BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----------------
Lại Thái Bình
MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI
QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62.31.02.06
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----------------
Lại Thái Bình
MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI
QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 62.31.02.06
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH Q
151 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN HỆ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi
2. PGS. TS. Tạ Minh Tuấn
Hà Nội - 2015
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu đã nêu trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của Luận án là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người hướng dẫn 1
PGS. TS. Nguyễn Phú
Lợi
Người
hướng
dẫn 2
PGS. TS.
Tạ Minh
Tuấn
Tác giả
Lại Thái Bình
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi và
PGS. TS. Tạ Minh Tuấn về những lời hướng dẫn và động viên chân thành
cũng như những công sức quý báu để giúp tôi hoàn thành Luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của hoa ào tạo sau ại học, Học viện
Ngoại giao trong thời gian thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn
những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của các nhà khoa học, giảng
viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong quá trình trao đổi, hoàn
thiện, đánh giá Luận án trong suốt mấy năm qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về nhiều mặt của Lãnh đạo
và các đồng nghiệp tại Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao và các đơn vị khác cũng
như từ phía bạn bè và gia đình – những người đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện
và cùng chia sẻ những khó khăn trong thời gian tôi thực hiện Luận án.
Người hướng dẫn 1
PGS. TS. Nguyễn Phú
Lợi
Người
hướng
dẫn 2
PGS. TS.
Tạ Minh
Tuấn
Tác giả
Lại Thái Bình
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACM
Alliance Coordination
Mechanism
Cơ chế phối hợp liên minh
ADMM +
ASEAN Defence Minister's
Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN mở
rộng
AIIB
Asian Infrastructure
Investment Bank
Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng
Châu Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ông Nam Á
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia ông
Nam Á
ASEAN + 1
Association of Southeast
Asian Nations Plus One
ASEAN và một đối tác
ASEAN + 3
Association of Southeast
Asian Nations Plus Three
ASEAN và Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc.
BRICS
Brazil, Russia, India, China
and South Africa
Brazil, Nga, Ấn ộ, Trung
Quốc và Nam Phi
CARAT
Cooperation Afloat
Readiness and Training
Tập trận duy trì sẵn sàng chiến
đấu của hải quân
CPC
Country of Particular
Concern
Các nước cần đặc biệt quan
tâm (về tự do tôn giáo)
CSIS
Center for Strategic and
International Studies
Trung tâm nghiên cứu quốc tế
và chiến lược
EAC East Asian Community Cộng đồng ông Á
EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao ông Á
EEC
European Economic
Community
Khối thị trường chung Châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment ầu tư trực tiếp nước ngoài
G7 Group of Seven
Canađa, Pháp, ức, Ý, Nhật,
Anh, Mỹ
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
HADR
Humanitarian Assistance and
Disaster Relief
Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ
thảm họa
6
IMET
International Military
Education and Training
Chương trình giáo dục và huấn
luyện quân sự quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IS Islamic State Nhà nước Hồi giáo
LCS Littoral Combat Ship Tàu chiến gần bờ
MOU
Memorandum of
Understanding
Bản ghi nhớ
NATO
North Atlantic Treaty
Organization
Khối quân sự Bắc ại Tây
Dương
PKO Peacekeeping Operations Hoạt động gìn giữ hòa bình
POW/MIA
Prisoners of War/Missing in
Action
Tù binh chiến tranh/Người mất
tích
PSI
Proliferation Security
Initiative
Sáng kiến an ninh chống phổ
biến (vũ khí hạt nhân)
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
(Hiệp định) ối tác kinh tế toàn
diện khu vực
SEACAT
Southeast Asia Cooperation
and Training
(Tập trận) Hợp tác và huấn
luyện ông Nam Á
SEATO
Southeast Asia Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước ông Nam
Á
START
Strategic Arms Reduction
Treaty
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến
lược
TMD Theater Missile Defense
(Hệ thống) Phòng thủ tên lửa
tầm trung
TPP Trans-Pacific Partnership
(Hiệp định) ối tác xuyên Thái
Bình Dương
USTR
United States Trade
Representative
ại diện Thương mại Hoa Kỳ
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
7
MỤC LỤC
MỞ ẦU .......................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN IỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI
QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG .................................................................. 17
1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế ...................... 17
1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng .............................. 17
1.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc phòng ................ 27
1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng .................... 36
1.2. Một số vấn đề rút ra ............................................................................................ 43
1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng ................................... 43
1.2.2. Khác biệt về tư duy chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ ........................... 45
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG
VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 1995 – 2015 ...................................................... 50
2.1. Quan hệ quốc tế, môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh .................. 50
2.1.1. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh ......................................................... 50
2.1.2. Môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh ...................................... 52
2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2015 .......................................... 55
2.2.1. Khuôn khổ quan hệ được củng cố vững chắc .............................................. 55
2.2.2. Sự đan xen lợi ích ngày càng gia tăng ......................................................... 57
2.2.3. Mở rộng hợp tác từ song phương ra khu vực và quốc tế ............................. 59
2.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ ............................ 60
2.3.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam ....................................... 60
2.3.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ .......................................... 68
2.3.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 -
2015 ........................................................................................................................ 85
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ
QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 2016 – 2020 ........................... 94
3.1. An ninh quốc tế, khu vực và xu hướng hợp tác quốc phòng giữa các nước trong
tình hình mới .............................................................................................................. 94
3.1.1. An ninh quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................ 94
3.1.2. An ninh Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 ....................... 99
3.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đến năm 2020 .................................................... 110
3.2.1. Những thuận lợi chủ yếu ............................................................................ 110
3.2.2. Một số thách thức ....................................................................................... 112
3.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ .......................... 114
3.2.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam ..................................... 114
3.2.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ ........................................ 120
3.2.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 -
2020 ...................................................................................................................... 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ã CÔNG BỐ ......................... 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 146
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là rất cần thiết
trong tiến trình nghiên cứu quan hệ quốc tế và kiến nghị chính sách đối
ngoại của Việt Nam. Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là một
trong những bộ phận quan trọng của quan hệ giữa hai nước, đồng thời có
mối quan hệ biện chứng với tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam
(nhất là với các nước lớn và Châu Á – Thái Bình Dương), cũng như có ảnh
hưởng nhất định tới tình hình chính trị - xã hội trong nước. ể có thể hiểu
được mối quan hệ khá phức tạp này, cần xem xét nó từ nhiều góc độ và
trong mối quan hệ với các vấn đề khác có liên quan, trong đó có việc
nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ này trong những giai
đoạn nhất định. Trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục triển khai chính sách “tái
cân bằng” và Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế một cách toàn diện,
hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có sự thay đổi cả về lượng
và chất, có liên quan đến những vấn đề nóng như Biển ông, các nước
khu vực tăng cường hợp tác và gia tăng sức mạnh quốc phòng, ứng phó
với các thách thức an ninh phi truyền thống Mặt khác, hai bên cũng tiếp
tục gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thúc đẩy mối quan hệ
này do chênh lệch về trình độ phát triển, tính chất nhạy cảm của quan hệ
quốc phòng, sự khác biệt về lợi ích của các bên Việc nghiên cứu sâu các
nhân tố chủ yếu đã và sẽ chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ
có thể giúp tìm hiểu kỹ hơn các động lực cơ bản, lâu dài và tìm kiếm cơ
hội để thúc đẩy một cách hợp lý hơn nữa quan hệ quốc phòng giữa hai
nước, đóng góp tích cực cho việc bảo vệ chủ quyền, ổn định khu vực cũng
như các lợi ích chính đáng khác của khu vực và Việt Nam.
9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang có những biến chuyển nhanh
chóng và phức tạp, tập hợp lực lượng ở ông Nam Á đang diễn ra sôi
động và Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ngày càng có
nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung và
quan hệ quốc phòng song phương nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có nhiều ấn phẩm nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ và những nghiên cứu về mối quan hệ này chủ yếu tồn tại
trong các nghiên cứu tổng thể về quan hệ giữa hai nước. Nội dung cơ bản
của một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước bao gồm:
- Tác phẩm "Quan hệ quốc tế: Các phương pháp tiếp cận hiện đại”
[33] đã đề cập một cách tương đối tổng quát về phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, nguồn gốc và bản chất của quan hệ quốc tế, cơ sở lý luận
của quan hệ quốc tế, đối tượng và nội dung nghiên cứu của khoa học quan
hệ quốc tế cũng như phương pháp luận và lý luận phương Tây về quan hệ
quốc tế. Tác phẩm này có thể được sử dụng để làm cơ sở lý luận cũng như
cung cấp phương pháp luận cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế nói
chung cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng, bao gồm cả quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
- Tác phẩm "Lý luận quan hệ quốc tế” [38] đã đưa ra một cách tương
đối cơ bản và hệ thống các quan điểm, phương pháp luận mà học giả
Phương Tây sử dụng để xem xét, đánh giá và xử lý các vấn đề quan hệ
quốc tế. Việc sử dụng những nội dung của cuốn sách này tạo thêm nền
tảng để hiểu nguyên nhân hợp tác/đấu tranh của các quốc gia, tạo cơ sở
cho việc phân tích quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
10
- Tác phẩm "Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng Việt
Nam” [20] cho rằng tư duy đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới cần
được đặt trên cơ sở thấu hiểu bối cảnh mới của quan hệ quốc tế và khu vực
cũng như của các đối tác, đòi hỏi mới của tiến trình xây dựng và bảo vệ
đất nước, hình thành nên các mối quan hệ quốc phòng theo các lộ trình
khác nhau để nhằm mục tiêu xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phục
vụ tích cực cho tiến trình phát triển phù hợp với lộ trình của các hoạt động
đối ngoại của Nhà nước.
- Tác phẩm "Quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” [78] mô
tả khá chi tiết tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương nói chung
cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng giữa hai nước, tập trung nhiều vào
giai đoạn những năm 1990 cũng như đi sâu phân tích nhiều mối quan hệ
chủ yếu giữa hai nước và trong lĩnh vực quốc phòng trong giai đoạn này.
áng chú ý, tác giả nêu lên những nguyên tắc cơ bản mà Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ đặt ra liên quan đến việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt
Nam trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hóa quan hệ song phương.
- Tác phẩm “Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay” [25] nêu lên
những thay đổi trong cục diện an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương cũng như việc điều chỉnh chính sách an ninh của Hoa Kỳ đối với
khu vực trước và sau giai đoạn 11/9/2001.
- Tác phẩm "Các đối thủ: Cuộc chiến quyền lực giữa Trung Quốc, Ấn
Độ và Nhật Bản sẽ định hình thế kỷ tiếp theo như thế nào" [67] phân tích
sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như những tiến triển gần đây của Ấn ộ
và Nhật Bản và mối quan hệ giữa các quốc gia này với nhau cũng như với
cục diện Châu Á (các quốc gia khu vực đang có xu hướng tăng cường vị
thế của bản thân đi đối với việc tối đa hóa các thế mạnh dài hạn của họ, tạo
11
thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ với các cường quốc bên ngoài khu
vực, trong đó có cả quan hệ quốc phòng).
- Tác phẩm "Quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á: Cuộc chiến cho quyền
tự trị" [85] phân tích tổng quan về khu vực, các mối quan hệ cơ bản trong
và ngoài khu vực cũng như những vấn đề an ninh truyền thống và phi
truyền thống tại khu vực ông Nam Á. Trong đó, Hoa ỳ được xem là
một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc đóng góp vào sự ổn
định trong trật tự khu vực, tạo ra sự cân bằng cần thiết trong khu vực.
- Tác phẩm "Xây dựng một cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á" [40]
bàn luận về khuôn khổ lý thuyết cho việc xây dựng cộng đồng an ninh khu
vực, vai trò của ASEAN và các nước ông Nam Á cũng như việc giải
quyết và giới hạn của ASEAN trong việc giải quyết một số xung đột khu
vực và liên quan đến bên ngoài, bao gồm vấn đề xung đột tại Cămpuchia,
can dự tích cực với Myanmar, tranh chấp tại Biển ông...
