Luận án Múa đương đại Việt Nam

1 VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Hải Minh MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Hải Minh MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành Mã số : Lý luận và Lịch sử Sân khấu : 9210221 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Lê Ngọc Canh Hà Nội - 2018 1 LỜ

pdf152 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Múa đương đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Múa đương đại Việt Nam là công trình của riêng tôi. Kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm Lê Hải Minh 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI ......................................................................................................... 20 1.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 20 1.2. Những vấn đề lý luận về múa đương đại ............................................................... 28 Tiểu kết ............................................................................................................ 47 Chương 2: QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM .................................................................................. 49 2.1. Sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam .............................................................. 49 2.2. Các giai đoạn phát triển của múa đương đại Việt Nam ..................................... 50 2.3. Thực trạng múa đương đại Việt Nam ................................................................... 64 2.4. Sự tương tác với các loại hình nghệ thuật khác ................................................... 86 Tiểu kết ............................................................................................................ 89 Chương 3: BÀN LUẬN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ................................. 92 3.1. Múa đương đại ở Việt Nam trên con đường hội nhập và giao thoa văn hóa .. 92 3.2. Tác động của một số yếu tố khách quan đến múa đương đại Việt Nam ......... 94 3.3. Múa đương đại Việt Nam, ưu điểm và hạn chế ................................................. 101 3.4. Xu hướng phát triển của múa đương đại Việt Nam .......................................... 106 3.5. Một số kiến nghị, giải pháp .................................................................................... 110 Tiểu kết .......................................................................................................... 115 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 117 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 120 PHỤ LỤC...129 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS Giáo sư NCS Nghiên cứu sinh NGND Nhà giáo Nhân dân NGƯT Nhà giáo Ưu tú NSND Nghệ sĩ Nhân dân NSƯT Nghệ sĩ Ưu tú Nxb Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư ThS Thạc sĩ Tr Trang TS Tiến sĩ TW Trung ương 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa thực hiện chức năng là phản ánh hiện thực đời sống xã hội của con người bằng ngôn ngữ đặc thù riêng của mình. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một cảm xúc, một thông điệp của nghệ sĩ mà họ nhận thức đối với cuộc sống. Từ những năm đầu “đổi mới” đến nay đã có nhiều tiết mục múa, tác phẩm múa mang hơi thở thời đại, mỗi tiết mục, tác phẩm thể hiện khuynh hướng sáng tác, sự tìm tòi khác nhau của các nghệ sĩ. Nhiều tiết mục, tác phẩm đã góp phần làm nên sự phong phú cho ngành múa Việt Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những nét đặc trưng của nhân loại với vốn văn hóa, kiến thức về dân tộc trong tác phẩm của mình. Trong đó, nghệ thuật múa đương đại được nhiều nghệ sĩ múa theo đuổi bởi sự “thoáng mở” của nó đã chắp cánh cho nhiều ý tưởng sáng tạo phá cách táo bạo. Sự táo bạo ấy đã đưa đến những mới mẻ nhưng đồng thời cũng đặt múa đương đại nhiều vấn đề cần bàn luận. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những tiết mục, tác phẩm múa nhân danh sự sáng tạo, nhân danh múa đương đại đã làm méo mó, sai lạc nhận thức về nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại nói riêng. Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi cả về mặt lý luận và thực tiễn. Múa đương đại Việt Nam được tiếp biến từ yếu tố ngoại sinh vào cuối những năm 1980. Gần 30 năm du nhập, múa đương đại không còn mới lạ đối với công chúng và những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Múa đương đại Việt Nam với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo đã và đang được khán giả đương thời yêu thích. Trên thực tiễn đã ra đời những vở múa đương đại mang yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa do biên đạo múa Việt Nam, con người Việt Nam thể hiện. Bên cạnh đó, là các tiết mục, tác phẩm múa được các biên đạo của chúng ta chú trọng đến nội dung của tác phẩm, sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác như xiếc, công nghệ..., đặc biệt là ngôn ngữ thể hiện, đó 5 là sự lồng ghép giữa ngôn ngữ múa dân tộc với ngôn ngữ múa nước ngoài. Có thể nói, đa số biên đạo múa Việt Nam chưa tiếp thu đến cùng các yếu tố của múa đương đại mà chỉ dừng lại ở sự khai thác những đặc trưng của nó. Các nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, chưa có công trình, đề tài chuyên sâu nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, cần nhận thức rõ về múa đương đại, vai trò, giá trị của nó trong nghệ thuật múa và trang bị những kiến thức thiếu hụt từ công tác nghiên cứu, lý luận, đào tạo và sáng tác. Có gì khác biệt giữa múa hiện đại và múa đương đại? Múa đương đại đã tiếp biến và tác động như thế nào đến sân khấu múa Việt Nam? Nó được biến động ra sao? Cần làm gì để hiện tượng văn hóa nghệ thuật du nhập vào Việt Nam phát huy hết những giá trị của nó? Đó là những vấn đề, những bỏ ngỏ, những bất cập mà nghệ thuật múa Việt Nam đang trăn trở. Luận án Múa đương đại Việt Nam sẽ trình bày, tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề đã đặt ra. Đây là một đề tài mới, có tính lý luận, khoa học, thực tiễn. Vì thế, nghiên cứu cả một quá trình từ sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam, sự tiếp biến, hình thành và phát triển là điều cần thiết cho sân khấu múa Việt Nam. Cái mà xã hội cần, ngành nghề cần và nó trở nên cấp thiết. Đó là những lý do NCS chọn đề tài Múa đương đại Việt Nam làm nội dung của luận án. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về múa đương đại trên thế giới. NCS chỉ đề cập đến những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài của luận án. 2.1. Nghiên cứu về múa đương đại trên thế giới Múa đương đại gần như cùng một lúc xuất hiện tại Mỹ và châu Âu, theo đó là các công trình được các tác giả nghiên cứu về nó. Các công trình đã nghiên cứu từ lịch sử múa đương đại đến đặc trưng, phong cách, bản địa 6 hóa, văn hóa, đời sống xã hội ở mỗi nơi. Cùng với đó là những đột phá trong sáng tạo của các nghệ sĩ múa. Điều này được thể hiện ở những hướng nghiên cứu sau: Thứ nhất, hướng nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật múa nói chung và nghệ thuật múa đương đại nói riêng từ thế kỷ XX đến năm 2009. Hướng này được thể hiện rõ qua công trình Talk about contemporary dance (2011, Bàn về múa đương đại) của nhà phê bình múa người Pháp Philippe Noisette [67]. Công trình đã cung cấp kiến thức cho độc giả về nghệ thuật múa, nghệ thuật múa đương đại từ thế kỷ XX đến năm 2009, gắn liền với vai trò của các nghệ sĩ múa, biên đạo múa có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật múa đương đại thế giới như Merce Cunningham (1919-2009), Pina Bausch (1940-2009)...và các biên đạo múa khác theo chủ nghĩa khêu gợi, khỏa thân, chủ nghĩa tối giản, ảnh hưởng từ những điệu nhảy trong đô thị, trong xã hội. Ngoài ra, tác giả trình bày khái quát về dòng múa Afro-Jazz, múa ảo với sự kết hợp với công nghệ thông tin và ánh sáng, múa đương đại châu Phi, múa đương đại châu Á (trong đó có Việt Nam), sự kết hợp giữa múa đương đại với các loại hình nghệ thuật khác... Thứ hai, hướng nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong múa đương đại. Điều này được thể hiện qua công trình Choreographing Difference: Body and Identity in Contemporary Dance (1997, Sự khác biệt trong biên đạo: Cơ thể và bản sắc trong múa đương đại) của học giả, diễn viên múa Ann Cooper Alpright [54]. Trong 6 chương của công trình, tác giả đã trình bày múa như đại diện của “khoảnh khắc đôi”, trong đó, cơ thể thể hiện và được thể hiện bởi nền tảng văn hóa của giới tính, chủng tộc, khả năng, tình dục và tuổi tác. Hay nói cách khác, cơ thể vận động tự nhiên như bản thân nó và cơ thể vận động dựa trên nền tảng văn hóa. Tác giả cũng đã so sánh biểu diễn múa giữa cơ thể của người bình thường và cơ thể của người khuyết tật phải ngồi trên xe lăn, thảo luận về những dự án múa bắt nguồn từ múa ngẫu hứng mà là thách thức đối với những tài năng khuyết tật. 7 Thứ ba, hướng nghiên cứu về các nghệ sĩ múa đương đại ở một số nước trên thế giới như Đức, Nhật Bản...Điều này được thể hiện qua các công trình nghiên cứu như: Pina Bausch (2009) của tác giả Royd Climenhaga [60], Hijikata Tatsumi and Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits (2012, Hijikata Tatsumi và Butoh: Múa trong hồ bột kiều mạch màu xám) của Bruce Baird [57], Hijikata: Revolt of the Body (2010, Hijikata: Cuộc nổi dậy của cơ thể) của Stephen Barber [58] Nói đến múa đương đại Đức, công trình Pina Bausch của tác giả Royd Climenhaga [60] đã nghiên cứu đến nữ nghệ sĩ múa đương đại nổi tiếng thế giới Pina Bausch, người được công nhận là một trong những biên đạo múa đương đại quan trọng nhất cuối thế kỷ XX. Tác giả Royd Climenhaga đã chỉ ra sự kết hợp giữa bối cảnh lịch sử và nghệ thuật trong công việc của Pina Bausch, những quan điểm của bà về chính công việc của mình và bài tập thực hành có nguồn gốc từ phương pháp làm việc của Pina Bausch cho cả các nghệ sĩ múa, các nghệ sĩ sân khấu và sinh viên. Pina Bausch được biết đến vì đã phát triển phương pháp sáng tác của riêng mình. Bà tìm kiếm các chất liệu sáng tác bằng cách sử dụng, đặt câu hỏi chiến lược đối với các diễn viên múa, trong đó khơi dậy những kỷ niệm của họ từ thời thơ ấu hay những câu chuyện về chôn cất. Bằng cách này, bà đã kích thích diễn viên múa có những cảm xúc, biểu hiện sâu sắc từ đáy lòng họ. Về múa đương đại Nhật Bản, hai tác giả Bruce Baird và Stephen Barber đều tập trung nghiên cứu về nghệ sĩ múa đương đại Tatsumi Hijikata (1928- 1986) được coi là người đã sáng lập ra thể loại múa Butoh (thể loại múa tập trung vào cái chết, sự khêu gợi, quan hệ tình dục và những rung động trong quá khứ; được đề cập đến trong hầu hết các bản ghi lịch sử múa đương đại) vào năm 1959. Tuy nhiên, nếu như trong công trình Hijikata Tatsumi and Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits của Bruce Baird [57] đã đi sâu nghiên cứu vai trò của nghệ sĩ Tatsumi Hijikata thông qua các hoạt động của 8 “Butoh” như là một phát triển phản ứng của cơ thể cho xã hội