Luận án Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Văn Hào MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA 2 LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 9 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên q

doc238 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan đến đề tài luận án 14 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 23 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN CHIẾN ĐẤU Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN 27 2.1. Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân 27 2.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân 48 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN CHIẾN ĐẤU Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN 71 3.1. Thực trạng nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân 71 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân 95 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN CHIẾN ĐẤU Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN HIỆN NAY 110 4.1. Tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân hiện nay 110 4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân hiện nay 120 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 178 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT Hạ sĩ quan - binh sĩ HSQ-BS Huấn luyện chiến đấu HLCĐ Lực lượng vũ trang LLVT Quân chủng Hải quân QCHQ Quân ủy Trung ương QUTW Sẵn sàng chiến đấu SSCĐ Vũ khí trang bị kỹ thuật VKTBKT Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hải quân nhân dân Việt Nam là một thành phần trong LLVT nhân dân của Đảng, Nhà nước, là quân chủng chiến đấu, quân chủng kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân và An ninh nhân dân trên biển. Vì vậy, xây dựng QCHQ và các lữ đoàn tàu vững mạnh toàn diện, có khả năng SSCĐ cao luôn là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi tất yếu trong thực hiện mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi nhiệm vụ HLCĐ của QCHQ nói chung và các lữ đoàn tàu nói riêng ngày càng phải nâng cao, nhằm giáo dục, rèn luyện bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật và những phẩm chất cần thiết để chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ HLCĐ của quân đội nói chung, của Quân chủng và từng lữ đoàn tàu nói riêng, cần tiến hành chặt chẽ, đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp thuộc các mặt công tác khác nhau, trong đó thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ là nội dung, giải pháp quan trọng hàng đầu, là yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi cơ quan, đơn vị. Bởi CTĐ, CTCT đã thực sự trở thành “linh hồn, mạch sống” bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng HLCĐ và đấu tranh khắc phục những nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Thực tiễn hoạt động CTĐ, CTCT ở các lữ đoàn tàu của QCHQ trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ và phát triển không ngừng, góp phần xây dựng các lữ đoàn tàu luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, giữ vững bản chất cách mạng; phát huy yếu tố con người và tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm cho các lữ đoàn tàu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ vẫn còn những mặt hạn chế cả về nhận thức và vai trò, trách nhiệm của chủ thể trong nắm, quản lý, định hướng, dự báo tình hình tư tưởng; năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng chuyển biến chậm; dân chủ ở cơ sở có nơi chưa được phát huy đầy đủ; công tác quy hoạch cán bộ có thời điểm chưa có tính kế thừa, thiếu hụt nguồn để thay thế khi có biến động; một số cấp ủy, cán bộ chủ trì chưa quan tâm đúng mức đến lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT; nội dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT chậm đổi mới, thiếu linh hoạt, sáng tạo Những hạn chế trên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành trong Quân chủng, vùng và từng lữ đoàn tàu cần tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp khắc phục nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT những năm tiếp theo. Hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng QCHQ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; tình hình Biển Đông và vùng biển Tây Nam tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khó lường trước việc Trung Quốc hoàn thành xây dựng căn cứ quân sự trên các thực thể chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa. Đặc biệt cần đề phòng những hành động đơn phương nguy hiểm của Trung Quốc tiến hành một số hoạt động quyết liệt hơn trên thực địa và những thỏa hiệp giữa các nước lớn, vi phạm đến chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, lợi ích quốc gia và môi trường hòa bình trên biển. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc đang chuyển sang giai đoạn mới, ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp, quyết liệt và lâu dài; yêu cầu nhiệm vụ SSCĐ, trinh sát, quản lý các vùng biển; bảo vệ các hoạt động khai thác trên biển của Quân chủng ngày càng cao. Do vậy, đòi hỏi Quân chủng, vùng và các lữ đoàn tàu phải: kiên quyết, kiên trì đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ của Đảng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tập trung nâng cao chất lượng HLCĐ, SSCĐ và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ, bảo đảm thực sự, thực tế, đi sâu, bám sát vào mọi lĩnh vực hoạt động của Quân chủng và từng lữ đoàn tàu [62, tr.13]. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ hiện nay. Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ HLCĐ, chất lượng CTĐ, CTCT và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Xác định yêu cầu; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Phạm vi khảo sát tập trung vào các lữ đoàn tàu thuộc 5 vùng Hải quân. Tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu được giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay. Các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về chiến tranh và quân đội; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, QCHQ và về CTĐ, CTCT trong quân đội. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn hoạt động HLCĐ và chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ; các báo cáo sơ, tổng kết của các cơ quan, đơn vị về HLCĐ và CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ và kết quả khảo sát, điều tra thực tế của tác giả. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, chú trọng phương pháp lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và phân tích quan niệm chất lượng và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể có tính khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận, thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp cho các cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chính trị các cấp trong QCHQ nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận án Mở đầu, 4 chương (09 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của nghiên cứu sinh, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị quân đội, lực lượng vũ trang Thực tiễn xây dựng LLVT và quân đội cách mạng ở các nước khẳng định: HLCĐ là vấn đề có tính quy luật, là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên, lâu dài, quan trọng hàng đầu trong xây dựng và nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, là vấn đề được các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về HLCĐ, tiêu biểu là: A. A. Grê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang của nhà nước Xô-Viết [86]; chương IX: “Việc huấn luyện và giáo dục quân đội”, đã bàn về: Trình độ của các chiến sĩ là cơ sở quan trọng tạo nên sức chiến đấu của các LLVT; những nguyên tắc huấn luyện và giáo dục quân đội; về hoàn thiện những hình thức và phương pháp huấn luyện và giáo dục quân đội. Trong đó, khẳng định: Huấn luyện và giáo dục các chiến sĩ Xô-Viết là một quá trình hai mặt mà mục đích là đào tạo nên những người bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa một cách có ý thức và khéo léo, là xây dựng cho họ phẩm chất chiến đấu - đạo đức cao, là tổ chức cho các phân đội, bộ đội, Hạm tàu chiến đấu tốt, và cuối cùng là nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang[86, tr.363]. E. Ph. Xu-li-mốp (1980), Sự lãnh đạo khoa học trong các lực lượng Xô-Viết [170], chương IV: Những nguyên tắc tổ chức khoa học công tác huấn luyện quân sự cho bộ đội, bàn về: Huấn luyện toàn diện đội ngũ sĩ quan; rèn luyện bản lĩnh chiến đấu trên biển và trên không; duy trì SSCĐ thường xuyên; quản lý việc huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị. Chỉ rõ các hình thức và phương pháp huấn luyện như lên lớp, thực hành luyện tập trên binh khí kỹ thuật, làm bài tập thể, hội ý Trong đó, khẳng định huấn luyện sĩ quan: “là dạy cho họ hoàn thành được chức trách của mình trong hoàn cảnh chiến đấu một cách chuẩn xác, tự tin và am hiểu công việc. Binh khí kỹ thuật và vũ khí hiện đại chỉ có thể được sử dụng có kết quả trong chiến đấu dưới sự lãnh đạo của những người chỉ huy được huấn luyện tốt” [170, tr.145]; “Việc huấn luyện toàn diện cả lý luận và thực tiễn làm cho cán bộ quân sự biết tổ chức và tiến hành trận đánh hiện đại, biết huấn luyện và giáo dục chiến sĩ là khâu quan trọng nhất trong quá trình học tập quân sự của bộ đội” [170, tr.145]. Các tác giả D. M. Settles và T.P. Brown (2015), Kế hoạch huấn luyện thể chất nhập cảnh của Hải quân Hoa Kỳ [173], đã bàn về: Kế hoạch huấn luyện thể chất trước nhập cảnh của Hải quân hỗ trợ các tân binh chuẩn bị cho nhu cầu thể chất một kinh nghiệm thủy thủ tiềm năng trong các chương trình huấn luyện cơ bản của Hải quân. Trong đó, hướng dẫn ba yếu tố chính của chương trình thể dục thể thao: hoạt động aerobic, sức mạnh cơ bắp và bài tập sức bền và bài tập linh hoạt. Alexander Lankester (2004), “Mua sắm trang bị quốc phòng ở Đông Nam Á” [98], đã xác định: từ những năm cuối của thập kỷ 80, nhiều nước đã đưa ra các chương trình, kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân hiện đại và LLVT nói chung, nhất là các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin. Thái lan có chương trình mua sắm tàu sân bay, tàu fi-gat mang tên lửa và tàu ngầm; Ma-lai-xi-a với chương trình mua tàu ngầm, máy bay tuần tra biển và tàu tuần tiễu thế hệ mới, nhằm tăng cường khả năng huấn luyện, tác chiến chống tàu ngầm, tiến công tàu mặt nước, tác chiến điện tử và các khả năng tiến công ngoài đường chân trời [98]. V. Ivanop (2004), “Kinh nghiệm cải tổ hải quân Xin-ga-po” [95], đã khẳng định: Xin-ga-po đã tiến hành cải tổ lực lượng hải quân theo học thuyết phòng thủ và quan điểm phòng thủ “tổng lực” và phía trước trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ đồng minh trong khuôn khổ khối ANZUK (khối chính trị-quân sự Anh, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a) và ASEAN nhằm đối phó với những mối đe dọa đang gia tăng. Lực lượng hải quân được coi là một trong những quân chủng hàng đầu của đất nước, nên được tiếp tục hiện đại hóa cơ cấu và thành phần chiến đấu hợp lý, trên cơ sở những công nghệ mới nhằm đưa hải quân Xin-ga-po lên một trong những vị trí hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương về khả năng chiến đấu và SSCĐ [95]. V. Phê-đô-rôp (2009), Huấn luyện chiến đấu và huấn luyện chiến dịch của lực lượng Hải quân Mỹ trong năm 2008 [123], đã khẳng định tầm quan trọng của HLCĐ, cách thức tổ chức huấn luyện thực hành, cách thức tổ chức chỉ huy lực lượng chiến đấu của lực lượng Hải quân Mỹ; bài viết đã khẳng định mục đích huấn luyện chiến đấu trên biển là nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện hơn các thủ đoạn chiến thuật trong phối hợp hiệp đồng tác chiến trên biển của các lực lượng Hải quân tham gia gìn giữ an ninh cho các nước trong khu vực. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị quân đội, lực lượng vũ trang I.S.Mét-nhi-cốp (1974), Đảng cộng sản người lãnh đạo và giáo dục lực lượng vũ trang Xô Viết [107], đã chỉ ra sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và củng cố quân đội là quy luật khách quan, bắt nguồn từ bản chất của Đảng Mác - Lênin và việc tăng cường vai trò ảnh hưởng của tổ chức đảng trong Quân đội và Hải quân là nền tảng cơ bản nhất của việc xây dựng LLVT. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội đòi hỏi phải nâng cao vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách người chiến sĩ. Các đảng ủy phải thường xuyên lãnh đạo các tổ chức đảng ở cấp dưới, phải quan tâm đến việc làm thế nào để ở các khâu đó mỗi một đảng viên phải là “một mũi nhọn tích cực” thực tế thực hiện được vai trò tiên phong trong luyện quân và học tập chính trị, trong việc củng cố kỷ luật quân đội [107, tr.6]. A.A. Ê-pi-sép (1976), “Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918-1973” [81], khẳng định vị trí, vai trò của công tác đảng - công tác chính trị trong việc xây dựng quân đội Xô - Viết: Công tác đảng - công tác chính trị trong Quân đội và Hải quân Liên Xô là một bộ phận không thể tách rời của công tác cải tạo cách mạng và lãnh đạo của Đảng cộng sản trong các LLVT. Công tác đảng - công tác chính trị là một phương thức quan trọng nhất để thực hiện đường lối của Đảng, nâng cao sức chiến đấu và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội, giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho các chiến sĩ Xô - Viết. Không có công tác đảng - công tác chính trị thì tổ chức quân sự của nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại được. Đấy là quy luật khách quan [81, tr.15]. A. A. Grê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang của nhà nước Xô - Viết [86], khẳng định hiệu quả của CTĐ, CTCT trong thời kỳ can thiệp của nước ngoài, trong thời kỳ nội chiến và trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại và ngay cả hiện nay: Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang cũng đóng một vai trò lớn. Nó xây dựng cho các chiến sĩ ý thức cộng sản chủ nghĩa, tinh thần không hòa hoãn với hệ tư tưởng tư sản, lòng tự hào về Tổ quốc Xô - Viết của mình, gây cho họ tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế. Công tác đảng - công tác chính trị là một phương tiện quyết định để tác động đến ý thức và trái tim của con người, nâng cao gấp bội các phẩm chất tinh thần và chiến đấu của chiến sĩ, góp phần thúc đẩy việc biến lực lượng tinh thần của họ thành lực lượng vật chất, nhân sức chiến đấu của quân đội lên [86, tr. 448]. Đ.A. I-va-nốp, V.P. Xa-vê-li-ép, P.V.Sê-man-xki (1981), Những vấn đề cơ bản của chỉ huy bộ đội trong chiến đấu [94], khẳng định vai trò của nhân tố tinh thần trong chiến đấu: Thắng lợi trong chiến tranh phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó tinh thần của bộ đội giữ vai trò cực kỳ quan trọngCác chuyên gia quân sự tư sản cũng thống nhất nhận định rằng trạng thái tinh thần cao của quân đội “là một thứ vũ khí mạnh mẽ nhất của loài người”, “đối với quân đội, trạng thái tinh thần thấp còn nguy hiểm hơn là thiếu vũ khí đạn dược [94, tr. 408 - 409]. A. A. Ê-pi-sép (1983), Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô là nguồn gốc, quyết định sức mạnh của Quân đội và Hải quân Liên Xô [82], đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong các LLVT mà đại diện là Ban Chấp hành Trung ương, “Nguyên tắc cao nhất của việc xây dựng quân sự Xô Viết là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với các lực lượng vũ trang” [82, tr. 2] và coi đây là nguyên tắc căn bản trong xây dựng, hoạt động của Quân đội, đặc biệt đối với tổ chức lãnh đạo đơn vị, là nhân tố quyết định tới chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của đơn vị. Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình công tác đảng công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [116], đã khẳng định: Tăng cường công tác chính trị trong huấn luyện ngoài khơi xa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc làm tốt huấn luyện trên biển, nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội. Tác giả khẳng định vai trò công tác chính trị trong huấn luyện ngoài khơi xa là nội dung chủ yếu của công tác chính trị trong huấn luyện quận sự cho Bộ đội Hải quân; tác giả phân ra các hoạt động công tác chính trị trong 3 giai đoạn: Công tác chính trị của giai đoạn chuẩn bị ra khơi; công tác chính trị của giai đoạn thực hiện trên biển; công tác chính trị giai đoạn tổng kết đánh giá. Đồng thời, đưa ra yêu cầu xử lý những vấn đề liên quan tới nước ngoài trong huấn luyện xa khơi, cụ thể: Cần phải tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ học các quy định hữu quan của các Tổng bộ và luật biển quốc tế, giáo dục cho mọi người vừa phải khắc phục tinh thần sợ khó khăn, tâm lý sợ hãi, vừa phải chống lại cách làm đơn giản theo cảm tính, phải giữ thái độ đúng mực trong giao lưu với tàu thuyền quân đội nước ngoài. [116, tr. 443 - 445]. Thim Sảo Đuông Chăm Pa (2016), về “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay” [147], đã luận giải và làm rõ đặc điểm hoạt động của các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào: 1) Hoạt động của các trung đoàn bộ binh khá đa dạng, diễn ra liên tục với cường độ cao đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải có ý chí quyết tâm cao mới hoàn thành được nhiệm vụ; 2) Hoạt động của các trung đoàn bộ binh diễn ra trên dịa bàn rừng núi, trung du, địa hình thời tiết khác nhau và điều kiện bảo đảm mọi mặt nhất là cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nhiều khó khăn thiếu thốn; 3) Hoạt động của các trung đoàn bộ binh đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và LLVT trong khu vực phòng thủ của địa phương nơi đóng quân; 4) Các trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thường đóng quân trên địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh, ở vùng sâu, vùng xa, nhưng phải sẵn sàng cơ động chiến đấu trên mọi miền tổ quốc khi có tình huống [147, tr.30 - 33]. A.I. Xê-rê-kin (1983), “Sự phát triển ngày càng lớn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong củng cố lực lượng vũ trang và một số vấn đề xây dựng Đảng trong Quân đội và Hải quân Liên Xô” [169], theo tác giả: Sự lãnh đạo của Đảng đối với các LLVT là nguyên tắc trong xây dựng quân đội cách mạng, nhằm bảo đảm xây dựng niềm tin, sự giác ngộ chính trị, hướng dẫn hành động cho bộ đội. Khi Đảng Cộng sản đã xác định được đường lối đúng đắn, chính sách phù hợp, thì kết quả công việc phụ thuộc trước hết vào khâu tổ chức thực hiện đường lối. Đối tượng quan tâm đặc biệt của tổ chức đảng trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là lãnh đạo, xây dựng đơn vị, xây dựng tổ chức chỉ huy, xây dựng đời sống mọi mặt đơn vị và duy trì SSCĐ, nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị quân đội Bộ Tổng tham mưu (2004), Tổ chức và phương pháp huấn luyện chiến thuật [13], [14], [15], đây là những tài liệu có tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ về tổ chức và phương pháp huấn luyện trong toàn quân, đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về lý luận tổ chức và phương pháp huấn luyện chiến thuật [13], phân tích làm rõ nội dung huấn luyện chiến thuật, hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện chiến thuật, đặc điểm của huấn luyện chiến thuật, các quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp và yêu cầu cần quán triệt vào huấn luyện chiến thuật và một số vấn đề chủ yếu về CTĐ, CTCT trong huấn luyện chiến thuật. Tập II: Tập trung giải quyết phần tổ chức và phương pháp huấn luyện sĩ quan - cơ quan và đơn vị [14]. Tập III: Đề cập những nội dung chủ yếu về thực hành diễn tập chiến thuật từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn [15]. Bộ Quốc phòng (2011), Điều lệ Công tác tham mưu huấn luyện chiến đấu [5], đã xác định vai trò, vị trí HLCĐ; công tác tham mưu, đối tượng, nội dung HLCĐ: 1. Giáo dục chính trị, pháp luật, một số kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn. 2. Huấn luyện quân sự: kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh, thể lực, cứu hộ - cứu nạn. 3. Huấn luyện công tác hậu cận. 4. Huấn luyện công tác kỹ thuật. [5, tr. 6-7]. Đồng thời, xác định: tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của cơ quan HLCĐ; nội dung, phương pháp công tác tham mưu HLCĐ; văn kiện tham mưu HLCĐ và công tác bảo đảm HLCĐ. Bùi Duy Châu (2010), Tổ chức và phương pháp huấn luyện Chiến thuật - Chiến dịch Hải quân [39], đã khái quát có hệ thống những vấn đề cơ bản của HLCĐ Hải quân như: Đối tượng, mục đích, nội dung của HLCĐ; các quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu trong huấn luyện; bản chất, nội dung chỉ đạo HLCĐ, đồng thời đưa ra khái niệm, tổ chức cơ quan huấn luyện, hệ thống văn kiện, các biện pháp tổ chức HLCĐ; đặc điểm tiến hành huấn luyện và CTĐ, CTCT trong HLCĐ. Tác giả, làm rõ các thành phần của HLCĐ Hải quân gồm: “Huấn luyện chiến thuật, huấn luyện chuyên môn, huấn luyện khoa mục chung và huấn luyện đấu tranh bảo đảm sức sống tàu, vũ khí, phương tiện kỹ thuật và cấp cứu cá nhân” [39, tr. 11]. Vũ Đình Tấn (2010), Nâng cao chất lượng diễn tập chiến thuật cấp trung đoàn trong đào tạo chính ủy ở Học viện Chính trị hiện nay [136], đã đi sâu vào phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn về diễn tập chiến thuật cấp trung đoàn, một hình thức huấn luyện trong đào tạo chính ủy ở Học viện Chính trị, đề tài đã xây dựng và luận giải quan niệm; xác định vấn đề có tính nguyên tắc và đề xuất hệ giải pháp nâng cao chất lượng diễn tập chiến thuật cấp trung đoàn trong đào tạo chính ủy ở Học viện Chính trị hiện nay [136, tr.29, 30-33]. Đỗ Minh Thái (1998), Sử dụng thủy lôi trong chiến dịch phòng thủ quân khu ven biển [137], đây là công tình khoa học có giá trị về nghệ thuật sử dụng thủy lôi trong chiến dịch phòng thủ quân khu ven biển; tác giả đã đánh giá những yếu tố: địch, ta và môi trường tác chiến ảnh hưởng tới sử dụng thủy lôi, khảo cứu thực tiễn sử dụng thủy lôi trên thế giới và Việt nam, từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng thủy lôi. Đồng thời, tác giả luận giải, phân tích nội dung, tổ chức, sử dụng và bố trí các lực lượng hải quân nói chung và các lực lượng khác tham gia thả các bãi chướng ngại thủy lôi chống đổ bộ đường biển; đề xuất sơ đồ chỉ huy cụm lực lượng hải quân tham gia chiến dịch và sơ đồ chỉ huy lực lượng tham gia bố trí thủy lôi trong chiến dịch [137, tr.47]. Nội dung sử dụng thủy lôi của luận án là nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến chống đổ bộ đường biển của Hải quân ta, vấn đề quan trọng trong hoạt động tác chiến của ta trên hướng biển. Nguyễn Anh Tuấn (2003), Sử dụng biên đội tàu tên lửa phối hợp với các lực lượng khác tiến công nhóm tàu mặt nước địch trong chống đổ bộ đường biển [162], đã tập trung nghiên cứu: đặc điểm về địch, ta, địa hình và khí hậu, thủy vănảnh hưởng đến tổ chức, sử dụng và bố trí biên đội tàu tên lửa phối hợp với các lực lượng khác tiến công nhóm tàu mặt nước địch trong chống đổ bộ đường biển, từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng biên đội tàu tên lửa. Luận án đi sâu luận giải, phân tích: xác định, hướng khu vực, mục tiêu, cách thức tổ chức, sử dụng và bố trí lực lượng, phân chia hỏa lực của biên đội tàu tên lửa trong đánh địch đổ bộ đường biển ở quy mô cấp chiến thuật. Nguyễn Viết Nhiên (2011), Tổ chức, sử dụng lực lượng hải quân trong tác chiến phòng thủ chiến lược trên chiến trường miền nam [121], đã nghiên cứu đặc điểm về địch, ta, địa bàn tác chiếntác động đến tổ chức, sử dụng lực lượng HQ trong tác chiến phòng thủ chiến lược chiến trường miền Nam, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng lực lượng HQ. Luận án đã tập trung luận giải, phân tích những nội dung về tổ chức, sử dụng lực lượng HQ, tổ chức lãnh đạo, chỉ huy và hiệp đồng; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng lực lượng HQ trong tác chiến phòng thủ chiến lược trên chiến trường miền Nam. Bùi Đăng Sơn (2014), Nghệ thuật sử dụng hải quân đánh địch đổ bộ đường biển trong tác chiến phòng thủ chiến lược chiến trường miền Bắc [133], đã phân tích, luận giải hoạt động đổ bộ đường biển của địch vào chiến trường miền Bắc; một số vấn đề lý luận tác chiến phòng thủ chiến lược, đặc điểm, nhiệm vụ và khả năng của lực lượng hải quân. Tác giả phân tích làm rõ vùng biển chiến trường miền Bắc, từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Đèo Ngang (Quảng Bình) là vùng biển nằm trong vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển khoảng 658kmĐộ sâu mực nước trung bình khảng 25m, khu vực sâu nhất là xung quanh đảo Bạch Long Vĩ khoảng 55m, thuận lợi cho ta thả các bãi thủy lôi chống địch đổ bộ đường biển [133, tr 48-50]. Phạm Ngọc Minh (2011), “Quân chủng Hải quân tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu” [114], xác định: để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, năng lực tổ chức, điều hành huấn luyện của các cấp; trước hết, công tác giáo dục, huấn luyện được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch, phê duyệt, tổ chức thực hiện đến kiểm tra và thống kê kết quả; CTĐ, CTCT trong huấn luyện, SSCĐ được tiến hành thường xuyên, tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ [114, tr. 37]. Phạm Văn Điển (2011), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Vùng A Hải quân” [79], xác định: thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức cho bộ đội về nhiệm vụ huấn luyện; tập trung nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, làm cơ sở nâng cao chất lượng huấn luyện của đơn vị; nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ các cấp đối với việc nâng cao chất lượng huấn luyện; thường xuyên duy trì phong trào thi đua quyết thắng, tăng cường công tác kiểm tra, hội thao, hội thi trong huấn luyện, SSCĐ [79, tr. 48]. Phạm Hoài Nam (2016), “Xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [115], đã xác định: QCHQ phải chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Thực hiện tốt phương châm huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, huấn luyện đêm, trong điều kiện thời tiết phức tạp, sát thực tế chiến đấu, sát nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, phù hợp với tổ chức biên chế, vũ khí, trang bị, trong điều kiện đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao, trong cả 4 môi trường: không - bộ - biển - ngầm, tạo bước chuyển biến về chất lượng, trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến [115]. Phan Văn Giang (2019), “Toàn quân đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu” [85], xác định một số nội dung, biện pháp toàn quân đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng HLCĐ: tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ huấn luyện; tiếp tục hoàn thiện đổi mới cơ chế chỉ đạo, quản lý, điều hành huấn luyện; đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện, diễn tập, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội tron...ư lệnh vùng) giao cho thông qua mệnh lệnh, kế hoạch HLCĐ. Để nghiên cứu nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ HLCĐ) ở các lữ đoàn tàu, cần phải nhận thức rõ quan niệm, yêu cầu, đặc điểm HLCĐ chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Quan niệm HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “Huấn luyện chiến đấu, hệ thống các biện pháp dạy và luyện cho chiến sĩ phân đội, binh đội, binh đoàn, người chỉ huy và cơ quan có tri thức và kĩ năng, kĩ xảo để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác. HLCĐ bao gồm huấn luyện chiến thuật, huấn luyện kĩ thuật, huấn luyện chỉ huy, huấn luyện đội ngũ, huấn luyện thể lực” [164, tr.508]. Theo Điều lệ Công tác Tham mưu huấn luyện năm 2011, định nghĩa: HLCĐ là hoạt động của chỉ huy, chính ủy (chính trị viên), cơ quan, đơn vị nhằm giáo dục, truyền thụ kiến thức, rèn luyện cho bộ đội, dân quân tự vệ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật, có nếp sống chính quy, kỷ luật nghiêm, thể lực tốt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác [5, tr. 5-6]. Từ điển Hải quân năm 2015, định nghĩa: huấn luyện là hệ thống các biện pháp dạy và luyện cho bộ đội nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tổ chức chỉ huy của cán bộ, kỹ năng chiến đấu của chiến sĩ, trình độ nghiệp vụ nhân viên chuyên môn kỹ thuật, trình độ hiệp đồng chiến đấu sát với yêu cầu thực tế chiến đấu. Nội dung huấn luyện kỹ năng tác chiến và giáo dục lý luận quân sự, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể lực cho bộ đội [7, tr. 280]. Lữ đoàn tàu của QCHQ là đơn vị cơ sở trực tiếp thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; là nơi trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng mục tiêu lý tưởng lập trường giai cấp công nhân, xây dựng nhân cách người quân nhân cách mạng; đồng thời trực tiếp quản lý sử dụng vũ khí, cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật của Vùng và QCHQ, là nơi trực tiếp dạy và luyện cho cán bộ, chiến sĩ các tàu, hải đội và cơ quan có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những phẩm chất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác. Từ những tiếp cận trên, có thể quan niệm: HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan, đơn vị trong toàn lữ đoàn nhằm giáo dục, truyền thụ kiến thức, tập luyện phát triển các kỹ năng cần thiết về chiến thuật, kỹ thuật và rèn luyện thể lực, nâng cao bản lĩnh, ý chí quyết tâm, ý thức chấp hành kỷ luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác. Mục đích HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ: Bảo đảm SSCĐ thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và các nhiệm vụ khác của các tàu, hải đội và cơ quan lữ đoàn. Trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện bản lĩnh, ý chí, nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và những phẩm chất chiến đấu cần thiết khác cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SSCĐ, chiến đấu và các nhiệm vụ khác. Chủ thể huấn luyện chiến đấu: Chủ thể lãnh đạo: Thường vụ, Đảng ủy Quân chủng, vùng; đảng ủy lữ đoàn và các cấp ủy, tổ chức đảng là chủ thể lãnh đạo nhiệm vụ HLCĐ; chủ thể chỉ đạo điều hành: là đội ngũ cán bộ các cấp, đứng đầu là người chỉ huy từ lữ đoàn đến cấp tàu, đại đội, ngành và tương đương; chủ thể tổ chức thực hành HLCĐ: đội ngũ cán bộ các cấp và cơ quan tham mưu chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai, điều hành, quản lý toàn bộ nội dung chương trình huấn luyện. Các lực lượng thực hiện nhiệm vụ HLCĐ: các tổ chức, các lực lượng, đội ngũ sĩ quan, HSQ - BS, quân nhân chuyên nghiệp trực tiếp, gián tiếp tham gia HLCĐ; các đơn vị quân đội, LLVT trên địa bàn và cấp ủy, chính quyền địa phương. Đối tượng HLCĐ: gồm sĩ quan, HSQ - BS, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, cơ quan, đơn vị trong toàn lữ đoàn. Ngoài ra, đối tượng