- Tác phẩm nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ "Quan hệ quốc phòng và
chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương" [84] đánh giá
những thách thức đối với an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và
các mối quan hệ quốc phòng và chiến lược của Hoa Kỳ với khu vực bao
gồm các đối tác truyền thống và đối tác mới.
- Tác phẩm "Quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ quốc tế: Từ lý
thuyết đến thực tiễn" [37] và "Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam"
[36] nêu lên các lý thuyết bàn về hợp tác nói chung cũng như mô hình đối
tác chiến lược nói riêng; đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược giữa các
nước lớn (như quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản), giữa các nước lớn và nước
nhỏ (như quan hệ Hoa Kỳ - Pakistan), và giữa các nước nhỏ (như quan hệ
Israel – Thổ Nhĩ ỳ).
12
- Tác phẩm "Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với
quốc phòng Việt Nam" [11] nêu lên những lý luận về cách mạng trong
quân sự, những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân
sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, những yêu cầu và vấn đề đang đặt ra
đối với nền quốc phòng Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu trên cho thấy các công trình nghiên cứu của
nước ngoài chủ yếu đề cập môi trường chiến lược đang thay đổi, các mục
tiêu và chính sách mang tính chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với các
khu vực và các nước; trong đó có đề cập đến Việt Nam với tư cách chủ yếu
là một mắt xích trong bức tranh tổng thể về các mối quan hệ chiến lược và
quốc phòng của Hoa Kỳ với khu vực. Các tác giả chủ yếu chỉ quan tâm
nghiên cứu quan điểm của nước lớn và ít đề cập đến những chính sách mà
Việt Nam cần theo đuổi trong mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, đặc
biệt là liên quan quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó, các công trình
nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu đề cập nền tảng tổng thể (tương đối cơ
bản) của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ (bối cảnh quốc tế và
khu vực, quan hệ chung giữa hai nước), một số diễn biến cụ thể trong mối
quan hệ này cũng như đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy quan hệ chung
với Hoa Kỳ. ến nay, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sâu các nhân tố
bên trong mối quan hệ đó cũng như tác động của nó đến tổng thể quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Các nghiên cứu trên cũng cho thấy những tồn tại chủ yếu sau: Về mặt lý
luận, qua khảo sát các nguồn tài liệu, chưa thấy có một hệ thống lý
thuyết/lý luận toàn diện để giải thích về quan hệ hợp tác quốc phòng nói
chung cũng như về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng. Về
mặt nội dung cụ thể, thấy rằng (i) Chưa có sự hệ thống hoá quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ từ trước đến nay một cách tổng thể từ cả hai
13
phía; (ii) Chưa có tài liệu chuyên sâu đánh giá cơ sở của quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử cũng như trong thời gian tới; (iii)
Chưa có kiến nghị chính sách mang tính toàn diện liên quan việc thúc đẩy
quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. Những tồn tại này cho thấy việc
chọn đề tài nghiên cứu là cần thiết để hiểu rõ quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ một cách có hệ thống dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn,
qua đó góp phần phục vụ tích cực cho thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa
hai nước và các nhu cầu nghiên cứu, giảng dậy về chủ đề này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án là dự báo được chính xác
những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ
trong giai đoạn 2016 - 2020.
Với mục tiêu như vậy, Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Làm rõ
cơ sở lý luận về các nhân tố phổ biến chi phối quan hệ quốc tế về quốc
phòng để định hướng cho việc nghiên cứu các nhân tố này trong quan hệ
quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao để tìm ra
các nhân tố chi phối trong giai đoạn này; (iii) Dự báo các nhân tố chủ yếu
chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 –
2020 và đưa ra một số kiến nghị liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
ể đạt mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án đi sâu nghiên cứu các nhân
tố: (i) Sự thay đổi về môi trường chiến lược của quốc tế và khu vực; (ii) Sự
thay đổi của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ; (iii) Điều chỉnh chính sách của
14
hai nước trong lĩnh vực quốc phòng và sự trùng hợp, khác biệt về chính
sách quốc phòng của hai nước.
Về phạm vi, Luận án dựa trên một số lý luận chung về hợp tác quốc
phòng và thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 cho đến 2015 (chuẩn bị kết
thúc Chính quyền Tổng thống Obama, đánh dấu giai đoạn đầu chính sách
"tái cân bằng") để nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 (khi Hoa Kỳ tiếp tục
điều chỉnh chính sách trong quan hệ với khu vực và Việt Nam đẩy mạnh
hội nhập quốc tế khi an ninh khu vực dự kiến có nhiều diễn biến phức tạp).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ảng Cộng sản Việt Nam được vận
dụng trong nghiên cứu, Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, lô-
gích, phân tích – tổng hợp và đặc biệt coi trọng phương pháp chuyên gia.
Luận án dựa trên giả thuyết nghiên cứu chính cho rằng sự phát triển
của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ chịu sự chi phối ngày càng
nhiều của các lợi ích ứng phó với thách thức an ninh – quốc phòng chung
của Châu Á – Thái Bình Dương.
6. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính được dựa trên các tác phẩm tiêu biểu về quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua (tiếng Việt và tiếng Anh), các
nguồn tài liệu chính thức của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ,
trao đổi với các chuyên gia về quan hệ quốc phòng của cả 2 nước trong
giai đoạn 2010 – 2015.
15
7. Những đóng góp của Luận án
Luận án có thể được xem là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống
đầu tiên về những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam
– Hoa Kỳ, bổ sung và kết nối các công trình khoa học liên quan đến mối
quan hệ này tại Việt Nam và trên thế giới.
Luận án đã: (i) Xem xét những lý luận phổ biến về quan hệ quốc phòng
qua khảo sát Chủ nghĩa hiện thực, quan điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ
trong lĩnh vực này và cho rằng những nhân tố chính chi phối hợp tác quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ có thể bao gồm sự thay đổi của môi trường
quốc tế, khu vực, quan hệ giữa hai nước và những điều chỉnh chính sách
quốc phòng của mỗi bên; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 – 2015 và thấy rằng do tình hình khu
vực, quan hệ song phương và hướng điều chỉnh chính sách quốc phòng
thận trọng của mỗi bên, mối quan hệ này có tiến triển vừa mức và tạo nền
tảng quan trọng cho giai đoạn sau, song chưa phù hợp với khuôn khổ Quan
hệ Toàn diện giữa hai nước; (iii) Dựa trên một số dự báo phổ biến trong và
ngoài nước về triển vọng quan hệ quốc tế, cho rằng 2016 – 2020 là giai
đoạn có nhiều điểm thuận để hai nước tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc
biệt là do nhu cầu của mỗi bên trong việc hợp tác ứng phó với các thách
thức an ninh chung tại khu vực; đồng thời, đưa ra một số kiến nghị để tiếp
tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Luận án có thể được sử dụng để làm luận cứ khoa học trong hoạch định
chính sách đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ. ồng thời, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu và giảng dậy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về quốc phòng và
trong nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
16
8. Bố cục của Luận án
Bố cục của Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương chính (Một số quan điểm
nghiên cứu các nhân tố chi phối quan hệ quốc tế về quốc phòng; Một số
nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai
đoạn 1995 – 2015; Dự báo một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020), Kết luận và kiến nghị,
Danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả và Danh
mục tài liệu tham khảo.
17
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG
Như đề cập trong phần Mở đầu, đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ
quốc tế về quốc phòng (bao gồm quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa
Kỳ); song đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đưa ra được lý thuyết
tương đối toàn diện để giải thích cho các nhân tố chi phối quan hệ hợp tác
quốc tế về quốc phòng. ể có cơ sở tìm hiểu những nhân tố chủ yếu chi
phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 - 2020, Luận
án xem xét những lý luận phổ biến liên quan quan hệ quốc tế về quốc
phòng và thực tiễn đã diễn ra trong giai đoạn 1995 – 2015 trong quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong Chương 1, tác giả xem xét 3 quan điểm chính
liên quan quan hệ quốc tế về quốc phòng là Thuyết Hiện thực, quan điểm
của Việt Nam và quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề này.
1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế
1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng
Chủ nghĩa hiện thực là một lý luận có ảnh hưởng mạnh mẽ về cách hiểu
quan hệ quốc tế cũng như hành vi của các quốc gia. Xem xét những nội
dung cơ bản của Chủ nghĩa hiện thực phần nào giúp hiểu hơn về các động
lực của các quốc gia trong hợp tác quốc phòng. Những nội dung quan
trọng của Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng là:
Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng bắt nguồn và
xuyên suốt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo thuyết Hiện thực (đặc biệt là theo các nhà lý luận kinh điển của
thuyết này như Thucydides1, Niccolo Machiavelli2, Thomas Hobbes3,
1
Thucydides (471 – 400 TCN), một vị tướng của Athens, tác phẩm tiêu biểu “Cuộc chiến tranh Pelopones”
tường thuật về 21 trong 28 năm của cuộc chiến tranh giữa Athens và Sparta (và đồng minh của họ) trong thế
kỷ 5 TCN.
18
Hugo Grotius
4
, Carl von Clausewitz
5
, Edward Hallet Carr
6
, Hans J.
Morgenthau
7), các quốc gia là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ
quốc tế và việc nghiên cứu quan hệ quốc tế cần tập trung vào việc nghiên
cứu các quốc gia và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Các chủ thể phi quốc
gia như các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế không có vai trò
quan trọng như các quốc gia, mặc dù cũng có những tác động nhất định tới
quan hệ quốc tế. Trường phái này cũng nhấn mạnh vai trò của các cường
quốc, coi sức mạnh của các cường quốc tạo thành thứ bậc trong quan hệ
quốc tế. Theo đó, các cường quốc chi phối quan hệ quốc tế, tạo ra các
trung tâm quyền lực. Thí dụ: vai trò của Tây Ban Nha, Bồ ào Nha thế kỷ
thứ XV - XVI, của Hà Lan thế kỷ XVII, của Anh từ thế kỷ XVIII đến
1945, của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh [23], [33], [38].
Các quốc gia thường được coi là đơn nhất về quyền lực, tức nhà nước
có quyền đại diện quốc gia trên thế giới và không có thực thể chính trị nào
trong quốc gia có quyền hành cao hơn. Nếu trong quốc gia có sự khác biệt
giữa các nhóm người về quan điểm, sự khác biệt này sẽ phải được thu xếp
để cuối cùng quốc gia đó có một tiếng nói thống nhất trong quan hệ với
bên ngoài. ồng thời, các quốc gia hành động một cách duy lý mà không
phụ thuộc vào loại hình của nhà nước, tức là có tính toán trong khi tham
2
Niccolo Machiavelli (1469 – 1527), nhà triết học chính trị người Italia, tác phẩm tiêu biểu “Bậc quân
vương” giới thiệu cách tranh giành, duy trì và khuyếch trương quyền lực; trong đó cho rằng có thể sử dụng
mọi biện pháp cần thiết miễn là đạt được mục đích cuối cùng là an ninh quốc gia.
3
Thomas Hobbes (1588 – 1679), nhà triết học chính trị người Anh, tác phẩm tiêu biểu “ ấng quyền năng”
nói về lý luận đại cương trong chính trị, trong đó nêu lên quan niệm bi quan về bản chất con người và chứng
minh sự cần thiết phải có một quyền lực chính trị trung ương mạnh mẽ.
4
Hugo Grotius (1583 – 1645), người Hà Lan, tác phẩm tiêu biểu “Luật pháp về chiến tranh và hòa bình” gồm
3 tập bàn về chiến tranh và những vấn đề an ninh quốc gia.