Nhật Bản vào những năm 1960 và 1980 - một xã hội được đặc trưng bởi xung đột và phát triển hạt nhân thông tin; thì công trình Hijikata: Revolt of the Body của Stephen Barber [58] lại nói về cuộc sống, công việc của Tatsumi Hijikata, người đã cách mạng, phát minh ra nghệ thuật múa được gọi là Ankoku Butoh hay được biết đến là "Vũ điệu bóng tối”. Ngoài ra, công trình còn tập trung vào sự quan tâm của Hijikata với nghệ thuật châu Âu cũng như phong trào Siêu thực của Nhật Bản. Thứ tư, hướng nghiên cứu về các biên đạo múa đương đại ở một số nước trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua công trình Fifty contemporary choreographers (Năm mươi biên đạo múa đương đại) của Martha Bremser xuất bản lần đầu vào năm 1999 và được tái bản vào các năm 2000, 2004, 2005 [59]. Công trình giới thiệu phong cách múa đương đại của 50 biên đạo múa có tiếng trên thế giới và ảnh hưởng của họ từ múa hiện đại trong cuối những năm 1940 cho đến khi công trình lần đầu tiên được xuất bản. Mỗi một biên đạo múa đương đại trong công trình đều được tác giả trình bày tiểu sử, liệt kê những tác phẩm, tiết mục múa mà họ sáng tác. Công trình như một cuốn sổ tay về các biên đạo múa đương đại. Nó đã giới thiệu đến người đọc những phong cách múa đương đại khác nhau của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, 50 nghệ sĩ múa đương đại mà tác giả nêu ra trong công trình bao gồm cả nghệ sĩ múa hiện đại, hậu hiện đại và nghệ sĩ múa đương đại... 1.3.2. Nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam Các nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế và được chia thành hai dạng: nghiên cứu của học giả nước ngoài về múa đương đại Việt Nam và nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạt động múa Việt Nam về múa đương đại Việt Nam. Ở dạng thứ nhất, nghiên cứu của học giả nước ngoài về múa đương đại Việt Nam, được thể hiện qua Luận án tiến sĩ Making intercultural dance in 9 Vietnam (1999, Múa Việt Nam trong giao lưu văn hóa) của Cheryl Frances Stock [69]. Luận án nghiên cứu nghệ thuật múa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, sự khác biệt trong quan điểm nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Việt Nam và Úc, quá trình sáng tạo, các buổi biểu diễn qua con đường giao lưu văn hóa thông qua các dự án thực hiện với Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và các đơn vị nghệ thuật tại Hà Nội, nghiên cứu sự thay đổi trong biểu diễn múa chuyên nghiệp, đổi mới và sự khủng hoảng trong múa ở Việt Nam qua nghiên cứu các tiết mục múa cụ thể: Em, người phụ nữ Việt Nam và Qua mắt phượng hoàng. Luận án Making intercultural dance in Vietnam đã cho độc giả nhiều thông tin về nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại ở Việt Nam nói riêng trong giai đoạn đầu đổi mới. Luận án đã mượn sự thay đổi trong nghệ thuật múa để nói đến sự biến đổi trong văn hóa ở Việt Nam. Ở dạng thứ hai, nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạt động múa Việt Nam về múa đương đại Việt Nam, được thể hiện ở 6 hướng tiếp cận sau: Hướng thứ nhất, bàn luận về khái niệm múa đương đại và múa hiện đại là gì. Từ khi du nhập vào Việt Nam cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ Việt Nam mới tìm hiểu múa đương đại thông qua bản thân từ đương đại, tức là những gì đang diễn ra, đang tồn tại, sau đó ghép danh từ múa vào nó và trở thành múa đương đại. Vì vậy, múa đương đại, theo họ, là những tác phẩm múa được ra đời trong thời gian của hiện tại, cho dù đó là tác phẩm múa dân gian dân tộc, múa ballet hay múa hiện đại, múa đương đại. Điều này có thể thấy rõ qua Luận văn thạc sĩ Múa hiện đại Việt Nam và phương pháp phát triển (2007) của Trần Văn Hải (chuyên ngành sân khấu) [13] khi nói về múa hiện đại và múa đương đại. Trong hai hội thảo khoa học về múa đương đại do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, các nhà hoạt động múa đã đưa ra định nghĩa về múa đương đại và múa hiện đại. Bài viết Luận bàn về thuật ngữ Múa hiện đại và đương đại của 10 GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh, ông cho rằng: “Múa đương đại là những điệu múa, là sản phẩm văn hóa đang diễn ra trong thời điểm hiện tại, gắn với thời gian. Nó hàm chứa hơi thở, tâm hồn, cốt cách, tâm sinh lý thẩm mỹ của con người đang sống trong thời hiện đại” [19, tr.31]. Phần cuối của bài viết, tác giả đúc kết: “... Múa hiện đại và đương đại là khác nhau, nhưng múa hiện đại được nảy sinh trong các thời điểm, thời gian khác nhau, mang tính thời đại. Múa hiện đại nảy sinh trong thời kỳ này là thuộc đương đại, thì gọi là múa đương đại” [19, tr31-32]. Hướng thứ hai, nghiên cứu về đặc điểm của múa đương đại, thể hiện qua các bài viết của Nguyễn Thị Hiền Trang và Phạm Anh Phương. Nếu như tác giả Nguyễn Thị Hiền Trang cho rằng múa hiện đại là “hiện đại phải ở trong nội tại của tư duy”, “hiện đại trong bản thân cảm xúc”, “ý tưởng là vô cùng, không giới hạn” [19, tr.98-101] và lẫn lộn đặc điểm của múa hiện đại với múa đương đại; thì TS.NSND Phạm Anh Phương lại nghiên cứu một trong những đặc trưng của múa đương đại, đó là múa trong “khoảng lặng”, lý giải hiện tượng “khoảng lặng” trong múa đương đại, đúc kết về những đặc trưng riêng biệt thậm chí là trái ngược với quy luật thông thường của “khoảng lặng” trong múa đương đại, những ấn tượng mà nó tạo nên cùng với lối bố cục tác phẩm và cách xử lý ngôn ngữ múa cũng như tính ngẫu hứng trong một không gian mới của tác phẩm múa đương đại - không gian “khoảng lặng” [19, tr.16-20]. Hướng thứ ba, nghiên cứu về thực trạng đào tạo múa nói chung và múa đương đại nói riêng, được thể hiện qua công trình, bài viết của các tác giả Vũ Dương Dũng, Phạm Minh Phương, Phan Thanh Hoàn, Trịnh Quốc Minh, Cao Đức Toàn, Nguyễn Anh Đức Các công trình, bài viết này đã tập trung vào công tác đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay, trong đó giới thiệu về sự xuất hiện của múa đương đại và thực trạng đào tạo múa đương đại ở Việt Nam vào thời điểm tác giả nghiên cứu [8]; về những đóng góp tích cực của múa hiện đại trong chương trình đào tạo diễn viên múa 11 chuyên nghiệp với sự khẳng định múa hiện đại bộc lộ những nét ưu việt rõ rệt trong tư duy, trong luật động và ngôn ngữ, mặc dù chưa có giáo trình đầy đủ, phương pháp thiếu thống nhất, tự phát và tùy hứng... [20, tr.20-23]; tính ưu việt và sự cần thiết phải chuẩn hóa hệ thống múa hiện đại trong đào tạo của các trường nghệ thuật hiện nay, đồng thời cho rằng vai trò đào tạo người thầy và chuẩn hóa múa hiện đại là quyết định [20, tr.84-86]; tập trung so sánh hệ thống bài tập huấn luyện, kỹ thuật, tạo hình, kết cấu bài tập và biểu hiện tình cảm giữa múa cổ điển châu Âu và múa đương đại [20, tr.52-55]; các bài học cơ bản trong múa đương đại từ thứ tự, chi tiết các phần học cơ bản và tính năng của các phần đó trong múa đương đại dựa trên những ngày học tập ở nước ngoài và qua một số tham khảo về các bài học múa đương đại trên thế giới của tác giả [20, tr.56-60]; về sự cần thiết cách tân xây dựng tác phẩm múa trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và phát triển đời sống xã hội thể hiện từ ý tưởng, ngôn ngữ, phương pháp huấn luyện trong đào tạo và kiến thức của người thẩm định, đánh giá [19, tr.84-89] Hướng thứ tư, nghiên cứu về những gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật múa đương đại nói riêng, được thể hiện qua công trình Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010 (2013) của hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung. Công trình đã giới thiệu hai nghệ sĩ, biên đạo múa đương đại là Lê Vũ Long và Đào Anh Khánh; dựa vào một số tính chất của múa đương đại như chuyển động ngẫu hứng hay sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác để cho rằng nghệ sĩ Đào Anh Khánh là nghệ sĩ múa đương đại... Hướng thứ năm, nghiên cứu về vấn đề tiếp thu và chuyển hóa các loại ngôn ngữ nghệ thuật múa hiện đại trong sáng tạo tác phẩm múa, thể hiện qua bài viết của TS lịch sử, biên đạo múa Nguyễn Thành Đức [19, tr.44-50]. Tác giả đã nhận định múa dân gian tộc người của Việt Nam còn yếu, thiếu nhiều 12 yếu tố thẩm mỹ của thủ pháp cách điệu hóa và khi tiếp thu ngôn ngữ múa hiện đại thì các nghệ sỹ múa của chúng ta đã khắc phục được những nhược điểm của múa dân gian dân tộc; đồng thời cho rằng các loại hình nghệ thuật múa hiện đại thế giới không phản ánh cuộc sống như cách sáng tạo theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, và theo thói quen xem tác phẩm phải có “tích trò”, hay thích được dẫn giải dài dòng theo bố cục kể chuyện và tính nghệ thuật của quá trình hiện đại hóa nghệ thuật múa chính là sự miêu tả cái cụ thể, cái riêng độc đáo của nhân vật và sự kiện, rồi đặt nó vào trong hoàn cảnh điển hình của tác phẩm nghệ thuật múa. Thông qua đó, tác giả nhấn mạnh về sự cần thiết tiếp thu, chuyển hóa, hiện đại hóa ngôn ngữ múa hiện đại trong tiết mục múa của Việt Nam để biến đổi ra những giá trị mới, phát triển theo xu hướng dân tộc hiện đại và mang dấu ấn, tâm hồn Việt. Hướng thứ sáu, phân tích, đánh giá tác phẩm múa đương đại “Hạn hán và cơn mưa”, thể hiện qua bài viết của các tác giả Trần Phú. Bài viết đã cho rằng những người biểu diễn trong Hạn hán và cơn không phải là diễn viên múa, và diễn viên múa cần phải qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp; khẳng định Hạn hán và cơn mưa không có giá trị, không có chiều sâu, không có tính triết lý, “chỉ là một hoạt cảnh sân khấu với nhiều dáng vẻ, điệu bộ tự nhiên của con người, được sắp xếp qua một vài đội hình đơn giản có âm nhạc minh họa kèm theo” [35]. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nói trên, có thể thấy một số vấn đề sau: - Múa đương đại đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã có những công trình nghiên cứu có giá trị nhất định. - Múa đương đại đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu còn hạn chế, chưa có sự chuyên sâu, hệ thống, đầy đủ về múa đương đại trong giới nghiên cứu cũng như trong giới hoạt động múa Việt Nam và thậm chí còn nhầm lẫn giữa múa đương đại với múa hiện đại. 13 Từ thực tiễn trên, tác giả luận án đã chọn đề tài Múa đương đại Việt Nam để phần nào làm rõ, hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về múa đương đại để thống nhất quan điểm nhận thức về múa đương đại trong ngành múa Việt Nam. Trên cơ sở đó, NCS đặt ra những câu hỏi để thực hiện nghiên cứu đề tài. Đó là: - Múa đương đại là gì (định nghĩa, lịch sử và đặc điểm)? - Múa đương đại được du nhập và phát triển ở Việt Nam như thế nào? - Múa đương đại có tác động (tích cực/tiêu cực) gì đối với sự phát triển của nền nghệ thuật múa Việt Nam hiện đại? - Cần làm gì để phát huy những giá trị tích cực của múa đương đại nhằm đóng góp vào sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế? NCS đặt ra giả thuyết khoa học: Tác phẩm nào có tư duy mới và áp dụng đúng các yếu tố của múa đương đại (tư duy mới và yếu tố múa đương đại ở đây thể hiện ở chiều sâu triết lý của tác phẩm, đòi hỏi người xem phải suy ngẫm, cảm thụ nghệ thuật theo cách mới) thì tác phẩm đó mới có chiều sâu, nâng tầm cao của nghệ thuật. Ngược lại, nếu thiếu hụt kiến thức về múa đương đại, thì tác phẩm sẽ bị tụt hậu, đi theo lối mòn của tư duy bảo thủ, trì trệ, ngược với nhịp sống và tư duy của con người hôm nay, tác phẩm đó sẽ trở nên khiên cưỡng, chắp vá... Các tác phẩm múa đã được bản địa hóa ra sao? Tiếp biến như thế nào? Đó là những vấn đề mà NCS sẽ chứng minh trong luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về múa đương đại nhằm giải quyết những bất cập trong lý luận và thực tiễn của ngành múa Việt Nam về múa đương đại. 14 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra định nghĩa về múa đương đại và khái quát sự hình thành, phát triển của múa đương đại trên thế giới. - Phân tích những đặc trưng cơ bản của múa đương đại trong sự so sánh với múa hiện đại. - Trình bày khái quát sự du nhập của múa đương đại vào Việt Nam cũng như sự hình thành và phát triển múa đương đại Việt Nam. - Phân tích đặc điểm của múa đương đại Việt Nam trong sự so sánh với múa đương đại thế giới (đâu là điểm chung, đâu là điểm riêng – Việt hóa). - Phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của múa đương đại đối với sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện đại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những giá trị tiêu cực của múa đương đại vào sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Múa đương đại Việt Nam dưới góc độ lý luận và thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Múa đương đại hiện diện ở nhiều nước trên thế giới, nhưng luận án này chỉ đi vào múa đương đại Việt Nam, do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác và biểu diễn. - Về mặt thời gian, luận án tập trung vào múa đương đại Việt Nam từ năm 1988 khi múa đương đại bắt đầu du nhập vào Việt Nam cho đến năm 2014 khi các tiết mục múa đương đại của thời đương đại khai thác một số đặc trưng của múa đương đại thế giới thoái trào. - Luận án nghiên cứu múa đương đại Việt Nam trong lĩnh vực biên đạo và đào tạo múa chuyên nghiệp ở hai địa bàn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nơi múa đương đại được tiếp thu và tập trung phát triển chủ yếu. 15 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả luận án xem xét, đánh giá các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, xem xét đối tượng nghiên cứu là múa đương đại Việt Nam, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể các mối quan hệ văn hóa, nghệ thuật học... với tư tưởng chính trị và đạo đức của thời đại, hệ thống các khái niệm khoa học ở từng giai đoạn để giải quyết vấn đề khoa học của luận án. 5.2. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu NCS tiếp cận luận án từ góc độ văn hóa học, nghệ thuật học và xã hội học. NCS lựa chọn những phương pháp phù hợp với đề tài như phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp khảo tả; phương pháp liên ngành; phương pháp đồng đại và lịch đại; phương pháp phỏng vấn sâu. 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Múa đương đại Việt Nam là một đề tài mới. Mặc dù đã du nhập vào Việt Nam gần 30 năm, nhưng tài liệu, dữ liệu về nó rất hạn hẹp. Đó là những nghiên cứu, bài viết về thực trạng múa đương đại Việt Nam và những thông tin về các buổi biểu diễn. Vì thế, NCS gặp không ít khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân trong việc thu thập, xử lý thông tin từ các cuốn sách, tạp chí, các đề tài, công trình đã được công bố (có liên quan đến luận án), từ phương tiện thông tin, truyền thông và tham gia trực tiếp vào các hội thảo, các buổi tọa đàm của chuyên gia trong nước, ngoài nước, những cuộc phỏng vấn sâu và nghiên cứu điền dã đã cho NCS những chọn lựa, đánh giá, kết luận về đề tài nghiên cứu. 16 5.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Việc sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ làm rõ hơn những vấn đề về lý luận, thực tiễn trên sân khấu múa chuyên nghiệp và diện mạo múa đương đại Việt Nam. Từ đó, có cơ sở để đánh giá, đề xuất cho sự phát triển múa đương đại Việt Nam. 5.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Với phương pháp này, NCS đã nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau. Từ đó, phân tích, tổng hợp các khái niệm về múa hiện đại, múa đương đại, đánh giá những giai đoạn tiếp biến, phát triển của múa đương đại Việt Nam, đưa ra định nghĩa múa đương đại ở Việt Nam cũng như đặc điểm và định hướng phong cách sáng tác múa đương đại Việt Nam. 5.2.4. Phương pháp khảo tả Phương pháp khảo tả giúp NCS tiếp cận tiết mục, vở múa đương đại Việt Nam trên diện mạo của nó, trong đó, tập trung vào một số tiết mục mang tư tưởng, triết lý múa đương đại như Một ngày (Trần Ly Ly, 2006), Một tập thể các cá nhân (Lê Vũ Long, 2014) và một số tiết mục múa đương đại của thời đương đại hay nói cách khác là tiết mục múa, vở múa khai thác những đặc trưng của múa đương đại. Qua quá trình tiếp cận, tìm hiểu, khảo sát, mô tả, phân tích múa đương đại Việt Nam, NCS sẽ nhận diện rõ hơn về múa đương đại nói chung và múa đương đại Việt Nam nói riêng; đánh giá được quá trình xây dựng tiết mục múa, vở múa cũng như sự chi phối của múa đương đại ở nhiều công đoạn như biên đạo, các thành phần sáng tạo làm nên tác phẩm múa (âm nhạc, mỹ thuật...) và biểu diễn. Từ đó, đề xuất những giải pháp cho thực tiễn biên đạo múa đương đại Việt Nam góp phần vào sự phát triển chung của ngành múa nước nhà. 5.2.5. Phương pháp liên ngành Sử dụng phương pháp liên ngành giúp NCS có cái nhìn tổng quát về một hiện tượng văn hóa, nghệ thuật ngoại sinh được du nhập vào Việt Nam từ 17 nhiều góc độ khác nhau như chính trị, văn hóa, nghệ thuật... Từ bối cảnh xã hội khi múa đương đại xuất hiện tại Việt Nam đến sự hình thành và phát triển của nó thông qua sự biến đổi các giá trị của từng giai đoạn. NCS đi sâu vào những hiện tượng nổi trội, tìm những quy luật của mỗi giai đoạn... Từ đó, có những nhận định của bản thân cho luận án. Ngoài ra, là sự tương tác của các loại hình nghệ thuật khác với nghệ thuật múa bởi sự tích hợp của các ngành, các loại hình nghệ thuật đó sẽ làm nên cái nhìn sâu sắc hơn cho múa đương đại Việt Nam. Phương pháp này rất phù hợp và cần thiết trong trường hợp nghiên cứu của luận án. 5.2.6. Phương pháp đồng đại và lịch đại Việc nghiên cứu múa đương đại Việt Nam trong một quá trình từ khi xuất hiện đến sự hình thành và phát triển đòi hỏi NCS những thao tác để có thể phân tích những lát cắt của mỗi giai đoạn. Từ sự xuất hiện đến sự biến đổi, trong đó bao gồm tư duy của các nghệ sĩ múa, các thủ pháp xử lý sân khấu, sự kết hợp với các dòng múa khác và các loại hình nghệ thuật khác trong quá trình xây dựng tiết mục múa, vở múa. Phương pháp đồng đại và lịch đại cho phép NCS chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của xã hội trong những lát cắt cụ thể và sự tiếp biến, biến đổi của yếu tố ngoại sinh cũng như mối quan hệ giữa yếu tố ngoại sinh và nội sinh để hình thành múa đương đại Việt Nam trên diện mạo của nó. 5.2.7. Phương pháp phỏng vấn sâu và tham vấn ý kiến của chuyên gia Trong việc tham vấn ý kiến của chuyên gia, NCS đã có nhiều cuộc trao đổi, luận bàn với các chuyên gia khác nhau, cả trong nước và quốc tế. Ví dụ: + Ngày 20 tháng 7 năm 2013, NCS đã có buổi trao đổi với biên đạo múa đương đại người Pháp, Regine Chopinot qua mạng xã hội về múa đương đại và về quãng thời gian bà làm việc ở Việt Nam. Qua đó, bà cho biết quan điểm của bà về múa đương đại và múa đương đại ở Việt Nam. 18 Điều này, đã ch...là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội; [82]. Từ khái niệm này, cho thấy sự biến đổi diễn ra trong một khung cảnh cụ thể bao gồm cả vật chất và văn hóa. Nó được con người tạo nên và cũng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi đó. 35 ...Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn... Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục [82]. Giao lưu văn hóa là một trong những yếu tố trong quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội. Bên cạnh đó, còn có yếu tố về môi trường vật chất, công nghệ, sức ép dân số và xung đột xã hội. Biến đổi xã hội là sự tất yếu trong nghệ thuật nói chung và múa đương đại nói riêng ở Việt Nam. 1.2.2. Khái quát lịch sử múa đương đại thế giới Theo thuyết hậu hiện đại, xã hội là sự vận động từ quá khứ đến hiện tại, tổng hợp những tinh hoa và đề cao yếu tố cá nhân. Múa đương đại phát triển từ múa hiện đại, còn múa hiện đại dựa trên những yếu tố cơ bản của múa ballet cổ điển, thông qua múa cổ điển mới hay còn gọi là Neoclassic. Múa cổ điển châu Âu có một hệ thống tạo hình hoàn chỉnh, khoa học, đã được đúc kết hàng thế kỷ nay. Nó là tài sản chung của nhân loại, là nền tảng cho các bộ môn múa và là cơ sở để phát triển những thể loại nghệ thuật múa chuyên nghiệp khác. “Các đoàn múa ballet với bản sắc dân tộc đã mọc lên ở Anh, Pháp và Mỹ trong những năm 1930 và 1940” [56, tr.133]. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, tất cả đều có sự ảnh hưởng bởi ballet truyền thống Nga từ con người cũng như trong nghệ thuật múa ballet. “Mặc dù ballet ở châu Âu có xu hướng mạnh mẽ mang tính kịch, ballet Mỹ bắt đầu khám phá một con đường khác ảnh hưởng bởi Balanchine” [56, tr.142-143], người đã tạo ra dòng múa tân ballet cổ điển (neoclassical ballet). Trong những năm 1950, ballet đã thực sự trở thành nghệ thuật quốc tế. 36 Múa hiện đại được tạo ra bởi những người đã mệt mỏi vì những hạn chế của Ballet. Nhưng thay vì tạo ra các bước mới theo ý thích của họ, họ chỉ đơn giản là lấy các vị trí và bước múa của ballet cơ bản và thay đổi chúng... Múa hiện đại cho phép tạo ra các bước của riêng mình, nhưng thường là các bước giống với Ballet [84]. Múa hiện đại được phát triển vào cuối thế kỷ thứ XIX, thường được biểu diễn bằng chân đất và kéo dài tới những năm 1950 thế kỷ XX. Lịch sử của múa hiện đại có thể chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu vào khoảng năm 1900, giai đoạn thứ hai vào những năm 1930 và giai đoạn ba là sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1945. + Giai đoạn đầu Theo Giáo sư thần học, người theo Hội giám lý T.C Oden, thời kỳ hiện đại bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp năm 1789, tức là trong giai đoạn Ánh sáng (1688-1800) và chấm dứt vào năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ. Một số nhà khoa học khác cho rằng, thời kỳ hiện đại bắt đầu từ năm 1750 và chấm dứt sau chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy việc sắp xếp thời gian có khác nhau, nhưng xu hướng chung đều thống nhất rằng, thời kỳ hiện đại gắn liền với giai đoạn Ánh Sáng tại châu Âu [80]. Thời kỳ hiện đại kéo dài nhiều trăm năm, còn chủ nghĩa hiện đại (modernism) kéo dài 50 hoặc 60 năm và xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ hiện đại, nó bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX đến những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX. Khoảng từ năm 1890 đến năm 1930 là thời gian cao điểm