còn bao gồm: dân quân tự vệ biển và cả lực lượng dự bị động viên theo sự phân công của trên. Đội ngũ cán bộ vừa là chủ thể, đồng thời cũng là đối tượng của HLCĐ. Nội dung HLCĐ ở các lữ đoàn tàu: căn cứ vào Mệnh lệnh huấn luyện hằng năm của Tư lệnh Hải quân [31, tr. 2-23] và giáo trình dùng cho đào tạo cán bộ chỉ huy, tham mưu cấp lữ đoàn tàu, xác định nội dung HLCĐ bao gồm: Giáo dục chính trị, trang bị kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn theo chương trình thống nhất của Tổng cục Chính trị, học tập quán triệt nghị quyết của cấp ủy các cấp. Huấn luyện SSCĐ, không ngừng hoàn thiện và duy trì SSCĐ thường xuyên của các tàu, hải đội, tiểu đoàn, trung tâm huấn luyện và cơ quan lữ đoàn để tiến hành hoạt động chiến đấu một cách tích cực, kiên quyết trong điều kiện sử dụng các phương tiện chiến đấu hiện đại. Huấn luyện cho sĩ quan và HSQ-BS, nhân viên chuyên môn kỹ thuật hiểu biết về tính chất hủy diệt của vũ khí hủy diệt lớn, biết các phương pháp phòng chống các loại vũ khí đó, huấn luyện cho họ có khả năng nắm vững vũ khí, các phương tiện chiến đấu, phương tiện kỹ thuật và biết hoạt động chiến đấu trong các điều kiện phức tạp khi tiến hành hoạt động chiến đấu trên biển. Huấn luyện các phương pháp chiến thuật mới, có hiệu quả hơn về sử dụng tàu, hải đội và cơ quan lữ đoàn và sử dụng vũ khí trong các tình huống phức tạp và biến đổi nhanh (Huấn luyện chiến thuật). Huấn luyện các phương pháp tổ chức hiệp đồng, không ngừng hoàn thiện các phương pháp tổ chức hiệp đồng và duy trì hiệp đồng chặt chẽ giữa các tàu, giữa các hải đội, giữa các đơn vị trong quân chủng và với quân binh chủng bạn. Nghiên cứu nắm vững theo thời gian quy định các tàu, vũ khí phương tiện mới giao cho lữ đoàn, nghiên cứu các phương pháp sử dụng chúng có hiệu quả. Huấn luyện đồng hóa cho các ê kíp tàu của các tàu được động viên vào lữ đoàn theo kế hoạch động viên thời chiến. Nghiên cứu về tổ chức, vũ khí, phương tiện kỹ thuật và chiến thuật của địch. Huấn luyện đấu tranh bảo đảm sức sống tàu, vũ khí, phương tiện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ năng cấp cứu cá nhân, kỹ năng thực hành biển, đội ngũ và bắn súng cá nhân, điều lệnh, điều lệ, thể dục thể thao, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước[39, tr. 10-11]. Các thành phần của huấn luyện chiến đấu: Huấn luyện chung: là huấn luyện cho bộ đội (sĩ quan và HSQ-BS) nắm vững cấu tạo chung của tàu, rèn luyện sức chịu đựng sóng gió, rèn luyện thể lực, điều lệnh quân đội, điều lệnh tàu, sử dụng vũ khí cá nhân, các biện pháp cấp cứu, sơ cứu, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, huấn luyện các biện pháp bảo vệ sức sống tàu, vũ khí, phương tiện kỹ thuật trong hoạt động chiến đấu. Đối với sĩ quan được huấn luyện đối sách trên biển, luật biển, quy tắc ghé vào cảng nước ngoài, quy tắc ứng xử Biển Đông Huấn luyện chiến thuật: là hệ thống các biện pháp dạy và hướng dẫn luyện tập, đồng thời rèn luyện, nâng cao trình độ cho bộ đội, tàu, phân đội, đơn vị, người chỉ huy và cơ quan về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. Huấn luyện chuyên môn: là hệ thống các biện pháp dạy và hướng dẫn luyện tập, đồng thời rèn luyện nâng cao trình độ cho bộ đội nhằm phát triển và hoàn thiện hiểu biết và kỹ năng thực hành của họ về sử dụng vũ khí và phương tiện kỹ thuật. Huấn luyện bảo đảm sức sống tàu, vũ khí, phương tiện kỹ thuật và cấp cứu cá nhân: là huấn luyện cho bộ đội nắm và thực hành tốt các nội quy, quy định trong công tác huấn luyện chống cháy, chống chìm tàu, huấn luyện lặn không thiết bị; nắm và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật có trong biên chế của đơn vị và thục luyện các kỹ năng phục hồi khả năng chiến đấu của chúng trong mọi tình huống [125, tr.32]. Hình thức HLCĐ: lên lớp; luyện tập; hợp luyện chiến đấu; bài tập nhóm; hội báo chiến thuật; diễn tập chiến đấu. Phương pháp HLCĐ: thường vận dụng phương pháp huấn luyện chính sau đây: phương pháp trình bày bằng lời (giảng giải, kể chuyện, trao đổi, tự nghiên cứu); phương pháp làm mẫu; phương pháp làm bài tập (diễn tập, luyện tập, ...). Theo đối tượng gồm các phương pháp sau đây: Phương pháp huấn luyện cho quân nhân chuyên nghiệp, HSQ-BS là phương pháp giảng giải, làm mẫu nhằm trang bị kiến thức về cấu tạo, sử dụng các vũ khí phương tiện kỹ thuật, hình thành kỹ năng sử dụng các vũ khí,, phương tiện đó ở các điều kiện, tình huống khác nhau Phương pháp huấn luyện cho sĩ quan là phương pháp huấn luyện theo thứ tự phát triển kiến thức và kỹ năng cho sĩ quan trong quá trình tiến hành huấn luyện, là tiến hành huấn luyện lý thuyết (lên lớp, thảo luận, tự học, hội thảo, hội nghị khoa học quân sự); huấn luyện thực hành (bài tập nhóm, hội báo chiến thuật, luyện tập tại vị trí chỉ huy, tham gia diễn tập). Phương pháp huấn luyện cho cơ quan chỉ huy là nghiên cứu quy trình huấn luyện chung cho thành phần chỉ huy và cơ quan nhằm đạt được sự phối hợp trong công tác chuẩn bị và tiến hành hiệp đồng chiến đấu. Phương pháp huấn luyện cấp lữ đoàn là phản ánh quy trình huấn luyện nói chung để giải quyết các nhiệm vụ (theo chức năng). Sau khi huấn luyện các đối tượng, huấn luyện cơ quan, huấn luyện phối hợp chỉ huy - cơ quan, cũng như huấn luyện từng tàu thì tiến hành huấn luyện cấp lữ đoàn [39, tr.24]. Yêu cầu huấn luyện chiến đấu: Đối với quân nhân chuyên nghiệp, HSQ-BS: rèn luyện thuần thục các hành động chiến đấu trong các hình thức chiến thuật, đồng thời biết hiệp đồng chặt chẽ trong tàu, phân đội; giỏi vị trí mình đảm nhiệm, biết nhiều vị trí khác. Đối với sĩ quan: 1. Nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận chiến thuật cấp mình nhưng phải biết trên một cấp một cách cơ bản, hệ thống; đồng thời nâng cao trình độ tổ chức và phương pháp để dạy cho cấp dưới và huấn luyện cho đơn vị. 2. Rèn luyện thành thạo tổ chức chuẩn bị và thực hành chỉ huy chiến đấu, tổ chức bảo đảm trong điều kiện thời gian gấp. Thành thạo công tác tham mưu tác chiến, tác nghiệp bản đồ tình hình nhanh, vẽ đúng, đủ, chính xác, kịp thời. 3. Biết làm CTĐ, CTCT trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Đối với cơ quan chỉ huy: nâng cao trình độ nghiên cứu quy trình huấn luyện chung cho thành phần chỉ huy và cơ quan; hợp luyện thuần thục cơ quan chỉ huy để giải quyết nhiệm vụ khác nhau. Đối với cấp lữ đoàn: nâng cao bản lĩnh chính trị, tâm lý chiến đấu, chủ động hiệp đồng trong quá trình tổ chức và thực hành chiến đấu ở các phân đội và các lực lượng phối thuộc, chi viện, lực lượng địa phương tại chỗ trong các hình thức chiến thuật. Đồng thời còn phải thành thạo các công tác bảo đảm chiến đấu như bảo đảm phòng không, hậu cần, kỹ thuật Đặc điểm HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ Một là, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ chủ yếu diễn ra trên biển sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật tàu thuyền hiện đại, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ SSCĐ và chiến đấu của Bộ đội Hải quân HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ có sự khác biệt căn bản với các trung đoàn bộ binh và các trung, lữ đoàn ở các quân, binh chủng khác; HLCĐ chủ yếu diễn ra trên biển; trong đó, các vùng biển nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực; tiếp giáp với 7 nước trong khu vực: Trung Quốc (phía Bắc), Cam-pu-chia và Thái Lan (Tây Nam), Philipin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam); chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa thịnh hành hướng Đông Bắc và Đông Nam. Biển Việt Nam gánh chịu nhiều rủi ro thiên tai, bão, tố, biến đổi khí hậu và sự cố môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch HLCĐ và diễn tập thực binh ở các lữ đoàn tàu. HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ luôn gắn bó chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ SSCĐ, chiến đấu của Bộ đội Hải quân; do đó tính ổn định về thời gian, lực lượng, chương trình, kế hoạch không cao, dễ bị chi phối bởi các hoạt động khác, như tuần tiễu, đối ngoại quân sự, quốc phòng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và giải quyết an toàn trên các vùng biển Do vậy, hoạt động lãnh đạo chỉ huy, điều hành huấn luyện phải rất chặt chẽ, linh hoạt mới thực hiện được mục tiêu, nội dung, chương trình huấn luyện. Mặt khác, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ sử dụng VKTBKT, tàu thuyền hiện đại, mang tính tập thể rất cao; nên các vị trí trên tàu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện đều không thể thực hiện một cách đơn lẻ, hoặc số ít người, bộ phận, phương tiện được, mà đòi hỏi sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các ngành, các bộ phận, nhất là trong huấn luyện biên đội tàu. Do đó, yêu cầu các cấp lãnh đạo, chỉ huy đặc biệt chú ý trong công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các tàu, biên đội tàu và trong sử dụng các loại vũ khí thông minh như tên lửa, ngư lôi, thủy lôi; quá trình luyện tập trên biển phải lập kế hoạch huấn luyện sử dụng vũ khí thật tỉ mỉ, cụ thể với các phương án khác nhau; tuyệt đối không được đơn giản, hình thức và vi phạm quy tắc trong HLCĐ. Hai là, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ mang tính tổng hợp cao, liên quan đến nhiều thành phần lực lượng, là quá trình lao động phức tạp, căng thẳng, nặng nhọc đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ thống nhất, công tác chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ là rèn luyện việc vận dụng linh hoạt sáng tạo những động tác kỹ thuật cơ bản về sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật của tàu, của đơn vị trong các tình huống chiến thuật, vận dụng tổng hợp các thủ đoạn, các hình thức chiến thuật hải quân vào trong huấn luyện. Hơn nữa, mục đích HLCĐ ở các lữ đoàn tàu, là bảo đảm SSCĐ thường xuyên của các đơn vị; trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện bản lĩnh, ý chí, nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và những phẩm chất chiến đấu cần thiết khác cho cán bộ, chiến sĩ, thực tiễn hoạt động chiến đấu trên biển, tình huống diễn ra mau lẹ, bất ngờ, do đó HLCĐ phải linh hoạt, mang tính tổng hợp cao, sát với yêu cầu chiến đấu, SSCĐ nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về chỉ huy và xử lý tình huống, sử dụng vũ khí và nâng cao bản lĩnh chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ ở các lữ đoàn tàu. Thực hiện các khoa mục HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ liên quan đến nhiều thành phần, lực lượng, đòi hỏi phải hiệp đồng chặt chẽ trong từng bộ phận, từng tàu, từng biên đội và các lự lượng liên quan phối thuộc; do đó mỗi cán bộ, chiến sĩ không chỉ giỏi một vị trí, nhiệm vụ của mình mà còn phải biết các vị trí khác; có ý thức chấp hành kỷ luật, hiệp đồng trong huấn luyện, biết sử dụng các loại vũ khí, trang bị trong biên chế có liên quan đến vị trí, nhiệm vụ được giao. Mặt khác, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu là quá trình lao động phức tạp, căng thẳng, nặng nhọc, gồm tổng thể các hình thức dạy học quân sự của quá trình chuẩn bị chiến đấu: huấn luyện ngoài khơi xa, đối ngoại quốc phòng, tuần tra, kiểm soát vùng biển được phân công Gồm nhiều thành phần hoặc nhiều mặt kết hợp, đan xen với nhau, khó mà tách bạch, được tiến hành liên tục trong mọi điều kiện, thời tiết: mùa hè nắng, nóng; vũ khí trang bị trên tàu hấp nhiệt cao, mùa đông lạnh buốt; trong đó, nội dung kiến thức huấn luyện lớn, thời gian kéo dài, cường độ lao động cao, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chỉ huy đơn vị phải chặt chẽ, thống nhất cao, thường xuyên quan tâm đúng mức, công tác chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, khơi dậy cho cán bộ, chiến sĩ trên các tàu có thái độ, động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, nêu cao trách nhiệm, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, tích cực chủ động sáng tạo, học tập rèn luyện kiên trì, bền bỉ mới có thể hoàn thành được mục tiêu yêu cầu HLCĐ đặt ra. Ba là, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ được tiến hành theo chương trình, kế hoạch khoa học, kiên quyết, liên tục và triệt để, đồng thời phải kết hợp với rèn luyện những phẩm chất cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ hải quân HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ là huấn luyện theo chương trình, kế hoạch khoa học, với các K (K-1: tổ chức huấn luyện lý thuyết tại bến, thực hiện công tác chuẩn bị chiến đấu, chuẩn bị đi biển; K-2: tổ chức đơn tàu đi biển và sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật; K-3: huấn luyện chiến thuật biên đội (nhóm) tàu khi tổ chức chiến đấu, phòng thủ, bảo vệ, khi hành quân và khi neo đậu; K-4: huấn luyện chiến thuật hiệp đồng sử dụng vũ khí của biên đội, hải đội). Đó là quá trình huấn luyện, rèn luyện diễn ra từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cả ngày lẫn đêm, cả lý thuyết và thực hành, từng người, vị trí, bộ phận, ngành, đến toàn tàu, cả kỹ thuật và chiến thuật, cả điều lệnh, thể lực và tâm lý trong mọi điều kiện tại bến, trên biển, HLCĐ luôn gắn với nhiệm vụ trực SSCĐ cao và có nhiều lực lượng tham gia. Do vậy, HLCĐ của các lữ đoàn tàu phải thường xuyên quán triệt phương châm, nguyên tắc HLCĐ của quân đội, Quân chủng; nắm vững và vận dụng sáng tạo nguyên tắc chiến đấu của hải quân, coi đó là nguyên tắc chiến thuật, phương châm HLCĐ của các lữ đoàn tàu. Tính kiên quyết thể hiện ở tinh thần vượt qua mọi thử thách ác liệt, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi, quyết làm chủ vũ khí trang bị mới, hiện đại và thể hiện sự chủ động trong HLCĐ. Tính liên tục trong huấn luyện nhằm bảo đảm cho bộ đội trong quá trình HLCĐ bảo đảm đúng nguyên tắc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nối tiếp nhau thành một quá trình liên tục không bị gián đoạn trong huấn luyện. Tính triệt để của HLCĐ là luôn đặt nhiệm vụ HLCĐ ở mức độ cao nhất, huấn luyện đến nơi, đến chốn, ở tất cả các nội dung, các khâu, các bước của quá trình huấn luyện. Để thực hiện mục đích, yêu cầu tính khoa học, tính kiên quyết, liên tục và triệt để trong HLCĐ ở các lữ đoàn tàu, đòi hỏi mọi cán bộ, chiến sĩ nắm vững kiến thức chuyên ngành, giỏi về hành động kỹ thuật, chiến thuật cả cá nhân và tập thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, diễn biến và quy mô tác chiến. Cùng với huấn luyện, phải rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ thích nghi với điều kiện ăn, ở, sinh hoạt trên tàu, cả về tinh thần, tâm lý và sức khoẻ để có đủ khả năng chịu đựng khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Bốn là, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ sát với thực tế chiến đấu, được tiến hành thường xuyên, liên tục, dài ngày, bộ đội luôn chịu tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn phức tạp, hao tổn nhiều về thể lực, mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần và tâm lý Nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc” coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành là chính; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, giữa giáo dục - đào tạo với HLCĐ; gắn với thực tế chiến đấu, huấn luyện sát phương án, đối tượng tác chiến, chiến trường, tổ chức biên chế và VKTBKT. Đột phá vào huấn luyện “Cơ bản, làm chủ, chuyên sâu trong khai thác, sử dụng VKTBKT và thực hiện quy tắc an toàn” và tập trung “Huấn luyện nhiều, kỷ luật nghiêm, bảo đảm kỹ thuật tốt”; lấy nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và xây dựng Quân chủng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” làm mục tiêu huấn luyện. HLCĐ ở các lữ đoàn tàu được tiến hành thường xuyên, liên tục: thời gian huấn luyện 9 tháng/ năm, từ K1 đến K4, chia 2 giai đoạn (giai đoạn I: từ 01/3 - 15/7, từ 16/7 đến 31/7 sơ kết và làm công tác chuẩn bị huấn luyện giai đoạn II; giai đoạn II: 01/8 đến 15/12); không gian HLCĐ rộng: tại bến, trên biển và trên không; thời gian liên tục, dài ngày. Điều kiện khí hậu, thời tiết thủy văn phức tạp, thường có những biến đổi bất thường, giông bão nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch, nội dung, chương trình huấn luyện cũng như hao tổn nhiều công sức của bộ đội, làm cho bộ đội căng thẳng về tinh thần và tâm lý, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, chỉ huy ở các lữ đoàn tàu phải thường xuyên nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT, làm cho CTĐ, CTCT đi sâu, bám sát thực tiễn công tác HLCĐ, động viên, khích lệ tinh thần khắc phục khó khăn, bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ say sưa huấn luyện, khơi dậy tinh thần quyết tâm, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Năm là, HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ được tiến hành trong tình hình tranh chấp trên Biển Đông ngày càng phức tạp, khó lường, không ít các thế lực có tham vọng lớn đối với chủ quyền biển, đảo Việt Nam Về bối cảnh quốc tế, khu vực, Đảng ta đã chỉ rõ: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn” [56, tr. 107]. Mỹ và Trung Quốc cùng có tham vọng lớn và đang cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực. Trung Quốc thực hiện mục tiêu chiến lược vươn ra biển, làm chủ biển để chi phối các nước trong khu vực Đông Nam Á và ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn đến khu vực này, đồng thời nhằm ngăn chặn, phá thế bao vây chiến lược của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á và tạo bàn đạp mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương, để bảo đảm an ninh kinh tế, hàng hải, Trung Quốc tiến hành lộ trình theo 3 bước: Kiểm soát - Làm chủ - Độc chiếm biển Đông [25, tr.14], với yêu sách về “đường lưỡi bò” hết sức phi lý, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép Dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 trong vùng biển Việt Nam; Tàu Khảo sát địa chất Hải Dương 08 xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2019, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế; đồng thời đẩy mạnh việc cải tạo, bồi đắp quy mô lớn các bãi đá ngầm, đảo đá, chiếm đóng trái phép của Việt Nam để hình thành các căn cứ quân sự trên biển, tự ý quy định vùng cấm đánh bắt cá, tiến tới quy định vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông làm cho tình hình vốn đã phức tạp lại càng thêm phức tạp, trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định khu vực, thách thức dư luận cộng đồng quốc tế. Tình hình, đặc điểm trên đòi hỏi các các cấp ủy, tổ chức đảng, các lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu phải nắm vững và thực hiện tốt quan điểm, phương châm: “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kiên định đường lối, mục tiêu độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình; thực hiện bằng sách lược mềm dẻo, linh hoạt, đối phó có hiệu quả với sự biến động, phức tạp của tình hình; sự đan xen, chuyển hóa phức tạp giữa đối tác và đối tượng. Tạo quan hệ hữu nghị, xây dựng lòng tin với các nước; tạo thế đan xen lợi ích chiến lược để Việt Nam hòa bình, ổn định là lợi ích chung của các nước; giữ cân bằng, tận dụng tối đa quan hệ với các nước lớn, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi; không để thế lực có tham vọng lãnh thổ lợi dụng hoặc thỏa hiệp với thế lực thù địch chống phá ta; giữ vững môi trường biển hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển bền vững đất nước. 2.1.2. Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân 2.1.2.1. Quan niệm công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân Tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng LLVT cách mạng của Đảng, là trách nhiệm của các tổ chức và mọi quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, nòng cốt là cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp. Chất lượng và hiệu quả HLCĐ ở các lữ đoàn tàu phụ thuộc vào nhiều mặt công tác, trong đó CTĐ, CTCT giữ vai trò hết sức quan trọng, trực tiếp tác động đến mọi đối tượng, cả tổ chức và con người, đến mọi lĩnh vực hoạt động của Quân chủng và từng lữ đoàn tàu trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Điều lệ CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam (2018) định nghĩa: CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội, một mặt công tác cơ bản của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy, chi bộ), chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội; là công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức; là công tác vận động quần chúng của Đảng trong Quân đội, nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam XHCN, SSCĐ hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó [129, tr. 11-12]. Từ điển CTĐ, CTCT: “CTĐ, CTCT trong huấn luyện quân sự, tổng thể các hoạt động công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách; một nội dung quan trọng của CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ của quân đội, nhằm làm cho công tác huấn luyện quân sự đạt chất lượng tốt” [165, tr. 33]. Từ những tiếp cận trên có thể quan niệm: CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ là tổng thể các hoạt động của công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách, do các chủ thể, lực lượng tiến hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ nhằm giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo, quán triệt thực hiện thắng lợi đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; khơi dậy phát huy sức mạnh tổng hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, SSCĐ của QCHQ. Mục tiêu CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ của các lữ đoàn tàu: Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm tư tưởng nghệ thuật quân sự, tư tưởng chỉ đạo tác chiến, phương châm, quan điểm, nguyên lý huấn luyện giáo dục của Đảng làm cho nhiệm vụ HLCĐ của các lữ đoàn tàu của QCHQ đạt kết quả cao, chất lượng tốt; bảo đảm mọi hoạt động HLCĐ luôn đi đúng định hướng chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, tổ chức chỉ huy, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng thực hiện tốt nội dung, chương trình, mục tiêu, yêu cầu HLCĐ đã xác định. Chủ thể tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu: Chủ thể lãnh đạo: Thường vụ, Đảng ủy cấp trên và các cấp ủy, tổ chức đảng ở các lữ đoàn tàu. Chủ thể chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện: cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó cán bộ chính trị là chủ thể chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện. Lực lượng tham gia tiến hành CTĐ, CTCT: mọi cán bộ, đảng viên, ban chấp hành đoàn, hội phụ nữ và hội đồng quân nhân; cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị quân đội, LLVT đóng quân trên địa bàn và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân địa phương nơi đóng quân. Đối tượng CTĐ, CTCT: bao gồm các tổ chức, các lực lượng tham gia HLCĐ, trong đó đối tượng trung tâm là cán bộ, chiến sĩ của các hải đội, các tàu và các bộ phận liên quan đến hiệp đồng, phối thuộc với lữ đoàn trong nhiệm vụ HLCĐ. Nội dung CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu: Một là, quán triệt đường lối, quan điểm tư tưởng quân sự của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy đảng; bồi dưỡng phẩm chất chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ. Hai là, xây dựng các đảng bộ lữ đoàn tàu vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và HLCĐ ở các lữ đoàn tàu. Xây dựng cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị nhất là chính uỷ, chính trị viên (bí thư cấp ủy, chi bộ) các cấp có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bốn là, xây dựng củng cố kiện toàn, phát huy vai trò của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ các cấp và tổ chức quần chúng trong nhiệm vụ HLCĐ. Năm là, tiến hành công tác bảo vệ an ninh, nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ; xây dựng lữ đoàn tàu an toàn gắn với xây dựng địa bàn an toàn, bảo đảm đơn vị trong sạch về chính trị. Sáu là, giáo dục và tổ chức cho mọi quân nhân, viên chức quốc phòng làm tốt công tác dân vận; tổ chức chấp hành nghiêm kỷ luật, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật an toàn, tiết kiệm và chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần, chính sách hậu phương quân đội trong suốt quá trình huấn luyện. Bảy là, xây dựng đoàn cơ sở, hội phụ nữ cơ sở và hội đồng quân nhân ở các lữ đoàn tàu vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả. Tám là, tích cực tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phát triển khoa học xã hội và nhân văn quân sự; tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về CTĐ, CTCT ở các lữ đoàn tàu, góp phần tham mưu, đề xuất nâng cao chất lượng nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật Hải quân [129, tr.15]. Hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu: Thông qua sinh hoạt của các cấp uỷ, tổ chức đảng; thông qua chỉ đạo, hướng dẫn CTĐ, CTCT của trên; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch CTĐ, CTCT cấp mình. Thông qua tổ chức phối hợp, hiệp đồng công tác giữa các cơ quan, đơn vị trong lữ đoàn tàu có liên quan đến CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ. Thông qua công tác giáo dục chính trị tại đơn vị nhằm nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cho bộ đội trong thực hiện nhiệm vụ HLCĐ. Thông qua các hoạt động tuyên truyền cổ động trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu của QCHQ. Thông qua các hoạt động văn hoá quần chúng, thể thao, vui chơi giải trí trong những ngày nghỉ, giờ nghỉ. Thông qua tổ chức các phong trào thi đua ở đơn vị và hoạt động phối, kết hợp với cấp uỷ, chính quyền, nhân dân địa phương và các cơ quan, đơn vị bạn đóng quân trên địa bàn. Thông qua việc thực hiện công tác chính sách; sinh hoạt, hoạt động của đoàn thanh niên; hoạt động của hội đồng quân nhân và hội nghị sơ, tổng kết CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu. Ngoài ra, còn được tiến hành thông qua kiện toàn các tổ chức, đội ngũ cán bộ; thực hiện các chế độ kiểm tra HLCĐ ngày, tuần, tháng, quý và giao ban, hội ý, học tập, sinh hoạt các tổ chức, điểm danh, chào cờ, quán triệt nhiệm vụ; qua giao nhiệm vụ, khen thưởng, xử phạt; qua bình xét tập thể, cá nhân các tổ chức 2.1.2.2. Vai trò công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở các lữ đoàn tàu của Quân chủng Hải quân Thứ nhất, CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở các lữ đoàn tàu có vai trò nổi bật, xuyên suốt trong quán triệt thực hiện đường lối quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị cấp trên, hướng sự nỗ lực cao nhất của các tổ chức, các lực lượng vào thực hiện thắ... 0 Số đề tài, sáng kiến 0 0 0 0 0 0 0 0 5 2016 Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình 251 517h 517h 517h 517h 517h 517h 517h 368 Thông báo chính trị các cấp 61 45 45 45 45 45 45 45 60 Lên lớp chính trị các cấp 28h 200h 200h 200h 200h 200h 200h 200h 146h Liên hoan văn nghệ các cấp 02 1 1 1 1 1 1 1 14 Hoạt động Phòng Hồ Chí Minh 02 02 02 02 02 02 02 365 Tổ chức diễn đàn, hái hoa dân chủ 02 06 06 06 06 06 06 06 3 Kể chuyện truyền thống, K. nghiệm 02 02 02 02 02 02 02 4 Ngày chính trị văn hóa tinh thần 12 12 12 12 12 12 12 12 12 Làm báo tường, báo liếp 03 02 02 02 02 02 02 02 24 Tổ chức hội thi, hội thao các cấp 02 02 02 02 02 02 02 02 4 Đưa tin bài, ảnh 11 63 63 63 63 63 63 63 392 Làm pano áp phích 131 10 10 10 10 10 10 10 146 Tham gia “Chúng tôi là chiến sĩ” 01 01 01 01 01 01 01 0 Phát động thi đua 06 04 04 04 04 04 04 04 8 Đề tài “Tuổi trẻ sáng tạo” 0 0 0 0 0 0 0 0 Số đề tài, sáng kiến 0 0 0 0 0 0 0 0 5 2017 Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình 243h 519h 519h 519h 519h 519h 519h 519h 372h Thông báo chính trị các cấp 54h 46h 46h 46h 46h 46h 46h 46h 60h Lên lớp chính trị các cấp 26h 210h 210h 210h 210h 210h 210h 210h 149h Liên hoan văn nghệ các cấp 01 01 01 01 01 01 01 01 376 Hoạt động Phòng Hồ Chí Minh 02 02 02 02 02 02 02 365 Tổ chức diễn đàn, hái hoa dân chủ 01 07 07 07 07 07 07 07 4 Kể chuyện truyền thống, K. nghiệm 01 02 02 02 02 02 02 02 6 Ngày chính trị văn hóa tinh thàn 12 12 12 12 12 12 12 12 12 Làm báo tường, báo liếp 02 01 01 01 01 01 01 01 24 Tổ chức hội thi, hội thao các cấp 02 02 02 02 02 02 02 02 4 Đưa tin bài, ảnh 14 62 62 62 62 62 62 62 387 Làm pano áp phích 152 15 15 15 15 15 15 15 152 Tham gia “Chúng tôi là chiến sĩ” 0 0 0 0 0 0 0 0 Phát động thi đua 05 04 04 04 04 04 04 04 10 Đề tài “Tuổi trẻ sáng tạo” 0 0 0 0 0 0 0 0 Số đề tài, sáng kiến 0 0 0 0 0 0 0 0 7 2018 Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình 248h 525h 525h 525h 525h 525h 525h 525h 376h Thông báo chính trị các cấp 58 43 43 43 43 43 43 43 60 Lên lớp chính trị các cấp 21h 200h 200h 200h 200h 200h 200h 200h 148h Liên hoan văn nghệ các cấp 01 01 01 01 01 01 01 01 390 Hoạt động Phòng Hồ Chí Minh 01 02 02 02 02 02 02 02 365 Tổ chức diễn đàn, hái hoa dân chủ 03 03 03 03 03 03 03 03 3 Kể chuyện truyền thống, K. nghiệm 01 02 02 02 02 02 02 02 5 Ngày chính trị văn hóa tinh thần 12 12 12 12 12 12 12 12 12 Làm báo tường, báo liếp 03 01 01 01 01 01 01 01 28 Tổ chức hội thi, hội thao các cấp 02 02 02 02 02 02 02 02 4 Đưa tin bài, ảnh 16 54 54 54 54 54 54 54 399 Làm pano áp phích 145 11 11 11 11 11 11 11 150 Tham gia “Chúng tôi là chiến sĩ” 0 0 0 0 0 0 0 0 Phát động thi đua 05 4 4 4 4 4 4 4 11 Đề tài “Tuổi trẻ sáng tạo” 0 0 0 0 0 0 0 0 Số đề tài, sáng kiến 0 0 0 0 0 0 0 0 8 2019 Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình 252h 534h 534h 534h 534h 534h 534h 534h 388h Thông báo chính trị các cấp 60 43 43 43 43 43 43 43 60 Lên lớp chính trị các cấp 24 220 220 220 220 220 220 220 147 Liên hoan văn nghệ các cấp 01 01 01 01 01 01 01 01 385 Hoạt động Phòng Hồ Chí Minh 02 02 02 02 02 02 02 365 Tổ chức diễn đàn, hái hoa dân chủ 02 02 02 02 02 02 02 02 4 Kể chuyện truyền thống, K. nghiệm 01 01 01 01 01 01 01 01 7 Ngày chính trị văn hóa tinh thàn 12 12 12 12 12 12 12 12 12 Làm báo tường, báo liếp 03 01 01 01 01 01 01 01 31 Tổ chức hội thi, hội thao các cấp 02 02 02 02 02 02 02 02 4 Đưa tin bài, ảnh 15 71 71 71 71 71 71 71 386 Làm pano áp phích 211 14 14 14 14 14 14 14 148 Tham gia “Chúng tôi là chiến sĩ” 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Phát động thi đua 06 12 12 12 12 12 12 12 10 Đề tài “Tuổi trẻ sáng tạo” 0 0 0 0 0 0 0 0 Số đề tài, sáng kiến 0 0 0 0 0 0 0 0 9 2020 Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình 122h 534,5h 534,5h 534,5h 534,5h 534,5h 534,5h 534,5h 374h Thông báo chính trị các cấp 25 43 43 43 43 43 43 43 61 Lên lớp chính trị các cấp 07 215h 215h 215h 215h 215h 215h 215h 149 Liên hoan văn nghệ các cấp 01 01 01 01 01 01 01 378 Hoạt động Phòng Hồ Chí Minh 01 01 01 01 01 01 01 365 Tổ chức diễn đàn, hái hoa dân chủ 02 02 02 02 02 02 02 4 Kể chuyện truyền thống, K. nghiệm 02 02 02 02 