tác giả Nguyễn Danh Tiên chủ biên (2010) khẳng định: Ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng, ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi CTTT là linh hồn của mọi công tác khác. “Tư tưởng đúng đắn, thông suốt, lập trường tư tưởng vững vàng là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân” [125, tr.7]. CTTT có ba bộ phận hợp thành: công tác lý luận, công tác tuyên truyền giáo dục, công tác cổ động. CTTT có các chức năng chủ yếu: nhận thức lý luận; giáo dục, tuyên truyền và cổ động; hình thành giá trị tinh thần giải phóng tư tưởng; dự báo sự phát triển xã hội và đấu tranh tư tưởng. Cuốn sách đã phân tích, luận giải: tình hình mới, yêu cầu mới đối với CTTT và sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng; quá trình Đảng lãnh đạo CTTT trong thời kỳ đổi mới; phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTT trong tình hình hiện nay. Cuốn sách Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [120] của tác giả Phạm Tất Thắng (2010) đã luận giải các khái niệm tư tưởng, lý luận và CTTT, lý luận; phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến CTTT, lý luận; những quan điểm cơ bản của ĐCS Việt Nam về CTTT. Đáng chú ý là tác giả cuốn sách đã phân tích rõ những biểu hiện tư tưởng, tâm trạng tích cực và tiêu cực trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và thực trạng nhận thức lý luận của cán bộ, đảng viên. Tác giả cho rằng: “Ngay trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng có những biểu hiện phức tạp, đan xen giữa cái tích cực tiêu cực, giữa niềm tin và sự giao động hoài nghi vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng và triển vọng phát triển của đất nước” [120, tr.90]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm trong CTTT, lý luận; xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp đổi mới CTTT, lý luận trong tình hình mới. Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng [93] do tác giả Phạm Quang Nghị chủ biên (2015) đã trình bày vai trò của công tác lý luận, tư tưởng, văn hóa văn nghệ, vấn đề tâm lý xã hội và dư luận xã hội trong CTTT, vấn đề lãnh đạo, quản lý báo chí, công tác TTCĐ, rèn luyện kỹ năng và nghiệp vụ của người làm CTTT, cuộc đấu tranh bảo vệ CNXH khoa học hiện nay. Đặc biệt, ở Chương mười Rèn luyện kỹ năng và nghệ thuật nói để làm tốt công tác tuyên truyền cổ động, tác giả nhấn mạnh: Lời nói vô cùng quan trọng, “Nếu là chính khách, nhà ngoại giao, nhà bình luận, phát thanh viên, người dẫn chương trình truyền hình, báo cáo viên lại càng phải rất coi trọng việc trau dồi lời nói, cách nói” [93, tr.263]. BCV hay người được giao nhiệm vụ thuyết trình cần chuẩn bị kỹ đề cương thuyết trình, tích cực sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các chuyên gia, nhân chứng lịch sử; tích cực trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ; tự tin, nghiêm túc, khiêm tốn khi trình bày bài nói chuyện. Nói trước công chúng vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi BCV phải tuân thủ nguyên tắc tính đảng, vừa linh hoạt, mềm dẻo tạo sức cuốn hút, thuyết phục trước công chúng. Cuốn sách Một số vấn đề đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo trong tình hình mới [79] của tác giả Phạm Văn Linh (2016) luận giải những vấn đề cơ bản về tư tưởng, CTTT, nội dung, phương thức công tác tuyên giáo trong tình hình mới. Tác giả đã đưa ra các nguyên tắc đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo của ĐCS Việt Nam trong tình hình mới: Một là, đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo phải bảo đảm tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp với từng nhiệm vụ, điều kiện thực hiện ở cả Trung ương và địa phương. Hai là, lấy hiệu quả công việc làm tiêu chí của đổi mới, xử lý hài hòa giữa hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài trong đổi mới nội dung, phương thức công tác, bám sát nhiệm vụ chính trị và phương châm công tác trong từng thời kỳ. Ba là, đổi mới phải có bước đi phù hợp, kết hợp phương thức truyền thống và hiện đại trong thể hiện nội dung mới, coi trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc bi...trình khoa học nào đã được công bố. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1. Đội ngũ báo cáo viên và chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam 2.1.1. Đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam * Khái quát về các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam Trong QĐNDVN, binh đoàn là đơn vị lực lượng vũ trang cấp quân đoàn và tương đương. Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ, có thể chia thành hai loại binh đoàn: binh đoàn làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; binh đoàn làm nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Các binh đoàn làm nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế hiện nay gồm: Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An), Binh đoàn 12 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn), Binh đoàn 15 (Tổng công ty 15), Binh đoàn 16 (Tổng công ty 16), Binh đoàn 18 (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam). Binh đoàn chủ lực là loại hình đơn vị có nhiệm vụ chính trị trung tâm là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Các BĐCL trong QĐNDVN hiện nay gồm: Binh đoàn Quyết Thắng (Quân đoàn 1) thành lập năm 1973, Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2) thành lập năm 1974, Binh đoàn Tây Nguyên (Quân đoàn 3) thành lập năm 1975, Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn 4) thành lập năm 1974. Trong lịch sử QĐNDVN từng tồn tại các BĐCL khác như: Binh đoàn Chi Lăng (Quân đoàn 14), Binh đoàn Pác Bó (Quân đoàn 26), Binh đoàn Sông Thao (Quân đoàn 29) được thành lập trong Chiến tranh biên giới phía Bắc, sau đó được giải thể khi đã hoàn thành nhiệm vụ. BĐCL là loại hình đơn vị chủ lực cấp chiến dịch của QĐNDVN; lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân; lực lượng cơ động chiến lược sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của các BĐCL biểu hiện tập trung tiềm lực chính trị, tinh thần và sức mạnh chiến đấu của quân đội, có ý nghĩa răn đe đối với các thế lực thù địch. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các BĐCL là những “quả đấm thép”, lực lượng trực tiếp quyết định thắng lợi trên chiến trường; đồng thời là lực lượng hết sức quan trọng trong xây dựng thế trận phòng thủ chiến lược và thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Các BĐCL có chức năng đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất và đội quân công tác. Nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các BĐCL là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Bên cạnh đó, các BĐCL có nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành công tác vận động quần chúng, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; phối hợp với địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân; phối hợp với các tổ chức, lực lượng có liên quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Về tổ chức biên chế, BĐCL gồm: Bộ Tư lệnh (Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy); các cơ quan (Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật); các sư đoàn bộ binh hoặc bộ binh cơ giới; các lữ đoàn binh chủng (pháo binh, phòng không, tăng thiết giáp, công binh); trường quân sự. Cấp sư đoàn gồm: Ban chỉ huy (Sư đoàn trưởng, Chính ủy, các Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy); các cơ quan (Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật); các trung đoàn bộ binh hoặc bộ binh cơ giới; các tiểu đoàn trực thuộc. Cấp trung đoàn gồm: Ban chỉ huy (Trung đoàn trưởng, Chính