của chủ nghĩa hiện đại hay như quan điểm của Giáo sư người Mỹ, Mary Klages (1919-2009) là vào khoảng từ năm 1910 đến năm 1930. “Thời kỳ hiện đại mang những tính chất liên hệ đến một hệ tư tưởng về triết lý, đạo đức, chính trị và xã hội, làm nền tảng căn bản cho các khuynh hướng mỹ học của chủ nghĩa hiện đại phát triển” [80]. Chủ nghĩa hiện đại là phong trào nghệ thuật và tri thức, có ảnh hưởng rất lớn của thế kỷ XX. Về cơ bản, chủ nghĩa hiện đại là sự cách tân, phát 37 triển, không dựa theo cơ sở của những giá trị nghệ thuật trước đó. Họa sĩ người Tây Ba Nha - Pablo Picasso (1881-1973) sáng tạo nên những tác phẩm trừu tượng, ông đã bỏ những quan điểm về luật phối cảnh và chủ nghĩa hiện thực. T.S.Eliot (1888-1965), nhà thơ có hai quốc tịch Anh và Mỹ, đã sáng tạo ra một thể loại thơ tự do, không dựa trên cấu trúc. Những giai điệu của các nhạc sĩ cũng trở nên tự do hơn, thường có sự thay đổi đột biến trong mỗi đoạn nhạc, những bước nhảy cách hơn là theo từng bước Chủ nghĩa hiện đại là kết quả của ba nhân tố: sự tiến bộ và tốc độ phát triển nhanh của kỹ thuật cùng nhiều khám phá khoa học và sức tàn phá của Đại chiến thế giới lần thứ I. Vào đầu những năm 1900, hai diễn viên múa người Mỹ, Isadora Duncan (1878-1927) và Ruth St. Denis (1879-1968) cùng diễn viên múa người Đức, Mary Wigman (1886-1973) bắt đầu nổi dậy chống lại những qui tắc khó khăn của múa ballet cổ điển. Những người tiên phong giai đoạn đầu múa hiện đại đã tập trung vào sự sáng tạo của bản thân trong cách thể hiện hơn là vào những kỹ thuật cao. Lịch sử múa hiện đại cho rằng, Francois Delsarte (1811-1871, người Pháp) là tiền thân trong múa hiện đại “vì ông đã phát minh ra một lý thuyết về mối quan hệ giữa vận động và cảm xúc của con người. Các nghiên cứu của ông đã đưa đến kết luận rằng với mỗi cảm xúc hoặc hình ảnh về tinh thần tương ứng với một động tác, hoặc ít nhất là một nỗ lực của nó.” [93]. Đó chính là quan niệm gốc của múa hiện đại: “cảm xúc và cường độ là nguyên nhân của sự chuyển động và chất lượng của nó” [93]. Nói cách khác, là sự cảm nhận, cảm xúc bên trong, không phải chỉ thể hiện bằng hình thức bên ngoài của diễn viên múa. Lý thuyết của ông đã được truyền bá, giảng dạy tại Mỹ và ảnh hưởng tới các nhân vật trong lịch sử múa hiện đại như Ruth Saint Denis, Ted Shawn và Isadora Duncan. Bên cạnh đó, còn có nghệ sĩ dương cầm, nhạc trưởng Émile Jaques-Dalcrose (1865-1950, quốc tịch 38 Áo, Thụy Sĩ) cũng có vai trò quan trọng trong lịch sử múa hiện đại bởi ông đã phát minh ra một hệ thống hay phương pháp giảng dạy cho sự chuyển động của cơ thể trong âm nhạc. Phương pháp này không chỉ phổ biến, thành công trong âm nhạc mà còn được các nghệ sĩ múa hiện đại áp dụng như Mary Wigman, Rudolph Laban... Trong đó, có mối quan hệ giữa nhịp điệu và chuyển động, nguyên tắc về hơi thở để có sự thả lỏng, thư giãn và những chuyển động. Trước khi trở thành múa hiện đại, múa được gọi là múa tự do. Năm 1891, diễn viên múa tạp kỹ người Mỹ, Loie Fuller (1862-1928) đã thử nghiệm với các hiệu ứng ánh sáng trên bộ trang phục bằng lụa. Bà phát triển một hình thức chuyển động ngẫu hứng, theo cảm xúc tự nhiên cùng các thiết bị chiếu sáng mà bà đã phát hiện trong sự gợi cảm của trang phục chất liệu lụa. Bà là người tiên phong cho kỹ thuật ánh sáng sân khấu múa hiện đại. Năm 1903, Isadora Duncan phát triển một kỹ thuật múa chịu ảnh hưởng bởi triết lý của Friedrich Nietzsche với một niềm tin rằng múa cổ đại Hy Lạp (tự nhiên và tự do) là múa của tương lai. Duncan phát triển một triết lý của múa dựa trên luật động tự nhiên (các bước chạy, nhảy lên, nhảy cách, nhảy chồm, những động tác bất ngờ, đột biến) cùng các yếu tố tinh thần và bà mong muốn thể loại múa tự do và hoàn toàn tự nhiên của bà sẽ được ủng hộ, chấp nhận như là một nghệ thuật đỉnh cao. Bà được cho là người tiên phong trong múa hiện đại. Những thế hệ sau đó đã có nhiều sự tìm tòi và phát triển múa hiện đại. Họ cố gắng phát triển sự biểu hiện những đường nét trên cơ thể người múa hơn là những động tác chỉ mang tính hình thức (cả về nội dung và ngôn ngữ). + Giai đoạn thứ hai Tại châu Âu, Đức, một số biên đạo múa đã sáng tạo ra hay cố gắng phát minh ra một dòng múa phá vỡ mọi quy tắc của dòng múa cổ điển. Điển hình trong số họ là biên đạo múa-sư phạm múa Kurt Jooss và diễn viên múa-biên 39 đạo Mary Wigman. Trong đó, Kurt Jooss quan tâm đến các vấn đề xã hội và những vấn đề của thời đại trong những năm 20, 30 thế kỷ XX như tham nhũng, chính trị và chính sách quân sự. Ông sử dụng các yếu tố của ballet cổ điển trong tác phẩm múa của mình như độ mở, độ dài rộng, độ quay..., nhưng ông không sử dụng đi trên giày mũi cứng và những tính năng thể hiện kỹ thuật điêu luyện. Sự duyên dáng, thanh tao, lịch lãm... của ballet cổ điển đã được ông loại bỏ. Ông được biết đến với phong cách “bản chất luận”, tức là diễn viên múa trong tác phẩm của ông cần nắm bắt bản chất của mỗi chuyển động hoặc các tạo hình, dáng đứng và động lực bên trong qua những động tác. Còn Mary Wigman truyền đạt một sự độc lập nhất định trong di chuyển các bước múa, trong chuyển động. Các tiết mục của bà được bà chú trọng đến âm nhạc, thậm chí múa không nhạc hay nói cách khác là múa trong khoảng lặng. Bà được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử múa hiện đại và là người tiên phong múa theo chủ nghĩa biểu hiện... “Các thí nghiệm của múa hiện đại trong nhiều hình thức đã có sức hấp dẫn lớn trong một thời đại dành cho việc tự khám phá và tự thể hiện” [56, tr.173]. Có thể nói, múa hiện đại phản ánh một phong cách mới, bác bỏ những quy tắc cơ bản của ballet cổ điển, loại bỏ các thói quen có cấu trúc và tập trung vào tự do giải thích nguồn gốc từ những cảm xúc bên trong. Diễn viên múa thể hiện múa hiện đại trên đôi chân trần, ngôn ngữ có xu hướng thoải mái, trang phục đa dạng với nhiều màu sắc được pha trộn, nhẹ nhàng, hỗ trợ cho sự di chuyển của các động tác múa. Trên thế giới có một số hệ thống kỹ thuật và theo đó là những trường phái múa hiện đại khác nhau, nhưng tập trung hơn cả là bốn hệ thống kỹ thuật: Martha Graham, Merce Cunningham, Jose Limon và Release (ba kỹ thuật trên mang tên của người phát minh, còn tên của kỹ thuật cuối cùng có nghĩa là “Thả lỏng”). 40 - Kỹ thuật Graham tập trung vào những động tác, kỹ thuật trên mặt sàn, sử dụng qui ước giữa phần bụng và hông, sự thả lỏng, ngã và phục hồi. - Kỹ thuật Cunningham chú trọng về nghệ thuật tạo hình trong không gian, chú trọng đến tiết tấu và sự ăn khớp của các động tác cũng như với diễn viên múa. Sử dụng những đường nét trên cơ thể để nêu lên sự thoải mái, tự nhiên. - Kỹ thuật Limon thiên về sức mạnh. Dùng sức mạnh làm việc với sức nặng trong lúc ngã, lúc bật dậy, phục hồi và treo lửng. - Kỹ thuật Release, như tên gọi của nó, chú trọng đến sự thả lỏng của các khớp, cơ bắp, tạo cho những động tác thoải mái, thư giãn. Kỹ thuật này tìm sự nhẹ nhàng, giảm thiểu sự căng thẳng trong những động tác có sức mạnh, cũng như trong hơi thở. Bên cạnh đó, trong múa hiện đại còn có kỹ thuật múa ngẫu hứng mà sau này là nền tảng cho kỹ thuật tương tác ngẫu hứng trong múa đương đại. Mặc dù các kỹ thuật múa hiện đại có khác nhau, nhưng múa hiện đại có những đặc trưng chung, đó là khuyến khích diễn viên múa sử dụng những cảm xúc và tâm trạng của mình để thiết lập các bước múa và trình tự của nó. Sử dụng có chủ ý của trọng lực cũng như sử dụng trọng lượng của cơ thể để tăng cường vận động trong các động tác múa. Một đặc trưng dễ nhận thấy trong múa hiện đại là những động tác ngã xuống mặt sàn và những động tác múa trên mặt sàn. + Giai đoạn thứ ba Giai đoạn thứ ba của múa hiện đại bắt đầu sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, năm 1945 và tiếp tục cho đến những năm 1960. Giai đoạn này là thời kỳ hậu hiện đại, là giai đoạn truyền thống của cái mới đang dẫn đến sự kết hợp của nhiều truyền thống. Chữ Postmodernity chỉ khoảng thời gian theo sau thời kỳ hiện đại (modernity) và “có thể kéo dài vài thế kỷ mà thời đại chúng ta sống hiện nay 41 là phần đầu của nó”. Nhưng khác với chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại gần như xuất hiện cùng một lúc với thời kỳ hậu hiện đại Thế kỷ XX, với hai cuộc đại chiến đã làm tổn thương và mất mát to lớn về cả vật chất lẫn tinh thần. Những cuộc chiến tranh lạnh giữa các khối quốc gia về quyền lợi đã hằn sâu vào ý thức. Thời kỳ này, tri thức nhân loại đang lên tới đỉnh cao, “xã hội bị chi phối tự phát theo sự bùng nổ của nền công nghiệp sản xuất hàng loạt”. Song, tri thức cao thì ý thức về quyền con người càng trở nên mạnh mẽ, nhận thức của họ về cuộc sống trở nên rõ ràng hơn, họ trở nên hoang mang, giằng xé nội tâm về khả năng thấu hiểu bản ngã, thấu hiểu thế giới [79]. Những thành tựu của thời kỳ hiện đại trở nên méo mó đối với con người phương Tây và trào lưu văn hoá hậu hiện đại được hình thành, mà sản phẩm trực tiếp chính là nghệ thuật đương đại. Chủ nghĩa Hậu hiện đại đã ảnh hưởng lên tư tưởng sáng tạo của rất nhiều nghệ sỹ đương đại, trong đó, không ngoại trừ các nghệ sỹ múa. Trong thế kỷ XX, nghệ thuật múa đã trải qua các cuộc cách mạng văn hóa liên tiếp ở nhiều châu lục. Tại Mỹ, Merce Cunningham đã cách mạng hóa cách tiếp cận về nghệ thuật múa trên toàn thế giới. Lịch sử múa đương đại cho rằng Merce Cunningham (1919-2009, người Mỹ) là biên đạo múa đầu tiên tuyên bố chống lại những quan niệm thành lập của múa hiện đại, thậm chí phản bác hệ thống kỹ thuật múa hiện đại của chính ông và phát triển một thái độ độc lập đối với các tác phẩm nghệ thuật. Quan điểm sáng tác múa đương đại của ông là tác phẩm múa phải trừu tượng, không cần chủ đề, chuyển động phải có biểu cảm, không cần kể câu chuyện mà hãy để khán giả thoải mái tự nhìn nhận, tự hiểu bằng kiến thức của mình. Không chỉ sáng tác múa bằng cảm hứng mà tác phẩm cần mang tính triết lý và xuất phát từ nhịp đập nội tâm của cá nhân biên đạo, của diễn viên múa. Múa và âm nhạc độc lập với nhau, múa trong khoảng lặng cũng là một 42 yếu tố thẩm mỹ. Diễn viên múa thể hiện để truyển tải hơi thở, hồn múa như là sự di chuyển nhận thức bên trong chứ không phải để khán giả đánh giá, phân tích. Họ có khả năng múa với tốc độ nhanh, thay đổi tiết tấu, thay đổi phướng hướng, thích ứng trong mọi trường hợp. Cunningham sử dụng kỹ thuật phần chân của múa ballet cổ điển trong sáng tác. “Sự gia tăng của chủ nghĩa phát xít đặt dấu chấm hết cho nhiều ngành nghề, nhưng Đức vẫn ở vị trí hàng đầu. Cho tới những năm 1950 và 1960, là thời kỳ tái hưng thực sự với sự xuất hiện của múa đương đại” [67, tr.23]. Trong đó, nổi lên là nữ nghệ sĩ Pina Bausch-người đã gây cơn bão trên thế giới với Taztheater vào những năm 1970 và được công nhận là một trong những biên đạo múa đương đại quan trọng nhất cuối thế kỷ XX. Theo lịch sử múa đương đại, vào những năm 1980, nữ nghệ sĩ múa đương đại người Đức, Pina Bausch đã xây dựng một số đặc trưng trong sáng tác múa của mình: + Các tổ hợp múa hàng ngày phải mang yếu tố thơ. + Diễn viên cần có kỹ thuật cao và