5
Carl von Clausewitz (1780 – 1831), một tướng Phổ, tác phẩm tiêu biểu “Bàn về chiến tranh” tập trung bàn
về chiến tranh, các vấn đề an ninh quốc gia, cho rằng quân sự là một phương tiện của chính trị.
6
Edward Hallet Carr (1892 – 1982), một nhà sử học, ngoại giao, nhà báo, nhà lý luận của chủ nghĩa hiện
thực người Anh, tác phẩm tiêu biểu “Cuộc khủng hoảng 20 năm” cố gắng phân tích nguyên nhân sâu xa và
quan trọng của chiến tranh.
7
Hans J. Morgenthau (1904 - 1980), nhà lý luận chủ nghĩa hiện thực người Mỹ gốc ức, tác phẩm tiêu biểu
“Chính trị giữa các quốc gia” được xem như một nền móng cho chủ nghĩa hiện thực thời kỳ hiện đại.
19
gia quan hệ quốc tế mà chủ yếu là áp dụng chính sách cân bằng sức
mạnh/quyền lực dựa vào thực lực của mình để thực hiện các lợi ích quốc
gia. Những giả định về tính đơn nhất và duy lý vừa nêu xuất phát từ quan
niệm cho rằng quốc gia cũng như con người, có bản chất tự nhiên là ích
kỷ, để sinh tồn nên luôn mong muốn mạnh hơn và vượt qua người khác, và
những điều này là không đổi theo thời gian. Tính chất đơn nhất và duy lý
của quốc gia khiến cho các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc đạt được
lợi ích quốc gia, dân tộc trong khi tham gia vào quan hệ quốc tế (đặc biệt
là quyền lực và an ninh quốc gia) [23], [38].
Các học giả và nhà nghiên cứu theo các trường phái lý thuyết khác
(nhất là những người theo thuyết Tự do8) phê phán rằng các nhà Hiện thực
đã quá chú trọng đến các quốc gia mà bỏ qua vai trò ngày càng quan trọng
của các chủ thể phi quốc gia trong đời sống quan hệ quốc tế hiện đại; và
do đó đã quá chú trọng vai trò của lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế
mà coi nhẹ lợi ích của các nhóm người, các tập hợp, các diễn đàn khu vực
và quốc tế Thêm vào đó, các nhà Hiện thực do quá quan tâm đến vai trò
của nhân tố quyền lực và an ninh quốc gia nên đã có xu hướng xem nhẹ
các quan tâm khác như kinh tế, văn hoá, ô nhiễm môi trường... vốn cũng
có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế, và có mức độ giao
thoa ngày càng lớn với chính khái niệm “quyền lực” hay “an ninh quốc
gia”. Các nhà phê bình cho rằng việc quá chú trọng đến các quốc gia và
các vấn đề như “quyền lực” và “an ninh” làm các nhà Hiện thực mất đi
những công cụ mạnh trong việc lý giải đầy đủ và khoa học hơn về bản chất
của quan hệ quốc tế hiện đại. Hơn nữa, các phân tích về chủ thể của trường
phái Hiện thực dựa trên giả định về con người bị cho là không hợp lý vì
8
Các nhân vật nổi tiếng của trường phái này bao gồm nhà triết học John Locke (người Anh, thế kỷ 17), luật
sư/triết gia chính trị Baron de Montesquieu (người Pháp, thế kỷ 18), Tổng thống Thomas Jefferson (người
Mỹ, thế kỷ 18)
20
các nhà phê bình cho rằng bản chất con người không hoàn toàn xấu và con
người có thể thay đổi tích cực theo thời gian; và điều tương tự cũng có thể
áp dụng cho các quốc gia khi nhận thức chung về cuộc sống và các chủ thể
tăng lên theo thời gian [38].
Sức mạnh của tiềm lực quốc phòng chi phối các nội dung, phương
pháp quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng
Một giả định quan trọng được các học giả của thuyết Hiện thực (nhất là
Thucydides, Hobbes, Grotius) nhấn mạnh là việc tồn tại tình trạng “vô
chính phủ... các nước trong khu vực, tiếp tục
kiềm chế sức cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng. Trong đó, Việt Nam là một
36
trong những nước trong khu vực được Hoa Kỳ quan tâm thúc đẩy quan hệ
[50] do có sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội, thi hành chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ và có vị thế mạnh trong khu vực. Việc xác định đúng
mức những cơ hội và thách thức là rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp
lý quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh luận về các cơ sở lý
luận chi phối vấn đề hợp tác quốc tế về quốc phòng của Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, các tác phẩm viết về chính sách đối ngoại, thực tế triển khai chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ và nhiều chuyên gia về quốc phòng của Hoa
Kỳ về cơ bản cho thấy một số quan điểm chung của quốc gia này về quan
hệ quốc tế về quốc phòng như sau:
Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng phải do Hoa Kỳ
chủ đạo và vì lợi ích của Hoa Kỳ
Theo đó, các nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thừa
nhận giả định cho rằng hệ thống quan hệ quốc tế tồn tại trong tình trạng
nửa vô chính phủ, hay là sự thiếu vắng một cơ quan quyền lực chung trong
quan hệ quốc tế (đây là giả định tương tự như giả định được các nhà lý
luận theo thuyết Hiện thực ủng hộ. Các nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do và
chủ nghĩa kiến tạo cũng đồng ý với giả định này). Nếu như các nhà lý luận
kinh điển cho rằng không có một cơ quan quyền lực nào được công nhận
trong lĩnh vực quốc tế thì các nhà lý luận của Hoa Kỳ (như Robert J.
Lieber
15
) suy nghĩ trung dung hơn khi cho rằng dù về cơ bản thế giới
không tồn tại một chế định/nhân vật có quyền lực buộc các quốc gia phải
15
Robert J. Lieber (sinh năm 1941), giáo sư khoa học chính trị người Mỹ, giảng viên tại ại học
Georgetown, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Ý tưởng trên được đề cập trong
sách “ hông có quyền lực chung: Thấu hiểu quan hệ quốc tế” xuất bản năm 1988.
37
tuân theo giống như một bản Hiến pháp, một cơ quan hành pháp, một tòa
án tối cao hay một Tổng thống, quan hệ quốc tế cũng vẫn bị chi phối phần
nào bởi hệ thống luật pháp quốc tế (dù còn khá lỏng lẻo và có nhiều hạn
chế) cũng như một hệ thống thể chế quốc tế như Liên hợp quốc và các cơ
quan liên quan, các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế... [23], [38].
Một số nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (Kissinger,
Waltz) cũng cho rằng quan hệ quốc tế có cấu trúc mang tính hệ thống
dựa trên sự phân bố quyền lực của các quốc gia, trong đó các cực là các
quốc gia chủ chốt có khả năng chi phối quan hệ quốc tế. Như vậy, hệ
thống đơn cực có đặc trưng là tồn tại quốc gia có tính ưu thế vượt trội, hệ
thống lưỡng cực có đặc trưng là sự răn đe, hệ thống đa cực có đặc trưng là
sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia chủ chốt của hệ thống. Trong khi
cách nhìn quan hệ quốc tế theo cấu trúc hệ thống cho phép chúng ta dễ
hình dung về nhiều vấn đề, trên thực tế cách nhìn này cũng bộc lộ nhiều
điểm bất cập như có thể dẫn đến những quan niệm cứng nhắc về các đặc
tính của hệ thống cũng như một số suy luận dường như mang tính tất yếu
khi nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ví dụ như cho đến nay, mọi người vẫn
thường tranh cãi về việc Chiến tranh lạnh kéo dài có phải do hệ quả của
thế lưỡng cực trong quá khứ, hay nó có thể rút ngắn lại do quyết định của
các bên có liên quan trong thời gian đó. Nói cách khác, việc hình dung
quan hệ quốc tế mang tính cấu trúc hệ thống không phải lúc nào cũng dễ
dàng tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đối
ngoại suy luận về quyết định lựa chọn chính sách trong đối ngoại [23].
Các nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (nhất là Waltz)
cũng thường chú trọng vào vị trí của quốc gia trong hệ thống quốc tế với
suy nghĩ cho rằng vị trí đó tác động tới những gì mà đất nước đó có thể
38
làm hoặc không làm trong lĩnh vực đối ngoại. Nguyên lý chung được
nhiều chuyên gia của Hoa Kỳ thừa nhận là vị trí của một quốc gia trong
cấu trúc hệ thống về cơ bản cho ta biết được chiều hướng của chính sách
đối ngoại mà quốc gia đó theo đuổi trong quan hệ quốc tế. Theo đó, với vị
trí là cường quốc hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ là quốc gia có khả năng chi
phối nhiều nhất đến quan hệ quốc tế. Cách suy nghĩ này cho phép chúng ta
hình dung khá rõ ràng về các nhân tố chi phối quan hệ quốc tế, bao gồm cả
lĩnh vực hợp tác về quốc phòng khi biết được các thách thức và cơ hội từ
bên ngoài cũng như vị trí của quốc gia trong cấu trúc hệ thống quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét các nhân tố chi phối đến hợp
tác quốc tế (chung và về quốc phòng) nếu chỉ dựa trên những nhân tố này
là tương đối khó khăn vì hệ thống cấu trúc quốc tế có vai trò ảnh hưởng
quan trọng song không mang tính quyết định. Có nhiều nhân tố khác chi
phối các quyết định về đối ngoại, nhất là đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực quốc phòng, trong đó phải kể đến việc nhân tố chính trị nội bộ có vai
trò rất lớn trong đoán định hành vi điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ.
Theo đó, trong nhiều trường hợp, do sức ép của chính trị nội bộ Hoa Kỳ,
mọi quan hệ quốc tế quan trọng nhất đối với quốc gia này (bao gồm lĩnh
vực quốc phòng) phải xuất phát và vì lợi ích của Hoa Kỳ. Không giống
nhiều nước khác trên thế giới, khi cái gọi là “lợi ích quốc gia” là một khái
niệm tương đối không rõ ràng và thay đổi nhiều theo thời gian, việc xác
định lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là khá cụ thể và thường được phân loại
theo 3 nhóm chính là quyền lực/an ninh, kinh tế và dân chủ/nhân quyền16.
16
Theo nghiên cứu công bố năm 2000 của Hội đồng nghiên cứu lợi ích quốc gia của Mỹ, lợi ích quốc gia của
Mỹ có thể được phân ra theo các cấp độ “lợi ích sống còn” ("vital interests"), “lợi ích đặc biệt quan trọng”
("extremely important interests"), “lợi ích quan trọng” ("important interests") và “lợi ích kém quan trọng
hơn/thứ cấp” ("less important or secondary interests). Trên thực tế, cách phổ biến để xem xét lợi ích quốc gia
của Mỹ vẫn là phân theo 3 lĩnh vực như trên.
39
Trong số các lợi ích đó, quyền lực/an ninh là nhân tố được giới hoạch định
chính sách và các chính trị gia của Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt [23], [38].