ủy, các Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy); các cơ quan (Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần, Ban Kỹ thuật); các tiểu đoàn; các đại đội trực thuộc. Cấp tiểu đoàn gồm: Ban chỉ huy (Tiểu đoàn trưởng, CTV, Phó Tiểu đoàn trưởng, CTV phó), các đại đội, các trung đội trực thuộc. Cấp đại đội gồm Ban chỉ huy (Đại đội trưởng, CTV, Phó Đại đội trưởng, CTV phó) và các trung đội. Về hệ thống tổ chức đảng, đoàn thanh niên và hội đồng quân nhân ở các BĐCL: Đảng bộ quân đoàn là tổ chức đảng trực thuộc Quân ủy Trung ương; đảng bộ cấp sư đoàn và tương đương là tổ chức đảng cấp trên trực tiếp cơ sở; các tổ chức đảng ở các lữ đoàn, trung đoàn và tương đương là tổ chức cơ sở đảng ba cấp gồm có: đảng bộ trung, lữ đoàn và tương đương, đảng bộ bộ phận tiểu đoàn và tương đương, chi bộ đại đội và tương đương. Đoàn thanh niên được tổ chức ở các đơn vị cơ sở gồm ba cấp: đoàn cơ sở trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; liên chi đoàn ở tiểu đoàn và tương đương; chi đoàn ở đại đội và tương đương. Hội đồng quân nhân là tổ chức đại diện quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ được tổ chức ở cấp đại đội và tương đương. Các BĐCL có những đặc điểm nổi bật sau: Một là, các BĐCL luôn đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, hết sức khẩn trương, khó khăn, gian khổ; cường độ hoạt động của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ lớn; tính kỷ luật cao. Các BĐCL cùng một lúc phải triển khai rất nhiều nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ chính trị hàng đầu của các BĐCL là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống. HIện nay, các BĐCL tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện nâng cao trình độ chính trị, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, trang bị kỹ năng, kỹ xảo chiến đấu cho bộ đội; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy chiến đấu cho đội ngũ cán bộ; nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các cơ quan, đơn vị; rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy; quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tất cả hoạt động huấn luyện, học tập, sinh hoạt, công tác của bộ đội ở các BĐCL phải luôn luôn đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng các tình huống rất khẩn trương, điều kiện gian khổ, khó khăn, ác liệt của chiến tranh. Khối lượng và cường độ công việc ở các BĐCL rất lớn, tính chính quy, kỷ luật rất cao. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ BCV trong quán triệt, tuyên truyền cho mọi cán bộ, chiến sĩ ở các BĐCL thấm nhuần đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hai là, số lượng quân thường trực đông, tổ chức biên chế chặt chẽ, được trang bị, quản lý, sử dụng một khối lượng lớn vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đa dạng, tương đối hiện đại. Là lực lượng chủ lực cơ động chiến lược của Bộ Quốc phòng, các BĐCL có số lượng quân thường trực đông, được trang bị và quản lý, sử dụng một khối lượng lớn vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đa dạng, nhiều chủng loại, tương đối hiện đại với tính năng chiến đấu của nhiều binh chủng. Về tổ chức biên chế, một BĐCL gồm nhiều đầu mối, trong đó đặc trưng rõ nét nhất là trong đội hình chiến đấu của BĐCL có các sư đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới và các lữ đoàn thuộc các binh chủng khác nhau. Hàng năm, các BĐCL tiếp nhận hàng nghìn thanh niên nhập ngũ; chất lượng chính trị của hạ sĩ quan, binh sĩ không đồng đều; thành phần đa dạng về vùng miền, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo.... Hạ sĩ quan, binh sĩ ở các BĐCL rất đông đảo, tuổi đời còn trẻ, được giáo dục, rèn luyện trong môi trường quân sự với cường độ hoạt động lớn, tính chất khẩn trương, quyết liệt, gian khổ, tính kỷ luật cao nên đòi hỏi công tác giáo dục chính trị và huấn luyện chiến đấu phải khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của họ. Đặc điểm này đòi hỏi đội ngũ BCV phải thực sự linh hoạt, có sức thuyết phục, đi sâu vào từng cơ quan, đơn vị, từng đối tượng người nghe, đặc biệt đối với hạ sĩ quan, binh sĩ - đối tượng đông đảo nhất ở các BĐCL. Ba là, các BĐCL được bố trí trên những hướng chiến lược và địa bàn trọng yếu của đất nước; phối hợp hiệp đồng chiến đấu với các quân khu và các quân, binh chủng của quân đội. BĐCL đóng quân ở địa bàn rộng, trên những hướng chiến lược, trọng yếu của đất nước; phần lớn là vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tương đối phức tạp. Do đó, các BĐCL phải triển khai nhiều nhiệm vụ khác như: tham gia công tác vận động quần chúng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; phối hợp với địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân; phối hợp với các tổ chức, lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ. Các BĐCL phải phối hợp, hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng vũ trang địa phương và các quân, binh chủng của quân đội để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại chiến tranh xâm lược và âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đặc điểm này đặt ra những yêu cầu cao đối với đội ngũ BCV ở các BĐCL trong việc tuyên truyền, giáo dục cho bộ đội thực hiện tốt nhiệm vụ của một đội quân công tác, gắn bó máu thịt với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng trong khu vực phòng thủ; sẵn sàng làm nhiệm vụ tuyên truyền đặc biệt ở biên giới, những điểm nóng về an ninh chính trị. * Quan niệm về đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam Tuyên truyền là một trong những bộ phận chủ yếu của CTTT. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, những giá trị tinh thần, tác động vào các đối tượng trong xã hội nhằm làm chuyển biến và nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin, bồi dưỡng và xây dựng tình cảm, ý chí, cổ vũ và thôi thúc mọi người hành động một cách tự giác theo những yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra. Công tác tuyên truyền được tiến hành với nhiều hình thức như: TTM; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình; tuyên truyền thông qua các phương tiện trực quan: khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích, tranh ảnh, triển lãm, thư viện, bảo tàng Tuyên truyền miệng là hình thức đặc biệt của công tác tuyên truyền, được tiến hành bằng lời nói trực tiếp thông qua đội ngũ BCV, tuyên truyền viên. “Tuyên truyền miệng là một hình thức tuyên truyền được tiến hành thông qua sự giao tiếp bằng lời nói trực tiếp giữa người nói (nhà tuyên truyền) với người nghe (đối tượng tuyên truyền)” [18, tr.174]. Công tác TTM có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đảng ta khẳng định, TTM là “một trong những kênh thông tin quan trọng nhất” [18, tr.221-222], trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là một trong những vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động. Đồng thời, TTM là một mắt khâu quan trọng, trực tiếp nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân, để vừa đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đến với nhân dân, vừa nắm bắt, phản ánh trung thực, kịp thời tư tưởng, tâm tư, nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gắn truyền đạt với đối thoại, trao đổi, truyền tải những thông tin nội bộ cần thiết với các đối tượng ở mọi hoàn cảnh, điều kiện một cách linh hoạt. Tiến hành công tác TTM là trách nhiệm của toàn Đảng, của mọi cán bộ, đảng viên, trong đó đội ngũ BCV là lực lượng nòng cốt. ĐCS Việt Nam đã ban hành các chỉ thị, thông báo về tổ chức, xây dựng đội ngũ BCV như: Chỉ thị 14/CT-TW, ngày 03/8/1977 của Ban Bí thư (Khoá IV) “Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng”, Thông báo 71/TB-TW, ngày 