luyện tập ballet cổ điển hàng ngày. + Các buổi biễu diễn có sự hỗn hợp của hòa nhạc, ca kịch và luôn được ứng biến. + Đối tượng phản ánh là sự mất mát của con người, mặt trái của sự ngọt ngào trong hệ thống xã hội và bà cho rằng xã hội đó là sự dập khuôn, đạo đức giả. + Sự lặp lại và miêu tả những đường cong, không thẳng trong tuyến múa. + Bà từ chối việc tạo ra nhân vật sân khấu, nhưng lại sử dụng giọng nói và cử chỉ sân khấu cho diễn viên múa. Ở châu Á, cụ thể là Nhật Bản, sau khi bị 2 quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt. Thất bại trong chiến tranh, bị tàn phá nặng nề về kinh tế, nhưng đó chính là sự khởi đầu cho một nước Nhật Bản mới ra đời. 43 Trong nghệ thuật cũng vậy, Nhật Bản thoát khỏi những chuẩn mực nghiêm khắc và ước lệ của xã hội, nghệ thuật phương Tây du nhập vào xã hội Nhật Bản không còn bị cấm đoán, sự sáng tạo nghệ thuật không còn bị hạn chế mà được tự do sáng tạo, trong đó có nghệ thuật múa. Vào khoảng năm 1959, có sự ra đời của một thể loại múa mới - Butoh. Tatsumi Hijikata được coi là người đã sáng lập ra Butoh. Ông đã dựa trên tính triết lý của múa đương đại phương Tây và kịch Nô của Nhật Bản. Tiết mục múa đầu tiên của Hijikata vào năm 1959 đã tạo ra một vụ bê bối và bị cấm bởi sự lên án của xã hội vào thời điểm đó. Sau này, ông đã được chào đón nồng nhiệt ở phương Tây, đặc biệt ở châu Âu trong những năm 1970. Đến những năm 1980, Butoh đã được đón nhận ở Nhật Bản và có thành công lớn, nổi trội lên là sự quan tâm đến việc tìm kiếm bản sắc dân tộc trong nghệ thuật múa. Thập niên 90, Butoh Nhật Bản đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và là tài liệu quý giá về văn hóa Nhật Bản. Butoh có những tính năng phổ biến mà đã được ghi trong hầu hết các văn bản lịch sử múa đương đại. Đó là: + Phản ánh các chủ đề cấm kỵ + Biểu diễn trong môi trường khắc nghiệt hoặc vô lý + Kiểm soát sự chuyển động chậm + Cơ thể gần như khỏa thân hoàn toàn và được bôi (sơn) màu trắng + Khuôn mặt méo mó và đôi mắt được ngước lên + Chân và bàn chân xoay vào trong + Sử dụng vị trí thai nhi trong ngôn ngữ múa + Hình ảnh vui tươi và kỳ cục + Biểu diễn có hoặc không có khán giả + Không có động tác cụ thể + Có thể đưa ra tính triết lý mà không cần sự chuyển động 44 Mỗi biên đạo múa đương đại đều có phong cách sáng tác riêng dựa trên nền tảng kiến thức về nghệ thuật, khoa học, đời sống của mình. Có thể nói, kỹ thuật múa đương đại có xu hướng tập trung vào sự chắc chắn, kiểm soát của phần chân trong múa ballet cổ điển và sự thoải mái ở phần thân trên của múa hiện đại cũng như những kỹ thuật trên mặt sàn, ngã - phục hồi và đặc trưng múa ngẫu hứng trong múa hiện đại. Những sự thay đổi nhanh chóng, bất ngờ trong nhịp điệu, tốc độ, phương hướng cũng được múa đương đại sử dụng. 1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của múa đương đại Thông qua sự phát triển từ múa hiện đại đến múa đương đại theo sự biến đổi của xã hội, chúng ta có thể thấy những đặc trưng cơ bản của múa đương đại như sau: + Về nội dung Múa đương đại có thể có chủ đề, có tính cách nhân vật hoặc không có, nhưng nó phải mang yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa. Ví dụ: Một tác phẩm được đặt tên với một từ “Nước”. Khán giả sẽ tự khám phá tính triết lý của tác phẩm và thông điệp mà biên đạo muốn gửi gắm thông qua sự biểu hiện của diễn viên. Với ví dụ này, bằng những đường nét trên cơ thể người diễn viên, một chú bé 6, 7 tuổi khi xem có thể hiểu đó là nước, khi khát thì phải uống. Với cô gái 16 tuổi, nước là nguồn sống, đem lại sự sống cho con người. Còn chàng trai 21 tuổi đang rơi vào tình trạng bi quan, chán nản, thất tình thì “nước” đó có thể là một cốc cafê đen đắng, không đường. Hay với người phụ nữ ở tuổi 40, 50 có thể xem đó là nước hoa quả, sinh tố, đem lại làn da tươi mát, trẻ đẹp... Hiểu một cách trực quan thì khi một ai đó thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, tất yếu sẽ nảy sinh một cuộc đối thoại vô hình với tác giả. Trong cuộc đối thọai này, tác giả đưa ra ngôn ngữ biểu đạt của mình và người thưởng thức cảm nhận nó bằng những tư duy và ấn tượng đến từ kinh nghiệm cá nhân [79]. 45 Thông qua đó, chúng ta thấy rằng, lứa tuổi, kiến thức, tâm trạng của khán giả quyết định sự khám phá tiết mục, vở múa đương đại. + Về hình thức Đặc trưng của múa đương đại được thể hiện thông qua các cử chỉ, điệu bộ, toàn bộ cơ thể bằng cảm xúc, xúc cảm tận cùng bên trong của người diễn viên, đem đến cho người xem những trạng thái, phương pháp, quá trình tìm hiểu và sự tận hưởng tiết mục, tác phẩm múa khác nhau. Ngoài ra, yếu tố song song của chân cũng dễ nhận ra cùng những động tác múa được sáng tạo bởi biên đạo hoặc bởi diễn viên múa. + Về ngôn ngữ Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố của các dòng múa, đặc biệt là sự phát triển đặc trưng từ múa hiện đại như sự co và dãn của cơ thể hay múa với sức nặng, múa trên mặt sàn cùng những động tác lăn... Chúng ta cũng có thể thấy rõ, ngôn ngữ trong múa đương đại có sự tìm tòi, sáng tạo của các biên đạo và mang yếu tố cá nhân của bản thân họ. Họ tạo ra những hình dáng bất thường, những luật động, động tác trôi chảy, bất ngờ. Thông qua đó, họ tạo ra phong cách riêng của mình. Nhiều khi ngôn ngữ múa lại do chính diễn viên múa sáng tạo với sự ngẫu hứng, tương tác ngẫu hứng bằng những tư tưởng, yêu cầu của biên đạo múa. Có những biên đạo có phong cách giống nhau, nhưng thủ pháp, xử lý trong tiết mục múa thì không giống nhau. + Sự liên kết với nhau giữa các hình thức múa trong múa đương đại Múa đơn, múa đôi, múa ba người, nhóm múa ít người, đông người đều được kết nối với nhau, không tách rời, riêng biệt như trong múa ballet cổ điển hay trong múa hiện đại. Sự kết nối ấy không chỉ bằng ánh mắt, những gì nhìn thấy mà bằng cả phần sau của cơ thể hay có thể nói, đó là sự cảm nhận và liên kết của toàn bộ cơ thể với đa dạng về khoảng cách. Các mối quan hệ trong múa đương đại không nhất thiết nữ phải múa với nam mà nam múa với nam hoặc nữ múa với nữ. 46 + Sử dụng đa dạng về không gian trên sân khấu Cùng một lúc các diễn viên thể hiện múa ở các địa điểm, vị trí khác nhau, không phải múa ở địa điểm, vị trí này trước rồi đến địa điểm, vị trí khác. Thậm chí, múa trên mặt sàn của sân khấu và múa trên không của sân khấu. Từ những đặc trưng cơ bản trên, có thể thấy múa hiện đại và múa đương đại có sự tương đồng và có sự khác biệt qua bảng so sánh cụ thể dưới đây: TƯƠNG ĐỒNG KHÁC BIỆT MÚA HIỆN ĐẠI MÚA ĐƯƠNG ĐẠI MÚA HIỆN ĐẠI MÚA ĐƯƠNG ĐẠI - Không phải múa cổ điển - Chuyển động của cơ thể như một phương tiện để chuyển tải nội dung, ý tưởng đến người xem - Tự do giải thích ý tưởng bắt nguồn từ cảm xúc bên trong - Biểu hiện của phong cách - Múa ngẫu hứng, đối trọng, sử dụng mặt sàn - Có thể múa không cần âm nhạc - Yếu tố triết lý. - Ra đời trước múa đương đại - Xuất hiện sau múa hiện đại - Bác bỏ thói quen có cấu trúc trong ballet cổ điển - Không có động tác cụ thể mà ảnh hưởng bởi yếu tố triết lý trong sáng tác - Chú trọng đến sử dụng có chủ ý của trọng lực - Chú trọng đến yếu tố sáng tạo của cá nhân - Nhấn mạnh đến tâm trạng và cảm xúc qua các động tác của người thể hiện đã được định hình (trở thành thói quen) - Nhấn mạnh đến tâm trạng và cảm xúc qua những động tác mới, phong cách mới - Ngôn ngữ được - Ngôn ngữ đa dạng, 47 phát triển, dựa trên múa ballet cổ điển theo sự sáng tạo của nghệ sĩ kết hợp với nhiều dòng múa, võ thuật, phương pháp trị liệu... - Múa ngẫu hứng - Múa tương tác ngẫu hứng - Âm nhạc phù hợp với nội dung được phản ánh - Múa với nhiều thể loại âm nhạc, với âm thanh và không nhạc. Múa và âm nhạc tương phản với nhau - Yếu tố triết lý của tiết mục được biên đạo gửi thông điệp cụ thể đến khán giả. Ví dụ: Tiết mục có tựa đề là Ánh sáng, biên đạo sẽ gửi gắm một thông điệp, một tầng ý nghĩa về ánh sáng. - Yếu tố triết lý phụ thuộc vào kiến thức, tâm trạng của mỗi khán giả. Ví dụ: Với tựa đề là Ánh sáng, biên đạo gửi gắm một thông điệp, nhưng nhiều tầng ý nghĩa tới khán giả. Tiểu kết Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, NCS đã lựa chọn bốn thuyết: thuyết hậu hiện đại, thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, thuyết tương đối văn hóa và nghi lễ chuyển tiếp. Thuyết hậu hiện đại được NCS áp dụng bởi nghệ thuật đương đại nói chung và múa đương đại được xuất hiện trong giai đoạn hậu hiện đại và được các nghệ sĩ trên thế giới ứng dụng tư tưởng của nó trong sự sáng tạo nghệ thuật đương đại của mình. Thuyết giao lưu tiếp 48 biến văn hóa cho thấy múa đương đại phương Tây vào Việt Nam đã tạo ra những thay đổi lớn trong nghệ thuật múa, có những ảnh hưởng tích cực cũng như những hạn chế như thế nào. Thuyết tương đối văn hóa cũng được NCS xem xét thông qua hệ thống ngôn ngữ, tác phẩm đặt trong bối cảnh tự nhiên, lịch sử, văn hóa của Việt Nam để nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam. Bên cạnh đó, áp dụng thuyết nghi lễ chuyển tiếp để thấy sự biến đổi, thích nghi và Việt hóa trong múa đương đại của thời đương đại cũng như sự tác động của các yếu tố khác đến múa đương đại và xu hướng phát triển của múa đương đại Việt Nam. Từ các lý thuyết, soi chiếu vào các vấn đề lý luận của nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại nói riêng, có thể thấy, các dòng múa được sắp xếp rõ ràng theo sự phát triển chung của nghệ thuật múa từ múa cổ điển châu Âu đến múa đương đại. Đó là múa cổ điển châu Âu, tân cổ điển, múa hiện đại, hậu hiện đại và múa đương đại. Tất cả đều có sự liên quan đến nhau, đến sự phát triển của mỗi dòng múa đã được trình bày qua bối cảnh, biến đổi của xã hội và tự bản thân chúng. Thông qua các dòng múa, có thể thấy lịch sử múa đương đại thế giới trải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu vào khoảng năm 1900, giai đoạn thứ hai vào những năm 1930 và giai đoạn ba là sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1945. Ba giai đoạn này đánh dấu sự phát triển của múa thế giới từ múa hiện đại, múa hậu hiện đại, rồi đến múa đương đại dựa trên sự phát triển của bối cảnh xã hội. Cùng với đó là quan điểm sáng tác múa đương đại của Merce Cunningham, người được mệnh danh là nghệ sĩ múa đương đại đầu tiên trên thế giới, cũng như một số đặc trưng trong sáng tác múa của Pina Bausch và những tính năng phổ biến của múa đương đại Butoh. Đây là căn cứ để luận án rút ra những đặc trưng của múa đương đại ở các phương diện nội dung và hình thức đi cùng những tương đồng và khác biệt với múa hiện đại. 49 Chương 2 QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Theo thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Đó là quá trình giao thoa tiếp biến văn hóa của hai nền văn hóa khác nhau, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc và giảm đi đặc tính văn hóa của nền văn hóa trước đó. Đối với nghệ thuật múa Việt Nam, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa được thể hiện qua sự xuất hiện của các dòng múa như ballet cổ điển vào những năm 50, múa đương đại vào cuối những năm 80 thế kỷ XX. 2.1. Sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam Năm 1986, khi Chính phủ Việt Nam chính thức công bố kế hoạch triển khai các cải cách kinh tế, còn được gọi là Đổi mới thì có một nhận định chung là chính sách kinh tế về đổi mới và văn hóa nghệ thuật đã cùng nhau đồng hành trên con đường phát triển đất nước, nghệ thuật múa đương đại cũng không nằm ngoài sự phát triển ấy. Đã có nhiều sự thay đổi khi Việt Nam mở cửa nhìn ra thế giới, gần như cùng một lúc, các xu hướng của hiện đại và hậu hiện đại được xuất hiện trong sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam, trong đó không ngoại trừ nghệ thuật múa (cho dù muộn hơn so với các loại hình nghệ thuật khác). Múa đương đại chính thức du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 1980 bởi Đoàn múa Phương Bắc (Dance North), Úc với sự hướng dẫn của biên đạo múa Cherry Stock. “Tháng 1 năm 1988 chứng kiến Đoàn múa Phương Bắc như đoàn múa đương đại đầu tiên đến Việt Nam và là đoàn sân khấu múa tư bản đầu tiên từ phương Tây lưu diễn tại đây sau chiến tranh” [69, tr.6]. Đây là dự án về văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Úc. Trưởng Đoàn múa Phương Bắc kiêm chỉ đạo nghệ thuật lúc đó là bà Cheryl Stock, người có đóng góp to lớn trong sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam giai 50 đoạn đổi mới. Bà được cho là người đầu tiên hướng dẫn múa đương đại cho các nghệ sỹ múa Việt Nam. Bà dựa trên một số hệ thống kỹ thuật múa hiện đại như Martha Graham, Cunningham, Limon..., một số phong cách múa hậu hiện đại, phương pháp trị liệu để phát triển phong cách dạy múa đương đại riêng mà bà đã phát triển, phản ánh trong sáng tác múa của mình. Tuy nhiên, phong cách múa đương đại mà bà giới thiệu lại được gọi ở Việt Nam là múa hiện đại Úc, điều đó dẫn đến sai lệch về nhận thức [69, tr.6]. 2.2. Các giai đoạn phát triển của múa đương đại Việt Nam Nhằm làm rõ sự phát triển múa đương đại ở Việt Nam, NCS sử dụng thuyết tương đối văn hóa để nhấn mạnh đến tính phức tạp của sự biến đổi văn hóa, tính bình đẳng của các nền văn hóa khác nhau, không có sự hơn kém, tốt xấu giữa các nền văn hóa. Bên cạnh đó, NCS áp dụng thuyết nghi lễ chuyển tiếp để chia múa đương đại Việt Nam thành ba giai đoạn: 1988-1998, 1998- 2008 và 2008-2014 tương ứng với ba giai đoạn của thuyết là cách ly, chuyển tiếp, tái hợp - tiền ngưỡng, ngưỡng và hậu ngưỡng. 2.2.1. Giai đoạn 1988-1998 Năm 1989, bà Cheryl Stock trở lại Việt Nam và biên đạo Qua miền đất lạ cho Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Đây là một sự “pha trộn trừu tượng giữa múa cổ điển và đương đại... Chủ đề là cuộc gặp giữa hai nền văn hóa” Úc và Việt Nam [69, tr.6, 7]. Năm 1990, bà đã biên đạo Cuội và chị Hằng, một tiết mục múa đương đại ba người, sử dụng âm nhạc, trang phục dân tộc Kinh và ngôn ngữ múa là sự kết hợp giữa phong cách sáng tác múa của bà và ngôn ngữ múa dân tộc. Cũng trong năm 1990, bà đã lần đầu tiên hướng dẫn múa đương đại cho học sinh trường Múa Việt Nam (nay là trường Cao đẳng Múa Việt Nam) và đã biên đạo một tiết mục múa ngắn để báo cáo quá trình tập luyện. Thời gian này, nghệ sĩ Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, Phạm Anh Phương đã sang Đoàn múa Phương Bắc, Úc để làm việc trong dự án trao đổi văn hóa. 51 Trong một năm, nghệ sĩ Phạm Anh Phương đã luyện tập cùng đoàn múa những kỹ thuật múa đương đại và dạy Múa cổ điển châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam cũng như tham gia lưu diễn cùng Đoàn tại Úc và ở nước ngoài. Năm 1993, Đoàn múa Phương Bắc trở lại Việt Nam, làm việc với 200 nghệ sĩ, trong đó có nghệ sĩ múa và cho ra mắt tác phẩm múa đương đại Bạn đồng hành. Năm 1995, bà Cheryl Stock biên đạo Em, người phụ nữ Việt Nam. Nội dung của tác phẩm về phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang, nhưng cũng mạnh mẽ, quyết liệt, chiến đấu bảo vệ cuộc sống của mình. Tác phẩm đã gây ấn tượng tốt với khán giả bởi mang yếu tố hiện đại, mang nét đẹp, tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và mang sắc thái, hồn Việt. Để có được tác phẩm này, bà đã n...múa đương đại được tiếp thu có hiệu quả từ phương Tây và múa đương đại đã được Việt hóa ở Việt Nam. NCS không chỉ nhìn múa đương đại dưới góc nhìn toàn cầu hóa, xã hội hóa mà còn xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khác như ảnh hưởng của Nghị quyết 33, sự tác động của kinh tế thị trường và ảnh hưởng của khán giả đến múa đương đại. Các Nghị quyết đã tác động trực tiếp đến quá trình sáng tạo, tiếp nhận, thay đổi trong tư duy của các nghệ sĩ múa. Bên cạnh đó, là những giải pháp của múa đương đại Việt Nam qua cái nhìn chủ quan về múa đương đại Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực lý luận, đào tạo, sáng tác múa và biểu diễn. Từ đó, NCS mong muốn múa đương đại Việt Nam sẽ là sự kết tinh giữa múa đương đại mang yếu tố triết lý nhiều tầng ý nghĩa của phương Tây và yếu tố dân tộc. Đồng thời, NCS cũng đưa ra một số ý kiến giải pháp, kiến nghị theo một góc nhìn mới: toàn cầu hóa về văn hóa, xem xét văn hóa nghệ thuật ở một bình diện khác, hỗn dung về văn hóa. Luận án Múa đương đại Việt Nam đã giải quyết những vấn đề bất cập về múa đương đại trên lĩnh vực lý luận, đào tạo và sáng tác, chỉ rõ sự khác biệt giữa múa hiện đại và múa đương đại, phân tích những ưu điểm, hạn chế trong quá trình tiếp biến múa đương đại phương Tây vào Việt Nam, cụ thể: - Bước đầu đưa ra định nghĩa múa đương đại ở Việt Nam - Quá trình tiếp biến múa đương đại ở Việt Nam qua các giai đoạn - Phác họa múa đương đại Việt Nam - Bước đầu định hướng phong cách sáng tác múa đương đại Việt Nam trên cơ sở phát huy yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa của múa đương đại phương Tây và tính dân tộc trong các tiết mục múa, vở múa. Trên cơ sở những vấn đề đã được giải quyết ở luận án, cùng với những kết quả đã đạt được, công trình sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong thời gian tới về múa đương đại Việt Nam. 119 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Hải Minh (2016), “Múa đương đại Việt Nam và sự tương tác với các loại hình nghệ thuật”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 263, 12, tr.7-10. 2. Lê Hải Minh (2016), “Múa đương đại ở Việt Nam nhìn từ góc độ đào tạo”, Tạp chí Văn hóa học, số 6 (28), tr.89-92. 3. Lê Hải Minh (2017), “Một cách nhìn về múa đương đại Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 394, tháng 4, tr.57-60. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Tái bản, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội. 2. Iu.A.Bakhusin (2002), Lịch sử kịch múa Nga, người dịch NGƯT Trương Lê Giáp, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 3. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hoá, Hà Nội. 4. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2010), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Lê Ngọc Canh (1997), Khái luận nghệ thuật múa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Lê Ngọc Canh (Chủ biên) (2011), Nghệ thuật múa Hà Nội truyền thống và hiện đại, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 7. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hóa dân gian những thành tố, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Vũ Dương Dũng (Chủ nhiệm) (2011), Đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 9. Đinh Xuân Dũng (2010), Phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thời đại, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 121 12. Phan Hồng Giang (2007), Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 13. Trần Văn Hải (2007), Múa hiện đại và phương pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Hiển (2008), Nghệ thuật Biên đạo Múa, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Bùi Thu Hồng (2012), Tính dân tộc trong tác phẩm múa của Nghệ sĩ Nhân dân Thái Ly, Nxb Văn học, Hà Nội. 16. Hội đồng lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương (2009), Văn học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hội đồng lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương (2009), Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đào tạo diễn viên múa trong thời kỳ phát triển và hội nhập-Vấn đề và giải pháp, tháng 11/2007 tại Hà Nội. 19. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo Những vấn đề hiện đại trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm múa Việt Nam, ngày 04/12/2012 tại Hà Nội. 20. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo Tiếp thu tinh hoa múa nước ngoài trong đào tạo diễn viên múa Việt Nam, ngày 01/12/2012 tại TP.Hồ Chí Minh. 21. Đào Mạnh Hùng (Chủ biên) (2003), Bản sắc dân tộc và sự phát triển, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 22. Bùi Như Hương, Phạm Trung (2013), Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010, Nxb Tri thức, Hà Nội. 122 23. A.L.Krober, Clyde Kluckhohn, “Văn hoá - Tổng quan phê phán về các khái niệm và định nghĩa”, Thông báo khoa học, số 13 - 9/2005, tr 5- tr 112, Viện Văn hoá-Thông tin, Hà Nội. 24. Ngô Phương Lan (2005), Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội. 25. Lâm Tô Lộc (2001), Truyền thống nghệ thuật Việt Nam và sự phát triển của nó, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội. 26. Lâm Tô Lộc (2011), Tìm hiểu về nghệ thuật múa Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 27. Trường Lưu (1999), Văn hoá, Một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Nguyễn Tuyết Minh (2009), Kế thừa và phát triển múa tuồng trong tác phẩm múa đương đại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội. 29. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 30. Nhiều tác giả (2002), Bản sắc dân tộc trong văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội. 31. Nhiều tác giả, (2012), Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật Múa Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 32. Nhiều tác giả, (2013), Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật Múa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 33. Nhiều tác giả (2007), Văn hoá học những phương pháp nghiên cứu, Viện Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 34. Hoàng Phê (Chủ biên, 2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 35. Trần Phú (2008), “Vài ý kiến về tác phẩm của biên đạo múa Việt kiều Ea Sola Thủy, và bài báo “Phản hồi” của Nguyễn Anh Đức”, Tạp chí Nhịp điệu, số 97 (10/2008), tr.10-13. 123 36. Phạm Anh Phương (2010), Múa dân gian người Việt vùng châu thổ sông Hồng truyền thống và hiện đại, Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 37. Lê Thị Hoài Phương (Chủ biên, 2009), Hợp tác quốc tế về văn hoá trong thời kỳ Đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Lê Thị Hoài Phương (2015), “Tự chủ tài chính trên lộ trình xã hội hóa các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập”, Tạp chí Văn hóa học, số 2 (18), tr.82-87. 39. Thomas L.Friedman (2005), Thế giới phẳng, Bản dịch Nguyễn Quang A, Cao Việt Dũng, Nguyễn Tiên Phong, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. 