Lấy sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự làm vũ khí răn đe để giải
quyết quan hệ quốc tế về quốc phòng phục vụ cho chiến lược quốc
phòng của Hoa Kỳ
Mặc dù có nhiều lý thuyết chi phối việc hoạch định và triển khai chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trên thực tế việc làm này chịu ảnh hưởng khá
lớn của thuyết Hiện thực. Và như vậy, nhiều nhà hoạch định chính sách
đối ngoại và các chính trị gia của Hoa Kỳ tin tưởng vào một hệ thống quan
hệ quốc tế "tự cứu", trong đó Hoa ỳ cần phải chủ động, tích cực trong
việc dựa vào chính mình và mối quan hệ tích cực với các đồng minh, đối
tác để thúc đẩy hợp tác quốc tế nói chung cũng như trong quốc phòng nói
riêng. Với quan niệm "quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Các chính trị gia suy nghĩ và hành động theo lợi ích, mà lợi ích đó được
xác định là quyền lực" (theo quan điểm của Hans Morgenthau), quyền lực
vừa là một cấu thành quan trọng của các lợi ích quốc gia mà Hoa Kỳ theo
đuổi, vừa được nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ xem là cấu
phần quan trọng nhất trong số các mục tiêu mà Hoa Kỳ cần theo đuổi
trong quan hệ đối ngoại. Hiểu theo một cách chung nhất, quyền lực là khả
năng tạo dựng môi trường cho bản thân để phản ánh những lợi ích của
mình, quyền lực là yêu cầu then chốt đối với các mục tiêu cụ thể quan
trọng nhất của chính sách đối ngoại, quốc phòng và bảo đảm độc lập và
chủ quyền lãnh thổ của Hoa Kỳ17. Trên thực tế, việc theo đuổi các mục
tiêu về quyền lực tạo điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ có được những lợi
ích then chốt cũng như tạo điều kiện để Hoa Kỳ đạt được những lợi ích
17
ây là quan điểm được Giáo sư Samuel Huntington (1927 – 2008, nổi tiếng với tác phẩm “Sự xung đột
giữa các nền văn minh”) đề xuất trong bài báo đăng trên tạp chí An ninh quốc tế 1993.
40
khác trong quan hệ quốc tế. iều này là do những quan điểm cho rằng nền
hòa bình thực sự hay việc tồn tại một thế giới trong đó các quốc gia không
cạnh tranh quyền lực khó có khả năng trở thành hiện thực do cho rằng hợp
tác giữa các quốc gia luôn có những hạn chế nhất định [23], [33], [38].
Tuy rằng quyền lực là điều được nhiều chuyên gia và các nhà hoạch
định chính sách quan tâm theo đuổi, điều này không dễ dàng đạt được và
cho đến nay, các chuyên gia của Hoa Kỳ vẫn còn luôn tranh cãi về phương
thức đạt quyền lực một cách tối ưu trong quan hệ với các quốc gia bên
ngoài
18
. Về mặt bản chất, nếu cho rằng quyền lực là khả năng chi phối
hành vi của các quốc gia khác theo hướng có lợi cho mình, điều này không
hề dễ dàng đạt được trong quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới
không còn chia rõ thành các cực riêng biệt, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng lên và Hoa ỳ đang suy giảm sức mạnh tương đối so với các
quốc gia khác trên thế giới. Về mặt phương thức, có thể đạt được quyền
lực nhờ các biện pháp cưỡng chế ngoại giao (bày tỏ phản đối, rút ại sứ,
đình chỉ quan hệ ngoại giao...), trừng phạt kinh tế và các biện pháp cứng
rắn khác về kinh tế, hành động bí mật Tuy nhiên, biện pháp phổ biến
nhất trong việc giành quyền lực trong quan hệ quốc tế vẫn là thông qua lực
lượng quân sự; và cũng chính việc điều chỉnh lực lượng quân sự tạo nền
tảng cho hợp tác về quốc phòng của Hoa Kỳ [23]. Trong những năm qua,
việc kết hợp 2 sức mạnh chủ chốt là kinh tế và quân sự là một lựa chọn
được Hoa Kỳ ưu tiên trong quan hệ với nhiều quốc gia khác.
Chi phối các tổ chức và liên minh kinh tế và quân sự để giải quyết
các vấn đề quốc tế và khu vực trong quan hệ quốc tế về quốc phòng
18
ây cũng là một điều bình thường trong bối cảnh một xã hội đa nguyên như của Hoa ỳ và khi các lý
thuyết quan hệ quốc tế vẫn còn nhiều điểm khác biệt nhau.
41
Chính sách cơ bản nhất trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ là
duy trì một lực lượng phòng vệ mạnh và có khả năng răn đe đáng tin cậy.
Trong suốt lịch sử quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, việc xây dựng một lực
lượng phòng vệ mạnh có ý nghĩa quan trọng nhằm mục tiêu răn đe xâm
lược và khi răn đe thất bại thì bảo đảm việc phòng thủ cho đất nước. Việc
phòng vệ cụ thể của Hoa Kỳ, theo thời gian, biến đổi cùng các nhân tố (i)
Sự thay đổi của các đối thủ tiềm ẩn (như Anh trong giai đoạn đầu của lịch
sử, ức trong hai cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô trong Chiến tranh
lạnh), (ii) Tiềm lực quốc gia trong việc tăng cường năng lực sức mạnh của
mình, (iii) Sự thay đổi của khoa học công nghệ và kỹ thuật liên quan đến
quân sự. Sự biến đổi của các nhân tố này kéo theo sự biến đổi về quân đội,
vũ khí, cách tiến hành răn đe... Có thể nói việc răn đe không mang lại
nhiều lợi ích thực chất, song nó cũng có những tác động nhất định tới hành
vi các nước, đồng thời mang lại nhiều động lực chính trị nội bộ thông qua
hành vi sản xuất vũ khí cũng như trang thiết bị để hiện đại hóa nền quốc
phòng Hoa Kỳ [23], [38].
Chính sách tiếp theo là thiết lập các liên minh chống lại kẻ thù chung
của Hoa Kỳ. Các liên minh này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ
mức độ cao như đồng minh theo hiệp ước cho đến quan hệ đối tác chiến
lược hay đơn giản chỉ là quan hệ đối tác. Các liên minh mang tính chặt chẽ
thường được tổ chức trong giai đoạn có chiến tranh như liên minh giữa
Hoa Kỳ với Pháp năm 1778 để chống lại kẻ thù chung là Anh trong cuộc
chiến giành độc lập của Hoa Kỳ, liên minh Hoa Kỳ - Anh – Pháp trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất, liên minh Hoa Kỳ - Anh – Liên Xô trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, liên minh giữa Hoa Kỳ với 26 quốc gia khác
trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 – 1991. Trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng tạo ra một mạng lưới liên minh toàn cầu với nòng
42
cốt là những liên minh đa phương như hối hiệp ước Bắc ại Tây Dương
(NATO), Khối hiệp ước ông Nam Á (SEATO), hối hiệp ước Rio (với
các nước Mỹ Latinh) và các liên minh song phương với Nhật Bản, Hàn
Quốc, ài Loan, Thái Lan, Philippines, Israel, Iran... Chiến lược cơ bản
liên quan các liên minh là giữ các mối liên hệ chặt chẽ về chính trị - ngoại
giao, phối hợp trong hành động, cung cấp viện trợ quân sự như vũ khí, cố
vấn, tài chính hoặc các hình thức viện trợ khác cho các quốc gia này. Khi
thế và lực của Hoa Kỳ suy giảm tương đối trong tương quan với một số
cường quốc khác và xu thế hợp tác cùng phát triển tiếp tục là chiều hướng
lớn trong quan hệ quốc tế, việc chi phối các liên minh kinh tế và quân sự
để giải quyết các thách thức về an ninh vẫn là ưu tiên quan trọng của Hoa
Kỳ và điều này chi phối rất lớn quan hệ quốc phòng của Hoa Kỳ [23].
Một chính sách phổ biến khác nhằm đạt mục tiêu quyền lực là tiến hành
chiến tranh, phương pháp mà theo nhà chiến lược Phổ cuối thế kỷ XIX
Karl von Clausewitz là "sự tiếp nối của chính trị bằng những phương tiện
khác", "một hành động bạo lực có chủ ý nhằm buộc đối phương phải tuân
theo ý chí của chúng ta". Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh lớn nhỏ nhằm các mục tiêu quyền lực, và trong số hàng trăm
cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tiến hành, trên thực tế chỉ có một số cuộc được
Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố thực sự là chiến tranh, còn lại không được Hoa
Kỳ thực sự xem là "chiến tranh" mà chỉ là sự can thiệp quân sự tại các
quốc gia khác. Có thể nói, trong chính trị Hoa Kỳ, khái niệm "can thiệp
quân sự" là rất phổ biến; đó là việc sử dụng lực lượng quân sự một cách
hạn chế, nhất là trong việc lật đổ các Chính phủ bị xem là đối nghịch với
lợi ích của Hoa Kỳ và trong việc bảo vệ hay dựng lên các nhà lãnh đạo
thân với Hoa Kỳ [23], [38]. Hoa Kỳ đã tiến hành việc này rất nhiều lần
trong quá khứ, nhất là trong Chiến tranh lạnh. Gần đây nhất, Hoa Kỳ tiếp
43
tục can thiệp vào Iraq, Afghanistan, Trung ông – Bắc Phi với các mục
tiêu tương tự. ể sẵn sàng cho việc tham gia chiến tranh, Hoa Kỳ cũng
đang tiếp tục ưu tiên hợp tác quốc tế về quốc phòng với các đồng minh và
đối tác mới trong các tính toán chính sách của mình.
1.2. Một số vấn đề rút ra
1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng
Qua việc xem xét một số quan điểm về hợp tác quốc phòng, có thể thấy
về bản chất, các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng chính là các nhân tố
thuộc về tư duy chiến lược. Có thể hiểu một cách khái quát rằng tư duy
chiến lược là quá trình nhận thức lý tính về các vấn đề mang tính vĩ mô
của một quốc gia (hay một tổ chức kinh tế - xã hội lớn) nhằm đi sâu tìm
hiểu bản chất, quy luật vận động, tình hình vĩ mô và hoạch định chính sách
nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của quốc gia (hoặc tổ chức kinh tế
- xã hội đó). Trong đó, chiến lược thường được hiểu là trình độ mưu lược
ở cấp vĩ mô, toàn cục, rộng lớn và lâu dài. Tư duy chiến lược hiện hữu
trong tiến trình hoạch định và triển khai chính sách của tất cả các nước lớn
nhỏ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với sự phổ biến ngày càng
sâu rộng trong các lĩnh vực mang tính phát triển; tuy nhiên, nguyên nghĩa
của nó và tính cần thiết, quan trọng của tư duy chiến lược bắt nguồn từ và
tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh như một khái niệm có
tầm quan trọng sống còn đối với tiến trình phát triển của các quốc gia.
Cho dù có nhiều khác biệt cụ thể, trong hoạch định và triển khai chính
sách quan hệ về quốc phòng của các quốc gia, tư duy chiến lược bắt đầu
bằng việc xem xét sự phát triển của môi trường an ninh quốc tế, khu vực
và quốc gia. Theo đó, tư duy chiến lược đòi hỏi phải nhận thức, phản ánh
được bản chất, xu hướng vận động, phát triển của tình hình quốc tế, khu
44
vực, quốc gia trên các lĩnh vực trong từng thời kỳ cũng như sự tác động
qua lại giữa các nhân tố này; qua đó rút ra được những cơ hội và thách
thức cho việc hoạch định chính sách quốc phòng nói chung cũng như hợp
tác quốc tế về quốc phòng nói riêng. Việc làm này về bản chất là làm rõ
điều kiện khách quan của sự phát triển mang tính vĩ mô để làm nền tảng
cho việc hoạch định và triển khai chính sách hợp tác về quốc phòng. Ví
dụ, việc tìm hiểu, phân tích và nhận thức của các quốc gia về thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh là thế giới đã chuyển từ xu hướng đối đầu là cơ bản sang
xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển.
Trên cơ sở những nhận thức về môi trường an ninh quốc tế, khu vực và
quốc gia, mỗi nước lại có những điều chỉnh tương ứng trong chính sách
quốc phòng của mỗi nước, bao gồm hợp tác quốc tế về quốc phòng.
Những điều chỉnh chính sách này thường bao gồm các nội dung chính sau:
(i) Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của quốc gia (trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại) cho phù hợp với
tình hình quốc tế, khu vực và quốc gia trong bối cảnh mới; (ii) Các chiến
lược, kế hoạch cụ thể nhằm tranh thủ cơ hội, hóa giải thách thức, nâng cao
hiệu quả điều hành vĩ mô của quốc gia, đạt các lợi ích chiến lược cụ thể.