02 02 02 9 Ngày chính trị văn hóa tinh thàn 05 10 10 10 10 10 10 10 12 Làm báo tường, báo liếp 02 01 01 01 01 01 01 01 34 Tổ chức hội thi, hội thao các cấp 01 01 01 01 01 01 01 01 4 Đưa tin bài, ảnh 08 63 63 63 63 63 63 63 398 Làm pano áp phích 148 14 14 14 14 14 14 14 156 Tham gia “Chúng tôi là chiến sĩ” 0 0 0 0 0 0 0 0 Phát động thi đua 04 02 02 02 02 02 02 02 10 Đề tài “Tuổi trẻ sáng tạo” 0 0 0 0 0 0 0 0 Số đề tài, sáng kiến 0 0 0 0 0 0 0 0 9 Nguồn cung cấp số liệu từ cơ quan chính trị các lữ đoàn: M70, M25, M67, M71, M61,M72, M62, M55, M27 TSL: Tổng số lần. Thời gian: Tháng 11 năm 2020 Phụ lục 9 TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QCHQ Năm Đơn Vị Sĩ quan (%) QNCN (%) HSQ – BS (%) Q.số tham gia T.bình Khá, giỏi Q.số tham gia T.bình Khá, giỏi Q.số tham gia T.bình Khá, giỏi 2015 Lữ đoàn M70 235 13,88 86,12 338 14,4 85,6 349 20,5 79,5 79,5 Lữ đoàn M25 132 10,11 89,89 328 17,47 82,53 121 16,34 83,66 Lữ đoàn M67 152 5,7 94,3 248 10,4 89,6 99 23,8 76,2 Lữ đoàn M71 149 9,98 90,02 356 10,4 89,6 102 18,5 81,5 Lữ đoàn M61 135 00 100 245 18,36 81,64 55 25,4 74,6 Lữ đoàn M72 186 8,5 91,5 236 12,4 87,67 143 13,3 86,7 Lữ đoàn M 62 193 14,76 85,24 464 16,7 83,3 122 21 79 Lữ đoàn M55 Chưa thành lập Lữ đoàn M27 138 6,1 93,9 184 16 84 75 18,5 81,5 2016 Lữ đoàn M70 224 11,5 88,5 342 12,88 87,12 320 19,7 80,3 Lữ đoàn M25 128 9,73 90,27 320 20,05 79,95 97 18,93 81,07 Lữ đoàn M67 144 7,6 92,4 259 11,7 88,3 105 25,6 74,4 Lữ đoàn M71 167 8,5 91,5 317 14,0 86,0 108 19,8 80,2 Lữ đoàn M61 137 3 97 248 3,2 96,8 57 16 84 Lữ đoàn M72 178 6,7 93,3 204 11,28 88,72 102 11,77 88,23 Lữ đoàn M 62 262 6,5 93,5 523 9,4 90,6 161 19,5 80,5 Lữ đoàn M55 Chưa thành lập Lữ đoàn M27 149 6 94 187 13 87 84 25 75 2017 Lữ đoàn M70 255 13,3 86,7 415 12,9 87,1 420 15,3 84,7 Lữ đoàn M25 117 13,69 86,31 298 20,22 79,78 87 18,7 81,3 Lữ đoàn M67 138 4,4 95,6 168 7,5 92,5 93 22,4 77,6 Lữ đoàn M71 148 6,5 93,5 289 6,8 93,2 75 21,7 78,3 Lữ đoàn M61 141 2 98 252 4,4 95,6 61 7,5 92,5 Lữ đoàn M72 172 13,8 86,2 212 13,7 86,3 95 14,7 85,3 Lữ đoàn M 62 297 14,3 85,7 442 5 95 123 22 78 Lữ đoàn M55 Chưa thành lập Lữ đoàn M27 168 11 89 284 15 85 130 27 73 2018 Lữ đoàn M70 278 19,6 80,4 459 9,88 90,12 411 11,6 88,4 Lữ đoàn M25 126 9,44 90,56 293 14,04 85,96 94 18,68 81,32 Lữ đoàn M67 156 5,7 94,3 188 9,4 90,6 99 22,6 77,4 Lữ đoàn M71 158 9,0 91,0 305 15,9 84,1 103 19,7 80,3 Lữ đoàn M61 145 18 82 218 11 89 57 22 78 Lữ đoàn M72 188 5,86 94,14 240 4,6 95,4 75 17,3 82,7 Lữ đoàn M 62 256 9,5 90,5 574 5,6 94,4 93 7,58 92,42 Lữ đoàn M55 152 11,2 88,8 342 12,88 87,12 320 19,7 80,3 Lữ đoàn M27 180 14 86 290 17 83 130 24 76 2019 Lữ đoàn M70 224 11,5 88,5 342 12,88 87,12 320 19,7 80,3 Lữ đoàn M25 128 9,73 90,27 320 50 50 94 50 50 Lữ đoàn M67 144 7,6 92,4 260 50 50 100 35 65 Lữ đoàn M71 167 8,5 91,5 317 86,0 14,0 108 50 50 Lữ đoàn M61 137 3 97 248 3,2 66,8 57 16 84 Lữ đoàn M72 178 6,7 93,3 204 11,28 88,72 102 11,77 88,23 Lữ đoàn M 62 262 6,5 93,5 523 9,4 90,6 161 19,5 80,5 Lữ đoàn M55 145 3 97 248 3,2 66,8 136 26,47 73,52 84 Lữ đoàn M27 149 6 94 187 13 87 84 25 75 2020 Lữ đoàn M70 278 19,6 80,4 459 9,88 90,12 411 11,6 88,4 Lữ đoàn M25 126 9,44 90,56 293 14,04 85,96 94 18,68 81,32 Lữ đoàn M67 158 9,0 91,0 305 15,9 84,1 103 19,7 80,3 Lữ đoàn M71 156 5,7 94,3 188 9,4 90,6 99 22,6 77,4 Lữ đoàn M61 145 18 82 218 11 89 57 22 78 Lữ đoàn M72 172 13,8 86,2 212 13,7 86,3 95 14,7 85,3 Lữ đoàn M 62 297 14,3 85,7 442 5 95 123 22 78 Lữ đoàn M55 152 11,2 88,8 342 12,88 87,12 320 19,7 80,3 Lữ đoàn M27 180 14 86 290 17 83 130 24 76 Nguồn: từ phòng chính trị các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 10 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁC LỮ ĐOÀN TÀU Năm Đơn Vị Sĩ quan (%) QNCN (%) HSQ – BS (%) Q.số tham gia T.bình Khá, giỏi Q.số tham gia T.bình Khá, giỏi Q.số tham gia T.bình Khá, giỏi 2015 Lữ đoàn M70 235 26,2 73,8 338 23,3 76,7 249 31,86 68,14 Lữ đoàn M61 135 00 100 245 00 100 55 20 80 Lữ đoàn M72 186 8,5 91,5 236 1,6 98,4 143 13,3 86,7 Lữ đoàn M 62 265 00 100 456 00 100 154 00 100 Lữ đoàn M 55 Chưa thành lập Lữ đoàn M25 132 23,7 76,3 328 17,6 82,4 121 23,8 76,2 Lữ đoàn M71 148 16,6 83,4 376 25,5 74,5 99 25,0 75,0 Lữ đoàn M67 151 10,91 89,09 247 29,0 71,0 103 39,3 60,7 Lữ đoàn M27 138 8,67 91,33 184 13,9 86,1 75 4,6 95,4 2016 Lữ đoàn M70 224 24,88 75,12 342 24,4 75,6 320 24,3 75,7 Lữ đoàn M61 137 00 100 248 10 90 58 25 75 Lữ đoàn M72 178 9,95 90,05 204 1,6 98,4 102 12,5 87,5 Lữ đoàn M 62 278 00 100 594 00 100 248 00 100 Lữ đoàn M 55 Chưa thành lập Lữ đoàn M25 128 11,4 88,6 319 7,6 92,4 95 20,5 79,5 Lữ đoàn M71 167 21,5 78,5 317 25,0 75,0 105 28,4 71,6 Lữ đoàn M67 146 7,4 92,6 261 25,0 75,0 118 36,7 63,3 Lữ đoàn M27 149 7,97 92,03 187 11,06 88,94 84 5,43 94,57 2017 Lữ đoàn M70 255 25,4 74,6 415 22,6 77,4 420 21,2 78,8 Lữ đoàn M61 141 00 100 252 15 85 61 25 75 Lữ đoàn M72 172 10 90 212 9,18 90,82 95 11,5 88,5 Lữ đoàn M 62 258 00 100 547 00 100 190 00 100 Lữ đoàn M 55 Chưa thành lập Lữ đoàn M25 117 7,96 92,04 298 10,55 89,45 87 11,95 88.05 Lữ đoàn M71 149 18,3 81,7 289 23,5 76,5 79 29,3 70,7 Lữ đoàn M67 138 8,2 91,8 167 27,0 73,0 96 34,5 65,5 Lữ đoàn M27 168 8,18 91,82 284 11,98 88,02 130 4,61 95,39 2018 Lữ đoàn M70 278 21,3 78,7 459 25,4 74,6 411 21,4 78,6 Lữ đoàn M61 145 00 100 218 17 83 57 14,5 85,5 Lữ đoàn M72 188 13,5 86,5 240 9,18 90,82 75 11,4 88,6 Lữ đoàn M 62 261 00 100 508 00 100 174 00 100 Lữ đoàn M 55 149 14,09 85,9 286 18,88 81,11 136 16,17 83,82 Lữ đoàn M25 126 9,54 90,46 293 14,66 85,34 94 16,79 83,21 Lữ đoàn M71 158 28,0 82,0 301 25,4 74,6 104 28,5 71,5 Lữ đoàn M67 157 7,5 92,5 188 27,0 73,0 102 36,5 63,5 Lữ đoàn M27 180 8,24 91,76 290 10,6 89,4 130 6,06 93,94 2019 Lữ đoàn M70 278 43,16 56,84 459 25,4 74,6 411 21,4 78,6 Lữ đoàn M61 145 31,04 68,96 218 17 83 57 14,5 85,5 Lữ đoàn M72 188 13,5 86,5 240 9,18 90,82 75 11,4 88,6 Lữ đoàn M 62 261 00 100 508 00 100 174 00 100 Lữ đoàn M 55 138 10,86 89,13 239 13,39 86,61 146 17,12 82,87 Lữ đoàn M25 126 9,54 90,46 293 14,66 85,34 94 16,79 83,21 Lữ đoàn M71 158 28,0 82,0 301 25,4 74,6 104 28,5 71,5 Lữ đoàn M67 157 7,5 92,5 188 27,0 73,0 102 36,5 63,5 Lữ đoàn M27 180 8,24 91,76 290 10,6 89,4 130 6,06 93,94 2020 Lữ đoàn M70 255 25,4 74,6 415 22,6 77,4 420 21,2 78,8 Lữ đoàn M61 145 31,04 68,96 218 17 83 57 14,5 85,5 Lữ đoàn M72 188 13,5 86,5 240 9,18 90,82 75 11,4 88,6 Lữ đoàn M 62 258 00 100 547 00 100 190 00 100 Lữ đoàn M 55 145 14,1 85,9 286 18,88 81,11 136 16,17 83,82 Lữ đoàn M25 138 8,2 91,8 167 27,0 73,0 96 34,5 65,5 Lữ đoàn M71 157 7,5 92,5 188 27,0 73,0 102 36,5 63,5 Lữ đoàn M67 158 28,0 82,0 301 25,4 74,6 104 28,5 71,5 Lữ đoàn M27 168 8,18 91,82 284 11,98 88,02 130 4,61 95,39 Nguồn: Từ phòng tham mưu các lữ đoàn tàu: M70, M25, M67, M71, M61,M72, M62, M55, M27 Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 11 KẾT QUẢ ĐƠN VỊ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN, ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN GIỎI, HUẤN LUYỆN THỂ LỰC GIỎI Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QCHQ TT Đơn Vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 VMTD HLG HLTLG VMTD HLG HLTLG VMTD HLG HLTLG VMTD HLG HLTLG VMTD HLG HLTLG VMTD HLG HLTLG 1 Lữ đoàn M70 X G G X G G 0 0 0 X G G X G G X G G 2 Lữ đoàn M25 X 0 0 X 0 0 X 0 0 X 0 0 X G G X G G 3 Lữ đoàn M67 X 0 0 X 0 0 X X X X X 0 X 0 0 X 0 0 4 Lữ đoàn M71 X G G X G G 0 0 0 0 0 0 X G G X G G 5 Lữ đoàn M61 0 0 0 X 0 0 X 0 0 0 0 0 X G G 0 0 0 6 Lữ đoàn M72 X G G X G G X G G X G G X G G X G G 7 Lữ đoàn M62 0 G G X G G 0 0 0 X G G X G G X G G 8 Lữ đoàn M55 X 0 G X G G 0 0 0 9 Lữ đoàn M27 X G G 0 G G X G G X G G X G G X G G Nguồn: Từ phòng tham mưu các lữ đoàn tàu: M70, M25, M67, M71, M61,M72, M62, M55, M27 Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 12 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M70 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 18 18/18 77,77 22,23 18 18/18 66,7 33,3 10 10/10 46,3 53,7 2016 20 20/20 75 25 20 20/20 55 45 10 10/10 53,7 46,3 2017 20 20/20 45 55 20 20/20 40 60 10 10/10 60 40 2018 18 18/18 61,1 38,9 20 20/20 50 50 20 20/20 60 40 2019 20 20/20 35 65 20 20/20 60 40 20 20/20 50 50 2020 20 20/20 75 25 20 20/20 90 10 20 20/20 50 50 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 18 18/18 7 85,7 14.3 8 100 00 2016 20 20/20 13 84,6 15,4 6 66,67 33,33 2017 20 20/20 10 60,0 40,0 10 40,0 60,0 2018 18 18/18 11 90,9 9,1 12 66,67 33,33 2019 20 20/20 11 90,9 9,1 12 66,7 33,3 2020 18 18/18 11 72,72 27,27 12 83,33 16,67 Nguồn: từ phòng tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 13 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M25 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 19 100 73,68 26,32 17 100 70,58 29,42 10 100 46,3 53,7 2016 19 100 45,02 54,98 18 100 83,3 16,7 10 100 53,7 46,3 2017 17 100 63,94 36,06 17 100 64,7 35,3 10 100 60 40 2018 16 100 63,94 36,06 17 100 76,47 23,53 20 100 60 40 2019 16 100 50 50 17 100 76,47 23,53 20 100 50 50 2020 16 100 63,94 36,06 17 100 76,47 23,53 20 100 60 40 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 16 100 81,25 18,75 16 87,5 12,5 7 57,1 42,9 2016 16 100 87,5 12,5 16 68,75 31,25 8 62,5 37,5 2017 17 100 88,2 11,8 17 70,9 29,1 7 42,85 57,15 2018 17 100 88,2 11,8 17 70,9 29,1 8 50 50 2019 17 100 88,2 11,8 17 70,9 29,1 7 42,85 57,15 2020 17 100 70,59 29,41 17 76,47 23,52 8 50 50 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 14 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M67 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 12 100 100 0 0 12 100 10/12=83,3 2/12=16,7 0 12 100 10/12=83,3 2/12=16,7 0 2016 12 100 100 0 0 12 100 10/12=83,3 2/12=16,7 0 12 100 10/12=83,3 2/12=16,7 0 2017 8 100 100 0 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 2018 8 100 100 0 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 2019 8 100 100 0 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 2020 8 100 100 0 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 6/8=75 2/8=25 0 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 12 100 10/12=83,3 2/12=16,7 0 12 100 0 0 12 100 0 0 2016 12 100 10/12=83,3 2/12=16,7 0 12 100 0 0 12 100 0 0 2017 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 0 0 8 100 0 0 2018 