07/6/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị (Khoá VIII) “Về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng”, Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư (Khoá X) “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Qua thực tiễn lãnh đạo, nhận thức của Đảng về BCV ngày càng hoàn thiện và sáng tỏ. Theo đó, “Báo cáo viên của Đảng là người do cấp ủy đảng lựa chọn và quyết định công nhận, thực hiện công tác TTM trong cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; hướng dẫn, quản lý và tổ chức hoạt động của Ban Tuyên giáo cùng cấp và cấp trên” [18, tr.17]. Đội ngũ BCV của Đảng được tổ chức thành hệ thống dọc, hoàn chỉnh từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở và tương đương. Đội ngũ BCV quân đội là một bộ phận hợp thành đội ngũ BCV của Đảng, được tổ chức theo hệ thống dọc từ toàn quân đến đại đội và đơn vị tương đương. Cấp toàn quân có Phòng Báo cáo viên thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, binh chủng, học viện, nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục có một BCV chuyên trách. Các đơn vị trực thuộc Bộ còn lại; cấp sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh; cấp lữ đoàn, trung đoàn, ban chỉ huy quân sự quận và các đơn vị tương đương có một BCV bán chuyên trách do trợ lý tuyên huấn đảm nhiệm. Cấp tiểu đoàn, đại đội và tương đương, BCV kiêm nhiệm là CTV hoặc CTV phó đơn vị đảm nhiệm. Theo đó, có thể quan niệm: Đội ngũ BCV ở các BĐCL là tập hợp BCV của Đảng trong Quân đội, thuộc biên chế của các BĐCL; là những cán bộ có đủ các tiêu chuẩn, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ BCV chuyên trách, BCV bán chuyên trách và BCV kiêm nhiệm; là lực lượng nòng cốt tiến hành TTM cho bộ đội ở các BĐCL và nhân dân trên địa bàn đóng quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính ủy, CTV, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp. Quan niệm chỉ ra: Một là, đội ngũ BCV ở các BĐCL là tập hợp BCV của Đảng trong Quân đội, thuộc biên chế của các BĐCL. Đội ngũ BCV được hiểu một cách đơn giản nhất là tập hợp của nhiều BCV. Một BCV không để trở thành đội ngũ mà phải có nhiều BCV mới đủ điều kiện để hình thành đội ngũ BCV. Mặt khác, đội ngũ BCV không phải là tập hợp một cách cơ học nhiều BCV mà là tập hợp những BCV theo một trật tự nhất định trong khuôn khổ tổ chức của các cơ quan, đơn vị, có sự liên kết, gắn bó chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc, cơ chế, quy chế hoạt động, chương trình, nội dung TTM. Hiện nay, có nhiều lực lượng đảm nhiệm công tác tuyên truyền thuộc các hệ thống tổ chức khác nhau và dưới các góc độ chuyên môn như: đội ngũ BCV của Đảng, BCV pháp luật, tuyên truyền viên. Việc phân biệt các nhóm cán bộ này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng; phân công nhiệm vụ rõ ràng, tránh chồng chéo, trùng lặp; tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền trong quân đội. BCV pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. BCV pháp luật được tổ chức ở ba cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và hoạt động gắn liền với hệ thống hành chính nhà nước, theo các quy định của Luật và các văn bản của Bộ Tư pháp. Tuyên truyền viên là lực lượng TTM được tổ chức ở cấp cơ sở, không có hệ thống dọc từ Trung ương. Về nguyên tắc, mọi cán bộ, đảng viên đều là tuyên truyền viên, trực tiếp tham gia tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời thông tin và định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ở nơi công tác và cư trú về các vấn đề quan trọng trong nước và trên thế giới. Hai là, đội ngũ BCV ở các BĐCL được tổ chức theo hệ thống từ quân đoàn đến đại đội; có BCV chuyên trách, BCV bán chuyên trách và BCV kiêm nhiệm. Căn cứ Quy chế công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam [129] do Tổng cục Chính trị ban hành, đội ngũ BCV ở các BĐCL được tổ chức theo hệ thống dọc hoàn chỉnh từ cấp quân đoàn đến cấp đại đội và đơn vị tương đương; có BCV chuyên trách, BCV bán chuyên trách và BCV kiêm nhiệm. Cụ thể như sau: cấp quân đoàn có BCV chuyên trách; cấp sư đoàn, cấp lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị tương đương có BCV bán chuyên trách, do trợ lý tuyên huấn đảm nhiệm; cấp tiểu đoàn, đại đội và tương đương có BCV kiêm nhiệm do CTV hoặc CTV phó đơn vị đảm nhiệm. Ở cấp tiểu đoàn, thành lập tổ BCV gồm BCV kiêm nhiệm cấp tiểu đoàn và BCV kiêm nhiệm ở các đại đội, do BCV kiêm nhiệm cấp tiểu đoàn làm tổ trưởng. Như vậy, hệ thống tổ chức BCV ở các BĐCL rất chặt chẽ, số lượng đông đảo, gắn chặt với chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ tuyên huấn và hoạt động CTĐ, CTCT ở đơn vị. Ba là, đội ngũ BCV ở các BĐCL là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tiến hành TTM cho bộ đội ở các BĐCL và nhân dân trên địa bàn đóng quân. Hình thức TTM ở các BĐCL rất phong phú như: nói chuyện thời sự, thông báo chính trị, kể chuyện, trao đổi, toạ đàm, đối thoại, diễn đàn, mít tinh, sinh hoạt của các tổ chức Phạm vi tiến hành TTM chủ yếu ở các cơ quan, đơn vị thuộc các BĐCL; ngoài ra có thể tiến hành TTM trong hệ thống chính trị và nhân dân địa phương. Lực lượng tiến hành TTM rất đông đảo, bao gồm mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp uỷ viên, chính ủy, CTV (bí thư), người chỉ huy (phó bí thư); trong đó, đội ngũ BCV là lực lượng nòng cốt. BCV phải tuân thủ các chế độ hoạt động TTM ở các BĐCL, bao gồm: 1- Chế độ thông báo chính trị cho mọi đối tượng, mỗi tuần một lần, thời gian 30 phút, sau chào cờ đầu tuần; nói chuyện thời sự cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng mỗi tháng một lần, thời gian 120 phút. 2- Chế độ hội nghị bồi dưỡng BCV hàng tháng, mỗi tháng một lần do Cục Chính trị các BĐCL tổ chức. 3- Chế độ tập huấn BCV, do thủ trưởng quân đoàn quyết định nhưng ít nhất 2 năm tổ chức một lần. 4- Chế độ thi BCV, cấp quân đoàn đến cấp cơ sở 5 năm 2 lần, do cơ quan chính trị chủ trì. 5- Chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định. Thế giới đang bước vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ. Internet phát triển với sự ra đời của các trang tin điện tử, mạng xã hội, các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến (online) và các giao thức liên lạc (Email, chatting) và thoại (voice) được tích hợp làm thoả mãn các nhu cầu thông tin của công chúng. Hệ thống báo chí truyền thông của nước ta cũng đã có bước phát triển chưa từng thấy, cả báo chí in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, công tác TTM trong quân đội nói chung và ở các BĐCL nói riêng vẫn khẳng định ưu thế của nó mà các kênh thông tin và phương tiện truyền thông không thể thay thế được, đó là: cung cấp thông tin chính thống và có hệ thống; ưu thế của ngôn ngữ nói trực tiếp; ưu thế của các yếu tố phi ngôn ngữ; ưu thế của giao tiếp trực tiếp và đối thoại; ưu thế định hướng tư tưởng, cổ vũ hành động, đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa; khả năng chuyển tải những thông tin nội bộ mà không thể thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. * Chức trách, nhiệm vụ; quyền lợi, nghĩa vụ; tiêu chuẩn báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực Căn cứ Điều 10, Quy chế công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, vận dụng và cụ thể hóa vào các BĐCL, có thể xác định chức trách, nhiệm vụ của BCV ở các BĐCL như sau: Về chức trách: BCV ở các BĐCL là lực lượng TTM có tổ chức của Đảng được tổ chức ở các BĐCL, chịu trách nhiệm trước cấp uỷ, chính uỷ, CTV, người chỉ huy, cơ quan chính trị cùng cấp về chất lượng, hiệu quả tuyên truyền; chịu sự chỉ đạo của cơ quan tuyên huấn cấp trên về nội dung, định hướng tuyên truyền. Về nhiệm vụ, BCV