40. Đình Quang (1995), Văn học nghệ thuật với xã hội và con người trong sự phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức, Hà Nội. 42. Bùi Hoài Sơn, Trần Yến Chi (2015), Giáo trình Xã hội học nghệ thuật, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 43. Trần Đình Sử (2012), Lý luận và phê bình văn học: Những vấn đề và quan niệm hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Bùi Quang Thắng (1988), Xã hội học nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 45. Bùi Quang Thắng (Chủ biên, 2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Trần Nho Thìn (2015), “Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Văn hóa học, số 2 (18), tr.37-46. 47. Ứng Duy Thịnh (2010), Con đường của múa dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 48. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (Chủ biên, 2005), Folklore một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 124 49. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 51. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học 20 năm Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986- 2006, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 52. Từ điển nhân học, Bản dịch tiếng Việt, Tập 1-2, Lưu tại thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội, ký hiệu TĐ 86, TĐ 89. 53. Huỳnh Khái Vinh (2001), Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương đại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Tiếng Anh 54. Ann Cooper Alpright (1997), Choreographing Difference: Body and Identity in Contemporary Dance, (Sự khác biệt trong biên đạo: Cơ thể và bản sắc trong múa đương đại), Wesleyan University Press. 55. ASEAN Committee on Culture and Information (1998), The dances of Asean, (Múa Đông Nam Á), Asia printers, Brunei. 56. Susan Au (2002), Ballet and Modern dance, (Múa ballet và hiện đại), World of art. 57. Bruce Baird (2012), Hijikata Tatsumi and Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits, (Hijikata Tatsumi và Butoh: Múa trong hồ bột kiều mạch màu xám), Palgrave Macmillan. 58. Stephen Barber (2010), Hijikata: Revolt of the Body, (Hijikata: Cuộc nổi dậy của cơ thể), Solar Books. 59. Marta Bremser (1999), Fifty contemporary choreographers, (Năm mươi biên đạo múa đương đại), Routledge. 60. Royd Climenhaga (2009), Pina Bausch, Routledge. 125 61. Julia L.Foulkes (2002), Modern bodies: Dance and American modernism from Martha Graham to Alvin Ailey, (Cơ thể hiện đại: Múa và chủ nghĩa hiện đại Mỹ từ Martha Graham đến Alvin Ailey), The University of North Carolina Press. 62. Louis Horst, Carroll Russell (1987), Modern dance form: In relation to the other modern arts, (Hình thức múa hiện đại: Mối quan hệ với các nghệ thuật hiện đại khác), Princeton book company. 63. Lynne Anne Blom, L.Tarin Chaplin (2000), The moment of movement Dance improvisation, (Thời điểm chuyển động trong Múa ngẫu hứng), Dance books, Cecil court, London. 64. John Byrne, Shirley Hancock, Moira McCormack (1989) Body basics, (Những căn bản về cơ thể), Royal Academy of Dance Enterprises Ltd. 65. John Glaves-Smith, (2009), Dictionary of Modern and Contemporary art, (Từ điển nghệ thuật Hiện đại và Đương đại), Oxford University press Inc., New York. 66. Jean-Francois Lyotard, (1984), The postmodern condition: A report on knowledge, (Điều kiện hậu hiện đại: Bản tường trình về tri thức), Manchester University Press. 67. Philippe Noisette (2011), Talk About Contemporary Dance, (Bàn về múa đương đại), Flammarion. 68. Jacqualine Smith-Autard (2010), Dance composition, (Biên đạo múa), Methuen Drama. 69. Cheryl Stock (1999), Making intercultural dance in Vietnam, (Múa Việt Nam trong giao lưu văn hóa), Luận án tiến sĩ, Queensland University and Technology. 70. Gretchen Ward Warren (1989), Classical Ballet technique, (Kỹ thuật ballet cổ điển), University Press of Florida. 126 Tiếng Nga 71. А.Я.Ваганова (1990) Основы классическово танца, (Nguyên tắc cơ bản của múa cổ điển), Ленинград “Исскуство”, Ленинградcкое отделение. 72. Р.Захаров (1983) Сочинение танца, (Biên đạo múa), Москва, “Исскуство”. 73. Сборник статей, Выпуск 5(1987), Музыка и хореография современного балета, (Âm nhạc và biên đạo múa ballet đương đại), Ленинград “Музыка”, Ленинградcкое отделение. Tài liệu truy cập mạng internet Tiếng Việt 74. Charles Jencks, Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì?, Phan Việt Thuỷ chuyển ngữ, 75. Nguyễn Văn Dân, Chủ nghĩa hậu hiện đại - tồn tại hay không tồn tại, 76. Nguyễn Văn Dân, Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật - bản chất và đặc trưng, 77. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TƯ 23, Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, 78. Jean-Francois Lyotard, Điều kiện hậu hiện đại-Bản tường trình về tri thức, Nguyễn Minh Quân chuyển ngữ, .edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/ 79. Phạm Trần Lê, Một hành trình của nghệ thuật đương đại thế giới, 80. Nguyễn Minh Quân, Chủ nghĩa hậu hiện đại: những khái niệm căn bản, 81. Kiều Trinh, Ea Sola Thủy: Với múa đương đại phải xem mới học được, 127 82. Wikipedia tiếng Việt, Biến đổi xã hội, https://vi.wikipedia.org/wiki/ 83. Wikipedia tiếng Việt, Chủ nghĩa hiện đại, https://vi.wikipedia.org/wiki/ Tiếng Anh 84. Ballet and modern dance (Múa ballet và hiện đại), 85. Từ điển Cambridge, 86. Contemporary art, (Nghệ thuật đương đại), https://en.wikipedia.org/wiki/Contemporary_art 87. Contemporary ballet, (Ballet đương đại), https://en.wikipedia.org/wiki/Contemporary_ballet 88. Contemporary dance history, (Lịch sử múa đương đại), history.html 89. Contemporary dance terms, (Thuật ngữ múa đương đại), dance.org/dance-terms.html 90. Encyclopedia, What is classical dance?, (Múa cổ điển là gì?), 91. Modern dance history (Lịch sử múa hiện đại), dance.org/modern-dance-history.html 92. Từ điển Oxford, https://en.oxforddictionaries.com/definition/contemporary 93. Post modern dance history, (Lịch sử múa hậu hiện đại), history.html 94. What is different between modern and contemporary dance, (Sự khác biệt giữa múa hiện đại và múa đương đại), and-vs-contemporary-dance/ 128 95. What is contemporary art?, (Nghệ thuật đương đại là gì?), 96. What is contemporary dance?, (Múa đương đại là gì?), 97. What is contemporary dance?, (Múa đương đại là gì?), 98. What is contemporary dance?, (Múa đương đại là gì?), Dance.htm 99. What is modern dance?, (Múa hiện đại là gì?), 100. Simple Wikipedia, Post-modernism, (Chủ nghĩa hậu hiện đại), https://simple.wikipedia.org/wiki/Post-postmodernism 101. Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở, Chủ nghĩa hiện đại, https://vi.wikipedia.org/wiki/ 102. Wikipedia, Neoclassical ballet, (Ballet tân cổ điển), https://en.wikipedia.org/wiki/Neoclassical_ballet 103. Wikipedia, Post modernism, (Chủ nghĩa hậu hiện đại), https://en.wikipedia.org/wiki/Post-postmodernism 104. Wikipedia, Post modern dance, (Múa hậu hiện đại), https://en.wikipedia.org/wiki/Postmodern_dance 105. Wikipedia, Rite of passage, (Nghi lễ chuyển tiếp), https://en.wikipedia.org/wiki/Rite_of_passage 106. Wikipedia, What is ballet?, (Ballet là gì?), 107. Wikipedia, What is classical ballet?, (Ballet cổ điển là gì?), BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2018 130 MỤC LỤC Phụ lục 1. Các trích dẫn nguyên bản bằng tiếng nước ngoài. 131 Phụ lục 2. Danh sách các cá nhân cung cấp thông tin cho đề tài luận án.............................................................................................. 136 Phụ lục 3. Một số hình ảnh múa đương đại nước ngoài. 140 Phụ lục 4. Một số hình ảnh múa đương đại Việt Nam............... 143 131 Phụ lục 1: Các trích dẫn và trích ý nguyên bản bằng tiếng nước ngoài Nội dung Trang - ...an established system of choreographic means of expression based on the principle of a poetically generalized treatment ofstage images; the revealing of emotions, thoughts, and experiences through movement. The term has been used in Russia since the end of the 19 th century [90]. 29 - Classical ballet is any of the traditional, formal styles of ballet that exclusively employ classical ballet technique. It is known for its aesthetics and rigorous technique (such as pointe work, turnout of the legs, and high extensions), its flowing, precise movements, and its ethereal qualities [107]. 29 - The term "neoclassical ballet" appears in the 1920s with Sergei Diaghilev's Ballets Russes, in response to the excesses of romanticism and modernity. It draws on the advanced technique of 19th century Russian Imperial dance, but strips it of its detailed narrative and heavy theatrical setting [102]. 30 - Modern dance is a dance form that developed in the early twentieth century, partly in reaction to the traditional, more highly technical forms of dance such as ballet [99]. 31 - Postmodern dance was an American dance movement during the 1960s and 1970s. Like other cultural phenomenon of the time, it was a rebellion against traditional ideas and assumptions. Postmodernists questioned the established parameters of dance and pushed dance and art to new levels [93]. 31 - Existing or happening now... belonging to the same or a stated period in the past [85]. 31-32 132 - Dating from the same time... Following modern ideas in style or design [92]. 32 - Contemporary art is art produced at the present period in time. Contemporary art includes, and develops from, postmodern art, which is itself a successor to modern art. In vernacular English, "modern" and "contemporary" are synonyms, resulting in some conflation of the terms "modern art" and "contemporary art" by non- specialists [86]. 32 - Contemporary dance is the name for a modern concert dance genre. It is not a specific dance technique but a collection of methods developed from modern and post-modern dance and can take on many forms including dance fusion, emergent dance and revisionism. Prominent artists in this area include Merce Cunningham and Trisha Brown [96]. 32-33 - Contemporary dance is a style of dance that emerged in the 20th century as an outgrowth of modern dance and other 20th century dance techniques. Defining this style of dance can be difficult, as it is an extremely fluid and very nebulous style of dance. Unlike traditions such asballet, contemporary is not associated with specific dance techniques, but rather with a dancephilosophy. In it, people attempt to explore the natural energy and emotions of their bodies to produce dances that are often very personal [97]. 33 - Contemporary dance is a style of expressive dance that combines elements of several dance genres including modern, jazz, lyrical and classical ballet. Contemporary dancers strive to connect the mind and the body through fluid dance movements [98]. 