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 0 0 8 100 0 0 2019 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 0 0 8 100 0 0 2020 8 100 6/8=75 2/8=25 0 8 100 0 0 8 100 0 0 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 15 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M71 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 9 100 75 25 8 100 57,1 42,9 8 100 50 50 2016 9 100 50 50 8 100 50 50 7 100 71,4 28,6 2017 9 100 57,1 42,9 8 100 57,1 42,9 8 100 75 25 2018 9 100 75 25 9 100 75 25 6 100 50 50 2019 9 100 75 25 9 100 75 25 6 100 50 50 2020 9 100 57,1 42,9 8 100 57,1 42,9 8 100 75 25 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 8 100 50 50 7 71,4 28,6 3 33,7 66,3 2016 7 100 71,4 28,6 7 57,1 42,9 3 33,7 66,3 2017 8 100 75 25 8 50 50 4 50 50 2018 6 100 50 50 8 75 25 4 50 50 2019 6 100 50 50 8 75 25 4 50 50 2020 6 100 50 50 8 75 25 4 50 50 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 16 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M61 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 14 14/14 21 79 14 14/14 35,7 64,3 14 4/14 50 50 2016 14 14/14 14,3 85,7 14 12/14 50 50 14 5/14 100 00 2017 14 14/14 14,3 85,7 14 12/14 50 50 14 4/14 100 00 2018 13 13/13 30,8 69,2 13 10/13 70 30 13 4/13 50 50 2019 14 14/14 50 50 14 12/14 50 50 13 6/13 50 50 2020 14 14/14 50 50 14 12/14 50 50 13 6/13 50 50 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 14 100 85,7 14,3 4 75 25 4 75 25 2016 14 100 85,7 14,3 4 75 25 4 75 25 2017 14 100 85,7 14,3 4 75 25 4 75 25 2018 13 100 92,3 7,7 4 75 25 4 75 25 2019 13 100 92,3 7,7 6 75 25 6 75 25 2020 13 100 92,3 7,7 4 75 25 4 75 25 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 17 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M72 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 13 13/13 45 54 13 13/13 76,92 23,08 12 12/12 50 50 2016 13 13/13 61,5 38,5 11 11/13 54,54 45,46 12 12/12 50 50 2017 13 13/13 53,84 46,16 13 13/13 53,83 46,16 12 12/12 50 50 2018 13 13/13 46,15 53,85 13 13/13 53,83 46,16 12 12/12 50 50 2019 14 14/14 28,57 71,43 10 10/13 50 50 12 12/12 50 50 2020 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 12 100 91,7 8,3 12 83,3 16,7 10 80 20 2016 12 100 91,7 8,3 12 50 50 8 50 50 2017 12 100 83,3 16,7 12 50 50 12 50 50 2018 12 100 91,7 8,3 12 83,3 16,7 8 50 50 2019 12 100 91,7 8,3 12 91,7 8,3 8 50 50 2020 12 100 83,3 16,7 12 50 50 12 50 50 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 18 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M62 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 16 16/16 31,25 68,75 11 11/11 54,54 45,46 16 11 11/11 54,54 45,46 2016 16 16/16 61,5 38,5 16 16/16 62,5 37,5 16 16 16/16 43,75 56,25 2017 16 16/16 46 54 16 16/16 100 16 16 16/16 56,25 43,75 2018 12 12/12 58,33 41,67 14 14/14 64,28 35,72 12 11 11/11 72,72 27,28 2019 16 16/16 46 54 16 16/16 100 16 16 16/16 62,5 37,5 2020 16 16/16 61,5 38,5 16 16/16 62,5 37,5 16 16 16/16 43,75 56,25 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 11 100 90,9 9,1 11 72,72 27,28 8 37,5 62,5 2016 16 100 62,5 37,5 12 58,3 41,7 8 25 25 50 2017 16 100 75 25 11 36,36 63,64 8 75 25 2018 11 100 90,9 9,1 11 54,54 45,46 11 72,72 27,28 2019 16 100 75 25 12 50 50 8 50 25 25 2020 16 100 75 25 11 36,36 63,64 8 75 25 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 19 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M55 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 23 18/23 55,55 44,45 23 18/23 66,67 33,33 10 10/10 60 40 2016 23 23/23 52,17 47,83 23 23/23 78,26 21,74 20 20/20 60 40 2017 26 22/26 56,52 43,48 26 22/26 63,63 36,37 6 6/6 66,66 33,34 2018 24 21/24 54,54 45,46 24 21/24 61,9 38,1 10 10/10 60 40 2019 24 20/24 60 40 26 22/26 50 50 10 10/10 70 30 2020 24 21/24 54,54 45,46 24 21/24 61,9 38,1 10 10/10 60 40 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 10 10/10 60 40 10 70 30 4 100 2016 20 20/20 60 40 10 60 40 4 100 2017 6 6/6 66,66 33,34 7 71,4 28,6 6 66,67 33,33 2018 10 10/10 60 40 14 50 50 6 66,67 33,33 2019 10 10/10 70 30 14 50 50 6 50 50 2020 10 10/10 60 40 14 50 50 6 66,67 33,33 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 20 KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN TÀU CỦA LỮ ĐOÀN M27 Năm HL K1 HL K2 HL K3 T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB T.số tàu Tỷ lệ HL G % K % TB 2015 23 18/23 55,55 44,45 23 18/23 66,67 33,33 10 10/10 60 40 2016 23 23/23 52,17 47,83 23 23/23 78,26 21,74 20 20/20 60 40 2017 26 22/26 56,52 43,48 26 22/26 63,63 36,37 6 6/6 66,66 33,34 2018 24 21/24 54,54 45,46 24 21/24 61,9 38,1 10 10/10 60 40 2019 24 20/24 60 40 26 22/26 50 50 10 10/10 70 30 2020 24 21/24 54,54 45,46 24 21/24 61,9 38,1 10 10/10 60 40 Năm HL K4 Bắn pháo bài đơn tàu Bắn pháo bài biên đội T.số tàu Tỷ lệ G % K % TB Số tàu Kết quả % Số tàu Kết quả % G K TB G K TB 2015 10 10/10 60 40 10 70 30 4 100 2016 20 20/20 60 40 10 60 40 4 100 2017 6 6/6 66,66 33,34 7 71,4 28,6 6 66,67 33,33 2018 10 10/10 60 40 14 50 50 6 66,67 33,33 2019 10 10/10 70 30 14 50 50 6 50 50 2020 10 10/10 60 40 14 50 50 6 66,67 33,33 Nguồn: từ Phòng Tham mưu các lữ đoàn tàu Thời điểm: tháng 11 năm 2020 Phụ lục 21 KẾT QUẢ BÌNH XÉT KHEN THƯỞNG Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN 1. Lữ đoàn M70 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 232 445 231 16 42 0 11 20 03 31 79 12 2016 326 457 194 20 41 0 12 19 01 35 78 14 2017 251 443 221 19 43 0 08 21 01 33 81 12 2018 256 439 252 22 40 01 09 20 01 32 79 11 2019 247 452 214 17 41 0 11 23 02 41 100 21 2020 303 449 187 27 42 0 08 15 0 85 136 56 2. Lữ đoàn M25 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 248 459 85 20 18 01 29 40 09 51 84 22 2016 279 591 76 32 31 0 18 03 0 52 95 19 01CNV 2017 249 553 87 17 35 0 41 40 03 25 94 17 2018 252 522 89 08 38 0 06 08 0 39 81 16 2019 254 504 66 16 45 0 08 09 0 21 79 08 2020 256 502 62 25 45 0 12 08 02 96 186 22 3. Lữ đoàn M67 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 128 320 58 15 35 5 10 10 10 45 140 20 2016 126 326 52 16 33 5 08 12 12 45 146 24 2017 118 280 80 15 25 5 10 10 10 50 120 30 2018 119 286 70 14 26 5 08 12 12 51 125 25 2019 121 296 85 17 28 5 09 11 10 54 132 32 2020 125 316 82 12 28 4 09 12 08 45 126 28 4. Lữ đoàn M71 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 147 336 240 14 27 12 32 22 22 70 19 2016 215 376 95 23 39 19 33 15 19 65 14 2017 197 415 125 14 43 16 28 14 10 47 22 2018 207 396 116 9 40 17 29 16 18 45 9 2019 210 410 97 14 35 19 30 17 19 33 8 2020 206 418 118 19 38 16 28 18 75 156 27 5. Lữ đoàn M61 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 150 240 126 07 17 0 19 17 02 26 50 14 2016 156 268 143 08 20 0 17 16 01 20 50 12 2017 138 239 91 08 19 0 21 15 0 25 80 10 2018 149 240 88 06 25 01 17 18 02 32 51 04 2019 149 225 85 07 20 0 19 15 01 23 67 06 2020 152 232 95 12 21 01 18 16 03 45 76 26 6. Lữ đoàn M72 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 194 236 61 07 13 0 18 09 0 28 68 5 2016 196 261 63 08 18 0 19 07 02 29 51 4 2017 187 252 72 10 19 0 13 12 01 35 62 9 2018 194 241 69 11 15 0 19 16 0 19 44 12 2019 203 235 66 09 18 0 39 21 0 27 48 18 2020 196 246 70 18 22 0 21 28 01 68 84 25 7. Lữ đoàn M62 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 443 503 63 42 47 6 99 86 12 172 180 29 2016 387 407 59 38 39 6 76 80 8 147 156 25 2017 423 414 74 41 40 5 80 75 10 162 159 30 2018 445 503 63 42 47 6 99 86 12 172 180 29 2019 386 407 59 38 39 6 75 80 8 147 154 24 2020 435 426 65 38 41 4 75 68 09 162 158 26 8. Lữ đoàn M55 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 Chưa TL 2016 Chưa TL 2017 Chưa TL 2018 149 286 136 06 25 01 17 18 02 32 51 04 TL:26/4/18 2019 138 239 146 08 19 0 21 15 0 25 80 10 2020 146 265 135 06 21 0 18 17 02 45 86 32 9. Lữ đoàn M27 Năm Tổng quân số Hình thức khen thưởng Ghi chú Sĩ quan QNCN HSQ-BS CSTĐ Giấy khen CSTT SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ SQ QNCN HSQ 2015 210 276 35 6 8 2 21 24 8 26 35 10 2016 200 265 37 7 9 1 22 25 10 24 32 14 2017 195 270 32 9 7 3 21 26 10 24 31 14 2018 205 282 29 8 9 1 23 25 12 28 30 16 2019 210 287 30 10 8 2 24 27 11 25 33 17 2020 206 279 35 18 23 01 23 25 11 76 96 12 Phụ lục 22 TÌNH HÌNH VI PHẠM KỶ LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN, VỀ ĐẢNG VÀ MẤT AN TOÀN TRONG HUẤN LUYỆN Ở CÁC LỮ ĐOÀN TÀU CỦA QCHQ Năm Đơn vị Kỷ luật chính quyền Kỷ luật về Đảng Mất an toàn trong HLCĐ TS đ/c Hình thức TS Đ/c Hình thức Xóa tên Khiển trách Cảnh cáo Giáng chức Cách chức Hạ bậc lương Giáng cấp quân hàm Tước QH SQ Tước DH QN Buộc thôi việc Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Khai trừ 2015 M70 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 M25 M67 04 01 0 0 0 0 0 0 0 0 04 01 0 0 0 0 TNGT M71 M61 07 04 02 01 07 04 02 01 01 vụ M72 01 01 01 01 M62 M55 M27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2016 M70 1 01 01 01 M25 M67 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 M71 M61 02 01 01 02 01 01 M72 M62 M55 M27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2017 M70 2 2 2 2 0 M25 0 M67 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 M71 0 M61 01 01 01 01 0 M72 0 M62 01 vụ M55 0 M27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2018 M70 1 1 1 1 0 M25 0 M67 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 M71 01 vụ M61 05 01 04 03 03 0 M72 01 01 01 01 0 M62 0 M55 0 M27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2019 M70 4 4 4 4 0 M25 0 M67 01 01 0 M71 0 M61 02 02 02 02 0 M72 03 02 01 0 M62 0 M55 0 M27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2020 M70 0 M25 0 M67 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 M71 0 M61 0 M72 0 M62 0 M55 0 M27 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_cong_tac_dang_cong_tac_chinh_tri.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - PHAM HAO.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - PHAM HAO.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIENG VIET - PHAM HAO.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH - PHAM HAO.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - PHAM HAO.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH - PHAM HAO.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - PHAM HAO.doc
Tài liệu liên quan