ở các BĐCL có các nhiệm vụ chủ yếu: Một là, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, CTV, người chỉ huy và cơ quan chính trị về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và đổi mới nâng cao chất lượng công tác TTM và hoạt động của BCV; Hai là, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác TTM ở cơ quan, đơn vị; Ba là, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các nội dung công tác TTM theo chức trách, nhiệm vụ; Bốn là, biên soạn các chuyên đề theo kế hoạch được phân công; tham gia biên soạn tài liệu nghiệp vụ và đề xuất tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ; Năm là, thông tin thời sự cho các đối tượng theo nội dung đảm nhiệm và theo dõi việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền ở đơn vị; Sáu là, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương để tiến hành tuyên truyền; Bảy là, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Căn cứ Điều 12, Quy chế công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, BCV ở các BĐCL có quyền lợi và nghĩa vụ sau: Về quyền lợi, BCV ở các BĐCL được thông tin về tình hình quốc tế, trong nước, lực lượng vũ trang theo nhiệm vụ đựợc phân công; được cung cấp các tài liệu cần thiết cho nhiệm vụ tuyên truyền; được trang bị các phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền; được bồi dưỡng nghiệp vụ TTM và được trả thù lao theo quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội. Về nghĩa vụ, BCV ở các BĐCL thực hiện TTM theo sự phân công cuả tổ chức; thông tin đúng, đủ, chính xác và kịp thời các vấn đề được giao; chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật phát ngôn; nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng, dư luận xã hội, phản ánh kịp thời và đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy. BCV ở các BĐCL phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn BCV quân đội theo Điều 11, Quy chế công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể như sau: Một là, có lập trường, quan điểm đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn. Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao; nhiệt tình, tâm huyết với nghề, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có uy tín trong tập thể. Hai là, có trình độ lý luận chính trị đáp ứng tốt yêu cầu công việc được giao, Nắm vững nội dung, nguyên tắc, chế độ CTĐ, CTCT, kiến thức khoa học xã hội nhân văn, kiến thức về khoa học quân sự Có khả năng phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin; khả năng phân tích, lập luận, trình bày bài nói; khả năng đối thoại. Ba là, có phương pháp tác phong công tác phù hợp; làm việc có kế hoạch, cụ thể, tỉ mỉ; coi trọng vận động, thuyết phục, nêu gương trước quần chúng; giải quyết hài hòa các mối quan hệ với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. * Đặc điểm của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực Một là, phần lớn đội ngũ BCV ở các BĐCL là cán bộ chính trị đã được đào tạo cơ bản tại các học viện, trường sĩ quan. Đội ngũ BCV ở các BĐCL thực chất về mặt chức danh quân đội là cán bộ tuyên huấn thuộc cơ quan chính trị; CTV hoặc CTV phó (cấp tiểu đoàn, đại đội) nên đây là một bộ phận của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị. Phần lớn đội ngũ này được đào tạo cơ bản tại Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị nên có kiến thức, trình độ, năng lực toàn diện, nhất là năng lực tiến hành CTĐ, CTCT. Nhìn chung, đội ngũ BCV đạt trình độ học vấn bậc đại học; có năng lực sáng tạo, tính cầu thị, say mê nghề nghiệp, nhiệt tình công tác. Đội ngũ BCV tiến hành công tác TTM cũng chính là thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chính trị, nằm trong tổng thể hoạt động CTĐ, CTCT của đơn vị. Việc quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quản lý, đánh giá BCV gắn chặt với công tác xây dựng cán bộ chính trị ở đơn vị. Tuổi đời, tuổi nghề và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động TTM của đội ngũ BCV ở các BĐCL rất không đồng đều. Đa số BCV ở cơ sở trẻ tuổi, ít kinh nghiệm thực tiễn và vốn sống nên sức thuyết phục trong TTM chưa cao. Đội ngũ BCV ở các BĐCL thường xuyên biến động do sự phân công, điều động, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ chính trị của cấp có thẩm quyền theo yêu cầu, nhiệm vụ. Hai là, phần lớn đội ngũ BCV ở các BĐCL, nhất là BCV kiêm nhiệm chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ TTM. Tuy đội ngũ BCV được đào tạo cơ bản về CTĐ, CTCT và quản lý, chỉ huy bộ đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nhưng lại thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ TTM. Hiện nay, chưa có cơ sở giáo dục đại học nào (cả trong và ngoài quân đội) mở mã ngành và tổ chức đào tạo chức danh BCV. Vì vậy, hầu hết BCV ở các BĐCL chỉ có kiến thức, trình độ chung về tiến hành CTĐ, CTCT; rất ít BCV có kiến thức, trình độ, khả năng, kinh nghiệm TTM cho các đối tượng; kỹ năng thuyết trình và đối thoại của đa số BCV còn hạn chế. Chủ yếu, kiến thức, kỹ năng TTM của họ được hình thành và bồi đắp qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Tổng cục Chính trị và Cục Chính trị các BĐCL tổ chức; thông qua cấp trên bồi dưỡng cấp dưới, cơ quan bồi dưỡng đơn vị; thông qua các hội thi BCV, tuyên truyền viên giỏi; thông qua tự học tập, tự bồi dưỡng trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị, vừa làm vừa rút kinh nghiệm của chính đội ngũ BCV. Ba là, tuyệt đại đa số BCV ở đơn vị cơ sở BĐCL phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, hoạt động BCV có tính chất kiêm nhiệm. Đội ngũ BCV ở cơ sở, nhất là cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn trong quản lý chỉ huy bộ đội và tiến hành CTĐ, CTCT; tính chất hoạt động rất khẩn trương, quyết liệt, phức tạp, thường xuyên cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao. Hoạt động TTM của đội ngũ BCV chỉ là một trong rất nhiều nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở và phải hướng vào quán triệt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi. Đặc điểm nổi bật của đội ngũ BCV ở các BĐCL là tính chất hoạt động kiêm nhiệm. Trừ số rất ít hoạt động chuyên trách ở cấp quân đoàn, hầu hết BCV (kể cả BCV bán chuyên trách và BCV kiêm nhiệm) hoạt động có tính chất kiêm nhiệm; BCV được coi như “vai phụ”, “nghề tay trái”. Ngoài chức vụ BCV thì họ phải đảm nhiệm chức vụ chính là CTV, CTV phó, trợ lý tuyên huấn nên thời gian dành cho công tác TTM rất hạn chế, khó toàn tâm toàn ý cho công tác TTM. Bên cạnh đó, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với BCV còn thấp, chưa tạo thành động lực thúc đẩy họ trong công tác TTM. Bốn là, đối tượng tác động của đội ngũ BCV ở các BĐCL rất đa dạng, cả trong và ngoài đơn vị. Đối tượng TTM mà đội ngũ BCV hướng tới rất đa dạng, với những đặc điểm và yêu cầu tiếp nhận thông tin khác nhau. Trong các đơn vị, BCV chủ yếu hướng tới các đối tượng chính là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan, binh sĩ. Đối với địa phương, nếu BCV được mời nói chuyện, thông tin chuyên đề, thì đối tượng có thể là cán bộ, đảng viên; học sinh, sinh viên; đoàn viên thanh niên Với đối tượng đông đảo, chủ yếu ở đơn vị cơ sở là hạ sĩ quan, binh sĩ - lực lượng trẻ, khỏe, năng động nhưng bản lĩnh chưa thật vững vàng, suy nghĩ còn thiếu chín chắn, dễ bị tác động của tệ nạn xã hội và sự chống phá của các thế lực thù địch nên đội ngũ BCV cần tập trung giáo dục bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống; định hướng tư tưởng và hướng dẫn hành động cho họ kịp thời. Với đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng thì BCV cần cung cấp cho họ những chuyên đề chuyên sâu, có hệ thống, lý giải có sức thuyết phục, đáp ứng nhu cầu thông tin đa chiều. Với các đối tượng công chúng ở địa phương, BCV căn cứ vào tình hình cụ thể và yêu cầu của địa phương để xây dựng chuyên đề và có phương pháp trình bày linh hoạt, phù hợp. * Vị trí, vai trò của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực Một là, đội ngũ BCV ở các BĐCL là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong công tác TTM; là cầu nối giữa cấp ủy, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Lực lượng tiến hành TTM ở các BĐCL rất phong phú, đông đảo, trước hết là chính ủy, CTV (bí thư), cấp uỷ viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó, đội ngũ BCV là lực lượng nòng cốt. Đội ngũ BCV trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước; nhiệm vụ của cách mạng, quân đội, đơn vị; thông tin có định hướng những vấn đề thời sự chính trị lớn, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; giáo dục truyền thống của dân tộc, của Đảng, của cách mạng, của quân đội và đơn vị, xây dựng phẩm chất quân nhân cách mạng "Bộ đội Cụ Hồ" cho cán bộ, chiến sĩ. Qua đó định hướng tư tưởng, cổ vũ và hướng dẫn hành động cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đội ngũ BCV chủ động nắm bắt dư luận trong tập thể quân nhân, tiếp thu ý kiến của cán bộ, chiến sĩ để phản ánh với lãnh đạo chỉ huy, giúp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nắm bắt tình hình tư tưởng, giải quyết chế độ, chính sách, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Trên cơ sở đó, củng cố và tăng cường niềm tin của cán bộ, chiến sĩ với cấp ủy, chỉ huy đơn vị; xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động trong đơn vị. Hai là, đội ngũ BCV ở các BĐCL góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và đơn vị; củng cố niềm tin, lòng trung thành của cán bộ, chiến sĩ đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. ĐCS Việt Nam lãnh đạo QĐNDVN tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Đảng lãnh đạo quân đội theo quy trình lãnh đạo khoa học, chặt chẽ gồm các khâu, các bước: định ra đường lối, chính sách quân sự, quốc phòng; quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách; kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện đường lối, chính sách. Trong quy trình đó, đội ngũ BCV tham gia trực tiếp vào khâu quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính ..., mối quan hệ công tác của cơ quan chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2008), Quy chế công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định 1104/QĐ-CT của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2011), Hướng dẫn số 165/HD-CT thực hiện quyết định của Ban Bí thư về việc ban hành quy chế cung cấp thông tin phục công tác tuyên truyền miệng của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2012), Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2015), Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị, tập 1 (dùng cho đào tạo cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch), Nxb QĐND, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2015), Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị, tập 2 (dùng cho đào tạo cán bộ cấp chiến thuật, chiến dịch), Nxb QĐND, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2016), Quy chế giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. Tổng cục Chính trị (2017), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng (2015), Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn, Nxb CTQG, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng (2017), Vững bước trên con đường đổi mới , Nxb CTQG, Hà Nội. Nguyễn Thế Trung (2018), “Công tác quản lý cán bộ: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 905, tr.67-70. Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 (2019), Báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ CTĐ, CTCT năm 2020, Hà Nội. Trung đoàn 102, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1 (2019), Báo cáo công tác tuyên huấn năm 2019, Hà Nội. Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 (2018), Báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ CTĐ, CTCT năm 2019, Hà Nội. Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 (2020), Báo cáo kết quả công tác tuyên huấn năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyên huấn năm 2021, Bắc Giang. Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 (2020), Báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT năm 2020, phương hướng nhiệm vụ CTĐ, CTCT năm 2021, Gia Lai. Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 (2020), Báo cáo kết quả công tác tuyên huấn năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyên huấn năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thu Truyền (2018), Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ chính trị viên trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, Hà Nội. Trường Sĩ quan Chính trị (2010), Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội với sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội. Trường Sĩ quan Chính trị (2017), Sổ tay chính trị viên đại đội, Nxb QĐND, Hà Nội. Nguyễn Văn Trường (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. Trần Xuân Trường (1994), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến nhận thức chính trị tư tưởng của cán bộ quân đội và một số vấn đề đổi mới công tác tư tưởng, tổ chức trong quân đội ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Nguyễn Minh Tuấn (2017), Đổi mới việc đánh giá, sử dụng cán bộ, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004. Từ điển Thuật ngữ quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội, 2007. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2010. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng (2006), Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu trong Quân đội ta hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng (2007), Chính ủy, chính trị viên trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng (2007), Chế độ chính ủy, chính trị viên trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng (2010), Nâng cao văn hóa lãnh đạo của đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng (2011), Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. Mè Quốc Việt (2018), “Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 2/2018, tr.49-52. Đ.A.Vôn-co-go-nop (1980), Phương pháp luận công tác giáo dục tư tưởng, Nxb Quân sự - Bộ Quốc phòng Liên Xô, Mátxcơva. Lê Minh Vụ (2008), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội trước tình hình mới, Nxb QĐND, Hà Nội. Tào Vũ, Dương Cương (2010), Khái quát giáo dục tinh thần trong quân đội nước ngoài, Trung tâm thông tin khoa học quân sự, Hà Nội. Vôngxavăn Xaynhavông (2013), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 10, tr.92-96. Xắcxavắt Xuânthêpphimmason (2003), Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội. X.I. Xurơnitrencô (1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho BCV ở các BĐCL) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin ý kiến đồng chí về một số nội dung có liên quan đến “Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Đề nghị đồng chí đọc kỹ câu hỏi và các phương án trả lời. Nếu đồng ý với phương án nào thì đánh dấu (x) vào ô ¨ bên phải của phương án đó. Đồng chí không cần ghi tên mình vào phiếu này. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! 1. Đồng chí cho biết công tác tuyên truyền miệng có vai trò như thế nào đối với xây dựng tổ chức đảng và đơn vị? 1 Rất quan trọng ¨ 2 Quan trọng ¨ 3 Bình thường ¨ 4 Không quan trọng ¨ 2. Đồng chí cho biết đội ngũ báo cáo viên có vai trò thế nào trong tiến hành công tác tuyên truyền miệng ở đơn vị? 1 Có vai trò quyết định ¨ 2 Là lực lượng nòng cốt ¨ 3 Bình thường ¨ 4 Không quan trọng ¨ 3. Đồng chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay như thế nào? 1 Thường xuyên, có nền nếp, chất lượng tốt 2 Thường xuyên, có nền nếp, chất lượng khá 3 Chưa thường xuyên, chất lượng hạn chế 4. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực, theo đồng chí cần rèn luyện cho mình những kỹ năng nào sau đây? 1 Kỹ năng xây dựng bài nói 2 Kỹ năng thuyết trình 3 Kỹ năng đối thoại 4 Kỹ năng xử lý tình huống 5 Kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan 5. Đồng chí cho biết cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp ở các binh đoàn chủ lực quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên như thế nào? 1 Rất quan tâm 2 Quan tâm 3 Ít quan tâm 6. Theo đồng chí, cơ quan chính trị các cấp ở các binh đoàn chủ lực quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên như thế nào? 1 Rất quan tâm 2 Quan tâm 3 Ít quan tâm 7. Đồng chí đánh giá nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua như thế nào? 1 Toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm 2 Dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm 3 Phiến diện, một chiều 8. Đồng chí đánh giá hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua như thế nào 1 Phù hợp, bám sát đối tượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 2 Bình thường 3 Chưa phù hợp 9. Theo đồng chí, những ưu điểm nổi bật về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay là gì? 1 Kiến thức sâu rộng 2 Kỹ năng thuyết trình cuốn hút, thuyết phục 3 Kỹ năng đối thoại dân chủ, cởi mở 10. Theo đồng chí, những hạn chế về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay là gì? 1 Kiến thức thiếu phong phú 2 Kỹ năng thuyết trình thiếu sức thuyết phục 3 Kỹ năng đối thoại còn lúng túng 11. Theo đồng chí, cơ cấu của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay như thế nào? 1 Cân đổi, hợp lý, hài hòa 2 Mất cân đối, không hợp lý 3 Khó trả lời 12. Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? 1 Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng về nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị đối với nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực. 3 Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác cho đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 4 Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong tự bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ 5 Phát huy sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực Câu 13: Theo đồng chí, ngoài những giải pháp đã nêu ở trên còn giải pháp nào khác? Câu 14: Đồng chí cho biết một số nét chính về bản thân - Đ/c là BCV đơn vị nào: . - Tuổi đời: . - Tuổi quân: - Dân tộc: Phụ lục 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Đối tượng điều tra: BCV Đơn vị điều tra: Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Lữ đoàn 202, Trường quân sự (Binh đoàn Quyết Thắng); Sư đoàn 325, Lữ đoàn 164, Trường quân sự (Binh đoàn Hương Giang). Số phiếu điều tra: 200 Thời gian điều tra: Tháng 5 năm 2020 TT Nội dung điều tra Trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Vai trò của công tác tuyên truyền miệng đối với xây dựng tổ chức đảng và đơn vị. Rất quan trọng 90 45,0 Quan trọng 105 52,5 Bình thường 05 2,5 2 Vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong tiến hành công tác tuyên truyền miệng ở đơn vị. Có vai trò quyết định 5 2,5 Là lực lượng nòng cốt 198 99,0 Bình thường 0 0 3 Đánh giá hoạt động bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay. Thường xuyên, có nền nếp, chất lượng tốt 19 9,5 Thường xuyên, có nền nếp, chất lượng khá 153 76,5 Chưa thường xuyên, chất lượng hạn chế 28 14,0 4 Những kỹ năng mà báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực cần rèn luyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Kỹ năng xây dựng bài nói 200 100,0 Kỹ năng thuyết trình 200 100,0 Kỹ năng đối thoại 150 75,0 Kỹ năng xử lý tình huống 55 27,5 Kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan 65 32,5 5 Sự quan tâm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp ở các binh đoàn chủ lực đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên. Rất quan tâm 160 80,0 Quan tâm 35 17,5 Ít quan tâm 5 2,5 6 Sự quan tâm của cơ quan chính trị các cấp ở các binh đoàn chủ lực đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên. Rất quan tâm 150 75,0 Quan tâm 45 22,5 Ít quan tâm 5 2,5 7 Đánh giá nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua. Toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm 165 82,5 Dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm 35 17,5 Phiến diện, một chiều 0 0 8 Đánh giá hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua. Phù hợp, bám sát đối tượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 176 88,0 Bình thường 17 8,5 Chưa phù hợp 7 3,5 9 Những ưu điểm nổi bật về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Kiến thức sâu rộng 95 47,5 Kỹ năng thuyết trình cuốn hút, thuyết phục 125 62,5 Kỹ năng đối thoại dân chủ, cởi mở 54 27,0 10 Những hạn chế về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Kiến thức thiếu phong phú 105 57,5 Kỹ năng thuyết trình thiếu sức thuyết phục 75 37,5 Kỹ năng đối thoại còn lúng túng 156 78,0 11 Cơ cấu của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Cân đổi, hợp lý, hài hòa 171 85,5 Mất cân đối, không hợp lý 20 10 Khó trả lời 9 4,5 12 Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng về nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 150 100 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị đối với nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực. 176 88,0 Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác cho đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 184 92,0 Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong tự bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ 120 60,0 Phát huy sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 83 41,5 Phụ lục 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho cán bộ, chiến sĩ ở các BĐCL) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin ý kiến đồng chí về một số nội dung có liên quan đến “Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Đề nghị đồng chí đọc kỹ câu hỏi và các phương án trả lời. Nếu đồng ý với phương án nào thì đánh dấu (x) vào ô bên phải của phương án đó. Đồng chí không cần ghi tên mình vào phiếu này. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! 1. Đồng chí cho biết công tác tuyên truyền miệng có vai trò như thế nào đối với xây dựng tổ chức đảng và đơn vị? 1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Bình thường 4 Không quan trọng 2. Đồng chí cho biết đội ngũ báo cáo viên có vai trò thế nào trong tiến hành công tác tuyên truyền miệng ở đơn vị? 1 Có vai trò quyết định 2 Là lực lượng nòng cốt 3 Bình thường 4 Không quan trọng 3. Đồng chí đánh giá năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay như thế nào? 1 Tốt 2 Khá 3 Hạn chế 4. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực, theo đồng chí cần rèn luyện cho mình những kỹ năng nào sau đây? 1 Kỹ năng xây dựng bài nói 2 Kỹ năng thuyết trình 3 Kỹ năng đối thoại 4 Kỹ năng xử lý tình huống 5 Kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan 5. Đồng chí cho biết cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp ở các binh đoàn chủ lực quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên như thế nào? 1 Rất quan tâm 2 Quan tâm 3 Ít quan tâm 6. Theo đồng chí, cơ quan chính trị các cấp ở các binh đoàn chủ lực quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên như thế nào? 1 Rất quan tâm 2 Quan tâm 3 Ít quan tâm 7. Đồng chí đánh giá nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua như thế nào? 1 Toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm 2 Dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm 3 Phiến diện, một chiều 8. Đồng chí đánh giá hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua như thế nào 1 Phù hợp, bám sát đối tượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 2 Bình thường 3 Chưa phù hợp 9. Theo đồng chí, những ưu điểm nổi bật về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay là gì? 1 Kiến thức sâu rộng 2 Kỹ năng thuyết trình cuốn hút, thuyết phục 3 Kỹ năng đối thoại dân chủ, cởi mở 10. Theo đồng chí, những hạn chế về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay là gì? 1 Kiến thức thiếu phong phú 2 Kỹ năng thuyết trình thiếu sức thuyết phục 3 Kỹ năng đối thoại còn lúng túng 11. Đồng chí đánh giá chất lượng các hoạt động TTM ở các binh đoàn chủ lực hiện nay như thế nào? 1 Lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục 2 Khô khan, thiếu sức thuyết phục 3 Khó trả lời 12. Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? 1 Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng về nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị đối với nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực. 3 Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác cho đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 4 Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong tự bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ 5 Phát huy sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực Câu 13: Theo đồng chí, ngoài những giải pháp đã nêu ở trên còn giải pháp nào khác? Câu 14: Đồng chí cho biết một số nét chính về bản thân - Đ/c là thuộc đơn vị nào:. - Tuổi đời: . - Tuổi quân: - Đ/c là: Cán bộ: Chiến sĩ: - Dân tộc: Phụ lục 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Đối tượng điều tra: Cán bộ, chiến sĩ Đơn vị điều tra: Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Lữ đoàn 202, Trường quân sự (Binh đoàn Quyết Thắng); Sư đoàn 325, Lữ đoàn 164, Trường quân sự (Binh đoàn Hương Giang). Số phiếu điều tra: 500 Thời gian điều tra: Tháng 5 năm 2020 TT Nội dung điều tra Trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Vai trò của công tác tuyên truyền miệng đối với xây dựng tổ chức đảng và đơn vị. Rất quan trọng 21 4,2 Quan trọng 315 63,0 Bình thường 164 32,8 2 Vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong tiến hành công tác tuyên truyền miệng ở đơn vị. Có vai trò quyết định 7 1,4 Là lực lượng nòng cốt 395 79,0 Bình thường 98 19,6 3 Đánh giá năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay. Tốt 115 23,0 Khá 338 67,6 Hạn chế 47 9,4 4 Những kỹ năng mà báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực cần rèn luyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Kỹ năng xây dựng bài nói 457 91,4 Kỹ năng thuyết trình 500 100,0 Kỹ năng đối thoại 350 70,0 Kỹ năng xử lý tình huống 155 31,0 Kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan 166 33,2 5 Sự quan tâm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp ở các binh đoàn chủ lực đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên. Rất quan tâm 178 35,6 Quan tâm 257 51,4 Ít quan tâm 65 13,0 6 Sự quan tâm của cơ quan chính trị các cấp ở các binh đoàn chủ lực đến nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên. Rất quan tâm 215 43,0 Quan tâm 234 46,8 Ít quan tâm 51 10,2 7 Đánh giá nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua. Toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm 366 73,2 Dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm 134 26,8 Phiến diện, một chiều 0 0 8 Đánh giá hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong thời gian qua. Phù hợp, bám sát đối tượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 377 75,4 Bình thường 95 19,0 Chưa phù hợp 28 5,6 9 Những ưu điểm nổi bật về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Kiến thức sâu rộng 398 79,6 Kỹ năng thuyết trình cuốn hút, thuyết phục 259 51,8 Kỹ năng đối thoại dân chủ, cởi mở 177 35,4 10 Những hạn chế về năng lực của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Kiến thức thiếu phong phú 102 20,4 Kỹ năng thuyết trình thiếu sức thuyết phục 241 48,2 Kỹ năng đối thoại còn lúng túng 323 64,6 11 Đánh giá chất lượng các hoạt động TTM ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục 271 54,2 Khô khan, thiếu sức thuyết phục 144 28,8 Khó trả lời 85 17,0 12 Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực hiện nay Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng về nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 221 44,2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị đối với nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực. 376 75,2 Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác cho đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 484 96,8 Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong tự bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ 411 82,2 Phát huy sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực 243 48,6 Phụ lục 5 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC Cấp Quân đoàn BCV CHUYÊN TRÁCH Cấp Sư đoàn BCV BÁN CHUYÊN TRÁCH (TRỢ LÝ TUYÊN HUẤN) Cấp Trung đoàn BCV BÁN CHUYÊN TRÁCH (TRỢ LÝ TUYÊN HUẤN) Cấp Tiểu đoàn BCV KIÊM NHIỆM (CTV HOẶC CTV PHÓ) BCV KIÊM NHIỆM (CTV HOẶC CTV PHÓ) Cấp Đại đội Phụ lục 6 SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC Đơn vị Số lượng Tuổi đời (%) Tuổi nghề (%) BCV chuyên trách BCV bán chuyên trách BCV kiêm nhiệm Tổng Dưới 30 tuổi 31 - 40 tuổi Trên 40 tuổi 1 – 5 năm 6 - 10 năm Trên 10 năm Binh đoàn Quyết Thắng 01 18 342 361 33,52 63,16 3,32 31,02 63,72 5,26 Binh đoàn Hương Giang 01 16 326 343 36,44 58,31 5,25 30,61 64,43 4,96 Binh đoàn Tây Nguyên 01 19 358 378 34,65 61,91 3,44 32,28 62,16 5,56 Binh đoàn Cửu Long 01 18 345 364 37,36 56,60 6,04 35,99 58,79 5,22 Cộng 04 71 1.371 1.446 Nguồn: Cục Chính trị Binh đoàn Quyết Thắng, Binh đoàn Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên, Binh đoàn Cửu Long (tháng 12/2020) Phụ lục 7 CƠ CẤU CẤP BẬC, CHỨC VỤ, TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC Đơn vị Cấp bậc (%) Chức vụ (%) Trình độ quản lý (%) Trình độ học vấn (%) Cấp úy Thiếu, trung tá Thượng, đại tá CTV, CTV phó Cán bộ tuyên huấn Chức vụ khác Cấp phân đội Cấp trung, sư đoàn Cấp chiến dịch, chiến lược Cao đẳng Đại học Sau đại học Binh đoàn Quyết Thắng 63,43 39,27 0,03 94,74 5,26 0 99,45 0,55 0 0 99,17 0,83 Binh đoàn Hương Giang 64,43 35,57 0 95,04 4,96 0 99,42 0,58 0 0 99,42 0,58 Binh đoàn Tây Nguyên 64,29 35,71 0 94,71 5,29 0 99,74 0,26 0 0 99,74 0,26 Binh đoàn Cửu Long 68,96 31,01 0,03 94,78 5,22 0 99,73 0,27 0 0 99,45 0,55 Nguồn: Cục Chính trị Binh đoàn Quyết Thắng, Binh đoàn Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên, Binh đoàn Cửu Long (tháng 12/2020) Phụ lục 8 BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG CHO HỌC VIÊN DO CỤC TUYÊN HUẤN PHỐI HỢP VỚI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN TỔ CHỨC Năm Đơn vị Đối tượng Số lượng lớp Số lượng học viên 2016 Trường Sĩ quan Chính trị Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, bậc đại học 01 500 2017 Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2 Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, bậc đại học 02 701 2018 Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Chính trị Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, bậc đại học 03 1650 Tổng 06 2851 Nguồn: Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (tháng 12/2020) Phụ lục 9 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ BỒI DƯỠNG BÁO CÁO VIÊN TOÀN QUÂN DO CỤC TUYÊN HUẤN TỔ CHỨC Năm Hình thức bồi dưỡng Biên soạn chuyên đề thông tin thời sự Hội nghị bồi dưỡng báo cáo viên Biên tập, phát hành Bản tin thông báo nội bộ (bản) Biên soạn, phát hành Sổ tay báo cáo viên (bản) 2015 21 28 261.000 2016 56 36 522.000 2.000 2017 21 34 326.000 5.260 2018 52 48 552.000 690 Nguồn: Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (tháng 12/2020) Phụ lục 10 CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC (2016-2020) Đơn vị Hình thức bồi dưỡng (lần) Tập huấn, bồi dưỡng do Tổng cục Chính trị tổ chức Tập huấn, bồi dưỡng do các nhà trường tổ chức Tập huấn, bồi dưỡng do cơ quan chính trị tổ chức Các hình thức khác Binh đoàn Quyết Thắng 05 12 272 30 Binh đoàn Hương Giang 05 12 255 25 Binh đoàn Tây Nguyên 05 15 285 32 Binh đoàn Cửu Long 05 14 270 30 Nguồn: Cục Chính trị Binh đoàn Quyết Thắng, Binh đoàn Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên, Binh đoàn Cửu Long (tháng 12/2020) Phụ lục 11 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC (2016-2020) Hoạt động Đơn vị Binh đoàn Quyết Thắng (lần) Binh đoàn Hương Giang (lần) Binh đoàn Tây Nguyên (lần) Binh đoàn Cửu Long (lần) Hội nghị báo cáo viên 203 198 220 221 Nói chuyện thời sự cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp 1.989 1.410 2.101 1.798 Thông báo chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ 15.650 12.330 15.550 14.322 Tọa đàm, diễn đàn 1.105 1.009 1.220 1.210 Tuyên truyền cho nhân dân địa phương 380 320 315 350 Hội thi báo cáo viên giỏi 40 32 42 40 Nguồn: Cục Chính trị Binh đoàn Quyết Thắng, Binh đoàn Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên, Binh đoàn Cửu Long (tháng 12/2020) Phụ lục 12 PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CHUYÊN TRÁCH, BÁN CHUYÊN TRÁCH Ở CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC 2019 Đơn vị Học tập chính trị (%) Phân loại đảng viên (%) Phân loại cán bộ (%) Giỏi Khá Trung bình HTXS NV HTTNV HTNV HTXS CTNV HTT CTNV HTCTNV Binh đoàn Quyết Thắng 31,58 68,42 21,05 78,95 21,05 78,95 Binh đoàn Hương Giang 35,29 64,71 23,53 76,47 23,53 76,47 Binh đoàn Tây Nguyên 25,00 75,00 20,00 80,00 20,00 80,00 Binh đoàn Cửu Long 26,32 73,68 15,79 84,21 15,79 84,21 Chú thích: - HTXSNV: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - HTXSCTNV: Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ - HTTNV: Hoàn thành tốt nhiệm vụ - HTTCTNV: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ - HTNV: Hoàn thành nhiệm vụ - HTCTNV: Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ Nguồn: Cục Chính trị Binh đoàn Quyết Thắng, Binh đoàn Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên, Binh đoàn Cửu Long (tháng 12/2020) Phụ lục 13 PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN KIÊM NHIỆM Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC 2019 Đơn vị Học tập chính trị (%) Phân loại đảng viên (%) Phân loại cán bộ (%) Giỏi Khá Trung bình HTXS NV HTTNV HTNV HTXS CTNV HTT CTNV HTCTNV Trung đoàn 141/ Sư đoàn 312/ Binh đoàn Quyết Thắng 21,74 78,26 13,04 82,61 4,35 13,04 82,61 4,35 Trung đoàn 95/ Sư đoàn 325/ Binh đoàn Hương Giang 17,39 82,61 17,39 73,92 8,69 17,39 73,92 8,69 Trung đoàn 48/ Sư đoàn 320/ Binh đoàn Tây Nguyên 26,09 73,91 17,39 78,26 4,35 17,39 78,26 4,35 Trung đoàn 2/ Sư đoàn 9/ Binh đoàn Cửu Long 30,43 69,57 21,74 69,57 8,69 21,74 69,57 8,69 Lữ đoàn 434/ Binh đoàn Cửu Long 18,18 81,82 18,18 72,73 9,09 18,18 72,73 9,09 Chú thích: - HTXSNV: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - HTXSCTNV: Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ - HTTNV: Hoàn thành tốt nhiệm vụ - HTTCTNV: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ - HTNV: Hoàn thành nhiệm vụ - HTCTNV: Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ Nguồn: Ban Chính trị Trung đoàn 141, Ban Chính trị Trung đoàn 95, Ban Chính trị Trung đoàn 48, Ban Chính trị Trung đoàn 2, Phòng Chính trị Lữ đoàn 434 (tháng 12/2020) Phụ lục 14 MỨC CHI THÙ LAO CHO BÁO CÁO VIÊN CÁC CẤP Mức thù lao Đối tượng 500.000đồng/buổi a, BCV là Uỷ viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh; b, BCV có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng từ 1,25 trở lên; c, Sĩ quan cấp tướng; d, BCV báo cáo tại hội nghị thông tin chuyên đề, hội nghị BCV cấp Bộ. 400.000đồng/buổi a, BCV cấp cục, vụ, viện, giáo sư, phó giáo sư, chuyên viên cao cấp, tỉnh uỷ viên, trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; b, BCV có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,0 đến 1,2; c, Sĩ quan cấp thượng tá, đại tá, chuyên gia đầu ngành cấp Bộ; d, BCV báo cáo tại hội nghị thông tin chuyên đề, hội nghị BCV cấp tổng cục, quân khu, quân đoàn và tương đương. 300.000đồng/buổi a, BCV là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, chuyên viên chính; phó các sở, ban, ngành cấp tỉnh; b, BCV có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến 0,9; c, Sĩ quan cấp trung tá, thiếu tá và giảng viên chính; d, BCV báo cáo tại hội nghị thông tin chuyên đề, hội nghị BCV cấp sư đoàn và tương đương. 200.000đồng/buổi a, BCV là chuyên viên, giảng viên; BCV cấp quận, huyện, thị xã; b, BCV có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,4 đến 0,6; c, Sỹ quan cấp thượng uý, đại uý; d, BCV báo cáo tại hội nghị thông tin chuyên đề, hội nghị BCV cấp trung đoàn và tương đương. 100.000đồng/buổi Các đối tượng khác Nguồn: Thông tư số 28/2009/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ đối với báo cáo viên của Đảng trong quân đội. Phụ lục 15 CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI Mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng Đối tượng 0,5 lần mức lương tối thiểu chung BCV chuyên trách cấp Trung ương thuộc Đảng bộ Quân đội được hưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung BCV chuyên trách của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ gồm: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn, Binh chủng, Học viện, Nhà trường, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 0,2 lần mức lương tối thiểu chung BCV bán chuyên trách của các đơn vị trực thuộc Bộ còn lại; cấp sư đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị tương đương 0,2 lần mức lương tối thiểu chung BCV bán chuyên trách cấp lữ đoàn, trung đoàn, Ban CHQS quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị tương đương Nguồn: Thông tư số 103/2012/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp trong quân đội. Phụ lục 16 TRANG BỊ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC Ở ĐƠN VỊ Đơn vị Nội dung Số lượng (bộ) Tổng số đơn vị Cấp trực thuộc Bộ Máy trình chiếu 01 60 Cấp sư đoàn và tương đương Máy trình chiếu 01 170 Cấp trung đoàn và tương đương Máy trình chiếu 01 1145 Cấp tiểu đoàn và tương đương Máy trình chiếu 01 1728 Cấp đại đội và tương đương Máy trình chiếu 01 5598 Chú thích: 01 bộ máy trình chiếu gồm: máy xách tay, máy chiếu, màn chiếu. Nguồn: Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” (2013) ban hành kèm theo Quyết định số 2677/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_bao_cao_vien_o_cac_binh.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - KhucVanHuong.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET - KhucVanHuong.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - KhucVanHuong.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - KhucVanHuong.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - KhucVanHuong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - KhucVanHuong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - KhucVanHuong.doc
Tài liệu liên quan