33 133 - Contemporary dance is a specific concert dance genre that is all about unchoreographed movements as influenced by compositional philosophy. Contemporary dance dates back to the 20th century. This dance variety draws inspiration from a range of methods and skills drafted from modern dance and ballet, though it is strictly made to be non-classical in nature. Emphasizing the need of impeccable form, the contemporary dance frequently utilizes groundwork to produce a piece... Merce Cunnigham is considered the first choreographer to use contemporary dance [94]. 33 - Art whose working material is the movement of humans. It doesn’t have fixed or established movement patterns but it’s rather in a continuous search for new forms and dynamics. Therefore its dancers make use of varied modern and classic dance techniques to train. It produces performances or shows in conventional and non conventional stage (such as theaters or public and private places), having a frequent dialogue with other aesthetic languages such as audiovisual technologies, visual or fine arts, lightning, architecture, music, circus and others [89]. 33-34 - New ballet companies with strong national identities sprang up in Britian, France and U.S in the 1930s and 40s [56]. 35 - Although ballet in Europe had a strong tendency towards drama, American ballet began to explore a different path due to the influence of Balanchine [56]. 35 - Modern dance was created by people who were tired of the restrictions of Ballet. But instead of making up new steps to their liking, they simply took the basic ballet positions and steps, and changed them... Modern dance allows you to make up steps of your 36 134 own, but usually the steps somehow resemble Ballet [84]. - ...because he invents a theory about the relationship between human movement and feelings. His researches lead him to conclude that to each emotion or mental image corresponds a movement, or at least an attempt of it [93]. 37 - ..feelings and their intensity are the cause of movement and its quality... [93]. 37 - The inherent experimentalism of modern dance in its many forms held great appeal in an era devoted to self-discovery and self- expression [56]. 39 - The rise of Nazism put an end to many careers, yet Germany remained in the forefront. In the 1950s and 1960s, a renaissance hinted at the emergence of a truly contemporary dance [67]. 42 - January 1988 saw Dance North as the first contemporary dance company to visit Vietnam and the first theatrical company from the capitalist West to tour there since the end of the war [69]. 49 - Ironically, some young choreographers now view Cunningham as a classicist [67]. 71 - Contemporary ballet is a genre of dance that incorporates elements of classical ballet and modern dance. It employs classical ballet technique and in many cases classical pointe technique as well, but allows greater range of movement of the upper body and is not constrained to the rigorously defined body lines and forms found in traditional, classical ballet. Many of its attributes come from the ideas and innovations of 20th century modern dance, including floor work and turn-in of the legs [87]. 77 - For dance is not only about long legs, grace, or specific 81 135 movement styles. It can also tell us a lot about the social value of the body within a particular culture [54]. - Most scholars would agree that modernism began around 1900 and continued on as the dominant cultural force in the intellectual circles of Western culture well into the mid-twentieth century [103]. 109 - Postmodernism arose after World War II as a reaction to the perceived failings of modernism, whose radical artistic projects had come to be associated with totalitarianism or had been assimilated into mainstream culture [103]. 109 - Post-Postmodernism is a general term used to describe new developments emerging from Postmodernism. It is a positive idea that faith, sincerity and trust can be better for society Postmodern irony. Postmodernism is a way of thinking about culture and thought. It often challenges the certainty and authority of vital areas of our lives... Post-Postmodernism is a very new idea that is still forming. There are many different ideas about how Post-Postmodernism could evolve and shape culture [100]. 110 136 Phụ lục 2: Danh sách các cá nhân cung cấp thông tin cho đề tài luận án 3.1. Người Việt Nam T T Họ và tên Nơi công tác Lĩnh vực hoạt động Học hàm, học vị, chức vụ Thời gian 1 Hoàng Kim Anh Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Múa ThS, Phó khoa Múa 15/10/2014 2 Nguyễn Ngọc Anh Trường Múa Alpha, Hongkong Múa Hiệu trưởng 20/4/2014 3 Bùi Thục Anh Ban Tuyên giáo trung ương Đường lối Văn hóa ThS, Vụ phó Vụ Văn hóa văn nghệ 05/10/2016 4 Bùi Tuấn Anh Cao đẳng Múa Việt Nam Múa Giảng viên 20/9/2015 5 Hồ Thanh Bình Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Giáo dục ThS,Trưởng phòng nghiên cứu chính sách&chiến lược 11/7/2013 6 Tạ Thùy Chi Trường Múa TP.Hồ Chí Minh Múa NSƯT, Phó Giám đốc nhà hát 31/5/2014 7 Nguyễn Anh Đức Tự do Múa Biên đạo múa 07/2013 8 Lê Thu Hà Bệnh viện TW Quân đội 108 Ngành Y Trung tướng, Nguyên P.Giám đốc 25/9/2015 9 Nguyễn Thị Thu Hà Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Mỹ thuật TS.NSƯT, Phó Hiệu trưởng 11/2015 10 Nguyễn Thị Hà Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sân khấu TS, Chuyên viên 4/2014 11 Nguyễn Hồng Hải Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội Múa ThS, Giảng viên 10/11/2014 137 12 Đỗ Văn Hiền Tự do Múa NSƯT, Biên đạo múa 14/11/2014 13 Nguyễn Trinh Hương Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Âm nhạc TS, Giảng viên 9/2014 14 Dương Ngọc Lai Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng Múa ThS, Trưởng khoa Sân khấu và Múa 26/10/2016 15 Lưu Thu Lan Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Múa NSƯT, Giảng viên 08/6/2014 16 Lê Hoàng Phi Long Cao đẳng Múa Việt Nam Múa ThS, Giảng viên 03/11/2014 17 Lê Vũ Long Đoàn múa Nơi đến Múa Giám đốc 08/6/2014 18 Nguyễn Phương Linh Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam Múa Trưởng đoàn múa 01/10/2015 19 Trần Ly Ly Trường Múa TP.Hồ Chí Minh Múa ThS.NSƯT, Phó Hiệu trưởng 14/11/2014 20 Trương Mai Ly Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội Múa ThS, Giảng viên 16/9/2016 21 Nguyễn Thị Thanh Mai Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc Múa ThS, Phó Trưởng khoa Múa 10/2015 22 Nguyễn Quỳnh Nga Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam Múa NSƯT Diễn viên múa 22/10/2014 23 Nguyễn Khánh Ngọc Đại học Văn hóa Hà Nội Múa ThS,Phó khoa nghệ thuật đại chúng 22/9/2016 138 24 Nguyễn Công Nhạc Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam Múa NSND, Nguyên Giám đốc 08/2013 25 Phạm Anh Phương Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam Múa TS.NSND, Giám đốc 10/2016 26 Phạm Minh Phương Cao đẳng Múa Việt Nam Múa NGND, Nguyên Trưởng khoa Múa dân tộc 03/11/2014 27 Phạm Thị Minh Quyên Cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc Múa Giảng viên múa 18/9/2016 28 Hà Thái Sơn Cao đẳng Múa Việt Nam Múa ThS, Tổ trưởng tổ bộ môn Múa đương đại 06/2014 29 Nguyễn Xuân Sơn Tự do Âm nhạc Nhạc sĩ 10/2015 30 Lương Thị Hoàng Thi Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Sân khấu ThS, Phó Trưởng khoa tại chức 03/10/2014 31 Nguyễn Bằng Thịnh Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam (nghỉ hưu) Múa NSƯT, Biên đạo múa 07/2016 32 Ứng Duy Thịnh Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam Múa PGS.TS.NSND, Phó Chủ tịch thường trực 24/8/2016 33 Nguyễn Minh Thông Cục nghệ thuật biểu diễn Múa NSND, Trưởng phòng nghệ thuật 06/2016 34 Cao Đức Toàn Tự do Múa NSƯT 05/2013 35 Bạch Mỹ Trinh Cao đẳng Múa Việt Nam Văn hóa học TS, Nghiên cứu viên 15/8/2015 139 3.2. Người nước ngoài TT Họ và tên Quốc tịch Nghề nghiệp Thời gian 1 Regine Chopinot Pháp Diễn viên-biên đạo múa 7/2013 2 Moriyama Kaiji Nhật Bản Diễn viên-biên đạo múa 14/11/2013 3 Ross McKim Anh Giảng viên-biên đạo múa 11/02/2014 4 Phạm Minh Pháp Giảng viên-biên đạo múa 8/2013 5 Sirimongkol Natayakul Thái Lan Giảng viên-biên đạo múa 14/8/2015 6 Michael Pearce Úc Thiết kế mỹ thuật cho múa 12/10/2016 7 Chua Soo Pong Singapore Nghiên cứu-biên đạo múa 29/3/2014 8 Bùi Ngọc Quân Pháp Diễn viên-biên đạo múa 22/9/2016 9 Suzuki Takako Đức Diễn viên-biên đạo múa 02/10/2015 140 Phụ lục 3: Một số hình ảnh múa đương đại nước ngoài Nguồn: www.tumblr.com Nguồn: piratstudentema.se 141 Nguồn: valinkat.wordpress.com Nguồn: pixgood.com Nguồn: imgarcade.com 142 Nguồn: contemporary-dance.org Nguồn: dance.net 143 Phụ lục 4: Một số hình ảnh múa đương đại Việt Nam 5.1. Tiếp thu hiệu quả từ múa đương đại phương Tây Nguồn: dantri.com.vn Vở múa: Một tập thể các cá nhân Âm nhạc: Trí Minh Biên đạo: Lê Vũ Long Thể hiện: Đoàn múa Nơi đến Nguồn: thegioivanhoa.sunflower.vn Tiết mục: Nón Âm nhạc: Hồng Quang Biên đạo: Ngọc Khải Thể hiện: Ngọc Khải 144 Tiết mục: Tam nguyên Biên đạo: Nhóm +84 Âm nhạc: John Cage Nguồn: htpp://vnphoto.net/ Vở múa: Không gian gốc Biên đạo: Quách Hoàng Điệp Âm nhạc: Trí Minh Nguồn: Vở múa: Một ngày Biên đạo: Trần Ly Ly Âm nhạc: Nước ngoài Nguồn: 145 Tiết mục: Tâm Biên đạo: Bùi Tuấn Anh Âm nhạc: Bùi Sơn Tùng Nguồn: Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2013), Nghệ thuật múa những khoảnh khắc sáng tạo, Tập 2, Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. Ảnh: Thanh Hà, TTXVN Tiết mục: Bản ngã Biên đạo: Phúc Hùng Âm nhạc: Nước ngoài Nguồn: 146 Nguồn: Tiết mục: Tế bào Biên đạo: Quách Phượng Hoàng Âm nhạc: Bộ gõ do Quách Phượng Hoàng biên soạn Vở múa: Đánh mất và tìm lại Biên đạo: Phúc Hải, Phúc Hùng Âm nhạc: Max Ritchter Nguồn: 147 5.2. Múa đương đại được Việt hóa Tiết mục: Hồn gió Việt Âm nhạc: Quốc Trung Biên đạo: Phạm Anh Phương Nguồn: Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2012), Nghệ thuật múa những khoảnh khắc sáng tạo, Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. Ảnh: Thanh Hà, Phóng viên- TTXVN Vở múa: Sương sớm Biên đạo: Tấn Lộc, Ngọc Anh, Ngọc Khải Âm nhạc: Tôn Thất An, Đức Trí Nguồn: 148 Nguồn: Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2013), Nghệ thuật múa những khoảnh khắc sáng tạo, Tập 2, Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. Ảnh: Thanh Hà, Phóng viên – TTXVN Tiết mục: Ảo vọng Âm nhạc: Bùi Anh Dũng Biên đạo: Hà Thái Sơn Tiết mục: Hồn tre Âm nhạc: Hồ Hoài Anh Biên đạo: Cao Đức Toàn Nguồn: Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2012), Nghệ thuật múa những khoảnh khắc sáng tạo, Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. Ảnh: Thanh Hà, Phóng viên - TTXVN 149 Nguồn: Vở múa: Tích tắc Âm nhạc: Beethoven, Mozart, Bach Biên đạo: Tấn Lộc, Ngọc Khải, Thanh Phương, Bảo Trung Nguồn: 150 Nguồn: Vở múa: Con tạo xoay Biên đạo: Tuyết Minh Âm nhạc: Vũ Hiếu, Nathan Lanier, Beethoven Vở múa: Ta đã ở đó Biên đạo: Ngọc Anh, Thùy Chi Âm nhạc: Quốc Trung Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mua_duong_dai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan