Luận án Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía bắc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN ĐỨC THỤY MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔN THỂ THAO DÂN TỘC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành : Giáo dục thể chất Mã số : 62.14.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Đại Dương 2. PGS.TS. Đặng Văn Dũng BẮC NINH - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghi

pdf188 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Đức Thụy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục các chữ viết tắt 1. CNH : Công nghiệp hóa 2. GDTC : Giáo dục thể chất 3. HNQT : Hội nhập quốc tế 4. HĐH : Hiện đại hóa 5. NXB : Nhà xuất bản 6. RLTT : Rèn luyện thân thể 7. SKC : Sau kiểm chứng 8. TDTT : Thể dục thể thao 9. THPT : Trung học phổ thông 10. TKC : Trước kiểm chứng 11. TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 12. XHCN : Xã hội chủ nghĩa 2. Danh mục các ký hiệu 1. KG : Kilogam lực 2. m : Mét 3. s : Giây 4. sl : Số lần MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 6 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC ................................................................................................................ 6 1.2. Giáo dục thể chất trong các trường đại học ở Việt Nam ......................... 10 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục thể chất ......................... 12 1.2.2. Lý thuyết (kiến thức về giáo dục thể chất) ....................................... 12 1.2.3. Kỹ năng thực hành ............................................................................ 13 1.2.4. Các chỉ tiêu thể lực............................................................................ 14 1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các môn thể thao dân tộc............................................................................................................. 15 1.4. Đặc điểm, vai trò và xu thế phát triển các môn thể thao dân tộc............. 23 1.4.1. Khái niệm về trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc.......... 23 1.4.2. Đặc điểm của thể thao dân tộc .......................................................... 24 1.4.3. Vai trò của các hoạt động thể thao dân tộc....................................... 26 1.4.4. Phân loại các hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam...................... 27 1.4.5. Những nguyên tắc phát triển các môn thể thao dân tộc.................... 30 1.4.6. Xu thế phát triển các hoạt động thể thao dân tộc hiện nay............... 34 1.5. Thể thao dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc........................................ 38 1.6. Cơ sở lý luận về giải pháp quản lý........................................................... 43 1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến các môn thể thao dân tộc............................................................................................................. 45 1.7.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.......................................... 45 1.7.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.............................................. 48 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 58 2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 58 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ..................................... 58 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.................................................................... 58 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................ 59 2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học....................................................... 59 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................ 60 2.1.6. Phương pháp kiểm chứng giải pháp.................................................. 63 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê........................................................ 64 2.2. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 65 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 65 2.2.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 65 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 66 2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu........................................................... 66 2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu..................................................... 66 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 68 3.1. Thực trạng hoạt động thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc................................................................................... 68 3.1.1. Thực trạng hoạt động thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ........................................................................ 68 3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc......................... 82 3.1.3. Thực trạng thể lực của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc........................................................................................ 84 3.1.4. Bàn luận về thực trạng phát triển các môn thể thao dân tộc hiện nay của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ........... 87 3.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc...................... 93 3.2.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc......................... 93 3.2.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc............ 99 3.2.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc đã ứng dụng trong thực tiễn........................................................................... 111 3.2.4. Bàn luận về các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc....................... 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 124 THAM KHẢO ............................................................................................. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 125 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể loại Số Tiêu đề Trang Số liệu thống kê các kỳ Hội khoẻ Phù Bảng 1.1 20 Đổng toàn quốc Số lượng các thể thao dân tộc ở các tỉnh 3.1 Sau 68 miền núi phía Bắc Kết quả phỏng vấn về sự cần thiết phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên 3.2 72 các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc Kết quả phỏng vấn về vai trò và ý nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc 3.3 73 cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc Kết quả phỏng vấn về hình thức tổ chức 3.4 tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân 74 tộc cho sinh viên Kết quả phỏng vấn những khó khăn trong 3.5 việc phát triển các môn thể thao dân tộc 75 cho sinh viên Hình thức tổ chức tập luyện các môn thể 3.6 76 thao dân tộc cho sinh viên Thực trạng nhận thức và tập luyện các môn 3.7 thể thao dân tộc của sinh viên các trường Sau 77 đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường 3.8 đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc về Sau 78 nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc Kết quả điều tra điều kiện của các trường 3.9 đại học, cao đẳng để phát triển các môn 79 thể thao dân tộc Kết quả điều tra những yếu tố hạn chế tham 3.10 80 gia tập luyện ngoại khoá của sinh viên Thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa 3.11 81 của sinh viên Kết quả điều tra thực trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía 3.12 Sau 81 Bắc tham gia tập luyện các môn thể thao dân tộc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân tộc trong các 3.13 83 trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc Thực trạng thể lực chung của nam sinh 3.14 viên các trường đại học, cao đẳng miền Sau 84 núi phía Bắc Thực trạng thể lực chung của nữ sinh 3.15 viên các trường đại học, cao đẳng miền Sau 84 núi phía Bắc Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên 3.16 các trường đại học, cao đẳng miền núi Sau 85 phía Bắc Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên 3.17 các trường đại học, cao đẳng miền núi 86 phía Bắc Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giảng viên về các giải pháp phát triển môn thể 3.18 Sau 100 thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc Kết quả phỏng vấn sinh viên về các giải pháp sử dụng để phát triển môn thể thao 3.19 101 dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của 3.20a Sau 112 các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của 3.20b Sau 112 các môn thể thao dân tộc cho sinh, viên cán bộ quản lý và giáo viên Kết quả kiểm chứng giải pháp tăng 3.21 cường phổ biến các môn thể thao dân tộc Sau 112 cho sinh viên Kết quả kiểm chứng giải pháp đầu tư cơ sở 3.22 vật chất cho phát triển các môn thể thao Sau 112 dân tộc Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các 3.23 Sau 112 giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các lớp 3.24 bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho Sau 112 giảng viên và sinh viên Kết quả kiểm chứng giải pháp sử dụng 3.25 môn thể thao dân tộc như nội dung Sau 112 GDTC trong các giờ chính khoá Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các 3.26 Sau 112 câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức 3.27 hoạt động ngoại khoá các môn thể thao Sau 112 dân tộc cho sinh viên Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên các 3.28 trường đại học, cao đẳng miền núi phía Sau 115 Bắc trước và sau kiểm chứng giải pháp Số lượng đối tượng phỏng vấn là sinh 3.1 70 viên các dân tộc miền núi phía Bắc Trình độ của đối tượng phỏng vấn là 3.2 71 giảng viên Trình độ của đối tượng phỏng vấn là cán Biểu đồ 3.3 72 bộ quản lý Nhịp tăng trưởng thể lực chung của nam 3.4 Sau 115 sinh viên sau kiểm chứng giải pháp Nhịp tăng trưởng thể lực chung của nữ 3.5 Sau 115 sinh viên sau kiểm chứng giải pháp 1 MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, TDTT đã lớn mạnh không ngừng, một mặt nhờ được đầu tư lớn hơn của Nhà nước, mặt khác xã hội hoá TDTT đã từng bước hình thành và phát triển, đã đem lại kết quả quan trọng, đó là huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo công tác TDTT, góp phần làm cho TDTT ngày càng có tính quần chúng rộng rãi, trình độ được nâng cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác TDTT trường học – một bộ phận cơ bản của nền TDTT nước ta. Quan tâm lãnh đạo công tác TDTT trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn, một mặt nhằm thúc đẩy GDTC, nâng cao sức khoẻ, thể lực, đời sống văn hoá tinh thần cho sinh viên, mặt khác nhằm góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển tài năng thể thao cho đất nước. Tuy nhiên, trong những năm qua lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Điều này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam [18]. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, để tạo ra đội ngũ trí thức, lao động đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) [20] về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu là: "Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân...". Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với mục đích xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch 2 hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. [43] Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [43]. Giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo, đồng thời là một mặt cho giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [13]. Trước những yêu cầu đổi mới trong ngành giáo dục để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, đáp ứng mục tiêu phát triển GDTC sinh viên, thực hiện mục tiêu đã ghi trong luật giáo dục là đào tạo người làm công tác chuyên môn có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có kiến thức thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội, mục đích GDTC của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang ,Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc được xác định là thành phố Thái Nguyên. 3 Trong khu vực này hiện có 53 trường đại học, cao đẳng với 127.560 sinh viên. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có tới 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa. Chính vì vậy, tiềm năng phát triển các môn thể thao dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc là rất lớn, đặc biệt là trong các trường đại học, cao đẳng. Các môn thể thao dân tộc được tổ chức thi đấu trong các lễ hội, Hội thi Thể thao Văn hoá các dân tộc góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Những môn thể thao như: Ném còn, Kéo co, Đẩy gậy, Đi cà kheo, Đua thuyền, Đánh quay, Bắn nỏ, Chạy vượt đồi núi, Vật được liệt vào kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam thường được tái hiện ở lễ hội. Sự hấp dẫn của các môn thể thao dân tộc đã thu hút được đông đảo mọi người tham gia và nhiều lễ hội đã trở thành nơi để các môn thể thao dân tộc được lưu giữ, phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Nếu có sự quan tâm thích đáng, các môn thể thao dân tộc có thể sẽ phát triển thành một phong trào rèn luyện sức khoẻ rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc và làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hàng năm các tỉnh miền núi được Vụ thể thao quần chúng tổ chức thi đấu giao lưu các môn thể thao dân tộc nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, giữ gìn nét đẹp văn hoá và phát triển các môn thể thao truyền thống như: Bắn nỏ, Kéo co, Ném còn, Đá cầu, Đẩy gậy tạo tiền đề cho việc đưa các môn thể thao dân tộc phát triển trong khu vực và thế giới. Phát triển các môn thể thao dân tộc trong khối sinh viên đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc còn có tác dụng rèn luyện thể lực, phát triển thể chất cho sinh viên, tạo môi trường hoạt động thể thao lành mạnh, góp phần tạo tạo con người phát triển toàn diện phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 4 Qua khảo sát sơ bộ các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc cho thấy, môn GDTC là một trong những môn học được các nhà trường đặc biệt quan tâm chú trọng tạo điều kiện. Song do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau nên thể chất của sinh viên trong trường còn nhiều hạn chế về tầm vóc và thể lực. Các trường đều triển khai thực hiện chương trình GDTC của Bộ quy định nhưng chất lượng giảng dạy còn thấp, phương pháp và nội dung còn nghèo nàn đơn điệu chưa lôi cuốn được sinh viên tự giác luyện tập ngoại khóa. Đối với sinh viên Cao đẳng với 2 tiết học chính khoá (90 phút) trong 1 tuần (60 tiết học trong 1 năm), trong 3 năm học sinh viên chuyên nghiệp chỉ được học 3 học kỳ (90) giờ học TDTT chính khoá. Kỳ 4, 5, 6 sinh viên không phải học TDTT, do đó đa số sinh viên không tiếp tục tập luyện TDTT dẫn đến thể lực sinh viên giảm sút rõ rệt. Mặt khác, đảm bảo được 2 giờ trong tuần thì lượng vận động cho sinh viên vẫn thiếu, nhất là đối với các sinh viên thành thị vì các em không phải tham gia lao động chân tay. Chính vì vậy, nảy sinh nhu cầu tăng cường lượng vận động thể lực cho sinh viên của trường. Đã có nhiều ý kiến cho rằng: Cần tăng cường các hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao thể lực cho sinh viên, các hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm: Các môn thể thao Cầu lông, Bóng đá, Bóng Chuyền, Bóng rổ... thể dục phát triển chung, trò chơi vận động, đặc biệt là có thể đưa vào các môn thể thao dân tộc. Đối với sinh viên đại học, các môn học trong chương trình GDTC hầu như chỉ diễn ra tương tự, trong 4 học kỳ đầu (năm thứ nhất và thứ hai), còn các học kỳ tiếp theo sinh viên tập luyện TDTT chỉ thông qua hình thức ngoại khoá là chủ yếu. Chính vì vậy, nhu cầu tập luyện ngoại khoá của sinh viên là rất lớn, trong đó có nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa thông qua các môn thể thao dân tộc trong các trường đại học, 5 cao đẳng khu vực miền núi phía Bắc, đề tài lựa chọn một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên và có chất lượng, nâng cao thể lực cho sinh viên trong quá trình học tập, đồng thời góp phần giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định 2 nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1. Khảo sát thực trạng phát triển các môn thể thao dân tộc hiện nay của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc. Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc. Ý nghĩa khoa học: Quá trình nghiên cứu đề tài đã khái quát hệ thống lý luận về việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học để hình thành các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho đối tượng nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đánh giá được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các môn thể thao dân tộc hiện nay của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc. Qua đó, đề xuất được 8 giải pháp cơ bản và khả thi trong việc phát triển phong trào thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc. Giả thuyết khoa học: Đề tài đặt giả thuyết, một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả phát triển các môn thể thao dân tộc trong sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực miền núi phía Bắc là chưa có những giải pháp phù hợp. Nếu lựa chọn được những giải pháp khoa học mang tính khả thi sẽ có tác dụng nâng cao nhận thức về giá trị và vai trò của việc giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc, thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện, đồng thời phát triển thể lực cho sinh viên. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC Bác Hồ là nhà lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam và là một nhà tư tưởng lớn - là danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT. Tư tưởng của Người bao trùm trong việc đặt nền tảng xây dựng TDTT của nước nhà, là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mọi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường thể chất của nhân dân, góp phần cải tạo giống nòi, làm cho dân cường, nước thịnh. Những ý tưởng này xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng [118]. Giáo dục thể chất là một bổn phận của nền TDTT nước nhà. GDTC là một nội dung, biện pháp quan trọng góp phần đào tạo thanh, thiếu niên Việt Nam phát triển hài hoà về trí tuệ và thể chất, tinh thần và đạo đức, đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên. Nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của GDTC đối với mục tiêu chung của giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách sáng tạo công tác TDTT nói chung, GDTC nói riêng phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, GDTC ngày một phát triển phục vụ tốt cho mục tiêu chung của giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 có đưa ra mục tiêu: "Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững 7 chắc sự nghiệp TDTT; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc tập luyện của nhân dân..." [19]. Nghị Quyết cũng chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học". Đồng thời xác định TDTT trường học là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học”. Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên. Góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước. Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên GDTC hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và TDTT trường học. Các chủ trương trên của Đảng và Chính phủ là điều kiện thuận lợi và thời cơ tốt để công tác GDTC cho học sinh, sinh viên đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước. Thông qua các văn kiện của Đảng đối với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng... có thể thấy rõ Đảng ta luôn coi TDTT là một công tác cách mạng như bao công tác cách mạng khác. Sự nghiệp TDTT 1à sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội, của các cấp, các ngành, coi GDTC là một bộ phận khăng khít của hệ thống giáo dục XHCN 8 ở nước ta. GDTC là một trong những phương tiện quan trọng trong đào tạo con người phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (đã ban hành nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã nêu rõ nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế [20]. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Trên cơ sở đó, Bộ giáo dục và đào tạo triển khai Nghị quyết 29 với quan điểm chỉ đạo [36]: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 9 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào 10 tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triểngiáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Trên cơ sở chủ chương của Đảng, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC trong nhà trường các cấp, thể hiện tính đa dạng, phong phú dựa trên mục tiêu của GDTC góp phần tạo nên những con người mới phát triển toàn diện “cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đó là chủ trương kịp thời có ý nghĩa chiến lược của công tác GDTC trong nhà trường và biến những chủ trương của Đảng và Nhà nước thành những hành động cụ thể. 1.2. Giáo dục thể chất trong các trường đại học ở Việt Nam Giáo dục thể chất trong các trường đại học có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ trí thức mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà để thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" [19]. Mục tiêu của hệ thống GDTC trong các trường đại học là đào tạo các đội ngũ cán bộ khoa họ... thao dân tộc ở Việt Nam Trong số các hoạt động mang tính thể thao dân tộc ở Việt Nam có nhiều hoạt động chứa đựng những nét đặc trưng về cấu trúc (hình thức hoặc nội dung) và cách thể hiện tương đối giống nhau, đồng thời lại có những hoạt động ít thấy biểu hiện đó. Vì vậy, cần thiết phải sắp xếp các hoạt động này theo những nhóm, loại, dạng khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và sử dụng chúng. Có nhiều cách phân loại các hoạt động thề thao dân tộc trong đó chủ yếu là tùy thuộc vào từng quan điểm đánh giá và góc độ tiếp cận các trò chơi đó. Khi xem xét riêng biệt các trò chơi, trên cơ sở những đặc điểm và tính chất cơ bản của nó, các nghiên cứu phần lớn đều thống nhất với cách phân loại của nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ là Roger Gaillois chia trò chơi thành 4 loại; Trò chơi cầu may (Alco); Trò chơi mô phỏng (Minicoy); Trò chơi gây choáng ngợp (Ilinx); Trò chơi thi đấu (A gôn). Trò chơi thi đấu là những trò chơi diễn ra giữa hai người, hai phe hoặc nhiều người, nhiều phe, nó thường chiếm số lượng lớn trong các trò chơi dân gian và mang tính quần chúng rộng rãi. Tuy những trò chơi này thường dẫn đến những cuộc thi đấu thể thao như đấu Vật, Võ, Đua ngựa... Theo tác giả Mai Văn Muôn cho rằng [63], có thể thống nhất quan điểm phân loại trò chơi của Roger Gaillois. Tuy nhiên, các trò chơi Việt Nam trước hết cần được chia thành hai loại lớn là trò chơi cho trẻ em và trò chơi cho người lớn. Trò chơi cho trẻ em lại có thể chia thành những nhóm như sau: Nhóm những trò chơi rèn luyện sự khéo léo của tay, chân như các trò chơi: ném trúng đích (ném vòng cổ chai, ném bia, ném lao), tung bắt chính xác (đánh chuyền, đánh chất), nhảy theo nhịp (nhảy dây)... 28 Nhóm những trò chơi cần trí thông minh như: rải ranh, ô ăn quan, cờ lúa ngô, cờ đi đường, bịt mắt đánh trống... Nhóm những trò chơi sơ khởi diễn xướng. thể hiện bước đầu việc gắn vui chơi với nghệ thuật hát múa mà lời ca là những bản đồng dao có nhịp, có vần như các trò rồng rắn, dung dăng dung dẻ, nu na ná nống... Nếu đứng từ góc độ giáo dục học, có thể chia trò chơi của trẻ em thành 3 nhóm lớn là trò chơi sáng tạo, trò chơi có luật và trò chơi học tập [65]. Trò chơi của người lớn có thể chia thành 4 nhóm [63]: Nhóm các trò chơi mang ý nghĩa tín ngưỡng: Loại này giúp chúng ta nhận ra một cách khái quát tư duy của người Việt cổ vũ các ý niệm phồn thực (như các trò tắt đèn, múa mo, bắt chạch....) và về tục thờ mặt trời (như các trò đánh phết, vật, đánh quay, ném cầu, tung còn...). Nhóm các trò chơi giải trí như thả chim câu, chọi gà, thả diều, chọi trâu... Nhóm các trò chơi thi tài, thi khéo như các trò thi làm cỗ, thi thổi cơm, thi dệt vải... Nhóm các trò chơi mang tính chất thi đấu thể thao đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe và kỹ thuật điêu luyện như bơi chải, chèo thuyền, kéo co, đấu vật... Nếu đứng từ góc độ giáo dục thể chất thì trò chơi của người lớn có thể phân thành 4 loại: những trò chơi ưu thế về tố chất thể lực, những trò chơi ưu thế về kỹ năng vận động, những trò chơi ưu thế về trí lực và những trò chơi nhằm giải trí, trợ hứng là chính. Khi xem xét tổng thể các hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam, có thể khái quát theo hai quan điểm phân loại chủ yếu như sau: Dựa trên tính chất, nội dung của các hoạt động thể thao dân tộc, có thể chia chúng thành 4 loại: a) Các trò chơi vận động dân gian. b) Các môn thể thao dân tộc. c) Các bài tập bổ trợ cho quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. d) Các bài tập dưỡng sinh, khí công, nhu quyền. Trong đó, loại c và d là những hoạt động mang ý nghĩa giáo dục thể chất là chính, còn loại a và b thể hiện tính thi đấu, đua tranh thể thao trong nước của các triều đại Nhà nước quân chủ ở Việt Nam (văn ban bên cạnh võ ban). 29 Thể thao dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ các trò chơi vận động dân gian, là một bộ phận không thể thiếu được của nền TDTT. Nó có nhiều ưu thế trong việc phát triển khi gắn liền với các hoạt động văn hóa của từng vùng, miền, từng địa phương. Nếu được chú ý phát triển đúng mức thì các nội dung của thể thao dân tộc sẽ là phương tiện tổng hợp để cùng với các môn thể thao hiện đại khác góp phần tích cực vào chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại ngày nay. Để phát triển các hoạt động thể thao dân tộc Việt Nam, ngoài việc quán triệt đầy đủ 3 nguyên tắc chung của TDTT, còn phải đảm bảo 4 nguyên tắc có tính chuyên biệt của hoạt động này. Đó là: Kết hợp chặt chẽ giữa phổ cập và nâng cao. Kết hợp giữa kế thừa và phát triển. Đảm bảo việc giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng tính đa dạng và tích cực mở rộng việc giao lưu. Chú ý đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa thể thao dân tộc và thể thao hiện đại. Trong quá trình cải tiến một số trò chơi vận động dân gian để trở thành môn thể thao dân tộc có từ chương trình thi đấu của quốc gia, cần đảm bảo yêu cầu sau: Trò chơi phải phù hợp với sở thích, truyền thụ nguyện vọng và nhu cầu của nhiều đối tượng trong xã hội, nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Trò chơi phải được chuẩn hóa về cách chơi, luật chơi và các điều kiện sân bãi dụng cụ. Được tổ chức huấn luyện và thi đấu có hệ thống, bài bản theo định kỳ hàng năm. Được giao lưu, truyền bá ở nhiều địa phương trong cả nước cũng như ở các nước trong khu vực. Thể thao dân tộc vừa là phương tiện giáo dục thế hệ con người Việt Nam, vừa là phương tiện giao lưu văn hóa với bạn bè trên thế giới, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân dân. Phát triển mạnh các hoạt 30 động thể thao dân tộc chẳng những đáp ứng được như cầu trong nước mà còn phù hợp với xu thế chung của thời đại trong thập kỷ văn hóa, nghệ thuật và thể thao dân tộc UNESCO khởi xướng. [63],[64]. 1.4.5. Những nguyên tắc phát triển các môn thể thao dân tộc Thể thao dân tộc Việt Nam nói chung là một bộ phận của nền TDTT trên đất nước ta. Do đó, việc khôi phục, phát triển lĩnh vực này không thể tách rời khỏi những mục đích, nhiệm vụ và đặc biệt là những nguyên tắc phát triển chung của toàn bộ hệ thống thể thao dân tộc. Những nguyên tắc này đã được thừa nhận và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. 1.4.5.1. Nguyên tắc kết hợp giữa kế thừa và phát triển của thể thao dân tộc Dân tộc ta có truyền thống văn hóa và tinh thần thượng võ từ lâu đời. Thể thao dân tộc là một trong những di sản quý báu đó. Nó được hình thành, kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ. Khác với nhiều môn thể thao hiện đại khác chỉ mới có lịch sử phát triền trên đất nước ta từ vài năm đến vài chục năm, thể thao dân tộc ở Việt Nam là một trong những nước phương Đông có lịch sử văn hóa lâu đời nên có một bề dày phát triển khác hẳn. Ngày nay, chúng ta phát triển nó không phải từ hai bàn tay trắng, không có mối liên hệ gì với truyền thống và quá khứ (từ triết lý, tập tục... cho đến kỹ thuật, phương pháp, trọng tài, thể lệ thi đấu, dụng cụ tập luyện), cho nên con đường phát triển đúng đắn và sáng suốt nhất của thế hệ hôm nay và mai sau chính là phải kế thừa một cách sáng tạo, chắt lọc và phát huy được những nét tinh túy nhất của thể thao dân tộc. Điều này đã trở thành xu hướng chung của thế giới, không phải chỉ có ở nước ta. Đương nhiên, công việc kế thừa và phát triển thể thao dân tộc không đơn giản bởi vì nội dung, trường phái, kỹ thuật và cả thể thức tiến hành các hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam rất phức tạp và rộng rãi. Đó là chưa kể mối quan hệ qua lại, đan xen giữa thể thao dân tộc Việt Nam với các nước trong vùng. Cho đến nay, chúng ta còn có nhiều chỗ chưa thể khẳng định được rõ cái gì là đích thực của ta, cái gì được du nhập từ nước ngoài. 31 Ỏ đây, chúng ta phải nhớ tới một chỉ dẫn rất quan trọng của Lênin trong việc khai thác và phát huy những di sản văn hóa dân tộc (trong đó có thể thao dân tộc). Lời dạy của Người đại ý là: Chúng ta phải tôn trọng và khai thác các di sản quý báu của quá khứ. Trong quá trình đó, sẽ gặp không ít những trường hợp khi mà ý tưởng, triết lý sâu xa của nó còn phải bàn cãi nhiều, chưa có sức thuyết phục dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, nhưng những thành quả thực tiễn về phương pháp của nó thì tương đối rõ ràng và được công nhận khá phổ biến (ví dụ như Yôga). Trong trường hợp đó, một mặt chúng ta vẫn cần tiếp tục tìm hiểu một cách sáng tạo những triết lý còn mang nhiều tính bí ẩn của chúng, không vội bác bỏ một cách thô thiển hoặc tiếp thu một cách cứng nhắc; mặt khác cũng không cần chờ đợi mà phải ứng dụng ngay những vấn đề đã được thừa nhận. Nói tóm lại, việc kế thừa và phát triển thể thao dân tộc cần được tiến hành trên cơ sở khoa học, theo tinh thần "gạn đục khơi trong, lấy xưa phục vụ nay" [63]. 1.4.5.2. Nguyên tắc kết hợp giữa phổ cập và nâng cao trong phát triển thể thao dân tộc Là một bộ phận của TDTT nói chung, thể thao dân tộc muốn phát triển được tốt trước hết phải có cơ sở phổ cập rộng rãi. Không có cái nền đó, cũng như các lĩnh vực TDTT khác, chúng ta sẽ không thể nâng cao được trình độ. Cần tích cực đưa những thành tựu thể thao dân tộc đã được nghiên cứu cải biên tương đối hoàn chỉnh vào phong trào TDTT quần chúng, các trường học, các câu lạc bộ... Ở đây cũng cần kết họp giữa sự chỉ đạo, quản lý Nhà nước với các hoạt động và sự đóng góp tự nguyện mang tính xã hội hóa của quần chúng. Hoạt động này không chỉ ở thành thị, vùng đồng bằng mà còn có thể phát triển thích hợp ở cảc nông thôn, rẻo cao, đặc biệt là trong các vùng vốn có các hoạt động thể thao dân tộc truyền thống. Mặt khác, thể thao dân tộc cũng cần phải có những đỉnh cao tiêu biểu để dẫn đường, thúc đẩy sự phát triển và giao lưu trong và ngoài nước. Chúng tôi quan niệm, đỉnh cao ở đây không chỉ ở chỗ thành tích thi đấu mà còn thể hiện qua các quy tắc 32 hoạt động, nội dung tập luyện, công tác huấn luyện và trọng tài, số lượng và cấp bậc vận động viên và những điều kiện đảm bảo khác; bên cạnh đó, việc xây dựng các tổ chức của thể thao dân tộc (các lễ hội quần chúng, các câu lạc bộ cơ sở, các tổ chức chỉ đạo chuyên môn, các đội vận động viên...) chính là những hạt nhân thực sự đảm bảo cho hoạt động này. Có như vậy, mới có thể nâng cao được trình độ thể thao dân tộc. Việc phổ cập và nâng cao trình độ môn đá cầu ở nước ta trong thời gian qua là một ví dụ điển hình, đương nhiên con đường hoàn thiện nó cũng không đơn giản [64]. Nói tóm lại, nhu cầu phát triển thể thao dân tộc ở nước ta đòi hỏi phải kết hợp hai mặt nói trên với nhau một cách họp lý, trên nền phổ cập phong trào mà nâng cao trình độ, đồng thời chính những đỉnh cao lại có tác dụng khuyến khích và định hướng cho các hoạt động ở cơ sở phát triển. 1.4.5.3. Nguyên tắc giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng tính đa dạng và tích cực giao lưu trong và ngoài nước Như trên đã nói, thể thao dân tộc tuy là một di sản quý báu nhưng rất đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều phương thức, đặc điểm, nội dung và những ý tưởng của biết bao trường phái, được phát triển qua rất nhiều thế hệ, trên rất nhiều địa phương, mặt khác lại chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố văn hóa ngoại lai, do đó trong quá trình khai thác và phát triển, chúng ta không thể đòi hỏi, rập khuôn trong phương thức hoạt động và cách thức sử dụng. Rõ ràng ở đây, trên cơ sở đảm bảo ba nguyên tắc chung nói trên, chúng ta còn cần phải tôn trọng và khuyến khích tính đa dạng, năng động của các trường phái, nội dung thể thao dân tộc khác nhau miễn là trước hết phải đảm bảo giá trị về sức khỏe, về văn hóa lành mạnh của nó. Đương nhiên, không thể tách rời thể thao dân tộc Việt Nam khỏi bối cảnh phát triển của thể thao dân tộc thế giới, trước hết là các nước trong khu vực có nhiều ảnh hưởng tới chúng ta. Ở đây, không thể tìm ra những đặc điểm hoàn toàn khác hẳn với một số nước lân cận mà thực ra chỉ phát hiện được một số đặc trưng ưu thế của nó, những triết lý về âm dương ngũ hành 33 không chỉ có trong nền thể thao dân tộc của chúng ta mà còn khá phổ biến trong các nước phương Đông. Giữ gìn bản sắc và tôn trọng tính đa dạng cũng như đẩy mạnh sự giao lưu; không có nghĩa là rập khuôn một cách máy móc tất cả những gì của quá khứ để lại. Trong sự đa dạng đó vẫn cần có sự phân tích để phát huy những tinh túy, đồng thời loại bỏ những yếu tố mê tín, dị đoan, phản khoa học. Thực tế kinh nghiệm phát triển thể thao dân tộc ở nước ta cho thấy: nếu không đảm bảo tính đa dạng hợp lý thì không thể đưa thể thao dân tộc vào các đối tượng khác nhau (người già yếu chỉ thích tập võ dưỡng sinh, thanh niên trai khỏe thích tập luyện võ thi đấu...) Chỉ có làm được những điều trên thì thể thao dân tộc mới ngày càng phát triển lên một đỉnh cao mới, cả về số lượng và chất lượng [64]. 1.4.5.4. Nguyên tắc kết hợp giữa thể thao dân tộc và thể thao hiện đại Thể thao dân tộc và thể thao hiện đại (xét theo tính chất cơ bản) là hai nội dung lớn của nền TDTT ở nước ta. Bởi vậy, về mục đích và nguyên lý, chúng đều có cùng một cơ sở chung, không thể tách rời và đối lập nhau. Những kinh nghiệm sưu tầm, cải biên và phát triển thể thao dân tộc ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới cho thấy: người ta đã dùng nhiều kiến thức, thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại cùng với những vấn đề chuyên môn trong thể thao hiện đại để đánh giá, cải biên và phát triển các môn thề thao dân tộc, Ví dụ như sự cải biên môn Đá cầu (dựa vào quy cách môn Cầu lông); Vật dân tộc (dựa nhiều vào quy cách môn Vật tự do); Võ Cổ truyền (có tham khảo từ các môn võ hiện đại Karate, Taekwondo, Quyền Anh...). Tuy vậy, việc tiếp thu và kết hợp không có nghĩa làm mất bản sắc độc đáo của từng môn thể thao dân tộc ở nước ta. Môn Đá cầu của ta không giống với Cầu lông, cũng không giống với Cầu mây ở vùng Đông Nam Á; Vật Dân tộc không giống với Vật Tự do vì vẫn có hình thức xe đài và thường được tổ chức vào đúng dịp lễ hội cổ truyền. 34 Mặt khác, người ta cũng dần dần khai thác và sử dụng một số cách thức tập luyện võ cổ truyền đề phần nào phục vụ bổ trợ cho thể thao hiện đại hoặc đưa dần một số môn thể thao dân tộc thành môn thể thao hiện đại ở nước ta, việc này mới là bước đầu, song ở nhiều nước đã làm thành công việc chuyển đổi đó từ vài chục năm nay (như Karatedo của Nhật Bản, Whushu của Trung Quốc...). Xét trên bình diện chỉ đạo vĩ mô, sự phát triển cân đối một cách hợp lý của hai vế (thể thao dân tộc và thể thao hiện đại) chỉ càng giúp chúng ta đưa thể thao dân tộc nói chung vào sâu hơn trong các đối tượng quần chúng, tạo nên một phong trào phát triển toàn diện và vững chắc. Việc làm đó vừa đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, vừa là logic tất yếu của sự phát triển. Sự hình thành và phát triển rầm rộ của nhiều tổ chức thể thao dân tộc Việt Nam ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, cùng những cuộc giao lưu quốc tế về lĩnh vực này ngày càng dày hơn, đó là những minh chứng sinh động cho những vấn đề nêu trên. Nói tóm lại, bốn nguyên tắc mở đầu trên liên quan và bổ sung cho nhau một cách biện chứng trong quá trình phát triển thể thao dân tộc ở nước ta. Không thể thiếu hoặc coi nhẹ bất cứ một nguyên tắc nào trong quá trình chỉ đạo. Chúng tôi cho rằng, theo từng bước phát triển và hoàn thiện các hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam, chúng ta sẽ bổ sung để ngày càng hoàn thiện, phong phú và chắc chắn hơn những nguyên tắc này. Ở đây, xin được coi chỉ là những xác lập ban đầu cần có để trực tiếp chỉ đạo hoạt động thể thao dân tộc trong những năm tiếp theo [63], [64],[65]. 1.4.6. Xu thế phát triển các hoạt động thể thao dân tộc hiện nay Năm 1987, tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chủ trương lấy thập kỷ 1987 - 1997 là thập kỷ phát huy truyền thống văn hóa - nghệ thuật và thể thao dân tộc, làm cơ sở cho Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Theo quan điểm của UNESCO: "... Văn hóa đứng ở vị trí trung tâm và đóng vai trò 35 điều tiết của phát triển... nhưng trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới chỉ chú trọng đến các mục tiêu kinh tế, tách rời khỏi môi trường văn hóa - bao gồm mạng lưới phức tạp các mối quan hệ, những giá trị trân chính của nền văn hóa cụ thể quy định. Từ đó dẫn đến hạn chế khả năng điều chỉnh của sự phát triển, hạn chế khả năng sáng tạo của con người. Kinh tế ngày càng phát triển thì hiểm họa có tính chất toàn cầu xuất hiện càng nhiều, thậm chí có nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của nền văn minh nhân loại..."[120]. Vì vậy UNESCO phải phát động "Thập kỷ phát triển văn hóa trên toàn Thế giới" với 4 mục tiêu: Thừa nhận vị trí của văn hóa trong phát triển, tìm ra mọi phương thức có thể cho sự hòa hợp giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế có thể bắt rễ trong văn hóa. Khẳng định và làm phong phú các bản sắc văn hóa, cổ vũ mọi khả năng và sáng kiến của cá nhân và tập thể với ba lĩnh vực ưu tiên: bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa, biến đổi sáng tạo nền văn hóa, giữ gìn và đổi mới các giá trị văn hóa. Mở rộng sự tham gia, huy động các nguồn lực và khả năng sáng tạo của cá nhân và cả cộng đồng vào việc chăm lo đời sống văn hóa của con người. Đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa. Đó là những quan điểm xác định một xu thế mới của xã hội hiện đại mà mục tiêu là bảo tồn được những di sản văn hóa cổ truyền và sử dụng nó một cách có hiệu quả trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai theo truyền thống của từng dân tộc. Là một bộ phận của văn hóa thể chất và văn hóa chung, hoạt động thể thao dân tộc cũng hòa vào xu thế của thời đại và đã thu được những kết quả cụ thể ban đầu từ thập niên 80. Xét về mặt lịch sử, nhiều môn thể thao hiện đại ngày nay (được tồ chức thi đấu chính thức trong Thế vận hội) đều xuất phát từ những trò chơi vận 36 động dân gian của từng nước hoặc một số nước từ thời cổ như Bóng đá, Bóng chuyền, Đấu kiếm, Quyền Anh, Vật... Trong chương trình thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á và Á Vận hội, các môn như: Taekwondo, Wushu, Karatedo, Bắn cung, Đua thuyền, Su mô... đều có gốc là từ các trò chơi dân gian của các nước phương Đông. Ngày nay, trong thi đấu thể thao của nhiều khu vực và châu lục ngày càng xuất hiện thêm những môn thể thao mới có nguồn gốc từ những trò chơi vận động dân gian của các nước. Năm 1990, tại Asiad lần thứ 11 ở Bắc Kinh (Trung Quốc), môn Bakadi đã trở thành môn thi đấu chính thức. Môn này có nguồn gốc từ trò chơi Bakadi của Pakistan (tương tự như trò chơi "ù" ở Việt Nam). Năm 1991, tại SEA Games 16 ở Philippin cũng thử nghiệm đưa môn Võ Gậy vào chương trình thi đấu [65]. Năm 1993, Trung Quốc tổ chức Giải Đá cầu mở rộng có các nước tham gia là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, CHLB Đức và Việt Nam. Đây là một bước chuẩn bị để có thể thử nghiệm đưa trò chơi Đá cầu thành môn thể thao thi đấu. Trong chương trình thi đấu của Sea Games 18 tổ chức ở Thái Lan năm 1995 đã đưa môn Cầu mây (là trò chơi dân gian của Thái Lan và một số nước Đông Nam Á) thành nội dung thi đấu chính thức. Hưởng ứng Thập kỷ Phát triển Văn hóa của Liên hiệp quốc, từ những năm 80, ở Việt Nam cũng xuất hiện xu thế khôi phục các trò chơi vận động dân gian và nghiên cứu thử nghiệm đưa một số trò chơi vận động dân gian tiêu biểu thành các môn thể thao dân tộc. Do vậy, đến nay các môn Đá cầu, Võ cổ truyền, Vật dân tộc, Bắn nỏ, Đua thuyền đã trở thành những môn thể thao thi đấu quốc gia hoặc một số địa phương. Theo chúng tôi, xu thế này cần phải được tiếp tục khẳng định trong những năm tiếp theo để phát huy truyền thống văn hóa dân tộc theo những định hướng lớn như sau: Tăng cường khôi phục các lễ hội truyền thống với những nội dung văn hóa lành mạnh, đồng thời phổ cập các trò chơi vận động dân gian trong các 37 đối tượng học sinh, sinh viên. Đó là con đường tất yếu để duy trì, bảo tồn văn hóa thể chất truyền thống của dân tộc. Chú trọng khôi phục các trò chơi vận động dân gian trong các vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Kết hợp việc giữ gìn truyền thống văn hóa riêng của từng vùng với việc giới thiệu và giao lưu giữa các vùng. Đồng thời mở rộng sự giao lưu đó ra các nước trong khu vực và thế giới. Trên cơ sở làm sống lại các lễ hội cổ truyền, các trò chơi vận động dân gian phải từng bước lựa chọn các trò chơi, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân, để tiến hành những nghiên cứu cải biên theo hướng tạo ra nhiều môn thể thao thi đấu mới. Như vậy, một trong những xu thế lớn nhất của thế giới trong thế kỷ 21 là khôi phục, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa cổ truyền của từng quốc gia, dân tộc, trong đó có các nội dung thể thao dân tộc và các trò chơi vận động dân gian. Xu thế đó được phản ánh trong việc xác định cơ cấu của nền thể thao dân tộc ở nhiều quốc gia, nhất thiết phải bao gồm các môn thể thao dân tộc bên cạnh các môn thể thao hiện đại phổ biến khác. Sở dĩ xu thế nói trên sớm được chấp nhận và trở thành phổ biến ở nhiều nước là vì những lý do sau: Thứ nhất: Sự phát triển rộng rãi của các môn thể thao hiện đại (như Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Điền kinh, Bơi, Thể dục...) trong nhiều thập kỷ qua đã trở thành những yếu tố khá quen thuộc của hàng trăm triệu người trên thế giới. Sự đua tranh về kỷ lục, thành tích diễn ra căng thẳng, quyết liệt nhiều khi đã dẫn tới quá mức (gian lận và sử dụng Doping trong thi đấu thể thao)... Tình hình đó đã thúc đẩy sự tìm kiếm những phương tiện tập luyện mới để phát triển, hoàn thiện thể chất cho cá nhân và giành vinh quang cho Tổ quốc. Thứ hai: Các môn thể thao dân tộc thường có cấu trúc động tác và cách thức thực hiện tương tự như những môn thể thao không có chu kỳ (khi tập luyện và thi đấu đòi hỏi sự tổng hợp các tổ chất thể lực và diễn ra trong tình 38 huống thay đổi...). Đó là những môn thể thao mà thành tích phụ thuộc vào quá trình tích lũy năng lượng, kết hợp với việc xử lý chính xác các thông tin. Vì vậy. con người tìm đến với thể thao dân tộc, tức là tìm đến một hình thức rèn luyện mới, trong đó chứa đựng những cấu trúc thực hiện quen thuộc. Thứ ba: Nguyên tắc rèn luyện của thể thao dân tộc là thiên - địa - nhân hợp nhất, con người hòa mình trong thiên nhiên và vũ trụ. Rèn luyện thể thao dân tộc sẽ đạt được sự cân bằng âm - dương. Điều đó là phù hợp với nhu cầu của con người hiện nay. Thứ tư: Thể thao dân tộc là sản phẩm văn hóa truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán, thói quen của từng dân tộc, là niềm tự hào chung của mọi người, do vậy nó kích thích con người rèn luyện và thi đấu. 1.5. Thể thao dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có các loại hình thể thao mang sắc thái riêng, tạo ra tính đặc trưng của từng vùng miền. Thể thao dân tộc được tồn tại từ lâu và được trải theo cùng lịch sử dân tộc từ việc săn thú cho đến việc chống giặc ngoại xâm, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Bao đời nay, yêu cầu rèn luyện sức khoẻ thông qua luyện tập TDTT dân tộc đã trở thành truyền thống của nhiều dân tộc. Thể dục thể thao đã được sử dụng trong các ngày hội, ngày xuân, vui chơi và đón xuân và được coi là hoạt động không thể thiếu được. Ngày nay được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với nhận thức đúng đắn, TDTT nói chung và thể thao dân tộc nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực và từng bước được chú trọng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những biện pháp, cũng như kế hoạch phát triển thể thao dân tộc. Hàng năm đã tổ chức thi thể thao dân tộc miền núi phối hợp với các ngày hội văn hoá ở cơ sở, tỉnh, huyện, thị. Thể thao dân tộc cũng được những người làm công tác thể thao xây dựng phương hướng và đề ra biện pháp khai thác phổ biến các màn TDTT đặc biệt có sự phối hợp với ngành giáo dục, với mục đích làm sao cho hoạt động này chuyển thành phong trào quần chúng rộng rãi, phải giữ được 39 bản sắc dân tộc, tạo không khí vui tươi sôi nổi. Công tác này còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống đoàn kết, làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau, tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống (Dao, Kinh, Tày, Mông, Thái, Mường....). Thể thao dân tộc đang từng bước trở thành nhu cầu của người dân tộc đặc biệt thông qua các ngày hội văn hoá của nhân dân các bản làng. Song để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của thể thao dân tộc thì cần phải có biện pháp duy trì, phát triển nó, triển khai nó tới tầng lớp nhân dân. Từ đó thu hút đông đảo quần chúng tham gia luyện tập thể thao dân tộc và cần phải có sự phối hợp với ngành giáo dục đào tạo để xây dựng kế hoạch chương trình áp dụng vào trong các nhà trường nói chung và các trường đại học, cao đẳng khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Phát triển thể thao dân tộc cũng là phát triển, rèn luyện truyền thống dân tộc góp phần nâng cao sức khoẻ con người và đây là biện pháp thiết thực để đưa thể thao đến mọi nhà, mọi dân tộc. Sự phong phú đang dạng của thể thao dân tộc sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với công tác TDTT, là động lực thúc đẩy để mọi người tham gia vào công tác xã hội hoá TDTT. Các môn thể thao dân tộc truyền thống lâu đời ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Bắn nỏ, Đẩy gậy, Kéo co, Ném còn, Đá cầu, Đánh quay, Cưỡi ngựa, Nhảy dây, Đu quay, Đánh khăng Các môn thể thao dân tộc có nhiều ưu thế để duy trì và phát triển vì kinh phí đầu tư ít và dễ chơi, thu hút nhiều người, nhiều đối tượng tham gia. Đối với các tỉnh miền núi khu vực Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu...), vào những ngày lễ, tết ngoài những lúc du xuân, đồng bào dân tộc chỉ cần một sợi dây thừng tự tổ chức trò chơi kéo co với sự tham gia của hàng chục người. Những người tham gia môn kéo co có thể chia đội theo tốp nam, nữ; các xã, bản, dòng họ 40 Thông thường cuộc thi kéo co tự phát có những quy ước riêng do những người chơi thống nhất với nhau. Các cuộc thi có ban tổ chức, các đội tham gia phải tuân thủ các quy định chung về số người tham gia trực tiếp, gián tiếp và trọng lượng toàn đội trực tiếp tham gia: hạng cân, số lượng vận động viên, hình thức thi đấu Cho dù môn Kéo co chơi dưới dạng tự phát hay có tổ chức thì sự vui nhộn luôn là đặc tính của môn chơi dân dã này mà vẫn hấp dẫn vì kịch tính của cuộc thi. Để chiến thắng, môn Kéo co phải có sự thống nhất về lực của tất cả các vận động viên và như vậy thông thường đội phải cử ra một người bắt nhịp. Những tiếng “hò dô ta” và sự cổ vũ của cổ động viên hai đội “cố lên, cố lên” tạo nên sân chơi lành mạnh mang tính đồng đội, thể hiện sự đoàn kết cao. Như vậy, Kéo co là môn chơi mang tính đoàn kết, cộng đồng, thể hiện nét đẹp văn hóa cao. Bắn nỏ có lẽ được ra đời trong điều kiện sống của con người ở vùng rừng núi, xuất phát từ việc đi rừng, lao động sản xuất. Để thích nghi với môi trường nghề rừng, con người đã chế tạo và sử dụng nỏ để săn bắn, chống chọi sự tấn công của thú rừng. Ngày nay, săn bắt động vật hoang dã không còn phù hợp, nhưng như để nhắc lại truyền thống đấu tranh sinh tồn của tổ tiên, người vùng cao vẫn lưu giữ những chiếc nỏ tự tạo và vào những dịp lễ hội, đồng bào lại tổ chức thi bắn nỏ để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Bắn nỏ là môn thể thao truyền thống, đã được đưa vào thi đấu tranh giải trong các kỳ đại hội TDTT cấp quốc gia. Vận động viên bắn nỏ đòi hỏi phải có thần kinh tốt, có sức khỏe, tâm lý bình tĩnh, mắt sáng và tay chắc để giương nỏ ngắm bắn chính xác vào tiêu điểm. Đây là môn đòi hỏi kỹ thuật, tính chính xác cao và thể hiện sức mạnh của một dân tộc. Vận động viên có thể tham gia thi đấu đơn nam, đơn nữ hoặc phối hợp đồng đội. Đẩy gậy là môn thi cần đến sức khỏe và sự khéo léo của vận động viên. Đẩy gậy hấp dẫn người xem do kịch tính của môn thi. Hai vận động viên cùng hạng cân ra sân chào khán giả trong trang phục đặc trưng. Trọng tài giữ thăng 41 bằng cho gậy, hai vận động viên trong tư thế sẵn sàng. Tiếng còi của trọng tài vang lên, các vận động viên vào cuộc trong tiếng reo hò của khán giả. Trong môn đẩy gậy, hiệp đấu được diễn ra nhanh hay chậm tùy theo sự cân bằng về trình độ, sức lực của 2 vận động viên. Thi đấu trong một vòng tròn cố định do ban tổ chức quy định, vận động viên nào bị đối thủ đẩy bật ra khỏi xới là thua. Khi thi đấu, môn Đẩy gậy được phân ra thành các hạng cân, tùy theo số lượng vận động viên tham gia, ban tổ chức bố trí các hình thức: vòng tròn tính điểm, loại trực tiếp, đấu theo bảng... Trong điều kiện địa hình không bằng phẳng và chia cắt, ít có địa thế đất bằng phẳng để xây dựng các sân vận động phát triển các môn thể thao hiện đại. Thêm vào đó, phong tục tập quán của đồng bào vùng cao là sinh sống tập trung theo bản, khu dân cư ở những nơi thuận tiện về nước và phù hợp với môi trường lao động. Do vậy việc tổ chức các môn thể thao hiện đại như Bóng đá, Bóng chuyền... là rất khó khăn. Việc phát huy các môn thể thao truyền thống tại địa bàn vùng cao là phù hợp với điều kiện sống và nhu cầu chính đáng của đồng bào vùng cao. Thể thao nói chung và môn thể thao dân tộc nói riêng góp phần phát triển giúp cho con người ngày càng hoàn thiện toàn diện về trí, đức, thể, mỹ, góp phần củng cố sức mạnh dân tộc. Đối với các tỉnh miền núi khu vực Đông Bắc (Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang...), nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Tày... sinh sống, ngoài các môn thể thao hiện đại, các môn thể thao dân tộc là một mảng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển thể thao quần chúng khi không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống, giải thể thao không chỉ của địa phương mà còn ở tầm khu vực, quốc gia [121]. Qua đó, các môn thể thao dân tộc có cơ hội phát huy, lưu giữ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Nhiều môn thể thao dân tộc đã trở thành hoạt động truyền thống ở các lễ hội hàng năm của các địa phương như: 42 Đua thuyền trong lễ hội đền Đại...hóa Nghệ Thuật, Số 1. 77. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1988), Sinh cơ và huấn luyện thể thao, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 78. Nguyễn Đức Thành (2013), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên ở một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 79. Đoàn Thao, Khôi phục và phát triển các môn TDTT, Báo Thể thao Việt Nam, Số 1206. 80. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), Đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp, Tuyển tập nghiên cứu khoa học - GDTC sức khỏe, Nxb TDTT, Hà Nội. 81. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 82. Nguyễn Toán (1994), Nghiên cứu trò chơi vận động dân gian ở Việt Nam, Viện Khoa học TDTT. 83. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT, Hà Nội. 84. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 85. Phạm Danh Tốn (1991), “Lý luận và phương pháp TDTT”, SGK dùng cho sinh viên các trường Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 86. Tổng cục TDTT, Văn bản Hội Nghị TDTT 1994, NXB TDTT, Hà Nội. 87. Đồng Văn Triệu, Nguyễn Thị Xuyền (2000), Lý luận huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 88. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lý luận phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội. 89. Trường Đại học TDTT, Vật Việt Nam, NXB TDTT, Hà Nội, 1983. 90. Trường Đại học TDTT I (1997 – 1999), Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 91. Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội. 92. Từ điển học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1972. 93. Từ Điển Hội Lễ Việt Nam, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1993. 94. Tường Thuật về vương quốc đàng ngoài, đất mới phát hiện được (1963), NXB Sử học, Hà Nội. 95. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 96. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 97. Văn bản số 8157 ngày 29/9/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất - sức khoẻ - y tế trường học. 98. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 99. Phạm Ngọc Viễn (1991), “Tâm lý học TDTT”, Sách giáo khoa dành cho sinh viên các trường Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 100. Viện Văn hóa Dân Gian (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 101. Nguyễn Khắc Anh Vũ (1997), Nghiên cứu sự biến đổi khả năng hoạt động thể lực và tình trạng sức khoẻ của sinh viên Đại học không chuyên TDTT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT I. 102. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tuấn (1963), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 103. Trần Quốc Vượng (1969), Tìm hiểu truyền thống thượng võ của dân tộc, NXB Y học và TDTT, Hà Nội. 104. Trần Quốc Vượng (1976), Truyền thống thượng võ Việt Nam qua nghệ thuật tạo hình dân gian, NXB TDTT, Hà Nội. 105. Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo (1993), Mùa Xuân và phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. 106. Lê Văn Xem (2000), Phương pháp giáo dục thể chất trường học (tài liệu tham khảo). B. Tài liệu tiếng Nga 107. Аг-оол Е.М. (2008), Национальные виды спорта и игры - основа физкультурного образования школьников Республики Тыва, Диссертации кандидат педагогических наук, Тывинский государственный университет. 108. Матвеев Л.П. (1999), Теория и методика физической культуры: учеб. для интов физ. культуры. М.: Фис. 109. Матвеев Л.П. (1997), Общая теория спорта: учеб. кн. для завершающих уровней высш. физ. Образования/Матвеев Л.П. М.: [4й филиал Воениздата]. 110. Матвеев Л.П. (2001), Общая теория спорта и ее прикладные аспекты, M.: “Известия”. 111. Назарова, Г.П. (1999), Особенности профессиональной подготовки специалистов по социальному воспитанию на основе национальных видов спорта народов Крайнего Севератема, Диссертации кандидат педагогических наук, Екатеринбург 112. Суслов Ф.П., Сыча В.Л., Шуштин Б.Н. (1995), Современная система спортивной подготовки, М.: “CAAM”. 113. Холодов Ж.К., Кузнецов В.С., Карнаухов Г.З. (2001), Теория и методика физической культуры, М.: Воениздата. 114. Шушунов, В.С. (2008), Методика физического воспитания, М.: Фис. 115. Шушунов, В.С. (2008), Методика физического воспитания учащихся Республики Калмыкия на основе повышения двигательной активности средствами национальных видов спортатема, Диссертации кандидат педагогических наук, Волгоград. C. Các Website 116. wwww.baomoi.com 117. www.tapchithethao.vn 118. 119. www.voc.org.vn 120. vi.wikipedia.org 121. www.xahoi.com.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1 Trường CĐSP Thái Nguyên PHIẾU PHỎNG VẤN Tổ GDTC và QP AN Kính gửi:................................................................................................... ............................................................................................................................. Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”, Kính mong đồng chí trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi sau: • Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1: Xin đồng chí hãy cho biết hiện trạng công tác Giáo dục thể chất và Thể thao của trường mình qua các câu hỏi sau: 1. Thời lượng chương trình chính khóa môn học Giáo dục thể chất? a) Số học phần:......... b) Số giờ/1học phần:....... c) Phân bổ số giờ/1tuần:......... 2. Khoa (Bộ môn) có tổ chức giờ học ngoại khóa cho sinh viên không? a) Có b) Không Số buổi/1tuần:...................... 3. Bộ môn (Khoa) có tiến hành đánh giá xếp loại thể lực trong quá trình Giáo dục thể chất cho sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo không? a) Có b) Không Tổng số sinh viên được đánh giá xếp loại thể lực: Trong đó: - Số lượng sinh viên xếp loại tốt:.............................................................. - Số lượng sinh viên xếp loại đạt: - Số lượng sinh viên xếp loại không đạt: 4. Bộ môn (Khoa) có sử dụng các môn thể thao dân tộc như một noi dung Giáo dục thể chất trong các giờ học chính khóa không? a) Có b) Không 5. Các môn thể thao tự chọn trong chương trình Giáo dục thể chất? (xin ghi rõ là những môn gì): ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 6. Các giải thể thao của Nhà trường được tổ chức? a) Các giải truyền thống: Bóng chuyền Bóng đá Cầu lông Bóng rổ Đá cầu Aerobic Võ thuật Cờ vua - Các môn khác (xin ghi rõ là những môn gì?: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. b) Tùy theo điều kiện, hàng năm sẽ có kế hoạch riêng 7. Nhà trường có thường xuyên tổ chức các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu các môn thể thao dân tộc do ngành và địa phương tổ chức không? a) Thường xuyên b) Không thường xuyên c) Không tham gia d) Không có giải thi đấu để tham gia 8. Hình thức chuẩn bị các đội tuyển thể thao: a) Tập luyện thời gian ngắn trước mỗi giải đấu b) Các đội tuyển hoạt động thường xuyên dưới hình thức CLB c) Bồi dưỡng trong các giờ học chính khóa d) Kết hợp các hình thức trên 9. Đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất a) Số lượng giảng viên ở các môn: - Điền kinh:......... - Thể dục:........ - Bóng chuyền:......... - Bóng đá:........... - Cầu lông:....... - Bóng rổ:................. - Đá cầu:............. - Võ thuật:....... - Cờ vua:................... - Các môn khác: ............... b) Số lượng giảng viên theo trình độ chuyên môn: - Tiến sĩ:................ - Thạc sĩ:.................. - Cử nhân:................. c) Tuổi bình quân của các giảng viên:.......................... 10. Cơ sở vật chất và dụng cụ đáp ứng cho công tác Giáo dục thể chất và Thể thao? a) Đáp ứng tốt b) Đáp ứng đủ c) Chưa đáp ứng đủ về số lượng d) Chưa đáp ứng đủ về chất lượng Phần 2: Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc qua các nội dung cụ thể sau: 11. Sự cần thiết của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 12. Vai trò của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc: Duy trì bản sắc văn hóa thể chất của dân tộc, địa phương Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao dân tộc củacác Khoa và Nhà trường Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực Là nội dung Giáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác: ....................................................................................... 13. Việc tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên theo hình thức nào là phù hợp? Theo nhóm Lớp Câu lạc bộ Đội thể thao 14. Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên: Chưa có phong trào Thiếu cơ sở vật chất Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao dân tộc Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao dân tộc - Những khó khăn khác (xin ghi rõ) .................................................................... 15. Với điều kiện hiện của Nhà trường thì có thể phát triển các môn thể thao dân tộc nào? Đánh khăng Đua thuyền Đua ngựa Vật Đánh quay Đẩy gậy Đá cầu Kéo co - Các môn khác (xin ghi rõ): ............................................................................ 16. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao dân tộc thực hiện duới hình thức nào là phù hợp nhất? Nội khóa Ngoại khóa Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 17. Những giải pháp nào có thể sử dụng để phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc (ghi điểm vào ô trống: 3 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 1 - không quan trọng). Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hóa của các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên Sử dụng môn thể thao dân tộc như nội dung Giáo dục thể chất trong các giờ chính khóa Mở các Câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn thể thao dân tộc cho sinh viên - Các giải pháp khác (xin nêu rõ và cho điểm theo mức độ quan trọng) .......................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí! Ngày ..... tháng ..... năm Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn Nguyễn Đức Thụy Phụ lục 2 Trường CĐSP Thái Nguyên PHIẾU PHỎNG VẤN Tổ GDTC và QPAN Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”, Kính mong đồng chí điền giúp những thông tin cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: • Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1. Thông tin chung Họ và tên: ..........Tuổi: Trình độ học vấn:...............................................Thâm niên công tác: Chức vụ: ... Đơn vị công tác: Chuyên môn được đào tạo: . Phần 2. Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc qua các nội dung cụ thể sau: 1. Sự cần thiết của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 2. Vai trò của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc: Duy trì bản sắc văn hóa thể chất của dân tộc, địa phương Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao dân tộc của các Khoa và Nhà trường Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực Là nội dung Giáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác:......................................................................................... 3. Việc tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên theo hình thức nào là phù hợp? Theo nhóm Lớp Câu lạc bộ Đội thể thao 4. Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên: Chưa có phong trào Thiếu cơ sở vật chất Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao dân tộc Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao dân tộc - Những khó khăn khác (xin ghi rõ) ..................................................................................................................... 5. Với điều kiện hiện của Nhà trường thì có thể phát triển các môn thể thao dân tộc nào? Đánh khăng Đua thuyền Đua ngựa Vật Đánh quay Đẩy gậy Đá cầu Kéo co - Các môn khác (xin ghi rõ):..................................................................... 6. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao dân tộc thực hiện duới hình thức nào là phù hợp nhất? Nội khóa Ngoại khóa Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 7. Những giải pháp nào có thể sử dụng để phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc (ghi điểm vào ô trống: 3 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 1 - không quan trọng). Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hóa của các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên. Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên Sử dụng môn thể thao dân tộc như nội dung Giáo dục thể chất trong các giờ chính khóa Mở các Câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn thể thao dân tộc cho sinh viên - Các giải pháp khác (xin nêu rõ và cho điểm theo mức độ quan trọng) ......................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí! Ngày ..... tháng ..... năm Người phỏng vấn Người được phỏng vấn Nguyễn Đức Thụy Phụ lục 3 Trường CĐSP Thái Nguyên PHIẾU PHỎNG VẤN Tổ GDTC và QPAN Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”, mong Bạn điền giúp những thông tin cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: • Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1. Thông tin chung Họ và tên:...Dân tộc: Giới tính:.....Tuổi:............................. Lớp:.................................................Khoa:....... Chuyên ngành đào tạo:............................. Phần 2. Xin các bạn sinh viên hãy cho những thông tin về hoạt động TDTT ngoại khoá của bản thân: 1. Bạn hãy cho biết mức độ tập luyện ngoại khoá của bản thân?  Thường xuyên tập luyện - Môn: ...................................................  Không thường xuyên - Môn: ..............................................................  Không tập 2. Bạn hãy cho biết động cơ tập luyện ngoại khoá của bản thân?  Ham thích TDTT  Nhận thấy tác dụng rèn luyện thân thể  Để đối phó trong thi, kiểm tra  Sử dụng thời gian nhàn rỗi 3. Bạn hãy cho biết yếu tố hạn chế nào sau đây dẫn đến việc không tham gia hoạt động ngoại khoá của bản thân?  Không có đủ điều kiện sân bãi dụng cụ  Không có giáo viên hướng dẫn  Tinh thần tự giác không cao  Nội dung học các môn khác chi phối quá nhiều thời gian  Công tác tuyên truyền động viên chưa chú trọng 4. Bạn hãy cho biết thời điểm tập luyện TDTT ngoài giờ chính khoá của bản thân? - Trước giờ học:  Có  Không - Giữa các giờ học:  Có  Không - Sau giờ học:  Có  Không 5. Bạn đã tập môn thể thao nào?  Bóng đá  Bóng bàn  Bóng chuyền  Đá cầu  Cờ vua  Võ thuật  Cầu lông  Thể dục nhịp điệu  Bơi lội  Điền kinh - Môn thể thao nào Bạn thích nhất:................................................................. 6. Những nguyên nhân nào làm cho Bạn thích hoạt động ngoại khoá  Muốn vận động vui chơi  Muốn có sức khoẻ tốt để học tập, lao động  Muốn trở thành VĐV thể thao nghiệp dư  Rèn luyện ý chí dũng cảm  Trở thành con người phát triển toàn diện Phần 3: Mong các Bạn hãy cho biết nhận định của mình về phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc: 7. Bạn hãy cho biết quan điểm của mình về tầm quan trọng của việc phát triển các môn thể thao dân tộc?  Rất quan trọng Quan trọng  Không quan trọng 8. Bạn hãy cho biết quan điểm về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên:  Duy trì bản sắc văn hóa thể chất của dân tộc, địa phương  Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao dân tộc của các Khoa và Nhà trường  Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên  Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực  Là nội dung Giáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác: ..................................................................................... 9. Bạn có hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc không?  Có  Không 10. Bạn có nhu cầu tập luyện ngoại khoá các môn thể thao dân tộc không?  Có  Không 11. Bạn đã tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc nào?  Đánh khăng  Đua thuyền  Đua ngựa  Vật  Đánh quay  Đẩy gậy  Đá cầu  Kéo co - Các môn khác (xin ghi rõ): .................................................................... 12. Theo Bạn việc tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên theo hình thức nào là phù hợp?  Theo nhóm  Lớp  Câu lạc bộ  Đội thể thao 13. Những khó khăn sẽ gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên:  Chưa có phong trào  Thiếu cơ sở vật chất  Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao dân tộc  Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao dân tộc - Những khó khăn khác (xin ghi rõ)............................................................ 14. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao dân tộc thực hiện duới hình thức nào là phù hợp nhất?  Nội khóa  Ngoại khóa  Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 15. Theo Bạn những giải pháp nào có thể sử dụng để phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc (ghi điểm vào ô trống: 3 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 1 - không quan trọng).  Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị văn hóa của các môn thể thao dân tộc cho sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên.  Tăng cường phổ biến các môn thể thao dân tộc cho sinh viên  Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc  Tổ chức các giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên  Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho giáo viên và sinh viên  Sử dụng môn thể thao dân tộc như nội dung Giáo dục thể chất trong các giờ chính khóa  Mở các Câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên  Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn thể thao dân tộc cho sinh viên - Các giải pháp khác (xin nêu rõ và cho điểm theo mức độ quan trọng):  .....................................................................................................  .....................................................................................................  ..................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn! Ngày ..... tháng ..... năm Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn Nguyễn Đức Thụy Phụ lục 4 Trường CĐSP Thái Nguyên PHIẾU PHỎNG VẤN Tổ GDTC và QPAN Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”, Kính mong đồng chí điền giúp những thông tin cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: • Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1. Thông tin chung Họ và tên:Tuổi: Trình độ học vấn:................................... Thâm niên công tác:............ Chức vụ:.... Đơn vị công tác:.... Chuyên môn được đào tạo:. Phần 2. Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc qua các nội dung cụ thể sau: 1. Sự cần thiết của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc? * Rất cần thiết * Cần thiết * Không cần thiết 2. Vai trò của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc: * Duy trì bản sắc văn hóa thể chất của dân tộc, địa phương * Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao dân tộc của các Khoa và Nhà trường * Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên * Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực * Là nội dungGiáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác: .......................................................................... 3. Trường của Đồng chí đã tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên theo hình thức nào? * Theo nhóm * Lớp * Câu lạc bộ * Đội thể thao 4. Những khó khăn ở trường của Đồng chí gặp phải trong việc phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên? * Chưa có phong trào * Thiếu cơ sở vật chất * Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao dân tộc * Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao dân tộc - Những khó khăn khác (xin ghi rõ)............................................................ 5. Nhà trường nơi đồng chí công tác đã phát triển các môn thể thao dân tộc nào cho sinh viên? * Đánh khăng * Đua thuyền * Đua ngựa * Vật * Đánh quay * Đẩy gậy * Đá cầu * Kéo co - Các môn khác (xin ghi rõ): .......................................................... 6. Việc tổ chức lớp tập luyện các môn thể thao dân tộc nơi Đồng chí công tác được thực hiện duới hình thức nào? * Nội khóa * Ngoại khóa * Kết hợp giờ học nội khóa với các hoạt động ngoại khóa 7. Đơn vị Đồng chí công tác có tổ chức Câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên không? * Có *Không Nếu có Câu lạc bộ thì số lượng thành viên tham gia là bao nhiêu người? * < 25 * từ 26 đến 50 * từ 51 đến 100 * > 100 đến 150 8. Đơn vị Đồng chí công tác có mở các lớp bồi dưỡng kiến thức các môn thể thao dân cho sinh viên không? * Có *Không Nếu có thì số lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng là bao nhiêu?............. 9. Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển các môn thể thao dân tộc ở nơi Đồng chí công tác? * Đáp ứng đủ * Đáp ứng được một phần * Không đáp ứng 10. Đơn vị Đồng chí có đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các môn thể thao dân tộc cho sinh viên? * Có *Không Nếu có thì việc đầu tư tập trung ở hạng mục nào? * Tăng cường sân bãi *Tăng cường dụng cụ tập luyện * Tăng cường kinh phí cho hoạt động tập luyện, giao lưu và thi đấu 11. Đơn vị Đồng chí có tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên trong năm học? * Có *Không Nếu có thì số lượng các hoạt động giao lưu, thi đấu trong năm học là bao nhiêu? * 10 12. Đồng chí cho biết cấp độ của các hoạt động giao lưu, thi đấu các môn thể thao dân tộc cho sinh viên trong năm học? * Cấp câu lạc bộ * Thôn, bản, xã, phường * Thi đấu cấp tỉnh * Khu vực * Cấp Khối các trường Đại học, Cao đẳng * Cấp quốc gia 13. Đồng chí hãy cho biết việc đánh giá, xếp loại thể lực trong quá trình GDTC cho sinh viên theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với các nhóm sinh viên tập luyện các môn thể thao dân tôc ở nơi Đồng chí công tác? a) Trước khi sinh viên tập luyện các môn thể thao dân tộc trong năm học Tổng số sinh viên được đánh giá xếp loại thể lực: Trong đó: - Số lượng sinh viên xếp loại tốt:............. - Số lượng sinh viên xếp loại đạt: - Số lượng sinh viên xếp loại không đạt:.. a) Sau khi sinh viên tập luyện các môn thể thao dân tộc trong năm học Tổng số sinh viên được đánh giá xếp loại thể lực: Trong đó: - Số lượng sinh viên xếp loại tốt:............. - Số lượng sinh viên xếp loại đạt: - Số lượng sinh viên xếp loại không đạt:.. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí! Ngày ..... tháng ..... năm Người phỏng vấn Người được phỏng vấn Nguyễn Đức Thụy Phụ lục 5 Trường CĐSP Thái Nguyên PHIẾU PHỎNG VẤN Tổ GDTC và QPAN Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”, mong Bạn điền giúp những thông tin cá nhân và trả lời những câu hỏi sau: • Cách trả lời: Đánh dấu, cho điểm vào ô trống, hoặc bổ sung thông tin vào vị trí thích hợp. Phần 1. Thông tin chung Họ và tên:.Dân tộc: Giới tính:Tuổi:............................. Lớp:.................................................Khoa:........ Chuyên ngành đào tạo:.................................................................... Phần 2. Những thông tin về hoạt động TDTT và các môn thể thao dân tộc: 1. Bạn hãy cho biết mức độ quan trọng của các môn thể thao dân tộc trong công tác giáo dục thể chất cho sinh viên:  Rất quan trọng  Quan trọng  Không quan trọng 2. Bạn hãy cho biết quan điểm về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên:  Duy trì bản sắc văn hóa thể chất của dân tộc, địa phương  Cung cấp hạt nhân cho các đội tuyển các môn thể thao dân tộc của các Khoa và Nhà trường  Làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên  Giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách lành mạnh, tích cực  Là nội dung Giáo dục thể chất cho sinh viên - Ý kiến khác: ........................................................................................ 3. Bạn hãy cho biết động cơ tập luyện các môn thể thao dân tộc của bản thân?  Ham thích  Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương  Nhận thấy tác dụng rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe  Để đối phó trong thi, kiểm tra  Sử dụng thời gian nhàn rỗi 4. Bạn đã tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc nào?  Đánh khăng  Đua thuyền  Đua ngựa  Đá cầu  Vật  Đánh quay  Đẩy gậy  Kéo co  Các môn khác (xin ghi rõ): ................................................................. 5. Bạn đã nắm rõ luật và có thể phổ biến được các môn thể thao dân tộc nào?  Đánh khăng  Đua thuyền  Đua ngựa  Vật  Đánh quay  Đẩy gậy  Đá cầu  Kéo co  Các môn khác (xin ghi rõ): ............................................................ 6. Bạn đã tham gia các giải thi đấu thể thao dân tộc nào?  Câu lạc bộ  Tỉnh  Khu vực  Nhóm  Lớp  Quốc gia  Các trường Đại học, Cao đẳng  Các Giải đấu khác (xin ghi rõ): ..................................................... 7. Bạn có hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân tộc không?  Rất hứng thú  Hứng thú  Không hứng thú 8. Bạn có nhu cầu tập luyện ngoại khoá các môn thể thao dân tộc không?  Có  Không 9. Bạn có tập luyện ngoại khoá các môn thể thao dân tộc không?  Có  Không 10. Bạn đã tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc theo hình thức nào?  Theo nhóm  Lớp  Thôn, bản  Câu lạc bộ  Đội thể thao  Các hình thức khác (xin ghi rõ): ..................................................... 11. Bạn có khó khăn trong tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc không?  Không có khó khăn  Có khó khăn:  Chưa có phong trào  Thiếu cơ sở vật chất  Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được chuyên môn về các môn thể thao dân tộc  Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao dân tộc  Chương trình, đề cương bài giảng môn Giáo dục thể chất chưa có nội dung các môn thể thao dân tộc - Những khó khăn khác (xin ghi rõ).......................................................... 12. Bạn đã tham gia bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc do cấp nào tổ chức?  Câu lạc bộ  Thôn, bản  Nhóm, đội thể thao  Trường  Các cấp khác (xin ghi rõ)................................................................ Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn! Ngày ..... tháng ..... năm Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn Nguyễn Đức Thụy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mot_so_giai_phap_phat_trien_mon_the_thao_dan_toc_cho.pdf
Tài liệu liên quan