Nói cách khác là sự hình thành các cách thức hành động từ khái quát đến
cụ thể để nhằm đạt các mục tiêu về lợi ích quốc gia trong từng giai đoạn
nhất định. Với Hoa Kỳ chẳng hạn, trong giai đoạn những năm 2000 dưới
thời Tổng thống Bush đã tồn tại chiến lược "đánh đòn phủ đầu" đối với các
quốc gia "thù địch", trong khi đó dưới thời Tổng thống Obama chính sách
tăng cường hợp tác đa phương lại được chú trọng hơn; từ đó, có các tác
động tương ứng đối với việc hợp tác quốc tế về quốc phòng; (iii) Xác định
các nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật lực, tài lực...) cho việc triển khai các
chính sách phù hợp với các mục tiêu về lợi ích quốc gia đó.
45
1.2.2. Khác biệt về tư duy chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nước lớn tiêu biểu và các chuyên gia cũng như các nhà
hoạch định của Hoa Kỳ cũng thường quen với lối tư duy theo hướng áp
đặt, thiết lập trật tự thế giới dưới sự chi phối của mình, vừa tìm cách mở
rộng không gian sinh tồn của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu, vừa tìm cách
duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ, về cơ bản kiềm chế, làm
phương hại hoặc đe dọa sự tồn tại của các quốc gia lớn, nhỏ khác. Tư duy
chiến lược này bắt nguồn từ sự tồn tại khách quan về tương quan sức mạnh
giữa Hoa Kỳ trên bàn cờ chính trị quốc tế (Hoa Kỳ có sức mạnh vượt trội
về chính trị, quân sự, kinh tế trên toàn thế giới trong suốt nhiều thập kỷ và
dự kiến sẽ còn tiếp tục chiều hướng này một cách lâu dài), từ những đặc
thù trong bộ máy hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (là sản phẩm của một
tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa, pháp lý khác biệt so với nhiều quốc
gia khác – đặc biệt là dưới tác động của văn hóa chính trị "tam quyền phân
lập" kiểu Châu Âu), cũng như những quan niệm về lợi ích (một phần do
tác động của quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ mà hình thành nên
Hoa Kỳ như hiện nay). Thực tiễn cho thấy suốt trong thế kỷ XX và hiện
nay, với lối tư duy chiến lược, những chính sách cụ thể và nguồn lực của
mình, Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia chi phối (i) Cục diện quan hệ quốc tế
(bao gồm trật tự 2 cực trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới mới 1 cực
hay đa cực trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh), (ii) Quan hệ giữa các nước
lớn (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn ộ, Liên minh Châu Âu...),
(iii) Quan hệ trong các tổ chức quốc tế lớn, và phần nào đó là các tổ chức
khu vực (Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế... Trong nhiều năm, mục tiêu chiến lược hàng đầu của Hoa Kỳ
trong "Chiến lược an ninh quốc gia" là duy trì vị trí cường quốc số một và
lãnh đạo thế giới, đưa các giá trị dân chủ Phương Tây vào các quốc gia
46
khác thông qua sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ, duy trì chiến lược tăng
cường gây sức ép với các quốc gia khác trên nhiều phương diện. Tư duy
chiến lược với đặc trưng như vậy cũng làm cho việc Hoa Kỳ tăng cường
quan hệ quốc phòng với các quốc gia khác có nhiều điểm khác biệt so với
các quốc gia khác, ít nhất là bao gồm (i) Có tầm nhìn chiến lược toàn cầu
song thường quan niệm bản thân là quốc gia lãnh đạo có vai trò không thể
thiếu được trên mọi phương diện, nhất là về quyền lực; (ii) Chú trọng và
chủ động thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong quan hệ với các quốc gia, tổ
chức khu vực và toàn cầu; (iii) Tính chất và mức độ hợp tác chịu sự chi
phối nhiều bởi nguồn lực vật chất (ví dụ thời gian qua, Hoa Kỳ đã điều
chỉnh mạnh hợp tác quốc phòng theo hướng tăng chia sẻ trách nhiệm và
rủi ro với các nước đồng minh, đối tác).
Trong khi đó, tư duy chiến lược của Việt Nam thường nhằm vào việc
bảo vệ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, bảo vệ ảng, bảo vệ nhân dân
trước sự chi phối kiềm chế của các nước lớn, trước những biến động của
quan hệ quốc tế cũng như các thách thức an ninh truyền thống và phi
truyền thống. Nguyên nhân của lối tư duy này thường là do các nhân tố
sau quyết định: (i) Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của
Việt Nam phải trải qua rất nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm (cho
đến tận thế kỷ 20) nên tư duy cơ bản của Việt Nam là phải luôn chú trọng
độc lập tự chủ, hòa hiếu và liên kết sức mạnh để chống lại những kẻ thù
mạnh hơn mình nhiều lần để gìn giữ và phát triển đất nước; (ii) Văn hóa và
bản chất con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, chú trọng việc tăng
cường quan hệ với cả bên trong và bên ngoài; (iii) Thế và lực của Việt
Nam khi so sánh với nhiều quốc gia lớn vẫn thường ở thế yếu hơn nhiều,
nhất là trong so sánh các nguồn lực vật chất cụ thể, do vậy cách ứng xử
trong đối ngoại, kể cả trong đối ngoại quốc phòng, cũng phải có sự linh
47
hoạt, mềm dẻo. Vì thế, trong hoạch định và triển khai quan hệ đối ngoại
nói chung cũng như đối ngoại quốc phòng nói riêng, Việt Nam thường (i)
Rất chú trọng việc tìm hiểu cục diện quốc tế (nhất là quan hệ giữa các
nước lớn), vị trí của Việt Nam trong cục diện đó, tác động của các nhân tố
bên ngoài đối với sự tồn tại và phát triển của Việt Nam; (ii) Xác định lợi
ích của quốc gia phù hợp với vị trí của quốc gia trong hệ thống và tính đến
lợi ích của các nước khác (nhất là các nước lớn, các nước láng giềng); (iii)
ịnh ra chiến lược tồn tại và phát triển phù hợp với đất nước, trong đó chú
trọng đồng thời các việc đoàn kết trong nước và quốc tế. Lối tư duy này
cũng có nhiều nét tương đồng với lối tư duy của các nước ông Nam Á,
các nước nhỏ ở Châu Âu... dù rằng cũng luôn có những nét đặc thù khác
biệt (Việt Nam không bị rơi vào nhóm các nước có chính sách đối ngoại
và quốc phòng quá mềm dẻo dẫn đến nhiều khi mất nguyên tắc; ngược lại,
cũng không rơi vào nhóm quá cứng nhắc, hiếu chiến...)
Tiểu kết
Là một lý thuyết có sức ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu quan hệ quốc
tế hiện nay, Chủ nghĩa hiện thực giúp hơn về động lực của các quốc gia
trong hợp tác quốc tế về quốc phòng. Theo đó, quan hệ quốc tế và quan hệ
quốc tế về quốc phòng bắt nguồn và xuyên suốt vì lợi ích quốc gia, dân
tộc. Sức mạnh của tiềm lực quốc phòng chi phối các nội dung, phương
pháp quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng. Hợp tác quốc
phòng trong quan hệ quốc tế liên quan nhiều đến việc cân bằng quyền lực
trong một thế giới đa cực. Việc xem xét các nhân tố này giúp chúng ta hiểu
hơn về quan điểm phổ biến trên thế giới về hệ thống quan hệ quốc tế, hành
vi của các quốc gia cũng như xu hướng thúc đẩy hợp tác quốc phòng để
đảm bảo an ninh quốc gia ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh thế
giới đa cực ngày càng được định hình rõ rệt.
48
Việc nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy đến nay, Việt Nam đã xác
định các nguyên tắc cơ bản trong tăng cường hợp tác quốc tế về quốc
phòng là (i) Kiên trì nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách đối ngoại
và quốc phòng – an ninh (cùng với các chiến lược phát triển khác của
ảng và Nhà nước) để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết bài
toán xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; (ii) Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt
động của các cơ quan quyền lực nhà nước theo tinh thần nhà nước pháp
quyền, tăng cường năng lực nội tại cũng như sự phối hợp ngày càng hiệu
quả giữa hai nhóm cơ quan đối ngoại và quốc phòng – an ninh; (iii) Phối
hợp chặt chẽ để xử lý linh hoạt các vấn đề liên quan tới đối ngoại, quốc
phòng, an ninh phù hợp với sự phát triển liên tục và đa dạng của tình hình
thực tế để đạt hiệu quả và sự hợp lý cao nhất trong bối cảnh quan hệ quốc
tế thay đổi liên tục, phức tạp và đa dạng.
Trong khi đó, Hoa ỳ rất quan tâm đến tính chủ động can thiệp vào
tiến trình hợp tác quốc tế của các quốc gia (nhất là các cường quốc), chú
trọng nhân tố quyền lực trong quan hệ quốc tế, đồng thời tiếp tục chú trọng
điều chỉnh chính sách quốc phòng liên tục theo cả 3 hướng là năng cường
năng lực, chú trọng xây dựng và lãnh đạo các liên minh kinh tế - quân sự
(nhất là khi phải ứng phó với các nguy cơ an ninh lớn), tham gia vào các
cuộc chiến khi thực sự cần thiết (xu hướng thời gian qua là tiếp tục tăng
cường chia sẻ trách nhiệm và nguồn lực khi tham chiến).
Qua việc xem xét một số quan điểm về quan hệ quốc tế về quốc phòng,
thấy rằng về lý luận, các nhân tố chính chi phối hợp tác quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ có thể bao gồm: (i) Sự thay đổi của môi trường quan hệ
quốc tế, khu vực; (ii) Bản thân quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ;
(iii) Những điều chỉnh cụ thể của hai nước trong lĩnh vực hợp tác quốc
phòng, có tính đến những đặc thù liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã
49
hội, tổ chức bộ máy, mức độ hội nhập quốc tế của từng nước. Bất kỳ sự
thay đổi nào trong số các nhân tố này đều có thể kéo theo sự thay đổi nhất
định trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
2 chương tiếp theo sẽ xem xét các nhân tố cụ thể đã chi phối quan hệ
quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2015 cũng như dự báo
cho giai đoạn 2016 – 2020 dựa trên cơ sở giả định chính là những nhân tố
chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là sự nối tiếp của những
nhân tố chi phối trong thời gian qua được điều chỉnh phù hợp với sự biến
chuyển của môi trường quan hệ quốc tế và khu vực ngày càng đa cực và có
nhiều thách thức an ninh hơn trước.
50
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ
QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015
Trên cơ sở nền tảng lý luận mà Chương 1 đã đặt ra, Chương 2 tập trung
khảo sát những nhân tố chủ yếu đã chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam
– Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 – 2015. Chương này sẽ sử dụng những dữ
kiện thực tế trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong 20 năm qua
để tìm ra những nhân tố chủ yếu đứng sau chi phối quan hệ quốc phòng
giữa hai nước.
2.1. Quan hệ quốc tế, môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh
2.1.1. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Sau Chiến tranh lạnh, tồn tại 4 xu thế lớn trong quan hệ quốc tế: (i) Xu
thế hòa bình, hợp tác và phát triển – xuất hiện do thế đối đầu hai cực đã
chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Xô; (ii) Xu thế khách quan về sự phát
triển của khoa học công nghệ - xuất hiện do những tiến bộ mạnh mẽ của
khoa học công nghệ và tác động đến tổ chức sản xuất kinh tế cũng như
quan hệ quốc tế; (iii) Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá – xuất hiện cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và tiến trình tăng
cường trao đổi thương mại và giao lưu trên các lĩnh vực khác; (iv) Xu thế
gia tăng của các thách thức an ninh phi truyền thống – xuất hiện do các
nguyên nhân đa dạng cả về tự nhiên và xã hội (trở nên đa cực hơn) [13],
[14], [15], [16].
Chiến lược An ninh Quốc gia (2/1995) của Hoa Kỳ nhận định Chiến
tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi môi trường
an ninh. Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ được củng cố với lợi thế vượt trội về
tiềm lực quân sự và ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị. Hoa Kỳ không
còn phải theo đuổi mục tiêu kiềm chế sự lan rộng của Chủ nghĩa cộng sản
51
và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, song phải đối phó với nhiều thách thức
an ninh mới nổi lên như: (i) Xung đột sắc tộc bùng phát, đe dọa ổn định
khu vực ở nhiều nơi; (ii) Vấn đề ngăn chăn tình trạng phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng loạt; (iii) Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, đe dọa ổn định
chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực [79]. Chiến lược cũng xác định cùng
với sự tan rã của Liên bang Xô viết là quá trình quá độ về kinh tế, chính trị
và sự xuất hiện nhiều nền dân chủ mới tại khu vực Trung và ông Âu.
Việc 12 nước thành viên hối thị trường chung châu Âu (EEC) ký kết
Hiệp ước Maastricht (ngày 7/2/1992) đánh dấu thành công ban đầu của các
nước Châu Âu trong nỗ lực thiết lập một Châu Âu ổn định, gắn kết, mở
cửa với thế giới và trở thành một chủ thể quan hệ quốc tế, có tiếng nói
trong nhiều vấn đề quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản không
ngừng củng cố thực lực và mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực lân cận và
vươn ra nhiều khu vực khác trên trên thế giới. Ấn ộ cũng không ngừng
vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, quân sự và chính trị, dần trở thành một nước
lớn, một cường quốc có ảnh hưởng đáng kể ở khu vực.
Những thay đổi cơ bản trong môi trường quan hệ quốc tế giai đoạn sau
Chiến tranh lạnh khiến cho các nước một mặt thoát khỏi sức ép của không
khí Chiến tranh lạnh, mặt khác phải tích cực điều chỉnh chính sách đối
ngoại theo hướng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực (bao gồm hợp tác
về quốc phòng) để thích ứng với tình hình mới. hông khí thù địch và sự
nghi kỵ giảm xuống khiến các nước yên tâm hơn trong quá trình ra quyết
sách và tăng cường hợp tác để tăng cường năng lực và phục vụ cho các
nhu cầu phát triển đa dạng; tuy nhiên, tâm lý đề phòng vẫn còn tác động
đến hợp tác trong những lĩnh vực nhạy cảm như an ninh – quốc phòng,
nhất là giữa những nước đã từng là đối thủ của nhau trong thời Chiến tranh
lạnh. Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng nhất
52
định của không khí đó theo nghĩa cả hai bên đều ... trang; nhất là khi Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh
cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam (10/2014). ây là lĩnh vực
hợp tác rất tiềm năng và có tính khả thi cao trong 5 năm tới.
Những tác động tiêu cực
Trong tăng cường hợp tác đa phương
Do cạnh tranh nước lớn, các nước đều muốn tranh thủ sự ủng hộ giải
quyết các điểm nóng theo hướng có lợi, gây ra sự nghi kỵ trong phối hợp
tại các diễn đàn. ặc biệt trên vấn đề Biển ông, mặc dù tiếng nói của
Hoa Kỳ có vai trò quan trọng, tác động ở mức độ nhất định tới hướng giải
quyết vấn đề; song việc Việt Nam thúc đẩy mạnh vấn đề, tranh thủ tiếng
nói của Hoa Kỳ tại các diễn đàn đa phương và khu vực, có thể tạo ra sự
nghi kỵ từ một số nước (không chỉ riêng Trung Quốc), khiến các nước này
cho rằng Việt Nam đang lôi kéo Hoa Kỳ nhằm làm phức tạp vấn đề, triển
134
vọng này không có lợi cho sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước liên
quan nhằm giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở
các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Việt Nam cũng cần tránh để Hoa Kỳ lôi kéo vào tập hợp lực lượng để
chống lại nước khác, phục vụ cho các ý đồ của Hoa Kỳ. Mặc dù các quan
chức cấp cao của Hoa Kỳ luôn khẳng định chiến lược tăng cường quan hệ
với Châu Á - Thái Bình Dương không nhằm kiềm chế Trung Quốc; song
thực tế cho thấy mọi chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực luôn tính đến
nhân tố Trung Quốc. Chính vì vậy, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của
chính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nhu cầu tăng cường quan hệ
với khu vực nhằm tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong
nước, một phần nguyên nhân của việc Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách, tăng
cường quan hệ với khu vực, đặc biệt là với các nước đồng minh và đối tác,
cũng bắt nguồn từ sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, đe dọa tới
lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh. Do đó, trong hợp tác đa phương tại các
diễn đàn, thể chế có sự tham gia của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam
cần tránh rơi vào tập hợp của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc.
Trong tăng cường hợp tác song phương
Do vẫn tồn tại nghi kỵ, quá trình xây dựng lòng tin còn cần thời gian.
Mặc dù quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ và có những
bước tiến thực chất trong thời gian qua, song trong nội bộ hai nước vẫn
còn tồn tại nghi kỵ lẫn nhau (đặc biệt trên các vấn đề liên quan tới ý thức
hệ, vấn đề dân chủ - nhân quyền, vấn đề “diễn biến hòa bình” và “chống
diễn biến hòa bình”), cũng như những di sản của chiến tranh (giải quyết
hậu quả chiến tranh, vấn đề chất độc da cam) đã có tác động tiêu cực tới
quá trình xây dựng lòng tin giữa hai nước. ây chính là nguyên nhân gây
135
cản trở cho việc thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ lên
tầm “đối tác chiến lược”, dù thực chất quan hệ giữa hai nước đã đạt đến
mức chiến lược trong một số lĩnh vực cụ thể.
Một số các vấn đề hợp tác cụ thể còn mang tính nhạy cảm và khó khăn
từ chính trị nội bộ Hoa Kỳ như: vấn đề bán vũ khí cho Việt Nam, vấn đề
dân chủ - nhân quyền. Mặc dù luôn khẳng định dân chủ - nhân quyền là
một giá trị Hoa Kỳ cần theo đuổi, trên thực tế các Chính quyền Hoa Kỳ
luôn sử dụng vấn đề này như một “chiêu bài” để tham gia vào công việc
nội bộ của các nước khác ở các mức độ khác nhau. Thời gian qua, nhiều
chính trị gia và các nhóm hoạt động xã hội của Hoa Kỳ đã nêu công khai
và liên tục việc phải gắn bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương (cũng như kết
thúc đàm phán TPP với Việt Nam) trên cơ sở Việt Nam phải có các cam
kết cao hơn trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Việc Hoa Kỳ tiếp cận hoặc xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt
Nam là một vấn đề nhạy cảm. Với vị trí địa - chiến lược đặc biệt quan
trọng của Việt Nam trong khu vực, trong quá trình Hoa Kỳ triển khai chiến
lược tăng cường quan hệ với khu vực, việc tăng cường sự hiện diện quân
sự tại Việt Nam luôn là một nhu cầu hoặc ít nhất có trong tính toán chính
sách với khu vực, đặc biệt là việc tìm cách tiếp cận hoặc xây dựng căn cứ
quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Panetta chọn
Vịnh Cam Ranh làm nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam
(tháng 6/2012) là tín hiệu mang tính biểu tượng cho thấy có thể Hoa Kỳ
tiếp tục tìm cách tiếp cận cảng biển quan trọng, có ý nghĩa chiến lược này.
Nếu điều này trở thành một vấn đề quá quan trọng đối với cả 2 bên trong
tiến trình tăng cường hợp tác và trong khi chưa có được giải pháp hợp lý,
vấn đề này hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh
quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong 5 năm tới.
136
Trong củng cố năng lực và khả năng hợp tác
Cũng như đối với các mảng hợp tác khác trong quan hệ quốc phòng
Việt Nam – Hoa Kỳ, những di sản của chiến tranh cũng như việc trong nội
bộ 2 nước vẫn tồn tại nhiều ý kiến phản đối sự hợp tác tạo khó khăn cho
tiến trình hợp tác quốc phòng nói chung và quá trình tăng cường củng cố
năng lực và khả năng hợp tác quốc phòng nói riêng.
Luật Hoa Kỳ liên quan tới việc kiểm soát xuất khẩu vũ khí đặt ra những
quy định khó khăn trong việc thúc đẩy Hoa Kỳ sớm bỏ lệnh cấm bán vũ
khí cho Việt Nam. Ngay cả khi đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ
khí sát thương cho Việt Nam, tại Hoa Kỳ vẫn còn nhiều người lên tiếng
đòi Việt Nam cần có tiến bộ về nhân quyền như một điều kiện tiên quyết
để Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí. Trong khi đó, Việt
Nam đề nghị Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí cho Việt Nam và
không gắn vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo với vấn đề này như
một minh chứng cho lòng tin lẫn nhau cũng như phản ánh thực chất hơn sự
tiến triển trong quan hệ toàn diện giữa hai nước, nhất là để phù hợp với
những phát biểu chính sách của Lãnh đạo hai nước trong 10 năm qua.
Trong quá trình hai bên thúc đẩy, tăng cường quan hệ quốc phòng, vấn đề
Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam có thể được một số nhóm nội bộ, cá
nhân từ phía Hoa Kỳ sử dụng để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam, và lợi dụng điều này để nhằm đạt các mục đích chiến
lược khác mà chưa chắc đã phù hợp với lợi ích của Việt Nam.
Tiểu kết
Tình hình quan hệ quốc tế, triển vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và
dự kiến điều chỉnh chính sách quốc phòng của hai nước trong 5 năm tới về
cơ bản là thuận cho việc hai bên tăng cường quan hệ quốc phòng: (i) Khó
137
có thể xẩy ra chiến tranh trên quy mô lớn và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo
của quan hệ quốc tế, các quốc gia tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề an
ninh khu vực; (ii) Hai nước tiếp tục đưa quan hệ ối tác toàn diện đi vào
chiều sâu với việc tăng cường nhiều quan hệ thực chất, cùng có lợi; (iii)
Hai nước tiếp tục điều chỉnh chính sách quốc phòng theo hướng chú trọng
hơn nữa hợp tác với khu vực để đảm bảo tăng cường khả năng tác chiến
linh hoạt, gọn nhẹ, hiệu quả để ứng phó với các thách thức truyền thống và
phi truyền thống trong bối cảnh mới.
Những thuận lợi là chính sẽ tạo ra nhiều cơ hội để hai nước thúc đẩy
nhanh hơn những mảng hợp tác sau: (i) Tăng cường hợp tác đa phương để
xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực đủ mạnh cho giai đoạn mới, giải
quyết vấn đề Biển ông, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền
thống; (ii) Tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm
cả những trụ cột của hợp tác quốc phòng trong 20 năm qua như hợp tác
nhân đạo, tìm kiếm người mất tích...; (iii) Tiếp tục thúc đẩy hợp tác củng
cố năng lực của hai bên một cách thực chất trên các lĩnh vực khác nhau,
bao gồm chuyển giao công nghệ và mua bán thiết bị quân sự.
