Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN TIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN TIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Báo chí học Mã số: 62 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN

doc236 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC: 1- TS. NGUYỄN TRÍ NHIỆM 2- TS. TRẦN THỊ THU NGA HÀ NỘI – 2016 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AJC : Học viện Báo chí và Tuyên truyền BCTH : Báo chí truyền hình BC&TT : Báo chí và Tuyên truyền CĐTH : Cao đẳng Truyền hình CLĐT : Chất lượng đào tạo CTV : Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giảng viên PTTH : Phát thanh truyền hình PV : Phóng viên PVTH : Phóng viên truyền hình SV : Sinh viên THVN : Truyền hình Việt Nam VN : Việt Nam VTV : Đài Truyền hình Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu/Bảng Nội dung Trang Biểu đồ 2.1 Phương thức tuyển sinh ngành báo chí 72 Biểu đồ 2.2 Hình thức xét tuyển ngành báo chí 72 Bảng 2.1 Đánh giá mức độ cần thiết một số môn chuyên ngành 75 Biểu đồ 2.3 Trình độ giảng viên cơ hữu của Học viện BC&TT năm học 2014-2015 77 Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ phù hợp về các phương pháp giảng dạy đối với khả năng tiếp thu nội dung các môn chuyên ngành 80 Biểu đồ 2.5 Mức độ thiết thực của các khối kiến thức 88 Biểu đồ 2.6 Đánh giá khối lượng kiến thức so với khả năng tiếp thu 89 Biểu đồ 2.7 Mức độ sử dụng thiết bị của giảng viên chuyên ngành 93 Biểu đồ 2.8 Đề nghị tăng phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành 94 Biểu đồ 2.9 Đề nghị giảm phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành 95 Biểu đồ 2.10 Đề nghị tỷ lệ thời gian học môn chuyên ngành 95 Biểu đồ 2.11 Tổ chức thực hành nghề tại cơ quan báo chí năm thứ 3 96 Biểu đồ 2.12 Tổ chức thực hành nghề tại cơ quan báo chí năm thứ 4 97 Biểu đồ 2.13 Ý kiến về tài liệu tham khảo các môn chuyên ngành 99 Biểu đồ 2.14 Ý kiến đánh giá về trang thiết bị, phòng thực hành/studio cho các môn chuyên ngành 100 Biểu đồ 2.15 Hình thức thi phù hợp nhất của các môn chuyên ngành 103 Bảng 3.1 Những tiêu chí cần có của phóng viên truyền hình 137 Bảng 3.2 Mức độ cần thiết của mỗi tiêu chí 138 MỞ ĐẦU LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Đào tạo báo chí đa phương tiện đang là xu hướng nhưng nhu cầu sử dụng phóng viên truyền hình vẫn rất lớn trong hiện tại và tương lai. Khai sinh từ ngày 7/9/1970, trải qua hơn 45 năm phát triển, ngành truyền hình Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây. Từ chỗ chỉ có một đài truyền hình với thời lượng phát sóng ít ỏi hàng ngày, đến hết năm 2015, hệ thống truyền hình từ trung ương đến địa phương đã có 65 đài. Ngoài 105 kênh truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền phát triển mạnh bằng nhiều công nghệ truyền dẫn như truyền hình cáp (gồm cả IPTV), truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh và truyền hình di động với 73 kênh phục vụ khoảng 9,9 triệu thuê bao trên toàn quốc (trong đó thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%). Ngoài ra, có 06 kênh truyền hình hoạt động không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, bao gồm các kênh: Truyền hình VOV, Truyền hình Công an nhân dân, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình quốc phòng, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân. [110] Nguồn nhân lực làm truyền hình đã góp phần làm nhân lực làm báo cả nước có “tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,5%” (Tờ trình số 229-TTr/BCSĐ ngày 27/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch Báo chí Toàn quốc đến năm 2020). Bên cạnh đó, nhiều công ty truyền thông cũng tham gia sản xuất chương trình truyền hình. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020” (số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013), theo đó, từ năm 2015 cung cấp ổn định 70 đến 80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Đảm bảo cung cấp khoảng 40 đến 50 kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Đến năm 2020, cả nước có khoảng 60% đến 70% số hộ sử dụng dịch vụ này. Có thể thấy, sự phát triển của truyền hình đặt ra yêu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực này phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Việc đào tạo chuyên sâu vào chuyên ngành vẫn có giá trị thực tiễn khi đáp ứng nhu cầu làm việc trong lĩnh vực truyền hình. Thực tiễn cho thấy truyền hình đang phát triển theo hướng đa nền tảng. Theo V.V.Vô-rô-si-lốp: "Bước chuyển của báo chí, phát thanh và truyền hình sang công nghệ số đang mở ra những triển vọng chưa từng có cho ngành báo chí" [97, t.119]. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày nay khán giả không chỉ tiếp cận với truyền hình theo cách truyền thống, cho thấy đây vẫn là phương tiện thông tin truyền thông không thể thiếu đối với họ. Truyền hình đang biến đổi phương thức tiếp cận với công chúng, không chỉ theo cách xem tivi truyền thống mà tận dụng lợi thế của mạng xã hội để đưa truyền hình đến với đa dạng đối tượng, nhất là khán giả trẻ. Đồng thời, qua đó kéo khán giả trở lại với màn hình tivi trong những chương trình trọng điểm. Nhiều đài truyền hình nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội Youtube. Gần đây, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã có mặt trên mạng xã hội Facebook là một ví dụ điển hình. Hay khán giả có thể xem trực tiếp hoặc xem lại các chương trình truyền hình trên website chính thức của các đài truyền hình, giúp họ không có điều kiện xem tivi trực tiếp, đặc biệt là khán giả ở nước ngoài được tiếp cận với những thông tin chính thống ở trong nước không bằng tivi truyền thống. Phân tích dưới góc độ đào tạo, muốn đào tạo sinh viên báo chí có kỹ năng đa phương tiện, vẫn phải đào tạo từng kỹ năng, trong đó có kỹ năng báo chí truyền hình. Sinh viên sẽ phải tích lũy tất cả các kỹ năng được gói gọn trong một chương trình đào tạo. Nếu các nhà trường xây dựng cấu trúc chương trình theo tư duy “phép cộng” các kỹ năng sẽ khó đòi hỏi sinh viên đạt đến mức độ thành thạo nghề, bởi giới hạn của khối lượng kiến thức với thời gian đào tạo được quy định ở mỗi trình độ đào tạo. Nếu sinh viên không có kỹ năng thành thạo, chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu của xã hội, rõ ràng chất lượng đào tạo có vấn đề. Do đó, khi xã hội vẫn có nhu cầu tuyển dụng chuyên sâu về lĩnh vực báo chí truyền hình, một chương trình đào tạo chuyên ngành này sẽ đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực. 1.2. Chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình phải theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn nghề nghiệp. Ngày nay, khán giả có thể tiếp cận với các chương trình truyền hình bằng nhiều phương thức khác nhau. Thị trường lao động trong ngành truyền hình vẫn còn rất lớn ở hiện tại và tương lai bởi đây là loại hình đáp ứng nhu cầu của đông đảo khán giả. Vấn đề đặt ra là chất lượng nguồn nhân lực như thế nào và có đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này? Thực tiễn làm truyền hình thay đổi nhanh chóng bởi sự tác động của khoa học công nghệ và trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí, truyền thông. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền hình. Từ truyền hình đen trắng, đến truyền hình màu; từ truyền hình có độ phân giải thấp đến độ phân giải cao rồi siêu cao . Đến nay công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi quy trình sản xuất các chương trình truyền hình. Mỗi khi cập nhật công nghệ làm truyền hình là một lần thay đổi quy trình sản xuất. Điều này chi phối mạnh mẽ hoạt động đào tạo chức danh phóng viên truyền hình, buộc những cơ sở đào tạo các chức danh cho truyền hình nói chung, chức danh phóng viên truyền hình nói riêng phải thường xuyên khảo sát và cập nhật nội dung chương trình nếu muốn “sản phẩm đào tạo” đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kỷ nguyên số đang đặt ra những yêu cầu về kỹ năng tác nghiệp đối với phóng viên truyền hình đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao. Trong sự phát triển của truyền hình, người hưởng lợi sau cùng chính là khán giả. Nhưng ở một khía cạnh khác là sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt hơn giữa các đài/kênh truyền hình trong việc “giành giật” khán giả. Tất yếu, họ phải sử dụng đội ngũ tinh thông trong sản xuất chương trình. Các tiêu chí tuyển dụng ngày một khắt khe hơn đối với phóng viên truyền hình như: yêu cầu kỹ năng “2 trong 1” (phóng viên kiêm quay phim), thậm chí “3 trong 1” (kiêm thêm dựng hình). Trước sự thay đổi đó, không phải chương trình đào tạo phóng viên truyền hình ở các cơ sở đào tạo báo chí Việt Nam cũng bổ sung một thời lượng đáng kể cho học phần kỹ thuật và nghệ thuật dựng hình cũng như các điều kiện về thiết bị, giảng viên chuyên ngành nhằm thực hiện việc dạy và học có hiệu quả. Điều này đặt ra vấn đề về tính linh hoạt trong kết cấu chương trình đào tạo hoặc khả năng nghiên cứu thị trường lao động và cập nhật vào chương trình đào tạo của các nhà trường. Để làm ra một sản phẩm truyền hình từ tiền kỳ đến phát sóng cần nhiều chức danh, trong đó không thể thiếu phóng viên. Phóng viên truyền hình có những kỹ năng và sự đòi hỏi khu biệt với phóng viên của các loại hình báo chí khác. Những kỹ năng này cần phải được trang bị đầy đủ ngay từ khi họ đang học tập trong trường. Người sử dụng lao động mong muốn sinh viên sau khi ra trường sẽ tác nghiệp được ngay, có nghĩa, người học phải có một kiến thức tổng quát đủ rộng, năng lực chính trị vững vàng, kỹ năng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải sinh viên chuyên ngành báo chí truyền hình nào ra trường cũng đáp ứng được yêu cầu đó. Các nhân sự đều phải qua đào tạo lại mới đáp ứng được công việc trong quy trình sản xuất truyền hình. Điển hình như tại Đài THVN, theo kết quả khảo sát của tác giả, trong giai đoạn 2014-2015, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình trung bình tổ chức 100 khóa đào tạo mỗi năm, trong đó, 85% khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phóng viên truyền hình. “Thực tế nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành báo chí chỉ chiếm 41%, còn lại tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác là 59%. Tỷ lệ này phản ánh thực tế là đào tạo tại các trường chuyên ngành đã không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành” (Tờ trình số 229-TTr/BCSĐ ngày 27/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch Báo chí Toàn quốc đến năm 2020). Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập toàn diện, báo chí – truyền thông là lĩnh vực dễ thâm nhập nhất đối với mọi quốc gia. Khi các quốc gia láng giềng đang đặt mục tiêu dùng truyền thông để hội nhập thì Việt Nam đặt ra mục tiêu này là tất yếu. Truyền hình Thông tấn (VNews) và Truyền hình Việt Nam (VTV) là các cơ quan báo chí đã có sự chuyển mình theo hướng này. Mật độ các tin tức, phóng sự của phóng viên Việt Nam thực hiện tại nước ngoài được công chiếu nhiều hơn. Nhưng muốn khẳng định một thương hiệu Việt về thông tin – truyền thông trên thị trường quốc tế, khó khăn nhất không phải là thiếu thiết bị hoặc cản trở bởi các yếu tố khách quan mà chính ở yếu tố con người – phóng viên, nhà báo. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần hướng tới một chương trình đào tạo báo chí mang tầm cỡ quốc tế. Xét cho cùng, mong muốn ấy là làm thế nào để nước ta có thể đào tạo ra những người làm báo nói chung, phóng viên truyền hình nói riêng có đủ năng lực tác nghiệp trên trường quốc tế. Hội nhập đang xóa nhòa biên giới địa lý. Nếu không có sự thay đổi trong đào tạo, chúng ta sẽ “nhường” thị trường cho các cơ sở đào tạo quốc tế. Một số cơ sở đào tạo báo chí bậc cao với lịch sử hình thành, phát triển hàng chục năm đã có những đóng góp quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Thành tựu này xây dựng lên những thương hiệu đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo hiện tại có đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội? Đào tạo phóng viên truyền hình hiện nay cần những thay đổi gì để phù hợp với sự phát triển của ngành truyền hình? Để đào tạo phóng viên truyền hình đi đúng với nhu cầu của xã hội và phù hợp với xu thế vận động, phát triển trong lĩnh vực truyền hình, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay” nhằm khảo cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình và các điều kiện thực hiện tại Việt Nam hiện nay. Đó cũng là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan từ thực tiễn phát triển của ngành truyền hình. 2- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình, luận án có mục đích đánh giá thực trạng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở trong nước, đồng thời tham khảo một số cơ sở đào tạo báo chí truyền hình nước ngoài và tìm hiểu từ thực tiễn những yêu cầu đối với phóng viên truyền hình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình dựa trên các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện được một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: Một là: Tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là: Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng đào tạo và phóng viên truyền hình. Ba là: Khảo sát các trường đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở Việt Nam, rút ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra. Bốn là: Thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của đại diện những người đang làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam, một số đài truyền hình địa phương về chất lượng, hiệu quả và những yêu cầu đặt ra đối với phóng viên truyền hình trong bối cảnh hiện nay. Năm là: Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo báo chí truyền hình ở một số quốc gia trên thế giới. Sáu là: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình, tập trung vào các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường. 3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu quy trình đào tạo ngành báo chí chuyên ngành truyền hình ở trình độ cao đẳng và đại học, hình thức đào tạo chính quy tập trung. Các chương trình đào tạo chuyên ngành báo truyền hình được nghiên cứu áp dụng cho khóa học 2014-2017 (hệ cao đẳng) và 2014-2018 (hệ đại học). Các chương trình tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Đối với hoạt động đào tạo báo chí truyền hình ở nước ngoài, tác giả chỉ lựa chọn tham khảo một số quốc gia, tổ chức quốc tế có các yếu tố đảm bảo chất lượng đáng quan tâm nhằm tham chiếu với thực tiễn đào tạo của Việt Nam. 4- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Giả thuyết thứ nhất: Trong nhiều thập kỷ qua, hoạt động đào tạo phóng viên truyền hình ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định cung cấp nguồn nhân lực cho các đài truyền hình trong cả nước. Tuy nhiên, thực tế nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng của phóng viên truyền hình. Tình hình đó cho thấy cần phải nhanh chóng xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam. Giả thuyết thứ hai: Sự bùng phát của công nghệ, kỹ thuật mới và sự vận động, phát triển mạnh mẽ của ngành truyền hình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với phóng viên truyền hình. Trong bối cảnh đó, hoạt động đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, gắn với thực tiễn. Theo đó, mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chuyên ngành phóng viên truyền hình phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về phẩm chất nghề nghiệp, những tri thức cơ bản và kỹ năng chuyên nghiệp. Giả thuyết thứ ba: Nguyên tắc cơ bản của việc nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình là phải tạo nên một hoạt động đào tạo mềm dẻo, linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp. Trong đó, chương trình đào tạo được coi là yếu tố hạt nhân và phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường. 5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5.1. Phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sẽ sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về báo chí và về giáo dục-đào tạo; Lý thuyết về báo chí học (cơ sở lý luận báo chí, đặc trưng báo chí truyền hình...); Lý luận dạy học đại học; Nghiên cứu vấn đề chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình trong bối cảnh hiện nay theo quan điểm hệ thống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, vì vậy tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích-tổng hợp, so sánh, nghiên cứu trường hợp, dự báo, phỏng vấn sâu, . Cụ thể là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được tiến hành với các công trình nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và báo chí ở trong nước, nước ngoài với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Được sử dụng để phân loại các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học khác nhau theo từng mặt cùng dấu hiệu bản chất và sắp xếp chúng trong một kết cấu theo mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Dùng để phân tích các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền; trường Cao đẳng Truyền hình, Đài THVN. Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh triết lý đào tạo, nội dung, phương thức đào tạo báo chí truyền hình tại một số trường trong nước và quốc tế. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả nghiên cứu, góp phần xây dựng khung lý thuyết liên quan đến đề tài; Rút ra những thành công, hạn chế, những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình. Phương pháp dự báo: Dự báo nguồn nhân lực ngành báo chí truyền hình trong xu thế phát triển dưới sự tác động của khoa học công nghệ và của bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với hai nhóm đối tượng: * Thứ nhất: đại diện các lãnh đạo, nhà quản lý của một số đài phát thanh truyền hình (PTTH) ở trong nước nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về ưu điểm, hạn chế của đội ngũ phóng viên (về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất) cũng như những đề xuất của họ đối với công tác đào tạo phóng viên truyền hình. * Thứ hai: đại diện giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành báo truyền hình tại các trường có đào tạo chuyên ngành này (chi tiết xin xem chương 2 và phụ lục 4). Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét): Tác giả sử dụng phiếu điều tra phát cho đối tượng là các phóng viên hiện đang công tác tại một số đài PTTH nhằm tìm ra các kết quả người học đánh giá chương trình đào tạo và thụ hưởng gì từ chương trình (Chi tiết xin xem chương 2; Mẫu phiếu và kết quả thống kê xin xem phụ lục 2 và 3). 6- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực đối với lý luận báo chí và đào tạo báo chí nói chung, đào tạo phóng viên truyền hình nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ phóng viên truyền hình, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Luận án sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam. Trên thế giới, mỗi quốc gia có một triết lý đào tạo riêng, từ đó chi phối hoạt động đào tạo. Nghiên cứu triết lý đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và tìm ra những quan điểm mới để áp dụng xây dựng nội dung chương trình đào tạo cũng là một đóng góp về lý luận và thực tiễn đào tạo báo chí của luận án. Luận án sẽ đưa ra các giải pháp trong hoạt động đào tạo với những điều kiện để thực hiện một cách hiệu quả. Đó là các chương trình đào tạo, các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo, các chuẩn đầu ra, hệ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Nó sẽ đem lại giá trị thực tiễn cao trong đào tạo phóng viên truyền hình tại Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các đài/kênh truyền hình, các công ty truyền thông tham gia sản xuất chương trình truyền hình – những đơn vị hiện đang có nhu cầu lớn trong việc tiếp nhận chức danh phóng viên truyền hình. Bên cạnh đó, việc tìm ra, áp dụng triết lý đào tạo mới và xác định các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo còn có giá trị làm cơ sở để nghiên cứu, áp dụng đào tạo các chức danh khác trong lĩnh vực báo chí – truyền thông. Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ngành báo chí học tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về báo chí. Đây cũng là nguồn tài liệu với các cứ liệu quan trọng được khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá từ thực tiễn trong nước và nước ngoài nhằm giúp các đơn vị chức năng định hướng hoạt động đào tạo báo chí. Lựa chọn nghiên cứu luận án: “Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay”, bên cạnh việc mong muốn đóng góp tri thức của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ người làm báo hình ở nước ta, tác giả cũng mong muốn nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân, áp dụng có hiệu quả vào quá trình công tác sau này. 7- KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả khảo sát chất lượng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở Việt Nam. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN TRIẾT LÝ ĐÀO TẠO, MÔ HÌNH ĐÀO TẠO “Secrets of success”, Philip Altbach (2005), the director of the Centre for International Higher Education at Boston College, (The Economist, September 10th 2005): Tác giả đã tìm ra triết lý giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ, dẫn đến sự thành công trong giáo dục đào tạo của họ. Theo đó, nguyên tắc hàng đầu là chính quyền liên bang chỉ đóng một vai trò hạn chế. Nước Mỹ không có một quy hoạch trung ương cho các trường đại học của họ. “Hệ thống giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ tốt nhất thế giới. Lý do là vì không có hệ thống nào cả”. Các đạo luật chỉ nhằm mở đường đến đại học cho mọi tầng lớp xã hội, và họ không ngừng đầu tư tài chính cho nghiên cứu khoa học. Đồng thời, các đại học được tự do kéo tài trợ cho các hoạt động của mình. Nguyên tắc thứ hai là sự cạnh tranh. Các trường đại học phải cạnh tranh nhau về mọi mặt, từ số lượng sinh viên cho đến số lượng giáo sư. Các giáo sư cạnh tranh để giành các khoản tài trợ nghiên cứu của liên bang. Các sinh viên cạnh tranh để giành học bổng. Điều này có nghĩa là các trường, nếu muốn thành công, thì không thể ỷ lại vào ánh hào quang của bản thân. Nguyên tắc thứ ba là miễn sao có lợi. Quan điểm nhấn mạnh vào việc “đem lại lợi nhuận” hiện vẫn là một nét văn hóa chi phối trong các học viện. Tuy nhiên, điểm nổi bật của hệ thống đào tạo này bao gồm tính linh hoạt và tính đa dạng không giới hạn. “Đào tạo truyền thông ở Đông Nam Á”, PGS.TS. Vũ Quang Hào (Báo chí Những vấn đề lý luận và thực tiễn – tập V, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005): Tác giả công bố những nghiên cứu về hoạt động truyền thông, đào tạo truyền thông của một số nước trong khu vực, bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan. Nghiên cứu này không đi sâu phân tích chương trình đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, tác giả đã tìm ra và khái quát những nét đặc thù trong đào tạo ở mỗi nước. Những tổng kết được rút ra từ mô hình đào tạo ở các quốc gia này là: Chương trình đào tạo nặng về chuyên ngành, chú trọng đào tạo kỹ năng; Sự gắn kết giữa đào tạo truyền thông và nghiên cứu truyền thông; Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ giảng viên; Rất quan tâm việc kết hợp với các cơ sở truyền thông trong quá trình thực tập nghiệp vụ của sinh viên; Cập nhật nội dung đào tạo theo sự thay đổi của bức tranh truyền thông ở mỗi nước. “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam”, TS. Eli Mazur & TS. Phạm Thị Ly, (Bản tin “Giáo dục quốc tế” số 2-2006, Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hoá Giáo dục Quốc tế, Viện Nghiên cứu Giáo dục- Trường Đại học Sư phạm TP HCM): Các tác giả đã có những phân tích sâu sắc về tính phi tập trung hóa rất cao của nền giáo dục Hoa Kỳ. “Phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của mình để theo đuổi những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp phù hợp. Chính quyền liên bang và chính quyền bang không có vai trò gì đáng kể trong việc quyết định trường nào hay chương trình học nào là được công nhận. Mặc dù ngân sách liên bang trợ cấp cho sinh viên vay nợ và tài trợ cho việc nghiên cứu của đại học đều dựa trên điều kiện trường đó - kể cả trường công- phải được công nhận bởi một trong mười chín tổ chức kiểm định có uy tín quốc gia, những tổ chức này cũng không trực thuộc Nhà nước; họ sử dụng các chuyên gia trong từng lãnh vực để đánh giá các chương trình giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng”. Với triết lý giáo dục này, các đại học Mỹ xây dựng chương trình đào tạo với một số môn nòng cốt (bắt buộc), còn lại định hướng sinh viên tự chọn môn học, chuyên ngành theo vấn đề mà họ quan tâm. Các trường đại học tại quốc gia này vừa chú trọng giáo dục tổng quát vừa khuyến khích người học đi sâu nghiên cứu các chuyên ngành hẹp, đặc biệt là những công nghệ của tương lai. “Các mô hình quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục đại học”, PGS.TS. Lê Đức Ngọc, Tập bài giảng giáo dục đại học, Học viện Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2006, tr.241-287: Bên cạnh hệ thống lại các khái niệm liên quan đến giáo dục đào tạo, tác giả khái quát các mô hình quản lý chất lượng ứng dụng trong đào tạo, trong đó nhấn mạnh tính phù hợp của mô hình quản lý Tổng thể (Total Quality Management-TQM) trong giáo dục. Ngoài ra, tác giả đi sâu phân tích Kiểm định chất lượng giáo dục với các nội dung về quy trình kiểm định, phân biệt tự đánh giá và đánh giá ngoài trong kiểm định. Điểm kế thừa từ nghiên cứu này là sự phân biệt giữa các khái niệm liên quan đến đào tạo như: kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng . “Model curricula for journalism education”, (UNESCO’s series on journalism education, Paris, 2007): Đây là bộ chương trình đào tạo báo chí được công bố bởi UNESCO. Triết lý đào tạo dùng để thiết kế chương trình dựa trên 3 trục phát triển: 1) Các chỉ tiêu, các giá trị, các công cụ, các tiêu chuẩn và thực tiễn của báo chí (Cung cấp các kiến thức cốt lõi về kỹ năng nghề báo chuyên nghiệp). 2) Nhấn mạnh các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp lý và đạo đức hành nghề trong và ngoài biên giới quốc gia (Sinh viên được trang bị kiến thức nhằm củng cố tính chuyên nghiệp thông qua sự hiểu biết về tính dân chủ và các ràng buộc về pháp lý, đạo đức). 3) Kiến ​​thức về thế giới và những thách thức đặt ra của báo chí (Với quan điểm, báo chí không phải là một môn học độc lập, chương trình thiết kế nhằm kết hợp đào tạo trong các lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, khuyến khích đào tạo báo chí hướng người học nghiên cứu mở rộng sang các lĩnh vực khác, tiếp cận thêm những tri thức hiện đại). Chương trình đào tạo được khuyến cáo hạn chế giảng dạy trên lớp mà hướng tới các hoạt động thực hành nghề. Mục tiêu đầu tiên là để đào tạo ra những nhà báo có các kỹ năng tổng hợp và làm chủ kiến thức, suy nghĩ để phân tích sự việc. Mục tiêu thứ hai: Phát triển năng lực trí tuệ. Điều đó có được từ kiến thức cơ sở báo chí và kiến thức chung về nghệ thuật, khoa học nhưng đồng thời bao gồm kiến thức ở những lĩnh vực chuyên ngành. Có thể nói, tư duy thiết kế chương trình có xu hướng tiệm cận với các triết lý giáo dục đào tạo của các nước phát triển, nhằm khuyến khích sự năng động, tích cực của người học, từ đó phát huy tính tự chủ, khả năng sáng tạo của họ. “Dạy và học báo ở Pháp”, Lê Hồng Quang, (Ghi nhận từ các khóa đào tạo trong khuôn khổ Dự án Pháp – Việt, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 2007, tr.69-82): Bản thân tác giả học báo chí tại đại học Lille (Pháp) đã tổng kết lại phương pháp dạy làm báo ở đây là dạy nghề. “Làm báo là làm thợ, chứ không phải là làm nghiên cứu”. Giảng viên dạy làm truyền hình là những nhà báo làm truyền hình. Họ đào tạo theo hướng trang bị kỹ năng thực hành ngay từ ngày đầu tiên. Bí quyết là dạy sinh viên nhớ kỹ năng từ những thất bại và phát huy kỹ năng làm việc theo nhóm – một kỹ năng tối quan trọng của người làm truyền hình. “Về phổ chất lượng đào tạo đại học”, GS.TSKH. Nguyễn Tài, (Tạp chí Xây dựng, số tháng 9/2007, tr.44-47): Theo tác giả, phải có các phổ chất lượng phù hợp với sự phân tầng giáo dục đại học: Loại có chất lượng hướng về nghiên cứu; Loại có chất lượng hướng về kỹ năng nghề nghiệp hướng thực hành; Loại có chất lượng thiên về những khả năng hành động sát với những vấn đề cần giải quyết của cộng đồng. Từ đó, tác giả phân tích những bất cập trong việc xác định mục tiêu đào tạo của các trường, dẫn đến chất lượng đào tạo không đạt yêu cầu. Với sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, khối lượng kiến thức ngày một đồ sộ. Do vậy, không thể xây dựng chương trình đào tạo cung cấp toàn bộ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Điều quan trọng là đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đạt đến trình độ làm nền tảng để họ tự chủ tiếp thu kiến thức khoa học mới. Giáo dục đại trà cần phải bỏ bớt các môn mang tính hàn lâm, tinh hoa để hướng tới một khối lượng kiến thức giáo dục tổng quát, phù hợp với “Thông điệp hướng dẫn tư duy về giáo dục trong thế kỷ 21” của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để sống với nhau, học để làm người. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa khi tiếp cận từ phổ chất lượng đào tạo đại học đến mục tiêu đào tạo trong phân tầng giáo dục đại học. Những đề xuất về giáo dục tổng quát rất có giá trị đối với giáo dục đại học nói chung, đào tạo báo chí nói riêng. “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển”, PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2008: Đúng như lời mở đầu, “cuốn sách giới thiệu những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phổ biến tại các trường đại học trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí”. Tác giả đã có những ng...p nhật chương trình đào tạo một cách thường xuyên nhằm đáp ứng sự phát triển của nền báo chí đương đại. “Những điểm mới trong đào tạo báo chí truyền thông tại khoa Báo chí và Truyền thông, PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương, (website: Songtre.tv, 14/4/2014): Điểm mới đầu tiên được đề cập đến là Đổi mới chương trình đào tạo báo chí theo học chế tín chỉ tại khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học KHXH&NV Hà Nội). Chương trình được thiết kế theo các môđun, gắn kết với khối kiến thức chung của Đại học quốc gia Hà Nội, của lĩnh vực, của khối ngành, của nhóm ngành, của ngành và định hướng chuyên ngành. Đây là cách thiết kế chương trình phát huy lợi thế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận kiến thức sâu về lĩnh vực xã hội, nhân văn. Đồng thời còn tạo điều kiện cho sinh viên học được văn bằng 2 trong thời gian 4 năm. Bên cạnh đó, sinh viên hoàn toàn chủ động chọn chương trình học phù hợp với kế hoạch học tập của mình. Quá trình đào tạo được chú trọng rèn kỹ năng thực hành cho sinh viên tại Trung tâm thực hành của Khoa. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu ra những thách thức trong đào tạo theo tín chỉ như: Công việc và áp lực đối với giảng viên theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ; Công tác tổ chức quản lý kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên; Nhiều sinh viên chưa chủ động trong tự học; Quy mô lớp còn quá đông; Giảng viên là nhà báo chưa quen đào tạo theo phương thức tín chỉ. “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo nhà báo phát thanh, truyền hình”, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, (Báo chí – Truyền thông: Những vấn đề đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015,tr.188-195): Sau khi khẳng định ưu thế riêng biệt của phát thanh, truyền hình trong thời đại bùng nổ truyền thông, tác giả đưa ra một mâu thuẫn giữa đòi hỏi và nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực báo chí với thực trạng công tác đào tạo nhà báo phát thanh truyền hình hiện nay trên các phương diện: đội ngũ giảng viên, quy mô lớp học, chương trình giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, cơ sở vật chất phương tiện kỹ thuật, thực hành nghiệp vụ và thực tập nghề nghiệp của sinh viên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhà báo phát thanh, truyền hình: Có cơ chế đãi ngộ để xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, kiêm chức có chất lượng; Đổi mới chương trình đáp ứng nhu cầu xã hội; Tăng cường sự hợp tác với các cơ quan báo chí; Thành lập mô hình cơ quan báo chí trong nhà trường; Xây dựng trung tâm thực hành hiện đại; Chú trọng rèn kỹ năng thực hành cho sinh viên ngay tại trường. “Từ đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và một vài suy nghĩ về công tác đào tạo báo chí hiện nay”, PGS.TS. Đinh Văn Hường, (25 năm nghiên cứu và đào tạo báo chí truyền thông, Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2015, tr.318-325): Tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển chất lượng đào tạo báo chí trong bối cảnh hiện nay: Phát triển đội ngũ giảng viên ngang tầm yêu cầu và nhiệm vụ mới; Chương trình đào tạo cần cung cấp phông kiến thức rộng, có chiều sâu văn hóa, phương pháp luận khoa học, phát triển tư duy, tính sáng tạo của người học; Kiên trì mục tiêu đào tạo báo chí và truyền thông, một mặt đào tạo các loại hình báo chí, mặt khác đào tạo, nghiên cứu vào các phương tiện truyền thông khác; Kết hợp và phát huy lợi thế giữa Khoa với Trung tâm Nghiệp vụ báo chí nhằm phát huy lợi thế của cả hai bên; Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng phát huy, khơi gợi phẩm chất, năng lực, kỹ năng, tầm nhìn của người học; Kiên trì thực hiện mối quan hệ hài hòa, hợp lý giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành; Mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước theo hướng thiết thực, hiệu quả, thực tế. Có thể nhận thấy, những đề xuất này có giá trị thực tiễn và có thể kế thừa một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình. “Giải pháp quản lý chuyển đổi công nghệ và Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở Đài Truyền hình Việt Nam”, TS. Nguyễn Quốc Huy, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015: Cuốn sách có 6 chương gồm 2 nội dung như tựa đề. Trong chủ đề thứ hai, tác giả nêu tổng quan về chất lượng đào tạo từ xác định quan điểm về chất lượng đến khái niệm về chất lượng đào tạo. Đặc biệt, tác giả đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của một khóa đào tạo và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo, những điều kiện cần và đủ để một trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động có chất lượng. Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác đào tạo ở Trung tâm đào tạo, bỗi dưỡng nghiệp vụ truyền hình (Đài THVN) và nêu lên các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Đài Truyền hình quốc gia. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách không bàn tới chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở các khóa đào tạo dài hạn như cao đẳng, đại học. Đồng thời, tác giả cũng chưa đề cập tới các mô hình đào tạo ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo khác tại Việt Nam. * * * Có thể rút ra những đánh giá khái quát sau: Những đề xuất, giải pháp nêu trong các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo báo chí đã được tổng kết ở phần tổng quan trước. Điều này rất có ý nghĩa khi việc xác định các yếu tố đảm bảo chất lượng đã nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà khoa học. Một số nghiên cứu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác đào tạo báo chí nói chung, đào tạo phóng viên truyền hình nói riêng. Nhiều dự báo, nhận định có giá trị thực tiễn về sự tác động của bối cảnh xã hội tới đào tạo báo chí. Những ý kiến này có ý nghĩa trong việc xác định nội dung đào tạo báo chí nói chung, đào tạo phóng viên truyền hình nói riêng. Các giải pháp được đề xuất rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí. Tuy nhiên, không có công trình nghiên cứu nào đề xuất chuyên biệt về đào tạo phóng viên truyền hình. Một số phương thức đào tạo được tổng kết nhưng không phải áp dụng riêng cho đào tạo phóng viên truyền hình mà còn đào tạo các chức danh cần thiết khác trong lĩnh vực truyền hình. 4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP TỚI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH Rất nhiều công trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học viết về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí. Sau đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến báo chí truyền hình: “Làm tin – phóng sự truyền hình” (Sổ tay phóng viên), Neil Everton, Quỹ Reuters xuất bản năm 1999: Như tựa đề, cuốn sách trình bày những kỹ năng cơ bản nhất để làm tin và phóng sự truyền hình. Nó được viết ra dựa trên kinh nghiệm của một số nhà báo, giảng viên truyền hình tầm cỡ ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bởi vậy, nội dung sách không đi vào lý luận mà chia sẻ một cách ngắn gọn, súc tích về những tình huống thường gặp trong quá trình tác nghiệp làm tin, phóng sự truyền hình. Có thể nói, đây là tác phẩm chứa đựng những kinh nghiệm tỷ mỷ nhất, thậm chí chỉ ra các thói xấu thường gặp của nhà báo. Qua đó, tác giả mong muốn hình thành thói quen tốt cho những người trong nghề, đúng như lời giới thiệu: “Không bao giờ muộn khi nhìn lại những thói quen cũ (có lẽ là xấu). Và để tạo ra những thói quen tốt mới”. Các kỹ năng được tác giả trình bày hết sức chi tiết trong từng công đoạn sản xuất tác phẩm như: công tác chuẩn bị, kỹ năng khai thác thông tin qua phỏng vấn, những lưu ý khi ghi hình, dẫn tại hiện trường, cách thức dựng hình theo ý đồ, sử dụng âm thanh, sử dụng các loại câu trong viết lời bình, sử dụng đồ họa . Đây là cuốn sách hữu ích trong tủ sách nghiệp vụ truyền hình cho cả người học nghề và đang trong nghề. “Sáng tạo tác phẩm báo chí”, Đức Dũng, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2002: Bên cạnh những nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung, tác giả đề cập đến Kỹ năng viết và nói cho phát thanh, truyền hình. Tác giả rút ra những nguyên tắc cụ thể, dễ áp dụng trong thực tiễn nghề nghiệp. Nội dung đề cập đến hơn 10 thể loại báo chí trong hệ thống thể loại báo chí ở nước ta. Kết cấu mỗi chương (viết về một thể loại) đi từ khái quát đến cụ thể: từ khái niệm, đặc điểm thể loại, các dạng thức và cuối cùng là cách viết, cách sáng tạo tác phẩm. Vì đề cập đến nhiều thể loại trong một cuốn sách nên tác giả không có điều kiện đi sâu cung cấp thông tin chi tiết về kỹ năng với độc giả. “Sản xuất chương trình truyền hình”, Trần Bảo Khánh, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2003: Cuốn sách đề cập đến những kiến thức cơ bản từ lý luận đến thực tiễn của báo chí truyền hình. Với bố cục 2 phần, phần I là những kiến thức lý luận về Đặc trưng và thể loại báo chí truyền hình; Sản xuất chương trình truyền hình và Phóng viên truyền hình. Phần II bàn về một số thể loại báo chí truyền hình (như: tin truyền hình, phóng sự truyền hình, ký sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình, tạp chí truyền hình, cầu truyền hình). Kết cấu viết trong từng thể loại thường đi từ đặc điểm, các dạng thức tới phương pháp sáng tạo. Cách viết giản dị, không mang nặng tính hàn lâm, đặc biệt tác giả chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp có ý nghĩa thực tiễn cao khi sáng tạo các thể loại báo chí truyền hình nói trên (từ công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện đến xử lý hậu kỳ). Đây là một trong số ít những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt có giá trị đối với đào tạo báo chí truyền hình. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách có xu hướng đi sâu vào kỹ năng, phương pháp, quy trình sáng tạo và được viết với sự khái quát cao. Tác giả không đề cập tới vấn đề tổ chức đào tạo cũng như đào tạo các chức danh tham gia sản xuất chương trình truyền hình. “Báo chí truyền hình (tập 1)”, G.V. Cudơnhetxốp, X.L. XVích, A.Ia.Iurốpxki, Nxb Thông Tấn, Hà Nội, 2004: Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về báo chí truyền hình. Các tác giả trình bày, phân tích Vị trí, chức năng của truyền hình trong xã hội; so sánh truyền hình với các loại hình truyền thông khác để nhấn mạnh tính đặc thù của truyền hình (chương I). Các tác giả cũng đi sâu phân tích các chức năng của truyền hình (chương II) và điểm qua những mốc lịch sử trong sự phát triển của truyền hình ở một số quốc gia trên thế giới (chương III). Chương IV bàn về những tác động của kỹ thuật công nghệ tới sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực truyền hình (truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh). Chương V và chương VI phân tích và rút ra kinh nghiệm về những kiến thức nghiệp vụ truyền hình khi bàn về “Bản chất của truyền hình hiện đại” (ngôn ngữ màn ảnh, nghề quay phim, quan hệ giữa hình ảnh và lời thoại, kịch bản truyền hình). Cuốn sách được đánh giá là tài liệu quý cho những người đang học hoặc mới bước vào nghề truyền hình, đem lại cách hiểu đúng đắn về đặc trưng báo chí truyền hình cũng như những nghiệp vụ cơ bản. “Báo chí truyền hình (tập 2)”, G.V. Cudơnhetxốp, X.L. XVích, A.Ia.Iurốpxki, Nxb Thông Tấn, Hà Nội, 2004: Tập 2 là các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ truyền hình. Chương I giới thiệu về các thể loại báo chí truyền hình như: thể loại thông tin truyền hình, chính luận phân tích, chính luận nghệ thuật, châm biếm – trào phúng . Các tác giả đưa ra quan điểm biện chứng rằng, thể loại “luôn ở trong quá trình phát triển, biển đổi cùng với hoạt động thực tiễn sinh động. , sự xuất hiện những thể loại mới và sự tiêu vong của những thể loại cũ – đó là một quá trình không thể tránh khỏi về mặt lịch sử” [t.10]. Chương II là những kiến thức nghiệp vụ nhà báo truyền hình, được giới thiệu thông qua một số chức danh: biên tập viên; phóng viên truyền hình; bình luận viên và người điểm tình hình thời sự; người phỏng vấn, người dẫn chương trình. Những nguyên tắc đạo đức trong báo chí truyền hình được đề cập tại chương III. Chương IV đề cập đến các phương pháp nghiên cứu xã hội học về khán giả truyền hình. Chương V, tuy đặt đầu đề “Nhà báo với chiếc camera ghi hình” nhưng phần đầu giới thiệu về Quy trình đào tạo phóng viên tại bộ môn truyền hình của khoa báo chí thuộc Đại học Tổng hợp Mátxcơva. Theo đó, ngay từ năm thứ hai, sinh viên đã thường xuyên đến các tổ chức truyền hình và tham gia vào công việc. Những sản phẩm của sinh viên có vai trò quan trọng trong kỳ sát hạch tốt nghiệp và sắp xếp việc làm của họ. “Phóng sự báo chí”, TS. Nguyễn Thị Thoa – TS. Đức Dũng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005: Đây là một thể loại đã và đang được các cơ quan báo chí sử dụng chủ công hàng ngày. Kết cấu nội dung được xây dựng theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, thông tin khá toàn diện về thể loại, từ lịch sử hình thành, đặc điểm thể loại, các dạng phóng sự và kỹ năng thực hiện tác phẩm theo từng loại hình: Phóng sự báo in và báo mạng điện tử, phóng sự phát thanh, phóng sự truyền hình. “Introduction to journalism”, Carole Fleming, Emma Hemmingway, Gillian Moore and Dave Welford (2006), (Printed in Great Britain By Cpod Trowbridge, Wiltshire): Đúng như tựa đề, cuốn sách đã giới thiệu tới độc giả những kiến thức, kỹ năng liên quan tới báo chí nói chung và các loại hình báo chí nói riêng. Về kỹ năng, các tác giả đã giới thiệu khái lược những kỹ năng cần thiết khi làm tin, phóng sự, phỏng vấn trên các loại hình báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình. Về kiến thức, nhóm tác giả tập trung vào các vấn đề cốt lõi như: Giới thiệu về hệ thống luật pháp ở Anh; Nhà báo và luật pháp, tòa án; Chính quyền và hệ thống chính trị; Những quy định về truyền thông đại chúng ở Anh. Do đề cập đến khá nhiều khía cạnh nên nội dung không được khai thác sâu mà chỉ mang tính chất gợi mở. “Đặc trưng báo chí truyền hình”, Tài liệu giảng dạy Khoa Báo chí – Trường Cao đẳng Truyền hình, Hà Nội, 2007: Công trình đưa ra những nội dung liên quan trực tiếp tới truyền hình như: Sự ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam; Vai trò của truyền hình trong xã hội hiện đại; Các mối quan hệ của truyền hình (với các loại hình truyền thông khác và với các loại hình báo chí khác). Điểm nhấn quan trọng nhất là nghiên cứu về Đặc trưng báo chí truyền hình – những cái riêng có của truyền hình (đặc trưng về ngôn ngữ, giao tiếp, quy trình sáng tạo tác phẩm), đồng thời chỉ ra những hạn chế của loại hình báo chí này. Đây là tài liệu hữu ích cho người học nghề làm truyền hình, đặc biệt là phóng viên truyền hình. Những kiến thức này sẽ hình thành tri thức, làm nền tảng quan trọng để học sâu vào chuyên ngành và ứng dụng khi tác nghiệp. “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, Nxb Lao động, Hà Nội, 2012: Nội dung cuốn sách kế thừa các nghiên cứu trước đó, kết hợp với những tổng kết từ kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về lý luận báo chí như: Khái niệm, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí; Đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí; Các chức năng và nguyên tắc của hoạt động báo chí; Tự do báo chí; Lao động nhà báo; Nhà báo – chủ thể hoạt động báo chí. Những kiến thức nói trên được trình bày trên cơ sở bám sát quan điểm về báo chí của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta. Cuốn sách là tài liệu rất có giá trị nhằm trang bị thế giới quan, phương pháp luận, ý thức đối với nghề báo của sinh viên. Với đặc điểm của nghề báo, những kiến thức này cần được đưa vào chương trình bắt buộc trong đào tạo phóng viên nói chung, phóng viên truyền hình nói riêng. “Các loại hình báo chí truyền thông”, PGS.TS. Dương Xuân Sơn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2014: Cuốn sách gồm 2 phần: Phần I tác giả cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về khái niệm, đặc điểm, mô hình, phân loại truyền thông và truyền thông đại chúng. Từ đó tác giả đi sâu phân tích những đặc trưng, đặc điểm của thông tin báo chí. Phần II tác giả viết riêng cho từng loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và các loại hình truyền thông khác) từ khái niệm, lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm, quy trình sản xuất đến xu hướng phát triển của từng loại hình. Tác giả dành chọn chương 5 để viết về Truyền hình với những kiến thức rất đáng chú ý như: Đặc điểm của tác phẩm báo chí truyền hình, đặc điểm khán giả truyền hình, ngôn ngữ truyền hình. Tác giả cũng đề cập đến một số thể loại báo chí truyền hình cơ bản. Cách viết giản dị, ngắn gọn nên hàm lượng thông tin về truyền hình nói riêng và các loại hình báo chí khác nói chung, nhất là phương pháp, kỹ năng sáng tạo tác phẩm chưa được tác giả đề cập một cách chuyên sâu. “Cẩm nang MediaNet: cơ hội nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng báo chí cho các phóng viên và nhà báo trẻ”, Hội đồng Anh (British Council): Cuốn sách đi trực tiếp vào các kỹ năng mà nhà báo cần có trong thực tiễn nghề nghiệp như phong cách đưa tin; cấu trúc cơ bản của một bài báo; tính khách quan, công bằng và cân bằng trong đưa tin; xuất xứ của nguồn tin; kỹ năng phỏng vấn; trích dẫn các đoạn băng/hình vào tác phẩm; quy ước về đạo đức nghề nghiệp. Đây thuần tuý là cuốn cung cấp kỹ năng nghề - những kỹ năng mang tính ứng dụng cao. * * * Có thể khái quát một số đánh giá sau đây: Trong tủ sách về nghiệp vụ báo chí, không có nhiều tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về báo chí truyền hình. Các công trình nêu trên đã thể hiện những kiến thức lý luận chung về báo chí, đặc biệt là kỹ năng trong lĩnh vực truyền hình, những tri thức nghề nghiệp rất cần cho những người học để trở thành phóng viên truyền hình. Đây là những kiến thức, kỹ năng cần phải được thiết kế trong nội dung đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình. Nhiều tác phẩm có cách thể hiện ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào phương pháp sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp. Trong phương thức đào tạo tín chỉ, các công trình nói trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên báo chí truyền hình nói riêng nhằm trang bị thêm những tri thức cần thiết đối với nghề nghiệp. Kết luận Tổng quan: Trên thực tế có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, sách, luận văn, tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài đề cập đến đào tạo, bồi dưỡng báo chí. Xem xét các công trình tiêu biểu, đã được tác giả phân loại vào 4 chủ đề và đi đến những kết luận sau: Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra triết lý đào tạo, mô hình đào tạo tại một số quốc gia trên thế giới có giá trị thực tiễn và cần nghiên cứu để vận dụng vào lĩnh vực đào tạo báo chí của nước ta. Nhiều tác phẩm đã xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo báo chí như: Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyển sinh đầu vào ... . Bên cạnh đó, nhiều công trình đã tổng hợp, khái quát các kỹ năng nghề một cách thiết thực và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là những giá trị học thuật tác giả sẽ kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu các công trình này, người đọc có thể cảm nhận được tâm huyết của các tác giả đối với sự nghiệp đào tạo người làm báo, dù họ là cán bộ quản lý ở cơ quan báo chí, là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy báo chí, là nhà báo hay những học viên nghiên cứu lĩnh vực này. Những kiến nghị, đề xuất trong mỗi công trình có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí. Tuy nhiên, các công trình này chưa thực hiện được một số nội dung: (1) Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam. (2) Các công trình chưa làm rõ được các khái niệm liên quan đến “Chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình”. (3) Chủ yếu các nội dung nêu trên đều hướng tới công tác đào tạo báo chí nói chung và chưa phân tích sâu sắc, đầy đủ, toàn diện về nội hàm các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình. (4) Khi bàn về kỹ năng, đa số các công trình/bài báo đều đi sâu vào các kỹ năng cụ thể, riêng lẻ từng thể loại/công đoạn sản xuất. (5) Một số công trình nêu lên những đề xuất có ý nghĩa trong đào tạo báo chí nhưng chưa đề cập tới các giải pháp mang tính toàn diện, tổng thể đối với đào tạo phóng viên truyền hình. Từ những kết luận trên cho thấy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về công tác đào tạo báo chí nhưng vẫn có hướng mở để thực hiện các công trình nghiên cứu khác chuyên sâu về đào tạo phóng viên truyền hình ở nước ta. Cần phải có những đánh giá, tổng kết về thực trạng đào tạo phóng viên truyền hình, tham khảo phương thức đào tạo chức danh này ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Chất lượng đào tạo Hồ Chí Minh đã chỉ ra yêu cầu của từng cấp học, trong đó có bậc Đại học là: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành. Ra sức học tập lý luận khoa học tiên tiến của nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà” [114 , t.203] Tại Hội thảo khoa học Đảm bảo chất lượng năm 2012 của ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP HCM, TS. Huỳnh Quốc Thắng (Khoa Văn hóa học) cho rằng, “chất lượng đào tạo tại trường được khẳng định qua việc mục tiêu đào tạo phản ánh đúng và đáp ứng kịp các nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu về nhân lực để góp phần xây dựng đời sống văn hóa-xã hội và nền chính trị-kinh tế của đất nước”.[82 , t.1] Trong một nghiên cứu về Những quan niệm về chất lượng giáo dục đại học [58 ], tác giả Lê Hữu Nghĩa đã tổng hợp những nghiên cứu của một số học giả trên thế giới về Chất lượng giáo dục đại học như “Chất lượng là sự vượt trội” (Địa vị của trường đại học và mức độ khó xin học được xem là điều kiện quan trọng của chất lượng); “Chất lượng là sự hoàn hảo” (Quan niệm này được xem như việc tạo ra sản phẩm không “tì vết”); “Chất lượng là phù hợp với mục tiêu” (Xem xét chất lượng trong mối quan hệ tương quan với mục tiêu của một trường đại học); “Chất lượng là đánh giá tiền đầu tư” (Chất lượng theo quan niệm này chỉ đạt được khi vai trò của kiểm định được thực thi triệt để); “Chất lượng là vượt ngưỡng” (tức là nhà trường phải vượt qua một ngưỡng đặt ra với những chuẩn mực cụ thể); “Chất lượng là sự biến đổi” (Cái khó là trường học không biết đích xác sinh viên đã biến đổi tới đâu). Dẫn giải từ định nghĩa về Chất lượng mà nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách giáo dục chấp nhận (Chất lượng là sự trùng khớp với mục đích (finess for purpose), GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp cho rằng, “một khoá đào tạo của một trường đại học là có chất lượng phù hợp nếu nó tuân thủ các tiêu chuẩn xác định hoặc đạt được mức độ nào đó của mục đích thiết kế” [107 ,t. 130]. Qua các nghiên cứu nêu trên cho thấy, Chất lượng đào tạo là một khái niệm động, không thể có một khái niệm tuyệt đối (đúng cho mọi đối tượng), vì nó phụ thuộc vào đặc trưng, điều kiện và quan điểm của mỗi chủ thể. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng khái niệm Chất lượng đào tạo là mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đề ra, đáp ứng nhu cầu xã hội. Khái niệm này cũng gần gũi với khái niệm được ngành Giáo dục Việt Nam sử dụng: “Chất lượng giáo dục” là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.” (Thông tư số: 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 1.1.2. Phóng viên truyền hình 1.1.2.1. Phóng viên Theo tác giả Lê Thị Nhã, “Phóng viên là một lực lượng chuyên môn quan trọng trong tòa soạn, có nhiệm vụ thu thập thông tin để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí . Phóng viên là những chủ thể sáng tạo tích cực, chuyên sản xuất ra những sản phẩm đầu tiên trong guồng máy báo chí. Hoạt động nghiệp vụ của họ là cơ sở đầu tiên thúc đẩy mọi hoạt động của tòa soạn. Những tin, bài bắt đầu từ sự sáng tạo của phóng viên, chính là “nguyên liệu” cho một số bộ phận khác hoạt động.” [60 ,t.58-60] Trong cuốn “Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng”, các tác giả cho rằng “Phóng viên là người chuyên đi săn tin để viết bài, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh bức tranh chân thực của hiện thực khách quan cho công chúng”. [53 ,t.10] Theo thông tư liên tịch số: 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 7/4/2016 của Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Nội vụ, phóng viên được phân thành 3 hạng với các nhiệm vụ sau: - Phóng viên hạng I: Chủ trì xây dựng kế hoạch, kịch bản các tác phẩm báo chí; Tổ chức chỉ đạo và thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các thể loại báo chí có nội dung tổng hợp, chủ đề lớn thuộc nhiều lĩnh vực có độ phức tạp cao hơn; Viết bình luận, xã luận có nội dung liên quan đến trong nước và thế giới; Biên tập, xét duyệt tin bài trước khi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung các tin, bài đó; Tổ chức và củng cố mạng lưới thông tin viên, cộng tác viên thuộc nhiệm vụ được phân công; Chuẩn bị nội dung trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và quốc tế; Xây dựng Mục tiêu, chương trình, tư liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hạng phóng viên thấp hơn; Tham gia hội đồng xét duyệt chuyển hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho phóng viên hạng dưới. - Phóng viên hạng II: Xây dựng kế hoạch, đề cương, phát hiện nêu chủ đề tin bài theo phân công; Tổ chức thực hiện và viết, chụp ảnh, quay phim tin, bài đạt chất lượng khá và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình; Phát hiện và đề xuất được các vấn đề để xây dựng kế hoạch biên tập; Viết bài bình luận có nội dung phức tạp trung bình; Phát hiện và giới thiệu thông tin viên, hướng dẫn cộng tác viên viết theo đề cương đã duyệt; Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức hạng dưới; Tham gia chuẩn bị nội dung và trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và ngoài nước. - Phóng viên hạng III: Xây dựng đề cương, thực hiện viết tin, bài theo phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập; Viết, chụp ảnh và quay phim các loại tin, phóng sự, điều tra có nội dung phức tạp trung bình và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình; Tổ chức làm việc với thông tin viên, giao dịch đặt viết tin, bài theo đề cương đã được duyệt. Như vậy, nhiệm vụ tối thiểu phóng viên cần đáp ứng là có kỹ năng sáng tạo các tác phẩm báo chí cơ bản phản ánh cuộc sống với nội dung phức tạp trung bình trở lên. Đồng thời, biết tổ chức mạng lưới thông tin viên, đặt viết tin bài. Trong cuốn “Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng”, các tác giả cho rằng “Nhà báo là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp gồm: phóng viên, biên tập viên, họa sĩ thiết kế mỹ thuật, thư ký tòa soạn, tổng biên tập, phó tổng biên tập, tổng giám đốc các đài phát thanh, truyền hình, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí và cán bộ giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các trường đại học”. [53 ,t.9] Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông, Nhà báo “là người làm việc một cách sáng tạo, có tính độc lập tương đối, được biên chế trong một cơ quan, tổ chức truyền thông nào đó, với tư cách là phóng viên chuyên nghiệp hoặc biên tập viên.”[41 ,t.126] Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, không phải nhà báo nào cũng làm báo chuyên nghiệp. Có nhiều nhà báo được cấp thẻ nhưng họ là những nhà nghiên cứu và giảng dạy báo chí; những nhà khoa học trong lĩnh vực khác nhưng thường xuyên tham gia sản xuất các tác phẩm báo chí. Theo PGS.TS. Đinh Văn Hường, khái niệm Nhà báo là “gọi chung những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí hay truyền thông đại chúng như phóng viên, biên tập viên, bình luận viên, quản lý và lãnh đạo báo chí, nghiên cứu và giảng dạy báo chí”. [44 ,t. 67-68]. Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, (PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, Nxb Lao động, 2012), sau khi dẫn giải các cách hiểu khác nhau từ lý luận đến thực tiễn nghề nghiệp và từ các bình diện khác nhau, tác giả kết luận: Nhà báo “là người tham gia một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lí và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức – quản lý (ở nước ta là bao gồm tổ chức quản lý vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật – dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lí và đạo đức.” [15 ,t.300-301] Qua những khái niệm nêu trên và xét từ thực tiễn nghề nghiệp, có thể thấy, khái niệm Phóng viên nằm trong nội hàm của khái niệm Nhà báo và vì thế, rất khó phân biệt nếu xét về mặt hình thức. Tuy nhiên, cần có sự rạch ròi về khái niệm để xác định đối tượng nghiên cứu. Xét từ góc độ lao động nghề nghiệp và đặc điểm lao động sáng tạo, tác giả nhận diện Phóng viên là người thu thập và xử lý thông tin, chuyển tải thông tin một cách có trách nhiệm đến công chúng xã hội. Xét về vị trí và vai trò trong cơ quan báo chí, tác giả nghiên cứu đối tượng Phóng viên không phải là những nhà quản lý trong cơ quan báo chí, không làm công tác biên tập và không phải là những nhà nghiên cứu khoa học, giảng dạy báo chí trong các cơ sở đào tạo. Họ chiếm số đông và là lực lượng chủ công đưa thông tin về cơ quan báo chí. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng khái niệm Phóng viên là người thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo ra các tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống một cách khách quan, có trách nhiệm và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 1.1.2.2. Phóng viên truyền hình Khi bàn về phóng viên truyền hình, G.V.Cudơnhetxốp viết: “Thực chất của nghệ thuật nghiệp vụ của phóng viên quy tụ vào 3 thành tố: 1) Cùng với phương tiện kỹ thuật quay phim có mặt vào lúc diễn ra điều gì đó có ý nghĩa chung, được mọi người quan tâm. 2) Cùng với người quay phim tiến hành lựa chọn, ghi nhận, xây dựng một loạt hình ảnh để khán giả quan niệm rõ ràng về những gì đang diễn ra. 3) Gắn kèm theo hình ảnh bằng một câu chuyện ngắn gọn làm rõ thực chất của những sự kiện được nhìn thấy.” [20 , t.140-141] Xét trong quá trình tác nghiệp, phóng viên công tác trong các loại hình báo chí khác nhau sẽ có lao động tác giả khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng chi phối hoạt động này là đặc trưng của từng loại hình báo chí. Xuất phát từ khái niệm “Phóng viên” và từ thực tiễn nghề nghiệp, có thể nhận diện sự khác nhau giữa phóng viên của các loại hình báo chí qua quá trình tác nghiệp như sau: - Giai đoạn thu thập thông tin, phóng... KTL 2 1.9 1.9 100 Total 105 100 100 Danh gia ve phuong phap giang day mon chuyen nganh:lam bai tap/thuc hanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat phu hop 49 46.7 46.7 46.7 phu hop 40 38.1 38.1 84.8 tuong doi phu hop 14 13.3 13.3 98.1 khong phu hop 2 1.9 1.9 100 KTL 0 0 0 100 Total 105 100 100 Danh gia ve phuong phap giang day mon chuyen nganh:di thuc te Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat phu hop 54 51.4 51.4 51.4 phu hop 38 36.2 36.2 87.6 tuong doi phu hop 10 9.5 9.5 97.1 khong phu hop 3 2.9 2.9 100 KTL 0 0 0 100 Total 105 100 100 Danh gia ve phuong phap giang day mon chuyen nganh:giang viên huong dan sinh vien tu nghien cuu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat phu hop 23 21.9 21.9 21.9 phu hop 48 45.7 45.7 67.6 tuong doi phu hop 21 20 20 87.6 khong phu hop 11 10.5 10.5 98.1 KTL 2 1.9 1.9 100 Total 105 100 100 Danh gia ve muc do thanh thao trong su dung trang thiet bi...cua giang vien day cac mon chuyen nganh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat chuyen nghiep, su dung thiet bi thanh thao 18 17.1 17.1 17.1 da bat lip cac thiet bi ve ly thuyet nhung su dung con lung tung 70 66.7 66.7 83.8 rat lung tung khi su dung 10 9.5 9.5 93.3 KTL 7 6.7 6.7 100 Total 105 100 100 Danh gia ve trang thiet bi, phong thuc hanh/studio cho mon chuyen nganh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid day du 7 6.7 6.7 6.7 tuong doi day du 33 31.4 31.4 38.1 thieu 48 45.7 45.7 83.8 rat thieu 14 13.3 13.3 97.1 KTL 3 2.9 2.9 100 Total 105 100 100 PHỤ LỤC 4: MẪU PHỎNG VẤN SÂU Đối tượng: Lãnh đạo Đài/Ban biên tập một số đài truyền hình Thời gian: Địa điểm: Họ và tên: Giới tính: Chức vụ: NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu hỏi 1: Trước hết, xin Ông/Bà đánh giá những ưu điểm về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của đội ngũ phóng viên đã tốt nghiệp tại các trường đào tạo báo chí đang công tác tại đơn vị? Câu hỏi 2: Xin Ông/Bà chỉ ra những tồn tại, hạn chế của đội ngũ phóng viên đó? Câu hỏi 3: Xin Ông/Bà cho biết, các nội dung mà đơn vị đã tổ chức đào tạo lại cho đội ngũ phóng viên truyền hình là gì? Câu hỏi 4: Suy nghĩ của Ông/Bà về yếu tố năng khiếu trong nghề phóng viên truyền hình? Ông/Bà phát hiện ra những phóng viên truyền hình có năng khiếu nghề nghiệp qua những biểu hiện nào của họ? Câu hỏi 5: Theo Ông/Bà, các tiêu chí mà phóng viên truyền hình cần phải có là gì? Câu hỏi 6: Nhằm đáp ứng được các tiêu chí nói trên, Ông/Bà có những đề xuất gì với các trường đào tạo phóng viên truyền hình? Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà ! Đối tượng: Đại diện giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành báo truyền hình Thời gian: Địa điểm: Họ và tên: Giới tính: Chức vụ: NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu hỏi 1: Có ý kiến cho rằng, xét tuyển năng khiếu báo chí nên đánh giá các yếu tố năng lực, năng khiếu và lòng yêu nghề của thí sinh, không nên chú trọng vào kiến thức. Ý kiến của Ông/Bà về vấn đề này như thế nào? Câu hỏi 2: Ông/Bà đánh giá như thế nào về khối lượng kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo chuyên ngành báo truyền hình hiện đang áp dụng tại trường (đối với chương trình đào tạo được thực hiện từ năm học 2014-2015)? Câu hỏi 3: Để đào tạo phóng viên truyền hình đáp ứng nhu cầu xã hội, chương trình đào tạo cần chú trọng vào kỹ năng (bao gồm kỹ năng nghề, kỹ năng mềm). Ý kiến của Ông/Bà về đề xuất này? Câu hỏi 4: Đề nghị của Ông/Bà về những yêu cầu đối với chương trình đào tạo chuyên ngành báo truyền hình là gì? Câu hỏi 5: Các môn chuyên ngành nên giảm số tiết lý thuyết và tăng số tiết thực hành. Ý kiến của Ông/Bà về đề nghị này như thế nào? Câu hỏi 6: Suy nghĩ của Ông/Bà về ý kiến cho rằng, giảng viên chuyên ngành phải như phóng viên truyền hình thực thụ? Câu hỏi 7: Trên thực tế, có những nhà báo tham gia giảng dạy nhưng hạn chế về năng lực sư phạm. Theo Ông/Bà, những yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành là gì? Câu hỏi 8: Xin Ông/Bà cho biết ý kiến về quan điểm: Trong phương thức đào tạo tín chỉ, “giảng viên chủ đạo, sinh viên chủ động tích cực trong tiếp thu kiến thức”, trong đó sự hợp tác của cả hai đóng vai trò quan trọng? Câu hỏi 9: Theo Ông/Bà, để sinh viên báo truyền hình nắm bắt hiệu quả kỹ năng nghề, phương pháp dạy và học hữu hiệu nhất là gì? Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai các phương pháp dạy và học này của Ông/Bà? Câu hỏi 10: Khi giảng dạy các môn chuyên ngành, theo Ông/Bà, nhóm phương pháp nào được sử dụng nhiều nhất: Nhóm 1 (phương pháp thuyết trình, phương pháp sinh viên tự nghiên cứu) và Nhóm 2 (phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành, phương pháp đi thực tế)? Câu hỏi 11: Ông/Bà có gặp khó khăn gì trong quá trình thu hút sinh viên vào các hoạt động thực hành nghề nghiệp chính khóa và ngoại khóa? Câu hỏi 12: Xin Ông/Bà cho biết, cơ sở học liệu và trang thiết bị kỹ thuật hiện nay đã đáp ứng được hoạt động đào tạo chưa? Câu hỏi 13: Để thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo chuyên ngành báo truyền hình, theo Ông/Bà, cơ sở học liệu và trang thiết bị kỹ thuật cần được cung cấp như thế nào? Câu hỏi 14: Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của sinh viên phổ biến là: Tự luận, viết tiểu luận, trắc nghiệm, thực hành (kết hợp vấn đáp). Để đánh giá đúng năng lực, kỹ năng nghề của sinh viên, theo Ông/Bà, hình thức kiểm tra kết quả học tập các môn chuyên ngành của sinh viên phù hợp nhất là gì? Ông/Bà có gặp khó khăn gì trong quá trình áp dụng hình thức kiểm tra đó? Câu hỏi 15: Ông/Bà thường áp dụng cách thức nào để giám sát sinh viên khi làm bài tập thực hành và trong quá trình thực tập tại cơ quan báo chí? Câu hỏi 16: Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các sản phẩm thực hành của sinh viên? Hiện bộ tiêu chí này đã có chưa và có được công khai đến người học không? Xin trân trọng cảm ơn! DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ/ĐƠN VỊ Nguyễn Đại Dương Phó phòng Hộp thư truyền hình, Ban thư ký biên tập, Đài THVN Nguyễn Thu Hà Trưởng phòng Chào buổi sáng, Ban Thời sự, Đài THVN Nguyễn Thị Kim Hoa Giám đốc Trung tâm truyền hình giáo dục VTV7, Đài THVN Đinh Thị Xuân Hòa Giảng viên Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện BC&TT Lê Thị Minh Huyền Giảng viên Khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài THVN Vũ Thanh Hường Trưởng phòng Trò chơi và gặp gỡ truyền hình 1, Ban các chương trình giải trí, Đài THVN Đỗ Quốc Khánh Trưởng ban Khoa giáo, Đài THVN Nguyễn Công Liêm Trưởng phòng Thời sự - Chính trị, Đài PTTH tỉnh Thái Bình Trịnh Xuân Lộc Giám đốc Đài PTTH tỉnh Nam Định Tô Duy Nhất Giám đốc Đài PTTH tỉnh Hòa Bình Ngô Lâm Phương Phó Trưởng ban Biên tập Truyền hình Cáp, Đài THVN Trương Văn Sang Phó Giám đốc Đài PTTH tỉnh Bình Dương Đinh Ngọc Sơn Phó Trưởng khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện BC&TT Trịnh Ngọc Sơn Phó Giám đốc Đài PTTH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Lâm Thanh Giám đốc Trung tâm THVN tại Thừa thiên – Huế Đinh Văn Thiềm Giám đốc Đài PTTH tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thu Trang Giảng viên Khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài THVN Đoàn Minh Tuấn Phó Giám đốc Trung tâm THVN tại TP Hồ Chí Minh PHỤ LỤC 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 3327/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Trình độ đào tạo : Đại học Ngành đào tạo : Báo chí Mã ngành : 52 32 01 01 Chuyên ngành : Báo truyền hình Loại hình đào tạo : Chính quy tập trung 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu tổng quát Đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành báo truyền hình, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình; làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng; làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học. 1.2. Mục tiêu cụ thể + Được đào tạo cơ bản, hệ thống về báo chí trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. + Có tri thức chuyên sâu về báo truyền hình, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu. - Về kỹ năng: sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có những kỹ năng sau: + Kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là báo truyền hình. + Kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập chương trình truyền hình. + Kỹ năng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình. + Kỹ năng dẫn chương trình truyền hình... - Về phẩm chất chính trị, đạo đức: + Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. + Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò, vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng. - Về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: + Có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới. + Có khả năng làm việc tại các cơ quan báo chí, nhất là hệ thống các đài truyền hình, đài phát thanh- truyền hình. + Có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội... + Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn. + Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước. - Trình độ ngoại ngữ Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 600 điểm TOEIC hoặc 550 điểm TOEFL hoặc 5.5 điểm IELTS). - Trình độ Tin học Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác. 2. Thời gian đào tạo: 4 năm 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ 4. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình nếu có đủ các điều kiện sau: - Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên; có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ Trung bình khá trở lên; - Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên; - Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia xếp loại Trung bình khá trở lên; - Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước; - Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT. 6. Thang điểm: Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền). 7. Nội dung chương trình: 7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 120 tín chỉ trong đó: Khối kiến thức giáo dục đại cương 50 - Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 tín chỉ - Khoa học xã hội và nhân văn 27 tín chỉ Bắt buộc: 21 tín chỉ Tự chọn: 6/18 tín chỉ - Toán và khoa học tự nhiên 3 tín chỉ - Ngoại ngữ 10 tín chỉ - Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 70 - Kiến thức cơ sở ngành 18 tín chỉ Bắt buộc: 14 tín chỉ Tự chọn: 4/12 tín chỉ - Kiến thức chuyên ngành 32 tín chỉ Bắt buộc: 28 tín chỉ Tự chọn: 4/8 tín chỉ - Kiến thức bổ trợ 8 tín chỉ Bắt buộc: 4 tín chỉ Tự chọn: 4/8 tín chỉ - Kiến tập 2 tín chỉ - Thực tập nghề nghiệp 3 tín chỉ - Khóa luận/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 7 tín chỉ 7.2. Nội dung chương trình TT Mã học phần Học phần Số tín chỉ Phân bổ Học phần tiên quyết Lý thuyết Thực hành Khối kiến thức giáo dục đại cương 50 Khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 1 TM01002 Triết học Mác - Lênin 2.0 1.5 0.5 2 KT01002 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2.0 1.5 0.5 3 CN01002 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2.0 1.5 0.5 4 LS01002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.0 1.5 0.5 5 TH01001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.0 1.5 0.5 Khoa học xã hội và nhân văn 27 Bắt buộc 21 6 NP01001 Pháp luật đại cương 3.0 2.0 1.0 7 NP01002 Quản lý hành chính Nhà nước 2.0 1.5 0.5 NP01001 8 CT01001 Chính trị học đại cương 2.0 1.5 0.5 9 TG01004 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 2.0 1.5 0.5 10 XD01001 Xây dựng Đảng 2.0 1.5 0.5 11 ĐC01001 Tiếng Việt thực hành 2.0 1.5 0.5 12 KT01005 Nguyên lý quản lý kinh tế 3.0 2.0 1.0 13 TT01002 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2.0 1.5 0.5 14 ĐC01008 Chuyên đề văn học Việt Nam và thế giới 3.0 2.0 1.0 Tự chọn 6/18 15 ĐC01006 Ngôn ngữ học đại cương 2.0 1.5 0.5 16 XH01001 Xã hội học đại cương 2.0 1.5 0.5 17 TT01001 Lịch sử văn minh thế giới 2.0 1.5 0.5 18 TG01007 Tâm lý học xã hội 2.0 1.5 0.5 19 ĐC01004 Lý luận văn học 2.0 1.5 0.5 20 ĐC01007 Thống kê và xử lý dữ liệu 2.0 1.5 0.5 21 TM01007 Logic hình thức 2.0 1.5 0.5 TM01001 22 QT02552 Địa chính trị thế giới 2.0 1.5 0.5 23 TM01006 Môi trường và phát triển 2.0 1.5 0.5 Toán và khoa học tự nhiên 3 25 ĐC01005 Tin học ứng dụng 3.0 2.0 1.0 Ngoại ngữ (sinh viên chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung) 10 26 NN01001 Tiếng Anh học phần 1 3.0 1.5 1.5 27 NN01002 Tiếng Anh học phần 2 4.0 2.0 2.0 28 NN01003 Tiếng Anh học phần 3 3.0 1.5 1.5 29 NN01004 Tiếng Trung học phần 1 3.0 1.5 1.5 30 NN01005 Tiếng Trung học phần 2 4.0 2.0 2.0 31 NN01006 Tiếng Trung học phần 3 3.0 1.5 1.5 Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 70 Kiến thức cơ sở ngành 18 Bắt buộc 14 32 BC02101 Lý thuyết truyền thông 2.0 1.0 1.0 33 BC02110 Cơ sở lý luận báo chí 3.0 2.0 1.0 34 BC02102 Các loại hình báo chí hiện đại 2.0 1.0 1.0 35 PT02301 Lịch sử báo chí 2.0 1.0 1.0 36 PT02305 Ngôn ngữ báo chí 2.0 1.0 1.0 37 PT02304 Luật pháp và đạo đức báo chí 3.0 2.0 1.0 Tự chọn 4/12 38 BC02106 Tâm lý báo chí 2.0 1.0 1.0 39 BC02107 Công chúng báo chí 2.0 1.0 1.0 40 BC02103 Xã hội học báo chí 2.0 1.0 1.0 41 QT01005 Truyền thông quốc tế và quan hệ đối ngoại 2.0 1.0 1.0 42 PT02310 Báo chí và dư luận xã hội 2.0 1.0 1.0 43 QQ01002 Quan hệ công chúng 2.0 1.5 0.5 Kiến thức chuyên ngành 32 Bắt buộc 28 44 PT03405 Tác phẩm báo chí đa phương tiện 2.0 1.0 1.0 BC02110 45 PT03348 Lao động báo chí đa phương tiện 2.0 1.0 1.0 BC02110 46 PT03371 Lý thuyết và kỹ năng truyền hình 2.0 1.0 1.0 47 PT03331 Đạo diễn truyền hình 2.0 1.0 1.0 PT03425 48 PT03425 Tin và bản tin truyền hình 3.0 2.0 1.0 PT03371 49 PT03397 Phỏng vấn - tọa đàm truyền hình 3.0 2.0 1.0 PT03371 50 PT03391 Phóng sự truyền hình 3.0 1.5 1.5 PT03371 51 PT03386 Phim tài liệu và ký sự truyền hình 3.0 1.5 1.5 PT03371 52 PT03328 Dẫn chương trình truyền hình 2.0 1.0 1.0 PT03371 53 PT03312 Các chương trình văn hóa - giải trí 3.0 1.5 1.5 PT03371 54 PT03434 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình 3.0 2.0 1.0 PT03425 Tự chọn 4/8 55 PT03362 Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử 2.0 1.0 1.0 56 PT03357 Lý thuyết và kỹ năng báo in 2.0 1.0 1.0 57 PT03366 Lý thuyết và kỹ năng phát thanh 2.0 1.0 1.0 58 PT03353 Lý thuyết và kỹ năng báo ảnh 2.0 1.0 1.0 Kiến thức bổ trợ 8 Bắt buộc 4 59 PT03381 Phân tích tác phẩm truyền hình 2.0 1.0 1.0 PT03371 60 PT03342 Kỹ năng điều tra 2.0 1.0 1.0 PT03348 Tự chọn 4/8 61 PT03378 Nghệ thuật tạo hình 2.0 1.0 1.0 PT03425 62 PT03311 Bình luận truyền hình 2.0 1.0 1.0 PT03425 63 PT03437 Truyền hình thực tế 2.0 1.0 1.0 PT03425 64 PT03333 Dựng phim 2.0 1.0 1.0 PT03425 65 PT03416 Thực tập nghiệp vụ 2.0 0.5 1.5 66 PT03421 Thực tập tốt nghiệp 3.0 0.5 2.5 67 PT04020 Khóa luận 7.0 0.5 6.5 Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 7.0 68 PT03322 Các chuyên đề truyền hình 1 4.0 2.0 2.0 69 PT03324 Các chuyên đề truyền hình 2 3.0 1.0 2.0 Tổng 120 PHỤ LỤC 6: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình : BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH Trình độ đào tạo : Cao đẳng Ngành đào tạo : Báo chí Mã ngành : 51320101 Loại hình đào tạo : Chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-CĐTH ngày 12/9/2014 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Truyền hình) MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Chương trình đào tạo ngành Báo chí, chuyên ngành Báo chí Truyền hình trình độ cao đẳng nhằm rèn luyện cho người học bản lĩnh chính trị vững vàng; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong nhanh nhẹn; có sức khỏe. Đồng thời chương trình đào tạo trang bị những kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành cơ bản về nghiệp vụ Báo chí Truyền hình, có thể tác nghiệp ngay khi ra trường, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan báo chí, truyền thông. Cụ thể là: + Trang bị cho sinh viên những kiến thức giáo dục đại cương. + Trang bị những kiến thức cơ bản về cơ sở ngành báo chí. + Trang bị những kiến thức chuyên ngành Báo chí Truyền hình, cụ thể là kiến thức về đặc trưng, phương pháp sáng tạo các thể loại cơ bản, các chương trình truyền hình; đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành. Sinh viên sau khi kết thúc khóa học sẽ đạt được: Về kiến thức Được đào tạo cơ bản, hệ thống về báo chí trên nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có kiến thức rộng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học,... Có trình độ ngoại ngữ cơ bản, đảm bảo hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trong các văn bản báo chí và trên các phương tiện, thiết bị tác nghiệp. Có trình độ tin học đáp ứng được yêu cầu thực tiễn báo chí như: kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng khai thác mạng Internet và các chương trình tin học ứng dụng chuyên ngành. Hiểu rõ được cơ sở lý luận, xu hướng phát triển và kiến thức tổng quan về các loại hình báo chí. Có kiến thức chuyên sâu về các thể loại báo chí, đặc biệt là các thể loại thông dụng như Tin truyền hình, Phóng sự truyền hình, Phỏng vấn truyền hình (thẩm định được chất lượng các tác phẩm, nắm vững đặc điểm từng thể loại và phương pháp sáng tạo các thể loại). Có kiến thức về các chương trình truyền hình. Về kỹ năng Kỹ năng cứng Nắm vững quy trình lao động sáng tạo tác phẩm, chương trình truyền hình Nắm vững kỹ năng phân tích, thẩm định tác phẩm, chương trình truyền hình. Thông thạo kỹ năng của phóng viên truyền hình như kỹ năng phát hiện đề tài, thu thập, xử lý thông tin, xây dựng kịch bản, ghi hình, dựng hình, thể hiện tác phẩm. Kỹ năng mềm Có phương pháp làm việc khoa học, có tính kế hoạch cao. Có khả năng tự học tập, nghiên cứu. Thích ứng với việc làm việc theo nhóm, hoạt bát trong giao tiếp. Xử lý được các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp. Về thái độ Có thái độ nghiêm túc và đúng đắn về nghề báo và vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo. Có thái độ nghiêm túc và tinh thần tập thể trong công việc. Có thái độ cầu thị, không ngừng học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 101 tín chỉ (Không bao gồm kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng- An ninh) ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy quốc gia. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP Quy trình đào tạo Chương trình đào tạo được thực hiện trong 3 năm. Quá trình tổ chức thực hiện theo quy chế đào tạo số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được cụ thể hóa bằng văn bản hướng dẫn số 220/CĐTH ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Truyền hình. Công nhận tốt nghiệp Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cao đẳng chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. THANG ĐIỂM: Theo thang điểm tín chỉ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Khối lượng kiến thức: 101 tín chỉ (Không bao gồm kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng-An ninh) Cấu trúc chương trình STT Khối lượng kiến thức Tín chỉ 1 Kiến thức giáo dục đại cương 31 2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Trong đó: Kiến thức cơ sở ngành Kiến thức chuyên ngành 61 20 41 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 9 Tổng cộng 101 Nội dung chương trình Kiến thức giáo dục Đại cương TT Tên học phần Mã học phần Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm/thực hành (tiết) Tự học (tiết) Mã HP tiên quyết Kế hoạch giảng dạy LT HD/TL Những NLCB của CNMLN1 ĐC01 2 18 9 3 9x(2LT+1HD) Những NLCB của CNMLN2 ĐC02 3 27 12 6 12x(2LT+1HD)+3LT Tư tưởng Hồ Chí Minh ĐC03 2 18 9 3 9x(2LT+1HD) Đường lối CM ĐCSVN ĐC04 3 27 12 6 12x(2LT+1HD)+3LT Tiếng Anh 1 ĐC05 3 36 4 5 2x(18LT+2HD) Tiếng Anh 2 ĐC06 3 36 4 5 2x(18LT+2HD) Tiếng Anh 3 ĐC07 3 36 4 5 2x(18LT+2HD) Tin học đại cương 1 ĐC08 3 9 6 45 15 3x (3LT+2 HD+ 15 TH ) Tin học đại cương 2 ĐC09 3 9 6 45 15 3x (3LT+2 HD+ 15 TH ) Tiếng Việt thực hành ĐCBC01 3 24 15 6 5x(3LT+3HD)+3x3LT Văn học ĐCBC02 3 27 12 6 4x(3LT+3HD)+5x3LT Giáo dục Thể chất GDTC 60 tiết Giáo dục Quốc phòng – An ninh GDQPAN 135 tiết Tổng cộng 31 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Kiến thức cơ sở ngành TT Tên học phần Mã học phần Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm/Thực hành (tiết) Tự học (tiết) Mã học phần tiên quyết Kế hoạch giảng dạy LT HD/ TL Lịch sử Báo chí CSBC01 2 10 8 12 4LT+2HD+3x(2LT+2HD) Ngôn ngữ Báo chí CSBC02 2 10 8 12 3LT+2HD+3LT+3HD+ 4LT+3HD Tiếng Anh chuyên ngành Báo chí CSBC03 3 16 16 13 5x(3LT+3HD) +1LT+1HD Pháp luật và Luật Báo chí CSBQ01 3 30 10 5 3x(10LT+3HD)+1HD Lao động Nhà báo CSBC04 2 6 9 20 10 3x(2LT+3HD)+2x(5THNT+5THTL) Tác phẩm báo chí CSBC05 2 11 7 12 2LT+1HD+3LT+2HD+ 4LT+2HD+1LT+1HD+1LT+1HD Lịch sử Điện ảnh và Truyền hình CSBQ02 2 10 8 12 2x(2LT+1HD)+ 3x(2LT+2 HD) Tổng quan Truyền hình CNBCT01 2 14 8 8 4x(2LT+2HD)+ 3x2LT Cơ sở lý luận Báo chí CSBC06 2 12 12 6 4x(3LT+3HD ) Tổng 20 Kiến thức chuyên ngành TT Tên học phần Mã môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm/Thực hành (tiết) Tự học (tiết) Mã học phần tiên quyết Kế hoạch giảng dạy LT HD/TL Tin tức CNBC01 3 4 11 30 30 2LT+2x(1HD+1LT)+ 2x3HD+2x(5THNT+ 5THTL)+2x5THNT+3HD Tin Truyền hình CNBCT01 4 8 12 30 40 3LT+3HD + 2LT+3LT +3HD+3x5THNT+3HD +3x5THNT+3HD Phỏng vấn CNBC02 3 9 6 30 30 3LT+2HD+5THTL + 5THNT+3LT+2HD+10TH+3LT+ 10THNT+2HD Phỏng vấn Truyền hình CNBCT02 4 8 7 30 30 3LT+2HD+ 3LT+2LT+ 2HD + 6x5THNT +3HD Phóng sự CNBC03 3 6 9 30 30 3LT+2HD+3LT+5HD+ 30TH+2HD Phóng sự Truyền hình CNBCT03 4 10 5 35 40 3x2LT+3HD+2x2LT+2HD+2x(5THTL+10THNT)+ 5THTL Kịch bản Truyền hình CNBCT04 2 6 4 15 20 2x3LT+2HD +15THNT+ 2HD Quay phim CNBCT05 4 21 3 60 6 11LT+1HD+15TH+10LT+2HD+45TH Dựng phim CNBCT08 3 18 5 30 7 9LT+2HD+15TH+9LT + 5TH + 3HD+10TH Dẫn chương trình Truyền hình CNBCT06 3 4 11 15 30 2LT+4HD+2THTL+ 2LT+4HD+3THTL+ 10THTQ+3HD Chuyên đề (1+2) CNBC04 2 10 5 10LT+5HD Tổ chức sản xuất chương trình Truyền hình CNBCT07 4 6 9 30 45 3x2LT+2HD+3HD+ 5THNT+5THTQ+2HD+ 2x5THNT+ 10THTQ +2HD Thực tập nghiệp vụ NVBC 2 90 Tổng 41 Thực tập, khóa luận tốt nghiệp - Thực tập tốt nghiệp: 4 TC (tương đương 6 tuần) - Khóa luận tốt nghiệp: 5TC (tương đương 6 tuần) Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp TT Tên học phần Mã môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm/Thực hành (tiết) Tự học (tiết) Mã học phần tiên quyết Kế hoạch giảng dạy LT HD/TL Sáng tạo tác phẩm tốt nghiệp TTBC01 5 PHỤ LỤC 7: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH THEO MÔĐUN (Ghi chú: Số tín chỉ tích lũy là một dẫn chứng cho chương trình ở trình độ đại học có khối lượng 120 tín chỉ và 90 tín chỉ ở trình độ cao đẳng, được áp dụng theo tỷ lệ khối lượng kiến thức như đã phân tích ở tiết 3.3.3.2). 7.1. Chương trình Tổng quát Số tín chỉ tích lũy Tên Môđun Học phần Quyền lựa chọn 10 Triết học Các học thuyết triết học Tự chọn Triết học Mác-Lênin Bắt buộc Triết học phương Tây Tự chọn Triết học phương Đông Tự chọn Triết học chính trị Tự chọn Thể chế chính trị quốc gia và quốc tế Tự chọn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam Bắt buộc Tư tưởng Hồ Chí Minh Bắt buộc 4 Truyền thông Lý thuyết truyền thông Bắt buộc Truyền thông đa phương tiện Tự chọn Truyền thông quốc tế Tự chọn 9 Văn hóa Cơ sở văn hóa Việt Nam Bắt buộc Văn hóa và tôn giáo Bắt buộc Văn hóa các châu lục Bắt buộc Đặc điểm văn hóa vùng miền Tự chọn Văn hóa và phong tục tập quán Tự chọn 5 Pháp luật và đạo đức Pháp luật đại cương Bắt buộc Luật báo chí và Đạo đức nghề nghiệp Bắt buộc 9 Ngoại ngữ Chọn 1 trong các ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga Bắt buộc 5 Tin học Tin học văn phòng Bắt buộc Kỹ thuật tìm kiếm, lưu trữ, truyền tin Tự chọn Mạng máy tính Tự chọn 6 Kỹ năng mềm Kỹ năng làm việc theo nhóm Bắt buộc Tư duy logic và phê phán Bắt buộc Kỹ năng giao tiếp Tự chọn Kỹ năng thuyết trình Tự chọn 7.2. Chương trình Chuyên nghiệp Số tín chỉ tích lũy Tên Môđun Học phần Quyền lựa chọn 9 Lý luận báo chí Lịch sử báo chí Bắt buộc Cơ sở lý luận báo chí Bắt buộc Lao động nhà báo Bắt buộc Đặc trưng báo chí truyền hình Bắt buộc Kinh tế báo chí Tự chọn Tâm lý học báo chí Tự chọn Báo chí trong thời kỳ hội nhập Tự chọn Công chúng báo chí và dư luận xã hội Tự chọn 10 Kỹ năng cơ bản Kỹ năng khai thác, xử lý thông tin Bắt buộc Ngôn ngữ báo chí Bắt buộc Quay phim Bắt buộc Dựng phim Bắt buộc Kỹ thuật đọc Tự chọn Dẫn chương trình TH Tự chọn 8 Thể loại báo chí cơ bản Tin Bắt buộc Phỏng vấn Bắt buộc Phóng sự Bắt buộc Điều tra Tự chọn Bình luận Tự chọn 6 Thể loại báo chí TH Tin truyền hình Bắt buộc Phóng sự truyền hình Bắt buộc Phỏng vấn truyền hình Bắt buộc 4 SX chương trình TH Tổ chức sản xuất chương trình tọa đàm/talk show Bắt buộc SX tác phẩm TH bằng thiết bị dân dụng thông minh (smart phone) Bắt buộc 5 Thực hành nghiệp vụ Thực hành SX chương trình TH Bắt buộc Thực tập tại cơ sở (Bảo vệ Dự án cá nhân) Bắt buộc 7.3. Chương trình Chuyên nghiệp nâng cao Số tín chỉ tích lũy Tên Môđun Học phần Quyền lựa chọn 6 Kỹ năng cơ bản Phương pháp nghiên cứu khoa học Bắt buộc Kỹ năng biên tập Bắt buộc Kỹ năng điều tra nâng cao Tự chọn Kỹ năng phân tích, bình luận nâng cao Tự chọn 6 SX chương trình TH nâng cao Phim tài liệu và ký sự truyền hình Bắt buộc Tổ chức sản xuất chương trình nhiều máy quay (trên 3 máy quay) Bắt buộc 8 Thực hành nghiệp vụ Sản xuất bản tin thời sự Tự chọn Tạp chí truyền hình Tự chọn Sản xuất chương trình thể thao Tự chọn Sản xuất chương trình văn nghệ Tự chọn Sản xuất chương trình khoa giáo Tự chọn Sản xuất chương trình giải trí (games show) Tự chọn Chương trình truyền hình thực tế Tự chọn Thực tập tại cơ sở (Bảo vệ Dự án cá nhân) Bắt buộc 7.4. Chương trình Liên ngành Số tín chỉ tích lũy Tên Môđun Học phần Quyền lựa chọn SV tự chọn để tích lũy đủ 10 tín chỉ. Chính trị Chính trị học đại cương Tự chọn Địa chính trị thế giới Tự chọn Kinh tế chính trị Tự chọn Chủ nghĩa xã hội khoa học Tự chọn Kinh tế Đại cương về kinh tế Tự chọn Kinh tế truyền thông Tự chọn Báo chí với nông nghiệp, nông thôn Tự chọn Báo chí với công nghiệp Tự chọn Các mô hình tập đoàn kinh tế thế giới Tự chọn Tài chính – Chứng khoán Tự chọn Văn hóa-xã hội Lịch sử văn minh thế giới Tự chọn Xã hội học đại cương Tự chọn Giáo dục Giáo dục Việt Nam và thế giới Tự chọn Các vấn đề về cải cách giáo dục Tự chọn Các phương pháp dạy - học hiện đại Tự chọn Khoa học công nghệ và môi trường Khoa học công nghệ thế giới và VN Tự chọn Lịch sử công nghệ truyền hình Tự chọn Môi trường và phát triển Tự chọn Khoa học quản lý Quản lý hành chính Nhà nước Tự chọn Nguyên lý quản lý kinh tế Tự chọn Quản trị truyền thông Tự chọn Khoa học tự nhiên Thống kê và xử lý số liệu Tự chọn Tự chọn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_dao_tao_phong_vien_truyen_hinh_o.doc