Tuy nhiên, với những đặc thù và khác biệt trong hệ thống chính trị - xã
hội của hai nước, bối cảnh khu vực tiếp tục có nhiều tiến triển phức tạp,
hai nước vẫn phải chú ý tới một số vấn đề có thể gây cản trở như chính trị
nội bộ Hoa Kỳ, lòng tin, những di sản do chiến tranh để lại, mối quan hệ
nhạy cảm với các nước láng giềng khu vực...
iều rất đáng chú ý trong dự báo quan hệ quốc phòng thời gian tới là:
Trong khi quan hệ quốc phòng song phương đã có được những nền móng
khá vững chắc và sẽ tiếp tục phát triển khá nhanh hơn trong 5 năm tới,
quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ liên quan đến các vấn đề khu vực
138
và quốc tế dù mới bắt đầu trong mấy năm gần đây song có thể sẽ phát triển
rất nhanh, mạnh do tình hình khu vực và sự trùng hợp về lợi ích chiến lược
của hai bên quyết định. Mối quan hệ này là tương đối thuận chiều với việc
các nước đều chú trọng tăng hợp tác quốc phòng đa phương để ứng phó
với các thách thức chung trong khu vực, bảo vệ các lợi ích chiến lược của
quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Mặt khác, hai
bên cũng vẫn tiếp tục phải thận trọng trong thúc đẩy các mối quan hệ này
do các nhân tố nội bộ và khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
ể tranh thủ tình thế về cơ bản là thuận lợi này trong việc thúc đẩy hơn
nữa hợp tác quốc phòng trong 5 năm tới, hai bên cần tiếp tục làm sâu sắc
thêm, cụ thể hóa các nền tảng hợp tác đang đặt ra hiện nay trong cả song
phương và đa phương, nhất là các lĩnh vực khuôn khổ quan hệ quốc
phòng, vấn đề niềm tin, xử lý một số vấn đề nội bộ từ cả hai phía (giải
quyết hậu quả chiến tranh, xử lý vấn đề “dân chủ - nhân quyền”...)
139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Các kết luận của Luận án:
- Cho đến nay, chưa có một lý thuyết toàn diện để lý giải các nhân tố
chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng giữa các quốc gia nói chung và giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng. Qua xem xét các quan điểm của thuyết
Hiện thực, quan điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ về các nhân tố chi phối
quan hệ quốc phòng, có thể khái quát chúng thành các nhân tố khách quan
(sự thay đổi của môi trường an ninh quốc tế, khu vực cũng như quan hệ
chung giữa hai nước) và các nhân tố chủ quan (việc điều chỉnh chính sách
quốc phòng của từng nước). Khác với nhiều lĩnh vực hợp tác khác, vai trò
của các nhân tố chủ quan trong hợp tác quốc phòng là rất lớn do quốc gia
là chủ thể chủ yếu trong hợp tác quốc phòng, đây là lĩnh vực nhạy cảm liên
quan đến nhiều vấn đề như niềm tin, di sản chiến tranh, mối quan hệ với
các nước thứ 3 cũng như việc hợp tác quốc phòng gắn liền với các lợi ích
và tính toán chiến lược của các bên... Trong hoạch định và triển khai chính
sách quốc phòng, các quốc gia đặc biệt chú trọng đến việc việc hướng tới
các lợi ích quốc gia cơ bản về quốc phòng, bao gồm nhu cầu tăng cường
năng lực của mỗi bên, hợp tác quốc phòng để củng cố quan hệ song
phương, nhu cầu tăng cường hợp tác quốc phòng để giải quyết các thách
thức an ninh truyền thống và phi truyền thống...
- Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, quan hệ quốc phòng
Việt Nam – Hoa Kỳ có một số tiến triển tích cực song thận trọng. Hai bên
tập trung chủ yếu vào các hợp tác nhân đạo và khắc phục hậu quả chiến
tranh, trao đổi đoàn, bước đầu hợp tác xây dựng năng lực cho quân đội.
áng chú ý, một số thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương (đặc biệt
là Bản ghi nhớ 9/2011) đã mở ra một giai đoạn mới cho hợp tác quốc
140
phòng nói riêng và góp phần hình thành nội hàm của mối Quan hệ ối tác
Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ xác lập 7/2013. Nói chung trong giai đoạn
1995 – 2015, quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ có tiến triển vừa
mức và tạo cơ sở nền tảng quan trọng cho giai đoạn sau, song chưa phù
hợp với khuôn khổ Quan hệ Toàn diện giữa hai nước. Nguyên nhân cơ bản
của tình trạng trên là mặc dù hai bên chia sẻ ngày càng nhiều quan tâm về
khu vực và các lợi ích chiến lược, vấn đề lòng tin, khả năng hợp tác thực
chất giữa hai bên trong một số lĩnh vực mới, sự nhạy cảm trong mối quan
hệ với Trung Quốc và các nước khu vực khiến cho cả 2 bên phải thận
trọng trong mối quan hệ này...
- Qua nghiên cứu các dự báo phổ biến trong và ngoài nước, đặc biệt là
qua trao đổi với các chuyên gia về quốc phòng của cả hai nước, về cơ bản
các đánh giá đều cho rằng 2016 - 2020 là giai đoạn có nhiều điểm thuận
để hai nước tăng cường hợp tác quốc phòng (nhất là việc tăng hợp tác để
ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống) do
các nguyên nhân sau: (i) Thế giới tiếp tục xu hướng đa cực và các mối đe
dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng phức tạp, trong
khi đó cấu trúc an ninh khu vực (có xu hướng vẫn tiếp tục lấy ASEAN làm
trung) chưa đủ mạnh để ứng phó khiến các nước lớn nhỏ đều chú trọng
tăng cường đồng thời các mối quan hệ đa phương và song phương, trong
đó có hợp tác quốc phòng; (ii) Hoa Kỳ tiếp tục là cường quốc mạnh nhất
thế giới, đang tăng mạnh quan hệ với Châu Á – Thái Bình Dương trong
dài hạn, chú trọng tăng hợp tác với đồng minh và các đối tác mới phù hợp
với thế và lực đang suy giảm tương đối. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đi
vào giai đoạn sâu sắc và cụ thể hóa khuôn khổ ối tác Toàn diện; (iii) Việt
Nam và Hoa Kỳ tiếp tục chú trọng hợp tác quốc tế và thúc đẩy hợp tác
quốc phòng song phương vì có sự trùng hợp về lợi ích chiến lược trong
141
việc tăng hợp tác để xử lý vấn đề Biển ông cũng như nhiều vấn đề an
ninh phi truyền thống. Dự kiến trong giai đoạn 2016 – 2020, hợp tác quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh mẽ trong các vấn đề khu
vực và quốc tế, có bước tiến mới với việc củng cố hợp tác song phương
(bao gồm việc tạo dựng các khuôn khổ pháp lý thực chất hơn), hai bên có
thể đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực xây dựng năng lực
cho quân đội của cả hai nước.
2. Các kiến nghị của tác giả:
- ể tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm
phục vụ tích cực cho các mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình và các xu hướng đã nêu, cần:
(i) Gắn kết hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương với việc giải
quyết các vấn đề của khu vực và thế giới. Về lâu dài, việc xây dựng một
cấu trúc khu vực ổn định, có khả năng xử lý các thách thức an ninh lớn tại
khu vực, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các quốc gia khu vực là lợi
ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việc Hoa Kỳ thúc đẩy các
sáng kiến khu vực, tăng hợp tác với các đồng minh và đối tác mới, không
để một quốc gia nào nổi lên thao túng khu vực là phù hợp với lợi ích của
Việt Nam. Là một nước thành viên tích cực và chủ động trong ASEAN,
Việt Nam có cơ hội để đóng góp vào thành công chung của ASEAN, thúc
đẩy vai trò trung tâm ASEAN trong cấu trúc mới ở khu vực. Việt Nam cần
tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ và các thành viên ASEAN trong
vấn đề xây dựng cấu trúc khu vực, trước hết là sớm thiết lập Quan hệ ối
tác chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN và phối hợp tại các diễn đàn đa phương
trong khuôn khổ ASEAN, các diễn đàn tiểu khu vực. Hợp tác quốc phòng
song phương là một kênh quan trọng để trao đổi thông tin, xây dựng niềm
142
tin, thúc đẩy các hợp tác cụ thể để tạo thành một cấu phần quan trọng của
cấu trúc khu vực mới. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường hợp
tác quốc phòng với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển ông trên các phương diện
tăng cường năng lực (an ninh biển), chia sẻ thông tin toàn diện qua các
kênh hợp tác quốc phòng, thúc đẩy hòa bình giải quyết các tranh chấp trên
cơ sở luật pháp quốc tế. Ngoài ra, cần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới
như tăng hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ liên quan việc tham gia sâu thêm
vào hoạt động gìn giữ hòa bình, an ninh không gian, an ninh mạng, quản lý
tài nguyên biển... (song phương và đa phương).
(ii) Tiếp tục tạo dựng khuôn khổ quan hệ quốc phòng tương xứng với
nội hàm Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ thông qua các biện pháp
sau: iều chỉnh/nâng cấp Bản ghi nhớ 9/2011 thành một thỏa thuận chung
có tầm nhìn chiến lược hơn và các nội hàm hợp tác thực chất, cụ thể hơn;
trao đổi và ký kết các thỏa thuận để làm cơ sở thúc đẩy hợp tác trong một
số lĩnh vực cụ thể (cả song phương và khu vực); tiếp tục duy trì, coi trọng
và phát triển các cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên, nhất là cơ chế
ối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ và cơ chế
ối thoại quốc phòng thường niên cấp Thứ trưởng để xây dựng lòng tin và
trao đổi sâu về tình hình khu vực, kinh nghiệm các nước trong quan hệ
quốc phòng và trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ; tiếp tục các hoạt động giao lưu quốc phòng (tàu hải quân
thăm cảng, thăm viếng tàu quân sự, giao lưu các binh chủng...) đi đôi với
tháo gỡ những mặt không thuận cho quan hệ quốc phòng như giải tỏa các
vấn đề về “dân chủ, nhân quyền”, hội chứng chiến tranh...
(iii) Chú trọng đẩy mạnh hợp tác xây dựng tiềm lực quốc phòng đối với
cả hai bên. Trong khi Hoa Kỳ có thể quan tâm việc phối hợp chính sách,
khả năng phối hợp tác chiến, trao đổi thông tin tình báo Việt Nam cần
143
tiếp tục đề nghị Hoa Kỳ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác trên các
lĩnh vực: Hỗ trợ nhân đạo; khả năng đối phó với thảm họa thiên nhiên
(khảo sát, đánh giá; đào tạo, xây dựng năng lực; quan sát diễn tập tìm kiếm
cứu nạn; tổ chức diễn tập chung về tìm kiếm cứu nạn). Việt Nam thúc đẩy
Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, cung cấp thông tin về dự báo thời tiết và một
số sự cố, thiên tai để Việt Nam chủ động phòng chống vì những thông tin
này của Hoa Kỳ có độ chính xác và tin cậy cao; tiếp tục đào tạo tiếng Anh,
quân y và các nghiệp vụ quốc phòng; hợp tác tăng cường năng lực bảo vệ
an ninh mạng, an ninh biên giới, chống tội phạm ma túy và các loại tội
phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố...; vận động Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn
lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam (mà không đi kèm
các điều kiện vô lý về “dân chủ, nhân quyền”...). Trong tiến trình này, cần
tăng cường tranh thủ các hỗ trợ từ các chương trình tài trợ quân sự của
Hoa Kỳ cũng như sự phối hợp với các cơ quan khác nhau của Hoa Kỳ.
- Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế một cách toàn
diện, xin kiến nghị sử dụng những kết quả của Luận án để:
(i) Làm cơ sở bổ sung cho công tác hoạch định chính sách đối ngoại nói
chung cũng như trong quan hệ với Hoa Kỳ.
(ii) Phục vụ công tác hoạch định và triển khai quan hệ quốc phòng với
Trung Quốc, Lào và Cămpuchia.
(iii) Làm tài liệu cho việc nghiên cứu và giảng dậy về quan hệ quốc tế,
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng
giềng và khu vực.
- Kiến nghị một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
(i) Nghiên cứu sâu các khuôn khổ lý thuyết để rút ra các nhận định có
tính chất sâu rộng và chặt chẽ hơn về các nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ
144
quốc phòng song phương nói chung cũng như trong mối quan hệ quốc
phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng.
(ii) Xem xét kỹ hơn những nhân tố thực tế chi phối quan hệ quốc phòng
Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2015, nhất là việc chính trị nội bộ
của mỗi nước (bao gồm những nghi kỵ từ cả hai phía do sự khác biệt về hệ
thống chính trị, sự thiếu hụt niềm tin từ cả 2 bên, những tác động tiêu cực
do lịch sử để lại, liên quan đến mối quan hệ tế nhị với các quốc gia láng
giềng...) tác động đến điều chỉnh chính sách đối ngoại quốc phòng.
(iii) Nghiên cứu sâu quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ với các quốc gia
trong khu vực và giữa các quốc gia này với nhau (để hiểu thêm môi trường
chiến lược và hợp tác quốc phòng tại khu vực)./.
145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lại Thái Bình (2014), “Nền tảng của quan hệ quốc phòng Việt Nam –
Hoa ỳ từ năm 1997”, Châu Mỹ ngày nay.
2. Lại Thái Bình – Trần im Chi (2014), “Những điều chỉnh chính sách
của các nước lớn đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí
Cộng sản.
3. Lại Thái Bình (2014), “Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa ỳ từ khi
bình thường hóa quan hệ ngoại giao (7-1995)”, Lịch sử uân sự.
146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt:
1. Bộ Chính trị (2013), Nghị uyết của Bộ Chính trị về hội nhập uốc tế,
ngày 10/4/2013.
2. Bộ Ngoại giao (1997), ỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao iệt Nam 1945 – 2000, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao (2005), Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
iệt Nam và ợp chúng uốc oa Kỳ, ngày 21/6/2005.
5. Bộ Ngoại giao (2008), Tuyên bố chung giữa ợp chúng uốc oa Kỳ
và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa iệt Nam, ngày 25/6/2008.
6. Bộ Ngoại giao (2013), Tuyên bố chung về uan hệ iệt Nam – oa Kỳ,
ngày 25/7/2013.
7. Bộ Ngoại giao (2015), Tuyên bố về tầm nhìn chung iệt Nam – Hoa
Kỳ, ngày 7/7/2015.
8. Bộ Quốc phòng (1998), Sách trắng Quốc phòng 1998, Hà Nội.
9. Bộ Quốc phòng (2004), Sách trắng Quốc phòng 2004, Hà Nội.
10. Bộ Quốc phòng (2009), Sách trắng Quốc phòng 2009, Hà Nội.
11. Bộ Quốc phòng (2010), Cách mạng trong uân sự và những vấn đề đặt
ra đối với uốc phòng iệt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Brzezinski, Zbigniew (1999), Bàn cờ lớn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
13. ảng Cộng sản Việt Nam (1996), ăn iện Đại hội Đại biểu toàn uốc
lần thứ III, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. ảng Cộng sản Việt Nam (2001), ăn iện Đại hội Đại biểu toàn uốc
lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. ảng Cộng sản Việt Nam (2006), ăn iện Đại hội Đại biểu toàn uốc
lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. ảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng hoá X tại Đại hội đại biểu toàn uốc lần thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
147
17. ảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển đất nước giai
đoạn 2011 – 2020, Đại hội Đảng toàn uốc lần thứ XI, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
18. Friedman, G. (2010), Một trăm năm tới: Dự báo cho thế ỷ XXI, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Friedman, Thomas L. (2006), Từng là bá chủ, NXB Trẻ, TP HCM.
20. Nguyễn Huy Hiệu (2008), Một số vấn đề về công tác đối ngoại uốc
phòng iệt Nam, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
21. Vũ Dương Huân (2009), Một số vấn đề uan hệ uốc tế - Chính sách
đối ngoại và ngoại giao iệt Nam, NXB Chính trị - Hành chính, Hà
Nội.
22. Huntington, Samuel (2003), Sự va chạm giữa các nền văn minh, NXB
Lao động, Hà nội.
23. Jentleson, B.W. (2004), Chính sách đối ngoại oa Kỳ - Động cơ của
sự lựa chọn trong thế ỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Kennedy, P. (1992), ưng thịnh và suy vong của các cường uốc, NXB
Thông tin Lý luận, Hà Nội.
25. Lê Linh Lan (chủ biên) (2004), ề chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. McCormick, Thomas J. (2004), Nước Mỹ nửa thế ỷ: Chính sách đối
ngoại của oa Kỳ trong và sau Chiến tranh Lạnh, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
27. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến 2020, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2011), Định hướng chiến lược đối ngoại
iệt Nam đến 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2011), Đường lối chính sách đối ngoại
iệt Nam trong giai đoạn mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Lưu Minh Phúc (2011), Giấc mơ Trung Quốc, NXB Văn học, Hà Nội.
32. Ripley, Randall B. và Lindsay, James M. (chủ biên) (2002), Chính sách
đối ngoại của oa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh, NXB CTQG, Hà Nội.
148
33. oàn Văn Thắng (2003), Quan hệ uốc tế: Các phương pháp tiếp cận
hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2009), Chiến lược an ninh uốc phòng iệt
Nam trong thời ỳ đổi mới, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
35. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Chính sách đối ngoại iệt Nam (Tập 2),
NXB Thế giới, Hà Nội.
36. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Khuôn hổ uan hệ đối tác của iệt Nam,
Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
37. Nguyễn Vũ Tùng và Hoàng Anh Tuấn (2006), Quan hệ đối tác chiến
lược trong uan hệ uốc tế: Từ lý thuyết đến thực tiễn, Học viện Quan
hệ Quốc tế, Hà Nội.
38. Viotti, Paul R. và Kauppi, Mark V. (2001), Lý luận Quan hệ Quốc tế,
Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
39. Zakaria, F. (2008), Thế giới hậu Mỹ, NXB Tri thức, Hà Nội.
B. Tiếng Anh:
40. Acharya, A. (2001), Constructing a Security Community in Southeast
Asia: ASEAN and the Problem of Regional Order (Politics in Asia),
Routledge, New York.
41. Bader, J.A. (2012), bama and China’s Rise – An Insider’s account of
America’s Asia strategy, The Brookings Institution, Washington D.C.
42. Barnett, T.P.M. (2009), Great Powers – America and the World after
Bush, G. P. Putnam’s Sons, New York.
43. Berteau, D.J. & Green, M.J. (2012), U.S. Force Posture Strategy in the
Asia Pacic Region: An Independent Assessment, CSIS, Washington
D.C.
44. Brzezinski, Z., Scowcroft, B. (2008), America and the World, Basic
Books, New York.
45. Buckley, R. (2002), The United States in the Asia – Pacific since 1945,
Cambridge University Press, Cambridge.
46. Burke, A., McDonald, M. (2007), Critical Security in the Asia –
Pacific, Manchester University Press, England.
47. Cameron, F. (2002), U.S. Foreign Policy after the Cold War, Routlege,
New York.
48. Clements, K (1993), Peace and security in the Asia – Pacific region,
The United Nations University Press and The Dunmore Press, Tokyo.
149
49. Clinton, H. (2010), America’s Engagement in the Asia-Pacific,
Department of State, Washington D.C.
50. Clinton, H. (2010), Remarks on Regional Architecture in Asia:
Principles and Priorities, 12/1/2010.
51. Clinton, H. (2011), “America’s Pacific Century”, Foreign Policy,
November 2011, pp. 56 – 63.
52. Cohen, W.S. (1997), Report of the Quadrennial Defense Review,
Department of Defense, Washington D.C.
53. Coicaud, J.M., Wheeler, N.J. (2008), National Interest and
International Solidarity, United Nations University Press, New York.
54. Connors, M., Davison R., Dosch, J. (2004), The New Global Politics of
the Asia – Pacific, Routledge, New York.
55. Department of Defense (1993), Defense Strategy for the 1990s: The
regional defense strategy, January 1993, Washington D.C.
56. Department of Defense (2001), Quadrennial Defense Review Report,
September 2001, Washington D.C.
57. Department of Defense (2005), The National Defense Strategy of
theUnited States of America, March 2005, Washington D.C.
58. Department of Defense (2006), Quadrennial Defense Review Report,
February 2006, Washington D.C.
59. Department of Defense (2008), The National Defense Strategy of
theUnited States of America, June 2005, Washington D.C.
60. Department of Defense (2010), Quadrennial Defense Review Report,
February 2010, Washington D.C.
61. Department of Defense (2011), The National Military Strategy of the
United States of America 2011: Redefining America’s Military
Leadership, February 2011, Washington D.C.
62. Department of Defense (2012), Sustaining U.S. Global Leadership:
Priorities for 21st Century Defense, January 2012, Washington D.C.
63. Department of Defense (2014), Quadrennial Defense Review Report,
March 2014, Washington D.C.
64. Department of Defense (2015), The National Military Strategy of the
United States of America 2015, July 2015, Washington D.C.
150
65. Doyle, R. (2009), The Roots of War in the 21st Century: Geography,
Hegemony, and Politics in Asia – Pacific, University Press of America,
Lanham.
66. Edwards, J. (2007), “Re-engaging with the world”, Foreign Affairs,
September/October 2007.
67. Emmott, B. (2009), Rivals: How the Power Struggle Betwwen China,
India, and Japan Will Shape Our Next Decade, Harcourt Trade
Publishers, California.
68. Haine, J.Y., Lindstrom, G. (2002), An analysis of The National Security
Strategy of the United States of America, European Union Institute for
Security Studies, Paris.
69. Huisken, R. (2009), The Architecture of Security in the Asia – Pacific,
The Australian National University Press, Canberra.
70. Hunter, R.E. (2000), “Think Tanks: Helping to Shape US Foreign
Policy and Security”, An Electronic Journal of the U.S. Department of
State, Vol. 5, No. 1, Washington D.C.
71. Ikenberry, G.J., Mastanduno, M., International Relations Theory and
the Asia – Pacific, Columbia University Press, New York.
72. Jordan, A. A. (1999), American National Security, The Johns Hopkins
University Press, Baltimore.
73. Kennedy, P. (1993), Preparing for the 21st Century, Harper Collins,
London.
74. Keohane, R.O., Nye, J. (2000), Power and Interdependence: World
Politics in Transition, Longman, New York.
75. Kerrey, J.R., Manning, R.A. (2001), The United States and Southeast
Asia: A Policy Agenda for the New Administration, The Council on
Foreign Relations, New York.
76. Kolodziej, E. (2005), Security and International Relations, Cambridge
University Press, Cambridge.
77. McClellan, J.E. & Harold Dorn (2006), Science and Technology in
World History: An Introduction, The Johns Hopkins University Press,
Maryland.
78. Stern, L.M. (2005), Defense Relations Between The United States and
Vietnam: The Process of Normalization 1977 – 2003, McFarland &
Company, Inc, Publishers, North Carolina.
151
79. The White House (1995), A National Security Strategy of Engagement
and Enlargement, February 1995, Washington D.C.
80. The White House (1998), A National Security Strategy for A New
Century, October 1998, October 1995, Washington D.C.
81. The White House (2002), The National Security Strategy of the United
States of America, September 2002, Washington D.C.
82. The White House (2006), The National Security Strategy of the United
States of America, March 2006, Washington D.C.
83. The White House (2010), The National Security Strategy of the United
States of America, May 2010, Washington D.C.
84. The White House (2015), National Security Strategy, February 2015,
Washington D.C.
85. Vaugh, B. (2007), U.S. Strategic and Defense Relationships in the Asia
– Pacific Region, Congressional Research Service, Washington D.C.
86. Weatherbee, D.E. (2008), International Relations in Southeast Asia:
The Struggle for Autonomy, Rowman & Littlefield Publishers,
Maryland.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_mot_so_nhan_to_chu_yeu_chi_phoi_quan_he_quoc_phong_v.pdf